VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_318x120
acrobat  📂  🏠   

RFA - 9

Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự nguyện dừng bộ hành khất thực"

2024.06.03 - RFA

Sư Minh Tuệ bị buộc lăn tay làm căn cước (ảnh trái) và các sư bị bắt lên xe thùng của công an biển số Thừa Thiên Huế. Mạng xã hội/ RFA edited

Ban Tôn giáo Chính phủ (viết tắt là BTGCP) Việt Nam sáng 3/6 tuyên bố cho biết ông Lê Anh Tú (thế danh của sư Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc bộ hành khất thực, tuy nhiên hai vị sư đi theo trong đoàn tiết lộ điều hoàn toàn trái ngược.

Cơ quan thuộc Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đăng tải bài viết trên trang web chính thức cho hay, ông Tú hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân, tự tu hành theo đạo Phật và đã đi bộ hành từ Nam ra Bắc và ngược lại nhiều lần.

BTGCP cho rằng, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo sư Minh Tuệ gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường, trong đó có vụ một người đàn ông đi theo đoàn tên Lương Thanh Sơn đã bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong vào ngày 30/5/2024.

"Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Lê Anh Tú được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội.

Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực," cơ quan hành chính của Bộ Nội vụ viết.

TTXVN dẫn lời Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (Thừa Thiên Huế) là ông Lê Văn Thìn cho biết, tối 2-6, ông Lê Anh Tú và đoàn người đi bộ khất thực đã rời khỏi địa bàn xã; người dân đi theo cũng đã giải tán, không còn tụ tập.

Các sư bị công an bắt trong đêm, buộc viết cam kết dừng bộ hành

Trái ngược với tuyên bố của cơ quan Nhà nước, sư Minh Nhuận - người đi theo đoàn của sư Minh Tuệ nói trong một video được đăng tải lên Tiktok vào trưa 3/6, cho biết vào khoảng 1-2 giờ sáng cùng ngày khi đang nghỉ ở đỉnh đèo Hải Vân, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thì có hơn mười chiếc xe 16 chỗ mang biển xanh 75 (biển số xe của tỉnh Thừa Thiên Huế) và một chiếc xe 24 chỗ (biển số xe tỉnh Gia Lai) chở người đến khống chế các sư. Ông nói:

"Khi con đang ngủ, các anh em trong đoàn đang ngủ thì họ vô cửa, họ ào vào một cái một rồi họ nắm tay mọi người ra.

Hai người kèm một người (trong đoàn bảy mươi mấy người thì chắc phải có 100 người đó) là họ kề ra xe, họ chở đi họ chở một hướng đi Nam một hướng đi Bắc nhưng mà không biết sư Minh Tuệ và mọi người đang ở đâu.

Con và các huynh đệ thì chở ra Hà Tĩnh vô công an phường (xã-PV) Kỳ Trung lấy lời khai làm việc, ký cam kết này nọ buộc con phải ký là không đi chung đoàn và không vi phạm pháp luật."

Sư Minh Nhuận cho rằng bản thân không vi phạm pháp luật và không làm gì sai trái nên đã không đồng ý hợp tác nên bị công an chở ra bãi đất trống xa trung tâm thành phố Hà Tĩnh và thả xuống.

Sư Phúc Giác (còn gọi là Kim Cang) trong một đoạn video khác cũng cho biết, khi sư Minh Tuệ đang ngồi thiền thì bị năm công an khống chế dí xuống đất.

"Một người tu đang ngồi thiền mà năm ông đè ra làm gì? Thầy đâu có chống cự đâu mà người tu lấy gì mà chống cự. Ban ngày mời mình lên trụ sở hỏi han thì được chứ nửa đêm mà bắt người ta trói tay vào thì sao được?" - vị sư xuống tóc nguyện đi theo sư Minh Tuệ khoảng hơn 10 ngày nay cho biết.

Cũng theo ông, có khả năng 71 vị đi theo đoàn đều được trả tự do rải rác ở các tỉnh thành, còn lại sư Minh Tuệ thì không biết tin tức.

Phóng viên gọi điện thoại cho Phòng tham mưu công an tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đoàn các sư nghỉ lại tối qua, để xác minh thông tin trên. Tuy nhiên viên công an trực máy khẳng định không biết sự việc và nói "trên mạng nói lung tung thôi, không đúng đâu".

Ngoài ra, hình ảnh của sư Minh Tuệ trên mình vẫn đang khoác y bá nạp, bị một người mặc sắc phục công an buộc lăn năm đầu ngón tay trong trụ sở để làm căn cước công dân, cũng được lan truyền trên mạng.

Phóng viên xác minh với công an huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của sư Minh Tuệ để hỏi về việc ông bị đưa trở về đây làm căn cước công dân, tuy nhiên người trực ban bắt máy từ chối trả lời và yêu cầu lên trụ sở gặp lãnh đạo để được cung cấp thông tin.

Một số sư bị đưa về Hà Tĩnh, buộc cởi y bá nạp và phải ghé quán ăn bên đường xin phở không ăn với nước tương. Ảnh Facebook

Người dân nói gì?

Một số video, hình ảnh khác cũng cho thấy khoảng năm vị sư trong đó có sư Kim Cang, sư Thích Tự Do... ghé vào quán Phở Hà Nội, ở cổng Formosa, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào trưa 3/6 để xin cơm chay.

Một người không nêu danh tính vì lý do an ninh đã gặp các sư ở quán ăn này khẳng định, các sư ăn bánh phở không với nước tương và tiết lộ bị công an buộc viết cam kết phải từ bỏ đoàn bộ hành trở về nhà. Người này khẳng định:

"Trước mắt các sư trở về nhà tiếp tục ăn chay, tu hành và chờ xem sư Minh Tuệ hiện đang ở đâu rồi tính tiếp."

Một người dân ở Sài Gòn muốn ẩn danh để bình luận một cách thoải mái, cho rằng chính quyền đã không thể kiểm soát được số người tin và bộ hành theo đoàn của các sư tu theo hạnh đầu đà nên đã đổ hết hệ thống công quyền ra để ngăn chặn dân chúng với lý lẽ thường thấy "không quản được thì cấm". Ông chia sẻ:

"72 vị khất sĩ cùng ngài Minh Tuệ đã không cánh mà bay hồi đêm qua... Nhưng ngọn lửa của chân pháp vẫn đang rực cháy. Có lẽ bấy nhiêu đó đã đủ cho thức tỉnh những người hữu duyên."

Một nhà quan sát về Phật giáo ở trong nước không nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho rằng có khả năng sư Minh Tuệ đã bị bắt làm biên bản cam kết từ bỏ việc bộ hành như trong sáu năm qua, rồi bắt làm căn cước như một lý do chính và quay phim lại, chờ dịp để phát lên truyền hình Nhà nước.

"Sự kiện ông Thích Minh Tuệ được báo chí Nhà nước đưa tin là 'tự nguyện' không đi nữa, cách diễn giải đó giống như chuyện tù nhân tuyệt thật trong tù vì chế độ hà khắc được đưa tin là 'tự nguyện' không ăn cơm.

Đây là một trong những biểu hiện cụ thể cho thấy rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam chỉ là cái bánh vẽ mà Hà Nội đưa ra để giới thiệu với thế giới," người này nhận xét đồng thời cho rằng sư Minh Tuệ từ giờ trở đi sẽ không được để yên để tu hành "cho đến khi về một chùa nào đó và chịu sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam."

