Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam
Điện Thư - Số 48
Tháng 07 năm 2005
Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân Chủ xin trân trọng kính chuyển đến các Diễn Đàn Điện Tử, Cơ Quan Ngôn Luận và Độc Giả trong và ngoài nước các tin tức, sự kiện và bài vở liên quan đến tình hình dân chủ Việt Nam. Như đã minh định qua bản thông cáo và thư ngỏ của Câu Lạc Bộ Dân Chủ trước đây, sự đàn áp thô bạo của cơ chế độc tài sẽ không làm chùn bước và bịt miệng được các tiếng nói tranh đấu dũng cảm cho nền dân chủ Việt Nam. Mọi liên lạc xin gửi về : caulacbodanchuvietnam@yahoo.com
Tin Ghi Nhận:
• Trong cuộc hội đàm ngắn ngủi chiều tối Thứ Ba giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, hai bên đã thỏa thuận Hoa Kỳ sẽ gởi một số chuyên viên quân sự qua huấn luyện cho quân đội Việt Nam. Tờ Washington Times loan báo tin này qua cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Theo lời ông Khoan: “Trong giai đoạn đầu, quân đội chúng tôi sẽ nhận được sự trợ giúp huấn luyện dưới hình thức dạy tiếng Anh cùng với một số cán bộ y tế và kỹ thuật”. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Trung tá Hải quân Greg Hicks, nói rằng đề án hợp tác quân sự trên căn bản của chương trình IMET hãy còn đang được thảo hoạch. Ông nói: “Đây là một bước phát triển mới trong sự bình thường hóa quan hệ quân sự” và thêm rằng “có thể bao gồm quan hệ lớn mạnh hơn giữa hai quân đội”, nhưng từ chối cho biết chi tiết. Tuy nhiên Phó Thủ tướng Vũ Khoan giải thích rằng không có bàn luận về việc đặt những căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam.
----- O -----
ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
Kính thưa toàn thể đồng bào trong và ngoài nước!
Chúng tôi trân trọng gửi tới đồng bào bản Tuyên Ngôn Đảng Dân chủ Nhân dân.
Kính thưa toàn thể đồng bào
Đã đến lúc chúng ta không thể im lặng;
Đã đến lúc chúng ta không thể nhẫn nhục;
Đã đến lúc chúng ta không thể phó mặc vận mệnh đất nước cho những kẻ tham nhũng, độc tài, buôn dân bán nước.Tự Do Cho Việt Nam Muôn Năm
Dân Chủ Cho Việt Nam Muôn Năm
Chúng Ta Nhất Định ThắngT/M Đảng Dân chủ Nhân dân
Ban Thường vụ Trung ương Đảng
Nguyễn Hoàng LongViệt Nam - Ngày 15 tháng 6 năm 2005
dangdanchunhandan@yahoo.com
http://dangdanchunhandan.blogspot.com/
ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
Tuyên Ngôn
Kính thưa toàn thể đồng bào trong và ngoài nước!
Dân tộc Việt Nam đang đứng trước một lựa chọn sinh tử.
Một là; tiếp tục cam chịu sống dưới ách cai trị của bọn độc tài chuyên chế. Như vậy, đất nước vẫn cứ nghèo nàn tụt hậu; nhân dân ngày càng khốn khổ bần cùng; dân tộc Việt Nam không có cơ hội nở mày nở mặt với các nước trong khu vực.
Hai là; đứng lên lật đổ độc tài, giành lấy quyền tự quyết về tay nhân dân. Đây là điều kiện tiên quyết để huy động toàn bộ sức mạnh dân tộc, xây dựng đất nước và đưa Việt Nam phát triển cùng thế giới.
Chế độ độc tài Hà Nội là nguyên nhân cản trở đà tiến bộ của dân tộc ta mấy chục năm nay, làm cho nhân dân ta phải sống cảnh đời ô nhục. Do vậy, muốn đồng bào được tự do hạnh phúc, muốn đất nước được giàu mạnh phồn vinh; không có con đường nào khác là phải đứng lên xoá bỏ độc tài.
Kính thưa toàn thể đồng bào!
Đầu thế kỷ XX, dưới sự đàn áp tàn bạo của chế độ thực dân Pháp, các phong trào khởi nghĩa giành độc lập dân tộc của các sĩ phu và quan lại đi vào thoái trào. Đồng thời cũng là lúc, các đảng phái và các hội ái quốc đua nhau xuất hiện. Những người yêu nước Việt Nam; không phân biệt thành phần, nam nữ, già trẻ, giàu nghèo… đã kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu một mất một còn để giành độc lập-tự do cho Tổ Quốc.
Từ thời điểm đó, cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc bước sang một bước ngoặt mới. Đấu tranh không phải để khôi phục chế độ vua quan mà vì một nền dân chủ nhân dân. Đấu tranh để xây dựng một xã hội mà nhân dân không còn phải sống kiếp nô lệ đoạ đày.Vì những mục tiêu trên, đảng Cộng sản cùng với các đảng phái và hội đoàn anh em khác đã chiến đấu ngoan cường vì lý tưởng dân chủ. Nhiều người yêu nước Cộng sản và không Cộng sản đã ngã xuống như những anh hùng dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là sự kết tụ những hy sinh lớn lao của cả dân tộc Việt Nam.Thế nhưng, cũng từ đó Đảng Cộng sản tự cho mình là người có công đầu trong cuộc cách mạng do toàn dân tiến hành , giành toàn quyền lãnh đạo đất nước.Có được quyền lực trong tay, đảng Cộng sản quay lại tiêu diệt các đảng phái khác; truy bức, sát hại những người Việt Nam yêu nước không thuộc tổ chức Cộng sản. Vì lợi ích bè phái, Đảng Cộng sản đã phản bội trắng trợn mục tiêu đấu tranh dân tộc,áp đặt chế độ độc tài hà khắc lên đất nước Việt Nam.
Kính thưa toàn thể đồng bào!
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một nửa đất nước Việt Nam rơi vào tay Đảng Cộng sản. Đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi dân tộc, Đảng dùng mọi thủ đoạn để biến miền Bắc nước ta thành tiền đồn phe Xã hội Chủ nghĩa với âm mưu mở rộng Chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.Mọi quyền tự do cơ bản của người dân đều bị cấm đoán.
Hàng loạt biện pháp phi nhân, phi đạo lý, phi tự nhiên được tiến hành bằng bạo lực khiến cho trăm họ đều điêu linh, khổ sở.
Nửa đầu thập niên của những năm 1950, dưới chiêu bài chia ruộng đất cho dân cày, đảng Cộng sản lèo lái cuộc đấu tranh ở nông thôn thành cuộc tàn sát hàng chục ngàn người; trong đó có nhiều người từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Họ chụp mũ những người yêu nước là bọn địa chủ phản động, là tay sai thực dân đế quốc. Cải cách ruộng đất không chỉ giết hại nhiều người dân vô tội, mà còn làm tan nát truyền thống thôn làng Việt Nam.
Trong khi hô hào "hoà bình, thống nhất đất nước", đảng Cộng sản âm thầm cài người ở lại, chôn giấu vũ khí, xây dựng lực lượng phản kháng trong lòng chế độ Việt Nam Cộng hoà để chuẩn bị xâm chiếm miền Nam bằng bạo lực. Đảng Cộng sản phát động cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, giết hại hàng triệu người dân ở cả hai miền Nam-Bắc; đất nước Việt Nam thanh bình của chúng ta biến thành bãi chiến trường, làm nơi thử nghiệm vũ khí của hai hệ thống chủ nghĩa. Dưới triều đại Cộng sản, hai tiếng "Việt Nam" làm cho thế giới liên tưởng đến một mảnh đất nghèo đói và lạc hậu? Cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm đã tàn phá đất nước, làm kiệt quệ nền kinh tế quốc gia.
Cuộc nội chiến vừa kết thúc, Đảng cộng sản trắng trợn áp đặt ngay chế độ độc tài đảng trị trên toàn cõi Việt Nam. Mọi quyền tự do cơ bản của người dân đều bị chà đạp, thậm chí bị tước đoạt hoàn toàn. Thay vì đoàn kết toàn dân để tái thiết đất nước sau chiến tranh, Đảng cộng sản đã thực hiện sự trả thù thâm độc. Hàng chục vạn người làm việc trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà bị dồn vào các trại tập trung phát-xít với tên gọi mị dân là "trại cải tạo". Không chịu nổi cuộc sống khốn khổ và bị đối xử phân biệt, cả triệu người đã phải rời bỏ quê hương, lao ra biển đi tìm tự do. Thà phải bỏ xác ngoài biển khơi, thà phải sa vào tay hải tặc bị cướp bóc hãm hiếp; còn hơn sống dưới ách cai trị Cộng sản. Thảm nạn "thuyền nhân" được ghi vào lịch sử nhân loại như một vết nhơ không thể tẩy sạch.
Theo giáo điều Mác-xít, lấy kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước làm nền tảng, Cộng sản đã dồn nông dân vào hợp tác xã, vào nông trường làm cho nền sản xuất tiểu nông miền Nam điêu đứng. Từ chỗ là vựa lúa của cả Đông Dương thời Pháp thuộc; đồng bằng sông Cửu Long trở thành một vùng đất thiếu ăn và nghèo khó. Ở thành thị, Cộng sản giương chiêu bài "cải tạo tư bản tư nhân" để đập phá tan tành nền sản xuất công nghiệp và tiểu công nghiệp còn non trẻ ở miền Nam. Sài Gòn từ "hòn ngọc Viễn Đông" trở thành một thành phố tiêu điều.
Năm 1978, nấp dưới danh nghĩa tiêu diệt Khơme Đỏ và cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn-Pốt, Đảng cộng sản xua quân vượt biên giới. Tham vọng của CSVN là biến ba quốc gia độc lập Việt Nam- Lào- Campuchia thành Liên Bang Đông Dương Cộng sản. Vì tham vọng của những kẻ độc tài mà hàng chục ngàn thanh niên Việt Nam đã phải bỏ mình trên chiến trường Campuchia hoặc trở thành tàn phế. Cuộc chiến tranh xâm lược đã gây mối hiềm thù ngàn đời cho dân tộc Miên.Gần 10 năm chiếm đóng nước láng giềng, đảng Cộng sản đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế đất nước và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hậu quả là Việt Nam phải chịu lệnh cấm vận của thế giới và nhân dân sống trong cảnh đói nghèo, túng thiếu. Trăm cái khổ đều đổ lên đầu dân.
Dưới ách cai trị của chính quyền độc tài cộng sản, số lượng nhà tù và trại tập trung tăng lên không ngừng. Từ thời thuộc Pháp, chưa tới một chục nhà tù trong trên toàn cõi Đông Dương, đến nay tỉnh nào cũng có từ một đến vài nhà tù. Không phải sau khi đất nước thống nhất mới xuất hiện những "trại cải tạo" dành cho những người dính líu với chế độ Việt Nam Cộng hoà. Ở miền Bắc, kể từ năm 1961, trong vụ án "Nhân văn - Giai phẩm" và vụ "Xét lại chống đảng"; những trí thức, văn nghệ sỹ có tư tưởng tiến bộ đã bị giam giữ mà không cần xét xử.
Hàng chục vạn người đã bị giam giữ trong các trại tập trung. Đảng thực hiện chính sách cai trị không tuân theo pháp luật, mà thực hiện theo chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ chính trị, hoặc theo nghị quyết của các cấp bộ đảng. Đây là hình mẫu cai trị rập khuôn theo chế độ phát-xít Hítle và chế độ Cộng sản Stalin.Trí thức ở hai miền Nam-Bắc bị coi thường rẻ rúng. Không thể sống nỗi trong cảnh mất tự do túng quẩn, họ tìm mọi cách bỏ chạy ra nước ngoài, gây ra nạn chảy máu chất xám. Hàng vạn người đi hợp tác lao động ở các nước Đông Âu cũng không muốn trở về quê hương.
Từ năm 1986, nền kinh tế của đất nước đứng trên bờ vực phá sản, chế độ Cộng sản có nguy cơ tan rã. Đảng vội vã đưa ra chủ trương "đổi mới ", "mở cửa". Đảng độc tài chỉ chịu mở cửa ở những lãnh vực nào đảng không còn đủ sức nắm giữ. Đường lối "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa " là lời nói tuyên truyền ngoài miệng, trên thực tế là sự xây dựng "chủ nghĩa tư bản độc tài"Tài sản của quan chức đảng tỉ lệ thuận với chức vụ mà họ đang nắm giữ. Vợ con của quan chức Đảng đã nhanh tay sở hữu nhiều cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Gia quyến của các quan chức Đảng sở hữu nhiều tài khoản khổng lồ ở ngân hàng nước ngoài… Lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản một mặt luôn miệng hô hào những khẩu hiệu tốt đẹp, nhưng ngày đêm, chúng ra sức tham nhũng đục khoét tài sản quốc gia; đó là mồ hôi nước mắt, là xương máu của nhân dân. Tham nhũng đã trở thành hệ thống từ trên xuống dưới. Một chính quyền tự xưng mình là đảng cách mạng chân chính, nhưng lại tham nhũng vào bậc nhất thế giới. Tham nhũng là căn bệnh nan y gắn liền với chế độ độc tài-toàn trị. Tham nhũng làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hủy những nỗ lực xây dựng đất nước.
Nhờ mở cửa, nhân dân ở các thành phố lớn được tự do làm ăn, đời sống được cải thiện. Bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi, thành phố trở nên sầm uất. Nhưng đa số đồng bào ở các vùng nông thôn, miền núi vẫn phải sống trong cảnh bần cùng, khó khăn. Họ không được hưởng các chính sách an sinh xã hội, đa số phải vật lộn vất vả trong cuộc mưu sinh của mình. Bất công xã hội ngày càng gia tăng.
Hàng ngày, quan chức Đảng đã và đang gây ra bao điều tai ương cho đồng bào ta. Họ hạch sách, nhũng nhiễu dân lành. Nhiều người dân trắng tay, nhà tan cửa nát phải sống tha phương cầu thực, ngậm đắng nuốt cay là do bọn cường hào ác bá. Đồng bào ta trên khắp cả nước bị chèn ép. Nạn án oan sai, xét xử khuất tất đã dẫn đến các cuộc khiếu kiện đông người kéo dài hàng chục năm trời.
Trong những năm cầm quyền, đảng Cộng sản đã dựng nên một bộ máy đảng trị. Ngành Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp đều biến thành công cụ của Đảng. Mọi hoạt động của pháp luật đều bị Đảng thao túng. Trước những bức xúc của đất nước; nhiều nhà trí thức, các vị cách mạng lão thành, nhà hoạt động dân chủ, tôn giáo… cùng nhau lên tiếng đòi Đảng Cộng sản phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Nhưng Đảng không chịu lắng nghe mà còn ra tay trấn áp, bắt giam.
Trong nhiều năm qua, đảng Cộng sản không ngừng khủng bố, khai trừ, đuổi việc, quản chế, sách nhiễu đời sống riêng tư của những người bất đồng chính kiến ở trong Đảng và trong nhân dân. Đến hôm nay, những người con trung kiên của đất nước, những đấng anh hào của dân tộc Việt Nam vẫn còn đang bị giam giữ trong lao tù Cộng sản.
Về đối ngoại; đảng Cộng sản đã bạc nhược, không dám lên tiếng bảo vệ đồng bào của mình bị binh lính Trung Quốc giết hại. Dưới áp lực của Bắc Triều và để củng cố quyền độc tài cai trị; lãnh đạo Cộng sản đã tuỳ tiện ký kết với Trung Cộng những hiệp định bất công làm mất đất đai, biển cả mà tổ tiên chúng ta để lại.
Năm 1974, Đảng cộng sản đã dửng dưng trước lời kêu gọi của chính phủ Việt Nam Cộng hoà cùng nhau giữ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của Trung Quốc. Không những thế, Chính phủ Phạm Văn Đồng còn long trọng công nhận lãnh hải mở rộng của Trung Quốc, khiến cho Việt Nam bị mất quần đảo Hoàng Sa, một vị trí vô cùng quan trọng đối với chúng ta về mặt kinh tế cũng như chính trị.
Lịch sử sẽ không bao giờ dung thứ cho bất cứ kẻ nào, triều đại nào bán rẻ giang sơn Tổ quốc?
