Bình luận của Huỳnh Trần 2024.05.14 - RFA
Diễu binh ở Quảng trường Đỏ tại Moscow hôm 8/5/1985 nhân kỷ nhiệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Patrick KAMENKA / AFP
Khủng hoảng chính trị hiện nay của chế độ Đảng cộng sản toàn trị Việt Nam khiến giới quan sát suy đoán khác nhau về kết cục và tương lai của đất nước. Nguyên nhân cơ bản là sự tha hoá quyền lực, nhiều ý kiến cho rằng khủng hoảng đến đỉnh điểm ắt dẫn đến thay đổi, trong đó một kịch bản cực đoan là chế độ sẽ sụp đổ.
Chế độ Đảng CS toàn trị là hình thức nhà nước được đặc trưng bởi một trung tâm quyền lực mạnh - Đảng CS, nỗ lực kiểm soát và chỉ đạo tất cả các khía cạnh của cuộc sống cá nhân thông qua ép buộc và đàn áp. Kiểu ‘Đảng - Nhà nước’ này có những đặc điểm chủ yếu sau: (1) Được tổ chức tập trung và bao gồm những người trung thành với chế độ; (2) Có quyền lực tuyệt đối, nghĩa là không chịu sự kiểm soát hoặc bị giới hạn bởi các biện pháp trừng phạt thực sự nào; (3) Sử dụng quyền lực để áp đặt một hệ tư tưởng chính thống – chủ nghĩa Mác - Lênin lên công dân của mình; (4) Đạt được sự ủng hộ rộng rãi đối với sự lãnh đạo của mình tuỳ thuộc vào một nhà lãnh đạo ‘lôi cuốn’ hay nhờ giáo dục và tuyên truyền…
Bài viết trình bày quá trình thăng trầm của kiểu chế độ này thông qua hai mô hình Liên Xô và mô hình Trung Quốc và, Việt Nam là phiên bản, được xem xét nhấn mạnh vào sự tha hoá quyền lực tuyệt đối dẫn đến nguy cơ suy vong chế độ. Liệu có các kịch bản là Đảng CS tự thay đổi để cứu chế độ hay dân chủ hoá đất nước đề hoà vào dòng chảy tiến hoá xã hội loài người?
Bốn nội dung của bài viết gồm: (I) 70 năm thử nghiệm chủ nghĩa xã hội thất bại, mô hình Liên – Xô sụp đổ; (II) Tư tưởng thực dụng Đặng Tiểu Bình hết thời, mô hình Trung Quốc thoái trào; (III) Phương Tây ‘tỉnh ngộ’, cuộc thương chiến thêm căng thẳng bởi đối đầu ý thức hệ; (IV) Tha hoá quyền lực Đảng CS Việt Nam, nguy cơ suy vong chế độ toàn trị.
Ra đời vào đầu thế kỷ 20, trong lòng và tồn tại song song với xã hội tư bản, mô hình Liên Xô - một chế độ Đảng CS toàn trị là một sự tìm kiếm một phương thức phát triển khác với chủ nghĩa tư bản, dựa trên tư tưởng của Các Mác (1818-1883) về chủ nghĩa duy vật lịch sử rằng, xã hội loài người tiến hoá qua năm giai đoạn từ công xã nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Động lực cơ bản chuyển đổi là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, trong đó thành tố sau đóng vai trò quyết định. Không chờ đến lúc chủ nghĩa tư bản “tự đào mồ chôn mình” Vladimir Lênin (1870-1924) nhận định “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”[1] trong đó nước Nga là mắt xích yếu nhất để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như đã biết, sau đó Cách mạng tháng 10/1917 diễn ra ở Nga, Nhà nước công – nông ra đời, một Liên bang Xô - Viết (từ năm 1922), một hệ thống xã hội chủ nghĩa (sau Thế chiến 2, năm 1945).
Kiểu nhà nước này được gọi là chế độ toàn trị ‘cũ’ hay mô hình Liên Xô với đặc trưng cơ bản là Đảng CS lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” xã hội với “bản chất cách mạng” bằng chuyên chính vô sản và nền kinh tế với công cụ kế hoạch hoá tập trung… Nó sụp đổ sau hơn 70 năm tồn tại, sự thử nghiệm đã cho biết về kết thúc một chu kỳ vận hành bao gồm ba giai đoạn chính: trỗi dậy, đỉnh cao, thoái trào. Trong giai đoạn đầu, mô hình Liên Xô trải qua nhiều khó khăn thách thức như nội chiến khốc liệt, cải tạo, quốc hữu hoá và, đặc biệt là thiết lập bộ máy cai trị với phương thức quản lý xã hội và nền kinh tế theo các chuẩn mực khác chủ nghĩa tư bản. Trong giai đoạn đỉnh cao thành tích kinh tế cũng được ghi nhận[2]. Chẳng hạn, tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 1989 bằng khoảng 50% thậm chí, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Samuelson (1915 –2009), người bảo vệ quan điểm của Keynes, từng có lúc nhận xét tích cực về nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Liên Xô. Ngoài ra, chế độ Đảng toàn trị cũng thể hiện ưu thế trong tình huống cấp bách như trong cuộc thế chiến II chống phát xít Đức.
Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này kiểu chế độ Đảng CS toàn trị đã bị phê phán gay gắt vơi những cảnh báo được đưa ra. Điển hình là công trình nghiên cứu của nhà kinh tế đoạt giải Nobel người Áo, Friedrich Hayek (1899-1992), trong cuốn sách Road to serfdon (Đường về nô lệ). Nó lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1944 và, từng được NXB Tri Thức ấn hành năm 2008 (hiện bị cấm lưu hành!). Theo bà cố Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher (1925 – 2013), tác phẩm trên là “lời phê phán mạnh mẽ nhất đối với kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa”, đồng thời cảnh báo rằng kiểu chế độ này tạo “cơ hội cho những kẻ vô đạo đức trở thành những người ra quyết định then chốt.”[3]
Đối với những ai còn ‘mơ hồ’ về kiểu chế độ này, thì tác phẩm Năm 1984 (tiếng Anh: Nineteen Eighty-Four)[4] của nhà văn người Anh George Orwell. Được xuất bản vào năm 1949, cuốn tiểu thuyết vẫn nổi tiếng như một ‘chỉ dẫn’ về nghệ thuật ‘toàn trị.’ Mặc dù nó mô tả ‘u ám’ về sự tinh vi, xảo quyệt của các quan chức trong bộ máy cai trị của chế độ, nhưng là sự lên án nghiêm khắc bản chất toàn trị xấu xa. Chủ đề cuốn tiểu thuyết tập trung vào hậu quả mà chủ nghĩa toàn trị có thể gây ra, sự giám sát hàng loạt và sự đàn áp mọi hành vi của con người và xã hội. Mô hình hóa nhà nước độc tài Liên Xô trong kỷ nguyên của chủ nghĩa Stalin và Đức Quốc xã, Orwell đã xem xét vai trò của sự thật và sự thật trong xã hội và cách chúng có thể bị thao túng.
Câu chuyện diễn ra trong một không gian và thời gian tưởng tượng, được cho là năm 1984, nhưng đến nay vẫn có ý nghĩa thực tế. Siêu quốc gia toàn trị kiểu nhà nước giả định “ Oceania”, được lãnh đạo bởi Big Brother (Anh Cả), một nhà lãnh đạo độc tài được hỗ trợ bởi một sự sùng bái cá nhân mãnh liệt do Cảnh sát Tư tưởng của Đảng tạo ra. Đảng tham gia vào sự giám sát của chính phủ ở khắp mọi nơi và, thông qua Bộ Sự thật, chủ nghĩa phủ nhận lịch sử và tuyên truyền liên tục để bức hại cá nhân và tư duy độc lập…
Giai đoạn thoái trào của chế độ Đảng toàn trị diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1990) dẫn đến sự sụp đổ của mô hình Liên Xô, mà nguyên nhân khách quan chủ yếu là do thua kém về năng suất trong cạnh tranh với hệ thống các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, một bài học quan trọng cần rút ra là lý thuyết xung đột của Mác, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đã không được nghiên cứu nghiêm túc, ngay cả đối với Vladimir Lênin. Khi chuẩn bị cho Cách mạng năm 1917, coi nước Nga trước năm 1917 là mắt xích yếu nhất của “chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” nhưng chủ yếu tập trung công sức cho ‘lý luận’ về kiểu ‘nhà nước xã hội chủ nghĩa.’ Ông ấy nhấn mạnh "Nhà nước là một tổ chức lực lượng đặc biệt: nó là một tổ chức bạo lực để đàn áp một số tầng lớp xã hội…" Nó cần thiết để ‘chiếm đoạt những kẻ tước đoạt.’ Mặc dù, tác phẩm Nhà nước và Cách mạng (1917), được cho là có "đóng góp lớn nhất của Lênin cho lý thuyết chính trị"[5], tuy nhiên ông đã mất sớm, vào năm 1924, năm năm sau Cách mạng Nga 1917, và không kịp chuẩn bị lý luận thế nào về phương tiện để thực hiện mục đích chủ nghĩa xã hội…
Người kế tục Lênin, Joseph Stalin (1878 – 1953), duy trì quyền lực đến cuối đời sự sùng bái cá nhân và hoang tưởng. Sau ông ta, Leonid Brezhnev (1906-1982) cũng vậy, lặp lại. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tụt hậu về năng suất đã không cứu nổi chế độ Đảng CS toàn trị, một nhà nước đứng trên pháp luật và công dân để cai trị họ. Và, như hệ quả tất yếu, sự tha hoá quyền lực đảng dẫn đến sự diệt vong chế độ.
_____________
Tham khảo:
Bình luận của Huỳnh Trần 2024.05.14 - RFA
Một người phụ nữ đi qua tấm biển có hình cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông hôm 13/7/2022 (minh họa). Jade GAO / AFP
Quá trình phát triển của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được chia thành hai thời kỳ, từ 1949 đến năm 1978 và từ đó đến nay. Theo những đặc trưng toàn trị chủ yếu, trong thời kỳ thứ nhất tồn tại chế độ toàn trị kiểu Mao, kiểu cũ theo mô hình Liên Xô và, thời kỳ thứ hai đang diễn ra chế độ toàn trị kiểu mới. Năm 1978 được xác định là thời điểm bước ngoặt khi Hội nghị trung ương 3 khoá 11 diễn ra, tại đó Đảng CS Trung Quốc chính thức áp dụng tư tưởng thực dụng trong thực tế trị quốc. Đường lối xuyên suốt cho các chính sách và hành động có tên “Cải cách và mở cửa.” Giới lãnh đạo Đảng gọi mô hình phát triển mới này là “chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc.”[1] Đây là kiểu trị quốc với phương châm hành động là tư tưởng thực dụng trong sự kết hợp ba yếu tố: (1)Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, (2)chủ nghĩa dân tộc thông qua truyền thống Nho giáo thế tục từ chế độ phong kiến tập quyền và, (3)chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tuy nhiên, cần lưu ý chế độ toàn trị mới cũng vẫn là sự kế thừa giai đoạn trước nhưng ‘thực dụng’ hơn với tư tưởng học thuyết Mác-Lênin và nhấn mạnh tầm quan trọng của lịch sử Trung Quốc để trị quốc, trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc - trung tâm của các thể chế, xã hội và kinh nghiệm hàng ngày định hình tất cả người dân.
Tư tưởng thực dụng khởi xướng bởi Đặng Tiểu Bình (1904 - 1997), nổi tiếng với phát ngôn ‘mèo trắng, mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột,’ được coi là chỗ dựa để chế độ Đảng CS toàn trị mới Trung Quốc hành động. Như đã nêu, mô hình này ra đời trước thời điểm Bức tường Béc Linh sụp đổ năm 1989 đã chứng tỏ được sự khác biệt với mô hình Liên Xô. Trước hết, đó là việc bãi bỏ công cụ kế hoạch hoá tập trung, một quyết định bước ngoặt, đồng thời mở cửa nền kinh tế với thế giới để thu hút vốn tư bản để thúc đẩy lực lượng sản xuất nhưng vẫn duy trì bộ máy tập quyền dưới sự toàn trị của Đảng CS. Những hậu quả từ những chính sách cực đoan dưới thời Mao Trạch Đông như “công xã nhân dân”, “đại nhảy vọt” và “cách mạng văn hoá” đã thúc đẩy sự ra đời sớm chế độ toàn trị kiểu mới. Ngoài ra, những chuyến du khảo sát các nước tư bản Đông Á, Singapore, Mỹ… khiến Đặng nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản “tham lam” nhưng có sức mạnh bí ẩn tạo ra lực lượng sản xuất.
Ngoài ra, trong những nhân tố chủ quan phải kể đến sự kiện “ngoại giao bóng bàn”[2] (tiếng Trung là 乒乓外交 và tiếng Anh: Ping-pong diplomacy) giữa Trung Quốc và Mỹ. Từ đầu những năm 1970 những chuyến công du ‘con thoi’ của cố ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger (1923 – 2023) đã để lại dấu ấn. Người được xem là đã có ‘ảnh hưởng’ của chủ nghĩa thực dụng tới các lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ, kể cả Mao Trạch Đông. Như đã biết, sau khi Mao qua đời năm 1976, triết lý thực dụng kiểu Trung Quốc với tính linh hoạt, khó đoán định như “binh pháp Tôn Tử”[3], thứ nghệ thuật chiến tranh áp dụng cho lĩnh vực chính trị.
