Thử thách thời đại !

acrobat  📂  🏠   

Di dân và Mị dân - 2 - Làn sóng di dân

TT Biden: Không có lựa chọn trong việc xây thêm tường biên giới

Ông Biden nói không thể ngăn cản kế hoạch xây thêm tường biên giới

Tòa Tối cao Mỹ giữ nguyên luật chống khuyến khích nhập cư bất hợp pháp

Quá tải, Mỹ thả di dân ra đường

Mỹ tái khởi động quá trình trục xuất di dân thẳng về Venezuela

Mexico: 10.000 di dân kéo tới biên giới Mỹ mỗi ngày

Hai cửa khẩu đường sắt Texas – Mexico tạm đóng cửa; tác động sẽ ra sao?

Di dân vượt biên kỷ lục, khủng hoảng biên giới Mỹ chưa hạ nhiệt

Bất chấp chiến dịch trấn áp của Texas, nạn vượt biên trái phép vẫn tăng cao

Biden duyệt xây thêm một đoạn tường biên giới Hoa Kỳ-Mexico vì số người vượt biên vào Mỹ tăng nhanh

Biden mở rộng xây tường biên giới với Mexico - liệu có thể ngăn chặn vượt biên?

LHQ: Hơn 2.500 di dân chết hoặc mất tích ở Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2023

Liên Âu thông qua chính sách chung về tị nạn và di dân

Khủng hoảng di dân: Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến Ý, công bố kế hoạch khẩn cấp 10 điểm

Di dân trở thành vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử quốc hội Slovakia

Đảng đương quyền Slovakia mất thế kiểm soát quốc hội

Các quốc gia Địa Trung Hải thuộc EU họp thượng đỉnh về vấn đề di dân

Chống làn sóng di dân : Liên Âu sốt sắng hứa hẹn viện trợ để Tunisia củng cố quan hệ đối tác

Người châu Á nhập cư vào Pháp từ 1860 : Câu chuyện ít người biết đến

TT Biden: Không có lựa chọn trong việc xây thêm tường biên giới

07/10/2023

VOA Tiếng Việt

Capture à partir de :voatiengviet

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Sáu tuyên bố ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chi số tiền đã được phân bổ trước đây để xây dựng các phần mới của hàng rào biên giới ở bang Texas nhằm ngăn chặn dòng di dân kéo đến trong khu vực này.

“Tôi được biết rằng tôi không còn lựa chọn nào khác,” ông Biden nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. Ông Biden nói một khi Quốc hội thông qua luật xây dựng một cái gì - dù là hàng không mẫu hạm hay bức tường - hoặc cho phép cắt giảm thuế, thì ông không thể nói vì mình không thích nên không làm.

Trước đó hôm thứ Năm, Tổng thống Biden bênh vực quyết định của chính quyền ông cho miễn thi hành 26 luật liên bang ở phía nam Texas để xây dựng thêm khoảng 20 dặm tường biên giới.

Việc xây mới được công bố vào tháng 6, nhưng kinh phí đã được phân bổ vào năm 2019 trước khi ông Biden nhậm chức tổng thống. Ông Biden, một đảng viên Dân chủ, cho biết ông đã cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp chuyển tiền đi nơi khác nhưng Quốc hội từ chối và luật quy định nguồn tài trợ phải được sử dụng như đã được phê duyệt và việc thi công phải hoàn tất vào năm 2023, theo AP.

Dù vậy, việc miễn thi hành các luật liên bang để cho phép tiến hành thi công tường biên giới - điều cũng được thực hiện bởi cựu Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hòa - đã khơi lên những câu hỏi, đặc biệt là vì ông Biden trước đây đã lên án việc chi tiêu cho bức tường biên giới khi ông tranh cử vào Tòa Bạch Ốc. Một trong những quyết định đầu tiên của ông Biden trên cương vị tổng thống là ngừng sử dụng ngân quỹ khẩn cấp để xây bức tường dọc biên giới phía nam giáp ranh với Mexico và chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia ở đó.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Biden đang chật vật quản lý số lượng di dân ngày càng tăng ở biên giới và dàn trải ra khắp nước Mỹ. Các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ ở New York, Chicago và Washington đang yêu cầu sự trợ giúp của liên bang để giải quyết số lượng di dân ngày càng tăng ở các thành phố của họ. Các quan chức hành chính ngày thứ Năm tuyên bố họ sẽ tiếp tục trục xuất di dân trở về Venezuela, như một phần trong nỗ lực nhằm cản chân số người kéo đến.

Về phần mình, phe Cộng hòa đang chỉ trích tổng thống bên Dân chủ là không hữu hiệu trong chính sách biên giới, với một số nghị sĩ dọa sẽ không tài trợ thêm cho bất cứ nỗ lực nào ở Ukraine nếu không tăng đáng kể tài trợ cho an ninh biên giới.

Ông Nhất Nguyên, một cư dân ở thành phố Houston thuộc bang Texas giáp biên giới Mexico, nói việc di dân ồ ạt kéo đến biên giới và tìm cách vào Mỹ là một cuộc khủng hoảng “trầm trọng.”

“Bây giờ nhà của anh ai muốn vô thì vô, ai muốn ra thì ra thì anh có chấp nhận không? Tôi nghĩ trên cả thế giới này không có ai chấp nhận hết,” ông nêu ra so sánh.

“Là một người di dân và một người nhập cư, cho dù dưới hình thức gì chúng ta là những người tị nạn cộng sản. Thậm chí những người sau này họ tị nạn về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục thì họ đều mong ước có một cuộc sống tốt đẹp,” ông nói thêm.

“Những người di dân bất hợp pháp đó nếu họ có lý do chính đáng và họ đi theo con đường trình tự thì chúng ta cũng sẵn sàng chào đón họ thôi, nhưng mà không có một ai có thể chấp nhận cảnh di dân bất hợp pháp với một sự ồ ạt như vậy,” cư dân Texas này chia sẻ.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ đăng thông báo về hành động xây tường mới nhất trong Công báo Liên bang với một số thông tin chi tiết về việc xây dựng ở Quận Starr thuộc bang Texas, một phần của khu vực Biên phòng bận rộn đang chứng kiến “sự xâm nhập bất hợp pháp cao.”

Theo dữ liệu của chính phủ, cho đến nay, khoảng 245.000 vụ vượt biên trái phép đã được ghi nhận trong năm ngân sách này tại Khu vực Thung lũng Rio Grande. Đây là một trong những nơi qua lại biên giới tấp nập nhất trong cả nước.

Phần lớn đất đai dọc sông Rio Grande bị xói mòn và là một phần môi trường sống cho thực vật và động vật được liên bang bảo vệ. Một dự án liên bang dọc theo dòng sông thường đòi hỏi một loạt thẩm định về môi trường. Quốc hội đã cấp cho nhà chức trách di trú Mỹ khả năng miễn trừ những thẩm định đó để dựng lên những rào cản như vậy nhanh hơn.

Ông Nhất Nguyên nói ông “hoàn toàn ủng hộ” việc xây tường biên giới và cho rằng những bước đi hiện tại của chính quyền liên bang chưa đủ quyết liệt. Ông bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh có thể gây ra bởi những “người xấu” trà trộn trong những đoàn người nhập cư bất hợp pháp.

“Chúng ta không kì thị những người di dân bất hợp pháp hay bất cứ một sắc dân nào, nhưng mà chúng ta sống ở đất nước nào chúng ta phải bảo vệ đất nước đó, luật pháp của đất nước đó, để đất nước đó ổn định hơn, đặc biệt là đất nước Hoa Kỳ là nơi đã cưu mang người Việt tị nạn chúng ta,” ông nói.

“Tất cả mọi người dù ủng hộ đảng phái nào đi nữa, riêng về vấn đề di dân bất hợp pháp, chúng ta phải cương quyết để giữ an ninh cho cá nhân của chúng ta, gia đình chúng ta, và cho địa phương chúng ta sinh sống.”

Đây không phải là lần đầu tiên bức tường biên giới được xây dựng dưới thời chính quyền Biden. Bộ An ninh Nội địa cũng đã tiến hành xây dựng khoảng 13 dặm (khoảng 21 km) ở Thung lũng Rio Grande và một dự án quy mô nhỏ khác nhằm lấp đầy “những khoảng trống nhỏ còn sót lại từ các hoạt động xây dựng trước đó” ở bức tường biên giới.

Nhưng bức tường biên giới vẫn thường gợi liên tưởng tới chính sách nhập cư hạn chế nghiêm ngặt của ông Trump. Ông Trump muốn xây tường biên giới và đòi Mexico thanh toán, sau đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để tài trợ cho việc xây dựng khi Quốc hội không cấp kinh phí.

🔝

Ông Biden nói không thể ngăn cản kế hoạch xây thêm tường biên giới

07/10/2023

VOA News

Capture à partir de :voatiengviet

Bức tường biên giới tại San Diego, California.

Tổng thống Joe Biden hôm 5/10 nói ông không thể hợp pháp đổi hướng nguồn ngân quỹ của kế hoạch xây thêm vài dặm tường biên giới dọc biên giới phía nam, một điều trái ngược trực tiếp với lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông là “không xây dựng một tấc tường biên giới nào nữa” và bị tổng thống Mexico chỉ trích gay gắt.

Một thông báo cho phép xây dựng tường biên giới ở Texas được công bố vào tối 4/10 trên Công báo Liên bang của chính phủ Hoa Kỳ.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas nói trong thông báo: “Hiện tại có nhu cầu cấp thiết và ngay lập tức để xây dựng các rào cản vật lý và đường sá ở khu vực lân cận biên giới”.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thống kê có 232.972 cuộc chạm mặt ở biên giới Tây Nam vào tháng 8 năm nay, tháng cuối cùng có số liệu. Hầu hết những di dân qua đường bộ đều đến từ Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras.

Tổng thống Mexico nhanh chóng chỉ trích động thái này.

Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador nói trong cuộc họp báo hàng ngày: “Việc cho phép xây dựng bức tường này là một bước lùi. Điều đó không giải quyết được vấn đề, điều đó không giải quyết được vấn đề. Chúng ta phải giải quyết nguyên nhân.”

Để cho phép xây dựng tường biên giới, chính quyền đã phải bãi bỏ một số quy định liên bang liên quan đến các vấn đề môi trường, lịch sử và bản địa. Ông Biden cũng lập luận rằng số tiền này đã được dành cho chính quyền tiền nhiệm vào năm 2019.

“Số tiền này đã được phân bổ cho bức tường biên giới,” ông Biden nói hôm 5/10 khi bị các phóng viên vặn hỏi điều này có vẻ như đảo ngược chính sách biên giới của chính quyền ông. “Tôi đã cố gắng thuyết phục họ tái phân bổ lại số tiền đó, chuyển hướng số tiền đó. Họ đã không làm vậy. Họ sẽ không làm vậy. Và trong khi chờ đợi, chiếu theo luật, không thể làm gì khác ngoài việc họ phải sử dụng số tiền đó vào mục đích đã được phân bổ. Tôi không thể ngăn chặn.”

Sau đó, một phóng viên hỏi: “Ông có tin bức tường biên giới có tác dụng không?”

“Không,” ông nói.

Các quan chức chính quyền lưu ý rằng các công trình tường biên giới sẽ được xây dựng trên “căn bản có thể di chuyển được”.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng phản ứng với tin tức này.

Ông Trump lên truyền thông xã hội Truth Social của mình nói rằng ông đang chờ lời xin lỗi từ ông Biden “vì đã mất quá nhiều thời gian để hành động và để đất nước chúng ta tràn ngập” những di dân bất hợp pháp.

Khi lên án ông Biden, ông Lopez Obrador đã ám chỉ đến một câu chuyện trước đây.

Ông nói: “Nó trái ngược với những gì Tổng thống Biden đã nói.” “Tôi hiểu rằng có những áp lực rất lớn”.

Cũng vào ngày 5/10, ông Lopez Obrador đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas tại Mexico City để thảo luận cấp cao về an ninh.

