VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_318x120
acrobat  📂  🏠   

RFA - 11

Huy Đức và Trần Đình Triển: Những tiếng thét không thể câm lặng!

Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân 2024.06.13 - RFA

Nhà báo độc lập Trương Huy San (Huy Đức- trái) và Luật sư Trần Đình Triển (phải). VOV

Bắt cóc Huy Đức và Trần Đình Triển, Chủ tịch nước Tô Lâm muốn cảnh báo các tiếng nói phản biện phải câm lặng thời ông ‘lên ngôi’. Hai nhà hoạt động đại diện cho các nhân sỹ trí thức yêu nước già dặn, cao niên đã lên tiếng vì những gì tốt đẹp thời đại mới đang vẫy gọi!

Bắt cóc giữa thanh thiên bạch nhật

Từ đầu tháng, cư dân mạng trong và ngoài Việt Nam hầu như đều thống nhất với nhau, ‘sự bốc hơi’ hôm 1/6/2024 đối với nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển, là một cuộc bắt cóc giữa ban ngày. Nếu chịu khó rà soát kỹ, đấy chẳng phải là vụ ‘human kidnap’ đầu tiên giữa thủ đô ngàn năm văn hiến (1). Không chỉ bây giờ mới xẩy ra chuyện bắt cóc công dân. Ngay cách đây tám năm, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng đã liên đới tới một vụ bắt cóc người Việt từ Đức về nước, bất kể những hệ lụy về ngoại giao (2). Lần này bắt Huy Đức và Trần Đình Triển, Đại tướng Tô Lâm muốn cảnh báo các tiếng nói phản biện phải câm lặng thời ông ‘lên ngôi’. Cùng với việc bắt các nhà phản biện xã hội, Tô Đại tướng cũng tiến hành ngay các hoạt động để thâu tóm quyền bính. Sáng 12/6/2024, tại Hội nghị Tổng kết 40 năm đổi mới, ông Tô Lâm đã phát biểu như một Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư (3). Với việc bắt khẩn cấp hai nhà hoạt động nổi tiếng, Tô Đại tướng công khai thách thức dư luận cả trong nước lẫn quốc tế.

Hơn tuần nay, sau khi báo chí Nhà nước được phép loan tin theo công thức quy định sẵn từ Bộ Công an, dư luận lại phân mảnh thành các luồng đối nghịch nhau, về nguyên nhân vụ bắt cóc nói trên. Cho đến nay, thậm chí sẽ còn kéo dài thời gian nữa, một bộ phận KOLs hả hê việc Huy Đức và Trần Đình Triển bị công an bắt khẩn cấp. Đại diện của luồng dư luận này là những ai? Theo Blogger Đoàn Bảo Châu, thành phần này gồm những kẻ thô bỉ và ‘tiết kiệm não’, tâm địa hẹp hòi, đội lốt dân chủ giả tạo, chỉ ‘khoát nước theo mưa’, ‘gió chiều nào che chiều đấy’ (4). Tuy nhiên, đa phần các KLOs lại có nhận định rất khác. Phần lớn các bài viết từ những cây bút này là sự ngưỡng mộ, ngợi ca và đánh giá cao cả nhà báo đã thành danh Huy Đức lẫn luật sư của người nghèo Trần Đình Triển.

Tuần lễ trước hôm bị ‘bốc hơi’, một cách trực giác, người viết bài này có nói chuyện trên điện thoại với Huy Đức. Trước nay, chúng tôi thường kiệm lời qua phôn, vì cả hai đều ý thức, máy của chúng tôi lúc nào cũng có thể bị nghe trộm… Vì thế, đến giờ này, tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên. Hôm ấy, chúng tôi ‘buôn’ tới hai mươi phút. Cuộc nói chuyện khá dài ấy xoay quanh ‘Bên Thắng Cuộc’ (5). Không thể viết ra đây nội dung cuộc ‘chém gió’ ấy, vì chẳng muốn cung cấp thêm một lý cớ để những ngày này, tại B14 – Trung tâm thẩm vấn quốc gia khét tiếng – an ninh lại hành hạ Huy Đức bạn tôi. Trước khi gác máy, Huy Đức hẹn, cuối tuần, sau Café thứ Bảy, chúng mình gặp nhau anh nhé! Tôi cười buồn, chưa biết giải thích cách nào, vì hoàn cảnh bây giờ của tôi cũng chưa thể thực hiện được lời mời ấy.

Các hiệu ứng từ vụ bắt cóc…

Thật khó có thể tóm tắt hết các ý kiến đánh giá tích cực về Huy Đức và Trần Đình Triển. Theo Facebooker Thông Cào, một trong những bài có thể nói ‘hay không thể tả’, là từ một phụ nữ, cô giáo Nguyễn Thị Tịnh Thy, viết về Huy Đức. Và Thông Cào tự xỉ vả, đám đàn ông nên cảm thấy xấu hổ trước cô Thy. Nghe nói cô là dân Huế, bà xã của một ‘quan làm báo’ (6). Phu nhân của một quan lớn làm báo mà dám bày tỏ chính kiến công khai như thế, thì rõ ràng, với việc bắt Huy Đức và Trần Đình Triển, Tô Đại tướng đừng hòng ép những tiếng thét phản biện câm lặng vĩnh viễn! Chắc chắn số đông sẽ chia sẻ cùng cô Thy, ‘Bên Thắng Cuộc’ là bộ sách về lịch sử Việt Nam sau 1975 do một cá nhân thực hiện với nhiều thông tin chân thật, thái độ khách quan và công bằng nhất. Đây là bộ sách đầu tiên không thuộc quan sử mà thuộc tư sử (cá nhân tự viết), dựng lên một diện mạo đất nước từ năm 1975 đến cuối thập niên 1990, với tất cả những điều được – mất, bằng quan điểm viết sử kinh điển từ ngàn xưa: ‘Thuật nhi bất tác’, chép sử chứ không phải ‘sáng tác’ sử, không tô hồng hay bôi đen hiện thực, không bị chi phối bởi uy vũ và danh lợi (7).

