logo-vuot
acrobat  📂  🏠   

RFA - 2

Bắt tạm giam cựu Chủ tịch UBND và bốn quan chức tỉnh Bình Thuận

2024.04.26 - RFA

RFA-02-01
Ông Lê Tiến Phương - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Niên/H.L

Cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận, ông Lê Tiến Phương, cùng bốn quan chức tỉnh vào ngày 26 tháng tư bị khởi tố và bị bắt theo cáo buộc “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3, Điều 219 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bộ Công an thông báo các biện pháp vừa nêu sau khi mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết ở phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dự án này do Công ty Cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư.

Những quan chức tỉnh khác cùng chịu áp dụng biện pháp tương tự ông Lê Tiến Phương là các ông Xà Dương Thắng-nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Đỗ Ngọc Điệp-nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Thiết; Hồ Như Hải-nguyên Phó Giám đốc Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam - Chi nhánh Bình Thuận, Thẩm định viên về giá và Lê Anh Huy-nguyên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp thuộc Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Văn Phong-nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Hồ Lâm-nguyên Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận; Lê Nguyễn Thanh Danh-nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Thanh Cho-nguyên Chi cục Trưởng Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận; Lê Nam Hưng-nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận; và Phạm Duy Cường- nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận; nguyên Trưởng phòng TN&MT TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Tuy nhiên tin cho biết các ông Nguyễn Văn Phong, Hồ Lâm, Lê Nguyễn Thanh Danh, Nguyễn Thanh Cho, Lê Nam Hưng, và Phạm Duy Cường đang phải chấp hành án tù trong vụ án xảy ra tại dự án Khu Thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 ở tỉnh Bình Thuận.

Trong ngày 26 tháng tư, Công an còn khởi tố và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Xuân Phong-nguyên Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Thuận.

Công an cũng tiến hành lệnh khám xét chỗ ở đối với sáu người gồm Lê Tiến Phương, Xà Dương Thắng, Đỗ Ngọc Điệp, Hồ Như Hải, Lê Anh Huy, Nguyễn Xuân Phong.

🔝

Ân xá Quốc tế: Việt Nam dùng phần mềm gián điệp nhắm vào những người chỉ trích chính phủ

2024.04.25 - RFA

Ân xá Quốc tế: Việt Nam dùng phần mềm gián điệp nhắm vào những người chỉ trích chính phủ
HÌnh minh hoạ người làm việc với máy tính và ổ khoá trước dòng chữ "an ninh mạng" trên nền mã nhị phân (minh hoạ)

Việt Nam sử dụng công nghệ phần mềm gián điệp để nhắm vào những người chỉ trích Chính phủ, hoặc bất cứ ai có hoạt động liên quan các vấn đề mà Hà Nội cho là “nhạy cảm”.

Đó là nhận định trong Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố ngày 23 tháng tư.

Ân xá Quốc tế cho biết một nghiên cứu của tổ chức này phát hiện: từ tháng hai đến tháng sáu năm 2023, một chiến dịch có liên quan đến cơ sở hạ tầng của phần mềm gián điệp tấn công có tên Predator do nhà cung cấp Intellexa phát triển đưa ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội vào tầm ngắm. Những tài khoản mạng xã hội này thuộc 27 cá nhân và 23 tổ chức; một vài trong số đó là người Việt Nam.

Bên cạnh đó, các công cụ của Intellexa còn được bán cho những công ty Việt Nam có liên quan đến Bộ Công an.

Theo nghiên cứu của Ân xá Quốc tế, đặc vụ của Chính phủ Hà nội có thể đứng đằng sau chiến dịch sử dụng phần mềm gián điệp vừa nêu.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những trường hợp cụ thể về việc Việt Nam tiếp tục truy tố, bắt giữ các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động môi trường, các nhà hoạt động khác chỉ vị họ bày tỏ quan điểm của họ. Đó là những người như blogger/nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Đường Văn Thái, Hoàng Thị Minh Hồng, Lê Hữu Minh Tuấn…

Báo cáo của Ấn xá Quốc tế còn kết luận Việt Nam vẫn giữ số liệu về các vụ tử hình án tử hình là bí mật quốc gia.

Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới 2023 của Ân xá Quốc tế thu thập nêu quan ngại về thực tế liên quan tại 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

🔝

Người dân: Trợ lý bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải rời chức vụ!

2024.04.23 - RFA


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. AP

Sau khi ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt vì cáo buộc hình sự, một số người dân được RFA phỏng vấn cho rằng người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam phải rời bỏ chức vụ ngay lập tức, thậm chí phải bị điều tra về trách nhiệm hình sự.

Như tin đã đưa, ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an bắt giữ ông Hà với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo Điều 358 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam nếu bị kết tội.

Ông Hà là trợ lý cho ông Huệ trong hai mươi năm qua, kể từ khi ông này còn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước đến chức vụ Bộ trưởng Tài Chính, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và giờ là Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội phải từ chức hay bị điều tra hình sự

Tin trợ lý thân tín của ông Vương Đình Huệ bị bắt ngay sau chuyến thăm của ông đến Trung Quốc từ 07-12/04 gây xôn xao dư luận.

Trong ngày mà truyền thông nhà nước đưa tin ông Phạm Thái Hà bị bắt, ông Huệ vẫn chủ trì một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để bàn thảo về chương trình nghị sự của Quốc hội trong hai tháng tới, cũng như một số dự án luật.

Một người dân quê ở Nghệ An cho rằng, nếu ở trong một một nền chính trị trong sạch, thì với vai trò là cấp trên trực tiếp, ông Huệ phải từ chức khi có những bê bối như nhân viên cấp dưới tham ô, nhận hối lộ,... hay cụ thể trong trường hợp này là "lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi."

Người này nói với RFA trong ngày 23/4 nhưng không nêu tên vì lý do an ninh:

Rất tiếc Việt Nam hiện nay sở hữu một thể chế chính trị chẳng trong sạch chút nào, thậm chí là rất bẩn thỉu. Báo chí tự do không có, các phe phái đấu đá nhau bằng việc khui ra những vụ án sân sau để tranh giành quyền lực hòng thâu tóm tài sản quốc gia cho cá nhân họ.”

Ông này cho rằng, "thật ngây thơ" nếu ai đó hiện nay tin vào sự minh bạch của bộ máy Nhà nước hiện nay do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo và "Tôi chỉ thấy đó là một ổ nhóm tội phạm, mà trong đó, có nhiều băng đảng có quyền lợi mâu thuẫn với nhau.”

Trên trang Facebook của mình, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông cho rằng trong cơ quan nhà nước, cấp trưởng và cấp phó nhiều khi không cùng bè cánh nhưng quan hệ giữa một quan chức lãnh đạo và trợ lý/thư ký/cố vấn thì lại khác, đây là một quan hệ hữu cơ có chung một mục đích, chung quyền lợi và ăn chia sòng phẳng, do vậy tuy là cấp trên-cấp dưới nhưng về thực chất thì họ là đồng bọn và đồng lòng, và không có chuyện trợ lý làm sai mà quan chức này không biết.

Một nhà hoạt động động ở Hà Nội, không muốn nêu danh tính cho rằng với các chức vụ trong 20 năm qua thì ông Phạm Thái Hà không có quyền hành gì để giúp Tập đoàn Thuận An, nhưng ngược lại ông có thể đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với người có quyền hành.

Theo nhà hoạt động này, ông Huệ không thể rũ bỏ trách nhiệm nếu đi đến cùng sự việc.

“Về mặt chính trị, nếu ông Huệ từ chức thì giống các trường hợp của ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng.

Nhưng về mặt xử lý hình sự thì ở Việt Nam chưa có tiền lệ đối với tứ trụ, nên có thể phạm vi điều tra, xử lý hình sự chỉ dừng đến Phạm Thái Hà, rồi buộc ông Huệ từ chức. Điều này khác với các nước pháp quyền trên thế giới, ví dụ như trường hợp cựu Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc.”

Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, người sinh ra ở Nghệ An nhưng hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan, thì cho rằng ngoài trách nhiệm chính trị, ông Huệ còn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ông này mới là nhân vật chính trong vụ án đang được Bộ Công an mở rộng điều tra. Ông Bình khẳng định:

Ông Vương Đình Huệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì trợ lý chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, tuy nhiên trợ lý thì vẫn phải chịu tội đồng lõa. Ngoài trách nhiệm chính trị ra như từ chức hoặc bị bãi nhiệm, ông Huệ còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới xứng đáng.”

Thiếu minh bạch thông tin

Theo các chuyên gia, tự do báo chí và minh bạch thông tin là những yếu tố cần thiết để có thể đối phó với quốc nạn tham nhũng. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới, theo đánh giá của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trong nhiều năm qua.

Trong các vụ từ chức gần đây của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng cùng với hai Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, người dân hoàn toàn không được thông báo về cụ thể các sai phạm của những lãnh đạo này.

Hay những "Tập đoàn Phúc Sơn", "Tập đoàn Thuận An" chỉ đến khi vụ việc bị vỡ lở và công an công bố, người dân mới được biết trong khi những đại công ty này trúng thầu rất nhiều dự án quan trọng ở nhiều địa phương.

Ông Lê Sỹ Bình bình luận về vấn đề này:

Việc minh bạch thông tin ở Việt Nam đặc biệt là về các lãnh đạo cấp cao đối với người dân thì xưa nay vốn là điều xa xỉ, và ngược lại thì việc bưng bít thông tin của các lãnh đạo thì lại là sở trường của họ, chính vì vậy mà mỗi sự việc vỡ lở thì nó đã đi quá xa và đã gây thiệt hại rất lớn cho quốc gia.”

Trong các vụ quan chức ngã ngựa trước đây, truyền thông “lề trái” thường đưa ra các tin đồn trước khi vụ việc xảy ra nhiều ngày thậm chí nhiều tuần, và sau đó các tin đồn này trở thành hiện thực khi truyền thông Nhà nước được phép đưa tin.

