Độc tôn !
Ông Trọng sẽ chọn ai kế nhiệm?
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN Khóa 13, Trần Tuấn Anh, xin thôi chức
Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh xin thôi chức, nghỉ hưu, Trung ương Đảng duyệt
Dư luận xôn xao vụ xe biển xanh ưu tiên đón vợ con Bộ trưởng ở cầu thang máy bay
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị khai trừ khỏi Đảng
Cựu Chủ tịch Khánh Hoà lĩnh án năm năm tù trong vụ án Mường Thanh Viễn Triều
Cựu phó TTg Trịnh Đình Dũng, cựu bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Trần Tuấn Anh đối mặt kỷ luật
Trần Tuấn Anh dính chàm: Hệ luỵ chế độ ‘thái tử Đảng’?
Cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị bắt về tội “nhận hối lộ” của AIC
Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch và phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam: Khai trừ đảng phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân
Hai ông Chiến và một đảng chuyên... ‘nâng đỡ không trong sáng’ (P1)
Hai ông Chiến và một đảng chuyên... ‘nâng đỡ không trong sáng’ (P2)
Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ bị bắt giam
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nguyên Bí thư Thanh Hóa bị cách tất cả chức vụ Đảng
Kỷ luật Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ
Chuyện Bí thư tỉnh uỷ Bến Tre có ngàn tỷ ở nhà bank
Bí thư Lâm Đồng: Giờ này anh ở đâu? Cựu Bí thư Bắc Ninh: Giữa đoàn tù nhân có tôi đi hàng sau!
Khi các Ủy viên Trung ương bị bắt sống
Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật hơn 24.000 đảng viên trong năm 2023
Chính trị VN: Lo 'đêm dài lắm mộng' nên Đảng xử lý gấp gáp nhân sự cao cấp?
Phe nhóm chính trị một thời ở Lào Cai
Thứ Ba, 01/30/2024 - 18:13 — nguyenanhtuan
Những đồn đoán về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạm thời lắng dịu khi ông Trọng xuất hiện trong phiên họp bất thường của Quốc Hội trung tuần tháng Giêng vừa rồi.
Tuy nhiên, cho đến khi người kế nhiệm chưa được công bố, sức khỏe của ông Trọng vẫn là một đề tài được bàn tán nhiều, nhất là khi chỉ còn 2 năm nữa là đến kỳ Đại hội Đảng tiếp theo còn ông Trọng thì đã bước sang tuổi 80 với thể trạng nhiều bệnh tật.
Khác với mô hình lãnh đạo tập thể vốn là đặc trưng của chính trị Việt Nam kể từ Đổi Mới 1986, nhiệm kỳ thứ ba chưa có tiền lệ của ông Trọng đang hoàn thiện dần một trật tự mới trong nội bộ Đảng với quyền uy tuyệt đối của vị trí Tổng Bí thư.
Ví dụ điển hình gần đây là việc bắt giữ đương kim Ủy viên Trung ương, Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận. Nếu như trước đây, Ủy viên Trung ương cần bị Ban Chấp hành Trung ương cách chức trước khi bị bắt giữ, thì nay cơ quan công an dưới quyền thống soái của ông Trọng có thể tống giam trước rồi Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới đề xuất Trung ương xử lý kỷ luật đảng.
Vì vị trí Tổng Bí thư hiện nay được tập trung nhiều quyền lực như vậy, câu hỏi ông Trọng sẽ chọn ai kế vị càng trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ hết.
Sự kém minh bạch của thể chế chính trị Việt Nam không cho công chúng biết chuyện gì đang thực sự xảy ra sau bức màn sắt, bởi vậy người viết chỉ có thể dựa vào những quan sát và đánh giá về khuynh hướng chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng để đưa ra giả thiết về người được ông lựa chọn.
Theo người viết, ông Trọng sẽ lựa chọn ông Võ Văn Thưởng kế vị mình, ngay cả khi giới quan sát bày tỏ hồ nghi khi xét đến tuổi tác và kinh nghiệm của đương kim Chủ tịch nước.
Quan sát con người chính trị Nguyễn Phú Trọng, người viết cho rằng ông Trọng khi tìm kiếm người kế vị sẽ đặt ra 3 tiêu chí hay điều kiện quan trọng sau:
Một là người kế vị sẽ không thuộc một nhóm lợi ích kim tiền nào trong Đảng. Chiến dịch đốt lò gần 10 năm qua của ông Trọng chắc chắn đã gây thù chuốc oán với đủ các phe phái trong Đảng. Nếu một trong số các phe phái đó nắm quyền và khuynh loát nền chính trị đất nước, không phải không có khả năng toàn bộ di sản của ông Trọng sẽ bị xét lại, ngay khi ông rời bỏ chức vụ. Là một người am tường lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Trọng thừa hiểu sự bạc bẽo của giới lãnh đạo cộng sản nhiệm kỳ sau với nhiệm kỳ trước như thế nào, từ Stalin đến Khrushchev rồi đến Brezhnev. Bởi vậy, ông Trọng sẽ cố gắng ngồi ghế quyền lực lâu nhất có thể, nhưng đến lúc bước xuống, dù là vì lý do sức khỏe hay qua đời, ông sẽ muốn người kế vị mình không thuộc về bất kỳ phe phái nào mà ông đã gây thù chuốc oán. Trong số những người còn lại trong tứ trụ, chỉ có Võ Văn Thưởng với hoạn lộ không qua những vị trí kim tiền của Chính phủ, mà chủ yếu ở các cơ quan Đoàn, Đảng mới phù hợp với tiêu chí này.
Tiêu chí thứ hai là phải “biết lý luận” để giữ Đảng. Là một cây lý luận lâu năm của Đảng, ông Trọng hiểu rõ tầm quan trọng của việc mài giũa lý luận trong việc giữ bản chất cộng sản của Đảng, vốn đã bị xói mòn trước mãnh lực kim tiền của một bối cảnh kinh tế - xã hội hoàn toàn mới. Thời gian nắm quyền của ông Trọng cũng chứng kiến sự thăng tiến vượt bậc của lớp người lý luận - tuyên giáo trong Đảng mà chính ông Thưởng là một ví dụ điển hình. Nếu so với hai đối thủ chính là Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, ông Thưởng với bằng cấp triết học và những phát ngôn mạnh mẽ về ý thức hệ, cộng với kinh nghiệm nắm ngành tuyên giáo của Đảng, có lẽ là lựa chọn an tâm hơn đối với ông Trọng, bất luận tuổi đời tương đối trẻ của đương kim Chủ tịch nước.
Cuối cùng là người kế vị phải tiếp nối công cuộc đốt lò. Là người bolshevik cuối cùng ở Việt Nam tự mang lấy sứ mệnh gìn giữ sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, ông Trọng coi việc đốt lò không chỉ như một chiến dịch tự phát và ngắn hạn, mà đặt nó trong một tầm nhìn dài hạn để bảo vệ tính chính danh đạo đức cho đảng cầm quyền. Chống tham nhũng, như ông ví von, phải làm thường xuyên liên tục, “như đánh răng, rửa mặt hàng ngày”. Nếu như trong trọn nhiệm kỳ Trưởng ban Tuyên giáo, ông Thưởng tỏ rõ sự kiên định ý thức hệ với việc ban hành và thực thi Nghị quyết 35 về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, thì trong hai năm làm Thường trực Ban Bí thư, ông Thưởng cũng đã chứng tỏ mình là cánh tay đắc lực của ông Trọng trong công cuộc đốt lò. Bởi vậy, ở tiêu chí này, ông Thưởng cũng vượt trội so với hai đối thủ chính là ông Chính và ông Huệ.
Tóm lại, những khuynh hướng chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ dẫn ông đến lựa chọn Võ Văn Thưởng làm người kế vị mình, mặc cho những quan ngại về tuổi đời và uy tín chính trị của nhân vật này. Yếu tố miền Nam của ông Thưởng có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định này, song theo hướng hậu thuẫn, chứ chưa hẳn là bất lợi như nhiều người nghĩ. Người viết sẽ bàn thêm về yếu tố miền Nam trong một bài viết gần nhất.
2024.01.31
Capture à partir de :RFA
Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại một họp báo sau cuộc gặp TPP bên lề Thượng đỉnh APEC ở Hà Nội hôm 21/3/2017 (minh họa). AFP
Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa 13, ông Trần Tuấn Anh, thôi chức theo đơn xin và được Ban Chấp hành Trung ương đảng chấp nhận.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 31/1 việc thôi các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng Khóa 13, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của ông Trần Tuấn Anh liên quan đến trách nhiệm chính trị của ông này khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương khi ông giữ chức bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Công thương nhiệm kỳ 2016-2021.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản VN vào các ngày 10, 11 và 19/1 vừa qua họp kỳ thứ 35 đưa ra đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trần Tuấn Anh và một số lãnh đạo Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia do để xảy ra nhiều sai phạm liên quan xăng dầu, điện.
Ông Trần Tuấn Anh là con trai cựu Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương. Bản thân ông Trần Tuấn Anh từng bị công luận phản đối khi để xe đến tận chân cầu thang đón hồi tháng 1/2019. Lúc đó ông buộc phải gửi thư công khai xin lỗi về vụ việc đó.
Trong dịp này, bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường các nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025 cũng được cho thôi chức Ủy viên Ban chấp hành trung ương Khóa 13 do trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều tổ chức đảng, đảng viên cấp dưới vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật, có trường hợp bị xử lý hình sự.
01/02/2024
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Ông Trần Tuấn Anh khi còn là Bộ trưởng Công Thương, 4/6/2020.
Ông Trần Tuấn Anh, cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, mới đây xin nghỉ hưu và đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 duyệt hôm 31/1 trong cuộc họp tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội, Cổng thông tin điện tử của chính phủ và Thông tấn xã Việt Nam tường thuật.
Cho đến ngày ông nêu nguyện vọng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu, ông Trần Tuấn Anh, 60 tuổi, là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Trước đó, ông nắm cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021, được Đảng Cộng sản đánh giá là “đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành công tác của ngành Công Thương đạt kết quả quan trọng”.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng xác định ông Trần Tuấn Anh và một số quan chức cao cấp khác đã mắc các sai phạm nghiêm trọng tại Bộ Công Thương và đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật những người này.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ rằng Ban cán sự đảng Bộ Công thương các nhiệm kỳ từ 2016-2026 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để bộ và nhiều tổ chức, cá nhân có những vi phạm nghiêm trọng trong việc ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh; trong ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; trong tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án, gói thầu do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện.
Bộ Chính trị sau đó đã họp, quyết định kỷ luật khiển trách hai ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó thủ tướng, và Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Nhưng cơ quan quyền lực này của đảng không đề cập hình thức kỷ luật đối với ông Trần Tuấn Anh.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng Cộng sản và nhân dân, mới đây, ông Trần Tuấn Anh đã nộp đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý duyệt đơn của ông.
2019.01.05
Capture à partir de :RFA
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao quyết định cho ông Lê Triệu Dũng ở Hà Nội hôm 4/1/2019. Courtesy Bộ Công Thương
Từ chiều tối ngày 4/1, dư luận trong nước xôn xao thậm chí bất bình sau khi có tin từ báo Người Lao Động và mạng xã hội cho biết một xe biển xanh (của chính phủ) vào khu vực hạn chế tại sân bay quốc tế Nội Bài, tới chân cầu thang máy bay đón người nhà một vị lãnh đạo cấp bộ ngành, gây chậm trễ cho những người khác cùng đi máy bay.
Mạng xã hội Facebook chỉ rõ đó là vợ con của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh.
Tuy nhiên, vào ngày 5/1, VOV phỏng vấn đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc và được cho biết, ngày 3/1 đơn vị này nhận được công văn của Văn phòng Bộ Công thương về việc đón tiễn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác sẽ đi công tác tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 4/1/2019. Cụ thể, Theo công văn mà VOV có được, ông Tuấn Anh sẽ rời thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội vào lúc 17h00 ngày 4/1 trên chuyến bay VN262. Vì vậy, Bộ Công thương đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho phép các cơ quan liên quan cho phép cán bộ của Bộ Công thương được đón Bộ trưởng tại khu vực sân đỗ máy bay và nhà ga VIP A.
Theo báo Giao thông, cảng vụ hàng không miền Bắc cho biết Bộ Công thương cũng đã được cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không dài hạn có giá trị 1 năm.
Theo quy định của Bộ GTVT về chương trình an ninh hàng không, người, phương tiện thường xuyên, chuyên trách đưa đón các Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương đảng, Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc trung ương, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc đối tượng được cấp thẻ kiểm soát an ninh dài hạn.
