logo-vuot

logo-DanChu

Dân chủ là Công lý

acrobat  📂  🏠   

Bán con - Buôn người - Vượt biên

Vụ ‘bán con’ ở Trà Vinh: Bị cáo tính tìm người khá giả nuôi bé chứ không bán; đang kháng cáo

Bản án 23 năm tù cho vợ chồng bán con nhằm mục tiêu “trừng trị” hay “giáo huấn”?

Ác!

Từ chuyện ‘bán con’ đến chuyện ‘buôn người’

Từ chuyện ‘bán con’ đến chuyện ‘buôn người’ (phần 2)

Những câu hỏi nhói lòng trong vụ án cha mẹ ở Trà Vinh bán con

Khổ đau tột cùng

Tội đẻ nhiều

Pháp luật là để nhân đạo hóa con người, thay vì đẩy người dân xuống vực thẳm

Bảy nạn nhân bị lừa bán sang Myanmar về nước

Công an Bình Dương bắt giữ người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc 'lừa bán' 13 phụ nữ Việt

Xử tù tài xế Slovakia đưa một phụ nữ Việt vào Anh 'trong bảng điều khiển xe hơi'

Đường vượt biên vào Mỹ hôm nay của người Việt

Vụ ‘bán con’ ở Trà Vinh: Bị cáo tính tìm người khá giả nuôi bé chứ không bán; đang kháng cáo

26/01/2024

VOA Tiếng Việt

Capture à partir de :voatiengviet

Cô Thạch Thị Kim Nhung và anh Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn bị xét xử ở Trà Vinh hôm 15/1/2024.

Một cặp vợ chồng trẻ người Khmer túng quẫn ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam, mới đây bị tòa án phạt tổng cộng hơn 20 năm tù về tội bán con ruột mới ra đời. Nữ bị cáo trong vụ này nói với VOA rằng cô không hề có chủ định bán con mà chỉ mong tìm người khá giả để nuôi cháu bé.

Cô và chồng đang làm việc với luật sư để kháng cáo bản án sơ thẩm, VOA được biết. Trong khi đó, nhiều người bàn luận trên mạng xã hội rằng xét trình độ nhận thức hạn chế và hoàn cảnh khó khăn của cặp vợ chồng, nhà chức trách dường như đã “cứng nhắc”, “vô cảm” khi xử lý vụ này.

Theo tường thuật hôm 15/1 trên Dân Trí, Tuổi Trẻ và một số báo khác ở Việt Nam, vào tháng 11/2022, cô Thạch Thị Kim Nhung, 22 tuổi, và anh Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn, 29 tuổi, cùng trú tại xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, Trà Vinh, đã “lên mạng rao bán con ruột” khi đó mới hơn 1 tháng tuổi.

Các báo viết rằng đôi nam nữ ở với nhau như vợ chồng và có 4 con chung này làm như vậy vì cần tiền trang trải cuộc sống và lo cho 3 con nhỏ còn lại sau khi “bán đi” con út.

Đến đầu tháng 12/2022, cô Nhung và anh Tuấn đạt được thỏa thuận với một người có tên là Nguyễn Hữu Dương, 32 tuổi và sống ở tỉnh Hà Tĩnh, theo đó, họ giao con cho anh Dương ở Trà Vinh và nhận 18 triệu đồng.

Không lâu sau, theo tường thuật của báo chí, anh Dương mang cháu bé đi “bán” cho người khác, bị người dân tố cáo và bị công an bắt.

Từ vụ bắt giữ đó, cô Nhung và anh Tuấn cũng bị công an triệu tập và họ đã “thừa nhận hành vi phạm tội”. Tiếp đến, tòa án tỉnh Trà Vinh tuyên phạt cô Nhung 10 năm tù, anh Tuấn 13 năm tù về tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi, theo nội dung các bản tin trong nước hồi giữa tháng 1/2024.

Theo quan sát của VOA, trong mấy ngày nay, nhiều người am hiểu tập quán ở những vùng nghèo khó cũng như nắm vững luật pháp bình luận rằng bản án đạt lý nhưng không thấu tình.

Trong số họ là những Facebooker có nhiều ảnh hưởng như thầy giáo-nhà thơ Lường Tuấn Tú, chủ trang Facebook Thái Hạo; phó giáo sư Mạc Văn Trang, luật sư Đặng Đình Mạnh, võ sư Đoàn Bảo Châu, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà bình luận-phản biện xã hội Hoàng Dũng…

Họ lập luận rằng việc một gia đình nghèo khó đem con đi cho một nhà khác khá giả hơn nhưng hiếm muộn con cái không phải là điều xa lạ trong xã hội Việt Nam bao đời nay. Việc này, trong quá khứ thường diễn ra một cách đơn giản, họ nói, còn hiện nay, nếu làm đúng quy trình về cho-nhận con nuôi theo luật hiện hành sẽ không phải là điều phạm pháp.

Tuy nhiên, họ chỉ ra rằng vấn đề với cô Nhung và anh Tuấn là do trình độ văn hóa, nhận thức pháp luật của họ quá thấp, nên họ đã làm không đúng các thủ tục, vì vậy, phía nhà chức trách nên xem xét để không xử lý một cách cứng nhắc, thiếu tình người.

Từ Trà Vinh, cô Thạch Thị Kim Nhung, hiện đang được tại ngoại sau bản án sơ thẩm, nói một cách mộc mạc, chất phác với VOA qua điện thoại về vụ việc của vợ chồng cô: “Lúc bàn giao con, con muốn tính chỉ là tìm gia đình khá giả hơn để nuôi bé chứ không phải là để thực hiện mua bán con của con”.

Một trong số nhiều người xúc động về hoàn cảnh và bản án của vợ chồng cô là luật sư Minh Thọ, với tên đầy đủ là Phạm Văn Thọ. Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông cho VOA biết ông sẽ biện hộ hoàn toàn miễn phí cho họ và đơn kháng cáo vừa được nộp hôm 24/1, kịp thời hạn.

Vị luật sư nhận xét rằng bản cáo trạng của phiên sơ thẩm, dựa trên kết luận điều tra, có nội dung “nghèo nàn” và bản án nặng nề “có vẻ chưa thuyết phục”.

Sau khi nói chuyện với cô Nhung, luật sư Minh Thọ nhận thấy thực chất vụ việc không phải là “bán con”.

Cô Nhung kể lại với luật sư rằng cô chỉ nghĩ đơn giản là muốn thông qua một trang mạng mai mối về cho-nhận con nuôi để giao cháu bé cho một nhà khá giả với hy vọng bé có tương lai tốt hơn, đồng thời, cô sẽ nhận một khoản tiền cho việc mang nặng đẻ đau, theo quan niệm dân gian.

Vẫn theo lời thuật lại của cô, khi bị công an triệu tập, do hiểu biết pháp luật quá ít ỏi, sau khi nghe công an giải thích rằng giao con cho người khác và nhận lại tiền là buôn bán người, cô Nhung đã nhận tội.

Nhưng từ góc nhìn của một luật sư, ông Thọ nói với VOA rằng cách giải thích luật của cán bộ điều tra là “không chuẩn” và kết luận của nhà chức trách dựa trên các diễn biến như đã nêu là “không hẳn đúng”.

Ông cho biết sẽ cố chứng minh tại phiên phúc thẩm rằng việc làm của cô Nhung không cấu thành tội phạm: “Không phải cô ý hiểu và ý thức được việc mua bán người. Tội phạm có 4 yếu tố cấu thành: chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Tức là về mặt chủ quan, cô ấy hoàn toàn không có ý thức là bán con”.

Ngoài ra, ông cũng sẽ trình bày về hoàn cảnh túng quẫn của cặp vợ chồng trẻ người Khmer không có mấy hiểu biết về pháp luật, với hy vọng làm lay động lòng thương cảm của các vị ngồi ghế phán xử để ít nhất là họ sẽ ra quyết định giảm án.

Cô Thạch Thị Kim Nhung, người đang bị bản án 10 năm treo lơ lửng trên đầu, đưa ra lời thỉnh cầu: “Con nhờ xem xét lại, giảm bớt án để con sớm về hoặc ở nhà để lo cho tụi nhỏ”.

Cô cũng nói về hoàn cảnh nhiều khó khăn: “Con con còn nhỏ. Ba mẹ cũng già. Mẹ thì bịnh hoài. Ba thì ban ngày đi bán vé số, có bữa hết có bữa không hết. Con đi [tù] như vậy, ở nhà tụi nhỏ trong quá trình nó lớn hổng có mẹ nó ba nó bên cạnh, sợ ông bà ngoại hổng có lo cho tụi nó được”.

Trên mạng xã hội, Facebooker Thái Hạo có hơn 75.000 bạn và người theo dõi đã kêu gọi đóng góp từ thiện cho gia đình cô Nhung, được nhiều người hưởng ứng, theo quan sát của VOA.

VOA cố gắng liên lạc với công an và tòa án tỉnh Trà Vinh để tìm hiểu quan điểm của họ trước những phản ứng từ dư luận nhưng không có hồi đáp.

