VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_318x120
acrobat  📂  🏠   

RFA - 4

Qua vụ ông Huệ, cần đánh giá lại “cách tấn phong chức danh” của Đảng CSVN

2024.05.03 - RFA

Qua vụ ông Huệ, cần đánh giá lại “cách tấn phong chức danh” của Đảng CSVN
Ông Vương Đình Huệ khi tuyên thệ nhận chức Chủ tịch Quốc hội hồi ngày 31/3/2021. AFP PHOTO

Ông Vương Đình Huệ đã chính thức bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 7 diễn ra hôm 2/5. Hiện, ông Trần Thanh Mẫn ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội được giao điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi bầu được Chủ tịch mới mà có khả năng sẽ được thực hiện tại kỳ họp quốc hội tới, dự kiến bắt đầu từ ngày 20/5.

Qua vụ việc của nguyên Chủ tịnh Quốc hội Vương Đình Huệ, các nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam và cả luật sư đều cho rằng quy trình, tiêu chuẩn bầu chọn Chủ tịnh Quốc hội của Việt Nam cũng chỉ là hình thức, bầu theo cơ chế “Đảng cử, dân bầu” chứ không được bầu bằng một cuộc bầu cử tự do.

Bầu chọn lãnh đạo của Việt Nam ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 3/5/2024 cho RFA biết ý kiến:

“Quốc hội về nguyên tắc là cơ quan đại diện cho nguyện vọng và quyền lực của nhân dân. Nó có chức năng giám sát và làm luật và như vậy nó là một cơ quan quan trọng trong việc định hình nên chính sách của quốc gia. Người lãnh đạo một cơ quan như vậy về nguyên tắc phải là một người có thực tài và có tâm, cái tâm muốn cống hiến vì sự phát triển của quốc gia.”

Những đại biểu quốc hội không phải là những người do dân bầu, mà họ được chính những cơ quan của đảng Cộng sản cơ cấu. Việc bỏ phiếu của người dân chỉ là hình thức.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Muốn chọn được những người giỏi vào làm lãnh đạo một cơ quan như quốc hội thì theo ông Vũ, trước hết cần có bầu cử, ứng cử tự do để chọn ra những đại biểu quốc hội xuất sắc. Từ những người đại biểu xuất sắc này, sau đó họ sẽ tự bầu ra một người lãnh đạo xuất sắc nhất, có tâm và uy tín nhất cho vị trí Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên ông Vũ nói tiếp:

“Đó là về mặt lý thuyết. Còn trong trường hợp của Việt Nam, những đại biểu quốc hội không phải là những người do dân bầu, mà họ được chính những cơ quan của Đảng Cộng sản cơ cấu. Việc bỏ phiếu của người dân chỉ là hình thức. Vì vậy quốc hội gồm toàn những đại biểu do Đảng Cộng sản cơ cấu và thường là những cán bộ cộng sản kiêm nhiệm. Một quốc hội yếu kém như vậy thì cho dù bầu theo kiểu nào thì nó cũng dẫn đến việc chọn ra những lãnh đạo kém cỏi.”

Ông Trần Anh Quân, một người hoạt động xã hội ở Sài Gòn, hôm 3/5/2024 khi trao đổi với RFA cho rằng, thật ra quốc hội Việt Nam không phải do người dân bầu ra, mà việc bầu đại biểu quốc hội chỉ là một vở kịch, biểu diễn để người dân nghĩ là Việt Nam có bầu cử. Ông Quân nói thêm:

“Trên thực tế các chức vụ đều đã được mua bán và sắp xếp sẵn từ trước khi bầu cử rồi. Còn ghế Chủ tịch Quốc hội thì cũng là do Bộ chính trị sắp xếp, chỉ định, chứ không có chuyện đại biểu quốc hội được bầu ra. Vì muốn có bầu cử thì phải có tranh cử. Trong khi đó đâu có ai tranh cử ở vị trí này, nếu có tranh thì chỉ là tranh giành, đấu đá chứ không phải tranh cử.

Tôi thấy tất cả những tiêu chuẩn của Chủ tịch Quốc hội chỉ là mị dân, họ đặt ra tiêu chuẩn để dân tưởng là Chủ tịch Quốc hội sẽ là người tài đức vẹn toàn. Nhưng chẳng có người tài đức nào tham gia vào đảng độc tài để tham nhũng, vơ vét của dân cả!”

36c9f856-9f0c-42b1-a40b-2ca2fa879f85.jpeg
Ảnh minh họa chụp tại một kỳ họp Quốc hội trước đây. AFP PHOTO.

Tiêu chuẩn nào?

Ông Huệ hôm 26/4/2024, đã phải từ chức do “Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân.” Tuy nhiên, dư luận cho rằng ông Huệ phải rời vị trí Chủ tịch Quốc hội do trước đó (hôm 21/4), trợ lý của ông là Phạm Thái Hà –Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã bị bắt.

Liệu vụ bê bối của nguyên Chủ tịnh Quốc hội Vương Đình Huệ có phải do quy trình giám sát lỏng lẻo hay còn gì khác? Ông Trần Anh Quân nhận xét:

“Về mặt cá nhân ông Huệ thì vụ án này một vụ án tham nhũng, mà con mối chúa lại là người đứng đầu Quốc hội. Về mặt chính trị thì đây là chuyện đấu đá giành ghế qua chiêu bài chống tham nhũng. Vụ án này không tuân theo bất cứ một quy trình hay tiêu chuẩn nào, mà các phe nhóm đã tìm mọi cách để triệt hạ nhau. Đơn giản là phe ông Huệ thua thì ông Huệ bị phế truất. Vậy vẫn còn quá nhẹ, vì nếu làm đúng quy trình, đúng pháp luật của đại án tham nhũng thì ông Huệ phải bị hầu toà để chịu trách nhiệm hình sự.”

Kỳ họp bất thường lần thứ 7 hôm 2/5/2024 cũng nhắc lại Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định, chức danh Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tiêu chuẩn để Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ lựa chọn danh sách đề cử chức danh Chủ tịch Quốc hội được thực hiện theo Quy định 214-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Như vậy, chi tiết tiêu chuẩn, quy trình bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội không khác gì trước khi ông Vương Đình Huệ được chọn vào ghế Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Họ chính là sản phẩm thuần chất của chế độ, kể cả về tài, đức và bản chất tội phạm. Và đấy là cách tấn phong, hoặc nói theo cách nói của đảng là làm công tác nhân sự thất bại và đất nước phải trả giá cho sự thất bại đó.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh

Thay vì đánh giá về quy trình bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội hiện nay, thì theo luật sư Đặng Đình Mạnh, nên đánh giá cách tấn phong chức danh Chủ tịch Quốc hội theo cách mà Đảng Cộng Sản đang làm sẽ chính xác hơn. Luật sư Mạnh nói với RFA hôm 3/5:

“Lúc này, tôi tin rằng mọi sự đánh giá đối với quy trình bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đều chưa có cơ sở. Vì lẽ, trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam hiện nay, chúng đều không được được áp dụng một cách đúng thẩm quyền và độc lập như là những văn bản của cơ quan lập pháp. Thực tế, chúng đều là những văn bản được vận dụng bởi sự lãnh đạo theo cách “cầm tay chỉ việc” của Bộ Chính Trị thuộc Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tuy rằng quốc hội được Hiến pháp quy định là cơ quan nắm giữ quyền lực cao nhất, thể theo đó, chức vụ Chủ tịch Quốc hội hoặc các chức danh đại biểu quốc hội cũng phải có thẩm quyền tương xứng. Thế nhưng, như chúng ta quan sát hoạt động của Quốc hội trong suốt nhiều thập kỷ qua thì đã thấy rõ. Hầu hết họ đều là đảng viên, họ được bầu theo cơ chế “Đảng cử, dân bầu” chứ không được bầu bằng một cuộc bầu cử tự do.”

Do đó theo luật sư Đặng Đình Mạnh, Quốc hội được bầu theo tiêu chuẩn của Đảng Cộng Sản chứ không phải theo tiêu chuẩn của nhân dân. Chức danh Chủ tịch Quốc hội theo ông Mạnh cũng vậy, hơn nữa, chức danh ấy cũng bao hàm tư cách là một trong các thành viên đầy quyền lực của Bộ Chính trị. Ông Mạnh kết luận:

“Với cách tấn phong Chủ tịch Quốc hội như vậy, cho đến thời gian gần dây, khi xảy ra việc ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ mất chức, trong các thông cáo chính thức, thì phần đánh giá đều ghi rằng họ “được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở". Cho thấy, họ chính là sản phẩm thuần chất của chế độ, kể cả về tài, đức và bản chất tội phạm. Và đấy là cách tấn phong, hoặc nói theo cách nói của đảng là làm công tác nhân sự thất bại và đất nước phải trả giá cho sự thất bại đó.”

🔝

“Tránh xa Bắc kỳ”

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn 2024.04.29 - RFA

“Tránh xa Bắc kỳ”
Đường phố Hà Nội hôm 17/12/1986. AP

Bàn luận trong gia đình hay chỗ bạn bè thân thiết thì nói sạch sẽ tuốt luốt, N. khẳng định rất chắc chắn và cương quyết. Đề tài này tuy tế nhị nhưng chúng tôi đều đã có nhiều năm và nhiều phen trải nghiệm cùng kiểm nghiệm, cuối cùng đều thống nhất với nhau.

Nhưng để nói ra chỗ bàn dân thiên hạ thì phải cân nhắc rất nhiều. Nó nhạy cảm quá, mà những tấm gương ăn gạch của đám đông- dù họ nói không hề sai-thì vẫn luôn còn đấy.

Đúng rồi, tôi muốn nói đến chuyện kỳ thị Nam-Bắc, đặc biệt là sau thời điểm thống nhất đất nước.

Không chơi, không làm ăn với người Bắc

Kỳ thị vùng miền thì ở đâu và thời nào cũng có. Tuổi tôi không chứng kiến được đời sống Việt Nam trước 1975, nhưng đọc văn của các tác giả miền Nam giai đoạn đó thì thấy rất rõ: dân miền Nam thời đó không kỳ thị Nam-Bắc, chí ít không kỳ thị sâu bằng sau thời điểm này. Theo quan sát của tôi, sau 1975, sự kỳ thị Nam-Bắc giống như chiếc rãnh xẻ ra trong cao su. Nó cực kỳ đàn hồi và giỏi biến dạng đến nỗi nhiều lúc trông từ bên ngoài như vẫn hoàn toàn nguyên lành, nhưng thực ra nó vẫn ở đó và ngày càng sâu hơn.

Nguyên nhân trực tiếp thì là vì sau 1975, người miền Nam tiếp xúc với người miền Bắc nhiều hơn và sát gần hơn.

Gia đình tôi dặn con cháu: không thân thiết với người Bắc, không làm ăn với người Bắc, hết sức cẩn trọng với đồng nghiệp là người Bắc, cố gắng không mua bán gì ở các cửa tiệm do người Bắc làm chủ, và quan trọng nhất, dĩ nhiên không lấy chồng lấy vợ người Bắc.

Ngạc nhiên chưa, gia đình tôi lại không phải là người miền Nam thuần túy kiểu sinh ra lớn lên tại miền Nam và/hoặc mất mát nhiều sau thời điểm tháng 4/1975.