Tuy nhiên, theo trang tin Soha, trong hai ngày 3 và 4 tháng 1, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đang có các hoạt động tại Hà Nội. Trang tin này trích tin từ ngay chính cổng thông tin của Bộ Công thương cho biết trong ngày 3/1, ông Bộ trưởng dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Trong ngày 4/1, ông Bộ trưởng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Khammany Inthirah, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào tại trụ sở.
Cũng theo cổng thông tin của Bộ Công thương, vào chiều ngày 4/1, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho ông Lê Triệu Dũng.
Sau khi có những thông tin không thống nhất về chuyện đi và về của Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh và xe biển xanh đón gia đình riêng của ông ở chân cầu tháng máy bay, ngày 5/1, ông Trần Hoài Phương- Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết cơ quan này đã giao cán bộ kiểm tra thông tin vụ xe biển xanh và khi có thông tin cụ thể sẽ cung cấp đến báo chí.
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thời gian qua đã kêu gọi việc làm trong sạch đảng và đảng viên phải gương mẫu.
Tại Hội nghị toàn quốc về học tập, quán triệt Nghị quyết trung ương 8 ở Hà Nội vào ngày 23/11/2018, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh chính kêu gọi đảng viên cao cấp phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ, chồng, con sống xa hoa, phô trương, lãng phí, vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, bài báo về vụ xe biển xanh đóng vợ con cán bộ ở chân cầu tháng máy bay trên trang Vietnamnet đã bị rút xuống mà không rõ lý do.
2019.04.05
Capture à partir de :RFA
Hình minh họa. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) ở Hội nghị các Bộ trưởng trước APEC ở Đà Nẵng hôm 9/11/2017. AFP
Bộ Công Thương hôm 5/4 thông báo việc kỷ luật 3 nhân viên của Bộ này vì đã dùng xe công để đón vợ và con của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ở chân cầu thang máy bay tại sân bay Nội Bài hôm 4/1 vừa qua. Hình thức kỷ luật cụ thể sẽ được thông báo sau.
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Phó chánh Văn phòng Bộ Công thương, nói tại cuộc họp báo vào chiều ngày 5/4 rằng Hội đồng kỷ luật đã đưa ra 2 mức kỷ luật là khiển trách và kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc.
3 người được nêu tên là ông Đỗ Văn Côi, Phó chánh Văn phòng Bộ Công thương, ông Đào Tùng Lâm – Trưởng phòng Lễ tân và ông Trần Duy Hưng – chuyên viên lễ tân.
Việc Bộ Công thương điều xe công ra tận chân cầu thang máy bay đón vợ và con Bộ trưởng đã gây chú ý trong dư luận, với nhiều bình luận, chỉ trích Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã lợi dụng xe công vào việc riêng.
Vào ngày 8/1, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã phải viết một bức thư xin lỗi công khai gửi tới các cơ quan báo chí. Ông ngỏ lời xin lỗi tới nhân dân, lãnh đạo Đảng, nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành về sự việc này. Ông Tuấn Anh cũng giải thích việc chậm trễ xin lỗi là do bị bệnh phải nằm viện khi vụ việc xảy ra.
2024.01.31
Capture à partir de :RFA
Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận (trái) và cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến. Bộ Công An/RFA edit
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khai trừ. Lý do được nêu rõ vì đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 31/1, dẫn quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hai ông Trần Đức Quận và Nguyễn Nhân Chiến như vừa nêu.
Hôm 24/1 vừa qua, ông Trần Đức Quận bị khởi tố, bị bắt giam. Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Bộ Công an xác định rằng ông Trần Đức Quận đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật khi tham gia chỉ đạo giải quyết các công việc liên quan đến Dự án Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hành vi của ông Trần Đức Quận phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cũng vào ngày 24/1, ông Nguyễn Nhân Chiến bị khởi tố, bị bắt giam do “nhận hối lộ” trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan.
2024.02.01
Capture à partir de :RFA
Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Chiến Thắng tại phiên toà. Người Lao Động
Cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà - ông Nguyễn Chiến Thắng - vừa bị Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà vào chiều ngày 31/1 tuyên án năm năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus (nay gọi là dự án Mường Thanh Viễn Triều). Đây là vụ án thứ tư ông Thắng phải hầu toà, tổng số năm tù mà ông này phải chịu là 22 năm sáu tháng tù.
Cùng bị tuyên án với ông Thắng còn có tám cựu quan chức của tỉnh Khánh Hoà bị xác định có sai phạm trong dự án này, bao gồm cựu Phó chủ tịch tỉnh Khánh Hoà là ông Đào Công Thiên - người bị tuyên án ba năm tù. Tất cả các bị cáo đều bị xác định phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các cựu quan chức còn lại bị tòa tuyên án tù từ một năm sáu tháng tháng đến ba năm tù.
Công ty CP Mường Thanh Viễn Triều - công ty đầu tư xây dựng dự án Mường Thanh Viễn Triều - phải nộp số tiền hưởng lợi từ các sai phạm của các bị cáo là 356,7 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Bản án xác định, chín bị cáo có nhiều sai phạm trong lựa chọn nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, thỏa thuận phương án kiến trúc, quy hoạch; hành vi của các bị cáo được xác định đã gây thất thoát ngân sách Nhà nước tại thời điểm năm 2015 là hơn 5,6 tỷ đồng; còn tại thời điểm ngày 6/1/2022 (phát hiện sai phạm) là hơn 356 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Chiến Thắng nộp khắc phục 20 triệu đồng, các bị cáo khác nộp 10 triệu đồng khắc phục. Khi phiên tòa diễn ra, ông Đào Công Thiên nộp 30 triệu đồng, bốn bị cáo khác cũng nộp thêm 10 triệu đồng/người để khắc phục sai phạm.
20/01/2024
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Ông Trịnh Đình Dũng khi còn là Phó thủ tướng Việt Nam hồi năm 2018 (Photo: Zing.vn).
Thêm một loạt quan chức cao cấp, gồm cả một cựu phó thủ tướng, phải đối diện với các hình thức kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam, các báo trong nước bao gồm cả Người Lao Động, Vietnamnet, Tuổi Trẻ và Lao Động cho hay.
Các báo đưa tin hồi chiều 19/1 dẫn thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho hay ủy ban này đề nghị hai cơ quan hàng đầu của đảng là Bộ Chính trị và Ban Bí thư xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 và một số cá nhân.
Đề nghị của ủy ban được đưa ra sau khi họ tiến hành kỳ họp thứ 35 trong các ngày 10, 11 và 19/1, bàn việc kỷ luật ban cán sự đảng kể trên và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan, tin cho hay.
Những quan chức bị đề nghị kỷ luật gồm ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Ở cấp thứ trưởng bị đề nghị kỷ luật có hai ông Đỗ Thắng Hải, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; và Hoàng Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
5 ông nêu trên và Ban cán sự đảng Bộ Công Thương bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định trong kỳ họp hồi tháng 12/2023 là có trách nhiệm liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm trong việc phát triển điện mặt trời, điện gió; trong điều chỉnh và thực hiện bản quy hoạch về điện; trong việc lập cơ chế và điều hành hoạt động kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá; và cả trong việc tổ chức đấu thầu, phê duyệt, thực hiện các dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện.
Những vi phạm của họ đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra đánh giá ở thời điểm cuối năm ngoái.
Trong cơ chế chính trị Việt Nam, nơi đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo, các quan chức phải là đảng viên. Khi họ có sai phạm, họ phải chịu kỷ luật của đảng trước khi bị xử lý theo luật hình sự.
Các hình thức kỷ luật của đảng đối với đảng viên, theo thứ tự từ nhẹ đến nặng, gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức trong đảng, khai trừ đảng. Nhiều quan chức cấp cao, bao gồm một số bộ trưởng và ủy viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng, đã bị bỏ tù trong những năm gần đây sau khi bị kỷ luật “cách chức” và “khai trừ”.
2024.01.19
Capture à partir de :RFA
Hình minh họa. cựu Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) ở Hội nghị các Bộ trưởng trước APEC ở Đà Nẵng hôm 9/11/2017. AFP
Ông Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cựu Bộ trưởng Công thương, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đảng cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, xử lý kỷ luật.
Đề nghị vừa nêu được đưa ra trong cuộc họp của UBKTTW kỳ thứ 35 diễn ra trong các ngày 10,11 và 19/1. Truyền thông Nhà nước loan tin.
Đề nghị vừa nêu được cho biết căn cứ vào kết luận của UBKTTW tại kỳ họp thứ 34 từ ngày 18-20/12/2023.
Kết luận của kỳ họp thứ 34 UBKTTW nêu rằng Ban cán sự đảng Bộ Công thương hai nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 và các ông Trần Tuấn Anh- trưởng Ban kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ Thắng Hải- Thứ trưởng Bộ Công thương; Hoàng Quốc Vượng- Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, thứ trưởng Bộ Công Thương có phần trách nhiệm sai phạm trong tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.
Ngoài phần trách nhiệm liên đới vừa nêu đối với công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch Điện VII điều chỉnh; Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn nêu ra những vi phạm của nhiều lãnh đạo thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng dầu; quản lý sử dụng Quỹ Bình ổn giá; trong lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện.
Ngoài ông Trần Tuấn Anh bị đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật, còn có các ông Trịnh Đình Dũng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đỗ Thắng Hải- Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Hoàng Quốc Vượng- nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Ông Trần Tuấn Anh vào tháng 1/2019 phải gửi thư công khai xin lỗi về vụ việc vợ, con ông được xe ra đến tận thang máy bay để rước. Ông này là con trai cựu Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương.
Ông Trần Đức Lương giữ chức chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006.
21/12/2023
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Ông Trần Tuấn Anh khi còn là Bộ trưởng Công thương ký kết biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do với Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss vào ngày 11/12/2020 tại Hà Nội
Việc ông Trần Tuấn Anh, một trong số các thái tử Đảng ở Việt Nam, đối diện án kỷ luật do các sai phạm trước đây, ‘cho thấy sự thất bại’ trong công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà bất đồng chính kiến nói với VOA.
Ông Trần Tuấn Anh là con trai ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước. Ông hiện là thành viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản đồng thời là trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Vào Bộ Chính trị ở độ tuổi còn khá trẻ (khi đó ông 57 tuổi), ông Trần Tuấn Anh được các nhà quan sát cho là đầy triển vọng leo lên các chức vụ hàng đầu tại kỳ đại hội Đảng kế tiếp vào năm 2026 mà khi đó ông 62 tuổi.
Tuy nhiên, hôm 20/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan giám sát nội bộ tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phát đi thông báo rằng ông Trần Tuấn Anh bị đề nghị kỷ luật do những vi phạm ‘gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước’.
Thông báo được đưa ra sau khi Ủy ban này họp trong ba ngày dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban, tờ Tuổi Trẻ cho biết.
Cụ thể, ông Anh được xác định có sai phạm khi còn là lãnh đạo Bộ Công thương từ năm 2016 đến năm 2021 ở vai trò Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự Đảng của cơ quan này.
Trong khoảng thời gian đó, Bộ Công thương đã có một loạt những sai phạm trong ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió, trong thực hiện Quy hoạch điện 7 đã điều chỉnh, trong điều hành kinh doanh xăng dầu, trong sử dụng tiền từ quỹ bình ổn giá và trong thẩm định, đấu thầu các dự án của Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người hiện đang bị truy nã và xét xử vắng mặt.
“Ban cán sự đảng Bộ Công Thương (mà ông Trần Tuấn Anh là người đứng đầu) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Công Thương và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước,” kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được công bố cho biết.
Tuy nhiên, kết luận không nêu rõ vai trò cụ thể của ông Anh trong những sai phạm là như thế nào. Trước ông Anh, đã có những trường hợp như cựu phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và cựu phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị kỷ luật với trách nhiệm người đứng đầu vì đã để cấp dưới sai phạm trong các vụ việc ‘chuyến bay giải cứu’ hay ‘bộ xét nghiệm Việt Á’, sau đó tới lượt cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng ‘chủ động xin rút’ để nhận trách nhiệm về những sai phạm xảy ra dưới thời Chính phủ do ông làm thủ tướng.
Đây mới là đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và có kỷ luật hay không và kỷ luật đến mức nào còn cần Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương quyết định. Tuy nhiên, những quan chức bị quy trách nhiệm của người đứng đầu trước đó đều phải từ chức.
Cùng bị đề nghị kỷ luật với ông Anh còn có một loạt cựu lãnh đạo Bộ Công thương như các thứ trưởng, vụ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng . Ngoài ra một số cựu lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam như cựu phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng bị xác định trách nhiệm liên đới. Cả hai ông Dũng này đều từng là ủy viên Trung ương Đảng.
