29/05/2024 - VOA
Lễ hội Đèn Hoa Sen ở Nam Hàn, 11 tháng Năm, 2024. Hình minh hoạ.
Kể từ đầu tháng tới, dân chúng và giới chủ doanh nghiệp ở Nam Hàn sẽ thấy nhiều loại phí tiếp tục giảm dù mức giảm không phải là nhiều. Chẳng hạn nhờ khoản phí phải nộp cho việc phát triển hạ tầng ngành điện sẽ giảm từ 3,7% của hóa đơn tiền điện mỗi tháng xuống còn 3,2% nên mỗi doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chừng 450 Mỹ kim/năm, mỗi gia đình bốn người sẽ tiết kiệm được chừng 6 Mỹ kim/năm. Đến tháng 7 năm sau, khoản phí vừa đề cập sẽ tiếp tục được giảm thêm, còn 2,7% nên chi phí cho điện sẽ tiếp tục giảm một chút nữa. Tương tự, phí xuất nhập cảnh thu qua việc mua vé máy bay cũng giảm từ 7,4 Mỹ kim xuống còn 5,2 Mỹ kim. Phí làm hộ chiếu sẽ giảm từ 11 Mỹ kim xuống còn 2,2 Mỹ kim Phí cải thiện môi trường đối với cá nhân kinh doanh vận tải sẽ giảm 50% nếu xe vận tải có trọng tải dưới 800 ký.
Ngoài việc được thấy nhiều loại phí giảm, dân chúng và giới chủ doanh nghiệp ở Nam Hàn sẽ còn thấy diện miễn giảm phí được mở rộng. Ví dụ, trước đây, trẻ con dưới hai tuổi mới được miễn phí xuất nhập cảnh song từ đầu tháng 7/2023, diện được miễn phí xuất nhập cảnh sẽ mở rộng cho tất cả trẻ dưới 12 tuổi. Hoặc trước đây, chỉ những doanh nghiệp có doanh thu dưới 44,2 triệu Mỹ kim/năm mới được giảm phí xử lý rác, giờ việc giảm phí xử lý rác được mở rộng tới những doanh nghiệp có doanh thu dưới 73,7 triệu Mỹ kim/năm. Bên cạnh việc miễn giảm 12 loại phí, chính phủ Nam Hàn quyết định xóa bỏ 18 loại phí khác từ tháng 7 năm nay. Ví dụ sẽ thôi không thu phí cấp hộ chiếu ngắn hạn (dùng một lần trong một năm). Bởi việc xóa bỏ, miễn giảm một số phí ngoài thẩm quyền, chính phủ Nam Hàn đã đề nghị quốc hội Nam Hàn sửa đổi một vài đạo luật [1].
Sau hàng loạt biện pháp hỗ trợ tất cả các giới, chính phủ Nam Hàn tiếp tục chứng minh họ thật sự quan tâm đến lợi ích của tất cả các giới, thật sự muốn chia sẻ khó khăn với dân chúng Nam Hàn do vật giá gia tăng vì giao thương toàn cầu gặp nhiều trở ngại trong vài năm vừa qua bằng việc tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm miễn giảm hoặc bãi bỏ môt số loại phí.
***
Trong khi đó tại Việt Nam, sau hàng loạt tuyên bố, nghị quyết về việc hỗ trợ các thành phần yếu thế, kể cả doanh giới là những số không tròn trĩnh. Không chỉ người nghèo mà tất cả các giới càng ngày càng lao đao, chật vật hơn, chưa kể theo sau còn là những thông tin chỉ khiến dân chúng thêm chán chường, tuyệt vọng. Ví dụ, hệ thống trường công đang nỗ lực chuyển đổi từ “tự chủ một phần” thành... “tự chủ toàn phần”.
Hết “xã hội hóa” gần như tất cả các lĩnh vực liên quan đến dân sinh mà bản chất là chuyển trách nhiệm cung cấp phúc lợi công cộng và bảo đảm an sinh của hệ thống công quyền thành nghĩa vụ của dân chúng, buộc dân chúng gánh vác, giờ - có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất muốn cắt ngân sách dành cho giáo dục phổ thông. Hướng hệ thống trường học phổ thông đến “tự chủ” nghĩa là buộc phụ huynh trả chi phí giáo dục. “Tự chủ toàn phần” là phụ huynh phải tự trả toàn bộ chi phí giáo dục. Ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện có 43/68 cơ sở giáo dục các cấp “tự chủ một phần” và phụ huynh chia nhau gánh vác từ 10% đến 30% khoản chi thường xuyên. Theo kế hoạch, trong niên khóa tới, một trường cấp hai sẽ “tự chủ toàn phần” nên phụ huynh sẽ phải đóng 960.000 đồng/tháng/học sinh. Ý tưởng quái gở ấy đang được giới thiệu như sáng kiến [2].
Vì sao lại thế? Hãy thử tham khảo “Cuộc đại cải cách của ngành công an dưới thời Tô Lâm” mà tạp chí Luật Khoa vừa giới thiệu [3]. Bài này tổng hợp nhiều dữ liệu chính thức, chứng minh, nhân lực của ngành công an đã tăng gấp đôi, từ 714.000 thành 1,5 triệu người. Nếu cộng toàn bộ chi phí cho ngành này (bao gồm lương, tiền duy trì hoạt động và mua sắm trang bị, thiết bị chuyên dụng càng ngày càng đa dạng, hiện đại, kể cả những khoản đầu tư vô bổ như thành lập và duy trì... Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh), hẳn sẽ thấy vì sao bệnh viện thiếu giường, thiếu thuốc, thiếu các phương tiện khám – chữa bệnh và ngành giáo dục thiếu người giảng dạy. Đâu phải tự nhiên mà giáo viên bỏ việc hàng loạt và thanh niên quay lưng với lĩnh vực sư phạm: Năm 2022, Việt Nam thiếu khoảng 100.000 giáo viên, năm nay, con số này tăng lên thành 118.253 người.
Nếu tính từ 2015 – 2021, tổng số giáo viên tụt giảm 48.000 người trong khi số học sinh tăng thêm 2,5 triệu. Tuy giới lãnh đạo đảng CSVN quyết định từ 2022 đến 2026 bổ sung 65.980 biên chế trong đội ngũ giáo viên - nghĩa là chỉ bổ sung khoảng một nửa số giáo viên khiếm hụt nhưng giáo viên vẫn là loại việc không đủ sống, không có tương lai nên riêng năm 2023 có thêm 9.000 giáo viên bỏ việc...
***
Người Việt thường ví von Nam Hàn là xứ sở “kim chi”, chính quyền xứ sở đó không huênh hoang về “vị thế” về sự “tài tình, sáng suốt” trong quản trị, điều hành và lẳng lặng thực hiện từng bước trách nhiệm đối với những công dân bỏ phiếu chọn họ. Tại Việt Nam, hệ thống giành giữ độc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hứa hẹn đủ thứ nhưng nơi nhận vẫn chỉ là... “trên ti vi”. Không phải tự nhiên mà đảng chăm chút cho công an!
Chú thích
[1] https://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=e&Seq_Code=185713
[3] https://www.luatkhoa.com/2024/05/cuoc-dai-cai-cach-cua-nganh-cong-an-duoi-thoi-to-lam/
29/05/2024 - VOA
Ca sỹ Hương Tràm có một sự nghiệp ca hát thành công mặc dù còn trẻ
Ca sỹ Hương Tràm, người bị đồn 'mang thai', 'sinh đôi', ‘sang Mỹ sinh con cho đại gia’... đã gửi đơn lên công an yêu cầu điều tra, xử lý những trang mạng xã hội tung tin đồn mà cô cho là ‘đã xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm’ cô.
Thông tin này đã được chính Hương Tràm thông báo trên trang Facebook Hương Tràm Phạm của cô. Cô cho biết cô ‘đang có những hành động pháp lý theo đúng quy định của pháp luật để chống lại các thông tin giả, không đúng sự thật mang tính chất cáo buộc chủ quan’.
Trong đơn tố cáo gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Thủ Đức, đề ngày 23/5 được tờ Công an nhân dân dẫn lại, ca sỹ Hương Tràm viết rằng các trang mạng xã hội tung tin đồn đã ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do dân chủ để đưa tin sai sự thật’ về cô.
Công an đã tiếp nhận đơn của Hương Tràm và sẽ tiến hành các bước tiếp theo, theo Tuổi Trẻ. Đơn tố cáo cũng được ca sỹ này gửi đến Sở Thông tin-Truyền thông thành phố.
Theo tìm hiểu của VOA, trên các trang mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube thời gian qua đã lan truyền với mật độ dày đặc hình ảnh ca sỹ Hương Tràm chụp với hai đứa bé sinh đôi được cho là con cô mới sinh bên Mỹ. Thậm chí có trang còn cho đây là con của cô Hương Tràm với cựu chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Những thông tin này đã thu hút hàng triệu lượt xem và hàng ngàn lượt bình luận.
Giấy Biên Nhận thụ lý Đơn tố giác tội phạm do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Thủ Đức tiếp nhận ngày 23 tháng Năm, ở phần tóm tắt nội dung, có đoạn: "... Các đối tượng đã lợi dụng không gian mạng lồng ghép một số hình ảnh cá nhân của Đ/c V... Đ... H... - Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có nhiều tiêu đề chứa nội dung phản cảm." Các ký tự sau các chữ V, Đ, H trong Giấy biên nhận đã được che khuất khi đăng tải trên trang Facebook Hương Tràm Phạm.
“Sự việc trên thu hút lượng người xem, theo dõi rất lớn, cùng với đó là hàng nghìn bình luận tiêu cực, bôi nhọ, lăng mạ, xúc phạm tôi cùng người thân trong gia đình tôi, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại với tần suất ngày càng nhiều hơn,” đơn tố cáo của ca sĩ được đăng tải trên trang cá nhân của cô viết.
Cô cho biết những thông tin này đã khiến cô ‘vô cùng hoang mang lo lắng’ vì chúng biến cô thành ‘chủ đề xúc phạm của hàng triệu người’.
