Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam

Điện Thư - Số 53
Tháng 12 năm 2005

Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân Chủ xin trân trọng kính chuyển đến các Diễn Đàn Điện Tử, Cơ Quan Ngôn Luận, Độc Giả trong và ngoài nước các tin tức, sự kiện và bài vở liên quan đến tình hình dân chủ Việt Nam. Điện thư gửi thẳng đến bạn đọc. Nếu bạn cần nhận điện thư hoặc góy ý, yễm trợ xin liên lạc: caulacbodanchuvietnam@yahoo.com

Tin Ghi Nhận:

Nguyễn Chí Vịnh, người đứng đầu Tổng cục II, đã bí mật đi Trung Quốc. Mục đích chuyến đi của Vịnh là nhằm báo cáo các tin tức tối mật về nội tình đảng CSVN để phiá Trung quốc nắm vững trước khi Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư đảng CS Trung Quốc đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Vịnh cần được chỉ đạo cụ thể và trực tiếp từ quan thầy để chuẩn bị đối phó với tình huống trước và sau Đại hội X. Được biết, qua chuyến đi này, Nguyễn Chí Vịnh cũng đã được phiá Trung Quốc hứa hẹn cho một cơ ngơi để phòng thân nếu có bất trắc xảy ra.
Trang nhà điện tử của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam đã chính thức ra mắt nhân dân trong nổ lực cùng góp phần đấu tranh cho công cuộc đòi quyền tự do, dân chủ cho Việt Nam. Địện Thư CLBDC xin chúc mừng sự ra đời của trang nhà tại hai địa chỉ sau : http://ptdcvn.org hoặc www.ptdcvn.org

----- O -----

ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
The People's Democracy Party
http://www.freewebs.com/dangdanchunhandan/
dangdanchunhandan@yahoo.com

Ngày 5 tháng 12 năm 2005

Thông Cáo
V/v: Đảng CSVN Khủng bố ông Hoàng Minh Chính

Thưa đồng bào!

Gần đây, chính quyền Hà Nội đã tiến hành những thủ đoạn trấn áp nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Minh Chính một cách thâm hiểm và hung bạo. Trong thời gian ông Chính chữa bệnh tại Hoa Kỳ, chính quyền cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo báo chí trong nước đăng lại những bài báo vờ vịt với những lời lẽ hạ cấp để chửi bới ông ta, nhưng họ không cho đăng nguyên văn những gì ông Chính đã phát biểu tại Hoa Kỳ . Mặt khác, chính quyền còn cho phát tán những tài liệu giả hình dân chủ ở cả trong lẫn ngoài nước với đủ mọi lập luận nhằm bôi nhọ ông Hoàng Minh Chính.

Một chính quyền tự xưng "dân chủ gấp triệu lần các chính quyền tư sản" nhưng lại trơ tráo, xúi giục bọn côn đồ lưu manh tạt át xít vào nhà con gái ông Chính ở Sài Gòn. Bọn chúng giở trò cho tay chân biểu tình trước nhà để gây áp lực ông Hoàng Minh Chính phải rời Sài Gòn về Hà Nội để tiếp tục cho mật vụ giả dạng côn đồ, đầu gấu khủng bố, như sự việc đã xảy ra hôm thứ Năm 01-12-2005 tại nhà ông Chính, 26 Lý thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa qua.

Nếu sự kiện tac acid ở Sài gòn chỉ diển ra ở mức độ nhỏ thì việc khủng bố ở Hà Nội đã cho thấy có chỉ thị từ lãnh đạo cao cấp trong đảng CSVN. Vụ này do chính Ban an ninh gây ra, kết hợp giữa A24 (An ninh điều tra), PA24 (An ninh điều tra thành phố HCM), A21 ( Trinh sát liên hệ nước ngoài) cùng các công an ở quận, phường và các bộ phận trinh sát ngoại tuyến giả làm côn đồ để gây rối, khủng bố ông Hoàng Minh Chính. Đây là kết quả của lãnh đạo mồm từ Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban tư tưởng và văn hoá, Ủy viên trung ương đảng CSVN đã ra lệnh cho cấp dưới có hành động doạ nat, khủng bố ông Hoàng Minh Chính nhưng tránh gây thương tích.

Sự kiện ồn ào này làm cho dư luận đặt câu hỏi: Hoàng Minh Chính là ai? Ông ta là người từ thời niên thiếu đã tham gia đấu tranh cho độc lập dân tộc, từng bị thực dân Pháp tra tấn, cầm tù, và sau đó lại bị chính những đồng chí của mình ba lần hạ ngục. Chính quyền kết tội ông ta là dám đứng lên chống lại chính quyền, mà chính quyền này là một tập đoàn đã chiếm đoạt thành quả đấu tranh giành độc lập của một dân tộc. Tập đoàn này gọi ông là “tên phản động”!

Chúng coi Hoàng Minh Chính như kẻ thù không đội trời chung. Sau những bài phát biểu của ông ta ở Ủy ban đối ngọai thượng viện Hoa Kỳ và tại trường Đại Học Harvard, bọn chúng còn căm thù ông hơn nữa. Vậy Hoàng Minh Chính đã phát biểu những gì ở Hoa Kỳ để đến nổi ban lãnh đạo đảng cộng sản phải tức tối đến như thế?

Ông Hoàng Minh Chính chỉ kêu gọi: XOÁ BỎ ĐỘC TÀI! XÂY DỰNG DÂN CHỦ !

Đó là nội dung cơ bản trong những bài phát biểu của ông ta. Ông ta tố cáo chính quyền độc tài đàn áp tự do ngôn luận, đàn áp tự do tôn giáo, bao che tham nhũng, kìm hãm sự phát triển của đất nước, đẩy quốc gia vào tình trạng tụt hậu, khiến cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng sâu vùng xa phải sống trong cảnh thiếu thốn, bần cùng. Ông ta nhấn mạnh là chính quyền đã lừa bịp trong việc bắt cả dân tộc phải kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối Mác-Lênin mà đã phá sản ngay tại quê hương của Mác và Lê Nin. Thực chất là chính quyền muốn theo đuổi đường lối bảo thủ này nhằm duy trì quyền lực để tiếp tục đè đầu cưởi cổ nhân dân và kiếm lợi bất chính cho tập đoàn quan lại của mình.

Thưa đồng bào!

Chúng ta bị lừa bịp nhiều rồi. Chúng ta quyết không bị lừa bịp thêm lần nữa. Giờ đây chiến tuyến đã rõ ràng. Bên này là chúng ta, nhân dân đang bị áp bức. Bên kia là tập đoàn thống trị, đang phè phỡn sống trên mồ hôi, xương máu của chúng ta. Chúng đã, đang và sẽ đàn áp bất cứ ai dám nói lên sự thật.

Đừng tin chúng! Hoàng Minh Chính là người đấu tranh để bảo vệ quyền làm người, bảo vệ tự do và hạnh phúc nhân dân. Chúng ta cảnh cáo tập đoàn cầm quyền: “Hãy dừng tay!”. “Không được đụng đến Hoàng Minh Chính!”

Với những gì có trong tay, chúng ta kiên quyết bảo vệ Hoàng Minh Chính.

Việt Nam ngày 5 tháng 12 năm 2005
Đảng Dân Chủ Nhân Dân

----- O -----

Bàn về hạng người Lưu manh trong xã hội Việt Nam ngày nay.

Tuệ Minh

I. Trong cuộc sống hàng ngày, khi nói đến lưu manh người ta hình dung ra ngay đó là chỉ một kẻ ít học chuyên lừa đảo và làm nhiều điều xấu. Tôi gọi hạng người này là lưu manh ít học. Nhìn rộng ra toàn xã hội thì lưu manh cũng có lắm kiểu lắm hình, nhất là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa như ở ta hiện nay. Ở đây, tôi thử nêu thêm 3 hạng lưu manh nữa cũng hết sức đáng lưu ý.

1. Hạng lưu manh trí thức

Đó là những kẻ mà xã hội liệt vào hàng trí thức nhưng bản chất lưu manh. Ai đó sẽ hỏi tôi: đã gọi là trí thức thì làm sao lưu manh được? Xin thưa, điều đó hoàn toàn chính xác. Nhưng dưới chế độ cai trị hiện nay, mọi giá trị đã bị thay đổi. Có những thứ rác rưởi cũng được đưa vào lồng kính để ngợi ca, tôn thờ. Còn những thứ quý giá thực sự thì bị vứt vào thùng rác, thậm chí là bị phỉ nhổ, bị chém cho tan tành. Cho nên lắm kẻ lưu manh và vẫn được gọi là trí thức cũng là chuyện thường.

Khác với hạng lưu manh ít học, lưu manh trí thức thật sự nguy hiểm, bởi cái trí tuệ không được dùng đúng chức năng của nó. Cái trí tuệ của hạng lưu manh trí thức có khi đóng vai trò là nô lệ của quyền lực, sẵn sàng thực hiện những “nhiệm vụ” có thể gây hại cho nhiều người, thậm chí cho cả dân tộc, cho nhiều thế hệ. Cũng có khi nó đóng vai trò là nô lệ của lòng tham cá nhân. Kẻ trí thức biến chất buông thả mình xa rời tính thiện, biến đổi mình cho thích ứng với môi trường thối nát mà anh ta đang sống: Để lên chức cũng nịnh bợ, luồn cúi, thủ đoạn. Để kiếm miếng ăn cũng lừa gạt tranh giành. Có cơ hội cũng thủ túi (tham nhũng) như ai.

Chế độ chính trị tạo nên mô hình xã hội; mô hình xã hội tạo nên khuôn mẫu con người (1). Ở thời nào cũng có hạng lưu manh trí thức, nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hạng người này xuất hiện nhiều như nấm sau mưa. Đó là hậu quả tất yếu, nằm trong cái đà xuống dốc chung của nền tảng đạo đức xã hội.

2. Hạng lưu manh kinh tế

Đây là chỉ những kẻ làm ăn phạm pháp. Loại này phổ biến trong xã hội ta.

