Thứ Sáu, 05/24/2024 - 05:10 — Nguyễn Văn Đài
Nội dung báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2023 rất đầy đủ chi tiết về các vấn đề liên quan. Trong phần tóm tắt đầu tiên của báo cáo này ghi rõ:
"Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm các báo cáo đáng tin cậy về: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hoặc đê hèn bởi các nhân viên chính phủ; điều trị y tế hoặc tâm lý không tự nguyện hoặc ép buộc; bắt và giam giữ người tùy tiện, tù nhân chính trị; các hành động trả thù vì động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự. Hạn chế nghiêm trọng tự do Internet; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội; bao gồm các luật hạn chế quá mức đối với việc tổ chức, tài trợ hoặc hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ; hạn chế tự do tôn giáo; hạn chế tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng sự tham gia chính trị.
Các hành vi tham nhũng lớn, buôn bán người và hạn chế đáng kể quyền tự do lập hội của công nhân.
Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm nhân quyền, nhưng các cơ quan an ninh và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt."
Những gì mà nội dung bản báo cáo phản ánh, trong thực tế còn khắc nghiệt hơn. Thời gian vừa qua nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường đàn áp, bắt bớ những người bất đồng qua điểm, quấy nhiễu gia đình người tù chính trị và tăng cường đàn áp tù nhân chính trị trong trại giam.
"Hiến pháp và luật nghiêm cấm việc tra tấn, dùng bạo lực, cưỡng ép, trừng phạt thân thể hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm thân thể, sức khỏe, hoặc danh dự, nhân phẩm người bị giam giữ. Tuy nhiên, các nghi can thường xuyên báo cáo về việc họ bị công an ngược đãi và tra tấn trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ.
Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền phạm nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ. Sự bạo hành này không chỉ xảy ra đối với các nhà hoạt động hoặc những người có liên quan đến chính trị. Các nhóm theo dõi nhân quyền đã công bố nhiều báo cáo về việc nhân viên an ninh sử dụng vũ lực quá mức trong khi thi hành công vụ và cáo buộc các điều tra viên tra tấn người bị giam giữ.
Vào tháng 2, các nhóm nhân quyền cho biết các công an tỉnh Đăk Lăk đã bắt giữ và hành hung hai lãnh đạo của các nhóm nhân quyền là người dân tộc thiểu số H’mông sinh sống tại Tiểu khu 179 thuộc tỉnh Lâm Đồng, sau khi hai người này trao đổi với các cán bộ ngoại giao nước ngoài. Một vụ việc tương tự xảy ra vào ngày 23 tháng 6. Theo đó, các nhóm nhân quyền cho biết chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành bắt giữ một nhà hoạt động là người Khmer Krom vì người này đã phổ biến các tài liệu về nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Công an được cho là đã hành hung người này trong thời gian giam giữ.
Theo các nhóm nhân quyền, chính quyền đã giam giữ ít nhất bốn nhà hoạt động tại các trung tâm điều trị cho người mắc bệnh tâm thần như một hình thức trừng phạt hoặc ép buộc. Người nhà của những phạm nhân và cựu phạm nhân cũng cho biết rằng nhân viên y tế tại các cơ sở y tế đã thực hiện các quy trình y tế không cần thiết đối với phạm nhân và người bị tạm giam."
Đối xử với tù nhân trong trại tạm giam và trại giam, báo cáo này nêu rõ.
Điều kiện ở các trại giam và trại tạm giam
Có sự khác biệt đáng kể về điều kiện giam giữ giữa các trại giam và các tỉnh khác nhau. Những người từng bị kết án, gia đình của họ và các luật sư cho biết điều kiện ở hầu hết các trại giam là khắc khổ nhưng nhìn chung không đe dọa đến tính mạng.
Điều kiện vật chất ngược đãi phạm nhân: Chế độ ăn uống không đầy đủ và thực phẩm không sạch, phòng giam quá chật chội, thiếu nước uống, điều kiện vệ sinh nghèo nàn, tình trạng quá nóng bức trong mùa hè tiếp tục là những vấn đề nghiêm trọng. Các cán bộ quản trại không ngăn chặn được tình trạng bạo lực giữa các phạm nhân.