🔝

Bản án 23 năm tù cho vợ chồng bán con nhằm mục tiêu “trừng trị” hay “giáo huấn”?

Capture à partir de :baotiengdan

Mai Bá Kiếm

28-1-2024

Về học lý, bất cứ mức hình phạt nào dành cho bị cáo (treo, tù giam, chung thân, tử hình) đều nhắm đến hai mục tiêu: “trừng trị” và “giáo huấn” (Tôi không xài từ “cải tạo”, vì đối tượng của cải tạo là vật chất). Vì thế, thẩm phán phải rất thấu hiểu “tâm lý tội phạm” để cân bằng giữa hai mục tiêu “trừng trị” và “giáo huấn”.

Thẩm phán sẽ ra mức án nặng về “trừng trị” nếu bị cáo là “tội phạm quán tính” (habitual criminals) hoặc ra mức án nhẹ về trừng trị nếu bị cáo là “tội phạm cơ hội” (occasional criminals). Đồng thời, thẩm phán phải cân nhắc xem bị cáo có phải là đối tượng “khả hoán” (dễ cải sửa – teachable) hay “bất khả hoán” (không sửa được – unteachable) để định cho mức án nặng hay nhẹ.

Chị Thạch Thị Kim Nhung (Sinh năm 2002) và anh Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn (Sinh năm 1995) chung sống như vợ chồng, sinh 4 con, đứa lớn nhất 6 tuổi, đứa nhỏ nhất tên N (sinh 12/10/2022). Ngày 2/12/2022, Nhung và Tuấn bán cháu N (51 ngày tuổi) cho Nguyễn Hữu Dương (32 tuổi, quê Hà Tĩnh) lấy 18 triệu đồng để nuôi 3 đứa lớn, nên Nhung và Tuấn chỉ là “tội phạm cơ hội” (bất chợt). Nếu, họ đẻ 4 đứa mà đã 2 lượt bán con, mới là “tội phạm quán tính” (thường xuyên).

Hơn nữa, cáo trạng xác nhận: “Do hoàn cảnh khó khăn, Nhung bàn bạc với Tuấn tìm gia đình hiếm muộn, có nhu cầu nhận nuôi trẻ để chuyển giao bé N, lấy tiền nuôi 3 đứa con còn lại”. Nghĩa là, động cơ ban đầu họ “cho gđ hiếm muộn nuôi con lấy tiền nuôi 3 đứa còn lại”, tức là “không chủ ý bán cho đường dây buôn trẻ em”.

Chưa chắc họ đã biết rõ Dương là môi giới bán trẻ em, nhưng Tòa đã căn cứ lỗi “không hỏi rõ Dương về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, thông tin tên tuổi, chỗ ở cụ thể của người sẽ tiếp nhận bé N” rồi lạnh lùng “trừng trị” Nhung và Tuấn đến 23 năm tù!

Liệu tính “giáo huấn” bởi mức án này với họ sẽ ra sao? Họ sẽ thụ án hết 23 năm tù, đương nhiên họ sợ, không tái phạm, nhưng họ sẽ oán hận bản án vì bị cách ly với 4 con thơ bơ vơ, hơn là ăn năn việc mình đã làm.

Với tính “giáo dục ngăn ngừa trong cộng đồng” (những ai chưa bán con), thì bản án nặng tính trừng trị này hoàn toàn bị phản tác dụng. Nhung và Tuấn không phải thành phần “bất trị”, nên dư luận kêu ca bản án “thiếu tình người” ở cái xứ mà “hạ tầng an sinh xã hội” gần như không!

May mà, có thầy giáo Thái Hạo xuống tận Trà Vinh gặp bà ngoại các cháu, hiến kế bà mở tài khoản nhận tiền quyên góp. May mà, có Luật sư Phạm Văn Thọ đã tự nguyện tư vấn giúp chị Nhung kháng cáo và bào chữa miễn phí!

Hồi năm 2013, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định treo cổ chết như một hoạch định (planning) cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo để 3 con được miễn giảm học phí. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học phí cho con.

Thời bao cấp, có rất nhiều người là cha, là mẹ đã bán máu lấy tiền mua gạo cho con! Nay đất nước độc lập gần nửa thế kỷ, vẫn còn người phải tự tử hoặc bán con vì không nuôi nổi chúng, liệu xã hội có lỗi hay không? Trừng trị không phải là cách duy nhất ngăn ngừa tội phạm.

🔝

Ác!

Capture à partir de :baotiengdan

Nguyễn Huy Cường

27-1-2024

Năm 2012, tôi viết một bài nói về một vị thuyền trưởng Hàn Quốc. Khoảng năm 1977, trên đường tàu của ông vượt hải trình dài qua biển Đông, đã gặp một tàu tị nạn của Việt Nam, chiếc tàu nhỏ ọp ẹp chở vài trăm người có nguy cơ bị đắm giữa bão tố.

Ông cặp mạn để cứu họ. Sau đó ở Hàn Quốc người ta can thiệp (vì lý do ngoại giao) buộc ông phải bỏ lại chiếc tàu bị nạn ngoài khơi.

Nhìn những người Việt khốn khổ, có người sắp sinh nở, có nhiều trẻ em đang ốm yếu ông đã chống lệnh, quyết đưa họ vào một bến tạm, cứu được gần ba trăm người này.

Khi về nước, ông bị kỷ luật, tước bằng thuyền trưởng và đuổi ra khỏi ngành.

Ba mươi năm sau, đoàn văn nghê Paris By Night sang biểu diễn, tìm thấy ông trong một thuyền chài nhỏ, ông đang mưu sinh như một dân chài nghèo sau án phạt của chính phủ.

Câu chuyện nhiều ý nghĩa như vậy, khi đăng lên, bên cạnh bao nhiêu nỗi niềm xúc động, biết ơn, nhưng có một comment: “Chắc lão thuyền trưởng thu của thuyền nhân cả mớ vàng nên mới hành động như vậy!

Ác!

Cuối 2023, cô người mẫu Ngọc Trinh bị bắt vì một loại “tội” giống như hàng ngàn thanh niên xốc nổi, hiếu động khác.

Có nhiều cách xử lý cô nhưng không được áp dụng. Người ta bỏ tù cô.

Ác!

Đầu năm 2024, một gia đình quá nghèo khó ở miền tây Nam bộ đã phải “bán” một đứa con để nuôi ba đứa kia khỏi chết đói (mà chưa chắc đã đủ sống với hai chục triệu).

Người ta bắt giam, bỏ tù cha mẹ đám trẻ còn lại. Ba đứa trẻ dại không nơi nương tựa.

Ác!

Biếm họa của Ba Bui. Nguồn: Đàn Chim Việt

Cả ba câu chuyện trên, nếu quy chiếu từ pháp luật thì cách hành xử đều không sai nhưng có nhiều cách làm khác nhau.

Thưa các bạn, tôi không bàn về hai chuyện trên, chỉ xoáy vào câu chuyện cuối cùng.

Ông Hoàng Trung Hải, ông Trần Tuấn Anh có những tội lỗi được Trung ương kết luận là nghiêm trọng nhưng việc xử lý, bắt giữ còn từ từ, chờ cho một số thứ hóa bùn đã rồi tính.

Vợ chồng nhà kia, nếu vẫn ở ngoài cũng thuộc loại thân tàn ma dại, không thể gây nguy hiểm cho ai.

Năm hết tết đến, mấy đứa nhỏ còn lại không có nguồn sống. Thương tổn khi mất cha mẹ (cha mẹ tù đày) rồi phải sống vật vờ vô định sẽ theo các cháu hết đời, không gì xoá lấp được.

Ở châu Âu có điều luật: Nếu anh làm thủ tục bán nhà mà trước đó anh cho một cháu nhỏ con ai đó ở nhờ thì anh phải trình cơ quan quản lý việc anh (hoặc phụ huynh cháu bé) lo cho cháu bé có nơi ở mới, nối tiếp việc học hành xong, mới hoàn thiện được thủ tục mua bán nhà.

Đó là bên Tây. Còn bên Tây Nam bộ trong câu chuyện này, họ xử sự có thể gói gọn trong một chữ “Ác”.

Nếu một cấp quyền mà những người Ác cầm cân nảy mực, thì người dân nơi đó không trông mong gì.

Hết!

PS: Bạn thử đoán xem, bao giờ Hội Phụ nữ, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên có ý kiến về vụ này?

🔝

Từ chuyện ‘bán con’ đến chuyện ‘buôn người’

23/01/2024

Trân Văn

Capture à partir de :voatiengviet

 

Năm 2022, Việt Nam nằm trong số các quốc gia bị nêu tên trong “Báo cáo Thường niên về tệ nạn buôn người 2022” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Hình minh họa.

Tháng 7 năm 2022, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo Thường niên về tệ nạn buôn người 2022” (Báo cáo TIP - Trafficking in Persons – 2022) sau khi khảo sát hoạt động phòng, chống buôn người của 188 quốc gia.