Kinh doanh là một nhu cầu tự nhiên căn bản của con người. Ngay từ thời loài người chưa sống thành xã hội đã xuất hiện nhu cầu trao đổi vật chất. Rồi kể từ đó trở đi, việc buôn bán kinh doanh ngày càng phát triển. Ở nước ta, kể từ thế kỷ II-III sau công nguyên, vùng Dâu-Keo thuộc đất Kinh Bắc, nơi có thành Luy Lâu, đã là một trung tâm thương mại. Các di chỉ khảo cổ cũng minh chứng sự giao lưu thương mại ở vùng văn hóa Sa Huỳnh cũng phát triển khá sớm. Rồi ngót nghìn năm chế độ Phong kiến thối nát phản động (2) trị vì, 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, mấy chục năm miền Nam sống dưới ách của chế độ Nguỵ quyền (3). Suốt chiều dài lịch sử đó, chưa bao giờ ở nước ta chính quyền lại cấm dân kinh doanh như dưới chế độ cộng sản. Chính sách cấm chợ ngăn sông thời bao cấp quả là một “phát kiến vĩ đại” bậc nhất của tập đoàn cộng sản thống trị. Nó đã chống lại quy luật tự nhiên của con người (nhu cầu trao đổi hàng hóa), chống lại quy luật thị trường. Người dân do nhu cầu thúc bách đã buôn lậu bán chui. Đó là khởi điểm để rồi, trên cơ sở nền pháp luật thiếu vắng những bộ luật cần thiết, tạo đà xuất hiện phong cách kinh doanh chộp giật, lừa gạt ở nước ta. Như vậy chính sách của nhà nước là một yếu tố quan trọng làm sản sinh hạng lưu manh kinh tế. Hạng lưu manh kinh tế là một vật cản lớn trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Dòng vốn đầu tư nước ngoài bị thất thoát một lượng khổng lồ sang các nước láng giềng một phần vì luật pháp không rõ ràng, thủ tục nhiêu khê, đất đai đắt đỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém,…và phong cách hợp tác của hạng lưu manh kinh tế khiến đối tác mất niềm tin.

Đã đến lúc giới doanh nghiệp phải hướng về sự chính quy, bài bản. Thay vì phong cách chộp giật, hãy tôn trọng pháp luật.Thay vì trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái để kiếm lời, hãy gia tăng chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín, xây dựng thương hiệu lâu dài. Tiếc thay, trên thực tế giải quyết nạn trốn thuế, hàng giả, buôn lậu,v.v… là một việc hết sức khó khăn khi luật pháp vẫn chồng chéo và nhiều bất cập, các chính sách thì thiếu tính ổn định, doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp rất nhiều trở ngại từ các chính sách của nhà nước. Nếu như vẫn giữ tình trạng này thì việc sớm gia nhập WTO chưa chắc đã là điều đáng mừng. Khi chúng ta tham gia vào một “cuộc chơi” lớn mà không có đủ tri thức và bản lĩnh thì rất có thể sẽ bị nhấn chìm. Đó là chưa kể đến việc chúng ta có một nền chính trị lạc hậu cũng là một bất lợi rất lớn.

Một nền chính trị tốt sẽ không có đất cho hạng lưu manh kinh tế sinh sôi. Có như thế nền kinh tế mới phát triển lành mạnh được.

3. Hạng lưu manh quyền lực, hay còn có thể gọi là hạng lưu manh chính trị.

Đương nhiên ở đây chúng ta đề cập đến những kẻ lưu manh trong giới quyền chức. Hạng người này khi nhắc đến dễ dàng khiến người ta hình dung ra tính nham hiểm của họ. Những kẻ lưu manh quyền lực thường đi đôi với sự độc ác, dã tâm. Họ sẵn sàng vu khống, bịa đặt, tung tin đồn, giăng bẫy,v.v…để “hạ” đối thủ chính trị. Nặng hơn là thủ tiêu sinh mạng. Tất cả cũng chỉ vì chiếc ghế quyền lực, nơi có cả quyền uy và tiền bạc. Ngoài ra, những kẻ nắm quyền lừa dối dân, cướp bóc của dân, tham nhũng tiền của nhà nước (tức của dân),v.v.. cũng được liệt vào hạng này.

Lưu manh quyền lực thì thời nào cũng có, nhưng ở những triều đại mà vị trí của chiếc ghế quyền lực càng gắn liền với lợi ích vật chất lớn thì hạng người lưu manh quyền lực xuất hiện càng nhiều. Người quan tâm lịch sử chắc vẫn rùng mình mỗi khi nghĩ đến tội ác của Stalin, biết bao nạn nhân đã phải thiệt mạng dưới bàn tay quyền lực Stalin. Rồi những vụ thanh trừng nội bộ kinh hoàng trong ĐCS Trung Quốc. Rồi những đấu đá ghê gớm trong nội bộ ĐCS Việt Nam. Nếu chỉ kể giai đoạn sau này (thời kỳ hậu Lê Duẩn) thì những vụ như : Sáu Sứ, T4,v.v…là những ví dụ điển hình. Việc giành giật “ghế” xảy ra từ cấp xã (phường) cho đến cấp trung ương, cho đến Bộ Chính trị. Mỗi kỳ đại hội đảng, vấn đề nhân lực bao giờ cũng gay cấn nhất.

Hạng lưu manh chính trị hết sức nguy hiểm. Vì quyền lợi bản thân, vì sự hèn nhát, chúng sẵn sàng bán nước cầu vinh. Đất nước để rơi vào tay những kẻ như thế thật hiểm hoạ khôn lường.

Chế độ dân chủ sẽ cho phép nhân dân lựa chọn cho mình người lãnh đạo đủ tài năng và nhân cách.Sự thượng tôn của luật pháp cho phép loại bỏ bất cứ một kẻ lưu manh chính trị nào bị phát hiện ra khỏi chính trường. Có như thế bộ máy lãnh đạo mới luôn bảo đảm được tính trong sạch và vững mạnh để dẫn dắt đất nước đi lên.

II. Mối quan hệ giữa các loại lưu manh.

Bốn loại lưu manh như vừa kể trên có mối quan hệ qua lại nhau mật thiết, chúng dựa vào nhau để tồn tại và làm hại đất nước. Hạng lưu manh chính trị sử dụng bộ óc của hạng lưu manh trí thức trong các mưu đồ chính trị, ngược lại hạng lưu manh trí thức sẽ được tiền thưởng hoặc chút địa vị.

Trong các mối quan hệ giữa những hạng người này thì mối quan hệ giữa lưu manh chính trị và lưu manh kinh tế là phổ biến hơn cả. Nói cách khác, đó là sự kết hợp giữa quyền lực đen và xã hội đen. Lưu manh kinh tế dùng tiền để mua chuộc lưu manh chính trị, đổi lại là những hợp đồng kinh tế béo bở, không phải đóng thuế, được ưu tiên về quota, những thông tin về chính sách sắp ra,v.v…Mối quan hệ liên kết giữa hai hạng người này có thể lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế. Là một nguyên nhân của mất ổn định kinh tế, tạo nên những bất công trong xã hội.

Một mối quan hệ nữa là quan hệ giữa lưu manh ít học và lưu manh quyền lực. Kẻ có quyền lực sử dụng (thuê, kích động, ép buộc) những tên lưu manh ít học trong việc khủng bố (hoặc thủ tiêu) đối thủ chính trị, thủ đoạn này cũng đã được những tên lưu manh chính trị trong giới chop bu ĐCS áp dụng nhiều lần đối với những người đấu tranh đòi hỏi dân chủ. Trong trường hợp này, lưu manh ít học vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân bị lợi dụng.

Kết luận: để đất nước được phát triển theo đúng tiềm năng sẵn có, cần phải chấm dứt sự phát triển của 4 hạng lưu manh vừa kể trên. Muốn như thế, không còn con đường nào khác là phải xây dựng xã hội dân chủ, đa đảng. Phải trả lại quyền lãnh đạo đất nước về tay nhân dân./.

Hà Nội 7/12/2005

Chú thích:

(1) ở đây tôi đề cập đến mô hình xã hội theo nghĩa rộng, bao gồm cơ cấu toàn xã hội mà chế độ chính trị chi phối.
(2) & (3) theo cách nói của sách vở cộng sản.

----- O -----

Lời Ban biên tập :
Hồi tháng 9 năm 2005 vừa qua, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã cho ra mắt một cuốn sách mang tựa đề ‘Đại tướng Lê Đức Anh’ của tác giả Khuất Biên Hoà. Sự kiện này gây xôn xao dư luận trong nước, vì nội dung của nó đã xuyên tạc sự thật về ông Lê Đức Anh. Cuốn sách ra đời nhằm tô hồng cuộc đời Lê Đức Anh, phục vụ cho một mưu đồ chính trị của ông cựu Chủ tịch nước này. Bài viết sau đây của ông Năm Thi, một cán bộ cộng sản kỳ cựu đã tố cáo âm mưu đó. Chúng tôi xin được giới thiệu để rộng đường dư luận.

Kiến nghị thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách “Ðại tướng Lê Ðức Anh” của Khuất Biên Hoà

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 11 năm 2005

Kính gửi :
- Ðồng chí Nông Ðức Mạnh - Tổng bí thư và Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá IX tại Hội Nghị TW 13
- Trưởng Ban Tư tưởng Trung ương Nguyễn Khoa Ðiềm - Uỷ ban kiểm tra Trung ương Ðảng. - Trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ TW Ðảng.

Ðồng kính gửi :
- Ðại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Ð/c Lê Khả Phiêu - Nguyên Tổng bí thư.
- Ð/c Nguyễn Ðức Tâm nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên trưởng ban tổ chức Trung ương.
- Ð/c Phan Minh Tánh (tức Chín Ðào) nguyên Trung ương Uỷ viên, nguyên Phó bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh
- Ð/c Mười Hương nguyên thường vụ thành uỷ Sài gòn - Chợ lớn
- Ð/c Nguyễn Minh Triết - Bí thư thành uỷ TP Hồ Chí Minh.
- Ð/c Phạm Văn Trà - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. - Tổng biên tập báo Nhân dân và Sài gòn giải phóng.
- Các tướng lĩnh Cựu chiến binh Quân khu 7 và 9.

Tôi Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) sinh năm 1920, nguyên Uỷ viên Ban cán sự Ðảng, Uỷ viên tỉnh Uỷ, Uỷ viên Thường vụ tỉnh Uỷ Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương, Bình Phước) từ năm 1942 đến 1946 - Chi đội trưởng Chi đội I Liên Trung đoàn 301 - 310 - Tư lệnh đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn 1950. Bí thư Ðảng bộ Nhà tù Côn Ðảo 1953 thời chống Pháp - Chủ nhiệm hậu cần Bộ chỉ huy Miền thời chống Mỹ - nghỉ hưu tại TP Hồ Chí Minh và các tướng lĩnh Cựu chiến binh Nam bộ có thư kiến nghị yêu cầu thu hồi và tiêu huỷ cuốn “Ðại tướng Lê Ðức Anh” của Khuất Biên Hoà do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản và Tổng Công ty Sách Việt Nam phát hành.

