VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_318x120
acrobat  📂  🏠   

RFA - 10

IFJ: nhà báo nổi tiếng Huy Đức bị bắt do những bài bình luận trên mạng xã hội

2024.06.11 - RFA

Nhà báo Huy Đức. Facebook Truong Huy San<

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) trụ sở chính tại Bỉ, vào ngày 11 tháng 6 ra thông cáo lên án việc Việt Nam bắt giữ nhà báo Huy Đức (ông Trương Huy San) và kêu gọi trả tự do ngay cho phóng viên nổi tiếng này.

Thông cáo của IFJ nhắc lại công bố của cơ quan chức năng Việt Nam hôm ngày 7 tháng 6 về biện pháp bắt giữ nhà báo và nhà văn Huy Đức. Biện pháp này được tiến hành một tuần trước khi có công bố chính thức. Cáo buộc đối với ông này là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” liên quan đến các bình luận mang tính phê phán của ông đăng trên mạng xã hội.

IFJ cho biết ông Trương Huy san, người được biết đến qua bút danh Huy Đức, hôm 1 tháng 6 đã không thể đến dự một hội thảo mà dự kiến tại đó ông có một phát biểu chính. Điều này khiến các đồng nghiệp và những người ủng hộ ông quan ngại.

Đến ngày 7 tháng 6, Bộ Công an thừa nhận đã bắt giữ nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển theo Điều 331 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Nếu bị kết tội, cả hai có thể phải đối diện với mức án bảy năm tù.

Trước khi “mất dạng”, ông Trương Huy San có đăng bình luận về tân Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với chất vấn về vai trò của công an và lực lượng an ninh trong nền chính trị Việt Nam và những diễn biến chính trị khác tại Việt Nam mà ông Tô Lâm từng nắm giữ chức Bộ trưởng Công an suốt nhiều năm.

Đến ngày 3 tháng 6, trang Facebook cá nhân của nhà báo Huy Đức không thể truy cập được nữa.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền gồm Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Giám sát Nhân quyền (HRW) đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam công khai việc bắt giữ ông Trương Huy San, hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.

🔝

Giải oan cho TikToker

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn 2024.06.10 - RFA

Hình chụp hôm 17/5/2024 khi đoàn nhà sư theo sư Thích Minh Tuệ (giữa) đi qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Người dân và các YouTuber, TikToker đi theo quay phim nhà sư và đoàn bộ hành. STR / AFP

Nhiều người trong chúng ta đã có tiêu chuẩn kép rất bất công về các YouTuber, TikToker đi theo sư Thích Minh Tuệ thời gian qua.

Thầy Thích Minh Tuệ độc bộ du hành sáu năm. Suốt thời gian ấy, chỉ có một ít người gặp thầy trên đường, quay vài clip làm kỷ niệm.

Mãi đến vài tháng gần đây, thầy đột nhiên lộ sáng, gây rúng động cả xã hội. Nhưng toàn bộ hệ thống 700 đơn vị báo chí quốc doanh có tờ nào dám nói câu nào không? Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến tận khi dân kéo hàng ngàn người đi theo chân thầy qua mỗi tỉnh mới giật bắn mình đánh cái văn bản đầy sân si và dọa dẫm.

Thế thì hôm nay toàn xã hội biết đến gần như chân tơ kẽ tóc của thầy, để rồi giá trị sống mang tên Thích Minh Tuệ đã lan tỏa khắp mọi hướng, là nhờ ai?

Không nhờ các YouTuber, TikToker ngày đêm đi theo thầy và đoàn tu thì còn là nhờ ai nữa?

Vậy thì phải cảm ơn họ, chứ sao lại rẻ rúng, miệt thị, chửi bới, ngăn cấm họ?

Có người dẫn cái bảng thu nhập nhờ quay video clip, trung bình mỗi ngày 10 video, ngày cao nhất được 62 triệu đồng của một TikToker để dè bỉu họ hóa ra đi săn Minh Tuệ vì tiền.

Bớ này anh em, trước khi lên án người khác vì tội ném đá xin hãy thả cục đá trên tay mình ra.

Chẳng lẽ tuyệt đại đa số chúng ta không phải làm việc để kiếm tiền?

Chúng ta nằm chăn ấm nệm êm, máy lạnh mát rượi, chỉ cần di ngón tay là tường tận hôm nay thầy Minh Tuệ đã đi đến đâu, ông nói những câu nào đáng nhớ, bà con các địa phương đón ông thế nào. Chúng ta trầm trồ sự giản dị và trong suốt của Minh Tuệ, bình phẩm từng người trong đoàn tu, cười chê sự mê tín của một số người dân, phẫn nộ vì thầy đột nhiên mất tích. Chúng ta rung động vì cái thiện, căm ghét sự ác, lắng nghe đạo đức trong suốt đó thấm nhiễm tự nhiên vào chúng ta và thay đổi quan niệm của chúng ta về rất nhiều điều quan trọng trong cuộc sống. Thế nhưng chúng ta đòi hỏi những người đội cái nắng miền Trung như lửa dội, giơ cao cánh tay chĩa chiếc điện thoại suốt từ tinh mơ đến đêm khuya để cung cấp những thông tin đó lại phải cung cấp miễn phí à cơ! Còn nếu họ được trả thù lao thì tức là tham lam, là trục lợi, là ăn theo, là bu bám…

Ủa ở đâu ra cái thứ lý luận giá trị kép, chân lý hai mang đó vậy? Cái thứ tâm lý ích kỷ chỉ muốn mình ăn cơm sườn chứ nhất định không cho người khác húp cháo hến?

Sự kiện Thích Minh Tuệ đặt ra một yêu cầu cấp bách: Phải nhìn nhận và đánh giá giới YouTuber, TikToker một cách chính xác rạch ròi.

Họ chính là đội ngũ truyền thông nhân dân. Hãy công bằng với họ.

Video Youtube ▶️
Người đi trong đoàn sư Thích Minh Tuệ: "Đêm đó người bị trói tay, người bị còng"

Việt Nam có hàng trăm tờ báo, đài truyền hình, phát thanh các loại, các lĩnh vực. Thế nhưng từ quan điểm đến thông tin, toàn bộ hệ thống đều phải chịu sự kiểm soát và định hướng chặt chẽ của Ban Tuyên giáo. Không có báo chí độc lập: Đảng xác định báo chí là bộ máy tuyên truyền, là công cụ của Đảng. Đảng nói đi hướng đông, báo chí tuyệt đối không dám đi hướng tây. Đội ngũ những người đưa tin nhân dân vô cùng đa dạng và đông đảo đã phá vỡ tấm màn thông tin phiến diện, bị định hướng nặng nề đó, sửa chữa lỗi sai này của nền báo chí quốc doanh. Cho dù không được nhà nước và cả chính công chúng thừa nhận chính thức nhưng thực tế đã chứng minh trong nhiều trường hợp, họ chính là những người cung cấp thông tin kịp thời, sát thực nhất, toàn diện nhất cho xã hội. Trong sự kiện Thích Minh Tuệ, nếu không có họ, chắn chắn chúng ta còn bị mù, câm và điếc trong không biết bao lâu nữa.

Đúng là có không ít YouTuber, TikToker có trình độ văn hóa thấp. Họ sai ngữ pháp, chính tả trầm trọng. Họ đặt những câu hỏi ngô nghê. Họ không biết gì về quyền riêng tư của mỗi cá nhân. Họ không nắm được luật pháp cơ bản nói chung. Họ cũng không có cái mũi thính về chính trị để đánh giá và dự báo một sự kiện đang hay sắp xảy ra. Họ không có một đội ngũ được đào tạo chính quy có tay nghề cao để hướng dẫn, biên tập, chỉnh sửa… hình ảnh hay thông tin trước khi xuất bản.

Nhưng đội ngũ báo chí nhân dân rất ô hợp này lại hơn hẳn đội ngũ báo chí quốc doanh ở sự tự do và không biết sợ. Họ không mắc căn bệnh tự biên tập mắc phải do nhiều năm bị nhét trong cái khuôn khổ của Ban Tuyên giáo. Họ lao vào tin tức với tâm thế xung phong: bất cứ nơi nào có tin tức hứa hẹn có nhiều người xem là họ có mặt, xông pha, lùng sục, bám riết, ăn dầm nằm dề, bất chấp giờ giấc, hoàn cảnh, thời tiết, trở ngại. Từ sáng sớm đến đêm khuya, họ sẵn sàng núp lén, chụp trộm, bay fly cam khi dưới đất không tìm được góc nào có thể ghi hình. Gần như không gì có thể cản họ tìm được cách để chụp được ảnh, quay được clip phục vụ cho công chúng của mình.

Đó mới chính là tinh thần của người làm báo chân chính.

Chỉ cần gây dựng và nuôi dưỡng được tinh thần đó thì những bất cập của đội ngũ YouTuber, TikToker có thể khắc phục, không khó khăn gì.

Trước tiên, cần thừa nhận có một nghề nghiệp là nghề đưa tin tự do bên cạnh những nhà báo được đào tạo chính quy và làm việc trong các tòa soạn được cấp phép thành lập. Có thể quản lý họ bằng tổ chức Nghiệp đoàn, với các tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề minh bạch, ai phù hợp chỉ cần đăng ký với cơ quan chức năng. Đào tạo chuyên môn báo chí cơ bản như kiến thức pháp luật căn bản, cách đặt câu hỏi, cách viết những status ngắn gọn nhưng đủ nội dung. Chính tả, ngữ pháp thì cần học và hành lâu dài.

Những hành vi vi phạm pháp luật như việc sục sạo ống kính vào mọi ngóc ngách sinh hoạt của đoàn tu Thích Minh Tuệ chẳng hạn sẽ bị nghiêm cấm. Người vi phạm có thể bị tước thẻ hành nghề hoặc cấm phát video, xóa kênh.

Cho dù ở trong một xã hội kiểm soát thông tin nghiêm ngặt như Việt Nam đi nữa, việc thừa nhận lực lượng truyền thông nhân dân tất yếu sẽ phải xảy ra. Điều đó không thể đảo ngược, chỉ sớm hay muộn thôi.

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

_____________

Người dân bớt lo sau video công an Gia Lai cấp căn cước cho sư Thích Minh Tuệ

VTV công bố phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ, dân mạng phát hiện nhiều nghi vấn

Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự nguyện dừng bộ hành khất thực"

Sư Thích Minh Tuệ tự nguyện hay bị ép dừng bộ hành?

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?

Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại

Hạnh đầu… độc của sư Thích Trúc Thái Minh

Phật cũng phải vào biên chế

Đại tự lâm nguy (Phần 1)

Đại tự lâm nguy (Phần 2)

Bộ Công an cần minh bạch tung tích của sư Thích Minh Tuệ!

🔝

VTV công bố phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ, dân mạng phát hiện nhiều nghi vấn

2024.06.08 - RFA

Sư Thích Minh Tuệ ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. AFP

Truyền hình VTV của Việt Nam hôm 8/6 có phóng sự trích dẫn một phỏng vấn ngắn với sư Thích Minh Tuệ, người đã bị mất tích từ ngày 3/6 sau khi bị công an khống chế trong đêm khi đoàn qua tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên dân mạng ngay sau đó đã phát hiện nhiều nghi ngờ về đoạn hình phỏng vấn ngắn khoảng một phút này.

Sư Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú) đang thực hành 13 hạnh đầu đà của Phật và đi bộ hành từ Nam ra Bắc gây chú ý trong dân chúng Việt Nam trong nhiều tuần qua. Các hình ảnh và video quay cảnh ông và các đồng tu đi bộ qua các tỉnh thành thu hút nhiều người xem trên các mạng xã hội và ở ngoài đời. Tuy nhiên vào đêm ngày 2/6, rạng sáng ngày 3/6, các đồng tu của ông cho biết ông và các tu sĩ khác đã bị công an áp giải đi chỗ khác, ép phải ẩn tu, trong khi Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo sư Thích Minh Tuệ đã tự nguyện ẩn tu.