Trách nhiệm chọn người
Ông Trần Tuấn Anh là người ‘năng lực rất kém’ và ‘không có thành tích gì cả’, ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, nói với VOA và dẫn ra quá trình ông Anh xin vào làm ở Bộ Kế hoạch-Đầu tư sau qua Bộ Ngoại giao rồi Bộ Công thương ‘đều làm việc không ra gì’.
“Không hiểu sao ông ta lại đi lên vù vù như vậy,” ông nói và cho rằng sự thăng tiến của ông Trần Tuấn Anh ‘đầy khuất tuất’.
“Ông Trần Tuấn Anh thực sự đã rất là tai tiếng rồi mà cũng lại được đưa vào Bộ Chính trị. Bây giờ lại bảo ông ấy có sai phạm thế này thế kia. Thế thì ai đưa ông ấy vào Bộ Chính trị? Những người ấy có sờ tay lên gáy mà bảo rằng mình có sai phạm hay không,” ông A đặt vấn đề.
Chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của ông Anh bị ông Nguyễn Quang A cho là ‘vô thưởng, vô phạt’, ‘chẳng làm được cái gì cả’. Đây là cơ quan phụ trách nghiên cứu, tổng kết và chỉ đạo về đường lối kinh tế của Đảng.
Nếu ông Anh bị kỷ luật thì Khóa 13 mặc dù chỉ mới được nửa nhiệm kỳ đã có đến 3 ủy viên Bộ Chính trị, gồm cả ông Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh, rớt đài, cùng hàng loạt các ủy viên trung ương khác cả đương nhiệm lẫn về hưu cũng đã bị kỷ luật – điều chưa từng xảy ra trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước kỳ Đại hội thứ 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần nhấn mạnh ‘kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương những người không đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, những phần tử tha hóa, cơ hội’. Ông A cho rằng ‘ông Trọng là người phụ trách cao nhất vịệc tuyển chọn nhân sự của Đảng’ nên ‘phải tự trách’ khi để xảy ra việc có nhiều người sai phạm như vậy.
“Chỉ cần nhìn vào những ông ủy viên Trung ương đã bị cách chức, bị tù. Chỉ cần nhìn vào hàng chục ông tướng bị bắt, bị hạ cấp, bị đưa vào tù thì ta có thể tin hay không tin vào lời nói rằng chính sách nhân sự của họ làm chặt chẽ,” nhà bất đồng chính kiến này lập luận.
Do đó, ông bày tỏ nghi ngờ đến Đại hội 14 công tác nhân sự của Đảng sẽ thực sự ‘bài bản, chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan’ như lời Đảng tuyên bố.
‘Sản phẩm của độc tài’
Ông Trần Tuấn Anh thuộc diện ‘thái tử Đảng’, tức con em các cựu lãnh đạo cao cấp, được quy hoạch lên làm lớp lãnh đạo kế tiếp. Ngoài ông Anh còn có các ‘thái tử Đảng’ khác như Phạm Bình Minh, vốn cũng là ủy viên Bộ Chính trị và là con của cựu ủy viên Bộ Chính trị, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Riêng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện có hai người con trai ‘thái tử Đảng’ đang đương chức: Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết, người vừa được tiếp tục cho giữ chức chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.
Khi được hỏi về chế độ ‘thái tử Đảng’ này, ông A nói Đảng Cộng sản không bao giờ có chủ trương công khai nhưng ‘trên thực tế lại có trường hợp như vậy’. Ông gọi đó là ‘sản phẩm của chế độ độc tài’.
“Tôi nghĩ một chế độ rất thối nát nên mới không có cách chọn được những người thực sự có khả năng để làm việc mà chỉ chọn con ông cháu cha rồi phe cánh của nhau.”
Ông so sánh ‘thái tử Đảng’ với kiểu ‘con vua lại lên làm vua’ của thời phong kiến – một chế độ mà Đảng Cộng sản đả kích nhưng bây giờ lại làm giống như vậy.
“Bây giờ họ là vua tập thể,” ông A nói, nhắc lại lời mô tả của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.
“Chế độ là của Đảng, tự trong Đảng họ chọn người với nhau nên không minh bạch,” ông nhận xét và chỉ ra việc Đảng chọn con ông cháu cha lên làm lãnh đạo là vì ‘khi con cháu làm lãnh đạo thì sẽ không phản bội chế độ hay đào mả ông cha lên’.
Ông A đặt vấn đề tại sao những quan chức như ông Trần Tuấn Anh lúc sai phạm thì không ai thấy mà vẫn đề bạt ông lên những chức vụ cao hơn rồi để đến sau này mới phát hiện ra. Khi đó hậu quả gây ra đã rất nghiêm trọng.
Capture à partir de :baotiengdan
21-12-2023
Các ông Đỗ Thắng Hải (trái), Trần Tuấn Anh (giữa), Hoàng Quốc Vượng (phải) cùng nhiều cá nhân thuộc Bộ Công Thương có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác. Ảnh: BCT
Từ ngày 18 đến ngày 20/12/2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã chủ trì kỳ họp thứ 34 của Ủy ban, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, gồm:
Bộ trưởng Công thương 2016-2021 Trần Tuấn Anh, cùng hai Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và Hoàng Quốc Vượng; Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Anh Tuấn. Liên quan đến dấu hiệu của các sai phạm trên còn có nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ truởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ương tại kỳ họp thứ 34 này phải chăng là BỔN CŨ SOẠN LẠI của Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ VII (7) cách đây gần đúng 7 năm, đó là:
Từ ngày 17 đến ngày 21/10/2016, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ VII. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp, đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
Ban cán sự đảng Bộ Công thương đã sai nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, cho đến lúc đề cử Trịnh Xuân Thanh giữ chức thứ trưởng. Cũng như, Ban cán sự đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng khi đề cử Vũ Quang Hải (con Vũ Huy Hoàng) giữ chức Phó TGĐ Sabeco.
Đúng 13 ngày sau, Ủy ban Kiểm tra kết luận (3/11/2016), Ban Bí thư – dưới sự chủ trì của TBT Nguyễn Phú Trọng, đã bỏ phiếu kín 100% đồng ý kỷ luật cách chức bí thư Ban cán sự Đảng bộ Bộ Công thương đối với ông Vũ Huy Hoàng – nhiệm kỳ 2011-2016.
Nếu theo BỔN CŨ, tới đây Ban Bí thư sẽ họp và bỏ phiếu về hình thức kỷ luật đối với quý ông: Trần Tuấn Anh, Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng.
Nếu chức Bí thư Ban cán sự nhiệm kỳ 2016-2021 của Trần Tuấn Anh bị cách, thì vết xe đổ của Vũ Huy Hoàng đã không tránh khỏi.
Còn nếu chức Bí thư thư Ban cán sự chỉ bị cảnh cáo, thì chuyến xe công vụ – của Văn phòng Bộ, vào tận cầu thang máy bay đón phu nhân Bộ trưởng vẫn là chuyến xe kỷ niệm quốc khách!
2024.01.19
Capture à partir de :RFA
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh. phapluat.vn
Cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Tử Quỳnh, và cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Hạnh Chung, bị khởi tố và bị bắt theo tội “ nhận hối lộ” của Công ty Cổ Phần Tiến bộ Quốc tế AIC.
Phát ngôn nhân Bộ Công an Việt Nam, Trung tướng Tô Ân Xô, vào ngày 19/1 cho báo chí biết các biện pháp của Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an đối với hai ông Nguyễn Tử Quỳnh và Nguyễn Hạnh Chung như vừa nêu.
Ngoài hai ông Quỳnh và Chung, Cơ quan Điều tra đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Nhường, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Vào tháng 9/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với các ông Trần Văn Tuynh- cựu giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng y tế; Nguyễn Đằng An- cựu trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban Quản lý dự án công trình Xây dựng y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Kim Huân- cựu phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Viết Toản- cựu nhân viên Công ty AIC; Nguyễn Đăng Linh- cựu nhân viên Công ty AIC; Đặng Xuân Minh- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thẩm định giá BTCVALUE, và Nguyễn Hồng Sơn- Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC. Những người này cùng bị cáo buộc tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Đầu tháng 1-2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Lã Tuấn Hưng- Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng, về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, bị can Nguyễn Tử Quỳnh cùng các bị can nêu trên bị bắt do liên quan tới các vi phạm về đấu thầu liên quan đến Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trốn khỏi Việt Nam trước khi vụ án đầu tiên liên quan đến bà bị Công an khởi tố.
Mạng báo Taz của Đức hồi đầu tháng 8/2023 loan tin nói bà Nhàn đang ở Đức và phía Hà Nội có yêu cầu Berlin dẫn độ bà này về Việt Nam. Tuy vậy yêu cầu này bị từ chối, và theo Taz, Chính phủ Berlin cảnh báo Hà Nội không được có động thái bắt cóc bà này trên đất Đức.
Đến ngày 16/8/2023, Phó Ban Nội chính Trung ương về phòng/chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Yên, đưa ra quyết tâm bắt bằng được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn với tuyên bố: “Khi anh mới là đối tượng truy nã thôi, chưa có bản án thì rất khó khăn trong hợp tác quốc tế, nhưng khi bản án tuyên có hiệu lực thì anh là tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế thì thế giới này không có nước nào dung tha.”
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng làm trung gian cho các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và các nhóm quốc phòng Phương Tây; trong đó có thương vụ mua bán một vệ tinh quân sự cho Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) hồi năm 2018.
2024.01.19
Capture à partir de :RFA
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh. VNN
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh, và Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Quang bị Thủ tướng Chính phủ kỷ luật.
Ngoài hai ông này, một số lãnh đạo và nguyên lãnh đạo khác của tỉnh Quảng Nam cũng thuộc số bị Thủ tướng kỷ luật.
Truyền thông Nhà nước ngày 19/1 dẫn quyết định do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký thay Thủ tướng Phạm Minh Chính về biện pháp kỷ luật đối với nhóm lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam do những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Hình thức kỷ luật được cho biết: ông Lê Trí Thanh bị khiển trách; ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; hai nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn và Đinh Văn Thu bị cảnh cáo.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Trần Đình Tùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Các quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/1.
Vào tháng 11/2023, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam họp kỳ thứ 33 và ra kết luận rằng ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiếp nhận công dân về nước phòng, chống dịch; quản lý, sử dụng đất đối với một số dự án đầu tư và thực hiện các dự án, gói thầu do Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.
Qua đó, xét mức độ, hậu quả, và căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Phan Việt Cường -bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ngoài ra UBKT cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách với Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 và ông Lê Trí Thanh -Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều lãnh đạo, cán bộ chủ chốt khác.
Khai trừ ra khỏi Đảng với ông Lê Ngọc Tường, Nguyễn Văn Văn; Cách chức ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài chính các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 đối với ông Thân Đức Sửu và ông Nguyễn Văn Thọ -Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.
Cùng với đó, UBKT cũng quyết định kỷ luật cảnh cáo ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; Đảng ủy Sở Tài chính nhiệm kỳ 2015-2020; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2015-2020; Đảng ủy Sở Xây dựng các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025; Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 cùng một số cán bộ.
2023.12.15
Capture à partir de :RFA
Ông Trần Văn Tân. Đại đoàn kết
Ông Trần Văn Tân -Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã bị Ban bí thư kỷ luật khai trừ đảng.
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 15/12 dựa theo kết luận cuộc họp Bộ chính trị và Ban bí thư diễn ra cùng ngày do ông Tổng bí thư đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng chủ trì.
Ban bí thư cho rằng ông Trần Văn Tân - ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phó bí thư Ban cán sự đảng, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.
Ngoài ông Tân, Ban bí thư cũng cho rằng ông Trần Đình Tùng - nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất – cũng đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại lớn ngân sách nhà nước.
Do đó, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Văn Tân.
Cách chức ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Trần Đình Tùng.
Trước đó, ngày 28/7/2023, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên các mức án đối với 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu", trong đó ông Trần Văn Tân bị tuyên án sáu năm tù về tội nhận hối lộ.
26/01/2024
Trân Văn
Capture à partir de :voatiengviet
Ông Nguyễn Nhân Chiến lúc bị bắt. (Hình: baoquangninh.vn)
Vụ “điều động” và “chỉ định” đó lập tức trở thành scandal vừa vì ông Chinh là con trai ông Chiến, vừa vì chuyên môn chính của ông Chinh chỉ là... huấn luyện viên cờ vua...
Tin ông Nguyễn Nhân Chiến – cựu Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, cựu ĐBQH, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND Bắc Ninh từ 2015 đến 2020 – vừa bị khởi tố và tống giam để điều tra về tội “nhận hối lộ” (1) chẳng làm ai ngạc nhiên.
