Vượt qua Việt
🌐    A  A  A  A 
Lịch sử
Trả lại Sự thậtCông lý cho Lịch sử

Các đảng phái chính trị thời kỳ 1945

Mục lục  Trang chính

Nguyễn Văn Trần

Một Cái Nhìn Sơ Lược Về Đảng Phái Quốc Gia

Đảng và Phái

Khi nói về một tổ chức hoạt động cho mục tiêu tranh thủ chánh quyền quốc gia, người ta có thói quen gọi đó là « Đảng Phái » mà thường không có chủ ý phân biệt Đảng và Phái để biết hai từ ngữ đó có nội dung khác nhau không?

Đảng và Chánh đảng

Đảng do tiếng la-tinh “pars” có nghĩa là một phần, một bộ phận trong một cái lớn, cái toàn thể. Nếu đảng là một nhóm người, tức một phần hay một bộ phận của nhân dân một quốc gia kết hợp lại để cùng chia sẻ với nhau chung những quyền lợi, những quan điểm, những tư tưởng và nhắm mục tiêu đắc cử vào chánh quyền để thi hành quyền lực thực hiện một dự án chánh trị hoặc một chương trình chung thì đó là chánh đảng, tức đảng chánh trị. Chánh đảng hoạt động cho mục tiêu khác hơn các tổ chức khác như nghiệp đoàn, hiệp hội, …

Do đó chánh đảng được định nghĩa, một mặt, dựa theo hệ thống tư tưởng của chánh đảng theo đuổi, mặt khác, dựa theo định chế vì hình thức chánh đảng nói lên bản chất chế độ chánh trị quốc gia là dân chủ hay độc tài.

Mục đích tối hậu của chánh đảng là tranh thủ chánh quyền, lập chánh phủ để binh vực cho những tư tưởng trong chương trình của mình bằng bầu cử, chớ không chỉ nhằm gây ảnh hưởng lên chánh phủ.

Chánh đảng xuất hiện theo sự ra đời của chế độ đại nghị. Ở Anh, chánh đảng xuất hiện vào thế kỷ XVII. Từ lúc ban đầu cho tới hậu bán thế kỷ XIX, chánh đảng chỉ gồm những đại biểu họp nhau lại theo những vấn đề chánh trị quốc gia họ đồng ý để cùng nhau bênh vực. Khi cử tri gia tăng và người ta đưa vào sanh hoạt chánh trị phổ thông đầu phiếu, Chánh đảng thành hình bên ngoài Quốc Hội gồm cả những thành viên không phải đại biểu, trở thành cơ cấu có tổ chức và có hệ thống. Sau Anh, chánh đảng xuất hiện ở Huê kỳ vào đầu thê kỷ XIX.

Chánh đảng được tổ chức ở cấp quốc gia hay địa phương. Cơ quan quyết định vẫn là Đại Hội Đại biểu định kỳ. Giửa hai kỳ đại hội, mọi việu đều do Ban Thường vụ, tức Cơ quan trung gian giữa 2 đại hội quyết định.

Chánh đảng khác nhau do căn bản ý thức hệ. Thông thường có 4 dạng sanh hoạt chánh trị chánh đảng: đa đảng là một tập hợp hay liên minh nhiều đảng nhỏ để hội đủ đa số cầm quyền bởi không đảng nào một mình có đủ đa số ở Quốc Hội hay thành lập chánh phủ (Ý, Bỉ, Đức); hai đảng lớn, các đảng nhỏ khác bị loại, chánh phủ do một trong hai đảng thành lập (Huê kỳ); một đảng đa số áp đảo cầm quyền suốt thời gian dài, các đảng khác giữ vai trò đối lập (Ấn độ từ năm 1947 tới năm 1980).

Chánh đảng không do luật pháp tạo ra, mà do văn hóa chánh trị hay hệ thống tổ chức bầu cử của quốc gia. Nhưng trong chế độ dân chủ, đảng phái được luật pháp bảo vệ theo luật chánh đảng. Hệ thống đa đảng dẩn tới thể thức bầu cử theo tỷ lệ. Bầu cử đơn danh do hai đảng tranh cử. Sau cùng còn một dạng đảng đặc biệt, không giống ai hết vì không do nhân dân chọn lựa người đại diện mà vẫn cầm quyền và cố giử chánh quyền lâu dài, đó là đảng độc nhứt và độc tài của các chế độ Công sản như ở Tàu và Việt Nam ngày nay. Loại đảng này có nhiệm vụ là dùng dối trá và bạo lực cướp chánh quyền và cầm quyền. Khi cầm quyền, đảng chỉ lo sợ kẻ thù duy nhứt là nhân dân do họ cai tri. Họ sẵn sàng phụ thuộc vào ngoại bang chống lại nhân dân để giử quyền lực đã cướp được.

Phái

Phái là một từ ngữ mang ý nghĩa xấu để chỉ một nhánh nhỏ, một bộ phận nhỏ, tách rời khỏi cái lớn, cái nguyên chánh thống một cách không được chánh đáng, không hợp lệ.

Một nhánh của một chánh đảng gọi là hệ phái. Một nhánh của một tôn giáo gọi là giáo phái. Khi nói đảng phái, người ta không thể không hiểu đó là muốn nói đảng nguyên gốc, đảng chánh và những nhánh nhóc, những phe nhóm khác nhau, những xu hướng khác nhau trong một đảng cùng vận hành tranh giành quyền lực hoặc ảnh hưởng. Nhưng khi nói “tinh thần đảng phái” thì chắc chắn đó là điều xấu vì “tinh thần đảng phái” thường lấn át tinh thần quốc gia dân tộc nên đặt quyền lợi đảng phái trên quyền lợi đất nước. Đảng Cộng sản ở Việt Nam là trường hợp điển hình.

Đảng phái ở Việt Nam

Từ sau khi thực dân Pháp đô hộ, và sau khi Phong trào Cần Vương thất bại, giới trí thức Tây học hay giới sĩ phu mới đứng lên thành lập những tổ chức tranh đấu chống thực dân giành độc lập dân tộc.

Đảng Lập Hiến

Vào năm 1923, ông Bùi Quang Chiêu, kỹ sư Canh nông tốt nghiệp ở Pháp về Sài gòn làm việc cho Chánh quyền thực dân pháp, cùng với các ông Trương văn Bền, Nguyễn Phan Long, Phan văn Trường thành lập một đảng chánh trị lấy tên là Đảng Lập Hiến. Đây là một chánh đảng đầu tiên ở xứ Nam kỳ

Đảng Lập Hiến có đảng viên là đại điền chủ, tư sản dân tộc, trí thức tiểu tư sản ở Nam kỳ. Đảng chủ trương tranh đấu ôn hòa, thỏa hiệp với thực dân Pháp nhằm trước tiên giành quyền lợi kinh tế cho người Việt, giành độc lập dân tộc thông qua việc duy tân, gia tăng lợi tức, mở mang văn hóa mới theo Âu tây.

Đảng Lập Hiến có cơ quan ngôn luận là tờ La Tribune Indigène. Đó là tờ báo tiếng Pháp ở buổi đầu của người Việt, ra đời vào năm 1917 tại Nam kỳ, do ông Nguyễn Phú Khai xuất bản để bài xích Huê kiều, kêu gọi giành quyền kinh tế ở người Tàu đem về cho người dân Việt nam. Ông Nguyễn Phú Khai cũng là người Việt Nam đầu tiên lập nhà máy xay lúa, cạnh tranh với người Tàu ở Mỹ Tho. Khi đảng Lập Hiến ra đời thì báo La Tribune Indigène được dùng làm cơ quan ngôn luận của đảng. Tiếp theo 2 tờ L’ Echo Annamite và Đuốc Nhà Nam cũng thuộc đảng Lập Hiến cùng rầm rộ phát động chiến dịch tẩy chay hàng hóa Ba Tàu, kêu gọi người Việt Nam có tiền tham gia các hoạt động tài chánh, ngân hàng để mở mang nền kinh tế nước nhà. Các báo này, sau đó, lên tiếng đòi quyền bình đẳng giửa người Việt với người Pháp nên nhà cầm quyền thực dân buộc phải đóng cửa năm 192. Qua năm sau, La Tribune Indochinoise ra đời tiếp tục phổ biến tiếng nói của đảng Lập Hiến cho tới năm 1942.

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Năm 1927, ông Nguyễn Thái Học, sau khi Nam Đồng Thư Xã đóng cửa dưới sự đàn áp của thực dân, thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng, dựa theo mô hình của Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên.

Việt Nam Quốc Dân Đảng kết nạp đảng viên trong giới giáo chức và trí thức nên xa rời giới thợ thuyền và nông dân, tổ chức thành những tiểu tổ bí mật. Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương cách mạng võ trang dành độc lập. Năm 1928, Việt Nam Quốc Dân Đảng gây được sự chú ý rộng rải bằng những vụ ám sát nhân viên chánh quyền thực dân và những cộng sự viên Việt Nam (Việt gian). Năm 1929, vụ ám sát Hervé Bazin, một người Pháp tuyển mộ phu đồn điền cho Nam kỳ, bị nhiều người ghét và căm thù, dẩn đến hậu quả là Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân đàn áp thô bạo. Trong số 1500 đảng viên, có tới từ 300-500 người bị thực dân bắt. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học nhờ đồng chí bí mật giải thoát.

Kế hoach tấn công đồn Pháp để đưa đến quần chúng nổi dậy cướp chánh quyền thất bại, đảng trưởng và một số các đồng chí bị tử hình. Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt đầu suy yếu. Trong Đệ II Thế chiến, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã một lần liên minh với đảng Cộng sản của Hồ Chí Minh và bị Hồ Chí Minh ngấm ngầm sát hại để chỉ còn Việt Minh là tổ chức duy nhứt lãnh đạo kháng chiến dưới sự chỉ huy của đảng Cộng sản.

Sau Hiệp định đình chiến Genève năm 1954, Viêt nam Quốc dân Đảng di tản vào Miền nam phải ngưng hoạt động vì bị chánh quyền Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp. Cán bộ lãnh đạo bị đi tù hoặc trốn ra ngoại quốc tỵ nạn. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng với các đảng phái khác mới phục hoạt được cho tới 30/04/75, một lần nữa, di tản ra hải ngoại và tiếp tục hoạt động.

Tôn chỉ của Việt Nam Quốc Dân đảng: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Để tiến tới thực hiện tôn chỉ đó, Việt Nam Quốc dân Đảng nhận lảnh nhiệm vụ làm « cuôc cách mạng dân tộc, cách mạng xã hội và xây dựng nền dân chủ trực tiếp, cụ thể dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến để lập một nước Việt Nam độc lập Cộng Hòa, đồng thời giúp đở các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các dân tộc Lèo và Miên »

Đại Việt Quốc dân Đảng

Năm 1939, ông Trương Tử Anh cùng các đồng chí thành lập Đại Việt Quốc dân Đảng và ông được các đồng chí tín nhiệm làm đảng trưởng.

Đại Việt Quốc dân Đảng xây dựng trên chủ thuyết Dân tộc sinh tồn với Quốc ca là bài Việt Nam Minh châu Trời đông.

Năm 1944, trước những biến chuyển gay gắt của tình hình Việt nam, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp với Đại Việt Quốc Xã của ông Nguyễn Xuân Tiếu, Đại Việt Duy Dân của ông Lý Đông A và Đại Việt Dân Chính của ông Nguyễn Tường Tam thành lập một mặt trận chung Đại Việt Quốc Gia Liên Minh nhằm mục đích liên kết với Nhựt đánh thực dân Pháp. Tân Việt Nam Quốc dân Đảng của Nhượng Tống cũng gia nhập Liên Minh. Ông Nguyễn Xuân Tiếu được bầu làm Chủ tịch Liên Minh.

Năm 1945, Nhựt đảo chánh Pháp, Liên Minh tranh thủ lập chánh phủ nhưng Nhựt không muốn. Trước sự thắng thế của Cộng sản, Đại Việt cùng với Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân Chính thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đảng chống lại Cộng sản.

