Hồng Ngọc 12-5-2024 - TD
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuân Cầu, tiền thân là Công ty TNHH Xuân Cầu (Piaggio Xuân Cầu), được thành lập vào ngày 28-4-2000. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Xuân Cầu là Tô Dũng, sinh năm 1962.
Xuân Cầu là tên một ngôi làng cổ, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu nằm sát con sông đào Bắc Hưng Hải là nơi chôn nhau cắt rốn của anh em nhà Tô Dũng.
Ông Tô Dũng trong một sự kiện đầu tư. Nguồn: Báo Đầu tư
Công ty TNHH Xuân Cầu (Xuân Cầu Holding) có địa chỉ tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 2.150 tỷ đồng. Xuân Cầu Holding là công ty chuyên phân phối hàng đầu dòng xe Piaggio của Ý ở Việt Nam. Sau công ty này chuyển sang hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.
Đại diện pháp luật của Xuân Cầu Holding là ông Tô Dũng, một đại gia kín tiếng trong ngành bất động sản, nắm gần 62% vốn, bà Tô Thị Thu Hiền 16,2%, bà Tô Hồ Thu 7,8%; ông Tô Duy 11,1 % và một số cá nhân khác nắm 3%.
Điểm sơ qua các dự án của Xuân Cầu Holdings đầu tư:
1. Khu biệt thự và du lịch sinh thái Hòa Sơn (Green Vesion), có tổng quỹ đất dự án 183,47 hecta với tổng mức đầu tư 1000 tỷ đồng.
2. Khu đô thị sinh thái Văn Giang, Hưng Yên, với tổng diện tích gần 200 hecta, vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.
3. Khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas ở Thạch Thất, Hà Nội, có tổng diện tích gần 50 hecta, gồm 500 căn biệt thự và nhà vườn, vốn đầu tư 1500 tỷ đồng. Ngân hàng Vietcombank và BIDV rót vốn.
4. Khu biệt thự Sinh thái Yên Bình (Xanh Villas II) tại Thạch Thất, Hà Nội, có diện tích 6,42 hecta, gồm 60 biệt thự cao cấp, mỗi biệt thự có diện tích 1000 m2.
5. Khu Du lịch Kim Bôi, có diện tích 30 hecta, gồm khách sạn cao 15 tầng và khu nhà phố thương mại. Địa chỉ tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
6. Dự án Khu phi thuế quan – Logistics và công nghiệp Lạch Huyện, địa chỉ TP Hải Phòng. Tháng 12-2021, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng (Heza) trao quyết định đầu tư cho Tập đoàn Xuân Cầu. Dự án này có diện tích 742 hecta, vốn đầu tư “khủng”, lên đến 11.000 tỷ đồng.
7. Dự án Khu đô thị sinh thái Diêm Vân, tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Diện tích 130 hecta, vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng.
8. Dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi: Ngày 2-5-2024, UBND tỉnh Hòa Bình vừa chấp thuận Liên danh Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Phố (CityLand) đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn. Diện tích 60 hecta, vốn đầu tư 5000 tỷ đồng.
Xem thêm: https://baotiengdan.com/2024/05/11/ai-bao-ke-cho-tap-doan-cityland-cuop-dat-quoc-phong/
9. Các dự án khác
Ngoài ra, Xuân Cầu Holding còn sở hữu tổ hợp khách sạn – trung tâm thương mại Xuân Phú Hưng; khu resort Xuân Phú Hải, Mercure Cát Bà, MP Resort – Phú Quốc, Gành đá đĩa – Phú Yên, sân golf Phượng hoàng – Phú Yên…
Buôn xe, buôn bất động sản, đầu tư dự án đô thị, du lịch, xây villa để bán chưa đủ, bỗng một ngày, Xuân Cầu nhảy vào lĩnh vực năng lượng. Rất nhanh, Xuân Cầu có được các dự án mà các tập đoàn chuyên đầu tư về năng lượng – năng lượng tái tạo, có nằm mơ cũng không thấy:
1. Nhà máy điện Mặt trời Tây Ninh, vốn đầu tư 9000 tỷ, trên diện tích 504 hecta.
2. Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 5.1 và Dầu tiếng 5.2, cũng tại Tây Ninh, diện tích 322 hecta, vốn đầu tư 7120 tỷ.