Nhà quan sát này cho rằng, sở dĩ cơ quan công an phải hành động trước khi đoàn của sư Minh Tuệ đến Đà Nẵng và vào các thành phố lớn của miền Nam là do:

"Từ Huế, người ta thấy số lượng người đi theo sư Tuệ đã lên đến cả ngàn, và điều này đối với công an cũng như là Ban tôn giáo sẽ không thể cho phép sư Tuệ bước vào miền Nam và trở thành một cuộc diễu hành vĩ đại cho tự do tôn giáo được."

Xử lý các Youtuber đưa video về đoàn sư Minh Tuệ

Chiều 3/6, TTXVN cho biết cơ quan chức năng sẽ xử lý các trường hợp đưa thông tin sai lệch về trường hợp của sư Minh Tuệ.

Sở Thông tin truyền thông Thừa Thiên Huế trong cùng ngày đã làm việc với ông Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1990, trú tỉnh Bình Dương, quản lý kênh Youtube "15s Bình Dương") về việc đăng tải các video có tiêu đề, ảnh bìa bị cho là thể hiện nội dung "giật tít", "câu view" với những thông tin sai sự thật về tình hình an ninh trật tự địa phương và gây hoang mang trong nhân dân.

Hãng thông tấn Quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam cho hay, sau buổi làm việc, ông Tý đã nhận thức được việc đăng tải các nội dung trên đã tạo sự hiếu kỳ, tò mò khiến người dân tụ tập đông người làm cản trở giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự.

Ông Tý đã viết bản tường trình và cam đoan không tái diễn việc làm tương tự; đồng thời, chịu mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau đó, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu ông Tý gỡ bỏ các video đã đăng tải trên các kênh Youtube và mạng xã hội.

🔝

Bộ Công an thí điểm phần mềm quản lý tăng ni, Phật tử

2024.06.03 - RFA

Phần mềm quản lý tăng ni, Phật tử của Bộ Công an và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. VNphattu

Bộ Công an Việt Nam đang thí điểm một phần mềm quản lý tăng ni, Phật tử tại tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, dự định sớm triển khai mở rộng cho cả nước nhằm quản lý hồ sơ người thụ giới, hồ sơ chuyển nội tỉnh, ngoại tỉnh, hồ sơ xuất gia…

Truyền thông Nhà nước cho biết, hôm 3/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình đào tạo thí điểm hệ thống phần mềm quản lý tăng ni Phật tử tại chùa Đại Thành (tỉnh Bắc Ninh).

Phần mềm có tên Vnphattu. Tại buổi giới thiệu, cán bộ C06 đã hướng dẫn các tăng ni, Phật tử thực tập cài đặt phần mềm này, xử lý hồ sơ, khai báo thông tin…., theo truyền thông trong nước.

Giới chức Bộ Công an cho biết, “phần mềm này giúp giảm thiểu công việc hành chính cho các chư vị tăng ni, giúp nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời, hỗ trợ phương thức trực tuyến giảng pháp đến công chúng, qua đó góp phần vào khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, cùng với chính quyền các cấp xây dựng phát triển đất nước văn minh.”

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục C06, phát biểu tại buổi giới thiệu rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng lực lượng Công an nhân dân trong việc giữ gìn, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tuyên truyền các chư vị Phật tử tuân thủ quy định pháp luật nhà nước, tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm tại nơi cư trú.”

Người đại diện Bộ Công an cũng “đề ghị các tăng, ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được giao sử dụng hệ thống quản lý tăng ni Phật tử phải hết sức chú ý tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ bí mật cá nhân.”

Thông tin về phần mềm quản lý tăng ni, Phật tử được đưa ra vào lúc người dân Việt Nam những tuần qua đang bị cuốn hút vào hiện tượng sư Thích Minh Tuệ - người tự nhận không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – đi bộ khất thực xuyên Việt để thực hành 13 hạnh đầu đà của Phật. Những nhà sư theo thực hành cũng học buông bỏ và không giữ giấy tờ tùy thân. Những hình ảnh mới nhất được truyền thông Nhà nước đăng tải cho biết, công an đã buộc sư Thích Minh Tuệ lăn tay làm căn cước công dân.

🔝

Chính quyền Thừa Thiên Huế xử phạt chủ kênh YouTube đưa tin về sư Thích Minh Tuệ

2024.06.03 - RFA

Cơ quan chức năng làm việc với YouTuber đăng tải video về sư Thích Minh Tuệ. Công An Nhân Dân

Một chủ kênh YouTube chuyên đưa tin cập nhật về đoàn khất thực của sư Thích Minh Tuệ vừa bị chính quyền Thừa Thiên Huế tiến hành xử phạt với cáo buộc đưa tin, hình ảnh “câu view” sai sự thật về tình hình an ninh trật tự địa phương, gây hoang mang trong nhân dân.

Truyền thông Nhà nước cho biết, chủ kênh YouTube 15s Bình Dương là ông Nguyễn Văn T vào ngày 3/6 đã có buổi làm việc với Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế, Phòng An ninh mạng, Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) về những video được đăng tải trogn các ngày 2/6 và 3/6 về đoàn khất thực của vị sư Thích Minh Tuệ đang nổi tiếng Việt Nam vì đi bộ khắp Việt Nam thực hành khổ hạnh theo lời Phật dạy.

Theo thông tin được truyền thông Nhà nước đăng tải, các video được kênh với 68 ngàn người đăng ký này đăng tải bị cho là sai sự thật bao gồm: "Huế bị vỡ trận, anh công an bức xúc nói thẳng điều này khi thấy thầy Thích Minh Tuệ đi qua"; "Lực lượng C.A khủng khiếp chặn tất cả phương tiện khi thầy Thích Minh Tuệ đi qua". Cả hai video này đăng vào ngày 2/6. Một video đăng ngày 3/6 có tựa “Chị gái dân địa phương cho biết vị trí thầy đang ở đâu, cực căng".

Những video này bị chính quyền địa phương xác định là “giật tít” và “câu view”.

Chính quyền Huế đã yêu cầu chủ kênh phải gỡ bỏ các video này khỏi YouTube và mạng xã hội khác.

Ông T. đã viết bản tường trình, xin cam đoan từ nay về sau không tái diễn việc làm tương tự và chịu mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp luật, theo truyền thông Nhà nước.

Sư Thích Minh Tuệ vào ngày 2 và 3/6 đã đi bộ qua Thừa Thiên Huế cùng với đoàn gồm nhiều nhà sư khác muốn đi theo học thực hành lời Phật dạy. Đoàn đi qua các tỉnh thành của Việt Nam luôn gặp tình trạng nhiều người dân đi theo, trong số này có cả các YouTuber. Các hình ảnh và video được đăng tải trên mạng xã hội và báo trong nước cho thấy các địa phương phải huy động công an để duy trì an ninh trật tự trên đường sư Thích Minh Tuệ đi qua.

🔝

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam và Mexico để tránh đợt thuế mới từ Mỹ

2024.06.03 - RFA

Cảng Quy Nhơn hôm 29/3/2024 (minh họa). Tran Thi Minh Ha / AFP

Trong ba tháng đầu năm nay, có ít nhất 39 dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần đang lên kế hoạch chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam để tránh đợt tăng thuế mới từ Mỹ nhắm vào hàng hoá Trung Quốc. Trang Financial Times hôm 3/6 đưa thông tin này dựa trên số liệu từ FDI Markets.

Theo bài báo của FT, các doanh nghiệp Trung Quốc đang hướng tới việc sản xuất ở Việt Nam và Mexico để tránh thuế từ Mỹ. Số dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc dự kiến chuyển sang Mexico trong ba tháng đầu năm là 41.

