Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

Phản ứng sau việc Hà Nội trả tự do cho một số nhà bất đồng chính kiến
Tổng hợp

Mỹ đề nghị VN để cho các tù nhân mới được phóng thích tự do bày tỏ quan điểm
RFA 2005.02.02

Hoa Kỳ đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam hãy để cho các tù nhân chính trị và tôn giáo mà Hà Nội mới phóng thích phải được tự do thật sự, nghĩa là tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do thờ phượng của các vị đó.

Đây là yêu cầu được Washington công bố ngay sau khi hay tin 6 tù nhân lương tâm nổi tiếng Việt Nam được Hà Nội trả tự do, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Nghị sĩ Sam Brownback của Thượng viện Hoa Kỳ lên tiếng ca ngợi quyết định của Hà Nội trong việc trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các nhân vật bất đồng chính kiến khác.

Ông Sam Brownbach là một nhà lập pháp Mỹ từng đến thăm Việt Nam hồi tháng Giêng năm 2004, được chính phủ Việt Nam cho phép tới trại giam Ba Sao ở miền Bắc để thăm Linh mục Lý.

Vẫn theo lời Thượng nghị sĩ Sam Brownback, ông hy vọng việc một số nhà bất đồng chính kiến và tôn giáo được ân xá là bứơc khởi đầu tốt đẹp cho những vòng đối thọai nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, tin tức ghi nhận được hôm nay cho hay, một ngày sau khi phóng thích một số tù nhân chính trị và tôn giáo thì công an ở Tây Nguyên lại chặn bắt phái đòan của Hội thánh Tin lành Mennonite lên phát quà Tết cho đồng bào.

Các mục sư và nhà truyền đạo trong đòan được công an đưa về đồn làm việc.


Phỏng vấn Dân biểu Chris Smith
VOA - 02-February-2005

Nhân dịp hai nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam là linh mục Tađêo Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế được trả tự do, Dân Biểu Chris Smith, Chủ nhiệm Ủy ban Cựu Chiến binh, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ Quốc tế tại Hạ Viện Hoa Kỳ đã dành cho ban Việt ngữ một buổi trao đổi ngắn. Như quý vị đã biết, Dân Biểu Chris Smith là tác giả chính của Nghị quyết số 378 của Hạ Viện hồi năm ngoái, kêu gọi trả tự do ngay tức khắc cho Linh mục Lý. Dân Biểu Chris Smith cũng là người đi đầu trong việc soạn một bức thư và đi vận động chữ ký của 42 Dân Biểu Hoa Kỳ gửi cho Chủ Tịch nước Trần Đức Lương của Việt Nam để đòi trả tự do cho Bác sĩ Quế. Bài phỏng vấn này do Huy Phương của Ban Việt Ngữ VOA thực hiện:

Thưa ông Dân Biểu, ông nhận được tin trả tự do cho Linh mục Lý và Bác sĩ Quế hôm nào ?

Hôm cuối tuần vừa qua, tôi được nghe tin này đang sắp sửa hình thành, và dĩ nhiên tôi hết sức vui mừng khi biết một số người giỏi nhất, sáng giá nhất của Việt Nam sắp được thả. Hiện giờ cũng khó nói đây có phải là tín hiệu cho những thay đổi trong tương lai tại Việt Nam nữa hay không; nhưng rõ ràng chuyện này đã gửi một thông điệp đầy hy vọng, cho thấy những con người dũng cảm, đã từng đứng lên cho nhân quyền và tự do tôn giáo này đã được trả lại tự do. Họ đã bi giam cầm một cách bất công, chính phủ Việt Nam đã tự làm xấu mình khi giam họ. Hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ lật sang một trang mới và chấp nhận những nguyên tắc dân chủ, chế độ pháp quyền và biết dung chấp các đức tin tôn giáo. Có như thế thì Việt Nam sẽ được quốc tế tán thưởng. Nhưng chúng ta còn phải chờ xem có một thay đổi triệt để nào hay không, bởi vì Pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính cách bách hại, trong đó có những câu cú lắt léo, giúp chính quyền có thể bỏ tù dễ dàng bất cứ ai muốn biểu lộ đức tin của mình. Quả thật, khi thấy cha Lý và những người khác được phóng thích, trong lòng tôi hết sức phấn khởi và tôi tin rằng có rất nhiều bạn đồng viên của tôi, dân chủ cũng như cộng hòa, cũng vui mừng như tôi.

Ông đã có dịp tiếp xúc trực tiếp với Linh mục Lý hoặc Bác sĩ Quế bao giờ chưa ?

Không, tôi có dịp đọc nhiều tài liệu về ông nhưng không đích thân gặp ông. Nhưng tôi có dịp trình một nghị quyết về ông trước Quốc Hội , nghị quyết này được thông qua, kêu gọi phóng thích ông. Và trong 3 dịp riêng biệt khác, dự luật Nhân Quyền tại Việt Nam do tôi đề xuất đã được biểu quyết thuận tại Hạ Viện, trong đó chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn thấy Linh mục Lý, Bác sĩ Quế và những người khác được trả tự do. Điều đáng mừng là Việt Nam dường như cũng hiểu được thông điệp, đó là chẳng những Hoa Kỳ mà cả thế giới đang theo dõi và hy vọng. Và giống như ở bên Mỹ này hay nói, quả bóng đang nằm về phía phần sân của phía Việt Nam, để đẩy mạnh cải cách, cần thực hiện thêm những điều tốt, xin đừng ngừng lại ở đây, hãy tiếp tục tiến bước, tạo ra những khác biệt trong cuộc sống. Chính quyền Việt Nam chẳng có điều gì phải sợ các công dân của mình cả, hãy tôn trọng họ.

Vào giờ phút này, bên Việt Nam đang chuẩn bị ăn Tết, và đây cũng là tin vui chẳng những riêng cho Linh mục Lý và Bác sĩ Quế, mà còn cho rất nhiều người khác, ông có muốn gửi lời nhắn gì đến những người này hay không ?

Vâng, tôi muốn nói với Cha Lý, bác sĩ Quế và những người như họ, là nước Mỹ và thế giới rất chú ý tới họ. Quý vị là những anh hùng, quý vị đã tạo nguồn cảm hứng cho chúng tôi bằng sự can đảm, sự kiên trì và thái độ bình tĩnh. Quý vị không có ác ý gì với chính quyền, quý vị chỉ muốn mọi người đều được tham gia, quý vị chỉ muốn dung chấp tôn giáo. Quý vị đã tạo cảm hứng cho những ai quý trọng dân chủ, mà lời nói không diễn tả hết. Tôi hết sức thán phục sự cao cả của quý vị.

Và cũng nhân dịp Việt Nam sắp sửa mừng năm mới, ngoài lời nhắn đến những người vừa được thả, ông có muốn gửi lời nhắn gì đến chính phủ tại Hanoi sau khi trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến hay không ?

Có, lời nhắn cho chính quyền tại Hanoi là hãy xem đây là bước khởi đầu mới. Quốc Hội Hoa Kỳ không ác cảm với chính phủ hoặc nhân dân Việt Nam. Chúng tôi bênh vực cho những ai bị áp bức, và chúng tôi cũng mong chính phủ Việt Nam cũng bênh vực cho những người bị áp bức, thay vì đàn áp họ. Hy vọng việc phóng thích này sẽ tạo ra thiện chí giữa chính phủ và nhân dân 2 nước. Hãy mở ra một chương mới trong chính sách của chính phủ Việt Nam, đó là cởi mở, dung chấp tôn giáo, không xem những người tranh đấu cho nhân quyền là kẻ thù, mà là những người bạn tốt có thể có. Tôi cũng xin nhắn với những người có đầu óc cải cách trong chính quyền là hãy tiếp tục, chắc chắn trong chính quyền sẽ có những người muốn thấy một ngày mới cho chính phủ và nhân dân Việt Nam. Tôi hy vọng rồi đây lời nói sẽ đi đôi với việc làm, cùng với những bước để theo dõi, vì lợi ích của chính nhân dân các bạn.

Trong quá khứ, chúng ta thường thấy chính phủ Việt Nam thường nhượng bộ khi đứng trước một áp lực nào đó, sau khi sức ép này đã qua đi thì đâu lại vào đó; vậy thì ông có ý kiến gì để cảnh này khỏi lập lại hay không ?

Như Tổng Thống Bush đã đề ra trong diễn văn nhậm chức hết sức tuyệt vời vừa qua, hy vọng và hy vọng duy nhất của Hoa Kỳ là tự do, dân chủ, chế độ pháp quyền và tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng những điều đó. Các nhân vật bất đồng chính kiến, nam cũng như nữ, là những người tiền phong cho những thay đổi, những người như cha Lý, bác sĩ Quế và nhiều người khác, cũng ví như Lếch Va-hoen-xa của Ba Lan, Vaclav Havel của Cộng Hòa Chếch, họ là những con người vĩ đại, được kính nể trong cộng đồng quốc tế. Chúng tôi hy vọng họ được tự do, được phát biểu một cách thoải mái. Đó là điều tốt cho Việt Nam, giúp ích cho Việt Nam chứ chẳng nguy hại gì cả. Đó là điều sẽ giúp ích cho kinh tế, dân chủ, dẫn đến cuộc sống có chất lượng hơn. Xin đừng dùng bất cứ lý do gì để tìm cách giam lại những người anh hùng của dân chủ này.


Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

BẢN LÊN TIẾNG
CỦA MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM VỀ VIỆC MỘT SỐ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐƯỢC PHÓNG THÍCH TẠI VIỆT NAM

Theo nguồn tin của một số cơ quan truyền thông quốc tế, nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ trả tự do cho hơn 8000 tù nhân, trong đó có một số rất ít các tù nhân lương tâm, tiêu biểu là: LM Nguyễn Văn Lý, BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Đình Huy, và TT Thích Thiện Minh.

Đây là một điều đáng mừng, không những cho bản thân những tù nhân lương tâm và thân nhân của họ mà còn cho toàn dân Việt Nam, đặc biệt là những người quan tâm và tranh đấu cho nhân quyền.

Tuy nhiên, trong dịp nầy, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cần lên tiếng để xác minh rõ lập trường:

- Thứ nhất, kinh nghiệm lịch sử cho thấy CSVN chỉ đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của nhân dân khi bị áp lực quốc tế để bảo vệ sự sống còn của họ. Việc phóng thích một số tù nhân lương tâm lần nầy không thể tách rời ý đồ thoát khỏi danh sách Các Quốc Gia Cần Được Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern) mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cũng như nhu cầu gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).

- Thứ hai, hiện nay tại Việt Nam, ngoài 4 vị nói trên còn rất nhiều tù nhân lương tâm đang bị cầm tù hoặc quản chế tại gia từ lâu. Trong số này có nhiều vị lãnh đạo tôn giáo như HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ, MS Nguyễn Hồng Quang, và 3 vị trẻ tuổi đã được MLNQ trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam, là BS Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình và cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn. Đặc biệt là trường hợp cô Lê Thị Hồng Liên, một tín hữu Tin Lành đang bị giam cầm tra tấn đến điên lọan.

- Thứ ba, gần đây có người đã dùng ngòi bút để điều tra những sự nhũng lạm của chính quyền hay phát biểu ý tưởng tự do, dân chủ như nữ phóng viên Nguyễn Thị Lan Anh và ông Phương Nam, đã và đang bị làm khó dễ. Điều này chứng tỏ nhà cầm quyền tiếp tục khống chế những quyền tự do căn bản như tự do tư tướng, tự do báo chí.

Qua những sự kiện kể trên, chúng tôi không thể tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân lương tâm vì tôn trọng nhân quyền. Họ miễn cưỡng làm việc đó để mưu cầu quyền lực tạo hiện tượng thuận lợi cho ý đồ của họ chứ không phải là một sự thay đổi bản chất hay cơ cấu nhằm bảo đảm tự do và xây dựng dân chủ. Nếu bản chất không thay đổi thì nhân quyền của người dân Việt Nam vẫn tiếp tục bị chà đạp, những người đòi tự do, nhân quyền cho đồng bào sẽ tiếp tục bị bắt bớ và xét xử với những tội danh vu khống và những bản án bất công.

Vì những lý do nêu trên, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam:

  1. Đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức thời và vô điều kiện cho tất cả những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ hoặc quản chế tại gia,
  2. Đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm cho người dân những nhân quyền căn bản như đã được ghi trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng,
  3. Thiết tha kêu gọi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước cương quyết tiếp tục cuộc đấu tranh để giành lại các giá trị nhân quyền và dân quyền đã bị CSVN tước đoạt.

Làm tại Nam California, ngày 2 tháng 2 năm 2005

Nguyễn Thanh Trang, Trưởng Ban Phối Hợp
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam


Vietnam - 02 FEB 2005
PEN receives reports of writers freed

http://www.ifex.org/en/content/view/full/64201/

Country/Topic: Vietnam
Date: 02 February 2005
Source: Writers in Prison Committee, International PEN
Person(s): Nguyen Dan Que, Nguyen Van Ly, Nguyen Dinh Huy
Target(s): writer(s)
Type(s) of violation(s): released
Urgency: Bulletin

(WiPC/IFEX) - According to information received by International PEN's WiPC, Vietnamese writers Nguyen Dan Que, Nguyen Van Ly and Nguyen Dinh Huy have left their internment camps. The three men were reported to have been granted amnesty on the occasion of the Vietnamese new year.

According to reports, Nguyen Van Ly has gone to Hue, and Nguyen Dinh Huy and Nguyen Dan Que have gone to Ho Chi Minh City. PEN is investigating whether there are any restrictions on the men.

While International PEN welcomes the release of Nguyen Dan Que, Nguyen Van Ly and Nguyen Dinh Huy, the organisation remains concerned about nine other writers who have been denied amnesty, and calls for their release.

BACKGROUND:

Nguyen Dan Que is a writer and the publisher of the underground magazine "Tuong Lai" ("The Future"). He was arrested on 17 March 2003 and sentenced on 29 July 2004 to 30 months' imprisonment. Nguyen Dan Que's arrest followed the 13 March 2003 online publication of his essay, "Communiqué on Freedom of Information in Vietnam", in which he criticised the Vietnamese authorities' reluctance to implement political reforms and to lift controls on the media. Nguyen Dan Que has spent a total of 18 years in prison for his political activism.