“Những thông tin trên không chỉ sai sự thật mà còn vu khống, xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của tôi,” Hương Tràm viết trong đơn và cho biết việc cộng đồng mạng tiếp nhận thông tin sai đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, cuộc sống và công việc của cô.
“Nhiều khách hàng hủy bỏ hợp tác sử dụng dịch vụ, hình ảnh, đại diện thương hiệu với tôi,” cũng theo đơn tố cáo.
Trước đó, chia sẻ với báo chí sau một đêm diễn ở Hà Nội hôm 13/5, ca sỹ Hương Tràm khẳng định rằng nếu có con thì cô ‘sẵn sàng chia sẻ niềm vui đó tới mọi người, chẳng có gì phải giấu giếm’.
Viết trên Facebook hôm 26/4, Hương Tràm cho biết hai em bé sinh đôi mà cô đã chụp ảnh cùng là của một gia đình khác và cô đã gửi lời xin lỗi đến gia đình này vì ‘vô tình bị lôi vào câu chuyện bôi nhọ sai sự thật’.
Ca sỹ Hương Tràm, tên thật Phạm Thị Hương Tràm, 29 tuổi, quê ở Vinh, Nghệ An, tức là đồng hương với ông Vương Đình Huệ. Cô mới về nước hồi đầu năm nay sau 5 năm du học ở Mỹ. Khi ở Mỹ, cô còn có nghệ danh khác là Charmy Pham.
Cô nổi lên sau khi đăng quang chương trình truyền hình thực tế Giọng hát Việt mùa đầu vào năm 2012. Cô từng được hai lần trao giải thưởng âm nhạc Cống hiến ở hạng mục Nghệ sĩ mới của năm vào năm 2013 và MV của năm vào năm 2018. Một số bài hát của cô đã trở thành bản hit như Em Gái Mưa, Ngốc…
Đến năm 2019, khi sự nghiệp đang phát triển rực rỡ, Hương Tràm đột ngột thông báo cô tạm dừng ca hát để sang Mỹ du học. Sau đó đã rộ lên những tin đồn rằng cô sang Mỹ để ‘bí mật sinh con’.
Trên trang Facebook cá nhân, Hương Tràm bày tỏ mong muốn cộng đồng mạng có ‘đánh giá, chọn lọc trước những thông tin giả, chưa được kiểm chứng về đời sống cá nhân’ của cô.
Kèm theo đơn tố cáo là vi bằng ghi lại những bài đăng trên 23 trang mạng cùng tài khoản mạng xã hội bị Hương Tràm nêu tên.
29/05/2024 - VOA
Nạn nhân trái phiếu đến một chi nhánh của SCB ở Hà Nội biểu tình đòi tiền hồi tháng 10 năm 2022
SCB, ngân hàng bị bà Trương Mỹ Lan rút ruột và gây thiệt hại đến 27 tỷ đô la, vừa đóng cửa thêm một loạt phòng giao dịch khắp cả nước, đưa tổng số phòng giao dịch bị đóng cửa của ngân hàng này lên con số 61, báo chí trong nước đưa tin.
Các phòng giao dịch mới nhất của SCB ở thành phố Hồ Chí Minh bị đóng cửa gồm có phòng giao dịch Thủ Đức, phòng giao dịch Tân Sơn Nhì, phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng và phòng giao dịch Tây Sài Gòn, tờ Tiền Phong cho biết. Các phòng giao dịch này bị đóng cửa từ ngày 20/5 và 25/5.
Ngoài ra, trong số các phòng giao dịch mới bị đóng cửa vào cuối tháng 5 còn có phòng giao dịch Bến Cát - chi nhánh Bình Dương và phòng giao dịch Nguyễn Tất Thành - chi nhánh Đắc Lắc, cũng theo Tiền Phong.
Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng phía Nam được trang ZNews dẫn lại, kể từ tháng 6 năm 2023 cho đến nay, SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh thành, trong số đó có 37 phòng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trước khi bị Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt hồi tháng 10 năm 2022, ngân hàng này có tổng cộng 184 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Do đó, với 61 phòng giao dịch bị đóng cửa, ngân hàng này đã mất gần 1/3 số phòng giao dịch.
Bên cạnh đóng cửa bớt phòng giao dịch, SCB cũng thông báo thanh lý 27 máy ATM đã qua sử dụng tại các tỉnh, thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An…, Thanh Niên cho biết.
Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi, SCB duy trì mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất trên thị trường, cũng theo Thanh Niên, với lãi suất 3,7%/ năm cho kỳ hạn 12 tháng.
SCB, ngân hàng từng đạt được nhiều giải thưởng trước khi khi vụ việc của bà Trương Mỹ Lan bị vỡ lở, có trụ sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh và 50 chi nhánh ở các tỉnh, thành. Con số chi nhánh này vẫn giữ nguyên không đổi, cũng theo Thanh Niên.
Sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào ngày 7/10 năm 2022, đông đảo khách hàng gửi tiết kiệm đã ồ ạt đến các phòng giao dịch của SCB để rút tiền, khiến Ngân hàng Nhà nước phải đưa ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt chỉ vài ngày sau đó.
Hình minh họa: Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV.
Ông Hoàng Văn Cường – đại biểu của thành phố Hà Nội tại Quốc hội Việt Nam khóa này – vừa đề nghị các đồng liêu cùng soạn thảo và ban hành riêng một nghị quyết để khắc phục chuyện viên chức “không dám hành động do sợ sai”. Ý tưởng đó được một số đại biểu quốc hội tán thành bởi “đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm khi thực thi công vụ” là thực trạng “nhân dân thấy rõ, có người còn cho đó là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức trong thời gian vừa qua” [1].
Tuy nhiên chẳng có gì bảo đảm rằng, nếu quốc hội dùng “giấy trắng, mực đen”, khuyến khích viên chức “vận dụng hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế” khi thực thi công vụ thì điều đó sẽ giúp hệ thống công quyền thoát ra khỏi tình trạng “tụ thủ bàng quan”...
Tháng 9/2021, Bộ Chính trị của BCH TƯ đảng CSVN khóa này ban hành Kết luận số 14-KL/TW, thông báo “chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”. Thông báo vừa kể được ca ngợi là: “Luồng gió mới tác động tích cực đến tâm lý xã hội và tạo niềm tin, khát vọng, ý chí phấn đấu vượt khó, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn có tính cấp bách. Cụ thể hóa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ ‘sáu dám’: Dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá, sáng tạo và dám đương đầu, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của đảng”.
Song thực tế chứng minh là “cán bộ, đảng viên” không những không màng mà còn tiếp tục làm ngược lại với... “sáu dám” mạnh mẽ hơn. Do vậy hai năm sau (tháng 9/2023), tới lượt chính phủ ban hành “quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung” (Nghị định số 73/2023/NÐ-CP). Nghị định 73/2023/NĐ-CP tiếp tục được ca ngợi là “đai bảo hiểm cho cán bộ dám nghĩ, dám làm, sẽ cởi ‘nút thắt’ cho sự năng động, sáng tạo để các cán bộ vượt qua nỗi sợ ‘đi trên dây’, tạo ra sự thay đổi về chất đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý nói riêng và nguồn nhân lực của đất nước nói chung” [2].
Kết quả ra sao? Cách nay mươi ngày, Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và một số quốc gia, tổ chức ngoại quốc gửi cho Thủ tướng Việt Nam một thư cảnh báo, lưu ý, trong ba năm vừa qua, Việt Nam đã để vuột mất khoản tài trợ ít nhất là 2,5 tỷ Mỹ kim và có thể sẽ mất thêm chừng một tỷ Mỹ kim tài trợ nữa vì bộ máy công quyền bất động [3].
Giờ, tới lượt quốc hội muốn ra nghị quyết riêng để khắc phục tình trạng cán bộ, đảng viên chỉ nhận lương rồi ngồi im, không làm gì cả! Cứ như những gì đã thấy, đã biết thì không thể loại trừ khả năng sau nghị quyết được soạn riêng, quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam còn làm và ban hành đạo luật chỉ để... “bảo vệ người dám nghĩ, dám làm”!
Không phải tự nhiên mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đề cao “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Thế thì tại sao còn đề ra “sáu dám” và liên tục đốc thúc “dám nghĩ, dám làm” ngoài khuôn khổ đã định sẵn? Các quốc gia văn minh được quản trị và vận hành dựa trên nguyên tắc để “công dân được phép làm mọi thứ luật pháp không cấm” và buộc“công chức chỉ được làm những điều mà luật pháp cho phép” nhằm ngăn chặn sự tùy tiện, lạm quyền. Vì sao có quốc hội, có chính phủ, rồi hoạt động lập pháp, lập quy của cả hai còn được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng CSVN mà còn phải khuyến khích cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá, sáng tạo và dám đương đầu”. Nhiều cán bộ, đảng viên cùng dám đủ thứ như thế thì còn gì quốc pháp? Diện mạo pháp chế XHCN sẽ thế nào?
***
Trong phiên họp theo định kỳ của chính phủ vào tháng 12 năm ngoái, ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng – thúc giục các viên chức hữu trách: Không ngại, không sợ quy định vừa ban hành đã sửa, điều quan trọng là nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động [4].
Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới mà tư duy và chỉ đạo của những cá nhân đứng đầu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền... “thoáng” như thế! Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Tại sao lại “không ngại” và “không sợ” chuyện “quy định vừa ban hành đã sửa”?
Dường như ông Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại biểu Quốc hội – không biết hoặc chẳng thèm bận tâm đến “chi phí tuân thủ pháp luật cho cả xã hội” mà một số thức giả từng lưu ý trên hệ thống truyền thông chính thức, đại ý, ban hành các qui định pháp luật phải chú ý đến chi phí phát sinh do cần điều chỉnh để tuân thủ của từng cá nhân công dân, doanh giới, lẫn các cơ quan công quyền. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) từng công bố ước tính, “chi phí tuân thủ pháp luật cho cả xã hội” chiếm trung bình 10% GDP ở các nước phát triển và 15% GDP ở các nước đang phát triển. Tuy Việt Nam chưa có số liệu chính thức về chi phí tuân thủ pháp luật nhưng nếu chi phí này chiếm 15% GDP như các nước đang phát triển khác thì đó là 435 tỉ USD (GDP ước tính cho năm 2023) x 15% bằng 65,25 tỉ USD hay 1,566 triệu tỉ đồng [5].