Người dân quê Nghệ An bình luận về việc này:

Hàng nghìn cơ quan báo chí nhưng câm như hến, cả nước trăm triệu dân mà ngồi hóng tin từ Người Buôn gió, nhưng người này lấy tin từ đâu? Nếu không từ bên trong ra thì người ngoài có cơ hội tiếp cận không? Tôi nghĩ họ sợ sự minh bạch, nên mới làm những trò ném đá giấu tay đó."

Blogger Người Buôn gió (tức Bùi Thanh Hiếu) và Thoibao.de của nhà báo Lê Trung Khoa, ở Đức đều đưa nhiều thông tin về trợ lý thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều ngày trước khi Bộ Công an công bố bắt tạm giam để điều tra.

Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh..

Tuy nhiên, theo nhà hoạt động ở Hà Nội thì “tự do báo chí thực sự yếu, đặc biệt loại hình báo chí điều tra tại Việt Nam hoàn toàn khó sống, không thể tiếp cận thông tin dễ dàng, đa dạng và tiềm ẩn nhiều đe dọa.”

🔝

Từ vụ ông Vương Đình Huệ: còn gì để hy vọng từ một hệ thống hỏng?

Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân 2024.04.23 - RFA

Từ vụ ông Vương Đình Huệ: còn gì để hy vọng từ một hệ thống hỏng?
Ông Vương Đình Huệ (trái) và Võ Văn Thưởng tạ một cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 1/2/2021 (minh họa). AP

Sinh thời Hồ Chí Minh từng truyền cảm hứng: ‘Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ’. Cuộc kịch chiến trong ‘cung đình’ Hà Nội hiện nay là biểu hiện rõ rệt nhất của một hệ thống hỏng – một ‘chính phủ làm hại dân’. Tuy tất cả đều diễn ra trong ‘hộp đen’, nhưng người dân chẳng ngu ngơ đâu, họ biết tuốt đấy.

-----------------------------

RFA ngày 17/4/2024 căn cứ vào nguồn tin từ truyền thông Việt Nam cho biết, hồ sơ các gói thầu của Tập đoàn Thuận An tại tỉnh Đắk Lắk được yêu cầu cung cấp cho cơ quan điều tra CO3 của Bộ Công an. Yêu cầu này được đưa ra sau khi Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng và một số người liên can bị bắt vào ngày 15/4/2024. Theo Bộ Công an Việt Nam, CO3 thuộc Bộ này đang tập trung mở rộng điều tra để làm rõ những sai phạm tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật (1).

Đài VOA trước đó ngày 16/4 cũng đưa tin với nội dung tương tự như trên. Các dòng trạng thái (stt) của VOA cùng ngày cho rằng, lãnh đạo tập đoàn bị bắt thì chỉ có thể là ai đó đang bị cưa chân ghế. Và có thể Tô Lâm đang nhắm vào một trong tứ trụ; tỉa dần dần cho hết các chướng ngại trên con đường đi đến chức Tổng bí thư (TBT) (2). Ngày 19/4, Đài RFA tổ chức cuộc Hội luận ‘nóng’ trong bối cảnh đương kim Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang trở thành tâm điểm khi khá nhiều tin đồn tiêu cực nhắm đến ông được đưa ra một cách dồn dập. Sinh mệnh chính trị của ông Huệ rõ ràng đang là vấn đề được dư luận ở Việt Nam quan tâm (3). Nhiều bình luận xoay quanh các phóng sự của RFA và VOA không gây bất ngờ, vì các thông tin ấy thực ra đã ‘bùng nổ’ ngay từ buổi sáng đầu tiên, khi Chủ tịch Huệ bắt đầu chuyến ‘kinh lý’ Trung Quốc, từ 8 – 12/4 (4).

Số tiền đưa và nhận hối lộ của Thuận An Group bị tố giác là ‘khủng’ hơn vụ ‘Hậu pháo’ (5) rất nhiều lần, vì các công trình của Thuận An ‘rải khắp’ Bắc – Trung – Nam. Từ một doanh nghiệp với quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn có 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới thành lập. Theo báo Tiền Phong hôm 16/4/2024 cho biết: ‘Thuận An Group nay đã tham gia tổng cộng 51 gói thầu và đã trúng 39 gói thầu, trượt tám gói, và bốn gói vẫn chưa có kết quả. Tổng giá trị của các gói trúng thầu là hơn 22,600 tỷ đồng ($893.7 triệu). Trong số này, có hơn 8,200 tỷ đồng ($324.2 triệu) thuộc về các gói chỉ định thầu. Tổng giá trị trúng thầu là hơn 144,300 tỷ đồng ($5.7 tỷ)’ (6). Lớn nhanh như ‘đặt ông đu đủ thổi…’ như vậy thì kiểu gì cũng có vấn đề. Đây là vụ bắt giữ mới nhất khi chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng được cho là tiếp tục mở rộng. Cựu Chủ tịch nước (và cũng là cựu Thủ tướng) Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố, các doanh nghiệp nhà nước… không chịu đổi mới, đặc biệt là có những anh mười mấy sân sau, đừng tưởng Thủ tướng không biết (7). ‘Mười mấy sân sau’ là biệt ngữ nói lên, doanh nghiệp nào cũng có nhiều ‘trùm cuối’ chống lưng.

Cho nên chuyện chống tham nhũng trong chế độ toàn trị ở Việt Nam là bất khả, chỉ là phương tiện để các phe cánh triệt hạ lẫn nhau. Nhà thơ Thái Bá Tân cảm thán thế này: ‘Đừng mơ chống tham nhũng/ Ở chế độ độc tài/ Điều ấy đã thành luật/ Và không loại trừ ai/ Vậy muốn sống tử tế/ Thì phải làm thế nào?/ Không làm quan cộng sản/ Đừng vờ hỏi vì sao?’ Còn người dân xứ Đông Lào thì vừa trào lộng vừa chua xót: ‘Nghe đâu đom đóm sắp tàn/ Chọi nhau sát ván tan hoang cửa nhà/ (Đom đóm là biệt danh của ông Huệ) (8). Tất cả dù diễn ra trong ‘hộp đen, nhưng đừng nghĩ, người dân chẳng biết ất giáp gì… Không chỉ biết, họ còn hiểu rõ, mỗi phe cánh, bên này hay bên kia, đều có đầy đủ hồ sơ ‘bất hảo’ về nhau.

Và không chỉ hiểu rõ, người dân còn nhận thức sâu sắc về sự dối trá cùng cực của hệ thống tư pháp ‘bỏ túi’. Từ ‘chuyến bay giải cứu’ đến ‘kit test việt Á’, từ những lời khai liên quan đến Phạm Quý Ngọ, đến Trần Đại Quang (là những tướng ba, bốn sao của Bộ Công an), tất cả đều là những đại án thiếu vắng các bên bị hại. Bởi một lý do đơn giản, bên bị hại chỉ là dân đen, còn những vụ áp-phe kia đều ‘có tính Đảng' (9).

Riêng đối với Đại tướng Tô Lâm, một bình luận trên báo ‘Người Việt’ viết: “Bộ Công An của ông Lâm đã trở thành một thứ kiêu binh, tác oai tác quái dữ dội, gây oán hận trùng trùng nhưng không ai dám hé răng phản đối. Quyền hành ở Việt Nam bây giờ thực sự nằm trong tay ông Tô Lâm... Nếu ông Lâm thành công trong việc loại bỏ các đối thủ, độc chiếm chiếc ghế TBT, đất nước lại rơi vào một giai đoạn tối tăm hơn. Triển vọng một Việt Nam dân chủ, thịnh vượng và hòa đồng với thế giới văn minh xem ra còn xa xôi hơn nữa” (10).

Nhưng khác với vụ của Tập đoàn Phúc Sơn (Hậu pháo), ‘trùm cuối’ của Tập đoàn Thuận An mà Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (CO3) muốn đánh ‘bật gốc’ ngày từ đầu đã không kéo cờ trắng một cách dễ dàng như Võ Văn Thưởng. Theo tin nội bộ rò rỉ không thể tiết lộ danh tính và chưa thể kiểm chứng, sáng 19/4, Bộ chính Trị họp mà chưa bàn gì đến vụ việc ‘nóng như lửa’ của Vương Đình Huệ. Chiều 19/4, cũng từ nguồn tin vừa dẫn, Ban Kiểm tra trung ương chính thức làm việc với Chủ tịch Vương Đình Huệ về những hồ sơ do CO3 cung cấp. Tạm thời, Huệ phải huỷ bớt một số hoạt động chính thức. Lúc này, coi như Huệ ‘trụ được’ bước đầu, chưa chấp nhận hàng. Nhưng từ một góc nhìn khác, Vương Đình Huệ kiểu gì cũng bại, vì sẽ khó đạt được mục đích chiếm ghế TBT. Mọi biểu hiện khác chỉ là hình thức thua, là ‘phép thắng lợi tinh thần’. Trong hệ thống đạo tặc hiện nay, anh phải là A1. Còn từ A2 trở xuống đều như nhau hết. Tất cả chỉ là ‘kẻ sai vặt’ của A1 mà thôi.

Tóm lại, các phe phái Ba Đình đang ‘chơi nước cờ tàn’. Tổng Trọng nuôi hy vọng ngồi lại sau Đại hội 14 và sẽ được ‘băng hà’ trên ‘ngai vàng’. Đàn em của ông đánh nhau thì cũng để giành lấy cái uy quyền tối thượng ấy. Dù Huệ hay Tô Lâm thắng ‘keo’ này thì bên thua cuộc vẫn là ‘dân đen’. Toàn cảnh kinh tế – xã hội đang vào hồi bết bát mà lãnh đạo chỉ mải lo ‘đục ghế nhau’ sát ván. Cuộc tương tàn có thể còn kéo dài đến tận Đại hội 14. Trong giới KOL, có đề xuất phải tuân thủ chặt chẽ Bộ Luật hình sự khi câu lưu, đảm bảo sao cho có đại diện các bộ nghành, chứ không nên chỉ có một mình Công an đứng trên pháp luật như hiện nay. Le lói tia hy vọng, trật tự mới liệu sẽ ra đời từ đổ nát và hỗn loạn? Nhưng đấy có thể chỉ là ảo tưởng, chừng nào mà ‘người cầm cân nảy mực’ tới đây chưa có độc lập tính cao, năng lực tự chủ vượt trội. Chưa đến lúc ấy, chính trường Ba Đình khi nào cũng là chiến trường ác liệt.

