Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam
Điện Thư - Số 45
Tháng 05 năm 2005
Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân Chủ xin trân trọng kính chuyển đến các Diễn Đàn Điện Tử, Cơ Quan Ngôn Luận và Độc Giả trong và ngoài nước các tin tức, sự kiện và bài vở liên quan đến tình hình dân chủ Việt Nam. Như đã minh định qua bản thông cáo và thư ngỏ của Câu Lạc Bộ Dân Chủ trước đây, sự đàn áp thô bạo của cơ chế độc tài sẽ không làm chùn bước và bịt miệng được các tiếng nói tranh đấu dũng cảm cho nền dân chủ Việt Nam. Mọi liên lạc xin gửi về : caulacbodanchuvietnam@yahoo.com
Tin Ghi Nhận:
• Trong những ngày đầu tháng 5/2005,Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Robert Zoellick đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ.Trong một buổi họp báo tại Hà Nội, ông Robert Zoellick khẳng định:" Thông điệp quan trọng tôi muốn mang tới đó là Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO ".Qua các cuộc tiếp xúc, hai bên cũng đạt được những thoả thuận trên hồ sơ tự do tôn giáo. Theo một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Robert Zoellick đã tiết lộ rằng, có thể Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush sẽ sang thăm chính thức Việt Nam vào năm 2006.
• Báo "An ninh thế giới"- một tờ báo của Bộ Công an Việt Nam, trong số ra ngày 11/5/2005, đã thừa nhận hiện tượng người dân "chống người thi hành công vụ" ngày càng gia tăng, như một nguy cơ nghiêm trọng. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2005, trên cả nước đã có trên 100 vụ người dân tấn công giới chức trách, đặc biệt là cảnh sát. Hiếm có một nước nào trên thế giới mà trong thời bình người dân đã chống lại cảnh sát nhiều như ở Việt Nam.
• Ngày 9/5/2005 vừa qua, nước Nga đã tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 60 năm quân đồng minh chiến thắng Phát xít. Có trên 50 nguyên thủ quốc gia được mời đến dự buổi lễ này, trong đó có cả Bắc Hàn, Mông Cổ, Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không có tên trong danh sách mời này. Sự kiện này gợi cho chúng ta những suy nghĩ về vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga trong giai đoạn hiện nay.
----- O -----
LTS. Ngày 1 tháng 4 năm 2003, anh Nguyễn Khắc Toàn, một chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ, đã bị tòa án Hà Nội tuyên án 12 năm tù và 4 năm quản chế, gán ghép tội danh gián điệp. Sau phiên toà sơ thẩm ngày 20 tháng 12 năm 2002, các nhân viên Bộ Công an đã tìm mọi cách dụ anh Nguyễn Khắc Toàn bãi nại phiên toà phúc thẩm. Tuy nhiên, anh Toàn đã cương quyết khước từ. Trong phiên phúc thẩm, anh Toàn đã lớn tiếng tố cáo cơ quan điều tra đã ngụy tạo hồ sơ nhằm tạo dựng những tình tiết không đúng sự thật. Anh Toàn cũng cho biết chính trưởng trại giam B14 đã hai lần và cả ông Chánh án Toà Phúc Thẩm đặt điều kiện với anh là nếu anh không kháng án kết quả phiên toà sơ thẩm sẽ được phóng thích ngay lập tức. Trong tù, anh luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục đấu tranh với chế độ bất công của trại giam, công an đã phạt tù biệt giam, anh chỉ được ăn cơm với muối và bị cùm chân trong 3 tháng liền, trong thời gian này, anh không được tiếp xúc cũng như nhận đồ tiếp tế từ gia đình.
----- O -----
Nguyễn Khắc Toàn
Chàng trai đầy nhiệt huyết
Nguyễn Thanh Giang
Trong một tiệc rượu đón nhà thơ Bùi Minh Quốc từ Đà Lạt ra thăm Hà Nội tại nhà tôi, giữa lúc hứng khởi, Nguyễn Khắc Toàn đứng dậy đọc thơ. Giọng anh sang sảng:
Tự do và ái tình
Vì các người ta sống
Vì tình yêu lồng lộng
Tôi hiến cả đời tôi
Vì tình yêu muôn đời
Tôi hy sinh tình ái
Nguyễn Khắc Toàn sinh ngày 21 tháng 10 năm 1955 tại Hà Nội. Qua suốt một thập kỷ “Tam thập nhi lập”, một thập kỷ “Tứ thập nhi bất hoặc”, anh đã bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh” . Anh có vóc người chắc khoẻ nhưng “bạch diện thư sinh”. Cô gái nào đó đã bình phẩm: “Trông anh Toàn như tài tử điện ảnh ấy”. Vậy mà, anh vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.
Đang học Đại học Sư phạm Toán, Nguyễn Khắc Toàn được điều động nhập ngũ. “Giã nhà đeo bức chiến bào”, anh vào chiến đấu tận Tây Nam Bộ (1972). Rồi U Minh. Rồi Rạch Giá…
Đã năm mươi tuổi, anh vẫn “Trơ phận nam nhi với nước non”. Đã vậy, anh còn không được sưởi ấm đôi phần trong căn hộ chung cư cùng mẹ già, các em, các cháu tại số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền Hà Nội mà đang bị đầy ải giữa cái cô quạnh lạnh lẽo trong trại giam Ba Sao tận một vùng đá vôi phiá tây tỉnh Hà Nam !
Từ nhà tù, lúc 23 giờ 45 phút ngày 06 tháng 01 năm 2005, Nguyễn Khắc Toàn viết thư gửi mẹ: “Nhân dịp năm mới 2005 và Tết Ât Dậu sắp đến con kính cẩn kính chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ. Sống lâu trường thọ, tin tưởng và hy vọng ngày con được trở về sớm nhất đoàn tụ gia đình, lấy vợ sinh con đẻ cái sẽ thành hiện thực. Để rồi có điều kiện phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục Mẹ Cha”.
Chiều 29 tết Ât Dậu vừa qua, thân mẫu Nguyễn Khắc Toàn, bà Trần Thị Quyết đến thăm tôi. Đã gần 80 nhưng nét mặt bà vẫn phương phi, phúc hậu lắm. Bà rưng rưng nhỏ nhẹ: “Gần đến Tết rồi, nghĩ càng nhớ, nhớ càng thương cháu quá. Mỗi năm lại thêm một tuổi, ngày bố cháu mất, cháu ở trong tù, không được về, cha con đã không được nhìn nhau lần cuối, cứ thế này thì rồi đến tôi cũng không biết sẽ thế nào !”
Cũng trong bức thư trên, anh viết: “Bản thân con ở trong này vẫn xác định vững vàng là chấp hành tốt mọi quy định, quy chế trại giam, thể hiện có văn hoá, gương mẫu cho anh em tù khác noi gương sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp … Đó là điều bất di bất dịch”.
Thân phụ Nguyễn Khắc Toàn là một nhà giáo kỳ cựu. Cụ có nhiều học trò đã trở thành quan chức thuộc hai chế độ ở Việt Nam. Về già, cụ bệnh tật, đau yếu. Thấy con trai bỗng dưng bị đầy đoạ trong chốn lao tù, đau đơn quá, cụ đã qua đời ngay sau đó ít lâu.
Sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, Nguyễn Khắc Toàn không chỉ là một người con hiếu đễ, một người chỉn chu mà còn là một chàng trai có khí tiết Lục Vân Tiên, “giữa đường thấy sự bất bằng mà tha” .
Anh đã từng mắng Nguyễn Như Phong thậm tệ “Thực sự sau khi đọc bài báo (Mặt thật của một số người mượn danh hiền sỹ dân chủ) tôi thấy bàng hoàng và nhục nhã thay cho anh. Tôi chỉ thấy bộ mặt thật của tác giả hiện lên rất rõ và đầy đủ những nhân cách nhơ bẩn của nó đến mức tởm lợm. Có thể nói hoàn toàn không ngoa một chút nào, đó là mặt thật của một tên bồi bút vô liêm sỉ, lưu manh chính trị, bịa đặt và hàm hồ” (Bức thư ngỏ tiếp theo gửi Nguyễn Như Phong và báo An ninh Thế giới) (1)
Cảm thương với những số phận hẩm hiu oan trái của những dân lành, trong đó có cả những cựu chiến binh như anh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng … đội đơn nằm vạ vật hàng tháng, hàng năm trời bên lề đường trước Phòng tiếp dân, số 1 Mai Xuân Thưởng, trước cửa nhà các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội …, anh đã hoà mình cùng họ để sẻ chia, để giúp họ viết đơn, đưa đơn lên các cơ quan hữu trách, các vị lãnh đạo các cấp …Thấy cấp trên không chịu quan tâm, không giúp giải quyết thấu tình đạt lý, anh lại tiếp tay cho bà con gửi đơn kêu cứu sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, của lương tri nhân loại.
Thế là người ta vu cho anh tội gián điệp.
Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên xử Nguyễn Khắc Toàn mười hai năm tù và ba năm quản chế. *
Để đánh giá bản án này, xin trích đoạn bức thư anh viết những ngày đầu tháng 3 năm 2005 rồi nhờ một bạn tù được tha trước đem ra ngoài:
“Mẹ kính yêu và các chị, em thương mến !
Con viết dòng thư này về thăm mẹ và toàn gia quyến, vì đã rất lâu, đến gần cả năm nay con không được quyền viết thư về gia đình. Mặc dù đó là quyền đương nhiên và hợp pháp của những tù nhân.
Mẹ ạ ! Thấm thoắt thế là đã hơn 3 năm trời con phải xa gia đình để vào tù kể từ chiều tối ngày 8 tháng 1 năm 2002. Cũng như mọi người đã rõ, qua thông tin bên ngoài, qua 2 vụ gọi là “xét xử theo luật pháp” và qua tất cả những lần gia dình đến trại tù thăm gặp con, thực chất đây là một trong những chuỗi vụ án chính trị mà Đảng và Nhà nước Việt Nam XHCN trấn áp những người đối lập chính kiến tranh đấu vì dân chủ, tự do, vì đòi hỏi nhà nước thực thi các quyền con người được nhà nước thừa nhận trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về Nhân quyền mà nhà nước Việt Nam XHCN là một thành viên đã tham gia ký cam kết bảo dảm trước Liên Hợp Quốc và cộng đồng thế giới cho công dân của đất nước mình. Hàng loạt vụ đàn áp bằng toà án của Đảng và Nhà nước đối với những người công dân Việt Nam là trí thức, cựu chiến binh, cựu quan chức cao cấp của nhà nước – những người đã một thời đem mồ hôi, xương máu và cả mạng sống của mình để góp phần dựng xây nên chế dộ và nhà nước hiện nay -”.
Cùng với con trai, thân mẫu Nguyễn Khắc Toàn – bà Trần thị Quyết 78 tuổi – cũng từng thống thiết kêu oan trong bức thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ đề ngày 14 tháng 9 năm 2004: “Sự thật là con trai tôi không có tội đến mức phải xử nặng như thế ! Cháu thấy bà con nông dân từ các tỉnh xa về nằm vạ vật lề đường, góc phố đòi công lý thì thương cảm viết đơn giúp và chuyển lên cấp trên. Thấy cấp trên không giải quyết thoả dáng, bà con nhờ gửi ra nước ngoài thì cháu gửi giúp. Lòng thương người thường mang hoạ cho cháu”.
Em trai Nguyễn Khắc Toàn, anh Nguyễn Xuân Phúc một lần đã nói về cái chất thánh thiện của anh mình trong bài trả lời phỏng vấn đài Little Saigon: “Điểm đặc biệt của ông (NKT) là lòng thương người, do đó có lẽ vì hoàn cảnh đáng thương của những người dân thấp cổ bé miệng ở mọi miền đất nước lên Hà Nội kêu oan, xin “đèn giời soi xét” khiến ông không thể ngồi yên”
Vào nhà tù, thấy bà con Tây Nguyên bị tù xa nhà, nghèo khổ, lại bị mua hàng hoá và thực phẩm ở căng tin trại giam đắt hơn giá ngoài thị trường, lòng trắc ẩn lại bùng lên, anh lại giúp bà con đấu tranh. Thế là, không chỉ bị cấm cố, anh còn bị cùm kẹp vô cùng đau đớn.
