2.000 doanh nghiệp bất động sản đóng cửa đầu năm 2024
Gần 5.000 doanh nghiệp bất động sản phá sản, ngừng kinh doanh trong năm 2023
Bất động sản Việt Nam: Đau bụng phục… nhân sâm
VinFast, mạng xã hội Việt Nam và “giao tiếp bạo lực”
VinFast kiến nghị giá điện rẻ hơn cho xe điện ở Việt Nam
Bộ Công Thương VN đề xuất tiếp tục tăng giá điện trong năm nay vì EVN vẫn lỗ nặng
Nông sản xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với tình trạng bị kiểm tra ngặt nghèo tại nhiều nước
Một số nhà máy bia Việt Nam báo cáo doanh thu giảm
Con voi trong phòng của Huy Đức
Kinh tế khó khăn, đời sống dân Việt khốn khổ khi Tết đến
Mười lăm tỉnh cần gạo cứu đói cho dân dịp Tết
Việt Nam: Để tăng tốc phát triển cần biết chắt chiu các nguồn lực?
Trả lời một bạn trẻ thiện lành thứ ba
Vài so sánh về đất nước Ba Lan
2024.01.30
Capture à partir de :RFA
Một công trình xây dựng ở Hà Nội năm 2021 (minh họa). AFP
Chỉ trong tháng 1/2024 đã có 2.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động, bằng 138% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu mới được công bố của Tổng cục Thống kê được báo Nhà nước trích đăng.
Theo báo cáo, số doanh nghiệp bất động sản phải giải thể trong tháng một là 149 doanh nghiệp, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo báo cáo, trong tháng 1, số doanh nghiệp bất động sản mới được thành lập là 342 doanh nghiệp, bằng 101,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Số doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động là 645 doanh nghiệp, bằng 129,3% so với cùng kỳ.
Báo Nhà nước trích lời ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, vào năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn.
Thị trường bất động sản của Việt Nam đã bùng nổ trong các năm trước và nhiều đại gia bất động sản đã tìm cách huy động vốn trên thị trường chứng khoán, đổ xô vào việc phát triển các dự án chung cư, biệt thự sang trọng, trung tâm thương mại. Các đại gia bất động sản cũng có quan hệ với các quan chức cấp cao để kiếm đất Nhà nước với giá rẻ để bán lại hoặc phát triển các dự án kể trên.
Việc bắt giữ một loạt các đại gia bất động sản trong năm 2022 bao gồm vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC và Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tân Hoàng Minh nằm trong chiến dịch của Chính phủ trong công cuộc chống tham nhũng và chấn chỉnh thị trường bất động sản, tài chính.
Theo số liệu của Chính phủ, tính đến cuối tháng 5/2023, khoảng 1.200 dự án phát triển bất động sản, trị giá ước tính 34 tỷ đô la Mỹ, trên khắp đất nước đã bị đình chỉ.
Trong bài báo mới đây của VietNamNet về tình trạng thị trường bất động sản trong nước, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn và nhỏ đang cắt giảm nhân sự.
Nhiều ông lớn bất động sản phải cắt giảm nhân sự trong nửa đầu năm 2023 như Tập đoàn Đất Xanh hơn 1.380 nhân sự, Đất Xanh Services hơn 1.240 nhân sự…, bài báo cho biết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản nhận định, thị trường đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản ty nhà và thị trường bất động sản - được VietNamNet dẫn lời cho biết, những thay đổi liên quan Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội chính thức thông qua cuối tháng 11/2023 sẽ là bước tiến lớn về chính sách và là một trong những khung pháp lý quan trọng, với nhiều quy định tác động tốt đến thị trường, chủ đầu tư và khách hàng.
RFA
2024.01.20
Capture à partir de :RFA
Ảnh minh họa: Các tòa nhà cao tầng nhìn từ phía sông Sài Gòn. Reuters
Có gần 5.000 doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc ngừng kinh doanh có thời hạn trong năm 2023.
Đó là thông tin do đại diện Bộ Xây dựng cho truyền thông hay trong ngày 20/1.
Trong đó, có 1.286 doanh nghiệp phá sản, giải thể, tăng 7,7%, và 3.705 doanh nghiệp ngừng kinh doanh, tăng 47,4%, so với cùng kỳ năm trước.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho biết bất động sản là ngành duy nhất có số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất trong năm 2023, chỉ khoảng 4.725 doanh nghiệp, giảm khoảng 45% so với cùng kỳ.
VARS xác nhận bình quân mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp địa ốc phá sản.
Trong báo cáo của mình, VARS nêu rằng: "Các doanh nghiệp may mắn còn tồn tại trên thị trường hầu hết đều xác định tinh thần hoặc là lỗ hoặc lợi nhuận có thể giảm tới 80 - 90% so với cùng kỳ các năm trước".
Theo Bộ Xây dựng, sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do trong năm 2023 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản đối đầu với ba khó khăn, thách thức lớn. Đó là vướng mắc về pháp lý dự án, cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc, quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên...
Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án bất động sản trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân, công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án.
Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng, không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án, phải giãn tiến độ, dừng triển khai.
24/11/2023
Tùng Phong
Capture à partir de :voatiengviet
Từ trước đến nay chuyện kích nền kinh tế qua xây dựng, bất động sản thường được ưu tiên. (Ảnh: Nguyễn Văn Châu)
Có lẽ, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế kỳ quặc nhất thế giới khi mà tất cả người dân đều tin rằng không cần phải có trình độ, chỉ cần nhanh nhạy tin tức qui hoạch, khéo léo quan hệ với quan chức là có thể dễ dàng phát tài.
Điệp khúc muôn thủa
Câu chuyện “giải cứu” của nền kinh tế có đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” như một thứ đặc sản, đặc thù, là điệp khúc muôn thủa. Đâu chỉ có quả bí đỏ, quả thanh long, con tôm, con cá… năm nào cũng gặp cảnh “được mùa rớt giá”. Mọi lĩnh vực, ngành nghề sau một hồi tưng bừng “đột phá”, là mũi nhọn, “quả đấm thép”... ít lâu sau trở thành những cục nợ hàng trăm ngàn tỷ, lại phải tái cơ cấu, kêu gọi “giải cứu”.
Cái xảo ngữ “giải cứu” kỳ thực là muôn vạn hình thức móc túi người dân. Ví dụ như để bù đắp những khoản thua lỗ hàng chục ngàn tỷ do đầu tư ngoài ngành thì EVN tăng giá điện. Hay để cứu các đại gia bất động sản (BĐS) không bị chết chìm bởi nợ thì nhà nước lại tiếp tục bơm tiền. Tiền “giải cứu” đó là tiền gửi của người dân trong ngân hàng, là tiền in thêm để tiếp tục đổ vào những cái “hang chuột không đáy”. Hậu quả cuối cùng là làm nền kinh tế ngày một lún sâu vào nợ nần, biến nền kinh tế trở thành quĩ đầu cơ và đẩy mọi hậu quả khôn lường cho thế hệ tương lai.
Mới đây, ngân hàng nhà nước đã triệu tập 14 ngân hàng thương mại để bàn về việc bơm tiền giải cứu BĐS. Với lý do đưa ra là “khơi thông nguồn vốn, kích thích tăng trưởng”, khoảng 800.000 tỷ được dự kiến giải ngân để tiếp sức cho các đại gia BĐS đang lịm dần sau gần 2 năm kiệt quệ, thanh khoản gần như không có và tồn kho hàng trăm năm mới có thể tiêu thụ hết. Hệ lụy của quyết định này sẽ như thế nào?
“Khối u” 114 tỷ usd và “con voi đen” hơn 821 tỷ Mỹ kim
Trong hội nghị tín dụng đối với BĐS và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước và Bộ xây dựng tổ chức tại Hà Nội ngày 13 tháng Mười Một vừa qua, giới chức Ngân hàng Nhà nước đã cho báo giới biết con số và một bức tranh tổng thể về Nợ liên quan đến lĩnh vực BĐS:
Theo bà Hà Thu Giang, tính đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các TCTD đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng, chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS. (1)
Tổng dư nợ BĐS là 2,74 triệu tỷ đồng, tương đương 114 tỷ USD. Nợ vay ngân hàng của các công ty kinh doanh BĐS tính đến tháng 10 năm 2023 vào khoảng: 2,74 triệu tỷ x 36% = 986.400 tỷ. Còn lại là nợ vay tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng khoảng 1,75 triệu tỷ. Như vậy, tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng còn lớn hơn nợ của khối doanh nghiệp BĐS. Đây là đội ngũ đông đảo các nhà đầu tư thứ cấp, các tay chơi “hạng ruồi” cho đến "hạng lông”. Tất nhiên, chẳng ngân hàng nào giải cứu họ cả mà sẽ chỉ ưu tiên đám cá mập hay nhà cái mà thôi.
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
Trong 10 tháng đầu năm 2023, thống kê cả nước có 1067 doanh nghiệp BĐS giải thể. Thực trạng ngành môi giới tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, số lượng sàn giao dịch đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động lên đến gần 50%. Trong số 50% còn lại, có đến 30% là hoạt động cầm chừng do không trả lương cho nhân viên bán hàng hoặc khi bán được hàng mới có lương. Như vậy, chỉ 20% có hoạt động thực tế. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS trong năm 2023 cũng ghi nhận mức giảm hơn 44%. (3)
Tổng nợ vay ngân hàng và nợ trái phiếu của khối doanh nghiệp BĐS khoảng 1,57 triệu tỷ đồng (tăng thêm hơn 370.000 tỷ so với năm 2022), tương đương 63 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng nói là phân nửa trong số nợ này, khoảng 30 tỷ USD đã bị chôn vùi trong hàng ngàn dự án BĐS dang dở, các dự án vướng mắc pháp lý, dự án ma, khu đô thị hoang… trải dài từ Nam ra Bắc. Đương nhiên, đây cũng là những khoản nợ xấu vô phương “giải cứu”. Ngay cả nếu ngân hàng nhà nước tiếp bơm tiền giải cứu như những năm qua, thì khối u nhọt 30 tỷ USD này cũng không thể nào biến mất như một phép lạ. (4)
Chưa kể, 1,75 triệu tỷ đồng, tương đương 73 tỷ usd nợ vay tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng đang ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh. Các ngân hàng thương mại có khuynh hướng xin tăng qui mô vốn liên tục, điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu trong bảng cân đối kế toán có vẻ giảm đi như một chiêu trò tô hồng bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, kỳ thực là con số tuyệt đối về nợ xấu tăng rất nhanh. Điều này cũng logic với “kỷ lục” chưa từng có khi gần 150.000 doanh nghiệp đã rời cuộc chơi chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023.