Dẫu án đã được tuyên cách nay cả tuần song vẫn còn rất nhiều người bày tỏ sự xót xa, bất bình trước chuyện tòa tỉnh Trà Vinh phạt ông Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn 13 năm tù và bà Thạch Thi Kim Nhung 10 năm tù vì “mua bán người dưới 16 tuổi”.

Ông Tuấn 29 tuổi, còn bà Nhung 22 tuổi. Tuy không đăng ký kết hôn nhưng theo nhiều nguồn khác nhau, cả chính thức (1) lẫn không chính thức (2) thì trên thực tế, họ là vợ chồng suốt bảy năm vừa qua. Cả hai sống chung khi bà Nhung từ Trà Vinh tìm đến TP.HCM làm thuê rồi gặp ông Tuấn. Lúc bà Nhung mang thai đứa con đầu tiên thì ông Tuấn phải thi hành nghĩa vụ quân sự (NVQS). Hoàn thành NVQS, ông Tuấn và bà Nhung tiếp tục sống chung và họ có thêm với nhau ba đứa con nữa.

Bởi chỉ có một mình ông Tuấn đi làm để lo cho gia đình sáu người và lương phụ hồ chỉ 120.000 đồng/ngày nếu... có việc nên cả hai quyết định bán đứa con thứ tư hai tuổi để lấy 18 triệu nuôi dưỡng ba đứa còn lại và cùng trở thành tội phạm...

***

Vụ án vừa kể có rất nhiều điểm đáng chú ý. Điểm đầu tiên, khiến nhiều người xót xa, bất bình là ai sẽ lo cho bốn đứa trẻ mà đứa lớn nhất mới sáu tuổi, đứa nhỏ nhất mới hai tuổi. Điểm thứ hai là tại sao hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt đưa tin về sự kiện này nhưng tường thuật rất ngắn gọn, lờ đi tất cả những tình tiết có liên quan đến hoàn cảnh ngặt nghèo của ông Tuấn và bà Nhung – vốn là nguyên nhân chính dẫn tới việc họ phạm tội, thậm chí còn xuyên tạc bằng cách xác định họ chỉ là... “vợ chồng hờ(3)?

Điểm thứ ba là tại sao chỉ có ông Tuấn và bà Nhung – phía bán, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phía mua – một thanh niên 22 tuổi, tên là Nguyễn Hữu Dương, cư trú ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được miễn trách nhiệm hình sự vì “đang bị một căn bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”, nên hệ thống tư pháp (từ công an, kiểm sát đến tòa án) nhất trí... “tạm đình chỉ điều tra” để “áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Theo thông tin chính thức, do túng thiếu, ông Tuấn và bà Nhung đã từng tìm những gia đình hiếm muộn để thương lượng về việc giao con gái út rồi xin chút tiền nuôi ba đứa còn lại nhưng không thành công. Cuối cùng, họ phải dùng mạng xã hội và ông Dương xuất hiện! Ông Dương có phải là... “chim mồi” – loại... “biện pháp nghiệp vụ” mà công an Việt Nam thường xuyên sử dụng để bẫy ông Tuấn, bà Nhung hay là thành viên trong một tổ chức mua bán trẻ con chuyên nghiệp? Phải hỏi như thế vì rõ ràng, lối loan tin của hệ thống truyền thông chính thức về sự kiện này hết sức bất thường!

Đem sự bất thường vừa đề cập đặt bên cạnh những chỉ trích kéo dài đã vài thập niên từ cộng đồng quốc tế về việc chính quyền Việt Nam dung dưỡng tệ nạn buôn người (4) ắt không thể không liên tưởng đến việc phải chăng chính quyền Việt Nam muốn dùng ông Tuấn và bà Nhung như những... “phương tiện” để chứng minh thiện chí chống buôn người và sau khi nhận đủ loại trợ giúp từ cộng đồng quốc tế, năng lực chống buôn người đã được... cải thiện (5)?

***

Tháng 7 năm 2022, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo Thường niên về tệ nạn buôn người 2022” (Báo cáo TIP - Trafficking in Persons – 2022) sau khi khảo sát hoạt động phòng, chống buôn người của 188 quốc gia.

Vào thời điểm đó, ngoài Malaysia, Myanmar, có thêm ba quốc gia nữa thuộc khối ASEAN bị xếp vào “loại ba” - loại thấp nhất (còn bị gọi là “danh sách đen về tệ nạn buôn người” bởi dung dưỡng cưỡng bức lao động, nô lệ tình dục), trong số này có Việt Nam (hai quốc gia còn lại là Campuchia, Brunei) (6). Một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam bị xếp vào loại ba là cách xử lý vụ H Xuân Siu (người Gia Rai, 15 tuổi, cư trú ở buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk)...

Trước nữa, cho dù có những bằng chứng rõ ràng về việc một số doanh nghiệp chuyên XKLĐ của Việt Nam đã tuyển cả những bé gái dưới 16 tuổi, làm giả giấy tờ để đưa sang Saudi Arabia làm thuê mà điển hình là H Xuân Siu (đổ bệnh vì bị hành hạ, bị bỏ đói, không được chữa trị, van xin được hồi hương nhưng không được hỗ trợ và chết trước khi có thể lên phi cơ) nhưng chỉ có các tổ chức quốc tế, sau đó là Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự lo ngại về thảm trạng của phụ nữ và bé gái Việt Nam được đưa sang Saudi Arabia.

Cũng vì vậy, cuối năm 2021, bốn Đặc sát viên và chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cùng ký tên vào một văn bản, nhắc nhở chính quyền Việt Nam về các nghĩa vụ pháp lý đối với cộng đồng quốc tế trong hợp tác chống tệ nạn buôn người, từ điều tra đến cung cấp các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và hỗ trợ các nạn nhân, sau khi chứng kiến nhiều phụ nữ và bé gái Việt Nam do nghèo đói mà bị gạt ra bên lề xã hội rồi trở thành nạn nhân buôn người và những kẻ buôn người không bị trừng phạt (7)...

Tuy nhiên chỉ tóm tắt là chưa đủ. So sánh kỹ lưỡng hơn về cách xử lý vụ H Xuân Siu, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế với việc xử lý hình sự ông Tuấn, bà Nhung sẽ thấy, không xây dựng CNXH sẽ không có những chuyện như đã biết…

Chú thích

(1)cand

(2)facebook

(3)tuoitre

(4)state

(5)tienphong

(6)thediplomat

(7)news.un.org

🔝

Từ chuyện ‘bán con’ đến chuyện ‘buôn người’ (phần 2)

24/01/2024

Trân Văn

Capture à partir de :voatiengviet

H Xuân Siu, 15 tuổi, sắc tộc Gia Rai, ngụ ở buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, bị bán sang Saudi Arabia làm việc như một nô lệ, bị hành hạ, bị bỏ rơi rồi thảm tử.

Thiên hạ phẫn nộ khi chính quyền Việt Nam nhắm mắt làm ngơ trước những bằng chứng rõ ràng về tình trạng phụ nữ và các bé gái Việt Nam được... “xuất khẩu” sang Saudi Arabia để làm thuê bị...

Sở dĩ các Đặc sát viên và chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bất bình vì có rất nhiều bằng chứng cho thấy H Xuân Siu là nạn nhân buôn người và hoạt động này có sự tiếp tay của viên chức hữu trách nhiều cấp, nhiều ngành nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả (1), đó là chưa kể trong vòng hai tháng (từ 3/9/2021 đến 28/10/2021), chính quyền Saudi Arabia và các tổ chức quốc tế phát giác thêm 205 phụ nữ Việt Nam nữa là nạn nhân buôn người và đã hỗ trợ những phụ nữ này hồi hương.

Thiên hạ phẫn nộ khi chính quyền Việt Nam nhắm mắt làm ngơ trước những bằng chứng rõ ràng về tình trạng phụ nữ và các bé gái Việt Nam được... “xuất khẩu” sang Saudi Arabia để làm thuê bị lạm dụng tình dục, bị chủ hành hạ, tra tấn dã man, bị bỏ đói, không được chăm sóc y tế, phải nhận mức lương thấp hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, thậm chí không được trả lương trở thành phổ biến và chỉ có chính quyền Saudi Arabia hành động trước yêu cầu “phải có biện pháp” của thiên hạ (2)!

Đâu phải tự nhiên mà trong “Báo cáo Thường niên về tệ nạn buôn người 2022” (Báo cáo TIP - Trafficking in Persons – 2022), Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự lo ngại đáng kể về “sự đồng lõa của viên chức(3), trong đó có các trường hợp được cho là do hai thành viên của cơ quan ngoại giao Việt Nam thực hiện. Theo đó: Một viên chức Bộ Ngoại giao Việt Nam được cho là đã quấy rối, đe dọa và hạn chế liên lạc với một số nạn nhân của vụ cưỡng bức lao động xảy ra tại Saudi Arabia sau khi họ cố gắng yêu cầu hỗ trợ. Một số nạn nhân đã trốn thoát và cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp tại Đại sứ quán Việt Nam nhưng bị chính viên chức đó cưỡng chế trao trả cho những kẻ buôn người. Trong những trường hợp khác, sau khi những người sống sót tìm nơi trú ẩn với một tổ chức địa phương, chính quan chức này được cho là đã lừa dối họ bằng hứa hẹn về việc hồi hương để dụ họ ra ngoài và sau đó “bán” họ cho những người chủ mới ở địa phương, những người này tiếp tục bóc lột nạn nhân bằng cưỡng bức lao động.

