Sau sự liên tiếng liên tục của các tổ chức thế giới cũng như người trong nước, Công an CSVN buộc phải lên tiếng là đã bắt giam ông Trương Huy San, tức Huy Đức, về tội 331. Nhưng tạm thời việc cố gắng hợp pháp hóa chuyện bắt cóc ông Huy Đức, nhưng vấn đề của chuyện kết tội và đưa ra dư luận công khai, rõ là thứ khó nhằn của Tô Lâm, ông chủ tịch nước nhưng là kẻ có quyền lực thao túng cả Bộ Công An lúc này.
Trong số những blogger có giọng điệu bình luận nghiêm túc và rành rẽ những vấn đề nội bộ của giới lãnh đạo Việt Nam, không ai được đánh giá cao hơn ông Huy Đức, người từng dùng bút danh Osin, và có 350.000 người theo dõi trên Facebook. Việc bất ngờ bắt giữ ông Huy Đức, kể cả những người chống cộng cực đoan, và coi ông Đức là "cái loa" của phe phái, vẫn không thể giải thích được chuyện ông bị giam giữ. Sự bắt giữ, đóng Facebook của ông Đức, rõ ràng cho thấy cách viết luôn men theo lằn ranh cuối cùng của ông, nay đã quá mức chịu đựng của những kẻ âm mưu thao túng trong đất nước, và khiến họ phải bịt miệng ông, trước khi ông có thể tiết lộ kế hoạch đen tối nào đó bị rò rỉ.
Huy Đức là phóng viên nội chính ở Việt Nam, loại phóng viên có những mối quan hệ với các quan chức đang cầm quyền và có tư cách để tiếp cận các tài liệu của quốc gia, được coi là phóng viên loại 1 của hệ thống truyền thông độc tài nhà nước. Nhưng cũng là loại phóng viên dễ dàng vào tù khi có những cuộc thay đổi các cấp lãnh đạo tối cao.
Vài ngày sau khi ông Huy Đức mất tích, không gian mạng Việt Nam xuất hiện những lời bình phẩm trái chiều. Một phía là những người chống cộng cực đoan, coi rằng việc sa lưới của một cây viết thuộc về phe phái là xứng đáng. Nhưng một phía, có vẻ là nhiều hơn hết, là những lời ghi nhận về giá trị của những bài viết của ông, những phân tích tình hình chính trị Việt Nam, cũng như về bộ sách Bên Thắng Cuộc, với những phần tư liệu bạch hóa, mà mỗi khi nhìn lại có thể khiến giới chóp bu Ba Đình phải cảm thấy cay đắng.
Hầu hết các phân tích về vụ bắt giữ ông Huy Đức, kể cả những bình luận cảm tính, cũng đều cho rằng: người ra tay là ông Tô Lâm, chủ tịch nước hiện nay và cũng là người đang kiểm soát Bộ Công An sau bức màn. Có thể thấy trong các lịch sử bài viết của ông Huy Đức, việc đụng chạm đến Bộ Công An là không nhiều. Cho thấy nguồn tin bên trong đủ cho ông Đức thấy không nên chạm vào kẻ sắt máu này, ngay cả vụ nổi dậy ở Daklak vào 10 tháng Sáu năm 2023, nhiều người đã cố ý trông chờ ông Huy Đức bình luận xác đáng về câu chuyện này, nhưng mọi thứ là im lặng.
Điều mà ai cũng nhận ra là quyền lực mà ông Nguyễn Phú Trọng giao cho ông Tô Lâm để thực hiện cái gọi là ‘đốt lò’ trong đại dự án tham nhũng, đã tạo cơ hội cho Tô Lâm biến Bộ công an thành một Bộ máy thanh trừng đặc biệt riêng cho mình, mà bây giờ ngay cả Bộ Chính Trị cũng run sợ. Hiện nay, tất cả những thành viên cao hay trung cấp trong hệ thống lãnh đạo CSVN đều nơm nớp vì không biết Tô Lâm sẽ nhắm đến mình khi nào. Bởi có thể nhìn thấy rõ ràng mọi quan chức cộng sản đều nhúng chàm tham nhũng, hay những khoản tiền bí mật để làm giàu riêng cá nhân, vấn đề là Tô Lâm sẽ chọn ai để đưa vào bàn tiệc sắp tới - loại bàn tiệc mà mọi người trong đó đều có sai phạm, ngoại trừ kẻ kiểm soát là Tô Lâm.
Chưa bao giờ thế lực của công an trong đất nước Việt Nam lại lớn như lúc này. Tin trong nội bộ nói rằng các quan chức Bộ Quốc Phòng đang hối hả để tăng cường sức mạnh của mình, trong nỗi lo không để cán cân nghiêng về phía Tô Lâm một cách hoàn toàn. Việc đẩy tướng quân đội Lương Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư mới đây, cũng được coi là một cách tính nhằm giảm bớp áp lực thao túng từ Tô Lâm, Chủ Tịch nước nhưng là cựu Bộ trưởng Công an, và đàn em là Lương Tam Quang, tự xông vào vị trí Bộ trưởng Công an mà không thèm xin ý kiến của Nguyễn Phú Trọng.
Những sự bất đồng trong nội bộ Đảng CSVN đang ngày càng lớn, và cuộc khủng hoảng lớn nhất có thể đến, bắt đầu từ một nguồn tin bán công khai nào đó có thể tác động đến đa số đảng viên và dân chúng. Mặc dù những lời đồn đoán về khát vọng tiếm tuyền đã lan khắp mọi nơi, nhưng Tô Lâm không muốn ngôn luận đó được chính thức được bàn ở Quốc Hội trước khi những mưu tính của ông ta hoàn thành.
Lâu nay, nhiều người vẫn nói Huy Đức thuộc “phe” của ông Nguyễn Phú Trọng. Vậy thì việc bắt giữ Huy Đức có thể là chuyện bất ngờ với người cầm quyền chính của Đảng CSVN, nhưng giờ thì mỗi lúc đang vào thế bù nhìn, với bao nhiêu sức mạnh đang đổ về Lâm, người được nói là cũng nắm những hồ sơ sai phạm của Trọng.
Theo lý thuyết “phe phái” nói trên, nếu Trọng không cứu được Huy Đức chuyến này, có nghĩa ông ta đã bị tiếm quyền, hoàn toàn bất lực và có thể “tự nguyện” ra về vào cuối năm nay, chứ không đợi đến hết nhiệm kỳ vào năm 2026.
Nếu nhìn theo thói quen triệt hạ nhau của nội bộ cộng sản, đánh dằn mặt và mở màn, thường vào các cột trụ truyền thông tố cáo. Chặng hạn, vụ PMU18, hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) bị tù vì bị cho là dùng tài liệu mật để tố cáo tham nhũng. Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng bị Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh bỏ tù 2012, nhưng lúc đó có sự giằng co trong nội bộ nên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo đình chỉ điều tra. Mỗi lần như vậy, đều có những chuyển động lớn ở hàng ngũ cấp cao.
Nay thì Tô Lâm triệt cây bút ủng hộ chống tham nhũng và được coi là đứng về phía Nguyễn Phú Trọng, nếu trong thời gian tới, Huy Đức không được đình chỉ điều tra, phải ra tòa nhận án, điều đó có nghĩa sự rạn nứt trong hệ thống lãnh đạo Ba Đình đã vào đoạn cuối, chắc chắn phải có một trận quyết liệt cuối cùng, nhưng chưa biết ai sẽ là người ngồi vua Đảng CSVN sắp tới.
Nhà báo Trương Huy San (Huy Đức). Facebook Truong Huy San
Chiều ngày 1/6, nhà báo Huy Đức (tên thật là Trương Huy San) vắng mặt không lý do tại buổi trò chuyện chuyên đề ở chương trình Cà Phê Thứ Bảy, ở Times City Hà Nội. Không ai gọi được cho ông, và đây là chuyện bất thường vì ông Huy Đức không bao giờ bỏ hẹn mà không báo trước.
Thính giá của buổi trò chuyện mang tên “Chuyển giao quyền lực thông qua các cuộc liên hôn trong lịch sử phong kiến Việt Nam” mà ông Huy Đức làm diễn giả chính, đã hoàn toàn không biết, một chuyến xe 7 chỗ mang biển số 80 của Bộ Công An đã đón ông giữa đường mang đi, theo một lệnh bắt giữ được phát đi khẩn cấp vài ngày trước đó.
Đến tối Thứ Bảy, tin tức mới được truyền đi trên mạng xã hội bởi những người sống gần nhà ông Huy Đức nhìn thấy hơn chục công an thường phục, sắc phục bao vây là khám xét nhà, như khám xét một tội phạm ma túy. Đến khoảng 9 giờ tối, trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin đầu tiên “Đang khám xét nhà, bắt khẩn cấp nhà báo Huy Đức”.
Trước đó, trên trang Facebook của Bùi Thanh Hiếu có nói vu vơ về chuyện Huy Đức đang chỉ trích từ Nguyễn Tấn Dũng, sang Tô Lâm, rồi status cuối, chỉ trích cả ông Trọng về chuyện ảo tưởng cứ xây dựng con người lãnh đạo có đạo đức.
Huy Đức liên tiếp có hai bài viết mà được cho là lý do của cuộc bắt giữ bất ngờ hôm 1/6. Đó là bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi“ hôm 27/5, nhắm vào các mưu mô của ông Tô Lâm leo vào vị trí Chủ tịch nước, rồi đang thao túng, tổ chức cho đàn em của mình là Lương Tam Quang vào ghế Bộ trưởng Công An, vượt mặt việc đề cử và chọn lựa của hệ thống cộng sản Ba Đình.
Bài viết thứ hai, hôm 28 Tháng Năm, có tựa đề “Những suy nghĩ không rời rạc”, phê bình ông Trọng với cái nhìn về Đức trị và Pháp trị, có ý mô tả cách ông Trọng chống tham nhũng nhưng bằng chỉ đạo, tạo sự khủng hoảng vì không tiến hành bằng hoạt động pháp lý minh bạch, đồng thời biến vị trí Tổng Bí Thư thành một nhân vật anh hùng đạo đức. Trong bài viết, có đoạn “Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có “đổi mới II” trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa”.