Những con số dự án này, theo FT, là cao nhất từ trước đến nay của cả hai quốc gia kể từ khi FDI Intelligence (thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài) bắt đầu theo dõi các tin về đầu tư nước ngoài và các tuyên bố của các công ty từ năm 2003. Hiện Mexico và Việt Nam đều đã vượt Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu của các dự án chế tạo và hậu cần của Trung Quốc.

Theo FT, sự chuyển dịch này cho thấy các công ty đa quốc gia và các chính trị gia ở phương Tây đang tìm cách bỏ sự lệ thuộc vào các nhà máy của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ và giới hạn vai trò của Trung Quốc trong việc cung cấp các mặt hàng quan trọng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng trước tuyên bố quyết định áp một loạt thuế nhập khẩu cao lên các hàng hóa Trung Quốc.

Một loạt các mặt hàng chiến lược của Trung Quốc đối mặt với mức thuế cao hơn gồm: xe điện (tăng thuế từ 25% lên 100%), chất bán dẫn (tăng từ 25% lên 50%), pin sử dụng cho xe điện (tăng từ 7,5% lên 25%), các bộ phận chủ chốt trong pin năng lượng mặt trời (tăng từ 25% lên 50%)…

FT trích dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, xuất khẩu các phụ kiện máy tính của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn gấp ba lần lên 1,7 tỷ đô la trong giai đoạn từ 2017 đến 2023.

Trong khi đó, theo Eurasia Group - một công ty tư vấn - trong tháng tư vừa qua, thặng dư thương mại của Việt Nam và Mỹ đã tăng đáng kể. Nguyên nhân không chỉ từ việc doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sản xuất mà còn vì các công ty Trung Quốc chỉ đơn thuần là chuyển hàng qua tuyến đường Việt Nam.

🔝

Bộ Quốc phòng muốn lập thêm quỹ để chiếm đoạt ngân sách quốc gia?

Bình luận của Trần Anh Quân 2024.06.03 - RFA

Những người lính đứng trước các tên lửa được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 ở Hà Nội hôm 8/12/2022 (minh họa). Nhac NGUYEN / AFP

"Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh" sẽ chế tạo ra sản phẩm "mật", người dân không được biết thông tin, và nếu sản phẩm không có chất lượng thì đó là rủi ro, người dân không được lên tiếng ý kiến.

_______________________

Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhưng vẫn sử dụng ngân sách

Bộ Quốc phòng vừa có đề xuất xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh để thực hiện dự án cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị chiến lược. Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương, do Chính phủ quản lý.

Theo đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì quỹ này được lặp ra nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu, phát triển sản phẩm quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt, có tính mới, rủi ro cao.

Ông Giang cho rằng việc chế tạo các sản phẩm công nghiệp quốc phòng có tính rủi ro cao nhưng kết quả "nhiều cái không như mong đợi". Ngoài ra, trong công nghiệp quốc phòng, an ninh nếu sử dụng ngân sách theo quy trình thì có trường hợp không đáp ứng được tính thời sự của nhiệm vụ quân sự quốc phòng cũng như "độ mật". (1)

Như vậy, việc lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là để đảm bảo tính bảo mật đồng thời cũng là nguồn quỹ để chế tạo các sản phẩm có tính rủi ro cao, kết quả không như mong đợi. Đây là một lập luận mâu thuẫn khi phải lập quỹ riêng để chế tạo những "sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn phải bảo mật thông tin".

Mặc dù theo Bộ Quốc phòng đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương, do Chính phủ quản lý, nhưng cần phải hiểu rõ luật về quỹ ngoài ngân sách. Căn cứ theo quy định tại khoản 19, điều 4, Luật Ngân sách nhà nước 2015 (được hướng dẫn bởi điều 12, Nghị định 163/2016/NĐ-CP), thì "Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật". (2)

Nên nhớ rằng, mặc dù là quỹ tài chính ngoài ngân sách, loại quỹ này vẫn được hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước. Theo quy định tại khoản 11, điều 8, Luật ngân sách nhà nước 2015: Căn cứ khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  1. a) Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
  2. b) Có khả năng tài chính độc lập;
  3. c) Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

Tức là về nguyên tắc, những quỹ tài chính ngoài ngân sách sẽ không được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. Nhưng, tùy vào khả năng của ngân sách nhà nước, tuỳ vào các trường hợp và hoàn cảnh mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước cho các quỹ tài chính ngoài ngân sách. Việc xem xét hỗ trợ vốn điều lệ cho các quỹ tài chính ngoài ngân sách phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Không chỉ ngân sách nhà nước, "Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh" có thể sẽ kêu gọi đóng góp từ các nguồn giống như "Quỹ quốc phòng an ninh" trước đây. Đó là Bộ Quốc phòng sẽ kêu gọi người dân, cơ quan tổ chức tại các địa phương "tự nguyện đóng góp".

Cần nắm rõ khái niệm "tự nguyện một cách bắt buộc" trong từ điển cộng sản thì mới hiểu thế nào là tự nguyện đóng góp. Vì nếu cơ quan doanh nghiệp, hộ gia đình nào "bị" cán bộ tới "tiếp xúc" gây quỹ mà "không tự nguyện ủng hộ" thì sẽ khó sống và hoạt động tại địa phương. Nói trắng ra, các "quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách" hầu như đều vận động đóng góp theo kiểu trấn lột.

Bởi vậy, người dân sẽ bị thiệt hại hai lần khi Nhà nước lập ra các quỹ này. Một là phải "tự nguyện" nộp tiền cho cán bộ gây quỹ, hai là đóng thuế cho nhà nước để nhà nước chi ngân sách hỗ trợ khi quỹ bị thiếu tiền.

Sản phẩm "mật": không có chất lượng nhưng người dân không được quyền ý kiến

Như vậy, trên danh nghĩa là phía quân đội muốn lập quỹ ngoài ngân sách để thực hiện các dự án cấp bách, dự án "mật". Nhưng đây chỉ là hình thức đánh lận con đen. Người dân mù mờ không nhìn thấy được nội hàm bên trong, cứ tưởng là quỹ ngoài ngân sách thì không ảnh hưởng tới tiền thuế của dân. Nhưng thực tế lập quỹ ngoài ngân sách là hình thức lách luật bòn rút ngân sách lâu dài, có tính toán của phía quân đội.

Sản phẩm "mật" có tính rủi ro cao, chẳng khác nào là những sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn phải bảo mật thông tin". Nghĩa là quỹ này sẽ chế tạo ra sản phẩm "mật", người dân không được biết thông tin, và nếu sản phẩm không có chất lượng thì đó là rủi ro, người dân không được lên tiếng ý kiến.

Việc quân đội lợi dụng chức vụ quyền hạn để bòn rút ngân sách đã diễn ra từ lâu chứ không phải tới khi lập quỹ này. Tuy nhiên không dễ để phát hiện vì quân đội là một hệ thống độc lập với các cơ quan nhà nước khác. Quân đội có toà án quân sự, kiểm soát quân sự riêng biệt so với toà án nhân dân, cảnh sát nhân dân.

Cho nên khi điều tra bên phía quân đội thì công an, toà án, viện kiểm soát không nhúng tay vào được. Chính vì vậy những vấn đề tham nhũng, sai phạm của quân đội thường khó bị phát hiện hơn. Đặc biệt là khi những sai phạm đó có sự chỉ đạo từ các cấp cao nhất trong quân đội.