Không phải! Cha mẹ tôi gốc Nam Bộ nhưng đều lưu lạc sinh sống ở rất nhiều nơi, cả nước ngoài, mà nhấn mạnh này: thời gian sinh sống dài thứ nhì của cha mẹ tôi là ở miền Bắc, đến vài chục năm. Dài thứ nhất thì chắc chắn là ở miền Nam rồi.

Sự cảnh giác của cha mẹ tôi, sau đó là toàn thể gia đình tôi bắt nguồn từ kinh nghiệm trong các mối quan hệ với người Bắc. Dĩ nhiên ở đây nói về số nhiều.

Dịch vụ: Người Bắc nói chung làm dịch vụ rất kém. So với sự xởi lởi, sòng phẳng và linh hoạt của người (làm dịch vụ) miền Nam thì chạy xịt khói không tới. Từ người chủ cho đến nhân viên bán hàng người Bắc thường có vẻ mặt khinh khỉnh, nói năng với khách lạnh nhạt hoặc thô lỗ. Họ sẵn sàng phân biệt và gọi khách bằng những đặc điểm cơ thể mang tính body shaming như chị Béo kia, anh Hói nọ. Mặt bên kia của đặc điểm này thì lại là những lời ngọt ngào tâng bốc quá mức đến giả tạo. Tư vấn và hậu mãi cho khách đều không tốt, hay nói chung là không có. Họ chỉ cần bán được hàng xong thì sẵn sàng trở mặt với khách. Tư tưởng chém khách luôn đặt trên đỉnh đầu, đặc biệt là chém khách nói giọng miền Nam (dân miền Nam được mặc định là có tiền và hào sảng, dễ dàng bỏ tiền). Người làm dịch vụ người Bắc dường như luôn có nỗi hổ thẹn ngầm vì cái nghề đang nuôi sống mình, do đó họ thường có các hành động và lời nói phủ nhận nghề nghiệp, ví dụ như chỏng lỏn với khách, bỏ mặc khách hoặc thậm chí quát tháo, mắng mỏ khách. Người bán hàng thì gian dối, vụ lợi.

RFA-04-05
Người bán hàng trên đường phố Hà Nội hôm 21/3/1993 (minh họa). AP

Lối sống: (Nhiều) người Bắc bị cho là có lối sống nịnh nọt, ích kỷ, giả trá, đội trên đạp dưới, hai mặt, háo danh, vụ lợi.

Cách đây khoảng chục năm, hàng loạt công ty gia công giày da và may mặc ở Bình Dương đã nổi tiếng vì công khai treo băng rôn tuyển dụng hàng loạt công nhân, nhưng nộp hồ sơ vào thì “trừ công nhân Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh”.

Sự việc gây một chấn động không nhỏ trong dư luận xã hội nói chung vào thời điểm đó, nhưng bất ngờ là ngay tại nơi nó diễn ra thì không mấy ai ngạc nhiên.

Là vì, công nhân xuất thân từ ba địa phương nói trên được người tuyển dụng nhận xét chung là hay kết bè kết đảng, trộm cắp lừa đảo thậm chí đập phá tài sản của chính công ty mình, gây gổ ẩu đả với những công nhân khác, lôi kéo ngừng việc tập thể sai pháp luật.

Sự việc kéo theo vô số người bình luận, phân tích. Rất nhiều nam nữ công nhân sinh ra ở ba địa phương trên lên báo nói mình bị oan. Nhiều người lên án các công ty có hành vi chọn lọc này, bảo họ vơ đũa cả nắm gây thiệt thòi cho người lao động. Có người nói tính cách của người quê mình là bộc trực, yêu ghét rõ ràng, đoàn kết… nhưng bị người tuyển dụng hiểu sai.

Có điều người tuyển dụng không bỏ thời gian đi đãi cát tìm vàng. Họ cứ ra lệnh cho bảo vệ: nếu nghe giọng hoặc xem hồ sơ thấy nơi sinh, quê quán là mấy địa phương trên thì không nhận hồ sơ. Hoặc, vẫn nhận, để người ta không có cớ kiện thưa. Nhưng nhận xong vứt sọt rác.

Dân Bắc: Dân Nam dại, dễ lừa

Trong khi đó, dân Nam thực lòng và thẳng thắn thì bị dân Bắc chê là ít học, cục mịch, hời hợt, thiếu sâu sắc tinh tế, không “khôn”, lừa dễ lắm. Thế cho nên dân Nam chọn cách né xa dân Bắc để khỏi phải mất công đề phòng với những người luôn mang tâm kế, thích dùng thủ đoạn và cách sống lắt léo để giành lợi ích về mình.

Trừ các mối quan hệ công việc hoặc các mối quan hệ bắt buộc phải giữ, thì thái độ của dân Nam với dân Bắc là kính nhi viễn chi hoặc chỉ xã giao, tuyệt đối không hơn.

Dĩ nhiên, ở đâu cũng có người nọ người kia. Nhưng với người nói giọng miền Bắc thì cái sự “người nọ” lại đông hơn “người kia” quá nhiều.

Ở các không gian khác, sự kỳ thị không rõ ràng như ở các Khu công nghiệp-Khu chế xuất Bình Dương, nhưng vẫn luôn tồn tại. Trong công sở, nhân viên buộc phải giữ quan hệ xã giao để phục vụ công việc, thế nhưng ra ngoài phạm vi này, vẫn rất nhiều nơi tự động chia thành nhóm dân Bắc-nhóm dân Nam, nhóm này không thực lòng và thân thiết với nhóm kia.

Hỏi, thì hầu như tất cả mọi người sẽ nói: Không phải ghét người Bắc, mà ghét cách sống của họ.

Nhưng, cách sống bị khinh ghét đó của (nhiều) người Bắc không phải là thuộc tính từ xưa của họ, mà nó sinh ra và được vun đắp, bồi dưỡng, khai hoa kết quả và ngày càng phát triển bền vững trong sự nghiệp của chế độ (gọi là) cộng sản được áp đặt trên miền Bắc trong suốt mấy chục năm, và sau đó là cả nước. Nên nói chung là ghét người Bắc nhưng dần dần đã có không ít người miền Nam bị cảm nhiễm những thói xấu này.

Trong khi đó, cũng do sự hòa trộn văn hóa và lối sống, nhiều người Bắc lại học được tính cách rõ ràng rạch ròi và trượng nghĩa của miền Nam.

Tuy nhiên, nói một cách thành thật và tỉ mỉ thì hầu như chẳng còn cộng đồng nào còn giữ được trọn vẹn những đặc tính vốn có của mình. Chỉ là tính cách nào được số đông thống nhất là đặc điểm chung của cộng đồng đó mà thôi.

Quay trở lại nguồn gốc của hình ảnh “Bắc Kỳ bị ghét”.

Siêu nhân con người mới xã hội chủ nghĩa

Những thế hệ người Bắc từ 1954 đã được giáo dục từ khi mặc quần thủng đít là lớn lên phải trở thành “con người mới xã hội chủ nghĩa”. À không, siêu nhân mới xã hội chủ nghĩa mới đúng. Tiêu chuẩn của nó như thế này:

“Thứ nhất, con người mới xã hội chủ nghĩa phải có tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, trên lập trường của giai cấp công nhân.

Tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột (…).

Thứ hai, con người mới xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng mới, có đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, chân thành, lối sống trong sáng, có khát vọng mới, hướng tới hạnh phúc, tự do.

Thứ ba, con người mới xã hội chủ nghĩa phải có lòng vị tha, bao dung, thương yêu con người, tôn trọng nhân cách con người và coi trọng đạo lý làm người” (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.66).

Sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đến nay là 70 năm. Chẳng biết trong gần một thế kỷ ấy có bao nhiêu con người mới được sinh ra, chỉ biết chế độ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội đã đẻ ra vô số tục ngữ ca dao mới, mà một trong số đó khái quát về những con người rất đặc trưng của xã hội mới như sau:

Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.

Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.

Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.

Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.

Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.

Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay “đồng ý”!

Ở nông thôn thì:

Mỗi người làm việc bằng hai

Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!

Mỗi người làm việc bằng ba

Để cho chủ nhiệm xây nhà lát sân.

Đối chiếu thực tế ấy với những tiêu chuẩn con người mới như của thánh thần, những “tư tưởng mới, đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, chân thành, lối sống trong sáng, có khát vọng mới, hướng tới hạnh phúc, tự do”, thu được kết quả là… một lũ nói dối như cuội!

Trong cái xã hội đó, người ta nói dối và lấy lòng cấp trên, giẫm đạp cấp dưới, lý tưởng cả đời là thăng quan tiến chức hoặc xây nhà mình cao hơn nhà thằng hàng xóm…Nó trở thành một lối sống, thậm chí một lẽ sống bắt buộc, người nào đi ngược dòng sẽ bị tẩy chay và gánh chịu vô số thiệt thòi. Từ nói dối dẫn đến lừa lọc, thủ đoạn, xảo quyệt, “xã hội mới” đã đào luyện ra những sản phẩm méo mó để phù hợp và phục vụ chính nó như thế đấy.

Các tiêu chí con người mới xã hội chủ nghĩa không tưởng đến nỗi hài hước, đồng thời vô cùng khắc nghiệt ở chỗ nó bắt con người bằng xương bằng thịt phải tự đánh giá mình bằng hệ thống chuẩn mực đó. So sánh với ngũ thường-Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đơn giản nhưng thâm sâu vô cùng thì nó chỉ là một trò hề dối mình lừa người.

Ngụp lặn suốt mấy chục năm trong cái hệ thống như thùng thuốc nhuộm đó, ai không trở thành con lươn trơn tuột giỏi luồn lách nịnh nọt thì phải gọi là của hiếm, sắp tuyệt chủng.

Những người đó được gọi là “người Bắc nhưng mà tốt”.

Cho nên nguồn cơn của sự ghét người Bắc, bên ngoài là bắt đầu từ những con người cụ thể, nhưng bên trong, nó là ý thức tẩy chay, chống lại cả một hệ thống, cách thức vận hành xã hội. Cùng với khoảng cách với thế giới ngày càng ngắn lại, sự tẩy chay đó lẩn vào trong nhưng dai dẳng và không phai nhạt đi chút nào.

Bao giờ còn cái cỗ máy quái thai nhào nặn ra những con người quái thai như thế thì sự kỳ thị vẫn còn, và còn sâu sắc đến tận xương tủy.

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

🔝

Báo cáo 2024 của RSF: Việt Nam trong nhóm bảy nước "đội sổ" về tự do báo chí

2024.05.03 - RFA

Báo cáo 2024 của RSF: Việt Nam trong nhóm bảy nước "đội sổ" về tự do báo chí
Toàn cảnh tự do báo chí toàn cầu 2024. RSF

Việt Nam đứng thứ bảy trong nhóm các nước có ít tự do báo chí nhất trong năm 2024, cải thiện bốn bậc so với năm ngoái nhưng Chính phủ do Đảng cộng sản lãnh đạo vẫn tiếp tục kiểm soát báo chí một cách nghiêm ngặt và cầm tù các nhà báo một cách có hệ thống.

Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/5), tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đưa ra báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2024 với tiêu đề "báo chí dưới áp lực chính trị," xếp Việt Nam thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.

Tuy cải thiện thứ hạng so với năm 2023 (178/180 nước), điểm tổng thể từ 24,58 của năm ngoái giảm xuống còn 22,31 trong năm 2024, cho thấy tình trạng ở Việt Nam không khá khẩm hơn mà vì tự do báo chí ở các nước khác ngày càng suy giảm.

Điển hình là Eritrea, một nước ở Đông Phi tụt xuống hạng 180 trong năm nay với 16,64 điểm, thấp hơn nhiều so với Bắc Hàn, quốc gia đội sổ hồi năm ngoái với 21,72 điểm.

Cụ thể, trong năm tiêu chí đánh giá của RSF, Việt Nam có ba tiêu chí đi xuống so với năm trước. Chỉ số chính trị giảm từ 23,75 xuống 13,22, chỉ số xã hội giảm từ 32,95 xuống 23,51, và chỉ số an ninh giảm từ 30,66 xuống 25,86.

Trong khi đó, Việt Nam có hai tiêu chí tăng là chỉ số kinh tế (từ 17,16 lên 20,57) và chỉ số lập pháp (18,40 lên 28,37).

Một nhà báo độc lập ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng quốc gia này đang trong quá trình công báo hóa tuyệt đối ngành truyền thông quốc gia, tức chỉ đưa tin, tấn công hay khen ngợi dựa theo chủ kiến của nhà nước. Ông nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:

Điểm số tự do báo chí cũng không nói hết được sự trầm trọng của việc xuống cấp giá trị tự do tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và một thảm trạng của việc hủy hoại tư duy độc lập của xã hội, khi luôn hùa vào cùng nhau để tấn công một nạn nhân nào đó, theo định hướng của những người cầm quyền.”

Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam gửi Liên Hiệp quốc, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh.

Tuy nhiên, RSF cho rằng báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ và hiện có 35 nhà báo bị cầm tù "biến Việt Nam thành nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với nhà báo." Hai quốc gia còn lại là Myanmar - 69 nhà báo và Trung Quốc với 109 nhà báo bị bỏ tù.

Trong tháng 02/2024, công an Hà Nội bắt tạm giam đối với nhà báo Nguyễn Vũ Bình với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước," ông là một trong bốn blogger của RFA đang bị giam cầm, ba người khác là các ông Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Lân Thắng.

“Ở Việt Nam, những nhà báo cất tiếng trên mạng xã hội theo suy nghĩ của mình gần như bị bỏ tù một cách có hệ thống,” RSF cho biết trong thông cáo báo chí.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người đang tị nạn chính trị tại Đức, nhận định:

Chế độ cộng sản Việt Nam luôn luôn cài bẫy người dân, quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Điều 25 của Hiến pháp trong khi đó thì họ lại sử dụng Điều 117 và Điều 331 khi người dân thực hiện quyền được hiến định thì họ sẽ rơi vào một trong hai cái bẫy đấy.”

Một nhà báo độc lập ở Hà Nội muốn ẩn danh vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho RFA biết vài năm trước đây, ông thường làm quay video, phóng sự điều tra với góc nhìn đa chiều về nhiều vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế và phát trên kênh Youtube.

Tuy nhiên, lực lượng an ninh sau đó tịch thu các thiết bị khiến ông phải dừng hoạt động và không dám đầu tư mua sắm trở lại vì có nguy cơ bị trấn áp bất cứ khi nào.

Ông nói do đàn áp và kiểm duyệt báo chí, việc tìm kiếm thông tin ở Việt Nam bị hạn chế rất nhiều.

RSF nói Việt Nam kiểm duyệt nghiêm ngặt nhiều chủ đề bị coi là “nhạy cảm” như quan hệ với Trung Quốc, nhân quyền, dân chủ, tính hợp pháp của đảng cầm quyền, tham nhũng của quan chức cao cấp.

Các chủ đề khác như vấn đề môi trường hoặc quyền của cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới) thì được đề cập thoải mái hơn.

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về đánh giá và xếp hạng tự do báo chí của RSF nhưng chưa nhận được câu trả lời. Cơ quan này thường không trả lời câu hỏi báo chí của RFA.

Hồi năm 2023, sau khi RSF công bố về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, báo mạng Công an Nhân dân có bài chỉ trích gọi báo cáo này "thiếu khách quan, sai thực tế và quy chụp của RSF về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam."

🔝

Ý kiến quanh tuyên bố “trả lại tiền gửi cho dân” sau ngày 30/4/1975

2024.05.02 - RFA

Ý kiến quanh tuyên bố “trả lại tiền gửi cho dân” sau ngày 30/4/1975
Bộ đội Bắc Việt tại trung tâm thành phố Sài Gòn ngày 30/4/1975. AFP

Sau 49 năm kết thúc chiến tranh, truyền thông Nhà nước vừa đăng bài viết “Cựu binh kể thời khắc mở cửa hầm, tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải phóng”. Bài viết nhắc đến việc ông Lữ Minh Châu, Phó Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục, công bố trước hàng trăm nhân viên Ngân hàng quốc gia Việt Nam lệnh tiếp quản và lệnh ngưng hoạt động tất cả các ngân hàng vào lúc 8 giờ sáng ngày 1/5/1975.

Hiểu thế nào cho đúng?

Ngoài công bố lệnh tiếp quản, ông Châu đồng thời công bố các chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ, trong đó bao gồm cả việc xác nhận nợ, tiếp quản các kho thế chấp, trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định vấn đề này với RFA:

“Nếu họ công bố thế thì cũng đúng thôi. Tức là tôn trọng các khoản nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền; nợ của ngân hàng với nước ngoài. Đó là điều đúng, nhưng bảo là để trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước thì ông ấy ‘bao sân’ quá. Ông ấy không có khả năng làm việc đấy bởi lúc đấy là lúc thay đổi một chế độ, ông ấy nhân danh gì mà phát biểu như thế? Nói chung, đấy là một phát biểu mang tính chính trị chứ không phải của một nhà ngân hàng.

Qua công bố đấy và qua vài lần tiếp xúc với ông ấy, tôi thấy ông Lữ Minh Châu chắc không được đào tạo bài bản về ngân hàng, vì ông ấy từng kể, do thiếu tiền mặt nên đi mượn máy in của một công ty in ở Sài Gòn để in tiền.”

Trung tá quân đội Đinh Đức Long nhận định rằng “không bao giờ họ tuyên bố trong ngày 1/5 đâu”, ông lý giải:

“Tôi không phải là người làm trong lĩnh vực ngân hàng nhưng tôi có đọc một số tài liệu về việc này. Tôi thấy một số điều:

Thứ nhất, ngày 1/5, tức chỉ một ngày sau ngày thống nhất đất nước, ban quân quản không thể kiểm soát hết mọi việc được. Họ chủ yếu lo về vấn đề an ninh thôi. Mà văn bản tuyên bố hay thông báo của ban quân quản nếu có thỉ nó còn đấy cả, đọc lại sẽ biết ngay là trong nội dung của tuyên bố ban đầu có hay không vấn đề liên quan tiền gửi trong ngân hàng. Theo tôi biết là không có. Thứ hai, có một cuộc bàn giao giữa chuyên gia tài chính ngân hàng của chế độ VNCH với quân giải phóng. Ông ấy là người bàn giao chìa khóa, bàn giao sổ sách bao nhiêu tấn vàng cho bên kia. Ông ta xong trách nhiệm từ ngày hôm ấy. Tôi nghĩ tiền là một kênh riêng, ban quân quản không biết được đâu.

Tóm lại, chuyện bàn giao là có. Còn chuyện xử lý như thế nào thì không bao giờ họ tuyên bố trong ngày 1/5 đâu vì vừa tiếp quản xong, bao nhiêu vấn đề, nói ra hớ thì sao?

Xử lý ra sao thì phải xin ý kiến cấp trên, cao nhất là Bộ chính trị. Tài sản trong ngân hàng quốc gia đâu phải dễ dàng để quyết định trong vài tiếng đồng hồ? Ngay cả ông Lữ Minh Châu cũng không có thẩm quyền tuyên bố giải quyết tiền đó như thế nào. Chỉ nhận bàn giao mà thôi.”

Theo tư liệu từ bài viết “Những ngày đầu tiếp quản” trên báo Sài Gòn Giải phóng hôm 27/4/2015, vào tháng 4 năm 1975, để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn, Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập gồm 11 thành viên do đồng chí Trần Văn Trà làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch gồm các ông Võ Văn Kiệt, Hoàng Cầm, Trần Văn Danh, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm. Ủy ban này có nhiệm vụ được nói là quân quản, bảo vệ thành quả cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng, tổ chức lại quân đội tương thích với điều kiện thời bình.

Người trong cuộc nói gì?

Hầu hết những người dân có tiền gửi trong các ngân hàng trước ngày 30/4/1975 mà RFA trò chuyện đều cho biết, họ mất trắng cả tiền lẫn vàng. Không có chuyện chính quyền mới trả lại cho họ.

RFA-04-03
Bộ đội Bắc Việt tràn vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975. AFP

Một người hiện ở Sài Gòn, từng là một doanh nhân kinh doanh gỗ thành đạt đến năm 1975 khẳng định với RFA rằng, không hề có chính sách trả lại tiền dân gửi như lời công bố của ông Lữ Minh Châu trên báo nhà nước:

“Tôi chắc chắn không có chuyện ông Lữ Minh Châu công bố chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ. Lý do là quân giải phóng vô tiếp quản với chính sách quân quản, tất cả đặt dưới sự quản lý của quân đội, cụ thể là tướng Trần văn Trà, cho một Sài Gòn hỗn loạn lúc bấy giờ, thì không bao giờ có chuyện công bố chính sách trả tiền gửi lại cho dân vào lúc đó.

Khi họ kéo quân vô Sài Gòn như một đội quân ô hợp. Khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh nói chờ bàn giao một chính phủ hợp pháp sang cho họ, thì họ nói không bàn giao gì hết mà phải đầu hàng. Làm gì có chuyện họ công bố trả lại tiền gửi cho dân!

Ở chế độ VNCH, về phương diện kinh tế và tài chánh nó tương đương với các nước phương tây. Người dân không để tiền ở nhà mà gửi trong nhà băng rồi thanh toán các giao dịch qua ngân hàng hết. Lúc bấy giờ tôi là một thương gia. Tôi mất trắng số tiền gửi trong nhà băng lúc đó. Cho đến bây giờ cũng chưa có chuyện họ trả lại tiền dân gửi trong ngân hàng từ trước 30/4/1975”.

Ngày 14 /3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114 về việc xử lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, do phó thủ tướng Phạm Hùng ký. Theo Quyết định này, “hệ thống Ngân hàng dưới chế độ Mỹ ngụy ở miền Nam là công cụ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, của bè lũ tay sai và của giai cấp tư sản phục vụ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, lũng đoạn nền kinh tế miền Nam nước ta, là công cụ để bóc lột, làm giàu trên xương máu của nhân dân ta”.