Ngoài việc ghi nhận: Các tổ chức phi chính phủ và cảnh sát Saudi Arabia đã tiến hành gom và hồi hương hầu hết nạn nhân - được cho là không có bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính phủ Việt Nam - bất chấp luật pháp Việt Nam quy định cung cấp chi phí hồi hương cho tất cả người Việt là nạn nhân của nạn buôn người ra nước ngoài - Báo cáo TIP 2022 lưu ý về các báo cáo: Chính phủ Việt Nam đã kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính 10/20 doanh nghiệp đưa lao động sang Saudi Arabia nhưng các cơ quan hữu trách không truy cứu trách nhiệm hình sự về việc tạo điều kiện cho tội phạm buôn người. Giới hữu trách cũng phạt một công ty XKLĐ vì không giải quyết được tranh chấp về tiền lương, điều mà đại diện các tổ chức phi chính phủ giải thích là hành động trả đũa của chính phủ đối với những nỗ lực ban đầu của họ nhằm đáp ứng các cáo buộc của nạn nhân bằng các dịch vụ hỗ trợ. Tại Việt Nam, thay vì hỗ trợ, công an đã sách nhiễu và theo dõi các thành viên trong gia đình một số nạn nhân như nỗ lực dập tắt các cáo buộc.

***

Đến giờ, thắc mắc những ai phải chịu trách nhiệm về việc H Xuân Siu (15 tuổi, sắc tộc Gia Rai, ngụ ở buôn Tơ Yoa, xã Cư A Mung, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk) bị bán sang Saudi Arabia làm việc như một nô lệ, bị hành hạ, bị bỏ rơi rồi thảm tử, dẫu đã được phân tích hết sức cặn kẽ, rõ ràng về trách nhiệm nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức! Nên hiểu như thế nào khi chính quyền Việt Nam lại hành xử hết sức khắc nghiệt với ông Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn và bà Thạch Thi Kim Nhung (4)?

Điểm thứ tư và cũng là điểm cuối cùng: Sắp tròn 50 năm kể từ ngày được xem là “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” nhưng nhiều công dân Cộng hòa XHCN Việt Nam như Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn và bà Thạch Thi Kim Nhung không có lựa chọn nào khác để nuôi dưỡng con cái ngoài việc bán đi một đứa. Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội đã đem hoàn cảnh của cặp vợ chồng trẻ này so với nhân vật “chị Dậu” trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố!

Tắt đèn” được giới thiệu trên báo chí năm 1937, được xuất bản lần đầu năm 1939. Sau này được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam khai thác tận tình để tố cáo chế độ thực dân đày đọa người Việt trong nghèo khổ. Tuy xứ sở bị đô hộ nhưng Ngô Tất Tố vẫn có thể giới thiệu “Tắt đèn” trên Việt Nữ báo rồi in “Tắt đèn” thành sách. Vì sao sau gần năm thập niên “độc lập, tự do, hạnh phúc”, trừ mạng xã hội (5) không tờ báo nào dám đề cập đến H Xuân Siu hay hoàn cảnh thê thảm của gia đình ông Tuấn, bà Nhung?

Cuối tháng trước, tại Hội nghị lần thứ 8 của BCH TƯ đảng CSVN khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư – khẳng định: “Việc đảm bảo an sinh xã hội khác căn bản với giai đoạn trước là chuyển nhận thức từ hỗ trợ nhân đạo sang đảm bảo quyền an sinh của công dân(6). Nếu có “hỗ trợ nhân đạo” căn bản về cơm ăn, áo mặc cũng như y tế, giáo dục giống như thiên hạ thì ông Tuấn và bà Nhung có bán đứa con này để nuôi ba đứa con kia chăng?

Nếu Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn 13 năm tù, Thạch Thị Kim Nhung 10 năm tù vì “mua bán người dưới 16 tuổi”, bất kể hoàn cảnh, bất chấp gia cảnh thì nên phạt những kẻ có nghĩa vụ bảo đảm an sinh cho hàng trăm triệu người Việt bao nhiêu năm tù bởi ngoài chuyện chỉ ti toe, không tạo ra được bất kỳ loại phúc lợi căn bản nào, đặc biệt là những phúc lợi thiết yếu nhằm nâng đỡ các đối tượng yếu thế, cũng vì vậy mà họ bị đẩy vào tuyệt lộ, buộc họ phải tính đến chuyện bán một đứa nuôi ba đứa?

Chú thích

(1)voatiengviet

(2)news.un.org

(3).state.gov

(4)cand.com.vn

(5)facebook

(6)quochoi

🔝

Những câu hỏi nhói lòng trong vụ án cha mẹ ở Trà Vinh bán con

Capture à partir de :baotiengdan

Mạc Văn Trang

21-1-2024

Đọc cái tin này tôi thực sự nhói lòng:

“Ngày 15-1, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn (19 tuổi) 13 năm tù và Thạch Thị Kim Nhung (22 tuổi, cùng ngụ huyện Châu Thành, Trà Vinh) 10 năm tù, cùng về tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Theo cáo trạng, Tuấn và Nhung chung sống với nhau như vợ chồng. Khoảng tháng 11-2022, do kinh tế khó khăn, cần tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con nhỏ, Nhung, Tuấn bàn bạc thống nhất với nhau liên lạc các gia đình hiếm muộn con có điều kiện kinh tế, có nhu cầu nhận nuôi trẻ để “chuyển giao” đứa con gái thứ 4 của hai bị cáo là bé N. (sinh ngày 12-10-2022) để nhận lại một khoản tiền”.

Mấy ngày qua bận quá, rồi thấy có nhiều bài viết về vụ này rồi, nên không muốn viết gì nữa.

Nhưng sao lòng cứ không yên, phải viết lên đôi điều, góp vào tiếng nói chung của dư luận xã hội.

1. Đúng như nhà giáo Thái Hạo và nhiều người đã viết: Tại sao Chị Dậu phải bán con, bán chó để nộp sưu cho cho chồng thì không ai lên án, ngược lại, được bao nhiêu thế hệ học trò khóc thương chị Dậu? Thế thì tại sao lại kết án nặng nề với vợ chồng anh Tuấn- chị Nhung bán đứa con bé, lo nuôi ba đứa con lớn, trong hoàn cảnh túng quẫn, mà không thấu hiểu và thương cảm họ?

2. Tại sao các “quan toà” vô tâm, vô cảm đến thế? Phạt người bố 13 năm tù, người mẹ 10 năm tù, Vậy ai nuôi 4 đứa con do mẹ dứt ruột đẻ ra? Phá tan nát một gia đình (dù họ sống như vợ chồng thì đã sao?).

Tại sao không hiểu rằng, đôi vợ chồng trẻ này (chồng mới 19, vợ 22 tuổi) mà đã có 4 con, chứng tỏ họ chưa hiểu biết nhiều biết “sinh đẻ kế hoạch”, về những vấn đề xã hội, nhất là về luật pháp. Từ đó thay vì xử bằng pháp luật thì giáo dục họ, giúp đỡ họ…

3. Toàn hệ thống, từ Hội Phụ nữ, Uỷ ban chăm sóc bà mẹ, trẻ em và bao nhiêu tổ chức xã hội đâu không giúp đỡ, bênh vực cái gia đình khốn khổ này? Báo Tuổi Trẻ đã từng kêu lên “17 cơ quan bảo vệ trẻ, lúc cần vẫn không biết nhờ ai”!

Vậy thì các cơ quan, tổ chức này tồn tại làm gì?

4. Mấy đời Thủ tướng đều to tiếng tuyên bố: “Không để người dân nào tụt lại phía sau”! “Nhân quyền trước hết là lo cho 100 triệu dân đủ cơm no, áo ấm”! Vậy chính quyền địa phương để một gia đình khốn khó như vậy, phải chịu trách nhiệm chứ! Phải giúp cho gia đình đó có cơm ăn, áo mặc, con cái được nuôi dưỡng, học hành… Thế mới là chế độ XHCN tốt đẹp như tuyên bố chứ?

5. Toà án đã làm một việc bêu xấu xã hội, cho thấy bản chất xã hội ta đẩy người dân nghèo đến đường cùng mà không giúp đỡ họ. Rồi xử họ tù rất nặng về “tội bán con” (thực chất là cho làm con nuôi, còn tốt hơn trường hợp chị Dậu); cho thấy Toà án ta quá bất công (Bộ trưởng Chu Ngọc Anh mắc tội tham nhũng như vậy mà xử tù 3 năm); cho thấy các “quan toà” xử vụ này không có trái tim!…

KIẾN NGHỊ:

Xoá án cho đôi vợ chồng trẻ, giáo dục họ về xã hội, về pháp luật; giúp đỡ họ ổn định cuộc sống gia đình.