Có báo cáo cho biết sức khỏe của nhiều phạm nhân đã bị suy giảm do bị lạm dụng tâm lý, không được ăn uống đầy đủ và không được điều trị y tế. Các nhà chức trách được cho là đã biệt giam các phạm nhân trong quãng thời gian phổ biến là ba tháng, và chỉ sau khi đã áp dụng các hình phạt ít nghiêm khắc hơn.
Gia đình của nhiều phạm nhân chính trị bày tỏ lo ngại về điều kiện giam giữ tồi tệ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân già yếu. Các nhà chức trách thường trì hoãn hoặc từ chối các yêu cầu nhận được chăm sóc y tế từ bên ngoài hệ thống trại giam. Các báo cáo cho biết nhiều phạm nhân đã chết trong thời gian bị giam giữ hoặc ngay sau khi được phóng thích do điều kiện tồi tệ của trại giam cũng như không được chăm sóc y tế một cách đầy đủ
Quản lý trại giam: Hiện không có hệ thống nào cho phép các phạm nhân có thể nộp đơn khiếu nại mà không bị kiểm duyệt. Bộ Công an cho biết các phạm nhân có thể nộp đơn khiếu nại chính thức cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, đơn khiếu nại trước hết phải nộp cho các cán bộ quản trại, mà những người này thường là đối tượng bị khiếu nại.
Giám sát độc lập: Bộ Công an - cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý các trại giam - nhìn chung không cho phép các giám sát viên độc lập trong nước và quốc tế tiếp cận phạm nhân, mặc dù đôi khi có cho phép các nhà ngoại giao đến thăm bệnh nhân".
Báo cáo còn nêu rõ các vấn đề bất cập về quyền người lao động, vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em, về tự do tôn giáo và giới tính. Nhìn chung, luật pháp Việt Nam chưa thực thi để người dân có đủ các quyền này.
Nội dung báo cáo không có gì bất ngờ, vấn đề của nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tồn tại hàng chục năm qua, từ khi cộng sản nắm quyền cai trị đất nước. Nhân quyền và dân quyền không được thực thi. Nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách "lật mặt", một mặt cam kết "lời hay ý đẹp" với quốc tế, một mặt tăng cường đàn áp người dân trong nước. Nếu như những cam kết công ước về nhân quyền của nhà cầm quyền với Liên Hợp quốc không được luật pháp quốc tế thực thi nghiêm túc thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn lộng quyền và người dân Việt Nam vẫn phải sống trong tăm tối.
Thứ Sáu, 05/24/2024 - 05:12 — Nguyễn Văn Đài
Đối thủ là người đương đầu với mình để tranh được thắng thua.
Trong các nền chính trị tự do, dân chủ đa đảng, đối thủ chính trị là những người đang cạnh tranh với nhau một cách công khai, công bằng để giành quyền lực chính trị.
Các đối thủ chính trị trong đảng cạnh tranh để giành vị trí chủ tịch đảng hay được đảng cử ra cạnh tranh với đảng khác trong cuộc bầu cử quốc hội hay Tổng thống,…
Các đối thủ chính trị đều cạnh tranh công khai, công bằng, bình đẳng bằng các cương lĩnh tranh cử của mình. Người chiến thắng là người tốt nhất được đa số cử tri đảng viên hay đa số người dân ủng hộ.
Các đảng viên hay người dân đều biết rõ về đạo đức, tài năng, điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng cử viên.
Trong chế độ độc đảng CSVN, về mặt công khai thì các quan chức không coi nhau là đối thủ.
Những quan chức muốn giành quyền lực thì họ ngấm ngầm tìm cách hạ bệ lẫn nhau bằng âm ưu, thủ đoạn đê tiện nhất có thể. Họ sẵn sàng dùng thủ đoạn đẩy nhau vào tù, thậm chí tước đoạt mạng sống của nhau.
