Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam
Điện Thư - Số 51
Tháng 10 năm 2005
Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân Chủ xin trân trọng kính chuyển đến các Diễn Đàn Điện Tử, Cơ Quan Ngôn Luận, Độc Giả trong và ngoài nước các tin tức, sự kiện và bài vở liên quan đến tình hình dân chủ Việt Nam. Điện thư gửi thẳng đến bạn đọc. Nếu bạn cần nhận điện thư hoặc góy ý, yễm trợ xin liên lạc: caulacbodanchuvietnam@yahoo.com
Tin Ghi Nhận:
• Công an mạng đã gia tăng việc ngăn nhận lượng người truy nhập vô các trang nhà dân chủ. Ngoài trừ các mạng vì nhiều lý do vẫn chưa bị tường lửa, các mạng như mạng ýkiến, diễndàndânchủ, mạng lưới lênđường, đối thoại…đều đồng loạt không thể nối mạng được. Bên cạnh việc ngăn nối mạng, nhiều địa chỉ bị tiết lộ từ yahoo đã bị công an mạng dùng kỹ thuật nhét kèm vô nội dung cảnh cáo “nghiêm cấm trao đổi, liên lạc với các địa chỉ phản động” khi người nhận vừa mở thư. Dư luận cho là có thể nhân dịp Hồ Cẩm Đào đền thăm VN cũng như gần đến ngày chuẩn bị cho ĐHX nên đảng CSVN ráo riết gia tăng kiểm soát thông tin.
• Nhiều tờ rơi của Đảng DCND đã rải ở Bình Định, nội dung yễm trợ cuộc phản kháng của nhân dân An Nhơn bức xút trước việc công an đàn áp đã xuồng đường phản đối, tờ rơi ở Nha Trang ủng hộ nhân dân đòi hỏi trả lại đất đã bị chính quyền điạ phương chiếm đoạt. Đặc biệc, trước ngày 2/9 ở Sài Gòn, nhiều tờ rơi đã được rải và dán trên tường. Tờ rơi ký tên Nguyễn Hoàng Long, TV Đảng DCND kêu gọi “Với tư tưởng tham tàn và cổ vũ của những nước Cộng sản đàn anh, chính phủ do Hồ Chí Minh dựng nên đã đưa dân tộc Việt Nam trải hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Năm 1975, hòa bình lập lại, thống nhất đất nước; Cộng Sản Việt Nam quay lại cai trị đồng bào của mình còn khắc nghiệt hơn cả thời thực dân phong kiến. Cứ đến ngày 2 tháng 9 là CSVN khua chiên múa trống, cho rằng; nước nhà hôm nay được độc lập là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Cộng sản Việt Nam không muốn nhắc đến chuyện đất nước Singapore được độc lập mà chẳng mất một giọt máu nào. Độc lập cũng có năm, bảy đường chứ đâu chỉ có xúi giục dân chúng gây chiến tranh làm hao xương tốn máu. Do vậy câu hỏi đặt ra là: Hồ Chí Minh đã chọn cho dân tộc mình con đường đúng hay sai? Hôm nay Đảng vẫn tìm cách mê muội dân chúng, Đảng tuyên truyền thành tích của quá khứ để che đậy bản chất độc tài cai trị của họ………… Sự mở đầu sai lầm sẽ kết thúc trong đau khổ? Ngày 2 tháng 9 năm 1945, dân tộc Việt Nam đã bị áp đặt nền độc lập theo kiểu Cộng Sản. Dân tộc Việt Nam đang cần một nền độc lập kiểu khác, trong đó mọi người dân Việt Nam đều được hưởng quyền tự do.”
----- O -----
NHỮNG CHIẾN SỸ DÂN CHỦ CHUYÊN NGHIỆP
Hoàng Bách Việt – ĐDCND
http://www.freewebs.com/dangdanchunhandan/
Bài này được viết lại để cập nhật hoá thêm các nghiệp vụ. Chủ ý của tác giả là góp kinh nghiệm thực tiển để làm hành trang cho các chiến sĩ Dân chủ nói chung và đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân nói riêng trên bước đường đấu tranh đòi Tự do, Dân chủ cho Việt Nam.
Khi đám đông ngẩng đầu đi đến lao tù
Là lúc tiếng ngân vang của hồi chuông báo tử - Chế độ đã sang trang
Khi người dân vượt lên trên nỗi sợ hãi, thì chế độ cường quyền phải sụp đổ. Hãy cứ tưởng tượng một ngày đẹp trời nào đó, 10% dân số Sài Gòn và Hà Nội, có chừng nửa triệu người đã bừng tỉnh, không còn biết sợ đàn áp và bạo lực. Người người đi biểu tỉnh, nhà nhà rủ nhau tập trung trước Tòa thị chính, lăng Ba Đình, nhà thờ Đức Bà, dinh Độc lập; thanh niên sinh viên bỏ học, nhân viên các công sở bỏ làm, taxi ngừng chạy, trai gái, trẻ già muôn người như một tràn ngập đường phố để biểu lộ một điều duy nhất: “Chúng tôi không còn sợ hãi chế độ nữa”. Hãy cứ tưởng tượng đi thì bạn sẽ thấy thật tuyệt vời, và không phải chỉ có bạn là người mộng mơ thôi đâu. Cả bộ máy mật vụ đàn áp của Hà Nội cũng đã tưởng tượng ra điều này rồi. Và đó chính là cơn ác mộng của họ.
Bạn ạ, điều này không phải là không thể xảy ra. Nó đã từng xảy ra trên các đường phố thủ đô Warsawa, trên các đại lộ của Praha, Berlin, Budapet, Bucaret, Moscow, Saint Petesburg, và hầu hết các thành phố lớn của nơi người ta gọi là thành trì của chủ nghĩa cộng sản: Liên bang Sô viết ... thì nếu có xảy ra tại Sài Gòn và Hà Nội cũng đâu có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, đường vinh quang bao giờ cũng bắt đầu bằng khổ hạnh. Cuộc cách mạng tại Đông Âu và Liên Sô đã được khởi đầu bằng những con số không to tướng. Trong thời kì trứng nước của các lực lượng dân chủ ở các nước Cộng sản, đã có biết bao tù đày, đàn áp và tất nhiên là kèm theo nhiều vụ thủ tiêu. Nhưng thời cực thịnh của các chế độ cường quyền này đã không làm các chiến sĩ đấu tranh tự do dân chủ chùng bước, thì khi chế độ này bắt đầu thoái trào, cơn cường nộ dân chủ đã kéo sụp hàng loạt các cơ chế độc tài là điều bất khả vãn hồi.
Trong các cuộc cách mạng, dù cách mạng nhung hay cách mạng đỏ, vai trò tiên phong và trụ cột của các Đảng, đoàn thể, tổ chức, phong trào, cá nhân nhằm hướng dẫn và chỉ đạo đám đông, giữ vai trò thiết yếu và có ảnh hưởng trọng đại đến yếu tố thành bại. Trong đó, tính chuyên nghiệp và khoa học của Đảng, đoàn thể, tổ chức, phong trào, cá nhân rất cần thiết để đảm bảo cho cuộc cách mạng không bị đàn áp hoặc phá hỏng. Để đối đầu với bộ máy mật vụ, công an dày đặc trong các nước cộng sản, nhu cầu chuyên nghiệp hóa cán bộ đấu tranh là tối quan trọng.
Không thể đưa một người chưa bao giờ làm công tác bí mật đảm nhiệm một trọng trách có thể dẫn đến nguy hại toàn bộ tổ chức. Không thể chuyển giao công việc từ người làm công tác công khai và người đảm nhận công tác bí mật mà bỏ qua giai đoạn chuyển tiếp và ngăn chặn. Tất cả những kĩ thuật đấu tranh ngầm và công khai đều được đúc kết bằng kinh nghiệm xương máu và đau xót của nhiều năm tháng chông gai. Người muốn hoạt động ngầm hay công khai trực diện với chế độ đều phải được huấn luyện hoặc tự trang bị cho mình một số kĩ thuật đấu tranh cơ bản nhất để tồn tại, nếu không muốn bị mất nhiều thời gian vô ích trong nhà tù cộng sản.
Cộng sản Đông Đức là một trong những nhà nước có hệ thống mật vụ, công an tinh vi và khắc nghiệt nhất. Theo ước lượng của giới tình báo, có khoảng một nửa điện thoại dân chúng ở Đông Đức bị đặt máy nghe lén. Hệ thống mật vụ cộng sản Đông Đức đã thâm nhập, lũng đoạn và khống chế cả quan hệ cá nhân, tình cảm gia đình. Họ đã tổ chức được mạng lưới mật báo trong gia đình, bạn bè, thân tộc. Cha theo dõi con, vợ báo cáo mật vụ, công an hoạt động của chồng v.v... là chuyện bình thường.
Vì vậy, nguyên tắc hoạt động ngầm đã được lực lượng dân chủ ở Đông Đức nhắc đi nhắc lại: “Phải phối hợp giữa hoạt động công khai và bí mật”. Các nguyên tắc hoạt động ngầm phải được nghiên cứu kĩ. Nhiều thanh niên tham gia phong trào chống đối không biết đến các nguyên tắc này, vì vậy rất hời hợt, ngây thơ. Các biện pháp bảo toàn an ninh thường không biết đến hoặc coi nhẹ. Phải thật chú ý và thận trọng, đòi hỏi thần kinh phải vững chãi, có tính nguyên tắc và bản lĩnh, có khi phải thay đổi nếp sống. Nếu vi phạm các nguyên tắc, có thể dẫn đến tổn thất nặng nề, ảnh hưởng đến toàn bộ phong trào, gây ra những hậu quả không thể lường trước.
Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần gửi cán bộ đi huấn luyện tình báo, an ninh và đặc vụ tại các nước cộng sản Đông Âu và Liên Sô, trong đó huấn luyện tại Đông Đức được coi như một đặc quyền và hứa hẹn nhiều tương lai thăng tiến. Hà Nội đánh giá cao các kĩ thuật trấn áp của mật vụ Đông Đức, vì vậy các kĩ thuật theo dõi, tra vấn, đàn áp phong trào chống đối và kể cả các trang thiết bị cho an ninh, tình báo đều đã được Hà Nội gần như sao chép lại của Đông Đức. Tuy nhiên, khi thấy bộ máy mật vụ cộng sản Đông Đức đổ nhào và mặc dù đã được trang bị tận răng cũng vẫn bó tay trước trào lưu tự do dân chủ, thì nhà cầm quyền Hà Nội ăn ngủ không yên. Hà Nội đang lo sợ trước viễn ảnh các lực lượng đấu tranh, phong trào, tổ chức và cá nhân tranh đấu cho tự do, dân chủ càng lúc càng được chuyên nghiệp hóa.
Để giảm thiểu thiệt hại cho các phong trào và lực lượng đấu tranh dân chủ, và để đạt hiệu quả cao nhất trong lãnh vực hoạt động ngầm lẫn công khai, một số nguyên tắc trong công việc hoạt động bí mật đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm và học hỏi từ các lực lượng đấu tranh dân chủ Đông Âu và Việt Nam. Các nguyên tắc này cần phổ biến sâu rộng, cần thuộc nằm lòng các nguyên tắc để gia tăng hiệu năng và bảo vệ phong trào.
Mục tiêu của bài viết này vẫn là “mỗi chiến sĩ dân chủ phải là một chuyên viên cách mạng dày dạn kinh nghiệm và bản lĩnh để dẫn dắt đám đông vượt qua nỗi sợ hãi”. Để khi đám đông ngửng đầu, kiêu hãnh đối diện trước bạo lực, ngục tù, cũng là lúc tiếng vang của hồi chuông khai tử báo rằng: chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sang trang.
1. Biệt danh: Tất nhiên những người hoạt động bí mật đều phải sử dụng những biệt danh. Chỉ sử dụng biệt danh trong nhóm và khi cần thiết. Cần phải thay đổi thường xuyên và rất thận trọng trong liên lạc qua thư từ, điện thoại. Tránh sử dụng thường trong khi trao đổi dễ gây nghi ngờ, nhất là qua điện thoại vì đề phòng bị nghe lén. Biệt danh cần phải tự nhiên, đơn giản. Không nên có những đặc điểm riêng dễ nhận biết, dễ phân biệt. Chính cơ quan công an Việt Nam thời kì trứng nước đã được Phòng nhì của Pháp dạy cho một bài học về việc này, cả một tổ hoạt động nội thành bị bắt vì biệt danh đều mang họ Trần: Trần Quốc Hoàn, Trần Phong, Trần Bi, ...
2. Nhóm: Để bảo vệ cho cả tổ chức lớn, nên chia nhỏ thành nhiều nhóm hoạt động. Một nhóm hoạt động không nên vượt quá số ấn định từ 3 đến 5 người. Cách biệt liên hệ của nhóm, các nhóm không biết và quan hệ với nhau. Chỉ có trưởng nhóm hoặc người chịu trách nhiệm liên lạc được biết cách liên lạc khi cần thiết.
3. Địa điểm lưu trú: Cơ quan công an cộng sản tỏ ra khá thành công trong việc quản lí khu vực và đăng kí nhân khẩu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều kẽ hở để có thể vượt qua họ. Rất tiếc là chúng tôi không thể đưa ra mọi phương pháp trong tài liệu công bố công khai này. Khi đi đến một địa phương khác, lưu ý không nên ở các khách sạn lớn của cơ quan nhà nước, (kể cả một số khách sạn của cơ quan an ninh mang vỏ bọc tư nhân), ở những nơi này thường dễ bị gắn các thiết bị nghe nhìn lén. Chúng có thể ghi lại hình ảnh một cách vô tình hoặc có điều khiển, do vậy hết sức cảnh giác với mỗi việc làm có thể gây sự chú ý hoặc gây nguy hại cho bản thân.
Khi lưu trú tại một chỗ lạ cần thử nghiệm xem có bị theo dõi và lục soát hay không. Một phương pháp kinh điển là sử dụng sợi tóc hoặc vật rất nhỏ cho vào đồ dùng hay vali hành lí để đánh dấu. Bất cứ một sự lục soát nào của người khác sẽ làm mất đánh dấu này. Một cách khác là ghi nhớ những vị trí rất ngẫu nhiên, đã là ngẫu nhiên thì không thể có trùng lặp. Đồ dùng để trông rất tự nhiên và bừa bộn nhưng nếu ai tò mò đụng đến sẽ không thể hồi phục lại vị trí ngẫu nhiên này. Tuy nhiên, phương pháp này dùng cho những người đã có kinh nghiệm, cẩn thận và có trí nhớ tốt. Tất nhiên, đây chỉ là phương pháp để kiểm nghiệm xem mình có bị theo dõi hay không, còn việc quan trọng hơn là dù có bị theo dõi cũng không thể lục soát được chứng cứ gì cho họ.
Chỗ ở thỉnh thoảng cần bất ngờ thay đổi.
Khi rời chỗ lưu trú tạm thời, không để lại bất cứ đồ vật gì, kể cả rác thải hoặc đồ vật gì có thể để lại dấu vết như: vé tàu, xe, máy bay, tất cả các loại chứng từ ghi lại các địa chỉ, địa danh, các loại bao bì, túi nilon có ghi các địa chỉ. Đồ vật gì có thể tiêu hủy được thì bỏ vào bồn toilet. Nếu không tiêu hủy được thì gói gọn vào một bọc nhỏ và tìm chỗ thật an toàn thủ tiêu.
4. Địa điểm hội họp: Không nên tổ chức hội họp tại nhà riêng. Đặc biệt ở các địa phương miền Bắc, người dân vẫn có thói quen hay để ý đến những công việc của hàng xóm, việc quản lí địa bàn rất chặt chẽ từ tổ dân phố. Tất nhiên, những nơi công cộng đông người đi lại như nhà ga, bến xe, sân bay cũng là những nơi luôn có mật vụ rình rập. Các trinh sát ngoại tuyến, trinh sát hình sự và phòng chống ma túy luôn trà trộn ở những chỗ này. Do vậy, những nơi này không thể là những địa điểm gặp gỡ. Nếu có điều kiện, tốt nhất tổ chức họp ở những vùng ngoại thành hoặc thành phố nhỏ, không lộ liễu và quá trống trải. Có thể chọn công viên, vườn hoa làm nơi họp. Chỗ họp phải thay đổi thường xuyên, không có bất cứ một địa điểm nào cụ thể cố định. Thống nhất những dấu hiệu thông báo an toàn hoặc nguy hiểm cho mỗi thành viên biết trước khi gặp mặt.
5. Đề phòng ghi hình và nghe lén: Dụng cụ nghe lén hoặc ghi hình lén ở trong phòng thường đặt ở trên đèn treo, đèn trang trí, hộp tín hiệu báo cháy, đèn bàn, điện thoại, dưới thảm v.v... Trong trường hợp phải gặp mặt ở những nơi này phải kiểm tra thật kĩ trước khi họp. Phải chuyển điện thoại sang một nơi khác, nếu không được thì phải phủ lên một tấm mền. Cần có một radio nhỏ trong khi họp, thứ nhất là để dò tìm microphone nghe lén, bằng cách mở radio vặn lên đến âm lượng cao nhất, cầm radio đi quanh phòng xem vị trí nào âm thanh phát tiếng ồn nhất, gần chỗ đó có thể có đặt microphone; thứ hai là trong khi họp có thể mở radio để gây nhiễu âm thanh nếu máy nghe lén đặt ở những vị trí bên ngoài. Phương pháp dò trên đây không hoàn toàn bảo đảm, vì hiện tại với kĩ thuật tân tiến, máy dò lén có thể được gắn trực tiếp ở nhà bên cạnh , hoặc treo cao trên trần nhà. Cần phải hiểu rõ rằng: việc ghi âm và ghi hình lén thật ra chỉ là chứng cứ trinh sát. Có nghĩa là: chỉ là bằng chứng để cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh, khai thác chứ không được pháp luật công nhận là chứng cứ buộc tội. Rất đáng tiếc rằng, cho đến bây giờ, do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đa số người dân còn không nhận thức được điều đó nên sau khi bị cơ quan công an dùng những cơ sở này để phủ đầu là liền chấp nhận thúc thủ. Tuy nhiên, việc cẩn trọng đề phòng bị nghe lén và ghi hình lén là rất cần thiết. Cần tránh tối đa các hoạt động gây nguy hại vì đây là những cơ sở rất quan trọng đầu tiên để cơ quan mật vụ làm áp lực buộc phải đầu hàng họ.