Trong phóng sự dài khoảng ba phút chiếu trên kênh truyền hình quốc gia, sư Thích Minh Tuệ xuất hiện trong bộ y phấn tảo quen thuộc và cho biết ông vẫn khoẻ. Nguyên văn lời nói của nhà sư được VTV chiếu như sau:

“Tinh thần, sức khoẻ của con vẫn tốt vẫn đảm bảo để học tập theo lời Phật dạy được,… Không có người dân đông như thế hay là những việc ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông xã hội thì con vẫn học tập ở ngoài không có gì thay đổi cả nhưng mà vì cái đó thì giờ cái nguyện vọng học tập của mình, họ làm ách tắc thì mình đi không được thì mình vào cái tình hình hoàn cảnh như thế thì mình cũng nên dừng. Con cũng mong muốn khi mình đi ra đường thì mọi người đừng có tập trung như thế để ảnh hưởng, mình không học được.

“Theo họ để quay phim hay làm những việc như là kiếm tiền hay cái gì đấy thì nó lại không phù hợp.”

Phóng viên Liên Liên của TVT trong phóng sự này cho biết: “Mới đây gia đình ông Lê Anh Tú cũng đã có đơn đề nghị gửi các cơ quan chức năng xử lý những trường hợp lợi dụng hình ảnh của ông Lê Anh Tú để đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội gây ảnh hưởng đến ông Lê Anh Tú và gia đình ông.”

Ngay lập tức, dân mạng ở Việt Nam đã theo dõi bài phóng sự và chỉ ra nhiều điểm mà họ nghi ngờ có thể là nhà sư đang bị giam giữ ở đâu đó thay vì được ẩn tu. Những điểm nghi ngờ được dân mạng chỉ ra bao gồm:

Ngay sau khi sư Thích Minh Tuệ bị khống chế, nhiều người đã lên mạng bày tỏ lo lắng về sự an toàn của nhà sư và lo sợ là ông đã bị chính quyền giam cầm.

Dân biểu Tạ Đức Trí của Hạ viện tiểu bang California ngày 04/6 gửi thư đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) để bày tỏ sự lo ngại về việc chính quyền Việt Nam đối xử với sư Thích Minh Tuệ.

Thư của Dân biểu có đoạn viết: “các phương tiện truyền thông và nhân chứng gần đây cho biết rằng chế độ Cộng sản ở Việt Nam đã tùy tiện buộc ông phải chấm dứt hành trình của mình và chấm dứt các hoạt động tôn giáo đã thu hút rất nhiều người theo ông. Kể từ đó, ông ấy đã biến mất khỏi công chúng và không rõ tung tích”.

Trong thư gửi chung cho Ngoại trưởng Antony Blinken, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, và Chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Young Kim, Dân biểu Tạ Đức Trí nói rằng Hà Nội đã viện cớ về việc kiểm soát giao thông để đàn áp quyền tự do tôn giáo của nhà sư và các tín đồ Phật tử, tuỳ tiện buộc sư Thích Minh Tuệ phải ngưng hành trình của mình.

🔝

Thầy ở đâu rồi?

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn 2024.06.07 - RFA

Hình chụp hôm 17/5/2024 - sư Thích Minh Tuệ (giữa) đứng giữa những người dân địa phương ở Hà Tĩnh. STR / AFP

Trong vô số cách nhẹ nhàng, khôn ngoan và hợp lòng dân, chính quyền đã chọn cách thiếu thông minh, thô bạo nhất, phản cảm nhất, gây hậu quả lớn nhất để xử lý “vụ việc Thích Minh Tuệ”

Đoàn tu biến mất

Một buổi chiều cắt đuôi phật tử và người dân nghênh đón, đi theo.

Một chiếc xe mang theo loa phóng thanh yêu cầu người dân không tụ tập, không dùng điện thoại khi chạy xe, không dừng lại ven đường, nếu phát hiện sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Toàn bộ vệ sĩ và hộ pháp nhân dân biến mất, thay vào đó là bốn anh to khỏe kè sát nách thầy Minh Tuệ, mà YouTuber chỉ dám thì thầm đó là HS (hình sự, chăng?).

Đoàn tu tập được cắt đầu, khóa đuôi khỏi toàn bộ các YouTuber, TikToker và người dân, được dẫn vào một nơi nào đó không ai biết, chỉ thấy công an kéo rào chắn và canh gác chặt chẽ bên ngoài.

Nhiều YouTube,TikToker cố lưu lại ở rừng tràm bên kia đường zoom qua bằng điện thoại. Trong lúc đang live, có công an đi thẳng đến trước ống kính một người, quát lên: “Tắt đi”.

Sáng hôm sau, toàn bộ đoàn tu bốc hơi không dấu vết.

Cho mãi đến chiều, một người tập tu trong đoàn tự xưng pháp danh Minh Nhuận lên mạng kể lại: Đêm qua lúc 1, 2 giờ sáng, mọi người (trong đoàn tu) đang ngủ thì có nhiều người ập vào. Mỗi người trong đoàn tu bị đưa ra, cứ hai người kèm một, đưa lên xe. Có khoảng mười mấy chiếc xe, xe thì chạy về phía Nam, xe thì chạy ra phía Bắc.

Minh Nhuận kể ông và mấy người nữa bị đưa ra Hà Tĩnh, đưa tất cả vào công an phường, công an yêu cầu họ cam kết không được đi bộ hành nữa vì vi phạm pháp luật.

Ông cho biết mình không làm gì vi phạm pháp luật thì họ chở ra một bãi đất trống thả xuống. Ông tìm đến nhà dân xin giúp đỡ và phát video trực tuyến này.

Đồng thời, báo chí quốc doanh đưa tin Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Kèm theo hai chiếc ảnh ông đang lăn tay làm căn cước ở đơn vị công an nào đó, bên cạnh là người mặc cảnh phục.

Trên mạng cũng tung ra hình ảnh một nhóm nhỏ những người đàn ông những hôm trước còn đi theo đoàn tu Thích Minh Tuệ, nay mặc áo thun, quần thể thao giống nhau, đang bước xuống từ một chiếc xe, rồi vào một quán ghi biển Phở Hà Nội dùng bữa. Trên bàn còn vài chiếc túi màu vàng cà sa mà họ vẫn khoác theo khi đi du hành. Có người cho biết đã gọi điện thoại hỏi chủ quán và được xác nhận họ gọi bún ăn với xì dầu, tức vẫn ăn chay, không phá giới.

Khán giả nhận ra hai người, một được gọi là “thầy Thích Tự Do” vì rất hay cười, được ví với Khánh Hỷ La Hán, người kia thường được gọi là “thầy Kim Cang” vì vẻ mặt đặc biệt dữ tướng. Thích Tự Do mặt buồn rười rượi, nói bây giờ chỉ mong thầy tìm được chỗ an cư, ẩn tu để các huynh đệ được tìm đến thầy tiếp tục học tập.

“Kim Cang” nói “năm người ập vào đè thầy xuống…. thầy đang ngồi thiền, có phản ứng gì đâu mà đè thầy xuống”..

Trên mạng, suốt từ sáng đến đêm 3/6, người dân liên tục hỏi han nhau mọi thông tin có được về đoàn tu và lo lắng cho Thích Minh Tuệ.

RFA-10-01

Sư Thích Minh Tuệ lăn tay (trái), xe công an chở những người tu hành theo sư Thích Minh Tuệ (phải). Facebook

Những người tập tu được nhiều người nhận ra và yêu mến qua các clip của YoTtuber, TikToker như thầy Minh Tạng, “thầy Anan” Như Ngộ (có gương mặt giống hệt diễn viên đóng vai Anan trong bộ phim Cuộc đời Đức Phật), thầy Minh Trí, Chơn Trí, “Thích Tự Do”… được nhiều người dân giúp đỡ khi nhận ra họ đang lang thang trên đường. Thầy Minh Tạng được đưa về nhà ở Gia Lai. Theo clip ghi âm được chia sẻ thì mẹ thầy xót con nhưng tôn trọng con đường con chọn; thầy bị mất y bát nhưng người dân lập tức cúng dường y bát và thức ăn chay. Thầy không về nhà mà lưu lại tại nghĩa địa gần nhà, tiếp tục sống theo hạnh đầu đà.

Các thầy khác như Minh Trí được bắt gặp bộ hành khất thực một mình ở Gia Lai. Như Ngộ được người dân tìm thấy ở Hà Tĩnh và đón về gia đình trong khi chờ tìm các thầy khác, sau đó cũng tìm đến một nghĩa trang gần nhà tiếp tục tu hành. Thích Tự Do được người dân mua vé cho về nhà ở Hải Phòng. Vài thầy khác, một mình hoặc hai, ba người, tiếp tục quấn y, bưng bình bát tự chế đi khất thực, đêm đến tìm nghĩa trang nghỉ lại và bộ hành như khi còn đi với Thích Minh Tuệ…

Thay vào những lời ca ngợi các anh công an vất vả dẹp đường và canh gác cho đoàn tu ngủ yên trong đêm đầu đến Huế, bây giờ khắp trên mạng lao nhao tiếng gọi thầy ơi, thầy đang ở đâu, thầy đâu rồi… Không ai thấy thầy nữa hết, trừ hai tấm ảnh phía công an đưa ra cho thấy thầy đang lăn tay làm căn cước.

Người dân khắp nơi cầu chúc Thích Minh Tuệ và mọi người trong đoàn tu đi theo ông được mạnh khỏe và tiếp tục tinh tấn tu hành. Ngoài đời, rất nhiều nhóm đi tìm các thầy và trợ giúp theo ý nguyện của họ.

Thái độ cảm kích đối với chính quyền mấy hôm trước đã chuyển sang căm tức, phẫn nộ và khinh ghét.

“Phật tái thế, đời bình yên”

Giống như giấc mơ đẹp đẽ bỗng bị tiếng trộm bẻ khóa gây bừng tỉnh, ước vọng bình yên của đông đảo người dân Việt Nam mấy tháng qua, chỉ trong một đêm đã bị giày đạp nát vụn.

Khi Thích Minh Tuệ bắt đầu được nhiều người biết đến, người dân truyền tai nhau câu này.

Thực hành Phật pháp trong cuộc sống của Minh Tuệ trong suốt đến khó tin. Nó đối lập một cách sáng chói với lối sống phè phỡn lừa đảo và hưởng thụ của nhiều sư chính thống, là đại đức, thượng tọa, trụ trì các chùa lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chính vì thế, khi Minh Tuệ lộ sáng, nhiều Phật tử mừng rỡ đến phát khóc: niềm tin của họ vào đạo Phật đã được vực dậy và củng cố một cách uy nghi. Họ tôn ông là Phật sống, là thánh tăng tái thế, thậm chí chính là Thích Ca hiện thời. Họ tin rằng Phật đã tái thế, mang lại đời no ấm bình yên. Họ mừng rỡ phát khóc vì điều đó.

Dưới mắt những nhà lý trí học, niềm tin ấy quá đỗi ngây thơ. Nhưng một niềm tin ngây thơ và trong sáng đến thế của dân chúng thì có hại gì đến xã hội và chính quyền đâu, hỡi các nhà cầm quyền Việt Nam? Được người dân tin chắc là thời thái bình đang đến, đó chẳng phải mục đích tối thượng mà các ông cần mẫn tuyên truyền suốt bao nhiêu năm qua hay sao?

Tại vì ngài là tu sĩ nhân dân

Sự lộ sáng của Minh Tuệ bất ngờ và giản dị đến nỗi ngay các con mắt tinh tường của chính quyền ban đầu cũng chưa hề để ý, nói gì đến việc họ dự liệu được cơn hồng thủy sau này.

Nếu Minh Tuệ xưng ông đang là đại đức, thượng tọa ở chùa nào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang ngủ cũng phải híp mắt cười. Chỉ trong 30 giây, cửa chùa sẽ bị hàng chục vạn Phật tử hâm mộ đạp bằng chen vào quỳ lạy. Hòm công đức nhà chùa chỉ có nước xếp bằng giấy mới kịp tốc độ cúng dường. Minh Tuệ sẽ là chiếc bình bát kim cương to như cái vại mà chùa nào cũng muốn cướp lấy.