Nguyen Van Ly is a priest, scholar and essayist. He was arrested on 17 May 2001 and sentenced to 15 years' imprisonment and five years' probationary detention. Nguyen Van Ly was detained for a testimony entitled "Violations of Human Rights in Vietnam", which was posted on the Internet. He also wrote to the United States Congress in March 2001, urging legislators not to ratify a bilateral trade agreement until Hanoi eased restrictions on religious freedoms. Nguyen Van Ly was previously detained in labour camps from 1977 to 1978 and from 1983 to 1992 for peacefully exercising his right to free expression and freedom of religion.

Nguyen Dinh Huy is a former newspaper editor and leading figure in the "Movement for National Unity and Building Democracy", a pro-democracy movement. Huy was arrested on 17 November 1993 for planning an "illegal" meeting and was sentenced to 15 years in prison. Nguyen Dinh Huy was previously detained for 17 years in a "re-education camp". He established the "Movement for National Unity and Building Democracy" six months after his release in 1992. He was the recipient of the 1997 Hellmann/Hammett award for free expression.

RECOMMENDED ACTION:

Send appeals to authorities:
- pointing out that nine other writers are still serving sentences for expressing their views
- asking that similar consideration be given to all those who are held in violation of the right to freedom of expression as guaranteed in Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights

APPEALS TO:

His Excellency Tran Duc Luong
President
C/o Ministry of Foreign Affairs
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam

Prime Minister Phan Van Khai
1 Hoang Hoa Tham Street
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam

Pham Quang Nghi
Minister of Culture and Information
1 Hoang Hoa Tham Street
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam

Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Vietnam in your country to forward your appeals.

Please copy appeals to the diplomatic representative for Vietnam in your country, and to the source if possible.

Bản dịch:

Trong một Thông cáo do Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù phổ biến toàn cầu chiều ngày 1.2.2005, Văn Bút Quốc Tế hoan hỉ trước tin ba tù nhân Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Đan Quế được ân xá vào dịp Tết Ất Dậu. Tuy nhiên, Văn Bút Quốc Tế tố cáo chế độ Hà Nội chưa trả tự do cho tất cả những nhà văn còn bị phạt tù hoặc bị quản thúc tại gia. Văn Bút Quốc Tế bày tỏ sự lo ngại đối với chín người có tên trong danh sách Nhà Văn bị đàn áp trên thế giới. Văn Bút Quốc Tế đòi họ phải được phóng thích. Giam cầm, ngược đãi, sách nhiễu các nhà cầm bút này, Việt cộng vi phạm Quyền Tự do phát biểu được bảo đảm bởi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Văn Bút Quốc Tế sẽ tiếp tục tiến hành những cuộc vận động để bênh vực các nạn nhân. Trong số người này, có hòa thượng Thích Huyền Quang, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, mục sư Nguyễn Hồng Quang, hòa thượng Thích Quảng Độ, thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, nhà văn Hà Sỹ Phu và nhà viết tiểu luận Đổ Nam Hải.

Sau đây là sơ lược thân thế của giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ba nhà dân chủ tranh đấu đòi thực thi và tôn trọng Nhân Quyền bị chà đạp dưới chế độ độc tài cộng sản, ghi chép theo Văn Bút Quốc Tế và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày (CEVEX).

Ông Nguyễn Đình Huy, 73 tuổi, bút hiệu Việt Huy, Nguyễn Việt Thắng và Ngô Trần Luận, chủ bút, ký giả, giáo sư sử học và tân văn, tác giả tập truyện 'Mùa Lúa Chín' (1960), khôi nguyên Giải Quyền Tự do phát biểu Lilian Hellmann/Dashiell Hammett 1997 do Human Rights Watch trao tặng, hội viên danh dự của các Trung tâm Văn Bút Anh, Ba Lan, Perth, Pháp, Slovaquie và Thụy Sĩ Pháp thoại, được Phóng viên Không Biên Giới và truyền thông báo chí Pháp bảo trợ. Ông Nguyễn Đình Huy là lãnh tụ sáng lập Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ. Ông từng bị tù đày mà không hề bị xét xử và bị giam tại nhiều trại tập trung lao công cưỡng bách suốt 17 năm trời sau tháng 4.1975. Được phóng thích năm 1992, ông bị bắt lại ngày 13.11.1993 vì chuẩn bị tổ chức một cuộc họp quốc tế trong chương trình hoạt động cho một nước Việt Nam dân chủ. Ngày 27.10.1995, giáo sư Nguyễn Đình Huy bị tòa phúc thẩm tối cao kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh ’hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 59 tuổi, nguyên thư ký Tòa Giám mục Huế, giáo sư chủng viện, nhà viết tiểu luận, tù nhân lương tâm của Ân Xá Quốc Tế, khôi nguyên Giải Homo Homini de People in Need Foundation 2002 (Cộng Hòa Tiệp), Giải Nhân Quyền Shalom 2004 do trường Đại học Katholische Universitaet Eichstaett trao tặng, hội viên danh dự Trung tâm Văn Bút Slovaquie. Suốt hai thập niên 80-90, Linh mục Nguyễn Văn Lý từng bị giam cầm trong nhiều trại tập trung lao công cưỡng bách, từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Được thả ra, linh mục quản xứ An Truyền bị đặt dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của công an. Ngày 17.5.2001, linh mục bị bắt lại sau khi công bố trên mạng lưới Internet hai Lời Chứng đối với những vụ Vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, nhứt là Quyền Tự do tư tưởng và Tự do tôn giáo. Ngày 19.10.2001, linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh 'phá hoại đoàn kết quốc gia' và 'không tuân theo lệnh quản chế'. Sau khi cứu xét đơn của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ kiện chính phủ Việt cộng, ngày 27.11.2003, trong khóa họp thứ 38, Ban Hành Động Chống Giam Cầm Độc Đoán thuộc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Nhận Định như sau: Sự tước đoạt quyền tự do của Cha Nguyễn Văn Lý là độc đoán, vì hành động đó vi phạm điều 19 của Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền và điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước cộng sản có bổn phận tuân thủ.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (63 tuổi) nguyên giám đốc bệnh viện chính của cố đô Miền Nam Việt Nam, bút hiệu Nguyễn Châu, nhà văn và nhà báo, chủ biên tạp chí Tương Lai (phát hành bí mật và bị cấm), khôi nguyên Giải Nhân Quyền Raoul Wallenberg 1994, Giải Nhân Quyền Robert Kennedy 1995, Giải Quyền Tự do phát biểu Lilian Hellmann/Dashiell Hammett 1997 (Human Rights Watch) và Giải Nhân Quyền Heinz R. Pagels Award 2004 do Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia trao tặng, hội viên danh dự của Trung tâm Văn Bút Québec. Ông bị bắt ngày 17.3.2003 vì cho phổ biến một Thông cáo trên Internet để tố cáo rằng nước ông không có Quyền Tự do phát biểu và Quyền Tự do báo chí. Đó là phản ứng của ông nhằm bác bỏ luận điệu của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt cộng hôm 12 tháng 3 khoe rằng có tự do thông tin tại Việt Nam. Ngày 22 tháng 9 năm 2003, mười hai vị khôi nguyên Giải Nobel, mang quốc tịch khác nhau, đã đòi trả tự do cho nhà khoa học đồng nghiệp của họ. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã hai lần được đề nghị ứng viên Giải Nobel Hòa Bình và được coi như là nhân vật Andrei Sakharov Việt Nam. Ngày 29.7.2004, ông bị phạt 30 tháng tù về 'tội lợi dụng quyền dân chủ để làm phương hại đến lợi ích của nhà nước'. Trong quá khứ, ông từng bị giam cầm mà không hề bị xét xử, từ năm 1978 đến 1988, vì ông chỉ trích chính sách y tế của nhà nước cộng sản. Năm 1990, thành lập Cao Trào Nhân Bản, ông tranh đấu để bảo vệ Nhân Quyền và Dân Quyền. Ông bị bắt lần thứ hai và bị phạt 20 năm tù lưu đày trong những trại tập trung lao công cưỡng bách. Tháng 9 năm 1998, áp lực quốc tế đã buộc Việt cộng phải ân xá bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Nhưng ông từ chối lưu vong bất kể sự đe dọa của công an. Ông bị đặt tức khắc trong tình trạng quản thúc nghiêm ngặt tại gia cho tới ngày bị bắt lần sau chót.

Được biết thêm, sáng ngày 31.1.2005, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày (CEVEX) đã gởi điện thư để thông báo và cảm tạ Văn Bút Quốc Tế, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù cùng nhiều Trung tâm Văn Bút, kể cả trước nhứt là Văn Bút Anh, Ba Lan, Perth, Pháp, Québec, Slovaquie và Thụy Sĩ Pháp thoại. Trong điện thư, thi hữu mời gọi tất cả các bạn văn 'hãy cùng nhau làm việc tận tụy, hết lòng hơn nữa trong những tháng những năm sẽ đến vì chúng ta không thể nào quên rất nhiều văn hữu bất hạnh và kém may mắn, đang còn bị đàn áp tại Việt Nam và trên thế giới'.

Genève ngày 1 tháng 2 năm 2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Văn Bút Quốc Tế : Sau khi ra khỏi trại tập trung,
ba nhà dân chủ đối kháng có bị áp đặt những biện pháp hạn chế nào không ?

Tiếp theo Thông cáo do Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù phổ biến toàn cầu chiều ngày 1.2.2005, hôm nay, Văn Bút Quốc Tế nói thêm rằng Hiệp hội các nhà văn thế giới vẫn lưu tâm theo dõi trường hợp ba tù nhân vừa ra khỏi trại tập trung. Văn Bút Quốc Tế đang kiểm tra xem sau khi trở về với gia đình, ba nhà dân chủ đối kháng có bị áp đặt những biện pháp hạn chế nào không. Chúng ta còn nhớ: bản án 15 năm tù của giáo sư Nguyễn Đình Huy còn kèm theo 5 năm quản chế. Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng bị trừng phạt như vậy dù rằng nhờ áp lực quốc tế mà được giảm án hai lần tổng cộng 10 năm. Còn bác sĩ Nguyễn Đan Quế thì đang ở trong tình trạng quản thúc tại gia lúc ông bị bắt ngày 17.3.2003.

Trong thông cáo mới phổ biến, Văn Bút Quốc Tế tái xác nhận mối lo ngại đối với chín nhà văn Việt Nam còn bị đàn áp vì công khai bày tỏ quan điểm của mình. Ngụy từ "ân xá" của nhà cầm quyền Hà Nội cho thấy họ đã miễn cưỡng trả lại tự do cho giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế vì họ bị công luận thế giới ngày càng nghiêm khắc lên án. Vì lẽ ấy, Văn Bút Quốc Tế tiếp tục đòi phóng thích, bãi bỏ quản chế và chấm dứt sách nhiễu tất cả những người ở trong tình trạng bị buộc tội như ba nhà dân chủ đối kháng vừa được phóng thích. Hành động trấn áp của Việt cộng rõ ràng vi phạm Quyền Tự do phát biểu được bảo đảm bởi Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Chúng tôi xin được bổ túc phần giới thiệu thân thế của linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế trong Bản Tin LHNQVN ngày 1.2.2005 (Văn Bút Quốc Tế tố cáo Việt cộng chỉ "ân xá" giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhưng vẫn còn giam cầm nhiều nhà văn dân chủ đối kháng) :

* Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2002 cho linh mục Nguyễn Văn Lý và Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2004 cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

* Ngày 1.5.1990, bác sĩ Nguyễn Đan Quế tuyên cáo Cao Trào Nhân Bản. Cuộc tranh đấu vì chính nghĩa của ông đã thuyết phục được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Quyết Nghị ngày 5.5.1994 và tiếp theo Tổng thống Bill Clinton đã ban hành Quyết Nghị chọn Ngày 1 tháng 5 làm Ngày Nhân Quyền Việt Nam.

Genève ngày 2 tháng 2 năm 2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

http://www.zenit.org/english/visualizza.phtml?sid=65769
Code: ZE05020203
Date: 2005-02-02
Vietnam Releases Priest From Prison
Father Van Ly Among 8,000 Freed

HANOI, Vietnam, FEB. 2, 2005 (Zenit.org).- The Vietnamese government released a Catholic priest from prison in the wake of efforts by human rights activists, a news agency reported.

Father Thaddeus Nguyen Van Ly, 59, has been accused of threatening national security and sentenced originally to 15 years in prison and five under house arrest. He was released Tuesday from the Bao Bao prison, 50 kilometers (30 miles) south of Hanoi.

The Missionary Service News Agency said that the priest's cause was helped by the mobilization of rights activists.

In 2001, Father Van Ly sent a letter to the U.S. Congress calling for a delay in the ratification of bilateral trade agreements between the United States and Vietnam, mentioning the religious persecutions and human rights violations committed by Hanoi.

The priest was arrested and sentenced in October of that same year. The sentence was reduced to 10 years in 2003. Last June, a local court ordered the sentence reduced to five years in prison, but kept the five years of house arrest.

After his release, Father Van Ly was accompanied by a police car to his native city, in the province of Thue Thien-Hue. It is unclear if he will have to remain under house arrest.

For the occasion of the lunar New Year, Feb. 9, the government annually grants amnesty to selected prisoners.

The authorities announced the release of more than 8,000 prisoners, including politicians and six inmates "of conscience," one of whom is Father Van Ly. Some 30 foreigners are among those being released.

Tràn ngập mứt, kẹo TQ
Tuổi Trẻ - Thứ Hai, 31/01/2005, 00:15 (GMT+7)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=65415&ChannelID=11

TT - Mứt và kẹo Trung Quốc tiếp tục chảy về chợ đầu mối Bình Tây (Q.6, TP.HCM). Hầu hết là hàng xá, không có bao bì ghi nhãn hiệu gì, nào là kẹo lạc, thèo lèo mè đen, sôcôla, mứt táo không hạt, mứt chà là...

Tại chợ sỉ Bình Tây, nho khô, kẹo, mứt Trung Quốc (TQ) hàng xá, giá mềm nên được thương lái ở tỉnh lên lấy hàng rất đông. Kẹo bắp 24.000 đồng/kg, sôcôla gói từng viên trong giấy bóng đủ loại 40.000 đồng/kg, rau câu đựng trong hũ nhựa nhỏ 14.000 đồng/kg.