Mô hình toàn trị kiểu mới tại Trung Quốc đã khiến thế giới ‘ngạc nhiên’ với những thành công kinh tế mà nó mang lại cho đất nước hơn một tỷ dân. Trong hơn 40 năm các số liệu thống kê[4] chỉ ra rằng, từ 1980 đến 2023 tổng sản lượng nội địa GDP tăng khoảng 39 lần (17,888.97/ 458.76 USD) và GDP/đầu người (12,681/ 312 USD) tăng khoảng 30 lần… Cơ sở vật chất được tăng cường, đô thị hoá nhanh chóng, những công trình thế kỷ như đập thuỷ điện Tam Hiệp hay mạng lưới tàu hoả cao tốc, xe điện và năng lượng mặt trời,…; Hàng trăm triệu việc làm được tạo thêm và, nhiều triệu người thoát nghèo…
Những thành công kinh tế được “mạ vàng”[5] hay chí ít khiến người ta bỏ qua những ‘góc khuất’ của mô hình phát triển này cho đến khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn, hiện trạng này bùng phát trong giai đoạn kể từ khi Tập Cận Bình nắm quyền tối cao, Tổng bí thư Đảng CS kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, năm 2013. Những khiếm khuyết mang tính bản chất đã phơi bày, trong đó tham nhũng mang tính hệ thống đang gây ra khủng hoảng chính trị thượng tầng. Ngoài ra, các dữ liệu kinh tế - xã hội phản ánh rõ nét thực trạng này. Trước hết là sự trồi sụt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP theo xu hướng suy giảm, từ 2018 đến nay chỉ ở mức 2 đến 5% so với giai đoạn “đỉnh cao” chỉ tiêu này luôn từ 10-12%. Vốn đầu tư nước ngoài FDI, một trụ cột quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giảm sút nhanh, năm 2023 chỉ là 33 tỷ USD giảm 82% so với năm 2022 và là mức thấp nhất[6] kể từ năm 1993. Ngoài ra, kinh tế khủng hoảng cơ cấu nghiêm trọng: nợ công, nợ địa phương cao kỷ lục, sụp đổ bất động sản, thất nghiệp giới trẻ ở mức rất cao, trên 20%, chi phí lao động tăng cao, hậu quả tồi tệ của dư thừa công suất, thương chiến ngày càng căng thẳng với Mỹ và Liên Âu, … Về xã hội, già hoá dân số, trong thời gian từ 2021 đến 2022, số dân Trung Quốc đã giảm đi gần một triệu người, bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo gia tăng…
Trong bối cảnh quốc tế phức tạp, thay đổi nhanh với xung đột địa chính tri và thương chiến giữa hai trục chính: Trung Quốc và Mỹ, dõi theo những chính sách và động thái của Đảng CS Trung Quốc đối phó với thực trạng chính trị, kinh tế xã hội u ám ở trong nước, các nhà quan sát đưa ra các kịch bản không mấy sáng sủa về triển vọng của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới và, một trong số đó là “phương án Nhật Bản.” Những đặc điểm kinh tế Trung Quốc ở giai đoạn “thoái trào” tương tự như 'Thập niên mất mát'[7] của Nhật Bản (tiếng Nhật: 失われた10年) trong những năm 90. Đây là thời kỳ đình trệ kinh tế kéo dài sau khi bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hẳn đi, thậm chí không tăng, trong khoảng 20 năm.
Trên phương diện kinh tế đây là ‘kịch bản bi quan’ không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với cả thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá đứt gãy. Tuy nhiên, Nhật Bản không phải là Trung Quốc khi khác biệt về chế độ chính trị. Giả định về phương án Nhật Bản mới chỉ là nửa vấn đề nếu thảo luận câu hỏi rằng liệu tư tưởng thực dụng của Đặng đã hết thời? Nỗ lực đối phó trước thách thức suy giảm tăng trưởng, Đảng CS Trung Quốc bộc lộ bản chất toàn trị. Ngoài những chính sách tăng cường an ninh chế độ như luật an ninh mới, những động thái trấn áp sự bành trướng ‘quá mức’ của tư bản của các tập đoàn kinh tế, công nghệ như Alibaba, Tensen và giáo dục tư nhân… Hơn thế, bất ổn chính trị nội bộ là vấn đề khi chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Tập Cận Bình phát động từ hơn một thập kỷ qua không mang lại kết quả mong muốn. Tất cả những điều đó khiến ông Tập, mặc dù là “hậu duệ” của Mao Trạch Đông, lại trở nên “giống Stalin nhiều hơn” [8] khi ông ấy tăng cường kiểm soát Đảng Cộng Sản Trung Quốc, viết lại lịch sử và sửa đổi hiến pháp để cai trị suốt đời. Tha hoá quyền lực tuyệt đối làm chế độ suy vong. Liệu lịch sử có đang lặp lại?
____________
Tham khảo:
Bình luận của Huỳnh Trần 2024.05.14 - RFA
Người dự một hội chợ việc làm tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 19/2/2024 (minh họa). AFP
(III) Phương Tây ‘tỉnh ngộ’, cuộc thương chiến thêm căng thẳng bởi đối đầu ý thức hệ
Như đã biết, ngay sau sự kiện bức tường Béc Linh năm 1989 nhà nghiên cứu khoa học chính trị Fransis Fukuyama (1953-) đã tuyên bố về “sự cáo chung lịch sử”. Khi cho rằng chế độ dân chủ sẽ là hình thức xã hội cuối cùng của lịch sử nhân loại. Ông đã không nhận thấy mô hình Đảng toàn trị mới đã ‘thai nghén’ ở Trung Quốc từ 1978, bởi vậy lập luận của Fukuyama, cho đến nay, vẫn bị phê bình[1] là ‘vội vàng’ và thiếu cơ sở thực tế. Việc dự đoán các vấn đề của con người luôn không đơn giản. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã và, mỗi quốc gia thành viên tìm sự tồn tại riêng của mình. Phần lớn các nước XHCN Đông Âu chuyển đổi sang chế độ dân chủ, nhưng Liên bang Nga đã dần bị sau đó chủ nghĩa dân tộc đại quốc lấn át… Trong bối cảnh quốc tế như vậy, mô hình toàn trị Trung Quốc “trỗi dậy”…
Trong câu chuyện “Thế giới phẳng”[2] mà Thomas Friedman kể, việc các nhà đầu tư tư bản nước ngoài trực tiếp và gián tiếp kinh doanh, được ví như những con thú sừng dài sừng ngắn kiếm ăn, tìm kiếm lợi nhuận có thể khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước. Nghĩa là toàn cầu hoá khiến các quốc gia bất kể khác biệt về chế độ chính trị đều cùng trên cùng một quỹ đạo phát triển và, khi nỗ lực ‘thoát’ mô hình Liên – Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu muộn hơn so với Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và các nền kinh tế châu Á khác.
Không chỉ các nhà nghiên cứu và quan sát mà ngay cả cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, trong một bài phát biểu vào năm 2000, từng tuyên bố: "Bằng cách gia nhập WTO, Trung Quốc không chỉ đơn giản là đồng ý nhập khẩu nhiều sản phẩm của chúng ta, mà còn đồng ý nhập khẩu một trong những giá trị ấp ủ nhất của nền dân chủ: tự do kinh tế. Khi các cá nhân có sức mạnh... để thực hiện ước mơ của họ, họ sẽ yêu cầu một tiếng nói lớn hơn."
Ngoài ra, một số nhà đầu tư tại Trung Quốc cũng ‘cổ vũ’ cho kiểu mô hình phát triển này khi ‘bỏ qua’ sự khác biệt về chế độ chính trị. Raymond Dalio[3], người sáng lập một quỹ đầu tư mạo hiểm lớn và làm ăn thành công tại Trung Quốc, năm 2017 đã xuất bản một cuốn sách bán chạy nhất (bestseller) theo New York Times, có tên “Nguyên tắc ứng phó với trật tự thế giới đang thay đổi” (tiếng Anh: Principles for Dealing with the Changing World Order). Ông nhận định rằng, Trung Quốc đã thành công theo "những cách đặc biệt" mà “không phân biệt hệ tư tưởng, dù đó là chế độ chuyên chế hay dân chủ” và mô tả chính phủ Trung Quốc như bậc "cha mẹ nghiêm ngặt" khi hạ thấp và phủ nhận các vi phạm nhân quyền… Khái quát sự thăng trầm của các đế quốc theo chu kỳ gồm ba giai đoạn chủ yếu: trỗi dậy, đỉnh cao và thoái trào, Ray Dalio cho rằng, trong thời hiện đại Hà Lan đã bị Anh quốc đánh bại, đến lượt mình Vương quốc Anh bị Hoa Kỳ vượt qua, Liên Xô chỉ tồn tại hơn 70 năm và, lưu ý về “mối lo ngại” Trung Quốc đang “trỗi dậy” cạnh tranh với Mỹ đang “thoái trào.”
Tuy nhiên, các ý kiến nêu trên đang đối diện với thực tế Trung Quốc đang ở giai đoạn “thoái trào” như đã nêu trong phần trước. Hơn thế, phương Tây đã ‘tỉnh ngộ’ sau những điều “ngộ nhận” về Trung Quốc và, cuộc thương chiến Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, thế giới dần phân mảnh (decoupling) thành hai khối trục cơ bản và các nước thứ ba như thời chiến tranh lạnh 1.0 (1945-1990), nhưng thực dụng thay vì ý thức hệ. Những “ngộ nhận” được cho là bắt nguồn từ ba niềm tin[4] về cơ bản về Trung Quốc hiện đại: Một là, kinh tế và dân chủ là hai mặt của cùng một đồng tiền; Hai là, các chế độ đảng toàn trị không thể là hợp pháp; Và, ba là, người dân trong chế độ này sống, làm việc và kinh doanh như người phương Tây. Những “ngộ nhận” này phản ánh những lỗ hổng trong kiến thức của họ về lịch sử, văn hóa, con người và thể chế chính trị của chế độ Đảng toàn trị. Việc họ ‘tỉnh ngộ’ khi cho những niềm tin trên là “sai lầm” và, điều đó có ý nghĩa không chỉ đối với các nhà đầu tư tại đây mà còn đối với các quốc gia khi phân biệt nhau là đối tác hay đối thủ. Do khác biệt về triết lý Trung hoa và phương Tây[5] ba “ngộ nhận” nêu trên được trình bày dưới đây.
Trước hết, giới cầm quyền chỉ quan tâm đến kết quả kinh tế vì tính chính danh của chế độ, họ sẽ chào đón các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài và, miễn là họ giúp mang lại tăng trưởng kinh tế, sẽ coi họ là đối tác bình đẳng. Điều này quan trọng đối với giới lãnh đạo chế độ, hơn thế với bản chất toàn trị họ sẽ không thay đổi quan điểm và đặt an ninh chế độ lên trên hết bất kể hiệu quả kinh doanh các đối tác nước ngoài của họ thế nào miễn là không là nguy cơ đối với quyền lực tuyệt đối. Ngoài ra, những thành công kinh tế trong bối cảnh sự suy thoái của nhiều nền dân chủ đã củng cố quan điểm của các nhà lãnh đạo của chế độ toàn trị rằng cải cách thể chế để phát triển kinh tế mà không cần tự do hóa chính trị.
Hai là, các chế độ đảng toàn trị không thể hợp pháp, dưới góc nhìn dân chủ, bởi vì không có bầu cử tự do. Nay phương Tây ‘ngộ ra’ rằng hệ tư tưởng Mác – Lênin quyết định cho sự dẻo dai, tinh vi của chế độ. Trong khi chủ nghĩa Mác được lập luận về mục đích sẽ mang đến cho mọi người một kiểu xã hội tương lai phồn vinh, bình đẳng, bác ái thì chủ nghĩa Lê Nin khẳng định chuyên chế, sử dụng bạo lực là phương tiện đạt mục đích. Chẳng hạn, sở hữu toàn dân hay tập thể là cần thiết để đảm bảo phân phối tài sản công bằng thì cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá… sẽ là giải pháp chính sách. Hơn thế, dưới chế độ đảng toàn trị mới kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản, được coi như phương tiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất, là chiến thuật tạm thời thay vì chính sách nhất quán bền vững.
