VuotQuaViet_Kp_DarkGreen_Logo_318x120
acrobat  📂  🏠   

VOA - 6

Phó Thủ tướng Campuchia biện minh cho kênh đào Phù Nam Techo

08/05/2024 - VOA

VOA-06-13
Vị trí của kênh đào Funan Techo (được đánh dấu đỏ)

Campuchia dự tính cắt giảm được đến 70% khối lượng vận chuyển qua các cảng của Việt Nam nhờ vào việc đào một con kênh nối từ lưu vực sông Mekong ra biển ở Campuchia trị giá 1,7 tỷ đô la do Trung Quốc bỏ tiền, phó thủ tướng nước này nói với Reuters.

Phó Thủ tướng Sun Chanthol đã hạ thấp những lo ngại môi trường về kênh đào Phù Nam Techo vốn dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm nay. Ông bác bỏ suy đoán rằng nó có thể được dùng để cho tàu chiến Trung Quốc tiếp cận lên thượng nguồn, gọi suy đoán này là ‘vô căn cứ’.

Dự án kênh đào này, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028, có thể một lần nữa khơi dậy căng thẳng giữa Campuchia và Việt Nam, vốn là hai nước đối tác gần gũi nhưng thường xung đột.

Các nhà bảo vệ môi trường và giới chức Việt Nam đã lên tiếng báo động về thiệt hại khả dĩ mà con kênh này gây ra đối với Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa khổng lồ nuôi sống hàng triệu người ở hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, mặc dù ông Sun Chanthol cho biết kênh đào này cũng sẽ được dùng cho mục đích tưới tiêu và đánh cá, nhưng cho ông cho rằng lượng nước được chuyển vào kênh đào sẽ chỉ là ‘muối bỏ biển’.

Ông cho biết hành trình ngắn hơn đi qua kênh đào ra biển cho các sà lan và tàu bè đi, đến từ Phnom Penh chở hàng dệt may và nguyên vật liệu sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính.

Campuchia đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong (MRC), tổ chức liên chính phủ quản lý chung cho toàn lưu vực, nhưng sẽ không tham khảo các nước khác trong khu vực về dự án, ông nói.

Nếu được yêu cầu, Campuchia sẽ cung cấp thêm thông tin cho MRC, nhưng nước này không có nghĩa vụ pháp lý phải làm vậy, ông nói.

MRC nói với Reuters rằng Campuchia đã không chia sẻ với họ nghiên cứu về tính khả thi của dự án mặc dù họ đã nhiều lần yêu cầu và đã chính thức gửi hai lá thư hồi tháng 8 và tháng 10.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết bà hy vọng Campuchia sẽ chia sẻ thông tin và phối hợp với Hà Nội để đánh giá tác động của dự án.

Rủi ro cho sản xuất gạo?

Hiện tại, để giao thương với thế giới, khoảng 33% lượng hàng hóa đến và đi từ Campuchia là thông qua các cảng ở Việt Nam theo đường sông Mekong, ông Sun Chanthol cho biết, và lưu ý rằng với con kênh đào này, mục tiêu là giảm con số này xuống còn 10% - tương ứng với mức giảm 70% khối lượng vận chuyển hiện tại.

Tuy nhiên, năng lực hạn chế của kênh đào ‘khiến tính khả thi về mặt kinh tế của nó bị nghi ngờ’, ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là người đứng đầu Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN, cho biết.

Kênh đào có chiều dài 180 km, rộng 100 mét và có độ sâu lên tới 5,4 mét, cho phép sà lan và tàu có trọng tải 3.000 đi lại, ông Sun Chanthol nói.

“Dự án này chỉ có tác động tối thiểu đến môi trường,” ông cũng nói, lưu ý rằng nó chỉ đổ 5 mét khối nước mỗi giây, so với 8.000 m3 của sông Mekong. “Kênh đào có kích cỡ chẳng là bao,” ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại, nhất là ở Việt Nam.

“Dự án kênh đào này có thể khiến các cộng đồng đã ổn định phải di dời, đất đai nông nghiệp bị mất và đất ngập nước sụt giảm,” ông Nguyễn Hùng, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam, cho biết, lặp lại lo ngại của Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam.

Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình về bền vững tại Trung tâm nghiên cứu Stimson có trụ sở tại Washington D.C., Mỹ, cho biết kênh đào sẽ ‘giảm lượng nước có sẵn cho canh tác lúa gạo ở quy mô công nghiệp ở Việt Nam’.

Ông Eyler cho biết dự án đòi hỏi phải có sự tham vấn với các đối tác khác theo quy định của Ủy hội sông Mekong vì sông Bassac, nơi lấy nước đổ vào kênh đào, là một nhánh sông, chứ không phải là phụ lưu, của sông Mekong.

Tuy nhiên, đối với phó Thủ tướng Sun Chanthol, dự án chỉ dính đến các phụ lưu của sông Mekong, trong đó cả Bassac, cho nên họ không cần tham vấn với các đối tác.

Kênh đào ‘sẽ mang lại lợi ích cho 1,6 triệu người dân Campuchia sống dọc theo kênh đào’ nhờ tưới tiêu mùa màng tốt hơn, ông Sun Chanthol nói và cho biết tác động đến nguồn nước ở lưu vực sông Mekong sẽ được theo sát.

Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc, tập đoàn xây dựng nhà nước lớn của Trung Quốc, là đơn vị xây dựng kênh đào và chịu hết chi phí xây dựng theo thỏa thuận với chính phủ Campuchia, ông Sun Chanthol cho biết và lưu ý rằng đổi lại công ty này sẽ nhận được quyền khai thác trong nhiều thập kỷ.

“Là 30 năm, 40 năm hay 50 năm, điều này sẽ được bàn thảo trong quá trình đàm phán của chúng tôi,” ông nói.

Ông Sun Chanthol nói những suy đoán rằng kênh đào này có thể được Trung Quốc sử dụng cho mục đích quân sự là ‘hoàn toàn sai sự thật’.

“Hiến pháp của chúng tôi không cho phép quân đội của bất kỳ nước nào đóng ở trong nước,” ông nói.

Một nhà ngoại giao phương Tây thường trú tại Việt Nam cũng bác bỏ những cảnh báo ‘hơi phóng đại’ từ các học giả Việt Nam về rủi ro an ninh đối với nước này, vì độ sâu hạn chế của kênh đào và kích thước của các âu tàu.

🔝

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Phan Tất Thành

08/05/2024 - VOA

VOA-06-12
Ông Phan Tất Thành. Photo: YouTube Nhat ky Yeu nuoc.

Hôm 7/5, tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động Phan Tất Thành.

“Vận động một cách ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền không phải là một tội phạm. Chính quyền Việt Nam cần trả tự do ngay lập tức cho ông Phan Tất Thành và bãi bỏ mọi cáo buộc đối với ông”, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho biết trong một tuyên bố gửi VOA qua email hôm 7/5.

Bà Gossman cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần trả tự do ngay cho tất cả những người bị cầm tù hoặc giam giữ chỉ vì bày tỏ quan điểm chính trị ôn hòa, hay trái với đường lối của Đảng Cộng sản.

Ông Phan Tất Thành, một nhà vận động ủng hộ dân chủ, bị công an Tp. Hồ Chí Minh bắt giam vào tháng 7/2023 sau khi ông sử dụng Facebook để nêu quan ngại về các tù nhân chính trị, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù, theo HRW.

Ông bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.

Một tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đưa ông Thành ra xét xử vào ngày 8/5. Ông Thành đang đối mặt với bản án với khung hình phạt từ 5 đến 12 năm tù.

Trao đổi với VOA, ông Phan Tất Chí, ba của ông Thành, cho biết rằng ông có vào trại tạm giam thăm con hôm 19/4 và sức khỏe con ông “có phần sa sút” do bị biệt giam.

Một bản cáo trạng mà VOA xem được cho thấy ông Thành sử dụng các tài khoản Facebook khác nhau để đăng tải 7 bài viết “có nội dung tuyên truyền, vu khống, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng”. Cáo trạng cho rằng hành vi này của ông Thành là “rất nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh quốc gia”.

Điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam từ chối thừa nhận là Điều 117 của Bộ Luật Hình sự “là sự vi phạm rõ ràng quyền tự do ngôn luận”, một trong những quyền cơ bản nhất được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn, bà Gossman bày tỏ.

“Việt Nam nên bãi bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền thay vì trừng phạt công dân vì nói lên suy nghĩ và bày tỏ quan điểm của mình”, đại diện của HRW đưa ra khuyến nghị.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, đề nghị họ cho ý kiến về phát biểu và lời kêu gọi của HRW, nhưng chưa được phản hồi.

Theo quan sát của VOA, truyền thông Việt Nam không loan tin việc bắt giam ông Thành.

Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau tuyên bố rằng họ đảm bảo các quyền căn bản của con người, tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền mà họ đã ký kết và chỉ bỏ tù những người “vi phạm pháp luật”.

Trong báo cáo nhân quyền 2023 công bố vào tháng trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nêu việc chính quyền Việt Nam bắt giam ông Thành từ ngày 5/7 mà không có lệnh bắt giam, mãi cho đến ngày 25/7, công an mới trưng ra giấy tạm giam tính từ ngày 13/7, báo cáo dẫn thông tin từ gia đình ông Thành cho biết.