Có cả kẹo lạc, thèo lèo mè đen đóng trong bao nilông từng thỏi bằng ngón tay, ngoài bao in toàn chữ TQ. Mua hàng TQ nguyên cây, nguyên kiện về bán giá lại càng rẻ. Rau câu 75.000 đồng/thùng 6kg. Mứt chà là 125.000 đồng/cây 10kg, mứt táo không hạt 110.000 đồng/cây 10kg, toàn là hàng đóng xá trong bao nilông trơn không hề có mẩu giấy nhãn hiệu nào.

Khu vực quanh chợ đầu mối này cũng không thiếu chỗ bán mứt, kẹo TQ. Ông M., một chủ lò mứt đã ngưng sản xuất mứt từ ba mùa tết nay, thường lấy hàng mứt TQ về đóng hộp giấy bóng kiếng bán ra chợ lẻ, cho biết quanh chợ Bình Tây có rất nhiều điểm tập kết hàng mứt, kẹo TQ. “Cứ alô đặt hàng số lượng lớn là có người giao tận nơi” - ông M. tiết lộ.

Dân kinh doanh mứt kháo nhau: mứt TQ bán còn chạy hơn cả mứt trong nước sản xuất, giá mứt TQ hiện đã nhảy lên 2.000 đồng/kg mà còn đang gần hết hàng. Hàng TQ chiếm ít nhất 30 - 40% lượng mứt tết trên thị trường. Các cơ sở đóng gói mứt đều mua mứt TQ về chêm hàng cho đẹp.

Mứt khéo TQ cũng bán dạng hàng xá, chỉ quấn giấy bóng kiếng, không ghi nhãn hiệu tên tuổi, nên không nói là mứt TQ thì không ai biết! Ngay cả người mua về bán lẻ cũng không phân biệt được. Như loại mứt me, mứt gừng dẻo của TQ cũng bọc giấy kiếng y hệt hàng trong nước, giá cũng tương đương. Hàng mứt, kẹo TQ ở những điểm bán “ngầm” thường được vào túi nilông 5kg không tên được giao lại cho mối lái.

Xu hướng hiện nay mứt không được chuộng lắm nên kẹo, sôcôla TQ mới là món được tiêu thụ mạnh nhất trong những ngày giáp tết này.

Theo một cán bộ quản lý thị trường, hàng kẹo và sôcôla TQ được nhập về hàng xá không có bao bì nhãn mác, một số cơ sở nhỏ trong nước mua về đóng hộp nhựa ghi “made in Indonesia”, “made in Singapore”. Vào những ngày hút hàng bánh kẹo cận tết, những món kẹo, sôcôla kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” này bán ra giá 28.000 - 30.000 đồng/hộp 200 - 300g, trong khi giá bán hàng xá chỉ khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg. Như vậy giá đẩy lên gấp 4-5 lần, mà chất lượng hàng sôcôla giá rẻ thì “phập phù”, thường bị pha chế thêm đủ loại phụ liệu, tinh dầu, tỉ lệ ca cao thấp.

KHÁNH NGỌC

Linh mục Nguyễn Văn Lý và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế được trả tự do
Tổng hợp

Việt Nam phóng thích linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý
VOA - 01-February-2005

Việt Nam đã phóng thích linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, người lâu nay đã được các nhà ngoại giao và các tổ chức nhân quyền vận động ráo riết để nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do.

Theo lời một nhân chứng, linh mục Lý mặc thường phục đã một mình bước ra khỏi nhà tù hôm thứ ba tại xã Ba Sao sau khi được lấy dấu tay. Ông được đưa về nhà ở Thừa Thiên - Huế trên một chiếc xe do công an mướn.

Linh mục Lý là nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng thứ năm được trả tự do trong tuần này trong đợt ân xá nhân dịp Tết Nguyên Đán.

Các chính phủ nước ngoài đã hoan nghênh việc phóng thích các nhân vật bất đồng chính kiến vẫn được coi là các tù nhân lương tâm này.

Các bản tin của Reuters và AFP thuật lại lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông Richard Boucher ghi trong một thông cáo nói rằng Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép những người này và các cá nhân khác tự do phát biểu quan điểm chính trị và yên lành hành đạo.

Nghị sĩ Sam Brownback của Hoa Kỳ, người đã đi thăm linh mục Lý ở trại Ba Sao nhân chuyến đi Việt Nam hồi tháng giêng năm ngoái cũng tỏ ý hoan nghênh việc phóng thích linh mục Nguyễn văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Theo bản tin của AFP, nghị sĩ Brownback bầy tỏ hy vọng sự kiện này sẽ là một cơ hội để Hoa Kỳ và Việt Nam tiến tới những cuộc thảo luận nay mai về nhân quyền. Ông nói rằng mặc dù vẫn còn nhiều tù nhân chính trị vô tội còn bị giam cầm tại Việt Nam, đây là một cử chỉ tích cực của chính phủ Việt Nam.

Tuy cử chỉ đó của Việt Nam được hoan nghênh, nhưng mặt khác giới chỉ trích cho rằng Việt Nam còn phải làm nhiều hơn nữa để củng cố tự do tôn giáo và chính trị trong nước.

Cùng với Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền từng coi Việt Nam là một trong những nước vi phạm tự do tôn giáo tệ hại nhất thế giới nói rằng 6 nhân vật bất đồng chính kiến vừa được phóng thích phải được sống mà không sợ bị đe dọa thêm.

Phó giám đốc tổ chức Ân Xá Quốc Tế ở châu Á, bà Natalie Hill tuyên bố Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do phát biểu cho tất cả mọi người trong nước. Bà nói thêm rằng nhiều tù nhân chính trị và tôn giáo khác vẫn còn đang thụ án tù.

Các nhà phê bình tỏ ý hoài nghi rằng việc phóng thích các tù nhân tiêu biểu cho một sự biến chuyển cơ bản nào hoặc những người khác chính kiến với chế độ được bảo đảm quyền tự do thực sự.

Ông Jared Genser, chủ tịch tổ chức Freedom Now có trụ sở tại Hoa Kỳ nói ông chỉ mong là họ được để yên. Ông nhận xét rằng sự kiện các tù nhân chính trị này được phóng thích là một thứ thước đo tình hình trong nước, và theo ông thì tuy đó không phải là một biến chuyển đột ngột ngày một ngày hai, nhưng cũng là một bước đi đúng hướng.

Các nhà quan sát khác gợi ý rằng việc phóng thích các tù nhân này nhắm mục đích lấy tiếng với các nước ngoài hơn là đánh đấu một sự thay đổi chính trị thực sự. Trong một thông cáo, Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở ở Paris nhắc nhở rằng không nên coi đây là một bằng cớ là mọi chuyện tốt đẹp tại Việt Nam.

Một nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội yêu cầu không nêu danh tính cho biết theo tin tức mà ông có, thì những người được thả phải cam đoan với chính quyền là giữ thái độ kín đáo. Nhà ngoại giao này tiết lộ thêm rằng chính phủ chắc chắn sẽ không tin họ, ngoài những người rất già thì rõ ràng là những người khác sẽ bị theo dõi sát.

Linh mục Nguyễn Văn Lý và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế được trả tự do
RFA - 2005.02.01

Tin tức từ Việt Nam hôm nay cho biết, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, 58 tuổi, đã được trả tự do theo quyết định đặc xá của nhà nước Việt Nam nhân dịp đón xuân Ất dậu.

Bản tin của Reuters nói là Linh mục Lý đã rời khỏi nhà tù Ba Sao ở phía bắc Hà Nội trong bộ thừơng phục sau khi lăn tay, và đựơc đưa về nhà tại Thừa thiên - Huế trong một chiếc xe do công an thuê.

Ông là một trong số sáu nhân vật bất đồng chính kiến đựơc chính phủ Việt Nam đặc xá cùng hơn 8000 phạm nhân khác trong dịp này.

Một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng khác là bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng đựơc phóng thích và đã trở về nhà, theo lời ông Jared Genser, chủ tịch tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền Freedom Now.

Bộ ngoại giao Hoa kỳ tiết lộ tên ba nhân vật khác nữa là thượng toạ Thích Thiện Minh thụôc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, thế danh Huỳnh Văn Ba, giáo sư Nguyễn Đình Huy và ông Trương Văn Đức thụôc Giáo hội Phật giáo Hoà hảo. Tuy nhiên, người thứ sáu là ai thì hiện chưa rõ.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, một mặt lên tiếng ca ngợi quyết định của chính phủ Việt Nam trả tự do cho một số nhân vật bất đồng chính kiến, nhưng mặt khác cũng đòi hỏi những người đựơc trả tự do phải được phép sinh sống an bình, không sợ hãi và không bị đe doạ.

Họ cũng yêu cầu nhà nứơc Việt Nam phấn đấu nhiều hơn nữa, để người dân đựơc hưởng quyền tự do tôn giáo và chính trị.

Phó giám đốc vùng Á châu của Tổ chức Ân xá quốc tế, Natalie Hill kêu gọi chính phủ Việt Nam cho tất cả mọi công dân quyền tự do ngôn luận. Bà cũng nhắc nhở rằng còn nhiều tù nhân chính trị và tôn giáo hiện vẫn đang bị giam cầm.

Tín hiệu từ việc ân xá người đối lập
BBC - 01 Tháng 2 2005 - Cập nhật 10h22 GMT

      Chính quyền Mỹ đã hoan nghênh việc Việt Nam dự định ân xá cho một vài nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trước Tết năm nay.
      Trong một thông cáo, người phát ngôn Bộ ngoại giao Richard Boucher nói Mỹ hoan nghênh và kêu gọi chính phủ Việt Nam “cho phép những người này và các cá nhân khác bày tỏ chính kiến tự do và hành đạo trong hòa bình.”
      Bản tin của hãng Reuters đánh đi hôm nay nói rằng một trong những người được ân xá đợt này, linh mục Nguyễn Văn Lý, đã được ra tù ngày hôm nay.
      Động thái của Việt Nam đưa ra vào lúc Hoa Kỳ đang xem xét liệu có áp đặt lệnh trừng phạt quanh chính sách nhân quyền của Việt Nam sau ngày 15-3 hay không.
      Quyết định ân xá cho sáu người bất đồng chính kiến xảy ra vào lúc đang có các tính toán ở Washington là liệu có áp đặt hành động gì với Việt Nam sau khi năm ngoái Bộ ngoại giao Mỹ đưa Hà Nội vào danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo.
      Theo luật tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ, những nước nằm trong danh sách “đặc biệt quan ngại” có thể đối diện với các trừng phạt, trong đó có về kinh tế.
      Một quyết định chung cuộc sẽ được Washington công bố ngày 15-3 tới đây.
      Giới quan sát cho rằng việc thả sáu nhà phản kháng chủ yếu nhằm cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt nước ngoài.
      Hãng tin Reuters ngày hôm nay nói linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những người được các tổ chức quốc tế quan tâm nhất, đã ra tù ngày hôm nay và được đưa về nhà riêng tại Thừa Thiên – Huế.
      Ông bị bắt và kết án sau khi gửi thư về tình hình tôn giáo đến Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ năm 2001.
      Việt Nam luôn bác bỏ mọi cáo buộc của các tổ chức quốc tế về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
      Và đã có bình luận từ giới quan sát nước ngoài rằng việc ân xá lần này chủ yếu nhắm đến việc duy trì quan hệ ngoại giao hơn là báo hiệu một sự thay đổi thật sự về chính trị.
      Trong số sáu người ''vi phạm an ninh quốc gia'' được ân xá, Việt Nam chỉ mới công bố tên hai người: linh mục Nguyễn Văn Lý, và bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
      Nguồn tin từ Bộ ngoại giao Mỹ nêu thêm tên ba người: thượng tọa Thích Thiện Minh (tục danh Huỳnh Văn Ba), 51 tuổi, hiện nhận án 20 năm tù. Ông Nguyễn Ðình Huy, Chủ tịch Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ, bị bắt năm 1993. Và ông Trương Văn Đức, thành viên Phật giáo Hòa Hảo.

Nhận định chung
của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
và Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày
đối với tin nhà cầm quyền Việt cộng sẽ "ân xá" giáo sư Nguyễn Đình Huy,
linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế vào dịp Tết Ất Dậu

Trước áp lực không ngừng gia tăng của các tổ chức quốc tế bảo vệ Nhân Quyền, các chính phủ dân chủ và công luận thế giới, ngày hôm nay, 31 tháng giêng năm 2005, nhà cầm quyền Hà Nội bị buộc phải công bố quyết định "ân xá" giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế trước hạn tù, nhân dịp Tết Ất Dậu. Đây là ba nhân vật nổi tiếng vì đã can đảm công khai tranh đấu để bênh vực Nhân Quyền và Nhân Phẩm bị chà đạp thô bạo dưới chế độ độc tài cộng sản. Cần nhắc lại, sau tháng 4 năm 1975, cả ba vị này đều đã bị bắt giữ trái phép và giam cầm độc đoán nhiều lần, trong ba thập niên vừa qua. Cho nên chúng ta thật vui mừng biết giáo sư Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế sắp rời trại tù tập trung trở về sum họp với gia đình sau nhiều năm tháng bị đày đọa cực kỳ nghiệt ngã và vô nhân đạo.

Nhưng biến cố này không làm cho chúng ta quên rằng còn rất đông tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm ở đằng sau bức màn tre, trong nhiều trại tập trung cưỡng bách lao động khổ sai tại Việt Nam. Những nhà dân chủ đối kháng, những người tranh đấu để bênh vực Nhân Quyền và Nhân Phẩm, được biết tiếng hay còn vô danh ở trong nước, kể cả thân nhân của họ, dù bị đàn áp khốc liệt, sẽ không bao giờ khuất phục trước bạo lực bất chính và phi nghĩa. Hơn bao giờ hết, họ rất cần đến sự ủng hộ kiên trì và tình đoàn kết anh em của chúng ta và bạn hữu thế giới.

Genève ngày 31.1.2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ (LVDHS)
Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam lưu đày (CEVEX).

US asks Vietnam to allow soon-to-be-released dissidents real freedom
AFP - Tuesday February 1, 8:45 AM

The United States urged Vietnam to allow several political and religious prisoners who are set to be released soon to express their views and practise their religion freely.