Nợ xấu các ngân hàng thương mại tăng rất nhanh. Nguồn:thuonggiaonline.vn
Quí 3 năm 2023, BIDV – ngân hàng trong top 3 có lợi nhuận tốt nhất đã trở thành ngân hàng trong nhóm Big4 có dự nợ xấu cao thứ 2 toàn ngành (5). Những cái tên như Techcombank, SHB, Vpbank là những ngân hàng cho vay BĐS nhiều nhất cũng không thoát khỏi tình trạng nợ xấu BĐS đang phình to như một khối u đến giai đoạn di căn.
Báo Tuoitre.vn, ngày 7 tháng Mười Một có cuộc trao đổi rất đáng chú ý với hai chuyên gia kinh tế hàng đầu là ông Vũ Quang Việt - nguyên vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc và PGS.TS Vũ Minh Khương - giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore, hai vị chuyên gia này đều bày tỏ lo ngại về rủi ro từ nợ vay của khu vực doanh nghiệp phi tài chính.
…Nhưng nợ của doanh nghiệp phi tài chính nói chung (tức là không kể ngân hàng và doanh nghiệp tài chính - khu vực trung gian tạo nợ) hiện nay là quá lớn, đang trở thành "quả tạ" ngăn cản phát triển.
Theo tính toán, tỉ lệ nợ khu vực doanh nghiệp phi tài chính lên tới 237% GDP vào cuối năm 2020, vượt xa tỉ lệ 150% của Trung Quốc và 100% của Mỹ. Tỉ lệ nợ cao sẽ tạo rủi ro khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ lúc lãi suất thật lên cao.(5)
Ngay cả với những cựu quan chức và chuyên gia như ông Khương và ông Việt cũng không thể có được số liệu mới từ Ngân hàng Nhà nước mà phải sử dụng con số thống kê cũ của GSO – Tổng cục thống kê. Theo đó, con số nợ của khu vực phi tài chính tức không bao gồm nợ của các tổ chức tín dụng tài chính như ngân hàng hay các quĩ tín dụng nhân dân trong năm 2020 đã là 237%. GDP. Năm 2020 của Việt Nam là 346,6 tỷ USD. Như vậy:
Nợ của khu vực phi tài chính đã là: 346,6 tỷ USD x 237% = 821,442 tỷ USD
Các bạn nhìn không nhầm đâu, 821,442 tỷ USD, tương đương 19,7 triệu tỷ đồng là số nợ của khu vực phi tài chính. Theo như hai vị chuyên gia Vũ Quang Việt và Vũ Minh Khương thì đây là “con voi đen” đối với nền kinh tế Việt Nam. Và đó là con số của năm 2020. Trong 3 năm qua, số nợ đó tăng trưởng với cấp số lần.
Quay lại với con số nợ trong lĩnh vực BĐS, mặc dù con số 2,74 triệu tỷ, tương đương 114 tỷ USD do giới chức ngân hàng Nhà nước đưa ra đã là một con số rất lớn. Nhưng liệu đây có phải là con số chính xác hay chỉ là "một nửa của sự thật"?
Năm 2019, ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS chiếm khoảng 19,14% tổng dư nợ của nền kinh tế (6). Con số này đến tháng 10.2023 là 2,74 triệu tỷ, tương đương 21,46% dư nợ nền kinh tế (7). Nhưng hai ông Vũ Quang Việt và Vũ Minh Khương đã tiết lộ con số shock hơn nhiều:
Số liệu năm 2021 cho thấy tỉ lệ vốn trong tổng vốn cả nước đi vào kinh doanh BĐS tăng mạnh trong thời kỳ gần đây, đặc biệt là ở mức thần kỳ với các doanh nghiệp mới đăng ký, chiếm tới 33,7% tổng vốn mới. Nếu kể cả xây dựng thì khu vực này chiếm tới 46% vốn cả nước. (8)
Ngay cả con số mà hai vị chuyên gia trích dẫn số liệu thống kê của GSO chỉ phản ánh được một phần của của bức tranh nợ liên quan đến BĐS. Trên thực tế, một phần rất lớn nợ tiêu dùng cũng đổ vào đầu tư BĐS và lĩnh vực này chiếm dụng hầu hết nguồn lực của nền kinh tế.
Có lẽ, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế kỳ quặc nhất thế giới khi mà tất cả người dân đều tin rằng không cần phải có trình độ, chỉ cần nhanh nhạy tin tức qui hoạch, khéo léo quan hệ với quan chức là có thể dễ dàng phát tài. Nhỏ như cá lòng tong thì làm môi giới, mua đi bán lại vài thửa đất, căn hộ. Lớn như cá mập, cá nhà táng thì vẽ qui hoạch, không chỉ qui hoạch vài chục hec, vài trăm hec mà còn qui hoạch luôn cả thành phố, qui hoạch cả di sản, danh thắng làm của riêng… Giới chức nhà nước chỉ biết miệt mài thu hồi đất đai, phân lô bán nền, hưởng chênh lệch địa tô cùng với các doanh nghiệp BĐS.
Trong những ngày qua, công luận choáng váng với tin tức về việc bà chủ Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan, chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ trong số hơn 1 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng ở ngân hàng SCB cho mục đích cá nhân. Với hơn 1000 doanh nghiệp con và công ty thành viên, trong gần hai thập kỷ, nhân vật này đã gây dựng một đế chế có khả năng thao túng, lũng đoạn không chỉ thị trường tài chính, BĐS, chứng khoán... mà còn được coi như một bà trùm ở chính trường Việt Nam. Số tiền mà bà Lan chiếm đoạt ngang với GRDP của thành phố Hà Nội và số tiền mà bà ta rút ruột SCB tương đương 1/4 GDP Việt Nam. Những câu chuyện về Trương Mỹ Lan, Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết... là những minh chứng rõ ràng nhất về năng lực quản lý nhà nước, khả năng kiểm soát và điều hành hệ thống tài chính ngân hàng cũng như thị trường BĐS của chính quyền Việt Nam.
Đau bụng phục nhân sâm
Thị trường BĐS Việt Nam được vận hành theo mô hình Ponzi và được thúc đẩy bởi niềm tin của hàng triệu con bạc khát nước rằng “người đẻ chứ đất có bao giờ đẻ thêm”. Nhưng nguyên nhân của tình trạng tê liệt hiện tại đơn giản là vì mô hình Ponzi nào cũng sẽ phải sụp đổ khi "đàn vịt" đã bị vặt đến cái lông cuối cùng. “Nhà cái” hưởng lợi là những ông bà chủ như Vạn Thịnh Phát và những quan chức chóp bu nằm trong vòng quyền lực ma quỉ này. Trong hơn 2 thập kỷ qua, thị trường BĐS là một "lỗ đen" hút gần như tất cả nguồn lực xã hội.
Để cứu vãn tình thế “binh bại như núi đổ”, giới chức ngân hàng và chính phủ Việt Nam lại muốn tiếp tục đổ 800.000 tỷ “giải cứu” cho các siêu gia BĐS. Bắt đầu cho một vòng rolette chết chóc mới. Tuy vậy, với GDP tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4,7% và mới đây Việt Nam bị Hoa Kỳ đưa trở lại danh sách giám sát hành vi thao túng tiền tệ, việc bơm thêm tiền để "giải cứu BĐS" có vẻ như không là quyết định khôn ngoan ở thời điểm hiện tại.
Thực tế là nền kinh tế Việt Nam không thiếu vốn mà thừa mứa vốn với tăng trưởng tín dụng trung bình nhiều năm qua cao gấp 2-3 lần tăng trưởng GDP. Nhưng giống như một cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, tất cả nguồn dinh dưỡng đáng nhẽ để nuôi sống các cơ quan chức năng thì nó chỉ dồn vào khối mỡ khổng lồ là BĐS không ngừng, chèn ép vào nội tạng và gây chứng suy tim do béo phì.
Nếu như nhà cầm quyền Việt Nam dành phân nửa nguồn lực đã đổ vào BĐS đầu tư cho hạ tầng điện, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho công nghệ sinh học, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp bán dẫn và chip từ những năm 1998, khi ông Phan Văn Khải ký quyết định thành lập Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc. Hay khi Intel đầu tư vào khu công nghệ cao thành phố HCM 1 tỷ USD năm 2006, nhà cầm quyền có một chính sách nghiêm túc cho cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng như đào tạo nhân lực phục vụ cho lĩnh vực công nghệ chip thì Việt Nam có lẽ đã có thể sánh vai với Philippines, Thailand, Malaysia. Và chắc chắn các doanh nghiệp như Intel không phải hủy bỏ kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất tại thị trường còn nhiều tiềm năng và lợi thế như Việt Nam.
Hai thập kỷ đã trôi qua, Hà Nội vẫn loay hoay với câu chuyện giải cứu BĐS như hơn 10 năm trước, những ông bà nghị thì rôm rả bàn việc đấu giá biển số, định danh xe máy, ô tô và chia phần số tiền phạt vi phạm giao thông, tiền thu hồi được từ các vụ án tham nhũng hay xử lý hình sự những người chê bai một bộ phim giải trí...
Vấn đề sẽ thực sự tồi tệ thêm khi chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục dẫm vào vết xe đổ của hai đời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc khi liên tục bơm phồng quả bóng BĐS, đốt tiền thổi... GDP bằng những khoản đầu tư công khổng lồ và hoang phí, hay đổ vào những “hang chuột không đáy” là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Nếu ông Phạm Minh Chính “giải cứu” thị trường BĐS với tất cả nguồn lực ít ỏi còn lại (mà nhẽ ra phải ưu tiên dành cho sản xuất, công nghệ, đào tạo nghề, hỗ trợ cho khối dân doanh và doanh nghiệp nhỏ, dân nghèo thất nghiệp) thì quyết định này sẽ giống như việc “đau bụng phục nhân sâm" và nền kinh tế có đuôi định hướng XHCN e rằng sẽ nhanh chóng... tắc tử ngay trong năm 2024.