Ông Chí chia sẻ với VOA về việc con ông bị công an Tp. Hồ Chí Minh bắt giam theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự:

“Đích thân tôi đến cơ quan an ninh điều tra vào ngày 25/7 thì họ mới đưa một quyết định tạm giam ký ngày 13/7. Tôi chất vấn họ vì sao họ bắt giam bắt con tôi từ tuần trước đó mà ghi ngày 13/7. Họ vu vơ, lảng tránh, nói vòng vo. Rõ ràng họ bắt người vô tội vạ”.

🔝

Project 88: Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB-XH

08/05/2024 - VOA

VOA-06-11
Project 88 đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thương binh - Lao động - Xã hội, vừa bị bắt.

Công an Hà Nội vừa bắt giam ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), người được cho là đang dẫn đầu nỗ lực phê chuẩn Công ước 87 của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mà nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước, theo tổ chức nhân quyền Project 88.

Trong thông cáo hôm 6/5, tổ chức nhân quyền Project 88 có trụ sở tại Hoa Kỳ dẫn nhiều nguồn tin cho biết công an Hà Nội đã bắt giam Nguyễn Văn Bình, 51 tuổi, từ tháng trước.

Trong khi công an chưa công bố việc bắt này, Project 88 dẫn một nguồn tin nói với rằng ông Bình bị bắt với cáo buộc “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, theo Điều 337 Bộ Luật Hình sự.

Tổ chức này cho biết thêm rằng tên và chức danh của ông Bình đã bị xóa khỏi trang web của Bộ LĐ-TB-XH tầm khoảng 15/4.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Công an Tp. Hà Nội, đề nghị họ xác nhận việc bắt giam ông Bình, nhưng chưa được phản hồi.

Một nguồn tin không nêu danh tính vì lý do an toàn hôm 7/5 cho VOA biết rằng có thể ông Bình bị bắt từ giữa tháng 4. Người này nói: “Ông Bình là một người cải cách muốn thúc đẩy Việt Nam công nhận Công ước 87 của ILO về quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động”.

Vụ bắt giữ ông Bình diễn ra trong bối cảnh một làn sóng đàn áp mới ở Việt Nam, vẫn theo Project 88.

Năm ngoái, các lãnh đạo cấp cao của chính phủ đã ra lệnh đàn áp nhân quyền do lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài, tổ chức này cho biết thêm.

“Vào thời điểm bị bắt, ông Bình đang dẫn đầu nỗ lực phê chuẩn Công ước 87 của ILO, nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước”, Project 88 nhận định.

“Vụ bắt giữ ông Bình là vụ bắt giữ một nhà cải cách chính phủ đầu tiên trong những năm gần đây”, tổ chức này đánh giá.

Ông Nguyễn Văn Bình được cho là người đã vận động trong chính phủ việc mở rộng các biện pháp bảo vệ cho người lao động.

Ông có bằng tiến sĩ luật kinh tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi ông thực hiện nghiên cứu về tổ chức công đoàn và cách tăng cường tính độc lập và tính đại diện của công đoàn ở Việt Nam.

Ông Bình từng làm việc cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL), trước khi làm việc tại văn phòng Hà Nội của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong thời gian 5 năm, và sau đó trở thành nhà hoạch định chính sách tại Vụ Pháp chế của Bộ LĐ-TB-XH.

Project 88 đánh giá rằng ông Bình là “nhân tố chủ chốt” đằng sau Bộ luật Lao động 2019, tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam phê chuẩn các công ước của ILO bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Trước khi bị bắt, ông Bình đang chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Công ước 87 của ILO với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO để trình Quốc hội Việt Nam.

Theo Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), Việt Nam đã đồng ý phê chuẩn công ước này vào năm 2023, mặc dù chính phủ đã trì hoãn quá trình này và hiện tại Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa áp đặt bất kỳ hậu quả nào đối với sự chậm trễ của Hà Nội.

🔝

Đàm Vĩnh Hưng gây bão vì ‘đeo huy hiệu giống Việt Nam Cộng hòa’

08/05/2024 - VOA

VOA-06-10
Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng trong trang phục trình diễn gây tranh cãi trong đêm liveshow tối 4/5

Đàm Vĩnh Hưng, ca sỹ từng dính vào nhiều lùm xùm, một lần nữa gây bão dư luận khi bị tố cáo đeo những huy hiệu giống như thời Việt Nam Cộng hòa trong một buổi trình diễn – sự việc khiến giới chức Việt Nam phải vào cuộc điều tra.

Cụ thể, trong liveshow ‘Ngày em thắp sao trời’ diễn ra vào tối ngày 4/5 tại thành phố Hồ Chí Minh, Đàm Vĩnh Hưng đã mặc bộ trang phục vét màu ghi sáng nhiều túi trông giống như sỹ quan. Đặc biệt hai bên ngực áo có đeo nhiều huy hiệu không rõ là huy hiệu gì.

Tuy nhiên, khi hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, đã có ý kiến cho rằng các huy hiệu này trông giống như ‘Biệt công bội tinh’ – một loại huy chương của Việt Nam Cộng hòa được sử dụng từ những năm 1950 đến 1974 để vinh danh những quân nhân có công trạng trong chiến tranh Việt Nam.

Một huy hiệu có dòng chữ ‘Marine Semper fi’, trong tiếng Latin có nghĩa là ‘Luôn luôn trung thành’. Đây là khẩu hiệu của Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1883.

Hiện giờ, những tổ chức và cá nhân liên quan đến vụ việc trong ban tổ chức liveshow của Đàm Vĩnh Hưng đã bị Sở Văn hóa và Thể thao thành phố mời lên làm việc để làm rõ, tờ Tuổi Trẻ cho biết.

Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Lê Thanh Liêm, chánh Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố về vụ việc và kết quả truy cứu sẽ được Sở báo cáo lên Bộ.

Về phần mình, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng hôm 6/5 đã lên trang fanpage của mình để giãi bày rằng các huy hiệu này ‘hoàn toàn không có một ẩn ý về chính trị nào như các trang mạng đang dẫn dắt’.

Ca sỹ này giải thích rằng các huy hiệu mà ông đeo ‘chỉ là những phụ kiện bình thường mang tính chất trang trí để bộ trang phục thêm phần bắt mắt’. Ông cũng đăng hình chụp cận cảnh các huy hiệu để rộng đường dư luận.

Ông cho rằng ông rất hâm mộ phong cách thời trang này mà ông cho là thể hiện ‘kiểu cá tính mạnh mẽ’. “Mọi nguời để ý kỹ sẽ thấy liveshow nào của Hưng cũng luôn có những bộ na ná như thế này dù là nhạc trẻ hay nhạc xưa,” ông viết trên fanpage.

Ca sỹ này kêu gọi các fan hâm mộ của ông ‘tránh bị dẫn dắt dẫn đến hiểu lầm’ và ‘bị các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện đi xa’.

Mặc dù nói là trang phục này ‘không có gì’, ông Đàm Vĩnh Hưng cũng cho biết ông sẽ không mặc lại nó trong đêm liveshow tại Hà Nội sắp tới.

Dưới phần bình luận, người hâm mộ của ca sỹ này cũng có ý kiến trái chiều về các huy hiệu.

“Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hay mặc kiểu trang phục như thế này từ lâu rồi và một số thành phần cố tình đưa thông tin sai lệch thôi. Những người nghe nhạc chân chính sẽ đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai,” một người ghi tên là Map Map Kien bình luận.

Một người khác có tên là Nhiệt Huyết ghi: “Anh thử một lần mặc trang phục của quân đội Việt Nam sẽ được yêu mến nhiều hơn nữa đấy.”

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến chỉ trích Đàm Vĩnh Hưng gay gắt. “Thấy có clip anh rất tự hào khi có quốc tịch Mỹ. Anh nên về với nơi anh tự hào. Hát cho người dân bên đó nghe và để dân bên đó làm fan của anh,” Hà Hoàng bình luận.

Khán giả ký tên Anh Ba thì cho rằng Đàm Vĩnh Hưng ‘nên tìm hiểu cho kỹ những gì đeo lên người. “Tuy là những phụ kiện nhưng đừng đeo những thứ mô phỏng loại mà không phù hợp với Việt Nam hiện tại,” khán giả này viết.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, một nhà hoạt động dân chủ hiện đang tị nạn ở Mỹ, viết trên trang Facebook của mình rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ‘mặc một bộ đồ quân nhân không ra quân nhân, đồ lính cũng chẳng phải mà canh tù thời thực dân cũng chẳng ra canh tù, lủng lẳng đeo thêm dăm phụ kiện trang trí’.

“Vậy mà bên thắng cuộc lại hoảng hốt lo sợ đến cả huy động Bộ Văn hóa vào cuộc vì sợ rằng đó là huân chương Biệt công bội tinh,” bà Quỳnh chỉ trích.

Mặc dù nhiều lần sang Mỹ trình diễn phục vụ, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã bị một bộ phận trong cộng đồng người Việt ở Mỹ tẩy chay và cáo buộc ông là ‘văn công của Việt Cộng’.