Sự bình lặng của xã hội Việt Nam, không mô tả hết sóng gió của Ba Đình qua hai bài viết này. Một chuyển động tức thì, nhiều hơn tức giận, mà lo sợ cái nhìn này của nhà báo Huy Đức sẽ khiến xã hội nổi sóng dư luận theo thời gian, có thể vì vậy, lệnh bắt được đưa ra nhanh chóng. Những bài viết kể trên cũng không còn được nhìn thấy trên trang Facebook của ông Huy Đức.
Lâu nay, nhà báo Huy Đức được coi là người ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng trong các chính sách điều hành đất nước và đặc biệt là trong vấn đề chống tham nhũng. Có ý kiến nói rằng ông Huy Đức đã quá mệt mỏi trước tiến trình thanh trừng không ngừng mà ông Trọng chủ trương, dần dần mở ra một lộ trình độc tài chỉ huy, làm nền cho Tô Lâm tiếp bước, đưa đất nước vào một con đường tăm tối không biết về đâu. Bài viết “Những suy nghĩ không rời rạc” được bình luận rằng đó là một lời nói thẳng cảnh tỉnh ông Trọng vào giai đoạn ông sắp sửa rời khỏi vị trí cầm quyền của mình.
Tuy nhiên, có một góc nhìn khác với những nhà quan sát thời sự, cho rằng bài viết này được viết với sự hậu thuẫn của ông Trọng, tự chịu đau, để lấy đà cho một cuộc dọn dẹp mới từ sự thao túng của Tô Lâm đang diễn ra. Vào lúc này, nếu không có những hành động quyết liệt được lobby trên báo chí, Tô lâm sẽ nghiễm nhiên ngồi vào chức Tổng bí thư, và có đàn em nắm Bộ Công an kiểm soát cả nước, lẫn Bộ Chính trị cho Lâm. Đất nước, sẽ rơi vào tình cảnh không khác gì như Bắc Triều Tiên.
Từ góc nhìn này, các nhận định cho rằng Tô lâm đã nhận thức thấy chuyện gì sắp xảy ra với mình. Vì vậy, có ý kiến cho rằng tên bạo chúa này lập tức tiến hành bắt giữ nhà báo Huy Đức, mỉa mai thay, cũng dựa vào điều luật 331 và 117 (Bộ luật Hình sự) mà Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn y trong việc trấn áp cả nước. Hiện chưa có thông tin xác nhận chính thức từ phía Nhà nước về việc bắt giữ và cáo buộc đối với Huy Đức.
Việc Huy Đức bị bắt, ngoài dự liệu của ông Nguyễn Phú Trọng - nếu đúng như vậy - cho thấy tình thế của ông Nguyễn Phú Trọng mỗi lúc càng ngặt nghèo, và chỉ có thể ngồi yên ở trên ghế vị trí Tổng bí thư như một bù nhìn cho đến khi rời chức.
Trong tháng 5, hầu hết các ý kiến của các chuyên gia về Việt Nam đều cho thấy rằng Tô Lâm đang nhắm đến chức tổng bí thư. Riêng nhà bình luận thời sự Nguyễn Anh Tuấn từ Canada, thì nhận định rằng có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng không muốn Tô Lâm trở thành người nắm quyền sinh sát cao nhất của đảng cộng sản, và dự trù sẽ có một cuộc thanh trừng để hạ bệ Tô Lâm – một công hai việc: loại trừ con hổ ăn thịt tất cả đồng chí ngay trong nội bộ. Đồng thời, sự kiện này sẽ gắn kết Đảng Cộng sản chung quanh việc lãnh đạo của Tổng trọng tài đức sáng ngời.
Dĩ nhiên tất cả mọi bình luận ở trên chỉ là những suy nghĩ và được đồn đoán trong giới bình luận thời sự ở Việt Nam. Riêng với hai bài viết cuối của nhà báo Huy Đức, có thể thấy sự lên tiếng của ông là suy nghĩ của một nhà báo dám nói, và không ngại lên tiếng vào đúng thời điểm, khiến bộ máy cai trị phải tìm cách dập tắt tiếng nói của ông.
Bất luận Huy Đức là ai, và có thể là của phe nào đó trong bộ máy cộng sản cầm quyền, nhưng Huy Đức vẫn là một nhà báo lớn với bộ sách “Bên Thắng Cuộc”, đem lại nhiều giá trị lịch sử quan trọng cho người Việt. Vào lúc này, khi tin tức ông Huy Đức bị bắt lan truyền trên mạng, có nhiều người tỏ vẻ vui mừng (?), sai lầm đó được nhìn thấy qua việc ông Huy Đức bị bắt, tức là điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang chà đạp quyền tự do ngôn luận, và cách bắt bớ này biểu hiện rõ sự đàn áp con người; nếu không phải là ông Huy Đức đang gánh chịu, thì tất cả những người Việt Nam ai ai cũng là nạn nhân của chế độ. Việc lên tiếng cho bất công này, là cần thiết như với mọi người Việt khác đang bị cầm tù ở Điều 331 hay 117 (Bộ luật Hình sự).
Nếu trong vài tháng tới, Lê Thanh Hải bị chính thức truy tố vì những tội danh đang được đồn đoán, chắc chắn sẽ có nhiều người vỗ tay tán thưởng. Với châm ngôn hành động mà vẫn được giới cầm quyền ở miền Nam xì xầm với nhau rằng “mình không ăn, tụi ngoài Bắc sẽ ăn hết”, Hải – Hai Nhật, người thống trị chính quyền Sài Gòn trong hai thập niên, xứng đáng nhận mọi mức án mà người dân Sài Gòn căm hận chờ đợi, thậm chí là tử hình.
Hải được coi là nhân vật bất khả xâm phạm trong giới cộng sản, do mối quan hệ chằng chịt cũng như nắm nhiều hồ sơ đen của các quan chức nào, gọi là đối đầu với ông ta. Chính vì vậy mà, mạng xã hội Việt Nam gần như vỡ tung khi đọc được dòng tin ngắn trên trang X, của nhà báo Anh Bill Hayton: “Lê Thanh Hải đã bị bắt vì rửa tiền và chuyển tiền ra nước ngoài, gây thiệt hại 50 tỷ USD cho Chính Phủ Việt Nam; Hợp tác với gián điệp Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam suốt 15 năm ở TP.HCM.”
Bị bắt, không rõ là có hồ sơ bắt, bị đưa vào tầm ngắm để bắt hay sắp bắt... mọi thứ đang là tin đồn. Nhưng với những tiết lộ này, thật là như tin sét đánh ngang tai, mọi ánh mắt điều nhìn về Nguyễn Phú Trọng, xem ông ta có thật sự dám mồi lửa cho chiếc lò nướng có con cá mập Lê Thanh Hải này hay không?
Hải tham gia cộng sản từ năm 1966, ẩn trú ở Chợ Lớn, khu vực người Hoa của miền Nam, trong vai trò trinh sát và tham gia các cuộc ám sát, khủng bố. Hải đóng vai vai một thanh niên miền Tây lên học nghề thợ hàn và hành động theo chỉ đạo của Bắc Việt. Bằng một cách thần kỳ nào đó, Hải vẫn bình yên vô sự trong cuộc tấn công Mậu Thân, mặc dù các đồng chí thì đều bị bắt, bị chết. Do lực lượng cán bộ bị tiêu hao nặng nề, sự thăng tiến của Hải trong hàng ngũ đảng đã bắt đầu.
Sau 1975, Hải được tin cậy vì không có nhiệm vụ nào tàn nhẫn đến đâu, vô lương tâm thế nào mà Hải không làm xong. Ông Bảy, một người trong nhóm ám sát ở Sài Gòn cùng Hải, để tên giả, kể rằng Hải và đàn em nhìn chỗ nào thích, là tạo hồ sơ đẩy gia đình người ta đi kinh tế; cho đàn em vào trấn chiếm ở các ngôi nhà, hãng xưởng mà Hải đã chọn từ trước, sau đó bằng các loại bán hóa giá tài sản cướp được, Hải vừa tạo tiền của cho mình, vừa trở thành “người ơn” cho các cán bộ từ Bắc vào.
Qua thế lực của gia đình nhà vợ, Hải được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Quận Năm, tức là Chợ Lớn, nơi mà mặc dù bị suy yếu bởi chiến dịch tịch thu, cướp phá kéo dài suốt 15 năm của Đỗ Mười với âm mưu bần cùng hóa miền Nam để "xây dựng chủ nghĩa xã hội", nhưng trung tâm kinh doanh đặc biệt này của người Hoa vẫn tiếp tục tồn tại với phương châm tiền đi trước, cho công việc tiếp bước. Hải khôn ngoan bám chặt vào đây.
Lê Thanh Hải có một lợi thế đặc biệt, là người gốc Hoa, nên dễ dàng kết nối với các hệ thống kinh tài từ người Hoa, tạo lợi thế cho việc Hải nắm quyền tổ chức đảng Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ trong 10 năm gầy dựng, đô thị giàu có phía Nam đã trở thành lãnh địa của Hải.
Sài Gòn đứng lên từ đống tro tàn, không nhờ vào các khoản trợ cấp từ trung ương, ngược lại là nơi đóng góp lớn nhất vào ngân sách quốc gia. Do vậy, Sài Gòn dưới thời Hải (người trở thành Trưởng Ban thường vụ Thành ủy năm 2001, và năm 2006 và một lần nữa vào năm 2011, Bí thư Thành ủy TP.HCM) có được quyền tự chủ đáng kể. Việc Hải đồng thời được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã chứng minh cho thế lực ngấm ngầm của vùng bán tự trị, dù đang bị cưỡng chiếm này.
Hai nhiệm kỳ của Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng trùng với nhiệm kỳ của Hải làm bí thư Thành ủy TP.HCM. Tâm thế kiêu ngạo của giới cộng sản miền Nam khiến Dũng và Hải là đồng minh tự nhiên. Trên thực tế, ai cũng biết giới cộng sản miền Nam không màng đến việc khuất phục trước ban bí thư của Đảng Cộng sản người Bắc cầm nắm. Và đó cũng là nỗi căm hận và lo sợ của các đời Tổng bí thư cộng sản, cho đến Nguyễn Phú Trọng.
