Việt Nam: GDP và câu chuyện về những con số
Rồi đây, ai sẽ là ‘kẻ đốt đền’?
Nhà nước pháp quyền, trách nhiệm chính trị và quy hoạch cán bộ
9-2-2024
THÔN HOÀNH BÂY GIỜ ĐÃ CÓ TẾT?
-------//-------
Tròn một tháng sau ngày 3000 công an đủ các lực lượng tấn công vào thôn Hoành, Đồng Tâm sát hại cụ Lê Đình Kình một cách hèn hạ, thì tôi đến thăm nơi này cùng với hai đồng nghiệp, luật sư Lê Văn Hòa và luật sư Ngô Anh Tuấn.
TẾT NÀO CHO THÔN HOÀNH?
-------//-------
Tròn một tháng sau ngày 3.000 công an đủ các lực lượng tấn công vào thôn Hoành, Đồng Tâm, sát hại cụ Lê Đình Kình một cách hèn hạ, thì tôi đến thăm nơi này cùng với hai đồng nghiệp, luật sư Lê Văn Hòa và luật sư Ngô Anh Tuấn.
Trong những ngày này, khi dịch cúm nCoV hoành hành, tôi đã thật sự ngại ngần khi nghĩ đến viễn cảnh phải ra sân bay để đi đâu đó. Kể cả khi có mặt ở đấy, thì mới rõ sự ngại ngần không chỉ của riêng mình. Sân bay vắng lắm, số khách chờ chuyến bay chỉ khoảng độ 20 – 30% so với thời gian trước đó.
Nhưng sự có ý trông chờ của thân nhân ông cụ vừa bị giết hại ngay những ngày giáp Tết, qua lời nhắn “Bà chờ chú…”, khiến tôi xấu hổ và phải gạt phắt đi ngại ngần toan tính thiệt hơn, an toàn cho bản thân mình để nhờ đặt ngay vé cho chuyến ra Hà Nội.
Tại Hà Nội, một vài đồng nghiệp đã chuyển nhanh cho nhau lời hẹn cùng về Thôn Hoành, nơi cách xa Hà Nội khoảng 40km.
Bầu trời âm u, mưa lất phất, thôn xa ấy trông quá ảm đạm trong buổi chiều lạnh lẽo. Nếu không có những tấm băng rôn đỏ màu máu tươi dăng khẩu hiệu ngang dọc, thì có lẽ không ai biết nơi ấy cũng vừa trải qua những ngày tết âm lịch.
Trước linh vị, trong tiếng nấc của cụ bà, đồng nghiệp chia nhau nén hương thắp tưởng nhớ ông cụ, người đã suốt cuộc đời tin cậy vào những họng súng bắn thẳng vào tim mình.
Đến tận nơi, nghe tận tai, trông tận mắt, sờ tận tay… mới cảm nhận gần đủ những nỗi mất mát, đau thương quá lớn, cả về tinh thần lẫn vật chất của họ, mà chúng tôi xót xa khi chỉ mang đến được cho họ quá ít ỏi điều an ủi. Chỉ là sự cảm thông, sẻ chia tấm lòng thơm thảo của bà con Vườn Rau Lộc Hưng vốn cùng cảnh ngộ “tan cửa, nát nhà”, thay mặt phúng viếng cho đồng nghiệp, sự trợ giúp bé nhỏ về pháp lý của các luật sư từ hai miền nam bắc cho những thân nhân của họ đang khốn khổ trong vòng lao lý và cái nắm tay thật chặt.
Ngày Tết, ngày đoàn viên ấm cúng của mọi gia đình người Việt. Nhưng với họ, vĩnh viễn, ngày Tết sẽ chỉ nhắc nhở biến cố đau thương mà không ai muốn có trong cuộc đời mình.
Thật sự, bây giờ, có trả lại ngay công lý cho họ thì cũng chẳng còn mấy ý nghĩa, chỉ là giọt nước bỏ biển giữa muôn trùng oan khuất, tổn thương mà họ đang phải chịu đựng, phải chung sống với nó hàng ngày.
Giá như có thể trở lại những giờ khắc trước tiếng súng nổ trong giấc rạng mai ngày 09/01. Giá như, giá như… Nhưng thực tế, chúng ta phải sống trong một xã hội không có chỗ dành cho hai từ “giá như” tồn tại.
Tôi tin ông cụ đã nghe lời khấn trước linh vị: “Cụ có sống khôn, thác thiêng thì chỉ đừng phù trợ công lý cho gia đình, cho làng nước. Cụ phải phù trợ công lý cho cả xứ sở này, để không còn ai phải như cụ“.
Thôn Hoành, những ngày không Tết.
10/02/2024
Hình minh họa.