Các đảng viên và người dân không thể nào biết được những quan chức nào là đối thủ chính trị của nhau nếu không có truyền thông MXH. Ngay cả khi một bên đối thủ đã ngã ngựa, các đảng viên và người dân chỉ nghĩ người bị ngã ngựa là do vi phạm pháp luật hay những điều đảng viên bị cấm.
Ví dụ như Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sử dụng quyền lực và chức năng của Bộ Công an để điều tra về những vi phạm pháp luật của các tập đoàn kinh tế như Phúc Sơn, Thuận An. Những tập đoàn này sân sau của các quan chức như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Sau đó, Tô Lâm và Bộ Công an đã ép buộc những quan chức này phải từ chức, còn cấp dưới của họ thì phải vào tù.
Trở lại với mối quan hệ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm.
Ở nhiệm kỳ đại hội 11 từ năm 2011 tới tháng 1 năm 2016, lúc đó ông Tô Lâm là thứ trưởng Bộ Công an thuộc phe của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thứ trưởng Tô Lâm đã là kẻ thù của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi cản trở Hội nghị trung ương 6 khoá 11 kỷ luật cách chức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nghỉ hưu ở Đại hội 12 vào tháng 1 năm 2016.
Ông Tô Lâm lên Bộ trưởng Công an.
Để bảo vệ được ghế Bộ trưởng và sinh mệnh chính trị, Bộ trưởng Tô Lâm đã chấp nhận làm tay sai cho Tổng BT Nguyễn Phú Trọng. Bộ trưởng Tô Lâm đã vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật CHLB Đức. Ông Tô Lâm đã trực tiếp tới CH Slovakia để chỉ huy các thuộc hạ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, CHLB Đức vào tháng 7 năm 2017.
Sau đó, trong suốt nhiệm kỳ 12 và nửa đầu nhiệm kỳ 13, ông Tô Lâm đã trở thành tay sai đắc lực của TBT Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc gọi là “đốt lò” để loại bỏ các đối thủ của ông Trọng.
Cho tới đầu năm 2024, ông Tô Lâm đã lợi dụng vào tình trạng sức khoẻ suy yếu của ông Trọng. Ông Tô Lâm đã lợi dụng việc chống tham nhũng để loại bỏ chính các đối thủ của mình trên con đường giành quyền lực cao nhất. Trong đó có cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư kiêm Trưởng Ban Tổ chức TƯ Trương Thị Mai.
Mặc dù sức khoẻ không tốt, ông Trọng vẫn khống chế được cục diện. Những người mà ông Tô Lâm coi là đối thủ phải loại bỏ như ông Thưởng, ông Huệ, bà Mai cũng chính là những người ông Trọng cũng muốn loại bỏ.
Như vậy, ông Trọng lợi dụng, đổ hết tiếng ác cho ông Tô Lâm bằng cách mượn tay chính ông Tô Lâm để loại bỏ những người mà ông Trọng thấy không còn phù hợp.
Đồng thời để khống chế và sẵn sàng loại bỏ ông Tô Lâm khi cần thiết, ông Trọng đã củng cố lại quyền lực của mình trong Bộ chính trị và Ban chấp hành TƯ bằng cách yêu cầu Ban CHTW đưa 4 người của ông Trọng và Bộ chính trị.
Đó là ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo; ông Lê Minh Hưng, trưởng Ban Tổ chức; bà Bừi Thị Minh Hoài, trưởng Ban dân vận; ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch MTTQ.
Ông Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước vào ngày 22 tháng 5 năm 2024.
Khoản 5 điều 88 Hiến pháp quyền hạn của Chủ tịch nước:
“5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.”
Như vậy thì CTN Tô Lâm có thể sử dụng quyền lực trong Hiến pháp để trở thành đối thủ của Tổng Trọng?
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, được lập ra theo điều 89 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch nước trong việc điều hành nhà nước, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh, duy trì ổn định trật tự chính trị-xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, và 4 ủy viên.
Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh là Chủ tịch nước Tô Lâm. Phó Chủ tịch của Hội đồng là Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ngoài ra còn có 4 uỷ viên của Hội đồng gồm: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công an(khuyết), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh là vị trí lãnh đạo cao nhất của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, theo Hiến pháp 2013 là lãnh đạo quân sự tối cao .
Chủ tịch đề nghị danh sách thành viên của hội đồng để Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. Thành viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội của Việt Nam.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt, quyết định những vấn đề sống còn của một quốc gia như tuyên bố các tình trạng khẩn cấp, ra quyết định hành động cho Chính phủ, quân đội, công an, ngoại giao để bảo vệ tổ quốc. Lúc đó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
Vấn đề mấu chốt ở đây là: Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Vì là chế độ làm việc tập thể và quyết định theo đa số nên CTN Tô Lâm không thể ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên khác ra các quyết định có lợi cho mình; nhất là các thành viên là người của Tổng Trọng.
Như vậy, Chủ tịch nước Tô Lâm không thể lợi dụng vào chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang để tăng vị thế của mình.
Những người tiền nhiệm của CTN Tô Lâm là các ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng chấp nhận bại trận.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được mệnh danh là nhà vô địch, không có đối thủ trong đảng và chế độ hiện nay.
Thứ Sáu, 04/26/2024 - 03:13 — Nguyễn Văn Đài
Hệ thống chính trị, pháp luật của nhà nước cộng sản Việt Nam được thiết kế như những cái bẫy cho người dân, doanh nhân và chính các quan chức từ trung ương tới địa phương.
Đối với người dân
Hiến pháp Việt Nam công nhận các quyền tự do, dân chủ như quyền tự do, ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình.
Trong khi đó, Bộ Luật hình sự lại qui định các điều luật như 117, 331 để phạt tù người dân khi họ thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp,..
Điều 109 để phạt tù người dân khi họ thực hiện quyền tự lập hội, lập đảng.
Điều 118 và 318 để phạt tù người dân thực hiện quyền tự do biểu tình.
Mục đích là để đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước và người dân. Đảng CSVN không chấp nhận bất cứ tiếng nói đối lập, khác biệt nào. Đảng CSVN cũng không chấp nhận các cá nhân, tổ chức đối lập.
Mọi người dân Việt Nam đều là tù nhân dự bị khi họ muốn sống ngay thẳng, chính trực, thực hiện quyền con người theo Hiến pháp và lên tiếng trước những bất công của xã hội.
Đối với quan chức.
Nhà nước CSVN trao cho các quan chức từ trung ương tới địa phương quyền lực. Các quan chức có quyền lực, có quyền cấp phép, phê duyệt các dự án, có quyền ban phát ân huệ, lợi ích cho quan chức cấp dưới, doanh nghiệp và người dân,…
Trong khi đó, hệ thống chính trị thiếu vắng tất cả các cơ chế giám sát quyền lực như không có các đảng đối lập, không có tam quyền phân lập, không có báo chí tự do, các tổ chức xã hội dân sự,…
Bởi vậy trước khi trở thành quan chức thì họ đã bị tha hoá về tư tưởng và nhận thức. Khi trở thành quan chức từ địa phương tới trung ương, rất nhanh chóng họ bị quyền lực làm tha hoá về nhân cách và mọi hành vi công vụ.
Các quan chức bắt đầu lợi dụng các sơ hở của pháp luật, chính sách để tham ô, chuộc lợi; lập nhóm lợi ích trong cơ quan để tham nhũng; liên kết với các quan chức ở các ngành khác, địa phương khác để cùng tham nhũng; lập các nhóm lợi ích với các doanh nghiệp; áp bức người dân để chiếm đoạt đất đai, tài sản,…
Có thể nói rằng 80% đến 90% các hành vi, các hoạt động công vụ hàng ngày của các quan chức là hành vi vi phạm pháp luật, hành động phạm tội.
Quan chức có chức vụ càng cao, thâm niên làm việc càng dài thì thành tích vi phạm của họ càng lớn.
