tháng 6 06, 2024 - Đại Ngu
Photo: RFA
Chiều ngày 6/6, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an, giữ chức Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Điều này đúng với những đồn đoán trước đây, và nó cho thấy quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm khi kiểm soát thành công Bộ Công an để yên tâm nuôi tham vọng làm Tổng bí thư. Ông Lương Tam Quang quê Hưng Yên, được coi là người thân tín của Tô Lâm.
Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được điều về Văn phòng Trung ương Đảng, giữ chức Chánh Văn phòng. Thêm nữa, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn Bộ Công an, điều về Phủ Chủ tịch, nhậm chức Chánh Văn phòng. Có ý kiến cho rằng sau nhiều năm nuôi quân, giờ Tô Lâm cho quân rời Bộ Công an để kiểm soát các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vị trí mới của Tướng Nguyễn Duy Ngọc được cho là có vai trò "giám sát" Nguyễn Phú Trọng. Trong khi đó, Tướng Tô Ân Xô giống như tay hòm chìa khóa của Tô Lâm. Khi ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới, thì ông cũng kéo đệ ruột đi theo.
Ngày 28/5/2024, Tô Lâm cho triệu tập 63 Giám đốc Công an của các tỉnh thành về Hà Nội tham dự Hội nghị do Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức để bỏ phiếu đề cử Thượng tướng Lương Tam Quang cho vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, và Hội nghị cũng quyết định gửi đề cử này lên Bộ Chính trị.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN, cơ sở cấp dưới ép ngược lên BTC. Có thể nói đây là một cuộc “đảo chính mềm” của Tô Lâm. Và cuộc đảo chính này đã thành công sau khi BTC quyết định đồng ý với sự đề cử của Hội nghị nêu trên, chọn Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Chiều 6/6, Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Công an nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Lương Tam Quang được thực hiện bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả, 469 đại biểu tham gia biểu quyết (96,3% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 468 đại biểu tán thành (96,1% tổng số đại biểu), có 1 đại biểu không tán thành (0,21%).
Quốc hội sau đó biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước Tô Lâm về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh đối với ông Lương Tam Quang. 455 đại biểu tham gia biểu quyết (93,43% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 455 đại biểu tán thành (93,43% tổng số đại biểu).
tháng 5 29, 2024 - Đại Ngu
Ông Lương Tam Quang vừa được nắm chức Bộ trưởng Bộ Công an và ngay sau đó là Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh. Chính phủ Việt Nam
Chủ tịch nước Tô Lâm và phe Hưng Yên được cho là đang gây sức ép để đưa Thượng tướng Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà hôm 29/5/2024 vừa cập nhật tình hình nhân sự cấp cao. Theo đó, Hội nghị Đảng ủy Công an TW tổ chức hôm 28/5 đã giới thiệu Thượng tướng Lương Tam Quang là tân Bộ trưởng Công an thay Tô Lâm, cùng quê Hưng Yên. Điều này sẽ củng cố những đồn thổi trước đó về tham vọng giành ghế Tổng bí thư của Tô Lâm.
Trước đó, Lê Nguyễn Hương Trà cho biết các ứng cử viên hàng đầu giữ chức Bộ trưởng Công an gồm Phan Đình Trạc quê Nghệ An, Trần Cẩm Tú quê Hà Tĩnh, và Nguyễn Văn Nên quê Tây Ninh hiện đang làm Bí thư Tp. Hồ Chí Minh.
Bài viết của Lê Nguyễn Hương Trà về việc phe Hưng Yên đang "ép" TW chọn Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an:
"Cập nhật tình hình nhân sự banh bóng tính tới 29/5.
Sau khi cầu thủ số 38 đội Hà Tĩnh và 37 Nghệ An trở thành các ứng cử viên nặng ký cho ghế lãnh đạo an ninh Liên Đoàn đang còn bỏ trống. Bất ngờ Hưng Yên mời lãnh đạo CLB khắp các tỉnh thành về dự họp, đội quân hùng hậu này đã thống nhất đưa cầu thủ số 03 đội Hưng Yên lên – tạm thời sẽ là quyền bộ trưởng, chờ bổ sung vào nhóm lãnh đạo cấp cao của Liên Đoàn.
Việc dùng cơ sở gây sức ép nhân sự, cũng là chuyện chưa từng có trong lịch sử tổ chức này."