🔝

Tập Cận Bình xóa bỏ bản hợp đồng xã hội

07/05/2024 Ngô Nhân Dụng - VOA

VOA-06-09
Ông Tập Cận Bình tại lễ bế mạc kỳ họp Quốc Hội tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh, 11 tháng Ba, 2024. Hình minh họa.

Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Trung Quốc mới họp đầu tuần này, 24 ủy viên quyết định sẽ tổ chức họp khoáng đại Ban Chấp Hành Trung Ương vào tháng 7 – một hội nghị đáng lẽ phải diễn ra vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm ngoái. Trong mỗi nhiệm kỳ 5 năm, Trung Ương Đảng họp bảy lần; năm nay là lần thứ ba. Mỗi Hội nghị thứ ba thường đưa ra một “kế hoạch năm năm” mới, vạch ra các chính sách, đường lối cho 96 triệu đảng viên tuân hành.

Thông báo của Bộ Chính Trị không cho biết chương trình nghị sự sẽ nêu những vấn đề nào. Họ cũng không giải thích tại sao phiên họp quan trọng này lại bị trì hoãn. Năm ngoái đánh dấu mười năm kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Cũng là dịp kỷ niệm 45 năm từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầy đổi mới, tư bản hóa đời sống kinh tế. Chủ tịch Tập Cận Bình cho 376 ủy viên trung ương họp chậm lại 8 tháng, chắc vì chính ông chưa sẵn sàng!

Trong năm 2023 ông Tập Cận Bình không bắt được nhiều vụ tham nhũng lớn trước hàng ngũ lãnh đạo nhưng lại phải cách chức hai người cộng sự được coi là rất thân tín. Tần Cương là con người tài hoa được Tập Cận Bình tin tưởng, cử làm đại sứ ở Mỹ, rồi nâng lên làm Bộ trưởng Ngoại giao. Chỉ nửa năm sau bỗng nhiên Cương biến mất không dự các sinh hoạt chính phủ, không có mặt ngay cả tại các nghi lễ tiếp đón ngoại trưởng các nước khác. Vụ Tần Cương chưa thấy một lời giải thích nào thì đến lượt Bộ trưởng Quốc Phòng Lý Thượng Phúc vắng mặt bất thường không rõ lý do. Cuối cùng, Lý và mấy tướng lãnh phụ trách lực lượng hỏa tiễn bị tố giác tội tham nhũng. Lúc đó người ta mới biết quân đội Trung Cộng có khi đổ nước vào hỏa tiễn thay vì đổ xăng. Ông chủ tịch Quân ủy Trung ương, kiêm chủ tịch đảng, chủ tịch nước, chắc không muốn nghe dư luận nhắc đến những chuyện này, nếu triệu tập Trung Ương họp năm ngoái.

Mặc dù không giải thích tại sao hội nghị bị trì hoãn và không loan báo chương trình nghị sự nhưng Bộ Chính Trị cũng cảnh giác về những khó khăn kinh tế và xã hội; phải điều hợp sao cho đạt được những thành quả cụ thể. Khi lên tiếng về cả kinh tế lẫn xã hội, Bộ Chính Trị Trung Cộng có lý do.

Kinh tế Trung Quốc đang phải đối đầu với hai mặt của cùng một vấn đề: người tiêu thụ giảm bớt chi tiêu và các nhà sản xuất phải giảm giá bán, nạn giảm phát bắt đầu đe dọa. Các chỉ số “PMI” cho thấy số lượng hàng đặt mua giảm bớt trong tháng Ba, kể cả những thứ hàng để xuất cảng. Như bà Janet Yellen nói thẳng khi đi thăm Trung Quốc, cả nền kinh tế đang gặp nạn “số cung cấp thặng dư” đúng lúc nhu cầu của giới tiêu thụ xuống thấp.

Sau mấy chục năm thả lỏng cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư xây dựng cơ xưởng, mua thiết bị với tiền vay lãi thấp của các ngân hàng, các xí nghiệp thấy tiền lời tụt giảm. Trong tháng Ba, 2024, mức lời trong ngành công nghiệp chế hóa đã giảm 3.5%, theo báo SCMP ngày 30 tháng Tư, 2024, vì giảm giá bán. Các xí nghiệp còn phải trả giá đắt hơn khi nhập cảng các nguyên liệu và đồ phụ tùng vì phải mua đô la Mỹ đắt hơn. Khi lợi nhuận các xí nghiệp giảm thì người ta cũng bớt đầu tư để phát triển kỹ thuật và bớt tuyển dụng công nhân. Ông Tập Cận Bình đã phải hô hào lại những khẩu hiệu cũ từ thời Mao Trạch Đông: Kêu gọi các sinh viên trở về với đồng ruộng, học tập giới nông dân.

Nhiều sinh viên đã thi hành khẩu hiệu đó, vì không có cách nào khác. Gần một phần tư thanh niên Trung Quốc đang không kiếm ra việc làm. Số thống kê sau cùng cho biết trong lớp tuổi từ 16 đến 24 có 21.5% không kiếm ra việc làm. Những người lớn tuổi hơn, từ 25 đến 59 chỉ có 4.1% bị thất nghiệp, theo SCMP ngày 25 tháng 10, 2024. Trước dư luận lo âu quá nặng, từ tháng 10 năm ngoái, nhà nước cho phép Quốc Gia Thống Kê Cục (NBS) ngưng công bố tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ. Thiếu tin tức, mối lo của các sinh viên mới ra trường càng nặng hơn. Trên mạng xã hội những ngôn ngữ mới xuất hiện mô tả tình trạng thanh niên đang theo “chủ nghĩa nằm dài,” hoặc trở về sống nhờ cha mẹ, đóng vai “con ngoan vĩnh viễn.”

Trước khi hoạt động sản xuất đình trệ thì giới trẻ Trung Quốc vẫn thích đi làm công chức hơn là cho tư doanh. Tháng 11 năm ngoái, khi chính phủ tuyển thêm 39,000 công chức mới, có đến 2 triệu 830 ngàn người nạp đơn; bình quân 72 người xin làm một công việc. Thống Kê Cục chỉ cần thêm một nhân viên làm ở Khu Tự trị Ninh Hạ, 3,500 đã người nộp đơn, theo Hoa Nam Đán Báo (SCMP) ở Hương Cảng ngày 25 tháng 10, 2023!

Những người xin dự cuộc khảo thí tuyển một công chức thường là các sinh viên tốt nghiệp đại học. Năm ngoái trong cả nước có 11.58 triệu sinh viên ra trường, báo SCMP cho biết. Cũng theo báo này, guồng máy nhà nước gần đây đã đủ lớn, số tuyển dụng giảm 58 phần trăm; số nhân viên tuyển vào làm trong bộ máy của đảng cũng giảm hơn 33%. Điều kiện tuyển chọn cũng khó hơn. Năm ngoái, 2.600 chức vụ đòi phải có bằng cao học (gọi là thạc sĩ ở Việt Nam) 1,700 chức đòi có bằng tiến sĩ. Chỉ có 56 công việc không đòi hỏi phải tốt nghệp đại học.

Tình trạng thanh niên có học vẫn thất nghiệp là một vấn đề xã hội có lẽ Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Trung Quốc nhắc đến sau phiên họp đầu tuần này. Vì các sinh viên, dù có việc làm hay thất nghiệp cũng đều đã tập thói quen suy nghĩ, có sáng kiến, không biết sợ, và không phải chỉ nghĩ đến cơm áo cho riêng mình. Cuối năm 2022, cả thế giới đã ngạc nhiên chứng kiến cảnh thanh niên Trung Quốc biểu tình im lặng. Họ không hô, không trương một khẩu hiệu nào mà trong tay chỉ nâng lên những tờ giấy trắng! Những lời phản kháng thầm lặng không chống đối hay đòi hỏi một điều nào cụ thể, dù là chống lệnh cấm tụ họp quá ba người hay là đòi được tự do đi mua gạo, mua rau. Vượt lên trên tất cả những yêu cầu cụ thể đó; chỉ có một yêu cầu quan trọng nhất: Chúng tôi muốn sống như những con người! Không phải những con khỉ, con beo trong sở thú. Cũng không phải những cái đinh ốc trong một bộ máy.

Phương pháp biểu tình im lặng của giới trẻ đã diễn tả tâm trạng của hàng tỷ người Trung Hoa. Trong đó có cả một số trong 96 triệu đảng viên cộng sản và gia đình họ, nếu cộng lại có thể lớn hơn dân số Việt Nam. Dân Trung Hoa trong lục địa đã có một “hợp đồng ngầm” với đảng Cộng sản. Dân chịu sống theo sự sắp đặt của Đảng, chấp nhận theo mệnh lệnh dù không được tự do. Đổi lại, Đảng Cộng sản bảo đảm kinh tế phát triển, mọi người được sống bình thường, an ổn.

