02.06.2024 6:42 - VNTB
Thích Chân Quang và cựu Tổng Bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh. Ảnh trên mạng
Ảnh AP
Chánh Thành
Thích Chân Quang là cháu ông Hồ
Thích Chân Quang tên thật là Vương Tấn Việt, tốt nghiệp tiến sĩ luật tại Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam năm 2022. Sau đó, ngày 05/04/2022, Thích Chân Quang về nhà thờ họ Hồ (Nghệ An) để làm lễ “vinh quy bái tổ”. Tại đây ông Quang đã nhận mình là cháu ruột ông Hồ Chí Minh, chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Trước đó, năm 2007, ông Quang cũng từng ra Nghệ An thăm viếng các làng xã quê hương ở Quỳnh Lưu và Nam Đàn, và nhận họ hàng với chú bác, anh chị em, con cháu… dòng tộc nhà họ Nguyễn tại đây.
Theo như lời ông ta tự nói, ông Nguyễn Sinh Sắc hai người vợ. Người vợ đầu là bà Hoàng Thị Loan, có 4 con với ông Sắc, lần lượt là Nguyễn Thị Thanh (con gái cả, sinh năm 1884), Nguyễn Sinh Khiêm (con thứ, 1888), Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh, 1890) và Nguyễn Sinh Xinh (mất sớm).
Năm Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng trong kỳ thi Hội. Tới năm 1907, ông Sắc được bổ nhiệm Tri huyện Bình Khê. Sang năm 1911 trong lúc nhậu say, ông Sắc ra lệnh đánh một số nông dân chậm nộp thuế, làm một người chết. Bị vua kết trọng tội, đánh phạt và bắt giam, nhưng ông Sắc trốn thoát và chạy vào xứ Cao Lãnh – Đồng Tháp, tự xưng là Cụ Vương, làm nghề bắt mạch, bốc thuốc.
Tại Cao Lãnh, Nguyễn Sinh Sắc cưới thêm một người vợ họ Mai, tới năm 1927 thì sinh ra người con trai tên Vương Chí Nghĩa. Như vậy, Vương Chí Nghĩa là em cùng cha khác mẹ với ông Hồ Chí Minh. Sau này ông Nghĩa có 2 người con trai và 5 người con gái, Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) là một trong số đó.
Nếu đúng như vậy thì ông Quang gọi Hồ Chí Minh là bác ruột.
“Vùng cấm” Thích Chân Quang
Chính vì được cho là cháu ruột Hồ Chí Minh, nên Thích Chân Quang rất được các quan chức theo đuôi nịnh bợ, tâng bốc. Trong buổi lễ tri ân thầy cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp ông Quang tốt nghiệp tiến sĩ năm 2022, có sự góp mặt của ông Hoàng Chí Bảo, người chuyên bịa ra những câu chuyện không tưởng về Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Chí Bảo từng là Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài, Nhân lực.
Tại buổi lễ này ông Bảo đã dành những lời nịnh hót không tưởng cho ông Quang. Ông Bảo nói: ” Tôi cũng muốn nói thêm cảm nhận riêng của tôi về Thầy Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) của chúng ta. Tôi cứ suy nghĩ mãi tên của Thầy cả tên trong cuộc đời và tên Pháp danh. Vương Tấn Việt là một cái tên rất đẹp. “Tấn Việt” nghĩa là chúng ta đang khát vọng phát triển đất nước và tên của Thầy có thể nói như là một biểu tượng tinh thần, trước hết cho bản thân của Thầy, cũng như là một niềm truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta, hãy góp phần vào sự phát triển đất nước đó bằng những công việc bình dị nhưng lại rất sâu sắc. Còn tên Pháp danh của Thầy là TT. Thích Chân Quang, “Chân Quang” là chân lý rạng sáng, và điều ấy có thể tìm thấy trong chiều sâu của triết lý nhà Phật, cũng như triết lý của ngoài đời”.