6. Thời gian: Trước mỗi lần họp cần thống nhất thời gian trong nhóm. Khi có người đến trễ hơn quá 5 phút mà không có báo trước thì phải lập tức giải tán. Trước khi họp nên cử người kiểm tra địa điểm trước, nếu có dấu hiệu không ổn thì phải thay đổi địa điểm và thời gian ngay. Ngày giờ họp chính thức nên có những thống nhất ngầm là phải sớm hoặc trễ hơn những thông tin thông báo với nhau một khoảng thời gian nào đó, để tránh trường hợp cơ quan mật vụ nghe được. Dù trò chơi này họ cũng biết rất rõ nhưng sẽ gây ra những khó khăn và làm mất thời gian của họ.
Khi tiến hành một hoạt động nào đó nên tránh những thời gian nhậy cảm. Trong thời điểm có những lễ hội, kỉ niệm, các lực lượng vũ trang: công an và quân đội, thường đặt trong tình trạng “cấm trại”, các đơn vị đều trực ban 24/24h, phản ứng nhanh, việc rà soát tại địa bàn sẽ chặt chẽ hơn.
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng các hoạt động truyền tin vào đêm khuya là tránh được sự để ý. Thật ra, càng về khuya lưu lượng giao dịch trên các mạng thông tin càng ít đi, việc quản lí càng dễ dàng hơn.
7. Tẩy xóa những dấu vết nguy hiểm: Nơi ở của những người hoạt động bí mật cần phải “sạch sẽ”. Không chứa tài liệu, sách báo, truyền đơn, danh sách điện thoại, e-mail, hình ảnh ... cũng như các kĩ thuật in ấn để gây liên lụy. Những thứ này nên cất giữ ở các nhân sự trung lập, hoặc đảm bảo tuyệt đối bí mật. Có thể cất ở những nơi không liên quan đến cá nhân mình và cũng không gây hệ lụy cho những người có liên quan, như nông trại, nhà kho bỏ hoang ... nhưng phải đảm bảo không bị mất mát.
Trong điều kiện hiện nay, đa số các thông tin, tài liệu đều nằm dưới dạng các file. Vì vậy việc lưu giữ được dễ dàng, tốt nhất là sử dụng các ổ USB di động. Tất cả các file tài liệu lưu giữ trong ổ USB di động đều phải được mã hóa và dùng mật mã bảo vệ (việc này sẽ được đề cập cụ thể hơn ở bài viết “Những chiến sĩ dân chủ thời đại”).
Tuyệt đối không thường xuyên mang bên mình, chỉ mang theo ổ USB khi cần sử dụng. Phải có những chỗ cất dấu đặc biệt, an toàn, không gây hư hỏng.
Đặc biệt trong máy điện thoại cá nhân không được lưu giữ những số điện thoại của những thành viên khác hoặc những số điện thoại để mật vụ có thể từ đó tìm ra các manh mối. Việc phải ghi nhớ các số điện thoại, địa chỉ e-mail, mật mã (password) của hộp thư điện tử cũng là một đòi hỏi khó khăn, tuy nhiên đây là một đòi hỏi bắt buộc đối với những người hoạt động bí mật. Nếu sơ xuất ghi lại ở bất cứ một nơi nào đấy thì sẽ có thể gây ra những đổ vỡ khôn lường. Cũng có những nguyên tắc để ghi nhớ những địa chỉ và những con số đó, tuy nhiên phải đòi hỏi một thời gian tập huấn ngắn. Có một phương pháp để ghi lại những địa chỉ đó mà cơ quan mật vụ không phát hiện ra được là sử dụng mật mã, mỗi người tự nghĩ cho mình những mật mã và tự giải mã theo cách hiểu riêng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những rủi ro và không dễ dàng hơn việc phải tự ghi nhớ trong đầu là bao nhiêu.
8. Hộp thư: Liên lạc qua một hộp thư chết tránh bị lộ hơn, tuy nhiên sẽ mất thời gian hơn. Chọn các nơi công cộng, ít người qua lại như: công viên, nghĩa trang, cột đèn, cây cổ thụ, bức tường, bảng quảng cáo v.v... đều thích hợp làm hộp thư chết để liên lạc. Nên thống nhất các qui tắc an toàn để thông báo cho nhau về tình trạng của hộp thư. Các thông báo, qui định an toàn này cần đặt cách hộp thư một khoảng cách nhất định. Đặt hộp thư ở những nơi trống trải thường dễ bị theo dõi bằng ống nhòm, cần phải ý thức được điều này khi bỏ và nhận thư.
Cần thiết lập ra những “hộp thư chết” điện tử. “Hộp thư chết” điện tử là những địa chỉ e-mail mà những người muốn giao dịch với nhau đều được biết mật mã để dễ dàng kiểm tra tin tức và thông báo tin tức cho nhau. Những tin tức không cần gửi đến một e-mail khác mà được lưu vào phần Draft. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng khi lưu tin tức vào Draft thì sẽ không bị lộ vì tin tức không được chuyển đi. Thật ra, thì những thông tin đó đều phải lưu chuyển đến một trạm nào đó của Yahoo, Hotmail hay Gmail đặt trong khu vực, cho nên mật vụ vẫn có thể theo dõi được sự lưu chuyển này. Để đảm bảo an toàn cho hộp thư chết, cần thường xuyên thay đổi password.
9. Mạng lưới thông tin và báo động: Cần thiết lập một mạng lưới thông tin để trong trường hợp nguy hiểm phải nhanh chóng thông báo, tránh trường hợp bị vây bắt toàn bộ. Dự trù các trường hợp bị bao vây, cô lập, giới nghiêm, không phương tiện di chuyển v.v... Mạng lưới truyền tin cần thiết lập theo phương pháp thông tin đến một tổ (an toàn nhất là báo miệng, nhưng trong trường hợp khẩn cấp và ở xa nhau thì không thể dùng cách này), tổ này có trách nhiệm lập tức báo tin đến tổ khác để báo động cho toàn mạng. Mạng thông báo và báo động phải dự trù tình thế khó khăn và cấp bách nhất để ứng phó nhằm bảo tồn lực lượng và phong trào.
Qui ước các tín hiệu báo hiệu khi nguy hiểm. Qui ước những thông báo này bằng các dấu hiệu nhắn tin trên điện thoại di động, các dấu hiệu gửi trên e-mail hoặc Chat.
Có biện pháp báo hiệu nguy hiểm cho các thành viên khác kể cả khi bị cơ quan mật vụ bắt ép phải liên lạc. Biện pháp này mỗi nhóm tự qui ước với nhau những cách thức riêng. Chúng tôi sẽ không nêu lên những chi tiết quá cụ thể ở đây.
10. Truyền đơn: Không bao giờ in ấn và phân phối truyền đơn mà không bảo vệ dấu vân tay. Truyền đơn có thể phát tán bằng cách nhúng nước cho ướt, đặt trên mái nhà hoặc các vị trí cao. Sau khi khô thì truyền đơn sẽ bị gió cuốn đi. Có thể bó vào bong bóng và thả bay, bay lên cao bong bóng sẽ nổ và truyền đơn tự rớt xuống. Việc phát tán truyền đơn, tờ rơi vẫn là rất cần thiết đối với những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những tầng lớp dân nghèo. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phương tiện Internet chính là công cụ để phát tán thông tin hiệu quả gấp hàng ngàn lần việc rải những tờ rơi. Song việc làm này lại đòi hỏi ở những chiến sĩ dân chủ một sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, cùng một chút hiểu biết về tin học. Đây là một hình thức đấu tranh mà chế độ cộng sản rất lo sợ và đang tìm cách đối phó.
11. Mật mã: Không có mật mã nào tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên dùng sách để trao đổi mật mã hiệu quả và ít bị lộ. Chỉ bị thua khi có nội phản. Hai nhân sự dùng hai cuốn sách giống nhau, dùng những chữ trong cuốn sách để liên lạc như mật khẩu. Cách này không cần khóa mật mã mà vẫn dịch được nội dung cần thông tin. Mật vụ rất rành các phương pháp thông tin và liên lạc này, tuy nhiên để giải mã và có quả tang thì hầu như đành bó tay, trừ trường hợp họ có cuốn sách của bạn trong tay. Nếu không thể sử dụng mật mã, trong các trao đổi thông tin nên có những qui ước để ngầm hiểu, không nên nói đích danh đến một sự việc nào đó, danh tính nào đó. Phương pháp này còn được gọi nôm na là nói tiếng lóng. Như vậy, nếu có nội phản hoặc cơ quan mật vụ có thu âm được cũng không có cơ sở để bắt bớ, buộc tội.
12. Phương pháp di chuyển, tránh theo dõi: Không nên đi lại thường xuyên trên một con đường, luôn thay đổi lộ trình, không theo một nguyên tắc nào. Khi đi ra ngoài đường, chú ý các nhân sự xung quanh . Để ý xem có những khuôn mặt nào lạ lai vãng quanh nơi mình trú ngụ không? Có người nào hay đi phía sau hoặc cùng với mình trên đường, bên kia đường không? Thỉnh thoảng cần dừng lại để ý (khi dừng lại nên có những cử chỉ tự nhiên như: xem một biển hiệu nào đó, cột dây dày, nhìn vết bẩn trên áo, bấm số điện thoại di động v.v...) hoặc thay đổi tốc độ di chuyển khi nhanh khi chậm sẽ dễ nhận ra. Nếu cần thiết thì quay ngược lại hướng đi hoặc lẩn vào những chỗ công cộng đông người, nhiều cửa ra như siêu thị, chợ, bến tàu xe ... để cắt đuôi. Cần quan sát và cảnh giác những đối tượng lạ mặt xuất hiện đột xuất trước nhà hoặc khu vực lân cận như người ăn xin, sửa xe, bán vé số, xe ôm, cyclo, taxi. Đây là một lực lượng rất cơ động và dày đặc trong hệ thống mật vụ cộng sản. Những lễ kỉ niệm như 30/4 và 2/9/2005, hội nghị thượng đỉnh Á-Âu, riêng lực lượng này ở Hà Nội và Sài Gòn cũng đã tới gần vạn người. Chế độ cộng sản không công khai những chi tiết này nhưng có thể nói rằng không một chiến công nào của công an lại không có sự đóng góp của những lực lượng trinh sát này. Họ rất thầm lặng và cơ động, là tai mắt rất quan trọng của mật vụ. Trong một số vụ xử án có liên quan đến tôn giáo họ lại được cạo đầu, mặc áo tôn giáo để trà trộn vào phòng xử án nhằm ngăn chặn các nguy cơ, đàn áp tôn giáo, lừa bịp, che mắt dư luận Thế giới và nắm bắt các thông tin, nắm các đối tượng chống đối. Vì vậy, việc cảnh giác trước mọi tai mắt trong xã hội cộng sản là việc làm rất quan trọng, đòi hỏi phải tinh ý, tỉnh táo. Đặc biệt, trong điều kiện hiện tại hệ thống mật vụ ngầm này đã được trang bị thêm rất nhiều công cụ hỗ trợ như phương tiện liên lạc đặc chủng, phương tiện theo dõi, nghe nhìn, nhận dạng, mạng lưới lại dày đặc khắp nơi. Vì vậy, đối phó với họ không chỉ đơn giản như những thủ thuật trong tiểu thuyết trinh thám hoặc những bộ phim hình sự. Những thủ đoạn lẽo đẽo theo đuôi đằng sau đã rất ít xảy ra, phương pháp mới của họ bây giờ là theo kiểu rùa chạy đua với thỏ, có nghĩa là: ở trên mọi nẻo đường nào cũng đều có thể có lực lượng tiếp sức. Do vậy, để nhận biết ra họ và né tránh, đòi hỏi phải có một kĩ năng khá chuyên nghiệp và khéo léo. Có một số nguyên tắc cần nắm vững như sau: không bao giờ xuất phát, trở về hoặc đến một địa điểm nào đấy theo một lộ trình, bằng một phương tiện. Không bao giờ đón xe taxi, cyclo hay xe ôm ngay trước cửa nhà, tốt nhất là đi ra một khoảng khá xa, đón một phương tiện bất kì, ngẫu nhiên đang di chuyển trên đường. Lực lượng mật vụ sẽ không thể cài bẫy hoặc bám theo, nhưng họ hoàn toàn có thể ghi lại số xe Taxi hoặc Honda ôm để thẩm vấn, điều tra. Vì vậy không bao giờ đi những phương tiện công cộng đó đến tận địa điểm cần đến. Cần ngừng ở một khoảng cách khá xa, trước hoặc sau địa điểm cần đến. Nếu cần thiết và thật cẩn thận nên thay đổi nhiều phương tiện khác nhau trên quãng đường đi.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, chủ yếu vẫn dùng phương tiện di chuyển cá nhân. Để đảm bảo an toàn trong điều kiện giao thông rất tồi tệ, việc đi lại là một vấn đề khó khăn. Không thể vì muốn cắt đuôi một đối tượng nào đó mà có thể chạy nhanh, chạy ẩu, gây tai nạn. Tốt nhất là đi qua những ngõ hẻm ngoắt nghéo, hoặc những khu cư xá vắng người sẽ rất dễ nhận ra các đối tượng theo dõi. Việc tập xác định chính xác thời điểm chuyển đèn tín hiệu giao thông cũng là cần thiết, để khi phương tiện vừa đến là đèn vàng bật sáng thì kẻ bám đuôi sẽ bị chặn lại.
Thật ra lực lượng mật vụ này cũng nhiều lần bị “qua mặt”, bị “ăn khói”, bị “leo cây”, do vậy điều quan trọng nhất đối với những chiến sĩ dân chủ vẫn không ngoài sự cảnh giác.
Trong những lần thực hiện các công việc, nhiệm vụ hoặc hội họp. Nên đi lại bình thản, không tỏ thái độ lo lắng, sốt ruột, vội vàng, lấm lét. Đầu tóc, trang điểm (nếu là nữ giới), trang phục đơn giản. Không để bất kì một đặc điểm nhận dạng nào, không đeo đồ trang sức, không nên mang túi xách. Nếu có vật dụng phải mang theo thì sử dụng loại túi xách rất phổ thông, đơn giản. Nên tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lộ trình trước khi xuất phát, tránh việc phải hỏi thăm đường nhiều người.
13. Phương pháp liên lạc: Việc liên lạc giữa các cá nhân trong nhóm không nên tiến hành quá thường xuyên. Việc họp hành cũng chỉ tổ chức khi thật cần thiết. Tất cả các liên lạc gián tiếp (có hỗ trợ của các phương tiện) đều không an toàn bằng trực tiếp. Khi liên lạc với những người lạ đề phòng bị ghi âm, ghi hình, có những người thứ ba làm nhân chứng. Nếu không đảm bảo biện pháp an toàn, kiên quyết từ chối, không giao dịch. Mật vụ có thể tạo ra những bằng chứng và nhân chứng giả để bức hại. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ như: người lạ để ý hoặc các cuộc điện thoại gọi đến nói bâng quơ, các số điện thoại lạ gọi đến, dứt khoát không nghe, không trả lời. Khi đã bị cơ quan mật vụ theo dõi đặc biệt thì việc tiếp điện thoại di động sẽ cho biết khu vực của bạn đang ở. Vì vậy trong những cuộc họp phải tắt điện thoại di động.
Khi trao đổi nên qui ước sử dụng cách nói để ngầm hiểu, không nói vấn đề quá rõ ràng. Không nêu lên các danh tính, địa chỉ, địa danh cụ thể, các con số cụ thể. Vừa trao đổi vừa diễn đạt bằng tay hoặc các dấu hiệu. Nếu có những người xung quanh, vừa trao đổi công việc vừa nói chuyện bâng quơ. Khi nói bâng quơ thì nói lớn hơn một chút.
Một nội dung rất quan trọng và đã gây ra nhiều khó khăn cho người đấu tranh dân chủ, đó là việc liên hệ với nhau để liên kết lại, tập hợp lực lượng đấu tranh dân chủ thành những tổ chức thống nhất và lớn mạnh. Điều cản trở lớn nhất mà lâu nay các cá nhân, tổ chức bí mật trong nước và các cá nhân, tổ chức ở hải ngoại không liên lạc được với nhau đó chính là không tìm ra cách thức liên lạc an toàn. Thông thường người ta chỉ biết được nhau qua những bài viết, qua những địa chỉ thư điện tử. Mà những địa chỉ thư điện tử đã được nhiều người biết thì tất nhiên các cơ quan mật vụ cũng đã theo dõi. Nếu liên hệ với nhau và tìm cách thông báo thay đổi hộp thư điện tử thì đương nhiên những thông báo đó cũng đến tay các cơ quan mật vụ. Vậy, làm thế nào để cắt được những “cái đuôi” đó? Thật ra có một biện pháp hoàn toàn có thể công bố công khai mà cơ quan mật vụ vẫn hoàn toàn bó tay. Như thế này nhé, cứ hình dung là bạn đang bị một tên virus “mật vụ” bám theo, vậy muốn tách rời nó ra thì phải kết hợp hai biện pháp: tốc độ và phương tiện. Để “tăng tốc” bạn phải dùng phương pháp online, có nghĩa là bạn sẽ phải hẹn với nhau trao đổi trực tiếp bằng phương pháp Chat chứ không thể offline bằng e-mail như trước đây. Ngay sau khi Online thì bạn phải thay đổi “phương tiện” (lúc này virus “mật vụ” vẫn đang bám theo được bạn), có nghĩa là bạn sẽ dùng Chat thông báo cho nhau một số điện thoại (người ở hải ngoại thông báo, tất nhiên là những số điện thoại không có nguồn gốc) và lập tức bạn gọi điện thoại (không phải là điện thoại thuê bao) để thông báo cho nhau những hộp thư chết hoặc địa chỉ e-mail an toàn (lúc này tên virus “mật vụ” đã bị cắt đuôi). Sau khi trao đổi xong lập tức thủ tiêu Sim điện thoại. Nếu bạn sử dụng số điện thoại thuê bao hoặc sử dụng lại Sim điện thoại này một lần nữa sẽ đồng nghĩa với việc bạn chuẩn bị được mời đến làm việc với các cơ quan mật vụ.