Cũng chẳng có ai ngạc nhiên khi cách nay vài tuần, một ông Chiến khác cũng từng là cựu Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, cựu ĐBQH, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh bị khởi tố vì “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” (2). Ông Chiến thứ hai có tên đầy đủ là Trịnh Văn Chiến, từng “hô mưa, gọi gió” ở Thanh Hóa trong nhiều năm (Chủ tịch Thanh Hóa từ 2004 đến 2014, Bí thư Thanh Hóa từ 2014 đến 2021).
Không phải tự nhiên mà thiên hạ không ngạc nhiên...
***
Ông Chiến thứ nhất nổi tiếng vì hồi giữa năm 2020, ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt cho BCH TƯ đảng khóa 12 cam kết sẽ “chấn chỉnh công tác qui hoạch nhân sự” trước Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13, dưới sự lãnh đạo của ông, Tỉnh ủy Bắc Ninh và Thành ủy Bắc Ninh “Điều động ông Nguyễn Nhân Chinh – Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh. Do vậy, ông Chinh được “chỉ định” tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 – 2025 [3].
Vụ “điều động” và “chỉ định” đó lập tức trở thành scandal vừa vì ông Chinh là con trai ông Chiến, vừa vì chuyên môn chính của ông Chinh chỉ là... huấn luyện viên cờ vua, sau khi trở thành cán bộ đoàn thì học thêm theo hình thức tại chức để lấy văn bằng cử nhân luật theo hình thức tại chức và lấy thêm văn bằng thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. Do sức ép của dư luận, Ban Tổ chức của BCH TƯ đảng CSVN phải yêu cầu “làm rõ”, ông Chinh được “điều động” về Sở LĐTBXH Bắc Ninh làm... làm Phó Giám đốc.
Có một điểm đáng lưu ý là “hơn 95% thành viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy Bắc Ninh” nhất trí “điều động” quỳ tử của ông Chiến làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh và “chỉ định” cậu quý tử tham gia Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh (4). Điều đó đồng nghĩa với việc “hơn 95% thành viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy Bắc Ninh” đồng tình rằng, các chức vụ lãnh đạo hệ thống hành chính và hệ thống công quyền có thể... “trao truyền”, không cần tổ chức bầu bán theo quy định!
Tuy nhiên giới lãnh đạo đảng vẫn xem đó là bình thường và thực chất của yêu cầu “làm rõ” chỉ nhằm giải độc dư luận, thành ra sau khi nỗ lực “điều động” và “chỉ định” này được... điều chỉnh bằng việc đưa quý tử của ông Chiến sang làm Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, đảng không đưa ra thêm yêu cầu nào nữa. Ông Chiến và “hơn 95% thành viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy Bắc Ninh” bình an, vô sự dù vụ... nhất trí làm trái vừa kể chính là bằng chứng cho thấy, tổ chức đảng vận hành chẳng khác gì băng nhóm giang hồ!
Khi giới lãnh đạo đảng nhận thức như vậy thì những thông tin trên mạng xã hội vào năm 2017 như chuyện bà Ngô Thị Khường (vợ ông Chiến) là Phó Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Đạt (con trai khác của ông Chiến) làm Trưởng phòng Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ Bắc Ninh, bà Chu Thị Ngân (con dâu ông Chinh) làm Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, bà Nguyễn Minh Huệ (con dâu khác của ông Chiến) làm Phó Phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở KHĐT. Hoặc quan trường Bắc Ninh còn có rất nhiều người là thân nhân của ông Chiến như: Ông Nguyễn Nhân Thắng (em ruột ông Chiến) làm Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh. Ông Nguyễn Nhân Bình (em ruột ông Chiến) làm Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du. Bà Nguyễn Thị Ngọc (em ruột ông Chiến) làm Trưởng Phòng Công tác Học sinh sinh viên Sở Giáo dục Đào tạo. Lại Thị Nguyệt (em dâu ông Chiến) làm Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Trần Thị Bích Liên (em dâu ông Chiến) là cán bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Trọng Oanh (em rể ông Chiến) làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ. Ông Nguyễn Nhân Lừng (con bác ruột ông Chiến) làm Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Việt Giang (con bác ruột ông Chiến) làm Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Nhân Giang (cháu ông Chiến) làm Phó Công an huyện Tiên Du. Bà Nguyễn Thu Hương (cháu ông Chiến) làm Phó Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. Ông Nguyễn Nhân Công (Trưởng họ) làm Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (5)… trở thành... chuyện nhỏ vừa vì Bắc Ninh không phải là... cá biệt, vừa vì... “đúng quy trình”!
Không phải tự nhiên mà năm ấy, trong vai ĐBQH, ông Chiến dõng dạc đề nghị đưa vào Dự luật sửa Luật Tố cáo qui định: Cấm tố cáo trên mạng xã hội để ngăn chặn tình trạng lợi dụng các hình thức truyền thông mới bôi nhọ, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, danh dự (6)...
Vào lúc này, tại Bắc Ninh, ngoài ông Chiến còn có một cựu Chủ tịch tỉnh, một cựu Phó Chủ tịch, một Phó Chủ tịch tỉnh đương nhiệm bị khởi tố để điều tra. Đó là ông Chiến thứ nhất, ông Chiến thứ hai cũng thế…
Chú thích
(1)vnexpress
(3)tienphong
(4)thanhtra
(5)kimdunghn
(6)vietnamnet
26/01/2024
Trân Văn
Capture à partir de :voatiengviet
Trịnh Văn Chiến lúc đương chức. (Hình: Tuoitre.vn)
Thậm chí trên cương vị Chủ tịch Thanh Hóa từ 2004 đến 2014 và Bí thư Thanh Hóa từ 2014 đến 2021, ông Chiến thứ hai còn tai tiếng hơn vừa vì là người hỗ trợ tận tình cho Trịnh Văn Quyết...
Giống như ông Nguyễn Nhân Chiến, ông Trịnh Văn Chiến – người bị khởi tố hồi cuối tháng 12 vừa qua – cũng là cựu Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, cựu ĐBQH, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa và không kém tai tiếng.
Thậm chí trên cương vị Chủ tịch Thanh Hóa từ 2004 đến 2014 và Bí thư Thanh Hóa từ 2014 đến 2021, ông Chiến thứ hai còn tai tiếng hơn vừa vì là người hỗ trợ tận tình cho Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC kiêm cựu Chủ tịch HĐQT Bamboo Airway, năm 2019, từng được xem là một trong những người giàu nhất Việt Nam, đang chờ ra tòa vì bị cáo buộc là “thao túng thị trường chứng khoán” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) mặc sức “chọc trời, khuấy nước” ở Thanh Hóa, dùng Thanh Hóa như tiền đề để nâng cao khả năng tác động, trưng dụng công thổ ở nhiều nơi trên toàn quốc thực hiện đủ loại dự án, vừa vì góp phần giúp đảng của ông tạo ra khái niệm bất hủ là... “nâng đỡ không trong sáng”.
***
Khoảng giữa 2016, thiên hạ bắt đầu kháo nhau về trường hợp “thăng tiến thần tốc” của bà Trần Vũ Quỳnh Anh (1986)... Năm 2010, bà được tuyển vào làm tạp vụ cho Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa và năm sau đó đột nhiên được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng làm công chức mà không cần thi tuyển. Từ 2011 đến 2015, chỉ trong vòng bốn năm, bà liên tục được cất nhắc rồi trở thành Trưởng phòng Quản lý nhà - Thị trường bất động sản của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa kiêm Đảng ủy viên của cơ quan này. Cũng trong năm 2015, bà Anh được quy hoạch để làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa… Dù lương chỉ có 6 triệu đồng/tháng nhưng bà Anh là chủ hàng chục biệt thự trị giá hàng trăm tỉ đồng và sử dụng một chiếc Cadillac Escalade trị giá khoảng sáu tỉ.
Dựa trên nhiều dữ kiện khác nhau, không chỉ có người sử dụng mạng xã hội mà nhiều cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức cũng nêu ra hàng loạt nghi vấn, phải chăng bà Anh thăng tiến và giàu có bất thường vì bà có “quan hệ” với ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh... Thế rồi đột nhiên bà Anh bỏ việc, mất tích, toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc truyển dụng, bổ nhiệm bà “không cánh mà bay” (1). Điều duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Thanh Hóa trả lời cho công chúng và báo cáo lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cấp trên là bà Anh đã “tự ý xin thôi việc” và vì bà có dấu hiệu vi phạm trong việc “kê khai tải sản” nên đã quyết định khai trừ bà ra khỏi đảng CSVN.
Để dập tắt dư luận, chính quyền tỉnh Thanh Hóa quyết định “khiển trách” ông Ngô Văn Tuấn – Phó Chủ tịch tỉnh – vì lúc đảm nhiệm vai trò Giám đốc Sở Xây dựng đã có một số sai phạm liên quan đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm bà Quỳnh Anh nhưng công chúng bất phục... Cũng vì vậy, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã gửi công văn cho Ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng, Bộ TTTT và các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức để lưu ý về “những tin đồn thất thiệt liên quan đến Bí thư tỉnh”. Theo đó, không chỉ mạng xã hội mà còn một số tờ báo phản ánh không đúng tình hình ở Thanh Hoá, sai sự thật, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh mà trực tiếp là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư,..
Trong khi Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị Ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng, Bộ TTTT chỉ đạo các cơ quan truyền thông chính thức “kiên quyết không đăng các bài viết nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá mà không có căn cứ, không có cơ sở” và “ngăn chặn các blog, mạng xã hội đưa tin, phản ánh tình hình sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật” để “bảo vệ hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa”, đồng thời loan báo “đã báo cáo với trung ương nhằm xác minh, kết luận và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” vì đó là “mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người” thì ông Trịnh Văn Chiến tuyên bố, đã chỉ đạo Công an tỉnh Thanh Hóa “vào cuộc” và “đề nghị cả Bộ Công an vào cuộc” (2).
Không biết “trung ương” dã “xác minh” thế nào nhưng hơn một năm sau - cuối năm 2017, Ủy ban kiểm tra của BCH TƯ đảng CSVN quyết định tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng của ông Ngô Văn Tuấn bởi đã “nâng đỡ không trong sáng” bà Trần Vũ Quỳnh Anh (3). Lý do dị thường này không chỉ bị công chúng đàm tiếu mà nhiều viên chức cũng bất bình. Lúc đó, ông ông Lê Khắc Biểu – cựu Vụ phó Vụ Quản lý cán bộ các tỉnh đồng bằng của Ban Tổ chức thuộc BCH TƯ đảng cho rằng: Lẽ ra cần phải làm rõ trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa (4)!
***
Trước khi ông Nguyễn Nhân Chiến bị khởi tố đã có hàng loạt viên chức ở Bắc Ninh bị bắt, chưa biết sau khi ông Chiến bị bắt sẽ có thêm bao nhiêu viên chức nữa ở Bắc Ninh bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tiếp sức cho Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thắng hàng loạt gói thầu với giá rất cao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho công quỹ nhưng chất lượng rất tệ. Tới nay, chỉ có thể biết rằng Ủy ban Kiểm tra của BCH TƯ đảng đã kỷ luật vài chục viên chức là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở: Y tế, Giáo dục, KHĐT, Xây dựng, VHTTDL (5). Nếu đảng không “nâng đỡ” những cá nhân như ông Nguyễn Nhân Chiến, bỏ qua sự giàu có bất thường của ông ta, bỏ qua dấu hiệu hồi 2017 - Bắc Ninh là nơi các viên chức câu kết với nhau để lũng đoạn hệ thống nên mới nhất trí “điều động” con ông Chiến làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh và “chỉ định” cậu này tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 – 2025 thì chắc chắn hậu quả không thể trầm trọng như vừa công bố.
Tương tự, nhờ đảng “nâng đỡ”, ông Trịnh Văn Chiến mới càn rỡ như đã biết, nếu đảng thật sự “trong sáng” với nhân dân thì làm gì có chuyện chỉ xử lý thuộc hạ của ông Chiến vì “nâng đỡ không trong sáng”, bỏ qua đủ loại dấu hiệu đáng ngờ, làm gì có chuyện vừa bị khởi tố, ông Chiến đã có thể rút ra từ khối tài sản của ông 22,5 tỉ đồng để nộp lại cho công quỹ nhằm “khắc phục hậu quả” do “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” khi phê chuẩn dự án Hạc Thành Tower (6).
Chú thích
(1)soha
(2)vietnamnet
(3)nld
(4)vietnamnet
(5)vnexpress
(6)laodong
2023.12.14
Capture à partir de :RFA
Ông Lê Đức Thọ - cựu Bí thư Bến Tre. Tỉnh uỷ Bến Tre
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Lê Đức Thọ, vào ngày 14/12 bị khởi tố và bị bắt giam.
Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) thuộc Bộ Công an Việt Nam trong ngày 14/12 cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Đức Thọ, sinh năm 1970 tại Phú Thọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre; thường trú tại phường Dịch Vọng, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội, để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo Điều 358 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Vào ngày 8/9 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Lê Đức Thọ do không trung thực, minh bạch về nguồn gốc sở hữu tài sản.
Trước đó, vào trung tuần tháng 8, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đảng Khóa họp 13 tại kỳ họp thứ 31 ra kết luận ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của tổ chức trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; không trung thực trong giải trình nguồn gốc và biến động tài sản…
Trong thông báo của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an đưa ra ngày 14/12 thì các biện pháp đối với ông Lê Đức Thọ được thực hiện trong quá trình thụ lý, điều tra vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương Mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Ông Lê Đức Thọ được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre hồi tháng 7/2021. Ông này có ba năm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.
Capture à partir de :baotiengdan
15-12-2023
Thằng bí thư tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ (phải gọi hẳn như thế mới chính xác, chứ không có kiểu lòng vòng, lằng nhằng dây điện) bị kỷ luật, bị bắt, kể ra thì khí muộn.
Cứ phải làm tờ sớ dài kê toẹt những tội của nó, chứ đâu phải chỉ liên quan tới cái công ty xăng dầu kia. Xử lý thằng có tội mà cũng ỡm ờ, giấu như mèo giấu cứt.
Tôi có đứa quen từng làm ở Vietinbank, nó kể thằng Thọ hồi làm chủ tịch HĐQT băng này, như một ông vua, còn uy quyền hống hách ăn chơi hơn cả vua. Tiền nhiều hơn quân Nguyên. Ai cũng biết nhưng không ai làm gì được nó, bởi nó được đảng tin dùng, lại còn vào cả trung ương nữa. Trung ương là cái ổ chứa tội phạm.
Đừng vội tự ái, tôi chả nói sai. Cứ coi thử xem bao nhiêu đứa đã từng được “sáng suốt lựa chọn”, được ban tổ chức nâng lên đặt xuống, được lãnh đạo cấp cao cân nhắc kỹ cho vào trung ương, đã mặc áo tù. Đếm không xuể.
Nếu thằng Thọ chỉ sau khi vào trung ương mới phạm tội đã đi một nhẽ, đổ cho nó bị suy thoái, hư hỏng nhất thời, đằng này nó có cả quá trình hỏng, chứ đâu phải dính vào công ty xăng dầu mới hỏng.
Hãy coi lại kết luận của ban bí thư, bộ chính trị:
“Đầu tháng 10.2023, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong đảng đối với ông Lê Đức Thọ, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Trước đó, Bộ Chính trị kết luận ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.
Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân“.
Chính đảng đã thừa nhân vi phạm của thằng này “mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm”, vậy tại sao tháng 1.2021 lại cho nó vào trung ương? Ai giới thiệu? Ai cất nhắc? Ai duyệt làm ủy viên trung ương? Ai bổ nhiệm nó về làm bí thư Bến Tre?…
Phải lôi ra, điểm mặt chỉ tên người chịu trách nhiệm việc để kẻ xấu làm lãnh đạo. Nếu bảo không biết “tiền án tiền sự” của nó thì lại càng thể hiện sự không xứng đáng ngồi ghế tổ chức, duyệt cán bộ.
Lâu nay, xứ này chỉ xử lý mấy cái ngọn, còn gốc, còn nguyên nhân chính bị bỏ qua. Phải thay đổi, cụ thể xử luôn cả những ai đã cơ cấu thằng Thọ và nhiều thằng như vậy.
Nước này không phải là cái chợ. Càng không phải chợ giời mua bán láu cá, để đứa vô trách nhiệm trốn trong đống rơm.
Thứ Hai, 17:54, 02/10/2023
Capture à partir de :vov
VOV.VN - Trung ương Đảng đã quyết định kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng với Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cho biết, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường.
Trước khi tiến hành Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng dành một phút tưởng niệm các nạn nhân không may thiệt mạng do thiên tai, hoả hoạn vừa qua và Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành mới từ trần.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị báo cáo về Chương trình Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trịnh Văn Chiến - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ (Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre) và ông Trịnh Văn Chiến (nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá).
Trung ương Đảng quyết định kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để đồng chí Điểu K'ré (Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Đắk Nông) thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.
Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 -2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.
Tại kỳ họp thứ 29, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa trong việc chấp thuận chủ trương, trong quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, trong giao đất, cấp giấy chứng nhận và tính tiền sử dụng đất, trong phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách cho một số dự án, trong đó có các dự án liên quan Công ty Cổ phần tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC); và việc một số cán bộ, đảng viên kê khai tài sản cá nhân thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; một số cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Ủy ban Kiểm tra T.Ư khẳng định những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn tiền, tài sản Nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020; Đảng đoàn HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ban cán sự đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021 và các cá nhân, trong đó có ông Trịnh Văn Chiến, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cùng chịu trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm.
Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho rằng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và nhiều lãnh đạo trong nhiệm kỳ từ 2010 - 2020 có nhiều vi phạm trong đó có việc quyết định thực hiện các dự án của FLC, AIC đến mức phải kỷ luật.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật ông Trịnh Văn Chiến. Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho thấy ông Trịnh Văn Chiến đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục, thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.
Tại kỳ họp thứ 31, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đầy đủ, không đúng quy định.
Kết luận, vi phạm của ông Lê Đức Thọ đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và cá nhân, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã họp, thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật ông Lê Đức Thọ. Vi phạm của ông Lê Đức Thọ, theo Bộ Chính trị, mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân.
Capture à partir de :baotiengdan
Kim Văn Chính
9-9-2023
1. Lê Đức Thọ thuộc hàng cán bộ đang hãnh tiến. Sinh năm 1970, Ủy viên Trung ương, Bí thư Bến Tre, trước làm Chủ tịch Vietinbank.
Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến tre. Ảnh: Báo Đồng Khởi
Tôi có tham gia dạy lớp có Lê Đức Thọ học thạc sỹ khoảng năm 2003. Khi đó anh ta là một học sinh nhỏ con, bình thường, một cán bộ cấp phòng của một quầy giao dịch Vietinbank Phú Thọ, vị trí rất thấp trong hạng ngạch công viên chức. Tài sản lúc đó của anh ta chắc chỉ trong vòng một vài tỷ, kể cả nhà ở và xe cộ…
2. Nhưng sau đó anh ta thăng tiến rất nhanh, trước hết là trong hệ thống Vietinbank, dần dần lên chức Tổng Giám đốc, Chủ tịch Ngân hàng. Rõ ràng là anh ta có hệ thống bệ đỡ đưa anh ta lên nhanh, cộng với năng lực ngoại giao đi lại các đầu mối quyền lực…
Sang cuộc chơi luân chuyển, anh ta đã kịp tích lũy số tiền khá khá (khoảng vài nghìn tỷ), cũng lọt lưới “luân chuyển để đi mấy tỉnh miền Tây Nam bộ, làm lãnh đạo địa phương…
Có lẽ do năng lực lãnh đạo của anh ta không có gì nổi trội, chỉ là hạng điếu đóm tầm thường, nên qua hai vòng luân chuyển, anh ta không rút được về Trung ương làm chức vụ cao hơn hoặc tìm nơi hạ cánh an toàn…
Anh cứ chình ình ở Bến Tre giữ ghế cao nhất (Bí thư Tỉnh ủy).
Mà Bến Tre đâu phải địa phương vớ vẩn? Nó là nôi của cách mạng miền Nam, là nguồn cung cấp cán bộ lãnh đạo cao cấp cho cả miền Nam và cả nước…
Hãy xem: Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phan Văn Mãi, họ chỉ là cán bộ như vậy thôi nhưng chức vụ của họ luôn là chức vụ lớn, mẫu nghi thiên hạ…
Anh không chịu về Trung ương, lại cứ ngồi cái ghế cao ở bến Tre là sai lầm cốt tử, đẩy anh đến án kỷ luật.
Ai chả có gót chân Asin? Mà gót chân Asin của anh nó to tổ chảng (nghe đâu tổng tiền tiết kiệm và chứng khoán của anh và vợ con anh lên đến mấy ngàn tỷ đồng, không rõ nguồn gốc)…
Án hôm nay, cụ Tổng tuyên như sau: “Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Đồng chí Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.
Vi phạm của đồng chí Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân.
Bộ Chính trị quyết định thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Lê Đức Thọ”.
Capture à partir de :baotiengdan
Thu Hà
19-8-2023
Uỷ viên Trung ương sở hữu ngàn tỷ đồng?
Ngày 17-8-2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Theo đó, “Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung ương nhận thấy, ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đầy đủ, không đúng quy định”.
Chân dung bí thư tỉnh uỷ Lê Đức Thọ. Nguồn: VNN
Lê Đức Thọ sinh năm 1970, quê Phú Thọ, có học vị Tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông trúng cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Thọ có thời gian dài công tác trong ngành ngân hàng. Từ tháng 4/2014 đến tháng 10/2018, Lê Đức Thọ là thành viên HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc VietinBank; từ ngày 31/10/2018, Thọ là Chủ tịch HĐQT VietinBank.
Sau đại hội 13, đến tháng 7/2021, Lê Đức Thọ được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nhiệm kỳ 2020-2025. Để vào được Uỷ viên Trung ương, hầu hết nhân sự đều có bảng lý lịch “đỏ rực”. Thọ cũng không ngoại lệ.
Bố Lê Đức Thọ là ông Lê Học Thức, sinh năm 1943, từng là Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ Vĩnh Phú (gồm Vĩnh Phúc và Phú Thọ), huy hiệu 55 năm tuổi đảng. Mẹ là bà Ngô Thị Dự, sinh năm 1942 (đã mất) từng giữ chức Phó Chánh án Toà án tỉnh Vĩnh Phú, huy hiệu 50 năm tuổi đảng. Anh trai là Lê Trung Dũng, đương chức Thượng tá, Chánh án Toà án quân sự Quân khu 2.
Lê Trung Dũng được bổ nhiệm Chánh án Quân khu 2. Nguồn: Quân Khu 2
Vợ Lê Đức Thọ là Trần Thị Minh Vỹ, hiện giữ chức Phó giám đốc Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vỹ là con gái cụ Trần Văn Nho (1938- 2022) cựu Giám đốc Ngân hàng nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tang lễ cụ Nho hồi tháng 7/2022 được tổ chức trang trọng, có cả vòng hoa của TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Nguyễn Xuân Phúc gửi viếng.
Dựa vào thế lực của bố vợ, Lê Đức Thọ nhanh chóng tiến thân thần tốc trong ngành ngân hàng, lẫn guồng máy chính trị của đảng cộng sản. Tiền của Lê Đức Thọ, cùng với sự nâng đỡ của người đồng hương Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình, nên Lê Đức Thọ giành được vé chính thức Uỷ viên Trung ương đảng khoá 13 khi vừa bước qua tuổi 40. Tương lai đang rộng mở, hoạn lộ thênh thang phía trước với Uỷ viên Trung ương trẻ tuổi như Lê Đức Thọ.
Trước khi bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương bêu tên, đã có thông tin từ nội bộ rò rỉ cho biết, bí thư tỉnh uỷ Bến Tre có khối tài sản khổng lồ “tích cóp” sau nhiều năm nắm giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống ngân hàng. Ước tính số tiền được gởi trong các nhà bank, đứng tên vợ chồng Lê Đức Thọ và các con lên đến cả ngàn tỷ đồng.
Chưa hết, vợ chồng ông Lê Đức Thọ còn sở hữu nhiều biệt thự sang trọng ở các tỉnh thành, cùng nhiều bất động sản giá trị và cổ phần trong hệ thống ngân hàng thương mại. Thông tin bí mật về khối tài sản của Lê Đức Thọ được nội bộ ngân hàng tuồn ra ngoài, phục vụ cho phe nhóm tấn công, thanh trừng lẫn nhau để tranh giành quyền lực trước đại hội 14 của đảng.
Các cán bộ lắm tiền, xuất thân từ ngành ngân hàng nhảy sang chính trường phải kể đến Nguyễn Văn Bình, Lê Minh Hưng, Nguyễn Văn Thắng và nay là Lê Đức Thọ. Lần này, Thọ bị “đánh” phủ đầu ngay giai đoạn giới thiệu nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá 14 là điều rất lạ. Lạ ở chỗ, các phe ra tay khá sớm so với các kỳ đại hội trước đây.
Thật ra, trong thể chế độc tài đảng trị, không ai có thể đưa ra con số thống kê cụ thể được, vì “của chìm của nổi” đều được các Uỷ viên Trung ương che giấu rất kỹ. Tuy vậy, việc các Uỷ viên Trung ương có khối tài sản hàng ngàn tỷ đồng trên đất nước này là chuyện rất đỗi bình thường.