Anh từng run lên căm giận, không phải xuất phát từ mình mà vì những đớn đau của người khác: “Ai cũng biết đồng bào mình còn đói nghèo khổ hạnh mà không dám nói ra, biết xã hội dầy rẫy những bất công mà không dám lên tiếng. Kẻ thì im lặng thu mình trong an phận thủ thường lấy phương châm sống là “im lặng là vàng”. Những kẻ có quyền lực và địa vị thống trị thì thoả sức vơ vét làm giầu cho gia đình mình, cho chính mình với biết bao đặc quyền đặc lợi béo bở và lại còn thoả sức thoá mạ những người khác chỉ vì họ sống có lương tâm và dám nói những điều không ai dám nói. Kẻ thì nhắm mắt làm ngơ, bàng quan và lãnh đạm với nỗi đau của nhân dân, của đất nước và những điều đó đã quá nhàm chán và kéo dài triền miên suốt mấy thập kỷ qua, đã trở thành chuyện thường ngày, thường tình. Hệ quả là làm cho mọi người chỉ là tồn tại ngắc ngoải trở nên chai lỳ và vô cảm trước nỗi thống khổ của đồng bào và đồng loại mình” (1).
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn, anh tự dằn vặt mình: “Đúng là có ai đã nói với tôi: “Cậụ là một thằng hèn, cậu biết tất cả những điều cay đắng đó của dân và đất nước, sao cậu không dũng cảm phát biểu công khai những chính kiến đó đi, mà cứ âm thầm đau đớn chết dần chết mòn làm gì ! ” ” (1)
Năm 1996, anh đã đến tôi. Tôi biết anh sớm hơn biết Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn … Trước khi đến với tôi anh đã từng đến với Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc … Ngay những lần đến với tôi đầu tiên, anh đã bàn kế hoạch vận động và tạo điều kiện đưa Hà Sỹ Phu và Bùi Minh Quốc ra sống ở Hà Nội. Anh nói anh sẵn sàng giành căn nhà cấp bốn ở bãi Phúc Xá cho các anh Đà Lạt ở tạm cho đến khi các anh tự giải quyết được chỗ ở.
Anh có tấm lòng cộng sản (theo cái nghĩa thánh thiện mà ta từng ngưỡng vọng và lầm tưởng về nó) và trái tim người lính chân chính. Anh coi Trần Độ – người tướng lĩnh chỉ huy mặt trận của anh ngày nào – như thần tượng. Anh viết chưa nhiều nhưng trong số đã có hàng loạt bài về Trần Độ: “Những tấm lòng với đất nước và cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn” (viết đầu tháng 3 năm 1998, ký tên Trần Nguyễn Chí Việt) (2), “Trần Độ – Tiếng nói của ông, và cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn” (viết ngày 21 tháng 4 năm 2001, ký tên Trần Minh Tâm) (3), “Ông Trần Độ và những đòi hỏi dân chủ” (4), “Mấy cảm nghĩ nhân đọc bài “ Tìm mộ chị tôi” của tướng Trần Độ” (5), “Lời giới thiệu bài “Lại Thư ngỏ 2001” của cựu tướng Trần Độ”…
Anh cổ suý: “Tên tuổi Trần Độ là ngọn hải đăng chiếu sáng trong đêm đen áp bức và bất công, thức tỉnh hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, trí thức và những người dân thường khác, đang âm thầm lặng lẽ góp sức mình vào cuộc tranh đấu vẻ vang vì một Việt Nam mới dân chủ và tự do đích thực. Tiếng nói của ông vang lên ngay trong lòng đất nước, đang là niềm day dứt, trăn trở khôn nguôi đối với hàng ngàn cán bộ lão thành cũng đã hy sinh cống hiến cả đời mình cho đất nước, để tỉnh táo và bình tâm nhìn lại chặng đường quá khứ đã đi qua” (2)
Anh cảm thông: “Những trang viết của ông nhoè lệ xót xa. Ông đau thực sự nỗi đau của đất nước. Đau nỗi đau của tất cả những người dân đất Việt có luơng tri và tình yêu nồng nàn với tổ quốc” (2)
Anh tụng ca vị tướng anh hùng của mình: “Oanh liệt thay ! Tiếng nói của ông hôm nay đã đi vào huyền thoại và tâm khảm của hàng triệu triệu người dân Việt Nam và đã trở thành bất tử” (2) “Đối với dân tộc ta hôm nay và mai sau, tên tuổi Trần Độ đã đi vào lịch sử vẻ vang và sẽ lưu danh thơm muôn thuở” (2).
Anh nói về Trần Độ như để tự khẳng định mình: “Với ông, Tổ quốc và dân tộc luôn luôn là nỗi niềm trăn trở, suy tư và cũng là nỗi đau khắc khoải khôn nguôi trong lòng. Ông đặt tổ quốc và nhân dân cao hơn hết thảy, hơn cả tính mạng và chính bản thân cuộc sống của bản thân mình. Vì những phát biểu công khai đòi dân chủ tự do dân quyền và nhân quyền, ông liên tiếp bị những hoạn nạn tai ương do chính cái Nhà nước, cái chế độ mà ông góp một phần xây dựng nên và đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời của mình giáng xuống” (3) “Đe doạ và khủng bố, mua chuộc và lung lạc, bôi nhọ và xuyên tạc đều không khuất phục được tiếng nói và làm sờn tấm lòng của ông với đất nước. Mọi thủ đoạn đê hèn và dơ bẩn đều trở nên vô nghĩa, ông vẫn ngẩng cao đầu với khí phách của một nhân cách lớn và một lương tri lớn” (3).
Anh xót xa nhìn nhận: “Cuộc đời của các bậc tiền bối cộng sản và gia đình họ như những Trần Đô, Nguyễn Hộ, Nguyễn văn Trấn, Vũ Đình Huỳnh, Bùi Công trừng, Dương Bạch Mai, La văn Lâm, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hữu Đang … không chỉ là bi kịch của riêng bản thân các vị công thần góp phần tạo dựng ra chế độ Cộng sản này, mà còn là bi kịch của cả một dân tộc đầy đau thương, uất hận và chia rẽ. Nguồn gốc sâu xa chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cộng sản đấu tranh giai cấp dày xéo đất nước khốn khổ này hơn 70 năm qua. Cuộc cách mạng đã bị phản bội, mục tiêu của cuộc tranh đấu đã bị dánh tráo, lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và tha hoá vào việc xây dựng mô hình một nhà nước không tưởng, ngông cuồng và dồ dại” (5).
Anh tố cáo: “Tất cả mọi người Việt, dù là ai, làm gì, ở đâu đang sống trên dải đất chữ S này đều canh cánh một nỗi khiếp sợ và hãi hùng trước một nhà nước được bảo vệ bằng một bộ máy khủng bố gồm đủ các binh chủng đông tới hai, ba triệu người và trang bị vũ khí đến tận răng. Nào là công an, cảnh sát, mật vụ, quân đội, nhân viên Tổng cục 2, nhân viên Cục Bảo vệ chính trị Đảng, tầng tầng lớp lớp các quan chức ngành văn hoá tư tưởng… Bên cạnh các cỗ máy ấy là hệ thống nhà tù trùng trùng điệp điệp suốt từ Nam chí Bắc; là một bộ máy tuyên truyền sống sượng, nào là đài phát thanh –truyền hình từ trung ương đến tỉnh, huyện, phường, xã và trên 600 tờ báo đủ loại để phục vụ cho một hệ thống toàn trị, độc đoán của nhà nước ấy” (1)
Anh đòi hỏi: “Nếu tất cả mọi người đều nói lên sự thật để cùng nhau suy ngẫm cái xã hội mà ta đang sống, kể cả quá khứ đã qua và tương lai sắp tới, thoát xác vươn lên thành người có nhân cách, có phẩm chất con người thì hẳn là sẽ tốt hơn. Chứ cứ như hiện nay ngày ngaỳ nhìn thấy cuộc đời bao nhiêu tệ hại, bất công, vô lương, vô luân, giả dối chồng chất đầy rẫy thì không hèn là sao ?” (1)
Anh trăn trở xót xa cùng cái số phận hẩm hiu phi lý của dân tộc mình: “Nhìn sang các nước xung quanh, từ láng giềng như Thái Lan, Philippin, Cămpuchia và xa xôi hơn nữa là mấy nước lạc hậu ở Châu Phi, họ có một nền văn hiến không lâu đời bằng ta, dân trí còn có nhièu điểm kém ta mà cuộc sống của họ, xã hội của họ đâu có khốn nạn như xã hội ta hiện giờ ? Tôi càng thấy đau đớn và tủi nhục, hổ thẹn làm thằng dân Việt Nam, thằng người Việt Nam” (1)
Cho nên, cùng với Trần Độ, anh kêu gọi: “Đảng Cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn đổi mới hơn nữa, phải dân chủ hoá toàn diện đời sống chính trị-kinh tế-xã hội-văn hoá nước nhà. Phải đánh giá và nhìn nhận lại những sai lầm, hoặc tội lỗi của Đảng trong quá khứ để lột xác hoá thân thành một lực lượng chính trị tiến bộ theo kịp đà của xu thế thời đại. Thậm chí, nếu cần thiết phải đoạn tuyệt vĩnh viễn với cái gọi là con đường xây dựng “xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn” để xây dựng một xã hội mới phú cường và dân chủ, tiến bộ” (4)
Anh khẳng định: “Lịch sử phát triển của loài người cho thấy tất cả những chế độ độc đoán, chuyên chế dù tàn bạo đến bao nhiêu, dù núp dưới hình thức nào, dù là độc tài tôn giáo thần quyền, dù là độc tài tư bản đế quốc; dù là độc tài gia đình trị; dù là độc tài phong kiến hủ lậu; dù là độc tài phát xít quân phiệt; dù là độc tài cộng sản toàn trị Mac-xit, đã, đang, và sẽ bị lịch sử đào thải và nhân dân chính các nước đó đào huyệt chôn vùi.
Napoleon, kẻ ngạo mạn từng đánh đông dẹp bắc vang bóng một thời có thốt ra câu nói rất đau xót: “Người ta có thể làm được nhiều việc nhờ lưỡi lê, nhưng người ta không thể ngồi lâu trên đống lưỡi lê” ” (1).
Câu thơ Nguyễn Ái Quốc từng ngân vang từ ngục tối: “Thân thể ở trong lao. Tinh thần ở ngoài lao". Đến nay, ta cũng nghe rầm rì đâu đó từ triệu triệu thanh niên Việt Nam lời tuyên của Nguyễn Khắc Toàn “Tự do dân chủ sẽ đến với đất nước Việt Nam, sẽ đến với dân tộc ta sau bao nhiêu năm lầm than, cay đắng, chia rẽ và hận thù. Con đường đến với tự do thực sự sẽ không còn xa nữa, cho dù còn lắm thử thách và gian nguy, đòi hỏi ở mỗi người Việt Nam yêu nước dù ở phương trời nào, thêm nhiều nỗ lực đóng góp vào sự nghiệp chung thiêng liêng đó” (2).
Hà Nội 9 tháng 5 năm 2005
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Khu tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn- Từ Liêm- Hà Nội
Điện thoại: 5 534370
----- O -----
Thư Nguyễn Khắc Toàn Gửi Mẹ
Buồng giam số 1.
Trại tù giam Nam Hà những ngày đầu tháng 3 - 2005Mẹ kính yêu ! Các chị em thương mến !