14. Phương pháp đánh lạc hướng: Cần tự trang bị một số kiến thức về cách đánh lạc hướng cơ quan mật vụ. Thật ra, những mưu chước của cổ nhân vẫn là những biện pháp rất hoàn hảo, như: “dương Đông kích Tây”, “hư hư, thực thực”, “đánh vào chỗ bất kì, nhằm khi bất ý” ... nếu chúng ta biết vận dụng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan mật vụ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc này. Chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, bởi vì nếu cứ thường xuyên gây ra những dấu hiệu này thì cũng chẳng khác nào khai với họ là bạn đang làm một việc gì đó muốn che dấu họ. Điều mà cơ quan mật vụ khó chịu nhất là bị “qua mặt”. Các bộ phận mật vụ thường làm việc rất kiên nhẫn, cần mẫn, lại có sẵn các phương tiện trong tay. Nếu càng gây ra cho họ nhiều khó chịu thì chỉ càng khích lệ họ bám riết bạn chặt chẽ hơn.
Quan trọng hơn là việc hiểu biết về các biện pháp đánh lạc hướng để dự đoán trước những thủ đoạn của cơ quan mật vụ. Cơ quan mật vụ được đào tạo rất bài bản về các biện pháp nghiệp vụ này. Nếu bạn cũng nắm vững một số kĩ năng thì sẽ dễ dàng né tránh và vượt qua.
15. Các mặt an toàn khác: Một số khu vực công cộng và các điểm nút giao thông thường có máy quay Camera để theo dõi các sinh hoạt. Tại Hà Nội và Sài Gòn, hiện đã có đặt các loại máy quay này. Bề ngoài là dùng cho an toàn giao thông, nhưng thực sự chính là để theo dõi các động tĩnh trong xã hội. Đặc biệt trong điều kiện hiện tại, các thiết bị Camera rất dư thừa, có sẵn từ trên máy điện thoại di động đến nơi công cộng và cả ... nhà vệ sinh. Nên cẩn trọng với mỗi hành động, công việc có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Lưu ý những thiết bị Camera và WebCam trong các cơ sở dịch vụ Internet. Tránh sử dụng computer nhiều lần tại một địa điểm. Nhiều phần mềm gián điệp (Spyware) như phần mềm ghi nhớ các thao tác trên bàn tính, phần mềm đánh cắp password, phần mềm kiểm tra các thông tin cá nhân, phần mềm ghi lại các thói quen của người sử dụng v.v... được mật vụ cài đặt ở khắp nơi. Tại các điểm dịch vụ Internet các thông tin của người sử dụng được lưu giữ lại một lần nữa nơi máy chủ, cho nên bạn không thể xóa bỏ được hết các nội dung đã lướt trên Web, cùng những thông tin và địa chỉ đã liên lạc. Nếu họ biết được bạn đang sử dụng Internet ở đâu (biết được IP) thì đều có thể kiểm soát được bạn từ xa. Nếu muốn biết chi tiết và chính xác hơn họ sẽ kiểm tra nơi máy chủ và trực tiếp Computer mà bạn sử dụng. Trong trường hợp đó các thông tin đã liên lạc cùng hộp thư (e-mail) và mật mã (pasword) của bạn sẽ bị lộ và bị theo dõi thường xuyên các trao đổi của bạn với những địa chỉ khác. Việc bảo đảm an toàn thông tin là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp, để chi tiết và đầy đủ hơn chúng tôi sẽ trở lại nội dung này ở một bài viết sau: “Những chiến sĩ dân chủ thời đại”.
Không dùng nước bọt để dán tem, dán phong bì vì có thể phân chất. Không dùng găng tay len vì để lại nhiều dấu vết. Trong điều kiện khí hậu miền Nam không cho phép sử dụng găng tay, khi gửi thư cần phải dán tem hoặc dán bao thư nên dùng cạnh bàn tay hoặc đầu móng tay. Giữ phong thư bằng cách kẹp giữa hai cạnh ngón tay. Tốt nhất là hoàn tất mọi thủ tục này ở một nơi nào đó trước khi đi gửi.
Không để lại các dấu tay, bút tích hoặc dấu vết đặc biệt ở những khu vực cần giữ bí mật.
Trong khi thực hiện một công việc được giao, hoặc di chuyển đi lại giữa các địa phương tránh dùng thẻ rút tiền tự động. Cơ quan mật vụ có thể tìm ra tung tích chủ tài khoản và các dấu vết qua sự lưu chuyển của đồng tiền. Nên chuẩn bị trước những khoản tài chính đầy đủ trong suốt quá trình thực hiện một công việc.
Phải hết sức lưu ý khi sử dụng điện thoại di động. Trong điều kiện các kĩ thuật tin học phát triển, việc các virus lây truyền qua điện thoại di động ra đời sẽ gây thêm các trở ngại cho người sử dụng. Việc sử dụng các máy điện thoại càng hiện đại đồng nghĩa với các mối hiểm nguy càng cao. Không nên sử dụng nhiều Sim điện thoại trong cùng một máy. Trong quá trình di chuyển, nếu có dấu hiệu bị theo dõi phải tắt điện thoại di động. Dù sao việc sử dụng điện thoại di động để liên lạc vẫn khó phát hiện ra vị trí hơn là điện thoại cố định. Tuy nhiên, khi bạn đang bị họ theo đuổi nếu bạn nhận hoặc gọi điện thoại thì sẽ có thiết bị để khoanh vùng ra vị trí của bạn.
Chúng tôi hiểu rằng, tài liệu này sẽ không hấp dẫn đa số những người đọc. Song chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ là những thông tin cần thiết đối với những chiến sĩ đã, đang và sẽ dấn thân trên con đường đấu tranh dân chủ.
Dĩ nhiên, còn có rất nhiều điều hệ trọng khác cần ghi nhớ và học hỏi. Song, với một tài liệu mang tính chất phổ biến rộng rãi chúng tôi chỉ được phép nêu lên những biện pháp tương đối phổ thông và không bị hoá giải khi công bố công khai. Những phương pháp sơ đẳng này có thể có những nội dung đã không cần sử dụng đến trong điều kiện xã hội hiện tại, song chúng tôi vẫn cố gắng trình bày chi tiết nhằm mục đích thông tin đầy đủ nhất. Ta biết, địch cũng biết, nhưng nếu địch biết mà ta không biết thì ta bị thiệt thòi. Nhiệt tình cách mạng cần có nhưng chưa đủ. Không thể đi vào con đường đấu tranh như chú cừu non trước nanh vuốt của bầy sói. Lực lượng đấu tranh còn rất mỏng, không thể cứ lấy sự mất mát hi sinh làm những bài học kinh nghiệm.
Phối hợp nhiệt tình và chuyên nghiệp là hành trang cần thiết để đạt được thành quả. Kinh nghiệm là bài học quí báu nhất và thực tế bao giờ cũng phong phú hơn lí thuyết.
----- O -----
NĂM GÃY GÁNH…
Nguyen Hai Son
“Mã đề, Dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.”
Khi còn là một thanh niên ỷ mình sức dài vai rộng, gánh một bó lúa thật to. Đòn gánh yếu quá chịu không nổi và cuối cùng gãy làm hai. Sau này thấy ai gánh nặng, nhiều người nhắc nhở rằng: Coi chừng gãy gánh! Những cuộc hôn nhân không hạnh phúc phải chia lìa, bà con ta nói rằng: Gãy gánh giữa đường.
Báo cáo tại Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2005, ông Phan Văn Khải đưa ra con số tăng trưởng kinh tế năm 2005 là = hoặc > 8.5%. Ông ta nói rằng: trong những năm qua, nền kinh tế tăng trưởng không đạt yêu cầu. Do vậy, năm này phải gánh cho 4 năm thì mới hoàn thành kế hoạch năm năm và như thế mới thực hiện được nghị quyết Đại hội lần IX của Đảng đề ra.
Một năm gánh cho mình không nổi, huống hồ gì gánh cho bốn năm. Tham vọng như vậy là gánh cả cái di họa CS.
Liền sau đó, ngày 05/12/ 2004, theo chỉ thị của Ban bí thư; bà Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà nước tổ chức một cuộc họp bất thường tại TP.HCM. Tiêu điểm của cuộc họp nhằm quán triệt tinh thần thi đua với quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra. Mục tiêu kinh tế là con số 8.5%, và mục tiêu chính trị là năm có nhiều ngày lễ lớn. Thời gian thi đua là từ ngày phát động phong trào cho đến cuối năm 2005. Nhiều ông Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban thi đua của các Tỉnh, Thành đã đặt bút ký vào sổ vàng cam kết… Như vậy là cuộc đua đã bắt đầu!
Xin nhắc lại rằng; Hội đồng thi đua Khen thưởng là nơi đánh trống gõ dùi, hối thúc các phong trào thi đua; và sau đó sẽ họp hành liên miên để tổng kết, phát giấy khen bằng khen. Một việc làm mang tính hình thức và khoa sáo hơn là ra sức làm việc.
Nhìn vào những sự kiện trên, chúng ta thấy nền kinh tế VN vẫn mang nặng tính tập trung quan liêu. Trước khi tiến hành công việc, người ta đặt trước chỉ tiêu, làm lễ hạ quyết tâm; rồi sau đó mới bắt tay làm việc. Đến khi làm không nổi thì sinh ra báo cáo láo. Hậu quả, nhiều công trình chỉ có nền móng với những đống bê tông và cột thép đâm tua tủa dang giữa trời từ năm này qua năm khác. Những công trình chào mừng lễ hội thì thi công cẩu thả, làm bừa làm ẩu, ăn cắp vật tư; sau khi khánh thành là bắt đầu lún nứt… Đây là căn nguyên của bệnh thành tích không thể nào chữa được. Ở nước ngoài, hình như, không có cái chỉ tiêu này mà chỉ có dự báo. Ví dụ, dự báo tăng trưởng kinh tế của Singapore năm 2004 là 4.8% ...
Thế giới đang thay đổi từng ngày, làm sao có thể lập kế hoạch cụ thể được, trong khi bản thân lại quá cứng nhắc trong cách giải quyết vấn đề. Những mệnh lệnh từ trên đưa xuống chỉ áp dụng được trong nền kinh tế chỉ huy, còn khi đã bước vào nền kinh tế thị trường thì những mệnh lệnh ở trên chỉ trói buộc sức sáng tạo bên dưới và làm kìm hãm sự phát triển xã hội mà thôi.
Nhìn vào những tham vọng của CS, chúng ta có thể nói rằng, Hà Nội đang lên dây cót nhằm tháo gỡ những bế tắc hiện nay. Họ đã chích doping chăng? Trong lịch sử Đảng CSVN, năm 2005 là năm khá đặc biệt. Một năm có quá nhiều sự kiện, nỗ lực, sự dồn nén; những tham vọng cần đạt được cũng như những rủi ro không thể tránh khỏi.
Năm 2005, CSVN đứng trước áp lực phải thay đổi, áp lực này phát sinh trong quá trình hội nhập. Cứ mỗi bước tiến ra bên ngoài đảng phải tự thay đổi mình. Mục tiêu mà đảng đề ra là cuối năm 2005 phải gia nhập WTO. Điều kiện đầu tiên để gia nhập WTO là phải đàm phán với các quốc gia khác để sửa đổi luật lệ và chính sách cho phù hợp với quyền lợi đa bên.
Xã hội CS là một xã hội khép kín, giống như xã hội Bắc Triều tiên hiện nay. Người dân sống trong xã hội đó không được biết những gì đang xãy ra “bên ngoài”. Bên ngoài ở đây là bên ngoài môi trường họ đang sống và những điều mà họ cần phải biết; chứ không nhất thiết là thế giới bên ngoài, nước ngoài. Khi một xã hội đi từ khép kín đến cởi mở, người dân trong nước cũng thay đổi tầm nhận thức của mình. Một điều thực tế là xã hội VN đã cởi mở, dễ chịu hơn cách đây mười năm; nhưng để theo kịp các nước xung quanh thì VN cần phải cởi mở nhiều hơn nữa và cần một thời gian nữa. Trong bối cảnh các nước trong khu vực đã tiến một bước rất dài thì VN còn đi chập chững, trong hoàn cảnh thế giới đang thay đổi như vũ bão thì VN vẫn cứ chậm chân. Tính bất cập và chần chừ của VN là do tại cơ chế.
Một điều dễ nhận thấy là những lực cản trong quá trình thay đổi không nằm ở bên ngoài mà nằm chính bên trong nội bộ đảng. CSVN vẫn còn lấy mục tiêu CNXH để định hướng phát triển đất nước, cho nên họ sẽ rất khó khăn khi phải hội nhập với thế giới bên ngoài. Cứ mỗi bước đi, họ ngoảnh lại nhìn xem mình có bị chệch hướng không? Đi như vậy thì làm sao đi nhanh được? Những quan điểm cố hữu của CNXH về phương thức sản xuất và đấu tranh giai cấp sẽ cản trở các mục tiêu của kinh tế thị trường. Chưa nói đến chuyện CSVN vẫn còn xem Mỹ và phương Tây là những kẻ thù luôn tìm cách chống phá họ.
CSVN gia nhập WTO trong thế bị động và chậm chạp, đến nổi các nhà thương lượng phải nhắc nhở là VN phải “nhanh chân” hơn nữa; nếu không sẽ mất cơ hội. Nhưng chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ thủng thẳng, trù trừ. Họ đã tiên liệu được những khó khăn, yếu kém khi phải bước vào sân chơi mới, do vậy không một quan chức nào muốn cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
VN phải gia nhập WTO trong một thế chẳng đặng đừng. Vì quen thói xin-cho nên họ không muốn thay đổi lề thói cũ đã ăn sâu vào tim óc của họ. WTO là một cuộc chơi sòng phẳng, ai cũng bình đẳng trong cuộc chơi này. Nếu anh muốn thọt tay vào túi người khác thì cũng để cho người khác thọt tay vào túi của anh. Ai nhanh tay hơn, giỏi giang hơn sẽ lấy được nhiều. VN gia nhập WTO sau Trung Quốc, cho nên sẽ bất lợi hơn trong việc cạnh tranh với hàng hóa của TQ trên thị trường thế giới, cũng như thương mại song phương qua biên giới hai nước.
Để gia nhập WTO, người ta tính rằng phải sửa đổi cả hàng trăm bộ luật và nghị định để phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là một công việc mà những người làm luật của VN biết chắc là không thể cáng đáng nổi.
Luật pháp là cái xương sống của các thể chế chính trị. Dân chúng dựa vào luật pháp để sinh sống, làm việc và cạnh tranh buôn bán… Trước đây, Đảng là luật pháp, luật pháp là Đảng. Đảng cho ai hạnh phúc thì người đó hạnh phúc; đảng muốn ai đau khổ thì người đó phải đau khổ. Hôm nay, đảng đứng trước một lựa chọn là hội nhập hay tiếp tục tụt hậu. Đảng chọn con đường hội nhập, khác với con đường của Cộng sản Bắc Triều tiên đang đi. Muốn vậy, Đảng phải hối hả làm luật để thiên hạ còn đến làm ăn với VN. Nhờ vào quá trình hội nhập mà luật pháp được cải thiện và công dân VN sẽ được bảo vệ và xét xử theo luật pháp quốc tế, chứ không phải theo luật pháp của Đảng.
Đưa cuộc sống vào luật là trách nhiệm của những nhà làm luật. Nhưng Quốc hội VN còn phôi thai, và cách làm luật của VN thì nhiêu khê. Khi bàn về Luật điện lực mấy ổng cãi nhau là thời gian nông dân phải trả tiền điện cho Công ty điện lực là ba tháng hay sáu tháng? Chuyện này có vẻ rảnh! Sử dụng điện là hợp đồng dân sự giữa nông dân và Sở điện lực, cứ để cho họ tự dàn xếp với nhau chứ mắc mớ gì mấy ông phải can thiệp. Nếu nông dân không trả tiền theo đúng thời hạn hợp đồng thì sẽ bị cắt điện, còn nếu căng thẳng quá thì đưa nhau ra tòa phán xử. Mấy ông lo cho dân cái kiểu này chỉ có bắt chẹt nông dân mà thôi. Năm nào mất mùa không trả được tiền điện, chắc nông dân phải chạy ra thành phố trốn nợ? Dân lo cho mấy ông tiền bạc ra thủ đô làm luật là để dân nhờ, chứ không phải gây thêm khó khăn cho dân.
Nhìn vào cách làm luật của VN là biết ngay là cách làm của những tay a-ma-tơ. Mỗi đại biểu Quốc hội phải ôm đồm nhiều việc, vừa là Chủ tịch Ủy ban vừa là Phó bí thư, nay lại kiêm thêm đại biểu quốc hội. Một năm hai mùa, đến hẹn lại lên, xách cặp ra thủ đô làm luật. Vừa không chuyên lại thiếu kiến thức tổng quát; vừa đứng trên vai trò của chính quyền để làm luật. Do đó, luật lệ không được người dân ủng hộ, không sát thực tế và không áp dụng được. Hậu quả, nhiều bộ luật đã sửa đổi nhiều lần và hôm nay còn tiếp tục sửa đổi.
Đưa luật vào cuộc sống là công việc của chính phủ; nhưng bộ máy nhà nước hiện nay quá cồng kềnh, yếu kém và hư hỏng. Hãy nghe ông Khải phát biểu như khóc, tại hội nghị Tổng kết tư pháp toàn quốc năm 2004: “Nhiều người nói với tôi có vụ trưởng, vụ phó nhận công văn giấy tờ đút vào hộc tủ cả tuần chả xem. Chuyên viên nhận được giấy tờ có khi “bỏ quên”, thiếu trách nhiệm…” Với một bộ máy gồm những con người tắc trách và chây lười như vậy, làm sao họ có thể hội nhập thành công với thế giới bên ngoài?
Một bộ máy bệ rạc nhưng lại có quá nhiều tham vọng. CS là những con người kiêu ngạo, thích vỗ ngực xưng tên. Yếu nhưng bao giờ cũng thích ra gió. Không biết ông Khải đang quản lý, điều hành bộ máy hay là bộ máy đang dẫn dắt, lôi kéo ông ta? Chưa bao giờ lãnh đạo CS lại lâm vào thế bế tắc như hiện nay.
