16.5.2024 - Nữ Phóng Viên
(Sang Đỗ)
Gần đây dân mạng sốt xình xịch về hiện tượng Minh Tuệ. Thầy ấy sinh 1981, quê gốc Hà Tĩnh, di cư vào Tây Nguyên từ nhỏ. Thầy phát tâm đi tu theo đúng kiểu Thích Ca lúc tại thế. Khất thực, ba y một bát. Chỉ xin cơm, không xin tiền. Hạn chế dùng vật chất đến tối thiểu.
Nhiều bạn hỏi quan điểm của tôi ra sao. Có lẽ các bạn ấy biết tôi viết và quan tâm nhiều đến Phật giáo như một người nghiên cứu. Tôi bảo, nếu đã đọc tôi rồi thì đâu cần hỏi nữa.
1. Tôi không kết luận gì về đạo hạnh, trí tuệ, sự đắc quả của thầy Minh Tuệ bởi tôi chưa từng gặp. Nhưng quả thực nếu thầy ấy làm đúng như truyền thông mạng đưa tin thì cũng là nét độc sáng trong tư duy và hành động. Và đó chính là Phật dạy. Thầy Thích Chân Quang nghi ngờ rằng thầy Minh Tuệ không am hiểu giới luật và Phật pháp. Xin thưa, chính thầy Chân Quang (cũng giống hàng ngàn nhà sư khác) thực hiện rất tồi giới luật nhà Phật. Giới luật thì không khó hiểu. Khó là ở việc thực hiện trì giới. Cần gì phải có bằng tiến sỹ mới hiểu giới luật?
2. Sự kiên trì giới luật được thầy Thích Thông Lạc đánh giá rất cao trong tu hành. Thầy Thông Lạc coi rằng đó là nguyên lý cơ bản của tu thiền. Nói giời nói biển mà giới không giữ được thì thầy Thông Lạc vẫn coi thường. Bởi thế, trì giới đúng và lâu dài như thầy Minh Tuệ (theo như kể) là việc thuận với giáo lý và nề nếp nhà Phật chính tông. Theo thầy Thông Lạc, xây chùa lớn, chuông to, tượng bự là Phật giáo biến tượng, tào lao qua năm tháng và văn hóa. Mượn cớ hoằng dương Phật pháp để ăn sung mặc sướng trên sự si mê của đàn na, thí chủ.
Thích Ca nói: Thiền sư ham mê tấm áo cà sa đẹp cũng là thiền sư rởm.
Đường Tam Tạng dùng bình bát vàng bốn số 9 và cà sa triệu đô do Quan Âm tặng. Cả đời Đường tăng dính mắc vào hai của nợ ấy. Bạn hãy tự suy ra tính phản động và phi lí của Phật giáo Trung Hoa. Đâu cần nói nhiều.
THẾ NÀO LÀ TU HÀNH?
Theo thầy Thông Lạc, việc đầu tiên là phải giữ giới. Có giới luật cho cư sỹ, giới luật cho khất sỹ, giới luật cho ni, cho tăng, cho Phật tử tại gia... Không giữ được giới thì đừng nói tu tập làm gì cho mệt.
Trước đây tôi lầm tưởng người tu hành cao siêu thì không cần giữ giới. Tôi hiểu lầm là giới luật chỉ cần cho kẻ mới nhập đạo. Hóa ra không phải. Giữ giới tốt thì xem như đã làm xuất sắc được 70% việc tu tập rồi.
1. Không dùng chất kích thích (rượu cồn, ma túy...)
2. Không tà dâm
3. Không sát sinh
4. Không trôm cắp
5. Không nói dối
Trong 5 giới tưởng như đơn giản trên, ai nói mình đã thực hiện được nghiêm chỉnh từ bé đến lớn, tôi xin phép đập đầu vào tường chết liền.
Giữ giới quá khó nên người ta thường né tránh hoặc ngụy biện cho thói xấu của mình. Các hòa thượng luôn nói "quả vị cao thì giới có thể linh động và buông lỏng chút..."