Tham khảo:
(2)vneconomy
(3)tienphong
(6)tuoitre
(7)tuoitre
(8)cafebiz
Capture à partir de :baotiengdan
30-1-2024
Donut Media là một kênh được ưa thích của giới chơi xe Hoa Kỳ với gần 9 triệu lượt người đăng ký.
Đây không phải là một kênh “review” xe theo các mô-tuýp thông thường nhưng Topgear hay Carwow. Họ thường có những show “phá xe”, “độ xe” khá thú vị như: Dùng hàng trăm ngàn Mỹ kim để độ một chiếc Honda cỏ có trị giá… 500 Mỹ kim; hay Loại bỏ tất cả các thiết bị làm mát động cơ của xe và chạy cho đến khi quá tải nhiệt để xem điều gì xảy ra (?!).
Nếu bạn yêu thích xe hơi, đây có thể sẽ là một kênh thú vị để bạn theo dõi.
***
Tuy nhiên, trở lại vấn đề chính, cách đây năm tháng, kênh này đăng tải một video có tên gọi “Chúng tôi chạy thử chiếc xe bị review tệ nhất nước Mỹ”, đạt hơn năm triệu lượt view. Chiếc xe đó, chính là VinFast VF8 – dòng xe cao cấp mà hãng này mang đến Bắc Mỹ.
Và video này có thể nói là một nhát dao chí mạng vào hình ảnh VinFast nói chung đối với dân chơi xe Hoa Kỳ.
Từ các vấn đề cơ bản được mô tả bao gồm:
(1) Hệ thống cảm biến thiếu hiệu quả và không có khả năng phân biệt giữa các nguy hiểm thật sự với sự hiện diện bình thường của phương tiện bên cạnh;
(2) Hệ thống treo, khung gầm, phuộc và khả năng điều tiết điện tử… kém khiến cho cảm giác lái tệ và làm cho người lái có cảm giác say xe, mệt mỏi chỉ sau một tiếng lái xe;
(3) Chân ga thiếu độ nhạy;
(4) Chức năng hỗ trợ lái, chuyển làn… có những “can thiệp” được cho là “nguy hiểm cao độ” trong quá trình lái.
***
Với những chỉ trích này, VinFast Bắc Mỹ đã có một động thái không thể chuyên nghiệp hơn:
Họ dành sáu tháng để mày mò sửa lỗi, và sau khi sửa xong, họ nhắn tin cho Donut Media đề nghị rằng “Chúng tôi đã sửa các lỗi mà các anh phát hiện. Các anh có thể review nó lại lần nữa không?”
Donut Media chiều lòng công ty. Họ review lại chiếc VF8, và công nhận rằng chiếc xe đã có nhiều tiến bộ đáng kể, nếu không nói là đã trở thành một chiếc xe “chấp nhận được.” Tuy nhiên, anh chàng host vẫn không chấp nhận lắm cảm giác lái, các tiện ích và mức giá đi kèm 53 nghìn Mỹ kim. Anh vẫn cho rằng đây vẫn nên là một chiếc EV gia đình giá rẻ ở mức 35 nghìn Mỹ kim.
Dù gì đi chăng nữa, đây là một tin tương đối tốt cho VinFast Bắc Mỹ, mình chúc mừng họ. Song cũng có thể nói là một thái độ không thể tìm thấy ở Việt Nam của hãng.
Nếu chưa kể những lần cơ quan công an, tòa án được sử dụng như một “ông kẹ” thường trực phủ bóng lên các bình luận chỉ trích, phê bình nhắm tới Vinfast nói riêng và toàn bộ tập đoàn nói chung; cá nhân mình cũng là một đối tượng của thói quen giao tiếp “không khoan nhượng” của Vin ở Việt Nam.
Dù mình viết về nhiều thứ trên đời, với những chủ đề có thể nói là nhạy cảm hơn về mặt pháp lý lẫn chính trị, thứ duy nhất khiến mình bị réo tên ở một trang thông tin điện tử chủ yếu dùng để chỉ trích, đấu tố giới hoạt động, xã hội dân sự ở Việt Nam, lại là vì một bài viết về… VinFast.
Bài viết gốc về Vinfast thì người đọc có thể xem xét ở đây: [facebook], nhưng nó chủ yếu chỉ nói về chủ nghĩa dân tộc sản xuất/chủ nghĩa dân tộc dựa trên sản xuất xe hơi (Auto-nationalism), và vì sao mình thất vọng về các quyết định của Vinfast dưới góc độ chính sách cũng như phương pháp họ vận dụng chủ nghĩa dân tộc vào sản phẩm của mình.
***
Ở một mặt, sự nhạy cảm của những người quản trị VinFast thật ra là có thể hiểu được.
Mạng xã hội Việt Nam, cho đến thời điểm này, chỉ giao tiếp với nhau bằng các biện pháp bạo lực.
Bóc phốt, drama, ăn theo drama để chửi bới một bên, sau khi có thông tin mới thì chửi bới bên còn lại, chửi như một phần của sáng tạo nội dung… đã là đời sống thường nhật tại Việt Nam.
Phản ứng tự vệ đôi khi là cần thiết, bởi không phải ai cũng có thể im lặng trước tất cả những tấn công ác ý có chủ đích.
Tuy nhiên, thái độ khác biệt một trời một vực giữa VinFast đối với các Youtubers người Mỹ với một video hàng triệu views gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chén cơm manh áo của họ tại một thị trường khốc liệt như ở Hoa Kỳ, với một vài nhà quan sát nhỏ ở Việt Nam có tệp người đọc chỉ gói gọn ở mức vài trăm, vài ngàn… đặt ra câu hỏi liệu rằng thói quen giao tiếp của VinFast tại Việt Nam có phải là một sản phẩm cơ chế và các đặc quyền lịch sử hay không.
26/01/2024
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Dây chuyền sản xuất xe hơi điện ở nhà máy VinFast tại Hải Phòng
Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc kiến nghị của hãng xe điện VinFast về việc định giá điện rẻ hơn cho xe điện để khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang dùng loại phương tiện này, tờ Tuổi Trẻ cho biết.
Theo đó, phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao cho ba bộ là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của VinFast là không nên áp dụng giá điện theo mức giá kinh doanh cho các trạm sạc xe điện trên cả nước.
Ông Hà yêu cầu các cơ quan này báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ kết quả và phương án xử lý vấn đề này trong tháng 1 năm 2024, cũng theo Tuổi Trẻ.
Theo biểu giá điện tháng 1 năm 2024 của Tập đoàn điện lực Việt Nam, giá điện kinh doanh vào giờ bình thường cho điện áp từ 22kV trở lên là 2.442 đồng/kWh và lên đến 4.251 đồng/kWh vào giờ cao điểm , trong khi giá điện sinh hoạt khởi điểm cho các hộ dân ở thị xã, thành phố là 1.728 đồng/kWh.
Do đó, nếu bắt các phương tiện chạy điện phải thanh toán giá điện theo mức giá kinh doanh thì chi phí sử dụng xe điện sẽ cao hơn.
VinFast, hãng xe điện lớn nhất Việt Nam của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đang đầu tư xây dựng hệ thống trạm sạc điện tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước. Bộ Công thương trước đó đã đòi tính giá điện theo mức giá kinh doanh tại các trạm sạc này.
Tuy nhiên, hãng xe này lập luận rằng đối tượng sạc điện tại các trạm sạc là ‘người tiêu dùng trực tiếp tiêu thụ’ chứ không phải là các cơ sở kinh doanh, và việc áp giá điện kinh doanh ‘sẽ không khuyến khích người dân chuyển sang xe điện’, do đó sẽ ‘ảnh hưởng chính sách phát triển xe điện của Việt Nam’.
Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế xanh, chuyển dần ra khỏi năng lượng hóa thạch sang các loại hình năng lượng tái tạo để thực hiện mục tiêu mà nước này đã cam kết với cộng đồng quốc tế là phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Trong kiến nghị lên chính phủ, VinFast cũng chỉ ra trường hợp của các nước khác có chính sách hỗ trợ phát triển xe điện và xây dựng phát triển hạ tầng sạc, tờ Tuổi Trẻ cho biết, chẳng hạn như trợ cấp, giảm thuế, tài trợ chi phí xây trạm sạc…
27/01/2024
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Một phần hệ thống điện ở tỉnh Ninh Bình, Việt Nam (ảnh tư liệu, 2007, AP Photo/Chitose Suzuki).
Một thứ trưởng Bộ Công Thương của Việt Nam mới đây kiến nghị cần tiếp tục tăng giá điện trong năm 2024 sau khi đã có 2 lần tăng giá hồi năm ngoái, báo chí Việt Nam đưa tin hôm 26 và 27/1.
VnExpress, Tiền Phong và một số báo cho biết đề xuất trên được nữ Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu ra trong một cuộc họp của Ban chỉ đạo giá hồi đầu tuần này.
Việc tăng giá điện lại được đặt ra sau khi tập đoàn nhà nước EVN nắm hầu hết hệ thống truyền tải bị lỗ gần 38.000 tỷ đồng trong hai năm 2022 và 2023, bên cạnh đó, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 7,5%, lên gần 2.093 đồng/kWh trong năm ngoái.
Bà Thắng được báo chí trích dẫn lời nói trong cuộc họp rằng cần xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.
Cũng tham gia cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói rằng đối với việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả giá điện, các bộ, ngành phải chuẩn bị tốt và sớm về các phương án và lộ trình điều chỉnh giá để tránh bị động.
Ông Khái nói thêm rằng “Thời điểm điều chỉnh cần tính toán phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát”, VnExpress, Tiền Phong và một số báo thuật lại.
Hồi đầu năm nay, trong một cuộc họp của EVN, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh đã nhận định rằng nếu không tăng giá điện trong năm, sẽ không giải quyết được khoản lỗ 17.000 tỷ đồng trong năm 2023 của tập đoàn này, theo Tiền Phong.
Các báo cáo tài chính của EVN cho thấy vào năm ngoái, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần nhưng vẫn không đủ bù đắp cho chi phí sản xuất điện và EVN tiếp tục bị lỗ trong sản xuất, kinh doanh điện năm thứ hai liên tiếp.