Con viết mấy dòng thư này về thăm mẹ và toàn gia quyến, vì đã rất lâu đến gần cả năm nay con không được quyền viết thư về gia đình. Mặc dù đó là quyền đương nhiên và hợp pháp của những tù nhân bình thường nhất.
Mẹ ạ ! Thắm thoát thế là đã hơn 3 năm trời con phải xa gia đình để vào tù, kể từ chiều tối ngày 8.01.2002. Cũng như mọi người đã rõ qua thông tin bên ngoài, qua 2 vụ gọi là ''xét xử theo luật pháp'' và qua tất cả những lần gia đình đến trại tù thăm gặp con. Thì thực chất đây là một trong những chuỗi vụ án Chính trị mà Đảng và Nhà nước Việt Nam XHCN trấn áp những người đối lập chính kiến tranh đấu vì Dân chủ Tự do, vì đòi hỏi Nhà nước thực thi các quyền con người được thừa nhận trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về Nhân quyền, mà Nhà nước VNXHCN là một thành viên đã tham gia ký cam kết đảm bảo trước LHQ và cộng đồng thế giới cho công dân đất nước mình. Hàng loạt vụ đàn áp bằng tòa án của Đảng và Nhà nước đối với những công dân VN là trí thức, cựu chiến binh, cựu quan chức cấp cao của Nhà nước, những người đã một thời đem mồ hôi xương máu và cả mạng sống của mình để góp phần xây nên chế độ và nhà nước hiện nay.
Đấy quả là 1 bi kịch nhỏ trong tấn bi kịch lớn của dân tộc phải chịu đựng. Cũng chính vì một phần trong lẽ đó, dư luận trong và ngoài nước đã dấy lên làn sóng phản kháng lên án rất mạnh mà từ châu Âu, châu Úc đến Bắc Mỹ. Dư luận và lương tri nhân loại đã không khoanh tay ngồi yên để cái ác, bất công, bạo lực hoành hành. Tất cả đã phối hợp nhịp nhàng, quyết liệt và toàn diện tạo áp lực lên Đảng và Nhà nước Việt Nam để đòi thả những người tranh đấu vì nghĩa lớn, vì Tự do Dân chủ ! Do đó phía nhà nước Việt nam đã phải nương nhẹ với những người phản kháng như trường hợp cựu Đại tá Phạm Quế Dương, cựu chiến binh Trần Dũng Tiến, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế … Và trong thời gian qua một số người khác cũng đã được thả khỏi nhà tù như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Lê Chí Quang, giáo sư Nguyễn Đình Huy. Tuy nhiên dư luận thế giới, đặc biệt Mỹ và châu Âu và cả trong nước vẫn tiếp tục đòi thả khỏi nhà tù những người phản kháng còn lại như Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn và cả con trai của Mẹ là cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn nữa.
Dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến số phận các nhân vật còn lại trong các nhà tù XHCN ở Việt Nam trong các dịp đặc xá 30.4 và 2.9 của năm 2005. Việc đó ra sao : tạm thời tha họ khỏi nhà tù để đem về tiếp tục quản chế tại gia ở các địa phương nơi họ sinh sống trước kia hay tiếp tục thi hành những bản án phi pháp, ngang ngược trắng trợn đến cùng nhằm hủy diệt cuộc đời họ trong lao tù ? Đó là bí ẩn nằm trong tay đảng CS và Nhà nước VNXHCN hiện nay. Và đó cũng là minh chứng hùng hồn là lợi ích của Nhà nước được đặt lên trên hết, trước hết hay quyền lực thống trị mới thực là tối thượng ? mới thực là ưu tiên hàng đầu ? ưu tiên số một ?
Thưa mẹ kính yêu !
Sau hơn 1 năm liên tục tiếp xúc và làm việc với các sĩ quan, cán bộ của trại giam này và đặc biệt là của Bộ Công an từ Hà nội xuống, con đã hiểu ra rằng hoàn toàn phía Việt Nam không có thực tâm thiện chí muốn cởi mở với những tù nhân chính trị chống chế độ. Mà trái lại họ chỉ cởi mở khi bị áp lực bên ngoài thúc ép mà thôi ; càng áp lực mạnh càng tốt cho tù nhân trong này. Người phản kháng bất đồng trong nước càng có uy tín quốc tế và trong nước càng được chính Nhà nước "bảo vệ" và không dám đụng vào. Dù cho họ có sự lên tiếng và những hoạt động tranh đấu mạnh mẽ hơn bội phần những người còn đang bị cầm tù. Các trường hợp các cụ Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn… là ví dụ điển hình. Các trường hợp trí thức khác như tiến sĩ viện sĩ Nguyễn Thanh Giang, TS Hà Sĩ Phu, Lữ Phương, nhà văn Hoàng tiến, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, ông Lê Hồng Hà … cũng là những ví dụ rõ ràng.
Do đó con nghĩ rằng, việc con sớm trở về đoàn tụ tạm thời với gia đình góp phần báo hiếu Mẹ Cha, lập gia đình sống bình thường như hàng triệu công dân VN khác là do áp lực bên ngoài chứ không phải do bản thân con ở trong nhà tù lạnh lẽo này Mẹ ạ ! Bởi vậy vai trò của gia đình và nhất là Mẹ, các chị, các em rất quan trọng. Phải mở rộng cửa đón các chính khách quốc tế, các nhà báo nước ngoài, trả lời phỏng vấn các đài phát thanh quốc tế, đặc biệt gửi đơn từ liên tục đến các cơ quan có thẩm quyền theo luật định. Không 1 cơ quan quyền lực nào dám trả thù Mẹ, gia đình ta cả. Vì đó là những việc pháp luật không cấm. Không vi phạm gì pháp luật cả. Con chỉ trông mong vào điều đó thôi. Sẽ rất có hiệu quả to lớn mạnh mẽ. Bởi thế CA Việt Nam ra sức ngăn chặn và đe dọa liên tục. Mẹ nên học tập gia đình Lê Chí Quang mà làm đến mức phải cắt nhiều lần điện thoại nhà nó đấy !
Cuối cùng con kính chúc Mẹ luôn mạnh khỏe sống lâu, cả nhà hạnh phúc, may mắn, an khang.
Con của Mẹ
Nguyễn Khắc Toàn
----- O -----
Trần Ðộ - Tiếng nói của ông và cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn
Trần Minh Tâm - tức Nguyễn Khắc Toàn
Ðây là bài giới thiệu của Cựu Chiến Binh Trần Minh Tâm về bài viết "Ðảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam" của cựu Tướng Trần Ðộ.
Từ bao năm qua tên tuổi của trung tướng Trần Ðộ – vị anh hùng của cuộc Cách mạng và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà, và nhiều năm gần đây, ông là vị anh hùng của cuộc tranh đấu đòi dân chủ, tự do và tôn trọng phẩm giá con người, đòi canh tân Quê hương xứ sở được rộng rãi công luận trong và ngoài nước biết đến. Ông là một tấm gương sáng, là ngọn hải đăng soi đường cho rất nhiều các vị lão thành Cách mạng, cựu chiến binh, trí thức tiến bộ và thanh niên noi theo. Với ông Tổ quốc và dân tộc luôn luôn là nỗi niềm trăn trở, suy tư và cũng là nỗi đau khắc khoải khôn nguôi trong lòng. Ông đặt Tổ quốc và nhân dân cao hơn hết thảy, hơn cả tính mạng và cuộc sống của chính bản thân mình. Vì những phát biểu công khai đòi dân chủ tự do, dân quyền và nhân quyền, ông liên tiếp bị những hoạn nạn, tai ương do chính cái Nhà nước, cái chế độ mà ông góp một phần xây dựng nên và đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời của mình giáng xuống. Từ tuyên truyền bôi nhọ ông đến canh chừng, rình rập ngày đêm cuộc sống riêng tư như một tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm. Từ huy động cả một hệ thống tuyên truyền đồ sộ để đả phá và công kích quyết liệt những quan điểm tiến bộ vì đất nước của ông đến thủ đoạn đê tiện tổ chức cướp cuốn nhật ký ghi chép những riêng tư. Ðe dọa và khủng bố, mua chuộc và lung lạc, bôi nhọ và xuyên tạc đều không khuất phục hoặc làm sờn lòng được tiếng nói và tấm lòng của ông với đất nước. Mọi thủ đoạn đê hèn và dơ bẩn đều trở nên vô nghĩa, ông vẫn ngẩng cao đầu với khí phách của một nhân cách lớn và một lương tri lớn.
Suy tư và nỗi trăn trở thường trực của ông là Ðất nước và nhân dân, đổi mới và dân chủ. Ông sắn sàng trả bằng mạng sống của mình để được phát biểu vì đất nước, vì ngày mai tự do của dân tộc. Từ sau sự kiện bị cướp nhật ký tháng 06 năm 2001, tướng Trần Ðộ bị ngã bệnh rất nghiêm trọng, sức khỏe rất suy yếu. Dù khi còn nằm trên giường bệnh bị hôn mê và những cơn đau dày xé, hay khi phải trở về nhà vì tuổi quá cao, bệnh tình trầm trọng, nhưng không một phút giây nào ông không nghĩ đến sự lột xác thật sự của Ðảng và sự đổi mới thật sự của đất nước. Tuy hoàn cảnh hiểm nghèo, tính mạng chỉ còn được tính từng ngày, từng giờ nhưng đầu óc ông vẫn thông tuệ, anh minh. Ông vẫn tranh thủ thời gian để suy tư và nghĩ về đất nước, về Ðảng cộng sản mà 60 năm qua ông đứng trong hàng ngũ đó. Ông cùng nhân dân đã thấy rõ chính sự bám giữ quyền lực lì lợm, và ngoan cố cùng với não trạng bảo thủ nặng nề của Ðảng chính là nguyên nhân chủ yếu, chủ đạo, cơ bản kìm hãm toàn bộ sự phát triển chung của đất nước và xã hội. Sự kiện bị cướp tập nhật ký giữa Sài Gòn sẽ là một vết nhơ mãi mãi với lịch sử và thủ phạm là những kẻ đã gây ra nó sớm muộn cũng bị vạch mặt, lên án. Trí nhớ và sức khỏe giảm sút nhiều không cho phép ông có thể viết lại một cách đầy đủ toàn bộ cuốn nhật ký ghi chép đã mất đó. Nhưng vượt lên bệnh tật, tuổi tác ông vẫn cố gắng viết thiên Bút ký và tiểu luận dưới đây tựa đề là: "Ðảng cộng sản và vấn đề dân chủ ở Việt Nam", mà trong đó có một số ý chính của tập nhật ký ông còn giữ lại được theo trí nhớ một cách không đầy đủ và trọn vẹn.
Thiên Bút ký và tiểu luận này chắc chắn sẽ không đầy đủ những tư liệu, cảm xúc, nghĩ suy bằng tập nhật ký quý giá 83 trang đã bị cướp. Nhưng đọc nó chúng ta thấy được vẫn hiển hiện một Trần Ðộ hiên ngang, dũng mãnh, xông xáo đi vận động làm Cách mạng cùng nhiều bậc tiền bối khác từ khi Ðảng, chế độ Nhà nước này còn phôi thai trong trứng nước, chưa đủ hình hài thời kỳ hoạt động bí mật đến một Trần Ðộ xông pha trước trận mạc của cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, và tôn trọng Quyền Ðược Làm Người hiện nay. Có lẽ đây là lần đầu tiên ông giãi bày những suy nghĩ triệt để nhất, thành thật nhất của mình với thời cuộc, với Ðảng cộng sản, với công luận. Ông đã công khai đòi Ðảng cộng sản phải dân chủ hoá toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá nước nhà, phải thực sự đổi mới. Phải thực hành chế độ đa nguyên đa Ðảng, phải thực hiện tự do dân chủ hóa, phải đổi mới triệt để thể chế chính trị. Phải từ bỏ chế độ Ðảng trị độc tài thành một chế độ dân chủ đa nguyên và xây dựng một xã hội công dân. Phải thực sự thực hành chính sách hoà hợp và hoà giải dân tộc đoàn kết mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, xoá bỏ hận thù, chia rẽ sau bao nhiêu năm chiến tranh loạn lạc "huynh đệ tương tàn". Chắc chắn rằng phát biểu này của ông sẽ là một thách thức, thách đố rất lớn, rất hệ trọng đối với Ðảng và chế độ hiện tại, nhưng đồng thời nó cũng chính là thông điệp của những lực lượng đang tranh đấu đòi dân chủ trong và ngoài nước hiện nay gửi tới giới cầm quyền Hà Nội. Trong tương lai không xa nữa, nhất định lịch sử sẽ phán xét công minh sự đúng, sai; công và tội của Trần Ðộ, của Ðảng cộng sản Việt Nam và của tất cả những con người đang dấn thân tranh đấu cho một nước Việt Nam mới sáng lạn, dân chủ và tự do.