Cho người nhận con nuôi đứa bé út và hỗ trợ tiền cho gia đình này theo thoả thuận của họ. Chính quyền giúp họ giải quyết các thủ tục pháp lý.

Rút kinh nghiệm, những chuyện tương tự “toàn hệ thống chính trị” nên “vào cuộc” tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giúp đỡ các đương sự sao cho có lý, có tình để vấn đề được giải quyết nhân văn, tốt đẹp, đừng làm tuỳ tiện rồi ầm ĩ trên mạng xã hội.

🔝

Khổ đau tột cùng

Capture à partir de :baotiengdan

Tạ Duy Anh

22-1-2024

Mải việc cưới xin cho con và sau đó chống đỡ cơn đau thần kinh cấp, đêm qua tôi mới có thời gian và tâm trí để tìm hiểu về “vụ án bán con”, của một cặp vợ chồng trẻ.

Tôi không thể nào ngủ được.

Mẹ tôi lúc nhỏ từng bị đem “bán” (thực ra là gửi vào cửa khác) và nhờ thế bà mới có cơ hội sống sót để rồi có chúng tôi.

Cô ruột tôi từng phải đem cho đứa em sinh đôi, mà nếu tính thứ tự, nó đứng thứ 10. Ngày ấy tôi đã đủ lớn, để hiểu sự khổ đau của người mẹ phải cho con sang nhà khác, dù nhờ thế nó sướng hơn đứa được giữ lại. Giờ hai em tôi đều trưởng thành và chúng không hề trách cô tôi.

Trừ rất ít trường hợp bị xem là quỷ ám, trong đại đa số các lựa chọn, cha mẹ luôn lựa chọn điều tốt nhất cho con. Đó là bản năng vĩ đại của người làm cha mẹ. Mất bản năng này, thứ bản năng không thể bị nghi ngờ, nhân loại chắc chắn bị diệt vong từ trứng nước.

Buôn bán trẻ con, trong đó không ít trường hợp núp dưới danh nghĩa nhận và cho con nuôi trái luật, là hành vi tội ác phải bị nghiêm trị và phải tìm mọi cách để tiễu trừ tận gốc tệ nạn đó. Nhưng luật pháp không chỉ là các nguyên tắc phổ quát, được cụ thể hóa bằng các khung hình khi xét xử, mà còn rất cần xét tới từng trường hợp phạm tội cụ thể. Vai trò của quan tòa chính là để thỏa mãn điều kiện tưởng chừng trái ngược này.

Tôi đã đọc kĩ các diễn biến được tường thuật công khai, về trường hợp “bán con” đang nói tới, để thấy và tin rằng có rất nhiều tình tiết cần phải được quan tòa xem xét theo hướng xót xa cho thân phận đồng loại, đồng bào, từ đó giảm nhẹ hình phạt, tha thứ cho cha mẹ cháu bé. Họ đáng trách, vô cùng đáng trách, nhưng họ là những người cùng đường về sinh kế. Những kẻ cùng đường, khổ cùng cực, luôn là những người rất dễ đánh mất lý trí. Chưa kể có một nguyên tắc lượng hình bất thành văn: kẻ không biết mình phạm tội, thường là được miễn tội!

Nhưng trong mọi trường hợp như vậy, với một xã hội văn minh, trách nhiệm của cộng đồng phải rất lớn, lớn đến mức đủ để bất cứ ai trong chúng ta cũng đủ an lòng để tin chắc chúng ta vẫn đang trong một xã hội văn minh!

Ngần ấy thời gian, xã hội đã làm gì để cưu mang họ, kéo họ khỏi vũng bùn đói rét đến mức thành cùng quẫn?

Trong vụ án này, tôi có câu hỏi dành cho các quan tòa và cho cả cộng đồng: Có đáng phải giam cha mẹ của 4 đứa con nhỏ không nơi nương tựa khi thiếu họ chúng có thể chết, trong khi tội họ gây ra hoàn toàn có nhiều cách khác để trừng phạt, giáo dục?

Họ đâu có gì nguy hiểm cho xã hội?

Trước phiên tòa, chúng ta có 6 người được biết đến là những kẻ cùng khổ. Sau phiên tòa, vẫn là họ, giờ trở thành những kẻ khổ đau tột cùng của nhân loại!

Luật pháp trong vụ trừng phạt này hoàn toàn không hề vì thế mà mạnh lên, nó chỉ đáng sợ hơn!

🔝

Tội đẻ nhiều

Capture à partir de :baotiengdan

Thái Hạo

23-1-2024

Đó là cáo buộc của không ít người khi vụ án 23 năm tù cho đôi vợi chồng “bán con” lan truyền trong dư luận.

Như chúng ta biết, một cách phổ biến thì nghèo đẻ nhiều hơn giàu, nông thôn đẻ nhiều hơn thành phố, thất học đẻ nhiều hơn có học, nước nghèo đẻ nhiều hơn nước giàu, lạc hậu đẻ nhiều hơn hiện đại, tối tăm đẻ nhiều hơn văn minh…

Xin lỗi các bạn, nghèo đói như gia đình ở Trà Vinh kia thì tiền mua bao cao su còn chẳng có, lấy gì tránh thai? Đừng tưởng đến bệnh viện là xong, ăn còn chưa đủ no lấy tiền đâu mà đi bệnh viện thắt ống dẫn tinh!

Nghèo đói sinh ra thất học, thất học thì nhận thức kém, nhận thức kém thì rơi vô vòng luẩn quẩn của đói nghèo, rồi lại đẻ nhiều, lại thất học và bao nhiêu những tệ lậu phát sinh. Cứ đọc sử và văn học Việt Nam trước 1945 mà xem, không chỉ nông dân đẻ nhiều mà trí thức cũng đẻ nhiều. Hộ của Nam Cao có cả một đàn con, rồi hắn đâm ra cục cằn, xấu tính, độc ác bởi cái áp lực sống còn làm người ta phát điên.

Các bạn đã quên hết kiến thức của 12 năm đi học rồi sao: Sách giáo khoa và thầy cô giáo dạy cho ta rằng những cuộc đời tăm tối ấy chính là nạn nhân của một xã hội bất công, phi nhân tính. Nó biến một anh Chí hiền như đất thành con quỷ dữ Chí phèo, nó biến một nhà văn có lý tưởng cao đẹp thành một kẻ bất lương, nó đẩy cả xã hội vào vũng lầy của nhân tính, sống thoi thóp chênh vênh trên đường biên giữa con người và con vật. Và có phải trong các bài làm của mình, chúng ta đã không ngớt lời tố cáo xã hội thực dân phong kiến không?

Xã hội nào cũng có người nghèo, dù có là các nước giàu có nhất ở Âu Mỹ. Nhưng cái khác là họ có phúc lợi để không đẩy con người vào cuộc sống của loài vật. Nghèo thì có chính sách an sinh để không ai bị đói, không ai bị thất học. Người vô gia cư đó là lựa chọn cá nhân, chứ không phải nhà nước không có chỗ cho họ ở!

Trước khi nhiếc mắng người khác, ta hãy đặt tay lên gáy mình đã. Bạn đâu có lựa chọn được cha mẹ, cũng đâu tự mình chọn được nơi sinh. Hôm nay bạn may mắn được sinh vào một gia đình có kinh tế tốt, có truyền thống học hành, được sống ở một nơi không thiếu công ăn việc làm, bạn tưởng mình giỏi giang. Nhưng nếu bạn bị sinh vào một nơi rừng thiêng nước độc có cha mẹ đang phải đào củ rừng về nuôi bạn, bạn còn lớn tiếng được không?

Chúng ta muốn những người nghèo đẻ ít đi, cái ý muốn đó là đúng thôi, nhưng phải thấu hiểu để đồng cảm và thương xót nữa. Và hơn hết, phải biết rằng sự nghèo đói, thất học, tối tăm và bị bỏ rơi kia không thể không có trách nhiệm của nhà nước. Thay vì đay nghiến những nạn nhân ấy, thì nếu không giúp được, cũng hay mở miệng ra nói một lời công bằng, đòi hỏi chính quyền phải làm cái việc mà họ phải làm.

Bạn cũng đừng nghĩ rằng “nhà nước” là cái gì đó không liên quan đến mình. Nhà nước hoạt động bằng chính tiền thuế của bạn đó, và đòi hỏi chăm lo cho người nghèo cũng chỉ là lấy từ tiền đóng thuế của tất cả người dân mà thôi, trong đó có bạn, chứ nhà nước làm gì có tiền. Khi đòi hỏi như thế, bạn chỉ đang muốn nhà nước dùng tiền của bạn sao cho hiệu quả, chính đáng và hữu ích mà thôi.

Bạn nghĩ mình có sự giàu có rồi thì khi sống giữa những người nghèo khổ, thất học với bao nhiêu thứ tệ lậu từ cái đời sống ấy của họ, như trộm cắp, nghiện hút, đánh nhau, lời la tiếng chưởi…, thì bạn sẽ vẫn có được một đời sống tốt lành sao?