Mới đây, hình ảnh của một Hội nghị giấu kín của Đảng ủy CA TW bị rò rỉ trên mạng. Đó là “Hội nghị Cán bộ chủ chốt lấy ý kiến giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026” do Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức chiều 28/5 tại Hà Nội, cụ thể là giới thiệu Thượng tướng Lương Tam Quang thay Tô Lâm.
Trong hội nghị được giữ kín này, không đưa tin trên báo chí truyền thông, các cán bộ chủ chốt của Bộ Công an thực hiện nội dung bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự cho vị trí Bộ trưởng Bộ Công an (kế nhiệm Tô Lâm) để giới thiệu lên Bộ Chính trị quyết định.
Hội nghị chủ chốt lấy ý kiến giới thiệu chức danh bộ trưởng bộ công an, thượng tướng Lương Tam Quang đạt 98,6 phần trăm.
Trước đó, sáng cùng ngày 28/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương cũng đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.
tháng 5 16, 2024 - Đại Ngu
Bà Trương Thị Mai, ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính.
Minh họa của Amanda Weisbrod/RFA; Hình ảnh của AP, Wikicommons, Adobe Stock
Sau khi loại bỏ Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, Tô Lâm một lần nữa buộc ứng cử viên Chủ tịch nước Trương Thị Mai phải từ chức. Bà Mai được cho là nhân vật "trong sạch" trong nội bộ Đảng, nhưng vẫn xuất hiện nhiều tài liệu trên mạng tố cáo những sai phạm của Trương Thị Mai trước đây. Giới phân tích cho rằng, Trương Thị Mai buộc phải rút lui để nhường chức Chủ tịch nước cho Tô Lâm.
Bộ Chính trị hôm 17/5 chính thức thông báo, Bà Trương Thị Mai thôi chức Thường trực Ban Bí thư và người thay bà là đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quyết định phân công được Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, sáng 16/5.
Trước đó ít ngày, "người loan tin" Cô Gái Đồ Long Lê Nguyễn Hương Trà đã tiết lộ sớm thông tin. Đây là Facebooker nổi tiếng có mối quan hệ thân tín với giới chính trị trong nước. Nhà báo này từng đưa tin chính xác về sự ra đi của Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng. Với trường hợp bà Trương Thị Mai, Lê Nguyễn Hương Trà viết:
"Ngôi sao tuyển nữ quốc gia, bông hoa duy nhất có mặt trong ban điều hành Liên đoàn Bóng Đá vừa bất ngờ bỏ việc. Cô đã dọn đồ về quê, chấm dứt sự nghiệp đỉnh cao.
Từng là một ứng cử viên cho chức chủ tịch, và cũng được xem là người phù hợp nhất do nhiều kinh nghiệm đa dạng khi thi đấu tại nhiều vị trí khác nhau. Phản ứng của sao nữ trước những cáo buộc trách nhiệm và đấu đá nội bộ, là chưa từng có trong lịch sử của tổ chức này.
Như vậy, trong vòng 3 năm rưỡi, từ 18 thành viên ban điều hành Liên Đoàn chỉ còn lại 12 người với hàng loạt ồn ào trước thềm Hội nghị Ban chấp hành liên quan tới các vấn đề nhân sự cấp cao."
Ngay sau khi ông Huệ ra đi, mạng xã hội lại loan truyền tin đồn rằng, “Sắp có vụ “nổ” cực lớn như Thưởng và Huệ”, sẽ diễn ra trong một ngày gần đây. Thêm vào đó, có tin, “Bà Trương Thị Mai từ chối làm Chủ tịch Quốc hội, nếu vẫn ép thì bà đâm đơn xin nghỉ luôn”. Điều này đã khiến công luận hết sức bất ngờ.
Lâu nay, giới phân tích vẫn cho rằng, bà Mai là một lãnh đạo “sạch”, và không có dấu hiệu tham nhũng. Bà Mai trưởng thành từ một cán bộ của “Đoàn phái”, giống như Võ Văn Thưởng, ít liên quan đến vật chất và tiền bạc. Tuy nhiên, việc ông Thưởng bị kết tội nhận 64 tỷ đồng từ Tập đoàn Phúc Sơn cách đây 12 năm, thời còn làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, đã đánh đổ lập luận vừa kể.