Năm 1946, Hồ Chí Minh không cho các đảng phái quốc gia tham gia ứng cử Quôc Hội lấy cớ các đảng phái quốc gia liên hệ với ngoại bang âm mưu phá hoại nền độc lập dân tộc.

Đại Việt chống lại Việt Minh trong cuộc bầu cử Quốc Hội.

Ngày 6/3/46, chánh phủ Hồ Chí Minh ký Hiệp ước sơ bộ với Pháp, cho quân đội pháp đổ bộ lên Hà nội với âm mưu thâm độc hướng dẩn thực dân Pháp tiêu trừ các đảng phái quốc gia. Hồ Chí Minh giải thích với cán bộ thân tín «Thà để thực dân Pháp đô hộ thêm năm mười năm nữa còn hơn có độc lập ngay bây giờ mà trong tay các đảng phái quốc gia». Đại Việt chống lại thỏa ước đó đồng thời tách rời Việt Nam Quốc dân Đảng. Việt Minh và các đảng phái quốc gia tranh chấp ngày càng gay gắt, với cả võ trang. Việt Minh lợi dụng sự hợp tác với Pháp tấn công vào chiến khu Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng ở Vỉnh Yên, Thái Nguyên, ám hại đảng viên các đảng phái. Vào thời điểm này, đảng trưởng Trương Tử Anh bị mất tích.

Liên Minh các đảng phái

Đại Việt lập được nhiều chiến khu ở cả 3 Miền Việt nam, có cả trường huấn luyện sĩ quan. Riêng ở Nam kỳ, Đại Việt liên kết với Việt Nam Quốc dân Đảng, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo và Bình Xuyên thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp vào tháng 4/1946, theo đuổi mục tiêu tranh thủ độc lập cho Việt nam, tập hợp những thành phần dân chúng không muốn theo Việt Minh. Mặt Trận do Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ làm chủ tịch. Việt Minh cũng gởi đại diện tham gia Mặt Trận, nhưng chỉ một tháng sau, rút lui. Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài lực lượng tôn giáo, còn thành lập Dân Xã Đảng để tranh đấu cách mạng chánh trị dựa trên giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo làm nền tảng. Dân Xã Đảng (Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng) là một đảng cách mạng có thiên chức xã hội ở Việt Nam đầu tiên theo lý thuyết Dân chủ Xã hội mà ngày nay, ta thấy phổ biến ở gần khắp Âu châu.

Qua năm 1948, Đại Việt tham gia vận động giải pháp Bảo Đại để tiến tới thành lập trên cả nước một chánh phủ chánh thức không Công sản. Chánh phủ Quốc Gia Việt Nam ra đời cùng với quốc kỳ, tức cờ vàng 3 sọc đỏ còn tồn tại ở hải ngoại ngày nay.Và từ đó, tiếng Quốc Gia được lưu hành để phân biệt tách bạch với Cộng sản. Khi nói Quốc gia là biểu thị cái gì hoàn toàn khác với Cộng sản, hay không phải là cộng sản.

Sau Hiệp định Genève, hầu hết cán bộ đảng viên và các cơ sở của Đại Việt Quốc dân Đảng ở bên kia vĩ tuyến 17 đều di tản vào Miền Nam.

Năm đảng viên Đảng Đại Việt chiếm 5 trong số 19 ghế của Nội các trong chánh phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam.

Dưới thời Đệ I Cộng Hòa các đảng phái quốc gia chống Cộng sản và thực dân từ trước khi ông Ngô Đình Diệm lập chánh phủ đều bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp thô bạo. Trong số ba chiến khu của Đảng Đại Việt là Ba Lòng (Quảng Trị), Nguyễn Huệ (quận Tuy Hòa, Phú Yên) và Châu Đốc, thì Ba Lòng bị Ngô Đình Diệm cho quân đội tiến đánh khiến tan vỡ. Hoạt động của Đảng gần như ngưng hẳn vì chánh sách độc tài của Ngô Đình Diệm.

Sau khi Đệ I Cộng Hòa sụp đổ năm 1963, Đảng Đại Việt và các đảng phái khác bắt đầu tranh thủ dân tâm trở lại. Một số đảng viên kỳ cựu tham chính trong các chánh phủ sau nền Đệ I Cộng Hòa và trong nền Đệ II Cộng Hòa.

Số đảng viên của Đại Việt vào cuối thập niên 1960 là khoảng 20.000 người. Mặc dù phục hoạt sau khi Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ, năm 1964 Đảng Đại Việt lại bị phân hoá chia ra thành mấy nhóm. Đại Việt Cách mạng đảng do ông Hà Thúc Ký làm đảng trưởng. Ông Nguyễn Ngọc Huy, tránh tình trạng đảng tranh đã có nhiều thành tích thảm hại, thành lập Tân Đại ViệtPhong Trào Quôc Gia Cấp Tiến, một chánh đảng đầu tiên ở Việt nam, dưới sự lãnh đạo của Tân Đại Việt, tranh đấu chánh trị, giử thế đối lập với Chánh quyền Sài gòn, tuy lúc bấy giờ ở Sài gòn chưa có qui chế chánh đảng.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, đại bộ phận của Đại Việt thoát ra nước ngoài và tiếp tục tranh đấu chống Cộng sản ở Việt nam. Theo mô hình ở Việt Nam trước 30/04/75, ông Nguyễn Ngọc Huy cũng tổ chức Liên Minh Dân chủ Việt Nam mở rộng hoạt động trong Cộng đồng Việt Nam hải ngoại dưới sự lãnh đạo kín đáo của Tân Đại Việt.

Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn mất vào tháng 9 năm 2001, sau Đại hội Đảng tại Garden Grove, California, Đại Việt Quốc dân đảng lại thêm một lần nữa phân hóa vì ảnh hưởng truyền thống đảng tranh. Tiến sĩ Phan Văn Song là một chủ tịch đảng chánh thức với kỹ sư Trương Việt Hoàng làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương. Đại Việt Cách mạng đảng, sau khi Chủ tịch Hà Thúc Ký lớn tuổi và bị bịnh, được ông Bùi Diễm, Cựu Đại sứ VNCH, một đảng viên kỳ cựu, đảm nhiệm và tổ chức lại đảng ở các nơi, với một số hoạt động trong Cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

Giáo phái Miền nam

Ở Miền nam, ngoài Đảng Lập Hiến của ông Bùi Quang Chiêu và Phong trào tranh đấu chống thực dân vào đầu thế kỷ của những nhà ái quốc như các ông Nguyễn An Ninh, Phan văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà, lần lược bị Hồ Chí Minh âm mưu sát hại, còn có thêm các Tập Hợp võ trang như Bình Xuyên và tôn giáo như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo ra đời trước Đệ II Thế chiến theo đuổi mục tiêu giải phóng dân tộc giành độc lập. Những tổ chức chánh trị-tôn giáo quân sự này bị chánh quyền Ngô Đình Diệm gọi miệt thị là Giáo phái.

Đây là những lực lượng chánh trị võ trang vừa tranh đấu chống thực dân Pháp, vừa chống Cộng sản Việt minh. Họ giữ được an ninh cho Miền Đông và Miền Tây Nam Việt. Riêng Bình Xuyên, sau khi ly khai với Cộng sản Việt minh, rút về vùng Bình Xuyên, giữ an ninh cho vùng Sài gòn-Gia định. Hoạt động của Việt minh gần như bị vô hiệu hóa.

Sau Hiệp định Genève, ông Ngô Đình Diệm về nước lập Chánh phủ do Quốc trưởng Bảo Đại ủy nhiệm, cho rằng Giáo phái «dơ dáy» nên thẳng tay thanh toán, từ khước mọi đề nghị cho giải pháp ôn hòa, để làm nổi bật vai trò lãnh đạo quốc gia «anh minh» của ông.

Nhận định

Tất cả các đảng Phái quốc gia, tức không Cộng sản, đều là những tổ chức chánh trị và võ trang tranh đấu nhằm lật đổ chế độ thực dân, khôi phục nền đôc lập dân tộc, không khoan nhượng, do lòng yêu nước chơn thật. Trong tranh đấu, họ bị áp lực vừa của thực dân vừa của Cộng sản nên dần dần bị suy yếu nên phải phân hóa để tự tồn.

Đến lúc ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, các đảng phái quốc gia, thay vì hợp tác xây dựng và bảo vệ đất nước, thêm một lần nữa bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp dã man không thua gì trước đây dưới thời thực dân và Công sản.

Ngày nay ra hải ngoại, các đảng phái như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại việt Quốc dân Đảng, Đại việt Cách mạng Đảng, Tân Đại việt, Dân xã Đảng, … đều lâm vào một hoàn cảnh nghịch lý khách quan. Ra đời làm đảng cách mạng võ trang, tranh đấu theo đường lối cách mạng chống thực dân và Cộng sản. Bị truy lùng, đàn áp nhưng các đảng phái vẫn có đối tượng và hoàn cảnh để tranh đấu và xác định địa vị của mình trong lòng dân tộc. Địch hung hản thì sự tranh đấu của họ càng bộc lộ tính can trường. Nay ở hải ngoại, các đảng phái vẫn duy trì nhiệm vụ cách mạng mà hoàn cảnh lại khác đi. Tranh đấu cách mạng không còn thích hợp. Có chuyển qua tranh đấu chánh trị, thành chánh đảng, thì cũng không có môi trường hoạt động. Đảng phái cách mạng nay đành phải tham gia hoạt động với Cộng đồng người Việt hải ngoại như những hội ái hữu. Năm vài lần, đảng đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm đảng trưởng quá cố, mít-tinh ngày 30/4, ngày quốc tế nhân quyền, … Tự lột xác như sâu hóa bướm thì không đành vì nặng lòng với tiền nhân. Riêng đối với bản thân mình cũng thấy khó xử vì làm như vậy không tránh khỏi bị rơi vào tình trạng lạc lỏng, bơ vơ như kẻ vừa mất nước vừa mất nhà.

Thôi thì cùng nhau lấy đảng phái làm tấm gương thất bại để soi rọi làm hiển lộ bài học mới giúp chúng ta nổ lực cho tương lai trong một tâm thức mới và tình hình mới.

Nguồn: Một Cái Nhìn Sơ Lược Về Đảng Phái Quốc Gia

Đầu trang

Tài liệu

Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

Đầu trang

Tham khảo

Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh

Đầu trang

Tháng Sáu 29, 2015 - nghiencuulichsu

Ai Việt Minh? Ai Cộng Sản? Lịch sử Việt Minh và Cộng Sản Nam Bộ trước năm 1947

Thiện Phương

Cộng Sản Nam Bộ không thuần nhứt như Cộng Sản Bắc Việt. Cộng Sản Nam Bộ có nhiều đảng khác nhau và có xu hướng khác nhau, như Đệ-Tứ Quốc-Tế (Trotkysts), Đệ-Tam QuốcTế (Staliniens), Chi Bộ Nam Kỳ của Mặt Trận Việt Minh (Ho-Chi-Minh) hay Annam Cộng Sản Đảng, Mặt Trận Viet Minh của T.U Đảng CSBV đưa vào Nam cũng có những người dân Nam Bộ thuộc đủ giai cấp xã hội, không hề biết Việt Minh hay Cộng Sản là gì. Họ đi kháng chiến chống xâm lăng năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Viet-Minh và Cộng-Sản NamBộ chỉ bắt đầu từ năm 1930.