Cái bóng cao của Huy Đức trên các trang mạng xã hội cũng không hề lấn lướt hình ảnh của luật sư Triển. Đáp lại việc VOA đề nghị đưa ra bình luận về động thái của chính quyền Việt Nam bắt giam Luật sư Triển và nhà báo Huy San, hôm 10/6, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ: ‘Chúng tôi thường xuyên kêu gọi Việt Nam tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người tại Việt Nam, phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình, và trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ bất công’ (8). Trên toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức giám sát đã bày tỏ mối quan ngại về sự suy thoái của quyền tự do báo chí ở Việt Nam vì Điều 331 (Bộ luật Hình sự) và Nhà nước do cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lãnh đạo, sau khi ông được thăng chức Chủ tịch nước vào tháng rồi’, vẫn theo Jurist.org. Tổ chức ICJ chuyên bảo vệ quyền lợi cho giới luật sư nói với Đài VOA: ‘Điều này tiếp tục xu hướng đáng quan ngại ở Việt Nam về các cuộc điều tra và tố tụng hình sự không đúng chuẩn mực đối với các luật sư nhân quyền theo Điều 331 mơ hồ, không chính xác và quá rộng’ (9).

Sau ‘tiếng còi’ của Ban Tuyên giáo vốn đã bị an ninh hóa, tất cả truyền thông ‘lề phải’, kể cả những tờ báo lớn nơi Huy Đức từng tác nghiệp, đều đưa cùng một nội dung y chang: ‘Ngày 7/6, Cơ quan an ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Trương Huy San (hay còn gọi là Osin Huy Đức); Huy Đức bị điều tra về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ…’ (10) Điều nghịch lý thứ nhất, ở Việt Nam làm gì có ‘tự do’, ‘dân chủ’ mà lợi dụng? Điều nghịch lý thứ hai, cả Huy Đức lẫn Trần Đình Triển đều thuộc diện ‘Người Cao Tuổi’ (mà 6/6 là ngày kỷ niệm), lại cùng bị bắt cóc ngay trong ‘Ngày Quốc tế Thiếu nhi Việt Nam’ (1/6). Thật quá trớ trêu! Kiếp nạn đổ lên vai hai nhà hoạt động nói trên, đại diện cho các nhân sỹ trí thức yêu nước già dặn, cao niên chỉ lên tiếng vì những gì tốt đẹp mà một kỷ nguyên mới đang vẫy gọi! Một xã hội khi không còn các nhân sỹ trí thức yêu nước lên tiếng phản biện thì xã hội ấy liệu có chết lâm sàng?

Đúng như cô giáo Thy khẳng định, ba chữ ‘Bên Thắng Cuộc’ là bản quyền của Huy Đức. Bất kỳ ai, để lại cho đời một định danh, một thuật ngữ, thành ngữ, điển cố… như thế là đủ để xác định được tên tuổi của mình với thiên hạ (11). Những học giả tên tuổi trên thế giới như Giáo sư Shawn McHale, Đại học George Washington, cũng nhận xét: ‘Sự ấn hành tác phẩm ấy là sự kiện lớn’. Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từ Đại học Harvard dự đoán ‘không ai viết về Việt Nam sau 1975 lại có thể bỏ qua những thông tin trong cuốn sách’. Tiến sĩ Kinh tế Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ thì cho rằng, ‘đổi mới và sự tươi mới từ cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về ‘tính khả tín và ‘độ tin cậy, dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn...’ (12). Sự đời, nói như cô giáo Thy, đôi khi án phạt lại là xác tín, là vòng nguyệt quế cho nhân cách của một con người. Những người yêu lẫn ghét, đều không làm được như các anh. Trong ván cờ người, ván cờ đời, ván cờ đạo nghĩa, Huy Đức và Trần Đình Triển rõ ràng đã là ‘Bên Thắng Cuộc’ (13).