The dissidents, sentenced for "violating national security," are to be released as part of an amnesty of 8,325 prisoners to mark the lunar new year starting on February 8, the Vietnamese government announced Monday.

Among them are Catholic priest Father Nguyen Van Ly, 59, and political dissident Nguyen Dan Que, 63.

"The United States welcomes the planned release of these prisoners of conscience and urges the Government of Vietnam to permit these and other individuals to express their political views freely and to practice religion peacefully in an atmosphere of tolerance and mutual respect," State Department spokesman Richard Boucher said.

Father Ly was sentenced in October 2001 to 15 years in prison and to five years after that of house arrest. He was convicted of sabotage for sending a letter to the United States Commission on International Religious Freedom.

His sentence was reduced to 10 years in 2003 and then to five in June 2004, amid criticism of Hanoi's treatment of religious dissidents.

Internet dissident and democracy advocate Nguyen Dan Que was given a 30-month jail term in July 2004 for "abusing his democratic rights".

Sam Brownback, a US Senator who visited Father Ly at the Ba Sao Prison north of Hanoi during a trip to Vietnam in January 2004, also welcomed the planned release of Ly and Nguyen Dan Que.

"They are two of the highest profile political prisoners in Vietnam, said Brownback, who recently wrote to the Vietnamese government requesting amnesty for the duo.

The communist government of Vietnam keeps an iron grip on the press and often stifles dissent with long prison sentences.

"I hope this provides an opportunity for us to work towards future discussions on human rights," Brownback said. "While there remain many innocent political prisoners behind bars in Vietnam, this is a positive gesture by the Vietnamese government."

http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=10000100&sid=aVaX4aT_SkwY&refer=germany
Vietnam Should Let Political Figures Express Views, U.S. Says

Feb. 1 (Bloomberg) -- Vietnam should allow political and religious figures to express their views, the U.S. State Department said after Vietnam announced an amnesty for prisoners.

``The United States welcomes the planned released of these prisoners of conscience,'' the State Department said in an e- mailed statement yesterday from Washington. The U.S. ``urges the government of Vietnam to permit these and other individuals to express their political views freely and to practice religion peacefully in an atmosphere of tolerance and mutual respect.''

Vietnam yesterday announced an amnesty for 8,325 prisoners, including six sentenced for violating national security, Agence France-Presse reported from Hanoi, citing presidential spokesman Nguyen Van Bich. Five activists for human rights and religious freedom are among those to be freed, the State Department said.

The U.S. last year designated Vietnam as one of eight countries that most deprive their citizens of religious freedom. The Vietnamese government protested the decision, saying it was based on ``erroneous information.''

Vietnam holds at least 44 religious prisoners and detainees, with at least 11 others detained in conditions resembling house arrest for reasons related to the expression of religious beliefs, the U.S. government has said.

The prisoners to be freed include Nguyen Van Ly, also known as Father Ly, the State Department said in its statement. He was sentenced in 2001 to 15 years in prison to be followed by five years under house arrest after being convicted of state sabotage for sending a letter to the U.S. Commission on International Religious Freedom, AFP said.

``The amnesty reflects the lenient and humanitarian policy of the Vietnamese state towards prisoners with good re- education,'' AFP cited the presidential spokesman as saying. The prisoners will be freed before New Year starting Feb. 8, he said.

Economic Sanctions

Under the 1998 U.S. International Religious Freedom Act, countries named as those ``of particular concern'' face actions that may include economic sanctions. The U.S. State Department in September added Vietnam to the list, citing worsening conditions for groups including minority Protestants.

Several thousand Protestants in Vietnam's Central Highlands demonstrated in April last year in support of religious freedom, and ``authorities reportedly suppressed the protests, beating or killing some of the protesters,'' the State Department said at the time.

Vietnam and the U.S. opened diplomatic relations in 1995, two decades after the end of the civil war between the Communist- controlled north and the U.S.-backed south. Since then, economic relations have blossomed, with Vietnam moving onto the list of the top 40 U.S. trading partners.

Hà Nội: Tăng cường bảo vệ trụ sở các cơ quan nhà nước
VnExpress.net - Thứ hai, 31/1/2005, 15:41 GMT+7

Đó là một nhiệm vụ trọng tâm của công an Hà Nội trong dịp Tết. Theo Thiếu tướng Phạm Chuyên, Giám đốc Công an thành phố, các cơ quan nội chính đặt tại Hà Nội và cả các toà soạn báo cũng được kiểm soát, bảo vệ nghiêm ngặt hơn.

Ông Chuyên cho hay, kinh nghiệm thực tế cho thấy, những ngày Tết Nguyên Đán, các đối tượng tội phạm thường tăng cường hoạt động với các thủ đoạn liều lĩnh. "Một phong bì thư khác thường, một túi xách ngỡ là bỏ quên ở trụ sở nào đó rất có thể cũng là vũ khí tự tạo của đối tượng xấu" Ông Chuyên nói. Các đơn vị công an đã nhận được chỉ đạo tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí để xử lý giải quyết nhanh những thông tin "nóng" tố giác tội phạm.

An toàn, trật tự giao thông trong thời tới cũng sẽ là áp lực lớn đối với công an Hà Nội. Ngày 3/2 cầu Vĩnh Tuy sẽ được khởi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2006. Ông Chuyên cho biết, để đảm bảo tránh ùn tắc giao thông, Hà Nội sẽ phải cấm thêm một số tuyến đường.

P.H

Đặc xá cho ông Bùi Quốc Huy
Tổng hợp

Đặc xá cho ông Bùi Quốc Huy
BBC - 31 Tháng 1 2005 - Cập nhật 09h47 GMT

      13 phạm nhân liên quan vụ án Nam Cam được VN đặc xá, trong đó có nguyên thứ trưởng công an Bùi Quốc Huy.
      Báo điện tử Việt Nam Net dẫn lời thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm nói ngày hôm nay rằng những người này trong quá trình giam giữ, có sự ''ăn năn hối cải, tiến bộ."
      "Thứ nhất, những người này có mức án thấp. Thứ hai, trong quá trình cải tạo có ăn năn hối cải, tiến bộ. Một số gia đình trong diện có công với đất nước, có huân chương, huy chương kháng chiến.''
      Cũng trong danh sách được ân xá có ông Dương Minh Ngọc, nguyên trưởng phòng cảnh sát hình sự công an TP HCM.
      Ông Bùi Quốc Huy, 60 tuổi, là Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh từ năm 1990.
      Năm 1996, ông được bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Công an TP. HCM, sau đó trở thành thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam năm 2001, phụ trách công tác xây dựng lực lượng.
      Sau những tiết lộ về sự liên quan đến đường dây 'xã hội đen' Trương Văn Cam (tức Năm Cam), năm 2002, ông bị cách chức thứ trưởng và giáng cấp từ trung tướng xuống thiếu tướng.
      Đến tháng Hai 2003, ông bị tước danh hiệu công an nhân dân, và thôi cấp hàm thiếu tướng.
      Theo kết luận của cuộc điều tra vụ án Trương Văn Cam, ông Bùi Quốc Huy, khi làm giám đốc công an TP. HCM, đã "không chỉ đạo, tổ chức biện pháp đấu tranh có hiệu quả, để tội phạm có tổ chức xảy ra trong một thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."
      Trong thời gian điều tra, Hồ Việt Sử - một thành viên trong nhóm Năm Cam - khai là đã cho con trai ông Huy làm phó giám đốc một công ty Bowling liên doanh với Công an TP. HCM.
      Bị cáo Hồ Việt Sử cũng khai rằng năm 1996-1997 đã đưa số tiền 22000 đôla cho vợ ông Huy đi chữa bệnh ở Singapore.
      Tại phiên tòa xử vụ án Trương Văn Cam cuối năm 2003, ông bị khép tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nhận bản án bốn năm tù giam.
      Hai cán bộ cấp cao khác của Sở Công an TP. HCM là Dương Minh Ngọc, trưởng phòng cảnh sát hình sự, và Nguyễn Mạnh Trung, phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, cũng nhận án tù trong vụ Năm Cam.
      Vụ điều tra đường dây tội phạm Trương Văn Cam khi đó được xem là sự kiện phanh phui mạng lưới tội phạm có tổ chức lớn nhất tại Việt Nam.
      Nhiều quan chức thuộc các ngành công an, viện kiểm sát nhân dân, báo chí bị đưa ra xét xử với cáo buộc liên quan vụ án.
      Trong đợt ân xá cho 8235 tù nhân đang thi hành án lần này, có một số bị can trong các vụ án kinh tế lớn. Trong đó, có phạm nhân của vụ án Dệt Nam Định và vụ Tân Trường Sanh.
      Hai nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng được đặc xá.

Việt Nam sẽ phóng thích hơn 8000 tù nhân
VOA - 31-January-2005

Hôm thứ Hai, các thông tấn xã quốc tế cùng loan tin là nhân dịp Tết Nguyên Đán, chính phủ Việt Nam sẽ phóng thích hơn 8000 tù nhân, trong có một vài tù nhân chính trị và tôn giáo nổi tiếng.

Thông Tấn Xã Pháp AFP trích lời phát ngôn viên Phủ Chủ Tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bích, nói rõ rằng trong số 8325 tù nhân được ân xá có 6 người bị bắt về tội vi phạm an ninh quốc gia. Phát ngôn viên này nói rằng lệnh ân xá này phản ánh chính sách khoan hồng và nhân đạo của chính phủ đối với những tù nhân học tập tốt.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã AP nói rằng trong cuộc họp báo, Thứ Trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng cho biết trong 6 người nổi tiếng được ân xá kỳ này có linh mục Nguyễn Văn Lý , 59 tuổi, và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, 63 tuổi. Tháng 10 năm 2001, Linh mục Lý bị kết án 15 năm tù và sau đó là 5 năm quản chế.

Linh mục bị buộc tội phá hoại nhà nước vì đã gửi một lá thư tới Ủy Ban của Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc tế, kêu gọi Hoa Kỳ đừng phê chuẩn bản hiệp định thương mại song phương cho tới khi nào chính phủ Việt Nam cải thiện thành tích về mặt nhân quyền. Án tù này sau đó được giảm xuống còn 10 năm vào năm 2003, và rồi còn 5 năm vào năm 2004 giữa lúc quốc tế lên án đường lối đối xử của Hà nội đối với những người bất đồng ý kiến với nhà nước về mặt tôn giáo.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một người cổ xúy cho dân chủ và bày tỏ chính kiến bất đồng trên internet, bị kết án 30 tháng tù hồi tháng 7 năm 2004 về tội lạm dụng quyền dân chủ. Ông Jared Genser thuộc tổ chức tranh đấu cho nhân quyền có tên là Freedom Now, trụ sở đặt tại thủ đô Wahington, là tổ chức đại diện cho gia đình của linh mục Lý và bác sĩ Quế, cho hay tổ chức của ông rất hân hoan trước tin hai người này được trả tự do và cho đây là nhờ công của những đòi hỏi từ nhiều nơi trên thế giới.

Nghị sĩ Sam Brownback thuộc tiểu bang Kansas, người trước đây trong tháng này gửi một lá thư cho chính phủ Việt Nam yêu cầu trả tự do cho linh mục Lý, nói với hãng thông tấn AP rằng đây là môït hành động đi đúng hướng của chính phủ Việt Nam, thế nhưng theo nghị sĩ, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo đảm nhân quyền và quyền tự do tôn giáo.

Ông Daniel Alberman, một nghiên cứu gia của Hội Ân Xá Quốc tế, cho hay kể từ cuối thập niên 1990, Việt Nam đã không phóng thích một tù nhân tên tuổi nào, và việc phóng thích năm nay là nhờ vào những nỗ lực của quốc tế.

Ông Alberman nói đại ý rằng quốc tế đã liên tục tạo sức ép và chỉ trích chính phủ Việt Nam về những vụ liên quan tới những người được trả tự do lần này và tới nhiều vụ khác nữa.

Việt Nam sắp trả tự do cho 6 tù nhân chính trị và tôn giáo
RFA 2005.01.31

Chính phủ Việt Nam có thể sẽ trả tự do cho 6 tù nhân chính trị và tôn giáo, trong chương trình đặc xá hơn 8,000 phạm nhân vào dịp Tết Nguyên Ðán.

Trong cuộc họp báo ở Hà Nội hồi sáng nay, Văn Phòng Chủ Tịch Nước Việt Nam chỉ cho hay trong số những người được trả tự do có Linh Mục Nguyễn Văn Lý, 59 tuổi, và Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, 63 tuổi.

Tên của bốn người khác không được nhắc đến, nhưng hôm Thứ Sáu tuần trước, một nhà ngoại giao EU cho biết có ông Nguyễn Ðình Huy, 72 tuổi, thuộc Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Và Xây Dựng Dân Chủ, từng bị cầm tù từ năm 1993 cho đến nay, và Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tục danh Huỳnh Văn Ba, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bị bắt giam từ đầu năm 1976 và năm 1978 bị kết án tù chung thân.

Một trong hai người còn lại là ông Trương Văn Ðức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, hồi năm 2001 bị kết án 12 năm tù.

http://www.politics.co.uk/press-releases/amnesty-international-freedom-elderly-prisoners-conscience-in-viet-nam-$7691968.htm
Amnesty International - Freedom for elderly prisoners of conscience in Viet Nam
Politics.co.uk, UK - Mon, 31 Jan 2005

News Release Issued by the International Secretariat of Amnesty International
AI Index: ASA 41/003/2005 31 January 2005
Viet Nam: Freedom for elderly prisoners of conscience

Amnesty International warmly welcomes reports that several prisoners of conscience will be released in the coming days. Those due to be released include Dr Nguyen Dan Que, Nguyen Dinh Huy, Thich Thien Minh and Father Nguyen Van Ly. They are being released as part of a general amnesty for over 8,000 prisoners to mark Tet, the Lunar New Year.

"These four human rights advocates have been incarcerated for a total of 88 years since the late 1970s," said Natalie Hill, Deputy Asia Director at Amnesty International. "Given the harsh conditions in Vietnamese prisons it is remarkable that they are still alive."