Cho nên, đòi hỏi một xã hội công bằng, mọi người đều được học hành và biết sống văn minh từ sự thực hiện trách nhiệm của một nhà nước, chính là đang xây đắp cuộc sống cho chính mình, chứ không phải chỉ là đang ban ơn cho kẻ khác đâu.

🔝

Pháp luật là để nhân đạo hóa con người, thay vì đẩy người dân xuống vực thẳm

Capture à partir de :baotiengdan

Thái Hạo

18-1-2024

Tờ Dân Trí giật tít “Cha mẹ lên mạng rao bán con ruột vì túng tiền tiêu”, tuy nhiên kéo xuống đọc đến hết bài thì không hề thấy có chi tiết nào như tiêu đề cả, ngược lại bài báo viết: “Tại tòa (…) Tuấn và Nhung cho rằng thực hiện hành vi bán con do hoàn cảnh nghèo khó, định lấy số tiền bán con út để nuôi 3 đứa con còn lại”. Vậy xin hỏi báo Dân trí, các vị lấy ở đâu ra cái lý do “bán con ruột vì túng tiền tiêu”?

Liên quan đến vụ án đau đớn này, hai vợ chồng (lần lượt 19 và 22 tuổi) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh kết án 23 năm tù giam. Và sau khi giật dòng tít “Đôi vợ chồng hờ mua bán con lãnh 23 năm tù về tội mua bán người”, báo Tuổi Trẻ viết “Trước đó, khoảng tháng 11-2022, do cần tiền trang trải cuộc sống và lo cho các con nhỏ, Nhung và Tuấn (sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn) bàn bạc thống nhất liên lạc các gia đình hiếm muộn con có điều kiện kinh tế, có nhu cầu nhận nuôi trẻ để “chuyển giao” đứa con gái thứ 4 của hai bị cáo là bé N. (2 tuổi) để nhận lại một khoản tiền”.

Báo Công an Nhân dân (CAND) chạy một tiêu đề vô tư hơn “Bán con với giá 18 triệu đồng, hai vợ chồng lãnh án”. Bài báo viết “Theo cáo trạng, Nhung và Tuấn sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Khoảng tháng 11/2022, cả 2 cần tiền trang trải cuộc sống và lo cho gia đình nên bàn bạc thống nhất liên lạc gia đình hiếm muộn có nhu cầu nhận nuôi trẻ để “chuyển giao” đứa con gái thứ 4 (sinh ngày 12/10/2022)”.

Bà Nhung và ông Tuấn tại phiên tòa xét xử. Ảnh trên mạng

Trước hết, ngoài tiêu đề trung tính rất đáng khen trên tờ CAND, thì hai tờ báo còn lại: Một là thêu dệt (túng tiền tiêu) và một là ác ý (vợ chồng hờ). Về nội dung thì ba bài viết này tuy có cách diễn đạt không giống nhau và không hoàn toàn thống nhất về thông tin, nhưng đều khẳng định một ý quan trọng, là hai vợ chồng này bán đứa con thứ 4 để có tiền lo cho 3 đứa còn lại.

Hơn nữa, hai vợ chồng này không phải “bán” con một cách vô cảm như bán một món hàng. Báo CAND ghi: Họ “bàn bạc thống nhất liên lạc gia đình hiếm muộn có nhu cầu nhận nuôi trẻ”; báo Tuổi trẻ còn viết chi tiết hơn: “bàn bạc thống nhất liên lạc các gia đình hiếm muộn con có điều kiện kinh tế, có nhu cầu nhận nuôi trẻ”, và bịa đặt như báo Dân trí mà còn phải thừa nhận “do hoàn cảnh nghèo khó, định lấy số tiền bán con út để nuôi 3 đứa con còn lại”. Như vậy, họ có ý thức tìm cho con một gia đình có nhu cầu nuôi trẻ thật sự, và gia đình ấy phải có đủ điều kiện để chăm lo cho đứa bé. Rõ ràng, nó không vô cảm và tàn ác như tiêu đề một số báo đã gợi lên trong lòng người đọc.

Hành vi mua bán người bị pháp luật nghiêm cấm và trừng trị, dù là bán con mình, điều ấy không cần bàn cãi làm gì nữa. Tuy nhiên, hai vợ chồng trẻ này dù là “hờ” nhưng họ đã chung sống với nhau có đến 4 mặt con, như vậy có thể họ vi phạm các quy định hành chính về đăng ký kết hôn nhưng trên thực tế họ là vợ chồng thật sự. Thứ hai, như đã nói, họ không đủ khả năng nuôi con nữa nhưng có ý thức tìm cho con một gia đình vừa có nhu cầu vừa có điều kiện chăm lo cho đứa trẻ, chứ không phải chỉ là một hành vi buôn bán ráo hoảnh và ác độc lạnh lùng.

Tôi không được tiếp xúc với hồ sơ vụ án để biết hai bên (mua và bán) đã bàn bạc với nhau cụ thể như thế nào, ngôn từ ra sao, họ bán mua hay cho và nhận con nuôi, nên không dám đưa ra kết luận; nhưng thiết nghĩ, việc làm của hai vợ chồng này rất giống như việc cho (và nhận) con nuôi. Tuy nhiên, có thể vì hạn chế về kiến thức pháp luật nên mới tiến hành “chuyển giao” con một cách không đúng các thủ tục pháp lý để rồi dẫn đến một bản án bi thảm như trên.

Cho và nhận con nuôi vốn là việc làm được pháp luật cho phép và bảo hộ. Trong hành vi này, người nhận con nuôi cũng được phép trao cho cha mẹ đứa bé một khoản tiền mà luật pháp không cấm, như một sự trả ơn hoặc giúp đỡ. Tôi đoán rằng, do thiếu hiểu biết pháp luật nên hành vi hỗ trợ này đã bị các bên thực hiện như một loại giao dịch mua bán, thành ra phải gánh chịu một hậu quả quá đau thương là 23 năm tù giam. Vì vậy, tòa án cần xem xét một cách tỉ mỉ để xác định đúng bản chất hành vi của hai vợ chồng này. Và nếu đúng đây chỉ là cho và nhận con (nhưng bị thực hiện một cách vụng về thành ra vi phạm pháp luật) thì cần xét lại bản án để giảm hình phạt hoặc hướng dẫn người dân cách tiến hành thủ tục sao cho đúng quy định.

Hoàn cảnh và số phận con người trên cuộc đời này không ai giống ai; và luật pháp được sinh ra là để ngăn ngừa và chống lại cái xấu, cái ác nhằm bảo vệ và xây dựng những điều tốt đẹp. Nếu chỉ vì một sự vụng về trong một hành vi dân sự mà cha mẹ thành tù nhân cả chục năm trời và 4 đứa trẻ thành mồ côi, mất đi một gia đình, thiếu tình yêu thương và chăm sóc của cha mẹ, thì không có bi kịch nào lớn hơn.

Cuối cùng, xin dẫn ra một câu chuyện ở nước Mỹ được đăng trên Kenh 14. “Dưới đây là một trong những bức ảnh có lẽ gây đau buồn và gây sốc nhất từng được chụp về nước Mỹ giữa thế kỷ 20: Tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc một người mẹ trẻ xấu hổ giấu mặt đi khi 4 đứa con của cô túm tụm lại với nhau, vẻ mặt bối rối ngồi trên bậc thang. Ở phía trước của bức ảnh, một tấm biển có dòng chữ lớn in đậm ghi “Bán 4 đứa trẻ, hãy hỏi bên trong”. Và sự thật 4 đứa bé đã bị bán đi khi người mẹ đang mang thai đứa thứ 5 trong bụng. “Sau khi nổi tiếng qua bức ảnh gây chấn động, Lucille Chalifoux [người mẹ] đã nhận được sự trợ giúp của chính phủ và sinh đứa con thứ 5 tên David vào năm 1949”.

Một lần nữa tôi mong muốn, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh sẽ xem xét lại bản án. Nếu đây là hành vi mua bán người một cách phi nhân đạo thì việc trừng trị là đích đáng, nhưng nếu chỉ vì sự thiếu hiểu biết mà vô tình diễn đạt sai đi bản chất của việc cho và nhận con nuôi và dẫn đến vi phạm thủ tục hành chính thì cần mở cho gia đình bất hạnh ấy một con đường sống. Vì xét đến cùng, pháp luật là để nhân đạo hóa con người, trao cho họ một cơ hội sống tốt hơn chứ không phải để đẩy họ xuống vực thẳm tối tăm.

🔝

Bảy nạn nhân bị lừa bán sang Myanmar về nước

2024.01.24

Capture à partir de :RFA

Anh H. tường trình sự việc với cơ quan Công an sau khi được giải cứu. CA Kon Tum

Có bảy người Việt Nam bị lừa bán sang Myanmar trốn thoát và được đưa về Việt Nam.

