23/04/2024 - VOA
YouTuber/Blogger Đường Văn Thái
Hôm 22/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo nhân quyền 2023, cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền, nhấn mạnh vụ bắt giam blogger Đường Văn Thái như là một trường hợp “đàn áp xuyên quốc gia” của chính quyền Hà Nội.
“Không có thay đổi đáng kể nào về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết trong phần mở đầu bản báo cáo dài 59 trang.
Báo cáo cho biết tính đến ngày 31/10/2023, chính quyền Việt Nam giam giữ ít nhất 187 người vì hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, trong đó có 162 người bị kết án và 25 người đang bị tạm giam chờ xét xử.
Riêng về các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội, từ ngày 1/1 đến ngày 31/10, chính quyền đã bắt giữ 25 người và kết án 23 người chỉ vì họ thực hiện các quyền con người được quốc tế công nhận.
Hầu hết các vụ bắt giữ và kết án này đều liên quan đến việc viết blog trực tuyến và các bị cáo bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 117 Bộ Luật Hình sự) và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” (Điều 331 Bộ Luật Hình sự).
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu tại buổi công bố Báo cáo Nhân quyền 2023, Washington, DC., ngày 22/4/2024. Photo AP.
Báo cáo nêu bật sự đàn áp xuyên quốc gia của chính quyền Việt Nam qua vụ bắt giam blogger nổi tiếng Đường Văn Thái: “Vào tháng 4, ông Đường Văn Thái, một blogger trốn khỏi Việt Nam sang Thái Lan vào năm 2019, đã mất tích ở Bangkok, theo gia đình ông”.
Mặc dù chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thông báo đã bắt giữ một người đàn ông có tên Đường Văn Thái vào ngày 14/4 vì tội “nhập cảnh trái phép”, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông đưa tin rằng ông Thái đã bị chính quyền Việt Nam ở Thái Lan bắt cóc và cưỡng bức đưa về Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Bộ Công an nêu rõ rằng ông Thái bị cáo buộc với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và tính đến tháng 12/2023, ông vẫn còn bị tạm giam”, báo cáo viết.
Báo cáo dẫn lời blogger Lê Anh Hùng ở Hà Nội cho hay nhân viên y tế và bệnh nhân đã đánh đập ông trong thời gian ông bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1 từ năm 2019-2023. “Ông nói rằng nhân viên bệnh viện đã tiêm cho ông một loại thuốc gây ảo giác và hôn mê rồi trói ông vào một chiếc giường kim loại để ông không thể phản đối việc tiêm thuốc này”, báo cáo mô tả lại.
“Chính phủ tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và những quy định mơ hồ khác của bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa trên mạng và các nhà bất đồng chính kiến”, báo cáo viết.
Chính quyền đã bắt giam ông Phan Tất Thành từ ngày 5/7 mà không có lệnh bắt giam, mãi cho đến ngày 25/7, công an mới trưng ra giấy tạm giam tính từ ngày 13/7, báo cáo dẫn thông tin từ gia đình ông Thành cho biết.
Ông Phan Tất Chí, cha của ông Thành, chia sẻ với VOA, về việc con ông bị công an Tp. Hồ Chí Minh bắt giam theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự:
“Đích thân tôi đến cơ quan an ninh điều tra vào ngày 25/7 thì họ mới đưa một quyết định tạm giam ký ngày 13/7. Tôi chất vấn họ vì sao họ bắt giam bắt con tôi từ tuần trước đó mà ghi ngày 13/7. Họ vu vơ, lảng tránh, nói vòng vo. Rõ ràng họ bắt người vô tội vạ”.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về bản báo mới này của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng chưa được phản hồi.
Vào tháng 3/2023, sau khi Washington công bố báo cáo nhân quyền 2022, Hà Nội nói rằng phía Mỹ đưa ra nhận định “thiếu khách quan” về tình hình Việt Nam.
Truyền thông nhà nước dẫn lời Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói tại cuộc họp báo ngày 23/3/2023: “Việt Nam lấy làm tiếc vì báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”.
Vẫn như những lần trước, phía Việt Nam nói rằng việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là “chính sách nhất quán” của họ, viện dẫn rằng “các quyền tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cũng như triển khai trong thực tiễn”.
23/04/2024 - VOA
Nhà chức trách Campuchia trục xuất 231 công dân Việt Nam kể từ đầu tháng 3 đến nay, báo Khmer Times của nước này đưa tin hôm 22/4. Diễn biến này gắn với việc Ban Điều tra và Thực thi Pháp luật thuộc Tổng cục Xuất nhập cảnh Campuchia tiến hành điều tra và trấn áp những kẻ lừa đảo trên mạng.
Theo đó, hôm 5/4, cảnh sát triệt phá nhóm lừa đảo trên mạng trú tại một khách sạn ở làng Pou Theong, xã Bet Trang thuộc huyện Prey Nop, tỉnh Preah Sihanouk. Trong hoạt động này, cảnh sát bắt giữ 88 công dân Việt, bản tin của Khmer Times viết.
Vào ngày 27/3, cảnh sát bắt 35 công dân Việt khi trấn áp nhóm lừa đảo trên mạng ở Khu nghỉ dưỡng ven biển Thmar Yak, xã Tumnob Rolok, huyện Stung Hav, cũng thuộc tỉnh Preah Sihanouk.
Ngoài 123 người Việt kể trên, vẫn Khmer Times cho hay rằng hôm 12/3, 108 người Việt dính líu vào lừa đảo trên mạng tại một sòng bạc đã bị trục xuất qua cửa khẩu quốc tế Prek Chak gần Hà Tiên của Việt Nam.
Tờ báo Campuchia dẫn lời ông Touch Sokhak, phát ngôn viên Bộ Nội vụ, nói rằng “Để triệt phát nạn lừa đảo trên mạng ở đất nước chúng ta, chúng tôi có biện pháp là điều tra và sau đó trấn áp. Chúng tôi không phân biệt bọn họ là ai. Nếu các cá nhân phạm tội hình sự ở Campuchia, bọn họ bị bắt giữ và bị trục xuất về đất nước của họ”.
Ông Sokhak nói rằng có một số vụ được người dân bình thường và các nạn nhân trình báo nhưng trong những vụ mới này, chiến dịch điều tra được các chuyên gia lão luyện thực hiện.
Người phát ngôn này lưu ý rằng nạn lừa đảo trên mạng là trái pháp luật và đã lan rộng tới nhiều nước chứ không chỉ riêng Campuchia. Theo ông, cảnh sát muốn gửi thông điệp tới bọn tội phạm thực hiện lừa đảo trên mạng ở Campuchia rằng bọn chúng sẽ đối mặt với toàn bộ sức mạnh của pháp luật khi chúng bị bắt.
Về phía Việt Nam, các trang tin tức bao gồm VnExpress và Dân Trí cho hay hồi ngày 12 và 14/3 rằng Việt Nam tiếp nhận hơn 100 công dân bị Campuchia bắt và trục xuất với cáo buộc “đánh bạc” và 15 công dân “bị lừa, bị cưỡng bức lao động ở Campuchia”.
Báo chí Việt Nam chưa đưa tin về số người Việt bị Campuchia bắt và trục xuất trong giai đoạn từ cuối tháng 3 đến nay, theo quan sát của VOA.
Các báo trong nước dẫn lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đưa ra khuyến cáo hôm 14/3 rằng công dân cần cảnh giác với lời mời làm việc nhẹ lương cao ở Campuchia.
"Công dân cần tìm hiểu kỹ về nội dung công việc, đơn vị, địa điểm làm việc, thân nhân người giới thiệu, chế độ, quyền lợi được hưởng để có quyết định đúng đắn trước khi ra làm việc ở nước ngoài", người phát ngôn nói.
24/04/2024 Reuters - VOA
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở lại phòng xử án sau giờ nghỉ giải lao tại tòa án hình sự Manhattan ở New York, Hoa Kỳ, ngày 23/4/2024.
Các công tố viên đã yêu cầu thẩm phán giám sát phiên tòa xét xử vụ tiền bịt miệng của ông Donald Trump hôm 23/4 phạt cựu tổng thống Mỹ 10.000 USD vì vi phạm lệnh khóa miệng của tòa án, vốn ngăn cản ông chỉ trích các nhân chứng và những người khác liên quan đến vụ án.