___________

Tham khảo:

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activist-nguyen-tien-trung-tells-about-his-escape-from-pursuit-by-vietnamese-authority-12182023120012.html

(2) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-phu-trong-named-in-the-trial-of-suspect-related-to-trinh-xuan-thanh-case-11142022125417.html

(3) https://baochinhphu.vn/chu-tich-nuoc-to-lam-chu-tri-phien-hop-thu-ba-ban-chi-dao-tong-ket-40-nam-doi-moi-102240612150228577.htm

(4) https://thuymyrfi.blogspot.com/2024/06/oan-bao-chau-nhung-ai-ha-he-voi-tin.html

(5 và 12) https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AAn_th%E1%BA%AFng_cu%E1%BB%99c

(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02V4VUAciRhthXMBPWGEb3VUmZVdYas2M3KHwNuuDUMky7hbzyVLHWvt3PbJpn8rP9l&id=100024722048900

(7và 11) https://www.facebook.com/tinhthy.nguyenthi/posts/pfbid02qCiMmVg1qCsz9XKzTFRTRUk8quq4Bu16TsQkh6RATP93E9jJ6sz1QML3fpbt6mREl

(8 và 9) https://www.voatiengviet.com/a/bat-giam-luat-su-tran-dinh-trien-viet-nam-to-ro-khong-chap-nhan-tieng-noi-chi-trich-phan-bien/7650903.html

(10) https://tuoitre.vn/bat-ong-truong-huy-san-osin-huy-duc-va-ong-tran-dinh-trien-20240602083151396.htm

(13) https://www.facebook.com/tinhthy.nguyenthi/posts/pfbid0mXResy1voPwBzB1NY24v3bdznphsz7QrPM69fWCnzPZ47XnoRwn4UDuVr1cYo51ul

* Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.

🔝

Vai trò của Bãi Thuyền Chài trong tranh chấp tại Biển Đông

2024.06.11 - RFA

Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) sau khi được Việt Nam bồi đắp thêm, dài 4318 mét (Ảnh AMTI / CSIS)

Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), Việt Nam vừa lập một kỷ lục mới trong việc cải tạo, bồi lấp đảo ở Trường Sa.

Từ khoảng tháng 11, 2023 đến nay, Việt Nam đã tăng tốc bồi đắp đảo, nâng diện tích đảo bồi đắp lên khoảng 2.360 mẫu Anh (khoảng 9,6 km2.) Diện tích này gần bằng phân nửa diện tích bồi đắp của Trung Quốc (18,8 km2).

Trong khi ba năm truớc, Việt Nam chỉ bồi đắp được 329 mẫu Anh (tương đương khoảng 1,4 km2), không bằng 1/10 diện tích bồi đắp của Trung Quốc. Các đảo được bồi đắp gồm bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), bãi Đá Lớn (Discovery Great Reef), Đá Nam (South Reef), Nam Yết, Phan Vinh và một số đảo khác.

Để bảo vệ bãi Vũng Mây hay vì mục tiêu lớn hơn?

Liệu việc bồi đắp đảo cấp tốc của Việt Nam có gây quan ngại cho các nước láng giềng như Philippines? Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm CSIS lưu ý rằng “những phản hồi chính thức của Philippines đối với báo cáo của chúng tôi đã nói rằng việc xây dựng đảo của Việt Nam không gây mất ổn định khu vực như Trung Quốc. Bởi vì Việt Nam không sử dụng cơ sở vật chất của mình để đàn áp các quốc gia khác.”

Theo ông Greg Poling, tất cả các công trình xây dựng trên khu vực Trường Sa của Việt Nam dường như nhằm cho phép Việt Nam dễ dàng triển khai các lực lượng hải quân, lực lượng cảnh sát biển và không quân để tuần tra tốt hơn ở Trường Sa và chống lại các cuộc tuần tra hung hãn của Trung Quốc. Tuy vậy, ông cũng cho rằng hiện vẫn phải chờ xem những cơ sở vật chất nào sẽ được lắp đặt trên các đảo đó để có thể biết rõ hơn mục đích của Việt Nam.

Theo báo cáo của AMTI, trong các thực thể được Việt Nam cải tạo nhanh chóng vừa qua, bãi Thuyền Chài được cải tạo mạnh mẽ nhất. Điều đáng chú ý là bãi Thuyền Chài nằm cách vùng bồn trũng Vũng Mây (Rifleman Bank) không xa. Bồn trũng Vũng Mây (Rifleman Bank) hiện nay do Việt Nam quản lý. Hiện có nhà giàn DK-1 tại khu vực này. Theo một số ước tính, bồn trũng Tư Chính và Vũng Mây có trữ lượng “khoảng 800-900 triệu tấn quy dầu.” Như vậy, đây là khu vực quan trọng về mặt kinh tế đối với Việt Nam. Tuy vậy, bồn trũng Vũng Mây nằm cách xa các căn cứ trên đất liền Việt Nam khoảng 360 hải lý, trong khi cách bãi Thuyền Chài chỉ 90 hải lý. Vậy việc nâng cấp bãi Thuyền Chài có phải nhắm đến mục đích bảo vệ vùng bồn trũng Vũng Mây?

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. HCM cho rằng cần nhìn rộng hơn bồn trũng Vũng Mây. Ông nêu ra bốn lý do để Việt Nam bồi đắp đảo cấp tốc thời gian qua.

“Có nhiều lý do để Việt Nam tiến hành bồi đắp đảo ở Trường Sa. Thứ nhất là Việt Nam cần có những khu vực để cứu hộ cứu nạn cho ngư dân trên biển. Thứ hai là Việt Nam cần có tiền đồn để chống đánh bắt cá trái phép và không theo quy định (IUU). Thứ ba là các công trình trên biển rất dễ bị hư hại cho nên cần bảo dưỡng, tôn tạo thường xuyên. Thứ tư Việt Nam nhìn bài học Philippines khi nước này bị yếu thế trong tranh chấp bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).