Giải trình với Bộ Công thương bằng văn bản, tổng giám đốc của EVN viết rằng lỗ xảy ra chủ yếu do giá bán ra của EVN vẫn thấp hơn giá thành. Tập đoàn này tính toán rằng cứ mỗi kWh bán ra, họ chịu lỗ 142,5 đồng.
Một số chuyên gia được VnExpress và Tiền Phong trích lời nói rằng việc tăng giá điện sẽ khiến một số doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện và một bộ phận người dân sẽ gặp khó khăn, nhà nước phải tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh phù hợp để cân bằng lợi ích cả ba bên gồm doanh nghiệp, người dân và nhà nước.
2024.01.30
Capture à partir de :vietnamese
Một người bán hàng rong với trái sầu riêng trên đường phố Hà Nội năm 2014 (minh họa). AFP
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đi các nước đang bị kiểm tra ngặt nghèo hoặc bị từ chối vì dư lượng hóa chất.
Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU mới đây đã nhấn mạnh đến những quy định mới của EU, áp đặt việc kiểm tra ở biên giới thường xuyên đối với một số mặt hàng bao gồm ớt chuông, sầu riêng và thanh long.
Vào năm 2023, EU đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam vì phát hiện dư lượng hóa chất quá mức và nấm mốc.
Tương tự, vào tháng 12 vừa qua, Nhật Bản cũng phát hiện tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật với các lô sầu riêng và ớt đông lạnh nhập từ Việt Nam. Các lô hàng này đã bị tiêu huỷ.
Các nước như Trung Quốc và Nam Hàn cũng đưa ra những cảnh báo tương tự đối với một loạt các mặt hàng nông sản từ Việt Nam.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2023 đạt hơn 53 tỷ đô la và các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã tới nhiều nơi trên khắp thế giới.
Theo truyền thông Nhà nước, sẽ phải mất một thời gian dài và nhiều nỗ lực để hàng nông sản Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt của thế giới.
RFA
2024.01.29
Capture à partir de :RFA
Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Nội được đặt tại Từ Liêm, Hà Nội. VnEconomy
Công ty Cổ phần Bia Sài gòn- Hà Nội báo cáo doanh thu tịnh vào quý tư năm 2023 giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 150,5 tỷ đồng (tương 6.1 tỷ USD). Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt trên 7 tỷ đồng trong quý tư, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.
Mạng báo Tuổi Trẻ loan tin ngày 28/1 dẫn nguồn Hội đồng Quản trị Công ty CP Bia Sài Gòn- Hà Nội về lý do doanh thu tịnh và lợi nhuận giảm như vừa nêu là do chi phí gia tăng.
Ngoài Công ty CP Bia Sài Gòn- Hà Nội báo cáo doanh thu và lợi nhuận giảm, Liên doanh Cổ phần Bia Hà Nội- Thanh Hóa cũng báo cáo doanh số bán trong quý tư năm 2023 giảm. Liên doanh trong quý tư 2023 chỉ bán được 2,9 triệu lít bia. Doanh thu tịch chỉ đạt 470 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Lý do Liên doanh này nêu ra vì Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạm quyết liệt người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn.
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Hải Dương báo cáo lỗ hơn 1,2 tỷ đồng trong quý tư năm 2023. Trong năm 2022; Liên doanh Bia Hà Nội- Hải Dương trong năm 2023 chỉ đạt lợi nhuận sau thuế 6 tỷ đồng; giảm 43% so với năm 2022.
Tổng Công ty Cổ phần Bia –Rượu- Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) báo cáo doanh thu giảm 14% trong quý ba năm 2023; chỉ đạt 7,5 nàn tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt chừng 1,1 ngàn tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Bia Hải Phòng báo cáo lợi nhuận sau thuế giảm gần 75% trong quý 3 năm 2023. Công ty chỉ hoạt động 79% năng suất.
Công ty Cổ phần Rượu & Nước Giải khát Hà Nội (Halico) báo cáo doanh thu chín tháng đầu năm 2023 giảm 15%, chỉ đạt gần 73 tỷ đồng, và lỗ 5,6 tỷ đồng trong thời gian đó.
Thứ Sáu, 01/12/2024 - 06:25 — nguyenanhtuan
Gần đây, nhà báo Huy Đức có bài viết “VINASHIN & SỰ PHẢN BỘI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG” cho rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm cho những thất bại trong cải cách kinh tế theo hướng thị trường ở Việt Nam và bởi vậy “việc thành lập Ủy ban Điều tra Độc lập để hạch tội Nguyễn Tấn Dũng và những người liên quan vẫn còn rất cần thiết.”
Bên cạnh những nhận xét khó kiểm chứng của các cựu lãnh đạo được dẫn trong bài, bài viết đưa ra ba điểm sau làm căn cứ cho cáo buộc đối với ông Dũng:
(1) Ông Dũng chủ trương phát triển các tập đoàn nhà nước đa ngành. (“Vấn đề của Nguyễn Tấn Dũng là đã chủ trương để Vinashin cũng như để 19 tập đoàn, tổng công ty lúc ấy kinh doanh đa ngành”)
(2) Ông Dũng “đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra.”
(3) Ông Dũng để mặc các bộ ngành cài cắm điều kiện kinh doanh, giấy phép. (“Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một mặt ồ ạt nâng các doanh nghiệp nhà nước lên tập đoàn, một mặt để các bộ ngành mặc sức cài cắm điều kiện kinh doanh, giấy phép”)
Xin bàn về từng điểm một.
Đầu tiên, chủ trương phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành không phải là của cá nhân ông Dũng mà được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng, thuộc Báo cáo Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 [1]. Đặc biệt hơn, không ai khác mà chính là Thủ tướng Phan Văn Khải, người được nhà báo Huy Đức mô tả như một nhà kỹ trị, là Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch này [2].
Trong thể chế chính trị Việt Nam, nghị quyết mỗi kỳ Đại hội Đảng đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của mọi các cơ quan trong hệ thống, bao gồm cả Chính phủ. Nếu ông Dũng, ở cương vị Thủ tướng khi đó, và chính phủ của ông, không ban hành các chính sách và quy định phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành, ông sẽ bị cho là làm trái nghị quyết Đảng.
Câu hỏi đặt ra là nếu chủ trương phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành là chống lại cải cách kinh tế theo hướng thị trường, như nhà báo Huy Đức lập luận, thì vì sao một người mà Huy Đức tin là ủng hộ thị trường như ông Khải lại chấp nhận đưa vào báo cáo trình Đại hội như vậy?
Ở điểm thứ hai, việc tăng đầu tư không rõ có gì ảnh hưởng đến cải cách theo hướng thị trường. Tăng trưởng của các nước công nghiệp mới Á Châu (NICs) trước đây cũng phụ thuộc chính vào tăng đầu tư. Đơn cử như Hàn Quốc, trong giai đoạn Thần kỳ Kinh tế (1962-1980), đã tăng tỷ lệ đầu tư trên GDP khoảng 3 lần, từ 12% lên 35% [3]. Như vậy, tăng đầu tư không phải vấn đề, mà sử dụng các khoản đầu tư đó như thế nào mới là vấn đề. Thay vì được trao cho khu vực tư nhân năng động hiệu quả, những khoản vốn liếng quý giá của đất nước đã rơi vào tay các tập đoàn nhà nước yếu kém, chỉ để thấy tiền của tan theo mây nước, còn cán bộ thì ra trước vành móng ngựa. Nhưng một lần nữa, chủ trương phát triển tập đoàn nhà nước đa ngành là của Đảng mà ông Dũng chỉ là người thừa hành. Nếu ông Dũng phải chịu trách nhiệm của người thừa hành thì ai phải chịu trách nhiệm cho chủ trương sai lầm đó khi mà chính Đại hội Đảng đã thông qua?
Điểm cuối cùng - các bộ ngành cài cắm giấy phép gây khó cho doanh nghiệp - có vẻ liên quan nhất đến cải cách theo hướng thị trường. Ông Dũng đúng là có trách nhiệm khi không ngăn chặn được tình trạng này. Tuy nhiên, khác với các nền hành pháp hiện đại nơi mà người đứng đầu chính phủ có quyền lựa chọn ê-kíp làm việc cùng mình, nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện không cho phép điều đó xảy ra ở Việt Nam. Cụ thể, ở nước ta Thủ tướng chẳng thể thay thế thứ trưởng vốn thuộc diện Ban Bí thư quản lý, chứ đừng nói đến việc đụng vào bộ trưởng vốn thuộc diện Bộ Chính trị quản lý [4]. Nếu ông Dũng lỗi một khi không ngăn được tình trạng giấy phép con, thì cái cơ chế quái gở này lỗi đến mười. Chính Huy Đức cũng thừa nhận trong bài viết rằng tình trạng giấy phép con đã nêu từ 2014 nhưng tới nay, tức là 10 năm sau, vẫn chưa được ngăn chặn hữu hiệu, dù đã qua hai đời thủ tướng khác. Vậy là do cá nhân người thủ tướng hay do cái cơ chế quái gở vừa nêu?
Cơ chế quái gở này cũng bị chính Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh trong bài phát biểu cuối cùng trước Quốc Hội: “Người đứng đầu cơ quan hành chính không đủ quyền hạn cần thiết trong việc bố trí nhân sự dưới quyền, kể cả việc sắp xếp, thay thế, thi hành kỷ luật.” [5]
Không thể phủ nhận ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những thiếu sót trong hai nhiệm kỳ điều hành Chính phủ của ông, nhưng việc coi ông như một cái sọt rác của lịch sử để đổ trách nhiệm cho mọi vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay chẳng những không thỏa đáng mà còn tai hại vì che lấp đi những nguyên do thực sự.
Đoạn cuối bài viết của Huy Đức đã chạm đến nguyên do này, khi kết luận rằng chính “quốc doanh là chủ đạo” mới là cản trở lớn nhất của kinh tế thị trường, song lại khiến cho toàn bộ phần hạch tội Thủ tướng Dũng ở trên trở nên…trớt quớt, bởi lẽ ông Dũng không đề ra chủ trương này đã đành, mà cũng không có dấu hiệu nào cho thấy ông tha thiết với một định hướng đậm ý thức hệ như vậy.