Những chính trị gia được đồn đoán có tài sản lên đến hàng tỷ Mỹ kim đó là: Nguyễn Tấn Dũng, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Bá Thanh… Cứ nhìn Trần Đình Thành, cựu bí thư tỉnh ủy Đồng Nai cầm của Nguyễn Thị Thanh Nhàn số tiền 14,5 tỷ, cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cầm của Phan Quốc Việt 2,25 triệu Mỹ kim chỉ trong một phi vụ, thì cả nhiệm kỳ Uỷ viên Trung ương, họ sẽ vơ vét được bao nhiêu tiền hội lộ. Chưa kể đến tiền họ bán “ghế”, bán đất đai công sản, nhận phần trăm “hoa hồng” lót tay từ hàng trăm ngàn tỷ đầu tư dự án công.
Nếu như Lê Đức Thọ “núp” đâu đó với vai trò bí thư ở một tỉnh miền núi phía Bắc, hoặc làm cấp phó trong một ban đảng, thì chắc chắn sẽ an toàn. Dư luận cho rằng, Lê Đức Thọ lộ ý định tranh ghế Thống đốc Ngân hàng nhà nước của Nguyễn Thị Hồng, là nguyên nhân chính khiến ông ta bị các đồng chí của mình “làm thịt”. Sắp đến, Lê Đức Thọ có thể sẽ nhận mức kỷ luật “cảnh cáo”. Đồng nghĩa với việc Thọ hết cơ hội tái cử Uỷ viên Trung ương và chính thức giã từ sân chơi chính trị tại đại hội 14.
Ngày 7-7-2023, Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 17-KH/TW về “xây dựng quy hoạch BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031” do TBT Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Theo đó, phần quy hoạch BCH Trung ương đang ở quy trình phát hiện, giới thiệu nhân sự. Các tỉnh, thành ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trung ương phải hoàn tất nhiệm vụ này trước ngày 15-8- 2023 để Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo đi vào quy trình tiếp theo là phê duyệt ở trung ương.
Chính trường hay chiến trường?
Cuộc đua tranh giành quyền lực chính trị đã chính thức bắt đầu. Từ nay đến hội nghị Trung ương 8 vào đầu tháng 10/2023, thời điểm chốt danh sách nhân sự ứng viên BCH Trung ương khoá 14 sẽ còn những cuộc thanh trừng đẫm máu. Các phe nhóm sẽ tận dụng tối đa chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng để loại bỏ, tiêu diệt các đối thủ chính trị. Tiền và tham vọng quyền lực luôn là tầm ngắm và đích đến của các chính trị gia cộng sản.
Đằng sau lớp áo “đạo đức cách mạng vô sản” là những bộ mặt nhầy nhụa, “ăn của dân không chừa bất cứ thứ gì”. Chính trường Việt Nam đã, đang và sẽ hứa hẹn những kịch bản gay cấn, khốc liệt.
Capture à partir de :baotiengdan
25-1-2024
Sau khi chủ tịch Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì “nhận hối lộ” (2/1/2024), bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận đi công tác Hà Nội rồi không ai liên lạc được.
Ngày 8/1/2024, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gửi công văn hỏa tốc “hoãn họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vào ngày 9/1” vì bí thư Trần Đức Quận đi công tác chưa về.
Ngày 14/1 bí thư Quận vẫn chưa về, nên phó bí thư thường trực Tỉnh ủy ký thông báo giao cho Trưởng ban Tổ chức Trung ương xử lý công việc của tỉnh ủy.
Cả tỉnh đang hát: “Giờ này anh ở đâu?”, thì chiều 24/1 trung tướng Tô Ân Xô cho hay: Bí thư Trần Đức Quận bị bắt về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn…”, nhẹ hơn tội “nhận hối lộ” của chủ tịch Trần Văn Hiệp! Mà, gia đình Chủ tịch Trần Văn Hiệp đã nộp ngay 4,2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Nếu gia đình nộp khắc phục vài tỷ đồng, bí thư Trần Đức Quận sẽ được án nhẹ.
Trái lại, bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến trước khi về hưu ba năm đã bị mạng xã hội tố cáo “gia tộc trị” gồm: 20 quan chức là vợ, con, dâu, rể; chú bác và anh em họ; cùng bốn “quan bên vợ” ông Chiến (tháng 2/2017). Trong đó, con trai Nguyễn Nhân Chinh, cử nhân cờ vua, lên bí thư Thành ủy TP Bắc Ninh.
Không đụng được cọng lông chân, ngày 30/5/2019, bí thư Nguyễn Nhân Chiến ra Quốc hội đòi bổ sung vào Luật Tố cáo “Cấm đưa nội dung tố cáo lên mạng với mục đích hạ thấp danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân”. Năm 2021, bí thư Nguyễn Nhân Chiến về hưu, hạ cánh an toàn! Ngày 24/1/2024, cựu bí thư Nguyễn Nhân Chiến bị bắt vì “nhận hối lộ” của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn; giải oan cho mạng xã hội, không mắc tội “hạ thấp uy tín bí thư tỉnh”.
Bảy năm trước, Nguyễn Nhân Chiến dẫn đầu đoàn gia tộc đi hiên ngang trên hoạn lộ. Giờ đây: “Giữa đoàn tù nhân có tôi đi hàng sau”.
Chuyện hai bí thư đầy kịch tính và đều mất quà Tết năm nay. Nhưng hậu vận của bí thư Nguyễn Nhân Chiến và gia tộc có vẻ xấu hơn bí thư Trần Đức Quận!
Capture à partir de :baotiengdan
Mai Hoa Kiếm
25-1-2024
“Bắt sống” là tiếng lóng, dùng để ám chỉ việc cơ quan điều tra bắt nóng cán bộ đương chức, những người đang trên đỉnh cao quyền lực. Quan chức cấp càng cao, càng rất sợ bị “bắt sống”, bởi vì “quan phụ mẫu” cai quản một lĩnh vực, có đủ đệ tử, kẻ hầu người hạ, nay đùng một cái bị bắt sống, thật xấu hổ, cay đắng và nhục nhã ê chề…
Các vụ bắt sống Uỷ viên Trung ương nổi tiếng trong chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng, có thể liệt kê một số nhân vật như sau:
1. Đinh La Thăng
Đinh La Thăng, sinh năm 1960, quê Nam Định, là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12, nhiệm kỳ 2016-2021, được xem là nhân vật bị bắt sống đầu tiên.
Thăng bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh. Khi Thanh trốn sang Đức, viết thư gởi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, hạ uy tín nhân vật quyền lực số 1 của đảng. Nguyễn Phú Trọng giận tím mặt, thề sẽ bắt Thanh bằng được và những kẻ đứng sau lưng Thanh sẽ phải trả giá.
Trịnh Xuân Thanh bị đặc nhiệm Bộ Công an bắt cóc ở Đức, đưa về Việt Nam. Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị, mất chức bí thư thành Hồ. Hồi đó không ai nghĩ rằng Thăng sẽ bị “ném vào lò”.
Ngày 7-5-2017, sau khi Đinh La Thăng bị đuổi ra khỏi Bộ Chính trị, vài ngày sau ông ta bị “cưa ghế” Bí thư Thành ủy thành Hồ. Đúng bảy tháng sau, ngày 8-12-2017, Thăng lúc đó chỉ còn là Ủy viên Trung ương, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, chính thức bị “bắt sống”.
Sáng 8-12-2017, Thăng vẫn còn dự một cuộc họp, nhưng buổi chiều thì ông ta bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị dừng tư cách đại biểu quốc hội, tra tay vào còng. Các “đồng chí” của Thăng đã truy cùng giết tận nhân vật mà trước đó không lâu, được cho là cán bộ năng động, ngôi sao đang lên. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, từ La Thăng biến thành La Giáng!
Đinh La Thăng bị còng tay dẫn giải ra tòa ở Hà Nội ngày 8/1/2018, nơi ông nói ‘muốn làm ma tự do’. Nguồn ảnh: AFP
Ngày 9-5-2018, tức nửa năm sau ngày Thăng bị bắt, Hội nghị Trung ương 7 khoá 12 mới xem xét và quyết định kỷ luật Đinh La Thăng bằng hình thức khai trừ khỏi đảng. Khôi hài ở chỗ, Thăng bị “bắt sống”, tống giam, rồi mới mời Ban Chấp hành Trung ương “xem xét và quyết định”!
2. Nguyễn Đức Chung
Nguyễn Đức Chung, tức Chung “con”, sinh năm 1967, quê Hải Dương, là chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021. Chung “con” là con nuôi ông Lê Hồng Anh.
Khi còn là giám đốc Công an Hà Nội, Chung “con” gây thù chuốc oán với nhiều người, trong đó có cấp phó của mình là Nguyễn Duy Ngọc, tức Ngọc “công tử”.
Ngọc được anh em trong ngành gọi là Ngọc “công tử”, vì vẻ ngoài bảnh bao, trắng trẻo. Ngọc là đồng hương của Tô Lâm. Khi về Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, Ngọc đeo lon thiếu tướng.
Thoắt cái, Ngọc được lên thứ trưởng, phụ trách khối cảnh sát. Đòn thù trút xuống, Ngọc “công tử” khiến Chung “con” từ một thiếu tướng công an, chủ tịch Hà Nội, Uỷ viên Trung ương khoá 12, biến thành tội phạm; chẳng những mất hết tất cả công danh sự nghiệp, mà còn phải ăn cơm tù hàng ngày.
Nguyễn Đức Chung tại một phiên tòa ở Hà Nội ngày 13-7-2022. Nguồn: Báo Tiền Phong
Trong khi đó, ở tuổi 56, Nguyễn Duy Ngọc được chọn làm “nhân sự đặc biệt” để vào Uỷ viên Trung ương khoá 13, rồi nắm thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an. Mới đây, ngày 12-12-2023, Ngọc được phong thượng tướng ở tuổi 59.
Trở lại vụ Chung “con”, ông ta bị bắt sống có quy trình, nhưng nói trắng ra là bị “bắt sống” đúng bài bản. Bộ Công an đã sử dụng cách câu lưu lấy lời khai, quản thúc tại gia, cấm ra khỏi nhà.
Ngày 11-8-2020, Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ mọi chức vụ trong đảng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đình chỉ chức chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Ngày 28-8-2020, Cơ quan An ninh điều tra mới công bố quyết định khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Chung.
Ngày 17-12-2020, tại Hội nghị Trung ương 14, Nguyễn Đức Chung bị khai trừ khỏi đảng. Bắt sống Uỷ viên Trung ương trước, rồi thông báo sau, thì ra Ban Chấp hành Trung ương chẳng có vai trò gì, họ bị sai khiến không khác gì các ông “nghị gật” ở quốc hội.
3. Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1964, quê Quảng Nam, Uỷ viên Trung ương khoá 13, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026. Ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Hùng phân công theo dõi Vụ Địa bàn V, gồm 12 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên và Quân khu 5.
Hùng từng nắm chức bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum và là đệ tử ruột của ông Nguyễn Xuân Phúc. Giai đoạn làm bí thư Kon Tum, Nguyễn Văn Hùng có “dấu răng” trong việc đề nghị giao 800 hecta đất rừng cho Trịnh Văn Quyết, FLC, làm sân golf và Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum. Nhận 18 hecta “đất vàng” trung tâm thành phố Kon Tum, Quyết FLC không xây dựng tổ hợp thương mại, mà đem “phân lô bán nền”.
Tháng 3-2022, Trịnh Văn Quyết bị khởi tố bắt giam, Hùng đứng ngồi không yên.
Sáng ngày 21-11-2022, Hùng đáp máy bay ra Hà Nội theo triệu tập của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Đến đây, Hùng mới được các “đồng chí” tiết lộ, có khả năng ông ta sẽ bị bắt khẩn cấp trong ngày.
Biết rằng khi bị bắt sống sẽ mất tất cả, nên Hùng chọn cái kết khác. Cũng có thể Hùng hưởng ứng lời bác Cả, “danh dự là điều thiêng liêng”, hoặc có thể muốn bảo toàn tài sản để lại cho vợ con, nên Hùng nhảy qua hành lang tầng 5, toà nhà số 7 Nguyễn Cảnh Chân, để đi gặp Các Mác và Lenin. Hùng tự kết liễu cuộc đời ở tuổi 59. Tối hôm đó, báo chí “lề đảng” đồng loạt đưa tin, Nguyễn Văn Hùng từ trần do tai nạn.
Ảnh: Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương Nguyễn Văn Hùng. Nguồn: kontum.gov.vn
4. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh
Nguyễn Thanh Long sinh năm 1966, quê Nam Định, Uỷ viên Trung ương khoá 13, bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương. Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, quê Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 5-6-2022, cả Long và Anh lần lượt bị Cơ quan điều tra triệu tập, câu lưu để phục vụ điều tra. Đây là chiêu trò bắt sống hữu hiệu, bị can không kịp trở tay.