Khi ông Trump theo dõi từ bàn của bị cáo, công tố viên Christopher Conroy của New York đã trích dẫn các bài đăng từ nền tảng Truth Social của cựu tổng thống, mà ông cho rằng đã vi phạm lệnh khóa miệng.
“Bị cáo đã vi phạm lệnh này nhiều lần và không dừng lại”, ông Conroy nói với Thẩm phán Juan Merchan. “Giờ tòa nên xử ông vì xem thường tòa”.
Ông Conroy chỉ ra một bài đăng ngày 10/4, trong đó ông Trump gọi ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels và luật sư cũ của ông, Michael Cohen, là “những kẻ nhớp nhúa”. Cả hai dự kiến sẽ làm chứng trong phiên tòa. Ông Conroy nói các bài đăng khác đã dẫn đến việc truyền thông đưa lên báo, khiến một bồi thẩm đoàn vào tuần trước phải rút lui vì lo ngại về quyền riêng tư.
“Ông ấy biết những gì mình không được phép làm và vẫn làm điều đó”, ông Conroy nói. “Việc ông ta bất tuân lệnh của tòa là cố ý. Đó là có chủ đích”.
Thẩm phán Merchan có thể chọn phạt ông Trump 1.000 USD cho mỗi hành vi vi phạm này, như các công tố viên đã yêu cầu.
Các công tố viên cũng yêu cầu Thẩm phán Merchan nhắc nhở ông Trump rằng ông có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục vi phạm lệnh của tòa. Luật cho phép thẩm phán bỏ tù ông Trump tối đa 30 ngày, đây sẽ là một bước ngoặt kịch tính đối với phiên tòa hình sự đầu tiên của một cựu tổng thống Mỹ.
Lệnh khóa miệng của thẩm phán nhằm ngăn chặn ông Trump công khai chỉ trích các nhân chứng, quan chức tòa án và người thân của họ. Ông Trump cho rằng đó là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của ông theo hiến pháp.
Ông Trump bị Công tố viên quận Manhattan Alvin Bragg buộc tội làm giả hồ sơ kinh doanh để che đậy khoản thanh toán 130.000 USD ngay trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 để mua sự im lặng của bà Daniels về hành vi tình dục mà bà cho biết họ đã có với nhau vào năm 2006. Ông Trump không nhận tội và phủ nhận đã có sự việc như vậy diễn ra.
Các công tố viên nói đây là một phần trong âm mưu lớn hơn nhằm che giấu những thông tin không tốt với cử tri vào thời điểm ông Trump đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc về những hành vi tình dục sai trái. Ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 với tỷ lệ sít sao.
“Đó là một hành vi gian lận bầu cử, rõ ràng và đơn giản,” Công tố viên Matthew Colangelo nói hôm 22/4.
Trong tuyên bố mở đầu hôm 22/4, luật sư bào chữa Todd Blanche nói ông Trump không phạm bất kỳ tội nào.
“Không có gì sai khi cố gắng gây ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử. Đó được gọi là dân chủ,” ông Blanche nói với bồi thẩm đoàn hôm 22/4.
Ông Blanche nói ông Trump hành động để bảo vệ gia đình và danh tiếng của mình, đồng thời cáo buộc bà Daniels âm mưu kiếm lợi từ cáo buộc sai trái rằng họ có quan hệ tình dục.
Hôm 23/4, bồi thẩm đoàn dự kiến sẽ nghe thêm lời khai từ cựu chủ báo National Enquirer, David Pecker, người mà các công tố viên cho rằng đã tham gia vào kế hoạch “tóm và giết” nhằm ngăn chặn những câu chuyện không hay về Trump và giúp cho ông đắc cử.
Ông Pecker, 72 tuổi, đã làm chứng hôm 22/4 rằng công ty của ông đã trả tiền cho thông tin trong các bài báo, một hành vi bất thường trong ngành báo chí.
American Media, nơi xuất bản tờ National Enquirer, thừa nhận vào năm 2018 rằng họ đã trả 150.000 USD cho cựu người mẫu tạp chí Playboy Karen McDougal để mua câu chuyện của cô này về mối tình kéo dài nhiều tháng với ông Trump vào năm 2006 và 2007. American Media nói họ đã làm việc “phối hợp” với chiến dịch của ông Trump, và chưa bao giờ xuất bản một bài báo nào.
Theo các công tố viên, tờ báo lá cải này đã đạt được một thỏa thuận tương tự để trả 30.000 USD cho một người gác cửa đang tìm cách rao bán thông tin về việc ông Trump được cho là có con ngoài giá thú, mà theo các công tố viên, điều này hóa ra là sai sự thật.
Ông Trump cho biết các khoản thanh toán là cá nhân và không vi phạm luật bầu cử. Ông cũng phủ nhận có quan hệ tình cảm với bà McDougal.
Đây có thể là vụ án duy nhất trong số 4 vụ truy tố hình sự đối với ông Trump, một đảng viên Cộng hòa, được đưa ra xét xử trước cuộc tái đấu tranh cử ngày 5/11 của ông với Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.
Một bản án có tội sẽ không ngăn cản ông Trump nhậm chức nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ứng cử của ông.
23/04/2024 Reuters - VOA
Quang cảnh đống đổ nát tại Bệnh viện Al Shifa bị phá hủy ở thành phố Gaza trong hình ảnh được công bố ngày 6/4/2024.
Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Volker Turk hôm 23/4 nói ông “kinh hoàng” trước việc phá hủy các cơ sở y tế Nasser và Al Shifa ở Gaza cũng như các báo cáo về những ngôi mộ tập thể chứa hàng trăm thi thể ở đó, theo lời một phát ngôn viên.
Chính quyền Palestine báo cáo đã tìm thấy thi thể trong các ngôi mộ tập thể tại một bệnh viện ở Khan Younis trong tuần này sau khi nó bị quân đội Israel bỏ hoang. Các thi thể cũng được báo cáo tại khu vực bệnh viện Al Shifa sau một hoạt động của lực lượng đặc biệt Israel.
“Chúng tôi cảm thấy cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo vì rõ ràng đã có nhiều thi thể được phát hiện”, Người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Ravina Shamdasani, nói.
“Một số người trong số họ bị trói tay, điều này tất nhiên cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, và những việc này cần phải được điều tra thêm”.
Bà Shamdasani cho biết thêm rằng văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang làm việc để chứng thực các báo cáo của các quan chức Palestine rằng có 283 thi thể được tìm thấy tại Nasser và 30 thi thể tại Al Shifa.
Theo những báo cáo đó, các thi thể được chôn dưới đống rác thải, bao gồm cả phụ nữ và người già.
Phát biểu tại cuộc họp báo của Liên Hiệp Quốc thông qua bà Shamdasani, ông Turk cũng chỉ trích các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong những ngày gần đây, mà ông cho rằng đã giết chết hầu hết phụ nữ và trẻ em.
Ông cũng lặp lại cảnh báo chống lại một cuộc tấn công toàn diện vào Rafah, nói rằng điều này có thể dẫn đến “tội ác tàn bạo hơn nữa”.
23/04/2024 - VOA
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa mới công du Trung Quốc mà khi đó ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Vụ việc trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt có những dấu hiệu giống với vụ việc của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trước đây mà cuối cùng ông Thưởng phải ra đi, các nhà quan sát chính trị nói với VOA và nhận định rằng tình hình ông Huệ ‘đang nguy ngập’.
Hôm 22/4, Bộ Công an Việt Nam cho biết họ đã khởi tố và bắt giữ ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’.
Ông Phạm Thái Hà bị bắt không lâu sau khi Chủ tịch, Tổng giám đốc cùng phó Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, có trụ sở ở Hà Nội và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, bị bắt về các tội ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Nhận hối lộ’.
Việc khởi tố ông Hà nằm trong phạm vi mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Thuận An, Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn nhân Bộ Công an, nói với báo giới trong nước sáng 22/4.