Tuy nhiên, quả vị cao thì không ai bằng Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhưng chính ngài vẫn giữ giới rất nghiêm chỉnh. Chưa bao giờ ngài ngủ giường rộng, nhà to đẹp, chưa bao giờ ngài đi xe ngựa kéo. Trừ một lần duy nhất ngài chịu đi xe ngựa kéo là lần Ngài cần đi nhanh để về nhìn mặt cha Tịnh Phạn trước giờ tử biệt. Ngài luôn ăn ngủ đơn giản. Ngài duy trì ba áo một bát, tự mình xin ăn cả một đời.
Ngẫm cách các đại đức, hòa thượng bây giờ sinh hoạt mà tôi phát hoảng. Họ tự cho mình cao quý, phải đi máy bay hạng sang mới xứng với mình. Thử hỏi, đức hạnh của họ có cao bằng một phần nhỏ của Thích Ca chưa? Họ nói rằng do Phật tử bắt họ ngồi lên Lếch-xù chứ họ cũng không khoái Lếch-xù. Láo nào! Họ có quyền từ chối cơ mà. Sao không bắt Grabbike?
Thiền tứ niệm xứ là đúng nhưng không đủ. Gốc rễ của mọi vấn đề theo thầy Thông Lạc chùa Chân Như là nằm ở NHƯ LÝ TÁC Ý và và GIỮ GIỚI.
Theo Chân Như trưởng lão, đây chính là hai pháp hành căn bản của tu đạo chứ không phải ngồi thiền. Ngồi thiền chỉ thành quả khi và chỉ khi giới hạnh được bảo đảm mà thôi.
Tôi không cổ vũ và đồng tình hay phản đối bất cứ quan điểm nào. Kể ra và nhường mọi người tranh luận. Tôi chẳng mấy quan tâm.
3. Do đó, ta không nên ca ngợi thầy Minh Tuệ quá đáng và cũng đừng làm lễ nhiêu khê quấy rầy thầy ấy tu tập. Hãy trả thầy ấy về tự nhiên như điều thường ngày thầy ấy làm. Việc trì giới đi khất thực thập phương là đáng ca ngợi nhưng cũng chẳng vì thế mà khẳng định Minh Tuệ là quả vị cao siêu, bậc giác ngộ khi ta chẳng biết nhiều về ngài. Kẻ đáo bỉ ngạn, chứng tam minh không thể suy diễn từ việc giỏi trì giới. Kẻ ấy, nếu xuất hiện, còn do vô vàn nhân duyên phức hợp khác.
4. Dân mình ngưỡng vọng và náo nhiệt lên bởi từ lâu lắm mới thấy một thầy tu chân chính trên mạng xã hội. Trước có thầy Tuệ Sỹ và nhiều thầy khác nhưng đều ẩn tích hoặc bị cấm xuất thế. Nếu họ biết thầy Tuệ Sỹ, hẳn họ sẽ không quá ngạc nhiên và trầm trồ thầy Minh Tuệ bây giờ.
LẠI THÊM ĐÔI ĐIỀU VỀ PHẬT GIÁO
1. Phật giáo dấn thân (tham gia công tác xã hội, chính trị, quân sự, cứu nạn cứu hộ...) là ý tưởng sau này người ta đưa vào. Đặc biệt thời thế kỉ 12 và 13 (Lý Trần). Gốc gác của ý tưởng này là do những cuộc chiến tranh chống xâm lược từ phương Bắc đòi hỏi ta phải đoàn kết và tận dụng mọi nguồn lực. Nhưng ý tưởng Phật giáo dấn thân ban đầu có vẻ như xuất phát từ Thiếu Lâm Tự bên Trung Quốc. Cái hay, cái tốt tôi tạm không bàn, nhưng chắc chắn không phải chủ trương ban đầu của Thích Ca Mâu Ni.