Chiều ngày 6-6-2022, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường. Tại đây, Ban Chấp hành Trung ương “gật” rất nhanh, quyết định khai trừ Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long ra khỏi đảng.
Sáng ngày 7-6-2022, tại kỳ họp thứ 3, quốc hội khoá 15, các nghị “gật” đã nhanh chóng bãi miễn tư cách đại biểu của Nguyễn Thanh Long. Thủ tướng ký quyết định trong ngày, cách chức bộ trưởng Bộ Y tế của Long. Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội cũng họp bất thường, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Chu Ngọc Anh.
Chiều ngày 7-6-2022, cả Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh chính thức bị Cơ quan điều tra “bắt sống”.
Ảnh: Nguyễn Thanh Long (trái) và Chu Ngọc Anh. Nguồn: BBC
5. Phạm Xuân Thăng
Phạm Xuân Thăng sinh năm 1966, quê Hải Dương, là Uỷ viên Trung ương khoá 13, bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương. Thăng dính vụ Việt Á.
Ngày 16-9-2022, công an mời Thăng đến làm việc. Ngay trong ngày, Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ các chức vụ trong đảng của Thăng. Sáng hôm sau, Cơ quan điều ra công bố, Thăng bị bắt.
Phạm Xuân Thăng, cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Nguồn: haiduong.gov.vn
Ngày 3-10-2022, Hội nghị Trung ương 6 khoá 13, mới giải quyết hệ quả việc đã xong, làm thủ tục khai trừ Phạm Xuân Thăng.
6. Trần Đức Quận
Trần Đức Quận sinh năm 1967, quê Đà Nẵng, Uỷ viên Trung ương khoá 13, chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Lâm Đồng, bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, đã bị bắt sống gần đây nhất. Quận là đệ tử thân tín của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ngày 4-1-2024, bí thư Quận đi công tác ở Hà Nội theo triệu tập của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Sau khi làm việc với Uỷ ban Kiểm tra, Quận bị giữ lại Hà Nội để trả lời chất vấn của Cơ quan điều tra. “Trao đổi công việc” xong, Quận bị bắt giam ngay sau đó, nhưng không công bố.
Mọi hoạt động của Quận tại Hà Nội bị phong tỏa, thông tin không thể lọt ra ngoài. Gia đình, vợ con Quận cũng không biết chuyện gì đang xảy ra với chồng, cha mình.
Hệ thống chính trị tỉnh Lâm Đồng cũng không có bất kỳ thông tin nào. Không liên lạc được với bí thư Quận, tỉnh đành huỷ cuộc họp của Thường trực HĐND tỉnh, dự kiến diễn ra sáng 9-1-2024.
Việc bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng bỗng dưng “mất tích” quả thật gây chấn động trong hàng ngũ cán bộ.
Chiều 24-1-2024, Bộ Công an công bố, Trần Đức Quận bị bắt, do liên can đến dự án Đại Ninh của Vạn Thịnh Phát tại Lâm Đồng. Thì ra, thêm một cán bộ cao cấp bị bắt sống, 20 ngày sau mới được công bố.
Ảnh: Trần Đức Quận, bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, trở thành “củi”. Nguồn: VNE
***
Từ sau đại hội 12, Ban Chấp hành Trung ương đảng chỉ còn là cái bóng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những gì ông Trọng nói, các Ủy viên Trung ương xem như là nghị quyết. Vấn đề gì ông Trọng viết, thì họ tuyên truyền, thổi phồng thành “kim chỉ nam”.
Hai trăm kẻ từng được ca tụng là “tinh hoa” của đảng, nhiều kẻ trong số đó tay đã bị “nhúng chàm”, nhúng rất sâu. Vì vậy, bây giờ họ đang run sợ, sống phập phồng, lo lắng, bởi không biết khi nào sẽ tới phiên mình bị “bắt sống” như các nhân vật kể trên. Khi nghe tin “bác Cả” nhập viện và biến mất khỏi radar gần ba tuần lễ vừa qua, hơn ai hết, có lẽ các nhân vật này mong cho đất nước sớm có quốc tang.
Kim Văn Chính
16-1-2024
Capture à partir de :baotiengdan
Lịch sử bầu bán, đấu tranh nội bộ của Đảng CSVN có những case điển hình sau (chỉ ở cấp trung ương, chứ cấp thấp hơn còn rất nhiều):
Các vụ trước 1975 như Chu Văn Tấn, Nguyễn Tư Thoan, Trần Xuân Bách, Hoàng Văn Hoan… chưa kể, tôi chỉ liệt kê các vụ sau 1975.
1. Hà Phan: Thường trực Ban Bí thư, lúc đó đang có khả năng lên làm Tổng Bí thư, thay Đỗ Mười. Khi đó, hàng loạt đơn tố cáo từ miền Nam, rằng Hà Phan đã chiêu hồi Mỹ và VNCH, có bằng chứng đã làm hại nhiều cán bộ kiên trung hồi trước 1975…
Hà Phan đã cãi quyết liệt. Nhưng cuối cùng, Hà Phan phải nhận án kỷ luật cho thôi chức vụ, gạch tên khỏi Đảng, cho về quê sống dưới sự giám sát của an ninh.
Ảnh: Nguyễn Hà Phan, từng là ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã bị cách hết tất cả chức vụ trong đảng và nhà nước. Nguồn: Wikipedia
2. Mai Ái Trực: (Em út trong bộ ba anh em đều làm Bộ trưởng của Bình Định gồm Mai Kỷ, Mai Liêm Trực và Mai Ái Trực). Hiếm có gia đình nào danh giá và giỏi như vậy.
Tuy nhiên, khi Mai Ái Trực được quy hoạch lên làm Phó thủ tướng thì đơn thư khiếu nại mới xuất hiện, tố cáo ông là cán bộ chiêu hồi địch quân trước 1975.
Mai Ái Trực chon giải pháp rút lui ngay lập tức khỏi chính trường và về hưu luôn…
Cựu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực. Nguồn: VnEconomy
3. Đinh Thế Huynh: Theo tin của bạn Facebook Trần Nam: Trong một lần hội nghị tiếp dân của Đại biểu Quốc hội, khi giới thiệu Huynh là ủy viên Bộ Chính trị, có một ông “đồng ngũ” với Huynh thoát chết ở chiến trường Quảng Trị đứng phắt dậy tố cáo Huynh là lính đào ngũ ở chiến trường, xưng mày tao luôn ngay tại hội trường. Thế là ầm ĩ cả hội trường. Và do Huynh đã ở vị trí rất cao (Thường trực Ban Bí thư, có vẻ kế thừa Tổng Bí thư), Huynh đã nhận quyết định nội bộ lẳng lặng về vườn và người ta công bố do có bệnh…
4. Case phản đòn: Ủy viên Trung ương Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cũng bị tố cáo là đã từng chiêu hồi và làm tình báo cho CIA, Người tố cáo là ông Nguyên, Phó chánh Văn phòng Thủ tướng và 2 cán bộ sĩ quan Tổng cục 2, Bộ Quốc Phòng.
Vụ này kết quả rất hay: Người tố cáo hóa ra là vì động cơ cá nhân vụ lợi, muốn triệt hạ bà Thắng do mâu thuẫn cá nhân. Cả vợ và chồng Nguyên cùng hai sĩ quan Tổng cục 2 bị phản đòn, nhận án tù đâu 5 năm gì đó. (Vụ này án xử công khai và đã đăng trên báo)…
5. Dàn lãnh đạo hiện tại toàn “cán bộ trẻ”, không tham gia kháng chiến hay bộ đội trước 1975 trong vùng địch nên không còn ai có khả năng mắc tội chiêu hồi hay đào ngũ.
Nhưng “có thể” có tội mới như “tự chuyển hóa, tự diễn biến”, tội “sa đọa về phong cách”, tội “quan tâm cấp dưới quá mức tình cảm”; tội “động cơ không trong sáng”…
Những tội mới kể trên so với tội phản quốc, chiêu hồi, đào ngũ, khó kết tội hơn nhiều và khó đo lường mức độ phạm tội để xác định ranh giới kỷ luật… Do vậy cuộc đấu tranh nội bộ để trong sạch ngày càng gay go, phức tạp hơn.
2024.02.01
Capture à partir de :RFA
Cuộc họp vào chiều ngày 1/2 thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN TC). VietNamNet
Trong năm 2023, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kỷ luật 606 tổ chức đảng và 24.162 đảng viên trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng. Truyền thông Nhà nước dẫn báo cáo của ông Đặng Văn Dũng - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết như vậy tại cuộc họp vào chiều ngày 1/2 thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN TC).
Kết quả này được ông Dũng nhận định là do công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng quyết liệt, đồng bộ, đạt được nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương.
Các con số gây chú ý, theo truyền thông Nhà nước, cho thấy số lượng đảng viên kỷ luật năm 2023 đã tăng 12% so với năm 2022. Số đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng là 459 người; 8.863 đảng viên bị kỷ luật do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong số này, lần đầu tiên sáu người bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 (tháng 1/2021) đến nay, Đảng đã kỷ luật 105 người thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 22 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.
Cũng trong thông báo mới, Ban Nội chính Trung ương cho biết, trong năm 2023, kết quả nổi bật của công cuộc chống tham nhũng là công tác điều tra, truy tố, xét xử được Đảng chỉ đạo quyết liệt với các vụ án lớn bị khởi tố, đưa ra xét xử.
Cụ thể, trong năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tố 4.523 vụ, 9.373 bị can (tăng 46% về số vụ án so với năm 2022) về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó, án tham nhũng khởi tố mới 899 vụ/2.446 bị can (tăng gần hai lần về số vụ; tăng hơn hai lần về số bị can so với năm 2022).
Các vụ mới khởi tố thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo gồm 13 vụ với 54 bị can, khởi tố bổ sung 252 bị can trong 26 vụ án; kết luận điều tra 18 vụ án/333 bị can, kết luận điều tra bổ sung 6 vụ án/60 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 20 vụ án/374 bị can, xét xử sơ thẩm 20 vụ án/271 bị cáo, xét xử phúc thẩm 15 vụ/113 bị cáo.
Capture à partir de :BBC
Mai Luân
Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ TP HCM
19 tháng 1 2023
Quý Mão này đúng là một năm "đặc biệt của đặc biệt". Đất nước đón Xuân mà Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc mất chức, làm dư luận dậy sóng.
Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình
Mới dịp Tết năm ngoái, ông Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước, dự lễ tịch điền Đọi Sơn 2022 hôm 07/02
Cuộc chiến 'chống tham nhũng' của TBT Nguyễn Phú Trọng với tác động sâu rộng tới nhân sự cao cấp đang là đề tài dân Việt Nam và hàng loạt đài báo nước ngoài bàn bạc.
Truyền thông Việt Nam nói "hiền lành" rằng ông Phúc xin thôi, về nghỉ hưu, nhưng David Brown viết thẳng thừng trên Asia Sentinel rằng ông bị loại (VN President Ousted).
Trong lịch sử Đảng CSVN và Quốc hội VN chưa bao giờ có chuyện 27, 28 Tết, các đại thần quan phải bỏ việc nhà, bỏ nhiệm sở, họp nhau chia lại các ghế trên thượng tầng quyền lực.
Dẫu biết cập rập như thế này là dở, quốc tế và người dân bàn tán nhưng sao TBT vẫn đẩy mọi thứ phải làm theo kịch bản đã vạch sẵn?
Các thế lực sân sau
Kết quả bỏ phiếu kín tại Hội nghị trung ương hôm 17/1 và tại Quốc hội hôm 18/1 là một phần cho câu trả lời.
Ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, ai thay thế: Bình luận từ truyền thông quốc tế
Mạng XH bình luận sôi nổi về nhân sự cấp cao nhất ở VN
Ông Phạm Minh Chính: Lãnh đạo công an và Đảng lên làm thủ tướng
Một nguồn tin nội bộ không thể nêu danh tính, hơn 30% trong số gần 200 Ủy viên trung ương không đồng ý truất chức Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị của Nguyễn Xuân Phúc.
Và 109 trên 480 đại biểu có mặt không đồng ý bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Đấy là những con số biết nói.
Thế nhưng với TBT Nguyễn Phú Trọng thì thật là "đêm dài lắm mộng", ông sợ nếu không dứt điểm trước Tết, các phe phái có thêm thời gian, có thể bày ra lắm mưu nhiều kế, gây bất lợi cho ông.
