Vượt qua Việt
📧   ||  A  A  A  A 
Vận động Dân chủ
Thuận theo thời mà phát triển

Trần Thị Tuyết Diệu

Mục lục Trang chính

27/04/2021 - voatiengviet

RSF chỉ trích bản án 8 năm tù cho cựu nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu

Nhà báo và blogger Trần Thị Tuyết Diệu tại phiên toà xét xử hôm 23/4. RSF lên án việc chính quyền kết án bà 8 năm tù giam theo điều 117 BLHS với các buộc "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam".

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) hôm 27/4 lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam khi đưa ra bản án 8 năm tù đối với nhà báo và blogger Trần Thị Tuyết Diệu và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho phóng viên từng làm việc cho một tờ báo của Đảng Cộng sản.

Bà Diệu bị một toà án ở tỉnh Phú Yên kết án 8 năm tù giam hôm 23/4 với cáo buộc “tuyên tuyền chống Nhà nước” theo điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam sau khi đăng tải các bài viết và video trêng trang Facebook và YouTube cá nhân.

Theo RSF, nhà báo từng làm việc cho báo Đảng này đã “tuyên truyền và cung cấp cho đồng bào của mình những tin tức và thông tin độc lập và đáng tin cậy qua internet.” Vẫn theo tổ chức có trụ sở ở Paris, Pháp, nhà báo mới bị kết án đã viết bài về các chủ đề “bị cấm kỵ” như tham nhũng của các quan chức, ô nhiễm môi trường, vi phạm nhân quyên và sự thiếu phản ứng của Đảng Cộng sản Việt Nam trước các cuộc xâm nhập của hải quân Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam.

“RSF yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho bà Trần Thị Tuyết Diệu,” Daniel Bastard, giám đốc ban châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói trong thông cáo đưa ra hôm 27/4. “Bản án nghiêm khắc đối với bà (Diệu) là một dấu hiệu nữa cho thấy rằng chính phủ Việt Nam không ngừng đàn áp những tiếng nói độc lập nhằm tìm cách giữ cho nền báo chí độc lập tồn tại trong nước.”

Tổ chức bảo vệ quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, Pháp, cho rằng đây là “bằng chứng cho thấy sự lo lắng của ban lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản, vốn thích loại bỏ những người đưa tin hơn là giải quyết các vấn đề cấu trúc của xã hội.”

“Việc coi thường quyền tự do báo chí như vậy là vi phạm nghiêm trọng điều 25 của hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” ông Bastard nói trong thông cáo.

Theo truyền thông trong nước, bà Diệu, 33 tuổi, bị bắt hồi tháng 8 năm ngoái. Chính quyền cáo buộc bà “làm, tàng trữ 25 bài viết và 9 video có nội dung chống Nhà nước.” Theo Uỷ ban Bảo vệ Ký giả CPJ, bà Diệu bị lãnh đạo Báo Phú Yên ép phải nghỉ việc vào năm 2017 như là một hình thức kỷ luật và sau đó bị tước thẻ nhà báo.

Việc xét xử bà Diệu diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam thắt chặt việc đàn áp luồng tin tức và thông tin tự do xung quanh Đại hội Đảng được tổ chức 5 năm một lần hồi cuối tháng 1 và ngay trước kỳ bầu cử Quốc hội khoá 15 sắp diễn ra vào tháng sau.

Cũng trong tuần qua, chính quyền Việt Nam đã tiến hành xét xử một người dùng mạng xã hội, Lê Thị Bình, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và kết án Facebooker này 2 năm tù theo điều 331 của Bộ luật Hình sự. Ngay trước đó vài ngày, 3 thành viên của nhóm Báo Sạch, gồm Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo, bị công an Cần Thơ bắt giữ cũng với cáo buộc tương tự.

Việt Nam được coi là một trong những nước có ít tự do báo chí nhất trên thế giới khi bị RSF xếp hạng 175 tên 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2021 mới được tổ chức này công bố hôm 20/4.

RSF tố CSVN bỏ tù người đưa tin sự thật thay vì sửa đổi các sai trái

Apr 27, 2021 - nguoi-viet

PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) – Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) lên án CSVN là chỉ bỏ tù những người đưa thông tin nói lên sự thật thay vì phải sửa đổi các sai trái.

Hôm Thứ Hai, 26 Tháng Tư, RSF phổ biến bản tuyên bố lên án nhà cầm quyền CSVN đã kết án tám năm tù đối với bà Trần Thị Tuyết Diệu vào ngày 23 Tháng Tư vừa qua ở tỉnh Phú Yên. Bà Diệu bị vu cho tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” trên mạng xã hội.

“Bằng chứng cho thấy các lãnh đạo đảng CSVN chỉ muốn trừ diệt những người đưa thông tin (nói lên sự thật) thay vì phải giải quyết các vấn đề nền tảng của xã hội. Những sự xúc phạm tự do báo chí như thế đã vi phạm trắng trợn Điều 25 của bản Hiến Pháp CSVN,” RSF viết trên bản tuyên bố.