Khuất Biên Hoà viết cuốn sách “Ðại tướng Lê Ðức Anh” được Ðỗ Mười viết lời tựa với bố cục năm phần cùng một số ảnh phụ hoạ để xuyên tạc lật ngược lịch sử buộc tôi phải phê phán vạch trần bộ mặt thật của Lê Ðức Anh bằng thư này. Không rõ Ban bảo vệ chính trị nội bộ và Ban Tổ chức Trung ương Khoá IX sau khi đọc cuốn sách này có đối chiếu lịch sử Ðảng bộ tỉnh Bình Dương 1930 - 1975 để thấy rõ mưu đồ của Lê Ðức Anh và người viết không ? Tôi là nhân chứng lịch sử Ðảng bộ tỉnh Bình Dương và một số tướng lĩnh Nam bộ cùng thời với Lê Ðức Anh càng thấy rõ mưu đồ chính trị của Lê Ðức Anh mượn Khuất Biên Hoà viết về cuộc đời hoạt động cách mạng bằng cuốn sách này là để ca ngợi cá nhân nhằm che đậy tội lỗi đã gây ra trong các thời kỳ.

Sau khi đọc cuốn sách này tôi và một số tướng lĩnh Cựu chiến binh Nam Bộ thấy cần có thư này gửi đến Tổng bí thư Bộ Chính trị (BCT) Ban chấp hành Trung ương (BCH TW) khoá IX tại Hội nghị Trung ương (HNTW) 13 để chỉ đạo xử lý. Trước đây, Khuất Biên Hoà (KBH) đã trực tiếp gặp tôi ba lần bằng giấy giới thiệu của Viện Lịch sử quân đội xin tư liệu để viết về Lê Ðức Anh (LÐA) và nhờ tôi giới thiệu lên tỉnh uỷ Bình Dương để tìm hiểu, nhưng không rõ những gì KBH đã thú thật với tôi là Viện đã cử hai đại tá viết về LÐA nhưng đều từ chối vì lịch sử LÐA quá nhiều khuất tất. KBH viết xong về LÐA nhưng lại không Nhà xuất bản (NXB) nào nhận in, thế mà tháng 9/2005 Nhà xuất bản Quân đội nhân dân lại nhận in chắc là có sự chỉ đạo của Bộ Trưởng bộ Quốc phòng để tung ra dư luận trước đại hội 10 chăng ?

Ngày 3/2/2005 chúng tôi gồm Nguyễn Văn Xô - Ðồng Văn Cống - Nguyễn Văn Thi đã có thư gửi đến HNTW 12 khoá 9 đưa ra sáu vấn đề về LÐA yêu cầu cần giải quyết trước Ðại hội (ÐH) 10. Nay đối chiếu với 5 phần KBH viết trong cuốn “Ðại tướng Lê Ðức Anh” và các tài liệu của nhiều lão thành cách mạng, tướng lĩnh cựu chiến binh đã viết về LÐA như “Vấn đề Ðảng tịch của đồng chí Lê Ðức Anh” - Thư Ðại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh gửi TW Ðảng - thư của các tướng lĩnh trên 60 tuổi Ðảng Nguyễn Trọng Vinh, Nguyễn Tài, Ðoàn Thanh Y, v.v... để thấy rõ nội dung sách đã viết của KBH có phải là chân tướng thật của LÐA và nhằm mục đích gì ?

Trước hết cần điểm qua nội dung 5 phần KBH đã viết.

1. Phần 1 : gọi là “Tuổi thơ và Cách mạng - Từ Trị Thiên đến Lộc Ninh”. Với 23 trang sách KBH đã vẽ ra tuổi thơ LÐA từ năm đầu đi học đến ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945 đã viết sai địa danh trước 1945 làm gì có tỉnh Trị Thiên mà chỉ là tỉnh Thừa Thiên. Phần này có 2 chỗ KBH viết có lẽ là thật : 1) Anh em LÐA có 4 người chết vì dịch đậu mùa nhưng LÐA được trời cứu nên chỉ mắt trái bị mờ thành vẩy cá. 2) Chủ đồn điền cao su Lộc Ninh là De Lalant.

Còn lại khá nhiều trang viết, KBH đưa ra rất chi tiết về thời gian hoạt động Cách mạng, về người giới thiệu vào Ðảng, người chuẩn y kết nạp, đến chi bộ cộng sản đầu tiên của LÐA . Là người tham gia trực tiếp lãnh đạo tỉnh Thủ Dầu Một từ 1942 - 1945 tôi vạch rõ những gì KBH viết về LÐA trong thời gian này là hoàn toàn sai sự thật. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa 1942 Chi bộ Dầu Tiếng gồm những cán bộ lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa như : Ð/c Văn Công Khai, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Thi, Bí thư là đồng chí Văn Công Khai, ngày 27/3/1943 Hội nghị tái lập tỉnh Thủ Dầu Một bí mật tổ chức tại làng số 1 sở Cao su Dầu Tiếng. Bí thư tỉnh uỷ là đồng chí Văn Công Khai, các tỉnh uỷ viên gồm có : Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Trung. Ðêm 23/8/1945 Hội nghị tỉnh uỷ mở rộng được tổ chức tại Bưng Cầu để quán triệt nghị quyết xứ uỷ về Tổng khởi nghĩa tại Nam Bộ do đồng chí Văn Công Khai- Bí thư tỉnh uỷ chủ trì. Tham dự Hội nghị có các đồng chí tỉnh uỷ viên Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Trung và Bí thư chi bộ các quận Lái Thiêu, Chơn Thành, Bến Cát, Uỷ ban khởi nghĩa do đồng chí Văn Công Khai là trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Tiết phụ trách Mặt trận Việt Minh tỉnh. Ðồng chí Nguyễn Văn Thi phụ trách quân sự tỉnh, Ð/c Nguyễn Văn Trung phụ trách công nhân. Tháng 11/1945 đồng chí Nguyễn Bình đã quyết định thống nhất lực lượng võ trang Thủ Dầu Một thành Chi đội giải phóng quân là chi đội 1.

Ban chỉ huy gồm đồng chí Huỳnh Kim Trưng : Chi đội trưởng - đồng chí Nguyễn Văn Thi : Chi đội phó - đồng chí Trương Khánh Vàng : Chi đội phó - đồng chí Vương Anh Tuấn : Chính trị viên. Tháng 3/1946 Ð/c Nguyễn Ðức Thuận, đặc phái viên Xứ uỷ đã triệu tập hội nghị tại nhà hương quản Tặc, xã Phú Hoà, thị xã Thủ Dầu Một, chỉ định tỉnh uỷ Thủ Dầu Một gồm 7 Ð/c Nguyễn Văn Tiết làm bí thư, Ð/c Văn Công Khai làm phó bí thư. Sau hội nghị này tỉnh uỷ đã thành lập Ðảng uỷ Chi đội 1 do Ð/c Nguyễn Văn Thi làm bí thư. Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bị KBH, viết về LÐA, trích dẫn chắp vá coi LÐA một tỉnh uỷ viên trước 1945 là sai sự thật. Do đó trong thư tôi gửi Ð/c Lê Ðức Thọ ngày 2/8/1986 là : “... tháng 2/1945 mới tổ chức Mặt trận Việt Minh trong công nhân cao su... ngày vào Ðảng 1945 của đ/c LÐA do Ðảng bộ Thủ Dầu Một có thể là đúng. Còn trước 1945 tôi chưa thấy rõ vì không có sự giới thiệu là một đảng viên nằm vùng”. Ban bảo vệ chính trị nội bộ và Ban Tổ chức Trung ương Ðảng khoá 9 cần khảo định lại những gì KBH đã viết để chứng tỏ LÐA vào Ðảng từ 1938 là đúng hay sai ? Thật trớ trêu trong khi tài liệu “Vấn đề Ðảng tịch của đ/c LÐA” đưa ra 2 tài liệu lưu trữ về hai bản lý lịch tự khai của LÐA là : Bản khai tháng 11/1976, khi tham gia Ðại hội 4, là vào Ðảng năm 1945, thành phần bản thân là viên chức. Còn bản khai tháng 8/1986, khi dự Ðại hội 6, là vào Ðảng ngày 30/5/1938 thành phần bản thân là công nhân. Cả hai lần khai trên đều ghi rõ: “Chưa sinh hoạt chi bộ” và không khai được cả người giới thiệu vào Ðảng. Vậy KBH căn cứ vào tài liệu nào để viết ra như vậy ?

Hay đó là lời kể của LÐA ? Nếu LÐA tự kể càng chứng tỏ LÐA là con người tiền hậu bất nhất. Trong thư ngày 3/2/2005 của 3 chúng tôi đã gửi BCH TW Ðảng khoá 9 tại HNTW 12, đ/c Bảy Cống hỏi LÐA : “Nghe người ta nói cậu là Surveillant”, “hay cậu là 2è burcau (phòng nhì)” thì LÐA trả lời “Tôi làm công chức cho đồn điền” sao LÐA không kể ra cho KBH viết lại tên sách. KBH viết... “Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ lần 2”, mọi người càng thấy sự lo xa của ông (LÐA) là quí giá biết bao. Ông Nguyễn Văn Thi chạy đến nói : “anh em chỗ tôi hăng hái nhưng không có súng, anh còn cho tôi mượn đỡ vài khẩu”... “ngay lúc đó ông (LÐA) lấy hai chiếc cam nhông của Sở cao su chọn trong quần áo nâu của mình một tiểu đội có súng và chừng 3 tiểu đội cung nỏ từ Lộc Ninh - Hớn Quản về tham gia bao vậy đánh quân Pháp...” là hoàn toàn sai sự thật và ngược lại. Chính tôi là người cung cấp vũ khí cho LÐA. Trong thư ngày 3/2/2005 của 3 chúng tôi đã đưa vấn đề thứ 3 trong 6 vấn đề LÐA là : “LÐA đã 2 lần để sổng toàn quyền De Coux, Thống đốc Nam Kỳ Hoffen và chủ đồn điền DeLalant sĩ quan phòng nhì của Pháp.

Sau ngày 9/3/1945 quân Nhật đã bắt De Coux. Hoffen tại Sài Gòn giải về giam ở nhà De Lalant. Tôi đã bàn bạc với LÐA kế hoạch phối hợp hành động dẫn một đội vũ trang lên Lộc Ninh tìm cách bắt sống, tiêu diệt đội bảo vệ Nhật, dẫn độ De Coux và đồng bọn lên Buôn Ma Thuột để giao cho TW. Nhưng đêm hôm sau LÐA bất ngờ huỷ kế hoạch lấy cớ sợ quân Nhật kéo lên khủng bố”.