“Một nửa sự thực” ở đây là chỉ số GDP và bình quân “GDP/đầu người” luôn tăng, lung linh bảy sắc cầu vồng. Trong khi đó, "một nửa cái bánh mì" là phần thu nhập khả dụng của người dân, đang teo tóp nhanh chóng.
Tốc độ tăng trưởng “chỉ có thể mơ ước”?
Con số về tăng trưởng tổng sản phầm quốc nội (GDP) của Việt Nam, trong năm 2023, đang nhảy múa từ 4,7% - 5,05% trên các tờ báo “lề phải”.
So với mục tiêu 6,5%, kết quả đạt được, dù tính theo phương pháp nào, cũng khá khiêm tốn.
Như thường lệ, sẽ có nhiều “lý do khách quan” khiến cho việc không đạt được mức tăng trưởng theo nghị quyết cũng là chuyện bình thường. Giới chức Việt Nam vẫn vui vẻ với lời động viên đầy màu sắc ngoại giao của ngài Andrea Coppola – cố vấn của World Bank:
"Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, suy thoái kinh tế toàn cầu là một cú sốc tiêu cực lớn đối với đất nước nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước" (1).
Đối với nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” như Việt Nam hay Trung Quốc – nơi mà vai trò quản lý nhà nước mang tính quyết định và khối doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo – chỉ số tăng trưởng GDP và bình quân GDP/đầu người còn gánh vác cả trách nhiệm chính trị, là sự khẳng định về “vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt” của đảng, cũng như tính chính danh chế độ.
Mục tiêu “nâng cao đời sống nhân dân, không bỏ lại ai phía sau” được coi là cứu cánh cho mọi cuộc đàn áp về nhân quyền, tự do ngôn luận hay tín ngưỡng. Tuy vậy, những con số này có phản ánh đúng về tình trạng thu nhập và mức sống của người dân hay không?
GDP Việt Nam năm 2023 được công bố là 430 tỷ USD. Nếu tính theo GDP bình quân đầu người, ước đạt 101,9 triệu đồng hay khoảng 4284 usd/người/năm, tăng hơn 160 usd so với năm 2022.
Con số này rất trái ngược với thực tế đời sống của đa số người lao động hiện nay. Năm 2023 là năm ghi nhận số doanh nghiệp đóng cửa cao kỷ lục với hơn 14.400 doanh nghiệp rời khỏi thị trường mỗi tháng. Mới chỉ bước qua tháng 1/2024, cả nước ghi nhận tới hơn 53.900 doanh nghiệp đóng cửa (2). Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế phía Nam - ghi nhận chỉ số sản xuất công nghiệp sụt giảm tới 21,4% so với tháng trước đó và 15% so với cùng kỳ năm 2023 (3). Đây là chỉ dấu rõ ràng của một cuộc đổ vỡ, cả về kinh tế lẫn niềm tin xã hội.
Nhiều câu hỏi và nghi vấn về tính xác thực của các con số tăng trưởng GDP và GDP/đầu người. Chúng thực sự có ý nghĩa gì? Khi mà thất nghiệp tăng cao, kinh tế ì ạch, những chỉ số này vẫn đẹp lung linh và được giới quan chức thường xuyên viện dẫn như những thành tựu trong nhiệm kỳ của họ.
Hãy dành chút thời gian đọc hết bài viết này để tìm hiểu về "một nửa sự thực" và "một nửa chiếc bánh mì" mà chính phủ không muốn bạn biết.
Những khiếm khuyết của con số thống kê GDP
GDP có nhiều phương pháp tính, trong đó có 3 phương pháp phổ biến: 1- Phương pháp sản xuất, xét theo góc độ sản xuất; 2- Phương pháp sử dụng (tiêu dùng) cuối cùng, xét theo góc độ sử dụng và chi tiêu; 3- Phương pháp thu nhập, xét theo góc độ thu nhập.
Trước năm 2019, phương pháp tính GDP của Việt Nam là phương pháp thứ 2. Từ năm 2019, chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc đã thay đổi phương pháp tính GDP (5). Theo đó, GDP hiện nay, đã được cộng thêm 25,4% so với phương pháp tính cũ.
Tổng cục thống kê (GSO) không cho biết GDP đang được tính theo phương pháp nào trong ba phương pháp tính phổ biến trên. Nếu theo cách tính cũ, GDP 2023 chỉ đạt khoảng 4% thay vì 5,05%. Trừ đi mức lạm phát thực, thì nền kinh tế Việt Nam hiện đang tăng trưởng bao nhiêu?
Vì không chắc chắn về phương pháp tính của GSO, nên người viết vẫn sử dụng “Phương pháp tiêu dùng cuối cùng” - vốn được GSO sử dụng trong một thời gian dài và được chấp nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia. Theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng số của Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; Đầu tư trong nước của tư nhân; Chi tiêu của chính phủ và Xuất siêu.