Bằng cách duy trì một thể chế chính trị độc tài toàn trị hết sức độc đoán, phản Cách mạng, phản động, chống lại nhân dân và trào lưu tiến bộ của thời đại và được một lực lượng khổng lồ cảnh sát và quân đội cùng bộ máy tuyên truyền dối trá vĩ đại hỗ trợ. Ðảng và Nhà nước có thể còn tồn tại thêm một thời gian nữa trước khi sụp đổ hoàn toàn. Phong trào tranh đấu đòi dân chủ ở trong nước có thể bị đàn áp và khủng bố khốc liệt, nhưng cuối cùng ngọn cờ dân chủ và tự do sẽ phấp phới tung bay trên toàn cõi Tổ quốc đau thương của chúng ta. Tấm lòng thuỷ chung son sắt với Tổ quốc của Trần Ðộ sẽ còn bền mãi với thời gian và non sông đất nước.
Hy vọng rằng lão tướng Trần Ðộ còn sống ngày nào còn đi đầu và tiếp tục hiến dâng sức mình cho Tổ quốc ngày ấy. Là người Việt Nam yêu nước chúng ta có quyền tự hào lịch sử đã sản sinh ra những anh hùng đương đại gánh vách trách nhiệm nặng nề mà lịch sử và giang sơn đã giao phó. Cùng với Trần Ðộ những Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, La Văn Lâm, Bùi Công Trừng, Lê Giản, Dương Bạch Mai, Hoàng Hữu Nhân, Phạm Thị Tề, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, Hồ Tấn Anh, Nguyễn Thị Thu, Thích Tuệ Sĩ, Thích Chí Siêu, Nguyễn Ðình Huy, Phạm Thái, Võ Thanh Liêm, Nguyễn Ðan Quế, Linh Mục Chân Tín, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Cố tổng giám mục Nguyễn Kim Ðiền, Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Quang Châu, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Minh Quốc, Vũ Cao Quận, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Phạm Hồng Sơn, Bùi Ngọc Tấn, Phan Ðình Diệu, Nguyễn Văn Minh, Trần Bá, Trần Ðại Sơn, Lê Hồng Hà, Nguyễn Trung Thành, Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh, Trần Dũng Tiến, Ðông Nam Hải, Vũ Minh Ngọc… và các trí thức trẻ như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình v.v… cùng hàng ngàn, hàng vạn những con dân của đất Việt đang âm thầm lặng lẽ góp sức mình cho một nước Việt Nam mới nhất định sẽ trở thành một phần lịch sử oai hùng của Ðất nước.
Trên tinh thần đó tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc thiên Bút ký và tiểu luận đáng trân trọng này. Và mong bạn đọc xa gần khắp nơi trên đất nước còn khốn khổ này cùng tất cả những ai mang dòng máu Việt ở khắp năm Châu hãy mở ra một cuộc tranh luận công khai, toàn diện, sôi nổi đúng như tác giả hằng mong đợi.
Hà Nội ngày 24/11/2001.
Cựu chiến binh Trần Minh Tâm
(Người đã tham gia cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn Bắc-Nam 1954-1975)
25 Phan Ðình Phùng Phường Quan Thánh – Quận Ba Ðình – Hà Nội.
----- O -----
Trò giả mạo rẻ tiền
(Về Phiên Tòa Sơ Thẩm Xử Nguyễn Khắc Toàn)
Như vậy là bản án đã xong. Các thủ tục pháp lý tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội hôm 20 tháng 12 vừa rồi chỉ là trò giả mạo rẻ tiền. Quyết định 12 năm tù, 3 năm quản chế đã được anh Ba, anh Tư trong Bộ chỉ thị trước. Rút kinh nghiệm phiên toà Lê Chí Quang, thời gian ít quá thấy không ổn, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ. Lần này phải xử gần 8 tiếng cho có bài bản. Tòa án cứ bổn củ soạn lại, làm bộ kéo dài phiên toà càng lâu càng tốt, thêm ra vẻ dân chủ là được việc.
Nguyễn Khắc Toàn vừa tốt nghiệp phổ thông năm 1972 thì phải đi bộ đội. Anh đã từng đi chiến trường B, tức xâm nhập vô Miền Nam. Anh Toàn phục viên với cấp bực Trung Úy, trở lại trường học và đã hoàn tất bằng Cử nhân. Thay vì tiếp tục cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác để yên thân thì anh Toàn lại chọn con đường "nhập cuộc". Anh bị tuyên án 12 năm tù dưới chế độ "dân chủ gấp triệu lần chế độ tư sản" chỉ vì dám giúp đỡ các nông dân khiếu nại đảng viên tham nhũng lạm quyền. Bộ Nội Vụ quyết định bắt anh sau nhiều lần theo dõi qua các trao đổi điện thư và qua các hoạt động công khai của anh. Ngày 8 tháng 1 năm 2002 anh bị bắt. Công An dẫn giải về nhà tại 21 Tràng Tiền Hà Nội để tiến hành khám xét. Gần 20 công an bao vây, lục tung mọi tài liệu, giấy tờ cá nhân, hồ sơ trong máy điện toán, kể cả tiền bạc anh giữ ở nhà để lo cho gia đình. Với số tiền hiện kim gần 8 triệu đồng tiền Việt Nam, công an cũng quyết định tịch thu luôn. Tuy nhiên, bà Trần thi Quyết, mẹ của anh Toàn đã phản đối giữ dội vì đó là tiền dành dụm của gia đình, công an không lý do gì tịch thu số tiền đó nữa. Cuối cùng, họ đã dẩn anh Toàn đi, với mớ hồ sơ, tài liệu để có thêm chứng cứ cho phiên tòa xử ngày 20 tháng 12 vừa qua.
Nguyễn Khắc Toàn, bị cáo buộc vi phạm điều 80 tội "gián điệp" , khoản c. Ðiều 80 tội "gián điệp" như sau:
Anh Toàn bị vu cáo tội gián điệp vì Hà Nội cho là anh đã tiếp tay với các tổ chức phản động nước ngoài để cung cấp "bí mật nhà nước", phổ biến tài liệu để nước ngoài sử dụng chống lại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Phiên toà bắt đầu từ lúc 9:00, hơn 3 tiếng đồng hồ buổi sáng chỉ để cho phần luận tội của Tòa nhằm kéo dài thời gian. Buổi chiều, dành cho luật sự, đại diện anh Nguyễn Khắc Toàn. Bản cáo trạng buộc tội anh Toàn hầu hết căn cứ vào các điện thư liên lạc, trao đổi của anh với bạn bè, thân hữu ở nước ngoài. Trước tòa, luật sư Trần Lâm đại diện cho anh Toàn đã phản bác lại các vu cáo của Viện Kiểm Sát để bảo vệ anh Toàn từng điều như sau:
Về sự việc Tòa buộc Nguyễn Khắc Toàn "phạm tội khi anh phân phát, in ấn tài liệu và đưa tin liên quan đến một nhóm người" . Theo luật sư Trần Lâm thì nước CHXHCNVN hiện nay chưa có sự phân định rõ ràng về mặt luật pháp đối với những người viết ra các tài liệu này thì bị phạm pháp ở mức độ nào? Do đó, anh Toàn phân phát các tài liệu trên và cho là có tội thì không đủ cơ sở pháp lý, hơn nữa hồ sơ truy tố về các tài liệu đưa tin không có bằng chứng cụ thể. Anh Nguyễn Khắc Toàn đã làm việc này hoàn toàn mang tính công khai, không che đậy, và vì vậy sự việc anh phổ biến, phân phối tài liệu, tin tức liên quan đến một nhóm người nào đó không thể cho là vi pham luật pháp và kết tội anh được.
Về cáo buộc Nguyễn Khắc Toàn "đã liên tiếp gửi 24 điện thư trong vòng một tháng cho đối tượng tổ chức nước ngoài, có tên là Cô V. để trao đổi và bàn thảo các sự kiện như: Vụ khiếu kiện ở Mai Xuân Thưởng, vụ hẹn gặp nhau tại Thái Lan, vụ đề cập đến đảng viên đảng CSVN, về các trao đổi, thảo luận và bôi xấu chế độ ...." . Luật sư Trần Lâm đã mạnh mẽ phản bác các vu cáo của Tòa vì theo ông, không thể buộc tội anh Toàn là "gián điệp" khi Tòa đã không chứng minh được anh Toàn đã nhận lệnh từ người khác để làm công tác "gián điệp". Các trao đổi qua điện thư không phải là bằng chứng của việc chuyển tin "gián điệp" . Hơn nữa Tòa cũng không đưa ra bằng chứng về việc Nguyễn Khắc Toàn đã chuyển tin cho Cô V., tức đối tượng tổ chức nước ngoài như thế nào. Các sự kiện nêu trong bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát để buộc tội Nguyễn Khắc Toàn vi phạm điều 80, theo luật sự là không đủ yếu tố cấu thành tội gián điệp. Nếu có, chỉ có thể truy tội nói xấu lãnh đạo.
Về sự kiện gán ghép anh Toàn "có tội vì qua trao đổi trên điện thư cho thấy anh đang chuẩn bị thủ tục xin vi-sa xuất cảnh sang nước ngoài, chuẩn bị thẻ tín dụng để sử dụng trong các công tác" . Theo luật sư Nguyễn Khắc Toàn thì chưa có dấu hiệu nào chứng minh anh Toàn đã có thẻ tín dụng, anh cũng không có tiền, chuyển tiền hoặc nhận tiền từ bất cứ ai để đưa vào tài khoản của anh. Tòa không có bằng chứng cho thấy anh Nguyễn Khắc Toàn đã và đang có ý định thực hiện các sự việc trên, vì vậy không đủ yếu tố pháp lý để buộc tội, đề nghị tòa loại bỏ các cáo buộc đó.
Tóm lại, gán tội "gián điệp" căn cứ vào các vu cáo ở trên hoàn toàn không có cơ sở về mặt pháp lý. Tòa không chứng minh được anh Nguyễn Khắc Toàn đã có gia nhập vào hàng ngũ của các tổ chức nước ngoài. Tòa cũng không chứng minh được anh Toàn có hành vi biểu lộ đã từng nhận mệnh lệnh từ nước ngoài. Những nội dung, tin tức, về cuộc biểu tình ở Mai Xuân Thưởng mà nước ngoài đã nhận được từ hồi cuối năm 2001 không xác định được rằng nước ngoài đã sử dụng các thông tin đó làm hại đến chế độ cở nào ? phản động ở chổ nào ? Hơn nữa, Tòa cũng không biết được tính chất phản động của các tổ chức ở nước ngoài cụ thể ra sao ? Trong thời gian qua, có ít nhất hai lần anh Nguyễn Khắc Toàn đã nhận điện thư có nội dung anh Toàn không tán thành, anh đã bỏ đi và không phát tán cho bất cứ ai hết. Như vậy, chứng tỏ anh Toàn không làm việc cho bất cứ ai, nhận chỉ thị, hoặc mệnh lệnh từ đối tượng nào. Do đó, cáo buộc anh Nguyễn Khắc Toàn tội gián điệp là vô căn cứ, đề nghị Tòa nên loại bỏ tội trạng trên.