Như vậy rõ ràng cả LÐA lẫn người viết là KBH đều là kẻ cố tình lật ngược lịch sử bất chấp sự thật. Thử hỏi khi ấy LÐA nhiều súng, nhiều đội quân áo nâu, cung nỏ, xe cam nhông như vậy sao không bắt sống hoặc tiêu diệt De coux, Hoffen, De Lalant mà để sổng cả 3 tên này ?

2. Phần 2 gọi là : “Ðánh giặc Pháp ở Miền Ðông Nam Bộ”. Với 19 trang sách KBH kể ra vanh vách họ tên, đơn vị lực lượng vũ trang ở Nam Bộ rồi phủ đầu là “khá phức tạp” ngày khi mở đầu phần này KBH viết về trận quân Pháp tập kích vào căn cứ Thuận Lợi rồi đưa ra việc gặp và ý kiến của ông Nguyễn Văn Hội là nhân chứng ở Thuận Lợi. Không rõ đó là lời của ông Hội hay của KBH viết ra mà cho rằng : “Sau này một vài người không hiểu rõ bối cảnh và tình hình lúc đó nên cứ nói rằng giặc Pháp tiến vào đốt phá hết kho tàng của khu 7 là hoàn toàn sai”. Trong thư ngày 3/2/2005 của 3 chúng tôi đã đưa ra vấn đề thứ 4 trong 6 vấn đề là : “LÐA đã bỏ chạy, không tổ chức cho lực lượng võ trang đánh trả quân Pháp tập kích vào Thuận Lợi, phá huỷ một khối lượng lớn cơ sở vật chất dự trữ của Miền Ðông”. LÐA nghe tin tư lệnh Nguyễn Bình sẽ xử tử hình vì tội để quân Pháp tập kích vào Thuận Lợi mà đơn vị LÐA đóng tại Thuận Lợi bỏ chạy để quân địch đốt cháy kho tàng 3 ngày đêm liền, đã trực tiếp đến gặp tôi nói việc này. KBH đã viết về LÐA ra Việt Bắc lần đầu tiên tự khai lý lịch xuất thân và cuộc đời hoạt động cách mạng vào 1953, xin chất vấn Ban tổ chức Trung ương khoá 9 kiểm chứng xem lý lịch LÐA tự khai năm 1953 có khớp với 2 lần khai trước khi dự đại hội 4 và 6 không ?.

3. Phần 3 gọi là “Trên chiến trường đánh cho Mỹ cút đánh cho nguỵ nhào”. Với 102 trang sách KBH viết khá dài dòng về LÐA. Từ khi tập kết ra Bắc rồi 1963 đi tàu không số về Cà Mau để hoạt động với chức Phó Tổng tham mưu trưởng, rồi từ 1963 - 1975 ra Bắc vào Nam 3 lần nữa. Trong chống Mỹ LÐA từ Ðại tá năm 1963 lên Trung tướng 1973 là công lao của ông nhưng có một vấn đề 3 chúng tôi đã đưa ra trong thư ngày 3/2/2005 gửi BCH TW khoá 9 tại HNTW 12 đã nói rõ : “Trong quan hệ gia đình LÐA là người chồng phản bội, ra Bắc được mấy năm, LÐA nói với đồng chí Bảy Cống là sẽ xin lấy vợ khác, vì bà Bảy Anh trong Nam đã lấy chồng, lại thuộc thành phần gia đình phản động làm tay sai cho địch. Ðồng chí Bẩy Cống nói : Hôm ở Cao Lãnh tôi thấy chị Bẩy khóc rất dữ khi tiễn anh đi tập kết, nghe nói sau đó chị về công tác ở Miền Ðông, căn cứ vào đâu mà anh nói chị đi lấy chồng và theo địch ? Tôi không tán thành”.

Việc LÐA lấy được vợ trên miền Bắc là nhờ Lê Ðức Thọ ủng hộ. LÐA về Nam từ 1963 - 1975 trong khi vợ ông hoạt động làm uỷ viên tỉnh uỷ Bình Dương cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng mà LÐA không dám tìm gặp để rõ thực hư. Ðánh giá việc này trong 3 việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đồng chí Phạm Hùng và Nguyễn Thị Ðịnh cùng đông đảo cán bộ miền Nam rất bất bình cho LÐA là tên vô đạo đức, quả không sai. Vì thế KBH cố viết dài dòng từ trận đánh này đến trận đánh khác và để LÐA kể lể rằng “Trên đời này những ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng cao độ thì hẳn sẽ hiểu hết lòng thông cảm cho giấc ngủ ngon lành...” của một con người vô đạo đức để ca ngợi chăng ? KBH có đưa ra LÐA một lần gặp đồng chí Hai Xô tại cuộc họp Bộ Chỉ huy Miền và hai lần nói về đồng chí Bảy Cống vào Nam 1969 và 1973 khi LÐA ra Bắc trở về. Sao KBH không gặp và trao đổi gì với 2 đồng chí Hai Xô và Bẩy Cống về những gì đã viết về LÐA là đúng sai bao nhiêu phần trăm.

4. Phần 4 gọi là “Làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia” Với 53 trang sách KBH viết khá nhiều công trạng của LÐA tại mặt trận Cămpuchia (CPC) với tư cách tư lệnh tiền phương. Trong thư ngày 3/2/2005 của 3 chúng tôi đã gửi TW Đảng đã chỉ rõ sai phạm về chính trị và quân sự của LÐA. KBH đã hết lời ca ngợi LÐA là nhằm che đậy những sai phạm lớn của LÐA tại CPC. Về chính trị LÐA đã cùng Lê Ðức Thọ để xẩy ra vụ Xiêm Riệp 1983 mà KBH phải viết ra là “sai lầm” ở Xiêm Riệp. Sai phạm này từ chủ trương “đánh địch ngầm” đến việc kiểm tra nhà ở của một số uỷ viên BCT Đảng nhân dân cách mạng CPC, bao biện làm thay can thiệp vào công việc nội bộ, bắt bớ Ðảng viên bạn, khiến bạn nghi ngờ tình cảm quốc tế trong sáng của Ðảng, Nhà nước và Quân đội ta. Sai phạm này BCH TW Ðảng ta phải cử người sang xin lỗi Ðảng bạn như KBH viết trên sách. Còn về quân sự LÐA chủ trương trong năm 1980 quét sạch quân địch ngoài địa hình mà trọng điểm là vùng rừng Ô ran đồng thời hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ phá tan âm mưu địch dùng phần tử 2 mặt lũng đoạn Ðảng và chính quyền của bạn. LÐA chỉ đạo chiến tranh theo kiểu ăn đong, năm này chưa xong thì năm sau, kéo dài 10 năm vẫn chưa diệt được quân Pôn pốt. LÐA chủ trương “khoá chặt biên giới” để “xây dựng tuyến phòng thủ biên giới” gọi là mật danh K5.

Mặc dù đã huy động nhân dân bạn các nơi lên biên giới cùng quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội bạn chặt cây, đào hào, rải chông, căng giây thép gai ngăn quân Pôn pốt từ Thái Lan lấn sang để khoá chặt biên giới nhưng địch vẫn mở được hành lang tiến sâu vào đến 30 - 40 km. Chủ trương sai lầm này LÐA đã làm cho hàng chục vạn cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cũng như bộ đội và nhân dân bạn bỏ xác trên tuyến biên giới dài 1.200 Km.

KBH viết ra và LÐA thừa nhận : “Chuyện sai lầm ở Xiêm Riệp” mà người chỉ huy trực tiếp là LÐA không dám đứng ra xin lỗi bạn. Ðến khi bộ phận tiền phương của Cục Khoa học quân sự Bộ Tổng tham mưu tại CPC đề nghị nên có sự đánh giá khách quan hơn, có sự chỉ huy chiến tranh bài bản hơn thì LÐA nổi giận ra lệnh cho 10 đại tá cơ quan này về nước. Lý do cho về nước LÐA đưa ra là : “tinh giảm bộ máy ở chiến trường”, nhưng thực chất là để Bộ Tổng tham mưu tại CPC do ông chỉ huy dễ độc quyền hơn như trong thư 3 chúng tôi ngày 3/2/2005 đã gửi BCH TW Ðảng.

KBH đã viết ra toàn là thành tích của LÐA trên Mặt trận CPC để che đậy sai lầm và đánh bóng con đường thẳng tiến của LÐA đi vào uỷ viên TW Khoá 4 rồi vào BCT khoá 5 để “đầu xuôi đuôi lọt” một cách ghê sợ.

5. Phần 5 gọi là : “Trong công cuộc đổi mới đất nước”. Với 60 trang sách KBH đã vẽ ra chân dung LÐA trong công cuộc đổi mới cũng rất mới. Từ hàm Trung tướng sau 4 năm 1984 - 1987 LÐA leo lên tột đỉnh từ Ðại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng đến Chủ tịch nước. Ðể gìn giữ bộ mặt này LÐA đã tạo ra một chân dung bên trong của tâm địa ngay từ vụ Xiêm Riệp 1983 càng bộc lộ rõ trong thời kỳ đổi mới đến những mưu đồ chính trị bằng vụ Sáu Sứ 1991, Vụ cục II 1995, vụ T4 1997 - 1999, vụ nói xấu, vụ khống nhằm lật đổ Tổng bí thư Lê Khả Phiêu như trong thư ngày 3/2/2005 của 3 chúng tôi đã gửi BCH TW Ðảng.

Ðây là những vụ án chính trị siêu nghiêm trọng từ khi LÐA vào được BCT khoá 6 đều có bàn tay của LÐA nên dư luận cho đó là nguyên nhân không giải quyết được, cứ bàn giao hết khoá 7, khoá 8, rồi khoá 9 hiện nay, làm cho trong Ðảng, trong quân đội và cả trong nhân dân bất bình ngày càng tăng cao.

Thế mà Ðỗ Mười viết trong lời tựa cho LÐA là người “sinh hoạt và lối sống thì giản dị mẫu mực” có lẽ vì LÐA chỉ giản dị mẫu mực trong số những người vô đạo đức mà thôi. Còn Ðỗ Mười cho : “LÐA là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn” vì LÐA là tầm cỡ chui sâu leo cao bằng binh nghiệp để lên đến đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch nước như phân tích ở trên mà Ðỗ Mười gọi là nhà quân sự lớn chăng ? Còn KBH kết thúc cuốn sách lại viết LÐA : “là niềm tin của hàng triệu đồng bào, là cây cao bóng cả, là tấm gương sáng cả về đạo đức lối sống, cả về năng lực tư duy và năng lực hành động cho thế hệ cán bộ lãnh đạo đất nước ngày hôm nay và mai sau” thật là mỉa mai sau khi đã đọc các phân tích nói trên của tôi vạch ra. KBH tự bịt tai, bịt mắt mới không nghe thấy nhìn thấy từ khi Ðại tướng Võ Nguyên Giáp rồi Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh đến một số tướng lĩnh cao cấp đã gửi thư đến BCH TW Ðảng tố cáo gì ?