Kính thưa toàn thể đồng bào!
Có bao giờ nhân dân Việt Nam lại sống trong cảnh tủi nhục, đau thương như hiện nay không?
Có bao giờ dân tộc Việt Nam lại chia rẽ, nghi kỵ nhau, hận thù nhau sau những năm tháng cai trị của một chế độ như bây giờ không?
Hơn nửa thế kỷ áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên đất nước ta. Đảng đã thực hiện chính sách cai trị bằng thủ đoạn và bạo lực. Nhân dân chỉ được phép cúi đầu sợ hãi và sống trong mỏi mòn, tuyệt vọng.
Từ ảo vọng cá nhân, Chủ nghĩa Cộng sản đã trở thành cơn ác mộng của nhân loại. Trong khi thế giới đã phát triển vượt bậc về mọi mặt thì Việt Nam vẫn là nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm tiến. Các nước Cộng sản đàn anh như: Liên Bang Xô Viết, Ba Lan, Đông Đức, Ru Ma Ni, Tiệp Khắc, Hung Ga Ri, U Khai Na… đã nhanh chóng từ bỏ giáo điều Cộng sản. Ngược lại, Hà Nội vẫn ngoan cố bám víu vào lý tưởng Cộng sản như một hình thức để che đậy bản chất độc tài, tìm mọi cách nguỵ biện để tiếp tục đè đầu cởi cổ đồng bào ta.
Chủ nghĩa Cộng sản là con đường trải đầy máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay ai cũng nhận thấy:
Độc tài làm tha hoá quyền lực.
Độc tài sinh ra tham nhũng, bất công và khủng hoảng.
Độc tài làm cho đất nước ngày càng suy thoái và tụt hậu.
Nhân dân ta cam chịu chế độ độc tài này đến bao giờ?
Kính thưa toàn thể đồng bào!
Đảng Cộng Sản Việt Nam còn nắm được quyền lực là nhờ vào guồng máy cai trị hà khắc và nỗi sợ hãi của đồng bào. Do vậy, tiếng hô đồng thanh Tự Do của hàng vạn người sẽ xua tan bóng đêm sợ hãi. Cái bắt tay Dân Chủ của hàng triệu con người sẽ tạo nên sức mạnh đưa dân tộc ta đến bến bờ tự do.
Đã đến lúc, chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa. Hỡi những người con Việt Nam yêu nước, hãy dũng cảm đứng dậy đấu tranh chống lại bất công xã hội, phá bỏ nền độc tài thối nát, xây dựng một thời đại mới; thời đại của Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng và Thịnh Vượng.
Chúng ta không thể thờ ơ trước thực trạng đất nước. Chúng ta không thể vô trách nhiệm trước tương lai dân tộc. Trái tim nhiệt huyết của chúng ta thúc giục chúng ta phải đứng lên hành động. Đã đến lúc, những người yêu nước Việt Nam cần phải xây dựng một tổ chức đấu tranh để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá đất nước, cứu vãn xã hội ra khỏi những khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay.
Trong bối cảnh này, Đảng Dân chủ Nhân dân ra đời, là đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
Đảng Dân chủ Nhân dân chủ trương sự chuyển hoá từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ sẽ được tiến hành từ từ, bảo đảm công ăn việc làm cho các viên chức của bộ máy cũ; tôn trọng, bảo vệ sở hữu hợp pháp và an toàn của mọi cá nhân, không gây xáo trộn đời sống xã hội.
Đảng Dân chủ Nhân dân nguyện kề vai sát cánh với các đảng phái, hội đoàn khác, cùng nhau hợp lực đấu tranh vì mục tiêu chung:Xoá bỏ chế độ độc tài, xây dựng một xã hội dân chủ - tự do trong tinh thần liên đới trách nhiệm.
Trước hồn thiêng sông núi, Đảng Dân chủ Nhân dân xin long trọng công bố mục tiêu hành động trước mắt như sau:1- Sử dụng mọi phương tiện bí mật và công khai để vận động đồng bào tham gia đấu tranh vì mục tiêu: Tự do, Dân chủ, Công bằng và Thịnh vượng trong tinh thần bất bạo động.
2- Đấu tranh đòi chính quyền độc tài thả ngay tức khắc và vô điều kiện các tù nhân chính trị.
3- Đấu tranh với chính quyền độc tài đòi lại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do thân thể, tự do tín ngưỡng… Mục tiêu đấu tranh là hình thành một lực lượng đối lập công khai, để kịp thời ngăn chặn những hành động của nhà cầm quyền gây tổn hại cho đất nước và cho nhân dân.
4- Đấu tranh buộc chính quyền độc tài phải bảo vệ nền độc lập dân tộc, và bảo vệ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
5- Đấu tranh đòi cải thiện và bảo đảm chế độ an sinh xã hội, đặc biệt cho những tầng lớp khó khăn.
6- Đấu tranh với chính quyền độc tài để cho các tổ chức đảng phái, các cá nhân đều được quyền tham gia đời sống chính trị một cách công khai và bình đẳng.
7- Dựa vào sức mạnh nhân dân và sự ủng hộ quốc tế, đấu tranh buộc chính quyền độc tài thực hiện quyền ứng cử và bầu cử tự do để chọn lựa những người xứng đáng tham gia vào các cơ quan chính quyền. Tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để chọn lựa chế độ chính trị phù hợp với ý nguyện nhân dân.
8- Đấu tranh để mỗi người Việt Nam đều có quyền công dân. Không phân biệt nguồn gốc, dân tộc, giai cấp, chính kiến đều được hưởng những quyền căn bản nêu trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền và Dân Quyền.
9- Đấu tranh với chính quyền độc tài sửa đổi Hiến pháp và Pháp luật để phù hợp với ý nguyện nhân dân, hướng tới việc xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền.Đảng Dân chủ Nhân dân xin thề:
Đặt lợi ích dân tộc và lợi ích đất nước lên trên hết!
Kính thưa toàn thể đồng bào!
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng; công cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ, Công bằng và Thịnh vượng sẽ thành công rực rỡ. Chúng tôi tha thiết kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước; không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, thành phần xã hội … Hãy truyền đạt Tuyên ngôn Đảng Dân chủ Nhân dân, hỗ trợ và gia nhập Đảng để cùng nhau đấu tranh xoá bỏ chế độ độc tài, xây dựng nền dân chủ trên đất nước Việt Nam.
Vì hạnh phúc đồng bào, vì tiền đồ dân tộc Việt Nam, hãy đoàn kết muôn người như một.
Tổ quốc kêu gọi chúng ta
Lịch sử ủng hộ chúng ta
Dân chủ nhất định thắng
Độc tài nhất định thua
Việt Nam - Ngày 01 tháng 01 năm 2005.
Đảng Dân chủ Nhân dân
----- O -----
Hải ngoại, ngày 28 tháng 6 năm 2005
Kính thưa toàn thể đồng bào!
Sau khi bản Tuyên Ngôn Đảng Dân chủ Nhân dân được công bố, chúng tôi nhận nhiều thư chúc mừng của các Đảng, Tổ chức, Cộng Đồng và cá nhân trong cũng như ngoài nước. Chúng tôi xin trân trọng cảm tạ các thịnh tình trên. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến yêu cầu giải thích thêm một số điểm cần thiết. Văn bản này nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được nêu lên.
1- Giải thích về tên Đảng Dân chủ Nhân dân.
- Trong thế kỷ vừa qua cụm từ Dân chủ Nhân dân hoặc Cộng hoà Nhân dân thường gắn liền với tên các quốc gia trong khối cộng sản (cũ). Tên Đảng Dân chủ Nhân dân không có gì chung với khái niệm do Stalin khởi xướng. Đảng Dân chủ Nhân dân được hiểu như đảng dân chủ của toàn thể nhân dân, bởi vì đảng chủ trương xoá bỏ độc tài, thiết lập dân chủ, dựa trên sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần xã hội không có sự phân biệt. Trong tình hình hiện nay, sức mạnh của nhân dân giữ vai trò quyết định trong cuộc đấu tranh phi bạo lực. Kinh nghiệm những cuộc xuống đường của Nhân dân ở các quốc gia Đông Âu, cuộc nổi dậy của Nhân dân ở các quốc gia thuộc Liên bang Sô viết (cũ) chống lại các thế lực độc tài và ngụy dân chủ… đã chứng minh sức mạnh của Nhân dân.
Chở thuyền cũng là Nhân dân mà lật thuyền cũng là Nhân dân. Các chế độ độc tài toàn trị chỉ bi đổ nhào khi Nhân dân biến thành cơn lũ cách mạng cuốn đi những rác rưởi do chế độ đó gây ra. Đảng Dân chủ Nhân dân ra đời trong ý nghĩa đó.
2- Ban lãnh đạo Đảng bao gồm thành phần nào? Ông Nguyễn Hoàng Long, Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng ở đâu? giữ vị trí gì trong Đảng
- Lãnh đạo Đảng là một tập hợp nhiều khuynh hướng. Có người sinh ra ở trong lòng chế độ Cộng sản Việt Nam, có người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Có người ở phía Bắc, có người ở phía Nam đất nước.
Ông Nguyễn Hoàng Long là uỷ viên thường vụ của đảng. Cũng như hầu hết các uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Ban Chấp hành Trung ương của đảng, ông hiện ở Việt Nam.
Đảng Dân chủ Nhân dân có những chi bộ hải ngoại và có người đại diện ở hải ngoại.
3- Đảng thành lập từ lúc nào? Đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân bao gồm thành phần nào?
- Đảng Dân chủ Nhân dân được bí mật thành lập cách đây hai năm. Hơn 95% đảng viên ở trong nước, số còn lại ở các quốc gia khác. Tất cả những ai đồng tình với Tuyên Ngôn của đảng đều có thể đứng trong hàng ngũ của đảng, không phân biệt nam nữ, tuổi tác, thành phần xã hội, tôn giáo, sắc tộc. Đa số đảng viên chúng tôi thuộc lớp trẻ, dưới lứa tuổi 40, nhưng trong đảng cũng như trong số người ủng hộ đảng có nhiều người cao tuổi thuộc các thế hệ cách mạng tiền bối trong các đảng khác nhau.
Đảng Dân chủ Nhân dân còn được sự ủng hộ của các đảng viên cộng sản và viên chức chế độ hiện hành nay đã nhận ra chân tướng chế độ độc tài và muốn đứng về phía nhân dân.
4- Liên hệ giữa Câu Lạc Bộ Dân Chủ và Đảng Dân chủ Nhân dân như thế nào?
- Câu Lạc Bộ Dân Chủ là một thực thể riêng biệt. Tuy nhiên Câu Lạc Bộ Dân Chủ và Đảng Dân chủ Nhân dân có những hoạt động phối hợp vì mục tiêu chung, đó là Tự Do, Dân chủ, Công bằng và Thịnh vượng cho Việt Nam.
5- Quan điểm của Đảng Dân chủ Nhân dân về các mối liên hệ với Cộng đồng Người Việt hải ngoại và các Đảng, Tổ chức đấu tranh tại hải ngoại.
- Đảng Dân chủ Nhân dân chủ trương liên kết và phối hợp hành động với tất cả các Đảng, Tổ chức trong và ngoài nước để có sức mạnh tổng hợp như bản Tuyên Ngôn đã khẳng định “Đảng Dân chủ Nhân dân nguyện kề vai sát cánh với các đảng phái, hội đoàn khác, cùng nhau hợp lực đấu tranh vì mục tiêu chung”. Cuộc đấu tranh vì Tự do, Dân chủ là cuộc đấu tranh chung của mọi người Việt Nam, không phân biệt ở trong nước hay ở ngoài nước.
Trong cuộc đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm người, vì dân tộc và Tổ quốc, sự phối hợp và yểm trợ của Cộng đồng người Việt hải ngoại có một giá trị đặc biệt to lớn. Trên các mặt vận động quốc tế ủng hộ phong trào đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, sử dụng trên mặt truyền thông để quảng bá tư tưởng chống độc tài và xây dựng dân chủ, người Việt hải ngoại không ngừng áp lực lên chế độ toàn trị, bắt bọn độc tài phải lui dần từng bước, trả lại từng phần những quyền dân chủ cho dân, để rồi đến một lúc phải rút lui hoàn toàn khỏi hệ thống quản trị xã hội. Sự yểm trợ của cộng đồng người Việt hải ngoại về các mặt vật chất và tinh thần cho những chiến sĩ dân chủ Việt Nam cũng tỏ ra rất hiệu quả, làm cho phong trào dân chủ thêm sức mạnh
6- Thế nào là chuyển hoá từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ.
-Bản Tuyên Ngôn xác định rỏ “chủ trương sự chuyển hoá từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ sẽ được tiến hành từ từ, bảo đảm công ăn việc làm cho các viên chức của bộ máy cũ; tôn trọng, bảo vệ sở hữu hợp pháp và an toàn của mọi cá nhân, không gây xáo trộn đời sống xã hội.”
Kinh nghiệm các cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu cho thấy: một khi các viên chức trong bộ máy quyền lực độc tài hiểu rõ cuộc đấu tranh cho dân chủ không nhằm trả thù họ, không làm cho xã hội xáo trộn làm cho họ bị mất công ăn việc làm, bị mất tài sản hợp pháp, mà ngược lại còn tạo điều kiện cho họ được sống yên ổn và hạnh phúc, thì họ sẽ ngả về phía các lực lượng dân chủ, làm cho chính quyền độc tài mất hẳn chỗ dựa và tan rã. Đảng DCND chủ trương bao dung và đoàn kết với tất cả những ai đã phục vụ chính quyền độc tài, nhưng đã giác ngộ quyền lợi dân tộc và đất nước, đứng hẳn về phía nhân dân.
7- Làm sao Đảng có thể hoạt động hữu hiệu khi Đảng không hoạt động công khai?
- Trong điều kiện đất nước còn bị thống trị bởi chính quyền độc tài, đầy rẩy mật vụ và công an sẵn sàng đàn áp mọi biểu hiện đối lập thì, Đảng Dân chủ Nhân dân tất yếu phải hoạt động trong vòng bí mật.
Tuy nhiên, trong hoạt động của mình đảng chúng tôi vận dụng cả hai mặt chìm và nổi. Ngoài công tác bí mật để phát triển đảng và thu hút quần chúng vào những hoạt động chống đối, phá hoại bộ máy toàn trị, đảng quan tâm sử dụng những đoàn thể được hoạt động hợp pháp trong hệ thống toàn trị để vừa vận động dân chủ trong quần chúng rộng rãi vừa bảo vệ được Đảng tồn tại và phát triển.
8- Đảng Dân chủ Nhân dân có phải là một bộ phận của Đảng cộng sản Viêt nam, được lập ra để đối lập “cuội” không?
- Đảng CSVN là nguyên nhân đưa dân tộc và đất nước đến thảm trạng hôm nay. Đảng Dân chủ Nhân dân là một đảng đối lập với ĐCSVN. Giữa hai đảng này không có gì chung, và không thể có hoà hợp và hoà giải giữa hai đảng. Tuy nhiên, điều này không loại trừ những kết hợp với những đảng viên ly khai ĐCS hoặc ủng hộ những hành động riêng rẽ có lợi cho đất nước do quần chúng đảng viên cấp tiến đấu tranh buộc ban lãnh đạo ĐCS phải tiến hành.
Sự ra đời của Đảng Dân chủ Nhân dân là hệ quả tất yếu của lịch sử, của quá trình hợp tác lâu dài giữa những cá nhân và các lực lượng dân chủ riêng rẻ, cùng tìm đến nhau và tự nguyện kết hợp vì Tự do và Dân chủ cho Việt Nam.
Những hoạt động của Đảng Dân chủ Nhân dân sẽ chứng tỏ đảng có phải là một đảng của nhân dân hay không ?
9 - Giải thích về ý nghĩa biểu trưng của Đảng Dân chủ Nhân dân
- Tam giác tượng trưng cho sự đối trọng, cân bằng, và hài hoà trong một xã hội bình thường, có mâu thuẫn, nhưng có cơ chế bảo đảm trật tự, đồng thời cũng là biểu tượng cho hệ thống tam quyền phân lập gồm Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp. Màu Vàng tượng trưng cho dân tộc Việt từ ngàn xưa. Màu Đỏ tượng trưng cho quyết tâm đấu tranh cho lý tưởng Tự do, Dân chủ. Màu Xanh biểu hiện khát vọng và niềm tin vào tương lai dân tộc.