Ba là, như một hệ quả, sản phẩm của cỗ máy, người dân dưới chế độ Đảng toàn trị được tuyên truyền, học tập và, vì vậy nhiều người tin rằng những thành tựu kinh tế của đất nước có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và, rằng dân chủ và tăng trưởng không chắc chắn phụ thuộc lẫn nhau. Bởi vậy, sự “ổn định” là quan trọng không chỉ đối với chế độ mà cả người dân. Chế độ biên chế nhà nước vẫn duy trì và việc trở thành công chức nhà nước là may mắn và thăng quan tiến chức là thanh đạt. Ngoài ra, sự trải nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác đối phó với những rủi ro trước chiến tranh và nỗi sợ hãi từ các cuộc cách mạng bạo lực, đàn áp, cải cách ... đã ‘dạy’ họ, rằng hãy đặt sự an toàn lên hàng đầu thay vì đòi hỏi các quyền tự do dân chủ… Họ chấp nhận chế độ “đảng cử dân bầu” và âm thầm, cam chịu đó là hợp pháp và hiệu quả. Ngoài ra, người dân luôn bị cuốn vào sự giáo huấn chấp hành các quy định về nhân quyền có các giá trị khác với phổ quát, phục tùng và kính yêu lãnh tụ… và. văn hoá truyền thống “tương thân tương ái”… được làm mới bởi chủ nghĩa tập thể…
Mặc dù những xung đột địa chính trị căng thẳng, vũ khí hạt nhân vẫn đe doạ huỷ diệt thế giới và làm gián đoạn chuỗi cung, thương chiến giữa các quốc gia làm suy giảm sự hợp tác “cùng thắng”… nhưng việc cùng tồn tại và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo, trong đó quy luật cạnh tranh chi phối và, hậu quả vẫn là người thắng kẻ thua. Chế độ nào, dân chủ hay Đảng toàn trị, bền bỉ và năng suất hơn sẽ là người thắng trong cuộc cạnh tranh ý thức hệ.
_____________
Tham khảo:
Bình luận của Huỳnh Trần 2024.05.14 - RFA
Một phụ nữ đi qua tấm biển cổ động cho Đại hội 13 Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 18/1/2021 (minh họa). REUTERS/Kham
(IV) Tha hoá quyền lực Đảng CS Việt Nam, nguy cơ suy vong chế độ
Chế độ Đảng toàn trị Việt Nam đã và đang thăng trầm trong hai chu kỳ, theo mô hình Liên xô và mô hình Trung Quốc, nhưng với lịch sử và đặc thù phức tạp. Mặc dù ‘nhen nhóm’ từ năm 1930 khi Đảng CS Việt Nam thành lập và chiếm ưu thế quyền lực trong phong trào giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, nhưng chế độ Đảng toàn trị ở đây chính thức được bắt đầu từ năm 1945 khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Trong đó vai trò cá nhân của lãnh tụ Hồ Chí Minh được đề cao với sự kết hợp tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa dân tộc và sự ảnh hưởng của tinh thần “dân chủ”, “cộng hoà” từ phương Tây. Bản Hiến pháp đầu tiên[1] năm 1946 của chế độ để lại dấu ấn này. Như đã biết, sau đó là những biến cố lịch sử phức tạp, chiến tranh liên miên, đất nước chia cắt thành hai miền, thống nhất 1975, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm kinh tế thấp kém, nghèo nàn với những khó khăn thời kỳ bao cấp khi vận hành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung… Trước nguy cơ sụp đổ chế độ năm 1986 đường lối Đổi mới được chính thức tuyên bố trong Đại hội 6 Đảng CS Việt Nam và, mô hình Đảng toàn trị kiểu mới ra đời.
Chu kỳ thăng trầm của mô hình toàn trị Việt Nam, về cơ bản, như đã biết, cũng được chia tương đối thanh ba giai đoạn: (1)trỗi dậy, từ 1986 đến khoảng 1995; (2)đỉnh cao, từ 1996 đến 2011; Và, (3)thoái trào từ 2012 đến nay. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc nhưng sự thăng trầm của chế độ không đồng pha với Trung Quốc bởi những khác biệt về độ dài mỗi giai đoạn và cả chu kỳ, biên độ dao động, tính dẻo dai và sự thành công kinh tế. Trong hai giai đoạn đầu của chu kỳ Việt Nam cũng đã ghi dấu ấn: thoát khỏi sụp đổ, tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, xoá đói giảm nghèo, hội nhập với khu vực và thế giới…
Tuy nhiên, trong giai đoạn “thoái trào” có hai vấn đề cốt yếu làm suy vong chế độ. Một là, tăng trưởng kinh tế để đảm bảo tính chính danh cho chế độ toàn trị đang đứng trước thách thức khủng hoảng cơ cấu và xu hướng tách rời (decoupling), nghĩa là các nhà đầu tư rời đi do bất ổn chính trị hay thương chiến Mỹ - Trung, tuy nhiên giới lãnh đạo Việt Nam ‘lầm tưởng’ rằng hiện tượng này chỉ xảy ra đối với Trung Quốc trong khi Việt Nam có thể hưởng lợi; Hai là, sự tha hoá quyền lực đảng có liên quan đến tham nhũng lên đến “vùng cấm” như Bộ Chính trị gây ra khủng khoảng nghiêm trọng ở thượng tầng. Hậu quả là niềm tin vào chế độ, sự trong sạch và năng lực Đảng lãnh đạo nền kinh tế thị trường đang lung lay. Vì vậy, triển vọng thay đổi chế độ toàn trị thế nào đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Trước hết, sự ‘lầm tưởng’ hoặc do vô minh hoặc do bệnh thành tích trong tuyên truyền, đó là sự ngộ nhận rằng Việt Nam là nền kinh tế thị trường và kinh tế thị trường khác biệt với chủ nghĩa tư bản. Hệ quả là khi đánh giá tình hình kinh tế các nhà phân tích thường coi nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường với động lực là tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ, nhưng bỏ qua hay làm ‘mờ’ các tác động của yếu tố thể chế, cả kinh tế và chính trị, đến tăng trưởng. Chẳng hạn, có thể do ‘nhạy cảm’ nên sự khủng hoảng đô-mi-nô bất động sản và ngân hàng, số doanh nghiệp rời thị trường, khó khăn đơn hàng hay đầu tư, tham nhũng cản trở tiếp cận nguồn lực, công chức gây phiền hà người dân để ăn hối lộ … đã không được đánh giá tác động đến tăng trưởng.[2]
Hai là, sự phân mảnh hay tách rời (decoupling) là thách thức mang tính chiến lược[3] đối với hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, mà còn đối với các quốc gia được coi là đối tác hay đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, Trung Quốc bị Mỹ, EU coi là đối thủ không chỉ kinh tế mà cả về khác biệt ý thức hệ trong khi Việt Nam nằm trong chiến lược cạnh tranh này. Bởi vậy việc hưởng lợi từ sự tách rời chỉ là tạm thời.
Suy giảm kinh tế khiến tính chính danh của Đảng lung lay, nhưng trong giai đoạn “thoái trào” nó diễn ra đồng thời sự tha hoá quyền lực Đảng sẽ dẫn đến suy vong chế độ. Trước hết, biểu hiện rõ rệt là sự chuyển giao chức vụ tổng bí thư qua các thế hệ của thời kỳ khai quốc, chiến tranh sang thời kỳ Đổi mới ngày càng khó khăn. Những dấu hiệu “bất ổn” dần nghiêm trọng trong giai đoạn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm quyền. Thực ra, việc ‘luân chuyển’ vị trí từ Chủ tịch Quốc hội sang Tổng bí thư có từ thời ông Nông Đức Mạnh được cho là để thích ứng với nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cân bằng quyền lực về cơ cấu ở thượng tầng. Trên cương vị của mình ông Nguyễn Phú Trọng đã tập trung quyền lực đảng, kiên định tư tưởng Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội, nỗ lực chống tham nhũng làm trong sạch và củng cố Đảng – Nhà nước. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không ngăn được sự tha hoá quyền lực mang tính hệ thống, ông đang là Tổng bí thư Đảng ở cuối nhiệm kỳ thứ ba, và hơn thế, nguyên tắc tập thể lãnh đạo đã bị phá huỷ.
Như đã biết, Quản trị nội bộ Đảng dựa trên các nguyên tắc chủ yếu như tập trung dân chủ (thảo luận dân chủ nhưng quyết định cuối cùng là người đứng đầu), lãnh đạo tập thể (đồng thuận chẳng hạn biểu quyết trong tập thể lãnh đạo) và “song quy” (phê bình và tự phê bình, kỷ luật đảng và giải trình trách nhiệm của cấp dưới đối với cấp trên). Trong nửa nhiệm kỳ Đại hội 13, sau khi năm Uỷ viên Bộ Chính trị “từ nhiệm”, trong số 13 Uỷ viên còn lại có đến năm có ‘xuất xứ’ từ Bộ Công an, hai từ Bộ Quốc phòng… Khả năng ‘công an hoá’ Bộ Chính trị được đặt ra và, thậm chí có đồn đoán về việc Tổng bí thư bị tiếm quyền khi ‘quan sát’ còn những ai (Uỷ viên Bộ Chính trị) xung quanh ông ấy.[4]
Mỗi khi đối diện với thách thức, các nhà lãnh đạo của chế độ Đảng toàn trị lại được ‘động viên’ bởi câu nói của Lênin “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên.” Ở giai đoạn “đỉnh cao” người ta nói “sự dẻo dai của chế độ chuyên chế.”[5] vì có sự chuyển giao quyền lực dựa trên các chuẩn tắc, vì việc trọng dụng nhân tài sẽ thay đổi tính bè phái, vì các bộ phận của hệ thống chính trị được chuyên môn hóa và vì sự tham gia chính tri của người dân được tăng cường… Tuy nhiên, khi “thoái trào” chế độ toàn trị đã hiện nguyên bản chất với những đặc trưng đã nêu ở đầu bài viết. Hơn thế, các lãnh đạo Đảng cầm quyền đang sử dụng, như lá bài cuối cùng, cơ chế “Thiên tử” (con trời), “thế Thiên hành đạo” (thay Trời để cai trị), vượt qua những quy định đảng và luật pháp để chống tham nhũng “không vùng cấm.” Về nhân sự đảng, hai vị trí Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội trong “tứ trụ” đang ‘khuyết’ vì “chịu trách nhiệm chính trị” vì tham nhũng cũng như những vị trí khác thay thế họ sẽ lại được Đảng cử để Quốc hội thông qua vào kỳ họp ngày 20/5. Trong bối cảnh tham nhũng trầm trọng và mang tính hệ thống liệu người dân có thể tin rằng họ có thể đủ năng lực và đủ phẩm chất đạo đức để điều hành kinh tế và lãnh đạo nhân dân?
Hãy nghĩ về các kịch bản khác nhau, nhưng suy cho cùng phải từ quyền lực. Chế độ Đảng CS toàn trị dựa trên hệ tư tưởng Mác – Lênin mặc dù được thiết kế tinh vi và bền bỉ để chiếm đoạt, tập trung và duy trì quyền lực, nhưng kinh tế mới quyết định đảm bảo tính chính danh của Đảng. Chia sẻ quyền lực, điều Đảng không muốn, nhưng đã đến lúc buộc phải làm trước nguy cơ sụp đổ chế độ vì tha hoá quyền lực. Phân chia quyền lực, sự tham gia chính trị thực chất của nhân dân không những làm quyền lực được nhân lên, mạnh hơn ‘tuyệt đối’ mà còn tạo ra sức mạnh kinh tế bởi nó thúc đẩy các quyền tự do - nguồn gốc của sáng tạo, kiến thức và sự thịnh vượng.
____________
Tham khảo:
Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn 2024.05.13 - RFA
Người bán báo đọc báo đợi khách hàng ở sạp báo bên đường tại Hà Nội hôm 26/9/2015 (minh họa). REUTERS/Kham
Hôm cuối tháng 4 vừa qua, tờ báo của Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên. Lễ lạt kiểu này thì đơn vị cơ quan nào cũng có, nhưng điểm độc đáo của báo Nông Thôn Ngày Nay lại ở thời điểm trước khi lễ kỷ niệm diễn ra cơ.
À mà không, (nói chung thì) hầu như cơ quan đơn vị nào cũng thế. Nó đã thành đặc trưng của một nền báo chí Việt Nam thời kỳ … công cụ hóa.
Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, báo Nông Thôn Ngày Nay lên kế hoạch vận động các doanh nghiệp tài trợ tổng cộng 9,5 tỷ đồng. 43 tập đoàn lớn của cả nước được ghi tên rõ ràng trong danh sách vận động, chỉ tiêu vận động được thấp nhất là 50 triệu đồng, cao nhất là 700 triệu đồng.
Thực ra “vận động” là nói giảm, nói tránh. Dùng từ chính xác thì nó là “bóp cổ” doanh nghiệp. Dám từ chối không?
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với hầu hết các tờ báo ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt với các tờ báo có chủ quản và trụ sở phía Bắc thì luôn là mối quan hệ cộng sinh mập mờ giữa (luôn luôn) cần nhau, đồng thời không bỏ qua cơ hội nào làm thịt nhau. Trong đó, doanh nghiệp là cây ATM của báo chí, còn báo chí lúc là người bảo vệ, lúc là chó canh cửa, lúc lại đi cắn người khác để bảo vệ chủ-cũng chính là nguồn thức ăn. Nhưng dù ở vai trò nào chăng nữa thì mục đích thường xuyên và liên tục của những tờ báo kiểu này cũng chỉ là kiếm tiền trong cái túi của doanh nghiệp. Kiếm tiền dần dần chuyển hóa thành vòi tiền, đòi tiền, làm tiền và cuối cùng, ở cảnh giới cao nhất là kết bè làm ăn.
Còn doanh nghiệp lúc thì nhờ báo chí che chắn trước các thông tin bất lợi, lúc xua báo chí chiến đấu với các đối thủ, lúc sử dụng báo chí loan tin và viết bài quảng cáo có lợi cho việc kinh doanh của mình.
