Cảm tính, Vô cảm & Tha hóa
Con người - Tâm linh - 2 - Ma tăng, báo đảng
Ma tăng, báo đảng, cặp đôi hoàn hảo lừa người, dối Phật
Vụ “xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm” ở chùa Ba Vàng
Chuyện gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng
Thứ Năm, 12/28/2023 - 13:38 — Gió Bấc
”Theo thông tin từ chùa Ba Vàng, từ ngày 23.12 đã có hàng vạn người dân, Phật tử đổ về đây chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật được cho là có từ 2.600 năm trước.
Theo chùa Ba Vàng, xá lợi được trưng bày là một trong tám sợi tóc mà Đức Phật tự tay nhổ trên đầu mình, trao cho 2 thương buôn người Myanmar hơn 2.600 năm trước…..
Theo đại diện chùa Ba Vàng, xá lợi tóc của Đức Phật có khả năng chuyển động như một vật thể sống. Xá lợi tóc với hình dạng giống một sợi tóc bình thường nhưng lại uyển chuyển qua trái, qua phải, quay tròn, cong lên rồi cụp xuống mà không hề có một sự tác động nào. Thậm chí, khi gặp vật cản, sợi tóc còn có thể tự bật ra ngoài. Đến nay, khoa học vẫn chưa thể lý giải việc một sợi tóc mấy nghìn năm không hỏng lại có thể chuyển động như vậy”. (1)
Đọc thông tin sặc mùi lá cải, phảng phất mê tín dạng ma vú dài, quỷ nhập tràng, thiên linh cái …., các bậc lão thành cách mạng, các đảng viên kiên trung với chủ nghĩa Mác Lê vô thần nhất định sẽ cho rằng đây là thông tin bịa đặt xuyên tạc của các thế lực thù địch, của bọn Việt Tân tuyên truyền mê tín dị đoan. Sợi tóc tồn tại 2600 năm lại biết tự chuyển động… hẳn nhiên là trò lừa đảo. Báo chí cách mạng, báo chí chiến đấu cho xã hội tiến bộ không thể nào là cái loa nhắm mắt đưa tin một chiều theo lời kể của chỉ một nguồn tin chính là nơi tạo ra sự kiện hoang đường.
Khởi nguồn thông tin này chính là đồng chí ma tăng Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng một thời lừng lẫy hốt tiền oan gia trái chủ và sáng kiến khất thực thu tiền nhân đại lễ Vu Lan. Sau thời gian bị dư luận bóc mẻ, phải thực hành sám hối đại tăng, đình chỉ các chức vụ ở Trung ương Giáo hội Phật Giáo Quốc Doanh. Thầy Thái Minh xảo ngôn trên fb thúc giục đám con nhang móc túi cúng dường sợi tóc hệt như trò oan gia trái chủ trước đây.
“Đại chúng được chiêm bái, đảnh lễ và cúng dường Xá lợi tóc của Đức Phật và Xá lợi thân của Ngài, đây là nhân duyên hy hữu thù thắng. Thầy Thái Minh tin rằng, nếu ai với tâm tin kính, hiểu được Đức Phật là một con người chân thật, là bậc vĩ nhân siêu việt với lòng từ bi rộng khắp thì dù chỉ một lần khởi tâm hoan hỷ, tán thán, CÚNG DƯỜNG cũng được vô lượng công đức phước báu, và được nhân duyên tu tập kéo dài nhiều kiếp.” (2)
Qua lời kêu gọi thần thánh đó và qua nhiều lần thúc giục Phật tử hãy tập trung đến chiêm bái theo thời hạn đã định giống như lời rao mại dô của các gánh sơn đông mãi võ hay các em gái bán đồ lót online, mục đích chiến dịch sợi tóc xá lợi Phật lần này là rù quến Phật tử con nhang CÚNG DƯỜNG càng nhiều càng tốt.
Báo chí, mạng xã hội a dua theo Ba Vàng Thái Minh lừa dối người dân quả là bọn xấu, phải động. Chắc chắn là như vậy. Các cụ cách mạng lão thành, các dư luận viên thế hệ kế thừa nhất định sẽ xông lên, đập cho nó chết.
Nhưng …
Xin thưa rằng trăm lần không! Vạn lần không! Không phải bọn xấu. Bài viết bơm hơi, cổ súy cho trò lừa sợi tóc Phật 2600 năm là của báo Thanh Niên thuôc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
Người ta không lạ gì báo Thanh Niên với tiền án tiền sự năm 2007 từng làm cái loa cho Masan tung tin nước tương truyền thống nhiễm chất 3 MCPD gây ung thư. Chiến dịch này tiêu diệt hàng loạt hương hiệu nước tương, giúp Chinsu tăng doanh thu hàng ngàn tỉ, độc chiếm thị trường.