Tới đây, con voi trong phòng mới dần hiện ra. Không ai khác chính Tổng Bí thư NP Trọng mới là người cổ vũ nhiệt thành cho “quốc doanh là chủ đạo” với những lý do ý thức hệ không cần giấu diếm. Cũng như ở Trung Quốc, những người bảo thủ chính trị ở Việt Nam luôn tin rằng Đảng cần kinh tế nhà nước làm chủ đạo để có trong tay một công cụ vật chất đủ mạnh hòng giữ quyền lực thống trị.
Tham gia và chủ trì Tiểu ban Văn kiện ba kỳ Đại hội gần đây XI, XII, XIII, ông Trọng luôn khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo. Có người nói văn kiện phải viết theo Cương lĩnh nên không khác được. Nhưng với quyền lực khuynh loát của mình, nếu thực sự không tin vào “quốc doanh là chủ đạo”, việc chỉ đạo chỉnh sửa Cương lĩnh có khó gì, khi mà ông Trọng đã từng sẵn sàng bước qua cả Điều lệ Đảng để tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 của mình.
Cũng dưới thời ông Trọng, bất kỳ tiếng nói nào trong Đảng xét lại chế độ sở hữu toàn dân về đất đai - đứa em song sinh với “quốc doanh là chủ đạo” trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - sẽ bị coi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và bị nghiêm trị. [6]
Hay cách đây chỉ mới 3 tháng, trong Hội nghị Trung ương 8, phát biểu thù địch với khu vực tư nhân của ông Trọng còn nóng hổi: “…Khuyến khích phát triển cá nhân là đúng rồi, không cẩn thận lại thành TƯ NHÂN, rồi lúc nào đó thành TƯ BẢN CHỦ NGHĨA cho mà xem, trên thế giới đã có những nước như thế rồi.” [7]
Thái độ thù địch với khu vực tư nhân của người đứng đầu hệ thống quyền lực đang phủ bóng lên bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào thì mỗi người có thể tự cảm nhận. Song không nên quá ngạc nhiên khi mà Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình cũng đang an ninh hóa cao độ nền kinh tế và xã hội của họ, đặt trọng tâm vào việc đề cao khu vực nhà nước và bóp nghẹt khu vực tư nhân [8], với kết quả là đã đảo ngược lại nhiều cải cách theo hướng thị trường mà nhiều thế hệ lãnh đạo trước đây từng thực hiện.
Tóm lại, chính sự bảo thủ ý thức hệ của người nắm quyền lực cao nhất ở Việt Nam là Tổng Bí thư NP Trọng mới là cản trở lớn nhất đối với mọi cải cách ở Việt Nam, dù là kinh tế hay chính trị.
Bài viết của tác giả Huy Đức: Osinhuyduc
[1] dangcongsan
[2] dangcongsan [trang 427 - Thông báo 146 -TB/TW năm 2004]
[3] dtic
[4] Quyết định 67 QD/TW năm 2007: tulieuvankien
[5] vnexpress
[6] thuvienphapluat
[7] Truyền Hình Quốc Hội Việt Nam. (2023, October 9). Tổng Bí thư: Chủ nghĩa xã hội là phải chăm lo tốt nhất vấn đề chính sách xã hội cho người dân [Video]. YouTube. youtube
[8] bbhub
20/01/2024
VOA Tiếng Việt
Capture à partir de :voatiengviet
Nhiều khu chợ ở Việt Nam lâm vào cảnh đìu hiu khi người dân thắt chặt chi tiêu
Nhiều người dân trong nước, trong đó có dân lao động, công nhân và tiểu thương, đang vật lộn với cuộc sống hàng ngày trong lúc gần tới Tết trong bối cảnh kinh tế Việt Nam khó khăn nhất trong nhiều năm, theo tìm hiểu của VOA.
Nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và châu Âu. Khi nhu cầu từ các thị trường này giảm xuống do lạm phát cao, đơn hàng ít dần đi khiến các hãng xưởng trong nước phải sa thải công nhân hoặc thậm chí đóng cửa. Thu nhập người dân ít đi ảnh hưởng đến sức mua khiến thị trường ế ẩm.
Việt Nam kết thúc năm 2023 với mức tăng trưởng kinh tế cả năm là 5,05%, theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố hôm 29/12 năm ngoái, thấp hơn mục tiêu 6,5% mà Quốc hội đề ra.
Nếu không tính hai năm dịch Covid 2020 và 2021 thì đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất của Việt Nam trong vòng 24 năm qua, thấp hơn cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Thu nhập giảm một nửa
Từ huyện Bến Lức, tỉnh Long An, ông Lê Văn Chàng, 43 tuổi, công nhân xây dựng theo chủ thầu đến làm công trình ở đây, nói với VOA rằng năm nay ‘công việc rất khó khăn, tiền bạc eo hẹp’.
“Nói chung giờ làm trước trả sau chán lắm,” ông nói và giải thích ông lãnh lương theo tuần. Lúc trước ông làm tuần nào lãnh tuần đó nhưng bây giờ chủ không có tiền trả lương mà chỉ tạm ứng, sau đó 3-4 tuần mới gom lại trả nợ lương một lần.
“Mình làm tuần này được tạm ứng rồi ăn hết tiền, đến tuần sau lại được ứng thì trích một ít đóng tiền nhà trọ, còn một ít để ăn. Đến khi hết thì lại được ứng nữa. Cứ gối đầu vậy hoài, không dư gì hết,” ông Chàng nói.
Sở dĩ có tình trạng này là do công ty của ông lúc trước nếu khối lượng công trình là 10 phần thì giờ đây chỉ còn 3-4 phần. Người thợ hồ này lý giải là do thị trường bất động sản đóng băng, rồi ‘không biết chủ bị vốn liếng, đất đai như thế nào đó mà họ xây cất cũng ít’.
“Mấy năm trước làm chưa xong công trình này thì chủ đã nhận được công trình khác,” ông kể và cho biết để đối phó tình hình, chủ công ty chỉ giữ lại ‘những lính ruột đã làm lâu năm’ vốn theo chân chủ đi từ chỗ này đến chỗ khác và cho nghỉ những công nhân thời vụ ở địa phương.
Tiếng là cho nghỉ nhưng thực ra chủ gửi công nhân thời vụ qua các chỗ khác, cũng theo lời công nhân này. “Nếu cho người ta nghỉ thẳng luôn thì nếu lỡ mai mốt có nhận công trình nữa thì mất lính. Lúc đó kiếm đâu ra người,” ông nói.
Về thu nhập bản thân, ông Chàng cho biết ông không lãnh lương định kỳ mà là ‘làm nhiêu lãnh nhiêu, có làm mới có ăn’ nên những lúc không có việc hay những lúc ốm đau thì ông không có thu nhập. Trong năm 2023 thu nhập của ông ‘giỏi lắm được 3-4 phần, còn chưa được 50% so với lúc trước.
Tuy nhiên, ông nói ông vẫn còn may mắn hơn nhiều người vì còn công việc, chứ nhiều người xung quanh ông ‘thất nghiệp nhiều lắm’. “Người ta về quê quá trời, họ đi bán vé số nhiều lắm, ngoài ra họ còn đi phụ bán quán,” ông nói.
“Mấy năm trước công nhân còn được tăng ca chứ năm nay đâu có được, cứ đúng giờ là về,” ông nói thêm.
Năm ngoái có lúc ông Chàng phải nghỉ ở nhà hơn một tháng. Khi đó, ông phải về quê ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, sống qua ngày. Ông kể ở dưới quê ‘dễ sống’.
“Rau thì ngoài đồng nhóc, mình chỉ đi giăng lưới kiếm cá. Còn gạo thì các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm họ cho. Mấy ngày rằm ở quê người ta thường hay đi bố thí cho những người khổ, có khi họ cho mỗi hộ vài chục ký gạo.”
Cũng theo lời ông Chàng thì do tháng vừa rồi ông ‘đau ốm cứ lịt xịt hoài’ nên cũng không đi làm được, mà mượn tiền thì không mượn ai được nên ông buộc lòng phải lấy cà vẹt xe máy đi cầm. Số tiền cầm xe được 7 triệu nhưng ông phải trả tiền lời mỗi tháng là 1.260.000 đồng, ông nói và cho biết không biết chừng nào ông mới dành dụm đủ 7 triệu đồng để chuộc xe về.
Ông cho biết lúc trước chủ thầu có hỗ trợ công nhân 50% tiền thuê trọ nhưng hiện giờ họ chỉ cho xe tải chở đồ đạc công nhân theo công trình đến nơi ở mới chứ không trợ cấp tiền trọ nữa.
Khi được hỏi năm nay sẽ ăn Tết thế nào, ông Chàng nói do ‘ông sống có một mình, vợ con đã bỏ đi còn cha mẹ đã mất hết trong đại dịch nên cũng dễ’.
“Mình có một mình nên làm nhiêu ăn nhiêu. Năm nay chưa biết có về quê không. Để coi từ giờ đến Tết có dư được bao nhiêu thì mới về quê,” ông nói và cho biết chủ thầu có hứa sẽ thưởng Tết đầy đủ căn cứ vào số ngày làm trong năm.
“Lúc dịch bệnh cha mẹ mất hết cùng một lúc nên cũng kẹt đủ thứ tiền. Tôi phải đi vay đầu này mượn đầu kia,” ông nói. “Năm nay mần để coi nếu còn dư được nhiều thì về quê ăn Tết cúng ông bà với anh em.”
“Còn chủ nợ dưới quê thì nói với người ta ráng đợi sang năm để mình xoay sở trả nợ chứ bây giờ khổ quá.”
‘Người bán nhiều hơn người mua’
Tại chợ An Đông, Quận 5, một khu chợ nổi tiếng là sầm uất bậc nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Hoàng Công Bằng, chủ một sạp áo dài trong chợ, than thở với VOA rằng ‘năm rồi buôn bán chậm lắm’.
“Nếu như trước dịch bán được 10 thì bây giờ chỉ được khoảng 4 đến 5 là cùng, sợ không được nữa đó chứ,” ông Bằng nói và cho biết thu nhập của ông ‘đã giảm một nửa’.
“Kinh tế khó khăn quá. Nhiều doanh nghiệp giải thể rồi. Công ty không còn đơn hàng cho công nhân làm. Công nhân về quê hết,” ông chỉ ra. “Thành ra nó ảnh hưởng dây chuyền. Mọi người không có tiền nên ai cũng tiết kiệm tối đa và hạn chế mua sắm.”