Cho nên tài trợ tiền cho báo chí thực hiện kế hoạch gì đó là việc “bình thường” của doanh nghiệp. “Bình thường”, vì thậm chí cả khi tờ báo và doanh nghiệp chưa thiết lập mối quan hệ cộng sinh thì doanh nghiệp vẫn không nên từ chối. Nếu không, khả năng cao sẽ bị các anh em ghi thù, thu thập tài liệu bất lợi của doanh nghiệp rồi hôm nào “đánh cho nó một bài”.
Là vì thứ hai: người trực tiếp đi “vận động” tài trợ sẽ nhận hoa hồng 15%-30%, cá biệt có đến 35%-40% tổng số tiền tài trợ. Đó là một khoản thu nhập khá lớn, thậm chí là thu nhập chính của không ít “nhà báo”. Lợi ích thúc đẩy người này trở thành đối tác truyền thông, tay trong hoặc tay chân của doanh nghiệp trong tờ báo đó và giới báo chí nói chung, tùy vào phẩm cách và hệ giá trị của họ. Trong đại đa số trường hợp thì sẽ thành tay trong hoặc tay chân, vì có mấy ai đứng vững được trước đồng tiền đâu cơ chứ!
Thứ hai, số tiền đó đem về tờ báo sẽ được chi vào các khoản khác nhau, trong đó không thể thiếu “tiền trách nhiệm” cho ban biên tập của tờ báo, gồm tổng biên tập, các phó tổng biên tập và Tổng thư ký tòa soạn, những vị trí chủ chốt nhất điều hành và phát triển tờ báo. Đây chính là hệ thống chống lưng đằng sau cho doanh nghiệp khi cần tiếng nói của truyền thông. Tiền bơm vào càng nhiều, bộ sậu lãnh đạo tờ báo càng bỏ túi nhiều thì hệ thống càng mạnh mẽ, tất nhiên.
Thế nhưng đằng sau mối quan hệ cộng sinh này lại thường là những cú nghiến răng của doanh nghiệp. Đó là vì những tờ báo có tiếng trong làng đi xin tài trợ lại thường chẳng có miếng nào trong làng báo chí Việt Nam-xét về mặt chuyên môn. Đại đa số họ là những tờ báo kém cỏi, nội dung tẻ nhạt, đơn điệu, không thu hút người đọc. Chính vì không thể kiếm tiền chính đáng bằng nghề nghiệp nên họ mới dày mặt đi xin tài trợ.
Doanh nghiệp hoạt động trong làn nước đục của hệ thống quản lý và luật pháp Việt Nam hầu như ai chẳng có vài điểm yếu, cho nên như đã nói, tốt nhất là xì tiền mua sự yên ổn.
Đổi lại, doanh nghiệp được hứa trả tài trợ bằng một hoặc vài bài báo ca ngợi thành tích kinh doanh hoặc ca ngợi đích thân lãnh đạo, dưới nhiều hình thức như phỏng vấn, phóng sự… Người trả tiền nhiều nhất sẽ được bài viết dài nhất, ca ngợi khéo léo nhất, đăng ở ngay trang đầu tiên, còn hình ảnh người đứng đầu sẽ được lên bìa tạp chí. Nữ thì mặc áo dài hay áo đầm, áo vest, phong cách tổng tài hoặc dịu dàng quyến rũ thêm phần trí tuệ, kẹp thêm cuốn Năng đoạn kim cương chẳng hạn. Nam thì khoanh tay trước ngực đầy ngạo nghễ.
Cũng thỏa mãn lòng hư vinh lắm chứ!
Trở lại sự kiện báo Nông thôn ngày nay. Có người hỏi kỷ niệm 40 năm thành lập thì cần số tiền to như thế làm gì?
Như đã nói ở trên, họ tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm. Thế nhưng mục đích chính không phải tri ân đội ngũ những người làm báo và độc giả đã cùng nhau xây dựng tờ báo suốt 40 năm, mà để khẳng định vai trò tờ báo trong con mắt những người lãnh đạo, thăm dò khả năng trụ chức, thăng chức và xin được ngân sách nhiều hơn. Điều này chủ yếu diễn ra ở các tờ báo phía Bắc, nơi tờ báo chủ yếu sống nhờ ngân sách nhà nước xin được qua sự hài lòng của sếp chủ quản, cũng như nguồn đăng quảng cáo, tài trợ của các doanh nghiệp.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm của một tờ báo quốc doanh phía Bắc sẽ kết thúc bằng một đêm vinh danh, thường được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đó là địa điểm hoành tráng nhất mang tính truyền thống, rất được ưa dùng để tổ chức các sự kiện đậm màu quốc doanh. Tờ báo sẽ mời bằng được một số quan chức cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ đến dự, ngồi ghế đầu, phát biểu chúc mừng. Tốt nhất là có mặt một hoặc một số Ủy viên Bộ Chính trị. Điều này quan trọng khủng khiếp vì thể hiện tầm quan hệ của tờ báo, cũng ngầm thể hiện người chống lưng, chiếc ô của tổng biên tập. Có mối quan hệ với các cốp to nhất thì các thế lực đang gấm ghé chiếc ghế tổng biên tập sẽ phải chùn tay, còn các doanh nghiệp vốn mắt tinh hơn mắt đại bàng có thể nhìn ngay ra chiếc cầu nối đến những bến bờ vui, những sợi dây quan hệ mà bất kỳ người kinh doanh dày dạn kinh nghiệm nào ở Việt Nam cũng mơ ước sắm được vài chiếc giắt thắt lưng. Danh và lợi cho cả các bên đều từ những điểm tưởng như rất không liên quan gì như thế mà ra cả.
40 năm thành lập sẽ bao gồm các bài diễn văn của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Hội chủ quản, một số tập đoàn, doanh nghiệp giàu có nhất, và có thể một số chủ tịch Hội nông dân được chọn lọc lên nói những lời biết ơn.
Để minh chứng việc độc giả và đội ngũ làm báo không hề là nhân vật linh hồn của lễ kỷ niệm ngày thành lập báo, xin mời quý vị đọc chính bản tin đăng trên báo Nông Thôn Ngày Nay và các báo khác cách đây 10 năm, tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập báo:
“Nhân dịp này, Báo Nông thôn ngày nay trân trọng cảm ơn đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Báo.
Trân trọng cảm ơn đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự, động viên và trao Huân chương cao quý cho Báo.
Trân trọng cảm ơn đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, tập thể Thường trực, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam các thời kỳ; lãnh đạo các Ban, đơn vị Trung ương Hội, lãnh đạo các tỉnh, thành Hội; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các đơn vị, doanh nghiệp, đối tác; các cơ quan truyền thông; các chuyên gia, nhà khoa học, các bạn đọc, cộng tác viên...”
Khối độc giả chủ chốt của tờ báo được xướng tên lên sau cùng, hạng bét, trước dấu ba chấm.
Nhìn chung, các tờ báo phía Nam sạch sẽ hơn. Cũng ráo riết làm quảng cáo, xin tài trợ, nhưng họ hiểu sinh tồn của tờ báo nằm trong tay số đông người đọc chứ không phải trong tay cá nhân anh Ba chú Bảy nào đó. Do vậy, nguồn lực trọng yếu của tờ báo vẫn dồn vào để phát triển nội dung, cung cấp thông tin, phản ánh xã hội. Các lễ kỷ niệm ngày thành lập thường được gọi thân thương là sinh nhật báo. Sinh nhật báo là ngày vui trước tiên của những người đang làm việc trong tờ báo, là ngày hội gia đình, ngày họ được thưởng, được xả hơi, được gặp mặt chuyện trò với những đồng nghiệp ở xa mà cả năm họ không gặp được nhau và là dịp tri ân độc giả.
Ví dụ, trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập báo Tuổi Trẻ, họ đăng lên trang nhất lời cảm ơn và thông tin như sau: “Nhân dịp sinh nhật lần thứ 45 của báo Tuổi Trẻ, chúng tôi đã gặp gỡ những bạn đọc lâu năm, những chủ sạp báo gắn bó để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của độc giả với báo Tuổi Trẻ” (…).
Sự khác nhau giữa hai tờ báo này đồng thời cũng là sự khác nhau rõ rệt giữa báo chí hai miền Nam-Bắc. Nguyên nhân thuộc về lịch sử hình thành và phát triển báo chí của từng miền.
Một bên được tự do lập hội, lập báo, tự bỏ tiền kinh doanh, hưởng lãi, chịu lỗ và đối diện nguy cơ bị ra tòa, thậm chí đóng cửa nếu vi phạm Luật báo chí. Một bên, tất cả các tờ báo đều là cơ quan ngôn luận của một cơ quan, đơn vị, ngành nghề, hội đoàn quốc doanh, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Ban tuyên giáo và cơ quan chủ quản. Một bên công nhận quyền tự do báo chí là quyền căn bản trong chế độ. Một bên mặc định báo chí là cánh tay phải của Đảng, là công cụ của Đảng và Nhà nước.
Dấu ấn tự do dân chủ của một thời báo chí miền Nam (tuy cũng có những giai đoạn bị chính quyền o ép nhưng sức phản kháng của báo giới và xã hội rất mạnh nên chính quyền phải thay đổi) di truyền đến tận các thế hệ làm báo hiện tại. Cho dù ngày càng bị lai tạp và ảnh hưởng xấu bởi hệ tư tưởng báo Bắc nhưng nói chung báo Nam vẫn chưa đến nỗi tự nô dịch hóa hoàn toàn cho đồng tiền hoặc cho thế lực nào đó.
___________
Tham khảo:
https://danviet.vn/loi-cam-on-cua-tong-bien-tap-bao-ntnn-7777417636.htm
https://tuoitre.vn/cang-kho-cang-phai-chieu-long-ban-doc-20200902210906629.htm
* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.
2024.05.10 - RFA
Khu Đô thị mới Thủ Thiêm bên bờ sông Sài Gòn nhìn từ trên cao. RFA
Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41 hôm 6 và 7/5/2024 đã đề nghị kỷ luật Cựu Bí thư thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Thanh Hải, và hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM - Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong vì “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND TPHCM và nhiều tổ chức, cá nhân vi pham nghiêm trọng các quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC thực hiện…”
Trước đó, ông Lê Thanh Hải vào tháng 3 năm 2020 bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015. Lý do vì ông này phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi đó ông Lê Hoàng Quân phải chịu kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Còn cựu Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng chịu kỷ luật cảnh cáo vào tháng 7 năm 2020.
Người dân mất đất ở Thủ Thiêm đang khiếu kiện kỳ vọng gì khi ba nhân vật Hải, Quân và Phong lại bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm khi nắm quyền? Ông Nguyễn Đình Đệ, là một dân oan Thủ Thiêm, hôm 10/5/2024 nói với RFA:
“Theo quan điểm của tôi, thật sự mà nói bà Trương Mỹ Lan phất lên từ thời Lê Thanh Hải làm Bí thư Quận 5, rồi Chủ tịch UBND TPHCM, rồi Bí thư Thành phố. Còn riêng vấn đề Thủ Thiêm không nhắc đến thì tội của Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và một phần của Nguyễn Thành Phong - Bí thư Quận 2... là tày trời, sai không còn chỗ để nói. Chính vì điều đó có lẽ báo chí không muốn nhắc tới. Nhưng tôi có đọc một vài bài báo có nhắc tới sai phạm của ông Lê Thanh Hải nghiêm trọng, có vấn đề Thủ Thiêm, nhưng chỉ nhắc lướt qua và vẫn tập trung chuyện Trương Mỹ Lan.”
Ông Nguyễn Đình Đệ cho rằng, nếu ông Lê Thanh Hải tra tay vào còng thì mọi cái sẽ tốt lên. Ông Lý giải:
“Vì nếu ông Lê Thanh Hải còn đó, thì phe nhóm của Lê Thanh Hải vẫn cứng đầu cứng cổ, vẫn điều hành chống đối lại bà con. Chỉ có Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân bị bắt thì lúc đó vấn đề Thủ Thiêm may ra mới được giải quyết, đó là điều chắc chắn, tôi nói không chỉ suy nghĩ của tôi mà còn của bà còn Thủ Thiêm.”
Chỉ có Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân bị bắt thì lúc đó vấn đề Thủ Thiêm may ra mới được giải quyết, đó là điều chắc chắn.
-Ông Nguyễn Đình Đệ
Còn ông Huỳnh Thiên, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm, khi trả lời RFA hôm 10/5/2024 cho biết, ông không hy vọng gì nhiều:
“Tôi thấy Thủ thêm hình như họ gác qua rồi. Bây giờ họ có moi móc, trừng trị ai là do những quan điểm trong nội bộ của họ thôi. Chứ còn dân oan Thủ Thiêm thì tôi thấy không còn hy vọng gì. Thủ Thiêm thì coi như nó gác qua, ông Hải vụ Thủ Thiêm họ đã xử lý rồi, họ đã cách chức cựu Bí thư của ổng giai đoạn đó. Bây giờ dính đến AIC, Vạn Thịnh Phát đó là vấn đề khác.”