Báo chí nhà nước thuật lại phiên tòa, trong đó vu cho bà đã dùng máy tính xách tay, điện thoại di động và các dụng cụ quay phim để “làm, tàng trữ 25 bài viết và chín video” có nội dung chống chế độ. Trên mạng xã hội, bà đã sử dụng trang Facebook “Tuyết Babel” và trang YouTube “Tuyết Diệu Trần” do bà lập ra để phổ biến.

Đồng thời bà cũng bị cáo buộc “tàng trữ bảy bài viết khác có nội dung chống nhà nước trong máy tính xách tay” và nhiều lần đăng bài ủng hộ ông Nguyễn Viết Dũng, tức “Dũng Phi Hổ” người bị tòa án Nghệ An kết án sáu năm tù giam trước đó vì bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước.”

Bà Trần Thị Tuyết Diệu, 33 tuổi, bị bắt ngày 22 Tháng Tám, 2020, tại xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Trước khi bị bắt, bà từng làm phóng viên cho báo Phú Yên, cơ quan tuyên truyền chính thức của chính quyền địa phương.

Chán ngấy với công việc tuyên truyền bịp bợp khi làm công cụ cho nhà cầm quyền, bà đã dùng mạng xã hội để viết ra sự thật, tức những điều cấm kỵ của chế độ từ tình trạng tham nhũng, ô nhiễm môi trường, đàn áp nhân quyền, bên cạnh những nhận định về sự hèn nhát của Hà Nội trước việc Bắc Kinh xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

“RSF đòi hỏi phải trả tự do tức khắc cho bà Trần Thị Tuyết Diệu. Bản án áp đặt cho bà chỉ là thêm một bằng chứng của nhà cầm quyền CSVN đàn áp không ngừng nghỉ những tiếng nói độc lập muốn cố gắng duy trì thông tin báo chí độc lập tại Việt Nam,” RSF viết trên bản tuyên bố.

Trong phiên tòa ngắn ngủi “xử án bỏ túi” chỉ có 3 tiếng đồng hồ ở Phú Yên, Luật Sư Nguyễn Khả Thành, người bào chữa cho bà, cho hay: “Trần Thị Tuyết Diệu không nhận tội, bảo là việc làm như vậy thì phải có bị hại, phải mời bị hại ra trước tòa còn không chỉ ra được một người nào bị tác động bởi những hành vi của cô ấy làm thì cô ấy không chịu.”

Không có một “bị hại” nào được đưa ra để làm nhân chứng củng cố cho những tội trạng áp đặt, nhưng bà Tuyết Diệu vẫn bị bản án nặng nề.

Việt Nam hạng 175 về chỉ số tự do báo chí trên thế giới trên bảng đánh giá của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. (Hình: RSF)

Theo tổ chức RSF, phiên tòa xử bà Trần Thị Tuyết Diệu diễn ra trong bối cảnh chế độ gia tăng siết chặt các nguồn thông tin độc lập trên mạng xã hội khi tổ chức đại hội đảng rồi cài cắm phe cánh vào các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước qua các trò bầu cử giả trá.

Một ngày trước khi bỏ tù bà Tuyết Diệu, Facebooker Lê Thị Bình bị tòa án tại thành phố Cần Thơ kêu án hai năm tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”

Tuần trước RSF cũng đã lên án Hà Nội bắt giam ba facebooker tham gia làm “Báo Sạch” cùng với nhà báo độc lập Trương Châu Hữu Danh, vu cho họ tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”

RSF xếp hạng CSVN thứ 175 về tự do báo chí trên 180 quốc gia trên thế giới, cùng một nhóm với các nước độc tài, Cộng Sản hoặc tôn giáo cuồng tín như Trung Quốc, Iran, Bắc Hàn, Cuba, Lào. (TN) [qd]

Đầu trang

23/04/2021 - voatiengviet

Cựu phóng viên báo nhà nước bị phạt tù 8 năm vì ‘chống nhà nước’

Bà Trần Thị Tuyết Diệu tại phiên tòa ngày 23/4/2021. Photo chụp từ báo Thanh Niên

Hôm 23/4, một tòa án ở Phú Yên đã phạt 8 năm tù đối với cựu phóng viên Trần Thị Tuyết Diệu vì đã viết bài, quay video “có nội dung chống nhà nước.” Luật sư bào chữa của bà cho VOA biết bà không nhận tội và nhiều khả năng sẽ kháng cáo.

Luật sư Nguyễn Khả Thành nói với VOA sau phiên xử kéo dài chưa đến 4 giờ.

“Hôm nay lúc 11 giờ tuyên Diệu án 8 năm tù giam. Có lẽ vì Diệu không nhận tội nên có mức án 8 năm như vậy.

“Trước đây Diệu viết báo tình thường. Trong thời gian gần đây Diệu có viết những bài quan tâm đến sự bất công trong xã hội cho nên làm cho người ta khó chịu, nói không tốt về lãnh tụ.”