Trừ khi có những đại án siêu lớn, có liên quan tới quân đội và nhiều bên, nhiều ngành khác thì người dân mới biết được một số thông tin. Ví dụ vụ án điển hình có liên quan tới các tướng lãnh quân đội lạm dụng chức vụ quyền hạn từng được nhắc tới nhiều nhất là đại án Việt Á. Trong đó, các cán bộ lãnh đạo Học Viện Quân Y (thuộc Bộ Quốc phòng) đã thông đồng với Phan Quốc Việt để làm công văn xin nghiên cứu, sản xuất kit test Việt Á. Hậu quả là đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách và sức khoẻ người dân.

Từ đại án Việt Á và những sự lập lờ, lấp liếm, đánh lận con đen của bộ Quốc phòng, có thể thấy một tương lai tăm tối cho Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh. Khi một nhóm tướng lãnh tham nhũng lại muốn lập quỹ riêng để chế tạo những "sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn phải bảo mật thông tin". Ngay trong phần giải trình đã thấy âm mưu chiếm đoạt tài sản người dân và ngân sách quốc gia.

_____________

Tham khảo:

(1) https://thanhnien.vn/bo-truong-quoc-phong-phan-van-giang-truoc-ta-nhap-ca-ao-giap-gio-tu-san-xuat-185240530174933559.htm

(2) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat-moi/quy-tai-chinh-ngoai-ngan-sach-la-gi-quy-tai-chinh-ngoai-ngan-sach-co-duoc-ho-tro-kinh-phi-tu-ngan-s-33291.html

🔝

Chùa của Tăng đoàn GHPGVN Thống nhất bị kẻ xấu đổ mắm tôm trong đêm

2024.06.03 - RFA

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước trụ trì chùa Phước Bửu. Fb Thích Vĩnh Phước

Một ngôi chùa của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (gọi tắt là Tăng đoàn) tiếp tục bị kẻ xấu hắt mắm tôm trong đêm, không lâu sau lễ Phật đản bị phá rối ở Huế.

Đêm 02/6, có người đã đột nhập vào chùa Phước Bửu ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và đổ mắm tôm vào chùa, sau một số hành vi gây hấn của một nhóm người lạ mặt đối với sư trụ trì trong thời gian gần đây.

Trong cuộc gọi điện thoại trưa ngày 03/6, Hoà thượng trụ trì Thích Vĩnh Phước nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) như sau:

Tối qua khoảng 9 giờ 30, 10 giờ chi đó, tôi ngửi thấy mùi hôi, hôi lắm. Tôi ra tôi la lên “tầm bậy, tầm bậy nhé’. Sáng ra thấy họ (đã) đổ mắm tôm vào phòng của quý thầy.”

Theo hình ảnh và video mà vị tu hành cung cấp, mắm tôm có màu nâu bị phun lên hiên nhà và lối đi thuộc dãy nhà của quý thầy trong chùa thuộc Tăng đoàn.

Ông nói rằng kẻ gian đã đột nhập vào chùa một cách bất hợp pháp vì chùa đã khoá cổng từ tối. Tuy nhiên ông cũng cho rằng vì chùa không xây dựng kiên cố nên việc đột nhập vào chùa không khó trong khi hệ thống camera của chùa đã cũ và không hoạt động.

Vị tu hành nói rằng việc ném chất bẩn vào chùa có thể liên quan đến một số sự việc xảy ra gần đây đối với ông và chùa.

Vào ngày mùng 2/4 Giáp Thìn (tức ngày 09/5 dương lịch), khi hoà thượng Thích Vĩnh Phước đang làm cỏ ở vườn thì có một Phật tử gần đó sang thăm chùa, nên ông cùng vị khách này vào phòng khách để tiếp chuyện.

Khi người khách này ra về thì có một phụ nữ còn trẻ bước vào và nói muốn nói chuyện với ông. Hai người nói chuyện được khoảng 15 phút thì có một nhóm 3-4 người xông vào, một người đàn ông chất vấn “tại sao ông lại tiếp vợ tôi trong phòng?” còn mấy người kia thì cầm điện thoại để quay.

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước nhận ra nguy hiểm nên rời phòng khách và đi ra vườn, tại đây hai bên cãi nhau, và người đàn ông xưng là chồng của người phụ nữ đe doạ hành hung vị tu hành, xô người phụ nữ vào sư trụ trì.

Ngày 21/5 dương lịch (tức ngày 14/4 âm lịch), trong lễ Phật đản tổ chức tại chùa, nhóm người này lại quay lại. Khi đó người phụ nữ hôm trước lại đến chùa thắp hương, và “người chồng” cùng một số người khác làm ra vẻ không muốn người phụ nữ đến chùa.

Vị sư trụ trì cho hay, họ chửi bới om sòm trước sự chứng kiến của nhiều Phật tử. Sau đó, ông còn thường xuyên nhận được lời đe doạ “ra đường coi chừng bị tông xe” từ một số điện thoại di động.

Phóng viên gọi vào số điện thoại di động này thì một người đàn ông cầm máy. Khi phóng viên đề nghị người này bình luận về tố cáo của Hoà thượng Thích Vĩnh Phước, thì người này hỏi lại “ông biết gì mà ông nói? Nói thế anh cũng nghe à?” rồi cúp máy.

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước chưa báo chính quyền địa phương về các vụ việc trên, nhưng có nói chuyện với một sỹ quan công an trong ngày 14/4 về sự việc xảy ra ngày hôm đó, viên công an này thường xuyên được cắt cử tới chùa.

Phóng viên gọi điện nhiều lần cho Công an huyện Xuyên Mộc và Uỷ ban Nhân dân xã Phước Thuận để kiểm chứng thông tin nhưng không có ai nghe máy.

Liên kết các sự việc gần đây, hoà thượng Thích Vĩnh Phước cho rằng ông và chùa Phước Bửu đang là nạn nhân của một kế hoạch tinh vi nhằm xoá sổ cơ sở tu hành này, hoặc buộc họ phải rời bỏ Tăng đoàn để gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức tôn giáo là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Mình sinh hoạt trong Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hay giúp đỡ cho tù nhân lương tâm và dân oan. Vì những cái đó cho nên là mình bị 'chiếu tướng' thôi.”

GHPGVNTN là một tổ chức tôn giáo có từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1981, chính quyền cho thành lập và công nhận duy nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 2014, một số sư thầy thuộc GHPGVNTN đã tách ra thành lập Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Trước ngày Tăng đoàn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 và lễ Hiệp kỵ (lễ giỗ) ở Tổ đình Quốc Ân - thành phố Huế (vào ngày 15/5), các băng-rôn bị xịt sơn, buổi lễ bị phá sóng không thể phát trực tiếp trên mạng xã hội.

Chùa Phước Bửu được xây dựng từ năm 1989. Chùa đã xuống cấp và cần được sửa chữa nhiều hạng mục xây dựng, tuy nhiên, chính quyền địa phương không cho phép.

Giữa tháng 3 vừa qua, khi chùa thuê người đến trám và sơn lại vách tường bị nứt, thay ngói vỡ thì một đoàn cán bộ địa phương đến yêu cầu dừng công việc và bảo “chờ xin ý kiến cấp trên.”

Một người trong đoàn cán bộ đã đe dọa hành hung sư trụ trì khi bị chất vấn.

Năm ngoái, nhà chùa sử dụng cây gỗ để dựng một nhà kho chứa củi đốt, chính quyền đến buộc phải làm bản tường trình để xin phép.

Đặc biệt, từ năm 2019, chính quyền địa phương đã lắp đặt một camera ở ngay cổng ra vào để theo dõi nhà chùa, kèm theo một đèn pha công suất lớn chĩa vào sân chùa.