Theo ông Thiên, nếu chính quyền Việt Nam chỉ cách chức Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong thì không có gì, nhưng sẽ có hy vọng nếu những người này bị truy tố hình sự:
“Nếu bắt được Lê Thanh Hải thì những đám thuộc hạ ở dưới, đám chân rết mới nương tay với dân. Chứ còn Lê Thanh Hải thì bây giờ dân Thủ Thiêm họp hành thì họ vẫn trấn áp, họp Quốc hội thì nó không cho vô... Trong thời gian gần đây họ trấn áp nhiều hơn, chỉ có kỳ họp Quốc hội hôm 7/5 thì họ hơi buông một chút, vì biết là Lê Thanh Hải có chuyện, nên nó nhẹ tay. Nếu Lê Thanh Hải bị truy tố hình sự, thì cũng lóe lên ánh sáng hy vọng cho nó vui. Chứ vụ Thủ Thiêm thì tôi nghĩ hồ sơ đã đóng lại khi họ chuyển qua Thành phố Thủ Đức, hiện nay thì tôi thấy không còn hy vọng gì.”
Cựu Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/5/2015 (minh họa). AFP.
Tuy nhiên ông Nguyễn Hồng Quang, người có đất nằm trong ‘5 Khu phố, 3 Phường’ của Thủ Thiêm khi trao đổi với RFA hôm 10/5/2024 cho rằng, dù không nhắc tới Thủ Thiêm nhưng khi ba ông này bị truy tố thì chắc chắn sẽ mở rộng vụ án Thủ Thiêm:
“Không nhất thiết phải nói, ba nhân vật này đều có liên quan đến Thủ Thiêm. Họ lấy vụ án đó kỷ luật, rồi có thể là khởi tố vụ án sau đó vì liên quan đến Vạn Thịnh Phát, là vụ án quá lớn, đến mấy chục lần. Những nhân vật đó làm mất số tiền lớn của dân, của xã hội thì chắc chắn chịu án hình sự rất cao. Và khi tiến hành mở rộng vụ án thì họ cũng không bao giờ bỏ qua quyết định của Trung ương kỷ luật cách chức ông Hải vì liên quan đến Thủ Thiêm.”
Theo ông Quang, vụ Thủ thêm lớn hơn vụ Vạn Thịnh Phát do chênh lệch địa tô và thất thoát tiền hàng triệu tỷ... Ông Quang nói tiếp:
“Chính vì vậy tôi nghĩ mấy ông đó cũng sẽ không có thoát đâu, rồi công an sẽ thông báo khẳng định vụ Thủ Thiêm thôi. Ở Việt Nam nó như vậy, mỗi vụ án công an sẽ công bố sai phạm từng chi tiết, không bỏ qua đâu. Ví dụ như ông Cang sai phạm việc này, nhưng họ mở rộng bắt ông Cang ra tòa nhiều lần, ông Đinh La Thăng cũng vậy...”
Tôi nghĩ mấy ông đó cũng sẽ không có thoát đâu, rồi công an sẽ thông báo khẳng định vụ Thủ Thiêm thôi.
-Ông Nguyễn Hồng Quang
Riêng trường hợp Cựu Bí thư TPHCM - ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Hồng Quang nhận xét thêm:
“Ông Hải bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm 2000 khẳng định, là người chịu trách nhiệm chính trong sai phạm ở Thủ Thiêm. Chính vì vậy khi bắt ổng với bất cứ vụ án nào thì cũng sẽ có hy vọng. Vì ổng cực kỳ gian ác, dùng bàn tay sắt với dân Thủ Thiêm, nhưng lại tay nhúng chàm với Vạn Thịnh Phát và hàng ngàn công sản quốc gia bị biến thành tư sản của cá nhân qua hóa giá rẻ bèo. Ví dụ rất nhiều cơ sở tôn giáo lại lấy làm việc công, còn tài sản công, đất công ở Sài Gòn thì biến thành của tư nhân.”
Theo ông Quang, sự phẫn uất này ai cũng biết và ông bày tỏ hy vọng rằng sẽ có một ánh sáng nào đó.
Thanh tra Chính phủ, UBND TPHCM cùng Ban Tiếp công dân Trung ương hôm 10/1/2024 đã tiếp đại diện các hộ dân bị mất đất ở Thủ Thiêm để thông báo kết quả kiểm tra, rà soát về ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại buổi làm việc Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo truyền thông Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kết luận có đủ cơ sở để xác định vị trí, ranh giới, số thửa đất của các hộ dân đang khiếu nại thuộc năm Khu phố thuộc ba Phường nằm trong ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Liên quan việc này, ông Nguyễn Hồng Quang cho rằng Thanh tra Chính phủ đã bẻ cong sự thật:
“Vụ Thủ Thiêm sai phạm đến nỗi Thanh Tra đã bẻ cong, phớt lờ pháp luật, kết luận sai phạm Thủ Thiêm không đúng chứng cứ pháp lý mà người dân có, phóng viên có, báo đài đã đưa tin như vậy... Cả một hệ thống sai phạm, kể cả thời ông Lê Minh Khái ra quyết định 1169 và 2859 bẻ cong sự thật ở Thủ Thiêm. Cho nên ông Hải mất chức mà còn ông Khái và rất nhiều cán bộ vẫn cản trở việc giải quyết Thủ Thiêm cho người dân.”
Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải xử lý toàn bộ những kẻ ăn theo xung quanh ông Lê Thanh Hải, chứ nếu chỉ mình Cựu Bí thư TPHCM - ông Lê Thanh Hải vào tù thì người dân Thủ Thiêm cũng không hy vọng gì.
2024.05.13 - RFA
Phiên tòa xét xử người dân Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 14/9/2020. AFP
Một trong hai người dân trong vụ án Đồng Tâm vừa ra tù cuối tuần qua tố cáo bị các điều tra viên dùng nhục hình, bắt phải nhận tội thời điểm hơn bốn năm trước.
Hôm 09/5/2024, hai ông Bùi Văn Tiến và Lê Đình Quân được trả tự do trước thời hạn tám tháng so với bản án tù năm (05) năm về tội danh “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự.
Cả hai nằm trong số 29 người dân bị bắt vào rạng sáng ngày 09/1/2020 khi Công an thành phố Hà Nội điều động gần 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào làng Hoành, xã Đồng Tâm và bắn chết cụ Lê Đình Kình tại phòng ngủ.
Trong phiên toà ngày 14/09/2020, có 19 người được chuyển tội danh từ "giết người" sang "chống người thi hành công vụ," 10 người trong số này bị tuyên án tù treo, 9 người bị án tù giam và hiện chỉ còn bà Bùi Thị Nối, con nuôi của cụ Kình - là vẫn còn thụ án tù sáu năm với tội danh này.
Ông Lê Đình Quân, 48 tuổi, đi làm ăn ở các tỉnh xa và về nhà để nghỉ Tết được hai ngày thì vụ việc ở Đồng Tâm xảy ra.
Thời điểm các lực lượng công an tấn công vào làng Hoành, ông Quân ra khỏi nhà đánh kẻng báo động, rồi chạy đến nhà cụ Kình nhưng bị bắt ở giữa đường, sau đó công an đưa ông về Trại tạm giam số 2 của Công an thành phố Hà Nội.
Ông Quân cho biết tại trại tạm giam, ông bị ép phải nhận là thành viên của tổ Đồng Thuận- một nhóm người Đồng Tâm có nhiệm vụ giữ đất và thương thuyết với chính quyền về mảnh đất Đồng Sênh.
Điều tra viên cũng ép buộc ông phải khai rằng, ông Kình nhận tiền của người ở nước ngoài và chia chác cho người khác, trong đó có ông.
Vì không chịu nhận những lời khai theo kịch bản của công an nên ông bị đánh đập bởi điều tra viên trong lúc hỏi cung. Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 13/5, ông tố cáo:
“Nó (điều tra viên) đánh ác lắm. Tôi bị gãy hết răng cửa. Nó đánh bằng chân tay và dùi cui. Nó biết đánh nên không để lại thương tích, mình ngấm đòn thôi. Trong người tôi giờ vẫn cứ đau đớn, có khoẻ gì đâu.”
Ông nói không biết tên của các điều tra viên đã đánh mình, nhưng khẳng định hầu hết những người trong cùng vụ án đều bị đánh đập ép cung, do khi họ bị trích xuất đi lấy lời khai và trở lại buồng giam thì cơ thể đều có vết bầm tím - dấu hiệu của tra tấn.
Trong phiên toà sơ thẩm, ông có tố cáo về việc công an dùng nhục hình nhưng chủ toạ phiên toà phớt lờ.
Ông cho biết cả ông và luật sư đều ra sức phản đối cáo trạng, và đến ngày thứ năm thì ông được chuyển cáo buộc từ “giết người” sang “chống người thi hành công vụ” một cách rất bất ngờ.
Phóng viên gọi vào hai số điện thoại của Công an thành phố Hà Nội và Cơ quan An ninh Điều tra của đơn vị này để đề nghị bình luận về cáo buộc tra tấn ép cung của ông Quân nhưng không ai nghe máy.
Gần đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn của RFA, ông Đặng Đình Mạnh, một trong số các luật sư tham gia bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, cũng cho biết rất nhiều người trong vụ này tố cáo bị tra tấn và ép cung trong thời gian bị tạm giam nhưng quan toà không quan tâm đến lời tố cáo của họ.
Ngoài ra, trong suốt quá trình thi hành án tại Trại giam Thanh Lâm, ông bị buộc phải làm nhiều công việc nặng nhọc mà không được nghỉ ngơi, không được trả công và chất lượng thức ăn không đảm bảo.
Ông Quân cho biết, vì tích cực tham gia lao động và tuân thủ tốt nội quy của trại giam nên ông được giảm tám tháng tù giam.
Hơn một tháng trước đó, ba người dân Đồng Tâm khác gồm các ông Lê Đình Uy, Lê Đình Quang và Nguyễn Văn Quân cũng trở về nhà trước thời hạn chín tháng.
Ngoài bà Bùi Thị Nối, sáu người khác bị cáo buộc tội danh "giết người" vẫn đang bị giam giữ, trong đó có hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình, Lê Đình Doanh án chung thân, ông Bùi Viết Hiểu 16 năm tù giam, Bùi Quốc Tiến 13 năm và Nguyễn Văn Tuyển 12 năm.
Theo truyền thông nhà nước, trong vụ tấn công của công an thành phố Hà Nội vào làng Hoành, ba sỹ quan công an đã bị rơi xuống giếng trời và bị một số người dân đổ xăng thiêu chết.
2024.05.13 - RFA
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và trang phục với huy hiệu gây tranh cãi. FB Đàm Vĩnh Hưng
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang làm văn bản xin ý kiến của Cục Nghệ thuật biểu diễn về liveshow của Đàm Vĩnh Hưng tại Hà Nội sau khi ca sĩ này vướng tranh cãi về trang phục tại buổi biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn Hóa Thể thao Hà Nội cho truyền thông hay trong ngày 13/5 rằng do lùm xùm về trang phục tại show diễn ở TPHCM do đó mặc dù Sở đã cấp phép cho liveshow của ca sĩ này tại Hà Nội trong ngày 18/5, nhưng giờ Sở phải lập thêm hội đồng để duyệt trang phục.
Bà mai cũng xác nhận liveshow của Đàm Vĩnh Hưng tại Hà Nội về cơ bản vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên Sở ngoài việc lập thêm hội đồng duyệt trang phục, còn lập hội đồng chuyên môn tổng duyệt chương trình trước khi liveshow chính thức diễn ra.
Liên quan “trang phục lạ” tại show diễn ở TP HCM, ông Lâm Ngô Hoàng Anh, chánh văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM xác nhận, đã nhắc nhở ca sĩ này và đơn vị tổ chức (Công ty Tiếng hát Việt) trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức và chú ý đến trang phục tránh gây phản cảm và có tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.
Hôm 5/5, một ngày sau khi Live Concert của Đàm Vĩnh Hưng diễn ra, trang Vietnam People's Navy có 20 ngàn người theo dõi (không có dấu tích xanh) đã đăng tải các tấm ảnh nam ca sĩ mặc trang phục có gắn nhiều huy hiệu trong buổi biểu diễn và cho rằng ông đã mang "cái "hồn ma" của bọn ngụy... có tên gọi là: Biệt Công Bội Tinh" trong đêm nhạc bolero.
Huy chương Biệt Công Bội Tinh Huy được trao tặng cho quân nhân nào có công với Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và trao cho cả các quân nhân nước ngoài.
Hôm 6/5, trên trang Fanpage có 6,5 triệu người theo dõi, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khẳng định, "Các huy hiệu đi kèm Hưng có chụp cận cho mọi người thấy đều là những phụ kiện bình thường mang tính chất trang trí fashion (thời trang-PV) để bộ trang phục thêm phần bắt mắt, hoàn toàn không có một ẩn ý về chính trị nào như các trang mạng đang dẫn dắt."
2024.05.10 - RFA
Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM Vũ Thị Huỳnh Mai phát biểu tại tọa đàm. Photo: dangcongsan.org.vn
Hôm 8 tháng 5 năm 2024, tại buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự phát triển TPHCM, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận định rằng, hiện mạng lưới doanh nhân, trí thức người Việt rất phát triển ở nước ngoài, tiềm lực rất lớn nên cần xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nhân, trí thức, kiều bào. Theo ông Đông, khi biết được thế mạnh của từng nhóm người, lĩnh vực cụ thể thì sẽ phát huy tốt nhất các đóng góp của đội ngũ này đối với sự phát triển đất nước.
Bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ đề xuất các cơ quan liên quan của trung ương, TPHCM cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp mang tính đột phá, trong đó hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng các sáng kiến của chuyên gia, trí thức, doanh nhân ở nước ngoài.
Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về? - Ông Hoàng Ngọc Diêu
Ông Hoàng Ngọc Diêu hiện ở Úc cho rằng, đây là một suy nghĩ viển vông, khôi hài vì không thể thực hiện được. Ông nhận định:
“Theo tôi nghĩ, đây là trò mở rộng của Nghị quyết 36 thôi chứ không có cái gì mới mẻ hết. Cũng là trò tìm mọi cách thu hút chất xám và thu hút đô la từ nước ngoài về thôi vì bây giờ họ quá kiệt quệ về kinh tế rồi; rối loạn trong xã hội, sụp đổ trong giáo dục. Về mặt chính trị, họ muốn có người Việt ở nước ngoài về để trấn an cái gọi là tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nghĩa họ muốn cho mọi người nghĩ là chính sách của họ đúng nên kiều bào ở nước ngoài mới trở về, chứ không phải họ thực lòng. Tại vì họ không có biểu hiện gì thực sự, thực lòng trong việc mong muốn người Việt hải ngoại về đóng góp cả. Người Việt về đóng góp đâu phải chỉ đóng góp tiền, đóng góp chất xám ngoan ngoãn theo kiểu họ biểu gì thì nghe nấy đâu.
Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về?”
Nghị quyết 36 về “công tác người Việt Nam ở nước ngoài” được Bộ Chính trị đưa ra năm 2004 với mục tiêu là “hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý vững chắc, phát triển và hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời đóng góp tích cực vào thực hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước”.
Bà Phương Diên, hiện đang ở Úc thì cho rằng, sở dĩ người Việt không muốn về nước làm ăn vì không tin tưởng vào cách điều hành của những người đang lãnh đạo đất nước. Gia đình bà từng về Việt Nam lập nhà máy sản xuất nước đá nhưng rồi mất tất cả vì chính sách thay đổi liên tục. Bà nói:
“Tại Việt Nam, thủ tục hành chánh quan liêu, lạm quyền, tham nhũng. Chính sách thuế, chính sách lương bổng không rõ ràng như những nước Á châu khác như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… Quyền của người lao động, của người chủ không rõ ràng. Thay đổi chính sách liên tục làm cho người Việt ở nước ngoài ngại, nhất là thấy gương của mấy người đi trước. Đã không minh bạch lại quá độc tài thì không có ai tin tưởng đưa thông tin của mình cho một đất nước như vậy. Phải thay đổi những người làm trong chính quyền triệt để mới thu hút được người Việt về nước.
Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái Đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi.”
Ông Trịnh Vĩnh Bình trước Tòa Án Quốc Tế năm 2017. RFA photo
Bà Diên nhắc lại một tấm gương của người đi trước, là chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hà Lan đã đem hơn ba triệu đô la Mỹ về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1987. Đến năm 1999, ông bị tịch thu tài sản và lãnh án 11 năm tù. Ông đã bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại, ông Bình đã tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam.
Hôm 3 tháng 2 năm 2024, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” được truyền thông nhà nước đăng tải.
Ông Trọng trước hết ca ngợi những thành tích đạt được “nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”. Sau cùng, ông Trọng nhắc nhở “các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ chúng ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.”
Ông Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Séc nêu quan điểm của ông:
“Tôi cho từ xây dựng trong ngoặc kép bởi không loại từ yếu tố an ninh. Nghĩa là họ lấy thông tin để dễ bề kiểm soát những người có tư tưởng không đúng với tư tưởng của họ. Những người này về đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Và ngược lại, những người có thiện chí thì về Việt Nam làm ăn, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã từng gặp những người ở châu Âu về đầu tư, họ nói cái trở ngại lớn nhất là lề thói làm việc; là nạn cát cứ. Thủ tục kinh doanh thì không lành mạnh như nạn phong bì, ‘bôi trơn’… Đó là những ngáng trở người Việt về nước làm ăn. Do đó nhiều người có thiện chí cũng không muốn về. Ngay cả làm thiện nguyện cũng phải báo cáo với chính quyền địa phương nên rất nhiều trở ngại”.
Cũng trong buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hôm 8 tháng 5, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, bà Vũ Thị Huỳnh Mai cho hay, hiện TPHCM có 2,8 triệu kiều bào ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thành phố chưa có dữ liệu về các lĩnh vực mà kiều bào hoạt động và nghề nghiệp của họ. Theo bà Mai, “việc xây dựng phần mềm dữ liệu kiều bào sẽ là động lực để tập hợp kiều bào ở tất các quốc gia, vùng lãnh thổ để có từng nhóm, phát huy được vai trò của họ để hỗ trợ thành phố khi cần”. Với mục đích thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, một số lãnh đạo có mặt trong buổi tọa đàm hôm 8 tháng 5 vừa qua cho rằng phải xác định vai trò của cộng đồng doanh nhân, trí thức trong kết nối các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền. - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy nêu quan điểm của ông với RFA:
‘Khi làm một cơ sở dữ liệu về kiều bào, chính quyền không nghĩ hoặc không đặt mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ kiều bào để giúp họ phát triển bản thân và gia đình trước mà đặt mục tiêu thẳng luôn là tập hợp họ lại để nhờ họ giúp phát triển, hỗ trợ thành phố khi cần.
Chính vì cái tư duy như vậy cho nên thái độ và hành động của chính quyền đối với kiều bào qua bao nhiêu năm vẫn không thể thay đổi. Kiều bào mà cần sự giúp đỡ thì liên lạc với đại sứ quán ở nước ngoài rất khó. Gửi email sẽ không thấy trả lời. Còn gọi điện thoại thì không thấy nhấc máy. Đại sứ quán đúng lý ra nó phải là một nhịp cầu tình cảm thì nó trở thành một nơi duy nhất mà khi cần lắm thì người Việt ở hải ngoại cố nhịn để tới làm cho xong giấy tờ hay một thủ tục nào đó.
Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, khi một chính quyền có tính chính danh, được dân bầu chọn công khai, có tính khoan dung và mở lòng đối với các ý kiến, dù khác biệt, thì người dân ở mọi miền trên khắp quốc gia và trên thế giới sẽ tìm cách giúp đỡ quốc gia và thành phố mà không cần phải kêu gọi họ.
2024.05.10 - RFA
(Hàng đầu từ trái qua phải): Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Võ Văn Thưởng đến dự họp Quốc hội hôm 15/1/2024. AFP
Gần đây, những biến động trên thượng tầng chính trị Việt Nam nhận được sự chú ý trên truyền thông khắp thế giới. Một năm trước, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức, cách đây hai tháng người kế nhiệm ông Phúc là ông Võ Văn Thưởng cũng từ chức. Trong khoảng một tháng sau thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cho “thôi các chức vụ.” Những biến động chính trị này về danh nghĩa được Việt Nam coi là một phần của chiến dịch “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng nói đến lần đầu năm 2017. Nhưng theo nhiều nhà quan sát chính trị Việt Nam, chiến dịch “đốt lò” này đã dần dần biến thành một cuộc giải quyết các cạnh tranh quyền lực trên thượng tầng. Vậy cuộc cạnh tranh quyền lực này có thể ảnh hưởng như thế nào đến tương lai Việt Nam?
Gần đây, trước khi những người như ông Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ mất chức, một số người nổi tiếng trên truyền thông mạng xã hội đã đưa tin trước. Hãng tin Reuters cũng đưa tin trước khi sự kiện diễn ra vài ngày.
Không khó để nhận thấy điều này chứng tỏ có khả năng là nội bộ đưa tin ra bên ngoài. Vấn đề đặt ra là vì sao người ta muốn đưa tin trên mạng xã hội và truyền thông nước ngoài trước truyền thông Nhà nước. Luật sư Đặng Đình Mạnh, người có nhiều năm làm việc với các định chế quyền lực như hệ thống hành pháp, tư pháp ở Việt Nam, cho rằng đó có thể là một phần của cuộc cạnh tranh quyền lực. Ông nói với RFA:
“Chế độ cộng Sản không xây dựng, điều hành chính quyền theo các nguyên tắc quản lý xã hội thông thường và bằng các quy định pháp luật theo quy chuẩn. Thế nên, họ thay thế điều đó bằng cách sử dụng biện pháp tuyên truyền như là một trong những cách thức điều hành xã hội.
Do đó, các định chế chính quyền như quyền lực nhà nước, quốc hội, chính phủ, tòa án, truyền thông… đều mang ý nghĩa khác với thế giới đang hiểu và hoàn toàn phụ thuộc vào sự lãnh đạo duy nhất từ định chế Đảng Cộng Sản.”
Cạnh tranh chính trị là hiện tượng phổ biến khắp thế giới, nhưng riêng ở Việt Nam, theo quan sát của luật sư Đặng Đình Mạnh, sự cạnh tranh không diễn ra theo quy chuẩn pháp luật nào cả.
Trong cuộc cạnh tranh đó, một trong những biện pháp người ta sử dụng để hạ bệ các quan chức lãnh đạo cao cấp là tuyên truyền. Theo quan sát của luật sư Mạnh, trong thời gian gần đây, những hoạt động “tuyên truyền hạ bệ” này được tiến hành theo hai giai đoạn: Giai đoạn tuyên truyền thuyết phục và giai đoạn tuyên truyền thông tin. LS. Đặng Đình Mạnh phân tích:
“Trong giai đoạn tuyên truyền thuyết phục, họ tung tin đồn không chính thức ra ngoài xã hội với mục tiêu chuẩn bị dư luận, thuyết phục công chúng và thuyết phục chính bản thân quan chức bị hạ bệ. Sau khi sự việc đã an bài, họ mới thực hiện việc thông tin chính thức cho giới truyền thông chính thống.
Việc tung tin với mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào phản ứng của người trong cuộc. Với trường hợp ông Vương Đình Huệ chẳng hạn, thậm chí, họ phải tung công khai lên đầy mạng xã hội văn bản đóng dấu “Tuyệt mật” của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ong Vương Đình Huệ.
Điều đó không đơn thuần chỉ là bôi nhọ danh dự ông ấy, mà còn để thuyết phục công chúng về sự cần thiết, đồng thời, thuyết phục bản thân ông ấy bằng cách “đe dọa”.
Như thường lệ, truyền thông chính thống của Nhà nước chỉ còn làm mỗi việc sau cùng là đưa tin về một sự việc đã được thu xếp hoàn tất. Dĩ nhiên, truyền thông chính thống của Nhà nước không tiện đưa tin về giai đoạn tuyên truyền thuyết phục được, vì khi ấy, sự việc còn giằng co, thỏa hiệp chưa đạt, nếu đưa tin thì chẳng khác nào phải phơi bày sự vô pháp, tùy tiện của chế độ.”
Bộ trưởng Công an Tô Lâm chụp hình tại Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 25/1/2016. REUTERS/Kham
Năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng dùng hình ảnh “củi” và “lò” để nói về chiến dịch chống tham nhũng do mình phát động: "Củi khô, củi vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên", sau đó "củi tươi vào đây cũng phải cháy".
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, khái niệm “đốt lò” được ông Trọng dùng để nói ngụ ý về công cuộc chống tham nhũng mà ông ấy đã phát động từ năm 2016 với mục tiêu chỉnh đốn Đảng. Vì lẽ, tham nhũng là những tội danh liên quan đến chức vụ, mà là đảng viên thì mới là người có quyền được giữ các chức vụ. Các khái niệm "củi khô", "củi vừa", "củi tươi", theo giải thích của luật sư Mạnh, là ám chỉ việc “đốt lò” không có vùng cấm về chức vụ cao, thấp (“củi vừa”, so sánh với củi nhỏ, củi to), về quan chức tại chức (“củi tươi”) hoặc đã nghỉ hưu (“củi khô”). Tuy nhiên, theo luật sư Mạnh, thực tế thì cuộc chống tham nhũng của ông Trọng vẫn có “vùng cấm” và “vùng né.” Ông đưa ra dẫn chứng để chứng minh nhận xét của mình:
“Thực tế, cho đến nay, tôi nghĩ các khái niệm ấy mang ý nghĩa tuyên truyền nhiều hơn là thực thi. Vì lẽ, danh sách các quan chức bị xử lý đã chứng minh rằng công cuộc đốt lò của ông ấy vẫn có những vùng cấm nhất định.
Các ủy viên Bộ Chính trị, hoặc ủy viên Ban chấp hành Trung ương có vi phạm pháp luật đều bị xử lý nhẹ nhàng hơn như thôi chức chứ không bị truy tố hình sự. Duy nhất, trường hợp ông Đinh La Thăng, một ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố hình sự là ngoại lệ mà thôi.”
Theo nhiều nhà quan sát, cuộc “đốt lò” có vùng cấm, vùng né dẫn đến một hệ quả là cái “lò” nóng liên tục nhiều năm của ông Trọng dần dần chuyển thành một công cụ cho cuộc cạnh tranh quyền lực.