Ít ai tin “chi phí tuân thủ pháp luật cho cả xã hội” của Việt Nam chỉ có “1,556 triệu tỷ đồng” vì Việt Nam khác với phần còn lại của thế giới. Thiên hạ sẽ không thể hiểu được tại sao “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” nhưng gần như toàn bộ hoạt động lập pháp, lập quy trong vài thập niên gần đây chỉ nhằm để cải sửa những quy phạm pháp luật trước đó và cải sửa thế nào thì cũng có vô số “vướng mắc” giống như đặt bẫy khiến cán bộ, đảng viên kiên định với điều mà báo điện tử đảng CSVN ví von là “ba không”: Không nói. Không tham mưu, đề xuất. Không triển khai hoặc triển khai công việc cầm chừng, vừa làm, vừa nghe ngóng.
Chú thích
[2] https://dangcongsan.vn/tieu-diem/bai-4-dai-bao-hiem-cho-can-bo-dam-nghi-dam-lam-648686.html
[3] https://www.voatiengviet.com/a/7616855.html
[4] https://vnexpress.net/ba-thach-thuc-cua-nen-kinh-te-trong-thang-cuoi-2023-4685415.html
[5] https://tuoitre.vn/chi-phi-tuan-thu-phap-luat-20231129090604942.htm
24/05/2024 - VOA
Phó thủ tướng Campuchia Sun Chanthol.
Phó thủ tướng Campuchia hôm 23/5 lên tiếng bênh vực dự án kênh đào do Trung Quốc tài trợ và nói rằng chính phủ Việt Nam chưa từng phản đối dự án vốn gây ra nhiều tranh luận và lo ngại về an ninh từ cả Washington lẫn tại Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam không phản đối dự án này”, Nikkei Asia dẫn lời Phó thủ tướng Sun Chanthol phát biểu tại diễn đàn Tương lai châu Á ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 23/5. Ông Chanthol cho rằng những tranh luận và quan ngại về dự án chủ yếu đến từ các tổ chức nghiên cứu và các nhà nghiên cứu.
Ông Sun Chanthol nhấn mạnh rằng con kênh sẽ chỉ lấy 0,05% lượng nước từ sông Mekong và sẽ không gây ra bất kỳ tác động lớn nào đến các vùng nông nghiệp ở hạ lưu. Ngược lại, ông cho rằng việc xây dựng kênh đào sẽ giúp giảm nguy cơ lũ quét ở cả Campuchia và Việt Nam, đồng thời cắt giảm khoảng cách vận chuyển và giảm lượng khí thải carbon dioxide.
Tuyến đường thủy trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ sẽ kết nối trực tiếp Phnom Penh với các cảng của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, bỏ qua Việt Nam. Kênh đào dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào quý IV năm nay và ước tính mất 4 năm để hoàn thành.
Dự án cơ sở hạ tầng mới nhất do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia đã khiến cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ lo ngại. Washington kêu gọi Campuchia minh bạch hơn về dự án kênh đào mà một số nhà quan sát cho rằng có thể được sử dụng để tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á, gây ra mối đe dọa an ninh tiềm tàng cho các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam.
Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng chính thức thúc ép Campuchia chia sẻ thêm thông tin về kênh đào, bao gồm cả tác động môi trường tiềm tàng của nó, kể cả thông qua Ủy hội sông Mekong.
Tại diễn đàn ở Tokyo, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol đã hạ giảm mọi khả năng tranh chấp và nói rằng những quan ngại trên là vô căn cứ.
Ông nhấn mạnh: “Hiến pháp của chúng tôi không cho phép bất kỳ quân đội nước ngoài nào ở Campuchia”. Tuy nhiên, nếu hải quân các nước khác muốn ghé cảng để thực hiện hoạt động nhân đạo, chúng tôi hoan nghênh tất cả hải quân đến cảng đó”.
Trước đó, hôm 20/5, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea đã gặp Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng yêu cầu xác định những người đứng đằng sau các bình luận “xúc phạm” trên tài khoản mạng xã hội của cựu thủ tướng Hun Sen, liên quan đến kênh đào Phù Nam Techo, theo yêu cầu của ông Hun Sen.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/5 lên tiếng trả lời rằng những lời lẽ công kích nhà lãnh đạo Campuchia Hun Sen trên mạng xã hội về dự án kênh đào Funan Techo “không đại diện cho quan điểm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam” và “chia rẽ quan hệ hai nước”. Tuy nhiên, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng lặp lại đề nghị Phnom Penh sẽ tiếp tục phối hợp chia sẻ thông tin về dự án kênh đào Phù Nam Techo cũng như nghiên cứu về tác động xuyên biên giới của dự án.
Gặp gỡ Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol trong khuôn khổ Hội nghị Tương lai châu Á tại Tokyo hôm 23/5, Phó Thủ tướng Việt Nam Lê Minh Khái cũng lặp lại đề nghị này với người đồng cấp Campuchia.
24/05/2024 - VOA
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 23/5 nói Nga quyết tâm tiếp tục đối thoại thực chất thường xuyên với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cho rằng Hà Nội đã có cách tiếp cận cân bằng và có trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine, Thông Tấn Nga TASS đưa tin.
“Việt Nam là đối tác lâu dài và đáng tin cậy của chúng tôi, mối quan hệ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài nào. Chúng tôi duy trì đối thoại thường xuyên và thực chất giữa hai nước ở mức cao nhất. Chúng tôi quyết tâm tiếp tục như vậy”, TASS dẫn lời bà Zakharova nói.
Đại diện của Bộ Ngoại giao Nga cũng đề cập đến “quan điểm hợp lý” của Hà Nội về cuộc khủng hoảng Ukraine. Bà nói: “Lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine và cho đến nay vẫn tuân thủ cách tiếp cận cân bằng và có trách nhiệm”.
Ngay từ khi Nga bắt đầu xua quân vào Ukraine vào ngày 24/2/2022, Việt Nam vẫn luôn dùng từ “chiến dịch quân sự đặc biệt” trong các phát ngôn chính thức và trên truyền thông, theo cách gọi mà Moscow mô tả về cuộc chiến đã kéo dài hơn 2 năm và giết chết hàng ngàn thường dân ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây gọi đây là một cuộc xâm lược vô cớ của Nga.
Trong các phản ứng chính thức, Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của quốc tế khi tách mình khỏi quan điểm của số đông các quốc gia. Chẳng hạn, vào ngày 2/3/2022, Liên Hiệp Quốc tổ chức biểu quyết thông qua nghị quyết lên án “sự xâm lược của Liên bang Nga chống lại Ukraine” và kêu gọi Nga ngưng sử dụng vũ lực, ngay lập tức rút quân khỏi Ukraine. Nghị quyết này nhận được 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước thành viên LHQ, đạt tỉ lệ đồng thuận 73%. Có 5 thành viên bỏ phiếu chống là Nga, Syria, Belarus, Eritrea và Triều Tiên, trong khi 35 thành viên bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam.
Kế đó, vào ngày 23/3/2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đưa ra dự thảo nghị quyết về tình hình nhân đạo tại Ukraine, yêu cầu Nga chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch, đặc biệt là tấn công nhằm vào dân thường và các đối tượng dân sự. Nghị quyết này nhận được 140 phiếu thuận và 5 phiếu chống từ các nước Nga, Syria, Triều Tiên, Eritrea và Belarus vào ngày biểu quyết 24/3/2022, Việt Nam tiếp tục nằm trong số 38 quốc gia bỏ phiếu trắng.
Phản ứng trước những chỉ trích của truyền thông quốc tế về quan điểm “không rõ ràng” và “tránh đối đầu” với Moscow, Hà Nội khẳng định “không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc” và chính sách quốc phòng “4 không” của mình, bao gồm không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Vào đầu tháng này, hôm 2/5, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Đại sứ Nga tại Việt Nam cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã nhận lời mời thăm Việt Nam của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc điện đàm hồi tháng 3 để “thúc đẩy mối quan hệ song phương ngày càng sâu sắc hơn”. Tuy nhiên, chưa có thời gian cụ thể cho chuyến thăm và việc này sẽ được xác định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 7/5.
Các quan chức Việt Nam đã hy vọng chuyến thăm không báo trước của nhà lãnh đạo Nga tới Hà Nội có thể được thực hiện sớm nhất là trong chuyến công du của ông tới Bắc Kinh để gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 16-17/5, theo Reuters.
Nhưng chuyến thăm Việt Nam của ông Putin vào thời điểm dự báo đã không được thực hiện, giữa bối cảnh Việt Nam, cho đến khi ông Putin kết thúc chuyến công du Trung Quốc, vẫn còn để trống 2 vị trí lãnh đạo là chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội. Đài DW của Đức dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga bị hoãn lại.
“Hỗn loạn chính trị ở Hà Nội còn tiếp tục, khó có khả năng ông Putin sẽ đến thăm Việt Nam”, DW dẫn lời ông Ian Storey, học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.
Ngay sau khi Việt Nam có tân chủ tịch nước và tân chủ tịch Quốc hội, ông Putin đã gửi lời chúc mừng đến Chủ tịch nước Tô Lâm hôm 23/5, nhấn mạnh quan hệ Việt Nam – Nga đang phát triển năng động trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và bày tỏ hy vọng rằng trên cương vị chủ tịch nước, “đồng chí Tô Lâm sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương mang tính xây dựng trên mọi hướng, vì lợi ích của hai dân tộc, nhằm củng cố an ninh và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, VOV và TASS đưa tin.
Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Nga cũng chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nhấn mạnh việc hợp tác giữa các đại biểu Quốc hội Nga và Việt Nam nhằm thúc đẩy củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Mỹ và EU đang cố gắng đẩy mạnh trừng phạt Nga và trấn áp những nước tìm cách lách các biện pháp trừng phạt để hỗ trợ Nga, nhất là những nước tái xuất khẩu thiết bị quân sự hoặc kỹ thuật cho Nga, trong đó có thể có cả Việt Nam, theo DW. Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao châu Âu nói với đài này rằng các nước phương Tây rất khó đánh giá liệu Hà Nội có hỗ trợ gì cho Nga hay không.
Reuters hôm 9/5 đưa tin rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã làm Liên minh châu Âu khó chịu khi hoãn cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 13-14/5 của quan chức cấp cao của họ, ông David O’Sullivan, đặc phái viên EU về việc thực thi các biện pháp trừng phạt, chỉ vài ngày trước khi nó diễn ra.
Hãng thông tấn Anh dẫn lời một số nhà ngoại giao cho biết chuyến thăm dự kiến của ông O’Sullivan đã bị hủy bỏ vì nó có thể sẽ ‘làm hỏng’ chuyến công du của ông Putin. Việt Nam đã đề xuất thời điểm tháng 7 để thay thế.
Tổng thống Nga Putin từng đến thăm Việt Nam bốn lần. Chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông là vào tháng 2/2001, sau đó là vào tháng 11/2006 và tháng 11/2017 khi ông tham gia các Hội nghị cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức. Ông Putin cũng đã đến Hà Nội vào tháng 11/2013 và dự lễ khai mạc Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam.
25/05/2024 - VOA
Ông Tô Hoàng Chương và Thạch Cương tại phiên tòa sơ thẩm ở Trà Vinh ngày 20/3/2024.Một tòa án ở Trà Vinh vừa y án 4 năm tù đối với ông Thạch Cương và 3 năm 6 tháng tù đối với ông Tô Hoàng Chương, hai nhà hoạt động cho quyền của người bản địa Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long mà chính phủ Hoa Kỳ liên tục kêu gọi Việt Nam phóng thích.
Ngày 23/5, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với hai ông về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự, báo Trà Vinh tường thuật.
Truyền thông Việt Nam dẫn cáo trạng cho biết cả ông Cương và ông Chương đã sử dụng mạng xã hội Facebook để phát trực tiếp các video clip, hình ảnh, cũng như chia sẻ các nội dung bị cho là “gây ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, tôn giáo; xuyên tạc chính quyền, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, xúc phạm uy tín của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam; xuyên tạc, xúc phạm uy tín của chính quyền địa phương”.
Như VOA đã đưa tin, tại phiên sơ thẩm, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Cầu Ngang ngày 20/3/2024, đã tuyên phạt ông Cương 4 năm tù và ông Chương 3,5 năm tù và sau đó hai ông đã kháng án.
Ngay sau khi hai ông bị công an Trà Vinh bắt giam vào ngày 31/7/2023, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ Rashad Hussain lên tiếng bày tỏ quan ngại và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các ông “ngay lập tức và vô điều kiện”, cũng như cho phép các nhóm xã hội dân sự được hoạt động ôn hòa mà không sợ bị trả thù.
Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã đưa hai ông Cương và ông Chương vào danh sách tù nhân lương tâm tôn giáo và liên tục vận động để hai ông được tự do. USCIRF cho rằng hai ông bị bắt vì các hoạt động cho nhân quyền và tự do tôn giáo, cụ thể cho là đã phổ biến Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người bản địa (UNDRIP). USCIRF cũng cho rằng hai ông ủng hộ quyền của các Phật tử Khmer Krom được thực hành tôn giáo của họ phù hợp với nền tảng dân tộc và văn hóa của họ và không bị nhà nước can thiệp.
“Thạch Cương và Tô Hoàng Chương có 3 lần đến Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh để nhờ can thiệp, tác động đến Liên Hiệp quốc yêu cầu Việt Nam thực hiện vấn đề nhân quyền và quyền các dân tộc bản địa”, trang Công an Trà Vinh loan tin hôm 20/3.
Trong khi đó Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF), tổ chức bảo vệ quyền của người Khmer Krom có trụ sở tại Mỹ, nói rằng việc hai ông này phổ biến Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người bản địa (UNDRIP) không phải là một hành vi phạm tội.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay không công nhận sự hiện diện của người bản địa tại Việt Nam và xem KKF là một “tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức”.
Sau phiên sơ thẩm, ông Mervyn Thomas, Chủ tịch sáng lập tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) đưa ra nhận định trong một thông cáo: “Chúng tôi lên án chính phủ Việt Nam vì sự trấn áp và đàn áp trắng trợn, dai dẳng nhằm vào các dân tộc thiểu số và tôn giáo, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc chính quyền Việt Nam, với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền”.
“Chúng tôi kiên quyết phản đối, bác bỏ những cáo buộc vô căn cứ, có dụng ý, định kiến xấu nhằm vào Việt Nam”, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt hôm 22/3 trả lời câu hỏi của VOA về phát biểu của đại diện CSW.
Người Khmer Krom chủ yếu theo Phật giáo Nam Tông và không được chính quyền Việt Nam xem là người bản địa. Theo các nhóm nhân quyền quốc tế, người Khmer Krom, cũng giống như tình trạng của nhóm dân tộc Thượng ở Tây Nguyên, phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp và đi lại.
24/05/2024 Thiên Hạ Luận - VOA
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ngày 20 tháng Năm.
Trân Văn
Tuần này, những diễn biến xoay quanh việc bầu Chủ tịch Quốc hội (CTQH) và Chủ tịch Nhà nước (CTNN) Cộng hòa XHCN Việt Nam trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội.
Kỳ họp thứ bảy của quốc hội khóa 15 khai mạc vào sáng 20/5/2024. Theo nghị trình được toàn thể quốc hội thông qua thì các đại biểu sẽ bầu tân Chủ tịch Quốc hội, thay thế cho ông Vương Đình Huệ vừa bị giải nhiệm.
Tuy quốc hội chưa bầu nhưng toàn đảng, toàn dân đã biết tân Chủ tịch Quốc hội là ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội – vì ông Mẫn là người duy nhất được BCH TƯ đảng khóa này giới thiệu.
Sau khi đắc cử CTQH với 100% số phiếu, ông Mẫn tuyên thệ và phát biểu nhậm chức. Dư luận trở thành hết sức rôm rả. Thay vì bàn luận về tiểu sử, năng lực của CTQH và triển vọng kinh tế - xã hội khi quốc hội khóa này được đặt dưới sự lãnh đạo của ông Mẫn thì nhiều người bình phẩm về... sự thay đổi nhóm tiêu binh hộ kỳ đứng phía sau ông Mẫn khi ông tuyên thệ.
Bởi trước đó, chỉ có một nhóm tiêu binh cùng hộ kỳ khi cả ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Vương Đình Huệ, lẫn ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức và nhiều người đùa rằng, đó là lý do khiến cả ba ông cùng phải “tự nguyện từ chức” nên việc thay đổi nhóm tiêu binh hộ kỳ trong lần tuyên thệ nhậm chức của ông Mẫn trở thành... sự kiện. Đó cũng là lý do Chanh Tam nửa đùa, nửa thật: Khi lãnh đạo tuyên thệ, hàng triệu ánh mắt dồn vào ba tiêu binh. Đổi mới rồi! Còn Chau Nhi – một thân hữu của Chanh Tam – than: Chưa bao giờ thấy lời thề vô nghĩa như bây giờ [1]!
Khác với nhiều người, ông Kim Van Chinh lưu ý đến diễn văn nhậm chức của ông Mẫn. Theo ông: Việc ông Mẫn đề nghị Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ về công tác nhân sự tuy đúng nhưng không hay vì đợt này Quốc hội bầu hai chức vụ, trong đó có chức vụ quan trọng mà chính ông là người duy nhất được đề cử, không có ai khác ngoài ông. Có rất nhiều thân hữu của ông Kim Van Chinh tham gia bình luận sau khi ông nêu nhận định vừa dẫn...
Một số người cùng nêu những ý chẳng khác gì nhau về “bầu chọn”. Chẳng hạn Nguyễn Bình nhấn mạnh: Đảng quyết chứ đâu phải quốc hội. Tương tự là An Vu: Bộ Chính trị đã quyết định rồi còn thảo luận làm gì nữa. Hung Vu Van giải thích chi tiết hơn một chút.: Cơ chế Việt Nam là đảng lãnh đạo toàn diện. Việc sắp xếp các vị trí lãnh đạo trong bộ máy do đảng chỉ định, chính phủ đề xuất, quốc hội chỉ làm thủ tục thông qua thôi, có bàn cũng chẳng tích sự gì. Hoang Hien thì nhận xét: Lần nào bầu cũng bảo lựa chọn kỹ càng lắm rồi nhưng rồi cũng như nhau rứa à!
Bên cạnh nhóm ý kiến vừa kể, trong số thân hữu của ông Kim Van Chinh, có những người như Bùi Bình Thế than: Đã bầu chọn thì danh sách phải có hai hay ba người cho một chức danh. Đằng này mỗi chức danh chỉ có một người để bầu thì chỉ có hoặc bầu, hoặc bỏ phiếu trắng. Quyền bầu cử và ứng cử tự do theo hiến pháp đâu còn giá trị! Tuy nhiên theo Hồng Thái: Dù sao chỉ có một ứng viên cũng thử thách bản lĩnh ĐBQH xem có ai không bầu chăng. Còn với Ba Long thì “bầu” chỉ là: Đồng ý hoặc không. Không thì lại tốn thêm thời gian, tiền bạc và nhiều thứ khác. Tốt nhất là gật đầu cái rụp cho xong!