Washington hiện đang hỗn loạn vì một diễn biến chính trị đầy bất ngờ. Trước khi bị phế truất vào đầu tuần này, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy dường như đã ràng buộc sự chấp thuận của Hạ viện đối với yêu cầu của ông Biden về khoản tài trợ 24 tỷ đô la cho Ukraine với yêu cầu của Đảng Cộng hòa về việc tăng cường an ninh biên giới.

“Tôi ủng hộ việc có thể đảm bảo Ukraine có vũ khí mà họ cần,” ông McCarthy nói trước khi bị bỏ phiếu phế truất. “Nhưng tôi kiên quyết ủng hộ biên giới trước tiên.”

Chính quyền Biden cũng nhanh chóng bác bỏ các tin tức cho rằng họ đang đi chệch khỏi chính sách hiện hành. Vào năm 2021, một sắc lệnh của ông Biden đã mô tả bức tường biên giới là “sự lãng phí tiền bạc, chuyển hướng sự chú ý khỏi các mối đe dọa thực sự đối với an ninh nội địa của chúng ta”, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ không phân bổ quỹ quân sự để xây dựng bức tường biên giới - chỉ phân bổ quỹ quốc hội.

“Không có chính sách mới nào của Chính quyền liên quan đến các bức tường biên giới,” ông Mayorkas nói trong một tuyên bố hôm 5/10. “Ngay từ ngày đầu tiên, chính quyền này đã nói rõ rằng bức tường biên giới không phải là giải pháp. Đó vẫn là lập trường của chúng tôi và lập trường của chúng tôi chưa bao giờ dao động. Ngôn ngữ trong Công báo Liên bang đang bị đưa ra khỏi ngữ cảnh và nó không biểu thị bất kỳ thay đổi nào trong chính sách.”

Những nhà hoạt động với Voces Unidas ở Texas, tổ chức thúc đẩy quyền của di dân, đã lên án động thái của chính quyền. “Chúng tôi bối rối và tức giận trước quyết định trừng phạt thêm những người vô tội nhất, dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng của chúng tôi, những người vốn đã bị đánh giá thấp và bị bỏ qua ở các chính quyền địa phương và tiểu bang, với việc gia tăng các bức tường biên giới.”

Trong một thông tin liên quan đến di dân kéo về biên giới Mỹ, một chiếc xe buýt chở hàng chục di dân chủ yếu là người Venezuela ở phía nam Mexico gặp tai nạn ngày 6/10, khiến 17 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương, chính quyền bang cho hay.

Cơ quan bảo vệ dân sự của bang cho biết trên mạng xã hội X rằng chiếc xe buýt đang chạy trên đường cao tốc ở bang Oaxaca phía nam thì bị lật.

Bộ Nội vụ của bang láng giềng Puebla nói 15 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện do vụ tai nạn xảy ra gần ranh giới bang.

Tai nạn xảy ra trong bối cảnh lượng di dân đến biên giới Mỹ-Mexico đang tăng cao. Các di dân cố gắng vượt qua Mexico bằng xe buýt, xe tải hoặc tàu chở hàng, tuy nhiên, hành trình này thường rất nguy hiểm.

🔝

Tòa Tối cao Mỹ giữ nguyên luật chống khuyến khích nhập cư bất hợp pháp

24/06/2023

Reuters

Capture à partir de :voatiengviet

Di dân đến bức tường biên giới tại Ciudad Juarez, Mexico, ngày 21/12/2022,bên kia biên giới là El Paso, Texas.

Một đạo luật liên bang vốn quy định một người khuyến khích nhập cư bất hợp pháp là phạm tội, không xâm phạm các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp, theo phán quyết hôm 23/6 của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Phán quyết với tỷ lệ 7-2, do Thẩm phán bảo thủ Amy Coney Barrett soạn thảo, đã đảo ngược quyết định của tòa án cấp thấp hơn về việc hủy bỏ điều luật vừa kể trong đạo luật di trú, trong một vụ án liên quan đến một người đàn ông California tên là Helaman Hansen, người đã lừa dối di dân thông qua một chương trình “nhận bảo trợ người trưởng thành” rởm. Tòa án cấp dưới nhận thấy luật này quá rộng vì nó có thể hình sự hóa quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Luật đó cấm xúi giục hoặc khuyến khích những người không phải là công dân “đến, nhập cảnh hoặc cư trú” tại Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp, kể cả vì lợi ích tài chính.

Tán thành quan điểm của chính quyền Biden, thẩm phán Barrett viết: “Được diễn giải đúng cách, điều khoản này chỉ cấm việc cố ý xúi giục hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho một số hành vi trái pháp luật.”

Hai Thẩm phán cấp tiến Ketanji Brown Jackson và Sonia Sotomayor không đồng ý với quyết định này.

Luật sư Esha Bhandari của Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ, người đại diện cho ông Hansen, nói: “Luật đã khiến mọi người băn khoăn không biết họ có thể nói gì một cách an toàn về chủ đề di trú.”

Tòa Phúc thẩm Liên bang khu vực số 9 trụ sở ở San Francisco đã hủy bỏ bản án năm 2017 kết tội ông Hansen vi phạm luật này. Ông Hansen cũng bị kết tội lừa đảo qua thư tín và lừa đảo qua các phương tiện thông tin liên lạc và bị kết án 20 năm tù. Ộng Hansen đang tại ngoại trong khi chờ kháng cáo được xét xử.

Các công tố viên liên bang cáo buộc ông Hansen lừa dối những di dân vào Hoa Kỳ bất hợp pháp bằng cách hứa với họ từ năm 2012 đến 2016 rằng họ có thể có được quốc tịch Mỹ thông qua chương trình “bảo trợ người trưởng thành” do công ty của ông ở Sacramento điều hành.

Công tố nói ông Hansen đã thuyết phục ít nhất 471 người tham gia chương trình của mình, tính phí mỗi người tới 10.000 đô la mặc dù ông “biết rằng việc nhận bảo trợ người trưởng thành mà ông quảng cáo sẽ không dẫn đến quốc tịch Hoa Kỳ.” Ông Hansen và chương trình của ông đã thu được hơn 1,8 triệu đô la thông qua chương trình này, nhà chức trách cho biết.

Tòa Phúc thẩm đã phán quyết rằng điều luật kể trên đã hình sự hóa ngay cả những lời nói thông thường và hình sự hóa việc tư vấn cho di dân bất hợp pháp các dịch vụ xã hội hiện có.

Chính quyền Biden lập luận rằng điều luật đó không bao gồm một số tình huống giả định mà Tòa Phúc thẩm quan ngại.

Nhiều nhóm ủng hộ tự do ngôn luận và tự do báo chí đã đệ trình các bản trình bày ủng hộ ông Hansen. Các nhóm này lập luận rằng luật đe dọa luật sư, bác sĩ, học giả và bất kỳ ai khác lên tiếng ủng hộ di trú.

🔝

Quá tải, Mỹ thả di dân ra đường

19/10/2023

Reuters

Capture à partir de :voatiengviet

Cửa khẩu San Ysidro tại Tijuana, Mexico, ngày 11/5/2023.

Quá tải trước số lượng người xin tị nạn kỷ lục từ khắp nơi trên thế giới, các quan chức biên giới Hoa Kỳ đã thả hàng nghìn di dân ra đường phố ở khu vực San Diego trong tháng qua, trong đó có khoảng 1.400 người ở thị trấn ven biển Oceanside.

Hai lần một ngày, xe tải hoặc xe buýt của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) thả những người xin tị nạn tại trung tâm quá cảnh ở Oceanside, một thành phố 172.000 dân, cách biên giới khoảng 80 km về phía bắc, các tổ chức nhân đạo và tình nguyện viên cho biết. Những người này chào đón và giúp đỡ di dân đến các điểm đến khác ở Hoa Kỳ.

Số này nằm trong số khoảng 18.500 người được thả ra đường ở khu vực San Diego kể từ ngày 13/9, theo các quan chức chính quyền địa phương và các tổ chức pháp lý và nhân đạo đã liên hệ với CBP.

CBP cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng trong khi các tổ chức phi chính phủ thường tiếp nhận di dân vượt quá khả năng, Cơ quan Biên phòng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để xác định “các địa điểm an toàn thay thế nơi di dân có thể thuận tiện tiếp cận các dịch vụ vận chuyển hoặc chỗ ở”.

Hầu hết các vụ thả di dân ra đường diễn ra ở San Ysidro, quận San Diego, giáp với thành phố Tijuana của Mexico, nhưng cũng diễn ra ở các vùng ngoại ô như Oceanside và El Cajon, ngay phía đông San Diego.

Các nhà lãnh đạo địa phương đang kêu gọi có thêm quỹ liên bang để giúp tiếp nhận di dân, trong khi tranh luận chính trị về di dân chắc chắn sẽ gay gắt trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 11 năm 2024.

Phó thị trưởng Oceanside, Ryan Keim, nói: “California có quá nhiều cuộc khủng hoảng vô gia cư. Bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với gánh nặng của cuộc khủng hoảng di dân. Chúng ta có di dời những người vô gia cư của mình không? Tôi không di dời những người vô gia cư của chúng ta. Chính phủ liên bang cần phải giải quyết vấn đề này”.

Dân biểu Hoa Kỳ Mike Levin, một đảng viên Dân chủ thuộc đơn vị bầu cử bao gồm Oceanside, cho biết trong một email gửi tới cử tri rằng việc thả di dân ra đường phố là “rất đáng lo ngại” và ông đang đấu tranh để có thêm kinh phí để “cung cấp cứu trợ quan trọng cho khu vực của chúng tôi”.

Ông không trả lời yêu cầu phỏng vấn từ Reuters.

Tuần trước, Hội đồng Giám sát Quận San Diego đã phê duyệt một kế hoạch trị giá 3 triệu đô la, sử dụng tiền liên bang sẵn có để thành lập một trung tâm dịch vụ chính thức để tiếp nhận tất cả những di dân được thả ra đường trong địa bàn của quận. Sau khi đi vào hoạt động, nó sẽ thay thế hoạt động tạm thời được thực hiện tại bãi đậu xe của nhà ga xe lửa San Ysidro.

Oceanside đã điều hành một hoạt động tạm thời tại một bãi đậu xe của thành phố bên cạnh một trạm trung chuyển, nơi những di dân được thả ra. Với việc quận đang cố gắng củng cố các dịch vụ tại một địa điểm, thành phố Oceanside và nhóm phi lợi nhuận dẫn đầu nỗ lực, Dịch vụ Cộng đồng Interfaith, ngày 17/10 cho biết họ hiện đang di dời những di dân bị bỏ rơi ở đó đến San Ysidro.

Các trung tâm dịch vụ tạm thời giúp định hướng cho những di dân thường không biết mình đang ở đâu khi được thả. Các trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ như tìm nơi trú ẩn tạm thời và đặt vé máy bay để đoàn tụ với gia đình và các người bảo trợ ở những nơi khác ở Mỹ.

Tuần trước, khoảng 65 người đàn ông, phần lớn đến từ quốc gia Guinea ở Tây Phi, đã đến Oceanside. Mỗi người đều có một phong bì lớn đựng thông báo sẽ xuất hiện tại tòa án di trú tại các địa điểm trên khắp đất nước. Hầu hết đều đến Thành phố New York hoặc Columbus, Ohio.

Cuối cùng đến được Hoa Kỳ sau những hành trình dài đầy gian khổ, nhiều di dân không thèm nhận nước đóng chai, trái cây tươi và đồ ăn nhẹ mà chạy ngay đến bàn sạc điện thoại để có thể kết nối với gia đình ở quê nhà.

Các quan chức biên giới Hoa Kỳ đã đón hơn 204.000 di dân ở khu vực San Diego trong 11 tháng tính đến tháng 8, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều người mới đến đang xin tị nạn, điều này đòi hỏi họ phải chứng minh rằng họ cần được bảo vệ khỏi sự đàn áp ở quê nhà. Các tòa án di trú tị nạn đang chấp nhận ít hơn 15% số đơn xin tị nạn.

‘Chúng tôi không thể giúp bạn’

Khi người xin tị nạn Iran Hanieh Sadat Siadati đến Mỹ ngày 8/10, bà nói rằng sĩ quan biên giới Mỹ đã thả bà xuống trung tâm quá cảnh Oceanside với lời nhắn nhủ: “Chúng tôi không thể giúp bà, cứ đi đi.”