Không nghe được “Tiếng sấm rền vang bên hồ Trúc Bạch” của một số Cựu chiến binh Hà Nội đã viết về Hội nghị quân sự quân uỷ Trung ương tháng 8/2004 chăng ? Không biết gì về Hội nghị của hơn 40 vị cựu uỷ viên BCT. Tổng bí thư, bí thư Trung ương, Phó chủ tịch quốc hội, Phó chủ tịch nước mà dư luận gọi là Hội nghị Diên Hồng thời đổi mới đã nói gì hay sao ? Chỉ có Ðỗ Mười và những kẻ tay chân được LÐA cất nhắc mới coi LÐA là niềm tin (chứ không phải hàng triệu đồng bào) là cây cao bóng cả, tấm gương sáng mà thôi.

Còn về đạo đức lối sống chắc KBH không đủ trình độ phản bác đánh giá của 2 đồng chí quá cố Phạm Hùng và Nguyễn Thị Ðịnh cho LÐA là tên vô đạo đức. Về năng lực tư duy và năng lực hành động như phân tích ở năm phần viết của KBH quả là đã thể hiện rõ đạo đức lối sống của LÐA cho dù ngòi bút của KBH đã tô vẽ cách nào đi nữa LÐA vẫn là con người lừa dối Ðảng, bằng con đường binh nghiệp leo cao chui sâu để cuối đời thò ra nhiều mưu đồ chính trị thâm độc.

6. Kết luận và kiến nghị :

Cuốn sách viết về LÐA của KBH đã có ý đồ từ lâu khi Viện Lịch sử quân đội giới thiệu đến gặp tôi chứ không phải và viết xong tháng 8/2005 như ghi ở cuối sách. Sau khi tôi cùng 2 đồng chí Hai Xô và Bảy Cống gửi thư ngày 3/2/2005 đến BCH TW Ðảng khoá 9 tại HNTW 12, rồi TW Ðảng cử Ðoàn cán bộ vào gặp 3 chúng tôi khi hai đồng chí Hai Xô và Bảy Cống sức khoẻ đang yếu đã yêu cầu Ðoàn làm việc trực tiếp với tôi mà thư thứ 3 ngày 23/9/2005 tôi gửi BCH TW Ðảng khoá 9 đã nói rõ khi đồng chí Hai Xô nằm bệnh viện Thống nhất LÐA đã vào thăm rồi KBH đã viết lên báo “Hà Nội mới” số ra ngày 14/7/2005 không dám nói ra câu trả lời của đồng chí Hai Xô rằng : “Ðúng, đây là vấn đề lịch sử của Ðảng” để đáp câu hỏi của LÐA “Nghe nói anh có thư gửi BCH TW Ðảng phải không”.

Có lẽ vì thế mà sau đó LĐA chỉ đạo KBH tung ngay ra cuốn “đại tướng Lê Đức Anh” tháng 8/2005 để NXB Quân đội nhân dân vội in ấn phát hành trong tháng 9/2005. Việc làm này của thầy trò LDA va KHB nhằm hai mục đích sau đây:

a. Thầy trò LÐA - KBH tung ra được cuốn sách này trong cả nước cứ tưởng sẽ mang lại : “...niềm tin của hàng triệu đồng bào... về đạo đức lối sống cả về năng lực tư duy và năng lực hành động...” của LÐA như KBH đã viết và được Ðỗ Mười phụ hoạ tâng bốc là : “Nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn...” sẽ không bị thư ngày 3/2/2005 của 3 chúng tôi đã gửi BCH TW Ðảng khoá 9 tại HNTW 12 tố cáo 6 vấn đề để vạch rõ chân tướng thực của LÐA chỉ là người man khai lý lịch Ðảng, là người vô đạo đức cả lối sống lẫn hành động và tư duy mà thôi. Sau khi hai đồng chí Hai Xô và Bảy Cống đã qua đời thực hiện di nguyện của hai đồng chí đó ngày 23/9/2005 tôi tiếp tục gửi thư đến BCH TW Ðảng khoá 9 trước HNTW 13 rằng : “không thể và không cho phép một thế lực nào tìm cách ngăn cản mọi tố cáo nhằm vạch trần lịch sử chính trị của LÐA đã chui sâu leo cao, đã gây ra bao vụ việc chính trị siêu nghiêm trọng, đã gây bè phái trong lãnh đạo TW Ðảng và Quân đội để chống lại những người cộng sản chân chính”

b. Tung ra được cuốn sách này thầy trò LÐA - KBH hy vọng sẽ làm cho phe cánh và tay chân dù đã nghỉ hưu hay tại chức sẽ ủng hộ LÐA để tạo ra được thế lực ngăn cản trước mắt là HNTW 13 không phán xét các vụ án chính trị siêu nghiêm trọng mà LÐA là kẻ chủ mưu phải giải quyết trước ÐH 10. Như trong thư ngày 23/9/2005 đã gửi BCH TW Ðảng khoá 9 lần nữa tôi xin nói rằng : “Khoá 9 không xử lý dứt điểm các vụ án chính trị siêu nghiêm trọng và lịch sử chính trị LÐA thì lịch sử dù 10 năm, 20 năm nữa sẽ phán xét BCH TW Ðảng khoá 9 là thiếu trách nhiệm, không cương quyết xử lý để làm mất lòng tin của cán bộ Ðảng viên trong toàn Ðảng, toàn Quân và toàn dân”.

Nay qua thư này tôi và các tướng lĩnh Cựu chiến binh trên 50, 60 tuổi Ðảng ở Nam bộ kiến nghị đến đồng chí Tổng bí thư, BCT, BCH TW Ðảng khoá 9 tại HNTW 13 cần quyết định thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách “Ðại tướng Lê Ðức Anh” của KBH. Kiến nghị Ban Tư tưởng Văn hoá TW chỉ đạo kiểm điểm NXB Quân đội nhân dân và tác giả KBH để công khai trên các báo cho người đọc cả nước biết rõ đây là cuốn sách mang đầy âm mưu chính trị cá nhân. Nếu sau HNTW 13 Ðảng không thu hồi tiêu huỷ, không xử lý NXB và người viết, chúng tôi sẽ đưa bài viết này lên các phương tiện truyền thông để ngăn chặn dư luận phát triển theo chiều hướng của tay chân LÐA.

Trân trọng kính chào !

----- O -----

VẤN ĐỀ ĐẢNG TỊCH CỦA LÊ ĐỨC ANH

Trong vấn đề này, ngoài các thư từ của các lão thành cách mạng, tướng lĩnh quân đội... có hai tài liệu còn lưu trữ: Một tài liệu tháng 11 - 1976, khi đồng chí Lê Đức Anh tham gia Đại hội 4 và được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương. Lúc ấy đồng chí Lê Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 9; một tài liệu nữa làm tháng 8 - 1986 trước Đại hội 6. Lúc đó đồng chí Lê Đức Anh là Trưởng ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia giúp bạn Camphuchia, Ủy viên Bộ Chính trị. Trước đó đồng chí Lê Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 7.

+ Tài liệu thứ nhất ghi:

- Thành phần gia đình: Trung nông; Bản thân: Viên chức
- Tham gia cách mạng: 1937
- Vào Đảng: 7 - 1945
- Chính thức: 8 - 1945

“Bản thân học đến năm 1937, ra dạy tư ở Phú Vang, được kết nạp Đảng vào năm 1938, nhưng chưa sinh hoạt chi bộ. Giữa năm 1939, người anh rể (Hồ Văn Nguyên) bị bắt nên mất liên lạc. Cuối năm 1939 vào Hội An, năm 1940 vào Đà Lạt - Lộc Ninh. Tháng 11 năm 1944 tiếp mối liên lạc hoạt động trong công nhân cao su. Tháng 7 - 1945 được giao nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa. Lấy đó làm ngày kết nạp và lấy ngày 30 - 8 - 1945 là ngày làm Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm ngày chính thức”.

+ Tài liệu thứ hai làm tháng 4 - 1986 (bước vào Đại hội 6) ghi:

- Thành phần gia đình: Trung nông
- Bản thân: Công nhân
- Ngày và nơi tham gia cách mạng: 1937
- Ngày nhập ngũ: Tháng 8 - 1945
- Ngày vào Đảng: 30 - 5 - 1938
- Ngày chính thức: 05 - 10 - 1938

+ Quá trình hoạt động cách mạng:

1937 : Tham gia phong trào Bình Dân ở Phú Vang, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1938.
Giữa năm 1939, địch khủng bố mất liên lạc, vào Hội An, Đà Lạt, Thủ Dầu Một làm ăn.
4 - 1944: Được giao các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi.
8 - 1945: Chỉ huy quân đội vũ trang Thủ Dầu Một, làm trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị tiểu đoàn, chính trị viên chi đội 1, sau là trung đoàn 301, trung đoàn ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một”.

Vì vậy, ngày vào Đảng (30 - 5 - 1938), ngày chính thức (05 - 10 - 1938) ghi trong bản tóm tắt lý lịch năm 1986 của đồng chí Lê Đức Anh là một nghi vấn. Việc các đồng chí lão thành cách mạng, tướng lĩnh quân đội yêu cầu Đảng thẩm tra vấn đề Đảng tịch đồng chí Lê Đức Anh từ năm 1982, và từ năm 1986 (khi có bản tóm tắt lý lịch của đồng chí Lê Đức Anh lần thứ 2) là một yêu cầu xác đáng.

Trong công tác Đảng viên thì vấn đề Đảng tịch bất cứ thời kỳ nào cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Điều lệ Đảng quy định: Đảng viên chỉ được tính tuổi Đảng từ khi được kết nạp Đảng chính thức. Có nghĩa rằng chỉ có thể chính thức được công nhận là Đảng viên từ ngày được chi bộ chính thức kết nạp.

Trong bản tóm tắt lý lịch lần thứ nhất (tháng 11 - 1976) của đồng chí Lê Đức Anh có ghi rõ: chưa sinh hoạt chi bộ. năm 1939 thì mất liên lạc. Cho dù được kết nạp dự bị năm 1938 thì cũng không thể kết nạp chính thức, vì chưa sinh hoạt chi bộ.