I – GIAI ÐOẠN 1930 – 1940

A – VIỆT MINH VÀ ANNAM CỘNG SẢN ĐẢNG

Năm 1929, Mặt Trận Việt-Minh của Hồ Chí Minh ở miền nam Trung-Hoa gặp nhiều khó khăn vì Trung-Hoa Dân-quốc lùng bắt những đảng viên cộng sản Trung-quốc và Việtnam. Hồ chí Minh liền mở hội nghị toàn đảng ở Hồng-Kông(Hương Cảng) có đầy đủ các đại diện trong nước và ngoài nước. Sau cuộc hội nghị toàn đảng nầy, Hồ chí Minh tuyên bố giải tán Mặt Trận Việt Minh ở Trung Hoa. Lực lượng Việt-Minh ở Trung Hoa phân chia ra làm 2 phần: một phần ở lại Trung-Hoa, ẩn mặt vào các đảng cách mạng quốc gia lưu vong ở miền Nam Trung-Hoa. Thành phần còn lại trở về Việt Nam thành lập 3 đảng Việt Minh ở 3 kỳ vào năm 1930:

– Đông-Dương Cộng Sản Đảng ở Bắc-Kỳ
– Cộng Sản Liên Đoàn ở Trung –Kỳ
– Annam Cộng-Sản Đảng ở Nam-Kỳ

Mỗi đảng có “Kỳ bộ Việt-Minh” đại diện cho T.U Đảng CSVN để lãnh-đạo chỉ-huy.

Năm 1936, Đảng Cộng-Sản Pháp lên cầm quyền, ra lệnh cho toàn-quyền Pierre Pasquier ở Đông-Dương mở “Đông-Dương Đại-Học” để lấy nguyện vọng của dân chúng.

B – PHÁP THẢ CỌP VỀ RỪNG: CỘNG SẢN ĐỆ TAM QUỐC TẾ VÀ ĐỆ TỨ QUỐC TẾ.

Năm 1930, chính phủ Pháp tàn ác và dã man, dội bom tiêu diệt làng Cổ-Am và xử tử hình cách anh hùng liệt sĩ Yên-Bái. Học-sinh V.N du học ở Paris biểu tình trước điện Elysê phản đối hành động dã man và tàn ác của Pháp. Chính quyền Pháp đàn áp cuộc biểu tình và bắt một số sinh viên. Sau đó Pháp trả 19 sinh-viên V.N. về nước, trong số 19 sinh-2 viên nầy có những người theo Cộng Sản Pháp như Trần văn Giàu và Nguyễn văn Tạo, cũng có người theo đảng Cộng Sản Đệ-Tứ Quốc-Tế như Tạ Thu Thâu.

Ở Saigon, Trần văn Giàu và Nguyễn văn Tạo xây dựng đảng Cộng Sản ĐệTam Quốc Tế (Staliniens) theo chiều hướng của Cộng Sản Pháp, nhận sự chỉ đạo của co6gn sản Pháp ở Paris trong khi Tạ thu Thâu xây dựng đảng Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế (Trotskysts) tranh đấu cho giới nông dân, công nhân, lao động, vô sản .

Khắp nơi trên thế giới, đâu đâu hai đảng ĐệTam Quốc-Tế và ĐệTứ Quốc-Tế cũng xung đột đẫm máu với nhau. Ở Nam Bộ cũng thế. Nhóm Trần Văn Giàu và Nguyễn văn Tạo tìm đủ mọi cơ hội để tiêu diệt nhóm ĐệTứ Quốc-Tế của Tạ Thu Thâu.

Năm 1934, sau khi ra tù Nguyễn an Ninh nhìn thấy cảnh “Ngao Cò Tranh Nhau, Ngư Ông Đắc Lợi” nầy nên mới dùng uy tín của mình đối với TạThu Thâu và Nguyễn Văn Tạo để liên kết họ lại với nhau thành một nhóm, tên là NHÓM TRANH ĐẤU. Họ xuất bản tờ báo “La Lutte” để làm cơ-quan ngôn luận, tuyên truyền cho nhóm và chống lại chính quyền Pháp. Chủ trương của nhóm là “Đi Chung Đánh Riêng”, không chống đối và giết hại lẫn nhau, chỉ đánh Pháp bằng đường lối riêng biệt của từng dảng. Nhóm TRANH ĐẤU hoạt động rất đoàn kết và hữu hiệu trong “Đông-Dương-Đại-Hội” và trong các kỳ bầu cử “Hội-Đồng Quản Hạt” và “Hội Đồng Thành Phố”.

C – Năm 1937 – LÊ HỒNG PHONG VÀ MẶT TRẬN DÂN CHỦ NAM KỲ

Lê Hồng Phong là tổng bí thư Đảng CSVN, đã đi dự “Hội Nghị Cộng-Sản Quốc-Tế” kỳ 6 ở Moscou năm 1935. Năm 1937, Lê Hồng Phong vào Nam Bộ để thành lập “Mặt Trận Dân Chủ Nam Kỳ” Lê Hồng Phong thống nhứt nhóm Cộng Sản Đệ-Tam Quốc Tế của Trần văn Giàu với nhóm Annam Cộng-Sản Đảng của Mặt Trận Việt-Minh để thành lập “Mặt Trận Dân Chủ Nam Kỳ” Nguyễn Văn Tạo tách ra khỏi nhóm Tranh Đấu để gia nhập vào Mặt Trận này. Từ đó, Nam Kỳ có một đảng Cộng sản thống nhất gọi là “Mặt Trận Dân Chủ Nam Kỳ” với cơ sở và lực lượng sẵn có của Nguyễn văn Tạo ,Trần văn Giàu và Dương bạch Mai xây dựng từ trước. Mặt Trận Dân Chủ Nam Kỳ hoạt động theo tinh thần của Hội Nghị Cộng Sản Quốc Tế Moscou, là tập hợp các thành phần học sinh, sinh viên, thanh niên, trí thức, tiểu tư sản, cấp tiến để hoạt-động trí vận để vận động hòa-bình và tự-do, độc-lập, dân-chủ.

II – GIAI ĐOẠN 1940-1945 : TÁI LẬP VIỆT MINH & C.S NAM BỘ. NHÓM CỘNG SẢN GIẢI PHÓNG VÀ NHÓM CỘNG SẢN TIỀN PHONG

– Năm 1940, CộngSản Nam Kỳ khởi nghĩa lật đổ chánh quyền Pháp nhưng thất bại. Quân Pháp đàn áp, tàn sát và tiêu diệt gần hết các cơ sở và lực lượng của Cộng Sản Miền Nam.

Gia-Định và vùng nông thôn Chợ-Lớn bị thiệt hại nặng nhứt. Các tổ chức dảng ở hàng chục làng của quận Hốc-Môn bị đánh phá và hoàn toàn ta rã. Quận Gò-Vấp cũng bị quân Pháp tàn phá và tiêu diệt như Hốc-Môn. Lực lượng thủ đô Saigon-Chợ-Lớn và các quận Cần Giuộc, Trung-Huyện, Đức-Hòa ít bị thiệt hại hơn ở Gia Định. Xứ Ủy Nam Kỳ tan rã và hầu hết các ủy viên trong Xứ Ủy đều bị bắt. Từ đó Xứ Ủy Nam-Kỳ mất hẳn liên lạc với T.Udảng CSVN tại HàNội. Lực lượng còn lại khoảng 5% tản mác về các nơi xa xôi hẻo lánh để lánh nạn. Dương minh Châu thành lập chiến khu Dương minh Châu ở Tây Ninh, Huỳnh văn Nghệ lập chiến khu “Đ” ở Sông-Bé (Vùng Đồng Nai Thượng.

– Tháng 07 năm 1941, quân Nhật tràn vào Nam Bộ. Lợi dụng lúc chánh-quyền Pháp đang phải đối phó với quân Nhật, lực lượng Cộng Sản còn lại ở Nam Bộ tổ chức lại đảng Cộng Sản ở Miền Nam. Sau Nam-Kỳ Khởi Nghĩa, lực-lượng cộng-sản còn lại bị phân tán khắp nơi thành nhiều nhỏ, mất liên lạc với nhau và không còn hoạt động. Riêng ở Saigon, Chợ Lớn, Gia-Định có 2 nhóm cộng-sản hoạt-động riêng rẽ và bất hợp tác với nhau. Đó là nhóm TIỀN PHONG và Nhóm GIẢI PHÓNG

A – NHÓM GIẢI PHÓNG (NGP)

Nhóm Giải Phóng đi trước về sau. Nhóm Giải-Phóng liên hệ mật thiết với Mặt Trận Việt-Minh ở Hà Nội và dưới sự hỗ trợ của Việt Minh.

Năm 1941, các ủy viên Xứ Ủy Nam-Kỳ còn lại quyết định:

– Xuất bản tờ báo “Giải Phóng” để làm cơ-quan tuyên truyền cho Việt-Minh ở Thủ đô và vùng phụ cận.

– Đưa cán bộ về tỉnh để xây dựng lại dảng Cộng Sản ở các tỉnh.

1/ Tỉnh Ủy Gia-Định

Gia-Định là tỉnh đầu tiên mà NGP phải xây dựng trở lại.

– Đầu năm 1941, Xứ ủy đưa Bùi văn Châu tự Lưu Dự Châu về Gia-Định hoạt động xây dựng và tổ chức tỉnh ủy. Đến tháng 06-1941 thì Bùi văn Châu bị bắt. Xứ Ủy đưa Nguyễn văn Xương lên thay thế, tiếp tục xây dựng cơ sở và phát triển lực lượng. Quân Pháp biết được và càn quét mạnh và liên tục. Tỉnh-ủy Gia-Định tan vỡ.

Cơ-sở và cán bộ bị thiệt hại nặng. Các cán bộ còn lại phải phân tán, tạm lánh vào thủ-đô Saigon hay ra Vũng Tàu, Bà Rịa, hoặc lên miệt Đức Hòa.

– Tháng 07-1942, một số cán bộ kể trên trở về Hốc Môn và Gò Vấp tìm cách móc nối với các cơ sở địa phương để thành lập “Ban Cán-Sự Tỉnh”. Ban Cán-Sự Tỉnh đầu tiên chỉ có 6 ủy-viên do Phạm văn Bang tự Ba Bún làm trưởng ban. Ban CánSự
Tỉnh đưa các ủy viên về hoạt động ở các quận để xây dựng lại cơ sở và lực lượng ở cấp quận. Nguyễn Oắng làm bí thư quận Hốc-Môn, Ba-Bún làm bí thư quận Gò Vấp và Tân Bình.

– Đầu năm 1943, một nhóm đảng viên khác với nhóm Phạm văn Bang do Bùi văn Dư lãnh đạo gồm có các đảng viên từ miền Tây lên hoạt động ở vùng Bà Quẹo. Họ xuất bản tờ báo “Giải Phóng” để làm cơ quan tuyên truyền và liên lạc. Tờ báo Giải-Phóng xuất bản được 5 số thì tung tích của nhóm bị bại lộ. Quân Pháp liền mơ hành quân càn quét. Cả nhóm đều bị bắt hoặc bị giết, duy chỉ có Bùi văn Dư chạy thoát, rồi liền liên lạc với Hoàng Tế Thế (Saigon), Nguyễn thị Thập (Liên Tỉnh Ủy Tiền Giang) Lê hữu Kiều (Hà nội đưa vào), Hoàng Dư Khương, Lê minh Định và Trần Văn Trà (từ miền Trung vào) thành lập “Kỳ Bộ Việt Minh Nam Kỳ” . Lê hữu Kiều là cán bộ của T.U Đảng ở Hà-Nội và có liên lạc mật thiết với Mặt Trận Việt-Minh nên được bầu làm bí thư “Kỳ-Bộ Việt-Minh Nam-Kỳ” có nhiệm vụ liên lạc giữa TU. Đảng và Kỳ Bộ Việt-Minh . và phổ biến tài-liệu và huấn thị của T.U Đảng cho Kỳ-Bộ Việt-Minh Nam-Kỳ thi hành:

– Giao cho Nguyễn hữu Ngoạn và Trần văn Trà trực tiếp phụ trách tờ báo “GiảiPhóng“

– Phục hồi lại hệ thống tổ chức Đảng Bộ Nam-Kỳ và tổ chức các “Đoàn-Thể CứuQuốc“

– Thành lập “Ban Cán Sự Miền Đông” để hoạt động trong các tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Đến cuối năm 1943, Ban Cán Sự Miền Đông đã thành lập được tỉnh ủy Chợ Lớn, ban vận-động Việt-Minh ở Gia Định, Thủ Dầu Một.