“Cái gì không cần thiết thì họ không mua nữa,” người tiểu thương này nói thêm. “Có nhiều sạp hàng ra cả tuần không bán được món gì luôn.”
Ông Bằng mô tả khung cảnh chợ An Đông những ngày này là ‘tiểu thương ngồi ngóng khách từ sáng đến tối mà không có ai vô nên bà con cứ ngồi cầm điện thoại bấm, giết thời gian, hoặc là chỉ ngồi nhìn nhau’.
Theo lời ông thì trước dịch ông buôn bán rất được và ngay cả dịch vừa xong ông ‘vẫn bán OK’ nhưng sang đến năm 2023 thì ‘xuống hẳn’.
Sạp hàng của ông là nơi thường được các đoàn du khách từ các tỉnh hay ngoài bắc vào ghé thăm, ông cho biết. Họ đến đặt may áo dài, sau đó đi chơi chừng vài ba tiếng thì ghé lại lấy.
“Hồi xưa du khách tới nườm nượp mà bây giờ lâu lâu mới có một đoàn mà họ không mua sắm thả ga như hồi trước nữa.”
Ngoài ra, mỗi năm vào mùa cưới dịp từ tháng 8 đến tháng 10 sạp áo dài của ông rất đắt khách do ‘nhiều cô dâu, chú rể hay ông bà sui cần mua áo dài’ nhưng cả năm qua ‘hầu như không thấy luôn’, ông nói. Nhiều người thay vì mua giờ đây họ chỉ thuê mặc dù áo dài thuê thường không đẹp, không vừa so với đặt may hay mua riêng.
“Thường thì mấy bà ngồi sui họ thường chọn những mẫu áo dài đính đá, kết cườm giá thành lên đến hàng triệu,” ông kể. “Nhưng bây giờ có người ngồi sui mà tội nghiệp lắm. Họ nói không có tiền nên chỉ muốn mua bộ đơn giản chỉ vài trăm ngàn.”
Để kéo khách, người chủ tiệm áo dài phải giảm giá hết cỡ, với mỗi bộ áo dài ông chỉ còn lời chừng 50 cho đến 30 ngàn đồng’, theo lời ông, và hiện giờ ông đang bán hững bộ áo dài chỉ với 150 ngàn đồng để thu hồi vốn.
Ngoài ra, ông còn phải tận dụng các kênh mạng xã hội như YouTube, Facebook, TikTok hay Shopee để bán hàng. “Tôi phải xoay sở đủ hết, bán chỗ này chút, chỗ kia chút thì cũng có thể cầm cự được,” ông nói.
Ông Bằng cho biết ông còn đỡ một chỗ là qua đợt dịch, nhân viên của ông nghỉ về quê hết nên hiện giờ ông không phải mất chi phí nhân công mà chỉ còn hai vợ chồng ông bươn chải ngoài sạp.
Riêng về bạn hàng bỏ mối, ông Bằng cho biết ‘từ Lạng Sơn, Hà Nội cho đến Phú Quốc họ nợ tôi nhiều lắm, mỗi người nợ năm ba chục triệu’. “Mình gọi điện thì họ nói họ khó khăn quá thì mình cũng chịu. Hoàn cảnh ai cũng như nhau thành ra tôi cũng thông cảm, không đòi rát quá,” ông bày tỏ.
Về tình hình kinh doanh cuối năm, ông cho biết ‘có nhích lên được một chút do bà con Việt kiều về quê ăn Tết’.
Khi được hỏi có vay mượn ngân hàng để cầm cự cho qua giai đoạn khó khăn không, ông Bằng nói ông không dám đi vay vì ‘buôn bán không được lấy tiền đâu trả tiền lời cho ngân hàng?’
Có thâm niên hàng chục năm kinh doanh ở chợ An Đông, ông Bằng cho biết năm 2023 là ‘năm khó khăn nhất từ trước đến nay’.
Ông mô tả trong chợ An Đông có nhiều chỗ treo bảng ‘sang sạp’ với giá rẻ chỉ còn chưa tới một nửa so với thời hoàng kim. “Trước 2020 kinh doanh rất ngon lành, nhiều người muốn mua lại nhưng tiểu thương không chịu sang. Bây giờ kiếm người sang lại cũng khó. Hồi xưa nếu có thể sang được với giá 500-600 triệu thì giờ chỉ còn 200-250 triệu,” ông nói.
Mặc dù khó khăn như vậy nhưng tiền thuế, tiền hoa chi, tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước các tiểu thương vẫn phải đóng đủ ‘không thiếu đồng nào’, ông Bằng cho biết. Trong thời gian tới các tiểu thương đang tính kiến nghị Ban quản lý chợ và Cục thuế giảm tiền cho họ.
Với thu nhập như vậy, ông Bằng nói ông chỉ kiếm đủ để trang trải chi phí trong nhà chứ không còn dư dả để dành dụm như mọi năm.
Do đó, ông Bằng tính Tết năm nay vợ chồng con cái ông sẽ về quê vợ ở Bình Thuận ăn Tết và ‘sẽ lì xì cho ông bà ngoại ít hơn mọi năm’.
2024.01.17
Capture à partir de :RFA
Người dân gói bánh chưng nhân dịp Tết hôm 7/1/2023 ở chùa Tam Chúc, Hà Nam (minh hoạ). AFP
Mười lăm tỉnh trên cả nước có văn bản yêu cầu chính phủ Trung ương cấp gạo cứu đói cho người dân trong tỉnh vào dịp Tết âm lịch sắp đến và mùa giáp hạt.
Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Việt Nam cho truyền thông Nhà nước biết thông tin vừa nêu ngày 16/1. Danh sách cụ thể các tỉnh gồm Sóc Trăng, Cà Mau, Cao Bằng, Bình Định, Gia Lai, Quảng Bình, Nghệ An, Bạc Liêu, Đắk Nông, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hà Giang, Kon Tum, Bắc Kạn, Bình Phước.
Tổng số gạo đề nghị là gần 14.200 tấn để cấp cho hơn 181.000 hộ dân với gần 936.000 nhân khẩu thuộc 15 tỉnh vừa nêu. Trong số này hơn 11.500 tấn để hỗ trợ cứu đói Tết, và hơn 2.600 tấn để hỗ trợ cứu đói giáp hạt.
Bộ LĐ-TB-XH cho biết tính đến ngày 10/1 vừa qua, chỉ mới có tỉnh Sóc Trăng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định hỗ trợ hơn 3.500 tấn.
20 tháng 1 2024
Capture à partir de :BBC
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Làm sao để tận dụng các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho phát triển? Từ Hà Nội, luật sư Ngô Ngọc Trai gửi ý kiến cho BBC News Tiếng Việt.
Hôm 19/12 tôi có bài viết ‘Việt Nam: Nên giảm số lượng án tử hình về ma túy’, trong đó nêu rằng số lượng án tử hình sẽ là một tiêu chí đánh giá về mức độ nhân văn của nền pháp lý mà từ đó các định chế tài chính và nhà đầu tư quốc tế sẽ cân nhắc trong việc quyết định làm ăn tại Việt Nam.
Việc nằm trong danh mục quốc gia có số lượng án tử hình cao trên thế giới là điều không nên có, làm trở ngại cho những lựa chọn đầu tư nào đấy khiến hạn chế nguồn vốn có thể nhận được.
Sau khi bài viết đăng tải, đến hôm 27/12 thì có thông tin Chủ tịch nước có quyết định ân xá cho 18 án tử hình xuống chung thân. Đây là quyết định ân xá thứ hai của năm 2023, nâng tổng số người được ân xá trong năm lên 28 trường hợp.
Cùng với số lượng được ân xá của năm 2022 là 31 trường hợp, tôi cho rằng đó là những bước tiến tích cực của tiến trình phát triển tư pháp theo hướng thu hẹp, giảm bớt án tử hình.
Khi chứng tỏ được cho thế giới thấy Việt Nam không còn nhiều án tử hình, tôi tin là sẽ có nhiều doanh nghiệp hay tổ chức tài chính vốn coi trọng các giá trị quyền con người sẽ dành nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.
CEBR: Kinh tế Việt Nam 'sẽ đứng thứ 21 thế giới' vào năm 2038
Việt Nam bị chậm chỗ nào để đón luồng đầu tư ra khỏi Trung Quốc?
Khai thông cơ chế
Để đất nước tăng tốc phát triển thì không chỉ cần gia tăng các nguồn lực mà còn cần mở rộng các cơ chế hợp tác để con người làm việc cùng nhau.
Hôm 19 tháng 12, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về tổ chức, hoạt động và quản lý hội trong quản trị quốc gia. Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo đã cho rằng cần xây dựng luật về hội.
Về vấn đề này, mấy năm trước khi chứng kiến các hoạt động cứu trợ người dân bị lũ lụt ở miền Trung năm 2020 và các hoạt động hỗ trợ người bị dịch covid 19 những năm sau đó, tôi đã có một số bài viết nêu ý kiến rằng đã đến thời điểm rất cần thiết để có luật về hội.
Tôi cho rằng luật về hội, cũng giống như luật về công ty, sẽ không làm hao mòn gì tới tài sản ngân sách nhà nước, mà chỉ tạo lập cơ chế hành lang pháp lý để con người làm việc chung.
Ngày nay, ít người có thể hình dung về một thời điểm vài chục năm trước, khi chưa có luật về doanh nghiệp. Lúc đấy có rất ít tổ chức tạo cơ chế hoạt động hợp tác của con người để gia tăng giá trị cho xã hội.
Luật về hội, cũng như luật về doanh nghiệp, theo đó sẽ giúp khai phóng tiềm năng con người.
Nếu có luật về hội thì mọi người có thể hình dung là sẽ có thêm hàng ngàn, hàng vạn tổ chức ngày đêm hoạt động để nhân nên các giá trị cho xã hội.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Cờ Việt Nam và cờ búa liềm ở thành phố Nha Trang
Chắt chiu nguồn lực
Cuối năm 2023, thông tin báo chí đưa tin trong cuộc họp Hội đồng Nhân dân của các tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai đã có những thảo luận chất vấn về tình trạng giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự kéo dài và hối thúc tìm giải pháp tháo gỡ.
Chuyện này làm tôi nghĩ tới vụ án của mình cũng đã kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa có được một phiên tòa.