Bản tóm tắt lý lịch: 11 - 1976 ghi là:

“Tháng 11 - 1944 tiếp mối liên lạc hoạt động trong công nhân cao su”. Vậy, tiếp mối liên lạc hoạt động gì? Hoạt động Việt Minh Cứu Quốc hay hoạt động Đảng? Hoạt động Đảng là hoạt động với tư cách đảng viên chính thức hay đảng viên dự bị? Giả định đã tiếp mối liên lạc về Đảng thì sau đó hoặc là được kết nạp dự bị lại, hoặc là sau một thời gian thử thách được chính thức kết nạp vào Đảng. Trong tóm tắt lý lịch tháng 11 - 1976 không nói điều này. Xin lưu ý là từ tháng 4 - 1944 đến tháng 7 - 1945 là 1 năm 3 tháng. Lúc đó đang là cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, có vùng Đảng đã hoạt động bán công khai.

Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 - 1976 còn ghi là:

“Tháng 7 - 1945 được giao nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa. Lấy đó làm ngày kết nạplấy ngày 30 - 8 - 1945 là ngày làm Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một làm ngày chính thức”. “Lấy đó làm ngày kết nạp”... nghĩa là thế nào? “Lấy đó làm ngày chính thức”... nghĩa là thế nào? Nghĩa là lấy đó mà thôi, chứ không phải là đã được kết nạp, được làm lễ chính thức.

Đồng chí Năm Thi trong bức thư gửi đồng chí Lê Đức Thọ yêu cầu xác minh lý lịch và các vấn đề về đồng chí Lê Đức Anh viết ngày 2 - 8 - 1986 có nói:

“Đầu năm 1945, tôi (Năm Thi là Ủy viên Ban cán sự Thủ Dầu Một) được phân công đến Lộc Ninh để kiểm điểm khả năng tổ chức lực lượng Mặt trận Việt Minh... Tháng 2 - 1945 một tổ chức Mặt trận Việt Minh trong công nhân cao su... Ngày vào Đảng năm 1945 (của đồng chí Lê Đức Anh) do Đảng bộ Thủ Dầu Một có thể là đúng. Còn trước năm 1945, tôi (Năm Thi) chưa thấy rõ vì không có sự giới thiệu nào là một đồng chí đảng viên nằm vùng”.

Nhiều đồng chí cho rằng: đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp hoặc chưa được kết nạp chính thức. cho nên mới dùng cái từ “lấy đó làm ngày kết nạp, lấy đó làm ngày chính thức”.

Vì vậy, yêu cầu thẩm tra đảng tịch đồng chí Lê Đức Anh của nhiều đồng chí lão thành cách mạng là có lý do xác đáng.

Cần lưu ý là:

Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 - 1976 ghi: Thành phần là “viên chức”. Viên chức là thuộc thành phần tiểu tư sản. Được kết nạp năm 1938, nhưng không có ngày.
Điều lệ Đảng trước đây quy định: Thời gian dự bị của những người được kết nạp Đảng thành phần tiểu tư sản là 6 tháng. Còn xuất thân thành phần công nhân thời gian dự bị là 3 tháng.

Cho nên khi khai ngày kết nạp (dự bị) là 30 - 5 - 1938 và ngày chính thức là 05 - 10 - 1938 (cách nhau 4 tháng 6 ngày thì tất nhiên kèm theo đó phải khai tụt xuống là xuất thân công nhân). Vì nếu xuất thân viên chức thì thời gian dự bị phải là 6 tháng. (Đó là chưa nói các nghi vấn khác như một số đồng chí đảng viên đã đặt vấn đề từ năm 1982).

Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 - 1976 ghi:

Tham gia Mặt trận Bình Dân, bị địch khủng bố mất liên lạc vào Nam Bộ làm ăn. Tháng 4 - 1944, tiếp tục hoạt động”. Như vậy là chỉ nói tham gia Mặt trận Bình Dân, không nói rõ tham gia Đảng. Chỉ nói “mất liên lạc vào Nam Bộ làm ăn. Tháng 4 - 1944 tiếp tục hoạt động”. Như vậy là từ năm 1939 đến tháng 4 năm 1944 làm ăn, không hoạt động gì, thời gian đó là hơn 5 năm. 5 năm không phải là thời gian ngắn.

Bản tóm tắt lý lịch tháng 11 - 1976 như vậy, thế thì làm sao lại tòi ra trong bản tóm tắt lý lịch lần 2: ngày vào Đảng là ngày 30 - 5 - 1938, ngày chính thức là ngày 05- 10 - 1938? Vì sao đến năm 1986 lại nhớ cụ thể ngày tháng kết nạp chính thức đến như vậy? Nếu được kết nạp chính thức rồi mà trong suốt 5 năm ấy, sao không tìm cách bắt liên lạc với Đảng? Khi vào Hội An, phong trào cách mạng ở Hội An, Duy Xuyên, Quảng Nam rất mạnh. Tổ chức Đảng và các tổ chức công khai như các hội ái hữu, các nghiệp đoàn đều hoạt động mạnh, ngay trong Sở đạc điền mà đồng chí Lê Đức Anh làm thư ký cũng có tổ chức quần chúng của Đảng.

Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên nghi vấn đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp vào Đảng là có lý do.

Vậy tại sao từ năm 1986, khi có bản tóm tắt lý lịch lần 2 của đồng chí Lê Đức Anh, và có lời ghi ở góc phải trên bức thư ngày 2 - 8 - 1986 đồng chí Năm Thi gửi đồng chí Lê Đức Thọ là: “Điều tra lý lịch ngày vào Đảng có phải là 44 hay 39?”. Ban Tổ chức Trung ương và Ban Bảo vệ chính trị nội bộ lại không tiến hành kiểm tra và xác minh?

Đồng chí Nguyễn Đức Tâm cho biết:

Đồng chí Nguyễn Đức Tâm có trực tiếp báo cáo với đồng chí Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa ấy về vấn đề lý lịch đồng chí Lê Đức Anh. Đồng chí Lê Đức Thọ đang nghiên cứu nhân sự Tổng Bí thư nên không có thời gian xem xét tiểu sử đồng chí Lê Đức Anh và chỉ gặp đồng chí Lê Đức Anh bảo đồng chí Lê Đức Anh viết báo cáo gửi lên Ban Tổ chức Trung ương và để sau Đại hội hãy hay.

Thư đồng chí Lê Đức Anh gửi đồng chí Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ngày 16 - 11 - 1986 chỉ đề cập 3 vấn đề mà theo đồng chí Lê Đức Anh là “do nhóm Trần Văn Trà, Tô Ký, Năm Thi, Huỳnh Văn Một, v.v... sẽ nói trong dịp Đại hội toàn quân vào cuối tháng 11 năm 1986:

1. Làm cai cao su.
2. Tại sao tôi (Lê Đức Anh) lãnh đạo khởi nghĩa ở các vùng đồn điền cao su ở phía bắc Thủ Dầu Một mà không bắt và giết tên Giám đốc đồn điền cao su?
3. Tại sao tôi (Lê Đức Anh) không bắt được bọn quan chức cao cấp của Pháp bị bọn Nhật giam giữ ở Lộc Ninh, Thủ Dầu Một khi đã giành được chính quyền?”

Trong bức thư gửi đồng chí Lê Đức Thọ ngày 16 - 11 - 1986 của đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Lê Đức Anh hoàn toàn không đề cập đến vấn đề đảng tịch.

Đồng chí Nguyễn Đình Hương cho biết:

“Trong thời gian chuẩn bị Đại hội 6 xẩy ra sự kiện anh Văn Tiến Dũng và anh Chu Huy Mân không trúng đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc. Lúc đó cân nhắc ai làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, kết quả là Bộ Chính trị giới thiệu đồng chí Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và khi xem xét không bàn gì về lịch sử chính trị đồng chí Lê Đức Anh”.

Khóa 6, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Đức Tâm báo cáo với đồng chí Nguyễn Văn Linh một số vấn đề về lịch sử chính trị đồng chí Lê Đức Anh, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh không có ý kiến gì.

Đến Đại hội 7, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Đình Hương, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, báo cáo với đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí Đỗ Mười thấy thư phản ánh có vấn đề phải nghiên cứu, nhưng lúc ấy đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị, bầu làm Chủ tịch nước nên đồng chí Đỗ Mười không có ý kiến gì.

Đồng chí Nguyễn Đình Hương, Khi làm Phó Ban Tổ chức Trung ương kiêm Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ được đồng chí Lê Đức Thọ và Nguyễn Đức Tâm giao nghiên cứu các thư phản ánh về lịch sử chính trị đồng chí Lê Đức Anh. Lúc đó đồng chí Lê Đức Anh đã được Trung ương và Bộ Chính trị cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, cho nên cũng dừng lại.

Đến khi Đài phát thanh đưa tin đồng chí Lê Đức Anh được nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng thì các lão thành cách mạng, cán bộ, đảng viên lại có thư yêu cầu xem xét đảng tịch đồng chí Lê Đức Anh.

Sau Đại hội 9, qua các hành động vi phạm nguyên tắc, lộng quyền, vu khống của đồng chí Lê Đức Anh, cho đến nay, khi vụ T4 được phát hiện, thư phản ánh về tiểu sử đồng chí Lê Đức Anh lại rộ lên.

Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ từ cuối khóa 5, khóa 6, khóa 7, khóa 8 đều thấy đảng tịch của đồng chí Lê Đức Anh cần phải xem xét lại. Nhưng do nể nang, lấy lý do là đã được bầu vào chức vụ cao của Đảng và Nhà nước, nên bỏ qua, không xem xét. Không thể lấy thái độ hữu khuynh ấy để làm căn cứ mà không thẩm tra lại lý lịch đồng chí Lê Đức Anh.

Đồng chí Lê Đức Anh tự khai vào Đảng ngày 30 tháng 5 năm 1938 và chính thức ngày 05 tháng 10 năm 1938 là khai man.

----- O -----

Lời Ban biên tập:

Do điều kiện hạn chế trong việc truy cập Internet, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc trong nước bài phỏng vấn sau đây của đài Á Châu Tự Do ( RFA) với ông Lê Hồng Hà về một bài viết ký tên ông Đỗ Mười. Ông Lê Hồng Hà nguyên là Bí thư Đảng đoàn - Bộ Công an, ông sớm nhận ra những khuyết tật của đường lối cộng sản. Trong quan điểm của mình, ông Lê Hồng Hà luôn cổ vũ cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam.

Ông Lê Hồng Hà nhận định về bài của ông Ðỗ Mười khi bàn về định hướng XHCN
Việt Hùng, phóng viên đài RFA, Nov 25, 2005

RFA - Liên quan đến định hướng và công tác chuẩn bị cho Ðại Hội 10 đảng cộng sản Việt Nam, mới đây, sau một thời gian dài im tiếng, như muốn chứng tỏ về cái gọi là quyền uy của mình, ông Ðỗ Mười, nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề: "Về định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa trong xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay". Do đâu mà ông Mười lại cho rằng, "con đường tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội của Việt Nam đang bị các thế lực thù nghịch ngăn cản, một số đảng viên dao động, thậm chí phản bội đầu hàng ...." .