“Tôi có một may mắn là được dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu và truyền bá về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi có một cảm nhận như thế này, Tiến sĩ Vương Tấn Việt của chúng ta mang được những nét hình ảnh rất đẹp của Bác Hồ. Thầy có một gương mặt rất phúc hậu, một khả năng truyền cảm rất tốt đẹp, và sự truyền cảm đó, với những nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh, người ta gọi là Bác Hồ của chúng ta có một biệt tài là thuyết phục, thu phục rồi đến chinh phục cả lòng người nữa. Tôi nghĩ rằng, những nỗ lực trong sự nghiệp tu hành của Thầy và bây giờ lại song hành với sự nghiệp Khoa học nữa, thì chắc chắn Thầy sẽ đem lại những thiện cảm rất tốt đẹp cho chúng ta”. Ông Bảo nịnh ông Quang. (1)
Thích Chân Quang cũng từng gặp gỡ với những nhân vật được cho là con ruột ông Hồ Chí Minh như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tất Trung. Và có nhiều hình ảnh chụp lưu niệm được phát tán trên mạng xã hội, và báo chí. Chính vì mối quan hệ mật thiết này mà Thích Chân Quang mới có thể tỏ ra vô cùng ngạo mạn và có nhiều phát biểu ngược đời, hàm hồ, mê tín dị đoan nhưng vẫn không hề bị xử lý.
Ví dụ năm 2014, ông này từng thuyết giảng: “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn”. Hoặc gần đây mạng xã hội lưu truyền những lời dạy vô cùng nhảm nhí về luân hồi, nhân quả như người nào thích đi du lịch thì bị quả báo nằm liệt giường, người nào phí phạm nước thì đầu thai vào sa mạc, hát karaoke nhiều thì thành ma câm, thích câu cá thì kiếp sau bị lở miệng, ung thư miệng…
Thích Chân Quang cũng từng dạy Phật tử cúng dường thì phải cúng tiền chẵn chứ không nên cúng tiền lẻ. Bao nhiêu tiền công đức thì có lẽ khó thống kê, nhưng chỉ thấy ông Quang đi xe hơi hạng sang như Audi, Mercedes… Mới đây mạng xã hội còn lan truyền tin ông Quang đi mua chiếc Volkswagen Viloran 2 tỷ đồng mà không cần trả giá. Bị dư luận tấn công, ông bỏ luôn 5o triệu tiền đặt cọc. Chứng tỏ tiền của ông không hề ít và ông xài không cần suy nghĩ. Ông sống xa hoa như một vị vua!
Thích Chân Quang đã bị rất nhiều người đưa đơn thư tố cáo về các phát ngôn và hành vi của ông ta. Thế nhưng mọi chuyện đâu vẫn vào đó. Thậm chí, có người chỉ trích Thích Chân Quang đã bị công an bắt giam. Đó là trường hợp ông Dương Hồng Hiếu, một người dùng mạng xã hội đã bị công an tỉnh Kiên Giang bắt giam theo điều 331 vì có chỉ trích các phát ngôn của ông Quang.
Rõ ràng, nếu ông Quang là tu sĩ chân chính, thì ông đã không sân si với đời, không tố cáo người dân lương thiện. Việc công an bắt giam người chỉ trích Thích Chân Quang cũng cho thấy ông Quang là “vùng cấm”, là một nhân vật không thể đụng tới. Có thể chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng phải từ chức, hoặc đi tù, nhưng Thích Chân Quang có phải vì tự nhận là cháu ruột Hồ Chí Minh nên “bất khả xâm phạm”?
Tham khảo:
(1) https://thientonphatquang.com/nhung-chia-se-day-xuc-dong-cua-gs-hoang-chi-bao-ve-tan-tien-si-vuong-tan-viet-tt-thich-chan-quang/
02.06.2024 7:43 - VNTB
Nguyễn Thị Sen
Lúc còn tự do, nhà báo Phạm Chí Dũng từng nói, cây bút báo tín hiệu Osin Huy Đức là một người dám viết nhiều chuyện cung đình nhưng không ai dám bắt. Nhưng chỉ sau 5 năm nhà báo Phạm Chí Dũng thụ án tù, vật đổi, sao dời, nhà báo Huy Đức đã bị bắt. Có lẽ Huy Đức sẽ bị truy tố theo điều 331 vì đã “mạo phạm” tới lãnh tụ và lãnh đạo cấp cao.