🔝

Sở VHTT TP. HCM lên tiếng vụ Angela Phương trinh bị tố “phát ngôn ngông cuồng”

2024.06.02 - RFA

Nữ diễn viên Angela Phương Trinh. FBNV

Giới chức Sở Văn hoá Thể theo TP HCM mới đây cho biết sẽ trao đổi về tài khoản mạng xã hội của diễn viên Angela Phương Trinh trên góc độ văn hoá theo quy định về quản lý, nhà nước trên lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thuộc về ngành thông tin truyền thông.

Thông tin này được truyền thông Nhà nước loan hôm 2/6 sau một bài viết vào ngày 1/6 trên báo VietNamNet yêu cầu xử phạt nghiêm nữ diễn viên này vì “phát ngôn ngông cuồng” trên mạng xã hội.

Tài khoản Facebook của nữ diễn viên với 2,2 triệu người theo dõi những tuần qua liên tục đang nhiều bài viết, bình luận chỉ trích tu sĩ Thích Minh Tuệ - người đi bộ hành dọc đất nước để thực hiện khổ hạnh theo lời Phật dạy. Hiện tượng tu sĩ Thích Minh Tuệ đã gây nhiều chú ý trong công chúng, nhiều người tỏ lòng ngưỡng mộ ông và theo ông.

Nữ diễn viên Angela Phương Trinh (tên thật Lê Ngọc Phương Trinh), trong các bài viết trên mạng xã hội, gọi tu sĩ này là “một tên lang thang”, gọi hành trình của vị tu sĩ ôm ruột nồi cơm điện đi khất thực là một bộ phim “Nồi Cơm Điện” với diễn viên là Minh Tuệ Lê Anh Tú (Lê Anh Tú là tên thật của tu sĩ Thích Minh Tuệ) và Đám đông, kịch bản là Các Thế Lực Tàn Phá Việt Nam.

Trong bài viết trên VietNamNet, tác giả viết: “Những năm gần đây, diễn viên Angela Phương Trinh không còn đóng góp gì cho nghệ thuật, thay vào đó là những phát ngôn gây sốc hoặc lan truyền thông tin sai sự thật.”

Theo bài viết này, nữ diễn viên đã đăng tải các “bài viết và video có giọng điệu gay gắt, ngôn từ nặng nề mang mục đích quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức.”

Bài viết đưa ra các dẫn chứng về việc nữ diễn viên đưa ra câu chuyện nhân quả không đúng, hoặc hướng dẫn người dùng mạng "chữa ung thư bằng cách nói chuyện với khối u và niệm Phật”.

Nữ diễn viên đã từng bị phạt 7,5 triệu đồng vào tháng 10/2021 về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật việc chữa trị COVID-19 bằng giun đất.

Bài viết cho rằng “Những bài viết chia sẻ về kiến thức sai lệch có thể là căn cứ để xử phạt hành chính theo Điều 101 về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội trong Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.”

Sau bài viết này, nhiều người đã lên mạng xã hội bày tỏ sự đồng tình về việc phải xử phạt nữ diễn viên này.

🔝

Trung tướng Tô Ân Xô nhận nhiệm vụ mới tại VP Chủ tịch nước

2024.06.02 - RFA

Trung tướng Tô Ân Xô. Bộ Công An

Người phát ngôn Bộ Công an - Trung tướng Tô Ân Xô - vừa xác nhận thông thin với báo chí Nhà nước rằng ông đã thôi làm người phát ngôn Bộ Công an để về Văn phòng Chủ tịch nước nhận nhiệm vụ mới. Tuy nhiên ông không cho biết nhiệm vụ mới này là gì.

Đây là thay đổi mới nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Bộ Công an sau khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm được miễn nhiệm chức vụ này và nhận chức Chủ tịch nước vào tháng trước mặc dù trước đó đã có nhiều nhận định cho rằng ông Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm cả hai vị trí.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ hôm 1/6, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - phó chánh Văn phòng Bộ Công an - cũng cho biết ông Tô Ân Xô do yêu cầu, nhận nhiệm vụ mới nên trước mắt sẽ tạm dừng nhiệm vụ là người phát ngôn Bộ Công an.

Ông Tô Ân Xô đã từng là Giám đốc Công an Bắc Giang vào năm 2018 và vào năm 2019 được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng, đồng thời là người phát ngôn Bộ Công an. Vào tháng 11/2021 ông được bổ nhiệm vào vị trí Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an - một tháng sau chuyến đi Anh công tác cùng Bộ trưởng Tô Lâm. Vào tháng 2/2023 ông thôi giữ chức Chánh văn phòng Bộ Công an nhưng vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức danh trợ lý ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đảm nhiệm nhiệm vụ người phát ngôn Bộ Công an.

Ông Tô Ân Xô từng nổi tiếng cùng Bộ trưởng Tô Lâm vào tháng 10/2021 trong chuyến đi công tác cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Anh. Một đoạn video được đầu bếp nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cho thấy ông Tô Lâm và Tô Ân Xô đang ăn thịt bò dát vàng tại một nhà hàng hạng sang tại London, Anh. Video này đã được vị đầu bếp rút xuống nhưng đã bị lan truyền rộng rãi trên mạng và vấp phải nhiều chỉ trích từ trong nước và quốc tế. Những chỉ trích cho rằng lãnh đạo Bộ Công an đã tiêu xài hoang phí, chi khoảng 2.000 đô la cho một bữa ăn vào khi người dân trong nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh COVID-19.

🔝

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

2024.06.01 - RFA

Sư Thích Minh Tuệ được người dân vây quanh. Screenshot of 4K Watching

Sư Minh Tuệ đang được rất nhiều người dân Việt Nam trong và ngoài nước ngưỡng mộ.Số lượng người tìm đến ông xin đi theo để tu học, xuống tóc ngày một nhiều hơn, nhất là sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hôm 16/5 ra văn bản khẳng định sư Minh Tuệ “không phải là tu sỹ Phật giáo”, không tu tập hay là nhân sự của bất cứ chùa nào thuộc GHPGVN.

"Cái đó một phần cũng xem như là thành quả về tu hành của ông ta. Nó đã trở thành một hương thơm duy nhất bay ngược gió, là cái đạo hạnh của một người tu hành nghiêm chỉnh," ông Thành Đỗ, từng là Trưởng ban nghiên cứu Phật học, giảng viên trường đại học Phật giáo ở Paris nói với Đài Á Châu Tự do về đoàn du tăng đang trên đường bộ hành từ Bắc vào Nam.

Việc hàng chục Youtuber tụ tập theo đoàn của Sư Minh Tuệ để quay video, phát trực tiếp, phỏng vấn các sư, bình luận... và hàng ngàn Phật tử ở mỗi địa phương tập trung lại để đảnh lễ hay chỉ đơn giản là nhìn sư Minh Tuệ đi qua đã khiến giao thông một số nơi rơi vào tình trạng hỗn loạn, mặc dù công an và cảnh sát giao thông có mặt để phân luồng, điều tiết.

Vì sao chính quyền vẫn để hiện tượng sư Minh Tuệ?

Cụm từ “Sư Minh Tuệ” trên Google trending (xu hướng tìm kiếm trên Google) luôn nằm trong nhóm tìm kiếm thịnh hành của Google suốt hơn một tháng qua trùng với những thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

Chỉ có khoảng 2000 lượt tìm kiếm chủ đề "Minh Tuệ" trong ngày 30/4 và tăng vọt cho đến ngày 30/5 thì đã có khoảng 100 ngàn lượt tìm kiếm trên các trang web trên toàn cầu.