Năm 2016, Thanh Niên phất cờ tung tin nước mắm truyền thống nhiễm Asen gây bão dư luận, suýt giết chết nước mắm lâu đời của Việt Nam cũng để giúp nước muối pha hóa chất Nam Ngư của Masan độc chiếm thị trường. May là cộng đồng mạng, các nhà sản xuất nước mắm đấu tranh lật ngược thế cờ. Báo Thanh Niên đánh tráo khái niệm, Asen trong nước mắm truyền thống là đạm hữu cơ không độc hại khác với Asen vô cơ. Nam Ngư không có Asen vì không làm từ cá, không có đạm hữu cơ. Phó Tổng Biên Tập, Tổng Thư Ký Tòa Soạn Báo Thanh Niên phải bị kỷ luật.(3)
Nhưng một con én đâu làm cả mùa xuân, miếng ngon giữa đàng đâu thể xơi một mình một cổ. Vụ sợi tóc 2600 năm này Thanh Niên đâu chỉ nuốt một mình. Đồng điệu, đồng thanh với Thanh Niên còn có Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiền Phong của Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Người Đại Biểu Nhân Dân của Quốc Hội và rất nhiều tờ báo quốc doanh khác cùng khuếch đại. Để bạn đọc không mất thời gian tra cứu link, chúng xin gửi kèm hình ảnh một số trang báo online tiêu biểu.
Sau thời gian bị đình chỉ, hiện nay Thích Trúc Thái Minh đã được phục hồi thậm chí còn thăng chức trong Trung ương Giáo hội Phật giáo Quốc Doanh, trong đó có chức vụ Phó Ban Truyền Thông Trung ương. Tiếng nói Thái Minh chính là tiếng nói của giáo hội. Quyền lực, tiền bạc trong trong tay Thái Minh nên báo đảng và ma tăng đồng thanh, đồng hành, đồng lõa là chuyện bình thường.
Thông tin lừa dối hoang đường của Báo Thanh Niên lập tức bị dư luận phản ứng, phê phán về sự vô lý của sợi tóc 2600 năm, nhiều người chỉ ra rằng mạng mua bán shopee hiện đang rao bán đầy loại cỏ có tính năng ngo ngoe y hệ sợi tóc xá lỵ Phật của Thái Minh. Báo Thanh Niên lập tức có bài đỡ gạt là “Xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm trưng bày ở chùa Ba Vàng gây hoài nghi”
Bài báo mượn lời chức sắc Phật Giáo Quốc doanh, quan chức địa phương Quảng Ninh kiểu không biết, không nghe huề cả làng.
“Việc chùa Ba Vàng trưng bày và đưa ra thông tin xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm khiến nhiều người hoài nghi. Một số người còn tìm thấy thông tin trên mạng xã hội bày bán xá lợi với hình dáng tương tự có giá 500.000 đồng/sợi (?).
Trước thông tin nói trên, Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cho biết: "Chúng tôi chưa nắm được thông tin về việc chùa Ba Vàng trưng bày xá lợi tóc Đức Phật có từ 2.600 năm trước. Giáo hội cũng chưa nhận được thông tin liên quan".
Trong khi đó, một lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Quảng Ninh cho rằng, chùa Ba Vàng trưng bày xá lợi nói trên là việc nội tự không cần phải xin phép. Đơn vị cũng cử cơ quan chuyên môn để làm rõ thông tin sự việc trên.” (4)
Bài báo này vẫn là một thái độ, thủ thuật lấp liếm, trí trá, vô trách nhiệm không thể chấp nhận được với nghề báo. Nhà báo trẻ Nguyễn Dân đã làm cuộc điều tra bỏ túi, vạch ra sự dối trá của thông tin từ chùa Ba Vàng và báo Thanh Niên.
“Theo thông tin từ chùa Ba Vàng, "xá lợi tóc" của Phật Thích Ca được thỉnh từ chùa Parami của Myanmar. Nhưng mà mình đã đi Myanmar, chùa nổi tiếng nhất là chùa Shwedagon ở Yangon. Ngôi chùa này ngoài nổi tiếng vì được dát hàng tấn vàng và đá quý thì còn được biết đến là nơi cất giữ 8 sợi tóc của đức Phật Thích Ca. Mình cũng đã thử search thông tin về chùa Parami thì ngoài thông tin của trang thaythichtructhaiminh.com lẫn facebook nói về "xá lợi tóc" của Phật thì thông tin rất lõm bõm và không có kiểm chứng, đại khái năm 1979 có thầy Sayadaw trụ trì chùa Parami đã đi khắp các nước để thu thập các mẫu vật được tin là "xá lợi" của đức Phật và các đệ tử của ngài rồi sau đó thành lập ra "Bảo Tàng Xá Lợi" vào năm 2019 tại Malaysia để lưu giữ các "xá lợi" đó. Hoàn toàn không có thông tin "xá lợi tóc ngọ nguậy" của ông Thái Minh chùa Ba Vàng.”