Amnesty International has been campaigning for these prisoners of conscience for many years and some of the credit for their release must go to the thousands of Amnesty International volunteers worldwide. From Thailand to Portugal, members have held vigils and written to the Vietnamese authorities and their own governments to ensure that these prisoners have not been forgotten.

"The Vietnamese authorities have at long last realised that locking up elderly men for decades, for doing nothing more than peacefully criticising government policy, is both a tragedy for those concerned and a stain on Viet Nam's reputation," said Natalie Hill.

Nguyen Dinh Huy, 73, a former English and History professor, was the founder of the Movement to Unite the People and Build Democracy (MUPBD). He was arrested in November 1993 with 11 other MUPBD members for planning an international conference on democracy and human rights in Ho Chi Minh City. He was sentenced to 15 years' imprisonment under national security legislation and has suffered from ill health for many years. He had previously spent 17 years in prison for "re-education" without charge or trial.

Father Nguyen Van Ly, 58, a Catholic priest, was arrested in May 2001 and was sentenced to 15 years' imprisonment in October 2001, under national security legislation. Peaceful activities he carried out in the practice of his religious beliefs over a number of years are believed to be behind his imprisonment. These included repeated calls for more religious freedom and criticism of the government's human rights policies. This was his third period of imprisonment.

Dr Nguyen Dan Que, 62, a distinguished doctor and former Director of the Cho-Ray Hospital in Ho Chi Minh City, has spent 20 of the last 26 years in prison for criticizing the government's human rights record. He was most recently arrested in March 2003 and has been held in incommunicado detention. He is in poor health, suffering from kidney stones and high blood pressure. He was arrested after issuing a statement, published abroad, asserting that there was no freedom of information in Viet Nam. Dr Que was sentenced to two-and-a-half years' imprisonment after an unfair trial on 29 July 2004.

Thich Thien Minh, 51, a Buddhist monk also known by his secular name Huynh Van Ba, was arrested and imprisoned in 1979, after protesting at the government takeover of the pagoda where he lived. The pagoda was then razed to the ground. He was accused of "trying to overthrow the government" and sentenced to life imprisonment. He has been subjected to long periods of solitary confinement and was reportedly shackled hand and foot for a continuous three-year period.

"Whilst we are delighted by the anticipated release of these men, unfortunately many other prisoners of conscience remain behind bars in Vietnamese prisons," said Natalie Hill.

These include Dr Pham Hong Son, Nguyen Vu Binh and Nguyen Khac Toan, who are part of a loosely-connected group of intellectuals and formerly high-ranking communist party members. The group has been openly critical of government policies, circulating petitions and using the Internet to communicate with overseas Vietnamese opposition groups. Amnesty International calls upon the Vietnamese government to release all remaining prisoners of conscience immediately and without condition.

"The Vietnamese have the responsbility to uphold the right of freedom of expression for everyone in Vietnam," said Natalie Hill. "We trust that the fundamental rights of those released will be respected and that they will be allowed to live freely without harassment or intimidation."

To read more about the views of Amnesty International click here.

http://www.guardian.co.uk/worldlatest/story/0,1280,-4767545,00.html
Vietnam Frees Two Dissidents From Jail
Guardian - Monday January 31, 2005 6:01 AM

By MARGIE MASON
Associated Press Writer

HANOI, Vietnam (AP) - Vietnam announced Monday that it would release two of its best-known dissidents from prison following intense pressure from international human rights groups and the United States.

Roman Catholic priest Thadeus Nguyen Van Ly and physician Nguyen Dan Que were set to be freed along with 8,323 other prisoners before the Lunar New Year holiday, or Tet, which begins Feb. 9, Vice Foreign Minister Le Van Bang announced at a press conference.

Both have been outspoken advocates of religious freedom and democracy and have openly criticized the government for its poor human rights record. Four other inmates jailed for violating national security laws were also released.

``We are absolutely delighted at this turn of events,'' said Jared Genser, of Washington-based Freedom Now, an organization that represented the two dissidents' families. ``It's clear Nguyen Dan Que and Father Nguyen Van Ly benefited from a massive push from around the world to secure their releases.''

Ly angered Vietnamese authorities when he gave written testimony in 2001 to the U.S. Commission on International Religious Freedom urging the United States not to ratify a bilateral trade agreement until the communist government improved its human rights record.

He was sentenced the same year to 15 years in prison, but the term was reduced to 10 years in 2003. His case drew attention from the U.S. Congress, and Senator Sam Brownback of Kansas sent a letter to the Vietnamese government earlier this month calling for Ly's release.

``This is a move in the right direction,'' Brownback told The Associated Press in a telephone interview. ``But the Vietnamese government still has a lot of work to do to ensure very basic human rights and religious freedom.''

He said the U.S. Congress would continue to press Hanoi on the issue, which will remain ``a big bump in the road'' between two countries' expanding relations if Vietnam's human rights record does not improve.

Meanwhile, 54 U.S. lawmakers sent letters in October to President Tran Duc Luong calling for Que's release. A month later, the U.N. Working Group on Arbitrary Detention said his detention violated international civil rights laws.

Que, a former Nobel Peace Prize nominee, has been in and out of jail for nearly 20 years since 1978.

His latest arrest was in 2003, days after he had written articles posted on the Internet criticizing government curbs on the media. He was sentenced to 30 months in jail for ``abusing democratic rights to infringe upon the interests of the State.''

Others granted amnesty included Nguyen Dinh Van Long and Nguyen Dinh Huy, pro-democracy advocates jailed for attempting to overthrow the communist government; Thich Thien Minh, a Buddhist monk who belongs to the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam for participating in activities that encourage that the government be overthrown and Pham Minh Canh, jailed for criticizing the government; and Nguyen Long Sy, also jailed for attempting to overthrow the government.

Last year, the U.S. State Department ranked Vietnam as one of the most repressive countries in the world for religious freedom. The designation could result in economic sanctions against Vietnam if the situation does not improve. President Bush has a March 15 deadline to decide whether action is necessary.

Only a handful of government-approved religions are allowed to operate in Vietnam, but several outlawed churches continue to exist. Hanoi maintains that only lawbreakers are punished and that no one is jailed for their religious beliefs.

http://news.xinhuanet.com/english/2005-01/31/content_2530424.htm
Vietnam grants amnesty to over 8,400 prisoners before Lunar New Year
Xinhua, China - www.chinaview.cn 2005-01-31 13:49:51

HANOI, Jan. 31 (Xinhuanet) -- Vietnamese President Tran Duc Luong has approved a list of 8,428 convicts, who are serving their imprisonment sentences or whose sentences are pending or postponed,eligible for being released ahead of their terms on the occasion of the Lunar New Year Festival, which falls in early February.

"Regarding criminals, Vietnam combines severe punishments with the policy of leniency and reeducation. Our penalties not only areto punish law offenders, but also help them become useful citizens,and prevent new crimes," Nguyen Van Bich, vice chairman of the President Office, addressed a press conference on publicizing the president's amnesty decision on Monday.

Prisoners eligible for the amnesty include those who have well obeyed regulations of prisons and temporary detention camps, had good conduct while serving their imprisonment sentences, and paid compensation to the state or their victims, although they committed various kinds of economic and criminal crimes.

Among 8,428 amnesty beneficiaries, 161 committed economic crimes who are subject to pay a total of 21.1 billion Vietnamese dong (VND) (1.3 million US dollars) in compensation.

Of the 161 people, "90 were convicted of corruption," Le The Tiem, deputy minister of Public Security, said at the conference, noting that they have already paid nearly 7.3 billion VND (464,000 dollars) in compensation out of the total amount of nearly 16.7 billion VND (over 1 million dollars) they should do.

A number of prisoners who involved in major criminal and economic cases are to enjoy the amnesty. Thirteen people involving the Nam Cam case, the biggest criminal case in Vietnam, will be released before the festival, thanks to Vietnam's leniency policies, their good rehabilitation records, and contributions of themselves and their families to the country, said Tiem.

"This time, we grant amnesty to 33 foreigners from such countries as China, Laos, the United States, South Korea, Australia and Malaysia," Le Van Bang, deputy minister of Foreign Affairs, said at the conference.

Among the 8,428 people, six were convicted of undermining national security, he added.

Last September, Vietnam granted amnesty to 8,623 convicts, of whom over 60 percent have found jobs, and nearly 0.4 percent have relapsed into crimes, Tiem said. Enditem

Việt Nam sẽ trả tự do cho 4 nhân vật bất đồng chính kiến
Tổng hợp

Việt Nam sẽ trả tự do cho 4 nhân vật bất đồng chính kiến có tên trong danh sách các tù nhân lương tâm của Liên hiệp Âu Châu
VOA - 28-January-2005

Theo dự liệu, chính quyền Việt Nam sẽ trả tự do cho 4 nhân vật bất đồng chính kiến có tên trong danh sách các tù nhân lương tâm của Liên hiệp Âu châu.

Trong bản tin đánh đi từ Hà nội hôm thứ 6, phái viên của hãng thông tấn AFP trích dẫn một nguồn tin ngoại giao nói rằng các giới chức bộ ngoại giao Việt Nam đã gọi điện thoại thông báo cho các nhà ngoại giao Âu châu về vụ phóng thích này.

Trong 4 người vừa kể, có linh mục Nguyễn Văn Lý, 59 tuổi, và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, 63 tuổi, dự kiến sẽ được trả tự do vào tháng 9. Bên cạnh đó, ông Huỳnh Văn Ba, thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và ông Nguyễn Đình Huy, một nhà chính trị kỳ cựu của chế độ Việt Nam Cộng hòa bị giam cầm từ năm 1993, dự kiến sẽ được thả trong đợt ân xá vào dịp Tết Âm lịch tới đây.

http://www.eubusiness.com/afp/050128103100.0733wbyn
Vietnam to release four dissidents on EU list of 'prisoners of conscience'
EUbusiness, UK - 28/01/2005 - AFP

Vietnam is expected to release four dissidents named on a European Union list of "prisoners of conscience", an EU diplomatic source said Friday.

"The Vietnamese ministry of foreign affairs called us in an informed us" of the pending release, the European diplomat said.

"We told them that it was a welcome gesture. In an ideal world we'd like to see all the prisoners named on our list released," he added, without saying how many prisoners are on the EU roster.

Among the four are Catholic priest Father Nguyen Van Ly, 59, and political dissident Nguyen Dan Que, 63, who had expected to see freedom in September.

The other two prisoners to be amnestied in time for the Vietnamese traditional New Year beginning February 8 are Huynh Van Ba, a member of the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam, and another dissident jailed in 1993, Nguyen Dinh Huy.

No immediate confirmation of the release was available Friday from Vietnamese authorities. Officials are expected Monday to hold a press conference on the New Year's amnesties, which Vietnamese media has numbered at more than 8,200 prisoners.

The four named Friday are all well-known critics of Vietnam's communist government, which keeps an iron grip on the press and often stifles dissent with long prison sentences.

Father Ly was sentenced in October 2001 to 15 years in prison and five years after that of house arrest after being convicted of state sabotage for sending a letter to the United States Commission on International Religious Freedom.

His sentence was reduced to 10 years in 2003 and then to five in June, amid criticism of Hanoi's treatment of religious dissidents.

The other religious dissident in the group, Huynh Van Ba, who is also known as Nguyen Thien Minh, 50, was originally sentenced to life in March 1987 for "attempting to overthrow the people's government", but had his sentence reduced to 20 years.

Vietnam has been repeatedly criticised by Washington, which calls it one of the world's worst offenders of religious freedoms. It has also been targeted by international rights groups for harassing dissidents.

Hguyen Dinh Huy, 72, was arrested in 1993 with 11 other members of a political group and sentenced two years later to 15 years in prison.

Internet dissident Nguyen Dan Que was given a 30-month jail term for "abusing his democratic rights".

Amnesty had said his arrest was prompted by a statement he issued a few days earlier that was circulated on the Internet in which he said there was no freedom of information in the communist nation.

Phiên Tòa Phúc Thẩm Xử MS Nguyễn Hồng Quang Đình Hoãn
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) - Thu Jan 27, 2005

Hoãn Phiên Tòa Phúc Thẩm Xử MS Nguyễn Hồng Quang ngày 2-2-2005. Phiên tòa mới chưa quyết định vào ngày giờ nào. Chúng tôi sẽ loan báo khi có tin mới.

Trân trọng
Ngô Thị Hiền

Người thứ 10 chết vì cúm gà trong vòng 1 tháng
Tổng hợp

Việt Nam ghi nhận ca tử vong vì cúm gà thứ 10 trong vòng 1 tháng
VOA - 28-January-2005

Việt Nam ghi nhận ca tử vong vì cúm gà thứ 10 trong vòng 1 tháng trong lúc giới hữu trách chuẩn bị bắt đầu thực hiện chương trình giám sát cúm trên toàn quốc.

Theo bản tin của hãng thông tấn Pháp đánh đi Hà Nội hôm thứ 6, một người đàn ông 32 tuổi quê ở tỉnh Phú Thọ có kết quả xét nghiệm dương tính đối với vi rút cúm gà đã qua đời chiều thứ năm tại bệnh viện Bạch Mai ở Hà nội và trở thành nạn nhân thứ 30 của dịch cúm gà tại Việt Nam kể từ khi dịch bệnh bộc phát hồi cuối năm 2003.

Trong khi đó, một vị bác sĩ ở thành phố Hồ chí Minh cho phái viên AFP hay rằng hai bé gái 10 tuổi và 13 tuổi bị nhiễm cúm gà được điều trị tại Viện Nhi Số 1 hiện đang ở trong tình trạng nguy kịch. Ngoài ra, có thêm 2 người ở miền bắc được xác nhận là nhiễm vi rút cúm gà và bệnh tình được ổn định.

Các hãng thông tấn quốc tế trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương, cho biết là từ ngày 29 tháng giêng Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương và 3 viện Pasteur cùng với Tổ chức Y tế Thế giới sẽ bắt đầu thực hiện chương trình giám sát cúm trên toàn quốc để tìm hiểu sự biến thể của vi rút H5N1 trong dân chúng.

Nhiều chuyên gia y tế e rằng một đại dịch cúm toàn cầu có thể xảy ra nếu vi rút cúm gia cầm biến chủng để trở thành một dạng mới, có độc tính cao hơn và có khả năng lây từ người sang người. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, một đại dịch như thế có thể giết chết khoảng 7 triệu người trên thế giới.