Dù luật sư của Nguyễn Khắc Tòan đã phản bác rất mạnh mẽ, phiên toà cũng kết thúc với bản án đã viết sẳn. Trong các cáo buộc, sự kiện Mai Xuân Thưởng được đề cập nhiều lần. Vậy thì vụ nây có thực là vụ án gián điệp không ?
Trụ sở tiếp dân của Trung Ương Ðảng CSVN nằm tại số 1 đường Mai Xuân Thưởng. Tại đây, kể từ cuối năm 2001, nhiều người dân từ các tỉnh miền Nam, miền Trung đã lặn lội ra Hà Nội để kêu oan, đòi Trung Ương Ðảng phải giải quyết các khiếu nại của họ. Xung quanh khu vực này, có vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi mà nhiều người ở các tỉnh miền Trung, miền Nam đã lê lết sống qua ngày. Tối kéo về vườn hoa ngủ, sáng ra tập trung trước cổng Quốc Hội, trước nhà các ông lớn gần đó như nhà Nông Ðức Mạnh, nhà Nguyễn Tấn Dũng ở Phan Ðình Phùng, nhà Phan Văn Khải ở Ðội Cấn, hay tập trung ở gần khu vực Hồ Tây, khu vực lăng Hồ Chí Minh để du khách ngoại quốc, phóng viên quốc tế dễ trông thấy, dễ chụp ảnh, làm tin để tiếng kêu oan của nhân dân đến tai Ðảng sớm. Nhiều người trong số họ đã từng được phong tặng danh hiệu anh hùng, mang theo huy chương, giấy chứng minh thương binh liệt sĩ, họ đã tham gia biểu tình, ngồi mang biểu ngữ tố cáo chính quyền cộng sản địa phương chiếm đoạt ruộng đất, nhà cửa của họ. Bà Nguyễn Thị Thịnh ở Bến Tre, từng là anh hùng nước CHXHCNVN mà hôm nay phải lặn lội ra Hà Nội để tố cáo chánh quyền địa phương tội "cường hào ác bá". Bà Năm Khang ở Cần Thơ, ra tận Hà Nội để tố cáo công an Tỉnh đã đàn áp và giam giữ những người tranh đấu chống tham nhũng đến hôm nay vẫn chưa được trả tự do ...
Tại Hà Nội, kể từ cuối năm 2001 liên tiếp đã có hàng trăm người biểu tình hàng ngày. Thông tin về biểu tình nơi công công mà nhà nước CHXHCNVN cho đó là "bí mật nhà nước" để cáo buộc tội "gián điệp" cho bất cứ ai đưa tin thì những kẻ mù chữ cũng không thể nói như thế được. Các hãng thông tấn quốc tế như Reuter, phóng viên đài BBC, VOA cũng đã đưa tin, chụp ảnh, đã đăng tin trên các báo, các đài nước ngoài. Vậy thì những phóng viên quốc tế đang ngụ tại Việt Nam có can tội "gián điệp" không khi họ phổ biến các nguồn tin trên ?. Việc đưa tin, bất cứ ai muốn làm và có phương tiện, có điều kiện, có máy ảnh, đều có quyền thực hiện và không một điều luật nào trong Hiến Pháp nước CHXHCNVN cấm cản công dân quyền phổ biến và tiết lộ các sự kiện công cộng đó.
Cáo buộc Nguyễn Khắc Toàn trước phiên tòa ngày 20 tháng 12 là "phạm tội khi phân phát, in ấn tài liệu và đưa tin liên quan đến một nhóm người" , rồi dựa vào đó để gán ghép tội "gián điệp" đã khẳng định sự vi phạm thô bạo của nước CHXHCNVN đối với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Hà Nội đã từng ký kết. Ðiều 19, Tuyên Ngôn xác nhận: "Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ và phát biểu tư tưởng. quyền này bao gồm quyền tự do lưu giữ ý kiến của mình, mà không sợ bị can thiệp; quyền tìm kiếm, thu nhận, và phân phát tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông, bất kể các biên giới quốc gia."
Khi giúp đỡ những nông dân bị oan ức soạn thảo đơn thưa kiện, giúp đỡ họ in ấn tài liệu và thư khiếu nại, anh Nguyễn Khắc Toàn đã hoàn toàn làm việc công khai, không che đậy. Chuyện hàng trăm nông dân tụ tập biểu tình trước toà nhà Quốc Hội, trước nhà Nông Ðức Mạnh trong những tháng cuối năm 2001 đã là chuyện thường ngày cả nước đều biết. Ðâu có gì ghê gớm để cáo buộc đó là "bí mật nhà nước". Tuyên án Nguyễn Khắc Toàn 12 năm tù cho thấy chế độ CHXHCNVN đã hết sức xem thường các quyền căn bản của con người, tiếp tục chà đạp, đàn áp nhân quyền một cách man rợ không đếm xĩa gì đến lương tri của nhân loại. Ðối với một chế độ hà khắc như vậy, đã đến lúc các quốc gia như Pháp, Thụy Ðiển, Ðan Mạch, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản ... nên xét lại căn bản của viện trợ nhân đạo. Hơn 2 tỷ dollars mỗi năm dành cho chế độ mà cựu Trung Tướng Trần Ðộ cho là "tàn ác hơn Hitler", viện trợ như vậy có xứng đáng không ?
NT.
----- O -----
Thưa Mẹ Con Đi
Chiến tranh tàn
Để lại những nấm mộ vô danh
Người chết bị tước quyền phát biểu
Bọn chiến thắng ban vòng nguyệt quế
Thân chiến bại khăn gói đi tù
Những kẻ bị phản bội
Gậm nhấm vết thương
Chủ nghĩa mù, cơm áo chột đui
10, 20 năm
Tự do bỏ phiếu bằng chân
Đất nước tan hoang, gầy còm
Như bộ xương trong trại tập trung
Núi rừng Việt Bắc
Bọn hảnh tiến huênh hoang
Trên chiếc Mercedes bóng lộn
Người yêu nước tiếp tục ngồi tù
Anh lính cả hai miền
Mở ba lô chợt nghe mùi chinh chiến
Trận đánh bắt đầu
Đường ra trận
Có tiếng thét xung phong
Từ mùa Thu lịch sử
Có tiếng gào
Của tử sĩ oan khiên
Từ biệt Mẹ
Con đi
Cả nước lại lên đườngNguyễn Bắc Nam
Ngày 1/5/2005
Tặng Nguyễn Khắc Toàn, và những đồng đội của tôi
----- O -----
CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC
(viết nhân kỷ niệm 60 năm ngày chủ nghĩa Phát xít sụp đổ)
Việt Cường
Chủ nghĩa phát xít (Fascism) là một lý thuyết chính trị kết hợp chủ nghĩa dân tộc (nationalism) và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế mang tính chất quân phiệt, độc tài, toàn trị. Nó đối lập với chủ nghĩa tự do (liberalism), đối lập với những quan điểm về một nhà nước dân chủ. Đó là một chủ nghĩa cực đoan, nó gây nguy hại cho cả một dân tộc nếu như nó nảy sinh trong một tiểu quốc, và nó gây nguy hiểm cho cả thế giới nếu nó phát sinh từ trong lòng một đế quốc. Nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa phát xít đó là đầu óc bệnh hoạn của những kẻ cầm quyền, với ảo tưởng rằng mình sẽ thay đổi và khuất phục được cả thế giới. Chủ nghĩa phát xít đã gây ra thảm họa cho cả thế giới mà điển hình là chủ nghĩa Phát xít Đức, kẻ gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ II, là nguyên nhân gây nên cái chết cho 40 triệu người trên thế giới và sự thiệt hại về vật chất vô cùng to lớn mà nhiều năm sau thế giới mới khôi phục lại được. Nếu nói chung thì chủ nghĩa phát xít trên thế giới đã khiến hơn 60 triệu người thiệt mạng.
Cùng với chủ nghĩa phát xít ở Đức, ở Italia, chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản cũng đã gây nên biết bao nhiêu đau khổ cho nhân dân các nước Châu Á như Trung Quốc, Triều tiên, Việt Nam,… và cho chính nhân dân Nhật Bản. Cũng do chủ nghĩa phát xít mà nhân dân Nhật Bản đã phải gánh chịu hai quả bom nguyên tử thả xuống Hirosima và nagasaki khiến hàng vạn người dân vô tội chết một cách oan khốc. Và cùng với đó là bao nhiêu hệ lụy còn gây nhiều tranh cãi cho đến ngày hôm nay.
Như vậy, chủ nghĩa phát xít là một thứ chủ nghĩa nguy hiểm, nó sẽ gây ra thảm họa cho con người, cho các dân tộc. Một trong những sứ mạng hoà bình của con người trong thời đại ngày nay là phải ngăn ngừa sự hình thành và phát sinh chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh thế giới lần thứ II đã kết thúc cách đây 60 năm những những gì còn ghi giữ lại đã làm cho con người không thể nào quên đi được những tội ác ghê rợn mà chủ nghĩa Phát xít đã gây ra cho nhân loại.
Chủ nghĩa dân tộc có vẻ như trong sáng và vô hại, nó khêu gợi tinh thần yêu nước của mọi người trong một quốc gia thống nhất, nếu biết cách và chế ngự được nó thì sẽ động viên được cả một dân tộc để làm nên những điều kỳ diệu như phát triển kinh tế, khoa học, chống giặc ngoại xâm,… Thế nhưng, khoảng cách giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân tộc cực đoan rất mong manh. Và do đó, từ chủ nghĩa dân tộc rất có thể sẽ hình thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan, một thứ chủ nghĩa gần gũi với chủ nghĩa phát xít.
Nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa phát xít Đức đó là khẳng định rằng người da trắng (Ghéc- manh) mới là giống người thuần khiết và thượng đẳng, có nhiệm vụ (và sứ mệnh) thống trị, lập lại trật tự thế giới và tiêu diệt những giống người hạ đẳng (như Do Thái…). Tư tưởng đế cao giá trị và khả năng của người Đức mà Hít-le đưa ra đã chinh phục được nhân dân Đức. Ngày hôm nay chúng ta có thể xem lại những thước phim tư liệu về thời kì đó, và có thể thấy được tình cảm ủng hộ và ngưỡng mộ của dân chúng Đức dành cho Hít- le buổi ban đầu là như thế nào.
Lúc đầu Hít –le định mê hoặc quần chúng nhằm phục vụ cho bản thân mình, nhưng sau khi nhận được sự ủng hộ của dân chúng thì Hít-le lại bị mê hoặc bởi những ảo tưởng mà mình đã vẽ ra trước đó, và kết cục là sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít.
Chiến thắng phát xít Đức là một chiến công vĩ đại của nhân dân Liên xô, một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng đó là đảng cộng sản Liên Xô đã kêu gọi được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Liên Xô và tất cả các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Tuy nhiên, đó là chuyện của quá khứ, còn hiện tại của ngày hôm nay chúng ta đang chứng kiến một kiểu chủ nghĩa dân tộc cũng rất nguy hiểm, mà những diễn biến mới đây khiến cho chúng ta không thể không chú ý và đề phòng, đó là thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Nga, Trung Quốc và cả Việt nam. Chúng thử tìm hiểu xem sao ?