Đáng nói là Nguyễn Dân đã nêu lên vấn đề cốt lõi của Phật Pháp là giáo lý giải thoát bằng sự giác ngộ của con người chứ không phải do phù phép siêu nhiên nào. Phật không yêu cầu lễ bái dù theo pháp môn nào cũng hướng phật tử thực hành giới định tuệ chứ không phải chăm chăm vào việc CÚNG DƯỜNG.
“Nhưng nếu có "xá lợi tóc" tức tóc của ông Thích Ca năm xưa thì sao? Thì chẳng sao cả. Di sản của Phật Thích Ca năm xưa là chỉ cho nhân loại con đường của sự giác ngộ. Bảo vật là PHÁP chứ không phải là các viên xá lợi hay nhục thân vô tri. Tay Phật chỉ trăng thì trăng mới là nơi hướng tới chứ không phải tay Phật. Cúng bái, lạy lục một sợi tóc ngo ngoe (thực ra là cỏ Pili) thì đó là sự cuồng tín, ngu độn mà nói thẳng là do "thằng" Thích Trúc Thái Minh bày ra để làm tiền.” (5)
Thâm thúy và nhẹ nhàng, nhà báo Tăng Bá Sên đã nêu câu nói quan trọng của Đức Phật trong Kinh Kim Cương, một kinh điển mẫu mực của Phật Giáo Đại Thừa.
"này Tu Bồ Đề, "Cái thân tướng này, không phải thật là thân tướng của Như Lai!"(6)
Thật vậy, trong Kinh Kim Cương, đức Phật còn có bài Kệ làm rõ hơn tính sắc không của tạo vật
“Nếu thấy ta bằng sắc tướng
Nghe ta bằng âm thanh
Người này đi đường tà
Không thấy được Như-Lai.” (7)
Như vậy đã quá rõ, chuyện sợi tóc 2600 của đức Phật vừa là trò lừa trẻ con, kính lễ cúng dường cho dù là với sợi tóc thật của đức Phật cũng là tà đạo. Tại sao chính quyền, đảng quang vinh lãnh đạo toàn diện lại nhắm mắt làm ngơ cho ma tăng Thái Minh đồng hành với báo đảng lừa bịp móc túi dân?
Nhà báo Tâm Chánh nguyên Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Tiếp Thị lừng lẩy một thời đã có stt ngắn liên hệ việc chính quyền ngăn cấm triển lãm chân dung nhiều nhà văn hóa một cách vô lối và việc chính quyền buông tay nhắm mắt trước trò mê tín lừa đảo công chúng công khai rầm rộ này. “Mấy bức tranh gò đồng triển lãm thì phải xét duyệt, còn cọng lông ngọ nguậy đem ra chiêm bái thì chỉ là chuyện của chùa. Nhà đương cục nào đúng đây?” (8)
Stt của Tâm Chánh được đông đảo cộng đồng hưởng ứng. Câu hỏi này tự nó đã có sự trả lời. Vấn đề là thái độ. Liệu công chúng còn có thể im lặng chịu đựng sự lừa dối, sự ngu dân, sự trấn lột về vật chất và cả tinh thần cho đến bao giờ?
3-sggp
Đính kèm | Dung lượng |
558.76 KB | |
167.22 KB | |
111.47 KB | |
183.9 KB |
Nguyễn Huy Cường
28-12-2023
Mèo quá giang ngỗng. Nguồn: BBC/ Twitter/ Nguyễn Huy Cường
Ấy là tôi nói về bức ảnh mèo và vịt. Mèo khó lội qua bể nước. Lợi dụng vịt. Vịt không biết kêu meo meo để phản đối vì chúng là động vật hạng thấp.
Còn chuyện và xá lợi thì… Tôi vốn rất ngại viết về tôn giáo, vì trong tư duy của tôi, ở đỉnh cao nhất của mọi tôn giáo là những giá trị tuyệt vời, đáng trân trọng. Nhưng bên dưới đỉnh cao đó là đỉnh … thấp.
Mới đây có chuyện trưng bày sợi tóc được gọi là xá lợi và hàng vạn người chiêm bái. Tôi nói rằng: Kể cả sợi tóc đó là thật, thì đó là thể lý, là “thân” chứ không phải phần “linh”. Tất cả thân xác là cái được tạo nên bởi vật chất, tóc cũng vậy.