Ở chế độ VNCH, về phương diện kinh tế và tài chánh nó tương đương với các nước phương tây. Người dân không để tiền ở nhà mà gửi trong nhà băng rồi thanh toán các giao dịch qua ngân hàng hết. Lúc bấy giờ tôi là một thương gia. Tôi mất trắng số tiền gửi trong nhà băng lúc đó. Cho đến bây giờ cũng chưa có chuyện họ trả lại tiền dân gửi trong ngân hàng từ trước 30/4/1975. - một doanh nhân

Do đó, Hội đồng Chính phủ quyết định “quốc hữu hoá toàn bộ hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ; tất cả tài sản của hệ thống Ngân hàng cũ là tài sản của Ngân hàng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm kê toàn bộ tài sản, kiểm tra lại sổ sách, xác định rõ tài sản được quốc hữu hoá, trình Chính phủ biện pháp quản lý và sử dụng.

Đối với các loại tiền gửi Ngân hàng, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn (ký thác định kỳ, hoạt kỳ) và tiền gửi tiết kiệm ở tất cả các Ngân hàng cũ (kể cả Ngân hàng công), từ nay đình chỉ việc chi trả; Đối với tài sản gửi trong các tủ sắt Ngân hàng cũ của bọn tư sản mại bản, tư sản gian thương, bọn cầm đầu các đảng phái phản động, bọn ngụy quân, ngụy quyền có nhiều tội ác, của những người chạy ra nước ngoài, của kiều dân các nước đến nay vẫn chưa có quan hệ ngoại giao với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tịch thu toàn bộ”.

Cựu binh Hoàng Minh Duyệt, người trong ban quân quản kể câu chuyện tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải phóng, được truyền thông trích lời cho biết: “Lúc đó chỉ nghĩ là làm sao để không mất đồng xu cắc bạc nào của Nhà nước. Với cả, mình đứng giữa các nhân viên chế độ cũ mà lại có gì không đàng hoàng thì họ sẽ khinh thường cho. Phải làm gương trước những người chế độ cũ”.

🔝

Công cuộc đốt lò của ông Trọng ra sao sau khi hai ông Thưởng & Huệ từ chức?

2024.05.01 - RFA

Công cuộc đốt lò của ông Trọng ra sao sau khi hai ông Thưởng & Huệ từ chức?
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Reuters

Với những xáo trộn về nhân sự ở thượng tầng chính trường Việt Nam, đặc biệt khi hai ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ từ chức, một số nhà quan sát chính trị, xã hội nhận định rằng công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng hiện đang “vượt tầm kiểm soát” và người tiếp quản có thể là ông Tô Lâm –Bộ trưởng Bộ Công an.

Nguyễn Phú Trọng “mất kiểm soát” việc “đốt lò”?

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút Thoibao.de nhận định rằng qua vụ hai lãnh đạo tối cao của Việt Nam lần lượt mất chức chỉ trong vòng khoảng một tháng cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay dường như không còn nằm trong tầm kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng nữa. Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ “về hưu sớm” cũng không phải là chủ ý của ông Trọng, mà là do Bộ trưởng Công an Tô Lâm đứng sau điều khiển.

Có hai chỉ dấu khiến ông Khoa nhận định như vậy. Thứ nhất là vì sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng quá yếu, không thể điều hành công việc một cách bình thường. Thứ hai, cả hai ông Thưởng và Huệ đều được ông Trọng ủng hộ, cất nhắc lên vị trí lãnh đạo trong tứ trụ. Việc hai ông này dính bê bối tham nhũng, tiêu cực thì uy tín ông Trọng cũng bị ảnh hưởng xấu. Ông Khoa nói:

“Tôi cũng có thông tin được biết là ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sức khỏe rất yếu, thường xuyên phải vào bệnh viện để khám chữa bệnh. Thời gian còn lại thì ông ấy cũng không đủ sức để giữ tất cả các cuộc họp quan trọng.

Chính vì vậy mà các cán bộ cấp cao khác trong tứ trụ hoặc Bộ Chính Trị thường đưa ra những quyết định. Mà bây giờ với quyền lực rất lớn của Bộ Công an Việt Nam thì những quyết định đó dường như nó đến từ bộ công an Việt Nam là chủ yếu.

Ngoài ra, cũng còn nhiều thông tin cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người phải chịu trách nhiệm về việc đề bạt những cán bộ cấp cao vì ông là Trưởng ban nhân sự của Đại hội Đảng khóa 13 và trong khóa 14 thì ông ta cũng muốn đảm trách phần nhiệm vụ này.”

Có thể thấy từ khi tin đồn sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng nguy kịch xuất hiện rầm rộ trên mạng xã hội hồi tháng 1/2024, tới nay, ông Trọng rất ít khi trực tiếp xuất hiện trên truyền thông hô hào chống tham nhũng, tiêu cực như trước đây.

Ông Tô Lâm sẽ tiếp quản chống tham nhũng?

TLam.jpeg
Bộ trưởng công an Tô Lâm. Ảnh: courtesy Chinhphu.vn

Nếu ông Trọng không còn kiểm soát được cuộc chiến chống tham nhũng do chính mình khởi xưởng từ năm 2016, thì câu hỏi đặt ra là vậy ai là người chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng liên quan đến cấp dưới của hai ông Huệ và Thưởng, khiến hai ông này đột ngột mất chức. Trả lời câu hỏi này, nhà báo Lê Trung Khoa cho rằng không ai khác ngoài ông Tô Lâm - người được cho là đang nắm thực quyền cao nhất tại Việt Nam hiện nay.

Theo ông Khoa, ban đầu, Bộ công an được ông Trọng sử dụng như một công cụ cho chiến dịch đốt lò, thanh trừng các quan chức tham nhũng. Bộ công an trực tiếp làm việc, điều tra xét hỏi cũng như bắt các quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam bị cho là có dính líu tới tiêu cực, tham nhũng. Tuy nhiên, dần dần, ông Nguyễn Phú Trọng không còn kiểm soát được lực lượng công an và ông Tô Lâm vẫn lợi dụng danh nghĩa “chống tham nhũng” để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình. Ông Khoa nói tiếp:

“Bộ Công an hiện nay dường như đã tụt khỏi tay của Nguyễn Phú Trọng. Nó sẽ làm cho tình hình nội bộ của Việt Nam tới đây thêm rối ren.

Tiếp tục sẽ còn những con người khác của Đảng, đặc biệt là cán bộ cấp cao sẽ bị đưa ra xét xử trong thời gian tới. Vì vậy, mà chúng ta có thể thấy được sự hoạt động rất nhiệt tình, năng động, mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam, mà đứng đầu là bộ trưởng công an Tô Lâm hiện nay đang thực hiện việc đó.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài từ nước Đức nhận định rằng có thể việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ buộc phải nghỉ hưu là chủ đích của ông Tô Lâm. Tuy nhiên, theo Luật sư Đài, vẫn còn quá sớm để kết luận ông Nguyễn Phú Trọng không còn kiểm soát được cuộc chiến chống tham nhũng. Ông nói:

“Nói tới quyền lực và khả năng của ông Trọng, theo quan điểm của tôi thì ông ấy không mất kiểm soát đâu. Bởi vì ông ấy vẫn đang nắm Bộ Quốc phòng, vẫn là Bí thư Quân ủy Trung ương; và những người như hai nhân vật trong Bộ chính trị như Phan Văn Giang và Lương Cường là những người ủng hộ mạnh mẽ ông Trọng.”

🔝

Vì sao ông Trọng không chịu trách nhiệm người đứng đầu?

2024.05.01 - RFA

Vì sao ông Trọng không chịu trách nhiệm người đứng đầu?
Tổng Bí thư đảng CSVN - Nguyễn Phú Trọng. AFP PHOTO

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) mất chức vì để cấp dưới có những sai phạm và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu…Mới nhất phải kể đến là trường hợp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Dư luận xôn xao

Ông Huệ hôm 26/4/2024, đã phải từ chức do “Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân.” Tuy nhiên, dư luận cho rằng ông Huệ phải rời vị trí Chủ tịch Quốc hội do trước đó (hôm 21/4), trợ lý của ông là Phạm Thái Hà –Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã bị bắt.

Trước ông Huệ, vào ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIII ra thông báo đồng ý việc để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng- An ninh.

Lý do được nêu là ông Võ Văn Thưởng ‘đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.’

Truyền thông Nhà nước không đưa tin cụ thể những sai phạm của ông Thưởng là gì nhưng trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn. Đây là tập đoàn có các dự án lớn tại tỉnh Quảng Ngãi từ thời ông Thưởng còn là Bí thư tỉnh này khoá 2011 - 2014.

Trước vụ ông Thưởng là vụ Chủ Tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Những người này cũng đã lần lượt từ chức vì “phải chịu trách nhiệm người đứng đầu”. Cùng lúc các Bí thư Tỉnh ủy -cấp dưới trực tiếp của ông Trong thời gian qua cũng bị khởi tố, bắt tạm giam, bị truy tố rất nhiều.

Trong khi hàng loạt cấp dưới của ông Trọng phải từ chức, bị bắt giam trong liên tục nhiều tháng qua, thì mọi người thấy ông Trọng vẫn bình thản (?!). Dư luận không dám bàn “to” nhưng “theo tư duy logic” và cả theo đúng quy định thì ông Trọng lẽ ra sẽ không thể bình thản như vậy?

Với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, thành ra các chức vụ Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội… thì ông Trọng không có quyền quyết định. Nên không thể nói ông Trọng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu.
-Một Nhà báo ở Việt Nam

Một Nhà báo ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn hôm 1/5/2024 nhận định với RFA, rằng tất cả những văn bản do Bộ Chính trị ban hành về việc miễn nhiệm, từ chức và trách nhiệm người đứng đầu chỉ có giá trị tương đối thôi. Có nghĩa, theo vị nhà báo này, khi ông Thưởng, ông Huệ hay các ông trước đó tự nguyện từ chức, thì chắc chắn phải có bằng chứng về những vi phạm của các ông đó với tư cách người đứng đầu. Nhà báo này nói tiếp:

“Đối với bộ chính trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng CSVN họ vẫn theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách… do đó việc các ông Thưởng, ông Huệ, ông Phúc và các ông khác thì họ tự nguyện xin thôi chức, là do tập thể quyết định căn cứ sự tự nguyện của các ông đó, chứ không ai ép.”

Theo nhà báo này, vì việc tự nguyện nên Đảng CSVN, Bộ chính trị mới mở ra một con đường thoát cho chính đồng chí thuộc hàng cao cấp nhất của họ. Vì nếu họ không tự nguyện mà căn cứ theo những bằng chứng thì chắc chắn sẽ phải đưa ra trước Ban chấp hành Trung ương Đảng với khoảng 200 con người thì sẽ rất ê chề. Riêng với trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà báo này nói:

“Ông Trọng hiện nay vẫn không chịu trách nhiệm người đứng đầu, theo tôi có mấy lý do sau. Tôi tin rằng không có bằng chứng nào mà ông Trọng bao che, dung túng, thỏa hiệp với các ông kia. Với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, thành ra các chức vụ Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội… thì ông Trọng không có quyền quyết định. Nên không thể nói ông Trọng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu.”