Đến cuối năm 1944, Bùi văn Dư, Lê minh Định, Trần văn Trà, Nguyễn văn Ngoạn bị Pháp bắt, tòa báo Giải-Phóng bị phá vỡ và các đảng viên trong tòa báo cũng bị bắt. Do đó dự định thành lập Xứ-Ủy Giải-Phóng của “Kỳ-Bộ Việt-Minh Nam-Bộ” bất
thành. Từ khi thành lập (1941) cho đến cuối năm 1944, tỉnh ủy Gia-Định có 6 ủy viên hoạt động trong hệ thống tổ chức và lãnh đạo của “Kỳ-Bộ Việt-Minh Nam-Kỳ” hay Nhóm Giải-Phóng. Đảng Bộ Gia-Định được củng cố, phát triển và xây dựng được chi bộ ở các xã Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Phước-Hiệp, Gò-Vấp, Tân-Bình. Riêng Gò-Vấp và Tân-Bình, dảng bộ có đến 16 xã từ Hạnh-Thông-Tây lên An-Phú-Đông đến Gò Mây, Vĩnh-Lộc. Năm 1944 chi bộ Đảng cũng được thành lập ở các xã Tân Lập, Tân Mỹ, Trung Mỹ và Nhuận-Đức (Củ-Chi). Ban Cán Sự Tỉnh cũng phổ biến tài liệu của Mặt Trận Việt Minh cho các cán bộ học tập.

2/ Thành Ủy Saigon

Song song với việc xây dựng tỉnh-ủy Gia Định, Xứ Ủy Giải Phóng cũng tích cực xây dựng lại đảng Việt-Minh ở thủ đô Saigon. Sau Nam Kỳ Khởi Nghĩa, lực-lượng Việt Minhở thủ-đô Saigon chỉ còn lại còn những nhóm nhỏ lẻ tẻ, mất liên lạc với nhau.

Họ vừa cố gắng bảo tồn lực lượng trước sự lùng bắt ráo riết của chính quyền Pháp, vừa tìm cách liên lạc móc nối với các đảng viên còn sống đang lánh mặt ở các nơi xa xôi hẻo lánh để xây dựng trở lại cơ sở và Đảng. Vào lúc bấy giờ ở Saigon có:

– Chi bộ sở Ba-Son: với các đảng viên Nguyễn Oánh, Nguyễn văn Lương, Nguyễn văn Tư hoạt động tích cực gây dựng lại cơ sở trong các xí-nghiệp SIMAC, FACI, BETE, ARSINI, ở Sở Hỏa-Xa ở Nhà Đèn Chợ-Quán

– Ngô thị Liên (Ngô duy Liên) hoạt động dịch vận trong hàng ngũ quân đội Pháp ở thành Sàng-Đá và thành Ô-Ma

– Nguyễn thị Huệ (Phó bí-thư tỉnh-ủy Vĩnh-Long) cùng một số cán bộ Miền Tây lên Saigon xây dựng cơ-sở trong hàng ngũ công-nhân Chợ Lớn và Xóm Củi

– Vào khoảng tháng Tám năm 1941, trong khi Xứ-Ủy đã bị Pháp càn-quét tan rã thì lại xuất hiện một nhóm không rõ xuất xứ, gồm các cán bộ Hoàng tế Thế, Trần xung Phong, Phùng văn Đôn, Quới tự Huy (bí thư chi bộ xe buýt) Vinh, Phổ v.v… Nhóm này chuyên hoạt động tuyên truyền và xây dựng cơ sở ở Saigon.

– Một ít lâu sau, T.U Đảng ở Hanội đưa Nguyễn hữu Xuyến vào Saigon. Nguyễn hữu Xuyến gia nhập nhóm Hoàng Tế Thế để xây dựng Thành Ủy Saigon-Cholon. Tháng 10-1941 Nguyễn Hữu Xuyến bị Pháp bắt. Với một lực lượng sơ khai nhỏ bé và rời rạc như vừa kể trên, họ hoạt động thật tích cực suốt năm 1941 và 1942 để xây dựng Thành-Ủy Saigon-Cholon. Cuối năm 1942, họ thống nhứt lực lượng thành lập “Thành Ủy Giải-Phóng” có cơ sở và đảng viên hoạt động trong khắp 11 quận của thủ-đô.

B – NHÓM TIỀN-PHONG (NTP)

Vào tháng 07-1941, có 8 đảng viên Cộng sản vượt ngục tại Tà-Lài. Năm đảng-viên bị bắt trở lại còn 3 đảng viên chạy thoát. Ba đảng viên vượt thoát là Trần văn Giàu, Dương quan Đông và Châu văn Giác. Sau một thời gian ẩn mặt họ ra hoạt động ở Cần Thơ, Dương quang Đông về hoạt động ở các tỉnh Hậu Giang, Trần văn Giàu hoạt động ở thủ-đô Saigon và các tỉnh phụ cận.

Trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến tháng 10-1943 họ hoạt động tích cực xây dựng lại hạ tầng cơ sở và phát triển lực lượng trong 21 tỉnh Nam-Kỳ. Tháng 10-1943, Châu văn Giác bị Pháp bắt ở Cần-Thơ. Lực-lượng Cộng-Sản Nam-Kỳ chỉ còn lại 2 người lãnh đạo là Trần văn Giàu ở miền Đông và Dương quang Đông ở miền Tây.

1/- Thành Lập Xứ Ủy Nam Kỳ hay Xứ Ủy Tiền Phong.

Vào tháng 10-1943, đại biểu các cơ-sở thuộc 21 tỉnh họp hội-nghị ở Chợ Gạo (Mỹ-Tho) thành lập Xứ Ủy Nam Kỳ và bầu Trần Văn Giàu làm Bí thư Xứ-Ủy. Xứ-Ủy Nam Kỳ xuất bản tờ báo “Tiền Phong” làm cơ quan tuyên truyền cho Xứ-Ủy. TU Đảng CS Việt Nam ở Hanoi g?i nhóm Trần văn Giàu và Dương quan Đông là NHÓM TIỀN PHONG. Vào lúc nầy Nhóm Giải Phóng của Mặt-Trận Việt Minh chưa thành lập được Xứ-Ủy. Nhóm Tiền Phong không liên lạc với T.U Đảng CSVN ở Hanoi và cũng không liên-hệ với Kỳ-Bộ ViệtMinh Nam-Kỳ cho nên Nhóm Giải-Phóng không tham gia vào nhóm Tiền Phong. Chủ trương của Xứ Ủy Tiền-Phong gồm có các điểm sau đây:

– Lật đổ đế-quốc Nhật và Pháp ở Vietnam

– Tổ-chức các “Hội Quần Chúng” như Công hội, Nông hội, các hội Thanh Niên, Phụ Nữ, công chức chính quyền, công nhân xí nghiệp, các thành phần trí thức và tư sản v.v…Xứ Ủy Tiền-Phong không chủ-trương tổ-chức Đảng như nhóm Giải-Phóng và Mặt Trận Việt-Minh

-Chuẩn bị tổng khởi nghĩa lật đổ đế-quốc Pháp Nhật ở Saigon, lấy Saigon làm trọng điểm xuất phát.Từ chủ-trương nầy, Xứ Ủy Tiên-Phong lấy Saigon và vùng phụ cận làm địa bàn hoạt động chánh.

2/- Thành Ủy Saigon hay ban Cán Sự Thành

Cuối năm 1943, Xứ Ủy Ti?n Phong thành lập “Thành-Ủy Saigon” hay “Ban Cán-Sự Thành” do Trần văn Giàu trực tiếp chỉ đạo. Ban Cán-Sự Thành mở hội nghị mở rộng ở Phú Lạc (Chợ-Lớn) đề ra phương hướng hoạt động như sau:

– Tình hình đang biến chuyển mau lẹ trên thế-giới và trong nước. Cộng Sản Nam-Kỳ phải chạy đua với thời gian để xây dựng và phát triển cách mạng, chuẩn bị làm cuộc tổng khởi nghĩa.

– Saigon là đầu não của đế quốc Pháp-Nhật, nơi tập-trung lực-lượng mạnh của địch quân, do đó Saigon cẩn được ưu tiên tăng cường cán bộ ,chuẩn bị lực lượng tổng khởi nghĩa.

– Cán-bộ phải học chủ thuyết Mát-Lê để rút kinh nghiệm.

– Xây dựng “Quân-Đội Chính-Trị Cách-Mạng” ở thành-phố

– Phải chú trọng trước hết là công nhân và lao dộng, kể cả công chức. Tổ-chức họ vào các công đoàn và các hội biến tướng
– Tổ chức lực lượng nông dân thành “vòng đai đỏ” cho thành-phố.

– Củng cố chặt chẽ mọi liên hệ giữa đảng bộ Saigon và đảng bộ ở các tỉnh lân cận để phối hợp hành-động.

– Kế hoạch địch vận phải lôi kéo được lính Việt trong quân đội Pháp và cả lính Pháp và lính Nhật theo phe cách-mạng. Phải lôi kéo được quân nhân cầm đầu các binh đoàn lưu động theo cách mạng. Nhờ có phương pháp tổ chức và hành động mà đảng bộ Saigon đã lôi kéo được những chi bộ và đảng viên từ lâu ẩn tránh, trở lại hoạt động cho thành ủy Saigon như các chi bộ Phú-Lạc, FACI…các cơ sở đảng ở bến tàu, ở Xóm-Chiếu, ở Khánh Hội. Nhiều cơ sở đảng được phục hồi ở Q.5 và Q.11. Các tổ chức công doàn cũng lần lần được phục hồi.

3 /- Thành Lập “Tổng Công Đoàn Nam Bộ“

Vào tháng tư năm 1944, 20 đại biểu công đoàn thủ đô và vùng phụ cận họp hội nghị tại hãng thuốc lá MIC, thành lập “Tổng Công Đoàn Nam Bộ” và bầu ban chấp hành.

Tổng Công-Đoàn Nam-Bộ đặt trụ sở tại đường Lagrandiere (Lê Thánh Tôn). Đến cuối năm 1944 Tổng Công Đoàn Nam-Bộ có thêm 40 công đoàn với 5,000 đoàn viên.

III – VIỆT MINH VÀ CỘNG SẢN NAM BỘ NĂM 1945

Ngày 9-03-1945 Nhật đảo chánh Pháp, nắm lấy chủ quyền Đông-Dương. Nước Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử mới.

Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp mà là một nước độc lập trong khối “Đại Đông Á Đại Đồng Cường Thịnh” của Nhật Bản, nằm trong tay quân phiệt Nhật. Ông Bảo Đại làm quốc trưởng, thành lập chính phủ Trần Trọng Kim để cai trị Viet Nam, có sự nhúng tay của quân Nhật trong việc thành lập chính phủ.

Quân phiệt Nhật ở Việt Nam tạo ra một không khí chính trị thuận lợi cho các đảng chính-trị hoạt động như thả tù chính trị bị Pháp giam giữ, cho phép học sinh, sinh viên và thanh niên hoạt động hội đoàn, cho phép các đảng chính trị được công khai hoạtđộng.

Lợi dụng không khí chính trị cởi mở nầy, hai nhóm Việt Minh và Cộng Sản Nam Bộ tích cực hoạt động để chuẩn bị làm cách mạng giành chính quyền . Các đảng phái cách mạng quốc gia ra đời và cũng tranh đấu cho độc lập và tự do của Viet Nam.
Cộng-Sản và Quốc-Gia có chung một lý-tưởng.Tại sao Việt-Minh và Cộng Sản không cho phe Quốc Gia cộng tác chống xâm lăng mà lại tiêu diệt hết phe Quốc-Gia và nhóm Cộng Sản Đệ-Tứ Quốc-Tế?

A – CHUẨN BỊ TỔNG KHỞI NGHĨA

1 – Nhóm Giải Phóng: thành lập Xứ Ủy Giải Phóng Lâm Thời (XUGP).

Dân Tôn Tử (Trần văn Vi), Hoàng dư Khương, Tô Ký trở về tăng cường cho nhóm Giải Phóng ở Hóc Môn. Ngày 20-3-1945 nhóm Giải-Phóng mở hội nghị ở Xoài Hột (Mỹ Tho) để thành lập Xứ Ủy Giải Phóng Lâm Thời do Dân tôn Tử làm Bí thư xứ-
ủy va quyết định:

– Xuất bản 2 tờ báo Giải-Phóng và Độc-Lập làm cơ quan tuyên truyền cho Việt Minh và phổ biến chủ trương cách mạng của Việt Minh.