Cái giá trị cao cả nhất, đáng trân trọng (và thờ lạy) sau khi họ chết là những giá trị phi vật thể, là tư tưởng, tinh thần. Còn phần xác, nó phải được an viễn, chứ không phải món hàng mẫu đem đi trưng bày như thực phẩm chức năng hay bộ quần áo số của một danh thủ.
Nếu nay mai mà họ tổ chức bán đấu giá sợi … gì gì này, lấy 1000 tỷ xây chùa Bốn Vành nữa, thì đó là tội ác.
Ấy là tóc thật.
Thân xác người, sau khi chết, Phật giáo gọi là “viên tịch”, tạm hiểu là phải được “Mồ yên mả đẹp” chứ cứ bị “động” hoài, bị điệu đi giữa những huyên náo, thế tục, là đang làm kinh động người được tôn thờ, e rằng, sẽ nhận “quả” không hay ho gì.
Về chuyện sợi tóc, tôi không được vinh dự (hay rỗi hơi) để “chiêm” nó nhưng có ba ý như thế này.
Một là, nếu đây là sợi tóc thật đang cong queo động đậy thì có thể là tín hiệu của “Ngài” đang oằn mình, tức giận, khi một phần thi thể của người đang bị lôi kéo, phô trưng, hành hạ. Có thể người đau lắm đó.
Hai là nhìn (ảnh) thấy sợi “tóc” này khác thường, đầu to đầu nhỏ.
“Sợi tóc xá lợi” ở chùa Ba Vàng. Nguồn: Chùa BV
Thứ ba, nó rất giống clip dưới đây, rất giống.
Nếu đúng là có chuyện lợi dụng, bịp bợm thì kính đề nghị bạn đọc, nhất là những vị có trách nhiệm, những nhà khoa học chân chính làm sáng tỏ.
Capture à partir de :baotiengdan
Thái Hạo
27-12-2023
Bình luận của nhà báo Kỳ Duyên: Điều tệ hại, những kẻ “ngụy tu” lợi dụng sự mê muội của đám đông để sử dụng vào những mục đích vụ lợi của họ. Cũng là một thứ ngu dân đắc lực.
Cái sợi tóc kia có phải là xá lợi Phật không? Tôi không quan tâm chuyện đó, và cứ cho luôn rằng đó là xá lợi thật chứ không phải trò lừa đảo của anh sư, thế thì đã sao?
Ảnh chụp được cho là xá lợi tóc của Đức Phật ở chùa Ba Vàng, nơi cho rằng xá lợi này có từ 2.600 năm trước. Nguồn: Báo Thanh Niên
Hình dưới là hóa thạch của một con bọ ngựa trong hổ phách, đã có tuổi đời hàng triệu năm, ngoài bán lấy tiền thì nó có phép màu gì đây? Giới khảo cổ đã tìm thấy những hóa thạch của các loài vật tồn tại đến dăm trăm triệu năm. Một sợi tóc 2500 tuổi thì đáng kể gì?
Ảnh: Bọ ngựa hóa thạch được cho là khoảng 30 triệu năm tuổi ở Cộng hòa Dominican. Nguồn: Twitter
Trong cuốn “Thế giới như là ý dục và biểu tượng”, Schopenhauer dẫn chứng trường hợp những con cóc trong núi tuyết bị đông đá cả nghìn năm, một ngày kia thuận lợi nó hồi sinh và nhảy ra! Không nói đâu xa, một con đỉa bị cắt làm đôi sẽ thành hai con đỉa, lại bơi tung tăng dưới nước như thường.
Bạn muốn tìm thấy các hiện tượng kỳ thú trong thiên nhiên thì dễ lắm, chúng tràn ngập. Một sợi tóc 2500 năm thì xi nhê gì mà phải rộn lên và lạy lục thấy ghê vậy?
Đó là chưa nói, Đức Phật và các bậc tu hành chân chính không bao giờ chủ trương những điều thần bí, tránh xa chuyện thần thông biến hóa và nạn sùng bái cá nhân. Phật cũng già, đau ốm và chết vì bị ngộ độc thức ăn kia mà.
Tôi không bận tâm chuyện xá lợi có thật hay không, vì nó gần như vô nghĩa với người tu hành có tinh thần duy tuệ thị nghiệp. Một vị thầy chết đi, cái còn lại lâu dài chính là đức hạnh và trí tuệ của vị ấy, không theo học điều ấy mà đi quỳ lạy xương, răng, móng, tóc, chẳng phải là việc làm vô ích sao? Giê-su có để lại xá lợi gì đâu mà nhân loại mãi tôn kính như vậy?