Đổ vỡ bắt đầu từ sự tàn bạo của Hải
Thế nhưng Hải, giờ đã hơn 70 tuổi, thay vì hành động để tạo được hình thái bán tự trị của miền Nam, giúp cho người dân phía Nam đứng lên, thoát khỏi tâm tư công dân hạng hai sau 1975, thế nhưng Hải đã mờ mắt trước các chương trình, dự án thu vén tàn khốc của giới lãnh đạo miền Bắc. Hai Nhật và các cộng sự của mình đã quyết chọn làm giàu thực sự trong vị thế quyền lực của mình.
Từ khi biến thành một lãnh chúa trục lợi không thương xót, Hải đã được mô tả là kẻ sẵn sàng chiếm đoạt đất đai, công khai mua bán chức vụ, trả thù đối thủ, đưa người thân vào những vị trí béo bở, thu tiền hoa hồng… Vụ án cướp đất Thủ Thiêm là một trong những minh chứng rõ nét nhất về sự tham tàn và độc ác của Hải, khi thúc đạo quân tay sai của mình bằng mọi cách phải chiếm được đất. Một người dân Thủ Thiêm kể lại rằng vào nửa đêm họ bị xô thức dậy giữa vô số công an, loa, đèn cao áp, và dí súng vào đầu với câu hỏi “muốn giữ đất hay muốn ăn đạn”.
Hầu hết tất cả những bí thư được cử từ Hà Nội đến để cầm quyền ở Sài Gòn đều bị cô lập, chỉ loanh quanh vào chuyện đàn áp người dân, và phong tỏa một vài công ty kinh tế không đáng kể. Mục tiêu phá cái khung cầm quyền mang tính tự trị của Hải ra lập ra ở Sài Gòn, đều bị tất cả các quan chức từ ngoài Bắc điều vào nhìn ngó với sự ngao ngán.
Hồ sơ về sai phạm của Lê Thanh Hải đã được Nguyễn Phú Trọng cho hình thành từ năm 2016, nhưng phải đợi đến lúc Lê Thanh Hải về hưu, thì thực sự mọi chuyện mới có thể bắt đầu. Những số tiền làm ra của Hải ở Sài Gòn, khiến giới cộng sản miền Bắc chảy nước miếng, đều là trong lĩnh vực bất động sản, cụ thể là việc chuyển đổi mờ ám đất đai do nhà nước sở hữu sang mục đích thương mại.
Từ hồ sơ năm 2016, đến năm 2018, lò của Trọng mới bắt đầu "đốt" được vài tay chân của Hải như Tất Thành Cang, Nguyễn Thanh Tài, Lê Hoàng Quân… tất cả là những vụ chuyển nhượng đất công bất hợp pháp thành tiền, có lúc lên đến cả tỷ USD.
Lửa lò đã cháy đến miền Nam
Trọng phát động chiến dịch tập trung điều tra vụ dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ lệnh trung ương, dân Thủ Thiêm mới có được những lần kêu oan, chửi thẳng tên các quan chức và thậm chí ném dép vào vào đại diện tiếp dân. Trọng muốn dùng tiếng kêu khóc của dân oan để đánh Hải, chứ không hề có ý định đem lại công bằng cho 14.600 hộ gia đình bị xô thành kẻ màn trời chiếu đất.
Vào Tháng Năm năm 2018, Trọng thúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra yêu cầu các thanh tra viên chính phủ tìm hiểu lý do tại sao sau hơn hai thập kỷ và chi hàng tỷ đô la tiền công quỹ, bán đảo Thủ Thiêm vẫn phần lớn là đầm lầy.
Cuộc điều tra theo hai hướng. Một hướng đưa ra bằng chứng cho thấy các quan chức Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi quy hoạch tổng thể được Thủ tướng tiền nhiệm Võ Văn Kiệt phê duyệt vào năm 1996, để chiếm dụng nhiều hơn diện tích làng hiện có và thu hẹp các khu đất được chỉ định làm nơi tái định cư.
Hướng điều tra thứ hai của các thanh tra viên là phân tích quá trình đấu thầu hạ tầng của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vào tháng 6 năm 2019, họ đã công bố một báo cáo nêu chi tiết những sai phạm nghiêm trọng và cho biết chính quyền thành phố phải trả lại số tiền tương đương 1,1 tỷ đô la Mỹ cho chính quyền trung ương.
Nhưng cả hai hướng điều tra, đều không bứng nổi Hải. Hồ sơ chỉ kết luận được là dự án Thủ Thiêm đã "làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đảng Thành phố Hồ Chí Minh và chính quyền đối tác... mà ông Lê Thanh Hải phải chịu trách nhiệm chính". Do đó, Bộ Chính trị quyết định tước bỏ các chức danh trong Đảng của ông ta một cách hồi tố.
Cho đến lúc vào tình thế được coi là ngặt nghèo hiện nay, Lê Thanh Hải vẫn là gai trong giày của Trọng. Hạ được Trọng, tức hạ được trùm cuối của cánh cộng sản miền Nam bất trị, và có thể thu gom được các đầu mối kinh tài cho bộ máy chính trị này, cụ thể như vụ ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan.
Câu hỏi cuối cùng cho hệ thống cầm quyền cộng sản hiện nay, rằng sau khi thanh toán được các băng nhóm cộng sản miền Trung và miền Nam, chính trị Việt Nam sẽ ra sao? Nửa thế kỷ sau khi thống nhất đất nước bằng bao lực, Hà Nội đang mon men đến chuyện thống nhất được nội bộ từ di sản chiến tranh. Nhưng sau Trọng, sẽ không có ai có gương mặt nào có đủ lực toàn trị để truy bắt, thanh trừng, giữ cho đảng cộng sản còn chút hình ảnh lý tưởng của mình. Cuộc phân tranh vì danh lợi trên nóc Ba Đình về sau, cho thấy sẽ còn tương tàn hơn bao giờ hết.
Tính vào lần họp bất thường mới nhất của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), đã có 16 lần nhóm lãnh đạo cao nhất của Hà Nội đã phải khẩn cấp triệu tập, vừa để sa thải và vừa tìm người thay thế các vị trí chủ chốt. Tại phiên họp tuần trước, đơn từ chức của Trương Thị Mai đã được chấp thuận, hé lộ thêm những tình tiết khủng hoảng nội bộ chưa từng có.
Ông Tô Lâm đã được giới thiệu với Ban Chấp hành Trung ương, với 200 thành viên, để đảm nhận vị trí "Chủ tịch nước" của Việt Nam. Tuy có thể thấy, đây là một chức danh chủ yếu mang tính nghi thức, nhưng cho đến lúc này, được coi là bệ phóng tốt của Tô Lâm, hướng vào chiếc ghế Tổng Bí thư tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lúc này, Tô Lâm đang chờ một diễn biến tự nhiên khác: Nguyễn Phú Trọng, người đã làm Tổng Bí thư từ năm 2011, đã từng là ông chủ không thể tranh cãi của Đảng từ năm 2016, và đã nằm trong phòng hồi sức tích cực tại Bệnh viện Quân y 108, nay ngày càng ít xuất hiện trước công chúng đang càng lúc càng có nguy cơ không thể ngồi dậy được. Lúc đó, cánh màn nhung sân khấu của chức Tổng bí thư sẽ mở ra.
Lò của ông Trọng sẽ còn cháy tới đâu?
Ông Trọng đang ngồi trên lò lửa đốt tham nhũng do ông tạo ra, nhưng sức nóng của nó đã kề bên ông ta. Trọng muốn thanh lọc đảng khỏi những đảng viên đã nhận hối lộ và những đảng viên không còn là người trung thành thực sự. Ông đã chọn làm điều đó bằng cách sử dụng các thể chế của đảng, không phải của chính phủ. Nhưng khi nhìn lại, sự trơ trọi chung quanh Trọng lúc này, đang điềm chỉ một suy nghĩ thầm kín đầy nguy hiểm của thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Còn ông, và Tô Lâm thì sao?
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, tổng kết Tháng Một năm 2023 cho thấy gần 200.000 đảng viên (khoảng 1/25) đã bị kỷ luật trong giai đoạn 2013-2022. Các cuộc khảo sát xác tìm ra một điểm chết người là "chiến dịch chống tham nhũng đã phá vỡ một phần mối quan hệ chính trị-kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản". Đồng thời, có "sự chậm trễ trong quá trình hành chính", vì các công chức lo ngại rằng họ có thể bị điều tra, nên họ đã do dự trong việc chịu trách nhiệm các dự án hoặc cấp giấy phép.
Bên cạnh đó, "Bộ Công an… thường được coi là cơ quan thực thi chiến dịch chống tham nhũng, đã được trao quyền rất lớn" và "các quan chức cấp tỉnh, nhận thức rất rõ rằng việc thăng tiến của họ phụ thuộc vào thành công trong các vụ án chống tham nhũng tại địa phương, và bỏ bê các nhiệm vụ khác như phát triển kinh tế".
Vào Đảng CSVN, để nhận quyền lợi, và tự tìm ra nguồn làm giàu cho mình, nên khi chiến dịch chống tham nhũng, bắt đầu từ hướng tiêu diệt băng nhóm, phe phái trong Đảng, nhiều quan chức nhận ra rằng nếu sống không tham nhũng, tiền lương của họ quá thấp so với mức lương trong khu vực tư nhân của Việt Nam, vì vậy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, không có gì ngạc nhiên khi "có một cuộc di cư ồ ạt khỏi bộ máy quan liêu kể từ năm 2020".
Chọn “an ninh”, hơn là phát triển kinh tế!
Hà Nội cũng bộc lộ sự rối rắm trong các chính sách của mình, trong việc vừa thanh trừng nội bộ, vừa bắt bớ những dấu hiệu về một xã hội đang có tiếng nói khác biệt. Việc bắt giữ hàng loạt các nhà vận động môi trường sạch là một ví dụ cụ thể. Khi các đảng viên trung thành chỉ hành động theo lệnh bị loại dần vì tham những, thì Hà Nội chột dạ và hốt hoảng khi nhìn thấy những tiến trình mới trong xã hội đang diễn ra. Từ đó, Bộ Công An được lệnh rà soát, không cho bất kỳ người Việt Nam nào không phải đảng viên tham gia cuộc đối thoại với các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là với nhóm Hoa Kỳ và EC đã hứa cho vay và tín dụng trị giá 15,6 tỷ đô la Mỹ và chuyên môn.
