Trả lại Sự thật và Công lý cho Lịch sử
50 năm Hoàng Sa - Giải pháp - 1
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Việt Nam có thể làm gì với vị thế là nước yếu hơn?
Cựu chiến binh tàu HQ-10 VNCH: Chưa thấy có phương án, cơ hội nào để đòi lại Hoàng Sa
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Vấn đề chủ quyền lãnh thổ không của riêng ai'
19 tháng 1 2024
Capture à partir de :BBC
Giáo sư Carl Thayer là nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm
Sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12/2023, các chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cần học cách cân bằng giữa hợp tác và đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Hợp tác là xu thế chung hiện nay và việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Trung Quốc là điều tất yếu. Tuy nhiên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa luôn là vấn đề nhức nhối lâu dài trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt tại nhà riêng ở Úc, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, Carl Thayer, cho rằng trận hải chiến ngày 19/1/1974 đánh dấu bước đi đầu tiên trong hành động quyết đoán và đưa ra yêu sách chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
Theo các sử liệu mà ông dẫn chứng, nếu nhìn lại 50 năm trước, sẽ thấy đó là bước đầu tiên của quá trình xâm lược thực sự của Trung Quốc, thông qua việc sử dụng vũ lực dưới mức lực lượng vũ trang, sẽ thấy chính VNCH đã nổ súng trước, giúp Trung Quốc củng cố luận điệu rằng họ chỉ phản công và tự vệ.
“Cũng từ đó dẫn đến việc [Trung Quốc] mở rộng và xây dựng các căn cứ ở Hoàng Sa, mà ngày nay chúng ta thấy đã mở rộng sang quần đảo Trường Sa,” nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm cho biết.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Vấn đề chủ quyền lãnh thổ không của riêng ai'
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: ‘Cả hai miền Nam-Bắc đều đã bị đồng minh phản bội’
Thế lưỡng nan của chính phủ Việt Nam
Đã 50 năm trôi qua nhưng mức độ thông tin về Hải chiến Hoàng Sa vẫn hết sức hạn chế trong hệ thống giáo dục và báo chí ở Việt Nam. Trong khi đó, những người Việt Nam ở hải ngoại và một bộ phận trong nước coi sự hi sinh của hơn 70 người trong Hải chiến Hoàng Sa là đáng được tôn vinh.
Nhà nghiên cứu độc lập Song Phan từ Sydney cho rằng tiền thân của nhà nước Việt Nam hiện nay là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vốn trước đây đã có thái độ lập lờ trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Theo ông, những sách giáo khoa, bản đồ in hình Hoàng Sa cho Trung Quốc và công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 đã gây ra những hệ lụy khó sửa chữa trong vấn đề Hoàng Sa.
Bắc Kinh tới nay vẫn sử dụng thư của ông Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, nói đây là chứng cứ Việt Nam từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.
“Có lẽ vì thế nên chính phủ Việt Nam dè dặt đối với các phát ngôn có thể làm vị thế phe mà họ từng cho là tà ngụy có thể tỏa sáng hơn mình trong vấn đề bảo vệ chủ quyền vốn là vấn đề thiêng liêng đối với dân tộc,” ông Song Phan nói với BBC.
Chụp lại video ▶️
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Việt Nam có thể làm gì với vị thế là nước yếu hơn?
Việc đề cao vai trò của VNCH với tư cách là nhà nước có chủ quyền tại Hoàng Sa và tôn vinh binh sĩ VNCH có vẻ có lợi cho lập trường chủ quyền của Việt Nam, nhưng điều đó có thể ảnh hưởng tới tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong công cuộc mà họ gọi là chống Mỹ cứu nước và giải phóng miền Nam.
“Việt Nam thích nêu bật thành tích do lực lượng cộng sản thực hiện, và chính phủ hiện nay không muốn thừa nhận vai trò của những con rối của Mỹ, hay chế độ kẻ thù, trong vấn đề này [chủ quyền]”, Giáo sư Carl Thayer nhận định.
“Đối với bất kì một người khách nào đến Việt Nam như tôi, đều sẽ thấy rằng tinh thần chống Trung Quốc trên Biển Đông luôn âm ỉ, và có thể dâng cao mạnh mẽ như 2014, khi Việt Nam nổ ra các cuộc biểu tình, sau đó dẫn tới việc các nhà máy Trung Quốc bị đốt phá,” ông chia sẻ.