Lý do nữa cần nói thêm là tính thời điểm. Nghĩa là Việt Nam phải chọn thời điểm thuận lợi để làm việc đó. Năm 2023 là năm Việt Nam nâng cấp quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Do đó, từ cuối năm, Việt Nam có thể yên tâm cải tạo đảo mà không bị ai dòm ngó, cản trở.”

Vai trò của bãi Thuyền Chài?

Theo AMTI, hiện Việt Nam chỉ có đường băng dài 1.300m trên đảo Truờng Sa Lớn. Đường băng này chỉ cho phép máy bay cỡ nhỏ đáp xuống. Tuy nhiên, Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) trong đợt bồi đắp vừa qua, đã được nâng diện tích lên hàng thứ 4 - sau Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập do Trung Quốc bồi đắp. Chiều dài bãi Thuyền Chài đã lên đến 4.318 mét, theo báo cáo của AMTI, đã đủ khả năng làm đường băng dài 3.000m cho máy bay quân sự, vận tải, ném bom... cỡ lớn. Việc bồi đắp bãi Thuyền Chài vẫn đang tiếp diễn và chưa có thiết bị mới được lắp đặt trên đó. Tuy nhiên, quy mô lớn của bãi Thuyền Chài liệu có thể góp phần thay đổi cục diện nào đó trên Biển Đông hay không? Trả lời câu hỏi này, nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải đáp cho RFA:

“Mục tiêu của Việt Nam xưa nay vẫn là bồi lấp đảo nhưng mục tiêu không phải là để làm gì ai mà là giữ được những gì mình đang có. Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là sức mạnh trên biển của họ. Điều đó tạo ra sự đe dọa rất lớn cho các quốc gia ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Đương nhiên, xây dựng trung tâm cứu hộ cứu nạn chỉ là một phần, còn quan trọng hơn là giữ được các tiền đồn mình đang kiểm soát. Cho nên có lẽ Việt Nam muốn xây dựng một căn cứ kiên cố hơn ở bãi Thuyền Chài.

Nhưng cụ thể thế nào thì hiện giờ chúng ta cũng cần chờ đợi thêm mới biết được. Vì bây giờ mọi thứ vẫn đang diễn ra chứ chưa xong.”

Trao đổi với RFA, TS. Nagao Satoru ở Hudson Institute cho rằng bãi Thuyền Chài có thể là hòn đảo trung tâm với đường băng dài 3.000m trong tương lai. Việc bảo vệ bồn trũng Vũng Mây là một vấn đề quan trọng trong chiến lược quân sự của Việt Nam. Tuy nhiên, không dễ nhận ra vì sao Việt Nam lại tập trung vào bãi Thuyền Chài. Việt Nam đang hiện đại hóa nhiều đảo ở Biển Đông và tất cả các cơ sở này đều có mục đích phòng thủ. Vì vậy, theo vị chuyên gia về an ninh quốc tế ở Hudson Institute, dự án cải tạo bãi Thuyền Chài cũng có mục đích phòng thủ.

Theo TS. Nagao Satoru, bóng dáng Trung Quốc luôn hiện diện đằng sau các bước đi này của Việt Nam ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc đã và đang xây dựng một loạt đảo nhân tạo. Chưa có ai đủ khả năng ngăn chặn được Trung Quốc. Trong tình hình như vậy, Việt Nam cũng cần duy trì thế cân bằng quân sự với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xây đảo nhân tạo thì việc Việt Nam phản ứng tương tự là đúng đắn. Vì vậy, theo TS. Nagao, có thể so sánh hoạt động cải tạo đảo này như một cuộc “chạy đua vũ trang” giữa Trung Quốc và Việt Nam. So với Trung Quốc, hoạt động xây dựng của Việt Nam có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không hiện đại hóa như vậy, Trung Quốc sẽ càng mở rộng khoảng cách về sức mạnh quân sự ở Biển Đông và sớm xâm lược các đảo khác, TS. Nagao Satoru nhận xét.

🔝

Dân biểu Mỹ Michelle Steel lên án hành xử của chính quyền Việt Nam với sư Thích Minh Tuệ

2024.06.12 - RFA

Sư Thích Minh Tuệ tại Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. STR / AFP

Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel vào ngày 11 tháng 6 ra thông cáo báo chí lặp lại kêu gọi Bộ Ngoại giao của Chính phủ Tổng thống Joe Biden hiện nay đưa Việt Nam vào lại danh sách Các quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm (CPC) do tình trạng bách hại tự do tôn giáo ngày càng tăng; đặc biệt tình hình Sư Minh Tuệ hiện nay.

Thông cáo báo chí nhắc lại vào tháng ba vừa qua, Dân biểu Michelle Steel đã có thúc giục Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken liệt Việt Nam vào danh sách CPC.

Dân biểu Michelle Steel được dẫn lời trong thông cáo báo chí nguyên văn rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam đang theo gương Trung Quốc tiến hành những chiến thuật đàn áp bằng những biện pháp cấm cách quyền bày tỏ tín ngưỡng - tôn giáo một cách rùng rợn. Hành xử của cơ quan chức năng Việt Nam đối với khất sĩ Minh Tuệ và những người theo ông là không thể biện minh và hoàn toàn sai trái. Hoa Kỳ có trách nhiệm đạo đức bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên thế giới, và Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken cần sử dụng quyền lực đầy đủ của cơ quan này đấu tranh đối với tình trạng đàn áp tại Việt Nam.”