CSVN chưa chuẩn bị xây dựng một nền kinh tế thị trường; họ không có lý thuyết về thời kỳ quá độ, thời kỳ muốn thoát ra khỏi nền kinh tế chỉ huy. Nếu thị trường là chiến trường thì cho đến hôm nay, họ vẫn chưa tìm ra một vị tổng tư lệnh để có thể dàn binh bố trận nhằm mang lại thắng lợi trong một cuộc chiến tranh thương mại với thế giới bên ngoài.
Kim ngạch xuất khẩu của VN năm qua đạt mức kỷ lục: 26 tỉ đô la. Giá trị xuất khẩu phần lớn nhờ vào việc tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới và số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ gia tăng. Điều này nói lên rằng xuất khẩu VN chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và những sản phẩm có hàm lượng chất xám thấp. Do vậy rất dễ bị cạnh tranh và mất thị trường vào tay các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu, nhất là Trung Quốc.
Khi bước vào sân chơi mới, điều khó khăn lớn nhất của CSVN là phải thích ứng với những thay đổi của thế giới. Trong môi trường này, không có sự can thiệp bằng thư tay hay lệnh miệng của quan chức Đảng. Cho nên có thể nói; WTO là công cụ hất đổ vai trò lãnh đạo của Đảng và trả lại quyền lợi chính đáng cho người dân VN. Gia nhập WTO là một lộ trình bước gần đến nền dân chủ thông qua con đường thương mại. Lộ trình này không nằm ngoài tính toán của những người dân chủ trong nước.
Năm 2005 là một năm có quá nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm đối với Đảng CSVN: Cách mạng tháng 8 thành công, 60 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Những sự kiện này phải được tổ chức linh đình, hoành tráng để dân chúng thấy được công trạng của đảng. Dù tốn kém mấy cũng phải làm cho ra trò.
Chính phủ chỉ đạo: năm 2005 là năm sắp xếp doanh nghiệp, tăng cường thanh tra tất cả một số bộ ngành và các công trình xây dựng trọng điểm. Mấy năm trước không chịu làm, năm nay nước đến chân mới nhảy. Khi các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty… biết mình sắp bị kiểm tra sẽ tìm cách đối phó, sửa lại giấy tờ hồ sơ. Họ đâu còn thời giờ mà tính chuyện làm ăn. Tâm lý ai cũng vậy; cứ nghe nói thanh tra, kiểm soát là phải dừng lại để xem xét lại mình. Lần này không phải thanh tra cho có, mà thanh tra để vào WTO.
Năm 2005 là năm đại hội các cấp để đến đầu năm 2006 là Đại hội Đảng lần X. Đây là thời gian phê bình, tranh công đổ tội, đấu đá tranh giành quyền lợi. Rồi còn phải thay đổi nhân sự, chạy chọt ghế giếc, phải xuống địa phương để tổ chức đại hội cơ sở … Nói chung, năm 2005 là năm có nhiều biến động về nhân sự từ địa phương cho đến trung ương. Xin nhắc lại nhân sự là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi sự nghiệp. Không có một đội ngũ nhân sự vững vàng, giỏi về chuyên môn, thiếu khả năng đối phó với những bất trắc, CSVN chắc chắn sẽ thất bại trên con đường cải cách.
Cuối năm 2004, nợ xấu ngân hàng đã lên trên 20%. Nếu tập trung giải quyết nợ xấu không để phát sinh thêm thì ngân hàng phải thắt chặt tín dụng. Như vậy các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn khi vay tiền, điều này sẽ dẫn đến một hệ lụy là nền kinh tế bị trì trệ. Tiền bạc đang chôn trong đất, chôn trong các công trình không phát huy hiệu quả. Nghị định 181 về đất đai làm những công ty chạy quy hoạch, phân lô bán nền nhà chết ngắt. Tiền bạc đầu tư dàn trải, chỉ số lợi nhuận trên vốn thấp, sản xuất kém cạnh tranh, sự tăng giá cơ học của các sản phẩm chiến lược như điện, than, sắt thép… sẽ làm suy yếu nền kinh tế. Các bộ ngành vẫn cương quyết giữ thế độc quyền kinh doanh, hậu quả làm cho sản phẩm của nền kinh tế thiếu sức cạnh tranh trong hòan cảnh hội nhập.
Nhiều người đang nghi ngờ về tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng quốc doanh. Nhiều công ty kiểm toán cho rằng; nếu kiểm toán thì kết quả số dư trong ngân hàng sẽ là số âm. Đó là lý do giải thích tại sao các ngân hàng quốc doanh không muốn các công ty kiểm tóan nước ngoài vào làm việc và không muốn cổ phần hóa, mặc dù đã quá thời hạn mà chính phủ đặt ra.
Chính sách càng thắt chặt thì buôn bán càng khó khăn và kinh tế bị đình trệ. Khi một chính sách mới đời ra đời, người làm ăn khôn ngoan bao giờ cũng dừng lại để xem xét tình hình. Nhà đất đã đóng băng, nhiều tỉnh thành hạ giá đất thấp hơn giá thường giao dịch làm nhiều nhà đầu tư đất đai kẹt cứng. Bán không được mà giữ không xong, nhất là tiền bạc là của vay ngân hàng. Giá đất ở VN cao chót vót, giá ảo của một nhu cầu ảo trong một thị trường ảo. Những giá trị ảo này được những cái đầu tham nhũng đầy ảo tưởng thổi phồng lên.
Sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô là tiền đề cho sự ổn định xã hội. Nhưng chính sách CS thay đổi xoành xạch. Ngay cả cái chuyện hộ khẩu và cấp số nhà đã phức tạp và bất cập lắm rồi, huống chi là những vấn đề xã hội phức tạp khác.
Tình hình nội bộ rối ren như vậy nhưng ông Trời lại không thương. Hạn hán năm nay kéo dài trên diện rộng đã làm cho cuộc sống người nông dân trở nên khốn đốn. Từ năm ngoái đến đầu năm nay, Tây nguyên và Nam trung bộ hạn hán chưa từng có; rừng cà-phê cháy trụi, trâu bò chết khát… Mới cuối mùa mưa mà nước đã cạn; mọi năm, nếu có hạn phải ra hết tháng Giêng.
Miền Bắc, con sông Hồng cạn khô đáy, mực nước xuống thấp chưa từng xãy ra trong 60 năm qua. VN là nước nông nghiệp; cho nên khô hạn là đồng nghĩa với mất mùa, đói kém. Hậu quả là người nông dân phải rời bỏ ruộng vườn của mình để vào thành phố kiếm sống. Tình trạng nhếch nhác ở các đô thị sẽ gia tăng. VN sẽ đối phó ra sao với những vấn đề xã hội gay gắt do thiên nhiên gây ra?
Quy luật thiên nhiên là nắng hạn chừng nào thì mưa rào chừng đó. Cơn bão Damrey đã đổ bộ vào các tỉnh duyên hải Bắc bộ, gây vỡ đê ngập lụt. Mặc dầu thiệt hại về nhân mạng không đáng kể, nhưng những thiệt hại sau bão là rất lớn. Hàng ngàn héc-ta ruộng lúa bị ngập mặn, hàng trăm héc-ta nuôi trồng bị mất trắng, tài sản của người nông dân trong phút chốc đã bị dòng nước cuốn phăng… Khó khăn nhất là đồng bằng Bắc bộ đã bị mặn hóa; một diện tích lớn lúa, hoa màu không thể canh tác trở lại.
Thiên tai thật là khủng khiếp, nhưng thiên tai không đáng sợ bằng nhân tai. Hàng ngàn hộ nông dân ở Nghệ An trồng lúa lai nhưng khi lúa trổ thì bông trắng phau như những bông lau. Bởi vì các quan chức nông nghiệp ở địa phương đã lừa nông dân để bán lúa giống dỏm.
Giá dầu thế giới tăng, giá xăng trong nước tăng thêm 1000 đồng một lít, đây là lần thứ ba tăng giá nhiên liệu trong năm 2005. Giá nhiên liệu tăng sẽ ảnh hưởng đến giá cả và đời sống nhân dân, nhưng chính phủ VN lại tuyên truyền là giá nhiên liệu tăng không làm tăng giá hàng hóa. Đúng là duy ý chí. Các hãng vận tải không muốn làm mếch lòng chính quyền, cho nên không thông báo mà cứ im lặng tăng giá cước vận chuyển. Để bù vào chi phí vận chuyển, người đi buôn cần phải tăng giá hàng hóa, vì thế chính phủ muốn kiềm chế thì giá cả hàng hóa vẫn cứ tăng. Sự áp đặt chủ quan của tư duy quan liêu sẽ làm các quan chức CS khó quản lý giá cả trong một nền kinh tế thị trường thực sự.
Ngày 15 tháng 12 năm ngoái Tổng cục thống kê vội vã tuyên bố rằng; chỉ số tăng giá của năm 2004 là 9.5% (chỉ số tăng giá cũng có nghĩa là lạm phát). Không ai dám nói là lạm phát của VN năm 2004 đã vượt trên hai con số. Họ muốn chận đứng chỉ số tăng giá của năm 2004 ở đó, phần tăng giá tiếp theo sẽ được cộng dồn vào năm 2005. Như vậy, năm 2005 sẽ chịu đựng từ những món nợ xấu từ những năm trước cộng lại. Ở đây, không tính đến chuyện những con số thống kê của VN là không đáng tin cậy.
Bất cứ một nhà nước nào cũng đưa người làm công ăn lương vào bậc thang đi lên trong bảng thang lương của họ, nhưng với tình trạng lạm phát như hiện nay sẽ đưa họ vào bậc thang đi xuống. Và kết cục là loại bỏ những con người ở bậc thang cuối cùng. Đây là một tai họa cho xã hội. Những con người thất nghiệp biết đi đâu về đâu trong một chế độ bảo hiểm xã hội quan liêu và tham nhũng? Khi vị Bác sĩ làm công việc của Y tá thì đương nhiên người Y tá bị thất nghiệp, điều này đang xãy ra ở VN.
CSVN xây dựng nền kinh tế mang nặng tính hình thức và tuyên truyền hơn là hiệu quả.
Bài học đánh bắt xa bờ, bài học mía đường chưa học thuộc. Hôm nay, chính phủ VN lại cảnh báo lãng phí các công trình xây dựng sân bay, bến cảng tràn lan. Có hai bến cảng chỉ cách nhau 30 km! Các công trình đầu tư được chấp thuận không phải vì lợi ích kinh tế của quốc gia, của khu vực mà vì danh lợi cá nhân. “Danh” là vì địa phương khác có công trình thì ta cũng có. “Lợi” là vì có công trình là có tiền chia chác với nhau. Vì vậy mới có chuyện chạy dự án, chạy công trình… Ai đã nghe nói đến thành phố có tên là Nhơn Trạch chưa? Một thành phố nằm giữa hai nhánh sông Đồng Nai và Sài Gòn, một ốc đảo của tỉnh Đồng Nai, chưa có một chiếc cầu nào bắt qua nhưng vẫn gọi là thành phố. Người nông dân chỉ vào đám ruộng sình lầy nhiễm mặn của họ và nói đó là đất thành phố.
Ai đã đến thành phố mới này sẽ thầm khen trình độ lão luyện của “cò”. “Cò” ở VN thật là tuyệt vời. Trình độ những người làm công việc lốp-bi bên Mỹ còn thua xa “cò” ở VN. Cò ở trung ương biến một vùng đất hoang vu thành thành phố, cò địa phương lôi kéo bà con có tiền ở Hà nội, Sài gòn về bán đất ruộng. Ai đã lỡ mua đất Nhơn Trạch thì cứ việc “ngậm bồ hòn”.
Lực lượng lao động VN có tay nghề kém. Bệnh thành tích đã phá hủy kỹ năng lao động của họ. Theo dõi thao tác của một công nhân VN sẽ biết được trình độ của anh ta. Ra đường thấy quá nhiều chuyện lãng phí; chẳng hạn con bu-lông bắt ở những cột đèn đường còn dư thừa cả tấc, một con như vậy có thể làm được hai con. Tính cả nước hàng triệu con bù-lông là bao nhiêu tiền? Sự lãng phí nhiều khi xót cả ruột.
Lao động VN không được trang bị kiến thức về vệ sinh và an tòan lao động. Nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm xãy ra làm tàn phế cả đời. Công nhân làm việc trong những môi trường nắng nóng, ô nhiễm, thiếu ánh sáng, thiếu trang bị… Tai nạn lao động ngày nào cũng được báo chí đưa tin.
Ngày 14 tháng 6 năm 2004, tại diễn đàn kinh tế tổ chức ở Hà Nội; phòng thương mại Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm mạnh mẽ rằng; “Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại trước tình hình thiếu minh bạch; trách nhiệm tài chính còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, luồng đầu tư nước ngoài hạn hẹp, thâm nhập thị trường yếu, sự trì trệ trong việc cấp phép. Tình trạng tham nhũng tràn lan trong mọi lãnh vực và cơ chế bất hợp lý cản trở đầu tư, hạn chế công ăn việc làm và kìm hãm tăng trưởng kinh tế…” Tình hình tồi tệ như vậy nhưng họ vẫn đề ra những mục tiêu cao ngất ngưỡng thì quả là phi lý. Ngay cả những chuyên gia kinh tế của Đảng cũng cho rằng; con số 8.5% là khó có thể thực hiện được.
Tham nhũng đã làm cho nguồn lực quốc gia bị cướp phá không thương tiếc và tài sản xã hội phân phối không công bằng. Do vậy người lao động dù có đổ mồ hôi cực nhọc cũng không thay đổi được cuộc sống của mình. Sự bất công xã hội đẻ ra sự phân hóa, ngược lại sự phân hóa làm tăng thêm bất công. Người giàu càng giàu thêm, người nghèo lại quá nghèo. Các khẩu hiệu công bằng của CNXH bị phá vỡ. Các chính sách để san bằng giàu – nghèo chưa ra đời. Việc đánh thuế trên những người có thu nhập cao và việc miễn giảm học phí cho học sinh nghèo không được thực hiện.
Năm 2005 là năm có nhiều ngày lễ lớn. Tục lệ của CS là lễ hội linh đình, tuyên dương công trạng, cờ xí rợp đường… Mùa lễ lạc nhưng cũng là mùa gieo cấy. Ăn bữa giỗ lỗ bữa cày. Vừa ăn chơi, vừa làm cật lực thì không phải là bản lĩnh của những người CS.
Năm 2005 là năm bộc lộ rõ rệt những yếu kém và bất cập của CS, một phần là do hội nhập, phần khác là những sai trái dồn nén từ những năm trước. Vì quá chú trọng đến ổn định chính trị, chính quyền tự trói tay mình trong việc giải quyết những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Ở một nước CS, những bất trắc xã hội cứ dồn nén lại, cho đến một ngày đổ xòa ra; cũng giống như cái mụt nhọt đã đến giai đoạn chín muồi, chỉ cần đụng nhẹ là bung mủ.
Năm 2005, CSVN có quá nhiều vấn đề. Vừa phải chấn chỉnh guồng máy, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; vừa phải ra sức tuyên truyền để ổn định chính trị; vừa sửa đổi luật lệ và quy định để hội nhập. Một năm với quá nhiều tham vọng.
Sự yếu kém hiện nay của CSVN là ở hệ thống chính trị và nhân sự, chứ không phải ở luật lệ hay công nghệ. Thiếu con người chứ không phải thiếu kỹ thuật, thiếu đường lối chứ không phải thiếu biện pháp, thiếu phương pháp hành động chứ không phải thiếu tiền...
Nếu là một người biết cách tổ chức thì họ sẽ làm như thế này: Năm 2005 là năm tranh tra kiểm toán toàn bộ các bộ ngành-công ty, sắp xếp lại đội ngũ nhân sự, cấu trúc lại bộ máy để đến tháng 2/2006 đại hội Đảng toàn quốc… và cuối năm 2006 là gia nhập WTO. Đằng này họ dồn “hằm bà lằng” hết vào năm này.
Trước khi ra trận, người chỉ huy phải huấn luyện quân đội, sắp xếp lại đội ngũ của mình; đằng này CSVN vừa chấn chỉnh đội hình vừa tiến quân. Trên đuờng hành quân, nhiều người bỏ hàng ngũ để “kiếm chác” theo kiểu riêng của họ. Những viên chức đảng đang ở trong tâm trạng bất an để thực hiện công việc của mình.
CSVN không thể dự báo những nguy cơ tiềm ẩn về mặt kinh tế, chính trị cũng như về an ninh, quốc phòng. Thế giới không ngừng thay đổi, bất cứ quốc gia nào cũng chịu nhiều áp lực phải đối phó với những vấn đề chưa từng xãy ra trong quá khứ. Cách đây hơn ba năm, không một ai nghĩ rằng khủng bố có thế tấn công nước Mỹ; nhưng hiện nay, khủng bố được đưa vào chương trình nghị sự của các quốc gia và ngân sách dành cho chống khủng bố không phải là nhỏ.
Thế giới đang đứng trước những sự kiện làm chi phối cảm xúc và thay đổi hành vi của chúng ta. Những quốc gia dự báo tốt, chuẩn bị tốt có thể đối phó được với những bất trắc; còn ngược lại họ sẽ trở thành nạn nhân của những cuộc khủng hoảng.
Con người là nhân tố quyết định của công cuộc. Con người CS chủ quan duy ý chí, không nhận thức được mình và thế giới xung quanh? Họ không bao giờ chịu nghe ý kiến đóng góp của người khác. Nếu ai đó nói một điều thực tế gây bất lợi cho họ thì họ bỏ tù ngay tức khắc, mà không cần phải xem xét. CSVN vẫn không chịu thay đổi tư duy trước một thế giới hội nhập; đó là bản chất cố hữu của họ, bản chất này sẽ cản trở sự phát triển.
Lâu nay, CSVN cứ chằm hăm là làm thế nào để bảo vệ được sinh mệnh của Đảng mà quên mất là Đảng đang mất dần sức sống và đang bị bao vây tứ phía. Có quá nhiều lực lượng vô hình (intangible forces) làm “chảy máu” Đảng. Lực lượng này đang nằm trong chính nội bộ của họ. Mấy ngày hôm nay, ông Trần Đức Lương lên gân cót rằng: cần phải xác định lập trường tư tưởng, kiên quyết chống lại các thế lực quốc tế câu kết với các lực lượng trong nước chống Đảng, nhà nước và nhân dân ta… Cái kiểu nói của ông ta làm cho người nghe có cảm giác bạo lực, lật đổ đang nằm ngay sau lưng họ rồi. Nhiều chuyện nhờ có Đảng nói nên mới biết, chứ đọc báo thì chẳng bao giờ thấy đề cập đến.