Công an tỉnh Kon Tum vào ngày 24/1 cho biết đã giải cứu và đưa về nước bảy người Việt bị lừa bán sang Myanmar.

Cụ thể có một bà mẹ đến Công an tỉnh Kontum trình báo việc con trai là anh H. bì lừa bán sang Myanmar và đề nghị được giúp đỡ để con bà về nước. Từ trình báo này Công an Kontum đã liên lạc rồi tìm cách đưa anh H. và 6 người khác cùng cảnh ngộ về lại Việt Nam.

Sau khi về nước, anh H. cho biết vào tháng 10/2023 qua mạng xã hội anh được một người hứa xin cho công việc làm lương cao tại một công ty ở Tây Ninh. Nghe lời chỉ dẫn của ngưởi này, anh H. đến tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Tại đó anh bị đưa sang Campuchia làm công việc lừa đảo qua mạng cho một công ty. Do không đáp ứng được yêu cầu của công ty, anh H. bị bán tiếp sang Myanmar làm cho một công ty khác.

Tại đó anh H. bị quản lý chặt chẽ, thường xuyên bị đánh do không đạt chỉ tiêu đề ra.

Cả nhóm lợi dụng sơ hở của công ty đã trốn thoát và tìm các liên lạc gia đình nhờ công an giải cứu.

🔝

Công an Bình Dương bắt giữ người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc 'lừa bán' 13 phụ nữ Việt

18/01/2024

VOA Tiếng Việt

Capture à partir de :voatiengviet

Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt.

Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt, theo tường thuật trên các báo và trang tin Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân.

Thông tin từ công an Bình Dương được Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân dẫn lại cho hay người bị bắt là Liu Peiguang, sinh năm 1990, quốc tịch Trung Quốc, đã lẩn trốn trong tỉnh.

Ông này là nghi phạm bị Chi Cục Phát triển kinh tế và Công nghệ, Công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, điều tra về tội mua bán người, Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân cho biết, dẫn thông tin từ nhà chức trách.

Kết quả điều tra của phía Trung Quốc xác định rằng từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2019, Liu Peiguang và đồng phạm đã “giới thiệu” cho 13 phụ nữ Việt Nam “đi làm” bên Trung Quốc hoặc “kết hôn với những người đàn ông Trung Quốc giàu có”.

Tiếp đến, khi đã chiếm được niềm tin của các phụ nữ này, ông ta và đồng bọn tổ chức cho các nạn nhân nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc. Sau đó, Liu Peiguang đã “bán” tất cả những nạn nhân đó “với giá từ 100 nghìn đến 150 nghìn nhân dân tệ”, qua đó, ông ta “thu lợi bất chính 1 triệu 500 nghìn nhân dân tệ”, tương đương gần 5,2 tỷ đồng hoặc hơn 210.000 đô la.

Khi bị công an Trung Quốc phát hiện, Liu Peiguang bỏ trốn sang Việt Nam và làm việc tại một công ty trên địa bàn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các báo trong nước tường thuật.

Vẫn báo chí trong nước cho biết công an hai nước đã phối hợp với nhau, với kết quả là công an tỉnh Bình Dương bắt giữ Liu Peiguang và bàn giao ông ta cho công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Theo Báo cáo Buôn người 2023 được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi giữa năm ngoái, chính phủ Việt Nam điều tra 247 nghi phạm buôn người trong 90 vụ án hồi năm 2022, tăng gần 100 người so với 149 nghi phạm buôn người trong 77 vụ án của năm 2021. Trong 90 vụ được điều tra đó, có 49 vụ liên quan đến mua bán người xuyên quốc gia sang Trung Quốc và Campuchia.

Báo cáo của Mỹ đánh giá rằng Việt Nam “vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu trong công cuộc bài trừ nạn buôn người”, dù chính phủ đã có “những nỗ lực đáng kể”, do vậy, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Mỹ về vấn đề buôn người.

Hiện chưa có số liệu về nạn buôn người ở Việt Nam trong năm 2023.

🔝

Xử tù tài xế Slovakia đưa một phụ nữ Việt vào Anh 'trong bảng điều khiển xe hơi'

Capture à partir de :BBC

23 tháng 1 2024

Nguồn hình ảnh, National Crime Agency

Người phụ nữ VN đã trốn phía sau bảng điều khiển xe của Jozef Balog để vào Anh

Jozef Balog, người Slovakia đã bị xử hai năm rưỡi tù giam vì tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp, bằng hành vi cho một phụ nữ Việt Nam chui vào sau bảng điều khiển xe hơi để vào Anh.

Phiên xử trước tòa ở Canterbury, hạt Kent, Anh Quốc vào trung tuần tháng 1/2024 đã tiết lộ ra một cách chuyển người lậu kiểu mới vào Anh.

Theo hồ sơ tòa án được BBC News và các báo Anh đăng tải thì vào tháng 6/2022, ông Balog đã bị bắt giữ ở biên giới Anh-Pháp.

Khai là “trở về Anh sau chuyến đi thăm thân nhân” ông ta bị cơ quan biên phòng Anh phát hiện đã chở người nhập cư lậu trong xe.

Thông thường, những chuyến xe có đưa người nhập cư trái phép vào Anh thường chở họ trong thùng xe hai ngăn, trong đồ gỗ, thùng hàng.

Nhưng lần này, các nhân viên biên phòng Anh khi kiểm tra xe trên lãnh thổ Pháp, ở cửa khẩu Coquelles, đã thấy phần nệm ở nền xe bị kéo lệch lên phía trước một cách đáng ngờ.

Họ đã tháo hộp đựng đồ dùng (glovebox) và thấy một phụ nữ châu Á ngồi phía sau bảng điều khiển (dashboard) của chiếc xe đó (xem hình).

Jozef Balog, ngụ cư ở Manchester đã thừa nhận hành vi phạm pháp trước phiên xử sơ thẩm ngay trong tháng 6/2022.

Người phụ nữ Việt Nam kia đã được nhà chức trách xác định danh tính và nhận giấy yêu cầu phải hồi hương.

Theo các báo Anh, các nhóm buôn người vào Anh ngày càng có nhiều “sáng kiến” để vận chuyển di dân bất hợp pháp, bất chấp hình phạt ngày càng cao.

Con số người nhập cư lậu vào Anh bằng thuyền nhỏ, xe thùng, bằng các phương tiện khác tăng giảm tùy mùa- ví dụ mùa nước to, nhiều sóng lớn ở Eo biển La Manche (English Channel) thì số thuyền nhỏ từ châu Âu lục địa sang Anh có giảm – nhưng nhìn chung vẫn không ít đi bao nhiêu.

Thành phần tham gia các vụ đưa người cũng đa dạng, gồm cả người Anh và các dân tộc khác.

Nhiều cách đưa người lậu vào Anh

Nguồn hình ảnh, National Crime Agency

Ujeza Kurmekaj, người Albania sống ở Oxfordshire bị xử tù vì tham gia tổ chức, điều phối đường dây đưa lậu từ Pháp sang Anh trót lọt ít nhất hơn 20 công dân Albania

Hồi tháng 11/2023, một phụ nữ Albania sống ở Bandury, Oxfordshire đã nhận tội trước tòa Crown Court ở Oxford và chịu án tới 7,6 năm tù.

Ujeza Kurmekaj có trong điện thoại 21 hình ảnh, hình chụp hộ chiếu và hàng trăm tin nhắn liên quan tới những người Albania đã vượt biên vào Anh trót lọt bằng đường biển.

Bà Kurmekaj không chỉ chuẩn bị đón họ ở Anh mà còn tham gia điều phối, liên lạc cách đưa nhóm dân Albania kia sang Anh từ Pháp.

Sau khi thụ án tù, bà ta sẽ bị trục xuất về quê cũ, theo phán quyết của tòa.

Trước đó, vào tháng 9/2023, một cặp đôi sống ở Pháp bị tòa Anh xử tù tổng cộng 10 năm tù vì giúp di dân Việt 'nằm trong sofa' từ Pháp vào Anh bất hợp pháp.

Junior Toussaint và Andrene Paul, hai công dân Pháp gốc châu Phi bị phát hiện có "sáng kiến" giấu một phụ nữ và ba trẻ em Việt Nam trong ghế sofa để đem họ vào Anh. Chuyến đi không thành vì chiếc xe bị khám và số di dân trái phép bị bắt giữ cùng chủ xe trên chuyến phà từ Pháp sang Anh.

Tại nước Ireland láng giềng của Anh, hồi đầu năm nay, cảnh sát phát hiện hai trẻ em và 12 người lớn, trong đó có ba người Việt Nam, ‘đục một lỗ trong container vì họ không thở được’, theo báo The Irish Times.

Cảnh sát Ireland đã bắt đầu mở một cuộc điều tra về buôn người sau khi phát hiện 14 người nhập cư không giấy tờ trong một container đông lạnh cập cảng Rosslare Europort.

Dư luận Anh và châu Âu từng bị choáng khi vụ 39 người Việt chết thảm trong xe đông lạnh trên đường từ Bỉ vào Anh hồi cuối 2019.