Giữa những thông tin được cho là phát ngôn của nhiều phe phái đang đấu đá kịch liệt tại Việt Nam, đã có dự đoán rằng Huy Đức sẽ là người xộ khám tiếp theo vì đã biết quá nhiều cũng như đã tới lúc thu lưới. Cô gái Đồ Long – Lê Nguyễn Hương Trà đã đưa tin Osin Huy Đức bị bắt và cơ quan điều tra đang tiến hành khám xét nhà riêng của ông.
Huy Đức một vài năm trở lại dường như không viết nhiều nữa mà dùng nhiều thời gian để đi trồng rừng hay đấu giá, quyên góp giúp thân nhân của những gia đình các chiến sĩ hy sinh ở Trường sa. Thỉnh thoảng, ông có vài bài viết trên Facebook được nhiều người chia sẻ, bình luận.
Những bài viết gần đây nhất của Huy Đức đã đụng chạm đến người quyền lực nhất Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. Trong bài đăng đề cập đến “Đức trị hay Pháp trị”, Huy Đức nêu đích danh Nguyễn Phú Trọng và chỉ trích việc chống tham nhũng nửa vời cũng như sự bất lực trong quản trị quốc gia của ông Trọng tuy có bày tỏ sự cảm phục đối với Tổng Bí Thư về lối sống liêm khiết. Huy Đức cũng thẳng thừng cho rằng “tấm gương đạo đức” của ai đó cũng không có ích gì trong quản trị quốc gia mà là thể chế.
“Những người biết chuyện cung đình đánh giá cao sự giữ gìn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông [ít nhất là cho đến nay]. Nhưng, quản trị quốc gia [trong đó có chống tham nhũng] phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào “tấm gương đạo đức” của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.
Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có “đổi mới II” trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa.”
Bài viết đã có từ năm 2016, nhưng tới nay những dự báo của Huy Đức đã thành sự thật. Chỉ hô hào đạo đức cùng giữ thân trong sạch, công cuộc đốt lò của ông Trọng chỉ là hớt váng trên mặt để mị dân mà không giải quyết gì được vấn đề gốc rễ. Khai quật lại bài cũ ý cũ, Huy Đức đã tiếp rượu cũ cho người ta có cớ bắt mình trong giai đoạn nhạy cảm này.
Một bài đăng khác cách đây 2 ngày về cựu Tổng Thống Trump bị tuyên bố có tội với tất cả 34 tội danh, trong đó Huy Đức cho rằng “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khi những kẻ thô bạo và vô liêm sỉ nhất, chỉ vì quyền lực cá nhân, cũng có thể biến một nền dân chủ như nước Mỹ trở thành đám đông hoang dã.”
Nhiều người cho rằng đây là Huy Đức mượn Tây để nói Đông trong khi không ít những người khác miệt thị người viết vì đã dám “mạo phạm” ông Trump của họ. Tuy nhiên có lẽ Huy Đức thật đang mắng tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm, mới tuyên thê, chưa ngồi nóng ghế.
Nhưng thật ra Huy Đức mắng không sai. Tô Lâm đúng là thô bạo khi còn là tướng công an đã chỉ huy rất nhiều vụ bắt bớ, tấn công dân thường mà không hề có đối thoại. Tô Lâm cũng thuộc hạng vô liêm sỉ bậc nhất khi sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế để đạt được mục đích chính trị, thậm chí trở thành kẻ bị truy tố ở Slovakia.