Gần đây, các nhà đầu tư lớn, lẫn các đối tác Việt Nam đang âm thầm gióng lên hồi chuông cảnh báo khi họ tìm thấy tình hình “chọn an ninh hơn kinh tế”, do đối mặt với một rào cản giấy tờ hành chính dày đặc như những năm 1980.
Một nhà quan sát khác có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam phát hiện ra "một không gian đóng lại cho xã hội dân sự". Mùa hè năm ngoái, Hà Nội tuyên bố quyết định nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc và một số đối tác thương mại khác. Tuy nhiên, càng hô hào bắt tay và hữu nghị, người ta nhìn thấy tình trạng khủng bố xã hội diễn ra khắp nơi, do nỗi sợ hãi về sự sống còn của chế độ độc tài.
Hà Nội sẽ phải chấm dứt tình trạng đàn áp mọi nơi, nếu không điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài mệt mỏi thất vọng. Các công ty làm ăn chọn Việt Nam, vì nghĩ rằng sẽ không hà khắc và vô lối nhưng Trung Quốc hay Miến Điện, và nếu tình hình này không kiểm soát được, Việt Nam có thể mất đi những con số tăng trưởng kinh tế quan trọng hàng năm.
Chuyện gì xảy ra khi Trọng không thể ngồi thêm chiếc ghế Tổng Bí Thư để giữ cho con thuyển của CSVN không chìm vội, và nếu Tô Lâm giành được thêm vị trí này, ai biết được Lâm sẽ là một Kim Jong-un của Việt Nam, hay sẽ là một người thay đổi quan trọng, với sự giơ tay biểu quyết trong riu ríu của gần 500 đại biểu Quốc Hội và 200 thành viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Cộng Sản?
Mùa Phật Đản, Phật lịch 2568 quả là có nhiều điều thú vị để quan sát. Ngoài câu chuyện Sư thầy Thích Minh Tuệ bất ngờ trở thành một hiện tượng trong xã hội, khiến cho cả hệ thống Giáo hội Phật giáo tay sai nhà nước đảo điên, câu chuyện này cũng bất ngờ cho thấy sự đông đảo những người tín ngưỡng đã quá chán ngán loại mượn Phật trục lợi kiểu nhà nước, và quay sang tín phục sư thầy Thích Minh Tuệ cùng những những tòng tu với ông, như một thái độ.
Mùa Phật Đản năm nay, theo nhận xét của nhiều người hay đi chùa, sự vắng lặng đến lạ thường của các chùa nhà nước, tương tự như câu chuyện sợi tóc giả mạo của Đức Phật ở chùa Ba Vàng, được ông Thích Trúc Thái Minh thao túng người dân, rồi bị vỡ lỡ. Sự khinh miệt và quay lưng với những loại thầy tu và chùa to Phật lớn do nhà nước dựng nên,đang dường như mở đầu cho một phong trào mới của những người yêu Phật giáo chân chính.
Nhưng cũng trong năm nay, giới Phật tử cũng sửng sốt nhìn thấy những điều khó tin nơi đạo Phật hôm nay. Đại lễ Phật Đản năm 2024, theo yêu cầu của Ban Tôn Giáo, được nhiều chùa răm rắp tuân theo, có diễu hành cầm cờ đỏ của nhà nước vô thần đi đầu và có cả tiết mục bắt nhịp hát quốc ca cho tất cả thiện nam tín nữ đến dự lễ.
Chẳng hạn, như linh đình nhất ở miền Trung, chùa Vạn Phật ở Gia Lai có diễu hành dâng hoa Đức Phật kèm lá cờ đỏ sao vàng đi đầu. Buổi sáng của lễ Phật Đản 19 Tháng Năm, tất cả ni, sư và chúng sinh dự lễ đồng hát to “xây xác quân thù”, trước khi vào lễ chính. Thực tế, không biết là chùa Vạn Phật mượn ngày Phật Đản để dâng hoa tưởng niệm ngày sinh ông Hồ Chí Minh hay cho Đức Phật.
Từ năm 2022, hiện tượng cờ đỏ sao vàng của nhà nước vô thần chen lẫn cờ Phật giáo đã làm nhiều Phật tử khó hiểu, và đặt câu hỏi. Lúc đó, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, đại diện cho Giáo hội Quốc doanh đã công bố quy định mới phải treo “cờ tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái”, và lễ Phật Đản Phải tổ chức dâng hoa ở Đài liệt sĩ, cũng như đi thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng.
Cũng dựa trên tinh thần đó, Ngày 18 Tháng Năm, Hòa thượng Thích Trí Quảng - Pháp chủ Giáo hội quốc doanh, cũng nhân ngày lễ Phật Đản, đã đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đền tưởng niệm Bến Dược và Đền tưởng niệm Gia Định, huyện Củ Chi của chế độ lập ra.
Cách chọn phe, và thể hiện sự cúc cung tận tụy chế độ của ông Thích Trí Quảng khiến cho nhiều người ngao ngán. Bởi Phật giáo với sự từ bi và cứu độ không phân biệt bất kỳ ai, đẳng cấp nào, phía chính trị nào… đã bị ông Trí Quảng làm lem luốc. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên, ông Trí Quảng có sự chọn lựa rõ ràng, để nhận quyền lợi thế tục cho bản thân.
Năm 2007, trong chuyến về Việt Nam và tổ chức cầu nguyện cho 6 triệu người Việt thiệt mạng trong chiến tranh của thiền sư Nhất Hạnh, tài liệu của tòa Đại sữ Mỹ ở Việt Nam bị tiết lộ, có số 05Hanoi767 và 07Hochiminhcity261, ông Thích Trí Quảng đã nhắn gửi từ của chính quyền với thiền sư Nhất Hạnh rằng không trong lễ cầu siêu “cấm nhắc đến những người lính Mỹ đã chết, cấm nhắc đến tù cải tạo, và cấm nhắc đến thuyền nhân”.
Nhưng trong buổi cầu siêu có hơn 2000 người tham dự tại chùa Vĩnh Nghiêm vào ngày 16 Tháng Ba 2007, thiền sư Nhất Hạnh Đã nhắc tên tất cả những người đã chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông thậm chí kêu gọi với lãnh đạo Việt Nam “hãy thống nhất đất nước trong hòa bình và sám hối như Đông Đức và Tây Đức”.
Ngay sau khi bài thuyết pháp của Thiền sư Nhất Hạnh chấm dứt, thì có một nhóm của Giáo hội quốc doanh xuất hiện, dẫn đầu là hòa thượng Thích Trí Quảng (lúc đó là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội Quốc doanh) và một ủy viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc. Sau khi yêu cầu được phát biểu, ông Trí Quảng đã cầm micro tuyên bố rằng buổi lễ cầu siêu này, dành cho những liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ chứ không phải dành cho ai khác.
Ông Thích Trí Quảng. Pháp chủ của Giáo hội quốc doanh đã thể hiện sự nhất quán trong việc chọn phe và coi những người Việt đã chết ở miền Nam, không thuộc về nhà nước cộng sản, là “kẻ thù”. Miệng ông Trí Quảng thì hay nói về chúng sinh không phân biệt, nhưng ông ta chưa một lần nào đến để thắp nhang hay cầu siêu ở nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi cũng là những người Việt Nam đã chết trong một cuộc chiến tương tàn.
Ông Thích Trí Quảng hay nói về tinh thần chống Mỹ và chống Pháp, bất kể lúc này những chủ nhân ông Thích Trí Quảng đã bắt tay, và coi Mỹ và Pháp là đồng minh. Mùa Phật Đản năm nay cũng vậy, ông Quảng mặc chiếc áo đẹp đắt tiền, và đến thắp nhang cho những liệt sĩ mà ông chọn phe vì danh lợi; cũng như ông và những đồng tu tay sai của mình cùng hát vang bài “xây xác quân thù” một cách hân hoan, nhân danh ngày sinh Đức Phật.
Sự kiện vị hành cước tu sĩ Thích Minh Tuệ khởi cuộc hành pháp đơn độc xuyên Việt Nam lần thứ 6 đã trở thành cái gai trong mắt GIáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước cộng sản dựng lên, vốn nhằm kiểm soát tín ngưỡng theo mô hình của Trung Quốc: tôn giáo - trại lính.
Hình ảnh vị sư gầy gò, khiêm tốn, không nhận cúng dường tiền bạc và chỉ đi theo lối khất sĩ để tu tập đã làm cảm động dân chúng mộ đạo cả nước. Khởi đầu thì một ngày người chặn đường hỏi thăm, rồi đến gửi thức ăn cúng dường... cho đến ngày 15 Tháng Năm, người ta chứng kiến cả trăm người đi bộ theo sư Thích Minh Tuệ để bày tỏ lòng kính trọng, nhiều người dân chạy trước để quét đường, không để tổn thương chân trần của vị sư.
Vấn đề của sư Thích Minh Tuệ, là các tu thanh bạch, chân chính và khiêm tốn, không nhận tiền của của ông đã bất ngờ tạo thành một sự đối nghịch gay gắt với những lời rao giảng hù dọa Phật tử, hối thúc cúng dường và vạch rõ sự vô nghĩa, se sua của các quan chức Phật giáo nhà nước, hay tự xưng mình là đại đức, hòa thượng... không ngượng miệng.
Trên các trang mạng hàng ngày, tràn ngập các video ca ngợi cách tu của ông Thích Minh Tuệ, cùng với các bản video của các tăng sĩ nhà nước, tạo nên nghịch cảnh dở khóc dở cười.
Tức giận và bẽ bàng, ông Thích Chân Quang, sư nhà nước đã đăng đàn gọi sư Tuệ là "thằng ba trợn". Nhưng ngay lập tức sự phản ứng đã dữ dội đến mức khiến ông Quang phải vội vã kéo video xuống, và cắt bỏ những phần chửi bới xúc phạm sư Tuệ, nhưng vẫn chậm hơn sự nhận biết của dân chúng.