Theo tôi, nhà sư chỉ nên ra tay khi sự cố đập vào mắt, khi có chuyện xảy ra đến với mình, hoặc có ai hỏi đến xin tư vấn. Còn ngoài ra, chả nên lăn xả vào, hay đi tìm việc thiện việc nghĩa trong thiên hạ làm gì. Không chỉ nhà sư, theo tôi, bất cứ ai trong chúng ta, chỉ cần nhớ câu "kiến ngãi bất vi vô dũng dã" (gặp việc nghĩa thì làm, không gặp thì thôi). Tại sao phải lăn xả đi kiếm việc nghĩa? Cứ sống chuẩn, sống đẹp, lo cho chính mình đàng hoàng là ta đã giúp thiên hạ bớt đi một người xấu rồi. Khi gặp chuyện, sẵn sàng ra tay!
Nhiều người khoe rằng chùa mình có nhà sư đi chống COVID. Tôi luôn nghi ngờ về lợi ích cộng đồng từ việc ấy. Có chăng, chỉ là làm đẹp hình ảnh cho nhà chùa trong mắt những con nhang dễ tính.
Hồi thanh niên khỏe, tôi đi hiến máu 3 lần để chứng tỏ mình là người tốt, hi sinh vì người khác. Sau tôi thôi. Một là vì tuổi tác, sức khỏe kém đi. Hai là tôi nghĩ, thà để dành máu đó làm việc khác (như giảng dạy, viết sách, tặng sách) có vẻ lợi cho cộng đồng hơn nhiều. Hãy để việc hiến máu cho thanh niên trẻ khỏe vì bọn chúng thích hợp với việc ấy hơn tôi.
2. Vai trò duy trì, củng cố tăng cường đạo đức, luân lí trong xã hội, dạy trẻ con hiếu thảo, làm công dân tốt không phải là vai trò chính của Phật giáo, cũng chả phải duy nhất Phật giáo gánh vác. Phật giáo nguyên bản không tầm thường chỉ có vậy thôi đâu.
Theo như tôi quan sát, hệ thống luân lý khắp nơi trên thế giới đều dạy bỏ ác làm thiện dù khái niệm thiện ác đôi khi bất nhất. Nho giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Cơ-đốc giáo, phong dao tục ngữ dân gian,...đều dạy con người luân lý và trách nhiệm xã hội.
Nhấn mạnh vai trò dạy đạo đức luân lý cho công dân là sai nguyên tắc tu hành. Nhà sư có chức năng ấy nhưng không phải là chức năng chính. Đương nhiên, càng không nên lấy đó làm tự hào. Múa hát tụ tập văn nghệ, hội hè đình đám lại càng không phải chức năng của người tu hành.
Giảng bài cho thanh niên về hiếu kính cha mẹ, đoàn kết anh em, thương kính bằng hữu, công dân trách nhiệm thì ai có văn hay đều giảng được.
Cử một kẻ bất tài như tôi đi chém có thể còn hay hơn vô số thầy chùa nổi tiếng trong các khóa tu hè hiện nay.
PS
Đạo Phật về gốc gác thâm sâu là không tôn thờ nhân đạo. Vì bản chất nhân đạo là ích kỉ (đề cao con người, lấy con người làm thước đo, coi khinh vạn pháp). Nhân đạo là trò chơi của Khổng. Phật giáo tôn thờ thiên đạo! Nhân đạo là dành cho bình dân, dễ hiểu, người căn cơ còn thấp. Tạo phúc cũng vậy. Đó là khái niệm của bình dân. Bằng chứng là Văn Thù Sư Lợi hình hài như ác quỷ, đeo đầu lâu trang trí trên người. Ai theo Mật Tông thì biết. Ác và Thiện đều được tôn thờ, vì chúng đều là bản nguyên của vũ trụ. Trời là ác hay thiện? Không ác cũng chả thiện. Phật cũng vậy đó.