Liệu ông Mười có phải là nhà lý luận thực tiễn như ông nói hay không, liệu ông có phải là người đã đánh giá đúng thực tế những gì đang diễn ra tại Việt Nam hay không? Nguyên do nào, đã nghỉ hưu rồi mà sao ông vẫn tâm huyết với đường hướng của Việt Nam nhiều đến như vậy?

Bắt đầu từ buổi phát thanh hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quí thính giả loạt bài ghi nhận phản ứng của những nhà theo dõi và bình luận thời cuộc Việt Nam cả trong và ngoài nước do Việt Hùng thực hiện. Hôm nay là cuộc nói chuyện với một trong những nhà lý luận thực tiễn hàng đầu tại Việt Nam là ông Lê Hồng Hà. Từ Hà Nội ông đưa ra cái nhìn về bài viết của ông Ðỗ Mười:

Ông Lê Hồng Hà: Chứng tỏ rằng ông Ðỗ Mười không hiểu được tình hình thế giới đang vận động ra làm sao. Ông không thể hiểu được tại sao Liên Xô và các nước Ðông Âu đổ vỡ về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau khi sụp đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa rồi thì người ta tiến lên hay thoái bộ như thế nào, ông không lý giải nổi, ông không hiểu được.

Ông cũng không hiểu được quá trình đổi mới của xã hội Việt Nam. Hiện nay xã hội Việt Nam có cái gì mới so với trước đây 30 năm, ông cũng không hiểu nổi, rồi ông ấy muốn lôi nước Việt Nam trở lại đường lối cổ hủ đã đưa Việt Nam đến chỗ suy sụp của thời kỳ 75 - 85, thế cho nên đứng về mặt chất lượng thì phải nói rằng bài viết của ông Ðỗ Mười chất lượng không có.

Việt Hùng: Với cái nhìn của ông tại sao ông Ðỗ Mười lại viết trong thời điểm hiện nay?

Ông Lê Hồng Hà: Muốn hiểu được tại sao lại có bài viết ấy thì tôi xin được nói rằng, ông Ðỗ Mười cũng như nhiều ông bảo thủ trong cơ quan lãnh đạo hiện nay, người ta xuất phát từ mục tiêu là phải bảo vệ cho kỳ được 3 vấn đề:

- Bảo vệ cho kỳ được chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội mà họ gọi là lý tưởng.
- Bảo vệ uy tín của Ðảng đang xa xút dữ dội.

Họ nhất định là phải bảo vệ 3 cái đó, cho nên trong cách suy nghĩ của họ, trong cách phân tích của họ, hoàn toàn không thấy bóng dáng của vấn đề dân tộc Việt Nam này lên xuống ra làm sao? Lợi ích của dân tộc Việt Nam khi nào bị chặt, khi nào bị trà đạp, khi nào được cải thiện.

Xã hội Việt Nam lúc nào xuống và lúc nào lên. Người ta không lấy lợi ích dân tộc, người ta không lấy đời sống của dân tộc, người ta không lấy sự phát triển của xã hội làm nền, làm một chủ thể để phân tích, mà người ta chỉ xoay quanh vấn đề là mặc kệ nó, đất nước này ra sao kệ, đời sống của nhân dân xa xút ra làm sao kệ.

Người ta cứ phải làm sao để mà viết, để bảo vệ được 3 cái điểm ấy thì tức là người ta cho rằng đấy là người ta trung thành nhất với xã hội, người ta trung thành nhất với Mác-Lênin, người ta kiên định cách mạng cho nên bài này của ông Ðỗ Mười cũng như trong 10 năm vừa qua xuất phát từ một ý đồ, phải bảo vệ cho kỳ được 3 vấn đề đó.

Việt Hùng: Nếu mà nói như vậy, phải chăng trong chính trường Việt Nam hiện đang diễn ra những tranh cãi lý luận, như vậy theo ông giới nghiên cứu đánh giá vấn đề này ra sao?

Ông Lê Hồng Hà: Ðang diễn ra một cuộc tranh luận ở trong nội bộ ở đất nước của chúng tôi. Trong cuộc tranh luận ấy những ý kiến muốn bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, muốn bảo vệ lý tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội, muốn bảo vệ uy tín của đảng đang xa xút thì họ đang bị thua, tôi xin nói là họ đang bị thua.

Thí dụ như về Chủ Nghĩa Mác-Lênin trong giới lý luận ở Việt Nam đã có nhiều người nêu lên vấn đề là không có Chủ Nghĩa Mác-Lênin. Khái niệm về Chủ Nghĩa Mác-Lênin xuất hiện kể từ năm 1930 do Stalin đặt ra. Từ đó trở đi nó đem những nội dung, phản ảnh nội dung hệ thống quan điểm của Stalin chứ không phải nguyên mẫu của Marx nữa.

Ở Việt Nam cái gọi là nội dung của Chủ Nghĩa Mác-Lênin ấy, không những chỉ phản ảnh hệ tư tưởng của Stalin mà còn pha thêm tư tưởng của Mao Trạch Ðông nữa. Cho nên trong một thời gian dài, trong tất cả giáo trình của Việt Nam, sách giáo khoa về Mác-Lênin đều phản ảnh hệ thống quan điểm của Stalin và của Mao Trạch Ðông.

Vì vậy gần đây, trong giới lý luận người ta đề nghị rằng, không có chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin mà Việt Nam đang nói là hệ tư tưởng của Stalin - Mao Trạch Ðông. Không thể nào đặt vấn đề trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Ðặt vấn đề như thế sẽ trở thành vô nghĩa.

Việt Hùng: Phải chăng chính vì những vấn đề này mà uy tín của Ðảng thêm phần thuyên giảm trong bối cảnh xã hội ngày nay? Nếu chỉ nói riêng trong vấn đề lý luận và chỉ về vấn đề này không thôi, liệu có còn giữ được uy tín trong hàng ngũ đảng viên nữa hay không thưa ông?

Ông Lê Hồng Hà: Về vấn đề giữ uy tín của đảng trong điều kiện đảng đã gây nên sự tụt hậu xa của xã hội Việt Nam. Uy tín của đảng trong nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Cho nên 3 mục tiêu ấy mà các nhà lãnh đạo và bản thân ông Ðỗ Mười là bất chấp, họ có nhiệm vụ là phải bảo vệ cho kỳ được cho dù cách lập luận của mình nó phi lý, dù chẳng có lô-gích gì, mình chẳng có cơ sở thực tiễn lý luận gì để mà bênh vực, nhưng cứ phải bênh vực cho kỳ được.

Việt Hùng: Như vậy theo ông, phải chăng các nhà lãnh đạo đang muốn theo đuổi chiến lược gì, liệu ở đây thực sự là có chiến lược chung với tình hình đất nước hay không?

Ông Lê Hồng Hà: Chiến lược chung của cơ quan lãnh đạo hiện nay muốn bảo vệ được 3 điểm nói trên, bảo vệ Chủ Nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ uy tín của đảng cộng sản, cho nên người ta phải tìm cách đặt vấn đề như thế nào?

Mấu chốt là ở chỗ này, tức là người ta đặt vấn đề phải tổng kết 20 năm đổi mới, rồi dựa vào tổng kết 20 năm đổi mới ấy để nêu lên thắng lợi này thắng lợi khác, mà người ta cho là thắng lợi to lớn, thắng lợi toàn diện, rồi một vài ông lý luận lại cho rằng, đấy là thắng lợi thần kỳ như cuộc Cách Mạng tháng 8, thần kỳ khách chiến chống Pháp, rồi bây giờ là thần kỳ đổi mới, nhưng cách đặt vấn đề của họ là phi lý.

Bài của ông Ðỗ Mười cũng nói quá trình đổi mới cách mạng là ghê gớm là thế này thế khác. Vấn đề quan trọng nhất sau 30 năm từ năm 75 trở lại đây, đánh lẽ phải tổng kết 30 năm quá trình của đất nước Việt Nam thì họ lờ đi 10 năm đầu.

Bởi vì 10 năm đầu (75 - 85) là 10 năm thất bại dữ dội với đường lối sai lầm của Ðại Hội IV, chỉ sau vài năm cả đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng. Vì chỗ nguy ngập của cái khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ấy thì mới đẻ ra "Ðổi Mới".

Nhưng bây giờ họ muốn lờ 10 năm ấy đi mà họ chỉ Tổng Kết 20 năm Ðổi Mới. Nào là đời sống nhân dân trước và sau 20 năm khá lên ra làm sao để nói thành tích mà lờ đi cái thất bại.

Khi nói đến thành tích là to lớn, là toàn diện là có ý nghĩa lịch sử thì người ta mới có cơ sở để mà nói rằng đấy là do đường lối của đảng là đúng đắn, là do vận dụng Chủ Nghĩa Mác-Lênin, là do giữ gìn mục tiêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Thế cho nên, chiến lược của họ về công tác tư tưởng đối với nhân dân Việt Nam là họ đặt vấn đề Tổng Kết 20 năm để họ nói như thế là đường lối đúng đắn, như thế Mác-Lênin là vận dụng sáng tạo, như thế đảng là vinh quang....

Việt Hùng: Nếu nói đảng là vinh quang, trong khi so với các quốc gia xung quanh thì Việt Nam vẫn là quốc gia chậm phát triển, tụt hậu, như vậy thì làm sao dư luận có thể đồng ý được khi lãnh đạo dùng những lời biện bạch như vậy?

Ông Lê Hồng Hà: Ở đây có một vấn đề đó là yếu chí tử. Tức là thế nào, tức là sau 30 năm qua đất nước Việt Nam ở vào một tình trạng xa xút dữ dội. Ông Trần Văn Hà có nói đến 2 cái quốc nhục. Ông Lê Ðăng Doanh cũng có nói đến tình trạng ấy và các tài liệu khác người ta đều nhấn mạnh với 500 US đôla thu nhập GDP bình quân đầu người là thuộc hạng những quốc gia nghèo nhất.

Cơ quan tuyên huấn hiện nay họ muốn lờ cái thu nhập GDP đầu người đi. Họ chỉ muốn nói đến tiến bộ sau 20 năm đổi mới chứ họ không dám nói sau 30 năm rồi đất nước Việt Nam tụt hậu như thế, họ muốn lờ đi.