Giáo sư Zachary Abuza, từ tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington, có bài bình luận mới nhất với tựa đề, “Cuộc chiến vào ngôi vị lãnh đạo Việt Nam nóng lên, sau hàng loạt các vụ cách chức làm giảm số lượng đối thủ”. Bài viết đã đánh giá về 3 nhân sự có cơ hội trở thành Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, đó là: Thủ tướng Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Tác giả Abuza đã đánh giá, “Bà Mai là người có năng lực và kinh nghiệm”. Theo đó, bà đứng thứ 3 trong Bộ Chính trị, sau khi ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm mới đây. Và vị nữ lãnh đạo 66 tuổi này, được cho là có năng lực và kinh nghiệm sâu rộng nhất trong số 3 ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư.
Tuy nhiên, ông Zachary Abuza cũng tiết lộ một thông tin khá bất ngờ, đó là, “gia đình bà Mai có các các cổ phần trong lĩnh vực y tế, nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được công bố công khai”.
Bất ngờ hơn, trong một bài bình luận mới nhất, liên quan tới sự “lộn xộn” mất kiểm soát của chính trường Việt Nam, khi đề cập tới cái gọi là “cuộc “oanh tạc” đối với cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh”, BBC đã nhận xét rằng:
“Lửa từ chiếc lò chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng không ngừng lan rộng tới các tỉnh thành. Hàng loạt lãnh đạo cấp tỉnh, trong đó có nhiều người thuộc diện “Trung ương quản lý”, đã bị xử lý theo nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì có kỷ luật về mặt Đảng, nặng thì khởi tố hình sự.”
Về bà Mai, hiện trên mạng xã hội có nhiều tin đồn liên quan tới bà, trong đó có những thông tin bịa đặt, vu khống, thật giả lẫn lộn. Một số thông tin liên quan tới bà Mai mà chúng tôi đã kiểm chứng, được biết như sau:
– Bà Mai đã có đơn xin nghỉ việc từ khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định thành lập đoàn “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Vương Đình Huệ” hôm 20-4-2024. Ông Trọng động viên bà Mai ở lại để giữ chức Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch Quốc hội, nhưng bà kiên quyết từ chối.
– Vụ các phe tấn công bà Mai tung tin hỏa mù rằng có lời khai từ các quan chức Lâm Đồng về việc bà can thiệp cho nhóm Trương Mỹ Lan – Nguyễn Cao Trí có được dự án Đại Ninh là không đúng sự thật.
– Về tin đồn bà Mai được tặng một biệt thự đắt tiền ở Sài Gòn, cũng là tin vu khống.
– Bà Mai là một phụ nữ không chồng, không con; bà được đánh giá là nhân vật “sạch sẽ” nhất trong trung ương đảng. Vụ bà xin nghỉ việc, không liên quan gì tới Trương Mỹ Lan, Nguyễn Cao Trí hay dự án Đại Ninh.
Việc các thế lực giấu mặt trong đảng, nguỵ tạo chứng cứ, bịa đặt và bôi nhọ bà Mai là việc làm bất nhân, đáng hổ thẹn, không đáng mặt đại trượng phu. Tin vịt mà những nhân vật giấu mặt này đã tung ra để đánh bà Mai vừa qua, cho thấy cái gọi là giới “tinh hoa trong đảng”, khoác áo chính trị gia cấp cao, thật ra các ông cũng chỉ là những kẻ tiểu nhân và tầm thường.
tháng 5 16, 2024 - Đại Ngu
Chụp lại video, Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới
Trong số các Bộ trưởng Công an qua các thời kỳ, Đại tướng Tô Lâm là người có tiếng là trùm bảo kê và tham nhũng. Rất nhiều các lão thành cách mạng có đơn thư gửi đến TBT Nguyễn Phú Trọng tố cáo về các sai phạm, hành vi phạm tội thậm chí gây nguy hại cho đất nước của Bộ trưởng Tô Lâm nhưng đáp lại là sự im lặng khó hiểu của ông Trọng và Bộ chính trị. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Tô Lâm đã phạm những tội lỗi gì và là con người gian hùng như thế nào?