Ông Hà 48 tuổi, là trợ lý thân cận của ông Huệ. Ông đã đi theo ông Huệ trong toàn bộ quá trình thăng tiến của ông từ những ngày ông Huệ còn là Tổng Kiểm toán Nhà nước cho đến Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, rồi Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đến khi ông Huệ trở thành Chủ tịch Quốc hội.
Bổn cũ soạn lại?
Đây là vụ việc bắt đầu từ sân sau truy lần ra đến quan chức cấp cao đứng đằng sau doanh nghiệp, ông Lê Trung Khoa, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Berlin, Đức, người đã loan tin từ sớm và chính xác về những diễn biến liên quan vụ tập đoàn Thuận An, nói với VOA.
“Sân sau là những doanh nghiệp rất lớn lợi dụng những quan hệ, quyền lực và khả năng quyết định của các quan chức Việt Nam, nhất là những người cấp cao để trục lợi cho doanh nghiệp và bản thân,” nhà quan sát này giải thích.
Chỉ cách nay hơn một tháng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã bị bãi nhiệm tất cả các chức vụ sau khi những thuộc cấp và thân tín của ông bị bắt do liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn. Đảng không nói rõ ông Thưởng phạm tội gì nhưng thông tin trong hậu trường cho biết người nhà của ông đã nhận 60 tỷ từ tập đoàn Phúc Sơn để xây nhà thờ tổ. VOA không kiểm chứng được những thông tin này.
“Vụ việc của ông Võ Văn Thưởng trước đây, và vụ việc này đối với ông Vương Đình Huệ cũng tương tự,” ông Khoa nhận định và cho rằng sắp tới đây ông Huệ sẽ là ‘trùm cuối’, tức là người sẽ chịu trách nhiệm sau cùng trong vụ Thuận An cũng như ông Thưởng trong vụ Phúc Sơn.
Về việc tại sao Bộ Công an vẫn dùng một bài là đánh vào các tập đoàn, doanh nghiệp rồi từ đó truy ra quan chức cấp cao, ông Khoa giải thích: “Ở Việt Nam vấn đề tham nhũng đã lên đến mức độ khủng khiếp rồi. Cho nên Bộ Công an nắm rất chắc tình hình này. Ông Tô Lâm là người nắm Bộ Công an, dưới đó giám đốc công an các tỉnh thành đều do ông Tô Lâm trực tiếp quản lý.”
Liệu có thoát nạn?
Cho đến khi công an thông báo bắt trợ lý của mình, ông Huệ vẫn thực hiện chức năng chủ tịch Quốc hội như bình thường. Tờ Tuổi Trẻ đưa tin vào ngày 22/4 ông Huệ đã chủ trì và góp ý kiến trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật địa chất và Khoáng sản.
Trao đổi với VOA, ông Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị và là nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, cho rằng quan sát những động thái của ông Huệ trong những ngày qua thì có thể thấy ‘kết luận về sự dính líu của ông Huệ vẫn chưa ngã ngũ’.
Tuy nhiên, ông A nhận định vụ bắt giữ ông Phạm Thái Hà ‘chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ông Huệ’.
“Ông ấy là một người rất thân cận với ông Huệ. Khi người ta bắt người thân cận như thế thì không thể nào không ảnh hưởng đến ông Huệ,” ông giải thích.
Ông A dùng cách suy đoán tương tự từ những trường hợp trợ lý của các phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, vốn đã bị bắt trước khi thủ trưởng của họ phải từ chức vì ‘nhận trách nhiệm người đứng đầu’, để cho rằng ‘diễn tiến tới đây đối với ông Huệ sẽ không tốt đẹp gì’.
Về phần mình, ông Lê Trung Khoa cho rằng ‘cần phải đợi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng họp thì mới có quyết định rõ ràng về số phận ông Huệ’.
Khi được hỏi liệu ông Huệ có tránh được kết cục như ông Thưởng hay không, nhà quan sát này cho rằng sự dính líu của ông Thưởng với Tập đoàn Phúc Sơn đã diễn ra cách nay cả chục năm mà cuối cùng ông Thưởng vẫn bị mất chức một cách chóng vánh sau khi vụ việc đổ bể, trong khi ông Phạm Thái Hà đã theo ông Huệ từ đầu cho đến nay, và Tập đoàn Thuận An ‘lớn hơn rất nhiều so với Phúc Sơn’.
“Đến mức độ này rồi thì chỉ cần một bước nữa, ông Vương Đình Huệ có lẽ sẽ phải rời khỏi chức vụ ông đang làm,” ông Khoa nhận định về mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Theo phân tích của ông Khoa, nếu ông Huệ dính líu quá sâu vào Thuận An hay chống đối quyết liệt việc các cáo buộc nhằm vào ông thì Bộ trưởng Công an Tô Lâm ‘sẽ đưa ra những bằng chứng rõ ràng hơn để buộc tội và khi đó ông Huệ sẽ không còn được hạ cánh an toàn như ông Thưởng nữa’.
“Ông Phạm Thái Hà đã làm thư ký cho ông Vương Đình Huệ từ rất lâu rồi, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cho nên ông biết rất rõ và liên quan đến nhiều sự việc khác nhau trong cả quá trình ông Vương Đình Huệ công tác,” ông chỉ ra.
Khi được hỏi nếu vụ việc chỉ dừng lại ở trợ lý và bản thân ông Huệ được xác định không có dây mơ rễ má gì với Thuận An thì liệu ông có thoát nạn hay không, ông Khoa chỉ ra quy định mới của Đảng về ‘trách nhiệm của người đứng đầu’ mà theo đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đều đã bị rớt đài.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị mất chức hồi tháng 2 năm 2023 do bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định ‘chịu trách nhiệm của người đứng đầu’ vì để xảy ra sai phạm của cấp dưới trong các vụ việc bộ xét nghiệm Việt Á và chuyến bay giải cứu vào thời kỳ ông còn là Thủ tướng Chính phủ.
Ông A cho rằng nếu Đảng làm nhất quán như đối với ông Phúc, ông Minh, ông Đam thì ông Huệ ‘không thể thoát khỏi trách nhiệm người đứng đầu’.
Khi được hỏi, nếu Đảng ‘vì đại cục’ là giữ gìn sự đoàn kết và ổn định trong Đảng trong bối cảnh Đại hội 14 đang đến gần để bỏ qua cho ông Huệ thì nó sẽ có tác động như thế nào, ông A nói: “Giả sử ông Huệ có tội thật mà không có kỷ luật gì đấy thì cái bảo rằng ‘luật pháp không chừa ai’, ‘không có vùng cấm’ sẽ trở thành vô nghĩa.”
23/04/2024 Reuters - VOA
Maximilian Krah, thành viên đảng AfD, phát biểu tại khu hội chợ ở Magdeburg, Đức, vào ngày 29/7/2023. Một phụ tá của ông Krah vừa bị bắt vì tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc.
Phụ tá của một thành viên Nghị viện châu Âu ủng hộ đảng cực hữu AfD của Đức đã bị bắt tại Đức vì bị nghi ngờ có hoạt động gián điệp “đặc biệt nghiêm trọng” cho Trung Quốc.
Các công tố viên gọi ông này bằng tên Jian G. trong một tuyên bố đưa ra hôm 23/4 và cáo buộc ông chuyển thông tin về các cuộc thảo luận trong cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu cho tình báo Trung Quốc.
Trang web của ông Maximilian Krah, ứng cử viên hàng đầu của AfD trong cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 6, liệt kê Jian Guo là một trong những trợ lý của ông. Ông Krah nói ông đã biết về vụ bắt giữ ông Guo qua truyền thông và sẽ ngừng làm việc với người này nếu cáo buộc được chứng minh.
Nỗi lo lắng về cáo buộc gián điệp của Trung Quốc đã gia tăng khắp Tây Âu trong những tháng gần đây.
Ba công dân Đức đã bị bắt hôm 22/4 vì bị nghi ngờ chuyển giao công nghệ có ứng dụng quân sự.
Cùng ngày, hai người đàn ông bị buộc tội ở Anh với tội danh làm gián điệp cho Trung Quốc, trong đó có một người được cho là từng làm nhà nghiên cứu quốc hội cho một nhà lập pháp nổi tiếng trong Đảng Bảo thủ cầm quyền.