Chuyện đấu đá trong nội bộ ĐCSVN là chuyện có từ lâu nhưng lần này nó gắn với các thế lực "sân sau" của mỗi "lãnh chúa". Không chỉ đơn giản là giữa ba miền Bắc - Trung - Nam, mà còn là giữa các đại gia trong một vùng miền lắm khi cũng không chịu nhau.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Ông Phạm Minh Chính (phải) thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc vào vị trí thủ tướng VN tháng 4/2021
Quý Mão này đúng là một năm 'đặc biệt của đặc biệt'. Đất nước đón Xuân mà "mất Phúc", sau Tết, có thể "mất luôn cả Chính" - những tin đồn hoặc suy đoán về việc ông Phạm Minh Chính "dễ gặp rủi ro" về vị trí đã lan ra các báo nước ngoài như Deutsche Welle của Đức.
Thế nhưng cũng có câu hỏi TBT Nguyễn Phú Trọng nhận trách nhiệm gì ở cương vị Trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội 13, khi hàng loạt Ủy viên trung ương Đảng trong khóa này hai năm qua lũ lượt đi tù hoặc bị kỷ luật.
Đây vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh của ông Trọng. Yếu là vì thiên hạ sẽ quy trách nhiệm không thể thoái thác cho ông. Mạnh là vì các đồng chí "chưa bị lộ" vẫn còn e dè đối với cái lò của ông
Có dự kiến ông Trọng sẽ rời đi vào mùa hè năm nay, khi Trung ương họp hội nghị giữa kỳ. Nhưng ông Trọng có từ chức hay không, thì còn phải xem.
Mặt khác, cũng còn phải xem các thế lực nghiêng ủng hộ ông và chính sách khá giống kiểu Trung Quốc có tìm được "ngọn cờ" nào khác thay ông hay không. Nếu không thì ông hẳn là vẫn tại vị.
Nói ông Nguyễn Xuân Phúc bị đánh cho tan tác đến mức buộc phải chọn con đường rút lui cũng đúng. Nhưng ông Phúc rút lui để mở đường sống cho các ủy viên trung ương Đảng cũng đúng, vì ông Phúc từ chức, thì mới có lý do để buộc ông Trọng từ chức.
Loại phe kỹ trị để 'đề phòng'?
Tuy nhiên, vẫn không thể coi thường những nỗ lực của phái đang muốn làm mạnh tay với những thành phần được cho là kỹ trị, hướng về Phương Tây.
Ví dụ nhãn tiền là hai ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam không có chỗ đứng ở đỉnh cao quyền lực Việt Nam.
Mọi manh nha của những đòi hỏi "Cải cách Thể chế", biết đâu sẽ dẫn tới "Cách mạng Màu", phải được triệt từ gốc. Đây là điều các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam công khai đồng ý với nhau từ cuối tháng 10 năm ngoái và luôn được các báo chính thống nhắc.
Nguồn hình ảnh, others
Ba Phó Thủ tướng (hình từ trái qua): Trần Lưu Quang, Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà đứng trước nhiều thách thức lớn về kinh tế- xã hội
Giống như Hàn Quốc và Đài Loan, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn chờ giao thừa âm lịch mở ra một năm mới.
Nhưng khác xa với hai quốc gia Đông Á ấy, cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền ở Việt Nam đang 'tạm nghỉ' không làm gì cả, dù kinh tế - xã hội Việt Nam đang đối diện với đủ loại vấn nạn nghiêm trọng.
Doanh nghiệp Việt Nam, bất kể quy mô, đều tạm ngưng hoạt động, chạy cầm chừng hoặc xin giải thể càng ngày càng nhiều, thất nghiệp càng ngày càng cao, số người bi quan vì bế tắc về tương lai tăng lên.
Bạn bè quốc tế nghi ngại, nền chính trị Việt Nam có đang bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh cuộc thay đổi chưa từng có trong Bộ Chính trị và các cơ quan lãnh đạo khác.
Hãy chờ xem Trung ương Đảng để cho ông Phạm Minh Chính tại vị sau Tết hay quyết định như thế nào.
Những tin đồn về ông "chỉ đang đem lại bất an cho chính trị và sự phát triển của Việt Nam", báo Nhật Nikkei Asia (18/01/2023) của Nhật đánh giá.
Vấn đề là chưa hề có dấu hiệu cuộc chiến ở thượng tầng kiến trúc tại Ba Đình sẽ dừng ở đâu đó.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Mai Luân từ TP Sài Gòn.
Xem thêm:
Việt Nam: Cho hai Phó Thủ tướng 'từ chức' để làm gương?
Việt Nam: Nhân sự cao cấp chuyển động mạnh trước Tết Quý Mão
Capture à partir de :baotiengdan
Phạm Vũ Hiệp
30-8-2023
Thượng tầng chính trị của đảng luôn cho rằng, hoàn toàn không có sự thanh trừng nội bộ, tranh giành quyền lực hay phe nhóm trong đảng. Cái loa khổng lồ của hệ thống tuyên giáo luôn gào thét “những luận điệu phản động, xuyên tạc” đang vu khống cuộc đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng.
Thực tế ngược lại, cả ê kíp lãnh đạo chủ chốt gồm chủ tịch, phó chủ tịch, giám đốc các sở ban ngành UBND tỉnh thành Đà Nẵng, Khánh Hoà, Hải Dương bị truy tố, xét xử, sờ sờ ra đó. Mới đây nhất, cả Ban thường vụ tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa hai nhiệm kỳ gần nhất đều bị kỷ luật, trong đó có cựu Uỷ viên Trung ương, bí thư Trịnh Văn Chiến. Đó không phải “phe nhóm chính trị” hùa nhau tham nhũng thì là gì?
Có một địa phương miền núi phía Bắc, mà ở đó các “lưu manh vô sản” xem như vương quốc riêng. Để rồi họ mặc sức lũng đoạn chính trị, chia chác quyền lực: Lào Cai.
Bùi Quang Vinh là Uỷ viên Trung ương hai khoá 10 và 11, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Vinh sinh năm 1948, tốt nghiệp cấp 2 vào năm 1963, vào đảng năm 1968. Thế nhưng sau này Vinh “đục số”, khai mình sinh năm 1953, để leo lên chức chủ tịch, bí thư Lào Cai, vào Uỷ viên Trung ương khoá 10 năm 2006.
Nực cười ở chỗ, em trai Vinh là Bùi Quang Thái, trong khai sinh ghi sinh năm 1951, lớn hơn ông anh (ghi trong khai là năm 1953)! Dân biết cả, chỉ có lãnh đạo Đảng bị mù nên không biết.
Ông Vinh có vợ tên là Chung, từng là Thượng tá CA Trại giam Lào Cai, lại rất thân với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhờ đó Vinh thăng tiến rất nhanh. Bà Chung là trùm “đầu nậu” làm ăn khoáng sản từ thời ông Vinh lên thay ông Giàng Seọ Phử làm Bí thư tỉnh uỷ.
Ảnh: Chân dung Hoàng Trung Hải (ảnh trên) và Bùi Quang Vinh (ảnh dưới). Ảnh trên mạng
Tái trúng cử Uỷ viên Trung ương khoá 11, trước khi rời ghế bí thư Lào Cai để làm bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, Vinh đưa ngay đệ tử ruột là Nguyễn Hữu Vạn từ chủ tịch UBND tỉnh, nhảy lên làm bí thư tỉnh uỷ Lào Cai.
Nguyễn Hữu Vạn sinh năm 1956, quê Thái Bình, có vợ tên Loan, một phụ nữ đẹp. Bà Loan lúng liếng “qua lại” với nhiều quan anh, để chồng bà ta được chiếu cố thăng chức. “Bà ăn nem thì ông ăn chả”, những lần về Hà Nội họp BCH Trung ương, bí thư Vạn cũng lập “phòng nhì” là Minh Khuê, nữ biên tập viên thời sự VTV và mua cho nàng một căn hộ cao cấp ở thủ đô. Minh Khuê đẻ cho Vạn một bé trai, đặt tên bé Tun.
Với quyền lực Phó thủ tướng, Hoàng Trung Hải kéo đồng hương Nguyễn Hữu Vạn về đưa vào ngồi ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước. Vị trí này quyền lực vô song, các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước có thể ném Uỷ viên Trung ương, thậm chí Uỷ viên Bộ Chính trị vào tù (vụ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh là một dẫn chứng). Mục đích Hoàng Trung Hải đưa Vạn lên, nhằm giúp che giấu những phi vụ động trời, xuất lậu cả triệu tấn quặng Lào Cai sang Trung Quốc của “phe nhóm” và việc thua lỗ tổng cộng khoảng 2000 tỷ của hai dự án thép và đạm của Công ty cổ phần DAP2 Lào Cai và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung ở khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Nguyễn Hữu Vạn nhanh chóng tiến cử Nguyễn Văn Vịnh, chủ tịch UBND tỉnh, lên nắm vị trí bí thư tỉnh uỷ Lào Cai để củng cố lực lượng nơi này.
Nguyễn Văn Vịnh sinh năm 1960, dân tộc Tày, quê Yên Bái, chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai từ tháng 3-2010 đến tháng 5-2013. Vợ chồng Nguyễn Văn Vịnh nổi tiếng buôn lậu, mua quan bán chức và khét tiếng tàn bạo. Được Nguyễn Hữu Vạn “bàn giao” nắm chức Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, nhiệm kỳ 2010-2015, Vịnh sau đó vào Uỷ viên Trung ương khoá 12 và làm bí thư Lào Cai nhiệm kỳ hai 2015-2020. Hơn 10 năm làm quan đầu tỉnh, Nguyễn Văn Vịnh đã góp phần “phá nát” Lào Cai, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Đến nay, Nguyễn Văn Vịnh đã bị khai trừ đảng và bị bắt giam, nhưng Bùi Quang Vinh và Nguyễn Hữu Vạn vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Ảnh: Nguyễn Hữu Vạn (trên) và Nguyễn Văn Vịnh, hai “hung thần” ở Lào Cai. Nguồn: CTV Tiếng Dân và VTV
Quay lại chuyện nhậm chức Tổng kiểm toán Nhà nước, Nguyễn Hữu Vạn mang theo đàn em thân cận từ thời còn làm Giám đốc sở Tài chính, tên là Lê Đức Luận, sinh năm 1968, quê Yên Bái. Luận được xem là “tay hòm chìa khoá” của Vạn trong tất cả các phi vụ.
Luận từng là Phó giám đốc sở Thương mại – du lịch, Chủ tịch huyện Sa Pa, học hành không ra gì, nhưng Luận rất giỏi trong việc “thiết kế” các kèo ăn chơi, các phi vụ “đánh quả”, kiếm tiền cho các sếp. Tất nhiên, cũng như các đàn anh ở Lào Cai, Luận chạy được học vị tiến sĩ, lận lưng Cao cấp Chính trị.
Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn nhanh chóng ban cho Lê Đức Luận chức Trợ lý Tổng kiểm toán. Vạn “đại ca” đã dìu dắt Luận từng bước leo lên những nấc thang quyền lực: Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VII; Vụ trưởng Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng, kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng đưa Đào Hồng Lan, bí thư tỉnh Bắc Ninh, không chút hiểu biết về ngành Y, lên làm bộ trưởng Bộ Y tế, đã tạo điều kiện cho các phe nhóm cài cắm người trái ngành vào nhiều cơ quan.
Đào Hồng Lan là con dâu của cựu Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia, kinh qua công tác Đoàn tại Thành đoàn Hà Nội. Lan từng giúp việc cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, khi bà Ngân làm Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH những năm 2007- 2011. “Mày làm được, thì tao làm được”, tháng 2-2023, Lê Đức Luận một kẻ ất ơ, điếu đóm cho các “đại ca” Lào Cai năm xưa, sau nắm chức Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, thuộc Kiểm toán Nhà nước, chính thức giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiệm kỳ 2022-2026.
Ảnh: Lê Đức Luận nhận quyết định bổ nhiệm thứ trưởng. Nguồn: Bộ Y tế
Phe nhóm chính trị đang thao túng trong đảng, thế mới thấy, cái gọi là “giới thiệu qui trình”, “quy hoạch cán bộ”, “bầu chọn cán bộ”… chỉ là trò lừa đảo, mị dân, trò bịp trong thể chế chính trị cộng sản mà thôi.
Ngoài ra, chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch và “đốt lò” chỉ là là chiêu bài để triệt hạ lẫn nhau. Trong chế độ độc tài cộng sản, chuyện chống tham nhũng chỉ là hình thức và “phe thắng cuộc” xem đất nước như là chiến lợi phẩm để ban phát bổng lộc cho nhau.
Hiện nay các đại án tham nhũng liên quan đến cung đình, vẫn được Đảng bao che cho nhau, thỏa hiệp với nhau để duy trì ách thống trị trên đầu trên cổ hơn một trăm triệu dân.