VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_318x120
acrobat  📂  🏠   

Kim Văn Chính - 1

Thử Phân Tích Chính Sách Qua Các Sự Kiện Đang Diễn Ra Ở Việt Nam

14.6.2024 - Kim Văn Chính

1. CHUYỆN XƯA

Người Việt mình rất được nể trọng trên TG, ít nhất là thời cách nay trên hai chục năm về trước.

-Tôi di du lịch Indonesia, đi theo kiểu phượt về các vùng quê núi lửa và Bali thấy đụng chạm giới xe ôm , taxi, môi giới chỉ chỏ của Indo nó cũng rất xã hội đen. Tôi thường giơ bàn tay có ngón tay cụt có ý để họ thấy và nói to rằng tôi là lính đặc công từng đánh Mỹ và bắn chết nhiều lính Mỹ… Hiệu quả phết. Chưa lần nào bị họ lừa cả…

-Ở Thái Lan tôi được nghe kể người Việt luôn được các tộc Thái và ĐNA khác nể trọng: họ kể rằng khi xếp hàng xin visa ở Sứ Quán Mỹ Băng Kok, có ông người Việt mới đến cứ chen chen từ cuối hàng , mọi người thấy lạ liền hỏi: anh là người nước nào. Anh chàng đáp: Việt Nam. Vậy là đám người Thái Lan đứng phía trước dạt ra nhường anh ta lên trước. Rồi đám người Philippine, Indo cũng hỏi nhau một hồi rồi cũng dạt ra lễ phép : mời Việt Nam lên làm visa trước đi … Vậy là anh Việt nam ngễu nghện lên hàng đầu để vào làm visa trước sự nể trọng của các công dân ĐNA khác…

-Khi tôi sang Liên Xô để học và đi nhiều nước XHCN khác, ban đầu ở Liên Xô tôi cũng được bọn Liên Xô nó nể trọng: Việt nam hả? Ôi, Việt Nam đánh Mỹ ? Việt Nam anh hùng? Và cứ thế, mình được tung hô, được nể trọng… Và khi xếp hàng mua vé xem phim Mỹ, Pháp (bên đó hồi đó xem phim Mỹ, Pháp mới phải xếp hàng chứ phim Nga rất ít khán giả xem không phải xếp hàng bao giờ), xếp hàng mua bàn là, vải phin… mình là người VN cứ thế mà chen lên hàng đầu…

-Nhưng sang đến Ba Lan, Sec (Tiệp) thì món võ đánh Mỹ không có hiệu lực nữa các bạn ạ. Không gian nể trọng người Việt nó chỉ giới hạn ở Minsk – Brest là hết.

Qua biên giới Liên Xô, tôi thấy người Ba lan, Sec … dù họ rất tốt, lịch thiệp và nhân hậu (nhân hậu hơn cả người Liên Xô nữa), nhưng sự nể trọng có lẽ không có. Đôi lần tôi có nói đến việc Việt Nam đánh Mỹ, không những không được ủng hộ, nể trọng mà còn bị đám thanh niên nó mắng té tát lại ngay: nó bảo: “sao VN chũng mày ngu thế, ngu quá trời ngu luôn. Mỹ là nước mà chúng tao tìm mọi cách để chơi với họ chả được thì chúng mày đi đánh nhau với nó. Còn Liên Xô là nước mà chúng tao ghét như con hủi, chỉ muốn đẩy chúng đi thì chúng mày đang yên đang lành tận xa xôi lại mời Liên Xô nó vào làm bạn bè chiến lược và duy nhất? Điều chua chát làm tôi choáng váng khi thấy bọn Đông Âu nó xỉ vả dân tộc mình hồi đầu làm tôi rất chua chát và suy tư, nhaung mấy chục năm ròi, càng ngày càng thấy họ đúng.

Đến năm 1990 khi Việt Nam ký Hiệp Định Thành Đô, tuyên bố phản đối “cách mạng màu”… thì có một tay bạn người Ba lan còn hùng hổ xấn đến tôi và lớn tiếng trước đám đông: Hắn nói – Tao không hiểu đất nước mày, dân tộc mày là cái đất nước gì, dân tộc gì mà lại ứng xử như trẻ con vậy? Chuyện đất nước chúng mày sau khi thống nhất xà xây dựng kinh tế trong hòa bình 15 năm nay mà vẫn còn đói khổ rách rưới chúng tao có nói gì chúng mày đâu, ngược lại chúng tao vẫn viện trợ đầy đủ… Rồi chuyện hàng triệu người thuyền nhân vựợt biên đường biển bỏ nước ra đi chết đầy biển, gây kinh hoàng Thế giới chúng tao cũng có bêu riếu gì chúng mày đâu? Vậy mà tại sao đất nước chúng tao đang tự giải phóng mình dể trở thành tự do, dân chủ thật sự, những biến chuyển chính trị đang diễn ra nhanh và bất ngờ đến mức chúng tao cũng không nhận thức kịp, vậy mà chúng mày ở tít Hà Nội xa xôi lại biểu tình phản đối cách mạng màu ở nước chúng tao, phản đối công đoàn đoàn kết lên nắm quyền là sao?

2. CHUYỆN THỜI NAY

- Trời nắng nóng 35 độ C, ngoài đường bê tông nhiệt độ có thể lên 45 độ. Nóng như chưa từng nóng như vậy bao giờ.

Vậy mà trước cửa các ngân hàng quốc doanh lớn và SJC, người dân vẫn chen nhau, cần mẫn xếp hàng mua vàng miếng SJC.

Mà nào có phải ai cũng mua được đâu.

Mỗi ngày chỉ bán cho khoảng 1 vài trăm khách hàng thôi…

Họ lại cần mẫn xếp hàng cho ngày hôm sau.

Đêm cũng chờ hàng sợ mất lượt.

Nghe nói nhiều người xếp hàng thuê, mua thuê cho chủ ở đâu đó. Nhưng nhiều người vì lẽ gì đó xếp hàng mua cho chính mình.

Người nước ngoài thấy cảnh đó họ sẽ rất lạ.

Tại sao cái dân tộc này nó khổ thế?

Vàng muốn mua thì sang Lào bán rất nhiều, cũng 4 số 9 luôn,… Sang Thái Lan, Ấn Độ hoặc Dubai còn nhiều nữa, hàng chục tấn cũng OK luôn, chả phải xếp hàng , mà còn được chào đón công kênh vì là khách hàng – thượng đế mua nhiều…

Còn ở Gia lai, huyện IA GRAI, Hiện tượng dân tứ xứ kéo nhau đến rẫy nhà sư Thích Minh Tuệ hàng mấy nghìn người mỗi ngày và ngày càng đông cũng là chuyện lạ dù biết có lực lượng an ninh chìm nổi ngăn cấm .

Số là dân các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào Huế đã từng chứng kiến sư Minh Tuệ khất thực với đoàn tăng ni tự nguyện đi theo đông dần lên mấy chục vị.

Nhưng dân đang hào hứng, như đang vui bị đứt dây đàn (Chính quyền can thiệp bắt sư Minh Tuệ về quê Gia Lai), mục đích giải tán đám đông.

Dân các tỉnh phía trong như Quảng nam, Phú Yên… chưa được diện kiến ngài…

Và khi thấy ngài đang ở quê Gia Lai, họ lũ đàn kéo nhau lên diện kiến…

Người nước ngoài thấy cảnh hàng ngàn người săn đón ngài ngòai đường nhựa nóng như thiếu như đốt thấy rất lạ.

Tại sao người VN khổ vậy?

Sư Thích Minh Tuệ dù có nổi tiếng và hấp dẫn công chúng đến mấy thì nếu hàng ngày đi khất thực lưu động như vậy ở Lào với tâm nguyện tu theo 13 hạnh đầu đà như vậy, chắc chắn ngài sẽ được người dân đón tiếp bình thường như ngài mong đợi, không gây ầm ỹ và chen chúc đông người xin đảnh lẽ và bố thí nhiều đông như vậy. Đó là điều chắc chắn.

Ngài sang Thái Lan, Myamar, Ấn Độ hay Tây Tạng càng như vậy.

Còn nếu ngài sang Paris, Berlin, London thì cũng có đường quốc lộ không cấm người đi bộ đi bộ hành cho ngài đi, nhưng e rằng ngài sẽ phải thay đổi phương thức nhận đồ bố thí vì bên châu Âu ít người quan tâm đến các sự kiện có tính đạo phật như vậy và tôi tin là ít người hiểu được lễ nghi cúng dường cho sư bằng gì và phương thức gì,,,,

Nói chung là ngài muốn tu hành sẽ được tu hành theo cách thức ngài muốn mà không ai ngăn cản. Và xã hội không bị xáo trộn tạo ra đám đông hàng ngàn, hàng chục ngàn người đi theo ngài tạo ra cảnh mất trật tự chen lến xô đảy như ở VN…

3. TẠI SAO DÂN TỘC VIỆT NAM KHỔ VẬY?

-Vậy dân tộc Việt nam sướng hay khổ?

-Dân tộc Việt Nam đáng được nể trọng hay phải được góp ý?