🔝

Đường vượt biên vào Mỹ hôm nay của người Việt

Capture à partir de :baotiengdan

Tuấn Khanh

14-1-2024

Trong một bản tin của Đài RFA vào đầu tháng Một năm 2024, cho biết, người Việt đang có mặt ở Canada và nhiều quốc gia Trung Mỹ để tìm cách vượt biên giới, nhập cư lậu vào Mỹ. Trong một đoạn video ngắn của một trong những người tham gia đi lậu, xuyên qua hàng rào biên giới để đến với giấc mơ Mỹ post trên facebook, có vài người thoáng qua trước ống kính, cho thấy passport đeo trước ngực là của Việt Nam.

Như vậy là sau 50 năm được gọi là thống nhất đất nước, người Việt đã tạo ra nhiều con đường để đi khỏi đất nước, tìm đến một vùng đất mới trong nhiều thân phận như du lịch, lao động, du học… và nay thì có cả vượt biên bằng đường bộ vào Mỹ, qua biên giới Mexico, Nicaragua, Canada…

Ai đã tạo ra các tuyến đường này, và đã trở thành những hướng dẫn viên “đen” để vạch ra lộ trình đầy mới mẻ này cho số đông người Việt? Một phóng sự mới đây của CNN cho biết, dẫn đầu của ngành công nghiệp bí mật đưa người sang Mỹ, là Trung Quốc, và nhiều người Việt Nam (chủ yếu là phía Bắc) đã tìm và gõ cánh cửa này.

Khác với miền Nam, vốn là nơi cứ vài gia đình là có một người ở nước ngoài, và cũng là nơi có kết nối chặt với nguồn tiền kiều hối giàu có hàng năm, người Việt miền Bắc tìm một con đường đến các nước tư bản phát triển ít nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là họ phải bỏ ra những số tiền cho những đường dây buôn người và kết quả rất khó đoán. Mục đích của những người Việt ở miền Bắc là để thay đổi cuộc sống, tương lai, chủ yếu với việc làm ra tiền.

Trong các số liệu nhập cư lậu bằng đường bộ vào Mỹ, CNN ghi nhận, đứng đầu là người Trung Quốc. Các biến động ở Trung Quốc là do người Trung Quốc vay mượn, đánh liều những số tiền dành dụm cả đời, cho một chuyến đi quyết không quay về. Điều khó nghĩ, là những người di dân bất hợp pháp (phần lớn là tuổi trẻ) đang chạy trốn khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một siêu cường mới nổi. Người Việt Nam xuất hiện trong những đoàn quân đó, cũng từ một quốc gia luôn quảng bá về mình là một quốc gia thăng tiến và đầy hứa hẹn sẽ nằm trong top các cường quốc kinh tế.

Những hình ảnh ghi nhận, cho thấy những nhóm người chia nhau tiến vào các chặng đã hẹn trước, nằm bên kia bờ rào biên giới nước Mỹ. Họ mang theo ba lô, mang theo một ít quần áo dự phòng một ít tiền và điện thoại không quá đắt tiền, để không bị bọn tội phạm hoặc băng đảng cướp trên đường đi đến biên giới. Hầu hết đều kiệt sức vì căng thẳng của hành trình về phía bắc.

Giống như hàng trăm ngàn người xung quanh cũng phải đi bộ hàng tuần để đến được Hoa Kỳ, họ bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng phải trốn thoát và tạo dựng một cuộc sống mới, bất chấp những gì không chắc chắn ở phía bên kia. Hoa Kỳ như một chiếc chén đựng những ước mơ mà họ đã đọc, đã nói với nhau. Vì vậy, phải làm mọi thứ để vào được nước Mỹ rồi thì mới định được phần tiếp theo.

Một người Việt giấu tên, nói anh có người thân đã đi vào Mỹ bằng cách này. Người nhà anh may mắn có hẹn trước với một người đưa đón với giá $1200, ngay khi đặt chân đến biên giới gần San Diego, thì được nhận diện và chở đi ngay. Nhưng không phải nhóm người Trung Quốc nào cũng may mắn tìm được đường dây đưa đón nhanh như vậy.

Đi theo chân một nhóm di dân lậu, phóng viên Yong Xiong cho biết khi vào được đất Mỹ, nhiều nhóm dựng lều, mặc áo hoodie và thêm áo khoác; họ tụ tập quanh đống lửa và chỉ chờ cho đến khi các nhân viên kiểm soát biên giới Hoa Kỳ đi tuần và phát hiện, đưa họ đi xử lý. Với họ, đó là thành công bước đầu, vì họ tin như vậy sẽ là khởi đầu cho cuộc sống của họ ở Mỹ, nhờ vào các chính sách nhân đạo của chính phủ.

Những người Trung Quốc, xen lẫn Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam đi dọc theo biên giời Mexico -Mỹ (Ảnh chụp màn hình từ CNN video)

Dữ liệu của chính phủ cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2023, hơn 31.000 công dân Trung Quốc đã bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ khi vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ từ Mexico – so với mức trung bình khoảng 1.500 người mỗi năm trong thập kỷ trước. Ngoài người Trung Quốc, người ta còn thấy khoảng 400 người Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam… vào danh sách hồi giữa tháng Năm 2023.

Câu hỏi đặt ra, là vì sao Trung Quốc lại dẫn đầu trong các đường dây buôn người đi lậu vào Mỹ? Ba năm phong tỏa và hạn chế vì Covid-19 đã khiến người dân khắp Trung Quốc mất việc làm – và vỡ mộng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với mọi khía cạnh của cuộc sống dưới thời Tập Cận Bình. Giờ đây, hy vọng rằng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi các hạn chế kết thúc một năm trước đã tan biến, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ghen tị của Trung Quốc đang chững lại.

Một phần khác trong số những người ra đi, là sự nhận thấy những hạn chế đối với đời sống cá nhân ở Trung Quốc, nơi Tập Cận Bình đã giám sát một cuộc đàn áp sâu rộng về tự do ngôn luận, xã hội dân sự và tôn giáo ở đất nước 1,4 tỷ dân này. “Chúng tôi là những người theo đạo Cơ đốc”, một người đàn ông trung niên ăn mặc chỉnh tề trả lời đơn giản khi được hỏi, điều gì đã dẫn anh đến đó – một khu trại trống trải cách nhà hàng ngàn dặm.

Những lời tâm tình này làm chúng ta nhớ đến hàng ngàn người Việt đang tị nạn vất vưởng ở Thái Lan, trong đó có hơn 1000 người các sắc tộc thiểu số khai trong hồ sơ nạp Cao uỷ Nhân quyền, là họ muốn được sống yên ổn với niềm tin tôn giáo của mình. Khoảng 10% những người Việt tỵ nạn ở Thái, là về vấn đề chính trị. Lý do của việc những người Việt ở đây không thể tham gia vào làn sóng di dân lậu đường bộ vào Mỹ, bởi yếu tố đầu tiên là họ không được cấp đủ giấy tờ ở quê nhà, và không đủ tiền cho một hành trình dài như vậy. Hơn nữa, các chuyến đi của họ đều bí mật và cấp bách.

CNN đã phát hiện ra thông tin về một loạt các lựa chọn và gói du lịch được tiếp thị cho những người đến từ Trung Quốc muốn thực hiện chuyến hành trình đến biên giới Mỹ. Với giá từ $9.000 đến $12.000, khách có thể trả tiền cho những kẻ buôn lậu để sắp xếp phương tiện di chuyển cho các phần của hành trình về phía bắc, cũng như một chiếc thuyền và hướng dẫn viên để băng qua rừng nhiệt đới tùy chọn, bao gồm tất cả.

Những người tị nạn chờ các nhân viên biên phòng Mỹ xét hỏi và cho vào trại tị nạn (Ảnh chụp màn hình từ CNN video)

Đối với những người có khả năng chi tiêu nhiều hơn, ít nhất là 20.000 USD, lộ trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Trợ giúp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Nhật Bản, cho phép nhập cảnh miễn thị thực vào Mexico và vận chuyển đến biên giới.

Hầu hết những người vào Mỹ đều làm giấy xin tị nạn chính trị và tôn giáo, nhưng xác suất thành công đang ngày càng thấp, vì số người nộp đơn mỗi lúc một nhiều. Nhưng đơn tị nạn vì tự do, là một chuyện thực tế – nhiều nhất được nhìn thấy. Một phụ nữ tên Chen nói với Reuters rằng, họ ra đi vì chồng cô bị chính quyền Trung Quốc giam giữ và đánh đập vì anh ta lên tiếng về chính trị và đi nhà thờ.

Năm 2023, Việt Nam cũng chứng kiến nhiều luật sư và trí thức trẻ chạy ra khỏi nước, tị nạn để tìm sự an toàn chính trị cá nhân. Sau khi ra đi, một luật sư nói ông không cảm thấy yên ổn hành nghề trong nước, và bản thân mình có thể bị bắt bất cứ giờ nào.

(Tổng hợp từ CNN, Reuters… và các số liệu của chính phủ Mỹ)

🔝