Trao đổi với RFA, GS. TS. Nguyễn Văn Chữ (University of Houston at Downtown) cho rằng từ khi chiến dịch “đốt lò” mở ra đến nay, trong thời gian qua, ông Tô Lâm là người trực tiếp “cầm củi cho vào lò”, vì vậy, nếu đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026 mà “ổng về hưu thì cũng kẹt cho ổng lắm.” Tuy nhiên, thực tế là sau khi có đến ba nhân vật trong “tứ trụ” phải ra đi (gồm hai chủ tịch nước và một chủ tịch quốc hội) mà ông Tô Lâm vẫn không nhận chức nào trong số đó chứng tỏ ông ấy nhắm đến vị trí cao hơn. Đồng tình với cách nhìn nói trên, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
“Tôi tin rằng trong hầu hết thời gian “đốt lò”, thì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn là người “cầm trịch”, cho đến trước trường hợp ông Võ Văn Thưởng. Trong quá trình đó, không thể không nhắc đến là vai trò ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, như là một người thực thi đắc lực công cuộc “đốt lò” và là người đứng đầu cơ quan được giao thẩm quyền vô hạn định.
Nhưng đến trường hợp ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ mất chức, khi trước đó, cả hai đều nhận được sự ưu ái, cất nhắc của ông Nguyễn Phú Trọng vào hai chức vụ được xem như là hai ứng viên tiềm năng thừa kế chức vụ Tổng Bí thư thì tôi không tin như vậy nữa.
Sau trường hợp ông Thưởng và ông Huệ thì tôi tin người ‘cầm trịch” công cuộc “đốt lò” lúc này đã chuyển qua tay ông Tô Lâm.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh khẳng định ông Tô Lâm không sai khi cuộc “đốt lò” lan đến ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ, “vì hai ông này mất chức không oan uổng gì cả.” Tuy vậy, theo luật sư Mạnh, “ông Tô Lâm hạ bệ hai ông Thưởng và Huệ vì động cơ tham vọng quyền lực cá nhân.” Người được giao thẩm quyền hạ bệ quan chức tội phạm đang giành lấy quyền lực của những kẻ tội phạm để lại ấy cho chính mình. Căn cứ vào luận điểm này, Luật sư Đặng Đình Mạnh đưa một nhận xét về hiện tình chính trị Việt Nam:
“Điều này phản ánh bản chất nền chính trị hỗn mang Việt Nam, vốn không hoạt động dựa trên những nguyên tắc dân chủ mà khởi đầu bằng một sự thoán đạt quyền lực “Cướp chính quyền” và duy trì điều đó cho đến nay. Chế độ và cả đất nước này đang phải trả giá cho sự hỗn mang chính trị đó.”
Trao đổi với RFA, GS. TS. Nguyễn Văn Chữ cho rằng những xáo trộn nội bộ trên thượng tầng chính trị có thể sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp trong ngắn hạn. Tuy vậy, xét về các vấn đề chiến lược dài hạn của Việt Nam thì “đáng ngại hơn nhiều.” Ông nói:
“Cái vấn đề quan trọng của Việt Nam bây giờ, theo thiển ý của tôi, là tôi chỉ ngại rằng sau này, khoảng năm hay mười năm nữa, vị thế địa chính trị của Việt Nam không còn quan trọng với Tây phương như bây giờ nữa.”
Theo TS. Nguyễn Văn Chữ, một khi Việt Nam không còn quan trọng với Tây phương nữa thì Việt Nam dù muốn dù không sẽ rơi vào tình trạng “Phần Lan hóa”. TS. Nguyễn Văn Chữ giải thích rằng nếu Việt Nam không thể phát triển mạnh hơn về công nghệ và kinh tế, những sự tiến bộ hiện nay về công nghệ và quân sự có thể làm cho vai trò địa chính trị của các quốc gia suy giảm. Vị thế của Việt Nam đối với Tây phương do đó cũng giảm theo. Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô cho Phần Lan có nền chính trị độc lập nhưng kiểm soát mạnh mẽ chính sách của họ, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Đối với trường hợp Việt Nam ngày nay, nếu nước này bị Tây phương bỏ qua và trở nên “Phần Lan hóa” thì nước đóng vai trò của Liên Xô đối với Phần Lan trước đây sẽ là Trung Quốc đối với Việt Nam.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho rằng cuộc “đốt lò” khi đã chuyển thành cuộc “rối ren” trên thượng tầng chính trị thì sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề của đất nước. Ông chia sẻ rằng mình không lạc quan trước tình hình đó:
“Sau nửa thế kỷ nắm giữ quyền lực chính trị thống nhất trong toàn lãnh thổ, cho đến trước thời điểm phát sinh ra các rối ren chính trị ở cấp lãnh đạo cao cấp trong thời gian gần đây, thì chế độ cộng sản chưa từng thể hiện được khả năng phát triển quốc gia.
Lúc này, nền kinh tế cùng hàng loạt lĩnh vực khác như tài chính, giáo dục, y tế… kể cả các giá trị tinh thần như dân khí, đạo đức… đều đang lao dốc không phanh. Theo đó, sự bất ổn chính trị hiện nay sẽ chỉ làm trầm trọng hơn điều đó mà thôi. Tôi thật sự bi quan về hiện tình đất nước.”
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Liên Hiệp quốc, Geneve 2024.05.10 - RFA
Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. UNTV
Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.
Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam sẽ xem xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời trước khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hồi đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 9-10 năm 2024.
Đây là con số khuyết nghị cao nhất trong bốn chu kỳ UPR của Việt Nam. Tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát chu kỳ 3 năm 2019, các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 291 khuyến nghị. Việt Nam chấp nhận 241 khuyến nghị, nhưng bác bỏ 50 khuyến nghị, cụ thể trong việc cải cách Bộ Luật Hình sự, trả tự do cho tù nhân lương tâm, chấp nhận nền báo chí độc lập v.v... Trong Báo cáo quốc gia năm nay, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã thi hành 99.2% các khuyến nghị của UPR năm 2019. Nhưng trong thực tế, theo giới quan sát tại LHQ, nhiều khuyến nghị Việt Nam chấp nhận đã không được thi hành.
133 nước thành viên LHQ phát biểu và khuyến nghị tại cuộc Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ 4 hôm 7 tháng 5 chỉ được nói trong vòng 50 giây. Thời gian còn lại đã dành cho Báo cáo của Việt Nam, và phản hồi từ các Bộ, ngành của phái đoàn Việt Nam về các khuyến nghị đã được đề ra.
Để tranh thủ thời gian, một số quốc gia đã đặt câu hỏi trước. Liên bang Cộng hòa Đức hỏi rằng: “Có bao nhiêu người đã bị truy tố về các tội danh “xâm phạm anh ninh quốc gia” theo điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự trong kỳ báo cáo ? Có bao nhiêu người trong số này đã kháng án, và có bao nhiêu người được thả ra như vô tội?” Thụy Điển muốn biết : “Việt Nam đang làm thế nào để đảm bảo rằng xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ có thể hoạt động đầy đủ và tự do mà không sợ bị trả thù?” ; Vương quốc Anh quan tâm : “Việt Nam sẽ thực hiện những bước nào để đảm bảo luật sư có thể hành nghề một cách tự do mà không sợ bị quấy rối, đe dọa hay bắt giữ?” Hoa Kỳ lo âu về quyền lao động : “Khi nào Việt Nam sẽ sửa đổi luật lao động để cho phép thành lập các công đoàn độc lập ?”
Vương quốc Na Uy và Hoa Kỳ thắc mắc về trường hợp các nhà bảo vệ môi trường bị bắt và xử án từ hai năm đến năm (05) năm tù trong UPR chu kỳ 4 : “Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng các lãnh đạo NGO như Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng và những người khác không bị bắt vì họat động môi trường, mà vì trốn thuế, nên phải bị xử lý như những người vi phạm pháp luật. Việt Nam giải thích thế nào về cách đối xử và tuyên án khác nhau khi gần 99% số vụ trốn thuế không bị tạm giam và phạt tù nặng nề ?” Phái đoàn Việt Nam không có trả lời cụ thể nào cho những câu hỏi trên.
Tại cuộc Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát, theo thể thức “bốc thăm”, Nhật bản là nước phát biểu đầu tiên. Tiếp theo, một số nước Á Châu, đặc biệt là ASEAN, và một nhóm các nước hay bảo bọc nhau, như Nga, Syria, Lybia, Iran, Iraq, Bắc Hàn, Cuba tỏ ra "đoàn kết ” khen ngợi Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều thành viên LHQ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các vi phạm nhân quyền trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Đa số các khuyến nghị xoáy vào các vấn nạn tự do ngôn luận trực tuyến và ngọai tuyến, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, việc đàn áp, sách nhiễu và bắt bớ tùy tiện các nhà báo, bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường.
Nhiều nước yêu sách sửa đổi Luật An ninh Mạng, Luật Báo Chí, Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, v.v. để đảm bảo phù hợp với các Công ước LHQ mà Việt Nam tham gia ký kết. Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh quốc, Hoa kỳ, Đức và Bỉ đặc biệt khuyến nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự, như các điều 109, 117, 118 và 331.
Slovakia nêu lên quan ngại về những vi phạm tự do báo chí, điều kiện giam giữ khắc nghiệt của các nhà bảo vệ nhân quyền, và sự kiện thiếu tính độc lập của tư pháp.
“Chúng tôi lo ngại về sự suy giảm các quyền tự do cơ bản, thu hẹp không gian của các tổ chức xã hội dân sự, và hình sự hóa các sinh họat của những ai phê phán chính quyền. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà bảo vệ nhân quyền, và cải thiện những điều kiện giam giữ cho phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.”
Ireland “lấy làm tiếc việc tiếp tục giam giữ các nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo, nhà hoạt động tôn giáo và môi trường” và khuyến nghị Việt Nam “bãi bỏ các quy định pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp”. Nước Áo lo ngại “về những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận cũng như về số lượng các vụ bắt giữ và kết án ngày càng tăng đối với các nhà hoạt động, nhà báo và blogger”. Tiếp theo, Thụy sĩ cũng kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ hoặc bỏ tù vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận, lập hội hoặc hội họp”.
Lithuania và một số nước khác quan tâm về sự hạn chế và kiểm soát Internet. “Chúng tôi ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận Internet và mạng di động. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông độc lập và quyền tự do ngôn luận trong không gian kỹ thuật số đang gây lo ngại sâu sắc. Chúng tôi đề nghị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo và xã hội dân sự độc lập được tự do thực hiện các quyền tự do quan điểm, biểu đạt, lập hội và hội họp ôn hòa mà không có sự can thiệp và hạn chế của nhà nước.”
Quan tâm về các vi phạm tự do tôn giáo, Hoa kỳ đòi hỏi “Việt Nam chấm dứt ngay việc ép buộc từ bỏ đức tin của các nhóm tôn giáo không được đăng ký và sửa đổi Luật Tôn giáo, Tín Ngưỡng năm 2016 để phù hợp với các các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam”. Đan Mạch yêu cầu sửa đổi Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng để cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do thực hành tôn giáo của mình phù hợp với Điều 18 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính tri (ICCPR) của LHQ. Costa Rica kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các sắc tộc thiểu số “đặc biệt người Thượng theo Tin Lành ở Tây Nguyên, hay người Khmer Krom theo Phật giáo ở Miền Nam Việt Nam.”
Canada, Bỉ, Hoa Kỳ, Đức và Lebanon yêu cầu Việt Nam cải thiện quyền lao động, thông qua luật về quyền định công, và phê chuẩn Công ước 87 của ILO về quyền tự do hiệp hội và quyền tổ chức như đã hứa khi ký kết Hiệp định Mẫu dịch Tự do Liên Âu -Việt Nam (EVFTA), và đảm bảo việc thực hiện Công ước này.
Rất nhiều quốc gia thành viên LHQ quan ngại về sự kiện không gian xã hội dân sự tại Việt nam càng ngày bị thu hẹp. Hà Lan “lo ngại về không gian dân sự bị thu hẹp và sự xâm phạm các quyền tự do cơ bản” và khuyên nghị Việt Nam “ đảm bảo sự tham gia hiệu quả và toàn diện, không gây ra bất kỳ hậu quả nào, của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, địa phương, kể cả về các vấn đề môi trường.”
Cùng quan điểm, Vương quốc Na Uy “quan ngại về việc thu hẹp không gian dân sự và những hạn chế đối với các tổ chức xã hội, nhà báo và người bảo vệ nhân quyền” và khuyến nghị Việt Nam “chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện các nhà bảo vệ nhân quyền, những người bất đồng chính kiến và nhà báo, và đảm bảo rằng các tổ chức xã hội được tham gia đầy đủ và không có nguy cơ gây ra hậu quả trong quá trình Chuyển đổi xanh.”
Đan Mạch yêu cầu Việt Nam “sửa đổi Nghị định 80 và Quyết định 06/2020/QĐ-TTg đang trực tiếp cản trở hoạt động của các tổ chức phi chính phủ để phù hợp với Điều 19 và 22 của Công ước ICCPR mà Việt Nam đã tham gia ký kết”. Vương quốc Anh còn yêu sách Việt Nam “làm rõ nghĩa vụ pháp lý và tài chính của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế khi nhận tài trợ dưới mọi hình thức”
Trước sự im lặng của phái đoàn Việt Nam về các khuyến nghị nói trên, thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cầm micro phản bác “cái gọi là thu hẹp không gian xã hội dân sự tại Việt Nam”.Ông nói: “Chúng tôi không cùng quan điểm trên vấn đề này. Chúng tôi luôn hoan nghênh những lời chỉ trích mang tính xây dựng, nhưng chúng tôi không tha thứ cho việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc kích động có thể gây bất ổn hoặc xâm phạm an ninh quốc gia của chúng tôi.”