Nhưng Minh Tuệ thật không hiểu lẽ đời. Ông không thò cho người ta sợi dây nào để đu vào cả. Ông không nhận là tu sĩ, không theo tôn phái nào, không tu ở chùa nào, thậm chí không mặc cà sa của đạo Phật cũng không ôm bình bát nhà Phật để cả chùa lẫn dân đừng ai hiểu nhầm. Ông chỉ là công dân Việt Nam đang tự tìm đường tu học theo đúng những gì Phật dạy. Mà, Phật Thích Ca thì cũng chẳng có tên trong bất cứ danh sách nhân sự nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nên đừng hòng ai toan tính dựa hơi ông để kêu gọi cúng dường, quyên góp.

Điều này, Giáo hội không thích.

Hàng chục ngàn người dân các tỉnh ùa ra quốc lộ nghênh đón Minh Tuệ, gần trăm người tự nguyện cạo đầu đắp y tham gia đi bộ cùng ông.

Điều này, chính quyền không thích.

Nên, sự cố ngày 2/6/2024 ở Huế buộc phải xảy ra, vì Thích Minh Tuệ không phải là người được chọn, không phải người được “cử” để “bầu”.

Video Youtube ▶️

Cây đạo càng tỉa càng mạnh

Có rất nhiều cách để chính quyền chấm dứt việc thần thánh hóa hay lợi dụng Minh Tuệ.

Nếu chính quyền và Giáo hội cũng đặt mình vào vị trí người dân để nhìn nhận ông thì khi sự việc đã có dấu hiệu quá đà, hãy để một trưởng lão của Giáo hội, một đại diện của chính quyền đến gặp ông công khai. Trước vô vàn ống kính của các YouTuber, TikToker, các vị hãy công khai cùng ông dự liệu những hệ quả đáng lo khi trong đám đông cầu Đạo đi theo ông đã có những thành phần trục lợi, mê tín, lừa đảo, trộm cắp trà trộn. Các vị hãy công khai hướng về người dân yêu cầu họ tôn trọng đường tu của những vị chân sư, tránh tạo thành những đám đông bất thường chỉ chực nhào vào Minh Tuệ như yêu quái nhào vào muốn miếng thịt Đường Tăng. Với trình độ chia cắt, giải tán đám đông của chính quyền, những đám đông dân thường, trong đó chủ yếu là những người hiền lành chỉ muốn được hưởng chút phước báu qua việc tận tay cúng dường cho một vị chân tu, thật quá dễ đối phó. Chỉ cần một câu nói chân tình và đàng hoàng, công khai và hợp lẽ, người dân sẽ hiểu hết, đồng tình hết.

Nhưng không. Chính quyền và Giáo hội ban đầu thì phớt lờ, xem thường “một thằng ba trợn mặc áo rách ôm nồi cơm điện đi lang thang”. Khi thằng ba trợn đó tự nó tỏa rạng hào quang, các vị sốt tiết lên, ghen ghét, đánh công văn dìm hàng nó, cấm cửa nó, cấm cửa cả dân. Cấm mãi không được thì các cụ chơi trò đào rễ, cắt ngọn.

Thực tế cho thấy các vị thất bại rồi. Phép trồng cây, càng tỉa rễ tỉa ngọn thì cây càng đâm chồi mạnh mẽ. Những cái rễ của đạo đức trong sáng, những chiếc ngọn của lòng hướng thiện đã bắt, đã trổ và đang tỏa lan trong lòng người Việt Nam mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mạnh mẽ hơn trăm triệu lần những chiến dịch hô hào hiệu triệu học tập và làm theo của các vị.

Và buồn thay cho các vị. Qua sự kiện này, một lần nữa người dân lại được chứng minh: các vị không cần và không hề muốn ngồi xuống với người dân để tìm hiểu trái tim của họ.

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

__________

Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự nguyện dừng bộ hành khất thực"

Sư Thích Minh Tuệ tự nguyện hay bị ép dừng bộ hành?

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?

Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại

Hạnh đầu… độc của sư Thích Trúc Thái Minh

Phật cũng phải vào biên chế

Đại tự lâm nguy (Phần 1)

Đại tự lâm nguy (Phần 2)

Bộ Công an cần minh bạch tung tích của sư Thích Minh Tuệ!

🔝

Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 1)

Bình luận của Huỳnh Trần 2024.06.06 - RFA

Hình minh hoạ. Photo: RFA

Chính sách Đổi mới giúp Việt Nam có một thời kỳ “vàng son”, trong đó kinh tế được mở rộng nhanh chóng kèm theo sự thái quá vật chất đồng thời với tham nhũng chính trị. Khác biệt với thời kỳ mạ vàng (Gilded age[1]) ở Mỹ vào từ khoảng những năm 1870 đến đầu những năm 1900, trong đó sự phát triển chủ nghĩa tư bản bùng nổ và hỗn loạn và, sau đó là hoàn thiện thể chế, luật pháp và dân chủ hoá đất nước, thì chế độ Đảng cộng sản (CS) toàn trị với sự tinh vi về hệ tư tưởng và bộ máy cai trị đặc quyền, không chỉ về cách tuyên truyền sai lệch nguyên nhân và động lực thật sự về tăng trưởng kinh tế mà còn diễn giải nạn tham nhũng và thực hành chống tham nhũng chỉ để duy trì chế độ. Hậu quả là tình hình ngày càng tồi tệ và chế độ đang đứng trước nguy cơ tồn vong ngày càng lớn. Thời kỳ mạ vàng qua đi, mô hình chuyên chế đã quay trở lại và cần được cảnh báo trước khi đặt vấn đề dân chủ hoá. Bài viết sẽ trình bày ba nội dung chủ yếu sau: (I)Tham nhũng đã huỷ hoại chế độ toàn trị; (II)Các kịch bản thay đổi; Và, (III)Cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại.

(I)

Tham nhũng đã huỷ hoại chế độ toàn trị

Thời kỳ “mạ vàng” ở Việt Nam khởi đầu từ đường lối Đổi mới của Đảng CS năm 1986 trước nguy cơ sụp đổ chế độ bởi những thách thức to lớn về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội. Trụ cột của Đổi mới là những chính sách về xoá bỏ chế độ quản lý quan liêu bao cấp và kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chuyển đổi sang cơ chế thị trường chủ yếu “từ dưới lên” đồng thời với mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới và cải cách thể chế để thích ứng với bối cảnh mới. Sự thành công về kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất và xoá đói giảm nghèo… đã làm thay đổi diện mạo đất nước. Giới lãnh đạo đã ngộ nhận và ‘ngạo mạn’ nói về công lao và năng lực của Đảng và Chính phủ trong khi lờ đi hay coi nhẹ động lực thị trường. Và, hệ quả hiển nhiên là cải cách chính trị dần trì trệ và chững lại ở thượng tầng, mà nguyên nhân bản chất là tha hoá quyền lực và vấn nạn tham nhũng là biểu hiện bề ngoài. Với bản chất đối nghịch với kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản chế độ đảng CS toàn trị chỉ ‘lợi dụng’ nó như phương tiện tăng trưởng để đảm bảo tính chính danh mà không thể tự thay đổi.

Chế độ đảng toàn trị đang sụp đổ vì tham nhũng. Và, đây là con đường từ tham nhũng kinh tế đến tham nhũng chính trị. Trên đó từ những khoản tiền tham nhũng vặt, chúng cứ lớn dần do người dân và doanh nghiệp bị ép buộc hay đòi hỏi phải hối lộ, ‘chia chác’ cho quan chức, công chức để thực hiện dịch vụ hành chính công, công vụ hay tiếp cận các nguồn lực công, các dự án từ ngân sách, đất đai và tài nguyên. Những bất cập thể chế và chính sách cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ không hiệu quả khiến cho công dân muốn có tự do hơn trong cuộc sống buộc phải hối lộ và các doanh nghiệp muốn kinh doanh buộc phải chia sẻ lời lãi. Trong điều kiện khan hiếm một ‘cuộc đua’ vô hình như trên khiến các quan chức làm giàu nhanh và trắng trợn. Ngoài ra, nhiều chính sách, cải cách nửa vời hay không hiệu quả, núp bóng dưới các hình thức cổ phần hoá, xã hội hoá, các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, đầu tư công… che giấu lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ khiến tham nhũng trở thành quốc nạn, đang lan rộng và ngày càng nghiêm trọng.

Đảng Cộng sản (CS) chính thức thừa nhận tham nhũng là nguy cơ tồn vong chế độ tại Đại hội 11 (năm 2011), ban hành Nghị quyết TƯ 4 về chống tham nhũng. Ông Tổng bí thư phát động chiến dịch “đốt lò” và trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống năm 2012… Đảng đã tổng kết 10 năm[2] thực hiện chính sách này và, một trong những nhận định là “tình hình vẫn phức tạp” và “chưa đạt kết quả như mong muốn.” Và, mới đây, trong Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội khoá 15, tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5/2024 vẫn chỉ ra trong năm 2023: “Các cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra hơn 1.100 vụ án với gần 3.000 bị can phạm tội về tham nhũng… So với năm 2022, các cơ quan thanh tra đã phát hiện, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền tăng 7,6%, chuyển cơ quan điều tra tăng 12,5% số vụ. Riêng sáu tháng đầu năm nay, các đơn vị đã khởi tố mới 468 vụ liên quan tội phạm về tham nhũng, chức vụ với nhiều vụ án lớn, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp…”

Tình hình tham nhũng đã tồi tệ đến mức giới lãnh đạo không thể công khai trước toàn dân về trách nhiệm giải trình. Người dân tuy biết nhưng đứng ngoài “trò chơi cung đình”, trong đó sự theo đuổi, tranh giành quyền lực và thanh trừng nội bộ ở thượng tầng đang diễn ra khốc liệt. Trong vòng hơn một năm tính từ đầu năm 2023 đến thời điểm viết bài đã có năm trong số 18 Uỷ viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản, đã có lần lượt hai ông Chủ tịch Nước, một Chủ tịch Quốc hội, một Thường trực Ban bí thư, một phó Thủ tướng thường trực phải từ chức vì “trách nhiệm chính trị” và nhiều quan chức cao cấp khác bị kỷ luật dưới các hình thức khác nhau… Và, Đảng buộc phải dàn xếp, thay thế, phân công… Người ta gọi đó là “kiện toàn nhân sự lãnh đạo đảng-nhà nước, trong đó có quy trình Đảng cử và Quốc hội bầu đã diễn ra tại kỳ họp thứ 7 nêu trên…

Chính trị là cách thức cai trị. Cụ thể, đây là tập hợp các hoạt động liên quan đến việc lãnh đạo, quản lý một quốc gia hoặc khu vực có chủ quyền. Các hoạt động này liên quan đến việc đưa ra quyết định theo nhóm hoặc các hình thức quan hệ quyền lực khác giữa các cá nhân, chẳng hạn như phân phối tài nguyên hoặc địa vị, đặc biệt là việc tranh giành hoặc xung đột giữa các cá nhân hoặc các bên có hoặc hy vọng đạt được quyền lực. Khái niệm chính trị có thể được sử dụng trong bối cảnh của một "giải pháp chính trị" đang thỏa hiệp và bất bạo động hoặc được mô tả là "nghệ thuật hoặc khoa học cai trị” của một chính thể, đảng hay nhà nước, như trong trường hợp ở thượng tầng chế độ đảng toàn trị ở Việt Nam hiện nay.

Quốc nạn tham nhũng đã huỷ hoại chế độ, khiến cho niềm tin vào chế độ giảm sút, chính trị khủng hoảng nghiêm trọng. Giới lãnh đạo đang nỗ lực cứu chế độ trước nguy cơ sụp đổ cận kề trong khi người dân đứng ngoài cuộc và, giới quan sát bàn luận về những sự kiện đang diễn ra, suy đoán theo các kịch bản coi đó là “trò chơi cung đình”…

(Còn tiếp)

Phần 2: Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 2)

Phần 3: Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 3)

--------------

*Chú thích:

Thời kỳ mạ vàng được đặt tên theo một cuốn tiểu thuyết “Thời đại mạ vàng: Câu chuyện ngày nay” (Tiếng Anh là The Gilded Age: A Tale of Today, 1873) của nhà văn Mỹ Mark Twain (1835 – 1910)

Tham khảo:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Gilded_Age;

[2] https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/hoi-nghi-toan-quoc-tong-ket-10-nam-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-giai-doan-2012-2022.html

🔝

Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 2)

Bình luận của Huỳnh Trần 2024.06.06 - RFA

Photo: RFA

(II)

Các kịch bản thay đổi

Quốc nạn tham nhũng và chống tham nhũng “không vùng cấm” được cho là quyết liệt nhưng không hiệu quả như mong muốn khiến cho niềm tin vào chế độ giảm sút và đấu đá khốc liệt ở thượng tầng khiến khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Giới quan sát cố gắng ‘giải mã’ “trò chơi cung đình”, những biến cố trên chính trường Việt Nam, có thể dẫn đến các kịch bản thay đổi thế nào.