– Tổ chức 10 Tỉnh ủy lâm thời và 6 Ban Cán Sự tỉnh hoạt động chuẩn bị cách mạng.

– Thành lập ban Cán-Sự Xứ-Ủy Giải-Phóng (tháng 05-1945) ? Bà Điểm do Lê hữu Kiều làm bí-thư

– Củng cố và phát triển dảng. Bắt đầu từ tháng 5-1945, hệ thống đảng bộ được kiện toàn từ tỉnh đến quận, làng, các tổ chức “Cứu Quốc” được xây dựng từ tỉnh đến nông thôn.Nhiều cán bộ kỳ cựu của dảng trở lại tham gia Xứ Ủy Giải-Phóng như
Ung văn Khiêm, Nguyễn văn Tây (Thanh-Sơn) Hà huy Giáp, Bùi Công Trừng, Nguyễn văn Tạo, Nguyễn văn Nguyễn, Nguyễn văn Kỉnh.Đảng bộ Gia-Định do Xứ Ủy Giải Phóng trực tiếp chỉ đạo được tăng cường thêm nhiều cán bộ cao cấp như Tô Ký, Huỳnh văn Thơm, Phạm văn Bang, Nguyễn Oán, Trịnh thị Miêu v.v…Vào tháng 5-1945 , XUGP thành lập tỉnh-ủy Gia-Định do Phạm văn Khung làm bí-thư. Hoạt động chính yếu của tỉnh ủy là vùng Gò Vấp và Thủ Đức.

– Móc nối phe Quốc-Gia theo Việt-Minh

* Việt-Minh móc nối “Phong Trào Học-Sinh Yêu Nước” của trường Petrus Ký theo Việt-Minh. Sự móc nối nầy do Dương Đức Hiền, chủ tịch tổng hội sinh viên Hanoi thực hiện với Phạm kim Ảnh.

* Móc nối với “Thanh Niên Tiền Phong”

B.S Phạm Ngọc Thạch, người tổ chức và xây dựng phong trào Thanh Niên Tiền Phong, là cán bộ cao cấp của Mặt Trận Việt Minh ở Hà-Nội cài vào “Viet Nam Độc-Lập Đảng” của Hồ văn Ngà để lãnh đạo phong trào Thanh Niên Tiền Phong và đem Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt Trận ViệtMinh vào giờ phút quyết định (22-8-1945). Khi Thanh-Niên Tiền Phong tuyên bố gia nhập Mặt Trận Việt-Minh thì chẳng những dảng Viet Nam Quốc Gia Ð ộc Lập mà cả dân chúng miền Nam đều bật ngửa, vì ai cũng tưởng là Thanh Niên Tiền Phong là lực lượng cách mạng nòng cốt của Viet Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng. Cả Trần văn Giàu cũng không ngờ rằng Thanh Niên Tiền Phong theo Việt Minh vì những người xây dựng Thanh Niên Tiền Phong cũng là những người xây dựng “Phong Trào Học-Sinh Yêu Nước” của trường Petrus Ký. Sau khi Thanh Niên Tiền Phong tuyên bố gia nhập Mặt Trận Việt-Minh thì người ta thấy Phạm Ngọc Thạch là ủy viên ngoại giao trong chánh phủ Cộng-Hòa Dân-Chủ Nam-Bộ của Trần văn Giàu và cũng là Bộ Trưởng Y Tế của chính phủ trung ương của Hồ Chí Minh.

* Móc nối các hội đoàn sinh viên để thành lập 2 tổ chức sinh viên và thanh niên hoạt động chính thức cho Việt Minh. Hai tổ-chức nầy là: Liên đoàn Sinh Viên Saigon- Chợ Lớn; Đảng Tân Dân Chủ Nam Ky.

Thanh Niên Tiền Phong sau khi gia nhập Mặt Trận Việt-Minh trở thành “Đoàn Thanh-Niên Cứu Nước”

2- Nhóm TIÊN PHONG.

2.1 Cũng cố Thành Ủy Saigon: (Ban Cán Sự Thành)

Xứ Ủy Tiền-Phong tăng cường thêm cán bộ cao cấp cho Ban Cán Sự Thành. Những cán bộ cao cấp nầy là: Nguyễn văn Kỉnh, Nguyễn văn A, Nguyễn Oanh, Nguyễn văn Chi, Lý chính Thắng, Tạ văn Hào, Nguyễn văn Long, Nguyễn văn Lường v.v…Nguyễn văn Kỉnh được chọn làm bí thư Ban Cán Bộ Thành.

2.2 Phát triển lực lượng

-Số lượng đảng viên Thành ủy Saigon gia tăng nhanh.

* Ở Q.4 lúc ban đầu chỉ có chi bộ FACI. Đến tháng 5-1945 có 3 chi bộ với 20 đảng viên
* Ở Q.3 thành lập thêm chi bộ 6 và chi bộ Giếng Nước.
* Ở Phú Nhuận thành lập thêm chi bộ 21
* ỞTổng Công Đoàn Nam-Bộ có 324 cơ-sở với 120,000 đoàn viên.

– Về binh-vận: Xứ Ủy Tiền Phong có cơ-sở trong:

* Binh Đoàn Lưu Động Chí-Hòa
* Binh Đoàn Lưu Động Gia-Định
* Binh Đoàn phụ thuộc sở Sen-Đầm (Chợ Lớn) và trong nhiều cơ sở cảnh-sát.
* Các binh-đoàn lính khố xanh ở Long-An, Mỹ-Tho, Gò-Công, BiênHòa,Thủ-dầu-Một.

– Về Trí Vận và Dân Vận

Những sinh-viên và trí-thức trong nhóm “Báo Thanh-Niên” như Huỳnh văn Tiễng, Nguyễn Việt Nam v.v..được phân công đi huấn luyện văn-hóa bổ túc cho các lực lượng cảnh sát và quân đội, chuẩn bị cho họ sẵn sàng theo cách mạng. Trần văn Giàu, Huỳnh Tấn Phát, Hà Huy Giáp, Nguyễn Việt Nam v.v… tổ chức những lớp huấn luyện cao cấp cho cán bộ tại văn phòng luật sư Huỳnh Tấn Phát tại số 78-80 đường Mayer (Hiền Vương) để phục-vụ cách-mạng. Những công tác giáo dục và rèn luyện quần chúng như phong trào cứu trợ nạn đói Bắc Việt, phong trào vệ sinh và phòng ngừa bệnh, hội truyền bá quốc ngữ, bản tin quân sự và chính-trị v.v cũng được tổ chức

– Công tác huấn luyện quân sự

Huỳnh Tấn Phát vận động với chú ruột là ông Huỳnh văn Phương đang làm phó giám đốc công an tình báo ở bót Catinat để nhờ ông Phương cung cấp vũ khí,cho mượn sân tập bắn Cảnh Sát Đô-Thành để làm nơi tập bắn và huấn luyện quân sự. Ban Cán Sự Thành cũng hoạt động mua sắm vũ khí để trang bị cho quân-đội cách mạng.

3- « Ủy Ban Hành-Động Thống Nhất»

Tháng 7-1945, T.U Đảng CSVN ở Hanoi đưa Bùi Lâm vào Nam để thống nhất 2 Xứ Ủy Tiền Phong và Giải Phóng.

Sự vận động của Bùi Lâm không có kết quả vì 2 nhóm Tiền Phong và Giải Phóng đối nghịch nhau không chịu hợp tác. Tuy nhiên Bùi Lâm thành công liên kết 2 nhóm Tiền Phong và Giải Phóng trong một tổ chức gọi là “Ủy Ban Hành Động Thống Nhứt” do Bùi Lâm làm trưởng ban, Lý chính Thắng và Bùi Công Trừng đại diện cho nhóm Tiền Phong, Nguyễn thị Thập và Hoàng du Khương đại diện cho nhóm Giải-Phóng.

Ủy Ban Hành Động Thống Nhứt chấp thuận để cho nhóm Tiền Phong lãnh đạo cuộc Cách Mạng Tháng Tám để giành chính quyền ở Miền Nam. Ngày 15-8-1945, Xứ Ủy Tiền Phong lập Uy Ban Tổng Khởi Nghĩa và quyết định lấy Trung Tâm Saigon làm trung tâm khởi nghĩa cho toàn Nam Bộ. Ủy Ban Tổng Khởi Nghĩa đặt trụ-sở tại số 6 đường Colombert (Nay là Thái văn Lung). Ngày 17-8-1945 Xứ-Ủy Tiền Phong họp hội nghị mở rộng Nam Bộ ở Chợ-Đệm ra quyết định:

– Giữ vững và tăng cường tổ-chức sẳn sàng khởi nghĩa.

– Khi có tin Hanoi khởi-nghĩa thì Nam-Kỳ cũng phát động khởi-nghĩa.

Nói tóm lại, đến ngày 17-8-1945, Việt-Minh và Cộng-Sản Nam Bộ đã sẳn sàng khởi nghĩa để giành lấy chính quyền.

B- NGÀY 24-8-1945: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở NAM BỘ

1- Thanh Niên Tiền Phong đưa Việt Minh lên nắm chính quyền

1.1 Thanh Niên Tiền Phong trình diện Mặt Trận Việt Minh

Ngày 20-8-1945 Thanh Niên Tiền Phong trình diện Mặt-Trận Việt Minh tại rạp Nguyễn văn Hảo. Trong buổi lễ ra mắt nầy, dân chúng thấy các ông Huỳnh văn Tiễng, Đăng ngọc Tốt, Nguyễn văn Nguyễn lên diễn đàn giới thiệu Mặt Trận Việt Minh. Dân chúng ngơ ngác không biết Mặt Trận Việt-Minh là ai? Đường lối chính trị của họ như thế nào? Lực lượng chính trị và quân sự của họ bao lớn?

Ngày 21-8-1945 Việt-Minh chính thức ra mắt dân chúng thủ đô với những đoàn xe có gắn loa, treo cờ đỏ sao vàng của CSVN và cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng Sản Quốc Tế chạy khắp nơi ở Saigon kêu gọi dân chúng tổng khởi nghĩa dành độc lập cho Viet Nam, do MặtTrận Việt Minh lãnh đạo.

1.2 Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Việt Minh.

Ngày 22 -8-1946, Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Thanh-Niên Tiền Phong gia nhập Mặt Trận Việt Minh : trong buổi nhóm ngày thứ Tư 22-8-1945, Ban Trung Ương đã quyết định từ nay trở đi Thanh Niên Tiền Phong đứng trong Mặt Trận Việt Nam Độc-Lập Đồng Minh Hội, tức Việt Minh, và sẽ tranh đấu trên mặt trận Việt Minh với ba khẩu hiệu:

– Viet Nam hoàn toàn độc-lập

– Chính phủ Cộng-Hòa Dân Chủ

– Chính quyền về tay Việt Minh

1.3 Thanh Niên Tiền Phong tham gia Cách Mạng Tháng Tám

– Đêm 23 rạng 24-8-1945 Cách Mạng Tháng Tám ở Nam Bộ bùng nổ ở thủ đô Saigon. Hàng vạn thanh niên thủ đô và các vùng lân cận đổ về thủ đô như nước lũ, tham gia khởi nghĩa theo lời yêu cầu, kêu gọi của Mặt Trận Việt Minh và Thanh Niên TiềnPhong.

– Sáng ngày 24-8-1945, một rừng người đi biểu tình ủng hộ Mặt Trận Việt Minh. Cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ được căng lên khắp nơi. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên các cao ốc, trên đường phố và trong đoàn người biểu tình. Cuộc biểu tình kéo dài suốtmấy ngày.