Ông Thayer cho rằng chính quyền hiện nay bắt đầu có sự thừa nhận miễn cưỡng, bằng chứng là vào năm 2014, kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, truyền thông Việt Nam đã được phép đưa tin về trận chiến. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều học giả nói Việt Nam không còn chia cắt mà đã thống nhất rồi, phải ghi nhận những người này là liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
“Chính phủ muốn thao túng và kiểm soát tinh thần dân tộc, hơn là đối mặt với tinh thần độc lập dân tộc từ người dân.”
“Và đó là thế lưỡng nan đối với chính phủ trong việc làm thế nào để dung hòa lòng dân với nỗ lực kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc của chính họ," giáo sư Carl Thayer kết luận.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Các nhà hoạt động đặt hoa tưởng niệm tại Hà Nội vào ngày 19/1/2017, trong một cuộc biểu tình kỷ niệm 42 năm Hải chiến Hoàng Sa
Việt Nam có thể làm gì?
Từ 1974 trở đi, Trung Quốc bắt đầu thành lập các khu hành chính để quản lý và ban lệnh cấm đánh cá hàng năm được áp dụng từ vĩ tuyến 16 trở lên ở Biển Đông.
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, tình hình ở khu vực trở nên bất ổn, thường có tin ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc truy đuổi khi đánh bắt cá gần quần đảo Hoàng Sa, hay như các sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, các vụ căng thẳng khác giữa tàu bè của hai nước…
Và cho tới tận ngày nay, khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam vào tháng 12/2023 và trao đổi với ông Nguyễn Phú Trọng thì vấn đề Biển Đông vẫn là vướng mắc chính trong mối quan hệ.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng nếu Việt Nam im lặng và chấp nhận những gì Trung Quốc đang làm và những điều khác thì sau này Trung Quốc có thể tranh luận rằng Việt Nam đã không phản đối, do đó Việt Nam đã chấp nhận luật của chúng tôi, và chấp nhận rằng những ngư dân này đang đánh bắt cá bất hợp pháp. Ông nhấn mạnh rằng thực tế không phải là như vậy.
Cũng theo ông, cách tiếp cận Việt Nam cần chú trọng là phải tiếp tục phản đối.
“Đối với mọi hành vi mà Trung Quốc khiêu khích hoặc thực hiện, Việt Nam đều phải đưa ra tuyên bố ngoại giao hoặc khiếu nại với Trung Quốc để chứng minh rằng Việt Nam không chấp nhận những yêu sách và khẳng định của Trung Quốc."
Một ngư dân ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đang sửa lưới đánh bắt cá
Nhà nghiên cứu Song Phan nói với BBC rằng, so về thực lực, Việt Nam không thể sánh được với Trung Quốc về mọi mặt, do đó có vẻ ngoài cách tiếp cận pháp lý, Việt Nam hầu như khó có lựa chọn nào khác.
“Luật quốc tế hiện đại không còn thừa nhận việc thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực nên đây là một điểm yếu về mặt pháp lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa, nhất là với cụm đảo phía tây mà họ rõ ràng đã giành lấy được thông qua sử dụng vũ lực năm 1974. Do đó, đây chắc chắn là một điểm mà Việt Nam cần khai thác trong tuyên truyền và trong đấu tranh bằng pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa,” ông Song Phan nêu ý kiến.
Nhưng cũng theo ông, ngay cả trong cách tiếp cận pháp lý, Việt Nam cũng không thể đưa ra vấn đề về giải quyết chủ quyền (trong tranh chấp chủ quyền tòa án quốc tế chỉ có thể thụ lý những vụ hai bên đều thừa nhận có tranh chấp và cùng đồng ý đưa ra tòa) mà chỉ có thể làm tương tự như cách Philippines đã làm, chẳng hạn nhờ tòa tái xác nhận tính vô hiệu của đường lưỡi bò phần phía Việt Nam, khẳng định các thực thể địa lý ở Hoàng Sa chỉ là các đảo đá không có vùng đặc quyền kinh tế, khẳng định vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam… tức là những vấn đề chỉ liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.