Nếu nhìn các hiện tượng thời gian qua nổi lên một cách nhanh chóng rồi bị chính quyền ra tay dẹp bỏ như: "5 chú tiểu Thiền am Bên bờ Vũ trụ", hay nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng hồi năm 2021 phát trực tiếp mỗi buổi lên đến hàng trăm ngàn người xem cùng lúc để bóc phốt giới giải trí, đặt nghi vấn về những khoản thu chi từ thiện không minh bạch... người ta sẽ đặt câu hỏi về việc đến khi nào chính quyền sẽ “xuống tay”.

Việc sư Minh Tuệ tu theo 13 Hạnh đầu đà như mỗi ngày chỉ ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường... đã khiến nhiều Phật tử soi lại những phát ngôn gây phẫn nộ trong thời gian qua của một vị giảng sư thuộc GHPGVN về luật nhân quả như: “đi du lịch nhiều sau này sẽ bị liệt”, hát karaoke chết thành ma câm", hay "cúng đất, cúng nhà cho chùa sau này con cháu sẽ giàu sang".

Người dân nhanh chóng nhìn ra mặt trái của những pháp môn tu hành hiện nay của một số nhà chùa quốc doanh không đưa người ta đến con đường giải thoát mọi sự khổ đau.

Trái ngược với hình ảnh khổ hạnh của sư Minh Tuệ là các sư thầy trắng trẻo với chùa to, Phật lớn, đeo đồng hồ hàng hiệu, đi xe hơi sang trọng, và lúc nào cũng khuyến khích các Phật tử phải cúng dường.

Một đại đức thuộc GHPGVN đang tu tập ở một ngôi chùa ở phía Nam, nói với RFA rằng trong nội bộ của Giáo hội có những công văn để hướng dẫn các trụ trì hay chức sắc tôn giáo về cách ứng xử với hiện tượng sư Thích Minh Tuệ và mọi tăng ni thuộc giáo hội buộc phải tuân thủ. Ông nói trong điều kiện ẩn danh vì tính nhạy cảm của vấn đề:

Theo thầy, vào thời điểm này nếu bất kỳ thầy nào mà đưa các clip lên khen thầy Minh Tuệ, khen cách tu hành đấy thì sẽ có gặp vấn đề. Nếu mà nhẹ thì sẽ bị bắt lên sám hối để xóa bài, còn nếu nặng thì có thể bị trục xuất luôn, vì nó sai với tôn chỉ của tổ chức là Giáo hội.”

Ngày 18/5, Thượng tọa Thích Minh Đạo, Trụ trì Tu viện Minh Đạo tại Bà Rịa -Vũng Tàu, bị Giáo hội Phật giáo địa phương kiểm điểm bằng cách quỳ sám hối sau khi ông đăng video khen ngợi hạnh tu của sư Minh Tuệ. Chính thầy Minh Đạo sau đó cũng tự xin ra khỏi giáo hội.

Vị đại đức này đánh giá rằng có thể đang có sự thả lỏng của phía Nhà nước trong vụ việc lần này của sư Minh Tuệ để dẫn đến cao trào chỉ trích GHPGVN như hiện nay, mặc dù cũng có các công văn, các vụ xử lý nhỏ lẻ.

"Bởi vì Phật giáo luôn luôn nghĩ mình có mối quan hệ thân thiết với công an, với tất cả các cơ quan ban ngành trong nước.Phương diện các TikToker hay YouTuber đăng tải những thông tin để dư luận chỉ trích giáo hội thì họ có thể đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo luật an ninh mạng nhưng cho đến giờ này vẫn chưa... thì có nghĩa là chính quyền họ chưa muốn làm và muốn hạ Phật giáo xuống cho các anh bớt 'ảo tưởng sức mạnh' đi để dễ quản lý."

Ông Thành Đỗ từ Pháp cũng đồng ý với nhận định này, ông cho rằng dường như Nhà nước muốn sử dụng sự kiện này để khỏa lấp những sự kiện ở thượng tầng của Đảng và Nhà nước đang rối ren, nội bộ đấu đá nhau trước bàn dân thiên hạ.

"Việc người dân hướng hết tầm nhìn của họ vào hiện tượng sư Minh Tuệ làm cho Nhà nước giải tỏa được áp lực về cái nhìn của người dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước.

Chính vì lý do đó có vẻ như họ cũng có một phần nào đó lợi dụng sự kiện này để đánh lạc hướng dư luận", nhà nghiên cứu Phật giáo khẳng định.

Chỉ trong một thời gian ngắn ba lãnh đạo của Nhà nước, Quốc hội, và Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ chức vì dính sai phạm, khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoang mang và đặt câu hỏi về tính ổn định chính trị của Việt Nam để quyết định có nên mở rộng đầu tư hay không.

Thế nhưng các sự kiện đó dường như không thu hút người dân bằng bước chân chánh niệm của sư Minh Tuệ. Lý do vì "hữu xạ tự nhiên hương" của một bậc chân tu hay vì định hướng dư luận của chính quyền thì thời gian mới có thể trả lời được.

Tuy nhiên nói như vị đại đức thuộc GHPGVN, "Ở nước Mỹ sáu tháng nữa mới bầu cử mà bây giờ người ta đã tranh cãi um sùm rồi, trong khi ở Việt Nam tình hình nó rất bình thường không ai quan tâm để ý. Người ta chỉ đang bận quan tâm đến một ông bận đồ rách đi ngoài đường thôi!"

🔝

Bộ Công an thông tin về những khoản tạm giữ lớn từ hai đại án Phúc Sơn và Thuận An

01-6-2024 - RFA

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an trả lời báo chí chiều ngày 1/6/2024. ANTĐ

Bộ Công an Việt Nam đang tạm giữ trên 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng, hơn 1.000 sổ đỏ của Tập đoàn Phúc Sơn; và 40 tỷ đồng của Tập đoàn Thuận An.

Thông tin vừa nêu do Phó Chánh Văn Phòng Bộ Công an- Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ Việt Nam thường kỳ tại Hà Nội vào chiều ngày 1 tháng 6.

Ngoài số tiền, vàng, sổ đỏ thu giữ như vừa nêu, đối với vụ án Tập đoàn Phúc Sơn và Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại Bất động sản Thăng Long, 23 bị can đã bị bắt giữ và khởi tố theo các tội “vi phạm quy định kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”.

Còn đối với vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức liên quan, có 8 bị can bị bắt giữ và khởi tố theo các tội “vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn với người có ảnh hưởng, lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.”

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết do tính chất phức tạp của vụ án, phạm vi liên quan nhiều địa phương, khối lượng công việc điều tra rất lớn nên cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 30-5 vừa qua đã thống nhất đưa 2 vụ án này vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn của chủ tịch Nguyễn Văn Hậu khiến Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Lê Duy Thành của tỉnh Vĩnh Phúc và hai Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Cao Khoa, Đặng Văn Minh vướng vòng lao lý…

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An của Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng có nhiều lãnh đạo cấp cao dính líu như ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; ông Dương Văn Thái, Bí thư tỉnh Bắc Giang…

🔝

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa gọi kẻ tham nhũng là “gỗ quý”!

2024.05.30 - RFA

Phiên tòa “chuyến bay giải cứu” với 54 bị cáo bao gồm nhiều cựu quan chức Chính phủ hôm 28/7/2023 (minh hoạ). AFP

Mới đây, tại một buổi thảo luận của các thành viên trong tổ, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa ở Đồng Tháp phát biểu rằng: “Củi đưa vào lò hiện nay toàn là loại gỗ quý hiếm, rất xót xa”.