Bản “Công ước Xã hội” ngầm này đã bị ông Tập Cận Bình từ từ xé bỏ, vì tham vọng cá nhân cũng như vì các đường lối sai lầm. Người dân có thể chỉ nhún vai cười khi ông Tổng bí thư đảng Cộng sản thay đổi cương lĩnh, tu chính hiến pháp để đóng vai một hoàng đế suốt đời. Nhưng ông Tập không chấp nhận dùng loại vaccine mới, công hiệu mạnh của Pfizer và Moderna, chỉ cho dùng thuốc nội hóa. Khi biến thái Omicron xuất hiện, ở thành phố Thượng Hải giàu có nhất người ta phải đi mua thuốc Tylenol từng viên lẻ, như giáo sư Hoàng Á Sinh (Yasheng Huang, 黄亚生), Đại học MIT, kể trên báo New York Times. Trong cảnh tai họa đó, Tập Cận Bình theo phương pháp quen thuộc nhất, là ra lệnh hàng trăm triệu người phải đóng cửa ở trong nhà.

Dân Thượng Hải đã xuống đường phản đối, lần đầu tiên trong chế độ cộng sản, và bị đàn áp. Một sự kiện bất ngờ khiến hàng trăm triệu người Trung Hoa chợt tỉnh, là 10 người chết trong một đám cháy ở Urumqi, thủ phủ tỉnh Tân Cương ngày 24 tháng 11 năm 2022. Mười người chết cháy không phải là một biến cố lớn ở Trung Quốc. Nhưng dân Trung Hoa cùng xúc động khi nghe tin 10 nạn nhân chết vì tòa nhà bị đóng, cấm ra ngoài theo lệnh nhà nước chống Covid. Hàng triệu dân chúng các thành phố khác cũng đang bị “cấm cung” giống như vậy. Hầu như cùng một lúc cả nước Trung Hoa bùng nổi giận. Dân tổ chức biểu tình tại nhiều thành phố khắp nước, để tang 10 người chết ở Tân Cương.

Cái gì gây ra cái chết thảm khốc của 10 nạn nhân này? Không riêng chính sách độc đoán, dốt nát, do thói không tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn của ông Tập Cận Bình. Cả chế độ độc tài chuyên chế, “hồng nặng hơn chuyên” là thủ phạm. Đảng Cộng sản không bảo vệ được cuộc sống an toàn của dân. Kinh tế đang rơi dần vào bế tắc. Bản hợp đồng ngầm giữa đảng và dân đang bị Tập Cận Bình bỏ qua.

🔝

Thủ tướng Chính: Việt Nam muốn cùng Campuchia hợp tác về sông Mekong

07/05/2024 - VOA

VOA-06-08
Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 6/5 tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun nhân dịp ông sang Việt Nam dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong bối cảnh hai nước lời qua tiếng lại về kênh đào Phù Nam Techo.

Trong cuộc gặp, Cổng thông tin chính phủ (VGP News) dẫn lời ông Chính nói rằng Việt Nam “mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong trên cơ sở Hiệp định Mekong và các quy định của Ủy hội sông Mekong quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của cộng đồng người dân trên lưu vực”.

Bản tin của VGP News không đưa tin về phản ứng của ông Savoeun khi Thủ tướng Chính nhắc tới vấn đề sông Mekong.

Trước cuộc gặp này một ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng tiếp tục lên tiếng thúc giục Campuchia phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong để đánh giá đầy đủ tác động của dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hậu thuẫn ở Campuchia.

Bà Hằng nói thêm rằng “đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước”.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Campuchia tuyên bố mở tuyến đường thủy nhân tạo dài 180 km, rộng 80-100 m, sâu 5,4 m, nối thủ đô Phnom Penh với tỉnh Kep, thông ra Vịnh Thái Lan, với vốn đầu tư của Trung Quốc, nhằm giảm lệ thuộc vào đường thủy và cảng biển của Việt Nam.

Báo chí Việt Nam tháng trước dẫn lời các chuyên gia Việt Nam đưa ra những ước tính khác nhau rằng kênh Phù Nam Techo có thể làm giảm mất từ 30-50% lượng nước chảy vào Việt Nam.

Trước khi phía Việt Nam lên tiếng, theo truyền thông Campuchia, Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng việc xây dựng kênh đào Phù Nam Techo sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch và khẳng định không cần đàm phán với Hà Nội về kênh đào đang gây tranh cãi này, theo truyền thông Campuchia.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, trước những hối thúc từ Việt Nam, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol, đồng thời là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Phát triển Campuchia, tuyên bố nước này kiên quyết không cung cấp bất kỳ thông tin nào cho Việt Nam, Lào hay Thái Lan, khẳng định không vi phạm Hiệp định Mekong, Kiripost dẫn lời quan chức Campuchia nói tại trong bài thuyết trình tại Hội đồng Phát triển Campuchia về “Những nỗ lực thu hút đầu tư” hôm 3/5.

Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun ở Việt Nam, ông Chính được VGP News dẫn lời nói rằng “Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực” và rằng “việc gặp gỡ, trao đổi giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hai nước tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần vào việc thúc đẩy hiệu quả thực chất hợp tác song phương”.

🔝

Việt Nam lại thúc giục Campuchia phối hợp chặt chẽ và chia sẻ dự án kênh Phù Nam Techo

07/05/2024 - VOA

VOA-06-07
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng (MOFA via Bao Quoc te) (Ảnh tư liệu)

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 5/5 tiếp tục lên tiếng thúc giục Campuchia phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong để đánh giá đầy đủ tác động của dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hậu thuẫn ở Campuchia.

“Việt Nam luôn ủng hộ, vui mừng và đánh giá cao về những thành tựu Campuchia đã đạt được trong thời gian qua. Đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo.

“Chúng tôi mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông”, bà Hằng nói thêm.

Trước đó trong cuộc họp báo ngày 11/4, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cũng đã đưa ra phát biểu tương tự, kêu gọi Campuchia chia sẻ thông tin về dự án kênh đào Phù Nam Techo “để đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống trong khu vực”.

Hiệp định Mekong 1995

Trong cả hai lần họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều nhắc đến Ủy hội sông Mekong, là một cơ quan liên chính phủ có mục tiêu “hỗ trợ các quốc gia thành viên Ủy hội - Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng phát triển và quản lý hạ lưu sông Mê Công một cách bền vững”.

Ngoài 4 thành viên chính thức, MRC còn có 2 đối tác là Myanmar và Trung Quốc.

Phía Bộ Ngoại giao Việt Nam khi lên tiếng thúc giục Campuchia chia sẻ thông tin với Việt Nam và MRC cũng nhắc đến Hiệp định Mekong 1995, là căn cứ pháp lý chung cho cả 4 quốc gia thành viên theo các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan trong vùng hạ lưu Mekong.

Hiệp định này bao gồm một số nhiều điều khoản, trong đó việc các thành viên cam kết sử dụng nước trên lưu vực một cách hợp lý, công bằng (Điều 5); Thông báo, tham vấn trước hoặc nhất trí trước (Điều 5); Duy trì dòng chảy tối thiểu trên dòng chính. Ngăn đỉnh điểm dòng chảy hằng ngày lớn hơn mức tự nhiên trong mùa mưa (Điều 6); Dừng và sau đó thảo luận về các hoạt động đã được chứng minh là gây thiệt hại đáng kể. Chịu trách nhiệm về thiệt hại đáng kể gây ra cho các nước thành viên khác (Điều 7 và 8); Duy trì quyền tự do hàng hải (Điều 9); Thông báo kịp thời các tình huống khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến các quốc gia thành viên khác (Điều 10).

Tuy nhiên, Hiệp định cũng có các lưu ý, bao gồm:

Theo Phnom Penh Post, Ban thư ký MRC đã nhận được thông báo từ Campuchia vào tháng 8 năm ngoái về ý định xây dựng kênh đào Phù Nam Techo, và Ban này đã chuyển thông báo này tới các nước thành viên khác. Sau khi nhận được thông báo, Việt Nam đã gửi các công văn cho MRC vào tháng 9/2023 và tháng 3/2024, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, dữ liệu và “nhấn mạnh mối quan ngại về tác động xuyên biên giới tiềm ẩn của dự án đối với các khu vực hạ lưu, bao gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam”, Phnom Penh Post dẫn trả lời của MRC cho biết hôm 4/5.

Ban thư ký MRC cho biết họ đã gửi thư tới Campuchia để yêu cầu thông tin kỹ thuật chi tiết về dự án, bao gồm các bản sao nghiên cứu khả thi và các báo cáo liên quan khác và cho biết sẽ chia sẻ chúng với các nước thành viên khác khi nhận được các thông tin này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Ban này vẫn đang chờ trả lời từ phía Campuchia.

Campuchia nói không cung cấp thông tin cho bất cứ ai ngoài MRC

Trước những hối thúc từ Việt Nam, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol, đồng thời là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Phát triển Campuchia, tuyên bố nước này kiên quyết không cung cấp bất kỳ thông tin nào cho Việt Nam, Lào hay Thái Lan, khẳng định không vi phạm Hiệp định Mekong, Kiripost dẫn lời quan chức Campuchia nói tại trong bài thuyết trình tại Hội đồng Phát triển Campuchia về “Những nỗ lực thu hút đầu tư” hôm thứ Sáu.

“Nếu muốn biết thông tin, quý vị có thể hỏi MRC”, ông Chanthol được dẫn lời nói.