“Nếu được tòa xử thắng như Philippines trong những vấn đề trên chẳng hạn (mà tôi tin khả năng thắng rất cao), thì Việt Nam có cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn để đấu tranh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế mỗi khi Trung Quốc xâm phạm các quyền trên biển của mình như trong vụ đặt giàn khoan năm 2014, các vụ khảo sát địa chất năm 2019, 2020, các vụ quấy rối thăm dò, khai thác ở khu vực bãi Tư Chính mấy năm gần đây, các vụ hiếp đáp ngư dân thường xuyên ở khu vực Hoàng Sa…”
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng hiện nay và có vẻ trong tương lai, Việt Nam bị ràng buộc rất sâu đậm với Trung Quốc, nhất và về chính trị và kinh tế, nên việc chọn thời điểm để thực hiện lựa chọn pháp lý này cũng là điều cần cân nhắc cẩn thận vì nguy cơ bị trả đũa với tác động xấu khó lường.
“Các cách nói 'giành lại Hoàng Sa' hay 'đòi lại Hoàng Sa' chỉ là những khẩu hiệu nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hết đời này sang đời khác khắc ghi rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của cha ông để lại mà họ có nhiệm vụ phải tìm cách khôi phục lại dù cho đến chừng nào, chứ khó có thể có tính thiện thực ngay cả trong một tương lai không gần,” ông Song Phan đánh giá.
19/01/2024
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Một số cựu chiến binh VNCH từng tham chiến ở Hoàng Sa thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa, Đà Nẵng, 18/1/2024 (ảnh: Mai Kỳ).
Một đoàn cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong hải chiến Hoàng Sa cách đây 50 năm và thân nhân của một số tử sỹ tới thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng vào sáng 18/1. Cựu thủy thủ Trần Văn Hà nói với VOA rằng ông rất xúc động khi xem các hiện vật, tư liệu, ngoài ra, ông cũng chia sẻ là chưa thấy có cơ hội nào để đòi lại quần đảo đã bị Trung Quốc chiếm.
VOA được biết đoàn khách đặc biệt này gồm 5 cựu binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trực tiếp tham gia trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và 4 người con của những người lính đã hy sinh trong trận này. Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn.
Cách đây tròn nửa thế kỷ, Trung Quốc đã điều nhiều tàu tiến hành cưỡng chiếm những đảo thuộc quyền kiểm soát của VNCH ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân VNCH đã chống trả nhưng không giữ được. Trong trận hải chiến này, 74 quân nhân VNCH tử trận. Trung Quốc kiểm soát Hoàng Sa từ đó đến nay.
VNCH ở miền nam Việt Nam chấm dứt tồn tại từ ngày 30/4/1975 sau khi quân đội của Việt Nam cộng sản chiếm Sài Gòn, giành thắng lợi chung cuộc trong Chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1976, nước Việt Nam thống nhất có tên chính thức mới là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chính quyền CHXHCN Việt Nam kể từ đó nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, bao gồm cả việc lập các đơn vị hành chính hay đặt tên đường phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, nhưng chưa có hành động pháp lý cụ thể nào để đòi lại Hoàng Sa.
Với cuộc thăm hôm 18/1, đây là lần đầu tiên các cựu thủy thủ VNCH Trần Văn Hà, tàu HQ-10; Lữ Công Bảy, tàu HQ-4; Trịnh Văn Quý, tàu HQ-4; Nguyễn Văn Sáu, tàu HQ-4; và Huỳnh Đắc Lộc, tàu HQ-16, tức những nhân chứng quan trọng, đến Nhà trưng bày Hoàng Sa, sau 50 năm nổ ra trận hải chiến.
Cùng đi thăm là những người con của các tử sỹ Nguyễn Thành Trí, Đỗ Văn Long, Lương Thanh Thú và Đinh Văn Thực.
Nhà trưng bày là nơi đưa ra những bằng chứng về chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam và cả những chứng tích về cuộc cưỡng chiếm của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nơi này cũng lưu giữ nhiều kỷ vật các lính thủy VNCH, là đồng đội hoặc cha anh của các thành viên trong đoàn.
Ông Trần Văn Hà, thủy thủ cơ khí trên tàu HQ-10, 1 trong 4 tàu của VNCH tham chiến, nói với VOA: “Rất là xúc động. Rất cảm ơn anh em Ban tổ chức cho tôi có điều kiện trở lại chiến trường xưa, xem những hiện vật, những gì của Việt Nam mình hiện giờ rơi vào tay của Trung Cộng”.