Bà Siadati, 34 tuổi, cho biết bà phải đối mặt với sự đàn áp của cảnh sát ở Iran vì tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố. Bà cho biết bà đến nơi trong sợ hãi và khóc sau hành trình kéo dài ba tháng bao gồm chuyến bay từ Iran đến Brazil và chuyến đi đường bộ qua chín quốc gia khác.

Khi đến Oceanside, các tình nguyện viên “đã giúp đỡ tôi và tôi nghĩ, ‘Tôi đã được cứu. Cảm ơn Chúa’”, bà Siadati, hiện là tình nguyện viên tại trung tâm trong khi chờ phiên điều trần tại tòa án di trú, cho biết.

Những người xin tị nạn thường tự ra đầu thú với các quan chức Hoa Kỳ tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico và được cấp thông báo ra tòa án di trú để xét xử. Đôi khi các quan chức biên giới sẽ cố gắng phối hợp việc thả với các cơ quan phi lợi nhuận có thể giúp họ đến đích, nhưng với khả năng quá tải, họ sẽ được thả ra xa hơn và với số lượng lớn hơn.

Theo Trung tâm Luật Bảo vệ Di dân, việc thả người hiện đang diễn ra nhiều lần trong ngày, khiến trung bình có gần 600 người mỗi ngày trên đường phố ở khu vực San Diego.

🔝

Mỹ tái khởi động quá trình trục xuất di dân thẳng về Venezuela

06/10/2023

Reuters

Capture à partir de :voatiengviet

Di dân Venezuela tại Eagle Pass, Texas, ngày 24/9/2023.

Hoa Kỳ đang tái khởi động quá trình trục xuất những người Venezuela vượt biên giới Hoa Kỳ-Mexico bất hợp pháp, một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cho biết hôm 5/10, một phần trong nỗ lực nhằm hạn chế số lượng di dân vượt biên kỷ lục.

Tổng thống Joe Biden phải đối mặt với tình trạng vượt biên bất hợp pháp lịch sử, được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây của những di dân chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị ở Venezuela.

Một quan chức cấp cao nói với các phóng viên: “Điều này một lần nữa cho thấy chúng tôi cam kết áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người vượt biên trái phép như thế nào”.

Chính sách mới có hiệu lực ngay lập tức.

Hàng trăm ngàn người Venezuela đã vượt qua khu vực rừng rậm nguy hiểm được gọi là Darien Gap để đến biên giới Mỹ-Mexico trong hai năm qua.

Quan chức này phát biểu với điều kiện không được nêu danh tính, cho biết động thái này là “hậu quả trực tiếp của việc những cá nhân này đã không tận dụng các con đường hợp pháp mà chúng tôi đã tạo ra và mở rộng” để cho phép mọi người lưu lại.

Chính quyền Biden đã mở một chương trình ân xá nhân đạo cho những người Venezuela nộp đơn từ nước ngoài mà có người ở Mỹ bảo trợ.

Tháng trước, Washington cho biết họ sẽ tạm thời hoãn việc trục xuất và cấp giấy phép lao động cho gần nửa triệu người Venezuela đã vào Mỹ tính đến cuối tháng 7.

Mối quan hệ ngoại giao băng giá giữa Mỹ và Venezuela đã khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc trục xuất người Venezuela về quê hương của họ.

Bộ truyền thông Venezuela không hồi đáp yêu cầu bình luận từ Reuters.

🔝

Mexico: 10.000 di dân kéo tới biên giới Mỹ mỗi ngày

03/10/2023

Reuters

Capture à partir de :voatiengviet

Di dân biểu tình phản đối chính sách di trú của chính phủ Mexico trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador tại Ciudad Juarez ngày 31/3/2023.

Khoảng 10.000 di dân và người xin tị nạn kéo về biên giới Mỹ-Mexico mỗi ngày trong tuần trước, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết hôm 2/10, giữa làn sóng di dân Bắc tiến cao kỷ lục trên khắp lục địa.

Khoảng 6.000 người đi tới miền nam Mexico hàng ngày, ông Lopez Obrador cho biết, và con số thậm chí còn cao hơn nữa đã đến biên giới Mỹ-Mexico.

“Tuần trước, 10.000 di dân đã đến biên giới phía bắc mỗi ngày,” ông Lopez Obrador nói trong cuộc họp báo thường lệ vào buổi sáng.

Trong tháng 9, số lượng di dân tại biên giới Mỹ-Mexico đang trên đà tiến gần hoặc vượt qua mức cao hàng tháng trước đó.

Ông Lopez Obrador nhấn mạnh các quan chức phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ thúc đẩy di cư, bao gồm cả nhu cầu tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống của người dân.

Ông nói trước cuộc gặp sắp tới với ngoại trưởng các nước Mỹ Latin và quan chức Hoa Kỳ: “Điều chúng ta cần là xây dựng cầu nối hiểu biết và hợp tác để mọi người không bị buộc phải di cư”.

Ông cũng bày tỏ thương tiếc về cái chết của 10 di dân Cuba thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông ở bang Chiapas, miền nam Mexico, hôm 1/10.

🔝

Hai cửa khẩu đường sắt Texas – Mexico tạm đóng cửa; tác động sẽ ra sao?

27/12/2023

AP

Capture à partir de :voatiengviet

Xe lửa chở hàng bị kẹt tại Piedras Negras, Cohauila, Mexico, ngày 22/12/2023 sau khi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ thông báo tạm thời dừng các hoạt động đường sắt ở Eagle Pass và El Paso, Texas.

Chính phủ liên bang đã đóng các cửa khẩu đường sắt ở hai thị trấn biên giới Texas, làm dấy lên lo ngại về tác động tiềm tàng đối với thương mại xuyên biên giới và người tiêu dùng Mỹ.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới CBP hôm Chủ nhật 24/12 thông báo rằng họ sẽ tạm thời dừng các hoạt động đường sắt ở Eagle Pass và El Paso bắt đầu từ thứ Hai 25/12. Cơ quan này không cho biết hoạt động đường sắt sẽ bị tạm dừng trong bao lâu.

Ngành đường sắt và các chính trị gia đã chỉ trích động thái đóng cửa hai trong số sáu hệ thống đường sắt hiện có giữa Mexico và Mỹ.

“Chuyến tàu này không chỉ dừng ở Eagle Pass. Chuyến tàu này không chỉ ảnh hưởng đến Texas”, Dân biểu Tony Gonzalez, thuộc Đảng Cộng hòa đại diện cho khu vực bị ảnh hưởng, nói trong một cuộc họp báo ngày thứ Ba 26/12. “Chuyến tàu này tác động đến toàn bộ nước Mỹ, hàng hóa đang được vận chuyển khắp nước Mỹ.”

Tại sao việc này xảy ra?

CBP báo cáo có tới 10.000 người vào Mỹ bất hợp pháp mỗi ngày qua biên giới phía Tây Nam trong tháng này. Việc đóng cửa tuyến đường sắt sẽ giải phóng các nhân viên hải quan để hỗ trợ các nhân viên Biên phòng Hoa Kỳ đang bị quá tải, những người cần bắt giữ người di cư.

Hàng nghìn người xin tị nạn đã vượt biên đang ngủ ngoài trời dọc biên giới trong khi chờ nhân viên liên bang xử lý họ. Hầu hết đều được trả tự do kèm theo thông báo xuất hiện tại các tòa án di trú, nơi đang tồn đọng hơn 3 triệu hồ sơ.

Hoạt động đã được thay đổi vì những lý do tương tự khi CBP đóng cửa cảng nhập cảnh ở Lukeville, Arizona, lối qua đường dành cho người đi bộ ở San Diego và một cây cầu quốc tế ở Eagle Pass, Texas.

Tác động kinh tế là gì?

Union Pacific và BNSF là hai tuyến đường sắt bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc đóng cửa đường sắt ở Texas. Theo Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ, giữa hai tuyến đường này, 24 chuyến tàu thường sử dụng đường sắt hàng ngày để vận chuyển nông sản, phụ tùng ô tô, xe thành phẩm, hóa chất và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Union Pacific ước tính tổng thiệt hại cho tất cả các ngành bị ảnh hưởng — về hàng hóa, tiền lương và chi phí vận chuyển — vượt quá 200 triệu đô la mỗi ngày. Công ty đường sắt khổng lồ này cho biết hai cửa khẩu này chiếm 45% hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của họ và họ không thể chuyển tàu sang các cửa ngõ khác.

BNSF không đưa ra ước tính thiệt hại bằng đô la nhưng cho biết họ dự đoán sẽ có tác động đối với nhân viên và “hậu quả gián tiếp đáng kể trên toàn hệ thống của chúng tôi, vì những chuyến tàu đó sẽ di chuyển khắp mạng lưới dài 32.500 dặm của chúng tôi”, theo một tuyên bố được chia sẻ với Associated Press.

Hàng hóa nào có thể bị ảnh hưởng?

Gần 10.000 toa tàu Union Pacific hiện đang tạm dừng ở cả hai bên biên giới. Một số đoàn tàu đó chở các bộ phận ô tô và xe đã hoàn thiện.

Các nhà sản xuất ô tô Ford, GM và Toyota nói với AP rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi việc đóng cửa biên giới, nhưng Stellantis, nhà sản xuất ô tô của 14 thương hiệu ô tô bao gồm Dodge, Jeep và Chrysler, bày tỏ lo ngại.

Phát ngôn viên Jodi Stinson nói trong một tuyên bố: “Việc đình chỉ hoạt động đường sắt tại các cửa khẩu quốc tế giữa Texas và Mexico có khả năng tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất tại các cơ sở ở Bắc Mỹ của Stellantis và sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến cơ sở cung ứng tại Hoa Kỳ của chúng tôi”.

Union Pacific cho biết công ty có hơn 60 chuyến tàu – chở ô tô, thực phẩm và đồ uống, hàng hóa công nghiệp và nông sản như ngũ cốc – đang chờ ở biên giới.

Hiệp hội Ngũ cốc và Thức ăn chăn nuôi Quốc gia NGFA và Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Bắc Mỹ NAEGA nêu lên lo ngại rằng việc vận chuyển ngũ cốc và hạt có dầu bị đình trệ có thể ảnh hưởng đến khách hàng của họ ở Mexico, một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của hai tổ chức này.

Các tổ chức nói trong một tuyên bố: “Chiều nay NGFA và NAEGA đã nhận thức được tình trạng thắt chặt nghiêm trọng nguồn cung cấp thức ăn cho một số cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi ở Mexico. Chúng tôi cũng đã biết về các chuyến tàu chở ngũ cốc ở nhiều tiểu bang đang bị giữ lại do lệnh cấm vận của CBP. Bản chất nghiêm trọng của vấn đề này đang gia tăng theo từng giờ, đặc biệt đối với những người chăn nuôi có thể thiếu thức ăn cho gia súc.”

Chủ tịch NGFA Michael Seyfert cho biết những người chăn nuôi ở Mexico có thể bắt đầu hết ngũ cốc để nuôi gia súc nếu các cửa khẩu không mở cửa trở lại trong vòng một tuần vì họ không có nguồn cung lớn trong tay.

Ông nói: “Bạn có thể kéo dài khẩu phần ăn một chút, nhưng bạn không thể làm điều đó trong thời gian dài. Và sau đó không phải là bạn đóng cửa nhà máy trong hai ngày. Bạn bắt đầu đưa ra một số quyết định thực sự khó khăn liên quan đến động vật từ quan điểm nhân đạo.”

Có lựa chọn thay thế không?

Xe tải là một giải pháp thay thế tiềm năng cho tàu hỏa, mặc dù việc vận chuyển hàng hóa với khối lượng như vậy qua đường bộ sẽ gây ra vấn đề về mặt hậu cần. Sẽ cần khoảng 550 xe tải để vận chuyển số ngũ cốc mà một đoàn tàu 110 toa có thể chở được.

Union Pacific cho biết họ vận chuyển khoảng 450.000 chuyến hàng đường sắt qua Eagle Pass và El Paso mỗi năm và ước tính sẽ cần một triệu xe tải để vận chuyển cùng một khối lượng, hay 2.800 xe tải mỗi ngày.