Phương pháp tính GDP và bản thân chỉ số GDP có rất nhiều lỗ hổng. Nếu chỉ nhìn vào qui mô GDP không thể đánh giá hết nguồn lực và thực lực của nền kinh tế. Theo nguyên tắc thường trú trong tính toán, GDP gồm cả phần thặng dư của các doanh nghiệp FDI. Trong trường hợp Việt Nam, doanh nghiệp FDI chiếm đến 74% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, trong khi xuất khẩu tương đương 98% GDP. Khoản thặng dư của các doanh nghiệp FDI có thể chuyển về nước mẹ hoặc giữ lại doanh nghiệp. Điều đó, khiến cho con số GDP không thể phản ánh chính xác được bức tranh nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khối doanh nghiệp ngoại FDI.
Trong thống kê và kinh tế học vĩ mô, GDP không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất. Ngoài GDP, các chỉ tiêu như thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI), thu nhập từ sở hữu, chi trả sở hữu, chuyển nhượng (cơ bản là kiều hối) và tiết kiệm là những chỉ số quan trọng. Trong đó, đặc biệt chỉ số tiết kiệm quyết định nguồn lực cơ bản để tái đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam gần như không có tiết kiệm và do đó không có nguồn lực để tái đầu tư. Đầu tư hiện nay chủ yếu từ nguồn đi vay nước ngoài bởi Tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và chính phủ) luôn lớn hơn thu nhập quốc gia khả dụng (NDI). Điều kỳ lạ là trong các báo cáo kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam trong gần 20 năm nay hầu như không bao giờ tham khảo và xét tới các chỉ số này dù GSO có tính toán và công bố trong niên giám hàng năm.
Giới chức Việt Nam ưa thích sử dụng GDP, bình quân GDP/đầu người và coi đó là phong biểu kế vạn năng duy nhất. Thế nhưng, con số này không thể cho biết nền kinh tế có được vận hành tốt, chính phủ có quản lý và chi tiêu hợp lý, phát triển bền vững hay không. Đó là câu chuyện về Brazil, Argentina, Venezuela… những quốc gia Nam Mỹ nhờ nguồn tài nguyên giàu có, đã có những thập kỷ tăng trưởng GDP hai con số và rồi chìm nghỉm trong nợ nần, tham nhũng, tệ nạn xã hội tràn lan.
Chỉ số ‘thu nhập bình quân đầu người’
Trong các báo cáo kinh tế xã hội, giới chức Việt Nam luôn lấy con số bình quân “GDP/đầu người” để chứng minh rằng đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập người dân năm sau cao hơn năm trước. Tuy vậy, điều nghịch lý là phần đông người dân Việt Nam không thấy rằng mình đang "giàu có" hơn và không hiểu mức thu nhập hơn 100 triệu đồng cho mỗi thành viên gia đình đến từ đâu, mỗi khi nghe lãnh đạo đọc báo cáo thành tích.
Chỉ số “GDP/đầu người” khó lòng phản ánh xác thực về mức sống của người dân. Và do đó, các nhà kinh tế và thống kê dùng một chỉ số khác: Chỉ số “thu nhập bình quân đầu người".
Để tính “thu nhập bình quân đầu người”, trước tiên phải tính được thu nhập của hộ dân cư. Thu nhập của hộ bao gồm các khoản:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Các khoản thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm…).
Nghĩa là, “thu nhập bình quân đầu người” là tổng tất cả các nguồn thu nhập từ lương, các nguồn sinh kế và các khoản thu nhập khác được cho, tặng, thừa kế, đền bù, tiền mừng, tiết kiệm… chia đều cho tất cả các thành viên trong hộ gia đình, trong thời hạn là một năm, một tháng. Ví dụ, năm 2023, Việt Nam nhận tới $16 tỷ “kiều hối”. Đây cũng là một khoản cấu thành “thu nhập bình quân đầu người”.
Theo niên giám của GSO, “thu nhập bình quân đầu người” cả nước năm 2021 là 4,2 triệu đồng/tháng, qui đổi theo tỷ giá (23.000vnđ/1 USD) là $183/tháng, hay $2196/năm (9). GDP Việt Nam năm 2021 là $366,1 tỷ, bình quân “GDP/đầu người” vào khoảng $3.718. Như vậy, “thu nhập bình quân đầu người” năm 2021 chỉ bằng 59,06% “GDP/đầu người”.
Năm 2022, “thu nhập bình quân đầu người” Việt Nam là 4,67 triệu đồng/tháng, qui đổi theo tỷ giá 23.500 vnđ/1 usd, tương đương $198,7/tháng, hay $2.384,4/năm (10). “GDP/đầu người” năm 2022 của Việt Nam là $4110. Như vậy, “thu nhập bình quân đầu người” năm 2022 bằng 58,01% “GDP/đầu người”.