Chuyến thăm của đoàn do chương trình mang tên Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức, theo tìm hiểu của VOA. Chương trình này ra đời cách đây 10 năm nhằm tri ân những người lính Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc, đặc biệt là những người lính đã hy sinh trong hai cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa (19/1/1974) và Trường Sa (14/3/1988).
Những người khởi xướng Nhịp Cầu Hoàng Sa là các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức, Nguyễn Thanh Triều, tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu và nhà hàng hải học Đỗ Thái Bình.
Đến nay, chương trình đã quyên góp được hơn 12 tỷ đồng, giúp xây mới và nâng cấp 30 căn nhà cho các cựu binh, thân nhân các gia đình tử sỹ Hoàng Sa; các cựu binh và thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma (Trường Sa)…
Ngoài cuộc thăm nhà trưng bày kể trên, những ngày này, như VOA đã đưa tin, xuất hiện nhiều bài và ảnh trên mạng xã hội cho thấy có những người Việt thực hiện các việc làm khác nhau để tưởng niệm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc.
Cựu chiến binh Trần Văn Hà đưa ra suy nghĩ về vấn đề này: “Chúng ta cần tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ hơn, tìm hiểu nhiều hơn. Trong anh em của tôi thời đó, hiện giờ những người còn sống sót, trong những cuộc gặp mặt thế này chỉ có một mình tôi. Mình thấy nó quá mỏng đi. Chúng ta phải có ngân sách hoặc quỹ nào đó để tìm kiếm thêm và họp mặt dày đặc hơn thì có thể nhắc nhở được [về lịch sử]”.
Mỗi năm, đến dịp tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa, lại có những lời kêu gọi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chính thức ghi công cho các tử sĩ VNCH trong trận hải chiến. Đáng chú ý nhất trong các tiếng nói đó là lời kêu gọi của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin đưa ra hồi tháng 3/2022.
Cựu lính thủy VNCH Trần Văn Hà nói với VOA rằng ông có cảm nhận là “khó thúc đẩy” vấn đề này và chỉ ra rằng các hoạt động tưởng niệm mới chỉ là do các hội, nhóm tổ chức chứ chưa có quy mô “rộng rãi”.
Về vấn đề đại sự là liệu Việt Nam có đòi lại được Hoàng Sa từ Trung Quốc không, ông Hà chia sẻ nhận định cá nhân về một tương lai mờ mịt: “Tôi nghĩ chưa có phương án nào đâu. Mặc dù mình khẳng định đó là của Việt Nam, tôi ở trong nước, tôi cảm nhận chính phủ chưa có thái độ hay hành động gì đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam mình”.
Vẫn cựu chiến binh của VNCH nhận xét thêm rằng việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cũng “vô ích” và ông dẫn ra kết quả vụ kiện của Philippines là Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế ra phán quyết năm 2016 bác bỏ cơ sở pháp lý cho đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, song không có cơ quan nào cưỡng chế thi hành án.
Theo quan sát của VOA, ở thời điểm sáng 19/1/2024, trang web Báo Điện tử Chính phủ và trang Facebook Thông tin Chính phủ của chính phủ Việt Nam đều không đăng bài viết hay hình ảnh nào về sự kiện 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm.
19 tháng 1 2024
Capture à partir de :BBC
Nguồn hình ảnh, GETTY IMAGES
Các nhà hoạt động hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 3 năm 2016
Kỷ niệm 50 Hải chiến Hoàng Sa, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc chia sẻ với BBC News Tiếng Việt quan điểm cũng như những trải nghiệm của ông gắn với sự kiện lịch sử này.
Ngày 13/1/1974, Trung Quốc cho tàu đến quần đảo Hoàng Sa. Lúc bấy giờ, cụm đảo phía tây của quần đảo đang nằm dưới quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, trong khi Trung Quốc đã chiếm cụm phía đông từ nhiều năm trước, bất chấp việc VNCH tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo.
Cuộc chiến ngắn ngủi vào ngày 19/1 kết thúc với việc VNCH thua trận và Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Nửa thế kỷ đã đi qua nhưng đối với người Việt Nam nói chung, không phân định VNCH - một chế độ đã chấm dứt, hay Việt Nam xã hội chủ nghĩa - thể chế hiện tại - đều đeo mang nỗi mất mát chung - một phần biển đảo mà họ luôn coi là của mình đã bị Trung Quốc chiếm đóng.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Câu chuyện ứng xử với 74 tử sĩ và các di sản VNCH
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Ai sẽ cùng hẹn ‘Năm sau đến Hoàng Sa’?