Tàu chở hàng có được di dân sử dụng để vào Mỹ bất hợp pháp không?

Di dân thường lên tàu khi họ đi qua Mexico, nhưng điều này không đảm bảo việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Union Pacific và BNSF sử dụng cảnh sát, hợp tác với các cơ quan liên bang và công nghệ để ngăn chặn và phát hiện hàng lậu và người nhập cảnh trái phép vào nước Mỹ. Union Pacific có một hệ thống sử dụng hình ảnh tia gamma để phát hiện những hành khách không mong muốn.

Union Pacific cho biết chỉ phát hiện 5 di dân cố gắng vào Mỹ bất hợp pháp trên các chuyến tàu của họ trong 5 tuần qua.

BNSF nói qua một tuyên bố: “Thông qua những nỗ lực của mình, chúng tôi đã nhận thấy rất ít người cố gắng vượt biên giới trên các chuyến tàu ở cả hai cửa khẩu nhập cảnh”.

🔝

Di dân vượt biên kỷ lục, khủng hoảng biên giới Mỹ chưa hạ nhiệt

04/01/2024

VOA News

Capture à partir de :voatiengviet

Di dân vượt sông Rio Bravo, ranh giới giữa Hoa Kỳ và Mexico, tại Ciudad Juarez, Mexico ngày 2/1/2024.

Các quan chức Hoa Kỳ ước tính đã xử lý khoảng 300.000 di dân vượt biên bất hợp pháp vào lãnh thổ Mỹ tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico trong tháng 12, con số cao nhất từng được ghi nhận, theo nhiều hãng tin.

Trong khi Bộ An ninh Nội địa sẽ công bố số liệu tháng 12 vào cuối tháng này, Reuters và các hãng tin khác ước tính rằng 300.000 người đã tìm cách vượt biên trong tháng cuối cùng của năm 2023, với khoảng 50.000 người trong số họ đi qua các cửa khẩu được chỉ định.

Những ước tính đó cho thấy rằng ba tháng đầu tiên của năm tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 10/2023) sẽ lập kỷ lục. Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố đang khiến di dân - nhiều người từ những nơi xa xôi như châu Á, châu Phi và Trung Đông - kéo tới biên giới Hoa Kỳ.

Các con số kỷ lục này diễn ra trong khi Mỹ bước vào năm bầu cử tổng thống, trong đó chủ đề di trú dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Tổng thống Joe Biden, người được kỳ vọng sẽ nhận được đề cử của đảng Dân chủ, đã nhiều lần nói rằng di dân là một trong những thế mạnh của đất nước, ngay cả khi ông đã thực hiện các bước nhằm kiềm chế dòng người đổ vào hiện nay. Cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên chắc chắn giành được đề cử của đảng Cộng hòa, từ lâu đã ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề di trú và thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mang tính kích động để mô tả những người nhập cư vào Mỹ.

Yếu tố ‘đẩy’ và ‘kéo’

Bà Michelle Mittelstadt, giám đốc về truyền thông và các vấn đề công cộng của Viện Chính sách Di trú, nói với VOA rằng có nhiều yếu tố đã góp phần làm tăng số lượng di dân ở biên giới phía nam.

Bà Mittelstadt nói rằng nhiều di dân đến biên giới đã bị “đẩy” ra khỏi đất nước của họ do những biến động về kinh tế và chính trị, thiên tai và các cuộc khủng hoảng khác. Ví dụ, sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela trong thập niên qua đã khiến khoảng 8 triệu người phải rời bỏ nước này. Trong khi nhiều người đã tìm được nơi ẩn náu ở các quốc gia Nam Mỹ khác, chẳng hạn như Colombia, thì hàng trăm nghìn người đã phải vượt qua chặng đường dài và nguy hiểm để đến Hoa Kỳ.

Các yếu tố khác góp phần “kéo” di dân đến Mỹ bao gồm sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Bà Mittelstadt nói rằng điều mà bà gọi là sự chuyên nghiệp hóa ngày càng tăng của các tổ chức buôn người cũng khiến canh bạc di cư có vẻ hấp dẫn hơn và khả năng ông Trump có thể tái đắc cử vào năm 2024 đã khuyến khích nhiều di dân cố gắng vượt biên trước khi các biện pháp di trú chặt chẽ hơn có thể được áp dụng.

Nổi bật hơn tất cả những yếu tố này là bằng chứng rõ ràng cho thấy hệ thống xử lý người xin tị nạn của Mỹ đã bị phá vỡ nghiêm trọng: Người xin tị nạn được cho vào Mỹ trong khi đơn xin của họ được xét duyệt thường phải đợi vài năm trước khi trường hợp của họ được xét xử tại tòa án di trú. Hơn 3 triệu trường hợp đang chờ xử lý, trong số này có hơn 1 triệu trường hợp là mới thêm vào trong 12 tháng qua.

Bà Mittelstadt nói: “Thật khó để thấy rằng bất kỳ yếu tố nào trong số này sẽ sớm giảm bớt, ngay cả khi chính phủ Hoa Kỳ có những thay đổi chính sách rất mạnh mẽ”.

Khủng hoảng lan rộng

Các tiểu bang dọc biên giới phía nam từ lâu đã phàn nàn về số lượng di dân vào Hoa Kỳ ngày càng tăng. Nhiều lần, các thị trấn nhỏ ở biên giới đã phải đối mặt với làn sóng hàng nghìn di dân đột ngột chỉ trong vài ngày.

Lãnh đạo các tiểu bang biên giới, chẳng hạn như Thống đốc Texas Greg Abbott, đã phàn nàn rằng phản ứng của chính phủ liên bang đối với cuộc khủng hoảng là chưa đủ, cả về các phản ứng chính sách nhằm làm giảm dòng di dân và về việc cung cấp hỗ trợ trong việc quản lý số lượng lớn những người vượt biên.

Đặc biệt, trong năm qua ông Abbott đã đẩy nhanh chương trình trong đó Texas đưa các nhóm di dân bằng xe buýt hoặc máy bay đến các thành phố khác, thường do các thị trưởng Dân chủ điều hành, như New York và Chicago.

Trong những tháng gần đây, lãnh đạo các thành phố tiếp nhận hàng chục nghìn di dân theo kiểu này đã bắt đầu cố gắng ngăn chặn dòng người này. ​ Tại New York, Thị trưởng Eric Adams đã ban hành lệnh hành pháp hạn chế xe buýt của di dân vào những thời điểm và điểm đổ khách nhất định. Để đáp lại, nhiều xe buýt chỉ dừng lại gần các trạm trung chuyển công cộng ở bang New Jersey lân cận và hướng dẫn di dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào New York.

Đối thoại với Mexico

Chính quyền Biden đã thực hiện các bước để giải quyết cuộc khủng hoảng, bao gồm ngăn chặn các tổ chức buôn người, đẩy nhanh một số loại hình trục xuất, triển khai quân đội để hỗ trợ các nhân viên Tuần tra Biên giới và nhân viên di trú, đồng thời mở rộng các cơ sở để giam giữ và xử lý những người xin tị nạn và những di dân khác.

Tuần trước, Ngoại trưởng Antony Blinken đã dẫn đầu một phái đoàn Hoa Kỳ tới Mexico để đàm phán với chính quyền của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador về việc giảm dòng di dân.

Trong một tuyên bố, ông López Obrador cho biết các cuộc thảo luận đã dẫn đến “các thỏa thuận quan trọng”, mặc dù không có thông tin chi tiết nào được công bố.

Tổng thống Biden bị chỉ trích

Ông Biden, với tư cách là ứng cử viên tổng thống, đã báo hiệu sự cởi mở đối với những người xin tị nạn và di dân.

Trong cuộc tranh luận tổng thống vào năm 2020, ứng cử viên khi đó là ông Biden đã bảo vệ thông lệ cho phép các cá nhân xin tị nạn ở lại Hoa Kỳ vô thời hạn trong khi hồ sơ của họ được xử lý, nói rằng: “Bạn đến Hoa Kỳ và bạn đưa ra trường hợp của mình rằng, ‘Tôi mong muốn tị nạn dựa trên tiền đề sau đây và tại sao tôi xứng đáng được tị nạn theo luật pháp Mỹ’.”

Các tổ chức bảo thủ ủng hộ việc thực thi luật nhập cư chặt chẽ hơn cho rằng hậu quả từ các chính sách của Tổng thống Biden là quá rõ ràng và có thể đoán trước.

“Trước khi nhậm chức, ông Biden đã gửi một thông điệp rõ ràng tới những di dân bất hợp pháp trên toàn thế giới rằng họ có nhiều khả năng được nhận vào Hoa Kỳ,” ông Simon Hankinson, một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm An ninh Biên giới và Nhập cư thuộc Sáng hội Heritage, nói.

Trong những tuần gần đây, đảng Cộng hòa tại Quốc hội không chịu xem xét các gói viện trợ lớn cho Ukraine và Israel trừ khi chúng gắn liền với những cải cách di trú quan trọng.

Trong lần xuất hiện trên CBS hôm 31/12, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này một cách ngắn gọn: “Khi bạn đến biên giới của chúng tôi, chúng tôi nói, ‘Xin lỗi, chúng tôi đã hết chỗ’.”

Trong cùng một chương trình, Thị trưởng Denver Mike Johnston đã bác bỏ ý kiến cho rằng đã hết chỗ, nói rằng những thành phố như của ông chỉ yêu cầu di dân đến có trật tự.

Ông nói: “Điều chúng tôi không muốn là mọi người đến tòa nhà của thành phố và quận vào lúc hai giờ sáng cùng với phụ nữ và trẻ em ở bên ngoài trong thời tiết 10 độ và không có sự hỗ trợ nào”. “Và vì vậy, chúng tôi muốn xe buýt ở đây làm những gì mà mọi xe buýt khác đều làm, đó là đậu tại bến xe buýt và tại điểm dừng xe buýt vào những giờ mà chúng tôi có thể cử nhân viên đến đón và hướng dẫn họ đến các dịch vụ.”

🔝

Bất chấp chiến dịch trấn áp của Texas, nạn vượt biên trái phép vẫn tăng cao

03/01/2024

AP

Capture à partir de :voatiengviet

Di dân chờ được Cơ quan Hải quan và Tuần tra Biên giới Mỹ cứu xét về tình trạng di trú tại Eagle Pass, Texas.

Trước khi đặt chân tới thành phố New York giống như hàng nghìn di dân khác trong năm nay, ông Abdoul, 32 tuổi đến từ Tây Phi, đã trải qua một chặng đường không mong muốn: Nhiều tuần bị giam giữ trong một nhà tù hẻo lánh ở Texas vì tội xâm nhập đất đai tư nhân sau khi vượt biên giới Mỹ-Mexico.

Ông Abdoul, một nhà hoạt động chính trị chạy trốn khỏi Mauritania vì sợ bị đàn áp, nói: “Tôi đã thức trắng nhiều giờ, ngồi bệt trên sàn nhà”. Ông không tiết lộ tên họ đầy đủ vì sợ ảnh hưởng tới việc xin tị nạn của ông.

Bắt đầu từ tháng 3 tới, Texas sẽ cho phép cảnh sát bắt giữ những di dân vào tiểu bang này bất hợp pháp và trao cho các thẩm phán địa phương quyền ra lệnh cho họ phải ra khỏi nước Mỹ. Luật mới được ban hành hai năm sau khi Texas triển khai chiến dịch quy mô nhỏ hơn nhằm bắt giữ những di dân vì tội xâm nhập trái phép. Nhưng mặc dù hoạt động đó cũng nhằm mục đích ngăn chặn việc vượt biên trái phép, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy có thể cản chân các di dân.

Kết cục này đề ra câu hỏi về tác động của các vụ bắt giữ đối với việc ngăn chặn di dân khi Texas sẵn sàng trao cho cảnh sát quyền hạn lớn hơn nữa để bắt giữ những di dân vì tội nhập cảnh bất hợp pháp. Các tổ chức dân quyền đã khởi kiện để ngăn chặn đạo luật mới do Thống đốc đảng Cộng hòa Greg Abbott ký, gọi đó là hành vi vi hiến và xâm phạm quyền hạn của cơ quan di trú thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Hôm 28/12, Bộ Tư pháp tuyên bố với ông Abbott sẽ khởi kiện trừ khi Texas đảo ngược tiến trình thực hiện luật mới vào tuần tới, theo một bức thư mà Hearst Newspaper có được.