Do vậy mới có người mỉa mai như Trần Le Phương: Đảng giới thiệu để quốc hội bầu, muốn ‘thảo luận kỹ’ là muốn gì đây hả ông Mẫn? Và Tom Nguyen tán thành: Ông Mẫn nói vớ vẩn. Đảng quyết định tất cả, kể cả kéo ông vào làm CTQH bù nhìn. Quốc hội còn không thể bầu chủ tịch của mình thì làm sao làm công tác nhân sự? Cái gì cũng chờ lấy ý kiến của đảng thì làm được gì? Trong khi Đỗ Quang Lợi ngậm ngùi: Vẫn nhớ trước đây mỗi lần bầu bán, người ta viết to, treo trang trọng khẩu hiệu ‘’sáng suốt lựa chọn’, giờ vẫn vậy mà mủi lòng! - thì Duong Nguyet Pham hoan hỉ: Chúc mừng bác ấy quay trúng ô “được hưởng chế độ quốc tang” [2].
***
Cho dù việc bầu CTQH được dân chúng thảo luận rôm rả nhưng chẳng thấm vào đâu so với việc bầu CTNN. Hồi đầu, giới hữu trách loan báo, tại hội nghị lần thứ chín, BCH TƯ đảng khóa 13 “thống nhất rất cao” trong việc giới thiệu ông Tô Lâm để quốc hội bầu ông làm CTNN. Bởi ông Tô Lâm đang là Bộ trưởng Công an nên thiên hạ thắc mắc, ai sẽ thay ông? Tổng Thư ký Quốc hội làm thiên hạ chưng hửng khi tuyên bố, BCH TƯ khóa 13 chưa chọn Bộ trưởng Công an mới. Nghĩa là ông Tô Lâm vừa là CTNN, vừa làm Bộ trưởng Công an...
Giữa lúc công chúng đang bàn ra, tán vào về việc CTNN kiêm Bộ trưởng Công an vừa vi hiến, vừa khiến hệ thống quyèn rối loạn thì chiều ngày họp thứ hai trong kỳ họp thứ bảy của quốc hội khóa 15, đột nhiên Thủ tướng Việt Nam dựa vào các “căn cứ pháp luật”, đề nghị quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an của ông Tô Lâm và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đột nhiên đồng ý rồi đề nghị các ĐBQH phê chuẩn việc thay đổi nghị trình, thêm tiết mục “miễn nhiệm Bộ trưởng Công an” vào chương trình.
Trên mạng xã hội, không ít người khẳng định, ông Tô Lâm – nhân vật lâu nay bị công chúng cho rằng đang củng cố thế lực, lũng đoạn chính trường bị “gài” [3]. Khó mà đếm được số người bày tỏ sự hoan hỉ trên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự hoan hỉ này một cách kín đáo như Phạm Cầm Thu: Phút thứ 89. Cao cờ quá [3]! Song cũng có người thẳng tưng như Hue Chi Ha Thi: Tuần trước nghe tin xong cứ tưởng hắn sẽ một tay che trời, buồn rũ người. Hậu quả của việc mù phân tích là như vậy. Còn cả nhà tên dao thớt nữa, mong lắm thay ông Trời có mắt [4]!
Đó cũng là lý do có những người như Xuân Trung Võ nhận định: Đất nước kỳ lạ - việc miễn nhiệm chức thượng thư lại được quan tâm hơn sự kiện hoàng đế lên ngôi! Theo Danh Nguyen – một thân hữu của Xuan Trung Vo – sự kỳ lạ đó do: Thượng thư thứ dữ, còn hoàng đế là phế đế. Phuc Nguyen bảo rằng nguyên nhân của sự kỳ lạ ấy là: Lâu nay vẫn gật, giờ đột biến không gật nên mới... thú vị. Nguyen Truc không bình mà đùa: Đất nước có bao giờ được như thế này không! Mai Toan góp vào: Trông tới tương lai trào nước mắt, nhìn lại quá khứ toát mồ hôi [5]!
***
Liệu đảng có tự vấn: Mình như thế nào nên nhân tâm mới thế?
Chú thích
Hình minh họa. (Hình: Screenshot từ baogiaothong.vn)
Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa loan báo, việc sửa chữa hầm Chí Thạnh gặp diễn biến phức tạp nên không thể dự đoán khi nào hoàn tất [1].
Hầm Chí Thạnh tọa lạc trên đoạn đường sắt chạy qua xã An Định, huyện Tây An, tỉnh Phú Yên, bị sạt lở vào sáng 21/5/2024 khi đang được tu bổ và vì vậy, các đoàn xe lửa từ Bắc vào Nam phải dừng ở ga La Hai, hành khách được vận chuyển bằng đường bộ đến ga Tuy Hòa (trung chuyển) để tiếp tục hành trình bằng đường sắt. Còn các đoàn xe lửa từ Nam ra Bắc phải dừng ở ga Tuy Hòa, hành khách cũng được vận chuyển bằng đường bộ đến ga La Hai mới có thể đi về hướng Bắc bằng tàu.
Chỉ từ chiều 21/5/2024 đến sáng 22/5/2024, Tổng Công ty ĐSVN đã phải trung chuyển 27.000 khách qua khu vực có hầm Chí Thạnh, chưa biết con số phải trung chuyển trong những ngày sắp tới sẽ tăng đến mức nào. Để tránh thua lỗ nặng nề hơn, ngành đường sắt đã ngưng vận chuyển hàng hóa. Điều này sẽ khiến giá nhiều loại hàng hóa gia tăng vì chi phí vận chuyển là một trong những yếu tố cấu thành giá bán. Các bên (nhà sản xuất, thương nhân, người tiêu dùng) phải chia đều thiệt hại!
Chỉ trong khoảng một tháng, giao thông trên tuyến đường sắt tê liệt hai đợt. Đợt trước chuyện tương tự diễn ra hồi hạ tuần tháng 4/2024 vì hầm Bãi Gió tọa lạc ở đoạn chạy qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cũng bị sập khi đang tu bổ. Tổng Công ty ĐSVN cho biết, việc gián đoạn mười ngày trong vận chuyển đã khiến họ thiệt hại khoảng 50 tỷ. Theo Tổng Công ty ĐSVN, trên tuyến đường sắt xuyên Việt còn 12 hầm khác cần tu bổ khẩn cấp vì “có thể bị sự cố bất cứ lúc nào” [2]. Chuyện không chỉ có thế!
***
Sau khi hầm Bãi Gió bị sập ba lần trong hai ngày (lần một vào ngày 12/4/2024, hai lần còn lại xảy ra trong ngày kế tiếp), một số người am tường kỹ thuật đã chia sẻ trên mạng xã hội những suy tư về rủi ro của giao thông đường sắt. Đại ý: Sau khi đã sử dụng hàng thế kỷ, các hầm đường sắt gần như đã “bị mục” vì rung lắc, chấn động, cộng hưởng từ hàng triệu chuyến tàu qua lại trong hầm. Chắc chắn vết nứt trong các hầm đã chi chít như tổ ong và mềm như cát, đụng vào là sập...
Giới am tường kỹ thuật cảnh báo: Bởi đường hầm Bãi Gió dài khoảng 900 mét, không có hệ thống thông gió, thông khí, chiếu sáng nên mỗi khi tàu đi vào hầm, hành khách luôn ngửi thấy mùi khói đặc sệt của dầu diesel do hàng triệu chuyến tàu thải ra và cứ luẩn quẩn trong đó suốt cả thế kỷ. Trong tương lai, hầm sập khi một đoàn tàu dài khoảng 200 mét, chở vài trăm hành khách đang di chuyển trong hầm, chưa chắc hành khách chết ngay vì bị đất đá đè mà sẽ chết từ từ vì ngộp thở...
Đồng thời dự đoán: Nếu hầm sụp phía đuôi đoàn tàu mà đất đá không đè lên toa nào thì chuyến tàu đó sẽ thoát khỏi đường hầm tử thần nhưng đó là chuyện rất... hên! Nếu hầm sụp ngay trước đầu máy thì với tốc độ đang từ 60km/h đến 70 km/h, các toa sẽ bị ép vào nhau, số người tử nạn lập tức sẽ rất lớn, do thương tích, rất ít người còn sống sót đủ sức xuống khỏi tàu và lần ngược lại đầu đường hầm để thoát ra khỏi đó. Nếu hầm sụp vào phần thân hay đuôi tàu và lượng đất đá không quá nhiều, không dẫn đến trật bánh... tàu vẫn có thể thoát ra khỏi hầm, còn ngược lại, đất đá sụp xuống quá nhiều vào phần thân hay đuôi tàu gây trật bánh thì hy vọng nhờ trớn, đầu tàu và một số toa gần đầu tàu sẽ thoát được ra cửa hầm phía trước. Song nếu hầm sụp đổ dây chuyền thì... sẽ có hàng trăm mẩu chuyện tang thương!
Cũng theo giới am tường kỹ thuật: Không chỉ hầm Bãi Gió mà nhiều hầm khác cũng trong tình trạng tồi tệ tương tự cho nên giải pháp tối ưu là bỏ toàn bộ các hầm đã được xây dựng từ thời thuộc Pháp, khoan mới - xây mới toàn bộ các hầm, hoặc nếu có thể thì bỏ hầm làm lại đường ray lộ thiên, chỉ sự dụng tuyến đường sắt cũ ở khu vực không có hầm. Tuy nhiên công cuộc xây dựng lại toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam rất tốn kém và không hấp dẫn vì không thu tiền được ngay như các hầm đường bộ cho xe hơi. Việc gia cố khu vực bị sụp trong hầm theo kiểu truyền thống là dựng khung sắt, lót dầm bằng thép tấm và đổ bê tông không ổn vì xong khúc này lại sụp khúc khác. Giả sử sửa chữa hết rồi thì chắc gì nó sẽ an ổn trong tương lai. Nếu ý thức được những rủi ro tiềm ẩn như đã nêu thì ai dám ký lệnh cho tàu qua lại như bình thường [3]?
Trên thực tế, sau khi giải quyết xong hầm Bãi Gió, tới lượt hầm Chí Thạnh sụp và cũng là sụp trong khi tu bổ. Tổng Công ty ĐSVN sợ sụp mới tu bổ nhưng đụng tới là sụp!