Nguyễn Sơn
Ban Thường Vụ TU Đảng/UV Ngoại Vụ
Vanphonglienlac_dangdcnd@yahoo.com
Dangdanchunhandan@yahoo.com
http://dangdanchunhandan.blogspot.com/
----- O -----
CHÀO MỪNG ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
Việt Cường
Một sự kiện quan trọng vừa mới xảy ra ở Việt nam, lại trùng với thời gian chuyến công du của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải tại Hoa Kỳ, cho nên dù rất quan trọng đối với đời sống chính trị trong nước, nhưng vẫn chiếm hàng thứ yếu trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Hải ngoại, sự kiện đó đã bị ảnh hưởng của hàng núi sự kiện dồn dập trong chuyến đi của vị Thủ tướng họ Phan, sự kiện đặc biệt mà tôi muốn nói đến đó là sự ra đời của một tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản, tổ chức chính trị đó là Đảng Dân Chủ Nhân Dân. (Đảng DCND)
Cái yếu tố quan trọng nhất trong sự kiện này đó là lần đầu tiên tại trong nước đã xuất hiện một đảng đối lập với đảng cộng sản. Nếu Đảng DCND được đồng bào trong nước đón nhận thì đây sẽ là một “biến cố của lịch sử Việt Nam trong thế kỉ 21”.
Như chúng ta đã biết từ hơn 30 năm qua, các cá nhân cũng các tổ chức chính trị đối lập đã xuất hiện rất nhiều ở Hải ngoại, với một mục đích duy nhất là đấu tranh mang lại Tự Do và Dân Chủ cho Việt nam. Trong nước cũng đã có rất nhiều nhà bất đồng chính kiến, có nhiều người chức vụ rất cao trong Đảng như Ông Trần Xuân Bách, Cố Trung Tướng Trần Độ, Cựu nhà báo Bùi Tín…rất nhiều người đang chịu án nơi chốn lao tù như Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Tòan…Khát vọng dân chủ và tự do ngày càng được đông đảo quần chúng trong nước đón nhận. Sự ra đời của Đảng DCND đã đáp ứng được mong mỏi đó. Đây sẽ là nơi hội tụ cho những người yêu nước, những người mong muốn cho dân tộc Việt Nam được ngẩng cao đầu.
Bất cứ người Việt Nam nào còn nghĩ đến Tổ Quốc, còn tình nghĩa với đồng bào ruột thịt mình, còn cho mình là người Việt Nam thì cũng đều phải ủng hộ cho mọi nỗ lực mang lại Tự do và Dân chủ cho Việt Nam. Chúng ta cần ủng hộ mọi tổ chức, mọi cá nhân đang đấu tranh để đem lại dân chủ cho đất nước, với điều kiện là tổ chức đó, cá nhận đó tuân thủ trước mắt, hai nguyên tắc: Dân chủ Đa nguyên và đấu tranh bất bạo động. Trên tinh thần đó, tôi xin chúc mừng sự ra đời của Đảng DCND. Hy vọng Đảng DCND sẽ tạo nên những bước đột phá tích cực để nhanh chóng mang lại Tự do và Dân chủ cho quê nhà.
Dù rằng Bản Tuyên Ngôn và Thư ngỏ của Đảng DCND đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và gửi đến toàn thể đồng bào trong nước, thế nhưng chắc chắn vẫn còn rất nhiều thắc mắc. Ngay cả cái tên gọi cũng đã tạo ra nhiều tâm ý trái ngược, thú thật là ngay cả với bản thân tôi, tôi cũng cảm thấy dị ứng với những cái tên gọi có cái đuôi “nhân dân” đằng sau. Dù rằng tôi cũng là “nhân dân” và bản thân đại danh từ nhân xưng “nhân dân” cũng không có gì là xấu xa. Khổ nỗi bao nhiêu năm qua, danh từ này đã bị đảng cộng sản lợi dụng tối đa và đã làm cho nó trở nên kệch cỡm và hài hước. Cái gì, đảng cộng sản cũng bảo là “của nhân dân” hết nhưng ai cũng biết là “nhân dân” chẳng bao giờ có cái gì. Nếu có, thì rất đúng như nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết:
Dân đen chỉ một quyền được … đói
Và thêm nữa là quyền sợ hãi
Triền miên …
Còn đảng cộng sản, những “đày tớ trung thành của nhân dân”, “là giai cấp tiên phong”, “là đại biểu ưu tú của nhân dân” thì:
Chúng lấy máu đúc vàng
Độc quyền ngự trị nghênh ngang
Độc quyền nghĩ
Độc quyền nói
Độc quyền ráo trọi…
Theo tôi thì lãnh đạo Đảng DCND đã rất dũng cảm khi chọn tên là “Đảng Dân Chủ Nhân Dân”, vì thật ra cuộc cách mạng dân chủ là cuộc cách mạng của toàn dân, là mong muốn, đồng thời là nghĩa vụ của mọi người Dân. Đây là cuộc cách mạng của Nhân Dân, tên gọi của Đảng hoàn toàn đúng với sự việc và bản chất của vấn đề, mặt khác Đảng DCND sẽ trả lại sự cao quí cho đại danh từ nhân xưng “nhân dân” này.
Nhiều người cũng lo rằng Đảng DCND sẽ là Đảng “cuội”, thế nhưng điều này cũng đã được xóa tan, khi được biết rằng Câu Lạc Bộ Dân Chủ đã ủng hộ mạnh mẽ cho Đảng DCND. Thông qua những tin tức “tuyệt mật”, “thâm cung bí sử”… mà Điện Thư có được, chúng ta thấy rõ một điều là Đảng DCND có rất nhiều cảm tình từ các thành phần cấp tiến trong bộ máy lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản.
Một thắc mắc nữa là tại sao một tổ chức chính trị đối lập trong nước mà lại không có tên những nhà dân chủ quen thuộc như Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính và Trần Khuê, Phương Nam…? Rồi thì cái tên Nguyễn Hoàng Long vẫn còn xa lạ với nhiều người? Rồi chức vụ, văn phòng đại diện… ban đầu tôi thấy cũng rất thắc mắc, nhưng sau đó nghĩ lại thì thấy rằng Đảng DCND ra đời và hoạt động trong lòng một chế độ nổi tiếng thế giới về hà khắc và quân phiệt, chế độ cộng sản Việt nam. Thì tất nhiên vấn đề an ninh cá nhân phải đặt lên hàng đầu. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình chỉ với một lá đơn xin thành lập Đảng Dân chủ-Tự do đã phải chịu một cái án oan uổng 7 năm tù, thì mọi bí mật liên quan đến nhân sự của Đảng DCND cần phải bí mật là điều thông cảm và dễ hiểu.
Chủ trương “vừa bí mật, vừa công khai” của Đảng DCND theo tôi được hiểu là bên cạnh những hoạt đông bí mật, sẽ có những đấu tranh công khai, trong những trường hợp cụ thể nhưng không nhất thiết phải xác định tính công khai của Đảng để tránh bị đàn áp khi Hiến pháp Việt Nam vẫn xác định vai trò thống soái của đảng CSVN và gán ghép đối lập chính trị tội phản động. Một thắc mắc nữa mà hy vọng sẽ được lãnh đạo Đảng DCND giải tỏa trong thời gian tới, đó là cương lĩnh của Đảng. Tất nhiên là trong Thư ngỏ, Đảng DCND đã xác định mô hình chính thể trong tương lai, đó là “tam quyền phân lập”. Ba cơ quan này phải hoạt động độc lập để kiểm soát lẫn nhau. Mọi người dân (kể cả Tổng Thống) đều phải bình đẳng trước Pháp luật. Phi chính trị hóa Quân đội và Công an, trả các lực lượng này về vai trò chủ đạo: bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân. Các quyền tự do căn bản của người Dân cần được công bố long trọng và rõ ràng, đặc biệt là các quyền tự do như: tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thành lập các Hội, Đoàn, Đảng… tự do biểu tình, tự do ứng cử và cuối cùng là bầu cử tự do để người dân được quyết định, ai sẽ là người xứng đáng đại diện cho hơn 80 triệu người dân Việt Nam.
Như tôi đã có dịp trình bày trong bài viết trước “Cải cách chính trị-khát vọng của nhân dân”, chưa bao giờ, nhu cầu thay đổi chính trị lại cấp bách như hiện nay. Ngay cả trong các văn kiện dự thảo cho Đại hội 10 sắp đến cũng đã nói đến vấn đề này “đổi mới kinh tế phải đồng bộ với đổi mới chính trị”. Ông Hồng Hà, Tổng thư ký Hội đồng lý luận TƯ, nguyên Bí thư TƯ Đảng (một nhà Macxit xuất sắc của cộng sản) cũng đã khẳng định trong bài phỏng vấn trên ViêtnamNet rằng “nay mai hệ thống chính trị phải đổi mới rất mạnh.” Và “hướng đi của chúng ta là đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ và toàn diện.”
Tất nhiên là ông Hồng Hà không định nói đến chuyện đa đảng, đa nguyên nhưng chúng ta phải hiểu rằng nếu không có đa đảng thì sẽ không có dân chủ, bởi vì không có cạnh tranh sẽ không có tiến bộ. Sự xuất hiện của Đảng DCND là chuyện tất yếu phải xảy ra. Cái gì đến sẽ phải đến, dưới thời phong kiến các chế độ quân chủ rất hà khắc. Tội chống lại Vua là trọng tội, những hình phạt cũng rất kinh hoàng như “tru di tam tộc”, “tru di cửu tộc”, thế nhưng các chế độ đó không tồn tại mãi mãi được mà lần lượt bị thay thế. Lịch sử Việt Nam cũng đã trải qua biết bao nhiêu là đời Vua Chúa nhưng rồi cũng đến hồi kết thúc tất cả. Lịch sử chứng minh rằng: bất cứ chế độ nào không hợp lòng dân đều bị đào thải. Đảng cộng sản đã không mang lại một tương lai tốt đẹp cho đa số người dân Việt Nam, mà chỉ đem lại sự giàu có và sung túc vô bờ bến cho một số ít kẻ có chức quyền, trong giới “Hoàng thân quốc thích” của đảng mà thôi. Vì vậy mà đảng cộng sản đang bị dân chúng bỏ rơi.
Một điều chắc chắn là, không có đảng này thì ắt cũng đảng khác ra đời để thay thế cho đảng cộng sản. Và đây là thời cơ có một không hai cho những kẻ anh hùng, hào kiệt, những người có lòng yêu nước, thương dân tộc, thương nòi giống. Nếu hơn chục năm về trước thì việc xuất hiện các đảng đối lập tại Việt nam là điều không tưởng, các đảng này sẽ bị “chuyên chính vô sản” nghiền nát ngay. Thế nhưng bây giờ, thời thế đã hoàn toàn thay đổi. Một sự kiện đặc biệt vừa xảy ra đó là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng cộng sản Phan Văn Khải. Theo tôi thì chuyến đi là “thành công”. Thành công từ khi “quyết định” có chuyến đi đó. Việc bắt tay với kẻ cựu thù (nhưng giàu có và hùng mạnh) là một việc không hề dễ dàng với một chế độ cực kì bảo thủ như chế độ cộng sản tại Việt Nam. Điều này đã cho thấy sự thay đổi ít nhiều trong tư duy của lãnh đạo cộng sản, hoặc là phe cấp tiến trong đảng đang dần chiếm ưu thế (nói thật chứ khi thấy mấy ông như Đỗ Mười hay Lê Đức Anh già khụ, lọm khọm, mắt mở không ra, dáng điệu mệt mõi… ngồi ở hội trường Ba đình, tôi không tin là mấy ông này còn điều khiển được Bộ chính trị của đảng cộng sản nữa. Câu nói “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, hưu trí điều hành, lão thành chỉ đạo” theo tôi đã lỗi thời).
Chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải đã được nhân dân Việt Nam đặc biệt chăm chú theo dõi. Hài lòng nhất là đảng cộng sản Việt Nam, trước đây chỉ một thời gian, có lẽ không bao giờ họ nghĩ rằng, họ có thể được đón tiếp như vậy tại Mỹ (cho dù cuộc đón tiếp không phải quá trang trọng như nó, vốn, cần phải có).
Không hài lòng là những người đấu tranh cho dân chủ, vì trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Khải và Bush, phía chủ nhà đã không đề cập đến vấn đề nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam như nhiều người đã đề nghị với Bush trước đó. Theo tôi, không có gì đáng thất vọng! chắc chắn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải “năn nỉ” gẫy lưỡi với phía Hoa Kỳ để đừng đưa chuyện đó ra trước “bàn dân thiên hạ”. Đây là căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, không muốn ê mặt với thế giới. Phía Hoa Kỳ đã thõa mãn yêu cầu đó của Hà Nội, nhưng chắc chắn sau hậu trường sẽ là những câu nói như “hắt nước vào mặt” phái đoàn Việt Nam. Và chắc chắn rất nhiều cam kết và nhượng bộ từ phía Việt nam đã được đưa ra. Chúng ta hãy chờ xem.
Việc bắt buộc hòa mình vào dòng chảy của thời đại là điều không thể nào cưỡng nổi với Việt Nam. Gia nhập vào WTO là điều mà Việt Nam mong muốn, thế nhưng như lời một nhà báo Mỹ, là việc vào WTO như một điệu nhảy mà cả hai cùng phải tham gia, cả hai cùng phải nhảy. Như vậy việc thay đổi thế chế chính trị là điều phải xảy ra.Có thế, chúng ta mới không bị thua thiệt, khi kinh tế phát triển mà chính trị không theo kịp thì không những kinh tế bị ảnh hưởng xấu mà thậm chí kinh tế sẽ bị kéo lùi lại, và như vậy, sự tụt hậu ngày càng lớn. Trong cuộc “Hội thảo Bàn tròn cấp cao lần hai tổng kết hai mươi năm Đổi mới” thì chủ đề chính của hội thảo bàn về mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội. Thì “Ý kiến chung cho rằng, VN cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn trên phương diện thể chế (chính trị) để theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế”.
Giáo sư Mark Sidel của Đại học Lowa (Mỹ) nói: “quan điểm chung ở VN cũng như ở bên ngoài cho rằng cải cách thể chế ở VN đã đi chậm hơn so với cải cách kinh tế”.
Một chuyên gia khác là Tiến Sĩ Jamieson cũng nhận định rằng “Cần phải đưa các cấu trúc thể chế lên vị trí đầu tiên trong mối quan hệ nhà nước - công dân, tạo điều kiện cho người dân nói lên tiếng nói của mình. Đó mới chính là lấy dân làm gốc”. (theo Vietnamnet)
Khi mà một cá nhân hay đảng phái chưa thấy bị đe dọa là sẽ mất quyền lãnh đạo, hay bị trừng phạt vì những sai lầm của mình thì không ai lại tự mình thay đổi mình cả, nhất là khi sự thay đổi đó làm mất đi những đặc quyền, đặc lợi rất lớn, đang có. Đảng cộng sản cũng không nằm ngoài qui luật đó. Cho nên mọi lời kêu gọi hoặc khuyến cáo thay đổi chính trị (thể chế) vẫn chỉ là những lời nói suông. Muốn cải cách chính trị hiệu quả thì phải có các đảng đối lập. Nếu anh thay đổi tốt thì nhân dân sẽ tín nhiệm anh, và anh sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước, còn nếu anh không làm ra gì thì mời anh xuống, để người khác làm tốt hơn lên làm. Dân chủ là vậy, rất đơn giản nhưng rất khoa học và hiệu quả.
Việc tự mình chia sẽ quyền lực để bớt đi quyền lợi là điều mà đảng cộng sản không hề muốn. Cho nên Đảng DCND sẽ bị đàn áp, đó là điều tất yếu. Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã từng nói “tự do không thể van xin mà có được mà phải đấu tranh để giành lấy”. Chúng ta muốn thay đổi chính trị thì chúng ta phải ủng hộ các đảng đối lập, nhân dân không hề muốn các cuộc thay đổi chính trị như kiểu châu Phi, tức là dùng bạo lực để lật đổ chính quyền, rồi nội chiến liên miên, dân chúng lầm than, cực khổ. Chúng ta muốn thay dổi theo kiểu Đông Âu, ở Grugia, ở Ukraina… tức là trong hòa bình và êm thấm. Như vậy sự ra đời của các đảng đối lập như Đảng DCND là điều kiện cần thiết để có các cuộc “cách mạng nhung” đó.