Người ta trồng cây nhân sâm là để lấy củ mặc dù lá nhân sâm cũng có tác dụng sức khỏe. Nhưng nhâm sân chỉ ra lá mà không ra củ thì trồng cũng phí công. Các chùa bây giờ có vẻ như là nơi sinh hoạt văn hóa (tạm gọi là lành mạnh) hơn là nơi tu tập trì giới đúng nghĩa. Nếu ví đạo Phật như cây nhâm sâm thì hiện nay cây ấy chỉ ra được lá.
KÍNH GỬI PHẬT TỬ HAY LO XA
1. Quý vị e sợ không ai hoằng dương Phật pháp, lo Phật biến mất khỏi đời sống nhân dân? Ôi, điều đó không bao giờ xảy ra nhé. Cái thứ Phật giáo (mà quý vị biết) mạnh lắm. Nó bám rễ như cây thài lài, không bao giờ chết ở Việt Nam và những nước tương tự nhé. Mà nó (thứ Phật giáo biến tướng) biến mất thì nguy hại gì? Ai bảo xã hội sẽ xấu đi khi không có nó?
Theo như tôi quan sát, hệ thống luân lý khắp nơi trên thế giới đều dạy bỏ ác làm thiện dù khái niệm thiện ác đôi khi bất nhất. Nho giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Cơ-đốc giáo, phong dao tục ngữ dân gian,...đều dạy con người luân lý và trách nhiệm xã hội.
2. Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo. Mỉa mai thay, chỉ khoảng 10% dân nước này theo Phật giáo. Một con số đáng kinh ngạc. Đa số dân Ấn theo Hồi giáo và Hindu giáo.
3. Tôi nghiên cứu Phật, học Phật nhiều. Nhưng cái thứ Phật giáo như quý vị biết thì nó chết cũng chả sao. Tôi chả mang ơn gì nó. Tôi chỉ mang ơn Phật giáo chính tông, mang ơn Thích Ca, bậc tỉnh thức có một không hai.
4. Nghe đồn, khi giác ngộ viên mãn, chính Thích Ca định không phổ biến cái ngài ngộ ra. Ngài nghĩ rằng bọn chồn nâu vàng vẩu chiếm đa số khắp dương gian. Dù tỉ kiếp nữa cũng chả giáo hóa được bỏn. Nên ngài bỏ vào rừng chơi với voi và hổ. Bọn chư thiên chư thánh van xin, nài nỉ ngài ở lại dạy dân. Đội ấy lí luận rằng trong 1 tỉ thằng, biết đâu sẽ lòi ra dăm thằng khá khẩm. Thích Ca bảo: "Nhìn bọn chồn nâu hãm bỏ mẹ. Nhưng tao chiều bọn bây đấy. Chứ tao chả tin."
Đấy nhé. Đoạn này có ghi trong mọi loại kinh. Chứng tỏ Ngài tin chắc không có đạo Phật, đời vẫn thế. Mà có đạo Phật thì đời vẫn thế.
5. Quý vị đồng nhất phá Phật giáo (hàng fake) với phá nhà nước, phá tổ quốc là sai. Thậm chí quý vị còn xúc phạm Đảng ta. Vì Đảng ta đã từng triệt phá chùa và tượng Phật những năm 1960. Tôi nói có sách, mách có chứng.
PS
Hồi đó, có lẽ thầy Thích Ca chưa biết đến bọn Châu Âu. Bọn ấy mới dễ ngộ đạo. Bằng chứng là khá nhiều anh chứng ngộ cao, và sách hay về Phật giáo đến từ Âu Mỹ.
Ấn Độ nhiều hổ. Thấy thầy Thích Ca hay chơi với hổ, có người bảo: Chỉ có những đại gia như ngài mới dám nuôi hổ. Thầy bảo: Anh cứ thần thánh hóa nó lên thôi. Tới đây tôi sẽ huấn luyện cho nó ăn cơm, như chó ấy. Chứ mình lấy đâu ra tiền mà ngày nào cũng dăm bảy cân thịt bò.