Từ năm 2011, một doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị ngành điện cho một doanh nghiệp đối tác với giá trị hàng hóa lên tới chục tỷ đồng.
Sau đó xảy ra tranh chấp do đối tác chậm trễ thanh toán, năm 2015, vụ án được khởi kiện ra tòa. Thân chủ của tôi đã đưa ra yêu cầu của mình nhưng tới nay đã 8 năm vẫn chưa được tòa án đưa ra xét xử.
Tôi đã gửi nhiều văn bản kiến nghị tới tòa án quận Bình Thạnh và gửi đơn thư phản ánh tình trạng giải quyết vụ án kéo dài tới nhiều cơ quan nhưng vụ kiện vẫn dậm chân tại chỗ.
Vài tháng trước, báo chí cũng đưa tin về vụ kiện tranh chấp đòi tài sản của một đại gia là Đức An với một người mẫu là Ngọc Thúy.
Vụ án thu hút sự quan tâm của báo chí và dư luận xã hội, trong đó giá trị tài sản tranh chấp gồm nhiều bất động sản khác nhau với tổng giá trị lên tới hơn 200 tỷ đồng.
Điều tôi thấy đáng chú ý trong thông tin về vụ án là vụ tranh chấp cũng đã kéo dài 13 năm, mới đây mới được tòa án Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm.
Từ dăm năm trước, tôi đã có nhiều bài báo phản ánh về tình trạng giải quyết án kéo dài không chỉ gây mất thời gian cho đương sự mà còn đưa tới những hệ lụy đối với nền kinh tế.
Tôi phân tích chỉ ra rằng mỗi năm xảy ra không biết bao nhiêu vụ kiện tranh chấp về tài sản, tổng khối tài sản có tranh chấp có thể lên tới hàng tỷ đô la.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Áp phích tuyên truyền trước cổng một trường trung học ởTây Nguyên nhằm kêu gọi công dân tuân theo pháp luật
Những khối tài sản nếu được giải quyết một cách nhanh chóng sẽ sớm phân định rõ ràng về chủ quyền sở hữu, sớm được đưa trở lại vào lưu thông để tạo ra hiệu quả kinh tế.
Sau đó, vì thấy được tính chất quan trọng của vấn đề, tôi đã tập hợp các bài báo lại và triển khai thêm các ý, trở thành nội dung chính của cuốn sách Người bắc cầu Ô Thước, trong đó chỉ ra mối quan hệ giữa nền tư pháp và nền kinh tế.
Nền tư pháp có thể đưa đến giải pháp và cung cấp nguồn lực cho phát triển kinh tế bằng cách giải quyết khẩn trương có hiệu quả các tranh chấp về tài sản.
Đến nay thông tin về cuộc họp tại Hội đồng Nhân dân các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai đã cho thấy những nội dung bàn luận trúng và đúng với các vấn đề thực tế đang xảy ra.
Có thể hình dung là tình trạng này còn tồn tại ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Rất nhiều vụ án bị giải quyết với quãng thời gian vượt quá quy định về thời hạn của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Cũng có nghĩa là rất nhiều khối tài sản bị ghim giữ trong hoàn cảnh có tranh chấp thay vì được đưa vào lưu thông để tạo ra hiệu quả kinh tế.
Trong khi nhà nước hằng ngày nỗ lực đi tìm kiếm từng đồng vốn đầu tư nước ngoài thì một lượng lớn của cải trong nước có thể trở thành vốn đầu tư lại đang bị lãng phí.
Tựu trung, trong một đất nước đang phát triển thì cũng khó tránh khỏi tồn tại vấn đề về năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy.
Nhưng để đất nước phát triển tăng tốc thì mỗi ngành lĩnh vực đều cần có sự điều chỉnh để khai thông và chắt chiu các nguồn lực.
Để mỗi nơi tăng thêm một chút hiệu quả, khi cộng dồn lại sẽ đưa tới những bước tiến phát triển mau chóng cho kinh tế-xã hội.
Bài phản ánh quan điểm của tác giả Ngô Ngọc Trai, một luật sư đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Capture à partir de :baotiengdan
Dương Quốc Chính
30-1-2024
Có một bạn trẻ, chắc là sinh viên hay mới đi làm, hỏi mình như trong ảnh đính kèm. Câu hỏi không dài, nhưng nó chứa đựng nhiều tâm tư, lo lắng của bạn trẻ, có thể là giới trẻ, trước tương lai. Thế nên mình phải hẹn bạn ấy là phải viết một bài riêng. Mình viết bài này là lần thứ ba. Đã có hai bài tương tự về lịch sử và chính trị.
Bạn hỏi: “Việt Nam” có muốn cường thịnh, giàu mạnh, không phụ thuộc vào nước nào không?
Bạn để dấu ngoặc kép, nên mình đoán là bạn ngại nhắc tới khái niệm khác là “Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam” hay nói chung là “những nhà lãnh đạo Việt Nam”, thì mới không bị tối nghĩa. Mình nghĩ là họ, ít nhất là vài người trong số những người lãnh đạo chóp bu, nhưng không phải đa số, cũng muốn Việt Nam giàu mạnh hùng cường chứ. Nhưng họ cũng muốn đảng Cộng sản sẽ phải nắm quyền mãi mãi, quang vinh muôn năm.
Tức là sự phát triển của đất nước phải gắn liền với sự cai trị của đảng. Đất nước giàu mạnh sẽ đem lại chính danh cho sự lãnh đạo trường tồn đó. Nếu đất nước không phát triển được, hoặc tốc độ quá thấp, thì đảng cũng mất uy tín, sẽ rủi ro mất quyền lãnh đạo. Lúc đó muốn duy trì lãnh đạo thì buộc phải gia tăng sự chuyên chế, tuyên truyền, như Bắc Triều Tiên, là điều chắc họ cũng không muốn.
Đấy là mong muốn khá là chính đáng, tử tế, của một số người còn có chút tinh thần quốc gia, hay gọi là yêu nước kèm với yêu đảng. Mình nghĩ đa số cán bộ công chức còn lại chỉ coi làm lãnh đạo là một nghề kiếm ăn thôi, muốn kiếm được nhiều tiền thì cũng phải làm tốt công việc và khéo léo quan hệ nữa. Thì việc đó cũng vô tình làm cho quốc gia phát triển. Nhưng nhiều người khác muốn kiếm được nhiều tiền mà không làm tốt được việc (tạm hiểu là ăn nhiều hơn làm) thì sẽ làm quốc gia chậm tiến.
Bây giờ bảo đất nước độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào nước nào khác thì không thể có, cũng chả có mấy nước làm được thế đâu. Như Nhật, Hàn, Đài… cũng phải phụ thuộc quân sự vào Mỹ. Bắc Triều Tiên có khi lại độc lập hơn, nhưng đổi lại là đói nghèo vì bị cô lập (bị cô lập hóa ra lại thành độc lập, không phụ thuộc được vào ai!). Bắc Triều Tiên bây giờ chủ yếu dựa một phần vào Trung Quốc và một số quốc gia độc tài khác, nhưng họ cũng ít lệ thuộc.
Vì thế, cái tiếng độc lập cũng chả nên thành một tiêu chí tuyệt đối cần đạt được. Đất nước càng giàu mạnh, phát triển cân bằng, tự lực được nhiều mặt, thì sẽ ít phụ thuộc nước khác. Như Mỹ và Trung Quốc là ít phụ thuộc nhất nhưng họ cũng vẫn phụ thuộc nhau.
Câu của chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” nếu xét cụ thể như trên thì không còn hợp thời nữa, nó phù hợp với năm 45, khi đất nước còn là thuộc địa thôi, mấy ai hiểu độc lập thực ra cũng không thể tuyệt đối được. Nhưng bây giờ giá trị tự do lại quan trọng hơn. Cũng chính Chủ tịch HCM nói từ năm 1945: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Cũng chính Chủ tịch HCM đã viết trong Tuyên ngôn độc lập: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, trong đó có các quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận, tự do kinh doanh, tự do giáo dục, tự do xuất bản… Những thứ đó hiện tại chúng ta mới được hưởng một phần thôi. Trong khi các quyền tự do đó chính là những viên gạch và vữa để xây nên ngôi nhà dân chủ. Nó liên quan đến câu hỏi tiếp theo của bạn.
“Giàu mạnh theo kiểu gì, dân chủ hay có kiểm soát hoàn toàn?”
Có thể thấy, Việt Nam đang đi theo hình mẫu Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo (đảng Cộng sản Việt Nam) muốn đất nước giàu mạnh theo kiểu có sự kiểm soát càng nhiều càng tốt của nhà nước hay nói cách khác là theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, Trung Quốc gọi là CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
Tức là Trung Quốc, mà cụ thể là Đặng Tiểu Bình, đã vạch ra con đường theo CNXH theo kiểu Trung Quốc, độc lập với con đường của Liên Xô và các nước Đông Âu hay chính Mao Trạch Đông đã đi. Trung Quốc đã có những tiến bộ lớn về tăng trưởng kinh tế với tốc độ 2 con số trong gần 40 năm qua nên Việt Nam cũng muốn học theo mô hình đó nhưng thường hiếm khi công nhận mình là một bản sao lỗi của Trung Quốc. Cũng là do ngại tiếng “mất độc lập” nói trên.
Đó là do Trung Quốc (Đặng Tiểu Bình) đã nhận thấy những khiếm khuyến của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tuyệt đối mà Liên Xô hay Trung Quốc thời Mao đã trải qua. Ông ta cũng chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu khi cải cách (tự do hóa) kinh tế kèm theo dân chủ hóa chính trị, nên đã xác lập một con đường riêng và trở thành kim chỉ nam cho sự tăng trưởng của Trung Quốc. Đó là tự do hóa kinh tế MỘT PHẦN, nhưng siết chặt chính trị.
Cụ thể là, Trung Quốc cho phép tư nhân hóa một số ngành kinh tế, nhưng nhà nước vẫn kiểm soát một số ngành mũi nhọn, liên quan nhiều tới an ninh quốc gia như năng lượng, sản xuất vũ khí, viễn thông, ngân hàng… Một số ngành thì hỗn hợp có cả tư nhân lẫn nhà nước, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm thị phần lớn, mang tính kiểm soát (kiểu ngân hàng hay viễn thông).