Và vào ngày 25/3, Mỹ và Anh cáo buộc Bắc Kinh tấn công mạng nhắm vào hàng triệu người bao gồm các nhà lập pháp, học giả và nhà báo, cũng như các công ty bao gồm cả các nhà thầu quốc phòng.
Các công tố viên cho biết người phụ tá này, sống ở Brussels và thành phố Dresden của Đức, cũng đã theo dõi các nhân vật đối lập người Trung Quốc ở Đức. Ông này bị bắt ở Dresden hôm 22/4 và căn hộ của ông ta đã bị khám xét.
“Ông ấy bị cáo buộc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khi làm việc cho cơ quan mật vụ nước ngoài”, tuyên bố cho biết.
Hai tuần trước, tờ báo Denik Na của Czech và tạp chí Der Spiegel của Đức cũng đưa tin rằng một ứng cử viên khác của AfD trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nhà lập pháp Đức Petr Bystron, đã nhận tiền từ một trang truyền thông thân Nga. AfD cho biết ông Bystron đã bác bỏ cáo buộc này.
Ông Konstantin von Notz, người đứng đầu ủy ban quốc hội giám sát các cơ quan tình báo Đức, nói đây không chỉ là những trường hợp cá nhân và chỉ ra một vấn đề lớn hơn của AfD.
“AfD là đảng của những chế độ độc tài”, ông nói. “Họ không cố che giấu sự khinh thường đối với nền dân chủ và pháp quyền của chúng ta. Và điều đó rõ ràng đã khiến các chính trị gia của họ dễ bị ảnh hưởng và chỉ đạo bởi Trung Quốc và Nga”.
Người phát ngôn của AfD nói vụ bắt giữ hôm 22/4 là “rất đáng lo ngại” và cam kết đảng sẽ hỗ trợ cuộc điều tra.
Mối đe dọa tăng cao từ Trung Quốc và Nga
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser nói rằng nếu các cáo buộc được chứng minh là đúng thì đó là “một cuộc tấn công vào nền dân chủ châu Âu từ bên trong”, và lưu ý rằng các cơ quan an ninh của Đức đã tăng cường ồ ạt hoạt động phản gián do các mối đe dọa đan xen từ Nga và sự rình rập của Trung Quốc.
Một năm trước, ông Krah đã bác bỏ cáo buộc rằng trợ lý của ông đang vận động hành lang cho Trung Quốc và cho rằng cáo buộc này là một sự vu khống chống lại ông.
“Đó là về một nhân viên sinh ra ở Trung Quốc”, ông viết trên nền tảng mạng xã hội X. “Ông ấy là công dân Đức, thành viên AfD, học ở Dresden và nói thông thạo tiếng Đức và tiếng Anh. Có rất nhiều điều dối trá đang diễn ra”.
Đại sứ quán Trung Quốc không lập tức trả lời yêu cầu bình luận của Reuters hôm 23/4.
Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng những báo cáo về hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở châu Âu là “cường điệu” và “có mục đích làm mất uy tín và đàn áp Trung Quốc”.
Thủ tướng Olaf Scholz đã đến thăm Trung Quốc vào tuần trước để cải thiện quan hệ kinh tế với đối tác thương mại lớn nhất của Đức và giải quyết những khác biệt như sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga.
22/04/2024 Thiên Hạ Luận - VOA
screenshot from baogiaothong.vn
Trân Văn
Đến nay, tuyến đường sắt xuyên Việt vẫn còn bị tắc ở đoạn băng qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do hầm Bãi Gió bị sập. Hầm Bãi Gió (dài khoảng 900 mét, rộng 4 mét, cao 5 mét) được xây dựng năm 1930 khi Việt Nam còn thuộc Pháp. Hầm bị sạt lở khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tổng Công ty ĐSVN) tiến hành gia cố đoạn đường sắt từ Nghệ An tới Khánh Hòa.
Chiều 12/4/2024 hầm Bãi Gió bị sụp khoảng 20 mét ở đoạn cách đầu hầm phía Bắc khoảng 85 mét. Sáng 13/4/2024, hầm tiếp tục bị sụp và tối cùng ngày lại sụp nữa... Đó là lý do việc di chuyển bằng xe lửa từ Bắc vào Nam và ngược lại bị gián đoạn. Tổng Công ty ĐSVN phải dùng các phương tiện vận tải đường bộ đưa hàng chục ngàn hành khách qua phía bên kia hầm Bãi Gió để họ có thể tiếp tục hành trình bằng xe lửa [1]...
***
Trong khi hệ thống truyền thông chính thức chỉ loan tin hầm Bãi Gió bị sập và cả Tổng Công ty ĐSVN lẫn hệ thống công quyền đang “nỗ lực khắc phục sự cố” để “có thể thông đường vào ngày 22/4/2024” [2] thì người dùng mạng xã hội đưa ra nhiều ý kiến cần chú ý nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn theo ông Nguyễn Thông: Một nước dài thoòng như nước ta, cả 3.000 cây số thì đường sắt liên vận là quan trọng nhất, kinh tế nhất. Chính vì thế người Pháp đã bắt tay làm đường sắt ngay sau khi đã tạm ổn định cuộc chinh phục. Những đoạn đường, tuyến đường cuối cùng họ làm tuổi cũng đã cả thế kỷ. Đường sắt là công trình kỳ vĩ số một mà người Pháp đã xây dựng và để lại cho xứ An Nam. Nói chính xác, không có “thực dân Pháp” thì không có đường sắt Việt Nam. Thế nhưng sau khi đánh đuổi được “thực dân Pháp”, hầu như người cộng sản chỉ biết tiếp thu sử dụng sản phẩm có sẵn, khai thác triệt để, chứ không làm thay đổi, phát triển được bao nhiêu. Ngay khổ/cỡ đường, cho tới giờ, sau cả trăm năm, vẫn hẹp như cũ. Các toa tàu phần lớn vẫn kiểu cũ, vệ sinh xả thải ngay xuống nền đường ray. Tốc độ thậm chí còn chậm hơn tàu thời Pháp. Mua được cái vé xe lửa để xuyên Việt, để về quê dịp lễ tết còn khổ hơn bị trời hành,...
Ông Nguyễn Thông cảnh báo: Công trình giao thông vĩ đại như thế, hầm qua đèo Cả vừa bị sụp chẳng hạn, rồi hầm Hải Vân, hầm đèo Ngang,.. cả thế kỷ bị khai thác tối đa mà không nghĩ tới bồi bổ gia cố thì nó phải sụp thôi. Tất nhiên họ sẽ đổ cho trời, tại địa chất này nọ. Đường sắt lộ thiên bị sụp, bị ngập lụt, dù hư hỏng cách mấy cũng dễ khắc phục trong thời gian ngắn nhưng ở hầm hẹp khó bề xoay trở thì đừng nghĩ cứ có quyết tâm và tinh thần cách mạng tiến công là được. Hầm Bãi Gió (đèo Cả) là ví dụ. Mấy ngày rồi cũng chưa biết khi nào mới xong, xong rồi có dám chạy lại không. Mà khi nó đã rệu rã sau trăm năm bị lợi dụng, không bồi bổ thì chẳng riêng đoạn sụp ấy đâu, nhiều đoạn khác đang chờ tới lượt. Rồi những hầm khác nữa cũng đang xếp hàng chờ an nghỉ sau trăm năm phục vụ. Bóc lột chúng mãi, tất nhiên tới lúc chúng phải đình công bằng cách... sụp. Với những cái hầm tuổi bách niên như thế, nói phỉ phui cái miệng, tàu đang chui vào giữa mà nó sụp cái ầm thì sau đó chỉ còn cách họp bàn rút kinh nghiệm. Hầm Bãi Gió chính là lời cảnh báo, là lời nhắc nhở của ông trời chứ không phải đùa. Sau hai phần ba thế kỷ tiếp thu sự cai trị đất nước này, với ngành đường sắt, người cộng sản đã để lại dấu ấn về sự thụt lùi vĩ đại, kể từ khi “nhà mày có khỉ già lắm” [3].