Câu trả lời tôi cho là đã rõ.

-Tại sao dân tộc Việt Nam khổ như vậy?

-Nỗi khổ của quá khứ dẫu sao nó cũng qua đi rồi (thuyền nhân nhiều người bây giờ là tỷ phú). Nhưng nỗi khổ của hiện tại có chua chát không?

-Tại sao giàu rồi mà vẫn khổ khi chen chúc nhau trời nắng để mua vàng ?

-Tại sao có “tự do tôn giáo” rồi, chùa chiền có ở khắp nơi, thầy chùa đông như kiến rồi, chức sắc đạo phật rất đông và nhiều rồi, khắp nơi đều có mà người dân vẫn như nghiện khát thuốc, khao khát chiêm ngưỡng, được “đảnh lễ “ 1 lần với một ông sư nhỏ bé chưa dám tự gọi mình là sư là Thích Minh Tuệ?

XÃ HỘI ĐANG THIẾU CÁI GÌ ĐÂY?

CÁI GÌ?

Bình luận của Kim Dung Pham

Nói vậy tôi đọc bài này đau xót tâm can. Ng Việt đi đâu cũng bị ghét. Ng Lào mộ Phật hiền hoà mà họ cũng ghét. Đừng nói dân Nga, ng Việt mua bán họ khinh khỉnh ra mặt/ đừng nói là anh em xhcn nhé. Ng Việt nên tự trách mình thôi. Đi đâu cũng chen lấn. Nói thì rất to, mở miệng là đù mẹ đù cha. Thứ văn mình xa lạ trong con mắt nhiều QG

🔝

Điều Hành Kinh Tế

14.6.2024 - Kim Văn Chính

KimVanChinh-01-02

1. Nội các (Chính phủ) được giao trọng trách điều hành kinh tế.

Ví dụ, chuyện loạn thị trường vàng hiện nay là thuộc quyền và trách nhiệm của nội các.

Muốn điều hành được kinh tế, nội các phải có tính chuyên nghiệp cao.

Kinh tế, dù chuyện "nhỏ" như thị trường vàng, to hơn là các cân đối kinh tế vĩ mô, to hơn nữa là hệ thống chính sách vĩ mô, to hơn nữa là quá trình ổn định và phát triển kinh tế, thu nhập, việc làm... đều là các quá trình phức tạp có các quy luật khách quan tác động và điều khiển nó phải có các công cụ mang tính kỹ thuật rõ rệt và người điều hành phải được học chuyên sâu, có kinh nghiệm và kỹ năng được gọi là tính chuyên nghiệp (giống rất nhiều nghề khác như quân đội bắn súng, công an giữ an ninh, dân vận cần thuyết phục công chúng, bán hàng cần thuyết phục khách hàng... đều cần tính chuyên nghiệp...).

Do vậy trong bộ máy Chính phủ phải có người lãnh đạo chuyên nghiệp về kinh tế.

2. Lịch sử phát triển bộ máy Chính phủ ở nước ta , nhất là trong các giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ 1985 đến nay, luôn thấy có mặt các nhà lãnh đạo kinh tế chuyên nghiệp trong cơ cấu Chính phủ. Những người như Đoàn Duy Thành, Trương Đình Tuyển, Vũ Khoan... đều là các lãnh đạo cấp cao đã phát huy rõ vai trò trong điều hành kinh tế của chính phủ.

Hồi cụ HCM còn khiếp hơn về tính chuyên nghiệp: cụ Hồ lặn lội tìm người có chuyên môn cao (học tử tế chứ không phải tại chức và học đều lấy bằng như cán bộ sau này), thuyết phục để họ nhận chức vụ Bộ trưởng , làm lãnh đạo các định chế cần người chuyên nghiệp...

3. Chính phủ đương nhiệm có các phó thủ tướng nhưng không có ai chuyên nghiệp về tài chính - tiền tệ.

Các Bộ trưởng liên quan như Tài chính, KH&ĐT, NHNN phải nói là chưa đủ tầm và tài.

Ban Kinh tế Trung ương (đôi khi cũng có vai trò rất quan trọng nếu chính phủ yếu nghiệp vụ) thì do ông Trần Tuấn Anh ất ơ phụ trách, giờ ông ấy nghỉ chức vụ rồi cũng chưa có ai lên thay?

NHƯNG

Cuộc sống nó vẫn vận động chứ không ngừng nghỉ.

Và loạn thị trường vàng đang diễn ra như 1 thách thức.

Thị trường vàng tuy nhỏ và khu biệt, nhưng lại là 1 thị trường rất đặc thù, rất khó điều hành nếu không có lãnh đạo chuyên nghiệp...

Trông cảnh người dân chầu trực xếp hàng xuyên đêm để mua vàng miếng SJC, thấy sao người VN mình khổ thế!

Giàu rồi, mua vàng theo cây theo lượng rồi mà khổ vẫn hoàn khổ!

Cái khổ đấy nó không phải do ta nghèo.

Nó bắt nguồn từ tính thiếu chuyên nghiệp của lãnh đạo chính phủ.

Lãnh đạo, công chức thì đông quá trời đông.

Vậy mà vẫn thiêu thiếu.

Thiếu hẳn đội ngũ lãnh đạo kinh tế chuyên nghiệp...

Bình luận của Bụi Trần

Bác Kim Van Chinh phản ánh rất sát với thực tế hiện nay, vấn đề quy hoạch, cơ cấu, phân chia quyền lực và thể chế ở vĩ mô có ảnh hưởng nhất định đến cơ hội của nhiều tài năng kinh tế. Rất nhiều lãng đạo đang điều hành kinh tế ở cấp cao hoặc địa phương chủ yếu hình thành kinh nghiệm từ công tác Đoàn, công tác Đảng hoặc công việc chuyên môn khác. Nhiều vị phát biểu chỉ đạo kinh tế như hô khẩu hiệu, thậm chí ngây ngô, khôi hài, thiếu cả thực tế và kiến thức, đó là lý do có rất nhiều vấn đề bác nêu trong bài viết. Tuy nhiên, trong quá khứ đã từng xuất hiện những vị lãnh đạo kinh tế rất siêu việt như Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan, ông Trương Đình Tuyển, ông Võ Hồng Phúc ... chỉ tiếc là người như các vị trên là thiểu số hoặc là vẫn có trong bộ máy nhưng chưa được trọng dụng hoặc phát hiện.

Bình luận của Nguyen Van Ly

Người không phải đảng viên dù giỏi cũng không được làm quan…. vậy mới có cái thị trường lộn xộn

14.6.2024 - Kim Văn Chính

Cứng Nhắc Thế Này Thì Càng Loạn Thôi

KimVanChinh-01-03

(Dân trí) - Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM lưu ý người dân chỉ được mua, bán vàng miếng SJC tại các tổ chức được cấp phép. Việc mua bán vàng miếng tại các đơn vị không có giấy phép là trái quy định.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM vừa ban hành văn bản gửi đến các cơ quan ban ngành về việc phối hợp thông tin tuyên truyền thực hiện quy định pháp luật trong kinh doanh và mua bán vàng trên địa bàn.

Theo đó, người dân chỉ được thực hiện mua, bán vàng miếng SJC tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Số đơn vị đủ điều kiện hiện nay là 38, gồm 22 ngân hàng, 16 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng (vàng trang sức mỹ nghệ) không được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng thực hiện việc mua bán vàng miếng với cá nhân, tổ chức là trái quy định tại Nghị định số 24/2012 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

🔝

Tổng Hợp Nhanh Tin Tức Về Thích Minh Tuệ

09.6.2024 - Kim Văn Chính

MacVanTrang-01-24

1. Nhà sư khất thực Thích Minh Tuệ (dù ông không coi mình là nhà sư và Ban Tôn giáo chính phủ nhiều lần nhắc lại rằng ông không phải là sư, ông chỉ là người đàn ông Lê Anh Tú đi khất thực theo PP mà ông chọn.) đã đi vào lòng dân, trở thành hình tượng không những đẹp, mà còn được tôn sùng như 1 bậc chân tu, thánh sống, mang hồn phật….

Do vậy, chính quyền rất sợ khi thấy ông đi lại khất thực tự do trong xã hội, tạo ra hiệu ứng đám đông đi theo, ăn theo, nhưng quan trọng hơn, ông gây nên một làn sóng dư luận xã hội dõi theo bước đi, hành vi và lời nói của ông, càng ngày càng suy tôn ông như một phật sống…

Ngành công an là ngành chịu trách nhiệm “quản lý” hiện tượng này và có nhiệm vụ không để nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội là ngành ăn không no ngủ không yên vì các bước chân của ông… Và họ đã chọn cách tôi cho là tồi tệ nhất trong các phương án tồi tệ (như đã diễn ra) để “giải quyết” đám đông mấy chục ông sư mặc phấn tảo đi khất thực với hạt nhân là thầy Minh Tuệ.