Vừa qua, Khất sĩ Minh Tuệ đột nhiên mất dạng trong đêm ngày 2/6, rạng sáng ngày 3/6 cùng với những tăng sĩ theo ông sau cả tháng trời thực hành khất thực trên đường. Vị khất sĩ này không thuộc Giáo hội Phật giáo của Nhà nước.

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) kiên trì đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC, cùng với những nước đàn áp tôn giáo khác gồm Trung Quốc, Cuba, Iran, Bắc Hàn và Nga.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc cơ quan chức năng Việt Nam đang tùy tiện giam giữ nhiều cá nhân chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ; ngoài ra Hà Nội còn đòi hỏi các cộng đồng tôn giáo và hội thánh tư gia phải đăng ký để được phụng tự theo niềm tin của họ.

Trong thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, Dân biểu Michelle Steel nêu rõ Hoa Kỳ phải làm tất cả mọi việc có thể để bảo vệ quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và ngăn chặn tình trạng đàn áp thêm nữa đối với những ai thực hành niềm tin tôn giáo một cách ôn hòa.

___________

VTV công bố phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ, dân mạng phát hiện nhiều nghi vấn

Bộ Công an cần minh bạch tung tích của sư Thích Minh Tuệ!

Thực hư việc Ban Tôn giáo Chính phủ nói sư Minh Tuệ "tự nguyện dừng bộ hành khất thực"

Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Vì sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?

Tu như Thích Minh Tuệ thì được lợi ích gì?

Hạnh đầu… độc của sư Thích Trúc Thái Minh

Phật cũng phải vào biên chế

Đại tự lâm nguy (Phần 1)

Đại tự lâm nguy (Phần 2)

🔝

Phật cũng phải vào biên chế

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn 2024.05.19 - RFA

RFA-11-01

Sư Thích Minh Tuệ trò chuyện với người qua đường. Báo Người Lao Động

Hôm qua mưa to mát mẻ. Rảnh hơi, tôi ra vườn bứt một đám bông cúc, ngồi xếp bằng đình huỳnh chơi trò bói hoa.

Người ta hay bói tình yêu, còn tôi là công dân Việt Nam gương mẫu, tất nhiên tôi chơi trò bói thời sự.

Bứt một cánh cúc: Sư quốc doanh.

Bứt cánh thứ hai: Sư ngoài quốc doanh.

Sư ngoài, sư trong

Sư ngoài quốc doanh thì dễ rồi. Mấy tuần nay cả thế giới người Việt chộn rộn lên với ông thầy Thích Minh Tuệ, cái ông ốm teo nhưng rắn như sắt nguội, bận cái y phấn tảo đủ màu, ôm bình bát DIY bằng lòng nồi cơm điện cưa vành, đi bộ du hành học Phật từ Bắc vào Nam. A cái ông thầy này mới thiệt là kỳ: trước giờ thọ thực thì chỉ nhận cơm chay đủ ăn, ăn xong bữa trong ngày rồi thì Phật tử quỳ lạy năn nỉ cũng không nhận nữa. Người ta mang vật thực tới chờ đợi cho thầy thì chỉ nhận một phần, còn nói có các thầy khác cùng đi với mình, chia ra đi cho mỗi thầy một phần. Phật tử tặng tiền thì cười, dứt khoát không nhận, đã vậy sẵn dư một chai nước trong bình bát cầm ra tặng lại cho người ta một chai rồi bỏ đi lập tức. Ngủ thì vô nghĩa trang, cánh đồng, nhà hoang, gió mưa thì quấn y quấn bạt chịu đựng.

Lại còn thêm không xưng là sư, là thầy của bất cứ ai, cũng không tu trong chùa nào, chỉ là một công dân đang tu tập theo Phật. Không giảng pháp cũng không thuyết pháp, chỉ nói chuyện hồn nhiên như đứa trẻ nhưng Phật tử lẫn người ngoài đạo Phật cứ nhìn cách thực hành tu tập của thầy thì một mực đi theo, quét đường, rắc hoa, đảnh lễ, thắp nến, treo bạt che mưa. Thầy ngồi trong nghĩa trang, dân đi theo thắp nhang cầu nguyện cho tất cả các phần mộ quanh đó. Thầy ngồi trên đống sỏi, dân đứng ngồi xung quanh nghe thầy nói chuyện. Thầy ngồi giữa cánh đồng trơ chân rạ, dân xúm xít mang nước, che ô. Khung cảnh thực sự y hệt những gì được viết, vẽ trong các sách Phật về ngày Phật ra đời. Là sự ngưỡng vọng, yêu thương, thành kính và tận tụy một cách tự nhiên, từ trong đáy lòng, không thể dùng cách bắt buộc nào mà tạo ra được.

Không chỉ mình Thích Minh Tuệ mà còn một nhóm các sư, các thầy từ những phái tu học khác nhau trên đường bộ hành học Phật. Họ cùng gặp nhau ở một điểm: dốc lòng muốn trải nghiệm lại những gì Đức Phật đã trải và đã dạy. Họ từ chối những khả năng sở hữu vật chất và cả lời ca tụng.

Còn sư trong quốc doanh?