“Campuchia không có nghĩa vụ gửi thông tin cho bất kỳ ai ngoài ủy ban”.

Quan chức của Campuchia nói thêm rằng Điều 5 của Hiệp định Mekong 1995 quy định rằng cần phải thông báo cho Ủy ban Hỗn hợp về việc sử dụng các nhánh sông Mekong, trong đó có Tonle Sap.

“Vì vậy, Campuchia có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban hỗn hợp trước khi xây dựng và không có nghĩa vụ phải tham vấn trước hoặc đạt được thỏa thuận cụ thể từ các nước thành viên Ủy ban sông Mekong”, ông nói và cho biết Campuchia đã thông báo cho ủy ban vào ngày 8/3/2023.

Dự án kênh đào Phù Nam Techo, ước tính trị giá khoảng 1,7 tỷ USD, là một kênh đào nhân tạo nối các cảng biển của Campuchia ở phía Tây Nam với sông Mekong. Kênh dài 180 km sẽ nối tỉnh ven biển Kep với kênh Takeo hiện có của sông Mekong thông qua hệ thống cửa âu. Về cơ bản, kênh Phù Nam sẽ tạo ra một tuyến đường thủy nối thủ đô Phnom Penh với bờ biển và quan trọng hơn là cảng nước sâu duy nhất của Campuchia tại Sihanoukville. Dự án lớn này nằm trong số các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên được chính phủ Hun Manet ban hành kể từ khi nhậm chức vào tháng 8. Kênh đào dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào quý IV năm nay và ước tính mất 4 năm để hoàn thành.

Đây là dự án cơ sở hạ tầng mới nhất do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia khiến cả Việt Nam và Hoa Kỳ lo ngại.

Washington kêu gọi Campuchia minh bạch hơn về dự án kênh đào mà một số nhà quan sát cho rằng có thể được sử dụng để tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á, gây ra mối đe dọa an ninh tiềm tàng cho các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam, theo Bloomberg.

Tuy nhiên, trong thông báo gửi tới MRC và trong các phát biểu công khai của Thủ tướng và cựu Thủ tướng Campuchia đều khẳng định kênh đào Phù Nam Techo sẽ không có tác động đáng kể nào đến lưu lượng dòng chảy hằng ngày và hằng năm của hệ thống sông Mekong, và sẽ chỉ được sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh tế và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, Phó Thủ tướng Sun Chanthol cũng khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo là do phía Campuchia đặt hàng, chứ không “không hề đột ngột nhận lệnh từ Trung Quốc”.

“Trung Quốc không biết về dự án. Chính Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh nghiên cứu”, KiriPost dẫn lời ông Chanthol nói và cho biết các chuyên gia Campuchia đã dành 26 tháng để nghiên cứu về dự án sẽ được giao cho Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) xây dựng vào cuối năm nay.

Youtube - Video ▶️

🔝

Quốc hội, nhân dân và những võ sỹ giác đấu

06/05/2024 Lê Quốc Quân - VOA

VOA-06-05
Quốc hội đã trở thành công cụ đắc lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hình minh hoạ: Quốc hội Việt Nam tại phiên bế mạc ngày 11/1/2022. Photo Quochoi.

Quốc hội Việt Nam họp bất thường vào ngày 2/5/2024 để bỏ phiếu kín miễn nhiệm chức vụ chủ tịch của ông Vương Đình Huệ mà cách đây hơn 2 năm đã bầu lên với số phiếu tuyệt đối.

Đây là lần họp bất thường thứ 7 của Quốc hội khoá 15 và là điều chưa từng có trong một Nhiệm kỳ Quốc hội kể từ khi thành lập nước đến nay.

Số lần họp bất thường (7) đã nhiều hơn họp thường lệ (6) vì nó là hệ quả của những xáo trộn ở thượng tầng nơi có nhiều nhân vật đã được chính Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Đã từng có một quốc hội dân chủ?

Sau khi dành được độc lập vào ngày 2/9/1945, tướng Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14/SL để Tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội. Sắc lệnh quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đều được tham gia và lựa chọn người đại diện cho mình.

Đã có có 333 đại biểu được bầu trong tổng số 403 đại biểu Quốc hội. Trong đó Việt Minh chiếm 120 ghế, Đảng Dân chủ Việt Nam 46 ghế, Đảng Xã hội Việt nam 24 ghế, và 143 ghế không đảng phái. Điều thú vị nằm ở 70 Đại biểu không bầu mà do “Thoả thuận”, cụ thể Việt Nam cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách) được đặc cách có 20 ghế và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) có 50 ghế.

Trong bài Phát biểu khai mạc của Hồ Chí Minh có giải thích:“Có những đồng chí cách mạng người Việt Nam ở Hải ngoại vì không có thì giờ tham gia tổng tuyển cử của dân ta, nên Chính phủ lâm thời đề nghị với Quốc hội mở rộng Quốc hội ra thêm 70 ghế nữa để mời các đại biểu Hải ngoại của Việt Nam cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) tham gia để tỏ cho thế giới biết rằng dân ta đoàn kết nhất trí… Các đảng phái, các dân tộc thiểu số và phụ nữ đều có đại biểu và như thế không phải là các đại biểu thay mặt cho một đảng phái hai một dân tộc nào mà là đại biểu cho toàn quốc dân Việt Nam”

Quốc hội Khoá 1 kéo dài 14 năm (1946-1960) với 12 kỳ họp, đã xem xét và thông qua được một bản Hiến Pháp tốt, 16 đạo luật, 50 nghị quyết và 3 chính phủ liên hiệp.

Sau 1954 thì đất nước chia đôi, nhiều đảng phái chính trị khác bị đàn áp hoặc đi vào Nam, Miền Bắt bị đặt dưới sự cai trị của Đảng Lao động, Quốc hội dần dần bị thâu tóm và đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Đảng.

Sau gần 80 năm, giờ đây Quốc hội Việt Nam đã thực sự trở thành một Quốc hội bù nhìn, hoàn toàn nằm dưới sự thao túng tuyệt đối của Đảng cộng sản.

Quốc hội đã trở thành bù nhìn

Bù nhìn, hình nộm có lẽ là từ khá thú vị khi chỉ về các đại biểu của dân hiện nay đang ngồi trong hội trường Diên Hồng. Nghị gật là một từ khác mà được nhân dân hay dùng khi gọi tên các vị đại biểu quốc hội.

Nhưng bản chất không phải chỉ có “gật” kể từ khi Đảng cộng sản trực tiếp quản lý quốc hội, đã biến Quốc hội trở thành một công cụ đắc lực của Đảng dưới hình thức tinh vi.

Bên trong Đảng làm cho nhân dân tin rằng Quốc hội đại diện cho ý chí nguyện vọng của mình. Bên ngoài, Đảng làm cho thế giới lầm tưởng về tính chính danh của Nhà nước trong việc phê chuẩn và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo.

Không chỉ có người ngoài đưa ra nhận định mà chính ông Nguyễn Văn Phúc phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trong một bài trả lời phỏng vấn hiếm hoi trên Thời báo KTSG đã từng nói: “Vấn đề là phải xác định sự lãnh đạo của Đảng với quốc hội khác với các thiết chế khác ở chỗ nào vì Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan dân cử. Ví dụ, với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội hàng năm, năm năm khi Ban chấp hành TW hay Bộ chính trị quyết định quá cụ thể các chỉ tiêu thì không còn dư địa cho Quốc hội bàn. Lúc đó, Đảng quyết định luôn rồi chứ không chỉ dừng lại ở chủ trương nữa và chuyện đưa ra Quốc hội chỉ là để hợp thức hoá thôi”.

Ông còn nói tiếp: “Thực ra, nhiều khi chính anh em cán bộ viết văn bản từ kết luận của Bộ Chính trị hay Trung ương để gửi sang Đảng, đoàn Quốc hội, thì anh em viết quá chi tiết. Chi tiết quá thì quốc hội thảo luận thế nào nữa.

Qua đó ta thấy Đảng đã dứt khoát giành lấy quyền quyết định hết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội Việt Nam. Đặc biệt về nhân sự thì Đảng nắm thật chặt, thậm chí quyết định ai, vào thời điểm nào thì có tín nhiệm, thời điểm nào thì không. Cụ thể: ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ đều được tín nhiệm cao nhưng chỉ một thời gian sau, Đảng lại công bố chính những người đó vi phạm” dù cho những vi phạm đó có thể đã xảy ra rất lâu dài.

Rõ ràng, Quốc hội chỉ là một công cụ của Đảng cộng sản để hợp thức hoá các quyết định của đảng.

Một “Coup d’etat” phi bạo lực?

Điều 69 Hiến pháp Việt Nam quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Xét về lý thuyết, chủ tịch của một “Cơ quan quyền lực cao nhất” sẽ là người có quyền lực nhất.

Điều 70 của Hiến Pháp trao cho Quốc hội nhiều quyền hạn rất lớn ví dụ như Mục 13: “Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; Quốc hội cũng có quyền quyết định trưng cầu dân ý”.