Trước mắt sự ra đời của Đảng DCND sẽ là nơi hội tụ cho những khát vọng thay đổi đất nước, là nơi hội tụ cho anh hùng hào kiệt khắp nơi, có cơ hội cống hiến cho tổ quốc mình. Sau đó Đảng DCND sẽ là bước đệm cho sự thay đổi chính trị tại Việt nam, tránh cho đất nước mọi sự xáo trộn và đổ vỡ không đáng có. Đảng DCND phải thiết lập những mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức chính trị tại Hải ngoại, trong hoàn cảnh khó khăn trong nước thì sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đồng bào Việt nam tại Hải ngoại có một giá trị vô cùng to lớn. Qua các cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ cho Việt Nam, đòi trả tự do cho các nhà dân chủ, các vị chức sắc Tôn giáo, đang bị giam cầm trong lao tù, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải vừa qua, đã khiến cho nhiều người Việt trong nước cảm động và biết ơn. Chúng ta có một điểm chung: Tất cả đều vì một mục tiêu duy nhất là Dân chủ hóa đất nước.
Đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng vinh quang mà lịch sử đã đặt trên vai những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam trong giai đọan lịch sử này.
Với mong muốn thiết tha cho quê hương có tự do và dân chủ, tất cả chúng ta, những người Việt có tấm lòng với đất nước xin chúc mừng Đảng Dân Chủ Nhân Dân. Chúc cho lãnh đạo đảng luôn đoàn kết, sáng suốt, nhiệt tâm để mang lại Dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Cũng như trong bản Tuyên Ngôn của Đảng DCND, chúng ta đều mong muốn rằng người dân Việt Nam hãy vượt qua mọi sợ hãi, cùng nhau cất lên tiếng hô vang TỰ DO. Chúng ta hãy làm một việc gì đó, dù là nhỏ, để ủng hộ cho Đảng DCND, ủng hộ cho khát vọng Tự do-Hạnh phúc. Ủng hộ cho một nước Việt Nam “Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng và Thịnh Vượng”.
Tổ quốc kêu gọi chúng ta
Lịch sử ủng hộ chúng ta
Dân chủ nhất định thắng
Độc tài nhất định thua
Việt Cường
----- O -----
Thư Chào Mừng và Góp Ý
Nơi Gửi: Nguyễn Chính Trực (*) – Hà Nội, Việt Nam
Nơi Nhận: Đảng DCND
Kính gửi UB TƯ Ban chấp hành Đảng DCND,
- Ông Nguyễn Hòang Long,
- Ông Nguyễn Sơn,
- Các ông trong BCH TƯ cùng tòan thể các đảng viên,
Tôi đã tham khảo Tuyên ngôn của quí Đảng và lời giải thích của quí ông Nguyễn Sơn.
Xin thành thực chúc mừng nếu thật sự quí Đảng đã tuyên thệ thành lập vì mục đích đích thực cho nền thịnh vượng, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt nam.
Tôi tin tưởng rằng tiến trình dân chủ hóa theo giá trị của thời đại văn minh sẽ phải cách này hay cách khác diễn ra trên lãnh thổ Việt nam và cũng là đòi hỏi thực tế của không gian chính trị và quyền con người VN.
Thực tế đảng cầm quyền hiện nay đã đi quá xa trong sự độc tài của họ, phạm quá nhiều sai lầm, mâu thuẫn trong đãng và giữa đảng và xã hội đã quá lớn, khó có thể khắc phục được... Càng tìm cách duy trì quyền lãnh đạo thì càng phải cường quyền thì các mâu thuẫn trên sẽ càng trầm trọng. Trái lại, nếu giải quyết được các mâu thuẫn trên thì nội bộ của họ càng mất mát lớn, trở thành một cơ thể ốm yếu không đủ khả năng để quản trị một quốc gia luôn dòi hỏi rất cao trong tình hình hiện nay.
Sự ra đời của Đảng DCND hay các Đảng khác nếu có vì nền dân chủ thực sự cho Việt nam chắc chắn là một tiến trình lịch sử tất yếu và vì vậy các Đảng phải đòan kết như là một khối DC đích thực. Tôi cũng hy vọng rằng Đảng CS cầm quyền hiện nay cũng không nên chủ trương đàn áp các lực lượng Dân chủ .
Nhân dân Việt nam rất anh minh, cần cù, dũng cảm, công bằng và độ lượng... Họ cần phải được hưởng sự giàu có và tất cả những giá trị văn minh đích thực của thời đại.
Xin quí Đảng hãy ghi nhận lời chúc mừng và một vài tiên đóan như trên của tôi như là một sự khích lệ của công dân Viện nam.
Kính thư.
Nơi Gửi: Đức Minh – Việt Nam
Nơi Nhận: Đảng DCND
(nhờ chuyển thư này cho Ông Nguyễn Hoàng Long)
Kính gửi: Ông Nguyễn Hoàng Long
Trong sự bất mãn với Đảng CS trong nhiều khía cạnh, đặc biệt là sự chuyên chế độc quyền lãnh đạo, là nguyên nhân dẫn đến muôn vàn tệ nạn và tụt hậu cho Nước nhà. Tôi mong muốn góp sức vào tổ chức để tổ chức ngày càng lớn mạnh, hình thành nên đối trọng của Đảng CS, mục đích chính để góp tay xây dựng một VN hùng mạnh (chẳng sợ Tàu, Nga, hay thậm chí cả US-nếu ông anh này hạnh họe), dân chủ, công bằng.
Khi tôi nhận được bức tuyên ngôn của các ông và các bài giải thích thêm của các ông, tôi thực sự mừng vui khôn xiết, vì từ đây, tôi biết tôi có thể góp sức - hoặc ít nhất cũng theo sát các tin tức tín hiệu từ tổ chức các ông để ủng hộ, chứ không phải là các tổ chức nơi Hải ngoại xa xôi (tôi luôn kính phục những thành quả mà các tổ chức Hải ngoại thu gặt được, nhưng đó là những tổ chức tạo ra những điều kiện cần, điều kiện đủ là ở trong nước phải có một tổ chức (Đảng) đủ mạnh để tranh đấu).
Một vài lời đầu tiên xin tâm sự cùng các ông. Trân trọng kính chào.
Chúc đảng Dân chủ Nhân dân phát triển nhanh chóng, và toàn thắng!
Đức Minh
Nơi Nhận: Đảng DCND
Nơi Gửi: Dương Quốc – Hà Nội, Việt Nam
Nói theo kiểu Cộng Sản thì tôi hoàn toàn nhất trí với toàn văn bản Tuyên Ngôn của Đảng DCND, nhưng tôi xin được góp ý với qúy vị hai điều sau:
1- Cần phải xem Đảng CSVN là một thực thể chính trị xã hội tất yếu, sự tồn tại của Đảng CSVN mang tính khách quan. Sự vững mạnh của ĐCSVN tuỳ thuộc vào đường lối chính sách của chính nó được thẩm định qua đánh giá của Nhân dân.
2- Cần phải có một cuộc đấu tranh chính trị toàn diện mang tính bất bạo động nhằm đạt được mục đích đem đến sự Tự do, Dân chủ hoàn toàn cho Nhân dân VN. Do đó, việc lợi dụng những chính sách, đường lối, luật định…. của ĐCSVN để tập hợp lực lượng, đấu tranh công khai với ĐCSVN là một đường lối đấu tranh không thể thiếu được. Rất mong được sự đồng tình của Quý vị
Chúc cho công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ thành công trong một ngày rất gần.
----- O -----
Về Nhân Vật Số 2 Trong Tổng Cục 2
Thuận An - ĐDCND
Qua một loạt sự kiện bi tố cáo khắp nước. Tổng Cục 2 (TC2) hiện đang lo củng cố nội bộ. Sau khi lá thư của Tướng Nam Khánh tố cáo TC2 lộng quyền, dám giả mạo nhân vật tình báo ảo T4 để vu cáo một số cán bộ cao cấp Đảng nhằm “đảo chánh” nội bộ. TC2 vội giải thể Cục 15. Cục 15 là đứa con cưng của TC2 và là cục tình báo công nghệ, hiện Cục 15 đã sát nhập với Cục 16 tức Cục tình báo chiến lược lo về lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội thông qua các công ty kinh doanh bình phong ở trong và ngoài nước. Sau khi sát nhập xong, trong buổi họp giao ban Vinh nói: "Những gì ông Nam Khánh nói tôi đã giải quyết xong rồi" đó là vào tháng 8/2004, thời điểm giải tán Cục 15.
Hiện nay, các cán bộ chủ chốt của C15 nắm giữ những vị trí lãnh đạo trong C16. Các bản tố cáo hầu hết nêu đích danh nhân vật số 1 của TC2 là Nguyễn Chí Vinh, tuy nhiên một nhân vật cũng ghê gớm không kém Vịnh, hiện giữ chức vụ Tổng cục phó là Phạm Ngọc Hùng, tức Hùng Tút, từ cục trưởng C15 nhảy lên giữ chức Tổng cục phó Tổng cục 2 năm 2002, nghiễm nhiên trở thành nhân vật số 2 trong TC2.
Năm 1997, Hùng Tút chỉ mang quân hàm thiếu tá, hiện nay đã có quân hàm thiếu tướng. Tất cả đều do Nguyễn Chí Vịnh nâng đỡ vì Hùng Tút là đàn em của Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh rất thành công khi dựng nên những tay sai để phục vụ cho lợi ích cá nhân của Vịnh và gia đình. Đến giờ này, các sĩ quan an ninh trong TC2 vẫn chưa hiểu nổi tại sao cả một bộ máy chính trị từ Trung ương đảng đến điạ phương đã bị bố con Vũ Chính - Nguyễn Chí Vịnh thao túng. Từ Ban Tổ chức trung ương, nơi sắp xếp cán bộ đến Cục cán bộ thuộc Tổng cục chính trị đều bị Vịnh khống chế hoàn toàn.
Vì vậy, trong nội bộ Vịnh toàn quyền quyết định muốn thăng chức, đưa ai lên thì đưa, giữ chức vụ nào cũng được mà không cần xem xét tới năng lực công tác, tư cách đạo đức, trình độ nghiệp vụ va quá trình cống hiến. Hầu hết những vị trí chủ chốt hiện nay trong TC2 đều là anh em bè bạn, tay chân thân tín, gia đình cũa Vịnh nắm giữ, chủ yếu là thành phần xuất thân từ "bán cháo lòng" khi Vịnh và gia đình lúc còn hàn vi. Nhiều cán bộ an ninh đều có nhận xét TC2 chính là bộ máy gia đình trị.
Nếu không có Vịnh, Phạm Ngọc Hùng, nhân vật số 2 trong TC2, người giử chức Tổng Cục phó thường trực hiện nay chỉ là Hùng Tút. Hùng là bạn thân của Vinh, sau khi học xong ở Học viên kỷ thuật quân sự, Hùng được điều về Viện khoa học công nghệ thuộc Bộ quốc phòng. Mặc dù học kỷ thuật, nhưng do học kém, lười suy nghĩ, không khả năng nghiên cứu, hàng ngày Hùng đến cơ quan chừng 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ thì chuồn, nên có tên gọi là Hùng "tút".
Nếu còn ở học viện, có lẽ Hùng đã nghĩ hưu với hàm thiếu tá từ lâu. Tuy nhiên, khi thành lập Công ty Toseco, Vịnh đã kéo Hùng về và phong ngay chức phó giám đốc. Từ đó cặp bài trùng Vịnh –Hùng sát cánh bên nhau. Toseco chỉ là đơn vị bình phong, vỏ bọc bên ngoài để che đậy các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Nơi đây lại là cái nôi để những kẻ đã từng bán cháo lòng trước kia nhảy lên nắm các vị trí chủ chốt trong TC2. Năm 1997 chỉ mới là Thiếu tá, đến nay mang hàm Thiếu tướng, trung bình cứ 2 năm Hùng lên 1 sao. Trong đời quân ngũ, rất khó cho bất cứ ai được phong quân hàm vượt cấp, nhất là ở thời bình. Vậy mà trong TC2, ngoài Vịnh và Hùng thường xuyên được phong quân hàm vượt cấp, thì đám tay chân bộ hạ xuất thân cùng gốc "cháo lòng" với Vịnh, Hùng cũng được tăng vù vù. Hàng năm, TC2 vẫn nặn ra thành tích đánh lừa Bộ quốc phòng, lừa Trung ương để được thăng quân hàm tước thời hạn. Bản thân Vịnh, Hùng thường xuyên nặn ra thành tích để nhận các danh hiệu cao quí như Huân chương, danh hiệu anh hùng cho bản thân. Đây là sự lừa dối ghê tởm nhất không có trong lịch sử Quân đội Việt Nam.
Khi còn ở Viện khoa học công nghệ, Hùng luôn luôn là người bị lép vế với bất kỳ ai, đi đâu cũng bị anh em coi thường do trình độ chuyên môn yếu. Nhưng ở TC2 thì khác, Hùng là người có công xây dựng và củng cố gia đình trị cho Vịnh. Toàn bộ các vị trí chủ chốt trong các ban phòng của các Cục, Viện đều do Hùng tham mưu cho Vịnh phê duyệt. Do vậy, rất nhiều người phải nịnh bợ Hùng để được thăng tiến.
Tội nghiệp nhất là những sĩ quan cao cấp, chuyền từ các quân khu, các quân chủng về, thông thường thì hơn Hùng từ 10 đến 15 tuổi. Dù có rất nhiều thành tích, những người này phải nịnh bợ Hùng để được nâng đở. Hiện nay số cán bộ cao cấp này đang ngồi chơi xơi nước rất nhiều vì không có việc để làm. Nghiêm trọng nhất là trong TC2 có các đơn vị kinh doanh bình phong ở trong và ngoài nước đều do Hùng dựng lên. Nhiều người bà con, thân nhân của Hùng từ dưới quê được kéo lên phong cho các chức danh giám đốc các công ty bình phong. Những công ty bình phong này thực chất là để TC2 lợi dụng các qũi mật của Bộ Quốc phòng cấp cho hoạt động tình báo. Nên nhớ rằng qũi cho hoạt động tình báo chiếm hơn một nữa toàn bộ qũi Quốc phòng. Do đó, mới thấy tại sao đất nước ta còn nghèo đến thế.
Ở Sàigon có công ty Teseco, công ty Hòa Bình (đã giải thể), công ty Cửu Long (đã giải thể), khách sạn Omil, khách sạn Hoàng Đế, khách sạn Hoàng Hà (vừa bị bắt vì tội chứa gái mãi dâm cao cấp có người mẫu tham gia, diễn viên điện ảnh nổi tiếng Yến Vy, Kim Tịnh). Riêng Hà nội có công ty Detetour, công ty này đã làm thất thoát nhà nước mấy trăm tỉ, phải giải thể và đổi thành công ty Natutour do bà Cave tay chân đắc lực của Hùng làm giám đốc. Ở khách sạn 14A Lý Nam Đế, không ai không biết bà giám đốc Quang từng làm Cave. Bà này có nhiều chiến tích đối với TC2, nếu so với Lã thị Kim Oanh thì bà này còn gấp tội cả nghìn lần do tham nhũng mà có. Sở trường của TC2 là dùng mỹ nhân kế. Người đàn bà này được TC2 dùng để có thể mua đứt những cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư trở xuống, hiện nay bà ta là bồ ruột của Bộ trưởng bộ tài chánh Nguyễn sinh Hùng, nhờ đó, việc cấp vốn cho TC2 không mấy khó khăn. Ngoài bà Quang, bà giám đốc khách sạn Liêu Giai ở Hà Nội hiện là vợ ông Cục trưởng Cán bộ thuộc Tổng cục chính trị cũng không kém. Đây là nơi mà Hùng thường xuyên lui tới, quan hệ, bàn bạc các âm mưu, nhất là thời kỳ chuẩn bị thăng quân hàm. Vì là một Tổng cục, ngang Bộ nên viêc tăng quân hàm ở TC2 không có bị trở ngại, đó là cơ hội để Hùng nâng cao uy tín của mình với cấp dưới.