Kể từ năm 2021, chính quyền Texas đã bắt giữ gần 10.000 di dân với tội danh xâm nhập trái phép theo điều mà ông Abbott gọi là chiến dịch “bắt giữ và bỏ tù”: Các chủ đất ở biên giới ký kết thỏa thuận với tiểu bang cho phép bắt giữ những người xâm nhập trái phép, dọn đường cho cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ những di dân vào Hoa Kỳ đi qua đất đai của họ.

Các vụ bắt giữ đã gây ra những kiện tụng, bao gồm cả những cáo buộc vi phạm thủ tục tố tụng. Gần đây hơn, một chủ đất đã yêu cầu các quan chức chấm dứt các vụ bắt giữ xâm nhập đất đai của họ, khẳng định chính quyền trước nay không được phép làm như vậy.

Ông Abbott đã dự đoán các vụ bắt giữ xâm nhập đất đai sẽ mang lại kết quả nhanh chóng. Ông nói với Fox News vào tháng 7 năm 2021, khi số người qua biên giới Texas-Mexico đạt 1,2 triệu trong năm tài chính đó, rằng “khi mọi người bắt đầu biết về điều này, họ sẽ ngừng vượt qua biên giới Texas.”

Con số đó thậm chí còn tăng cao hơn trong năm tài chính vừa qua, lên tới 1,5 triệu người.

Cảnh sát trưởng Tom Schmerber của Hạt Maverick, nơi ông Abdoul vượt biên và nhanh chóng bị bắt vào tháng 7 vừa qua, nói: “Họ vẫn đang đi qua đây”.

Ông Abbott trong tháng này ngỏ ý rằng Texas có thể sớm loại bỏ dần các vụ bắt giữ về tội xâm nhập đất tư khi tiểu bang tiến hành các vụ truy tố nhập cảnh bất hợp pháp có thể được thi hành ở hầu hết mọi nơi trong tiểu bang, bao gồm cả hàng trăm dặm từ biên giới.

Các vụ bắt giữ xâm nhập đất tư trái phép là nền tảng của các hoạt động biên giới trị giá gần 10 tỷ đô la của ông Abbott được gọi là Chiến dịch Ngôi sao Đơn độc nhằm thách thức thẩm quyền của chính phủ liên bang đối với vấn đề di trú. Ông Abbott cũng đã đưa khoảng 80.000 di dân lên xe buýt chở thẳng đến các thành phố do đảng Dân chủ lãnh đạo, cũng như cho giăng dây thép gai ở biên giới và lắp đặt hàng rào phao trên sông Rio Grande. Tuần trước, ông Abbott đã đưa một chuyến bay gồm 120 di dân đến Chicago.

Hoạt động này có thể được nhìn thấy ở Quận Maverick, nơi đã diễn ra nhiều vụ bắt giữ. Xe tuần tra đậu cách nhau vài dặm dọc theo con đường hai làn dẫn tới thành phố biên giới Eagle Pass. Dọc theo sông Rio Grande, cảnh sát tiểu bang từ Florida, một trong số các tiểu bang do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã cử Vệ binh Quốc gia và cơ quan thực thi pháp luật đến biên giới, làm việc song song với các quan chức Texas.

Ông Abdoul bị bắt tại Công viên Shelby của thành phố. Đó là ngày 4/7 khi ông đặt chân lên đất Mỹ lần đầu tiên. Cảnh sát đứng gần đó hỏi ông vài câu và nhanh chóng bắt giữ ông.

Ông nói rằng ông được cho những phần ăn khiêm tốn trong tù và đau khổ đến mức sẽ khai bất cứ điều gì để được ra ngoài. Ông đã nhận tội xâm nhập đất tư trái phép, một tội danh có thể phải chịu mức án tối đa là một năm tù.

Không biết có bao nhiêu người trong số những người bị bắt ở biên giới vì tội xâm nhập đất tư trái phép vẫn còn ở trên lãnh thổ Mỹ, bị trục xuất, được phép ở lại để xin tị nạn hoặc có đơn xin tị nạn bị bác. Nhưng bà Kristen Etter, một luật sư cho biết tổ chức pháp lý của bà đã đại diện cho hơn 3.000 di dân về tội xâm nhập đất tư. Bà nói phần lớn khách hàng của bà được phép ở lại để xin tị nạn.

Bà cho biết nhiều di dân tìm đến cơ quan thực thi pháp luật ở biên giới vì họ muốn trình diện.

Bà nói: “Thay vì ngăn cản, việc này đang thu hút nhiều người hơn”.

Các vụ bắt giữ xâm nhập đất tư trái phép được Bộ An toàn Công cộng Texas dẫn đầu. Bộ này cho biết hoạt động biên giới của tiểu bang đã dẫn đến tổng cộng hơn 37.000 vụ bắt giữ tội phạm. Phát ngôn viên Ericka Miller cho biết cảnh sát đã ngăn chặn các thành viên băng đảng, những kẻ buôn người, các tội phạm tình dục và những đối tượng khác nhập cảnh vào tiểu bang.

Bà Miller nói trong một email: “Nếu chúng tôi không có mặt ở đó, tất cả những tội phạm đó có thể đã tràn vào đất nước mà không bị cản trở”.

“Tiểu bang Texas đang nỗ lực gửi thông điệp tới những người đang tính chuyện nhập cảnh vào nước Mỹ bất hợp pháp hãy suy nghĩ lại.”

Ông Rolando Salinas, thị trưởng của Eagle Pass, đã ký một văn bản về cáo buộc xâm nhập để cho phép các vụ bắt giữ như trường hợp của ông Abdoul trong thời điểm số di dân vượt biên tăng đột biến vào tháng 7 năm nay. Sau phản ứng dữ dội của địa phương, ông đã hủy bỏ văn bản trước khi ký lại vài tuần sau đó. Cuối cùng, ông Salinas cho biết, ông ủng hộ hoạt động này vì nó đã đưa những nhân viên thực thi pháp luật cần thiết đến thành phố.

Ông Salinas nói: “Lực lượng của chúng tôi không đủ lớn để duy trì hòa bình ở Eagle Pass nếu có 10.000-15.000 người đi qua”.

Dân biểu tiểu bang David Spiller, tác giả của luật bắt giữ mới mà ông Abbott đã ký trong tháng này, nói ông tin rằng việc vượt biên sẽ cao hơn nhiều nếu không có các vụ truy tố xâm nhập đất tư. Nhưng ông cho biết những trường hợp đó làm tăng thêm khối lượng công việc của các công tố viên và phụ thuộc vào sự hợp tác từ các chủ đất và ngay cả khi bị cáo bị kết án, hành vi phạm tội này không bị trục xuất theo luật liên bang.

Ông Spiller cho biết những người bị buộc tội có lẽ đang hòa nhập vào dân chúng Hoa Kỳ.

Ông Spiller nói: “Chúng tôi đang làm những gì có thể, nhưng mới chỉ đang làm chậm lại quá trình đó”. “Chúng tôi chưa ngăn cản ai cả.”

Ông Abdoul đã đến Thành phố New York sau khi được trả tự do, nơi ông nói rằng ông được phép ở tại nơi tạm trú trong một tháng. Hiện ông thuê phòng với một người bà con và đang chờ giấy phép làm việc. Sau đó, ông nói, ông sẽ kiếm việc làm và cố gắng đi học cho đến khi thẩm phán di trú quyết định tương lai của ông vào mùa xuân tới.

Ông Abdoul nói: “Khi mọi thứ hoàn tất và đơn xin tị nạn của tôi được chấp thuận, tôi muốn đi học vì tôi đã bắt đầu đi học và ước mơ của tôi là được giáo dục tốt”.

🔝

Biden duyệt xây thêm một đoạn tường biên giới Hoa Kỳ-Mexico vì số người vượt biên vào Mỹ tăng nhanh

Capture à partir de :BBC

Nguồn hình ảnh, Reuters

Hàng rào dây kẽm gai ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ xây thêm một đoạn tường dọc biên giới với Mexico ở bang Texas nhằm chặn số người vào Mỹ trái phép ngày càng tăng.

Đoạn tường dài khoảng 20 dặm (32km) sẽ được Quận Starr xây dựng dọc biên giới với Mexico, nơi giới chức ghi nhận số người vượt biên rất cao.

Xây tường dọc biên giới là một chính sách tiêu biểu của ông Donald Trump khi còn là tổng thống và bị đảng Dân chủ phản đối mạnh mẽ.

Hồi 2020, ông Biden hứa ông sẽ không xây thêm một thước tường nào nếu được bầu làm tổng thống.

Sau khi ông nhậm chức, chính quyền của ông ra một tuyên bố rằng xây tường dọc biên giới phía Nam “không phải là một giải pháp chính sách nghiêm túc”.

Trong một thông cáo gửi tới Associated News tối thứ Tư, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ bảo vệ động thái mới nhất, nói rằng họ dùng vốn được phân bổ từ trước để xây rào chắn biên giới.

“Thượng viện phân bổ vốn năm tài khóa 2019 cho việc xây dựng rào chắn biên giới ở Thung lũng Rio Grand, và Bộ An ninh Nội địa Mỹ được yêu cầu phải dùng khoản tiền đó cho đúng mục đích,” thông cáo của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ viết.

Số người vượt biên trái phép vào Mỹ tăng lên khiến người nhập cư trở thành một vấn đề nhạy cảm cho tổng thống Biden.

Riêng năm nay, hơn 245.000 người đã vượt biên chỉ riêng ở khu vực Thung lũng Rio Grande, theo số liệu của chính phủ. Và tháng Chín được trông đợi là sẽ là một tháng có con số kỷ lục.

Vài tháng phố ở Mỹ tuyên bố họ đang chịu áp lực từ dòng người nhập cư ồ ạt.

Thị trưởng New York City ông Eric Adams dự đoán chi phí nhà ở cho hơn 100.000 người mới vào Mỹ năm ngoái sẽ lên tới 12 tỷ USD trong ba năm tới.

Tuần này, ông Adams tới Mexico, Colombia và Ecuador để thuyết phục người nhập cư đừng lên đường sang Mỹ. “Chúng tôi đã hết công suất rồi,” ông nói hôm thứ Ba.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ thì nói có “sự cần thiết khẩn cấp” cho việc xây một đoạn tường biên giới mới và ngăn cản người vào Hoa Kỳ trái phép.

Con người và hệ sinh thái

Để duyệt cho việc xây tường, rất nhiều luật liên bang đã bị bỏ qua, trong đó có Điều luật về Không khí sạch và Điều luật về Nước uống An toàn.

Động thái này của chính phủ làm các nhà vận động bảo vệ môi trường lên tiếng phê phán. Họ nói bức tường sẽ cắt qua vùng sinh thái của các loài động thực vật bị đe dọa tuyệt chủng.

“Thật đau lòng khi thấy Tổng thống Biden cúi thấp tới mức này, đặt các điều luật bảo vệ môi trường chủ chốt của đất nước chúng ta sang một bên để xây những bức tường không hiệu quả mà lại giết chết động vật hoang dã,” Leiken Jordahl, nhà bảo tồn tại Trung tâm Đa dạng Sinh học nói.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói họ sẽ dùng khoản tiền đã được đảm bảo dưới thời ông Donald Trump để xây đoạn tường mới.

Đây là lần đầu tiên chính quyền Biden dùng quyền để phê duyệt việc xây tường mới – điều được làm thường xuyên dưới thời tổng thống Trump, khi chừng 50 bức tường mới được xây và 400 dặm rào chắn có sẵn được nâng cấp.

Bản đồ các đoạn tường xây dọc biên giới, màu đỏ là đoạn chính quyền Biden đề nghị xây, màu xanh là các rào chắn sẵn có nhưng còn gián đoạn hoặc chưa xây xong

Ông Biden đang gặp chỉ trích ngày càng tăng về chính sách nhập cư của ông trong bối cảnh số người nhập cư vượt biên vào Mỹ tăng vọt.