Dĩ nhiên con số các tăng, các ni có tên chính thức trong các chùa, các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là bậc chân tu hay vừa vừa tu thôi, vẫn là chiếm đa số. Các sư, thầy, tăng, ni đang sống đạo hạnh, chuyên cần tu tập và chăm lo cho đời sống tâm linh an lành của một vùng đất, là chỗ dựa tinh thần của Phật tử là rất nhiều, không thể kể hết.

Xin kính cẩn đảnh lễ họ.

Nhưng…

Các sư to, sư lớn nhưng càn rỡ, xảo quyệt, lừa gạt, dâm dê, tham-sân-si đủ combo, sao mà đếm cũng mỏi tay.

Sư xin tí khí: Đại đức Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng ở xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, từng dẫn nữ Phật tử vào thất định giở trò đồi bại.

Sư thích đập hộp: Đại đức Thích Thanh Cường, trụ trì chùa Cương Xá, xã Tân Hưng, TP Hải Dương đăng hình đập hộp iPhone 6 (năm đó mới ra, rất oách) và khoe dùng điện thoại Vertu giá 600 triệu đồng mới “sứng tầm” (thôi thì tha cho sư cái tội khoe của, nhưng viết trên mạng xã hội còn sai chính tả thì nhất quyết không thể tha được). Vẫn trên mạng xã hội, Sư Cường còn khoe ảnh đội mũ bộ đội, mặc áo rằn ri, cầm súng, ngồi ăn bên một bàn tiệc ê hề…

Sư cúng sao giải hạn: Thượng tọa Thích Thanh Quyết trụ trì chùa Phúc Khánh, chùa Non Nước (Hà Nội) và chùa Yên Tử (Quảng Ninh). Chùa làm giàu bằng cách nhận tiền của Phật tử để cúng sao giải hạn. Chùa nổi tiếng từ một lần từ chối cúng sao giải hạn cho một phụ nữ vì chị này thiếu 50.000 đồng so với mức giá chùa đưa ra.

Sư oan gia trái chủ: Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Sư Minh luôn luôn rao giảng kiếp trước của mỗi con người đều từng gây vô số oan gia, cho nên tất cả các biến cố, bệnh tật hay điều không mong muốn của kiếp này đều do các trái chủ trả thù. Muốn chữa bệnh hay giải trừ mọi điều bất như ý chỉ có một cách duy nhất là cúng dường tiền bạc của cải cho chùa Ba Vàng, cúng càng nhiều càng đạt được ý nguyện. Nếu chưa đạt thì là do cúng vẫn chưa đủ hoặc chưa thành tâm.

Sư giả danh trí thức: Thượng tọa Thích Tuệ Hải, trụ trì chùa Long Hương ở tỉnh Đồng Nai. Lập công ty bán nước tương, gạo lức, muối mè với giá thăng thiên, tuyên bố chữa khỏi hẳn tất cả các bệnh từ viêm gan, ung thư, đến HIV, COVID chỉ với nước tương gạo lức bột sắn dây… do công ty của sư bán ra.

Sư thích tiền chẵn, giảng nhân quả theo kiểu quả táo nhãn lồng: Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Sư giảng:

-Khi còn trẻ mà ham mê du lịch nhiều nơi về già sẽ bị liệt nằm một chỗ.

-Nếu hàng xóm hát karaoke làm mình khó chịu thì dán một cái băng rôn trước cửa nhà họ ghi dòng chữ “Sống hát karaoke, chết làm ma câm”.

-Vong ở Tây đang rất khổ. Họ chỉ muốn qua Việt Nam thôi.

-Nằm võng thì tổn phước.

-Phật tử lấy tiền mệnh giá thấp nhét vào tượng Phật thì năm đó sẽ gặp xui. Lấy tiền mệnh giá cao đưa tận tay thầy trụ trì thì năm đó sẽ gặp hên.

Dân mạng quý thương các vị sư ấy quá, bèn ưu ái tặng thêm nhiều pháp danh có thể xài chung cho (cùng một hạng): Thích Tí Khí, Thích Chuyển Khoản, Thích Tiền Chẵn… Riêng sư Thích Trúc Thái Minh thì tôi xin đặt thêm tên nữa: Thích Sám Hối. Bởi, sau khi bị phạt sám hối đại tăng vì dọa dẫm người dân để kiếm tiền giải oan gia trái chủ cách đây mấy năm, sư Minh lại tiếp tục bày ra trò “xá lợi tóc Phật tự chuyển động” lừa cả đám đông dân chúng u mê khóc rưng rức. Báo chí và truyền thông xã hội làm um lên, buộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thể làm ngơ. Sau vụ đó, sư Minh lại… xin sám hối!

Không hiểu phong thủy ra sao mà vài năm nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam gặp nhiều ca sư hàng độc như vậy. Cũng chẳng hiểu nhân sự thiếu thốn đến mức nào mà các sư bị kỷ luật xong lại tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ cũ, để rồi lại … sư quen chùa cũ rất chóng vánh!

Phật Thích Ca Mâu Ni không phải của riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Vào buổi tối 16/5, đùng phát có công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát ra liên quan đến Thích Minh Tuệ. Chính cái công văn bị dân mạng chê là đầy sân si vì nó nói ông Thích Minh Tuệ không có tên trong nhân sự của bất cứ chùa hay cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho nên ông không phải là tu sĩ. Giáo hội cẩn thận căn dặn các chi nhánh địa phương nhắc nhở người dân để đừng nhầm lẫn ông Thích Minh Tuệ là nhà sư.