Ngành tuyên giáo cũng được chỉ thị là ngành bám sát sự kiện để chỉ đạo gần 2000 tòa soạn báo viết báo hình truyền tin về nhà sư. Và họ cũng tốn rất nhiều công sức, tiền bạc để đưa tin khá thống nhất như đã đưa, nhất là sau sự kiện VTV1 phỏng vấn hôm qua…

Ngành Ban Tôn giáo chính phủ và các tỉnh cũng sát sao giám sát, xăng xái đưa tin, ra thông báo, ra quyết định này nọ cho phù hợp với các sự kiện diễn ra.

Tôi cho là rất ít người có khả năng như vậy trong xã hội Việt Nam hiện nay, nếu không nói là duy nhất.

2. SAU KHI VTV1 ĐANG TIN PHỎNG VẤN NHÀ SƯ:

Nhà sư bị ngành công an cưỡng chế thôi khất thực công khai để “ẩn tích” đã gây nên làn sóng đòi hỏi của công luận rất chính đáng.

Và VTV1 đã có “phóng sự” phỏng vấn ngài.

Tưởng rằng chuyện sẽ yên (như đã yên hơn sau khi công bố PV như các trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Lê Quang Định… trước đây).

Nhưng có vẻ phỏng vấn của VTV lần này đã thất bại.

Dư luận xã hội lại càng bùng nổ hơn. Không những tiếp tục yêu cầu bạch hóa các thông tin về sự an toàn, về tâm nguyện thực của sư Minh Tuệ, mà còn bêu riếu VTV về sự lừa bịp, yếu nghiệp vụ, lộ rõ các thủ thuật nghề nghiệp kỹ xảo truyền hình dối trá yếu kém .

Tôi thấy lạ là lên tiếng về việc tố cáo VTV lừa bịp không những có những người am hiểu về nghiệp vụ phóng viên, truyền hình, photoshop, mà cả những người thường không có nghiệp vụ gì về truyền hình. Có cả các học giả khá nổi tiếng (như PGS Ng Đức Thành, Mạc Văn Trang, mà cả những người dân thường còn chưa biết dùng từ cho trau chuốt, thậm chí là người bị ngành CA coi là Phản động như Hiếu Gió (Bùi Thanh Hiếu).

Rất lạ là chính Bùi Thanh Hiếu – một nhà phản động, chống phá đảng và Nhà nước -  lại ngẫu hứng viết một bài được nhiều người coi là rất hay và kéo link đăng khắp nơi với tiêu đề rất độc đáo: “Thầy Minh Tuệ dưới góc nhìn xây dựng đảng”. Bài này tôi đọc thấy đúng là bài góc nhìn xây dựng đảng thật, viết cũng chặt chẽ thật, có ý nghĩa thật mà đáng lý ra các giáo sư xây dựng đảng ở hệ thống Học viện chính trị quốc gia phải viết…

Tôi cứ nghĩ mãi: không biết bài này có ai là giáo sư trường đảng trong nước viết thật rồi không muốn đứng tên, không muốn tự đăng mà gửi cho Hiếu Gió đăng chăng? (Việc đăng tài liệu người khác viết hoặc có cung cấp cho Hiếu là có thật và tôi đã trực tiếp hỏi Hiếu về việc này).

Nhưng case này xét đi xét lại không phải vậy.

Hiếu viết. Rất lạ là vậy!

Phải chăng, sức mạnh tinh thần và tâm linh của thầy Minh Tuệ đã thổi đến Hiếu Gió, biến anh từ tên phản động trở thành người có tư duy giáo sư xây dựng đảng để viết cho Đảng CS VN bài viết rất ý nghĩa này giữa lúc Đảng đang khát tri thức và nhân tâm như đất khô khát nước? (vì bao nhiêu GS, thầy giáo dạy xây dựng đảng không ai viết cả?).

Bàn về Thầy Minh Tuệ không bút nào viết hết.

Riêng tôi - là người chụp ảnh - về sự việc VTV, tôi thấy:

+Hậu trường là cái gốc cây to sơn trẳng là không thuyết phục khi nói rằng thầy đang ẩn tu (chỗ kín đáo trong rừng? ), trong khi hậu trường cô PV lại là 1 rừng cây như rừng trồng?

+Viền đen trên đàu trọc của Thầy không giống với các hình ảnh quay video khác không có viền đen. Rõ ràng viền đen là hiệu ứng quang sai khi cắt ghép photoshop để ghép hình với nền.

+Ánh áng chiếu mặt cô PV là ánh sáng phòng quay chứ không phải ánh sáng ngoài trời, càng không phải ánh sáng chiếu lên mặt thầy Minh Tuệ.

+Xét 2 ánh sáng trên nhà sư và cô phóng viên ta thấy cùng chiếu chiếu sáng - không đúng với tình huống phỏng vẫn phải ngồi đối diện nhau và ánh sáng chiếu lên đầu phải ngược nhau về hiệu ứng.

+Hai người đối thoại nhau nhưng khi nói không thấy có ánh mắt, nét mặt kiểu đối thoại, hơn nữa thiếu vắng hẳn 1 đoạn video quay cũng lúc 2 người đang ngồi đối thoại trong 1 khuôn hình.

....

Quá nhiều lỗi để bắt bẻ...

3. CÁC BÀI VIẾT TIÊU BIỂU:

Tôi đăng lại 4 bài sau đây mà tôi cho là mang tính đại diện:

Bài 1:
BÀI VIẾT CỦA PGS, TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH :

“CHÚT MANH MỐI VỀ TÌNH TRẠNG CỦA SƯ MINH TUỆ (VTV1 8/6/2024).

Một người bạn gửi cho tôi đường link Bản tin VTV1 tối 8/6/2024 nói có phần tin Sư Minh Tuệ từ phút 26. Tôi không xem truyền hình từ nhiều năm rồi nên bấm vào đường link kéo đến phút 26 để xem. Xem lại cảnh Sư xuất hiện nói chuyện, phảng phất sự u buồn mệt mỏi, không một lần cười, khiến tôi nao lòng.

Từ kinh nghiệm của tôi trong khoảng 10 năm trả lời phỏng vấn các đài truyền hình lớn nhỏ hồi tôi còn hay tiếp xúc với truyền thông, tôi có một số nhận xét như sau:

Khi quay hai người đối thoại cho bản tin, nhà đài luôn muốn lấy “cảnh toàn”, tức là trên màn hình đồng thời xuất hiện hai người cùng lúc đang nhìn nhau và đối thoại tự nhiên. Lời thoại lúc ấy không quan trọng, vì chỉ là hình ảnh minh họa, có thể trám lời vào sau, và điều này là bình thường.

Thứ hai, nếu được nhà đài sẽ cố gắng lấy thêm cảnh “qua vai”, tức là thấy mặt người này và đồng thời thấy vai và gáy của người đối thoại ở phía gần khán giả hơn.

Mục đích của các kỹ thuật đơn giản này chỉ là để cho cảnh đối thoại nhìn sinh động và thật hơn. Và đây thường là yêu cầu tối thiểu với nghiệp vụ quay một cảnh đối thoại. Các bạn xem truyền hình để ý là sẽ thấy như vậy hầu hết ở mọi đoạn phóng sự đối thoại ngắn trên truyền hình, bất cứ đài nào.

Nhưng ở đây, người xem đa số "cảm thấy" có gì đó không thật, vì trong đoạn ngắn có sư Minh Tuệ nói, người ta trám thêm hình cô phóng viên như đang chăm chú nghe Sư đối thoại, nhưng lại không có cảnh toàn hoăc qua vai, nên người xem dù không có nghiệp vụ gì, cũng cảm thấy có gì đó khác mọi khi.

Với người có kinh nghiệm trong nghề, thì chắc chắn họ cảm nhận được ánh sáng và khung cảnh không phải là trong cùng một không gian. Điều này thì tôi không có thẩm quyền nên để cho người khác nhận xét.

Về nội dung trong lời thoại của Sư, ở phần cuối Sư có nói là những người quay youtube để kiếm tiền, có lợi cho họ, "như thế là không phù hơp"... sau đó là cắt cảnh và dừng lời thoại giữa câu. Về nội dung như vậy có vẻ không giống như mọi khi Sư hay nói. Quan điểm của Sư là "các anh chị cứ làm gì thì làm, miễn thấy hạnh phúc là được." Chứ Sư không can thiệp vào hành động của người khác, vì Sư biết rất rõ sự vận hành của NGHIỆP. Người quay ấy đang tác một nghiệp, và từ đó sẽ có quả của nghiệp ấy, thì đó là việc của người ta, tốt xấu thế nào (như là mang tiền về cho vợ hay bị công an gọi lên đồn), thì nghiệp tự vận hành. Bản thân Sư bị quay phim chụp ảnh cũng là nghiệp của Sư, và Sư cũng phải chịu nghiệp ấy, giữa một xã hội náo loạn tưng bừng. Vì sao xã hội lại náo loạn tưng bừng vì một vị tu hạnh đầu đà nghiêm mật như Sư, cũng là nghiệp của xã hội ấy. Vì trước đó đã có quá nhiều vị sư tu thì không tu, chém như bố đời, chỉ lừa lừa đưa dân chúng vào tròng cúng dường, cho nên mới phát sinh ra nghiệp như lúc này. Nói chung là trùng trùng duyên khởi, chẳng có gì tự nhiên mà có cả.