THỨ NHẤT, vai trò của Đại tướng Tô Lâm trong vụ đánh bạc qua mạng Internet liên quan đến Cục C50, Bộ công an. Vụ đánh bạc nghìn tỉ do Nguyễn Văn Dương (con rể của nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội) cầm đầu xảy ra 02 năm dưới thời Tô Lâm làm Bộ trưởng. Tô Lâm có mối quan hệ rất mật thiết với Nguyễn Văn Dương và ủng hộ Dương tổ chức đánh bạc qua mạng Internet dưới hình thức trò chơi Rikvip để lấy lời chia nhau. Khi Công an Phú Thọ phát hiện ra đề xuất bắt Dương nhưng Tô Lâ.m không cho bắt. Trước khi bị bắt một tuần, Nguyễn Văn Dương còn đưa vợ của Tô Lâm đi Châu Âu thăm thú, mua sắm cả tuần lễ. Qua đây chắc TBT Trọng có thể thấy mối quan hệ rất gắn bó mật thiết giữa Tô Lâm và Nguyễn Văn Dương trong vụ án tổ chức đánh bạc này. Tô Lâm đã bảo kê che chắn cho tổ chức tội phạm này hoạt động trong một thời gian dài. Câu hỏi đặt ra là đơn vị nào sẽ điều tra, xử lý Tô Lâm? Ngày 22/11/2018, Nguyễn Văn Dương bị đưa ra xét xử. Tiếp sau đó Tô Lâm đã chỉ đạo Trung tướng Trần Văn Vệ cho ông Hoành bắt Nguyễn Thanh Hoá và Phan Văn Vĩnh và đối xử vô cùng tàn tệ đến nỗi ông Vĩnh bị bệnh nặng suýt chết trong trại mới được đưa đi bệnh viện.
THỨ HAI, vụ án Mobifone mua cổ phần AVG: vụ án này chủ mưu là Nguyễn Bắc Son và Phạm Nhật Vũ nhưng Tô Lâm đã thể hiện rõ vai trò đồng phạm giúp sức bằng việc ký các công văn: công văn số 2889/BCA- A61, ngày 21/12/2015 khẳng định việc mua bán giữa Mobifone và AVG là đúng pháp luật đúng quy định, giá cả hợp lý. Chính nhờ công văn có đóng dấu “MẬT” này của Bộ Công an mà Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký hợp đồng chuyển nhượng giữa Mobiphone và AVG. Công văn 2889/BCA- A61 hoàn toàn sai chức năng vì Bộ Công an không phải là cơ quan định giá tài sản cho doanh nghiệp. Tô Lâm cũng đã ký công văn 418/BCA-TCAN, ngày 09/3/2015 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng giữa Mobifone và AVG và đưa vào danh mục tài liệu mật; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí không đưa tin, bài viết về việc chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệp.
Công văn 418/BCA đã ngăn không cho truyền thông chính thống không đưa tin về hoạt động kinh tế vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Khi vụ án AVG được đưa ra xét xử, công văn 418 cũng là cơ sở không cho luật sư và hội đồng xét xử truy vấn các sai phạm trước toà án; toà án yêu cầu cho công bố nhưng Tô Lâ.m không đồng ý vì được đóng dấu “MẬT”, không cho ai được phản biện. Vì sao Tô Lâm ký văn bản đề nghị công ty tư nhân của Phạm Nhật Vũ chỉ được bán lại cổ phần cho công ty nhà nước là Mobifone? Đây là kế hoạch của Phạm Nhật Vũ, Tô Lâm, Nguyễn Bắc Son đã xây dựng ăn cắp tiền của ngân sách nhà nước.
Theo thông tin từ các đơn vị trong Ngành Công an thì trong số các Bộ trưởng Công an, Tô Lâm nổi tiếng là tham lam, tàn bạo và là tên tội phạm tham nhũng sừng xỏ nhất. Nếu Phạm Nhật Vũ hối lộ cho Nguyễn Bắc Son 03 triệu USD thì Tô Lâm được chia bao nhiêu để liều lĩnh ký các văn bản bảo kê cho thương vụ trái luật AVG: 05 - 10 triệu USD? Câu hỏi được đặt ra cho TBT Nguyễn Phú Trọng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan hành pháp Việt Nam trả lời.