Không biết vì lý do gì, GSO đã không công bố “thu nhập bình quân đầu người”. Thay vào đó là con số “thu nhập bình quân người lao động” (12).
Theo GSO, năm 2023, lực lượng lao động của Việt Nam là 52,4 triệu người (tính từ 15 tuổi), tương đương 52,24% tổng dân số (dân số Việt Nam là 100,3 triệu người trong năm 2023). Với mức “thu nhập bình quân người lao động” năm 2023 là 7,1 triệu đồng, qui đổi theo tỷ giá là $285/người/tháng, hay $9,5/người/ngày. Con số này, thoạt nhìn có vẻ “đẹp” hơn hẳn con số “thu nhập bình quân đầu người” năm 2022 chỉ có $6,62/người/ngày.
Tuy vậy, con số “thu nhập bình quân người lao động” chỉ là thu nhập của 52,4 triệu lao động, không bao gồm 2,2 triệu người hưu trí và 45,7 triệu người phụ thuộc. Nếu chia bình quân đầu người, 98,1 triệu người dân Việt Nam (không tính 2,2 triệu người hưu trí) chỉ có mức thu nhập khoảng $152,23/người/tháng, hay $5,07/người/ngày. Đây là thu nhập từ lương và sinh kế, chưa bao gồm các nguồn thu nhập khác. Do đó, thực tế, nó sẽ thấp hơn “thu nhập bình quân đầu người” một chút. Nhưng con số $5,07/người/ngày là một con số quá thấp.
Năm 2018, World Bank đưa ra Chuẩn nghèo xã hội (SPL), dựa trên nghiên cứu cơ bản của Dean Jolliffe- Espen Prydz, để nắm bắt các khía cạnh tương đối của đói nghèo và đáp ứng khuyến nghị của Ủy ban về Nghèo đói Toàn cầu. Có ba mức thu nhập “chuẩn nghèo quốc tế” là $1,9/ngày, $3,2/ngày và $5,5/ngày. Báo cáo Nghèo đói và Thịnh vượng chung năm 2020 cho biết ước tính mới nhất về nghèo đói xã hội toàn cầu và khu vực. Theo đó, Chuẩn nghèo xã hội (SPL) trung bình toàn cầu, được biểu thị bằng USD tăng từ $6,90/người/ngày (năm 2015) lên $7,20/người/ngày (năm 2017) (13).
Nếu so sánh, “thu nhập bình quân đầu người” Việt Nam năm 2022 do GSO công bố là $198,7/người/tháng, hay $6,62/người/ngày, thậm chí thấp hơn cả Chuẩn nghèo xã hội (SPL) năm 2015 là $6,9/người/ngày, theo WB.
“Thu nhập bình quân đầu người” là phần thu nhập khả dụng, phản ánh mức sống của người dân chính xác hơn chỉ số GDP/đầu người. Theo tính toán ở trên, năm 2021, “thu nhập bình quân đầu người” chỉ bằng 59,06% “GDP/đầu người”. Con số này năm 2022 là 58,01%. Việc GSO đưa ra con số “thu nhập bình quân người lao động” năm 2023 thay thế con số “thu nhập bình quân đầu người” có thể là một cách thức che dấu con số thống kê không được ưa thích.
‘Một nửa sự thực’ và ‘một nửa cái bánh mì’
“Một nửa sự thực” ở đây là chỉ số GDP và bình quân “GDP/đầu người” luôn tăng, lung linh bảy sắc cầu vồng. Trong khi đó, "một nửa cái bánh mì" là phần thu nhập khả dụng của người dân, đang teo tóp nhanh chóng.
Phía sau con số tăng trưởng GDP màu hồng là một bức tranh xám xịt. Trong trường hợp này, chỉ số GDP và bình quân “GDP/đầu người” được dùng để phô trường thành tích, trong khi các chỉ số kinh tế phản ánh chính xác hơn mức sống của người dân, như “bình quân thu nhập đầu người” hay thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI), tiết kiệm… đều “vắng mặt” trong báo cáo của chính phủ.
12/02/2024
Việt Nam nhận kiều hối lên đến gần 19 tỷ đô la trong năm 2022. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 1334/QĐ-TTg công bố đề án ‘Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới’.
Ra cái Quyết định 1334/QĐ-TTg, ĐCSVN chủ trương dùng một hòn đá ném chết mấy con chim liền. Cản Việt kiều về nước ‘đốt đền’ chỉ là nỗi sợ phòng xa. Trên thực tế, ‘kẻ đốt đền’ có khi chính lại là các đảng viên của Đảng.
Liệu có qua mặt được Kiều bào?