Như chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua, với sự mù quáng đi theo chủ nghĩa cộng sản mà đất nước được mệnh danh là “thành trì của Chủ nghĩa xã hội”, “cái nôi của cách mạng vô sản thế giới”,… đã sụp đổ sau 70 năm từ ngày Lê-nin cướp được chính quyền. Nước Nga mới của En-xin đã phải đối mặt với một khối di sản nặng nề của quá khứ, với một “gia tài” đã khánh kiệt, đã phải chật vật để hòa mình vào dòng chảy của thời đại. Cho dù còn rất nhiều việc phải làm để nước Nga trở thành một quốc gia dân chủ và tự do như phương Tây, nhưng những thành quả gặt hái được sau hơn 10 năm kể từ khi từ bỏ chế độ cộng sản đã mang lại cho nước Nga một bộ mặt mới, những tư duy tiến bộ và một cuộc sống phồn vinh hơn trước rất nhiều cho đại đa số dân chúng. Một số bộ phận dân chúng do không kịp thích ứng với thời cuộc, ăn sâu tư tưởng dựa dẫm vào người khác, đã bị bỏ rơi và thua thiệt.
Sau thời Enxin, Putin tiếp quản chính quyền, đáng lẽ ra phải cố gắng để hoàn thành những công việc dang dở của bậc tiền nhiệm thì Putin đang dần đưa nước Nga quay trở lại chế độ chuyên chế như kiểu chế độ cộng sản ngày xưa , phải chăng do tư tưởng cộng sản còn ăn sâu trong đầu óc vị cựu Trung tá tình báo này? Đến nỗi nhân lần gặp nhau mới đây với Tổng thống Mỹ tại Slôvakia, dù rằng rất tế nhị trong quan hệ ngoại giao nhưng Tổng thống Bush cũng phải lên tiếng nhắc nhở Nga về vấn đề nhân quyền và tự do.
Một trong những chủ trương khá nguy hiểm mà chính quyền Putin đang theo đuổi là việc vực dậy chủ nghĩa dân tộc ( có phần cực đoan) bằng những hình ảnh về một đế chế Nga huy hoàng ngày xưa, với việc nước Nga đang sở hữu một kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, rằng Nga vẫn còn là một cường quốc… để ru ngủ những người trung tuổi và mê hoặc đám trẻ mới lớn. Kết quả của việc này là sự ra đời của các tổ chức tân phát xít Nga, các nhóm đầu trọc. Chúng đã tấn công người nước ngoài đặc biệt là các sinh viên đang theo học tại Nga, đến nỗi mới đây các du học sinh Ả Rập đã quyết định thôi học để trở về nước vì chính quyền Nga không đảm bảo được an ninh cho bản thân họ. Chính quyền Nga đã phản ứng rất yếu ớt và vô trách nhiệm trước các yêu cầu và đòi hỏi chính đáng này của thân nhân và các du học sinh đang theo học tại Nga.
Cùng với đó là việc thâu tóm quyền lực (và quyền lợi) về cho mình. Chính phủ Putin đã kiểm soát hệ thống truyền thông và gạt ảnh hưởng của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh dầu lửa; áp đặt những nước lân bang… Putin và chính quyền Nga đang ngày càng bị “mất điểm” và mất mặt trong các quan hệ quốc tế. Các nước thuộc Liên Xô cũ như Grugia, Ukraina, Kyrgyrstan, Mônđavia,… đang tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga, bất chấp những thiệt hại kinh tế có thể xảy ra do những ưu đãi mà Nga đã “hy sinh” từ trước đến nay.
Chắc chắn trong một tương lai gần, nhân dân Nga sẽ biết phải làm gì để chấm dứt sự cai quản độc đoán này của Putin. Họ sẽ đứng lên xây dựng một nước Nga dân chủ và tự do.
Sau 3 thập kỉ đổi mới, với việc từ bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu, kinh tế Trung Quốc dần chuyển sang nền kinh tế tự do, đã phát triển như vũ bão, gây kinh ngạc cho toàn thế giới. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ về kinh tế, với một quốc gia đông dân nhất trên thế giới đã khiến cho tiếng nói và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng có trọng lượng. Và sự phát triển kinh tế cũng đã giúp Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự của mình và ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.
Thế nhưng sự phát triển thần kì của kinh tế Trung Quốc đã không phát huy được hết tác dụng của nó, do thể chế chính trị của Trung Quốc đã không được thay đổi cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Với hạ tầng là nền kinh tế trị trường mà thượng tầng là Chủ nghĩa cộng sản đã khiến cho xã hội Trung Quốc ngày càng bấp bênh và nguy hiểm hơn. Giới quan chức và doanh nhân ngày càng trở nên giàu có hơn, thượng lưu hơn. Nhưng vẫn còn 800 triệu dân chúng Trung Quốc đang sống ở nông thôn mà việc tăng trưởng kinh tế chưa có nhiều tác động tích cực đến đời sống của họ. Hố sâu ngăn cách giàu nghèo, bất công xã hội và ngang trái trong cuộc đời, ngày càng phát sinh sâu rộng. Rõ ràng, điều này đã tạo nên thái độ bất mãn trong dân chúng và chắc chắn mâu thuẫn sẽ bùng nổ trong một tương lai rất gần. (Việt nam cũng giống hòan toàn như vậy)
Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, chính quyền Trung Quốc đang làm mọi cách để hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng của mình, nhưng điều này đã tỏ ra không dễ thực hiện chút nào. Ngược lại, những thay đổi ấy đã gây ra nhiều phản ứng bất lợi từ các nhà doanh nghiệp.
Chính quyền Trung Quốc đã chơi một “đòn” nguy hiểm đó là việc kích động tinh thần dân tộc (lên đến mức cực đoan) bằng việc biểu tình chống Nhật, bài Nhật, tẩy chay hàng hóa Nhật, thậm chí tấn công cả vào Đại sứ quán Nhật tại Bắc kinh. Nguyên nhân mà Trung quốc đưa ra là việc Nhật Bản đã cho lưu hành sách giáo khoa mới, trong đó giải thích sai lệch những tội ác mà quân đội Nhật Hoàng đã gây ra cho Trung Quốc trước đây.Thế nhưng, mục đích chính của việc này là hướng dư luận ra bên ngoài, tránh những chú ý bất lợi về phía chính phủ, và tranh thủ tình cảm của người Dân. Việc này đã tỏ ra vô cùng nguy hiểm vì đã gây sóng gió trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Trong 3 thập niên qua Nhật Bản đã viện trợ ODA cho Trung Quốc hơn 30 tỉ đôla. Những lí do mà Trung Quốc đưa ra không phải là đã thuyết phục lắm bởi vì chế độ của Nhật ngày này khác xa chính quyền quân phiệt Nhật ngày trước, thời gian đã trôi qua 70 năm, chuyện ngày xưa đã là quá khứ.
Nếu cho rằng Trung quốc có tinh thần dân tộc cao thì người Nhật họ cũng có tinh thần dân tộc cao không kém, và với việc Nhật là một cường quốc về Kinh tế thì cũng chẳng có lí do gì để Nhật phải nhường nhịn Trung quốc cả. Bằng chứng là Bộ ngoại giao Nhật đã phản đối mạnh mẽ Trung quốc và yêu cầu bồi thường, xin lỗi. Ngay sau đó Nhật đã cho phép các công ty của mình thăm dò và khai thác dầu hỏa ở những khu vực đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Rồi mới đây, Nhật đã kí hiệp ước hợp tác quân sự với Mỹ. Trước đó và cả bây giờ, Nhật luôn tìm cách để gia tăng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực, đặc biệt là với các nước ASEAN. Thiết nghĩ đây là cơ hội cực kì tốt cho Việt Nam, không biết các vị lãnh đạo Việt nam có can đảm để tranh thủ những thuận lợi này cho dân tộc hay không ?
Trung quốc rõ ràng đang muốn tranh chấp ngôi vị bá chủ khu vực (trước khi muốn bá chủ thế giới) nhưng người Nhật không dễ gì bỏ qua. Việc Nhật muốn trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để cân bằng về mặt chính trị với Trung quốc là việc rất cần thiết. Trung quốc vẫn còn chế độ cộng sản, chế độ mà mọi chuyện đối nội, đối ngoại đều do vài người (thậm chí 1, 2 người) trong Bộ chính trị quyết định chứ không phải ý dân, điều này có thể tạo ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho khu vực và thế giới.
Với những diễn biến cực kỳ phức tạp này giữa hai cường quốc Châu Á, chắc chắn sẽ còn nhiều bất ổn xảy ra trong thời gian tới, chúng ta hãy chờ xem.
Xét một cách tổng quát thì chúng ta không khác gì mấy so với Trung quốc. Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của nhân dân đã và vẫn đang bị nhà cầm quyền lợi dụng
Trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” Đảng cộng sản Việt nam cũng đã động viên và nêu cao chủ nghĩa dân tộc, với công tác tuyên truyền sâu rộng và kiên nhẫn đến từng người dân, cộng với những lí lẽ hào hoa và hùng tráng như “xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”, với việc khêu gợi lòng yêu nước của một đất nước luôn phải chống chọi với giặc ngoại xâm, đã vang như tiếng kèn xung trận, kêu gọi người dân bước vào một cuộc chiến trường kì và gian khổ, mà rồi những lời hứa ngọt ngào của ngày nào, sau 30 năm vẫn không thể làm được. Những mong ước giản dị của Hồ Chí Minh ngày nào “… Tôi muốn ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” hoặc “thắng giặc Mỹ chúng ta sẽ xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”… sau bao nhiêu năm vẫn không thành..
Vâng, trong cuộc kháng chiến “chống Mỹ cứu nước” ấy, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của nhân dân đã được huy động và lợi dụng một cách tối đa, để rồi bây giờ, sau 30 năm, những ước mơ về một xã hội công bằng, tự do, yên ổn; một cuộc sống tốt đẹp ngày nào, mới chỉ đạt được ở một thiểu số người có chức có quyền, còn con em và bản thân những người đã vào sinh ra tử, những người đã nằm xuống, những Bà mẹ anh hùng, những nam nữ Thanh niên xung phong ngày nào, cuộc sống của họ bây giờ ra sao? Họ có được hưởng cuộc sống xứng đáng với những gì họ đã hy sinh hay không? Kết thúc chiến tranh, họ phải khổ sở sống trong một chết độ cai trị hà khắc. Họ đã bị lợi dụng, bị lừa bởi những lí lẽ hào hoa và mỹ miều của đảng cộng sản Việt nam.
30 năm sau, trước những bất công trong xã hội, tình trạng tham nhũng, nghèo khó, sự chênh lệch giàu nghèo, sự bất mãn của dân chúng… đảng cộng sản đã không làm được gì để khắc phục mà còn tiếp tục lợi dụng tinh thần dân tộc của nhân dân ta bằng cuộc chiến mới, cuộc chiến pháp lí chống lại siêu cường số 1 thế giới là Mỹ. Đó là cuộc chiến pháp lí về các nạn nhân chất độc màu da cam.
Là một con người ai không đau xót trước những bất hạnh mà đồng loại mình đang phải gánh chịu ? Thế nhưng, lỗi này có phải hoàn toàn do Mỹ gây ra không ? Nếu không “quyết tâm” thống nhất đất nước bằng mọi giá, với những sư đoàn ngày đêm vượt Trường sơn “đi cứu nước” thì có những nạn nhân ngày hôm nay không ?? Thứ hai nữa, có phải chính quyền Việt nam thành tâm “chiến đấu” vì công lí và công bằng cho những nạn nhân chất độc màu da cam không ?
Nếu thành tâm thì chính quyền Việt nam đã phải để thời gian nghiên cứu một cách khoa học, chứng minh mối liên quan rõ ràng giữa chất Điôxin và các nạn nhân chất độc màu da cam chứ ? Đã đưa ra tòa là phải có bằng chứng, luận chứng khoa học hẳn hoi, chứ không thể cứ nói lấy được … đó là tại chất độc màu da cam của Mỹ một cách định tính ! Mặc dù rằng bản thân tôi cũng tin rằng chất độc đó đã gây ra nhiều bệnh tật, nhưng không phải mọi bệnh tật đều từ Điôxin do Mỹ gây ra. Trong suốt hơn 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, 30 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã dùng hàng chục triệu lít thuốc trừ sâu có hàm lượng điôxin cao. Một bản nghiên cứu khoa học phải chỉ rõ bao nhiêu phần trăm bệnh tật là do điôxin có trong chất độc màu da cam, bao nhiêu phần trăm bệnh tật là do điôxin có trong thuốc trừ sâu ?