Phát biểu của ông Hòa vấp phải nhiều phản ứng. Những người không đồng ý cho rằng kẻ đục khoét tài sản của nhân dân và tham nhũng tiền của của đất nước không thể được coi là loại gỗ quý hiếm.

Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định với RFA:

“Quốc hội, nếu được hình thành từ bầu cử tự do, dân chủ thì sẽ trở thành nơi tập trung trí tuệ của nhân dân để đưa ra các quyết sách xây dựng đất nước, nhưng rất tiếc, đảng Cộng sản đã lũng đoạn việc bầu cử, khiến cho phẩm chất đại biểu quốc hội quá tệ. Như đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) là một ví dụ điển hình, đến mức ông ấy không phân biệt được tội phạm và công chức lương thiện khi cho rằng: “Củi đưa vào lò hiện nay toàn là loại gỗ quý hiếm”. Phải chăng, do tình trạng công chức đồng thời là tội phạm quá phổ biến nên ông ấy đồng hóa chúng tương đương với nhau và cho là bình thường(?!)”

Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước nêu quan điểm của ông với RFA:

“Ông Hòa ví von “gỗ quý hiếm” là cách ví von sai, bởi ông Trọng gọi những người này là “củi” trong công cuộc đốt lò. Làm gì có “gỗ quý” ở đây, mà toàn là thành phần sâu dân mọt nước mà chính ĐCSVN nói là phải tiêu diệt không có vùng cấm, không có ngoại lệ mà. Như vậy, ông Hòa đã làm méo mó chủ trương chống tham nhũng của ĐCSVN. Ông Trọng từng nói lò đã nóng thì củi tươi cũng cháy. Cách nói của ông Hòa bộc lộ sự đồng lõa và tiếp tay bao che cho bọn tham nhũng. Làm gì có gỗ quý ở đây!

Còn nói về cán bộ sợ sai, không dám làm vì người ta sợ làm sai luật thì phải coi lại cách ban hành luật. Luật ở Việt Nam từ hàng chục năm qua đều là ý của đảng được luật hóa, chứ không phải từ thực tế cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống người dân”.

Chuyện ông Phạm Văn Hòa gọi những người bị đưa vào lò là gỗ quý hiếm cũng đi ngược với cách gọi của chính truyền thông Nhà nước. Báo Long An online, cơ quan của đảng bộ ĐCSVN tỉnh Long An hôm 27 tháng 5 có bài viết “Lại rộ thông tin xuyên tạc về cuộc chiến chống 'giặc nội xâm' của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta”. Mở đầu bài viết, tác giả gọi những kẻ tham nhũng là những thanh củi sâu mục.

Ông Trọng từng nói lò đã nóng thì củi tươi cũng cháy. Cách nói của ông Hòa bộc lộ sự đồng lõa và tiếp tay bao che cho bọn tham nhũng. Làm gì có gỗ quý ở đây! - Nhà quan sát

Không những gọi những kẻ tham nhũng là những thanh gỗ quý hiếm, đại biểu Phạm Văn Hòa còn cho rằng nếu truy cứu các vụ việc trước đây thì bất cứ cá nhân nào cũng phải vào lò, bởi theo ông, những sai phạm trước đây một phần cũng do cơ chế, chính sách và mong muốn phát triển của các địa phương.

Ông Hòa đề nghị cấp có thẩm quyền nên bảo vệ những cán bộ sai phạm bằng cách ra quy định bằng văn bản nêu rõ, nếu cán bộ có những việc làm không đúng pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn thu lợi bất chính mà tự giác khai báo và hoàn trả nguồn tiền bất hợp pháp cho Nhà nước thì sẽ được bảo vệ bí mật và được khép lại hồ sơ từ năm 2023 trở về trước, hoạt động, công tác bình thường.

Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước nói với RFA suy nghĩ của ông:

“Nói như thế là chơi kiểu “xóa bàn làm lại”. Đó là hình thức luật rừng chống lại chính chủ trương đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng. Đây là một phát ngôn bừa bãi của một vị đại biểu quốc hội. Và trong phát ngôn đó cho thấy, ông Hòa công khai thừa nhận hầu hết đảng viên đều tham nhũng, thôi thì bảo vệ bí mật cho nhau, khép lại hồ sơ và công tác bình thường. Như thế tôi dám chắc, không có cán bộ đảng viên nào không tham nhũng hết. Nếu không có cơ hội tham nhũng thì chẳng ông nào vào đảng rồi đấu đá nhau để lên chức này chức nọ cả. Leo càng cao thì ăn càng nhiều”.

Luật sư Mạnh thì cho đây là một điều nguy hiểm khi tạo cơ hội cho những người tham nhũng không bị xử lý hình sự. Ông nói:

“Ông Hòa còn định giải cứu cho tội phạm tham nhũng khi đề nghị giữa quốc hội rằng những người này sẽ được bảo vệ bí mật và được khép lại hồ sơ từ năm 2023 trở về trước, hoạt động, công tác bình thường. Đó là điều nguy hiểm.

Qua đó, cho thấy, nếu vẫn còn những đại biểu như thế tồn tại trong cơ quan quyền lực nhà nước, thì mọi nỗ lực trong cuộc chiến chống tham nhũng đều trở nên công cốc. Đất nước, nhân dân vẫn phải tiếp tục trả giá cho những điều như thế. Chỉ có bầu cử tự do, dân chủ mới là giải pháp để tiến cử người có tài năng và đạo đức vào các cơ quan chính quyền, trong đó có quốc hội.”

Đề nghị của đại biểu Phạm Văn Hòa khiến dư luận nhớ lại một nội dung được quy định trong Nghị quyết 03/2020 về thu hồi tài sản tham nhũng của Hội đồng thẩm phán tòa án Nhân dân tối cao, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2021: “Nếu người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trong quá trình tố tụng chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ... sẽ không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử, kể cả mức án tử hình cũng sẽ được hạ xuống chung thân”.

Ông Hòa còn định giải cứu cho tội phạm tham nhũng khi đề nghị giữa quốc hội rằng những người này sẽ được bảo vệ bí mật và được khép lại hồ sơ từ năm 2023 trở về trước, hoạt động, công tác bình thường. Đó là điều nguy hiểm. - Luật sư Đặng Đình Mạnh

Theo quy định này, một loạt các quan chức nhà nước trong các vụ đại án tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả, lấy đó làm tình tiết giảm nhẹ án phạt tù. Ví dụ, trong phiên xét xử sáng ngày 20 tháng 12 năm 2019, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối với cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son về tội nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% AVG. Gia đình ông Nguyễn Bắc Son sau đó đã nộp lại tổng cộng 66 tỷ đồng trong hai lần, tương đương với số tiền ba triệu USD nhận được từ cựu Chủ tịch Hội đồng Quản Trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ. Ông Son được tòa giảm từ mức án tử hình xuống còn chung thân.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp gọi Nghị quyết 03/2020 là "Nghị quyết mua bán công lý".

🔝

Chuyên gia: Philippines và Việt Nam nên tăng cường hợp tác trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông

2024.05.29 - RFA

Chuyên gia: Philippines và Việt Nam nên tăng cường hợp tác trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và (cựu) Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng chứng kiến Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Philippines trao đổi các văn bản đã ký tại Hà Nội, ngày 30/1/2024

Trung Quốc, nhiều tuần qua, tiếp tục triển khai đồng thời lực lượng trên khắp các vùng biển khác nhau. Họ tập trận phong tỏa đảo Đài Loan trên thực địa, triển khai tàu chiến ở quân cảng Ream và tập trận với Campuchia tại đây, đưa tàu cảnh sát biển tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, phong tỏa bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough.