Không chỉ có ông Nguyễn Thông bày tỏ sự lo ngại như vừa dẫn. Một số người sử dụng mạng xã hội đã chia sẻ lại những thông tin mà Hoàng Thiên Nga bảo là ghi nhận được từ một nhóm “dân kỹ thuật công trình giao thông vận tải và Bách Khoa” nhưng “say xỉn, thiếu hiểu biết, kém chuyên môn mà hay lên mặt vẽ vời dạy đời”. do vậy có thể sẽ bị “cảnh sát giao thông bắt hết cho sáng mắt ra”...
Tụi nó dự đoán là qua gần một thế kỷ tồn tại, cái hầm xe lửa xuyên núi mang tên Bãi Gió ở khu vực đèo Cả nay đã gần như ‘bị mục’ toàn bộ. Nguyên nhân là vì rung lắc, chấn động, cộng hưởng,... do hàng triệu chuyến tàu chạy suốt gần một thế kỷ qua. Một cái hầm nhìn khổng lồ cứng như đá vậy chứ do chấn động cộng hưởng lâu năm bên trong nó nứt chi chít như tổ ong và mềm như cát, đụng sơ sơ một cái là sụm xuống như cây mục. Đường hầm này rất dài, hơn 900m. Trong tương lai, một đoàn tàu dài 200m, chứa vài trăm hành khách, đi đến giữa hầm mà nó sụp xuống một cái là thành... phim ma luôn. Hành khách chưa chắc chết ngay vì bị cát đá đè đâu bởi khung tàu rất cứng nhưng sẽ chết vì... ngộp thở. Trong cái đường hầm này hoàn toàn không có hệ thống thông gió, thông khí, chiếu sáng gì hết ráo. Mỗi khi chui vô cái hầm này, hành khách đều luôn ngửi thấy mùi khói dầu diesel đặc sệt, do hàng triệu chuyến tàu thải ra và cứ quanh quẩn nằm mãi trong đó suốt gần thế kỷ. Tất nhiên là chuyến tàu sau sẽ đuổi đi một phần khói của chuyến tàu trước xả ra nhưng nói chung lượng khói còn tồn trữ là đậm đặc. Kịch bản phim ma như sau:
Nếu sụp hầm phía đuôi tàu mà cát đá không đè lên toa nào thì chuyến tàu đó sẽ bình an thoát khỏi đường hầm tử thần...mà không ai biết. Cái này là hên lắm nhe. Nếu hầm sụp ngay trước đầu máy thì khỏi nói, dồn toa đè ép ở tốc độ 60 km/h đến 70 km/h thì chết rất đông ngay từ đầu, số còn lại sẽ rất ít người đủ sức khỏe, ít chấn thương và đủ sức mò xuống tàu và đi ngược lại để thoát ra khỏi hầm. Nếu hầm sụp vào phần thân hay đuôi tàu và lượng đất đá ít hay không quá nhiều, không dẫn đến trật bánh... thì tàu vẫn có thể thoát ra khỏi hầm. Nếu lượng đất đá quá nhiều, sụp vào phần thân hay đuôi tàu, gây trật bánh thì hy vọng một số toa gần đầu tàu nhờ trớn di chuyển sẽ thoát được ra cửa hầm cùng với đầu tàu. Còn nếu sụp đổ dây chuyền, sụp toàn bộ cái hầm ở mức độ chôn sống toàn bộ con tàu và mấy trăm hành khách trên đó thì quốc tang có mà cả tháng, cùng hàng trăm mẩu chuyện tang thương, do dân tình tự bịa ra. Lưu ý là trong cái hầm ấy không có miếng sóng điện thoại nào hết, ấy là tôi xài Mobile và Vina, còn số Viettel thần thánh có sóng hay không thì tôi không biết.
Giải pháp - nếu sụp cái hầm này thì các hầm khác có khả năng cũng ở tình trạng tồi tệ tương tự. Cho nên giải pháp tối ưu nhất là xóa toàn bộ các hầm cũ từ thời Pháp, khoan mới xây mới toàn bộ các hầm, hoặc bỏ hầm làm đường đi bên ngoài nếu có thể. Công cuộc này xem như làm mới. xây mới lại toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam theo khổ đường quốc tế 1,435 m gì đó. Còn tuyến đường sắt cũ chỉ khai thác loanh quanh các khu vực không có hầm. Công cuộc này nghe đâu tốn kém mấy trăm tỷ đô la mà đâu có thu tiền ngay được như các hầm đường bộ cho xe hơi. Hiện nay nhà tàu ở khu vực sụp hầm đang gia cố theo kiểu truyền thống là dựng khung sắt, lót dầm bằng thép tấm và đổ bê tông để xài tạm trước mắt nhưng giải pháp này không ổn, vì mới dựng được một khúc thì nó sụp tiếp lần hai, môi răng lẫn lộn... phải làm lại tử đầu rồi... Giả sử ngon lành hết rồi, tức là sửa chữa ngon lành ở khúc mới sụp ấy rồi cho tàu chạy lại thì chắc gì ở gần một cây số hầm trước mắt... nó sẽ ngon cho các cụ? Nếu ý thức được những rủi ro tiềm ẩn như đã nêu thì quan cụ ông, quan cụ bà nào dám ký lệnh cho tàu chạy lại như bình thường nhỉ? Rồi bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ... cho đội ngũ lái tàu, trưởng toa, nhân viên...và hàng trăm, hàng ngàn hành khách dập dìu dịp lễ tết? Nghĩ đến cảnh tàu bị chôn giữa hầm mà đến vài tuần sau mới moi ra được [4]!
***
Lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN, cao hơn là các viên chức lãnh đạo đảng, quốc hội, chính phủ có nhận ra hoặc có nghĩ tới những khía cạnh mà một số người sử dụng mạng xã hội đã nêu ra không? Có ai liên tưởng, so sánh về tính hữu dụng của các tượng đài, các cổng chào, những công thự bề thế từ trung ương tới địa phương,... với hệ thống đường sắt hiện đại và an toàn lẽ ra đã phải quan tâm và đầu tư từ lâu rồi không?
Chú thích
[1] https://vnexpress.net/ham-duong-sat-bai-gio-sat-lo-do-da-phong-hoa-lau-nam-4734362.html
[2] https://media.chinhphu.vn/du-kien-22-4-khac-phuc-xong-su-co-sap-ham-bai-gio-...
[3] https://www.facebook.com/...
