logo-vuot
acrobat  📂  🏠   

Vũ Thế Dũng - 1

Cúng dường ai thì được phước báu lớn?

7-4-2024 — Vũ Thế Dũng

VuTheDung-01-1

Một bộ phận “Phật giáo Việt Nam” thường lưu truyền 1 lý thuyết được cho là của Phật dạy về 14 hạng được cúng dường. Cao nhất là cúng dường các Đức Như Lai thì công đức không thể nghĩ bàn. Thấp nhất là hạng 14 là cúng dường cho loài bàng sinh thì cũng được 100 phần công đức. Ở giữa khoảng này thì cúng dường cho các vị đã chứng các quả vị thì công đức cũng rất lớn (theo cấp số nhân so với hàng bàng sanh).

Rất nhiều nhà sư cũng rất tích cực truyền bá lý thuyết này. Kiểu: Anh A ở 1 kiếp nào đó nhờ vô tình cúng 1 bát cơm cho 1 vị chân tu mà hưởng quả giàu có ở rất nhiều kiếp sau.

Về cơ bản, lý thuyết này “chấp nhận được”. Nhưng có lẽ cái SAI lớn nhất lại nằm ở cách diễn giải lý thuyết. Cúng dường được hiểu trần trụi là cúng tiền, tài vật cho 14 hạng này. Và như vậy thì cúng tiền, tài sản cho Phật, cho Tăng đoàn thì tất nhiên là công đức sẽ cấp số nhân so với giúp chúng sinh, giúp người nghèo. Vì thế chúng ta thấy cảnh Phật tử chen nhau quỳ gối cúng dường cho các Sư, chen nhau nhét tài vật, tiền bạc vào tay các Sư.

Mình cứ tự hỏi, vì sao một mặt Đức Phật hướng dẫn chúng ta giữ tâm thanh tịnh, trong sáng, không phân biệt: yêu- ghét, giàu- nghèo, khổ- lạc. Thế mà “lý thuyết” này lại quá sức phân biệt như thế?

Suy ngẫm thì mình cho rằng, lý do cúng dường 1 vị Phật được phước báu vô lượng phải được hiểu là: nhờ có cơ hội gặp được 1 vị Phật và siêng năng học hỏi- thực hành như lời Người dạy nên chúng ta được giác ngộ - được giải thoát - và đó chính là công đức vô lượng. Và ở đây khái niệm cúng dường không đơn giản là vật phẩm mà chính là sự học hỏi- thực hành nghiêm túc của chúng ta. Đây mới chính là cúng dường cao quý nhất.

Khi thực hành cúng dường bằng hình thức thực hành đúng chánh pháp thì giúp 1 loài bàng sanh, làm 1 việc nhỏ nhất chúng ta cũng đang là cúng dường chư vị Như Lai.

Rất nhiều tăng ni hiện nay, đặc biệt là xàm tăng, chỉ giảng cúng dường ở bậc tài vật (hoặc chỉ sử dụng ví dụ ở bậc tài vật). Điều này khiến cho Phật tử trở nên tranh nhau cúngdường cho các chùa, các sư, tranh nhau nhét tiền vào hòm công đức. Chùa càng lớn, Sư càng nổi tiếng thì càng dễ được cho là Chân tu, thì càng được cúng dường nhiều. Đây chính là cái nguy hại của việc bẻ cong giáo pháp. Khiến cho hiện tượng khởi nghiệp tâm linh trở thành 1 ngành hot hiện nay.

🔝