3. Nhà máy Điện gió số 7 tại Vĩnh Châu, tỉn Sóc Trăng, diện tích 3.000 hecta, vốn dầu tư 5700 tỷ.
4. Nhà máy điện gió Cồn Cỏ: UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Chính phủ bổ sung dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cồn Cỏ vào quy hoạch phát triển điện lực. Dự án do Công ty TNHH Xuân Cầu đề xuất, có công suất 1.000MW, xây dựng ở vùng biển ngoài khơi đảo Cồn Cỏ và huyện Gio Linh.
5. Dự ăn điện gió La Gàn: Cuối tháng 1-2023, Xuân Cầu ký bản ghi nhớ hợp tác với các Tập đoàn nổi tiếng của Đan Mạch, Copenhagen Infrastrcture Partners (CIP) và công ty liên kết Copenhagen Offshore Partners (COP) nhằm thực hiện sự chuẩn bị cần thiết cho việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn (tỉnh Bình Thuận), có tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến 10,5 tỷ USD.
Xuân Cầu của ai?
Tính đến tháng 8-2019, Xuân Cầu có quy mô vốn điều lệ ở mức 2.150 tỉ đồng, do 6 cổ đông tham gia góp vốn. Trong đó ông Tô Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Xuân Cầu sở hữu 61,76% vốn điều lệ. Các cổ đông khác chia nhau phần vốn còn lại, gồm: Tô Thị Thu Hiền 16,15%; Tô Duy 11,1%; Tô Hồ Thu 7,77%; Bùi Quang Hiếu 3% và Nguyễn Hùng Mạnh 0,22%.
Dư luận tò mò, không biết Xuân Cầu là của ai mà “khủng” đến như vậy. Xin được bật mí cùng quý độc giả. Tô Dũng chính là em trai của ông Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, bộ trưởng Công an từ năm 2016 đến nay.
Tô Thị Thu Hiền, sinh năm 1963, là em gái của Tô Lâm
Tô Duy, sinh năm 1992, là con trai của Tô Dũng
Tô Hồ Thu, sinh năm 1996, là con gái Tô Dũng
Vợ ông Tô Dũng (mẹ Tô Duy và Tô Hồ Thu) là bà Hồ Sông Hồng. Bà Hồng là con gái ông Hồ Cơ (1922-2018).
Ông Hồ Cơ quê Quảng Ngãi, tập kết ra Bắc năm 1954, từng giữ chức Phó giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục. Ông cũng là thầy giáo của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, giai đoạn 1950 – 1953.
Đến đây, mọi người có thể hiểu vì sao Tập đoàn Xuân Cầu không những thâu tóm bất động sản, mà còn trúng thầu, được chỉ định thầu các đại dự án có vốn đầu tư từ ngân sách lên lến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đặc biệt hơn nữa, chưa bao giờ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, hay các cơ quan điều tra nào dám nhắc đến cái tên Xuân Cầu trong các báo cáo hoặc bêu tên trên truyền thông của đảng.
Nhiều cây bút sừng sỏ, các KoLs trên mạng xã hội, từng chỉ trích đích danh Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Bộ trưởng… về vấn đề nọ kia, nhưng tuyệt đối chưa bao giờ họ dám đụng đến Tô Dũng và “đế chế” Xuân Cầu.
Lê Văn Đoành 16-4-2024 - TD
Mặc dù Võ Văn Thưởng đã bị loại khỏi vị trí A2, nhưng chính trường Việt Nam xem ra vẫn chưa hạ nhiệt. Những cuộc so găng tranh giành vị trí chóp bu trong đảng Cộng sản Việt Nam từ bây giờ cho tới Đại hội 14, dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2026, vẫn tiếp tục gay cấn, đầy kịch tính và hấp dẫn cho đến phút cuối.
Cho đến sáng ngày 7-4-2024, là ngày đầu tiên trong chuyến đi năm ngày của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc, nhiều người chắc chắn rằng Vương Đình Huệ sẽ thay Nguyễn Phú Trọng ngồi vào ghế A1, làm lãnh tụ tối cao, Tổng bí thư khoá 14. Thế nhưng, đời luôn có chữ “nhưng” cay nghiệt…
Vương Đình Huệ bắt tay Tập Cận Bình tại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 8-4-2024. Nguồn: Vietnam News Agency
Chiều 12-4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Ngay khi vừa bước ra khỏi máy bay, ông Phạm Thái Hà, thành viên trong phái đoàn đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an mời về trụ sở làm việc.
Xem như Phạm Thái Hà đã bị bắt, nhưng Bộ Công an chưa công bố trên cổng thông tin Bộ Công an.
Phạm Thái Hà phạm tội gì?