Như để tiếp sức với Quang, ngày 16 Tháng Năm, Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đã phát đi một văn thư, như một loại truy nã tôn giáo, ký tên Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội quốc doanh gửi khắp các cơ quan địa phương, kể cả Ban tôn giáo, và A02 của Bộ Công An, tức phân ban chuyên chống phản động của Hà Nội.
Văn bản ghi số 151/HĐTS-VP1, hỏa tốc gửi đi từ Hà Nội, báo cáo rằng “Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo Phật tử và Nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư, liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Chính văn bản này khi bị tiết lộ, chính là cao trào của những những nhận rõ về cái gọi là Giáo hội Phật giáo do nhà nước dựng lên từ năm 1981.
Cùng ngay trong chiều ngày 16 Tháng Năm, giới sử dụng mạng Việt Nam đã truy tìm tài sản che giấu của ông Thích Đức Thiện, qua số điện thoại và tên thật của ông, cho thấy, ít nhất ông Thiện đang có số tiền của riêng, từ 5 đến 7 tỷ đồng, từ những tài khoản bị tiết lộ.
Nhiều trang đã đưa lại tin tức này, trong đó có trang facebook của nhà báo Hoàng Mạnh Hà. Nội dung bài viết có hướng dẫn cách tìm “Lên Goolge gõ chữ ‘Thượng toạ Thích Đức Thiện’, dẫn vào các trang mạng Phật giáo, mình biết được tên thật của thầy là Nguyễn Tiến Thiện, số ĐT là 0912019747, địa chỉ 73 Quán Sứ, Hà Nội”.
Cũng số điện thoại này, khi tìm đến trang Scribd. Người ta tìm thấy một file excel. Trong bảng excel, khách hàng Nguyễn Tiến Thiện với số điện thoại và địa chỉ như trên, đang có số dư 2 tỷ đồng từ năm 2020.
Khi tiếp tục tìm với google, lại tìm được bảng dữ liệu, kê 34.500 số điện thoại "Gửi tiết kiệm Hà Nội từ 5 tỷ". Trong bảng này, lại có số điện thoại 0912019747. Tức là số điện thoại của ông Thiện, đang là khách hàng thân thiết có số dư gửi tiết kiệm từ 5 tỷ.
Vài tiếng sau khi có phát hiện về những tài sản bí mật này của ông Thiện, được lan truyền trên mạng, đồng loạt các bài liên quan đều bị đánh sập vào từ 6:30 tối, ngày 17 Tháng Năm. Truy từ các dấu vết ngăn chận các bài viết, cho thấy có liên quan đến an ninh mạng của Nhà nước Việt Nam.
Thế nhưng, nhiều người nói, ông Thiện đang có chức vụ cao cấp hơn ông Quang, nên tiền không thể ít hơn được, trong khi theo tìm kiếm của dân cư mạng, tài sản từ kêu gọi cúng dường của Quang, có thể lên đến khoảng 300 tỉ, theo tố cáo từ nhiều trang, có thể tìm thấy nội dung với từ khóa “kê biên tài sản Thích Chân Quang”.
Hình ảnh của Thiện hay Quang, chỉ là đại diện nhỏ lẻ của một hệ thống tăng ni được nhà nước Việt Nam nuôi dưỡng, thao túng và lạm quyền trong âm mưu kiểm soát cả Việt Nam bằng tôn giáo - xã hội chủ nghĩa. Những con số tài sản rủng rỉnh đang được đồn thổi trên mạng có thể là không chính xác, nhưng hoàn toàn đối lập với Hình ảnh một người tu sĩ nhẫn nại và an nhiên trên con đường hành đạo của mình, mà không hề có bóng dáng tư lợi.Để ra vẻ là có sự công bằng và xoa dịu công chúng, sau khi phát đi công văn đòi công an phải có hành động với thầy Thích Minh Tuệ, ông Thiện cũng cho loan đi nội dung rằng Giáo hội nhà nước đã tổ chức buổi làm việc với ông Thích Chân Quang “để kiểm điểm, chấn chỉnh phát ngôn”. Tin báo ngày việc kiểm điểm ngày 17 Tháng Năm, nhưng có tin chuyện đã cũ, và cũng đã xử êm nội bộ từ ngày 19 Tháng Tư.
Ông Thích Đức Thiện là ai mà ra mặt, có nhiều quyền lực như vậy? Hiện Thiện là con át chủ bài mới của Ban Tôn Giáo, đang được chuẩn bị cho nhiều nhiệm vụ đối ngoại. Năm 2023, Thích Đức Thiện đại diện cho Phật Giáo, Nguyễn Thanh Lý đại diện cho Công giáo đã đi sang Hoa Kỳ để “minh oan” cho Hà Nội về vấn đề đàn áp tôn giáo, và kêu gọi Hoa Kỳ hãy bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách SWL (Special Watch List).
Sau sự lồng lộn tức giận của các quan chức tôn giáo cộng sản, sư Thích Minh Tuệ nói mình sẽ ẩn tu để tránh làm phiền mọi người. Trong toàn bộ câu chuyện của sư Thích Minh Tuệ, hình ảnh một người tu áo vá, an nhiên với hành trình đạo pháp của mình đã bất chiến tự nhiên thành với cả một hệ thống tay sai tôn giáo điên cuồng muốn hủy diệt hình ảnh thanh bạch truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Điều đáng ngạc nhiên, cho thấy giữa chằng chịt các luật lệ, những ngôn luận vuốt đuôi nhà nước với cái gọi là "thế lực thù địch", bẫy rập chực chờ... Tôn giáo chân chính vẫn điềm nhiên đi xuyên qua, không mất một chút lực nào.
Nhà báo David Hutt, mới đây viết trên tờ Asia Sentinel rằng nỗ lực tưởng chừng đáng khen nhằm diệt tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), nay đã trở thành trò ăn thịt lẫn nhau thật cay đắng. Mà hình ảnh mới nhất là chuyện Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhân vật hiếm hoi có vẻ là có năng lực nhất trong số quan lại cầm đầu CSVN, vừa bị buộc nghỉ hưu.
Quả vậy, mọi thứ trong nội bộ đảng, là một tiến trình rõ ràng: con thú nào quyền lực nhất, sẽ ăn thịt đồng loại để chiếm chỗ. Vào cuối năm 2015, ngay trước Đại hội XII của CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã hất ông Thủ tướng hai nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng, để ông ta ngồi vào ghế Tổng bí thư Đảng. Đổi lại là một cam kết ngầm: Dũng sẽ không bị truy tố vì những sai phạm, để rút khỏi chính trường hoàn toàn một cách êm thắm.
Bây giờ, khi Đại hội XIV đang đến gần, các phe phái trong Ba Đình đã biến các quy tắc đạo đức cán bộ thành vũ khí, và không ngừng đẩy những người từng là lãnh đạo của phe chính phủ sang một bên. Những đảng viên bị phát hiện tham nhũng hoặc có tư tưởng sai lệch bị đưa vào thanh trừng. Kể từ năm 2016, hàng ngàn đảng viên đã bị loại bỏ. Theo thống kê của BBC, năm ngoái, 459 cán bộ đảng đã bị kỷ luật vì cái gọi là "tham nhũng".
Ông Trọng hiện đã 80 tuổi và sức khỏe ngày càng yếu đi vì bệnh tật, sắp nghỉ hưu sau ba nhiệm kỳ năm năm lãnh đạo CSVN. Những diễn biến của Ba Đình lúc này cho thấy một sự đồng thuận đang hình thành qua việc "thịt" từng phần, từng người đang được định hướng vào các vị trí lãnh đạo theo ý Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và các đàn em của mình đã dọn đường xong, cho Lâm lên nắm quyền lãnh đạo Đảng.
Những quan chức cấp cao của CSVN được lựa chọn như Nguyễn Tấn Dũng: từ chức hay phải đối mặt với những hình phạt khắc nghiệt hơn. Chọn phương án một, đã có những nhân vật tưởng chừng sẽ vào vị trí cao nhất của CSVN là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước kiêm cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; người kế nhiệm Phúc làm Chủ tịch nước, Võ Văn Thưởng và mới nhất là Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.
Tất cả những người này đều bị cáo buộc chung một kiểu tội danh là "không giám sát cấp dưới" đã trục lợi từ các kế hoạch tham nhũng. Cũng không có nỗ lực nào chứng minh rằng những người lãnh đạo này biết về hành vi xấu của cấp dưới.
Vương Đình Huệ từng được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ cao nhất của đảng/nhà nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Nhưng đòn ăn thịt nhau của nội bộ cộng sản, đối với Huệ dường như sát ván nhất, bằng cách công khai làm cho hoen ố hình ảnh bởi những hành vi tham nhũng mà cháu trai và trợ lý lâu năm của ông, cũng như loạt các mối quan hệ ngoài luồng được đồn thổi.
Các nhà phân tích về chính trị Việt Nam có xu hướng coi những vụ cách chức này là sự mở rộng của chiến dịch kéo dài sáu năm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm thanh trừng đảng viên, tách khỏi "những thành phần tham nhũng". Nhưng bối cảnh lúc này, chính Trọng đang mắc kẹt trong chiến dịch "đốt lò" mà ông đề xướng. Vào lúc này, sau hơn 13 năm lãnh đạo đảng, Tổng bí thư cao tuổi Nguyễn Phú Trọng đã bị cái gọi là cánh quyền lực nhất, nhân danh "tính đảng" cô lập - cay đắng hơn, ông chính là người có thể phải vào thế, buộc phải ủng hộ Bộ trưởng Công an Tô Lâm kế nhiệm chức Tổng bí thư khi Đại hội Đảng XIV họp vào tháng 1 năm 2026, nếu như không muốn chính mình rồi cũng bị ăn thịt.
Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam ở Úc, đánh giá rằng "Chiến dịch chống tham nhũng của Trọng và trọng tâm vào trách nhiệm giải trình đã mở ra cánh cửa cho phe cứng rắn trong đảng hạ bệ các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại, qua đó dọn đường cho những người cứng rắn này đảm nhiệm chức vụ cao hơn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mười bốn".