THỨ BA, vụ đưa lực lượng an ninh, tình báo sang CHLB Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là vụ án vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng, khiên cho uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài. Cho đến bây giờ một số quốc gia Châu Âu vẫn cảnh giác và vô hiệu hoá lực lượng an ninh tình báo của Việt Nam. Vụ bắt cóc này Tô Lâm trực tiếp chỉ huy là để thoả mãn ý chí cá nhân của ông Trọng muốn nhanh tróng trả thù Trịnh Xuân Thanh vì dám chửi Tổng Bí thư trên Internet khi đang trốn ở Đức và thông qua lời khai của Thanh để làm rõ thêm tội danh của Đinh La Thăng là thuộc hạ thân tín của “Đồng chí X”. Với bản chất lưu manh chính trị và kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực an ninh đối ngoại Tô Lâm đã thực hiện thành công phi vụ bắt cóc để thoả mãn ý chí cá nhân sai lầm của ông Trọng đồng thời cũng nhân cơ hội để lại dấu vết dẫn đến an ninh, tình báo Việt Nam nhằm phá hoại quan hệ ngoại giao Việt Nam, Châu Âu (cụ thể là làm đình trệ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: EVFTA trong một thời gian dài gây thiệt hại hàng tỉ USD) nhằm đưa Việt Nam vào sâu trong vòng kiềm toả của Trung Quốc về kinh tế, chính trị.
Sau phi vụ bắt cóc này, Tô Lâm được ông Trọng bỏ qua tội lỗi trong vụ AVG, những sai lầm trong vụ giết ông Kình ở Đồng Tâm. Tô Lâm cũng đã làm hài lòng các ông chủ Trung Nam Hải khi “ly gián” được Việt Nam và Châu âu văn minh, phá hoại EVFTA làm suy yếu đất nước; tranh thủ được dự ủng hộ của Tập Cận Bình và Bắc Kinh tại Đại hội Đảng 13. Sau Đại hội Đảng lần thứ 13, Tô Lâm nhất quyết xin Bộ Chính trị và Trung ương cho ở lại Bộ Công an vì ông ta hiểu rằng nếu rời chiếc ghế Bộ trưởng ông ta có nguy cơ bị xử lý hình sự về những tội phạm đã thực hiện. Vào ngày 19/ 02/2021, Bắc Kinh cũng đã bảo vệ tên tay sai của mình bằng việc Tập Cận Bình cử Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc sang gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm như một sự sắc phong và nhắn nhủ sâu sắc với thái độ bề trên cả ngàn năm nay của Thiên triều phương bắc. Tô Lâm đã nhận thấy rằng sự ủng hộ của Bắc Kinh sẽ là lá chắn rất an toàn trong trường hợp Tổng Trọng muốn biến ông ta thành “củi gộc” cho cái lò khi hết giá trị sử dụng và đã có một lựa chọn rất khôn lanh để thoát thân và tiếp tục mưu lợi. Ông Trọng với chuyên môn được đào tạo là tiến sỹ ngành xây dựng đảng rất khó để nhận ra những thủ đoạn nghiệp vụ tinh vi mà ông Lâm chỉ đạo thực hiện trong kế hoạch VT17 để phá hoại và ôm chân quỳ gối trước Trung Quốc. Ông Trọng đã lâm vào thế há miệng mắc quai nếu muốn xử lý hình sự Tô Lâ.m về những tội phạm đã thực hiện vì bị cài vào cung phá hoại đất nước.
Cuối tháng 2 năm 2021, truyền thông quốc tế và trong nước lại nóng lên bởi việc lộ lọt hình ảnh khen thưởng Kế hoạch VT17 được cho là của chiến dịch tình báo do Tô Lâm cầm đầu đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức. Đài phát thanh truyền hình nhà nước Slovakia phát bản tin, nhật báo TAZ của Đức cũng đăng thông tin và hãng thông tấn Đức DPA đã có câu hỏi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam; Truyền thông trong nước cũng lên tiếng. Tô Lâm và ông Trọng lại một lần nữa chỉ đạo người phát ngôn của mình đánh lạc hướng truyền thông trong nước, quốc tế về những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế làm ảnh hưởng tới ngoại giao, kinh tế của đất nước.