Trước thềm năm mới, rộ lên phản ứng của kiều bào đối với lời kêu gọi chung tay xây dựng đất nước (1). Nhưng trước đấy hàng tháng trời còn nóng lên câu chuyện lớn hơn về cái gọi là Quyết định mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) liên quan đến công tác Kiều vận (2). Chung quy, mọi bổn cũ soạn lại đều phản ánh một thực tế, Đảng luôn nơm nớp một nỗi lo. Đó là sợ ‘khúc ruột ngàn dặm’ một ngày kia, sẽ ‘quay xe’ về nước, tìm cách móc nối để lật độ chế độ. Đảng không sợ mấy ‘đám thứ dân’ ở Việt Nam. Kể cả các think-tank nổi tiếng như IDS (Viện Nghiên cứu Phát triển), hay PLD (Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển) … Đảng đều đã ‘dẹp tiệm’. Các hình thức xã hội dân sự khác đang bị truy cùng diệt tận. Các Facebookers và bloggers cũng cùng chung số phận. Nhiều người đã đóng Facebook, không gõ bàn tính từ dăm năm nay, vậy mà Đảng đều cho ‘đi bóc lịch’ hết. Thế giới đang trong cơn hỗn mang, Mỹ vừa ký xong ‘Đối tác chiến lược toàn diện’, nên chưa thể đụng đến đến nhân quyền… Ấy vậy mà Tết năm nay lại xuất hiện cụm từ nghe rất mùi mẫn: ‘xu hướng ly hương của giới hoạt động nhân quyền’ (3).
Cũng may mà trước đấy Đảng đã ra tay sớm. Từ 10/11/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 1334/QĐ-TTg công bố đề án ‘Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới’. Trên danh nghĩa là ‘phát huy nguồn lực’ nhưng trong thâm ý là Đảng đang muốn dẹp “đám” phản động, tự chuyển biến, tự chuyển hóa này từ sớm, từ xa để tránh bị động, bất ngờ. Thật ra, khó ai có thể nhớ hết, nhớ thật đầy đủ, đây là Quyết định hay Chỉ thị lần thứ mấy của Đảng và Nhà nước về cái gọi là ‘các hoạt động Kiều vận’. Nói chữ, đó là công tác vận động NVNONN như đã nêu đích danh trong Quyết định. Còn để nói đúng ‘tim đen’, kể cả Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị trước đây lẫn Quyết định 1334 lần này, tất cả dường như đều phục vụ cho mục tiêu bao quát là đánh phá từ ổ nhóm, bằng cách vừa lũng đoạn để lợi dụng, vừa tạo thêm sự mất đoàn kết trong các hội đoàn người Việt ở nước ngoài.
Theo một phân tích trên ‘Đàn chim Việt’, Đề án vừa ban hành, nói một cách thực chất, đó là ‘lợi dụng và bóc lột tài sản và sức lực của người Việt hải ngoại để củng cố chế độ sau khi được nâng cấp ngoại giao’. Phản ảnh rõ ràng tương quan giữa bên được xin (người Việt hải ngoại) và bên đi xin (ĐCSVN) thì không thể xem ‘Đề án đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, của Đảng và nhà cầm quyền CSVN’ (4). Xin lỗi! Nhưng NVNONN đâu phải là những tội phạm xuyên quốc gia mà Đảng phải đối xử nhân văn, nhân ái, nhân đạo với họ?
Viện dẫn bài viết trên báo Nhân Dân đã nêu một thí dụ tiêu biểu, như là một điểm son của Đề án 1334 là: Việc ‘thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, khoa học – công nghệ, xuất nhập cảnh, quốc tịch, sở hữu nhà ở… được ban hành nhằm hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NVNONN’ (5). Nói vậy nhưng không phải vậy! Nếu kiều bào nào vẫn còn nhẹ dạ, cả tin, xin nhập quốc tịch, mua đất hoặc sở hữu nhà ở trong nước, mời nghe lại ‘tấn thảm kịch’ của ‘Vua Chả giò’ Trịnh Vĩnh Bình từ đất nước Hà Lan đăng tải trên VOA (6).
‘Kẻ đốt đền’ là người trong Đảng?