– Tối ngày 24-1945 Uy Ban Tổng khởi nghĩa bắt đầu hành động : 18 giờ đêm, lực-lượng Thanh-Niên Tiền Phong tập họp ở những trọng điểm đã được chỉ định trước. Đúng 19 giờ đêm, lệnh “Tổng Khởi Nghĩa” được ban hành. Các đội Thanh Niên
Tiền Phong, Tự Vệ Thành và Vệ Binh Cộng-Hòa khẩn trương và dũng cảm tiến chiếm các cơ sở Công An, Cảnh Sát và Bảo An. Các đoàn Thanh-Niên Tiên-Phong trong chánh quyền tiến chiếm các công sở chính quyền. Các đoàn Thanh Niên Tiền-Phong trong các ngân hàng, các xí-nghiệp tiên chiếm các ngân hàng, xí nghiệp v.v… Dinh Khâm-Sai NamKỳ cũng bị chiếm trong đêm ấy.

Nói tóm lại, Việt-Minh đã chiếm chánh quyền trong đêm 24-8-1945. Nhưng thật ra đâu có chánh quyền để chiếm. Chủ quyền Nam-Bộ vẫn còn trong tay của tướng Terauchi. Nhật án binh bất động vì đã đầu hàng quân Đồng Minh ngày 15-8-1945 mà quân ĐồngMinh còn chưa đến. Chính phủ Trần trọng Kim thì đã tan rã sau khi Nhật đầu hàng. Khâm sai Nam Kỳ Nguyễn văn Sâm, Diệp Ba và phái đoàn từ Huế vào Nam bị bắt ở NhaTrang. Phe Quốc-Gia không kịp phản ứng.

2- Chánh Phủ «CỘNG HÒA DÂN CHỦ NAM BỘ»

Sáng ngày Thứ Bảy 25-8-1945, ở thủ-đô Saigon Chợ-Lớn cờ đỏ sao vàng bay rợp trời trên dinh Khâm sai, trên các cơ sở chính quyền, trên đài phát thanh, trên các xí nghiệp công và tư, trên các trường học và các chợ…

Đồng thời Việt Minh cũng tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại ở Saigon, tuyên bố “Việt-Minh nắm chính quyền ở miền Nam” và trình diện chánh phủ “Cộng-Hòa Dân-Chủ Nam-Bộ” gọi tắt là Ủy-Ban Hành Chánh Nam Bộ. Danh sách Ủy-Ban Hành Chánh Nam Bộ được niêm yết trên một cột trụ lớn sơn đỏ dựng ở “BỒN KÈN” trước dinh Ðốc Lý (Tòa Đô-Chính Saigon).

Ủy Banh Hành Chánh Nam Bộ gồm có 9 ủy viên (1 độc lập, 4 Cộng Sản Nam Bộ, 4 Việt Minh. Ủy viên trưởng: Trần Văn Giàu

Các ủy-viên: Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn phi Hoành, Hoàng độn Văn, Huỳnh văn Tiễng, Nguyễn tấn Nhơn, Nguyễn văn Tây.

Không có một ủyviên nào thuộc lực lượng quốc gia kháng chiến.

Sau đây xin trích bài tường thuật của báo Điện -Tín ngày 27-8-1945

“…Trong cái biển người tràn ngập, Saigon hôm sáng thứ Bảy 25-8-1945, ngoài một đoàn Mọi, lại có đoàn Cộng Sản Diện An của Trung Hoa tham dự. Có nhiều người lấy làm mừng mà thấy cuộc biểu-tình vừa rồi có cả vũ khí tối tân, nhưng một điều đáng mừng hơn là ta được thấy và cho người ngoại quốc thấy một tấm lòng của dân chúng Vietnam.

Cuộc đảo quyền hôm ngày 25-8-1945 xảy ra trong vòng trật tự không hao một giọt máu, không tốn một tạc đạn nào. Chỉ trong một tiếng đồng hồ là chính quyền ở Nam Bộ đã về tay mặt trận Việt-Minh. Từ phủ khâm-sai đến các ty, các sở công đều bị đạo quân cảm tử của T.N.T.P kéo đến chiếm đóng một lượt: 5 giờ sán, nghĩa là từ đó các ty sở lớn nhỏ trong thành phố đều đặt dưới quyền canh giữ của thanh-niên rất nghiêm mật.

Tuy cuộc biểu tình định khởi diễn đúng 10 giờ, mà trời vừa sáng bóng cờ đã phấp phới khắp nẻo đường về đại lộ Norodom .

Trời lần lần sáng. Cả ngàn, cả mấy chục ngàn, cả mấy trăm ngàn, rồi hơn triệu người. Già, trẻ, thanh niên nam nữ, Trung Hoa, Mọi, công chức thợ thuyền, nông dân, các đảng phái, các tôn-giáo đều tham dự.

Sau khi làm lễ chào cờ tại khán đài ở đại-lộ Norodom sau nhà thờ Đức Bà, đoàn biểu tình diễn hành từ 10 giờ sáng đến 12 giờ rưỡi trưa mới dứt đuôi.

Đến lối 1 giờ, binh lính, cảnh sát, thanh niên tụ họp thứ tự trước dinh Đốc-Lý, khí giới đều ra nỏ để hoan nghênh Uy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam-Bộ Sau bản “Thanh-Niên Hành-Khúc” và bản “Quốc-Tế”, 9 ủy-viên của Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời ở trên lầu dinh Đốc-Lý bước ra từ người để ra mắt dân. Xong ủy viên trưởng Trần văn Giàu đứng trước máy truyền thanh tuyên bố như sau:

“Hỡi Đồng Bào Quốc Dân,

“Hôm nay là ngày vẻ vang nhất trong lịch sử của Nam Bộ Viet Nam. Giữa thanh thiên bạch nhựt, chúng tôi, Ủy Ban Lâm Thời Hành Chánh, nhân danh toàn thể quốc dân Nam Bộ,tuyên bố trước mặt hoàn cầu và trước mặt toàn thể quốc dân rằng:

Chế độ Cộng Hòa Dân Chủ được thành lập tại Nam Bộ Viet Nam.

Chúng tôi tuyên bố không thừa nhận chính phủ Nam Triều và kiên quyết chống chế độ thực dân. Không một ngoại bang nào có thể viện một lý do gì mà bác bỏ quyết định long trọng của đồng bào ta hoài bão lâu nay: “Nước Viet Nam hoàn toàn Độc Lập”. Thay mặt cho Mặt trận Viet Nam Độc-lập đồng minh miền Nam, chúng tôi lãnh trách nhiệm nắm giữ chánh quyền ở Nam Bộ để đến ngày triệu tập xong quốc hội, sẽ giao lại cho đại biểu toàn quốc.

Trong giai đoạn nầy, trách nhiệm của chánh-phủ rất nặng nề. Bên ngoài giải quyết vấn đề ngoại giao rất phiền phức. Bên trong phải cởi bỏ những gánh nặng do chính phủ cũ để lại và chiến tranh đè trên vai chúng ta…” (Báo Điện-Tín ngày 25-8-1945)

Nói tóm lại:

3-Xung Đột Quốc Cộng ở Nam Bộ năm 1945

Bên ngoài liên-quân Anh-Pháp đã đổ bộ lên Saigon. Bên trong, phe quốc-gia và phe Cộng Sản đang tranh chấp chánh quyền. Việc nầy cũng đã xảy ra khi Việt Minh giành lấy chính quyền ở miền Bắc.

3.1 Phe Quốc-Gia: «Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt»

1 – Ngày thành lập: 14-08-1945

Ngày 14-08-1945, Hồ văn Ngà được tin quân Nhật đầu hàng quân Đồng Minh và quân Pháp lâm le trở lại xâm lăng Viet Nam. Ông khẩn cấp đứng ra kêu gọi các đoàn thể cách mạng quốc-gia, các đoàn thể tôn giáo, các nhân hào thân sĩ ái quốc hãy đứng lên và đoàn kết lại để chống xâm lăng. Đáp ứng lời kêu gọi của ông Hồ văn Ngà:

– Viet Nam Quốc-Gia Độc Lập dảng của Ông Hồ văn Ngà
– Viêt Nam Phục Quốc Hội của PG. Cao-Đài
– Viet Nam Độc-Lập Vận-Động hội của PGHH.
– Nhóm Tranh Đấu (Đệ Tứ Quốc Tế) của Tạ Thu Thâu
– Nhóm Trí Thức Yêu Nước
– Liên Đoàn Công Chức, Nhóm Tịnh Độ Cư-Sĩ v.v…đoàn kết lại với nhau lấy tên là «MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT» do ông Hồ văn Ngà làm chủ-tịch.

2 – Ra Mắt.

– Ở Saigon, ngày 21-08-1945, MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT tổ-chức một cuoc biểu tình vĩ đại có hơn 200,000 người tham dự để ra mắt dân chúng và biểu dương lực lượng cùng sự đoàn kết của dân chúng sẵn sàng đứng lên chống xâm lăng.

– Ở Cần-Thơ, Đức Giáo-Chủ Huỳnh Phú Sổ cũng tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại vào ngày 8-09-1945 để ủng-hộ Mặt Trận Quốc-Gia Thống Nhứt.

Ngày 07-09-1945 ở Saigon, Đức-Giáo-Chủ Huỳnh Phú Sổ đang tham dự một cuộc hội nghị của Việt Minh do Cao hồng Lĩnh và Hoàng quốc Việt chủ tọa để cải tổ Ủy Ban Hành Chánh Nam-Bộ”. thì Lý Huê Vinh bước vào đưa cho Trần văn Giàu một bức điện tín báo tin P.G.H.H sẽ tổ chức biểu tình ở Cần Thơ ngày 8-9-1945. Trần văn Giàu quay sang hỏi Đức Thầy về cuộc biểu tình ở Cần Thơ , Đức Thầy trả lời là cuộc biểu tình hợp pháp vì đã được chính quyền địa phương cho phép.

Ngày 08-09-1945, cuộc biểu tình của tín đồ P.G.H.H vẫn xảy ra ở Cần Thơ, ủng hộ MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT. Mặc dầu có giấy phép hợp lệ, Trần văn Giàu vẫn đem quân vệquốc đến đàn áp và giải tán cuộc biểu tình bằng vũ lực, khiến cho nhiều tín đồ P.G.H.H bị giết.

Sau đó Việt Minh bắt 3 người tổ chức cuộc biểu tình là: Ông Huỳnh thành Mậu (em của Đức Thầy), Trần văn Hoành, trưởng nam của ông Trần văn Soái, Ông Nguyễn xuân Thiệp tức nhà văn Việt-Châu dem xử bắn ở sân vận động Cần Thơ.

Nhu vậy,Việt Minh Cộng-Sản qua tên Trần Văn Giàu đã gây chiến với P.G.H.H và gây cảnh huynh dệ tương tàn trong khi toàn dân đoàn kết chống xâm lăng.

Ngày 9-09-1945, ở Saigon, Trần văn Giàu ra lệnh cho Lý Huê Vinh đem vệ quốc đoàn đến bao vây trụ sở Viet Nam ĐộcLập Vận Động hội của P.G.H.H. ? góc đường Sohier và Mich và bắt trọn bộ tham mưu của Hội đem thủ tiêu ở cầu Bến Phân (trên TL. 9 từ ngã ba Tham Lương đi An Phú Đông)

Cuối tháng 9, 1945 Việt Minh ở miền Tây bắt Chu bá Khanh, một cán bộ cao cấp của P.G.H.H cùng 30 tín đồ của P.G.H.H đem giết tại Ba Động.

Việt Minh Cộng-Sản đã châm ngòi ngọn lửa chia rẽ dân tộc, gây chiến tranh giữa ViệtMinh và Phật-Giáo Hòa Hảo, một tôn giáo quốc gia ái quốc kháng chiến chống xâm lăng ở Nam Bộ.

3 – Lực lượng.

MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT có một lực lượng chính trị quân sự và thanh niên rất lớn, được sự ủng hộ của toàn dân thủ đô và Nam Bộ. Lực-lượng của Mặt Trận gồm có :

– Viet Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng của Hồ văn Ngà (VNQGDLD)

VNQGDLD là một đảng trí thức ở thủ đô, gồm phần lớn là những nhà trí thức tư bản, những công chức cao cấp trong chính quyền nắm giữ những cơ quan then chốt như Cảnh Sát, Công An, Quân Đội, Bảo An (Đoàn Vệ Binh Cộng-Hòa hay Đệ Nhứt Sư-Đoàn Dân Quân) những nhà cách mạng ái quốc v.v…Đảng được quân phiệt Nhật ủng hộ, được thành lập ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp để tranh đấu giành lại chủ quyền và độc lập cho Viet Nam. Đảng có một lực lượng thanh niên rất lớn là “Đoàn Thanh Niên Tiền Phong” do B.S Phạm ngọc Thạch, tổng thư ký của Đảng xây dựng và tổ chức. Đảng và Đoàn TNTP
được dân chúng ủng hộ nhiệt liệt.

– Phật Giáo Hòa-Hảo (PGHH) do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ lãnh đạo

Phật Giáo Hòa Hảo có một lực lượng chính trị, quân sự và thanh niên rất lớn ở Hậu Giang gồm có Lực-Lượng Bảo An PGHH, đảng Viet Nam Ai Quốc và Đoàn Thanh Niên Ai Quốc.

Ở Saigon, Đức Thầy có một tổ chức chính trị tên là “Vietnam Độc-Lập Vận-Động Hội”

– Phật Giáo Cao Đài do Giáo Chủ Phạm Công Tắc lãnh đạo, có một lực lượng quân sự rất là hùng mạnh (Các lực-lượng võ trang Cao Đài, Đoàn Heiho, Đệ Tam Sư Đoàn Dân Quân của Nguyễn hòa Hiệp) một lực lượng chính trị là Viet Nam Phục Quốc Hội và một đoàn thể thanh niên và sinh viên (Doan học-sinh, sinh-viên Phục Quốc do B.S Nguyen duy Cuong tự Ba-Trực lãnh đạo.)

– Nhóm TRANH ĐẤU (LA LUTTE) hay ĐỆ TỨ QUỐC TẾ do Tạ thu Thâu lãnh đạo

Tạ thu Thâu bị Việt-Minh giết chết ở huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng-Ngãi ngày 18-08-1945 trên đường từ Bắc về Nam. Những nhà lãnh đạo còn lại là Phan văn Hùm, Trần văn Thạch, Phan văn Chánh v.v…chiến đấu chống xâm lăng trong hàng ngũ của MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHỨT.

– Rất đông thân hào nhân sĩ ái quốc thuộc các nhóm Liên doàn Công Chức, nhóm Trí Thức Yêu Nước, nhóm Tịnh Độ Cư-Sĩ v.v…

4- Hoạt Động:

– Ngày 22-08-1945, Phạm Ngọc Thạch đem Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt Trận Việt Minh, giúp Việt Minh làm cuộc Cách Mạng Tháng Tám ở Nam-Bộ (23-08-1945) giành lấy chính quyền (đâu còn chính-quyền vì Nhật đã đầu hàng và chính phủ Trần trọng Kim ở Nam Bộ đã tan rã) lập ra «CHÁNH PHỦ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NAM BỘ» hay Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ do Trần văn Giàu làm chủ tịch, không có một ủy viên nào thuộc MẶT TRẬN THỐNG NHỨT cả.

– Ông Hồ văn Ngà đề nghị đại đoàn kết dân tộc để chống xâm lăng nhưng Việt Minh bác bỏ đề nghị của Ông Hồ văn Ngà. Ông Hồ văn Ngà, nhân danh MTQGTN, sau đó tuyên bố trên báo “Hưng Việt” như sau:

“…Viet Nam là việc chung của quốc dân, không ai có quyền bảo quốc gia nầy là hương quả riêng của một đảng phái nào. Chúng tôi từ hồi nào đến giờ cũng thiết tha vấn đề độc lập của nước nhà, chỉ nghĩ đến sự độc lập, phải nghĩ đến độc lập, phải độclập trước đã…Người Viet Nam nào đảm đang được và có hy vọng thành công, chúng tôi sẵn sàng tán trợ…miễn tránh được đổ máu của đồng bào, để dành bầu máu nóng ấy mai sau hy sinh cho đúng chỗ hy-sinh…”

Như vậy thì đã rõ lập trường của Mặt Trận Quốc-Gia Thống-Nhứt, lập trường của người dân Nam-Bộ với tinh thần đại đồng, đại đoàn kết dân tộc chống xâm lăng dành độc lập cho Viet Nam.

Ngược lại, Việt-Minh Cộng-Sản độc quyền, độc đảng, bè phái dành lấy một mình quyền lãnh đạo chiến tranh ở Nam-Bộ.

Ngày 30-8-1945, Uy Ban Hành-Chánh Nam-Bộ mở hội nghị khoản đãi đại diện các đảng phái chính trị và báo chí tham dự để trả lời những thắc mắc của dân chúng. Trần văn Thạch thuộc nhóm TRANH ĐẤU chất vấn Trần văn Giàu: Ai bầu cử Ủy Ban Hành-Chánh? Ai đưa Việt Minh lên nắm chính quyền?

Mặt Trận Quốc-Gia Thống-Nhứt đòi Trần văn Giàu thi hành lời hô hào của Việt Minh “Đại-Đoàn-Kết Chống Xâm-Lăng” để mọi người dân Nam-Bộ có cơ hội đóng góp xương máu chống xâm lăng. CSBV nhận thấy dân chúng và các đảng phái không ủng hộ Việt-Minh nên vội vã đưa Cao Hồng Lĩnh và Hoàng Quốc Việt vào Nam theo đường tốc hành để giải quyết các vấn đề Việt Minh ở Nam-Bộ.

– Ngày 4-09-1945, Mặt Trận Quốc-Gia Thống Nhứt họp hội-nghị ở Trường Mỹ Thuật Gia Định thảo luận việc Ủy Ban Hành-Chánh độc quyền lãnh đạo Nam Bộ chống xâm lăng. Hội nghị do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ chủ tọa có Trần văn Giàu, Cao
Hồng Lĩnh và Hoàng Quốc Việt tham dự. Trong hội-nghị Đức Thầy hỏi Trần văn Giàu: Ai Việt-Minh thật? Ai Cộng-Sản? Trần van Giàu không trả lời. Hoàng Quốc Việt trả lời thế: “Chính Đức Thầy là Việt Minh thật!

Hội nghị đòi Trần văn Giàu cải-tổ Uy Ban Lâm Thời Hành Chánh, Hoàng quốc Việt và Cao-hồng-Lĩnh chap thuận cải tổ Lâm-Ủy Hành-Chánh

– Ngày 07-9-1945, Việt-Minh triệu tập đại hội Đảng ở Nam Bộ để cải tổ Uy Ban Lâm Thời Hành Chánh. Đại hội được tổ chức ở Tổng Công Đoàn Nam Bộ ở số 72 đường Lagrandiere dưới sự chủ tọa của Cao Hồng-Lĩnh và Hoang Quốc Việt.

Sau đây là bài tường thuật đại hội của ký giả Hiền-Sĩ đăng trên báo Điện-Tin ngày 10-09-1945 (Hiền Sĩ. Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ đã thành lập sau khi các chánh đảng thảo luận suốt một đêm, ngày.)

“…Bên ngoài họa thựcdân đang lâm le trở lại. Bên trong, dưới bóng cờ Việt-Minh, vẫn còn nhiều ngộ nhận giữa các đảng phái, các đoàn thể ái quốc. Một nhược điểm cần phải cải tổ gấp rút. Vì vậy Tổng Bộ Việt Minh ở Hà-Nội phái hai anh Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lĩnh vào Saigon để liên lạc với Mặt Trận Việt Minh Nam Bộ. Và tối bữa 7-09-1945, tại số 72 đường Lagrandiere, trụ sở Tổng Công Đoàn, có cuộc hội-nghị giữa đại-biểu của các đoàn thể cứu quốc.

Suốt 5 tiếng đồng hồ trao đổi Ý kiến, hội nghị tuyên bố: “Mặt Trận Việt-Minh Nam Bộ đã thống nhứt” với bản thông cáo sau đây: “Tối 7-9-1945, chúng tôi Hoàng Quốc Việt và Cao hồng Lĩnh, đại biểu Tổng Bộ Việt Minh đã cùng những đại biểu của các đoàn thể cứu quốc có chân trong Việt Minh (Có cả Tiền Phong và Giải Phóng mà trước kia vì khủng bố nên đứt liên lạc) mở cuộc hội nghị tại Saigon và đã:

1-Thống nhứt các đoàn thể nhiệt tình cứu quốc, đã cùng nhau chiến đấu trước và trong cuộc cướp chánh quyền, sự thống nhứt ấy rất cần để củng cố mặt trận giải phóng dântộc.

2- Bầu một Ủy-Ban Việt Minh Nam-Bộ cùng cử một Ban Thường Vụ đặng lãnh đạo cuộc vận động toàn dân Nam-Bộ tham gia công việc cứu quốc một cách mãnh liệt hơn.

3- Cải tổ và mở rộng Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ cho đúng theo chánh sách của Tổng Bộ Việt Minh cùng chỉ thị của đồng chí chủ tịch Hồ Chí Minh: lấy thêm những nhà nhiệt tâm ngoài Việt Minh để thành lập một Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ có tánh cách quốc gia liên hiệp. Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể quốc dân Nam Bộ đoàn kết chặt chẽ chung quanh Việt Minh, hung quanh chính phủ “Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ” đang giữ vững nền độc lập cho nước nhà.

Trong một thời gian ngắn ngủi, chúng tôi sẽ lần lượt trực tiếp với tất cả những đoàn thể đương ủng hộ Việt-Minh và sẵn sàng muốn vào hàng ngũ chúng tôi để gánh vác nhiệm vụ chung của quốc-gia.

TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT QUYẾT ĐÁNH TAN CUỘC XÂM LĂNG CỦA BỌN PHÁP. VIỆT NAM HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP.

Ủy Ban Nhân Dân thành lập : 8 giờ sáng ngày hôm sau 8-9-1945 tại dinh Hành chánh Nam-Bộ hai anh Hoàng Quốc Việt và Huỳnh Tấn Phát được bầu làm chủ tịch và thư ký đoàn buổi họp.

Anh Hoàng chủ tịch đứng lên báo cáo về tình hình chung của Mặt Trận Việt Minh ở Bắc bộ.

Kế đó anh Trần văn Giàu nói sơ qua những điều mới mẻ trong việc nội trị…

Anh Trần văn Giàu một lần nữa giải bày sự ngộ nhận của nhiều người về chỗ Việt-Minh là Cộng-Sản. Sau anh Giàu, anh Phạm Ngọc Thạch, ủy trưởng ngoại giao Nam Bộ mà cũng là Y-Tế bộ-trưởng của chánh phủ Trung Ương kể sơ qua công việc anh làm trong hai tuần nay…

Anh Thạch dứt lời, hội nghị bắt đầu làm lại cái việc đã làm buổi tối 7-9-1945: Việc giới thiệu người vào Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ. Công cuộc nầy xen vào nhiều điều bàn qua cãi lại mà mãi đến 2 giờ chiều mới dứt khoát. Tuy nói là dứt khoát, chớ 5 giờ chiều phải nhóm tiếp để chọn lựa những anh được giới thiệu buổi mới để đem vào Ủy Ban Nhân Dân, và hội nghị thảo ra bản thông cáo gởi cho toàn thể quốc dân. Các việc giải quyết xong lúc 10 giờ đêm và giải tán trong bầu không khí thân mật. ( Báo Điện Tin ngày 10-9-1945)

Thành phần Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ

– Chủ tịch: Phạm văn Bạch
– Phó Chủ tịch: Phạm ngọc Thuần
– Các Ủy-viên: Nội vụ: Ung văn Khiêm

Công An: Diệp Ba
Thông Tin, Tuyên Truyền: Phạm Thiều
Quân-Sự: Trung tướng Nguyễn Bình
Kinh-Tế: Kha văn Cân
Y-Tế: Nguyễn văn Hưởng
Đặc Biệt: Huỳnh Phú Sổ

Kết luận: Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ là cơ quan hành chánh đầu tiên của Việt Minh ở Nam-Bộ.