Ngoài ra, theo vị nhà báo này, ông Trọng đã già, đặc biệt bệnh rất nặng đi lại khó khăn… Nếu trong trường hợp căng thẳng nhất mà lôi ra buộc từ chức vì trách nhiệm người đứng đầu thì không có lợi gì cho Đảng CSVN, mà nó còn tự phơi bày ra trước toàn dân, cũng như trước thế giới tính “sát máu” của “tính đảng” của người CSVN.

Vị ký giả này cho rằng, Đảng CSVN hiện nay đang đối diện một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử kể từ ngày thành lập, cả về đối nội lẫn đối ngoại, do mô hình độc đảng toàn trị không còn phù hợp với tình hình hiện nay của Việt Nam. Ông nói tiếp:

“Nếu họ muốn giải quyết tình trạng mất đoàn kết nội bộ trầm trọng như hiện nay thì Đảng CSVN buộc phải chuyển từ mô hình độc đảng toàn trị, sang mô hình độc tài toàn trị như người bạn Trung Quốc của họ. Tức là Bộ trưởng công an (TQ) không nằm trong Bộ Chính trị. Đây là điểm khác biệt và lỗ hổng quá lớn của VN khi để ngành công an nói chung trở thành một lực lượng có thể khuynh loát cả thượng tầng kiến trúc của Đảng CSVN. Như những gì đã thấy trong vài tháng qua, khiến ai cũng giật mình và bàng hoàng về cái ổn định chính trị của Việt Nam.”

RFA-04-04
Ông Vương Đình Huệ khi còn là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hôm 23/10/2023. AFP.

Ông Trọng phải từ chức?

Cùng vấn đề trên, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ nước Đức hôm 1/5/2024 khi trao đổi với RFA thì cho rằng, ông Trọng phải chịu trách nhiệm khi các Bí thư đảng ủy địa phương sai phạm, vì những người đó là cấp dưới trực tiếp của ông:

“Theo quy định 41, khi những người cấp dưới trực tiếp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì với tư cách là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, hình thức nhẹ nhất là phải từ chức. Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư đảng CSVN, các Bí thư Tỉnh ủy đều là cấp dưới trực tiếp của ông. Trong thời gian vừa qua có rất nhiều Bí thư Tỉnh ủy đã bị khởi tố, bắt tạm giam, bị truy tố, bị xét xử về các tội danh liên quan tham nhũng như Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, rồi mới đây nhất là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc…”

Nhưng chưa từng bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng có một lời nào xin lỗi với toàn thể hơn năm triệu đảng viên, chưa nói gì đến 100 triệu người dân, ông Trọng hoàn toàn phủi phui trách nhiệm của mình.
-Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài

Theo luật sư Đài, lẽ ra với tư cách là người đứng đầu thì ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tất cả những Bí thư đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

“Theo quy định 41 thì ông Trọng phải từ chức. Nhưng đến giờ phút này, chúng ta thấy trong hơn 10 năm ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư đã có rất nhiều các Bí thư Tỉnh ủy bị kỷ luật, từ nhiệm kỳ lần thứ nhất đại hội lần thứ 11, 12 và 13. Nhưng chưa từng bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng có một lời nào xin lỗi với toàn thể hơn năm triệu đảng viên, chưa nói gì đến 100 triệu người dân, ông Trọng hoàn toàn phủi phui trách nhiệm của mình.”

‘Người đứng đầu’ theo Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021, gồm toàn bộ các chức danh, chức vụ đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo các tổ chức cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Lực lượng vũ trang có quy định riêng.

Điều 7 của Quy định 41 ghi rõ: “Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.”

🔝

“Những con lợn bình đẳng hơn”

2024.04.30 - RFA


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp hình tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 13/12/2023. AP

Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Huệ đương chức chuyển sang về vườn

Quý vị thế nào cũng có người hỏi bác Huệ ấy là bác nào?

Còn bác nào nữa ngoài cái bác mà từ quán chè chén đến hàng xôi người ta cứ kể vanh vách ra trước khi có thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng đến cả tuần trời ấy.

Trên báo chí Nhà nước, vỏn vẹn chỉ có mấy dòng thông báo cho biết Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội. Quyết định này được đưa ra trên nguyện vọng của ông Huệ.

Kỳ thật, hai năm nay chẳng hiểu phong thủy nước Nam ta bất ổn thế nào mà trước sau liên tiếp đến năm vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước có nguyện vọng trả chức về vườn. Mà kỳ bí hơn cả là trước đó các vị chẳng hề có dấu hiệu băn khoăn nào về hoạn lộ, không có biểu hiện mệt mỏi hay chán chường gì với cái gánh nặng chức vụ. Nhưng cứ đánh uỳnh một phát một đêm ngủ dậy toàn dân bỗng thấy các đồng chí được cho thôi giữ tất cả các chức theo nguyện vọng vậy thôi.

Tuy thế, nói thì nói, dân Việt Nam vốn là dân tộc giỏi giang chữ nghĩa nên từ trong câu chữ ngắn gọn của các bản thông báo, người ta nhận ngay ra sự bất thường.

Hoa Huệ đã rụng như thế nào?

Ông Vương Đình Huệ có nguyện vọng trả chức thật không?

Bản tin trên các báo trích dẫn thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết:

-Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông (Huệ) đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.

À thôi hiểu rồi, hóa ra có phốt. Mà phốt nặng nha, gây ảnh hưởng đến cả uy tín của Đảng và Nhà nước cơ mà. Uy tín của cá nhân lãnh đạo thì có thể châm chước; ai cũng là con người, có ái ố sân si cả. Nhưng Đảng và Nhà nước thì phải tuyệt đối trong sạch vững mạnh. Nên đụng tới Đảng và Nhà nước tức đã đụng tới bàn thờ rồi, không thể tha thứ.

Nhưng nếu đã vi phạm nặng đến mức ấy thì quý vị có tin là ông Huệ thật sự tự nguyện trả chức về vườn không? Hay, sự thật chính là điều ai cũng tự hiểu: chẳng có tự nguyện gì ở đây cả. Là bị ép phải về.

Nhưng đây lại chính là điều khiến người ta ấm ức.

Trung ương kết luận ông Huệ vi phạm những điều Đảng viên không được làm, nhưng lại không nói rõ vi phạm điều gì, mức độ ra sao. Thành thử tôi phải tự tìm. Nhưng càng tìm càng hoang mang.

Quy định có 19 điều Đảng viên không được làm.

Vậy ông Huệ đã nói, viết, làm trái hay không thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng (điều 1)? Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (điểu 3)? Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các công trình văn hóa nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam (điều 5)? Biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh (điều 7)? Tổ chức, xúi giục các hoạt động bè phái gây mất đoàn kết nội bộ (điều 8)? Kê khai tài sản không trung thực, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, sử dụng văn bằng chứng chỉ giả (điều 9)? Chạy chức, chạy quyền (điều 12)? Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ, rửa tiền (điều 14)? Tham gia đánh bạc, sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha (điều 18)? Mê tín, tham gia các tôn giáo bất hợp pháp (điều 19)?...

Ông Huệ đã có hành vi nào trong số những hành vi kể trên?

Các bác Trung ương sơ hở lắm! Nếu các bác không nêu cụ thể thì bọn phản động nó tha hồ thêu dệt, nào là trồng bầu ở nhà ca sĩ nọ được hai trái, nào nuôi được anh trợ lý nhận tiền (từ doanh nghiệp) giùm… Mà chẳng ai phản bác (để bảo vệ lãnh đạo) được, vì các bác có thèm cho biết cái gì để làm cơ sở phản bác đâu!

Chả lẽ vi phạm điều “Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân…”?

Trung ương Đảng lại cũng thông báo ông Huệ đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên và trách nhiệm người đứng đầu.

Ông Huệ được thông báo đã vi phạm trách nhiệm nêu gương của Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Quy định này được Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành ngày 15/10/2018, gồm bốn điều với tất cả 16 khoản nêu rõ những hành vi, tư tưởng, việc làm được xem là thuộc trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là các chức vụ chủ chốt đã nêu ở trên.

Thế thì tương tự, ông Huệ có thể đã vi phạm hành vi nào trong số những hành vi dưới đây?

-Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam (khoản 1 điều 2).

-Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân (khoản 2 điều 3).

-Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức, tặng quà, nhận quà vì vụ lợi (khoản 5 điều 3).

Vân vân…

Bây giờ là thời đại thông tin. Bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm các quy định nói trên trên mạng internet và tự đối chiếu nó với nội dung thông báo của Trung ương Đảng và suy luận giống như tôi vừa thử đặt vấn đề. Nếu suy luận thế là oan cho ông Huệ thì trách Trung ương ấy, ai bảo không nói rõ?

Cái máy photo của Trung ương thật tốt

Vào năm 2022, xảy ra trường hợp thật hiếm có là hai Phó Thủ tướng cùng lúc được thông báo “xin thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác, nghỉ hưu theo quy định”, là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Cũng đột ngột, bất ngờ, không hề có dấu hiệu nào báo trước từ chính chủ.

Thậm chí thông cáo báo chí về trường hợp của hai ông cũng gần giống hệt thông báo của Trung ương Đảng về sự việc ông Vương Đình Huệ, là xin thôi chức “theo nguyện vọng cá nhân”.

Vâng, lại là “nguyện vọng cá nhân”.

Đến tháng 1/2023, lại đùng một cái như tiếng sét giữa trời quang, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “thôi giữ các chức vụ Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng-an ninh”.

Lý do lại vẫn là “theo nguyện vọng cá nhân”.

Thế nhưng lần này “nguyện vọng cá nhân” của ông Phúc lại có những chi tiết liên quan đến những người khác.

Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rất cụ thể:

(…) Ông (Nguyễn Xuân Phúc) chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự”.

Ra thế!

Té ra là hai Phó Thủ tướng đã có những vi phạm, khuyết điểm gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chứ không phải vì tự dưng cảm thấy yêu cuộc sống điền viên, nuôi thêm cá và trồng thêm rau hấp dẫn hơn cuộc sống làm Phó thủ tướng.

Tức là, cái lý do “theo nguyện vọng cá nhân” được nêu ra để giải thích cho việc hai vị Phó thủ tướng bỗng dưng từ chức-chỉ là lý do cuội. Bề ngoài có vẻ như để giữ gìn danh dự uy tín cho hai vị, nhưng bên trong thì là thao tác vụng về một cách cố ý để khơi lên bao tò mò, thắc mắc…

Chỉ hơn một năm sau, đến tháng 3/2024, người kế nhiệm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục lặp lại nguyên văn bản thông báo thôi chức truyền thống của Trung ương Đảng, không sai một chữ cả về “theo nguyện vọng cá nhân” lẫn “gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí”.

(Đến đây phải dừng lại để khen cái máy photo của Trung ương thật là tốt, qua hết năm vị lãnh đạo to mà nó sao y bản chánh không sai một chữ nào).

Vậy là vỏn vẹn trong vòng hơn một năm, đã có hai chủ tịch nước, một chủ tịch quốc hội “tự nguyện thôi giữ các chức vụ” vì… có vi phạm nghiêm trọng.