Năm 1997 khi TC2 thành lập C15, Hùng được đề bạt làm Cục trưởng. Trần quốc Minh, từ đội phó đội xe đề bạt làm Cục phó, Trần chiến Thắng từ phó phòng hành chính cũng đề bạt lên làm cục phó. Cấp Cục phó tương đương với thứ trưởng, có tiêu chuẩn xe con, hưởng mọi chế độ như cấp Thứ trưởng. Thời gian được tăng chức, Hùng, Thắng chỉ mới là thiếu tá, riêng Minh là đại úy. Sự đề bạt tuỳ tiện này gây bất bình trong nội bộ sâu sắc. Ai phản ứng bị điều chuyển công tác hoặc ép về hưu.
Cục 15 do Hùng phụ trách đã tiêu tốn của nhà nước không dưới 50 triệu USD, chủ yếu là tham nhũng, dung tiền mua chuộc cán bộ, hủ hoá, mỹ nhân kế và bỏ vào các tài khoản cá nhân hoặc người nhà của Hùng. Khi tướng Nguyễn Nam Khánh gửi lá thư thứ nhất tố cáo TC2, lúc này Hùng đã là Tổng cục phó. Hùng và Vịnh đã đối phó bằng cách giải tán ngay C15, sáp nhập vô C16, toàn bộ vị trí chủ chốt C15 qua thay C16. Như vậy cũng chỉ là bình mới rượu cũ để giảm bớt áp lực. Nếu còn C15 sẽ phải thanh tra thì tội của Nguyễn Chí Vịnh và Phạm Ngọc Hùng bị tử hình vẫn còn nhẹ so với những gì tham ô, tham nhũng được.
Mặc dù tham nhũng, vô tài như vậy, Hùng vẫn lên như diều. Hiện Hùng giử vị trí số 2 trong TC2, có thể thay thế Nguyễn Chí Vịnh để nắm giữ vi trị số 1. Trong thời gian tới, dự mưu là Nguyễn Chí Vịnh có thể được đề bạt lên làm thứ trưởng, vì vậy Hùng thay thế Vịnh là hợp lý nhất, từ số 2 lên nắm số 1. Để đảm bảo không bị chống đối, mặt nội bộ Hùng thẳng tay xử lý cán bộ không tin cậy hoặc có biểu hiện phê phán nạn lộng quyền của Hùng và Vịnh.
Có khả năng sau Đại hội X, Vịnh được thăng cấp thượng tướng, Hùng lên trung tướng. Với số tiền khổng lồ có được từ tham nhũng, với TC2 nằm trong tay Hùng và Vịnh đã khuynh đảo, nắm gáy hầu hết cán bộ lãnh đạo cao cấp ở trung ương qua sở trường của TC2 là dùng mỹ nhân kế, đút lót kế, tham nhũng kế, đe dọa kế để vô hiệu hoá sự chống đối từ Trung ương và bất kể từ đâu.
Trong khi đai đa số dân còn không có nhà ở, Hùng sở hữu 4 căn nhà khang trang ở ngay Hà Nội, chưa kể các tài sản khổng lồ khác. Bà con gia đình Hùng đều giữ các chức vụ béo bở trong các công ty bình phong của TC2 để mặc sứt vơ vét, tham nhũng và thủ đắc các tài sản của nhân dân.
Trong TC2 còn có nhiều nhân vật tệ hại, cùng bè cùng cánh với Vịnh và Hùng. Lần lượt Đảng DCND sẽ vạch mặt toàn bộ vây cánh của Nguyễn Chí Vịnh và Phạm Ngọc Hùng để nhân dân rõ mặt trái của những kẻ giữ vị trí lãnh đạo trong Tổng cục 2.
----- O -----
Lts. Ông Nguyễn Kiến Giang tham gia hoạt động Việt Minh khi mới 14 tuổi, từng giữ chức Phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật. Từ năm 1967 – 1973 ông bị bắt và giam trong vụ ‘xét lại chống Đảng” cùng với ông Hoàng Minh Chính. Bài này ông góp ý với Đảng về tính chính danh vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. Cụ thể ông đã đòi phải hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, một điều khoản cực kỳ lạc hậu nhằm hợp pháp hóa vai trò lãnh đạo của Đảng. Có nhiều điều chúng tôi không cùng quan điểm với ông, ví dụ như ông khẳng định ‘Đảng lãnh đạo xã hội nhưng không được đứng trên xã hội…” Nhân dịp Hội nghị Trung ương lần thứ 12 của Đảng CSVN, đăng lại bài này để độc giả thẩm định về vai trò của Đảng CSVN. Hiện nay, trước cao trào đấu tranh giành lại quyền lãnh đạo về tay Nhân dân, lẽ ra cần phải đặt lại vấn đề có tính thời sự là “Bàn về vai trò của Đảng CSVN trong xã hội Tự do, Dân chủ”. Thực ra, tính độc quyền chân lý về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN không thể là một thực tế lịch sử nếu không có bạo lực cách mạng đi song hành. Vất đi sức mạnh của hệ thống kềm kẹp, vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN sẽ bị sụp ngã rệu rạo trước xu thế của thời đại.
Bàn Về Sự Lãnh Đạo Của Đảng CSVN
Nguyễn Kiến Giang
Trong các cuộc thảo luận về Đề cương Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của đảng, một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu là về vị trí của Đảng trong xã hội. Theo tôi đó là vần đề gai góc, không giải quyết được đúng đắn vần đề này thì không thể nói tới bất cứ một sự cải thiện đáng kể nào trong quan hệ của Đảng với nhân dân, cũng như không thể nói một cách nghiêm túc tới vấn đề chỉnh đốn bản thân Đảng.
Lâu nay trong nhận thức và trong thực tiển mọi mặt đời sống xã hội, sự độc quyền lãnh đao của Đảng được coi như một nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch. Và ngay cả hiên nay, hầu như cũng không thấy ai đặt vấn đề thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng bằng một đảng hay một tổ chức chính trị nào khác. Có lẻ không cần phải phân tích dài giòng về cái thực tế tích tụ từ dòng chảy lịch sử đấu tranh giải phóng diển ra trên đất nước ta từ hơn 60 năm nay ấy. Nó thường được nói lên bằng mấy tiếng đã trở thành thuộc lòng: sự độc quyền lãnh đạo của Đảng. Nhưng chính cách nói ấy đã bao hàm một sự lầm lẩn lớn, nguy hại cho chính sự lãnh đạo của Đảng. Nói vắn tắt, sự lầm lẩn ấy là ở chỗ biến sự độc quyền lãnh đạo của Đảng từ một sự chọn lựa lịch sử khách quan của nhân dân thành một sự áp đặt ý chí chủ quan của Đảng.
Xin nói rỏ hơn. Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 trong các giai cấp xã hội ở nước ta, giai cấp vô sản tỏ ra có khả năng hơn về lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Và người tiêu biểu cho giai cấp vô sản là đảng Cộng sản. Các chính đảng tư sản dân tộc và tiểu tư sản lần lượt hoặc thoả hiệp với kẻ thù, hoặc thất bại không gượng dậy nổi. Trong khi đó, đảng Cộng sản bằng những chủ trương cách mạng triệt để, bằng những sách lược thích hợp và bằng cả tấm gương anh dũng hy sinh của mình, đã dần dần tập hợp được quần chúng nhân dân ngày càng đông đảo dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự thật lịch sử ấy không thể nào bác bỏ được. Việc nhân dân hưởng ứng và nghe theo sự lãnh đạo của Đảng trong hơn nửa thế kỷ qua là sự chọn lựa lịch sử của nhân dân. Sự độc quyền lãnh đạo của Đảng trong cách mạng đã hình thành một cách khách quan như thế.
Nhưng từ khi Đảng nắm được chính quyền một cách toàn vẹn, lúc đầu ở miền Bắc và sau đó ở miền Nam, trên cả nước thì cách hiểu về độc quyền lãnh đạo đã biến đổi về tính chất của nó. Từ chổ là một sự chọn lựa lịch sử khách quan, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng dần dần được hiểu và được thực hiện thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng trong mọi lãnh vực đời sống xã hội, thậm chí có khi cả đời sống cá nhân, thành Đảng trị (partocracy). Đảng biến thành Đảng Nhà nước, thành một thứ “siêu Nhà nước”, có toàn quyền quyết định tất cả, từ những chủ trương lớn, đến những biện pháp thực hiện nhỏ, và mọi người dân chỉ còn được phép nghĩ theo, nói theo và làm theo những quyết định của Đảng, có khi chỉ là của một cấp lãnh đạo thậm chí cá nhân lãnh đạo nào đó. Mọi ý kiến khác với ý kiến những người lãnh đạo của Đảng bị coi là chống Đảng, cũng có nghĩa là chống Nhà nước, chống chế độ, chống cách mạng. Cho đến khi Đảng nhận ra được những sai lầm của mình (triệt để hay không triệt để) thì xã hội đã gánh chịu những hậu quả cay đắng, chưa nói tới một số người phải chịu đựng sự trừng phạt trái pháp luật mà đến nay vẫn chưa rũ bỏ được hết số phận oan trái của mình.
Khi đường lối, chủ trương của Đảng về cơ bản là đúng, khi đội ngũ đảng viên, tức là những người nhân danh Đảng để lãnh đạo các công dân khác một cách ‘toàn diên, triệt để” về cơ bản còn lành mạnh, thì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cũng đã có thể đem lại những hậu quả tiêu cực rồi (và, trong thực tế đã có những trường hợp như vậy). Nhưng khi đường lối chủ trương của Đảng không đúng, khi nó lại được những đảng viên thoái hoá biến chất thực hiện, thì hậu quả thật không thể lường được. Mà hậu quả nặng nề nhất, tai hại nhất, lại là hậu quả mất dần lòng dân mà Đảng phái gánh chịu.
Ở đây có một mối liên hệ biện chứng được thể hiện rất rõ trong mấy chục năm qua. Khi nào chính bản thân người dân tự mình thừa nhận sự độc quyền lãnh đạo của Đảng, thì khi đó, dù Đảng không tự xưng tên (chẳng hạn trong thời kỳ Việt Minh 1941- 1945 hay trong thời kỳ chống Mỹ dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam), nguời dân vẫn đi theo sự lãnh đạo của Đảng. Trong những trường hợp Đảng có nấp dưới danh nghĩa gì đi nữa, người dân vẫn nhận ra Đảng là lảnh tụ chân chính của mình. Trái lại, khi Đảng áp đặt ý chí chủ quan của mình lên xã hội, biến độc quyền lãnh đạo thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng, thì khi đó người dân dần dần xa lánh, khồng còn tin vào Đảng như trước nữa, và sư độc quyền lãnh đạo của Đảng cũng mất đi từ trong lòng dân, một cách khách quan.
Sự thống trị tuyệt đối của Đảng thể hiện ở chổ nào? Trước hết ở những đặc quyền và ở những độc chiếm của Đảng và các đảng viên. Tất cả các cơ quan dân cử, các cơ quan lãnh đạo quản lý xã hội đều được cấu thành từ đảng viên (tất cả hoặc hầu hết). Phải là đảng viên thì mới có thể giữ những chức vụ lãnh đạo và quản lý từ trên xuống dưới. Do đó, muốn hưởng những đặc quyền vật chất (lương bổng, gạo, phương tiện sinh hoạt) phải là đảng viên. Không phải tất cả những kẻ đặc quyền đặc lợi về vật chất hiện nay đều là đảng viên, nhưng phải nói rằng tình trạng đặc quyền đặc lợi của đảng viên có chức quyền đang nêu gương xấu và tạo cớ cho những người có đặc quyền, đặc lợi khác noi theo. Đặc quyền đặc lợi về vật chất, như đã thấy quá rõ, đang trở thành một thứ ung nhọt phá hủy cơ thể xã hội.
Nhưng còn một thứ đặc quyền khác còn nguy hiểm hơn nhiều: đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý. Có thể tính tác hại của đặc quyền vật chất thành những số tiền của mất đi, nhưng không thể nào tính được tác hại của đặc quyền tinh thần, của độc quyền chân lý bằng những thước đo sờ thấy. Mà tác hại của thứ đặc quyền này đối với xã hội thật ghê gớm. Một chủ trương phiêu lưu về đối nội và đối ngoại có thể bắt xã hội trả giá nặng nề, làm chậm sự phát triển xã hội hàng thập kỷ. Một chủ trương sai, một quan điểm sai dẫn đến chỗ đánh thẳng vào di sản tốt đẹp của quá khứ, làm cho đời sống hiện tại xuống thấp và phá hoại cả niềm tin của con người vào tương lai, nhiều thế hệ liền phải gánh chịu hậu quả không dễ gì xoá bỏ được. Và bây giờ, nếu những đặc quyền vật chất ít ra cũng bị dần dần hạn chế về mặt công khai, thì đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý vẫn tồn tại dai dẳng, nhân danh lợi ích của đất nước, của chủ nghĩa xã hội, của nhân dân. Vì vậy, để đảm bảo nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (sự độc quyền lãnh đạo của Đảng xét về mặt khách quan), thì không có gì hay nhất bằng việc thủ tiêu càng sớm càng tốt những đặc quyền của Đảng đối với xã hội. Và một lần nữa: không chỉ thủ tiêu những đặc quyền vật chất, mà quan trọng hơn cả là thủ tiêu đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý. (Tất nhiên xã hội vẫn có thể có và cần có những ưu đãi vật chất nào đó đối với những loại lao động đặc biệt có hiệu quả xã hội cao, đối với bộ phận dân cư chưa đến tuổi lao động….nhưng đó không phải là đặc quyền, càng không phải là đặc quyền dành riêng cho đảng viên. Cũng tất nhiên khi những chủ trương của Đảng đã được các cơ quan đại biểu nhân dân chấp thuận và biến thành luật thì mọi người dân, trước hết là đảng viên, đều phải tuân theo).
Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được thừa nhận một cách tự nguyện và đầy đủ khi Đảng thật sự là lãnh tụ trí tuê (tập hợp được trí tuệ của toàn xã hội), là lãnh tụ chính trị (đưa ra được những chủ trương chính trị đúng đắn) và là lãnh tụ đạo đức (nêu gương đời sống lành mạnh) của xã hội. Và làm được như vậy, chắc chắn không có một lực lượng chính trị nào có thể giành mất vai trò lãnh đạo của Đảng.
Từ những phân tích trên đây, xin có mấy kiến nghị cụ thể:
Tóm lại, Đảng lãnh đạo xã hội nhưng không được đứng trên xã hội và phải chịu sự kiểm soát của xã hội.
4/1991
----- O -----
LTS : Không phải chỉ có báo Công an mà cả báo Tư pháp cũng cùng một giọng đả kích ông Trần Khuê theo kiểu “trói tay, bịt miệng” người khác mà đánh (đó cũng là một nét đặc trưng của cái gọi là “quyền tự do ngôn luận dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản” từ Đông sang Tây). Ông Hàn Vĩnh Diệp, một đảng viên cộng sản kỳ cựu, đã có ý kiến như sau đối với bài viết đăng trên báo Pháp luật.
BIẾT THÌ THƯA THỐT...
(Gởi Ông Thủy Băng - Báo Pháp Luật)
Báo Pháp luật - cơ quan của bộ Tư pháp số 93 ngày 19/4/2005 có đăng bài “Ngụy giáo sư Trần Khuê và màn hài kịch chống tham nhũng!” của ông Thuỷ Băng. Là một người dân bình thường ít được thông tin nhiều chiều nhưng khi đọc bài báo trên chúng tôi cũng xin được trao đổi với ông Thuỷ Băng đôi điều.