______
Bài liên quan: Sợi tóc (Xá lợi tóc) của Đức Phật được trao lại từ hơn 2600 năm trước: Đã có mặt tại chùa Ba Vàng (Chùa BV). – Xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm trưng bày ở chùa Ba Vàng gây hoài nghi (TN).
Capture à partir de :baotiengdan
28-12-2023
Vì sao người ta lạy [tượng] Phật, lạy “xá lợi”, lạy thánh tích…? Lạy cũng không sao, nhưng phải hiểu ý nghĩa của hành động ấy.
Khi đối trước tượng Phật, một người cúi xuống với tâm thành kính, thì có nghĩa rằng người đó đang thể hiện lòng tôn kính trước một trí tuệ và nhân cách lớn và đó cũng chính là hành động phát nguyện, rằng từ nay mình sẽ noi theo gương sáng của vị thầy [Phật] ấy mà sống cho tử tế và sáng suốt, ra sức học tập để không đi vào đường mê nữa. Cái lạy ấy đồng như việc quy y (quay về sống với những chân giá trị), là một sự thức nhận sâu xa và quyết tâm mãnh liệt đi theo điều thiện và cái đúng.
Sách vở Phật giáo nói rằng sự cung kính lễ lạy mang lại lợi ích lớn là vì lẽ trên, tức là một khi anh đã xác quyết sẽ sống một đời đức hạnh, tử tế và đúng đắn, ra sức làm những việc lợi mình – lợi người thì anh sẽ có được hạnh phúc, an vui và thành tựu trong cuộc đời. Lý ấy là hiển nhiên, có gì thần bí đâu.
Bây giờ hầu hết lạy lục vì nỗi khiếp sợ thần quyền hoặc cầu mong được ban phước. Các sư tuyên truyền về quyền năng siêu nhiên của các hình tượng, “xá lợi”… để mê hoặc dân chúng – trong khi đáng ra phải nói cho họ hiểu rằng “anh lạy xuống nghĩa là anh phải quyết tâm thay đổi tư tưởng, lời nói, việc làm để tự cứu lấy cuộc đời mình, bằng không sẽ là việc vô ích, thậm chí rơi vào u mê ám độn”. Nhưng đây, họ bảo “lạy xá lợi cũng là thấy Phật, công đức vô lượng”. Xin hỏi, thời Phật còn sống, ông đi khất thực và dạy học khắp nơi suốt mấy chục năm trường, bao nhiêu người trông thấy hàng ngày, rồi thì sao? Ngay một người sống bên cạnh Phật suốt bao nhiêu năm là Đề-bà-đạt-đa, không những không được phước báu gì mà còn ngày càng trở nên xấu xa, đến mức bày mưu hại Phật, huống gì là thấy một sợi tóc??
Giá trị có hay không là phụ thuộc vào việc anh có chịu học và làm cho đúng hay không, chứ không phải ở chỗ thấy rồi lạy như bổ củi suốt ngày.
Việc tuyên truyền mê tín dị đoan và tà thuyết, khiến dân chúng sợ hãi và tin vào để rồi sống dựa dẫm vào những thần linh thần bí, đó là hành vi hủy hoại giáo pháp và kéo lùi dân trí, tạo ra một xã hội trì trệ trong sự dốt nát và bạc nhược. Đất nước và xã hội sẽ không thể phát triển nếu còn dung túng cho sự tuyên truyền sai lạc và những trò lừa dối tồi tệ này.
Capture à partir de :baotiengdan
30-12-2023
Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đã để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.
Trong lời quảng bá về sự kiện này, ngày 23 tháng 12, ông Thích Trúc Thái Minh viết trên Facebook cá nhân, nói là đã thỉnh được một sợi tóc của Đức Phật Thích Ca từ quyền sở hữu của chùa Parami và Bảo tàng Xá Lợi Phật Quốc tế Parami, thành phố Yangon, Myanmar do Thượng tọa Sayadaw U Wepulla làm trụ trì.
Ngày hội thúc giục đến xem “xá lợi tóc”, về mặt tạo thương hiệu, đúng là đã thành công mỹ mãn khi khiến hàng ngàn người ở miền Bắc tụ về, làm chật cả những con đường đi đến chùa Ba Vàng. Họ xếp hàng rồng rắn đi từng bước để được nhìn thấy một sợi tóc lơ lửng di chuyển. Thật như một phép lạ khi sợi tóc của Đức Phật lại uyển chuyển lay động. Trong các bức ảnh và video phát trên các trang mạng, gương mặt nhiều cụ già vừa sợ hãi vừa sùng kính, tròn miệng nhìn sợi tóc đó.