THỨ TƯ, Tô Lâm là tay sai của Trung Quốc. Trong “Đề án tái cấu trúc lại Bộ Công an” Tô. Lâm đã cho thay đổi Bộ Công an theo mô hình tổ chức của Công an Trung Quốc. Tô Lâ.m cho giải tán hết cấp tổng cục trong Bộ Công an, thực ra từ 06 Tổng cục, 02 Bộ Tư lệnh có thể giải tán 04 tổng cục, 02 Bộ tư lệnh để giảm bớt đầu mối, bớt cồng kềnh. Riêng 02 Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát là tối quan trọng để giữ vững trận tuyến đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phải giữ lại để công tác phối hợp, chỉ đạo được thống nhất. Là một cán bộ trưởng thành từ Tổng cục An ninh, Tô L.âm được nâng đỡ và có bước tiến thân nhảy vọt khi Tổng cục An ninh bị tách ra làm 02: TCAN I và TCAN II; Tô Lâm được bổ nhiệm Tổng cục trưởng TCAN I phụ trách đối ngoại tiếp tục tiến thân lên Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Tô Lâm nhận thức rõ hành động, sách lược của mình đã làm giảm công tác phối kết hợp, thống nhất chỉ đạo, suy yếu khả năng phòng vệ, chiến đấu của đơn vị mình trực tiếp chỉ huy. Nguy hiểm hơn nữa Tô Lâm cho xoá bỏ hết các Phòng tình báo của Công an các tỉnh biên giới phía bắc khiến công tác nắm tình hình ngoại biên giờ không có. Với quyết sách này, Tô Lâm muốn chứng tỏ sự thần phục hoàn toàn đối với Bắc Kinh để mưu toan tìm sự che chở cho âm mưu tiếp tục nắm giữ quyền lực, làm tay sai cho Trung Quốc. Rất nhiều cán bộ lão thành trong lực lượng Công an có ý kiến nhưng Tô Lâm phớt lờ tất cả nhằm thực hiện mục tiêu cá nhân.
Giáo sư Tiến sỹ Trương Giang Long, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị CAND đã từng nói “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền lãnh thổ của chúng ta... chúng ta không loại trừ việc họ tìm mọi cách làm suy yếu chúng ta từ bên trong... Bọn xấu lôi kéo cài cắm cán bộ của chúng ta hiện tại lên đến hàng trăm...”: Tô Lâm là một tên trong số đó và ông ta đã và đang thực hiện những sách lược, hành động để làm suy yếu đất nước của chúng ta phục vụ cho âm mưu gây ảnh hưởng xấu, thôn tính đất nước chúng ta của Trung Quốc. Dường như ông ta có âm mưu và hành động để bắt đất nước vĩ đại của chúng ta phải quỳ gối trước ngoại bang.
Bộ trưởng Tô Lâm cho giải tán hết các tổng cục để nắm quyền bổ nhiệm đến Trưởng, Phó phòng các Cục, Công an các tỉnh. Việc bổ nhiệm bây giờ nhất thiết phải có tiền: theo dư luận trong ngành Công an thì cấp Phòng cao nhất cả tỷ đồng; những phòng như kinh tế, giao thông thì nhiều tỷ đồng. Cấp Cục trưởng, Phó cục trưởng, Giám đốc, phó giám đốc tuỳ từng đơn vị, địa phương từ vài trăm ngàn hoặc lên đến cả triệu USD. Mục đích của Tô Lâm giải tán hết cấp tổng cục là để thâu tóm quyền lực và vơ vét. Đồng thời nhân cơ hội này thanh trừng quét sạch tàn dư, tay chân của “Đồng chí X” trong Bộ Công an làm vừa lòng TBT Trọng. Tô Lâm biết rõ âm mưu của ông Trọng phá bỏ luật lệ trực tiếp tham gia vào Đảng uỷ CATW để trực tiếp chỉ đạo nên từ vị thế là tay chân thân tín của Đồng chí X đã “phản chủ” để quay ra hầu hạ chủ mới là Tổng Trọng. Nhân dịp này Tô Lâm đã “nhãn lồng hoá” Bộ Công an: 30 cán bộ quê Hưng Yên được đề bạt vào nhiều vị trí quan trọng từ Thứ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc CA tỉnh. Giám đốc CA Phú Thọ người chủ trì vụ đánh bạc nghìn tỉ do Nguyễn Văn Dương cầm đầu bị đẩy lên Sơn La. Phạm Trường Giang, Giám đốc CA Hải Dương, tay chân thân tín của Tô Lâm được điều chuyển lên Phú Thọ - Vụ án đánh bạc nghìn tỉ do Tô Lâm bảo kê được khép lại không tổ chức điều tra giai đoạn 2 như kế hoạch đã định.