1. Trước hết về danh xưng giáo sư. Chắc ông Thuỷ Băng không biết điều này : thời Pháp thuộc, thời kháng chiến chống Pháp ở các vùng tự do của ta và thời chống Mỹ ở các vùng thuộc chính quyền Sài Gòn danh xưng giáo sư được dùng để chỉ các thầy cô giáo dạy từ bậc trung học trở lên. Người Việt ở nước ngoài trước năm 1975 (không cứ gì là “bè lũ chống cộng lưu vong”) vẫn quen dùng cách gọi này. Trong các bức thư gởi thầy L.P. dạy chúng tôi hồi trung học trước 1975, nhiều học trò, bạn bè, người cần liên hệ công việc đều trân trọng xưng hô “giáo sư L.P.”. Thời chống Mỹ trên các báo chí văn kiện chính thức của nhà nước ở miền Bắc vẫn gọi giáo sư LQV, NĐC v.v... (những thầy cô giáo trung học bị chính quyền Sài Gòn đàn áp hoặc đang tham gia MTGP, liên minh...) chẳng lẽ những Việt kiều đáng kính, Nhà nước và báo chí miền Bắc đều nguỵ tạo cả hay sao? Nếu trong các bài viết, tác phẩm của mình ông Trần Khuê ghi rõ ràng giáo sư TK thì ông TK mới có lỗi chứ bạn hữu ở nước ngoài gọi theo cách cũ thì có gì là đáng nói. Vin vào điều này để “hạ gục” đối phương xem ra không có văn hoá lắm!
2. Thuỷ Băng đem việc ông TK viết bài lên án tệ tham nhũng; vạch mặt chỉ tên những kẻ tham nhũng, quan liêu, cơ hội, kêu gọi mọi người có lương tri chống bọn tham nhũng... với việc ông Đinh Đình Phú ở Hải Phòng - Đồ Sơn đấu tranh chống bọn quan chức tham nhũng và hùng hổ kết luận ông TK “không đáng đi xách dép cho ông Đinh Đình Phú”. So sánh như vậy chứng tỏ hiểu biết của Thuỷ Băng có phần hạn chế, nông cạn. Đấu tranh trực tiếp với bọn tham nhũng và đấu tranh trên công luận, diễn đàn... là hai mặt của trận địa chống tham nhũng. Mỗi mặt có phương pháp, tính chất... khác nhau; nhưng đều cùng chung một mục tiêu cho nên hai mặt ấy có mối quan hệ hổ tương chặt chẽ với nhau, không mặt nào “thấp kém” hơn mặt nào. Tuỳ lúc, tuỳ nơi cụ thể có thể mặt này được “nhấn mạnh” hơn mặt kia và ngược lại, nhưng nhìn chung cả hai đều quan trọng, cần thiết. Hạ thấp vai trò chống tham nhũng của công luận diễn đàn như Thuỷ Băng chẳng hoá các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta kêu gọi, hô hào chống tham nhũng đều “không đáng đi xách dép cho ông ĐĐP” hay sao ?
3. Đảng xác định chống tham nhũng là nhiệm vụ của mọi người dân. Tham nhũng là giặc nội xâm, cho nên chống tham nhũng là một mặt trận. Cũng như mặt trận chống ngoại xâm, muốn kết quả phải có chỉ huy tài ba xuất sắc, đồng thời phải huy động được lực lượng rộng rãi toàn dân (không chỉ trong nước mà cả ngoài nước). Chỉ huy dĩ nhiên là Đảng rồi (trên có BCHTW, Bộ chính trị, Ban bí thư; dưới có các cấp ủy Đảng). Nhiệm vụ tập hợp, huy động, tổ chức quần chúng đương nhiên là của MTTQ và các đoàn thể quần chúng. Nhưng thực tế mấy chục năm qua càng chống, tham nhũng càng sinh sôi nảy nở hơn, càng trầm trọng hơn, càng tinh vi xảo quyệt hơn, đến nỗi trong một báo cáo của Thanh tra nhà nước gần đây đã kết luận “sờ đâu trúng đấy”, TW, tỉnh, huyện, xã, xí nghiệp “sờ đâu cũng có tham nhũng, không nhiều thì ít...”! Rõ ràng, thực tế ấy cho thấy hiệu lực của các tổ chức quần chúng hiện hành là không có hoặc ít hiệu lực. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả hơn, âu là phải có một tổ chức quần chúng mới? “Hội chống tham nhũng” có thể là một sáng kiến hay sao Thuỷ Băng lại bảo là “chia rẽ, kích động và gây rối tình hình dẫn đến bạo động chính trị, lật đổ Nhà nước, thay đổi chế độ...” (?) Đề xuất ấy là yêu nước chứ sao gọi là phản quốc? Chẳng lẽ Thuỷ Băng không muốn chống tham nhũng ư? Nếu có gan, có chí, có tâm, Thuỷ Băng thử đề xuất một sáng kiến để tổ chức quần chúng vào mặt trận chống tham nhũng đang hết sức nóng bỏng, bức xúc? Hay ông lại lặp lại các điệu “đổi mới, tăng cường, tích cực v.v...” các tổ chức hiện hành. Thực tế mấy năm qua cho thấy các đoàn thể không những không phát hiện, tổ chức quần chúng đấu tranh chống bọn tham nhũng mà còn không bảo vệ được những người trực tiếp đấu tranh chống tham nhũng; thậm chí có nơi, có lúc còn vào hùa với bọn tham nhũng chống những người lương thiện dám đấu tranh chống tham nhũng. Trường hợp ông Nguyễn Tăng Thắng ở Bình Thuận là một điển hình đau xót, đáng giận!
4. Thuỷ Băng nói ông Trần Khuê nói nhiều về sự tụt hậu của đất nước, ít nói đến thành tựu, đổi thay “to lớn”, rồi dẫn chứng, minh hoạ những số liệu, sự kiện, báo chương nước ngoài, quan chức Liên hiệp quốc, khách du lịch... về sự đổi thay mà ông gọi là vĩ đại, rồi kết luận ông TK là kẻ “ăn quả không nhớ đến ơn người trồng cây!” là kẻ “hận thù, chống phá dân tộc”. Cách nhận định đánh giá tình hình kiểu Thuỷ Băng quả là hơi phiến diện, cũ kĩ, xơ cứng. Phàm là khi đánh giá tình hình cần đối chiếu, so sánh với quá khứ để thấy sự cố gắng; nhưng đồng thời phải biết so sánh, đối chiếu với bạn bè để nhận chân thành quả của mình, hiểu đúng, đủ sự cố gắng của mình và đối chiếu, so sánh với người đi trước để thấy được hướng phấn đấu tiến lên không ngừng. Chỉ nhìn về quả khứ tất sẽ sinh thoả mãn non, kiêu căng tự phụ vô lối, không cầu tiến bộ! So với năm 1945, với năm 1975 có là người rồ mới không thấy đổi thay! Nhưng chẳng lẽ Thủy Băng không thấy, không biết tí gì về sự tụt hậu của nước ta so với Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc, Mã Lai Á, Singapo, Thái Lan... những quốc gia cùng cảnh ngộ, cùng điểm xuất phát ? Thuỷ Băng giải thích thế nào về hiện tượng (không phải là cá biệt) 2, 30 năm xây dựng rồi mà vẫn đem hàng loạt thanh niên nam nữ đi làm thuê, tôi tớ cho chủ tư bản, chịu bao tủi nhục ? Đem hàng loạt thanh nữ gả bán cho người nước ngoài ? Điều oái oăm là những nước này là Mã Lai Á, Đại Hàn, Li Bi, Irắc... những nước năm 1975 còn thua kém hoặc ngang bằng ta! Trái tim yêu nước của Thuỷ Băng có xúc động có cảm thấy ê chề trước cảnh chợ lao động ở Hà Nội, cảnh khu lao động ổ chuột của người lao động ngoài tỉnh ở Sài Gòn? Thuỷ Băng có biết đến nay bà con dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa các tỉnh ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ hàng năm vẫn chịu cảnh đói giáp hạt từ một đến 3, 4, tháng ? Tại sao lại có sự khốn khổ ấy ? Ơn ai đây ? Thuỷ Băng có dẫn một số lời khen của người nước ngoài. Chúng tôi cảm thấy hình như ông chưa hiểu hết ý của người ta hoặc cố tình không hiểu ? Một cậu học trò, bài làm chỉ đạt 2, 3 điểm. Được điểm 4 thầy cô giáo khen tốt, cố gắng “vượt bậc”. Lời khen của thầy cô không sai, có tác dụng động viên lớn nhưng hoàn toàn không có nghĩa là cậu học trò ấy đã vượt trội bạn bè.
5. Vì cái mà Thuỷ Băng gán cho ông Trần Khuê “phủ nhận thành tựu vĩ đại, nói nhiều về sự tụt hậu, về những mặt trái, mặt tồn tại của xã hội hiện nay...” mà “nhắn nhủ” ông Trần Khuê “Ông cũng đã có tuổi rồi, đừng để người đời bia miệng, các thế hệ con cháu phải nguyền rủa...” (?) Xin được lấy một minh chứng trong sử ta : theo Thuỷ Băng, ngàn đời bia miệng, đời đời hậu thế nguyền rủa tập đoàn phong kiến Tự Đức đầu hàng giặc, bán nước cầu an, hủ lậu, tự kiêu tự đại rởm hay với Trần Tiển Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện v.v... những người biết nhìn xa trông rộng, biết ta biết người; những người mà kẻ cầm quyền và bè lũ a dua đương thời gọi là dại, là khùng, là cả gan nịnh “bạch quỷ phương Tây”, nói xấu tổ tông, thiên tử, thiên triều v.v...? nêu lên bài học lịch sử để ngẫm nghĩ chứ hoàn toàn không có ý so sánh!
6. Tiện đây xin được bày tỏ với ban biên tập báo Pháp luật. Là một tờ báo có uy tín trên lãnh vực tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, chúng tôi không hiểu sao các ông lại dễ dàng cho phép Thuỷ Băng dùng diễn đàn này để lớn tiếng quy kết, chửi rủa một cách thiếu văn hoá các công dân; quy kết là phản động các báo chí, đài của những quốc gia bạn của chúng ta? Và tệ hại hơn là hành vi xem trộm “tài khoản ngân hàng” của người khác của Thuỷ Băng! Cho đăng loại bài thấp kém cả về lý luận, văn phong như bài của Thuỷ Băng đã làm tổn hại đến uy tín của tờ báo. Là độc giả thường xuyên của bản báo, chúng tôi cảm thấy hơi thất vọng về sự cả nể và thiếu khách quan này của ban biên tập. Liệu các ông có thể đăng nguyên văn các bài viết của ông TK để công luận cùng đánh giá!
Hàn Vĩnh Diệp
----- O -----
Góp ý về văn kiện đại hội đảng X
Tôi được mời đi dự cuộc sinh hoạt góp ý về văn kiện Đại hội Đảng X, do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Trong những ngày đó tôi không nói gì. Nay về suy nghĩ thấy mình không phải, cần trình bày rõ ý kiến của mình về 3 văn kiện đó. Nếu không lương tâm day dứt, già rồi, sắp xuống lỗ rồi, nói những lời thành thật có thể trái tai lãnh đạo, nhưng biết đâu lại chẳng có ích giúp chút ít cho sự chỉ đạo đất nước được tốt đẹp hơn, chí ít nó cũng cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo hiện nay bớt chủ quan đi.
Tôi xin đi thẳng vào các vấn đề, không quanh co dài dòng, mất thì giờ.
1). Văn kiện “Tổng kết một số vấn đề lý luận—thực tiễn qua 20 năm đổi mới”. Tại sao lại chỉ 20 năm ? Tại sao không lấy 30 năm để tổng kết (từ 1975 đến 2005) ? Chúng ta đã mất 10 năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975—1985), để ứng dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ tư hữu, đánh đổ công thuơng nghiệp tư nhân, và nhất là khâu nông nghiệp hợp tác hoá toàn bộ, nông dân thành người làm công ăn điểm, thực hiện đấu tranh giai cấp, thi hành chuyên chính vô sản trong toàn bộ hệ thống chính quyền ..vv.. đã làm đất nước suy sụp, đói nghèo, đẩy nền kinh tế đến bên bờ vực thẳm.
Vì thế mà có Đại hội VI, đề ra đường lối đổi mới (từ 1986).
Đổi mới là gì ? Là rút kinh nghiệm thất bại của 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, đã làm đất nước kiệt quệ, xác xơ, vì thực hiện các nguyên lý học thuyết Mác Lênin. Nay phải đổi mới. Sở dĩ có được một số thành công như hiện nay, chính vì mở cửa kinh tế thị trường, nông nghiệp khoán hộ trả lại ruộng đất cho người cày, công nhận sở hữu tư nhân, nhà máy tư nhân, thương nghiệp tư nhân ..vv.. Nghĩa là đường lối đổi mới đã không theo những nguyên lý của Mác Lênin nữa, và vì thế đất nước có khởi sắc. Nhìn ra thế giới, phe XHCN Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cũng vì theo học thuyết Mác Lênin, kinh tế kém phát triển. Nay họ bỏ chuyên chính vô sản, theo kinh tế thị trường, bầu tổng thống, tổ chức xã hội công dân ..vv.. đất nước họ tồn tại và phát triển.
Tôi đọc văn kiện 20 năm đổi mới, cảm nghĩ ngược lại, không có điều gì mới. Vẫn là kiên trì đường lối Mác Lênin, vẫn là kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa. Vẫn cũ kỹ như nhiều đại hội cũ kỹ trước đây.
Như vậy mà gọi là lý luận căn cứ trên thực tiễn sao được. Thực tiễn thì thay đổi như lá xanh trên cây, còn lý luận cứ xám xì xám xịt nguội lạnh như tro bếp.
Muốn tổng kết trên thực tiễn thì phải thẳng thắn thừa nhận là, kinh tế chúng ta nhiều năm nay có khá được hơn xưa (tăng trướng 7,5% năm) là do không theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin nữa. Như thế mới gọi là đổi mới. Mà thực tiễn là như thế. Đáng tiếc rằng văn kiện 20 năm đổi mới không dám nói lên sự thật ấy.
2). Dù đổi mới có những thành tựu, nhưng không nên quá tự hào, quá đề cao. Phải nhớ rằng nước ta hiện nay vẫn là một trong mười nước đói nghèo nhất hành tinh, vẫn là nước tụt hậu so với mặt bằng kinh tế các nước trong khu vực ASEAN, và càng tụt hậu nếu so với thế giới toàn cầu. GDP tính đầu người thì 20 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Thái Lan hiện nay, với mức tăng trưởng đều đều 7,5% như ta công bố. Trong thời gian ấy không phải Thái Lan cứ giẫm chân tại chỗ để chờ chúng ta. Mà so với Malaxia hoặc Singapore trong khu vực chúng ta còn kém hơn nữa.
Còn so với thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, hoặc Thụy Điển, Đức, Pháp, hay với Mỹ thì khỏi nói làm gì. Khoảng cách khá xa.
3). Văn kiện tự khen: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận cơ bản và sáng tạo của Đảng ta. Một sáng tạo vĩ đại có thể đóng góp cho nhân loại noi theo. Nghe nó buồn cười. Kinh tế thị trường có từ lâu rồi, ấy là chưa kể nhiều nhà lý luận (phe XHCN) cho nó là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Không phải Đảng Cộng sản Việt Nam mới tìm ra nó trong những năm đổi mới. Còn xã hội chủ nghĩa theo định nghĩa kinh điển của Marx là xoá bỏ tư hữu, làm ăn tập thể, chuyên chính vô sản ... Nội dung ấy thì mâu thuẫn với kinh tế thị trường như nước với lửa. ứng dụng vào thực tế đều hỏng. Nhiều nước đã từ bỏ nó. ở Việt Nam 10 năm xây dựng XHCN, đã cho một kết quả âm (hút chết!). Đã phải đổi mới.
Vậy định hướng XHCN thì hướng vào đâu ?
Những nhà lý luận xu thời Việt Nam vội nhét cho XHCN một nội hàm mới: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và tự khen đây là đột phá rất cơ bản và sáng tạo về lý luận. Nội hàm xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tức là xã hội dân chủ. Khái niệm này cũng đã có từ lâu, và đại đa số các quốc gia trên thế giới đều tổ chức theo kiểu xã hội này. Vậy thì sáng tạo ở chỗ nào ? Mang râu ông nọ cắm cằm bà kia mà dám bốc thơm là đại sáng tạo. Có đại bịp thì có.