Việc so sánh tại sao cựu chiến binh Mỹ được bồi thường mà ta thì không, quả là khập khiễng và thiếu hiểu biết thực tế. Khi đơn kiện bị bác, do thiếu chứng cớ khoa học, thì Đảng cộng sản lại lợi dụng để kích động tinh thần dân tộc, tuyên truyền tâm lý bài Mỹ, ghét Mỹ trong dân chúng.
Vấn đề ở đây là tinh thần nhân đạo, lòng tốt và tình đồng bào đã làm chúng ta bị lợi dụng. Nếu chính quyền Việt nam cố gắng gây dựng mối quan hệ hữu hảo với Mỹ thì chắc chắn, sự giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam sẽ được nằm trong các khoản viện trợ nhân đạo. Tôi tin rằng người Mỹ sẽ làm việc đó! Còn đã đưa nhau ra tòa thì không còn tình nữa mà chỉ còn lí, các vị quan tòa cứ theo lí để làm. Hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ rất chặt chẽ, ông Jack Weinstein, quận Brooklyn, ra quyết định bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn, vì cho rằng không có chứng cứ khoa học liên quan giữa chất khai quang (Điôxin) với dị tật bẩm sinh ở trẻ em Việt Nam. Đó cũng là điều dễ hiểu !
Đảng cộng sản biết thừa là “con kiến kiện củ khoai”, nhưng họ vẫn làm. Phải chăng, mục đích là khêu gợi tinh thần dân tộc (đó là lòng nhân đạo, tình cảm đồng bào với nhau), hướng chú ý của dư luận ra bên ngoài (sang tận Mỹ) để quên đi những hiện thực đáng buồn trong nước? Hay Đảng muốn “ăn vạ” Mỹ, đổ hết cho Mỹ, để đối phó với sự chỉ trích của Mỹ về các vấn đề nhân quyền, tôn giáo và gây tâm lý bài Mỹ trong nhân dân ??
Nói chung, người dân chúng ta cần có một cái nhìn tỉnh táo, không nên để tình cảm chi phối mà bị lợi dụng hết lần này đến lần khác.
*
Theo báo chí trong nước thì ở Việt nam một năm có khoảng 12.000 người chết do tai nạn giao thông, và nhiều nghìn người khác bị thương tật. Nạn nghiện ngập ma túy tại Việt nam cũng đang dẫn đầu trong khu vực, rồi nạn mại dâm, trẻ em thất học đi bụi đời, trẻ em và phụ nữ bị bán qua biên giới làm gái điếm, phụ nữ Việt nam bị rao bán như món hàng ở Xingapo v.v… thì do ai ? Chẳng lẽ đây cũng là tại tàn dư chế độ cũ? Hay do Mỹ tạo ra ? Hay do những chính sách thiển cận và đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác của Đảng cộng sản Việt nam? Những chuyện này thì tại ai? Sao không dành tâm sức sửa chữa để cho dân bớt khổ ?
Cuộc chiến pháp lí mà Việt nam “tuyên chiến” với Mỹ không hoàn toàn vì công lí cho những nạn nhân chất độc màu da cam, ở đây đã mang màu sắc chính trị. Thử hỏi chính quyền Việt nam đã làm gì cho những nạn nhân đáng thương đó ? Cuộc chiến này chỉ có lợi cho đảng cộng sản, mà có thể sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho nhân dân Việt nam. Trước mắt, chính quyền Mỹ đã hủy bỏ chương trình nghiên cứu sự liên quan giữa chất độc Điôxin và sức khỏe con người, như vậy những nạn nhân đáng thương đã mất đi một cơ hội để hiểu biết thêm về bệnh tình của mình. Thứ hai, Việt nam đang muốn gia tăng xuất khẩu, trong đó thị trường Mỹ là một thị trường hứa hẹn và tiềm năng nhất. Với hành động “gây chiến” này thử hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào Mỹ sẽ gặp khó khăn hay thuận lợi hơn? Thứ ba, liệu chúng ta có gặp khó khăn trong việc đàm phán với Mỹ về việc gia nhập WTO ?
Tóm lại, vẫn cứ như xưa, đảng cộng sản Việt nam luôn đặt quyền lợi của bản thân lên trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Trong đó việc lợi dụng lòng tốt, tinh thần dân tộc, tình cảm nhân đạo đối với đồng bào mình là một điều đáng trách.
Dẫu rằng tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, thương yêu đồng loại … là những nét đẹp không thể thiếu được trong mỗi con người, trong mỗi quốc gia. Nó sẽ là rất tốt nếu được đặt đúng vị trí của nó. Ngược lại nó sẽ bị lợi dụng, thậm chí gây ra nhiều tai hại cho một dân tộc, hoặc gây ra thảm họa cho cả thế giới.
Chủ nghĩa dân tộc chỉ cực đoan một chút thôi là có nguy cơ trở thành chủ nghĩa phát xít.
Chúng ta phải tỉnh táo để không bị lợi dụng và hãy làm sao cho những tình cảm tốt đẹp và cao thượng đó làm đúng chức năng của mình, chứ không cam tâm phục vụ cho bất cứ ai hoặc chế độ nào mà bất chấp lương tâm và lẽ phải.
Bài học đau thương do phát xít Đức gây ra vẫn còn đó. Bài học lịch sử đắng cay của chính dân tộc ta qua cuộc kháng chiến “chống Mỹ cứu nước” vẫn còn đó…
Việt Cường
----- O -----
THẤY GÌ QUA BẢN BÁO CÁO CỦA TỔNG CỤC AN NINH ?
Q.T.C.S
Chiều ngày 04/04/2005 tại hội trường ANC3 (1), Tổng cục An ninh (TCAN) tổ chức một cuộc họp để đánh giá tình hình an ninh các tỉnh phía Nam trong thời gian gần đây và bàn về đối sách trong thời gian tới. Buổi họp do ông Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ công an chủ trì.
Thành phần tham dự buổi họp, có lẽ, gồm đầy đủ các Cục của TCAN, đại diện các Tổng cục I, II, và V. Về địa phương thì có đại diện 6 Tỉnh thành phố: TP HCM, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Đồng Nai. Không thấy nói đến đại diện công an tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên; đây là những địa phương có rối loạn về an ninh trật tự trong thời gian vừa qua.
Khi nhận được bản sao chuyển cho Bộ trưởng bộ Công an Lê Hồng Anh và thứ trưởng thường trực Nguyễn Khánh Toàn; Mạng lưới Dân chủ Việt Nam chạy ngay cái tít là: Công an Việt Nam chuẩn bị một đợt đàn áp đối lập ? Như vậy tình hình thực hư như thế nào ?
Đọc kỹ bản báo cáo này; chúng tôi thấy rằng, đây là bản báo cáo do một tay thư ký gà mờ đánh máy nên mắc nhiều lỗi chính tả, câu cú lộn xộn, văn phong hỗn độn; còn nội dung thì thiếu đầu, hụt đuôi. Bản báo cáo thú vị ở chỗ, nó giúp những người không làm việc trong ngành Công an biết được cấu trúc của tổ chức An Ninh Việt Nam và cách thức hoạt động của họ. Ví dụ:
Nội dung báo cáo rất là bi đát như: - Vụ gây rối trật tự công cộng ngày 21/03/2005 tại thành phố HCM – Vụ hàng trăm tên lâm tặc tấn công kiểm lâm ở Đắk Lăk – Một số vụ án kinh tế phức tạp chưa kiểm soát được… Mấy ngày gần đây (đêm 20, 21/4), VTV1 chiếu đi chiếu lại hàng trăm lâm tặc tấn công Trạm kiểm lâm Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Lâm tặc đốt hồ sơ văn phòng, đánh nhân viên bảo vệ, đập nát xe U-oát… Như vậy, biện pháp của công an đã có nhưng trật tự an ninh nào đâu được cải thiện ?
Bộ Công an đã sơ kết tình hình thế giới, khu vực và an ninh trật tự trong nước quý I/2005 là “có nhiều dấu hiệu phức tạp”. Đối với họ, những bất ổn ở VN mới chỉ là “dấu hiệu”, và bản sơ kết này đã được gửi cho các đơn vị, địa phương.
Trong bản báo cáo của TCAN đánh giá rằng: “Mỹ triệt để áp dụng chính sách tự do dân chủ để áp đặt và can thiệp vào nội bộ các nước…”. Họ nói là Mỹ, chứ không gọi là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ như những nhà ngoại giao thường dùng ? Họ cho rằng: “Sau khi thất bại bằng biện pháp quân sự ở Iraq, Mỹ và các nước phương Tây đánh giá cao các cuộc cách mạng Nhung (Gruzia), cách mạng Cam (Ucraina), cách mạng Thủy tiên vàng (Kyrzystan)”… Họ thay mặt bà Condollizza Rice đặt ra một loạt chính sách ngoại giao với các nước: “ủng hộ Tresnia, lôi kéo Ấn Độ, cô lập Trung Quốc, thay đổi thể chế chính trị ở Nga… nhưng trước tiên là Bắc Triều tiên.” Không thấy nói đến ý đồ lật đổ Cộng sản Việt Nam ?
Giữa Bắc Triều Tiên (BTT) và Việt Nam không biết “thằng” nào sẽ sụp trước ? Một chế độ khép kín một cách bí ẩn và một chế độ mở rộng cửa trên quan hệ quốc tế đa phương đa lợi? Càng đói kém chừng nào thì tinh thần phản kháng của dân chúng càng yếu chừng đó; bài học VN của những năm 1977-1980 đã cho thấy như vậy.
Một xã hội cởi mở cho người dân cái quyền lựa chọn và phát biểu những vấn đề riêng tư một cách tự do; đây là chất xúc tác để thay đổi tận gốc chế độ CS. Do vậy, BTT khó có những thay đổi đột ngột hơn là VN.
Hơn nữa, Hàn Quốc không muốn người anh em của họ sụp đổ; họ muốn có một chính sách từ từ để đi đến thống nhất hai miền Nam-Bắc Triều tiên. Sụp đổ sẽ để lại sự tan tành và Hàn quốc phải gánh vác hậu quả. Mất kiểm soát từ trung ương và sự cải cách nửa vời đã làm cho VN trở thành một quốc gia thật sự bất ổn.
Phần bên dưới nói tiếp rằng; “mặc dầu Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO nhưng mặt khác yêu cầu Việt Nam phải chấp nhận tự do kinh doanh tiền tệ, viễn thông… mở rộng hơn nữa dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo… với ý đồ nắm và chi phối VN”. Một lần nữa họ không muốn nhắc đến cụm từ “lật đổ”, vì nói như vậy là… hẻo. Những quan chức an ninh VN không phải là những nhà đàm phán WTO, cho nên họ không biết rằng: mở cửa thị trường là một trong những chương đàm phán để gia nhập WTO. Yếu tố đầu tiên để thương mại tự do là phải mở cửa thị trường để doanh nhân các nước khác đến làm ăn trên mảnh đất của mình.
Công an còn cho rằng; “ở VN hiện nay đã có lực lượng chống đối và đang tích cực tuyển lựa, tìm kiếm ngọn cờ lãnh đạo… thành phần nguy hiểm là số cơ hội trong nội bộ của ta.” Tốt thôi, nếu họ cho rằng trong nội bộ của họ có những thành phần chống đối thì cần phải thanh lọc, chỉnh đốn? Chống trong nhà chống ra mới là nguy khốn, chứ mấy thằng “phản động lưu vong” về nước thì đã bị điểm mặt chỉ tên hết rồi!