Tô Lâm cũng rất yếu kém về năng lực lãnh đạo chỉ huy khi xử lý các vụ bạo loạn lớn gây bất ổn về an ninh trật tự trên lãnh thổ Việt Nam: vụ giàn khoan 981 năm 2014, công nhân các công ty nhà máy ở Bình Dương biểu tình, đập phá với cớ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải; vụ Formosa năm 2007 ở Nghệ An, Hà Tĩnh dân biểu tình bắt bớ khống chế cán bộ khiến quốc lộ 1 tắc nghẽn gần một tháng; vụ phản đối Luật đặc khu biểu tình cả nước, Bình Thuận bị các đối tượng xấu xông vào đập phá tỉnh uỷ, uỷ ban, đốt nhà, đốt xe, bắt công an, lột súng, lột áo của Cảnh sát cơ động... do Tô Lâm không chỉ đạo xử lý kịp thời. Đặc biệt vụ Đồng Tâm, một vụ việc rất đơn giản có thể xử lý bằng biện pháp “vận động quần chúng” như nguyên chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm rất tốt. Nhưng Tô Lâm do muốn hạ uy tín, phá ông Chung để củng cố quyền lực của bản thân, phe nhóm nên đã để kéo dài 02 năm không có phương án giải quyết và cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng tiêu diệt ông Kình lúc nửa đêm. Công tác trinh sát cũng không đảm bảo để chết oan mạng 03 cán bộ; rõ ràng sai về chiến thuật, chiến lược, nghiệp vụ vô cùng non kém. Tô Lâm đã coi nhân dân của mình như kẻ thù, chắc từ bé ông ta chưa bao giờ đọc câu “Dân vi bản”; một tên võ bền khát máu chỉ biết dùng dùi cui và súng đạn. Với trình độ đó mà Tô Lâm xưng là Giáo sư Tiến sỹ an ninh??? Thông tin nội bộ cho biết người viết luận án tiến sỹ cho Tô. Lâm là thượng tá Nguyễn Xuân Thao được Tô Lâm bổ nhiệm chức Phó giám đốc CA Đồng Nai để trả ơn. Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết vài cuốn sách cũng ngồi chễm trệ hàm Giáo sư an ninh.
THỨ NĂM, Tô Lâm là trùm nhận hối lộ bảo kê cho doanh nghiệp buôn lậu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá việc các tập đoàn lớn, các công ty lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng để buôn lậu trốn thuế là rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Vấn nạn này gây thất thu cho ngân sách cả tỷ USD mỗi năm. Họ được bảo kê che chắn cho các hoạt động phạm tội bởi các quan chức nhà nước từ Trung ương tới địa phương đặc biệt là quan chức các nghành Hải quan, Quản lý thị trường, công an... RITA VÕ là một tập đoàn đa ngành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu từ vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp, ôtô, thời trang, hotel và resort... Với quyền lực của Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm đã tạo điều kiện, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, trốn thuế: Ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc, thiết bị nội thất cao cấp 5 sao từ Mỹ, Châu Âu vào Việt Nam. Tô Lâm cũng đã từng nhận hối lộ một lô hàng nội thất cao cấp, thiết bị vệ sinh, tủ bếp... trị giá 01 triệu USD từ tập đoàn RITA VÕ; Tô Lâm không trực tiếp nhận mà cho người nhà nhận. Là người có nghiệp vụ CA, Tô Lâm biết rằng điện thoại có thể bị theo dõi, nghe trộm nên đã chỉ đạo RITA VÕ thực hiện phương thức liên lạc đưa, nhận hối lộ qua địa chỉ email ảo với “01 Quý bà” nhưng không được nêu tên. Sau đó cho xe tải chở thẳng về nhà công vụ của Tô Lâm trên phố Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Với những sai phạm nghiêm trọng nêu trên, câu hỏi đặt ra là tại sao Đại tướng Tô Lâm chưa phải chịu trách nhiệm về những tội phạm đã thực hiện??? TBT Nguyễn Phú Trọng và Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn phải biết những nội dung trên? Ông Trọng đang bao che cho tội phạm hay bị Bộ trưởng CA Tô Lâm khống chế? Hiến pháp Việt Nam năm 2013 qui định rõ: “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” nhưng trong thời điểm hiện nay rõ ràng pháp luật Việt Nam đang vận hành theo ý riêng của Ngài TBT Nguyễn Phú Trọng. Pháp luật chỉ áp dụng với phe địch là các thuộc hạ thân tín của “Đồng chí X”. Nếu công cuộc chống tham nhũng, chiến dịch đốt lò của TBT Trọng “không có vùng cấm” như ông đã tuyên bố thì Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phải bị điều tra, xử lý về các tội phạm đã thực hiện.
Theo Hoàng Trung từ Hà Nội