___________

Tham khảo:

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news...

(2) https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-bat-them-cac-lanh-dao-tap-doan-vi-dua-nhan-hoi-lo...

(3) https://www.youtube.com/... (RFA Tiếng Việt: Sinh mệnh chính trị của ông Vương Đình Huệ trước làn sóng tin đồn)

(4) https://www.rfa.org/vietnamese/news...

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news...

(6) https://tienphong.vn/tap-doan-thuan-an-co-chu-tich-vua-bi-bat-trung-nhieu-goi-thau-khung...

(7) https://tuoitre.vn/co-anh-muoi-may-san-sau-dung-tuong-thu-tuong-khong-biet...

(8) https://www.voatiengviet.com/a/vuong-dinh-hue-dom-dom-tuoi-tho-du-doi...

(9) https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-bay-giai-cuu-va-tham-nhung-co-tinh-dang...

(10) https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/vuong-dinh-hue-gay-ghe/

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

🔝

Bốn tù nhân lương tâm tố trại giam An Điềm ngược đãi

2024.04.22 - RFA


Hai nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (trái) và Trịnh Bá Phương. RFA edited

Một số tù nhân lương tâm (TNLT) ở Trại giam An Điềm kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm vì bị cán bộ quản giáo đối xử vô nhân đạo.

Bà Đỗ Thị Thu, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Bá Phương - đang thụ án tù 10 năm về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước,” cho biết thông tin trên ngay sau chuyến thăm ngày 21/4.

Trong buổi thăm gặp, ông Phương nói đã gửi thư từ gần hai tuần trước nhưng hiện gia đình vẫn chưa nhận được. Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng ngày 22/4:

“Trong ngày 8/4, anh Phương gửi thư cho em dài khoảng bốn trang rằng là phía Trại giam An Điềm đang xâm phạm tới quyền con người của mọi người.

Trong bức thư này cũng có ý kiến của anh Hoàng Đức Bình, Nguyễn Thái Bình và Phan Công Hải kêu gọi quốc tế đồng hành cùng với anh Phương nhà em và các tù nhân lương tâm trong trại giam An Điềm về việc trại giam đã ngược đãi các tù nhân lương tâm.”

Bà cũng cho biết, những TNLT nói trên đã tuyệt thực hơn ba ngày bắt đầu từ 8/4 để phản đối việc cán bộ trại giam xâm phạm quyền con người, tuy nhiên sau đó đã ăn trở lại sau lời khuyên của các TNLT khác.

Bà Thu được chồng cho biết thức ăn mà trại giam cung cấp không hợp vệ sinh khiến ông Phương vài lần ăn vào bị đau bụng và tiêu chảy, do vậy, ông chỉ ăn cơm trắng của trại cung cấp.

Nước sinh hoạt dường như được bơm trực tiếp từ sông lên và không qua lọc nên rất đục và nhiều khi có cả cá con và nòng nọc chết, khiến đa số người tù ở đây bị viêm da triền miên, ông Phương kể lại với vợ.

Hiện nay thì phía Trại giam An Điềm đang đối xử một cách vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm, rất mong cộng đồng và quốc tế có thể lên tiếng để phía Trại giam An Điềm ngừng ngược đãi các tù nhân lương tâm,” bà Thu chia sẻ.

Sự việc bắt đầu từ ngày 26/3, công an quản giáo vào từng phòng ở khu an ninh (nơi giam giữ những người có án an ninh-PV) thu giữ hết các dụng cụ sinh hoạt, trừ đồ của trại giam phát hoặc mua từ căng-tin, viện dẫn quy định của Cục Cảnh sát quản lý trại giam (C10).

Ông Huỳnh Đắc Túy, người bị giam cùng khu và được trả tự do ngày 19/4 vừa qua, xác nhận thông tin đúng như những gì người nhà ông Trịnh Bá Phương kể lại. Ông nói với RFA:

(Người-PV) nhà gửi đồ vô công an nó cho sử dụng nhưng khi lục soát thì nó mang đi hết, như xoong inox, bình thủy giữ nhiệt, ấm đun siêu tốc, cùng rất nhiều vật dụng khác.”

Ông Tuý cho biết trong khu tù an ninh quốc gia, hai người bị giam chung trong một phòng có diện tích 16 mét vuông (4mx4m), bên ngoài là một “chuồng cọp” có kích thước tương tự với hai lớp cửa ngăn cách các phòng giam với khu chung.

Thông thường, quản giáo mở cả hai lớp cửa vào giờ hành chính để người tù được đi lại trong khu an ninh và giao tiếp với nhau, tuy nhiên mọi chuyện chấm dứt từ ngày 08/4.

Ngoài ra, không khí trong buồng giam rất nóng dưới cái nắng mùa hè nên tù nhân phải dùng hộp xốp bịt cửa sổ nhằm chống nóng, nhưng trong ngày 26/3 vừa qua, cán bộ trại giam đến thu đồ đạc và phá dỡ luôn miếng xốp này.

TNLT Hoàng Đức Bình bị kỷ luật biệt giam và cùm chân

Do lớn tiếng phản đối lại việc thu giữ đồ dùng sinh hoạt, ông Hoàng Đức Bình (Hoàng Bình), người đang thụ án tù 14 năm về hai tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ” tại Trại giam An Điềm, bị kỷ luật với hình thức biệt giam và cùm chân trong 10 ngày, bắt đầu từ chiều muộn ngày 26/3.

Ông Bình cũng bị hạn chế trong việc nhận, gửi thư, nhận quà, mua hàng hoá tại căng-tin, liên lạc bằng điện thoại với thân nhân trong thời gian ba tháng kể từ ngày 05/4; và chỉ được gặp thân nhân hai tháng một lần, mỗi lần không quá một giờ cho đến khi có quyết định công nhận tiến bộ, theo như một thông báo gửi về gia đình vào ngày 26/3.

Ông Tuý cho biết sau 10 ngày bị biệt giam, sức khoẻ của ông Bình trở nên rất yếu vì trong thời gian bị kỷ luật, ông Bình chỉ cầm cự bằng thức ăn do các bạn tù gửi cho như mỳ tôm, bánh ngọt và chuối. Ông Bình đã không nhận thức ăn từ trại trong nhiều năm qua.

Cổ chân ông Bình cũng bị thương do bị cùm lâu ngày và sau gần nửa tháng hết hạn biệt giam đến khi ông Tuý rời nhà tù, vết thương vẫn chưa khỏi.

Theo lời bà Đỗ Thị Thu, ông Phương chuyển lời của ông Bình nhờ gia đình mua thuốc trị đau tim gửi vào. Ông Bình, sinh năm 1983, vốn mắc nhiều chứng bệnh như đau lưng, đau xoang, mất khứu giác và bị đau tim, đã xin thuốc trị đau tim từ trại giam nhưng không được đáp ứng.

Phóng viên không thể liên lạc với Trại giam An Điềm theo số điện thoại đăng tải trên mạng Internet để kiểm chứng thông tin mà ông Tuý và bà Thu cung cấp.

TNLT Huỳnh Đắc Túy ra tù 10 tháng trước hạn

Huynh Dac Tuy.jpeg

Ông Huỳnh Đắc Tuý khi bị bắt năm 2019 (ANTV)

Tù nhân lương tâm Huỳnh Đắc Túy ra tù hôm 19/4 trước thời hạn 10 tháng do ông đồng ý nhận tội trong lúc bị giam ở trại An Điềm để sớm được trở về với gia đình.

Ông Túy, 48 tuổi, giám đốc Công ty Xây Dựng Túy Nguyệt, bị bắt giữ vào ngày 22/2/2019 với cáo buộc “tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN”

Trong phiên tòa vào tháng 8 cùng năm, tòa án tỉnh Quảng Ngãi tuyên ông 6 năm tù giam và 3 năm quản chế về hành vi bị cho là đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để đăng tại, phát tán những bài viết với nội dung kêu gọi người khác chống lại chính quyền.

Tuy nhiên, nói với RFA ông khẳng định bản thân bị bỏ tù chỉ vì cất lên tiếng nói trên Facebook để chỉ trích chế độ trong việc đàn áp người biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu kinh tế năm 2018, thảm hoạ môi trường gây ra bởi Formosa ở ven biển miền Trung năm 2016,...

Ông cho rằng mình bị tòa án xét xử một cách bất công:

Luật sư không bảo vệ thân chủ mà luật sư lại thay toà kết tội thân chủ. Khi xử tôi không có phóng viên báo chí nước ngoài, không có đại diện nhân quyền quốc tế giám sát, chủ tọa phiên tòa và thẩm phán đều là người trong Đảng cho nên không thể độc lập (xét xử-PV).”

Ông cho biết người nhà đã đồng ý thuê vị luật sư này do phía công an giới thiệu. Ông được giảm án 10 tháng do đồng ý nhận tội trong khi thi hành án vì muốn trở về sớm chăm sóc bố mẹ già yếu và bệnh tật.

Ngày 22/2 vừa qua, ông đã viết đơn kêu oan gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Toà án Nhân dân Tối cao. Phía trại giam nói đã chuyển đơn của ông lên hai cơ quan trên nhưng không đưa biên lai xác nhận.

Do vậy, trong thời gian tới, ông sẽ xem xét việc gửi đơn kêu oan lên hai cơ quan trên thêm một lần nữa, ông chia sẻ với RFA.

🔝

Phúc thẩm vụ Thủ Đức House: nhiều bị cáo xin được đóng thêm tiền khắc phục hậu quả

RFA 2024.04.22 - RFA


Các bị cáo kháng cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt và xin xem xét lại trách nhiệm dân sự trong vụ án. PLO/Ng.H

Các bị cáo trong phiên phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và các đơn vị liên quan đều xin giảm nhẹ hình phạt, xin được đóng thêm tiền khắc phục hậu quả.

Tòa án nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ngày 22/4 được truyền thông loan đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House và các đơn vị có liên quan, do có kháng cáo của 43/67 bị cáo và kháng cáo của bốn cá nhân, tổ chức, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, trong đó có Thuduc House.