Thôi vòng vo mỏi mồm quá, túm lại cho gọn là trong tứ trụ, trước sau đã có đến ba cái trụ lần lượt gãy lìa tức tưởi vì thiếu chức trách gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chưa kể còn hai phó trụ cũng gãy ngang vì lý do y chang.

Nhưng, tại sao gây hậu quả nghiêm trọng đến thế mà tất cả bọn họ đều được hạ cánh an toàn?


Tứ trụ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quốc hội hôm 20/7/2021: (từ trái qua phải) Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính. AFP

“Bình đẳng và bình đẳng hơn”

Cứ cho là sứt mẻ danh dự uy tín đi, nhưng trên dư luận công khai họ đều là chủ động từ chức chứ không bị kỷ luật cách chức. Xem như trọn vẹn khí tiết người đảng viên cộng sản.

Trong khi đó, vô số cấp dưới của họ lần lượt vào lò, thân tù tội, tài sản bị tịch thu, hoàn toàn thân bại danh liệt.

Hành xử của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong năm vụ việc cụ thể liên quan đến năm cá nhân lãnh đạo cao cấp trên, nói theo phong cách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì vừa trái pháp luật, vừa thiếu tình người.

Trái pháp luật là vì đã xác định rõ hành vi vi phạm, xác định sự thiếu nêu gương gây thiệt hại nặng nề cho đất nước… nhưng người liên quan lại không bị truy tố, làm rõ từng vụ việc, soi xét từng hành vi bị cáo buộc là vi phạm. Họ sai phạm cụ thể ra sao, gây thiệt hại bao nhiêu tiền? Tại sao họ được an toàn về vườn-dù khá nhục nhã nhưng không bị mất đồng nào? Phần tài sản của Nhà nước đã bị thiệt hại do các vi phạm của họ sẽ tính vào cho ai, cho lĩnh vực nào? Nhà nước có được đền bù không hay mất trắng? Tại sao các lãnh đạo cao cấp lại được công nhiên đứng trên pháp luật?

Sự bưng bít nói trên rõ ràng là tắm nhưng không gội đầu, xát xà bông chỉ từ cổ trở xuống, công nhiên xác định vùng cấm.

Còn thiếu tình người vì, trong một xã hội luôn tự xưng là thượng tôn pháp luật, bất cứ việc gì, do cá nhân nào gây ra đều phải được cân nhắc và phán quyết hình phạt dựa trên pháp luật, bằng cách xét xử công khai. Đương sự được quyền thuê luật sư bảo vệ. Trên cơ sở tranh luận công khai tại phiên tòa, công và tội của các cá nhân bị cáo buộc vi phạm sẽ được làm rõ. Nguyên nhân, động cơ, bối cảnh, hậu quả, hệ quả, những dây dưa liên quan… cũng được làm rõ. Có như vậy mới hy vọng đạt được sự công bằng tối thiểu cho đương sự, cũng như vạch ra được bức màn đen phía sau những diễn biến sân khấu, phát hiện các nguyên nhân sâu xa để kịp thời ngăn chặn và dự phòng.

Đằng này không điều tra, không khởi tố, không làm rõ, không công khai các vi phạm, khuyết điểm (đã bị đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng) mà u u minh minh, nửa nói nửa không, che đậy còn kích thích tò mò hơn phô bày, vừa giống như kéo bức màn the che bãi nôn ô uế, vừa bóp chết mọi khả năng bào chữa, thanh minh, giải thích, cứu vớt danh dự của đương sự. Họ có thể chỉ có lỗi/tội một phần, phần còn lại là của những người khác, có những nguyên nhân khác… nhưng không bao giờ họ còn có cơ hội để nói lên điều đó hay đòi hỏi sự công bằng đáng lẽ phải có.

Cho nên mới nhìn thì tưởng được bao biện, che đậy, bưng bít giùm. Nhưng kỳ thực bên trong lại là một sát chiêu đầy oán độc, vĩnh viễn đóng đinh các đương sự vào vị thế thật hèn hạ, có miệng mà không thể ra lời.

“Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn các con khác” (Trại súc vật-George Orwell). Trong trại súc vật của Orwell, có đủ bò dê lợn cừu, nhưng những con lợn đã giành được vị trí lãnh tụ.

Nhưng xem ra, sự “bình đẳng hơn” này giống như kẻ hầu hạ bị căn bệnh trào ngược, cổ họng ợ đầy nước chua nóng rát nhưng vẫn phải nhoẻn cười và gập người nói “Cảm ơn các đồng chí”.

_____________

Tham khảo:

https://tuoitre.vn/ly-do-mien-nhiem-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-vu-duc-dam-2023010916265009.htm

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-08-qditw-ngay-25102018-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-ve-trach-nhiem-neu-guong-cua-can-bo-dang-vien-truoc-het-la-4811

https://stc.bacgiang.gov.vn/documents/21419/11799035/1635494264986_37-QD_TW.pdf/96319acc-12b0-49b9-9e3c-2cc57614eb5a

https://tuoitre.vn/trung-uong-dang-dong-y-de-ong-vuong-dinh-hue-thoi-giu-cac-chuc-vu-2024042613221248.htm

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

🔝

UBND Đà Lạt bất ngờ chỉ đạo rạp phim, tụ điểm ca nhạc đóng cửa từ trưa 30/4

2024.04.30 - RFA


Thông báo của Cinestar Đà Lạt và Mây Lang Thang. Chụp màn hình/ RFA edited

Rạp Cinestar Đà Lạt và Mây Lang Thang đột nhiên thông báo đóng cửa từ trưa ngày 30/4 viện dẫn "chỉ đạo từ UBND thành phố Đà Lạt".

Fanpage Cinestar Vietnam (Đà Lạt) có gần 80 ngàn người theo dõi trưa 30/4 đăng tải thông báo khẩn, theo đó "do sự cố bất đắc dĩ, theo chỉ đạo từ UBND TP Đà Lạt , Cinestar Đà Lạt xin phép đóng cửa từ 13h chiều - 30.04.2024."

Rạp chiếu phim nằm ở quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói sẽ giải quyết hoàn tiền cho những ai mua vé cho đến hết ngày 3/5.

Phóng viên gọi điện thoại cho rạp phim này thì nhân viên trực máy xác nhận, việc đóng cửa từ trưa 30/4 theo sự chỉ đạo khẩn từ lãnh đạo thành phố nhưng không cho biết thêm thông tin.

Người này cho biết, ngày mai (1/5) rạp phim sẽ mở lại và người dân muốn xem phải đến tận nơi để mua vé.

Trong khi đó, Fanpage Mây Lang Thang cũng đột ngột thông báo "tạm ngưng các hoạt động biểu diễn diễn nghệ thuật trong dịp lễ (29/4, 30/4 & 1/5)" theo chỉ đạo khẩn từ UBND thành phố Đà Lạt.

Mây Lang Thang là một chương trình ca nhạc ăn khách ở các tỉnh thành trong đó nổi tiếng nhất là ở Đà Lạt, theo như quảng cáo trên trang web thì chiều 30/4 có chương trình của ca sĩ Bằng Kiều, Lương Bích Hữu và Đan Trường, trong khi ngày 1/5 có chương trình của ca sĩ Lệ Quyên sẽ được tổ chức ở đây.

Hiện chưa rõ ngoài hai địa điểm này ra còn khu vực nào khác phải buộc bị đóng cửa theo chỉ đạo hay không.

Phóng viên RFA liên hệ với UBND Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng theo số điện thoại hiển thị trên cổng thông tin, tuy nhiên không có ai nghe máy.

Theo thống kê của google trending, các cụm từ như "bạo động Đà Lạt", "phản động" hay "khủng bố" có lượt tìm kiếm tăng đột biến ở tỉnh Lâm Đồng trong cùng ngày.

Chiều 30/4, hai fanpage đăng tải thông báo khẩn từ UBND thành phố Đà Lạt đều đã gỡ bỏ thông tin liên quan mà không đưa ra bất kỳ giải thích nào.

Trong khi đó, trang Facebook mang tên Lực Lượng An Ninh Mạng Và PCTP Sử Dụng Công Nghệ Cao Lâm Đồng có 50 ngàn người theo dõi phát đi thông cáo khẳng định: "thông tin Đà Lạt xảy ra biến lớn, bạo động là sai sự thật".

Theo đó, Công an tỉnh phát hiện trên không gian mạng đang lan truyền thông tin cho rằng “ Đà Lạt xảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường”, “Đà Lạt xảy ra bạo động, bắn súng...”, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Công an tỉnh khẳng định các thông tin nêu trên là sai sự thật, vi phạm pháp luật, đồng thời đang tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin trên để xử lý theo quy định pháp luật.

🔝

Hà Nội: Giáo xứ Thái Hà phản đối Bệnh viện Đống Đa xây mới toà nhà 8 tầng trên đất nhà thờ

2024.04.30 - RFA


Bệnh viện Đống Đa và vị trí định xây toà nhà mới. Truyền thông Gx Thái Hà

Bệnh viện Đống Đa vấp phải sự phản đối khi lên kế hoạch xây dựng một toà nhà mới bao gồm hai tầng hầm và sáu tầng nổi trong khuôn viên vốn trước đây thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Kế hoạch này nằm trong dự án “Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa” và toà nhà mới có diện tích mặt sàn mỗi tầng là 1.220 mét vuông, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 264 tỷ đồng. Vị trí tòa nhà này sẽ nằm ở khu vực giáp công viên, phía sau Tu viện của Nhà Dòng mà hiện nay đang được dùng làm Bệnh viện Đống Đa.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, Phụ trách truyền thông của Tu viện DCCT Hà Nội, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết bệnh viện và ban quản lý dự án tổ chức một buổi lấy ý kiến nhân dân vào sáng ngày 25/4 tại trụ sở UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa.

Ông thay mặt nhà thờ cùng ba giáo dân đến tham dự buổi họp này, một số tổ trưởng tổ dân phố và đại diện các tổ chức chính trị xã hội địa phương cũng được lựa chọn tham dự.

Trả lời phỏng vấn RFA trong ngày 30/4, linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản nói:

Dự án không chỉ thay đổi cảnh quan và môi trường mà nó còn đang đi ngược lại những cái mà Nhà nước nói là tôn trọng các tôn giáo, các tôn giáo được luật pháp luật bảo vệ và Nhà nước tạo điều kiện cho các tôn giáo đáp ứng nhu cầu của người dân.”

Ông nói rằng, đây là khu vực nhà nước đã mượn của Nhà Thờ Thái Hà, nên khi có bất kỳ dự án nào, chính quyền thành phố Hà Nội và Bệnh viện Đống Đa cần gặp gỡ với đại diện của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Nhà thờ Thái Hà để đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người Công giáo.

Ông cho biết DCCT và Nhà thờ Thái Hà đang soạn thảo nhiều văn bản để gửi các cơ quan hữu trách với đề nghị dừng thực hiện dự án, giữ nguyên hiện trạng để các bên có thể gặp gỡ và đưa ra những giải pháp đồng thuận.

Trong buổi họp, Bệnh viện Đống Đa cho biết họ đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016, tuy nhiên, theo linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản thì việc cấp sổ đỏ này không hợp pháp và không minh bạch, vì phần đất này thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế.

