Vụ Án Tổng Cục 2

Vài nét về chân tướng của Nguyễn Khoa Điềm

Đinh Văn Toàn

Từ lâu nhiều người thắc mắc không biết tại sao một người như Nguyễn Khoa Điềm lại lên rất nhanh đến một vị trí quan trọng trong bộ chính trị của đảng cọng sản Việt Nam.

Xét về năng lực cá nhân, Nguyễn Khoa Điềm không có tài cán gì đặc biệt. Nguyễn Khoa Điềm được xem là một thi sĩ hạng thường với một vài tập thơ ít người biết đến.

Nguyễn Khoa Điềm cũng không phải là một nhà tư tưởng, không có kiến thức về kinh tế, không có khả năng quản lý, tại sao có thể lên nhanh như vậy ?

Về lý lịch gia đình thì Nguyễn Khoa Điềm là con của Hải Triều, thì cũng không hơn gì lý lịch của Ngô Yên Thi lcho ắm, nhưng tại sao Ngô Yên Thi chỉ lên được chức Uỷ Viên Trung ương, bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế rồi sau đó cũng bị giáng chức và bị điều ra Hà Nội làm trưởng ban tôn giáo trung ương, một ban không xơ múi gì được nhưng lại bị chỉ trích rất nhiều ?

Về quá trình hoạt động, Nguyễn Khoa Điềm thua xa Ngô Yên Thi. Trong khi Ngô Yên Thi đã là uỷ viên của thành uỷ Huế, tỉnh uỷ viên Thừa Thiên - Huế, thì Nguyễn Khoa Điềm cũng chỉ là một cán bộ quèn tại ban tuyên huấn thành uỷ Huế.

Về tư cách cá nhân thì Nguyễn Khoa Điềm là một người rất cộc tính. Năm 1977, trong một vụ ghen tương với Nguyễn Đắc Xuân, một cán bộ cùng công tác với Nguyễn Khoa Điềm tại Ban Tuyên Huấn thành uỷ Huế hắn đã rút súng K54 bắn Nguyễn Đắc Xuân ngay tại cơ quan nhưng rất may không trúng. Vụ này mọi người dân ở Huế hồi đó đều biết và Nguyễn Khoa Điềm đã bị đưa ra kiểm điểm tại thành uỷ Huế.

Với vài nét khái quát như trên, mọi người đều thấy rõ nếu không có một sự cất nhắc đặc biệt của một người hoặc một nhóm người ở chức vụ cao nhất của đảng cọng sản Việt Nam thì Nguyễn Khoa Điềm không thể nào leo cao đến như vậy.

Từ lâu, để tạo vây cánh cho mình, Lê Đức Anh và tay chân đã có một kế hoạch lâu dài nhằm tìm hiểu, móc nối và kết bè kết phái với những thành phần mà Lê Đức Anh nghĩ là có thể sử dụng sau này. Mọi sự bắt đầu khi Lê Đức Anh tìm thấy ở Nguyễn Khoa Điềm những đặc tính của một con cờ dễ điều khiển mà Lê Đức Anh có thể đưa lên cao và không bao giờ dám cải lời mình.

Trước hết, Nguyễn Khoa Điềm là một tên xu phụ, không bao giờ dám có ý kiến khác với ý kiến của cấp trên. Đây là đặc điểm cốt yếu mà Lê Đức Anh muốn thấy ở con cờ của mình. Cũng vì tính chất này mà khi lọt vào bộ chính trị, Nguyễn Khoa Điềm không chấp nhận cho những người dưới quyền có ý kiến khác với ý kiến của y. Những biệp pháp kiểm soát internet và báo chí trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ điều này.

Hai là hắn là con của Nguyễn Khoa Hải Triều, một người thân cận với Hồ Chí Minh, quê ở Thừa Thiên nhưng lớn lên ở miền Bắc, như vậy khi Lê Đức Anh tiến cử vào trung ương đảng thì sẽ ít bị phản đối.