Với chức danh nguyên thủ quốc gia, Tô Lâm sẽ phải tiếp khách nước ngoài với “cái phốt” vi phạm luật quốc tế và là kẻ đang bị truy tố. Đám đông hoang dã bỏ phiếu gần 100% tán thành Tô Lâm làm Chủ tịch nước cũng vô liêm sỉ không kém. Chỉ một câu thôi, Huy Đức đã vỗ hết mặt các ban bệ trên tầng cao. Huy Đức bị bắt, cho tới lúc này cũng đã là đúng với quy trình khi chân lý và quyền lực thuộc về kẻ mạnh và đám đông hoang dã.
25.05.2023 5:33 - VNTB
Huyền Linh – Long Đức
Lịch sử Phật giáo Việt Nam ghi, Huế, sáng ngày rằm tháng tư năm Quý Mão 1963, một cuộc rước Phật truyền thống được cử hành từ chùa Diệu Đế về Từ Đàm với hàng trăm ngàn tăng, tín đồ với các biểu ngữ: Kính Mừng Phật Đản – Cờ Phật Giáo Quốc Tế Không Thể Bị Triệt Hạ – Phật Giáo Đồ Nhất Trí Bảo Vệ Chính Pháp Dù Phải Hy Sinh – Yêu Cầu Chính Phủ Thi Hành Chính Sách Tôn Giáo Bình Đẳng – Chúng Tôi Không Từ Chối Một Hy Sinh Nào -…
Lễ Phật đản Phật lịch 2507 thành tựu, và tối hôm đó, đoàn người từ các nơi vân tập về Đài Phát Thanh để đón nghe chương trình Kỷ niệm Phật Đản theo thông lệ hằng năm, nhưng năm nay Đài không những không cho phát thanh mà đến 21 giờ, một lực lượng quân đội cảnh sát, mở cuộc đàn áp, kết quả có 8 Phật tử đã chết.
Trước sự kiện giọt nước tràn ly này, năm cấp Trị sự Phật giáo toàn quốc – Trung Phần và Thừa Thiên ra bản Tuyên Ngôn mở đầu cho cuộc vận động đòi quyền “bình đẳng và tự do tôn giáo” với 5 nguyện vọng như sau:
1. Yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt Giáo kỳ của Phật giáo.
2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội Truyền giáo Thiên Chúa đã được ghi trong đạo dụ số 10.
3. Yêu cầu Chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo.
4. Yêu cầu cho tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo.
5. Yêu cầu Chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức.
Ngày 25-5-1963, tại thủ Đô Sài Gòn, Ban Trị Sự Trung Ương Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam triệu tập một cuộc họp gồm 10 giáo phái, Hội đoàn Nam, Bắc Tông và Phật giáo Hoa – Miên tại chùa Xá Lợi, đã đi đến thống nhất thành lập Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo, do hòa thượng Thích Tâm Châu làm chủ tịch, đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của Đại lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết, và đồng lòng thông qua tuyên ngôn với 2 nội dung:
1. Ủng hộ toàn diện năm nguyện vọng tối thiểu và thiêng liêng nhất của Phật giáo Việt Nam, đã ghi trong bản tuyên ngôn nói trên.
2. Thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo động và hợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy.
Hòa thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết đã ra lời hiệu triệu và diễn từ ngày 1-6-1963 với tôn lệnh:
1. “Bất bạo động” đến kỳ cùng.
2. Trước khi mặt trời lặn và mặt trời mọc, tức ban đêm, các Phật tử tuyệt đối không xê dịch, tụ tập ngoài đường.
3. Nhưng được phép tùy nguyện biểu lộ nguyện vọng của mình kể từ sau giờ này miễn là 2 nghiêm lệnh trên phải giữ.
Khâm tuân tôn lệnh, nhận thức được giai đoạn một mất một còn của Phật giáo, với ý thức bảo vệ Đạo pháp, các Tỉnh Giáo hội, tăng, ni, Phật tử từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau đồng loạt tổ chức tuyệt thực. Hàng ngàn thanh niên, học sinh, sinh viên, Hướng đạo Phật tử và Gia Đình Phật Tử đã gửi Kiến nghị lên Tổng Thống, tổ chức tuyệt thực đòi thực thi nghiêm chỉnh chính sách “ Bình đẳng tôn giáo”.