***
Không phải tự nhiên giao thông được xem là huyết mạch của một quốc gia. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, giao thông là yếu tố quyết định sự thành bại của các kế hoạch phát triển, nâng đỡ và thúc đầy hay khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh trì trệ, lụn bại. Tại Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thi nhau giới thiệu những kế hoạch, dự án cho giao thông với tầm nhìn tới vài thập niên nhưng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không liên tục phát sinh đủ thứ chuyện bất cập. Trong vận tải, đường sắt là loại hình giao thông có chi phí rẻ nhất và đặc điểm địa lý của Việt Nam khiến đường sắt có lợi thế lớn nhất nhưng đầu tư cho đường sắt chỉ thỏa mãn 40% đến 50% nhu cầu thực tế và việc quản trị, điều hành vẫn theo lề lối cũ, bất chấp các nguyên tắc của thị trường.
Dẫu chi phí cho việc phát triển giao thông đường sắt không nhỏ nhưng dường như tiền không phải là yếu tố chính. Hồi trung tuần tháng này, cả hệ thống truyền thông chính thức lẫn những người dùng mạng xã hội cùng đề cập đến chuyện Canh Liên – một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định dùng gần 500 triệu đồng để dựng hai bàn tay hướng vào nhau và tạo dáng hình trái tim để làm “điểm nhấn du lịch”. Khi dân chúng thắc mắc, chủ tịch xã Canh Liên bảo nguồn tiền dựng đôi bàn tay ấy do huyện phân bổ, khi dùng tiền, xã có báo cáo và được các cơ quan hữu trách của huyện phê duyệt. Chủ tịch huyện thì bảo đó là trách nhiệm sử dụng “ngân sách chi thường xuyên” của xã [4]. Tượng đài, cổng chào và đủ loại kế hoạch, dự án vô bổ khác chào đời theo kiểu xem tiền từ công quỹ như rác, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải thi nhau giành giựt, giành xong thì ráng xài cho hết, bất chấp hiệu dụng. Chi tiêu công quỹ theo lối đó từ thập niên này sang thập niên khác lớn hay nhỏ?
Chú thích
[2] https://kinhtedothi.vn/duong-sat-can-500-ty-dong-de-sua-12-ham-yeu.html
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ngày 20 tháng Năm.
Tháng 2/2021, sau khi Đại hội đảng CSVN lần thứ 13 giới thiệu BCH TƯ đảng khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng – người được BCH TƯ đảng khóa 13 “nhất trí” chọn làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, bất chấp Điều lệ đảng (không được để bất cứ ai làm Tổng bí thư quá hai nhiệm kỳ) – tuyên bố: “Công tác nhân sự cho Đại hội 13 của đảng được chuẩn bị chu đáo, thận trọng, khách quan, công tâm, làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó. Do vậy khi đưa ra đại hội đã nhận được sự thống nhất rất cao” [1].
Đến nay, thực tế cho thấy có thể xếp tuyên bố vừa đề cập vào loại nào! Chỉ trong vòng ba năm ba tháng, BCH TƯ đảng khóa 13 phải “nhất trí” loại bỏ 21 thành viên từng được ca ngợi là thuộc nhóm “hội tụ của lịch sử, hội tụ uy tín của đảng”.
Chưa hết, trong 21 thành viên mà BCH TƯ đảng khóa 13 phải “nhất trí” loại bỏ có tới sáu Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó có hai bị loại bỏ sau khi được chọn - giới thiệu – rồi Quốc hội “nhất trí” bầu làm CTNN (các ông: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng), một bị loại bỏ sau khi được chọn – giới thiệu – rồi Quốc hội “nhất trí” bầu làm Chủ tịch Quốc hội (ông Vương Đình Huệ), một bị loại bỏ khi được BCH TƯ đảng khóa 13 “tín nhiệm” cử làm Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức của BCH TƯ (bà Trương Thị Mai). Chuyện phải “nhất trí” loại bỏ các Ủy viên Bộ Chính trị đủ “tư cách” đảm nhiệm trọng trách Tổng bí thư ở nhiệm kỳ sau, diễn ra sau khi họ từng được các đồng đảng “nhất trí” tín nhiệm ở mức gần như tuyệt đối (số phiếu “tín nhiệm cao” đạt tỷ lệ hơn 92%)!
Bởi phải bám sát các quy định về “quy hoạch nhân sự” và “công tác cán bộ”, chẳng có gì lạ khi BCH TƯ “thống nhất rất cao” trong việc chọn hai cá nhân chỉ đạt số phiếu “tín nhiệm cao” hạng thứ mười để giới thiệu cho Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội và CTNN. Vì BCH TƯ đảng khóa 13 chọn cách như thế nên Quốc hội... cũng vậy. Tháng 10/2023, ở kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa này, 90,85% ĐBQH xác định họ dành sự “tín nhiệm cao” cho ông Vương Đình Huệ [2] nhưng sáu tháng sau, đa số nhất trí bãi nhiệm ông Huệ khỏi vị trí Chủ tịch Quốc hội. Tương tự, hồi tháng 10/2023, chỉ có 86,07% ĐBQH khóa này dành sự “tín nhiệm cao” cho ông Trần Thanh Mẫn nhưng đầu tuần này, 100% ĐBQH đồng ý làm theo ý chỉ của BCH TƯ đảng – chọn ông Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội [3].
Tương tự, hồi tháng 10/2023, số phiếu “tín nhiệm cao” mà các ĐBQH khóa này dành cho ông Tô Lâm trong vai trò Bộ trưởng Công an chỉ đạt tỷ lệ 68,40% nhưng tuần này, không có ai phản đối ý tưởng của BCH TƯ đảng – chọn ông Tô Lâm vừa làm CTNN, vừa tiếp tục đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Công an, bất chấp sự kiêm nhiệm ấy vi hiến, rồi chỉ trong vòng một ngày, gần như toàn bộ ĐBQH vừa bày tỏ sự tin tưởng ông Tô Lâm xứng đáng làm CTNN, vừa cần phải miễn nhiệm ông làm Bộ trưởng Công an [4] bởi Thủ tướng “phát hiện” việc kiêm nhiệm không bảo đảm yêu cầu phải tuân thủ pháp luật [5]. Bất nhất cả trong nhận thức lẫn hành động, trải rộng từ BCH TƯ đảng đến Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam là biểu hiện khác của... “tài tình” và... “sáng suốt”, góp phần khiến đảng CSVN mãi mãi... “quang vinh”?
***
“Thượng” đã thế nên “hạ” không thể khác thế. Trung tuần tháng 12/2023, HĐND khóa 17 của tỉnh Vĩnh Phúc công bố Nghị quyết số 52, loan báo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với 28 người giữ các chức vụ do HĐND tỉnh này bầu ra. Theo đó, bà Hoàng Thị Thúy Lan (Ủy viên BCH TƯ đảng khóa này, nhân vật đang đảm nhiệm vai trò Bí thư tỉnh kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND tỉnh) là người dẫn đầu về tỷ lệ phiếu “tín nhiệm cao” (97,78%) [6]. Tuy nhiên chưa đầy ba tháng sau (thượng tuần tháng 3/2024), bà Lan bị tống giam để điều tra vì “nhận hối lộ” [7]. HĐND khóa 17 của tỉnh Vĩnh Phúc đành phải tổ chức “kỳ họp chuyên đề” để “bãi nhiệm” bà Lan, cho bà Lan “thôi” đảm nhận cả vai trò đại biểu HĐND lẫn Chủ tịch HĐND của Vĩnh Phúc [8]. Không chỉ có HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, Quốc hội cũng phải làm y hệt như thế đối với bà Lan [9].
Cần lưu ý, đảng đã biết bà Lan như thế nào từ lâu. Cuối năm 2017, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của BCH TƯ đảng khóa 12 đã từng xác định Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có hàng loạt “sai phạm, khuyết điểm” trong “lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ”, trong “lãnh đạo, chỉ đạo” về “quản lý, sử dụng đất”, cũng như “quản lý đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm” dẫn tới “lãng phí, thất thoát ngân sách gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy xác định bà Lan phải chịu trách nhiệm nhưng UBKT của BCH TƯ đảng khóa 12 chỉ yêu cầu bà Lan “kiểm điểm nghiêm túc” [10]. Đó cũng là lý do bà Lan tiếp tục được giới thiệu vào BCH TƯ đảng khóa 13, tiếp tục đảm nhiệm vai trò Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, tiếp tục làm đại diện cho dân chúng Vĩnh Phúc tại Quốc hội với vai trò Trưởng đoàn đại biểu của Vĩnh Phúc tại Quốc hội...
Bà Lan vừa tiếp tục công việc, vừa tạo thêm scandal. Đầu năm 2021, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định bổ nhiệm ái nữ của bà Lan – cô Trần Huyền Trang, khi ấy 31 tuổi làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư (KHĐT). Cô Trang vốn là cán bộ đoàn, sau khi thân mẫu trở thành Bí thư tỉnh, cô chuyển sang làm chuyên viên của Sở KHĐT rồi được cử sang Singapore học một khóa ngắn hạn, khi trở về cô được bổ nhiệm làm phó một phòng của Sở KHĐT, rồi làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp của Sở KHĐT trước khi được đẩy lên làm Phó Giám đốc Sở. Tuy xác định việc bổ nhiệm cô Trang vi phạm đủ thứ nhưng giống như cách đó bốn năm, UBKT của BCH TƯ đảng khóa 13 chỉ yêu cầu “thu hồi, hủy bỏ các nghị quyết, quyết định không đúng” và “kiểm điểm trách nhiệm” [11].
Có thể thấy, nếu như không có sự dung dưỡng tới mức vô lối, nằm ngoài sự tưởng tượng ấy, bà Lan đã bị xử lý từ năm 2017, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn không thể “chọc Trời, khuấy nước” thêm bảy năm nữa, khiến hậu quả trở thành “đặc biệt nghiêm trọng” và đối tượng gánh chịu toàn bộ hậu quả vẫn chỉ là dân lành.