Trong lịch sử thì cũng đã có 2 lần Quốc hội đã làm cho Đảng phải lùi bước. Đó là Dự án đường sắt cao tốc và Sân bay Long Thành. Những dự án này Ban đầu Ban chấp hành Trung Ương và Bộ Chính Trị đã quyết định làm nhưng khi đưa ra Quốc hội thì bị bác. Bộ chính trị sau đó cũng thấy phù hợp nên đã chấp nhận theo quyết định của Quốc hội.

Vấn đề nằm ở truyền thông. Đã có lúc tiếng nói của dân, qua báo chí, đã được cất lên.

Nhưng giờ đây, Nhân dân hoàn toàn không biết điều gì đã xảy ra, Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội đã vi phạm điều gì, ở đâu, khi nào, tính chất mức độ ra sao?

Ai đã thực hiện việc “phế truất” này, ai đang “tiếm quyền” thực sự? Thực chất đã có một cuộc đảo chính phi bạo lực hay không? Cuộc đảo chính này là “bất thành” hay đã “thành công” rực rỡ? Quyền lực thực tế trước đây nằm ở trong tay ai hay nhóm nào? giờ đây đang đi qua tay ai? Không ai biết!

Xem Võ sĩ giác đấu (Gladiator) qua TV

Quan sát chính trị Việt Nam gần đây khiến tôi hình dung các Võ sỹ giác đấu (Gladiator) tại Đại Hý trường La Mã (Colosseum), nơi diễn ra các trận đấu sinh tử; nơi kẻ thua cuộc chỉ chết khi người thắng cuộc nhận được dấu chỉ của người có quyền lực nhất sau khi người này quan sát thái độ của khán giả.

Hàng ngàn năm đã trôi qua, trò chơi quyền lực tại Việt Nam vẫn thu hút được đông đảo dân chúng giống như xem Võ sĩ giác đấu tại Đại hý trường khi xưa. Chỉ khác, giờ đây chính khán giả đang giương to mắt cũng không biết được kẻ bại trận có thật sự bại trận và đã chấp nhận thua cuộc hay chưa. Trận đấu trong chính trường đang thật kịch tính nhưng nhân dân mãi mãi chỉ là người đứng xem như đang xem qua TV. Thậm chí cuộc bỏ phiếu miễn nhiệm cũng là bỏ phiếu kín.

Nhân dân Việt Nam hoàn toàn không được dự phần vào bất cứ quyết định nào dù cho Hiến pháp quy định Nhà nước là “Của dân, do dân và vì dân”.

🔝

Sử gia: ‘Đảng Cộng sản biết huy động sức dân trong trận Điện Biên Phủ’

06/05/2024 - VOA

VOA-06-05
Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ

Khả năng huy động ổ ạt và vật chất và sự hỗ trợ quân sự từ Trung Quốc đã giúp quân Cộng sản giành chiến thắng trước người Pháp trong trận Điện Biên Phủ, các nhà nghiên cứu nhận định nhân dịp tròn 70 năm cuộc chiến này.

Trong lúc này, các lực lượng Việt Nam đang tập dượt rầm rộ cho buổi lễ diễn binh, diễn hành kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tây bắc Việt Nam.

Buổi lễ có sự tham gia 12.000 người, trong đó có lực lượng của pháo binh và không quân, truyền thông và trong nước đưa tin. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu cũng đã đến Việt Nam hôm 5/5 để tham gia lễ kỷ niệm.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, mà các sử gia Việt Nam ca ngợi là ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’, đã chấm dứt ách đô hộ gần 100 năm của người Pháp ở Việt Nam, nhưng lại mở ra cục diện đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau trong hơn 20 năm kế tiếp.

Nhân dịp này, truyền thông trong nước đã rầm rộ đưa tin, bài nói về những nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này, trong đó nhấn mạnh đến ‘sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản’, trong đó có vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh của chiến dịch.

‘Sức mạnh toàn dân’

“Thắng lợi đó thể hiện được sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, tiến hành cuộc kháng chiến được gọi là ‘thần thánh’,” Đại tá, Tiến sỹ Lê Thanh Bài, phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, được trang mạng VnExpress dẫn lời nói.

Đại tướng Henri Navarre, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đã biến lòng chảo Điện Biên Phủ thành một ‘tập đoàn cứ điểm’ phòng ngự vững chắc mà họ cho là ‘bất khả xâm phạm’ với niềm tin rằng quân cộng sản không thể đưa pháo lên những điểm cao quanh lòng chảo để nhắm bắn vào quân Pháp, ông Bài phân tích.

“Tuy nhiên, người Pháp đã không tính đến yếu tố quan trọng nhất là con người. Họ không thể tưởng tượng chỉ bằng sức người, cùng tời quay, chúng ta đã đưa cả pháo 105 mm vượt qua những quãng đường lầy lội, đèo dốc tới 60 độ,” sử gia của chính quyền cộng sản nói với VnExpress. “Chỉ bằng đôi vai trần, những cuộn dây thừng, các chiến sĩ đưa được những khẩu pháo nặng hàng tấn nhích từng mét. Nhiều người đã ngã xuống trong khi kéo pháo.”

Ông cho biết trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam đã huy động được hàng chục ngàn thanh niên xung phong phối hợp với công binh mở hàng trăm cây số đường. Ngoài ra, trên 261.000 dân công đã vận chuyển hơn 25.000 tấn gạo, 1.200 tấn đạn, 1.700 tấn xăng dầu để phục vụ cho chiến dịch.

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ người Mỹ Christopher Goscha, chuyên gia về chiến tranh Đông Dương, cũng thừa nhận khả năng huy động lực lượng của Đảng Cộng sản.

“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho dù chúng ta có đồng ý với bản chất cộng sản của họ hay không, đã vận hành một nhà nước có khả năng huy động sức người, sức của và vũ khí theo một cách thức hiện đại tinh vi,” Giáo sư Goscha viết trong email gửi VOA.

Theo lời ông thì mặc dù người Pháp cho rằng Điện Biên Phủ là ‘bất khả xâm phạm’ đối với quân cộng sản, nhưng quân cộng sản cũng tin tưởng rằng họ có lợi thế ở Điện Biên Phủ sau khi họ đã không thể giành thắng lợi ở vùng đồng bằng sông Hồng nên họ mới tìm cách kéo quân Pháp lên vùng đồi núi ở tây bắc.

Giáo sư Goscha hiện đang giảng dạy tại khoa Sử thuộc Đại học Québec ở Montréal (Université du Québec à Montréal - UQAM) và là tác giả nhiều đầu sách về lịch sử Việt Nam, trong đó có cuốn ‘The Road to Dien Bien Phu – A History of the First War for Vietnam’, tức ‘Con đường đến Điện Biên Phủ - lịch sử cuộc chiến thứ nhất của Việt Nam’, được xuất bản hồi năm 2022.

Theo lời ông thì người Pháp đã ‘đánh giá thấp khả năng của đối phương kéo pháo vào trận địa trong khi quân cộng sản có một lực lượng hùng hậu các dân công vận chuyển vũ khí và pháo vào các điểm cao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ’.

“Cuối cùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm nên chiến thắng Điện Biện Phủ và đánh bại quân Pháp với pháo binh tương tự như trong Đệ nhất Thế chiến,” ông nhận định.

“Không có một cuộc chiến chống thực dân nào trong thế kỷ 20 được như trận Điện Biên Phủ, không có ở Algeria và cũng không có ở Indonesia,” ông nói thêm.

Quân đội cộng sản đã mất ‘9 năm làm một Điện Biên’ – như câu thơ của ông Tố Hữu, từ ngày đầu tiên ông Võ Nguyên Giáp thành lập đội quân vũ trang vào cuối năm 1944. Tiến sỹ Lê Thanh Bài cho rằng quân đội Việt Nam đã ‘đi từ không có gì’ đến chiến thắng.

Vai trò của Trung Quốc

Trả lời câu hỏi của VOA về điều gì khiến quân cộng sản làm được như thế, Giáo sư Goscha chỉ ra ‘hỗ trợ quân sự của Trung Quốc’.

“Nếu không có các khẩu pháo (do Trung Quốc viện trợ), họ sẽ không bao giờ thắng được ở Điện Biên Phủ,” ông khẳng định. Bên cạnh viện trợ vũ khí, Trung Quốc còn gửi đoàn cố vấn quân sự sang hỗ trợ những người đồng chí Việt Nam.

Trên tờ Nhân dân, Thiếu tá Lê Minh Nam cũng thuộc Viện Lịch sử Quân sự cho biết để hỗ trợ cho Việt Nam mở chiến dịch Điện Biên Phủ sau quyết định của Bộ Chính trị và cuối năm 1953, chính phủ Trung Quốc đã ‘gấp rút gửi sang Việt Nam hơn 3.000 khẩu súng các loại, 2.400.000 viên đạn, hơn 100 khẩu pháo các loại, hơn 60.000 viên đạn pháo và đạn hỏa tiễn, 1.700 tấn lương thực, hơn 10.000 thùng dầu và 200 ô-tô’.

Ngoài ra, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã cùng với các tướng lĩnh Việt Nam phối hợp xây dựng kế hoạch tác chiến và chuẩn bị chiến trường cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng theo Thiếu tá Nam viết trên Nhân dân.