Cuộc biểu tình 1974
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc năm nay đã 65 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những ngày cận Tết Nguyên Đán năm 1974. Ông đang học phổ thông vào thời điểm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình nổ ra khắp miền Nam.
Tài liệu do chính phủ VNCH công bố cho thấy nhiều hội đoàn, trường học, tôn giáo, hội sinh viên đã tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành và đưa ra tuyên bố nhằm lên án Trung Quốc và ủng hộ chính quyền VNCH.
Tài liệu Hoàng Sa - Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa do chính quyền Sài Gòn phát hành vào tháng 3/1974 ghi lại rằng, sinh viên Đại học Văn khoa và Minh Đức đã tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong sự kiện mà họ gọi là “biến cố Hoàng Sa".
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: ‘Gia đình chưa bao giờ cất đi di ảnh của ba’
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Hành trình đi tìm gia đình tử sĩ VNCH
Thời điểm đó, chính quyền VNCH cũng đưa ra những phản ứng mạnh mẽ với những bản tuyên bố, tố cáo hành động của Trung Quốc và những văn bản, những chiếu vua để chứng minh rằng Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam và là chủ quyền mà chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ không bao giờ từ bỏ.
“Sau khi ăn tết xong, cả học sinh miền Nam xuống đường để biểu tình và tôi là người tham gia. Sự kiện đó nó đi với tôi suốt đời,” nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc rưng rức khi nhớ lại không khí năm ấy.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Dòng người biểu tình chống Trung Quốc tập trung trước Nhà hát Lớn Hồ Chí Minh ngày 11/05/2014 để thể hiện lòng yêu nước và phẫn nộ trước việc Trung Quốc cho dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam
Ông còn nhớ cảm giác tự hào của cậu bé 15 tuổi được hòa chung vào dòng người biểu tình để bảo vệ chủ quyền quê hương, cùng nhau hô vang khẩu hiệu của trường ông ở Vĩnh Long - “Thủ Khoa Huân ta nhắn về phương Bắc/ Đừng ngông cuồng mưu nhổ vẩy rồng Nam.”
Sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974 từ đó phần nào định hình con đường của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc về Biển Đông và hải đảo Việt Nam.
“Phải nói rằng cả cuộc đời tôi là Biển Đông. Tôi chẳng sợ việc gì hết. Bảo vệ Tổ quốc không có tội. Chỉ có lợi dụng các sự kiện lịch sử, lợi dụng cái hoàn cảnh này nọ để gây rối, để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc thì mới đáng bị lên án.
“Dù chế độ ở đất nước này nó thay đổi thế nào, theo tiến trình lịch sử hiện đại mà chúng ta chưa biết, nhưng dứt khoát chúng ta phải khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Và chúng ta phải làm mọi giá, kể cả hy sinh xương máu, để đòi lại đất mẹ Việt Nam,” nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc bày tỏ với BBC.
Video ▶️
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Một lịch sử đầy xung đột
50 năm mất Hoàng Sa
Quan sát những động thái và yêu sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ông Đinh Kim Phúc mô tả chúng như “những vệt dầu loang”. Trong đó, cuộc Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là một điểm mốc đánh dấu tham vọng tiến về phương Nam của Trung Quốc, một tham vọng không bao giờ dừng lại, mà sau này đúc kết thành đường lưỡi bò chín đoạn.
Ông Phúc nhắc lại từ thời Mãn Thanh (năm 1909), Trung Quốc đã cho khảo sát Hoàng Sa và tuyên bố chủ quyền ở vùng đất này và gọi là Tây Sa. Đến năm 1925, yêu sách chủ quyền đó “bò xuống tận đảo Tri Tôn” - thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đầu thập niên 1930, Trung Quốc bắt đầu tranh chấp đến quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và một loạt nước khác cũng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ hoặc một phần.
Leo thang trong tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đã bùng nổ thành bạo lực trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, sự kiện đánh dấu việc Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo này từ VNCH, theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: ‘Cả hai miền Nam-Bắc đều đã bị đồng minh phản bội’
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đã hành động như thế nào?