Tại tòa, các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét về trách nhiệm dân sự trong vụ án vì cho rằng biết bản thân không hưởng lợi số tiền đã chiếm đoạt, người hưởng lợi là Trịnh Tiến Dũng (đang trốn truy nã). Đồng thời cho rằng số tiền buộc phải bồi hoàn cho Thuduc House vượt quá khả năng của bản thân.

Một số bị cáo bị tuyên án tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới cũng xin HĐXX xem xét chuyển từ hình phạt tù sang hình phạt tiền vì cho rằng tội danh này có quy định hình phạt tiền.

Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (cựu tổng giám đốc Thuduc House) bị toà sơ thẩm tuyên phạt sáu năm tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đối với việc ký các hồ sơ hoàn thuế, Hoàng khai bản thân nhận thức công ty của mình không có chuyện được hoàn thuế. Tuy nhiên, khi cấp dưới sau khi đi tập huấn ở Cục thuế TP về cho biết Cục Thuế cho phép hoàn thuế nên mới ký hồ sơ hoàn thuế, sau đó được hoàn thuế thật.

Trước khi xét xử phúc thẩm, Cục Thuế TPHCM đã gửi văn bản đến các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công chức công tác tại Cục Thuế thành phố, trong đó có cựu phó cục trưởng Cục thuế Nguyễn Thị Bích Hạnh.

Tại phiên sơ thẩm kết thúc hôm 30/6/2023, bà Hạnh bị tuyên bốn năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Phiên tòa dự kiến xét xử trong năm ngày từ 22/4 đến 26/4.

🔝

Gia Lai: cựu giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo hưởng án treo do gây thất thoát 400 triệu đồng

2024.04.22 - RFA


Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai bị tuyên phạt 12 tháng tù treo. LĐO/Th.T

Cựu giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai Nguyễn Tư Sơn bị tuyên 12 tháng tù nhưng được hưởng án treo trong vụ án sai phạm trong mua sắm phần mềm công nghệ thông tin tại Sở này.

Truyền thông loan, ngày 22/4, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trên. Ông Sơn bị tuyên án tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Cùng bị kết án với ông Sơn, còn có ông Trương Quý Sửu (cựu trưởng phòng tài chính - kế hoạch). Ông Sửu bị tuyên 15 tháng tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Hội đồng Xét xử xác định hai ông Sơn và Sửu đã gây thất thoát số tiền hơn 400 triệu đồng trong dự án mua sắm thiết bị và phần mềm số hóa tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai.

Kết quả điều tra cho thấy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã thanh toán vượt khối lượng 47,71m tài liệu cho nhà thầu, gây thất thoát cho Nhà nước với số tiền hơn 400 triệu đồng.

Hội đồng xét xử cho rằng cả hai ông Sơn và Sửu đã thành khẩn nhận tội và tích cực khắc phục hậu quả nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

🔝

Thấy gì từ việc CEO các tập đoàn công nghệ đến Việt Nam ca tụng rồi sang Indonesia đầu tư?

2024.04.19 - RFA


CEO Tim Cook trong cuộc gặp mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 16/4. AP

Gần đây, nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Jensen Huang của NVIDIA hay Tim Cook của Apple khi đến Việt Nam đều ca tụng nước chủ nhà bằng những lời lẽ rất ngoại giao và đưa ra những lời hứa tốt đẹp. Thế nhưng, họ lại không đưa ra cam kết cụ thể nào.

Biết người biết ta…

Mới đây nhất, hôm 15/4/2024, CEO của Apple là Tim Cook đến Việt Nam, báo chí được dịp hết lời ngợi ca ông này. Tuy nhiên, cũng như các lãnh đạo tập đoàn lớn khác, CEO của Apple “chỉ hứa hẹn”, rồi sau đó rời Việt Nam sang Indonesia.

Tại Indonesia, CEO của Apple lập tức công bố những cam kết và kế hoạch đầu tư rất cụ thể như: Apple đang mở “Học viện phát triển Apple” thứ tư ở Indonesia. Cả ba học viện trước đó của Apple ở Indonesia đã hoạt động hiệu quả, “đào tạo hàng nghìn kỹ sư Indonesia,” có thể tạo các ứng dụng (app) cho App Store “cho cả người dùng trong nước và quốc tế.”

Trước đó, hãng tin CNBC cũng cho biết lãnh đạo của NVIDIA tuyên bố đầu tư 200 triệu USD ở Indonesia để xây dựng “Trung tâm phát triển công nghệ Trí tuệ nhân tạo”.

Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện?

Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung, nhưng liệu đất nước “rất thích ăn thua” với Indonesia trong lĩnh vực bóng đá này, có bắt được những cơ hội “ngàn vàng” như Indonesia?

Thực tế cho thấy các "ông lớn" như NVIDIA, Apple không “hứa hẹn” mở rộng đầu tư ở Việt Nam, còn các hãng nhỏ hơn như Lam Research mới đây đính chính thông tin họ sẽ mở nhà máy ở Việt Nam sau cuộc gặp với lãnh đạo nước này.

Trong khi đó, tạp chí tiếng Anh “The Investor” của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (VAFIE) cho biết “Hoa Kỳ đã áp đặt các yêu cầu cấp phép bổ sung đối với việc xuất khẩu chip Nvidia sang một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.” Lý do của lệnh cấm này là nhằm "hạn chế hơn nữa khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công nghệ quan trọng."

Bình luận về động thái này của Hoa Kỳ, ông Nguyễn Quốc Trí, một nhà nghiên cứu, nhà báo độc lập ở TP. HCM, tác giả của hàng trăm bài viết về kinh tế chính trị và thực trạng phát triển công nghệ ở Việt Nam, cho rằng Hoa Kỳ lo ngại Việt Nam nhận được chip tiên tiến của NVIDIA rồi bán lại cho Trung Quốc.

Kỹ sư Khiêm Nguyễn, một chuyên gia cấp cao về công nghệ và kinh doanh của công ty Voyager Space, một công ty đa quốc gia ở California, Hoa Kỳ, thì đưa ra nhận xét rằng, các “đồng chí Việt Nam” cần hiểu là “nhà đầu tư không đem tiền đi làm làm từ thiện”. Ông cho rằng bây giờ nếu Việt Nam có một chiến lược tổ chức từ trên xuống dưới một cách khoa học thì có thể lấy được nhiều cơ hội “dễ ăn” hơn là lao vào những ngành đỉnh cao như bán dẫn.

Ông Khiêm Nguyễn nói, hiện nay, bán dẫn là ngành nổi trên truyền thông, còn nhiều ngành khác “thầm lặng” hơn, nhưng cũng quan trọng mà những dân tộc nào có đầu óc thông minh sẽ có thể làm “core technology” (công nghệ lõi) cho toàn thế giới. Ông cho rằng khả năng người Việt có thể học và làm được, nhưng lãnh đạo Hà Nội “sẽ chả bao giờ hiểu được những điều này.”

Cần tầm nhìn & hiểu biết của lãnh đạo

Nhằm cung cấp thông tin sâu hơn về lợi thế cạnh tranh của Indonesia và Việt Nam, RFA đăng nội dung phỏng vấn nhanh với nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Trí ở TP. HCM, sau đây:

RFA. Thủ tướng Việt Nam gặp lãnh đạo Nvidia và Apple đều mời họ “xây nhà máy” ở Việt Nam trong khi các công ty này không tự sản xuất như Samsung. Vậy mô hình kinh doanh của họ là gì?

Nguyễn Quốc Trí

Tôi rất ngạc nhiên khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong hai lần gặp CEO Jensen Huang của NVIDIA và Tim Cook của Apple thì đều nói giống nhau là mời họ đầu tư, lựa chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất toàn cầu.

Dẫu biết thủ tướng bận trăm công nghìn việc, không thể bao quát hết, nhưng nói như vậy thì rõ ràng là không hiểu về đối tác. Ở đây, cần phải khiển trách bộ máy tham mưu, giúp việc cho ông ấy.

NVIDIA hiện là công ty bán dẫn lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường (market cap), đạt hơn 2000 tỷ USD (gấp 5 lần GDP của Việt Nam) nhưng họ hoạt động theo mô hình fabless – tức không sở hữu nhà máy riêng mà chỉ đầu tư vào R&D và thương mại hóa sản phẩm.

Còn lại, NVIDIA sẽ thuê các foundry (tức các nhà sản xuất, chủ yếu là TSMC của Đài Loan) sản xuất con chip.

Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của mình, không phải NVIDIA không tự đầu tư sản xuất được chip, nhưng họ sẽ không làm vậy mà thuê đối tác (TSMC) có khả năng làm tốt với chi phí rẻ hơn.

Điều này cũng đúng với Apple. Market cap, tức giá trị vốn hóa thị trường, của họ đạt 3000 tỷ USD. Thay vì tự sản xuất iPhone, Macbook, iPad, Airpod, Vision Pro, ... họ thuê các nhà thầu, công ty hoạt động theo mô hình OEM (sản xuất thiết bị gốc), ODM (sản xuất “thiết kế” gốc) như Foxconn, Pegatron, Wistron, Compal, Quanta (Đài Loan), Luxshare (Trung Quốc), ... làm việc đó.

Những nhà thầu này lại sử dụng linh kiện bởi một chuỗi dày đặc các nhà cung cấp. Chính những nhà cung cấp này lại phải tìm cách cạnh tranh với nhau. Chẳng hạn, trước đây Apple thường sử dụng màn hình do Samsung cung cấp cho iPhone, nhưng gần đây họ đã chuyển sang BOE (Trung Quốc) do chất lượng không kém mà giá rẻ hơn.

Vì thế, chúng ta không nên nói những câu “vô nghĩa” như mong NVIDIA hay Apple xây nhà máy sản xuất tại Việt Nam bởi họ sẽ không cần làm việc đó.

Nếu có thì hãy nghĩ cách để Việt Nam vươn lên, có nhiều doanh nghiệp nội tham gia chuỗi cung ứng của Apple hay NVIDIA, bắt đầu từ những thứ đơn giản như các chi tiết vỏ nhựa, dây cáp, ... và cao cấp hơn là linh kiện, bo mạch, ...