Cục Tuần tra Biên giới Mỹ giữ 181.059 người dọc biên giới phía Nam hồi tháng Tám so với 132.648 người hồi tháng Bảy, theo số liệu mới nhất.

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador nói chỉ riêng trong tuần trước, mỗi ngày có chừng 10.000 người tới biên giới Mỹ-Mexico.

🔝

Biden mở rộng xây tường biên giới với Mexico - liệu có thể ngăn chặn vượt biên?

Capture à partir de :BBC

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Có nhiều loại rào cản vật lý dọc biên Mỹ-Mexico

Thoạt nhìn, Quận Starr ở bang Texas, Mỹ là một nơi yên tĩnh.

Những ngọn đồi thoai thoải được bao phủ bởi những cây mesquite và cây bụi mọc thấp, xen kẽ với các con suối và rãnh nhỏ, và nhiều thị trấn nhỏ, yên bình nơi đây dường như được lấy từ những vùng phương Tây cũ.

Nhưng biên giới giữa Mỹ và Mexico cách đó không xa. Vào những ngày yên bình ở những thị trấn như Roma, người dân và du khách có thể nghe rõ tiếng nói chuyện ồn ào, tiếng trẻ con nô đùa hay tiếng gà trống gáy khắp con sông Rio Grande.

Trong nhiều thập niên qua, môi trường sống, vị trí gần sông và khả năng tiếp cận các đường cao tốc đã khiến nơi đây trở thành điểm qua lại đông đúc của những người nhập cư - và giờ đây, trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận sôi nổi về an ninh biên giới ở Mỹ.

Hôm 4/10, chính quyền Biden tuyên bố sẽ xây dựng một đoạn tường biên giới dài khoảng 32km trong khu vực, một thông báo hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của ông khi còn là một ứng viên Tổng thống vào năm 2020 rằng nếu đắc cử ông sẽ không xây thêm “một thước tường biên giới nào”. Ông cũng đã tạm dừng việc xây dựng vào ngày đầu tiên nhậm chức.

Trong khi Tổng thống Biden và các quan chức tuyên bố rằng bức tường biên giới mới đang được xây dựng một cách miễn cưỡng - vì nguồn kinh phí đã được chính quyền Donald Trump phân bổ đặc biệt vào năm 2019 - thì thông báo này một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về biện pháp kiểm soát biên giới từng gây tranh cãi của chính sách đặc trưng của tổng thống lúc bấy giờ là Trump.

Tổng cộng, cựu Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cải tạo và gia cố gần 740km bức tường biên giới, mặc dù chỉ có khoảng 80km là xây mới. Kể từ khi rời nhiệm sở, ông Trump và một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi xây dựng thêm các rào cản biên giới trong bối cảnh số lượng người nhập cư ở biên giới phía nam ngày càng tăng.

Việc các bức tường biên giới có hiệu quả hay không đã trở thành một cuộc tranh luận chính trị gay gắt.

TT Biden duyệt xây thêm đoạn tường biên giới Mỹ-Mexico khi số người vượt biên tăng

Bức tường biên giới của Trump: 7 điều nên biết qua biểu đồ

Trong khi dữ liệu của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ công bố vào cuối năm 2020 cho thấy những bức tường mới giúp giảm gần 90% sự xâm nhập bất hợp pháp vào một số khu vực, thì các nghiên cứu học thuật lại cho thấy hiệu quả khiêm tốn hơn.

Ví dụ, một phân tích dữ liệu từ Viện nghiên cứu Cato cho thấy Cục Tuần tra Biên giới Mỹ chứng kiến nhiều vụ bắt giữ và vượt biên trái phép thành công hơn ngay cả trước khi chính quyền Trump kết thúc, cho thấy bức tường cuối cùng đã không hiệu quả.

Một nghiên cứu thứ ba, được công bố trên Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ: Kinh tế Ứng dụng, cho thấy các rào cản biên giới đã làm giảm 35% tình trạng nhập cư. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy dữ liệu nào cho thấy các bức tường này hiệu quả hơn việc sử dụng nguồn tài trợ để thuê thêm nhân lực ở biên giới.

Về phần mình, chính quyền Biden đã nhiều lần tuyên bố một cách dứt khoát rằng họ không tin rằng các rào cản này có hiệu quả.

Con sông Rio Grande nhìn từ thị trấn biên giới Roma, Quận Starr, bang Texas

Doris Meissner, cựu ủy viên của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ - cơ quan hiện không còn tồn tại - nói với BBC rằng những bức tường có thể có hiệu quả trong việc "chuyển hướng" dòng người di cư đến các khu vực dễ tuần tra hơn.

“Ý tưởng có một rào cản vật lý ở đó [Quận Starr] là để giúp các đặc vụ và phương tiện của Lực lượng Tuần tra Biên giới không cần phải dàn trải trên một khu vực rất lớn mà là khoảng cách mà người ta đang băng qua”, bà Meissner, hiện là thành viên cấp cao Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân có trụ sở tại Washington DC nói. “Có vẻ đó chính là điều họ đang nghĩ đến với đề xuất này.”

Bản thân thuật ngữ "bức tường" đã là một cách gọi sai. Trên trang web của mình, Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) mô tả hàng rào biên giới bao gồm tất cả mọi thứ từ hàng rào cọc đến các đê bằng bê tông và thép, và ở một số nơi là " Normandy barriers" - rào chắn kim loại lớn được thiết kế chỉ để ngăn chặn sự xâm nhập của phương tiện nhưng người đi bộ có thể đi qua.

Theo CBP, công trình tường mới sẽ bao gồm các tấm rào thép cao 5,4m được đặt trong các hàng rào bê tông di động, được củng cố bằng "công nghệ phát hiện" và hệ thống chiếu sáng.

Các chuyên gia lưu ý rằng ngay cả những khu vực có rào cản cao và vững chắc cũng không có nghĩa là không thể xuyên thủng. Người nhập cư thường tìm cách leo lên các rào cản bằng thang hay dây thừng, hoặc cắt và trèo qua rào.

“Thực sự chỉ là về tốc độ. Có lẽ sẽ chỉ mất vài phút nữa để vào đất Mỹ”, Adam Isacson, nhà nghiên cứu tại Văn phòng Washington ở Mỹ Latinh nói.

"Đây hoàn toàn không phải là một rào cản không thể vượt qua. Việc đưa trẻ em, người già hoặc người khuyết tật vượt qua sẽ khó khăn hơn và có nhiều người chết hoặc bị thương nặng khi rơi xuống. Nhưng điều này dường như không ngăn cản được những người vượt biên".

Ông Isaacson nói thêm, những bức tường cũng “không liên quan nếu mục tiêu của bạn là đầu thú” và chính thức xin tị nạn – điều vốn trong những tháng gần đây đã chiếm “phần lớn đáng kể” trong tổng số người nhập cư bị giam giữ. Khi đã vượt qua biên giới quốc tế, những người xin tị nạn được phép phản đối việc trục xuất một cách hợp pháp.

Dọc theo biên giới – nơi người dân từ lâu đã quen với việc là chủ đề đứng đầu trong các cuộc tranh luận về nhập cư - tin tức về việc mở rộng bức tường biên giới đã gây ra nhiều cảm xúc lẫn lộn.

Một số cư dân ở các thị trấn biên giới nói với BBC rằng mặc dù họ muốn có một đường biên giới vững chắc nhưng họ phản đối bức tường, hoặc họ cởi mở với ý tưởng này nhưng lo ngại về cách thức thực hiện.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một trong số họ, Jessie Fuentes - nhà hoạt động ở thành phố Eagle Pass, nói rằng ông đã "chiến đấu hết mình" chống lại những nỗ lực xây dựng bức tường biên giới trước đây, nhưng cuối cùng cảm thấy rằng các rào cản đã được "thiết kế tốt" và "được thiết lập một cách chiến lược".

“Hàng rào phục vụ một mục đích,” ông nói. “Nếu nó giúp CBP kiểm soát hoặc thiết lập một tuyến đường mà người nhập cư có thể tìm nơi trú ẩn hoặc cứu trợ thì đó là một điều tốt… nhưng nó không nên khiến mọi người nghĩ rằng chúng ta đang thất bại. Đó là một điều khó khăn. "

Alex Garcia, một cư dân của Quận Webb - kế bên Quận Starr - nói rằng ông "hiểu" sự cần thiết của rào chắn nhưng lo lắng về tác động của chúng với môi trường và thực tế là những người nhập cư "có thể tự làm mình bị thương" khi cố gắng vượt qua.

Theo khái niệm, những “bức tường” biên giới có từ trước cả thời Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump. Mọi tổng thống Mỹ gần đây đều đã xây dựng hoặc tăng cường các phần rào chắn dọc biên giới, bao gồm 206 km được xây dựng dưới thời chính quyền Obama.

Các chuyên gia lưu ý rằng những hàng rào này ít có tác động lâu dài đến dòng người nhập cư và là yếu tố quyết định cuối cùng có bao nhiêu người đến biên giới Mỹ-Mexico.

Arturo Sarukhan, cựu đại sứ Mexico tại Mỹ từ 2007 - 2013, nói rằng "Bạn không thể giải quyết những thách thức của Thế kỷ 21 bằng các giải pháp của Thế kỷ 1 trước Công nguyên”.

Ông nói: "Tác động duy nhất mà điều này mang lại là tăng thêm lợi ích cho tội phạm buôn lậu và buôn người có tổ chức, đồng thời chơi trò Whack-a-Mole (Đập chuột) với dòng người nhập cư và vượt biên vào Mỹ, hướng họ tới các tuyến đường và khu vực biên giới nguy hiểm hơn".

🔝

LHQ: Hơn 2.500 di dân chết hoặc mất tích ở Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2023

Đăng ngày: 29/09/2023 - 15:51

Capture à partir de :RFI

Theo một quan chức cao cấp thuộc phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR ngày 28/09/2023, trong tổng số gần 200.000 người di dân vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu kể từ đầu năm, đã có hơn 2.500 người bị thiệt mạng hay mất tích.

Một tàu chở di dân đến gần đảo Lampedusa, Ý, ngày 16/09/2023. REUTERS - YARA NARDI

Phát biểu trong một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dành riêng cho cuộc khủng hoảng di dân ở Địa Trung Hải, bà Ruven Menikdiwela, giám đốc văn phòng Cao Ủy Tị Nạn HCR ở New York, cho biết: “Tính đến ngày 24 tháng 9, hơn 2.500 người đã bị ghi nhận là chết hoặc mất tích” trên biển kể từ đầu năm, tăng gần 50% so với “1.680 người trong cùng kỳ” năm 2022”.

Theo số liệu của HCR, từ ngày 01/01 đến 24/09/2023, tổng cộng 186.000 di dân đã đến miền nam châu Âu (Ý, Hy Lạp, Síp và Malta), trong đó có 130.000 người đến Ý, “tăng 83% so với cùng kỳ năm 2022”.

Về nơi xuất phát của những người di cư, quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết là từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2023, hơn 102.000 người di cư đã cố gắng vượt Địa Trung Hải từ Tunisia và 45.000 người từ Libya. Bà nói thêm, trong số này, 31.000 người đã được cứu trên biển hoặc bị chặn trước và đưa lên bờ ở Tunisia, và 10.600 người ở Libya.

Bà Menikdiwela nhấn mạnh: “Trên đất liền, nhiều người đã mất nhưng không được công chúng chú ý”.

Theo quan chức Phủ Cao Ủy Tị Nạn, hành trình từ Tây Phi, Đông Phi và vùng Sừng châu Phi đến Libya, cũng như các điểm khởi hành khác trên bờ biển, vẫn là “một trong những hành trình nguy hiểm nhất trên thế giới”. Nhân vật này giải thích: “Người tị nạn và di dân đi trên các tuyến đường bộ từ vùng châu Phi phía dưới sa mạc Sahara có nguy cơ tử vong và bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở mọi chặng đường”.

Văn bản mới về nhập cư châu Âu: Đức bật đèn xanh, Ý phản đối

Sau nhiều tuần ngăn chặn, Đức rốt cuộc đã bật đèn xanh cho thỏa thuận mới của Liên Hiệp Châu Âu về di cư và tị nạn.