Phạm Thái Hà sinh năm 1976, quê Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hà có học vị tiến sĩ kinh tế; là kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hà hiện nắm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Theo thông tin chúng tôi có được, Phạm Thái Hà bị khởi tố bắt giam với hai tội danh: Tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự; và tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Được biết, số tiền mà Phạm Thái Hà nhận hối lộ và thu nhập bất chính, có thể lên đến con số hơn một ngàn tỷ đồng.
Chân dung Phó chủ nhiệm VP quốc hội Phạm Thái Hà. Nguồn: QHVN
Để hiểu thêm nội tình, cần trở lại các diễn biến của những ngày trước đó.
Sáng 7-4-2024, phái đoàn Vương Đình Huệ ra sân bay đi Trung Quốc, thì chiều tối cùng ngày, Bộ Công an đã “tóm” Nguyễn Duy Hưng và một số thuộc cấp của Hưng. Dù bị bắt từ hôm 7-4, nhưng tám ngày sau, chiều 15-4-2024, Bộ Công an mới công bố thông tin bắt giữ Nguyễn Duy Hưng.
***
Nguyễn Duy Hưng, sinh năm 1974, quê Nghệ An. Hưng hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An. Hưng bị khởi tố bắt giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 3, Điều 222 và khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Nhiều năm qua, Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cho hai thuộc hạ là Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, đứng ra bảo kê, giúp các công ty, doanh nghiệp khác thắng các gói thầu khủng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp nhận thầu dự án đã đưa cho “nhóm Thuận An” số tiền hối lộ hàng chục đến trăm tỷ đồng, tuỳ theo tổng vốn dự án đầu tư. Tiền nhận được, “nhóm Thuận An” chuyển cho ông chủ Nguyễn Duy Hưng.
Về phần Nguyễn Duy Hưng, Hưng bỏ túi một phần trong số tiền khủng kia, phần còn lại Hưng chỉ đạo “nhóm Thuận An” hối lộ cho Phạm Thái Hà. Đổi lại, Phạm Thái Hà dùng quyền lực, cùng với các mối quan hệ cấp cao, tác động các chủ dự án, các ban quản lý đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vốn từ nhà nước, để cho “nhóm Thuận An” trúng thầu.
Ảnh: Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Thuận An Group. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Tập đoàn Thuận An, trước đây là Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Duy Hưng, có địa chỉ tại số 141 đường Trường Chinh, tổ 20, phường Trung Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8-2020 là 300 tỷ đồng.
Dù là công ty có quy mô nhỏ, với số vốn khiêm tốn, nhưng Thuận An trong vai trò trực tiếp hoặc liên danh với các nhà thầu khác để trúng các gói thầu hoặc được chỉ định thầu các dự án có vốn trăm tỷ, ngàn tỷ, thậm chí lên đến vài chục ngàn tỷ.
Các dự án cầu, đường vành đai, đường cao tốc Bắc – Nam, từ Lào Cai, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Hà Nội… vào đến Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Nha Trang, TP HCM, Cần Thơ, đều có sự tham gia của Thuận An Group. Các cây cầu nổi tiếng như Rạch Miễu 2, Vĩnh Tuy 2… đều ghi tên Thuận An.
So sánh Thuận An Group với Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thì Phúc Sơn chỉ là “muỗi”. Dư luận trong và ngoài ngành công an đang bàn tán, cho rằng số tiền 64 tỷ đồng mà Đặng Trung Hoành, em họ của Võ Văn Thưởng, nhận của Phúc Sơn 12 năm trước, cũng chỉ là “tiền lẻ” so với con số ngàn tỷ mà Phạm Thái Hà nhận từ Thuận An.
Câu hỏi đặt ra là, ông trợ lý Phạm Thái Hà đã sử dụng số tiền khổng lồ đó vào đâu?
Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ bị gọi tên
Phạm Thái Hà là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ. Hà theo Huệ suốt gần 20 năm qua như hình với bóng, từ khi Huệ mới chỉ là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Phạm Thái Hà từng kinh qua các chức vụ: Thư ký Tổng Kiểm toán Nhà nước; thư ký Bộ trưởng Bộ Tài chính; hàm Vụ trưởng, thư ký của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; trợ lý Phó thủ tướng Chính phủ; trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội; trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Quá trình công tác và thăng tiến của Phạm Thái Hà luôn song hành với các nấc thang quyền lực của họ Vương. Với chuỗi sai phạm, nhúng chàm của Phạm Thái Hà, ông Huệ khó chối bỏ được trách nhiệm. Vương Đình Huệ đang rơi vào tình cảnh của Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam lúc trước, và của Võ Văn Thưởng gần đây.