Tình hình đang diễn biến khó lường. Tuy nhiên, các kịch bản đưa ra nếu căn cứ vào bản chất toàn trị của chế độ thì sẽ phù hợp hơn với xu hướng quay trở lại của mô hình chuyên chế. Ngoài ra, lịch sử thăng trầm của các mô hình đảng CS toàn trị cho thấy cách thức ứng phó với hoàn cảnh để sống sót và tồn tại, điển hình là mô hình Liên Xô, sụp đổ: tất cả ở thượng tầng – từ các lãnh đạo trong cơ quan quyền lực chóp bu - Bộ Chính trị, Ban Bí thư…

Trong suốt lịch sử tồn tại của chế độ đảng toàn trị theo mô hình Liên Xô, từ cách mạng vô sản Nga năm 1917 đến nay, hệ thống “nomenklatura” tinh vi và khép kín, trong đó luôn giữ bí mật về tình trạng sức khoẻ và nguyên nhân thực sự của cái chết của các lãnh tụ chế độ, đã xác định xu hướng tuyệt đối hoá quyền lực, sùng bái cá nhân. Và, hệ quả là sự kế thừa người đứng đầu chế độ toàn trị hay chuyển giao quyền lực không mấy “suôn sẻ”, nhưng hiếm khi xảy ra những cuộc đảo chính bạo lực đẫm máu hay loạn “mười hai sứ quân”.[1] Dưới đây là một vài sự kiện lịch sử.

V.Lênin qua đời năm 1924 được cho là bệnh nặng do bị ám sát, người kế thừa ông ấy là J.Stalin được cho là khá “êm thấm”. Bí mật cũng bao trùm lên tình trạng sức khỏe của Stalin, ”người cha dân tộc” 73 tuổi đầy quyền lực sau 30 năm cầm quyền, luôn bị bệnh nhồi máu cơ tim đe doạ, mất năm 1953 theo thông cáo chính thức là vì xuất huyết não.

Sự kế vị Stalin dù có khó khăn, nhưng người đạt được là Nikita Khrushchyov với cương vị Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng CS Liên Xô và, năm 1958 ông kiêm luôn chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên, năm 1964 Khrushchyov đã phải “từ chức” trong một âm mưu lật đổ[2] ông do những người cộng sự thân cận trong đảng lập ra rất tỉ mỉ. Một trong chi tiết của câu chuyện này là Khrushchyov đã quá tin vào các cộng sự và quá tự tin vào trí tuệ có vẻ như kiệt xuất của mình nên không kịp thời xử lý những thông tin trái chiều nhận được.

Trường hợp Leonid Brejnev, người kế vị Nikita Khrushchyov, bị chứng xơ động mạch do nghiện rượu và thuốc lá, thường dùng thuốc ngủ, cuối đời hay đau ốm nhưng vẫn tại vị đến khi qua đời năm 1982. Có ý kiến phân tích cho rằng vì “Brejnev biết lắng nghe, lãnh đạo một cách tập thể, tránh sỉ nhục người khác kể cả không cùng phe, làm ngơ trước nạn tham nhũng đang hoành hành, không từ chối điều gì với quân đội, hào phóng phân phát huy chương, nên đại đa số quan chức thích một Brejnev sức khỏe kém…”[3] Ngoài ra, một số người cũng sợ khi Brejnev chết tình hình sẽ hỗn loạn. Tuy nhiên, sau ông sự kế vị không mấy suôn sẻ nhưng bạo lực không xảy ra như lo sợ...

Mikhail Sergeyevich Gorbachev (1931-2022), vị Tổng bí thư ĐCS LX cuối cùng, người được cho là nguồn cơn tranh luận từ khác biệt ý thức hệ về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Ông ấy khi cầm quyền là người khởi xướng, lãnh đạo “cải tổ” (perestroika) và “công khai” (glasnost), khi Liên Xô sụp đổ bị coi là “tội đồ” khi bị chỉ trích là đã từ bỏ ý thức hệ cộng sản, là “người hùng” từ quan điểm phương Tây khi nỗ lực dân chủ hoá đất nước. Gorbachev bị buộc thoái vị khi Liên Xô tan rã, lãnh đạo các nước cộng hoà như Liên bang Nga, Ukraine và Belarusia, đặc biệt vai trò của Boris Yelsin, “đảo chính” hoà bình. Sau này, “bày tỏ sự hối tiếc về sự tan rã của Liên Xô nhưng trích dẫn những gì ông thấy những thành tựu của chính quyền khi ông lãnh đạo là: “tự do chính trị và tôn giáo, sự kết thúc của chủ nghĩa toàn trị, sự ra đời của nền dân chủ và nền kinh tế thị trường, và sự kết thúc của cuộc chạy đua vũ trang và Chiến tranh Lạnh”[4]

Tiếp nối M.Gorbachev là Tổng thống Boris Yelsin cầm quyền nước Nga trong một thập kỷ khủng hoảng toàn diện khi chuyển đổi chế độ. Yelsin đã chọn V.Putin kế vị với phẩm chất độc đoán đến “lạnh lùng” và vì sự an toàn cho bản thân và gia đình ông ta. Tất cả những gì xảy ra sau đó, từ năm 2001 đến nay, trong hơn một phần tư thế kỷ dưới quyền cai trị của nhà độc tài xuất thân từ một sĩ quan KGB – cơ quan mật vụ Liên Xô, cho thấy những cách thức cai trị thay đổi phức tạp, nhưng Putin vẫn phải dựa vào hệ thống “nomenklatura” nhưng dưới hình thức khác[5] để duy trì quyền lực. Nước Nga đang ở trong thời kỳ chế độ độc tài kiểu mới…

Một số bài học chủ yếu là: Một là, sự thay đổi chỉ diễn ra trên thượng tầng, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, trước hết là Bộ Chính trị, Ban bí thư; Hai là, với quyền lực tuyệt đối vai trò người đứng đầu quyết định; Ba là, Tổng bí thư có xu hướng cầm quyền suốt đời; Bốn là, sự chuyển giao quyền lực này luôn khó khăn; Năm là, những người thân cận khó đạt thoả thuận để có thể “đảo chính”; Sáu là, không thể có người kế vị là những thời khắc thay đổi; Bảy là, ai tích luỹ đủ quyền lực áp đảo tập thể lãnh đạo sẽ là người thay thế… Và, cuối cùng và quan trọng nhất là chế độ đảng toàn trị không dễ dàng sụp đổ. Dưới đây là hai kịch bản thay đổi có thể.

Một, người đứng đầu Đảng, ông Tổng bí thư, mặc dù có hạn chế về tuổi cao, sức yếu, nhưng vẫn làm chủ “cuộc chơi” theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, thủ trưởng quyết định. Các lãnh đạo chóp bu như nêu ở trên bị kỷ luật vẫn theo nguyên tắc này. Ngoài ra, cơ chế “đảng cử, dân bầu” vẫn được vận hành ‘suôn sẻ’ chứng tỏ mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát của Đảng và người đứng đầu. Bởi vậy, trường hợp tân Chủ tịch nước, mới được “đảng cử và dân bầu”, một chức vị “hữu danh vô thực”, mang tính biểu tượng, đối ngoại, cũng nằm trong sự ‘tính toán’, thậm chí bị coi là “vật tế thần”[6] cho quyền lực tuyệt đối như hai người tiền nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Võ Văn Thưởng vừa phải “chịu trách nhiệm chính trị”.

Kịch bản thứ hai là ông Tổng bí thư có thể đã bị “tiếm quyền”. Luồng ý kiến này cho rằng, mặc dù trên danh nghĩa có quyền lực tuyệt đối, nhưng hạn chế về tuổi cao sức yếu khiến ông dần mất kiểm soát. Để chống tham nhũng “không vùng cấm” kéo dài ông Trọng vẫn phải dựa vào Bộ Công an, và, như hệ quả ngày càng lệ thuộc vào nó. Sức mạnh của Bộ CA được nhân lên và, ông Bộ trưởng đã ‘khôn khéo’ chuẩn bị lực lượng, đặc biệt là nhân sự... Với ưu thế này và, lợi dụng chủ trương chống tham nhũng kết hợp với thanh trừng phe phái, ông Bộ trưởng CA có thể ‘hạ bệ’ các đối thủ cạnh tranh ngôi kế vị Tổng bí thư. Và khi ông Tô Lâm còn đủ các tiêu chuẩn để tiếp tục ở nhiệm kỳ Đại hội 14 thì cương vị Chủ tịch nước chỉ là quá độ và, chức Tổng bí thư, mới chính là tham vọng thực sự...

Các quý vị có thể nêu kịch bản của riêng mình, nhưng sự sụp đổ chế độ toàn trị là không dễ dàng và chưa phải lúc này. Dù ông Tổng Bí thư có vẫn làm “chủ tình hình” hay bị “tiếm quyền” thì ông ấy vẫn kiên định bảo vệ chế độ và, Bộ CA và cá nhân ông Bộ trưởng vẫn là “công cụ đắc lực” để thực thi. Bộ chính trị đã được “kiện toàn” khi bổ sung 3 nhân sự từ trưởng của ba Ban của Đảng: Tuyên giáo, Dân vận và Văn phòng TƯ và, một là từ Chủ nhiệm chính trị Bộ Quốc phòng… Tuy nhiên với các nhân sự chủ chốt trong Bộ Chính trị là công an, quân đội, thì mô hình chuyên chế theo kiểu công an trị cần được cảnh báo…

(Còn tiếp)

Phần 1: Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 1)

Phần 3: Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 3)

_________

Tham khảo:

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân

[2] https://daidoanket.vn/nha-lanh-dao-nikita-khrushchyov-da-bi-lat-do-nhu-the-nao-10141220.html

[3] https://www.rfi.fr/vi/điểm-báo/20230117-b%C3%AD-mật-về-bệnh-tật-của-các-sa-hoàng-đỏ-lênin-stalin-brejnev

[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Mikhail_Gorbachev

[5] Snegovaya, Maria; Petrov, Kirill (2022). "Những cái bóng dài của Liên Xô: mối quan hệ nomenklatura của giới tinh hoa Putin". Các vấn đề hậu Xô Viết.38 (4): 329–348. doi:10.1080/1060586X.2022.2062657. ISSN 1060-586X. S2CID 246185307;

[6] https://www.youtube.com/watch?v=ISHnuoujijw /RFA/Truyền thông quốc tế: ông Tô Lâm có tham vọng làm Tổng bí thư

🔝

Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 3)

Bình luận của Huỳnh Trần 2024.06.06 - RFA

Photo: RFA

III

Cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại

Mô hình chuyên chế đã quay trở lại, trong đó Đảng – Nhà nước được củng cố theo hướng “nhất thể hoá” với tính chất cách mạng, thiên về sử dụng sức mạnh bạo lực được thúc đẩy. Sự thay đổi này được coi như một phản ứng ‘tự vệ’ trước sự tồn vong của chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” trong bối cảnh quốc tế biển đổi nhanh, phức tạp khó lường. Sự “chuyển đổi”này có thể quan sát thấy qua nhiều sự kiện liên tục và, đặc biệt các biến cố chính trị gần đây. Trong đó, một là, khủng hoảng nhân sự ở thượng tầng, “tứ trụ” liên quan đến chống tham nhũng và vẫn đang diễn biến khó lường, với các nhân sự “kiện toàn” bộ máy Đảng có nguồn gốc từ các bộ sức mạnh ; Hai là, khó khăn kinh tế, hiệu ứng phức tạp của thị trường, niềm tin vào chế độ giảm sút ẩn chứa bất ổn xã hội…; Ba là, các yếu tố trong và ngoài nước khác đang thách thức năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống người dân để đảm bảo tính chính danh của chế độ. Đây là tình thế có thể đẩy đất nước vào giai đoạn thay đổi khó lường, bởi vậy cần thiết phải nâng cấp cảnh báo.