Quyền lực của CS đang nằm ở Bộ Chính trị (BCT) mà BCT là lãnh đạo tập thể. Nhiều thầy thối ma! Không ai có thể biết Bộ Chính trị họp vào lúc nào và bàn về những vấn đề gì? Một chính phủ thông minh là một chính phủ phải biết rằng; một mình họ không thể giải quyết được tất cả những vấn đề kinh tế- xã hội. Do vậy, chuyện dân chuyện nước, họp kín làm gì cho khổ. Họ họp kín là nhằm bảo vệ quyền lợi nội bộ của tập đoàn cai trị mà thôi.
Nếu đại hội lần thứ10 của Đảng tổ chức vào đầu năm sau, mục tiêu của Đảng là làm thế nào để dân chúng thấy được sự độc đảng nhưng cuộc sống của dân chúng vẫn tốt đẹp. Với mục tiêu như vậy thì mô hình Singapore là hợp lý nhất. Đảng sẽ định hướng đường lối của VN theo mô hình Singapore? Năm 1965, dưới ngọn cờ của Đảng nhân dân hành động (PAP), ông Lý Quang Diệu đã xây dựng Singapopre thành quốc gia hùng mạnh và bây giờ ông ta trao quyền lại cho con trai là Lý Hiển Long. Đảng thèm khát một thể chế chính trị tuyệt vời như vậy; vừa độc đảng, vừa nắm mọi quyền lực nhưng vẫn trở nên hùng cường… Có một dịp, ông Khải hỏi ông Gok Chok Tong, cựu thủ tướng Singapore, rằng: Liệu 15 năm nữa VN có bằng Singapore hôm nay không ? Ông Gok trả lời rằng: Cái này, còn tùy thuộc các ông! Nếu là tôi, tôi chỉ mĩm cười. Tôi cười cái thật thà của ông Khải!
Cuối năm ngoái, ông Khải nói chuyện không vui là nhiều cán bộ tham nhũng phải ra trước vành móng ngựa. Đầu năm nay, ông ta lại nói chuyện buồn là guồng máy tư pháp bê bết quá. Theo thuyết duy lý của người phương Đông là “quá tam ba bận”. Ba lần như vậy thì chắc chắn lần sau cũng như vậy, chẳng thể thay đổi được nữa.
Làm chính trị xin đừng để cảm xúc chi phối mình, đừng để tình cảm riêng tư biểu hiện qua sắc mặt mà hãy ra sức chăm lo công việc. Sai lầm của ông Khải là bộc lộ cái vui-cái buồn ra trước mặt quan chức địa phương. Lời than phiền của ông ta sẽ làm cho nhiều người bất an, bởi vì nhìn vào đâu cũng thấy thối rửa.
Trong trường hợp cấp dưới gây hậu quả không tốt cho bộ máy, người lãnh đạo không nên than phiền mà chỉ có cách chức. Than phiền thì được nỗi gì? Viên chức Đảng sai trái đang ngồi ở dưới, nhưng một chốc nữa thôi, sau buổi họp này, họ lại trở về với chính con người của họ: Vô trách nhiệm, gây khó khăn cho dân chúng, ăn hối lộ và cản trở hoạt động của guồng máy…
CS là những con người nói một đường, làm một nẻo. Họ nhân danh những điều cao cả và tốt đẹp chỉ là để che đậy những tham vọng cá nhân và trục lợi. Khi đương nhiệm họ vẽ vời tương lai với những điều tốt đẹp, khi về hưu họ kể về quá khứ với những điều trăn trở; còn ở thì hiện tại họ chẳng làm được gì; thậm chí lại là những tên bán nước hại dân. Hiện nay, quan chức CS coi sự sống-chết của họ mới là quan trọng, chứ bộ máy thì nghĩa lý gì. Ai có giỏi thì cải cách đi, còn họ đánh bài chuồn. Hệ thống CS thế giới còn sụp đổ thì sá gì cái bộ máy rệu rã của CS Việt Nam.
Việc xây dựng bộ máy nhân sự là điều kiện tiên quyết trong mọi công cuộc. Dù một quốc gia chỉ có 3 triệu dân hay là 1.3 tỷ dân, dù quốc gia đó thuộc thế giới thứ nhất hay thế giới thứ ba, dù cho đó là việc làm đường giao thông hay xây dựng hệ thống y tế… thì con người vẫn là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu không xây dựng được một bộ máy công chức tâm huyết, bản lĩnh và giỏi giang; quốc gia đó có nguy cơ thất bại. Sai lầm lớn nhất của CS là trên con đường tiến hóa; Đảng đã giam cầm, xua đuổi, bắn bỏ những người con VN ưu tú nhất mà chỉ giữ lại những thành phần bất hảo, phá hoại… CS đã xây dựng nên một xã hội mà những con người lương thiện không thể nào sống nổi.
Cách đây 60 năm là năm Ất Dậu, nhiều người lớn tuổi vẫn còn nhớ đến nạn chết đói kinh hoàng giết hại hơn một triệu người VN. Nhiều xác chết trên đường làng, bờ đê, bãi tha ma… những xác người ốm tong ốm teo, giơ xương má hóp, khô đét đen thui. Nhiều người giật mình, năm này cũng là năm Ất Dậu. Nhiều dấu hiệu cho thấy nội bộ của CS đã lủng củng lắm rồi; trên nói dưới không nghe, Dân kêu than Đảng làm ngơ, mạnh ai nấy làm, sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi… Đảng đang mất dần quyền lực và co cụm lại. Tình trạng vô chính phủ ngày càng trở nên trầm trọng.
Năm 2005 là năm mà bản chất thối nát của chế độ CS bộc lộ rõ nhất; một năm mà những sai lầm, yếu kém, mâu thuẩn, khó khăn, bất lực không thể che đậy; và cũng là năm mà CS không thể chịu đựng nổi áp lực phải thay đổi. Các quan chức Đảng thờ ơ mệt mỏi, tâm lý bất an, hàng ngũ tơi bời… nhưng gồng gánh, tham vọng cho nhiều thì chỉ có nước gãy gánh mà thôi!
Sài Gòn ngày 30/09/2005
----- O -----
LẠI MỘT TRÒ GIẢ DANH TRƠ TRẼN CỦA CƠ QUAN AN NINH VIỆT NAM
Trần Quốc Hoàn
Sau khi tác giả gửi một số bài viết đăng tải trên các báo điện tử ở ngoài nước với biệt danh Trần Quốc Hoàn (1). Những ngày đầu tháng 9/2005, trên các trang báo điện tử www.ykien.net, www.doi-thoai.com, điện thư của Câu lạc bộ dân chủ Việt Nam số 50 ... có đăng tải một bài viết “Vị tướng công an Nguyễn Khánh Toàn”, cũng với biệt danh Trần Quốc Hoàn. Người viết xin tuyên bố: Đây là một sự mạo danh trắng trợn.
Người viết có thể công khai thông báo đến các cơ quan ngôn luận và bạn đọc rằng: Người viết là một người hoạt động đấu tranh dân chủ bí mật trong chế độ cộng sản Việt Nam. Đã có quá trình hoạt động rất nhiều năm và có nhiều bài viết đăng tải trên các diễn đàn công khai với nhiều biệt danh khác nhau. Biệt danh Trần Quốc Hoàn là một ẩn ý riêng của tác giả, cũng giống như nhiều biệt danh khác chỉ nhằm mục đích gắn liền với những nội dung cần đề cập đến trong bài viết, trong mỗi giai đoạn đấu tranh khác nhau.
Những bài viết với biệt danh Trần Quốc Hoàn là loạt bài viết tố cáo những tội lỗi của cơ quan an ninh công an và quân đội Việt Nam. Những bài viết này đều nêu ra những sự việc với dẫn chứng chínnh xác và lập luận chặt chẽ, không thể chối cãi. Người viết đều nhận được thông tin hưởng ứng của bạn đọc và dư luận. Trong thời điểm thích hợp sắp tới người viết sẽ gửi đến bạn đọc những nội dung rất quan trọng khác để người dân Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước nhận thấy những sự thật này và cùng đồng tâm hiệp sức lật đổ chế độ cộng sản độc tài, tàn bạo, thối nát.
Vậy tại sao có sự mạo danh nói trên ? Việc mạo danh đó nhằm mục đích gì ? Qua đó chúng ta rút ra được những suy nghĩ gì ?
Có những sự giải thích khác nhau cho sự việc trên:
1. Thứ nhất, hệ thống an ninh của chế độ cộng sản nhận ra một số tin tức tuyệt mật bị tiết lộ qua nội dung bài viết của tác giả Trần Quốc Hoàn. Những nội dung này rất ít người được biết và quan trọng hơn là những nội dung tiếp theo có thể đưa đến những hậu quả lớn hơn hoặc những đổ vỡ mang tính quyết định đối với họ trong thời điểm bị bao vây từ tứ phía, ngàn cân treo sợi tóc. Những chi tiết của bài viết và cách lập luận cho biết rằng tác giả có thể chính là một người đang làm việc trong cơ quan an ninh. Vì vậy họ đang ráo riết săn lùng, giăng bắt. Đây cũng là một trong hai lý do chính khiến người viết chậm gửi các bài viết tiếp theo đến các báo.
Trong ý đồ của cơ quan an ninh có hai biện pháp.
* Biện pháp thứ nhất là truy tìm ra thủ phạm để triệt tận gốc. Biện pháp truy tìm là các phương pháp kĩ thuật nghiệp vụ:
Về bài viết “Vị tướng công an Nguyễn Khánh Toàn” không nằm ngoài những mục đích đó.
* Biện pháp thứ hai là gây nghi ngờ, làm mất uy tín của tác giả.
Khi tác giả đã bị mất uy tín thì các thông tin tiếp theo của tác giả sẽ không được độc giả hưởng ứng và đánh giá đúng giá trị nữa.
Bài viết “Vị tướng công an Nguyễn Khánh Toàn” này cũng không nằm ngoài mục đích đó.
2. Thứ hai, tại sao tác giả của bài viết “Vị tướng công an Nguyễn Khánh Toàn” không dùng một biệt danh khác (chắc chắn các trang báo điện tử hải ngoại vẫn sẽ đăng tải) ? và lại gửi bài viết này cho CLBDC Việt Nam ? Vậy việc làm này chắc chắn sẽ nhằm mục tiêu với hai nơi đó. Cơ quan an ninh cộng sản cho rằng hai nơi này xuất phát những tin tức quan trọng liên quan đến họ. Bài viết của tác giả Trần Quốc Hoàn lại được đăng trên điện thư số 49, vậy là có những liên hệ với nhau. Một bài viết giả danh đã được gửi đến CLBDC Việt Nam nhằm nhiều mục đích, trong đó rất quan trọng là họ sẽ làm mất uy tín của CLBDC Việt Nam; tác giả Trần Quốc Hoàn và CLBDC Việt Nam sẽ bị hiểu lầm là có liên quan đến Tổng cục II trong âm mưu đánh Bộ Công an. Vậy là cơ quan an ninh dùng một phát súng hạ được hai mục tiêu.
3. Thứ ba, một âm mưu của cơ quan an ninh quân đội, một mũi tên nhằm nhiều mục đích. Cơ quan tình báo quân đội đang lồng lộn trước hàng loạt bê bối, tổn thất và bị qua mặt. Các thông tin trước đây được coi là “tuyệt mật” cứ không cánh mà bay lên các diễn đàn điện tử. Thể hiện rõ sự bất lực, tan rã và có nội gián. Cơ quan an ninh quân đội đang rơi vào tình trạng yếu kém và mất uy tín nhất trong lịch sử nghành tình báo quân đội Việt Nam. Trong khi đó nghành công an lại đang lập được rất nhiều chiến công mới, là lực lượng đang được Đảng cộng sản và chính quyền dung dưỡng, ve vuốt nhằm bảo vệ sự sống còn cho họ. Trước đây Tổng cục II coi Bộ công an không đáng giá một xu. Họ qua mặt và sai bảo tất cả lực lượng công an. Gần đây, trước sự tai tiếng và suy sụp của Tổng cục II, lực lượng công an bắt đầu phản kích, đòi rửa nhục, đòi lại những quyền hạn mà Tổng cục II cưỡng đoạt trắng trợn của họ, đòi đưa Tổng cục II về đúng vị trí của mình. Tổng cục II rất căm những ý kiến đó, trong đó có ý kiến của Nguyễn Khánh Toàn. Bởi vì Nguyễn Khánh Toàn mới là dân Công an thứ thiệt chứ Lê Hồng Anh thì biết gì mà nói. Hơn nữa Lê Hồng Anh đã quá chán ngán, mệt mỏi với vị trí lúc nào cũng như ngồi trên chảo lửa, thù trong giặc ngoài này. Chỉ có Nguyễn Khánh Toàn là tỏ rõ âm mưu lâu dài và quyết liệt nhất, mặc dù Nguyễn Khánh Toàn tỏ ra có nhiều liên hệ và gắn bó với Tổng cục II, nhưng tất cả vẫn chỉ là che đậy bên ngoài, dân trong nghề thì có thể biết ngay.
Do vậy, Tổng cục II đang muốn nhân cơ hội nào để để phản công lại Bộ công an - kẻ duy nhất có thể cạnh tranh với họ về công việc. Việc tìm những chứng cứ để khống chế và triệt hại các lãnh đạo Công an nằm trong một kế hoạch lâu dài của Tổng cục II.
Hơn lúc nào hết, thời điểm này họ lại cũng muốn chĩa các mũi dùi, các mối quan tâm của dư luận, của nhân dân, của các lãnh đạo cộng sản sang các mục tiêu khác, mà nơi “chia sẻ” tốt nhất đấy chính là Bộ công an.
Việc tìm ra những kẻ chống phá trong nội bộ, tìm ra một hệ thống nội gián để chấm dứt những hậu họa, để lấy làm lý do trả lời cho những tội lỗi đã gây ra, để báo công cũng là một mục tiêu hàng đầu lúc này. Tổng cục II đang dùng hết sức để đạt được mục tiêu này.
4. Thứ tư, có một sự đấu đá trong nội bộ lực lượng công an. Việc này thì thật ra cũng chẳng mới mẻ gì. Và thật ra đây vẫn là chuyện hằng ngày ở tất cả các cơ quan chánh quyền cộng sản, mà càng ở nơi cao nhất thì càng diễn ra quyết liệt hơn, trong nội bộ các cơ quan nghiệp vụ thì cuộc chiến lúc nào cũng căng thẳng từng giờ phút, từng hành động. Cuộc tranh giành quyền lực, địa vị tại những vị trí cao nhất là một cuộc chiến không khoan nhượng và kéo dài nhiều năm tháng cho đến khi phải có một kẻ chiến thắng, kẻ hi sinh, hoặc là đến những năm tháng nghỉ hưu cuối đời.
Nguyễn Khánh Toàn là một kẻ mà xung quanh đầy những kẻ thù, sẽ thật là võ đoán khi khẳng định ngay rằng ai chính là tác giả của chiến dịch lật đổ này.
Kẻ chủ mưu muốn “mượn tay giết người”, muốn tung hỏa mù, tung đòn đá nối, thừa gió bẻ măng.
Kẻ chủ mưu vẫn nằm trong bóng tối và dù kẻ đó là ai cũng vẫn chỉ là những mục đích cá nhân, sẽ không mang lại cho phong trào đấu tranh dân chủ, cho nhân dân điều gì tốt đẹp hơn. Dù là Nguyễn Khánh Toàn hay một kẻ nào khác nắm giữ chức vụ Thứ trưởng thường trực hay Bộ trưởng công an thì kẻ đó cũng vẫn là những tên chó săn có hạng, là kẻ thù của lực lượng đấu tranh dân chủ, kẻ thù của nhân dân.
Tóm lại, cho dù là mục đích như thế nào, việc mạo nhận trên đây cũng là hành động của cơ quan an ninh cộng sản nhằm nhiều “giả định khác nhau, và họ tin rằng thế nào họ cũng sẽ đạt được một mục đích nào đó, nếu tác giả Trần Quốc Hoàn thật sự không lên tiếng (đây là một khả năng mà họ cho là rất ít xảy ra).
Theo suy đoán của họ, nếu tác giả là người làm việc trong bộ máy an ninh, sẽ không có sự phản ứng nào, đây được coi như sự thỏa thuận ngầm của những kẻ có hiểu biết về nghiệp vụ. Cả hai kẻ: thật và giả vẫn nằm trong bóng tối. Và nếu tác giả lên tiếng sẽ mắc mưu khiêu khích của họ, như trên đã nói, ngược lại sự im lặng cũng sẽ tạo ra thêm nhiều rối rắm cho các bộ phận chuyên môn. Cơ quan an ninh cũng suy đoán được suy nghĩ này của tác giả, như vậy càng có thêm cơ sở để khẳng định chắc chắn tác giả Trần Quốc Hoàn phải là người nằm trong nội bộ.
Nhưng, tất nhiên cơ quan an ninh cũng không loại trừ khả năng có bài viết tố cáo này, vậy thì họ vẫn đạt được hai mục đích, đó là biết được thêm các thông tin về tác giả và làm rối loạn các thông tin, thật - giả, trắng - đen, địch - ta lẫn lộn.
Qua sự việc mạo nhận trên cá nhân người viết cũng rút ra được một số suy nghĩ muốn thông tin chia sẻ cùng bạn đọc, các Ban biên tập báo điện tử hải ngoại và cả những người đang đấu tranh dân chủ.
Bản thân người viết đã dám công khai những điều này thì tất nhiên cũng không có gì phải lo ngại các cơ quan an ninh. Các mưu đồ và biện pháp nghiệp vụ của họ thì người viết cũng đã nêu ra ở trên đây cả rồi.
Đã biết rằng họ khiêu khích mình mà mình vẫn lên tiếng thì chắc chắn là họ cố truy tìm cũng chỉ mất công mà thôi.
Điều rất quan trọng mà không thể im lặng đó chính là không được để họ lợi dụng danh nghĩa mình mà làm điều phi nghĩa. Không được im lặng khi người khác làm mất uy tín, danh dự mình. Việc đăng tải bài viết “Vị tướng công an Nguyễn Khánh Toàn” có thể chỉ là những động thái ban đầu, sau nữa họ sẽ tiến hành hàng loạt những biện pháp khác để vô hiệu hóa mình, triệt hạ sự phát triển phong trào đấu tranh dân chủ.