Phạm Thái Hà là “tay hòm chìa khoá” của Vương Đình Huệ. Dù cho Hà có kiên quyết không khai ra những ai đã được chia dòng tiền do Hà nhận hối lộ, thì vị Chủ tịch Quốc hội cũng không thể vô can.
Trung ương, Bộ Chính trị cũng đã quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ là Uỷ viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Với trách nhiệm nêu gương, nếu có vấn đề sức khỏe không bảo đảm, hay uy tín giảm sút thì xin thôi và cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ được giao của cán bộ cấp cao.
Dự đoán Vương Đình Huệ sẽ viết đơn xin nghỉ. Nếu không làm như vậy, Huệ chắc chắn sẽ hứng tiếp “seri đòn” từ phía Bộ Công an để biến thành “củi”. Đến lúc đó, e rằng mọi thoả hiệp sẽ không còn giá trị. Khi vòng tố tụng mở rộng, nhắm đến cái tên Vương Đình Huệ, xem ra cái kết sẽ cay đắng hơn nhiều.
Không phải bây giờ Vương Đình Huệ mới bị tấn công. Nhiều năm trước cho đến hôm nay, nghi án Huệ có con với nữ ca sĩ Hương Tràm, khiến cô ta trốn biệt ở Mỹ, không dám về Việt Nam, vẫn còn mang tính thời sự. Ngoài ra, tên của các “bóng hồng” khác có quan hệ đáng ngờ với Vương Đình Huệ như: Giáng Hương – em gái hoa hậu Giáng My; Tống Diệu Hằng – một fashionista nổi tiếng; Phạm Phương Thảo – ca sĩ dân ca; Phan Thị Thuý Linh – Uỷ viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Thư ký…
Có lẽ do không đủ hồ sơ, chứng cứ vụ “gái gú” để buộc tội Vương Đình Huệ về vi phạm “đạo đức và lối sống”, nên đối thủ chính trị đã nhắm đến Phạm Thái Hà và Nguyễn Duy Hưng, “đánh bao vây” nhằm buộc Huệ phải giương cờ trắng.
Cuối ngày hôm nay, thông tin nội bộ mà chúng tôi có được, Vương Đình Huệ đã viết đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng và chức Chủ tịch Quốc hội.
Như vậy Vương Đình Huệ có thể là nhân vật thứ ba trong “tứ trụ” khoá 13, sau Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, bị hạ bệ, truất phế. Huệ sẽ trở thành người thứ 5 trong Bộ Chính trị khoá 13 bị bức ép phải làm đơn xin “về vườn” khi còn hai năm nữa mới kết thúc nhiệm kỳ.
Vương Đình Huệ bên Nguyễn Phú Trọng tại một sự kiện. Nguồn: TTXVN
Nguyễn Phú Trọng hiện đang ôm đầu. Chiến dịch “đốt lò”, “không có bất kỳ vùng cấm” của ông Trọng đã cho “hổ” Tô Lâm quyền năng vô đối. Giờ ông Trọng bó tay, chịu trận. Các đồ đệ do ông dìu dắt, giới thiệu, bồi dưỡng, lần lượt biến thành “củi tươi”, bê bối và rơi rụng.
Ông Trọng học tập Trung Quốc để duy trì sự cai trị của đảng cộng sản, nhưng ông quên rằng Tập Cận Bình không bao giờ chia ghế Ủy viên Bộ Chính trị cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng và bộ trưởng Bộ Công an, chứ đừng nói gì đến các vị trí chóp bu trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Chiếc ghế A1, vị trí tối cao trong đảng luôn là mơ ước, tham vọng quyền lực của bất kỳ nhân vật nào trong đảng. Nhiều nhân vật đã phải chết hoặc “dở sống dở chết” khi tranh giành ngôi vị cao nhất này. Vương Đình Huệ sẽ bị phế truất bởi Huệ quá cao ngạo, xem thường tất cả, kể từ khi được ông Trọng đích thân quy hoạch ghế A1, nhiệm kỳ 2026-2031.
Ủy viên Bộ Chính trị “kinh qua một nhiệm kỳ” hiện tại chỉ còn bốn nhân vật: Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai và Tô Lâm. “Minh chủ võ lâm” của đại hội khoá 14 đã bắt đầu lộ diện!