Theo nhà báo Việt Nam Diên Luông, viết trên Nikkei Asia vào cuối tháng 3, "Các phe phái trong Đảng Cộng sản có thành trì trong các cơ quan quốc phòng, an ninh và tư tưởng của đất nước đã trỗi dậy kể từ năm 2016. Điều này đã đưa đất nước vào quỹ đạo kiểm soát hà khắc xã hội dân sự và diễn ngôn công khai trên phương tiện truyền thông chính thống và không gian mạng".
Nhà phân tích Zachary Abuza nói với Đài Á Châu Tự Do ngày 24 Tháng Tư rằng, "điều khiến Huệ sụp đổ là chính trị quyền lực và tham vọng", và Tô Lâm, con thú ăn thịt có nanh vuốt hàng đầu của Việt Nam, đang "có quyền điều tra to lớn để xây dựng những vụ án sâu rộng vào các giao dịch kinh doanh và đời sống cá nhân của các đối thủ".
Được BBC phỏng vấn, David Hutt nói thêm rằng "Công an đang dần nắm quyền. Đây không phải là điều tốt đối với người dân Việt Nam… Tôi lo ngại về điều gì sẽ xảy ra sau Đại hội Đảng năm 2026 nếu cuộc thanh trừng tiếp tục. Nhất là những người có thể leo lên đỉnh cao quyền lực như ông Tô Lâm không phải là những người trong sạch".
Sự gia tăng quyền lực của cánh công an trong đảng, cũng gây lo ngại, cả những tác động dây chuyền đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như sự đàn áp các ý kiến chính trị. Từ năm ngoái, rõ ràng là các quan chức cộng sản cấp cao, đặc biệt là những người được giao nhiệm vụ giải ngân vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, đã trở nên cực kỳ miễn cưỡng trong việc chấp nhận rủi ro, vì cũng không muốn bị ăn thịt trong móng vuốt của bộ công an. Thật sự, tiến trình ăn thịt lẫn nhau trong nội bộ Ba Đình đã lên đến đỉnh cao.
Cuộc chiến của Tô Lâm và Vương Đình Huệ diễn ra thật nhanh, chỉ trong có mấy ngày, nhưng người tung đòn quyết liệt vẫn là ông Bộ trưởng Công an, nhà lãnh đạo tối cao của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam tương lai.
Đòn quyết định, như đã biết, Tô Lâm tung con bài tập đoàn Thuận An bị phát hiện sai phạm vào cuộc, đi bắt thủ hạ thân tín của Huệ là Phạm Thái Hà công khai trước bàn dân thiên hạ, nhưng những ngày khảo tra kín, là những ngày Huệ lên ruột vì biết các ngón đòn tàn ác của Lâm lâu nay, chưa có ai thể đi qua mà không ói ra nhiều điều mà Lâm cần biết.
Tin từ trong nội bộ nói, Huệ suốt ngày 17 và 18 Tháng Tư chạy nhờ những mối quen biết, xem Phạm Thái Hà thế nào, nhưng thực chất là dò la xem Hà đã khai ra những gì rồi, trong khi chạy đôn chạy đáo tìm những thế lực phe phái khác để đỡ cho mình đòn cuối.
Nhưng muộn, ngày 19 Tháng Tư, Tô Lâm tung hồ sơ ra, và ép phải thành lập đoàn kiểm tra, đúng theo quy trình của ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra từ hồi chọn cắt đứt quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng. Cuối cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng đã phải ra công văn tuyệt mật, số 163, có tiêu đề “Quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đồng chí Vương Đình Huệ”.
Đoàn kiểm tra có 9 người, đứng đầu danh sách là ông Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban kiểm tra trung ương làm trưởng đoàn. Kèm theo Quyết định kiểm tra này có cả một kế hoạch tuần tự để cô lập và điều tra Vương Đình Huệ nhằm tìm ra kết quả cuối cùng để báo lên Bộ Chính trị và Ban bí thư. Quyết định được Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú đóng dấu, ký.
Nhìn cái tên Trần Văn Rón đứng đầu đoàn kiểm tra, ai nấy đều mỉm cười và biết rằng số của Vương Đình Huệ đã đến lúc tận. Rón sinh năm 1961, Người tỉnh Vĩnh Long, và có một đặc tính mà những ai quen biết điều rõ, đó là Rón ghét cay ghét đắng thành phần cộng sản Bắc Kỳ. Suốt 10 năm nay, cảnh các quan chức cấp cao Bắc kỳ chia nhau món lợi và làm giàu một cách công khai, khiến Rón vẫn có lúc chửi trên bàn nhậu. Cũng có thể Rón không phải là người thanh liêm gì, nhưng đối với cánh cộng sản miền Nam, có được lợi thế chia chác như vậy hoàn toàn không dễ.
Đòn chí mạng, là vào đêm 20 Tháng Tư, một nguồn tin nặc danh được bắn đi qua tin nhắn điện thoại số rác đến một số nhà báo ở Việt Nam có liên hệ với truyền thông quốc tế, tiết lộ thêm một chi tiết mà mới chỉ có Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng biết, rằng Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch tập đoàn Thuận An đang bị điều tra là cháu của Vương Đình Huệ. Chi tiết động trời này được các hãng tin, báo chí quốc tế thận trọng kiểm tra. Cuối cùng, tờ Asia Sentinel tung ra bài viết đầu tiên với người viết cũng được giấu tên, xác nhận chi tiết này, cũng là tiếng kéo màn của sân khấu kịch tính mà Vương Đình Huệ đang trải qua.
Trang web Quốc hội, sân nhà của Huệ tê liệt và đóng cửa việc đưa tin hàng ngày, với lý do bảo trì.
Đúng là Tô Lâm, người có cặp mắt của rắn và nụ cười của đười ươi, là hai loại dã thú luôn chọn quan sát thận trọng đối phương, thị uy, rồi sau đó mới tấn công đòn quyết định.
Tô Lâm chọn phương án tấn công vô định Huệ cuối cùng, vì đây là đối thủ giảo hoạt và kết nối với nhiều băng nhóm, cần tổ chức tấn công cả hai mặt: Chứng cứ sai phạm đối với nội bộ Đảng và đưa ra những tin tức chợ trời, để hủy diệt danh dự của Huệ với công chúng.
Tin tức chợ trời, tức trang web vuonghamy.com, mượn tên con gái của Huệ vưa tốt nghiệp ở Mỹ, hớn hở đeo cà-vạt đỏ có ngôi sao vàng, nhưng đưa hết chuyện ăn chơi, gái gú và nội bộ gia đình Huệ tan nát thế nào. Thậm chí trang này còn lôi tên Nguyễn Đắc Vinh, ủy viên ban chấp hành Trung Ương Đảng, chủ nhiệm ủy ban Văn Hóa, Giáo Dục của Quốc Hội, kẻ chuyên dắt gái cho Huệ. Công an Việt Nam giỏi bắt người như vậy, nhưng trang vuonghamy.com lại sừng sững không ai chạm vào được, cứ vài ngày lại rót một tin như điện giật.
Cả hai đường tấn công, Huệ đều chết nhanh và cả chết từ từ ở nội bộ đảng, lẫn cả chợ đời, chết trong từng giờ. Nói đến đây thì hết thảy quan chức cộng sản đều rùng mình nghĩ đến phận mình. Tin nội bộ giờ cuối, nghe rằng Ba Đình đang họp kín chuẩn bị bạn nhân sự mới ngồi vào ghế của Huệ. Nụ cười trên Huệ đã tắt.
Ngay trước khi kết thúc phiên xử sơ thẩm, người nhà bà Lan đã nói với hãng tin Reuters rằng luật sư sẽ nộp đơn kháng cáo. Có nghĩa là trước khi có kết quả phán quyết, bà Lan và luật sư đã chuẩn bị nội dung sẳn để kháng cáo, như một nước cờ được tính trong cuộc chơi với luật pháp Việt Nam, mà bà Lan lúc này phải một mình gánh tội thay cho những bóng đen đứng sau cánh màn nhung sự nghiệp của bà.
Có rất nhiều nhà bình luận thời sự đã nhấn mạnh rằng, trong một nền kinh tế chỉ huy của nhà nước cộng sản, những kẻ hở trục lợi chỉ có thể được tạo ra bởi các quan chức, và phối hợp bên ngoài để làm giàu. Một mình bà Trương Mỹ Lan có tài thánh đến đâu cũng không thể tự mình mở lối đi từ địa phương đến Trung Ương thành tập đoàn như hôm nay, và cuối cùng, là người kinh tài cho nhóm cộng sản miền Nam.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore, ít nhất một lần đã nhắc đến khái niệm “bảo trợ chính trị” cho sự hình thành quy mô làm ăn của bà Lan. Còn nói toẹt ra, tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định “trong cơ chế nhà nước này, một mình bà Lan không thể nào làm nên chuyện như vậy được.”
Sự có mặt không quá nổi bật của tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhiều năm trước, nhưng luôn hiện diện bên cạnh các quan chức miền Nam, cũng tạo nên lời xì xầm về một hệ thống kinh tài, nối dài đến Hồng Kông, Trung Quốc, nuôi lớn những con cá mập gian tham, đứng đầu là Lê Thanh Hải, cựu bí thư TP.HCM trong suốt nhiều năm.
Lê Thanh Hải có nụ cười hiền lành nhưng nham hiểm tột cùng. Trong chiến dịch đốt lò của Trọng, Hải liên tục đẩy đàn em ra chịu đòn, còn mình vẫn an toàn sau những cú đánh chí tử. Lê Thanh Hải từng làm Ủy viên Trung ương Đảng 3 khoá, trong đó có 2 khóa là Ủy viên Bộ Chính trị, nên ông Hải hiểu rõ mọi chuyện, và có đủ hồ sơ 'đen' của những kẻ muốn hại mình để tung ra khi cần thiết, vào ván cờ cuối.