Không may bà Lan chỉ là một trong vô số ví dụ. Có vô số dữ liệu “chẳng ra làm sao” về những cá nhân giống hệt bà Lan. Gần nhất là trường hợp ông Dương Văn Thái (Ủy viên BCH TƯ đảng, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND Bắc Giang), ông Trần Đức Quận (Ủy viên BCH TƯ đảng, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND Lâm Đồng),... Nếu đảng CSVN không tự xếp vào loại... “quang vinh”, không thể có những chuyện như đã biết và đang thấy!
Chú thích
[3] https://plo.vn/100-dai-bieu-co-mat-bau-ong-tran-thanh-man-lam-chu-tich-quoc-hoi-post791405.html
[6] https://congly.vn/ket-qua-phieu-tin-nhiem-nguoi-giu-chuc-vu-do-hdnd-tinh-vinh-phuc-bau-409710.html
[7] https://nld.com.vn/bi-thu-tinh-uy-tinh-vinh-phuc-hoang-thuy-loan-bi-bat-196240308103734262.htm
[10] https://vietnamnet.vn/bi-thu-chu-tich-vinh-phuc-bi-yeu-cau-kiem-diem-nghiem-tuc-410917.html
Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội sáng 22 tháng Năm, 2024.
Đảng CSVN tiếp tục dẫn dắt đồng chí, đồng bào “đi từ bất ngờ (chứ không phải thắng lợi) này đến bất ngờ khác”.
Sau bất ngờ về việc Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 13 “thống nhất rất cao” trong chuyện “giới thiệu đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Nhà nước” và khẳng định, vì BCH TƯ đảng khóa 13 “chưa giới thiệu Bộ trưởng Bộ Công an” nên Quốc hội “chưa miễn nhiệm chức danh này”, thành ra ông Tô Lâm sẽ vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước (CTNN), vừa kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an, bất chấp Hiến pháp, rồi Tổng Bí thư lên tiếng “chúc mừng” [1], Quốc hội thông qua nghị trình, nhất trí sẽ làm y như thế... là chuyện phút chót: Bỗng nhiên Thủ tướng lên tiếng, cần miễn nhiệm không để ông Tô Lâm giữ vai trò Bộ trưởng Công an để bảo đảm tuân thủ các “quy định pháp luật”! Ngay sau đó, Quốc hội từ chỗ “đồng thuận” để ông Tô Lâm vừa làm CTNN, vừa là Bộ trưởng Công an, “nhất trí” đổi ý, xoay 180 độ. Thời gian chuyển đổi từ “đồng thuận” [2] sang “nhất trí” làm... ngược lại [3] chỉ chừng 24... tiếng!
Một yếu tố khác khiến đồng chí, đồng bào bất ngờ là bất kể việc chuyển đổi từ “đồng thuận” sang “nhất trí” thực hiện ngược lại dẫu khác thường nhưng ông Tô Lâm vẫn được 99,78 % phiếu tán thành làm CTNN, đúng như ý của BCH TƯ đảng khóa 13! Trong 472 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia bỏ phiếu chọn ông Tô Lâm làm CTNN, chỉ có một người “không tán thành” [4].
Không chỉ có thế, tháng 5 năm ngoái, BCH TƯ đảng khóa 13 tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với 21 cá nhân là Ủy viên Bộ Chính trị và thành viên Ban Bí thư. Theo kết quả đợt bỏ phiếu tín nhiệm ấy thì bà Trương Thị Mai là người xếp thứ hai (sau ông Nguyễn Phú Trọng) về số phiếu “tín nhiệm cao” (95,68%), xếp thứ tư (sau ông Phan Văn Giang) là ông Võ Văn Thưởng (94,05%), ông Vương Đình Huệ xếp thứ năm (92,97%) – đồng hạng với ông Phạm Minh Chính.
Tuy nhiên sau đó, cũng các thành viên ấy của BCH TƯ đảng “đồng tâm” bất tín nhiệm bà Mai, ông Thưởng, ông Huệ. Nếu tính cả ông Trần Tuấn Anh (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế của BCH TƯ đảng khóa 13) – nhân vật đạt 49,73% phiếu “tín nhiệm cao” ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm vừa đề cập và vài tháng sau cũng bị BCH TƯ đảng khóa 13 “nhất trí” bất tín nhiệm - rõ ràng “đồng tâm” và “nhất trí” trong đảng vừa... đáng ngờ, vừa... đáng ngại!
Trước nay, đảng CSVN luôn dùng các con số để khoa trương về sự.... “quang vinh” của họ nhưng nếu chịu khó đối chiếu, chúng có thể khiến người xem... loạn thần! Tại sao BCH TƯ đảng lại “thống nhất rất cao” về việc chọn ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, ông Tô Lâm làm CTNN trong khi ở đợt bỏ phiếu tín nhiệm hồi tháng 5/2023, cả hai chỉ xếp thứ mười về tỷ lệ số phiếu “tín nhiệm cao” (81,08%), sau các ông Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc, Lương Cường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hòa Bình [5]?
Sẽ có người trả lời, ông Mẫn và ông Lâm đạt được sự “thống nhất rất cao” trong việc “giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Nhà nước” vì BCH TƯ đảng khóa trước quy định, đại khái... “chỉ có thể chọn một cá nhân làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư nếu cá nhân đó đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên” nên BCH TƯ khóa này không thể làm khác! Phải chăng đó cũng là yếu tố vun xới... “quang vinh”?
***
Cứ đem các dữ liệu và số liệu chính thức mà đảng đã công bố ra đối chiếu với nhau ắt sẽ thấy, các quy định về “quy hoạch nhân sự” như “Quy định số 214-QĐ/TW của BCH TƯ đảng khóa 12” ban hành hồi tháng 1/2020 [6], “Quy định số 50-QĐ/TW của Bộ Chính trị BCH TƯ đảng khóa 13” ban hành tháng 12/2021 [7], “Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức BCH TƯ đảng khóa 13” ban hành tháng 2/2022 [8] vừa là kế hoạch giúp một số cá nhân trong đảng giành chỗ và giữ chỗ, thủ tiêu cả “tài, đức” lẫn “tín nhiệm” khi thực hiện “công tác cán bộ”, vừa là nguyên nhân khiến hàng loạt ứng cử viên cho vai trò Tổng Bí thư, CTNN, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đang dẫn đầu về mức độ “tín nhiệm cao”, đột nhiên “nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng, nhà nước và nhân dân” vì những “vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, nhà nước” và tự nguyện “thôi tất cả các chức vụ trong đảng, chính quyền” để BCH TƯ đảng khóa 13 rút lại... “tín nhiệm cao”, đột xuất “đồng thuận”... bãi nhiệm!
Các quy định về “quy hoạch nhân sự” và “công tác cán bộ” cũng là lý do BCH TƯ đảng khóa 13 “thống nhất rất cao” trong việc chọn hai cá nhân mà mức độ tín nhiệm của các thành viên BCH TƯ đảng khóa 13 không... cao lắm làm Chủ tịch Quốc hội và CTNN. Sự... “quang vinh” của đảng không chỉ có thế!
(còn tiếp)
Chú thích
[2] https://daibieunhandan.vn/chinh-tri/khai-mac-trong-the-ky-hop-thu-bay-quoc-hoi-khoa-xv-i372257/
[5] https://baotiengdan.com/2024/05/20/du-am-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-13/
23/05/2024 Trần Đông A - VOA
Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc hội Việt Nam ngày 22 tháng Năm.
Nếu trường hợp Quốc hội sẽ phê chuẩn Phan Đình Trạc làm Bộ trưởng Công an thì ‘chung kết’ giữa Đình Trạc, Tô Lâm và Minh Chính sẽ kịch chiến. ‘Tấn trò đời’ (La Comédie Humaine) từ ĐCSVN sẽ có nhiều tập hay hơn của Balzac.
Khúc khuỷu đường dẫn đến lễ tuyên thệ
Sáng 22/5/2024, Đại tướng Công an Tô Lâm đã tuyên thệ để trở thành Chủ tịch nước (CTN) mới của Việt Nam. Ông Lâm cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của CTN đã được Hiến định (1). Đáng chú ý là buổi lễ tại Quốc hội có sự tham dự của đầy đủ các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, nhưng lại vắng mặt Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng vốn theo thông lệ trước giờ đều phải có mặt tại những buổi lễ như thế này, đồng thời cũng không có cả sự hiện diện của cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng để chúc mừng người kế nhiệm (2). Sau khi bầu ông Lâm làm CTN, Quốc hội (QH) đã xúc tiến quy trình miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an (BTCA) cũng trong buổi sáng cùng ngày.
Tin nội chính của Việt Nam những ngày này xoay như chóng chóng. Mới sáng hôm 19/5, báo chí nhà nước vẫn ‘đồng ca’ bài ‘chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7’ (3). Bời lẽ, sau bế mạc Hội nghị Trung ương bất thường (TW9) ngày 18/5 trước đó, các bên vẫn chưa thể thống nhất được, chọn ra ai sẽ ngồi vào ghế BTCA thay Đại tướng Tô Lâm.
Việc CTN kiêm nhiệm BTCA tưởng như đã là thắng lợi chắc chắn của Đại tướng Tô Lâm. Ấy vậy nhưng trưa ngày 21/5, ‘gió đã đột ngột đảo chiều’. Truyền thông nhà nước đồng loạt thông tin, QH căn cứ ý kiến ‘cấp có thẩm quyền’ (Bộ Chính trị và Cuộc họp của các lãnh đạo chủ chốt), căn cứ quy định pháp luật, sẽ bổ sung thêm nội dung miễn nhiệm chức vụ BTCA đối với Tô Lâm, sau khi ông sẽ được bầu làm CTN trong buổi sáng 22/5. Tức là vào phút 89 của trận đấu, ‘cơ quan có thẩm quyền’ lại lật kèo, từ chỗ đồng ý cho ‘ngồi hai ghế’ đến quyết định chỉ cho ‘ngồi một ghế’, cứu cho Hiến Pháp khỏi bị khủng hoảng. Trước đó, trả lời BBC ngày 19/5, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nói rằng, theo quy định hiện hành của Hiến pháp, CTN không thể kiêm nhiệm chức vụ BTCA. Việc kiêm nhiệm như thế sẽ dẫn đến xung đột thẩm quyền và vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân quyền trong bộ máy nhà nước (4). Tấm hình Tô Đại tướng mà tất cả báo chí nước ngoài chuyển tải trưa 20/5, không thể nào ‘chua’ bên dưới là ‘Nụ cười chiến thắng’ của Tô Lâm! Chưa thấy Nguyên thủ quốc gia nào nhậm chức mà thiểu não đến như vậy!