Gần đây đã có rất nhiều những hành động khiêu khích như vậy ở trên các Website hải ngoại và các diễn đàn trao đổi thông tin ở hải ngoại (cơ quan công an và quốc phòng đều cử ra một bộ phận chuyên môn luôn theo dõi, ghi nhận và “gây nhiễu”, chống phá trên các diễn đàn này). Họ công khai công kích để chia rẽ và gây thù hận giữa các cá nhân tham gia trên diễn đàn, và giữa các quan điểm tư tưởng còn chưa đồng nhất được bày tỏ trên diễn đàn. Họ gây rối trên diễn đàn nhằm khiêu khích những người thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiềm chế, có lòng tự trọng cao, có cá tánh nóng nảy, nhằm mục đích hạ thấp uy tín của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tạo hình ảnh xấu về người Việt hải ngoại trong con mắt những người dân trong nước, nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết. Họ tìm kiếm những người có ý kiến phản ứng với họ, hoặc có đưa ra những quan điểm, tài liệu dẫn chứng chống nhà nước Việt Nam để theo dõi, thu thập cứ liệu. Phải tuyệt đối cảnh giác, không để mắc mưu của an ninh cộng sản. Thái độ và trách nhiệm chung của chúng ta là phải lấy vũ khí của họ để đánh lại họ. Những kẻ khiêu khích sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản nếu không có ai hưởng ứng (đôi khi bọn họ cũng cố vẽ người để cùng diễn tuồng, “tung hứng” cho nhau). Khiêu khích mà đối tượng lại dửng dưng, “cười nhạt”, điều đó sẽ làm cho bọn họ “tự tức mình”, mình chửi rồi cũng chính mình lại phải nghe, đấy chính là “lấy vũ khí địch đánh địch”. Những “gánh hát” này sẽ hết “đất diễn” nếu không có khán giả. Nếu thống nhất được phương pháp đó thì chúng ta sẽ rất dễ tìm ra những kẻ quấy rối đó, bởi đơn giản là khi mà tất cả đều ngoảnh mặt bỏ đi thì chỉ những khán giả đơn độc còn lại, những kẻ vỗ tay hoan hô chính là đồng bọn của nhau.
Tuy nhiên, những hành động của cơ quan an ninh không ngừng ở phạm vi các thông tin nặc danh, gây rối trên các diễn đàn. Cơ quan an ninh đã tạo ra được một số tên tuổi tham gia vào các diễn đàn đấu tranh dân chủ (cả trong và ngoài nước), nhằm chia rẽ và phá vỡ phong trào đấu tranh dân chủ. Những kết quả mà họ đạt được bước đầu gần đây những người theo dõi về tình hình dân chủ đều đã nhận thấy. Song cho dù họ có cố gắng đến đâu và tài giỏi đến mức nào, che dấu ở những mật danh nào, tấm mặt nạ của họ cũng sẽ bị lột xuống. Những người đấu tranh dân chủ không nhẹ dạ, không ngu dốt như họ tưởng. Cuộc đấu tranh dân chủ là một cuộc chơi công khai, thẳng thắn, đánh bài ngửa. Dân chủ là đích đến tất yếu của toàn nhân loại.
Cuộc đấu tranh dân chủ là của toàn dân tộc Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại, không dựa vào bất cứ cá nhân nào, vào sức mạnh của riêng ai. Những cái gai, cái chông mà mạng lưới an ninh đặt ra để bẫy hại những người đấu tranh dân chủ sẽ chỉ như những ngọn cỏ trong cơn cuồng phong dân chủ sẽ trải qua đất nước Việt Nam. Những kẻ làm công chỉ nhận được những đồng lương ít ỏi, không đủ nuôi sống gia đình mình để đàn áp lại đồng bào mình, nhấn chìm tương lai dân tộc mình, hãy mau nhận nhận ra những sự thật, nhận nhận ra chính nghĩa, chấm dứt những trò dại dột và vô tác dụng kia.
Trong hoàn cảnh hiện nay, sự chống phá của các cơ quan an ninh cộng sản sẽ ngày một nhiều hơn, tinh vi hơn, với nhiều thủ đoạn khác nhau, vì vậy cá nhân người viết xin đề nghị các cơ quan báo chí hải ngoại nên thận trọng hơn nữa trong việc đăng tải các bài viết của cùng một tác giả. Khi tác giả gửi bài viết đến đều có điều kiện phải khai báo địa chỉ e-mail và một số nội dung khác, nếu lỡ cùng một tác giả mà các số liệu khai báo khác nhau thì cần phải thẩm tra lại, hoặc trực tiếp gửi e-mail hỏi lại cho chính xác (giống như mạng Talawas vẫn làm). Ví dụ như, để đảm bảo an toàn, mỗi bài viết tác giả sẽ dùng mỗi địa chỉ e-mail khác nhau (điều này là cần thiết, dễ chấp nhận), nhưng cần cho biết địa chỉ e-mail đã sử dụng gửi bài lần trước, tên tác giả khai báo có trùng hợp hay không ? Đặc biệt là các thông tin mang nội dung khó thẩm định, nhạy cảm, mục đích khó xác định, cần kiểm soát rõ ràng hơn trước khi đăng tải. Báo chí hải ngoại là một phương tiện chính yếu, có những đóng góp, hỗ trợ rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh dân chủ của nhân dân Việt Nam.
Trong hoàn cảnh đầy khó khăn này, phải đối đầu với cả một bộ máy an ninh đồ sộ, các cơ quan báo chí hải ngoại nên có những cố gắng hơn nữa để giúp sức cho các lực lượng đấu tranh dân chủ tìm kiếm ra những kẻ mạo danh, những tên an ninh sâu mọt đang chui rúc trong hàng ngũ những người dân chủ, bằng cách ghi nhớ những địa chỉ e-mail, các số IP, từ đó có sự so sánh, tìm hiểu các mối liên quan của các tác giả, tìm ra xuất xứ những bài viết mang nội dung li gián, khiêu khích, chống phá; địa chỉ những địa điểm Internet mà những kẻ chống phá, những tên an ninh mạo danh hay sử dụng, công bố công khai những thông tin này trên diễn đàn để các lực lượng dân chủ trong nước biết được những địa chỉ Internet đó, những địa chỉ e-mail đó. Làm được điều này sẽ là một đòn phản công của cơ quan báo chí, của lực lượng dân chủ vào hệ thống an ninh cộng sản. Phải kiên quyết đưa những kẻ mạo danh ra ánh sáng công lý.
----- O -----
Những Vấn Đề Trong Luật Pháp Của Việt Nam
Việt Hải – ĐDCND
Trong những năm gần đây, cùng với bước phát triển của xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể trên lĩnh vực Lập Pháp. Cụ thể, là việc các Bộ Luật lớn của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện như : Bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự….bên cạnh đó là việc phê chuẩn ngày càng nhiều Luật mới như : Luật Đầu tư, Luật Thương mại….đã ngày càng củng cố cho Việt Nam trên con đường phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những bước phát triển nhanh như vậy, còn có những bất cập mà Nhà nước Việt nam phải đối mặt :
Một là, một bộ phận quần chúng không nắm vững luật hay cụ thể hơn là không biết về luật pháp, đã hành động theo những tập quán trước đây. Do vậy, việc dẫn đến vi phạm là không tránh khỏi. Mặt khác, do những người thi hành pháp luật cũng chưa hiểu rỏ hết về luật, mỗi vùng, mỗi điạ phương lại có cách thi hành luật khác nhau, chưa đồng nhất đã dẫn đến những rắc rối trong quá trình áp dụng luật.
Hai là, việc ban hành quá nhiều Luật đã dẫn đến việc chồng chéo trong qúa trình áp dụng. Cùng một hành vi nhưng thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều điêu luật, đồng thời việc quy định các chế tài đối với hành vi đó cũng khác nhau làm kho khăn trong việc thi hành luật. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do việc soạn thảo luật và ban hành luật do hai cơ quan chịu trách nhiệm riêng biệt. Vì vậy đã không có sự đồng nhất từ trên xuống dưới, người soạn thảo luật chỉ biết được trong phạm vi các lĩnh vực cũa mình, đồng thời người có thẩm quyền ban hành luật thì lại không nắm vững được tổng thể các văn bản luật đã ban hành.
Ba là, việc ban hành luật đã không theo kịp đà tiến bộ của xã hội. Nhiều hành vi mới xuất hiện nhưng chưa có một điều luật nào phù hợp để điều chỉnh. Do vậy, việc áp dụng tiền lệ pháp, tập quán pháp trong xét xử còn nhiều, hoặc không thể xét xử được vì luật pháp không quy định. Đây là một trong những vấn đề rất bức xúc đối với luật pháp Việt Nam.
Một thí dụ điển hình là Bộ Luật Dân sự, số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 vừa trong điều 642 về qui định từ chối nhận di sản như sau:
Phản bác của nhân dân là chỉ riêng phần qui định về di sản trong Bộ Luật Dân sự này đã có nhiều vấn đề, kẻ hở, tạo cơ hội, điều kiện cho tham nhũng hoành hành, làm cho nhân dân càng lúc càng lao đao khốn khó hơn. Luật lệ nên tôn trọng và ghi nhận các quyền cơ bản sau:
Những kẻ hở trong Luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện để quan chức đảng viên làm tình làm tội nhân dân. Tạo cơ hội cho bọn tham nhũng càng lúc càng tinh vi và xảo quyệt hơn. Trong chế độ mà người làm luật đã không biết luật, lại còn muốn lợi dụng luật để tham nhũng thì chỉ có nhân dân là người bị áp bức, thiệt hại nhiều nhất.
----- O -----
Little Saigon Radio phỏng vấn Nhà Văn Vũ Thư Hiên
05.10.2005
Đinh Quang Anh Thái: Thưa ông, tháng trước có một cuộc họp có tên là Họp mặt Dân chủ 2005 được tổ chức tại Cali Mountain (California) và ông là một trong những người tham dự. Ông có thể cho biết về tổ chức dân chủ mới xuất hiện này ?
Vũ Thư Hiên: Đúng như tên gọi của nó, Họp mặt Dân chủ chỉ là một cuộc họp mặt. Họp mặt Dân chủ không phải là một tổ chức. Nó ra đời một cách tình cờ, ngẫu nhiên, bắt đầu từ một sáng kiến ngẫu hứng, có thể nói như vậy. Mấy người bạn gặp nhau, họ đều là những người quan tâm tới cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, thế rồi trong bữa ăn, bên bàn trà, họ bàn luận với nhau nhiều chuyện. Rồi họ thấy giá mà tổ chức được những cuộc gặp gỡ đông đủ hơn để những người tham dự có điều kiện bổ túc cho nhau những hiểu biết, những kinh nghiệm đấu tranh nữa, thì thật bổ ích. Một cuộc gặp mặt theo cái kiểu như vậy đã được tổ chức lần đầu tại Đức vào năm 2002. Tên gọi Họp mặt Dân chủ ra đời chính là trong cuộc họp mặt này. Những người tham dự quyết định mỗi năm lại gặp nhau một lần như thế. Vì thế mà có Họp mặt Dân chủ 2003 ở Pháp, Họp mặt Dân chủ 2004 ở Hoa Kỳ, Họp mặt Dân chủ 2005 là cuộc họp mặt mà bạn vừa nói tới…
Đinh Quang Anh Thái: Có người nói rằng những cuộc Họp mặt Dân chủ được tổ chức bí mật, có đúng thế không ? Và đàng sau những cuộc họp kín ấy là cộng sản Hà Nội? Cả việc ông Hoàng Minh Chính đến Hoa Kỳ trước cuộc Họp mặt Dân chủ 2005 để có thể gửi lời chào mừng cũng là do Hà Nội sắp đặt ?
Vũ Thư Hiên: (cười) Không phải chỉ do Hà Nội sắp đặt, mà có cả sự dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Washington nữa chứ, theo một bài viết khác mà tôi vừa đọc. Nói tóm lại, người ta coi đó là bài bản của hai quyền lực thoả hiệp với nhau, đại khái thế. Cũng theo cách suy diễn phong phú ấy người ta có thể nói thêm rằng Hà Nội và Washington đã bàn nhau bày đặt ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt nơi ông Hoàng Minh Chính ấy chứ. Để rồi viện cớ đến Hoa Kỳ mà tuyên bố chống chế độ độc tài trong một vở kịch bình cũ rượu mới “Lê Lai liều mình cứu chúa”… Mà tại sao Hoàng Minh Chính không đến dự Họp mặt Dân chủ 2005 cho tiện mà lại gửi lời chào mừng? Chắc hẳn hôm ấy có một cuộc họp quan trọng giữa ông Chính với các điệp viên 008 và 009, có thể thế lắm. Những chuyện tiếu lâm ấy không thiếu. Với tư cách một người tham dự, tôi khẳng định Họp mặt Dân chủ không phải là một cuộc họp bí mật. Không có hội kín hội hở nào ở đây cả.
Đinh Quang Anh Thái: Người ta cũng đặt câu hỏi: để tổ chức được những cuộc họp mặt như thế phải cần đến tiền, vậy ai là người tài trợ ?
Vũ Thư Hiên: Tại sao lại cứ phải có ai đó tài trợ thì những người thích gặp nhau mới có thể gặp được nhau nhỉ? Những người đến dự Họp mặt Dân chủ không đông, chừng năm sáu chục người, để tham dự họ phải bỏ tiền túi đấy. Đông hơn thì mọi người cũng muốn, nhưng lại khó tổ chức, từ việc chọn địa điểm họp cho đến thời gian, sao cho thích hợp với đa số. Ai cũng có thể tham dự Họp mặt Dân chủ, miễn là có người đã tham dự cuộc họp mặt trước đó giới thiệu. Tại sao lại phải có sự giới thiệu? Là vì để có người đứng ra bảo đảm rằng người đến dự không phải chỉ để “xem nó ra làm sao”, vì tò mò, và vì muốn giết thời giờ nhân tiện một chuyến du lịch.
Đinh Quang Anh Thái: Ông cho rằng hình thức họp mặt này là tốt cho những ai quan tâm tới cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước ?
Vũ Thư Hiên: Nếu không cho là tốt thì tôi không đi. Ở tuổi 72, tôi không có nhiều thời gian để tiêu phí. Tôi sẽ lấy làm tiếc không được dự một cuộc họp mặt như thế vì thiếu sức khoẻ.
Đinh Quang Anh Thái: Chúng tôi không thấy có những thông cáo báo chí về những cuộc Họp mặt Dân chủ? Tại sao ?
Vũ Thư Hiên: Họp mặt Dân chủ không phải một tổ chức, tôi xin nhắc lại. Nó không có nhu cầu quảng bá kết quả của nó như thường có sau một hội nghị. Còn chuyện này nữa: những người tham dự là những người khiêm nhường, họ không muốn làm ồn ào về những phát biểu của mình. Cho dù những phát biểu ấy chẳng đụng đến ai. Đó chẳng qua chỉ là kết quả những nghiên cứu của họ. Chẳng hạn, về quan hệ giữa dân chủ và phát triển (dân chủ trước, phát triển sau hay ngược lại?), về tiến trình dân chủ hoá trong các xã hội hậu cộng sản, hoặc về những cái ta tạm gọi là “diễn biến hoà bình” trong các cuộc cách mạng nhung ở các nước ở Đông Âu và trong Liên bang xô-viết cũ. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu mà tác giả của chúng không muốn công bố khi chuyển về trong nước đã được anh em trong nước đón nhận với sự trân trọng. Vì vậy mà không phải chỉ có ông Hoàng Minh Chính, mà các ông Trần Khuê, Đỗ Nam Hải cũng gửi lời chào mừng đến Họp mặt Dân chủ 2005. Một dấu hiệu đáng khích lệ của sự liên kết trong ngoài. Những người dân chủ trong nước đánh giá tốt công việc của những cuộc Họp mặt Dân chủ.
Đinh Quang Anh Thái: Nhân tiện nói đến ông Hoàng Minh Chính, xin ông cho biết có phải ông Chính đến Hoa Kỳ là do sự vận động của Đảng Nhân dân Hành động như một vài bài báo đã viết hay không ?
Vũ Thư Hiên: Ở đây có sự hiểu nhầm. Tôi quen biết bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, tôi quý mến ông ấy. Ông ấy là một người rất nhiệt tình với cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước. Đối với ông Hoàng Minh Chính, một người đã bị chính quyền Hà Nội bắt tù nhiều lần, lẽ dĩ nhiên ông Ngãi có sự kính trọng đặc biệt. Khi được ông Trần Khuê thông báo ông Chính bệnh nặng khó lòng qua khỏi tôi có gọi điện cho ông Ngãi để hỏi ông Ngãi xem bệnh tình của ông Chính như thế thì nên chữa chạy cách nào. Ông Ngãi bảo: bệnh ung thư tuyến tiền liệt không phải là một nan y đối với y khoa hiện đại, nhưng ở Việt Nam thì có thể có những khó khăn đấy. Thế rồi trong một cuộc điện đàm tiếp theo tôi hỏi ông Ngãi: nếu ông Chính được chữa bệnh tại Hoa Kỳ thì liệu có qua khỏi được không? Ông Ngãi nói: vấn đề là ông Chính còn đủ sức khoẻ để bay một chuyến đường dài không? Và liệu người ta có để cho ông ấy đi không? Tôi nêu ý kiến hay là ta thử mời ông Chính sang Mỹ chữa bệnh, tuy có những khó khăn về tài chính đấy, nhưng là điều tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, một người như ông Chính sẽ có những người ủng hộ. Ông Ngãi nói rằng chuyện tài chính không phải chuyện đáng lo, một mình ông ấy cũng bảo đảm được, và ông Ngãi lập tức làm giấy mời chuyển qua ông Nguyễn Thanh Giang để ông Giang đưa đến cho ông Chính, đồng thời một phó bản cũng được gửi đến toà đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Giấy mời gửi đi rồi, chúng tôi vẫn lo lắng – liệu người ta có cho ông Chính đi không? Trong một cuộc điện đàm với bà Chính, bà Chính cũng cho tôi biết không ai có thể nói chắc Hà Nội sẽ cho ông Chính đi. Nhưng rồi ông Chính đã đến Hoa Kỳ. Một sự bất ngờ đối với tôi, thú thực như vậy. Nhưng đầu đuôi câu chuyện chỉ có thế thôi. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi là một con người, trong chuyện này ông hành xử như một con người, chứ không phải như một người lãnh đạo của một tổ chức là Đảng Nhân dân Hành động. Cách nhìn một con người nhất thiết phải thuộc một tổ chức nào đó là một cách nhìn không nên có. Mà nếu như Đảng Nhân dân Hành động có ý muốn cứu một người dân chủ đang ở trong tình trạng cận kề cái chết thì đã sao? Chẳng lẽ đó là một việc không nên làm? Lại có tin ông Hoàng Minh Chính kéo Đảng Nhân dân Hành động vào như một trụ cột của phong trào dân chủ hải ngoại nữa, rồi tin đồn đó bay về trong nước, hoặc do công an bịa ra để bêu xấu ông Hoàng Minh Chính. Không có tự do ngôn luận thì thế đấy. Trong nước đã có trên 600 tờ báo lớn nhỏ của đảng cộng sản, mà nhân dân vẫn say sưa với các tin đồn. Chẳng thế mà trong cuộc chiến tranh tâm lý, đảng cộng sản đã có cả một trung tâm tung tin vịt.