“Nhưng chính quyền và quân đội Việt Nam biết cách biến sự giúp đỡ của Trung Quốc thành sức mạnh trên thực tế. Nếu họ không biết cách căn chỉnh và bắn khẩu pháo, thì vũ khí Trung Quốc là vô dụng,” Giáo sư Goscha nói với VOA.

Tuy nhiên, khác với nhà sử học người Mỹ này, Tiến sỹ Lê Thanh Bài mặc dù thừa nhận rằng Việt Nam ‘không thể đi tới thắng lợi nếu không có sự ủng hộ, hỗ trợ từ Trung Quốc, Liên Xô’ nhưng cho rằng ‘sức mạnh nội lực của Việt Nam vẫn là quan trọng nhất’.

“Giả sử như quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có bại trận ở Điện Biên Phủ thì cục diện ở Đông Dương vẫn sẽ không thay đổi,” ông Goscha nói. “Họ có giới lãnh đạo, khả năng huy động của Nhà nước và sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc để tiếp tục kháng chiến.”

Ý nghĩa của chiến thắng

“Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu lần đầu tiên một dân tộc thuộc địa đánh bại một đế quốc xâm lược,” Đại tá Lê Thanh Bài nói với VnExpress. “Điều đó đã khích lệ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới phát triển mạnh, đặc biệt ở châu Phi.”

Giáo sư-Tiến sỹ Christopher Goscha cho rằng với chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cộng sản đã đánh bại người Pháp trong một cuộc chiến hiện đại và được lên kế hoạch đối phó kỹ lưỡng.

“Nó giúp họ giành được độc lập cho ít nhất nửa phần lãnh thổ phía bắc của Việt Nam với hy vọng sẽ có giải pháp chính trị sau Hiệp định Geneva để thống nhất đất nước,” ông cho biết.

Còn đối với người Pháp, họ đã có một thất bại ‘bẽ mặt’ bởi lẽ quân cộng sản không tiến hành chiến tranh du kích mà là chiến tranh chính quy ở Điện Biên Phủ. Trong khi đó, người Mỹ nhìn vào thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ ‘với rất nhiều lo lắng’, cũng theo lời ông Goscha.

“Người Mỹ lúc đó chưa sẵn sàng để can dự trực tiếp. Nhưng họ chuyển từ chỗ ủng hộ quân Pháp sang ông Ngô Đình Diệm ngõ hầu giữ cho ít nhất nửa phía nam của Việt Nam không nằm trong tay cộng sản,” ông nói.

🔝

Trung Quốc lần đầu công khai ‘thỏa thuận’ năm 2016 với Philippines về Biển Đông

04/05/2024 AP - VOA

VOA-06-04
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và cựu Tổng thống Duterte phủ nhận việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào được cho là từ bỏ chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của Philippines cho Trung Quốc.

Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố cái mà họ gọi là một thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận các đảo ở Biển Đông.

Động thái này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng hơn nữa trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi phần lớn thương mại của thế giới đi qua mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

Một tuyên bố từ Tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nói “thỏa thuận đặc biệt tạm thời” đã được đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte cho phép đánh bắt cá quy mô nhỏ quanh các đảo nhưng hạn chế quyền tiếp cận của quân đội, lực lượng tuần duyên và các máy bay, các tàu chính thức khác tới giới hạn lãnh hải 12 hải lý (22 km) lãnh hải.

Tuyên bố nói Philippines tôn trọng thỏa thuận trong 7 năm qua nhưng kể từ đó đã từ bỏ nó để “hoàn thành chương trình nghị sự chính trị của riêng mình”, buộc Trung Quốc phải hành động.

Tuyên bố đăng trên trang web của toà đại sứ hôm 2/5 nói: “Đây là lý do cơ bản dẫn đến những tranh chấp không ngừng nghỉ trên biển giữa Trung Quốc và Philippines trong năm qua và hơn thế nữa”.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và ông Duterte đã phủ nhận việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào được cho là sẽ từ bỏ chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của Philippines cho Trung Quốc. Bất kỳ hành động nào như vậy, nếu được chứng minh, sẽ là một hành vi phạm tội có thể bị luận tội theo Hiến pháp năm 1987 của Philippines.

Tuy nhiên, sau chuyến thăm Bắc Kinh, ông Duterte đã bóng gió về một thỏa thuận như vậy mà không đưa ra thông tin chi tiết, ông Collin Koh, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, và là chuyên gia về các vấn đề hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á, cho biết.

“Ông ấy khoe rằng ông ấy không chỉ nhận được các cam kết đầu tư và thương mại của Trung Quốc mà còn đảm bảo cho ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough”, ông Koh nói, đề cập đến một trong những thực thể biển đang tranh chấp.

Ông Koh cho biết, cách dùng từ có chủ ý của Bắc Kinh trong tuyên bố “đáng chú ý khi cho thấy rằng Bắc Kinh không có tài liệu chính thức nào để chứng minh trường hợp của mình và do đó chỉ có thể chủ yếu dựa vào tuyên bố bằng lời nói của ông Duterte”.

Ông Marcos, người nhậm chức vào tháng 6 năm 2022, cho báo giới biết hồi tháng trước rằng Trung Quốc khẳng định có một thỏa thuận bí mật như vậy nhưng nói rằng ông không biết việc đó.

“Người Trung Quốc khăng khăng rằng có một thỏa thuận bí mật và có lẽ là có, và tôi đã nói là tôi không biết, tôi không biết gì về thỏa thuận bí mật đó,” ông Marcos, người đã kéo Philippines lại gần hơn với đối tác hiệp ước Hoa Kỳ. “Nếu có một thỏa thuận bí mật như vậy, bây giờ tôi sẽ hủy bỏ nó.”

Ông Duterte, người đã nuôi dưỡng mối quan hệ nồng ấm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong suốt 6 năm làm tổng thống của mình, đồng thời công khai tỏ ra thù địch với Hoa Kỳ vì nước này chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch đẫm máu của ông bài trừ ma túy.

Mặc dù có lập trường chống Mỹ gần như kịch liệt trong chuyến thăm đối thủ chính của Washington năm 2016, nhưng ông nói rằng ông cũng không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với Bắc Kinh mà có thể xâm phạm lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng ông và ông Tập đã đồng ý duy trì “nguyên trạng” ở vùng biển tranh chấp để tránh chiến tranh.

“Ngoài cái bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình, điều duy nhất tôi nhớ là nguyên trạng, đó là từ ngữ. Sẽ không có tiếp xúc, không di chuyển, không có tuần tra vũ trang ở đó, vì vậy sẽ không có bất kỳ cuộc đối đầu nào”, ông Duterte nói.

Khi được hỏi liệu ông có đồng ý rằng Philippines sẽ không cung cấp vật liệu xây dựng để củng cố tiền đồn của tàu quân sự Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) hay không, ông Duterte nói rằng đó là một phần của việc duy trì hiện trạng nhưng nói thêm rằng không có thỏa thuận bằng văn bản.

“Đó là những gì tôi nhớ. Nếu đó là thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ thì đó sẽ luôn là một thỏa thuận nhằm giữ hòa bình ở Biển Đông”, ông Duterte nói.

Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez, anh họ và đồng minh chính trị của ông Marcos, đã ra lệnh điều tra cái mà một số người gọi là “thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ”.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng các quan chức Philippines đã hứa sẽ kéo tàu hải quân cố tình neo đậu ở vùng nông của Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) vào năm 1999 để làm tiền đồn lãnh thổ của Manila. Các quan chức Philippines dưới thời ông Marcos nói rằng họ không biết về bất kỳ thỏa thuận nào như vậy và sẽ không di dời chiếc tàu chiến hiện đã đổ nát và rỉ sét do một nhóm nhỏ thủy thủ và thuỷ quân lục chiến Philippines điều khiển.

Trung Quốc từ lâu đã cáo buộc Manila “vi phạm các cam kết” và “hành động bất hợp pháp” ở Biển Đông mà không nói rõ ràng.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông giàu trữ lượng cá, khí đốt và dầu mỏ. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vốn vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh.

Các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái, với việc các tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc bắn vòi rồng áp suất cao vào các tàu tuần tra của Philippines, gần đây nhất là ở ngoài khơi bãi cạn Scarborough vào cuối tháng trước, gây thiệt hại cho cả hai tàu Philippines. Họ cũng cáo buộc lẫn nhau về hành động nguy hiểm, dẫn đến va chạm nhỏ.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố của Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họ ở châu Á - nếu lực lượng, tàu hoặc máy bay của Philippines bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.

🔝

Mỹ, Úc, Nhật, Philippines cam kết gia tăng hợp tác quốc phòng

04/05/2024 - VOA

VOA-06-03
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và các đối tác từ Úc, Nhật và Philippines tham dự hội nghị các bộ trưởng quốc phòng lần thứ hai ngày 2/5/2024 tại Hawai, Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản và Philippines cam kết sẽ tăng cường hợp tác khi gặp nhau hôm 2/5 tại Hawaii để dự cuộc họp chung lần thứ nhì trong bối cảnh lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc gặp diễn ra sau khi bốn nước vào tháng trước tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Biển Đông, một tuyến đường vận chuyển quan trọng nơi Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ âm ỉ lâu nay với một số quốc gia Đông Nam Á và đã gây báo động với các hành vi hung hăng gần đây trong vùng biển tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo sau cuộc thảo luận rằng cuộc tập trận đã tăng cường khả năng các nước làm việc cùng nhau, xây dựng mối liên kết giữa các lực lượng của họ và nhấn mạnh cam kết chung đối với luật pháp quốc tế trên biển.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho biết các bộ trưởng quốc phòng đã bàn về việc tăng nhịp độ các cuộc tập trận phòng thủ của họ.