“Diệu muốn nói rất nhiều nhưng tòa bảo ngưng, nói rằng họ đã hiểu hết rồi, cho nên Diệu cũng không nói được nhiều lắm!”

“Theo tôi chắc chắn Diệu sẽ kháng cáo,” luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết thêm.

Báo CAND cho biết bà Trần Thị Tuyết Diệu, 33 tuổi, bị bắt ngày 21/8/2020, từng là phóng viên Báo Phú Yên, nhưng đã bị thu hồi thẻ nhà báo vào tháng 1/2018. Chính quyền Việt Nam cáo buộc bà “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.

Trang VietnamPlus dẫn cáo trạng cho biết, từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020, bà Trần Thị Tuyết Diệu “có hành vi sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị quay phim để làm, tàng trữ 25 bài viết và 9 video có nội dung chống Nhà nước.”

Chính quyền Việt Nam cáo buộc Tuyết Diệu sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội như Facebook “Tuyết Diệu Babel”, “Trần Thị Tuyết Diệu Journalist”, kênh YouTube Tuyết Diệu Trần…để đăng tải bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung đòi đa nguyên đa đảng, truyền tải nhiều thông tin về hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật; tỏ thái độ không hợp tác với cơ quan chức năng khi được mời làm việc.

Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho biết bà Trần Thị Tuyết Diệu bị lãnh đạo Báo Phú Yên ép phải nghỉ việc vào năm 2017 như là một hình thức kỷ luật và sau đó thì bị tước thẻ nhà báo.


Xem Thêm: Các tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do ‘ngay lập tức’ cho nhóm Báo sạch

Xem Thêm: Việt Nam bắt giữ nhà báo chuyên điều tra tham nhũng Nguyễn Hoài Nam

Xem Thêm: RSF thúc Việt Nam thả nhà báo bị bắt vì ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’

Gần đây nhiều trường hợp phóng viên báo nhà nước lên tiếng chống tiêu cực bị bắt tại Việt Nam.

Vào tháng 4/2021, ông Nguyễn Hoài Nam, phóng viên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, bị Công an TP. Hồ Chí Minh bắt tạm giam và khởi tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.” Ông là một nhà báo chuyên điều tra tham nhũng, đăng những cáo buộc hành vi sai trái nhắm vào các quan chức điều tra hàng đầu của Bộ Công an trên mạng xã hội.

Vào tháng 2/2021, nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, trưởng văn phòng đại diện báo Giáo dục và Thời đại, bị công an tỉnh Quảng Trị bắt giam về những bài viết trên Facebook bị nói là bôi nhọ lãnh đạo.

Việt Nam bị đánh giá là một trong những nước có tự do báo chí kém nhất thế giới, xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2021 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF).

Đầu trang

23.08.2020 - danlambaovn

Công an tỉnh Phú Yên bắt giữ hai Facebooker với cáo buộc "chống nhà nước"

CTV Danlambao - Ngày 22/8, hai người sử dụng Facebook tại Việt Nam là ông Phạm Hổ và bà Trần Thị Tuyết Diệu đã bị Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Yên khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia và chống nhà nước.

Ông Phạm Hổ (71 tuổi,cư trú tại phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Phú Yên) bị bắt giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Bà Trần Thị Tuyết Diệu (32 tuổi, ngụ xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên) bị khởi tố với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXCN Việt Nam.

Bà Diệu từng là phóng viên báo Phú Yên và đã bị buộc thôi việc hồi tháng 12/2017 do công khai ủng hộ cờ vàng và nhà hoạt động trẻ đã bị kết án 7 năm tù với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" - Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ).

Tháng 1/2018, bà Diệu đã bị thu hồi thẻ nhà báo.

Công an tỉnh Phú Yên cáo buộc bà Diệu "từ cuối năm 2017 đến tháng 5/2020, sử dụng nhiều tài khoản trên Facebook như “Tuyết Diệu Babel”, “Trần Thị Tuyết Diệu Journalist”, kênh Youtube Tuyết Diệu Trần… để đăng tải hàng trăm bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung cổ xúy cho những đối tượng chống phá đảng, nhà nước, nhân dân, bôi nhọ lãnh tụ; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam."

Ngoài ra bà Diệu cũng bị kết tội đã "công khai phỉ báng, kích động lật đổ chính quyền nhân dân, đòi đa nguyên đa đảng; truyền tải nhiều thông tin sai sự thật về hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật…"

Trước khị bị bắt giam, bà Trần Thị Tuyết Diệu đã trở thành mục tiêu của dư luận viên và bị đánh đập bởi côn an tỉnh Nghệ An khi công khai lên tiếng ủng hộ Nguyễn Viết Dũng.

Vụ bắt giữ hai công dân sử dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam vừa mở cửa cho các phóng viên quốc tế đến tham quan trại giam nhằm thực hiện cam kết cải thiện nhân quyền với khối liên hiệp Châu Âu.

Đầu trang