Như vậy khi trở thành quan chức tức là họ đã trở thành tù nhân dự bị.
Khi các hành vi vi phạm pháp luật của họ bị phát giác do các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực với các đối thủ trong đảng của họ. Họ trở thành tù nhân chính thức. Đồng thời, họ cũng kéo theo các doanh nghiệp, doanh nhân sân sau của vào vòng lao lý.
Đối với doanh nhân.
Trong chế độ chính trị thối nát và hủ bại ở Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều có thể thấy được rằng nếu họ khởi nghiệp kinh doanh mà được một quan chức nào đó, chức vụ càng cao càng tốt bảo kê, giúp sức,… thì chắc chắn công việc kinh doanh sẽ vô cùng thuận lợi.
Bởi vậy có những người trước khi khởi nghiệp kinh doanh, họ đã tìm đến với các quan chức để bàn bạc, thoả thuận,…, và cuối cùng cấu kết với nhau để người thì lập doanh nghiệp kinh doanh, người sẽ dùng quyền lực chính trị để bảo kê, giúp sức,…
Có những người mà họ có người nhà, người thân làm quan chức, thì họ thành lập doanh nghiệp để được quan chức là người nhà, người thân bảo kê, giúp sức,…
Ở chiều ngược lại, mỗi quan chức ở mỗi vị trị khác nhau, họ đều biết cần đến những doanh nghiệp sân sau để phục vụ cho lợi ích của họ.
Bởi vậy, các quan chức trực tiếp tìm đến doanh nghiệp để hợp tác làm ăn.
Ở Việt Nam, những người kinh doanh nhỏ để kiếm sống qua ngày như những người bán hàng nước, hàng ăn sáng, ăn trưa, ăn tối ở vỉ hè, lòng đường,… cũng đều bị các quan chức chính quyền, công an cấp phường, xã cưỡng bức để bảo kê. Hàng tháng những người kinh doanh nhỏ này phải nộp tiền bảo kê cho các quan chức trên. Nếu không thì những người kinh doanh nhỏ không thể tồn tại bởi sự sách nhiễu, gây khó khăn của các quan chức địa phương.
Các quan chức sẽ giúp các các doanh nghiệp, doanh nhân các hành vi vi phạm pháp luật như: trốn thuế; vi phạm các quy định về đấu thầu; vi phạm các quy định về quản lý đất đai; đưa hối lộ; lừa đảo; tham ô; buôn lậu; kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; thao túng thị trường chứng khoán;…
Như vậy, gần như 100% các doanh nhân đều có từ một tới nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong suốt quá trình kinh doanh của họ. Thời gian kinh doanh càng lâu thì mức độ vi phạm pháp luật càng trầm trọng.
Trở thành doanh nhân cũng là bắt đầu trở thành tù nhân dự bị.
Và khi các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nhân bị phát giác do sự tố cáo của các doanh nghiệp đối thủ, do các quan chức bảo kê ngã ngựa. Các doanh nhân trở thành tù nhân chính thức.
Những ví dụ điển hình trong thời gian gần đây về mối quan hệ giữa doanh nhân và quan chức:
Vụ Vạn Thịnh Phát của doanh nhân Trương Mỹ Lan đã kéo hàng loạt các quan chức của Ngân hàng nhà nước vào vòng lao lý;
Vụ tập đoàn Phúc Sơn của doanh nhân Nguyễn Văn Hậu kéo theo bí thư, chủ tịch, các phó chủ tịch của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quảng Ngãi vào vòng lao lý. Và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị mất chức.
Vụ tập đoàn Thuận An của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng đã kéo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ là Phạm Thái Hà vào vòng lao lý. Và danh sách các quan chức có liên quan chưa dừng lại.
Tóm lại, dù là doanh nhân, hay quan chức mọi cấp ở Việt Nam đều là tù nhân dự bị.
Thứ Bảy, 04/20/2024 - 10:58 — Nguyễn Văn Đài
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các tin đồn liên quan tới các quan chức chóp bu của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Và sau đó ít ngày thì những tin đồn đó trở thành hiện thực.