Trở lại những thước phim của VTV1: Như vậy, ít nhất người xem cả nước cũng được nhìn thấy thân tướng của Sư, đáp ứng phần nào nỗi lo ngại của nhiều người. Nhưng còn tinh thần bên trong Sư thế nào, không ai biết được. Tương tự, đời sống thực sự hiện nay của Sư ra sao, không ai biết.

Cái gốc cây rất to sau lưng Sư, là người quay cố gắng mong muốn tạo ra một cảnh thiên nhiên thoáng đãng, thoát tục. Nhưng tiếc thay nó lại bị quét vôi rất trắng, làm nhiều người tin rằng đó là một không gian bị kiểm soát chặt chẽ (như trong công viên, doanh trại quân đội, bệnh viện, v.v...). ĐIều ấy khiến nhiều người lo ngại rằng tình trạng của Sư hiện nay không còn được tự do.

Việc làm của VTV1 vừa qua (tất nhiên chịu sự chỉ đạo, lên kế hoạch từ nhiều cấp, nhiều bên), tự nó cũng là đang tạo tác một nghiệp. Và nghiệp ấy sẽ khởi những nghiệp mới mãi không thôi. Như người nói dối một lần thì lần sau lại phải nói dối tiếp, và cái khó của người ấy là phải nhớ mình đã nói gì, vì cái đó nó không có thật. Còn người nói thật thì nếu họ quên đã nói gì trước đó thì họ chỉ cần tự kiểm tra hoặc nhờ người khác xem lại sự thật trong quá khứ là gì thì họ biết là họ đã nói điều đó thôi.”

Bài 2:
BÀI CỦA FBK LÊ BẢO LIÊN (CHUYÊN BÁN HÀNG ONLINE)

“BÓC PHỐT VTV

Thời sự tối qua, VTV cho sư Minh Tuệ lên sóng, cả cộng đồng mạng xôn xao bàn tán đoán già đoán non Thầy đang ở đâu mà có cây cổ thụ to vậy?

Xin thưa, cây cổ thụ có thể ở trên bán đảo Sơn Trà, còn Thầy thì có thể ở đồn công an Huế, nói thí dụ vậy. Cây cổ thụ to là do editor của nhà đài zoom in- phóng hình lớn lên mà thôi. Bằng kỹ thuật Chroma Keys, họ đã ghép hình cây đa và sư Minh Tuệ lại. "Ki" dở tệ vì vẫn còn viền đen xung quanh đầu và mặt của sư (ảnh 2)

Thứ hai, hình ảnh cho thấy sư Minh Tuệ ngồi dưới gốc cây mà lại không thấy đôi chân của Thầy ngồi kiết già như thường lệ. Cắt hình ngang nửa người như vậy là sai cơ bản luôn nhưng tại sao editor phải cắt? Vì thực tế chắc sư Minh Tuệ đang ngồi trên ghế ...ha ha ...

Thứ ba, nghi ngờ là không có cuộc phỏng vấn thực sự, vì không nghe phóng viên hỏi, trò chuyện gì cả, hình của phóng viên không trùng với khuôn hình của sư, không có hình toàn cảnh 2 người ngồi nói chuyện với nhau- đó là hình ảnh bắt buộc phải có trong một show phỏng vấn.

Thứ tư, mình không tin vào tính chân thật của nội dung phát biểu vì lời nói của sư Minh Tuệ bị cắt xén quá nhiều, chỉ 1,2 phút phát biểu mà chèn 4, 5 hình. Mỗi lần chèn hình bàn tay, hình phóng viên, cận cảnh đôi mắt... là mỗi lần cắt xén lời nói của sư, cắt nhiều đến nỗi editor dựng hình sai tốc độ: âm thanh nghe trước, miệng nhép theo sau. Không hiểu Liên Liên của VTV thế nào, chứ Bảo Liên THTV thì không bao giờ cho phép một sản phẩm đầy lỗi kỹ thuật như vậy lên sóng ( Khó và kỹ nổi tiếng đài TV)

Bàn luận chuyện ẨN TU

Trong video không hề nghe lời nào của sư Minh Tuệ xác nhận là "tự nguyện" ẩn tu. Những năm qua, Thầy đã nhiều lần ẩn tu trên núi Sạn, Nha Trang, không có gia đình và các đồng chí công an cúng dường, sư vẫn phải hàng ngày xuống núi đi khất thực. Khất thực là một hạnh của 13 hạnh đầu đà, vậy tại sao bây giờ "ẩn tu" không ai thấy sư đi khất thực? Ẩn tu kiểu Lê Anh Tú gọi là " ẩn - tú" phải hông ta? Ai có cách gọi nào khác cho mình xin cái còm”

Bài 3:
BÀI VIẾT CỦA nhà sáng tạo nội dung số NGUYÊN TỐNG :

“Sau 6 ngày kể từ khi Minh Tuệ bị tự nguyện ẩn tu, sau khi đã có nhiều lo ngại và đồn đoán về số phận của ông thì tối qua 8/6, VTV đã đưa 1 phóng sự, trong đó có 1 đoạn quay nhà sư và được cho là vào thời điểm 7 ngày ẩn tu. Lẽ ra tối nay mới phát thì mới đúng là 7 ngày, không hiểu vì lí do gì mà VTV lại phát sớm 1 ngày làm người dẫn chương trinh bị lố như vậy?

Cảm giác đầu tiên của mình là hình ảnh nhà sư với phông nền phía sau có tỷ lệ không đúng. Cái cây quá to khi mà chỉ cái rễ cây thôi đã to hơn thân người, lại còn sơn trấng toát thì không phải là cây rừng tự nhiên. Trên đầu nhà sư hiện rõ một quầng đen, có lẽ là bởi phần mềm cắt ghép khó có thể cắt đúng khi đầu sư không có tóc nên lộ quầng này ở điểm tiếp giáp.

Đặc biệt là nếu đưa video với mục đích dẹp bỏ đồn đoán, nghi ngại về nhà sư thì nghiệp vụ của ekip VTV khá yếu kém. Lẽ ra cần quay cả phóng viên và nhà sư trong một khung hình và PV có thể nói rõ ngày giờ thực hiện video trước khi chuyển micro cho nhà sư. Đằng này, không hề thấy PV hỏi gì mà đã thấy sư Minh Tuệ trả lời, cũng không ai có thể biết thời điểm nói là khi nào, có thể là ngay sau khi bị tự nguyện và tắm rửa sạch sẽ thì sao? Bởi tay và móng tay ông rất sạch chứ không cáu bẩn như mấy hôm đi khất thực. Và với góc ống kính gần như vậy thì có vẻ như quay ở trong phòng chứ không ai lại gí sát máy quay vào mặt người ta thế?

Nói chung là xem xong đoạn video này thì thấy trong lòng rất bất an.

Bài 4:

BÀI VIẾT CỦA BÙI THANH HIẾU (HIẾU BUÔN GIÓ).

“Thầy Minh Tuệ dưới góc nhìn xây dựng đảng.

..............

Hình ảnh thâỳ Thích Minh Tuệ tạo nên sự chú ý của dư luận xã hội trong nhiều ngày qua. Cho đến bây giờ, bước chân của thầy đã tạm dừng để đổi lấy cái gọi là an ninh trật tự xã hội, thế nhưng hình ảnh của thầy sẽ còn mãi mãi trong lòng những người dân Việt.

Đã có nhiều bài viết về thầy với lòng kính phục, cũng có một số kẻ buông lời xúc phạm thầy.

Tôi nghĩ, những nhà lý luận cộng sản cần quan tâm đến hiện tượng của thầy Minh Tuệ, không phải chỉ dưới góc nhìn phòng chống diễn biến hoà bình, mất an ninh trật tự...mà cần một cái nhìn sáng tạo mang ý nghĩa tích cực có ích trong công cuộc xây dựng đảng.

Trong vòng gần 10 năm trở lại đây, đảng CSVN phát động phong trào chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về đạo đức. Song song với việc xử lý kỷ luật cán bộ, ông Trọng luôn nhấn mạnh việc rèn luyện đạo đức cán bộ lãnh đạo và cụ thể thành quy định số 144.

Quy định 144 được ban hành trong tình trạng đảng gọi là cấp thiết để chấn chỉnh đạo đức, khắc phục tham nhũng tiêu cực.

Nếu đọc hết 6 điều trong quy định 144 và thay thế từ Đảng bằng từ Phật Giáo, lược bỏ bớt một số câu chữ về chính trị thì thực sự bất ngờ là Thầy Minh Tuệ đang là người thực hiện triệt để những điều trong quy định này.