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Ukraine và Đài Loan là bài học cho Việt Nam'
Nói đến đây, không thể bỏ qua sự kiện ngày 21/2/1972, khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc nhằm chấm dứt 20 năm băng giá trong quan hệ Mỹ-Trung. Đây được coi là cột mốc đánh dấu mang tính thay đổi cục diện thế giới, biến "cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai nước hai bên Thái Bình Dương" thành hiện thực.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng “cái bắt tay giữa Trung Quốc và Mỹ đã bán đứng các đồng minh, cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa”.
“Chính cái bắt tay đó dẫn đến cuộc hải chiến Hoàng Sa, là Mỹ đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm một phần lãnh thổ của Việt Nam.
“Còn mối quan hệ giữa hai miền nam bắc thì chúng ta biết rằng nhiệm vụ cao nhất lúc bấy giờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Họ tin rằng những người anh em, người đồng chí Trung Quốc, sau này hòa bình rồi sẽ giải quyết một cách êm ấm. Chính sự cả tin vào tinh thần quốc tế vô sản, vào người anh em cộng sản mà chúng ta phải trả giá cho đến ngày hôm nay,” ông Phúc nhận định.
Video ▶️
50 Hải chiến Hoàng Sa: Con gái tử sĩ VNCH nói gì
Sự nóng lạnh giữa Hà Nội và Bắc Kinh
Việt Nam Cộng Hòa đã chấm dứt tồn tại vào ngày 30/4/1975, nhưng di sản của chính thể này để lại, đặc biệt là vấn đề bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông là một điều quan trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, khi xét về mặt công pháp quốc tế.
Điều quan trọng là trong tiến trình này, vấn đề chủ quyền phải được duy trì liên tục, không gián đoạn hay cắt khúc giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay.
Lúc sinh thời, nhà ngoại giao Dương Danh Dy - cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc - đánh giá Hội nghị Thành đô năm 1990 đã gây “hậu quả tai hại".
Viết cho BBC hồi năm 2014, ông Dương Danh Dy nêu rằng phía Việt Nam đã “hoàn toàn cho qua vấn đề” sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn rằng quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Thực tế, Hà Nội trung thành với cam kết của mình, giữ quan hệ hòa hoãn với Bắc Kinh. Đơn cử, ngày 18/1/1950 đánh dấu việc Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao và công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn hình ảnh, GETTY IMAGES
Mao Trạch Đông gặp các "đồng chí" Lê Đức Thọ và Nguyễn Duy Trinh vào năm 1973, một năm sau thì Trung Quốc đánh Hoàng Sa
Một số nhà báo nói với BBC rằng, ngày 18/1 là dịp kỷ niệm quan hệ ngoại giao hai nước nên Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Ngoại giao thường có chỉ đạo các tòa soạn tránh các nội dung có thể ảnh hưởng quan hệ hai nước. Vì vậy, việc đưa tin về chủ quyền biển đảo, nhắc đến Trung Quốc như kẻ thù, đặc biệt là kỷ niệm về Hải chiến Hoàng Sa thường bị hạn chế.
Nhưng ngược lại, theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Trung Quốc luôn khẳng định “chủ quyền thuộc ngã”: Tây Sa, Nam Sa là của họ và phải dựa trên nguyên tắc đó để giải quyết những vấn đề chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Phúc nói thêm rằng, đến nay, tuy Việt Nam có hơn 200 đầu sách chuyên về chủ quyền lịch sử của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều tư liệu quý giá khác nhưng sự tuyên truyền về chúng lại “phụ thuộc vào quan hệ nóng lạnh giữa Hà Nội và Bắc Kinh”.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Ai sẽ cùng hẹn ‘Năm sau đến Hoàng Sa’?
“Do đó, chúng ta thấy rằng ngày kỷ niệm 19/1, rồi đến 17/2, rồi 14/3, hiếm khi chính thức nêu lên tên Trung Quốc, hay gọi là các cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng ý chí độc lập, ý chí ngoan cường của người Việt Nam không hề bị nguội lạnh.
“Trong bối cảnh của chính trị Việt Nam hiện nay, phải nói thật là nhà cầm quyền rất kỵ khi nhắc đến bốn từ Việt Nam Cộng Hòa, rất kỵ khi xuất hiện lá cờ vàng ba sọc đỏ vì nó là một thể chế chính trị của quá khứ. Nhưng không có nghĩa rằng chúng ta quên đi những đóng góp to lớn của những người thuộc lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng Hòa,” ông Phúc khẳng định.