PS
Nếu thầy Minh Tuệ là thiền sinh đang đi khất thực tu tập mà bạn vội vã tôn thầy ấy lên quá đà biết đầu chẳng là liều thuốc độc bảng A dành tặng cho thầy ấy. Cứ để yên thì thầy ấy hạnh phúc. Dân mạng cứ huýnh lên mà làm khổ cho nhau. Các phe cánh bị thất thố, nó cử người đánh thầy Minh Tuệ. Chẳng phải bạn vô tình gây ác hay sao?
15.5.2024 - Nữ Phóng Viên
(Peter Pho)
Thầy Minh Tuệ tu theo lối khổ hạnh như lão đã viết. Loại tu hành này có tên là Hạnh Đầu Đà.
Nhiều họa sĩ vẽ thầy Minh Tuệ và bắt mắt nhất là bộ cánh của thầy. Bức họa của họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng lão đánh giá là đẹp và ý nghĩa nhất trong những bức minh họa về thầy Minh Tuệ. Họa sĩ nhắn cho lão nói rằng:”Chào Anh. Bức vẽ “ Người không toả sáng bằng cái đầu”. Bức đầu tiên tôi không đăng, vi vẽ ngài Mình Tuệ có bước chân toả sáng trên con đường đầy máu và nước mắt. Xong thấy không vui và còn hận nên tôi bỏ con đường đau đớn đó đi . Chỉ để bước chân ngài ấy toả sáng.”
Họa sĩ đã làm nổi bật lên “Pháp y” của thầy với hơn mười màu sắc khác nhau rất bắt mắt.
Vậy các bạn có biết pháp y này có nguồn gốc gì? Chắc đa số bạn đều cho rằng thầy vô tình nhặt nhạnh vải thừa áo cũ để chắp vá thành cái áo để khoác trên người. Sau đấy xuất hiện vài vị sư “Cái bang” nhập vào sư đoàn của thầy, các vị cũng khoác trên mình bộ cà sa chắp vá như thầy Minh Tuệ, nhưng về phối mầu thì cà sa của thầy Minh Tuệ là đẹp và “nghệ thuật” nhất. Nếu bán đấu giá, chắc Nguyễn Hoài Bắc sẽ trả giá đến chục ngàn Đô. Hoài Bắc mà bận cà sa này, vai khoác túi vải nhét đầy tiền, trên tay cầm một xấp Đô La đi nghênh ngang ngoài đường, đảm bảo một biển người cuốn theo sau còn nhiều hơn thầy Minh Tuệ…kkk
Y phục của thầy Minh Tuệ có nguồn gốc và sự tính toán kỹ càng. Nó có tên là “Y phấn tảo”, được cắt tỉa, chắp vá, khâu lại từ nhiều mảnh vải khác nhau. Đó những mảnh vải bó thây người chết sau khi đốt còn sót lại hoặc áo tang, khăn tang mà người ta vứt bỏ nơi nghĩa địa, bệnh viện,... hay là những quần áo cũ vứt ngoài đường mà chó chim tha về làm ổ nơi vỉa đường. Thầy nhặt về giặt giũ sạch sẽ, khâu lại thành y để mặc. Đây là nguyên tắc thứ nhất của tu Hạnh Đầu Đà, việc này giúp cho hành giả không bị lệ thuộc vào sự cúng dường của thí chủ.
Vị hành giả tu hạnh đầu đà chỉ có ba tấm y duy nhất, y lớn khoác bên ngoài, một áo, một quần, còn gọi là thượng y, trung y và hạ y. Suốt cả một đời tu sĩ, vị hành giả chỉ có ba tấm y đó, khi rách nát thì vá chằng vá đụp đến khi không còn chỗ vá nữa thì mới được thay y mới.
Có lẽ trong giới thời trang sắp bùng nổ kiểu thời trang cách điệu từ Y phấn tảo. Khi ấy lão PP sẽ mua vài bộ cho mình và các trưởng lão Tạ Trí, Đỗ Vũ, Gã Búi Tó mặc đến chơi nhà Bac Nguyen cho đẹp mắt…kkk