Đảng CSVN từ trong nhân dân mà ra, cán bộ của đảng cũng là người dân Việt Nam. Thiết nghĩ công cuộc chấn chỉnh đạo đức cán bộ mà đảng đang phát động, nếu chỉ gói gọn trong hàng ngũ cán bộ của mình là chưa đủ. Việc cả xã hội bất chấp đạo đức để chạy theo đồng tiền, kiềm tiền bằng mọi giá để hưởng thụ cuộc sống xa hoa là thực trạng hiển nhiên đang diễn ra. Nấc thang đánh giá con người là sự giàu có và độ tiêu pha của con người đó chứ không phải là đạo đức hay trình độ chuyên môn đang phổ biến trong toàn xã hội, toàn dân.

Các quan chức, cán bộ của đảng ở vị thế là người có quyền lực, dễ dàng dùng quyền lực này để làm ra tiền. Trong bối cảnh xã hội như đã nêu trên, buộc họ phải giản dị là điều quá khó khăn.

Nếu những cán bộ nhìn thấy toàn dân cũng sống theo lối sống giản dị, tiết kiệm, không phô trương và ca ngợi những tấm gương như thế, đó sẽ là động lực để họ tu dưỡng mình tốt hơn.

Lẽ ra phải tận dụng hình ảnh Thầy Minh Tuệ, phát động phong trào sống bình dị, đơn giản, không tham lam để xã hội học tập làm theo, phụ hoạ với đường lối rèn luyện đạo đức cán bộ đảng....thì đảng lại để một số dlv có cái nhìn tiêu cực và một số tu sĩ vì bị xâm phạm lợi ích thổi phồng nghiêm trọng theo dướng diễn biến hoà bình để ngăn chặn việc tu tập của Thầy Minh Tuệ.

Cần phải nhìn bao quát việc người dân sùng kính Thầy Minh Tuệ trong thời điểm này là do đâu ?

Không phải do thế lực thù địch nào khích động, không phải một sự hiếu kỳ... sâu xa hơn đó đích thị là trong lòng người dân Việt Nam đã quá chán chường với lối sống phô trương sự xa hoa giàu có của các tu sĩ, doanh nhân, cán bộ, ca sĩ....họ mong ước một xã hội trong lành , không bị vẩn đục bởi lòng tham danh lợi, tiền bạc đang làm xáo trộn, làm bại hoại những giá trị đạo đức cơ bản của con người.

Ước mơ ẩn sâu đó đã tạo thành cơn sóng sùng kính thầy Minh Tuệ, ước mơ về sự tử tế . 6 năm Thầy Minh Tuệ tu tập theo con đường khổ hạnh như vậy, đến hôm nay người dân chú ý đến thầy, không phải do truyền thông của youtube đẩy lên mà dân tình mới biết. Nếu như 5 năm trước truyền thông có đẩy lên thì chắc cũng chẳng mấy ai để ý đến Thầy.

Nhưng đến cao điểm của sự tha hoá trong cán bộ và trong xã hội lên cao, đến mức đảng phải cấp thiết ban hành quy định chấn chỉnh đạo đức cán bộ, khi mà xã hội vì đất đai tranh chấp khiến ruột thịt phải đổ máu dấy lên tiếng báo động về đạo đức con người bị tha hoá bởi lòng tham vật chất, hình ảnh Thầy Minh Tuệ chân trần, áo vá, ngày ăn một bữa cơm như một con thuyền chở đạo đức nguyên sơ, chân thực xuất hiện trên biển tha hoá mênh mông trong xã hội và thu hút đông đảo người theo.

Cần phải đánh giá chính xác ước mơ của người dân qua việc sùng kính Thầy Minh Tuệ, qua đó có những chỉ đạo chọn lọc mặt tích cực của hiện tượng này để khuyến khích người dân sống tiết kiệm, đơn giản và giảm bớt ham muốn vật chất.

Việc ngăn chặn Thầy Minh Tuệ, không muốn để thầy xuất hiện vì nỗi lo sợ diễn biến hoà bình chỉ khiến người dân cảm thấy đảng CSVN đang sống trong sự sợ hãi dù có những lý do vô cớ. Theo tôi, đảng nên để Thầỳ Minh Tuệ có những buổi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo địa phương về con đường tu tập khổ hạnh của mình, cách giữ giới của mình. Truyền cho họ cảm hứng về lối sống thanh bạch, giản gị. 10 phần sân si giảm được 3 cũng quá hiệu quả. Hơn nữa lại thể hiện được sự công minh, sáng suốt và bản lĩnh của những người cầm quyền lãnh đạo đất nước.

Về quan điểm cá nhân của tôi với Thầy Minh Tuệ, nhiều bạn hỏi sao tôi không bày tỏ.

Với Thầy, tôi chỉ có hai chữ Kính Phục.

4. LÀM GÌ SAU KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG VTV?

-Ngành Công an phải là cơ quan lên tiếng chính thức thông báo về các vấn đề dư luận quan tâm có họp báo trả lời công luận. Nếu có thể phải có hình ảnh và lời nói thật và mới của Minh Tuệ.

-VTV phải làm lại phóng sự đã phát, khắc phục những lỗi kỹ thuật và cả lỗi đạo đức (nếu có).

-Phát phóng sự có người thật về gia đình cha, mẹ, anh chị em nhà sư Minh Tuệ và để họ nói thật nguyện vọng gia đình, thông tin hiện họ biết về nhà sư.

-Ngành Công an ra quy định về các hành vi dù trong pháp luật không cấm nhưng hiện nay chưa được làm đối với các youtubers, các nhà sư khất thực khác nói chung…

🔝

Cục Bộ, Địa Phương Chủ Nghĩa Trong Chính Trị Hiện Đại.

07.6.2024 - Kim Văn Chính

1. Tư duy địa phương chủ nghĩa, còn gọi là cục bộ bản vị, cục bộ địa phương là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam với dân cư phát triển trên cơ sở làng xã bao đời và quá trình liên tục mở rộng bờ cõi, đến mức nó trở thành tư duy thường trực trong làm ăn, đời sống xã hội và đời sống chính trị.

Tuy nhiên, do tính cách, đặc điểm và văn hóa các vùng, miền, tỉnh thành khác nhau nên tính chất, mức độ, sắc thái địa phương chủ nghĩa của mỗi tỉnh, mỗi vùng có sự khác biệt, nhiều khi khác biệt rất lớn tạo nên tính cách, văn hóa rất khác nhau của các vùng miền, tỉnh thành.

Sức mạnh của cục bộ địa phương nhiều khi rất lớn, át hết tất cả các giá trị khác, tạo nên sức mạnh khủng khiếp của một cộng đồng người Việt, nhất là khi “giữ chuồng” tại quê nhà (chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng, cua cậy càng, cá cậy vây…), hoặc di tha phương phải “cạnh tranh” trong sự hợp tác với các cộng đồng khác.

Bên cạnh tư duy cục bộ địa phương, tư duy đoàn kết cầu thị cũng được người Việt tôn trọng, tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng người Việt thường cũng phải dựa vào cộng đồng lớn để sinh tồn và phát triển…

Phủ nhận hoặc coi thường tính cục bộ địa phương là bỏ qua đặc điểm quan trọng của người Việt.

Bàn về nó nghiêm túc mới là khó.

Nhiều người nói đến chủ đề này đã sợ. Hoặc nhiều người luôn dè bỉu, chê bai, công kích các bài viết khơi dậy tư duy cục bộ.

Tôi cho rằng nếu nó là sự thật thì chả sợ gì mà không bàn đến nó. Bàn thấu đáo về nó sẽ giúp ta giải thích, kiến giải được nhiều điều trong quá trình phát triển các sự kiện chính trị, xã hội.

2. Tôi không muốn bàn quá chi tiết và cụ thể về từng tỉnh, từng vùng về điều này vì như vậy, dễ gây sóng gió tranh luận không cần thiết. ;Cục bộ địa phương là tập tính được coi là xấu nên nếu công khai nói ai đó, tỉnh nào đó có tính cục bộ cao thì dễ bị các cá nhân người tỉnh đó phản ứng thái quá ngay…

Tuy nhiên, bất cứ ai từng trải và hiểu biết về tập tính chính trị của người Việt, đều biết rõ rằng: người miền núi thường ít có tính cục bộ nhất khi về miền xuôi, thành phố làm việc.

Người Khu 3 (đồng bằng Bắc bộ) cũng có tính dung hòa mạnh hơn tính cục bộ địa phương.

Người Khu 4 có một số tỉnh phía bắc tính cục bộ khá cao, có tỉnh mang tính điển hình của khái niệm này.

Khu 5 lại có tính dung hòa cao hơn, ít cục bộ.

Đất Nam bộ có tính bao dung rất cao, nhưng tính cục bộ lại ở sắc thái rất riêng, khó phát hiện tính cục bộ theo tỉnh mà là tính cục bộ chung cho những người tự coi là “người Nam bộ”.

3. Trước vấn đề tính cục bộ đã phát triển lên cấp độ rất cao, rất mạnh, ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển chung của đất nước, Đảng và nhà nước ta mới chỉ dừng ở mức độ hô hào chung chung không có tác dụng.