Công văn này rất xách mé, gọi tên tục của Thích Minh Tuệ chứ không gọi pháp danh của ông để tỏ rõ thái độ bề trên của kẻ đi tu có thẻ với người chỉ một mực xưng mình là một công dân đang trên đường tu học, một lòng học theo Đức Thích Ca.

Nhưng mà dân không chịu nghe theo cái công văn. Người ta cứ quét đường, rải hoa, đảnh lễ, hỏi pháp, chào đón và đi theo Thích Minh Tuệ.

Và đừng nhìn cái bề ngoài lúc nào cũng tươi cười hay cách nói chuyện hồn nhiên của Thích Minh Tuệ mà lầm. Ông không ăn nói trơn tru bóng bẩy, không lên giọng xuống giọng bổng trầm du dương hay nhấn mạnh vào các trọng tâm như nhiều Thích Chuyển Khoản thực hành rất thuần thục khi giảng pháp. Ông nói nhiều khi ngắt quãng, từ ngữ bình dân đơn giản khiến một đám Thích Tiền Chẵn bám vào đấy cười rú lên miệt thị “thằng ba trợn ôm nồi cơm điện đi lang thang”, như Thích Chân Quang lồng lộn lên bôi nhọ.

Thế nhưng hãy nghe ông đáp trả công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào sáng 18/5/2024:

“Con không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và cũng không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Con cũng cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó (…).

Con chưa từng nhận mình là sư hay là thầy. Con không có thị giả, cũng không nhận đệ tử. Con chỉ là một người cố gắng thực hành tu học theo Đức Phật. Đức Phật, Phật pháp không của riêng ai cả (mà) là của nhân loại (…) Phật Thích Ca Mâu Ni không phải của riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Trời ơi trời ơi, nốc ao chưa? Thật sướng khoái, thật chí lý, đã đời vô cùng! Nổi sóng từ mạng đến đời, rất nhiều người dẫn lại câu nói này của Thích Minh Tuệ.

Đang không tự dưng thổi gió thành bão khiến nó quật ngược lại tối tăm mặt mũi, chiều 17/5, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải (lật đật) quánh chánh. Ý quánh chánh rằng, Giáo hội tôn trọng quyền tự do và thực hành tín ngưỡng của tất cả mọi người, tuy nhiên, “qua sự việc ông Minh Tuệ, nhiều người đã có hành vi xúc phạm, miệt thị đối với một số chư tôn đức tăng ni cũng như đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Thế nên phải mách mẹ để xử lý bọn chúng.

Hên ghê, tới lần quánh chánh này Giáo hội đã chịu công nhận cái tên Minh Tuệ chứ không (dám) tiếp tục xách mé gọi là người đàn ông tên Lê Anh Tú nữa.

Túm lại, cuối cùng ý định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn Phật cũng phải vào… biên chế, đã thất bại toàn tập.

Giá như Giáo hội Phật giáo Việt Nam minh tỉnh nhìn lại sự thật là có (rất không ít) sư trụ trì các chùa, là nhân sự chính thức, là tu sĩ cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng vào rất nhiều giới luật và pháp luật. Sự thật là họ chẳng hề sám hối, sửa chữa bất cứ điều gì mà vẫn tiếp tục sắm vai các bậc chân tu đạo mạo, tiếp tục lừa gạt Phật tử và người dân.

Nói theo ngôn ngữ đang thịnh hành thì họ đã vi phạm quy định về những điều tu sĩ không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của trụ trì các chùa, cơ sở thờ tự, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo Phật, và chùa.

Rồi học tập các vị trụ cột trong giới lãnh đạo Việt Nam vừa qua, làm đơn xin thôi tất cả các chức vụ, nghỉ công tác.

Thế có phải đã tốt đời đẹp đạo, Phật tử tán thán vang lừng không?

__________

Tham khảo:

https://www.tiktok.com/@trongtran.87/video/7359003933571812628

https://phatgiao.org.vn/giao-hoi-pgvn-noi-ro-them-cong-van-ve-hien-tuong-su-thich-minh-tue-d83684.html

https://nld.com.vn/su-thich-minh-tue-noi-gi-ve-van-ban-cua-hoi-dong-tri-su-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-19624051722184127.htm

https://phatgiao.org.vn/giao-hoi-pgvn-thong-tin-ve-hien-tuong-su-thich-minh-tue-d83662.html

https://vietnamnet.vn/dai-duc-thich-truc-thai-minh-sam-hoi-bi-ky-luat-2235296.html

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

🔝

Một năm sau vụ tấn công ở Đắk Lắk: Ông Y Quynh Bdap bị bắt ở Thái Lan và có thể bị dẫn độ về nước

2024.06.12 - RFA

Ông Y Quynh Buon Dap trong trang phục dân tộc trong bức hinh chụp ngày 11/4/2024. Facebook Y Quynh

Một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan bị cảnh sát nước này bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông phải đối diện với bản án 10 năm tù vì bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk.

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ông Y Quynh Bdap (hay còn gọi là Mathew) hôm 11/6, tròn một năm sau vụ hàng chục người Thượng tấn công vào hai trụ sở cơ quan công quyền ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm chín người thiệt mạng trong đó có sáu cán bộ công an, và ít nhất ba người tham gia vụ việc bị bắn chết hoặc tự sát.