Chỉ một ngày sau sự kiện chấn động ở chùa Ba Vàng – một ngày trước lễ Giáng sinh – thu hút không chỉ dân trong vùng, mà gần như toàn bộ người dân miền Bắc mộ tín, tin tức và hình ảnh đã lan nhanh tới miền Nam, đồng thời xuất hiện cùng những lời tố giác của không ít người, về sợi tóc huyền bí lơ lửng như vậy. Rất nhiều dẫn chứng cho thấy, vật thể đó, được gọi tên là “xá lợi”, được bán dẫy đầy trên shopee – một hệ thống mua bán trực tuyến rất quen thuộc trong nước, giá dao động từ 500 đến 900 ngàn đồng.
Nhiều người cũng chỉ ra, đây không là tóc, mà là một loại cỏ, tên thường gọi là pili (tên khoa học là heteropogon contortus). Ở một số làng quê Việt Nam, cỏ này hay gọi là cỏ Đồng Hồ. Rất lạ, cỏ này khô, khi gặp nước thì tự chuyển động. Cũng có người trình diễn trực tuyến “xá lợi tóc” mà họ có được, cùng sự mỉa mai.
Chùa Ba Vàng im lặng trước các phát hiện đời thường này, không trả lời gì về các câu hỏi của bất kỳ ai đặt ra, ở các trang liên quan đến chùa. Nhưng ngược lại thì rất nhiều đệ tử của ông ta xuất hiện ở mọi nơi để nguyền rủa về những kẻ “không hiểu biết”, rằng họ sẽ bị đọa đày xuống địa ngục. Họ “giảng” bằng những bài luận sâu sắc rằng, đây là chuyện mà kẻ phàm phu không thể hiểu. Nhưng điều quan trọng nhất mà người ta nhìn thấy Phật giáo miền Bắc sau nhiều năm phát triển rối loạn là sự hỗn mang của mê tín, nhân danh Phật giáo.
Hầu hết lời phản ứng và vạch trần đều xuất hiện từ những người Phật tử ở miền Nam. Một số vị thầy tu không kiềm chế được cũng viết đôi ba lời xa gần để chê cười câu chuyện trục lợi của chùa Ba Vàng.
Phải nói, từ câu chuyện này, mới thấy sự khác biệt rõ của nội hàm Phật giáo miền Bắc và miền Nam. Thật cảm phục trước sức mạnh bản thể của Phật giáo ở miền Nam, vốn trải rộng từ thế kỷ trước, đã tạo ra một tín ngưỡng nguyên khôi và sâu rộng ở mỗi con người, đủ để hàng triệu người theo Phật về sau, biết, tỉnh táo và ghê sợ trước câu chuyện hoang đường mang dấu ấn chùa Ba Vàng nói riêng, và cả phía Bắc nói chung.
Chỉ ở miền Bắc mới có những người mộ tín đến chùa và nhét tiền vào tay tượng Phật để thể hiện một tinh thần vay-trả: Tiền đặt xuống để đổi lấy ân phước ngày sau. Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lý, hình thành từ năm 1981, có một loại ngôn từ phát triển rầm rộ thúc hối người đến chùa phải tận hiến cúng dường, thậm chí phải đóng góp tiền bạc, không được tiếc nuối, để chuộc lại những tội lỗi tiền kiếp, hiện kiếp của mình.
Thích Trúc Thái Minh, kẻ được coi như là một thủ lãnh trong việc tạo tiền của cho chùa Ba Vàng và là gương “điển hình học tập” của nhiều chùa nhà nước hiện nay, từng có phát ngôn khiến sững sờ nhiều người, rằng “nghèo khó càng phải nên cúng dường để có thể thoát nghèo”. Trong một video thuyết giảng, Thích Trúc Thái Minh còn nói rằng “tại sao lại bỏ tiền cúng dường, vì Phật dạy là phải cúng dường”.
Nói để biết, là trong cuộc trình diễn sợi tóc lơ lửng của chùa Ba Vàng trong mùa Giáng sinh ở Việt Nam, số người đến chiêm bái sự huyễn hoặc đó kèm theo việc cúng dường, hiển nhiên đã làm cho chùa Ba Vàng bội thu trong mùa cuối năm này. Rất công phu cho chuyện marketing cọng cỏ lơ lửng, Thích Trúc Thái Minh còn làm cả một video hoằng pháp về chuyện “Phước báo cúng dường xá lợi Phật”. Rất giỏi thao túng tâm lý và tác động quần chúng u mê, Thích Trúc Thái Minh đã kinh doanh Phật giáo như một món hàng tín ngưỡng. Tiền thu được của chùa Ba Vàng từ tín đồ từng được báo Tuổi Trẻ ghi nhận là “một tháng thu hơn bốn tỷ đồng”.