Là một chính đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam (CS) nhìn nhận vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh chế độ. Ngày 13/7/2023 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW) ban hành Chỉ thị 24-CT/TW (kiểu chỉ thị nội bộ có đóng dấu “Mật”) về “Bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”. The 88 Project[1] (Dự án 88 hộ trợ và khuyến khích thực hiện nhân quyền ở Việt Nam) “phát hiện” và giải mật vào thời điểm “nhạy cảm” khi Tổng thống J. Biden thăm Việt Nam và nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ thành đối tác chiến lược toàn diện và, sau đó ít ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng đã đến Hà Nội củng cố cấp quan hệ cao nhất giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam tiến hành ngoại giao cây tre trong môi trường quốc tế và khu vực phức tạp khi Mỹ và Trung Quốc vừa là đối tác thương mại vừa là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Ngoài ra, Việt Nam là “đồng minh” ý thức hệ với Trung Quốc khiến giới quan sát chú ý tới “Chỉ thị số 9” của Đảng CS Trung Quốc nhấn mạnh về nguy cơ an ninh chế độ khi hội nhập, mở cửa làm ăn với phương Tây.

Trong khi những tranh luận vẫn diễn ra căng thẳng đối nghịch nhau về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền nói chung và từ nội dung của Chỉ thị 24-CT/TW nói riêng, thì sự “chuyển đổi” từ “toàn trị” sang “chuyên chế” đã diễn ra như con sóng ngầm, không thấy trên bề mặt nhưng mạnh mẽ dưới tầng sâu. Như đã biết, với đặc trưng là đứng trên nhà nước để cai trị, giới lãnh đạo chế độ Đảng CS trong những năm đầu thực hiện chủ trương Đổi mới đã “nhận ra” những rào cản thể chế và đã dần gỡ bỏ, trong đó sự “song trùng” giữa hai cơ quan của Đảng và Nhà nước nhưng cùng một chức năng, chẳng hạn Ban nông nghiệp và Bộ Nông nghiệp… Tuy nhiên, những đòi hỏi cải cách thể chế mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu từ thực tế, tăng cường hội nhập và mở rộng kinh tế thị trường để tăng trưởng đã thách thức năng lực lãnh đạo, quản lý của Đảng…

Thay vì cải cách thể chế chính trị tương thích với thể chế kinh tế, Đảng vẫn theo đuổi quyền lực tuyệt đối để tạo ra những chủ trương, chính sách và các cơ quan, tổ chức “chuyên chế” để đối phó với tham nhũng đã lan rộng và nghiêm trọng… Không khó để nêu các thể chế như vậy. Các Ban đảng như ban Nội chính, Ban Kinh tế… được tái thiết lập và tăng cường, trong đó nổi bật nhất là hệ thống Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trải dài từ Trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, các quy tắc đảng cũng là những “đặc sản” của chế độ toàn trị. Chẳng hạn, Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, trong đó Bộ Chính trị (hay Cấp Uỷ) giới thiệu ứng cử viên duy nhất để bầu trong các đại hội đảng; Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo cho phép lãnh đạo vùng cấm như ở Bộ chính trị “hạ cánh an toàn, không bị truy cứu hình sự” dưới hình thức “chịu trách nhiệm chính trị”; Quy định số 69-QÐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Và mới đây nhất là Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới… Ông Tổng Bí thư Đảng từng được ‘ca ngợi’ là “một bậc thầy về các quy tắc phức tạp”[2]

Như một hệ quả của sự tập trung quyền lực để cai trị, sự tăng cường của các bộ sức mạnh như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và sự đại diện của các lãnh đạo trong cơ cấu của cơ quan quyền lực cao nhất của đảng, Bộ Chính trị. Diễn biến trên chính trường đang khó lường, nhưng như một phản xạ không điều kiện, có thể quan sát nền chính trị của đồng minh ý thức hệ Trung Quốc để đối phó. Tuy nhiên, những khác biệt về thời điểm và sự chuyển giao ngôi vị Tổng bí thư khiến giới quan sát không khỏi “lo lắng” những gì sẽ đến với đất nước và người dân Việt Nam. Một điều không thể trong lúc này là bản chất chế độ không thay đổi.

Chế độ đảng toàn trị với bản chất chuyên chế, cách mạng, cai trị dựa vào hai trụ cột chủ yếu: bộ máy đặc quyền (nomenklatura) và ý thức hệ cộng sản (CNXH). Ngoài những tính chất quyết đoán, bạo lực, kỷ luật, khép kín, có niềm tin, tư duy phức tạp… hai trụ cột này giúp chế độ trở nên tinh vi, dẻo dai và ứng phó cao… Nomenklatura theo tiếng Latin là nomenclature[3], chế độ “danh pháp”, nghĩa là đặt tên hay tạo ra quy tắc đặt tên các tổ chức, dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin không ngừng biến đổi nhằm cải tạo hiện trạng nhằm mục đích tiến tới xã hội cộng sản. Với các trụ cột cai trị này chế độ đảng toàn trị đã “ủ bệnh” và phát tác bất cứ khi nào có cơ hội và dưới các hình thức khác nhau…

Mô hình Putin vẫn phải dựa vào “nomenklatura”, như một tầng lớp cai trị (ruling class[4]), kết hợp với việc sử dụng thân tín, hệ thống đầu sỏ (oligarchs) như một công cụ sức mạnh để cai trị… Và, khi một Trung Quốc đang trỗi dậy hung hăng với mô hình chuyên chế mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành khiến cho nhiều nước, đặc biệt các nước phương Tây, các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đặt vấn đề an ninh chế độ lên trên các vấn đề kinh doanh của họ cũng như dân chủ, nhân quyền nói chung… Trong bối cảnh tham nhũng huỷ hoại chế độ toàn trị và thách thức sự kiên nhẫn của người dân mô hình chuyên chế đã quay lại Việt Nam và, câu hỏi đặt ra là liệu giới lãnh đạo có tránh được vết xe đổ mà các “đồng minh” ý thức hệ đang sa vào?

Phần 1: Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 1)

Phần 2: Tham nhũng hủy hoại chế độ toàn trị, cảnh báo đỏ về mô hình chuyên chế trở lại (Phần 2)

__________________

Tham khảo:

[1] https://the88project.org/about-us/;

[2] https://nghiencuuquocte.org/2021/03/10/con-duong-chinh-tri-cua-nguyen-phu-trong;

[3] Https://en.wikipedia.org/wiki/Nomenklatura;

[4] Nomenklatura: the Soviet ruling class

🔝

Ông Tô Lâm với “thế chẻ tre” trên bàn cờ chính trị Việt Nam

2024.06.06 - RFA

Ông Lương Tam Quang vừa được nắm chức Bộ trưởng Bộ Công an và ngay sau đó là Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh. Chính phủ Việt Nam

Gần đây, các nhà quan sát chính trị Việt Nam ở trong nước và quốc tế tỏ ra ngạc nhiên trước nhiều biến động nhân sự cấp cao ở Hà Nội. Sau khi ông Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị bãi hết các chức vụ, đến 22/5/2024, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước. Hôm 3/6/2024, Thượng tướng Công an Nguyễn Duy Ngọc, một người được cho là thân cận với Đại tướng Tô Lâm trở thành Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Hôm 6/6/2024, Quốc hội bỏ phiếu kín chuẩn y Thượng tướng Công an Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngay trước khi ông Lương Tam Quang được Quốc hội chuẩn y làm Bộ trưởng Công an, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm ở Hà Nội, dành cho RFA một cuộc phỏng vấn. Trong đó ông phân tích về những thay đổi to lớn có thể xảy ra trên chính trường Việt Nam do những chuyển động vừa nêu mang lại.

RFA. Theo ông, những “đường đi nước bước” trên chính trường Hà Nội của ông Tô Lâm trong thời gian qua có đặc điểm gì thú vị?

TS. Nguyễn Quang A

Thứ nhất, tôi nghĩ ông Tô Lâm chắc chắn có một đội ngũ khá là mưu lược, giúp cho ông ấy tính toán các đường đi nước bước. Ví dụ khi bầu Chủ tịch nước hồi tháng 5, 2024,, lúc ấy tôi có nghĩ đến một vấn đề là nếu miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an trước rồi bầu Chủ tịch nước sau thì nhỡ mà miễn nhiệm Bộ trưởng Công an rồi nhưng sau đó người ta lại không bầu ông làm Chủ tịch nước thì sao? Tất nhiên, xác suất của khả năng đó rất là nhỏ, nhưng không thể nói xác suất đó bằng 0 được. Cho nên tôi nghĩ thứ tự của việc làm cái gì trước cái gì sau là rất quan trọng ở đây.

Vì vậy, theo logic của vấn đề thì trước tiên là miễn nhiệm ông ấy khỏi vị trí Bộ trưởng Công an rồi sau đó Quốc hội bầu ông ấy làm Chủ tịch nước. Cuối cùng, mình không rõ ông ấy có tác động hay không, nhưng Quốc hội đã bầu ông ấy làm Chủ tịch nước trước, rồi sau đó mới diễn ra việc miễn nhiệm chức Bộ trưởng. Đó là với trường hợp bầu Chủ tịch nước và miễn nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Công an.

Sau đó đến một cái tin khác. Thực sự thì không có thông tin chính thức nhưng trên mạng xã hội có xuất hiện một bức ảnh chụp panel một cuộc họp của các cán bộ chủ chốt của Bộ Công an. Bây giờ mình cứ giả sử có một cuộc họp như vậy do Đảng ủy Công an tổ chức. Tuy ông Tô Lâm đã thôi chức Bộ trưởng rồi, nhưng ông ấy vẫn là Bí thư Đảng ủy Bộ Công an. Như thế, nếu mà có cuộc họp như vậy, thì ông Tô Lâm phải là nhà đạo diễn. Ít nhất theo thông tin trên mạng, thì ông Tô Lâm không dự cuộc họp đó, và cuộc họp đó cũng không có hai ủy viên Đảng ủy Công an là ông Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Phú Trọng. Theo tiết lộ trên các mạng xã hội thì nội dung cuộc họp “kiện toàn cán bộ chủ chốt Bộ Công an” là do các cán bộ chủ chốt của bộ và giám đốc công an các tỉnh gồm có ba nội dung:

Một là bỏ phiếu để đề nghị ông Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang lên làm Bộ trưởng.

Hai là kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý đưa ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng và vào Bộ Chính trị.

Ba là kiến nghị ông Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Bây giờ mình không biết thông tin chính xác hay không. Mình chỉ giả sử là đã có sự kiện như vậy. Nhưng dẫu sao thì đến bây giờ, chí ít đã có một nửa tin đồn đã thành sự thật, tức là ông Nguyễn Duy Ngọc trở thành Chánh văn phòng Trung ương Đảng. (RFA chú thích: Đến hôm 6/6/ thì hai phần ba tin đồn đã thành sự thực vì ông Lương Tam Quang lên làm bộ trưởng Công an.)

Bây giờ ông Lương Tam Quang có trở thành Ủy viên Bộ Chính trị hay không? Bây giờ còn đang chưa rõ. Một vài ngày hoặc một vài tuần tới, chúng ta sẽ thấy rõ. Nhưng chúng ta có thể đặt ra một giả thuyết sau đây. Bộ Chính trị có thẩm quyền để quyết định ông này, ông kia làm bộ trưởng. Ví dụ, Bộ Chính trị có thể quyết định rằng ông Lương Tam Quang với tư cách là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, chưa là Ủy viên Bộ Chính trị, làm Bộ trưởng Bộ Công an. Cái đó hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của Bộ Chính trị.

Và trong trường hợp Bộ Chính trị quyết định như thế thì ông Thủ tướng sẽ phải thi hành quyết định đó bằng cách giới thiệu ông ấy với Quốc hội để Quốc hội chuẩn y. Nếu Quốc hội chuẩn y thì ông Lương Tam Quang với tư cách là một Thứ trưởng, một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, có thể trở thành Bộ trưởng Bộ Công an, mà chưa cần phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Như thế thì có lợi hơn.