Sáng 22/5, Thượng tướng – Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công điều hành hoạt động của BCA cho đến khi ‘cấp có thẩm quyền’ – tức Bộ Chính Trị, kiện toàn chức danh BTCA. Chỉ có thể giải thích sự ‘lật kèo’ này bằng quyết định trong cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt nói trên. Ở đây mới thấy hết ‘tài thao lược’ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Khi BCT đã ‘trám’ được 4/6 ghế trống trong cơ quan quyền lực cao nhất nước, tức BCT đã có 14 thành viên, lại hầu hết là người bên Đảng, đủ để thay đổi tương quan lực lượng trong BCT, nên đã ‘thuyết phục’ được ông Tô Lâm ‘buông ghế’ BTCA! Trong tay ‘Cơ quan có thẩm quyền’ có Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Hòa Bình. Tất cả đều là Ủy viên BCT, đã từng lãnh đạo ngành, địa phương và đều đang là đại biểu Quốc hội, 100% đạt tiêu chuẩn BTCA, nhưng phía ông Tô Lâm chưa chịu buông. Trong khi đó, các Thứ trưởng của Tô Đại tướng lại ‘còn non xanh’, tuy đều Ủy viên trung ương nhưng chưa tròn một khóa, lại không phải là đại biểu QH, thì rõ ràng đã không thể ‘trám vào’ một trong hai ghế trống của BCT như ý muốn của Tô Đại tướng trước khi chấp nhận rời BCA.
Không ‘trám’ được hai chiếc ghế trống
Đằng sau câu chuyện BCT không ‘trám đủ’ số ghế trống có thể hé lộ mấy điều sau đây.
Thứ nhất, phơi bày một sự thật là TW9 vừa qua đã vỡ trận! Vấn đề nhân sự cấp cao xưa nay phần lớn bàn trong BCT là xong, chỉ đưa ra Trung ương để bỏ phiếu lấy lệ (Ít khi nào TW chống lại BCT). Trường hợp đưa ra mà không kỷ luật nổi Nguyễn Tấn Dũng cách đây mấy năm là một ngoại lệ hiếm hoi. Nếu có vị trí nào liên quan bên nhà nước hoặc Chính phủ thì đưa thêm ra Quốc hội để ‘bấm nút’. ‘Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay’ là quy trình chán ngắt đến mức người dân chẳng mấy ai quam tâm. Nhưng câu chuyện của tuần qua lại hoàn toàn khác, nó không thể ngụy tạo như từ trước tới nay rằng, ‘TW9 đã thành công tốt đẹp’.
Thứ hai, hệ lụy của việc ‘để trống’ hai vị trí trong BCT sẽ kéo dài cuộc đấu đá giữa ‘các lãnh đạo chủ chốt’ chưa biết đến bao lâu. Các bè phái trong Đảng phải tiếp tục dàn quân để cho người của mỗi cánh phải ‘trám’ được vào những vị trí béo bở. Theo tin nội bộ không muốn nêu danh tính, QH sẽ phê chuẩn Phan Đình Trạc làm Bộ trưởng Công an. Nếu thế thì ‘cuộc chung kết’ giữa Phan Đình Trạc, Tô Lâm và Phạm Minh Chính có thể kịch chiến.
Thứ ba, không ‘trám đủ’ chỗ trống còn liên quan đến việc tái phân công, phân nhiệm phạm vi công tác của bốn ‘tân Ủy viên BCT’. Ai được kiêm nhiệm công tác cũ, ai phải đưa lại phần việc cho người khác? Lại một cuộc ‘xáo bài’ mới sẽ tiếp diễn…
Nhưng việc ‘trám’ được hai ghế trống ‘nóng’, để Tô Lâm và Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức cũng lại gây nên nhiều dư âm trong dân. Theo báo chí nhà nước mô tả, dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, hai tân thành viên ‘Tứ trụ’ đã thề bồi bằng những đoạn văn mẫu. Lâu nay, thề bồi là quy trình bắt buộc nhưng chả mấy ai để ý. Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước từng nghe quá nhiều các lời thề như thế từ mấy ông Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ… đọc thuộc lòng các ‘đoạn văn mẫu’ ấy và cũng như những phát biểu theo các công thức định sẵn. Chẳng có cách nào thẩm định được các lời thề ấy có xuất phát tự đáy lòng hay không và ràng buộc người đứng ra thề bồi như thế nào? Điều nghịch lý trớ trêu là những người dân chưa bao giờ được biết, các ‘Tứ trụ’ bị ‘rớt đài’ từng thề thốt trước ống kính và ‘dưới cờ đỏ thiêng liêng’ cho đến nay, đã mắc phải những tội danh cụ thể gì? Nặng nhẹ đến mức nào? Phạm tội vì không giữ được liêm chính trong thực thi công vụ hay phạm tội do phản bội nhân dân, phản bội Tổ quốc? Người dân giễu nhại ‘thề cá trê chui ống’ (trôi tuột và khó nắm bắt) có phải hàm ý như vậy không? Bởi vì tất cả thề trước dân nhưng dân không biết chuyện gì thực sự đã xảy ra ở ‘những chỗ lõm…. lồi trên mặt trăng sao, những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao?’ (Thơ Việt Phương).
Thể chế vẫn chưa đến điểm tới hạn
Trước khi ông Tô Lâm chính thức trở thành CTN, Tiến sĩ Bill Hayton đã viết trên trang web của Chatham House, Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh quốc rằng, Việt Nam sẽ ngày càng tô đậm ấn tượng về một ‘nhà nước công an trị’ (5). ‘Tứ Trụ’ giờ đây quy tụ hai người đi lên từ ngành công an là CTN Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tính cả các nhân vật khác như các ông Trạc, Tú và Bình thì Bộ Chính trị có năm nhân vật xuất thân từ tướng tá công an. Nếu tính thêm hai ông Đại tướng (Giang và Cường) và một Thượng tướng (Nghĩa) có gốc gác quân đội thì BCT có tám Ủy viên là từ các lực lượng vũ trang. Tám trên mười sáu, đúng 50%. Bốn nhân vật vừa bổ sung chủ yếu cũng lại là người làm công tác Đảng, trừ Lê Minh Hưng có chuyên môn về Ngân hàng. Nhưng có lẽ ông Hưng giờ đây chẳng muốn ai nhắc lại thời ông làm Thống đốc Ngân hàng, vì đó là những năm tỷ phú Trương Mỹ Lan ‘tác oai tác quái’ trên địa bàn của ông như chỗ không người. Cũng chưa ai chất vấn ông về ‘trách nhiệm người đứng đầu’ từ ngày ông về đầu quân làm Trợ lý cho TBT.
Với một thể chế mà đội ngũ “tinh hoa” gồm những thành phần ‘ưu việt’ như trên thì không có gì lạ là những ngày qua, khối ngoại đã bán ròng hơn 5.000 tỷ VND. Nếu tính từ đầu năm đến nay, nhóm này bán ròng 25.000 tỷ VND tương đương với gần 1 tỷ USD, vượt cả giá trị bán ròng trong suốt cả năm 2023 (6). Bên cạnh việc vốn ngoại ồ ạt rút khỏi sàn chứng khoán, Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính. Thông tin này từ lá thư do người đứng đầu Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, kèm theo chữ ký của 18 Đại sứ, trong đó có Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Hà Nội (7). Trong một diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái hôm 20/5 đã thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng và cho biết chính phủ sẽ cố gắng duy trì các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, dù sản xuất công nghiệp phục hồi chậm. Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và nặng nề hơn (8).
Với những thách thức kể trên, thể chế lạc lõng của Việt Nam vẫn chưa đến điểm tới hạn. Mặc dầu có nhiều dự báo bi quan, nhưng với một thể chế lấy ‘thành tích’ bạo lực và đàn áp dân chúng làm tiêu chí duy nhất để ‘ổn định xã hội’, thể chế đó vẫn còn không gian tồn tại trong một thời gian dài. Dân chúng tuy đã chán ngấy dàn lãnh đạo hiện nay, nhưng tâm lý chung là vẫn là nhẫn nhịn và cam chịu. Chế độ toàn trị không chỉ diệt hết mọi tư duy sáng tạo, mà còn triệt tiêu tất cả mầm mống phản biện và đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Cả xã hội hầu hư nghẹt thở và lay lắt với những nỗi lo cơm áo. Trình độ cả dân lẫn quan không khá hơn thời kỳ cụ Phan Chu Trinh kêu gọi ‘Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh’ cách đây trăm năm. Phải nhìn thẳng vào sự thật như thế để tránh mọi ảo tưởng! Đừng thấy lãnh đạo đánh nhau trên thượng tầng mà ngộ nhận rằng, đất nước đứng trước bước ngoặt. Các cuộc tiến hóa không từ trên trời rơi xuống, nó phải từ người dân đi lên. Chừng nào người dân còn thái độ cam chịu, thì không có lý do gì để hy vọng vào bước ngoặt hay sự chuyển đổi hệ thống một cách ngoạn mục.
Tham khảo:
(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckddwe5k9pjo
(5) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1816966m9o
(8) https://www.voatiengviet.com/a/7619468.html
Trần Đông A là bút hiệu một nhà báo đã nghỉ hưu tại Sài Gòn, với sở trường về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao Việt Nam và các quốc gia khu vực Đông Nam Á.