RFA. Lãnh đạo Việt Nam hoạch định chính sách mà không biết mô hình kinh doanh của các công ty lớn. Điều đó cho thấy Việt Nam có vấn đề gì về "hoạch định" chính sách?

Nguyễn Quốc Trí

Đây là điều thực sự đáng buồn. Nó cho thấy thói quen hay tập quán hoạch định chính sách dựa trên niềm tin duy ý chí, rất thiếu cơ sở khoa học của lãnh đạo Việt Nam. Chúng ta không thể đi câu nếu chưa hiểu rõ đặc điểm, tập tính của loài cá và cũng không có sự chuẩn bị tốt (cần, mồi câu).

Cổ nhân có câu “biết người biết ta”, nhưng thực tế thì các lãnh đạo Việt Nam chưa thật sự hiểu mình và cũng chẳng hiểu người. Như thế thì thất bại là tất yếu.

RFA. Tại sao lãnh đạo các công ty lớn sang Việt Nam đều nói những lời có cánh, tụng Việt Nam, nhưng sau đó sang Indonesia công bố kế hoạch xây dựng nhà máy ở đó? Indonesia có lợi thế gì? Việt Nam thiếu cái gì để khiến họ không muốn mở rộng thêm cơ sở?

Nguyễn Quốc Trí

Lãnh đạo các doanh nghiệp lớn toàn cầu sang thăm và hội kiến lãnh đạo chính trị Việt Nam thường nói những lời có cánh. Họ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hóa, sự thân thiện, hiếu khách cùng tiềm năng phát triển “không gì có thể cản bước” của Việt Nam. Thực ra đây là chuyện rất dễ hiểu, bởi nó phù hợp với nguyên tắc ngoại giao. Khách đến chơi, nhận sự tiếp đón thịnh tình, ai lại buông lời chê chủ? Ngoài ra, “lời nói chẳng mất tiền mua”, họ đâu phải chịu trách nhiệm cho những lời khen mang tính xã giao ấy. Thích nghe khen thì anh khen cho chú “nổ mũi”.

Điều này còn cho thấy họ rất hiểu văn hóa và tập tính của người Việt Nam ta – thích nghe lời hay ý đẹp thay vì “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Nhưng ta, cụ thể là các lãnh đạo, có hiểu họ không thì chưa chắc.

Trong chuyện làm ăn, đầu tư kinh doanh thì điều quan trọng nhất đương nhiên phải là tính hiệu quả. Chúng ta đừng mong các tập đoàn lớn hay “đại bàng” sang làm tổ nếu không khiến họ an tâm.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất, sở hữu nhiều lợi thế không kém hoặc hơn Việt Nam. Ta đừng cậy mình có vị trí chiến lược, tài nguyên dồi dào, ... những thứ đó họ đều có cả, bên cạnh thị trường lớn gần gấp 3.

Và quan trọng nhất là thể chế chính trị của họ, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của Hồi giáo, nhưng đang ngày càng hoàn thiện theo hướng tốt, tinh gọn, minh bạch và hiệu quả hơn.

Tôi còn nhớ từng đọc một bài viết của Giáo sư David Dapice, thuộc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của Indonesia tốt hơn Việt Nam.

Chẳng hạn, hệ thống tàu điện ngầm (MRT) tại Jarkata cũng vay vốn ODA của Nhật, đã đi vào vận hành được 5 năm, còn những hệ thống tương tự tại Hà Nội và Sài Gòn thì liên tục chậm tiến độ, chưa biết bao giờ mới xong.

Về chất lượng nhân sự, có thể thấy Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo, một lãnh đạo theo khuynh hướng kỹ trị, trong nhiệm kỳ của mình đã làm được rất nhiều việc cho đất nước Indonesia.

Các bộ trưởng trong nội các của ông này cũng là những người được đào tạo bài bản, hiểu về kinh tế thị trường, quản trị tài chính và công nghệ. Tiêu biểu như Nadiem Makarim (sinh năm 1984), nhà sáng lập Gojerk (startup công nghệ từng được định giá 10 tỷ USD) được lựa chọn làm bộ trưởng giáo dục, công nghệ và văn hóa.

Tôi không nói người Indonesia thông minh hơn người Việt. Chúng ta có rất nhiều nhân tài nhưng phần lớn đều phải lựa chọn sinh sống và làm việc tại hải ngoại.

Ngày còn đi du học, tôi thấy những bạn bè Indonesia thường ít được đánh giá cao như sinh viên Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng rõ ràng là thể chế của Indonesia hiện tại tốt hơn hẳn Việt Nam.

Và đó là yếu tố quyết định khiến các big tech đang có xu hướng chọn Indonesia thay vì Việt Nam.

RFA xin cảm ơn ông Nguyễn Quốc Trí đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

🔝

HRW kêu gọi thúc bách Việt Nam cải cách nhân đợt Kiểm định UPR

2024.04.22 - RFA


Mười hai nhà hoạt động và blogger Việt Nam hiện đang bị giam cầm

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) trong một tờ trình gửi Liên hiệp quốc (UN) kêu gọi các quốc gia thành viên tổ chức này nên tận dụng đợt Kiểm định sắp đến về nhân quyền của Việt Nam để áp lực Hà Nội chấm dứt tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến và các quyền căn bản khác.

Thông cáo báo chí phát đi từ Geneva của HRW ngày 22/4 cho biết như vừa nêu. Theo kế hoạch Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư đối với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới đây.

Theo HRW, kể từ đợt UPR lần thứ ba hồi tháng 1/2019 đến nay, hồ sơ nhân quyền của chính phủ Việt Nam xấu đi rõ rệt.

Vào tháng 2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đệ trình bản tự kiểm lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Bản tự kiểm này bị HRW cho là đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam.

Thống kê của HRW cho thấy từ tháng 1/2019 đến tháng 8/2023, Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất 139 người chỉ vì lên tiếng phê phán chính phủ hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ. Và từ tháng 8/2023 đến nay, có thêm 23 người bị kết án tù do thực hành các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa. Những người này bị tuyên án tù từ 9 tháng đến 13 năm tù giam.

HRW cho biết quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam bị kiểm soát nghiêm ngặt. Tất cả những tổ chức tôn giáo được phép hoạt động phải được chính phủ công nhận một cách chính thức và đặt dưới sự quản lý của ban trị sự do Nhà nước chuẩn thuận.

Những nhóm tôn giáo độc lập không được công nhận luôn phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi, bị sách nhiễu và đe dọa; tín đồ của những nhóm tôn giáo độc lập có thể bị đem ra đấu tố, bị buộc phải bỏ đạo, bị giam giữ một cách tùy tiện, bị thẩm vấn một cách thô bạo, bị tra tấn và chịu án tù…

Giám đốc Ban Châu Á của HRW kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ không những cần gây sức ép đối với Việt Nam trong kỳ UPR sắp tới để yêu cầu có những thay đổi thực sự, mà còn cần tiếp tục theo sát để bảo đảm rằng các cải cách được thực hiện trên thực tế.

🔝

Tỉnh Quảng Ninh rà soát các gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

2024.04.22 - RFA


Tập đoàn Thuận An tham gia thi công dự án nâng cấp quốc lộ 14E, tỉnh Quảng Nam. Pháp Luật Online

Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông (gọi tắt BQL) tỉnh Quảng Ninh vào ngày 22/4 cho Mạng báo VietnamNet biết cơ quan này đã rà soát các công trình, dự án cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) thực hiện tại tỉnh này.

Cụ thể tại tỉnh Quảng Ninh, trị giá của các công trình, dự án của Tập đoàn Thuận An là hơn 1.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách.

Hiện tại, Tập đoàn Thuận An đang liên danh với các nhà thầu triển khai gói thầu số 13 dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long- Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1). Gói thầu này xây dựng cầu Lạch Gạc 1, Lạch Gạc 2, cầu Sến, cầu Đen, cầu Tân Yên 1, cầu Tân yên 2, cầu Hang Son, cầu Sông Cầu Vàng, cầu Sông Cầm, cầu Sông Đại Thủy với tổng giá trị hơn 706 tỷ đồng.

Từ năm 2014 đến năm 2019, Tập đoàn Thuận An là nhà thầu liên danh thi công một phần công việc thuộc cầu Sông Rút với giá trị hợp đồng hơn 13 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến năm 2022, Tập đoàn Thuận An tham gia gói thầu dự án Đường cao tốc Vân Đồn- Tiên Yên. Tập đoàn Thuận An đã liên danh với ba nhà thầu khác triển khai gói thầu thi công số 16 để xây dựng cầu Đài Van kéo dài, cầu Đài Xuyên kéo dài và ba cầu bản. Tổng giá trị gói thầu hơn 348 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang rà soát gói thầu xây lắp số 2 của dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Mạng báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh (PLO) dẫn nguồn riêng loan tin ngày 22/4. Theo đó gói thầu vừa nêu được chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An- Công ty Cổ phần Xây lắp và Cơ khí Phương Nam- Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Bắc Trung Nam- Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam thực hiện.

Gói thầu cỏ tổng giá trị hơn 2.078 tỷ đồng để thi công xây dựng đoạn km22+000-km32+000.

Dự án cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng; quy mô giai đoạn 1 có bốn làn xe, không có làn dừng khẩn cấp. Dự án được khởi công hồi tháng 6 năm ngoái.

Gói thầu do Tập đoàn Thuận An đứng đầu chưa thể thực hiện vì chưa có mặt bằng. Một trong những nguyên nhân vì công trình có đoạn dài khoảng 10 km đi qua khu rừng nguyên sinh cần phải có ý kiến của cơ quan chức năng.

Như tin đã loan, sau khi Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng, bị bắt Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, Kinh tế, Buôn lậu (C03) thuộc Bộ Công an Việt Nam yêu cầu tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ các gói thầu của Tập đoàn này.