Về mặt chính trị, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận, cấm mạng xã hội nước ngoài, duy trì tường lửa, kiểm soát tôn giáo, giáo dục, xuất bản, lập hội, hạn chế quyền bầu cử và ứng cử… Tức là có nới rộng chút ít so với thời Mao nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ, kiềm chế tự do ở mức độ tuyệt đối an toàn cho sự lãnh đạo của đảng Cộng ản. Điển hình là vụ thảm sát Thiên An Môn, là sự cảnh cáo của đảng đối với dân chúng đặc biệt là giới trí thức (sinh viên).
Tóm lại, mô hình Trung Quốc là cố gắng phát triển kinh tế nhưng kiểm soát chính trị, không hoàn toàn như thời Mao hay Liên Xô trước Gorbachev. Công bằng mà nói, Trung Quốc có nới rộng tự do, dân chủ nhưng ở mức hạn chế, đủ để duy trì sự độc đảng và không còn là toàn trị tuyệt đối nữa. Việt Nam cũng đang theo con đường đó nhưng mức độ thành công thì thua xa Trung Quốc, nên mới gọi là bản sao lỗi.
Như đã viết ở trên, doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc cũng đã được tự do kinh doanh ở mức tương đối cao, tùy ngành, nhưng nguyên tắc chung là nhà nước phải kiểm soát được họ. Tức là tự do trong khuôn khổ.
Với mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc hay Việt Nam, nửa dơi nửa chuột, nên doanh nghiệp muốn giàu nhanh và rất giàu thì buộc phải cấu kết với quan chức chính quyền. Do chính quyền độc đảng nó vậy. Vì thế doanh nghiệp càng giàu thì càng có rủi ro vi phạm pháp luật, do sự cấu kết đó. Tất nhiên là cũng tùy ngành kinh doanh mà cần cấu kết nhiều hay ít, kiểu như bán lẻ thì ít cần cấu kết hơn khai khoáng hay bất động sản.
Về mặt ngôn luận, các đại gia phải ngoan ngoãn ngậm mồm, nếu bi bô phê phán chính quyền thì sẽ bị phong sát. Năm 2020, tỷ phú Jack Ma có cú “vạ miệng” đi vào lịch sử. Tỷ phú này đã công khai chỉ trích hệ thống ngân hàng Trung Quốc là “tiệm cầm đồ” tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Thượng Hải lần thứ 2. Jack Ma là người có ảnh hưởng lớn mà dám phát ngôn như vậy là rủi ro tới quyền lực nhà nước chuyên chế Trung Quốc. Cho nên đế chế của Jack Ma phải bị sụp đổ, cũng như thảm sa’t Thiên An Môn, là sự răn đe của chính quyền với giới đại gia định ngo ngoe lấn sân sang chính trị.
Phương Tây, chủ yếu là Mỹ, cho rằng sự phát triển kinh tế ắt sẽ kéo theo sự nới rộng dân chủ, vì thế nên họ đầu tư mạnh vào Trung Quốc và hy vọng điều đó sẽ diễn ra ở Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy rằng Trung Quốc có thể phát triển mà không cần, hoặc ít cần nới rộng dân chủ. Việc phong sát Jack Ma là một dấu hiệu rõ ràng.
Quay lại câu hỏi của bạn: “Muốn cống hiến cho đất nước, nhưng khi phát triển lại sợ có thế lực nào đó gây khó khăn… sợ như Jack Ma”.
Các bạn sợ là đúng đó, nhưng nếu giàu có mà lại “không ngoan” như Jack Ma. Các bạn xem anh Vượng có dám nói gì phê phán bộ máy đâu, dù chắc chắn phải có nhiều bức xúc. Ngoài ra, doanh nghiệp hay doanh nhân còn một rủi ro khác là bị “đốt lò” do cấu kết với quan chức, sẽ bị chết chung với quan chức bị thanh trừng. Vì thế để hạn chế rủi ro, các bạn nên chọn những ngành kinh doanh ít phải cấu kết nhất có thể như bán lẻ, làm thuê cho Tây kiểu outsource, FDI… nhưng sẽ vất vả và không giàu nhanh được như các ngành cần cấu kết nhiều.
Còn nếu các bạn muốn cống hiến trực tiếp hơn như tham gia bộ máy công quyền thì là một câu chuyện khác, cần tố chất khác và đương nhiên là ở vị trí tốt, thăng tiến nhanh, kiếm được tiền nhanh và nhiều (cả chìm lẫn nổi) thì sẽ đi kèm với rủi ro “vào lò” cao, còn hơn cả Jack Ma!
Với hiểu biết còn hạn chế của mình, thì bức tranh tương lai của Việt Nam là như vậy. Có thể người khác, với tư tưởng khác, sẽ vẽ nên bức tranh khác, đẹp hơn, thơ mộng hơn, bạn có thể lựa chọn hướng đi của mình cho phù hợp.
Với những gì đã và đang diễn ra thì bạn có thể nhìn Trung Quốc để đoán ra tương lai Việt Nam, độ trễ tầm 5-10 năm. Kinh tế Trung Quốc hiện tại đang có rủi ro suy trầm, tập đoàn bất động sản Evergrande vừa bị tòa Hong Kong tuyên phá sản, sau khi tập đoàn này phá sản tại Mỹ (đó là hai nơi mà Evergrande niêm yết cổ phiếu). Nhưng Trung Quốc vẫn chưa cho phép họ phá sản tại đại lục, có lẽ sợ sự đổ vỡ dây chuyền.
Hi vọng bằng một phép màu nào đó, Việt Nam có được những sáng tạo riêng, mà tránh được những đổ vỡ có thể xảy ra tại Trung Quốc! Nhưng nói gì nói, Việt Nam vẫn còn ít bị siết ngôn luận và chính trị hơn Trung Quốc, bởi các bạn còn được dùng Facebook, X… còn được hóng những dòng này. Thường quy luật là, sự chuyên chế của nhà nước sẽ càng cao nếu dân trí chính trị càng thấp. Do đó nếu đa số các bạn trẻ có hiểu biết và quan tâm đến chính trị hơn, thì sự chuyên chế sẽ giảm bớt, đơn giản là do đông quá, đàn áp không xuể!
Đến ngày nào đó, câu nói vạ miệng của Jack Ma lại trở nên quá bình thường, bởi vì có triệu người nói và hiểu điều tương tự. Điều đó phụ thuộc vào chính các bạn mà thôi.
Capture à partir de :baotiengdan
22-1-2024
Nhân có nick Kim Hiệpvào nhà em khuyên thế này nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày cưới của vợ chồng em: “Đất nước giờ phát triển lắm rồi. Về đi không Nga nó đánh Ba Lan lại về không được“, em làm vài cái so sánh, rồi các cụ cho em xin vài lời chỉ giáo nhé:
1. Về giáo dục
Ba Lan miễn phí toàn bộ cho trẻ em đi học cho tới hết Trung học. Toàn bộ sách giáo khoa, vở, cặp, bút… nhà nước lo, khó khăn quá làm đơn sẽ có thêm bữa trưa miễn phí tại trường. Mỗi tháng mỗi trẻ còn được cấp thêm 200 USD tiền “hỗ trợ chi phí”, từ lúc sinh ra cho tới khi 18 tuổi.
2. Về y tế
Miễn phí nốt, kể cả không đi làm, không có bảo hiểm xã hội, vào viện vẫn được chữa như thường. Không có giấy tờ, không có tiền, làm đơn sẽ được quỹ xã hội chi trả. Vào viện không cần người nhà theo chăm, đó là việc của y tá, mỗi người mỗi giường, có không gian riêng, sạch sẽ, vệ sinh.
3. Về xã hội
Ra đường đeo gì thì đeo, không ai giật đồ, trấn lột. Đồ đạc vứt đầy xe không ai đập kính lấy. Không có ăn xin, ăn mày, càng không phải bán con, bán chó vì “túng quá”. Vô gia cư được coi là bệnh, có thể vào trại của nhà nước, có đồ ăn, khám bệnh… cũng miễn phí luôn.
4. Về con người
Đang đi mà nhỡ ngã oạch sẽ có người đỡ dậy, gặp tai nạn sẽ có người lo gọi cấp cứu chở đi ngay, thậm chí bằng trực thăng. Không hỗ trợ người gặp nạn thậm chí còn có thể lĩnh án tới hai năm tù, chưa kể nghe dân chửi. Phân biệt chủng tộc là đi tù.
5. Về chính trị
Hộ chiếu đứng thứ 6 thế giới, miễn thị thực tới 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm, ngứa mồm mắng: “Tổng thống ngu như bò” thì cũng chẳng ai dám làm gì, không có “lợi dụng tự do dân chủ”… phạt vạ cái gì cả.
6. Về giao thông
Hai cửa hàng của em ở hai thành phố lớn nhất Ba Lan, cách nhau 133km, em đi nhanh mất 52 phút, chậm 1h10 phút.
7. Về tôn giáo
Thoải mái, tự do, không có cúng dường để giải nghiệp. Ai tin gì thì tin, quyền của họ.
8. Về kinh tế
Tuy không phải là đầu tàu, rồng hổ, đại bàng cái gì, lương TỐI THIỂU ở Ba Lan hiện đã lên tới 1.050 USD, kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khối EU.
9. Về quân sự
Ba Lan là thành viên của khối NATO, lại chịu chơi nên F-35, F-16, HIMARS, Patriots, Abrams… đủ cả.
Còn nhiều thứ khác nữa mà dài quá em liệt kê chưa ra ạ.
Liệu ngài Putin và nước Nga vĩ đại, giàu có, hùng mạnh… có xâm lược nốt cái xứ “Ba Lươn”, có đem bom ném xuống đầu bọn em không ạ?
Giờ theo các cụ, em nên ở hay về?
_____
P/s: Thấy bảo giờ làm giấy tờ từ quê em đi Ba Lan xuất khẩu lao động nhẹ cũng 6.000-7.000 USD, cư trú cỡ 12.000-15.000 USD, cơ mà sao em chưa thấy giá chiều ngược lại nhỉ?
Mà dân từ nước Nga vĩ đại cũng chuồn sang đây nhiều lắm, tuy vẫn to mồm ca ngợi nước Nga nhưng vẫn chuồn đi. Chiều ngược lại thì chả có bóng nào, dù về đó an toàn, hạnh phúc thế cơ mà.
Sao thế nhỉ? Là sao hả các cụ?