[4] https://www.facebook.com/BanLong11... 22/04/2024 Ngô Nhân Dụng - VOA Bà Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình vì bị cáo buộc biển thủ $12.5 tỷ mỹ kim của Ngân hàng SCB qua các công ty bà kiểm soát. Giết một người không thu hồi được những món tiền đã mất mà cũng không chấm dứt được nạn tham nhũng, hối lộ là hậu quả đương nhiên của trong một chế độ độc tài toàn trị. Bà Lan không thể một mình lấy được nhiều tiền như vậy trong nhiều năm mà lọt qua mắt Đảng Cộng sản. Phải có nhiều người đã che chở và chia chác với bà Lan, nhưng chưa thấy một quan chức cao cấp nào trong đảng và nhà nước được gọi ra tòa. Nói về con số thì $12.5 tỷ đô la không quá lớn trong thế giới tài chánh. Nhưng trong hoàn cảnh một nước nghèo như Việt Nam thì lớn ghê rợn; hơn ba phần trăm của Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP)! Cả nước Việt Nam trong năm 2023 chỉ sản xuất được số hàng hóa và dịch vụ trị giá tổng cộng $430 tỷ mỹ kim. Coi như cả 100 triệu người Việt, già trẻ lớn bé đều làm việc cả năm mới tạo được tổng số lợi tức $430 tỷ thì riêng bà Lan đã bỏ túi $12.5 tỷ! Nghĩa là một người kiếm được số tiền lớn bằng công ba triệu người làm việc! Nhà văn Balzac để lại một câu nổi tiếng: “Đằng sau mỗi tài sản lớn đều có một tội lớn.” Lời đó đúng trong các xã hội “tư bản hoang dã” và trong các nước cộng sản sau này. Dưới các chế độ dân chủ tự do, đề cao pháp luật, thì những người giàu nhất vẫn phải làm ăn lương thiện. Thử so sánh bà Trương Mỹ Lan với hai người giàu nhất nước Mỹ. Tài sản của Jeff Bezos, chủ nhân công ty Amazon, và Elon Musk, mỗi đại gia này chưa ai giàu bằng một phần trăm GDP của nước Mỹ, hơn $27,000 tỷ. Cho nên Michael Tatarski, một quan sát viên tài chánh đang hoạt động ở Sài Gòn, phải nhận xét rằng vụ $12 tỷ rưỡi này là “một vụ phạm pháp lớn hàng đầu trong lịch sử tài chánh thế giới,” theo bản tin Al Jazeera. Bà Trương Mỹ Lan đã đưa nước Việt Nam lên hàng một đại cường quốc về tham nhũng! Chín năm trước, Malaysia chiếm địa vị quán quân trong vùng Đông Nam Á. Năm 2015, một cuộc điều tra khám phá ra trong vụ 1MDB các quan chức Mã Lai đả bỏ túi $4.5 tỷ mỹ kim; nhưng âm mưu đó dính đến cả ông thủ tướng, mấy bộ trưởng, và một công ty tài chánh ngoại quốc. Bà Lan chỉ là một tư nhân, một mình múa võ mà đạt thành tích lớn gấp ba lần. Ngoài $12.5 tỷ được bà Lan bỏ túi; số thiệt hại do bà gây ra cho cả nền kinh tế có thể lên tới $27 tỷ, theo tính toán của Business Insider, một mạng tin tức tài chánh quốc tế. Bản tin Reuters ngày 16 tháng 4 tiết lộ họ đã thấy ba tài liệu chứng tỏ chính quyền Việt Nam đã giải cứu Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) với $24 tỷ mỹ kim “nếu không thì SCB sẽ sụp đổ.” Reuters cũng nhận xét nếu cứ tiếp tục “cho vay” như vậy thì công quỹ sẽ khô cạn. Chỉ số Thị trường Chứng khoán VN-Index đã tụt mất 33% trong năm 2023, sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào tháng 10 năm 2022. Năm nay chỉ số đã lên lại được 12% nhờ triển vọng các cuộc đầu tư vẫn tiếp tục, giúp kinh tế phát triển thêm được hơn 5% trong năm ngoái. Nhưng vụ biển thủ lớn đến 3% GDP sẽ khiến các công ty lớn ngoại quốc lo lắng trong ý định chuyển công việc làm ăn từ Trung Quốc qua Việt Nam để tránh đòn quan thuế khi bán hàng qua Mỹ. Họ sẽ dè dặt hơn trước khi quyết định. Một điều khó hiểu, theo tuần báo TIME, là trên mặt pháp lý thì nhà nước cộng sản làm chủ sở hữu tất cả đất đai. Làm sao trong ba năm mà một cá nhân có thể đứng ra làm chủ nhiều tài sản như vậy? Hồ sơ tòa án cho thấy bà Lan làm chủ hơn 1,000 căn hộ và nhà cửa ở Sài Gòn trong mấy năm trời, sử dụng những tên ma! Chuyện chỉ có thể xảy ra nếu được cả guồng máy đảng và chính quyền bao che. Bà Lan bị truy tố cùng một thanh tra cao cấp Ngân hàng Nhà Nước và 23 cấp thấp hơn bị kết tội che giấu các món nợ thất thoát và hồ sơ vay giả mạo của Ngân hàng SCB. Số tiền hối lộ lên đến $5.2 triệu mỹ kim. Nếu một ngân hàng có thể mua chuộc được cả nhóm 24 thanh tra như vậy, thì 40 ngân hàng lớn khác và những quan chức kiểm tra họ có thể chấp nhận sống ngây thơ lương thiện được không? Mạng lưới công an chằng chịt không thể nào không biết những chiếc xe chuyển giao các thùng “foam” chứa hàng triệu mỹ kim tiền mặt chạy qua lại trong thành phố Sài Gòn. Vậy mà không một quan chức nào bị đưa ra tòa. Giáo sư Carlyle Thayer, Đại học New South Wales ở Australia, thú nhận: “Tôi không thể tin rằng bộ máy đảng và thành phố Hồ Chí Minh không có tội và không có liên quan.” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tấn công nạn tham nhũng với chiến dịch “Đốt Lò.” Theo kinh nghiệm ở các nước cộng sản thì không bao giờ ông có thể đốt hết được. Lâu lâu lại thấy một vài quan chức bị đốt, vì họ không thuộc phe đảng đang nắm quyền. Những người lên thay thế sẽ tiếp tục kiếm chác. Năm 2020, đảng Cộng sản đã “đốt” Lê Thanh Hải, nguyên bí thư thành ủy Sài Gòn, và Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố, kết tội “vi phạm nặng” kỷ luật nội bộ của đảng. Gần đây đến Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng bị cháy ghế ngồi – nhưng không chắc đã cháy túi. Những người đó vẫn không bị truy tố theo pháp luật. Họ có thể yên ổn hưởng thụ các đồng tiền đã kiếm được. Những người lên thay họ cũng không thể ngăn chặn những vụ biển thủ, vụ Trương Mỹ Lan còn lớn hơn tất cả các vụ trước. Theo bản cáo trạng thì 93% số tiền mà ngân hàng SCB cho vay đều vào tay bà Trương Mỹ Lan, chỉ trong vòng ba năm. Bà có thói quen dùng tiền mặt vì nộp tiền hối lộ phải dùng tiền mặt, nên trong nhà hay trụ sở công ty còn cất giữ $4 tỷ mỹ kim tiền mặt. Con số đó chưa bằng một phần ba số tiền thất thoát. Nếu xử án tử hình thì bà Lan chết rồi làm cách nào thu hồi lại một phần số tiền biển thủ hơn $12 tỷ? Nhiều người muốn bà Lan chết càng sớm càng tốt, vì đó là cách tốt nhất để bịt miệng. Nói rằng giết bà Lan để làm gương, nhờ thế sẽ giảm bớt được tham nhũng, hối lộ, thì điều đó càng không đáng tin. Vì cả guồng máy đảng và nhà nước cộng sản chạy bằng tham nhũng, như xe hơi chạy bằng xăng dầu. Trong cuốn hồi ký của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia thời Việt Nam Cộng Hòa, ông kể lại cuộc gặp ông Võ Văn Kiệt sau năm 1975, người đang nắm quyền ở Sài Gòn. Ông Hanh khuyên ông Kiệt muốn kinh tế tiến bộ phải giải quyết nạn tham nhũng trước hết. Ông Kiệt đồng ý nhưng cho biết việc đó ông không thể làm được. Lý do là cần cho các cán bộ được hưởng thụ sau khi họ đã để cả cuộc đời tranh đấu giúp đảng giành được chính quyền. Chính sách của ông Võ Văn Kiệt là hậu quả của lối suy nghĩ bình thường trong các đảng cộng sản. Chế độ độc tài toàn trị dựa trên lòng trung thành của đảng viên mà không dựa trên pháp luật. Họ không đặt ra các quy chế, luật lệ để thưởng những cán bộ “có công với cách mạng” mà tưởng thưởng bằng các chức vụ, tức là các cơ hội ăn hối lộ. Đường lối đó làm hại nền kinh tế; trước hết vì nhiều người không có khả năng vẫn được sử dụng. Tai hại hơn nữa là dung túng tham nhũng tự nhiên không còn tôn trọng luật pháp. Chế độ pháp trị, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, là căn bản giúp kinh tế phát triển. Ông Võ Văn Kiệt được tiếng là người “dám nói, dám làm” nhưng ông đã chọn “đảng trị,” thay vì “pháp trị.” Tình trạng đó vẫn tiếp diễn đến bây giờ. 22/04/2024 Trân Văn - VOA Bất kể dư luận đã dậy lên thành bão trước... tin đồn... ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) khóa 13 của đảng CSVN, nhân vật đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Quốc hội khóa 15 – sắp phải... rời bỏ cuộc chơi quyền lực [1] nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam vẫn... ngậm tăm, không bác bỏ mà cũng chẳng công kích tin đồn ấy là... “nhảm”! Thực tế cho thấy, tin đồn về những nhân vật là lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chẳng khác gì phi, pháo dọn đường cho trận chiến tranh giành quyền lực giữa các “đồng chí” đồng đảng. Cho dù đảng CSVN luôn đề cao, thậm chí xác định, các cá nhân ở thượng tầng phải... “nêu gương” về “đoàn kết nội bộ và xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật” [2] nhưng những sự kiện... nhạy cảm về... nhân sự như đã biết chỉ chứng tỏ đúng là không nên tin bất kỳ điều gì... cộng sản nói! Sau Việt Á khiến ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) khóa 13 của đảng CSVN, nhân vật đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước – phải từ chức, rồi Phúc Sơn khiến ông Võ Văn Thưởng – người kế nhiệm ông Phúc – tự nguyện rời bỏ cả trọng trách lãnh đạo đảng (Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên BCH TƯ khóa 13) lẫn lãnh đạo nhà nước, giờ tới Thuận An mà nhiều người khẳng định là hồi chuông báo từ đối với sinh mạng chính trị của ông Vương Đình Huệ. *** Đầu tháng giêng năm ngoái, sau khi Bộ Công an công bố quyết định khởi tố bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục và bà Nguyễn Thị Bạch Linh - Giám đốc SNB Holding để điều tra về hành vi.... “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” [3], thiên hạ bắt đầu kháo nhau về chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Nhà nước phải... ra đi vì dính líu đến... sự nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Á. Đến nay, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, sau đó là hệ thống tài phán trong lĩnh vực tư pháp tại Việt Nam vẫn chưa thực thi nghĩa vụ giải trình với dân chúng - đối tượng mà các hệ thống này cam kết tôn trọng, đáp ứng quyền được biết, được bàn, được kiểm tra - tại sao một chuyên viên trong lĩnh vực xuất bản, giám đốc một doanh nghiêp chuyên cung cấp các sản phẩm dành cho cả mẹ lẫn con lại đủ khả năng “ảnh hưởng đến người có chức vụ, quyền hạn” và kẻ bị... “lợi dụng” dẫn tới scandal Việt Á là ai (?). Tương tự, tháng 3 vừa qua, sau khi Bô Công an loan báo đã tạm giam ông Đặng Trung Hoành, Chánh Văn phòng huyện ủy Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long vì... “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” [4], thiên hạ tiếp tục đồn đoán về chuyện ông Võ Văn Thưởng cũng sẽ sớm nói lời... tạ từ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền y hệt như người tiền nhiệm vì dính líu đến... sự nghiệp sản xuất, kinh doanh của Phúc Sơn. Giống như trường hợp bà Thủy và bà Linh trong scandal Việt Á, dân chúng Việt Nam không có quyền biết, do đâu, cán bộ một huyện tại Vĩnh Long có thể gây “ảnh hưởng” khiến chủ của Phúc Sơn - doanh nghiệp ở tận Vĩnh Phúc tự nguyện trao 64 tỉ để được trúng thầu ở Quảng Ngãi? Dù không được biết ai có “chức vụ, quyền hạn” bị ông Hoành... “lợi dụng” nhưng sau khi ông Hoành bị khởi tố, dân chúng được thấy ông Thưởng được các đồng chí nhất trí tiễn đưa như vừa tiễn đưa ông Phúc hồi năm ngoái! Không phải tự nhiên mà thiên hạ lại gắn ông Nguyễn Xuân Phúc với Việt Á và dán ông Võ Văn Thưởng vào Phúc Sơn. Chắc chắn cũng không phải ngẫu nhiên mà các tin đồn liên quan tới việc ông Phúc và ông Thưởng tự nguyện thoái lui không chỉ... chính xác mà còn rõ ràng, đầy đủ chi tiết hơn cả thông tin chính thức từ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền. Vậy mức độ chính xác của việc cho rằng ông Vương Đình Huệ là phần không thể tách rời với Thuận An thì sao? Trước mắt phải chờ! Dẫu đã có không ít trường hợp cho thấy mức độ khả tín của tin đồn rất cao nhưng tin đồn vẫn là... tin đồn. Giống như Việt Á và Phúc Sơn, Thuận An cũng nằm trong nhóm đột nhiên “lớn nhanh, lớn mạnh” nhờ xây dựng... chủ nghĩa xã hội [5]. Giống như Việt Á và Phúc Sơn, khi công an... “mở rộng điều tra” và chạm đến “chốt an toàn”, mục tiêu sẽ tự nguyện rời khỏi xạ trường để khỏi... khai hỏa, nhằm “nêu gương” về... “đoàn kết nội bộ và xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật”, Thuận An sẽ thế? Một số người thạo tin cho rằng trong vụ Thuận An, công an đã chạm đến “chốt an toàn” là ông Phạm Thái Hà (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm Trợ lý ông Vương Đình Huệ). Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một loại tin đồn không bị... bác bỏ. Nếu lần này tin đồn lại... đúng thì rõ ràng tại Việt Nam, công an Việt Nam có một loại... “biện pháp nghiệp vụ” mà chẳng xứ nào dưới gầm Trời này nghĩ ra để dùng và dám dùng, đó là vừa thỏa hiệp, dung dưỡng hối mại quyền thế, vừa chọn để dùng khi tới mùa... qui hoạch nhân sự! Chú thích [1] https://baotiengdan.com/2024/04/16/ung-vien-so-1-chuc-tong-bi-thu-vuong-dinh-hue-se-dung-cuoc-choi/ [4] https://www.sggp.org.vn/vinh-long-bat-giam-chanh-van-phong-huyen-uy-mang-thit-post729922.html [5] https://plo.vn/tap-doan-thuan-an-va-nhung-du-an-giao-thong-tien-ti-post786227.html 22/04/2024 Trân Văn - VOA Cuối cùng, Bộ Công an Việt Nam cũng xác nhận tin... đồn ông Phạm Thái Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý ông Vương Đình Huệ (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội) là chính xác! Theo Bộ Công an, trong quá trình điều tra sai phạm xảy ra tại Công ty Thuận An, họ phát giác ông Hà có dấu hiệu phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” [1]. Thuận An là doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào năm 2004. Trong mười năm đầu tiên, Thuận An chỉ là một doanh nghiệp bình thường, đến 2014 mới xin tăng vốn điều lệ lên 300 tỉ (hơn 75 lần so với ban đầu) và bắt đầu lột xác vì liên tục thắng các gói thầu liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông (cầu, đường) trên toàn quốc (Hà Nội, TP.HCM, Ninh Thuận, Bắc Giang, Quảng Nam, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hà Giang, Tuyên Quang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Lạng Sơn...) với giá trị càng ngày càng lớn (từ vài trăm tỉ đến hàng ngàn tỉ). Trong năm năm vừa qua, Thuận An tranh 51 gói thầu, thắng 39/51, trong đó có bốn gói thầu đang chờ kết quả. Tổng giá trị các gói thầu đã thắng được ước đoán hơn 22.000 tỉ [2]. Song song với quá trình lột xác, Thuận An liên tục xin điều chỉnh vốn điều lệ, tăng từ 300 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng, rồi 800 tỉ đồng nhưng không công bố cơ cấu cổ đông và bắt đầu vói tay sang nhiều lĩnh vực khác (du lịch, bất động sản,...). Đầu tuần trước, Bộ Công an Việt Nam công bố quyết định khởi tố ba nhân vật chủ chốt của Thuận An là ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT), ông Trần Anh Quang (Tổng giám đốc), ông Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng giám đốc) và loan báo đã tạm giam cả ba để điều tra vì có dấu hiệu “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ”. Ngoài ba ông này còn có ba viên chức làm việc trong Ban Quản lý các dự án của tỉnh Bắc Giang bị tống giam để điều tra vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “nhận hối lộ”. Ông Phạm Thái Hà là viên chức thứ tư bị bắt trong vụ án này. Căn cứ vào tội danh mà Bộ Công an Việt Nam áp vào ông Hà, dường như ông Hà là nhân vật sắp đặt việc tổ chức thầu, dự thầu và chọn thầu! *** Thuận An chỉ là một tập trong bộ phim nhiều tập do đảng CSVN