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt tại phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ở LHQ hôm 7/5/2024. Hình: UNTV
Một vấn đề khác được các quốc gia quan tâm là việc thi hành án tử hình tại Việt Nam. Các nước như Lithuania, Lichtenstein, Thụy Sĩ, Tân Tây Lan, Na Uy, Portugal, Anh, Thụy Điển, Bỉ, Áo, Australia v.v. yêu sách Việt Nam hủy bỏ án tử hình, và công bố công khai số liệu về các án tử hình, người bị hành quyết, và người tử tù đang chờ bị hành quyết.
Các nước Montenegro, Kazachstan, Mongolia, Niger, Slovenia, Thụy Điển Tunisia, Azerbaijan, Bỉ, Tiệp, v.v. khuyến nghị Việt Nam mời các Báo cáo viên LHQ về điều tra tại Việt Nam. Trong chu kỳ 4 của UPR, chỉ có một Báo cáo viên về Phát triển đã được mời về. Các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, về tình trạng của Người Bảo vệ nhân quyền đã nộp đơn xin từ mấy năm qua, nhưng chưa được Việt Nam đáp ứng.
Sau các phát biểu và khuyến cáo của các quốc gia thành viên LHQ, một số quan chức trong phái đoàn Việt Nam đã trực tiếp trả lời một số câu chất vấn bằng tiếng Việt.
Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục thông tin đối ngọai của Bộ Thông tin và Truyền thông, trả lời 16 khuyến nghị của các thành viên LHQ về tự do báo chí :
“Đảm bảo Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin cho mọi người dân là một chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn so với chu kỳ 3. Trước thực tế đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do biểu đạt, và ngăn chặn đấu tranh với các hành vi lợi dụng từ do biểu đạt để xâm phạm tự do của người khác và môi trường thông tin mạng.”
Đại tá Nguyễn thị Thanh Hương, Trưởng phòng Chuyên đề nhân quyền, Cục đối ngoại, Bộ Công An bác bỏ bình luận của nhiều nước rằng quyền tự do biểu tình, tập họp ôn hòa không được pháp luật bảo vệ tại Việt Nam :
“Việt Nam ghi nhận và tôn trọng quyền tự do lập hội, hội hợp hòa bình của công dân. Việc thực hiện các quyền này phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng, và có thể bị hạn chế trong một số trường hợp cần thiết. Mặc dù chưa ban hành luật biểu tình, Việt Nam đã tạo điều kiện cho người dân diễu hành mít ting đông người tuân thủ theo Nghị định 38/2005. ”
Điều mà Đại tá không nói, là chính Nghị Định 38/2005 hạn chế quyền biểu tình, hội họp, và cấm đoán mọi cuộc tụ tập trên năm người khi chưa được chính quyền cho phép.
Bình luận của Hà Lệ Chi 2024.05.08 - RFA
Phà đưa người và xe qua sông Mekong ở thủ đô Phnom Penh ngày 9/4/2024. AFP
Những căng thẳng giữa Việt Nam và Campuchia liên quan đến dự án kênh đào Techo Phù Nam vẫn chưa dứt.
Dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia còn được gọi là Dự án Hệ thống Hậu cần và Đường bộ Giao thông Tonle Bassac. Với kinh phí ước tính là 1,7 tỷ USD, Kênh Techo Phù Nam có thời hạn hoàn thành dự kiến là vào năm 2028.[1]
Kênh đào Phù Nam Techo dự kiến dài 180km, nối các cảng biển của Campuchia ở phía tây nam với sông Mekong, tạo ra một tuyến đường thủy qua các khu vực trọng điểm như Kadal, Takeo và Kampot, đổ ra Biển Đông, tại khu vực cảng nước sâu duy nhất của Campuchia tại Sihanoukville, nằm trên Vịnh Thái Lan.
Dự án này nằm trong số các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên được chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Manet công bố kể từ tháng 8/2023. Campuchia đã mất 26 tháng để tiến hành nghiên cứu khả thi với sự tham gia của hàng chục chuyên gia. Dự án dự kiến được khởi công vào cuối năm nay và ước tính sẽ mất bốn năm để hoàn thành.
Theo kế hoạch chi tiết của dự án, kênh Phù nam Techo dự kiến sẽ rộng 100 mét ở thượng nguồn và 80 mét ở hạ lưu với tổng độ sâu 5,4 mét. Việc xem xét thiết kế này, cùng với việc cung cấp hai làn đường vận chuyển, đảm bảo sự đi lại liền mạch của các tàu có trọng tải lên tới 3.000 tấn theo các hướng ngược nhau.[2]
Vai trò của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, Campuchia là một quốc gia ASEAN quan trọng, đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia này phù hợp với tham vọng của nước này là tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại giao và địa chính trị với Phnom Penh. Khoản đầu tư lớn này càng khiến Trung Quốc và Campuchia phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, qua đó làm gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bằng cách định vị vai trò là đối tác kinh tế quan trọng của Campuchia, Trung Quốc sẵn sàng gây ảnh hưởng lớn hơn trong việc định hình động lực ở Đông Nam Á.
Theo thỏa thuận giữa Campuchia và Trung Quốc, vai trò của Trung Quốc với tư cách là bên tham gia chính trong dự án giúp Trung Quốc có quyền quản lý độc quyền đối với kênh đào trong thời gian dài từ 40-50 năm.[3] Trong giai đoạn này, Trung Quốc giữ toàn quyền kiểm soát các hoạt động, bao gồm cả việc thu phí – lái xe dự kiến sẽ phải trả từ 12 USD cho ô tô con và lên tới 60 USD cho xe tải chở hàng một chiều trên đường cao tốc. Sau 50 năm nữa, quyền quản lý kênh đào mới được chuyển giao cho Campuchia.[4]
Mối lo ngại ban đầu của Việt Nam chủ yếu là về tác động môi trường tiềm ẩn mà kênh Phù nam Techo có thể gây ra đối với khu vực sông Mekong.
Mối quan ngại cụ thể là sự thay đổi dòng chảy trong sông Mekong. Các nghiên cứu do Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson trụ sở tại Mỹ thực hiện cho thấy rằng việc xây dựng kênh đào có thể trở thành con đập, ngăn dòng chảy đổ vào các khu vực trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Về bản chất, kênh đào này có thể hoạt động giống như một con đập, theo đó hình thành vùng khô hạn ở phía Nam của kênh đào và vùng ướt trũng ở phía Bắc.
Sự thay đổi dòng chảy như vậy cũng sẽ tác động lớn đến các hoạt động nông nghiệp và đe dọa môi trường sống của các loài dễ bị tổn thương trong khu vực.
Brian Eyler - Giám đốc một chương trình nghiên cứu thuộc Stimson Center, cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những ngày cuối cùng của dòng Mekông hùng vĩ” - đã nhận xét: “kênh đào Techo Phù nam sẽ là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài cho Đồng bằng Sông Cửu long”.
Sự phụ thuộc kinh tế ngày càng sâu sắc của Campuchia vào Bắc Kinh là điều đặc biệt đáng lo ngại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng này phản ánh mối lo ngại về bản chất “mục đích kép” của dự án, trong đó cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, các công trình của kênh đào có thể trở thành nền tảng để Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Campuchia.[5]
Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thể hiện sự lo ngại với lý do kênh đào có độ sâu có thể tiếp nhận các tàu quân sự đi vào từ Vịnh Thái Lan và tiếp cận biên giới Campuchia - Việt Nam. Các âu thuyền trên kênh Phù nam Techo có thể tạo ra độ sâu nước cần thiết cho các tàu quân sự đi vào từ Vịnh Thái Lan, hoặc từ Căn cứ Hải quân Ream, đi sâu vào Campuchia và tiếp cận biên giới Campuchia - Việt Nam. Đây là mối lo ngại chiến lược đối với Việt Nam vì việc này có khả năng làm thay đổi cán cân theo hướng có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng với những hành động hung hăng, hiếu chiến, bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Campuchia từ ngày 8/8/2023 đã chính thức nộp hồ sơ về dự án Techo Phù Nam cho Uỷ hội Sông Mekông (MRC). Kể từ ngày đó, báo chí Việt Nam có đưa tin về dự án này nhưng không nêu ra các lo ngại.
Phải tới trung tuần tháng 4 năm nay, báo chí Việt Nam đồng loạt lên bài nói lên nỗi lo ngại của các nhà khoa học liên quan đến dự án kênh đào này. Trước đó, bắt đầu là bài viết của hai tác giả Đinh Thiện và Thanh Minh, đăng trên tạp chí Phương Đông. Sau đó, bài báo này được đăng lại website của Học viện Chính trị Công an nhân dân ngày 18/3.[6] Tuy nhiên, cho đến nay thì cả bài đăng trên tạp chí Phương Đông và trang nhà của Học viện Chính trị Công an nhân dân đều đã bị rút xuống.
Việc đồng loạt báo chí Việt Nam đưa ra các thông tin lo ngại về dự án kênh đào Techo Phù Nam cho thấy dường như Việt Nam đã hết kiên nhẫn trước sự khăng khăng bất chấp của Campuchia đối với dự án này.
Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, Việt Nam sẽ thất bại trong việc ngăn cản Campuchia thực hiện dự án kênh đào này, bởi vì:
Thứ nhất, Hun Sen đã là một chính trị gia lão luyện, đã có nhiều kinh nghiệm đàm phán với Việt Nam. Hun Sen được sự hậu thuẫn từ Trung Quốc và hiểu rõ rằng, trong thời điểm này, Việt Nam cần Campuchia hơn là Campuchia cần Việt Nam, cho nên Campuchia không sợ gì sức ép từ Việt Nam. Nhiều lần đàm phán với Việt Nam, cả về vấn đề biên giới, Hun Sen hiểu rõ tâm lý của các lãnh đạo Việt Nam, không dám kiên quyết theo đuổi vấn đề tới cùng mà dễ dàng thoả hiệp nên Hun Sen sẽ mạnh mẽ tấn công điểm này.”
Thêm nữa, Campuchia đã thấy rõ điểm yếu của MRC, cũng như thái độ thiếu cương quyết, thiếu nhất quán trong việc phản đối các dự án xây đập thuỷ điện tại dòng chính Mekông của Lào. Chính vì vậy, Campuchia hiểu rõ Việt Nam sẽ không thể và không dám đẩy quá xa chuyện này.
Thứ hai, thời điểm này, Việt Nam đang đắm chìm trong những cuộc “chiến đấu chính trị trong nước,” Liên tiếp hơn một năm nay, đã có hai Chủ tịch nước, một Chủ tịch Quốc hội, một Trưởng ban Kinh tế trung ương, hai Phó Thủ tướng, cùng rất nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch tỉnh… đã phải xin nghỉ hoặc bị đi tù do liên quan đến tham nhũng. Giới nghiên cứu bên ngoài đánh giá chống tham nhũng chỉ là chiêu bài để các phe nhóm chính trị tiêu diệt nhau mà thôi. Chính vì chìm đắm trong các cuộc tiêu diệt phe phái như vậy, Việt Nam càng không thể đủ tâm trí và đủ nguồn lực để theo đuổi việc ngăn cản hoặc làm chậm lại dự án kênh đào này.
Thứ ba, Chủ tịch MRC nhiệm kỳ này là một người Lào, ông ta và cả Chính phủ Lào cùng công khai ủng hộ Campuchia thực hiện dự án này,[7] cũng hàm nghĩa Việt Nam không thể tác động hay ngăn cản các dự án trên sông Mekông hiện nay và trong tương lai của Lào.[8]
Việt Nam cần phải thay đổi chính sách cả nội trị lẫn đối ngoại mới mong có thể giữ vững được vị thế của mình trong một thế giới đầy biến động và trước sự đe doạ ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.
____________
* Tham khảo:
[1] https://www.khmertimeskh.com/501401182/cambodias-funan-techo-canal-a-game-changer/
[2] https://www.khmertimeskh.com/501401182/cambodias-funan-techo-canal-a-game-changer/
[3] https://www.vietnam-briefing.com/news/why-cambodias-funan-techo-canal-project-is-worrying-vietnam.html/
[4] https://www.vietnam-briefing.com/news/why-cambodias-funan-techo-canal-project-is-worrying-vietnam.html/
[5] https://www.thinkchina.sg/politics/bris-funan-techo-canal-could-steer-cambodia-away-vietnam-and-towards-china
[6] https://www.straitstimes.com/world/vietnamese-concerned-canal-project-in-cambodia-could-be-potential-gateway-for-chinese-forces
[7] https://www.phnompenhpost.com/national/laos-president-shares-support-for-funan-techo-canal
[8] https://www.phnompenhpost.com/post-in-depth/mrc-explain-kingdom-s-responsibilities-for-funan-techo-canal-project
* Tác giả Hà Lệ Chi là một nhà nghiên cứu độc lập, đã tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế ở Úc. Hà Lệ Chi đã có thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. hiện tác giả đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.