Trong cuộc họp của các bộ trưởng Nội Vụ Liên  Âu vào hôm qua, 28/09/2023, Berlin đã chính thức bật đèn xanh cho văn bản về quản lý khủng hoảng và công cụ hóa việc di cư, mở đường cho một thỏa thuận trong tương lai về hiệp ước di cư và tị nạn. Đảng Xanh ở Đức cho đến nay vẫn phản đối việc buộc các trẻ em và gia đình phải tuân theo thủ tục cấp tốc ở biên giới, một biện pháp cho phép trục xuất trở về nước xuất xứ nhanh hơn đối với những người bị bác đơn xin tị nạn.

Tuy nhiên, vào lúc Đức đồng ý, nước Ý, vốn trước đó đã ủng hộ văn bản, lại gây khó khăn và từ chối một điều khoản của văn bản liên quan đến các hoạt động nhân đạo.

🔝

Liên Âu thông qua chính sách chung về tị nạn và di dân

Đăng ngày: 05/10/2023 - 13:33

Capture à partir de :RFI

27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU), hôm qua 04/10/2023, đã thông qua một văn bản liên quan đến chính sách “tị nạn và di cư” chung của khối. Văn bản này đề cập đến việc giải quyết các tình huống khủng hoảng, khi một quốc gia phải đối mặt với làn sóng di dân ồ ạt và đột ngột.

Hình minh họa: Những di dân vượt biển từ châu Phi được tàu Guardia di Finanza, cứu đưa vào cảng Lampedusa, Ý ngày 15/09/2023.AFP - ALESSANDRO SERRANO

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

Nhiều điều khoản đã bị lược bỏ trong 61 trang của văn bản thỏa hiệp này. Chẳng hạn, trong đó có yêu cầu của Ý về việc trả những người được các tổ chức phi chính phủ giải cứu về những quốc gia có các tổ chức đó, đa phần là của Đức.

Cuối cùng, đề xuất của Ý đã được rút ra khỏi văn bản và được chèn vào lời mở đầu chung. Hơn nữa, để đạt được sự chấp thuận của Đức, trong văn bản có ghi giấy trắng mực đen rằng các gia đình không thể bị tách rời ; tương tự, nếu di dân bị đưa vào các trung tâm tạm giữ khi đến nơi, thì trong mọi trường hợp, họ không thể bị giam giữ ở những nơi được sử dụng làm nhà tù.

Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng di dân, các nước có thể kéo dài thời gian tạm giữ di dân trong các trung tâm này từ 12 lên 20 tuần. Việc xem xét sơ bộ đơn xin tị nạn sẽ được rút ngắn thời gian, và các chuyến bay trả về nước xuất xứ cũng được tăng cường.

Việc phân bổ tiếp nhận và cho tái định cư những người xin tị nạn ở các nước thành viên Liên Âu dường như là bắt buộc, bất chấp thất vọng của các quốc gia Trung Âu : Cộng Hòa Séc, Áo và Slovakia đã bỏ phiếu trắng, còn Ba Lan và Hungary bỏ phiếu chống.

🔝

Khủng hoảng di dân: Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến Ý, công bố kế hoạch khẩn cấp 10 điểm

Đăng ngày: 17/09/2023 - 15:46

Capture à partir de :RFI

Theo yêu cầu của chính quyền Ý, hôm nay, Chủ nhật 17/09/2023, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen có mặt tại đảo Lampedusa, miền nam nước Ý, tuyến đầu của cuộc khủng hoảng nhập cư. Tại Lampedusa, lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu đã công bố kế hoạch 10 điểm để khẩn cấp giải quyết khủng hoảng.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (áo xanh nhạt) thăm cảng nơi người di cư cập bến trên đảo Lampedusa, Ý, ngày 17/09/2023. REUTERS - YARA NARDI

Theo Cơ quan Di cư Quốc tế, trong những ngày đầu tuần này, hòn đảo nhỏ bé Lampedusa đã phải tiếp nhận 8.500 di dân Bắc Phi vượt Địa Trung Hải, vượt quá số lượng cư dân trên đảo. Thông tín viên Anne Treca tường trình từ Roma :

‘‘Nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề của châu Âu mà chúng ta phải cùng nhau giải quyết.Đối với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, châu Âu trước tiên phải tấn công vào những kẻ buôn người và ngăn chặn ngay từ đầu những cuộc khởi hành nguy hiểm và bất hợp pháp.Ủy Ban muốn đưa các quốc gia nơi xuất phát của các cuộc vượt biển, tham gia vào cuộc chiến này, thông qua ngoại giao, cũng như hỗ trợ về hậu cần, kỹ thuật và tài chính nếu cần thiết.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu chỉ rõ cần phải thực hiện càng sớm càng tốt thỏa thuận đã được ký kết vào mùa hè vừa qua với Tunisia. Bà von der Leyen muốn mở rộng vai trò của Frontex, cơ quan giám sát biên giới châu Âu và xem xét điều động một lực lượng của Hải quân châu Âu đến Địa Trung Hải, một yêu cầu cấp bách từ phía Ý.

Chủ tịch Ursula von der Leyen muốn các thủ tục hồi hương những người nhập cư bất hợp pháp diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời thiết lập các hành lang an toàn cho việc nhập cư hợp pháp và tiếp nhận người tị nạn. Bà khẳng định với các quốc gia thành viên: ‘‘Việc xác định chính sách tiếp nhận của châu Âu tùy thuộc vào chính châu Âu, chứ không thể để những kẻ đưa người bất hợp pháp ép buộc”. Tại Lampedusa sáng nay, chúng ta đã chứng kiến ​​sự khởi đầu cho một nhận thức mới của châu Âu’’.

🔝

Di dân trở thành vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử quốc hội Slovakia

05/03/2016

Capture à partir de :voatiengviet

Ông Radoslav Prochazka, lãnh đạo đảng Siet đi bỏ phiếu bầu ở Trnava, Slovakia, 5/3/2016.

Cử tri ở Slovakia hôm nay đi bầu quốc hội trong lúc vụ khủng hoảng di dân Âu châu trở thành một vấn đề quan trọng, tuy nước này không phải là điểm đến chính của những người di dân.

Đảng Smer đương quyền của Thủ tướng Robert Fico dự kiến sẽ mất ghế vì những vụ tai tiếng tham nhũng và sự bất mãn về mức lương thấp của giáo viên và y tá.

Tuy nhiên, ông Fico cũng được tán thưởng vì một loạt những biện pháp phúc lợi xã hội như cho học sinh và người về hưu được đi xe lửa miễn phí.

Lập trường chống di dân của ông cũng được nhiều cử tri ủng hộ. Trong một khu vực nằm ở tuyến đầu của vụ khủng hoảng di dân, ông Fico có lập trường tương tự như lập trường của các nhà lãnh đạo Hungary và Ba Lan là hạn chế di dân được đi qua nước họ hoặc định cư ở nước họ.

Ông Fico nói rằng những phần tử khủng bố có thể trà trộn trong làn sóng người tị nạn từ Trung Đông tới Âu châu.

Các cuộc thăm dò cho thấy đảng Smer sẽ chiếm ít nhất 30% của 150 ghế đại biểu, nhưng không giống như kỳ bầu cử trước, kỳ này đảng Smer có thể phải liên minh với một đảng nhỏ hơn để thành lập chính phủ.

🔝

Đảng đương quyền Slovakia mất thế kiểm soát quốc hội

06/03/2016

Capture à partir de : voatiengviet

Thủ tướng Robert Fico phát biểu tại Bratislava, Slovakia, ngày 6/3/2016.

Đảng cánh tả cầm quyền tại Slovakia hôm nay bắt đầu thương lượng với các chính đảng nhỏ hơn trong nỗ lực thành lập một chính phủ liên minh sau khi mất thế đa số trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy.

Với gần như toàn bộ phiếu bầu đã được đếm xong, Đảng Dân chủ Xã hội Smer của Thủ tướng Robert Fico đạt gần 30% phiếu bầu, nắm giữ 49 ghế trong tổng số 150 ghế quốc hội, đánh mất thế đa số 83 ghế mà chính phủ trước giành được.

Đảng Đoàn kết và Tự do theo chủ trương ủng hộ kinh doanh về nhì, chiếm khoảng 12% phiếu bầu, nắm giữ 21 ghế.

Thủ tướng Fico vận động với chủ trương nghiêm khắc chống di dân, đồng quan điểm với Ba Lan và Hungary, là những nước chống lại kế hoạch của Liên hiệp Âu châu phân bổ đồng đều cho các nước những người tị nạn trốn chạy trốn chiến tranh đến từ Syria, Iraq, và những nơi khác, đã đẩy châu Âu vào cuộc khủng hoảng nhân đạo và di dân lớn nhất kể từ Thế chiến thứ II.

Ông Fico thắng cử vào lúc Slovakia chuẩn bị nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Âu châu vào tháng 7 tới.

Trong số các đảng nhỏ hơn giành được ghế quốc hội có đảng dân tộc cực hữu Slovakia của Chúng tôi (Our Slovakia) – giành được 8% phiếu bầu.

Thủ lãnh của đảng này, ông Marian Kotelba ủng hộ chủ nghĩa Phát xít, đã bày tỏ quan điểm chống người thiểu số Roma ở Slovakia.

🔝

Các quốc gia Địa Trung Hải thuộc EU họp thượng đỉnh về vấn đề di dân

Đăng ngày: 30/09/2023 - 14:48

Capture à partir de :RFI

Lãnh đạo các quốc gia Địa Trung Hải thuộc khối Liên Hiệp châu Âu (EU) đã có mặt tại Malta vào hôm qua 29/09/2023 để tìm kiếm một giải pháp “đoàn kết” và “mang tính cấu trúc” đối với cuộc khủng hoảng di dân đang hoành hành ở khu vực này.

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni (p), chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (t) và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Malta nhân hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Địa Trung Hải ngày 29/09/2023. AFP - LUDOVIC MARIN

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết rằng các quốc gia trên tuyến đầu hiện đang phải vật lộn để đối phó với dòng người tràn vào châu Âu một cách ồ ạt, và mọi thứ sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu EU không tìm được những biện pháp “mang tính cấu trúc”. Đồng thời, lãnh đạo chính phủ Ý cũng kêu gọi thắt chặt các quy định đối với các tổ chức phi chính phủ cứu nạn trên biển.

Từ Roma, thông tín viên Anne Treca tường trình :

Chính phủ Ý đã đồng thanh chỉ trích việc Đức tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ chuyên cứu nạn trên biển. Theo ông Salvini, đó là một hành động thù địch chống lại Ý.  

Ngược lại, Roma yêu cầu, trong tương lai, những con tàu của các tổ chức phi chính phủ đi cứu di dân trên biển, mang cờ nước nào thì nước đó phải tiếp nhận những di dân này. Ngoại trưởng Ý Tajani đã nói vậy với Berlin và bà Giorgia Meloni đã nhắc lại điều đó vào hôm qua tại Malta, trong cuộc họp của 9 quốc gia Địa Trung Hải thuộc Liên Âu.

Việc một số tổ chức phi chính phủ có mối liên hệ đáng ngờ với các đường dây buôn người là điều bi nghi ngờ ở cả Sicilia lẫn Roma từ nhiều năm qua, kể cả dưới thời các chính phủ thuộc đảng Dân Chủ Ý. Nhưng với việc kết tội tất cả các tổ chức phi chính phủ, bà Meloni đang đi quá giới hạn và đánh mất uy tín. Như thể mối lo bị đối thủ truyền kiếp Salvini vượt qua mặt đã làm bà mất hết lý trí.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi “một phản ứng thống nhất của châu Âu”, kêu gọi các nước “đoàn kết với Ý, và thể hiện tình đoàn kết với tất cả các quốc gia mà di dân nhập cảnh đầu tiên”.

🔝

Chống làn sóng di dân : Liên Âu sốt sắng hứa hẹn viện trợ để Tunisia củng cố quan hệ đối tác

Đăng ngày: 12/06/2023 - 14:57

Capture à partir de :RFI

Về hồ sơ di dân, Tunisia đã trở thành một chủ đề chính gây lo ngại cho Liên Hiệp Châu Âu. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen và thủ tướng Ý Giorgia Meloni, cùng thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, hôm Chủ Nhật 11/06/2023 đã công du Tunisia, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác và hứa hẹn viện trợ ngay lập tức. Bruxelles hy vọng có thể chặn được làn sóng di dân quốc tế đến châu Âu qua ngả Tunisia.