viết kịch bản, tổ chức sản xuất và dàn dựng để thực hiện kinh tế thị trường theo “định hướng XHCN”. Trước Thuận An là Phúc Sơn. Giống như Thuận An, Phúc Sơn cũng được thành lập vào năm 2004 và trong mười năm đầu cũng chỉ là một doanh nghiệp tư nhân bình thường. Sau đó Phúc Sơn xin tăng vốn điều lệ từ 100 tỉ lên 2000 tỉ, thậm chí 4000 tỉ và kể từ đó, cơ cấu cổ đông trở thành ẩn số! Phúc Sơn liên tục giành được các gói thầu có giá trị cực lớn tại Vĩnh Phúc (nơi đặt trụ sở), ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa,... Ngoài việc được chọn để phát triển hạ tầng giao thông, Phúc Sơn còn được chọn để thực hiện các dự án phát triển đô thị từ Bắc vào Nam. Đa số công trình, dự án đã giao cho Phúc Sơn đều dở dang bởi nếu không phải Phúc Sơn thì cũng là chính quyền các địa phương vi phạm qui định pháp luật trong chỉ định thầu, giao đất. Tại Vĩnh Phúc là Khu đô thị mới Tứ Trưng – Vĩnh Tường, Khu Trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn... Ở Quảng Ngãi là Khu đô thị công nghiệp Dung Quất, Khu đô thị Bàu Giang... Ở Khánh Hòa là việc nhận đất để thực hiện ba dự án về đường sá, nút giao thông... Chỉ trong một thời gian ngắn, Phúc Sơn nhận được 21 dự án đủ loại, trị giá khoảng 41.000 tỉ đồng, kèm theo quỹ đất có diện tích cả trăm héc ta [3]. Tuy chưa có số liệu chính thức nhưng thiệt hại do Phúc Sơn gây ra được ước đoán phải hàng chục ngàn tỉ! Ngoài năm nhân vật chủ chốt của Phúc Sơn (ông Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Ngọc Cương – Phó Tổng giám đốc, bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Tổng giám đốc, Đỗ Thị Mai – Kế toán trưởng,...) đã bị tạm giam để điều tra vì “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, còn có hàng chục viên chức bị bắt vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, vì “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và vì “nhận hối lộ”, trong đó có cả những cá nhân đang là hoặc đã từng là Bí thư tỉnh (bà Hoàng Thị Thúy Lan – Vĩnh Phúc, ông Lê Viết Chữ - Quảng Ngãi), Phó Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh (ông Lê Duy Thành – Vĩnh Phúc, ông Đặng Văn Minh – Quảng Ngãi),... *** Một viên tướng công an phụ trách điều tra vụ án xảy ra tại Phúc Sơn bảo với công chúng, đại ý: Công an vừa khám phá một loại tội phạm mới. Theo đó Chủ tịch HĐQT Phúc Sơn đã dựa vào các mối quan hệ với người có quyền lực nhằm chi phối, lũng đoạn, “gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị ở cơ sở” và “làm xấu hình ảnh của đảng cũng như chính quyền nhân dân”. Tuyên bố như thế là... nói lấy được! Phúc Sơn chẳng có gì mới, Thuận An cũng vậy. Trong thực tế, khó mà đếm xuể những đại án do một số cá nhân tuy chỉ điều hành một số doanh nghiệp nhưng có thể “chi phối, lũng đoạn” toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, chứ chẳng phải chỉ cấp... “cơ sở”. (còn tiếp) Chú thích [1] https://vnexpress.net/tro-ly-chu-tich-quoc-hoi-pham-thai-ha-bi-bat-4735613.html [2] https://plo.vn/tap-doan-thuan-an-trung-thau-nhieu-du-an-giao-thong-lon-post785815.html [4] https://hanoionline.vn/hau-phao-va-loat-can-bo-bi-khoi-to-230875.htm 22/04/2024 - VOA Bộ Công an Việt Nam hôm 22/4 cho biết họ đã khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà, cũng là trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Báo Chính phủ và truyền thông do nhà nước quản lý đồng loạt đưa tin hôm 22/4 rằng Bộ Công an đã mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.” Trong vụ án này, theo báo Điện tử Chính phủ, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hôm 21/4 đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, trong đó họ quyết định khởi tố, bắt tạm giam và ra lệnh khám xét đối với ông Hà về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, theo quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015. Thông báo này của Bộ đã khẳng định những lan truyền trước đó trên không gian mạng về việc ông Hà bị bắt giữ ngay khi ông cùng phái đoàn của Chủ tịch Huệ về đến sân bay Nội Bài hôm 12/4 sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Ông Hà là người thứ 7 và cũng là quan chức cao cấp nhất bị bắt và khởi tố trong vụ án liên quan đến những sai phạm trong đấu thầu của tập đoàn xây dựng cầu đường Thuận An. Theo quan sát của VOA tiếng Việt, tính tới tối ngày 22/4 (giờ Hà Nội), cả Văn phòng Quốc hội và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An đều chưa có bất kỳ tuyên bố công khai nào về các vụ bắt giữ này. Tập đoàn Thuận An đã trúng 39 trong 51 gói thầu mà họ tham gia đấu thầu từ năm 2019 đến nay. Theo Tuổi Trẻ, tập đoàn này trúng thầu đến hơn 22.600 tỷ đồng, bao gồm hơn 827 tỷ đồng là được “chỉ định thầu”, tức là trúng thầu mà không cần qua đấu thầu. Vẫn theo báo Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam hôm 22/4 đã phê chuẩn các lệnh và quyết định của Bộ Công an đối với ông Hà và 6 bị can trong vụ Thuận An. Tờ báo này cho biết sau khi VKSNDTC phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an sẽ thi hành các lệnh và quyết định này. Ông Hà, 48 tuổi, được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý cho ông Huệ từ tháng 5/2022, theo Tuổi Trẻ. Đưa tin tại thời điểm ông Hà được bổ nhiệm các chức vụ trên, tờ báo này nói rằng ông Hà có “thời gian dài gắn bó, tham mưu, phục vụ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ, Thành ủy Hà Nội và Văn phòng Quốc hội.” Vào tháng trước, khi ông Võ Văn Thưởng bị bãi nhiệm chức Chủ tịch nước và bị loại khỏi Bộ Chính trị, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố và điều tra các sai phạm của Tập đoàn Phúc Sơn tại các dự án ở Quảng Ngãi. Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ này sau đó đã khởi tố và bắt tạm giam 17 bị can trong vụ án này. Ông Thưởng bị bãi nhiệm “do vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”. Chính trường Việt Nam đang trải qua những biến động chưa từng có tiền lệ, khi có hai chủ tịch nước phải rời nhiệm sở dù chưa hết nhiệm kỳ chỉ trong hơn 1 năm. Trước ông Thưởng, ông Phúc cũng bị cho là phải buộc xin từ chức vì trách nhiệm liên quan đến những sai phạm của cấp dưới. Trước đó, hai phó thủ tướng dưới thời ông, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, cũng phải xin thôi chức khi các vụ đại án tham nhũng bị phanh phui. Bộ Công an cho biết họ vẫn đang “tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản,” theo báo Chính phủ.
Bà Trương Mỹ Lan tại toà án ở thành phố Hồ Chí Minh, 11 tháng Tư, 2024.
Trước ông Võ Văn Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc, việc từ chức của 2 vị chủ tịch nước được công khai chỉ sau khi tin đồn đã rộ lên trên mạng xã hội. Hình chụp ông Võ Văn Thưởng lúc còn tại chức, 16 tháng 11, 2023.
Ông Phạm Thái Hà lúc còn là Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Hình chụp ngày 21 tháng Hai, 2024. (Hình: Quochoi.vn)
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà (phải) cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (trái) thắp hương tại bàn thờ cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ tại nhà riêng của ông ở TPHCM hôm 26/1/2024.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố sáu bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An vào ngày 15/4. Trong số 6 người bị bắt, có ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Hội đồng quản trị và là người sáng lập công ty Thuận An, vốn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông từ những gói thầu do Nhà nước giao.