Nhưng có một điểm mấu chốt mà ít người biết đến nhưng Lê Đức Anh lại nắm được, (và có thể tình báo của Trung Cọng cũng nắm được), đó là thời kỳ Nguyễn Khoa Điềm bị giam tại nhà lao Thừa Phủ - Huế.

Trong những năm 60, khi những cuộc đấu tranh của phong trào học sinh sinh viên liên tục diễn ra tại các đô thị miền Nam, Nguyễn Khoa Điềm được đưa vào Huế để trà trộn trong giới sinh viên. Nguyễn Khoa Điềm ghi danh vào đại học văn khoa Huế, nhưng không may sau đó bị bại lộ. Nguyễn Khoa Điềm bị bắt và giam tại lao Thừa Phủ cho đến Tết Mậu Thân [1]. Là một người nhát đòn, Nguyễn Khoa Điềm đã cung khai tất cả mọi chuyện cho phòng nhì Huế. Chính vì vậy mà Nguyễn Khoa Điềm không bị đưa đi Côn Đảo như những thanh niên, sinh viên học sinh có liên hệ với Mặt Trận giải Phóng như Vịnh, Cổn, Long, Tòng, Kiệt tại Sài Gòn.

Chính vì điều này mà mặc dù vụ án siêu nghiêm trọng đã hết sức rõ ràng nhưng Nguyễn Khoa Điềm vẫn cố sống cố chết bảo vệ Lê Đức Anh và Nguyễn Chí Vịnh; và dĩ nhiên trong việc dâng đất cho Tàu, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đóng một vai trò quan trọng.

Mong rằng những chi tiết này làm rõ thêm chân tướng của Nguyễn Khoa Điềm, một tên tay chân thân tín của Lê Đức Anh và là một tên bán nước cho Tàu đang nằm trong Bộ Chính Trị của đảng cọng sản Việt Nam.


[1] Ở đây xin mở một dấu ngoặc. Khi nhắc đến những vụ thảm sát tập thể tại Huế hồi Mậu Thân, báo chí thường nói đến hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, nhưng ít người nói đến Nguyễn Khoa Điềm. Khi được giải thoát khỏi nhà lao Thừa Phủ, hắn gia nhập ngay vào nhóm các hung thần Mậu Thân ở Huế. Căm thù những người đã tra tấn mình tại lao Thừa Phủ, cùng với tính “cộc” như đã nói ở trên trong việc bắn Nguyễn Đắc Xuân ngay tại văn phòng ban tuyên huấn thành uỷ Huế, Nguyễn Khoa Điềm không ngần ngại tàn sát những ai hắn cho là có liên quan đến “nguỵ quân”, “ngụy quyền” ở Thừa Thiên - Huế. Dù sao đi nữa, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân là những người lớn lên ở Huế, tính chất sắc máu và “căm thù giai cấp” cũng không thể nào “sâu sắc” bằng Nguyễn Khoa Điềm. Hơn nữa, Điềm khi đó được xem là cán bộ “chính qui” của Hà Nội, còn Phan, Tường và Xuân chỉ là cán bộ “tại chỗ” cho nên ý kiến của Nguyễn Khoa Điềm là ý kiến quyết định.

Ở thời điểm của năm 2005, khi chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã bị phá sản trên toàn thế giới, khi Liên Xô và các nước cọng sản Đông Âu đã sụp đổ từ gần hai mươi năm qua, khi chế độ cọng sản Hà Nội đã lộ rõ tính chất bất nhân bất nghĩa dã man, thối nát đến cùng cực vậy mà Nguyễn Khoa Điềm vẫn “kiên trì” chủ nghĩa cọng sản, tư tưởng Mao Trạch Đông, thì thử hỏi gần 40 năm trước, khi còn là thanh niên và vừa mới ở trong nhà lao Thừa Phủ ra, thì lòng “căm thù giai cấp” của Nguyễn Khoa Điềm lên cao đến chừng nào, tính “sắc máu” của hắn đã được khích động như thế nào. Đến một lúc nào đó, Nguyễn Khoa Điềm phải trả lời trước nhân dân Thừa Thiên - Huế, nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới về vai trò của mình trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế.

Vụ Án Tổng Cục 2

http://www.ykien.net