22.5.2024 - Nguyễn Anh Tuấn
Mấy tháng qua, trong khi các nhà quan sát cáo buộc ông Tô Lâm đứng sau các cuộc thanh trừng chính trị nhằm nuôi tham vọng chiếm ghế TBT nhiệm kỳ tới, mình đã viết loạt bài trên Luật Khoa Tạp chí cho rằng chính ông Trọng mới là đạo diễn cho toàn bộ vở kịch nhiều hồi này.
Bài viết gần nhất dưới đây, được đăng vài ngày trước khi kế hoạch ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước kiêm nhiệm Bộ trưởng Công an bị đổ bể, đã chỉ ra dù được che chắn kín đáo, việc ông Trọng là người chủ mưu giấu mặt vẫn để lại những dấu vết mà sớm nhất là dịp Hội nghị TƯ 8 vào tháng 10 năm ngoái.
Các dấu vết cụ thể thế nào và ông Trọng làm thế với mục đích gì, mời mọi người đọc trong bài trên Luật Khoa.
Ngoài các điểm đã nêu trong bài, có một điểm khác mà mình không đưa vào vì không có bằng chứng, song chủ quan mình nghĩ lại rất quan trọng. Đó là những vụ thanh trừng này có "mùi" của Tổng cục II rất rõ. Làm công tác do thám và nắm hồ sơ cán bộ chiến lược, Tổng cục II hẳn không lạ gì việc ông Thưởng có chút chấm mút thời làm Bí thư Quảng Ngãi 13 năm trước hay trợ lý 20 năm của ông Huệ được bảo kê ăn hối lộ.
Hồ sơ lúc nào cũng sẵn đó, chỉ đợi được bật đèn xanh để tung ra. Ai có quyền bật đèn xanh ngoài TBT?
Trong các vụ án lạ thường như Phúc Sơn và Thuận An, Bộ Công an đã phải xuất hiện vừa để thực hiện quy trình tư pháp hình sự nhưng cũng rất có thể là để che giấu vai trò của cơ quan không được phép xuất hiện trước công chúng là Tổng cục II.
Bên cạnh đó, việc tung các thông tin và tài liệu ra bên ngoài nhằm chuẩn bị dư luận trước cũng là cách làm quen thuộc của cơ quan này.
Số phận của ông Tô Lâm
Trừ khi sức khỏe có gì đột biến, ông Trọng sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4 với Điều lệ Đảng được sửa đổi trong Đại hội XIV. Ông Tô Lâm theo đó nếu may thì hạ cánh an toàn, còn không sẽ bị buộc phải làm vai chính trong hồi cuối cùng của vở kịch dài kỳ mà ông Trọng làm đạo diễn.
Có người nói nếu ông Tô Lâm biết trước như vậy, không lẽ ông chịu thúc thủ bó gối sao? Mình xin hỏi lại: Nếu bạn là ông ấy, bạn có thể làm gì trong một hệ thống mà việc thiết lập và thi hành luật chơi nằm trong tay kẻ khác?
Thực ra thì sau những gì đã làm cho ông Trọng, ông Tô Lâm lẽ ra sẽ được hạ cánh an toàn. Ông cũng có cái may mắn, so với ông Thưởng, ông Huệ, (và có thể là cả ông Chính) ở chỗ cái dớp của vụ Trịnh Xuân Thanh khiến ông có cái cớ để thoái thác vị trí cao nhất. Dư luận trong Đảng trước giờ có thể đặt vấn đề ông Huệ, ông Thưởng, ông Chính kế nhiệm ông Trọng chứ ít ai nhắc đến ông Tô Lâm cũng vì cái dớp này. Trong cái rủi có cái may, ông Tô Lâm nhờ thế mà không trở thành mục tiêu của ông Trọng.
Tuy nhiên, mình vẫn nghĩ ông Tô Lâm vẫn sẽ bị xử, vì một lý do khác ít người nghĩ tới. Sau những xáo trộn chưa có tiền lệ vừa qua, như bất kỳ lực lượng chính trị nào khác, Đảng cần một con dê tế thần để xây lại tình đoàn kết nội bộ. Ông Tô Lâm đã bị "gài" bằng truyền thông vừa qua để trong mắt dư luận trong và ngoài Đảng trở thành một kẻ vì tham vọng quyền lực cá nhân mà thanh trừng đồng chí. Xử lý được Tô Lâm, ông Trọng sẽ bước vào nhiệm kỳ thứ 4 không phải như một kẻ tham quyền cố vị mà trong tư cách một người cứu Đảng.
Bằng cách này ông Trọng sẽ đạt được mục tiêu tối hậu là cầm quyền suốt đời mà không bị điều tiếng tham quyền cố vị từ cả dư luận trong đảng lẫn ngoài đảng – điều duy nhất mà ông ái ngại.
(trích)
"Cảnh rừng ai vẽ
Chẳng những không phải là đạo diễn, Bộ trưởng Tô Lâm còn có thể bị buộc phải thủ vai chính vào hồi sau cùng.