Đinh Quang Anh Thái: Có người cho rằng việc chính quyền Hà Nội cho phép ông Chính sang Hoa Kỳ chữa bệnh là có ẩn ý, chắc ông Chính phải “ngả cờ” theo họ thì họ mới cho đi. Trong một bức thư ngỏ được phát tán trong nước ký tên Trần Quốc Minh mà chúng tôi nhận được cũng có ý như thế. Ông Trần Quốc Minh này đặt nghi vấn: phải chăng ông Hoàng Minh Chính đã “ngả cờ”, sẵn sàng bán rẻ phong trào dân chủ trong việc làm ngơ cho hai ông Hoàng Tiến và Nguyễn Thanh Giang chửi bới nhau trên mạng, thậm chí còn đứng hẳn về phe ông Hoàng Tiến, là để đổi lấy chuyến đi cứu mạng ?
Vũ Thư Hiên: Bức thư tán phát ký tên Trần Quốc Minh không làm ai ngạc nhiên. Giọng văn và luận điệu trong đó có thể thấy ngay mà chẳng cần tinh tường cho lắm là của Công an. Nhưng cách nghĩ của ai đó ở hải ngoại rằng hẳn ông Chính phải “ngả cờ”, phải “nhận nhiệm vụ” của Hà Nội, thì mới được đi thì không phải của Công an đâu. Đó là cách suy diễn theo tam đoạn luận, rất thông thường, nhưng cũng thường sai lầm. Tại sao không đặt câu hỏi theo cách khác: tại sao vài năm trước ông Hoàng Minh Chính chắc chắn không thể đi được mà nay lại được đi? Cần phải đặt sự việc trong bối cảnh không gian và thời gian của nó, nếu không muốn sa vào sai lầm. Ta hãy đặt một loạt câu hỏi. Tại sao ông Trần Khuê vừa mới ra tù đã có thể trả lời thoải mái các cuộc phỏng vấn các của các đài nước ngoài? Tại sao linh mục Nguyễn Văn Lý mới đây dám công nhiên kêu gọi tẩy chay bầu cử? Tại sao ông Phương Nam không bị bắt khi tung ra lời kêu gọi trưng cầu dân ý? Tại sao Hà Nội không dám ngăn cản những vị dân biểu Mỹ và châu Âu, những vị đại sứ các nước, viếng thăm hoà thượng Thích Quảng Độ? Tại sao những nhà dân chủ và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo lại có thể được mời và ung dung đến toà tổng lãnh sự Sài Gòn để dự tiệc mừng Ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ mà không bị ngăn cản? Thời gian hôm nay khác với thời gian hôm qua, vị thế của các chủ thể nằm trong một sự việc hôm nay cũng khác hôm qua. Không nên, rất không nên đeo đồng hồ chết. Rất nên vui mừng cho cuộc đấu tranh dân chủ hôm nay nhờ áp lực quốc tế, mà áp lực đó có được là có phần đóng góp không nhỏ chút nào của người Việt hải ngoại, đã buộc chế độ độc tài phải lùi dần từng bước.
Đinh Quang Anh Thái: Ông có thể cho biết về mối mâu thuẫn giữa hai ông Hoàng Tiến và Nguyễn Thanh Giang. Nó được nhắc tới trong cái gọi là thư của Trần Quốc Minh , theo đó thì nó được ông Hoàng Minh Chính khuyến khích, nhằm phá vỡ phong trào dân chủ. Chắc ông biết rõ chuyện này.
Vũ Thư Hiên: Tôi xin được không trả lời câu hỏi. Quả là có một mâu thuẫn đã bùng nổ giữa hai người đấu tranh cho dân chủ mà chúng ta biết tiếng. Nó bắt đầu bằng bài viết của ông Hoàng Tiến trên trang web Talawas, sau đó là bài trả lời của ông Nguyễn Thanh Giang. Cả hai đều vấy bùn của nhau. Nhưng đó không phải là một cuộc tranh luận về đường lối đấu tranh cho dân chủ. Không ai tán thành một cuộc cãi vã như thế. May, nó đã được dẹp, mặc dầu nó được công an khai thác tận tình. Ngoài thư của Trần Quốc Minh, còn có thư của Mai Danh, của Quốc Tiến và đủ mọi thứ tên khác. Còn ông Hoàng Minh Chính, có đúng ông ấy làm như Trần Quốc Minh vu cáo không, thì bạn tự có câu trả lời. Ông Hoàng Minh Chính chỉ có thể là Hoàng Minh Chính, với danh hiệu “người anh cả của phong trào dân chủ” mà anh em dân chủ phong cho, nếu ông ấy đứng ngoài và đứng trên cuộc cãi vã vô bổ nọ. Ông ấy phá vỡ phong trào dân chủ chỉ để được đi Mỹ chữa bệnh ư? Không có ý nghĩ nào tầm phào bằng ý nghĩ ấy.
Đinh Quang Anh Thái: Ông nghĩ gì về sáng kiến của ông Hoàng Minh Chính về một “Tiểu Diên Hồng – Bàn tròn Ba bên” mà ông ấy đã đề xuất từ nhiều năm trước ?
Vũ Thư Hiên: Bàn tròn, và lại còn Diên Hồng nữa, có nghĩa là những người tham gia cái bàn tròn đều bình đẳng trong sự bàn việc nước. Bạn có tin rằng đảng cộng sản đồng ý và coi những người không phải là họ bình đẳng với họ không? Không chứ? Tôi cũng vậy. Tôi không tin.
Đinh Quang Anh Thái: Nhưng ông Hoàng Minh Chính tin ?
Vũ Thư Hiên: Tôi chắc chắn ông Hoàng Minh Chính cũng không tin. Ông ấy là một nhà hoạt động cách mạng lâu năm. Hơn ai hết, ông ấy hiểu cái đảng mà ông ấy từng là đảng viên, ông ấy hiểu rất tốt những người trước kia là đồng chí của ông ấy, ông ấy hiểu rất tốt cái bộ máy mà đảng cộng sản đã xây dựng nên. Năm nay ông Chính 85 tuổi, ở tuổi 85 ông ấy đâu còn ngây thơ để tin vào những phép màu chỉ có trong chuyện cổ tích. Nhưng không phải một khi đã không tin thì không được phép đưa cái bàn tròn đáng yêu ấy ra để làm một phép thử. Vì biết chắc chắn kết quả của phép thử, ông Chính muốn kết quả của nó sẽ làm cho mọi người hiểu rõ hơn một sự thật: ấy là đừng bao giờ tin vào thiện chí rời bỏ quyền lực của những tên độc tài, rằng chỉ có đấu tranh mới có thể giành được cái mình muốn có.
Đinh Quang Anh Thái: Có người nói rằng đưa ra sáng kiến “Bàn tròn Ba bên” là bắt tay với cộng sản? Ông nghĩ sao ?
Vũ Thư Hiên: Chà, giá mà họ chịu bắt tay với chúng ta để bàn chuyện lo cho đất nước được phát triển, dân ta được sống tự do, hạnh phúc nhỉ? Bắt tay với chúng ta để cùng lo việc nước có nghĩa là họ sẽ chịu bỏ độc quyền lãnh đạo, nên hiểu là độc quyền muốn làm gì thì làm, trong đó tất nhiên phải có độc quyền nắm mọi đặc quyền đặc lợi như ta đang chứng kiến. Làm sao họ có thể bỏ cái vật qysz1 ấy đi được? Họ chỉ chịu như thế khi họ tươi cười bước vào nhà thương điên thôi, bạn ạ, làm gì có chuyện đó.
Đinh Quang Anh Thái: Trong cuộc phỏng vấn vừa rồi của phóng viên Việt Hùng của đài Tiếng nói Á châu Tự do (Radio Free Asia), ông Trần Khuê có nói, tôi xin phép đọc nguyên văn: “Vừa rồi chúng tôi cùng linh mục Nguyễn Văn Lý, giáo sư Nguyễn Chính Kết, kỹ sư Đỗ Nam Hải có đến thăm linh mục Chân Tín và bây giờ đang ở nhà cụ Lê Quang Liêm. Chúng tôi bàn về một liên minh thần thánh, các cụ đều thống nhất là đứng trong phong trào Dân Chủ Việt Nam Thống Nhất, đó là một phong trào dân chủ trong nước liên minh với phong trào dân chủ hải ngoại do giáo sư Hoàng Minh Chính vừa rồi làm một gạch nối rất đẹp. Và như thế tức là phong trào của chúng tôi hiện nay đang phát triển rất lớn mạnh.
Nó tập hợp tất cả các lực lượng tôn giáo cũng như các lực lượng dân chủ để cùng một mục tiêu trước mắt là đấu tranh để giành quyền tự do báo chí, có báo chí tư nhân, có cơ quan ngôn luận riêng của phong trào dân chủ. Và đồng thời đấu tranh để cho đến năm 2007 tức là cuộc tổng tuyển cử mới sẽ là cuộc tổng tuyển cử tự do, có quốc tế giám sát, và có lực lượng đối lập ở trong quốc hội. Như thế sẽ hình thành một hiến pháp mới và những luật pháp mới để làm cho đất nước của chúng ta ngày càng phát triển.”
Ông nghĩ sao về lời tuyên bố này ?
Vũ Thư Hiên: Thật là vui khi ta thấy những vị chức sắc tôn giáo sát cánh cùng người thế tục trong một phong trào dân chủ thống nhất. Thống nhất được các lực lượng riêng rẽ ở trong nước là một thắng lợi lớn. Thống nhất được luôn các lực lượng trong nước và ngoài nước là một thắng lợi còn lớn hơn nữa. Đó là điều mà tôi tin rằng bạn và tôi, và nhiều người nữa, đều mong muốn.
Đinh Quang Anh Thái: Ông có tin rằng đến năm 2007, như ông Trần Khuê nói, sẽ có bầu cử tự do có quốc tế giám sát, hiến pháp sẽ được viết lại không ?
Vũ Thư Hiên: Cần phải hiểu đúng ý câu nói của ông Trần Khuê. Ông ấy muốn lấy cái mốc cuộc tổng tuyển cử năm 2007 như một cái mốc cho sự phấn đấu của những người dân chủ, chứ không khẳng định đó là một chương trình hành động cụ thể với những mục tiêu phải đạt được. Tất cả còn tùy thuộc ở nhiều điều kiện, mà điều kiện tình thế (hiểu theo nghĩa thật rộng) là rất quan trọng. Tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa: ngày mai sẽ khác ngày hôm nay, thời gian không đứng lại. Nhưng ta hoàn toàn có thể tiên liệu những khả năng có thể xảy đến trong tương lai dựa trên nhận định về xu thế của tình hình đã có mặt trong hiện tại. Sự chuyển biến hoà bình từ hình thái quản trị độc tài sang hình thái quản trị dân chủ nay, căn cứ những gì đã xảy ra ở một số nước cộng sản cũ, chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Chuyện chế độ độc tài, hay nói theo đúng chữ của những người cộng sản là “chuyên chính vô sản”, tất yếu phải nhường chỗ cho chế độ dân chủ là điều chính những người cộng sản không quá ngu độn đều đã thấy cả. Trong sự chuyển biến từ độc tài sang dân chủ, yếu tố người cũng quan trọng không kém yếu tố tình thế, nó có thể đẩy mạnh tốc độ chuyển biến, mà cũng có thể làm nó chậm lại. Chính vì vậy mà mọi người có ý thức phải nhận ra trách nhiệm của mình để dấn thân cho sự hồi sinh của đất nước. Có thể nói thêm và không thừa rằng nếu đảng cộng sản vẫn còn đủ thế và lực để “muôn năm trường trị”, không chịu rời bỏ vị thế đã giữ được cho tới hôm nay, thì chương trình hành động mà anh Khuê nêu ra chỉ là ảo tưởng. Nhưng một tình thế mới đã thấp thoáng ở chân trời - khả năng các lực lượng dân chủ trong nước kết hợp với các lực lượng người Việt ở nước ngoài đẩy lùi từng bước quyền lực độc tài là khả năng hiện thực. Việc đảng cộng sản phải dùng những tờ rơi do công an chế tạo để phá hoại phong trào dân chủ thay vì dùng còng tay và nhà tù như trước, việc họ phải điều đình với những người bất đồng chính kiến còn nằm trong tù để buộc những người này nhận tội, việc họ phải che giấu những hành động đàn áp tôn giáo chứ không dám ngang nhiên như trước, hoặc ra sức quảng cáo cho chế độ dân chủ một đảng… là những thí dụ. Tất cả những hành động xảo trá đó cũng còn là chỉ dấu biện minh cho những bước lùi kế tiếp. Nhưng họ lùi tới đâu, lùi ở chỗ nào, khi nào bao giờ cũng vẫn là những ẩn số mà ta chỉ có thể thấy được ở khoảng cách gần.
Điều quan trọng là dân chủ phải lấn sân mà tiến tới, chiếm thêm vị trí, đẩy lui độc tài. Đó là việc của tất cả chúng ta phải làm, hằng ngày, hằng giờ.
Đinh Quang Anh Thái: Xin cảm ơn nhà văn Vũ Thư Hiên.
----- O -----
Tự Do Ngôn Luận Vẫn Còn Là Một Vấn Đề Đối Với Việt Nam
Ellen Nakashima - JAKARTA- Indonesia.
Washington Post ngày 29/9/2005
Nguời dịch: Nguyễn Thị Sao Mai
Phạm Hồng Sơn, một nhà quản lý kinh doanh tại Hà Nội, hiện đang bị tù đã 42 tháng trong một nhà tù ở Việt Nam. Tội của anh : tìm một tài liệu có tên là ‘Thế nào là dân chủ ?” từ trang nhà của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dịch tài liệu đó sang tiếng Việt, gửi cho bạn bè và một số quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sơn hiện nay 36 tuổi, làm việc cho một công ty dược phẩm, bị kết tội làm gián điệp tại Việt Nam sau một phiên tòa kín chỉ kéo dài có nửa ngày vào tháng 6 năm 2003. Anh bị kết án 13 năm tù và sau đó được giảm xuống còn 5 năm. ‘Những gì anh ấy làm là hợp pháp’, chị Vũ Thúy Hà, 34 tuổi, vợ anh Sơn đã khẳng định như vậy trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6. Chị nói rằng chồng chị chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận và không làm gì kích động bạo lực cả. Chị nói ‘Liệu người ta có thể làm được gì với cái bản dịch đó ?’ Họ có thể làm gì để lật đổ chính quyền được?’. Tuần trước, ngài đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Phạm Hồng Sơn và 4 người khác được miêu tả là tù nhân lương tâm. Ông đại sứ ghi nhận rằng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về nhân quyền cũng như cải thiện giáo dục và giảm nghèo, nhưng Việt Nam vẫn không dung tha chuyện bất đồng chính kiến chính trị.
Trong một buổi nói chuyện với Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, đại sứ Marine đã nói ‘Lịch sử đẵ chứng minh rằng tự do chính trị và tự do tôn giáo sẽ đi đôi với sự phồn thịnh kinh tế. Tốc độ phát triển và cơ hội thành công trong tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào quyết tâm cải cách cả hai lĩnh vực này’. Các nhà phân tích chính trị và các tổ chức nhân quyền quốc tế không biết chính xác có bao nhiêu tù nhân lư ơng tâm ở Việt Nam hiện đang bị giam giữ, nhưng các quan chức của Hoa Kỳ cho rằng con số các trường hợp mà họ có thể kiểm tra được trong những năm qua còn 10 người hoặc ít hơn.
Theo các quan chức Hoa Kỳ, trong năm qua, Việt Nam đã trả tự do cho hơn 26 000 tù nhân trong số đó có thể chỉ có 15 người là tù nhân chính trị và tôn giáo. Đặc biệt, những người trẻ tuổi như Sơn và Nguyễn Vũ Bình, người bị kết tội vì tung lên mạng ‘những tài liệu phản động’ và xin thành lập Đảng Tự do dân chủ, thì vẫn không được phóng thích Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng họ không đàn áp tôn giáo và quyền chính trị. ‘Một vài người có thể cho rằng Việt Nam không có tự do và dân chủ và chỉ có hệ thống độc đảng. Nhưng như chị biết, mục đích chính của chúng tôi là duy trì ổn định chính trị và phục vụ lợi ích của nhân dân’ Ngài Thủ tướng Phan Văn Khi đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 vừa qua. ‘Chúng tôi không đồng ý với lý luận từ bên ngoài rằng có tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Ở Việt Nam chúng tôi không có một tù nhân lương tâm nào cả.’