Ví dụ: trước khi diễn ra Đại hội 13 của đảng CSVN vào tháng 1 năm 2021, đã có tin đồn về việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tái cử nhiệm kỳ 3 Tổng bí thư, và sau đó diễn ra như vậy.
Hay gần đây, tin đồn ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng có liên quan tới các vụ án hình sự khác nhau và phải tự nguyện nghỉ hưu. Và thực tế đã diễn ra như vậy.
Hiện tại, tin đồn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có liên quan tới vụ án hình sự của tập đoàn Thuận An và chủ tịch tập đoàn là Nguyễn Duy Hưng. Rồi tin đồn liên quan tới người trợ lý, kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH của ông Vương Đình Huệ và ông Phạm Thái Hà đã bị tạm giữ hình sự. Tin đồn cho biết ông Vương Đình Huệ có thể mất chức.
Hầu hết những tin đồn trước khi thực tế xảy ra đều gây bất lợi cho các quan chức nói riêng và hình ảnh của chế độ nói chung.
Mặc dù trước đây, việc bảo vệ hình ảnh cho những người lãnh đạo chóp bu của chế độ là nhiệm vụ của ngành tuyên giáo và các cơ quan truyền thông của chế độ.
Trước khi tìm hiểu xem tại sao, các quan chức CSVN không thể tự vệ trước tin đồn. Chúng ta xem ở các nước dân chủ đa đảng và tự do báo chí thì họ xử lý tin đồn như thế nào?
Trong các nền chính trị dân chủ đa đảng và báo chí tự do thì những tin đồn về đời tư hay những việc làm khuất tất, vi phạm pháp luật của các quan chức chính quyền rất nhanh chóng bị bác bỏ hay trở thành thông tin chính thức trên các cơ quan truyền thông.
Thứ nhất, những quan chức có liên quan tới tin đồn ngay lập tức có thể trực tiếp hoặc thông qua phát ngôn viên, trợ lý của họ trả lời trước các cơ quan truyền thông.
Thứ hai, các cơ quan truyền thông cùng với các phóng viên của họ sẽ nhanh chóng đi trước tìm hiểu, điều tra về các sự việc liên quan tới các quan chức để đưa lên truyền thông cho mọi người dân trong nước và cộng đồng quốc tế biết.
Trong chế độ độc đảng cộng sản tại Việt Nam thì hoàn toàn khác.
Khi có tin đồn liên quan tới bất kỳ quan chức nào, thì quan chức đó không được phép tự mình họp báo hoặc thông qua trợ lý, thư ký, phát ngôn viên để thông tin với báo chí.
Việc bác tin đồn do các cơ quan chuyên môn của đảng hay chính quyền CSVN như Ban Tuyên giáo, Bộ thông tin và truyền thông, hay Bộ công an,… Sau đó, các cơ quan báo chí lấy tin tức và đăng tải.
Tại sao chế độ CSVN lại đối xử với các quan chức chóp bu của họ như vậy?
Thứ nhất, đó là do cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong giới chóp bu CSVN. Và tin đồn là một cách để những kẻ đang nắm thực quyền làm mất uy tín, dọn đường trước khi hạ bệ chính thức đối thủ của mình.
Vì áp lực quá mạnh của tin đồn, khiến đối thủ hoảng sợ, mất tự chủ, xấu hổ và cuối cùng tự nguyện từ chức.
Thứ hai, nếu như những kẻ đang nắm thực quyền chưa thể hạ bệ đối thủ của mình, thì cũng làm mất tương lai chính trị của đối thủ.
Thứ ba, điều quan trọng nhất, mặc dù là tin đồn nhưng bản chất của nó là sự thật. Bởi những quan chức bị dính tin đồn đều là những quan chức có những hành vi vi phạm, hành vi xấu, hủ bại đúng với tin đồn.
Và cuối cùng, nguồn gốc của tin đồn đều từ những kẻ nắm thực quyền trong giới chóp bu CSVN.