Hãy xem kết quả của tư duy này, ta sẽ thấy giật mình. Số sỹ quan cao cấp trong một quân khu, binh chủng, trong ngành công an 1 tỉnh, 1 cục… Rồi số ủy viên trung ương, ủy viên BCT và BBT có quê cùng 1 tỉnh…

Sự phân bổ không đều đến mức giật mình về quê quán hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên hoặc do tài năng cá nhân. Nó có nguyên nhân rất lớn từ căn bệnh cục bộ địa phương đã phát triển đến tầm cao phe phái…

Quy luật của chính trị không cho phép như vậy. Nếu để tình trạng đó phát triển vô lối, sẽ dẫn đến nguy cơ phá vỡ cân bằng chính trị…

Nền chính trị của các nước có chế độ lưỡng viện đều quy định về số lượng thành viên thượng viện đại diện cho các địa phương là ngang nhau và duy nhất mỗi bang chỉ có 1 đại diện thôi.

Nền chính trị Việt nam cũng có “luật ngầm” rằng mỗi tỉnh đều phải có đại diện của mình trong BCH TW, và trừ 2 thành phố lớn, các tỉnh còn lại có số đại diện là ngang nhau và mỗi tỉnh chỉ 1 và chỉ 1 mà thôi. (bên cạnh đó, mỗi bộ - ngành 1 đại diện nữa – trừ 2 bộ đặc biệt là Công an và Quân đội có nhiều hơn) .

Luật ngầm này tuy chẳng có ai lý luận dài dòng nhưng nó rất có hiệu lực và nó chính là 1 trong những luật tạo nên sự bền vững của thể chế suốt mấy chục năm phát triển chế độ ở Việt nam…

Tuy nhiên, dần dần, luật ngầm đó cũng bị các thế lực lạm dụng, vi phạm và đến nay có nguy cơ bị phá vỡ.

Mục đích của các thế lực đứng đằng sau chính là các thế lực cục bộ ngành hoặc cục bộ địa phương, muốn người ngành mình, địa phương mình có nhiều “chân” trong cơ cấu quyền lực cao cấp như BCH TW, BBT, BCT. Biểu hiện bề ngoài là số ủy viên các cơ cấu quyền lực tăng liên tục và tăng mạnh, số cán bộ trong 1 địa phương trong 1 cơ cấu quyền lực tăng cũng mạnh (ví dụ có tỉnh thuộc loại bé, ít dân nhưng có đến 9 ủy viên TW đảng, 3 ủy viên BCT - BBT thì rõ ràng là quá nhiều và cần xem xét xem có dấu hiệu của sự thao túng của cục bộ địa phương hay không)

3. Chống cục bộ địa phương bằng gì?

Rất khó khi trả lời câu hỏi này.

Nó đã thành bệnh, mà cứ dùng các ngôn từ, lời khuyên chung chung mang tính đạo đức như phát huy đoàn kết, chống chủ nghĩa địa phương, phát huy chủ nghĩa quốc tế vô sản, học tập tấm gương Lenin… tôi cho là không được.

Khía cạnh nào đó thì phải dùng độc mới trị được độc. Chống chủ nghĩa bè cánh và cục bộ địa phương rất mạnh ở 1 vài tỉnh , nhất là trong quân đội, công an, chính trị... thì cái chủ nghĩa quốc tế vô sản và tình đoàn kết thống nhất viển vông không chống nổi đâu, thậm chí tạo thêm cơ hội cho các thế lực hắc ám lợi dụng điều đó.

Có khi phải dùng chính chủ nghĩa cục bộ để chống chủ nghĩa cục bộ.

Có thể ta sẽ có cục bộ hắc ám và cục bộ chính danh; cục bộ “xấu” và cục bộ “tốt”.

Dù sao khi tôi thấy, trong bối cảnh hiện nay, nếu như 1 vùng nào đó, 1 tỉnh nào đó không hề có truyền thống cục bộ, nay tự dưng lại nổi lên với những hành động nặng ký có tính cục bộ rõ rệt thì tôi mừng. Còn hơn là họ (và các tỉnh vẫn được coi là hiền lành khác) cứ cúc cung tôn thờ cn quốc tế vô sản để mặc các trào lưu các tỉnh có truyền thống cục bộ họ thao túng chính trường.

Bình luận của Nguyễn Bình

Cục bộ địa phương ở Việt Nam có từ lâu rồi bác ạ. Xưa đã có câu " một người làm quan cả Họ được nhờ". Cho nên một số tỉnh có người làm quan là họ dìu dắt nhau cùng làm quan. Những tỉnh đó còn được tiếng là " địa linh nhân kiệt " vì có nhiều quan, nhiều Trạng, nhiều tiến sĩ. Thực chất là nâng đỡ lẫn nhau chứ giỏi quái gì.

Thời nay họ cục bộ công khai luôn. Có tỉnh 6-7 thậm chí hơn các suất UVTW, có tỉnh 4 bộ trưởng. Trong khi đó có tỉnh lớn, kinh tế mạnh như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai... chỉ có 1 suất ở Trung ương.

Tui mong xóa bỏ Cục bộ địa phương. Bất kể tỉnh nào có người tài , ko tham nhũng là được vào trung ương.

Bình luận của Nhu Tuan Vu

Nền chính trị của các nước có chế độ lưỡng viện đều quy định về số lượng thành viên thượng viện đại diện cho các địa phương là ngang nhau và duy nhất mỗi bang chỉ có 1 đại diện thôi.

Về thượng viện (Bundesrat): Điều này, không đúng ở Đức.

Đức có quốc hội (Hạ viện/Bundestag): Dân tất cả các bang, đi bầu trong 1 ngày, và bầu ra quốc hội.

Riêng mỗi bang, lại có bầu cử riêng, vào các thời điểm khác nhau. Sẽ hình thành Liên minh các đảng phái tại từng bang, để lập chính phủ.

Tức là dân ở 1 bang, tín nhiệm đảng A, C, không tín nhiệm đảng B

Dân ở bang khác, tín nhiệm đảng A, B, không tín nhiệm đảng C

Thượng viện (Bundesrat): là đại diện của các bang tham gia. Bang có nhiều dân, sẽ có nhiều ghế hơn.

Ví du: 1 bang có 12 ghế, phân cho đảng A và C (họ liên minh cầm quyền)

Bang khác, có 9 ghế, phân cho đảng A và B (họ liên minh cầm quyền)

Thượng viên ở Đức: mỗi bang bảo vệ quyền lợi của mình, mà quyền lợi đó, lại không giống quyền lợi của bang khác:, thể hiện ý kiến dân mỗi bang (bầu cho đảng A hay B)

Vi dụ: năm 2023, đã có thượng viện với các ghế.

Năm 2024, 1 bang bầu cử -> số lượng ghế của bang này, không thay đổi, nhưng số ghế, cho đảng A và B, trong toàn thượng viện lại thay đổi

Bình luận của Vuotquaviet Net

Trong chế độ phong kiến hay độc tài (đảng trị), việc chia quyền cho các địa phương (vùng, miền) nhằm cân bằng quyền lực và quyền lợi; tránh nạn sứ quân. Trong chế độ dân chủ, quyền lợi vùng, miền được giải quyết bằng thượng viện. Ngày nay, Tô Lâm với nhóm Hưng Yên của ông ta lên như diều. Phải chăng chế độ vùng miền sẽ bị xóa bỏ, Tô Lâm trở thành Putin (cựu KGB) thứ 2, với chế độ công an trị ? Ngược lại, đây là khởi điểm của nạn sứ quân ?!

🔝

Bàn về việc khởi tố Huy Đức

08.6.2024 - Kim Văn Chính

Chương trình Cà phê thứ Bảy với khách mời là nhà báo Huy Đức diễn ra vào ngày 1/6 nhưng ông Huy Đức đã không có mặt

1. Việc bắt giữ Huy Đức cách nay 6 ngày là một sự kiện lớn gây bàn luận trên công luận (mạng và các báo nước ngoài). Các báo trong nước thì chỉ đăng tải giống nhau những gì mà Bộ CA công bố.

Bắt giữ Huy Đức cùng ngày với bắt giữ người được xưng là luật sư Trần Đình Triển, và hôm nay, trong buộc tội và khởi tố, cơ quan CA cũng ghép chung 2 ông này với nhau. Điều đó có lý do của họ. Tuy nhiên, tôi chỉ bàn về Huy Đức vì anh là nhân vật chính trong vụ án này chứ ông Trần Đình Triển không có gì đáng quan tâm để bàn luận ở đây.

Huy Đức quá nổi tiếng cả về tài năng và những gì anh ấy cống hiến cho đất nước qua các tác phẩm, bài viết trên các loại diễn đàn công khai và không công khai. Quá nhiều người đã biết, đã đọc về “bên thắng cuộc” dù cho tác phẩm để đời đó chưa từng được xuất bản chính thức ở Việt nam và bất cứ lúc nào ngành an ninh họ cũng có thể xếp nó vào loại tác phẩm cấm lưu hành, không được bàn luận đến nó… Vậy mà ở VN ta hiện nay, ai cũng có thể bô bô nói về “bên thắng cuộc” và cả nội dung của nó một cách khá công khai… Rồi dùng thành công của nó để công khai đánh giá tác giả của nó là Huy Đức là nhà báo lớn, nhà báo vĩ đại, nhà báo nói lên tiếng nói của dân??? Riêng điều đó thôi cũng đủ nói lên tính chất của xã hội ta ngày nay dù chưa dân chủ và cởi mở như mong muốn của mọi người nhưng cũng là một xã hội mà những người sống ở Việt Nam, Liên Xô… cách nay khoảng trên 50 năm phải ước mơ về tính cởi mở và dân chủ trong quyền tiếp cận thông tin và thảo luận các chính kiến…

Dân chủ và pháp quyền nó là con quái vật gần như bất kham khó trị khi du nhập vào các mô hình xã hội Á châu như Việt Nam.