Ngày 11-6-1963 (tức ngày 20 tháng tư nhuần năm Quý Mão), trong cuộc biểu tình của hơn 800 tăng, ni, tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, hòa thượng Thích Quảng Đức phát nguyện tự thiêu thân cúng dường chánh pháp, bảo vệ đạo với tâm nguyện thiết tha:
”Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh
Khói thơm cảnh tỉnh bao người ác
Tro trắng phẳng san hố bất bình”.
Với sức nóng cả ngàn độ nhưng không thiêu được trái tim kim cang bất hoại của vị Bồ tát “vị pháp thiêu thân”.
Một điều cần lưu ý là tất cả diễn biến trên được cho rằng có bàn tay đạo diễn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Theo một tham luận tại hội thảo “Phật giáo trong thời đại mới: cơ hội và thách thức”, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, có chi tiết là trong báo cáo về tôn giáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đại hội Mặt trận lần thứ II (1-1-1964) viết: “Trong phong trào chung của các tôn giáo chống chế độ độc tài phát-xít Mỹ-Diệm và đòi tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, phong trào đấu tranh của đồng bào theo đạo Phật vừa qua đã ghi đậm nét trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam. Phong trào được xem như là sự kiện mở đầu phong trào đô thị sau hơn 9 năm dưới chính quyền phát-xít Mỹ-Diệm…. được ghi nhận như là một sự kiện lịch sử của Mặt trận Dân tộc Thống nhất”.
Như vậy, xem ra ‘đổ dầu vào lửa’ ở sự kiện được gọi là pháp nạn Phật giáo Việt Nam 1963, không thể phủ nhận ‘đứng sau giựt dây’ là tổ chức có tên Mặt trận Dân tộc Thống nhất.
Công viên tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức tại góc đường Cách mạng tháng tám – Nguyễn Đình Chiểu (tên cũ là Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng) quận 3, Sài Gòn.
Vị trí Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân tại góc đường Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, 60 năm về trước.
Triển lãm đề cao thông điệp hòa bình thế giới bắt đầu từ hòa bình nội tâm, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm ngày hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 sắp đến.
Ảnh 4: Nổi bật tại triển lãm mỹ thuật “Phật giáo và hòa bình” là bức tranh sơn dầu “Phật giáo và hòa bình” dài 10 mét do 10 họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật TP.HCM cùng thực hiện.
Ảnh 5: Hoà thượng Quảng Đức, biểu tượng về tính dân tộc và đạo pháp của Phật giáo Việt Nam.
Ảnh 6: Dưới góc nhìn của các nhà mỹ thuật, qua cách sắp đặt cho thấy hòa thượng Quảng Đức là một vị Bồ tát.
Ảnh 7: Phong trào Phật giáo miền Nam (1963) đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam với không ít tranh luận trái chiều, khi được đánh giá đây là sự kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam, lật đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963.
30.11.2021 1:17 - VNTB
Đông Đô
Cộng đồng mạng về ẩm thực chưa thấy luận bàn sâu về chuyện ăn vàng vào thì liệu dịch vị trong bao tử người có thể tiêu hóa được không? Liệu có nhiễm độc gì không khi đưa kim loại là vàng vào người?
Phủ vài tấm vàng mỏng lên thức ăn là ‘trend’ bình thường thôi, nhưng bọc cả miếng thịt bằng lá vàng 24K thì lại là chuyện khác.
Trước hết nói về “steak”, một hình thức áp chảo hoặc nướng một miếng thịt dưới những nhiệt độ khác nhau, cho ra đời miếng steak có độ chín khác nhau tùy vào khẩu vị của từng người. Steak sẽ được phục vụ kèm nước xốt, các loại rau củ quả bổ dưỡng, do đó steak là món ăn đầy đủ dưỡng chất luôn được thực khách cân nhắc. Mỗi một loại thịt có cách xử lý và làm steak riêng, vì thế có rất nhiều món steak hấp dẫn ra đời.