Ông Marles nói tại cuộc họp báo chung với những người đồng cấp: “Hôm nay, các cuộc họp mà chúng tôi tổ chức thể hiện một thông điệp rất có ý nghĩa đối với khu vực và thế giới về 4 nền dân chủ cam kết tuân thủ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”.

Ông Austin đã tiếp đón các bộ trưởng quốc phòng tại trụ sở khu vực của quân đội Hoa Kỳ, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, tại Trại H.M. Smith trên những ngọn đồi phía trên Trân Châu Cảng. Trước đó cùng ngày, ông Austin đã có các cuộc gặp song phương riêng biệt với Úc và Nhật Bản, sau đó là cuộc gặp ba bên với Úc và Nhật Bản.

Bộ trưởng quốc phòng của bốn quốc gia đã tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Singapore vào năm ngoái.

Hoa Kỳ có các hiệp ước quốc phòng kéo dài hàng thập niên với cả ba quốc gia này.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ tuyến đường thủy này. Hoa Kỳ cho biết quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở vùng biển giàu tài nguyên này. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách mở rộng của Trung Quốc dựa trên cơ sở lịch sử.

Đặc biệt, các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái. Đầu tuần này, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào hai tàu tuần tra Philippines ngoài khơi bãi cạn Scarborough, khiến cả hai tàu bị hư hại.

Các cuộc đối đầu lặp đi lặp lại trên biển đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn có thể khiến Trung Quốc và Mỹ rơi vào tình thế xung đột. Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họ ở châu Á - nếu các lực lượng của Philippines, tàu hoặc máy bay bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho biết họ đặt mục tiêu xây dựng cái mà họ gọi là “mạng lưới” các liên minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngay cả khi Mỹ đang vật lộn với cuộc chiến Israel-Hamas và cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.

Bắc Kinh cho rằng việc tăng cường liên minh của Mỹ ở châu Á là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc và đe dọa sự ổn định trong khu vực.

🔝

Cậu bé Vũng Tàu được tàu USS Kirk hộ tống nay trở thành phó đề đốc Hải quân Mỹ

04/05/2024 - VOA

VOA-06-01
Đại tá Hải quân Tuấn Nguyễn thuộc Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ. Photo US 7th Fleet.

Một cậu bé ở Vũng Tàu năm 1975 được hải quân Việt Nam Cộng hòa cứu trong đoàn người vượt biên và được tàu chiến của Hải quân Mỹ hộ tống đến Philippines an toàn nay sắp trở thành phó đề đốc Hải quân Mỹ, người lãnh đạo những binh sĩ hải quân chiến lược trong khu vực chiến lược của Washington.

Đại tá Hải quân Tuấn Nguyễn, thuộc Đệ Thất Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ (Hạm đội 7) có căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản, hôm 23 tháng 3 được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận đề cử làm phó đề đốc.

Với sự thăng cấp này, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Hải quân và được quyền treo cờ để đánh dấu vị trí chỉ huy. Cấp bậc của ông tương đương với chuẩn tướng trong Lục quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến, và Lực lương Không gian Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông nói ông cảm thấy “cực kì vui mừng và khiêm nhường” vì được lựa chọn. Ông giải thích thêm về công tác của mình ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một trong những khu vực chiến lược của Hải quân Hoa Kỳ.

“Tôi phụ trách lên kế hoạch và đối ngoại và điều đó có nghĩa là hàng ngày, tôi làm việc với các đồng minh và đối tác khắp khu vực này và chúng tôi nỗ lực cải thiện khả năng vận hành tương tác với các lực lượng hải quân có cùng chí hướng, với mục tiêu chính là tăng cường khả năng răn đe và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở đây mà tất cả chúng ta đều được hưởng lợi”.

Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ là hạm đội được triển khai ở tiền phương lớn nhất của nước này, với 50-70 tàu chiến và tàu ngầm, 150 máy bay và hơn 27.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến, thường xuyên tương tác và hoạt động với các đồng minh và đối tác nhằm bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

VOA-06-02
Đại tá Hải quân Tuấn Nguyễn (phải) và Tổng Tư lệnh Hạm đội Hải quân Italia trong khuôn khổ buổi giao lưu tại Khu phức hợp Hải quân Santa Rosa, từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 1 năm 2024. Photo US 7th Fleet.

“Trên cương vị của tôi trong tương lai, tôi sẽ lãnh đạo các nam nữ quân nhân mà có thể gọi là những chiến sĩ hải quân chiến lược. Chúng tôi làm việc trong lĩnh vực cạnh tranh chiến lược và ngoại giao quân sự”, ông Tuấn cho biết về công việc sắp tới của ông sau khi chính thức trở thành phó đề đốc.

“Vì vậy, tôi rất mong được trở thành một phần của đội ngũ tuyệt vời này, làm việc với các đối tác quốc tế thực sự để đảm bảo mang lại lợi thế địa chiến lược cho những người ra quyết định, cho cấp lãnh đạo của chúng tôi trong chính phủ Mỹ và nỗ lực tạo dựng những kết nối giữa người với người với các quân đội khác có cùng chí hướng”.

Tàu hải quân cứu hộ

“Câu chuyện của tôi cũng giống như bao người Việt rời bỏ Việt Nam vào ngày Sài Gòn thất thủ. Tôi đã được giải cứu bởi thủy thủ của Hải quân, được đưa lên một chiếc tàu Hải quân lúc bấy giờ được cấp cho và được sử dụng bởi chính quyền Nam Việt Nam,” ông Tuấn kể lại câu chuyện ông vượt biên sau biến cố 1975.

“Và chúng tôi đi theo một hạm đội do tàu USS Kirk dẫn đầu đến Vịnh Subic [ở Philippines]. Thế là hành trình đến Mỹ của tôi bắt đầu với việc băng qua Biển Đông”.

Ngày 30/4/1975 khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, chiến hạm USS Kirk đã dẫn đầu một hạm đội Mỹ hộ tống trên 30 chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng hòa và hỗ trợ cho đoàn tàu Hải Quân Việt Nam chở hàng chục ngàn người Việt tị nạn đến Philippines an toàn.

Như VOA đã tường thuật trước đây, trong chiến tranh Việt Nam, nhiệm vụ của tàu USS Kirk là hỗ trợ hỏa lực cho Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên sau khi Sài Gòn thất thủ, tàu này đã trở thành một chiếc tàu cứu trợ nhân đạo, giúp đỡ những người Việt di tản ra khỏi nước với việc đón nhận và giúp di chuyển hơn 18,000 người trong số hàng trăm ngàn người tị nạn từ những nơi trong vùng đảo Côn Sơn đến Vịnh Subic, đảo Wake, và đảo Guam.

30 năm và hơn thế nữa

“Và rồi khi tôi cưới vợ, cũng là người Việt Nam, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi đã đi cùng một nhóm tàu đi đến Vịnh Subic ngày ấy”, ông Tuấn kể lại.

“Dù không hề biết, Hải quân Mỹ đã là một phần cuộc sống của tôi lâu hơn tôi tưởng. Hải quân đã ảnh hưởng đến cuộc đời tôi, định hình sự nghiệp của tôi và cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân yêu của tôi”.

Thành tựu ngày hôm nay của Đại tá Tuấn Nguyễn là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài với Hải quân và mối liên hệ của ông với Hải quân còn xa hơn cả sự nghiệp kéo dài gần 30 năm của ông.

Trước khi được phân công công tác tại Hạm đội 7, ông từng là tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc và từng là giảng viên quân sự tại một trung tâm chuyên trách về an ninh của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Hawaii.

Đại tá Tuấn cho biết ông đã từng quay lại Việt Nam một lần trong khoảng thời gian năm 2007-2010 trong tư cách viên chức đặc trách Việt Nam của Đệ Thất Hạm đội.

Ông cho biết trên cương vị mới ông mong muốn quay trở lại để xem nước này đã thay đổi ra sao trong gần 20 năm qua.

“Tôi hiểu rằng lâu nay luôn có những thách thức nhưng giống như mọi nước, bạn chữa lành vết thương và tiến về phía trước. Vì vậy, tôi muốn nói với người dân Việt Nam rằng hãy cởi mở tư tưởng và đừng đóng cửa trước rất nhiều cơ hội lớn lao mà mối quan hệ giữa hai nước chúng ta có thể mang lại”.

Khi nói về triển vọng hợp tác giữa hải quân Mỹ - Việt, ông chia sẻ: “Tôi xin gửi đi thông điệp này: Chúng tôi sẵn sàng, sẵn sàng giao tiếp và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt trong việc thực thi các quyền trên biển của các bạn và gia nhập các quốc gia hàng hải ở đây cũng như đảm bảo sự ổn định của khu vực”.

🔝