Ông Y Phic Hdok, thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) cùng với ông Y Quynh cho hay, ông nhận được tin nhắn từ ông Y Quynh Bdap thông báo về việc bị cảnh sát bắt giữ ở Bangkok vào ngày 11/6 với vỏn vẹn dòng tin: "Anh đã bị bắt rồi."

Ông Y Phic kêu gọi Chính phủ Thái Lan tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và từ chối yêu cầu dẫn độ trái pháp luật của Việt Nam đối với ông Y Quynh và các thành viên khác của MSFJ. Ông nói với RFA:

"Ông Y Quynh đã được UNHCR công nhận tư cách tị nạn chính trị, nên Thái Lan có nghĩa vụ bảo vệ quyền của ông. Tôi kêu gọi Thái Lan đứng lên bảo vệ các nguyên tắc nhân quyền và pháp quyền, từ chối yêu cầu bất hợp pháp của Việt Nam về việc trả đũa các thành viên MSFJ.”

Một phóng viên của RFA ở Thái Lan cho biết theo nguồn tin không chính thức từ Cảnh sát Thái Lan, ông Y Quynh bị bắt giữ vào lúc 9 giờ tối ngày 11/6. Theo nguồn tin này, ông sẽ bị đưa ra toà xét xử vào ngày hôm sau về cáo buộc “lưu trú quá hạn.”

Một đại diện của tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Bangkok không nêu danh tính vì lý do an toàn cho biết, một quan chức ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan xác nhận đang xử lý yêu cầu dẫn độ Y Quynh Bdap từ Chính phủ Việt Nam.

Phóng viên gọi điện cho ông Surasak Surinkaew, Phó Tư lệnh Điều tra của Cục xuất nhập cảnh Thái Lan để hỏi về vụ việc, tuy nhiên quan chức này không bắt máy.

Phóng viên gửi email cho Văn phòng Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc (UNHCR) và Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (OHCHR) ở Bangkok để hỏi thông tin về nhà hoạt động Y Quynh Bdap. Chỉ có UNHCR phản hồi rằng cơ quan này không cung cấp thông tin cá nhân của người tị nạn.

Phóng viên cũng gửi câu hỏi chất vấn tới Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng cũng chưa nhận được ngay phản hồi. Cơ quan này thường không trả lời email của RFA.

Đàn áp xuyên quốc gia

Ngay sau khi ông Y Quynh Bdap bị bắt giữ, ông Christopher MacLeod - một luật sư người Canada chuyên về kiện tụng xuyên biên giới, gửi thư tới Đại sứ Canada tại Thái Lan và Văn phòng UNHCR tại Canada, để thông báo về vụ bắt giữ này.

Theo nội dung thư, luật sư Christopher MacLeod cho biết, ông Y Quynh Bdap được Đại Sứ quán Canada phỏng vấn vào ngày 10/6 liên quan đến yêu cầu tị nạn.

Ông được nhân viên của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên Hiệp Quốc đưa đến Đại sứ quán Canada để tham dự cuộc phỏng vấn, và chở ông đến một nơi an toàn để chờ quyết định của phía Canada.

Ông bị cảnh sát bắt vào tối hôm sau với cáo buộc “lưu trú quá hạn” trong khi Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Thái Lan trục xuất ông về nước.

Luật sư Christopher MacLeod đề nghị Đại Sứ quán Canada tại Bangkok yêu cầu chính quyền Thái Lan từ chối mọi yêu cầu dẫn độ Y Quynh Bdap về nước, nơi ông bị "vu oan là khủng bố và sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng nếu bị buộc quay trở lại Việt Nam."

Tất cả chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp xuyên quốc gia,” vị luật sư nói.

Ông Y Phic Hdok, người từng có thời gian xin tị nạn ở Thái Lan và hiện đang định cư tại Mỹ cho rằng, chính quyền Việt Nam luôn tìm cách bắt giữ ông Y Quynh Bdap và các thành viên khác của MSFJ vì tổ chức này thường xuyên gửi báo cáo về đàn áp tự do tôn giáo ở Tây Nguyên tới LHQ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.

Do vậy, lợi dụng vụ tấn công bạo lực ở Cư Kuin một năm trước, an ninh Việt Nam gán ghép MSFJ là tổ chức khủng bố để có cớ bắt giữ thành viên của nhóm.

Ông Y Phic cho rằng nếu trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, Thái Lan sẽ vi phạm các cam kết quốc tế về nhân quyền, tham dự vào đàn áp xuyên biên giới, và không xứng đáng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ mà quốc gia này đang muốn ứng cử trong khoá tới.

Hồi tháng 11/2023, truyền thông Nhà nước cho biết cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã đặc biệt đối với ông Y Quynh Bdap với tội danh "khủng bố" theo Điều 229 của Bộ luật hình sự.

Trả lời RFA sau đó, ông Y Quynh Bdap cho rằng, chính quyền đã lợi dụng vụ việc để vu khống nhằm "làm mờ danh tiếng và dập tắt tiếng nói nhân quyền” của ông.

Trong phiên toà tháng 1/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk đã xét xử vụ án "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm" và tuyên án vắng mặt ông Y Quynh Bdap mức án 10 năm tù giam.

🔝