Chuyện làm giàu ở các chùa không phải chỉ riêng ở chùa Ba Vàng mà gần như ở tất cả các chùa của nhà nước biết hưởng lợi thế của thời thu tiền tự do. Sốt ruột trước những số tiền không biết về đâu như vậy và làm giàu cho những người mặc áo vàng da trắng mặt trơn, Bộ Tài chính Việt Nam từng ra công văn số 11752/BTC-HCSN, buộc kiểm tra và báo cáo kết quả về công tác quản lý tiền công đức.
Suốt nhiều thập niên, nhà nước Việt Nam cố gắng dựng nên một “đạo Phật mới” trải rộng của thời đại cộng sản, với sự hỗ trợ của những kẻ lãnh đạo Phật giáo có khả năng thu hút công chúng. Điều này cũng có nghĩa, một khi “Giáo hội mới” phát triển thì cũng sẽ khiến người ta quên đi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội truyền thống có từ năm 1964 ở Việt Nam.
Nhưng đến ngày hôm nay, thì nhìn lại, mọi chuyện dường như đã vượt khỏi sự kiểm soát của những người suy tính về một Giáo hội Phật giáo mới. Những “thủ lĩnh áo vàng mới” đều là những kẻ không đủ đức độ cũng như học thuật, và một khi chạm tay vào danh và lợi, thì những thủ lĩnh đó chỉ còn kịp khoác chiếc áo và cất lời hô xung trận kiếm tiền. Nếu không “leo” lên hệ thống trực tuyến để nói những lời điên dại tấn công những tôn giáo khác nhằm chứng minh sự đắc lực của mình thì họ cũng truyền bá những điều quái dị u mê, nhân danh Phật giáo để làm mê hoặc tín đồ.
Những “thủ lĩnh áo vàng” ngày càng lộ nguyên hình là những kẻ buôn thần bán thánh, những nhà thu hút đầu tư và tài chính từ hàng hàng lớp lớp những “thiện nam, tín nữ” mù dốt Phật pháp nhưng mê đắm “chùa to, Phật lạ”. Những “thủ lĩnh áo vàng” giỏi mở các gian hàng buôn bán Phật, độc quyền và thao túng, trong sự dõi theo bất lực của chính những kẻ dựng nên hình hài cho họ.
Capture à partir de :baotiengdan
31-12-2023
Toàn bộ cuộc đời Đức Phật là dồn vào việc phá mê khai ngộ cho mọi người, vì đó là phương cách bền vững nhất để thoát khổ. Thế nhưng, nay không ít kẻ nhân danh là học trò của ông lại đẩy dân chúng vào bến mê bằng đủ trò thao túng và lừa dối. Hành vi ấy không những trái hẳn với mục đích của Phật giáo, mà còn chồng thêm biết bao nhiêu khốn đốn lên lưng con người và xã hội.
Dù là một thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, quyền uy và sự giàu sang là tột đỉnh, nhưng ông đã bỏ hết lại phía sau để truy tầm chân lý; nay “học trò” ông lại dùng chính danh lợi để mê hoặc chúng dân, kêu gọi mọi người đến chùa cúng dường cầu phước, thật đúng là “oan gia trái chủ”.
Phật tức là hiểu ra rằng, ai cũng già, cũng bệnh, cũng chết, đó là quy luật của đời sống, không ai có thể chống lại được, điều duy nhất chúng ta có thể làm là hiểu rõ nó để luôn đối diện bằng tâm thế bình an tĩnh tại. Phật không dạy con người cách để trở nên không bệnh không chết, vì chính ông cũng phải đón nhận nó như một lẽ tự nhiên, điều khác biệt duy nhất là không sợ hãi. Sống biết yêu thương và hiểu biết thì trở nên vững vàng.
Con người, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn thì cũng có muôn vàn nỗi khổ, người ta chỉ có thể thoát ra khỏi nó bằng một sự khai sáng về bản chất của đời sống. Phật không dạy con người theo đuổi vật chất hay danh tiếng để đạt đến hạnh phúc, mà dạy họ cách tự cải đổi hoàn cảnh và đón nhận mọi biến cố trong cuộc đời với trí tuệ sáng suốt.
Phật giáo không bi quan, không sống để chờ chết đợi lên Niết bàn, Phật giáo là một tinh thần tích cực mong giúp mọi người hiểu ra rằng phải tự đặt trách nhiệm lên vai chính mình trong suy nghĩ, lời nói, việc làm để được hạnh phúc ngay trong đời này. Không thần phật nào làm thay được.