(Từ phải qua): Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, đồng nhiệm Tunisia Najla Bouden, tổng thống Tunisia Kais Saied, Chủ tịch UBCA Ursula von der Leyen, và thủ tướng Ý Giorgia Meloni, chụp ảnh lưu niệm tại dinh tổng thống Tunisia, Tunis, ngày 11/06/2023. AP - Slim Abid

Từ thủ đô Tunisia, thông tín viên Amira Souilem gửi về bài tường trình :

Tại điện Carthage, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, đã bày tỏ thái độ rất thân thiện với nước chủ nhà : « Tunisia là một đối tác mà trong nội bộ Liên Âu chúng tôi đánh giá cao. Quý vị thấy đấy, bằng chứng là sự hiện diện của ba chúng tôi hôm nay tại đây, ở Tunis ».

Trước tổng thống Tunisia, Kaïs Saïed, người từ chối điều mà ông gọi là « sự độc tài » của nước ngoài, ba nhà lãnh đạo đến từ Liên Âu đã trình bày kế hoạch được xem là để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác giữa Liên Hiệp Châu Âu và Tunisia.

Trong khi tổng thống Tunisia đã từ chối tuân theo các điều kiện của Tổ Chức Tiền Tệ Quốc Tế để được vay 1,9 tỷ đô la, các vị khách đến từ Liên Âu đã tìm cách thuyết phục ông thay đổi thái độ trong hồ sơ này.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, phát biểu : « Ủy Ban châu Âu dự tính giải ngân khoản viện trợ kinh tế vĩ mô ngay sau khi đạt được thỏa thuận thỏa đáng. Chúng tôi sẵn sàng giải ngân tới 900 triệu euro khoản viện trợ kinh tế vĩ mô. Và ngay lập tức, chúng tôi có thể bổ sung một khoản hỗ trợ ngân sách lên đến 150 triệu euro. »

Thái độ sốt sắng của Liên Âu được những người ủng hộ tổng thống Tunisia xem như một thắng lợi mang tính biểu tượng của ông trước các đối tác phương Tây đang liên tục có các chuyến đi đến Tunisia.

🔝

Người châu Á nhập cư vào Pháp từ 1860 : Câu chuyện ít người biết đến

Đăng ngày: 18/10/2023 - 14:26

Capture à partir de :RFI

Tại Pháp, khoảng 6 % dân nhập cư là đến từ các nước Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cam Bốt… Mặc dù có những điểm gần gũi về mặt văn hóa, phong tục hay tín ngưỡng, dân nhập cư từ mỗi nước lại có một trang sử riêng, hành trình nhập cư đến Pháp cũng khác biệt, từ giai đoạn thuộc địa đến thời Chiến tranh Lạnh.

Trang phục của lính thợ Đông Dương được trưng bày tại triển lãm "Nhập cư từ Đông Á và Đông Nam Á từ năm 1860" ( 10/10/2023 đến 18/02/2024) tại Bảo tàng lịch sử nhập cư quốc gia Pháp, Paris, 11/10/2023. © Musée national de l'histoire de l'immigration/ChiPhuong

Qua triển lãm “Nhập cư từ Đông Á và Đông Nam Á từ năm 1860”, Bảo tàng lịch sử nhập cư quốc gia Pháp đã vẽ lại chặng đường lịch sử 150 năm về những người di cư từ khu vực này đến Pháp, vốn ít được biết đến.

Triển lãm từ ngày 10/10/2023 đến ngày 18/02/2024 không chỉ nói về những chặng đường chung, đại diện cho hàng triệu người từ hàng thập kỉ qua, mà còn tập trung vào chặng đường của những cá nhân riêng biệt, những đồ vật, ấn phẩm cũng như lời chứng, như sợi chỉ đỏ dẫn dắt người xem đi ngược về quá khứ. Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn bà Émilie Gandon, giám tuyển của triển lãm tại Bảo tàng lịch sử nhập cư quốc gia Pháp (Musée national de l'histoire de l'immigration).

RFI : Qua những bức ảnh tư liệu từ cuối những năm 1860, cho đến những vật dụng cá nhân của gia đình Lý Cường đã đến nhập cư tại Pháp ra sao, hay bức tranh của vua Hàm Nghi. Bảo tàng đã mất bao lâu để chuẩn bị một triển lãm như vậy ?

Hai năm vừa qua, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra các tác phẩm, tài liệu, hay những vật dụng có thể giúp chúng tôi kể lại câu chuyện này. Một số tư liệu, vật dụng là chúng tôi mượn từ những bảo tàng khác ở Pháp. Chúng tôi cũng đã đăng tin kêu gọi mọi người tham gia đóng góp cho triển lãm, mời những cá nhân, hiệp hội, đề xuất cho chúng tôi những đồ vật, các bức ảnh gia đình, hay những lời chứng, để câu chuyện được kể từ những người đã từng trải. Như vậy, chúng tôi có thể kể lại câu chuyện dài này theo dòng lịch sử, qua những câu chuyện nhỏ, những chặng đường đặc biệt của những cá nhân hay các gia đình. Đó là những người thực sự là hiện thân cho câu chuyện lịch sử mang tính phổ quát.

RFI : Tại sao lại chọn mốc thời gian 1860? Trong quá trình nghiên cứu tìm kiếm thông tin để chuẩn bị triển lãm, bảo tàng có gặp khó khăn nào hay không ?

Triển lãm giới thiệu lịch sử nhập cư từ Đông Á và Đông Nam Á vào Pháp từ năm 1860. Đó cũng là thời điểm kết thúc Chiến tranh Nha Phiến (guerre de l’opium), đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử quan hệ giữa Pháp và châu Á, cũng như sự mở cửa của Trung Quốc và Nhật Bản với Phương Tây và sự khởi đầu của chế độ thuộc địa của Pháp ở Nam Kỳ, miền nam Việt Nam.

Chúng tôi chọn khu vực này làm phạm vi địa lý vì nhiều lý do. Đầu tiên là vì các dòng di cư đã tồn tại lâu đời giữa các quốc gia châu Á này. Sau đó là ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đông Á và Đông Nam Á trong thời gian dài, về mặt lịch sử cũng như văn minh. Cuối cùng là sự phân biệt chủng tộc mà những người đến từ khu vực này đã phải trải qua khi sinh sống trong xã hội Pháp. Khó khăn mà chúng tôi gặp phải, cũng như trong các triển lãm khác, đó là chọn đồ vật hay câu chuyện nào phù hợp nhất để giới thiệu với công chúng. Làm sao để có thể có được sự đồng cảm từ người tham quan, khiến họ có thể thấy mình trong câu chuyện đó, cũng như là để tiếng nói của những người liên quan trực tiếp đến câu chuyện này được phổ biến rộng rãi.

Tập tư liệu lưu trữ thông tin của những người nhập cư vào Pháp từ Đông Nam Á, được trưng bày tại Musée national de l'histoire de l'immigration, 11/10/2023, Paris, Pháp. © Musée national de l'histoire de l'immigration/ChiPhuong

RFI : Triển lãm cũng dành một góc không nhỏ cho những người lính thợ từ Đông Dương, đến Pháp lao động, hoặc chiến đấu trong các cuộc chiến tranh thế giới, từ đồng phục cho đến những vật dụng lao động, những bức thư tay, thẻ định danh, hay những thước phim tư liệu mà các lính thợ làm việc tại các nhà máy than. Thế nhưng, trong lịch sử Pháp, số phận của những người lính thợ này lại ít người biết đến ?

Đúng là trong triển lãm, chúng tôi muốn làm nổi bật câu chuyện của những người lính Lê Dương, lính thợ Đông Dương đến từ Việt Nam, Lào, Cam Bốt, cách mà họ bị trưng dụng, đa số là bị cưỡng bức tham gia vào Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến. Họ thường được giao cho những nhiệm vụ ở hậu phương, làm việc trong các nhà máy sản xuất thuốc súng, hay xưởng sản xuất máy bay.

Đúng là dù đã có nhiều triển lãm hay nghiên cứu để làm sáng tỏ, nhưng những câu chuyện này vẫn không được nhiều người biết đến tại Pháp. Những năm gần đây, chúng tôi đã đề cập đến nhiều hơn, chúng tôi cố gắng sửa chữa những điều bị lãng quên về sự tham gia của những lao động thời thuộc địa, lực lượng hỗ trợ chiến tranh. Ví dụ như câu chuyện về những lính Senegal, gần đây đã được chuyển thể thành phim và dần được nhiều người biết đến. Thế nhưng, ngày nay, câu chuyện của các lính thợ đến từ thuộc địa của Pháp ở châu Á và Đông Dương thì vẫn nằm trong bóng tối. Do vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao để câu chuyện này được biết đến, phổ biến nhiều hơn.

Đọc thêm :  ''Người chết ở biển'' : Hồi ức mong manh về thuyền nhân Việt Nam

RFI : Triển lãm cũng dành một gian lớn về giai đoạn nhập cư với những đoạn video của những nhân chứng kể về quá trình nhập cư vào Pháp của người tị nạn từ Việt Nam Lào Cam Bốt dưới thời chiến tranh Lạnh ?

Những người tị nạn từ Đông Nam Á đến các nước phương Tây chủ yếu là từ những năm 70 đến giữa những năm 1990. Tại triển lãm, chúng tôi giới thiệu tới công chúng một phong trào di cư lớn, rất quan trọng. Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước tích rằng từ 1975 đến 1995 có khoảng 3 triệu người tị nạn rời khỏi Việt Nam, Lào, Cam Bốt. Hơn 1 triệu người xin tị nạn tại các nước phương Tây, trong đó, Pháp tiếp đón khoảng 130.000 người. Pháp là quốc gia tiếp đón lớn thứ hai những người tị nạn này, sau Hoa Kỳ. Vào những năm 1970, số phận của những người tị nạn từ khu vực này được truyền thông cũng như giới trí thức truyền tải rộng rãi. Nhiều hình ảnh về những thuyền nhân được đăng khắp các báo, có những thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển.. Những hình ảnh đó đã gây phẫn nộ, thu hút sự chú ý của cộng đồng các nước phương Tây. Thời điểm đó, chúng ta đã chứng kiến nỗ lực của cả thế giới để hỗ trợ những người tị nạn này, từ Phủ Cao Ủy Tị Nạn LHQ cho đến nỗ lực của các nước và tương trợ của các tổ chức để tiếp đón họ.

Tại sao gian cuối của triển lãm lại đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc mà cộng đồng nhập cư từ khu vực này gặp phải ở Pháp ?

Đúng là vấn đề phân biệt chủng tộc, định kiến đối với cộng đồng người châu Á tại Pháp là một chủ đề trọng tâm trong triển lãm. Chúng tôi muốn chỉ ra rằng, những người gốc châu Á, dù là đến từ Việt Nam, Trung Quốc, hay Lào, Cam Bốt, đều phải chịu đựng những định kiến mang tính khuôn mẫu. Đó là một vấn đề lớn mà chúng tôi muốn nêu ra tại triển lãm. Những định kiến rập khuôn đó luôn luôn tồn tại, cách mà chúng xuất hiện trong quá khứ và xuất hiện trở lại thường xuyên. Chúng tôi lấy ví dụ về “péril jaune” – hiểm họa da vàng, xuất hiện từ thế kỉ 19 và cụm từ mang tính kỳ thị người da vàng này xuất hiện trở lại tại Pháp trong thời gian đại dịch Covid-19 do virus corona bắt nguồn từ Trung Quốc. Tại triển lãm, chúng tôi cũng muốn chỉ ra các cuộc huy động ngày nay chống những hành động kỳ thị sắc tộc ra sao. Đó là sợi chỉ thời gian từ những năm 1980 đến nay. Chúng tôi nêu ra các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Pháp, cũng như các sáng kiến nhằm thúc đẩy sự hiện diện của cộng đồng người châu Á tại Pháp.

🔝