Giá cứ nói toạc ra xây dựng một xã hội dân chủ với nền kinh tế thị trường phát triển nghe lọt tai hơn. Như Bác Hồ đã nói từ khi lập quốc: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Và trong Di chúc Bác Hồ để lại trước lúc đi xa: xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Có định hướng XHCN gì đâu ?!
4). Nghe nói, Hội đồng lý luận Trung ương trong mấy năm nghiên cứu lý luận chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng X, tiêu tốn đến 27 tỉ đồng (!). Từng ấy tiền mất đi mà mới ra được 3 cái văn kiện chẳng có gì là mới mẻ, nhiều đoạn trùng lặp giữa văn kiện này và văn kiện khác, thiếu sức chinh phục người đọc. Văn viết thì tầm thường. Những con số thiếu chính xác. Xin đơn cử:
Được biết có khá nhiều những lão thành cách mạng, những tướng lĩnh cựu chiến binh, những trí thức nhà khoa học, văn nghệ sĩ ... đều có những bài viết về tình hình đất nước, đề ra phương hướng giải quyết, gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ lâu, và cả những thời gian rất gần đây. Nhưng những bài viết ấy có lẽ bị đút vào ngăn kéo các nhà lãnh đạo, hoặc vứt vào sọt rác ở các tiểu ban văn kiện. Không thấy một mảy may bóng dáng của họ trong các văn kiện chuẩn bị đại hội. Những bài viết đều được viết bằng tâm huyết biết bao công sức của người viết. Xin đơn cử vài ví dụ gần đây:
Nhiều lắm, kể hết thì rất dài dòng.
Nếu ban văn kiện đại hội có đọc bài của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thì chắc cũng không dám huyênh hoang vỗ ngực những thành tựu đổi mới của mình. Chỉ một bài phát biểu theo yêu cầu nói thật do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì trong chương trình khoa học KX 10, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, đã thành người phản biện văn kiện Đại hội Đảng X một cách thuyết phục. Hay nói một cách khác, nếu văn kiện Đại hội Đảng X biết tiếp thu những ý kiến phản biện của tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì Đại hội Đảng X có cơ khá lên theo đường lối đổi mới thực sự, tức là phải đổi mới cả hệ thống chính trị hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước hiện thời (tài liệu Lê Đăng Doanh).
Rất tiếc trong dự thảo văn kiện không thấy những điều đổi mới ấy. Nó vẫn bộc lộ tính bảo thủ, cố chấp, trì trệ, lạc hậu so với thực tiễn khu vực và thực tiễn thế giới. Rất đáng tiếc !
5). Lối làm ăn lâu nay của các Đại hội Đảng là, lập ra một số tiểu ban chuẩn bị văn kiện theo ý kiến của một vài ông có quyền chức cao nhất, rồi đưa ra tranh thủ ý kiến tập thể, rồi ý kiến một số lão thành cách mạng, một số cơ quan như MTTQ làm sức ép, rồi đưa ra hội nghị trung ương cuối của mỗi khoá (thường là khoá thứ 12). Coi như văn kiện đã hoàn thành. Để rồi tới đại hội chính thức, thường là họp rất ít ngày, chỉ còn thời gian thông qua chứ không đủ thời gian bàn bạc tranh luận. Bầu nhân sự đại hội cũng thế. Đã dự kiến trước hết cả rồi. Cho nên tính dân chủ trong Đảng kém. Tính áp đặt, bè phái nhiều.
Ông Võ Văn Kiệt, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên cựu thủ tướng, đã đề nghị đổi mới việc họp đại hội Đảng. Thời gian không nên hạn chế. Điều gì cần bàn thì bàn cho hết lẽ, dù phải kéo dài nhiều ngày. Dân chủ trong bầu cử đại hội. Một chức vụ có thể đề xuất vài ba người ứng cử, cho đại hội tự do chọn lựa.
Có dân chủ trong Đảng thì mới có thể có dân chủ ngoài xã hội. Theo cái lý Đảng ta là Đảng cầm quyền.
6). Vì vậy trước khi họp Đại hội Đảng X phải giải quyết vấn đề T4-Tổng cục 2. Thanh minh cho các cán bộ cao cấp bị Tổng cục 2 vu oan làm gián điệp; trừng trị những kẻ chủ mưu bất kỳ ở cương vị nào. Khôi phục lại tính dân chủ trong Đảng làm cơ sở cho Đại hội X đổi mới.
7). Đề nghị với Bộ Chính trị hiện nay, văn kiện Đại hội Đảng X cần được đưa ra bàn bạc nhiều, lấy ý kiến của nhiều ngành nhiều cấp, cần được đổi mới nhiều. Nên mở những cuộc hội thảo trong Đảng và ngoài Đảng. Lắng nghe ý kiến của nhau một cách thực tâm.
Vài lời suy nghĩ thành tâm và thẳng thắn của một lão thành tiền khởi nghĩa. Cho tôi xin phép được ký bút danh, vì cũng sợ sự trả thù của những cán bộ cấp cao bảo thủ, đố kỵ. Không phải sợ trả thù cá nhân tôi, mà sợ trả thù đối với con cháu tôi, nếu họ biết. ở đây cái quan trọng là nội dung góp ý, còn tên tuổi không thành vấn đề. Âu cũng là một khuyết tật tất yếu ở một cơ thể xã hội thiếu dân chủ như nước chúng ta. Còn nếu xây dựng được một thể chế dân chủ, luật pháp được tôn trọng, quyền dân được tôn trọng, thì không ai muốn giấu tên mình đi làm gì. Mong được thông cảm và lượng thứ.
Hà Nội. Tháng 6 năm 2005.
Hồng Lạc
Cán bộ tiền khởi nghĩa. TWMTTQVN.
Nơi gửi:
- Ông tổng bí thư và các ủy viên BCT.
- Ban văn kiện Đại hội Đảng X.
- Ban Tư tưởng Văn hoá
- Đoàn chủ tịch TWMTTQVN.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Và tất cả những ai quan tâm đến tình hình đất nước
----- O -----
Đôi điều suy nghĩ và bình luận về hồi ký
của ông Đoàn Duy Thành
nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
“Chính con người định ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, thể chế, để lãnh đạo và điều hành đất nước. Những thắng lợi to lớn của nước ta ở thế kỷ 20 cũng gắn lièn với những sai lầm không nhỏ, như sai lầm trong cải cách ruộng đất, trong chỉnh đốn tổ chức, trong cải tạo công thương nghiệp sau giải phóng miền Nam. .. cũng là những nguyên nhân góp phần tạo ra làn sóng di cư của hàng triệu người Việt Nam ra nước ngoài và kìm hãm sự phát triể kinh tế trong nhiều năm qua. ..”
Đó là lời bình của Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Nghiên in trong những trang đầu cuốn hồi ký.
I- Ông Đoàn Duy Thành viết vể ông Đỗ Mười khi được cử làm trưởng ban chỉ đạo tiếp quản khu “chu vi 300 ngày”, trực tiếp làm bí thư Thành uỷ Hải Phòng, với sự nhiệt tình cách mạng nhưng vô học, dốt nát, võ biền, ông lại luôn tự cho mình có quyền uy tối thượng muốn làm gì thì làm. Khi ông Đỗ Mười lấy ông Thành về làm thư ký giúp việc, trước sự có mặt đông đủ cán bộ Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng, ông Mười với khẩu khí (kiêu ngạo cộng sản) bảo đồng chí Hoàng Mậu: “Cho đồng chí Thành về giúp việc tôi tiếp quản Hải Phòng”.
Đồng chí Hoàng Mậu nói: “Anh lấy đi chưa có người thay thế!”
Ông Mười đứng phắt dậy tuyên bố: “Cứ cho cậu Thành lên giúp việc tôi, nếu Hải Phòng có gì xẩy ra tôi chịu trách nhiệm”.
Ông Thành trình bầy lý do để xin ở lại, ông Mười nói to: “Cậu muốn lấy lý do để không đi giúp việc cho mình!? Cậu phải biết tôi là Bí thư khu uỷ, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính khu, Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu, Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban Tuyên huấn, ai thế nào mình biết hết, địch ta biết hết, ai lừa dối được mình!” (tr 149).
Năm 1986, Trung ương họp để thông qua các văn kiện chính thức đưa ra đại hội VI, có sự hậu thuẫn của Đỗ Mười, nhóm 11 tên do Tô Duy đứng đầu đã thông qua các cơ sở cùng cánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên toàn quốc, chúng đã thông tin cho các đoàn đại biểu dự đại hội về những tin thất thiệt liên quan đến lý lich của ông Đoàn Duy Thành.
Đến Đại hội đảng toàn quốc, nhóm Tô Duy tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc về ông Thành: công khai phát biểu vu khống lý lịch ông Thành ở đoàn đại biểu Hải Phòng. Bị đoàn ngăn lại không cho phát biểu vô nguyên tắc, chúng lại quay ra rỉ tai to nhỏ thông tin xuyên tạc, vận động các đại biểu không bầu ông Thành. Chúng còn dung túng cho thị Dung đeo băng đả đảo ông Thành đi ngoài hành lang quanh hội trường Ba Đình mhằm làm cho các đoàn nhìn thấy, để không bỏ phiếu bầu ông Thành.
Hiện tượng thị Dung có hành động ấy là một sự dung túng có tổ chức, có sự lãnh đạo và chỉ đạo của ai đó chứ đâu phải ngẫu nhiên !? Bởi, Đại hội Đảng toàn quốc của ĐCS là một sự kiện sinh hoạt chính trị quan trọng của Đảng cầm quyền, được coi là tổ chức chặt chẽ nhất, an ninh tuyệt đối nhất, đến “con chó cũng không được bén mảng tới” vậy mà lại lọt vào ”những con chó” mà lại là ”chó điên”, mà lực lương bảo vệ hùng hậu của Đảng cũng không dám có sự can thiệp thích đáng với thị Dung! Phải chăng hành động của thị Dung đã góp phần ‘thành công tốt đẹp’ của Đại hội Đảng !? Thật không thể tưởng tượng nổi!
Khi Đại hội đang họp thảo luận ở các đoàn và tổ, ông Đỗ Mười gọi ông Thành ra ngoài cùng sang nhà số 4 Nguyễn Cảnh Chân, Văn phòng trung ương đảng, vào một phòng kín ông Mười nêu vấn đề ông Võ Nguyên Giáp ra (chắc chắn là có sự chỉ đạo của ông Lê Đức Thọ - vì ở Đại hội này ông Thọ đang “mót” làm Tổng Bí thư) nói về lý lịch của anh Giáp: Năm 16 tuổi đã được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng; Mười bảo ông Thành về nói lại cho đoàn Hải Phòng biết và những ai quen biết ở các đoàn khác cũng nói lại cho mọi người biết.
Mục đích của Mười (tức của Lê Đức Thọ) là gì? Là muốn hạ bệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cũng là gạt luôn cả ông Thành; nếu ông Thành nghe theo Mười đi nói xấu vu cáo chính trị tướng Giáp thì Mười đã bắn một mũi tên trúng cả hai đích. Đó là hành động của “một tên vô lại đểu cáng đến thế là cùng”, đểu cáng đến mưc không còn ai có thể vượt qua được.
Ta hãy tiếp tục đọc các trích đoạn trong hồi ký để thấy rõ hơn sự đểu cáng và lật lọng, lá mặt lá trái của ông ta, thấy rõ chân tướng nguyên tổng bí thư Đỗ Mười của Đảng Cộng sản Việt Nam vĩ đại được biểu hiện như thế nào :
- Cuối năm 1987 có một cuộc họp liên tịch kiểm điểm thực hiện nghị quyết 2 của Trung ương và phương hướng thực hiện tiếp trong đó có biện pháp nhập vàng, kinh doanh vàng bạc, tạo ra thị trường vàng, để vàng làm “kim bản vị”. Thảo luận 2 ngày, các vấn đề đều được toàn thể nhất trí, riêng nhập vàng bị Đỗ Mười phản đối. Việc nhập vàng vẫn được tiến hành, tính đến tháng 4-1990 hơn 2 năm ngân sách nhà nước lãi hơn 1 tỷ USD góp phần quan trọng vào chống lạm phát, từ 780% năm 1986, năm 1990 còn 67% giảm hơn 10 lần. Thế mà sau này Đỗ mười lại nói chuyện với bà Kiệm (vợ đông chí Lê Xuân Thịnh nguyên bí thư thành uỷ Hải Phòng đã hy sinh) rằng việc nhập vàng là tôi (Đỗ Mười) bảo Cao Sĩ Kiêm nhập (mà ông Thành nói Cao Sĩ Kiêm khi đó đang còn ở Thái Bình). Trần Phương và cậu Thành lúc đó tính sai cả. Tôi làm, tôi tính mới đúng, mới giải quyết được lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
- Ông Mười tài giỏi, thông minh (ông tự đánh giá mình), vậy xin mời độc giả đọc tiếp trích đoạn hồi ký dưới đây để tháy sự tài giỏi thông minh của ông Đỗ Mười đến mức độ nào: “Anh Nguyễn Như Thiết trình bầy phương án… với anh Đỗ Mười đến lần thứ 11 mới được thông qua, mặc dù kế hoạch làm rất tỉ mỉ, các tình huống đêù nêu ra hết” và anh Thiết kêu ca: “Trong chiến đấu tôi cũng không thấy khổ bằng bây giờ”.
Ông Thành nói với ông Thiết: “Bọn tôi còn khổ hơn anh, ở đây phải phân công nhau ngồi nghe với anh Mười, nhiều lúc anh Mười gọi tất cả cùng phải nghe, nghe đi nghe lại đến phát chán”, thế vẫn chưa đủ 3, 4 giờ sáng anh Mười còn đến phòng ngủ của tôi đánh thức dậy và hỏi: - “Thành! Thành! Nếu nó ỳ ra không chịu rút thì làm thế nào ?” (ý hỏi quân Pháp không chịu rút). Tôi đã phân tích đầy đủ để anh Mười yên tâm nhất định quân Pháp phải rút về khu “300 ngày”. Anh Mười lại hỏi: “Đồng bào di cư, địch dỡ máy móc phải làm sao giữ lại, vận động quần chúng ra sao ?” Đến đây thì sự dốt nát vô học của ông Đỗ Mười bộc lộ rất không phù hợp với tính kiêu ngạo cộng sản của nông như trên đã nói: ông là người lãnh đạo mà việc gì ông cũng phải hỏi (xin ý kiến) của người bị ông lãnh đạo!
Làm việc căng thẳng mệt mỏi bởi do một thủ trưởng dốt nát, kém tài gây ra, có lần mệt quávừa đặt lưng xuống giường là ngủ thiếp đi, ông Mười đến phát vào lưng tôi: “Dậy, dậy, sao mà ngủ nhanh thế !?, rồi ông lại nêu vấn đề: “Địch ỳ ra không rút thì làm thế nào ?”. Cáu quá không chịu được, ông Thành gay gắt nói: “Nó ỳ ra thì đánh bỏ mẹ nó đi”, lúc đó ông Mười mới chịu yên.
Như phần đầu đã nói, ông Mười giữ tới 6 chức vụ cao nhất khu uỷ, vậy mà vấn đề gì ông cũng hỏi người khác cách giải quyêt thế nào; thậm chí có việc như ông Nguyễn Như Thiết phải trình bầy bản kế hoạch với ông Mười đến lần thứ 11 cái “bộ phận bã đậu” trong đầu ông Mười mới hiểu ra, thì cái chức năng lãnh đạo của ông Mười làm sao có thể bổ sung thêm bớt được điều gì; một việc cỏn con mà đang đêm phải dựng thư ký (ông Thành) dậy để “xin ý kiến”.
Thủ tướng Phạm Văn Đông chuẩn bị nghỉ, ông Thành có hỏi về người thay thế: “Anh Đỗ Mười thế nào ?”. Ý ông Thành muốn ông Mười thay thủ tướng. Suy nghĩ đến 2, 3 phút ông Đồng trả lời gọn có 3 từ: “Chỉ có phá!”. Khi ông Đỗ Mười làm thêm Tổng bí thư khoá thứ hai, ông Đồng còn gay gắt nói với 5 đồng chí cấp tướng: “Nếu anh Mười không chịu thôi giữa nhiệm kỳ các đồng chí phải tham gia “hạ” anh Mười xuống”.