Cúm gia cầm lan ra 27 tỉnh ở VN
BBC - 28 Tháng 1 2005 - Cập nhật 00h29 GMT

Đến ngày 27-1, Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp Việt Nam xác nhận ổ dịch cúm gia cầm đã được phát hiện thêm ở Bắc Ninh và Quảng Bình.

Như vậy, tổng số địa phương ở Việt Nam có ổ dịch tái phát hiện là 27 tỉnh, thành phố.

Các địa phương này là: Lâm Đồng, TP. HCM, Quảng Nam, Bình Dương, Kiên Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Quảng Bình, Bình Phước, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Cà Mau, Hà Nam, Hà Nội, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, và Bắc Ninh.

Việt Nam vừa ra lệnh tạm ngừng việc nhập khẩu gia cầm từ các nước láng giềng, có chung đường biên giới với VN.

Kể từ ngày 28-12-2004, tổng cộng đã có 11 ca nhiễm cúm gia cầm được tìm thấy ở Việt Nam. Trong số đó, chín ca đã dẫn tới tử vong.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán này bình thường vẫn là cơ hội kinh doanh cho những nhà buôn gia cầm, nhưng như một người dân nói với đài BBC, nhiều gia đình đang tránh các sản phẩm từ gà, vịt:

"Nhiều người cũng không dám ăn gà vịt, kể cả trứng họ cũng không dám ăn. Nhiều người ngại."

Lo ngại của WHO

Việt Nam không phải là nước duy nhất gây lo ngại về khả năng tái phát cúm gia cầm.

Thái Lan vừa thông qua kế hoạch khẩn cấp nhằm ngăn ngừa dịch cúm gà lan rộng.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo thế giới phải phòng ngừa trước nguy cơ xảy ra đại dịch.

Bác sĩ Klaus Stoehr là người phụ trách Chương trình phòng chống cúm toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới. Bác sĩ Klaus Stoehr nói điều ông lo ngại là một vài ca bệnh ở người rồi sẽ thay đổi và tốc độ bộc phát và lây lan sẽ tăng một khi virút có thể truyền từ người sang người.

"Những ca bệnh bộc phát do virút truyền từ người sang người chỉ có thể phát hiện nhanh chóng khi có mạng lưới y tế công cộng tốt, hệ thống bệnh viện tốt, công việc xét nghiệm thực hiện tốt. Đó là những gì những nơi như Việt Nam đang cần để chúng ta có thể phát hiện được ngay ca đầu tiên."

Đây là năm thứ hai liên tiếp cúm gia cầm tấn công vào các tỉnh thành ở Việt Nam.

Theo một số chuyên gia, kinh nghiệm rút ra là bên cạnh các điều kiện khách quan, thì vấn đề phòng chống dịch bệnh triệt để phải được chú ý hơn nữa trong hoàn cảnh hiện nay.

Việt Nam đã yêu cầu các địa phương tạm ngừng việc nhập khẩu gia cầm từ các nước láng giềng, có chung đường biên giới với Việt Nam.

Các viên chức cũng đang cố gắng quảng bá cho việc bán gia cầm sạch cho người tiêu dùng trong dịp Tết năm nay.

Và cũng có những người dân tỏ ra tin tưởng vấn đề thực phẩm an toàn, như bà Đỗ Quyên ở TP. HCM nói với đài BBC rằng bà tin vào việc mua gia cầm sạch từ siêu thị:

"Dù gì thì ở siêu thị họ cũng biết xuất xứ nguồn gà ở đâu. Tôi nghĩ năm nay ai có nhu cầu ăn thịt gà thì họ vẫn có thể an tâm."

Các số liệu nói rằng tầm mức dịch cúm năm nay nhỏ hơn năm ngoái. Cùng thời điểm năm 2004, 28 tỉnh đã bị nhiễm cúm và hơn ba triệu gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy.

Dù vậy, như cảnh báo của WHO, cúm gia cầm vẫn là nguy cơ lớn và người ta còn phải triệt để hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan.

http://www.iht.com/articles/2005/01/28/news/birdflu.html
Bird flu toll climbs to 10 in Vietnam
The Associated Press, Reuters, Agence France-Presse - Saturday, January 29, 2005

2 more cases found; controls reinforced in Ho Chi Minh City

HANOI Vietnam on Friday reported another human death from bird flu, bringing the toll to 10 people over the past month as officials scrambled to control the latest outbreak of the virus that scientists fear could give rise to the next pandemic.

Doctors also said that two more cases of avian flu had been confirmed. That brought to 15 the number of people who have contracted the disease in the current wave of infections.

The latest victim was a 32-year-old man from northern Phu Tho Province who died Thursday after spending five days in Bach Mai Hospital in Hanoi, a doctor there said on the condition of anonymity.

The man had developed a high fever, coughing and breathing difficulties on Jan. 12, said Nguyen Dinh Trong, director of Phu Tho provincial Preventive Medicine Center.

Doctors were still trying to determine how he contracted the disease, which is usually traced to direct contact with sick birds.

The World Health Organization has warned that if the virus alters and becomes easily spread from person-to-person, it could set off a global pandemic.

According to researchers from the Thai Public Health Ministry and the U.S. Centers for Disease Control and Prevention, an 11-year-old child who died in a Thai village last year after contracting the flu from a chicken probably transmitted the virus to her mother and her aunt.

The scientists established that the 26-year-old mother and 32-year-old aunt had been exposed to the illness while caring for the girl, according to the study, published Thursday in the New England Journal of Medicine.

But the two women had not come into contact with infected birds, according to the study, led by Kumnuan Ungchusak of the Thai Health Ministry.

Tests were conducted on samples taken from the throat and nasal passages of the two women. Both had contracted pneumonia, and the mother died of pneumonia after caring for the girl for 16 to 18 hours, the study noted.

The newly confirmed cases were of a 66-year-old man from Hanoi and a 30-year-old man from Hung Yen Province. Both were reported to be in stable condition on Friday.

On Thursday, officials said two girls, aged 10 and 13, had tested positive for the virus in southern Vietnam. Both were in critical condition on Friday, the officials said. The older girl's mother died from the disease Jan. 21 after the two of them slaughtered a duck.

Over the past year, bird flu has killed 30 people in Vietnam and 12 in Thailand.

Vietnam is struggling to contain its latest outbreak before next month's Lunar New Year celebrations, when thousands of people will travel. Chicken is traditionally served during new year feasts. Riot police officers have been deployed at checkpoints around Ho Chi Minh City, officials said on Friday.

On the orders of the city's People's Committee, the armed officers are backing up traffic police and market monitors at the checkpoints, which were established to stop infected or uncertified birds from being brought into the city, officials said. The city authorities have started destroying any chickens and ducks whose origins cannot be established.

Đà Lạt: hồ Than Thở đã trơ đáy!
Tuổi Trẻ - Thứ Sáu, 28/01/2005, 16:16 (GMT+7)

Ảnh: MPK
TT (Đà Lạt) - Thắng cảnh quốc gia hồ Than Thở nổi tiếng ở thành phố du lịch Đà Lạt có dung tích trên 130.000m3 đã cạn kiệt không còn một giọt nước kể từ nhiều tuần qua.

Toàn bộ bề mặt hồ rộng 6ha phơi đáy, nứt nẻ khiến chiếc cầu bắc qua hồ chợt trở nên vô duyên và hàng chục con vịt phao phục vụ du khách “mắc cạn” (ảnh)…

Nguyên nhân do nông dân đã khai thác triệt để nguồn nước hồ phục vụ tưới tiêu phát triển cây trồng. Tuy nhiên, theo nông dân, dù đã hút sạch nước hồ Than Thở nhưng đến nay hệ thống vườn rau, hoa của họ vẫn tiếp tục đứng trước nguy cơ chết khát hàng loạt vì tiết trời khô nắng gắt kéo dài.

N.H.T.

Trao đổi với ông Trần Đại Sơn về những diễn tiến căng thẳng trong nội bộ CSVN
2005.01.27 - Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Hội nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 11 diễn ra từ hôm 17 - 25 tháng Giêng vừa qua với nhiều diễn tiến căng thẳng và một số vấn đề khép kín với công luận. Trước Hội nghị trung ương đảng, những cuộc họp riêng của các phe nhóm trong giới lãnh đạo cũng được tiến hành.

Trong khi đó, về phía mình cách đây ít ngày Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nhân vật chính trong vụ án siêu nghiêm trọng T4 và Tổng Cục 2 cũng đã lên tiếng bằng bức thư thứ 4 gửi cấp lãnh đạo đảng và nhà nước.

Bằng kinh nghiệm của một nhà lão thành cách mạng, ông Trần Đại Sơn, đã đưa ra cái nhìn của mình về những vấn đề nói trên trong cuộc nói chuyện với Việt Hùng của Ban Việt Ngữ. Trước hết ông nói về cuộc họp kín thuộc phe nhóm tướng Lê Ðức Anh:

"Bè lũ 6 tên"

Trần Ðại Sơn: Người ta gọi là vô nguyên tắc mà, tức là họp một nhóm 6 người mà không phải là Tổng Bí Thư chủ trì mà lại do Chủ tịch nước chủ trì. Cái đó hoàn toàn sai nguyên tắc đảng, lộ rõ sự tiếm quyền của "bè lũ 6 tên "

Việt Hùng: Ông vừa mới đề cập đến cuộc họp kín do Chủ tịch nước chủ trì, như vậy nội dung cuộc họp đó là gì? diễn ra thời gian nào thưa ông?

Trần Ðại Sơn: Cuộc họp đó diễn ra vào trung tuần tháng 10 năm 2004. Cuộc họp đó là họ chuẩn bị ý kiến để ra Hội Nghị Trung Ương kỳ 11 để phát biểu. Cuộc họp này có 6 người, có mời ông Lê Ðức Anh và ông Ðỗ Mười tham dự. Cụ thể là có ông Trần Ðức Lương, ông Trần Ðình Hoan, ông Phan Diễn, ông Phạm Văn Trà, ông Nguyễn Khoa Ðiềm và ông Lê Hồng Anh. Theo tôi cuộc họp này là vô nguyên tắc.

“Cuộc họp này có 6 người, có mời ông Lê Ðức Anh và ông Ðỗ Mười tham dự. Cụ thể là có ông Trần Ðức Lương, ông Trần Ðình Hoan, ông Phan Diễn, ông Phạm Văn Trà, ông Nguyễn Khoa Ðiềm và ông Lê Hồng Anh. Theo tôi cuộc họp này là vô nguyên tắc.”

Việt Hùng: Với những cán bộ, đảng viên lão thành hay với những đảng viên nói chung khi mà biết được có cuộc họp kín của nhóm mà ông gọi là " bè lũ 6 tên " như vậy thì dư luận của mọi người ở Việt Nam như thế nào ?

Trần Ðại Sơn: Tức là mọi người đều thấy đó là vô nguyên tắc. Cái bè lũ này hiện đang gây chia rẽ trong đảng, phá hoại đảng, càng ngày họ càng lộ rõ sự phá hoại đảng, toàn đảng ai cũng thấy rõ.....

Việt Hùng: Như vậy, phải chăng điều đó chứng tỏ cho thấy phe của ông Lê Ðức Anh rất mạnh hay sao? mà cho đến bây giờ, các ủy viên trong thường vụ Bộ Chính Trị hay Bộ Chính Trị không có sự lên tiếng nào? phải chăng phe của ông Lê Ðức Anh đang thắng thế trong chính trường tại Việt Nam hay sao thưa ông?

Trần Ðại Sơn: Cái đó cũng không thể nói là thắng thế được, vì phe cánh của họ hội ý với nhau, vì họ bàn với nhau để chống lại lực lượng tiến bộ trong đảng và như vậy không thể nói là họ mạnh được !!!

Tướng Nam Khánh

Việt Hùng: Trong một lần nói chuyện trước ông có nói là "họ" đưa tướng Nam Khánh về cơ sơ để kiểm điểm và tìm cách khai trừ đảng tướng Nguyễn Nam Khánh, thế nhưng tướng Nam Khánh được sự ủng hộ của chi bộ đảng (nơi ông ấy sinh hoạt), kể từ đó đến nay tướng Nam Khánh có gặp những khó khăn và trở ngại nào hay không? xung quanh vụ T4 - Tổng Cục 2 cho đến nay ghi nhận như thế nào thưa ông ?

“Đề nghị thi hành kỷ luật kể cả ông Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, tức là ông Mạnh trên cương vị là Bí thư Quân Ủy Trung Ương không chủ trì cuộc họp mà lại để cho ông Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc Phòng tư cách là phó Bí thư Quân Ủy Trung Ương chủ trì Hội Nghị hồi tháng 8.2004 đưa nghị quyết vào những sai lầm...”

Trần Ðại Sơn: ông Ðỗ Mười muốn khai trừ ông Nam Khánh, về phía mình ông Nam Khánh mới cái viết lá thư thứ 4, ông ấy vạch mặt và đề nghị thi hành kỷ luật kể cả ông Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, tức là ông Mạnh trên cương vị là Bí thư Quân Ủy Trung Ương không chủ trì cuộc họp mà lại để cho ông Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc Phòng tư cách là phó Bí thư Quân Ủy Trung Ương chủ trì Hội Nghị hồi tháng 8.2004 đưa nghị quyết vào những sai lầm.., ông Nam Khánh còn mạnh dạn đề nghị như vậy đó, ông ấy có sợ gì đâu.

Ông Nam Khánh còn tuyên bố là lần sau nếu mời ông lên không để hỏi ý kiến ông về vấn đề xây dựng đảng thế nào, mời lên để truy bức rằng, tại sao ông ấy lại viết những lá thư đó thì lần sau ông ấy sẽ không lên nữa !!!

Việt Hùng: Thế trong quân đội dư luận có ủng hộ tướng Nam Khánh hay không ạ?

Trần Ðại Sơn: Trong quân đội thì ủng hộ ông ấy quá đi chứ. Chi bộ của ông Nam Khánh toàn quân đội cả, trong đó có phó Tổng tham mưu Lê Ngọc Hiền ngày xưa đó, cũng sinh hoạt trong chi bộ, người mới đây từng đề nghị tư cách đảng viên xuất sắc nhất đối với ông Nam Khánh trong số các đảng viên xuất sắc. Trong quân đội họ ủng hộ ông Nam Khánh.