– Phe Quốc Gia bị loại ra khỏi Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ
– Phe Cộng Sản của Trần văn Giàu cũng bị loại ra khỏi Uy Ban Nhân-Dân Nam Bộ
– Việt-Minh dùng thủ đoạn “Cải Tổ Chính Phủ” để cướp chánh quyền Cộng Sản ở Nam-Bộ.
– Bắt đầu từ ngày 7-9-1945, Việt-Minh độc-quyền lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh ở Nam-Bộ.

3.2 Phe Việt Minh & Cộng-Sản trong ỦY BAN NHÂN DÂN NAM BỘ

1- Việt Minh Tiêu Diệt các Đảng Cách-Mạng Quốc-Gia.

a- Phật Giáo Hòa Hảo.

Việc nầy chúng tôi đã nói qua ở các giai đoạn trước. Chúng tôi xin tóm kinh tắt lại:

– Việt-Minh đàn áp và giải tán cuộc biểu tình của tín đồ Hòa Hảo ở Cần Thơ khiến cho nhiều tín đồ Hòa Hảo bị bắn chết và sau đó Việt Minh bắt 3 cán bộ cao cấp của PGHH tổ chức cuộc biểu tình đem ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ (ngày 8-9-1945)

– Trần văn Giàu sai Lý Huê Vinh đem tự vệ quân ở Saigon đến bao vây trụ-sở Viet Nam Độc Lập Vận Động Hội của PGHH bắt trọn bộ tham mưu của Hội, đem giết ở cầu Bến Phân (An-Phú-Đông ngày 9-9-1945)

– Cuối tháng 9-1945 ở Hậu Giang Việt Minh bắt ông Chung bá Khánh và 30 cán bộ của PGHH đem giết ở Ba Động.

– Tháng 9 năm 1946, Việt Minh giết ông Hội-Đồng Nguyễn văn Nhiều vì ông cho các Đảng Cách Mạng Quốc-Gia mướn nhà để nhóm họp thành lập DÂN-XÃ ĐẢNG

– Ngày 16-4-1947, Việt-Minh bắt cóc và thủ tiêu Đức Giáo-Chủ Huỳnh Phú Sổ ở Đốc-Vang, Lấp-Vò

b – Việt Minh tiêu diệt nhóm TRANH ĐẤU

Lợi dụng trận đánh chiếm thủ đô của liên quân Pháp, bộ ba Trần văn Giàu, Lý Huê Vinh, Nguyễn văn Trấn đem công an, cảnh sát và tự vệ quân ở Saigon lùng bắt và giết hại một số lớn những chiến sĩ cách mạng quốc gia thuộc nhóm Tranh Đấu từ lãnh tụ Tạ thu Thâu bị Việt-Minh giết ở quận Tư-Nghĩa (Quảng Ngãi) trên đường từ Bắc về Nam cho đến Phan văn Hùm bị Dương Bạch Mai bắt ở Biên Hòa rồi đem giết ở Lòng Sông (Phan Thiết) và Phan văn Chánh, Trần văn Thạch, Nguyễn văn Sô, Trần văn Sĩ và hơn 60 chiến sĩ Đệ Tứ bị giết ở Xuân Trường (Thủ-Đức) cho đến những người phát hành tờ báo Tranh Đấu trên đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng) cũng bị Việt Minh ám sát, thủ tiêu trong thời gian từ 23-9-1945 đến 23-10-1945.

c- Nhóm trí thức Viet Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng

Cũng trong thời gian kể trên, Việt-Minh đã chụp mũ những nhà lãnh đạo VNQGDLD là Việt gian phản dộng để bắt và giết Hồ văn Ngà, BS. Hồ vĩnh Ký và vợ BS. Nguyễn thị Sương (thủ-lãnh Phụ Nữ Tiền Phong), Bùi Quang Chiêu, Huỳnh văn Phương, Dương văn Giáo, Trần quang Vinh v.v…

d- Nhóm tri thức khác

– Một số giáo-sư và học sinh trường Petrus Ký trong Nhóm trí thức và học sinh yêu nước như GS. Sử-Địa Nguyễn văn Thành, học sinh Lê thành Mậu và 10 học sinh yêu nước khác đi kháng chiến năm 1945 bị Việt-Minh bắt giết ở sân vận động Gò-Công chỉ vì dám chỉ-trích những sai lầm của Việt Minh

– GS. Trần văn Quế, một chức sắc Cao Đài cao cấp, giáo-sư Sử-Địa của trường Petrus Ký cũng ở trong một hoàn cảnh tương tợ ở Biên Hòa, nhưng ông trốn thoát được và chạy về ẩn náu ở Tòa Thánh Tây-Ninh

– Ông Hồ tấn Khoa và con là Hồ thái Bạch cũng đi kháng chiến và hoạt động cho Việt Minh năm 1945 và bị Việt-Minh lùng bắt phải chạy lên Nam Vang lánh nạn.

2 – Đoàn Quân Nam Tiến.

Khi trận chiến ở thủ dô Saigon sắp kết thúc thì CSBV gởi đoàn “QUÂN NAM TIẾN” vào Nam, mỗi ngày bằng xe lửa Bắc-Nam
“Đoàn Quân Nam Tiến” nầy gồm toàn những cán bộ cao cấp, lãnh đạo của miền Bắc để tăng cường cho bộ chỉ-huy tối cao của Việt-Minh ở miền Nam và những đoàn giải phóng quân của miền Bắc đi theo để bảo vệ những cấp lãnh đạo chỉ huy nầy. Những đoàn giải phóng quân nầy không hề dự một trận đánh nào ở thủ đô hay ở miền Đông Nam-Bộ.

Đây là một sự thật lịch sử.

Một thí dụ điển hình là đoàn quân Nam-Long, một trong 3 đoàn quân Nam Tiến đóng ở Thủ-Đức. Khi liên quân Anh-Pháp đánh chốt Thủ-Đức, Dĩ-An thì đoàn quân NamLong rút đi mất dạng, để cho bộ đội Thủ-Đức do L.S Thái văn Lung chỉ huy chống đỡ với quân Anh-Pháp một mình. Trong trận Thủ Đức, LS. Thái văn Lung bị thương và bị quân Pháp bắt. Pháp chiêu hàng không được nên giam ông ở khám lớn Saigon. Ông chết trong khám lớn.

Ở Dĩ-An cũng thế, chỉ có bộ đội của Đào Sơn Tây và Trần Thắng Minh trấn thủ Dĩ-An để đương đầu với quân Anh-Pháp còn quân Nam-Tiến thì rút đi mất hồi nào không ai hay biết.

C – HỘI NGHỊ BÌNH HÒA NAM ngày 10-12-1945

Ngày 10-12-1945, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt triệu tập hội nghị BìnhHòa-Nam
trên bờ đông Vàm Cỏ Tây ở Đồng Tháp Mười, qui tụ tất cả các cấp chỉ huy hành
chánh và quân sự cùng cán bộ Đảng Việt Minh ở Nam Bộ, dưới sự chủ tọa của Lê Duẩn.

Hội Nghị quyết định:

– Giải tán Ủy-Ban Kháng-Chiến Nam-Bộ

– Thành lập mặt trận Việt-Minh Nam Bộ do Hoàng Quốc Việt lãnh đạo.

– Thành lập: “BỘ CHỈ HUY TỐI CAO MIỀN NAM” để lãnh đạo chỉ huy cuộc chiến tranh ở miền Nam

– Phân chia lãnh thổ Nam Bộ thành 3 quân khu: QK. 7; QK.8, QK.9

BỘ CHỈ HUY TỐI CAO: gồm có 3 thành phần

1-Xứ Ủy Nam Kỳ:

– Bí thư Lê Duẩn
– Các ủy viên: Tôn đức Thắng; Nguyễn văn Kính, Hoàng dư Khương, Phạm
Hùng, Ung văn Khiêm, Hà huy Giáp, Nguyễn văn Linh, Nguyễn đức Thuần, Trần văn
Trà.

2- Ủy Ban Kháng Chiến Miền Nam tức bộ tổng tham mưu của Việt Minh ở miền Nam, Ủy Ban Kháng Chiến Miền Nam gồm có:

– Chủ tịch: Cao hồng Lãnh
– Tham mưu trưởng: Đàm minh Viễn
– Chính ủy: Trần ngọc Danh
– Ủy viên hậu cần: Tôn đức Thắng

3 – Ủy Ban Nhân Dân Miền Nam được thành lập ngày 7-9-1945 để thay thế chánh phủ “Cộng Hòa Nhân Dân” của Trần văn Giàu. Ủy Ban Nhân Dân Miền Nam tượng trưng cho chính phủ Việt Minh ở miền Nam. Thành phần Ủy Ban Nhân Dân Miền Nam đã được nêu lên ở đoạn trước.

CÁC QUÂN KHU:

1- Quân Khu 7 (QK.7) hay quân khu miền Đông gồm có thủ đô Saigon va các tỉnh Chợ Lớn; Gia Định, Bình Dương, Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Tuy, Long Khánh, và Tây Ninh.

Bộ tư lệnh QK.7 gồm có:

– Tư Lệnh: trung tướng Nguyễn Bình
– Phó tư lệnh: thiếu tướng Dương văn Dương
– Chính ủy: Trần văn Độ.

2- Quân Khu 8: (QK.8) hay Quân Khu Tiền-Giang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm các tỉnh Gò-Công, Mỹ Tho, Tân An, Hậu Nghĩa, Trà Vinh, Bến Tre, Sa Đéc; Kiên Phong, Kiến Tường.

Bộ Tư Lệnh QK.8 gồm có:

– Tư Lệnh: Đào văn Trương, sau tháng 3-1946 : Trần văn Trà.
– Phó tư lệnh: Trần văn Giàu
– Chính ủy: Lê văn Sĩ

3- Quân Khu 9 (Q.K 9) hay Quân Khu Hậu Giang gồm các tỉnh bên hữu ngạn sông Hậu Giang như Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Bộ Tư Lệnh QK.9 gồm có:

– Tư lệnh: tướng Vũ Đức
– Phó tư lệnh: Nguyễn ngọc Bích, sau đó là Huỳnh văn Hộ.
– Chính ủy: Phan trọng Tuệ.

KẾT LUẬN

Chúng tôi xin tạm chấm dứt lịch sử Việt Minh và Cộng Sản Nam Bộ nơi đây vì bắt đầu từ năm 1946 cho đến 1975, Việt Minh toàn quyền và độc quyền lãnh đạo cuộc chiến tranh ở miền Nam

– Việt Minh và Cộng Sản Nam Bộ khác nhau và cùng xuất hiện ở Nam Bộ vào năm 1930

– Việt-Minh là thành phần Cộng Sản do Đảng Cộng Sản Bắc Việt của Hồ Chí Minh lãnh đạo theo chiều hướng của Cộng Sản Quốc Tế Nga (Stalin) Hoa (Mao-trạch- Đông). Người dân Nam Bộ gọi Việt Minh là “Staliniens”. Ở Nam Bộ, Việt Minh tức
là Annam C.S Đảng.

– Cộng-Sản Nam-Bộ có 2 nhóm, nhóm của Nguyễn văn Tạo và nhóm của Trần văn Giàu. Cả hai nhóm đều theo chủ nghĩa Đệ Tam Quốc Tế của Pháp – Nhóm Cộng-Sản ĐệTứ Quốc Tế do Tạ thu Thâu lãnh đạo theo chiều hướng của Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế (Trotskyst). Nhóm nầy hoàn toàn đối lập với Việt Minh.

Lịch sử Việt-Minh và Cộng Sản Nam Bộ cho chúng ta thấy sự kiên trì và nhẫn nại của Việt-Minh và Cộng-Sản Nam Bộ trong việc xây dựng và phát triển Đảng Cộng-Sản và Việt Minh để loại phe Quốc Gia và Cộng Sản Nam-Bộ để giành lấy toàn quyền và độc quyền lãnh đạo cuộc chiến ở Miền Nam.

Thiện Phương
Norman, OK tháng 7-2007

Nguồn bài đăng

Đầu trang