Trong một lần làm việc với ông Thành, ông Linh nói: “... Anh thấy đấy! Những “tay to mồm” phản đối là khó xử lăm!” - ám chỉ Đỗ Mười khi phản đối chủ trương nhập vàng. Chuẩn bị Đại hội Đảng VI, khi trao đổi về nhân sự ông Thành đề nghị Tổng Bí thư cử ông Mười làm Thủ tướng; ông Trường Chinh nghiêm nét mặt tỏ vẻ không đồng ý và nói: “Anh Mười anh ấy võ biền lắm, đồng chí thấy đấy! Trong các cuộc họp, tôi nói, anh ta thường chẹn họng tôi” và ông Trường Chinh còn nói thêm một vài nhận xét khác về ông Mười.. .
Một cán bộ lãnh đạo lâu năm ở Ban tổ chức trung ương còn nhắn gửi tới ông Thành: “Anh phải rất cảnh giác với những lời khen của anh Mười. Tất cả đều là đãi bôi”.
Sau 8 tháng thực hiện nghị quyết Trung ương 2 về đường lối kinh tế chống lạm phát có kết quả, ông Phạm Hùng chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (thủ tướng) giao cho ông Thành cùng 6 bộ trưởng trong khối và một số chuyên viên kinh tế chuẩn bị. Mô hình kinh tế đó là chuyển dần từng bước, toàn diện của cả nền kinh tế sang kinh tế thị trường, nếu được quyết thì bất cứ đồng chí Uỷ viên BCT nào cũng có thể chỉ đạo mô hình đó được. Ngày 1-2-1988 hội nghi liên tịch (thực chất là Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng) họp để thảo luận (nghị quyết 4). Hội nghị có 14 uỷ viên BCT thì 12 ý kiến phát biểu phân tích và đồng tình trong đó có ý kiến Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đỗ Mười phát biểu nhưng lại không tham gia gì vào đề án mà phê phán ông Thành: “Một phó thủ tướng và 5, 6 Bộ trưởng không chịu đi cơ sở, cứ ngồi ở bàn giấy nghiên cứu mô hình nọ, mô hinh kia để làm gì ? Vấn đề mới quá tôi đề nghi gác lại bàn sau..”
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI mang tinh thần đổi mới, tầm chiến lược sâu rộng, khắc phục nền kinh tế đất nước đang khủng hoảng lạm phát, đời sống nhân dân đang khổ cực, nghị quyết 4 ra đời sẽ đưa kinh tế nhanh ổn định và phát triển. Ông Đỗ Mười đã không tham gia gì mà lại tập trung phê phán cả một tập thể đã dày công nghiên cứu: “... cứ ngồi ở bàn giấy nghiên cứu mô hình nọ, mô hình kia để làm gì ?”. Đúng là người vô học, dốt nát và bảo thủ, ông quen nghề “hoạn lợn, hoạn trâu” chạy rông trên đường mất rồi.
Ngày hôm sau họp tiếp, ông Thành đọc đơn xin từ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng) với lý do: “Tôi không thể làm việc tốt được nếu anh Mười còn cản trở tôi”; tiếp sau đó đồng chí Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư đứng lên phê bình Đỗ Mười: “Ông Mười (không gọi đồng chí) tưởng rằng uỷ viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì cũng được, muốn phê bình ai cũng được. Hồi tôi làm Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần vào thành phố là ông Mười đòi gặp tôi. Nhiều lần tôi từ chối không gặp, ông tưởng là Uỷ viên Bộ Chính trị muốn làm gì thì làm...”
Khi ông Linh dứt lời, ông Mười nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich!”, đọc đến đây mà thấy ngán ngẩm, buòn cười cho Mười.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có ngờ đâu những lời phê phán Mười sau này lại thành nỗi đau buồn với ông và gia đình ông; Đỗ Mười đã trả thù ông Linh một cách hèn hạ, đê tiện. Ông mất ngày 28-4, Mười lệnh phải làm tang lễ an táng ngay hôm sau vào sáng 29-4, lấy lý do ngày 30-4 là ngày kỷ niệm giải phóng miền Nam, mục đích là hạn chế bạn bè chiến đấu, họ hàng thân thích ở xa không kịp đến, đám tang nguyên một Tổng Bí thư thật buồn !!.. . Như hắn đã trả thù ông Trần Độ khi làm đám tang ông, vì trước kia ông Trần Độ cũng mắng hắn ta trong một cuộc họp là “ngu dốt!”. Ông Đỗ Mười thông minh, tài giỏi là như vậy đó!!
Ở cương vị càng cao thì mỗi cử chỉ động thái, mỗi việc làm, từng lời nói càng phải chỉn chu, là “khuôn vàng thước ngọc” để ngoài nhìn vào (bạn bè các nước) dưới nhìn lên (trong nước) cho đáng bậc “chính nhân quân tử”. Ông Đỗ Mười hoàn toàn không có nhân cách ấy, ông là một con người lật lọng, tráo trở, phát ngôn bừa bãi,.. xin hãy đọc những dòng hồi ký dưới đây :
Anh Mười gọi ông Thành đến bảo: “Cậu về làm đơn xin làm thêm khoá nữa” (ở Phòng Thương mại). Ông Thành bảo: “Anh bảo tôi làm đơn, anh có ủng hộ không ? Nếu anh không ủng hộ, không sao đâu”. Anh Mười chỉ bảo: “Cậu về làm đơn đi”
Sau đại hội Phòng Thương mại Việt Nam, ông Mười đi một số nơi lại nói: “Đấy, Đoàn Duy Thành xin tôi làm khoá nữa, tôi cho làm đấy!”. Ông ta còn đi tuyên truyền nói với cán bộ thân cận rằng: “Đoàn Duy Thành ôm chân Võ Văn Kiệt” để họ làm cái loa khắp nơi. Thật là hạ đẳng hết cỡ.
Phương án nhập vàng, ông Mười phản đối, đi đến đâu cũng rêu rao “Đoàn Duy Thành Bộ trưởng kinh tế đối ngoại đây, không nhập phân bón, nguyên liệu lại đi nhập vàng.. .” Khi nhập vàng kinh doanh có lãi, giảm lạm phát, ông ta lại đi tuyên truyền phương án nhập vàng là do ông bảo Cao Sĩ Kiêm làm, v.v..
Một người bất tài, kém học, kém đức như ông Đỗ Mười vậy mà leo lên đến chức vụ cao nhất, là do ai và tại sao? Ông ta cùng với Lê Đức Anh “một cặp bài trùng” cả hai bố trí một màng lưới mật vụ khắp nơi, Cục 2 (sau này là Tổng cục 2) thăm dò, thu lượm tin tức hoạt động của các cán bộ cấp cao để có kế hoạch đối phó, khống chế họ để rồi leo cao (như vụ Oa-tơ-ghết nước Mỹ) khi đã đạt được chức quyền cao nhất sẽ quay lại đàn áp loại bỏ những người không ăn cánh với mình, những người tài đức hơn mình, vì nếu có mặt họ mình sẽ bị “lu mờ”
Một kẻ dốt nát lại lắm thủ đoạn khi hắn ta có quyền lực lớn nhất hắn sẽ phá tất cả.
II- Chúng ta có thể dễ dàng thấy được hiện thực xã hội mà chúng ta đang sống dưới sự lãnh đạo của Đảng trước và nay, một xã hội nghèo khó, nhân cách và đạo đức suy đồi. Sự dối trá và lừa lọc xâu xé nhau ở thượng tầng kiến trúc trái ngược với những lời nói mị dân cuả Đảng: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhât ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đoàn kết.. ..”
Hãy đọc trích dẫn một số đoạn trong hồi ký của ông Đoàn Duy Thành để chứng minh ngược lại tuyên bỗ của Đảng:
Sau nhiều tháng công tác trong Nam khi ra Hà Nội ông Thành vội đến ngay gia đình Tổng Bí thư Lê Duẩn, cả nhà ông Ba (Lê Duẩn) lo lắng xúm vào hỏi tôi: “Ba cháu mất rồi, liệu họ... có giết gia đình nhà cháu không ?..”. Trong một lần vào thăm ông Lê Duẩn ở khu biệt thự Hồ Tây, khi vào thì thấy xe ông Lê Đức Thọ đi ra, vào gặp ông Lê Duẩn ông đang tỏ vẻ rất bực tức nói: “Đấy nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi...” và nói tiếp: “Tôi đã bàn với một số đồng chí Bộ Chính trị, kỳ đại hội này đưa anh Linh hoặc anh Võ Chí Công thay tôi làm nửa khoá rồi để đồng chí Thành làm. Còn anh Tố Hứu sau đổi tiền không còn khả năng làm tổng bí thư..”
Ông Đỗ Mười chỉ đạo Tô Duy và 11 cán bộ Hải Phòng tố cáo vu khống chính trị suốt 20 năm đối với ông Thành. Ngày 17-4-2003 Tô Duy còn tiếp tục có bài đăng báo An Ninh Thế Giới tố cáo ông Thành. Thực tế thời gian ông Thành bị bắt đã có kết luận rõ ràng, ông Đỗ Mười buộc lòng phải lên tiếng (có lẽ ông cũng đã sám hối): “Lý lịch anh đã có văn bản của anh Võ Chí Công kết luận rồi, Đảng có đánh giá gì anh đâu mà anh đòi đối chất”. Tô Duy lại quay sang tố cáo phê phán ông Đỗ Mười, gửi thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào ngày 15-5-2003 (thày và trò đều thuộc loại tráo trở). Hoặc như cái chỉ thỉ “Z30” tịch thu nhà từ 2 tầng trở lên không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trong cả nước, chỉ có chỉ thị bằng “miệng” ngay Văn phòng trung ương Đảng chẳng ai được biết chỉ thị “Z30” mặt mũi ra sao ?
Như vậy họ đâu có vì dân vì nước, họ đâu có thương yêu đồng chí, họ đâu có đoàn kết, kỷ luật đâu có nghiêm minh ? Họ chỉ vì họ, say mê danh vọng và quyền lực; có quyền lực sẽ có tiền, có tiền rồi sẽ lại có quyền lực càng cao.
III- Ở phần kết luận cuốn hồi ký ông Thành đã qui tội cho nhân dân trong việc bầu những người lãnh đạo như sau:
“.. .. Nhược bằng họ kém trí tuệ không biết tốt xấu, bầu bán cho xong chuyện, qua ba cũng ừ, quan tư cũng gật.. . Nhân dân lâu nay đã tạo ra những người lãnh đạo hầu như chỉ cần chức và quyền để vụ lợi cho riêng mình, còn nhiệm vụ phục vụ nhân dân làm qua quýt, che mắt thế gian”.
Chính nhân dân mới là người lên án các ông, lên án cái Đảng này đấy, ông Thành ạ. Chế độ độc đảng, độc tài cai trị, hiện nay nhân dân, và ngay cả đảng viên nữa, làm gì có tự do dân chủ, làm gì có quyền lựa chọn bầu ra những người đại diện cho mình!
Tất cả là do Đảng “chọn” hộ rồi, nói là Đảng chọn thực ra chỉ 1 - 2 người xem xét lập danh sách những người ăn cánh với mình, rồi đưa sang tổ chức Mặt trận gọi là hiệp thương cho có tiếng là “tự do dân chủ”, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cũng là người do Đảng cử ra (dân không được bầu, chỉ có chấp nhận” phải nói và làm theo chỉ đạo của tổ chức Đảng.
Dân phải đi bầu cử, không đi không được với Đảng, ông Thành ạ! Đảng cực kỳ “siêu” trong công việc bầu cử, ban tổ chức bầu cử ở các đơn vị bầu cử đều do đảng viên phụ trách, Đảng xét thi đua nếu đơn vị nào có cử tri không đi bầu đủ 100%, đại biểu được bọn không đúng ý Đảng thì tổ bầu cử đó bị Đảng kiểm điểm, khi đã bị Đảng kiểm điểm hậu quả thế nào chắc ông biêt rõ. Để hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao, tổ bầu cử nhắc các tổ trưởng tổ phó dân phố đến từng nhà đốc thúc ra bầu cử, Đảng còn viết khẩu hiệu dán khắp nơi nhắc nhở dân, rất chi là dân chủ, rất chi là yêu dân quý dân: “Đi bầu cử là quyền lợi...” nhưng Đảng chơi chữ rất tài, thêm cái đuôi đằng sau “... và nghĩa vụ của mọi người” thành một khẩu hiệu đầu đủ như sau: “Đi bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người”. Và thế là cán bộ tổ bầu cử thả sức vào tận nhà đốc thúc: nghĩa vụ của ông bà, anh chị, v.v.. v.v.. phải ra bầu cử.
Đảng nói mọi công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền tự do ứng cử và bầu cử, nhưng nếu có ai tự ứng cử Đảng tìm mọi cách gạt ra hết, bầu cử Quốc hội gần đây nhất năm 2002 Hà Nội có 89 người tự ứng cử, Đảng gạt hết còn có 5 người.
Luật bầu cử gần đây có qui định đọc ra thì quá ư là dân chủ, chặt chẽ, dân tha hồ lựa chọn đại biểu cho minh: “Số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biệu được bẩu ở đơn vị đó ít nhất là 2 người.” Nhưng Đảng rất mưu mẹo: bầu 3 đại biểu Đảng cử 5 người thế nào trong đó cúng có 2 người về năng lực trình độ, chức vụ thấp xa 3 người kia, thậm chí 3 người kia chức vụ cao vời vợi, 2 người còn lại là công nhân, là xã viên hợp tác xã mèng... đấy dân chọn đi! chọn thoải mái nhé! Còn chọn ai được nữa ngoài 3 đại biểu ‘gộc’ kia; một mưu mẹo cực kỳ “siêu” nữa là: đại biểu có nhiều vi phạm, có nhiều tiếng tăm ở nơi cư trú, ở quận huyện nơi công tác cử tri biết từng chân tơ kẽ tóc, Đảng đưa đại biểu đó ra tận huyện ngoại thành hoặc sang quận khác xa hơn để dân chọn, nếu để tại nơi công tác, nơi cư trú ‘rụng’ là cái chắc.
Về danh sách cử tri đi bầu cử Đảng qui định phải niêm yết danh sách trước 35 ngày.
Về danh sách đại biểu để dân chọn Đảng qui định phải niêm yết danh sách trước có 20 ngày.
Nhưng trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử đã ngừng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân - đại biểu Quốc hội. Đảng đã “cẩn thận chặn các hướng”, cử tri có quái gì phải niêm yết sớm trước 35 ngày ? đại biểu để dân điều tra nghiên cứu xem xét chọn bầu thì lại niêm yết sau (trước có 20 ngày) thực tế chỉ còn có 10 ngày... để nghiên cứu, điều tra, viết đơn tố cáo vì trước 10 ngày đến ngày bầu cử đã ngừng tiếp nhận đơn rồi. Thật là đánh đố dân, mà có tố cáo đúng, trước thời gian Đảng cũng lờ đi, bầu cử xong rồi mới trả lời, như ông Hoàng Văn Nghiên bầu đại biểu Quốc hội năm 2002 đã chứng minh rõ.
Thân phận người dân như cánh bèo mặt nước, ông Thành có biết không ? Mà ông kết tội dân như vậy ? Các ông và Đảng hãy chờ xem!
Trên đời gì rẻ bằng bèo
Chờ khi nước lụt, bèo trèo lên sen
Đảng buộc dân phải thừa nhận Đảng là người lãnh đạo đất nước, chứ dân có thừa nhận đâu ? Tổng Bí thư (tổng thống ở các nước dân chủ) chỉ do 150 - 170 uỷ viên trung ương đảng bầu ra, chứ 80 triệu người dân có được đi bầu đâu !?
Trên 200 nước thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, họ đều cử những người tài giỏi của đảng ra tranh cử tổng thống để dân cả nước đi bàu trực tiếp; đất nước họ giàu có cường thịnh, đời sống nhân dân cực kỳ sung sướng, ấm no, còn 4 nước Cuba, Bắc Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam không đa nguyên, độc đảng, nước nghèo, dân khổ cực
Hà Nội, tháng 6 năm 2005
Cựu chiến binh Nguyễn Trọng Vĩnh [1]
Tập thể 16A Lý Nam Đế, Hà Nội