Bởi vì tư cách Ủy viên Bộ Chính trị phải do Ban Chấp hành Trung ương bầu. Thế thì khi nào Ban Chấp hành Trung ương bầu thì bầu ông ấy vào Bộ Chính trị với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công an thì dễ dàng hơn nhiều là khi ông còn chưa có tư cách Bộ trưởng Bộ Công an.

Tức là ở đây, thứ tự của các bước đi là rất quan trọng. Giả sử nếu người ta quyết định bầu ông Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị, rồi sau đó mới bầu ông ấy làm Bộ trưởng Công an thì có rất nhiều bất lợi.

Thứ nhất là phải đợi một cuộc họp tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ương. Mình chưa biết bao giờ. Có thể lại cần một cuộc họp đặc biệt. Nhưng có quá nhiều cuộc họp đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương thì nghe cũng không hay. Nếu làm một hội nghị bất thường như vậy thì cũng cần thời gian, một tuần, vài tuần hoặc hơn, mình không biết được.

Và tại Ban Chấp hành Trung ương ấy, vẫn có nguy cơ là có nhiều người không thích, không muốn bầu ông ấy vào Bộ Chính trị. Như thế sẽ rất khó để bầu ông ấy làm Bộ trưởng Công an.

Cho nên ở đây, thứ tự của mỗi “đường đi nước bước” là rất quan trọng. Thứ tự “làm bộ trưởng trước, bầu vào Bộ Chính trị sau” của ông Lương Tam Quang là thứ tự tốt nhất cho phía ông Tô Lâm. Còn nếu đi theo bước “bầu vào Bộ Chính trị trước, làm Bộ trưởng Công an sau” thì khó hơn vì có khả năng không trúng Bộ Chính trị, mà nếu không trúng Bộ Chính trị thì khó mà làm Bộ trưởng Công an tiếp theo.

Cho nên ở đây giống như đánh cờ vậy. Nước cờ nào đi trước, nước cờ nào đi sau là rất quan trọng. Trong trường hợp này, thứ các bước đi như tôi phân tích lúc mà tiến hành miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an và bầu chức Chủ tịch nước rất quan trọng. Lần này, với ông Lương Tam Quang cũng vậy.

Nếu thời gian tới, nếu đúng là ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị thì có thể nói yêu cầu của Bộ Công an được thực hiện gần như 100%. Trong trường hợp như vậy thì có thể nói thế của ông Tô Lâm sẽ rất mạnh, mạnh như chẻ tre.

RFA. Nếu thế của ông Tô Lâm trở nên “mạnh như chẻ tre” thì chính trường Việt Nam sắp tới có thể có thay đổi gì không?

TS. Nguyễn Quang A

Nếu ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an và được vào Bộ Chính trị thì thế của ông Tô Lâm sẽ rất mạnh, mạnh như chẻ tre. Và như thế thì có nghĩa là trong thời gian trước mắt cũng như những diễn tiến của Đại hội 14 sắp tới, chỉ còn một năm rưỡi nữa, gần như đã ngã ngũ. Có thể nói, quyền lãnh đạo của ông Tô Lâm rất là cao.

Điều đó có ảnh hưởng gì đến chính trường Việt Nam không? Đó là sự thay đổi lãnh đạo tối cao, cho nên chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị Việt Nam, không những ngắn hạn trong thời gian từ giờ đến 2026 mà còn có thể kéo dài ít nhất thêm 5 năm nữa.

Ảnh hưởng đó xấu hay tốt? Chúng ta rất khó phán đoán.

Thế nào là ảnh hưởng xấu, thế nào là ảnh hưởng tốt? Đối với những người ủng hộ nhân quyền và dân chủ sẽ hiểu như thế này tốt, còn những người khác sẽ hiểu thế khác mới là tốt. Cho nên đánh giá như thế thì phải xem ai nêu ra đánh giá đó.

Ví dụ nếu tôi là người đưa ra đánh giá thì cá nhân tôi với tư cách là một người ủng hộ nhân quyền và dân chủ thì tôi thấy có hai khả năng.

Khả năng thứ nhất, có xác suất cao hơn, do mình suy từ quá khứ, từ hoạt động của ông Tô Lâm trong lĩnh vực cụ thể này để mình phán đoán, thì mình thấy là tương lai chính trị khá là ảm đảm. Cái sự đàn áp, cảnh sát hóa nền chính trị sẽ càng tăng cường thêm một mức nữa. Đó là khả năng xấu mà tôi e là có thể xảy ra.

Nhưng cũng có những khả năng khác mà mình không thể loại trừ. Bởi vì mình không có đầy đủ thông tin, mình cũng không biết họ suy nghĩ gì. Có nhiều người khi đã nắm quyền lực trong tay thì họ có thể thay đổi chiều hướng của họ, chiến lược của họ theo hướng tốt hơn, có sự cải thiện về nhân quyền và dân chủ. Cái đó cũng có khả năng, không thể loại trừ. Nếu bộ phận quân sư của ông ấy hiểu và giải thích thêm, có thể có áp lực quốc tế, từ người dân, cũng có thể làm người ta thay đổi chính sách.

Bây giờ thực sự rất khó để nói trước, nhưng tôi nghĩ cả hai khả năng đều có thể.

RFA. Còn chính sách đối ngoại có thể có ảnh hưởng gì không thưa ông?

TS. Nguyễn Quang A

Chắc chắn là chính sách đối ngoại có ảnh hưởng.

Nếu nói về chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác, làm bạn với các nước thì sẽ khó có gì thay đổi, đảo ngược. Về phía Việt Nam, tôi dự đoán không có thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại. Bởi vì mấy chục năm đổi mới là quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới, và trong quá trình đó, ĐCSVN có một sự thống nhất rất lớn, là phải mở cửa, hợp tác, mở rộng quan hệ với các nước. Tôi nghĩ chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác như thế là tốt cho Việt Nam. Và hướng đó là hướng vẫn tiếp tục, dù cho ai lên chi phối nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới.

Ở đây, chúng ta đặt ra giả thiết là ông Tô Lâm đóng vai trò chi phối nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới thì tôi nghĩ đối với chính sách đối nội, đối ngoại, thì phần chính sách của nước ngoài ảnh hưởng tới Việt Nam có thể có vai trò quan trọng. Cái đó có thể sẽ khiến cho người lãnh đạo trong nước thay đổi.

Tôi lấy ví dụ khi ông Võ Văn Thưởng lên làm Chủ tịch nước thì các nước dân chủ lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Đức trong vòng 15 ngày đều gửi điện mừng. Nhưng cho đến hôm nay tôi chưa thấy các nước đó gửi điện mừng tới ông Tô Lâm. Điều đó cũng có thể có tác động gì đó cho bản thân ông Tô Lâm để ông ấy thay đổi chính sách của ông ấy, nếu mà ông ấy trở thành người chi phối nền chính trị Việt Nam.

Trung Quốc, Bắc Triều Tiên thì gửi điện mừng ngay ngày hôm sau. Nhưng mà Mỹ thì chưa, Đức thì chưa, Áo thì chưa. Nhưng mà Bỉ thì có gửi điện mừng rồi, Phần Lan thì có rồi, Hungary thì có rồi. Tôi đã xem kỹ nhưng sẽ tra lại cho chính xác.

RFA xin cảm ơn TS. Nguyễn Quang A đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện này.

🔝

Sáu phụ nữ Việt bị bắt ở Singapore do nghi ngờ lừa đảo kết hôn

2024.06.07 - RFA

Hình minh họa. Ảnh cưới của một cô gái Việt Nam ở Cần Thơ, Việt Nam với chồng nước ngoài hôm 7/5/2008. AP

Mười ba người đã bị bắt giữ gồm sáu phụ nữ Việt Nam và bảy người đàn ông Singapore, vì nghi ngờ lừa đảo kết hôn.

Tạp chí Tri thức loan tin trên trong ngày 7/6 theo nội dung bản tin trên Straits Times.

Theo tin, nhóm nghi phạm trên bị bắt giữ trong cuộc cưỡng chế của Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Singapore (ICA). Mười ba người đều trong độ tuổi từ 22 đến 32.

Các điều tra viên đang xem xét các hành vi phạm tội khai man có thể xảy ra liên quan đến đơn xin cấp thị thực nhập cảnh của các nghi phạm trên.

Đại diện ICA xác nhận vụ bắt giữ là kết quả của cuộc điều tra về một tổ chức bị cáo buộc sắp xếp các cuộc hôn nhân giả. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra sâu hơn về các hành vi phạm tội do các nghi phạm trên gây ra.

Theo ICA, những người bị kết tội có thể bị phạt tới 10.000 USD, phạt tù tới 10 năm hoặc sẽ bị nhận cả hai mức phạt.

Vào năm 2019, Singapore đã tuyên án 11 tháng tù và phạt 10.000 đô la Sing (7.300 USD) với một phụ nữ Việt Nam vì tổ chức kết hôn giả cho một phụ nữ Việt và một người đàn ông Singapore.

ICA tuyên bố sẽ tiếp tục xử lý mạnh tay những môi giới và các cặp vợ chồng kết hôn giả để nhập cư Singapore.

Theo số liệu của ICA, năm 2018, có 53 người đã bị kết án với các hành vi liên quan đến kết hôn giả mạo, giảm mạnh so với 124 người năm 2013. Tuy nhiên, việc triệt phá các trường hợp này và truy tố các nghi phạm vẫn là một thách thức với ICA, do lượng người liên quan khá lớn và các bằng chứng thiếu rõ ràng.

🔝

Vụ giang hồ nổ súng ở Phú Quốc: tăng hình phạt với nhiều bị cáo

2024.06.07 - RFA

Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩm. VNN/V.Vu

Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án cấp cao tại TPHCM đã tuyên án với các bị cáo trong vụ 70 giang hồ tại Phú Quốc hỗn chiến. Trong đó, bị cáo Đoàn Thiên Long bị tăng mức án từ chung thân lên tử hình.

Truyền thông loan tin trên trong ngày 7/6, ngay sau khi kết thúc phiên xét xử phúc thẩm vụ án trên.

HĐXX tuyên chấp nhận một phần kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Kiên Giang; sửa một phần bản án sơ thẩm của TAND tỉnh về hình phạt đối với nhóm giang hồ cầm đầu 70 người hỗn chiến.

Cụ thể, Đoàn Thiên Long bị tuyên mức án tử hình tội “giết người”, 12 năm tù tội tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; tổng hợp hình phạt là tử hình thay cho mức án chung thân. Tại toà, Đoàn Thiên Long - người bắn hai người chết và sáu người bị thương - thừa nhận hành vi "giết người" như cáo trạng mà bản án sơ thẩm đã tuyên.

HĐXX cũng tuyên Phạm Anh Hiếu bị phạt mức án tù chung thân thay án 20 năm tù; Nguyễn Văn Thái (Thái bus) mức án tù chung thân. Nhiều bị cáo còn lại cũng bị tăng án từ hai năm đến bảy năm tù.

Theo cáo trạng, xuất phát từ việc tranh chấp đất đai, Nguyễn Văn Thái cùng nhiều người khác đã nhận bảo kê đo đạc đất tranh chấp cho một người dân ở ấp Bến Tràm. Ngày 27/10/2022, Thái đã rủ thêm các đối tượng giang hồ chuyên bảo kê giành đất, giữ đất tranh chấp khác đi trên nhiều ô tô đến khu vực đất tranh chấp thì xảy ra cự cãi, xô xát với nhóm của Nguyễn Văn Trường (ngụ phường Dương Đông, TP.Phú Quốc).

Trong quá trình đánh nhau, hai người trong nhóm của Thái Bus rượt đuổi nhóm tranh chấp gây náo loạn khu vực. Long đã dùng súng hoa cải bắn ba phát vào nhóm của Trường.

Hậu quả làm Phan Trọng Hải (SN 1998, ngụ tỉnh Nghệ An) và Nguyễn Anh Thư (SN 1996, ngụ tỉnh Cà Mau) tử vong. Riêng Trường và năm người khác bị thương.