Các bước tiến của dân chủ, pháp quyền nó rất từ từ, chậm chạp, đến mức làm nhiều người tưởng nó đi  giật lùi hay bò ngang trong khi trên thực tế nó vẫn đi về phía trước dù chậm chạp…

Huy Đức là người tôi cho là đủ thông minh để hiểu điều đó.

Nhưng tại sao anh lại có vẻ không hiểu? Hoặc là anh cố tình tỏ ra không hiểu thôi? Hoặc là anh lợi dụng vấn đề nhạy cảm này để đả phá các cá nhân, phe cánh theo mưu đồ chính trị, phe nhóm nào đó?

Tôi chịu không trả lời được vì không hiểu rõ Huy Đức và không sống gần anh ấy.

2. CÁC CHỨNG CỨ / HÀNH VI DẪN ĐẾN KẾT TỘI HUY ĐỨC

-Nhiều người nói Huy Đức đã vào tầm ngắm của ngành an ninh ngay từ sau khi học Mỹ về và xuất bản bên thắng cuộc bởi NXB “Người Việt” bên Mỹ. Và việc anh còn sống tự do hơn 30 năm qua là do anh có sự “bao che”, “bảo kê” của bạn bè, người cũng chí hướng có thế lực rất lớn… Điều đó rất có cơ sở. Việc anh bị cho thôi làm việc ở tất cả các báo mà anh cộng tác trước đây (không rõ nguyên nhân, rõ ràng là có can thiệp của ngành) là bằng chứng rõ ràng nhất vv anh thuộc đối tượng của ngành.

-Vậy mà anh vẫn viết bài và tham gia rất nhiều hoạt động mang tính xã hội rộng không có lợi cho anh như viết bài đả phá người phe này, doanh nghiệp này, bênh vực người phe kia, doanh nghiệp phe kia một cách lộ liễu. Anh còn viết bài, trả lời phỏng vấn nhiều báo nước ngoài khá công khai và trình bài “chính kiến” rất lộ liễu. Anh còn tham gia nhiều hoạt động xã hội và diễn đàn với tư cách là “nhà báo”, diễn giả. Điều này tôi cho là không có lợi cho anh về mặt an toàn tự do ở VN.

HAI BÀI VIẾT ĐỤNG CHẠM MẠNH GẦN ĐÂY NHẤT:

Hãy tìm hiểu kỹ hơn nội dung 2 bài viết dăng trên facebook cá nhân và trên các diễn đàn mạng nước ngoài của anh:

BÀI 1: công kích công khai TBT Nguyễn Phú Trọng và chế độ nói chung.

Vào ngày 28/5, anh có bài viết trong đó bình luận về các vấn đề pháp quyền tại Việt Nam và viết rằng:

+Việc tái lập các ban Đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là "một bước lùi về chính trị".

+Cho rằng đất nước đã tụt lùi về dân chủ, tự do và pháp quyền mà không có chứng minh cần thận: Anh mở đầu bài viết: “Sáng qua, một vị tướng lão thành từng giữ một vị trí đầy quyền lực trong ngành công an điện thoại nói chuyện rất lâu sau khi đọc bài của tôi. Ông cho rằng, nếu như tinh thần xây dựng một nhà nước pháp quyền từng thắng thế trong thập niên 2000 thì nay, tinh thần đó đã bị bóp chết.” (Không dẫn chứng cá nhân vị tướng đó là ai).

“Trước Hiến pháp 1992, nhà nước của chúng ta là nhà nước chuyên chính vô sản. ‘Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền’. Cho dù không tuyên bố thì sau Hiến pháp 1992, từ hình luật, dân luật cho đến các luật chuyên ngành khác đều được Việt Nam xây dựng trên tinh thần hướng tới nhà nước pháp quyền. Những nỗ lực này kết thúc từ 2006 và những gì ta đang chứng kiến cho thấy, hồn ma ‘pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền’ đang dần hiện về," - anh viết trên trang Truong Huy San.

+Anh còn vuốt râu hùm khi thẳng thắn chỉ ra những điểm mạnh và yếu của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam:

"Những người biết chuyện cung đình đánh giá cao sự giữ gìn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông [ít nhất là cho đến nay]. Nhưng, quản trị quốc gia [trong đó có chống tham nhũng] phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào 'tấm gương đạo đức' của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.

"Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có 'Đổi mới II' trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa," dẫn bài viết trên Facebook Truong Huy San. Tôi cho là ở chỗ này, Huy Đức đã gần như mất trí khi dám “vuốt râu hùm” là châm biếm rõ rệt người đứng đầu ĐCSVN. Lập luận của anh dựa vào tư duy đất nước cần có “Đổi mới II”, dân chủ hóa, nhà nước pháp quyền… lắp vào đây nó rất kệch cỡm và vay mượn chứ không hẳn là phát hiện gì mới mẻ của anh.

Bài 2:

Một bài viết khác gần đây có nhan đề "Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi" trên Facebook Truong Huy San nói về quyền lực của Bộ Công an trong hệ thống chính trị và điều hành nhà nước hiện nay cũng đi quá đà. Bài có đoạn:

"Việt Nam đang duy trì một thể chế (ý nói mô hình Bộ Công an có vai trò gì và do ai làm bộ trưởng) tương đồng với Trung Quốc. Việt Nam nên học Trung Quốc ở những điều họ đúng: Bộ trưởng công an không phải là ủy viên bộ chính trị. Nhưng có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công an chỉ là công cụ của bộ chính trị chứ không để bộ chính trị trở thành con tin của công an."

"Bộ Công an cũng không nên cấu trúc như hiện nay mà nên tách chức năng điều tra khỏi lực lượng cảnh sát..."

"Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, không phải lực lượng công an đông mà đất nước an toàn hơn."

"Không có quốc gia nào có thể phát bền vững dựa trên sự sợ hãi. Tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư duy như một người nắm chắc Bộ Công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của ngành,".

Cảnh sát nên có cảnh sát quốc gia và cảnh sát địa phương. Cảnh sát quốc gia, chủ yếu là lực lượng cảnh sát cơ động [chống bạo động và duy trì tính thống nhất]. Còn, đã là cảnh sát địa phương [nhằm đảm bảo an ninh và bảo vệ dân] thì phải do chính quyền địa phương quyền tuyển chọn, bổ nhiệm và điều động, phù hợp với ngân sách và đặc thù địa phương. Những địa phương an ninh tốt [do kinh tế phát triển, dân tin tưởng chính quyền] có thể biên chế một lực lược cảnh sát cực kỳ tinh gọn.

Tôi tin, nếu cắt giảm 2/3 và tăng lương lên gấp 3, không những an ninh sẽ được cải thiện mà hình ảnh người công an trong mắt người dân cũng sẽ đẹp hơn”.

3. KẾT LUẬN GÌ?

-Tranh luận, thảo luận về Huy Đức còn rất dài về sau. Chính cuộc thảo luận này cũng là 1 kênh áp lực dư luận xã hội lên việc xử án, kết tội chính thức Huy Đức.

-Mọi người đều có quyền bày tỏ chính kiến, tất nhiên tập trung vào chủ đề bàn về kết tội Huy Đức có xác đáng không, chỗ nào không xác đáng? Bàn luận ở đây phải trong khuôn khổ pháp luật VN không cấm vì chủ tút đang viết đây đang sống ở VN, trong không gian quyền lực pháp luật VN.

🔝

Kiềng Ba Chân – Lý Thuyết Và Thực Tế Ở Việt Nam

2.6.2024 - Kim Văn Chính

KimVanChinh-01-01

1. Đôi chút lý thuyết:

Chủ đề vậy mà rất khó viết. Nó quá rộng, đơn giản nhưng khó nói, khó nhận biết.

Tuy nhiên, nếu quan sát tầm rộng và có chiều sâu lịch sử, ta thấy nhiều vấn đề của nền chính trị 3 chân kiềng.

Ai cũng biết cái kiềng chỉ có 3 chân là đủ, không thừa, không thiếu.

2 chân không tạo ra kiềng vì chưa tạo ra được mặt phẳng cân bằng bền.

4 chân thì thành thừa vì tạo ra đến 2 mặt phẳng cân bằng dẫn đến tình huống thường trực “cập kênh” rất khó chịu và không bền bằng 3 chân.