Việt Hùng: Nhưng mà những người ủng hộ tướng Nam Khánh hầu như có thể nó là đã về hưu hay không còn tại chức. Liệu những chuyện như vậy có tiếng vang vọng nào hay không? hay có những ảnh hưởng nào đó tới các nhà lãnh đạo hiện nay không, thưa ông?

Trần Ðại Sơn: Như vậy là có một vài người xấu thôi ... chứ còn đại bộ phận là im lặng. Họ nghe đại đa số các tướng lĩnh cũ, những người có bề dày về ưu điểm thì họ tin tưởng, làm sao họ không thể không tin được, làm sao mà họ có thể nhắm mắt mà gật đầu được, tuy là cho họ chức quyền, rồi tiền lương bổng cao đó nhưng không phải vì thế mà họ hoàn toàn khuất phục đâu.

Lá thư thứ 4

Việt Hùng: Vừa rồi ông có đề cập đến lá thư thứ 4 của tướng Nam Khánh, ông có thể cho biết rõ hơn về nội dung mà tướng Nam Khánh gửi cho các cấp lãnh đạo ?

Trần Ðại Sơn: ông ấy mới viết, gửi đi cách đây ít ngày thôi ...., ông ấy nêu ra và nhắc lại điều lệ đảng, ông ấy yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ T4 - Tổng Cục 2, vấn đề Ðặng Vũ Chính - Nguyễn Chí Vịnh là những nhân vật lãnh đạo Tổng Cục 2.

Ông ấy yêu cầu là không được động đến Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Có những tay "chột" vừa rồi nó còn đề nghị khai trừ cả ông Giáp nữa, bậy bạ, láo đến như thế! thành ra dư luận trong quân đội họ thấy rõ cái bộ mặt phản động của chúng nó.

Việt Hùng: Nhưng mà tướng Nguyễn Nam Khánh đứng trên phương vị gì mà lại đề nghị xem xét và kỷ luật ông Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh và Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà ?

Trần Ðại Sơn: ông Nam Khánh với danh nghĩa là lão thành cách mạng thôi, ông ấy từng là Ủy viên trung ương đảng trong mấy khóa, đã từng là phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, từng làm việc này việc khác, giữ nhiều vị trí quan trọng trong đảng, trong quân đội ....,

Thành ra ông ấy đề nghị xem xét lại, kỷ luật những vị làm sai như ông Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, chỉ đạo phổ biến nghị quyết của đảng ủy quân sự Trung Ương mở rộng ngày 24-08-2004 sai đường lối của đảng mà cứ cho phổ biến. Thế rồi, Nguyễn Chí Vịnh soạn thảo báo cáo của Bộ Quốc Phòng chỉ đạo lưu trữ, phát hành những tài liệu đó ... thì phải thi hành kỷ luật, kiểm tra lại các vấn đề mà " ông chột " ông ấy đã .....

Việt Hùng: Xin được cắt lời ông, phải chăng ông nói " ông chột " tức tướng Lê Ðức Anh ?

Trần Ðại Sơn: Vâng, "ông chột" là ông Lê Ðức Anh, ông ấy bị bệnh (đậu mùa) ông ấy chột, chứ đâu phải chiến đấu bị thương đâu mà chột đâu !!! thế thành ra bây giờ người ta gọi cái tên chánh, cái tên thật người ta gọi là anh chột "anh Sú chột".

Việt Hùng: Nếu nói trong hàng ngũ tướng lãnh thì tướng Nguyễn Nam Khánh so với ông Ðại tướng Phạm Văn Trà là cấp dưới mà bây giờ lại đề nghị kỷ luật ông Ðại Tướng, Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà cũng như với người đứng đầu đảng là ông Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, phải chăng chuyện này chưa từng bao giờ xảy ra tức là cấp dưới đề nghị kỷ luật cấp trên ....

Trần Ðại Sơn: Lão thành cách mạng thì người ta không phân biệt cái đó đâu. Người ta thấy là phong chức đưa lên đại tướng với ông Phạm Văn Trà là để cho nó oai thôi, chứ còn trình độ, kinh nghiệm ... thì làm sao bằng được tướng Nam Khánh, chiến đấu làm sao bằng được cụ Nam Khánh ngày xưa. Họ cứ đưa ông Trà lên đại tướng thôi chứ làm sao bằng được ông Nam Khánh.

Còn cụ Tổng nhà mình (Nông Ðức Mạnh) trình độ đảng thì làm sao bằng được cụ Nam Khánh. Người ta phân biệt trình độ chứ không phải phân biệt chức vụ hiện nay, người ta so sánh trình độ. Bây giờ có nhiều người không có chức vụ gì nhưng mà trình độ của người ta rất vững vàng.

Nội bộ Đảng CSVN

Việt Hùng: Về phía Bộ chính trị và phía đảng thì trước những việc làm giảm uy tín của đảng, phá hoại đảng như vụ T4 - Tổng Cục 2 thì phải chăng những Ủy viên trong Bộ chính trị không có quan điểm gì? hay im lặng là một sự dung túng .....

Trần Ðại Sơn: Có chứ, có những lực lượng mạnh trong đảng, ví dụ như Ban Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ cũng đã mời "ông chột " tức (tướng Lê Ðức Anh) lên để hỏi về lai lịch về lý lịch đảng .... làm cho "ông chột" không trả lời được và " ông chột" lúng túng phải nói là lúc đó mất bấy giờ mất sinh hoạt đảng .....,

Ví dụ như thế, những lực lượng mạnh, người ta bảo vệ đảng, người ta mời "anh chột" lên chấp vấn, Ban Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ người ta là chuyện đó, chứ người ta có sợ hoàn toàn đâu, đấy là những lực lượng tiến bộ. Chứ còn nhiều lực lượng tiến bộ khác nữa nhưng mà họ không bộc lộ ra để họ giữ lực lượng của họ cho vững vàng, chứ không phải toàn đảng hỏng cả..... nếu mà hỏng cả thì gay rồi...

Việt Hùng: Vâng xin cám ơn ông.

Dân chúng Hà Tây nổi lửa đốt trụ sở ủy ban nhân dân xã, bắt nhốt cán bộ
Tổng hợp

Dân chúng Hà Tây nổi lửa đốt trụ sở ủy ban nhân dân xã, bắt nhốt cán bộ
RFA - 2005.01.27

Người dân ở tỉnh Hà Tây thuộc miền Bắc Việt Nam đã nổi lửa đốt trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã, bắt nhốt các cán bộ Nhà Nước để tạo áp lực với chính quyền địa phương về việc bồi thường đất đai của họ bị trưng dụng để xây dựng khu chế xuất.

Vụ việc xảy ra hôm thứ Ba vừa qua. Khoảng 500 người dân ở làng Lại Yên, huyện Hòai Đức, tỉnh Hà Tây, đã tập trung phản đối việc bồi thường khôngthỏa đáng trên các mảnh đất của họ bị trưng dụng để xây khu kỹ nghệ cách thủ đô Hà Nội 30 kilômét.

Chuyện tranh cãi xảy ra sau khi 52 hộ dân có đất bị sung công lên tiếng đòi nhà nứơc phải bồi thường cho họ số tiền cao hơn.

Theo nguồn tin chúng tôi thu thập được, 52 hộ dân này nằm trong số 192 hộ thuộc khu đất cần được giải tỏa, nhưng đến giờ họ chưa nhận đủ tiền bồi thường.

Ông Nguyễn Xuân Lĩnh, chủ tịch huyện Hòai Đức cho biết công an đã bắt giữ 17 ngừơi mà ông cho là đã chủ mưu vụ gây rối này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và loan tải đến quí thính giả những tin tức cập nhật về cuộc tranh chấp này ngay khi có được.

Những người biểu tình nổi lửa đốt một cơ quan chính phủ và tấn công tư thất của một viên chức địa phương tại Hà Tây
VOA - 27-January-2005

      Những người biểu tình phản đối việc chiếm hữu đất đai tại Việt Nam đã nổi lửa đốt một cơ quan chính phủ và tấn công tư thất của một viên chức địa phương tại tỉnh Hà Tây.
      Tin của AFP đánh đi từ Hà Nội tường thuật rằng báo Tiền Phong cho biết các phần tử cực đoan, hầu hết là người già và trẻ em, hôm thứ ba đã dùng hằng trăm lít xăng đốt văn phòng của Uỷ ban nhân dân xã Lai Yên.
      Kế đó, họ tấn công tư gia của phó chủ tịch uỷ ban, gây thương tích cho một cán bộ y tế và một viên công an địa phương.
      Cảnh sát đã bắt giữ một số người cầm đầu cuộc biểu tình và đang điều tra thêm về vụ việc.
Nhà chức trách và công an địa phương từ chối không bình luận về sự cố và con số người biểu tình không được đề cập đến.
      Cuộc biểu tình diễn ra sau khi có quyết định của nhà chức trách buộc dân địa phương phải rời khỏi đất của họ mà các nhà đầu tư đang tìm cách biến thành một khu công nghiệp.

Biểu tình tại Hà Tây
BBC - 27 Tháng 1 2005 - Cập nhật 15h44 GMT

      Các hãng tin AP và AFP cho biết hôm thứ Ba, các nông dân tại xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây đã tụ tập biểu tình để phản đối giới chức địa phương quanh chuyện trưng dụng đất đai của họ để xây dựng khu công nghiệp.
      Họ phản đối vì số tiền đền bù cho họ quá thấp.
      Theo các hãng tin, có khoảng 500 người đã tụ tập để phản đối, đa phần gồm người già và trẻ em; và họ còn đổ xăng đốt trụ sở của uỷ ban xã cũng như tấn công nhà của ông phó chủ tịch xã, làm bị thương một nhân viên y tế và một cảnh sát.
      Hãng AP còn nói những người biểu tình bắt giữ một giới chức địa phương làm con tin.
      Đài BBC đã liên lạc với giới chức xã Lại Yên, nhưng không nhận được câu trả lời.
      Tuy nhiên, một người dân tại xã Lại Yên cho đài BBC biết chuyện biểu tình và đốt trụ sở uỷ ban xã đúng là có xảy ra, nhưng đến nay biểu tình đã yên, và giới chức vẫn tiến hành việc xây khu công nghiệp.
      Chuyện chính quyền trưng dụng đất đai của người dân cho các công trình làm đường, xây các khu công nghiệp hay các dự án khác thường là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn tại VN, vì người dân thường hay nói số tiền đền bù cho họ quá thấp so với giá trị sản nghiệp mà họ đã mất.
      Trong khi chính phủ nói tiền đền bù là thích hợp, trong nhiều trường hợp, chuyện tham nhũng của giới chức địa phương đã khiến cho số tiền thực sự đến tay người dân chẳng là bao, và đó là nguyên nhân khiến cho có nhiều cuộc biểu tình phản đối.

Máy bay quân sự của Việt Nam rớt, 16 người thiệt mạng, trong đó có 2 tướng
Tổng hợp

Máy bay quân sự của Việt Nam rớt, 16 người thiệt mạng
VOA - 27-January-2005

Một máy bay quân sự của Việt Nam đã bị rớt ngay sau khi cất cánh và toàn bộ 16 người trên máy bay đã thiệt mạng, trong đó có 2 tướng lãnh.

Bản tin của AP từ Hà Nội ghi nhận một viên chức tỉnh Nghệ An yêu cầu không nêu danh tính cho biết người ta đã nghe thấy một tiếng nổ lớn vài phút sau khi chiếc máy bay trực thăng do Nga chế tạo cất cánh chiều thứ tư từ đảo Mê ở ngoài khơi duyên hải tỉnh Thanh Hóa.

Theo lời một viên chức bộ quốc phòng, máy bay chở phái đoàn đi thăm đảo để kiểm tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị đặt căn cứ trên đảo, và đang chuẩn bị bay sang một hòn đảo khác.

Đã tìm thấy thi thể của 3 nguời trong phi hành đoàn và 13 sĩ quan quân đội. Trong số nguời thiệt mạng có trung tướng Trương Đình Thanh, tư lệnh quân khu 4 và thiếu tướng Nguyễn Bá Tuấn, phó tư lệnh.

Quân đội đang điều tra nguyên do gây tai nạn.

Một chiếc máy bay trực thăng tương tự đã bị rớt hồi năm 2001 tại trung bộ Việt Nam làm thiệt mạng 7 người Mỹ và 9 người Việt Nam đang đi làm công tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam.

Việt Nam: 16 người chết vì rơi trực thăng
BBC - 27.01.05

      Một trực thăng quân sự gặp sự cố và rơi ở miền Trung Việt Nam làm tất cả 16 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 2 vị tướng.
      Các quan chức cho biết chiếc máy bay trực thăng do Nga sản xuất chở đoàn cán bộ cao cấp của Quân khu 4 đã bị rơi không lâu sau khi cất cánh.
      Một cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân gây vụ tai nạn máy bay này, xảy ra cách Hà Nội 300km về phía Nam.
      Người ta đã tìm thấy hài của 13 sĩ quan và ba phi công.
      Hai vị tướng bị thiệt mạng là Tư lệnh và Phó tư lệnh quân khu 4, có bộ chỉ huy đặt tại thành phố Nghệ An.
      Một chiếc trực thăng loại này đã bị rơi hồi năm 2001 tại miền Trung, cũng khiến 16 người gồm 7 người Mỹ và 9 người Việt thiệt mạng.
      Những người này đang trên đường đi tìm lính Mỹ mất tích thời chiến tranh Việt Nam.

Máy bay quân sự bị nạn: Trung tướng Tư lệnh và Thiếu tướng Phó tư lệnh Quân khu 4 hy sinh
Thanh Niên Online - Thứ Năm ngày 27/01/2005, 05h29 GMT+7

Hôm qua 26/1/2005, đoàn cán bộ Quân khu 4 trên đường đi kiểm tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị trên địa bàn quân khu, máy bay trực thăng quân sự chở đoàn đã gặp tai nạn.Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh Quân khu, Thiếu tướng Nguyễn Bá Tuấn - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu và các thành viên trong đoàn đã hy sinh.

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả và xác định nguyên nhân tai nạn.