Xem xong Facebook về “đám” dân chủ ly hương kể trên, ĐCSVN khấp khởi mừng thầm. Thay vì ‘xuất khẩu cách mạng’ như Mao Chủ tịch từng dạy bảo, nay Đảng có thể nghĩ ra một dạng xuất khẩu ‘phản cách mạng’ trong tương lai (!) Nhưng rồi làm sao mà nhốt hết được số này từ sớm từ xa, khi mà họ đã ly hương, cách tổ quốc cả ngàn dặm đất? Trong khi Nghị quyết 36 hay chỉ thị 45 của Bộ Chính trị… tất cả đều tỏ ra chưa hiệu quả. Có thu về được một ít ngoại hối thật đấy, nhưng nguy cơ ‘đền bị đốt’ vẫn rất cao. Đảng băn khoăn: ‘Hội chứng Herostratus’ là có thật hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng? (7) Dù sao, để bảo vệ chế độ, một mặt, Đảng cần sớm phát hiện ‘bọn người từ Ê-phê-sô’ (Ephesus/ Hy Lạp) tìm cách ‘chuyển lửa về quê hương’, phải triệt tiêu tận gốc mọi hình thái phản kháng và bất tuân dân sự đối với những trường hợp ‘nằm vùng’ trong các hội đoàn của NVNONN. Mặt khác, Đảng cũng không lơi là cảnh giác với điều Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng từng cảnh báo: ‘Chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi’ (8).
Theo Facebook của GS-TS Nguyễn Đình Cống, cho đến nay ĐCSVN vẫn kiên trì Mác Lê và chuyên chính vô sản, vẫn ‘xài’ một chế độ công an trị phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học thì làm thế nào mà thu hút được kiều bào, làm thế nào mà dẹp hết được các phản kháng xã hội và bất tuân dân sự cả ở trong lẫn ngoài nước. Đảng vẫn ‘xài’ một đội ngũ cán bộ mà phần lớn là cơ hội, kém trí tuệ, thiếu trung thực, nhưng thừa mưu mô và tham nhũng. Nếu trong nước như thế, thì ‘tiếng vọng ra ngoài’ ghê gớm lắm. Nguyên nhân sụp đổ của thành trì XHCN Đảng đã nghiên cứu kỹ. Nó có nhiều thứ, có gần, có xa, có chính, có phụ. Thật ra thì ‘phẩm chất cán bộ’ mà ông Vượng nhắc đến chỉ là một trong những cái phụ, còn nguyên nhân chủ yếu vẫn nằm ở bản chất của chủ thuyết Mác Lê, với đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính, độc tài đảng trị, kinh tế nhà nước. ‘Ông Vượng đã lấy phụ làm chính, đấy lỗi ngụy biện. Nếu chủ thuyết là chuẩn, đường lối đúng đắn, tổ chức vững mạnh thì làm thế nào sản sinh ra được số đông cán bộ đảng viên làm sụp đổ chế độ?’ (9).
Cực chẳng đã, vì từ trước nay, Đảng đề phòng chính các đảng viên của mình sẽ là những ‘kẻ đốt đền’, nên đành phải dựng chuyện, ‘đổ oan’ cho Gorbachev – vốn là Tổng Bí thư, Tổng thống Liên Xô (cũ), là bậc ‘huynh trưởng’ của TBT Nguyễn Văn Linh và các cộng sự – là kẻ phản bội. Lại một sự phi lý và ngụy biện nữa! Chính lúc bấy giờ Gorbachev đã từ chức tổng thống là vì, vào đúng thời điểm ấy, Liên Xô đang đi tới nội chiến và ông muốn tránh nó. Ông không thể để điều đó xảy ra chỉ để bám níu quyền lực cá nhân (10). Ở Việt Nam hiện nay, đang có nguy cơ cao, là có ta làm lật đổ và ta bị lật đổ, có ta tham nhũng và ta chống tham nhũng. Vậy ‘hai ta ấy’ tuy cùng ở trong đảng nhưng không đồng nhất. Do đó, nếu ĐCS bị sụp đổ thì không phải do thế lực bên ngoài, mà chính là bởi bị lực lượng bên trong.
Vẫn theo mạch của GS. Cống trên Facebook của mình, nếu những kẻ không làm tốt để bị lật đổ là TA, thì những người lật đổ TA không còn là TA nữa. Vậy rất có thể họ là một lực lượng khác? Họ chống đối lại đường lối độc tài đảng trị, chống lại những việc làm phản dân hại nước, bất kể họ ở đâu, trong hay ngoài nước (11). Trong tiến trình kẻ thống trị tự xưng là TA và những người lật đổ nó không còn là TA nữa thì đấy là một sự ‘tự chuyển biến’, ‘tự chuyển hóa’ mà hiện thời Tổng Trọng đang ra lệnh cấm! Nhưng biết đâu trong tiến trình này, chính những tinh hoa của ‘khúc ruột ngàn dặm’ cùng với các ‘chí hữu’ hay ‘chiến hữu’ của họ ở trong nước, sẽ là ‘những bà đỡ’ cho một cuộc tiến hóa có thể đang đến gần…
Tham khảo:
(1) RFA
(2) luatkhoa
(3) youtube
(4) danchimviet
(5) danchimviet
(6) voanews
(7) springer
(8) vietnamnet
(9) ngdinhcong
(10) BBC
(11) ngdinhcong
12/02/2024
Mới đây ông Nguyễn Phú Trọng có đưa ra đề nghị về việc đổi mới công tác quy hoạch cán bộ trung ương và sau đó đã chỉ đạo tiếp việc làm quy hoạch Bộ chính trị.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm chính trị nhưng theo bài viết trên tạp chí xây dựng đảng thì “Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm trước cử tri và được xác lập trên sự tín nhiệm”.