Mọi việc không thể cầu mà được. Muốn có gạo thì phải trồng lúa, muốn có tiền thì phải chăm chỉ lao động, muốn khỏe mạnh thì phải sinh hoạt cho khoa học. Đó là nhân quả. Còn bất luận thế nào, bệnh sẽ đến, cái chết sẽ đến, sự chia lìa sẽ đến, mọi sự thịnh suy, hưng vong trong cuộc đời là quy luật, bãi bể nương dâu. Đến núi sông, tinh tú còn biến đổi, huống gì đời người.
Bình an không thể cầu mà được. Sống rộng lượng, bao dung và hiểu biết thì bình an. Đi lạy Phật về mà xét nét với chồng con, so đo với xóm giềng, suốt ngày toan tính cầu an thì an làm sao được.
Cuộc đời con người tốt đẹp hay không là nằm trong chính hành động của người đó. Biết sống lương thiện, biết chăm chỉ làm ăn, biết chăm sóc bản thân và gia đình, biết ủng hộ cái đúng, biết chống lại cái cái ác, biết hướng đến những điều cao cả, vượt lên những tẹp nhẹp lếch thếch vô nghĩa để nuôi dưỡng một tinh thần khoáng đạt…
Chùa chiền không phải [là] chốn để xét lòng trung thành với Phật. Đó ngôi trường để học những điều tử tế. Mà cái tử tế đầu tiên là trung thực. Trường học mà đã dạy sai hẳn nội dung và vận hành bằng sự dối trá rồi, thì còn bước chân đến đó để làm gì nữa?
Capture à partir de :baotiengdan
31-12-2023
Vụ “xá lị” ở chùa Ba Vàng, rất nhiều chuyện cần nói, có một số điều phải nói thẳng ra thế này: Nó là trò nhố nhăng, nhí nhố hết mức nhưng diễn ra trong suốt thời gian tương đối dài, ầm ĩ cả lên, hầu như cả thiên hạ đều biết.
Chỉ nghe qua đã biết thực chất nhố nhăng của nó, nhưng cả một hệ thống: Nhà nước, nhà chùa, nhà báo (Ba nhà) đều không nhận ra, cứ án binh bất động, mũ ni che tai, không biết. Thậm chí báo chí sau đó còn đi tìm hiểu, viết bài, phản ánh nhưng thực chất là tán tụng, ca ngợi.
Vậy thì trách nhiệm của cái hệ thống “Ba nhà” ấy ở chỗ nào? Nó chỉ giật mình, chữa cháy khi dư luận đã tanh bành, thiên hạ cười cợt, vạch ra thực chất trò nhố nhăng.
Kẻ diễn trò (đám sư hư chùa Ba Vàng) coi xã hội có pháp luật như chốn không người. Đem vào đem ra, công khai và bí mật, lý do lý trấu, giống như ngồi xổm trên pháp luật, không ai làm gì được nó. Nếu cho rằng xứ này có tự do tôn giáo thì đây là biểu hiện cụ thể, chỉ có điều tự do làm sự nhố nhăng.
Trong vụ “xá lị Ba Vàng”, đáng lên án nhất là chúng nó lôi Phật ra làm trò. Chưa khi nào Phật bị giễu cợt, bỉ bôi, mất danh giá trong dư luận xã hội như lần này. Đau nhất, sự hạ bệ ấy lại do chính những kẻ mượn màu Phật, núp bóng cửa thiền thực hiện.
Đám đông u mê không cần bàn, bởi ở nước này họ quá đông. Không u mê, không phải dân xứ Việt. Chả riêng gì chuyện mê tín liên quan tới tôn giáo, nhiều thứ khác còn nặng, nghiện, nghiêm trọng, lú lẫn hơn nhiều, tai hại hơn nhiều.
Vụ Ba Vàng xá lị, cần kiểm điểm nhà nước về sự lơi lỏng quản lý về xã hội, văn hóa, để trò nhố nhăng hoành hành. Cần kỷ luật thật nghiêm khắc Ban Tôn giáo Chính phủ. Họ đã là đồ bị thịt, không làm gì suốt thời gian trò nhố nhăng diễn ra cho tới khi giật mình hoảng hốt, sau đó lại còn đổ trách nhiệm cho địa phương. Vậy các ông bà lĩnh lương ngồi đó để làm gì?
Và, cần coi lại ngay cái tư cách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nhiều chục năm trở lại đây, nó đã biến đạo Phật vốn ‘chân thiện mỹ’ thành thị trường, thành chốn kiếm tiền, thương mại. Với nó, Phật là tiền. Tôi nói thật. Cần giải tán ngay đám đương sự nam mô này. Càng để họ tồn tại, thì đạo Phật, Phật pháp càng biến chất, suy đồi.