Cụ thể một trong những chuyện bê bối năm 2006, vẫn được dân Hà Nội thì thào nói với nhau chuyện bí thư Hà Nội Nguyễn Phú Trọng là làm biến mất 3000 tỷ đồng ngân sách, và món quà căn nhà trị giá cả triệu đô từ tập đoàn Ciputra, mà sau đó đã bán gấp để xóa dấu vết. Ông Trọng cũng không phải sạch sẽ gì khi nắm toàn quyền, nên hiểu rõ ai là người nhìn thấy vết của mình, và thận trọng trong từng bước đi. Dĩ nhiên, Hải biết rõ và có lẽ cũng tạo điều kiện cho Trọng biết là mình có đủ hồ sơ. Chính vì vậy, trong cuộc chinh phạt 'đốt lò' vinh quang của mình, Trọng đã không dám nhắc gì đến Hải. Nhưng cay thì chắc là rất cay.
Thói thường của hậu trường chính trị, khi biết ai nắm thóp của mình, tức kẻ đó phải bị tiêu diệt. Trọng không muốn để yên cho Hải, và cũng muốn có một cước phá đảo, chiếm lấy lực lượng kinh tài cho phe cộng sản miền Nam, mà rành rành là Trương Mỹ Lan cùng tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chính vì vậy, vụ cướp đất Thủ Thiêm được Trọng cho mở lại, siết chặt Lê Thanh Hải vào những sai phạm mà người dân ở vùng đất này bị màn trời chiếu đất mấy mươi năm, nguyền rủa và quyết đòi cho bằng được. Đòn quyết định của Trọng đưa ra vào Tháng Ba 2020, là lúc cho Bộ Chính trị khóa 12 xem xét kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải, mức cao nhất mà ông Hải nhận được chỉ là 'cách chức Bí thư Thành ủy' đã kinh qua. Chính ông Trọng cũng bất ngờ vì nghĩ rằng mình đã hạ được con cáo già này, nhưng Hải đã khéo léo lobby đủ từ trên xuống dưới, khiến cả hội nghị lúc đó, không ai đồng ý mức án cao hơn, mà vốn ông Trọng từ đầu nhắm tới là khai trừ Đảng và khởi tố.
Để bảo đảm sự an toàn cho mình, Hải chạy kiếm cái vé vinh danh 55 tuổi Đảng vào năm 2023, để ràng chặt sự nghiệp đen tối của mình với hình ảnh đảng cầm quyền. Đồng thời lúc đó, Hải quyết định bán người bạn – thân thiết như chị em – là bà Trương Mỹ Lan cho cuộc gồm thâu của Trọng để có thể an tâm rút về làm người ‘tử tế’, theo sách lược từng thỏa thuận của Nguyễn Tấn Dũng với Trọng.
Chuyện bán Trương Mỹ Lan cho Nguyễn Phú Trọng là phương án phòng thân của Lê Thanh Hải. Phía tay chân của bà Lan cũng báo động những giả định sự gian ác của Hải nên gia đình bà Lan từ năm 2014 đã vài lần định thôi quốc tịch Việt Nam, nhằm chuẩn bị mọi bước rút nhanh khi Hải trở mặt.
Người trong cuộc giấu tên nói “Hải đã nói với bà Lan là: tui còn ở đây, chị không phải lo gì cả, bộ chị không tin tui sao”? Nghe thuyết phục nhiều lần, bà Lan cũng chần chừ cho đến khi ý định bí mật rời khỏi Việt Nam bị lộ, Hải là người báo cho Tô Lâm bắt trước, chận lại mọi thứ. Việc chận bắt diễn ra ngay trên đường đi, chứ không phải tại nhà, và cũng bắt trước 2 ngày theo tin công an đưa ra cho báo chí.
Giờ đây, khi án tử hình gọi tên bà Trương Mỹ Lan, mà không thấy bất kỳ sự vận động hay ra mặt nào của Hải, có thể phần kháng cáo của bà Lan sẽ vô cùng hấp dẫn với những tin tức mới mà chính Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng muốn nghe, là cơ hội để làm bàn đạp quét sạch Lê Thanh Hải và đám cộng sản Miền Nam.
Còn chưa biết phiên phúc thẩm của bà Trương Mỹ Lan sẽ ra sao, nhưng chắc chắn nếu bà Lan chết, sẽ không chọn chết một mình. Và những giờ phút này, Lê Thanh Hải đang toát mồ hôi lạnh từng ngày, chạy đôn chạy đáo để tìm một sự đảm bảo cho số phận của mình, cũng như có thể đang lên kế hoạch bịt miệng bà Lan, chẳng hạn như một cái chết bất ngờ trong trại?
Chuyến đi cầu viện Tập Cận Bình từ ngày 7 đến 12-4 của Vương Đình Huệ, do đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng tổ chức, có vẻ không ăn thua với đòn phép của Tô Lâm. Cuộc chiến của Tô Lâm nổ ra, dường như đã tính luôn cả bước Huệ sẽ tiếp cận Tập Cận Bình để xin đảm báo cho chiếc ghế kế thừa Tổng Bí Thư của Huệ. Ngay khi về nước, đòn tấn công mới của Lâm nhắm vào Huệ lại tiếp tục nổ ra làm chấn động hậu trường Ba Đình.
Cái đích của Tô Lâm đã rõ: đường đến Đại Hội 14 của CSVN phải bằng phẳng và không còn kẻ nào đối đầu với ông ta. Và những gì vừa xảy ra, cho thấy còn nhiều phát súng nữa vẫn đang hờm vào Huệ.
Ngay khi hể hả bắt tay với các quan chức cao cấp của Bắc Kinh và ra về, mặt Vương Đình Huệ đã tái mét khi thấy dưới chân máy bay đã có mấy chiếc xe bảng số 80 đang chờ để áp giải Phạm Thái Hà về cơ quan điều tra. Hà là cánh tay phải lâu năm của Huệ để bàn tính trong các nước cờ đối phó chính trị lẫn leo cao, và Phạm Thái Hà hiện cũng nắm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mặc dù sự vụ được giấu kín, nhưng tin tức ở trong nước đến chiểu tối ngày 17-4 đã lan nhanh qua các tin nhắn riêng. Có tin nói Phạm Thái Hà bị khởi tố bắt giam tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự. Nhưng cũng có tin nói tay này bị buộc tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Nhưng dù là tội gì, rõ ràng sợi dây liên đới dẫn đến Huệ đã hiện ra. Lịch sử đảng CSVN đương đại vẫn rành rành chuyện vào Tháng Một 2023, hai ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã phải từ chức vì các trợ lý mắc sai phạm. Để biểu quyết xác định sai phạm của hai nhân vật này, 486 đại biểu Quốc hội đã được họp mật theo từng tổ, nghe đọc chi tiết các vấn đề sai phạm của từng người, văn bản có đóng dấu mật, không phổ biến bên ngoài, có chữ ký xác nhận của Tô Lâm và cả chữ ký xác nhận có xem qua của Nguyễn Phú Trọng. Dĩ nhiên, lối thoát cuối cùng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam là phải làm đơn xin từ chức, và cuối cùng được 96,99% số nghị gật bỏ phiếu lúc đó, tán thành.
Vụ bắt Phạm Thái Hà, chỉ là bước hai của tổng kế hoạch loại bỏ Vương Đình Huệ. Bước một, trong những ngày Vương Đình Huệ cầu viện Bắc Kinh, thậm chí đem chuyện các mỏ đất hiếm của Việt Nam ra để nhử mồi cầu thân, thì ở quê nhà, Tô Lâm mở đại án liên quan để Tập đoàn Thuận An.
Thuận An là cái tên ít ai để ý, nhưng người cầm đầu là Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng đã luôn lót tiền khéo và đậm cho Phạm Thái Hà. Nhờ vậy, tập đoàn Thuận An luôn vượt qua các nhà thầu khác để nhận ngân sách xây dựng hàng trăm ngàn tỷ từ nhiều năm nay. Các tuyến đường cao tốc khắp đất nước đều có bàn tay vận động hậu trường của Tập đoàn Thuận An để giành lấy.
Dĩ nhiên, mọi chuyện đều có cái gật đầu của Huệ thì Hà mới dám ký và vận động hành lang cho tập đoàn Thuận An. Tổng kết quá trình, tiền hối lộ cũng đã lên đến con số ngàn tỷ, mà chắc chắn không thể nào Hà dám ôm hết một mình.
Qua sự bảo trợ chính trị của liên minh Huệ - Hà, ông chủ tập đoàn Thuận An còn thao túng đến mức bán lại các gói thầu giành được cho các công ty xây dựng khác, đem riêng về cho mình những số tiền hoa hồng khổng lồ. Và từ đó, các vụ thu tiền phí cao tốc bất minh và ngang ngược đã diễn ra trên suốt cả nước mà không ai hiểu nổi. Những người lên tiếng phản đối và vạch trần sự việc này lần lượt vào tù hay phải bỏ đi tỵ nạn chính trị.
Nhiều nguồn tin vội, cho rằng Huệ đã phải im lặng từ chức. Thế nhưng nhằm dập tắt các tin đồn bất lợi, ngày 17-4, Vương Đình Huệ đã ra mặt trong cuộc họp mở màn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vào ngay ngày đầu, vốn không cần Chủ tịch Quốc Hội có mặt, mà chỉ cần đại diện là Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Dĩ nhiên, Huệ muốn bắn đi thông điệp rằng mình là người không dễ gục ngã.
Nhưng đường dài mới biết sức ngựa. Giờ đây Phạm Thái Hà, đàn em thân tín đã gắn bó với Huệ suốt gần 20 năm, là người đã đi cùng với Huệ qua nhiều nấc thang quyền lực, hiểu và nắm rõ những phần ăn của mình và ông chủ, đang đối diện với những thủ thuật tra vấn kinh sợ của đàn em Tô Lâm, từng đêm trong ngục tối, liệu Hà sẽ bảo vệ ông chủ của mình đến mức nào?
Còn ông Trọng ắt cũng đang bứt tóc nghĩ đến cách giải vây cho Huệ. Nhưng câu chuyện “đốt lò không có vùng cấm” mà ông ta vẽ ra, nhằm triệt tiêu các đối thủ chính trị của mình, giờ đây trở thành chuyện há miệng mắc quai, và phải nhượng bộ cho Tô Lâm diễn trò “trong sách hoá nội bộ”. Điều này khiến Trọng có thể không còn dám nghĩ đến chuyện về hưu trước đại hội CSVN năm 2026, vì bàn cờ quyền lực của Ba Đình có thể bị Tô Lâm hất tung vào bất cứ lúc nào.