Sân khấu chính trị Việt Nam đang diễn tiếp những hồi gay cấn của một vở kịch lạ thường với sự ra đi của Ủy viên Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, người chỉ mới gần đây còn là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế chủ tịch nước hoặc chủ tịch Quốc hội đang vắng chủ.
Không chỉ bất thường, những diễn biến này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam khi mà chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đầu năm 2024 đã có tới 3 trong 5 nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam bị thanh trừng.
Ấn tượng bởi đặc tính công an trị của chế độ hiện hành, một số nhà quan sát cho rằng những diễn biến vô tiền khoáng hậu đang xảy ra nằm trong âm mưu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Họ cho rằng có một phe công an do ông Tô Lâm dẫn dắt đang “vũ khí hóa” công cuộc đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm độc chiếm quyền lực cho phe phái của mình. Bằng việc loại bỏ những đối thủ tiềm năng bao gồm ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai, ông Tô Lâm có thể vào tứ trụ để rồi sau đó chiếm lấy chiếc ghế tổng bí thư siêu quyền lực vào Đại hội XIV tới đây.
Giả thuyết trên, dù nghe rất hấp dẫn, song thiếu những căn cứ vững chắc."
---
Thiếu căn cứ thế nào, mời đọc bài “Cảnh rừng ai vẽ” trên Luật Khoa. Ngoài ra còn có bài “Làm cho khốc hại chẳng qua vì quyền” nhân vụ ông Thưởng, cũng trên Luật Khoa.
27.4.2024 - Nguyễn Anh Tuấn
Trong hành trình thăng tiến từ BT Bộ Tài Chính, lên Phó Thủ Tướng phụ trách Kinh tế, Vương Đình Huệ đã “lập công dâng đảng” bằng việc “sáng tạo” ra, rồi trực tiếp điều hành thành công “nỗ lực” BÌNH ỔN GIÁ THUỐC, bằng các công cụ như:
1. Bảo kê, ép cục Quản Lý Dược, BYT, thực hiện “biện pháp nghiệp vụ” một cách PHI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG là:
Bắt doanh nghiệp phải đăng ký giá bán, trước khi được cho phép bán thuốc.
Doanh nghiệp đăng ký mức giá chưa đủ thấp, theo chủ quan của cục, của chuyên viên Bộ Tài Chính phối hợp giám sát, thì chưa được cục đưa thông tin giá lên Web của cục -> chưa được tham gia thầu, hay bán thuốc.
Dẫn đến không tránh khỏi tình trạng xin cho, và đương nhiên thuốc mới bị chậm đưa vào thị trường, do việc đăng ký giá “chưa ngoan”.
2-3 năm nay, tình trạng thiếu thuốc thảm quá, nên đã bỏ trò này, chuyển sang “hậu kiểm”.
2. Đưa ra quy định về việc xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc một cách bá đạo, là bắt buộc giá năm sau phải không cao hơn giá trúng thầu thấp nhất của năm trước.
Rồi trực tiếp bảo kê cho cơ quan BHYT, gây sức ép tới các bệnh viện, trong việc giới hạn số tiền được phép dùng để mua thuốc.
Dẫn đến giá kế hoạch thầu của từng nhóm thuốc, mỗi năm một giảm, giảm tới mức chỉ có thuốc rẻ kém chất lượng mới tham gia thầu có lãi. Giảm tới mức các loại thuốc tốt, không thể bán lỗ, phải bỏ thị trường.
Trong khi giá đô tăng, giá nguyên liệu tăng, giá nhập khẩu tăng …
Thiếu thuốc nghiêm trọng là do vậy.
Mà bệnh nhân dùng thuốc rẻ, thì thực tế lâu lành. Tiết kiệm được một đồng tiền thuốc, thì tốn thêm 3 đồng tiền giường, người nhà bệnh nhân tốn kém thêm nhiều, khổ trăm đường.
…
Vấn đề thiếu thuốc điều trị cứ thế mà một tăng nặng, đạt đỉnh điểm tới không thể vá víu khi dịch tràn tới.
Chính phủ và các cơ quan liên quan, loay hoay mọi nỗ lực, nhưng ko thể giải quyết, vì ko dám động đến nguyên nhân gốc của vấn đề này.
Vì tội đồ chính, đang ngồi ghế Chủ Tịch Quốc Hội, rừng rực khí thế sắp sửa tiếp quản ngôi cao nhất.
Bởi thế nên có thể nói, vấn nạn thiếu thuốc điều trị, gây khốn khổ cùng cực cho bệnh nhân và người nhà, gây lao đao ngành y tế, sẽ không biết bao giờ mới có cơ may thoát ra, nếu tên ác quỷ này không bị vạch mặt, đuổi về.
Không như tên Phúc, tên Thưởng, đuổi hay không đuổi thì chưa chắc Dân được lợi gì.
Tên ác quỷ này bị vạch tội, tước đi quyền lực, chính là cơ may duy nhất, để sắp tới đây, tình trạng THIẾU THUỐC, được thực sự tháo gỡ.
Những người đã và đang khốn khổ vì thiếu thuốc điều trị, người bệnh có BHYT đang phải “mua ngoài”, mua thuốc xách tay, hãy nguyền rủa tên tội đồ này!
Tất cả chúng ta nên thấy mà mừng!