Danh sách những người bị thiệt mạng

Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh quân khu
Thiếu tướng Nguyễn Bá Tuấn - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4
Đại tá Lê Hữu Phúc - Chủ nhiệm chính trị quân khu
Đại tá Nguyễn Văn Minh - Cục phó Cục kỹ thuật quân khu
Đại tá Trần Quang Lộc - Cục trưởng Cục Hậu cần quân khu
Đại tá Trần Kiểu - Trưởng phòng tác chiến quân khu
Thượng tá Trần Anh Tuấn - Phó phòng chính sách quân khu
Thượng tá Lương Trọng Sáng - Phó phòng cán bộ quân khu
Trung tá Hoàng Danh Cầm - Trợ lý văn phòng Bộ tư lệnh quân khu
Đại tá Nguyễn Duy Hùng - Phó chỉ huy chính trị Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An
Thiếu tá Tô Bá Hòa - Phó ban tác chiến
Thiếu tá Võ Văn Duyệt - Trợ lý chính sách
Thượng úy Nguyễn Thanh Tùng - phóng viên báo quân khu 4
Ba phi công theo đoàn.

(TTXVN)

Sixteen Vietnamese troops killed in helicopter crash
AFP - Thursday January 27, 2:49 PM

Soldiers parade during a ceremony in Dien Bien Phu, 500 km northwest of Hanoi. Sixteen Vietnamese soldiers, including two generals, were killed when the helicopter they were in crashed on an island off the coast of central Vietnam, the military said. AFP Photo

Sixteen Vietnamese soldiers, including two generals, were killed when the helicopter they were in crashed on an island off the coast of central Vietnam, the military said.

Initial inquiries suggested the Russian-made MI-8 helicopter had hit a military communications mast on the island of Me, around 10 kilometres (six miles) off the coast of Thanh Hoa province, some 200 kilometres south of Hanoi.

"The helicopter immediately exploded after hitting the pylon" shortly after taking off on Wednesday afternoon, military spokesman Major Pham Xuan Huong said.

The spokesman identified the dead as 12 officers, a military journalist with the rank of captain and the three pilots.

One of the generals was the commander of Vietnam's military zone number four based in the central province of Nghe An. Among the other dead officers were five colonels, three lieutenant colonels and two majors.

The state-controlled Vietnam News Agency said the senior officers were inspecting "the combat readiness in the region".

"More or less all the staff of the fourth zone died in the crash. The chief was there, with his deputy and the commanders of all the bureaus," a foreign military source told AFP.

The army spokesman said the bodies of all the victims had been recovered. The defence ministry has opened a formal investigation into the cause of the crash.

A Vietnamese source said the insurance company in charge of the military fleet of this zone had refused to insure the helicopter that was allegedly in poor condition.

The Vietnamese army has constantly reduced its budget and forces since the end of the Vietnam War in 1975.

The foreign military source said he had no details about the cause of the crash but confirmed the Vietnamese army had some problems with spare parts.

"For a long time Vietnam was getting its spare parts through the countries of the Warsaw Pact. But since the fall of the Berlin wall, they have to buy them at market price", he said.

"You have also to question maintenance. How is it organized? Is it done properly?" he asked.

According to sources, Vietnam has recently bought some modern helicopters but much of its fleet is old.

In May 1998, Vietnam's chief of staff and deputy defense minister, general Dao Trong Lich, died when a Laos airforce jet slammed into a mountain in the Laos province of Xienkhouang. Fourteen Vietnamese on board, including several other top officials died, leaving a huge gap in the military to fill.

Vietnam helicopter crash kills 16
CNN - Thursday, January 27, 2005 Posted: 0420 GMT (1220 HKT)

The Vietnam military uses Russian-made helicopters like the one above.
      HANOI, Vietnam (Reuters) -- A Vietnamese military helicopter has crashed off the coast, killing all 16 people on board, including two senior officers and the three-member crew, the military said.
      The two senior officers killed in Wednesday's accident were of the rank of general, Voice of Vietnam radio said.
      The helicopter crashed while en route between two islands off Vietnam's central coast, the official Tuoi Tre newspaper said.
      Six bodies had been recovered by Wednesday evening, it said.
      "It went down just few minutes after taking off from Me island," said an officer at the Military Command of the central province of Nghe An.
      Me island is 13 km (8 miles) off the coast and 150 km (90 miles) south of Hanoi.
      All 16 bodies have been recovered, said the officer.
      The Defense Ministry had ordered an investigation into the cause of the crash, the radio said.
      Air crashes are rare in Vietnam's military, which flies Russian-made helicopters.

3 người Thượng Tây Nguyên bị tuyên án tù về tội “phá hoại đoàn kết quốc gia”
Tổng hợp

Ba người Thượng ở Việt Nam bị tuyên các án tù tới 11 năm
VOA - 26-January-2005

Ba người Thượng ở Việt Nam đã bị tuyên các án tù tới 11 năm vì liên can tới vụ biểu tình chống chính phủ hồi năm ngoái ở vùng Tây Nguyên.

Tin của các hãng thông tấn AFP, AP, và Reuters đánh đi từ Hà nội hôm thứ tư cho biết: các ông Ksor Vung, 36 tuổi, Ksor Thứp, 53 tuổi, và Hlưn, 37 tuổi đã bị một tòa án lưu động của tỉnh Gia Lai kêu án tù vì can tội mà họ gọi là "phá hoại chính sách đoàn kết", vì đã tổ chức những vụ biểu tình gây rối và xúi giục người Thượng bỏ trốn sang Kăm Pu Chia.

Trong phiên xử dài 1 ngày hôm thứ 3 tại huyện Đắt Đoa, ông Hlưn đã bị kêu án 11 năm tù. Hai người còn lại mỗi người bị lãnh án tù 10 năm. Theo báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam, những người vừa kể tham gia phong trào Fulro và nhận chỉ thị của Quĩ người Thượng ở Mỹ để tổ chức biểu tình quấy nhiễu chính quyền và kích động thường dân trốn sang Kăm Pu Chia.

Đây là vụ xét xử mới nhất trong một loạt những vụ truy tố những người liên quan đến vụ biểu tình ở vùng Tây Nguyên hồi tháng tư năm ngoái, khi hàng ngàn người thiểu số theo đạo Tin lành xuống đường để phản đối nạn đàn áp tôn giáo và tịch thu đất đai bừa bãi. Các tổ chức nhân quyền nói rằng giới hữu trách Việt Nam đã xử dụng sức mạnh thái quá để trấn áp cuộc biểu tình vừa kể.

Một vụ biểu tình tương tự đã xảy ra vào năm 2001 và cũng bị nhà cầm quyền trấn áp, khiến hàng ngàn người Thượng bỏ trốn sang Kăm Pu Chia để xin tị nạn. Nhiều người trong số đó rốt cuộc đã được chính phủ ở Washington cho sang định cư ở Hoa kỳ. Năm ngoái, khoảng 700 người Thượng đã trốn sang Kăm Pu Chia và đang được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc chăm sóc ở Phnom Penh.

Thứ ba vừa qua, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết: giới hữu trách Hà nội đã cam kết là sẽ không bách hại những người Thượng trở về nước sau khi bỏ trốn sang Kăm Pu Chia để xin tị nạn chính trị. Một phát ngôn viên của văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok nói rằng: sau phiên họp dài 2 ngày ở Hà nội, các đại diện của Việt Nam, Kăm Pu Chia và Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã ký kết một văn kiện liên quan đến việc tái định cư hoặc hồi hương những người Thượng trốn sang Kăm Pu Chia. Văn kiện này cho phép nhân viên của Liên Hiệp Quốc được đến theo dõi tình hình ở vùng Tây Nguyên.

3 người Thượng Tây Nguyên bị tuyên án tù về tội “phá hoại đoàn kết quốc gia”
RFA 2005.01.26

Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt 3 người Thượng từ 10 đến 11 năm tù về tội phá hoại đoàn kết quốc gia.

Trong phiên xử diễn ra ngày hôm qua, các ông Hlưn, Ksor Vung và Ksor Thup còn bị buộc tội tham gia vào tổ chức FULRO, nhận tiền của người nước ngoài để tổ chức biểu tình gây rối hồi tháng tư năm ngoái và tội kích động người khác trốn sang Campuchia.

Hồi đầu tháng này cũng tại Gia Lai, tòa đã kêu án 7 người khác với những tội danh tương tự.

Cũng cần nhắc lại hôm qua tại Hà Nội, đại diện của Chính Phủ Việt Nam, Campuchia và Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã ký văn bản ghi nhớ, trong đó cho phép Cao Ủy cử nhân viên lên Tây Nguyên để quan sát tình hình tại chỗ.

Tại cuộc họp, các bên cũng đồng ý về giải pháp cho khỏang hơn 700 người Thượng đã trốn được sang tới Campuchia và đang được Cao Ủy bảo vệ. Những người Thượng này hoặc sẽ đi định cư ở một nước thứ ba, hoặc trở về nguyên quán dưới diện tự nguyện hồi hương.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết phía Việt Nam cam kết sẽ đối xử công bằng với những người nào muốn hồi hương.

Thỏa thuận ba bên về người Thượng
BBC - 26 Tháng 1 2005 - Cập nhật 14h04 GMT

      Cao Ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) và hai chính phủ Việt Nam và Campuchia đã đạt được ký kết thỏa thuận để giải quyết số người Thượng chạy từ cao nguyên Trung phần của Việt Nam sang Campuchia.
      Hiện có trên 700 người Thượng đang được UNHCR che chở tại các trại và trung tâm tạm trú của mình trên đất Cambốt.
      Theo bản thỏa thuận mới ký, ba bên phấn đấu đưa đi nước thứ ba hoặc hồi hương toàn bộ số này.

      'Hi vọng mới'
      Bà Jennifer Tagonis, phát ngôn nhân cho UNHCR tại Geneva nói với đài BBC bản thỏa thuận này mang hy vọng mới cho một vấn đề từng làm đau đầu các bên liên quan:
      "Vấn đề người Thượng Việt Nam tại Campuchia tồn tại đã một thời gian dài và nay đòi hỏi phải có hướng giải quyết."
      "Với việc Việt Nam, Campuchia và UNHCR ký kết thỏa thuận này, chúng tôi hy vọng sẽ có thể hồi hương hoặc gửi người tỵ nạn đi định cư tại một nước thứ ba một cách nhanh chóng hơn."
      Được biết cho tới nay, vì chưa có thống nhất giữa các bên, có nhiều khó khăn trong khi làm việc với người tỵ nạn, những người không muốn hồi hương vì sợ bị trừng phạt nhưng cũng không muốn đi nước thứ ba.
      Bà Tagonis cho biết, con số người hồi hương và đi tái định cư chưa được xác định trong thời điểm này.
      Tuy nhiên, có tình trạng người Thượng không muốn đi nước thứ ba mà lại chỉ muốn yêu cầu LHQ can thiệp để lấy lại đất đai của họ mà họ nói người Kinh đã chiếm đoạt, điều mà UNHCR không có khả năng và phận sự thực hiện.
      Báo chí Việt Nam dẫn lời thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng nói rằng Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận bất cứ người Thượng nào muốn hồi hương vào 'bất cứ lúc nào'.
      Trả lời câu hỏi về các cáo buộc trong quá khứ từ phía Việt Nam và Campuchia rằng nhân viên UNHCR lôi kéo và khuyến khích người Thượng Việt Nam bỏ trốn, bà Tagonis nói:
      "Hoàn toàn không đúng sự thật. Chúng tôi chỉ che chở cho những người tìm tới cầu sự giúp đỡ của chúng tôi theo khuôn khổ luật pháp quốc tế cho phép."
      "Chúng tôi không làm gì hơn những gì chúng tôi có thẩm quyền và tất cả các cáo buộc về nhân viên của chúng tôi như trên không có gì hơn là những lời buộc tội không có căn cứ."
      Trong khi đó, truyền thông trong nước và quốc tế cho hay Việt Nam đã kết án ba người liên quan đến vụ biểu tình của người dân tộc thiểu số tại cao nguyên Trung phần VN vào tháng Tư năm ngoái.
      Phiên tòa diễn ra hôm thứ ba tuần này.
      Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã mở phiên toà lưu động sơ thẩm xét xử Hlưn, Ksor Vung và Ksor Thứp về tội phá hoại chính sách đoàn kết.
      Họ bị kết án vì các tội "tuyên truyền phản động như thành lập nhà nước Đega do Ksor Kok làm Tổng thống, đánh đuổi người Kinh, tổ chức biểu tình quấy nhiễu chính quyền và kích động thường dân trốn sang Campuchia".
      Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt Hlưn 11 năm tù, hai bị cáo còn lại mỗi người 10 năm.

http://www.chinapost.com.tw/i_latestdetail.asp?id=25967
Vietnam jails three hill tribe members over protest ? (updated PM 1:33)
China Post, Taiwan - 2005/1/26 - HANOI, Vietnam (AP)

Three hill tribe people were sentenced to up to 11 years in jail over a protest last year in Vietnam's Central Highlands, state-controlled media reported Wednesday.

Ksor Vung, 36, Ksor Thup, 53, and Hlun, 37, were convicted of organizing anti-government demonstrations and inciting other ethnic minority members, collectively called Montagnards, to flee to neighboring Cambodia, said the Thanh Nien (Young People) newspaper.

Hlun, who only uses a single name, was sentenced to 11 years in jail and the others 10 years at Tuesday's one-day trial in Gia Lai province, the report said.

The report said the three were active members of a disbanded guerrilla group that fought alongside the Americans during the Vietnam War.

It said they received money from an exile group in the United States to buy mobile phones, used to receive instructions from abroad, to organize demonstrations and to incite other Montagnards to flee to Cambodia.

Court officials were not available for comment Wednesday.

Vietnam, Cambodia and the U.N. High Commissioner for Refugees on Tuesday reached a tentative agreement to resettle or repatriate about 750 Montagnards currently under UNHCR protection in Cambodia.

Thousands of Montagnards _ many of whom are Christians in this Buddhist-majority country _ took to the streets last year to protest government restrictions on religion and confiscation of ancestral lands.

International rights groups have said at least 10 protesters were killed in the clashes with police. However, Hanoi said only two died, struck by rocks thrown by other protesters. The area was sealed off to international media and diplomats after the incident.

There was a similar demonstration in 2001, after which about 1,000 Montagnards fled to Cambodia. They were eventually resettled in the United States.

Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

http://www.ykien.net