Theo giải thích Toà án của Hoa Kỳ thì Nhà nước pháp quyền (Rule of Law) là một khái niệm chính trị, pháp lý để chỉ một loại hình nhà nước mà quyền lực của nó bị hạn chế bởi pháp luật với mục tiêu là để bảo vệ quyền và tự do cơ bản của công dân. Nguyên tắc quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền là sự thượng tôn pháp luật nhưng mục đích cuối cùng là để bảo vệ người dân.
Trong khi đó, các học giả Việt Nam vẫn loay hoay chưa thống nhất được chữ “Rule of Law” là Pháp quyền hay Nhà nước pháp quyền?. Rắc rối hơn, Trung Quốc và Việt Nam còn phát triển khái niệm “Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” mặc dù chưa biết cụ thể Chủ nghĩa xã hội thực sự là gì.
Những cái “đuôi” XHCN này gắn liền vào “Nền kinh tế thị trường” và “Nhà nước Pháp quyền” đã làm cho nhiều học giả “vò đầu bứt tai” mà vẫn không thể nào giải quyết rốt ráo trên lý thuyết và thực tế bởi vì nó là một sự áp đặt bằng ý chí của đảng cầm quyền.
Ý chí của đảng là cao nhất
Trong Nhà nước pháp quyền thì pháp luật là cao nhất nhưng trong các nhà nước độc tài thì quyền lực của đảng cầm quyền là cao nhất. Đối với hầu hết các quốc gia, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao, ràng buộc và “nhốt” nhà nước lại trong khuôn khổ, vậy nhưng hiến pháp các nước độc tài thường trao quyền trao quyền lãnh đạo “Nhà nước” cho đảng cầm quyền.
Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo “Nhà nước và xã hội”. Vì trao quyền lãnh đạo toàn bộ cho đảng nên nhà nước ở dưới đảng, hay ít nhất là không thể đứng trên đảng.
Điều này được minh chứng khi đảng liên tục nhắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ”. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định rằng “Hiến pháp là văn bản pháp lý bậc nhất sau cương lĩnh Đảng”.
Nhiều câu chữ của cương lĩnh đảng được cụ thể hoá trong luật và thông thường các nội dung trong Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản được thể chế hoá thành các văn bản pháp luật để điều hành trong thực tế. Do đó, pháp luật chỉ là một công cụ để thực hiện các mục tiêu của đảng, chỉ tham gia góp phần thực thi các mục tiêu chung khác do đảng chỉ đạo và điều hành mà thôi.
Thực tế, pháp luật chỉ là một biện pháp, một công cụ bổ sung mà đảng dùng song song với nhiều biện pháp khác, để quản lý nhà nước và xã hội, trong đó có “Trách nhiệm chính trị”.
Trách nhiệm chính trị lớn hơn pháp quyền?
Vậy trách nhiệm chính trị là gì?
Cho đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm chính trị nhưng theo bài viết trên tạp chí xây dựng đảng thì “Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm trước cử tri và được xác lập trên sự tín nhiệm”.
Tín nhiệm là một khái niệm định tính, khó cân đong đo đếm được. Cho nên để cụ thể hoá, Đảng cộng sản đã ban hành Quy định số 08/QĐ/TW ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên mà trước hết là Ủy viên Bộ chính trị, Uỷ viên Ban bí thư, Uỷ viên ban chấp hành Trung Ương, để “buộc” hoặc “cho” một số thành viên quan trọng nhận “Trách nhiệm chính trị”.
Đọc Quy định gồm có 4 điều này, đặc biệt là ở điều 2 và điều 3, chúng ta thấy giống như một văn bản tôn giáo, mang tính răn dạy hoặc đơn thuần về vấn đề đạo đức, lương tâm hơn là một văn bản pháp quy của một đảng cầm quyền trong một nhà nước đang được gọi là pháp quyền. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ là nó đang được dùng rất rộng rãi cho hầu hết công chức trong bộ máy nhà nước, quản lý toàn bộ nhân dân.
Ngoài ra, gần đây Đảng cũng đề cập đến Quy định số 41/QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm và từ chức đối với cán bộ. Trong đó tại Điều 5 ghi rõ các căn cứ để xem xét miễn nhiệm và Điều 6 là căn cứ xem xét từ chức.
Đảng có thể dựa vào đó để quyết định một cá nhân “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá…” để buộc miễn nhiệm hoặc “hạn chế về năng lực, không đủ uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao..” để cho từ chức.