Trong tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã xuất bản Cuốn sách trắng về nhân quyền trong đó có hứa tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và thúc đẩy tự do sử dụng Internet. Luật báo chí năm 1999 sửa đổi quy định rằng mọi công dân đều có quyền được thông tin, biểu đạt ý kiến và cung cấp thông tin không bị kiểm duyệt bởi bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân nào. Tuy thế, năm ngoái Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước bị đặc biệt quan tâm vì tự do tôn giáo. Một số quan chức còn mong đợi bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice sớm quyết định liệu Việt Nam có bị duy trì nằm trong danh sách đó không. Ngài đại sứ Marine nói rằng mặc dù Việt nam có những bước tiến nhằm nới rộng lĩnh vực tôn giáo và chính trị, ‘nhưng còn nhiều, rất nhiều việc mà các cấp có thẩm quyền của Việt Nam có thể làm và phải làm’. Phạm Hồng Sơn nằm trong một nhóm nhỏ những thanh niên trẻ trong đó có Nguyễn Vũ Bình, một người bạn của anh, người đã tin tưởng vào việc mở rộng tự do chính trị cho công dân. Theo những nhà đối lập cao tuổi, nhóm này chưa đủ đông để trở thành một phong trào. Họ hiếm khi họp mặt nhau vì làm như vậy sẽ gây sự nghi ngờ của chính quyền. Họ khuyên ngăn những người trẻ tuổi thận trọng.
Ông Hoàng Minh Chính, một nhà bất đồng chính kiến 86 tuổi, người đã ba lần bắt giam với tổng cộng 20 năm ở tù, hiện đang sống trong một ngôi nhà nhỏ giữa thủ đô, đã nói rằng ban đầu, Sơn nghĩ đến việc lập quỹ dân chủ, tôi bảo anh ra rằng không thể làm điều đó được vì chính quyền sẽ bắt giam anh ta và gây rất nhiều phiền hà cho anh ta, nhưng anh ta vẫn đến gặp tôi và thuyết phục tôi hỏi ý kiến bạn bè về việc này. Ông Hoàng nói tiếp ‘những anh em khác cũng cho rằng ý định của Sơn là rất rủi ro và Sơn đã từ bỏ ý định đó’. Thế rồi một hôm, Sơn lại đến gặp ông Chính với bản dịch của anh. Anh nói với ông Chính rằng bản dịch đầu tiên anh đã gửi tặng ông Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó là Raymond Burghardt, bản thứ hai anh gửi cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản, và bản thứ ba anh cho ông Chính. Sơn cũng cho vợ mình xem bản dịch này. Vợ anh là một trợ lý hành chính làm việc tại văn phòng một tổ chức quốc tế. Vợ anh cũng thích bản dịch này, tuy nhiên chị nhận thấy rằng đây là chủ đề ‘nhạy cảm’, chị nói vậy, ‘vào lúc đó tôi không nghĩ rằng bản dịch đó lại gây nguy hại đến cho chồng tôi và gia đình tôi. Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền có những nghiên cứu cá nhân. Tôi không hiểu tại sao chồng tôi lại bị bắt’. Sơn cũng đã viết và gửi cho bạn bè và các quan chức bài viết của anh mang tựa đề ‘Những dấu hiệu đáng mừng cho nền dân chủ Việt Nam ?’.
Vũ Thúy Hà nói bài viết này không hề cổ vũ bạo lực gì hết. Chồng tôi chỉ muốn đề đạt những kiến nghị để phát triển dân chủ ở Việt Nam mà thôi’. Ngày 25/3/2002, ngay sau khi Sơn gửi bài viết thứ hai này, bộ phận công an đặc biệt đã đến khám nhà và thu giữ máy tính và giấy tờ cá nhân rồi bắt anh đưa đi hỏi cung, Hà nói Sơn đã gửi đi sau đó một bức thư ngỏ lên Internet để phản đối việc khám xét và thu giữ máy tính và nhiều đồ khác của anh. Ngày hôm sau, anh đến thăm ông Chính, ông Chính đã nhắc anh ‘Bác cảnh báo rằng cháu sẽ sớm bị bắt’. ‘Tôi còn khuyên anh ta nói cho cơ quan chức trách rằng những gì anh làm là không phạm pháp’.
Ngày 27/3, công an đã bắt Sơn đi mà không có lệnh bắt. Khi chị Hà trở về nhà vào buổi tối thì thấy sách, đĩa, quần áo bị đổ tung ra sàn nhà. Hiện nay, Hà và hai con trai sống với ông bà ngoại các cháu. Trong một lần tôi tới thăm, hai cháu nhỏ 6 tuổi và 8 tuổi chạy nhảy luôn luôn, cùng chơi đàn Organ và vui đuà trên giường. Cháu bé Phạm Vũ Duy Tân có đôi mắt sáng của bố nói rằng cháu rất nhớ cha. Còn cháu lớn Phạm Vũ Anh Quân thì chỉ muốn biết tại sao trong nhà giam bố không có điện thoại. Chúng còn gặng hỏi chính xác khi nào bố về.
Chị Hà nói với các con ngày mà người ta quy định bố được tha về là ngày 27/3/2007.
----- O -----
THƯ TRẢ LỜI BẠN ĐỌC
Nguyễn Chính Trực, Hà Nội
Các bạn đọc kính mến,
Đúng như lời hứa trong bài GIÁM NHÌN NHẬN NHỮNG SỰ THẬT TRƯỚC ĐẠI HỘI X, đăng trên trang Đàn Chim Việt và các trang khác của lực lượng DC VN, tôi xin phúc đáp các bạn đọc quan tâm ở trong và ngoài nước đã có bài phản hồi những ý kiến của tôi như sau:
Xin bạn đọc ghi nhận giùm có một sự sai sót khi xuất bản, tiêu đề của bài này là “GIÁM NHÌN NHẬN NHỮNG SỰ THẬT TRƯỚC ĐẠI HỘI X”). Còn các câu: “Tiếng nói của người đảng viên chân chính” hoặc “Bản kiểm điểm và phê bình ĐCS VN của những đảng viên chân chính” ở phần đầu bài chỉ nhằm để giới thiệu hoặc chỉ định mà thôi, không có ý quyết định hoặc chỉ đạo của nội dung bài viết. Chủ đạo về tâm tư của Nguyễn Chính Trực trước tiên và trên hết, như các bạn, vì chúng ta là người Việt nam, chúng ta muốn có một sự công bằng và dân chủ đích thực trên đất nước ta.
Rất trân trọng mọi ý kiến vì chúng ta là những người mong muốn có tự do ngôn luận và dân chủ đích thực. Những ý kiến của mọi người có thể phân loại ra hai nhóm như sau để tôi có thể trả lời cho thuận tiện:
Ban đọc có bút hiệu LOTUS, HN, có thể đứng một mình một nhóm, đại diện cho những người muốn tô hồng cho chế độ toàn trị tại VN hiện nay. Về nguyên tắc thì Lotus không đả động gì đến “2 Quốc nhục” và “7 Quốc nạn” cơ bản mà tôi đã đề cập (Có thể bạn đồng tình với tôi hoặc có thể đó là hiển nhiên nên bạn không thể thêm bớt !…) mà bạn chỉ nói một cách bâng quơ đến nhóm này nhóm nọ, kẻ này kẻ khác và cho là họ đang cố tình xuyên tạc hay bôi nhọ chính thể VN hiện nay. Thậm chí bạn còn ngộ nhận gán ghép những người mong muốn dân chủ đích thực cho VN là cổ vũ cho việc chiếm quyền lãnh đạo, cực đoan, khủng bố… Thì quả thật là hồ đồ và có lẽ bạn chưa có một kiến thức cơ bản nào về những giá trị của nền DC đích thực! Vì thế có lẽ tôi không cần phải bình luận nhiều về ý kiến của bạn mà chỉ có thể nói cho bạn những ý sau:
Bài của bạn, chủ đề nhằm bênh vực cho chế độ độc tài và nói xấu những người không ủng hộ chế độ ấy. Bài của bạn rất dễ được đăng tải trên các trang của ĐCS nhưng cũng được nhiệt thành tiếp thu trên các trang dân chủ như Đàn Chim Việt này… Thì đấy chính là Dân chủ và là Tự do Ngôn luận !
Ngược lại bài của tôi, là đảng viên ĐCS, hoàn toàn không xuyên tạc, chỉ hệ thống lại các sai lầm, các thực trạng của đất nước mà ĐCS đã để lại sau hơn 70 năm, vào thời đi ểm mà đảng đang chuẩn bị đại hội lần thứ X… Nhưng bài của tôi sẽ không bao giờ được đang trên báo chí trong nước. Hơn thế nữa, là đảng viên và theo điều lệ, tôi có quyền chất vấn và phải được đảng trả lời… Nhưng thực tế như các bậc đàn anh khác đã làm như Trần Độ, Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê… Họ đã bị kết tôi là gián điệp, là muốn lật đổ chế độ… Thì đấy là không có Dân chủ trong xã hội (kể cả Dân chủ trong đảng) và không có Tự do Ngôn luận !
Cuối cùng thì tôi muốn đặt cho bạn tự suy ngẫm: Nếu như dưới sự cai trị của ĐCS mà đất nước ta có dân chủ thật sự về xã hội và tự do ngôn luận, nhân quyền được tôn trọng… Thì phải chăng có hay không tồn tại các nhóm chống đối mà bạn đã nêu ?! Hơn thế nữa những người mong muốn có dân chủ cho VN, không hề có tham vọng cầm quyền, không chủ trương kích động bạo lực, không muốn gieo rắc hận thù… lại bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và luôn bị sách nhiễu ?…
Để trả lời hơn 100 ý kiến còn lại khác biệt với LOTUS ở trên tôi xin làm rõ như sau:
Nói về người đảng viên chân chính, tôi hoàn toàn thanh thản và không mặc cảm khi là một đảng viên CS. Chúng ta đều là những con người cụ thể, tồn tại và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể và như vậy chúng ta có những khác biệt là đương nhiên. Khi đất nước có chiến tranh (Dù cuộc chiến tranh ấy do một nguyên cớ nào chăng nữa) thì mỗi chúng ta phải đều phải thực thi phận sự công dân của quốc gia dưới chính thể đó… Và đó chính là những căn nguyên của sự khác biệt ! Nếu có ai đó nói rằng “Cộng sản miền Bắc, được các đồng minh CS khác ủng hộ đã mang quân xâm lăng và đô hộ miền Nam… Thì ngược lại, chúng ta cũng có quyền trách cứ chính quyền Miền nam cộng hoà với sự ủng hộ của một siêu cường như Mỹ, sao không thể giải phóng miền Bắc để thống nhất hai miền ?! Nếu như tôi không nhầm thì Việt nam Cộng hoà cũng từng có chủ trương “Lấp sông Bến hải” đấy chứ ! Vậy rõ ràng nếu tình huống ngược lại của lịch sử xảy ra thì tôi và bạn đương nhiên vẫn là những khác biệt ! Vậy sự công bằng nhất theo tôi hiếu thì chúng ta không nên và không có quyền trách cứ lịch sử, chúng ta không có quyền coi nhau là “Bọn CS” hay “Bè lũ ngụy” mà tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy coi nhau là người VN, của một nước VN đã thống nhất và hãy cùng nhìn về phía trước, cùng nhau sửa chữa những khuyết t ật của lịch sử vì một nước VN mãi mãi thống nhất, chúng ta đã phải trả giá cho sự thống nhất ấy quá đắt mà tôi đã đề cập đến trong bài viết như là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Hay nguyên TTg. Võ Văn Kiệt đã nhận định sự kiện giải phóng Miền nam đã làm cho hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn…Có bạn đọc cho rằng về danh nghĩa, VN mới chỉ thống nhất về địa lý… Nếu thế thì lịch sử đang còn giao phó cho chúng ta hãy vượt lên tất cả để VN ta thống nhất về ý chí, đó là một nền dân chủ đích thực là điểm đến phía trước trên một lãnh thổ thống nhất…
Trong số các bạn đọc trên, có một số bạn đọc chưa tham khảo kỹ những ý tứ của bài viết nên cảm thấy bị sốc với đoạn ngay ở phần đầu bài viết “ Phải thừa nhận rằng ĐCS Việt Nam thật sự đã có công lớn trong sự nghiệp giành độc lập và thống nhất đất nước, làm được một số việc góp phần ổn định cuộc sống của số đông người dân sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, đưa VN ở một vị thế nhất định trên trường quốc tế, tuy hiện nay đang ở vào tình thế bế tắc nhưng trong Đảng không thiếu những người có tâm huyết và tài ba muốn góp công mình cho giang sơn gấm vóc này …”.
Thật ra, những nhận xét của tôi ở trên là không quá đáng và cũng không có hàm ý bao che cho ĐCS. Qui kết cuối cùng của tôi là những cái mà ĐCS đã làm được là không thể trả giá cho những sai lầm của họ, mà những sai lầm ấy là xuất phát chủ yếu từ tập thể nhỏ những người có thực quyền trong Bộ chính trị, những kẻ cơ hội chính trị nhưng dốt nát về kiến thức và cuồng tín, thậm chí đã đánh mất hết lương tâm vì bổng lộc của bản thân và của đồng đảng.
Tôi cũng cho rằng, những công lao ít nhiều cũng không đủ để ĐCS áp đặt quyền độc tôn lãnh đạo đất nước, Nhân Dân VN không thể trở thành con tin của một chính thể toàn trị và rằng Điều 4, Hiến pháp năm 1992 phải được bãi bỏ…
Để có thể hiểu thêm những thông điệp của tôi xin ban đọc hãy tham khảo kỹ các bài viết trước của tôi trên MangYkien (http://www.ykien.net/) hoặc Đối Thoại http://www.doi-thoai.com/ cũng với bút hiệu Chính Trực:
Với tôi, tôi vẫn có một hy vọng và mong muốn, có thể hy vọng đó là mỏng manh và có thể không có hy vọng nơi các bạn, rằng ĐCS VN hay những người đang viên sẽ tự mình đổi mới và góp phần vào tiến trình dân chủ hoá đất nước theo những giá trị văn minh của nhân loại. Chúng ta không quên, tại Liên xô cũ và hàng loạt các chế độ độc tài CS Đông Âu khác, chính các ĐCS (hầu như tất cả) đã khởi xướng cho quá trình cải tổ và tạo tiền đề cho tiến trình dân chủ để tiếp cận với lộ trình văn minh “Dân chủ và thị trường”. Ở đó những người Lãnh đạo thế hệ mới cũng chính là những cựu Đảng viên CS như: Gorbachev, Boris Esin, V. Putin…..(Nga) và hầu hết ở các nước khác vào những năm 1989 đến nay như ở Ba Lan, Nam Tư, Mông Cổ, Bungaria…. Dù tiến trình ấy ở VN có khó khăn và chậm chạp đi chăng nữa, nhưng có lợi cho nền dân chủ tại VN thì vẫn đáng trân trọng !
Tôi hy vọng sẽ có những ý kiến bàn về các tiến trình cần có cho nền DC tại VN trong tương lai hầu các bạn tham khảo.
Xin cám ơn sự quan tâm của các bạn.
Nguyễn Chính Trực
----- O -----
THƯ CHÚC MỪNG ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI
Hà nội ngày 20 tháng 9 năm 2005
Kính gửi: GS TS Luật sư Phạm Hồng Hải
Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà nội khoá 2005- 2008
Số 19 Tràng Thi, HN
Kính thưa quí ông Chủ nhiệm,
Vì sơ suất hay có sự chỉ đạo nào đó mà các phương tiện truyền thông của Trung ương nói chung và của Hà nội nói riêng đã đề cập rất ít hoặc nếu có thì rất sơ sài , hời hợt đối với một sự kiện không kém phần quan trọng trong đời sống XH, đó là Đại hội đoàn luật sư TP Hà nội niên khoá 2005-2008.
Tuy thế, đông đảo nhân dân nhất là các trí thức, nhân sỹ, đảng viên và các luật sư cả nước luôn theo dõi sự thành công của Đại hội lần này.
Là một công dân, một trí thức và là một Đảng viên, tôi thay mặt cho cho những người cùng quan tâm và nhân danh cá nhân xin gửi lời chúc mừng tôt đẹp nhất tới sự thành công của hơn 800 Luật sư TP Hà nội, trọng thị tinh thần trách nhiệm của 175 Đại biểu tham dự Đại hội để đưa hội nghị thành công theo nguyện vọng chính đáng của các Luật sư .
Xin trân trọng kính chúc GS TS Luật sư Phạm Hồng Hải với cương vị mới của mình cùng các vị trong Ban chủ nhiệm đoàn luật sư, mạnh khoẻ hoàn thành nhiệm vụ và xứng đáng với sự tín nhiệm của các Luật sư TP Hà nội và cả nước. Chúc Đoàn luật sư HN niên khoá 2005-2008 đoàn kết và thành công.
Dư luận cho rằng các luật sư trúng cử vào ban Chủ nhiệm và quí LS Hải được bầu làm Chủ nhiệm lần này là do có đầu óc cấp tiến, hướng tới dân chủ và rằng LS Hải nổi tiếng từ cá vụ án “Vườn điều”… Nhưng chúng tôi cho rằng đó chỉ là dư luận. Những người Luật sư trong mắt người dân luôn là một tầng lớp trí thức được quí trọng; Trong giới trí thức có người nói Luật sư chân chính là những “Trí thức của các trí thức”; Đối với giới trẻ VN không phải ít người mơ mình sẽ trở thành một Luật sư… Ví thế, người Luật sư trước hết phải nhiệt huyết với nghề, Có trí tuệ, phải có bản lĩnh độc lập nghề nghiệp cần thiết, tôn trọng lẽ phải và cuối cùng là phải tự đứng trên đôi chân của mình chứ không phải bằng “bệ đỡ”. Bệ đỡ và cơ cấu… chỉ là mảnh đất dung thân cho những người bất tài nhưng tham vọng. Thử hỏi, Người Luật sư hoặc Đoàn luật sư mà không có bản lĩnh để tự khẳng định và quyết định được chính bản thân mình thì bảo vệ được ai ? Đó chính là cái đáng được kính trọng đối với tập thể Đoàn luật sư HN và đối với các quí vị đã được tín nhiệm !
Mong rằng các Luật sư, các Đoàn luật sư khác trong cả nước và Hội luật gia VN cũng xứng đáng được nhân dân kính trọng như Đoàn luật sư Hà nội.
Nếu xét thấy phù hợp và có điều kiện cho phép, quí ông Chủ nhiệm có thể cho đăng thư chúc mừng này như là một món quà tặng cho Đại hội đã thành công và tỏ lòng tin tưởng của chúng tôi tới các luật sư HN
Thay mặt các Đảng viên và CB quận Ba đình HN
Nguyễn Chính Trực.
Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam
http://caulacbodanchuvietnam.blogspot.com/