🔝

Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại

2024.06.05 - RFA

Sư Thích Minh Tuệ ngày còn được tự do tu tập. VietnamNet

Tung tích của sư Thích Minh Tuệ đến nay vẫn chưa rõ sau cuộc bố ráp của công an vào rạng sáng ngày 3/6 đối với đoàn bộ hành hơn 70 người ở xã Hương Thọ, thành phố Thừa Thiên Huế khiến một Dân biểu Hạ viện tiểu bang California (Mỹ), nơi có số đông người Việt hải ngoại sinh sống, bày tỏ quan ngại.

Kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ hành động

Dân biểu Tạ Đức Trí của Hạ viện tiểu bang California ngày 04/6 gửi thư đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) để bày tỏ sự lo ngại về việc chính quyền Việt Nam đối xử với sư Thích Minh Tuệ (thế danh là Lê Anh Tú).

Nhắc lại hành trình bộ hành của sư Minh Tuệ dọc đất nước Việt Nam, ông Tạ Đức Trí cho rằng nó đã thu hút được nhiều người theo dõi, được truyền cảm hứng từ hành trình đạo đức của sư và khơi dậy một phong trào xã hội ở Việt Nam.

"Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông và nhân chứng gần đây cho biết rằng chế độ Cộng sản ở Việt Nam đã tùy tiện buộc ông phải chấm dứt hành trình của mình và chấm dứt các hoạt động tôn giáo đã thu hút rất nhiều người theo ông. Kể từ đó, ông ấy đã biến mất khỏi công chúng và không rõ tung tích," bức thư bằng tiếng Anh được công bố trên Facebook cá nhân viết.

Trong thư gửi chung cho Ngoại trưởng Antony Blinken, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, và Chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Young Kim, Dân biểu Tạ Đức Trí nói rằng Hà Nội đã viện cớ về việc kiểm soát giao thông để đàn áp quyền tự do tôn giáo của nhà sư và các tín đồ Phật tử, tuỳ tiện buộc sư Thích Minh Tuệ phải ngưng hành trình của mình.

Dân biểu gốc Việt kêu gọi USCIRF vận động cho sư Thích Minh Tuệ và những người theo ông tiếp tục hành trình tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh.

Làm như vậy nhằm khẳng định, nhấn mạnh cam kết của chúng ta đối với nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Chúng ta phải gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng những người tham gia vào các hoạt động tôn giáo có quyền như vậy mà không sợ bị đàn áp và quấy rối,” thư viết

Hiện sư Thích Minh Tuệ đang ở đâu?

Sáng ngày 03/6, truyền thông Nhà nước đồng loạt đưa cùng một bản tin về việc sư Thích Minh Tuệ đã tự nguyện dừng cuộc hành khất.

Ngày hôm sau, báo Pháp luật TPHCM dẫn lời lãnh đạo Công an Thừa Thiên Huế cho biết đã đưa sư Minh Tuệ đến nơi cần đến và Công an Gia Lai (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của sư Minh Tuệ) đã hỗ trợ ông làm căn cước.

Hình ảnh cuối cùng mà người ta nhìn thấy được đưa lên truyền thông đó là hình ảnh một viên công an đang lăn tay cho sư Minh Tuệ, trên người vẫn còn quấn y phấn tảo.

Một YouTuber nói với Đài Á Châu Tự Do, từ chiều 2/6, khu vực gần nơi các thầy dự định nghỉ lại qua đêm đã bị phá sóng và một số YouTuber bị đưa về đồn công an trong đêm, buộc phải cam kết không đưa tin về chuyến bộ hành khất thực của Thích Minh Tuệ và trở về nhà.

Sư Lục Căn, một trong số 72 người đi theo đoàn tu hành thời gian qua, nói trong một video đăng tải trên mạng xã hội ngày 5/6:

Khi đến Quảng Bình, thì được các cơ quan chức năng chăm sóc lo lắng trên đường đi,cứ nghĩ rằng đó là phẩm chất tốt đẹp của người công an nhân dân. Nhưng khi bọn con đến trung tâm Huế, họ sắp xếp cho bọn con địa điểm ăn ngủ. Sau đó gần 1 giờ sáng, gần 300 chiến sỹ cơ động, PC02 (phòng Cảnh sát hình sự - PV) và PC04 (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - PV) ập vào và kèm mỗi người một đến hai người, người bị trói tay, người bị còng.

Bọn con không biết đã phạm tội gì, nhưng đưa bọn con lên xe. Thầy Minh Tuệ đi xe riêng, bọn con đi xe riêng, mỗi xe tầm mười mấy người, đưa bọn con đi qua Đà Nẵng rồi tới tỉnh Quảng Ngãi. Mời bọn con làm việc, nhưng không có giấy mời đâu, mà chả thấy phổ biến gì cho bọn con để bọn con giải tán.”

Nội dung ông này kể trùng với lời kể của ít nhất hai tu sĩ khác trong đoàn sau khi họ bị tách ra và bị buộc quay trở về nhà.

Phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, nơi sư Minh Tuệ ghi danh hộ khẩu thường trú nhưng không có ai nghe máy. Người trực điện thoại của công an huyện Ia Grai từ chối cung cấp thông tin khi được hỏi về tung tích của ông.

Việc sư Minh Tuệ mất tích khiến nhiều người nhớ lại việc đột nhiên vắng bóng của hai lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng trong thế kỷ trước.

Trường hợp đầu tiên là sự mất tích của người sáng lập Phật giáo Hoà Hảo, Đức Huỳnh Phú Sổ, vào đêm 25/2 năm Đinh Hợi (tức ngày 16/4/1947), người chỉ trong vài năm, từ năm 1939, đã thu hút hai triệu tín đồ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng Thường trực của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, cho rằng cá nhân Đức Huỳnh Giáo chủ và sự phát triển mạnh mẽ của nhóm tôn giáo này là chướng ngại cho kế hoạch thôn tính của Việt Minh (tiền thân của Đảng CSVN) thời bấy giờ.

Đảng Cộng sản tổ chức một cuộc hội nghị rồi từ đó ám sát Đức Huỳnh Giáo. Đệ tử trung thành của ngài thoát được, về thánh địa báo tin là Đức Huỳnh Giáo chủ đã bị Việt Minh ám hại tại hội nghị.”

Trường hợp thứ hai là sự mất tích của tổ sư Minh Đăng Quang, người khai sáng hệ phái Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Theo một bài báo đăng trên trang Phật Giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông bị một nhóm người ngoại đạo bắt đi biệt tích vào mùng 01/2 năm Giáp Ngọ (năm 1954) ở khu vực tỉnh Vĩnh Long sau khi thu hút nhiều tín đồ bởi lối tu theo kiểu bộ hành khất thực.

Ông Lê Quang Hiển lo ngại ông Thích Minh Tuệ có kết cục giống hai vị lãnh đạo tôn giáo kể trên. Tuy nhiên, Hoà thượng Thích Không Tánh, Phó Viện trưởng Hội đồng Điều hành của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đưa ra nhận định khác. Ông nói:

Có thể có sự quản thúc, quản chế hay cô lập hay là nếu cần người ta cũng mở rộng ra theo một cái chiều hướng sử dụng sư Minh Tuệ. Còn chuyện ám toán, ám hại theo tôi thì không có. Hiện tại Nhà nước đương quản lý và đưa nắm giữ sư Minh Tuệ nhưng mà không biết người ta sẽ hành xử như thế nào.”

Nhà nước Việt Nam không tin người dân

Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA) cho rằng không ai tin vào câu chuyện lố bịch bịa ra bởi chính quyền rằng Thích Minh Tuệ bỏ cuộc và về nhà.

Cựu Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói trong tin nhắn gửi RFA:

Chính phủ Việt Nam vốn dĩ hoang tưởng về bất kỳ phong trào xã hội nào mà họ không trực tiếp kiểm soát. Khi Thích Minh Tuệ bắt đầu thu hút được một nhóm lớn người ủng hộ đi cùng ông trong các chuyến du hành và một nhóm lớn người theo dõi trên mạng xã hội, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chính quyền đàn áp ông.

Ưu tiên của chính phủ trong việc kiểm soát bất kỳ hình thức biểu đạt tôn giáo nào để đảm bảo nó không đe dọa đến sự kiểm soát của ĐCSVN cũng đã buộc các quan chức phải hành động. Kết quả là các quyền tự do tôn giáo cũng như quyền tự do ngôn luận và hội họp của Thích Minh Tuệ bị chà đạp một cách trắng trợn.”

Ông cho rằng việc đối xử của chính quyền Việt nam cho thấy sự thiếu tin tưởng cố hữu của chế độ độc đảng đối với người dân Việt Nam bởi vì nhà nước không thể tưởng tượng rằng người dân sẽ ủng hộ một nhân vật tôn giáo như vậy mà không có động cơ thầm kín.

Vấn đề cốt lõi là ĐCSVN và chính phủ nhìn thấy những âm mưu, kế hoạch chống lại họ trong mọi việc nên dùng đến biện pháp đàn áp liên tục đối với bất cứ thứ gì mà chính quyền không kiểm soát được.

Sự hoang tưởng này trực tiếp dẫn đến cuộc đàn áp nghiêm trọng đang diễn ra đối với tất cả các cá nhân và nhóm độc lập trong xã hội, khiến Việt Nam trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất ở Đông Nam Á sau chế độ quân sự Myanmar.”

Video ▶️

Tăng đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất lên tiếng

Ngày 04/6, Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (gọi tắt là Tăng đoàn) đã ra Thông bạch về vụ việc và nói sư Thích Minh Tuệ "đúng là một tu sĩ Phật giáo".

Văn bản ký bởi Viện trưởng Hội đồng Điều hành Tăng đoàn Thích Viên Định nói việc tu hành khổ hạnh của sư Minh Tuệ “đã làm cảm động lòng người và quỷ thần, nên đã có hàng ngàn, hàng chục ngàn rồi đến hàng trăm ngàn người đã tháp tùng cùng thầy từng đoạn trên đường thầy đi qua.”

Thông bạch nói tình yêu và sự ngưỡng mộ của người dân dành cho thầy Minh Tuệ làm lu mờ tất cả mọi thần tượng của chế độ, làm sụp đổ tương lai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập và nuôi dưỡng bởi nhà cầm quyền và đe doạ sự tồn vong của nhiều thế lực khác.

Do vậy, nhà cầm quyền đã quyết định vô hiệu hoá thầy Minh Tuệ bằng cách tách ông ra khỏi Phật tử và người dân, an trí thầy một nơi để họ dễ kiểm soát. Việc làm này sẽ khiến "lòng dân và Phật tử sẽ oán trách Nhà cầm quyền và cả Tổ chức Phật giáo do Nhà cầm quyền thành lập, đã tiếp tay cho Nhà cầm quyền."

Thông bạch nói Tăng đoàn “hoan hỷ đón chào sự xuất hiện của sư Minh Tuệ, ủng hộ thầy tiếp tục con đường tu hạnh đầu đà, và cũng cám ơn thầy Minh Tuệ đã thổi một luồng gió mới vào xã hội Việt nam đã suy đồi đạo đức và mất niềm tin vào đạo Phật.”

Tăng đoàn cũng yêu cầu Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn trọng sự chọn lựa tu hạnh đầu đà của sư Minh Tuệ mà không can thiệp, để ông vân du tứ phương, khai hoá người dân, làm cho xã hội từ đó tốt hơn, tử tế hơn và văn minh hơn.

🔝

Dân chủ hóa ở Việt Nam: Tiếng kêu trên hoang mạc?

Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân 2024.06.05 - RFA

Bộ trưởng Công an Tô Lâm. RFA edit

Với sự xuất hiện tân Chủ tịch nước – Đại tướng Tô Lâm có bàn tay sắt và ‘cơ sở hạ tầng’ bao gồm các tướng lĩnh Công an được bố trí tại các vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước, dân chủ hóa ở Việt Nam ngày càng u ám…

-------------------------

Ngày 4/6, mạng xã hội rộ tin Bộ Công an (BCA) đã tiến hành điều tra ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng ban Nội chính. Ông Yên bị mời về trụ sở công an hôm 2/6 và bị câu lưu cho đến nay, theo thông tin từ mạng xã hội và chưa thể kiểm chứng. Tin này lại dấy lên đồn đoán rằng hai phe đang đánh nhau to để giành quyền lực (1). Trước đó, ngày 3/6/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa trao Quyết định của Bộ Chính trị (BCT) điều động Thứ trưởng BCA Nguyễn Duy Ngọc (quê Hưng Yên), giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (VPTWĐ) (2). Theo nguồn tin nội bộ, chiều ngày 28/5, BCA đã có phiên họp ‘đặc biệt’ để lấy phiếu tín nhiệm, đề nghị BCT cử Thứ trưởng Lương Tam Quang (cũng quê Hưng Yên), giữ chức Bộ trưởng BCA. Như vậy, cuộc họp này đã ‘vô hiệu hóa’ Quyết định trước đây cử Thứ trưởng Trận Quốc Tỏ điều hành hoạt động của BCA. Giới phân tích đánh giá đây thực chất là ‘cuộc đảo chính mềm’ của băng Hưng Yên tái xác lập trật tự tại BCA (3). BCT từng có kế hoạch bố trí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thay vị trí ông Tô Lâm ở BCA, nhưng đã không đạt được đồng thuận.

Đại tướng Tô Lâm tiếm quyền và lộng hành gần hai năm qua khiến cho guồng máy bên Đảng chao đảo. Các Ủy viên BCT từ ‘Bộ tứ’, ‘Bộ ngũ’ ngã ngựa từ đầu năm 2024 là các minh chứng. Những sự kiện liên tiếp xẩy ra tuần qua càng chứng tỏ hiệu năng quyền bính của ‘bàn tay sắt’ từ tân CTN. Sự kiện nhà báo thành danh, nhà phản biện xã hội sắc sảo Huy Đức bị Công an bắt ‘nóng’ hôm 1/6 có thể đánh giá là Đại tướng Tô Lâm quyết tâm kiểm soát thông tin và ‘khóa miệng’ những tiếng nói bất đồng quan điểm. Hiện thông tin bắt giữ nhà báo này chưa được chính quyền công bố. Những bài viết của Huy Đức trên FB cá nhân đã trực diện đánh vào quyền uy của Tô Đại tướng cũng như những chính sách ‘sắt máu’ tân CTN vừa trình bày ở Quốc hội (4). Hôm nay là ngày thứ tư, kể từ khi tác giả ‘Bên Thắng Cuôc’ biến mất giữa thủ đô Hà Nội mà bạn bè, gia đình và toàn thể xã hội không hề biết, Huy Đức ‘bốc hơi’ bằng cách nào? Cùng ngày Huy Đức “biến mất”, cũng có tin trên mạng xã hội là Công an cũng đã cho “bốc hơi” Luật sư Trần Đình Triển. Trên mạng xã hội, cái bóng của Huy Đức quá lớn nên nhiều người quên đi một người có tầm ảnh hưởng khác là Luật sư Triển, từng nhiều năm lăn lộn với những người dân ở tận đáy xã hội. Huy Đức và Trần Đình Triển đều được cho là ‘túi khôn’ của phe Nghệ Tĩnh.

Một cuộc bố ráp khác, cuộc ‘đánh úp’ tăng đoàn khất thực của nhà sư Thích Minh Tuệ vào đêm 3/6/2024 có thể được hiểu là quyết tâm của BCA nhằm bóp nghẹt tự do tôn giáo nếu không tu tập theo đường lối của nhà nước. Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí quốc doanh đưa tin là nhà sư Thích Minh Tuệ ‘đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực’. Chẳng mấy ai tin bộ máy truyền thông ‘nói dối hơn Cuội’ ấy, khi nhiều thông tin trên mạng cho biết, sư Minh Tuệ đột nhiên ‘biến mất’, sau khi ngài đến địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế vào buổi chiều hôm trước (2/6), không ai rõ tung tích… (5) Trái ngược với tuyên bố của các cơ quan Nhà nước, sư Minh Nhuận, người đi theo tăng đoàn của sư Minh Tuệ kể lại trong video được đăng tải lên TikTok vào trưa 3/6, cho biết vào khoảng 1 – 2 giờ sáng cùng ngày khi đang nghỉ ở đỉnh đèo Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế, thì có hơn mười chiếc xe 16 chỗ mang biển xanh 75 (biển số xe của tỉnh Thừa Thiên – Huế) và một chiếc xe 24 chỗ (biển số xe tỉnh Gia Lai) chở người đến khống chế các sư. Khi các sư đang ngủ, thì công an ào vào, cứ hai công an xốc nách một nhà sư lôi đi (6). Không biết do ngẫu nhiên, hay có tính trước, sư Thích Minh Tuệ cũng có bản quán là Hà Tĩnh!

Nhiều nguyên thủ không gửi điện mừng

Việt Nam đang bị phân biệt đối xử ngay trong những giao dịch quốc tế bình thường. Từ khi tân CTN Tô Lâm nhậm chức đến nay đã hơn nửa tháng mà vỏn vẹn chỉ khoảng chục quốc gia ‘cất công’ gửi điện mừng (7). Việt Nam một thời tự xưng là ‘lương tâm của thời đại’, nay một tướng công an bốn sao lên ngôi CTN, mà dẫn đầu vẫn chỉ là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Campuchia… chúc mừng, thì đó là điềm báo không hay ho. Riêng Tập Chủ tịch còn nhắc nhở ông Tô Lâm đừng quên cam kết của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng với ông Tập cuối năm ngoái, phải ‘xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc (8). ‘Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã’, chẳng phải ngẫu nhiên, không mấy quốc gia dân chủ bỏ công làm một động thái lễ tân nhỏ nhoi, chúc mừng tân Nguyên thủ quốc gia của một đối tác mà mình có bang giao bình thường, cho dù không ở mức đối tác ấy là gần gũi hay đồng minh. Đại tướng Tô Lâm mới ngồi vào ghế ‘Nguyên thủ quốc gia’ chưa ‘nóng đít’ nhưng đã hiện nguyên hình là một nhà độc tài có hạng. Điều này, ắt sẽ dẫn đến những hệ lụy về đối ngoại cho Việt Nam.

Các nước châu Âu như Đức hay Slovakia càng nhậy cảm đối với Tô đại tướng. Mấy nước này đã và đang tiến hành xác minh khả năng Bộ trưởng Công an Tô Lâm từng sử dụng chuyến thăm của mình tháng 8/2017 để làm bình phong cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Các nước này, do đó, có lý do để chưa thật ‘mặn mà’ chúc mừng Đại tướng Tô Lâm (9). Ngay đến cả Nhật Bản là một đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, và đứng về phương diện an ninh, đang tích cực giúp Hà Nội ‘đối trọng’ với Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự trên Biển Đông, mà đến nay vẫn chưa gửi điện mừng. Khi tìm hiểu, các nguồn tin nội bộ cho biết, Nhật Bản là nước phản đối mọi hoạt động bắt cóc công dân mình. Các vụ bắt cóc công dân Nhật từ các điệp viên Bắc Triều Tiên đã xảy ra trong khoảng thời gian sáu năm từ 1977 tới 1983. Mặc dù chỉ có 17 người Nhật được chính thức công nhận đã bị bắt cóc, song con số thực có thể lên đến hàng trăm (10). Có thể suy luận, đó là lý do tại sao Nhật Bản chậm trễ gửi thư chúc mừng tân CTN?

Tiêu ngữ nước Việt Nam sau năm 1945 có cặp giá trị ‘dân chủ’ và ‘tự do’. Đến năm 1976, dù đổi tên nước (và đây là quyết định sai lầm, duy ý chí cho đến nay chưa sửa được), Đảng vẫn lưu lại hai khái niệm ấy. Tuy nhiên, có lẽ không có ‘cặp đôi’ nào, ĐCSVN vừa căm ghét, vừa sợ hãi, đi cùng với nó là sự thù hận đối với hai giá trị phổ quát này của nhân loại! Tại sao? Tại vì, những ngày nay, nếu tân CTN làm một cuộc một cuộc trưng cầu dân ý như Hiến Pháp quy định, đa số người dân xứ Đông Lào chắc chắn sẽ không chọn cái thể chế đang kìm hãm đất nước và dân tộc, một thể chế đang làm tổn hại đến tính chính danh của quốc gia và kềm giữ cả trăm triệu con người dưới cái ‘bóng đè’ của ĐCSTQ – được cho là điểm tựa vững chãi của ĐCSVN. Những cuộc sát phạt nhau giữa các phe phái trong nội bộ ĐCSVN đang được quốc tế theo dõi. Riêng Trung Quốc gần đây đã lợi dụng lúc nội bộ Việt Nam có vấn đề, đã lấn thêm một bước trên Biển Đông. Bắc Kinh vừa ban hành một quy định mới cho phép Cảnh sát biển bắt và giam giữ người nước ngoài ‘xâm phạm hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm’ với thời gian lên tới 60 ngày. Việt Nam có lên tiếng nhưng dường như không nêu rõ lập trường về quy định trên (11).

*

Tân Chủ tịch nước từ nay là một Đại tướng Công an. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Cuộc hội luận cuối tuần trước của Đài VOA tiếng Việt đã đề cập đến một chủ đề không thể nóng hơn: ‘Liệu Việt Nam có thể chủ động đi trước Trung Quốc về dân chủ hóa’ (12). Không ngẫu nhiên mà buổi hội luận này được bản đài đưa ra vào thời điểm ông Tô Lâm vừa nhậm chức. Trong bối cảnh hiện nay mà những người tham gia cuộc thảo luận vẫn có một buổi ‘DEMO’ thật sáng giá, đi từ các lý thuyết về dân chủ hóa đến hệ ưu tiên những việc cần làm trước mắt để chủ động cuốn hút các tầng lớp xã hội cũng như mọi đối tượng công dân có trách nhiệm trước thời cuộc. Buổi hội luận gần như đi đến một nhận thức chung là, con đường dẫn đến dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ còn lắm gian nan, còn phải vượt qua nhiều chướng ngại về lịch sử, văn hóa và tư tưởng. Nếu không chuẩn bị một lộ trình rõ ràng và sự đồng thuận từ các bên liên quan, quá trình chuyển đổi có thể dẫn đến xung đột nội bộ, gây ra bất ổn chính trị và kinh tế. Trường hợp xấu nhất, sự thất bại trong quá trình chuyển đổi có thể dẫn đến sự trở lại của một chế độ độc tài mới, có thể còn tồi tệ hơn chế độ hiện nay.

___________

Tham khảo:

(1) https://www.datviet.com/to-lam-dau-phan-dinh-trac-nguyen-van-yen-bi-bat/

(2) https://dangcongsan.vn/multimedia/infographic/infographic-chanh-van-phong-trung-uong-dang-nguyen-duy-ngoc-666335.html

(3) https://www.youtube.com/watch?v=xqVQpPbBoTQ

(4)https://www.facebook.com/story.php/?story_fbid=854551130023909&id=100064070886150 Huy Đức: Những suy nghĩ không rời rạc

(5) https://www.voatiengviet.com/a/thich-minh-tue-chan-tran-chi-thep-/7640642.html

(6) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vnm-police-temporarily-detained-monk-minh-tue-06032024081424.html

(7) https://dangcongsan.vn/thoi-su/dien-va-thu-chuc-mung-chu-tich-nuoc-to-lam-665895.html

(8) https://baochinhphu.vn/lanh-dao-lao-trung-quoc-campuchia-gui-dien-va-thu-chuc-mung-chu-tich-nuoc-to-lam-102240522211952269.htm

(9) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-arrest-of-suspect-in-trinh-xuan-thanh-case-shows-that-germany-will-investigate-to-the-end-06072022143140.html

(10)https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_v%E1%BB%A5_b%E1%BA%AFt_c%C3%B3c_c%C3%B4ng_d%C3%A2n_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_B%E1%BA%AFc_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn

(11) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-gives-the-coast-guard-the-right-to-arrest-foreigners-at-sea-vietnam-avoids-the-issue-05292024123922.html

(12) https://www.voatiengviet.com/a/7633002.html

* Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.

🔝