Một tin mà họ cho là đáng chú ý là: “gần đây Sihanouk tuyên bố đòi lại đất đai đã bị Việt Nam xâm chiếm. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, tính chất phức tạp, liên quan đến quốc gia dân tộc và còn nguy hiểm hơn là vụ nổi loạn của đồng bào Thượng ở Tây Nguyên.” Lần đầu tiên, tôi nghe được cái tin gây cấn này. Nếu đồng bào Miên nghe Quốc vương của họ nói như vậy, nhất định họ sẽ cầm dao cầm súng chạy qua biên giới để đòi lại đất đai của tổ tiên họ… Chuyện tranh chấp biên giới giữa hai nước Việt-Miên chỉ tạm thời lắng dịu; nó sẽ nổi đình nổi đám khi Campuchia thật sự trở nên hùng mạnh hoặc là Việt Nam suy yếu.
Ai lo lắng không biết, nhưng thú thật bản báo cáo của TCAN gây hấp dẫn tôi. Nhờ có nó mà tôi hiểu được nội tình của VN; hàng ngày đọc báo, đâu thấy nói đến một tổ chức chống chế độ nào, và không ngờ nó nhiều đến như vậy ?
Trong bản báo cáo, không thấy đề cập đến tù chính trị mà thay bằng cụm từ “phản cách mạng tha”. Phản cách mạng (PCM) thì chỉ bị xử bắn chứ làm gì được tha ? CS nhân danh cách mạng để làm những điều khát máu. Họ không bao giờ công nhận có tù chính trị mà chỉ là bọn phản cách mạng, do đó nếu ai có quan điểm khác chính quyền thì bị cho là phản động. Hôm nay, họ tha cho bọn PCM là theo “chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước”.
Cũng không thấy dùng cụm từ “diễn biến hòa bình” như trước đây, để gán ép cho những biến động hiện nay? Những diễn biến này về thực chất là cuộc nổi loạn âm thầm để đòi quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Biện pháp đàn áp hoặc ru ngủ của chính quyền sẽ không giải quyết dứt điểm các vụ nổi loạn này, mà nó làm tăng thêm sự âm ỉ.
Về an ninh xã hội: TCAN cho rằng “tình hình tranh chấp khiếu kiện ngày càng diễn biến phức tạp, gay gắt đang trở thành vấn đề chính trị-xã hội… Do xu hướng dân chủ hiện nay, khi giải quyết các vấn đề bức xúc, quần chúng rất dễ kích động và họ sẵn sàng tấn công người thi hành công vụ”. Họ còn nhận định đúng đắn rằng; “những yếu tố mất an ninh có thể xãy ra bất cứ lúc nào và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ”. Chuyện khiếu kiện ở VN, ai cũng biết, là hậu quả của chính sách cai trị bất công của CS, là do kiểu hành xử tùy tiện của các quan chức Đảng. Một chế độ Đảng trị thì dân kiện là phải rồi! Cho nên, việc khiếu kiện sẽ còn tiếp tục dài dài; cho đến một ngày, một chế độ dân chủ thay thế CS để giải quyết những kiện cáo của dân chúng theo đúng hoạt động tư pháp.
Thật là nực cười, khi Đảng kêu gọi mọi người: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và luật pháp.” Nhưng ở những nước CS thì làm gì có luật pháp mà chỉ có đảng pháp, có nghĩa là pháp quyền theo ý đồ của đảng. Do vậy mọi chuyện tranh chấp, khiếu nại tố cáo và thậm chí công tố…đều được giải quyết theo văn bản quy định, hoặc theo ước lệ bất thành văn của đảng.
Báo cáo cũng cho thấy: tổ chức tình báo hải ngoại của Công an VN (tổng cục V) đang hoạt động ráo riết ở Thái Lan, Campuchia và tức nhiên ở cả Mỹ. Vì vậy, âm mưu của “bọn phản động lưu vong” đã bị dập tắt từ trong trứng nước, bị đánh trả khi mới bắt đầu xâm nhập vào lãnh thổ VN. Đây là bài học cho những tổ chức đã lỡ ra tuyên ngôn, tuyên thệ; những con người đã lỡ xưng hùng xưng bá.
Càng diễu võ giương oai ở hải ngoại bao nhiêu, thì càng khó xâm nhập về nước đấu tranh chính trị bấy nhiêu. Phải xác định rằng, trong nước là mặt trận chính để đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền… Còn ở hải ngoại chỉ là hậu phương, là mặt trận ngoại giao mà thôi.
Ở trong nước, nhiều người cho rằng, công an có “tai mắt” khắp nơi nên họ không dám nói, không dám hành động chống Cộng. Trong cơ quan nhà nước có “lực lượng” gọi là an ninh nội bộ, nhóm này là “ăng ten”có nhiệm vụ báo cáo cho Đảng ủy những cá nhân có quan điểm bất phục tùng chính sách Đảng nói chung…
Trước tình hình trên, để giữ vững ổn định chính trị; ông Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng chỉ đạo các đơn vị và các địa phương triển khai ngay một số công tác sau (Những điều mà nhiều người cho là biện pháp đàn áp lực lượng đối lập):
Trong ba chục năm sống với CS, chưa bao giờ dân chúng phẩn nộ, căm ghét và chống đối Công an như bây giờ? Trước đây, chuyện tấn công trụ sở Công an và đốt xe Cảnh sát thì những thằng đã “uống thuốc liều” cũng không dám làm, còn hôm nay đám thanh niên choai choai coi như trò chơi đánh giặc trẻ con. Ở tỉnh, thành phố nào cũng có chuyện dân chúng đánh Công an. Nha Trang là thành phố biển hiền hòa nhất, tính cách thanh niên ở đây thanh lịch nhẹ nhàng; vậy mà, cách đây ba tháng, họ lại dám tấn công cả trụ sở Công an Thành phố. Dân chúng đâu có coi quyền lực của chính quyền chuyên chính ra cái thá gì nữa? CS còn cai trị được dân chúng là do họ dùng chuyên chính vô sản để đàn áp, đến khi dân chúng không còn sợ cái chuyên chính đó nữa thì ngày tàn của CS cũng sắp đến rồi ?
Những bất ổn xã hội có thể gây xáo trộn chính trị, lẽ ra, phải được Công an nghiên cứu và cảnh báo từ lâu? Nhưng họ vẫn ngụy biện rằng; đây chỉ là hiện tượng. Họ không biện chứng được những hiện tượng có thể tập trung lại thành phong trào để cuối cùng thiêu đốt cái thành trì CS hắc ám.
Dưới sự cai trị hà khắc của CS, bản tính của người dân trở nên cáu bẩn; hình như họ chỉ chờ cơ hội để bùng nổ, gây gổ với nhau. Nghe nói trong các xí nghiệp ở Hàn Quốc, ban lãnh đạo xí nghiệp làm hình nộm các ông Giám đốc để khi công nhân tức giận cứ đến đánh đấm ông ta thỏa mái. Đây được coi là cách giải quyết stress và làm tăng năng suất lao động. Tại sao chính quyền Hà Nội không bắt chước các xí nghiệp Hàn Quốc làm vài ba cái hình nộm, để khi dân chúng bực tức thì đến đó mà trút cơn giận ? Đừng để những dồn nén trong xã hội CS đến một ngày nào đó sẽ trở thành cơn thịnh nộ quét sạch tất cả.
Bản báo cáo của TCAN không cho thấy một đợt đàn áp đối lập mới, mà chỉ thấy sự bị động và lúng túng trong cách đối phó với lực lượng dân chủ đang ngày một lớn mạnh trong cả nước. Cái đêm 21/03/2005 hàng trăm thanh niên bao vây đội CSGT I, ném đá đập xe; trong đội lúc đó có 50 chiến sĩ Công an đang trực, nhưng không ai tập hợp lực lượng để chống trả. Họ chờ cho đến khi tình hình bớt căng thẳng thì mới tổ chức bắt nguội. Chính sách của Công an là bao vây, xé lẻ ra đánh; đánh phủ đầu, đánh từ gốc…
Những rối loạn về an ninh trật tự ở Việt Nam thường là tự phát; trong cơn bất bình, người dân sẵn sàng chống trả lực lượng công vụ. Ở đây; hoàn toàn không có chuyện toan tính, xếp đặt trước hành vi bạo động; hoàn toàn không có sự “giật dây” của gián điệp hay các tổ chức chính trị.
Các vụ tấn công Công an đã làm giảm thiểu sự hoành hành của quyền lực. Thời gian gần đây, công an có vẻ “nhún nhường” dân chúng. Nạn công an giao thông chặn đường đòi mãi lộ cũng hạn chế; bởi vì khi chặn xe họ có thể gặp rủi ro là bị tấn công. Hà Nội cương quyết xét xử sớm và phạt án thật nặng những vụ “gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”; nhưng hình như, những án xử này đã mất đi tính răn đe ?
Người dân biết mình đang bị đối xử bất công, nhưng họ không tìm ra một con đường để đấu tranh đòi công lý.
Ngày hôm qua, đang ở nhà, chú Cảnh sát khu vực ngoài đường nói vọng vào: “Treo cờ đi nhé!” Tôi hỏi rằng: “Chưa đến ngày lễ 30 tháng tư thì treo làm gì?” Chú ta trả lời là: “Treo cờ để trên đi kiểm tra!”… Cờ xí rợp trời là biểu hiện của sự ổn định chế độ và để tuyên truyền rằng 100% dân chúng theo CS. Lá cờ là sự chọn lựa của người dân theo một chính thể; bị ép buộc phải treo, chứ lòng dân nào đâu muốn theo CS. Trước đây, đến ngày lễ, gia đình nào không treo cờ sẽ bị mời lên Công an hỏi là: muốn chống đối chế độ hay sao mà không chịu treo cờ ?
Nhiều thanh niên VN bây giờ thích đội mũ lính dù Mỹ; một bên thêu cờ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, còn bên kia thêu hai chữ V (cấp bậc trung sĩ). Ngay cả những thiếu nữ dễ thương cũng thích đội kiểu mũ này, trông họ bụi bụi. Tôi ước gì làm một cuộc phỏng vấn mi-ni để hỏi tại sao họ lại thích đội mũ lính dù Mỹ? Họ có muốn trở thành một chiến binh chiến đấu cho tự do không ?...
Bản báo cáo có nói đến “Tuyên bố chung 2005”. Tôi không biết tuyên bố chung gồm những gì? Nhưng nếu cần, lực lượng dân chủ sẽ sẳn sàng ra một tuyên bố như vậy. Những người mà trong huyết quản của họ có dòng máu chống độc tài CS thì không cần phải động viên, thôi thúc. Còn những người không có bản lĩnh để đương đầu với CS thì tiền bạc sẽ tiếp cho họ thêm sức mạnh. Ba tỉ Mỹ kim một năm là số tiền đủ để đưa di sản của ông Hồ theo ông ta về bên kia thế giới.
Việt Nam 26/4/2005.
----- O -----
Thay Đảng hay thay Dân đây ?
- Đảng anh sáng suốt, tài ba
Nhưng vì dân dốt nên ra thế này !
- Hoà bình, thống nhất bấy nay
Khổ nghèo vẫn cứ bám dai, bám hoài
Xung quanh, các nước tiến dài
Việt Nam tụt hậu, nào ai đồng hành
Thay Dân – khó lắm ơi anh !
Chi bằng thay quách Đảng mình cho xong
Nghe ra ai cũng nức lòng
Nhân sự Đại hội X
(tin vỉa hè về những vị giữ chức vụ mới)
Tổng Bí thư - Chí Vịnh
Thằng lưu manh khét tiếng
Tên tình báo Hoa Nam
Bán tổ quốc kiếm ăn
Chủ tịch nước – Khoa Điềm
Thằng hãnh tiến vênh vang
Văn hoá với Tư tưỏng (!)
Sủng nịnh và đê hèn
Đỗ Mười, Lê Đức Anh
Thằng điên với thằng chột
Hai con cáo thành tinh
Phản dân và hại nướcBút Nứa
Hội Văn Nghệ Dân gian Hà Tây