Tất cả những khái niệm này là đầy định tính và do nội bộ đảng ra quyết định. Lúc cần thì đảng “miễn nhiệm” nhưng khi chưa cần thì đảng cho“từ chức”. Việc rút lui cũng là một cách “nêu gương”.
Ý chí nội bộ áp dụng trước luật pháp.
Ý chí của đảng được thể hiện trong các văn bản nội bộ, không phải quy phạm pháp luật nêu trên, lại là căn cứ của việc áp dụng các quy định pháp luật sau đó.
Đảng có thể dùng chính các văn bản này để “tuốt gươm” tấn công bất cứ cá nhân nào không có “trách nhiệm nêu gương” và sau đó thì cơ quan pháp luật mới bước vào buộc họ chịu trách nhiệm chính trị và thậm chí đưa sang pháp luật, cho ngồi tù như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Đức Chung…
Ngược lại cũng có những uỷ viên Bộ chính trị như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh hoặc Trần Tuấn Anh, cũng đã được “cho thôi” chức vụ một cách dễ dàng mà không phải gánh chịu một trách nhiệm pháp lý nào dù rằng những hậu quả của họ hay cấp dưới của họ gây ra cho nhân dân là rất khủng khiếp trong một thời gian dài.
Điều này rất nguy hiểm vì quản trị một quốc gia là khác hẳn với việc tổ chức một sàn đấu được so găng trong bóng tối. Quản trị nhà nước luôn luôn phải phải gắn với các hành vi cụ thể, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình chứ không phải kiểu “ngoan thì cho thôi không ngoan thì xử” như giang hồ vậy được.
Nhân dân thực sự hoàn toàn không hiểu được những điều gì đã xảy ra đối với những cá nhân mà trước đó Đảng bảo “rất tốt, rất tín nhiệm” nhưng rồi sau đó chịu kỷ luật, mà chỉ có cảm giác, làm càng to thì càng được ưu ái và cứ “thôi chức” là ghê gớm lắm rồi trong khi một nguyên tắc cơ bản của pháp quyền là “bình đẳng trước pháp luật”.
Pháp quyền và Quy hoạch cán bộ
Mới đây ông Nguyễn Phú Trọng có đưa ra đề nghị về việc đổi mới công tác quy hoạch cán bộ trung ương và sau đó đã chỉ đạo tiếp việc làm quy hoạch Bộ chính trị. Trong ngày 11/2/2024, nhiều báo chí lại đưa tin tiếp về việc đảng chỉ đạo quy hoạch nguồn cán bộ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XVI.
Bài viết trên tạp chí Xây dựng đảng ghi rõ “Với vai trò là tổ chức đảng có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội có một nhiệm vụ trọng tâm là quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tạo cơ sở lựa chọn nhân sự xứng đang tham gia Quốc hội… các khóa tiếp theo”
Từ lâu chúng ta đã biết được rằng nhân dân đứng ngoài cuộc bầu bán của những người lãnh đạo của mình. Nhưng trong thực tế cũng đã từng có những cuộc bầu cử Quốc hội có rất nhiều ứng cử viên độc lập tự ứng cử, thậm chí có cả người bất đồng chính kiến có thể làm hồ sơ ứng cử.
Tiếc rằng với xu hướng ngày càng đề cao đến việc “trách nhiệm chính trị” thay vì đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhân dân Việt Nam càng ngày càng bị gạt ra ngoài mọi cuộc chơi chính trị.
Ngược lại, một xu hướng tổ chức nhà nước tập quyền kiểu phong kiến thời hiện đại dựa trên uy tín cá nhân kiểu minh quân đang quay trở lại.
Đây là một điều hết sức nguy hiểm cho tương lai của Việt Nam, bởi vì minh quân thì ít mà hôn quân thì nhiều. Cứ cho là ông Trọng đang có uy tín thì khả năng ông chọn được người kế nhiệm tốt theo ý của ông là rất khó khăn vì theo như Tiến sỹ Nguyễn Hữu Liêm thì ông là hình ảnh người cộng sản cuối cùng.
Do vậy, tôi nghĩ nếu như ông Nguyễn Phú Trọng nhận thấy “Trách nhiệm chính trị của mình” đề nghị “Bộ chính trị từ chức tập thể” rút lui về làm một ban cố vấn để tiến hành mở rộng dân chủ, bầu cử tự do, xây dựng một nhà nước pháp quyền và các thiết chế khác đủ mạnh.
Như vậy sẽ đảm bảo được một tương lai vững chắc và lâu dài cho đất nước. Ông và đảng của mình không phải lao tâm khổ tứ để “quy hoạch” nhân sự nữa vì khi đó người lựa chọn chính là Nhân dân.