Hai ngày sau cuộc họp này, Linh mục Bề trên Chính xứ Giuse Nguyễn Văn Hội của Giáo xứ Thái Hà ra thông báo khẳng định:

Từ khi nhà nước mượn, bằng văn bản và qua các lần gặp gỡ, chúng tôi luôn yêu cầu nhà nước trả lại Tu viện này, bởi vì chưa bao giờ chúng tôi hiến cho Nhà nước hay Nhà nước có văn bản thu hồi. Vậy mà hiện nay Nhà nước lại có dự án xây dựng toà nhà mới trong khu vực Tu viện này.

Thông báo được các linh mục đọc sau các thánh lễ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4 khẳng định, "thật không hợp lý khi một bệnh viện có các khoa truyền nhiễm lại được xây dựng trong khu vực dân cư đông đúc và bên cạnh cơ sở tôn giáo hàng ngày có rất đông người đến tham dự Thánh lễ và cầu nguyện."

Đồng thời, đề nghị nếu Nhà nước có dự án xây dựng thì "xin hãy chuyển Bệnh viện Đống Đa ra khu vực khác, theo đúng chủ trương của UBND thành phố Hà Nội, đó là di dời ra ngoại thành các bệnh viện truyền nhiễm..."

Phóng viên gọi điện cho UBND thành phố Hà Nội, quận Đống Đa, và Bệnh viện Đống Đa để hỏi thêm thông tin về dự án xây khu nhà nói trên nhưng không có ai nghe máy. Phóng viên cũng gửi email tới hai cơ quan chính quyền địa phương nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Theo các tu sỹ của Nhà thờ Thái Hà, Bệnh viện Đống Đa hiện nay vốn là Tu viện DCCT Hà Nội được xây dựng trong thời gian 1930-1939. Năm 1959, UBND quận Đống Đa lấy một phần tu viện làm trường học cho dù không có sự đồng ý của linh mục và giáo dân của giáo xứ cũng như bề trên của họ.

Đến năm 1972, chính quyền tiếp tục lấy phần còn lại của tu viện để “chăm sóc y tế cho các nạn nhân của trận Điện Biên Phủ trên không.” Ngoài hai tòa nhà chính, nhà nước còn mượn một số cơ sở khác (nhà nguyện, nhà ăn…) cho các hợp tác xã sử dụng sản xuất trên diện tích hơn 6 hecta đất ban đầu của Tu viện.

Từ năm 1990 đến nay, nhiều lần Tu viện DCCT Hà Nội đã gửi đơn yêu cầu UBND thành phố Hà Nội trao trả lại cơ sở của Nhà Dòng mà nhà nước đã mượn. Tuy nhiên, mọi yêu cầu của cơ sở tôn giáo này không được đáp ứng.

Có những lúc Bệnh viện Đống Đa hỏi ý kiến Nhà thờ Thái Hà trước khi định tiến hành sửa chữa tu viện, nhưng cũng có khi họ tảng lờ, ví dụ như lần sửa chữa tu viện vào tháng 11/2023.

Theo báo mạng Tri thức và Cuộc sống, dự án Đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa với tổng kinh phí 314,9 tỷ đồng là một trong sáu dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố làm chủ đầu tư theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố trong cuộc họp vào giữa tháng 3/2023.

🔝

Tham nhũng cố hữu ở khu vực công đang làm xói mòn lòng tin của dân chúng ở Việt Nam

2024.04.29 - RFA

Tham nhũng cố hữu ở khu vực công đang làm xói mòn lòng tin của dân chúng ở Việt Nam
Hình chụp từ trên cao cảnh những người bán cá ở Hậu Giang hôm 25/10/2023 (minh họa). AFP

Tham nhũng cố hữu trong khu vực công đang làm xói mòn niềm tin của người dân, đặc biệt là những lo ngại về quan hệ thân hữu khi bổ nhiệm các chức vụ.

Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố hồi đầu tháng này nhận định như vậy.

PAPI đã được thực hiện trên toàn quốc từ năm 2011. Trong báo cáo mới nhất đã có 19.536 người tham gia khảo sát và được lựa chọn ngẫu nhiên trên cả nước.

PAPI đánh giá tám chỉ số chính bao gồm: sự tham gia của người dân ở cấp địa phương, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng ở khu vực công, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường, quản trị điện tử.

PAPI 2023 cho thấy có tiến bộ trong khía cạnh kiểm soát tham nhũng khu vực công và quản trị điện tử trong khi trách nhiệm giải trình với người dân ở khâu đưa ra quyết định tại địa phương lại giảm sút. Cung ứng dịch vụ công vẫn tương đương như khảo sát năm 2022.

Cũng theo báo cáo, mặc dù có cải thiện nhẹ trong nhận thức về kiểm soát tham nhũng ở địa phương nhưng quan ngại về tham nhũng vẫn cao trên toàn quốc.

Hà Nội và TPHCM là hai nơi có chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” lần lượt là 6,73 và 6,63 – đều thuộc mức “Trung bình thấp”, theo đánh giá trong báo cáo mới.

Mức này của Hà Nội vào năm 2022 là 6,8 và TPHCM là 6,32.

Trách nhiệm giải trình trogn quản trị cũng cho thấy bước tụt dốc đáng kể trong năm 2023, theo báo cáo. Điều này đặt ra những thách thức trong việc chống tham nhũng trong khu vực công. Sự tụt dốc này, đặc biệt là về minh bạch trong ngân sách và chi tiêu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận với thông tin chính xác để các quan chức phải chịu trách nhiệm.

🔝

Xe VinFast ở Mỹ bốc cháy làm chết 4 người, báo Việt Nam đăng rồi gỡ

2024.04.29 - RFA

Xe VinFast ở Mỹ bốc cháy làm chết 4 người, báo Việt Nam đăng rồi gỡ
Chiếc xe điện VinFast VF8 ra mắt tại nhà máy ở Hải Phòng năm 2022. Reuters

Một chiếc xe điện của hãng VinFast ở Mỹ đâm vào gốc cây ven đường rồi bốc cháy, cả bốn người trong một gia đình đều thiệt mạng nhưng báo đài Nhà nước im lặng trước thông tin này.

Đài NBC ở Vùng Vịnh (NBC Bay Area) hôm 28/4 cho hay, gia đình bốn người ở thành phố Pleasanton, miền bắc tiểu bang California đi trên một chiếc xe điện hướng về đường Foothill gần Stoneridge Drive vào khoảng 9 giờ tối 24/4/2024 thì gặp nạn.

Cảnh sát cho biết tài xế dường như đã mất lái và va chạm với một cây sồi lớn, sau đó chiếc xe bốc cháy.

Cảnh sát xác định chiếc xe là xe điện VinFast nhưng không cho biết ngay đó là mẫu xe nào. Cảnh sát cho biết tốc độ có thể là một yếu tố gây ra vụ tai nạn này, nhưng cuộc điều tra của họ vẫn đang tiếp tục.

Cơ quan điều tra hạt Alameda vẫn chưa tiết lộ danh tính của những người thiệt mạng trong vụ tai nạn vì họ vẫn đang cố gắng thông báo cho người thân.

Tuy nhiên, những người có mặt tại lễ tưởng niệm những người đã mất hôm Chủ nhật xác định các nạn nhân là Tarun và Rincy George, hai đứa con của họ, Rowan George, học lớp 8 tại trường trung học cơ sở Hart, và Aaron George, học sinh lớp hai tại trường tiểu học Donlon.

Trong khi đó, tạp chí điện tử Người Đưa Tin có cơ quan chủ quản là Hội Luật gia Việt Nam hôm 27/4 đưa tin tức về vụ việc với tiêu đề "Kết quả điều tra ban đầu vụ xe ô tô chở 4 người gặp tai nạn ở Mỹ".

Ngày 29/4, phóng viên truy cập vào đường dẫn trên thì bài viết đã không còn, thay vào đó tờ báo này dẫn người đọc tới một bài viết khác về Ukraine.

RFA-04-01
Tờ báo Người Đưa tin đưa tin tức về vụ việc nhưng sau đó đã gỡ bỏ không nêu lý do. Ảnh chụp màn hình

Đài KRON4, có trụ sở ở San Franscisco đưa tin tức về vụ tai nạn trên trang web của mình nhưng không nêu tên hãng xe, thay vào đó, bản tin thời sự bằng video do cô Sara Stinson - một nữ phóng viên dẫn và phát trong ngày 26/4 khẳng định “Gia đình này lúc đó đang lái một chiếc VinFast. Đó là một chiếc xe hơi đến từ một hãng Việt Nam, nó được sản xuất ở Việt Nam. Hãng này mới chỉ hoạt động vài năm”.

Phóng viên Sara dẫn lời một người bạn của gia đình nói trong điều kiện không thu hình, cho hay họ muốn cảnh sát điều tra xem liệu chiếc xe này có gặp trục trặc gì không.

Đài CBS News cũng thông tin về vụ việc, cho biết trung úy cảnh sát Erik Silacci của thành phố Pleasanton cũng xác nhận chiếc xe là xe điện do công ty VinFast của Việt Nam sản xuất.

Hãng tin VinFast đến nay chưa đưa ra bất kỳ thông tin gì về vụ việc.

🔝

Kỵ húy, khi quân

2024.04.29 - Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn - RFA

Kỵ húy, khi quân
Tứ trụ - lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Viejetj Nam tại một phiên họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 15/1/2024: (từ trái qua phải) Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Võ Văn Thưởng (minh họa). AFP

“Vân Hạc và các cống sĩ ra khỏi cửa điện thì trời tối mịt. Luôn thể chàng mới tất cả mấy người cùng về nhà trọ mình ăn cơm. Trong lúc uống rượu, người nọ đọc văn cho người kia nghe, hết thảy mọi người đều phục văn chàng có nhiều ý kiến lỗi lạc hơn cả. Người ta lại càng tin rằng đình nguyên sẽ phải về chàng.

Luôn hai hôm sau, chàng và mấy ông bạn mới lần lượt dắt nhau di chơi các danh thắng gần đấy để chờ nghe tin truyền lô. Bụng chàng vẫn chắc mẩm rằng: nếu không đỗ bảng nhỡn, thám hoa, cũng phải đỗ đến nhị giáp tiến sĩ.

Chiều hôm thứ ba, chàng đương cùng bọn cống sĩ trò chuyện vui đùa, bỗng thấy có hai tên lính vác hèo và gông xồng xộc vào trong nhà. Sau khi hỏi qua tên chàng, họ liền đưa chàng một mảnh giấy chữ dấu sơn đỏ chóe. Té ra có lệnh của viện Đô sát sai đi nã chàng, không biết là vì việc gì. Cái gông ở tay người lính liền ghép luôn vào cổ chàng, rồi họ điệu chàng về giam ở ngục Hộ Thành. Các bạn cống sĩ ai cũng thương hại và kinh sợ.”

(Tiểu thuyết Lều chõng, tác giả Ngô Tất Tố).