Bản tin ngắn của những người đã tận lực cho chương trình Tri Ân Thương Phế Binh VNCH ở Việt Nam, đã làm không ít người nhói lòng: Từ tháng này, hoạt động ý nghĩa và đầy tình chia sẻ này sẽ ngừng lại.
Món quà xuân 2024 khiêm tốn cho hơn 5000 quý ông thương phế binh VNCH (TPB), kéo dài từ tháng Mười Hai 2023 đến lúc này mới phát xong. Một phần vì những người thực hiện chương trình phải vừa phát vừa tìm kiếm nguồn quỹ tiếp tục, đủ cho các ông, vừa phải di chuyển và khéo léo không bị chính quyền cản trở, sách nhiễu.
Chưa năm nào như năm nay, quỹ quà xuân TPB vô cùng khó khăn dù chỉ dự tính 3 triệu đồng một người (khoảng $120), lời kêu gọi yểm trợ được phát đi liên tục hàng tháng. Kể cả những thiện nguyện viên tham gia chương trình cũng đối diện với nhiều tình huống nguy hiểm suốt từ Quảng Trị cho đến Cà Mau. Có thiện nguyện viên đi phát quà bị chính quyền địa phương bắt về thẩm tra vô cớ, vô pháp, giam lỏng cả ngày.
Trong lời chia tay đầy buồn bã của các quý linh mục Dòng Chúa Cứu Thế phát đi, có đoạn “Nay chúng tôi xin tạm ngưng công việc này để tập trung cho sứ vụ mới. Vì vậy chúng tôi sẽ không tiếp nhận hồ sơ mới mà quý Ông TPB gửi về theo địa chỉ: Nhà thờ Cần Giờ 182/3 Đào Cử, TT. Cần Thạnh, H. Cần Giờ, TP.HCM nữa. Và xin các nhà hảo tâm cũng không gửi tiền về cho chúng tôi (linh mục Trương Hoàng Vũ) theo địa chỉ trên”.
Tên của chương trình trợ giúp cho các quý ông TPB, có tên là “Bên nhau đi nốt cuộc đời”, do linh mục Phạm Trung Thành đề xướng, đã là một sự kiện độc đáo, cảm động và đầy nghĩa khí của những người muốn vinh danh và cám ơn những con người đã để lại một phần thân thể của mình trên đất nước, chống lại sự xâm lăng của Bắc Cộng sản cho tới 1975.
“Hứa là đi cùng các ông đi nốt cuộc đời này, nhưng rồi không làm trọn vẹn được, thiệt buồn quá”, một thiện nguyện viên của chương trình nói trong sự tiếc nuối.
Một người trên trang nhà của chương trình TPB-VNCH, để lại tin nhắn bùi ngùi “Năm nào ba mình cũng nhờ tiền quà xuân này để ăn tết, tết năm nay không có cha (linh mục) cho tiền quà xuân nữa, sau này ba mình sẽ không có tiền ăn tết nữa rồi”.
Từ khi bị ngăn trở bởi chính các linh mục thỏa hiệp với chính quyền ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Quận 3, Kỳ Đồng, chương trình thiện nguyện lừng danh chính thức có lệnh chấm dứt từ tháng Năm 2019. Các linh mục tận tâm với chương trình, và được yêu mến như Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, Trương Hoàng Vũ, Lê Xuân Lộc… bị điều chuyển đi tứ tán mọi nơi. Phòng Công Lý và Hòa Bình, chỗ dựa của dân oan mọi miền ở Việt Nam, bị đổi thành "Phòng Phát triển con người toàn diện".
Thời gian sau, khi nhà thờ Cần Giờ tái hoạt, nhưng đầy khó khăn do, phải cam kết với chính quyền là chỉ được hoạt động như một hoạt động từ thiện kín đáo, và nhỏ lẻ chứ không được tổ chức tập trung, linh mục Trương Hoàng Vũ đã hết sức cố gắng để duy trì nhưng mọi thứ không còn được như ý muốn.
Không chỉ riêng các thương phế binh VNCH bàng hoàng, mà chính những người tham gia phục vụ chương trình này cũng không nói nên lời. Với nhiều người, phục vụ cho những con người khốn khó này là niềm vui và ước nguyện chân thành của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự kỳ thị với những cựu quân nhân VNCH vẫn là một chủ trương thấy rõ.
Từ năm 2022, đã có tin rò rỉ từ nội bộ chính quyền, rằng sẽ phải bằng mọi cách chấm dứt chương trình Tri Ân TPB-VNCH, trước 2025, tức nhân dịp 50 năm CSVN cưỡng chiếm miền Nam tự do.
Có vẻ như chuyến đi của Vương Đình Huệ đến Trung Quốc dù là để thắt chặt các mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản nhưng thực sự số phận của ông Huệ đang nằm trong cuộc đối thoại ngoại giao này.
Báo chí nhà nước cho biết, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 đến 12/4, theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Ủy ban Đối ngoại Việt Nam cho biết hôm 4/4.
Nhìn vào lời mời của phía Trung Quốc và sự đáp lời nhanh nhẩu của phía Việt Nam, người ta nhìn thấy rằng đây như là một cuộc hẹn được sắp đặt trước, gấp rút, và được ngoại giao hóa bề mặt bằng một lời mời của Ủy ban thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc.
Mặc dù Thông Tấn Xã Việt Nam đề cao chuyến đi của ông Huệ là cực kỳ quan trọng nhăm “định hướng chiến lược cho quan hệ song phương”, nhưng thật ra còn có cái gì để “định hướng nữa” khi mà ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã nắm chặt tay, cam kết với Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp vào tháng 12/2023, rằng hai quốc gia quyết nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc”?
Bất kỳ ai đang quan sát tình hình chiến trường Việt Nam cũng có thể hiểu rằng ông Vương Đình Huệ, con cờ cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng, đang đứng trước những nguy cơ bị loại bỏ bởi Tô Lâm, Bộ trưởng công an kiêm lãnh chúa toàn phần Việt Nam. Chuyến đi này chắc chắn là có lời cậy nhờ của ông Nguyễn Phú Trọng, cùng sự bày tỏ trung thành của ông Vương Đình Huệ với họ Tập, để xin bảo đảm cho chiếc ghế tổng bí thư sắp đến không bị lung lay.
Nếu có tiếng nói của Tập ủng hộ cho việc Huệ thế Trọng, ít nhất thì Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ không thể manh động cho đến khi quy định Huệ ngồi được vào ghế bí thư. Chuyện lật đổ hay loại bỏ ứng cử viên bí thư nhiều sai lầm về đời tư này chỉ có thể hành động sau đó. Nhưng khi Huệ nắm quyền sinh sát rồi, thì chưa biết lúc đó ai sẽ loại ai để giữ mạng cho mình.
Điều thú vị là trước chuyến đi của Huệ trên báo chí bắt đầu lại dấy lên câu chuyện về người tình ca sĩ của Huệ đang nương nhờ ở nước Mỹ thù địch.
Trên báo Ngôi Sao, ngày 4/4, đột nhiên có một bài viết điểm lại cuộc đời của ca sĩ Hương Tràm một cách vô thưởng vô phạt. Nhưng rõ ràng nó là lưỡi gươm được cố ý treo lơ lửng, đối với ông Huệ. Bài viết có tựa đề Cuộc sống của Hương Tràm sau 5 năm sang Mỹ, trong đó mô tả úp mở rằng cô chọn cuộc sống xa nhà không rõ lý do, và nói “cô có cuộc sống như một sinh viên xa nhà, biết trân quý sức khỏe và suy nghĩ tích cực”.
Thời gian gần đây, mạng xã hội rò rỉ hình ảnh ca sĩ Hương Tràm bế hai đứa bé được cho là sinh đôi, với tin đồn cô này là người tình, và đẻ hai đứa con cho ông Huệ tại Mỹ. Tờ VnExpress dẫn lời của Hương Trà nói rằng cô không có con giống như lời đồn đại. Tuy nhiên cô không đính chính hay giải thích gì về tấm ảnh cô đang ôm hai đứa bé.
Tin lan nhanh, và thực tế từ đó đến giờ tất cả những câu chuyện bê bối của giới quan chức lộ ra ngoài phần lớn đều là trong nội bộ đưa ra trong mục đích đánh phá, loại bỏ nhau.
Hương Tràm tuyên bố đột ngột từ bỏ sự nghiệp khi đang được chú ý, và nói đi Mỹ học. Nhưng tờ Ngôi Sao lại tiết lộ cô không làm gì ngoài thú vui làm việc ở nhà, hát để phát online trên kênh YouTube riêng. “Theo giọng ca sinh năm 1995, cô muốn thỏa thích thể hiện chất nghệ sĩ, làm mới các bản hit của mình hoặc cover các nhạc phẩm nổi tiếng”, báo này viết.
Cũng úp mở, báo Ngôi sao viết “Ngay cả cô cũng không muốn đánh mất hình tượng vốn đã được mọi người yêu quý, công nhận. 'Tuy nhiên, cuộc sống luôn phải có điều bất ngờ mới thú vị. Hiện tôi sống trong niềm vui thật sự, được là chính mình', cô nói.” (hết trích)
Trên con đường đi phó hội và nài xin Tập Cận Bình một vé để bảo đảm cho chức Bí thư, chắc chắn Vương Đình Huệ cũng sẽ luôn toát mồ hôi hột về đêm, khi nằm nghĩ đến câu chuyện đang cứ úp mở như vậy. Bằng mọi cách để bảo vệ cho mạng sống của mình và cho chức vụ quan trọng mà mình phải nắm bằng được, liệu Vương Đình Huệ có hy sinh thêm phần nào của đất nước, dân tộc, để nhượng bộ Tập Cận Bình cho chiếc miễn tử bài, đem về Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam gay cấn với Trung Quốc về tuyên bố những xâm lấn trên biển?