Có một số ý kiến đưa ra thắc mắc về ảnh hưởng và vai trò của vàng lá trong hương vị của món steak. Một số đã ăn thử cho rằng những lá vàng không mang lại hương vị gì cho thịt Kobe ngoài việc phủ lên một lớp màng mỏng lạ miệng. Một số khác lại cho rằng việc này tương đối phí phạm, bởi bò Kobe vốn là “vua của các loại bò” nên không cần phải thêm thắt gì. Việc dát vàng bên ngoài cũng giống như “thêu hoa trên gấm” chứ không có nhiều ý nghĩa thực tế.
Bà H.D.H., một đầu bếp tu nghiệp từ Úc về, kể rằng xét về mặt sinh học, vàng có tính “trơ” do đó dễ dàng đi qua đường tiêu hóa mà không bị hấp thu.
Theo lời của bà H.D.H,. vàng được dùng để chế biến món ăn là vàng thật 100%, và đầu bếp luôn phải kiểm tra kỹ để đảm bảo vàng đủ độ tinh khiết mới được sử dụng trong ẩm thực. Loại vàng 22 – 24 carat và không lẫn tạp chất là phù hợp nhất, vì các loại tạp chất sẽ không an toàn để hấp thụ. Vàng để chế biến món ăn và vàng sử dụng làm trang sức không hề giống nhau, do vàng làm trang sức đã được trộn thêm nhiều loại kim loại khác, không còn tinh khiết như ban đầu.
Vị của vàng có gì đặc biệt? Vẫn theo bà H.D.H., chua, cay, mặn, ngọt, hay umami – đâu là hương vị của vàng? Sự thật là vàng chẳng có vị gì cả, thậm chí không có mùi hương tựa kim loại nào hết. Vàng không có vị, không có kết cấu đáng kể, chúng chỉ khiến món ăn thêm phần “lấp lánh” và giá trị hơn. Đó chính là lý do nhiều thực khách sau khi thưởng thức món thịt bò dát vàng chỉ bàn luận và khen ngợi độ mềm đặc biệt của thịt bò mà không hề nhắc đến vị vàng trong món ăn.
Dưới góc nhìn của một cử nhân hóa học, bà Nguyễn Thúy Loan lưu ý khi dùng các tinh thể vàng có khả năng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch gây ra 2 hiệu ứng sau: Một, khiến cho hệ miễn dịch nặng hơn, đồng thời làm thay đổi cấu trúc của protein. Hệ miễn dịch khi đó sẽ xem những protein như tác nhân ngoại xâm, gây dị ứng, khiến cơ thể mẩn ngứa, kích ứng, thậm chí là khó thở.
Hai, ngoài ra nếu ăn phải vàng kém chất lượng thì thực sự tai hại. Vì một số lượng muối của vàng chứa các chất cực độc, có thể gây chết người nếu tích tụ liều lượng đủ lớn. Do đó nên cân nhắc trước khi có ý định thử một món ăn dát vàng.
Ở Hà Nội có một nơi bán món thịt bò dát vàng mang tên Golden Beef Restaurant, thuộc khu vực Giảng Võ. Theo quảng cáo thì chẳng nhọc công sang Anh Quốc chi để dễ tai bay vạ gió, mà ngay ở Hà Nội, “khi ăn, đầu bếp tự set-up mọi thứ ngay trên bàn ăn, từ thái thịt, rắc muối đều rất công phu. Phần thịt Wagyu Tomahawk Rib-eye ngoài việc siêu long lanh thì khi ăn sẽ đem lại cảm giác siêu mềm, thịt mọng. Khi ăn với sốt tiêu hay sốt nấm truffle đều ngon”…
Giá miếng bò dát vàng ở Hà Nội nghe đâu chỉ vào khoảng 7.5 triệu đồng, tuy nhiên đây là giá cho khoảng 7 – 8 người ăn trải nghiệm mùi vị, chưa gồm thuế, chính vì thế tính ra chỉ khoảng 1 triệu 1 người mà thôi.