Tiếp đó, các tỉnh Phú Yên và Quảng Nam cũng ra chỉ thị yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương rà soát các công trình, dự án liên quan Tập đoàn Thuận An để báo cáo lại Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết Tập đoàn Thuận An lúc đầu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ 3,9 tỷ đồng; tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây có vốn điều lệ tăng gấp 200 lần so với lúc mới thành lập. Sự nổi lên của Tập đoàn Thuận An được nói nhờ làm cầu đường.

🔝

Hoang mang du lịch quốc doanh

Bình luận của Nguyễn Nhơn 2024.04.20 - RFA


Một cô gái đứng làm mẫu chụp hình ngoài Nhà hát TP ở TPHCM hôm 29/6/2020 (minh họa). AFP

Phố đi bộ Nguyễn Huệ và chợ Bến Thành là hai trong số vài chục điểm du lịch địa phương (cũ và mới) mà TP HCM đang ra sức quảng bá để thu hút khách du lịch, thực hiện kế hoạch đẩy mạnh du lịch trong năm nay.

Thì, hai cái tên ấy gần như là trọng điểm của trọng điểm.

Phố đi bộ bản sao

Năm kia, tôi được hân hạnh đón tiếp một đoàn cán bộ miền núi vùng (rất) sâu phía Bắc vào Sài Gòn dự hội nghị cuối năm của ngành. Họp hành, dự tiệc chiêu đãi, ăn khuya nhóm nhỏ xong thì đã gần 11 giờ đêm, mà trưa mai họ đã lên máy bay về lại rừng núi rồi. Thực tế mà nói, căn cứ vào đồng lương thì với hầu hết trong số họ, đây sẽ là chuyến đi Sài Gòn đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời. Do vậy, tôi muốn đưa anh em đến thật nhiều địa danh nổi tiếng và đặc trưng của Sài Gòn để từ ngày mai, họ có nhiều khoảnh khắc với nơi này để mà nhớ lại.

Trưng cầu ý kiến, tất cả đều muốn đến phố đi bộ Nguyễn Huệ và nhà thờ Đức Bà. Lúc ấy đã khuya, cuối năm vẫn còn nhiều cơn mưa bất thần nên nhiều cửa tiệm đã tắt đèn, người chơi đêm cũng vắng vẻ hơn hẳn ngày thường. Khung cảnh vì thế không còn sáng rực lung linh và đông đúc tấp nập như trên các hình ảnh quảng cáo thường thấy. Nhưng đám anh em của tôi vẫn rất phấn khích. Họ thi nhau chụp ảnh, chụp tập thể, chụp đơn, chụp đôi, chụp nhóm, chụp ngồi ở lề đường ven vườn hoa, chụp với tượng Đức Mẹ, với hai ngọn tháp của nhà thờ Đức Bà trên cao… Rồi chúng tôi đi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ. Các ánh đèn màu đặc sản phố phường cũng đã tắt gần hết, nhưng những người đàn ông sinh ra và lớn lên trong núi rừng cao ngất điệp trùng lại bị vòng vây trùng điệp của những tòa nhà cao tầng làm cho choáng ngợp.

Thời gian gấp rút, chúng tôi chỉ nhặt được chừng đó không gian của Sài Gòn. Nhưng với họ, dường như nó đã đủ tạo thành ấn tượng đậm nét cho chuyến đi này.

Có lẽ với đa số khách du lịch nội địa, nói đến Sài Gòn là phải nhắc đến nhà cao tầng chót vót, đường phố rộng lớn với hệ thống cầu đường nhiều tầng uốn khúc phức tạp, những con đường đặc kín người và xe, bạt ngàn ánh đèn xanh đỏ…. Gần đây trên mạng có nhiều video quay bằng flycam quay Sài Gòn từ trên cao với những hình ảnh đúng như vậy, và ở dưới có rất nhiều bình luận, cảm thán, ao ước được tận mắt chứng kiến cuộc sống đô thị nhộn nhịp (hay nhốn nháo) ấy.

Thế nhưng với người dân Sài Gòn, phố đi bộ Nguyễn Huệ không thể gọi là một điểm du lịch hay điểm đến đặc sắc mà chủ nhà nhất quyết phải khoe với khách phương xa. Thậm chí, cái tên Phố đi bộ được đặt cho nó cũng thật khiên cưỡng. Có phố nào đâu, nó chỉ là một mảnh sân bê tông thật rộng, có đài phun nước, có nhiều chậu hoa đặt trong các bồn hoa lớn nhiều hình dạng và được thay thường xuyên nên có cảm giác tươi tắn rực rỡ mà thôi.

Hai bên phố đi bộ là những khách sạn, cửa tiệm to nhỏ, nhà sách Fahasa lớn nhất thành phố và những cửa tiệm boutique đủ loại. Nhưng phần rìa này không tạo nên đặc trưng của Phố đi bộ, mà dân Sài Gòn cũng không xem nó là Phố đi bộ. Vì trước tới nay, từ khi chưa có Phố đi bộ thì người ta vẫn đi bộ trên vỉa hè đó, mua sắm ngắm nghía ở những cửa tiệm đó, vô nhà sách đọc sách ké và ngồi lề đường uống cà phê ở đó.

Cho nên nhắc đến Phố đi bộ Nguyễn Huệ chính thức của Nhà nước thì chính là, và chỉ là cái sân lớn ở giữa hai vỉa hè đó thôi. Công bằng mà nói, nó đúng là để cho người ta luyện tập đi bộ thật. Nhưng cũng chỉ có thể đi bộ được vào buổi tối mà thôi, vì ban ngày nó trụi thùi lụi dưới cái nắng đổ lửa của Sài Gòn, nắng nóng chết người, đến con ruồi cũng không dám đậu xuống.

Tôi không rõ ý tưởng thiết kế Phố đi bộ được lấy từ đâu, nhưng đoán là các vị lãnh đạo nhà ta bê nguyên xi về từ mấy chuyến học tập các nước châu Âu nào đó. Vì khi mới xây dựng, Phố đi bộ trông đến chết cười. Với thời tiết Sài Gòn mà họ quất hẳn một cái sân bêtông mênh mông trắng trơn, bói từ đầu đến cuối không ra một bóng cây cũng không có cái ghế ngồi nào, nói chung y chang cái sân phơi lúa của nông dân. Rồi trịnh trọng gọi nó là Phố đi bộ. Nhưng mà khí hậu nước Tây khác, khí hậu nước ta lại khác. Người ta thiếu nắng (nhưng cũng không hề thiếu cây), còn mình buổi trưa nắng xói thẳng xuống sàn bê tông rừng rực, đến chiều tắt nắng thì hơi nóng từ sàn phả ra trả lại không khí hầm hập. Thế nên người dân cười toáng lên với Phố đi bộ nhà trồng.

Lẽ ra với vị trí trung tâm, cái thung lũng bé nhỏ lọt giữa muôn vàn tòa cao ốc trần trụi này chỉ cần biến thành chiếc công viên nhỏ, trồng đầy cây cao che bóng mát xanh tươi quanh năm thì hút khách còn hơn tôm tươi, nhưng thôi, lãnh đạo đã chỉ thị là Phố đi bộ…

Chỉ ít tháng sau khi khánh thành, dư luận người dân mạnh quá nên thành phố cũng nhìn ra điểm này. Họ trồng thêm hai hàng cây nho nhỏ trên Phố. Ít lâu nữa thì đặt thêm những băng ghế công cộng. Tuy nhiên, cây bé tí không đủ che mát nên như đã nói, Phố đi bộ chỉ lác đác có người sau khi mặt trời tắt nắng, còn thực sự đông đúc thì chỉ sau 7h tối. Thất cách đến độ sau ngót 10 năm hoạt động nhưng cho đến hiện tại, chủ đề bóng mát cho Phố đi bộ vẫn được đem ra bàn thảo, vẫn là chủ đề “nóng”.

Nhiều nhà “pha học” được thành phố trưng cầu ý kiến đề nghị lắp mái che cho Phố đi bộ, tiện thể lắp cho cả công viên Bạch Đằng ở ven sông. Thế mới ngược đời! Vì lắp mái che thì ít nhiều cũng sẽ bít bùng, thiếu thông thoáng, chẳng còn nhìn thấy trời trăng mây nước, cũng giảm mất làn gió lồng lộng từ sông Sài Gòn thổi vào vốn là món quà lớn của thiên nhiên tặng cho nơi này. Báo đăng, dân tình phản đối. Hầu hết mọi người muốn trồng cây xanh để tạo bóng mát, nhanh nhất thì trồng các dàn cây dây leo lớn chẳng hạn. Như vậy sẽ luôn mát mẻ, phù hợp thời tiết, đẹp, rẻ và bền. Giả sử có nhu cầu gì khác thì phá cũng dễ.

Ý kiến người dân là vậy, tất nhiên dân nói cứ nói còn lãnh đạo thành phố nghe hay không lại là chuyện khác. Nếu lãnh đạo quyết mái che thì OK mái che, dân Việt Nam ngoan quen rồi, chẳng ai làm gì để thay đổi đâu.

Thế nhưng quyết rồi, Ủy ban thành phố đã chỉ đích danh Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Ủy ban quận 1 trình giải pháp (mái che) chậm nhất là tháng 6/2023, mà ngót một năm trôi qua Phố đi bộ vẫn đâu đóng đấy, ban ngày vẫn nắng chói chang rực lửa y như cái lò hấp nhiệt cho khu vực trung tâm.

Thật ra do trung tâm Sài Gòn quá thiếu những không gian công cộng rộng lớn, mà vừa vặn xung quanh khu vực này còn rất nhiều khu dân cư nhỏ bé lụp sụp và chung cư cũ tối nên cái Phố đi bộ mới thu hút người ta ra khỏi nhà, đến nơi này hưởng không gian và gió trời đến thế.

Trừ mỗi năm vài dịp được sử dụng làm sân khấu công cộng hoặc tổ chức sự kiện lớn thì hoạt động trên Phố đi bộ hoàn toàn là tự phát. Nên có những lúc nó cực kỳ sôi động, như khi có nhiều nhóm nhạc hay nhóm nhảy đường phố ra biểu diễn miễn phí, chơi nhạc. Cuối tuần, thường sau 11 h đêm thì là lãnh địa của cún cưng hay “hoàng thượng” (mèo). Các con sen bế chúng ra đây cho chạy nhảy và chơi với nhau. Đi khuya khuya vậy là vì chờ người đi chơi đêm về bớt, không phải ai cũng thích chó mèo.