Lý thuyết quản trị hiện đại có dùng khái niệm “trụ cột” (Stackholders) của các chủ thể hoặc quá trình phức tạp. Trụ cột có thể có nhiều , nhưng quan trọng nhất, đáng chú ý nhất, cần chăm sóc nhiều nhất thường là 3 trụ cột chính…

Xưa, từ hồi Khổng Tử cũng có thuyết tam cương, ngũ thường, trong đó nêu bật 3 trụ cột chính của xã hội phải vững bền, đó là vua – tôi; sư – đệ và phụ - tử.

Lý thuyết chính trị tam quyền phân lập (Phương Tây) là học thuyết xuất sắc của loài người đến nay chưa có học thuyết nào vượt qua.

Các nước theo cncs dù không thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của lý thuyết tam quyền phân lập nhưng về cơ bản, khi định hình khung thể chế (Hiến pháp, luật) và các tổ chức quyền lực (thiết chế quyền lực), không hề có sáng tạo gì mới hẳn, lại mượn toàn bộ các khung định chế của tam quyền phân lập lắp ráp vào xã hội.

Ấy vậy nên từ nước Liên Xô xưa, đến nước ta mới có các định chế theo Hiến pháp như đảng, nhà nước và chính quyền để định hình xã hội đến ngày nay.

Các nước cscn (VN) cũng có Quốc hội, Chính Phủ và các cơ quan tư pháp để phân định 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp dưới sự lãnh đạo của đảng (có người còn thêm lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện; nhưng có người lại nói đảng lãnh đạo trong khuôn khổ pháp luật với một nền pháp quyền – thêm đuôi xhcn)…

Nó tạo ra một lý thuyết bề ngoài cũng là dân chủ, công bằng, văn minh (Hiến pháp đầu tiên 1945 HCM còn lấy nguyên đoạn mở đầu từ Hiến pháp Mỹ). Nhưng thực chất lại dị ứng với dân chủ theo đúng nghĩa của từ này, dị ứng với thuyết tam quyền phân lập vốn là một lý thuyết tiến bộ không có tội tình gì.

2. Thi hành, thực hiện:

Lý thuyết đã chưa được hanh thông, thực hành lại càng rắc rối.

Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp rối như cạnh hẹ: vừa chồng chéo chức năng, vừa làm sai quyền lực trong sơ đồ tam quyền phân lập…

Về tổ chức, ta thấy xuất hiện khái niệm bộ tứ quyền lực đều được coi là “nguyên thủ” (danh nghĩa, quyền phân công, hình thức bảo vệ và thụ hưởng…).

Ngoài bộ tứ, còn một trụ cột rất quan trọng là thường trực Ban Bí thư thành ra 5 trụ cột. Quá nhiều. Rồi trên thực tế ta thấy các chức danh như Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Kiểm tra TW quyền lực thực tế không hề nhỏ (quyền lực thật có khi còn cao hơn cả chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội)…

Vậy là lý thuyết loạn và thực tế loạn.

Quá nhiều trụ cột, nhiều người tự kỷ: chế độ lãnh đạo tập thể, tập thể lãnh đạo, thủ trưởng tập thể nó vậy…

Nó mang hình hài của Hội đồng làng ngày xưa… Trì trệ thật nhưng tính thuyết phục cao và sẽ không có chống đối, giữ được hòa khí tức ổn định chính trị…

3. Nhìn lại kinh nghiệm gần:

100 năm tồn tại Đảng CS VN, 70 năm xây dựng chế độ đủ dài để nhìn lại các kinh nghiệm của chính mình…

Thực ra bây giờ muốn dựa cũng không còn chỗ nào tin cậy ở nước ngoài để dựa.

Đất nước, chế độ cũng đủ chín để tự mình dựa vào mình…

Kinh nghiệm của chính thể chế VN hiện đại tạm chia ra thành nhiều giai đoạn nhỏ:

-Giai đoạn vàng son của quyền lực sau cách mạng mới, uy tín và chính danh đều tuyệt đối, lãnh đạo thống nhất và tuân thủ 1 lãnh đạo tinh thần tuyệt đối làm việc hết đời (nước nào cũng vậy). Nước ta giai đoạn này kéo dài chỉ trên 10 năm.

-Giai đoạn sau khi số 1 chết, ngọn cờ quyền lực chuyển giao sang cho nhân vật số 2. Giai đoạn này tuy uy tín lãnh đạo có bị san sẻ nhưng quyền lực vẫn tập trung tuyệt đối do bộ đôi quyền lực họ Lê quá giỏi, quá tham quyền cố vị, và phối hợp, lợi dụng nhau quá tốt. Chính thể nhờ vậy mà ổn định, ít nhất là ở bề ngoài… Có một vài sự khập khiễng về thống nhất quyền lực nhưng bị đàn áp, khống chế ngay trong trứng nước…

-Giai đoạn họ Lê chết và buộc phải nhường quyền theo hiến pháp, điều lệ là giai đoạn đổi mới đầy gian truân nhưng huy hoàng của dân tộc ta. Về cơ bản con thuyền đất nước có chao đảo nhưng giữ vững chèo lái… đặt nền móng đổi mới không đảo ngược theo nhiều chuẩn quốc tế. Về quyền lực, lý thuyết tập trung quyền lực hoặc lưỡng quyền không còn giá trị. Tam quyền phân lập biến tướng thành tam đầu chế: có 3 ông phân chia quyền lực, 1 ông phải là bắc, 1 ông trung, 1 ông nam – tương ứng với 3 chức danh: Bí thư, thủ tướng và chủ tịch nước: Lý luận miền bắc, nguyên tắc miền trung, lung tung nam bộ. Kinh nghiệm với nguyên tắc tam đầu chế kiểu việt nam này kéo dài được vài nhiệm kỳ tạo thế liên hoàn rất hay và giữ ổn định và phát triển khá tốt…

-Giai đoạn “đốt lò”: Cuối giai đoạn tam đầu chế bắc – trung – nam, chính nhân vật được gọi là Ngài X đã vi phạm luật chơi, đã lấn sân và thiếu tôn trọng sự phân chia quyền lực, dựa trên sự tham nhũng , tiền bạc làm rối loạn cân bằng quyền lực bắc trung nam, về hình thức đã coi thường vô lối quyền lực của đảng, tập trung quyền lực về tay hành pháp… Cuộc chính biến đảo lộn chính trường được bắt đầu bằng trò chơi thể chế (phiếu bầu) bí hiểm, sau đó là phong trào “đốt lò”, “đả hổ diệt ruồi” . Kết quả thật bất ngờ: không những loại được ngài X đầy vây cánh mà còn cho phép từ từ, từng bước đánh đổ từng bước, hạ bệ từng bộ phận vây cánh của ngài X và cả những ai bị lộ phải thành củi vào lò… Lãnh đạo giai đoạn này là TBT đầy quyền lực nhưng rất giỏi sử dụng đội ngũ vây cánh để kéo dài nhiệm kỳ của mình, trừng phạt phe củi theo tiêu chí đốt lò được lòng nhân dân…

-Giai đoạn đốt lò đang đi đến hồi kết (khi phe đốt lò có dấu hiệu đốt hăng hái quá, không biết điểm dừng, đốt trụi gần hết không chỉ cỏ dưới chân mình mà cả các phần thân thể của cơ cấu quyền lực bộ tứ lẫn cơ cấu bắc trung nam ). Hơn nữa, vai trò và giới hạn tuổi tác, sức khỏe của người cầm trịch cũng phải đến lúc chuyển giao. Đã có nhiều dấu hiệu trịch đang trong tay người khác…. Đất nước sẽ buộc phải chuyển sang giai đoạn mới với lý thuyết mới và cơ cấu quyền lực mới…

Tôi thấy đối với tương lai gần, dường như các giá trị cũ và cơ cấu cũ như trung thành với các cụ Mác lê, học tập tấm gương bác Hồ, cân bằng quyền lực bắc trung nam…., xây dựng nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập), lấy dân làm gốc… ngày càng trở thành thứ xa xỉ, xa lạ với những nhân vật quyền lực mới… , trong khi thực sự họ sẽ dựa trên giá trị gì và thể chế gì họ còn giữ kín như bưng…

Rất lo là khi đã trống rỗng về giá trị và thể chế trụ cột, kiềng 3 chân không có, các định chế chính trị què quặt sẽ chỉ dựa trên 1 trụ cột là súng đạn, gây áp lực sợ hãi bởi đàn áp hoặc tiền bạc, cục bộ bản vị đồng hương đồng khói… đều làm cho dân tộc ta sẽ chuyển sang bước thụt lùi…

Bởi vậy, giai đoạn này rất cần trí tuệ của dân tộc để bàn về mặt phẳng kiềng các trụ cột của đất nước.

Vai trò đó thuộc về Hội đồng lý luận Trung ương.

Hỡi ôi, ông chủ tịch cũng như hầu hết các thành viên của Hội đồng này chạy đâu mất rồi? thậm chí còn chưa nhận thức được ra vấn đề mà tôi đã đặt ra ở trên…

(Bài viết này được viết sau khi nghe tin nhà báo Huy Đức bị bắt. Rất mong mọi người góp ý, bàn luận về chủ đề tôi cho là quan trọng này)...

🔝