Theo TS. Nagao Satoru, đối với Trung Quốc, tất cả các mặt trận này là một. Các hành động của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, Đài Loan, Biển Đông, Nam Thái Bình Dương, biên giới Ấn Độ-Trung Quốc và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã đồng thời leo thang. Trung Quốc có thể kiểm soát những hoạt động này dưới một chính phủ. Đối với Trung Quốc, tất cả những khu vực riêng rẽ này chỉ là một khu vực. Khi Hoa Kỳ bị đánh giá thấp, Trung Quốc đã cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình ở mọi nơi nhiều nhất có thể. Đó là lý do tại sao những căng thẳng trên đã xảy ra ở nhiều nơi cùng một lúc.

Hợp tác khu vực để đối phó với Trung Quốc

Trái ngược với khả năng chỉ huy thống nhất của Trung Quốc, theo TS. Nagao, đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, những căng thẳng trên bị “phân mảnh” cho nhiều quốc gia. Nhật Bản chỉ quan tâm biển Hoa Đông, Đài Loan quan tâm đến cuộc tập trận phong tỏa của Trung Quốc, Philippines quan tâm đến bãi cạn Scarborough và Cỏ Mây, Việt Nam lo bảo vệ bãi Tư Chính, Ấn Độ chỉ nhìn vào biên giới với Trung Quốc. Đó là sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác. Vì vậy, theo vị chuyên gia Nhật Bản về an ninh quốc tế ở Hudson Institue, các nước xung quanh Trung Quốc nên phối hợp để đối phó với các chuyển động của nước này.

Câu hỏi đặt ra là liệu chiến lược “nhân nhượng Trung Quốc” trên Biển Đông hiện nay của một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia có hợp lý hay không.

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng chiến lược này vừa có điểm hợp lý vừa có điểm chưa hợp lý. Điểm hợp lý là các nước này đều nhỏ yếu hơn Trung Quốc nên muốn tránh đối đầu càng nhiều càng tốt. Mặt khác, nước nào cũng muốn tranh thủ Trung Quốc để lấy được nhiều lợi ích kinh tế hơn. Cho nên, theo ông Hoàng Việt “bản thân mình chưa nguy hiểm lắm thì họ sẽ giữ im lặng”. Ông giải thích tiếp:

“Về cách này thì Malaysia thậm chí còn nổi tiếng hơn với chính sách ngoại giao được gọi là “ngoại giao im lặng”. Về mặt nào đó thì cách này có thể coi là hợp lý, khi họ khôn khéo tránh căng thẳng và lấy được lợi ích cho nước mình. Nhưng đó chỉ là lợi ích trước mắt thôi. Còn về lâu dài, từ trước đến nay, chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ chiến lược độc chiếm biển Đông. Đường lưỡi bò trái pháp luật như thế, Tòa Trọng tài 2016 đã tuyên như thế nhưng họ có chịu từ bỏ đâu. Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ giấc mộng độc chiếm biển Đông. Nếu Trung Quốc đã làm thì họ sẽ nhắm đến tất cả các quốc gia khác chứ không chỉ nhắm đến Philippines như hiện nay. Bây giờ thì các quốc gia khác cứ nghĩ là Trung Quốc sẽ trừ mình ra, mình có thể ung dung hưởng lợi. Cách nhìn này rất nguy hiểm.”

Trong khi đó, hôm 24/5, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố Philippines sẽ tiếp tục hợp tác với các nước khác và tiến hành các cuộc tập trận tại vùng biển tranh chấp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và tiếp tục phát triển thêm các liên minh.

Góc nhìn Philippines: Việt Nam - Philippines nên tăng cường hợp tác

Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Celia Lamkin, nhà sáng lập “Phong trào Thanh niên Quốc gia vì Biển Tây Philippines” (Biển Tây Philippines là Biển Đông trong tiếng Việt), nói Philippines và Việt Nam nên hợp tác để đối phó với Trung Quốc. Mặc dù vấn đề mà cả hai nước phải đối mặt hiện nay là vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền trên Biển Đông trước chính sách bành trướng của Trung Quốc, theo TS. Lamkin, điều trước tiên hai nước cần hợp tác không phải là quân sự mà là kinh tế.

Theo TS. Lamkin, Philippines thay vì nhập khẩu nhiều sản phẩm từ Trung Quốc thì nên nhập khẩu từ Việt Nam: “Chúng ta không nên mua hàng hóa của Trung Quốc để rồi họ dùng chính số tiền đó để bắt nạt Philippines và Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, bắt nạt ngư dân của chúng ta và các nước khác,” nhà sáng lập “Phong trào Thanh niên Quốc gia vì Biển Tây Philippines” nói với RFA.

Tiếp theo vấn đề kinh tế, bà Lamkin cho rằng Việt Nam và Philippines cũng nên tuần tra chung ở Philippines và ngược lại. Theo TS. Lamkin, “Việt Nam, Philippines và các quốc gia có yêu sách khác ở Biển Đông nên tiến hành tuần tra và tập trận chung ở Biển Tây Philippines và Biển Đông của Việt Nam.” Ngoài hợp tác kinh tế và các tuần tra chung trên vùng biển của nhau, TS. Lamkin đề xuất hai nước có thêm các chương trình trao đổi giáo dục và "quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Philippines như một điểm đến du lịch và ngược lại."

Hoa Kỳ nên cứng rắn hơn nữa?

Theo TS. Nagao Satoru, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Hudson Institute, Trung Quốc đẩy mạnh căng thẳng ở Biển Đông vì họ muốn tận dụng tình hình Mỹ suy yếu. Ông Nagao nhớ lại điều đó từng xảy ra khi ông Obama còn là tổng thống Mỹ. Trong cuộc chiến Syria, khi chính quyền Syria định dùng bom hóa học, Tổng thống Obama đã cảnh cáo họ. Nếu chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học thì đó là lằn ranh đỏ để Mỹ can thiệp. Dù vậy, chính quyền Obama vẫn lưỡng lự can thiệp khi chính quyền Syria thực sự sử dụng vũ khí hóa học. Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo, còn Nga bắt đầu sáp nhập Crimea và chiếm đóng miền Đông Ukraine. Một khi chính phủ Mỹ bị đánh giá thấp, Trung Quốc sẽ lợi dụng tình thế để thu được lợi ích tối đa.

Nhưng khi Tổng thống Obama cứng rắn hơn thì Trung Quốc bỏ cuộc. TS. Nagao nhớ lại, khi Trung Quốc khảo sát ở Scarborough vào năm 2016, chính quyền Obama cho 6 máy bay tấn công A10 và bay ở độ cao rất thấp phía trên tàu khảo sát Trung Quốc để cảnh cáo. Tàu khảo sát Trung Quốc đã bỏ cuộc lần đó. Kết quả là bây giờ, không có hòn đảo nhân tạo nào ở Scarborough.

Dự trên các “kinh nghiệm lịch sử” đó, TS Nagao cho rằng ở thời điểm hiện nay, chính quyền Biden nên thể hiện lập trường mạnh mẽ. Bởi vì nếu Mỹ không cứng rắn hơn, ít nhất Trung Quốc sẽ hung hăng đến mức tối đa vào cuối cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo.

🔝