Nhưng suốt các buổi tối trong tuần thì nhạt lắm, không có hoặc rất ít các nhóm biểu diễn đường phố. Người ra phố cũng ít, hầu hết chỉ biết dắt tay nhau đi lên đi xuống, hoặc phổ biến nhất là ngồi ghế ngắm ông đi qua bà đi lại, các cô gái thì tranh thủ mọi lúc mọi nơi để chụp hình selfi hoặc quay TikTok. Ngắm thiên hạ chán rồi về ngủ. Nhưng chỉ ngắm suông, ngoài ra không có hoạt động gì khác thì nhanh chán lắm! Thế nên trừ những người dân sinh sống ở khu vực xung quanh tranh thủ ra Phố hóng mát thì cũng chẳng mấy ai có thể đến Phố đi bộ thường xuyên.

Chính vì thế Phố đi bộ thường chỉ đông đúc vào những đêm cuối tuần của mùa khô. Ban ngày cho kẹo người ta cũng chẳng dám phơi mặt ra ở đây. Còn những đêm mùa mưa thì vắng tanh, lặng lẽ, đèn đường vàng vọt, cây đứng im rủ bóng rũ rượi, gần như không một bóng người.

So với việc thủng thẳng chắp tay đi dạo trên những con phố thực sự của Sài Gòn thì Phố đi bộ chỉ được cái là tập trung hơn, nhưng lại tẻ nhạt và đơn điệu.

Những đường phố buôn bán xen lẫn sinh hoạt lề đường sống động, những khu chung cư cũ kỹ có muôn vàn cảnh sống thường nhật nhưng đặc sắc và thú vị, ở đó phong vị địa phương phong phú và đậm nét hơn tất cả… Du khách thích những điều như vậy hơn là những bản sao mờ nhạt của những gì đã quá quen thuộc ở nước họ. Cho nên khách Tây thích lang thang ở những kiến trúc cổ, các con hẻm đặc biệt, những ngôi chợ xưa cũ, thung lũng sâu, thôn bản cheo leo trên núi cao, địa hình đi bộ vất vả qua đồi, suối… chứ còn Phố đi bộ Sài Gòn, Hà Nội, Phú Quốc, vân vân… thì cứ quảng bá rầm rộ thế thôi, tiếng to chứ miếng không mấy.

Phiền một cái là các sản phẩm cố gắng làm ra để thu hút khách du lịch của Sài Gòn cứ nhàn nhạt kiểu bản sao như vậy. Hoặc nó khá lụn vụn, chỉ hướng đến một số đối tượng nhỏ, không liên tục, thậm chí không thể gọi là quần thể khách du lịch đặc thù, nói gì đến việc kinh doanh kiếm tiền như lãnh đạo thành phố mong đợi. Ví dụ tour một ngày học nghề Đông y của quận 10, tour đi miếu Ngũ Hành ở Nhà Bè, tour đi đình Bình Trị Đông, xưởng bánh ABC, xem cá KOI của quận Bình Tân, tour đi xem các cơ sở cách mạng cũ… Những tour này về mặt đặc sắc thì kém xa các tour do các nhóm nhỏ tự mở. Ví dụ cách đây vài năm có tour đi bộ qua các hội quán nổi tiếng ở Chợ Lớn, dừng chân ăn ở các tiệm gia đình lâu đời, gặp đầu bếp cũng đồng thời là ông chủ/bà chủ, chiêm ngưỡng cách họ chế biến món ăn và giải thích về từng yêu cầu khi làm món rất thú vị.

Còn nếu so sánh với tour của các công ty du lịch lữ hành thì thôi, chênh lệch quá xa. Các công ty luôn sục sạo các điểm đến mới lạ, độc đáo, hấp dẫn nhưng đảm bảo có lượng khách ổn định. Kinh doanh mà, họ bỏ tiền túi, đồng tiền liền khúc ruột chứ làm gì có kinh phí Nhà nước chi để viết báo cáo cho hài lòng lãnh đạo.

Đến… du lịch quốc doanh

Mấy năm nay, TP HCM ra sức triển khai du lịch. Trong ba năm gần đây thì có hẳn một chương trình mang tên “Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch” nhằm khai thác du lịch từ chính người dân TP HCM, được báo chí và ngành du lịch quốc doanh ca ngợi là sáng tạo, đột phá. Các tên tour được trích dẫn ở phần trên chính là thuộc chương trình này. Ngoài ra nó còn có: “Sài Gòn tôi yêu-đổi mới từng ngày”, “Phú Nhuận-Nơi ta tìm về”, “Tân Phú-Đi là nhớ”. “Bình Chánh-Những điều chưa kể”, “Quận 10-Nơi lịch sử ghi dấu”, “Tân Bình-Vì yêu mà đến”, “Chuyện nhỏ Chợ Lớn”, “Quận 11-Có một Chợ Lớn rất khác”… Tổng cộng 32 tour nội thành.

Công ty du lịch lữ hành Chim cánh cụt là đơn vị đồng hành cùng các quận huyện tổ chức tour này. CEO được lên báo, ca ngợi là người trẻ dám nghĩ dám làm.

Tôi thử đi tìm một tour. Tưởng nổi tiếng vậy thì dễ tìm lắm. Ai dè gõ tên tour, tìm mãi trên mạng không thấy cả tên công ty lẫn các sản phẩm du lịch của họ. Tôi cũng không tìm được trang web của công ty mà chỉ có một trang face book hoang vắng đến khó tin: status nhiều nhất được 22 lượt likes, ít nhất có ba lượt likes.

Lùng sục mãi, cuối cùng tên tour cũng xuất hiện, trên trang thương mại điện tử shoppee. Bất ngờ, shop bán hàng (là công ty Chim cánh cụt) hiển thị thời điểm online vào… 24 ngày trước. Tức là suốt một tháng nay họ không thèm ghé mắt đến trang bán hàng này của mình.

Tất cả 32 tour họ bán, nhấn mạnh-đều thuộc chương trình “Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch” của TP HCM thì số liệu trên sàn hiển thị chỉ có vài tour đã bán được hai lần, còn lại tất cả đều có lượt bán là 0. Số Không tròn đến tuyệt vọng.

Nhấn vào nút Mua thì nhảy ra một cảnh báo của Shoppee: “Tạm thời bạn không thể mua được sản phẩm này vì người bán đã không hoạt động trong hơn 7 ngày. Bạn nên chat với người bán”.

Trên sàn Lazada, công ty này có 89 followers, còn tất cả các sản phẩm du lịch thì không hề có bất kỳ lượt đánh giá nào. Đồng nghĩa họ dường như chưa bán được sản phẩm nào qua sàn này. Nhưng ngoài các sàn thương mại điện tử thì tôi cũng không thể tìm mua những tour quốc doanh này ở đâu khác cả.

Ủa, là sao?

Là, rất là hoang mang!

🔝

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

2024.04.19 - RFA


Người dân đổ xô rút tiền khỏi SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Fb Saigon Review

Chính phủ Việt Nam, được hãng tin Reuters dẫn thông tin cho biết, đã chi 24 tỷ đô la để giải cứu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Mục đích được nói để tránh cho ngân hàng này không bị sụp đổ, sau khi Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào tháng 10/2022 và mới đây bị tuyên án tử trong phiên xử sơ thẩm.

Khoản chi của Chính phủ Việt Nam nhằm giải cứu SCB được Reuters nhận định là lớn chưa từng có tại Việt Nam. Vì sao vậy? Và, liệu việc “bơm” số tiền lớn như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, cũng như tác động thế nào đối với lòng tin của những nhà đầu tư nước ngoài. Giải đáp vấn đề này, RFA đã thực hiện cuộc phỏng vấn với chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu:

Cao Nguyên: Xin chào tiến sỹ, Theo một bài báo được đăng trên Reuters mới đây thì Chính phủ Việt Nam đã đổ 24 tỷ USD để cứu ngân hàng này khỏi phá sản. Theo ông, vì sao chính phủ Việt Nam không muốn SCB phá sản?

Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ muốn bất cứ ngân hàng nào sụp đổ. Cách đây chín năm, ba ngân hàng đi vào trong khủng hoảng, gồm ngân hàng Xây dựng Việt Nam, ngân hàng Đại Dương và VPBank đã ở bờ vực phá sản.

Lúc đó, ngân hàng Nhà nước đã mua lại ba ngân hàng đó với giá 0đ thay vì để họ phá sản. Sau đó, những ngân hàng như là ngân hàng Đông Á thì cũng đi vào trong tình trạng khủng hoảng, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước cũng không muốn để cho ngân hàng Đông Á sụp đổ và giờ này Đông Á vẫn tồn tại.

Và bây giờ tới SCB, SCB trong thời gian vừa qua, qua cái việc lũng đoạn bởi tập đoàn Vạn Thịnh Phát và người lãnh đạo của Vạn Thịnh Phát là Bà Trương Mỹ Lan, đã đi vào tình trạng phá sản kỹ thuật rồi; Nhưng mà chính phủ và ngân hàng Nhà nước vẫn chưa bao giờ tỏ ý định để cho ngân hàng này phá sản. Chính vì vậy, tháng 10 năm ngoái, ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt thì ngân hàng nhà nước hầu như nắm toàn quyền kiểm soát ngân hàng; Và như mọi người thường nói với nhau là một khi ngân hàng Nhà nước mà đã kiểm soát thì con kiến cũng không lọt qua được tầm mắt của ngân hàng Nhà nước. Tức là họ sẽ kiểm soát tất cả mọi giao dịch.

Từ đó cho đến nay, theo tin của Reuters thì ngân hàng Nhà nước đã đổ vào SCB một lượng tiền cho đến bây giờ là 24 tỷ đô la, và cho đến tháng 10 năm ngoái thì mỗi tháng bình quân chính phủ đổ vào trên 1 tỷ đô la. Sau tháng 10 cho đến bây giờ thì số tiền đổ vào ít hơn, nhưng mà cũng đâu đó là gần 1 tỷ đô la mỗi tháng.