Đào Vân Hạc là thanh niên có tài học vào loại bậc nhất trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Trong kỳ thi Đình (kỳ thi cuối cùng, người đỗ sẽ được bổ nhiệm làm quan trong triều đình hoặc tại địa phương), chàng đã được những người bạn cùng khoa thi dự đoán sẽ chiếm vị trí tuyệt đối, cao nhất. Thế nhưng cuối cùng, chàng thanh niên tài hoa lại bị gông cùm, bắt giam hai ngày, và cách tuột (hủy bỏ) toàn bộ kết quả của ba kỳ thi trước đó (mất đến hai ba năm).
Lý do: Trong bài thi Đình, chàng có viết bốn chữ phạm vào húy của nhà vua, bị người chấm thi/giám sát phát hiện, tâu lên vua.

Trọng húy là tên vua. Khinh húy là tên của tất cả cha mẹ chú bác đền đài cung điện lăng tẩm của nhà vua.

Mỗi triều đại có rất nhiều tên húy, số tên húy này qua các triều đại khác nhau lại tiếp tục thay đổi có khi đến ba bốn lần. Để nhớ hết được và tránh tuyệt đối trong khi viết lách thì quá bằng vòng Kim cô siết lấy trí não, ngựa trời không thể tung vó.

Và thế là nhân tài trẻ tuổi Vân Hạc bị hỏng thi thẳng cẳng, lại còn bị phạt tù.

Cứ tưởng sáng tác của cụ Ngô Tất Tố chỉ vẽ ra một thời u trì trong xã hội Việt Nam thời phong kiến. Có ai dè đến cái thế kỷ 21 thời của trí tuệ nhân tạo này, Việt Nam chúng ta vẫn y thế; những cái tội phạm húy, khi quân vẫn cứ ngạo nghễ làm khổ, bắt vạ người ta.

Cái tội to ấy, theo ngôn ngữ hiện đại thì được mô tả là: “đã đăng bài viết, video trên mạng xã hội, phát ngôn bôi nhọ, xúc phạm uy tín của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước… “. Nhẹ nhất thì lên đồn nộp phạt, nặng thì đi tù luôn không đùa.

Theo lý thuyết của ngành tư pháp, muốn khép một con người vào tội hình sự thì bên buộc tội phải có chứng cớ vững chắc và đầy đủ chứng minh bên kia vi phạm pháp luật. Ngay cả những cái tội nhẹ nhất như bắt trộm con gà của hàng xóm, nếu kẻ trộm bị bắt và loa phóng thanh ấp phát tin này đi để cảnh báo bà con thì tiên quyết cũng phải nêu cụ thể đã trộm nhà ai ở số mấy đường nào, ngày giờ, cách thức ăn trộm ra sao, con gà bị trộm nặng mấy ký, giá trị bao nhiêu tiền… Bởi vì ngoài thông tin, báo chí còn có trách nhiệm định hướng và cảnh báo xã hội.

Thế nhưng một hành vi được Nhà nước cho là gây nguy hiểm cho xã hội hơn cả ngàn lần hành vi ăn trộm một con gà, là “xúc phạm uy tín lãnh đạo cao cấp” thì trong vô số bản tin trên đủ các nền tảng xuất bản lại không thể tìm thấy các nội dung cụ thể, như bôi nhọ thế nào, xúc phạm uy tín của các lãnh đạo ra sao… Người đọc cứ tù mù tê mê, hoang mang như đi trong biển sương mù bụi mịn của Hà Nội và Sài Gòn, không biết đấy là đâu, không biết nhỡ mình chê vị lãnh đạo nào đó là ít tóc hay xấu giai thì có phạm tội không, có bị đi tù không…

Hóa ra nỗi sợ kỵ húy ăn sâu và ghê gớm đến chừng nào. Hóa ra ngay cả các lãnh đạo báo chí cũng lo xa rằng nếu trích đăng nguyên văn hành vi phạm tội thì có lẽ lại tiếp tục bị khép phạm vào tội phạm húy - khi quân. Giống như các con đường Trần Hưng Đạo (nối dài), Võ Thị Sáu (nối dài)…, đó có thể gọi là tội khi quân (nối dài), xui xui biết đâu bị ăn cơm nhà nước ít lâu không biết chừng.

Thế cũng chưa nhằm nhò gì. Ngay cả một số bản án xét xử các tội phạm trên cũng không dám ghi rõ hành vi phạm tội của bị cáo mà chỉ mơ hồ họ đã “bình phẩm về các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước bằng những lời lẽ thô tục, phỉ báng”.

Tìm mãi tìm mãi, tôi mới tìm được vài bản án được đăng trên trang banan của tòa án tối cao mà ở phần nội dung có ghi rõ các hành vi, phát ngôn được xem là xúc phạm, phỉ báng các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Nói chung cũng không khác nhau lắm. Nó thường là các phát ngôn gọi lãnh đạo cao cấp là thằng, con, cướp, lừa đảo, trùm tham nhũng, ăn chơi sa đọa, giả dối, láo khoét, bán nước, hại nước hại dân…,

Cá biệt có một vụ việc được thông tin khá rõ. Đó là một cô gái streamer khá nổi tiếng, trong một buổi live stream nói những người bị hói là do xem nhiều phim 18+, cô đã đùa cợt liên hệ với nguyên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Cô gái này đã bị phạt tiền.

Rất nhiều báo trong nước đăng tin này, nhưng ngay cả tờ Tuổi trẻ vốn được cho là khá thẳng thắn mạnh miệng cũng chỉ dám nói chung chung rằng nữ streamer đã phát ngôn không chuẩn mực liên quan tới những lãnh đạo cấp cao ngay trên sóng livestream.

Khi quân mà, tội rất to.

Tiếc thay, rất nhiều vị lãnh đạo cấp cao lại không phải là minh quân để mà phẫn nộ cáo buộc rằng mình bị người dân xúc phạm. Sự thực là trong khi thường xuyên lên ti vi giơ tay hùng hồn tuyên ngôn học tập đạo đức tác phong Hồ Chí Minh và lên án tham nhũng thì bàn tay còn lại của họ vẫn đang múa cật lực dưới gầm bàn để vơ vét các khoản tiền đen.

Thế thì có đáng ăn chửi hay không?

Và đặc biệt hài hước là sau khi các tham quan bị bắt thì cứ như ăn phải thuốc nổ, ba bề bốn bên từ cơ quan điều tra chính thức đến các nguồn tin dân gian và nặc danh đoàng đoàng đoàng tung ra vô số tài liệu hình ảnh chứng minh quá trình tham nhũng, ăn chơi sa đọa trụy lạc… Ối giời ơi lúc này mới hết sức là vô cùng tự do ngôn luận chứ. Từ trên mạng ra ngoài đời, từ hội trường đến hội giường, bàn dân thiên hạ mặc sức chửi rủa, hạ nhục, tổng xỉ vả. Gọi thằng nọ con kia có là gì, người ta moi ra nhân tình nhân ngãi, vợ nọ con kia, tiền đen tài khoản bẩn, các ngón nghề ăn chơi, các thủ đoạn phạm tội… Người dân thì thù ghét quan chức tham nhũng nên có xu hướng tin tất cả những điều xấu xa được gán cho người ấy. Đến lúc này thì như mưa tuyết bay đầy trời, tin đồn ba phần thật bảy phần giả cũng chẳng ai quan tâm tìm hiểu. Quan tham kia có bị vấy bẩn, bôi nhọ, đổ cả thùng sơn đen kịt lên người cũng chẳng ai bênh vực hoặc buộc tội xúc phạm, phỉ báng.

Nếu xem sự kiện quan chức tham nhũng bị bắt là một lằn ranh, thì ngay trước và sau lằn ranh này là sự khác biệt đến cùng cực, đến vô lý và gây cười. Trước lằn ranh, tầng lớp dân đen và đội ngũ bảo vệ lãnh đạo nói chung vốn là hai bên đối đầu; như đã nói, chỉ một phát biểu vu vơ ám chỉ thậm chí đùa cợt liên quan đến lãnh đạo cao cấp cũng có thể dẫn người dân vào tù. Nhưng chỉ ngay sau lằn ranh đó, hai bên lại dường như đạt được sự thống nhất cao độ về quan điểm: cứ chửi chết đi, bọn quan tham kia bị bắt rồi, đã là phạm nhân, kẻ thất thế… chửi thế chứ chửi nữa cũng là bình thường.

Sự thống nhất quan điểm đó rất trái pháp luật. Bởi vì trước thời điểm đại đa số biết về hành vi phạm tội hay đời sống sinh hoạt trụy lạc của các quan chức thì có một số người đã biết trước. Họ đã lên án trước. Nhưng giai đoạn ấy cái dù vẫn còn căng to, vây cánh còn xòe rộng hoặc đơn giản là chính chủ vẫn đang sấp ngửa chạy chọt các cửa chưa xong, nên mọi phát ngôn không mang nội dung ca ngợi họ đều bị xem là phạm húy, bị cấm chỉ, bị ăn phạt.

Thế rồi lật ngược hết cả lại, đến mức ném đá tội phạm.

Lẽ ra, trong một xã hội (đang tự xưng là) văn minh và có pháp luật, các phát ngôn phỉ báng, xúc phạm người khác đều được xem là trái luật, có thể bị kiện ra tòa dân sự. Tòa án sẽ xét xử và quyết định hình phạt. Nhưng nếu người bị xúc phạm không có ý kiến, không đi kiện thì đấy sẽ là việc riêng của họ, cơ quan công an không thể tự hình sự hóa các hành vi thuộc về dân sự kiểu thấy ai bình phẩm không hay về các lãnh đạo thì lại chăm chắm đi bắt nhốt hoặc phạt tiền người ta.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thì cũng thế, trong trường hợp này họ không thể đứng trên nhân dân và ngoài pháp luật. Thậm chí với cương vị và trách nhiệm của mình, các lãnh đạo phải chấp nhận bị soi xét, bị đánh giá, bị chê trách, thậm chí mắng mỏ, rỉa rói.

Chứ, hàng ngày hàng giờ đều cao giọng tự xưng là nô bộc của nhân dân, thế mà ông bà chủ vừa nhận xét một chút thì (cơ quan công an) đã nhảy dựng lên đi bắt giam hay phạt tiền người ta. Bình phẩm về cái tóc cái trán cũng đều là phạm húy khi quân, thì ối giời ơi tự mình vả mặt mình quá!

_______________

Tham khảo

https://congan.sonla.gov.vn/nhan-dien-luan-dieu-bia-dat-boi-nho-doi-tu-can-bo-lanh-dao-cua-cac-the-luc-thu-dich-chong-doi/

congbobanan

https://tuoitre.vn/nu-streamer-milona-bi-phat-kich-khung-vi-xuc-pham-lanh-dao-cap-cao-tren-mang-xa-hoi-20220906221122943.htm

https://congan.sonla.gov.vn/nhan-dien-luan-dieu-bia-dat-boi-nho-doi-tu-can-bo-lanh-dao-cua-cac-the-luc-thu-dich-chong-doi/

https://www.google.com/search?q=BA_Nguyen_Cao_T____Loi_dung_cac_quyen_tu_do_dan_chu_xam_p

https://congly.vn/nu-streamer-co-phat-ngon-xuc-pham-lanh-dao-cap-cao-bi-phat-kich-khung-213059.html

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

🔝