Việc mà chính phủ đổ vào 24 tỷ đô la để ngân hàng SCB còn tồn tại được là để ngân hàng có thể chia sẻ cho khách hàng gửi tiền ngân hàng. Theo như những thông tin của tôi thì vào tháng 10 năm 2022, tổng dư nợ tiền gửi lên đến 674 ngàn tỷ đồng, tương đương với 30 tỷ đô la. Hiện tại thì cái số này chỉ còn khoảng 6 tỷ, thì có lẽ cái 24 tỷ đó là để trả tiền cho khách hàng đến rút tiền ra khỏi ngân hàng.

Và có lẽ tiếp tục chính phủ sẽ chi thêm cho SCB để giữ SCB khỏi phải phá sản trên thực tế và tránh tình trạng người ta đến rút tiền hàng loạt tại SCB.

Cao Nguyên: Nếu không cho vay thì SBC sẽ bị sụp đổ. Thế thì việc SCB sụp đổ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam khiến cho ngân hàng Nhà nước phải đổ tiền để cứu SCB?

Nếu không có sự trợ giúp của Chính phủ thì ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì ngân hàng không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà ngân hàng Nhà nước và Chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.

Không những là ngành ngân hàng có thể đổ vỡ một cách hệ thống mà cả nền kinh tế có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tại vì cái GDP của Việt Nam năm 2023 chỉ có 430 tỷ đô la thôi. Số tiền gửi còn lại tại SCB là 6 tỷ, tương đương với trên 1% GDP của Việt Nam, là một con số rất lớn. Nó có thể ảnh hưởng không những là đưa hệ thống ngân hàng vào khủng hoảng, mà rất nhiều những khách hàng sẽ không được nhận lại tiền từ SCB và tạo ra một cú sốc trong xã hội Việt Nam.

Cao Nguyên: Cũng theo Reuters, nếu không cho vay thì SCB sẽ bị sụp đổ gây ra những hệ lụy như ông vừa mới nêu ra; Nhưng mà nếu tiếp tục cho SCB vay thì Kho bạc Nhà nước sẽ dần bị cạn kiệt. Theo ông đánh giá thì động thái của chính phủ đối với SCB là có hợp lý hay không?

Nếu mà nói rằng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho SCB mà đưa đến vấn đề là ngân sách quốc gia bị cạn kiệt thì có lẽ chắc cũng không đến nỗi như vậy đâu. Tại vì ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể in tiền ra và bất cứ một lượng tiền nào cần in ra họ có thể in ra tiền giấy và có thể phát hành tiền điện tử để có thể có tiền chi trả cho SCB. Thành ra nói ngân sách quốc gia có thể cạn kiệt trong thời gian sắp tới thì tôi không đồng tình.

Thế nhưng mà rõ ràng rằng trong thời gian sắp tới Chính phủ phải có cách giải quyết và hình như cái cách giải quyết đó là như sau:

Cái Luật Tổ chức tín dụng đã được sửa đổi và sẽ có hiệu lực vào ngày mùng 1/7/2024. Trong Luật này có một chương về chuyển giao bắt buộc. Những ngân hàng yếu kém mà đã đi vào trong diện kiểm soát đặc biệt, và ngay cả ba ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại với giá 0 đồng mà bây giờ vẫn không thể phục hồi được, thì ngân hàng nhà nước sẽ chuyển giao bắt buộc cho một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu chuyển giao bắt buộc thì các ngân hàng thương mại đó bắt buộc phải nhận chuyển giao bắt buộc. Một khi đã nhận chuyển giao bắt buộc thì cái ngân hàng mẹ sẽ sở hữu ngân hàng yếu kém là ngân hàng con của họ để có thể tránh được sự đổ vỡ của các ngân hàng yếu kém.

Nhưng mà cái giải pháp này theo tôi là rất khó thực hiện. Tại vì theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, trong cái chương về chuyển giao bắt buộc, thì cái ngân hàng mẹ mua lại ngân hàng yếu kém sẽ sở hữu 100% ngân hàng yếu kém, nhưng mà lại không bắt buộc phải hạch toán khoản lỗ của ngân hàng yếu kém vào trong bản báo cáo tài chính của mình. Có nghĩa là ngân hàng mẹ không phải hợp nhất với ngân hàng con.

Mà nếu như thế thì nó đi ngược lại với cái chuẩn mực quốc tế về kế toán, nó đi ngược lại với cái nguyên tắc GAAP và nó cũng đi ngược lại với chuẩn mực kế toán của Việt Nam là khi một công ty được sát nhập với công ty mẹ 100% thì bắt buộc là cả hai bản cân đối kế toán kết quả kinh doanh và bản cân đối dòng tiền phải được hợp nhất lại. Có nghĩa là nếu ngân hàng con có lỗ thì phải hợp nhất vào ngân hàng của mẹ.

Trong khi cái quy định về chuyển giao bắt buộc thì lại không bắt buộc điều đó. Đây là một cái điều mà tôi đã lên tiếng ở trên nhiều diễn đàn rằng đây là một điều không hợp lý. Chính vì thế tôi nghĩ rằng sắp tới đây có lẽ ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển giao bắt buộc SCB cho ngân hàng nào lớn của Việt Nam, mà ngay cả phương pháp đó tôi thấy cũng không ổn.

Thế thì mình chỉ có hai con đường thôi, hoặc là chuyển giao bắt buộc hoặc là phá sản. Mà phá sản thì ngân hàng nhà nước không muốn. Chuyển giao bắt buộc thì có vấn đề. Thành ra đến cuối cùng thì việc chuyển giao bắt buộc SCB vào một ngân hàng khác là một vấn đề.

Đặc biệt nữa là SCB vẫn còn huy động vốn là 6 tỷ đô la. Con số này là rất lớn và nợ xấu đã lên đến 97%, tức là hầu như toàn bộ cái dư nợ đều trở thành nợ xấu hết rồi. Tôi không biết là ngân hàng nào có can đảm, có hứng thú để nhận chuyển giao bắt buộc hay không. Thành ra tôi thấy là chuyện này đang đi vào ngõ bí, chứ cũng không phải là đường cụt.

Cao Nguyên: Ông đã nói về lợi ích khi mà ngân hàng nhà nước cứu SCB, vậy thì có hệ quả gì hay không?

Nó tùy thuộc vào cái cách giải quyết sự bế tắc của SCB. Chỉ có hai cách giải quyết mà thôi, hoặc là cho phá sản hoặc là chuyển giao SCB bắt buộc cho một trong những ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Tôi thì tôi nhìn về cái hướng phá sản. Hãy để cho SCB phá sản, hãy để nỗi đau đó nó trở thành hiện thực. Dĩ nhiên là thiệt hại là vô cùng lớn.

Những người có tiền gởi tại SCB có thể mất phần lớn số tiền gởi của họ. Tuy nhiên, ở Việt Nam có Luật bảo hiểm tiền gởi và hiện tại ở Việt Nam có công ty bảo hiểm tiền gởi quốc gia. Công ty này bảo hiểm số tiền gởi cho mỗi khách hàng lên đến 125 triệu đồng mỗi người trên một ngân hàng.

Thành ra, những người có tiền gởi ở ngân hàng SCB, nếu mà ngân hàng này đi vào phá sản thì chắc chắn công ty bảo hiểm tiền gởi sẽ bồi thường cho mỗi người 125 triệu đồng. Thế nhưng mà có lẽ số tiền 125 triệu đồng đó là con số rất khiêm tốn so với 6 tỷ đô la còn lại trong ngân hàng; và rất nhiều người, kể cả các tổ chức kinh tế có số tiền gởi vượt khỏi 125 triệu đồng trong một tài khoản. Thành ra nếu đi vào sự phá sản thì thiệt hại rất lớn.

Nhưng mà cái lợi của phá sản là thôi, mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng. Tất cả tài sản của ngân hàng sẽ được thanh lý và chi trả cho các chủ nợ của ngân hàng, trong đó người gởi tiền, có tiền thuế của chính phủ, có các chủ nợ của ngân hàng… và nếu còn lại được đồng nào thì cổ đông của SCB sẽ được hưởng nhưng đây là điều không tưởng.

Còn giải pháp thứ hai là chuyển giao bắt buộc, nếu thành công thì đó là may mắn cho SCB không phải đi vào phá sản. Có thể những người có tiền gởi tại SCB sẽ được ngân hàng mẹ cam kết trả tiền lại cho họ.

Nếu mà đi vào phương án 2 thì có thể các khách hàng gởi tiền sẽ được cam kết cũng như khách hàng của ngân hàng mẹ. Thế nhưng hiện tại chưa xảy ra chuyện đó. Thành ra chúng ta cũng chưa biết liệu rằng ngân hàng mẹ có cam kết bảo lãnh trả cho khách hàng của SCB hay không. Trên nguyên tắc thì họ phải làm điều đó. Thế nhưng mà ở Việt Nam mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Cao Nguyên: Hình ảnh về một nền kinh tế ổn đỉnh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng như thế nào qua sự kiện này?

Đó là điều không tránh được. Mặc dù Chính phủ và ngân hàng Nhà nước tìm các để ổn định tâm lý của nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài; và nói rằng chúng tôi đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề, tránh mọi thiệt hại nhiều nhất có thể cho khách hàng của SCB.

Nhưng mà với sự thiệt hại nhiều đến như thế và con số mà Chính phủ đã bỏ ra tới 24 tỷ và còn lại 6 tỷ nữa thì có lẽ cũng phải giải quyết. Việc lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam chắc chắn là bị tác động. với tất cả sự việc của Vạn Thịnh Phát, của SCB và sự lũng đoạn của ngân hàng của bà Trương Mỹ Lan đã và đang làm lung lay lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chúng ta chờ xem là Chính phủ sẽ giải quyết trường hợp của SCB như thế nào. Và trong bất cứ trường hợp nào thì theo nhận định của tôi, vấn đề giải quyết đó đều rất khó khăn và rủi ro, và cái rủi ro là lòng tin vào hệ thống ngân hàng có thể sẽ tiếp tục bị lung lay.

Cao Nguyên: Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

🔝