Vì đất nước Việt Nam trong hoàn cảnh tụt hậu như thế cho nên vị trí Việt Nam đứng về phương diện giáo dục thấp, về phương diện y tế thấp, vị trí Việt Nam đứng về mặt phát triển con người cũng thấp. Và tất cả những vấn đề đó lại đi liền với tệ nạn tham nhũng lan tràn, đạo đức xã hội xuống cấp trong khi tệ nạn xã hội lại tăng lên...

Vấn đề đó họ không dám nhận và họ muốn che dấu thực trạng đó. Thực trạng ấy trong 30 năm Việt Nam tụt hậu, các nước khác người ta tiến mạnh, người thì tiến gấp 5 lần, người thì tiến gấp 10 lần, người thì gấp 20 lần, người thì tiến 50 lần. Đáng nhẽ ra phải xoáy vào cái lớn nhất ấy để làm thế nào cho dân tộc Việt Nam và đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam nhận thức được đấy là trách nhiệm của mình.

Các nước khác người ta không có Chủ Nghĩa Mác-Lênin, người ta không có đảng cộng sản, người ta không có con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì người ta tiến như thế, còn ông nước Việt Nam này cứ tự xưng là như thế, nhưng ông cứ tụt hậu là như thế, cái gốc chính là ở chỗ ấy.

Do đó họ làm như thế cho nên họ phải tìm cách nhấn mạnh vào cái nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào hạng thứ nhì sau Trung Quốc. Rồi họ nói rùm beng những lễ kỷ niệm lớn như 60 năm kỷ niệm Cách Mạng Tháng 8. 75 năm kỷ niệm đảng, họ lấy ánh hào quang thắng lợi của lịch sử để che vấn đề thất bại và cái yếu kém của 30 năm vừa qua, rồi qua cái đó thì họ mới ù xọe để mà bảo vệ Chủ Nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ lý tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội, bảo vệ cái đảng này.

Cho nên trong chiến lược chung như vậy mình thấy được cái yếu kém trong một chiến lược chung như vậy mình thấy cái bị động chung như thế để thấy cái bài của ông Ðỗ Mười là nằm trong thế chống đỡ. Ðây là sự chống đỡ trong một thế thua, chứ không phải là một bài có tính chất gì ghê gớm.

Bài viết của ông Ðỗ Mười trong một thế thua để chống đỡ, đó là nhận định của ông Lê Hồng Hà, nhà cách mạng lão thành và cũng là một trong những nhà phân tích lý luận hàng đầu tại Việt Nam đã kết thúc phần đầu cuộc trao đổi.

----- O -----

Theo Tàu Mất Nước – Theo Mỹ Mất Quyền

Hồng Giang - Đảng DCND

Theo tin ghi nhận, nếu không có trở ngại. hội nghị trung ương 13 sẽ diễn ra trong đầu năm 2006. Đây là hội nghị chủ yếu bàn về vấn đề nhân sự để chuẩn bị cho Đại Hội X. Trước đó, ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch kiêm Tổng bí thư đảng CS Trung Quốc đã duyệt qua danh sách các nhân sự được đảng CSVN chuẩn bị đưa vô Trung ương, vô Bộ Chính trị .

Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X đang rất căng do tranh chấp quyền lực càng lúc càng quyết liệt. Hiện nay, theo qui định của đảng CSVN, Ủy viên nằm trong bộ chính trị không được quá 65 tuổi. Như vậy những lãnh đạo Đảng như Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An đều đã đến tuổi về hưu rồi mà vẫn chưa thấy dấu hiệu muốn rút lui khỏi chính trường. Trong khi Trần Đình Hoan, Nguyễn Khoa Điềm những tay cơ hội, bảo hoàng hơn vua đang được Đỗ Mười, Lê Đức Anh bảo kê để giữ cho được ở lại trong Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, họ lại tìm mọi thủ đoạn để đẩy cánh đảng viên Miền Nam như Nguyễn Minh Triết ra khỏi các vị trí quan trọng.

Thực ra, trước khi Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam để củng cố quyền lực và tạo ảnh hưởng cho nhóm lãnh đạo thân Trung Quốc. Nhiều viên chức cao cấp trong đảng CSVN đã âm thầm đến Bắc Kinh để báo cáo tình hình chính trị Việt Nam và xin chỉ thị từ đàn anh phía Bắc.

Chuyến đi thăm Trung Quốc của tướng Phạm Văn Trà, Ủy viên Chính trị bộ kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng đánh dấu giai đoạn lệ thuộc toàn diện quân đội Việt Nam đối với Trung Quốc. Chuyến đi này có thể coi như đã quyết định số phận của quân đội Việt Nam. Các hướng chiến lược quân sự vùng Đông Nam Á và quan hệ quân sự Việt Nam với Mỹ đều bị tác động, phụ thuộc và chi phối từ phiá Trung Quốc. Các thoả thuận ngầm như nhượng đất, nhượng cảng Cam Ranh cho Trung quốc đã được Trà thảo luận với Trung quốc. Có thể nói quân đội Việt Nam đã trở thành một bộ phận của quân đội nhân dân Trung quốc sau chuyến đi của tướng Trà, từ đây toàn bộ hoạt động của Bộ Quốc phòng Việt Nam đều nằm dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản Trung quốc.

Trước đó, hoạt động nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam, tin tức tối mật liên hệ đến nhân sự lãnh đạo Đảng CSVN và tình hình an ninh, tình báo, chính trị, quân sự, xã hội Việt nam đã được Tổng cục 2 (TC2) tường trình đầy đủ cho lãnh đạo Trung Quốc. Nguyễn Chí Vịnh đã lén lút đi Trung Quốc trước cả tướng Trà. Mục đích chuyến đi cuả Vịnh là để báo cáo các tin tức tối mật về nội tình đảng CSVN để phiá Trung quốc nắm vững trước khi Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Vịnh cần chỉ đạo cụ thể và trực tiếp từ quan thầy để chuẩn bị đối phó với tình huống trước và sau Đại hội X.

Nguyễn Chí Vịnh đi Trung quốc hoàn toàn bí mật. Qua chuyến đi lén lút này, Nguyễn Chí Vịnh cũng đã được phiá Trung Quốc hứa hẹn cho một cơ ngơi để phòng thân nếu có bất trắc xảy ra. Dù nắm toàn bộ TC2, Vịnh vẫn ăn ngủ không yên vì có quá nhiều kẻ thù. Sự thần phục Trung quốc của Nguyễn Chí Vịnh vừa để tìm chỗ dựa nhằm đối phó với các thế lực chống lại Vịnh trong Đảng, cũng vừa đề phòng các tình huống xấu xảy ra thì Vịnh có chỗ lưu vong như trường hợp của Hoàng Văn Hoan thời Lê Duẩn đã chết già ở Bắc Kinh.

Âm mưu trọng dụng Nguyễn Chí Vịnh, cụ thể là Tổng Cục 2 của Trung Quốc rất thâm độc. Một mặt dùng TC2 để trực tiếp lũng đọan nội tình chính trị Việt Nam, mặt khác qua TC2 để gián tiếp làm suy yếu Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Từ khi TC2 ra đời, Bộ QP Việt Nam càng lúc càng rơi vào cảnh hỗn loạn. Đưa TC2 tách ra khỏi Bộ Tổng tham mưu là một cách khéo léo đẩy Bộ Tổng tham mưu mất chỗ dựa. TC2 là cơ quan chiến lược tình báo quan trọng mà lại hoạt động độc lập với Bộ thì có khác nào chuẩn bị hành quân mà không nắm được công tác tác chiến. Từ sự lũng đoạn này, phía Bộ Tổng Tham Mưu và Tổng cục Chính trị của quân đội đã tỏ ra yếu thế, hoạt động không hiệu quả, gây ra mất uy tín đối với phiá chính phủ và nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác tình báo của phía Công an cũng bị kéo đến chỗ yếu kém đi do TC2 và TC5 của Bộ CA luôn kèn cựa, dẫm chân lên nhau, dẫn đến tình huống khi tác nghiệp thì mỗi bên đi một hướng.

Thực ra về mặt nghiệp vụ, TC2 không đủ khả năng. Nguyên nhân là người của TC2 thiếu căn bản chuyên môn do thu nhận nhân viên từ các đơn vị, cơ quan nhà nước nên làm việc không hiệu quả. Tệ nạn con ông cháu cha, đưa vây cánh vô nằm trong TC2 đẩy TC2 đến chỗ hữu danh vô thực, do đó cần phải dựa vào phía Trung quốc trong nhiều lãnh vực an ninh tình báo.

Ngày nào vây cánh Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Chí Vịnh còn nắm quyền lực và lũng đoạn Đảng, Việt Nam còn tiếp tục lệ thuộc vô Trung Quốc. Với tình huống này, các cơ phận quan trọng của ta như Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Tổng Cục 2 đã trở thành một bộ phận của đảng CS Trung quốc.

----- O -----

“ HỘI CHỨNG BỐC THƠM” CỦA BÁO CHÍ

Nguyễn Thuý Ái

Lâu nay, bất cứ một tác phẩm mang tính nghệ thuật nào ra đời, thì từ tác giả, những người thực hiện cho đến công chúng thưởng ngoạn, trước tiên, đều nghe ngóng, “ dòm trước ngó sau” thử xem cánh báo chí nói sao về những tác phẩm ấy. Đó là một điều bình thường không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết ở nhiều nước cũng vậy. Người sáng tác hay biểu diễn xem đó là những phản hồi đầu tiên để đo lường mức thành công của mình và có thể kịp thời đưa ra những quyết định sửa đổi cho tác phẩm tốt hơn. Công chúng cũng sẽ dựa vào đó để ủng hộ, phản đối hay có thái độ của riêng họ.

Cho nên tiếng nói của những nhà báo phụ trách trang văn hoá văn nghệ của các báo trở thành chiếc cầu nối, một định hướng cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. Bởi tất cả thường tin tưởng ở độ nhạy cảm, kiến thức chuyên sâu và sự công tâm lẫn trách nhiệm của tờ báo…Thế nhưng nhiều năm qua,một số tờ báo đã làm thất vọng công chúng trước sự “bốc thơm” quá đáng của họ về một số tác phẩm, hiện tượng văn nghệ, bởi hơn đâu hết, văn hoá văn nghệ là lĩnh vực mà những giá trị đích thực của nó khó “cân đo đong đếm” ngay được. Mà nó thường tuỳ thuộc rất nhiều vào cảm nhận chủ quan của từng người. Nhiều nhà báo nói vui rằng đây là công việc “ lườm nguýt” và hầu hết ai cũng nhận ra rằng lời khen bao giờ cũng dễ thực hiện, dễ tiếp nhận vì nó luôn êm ái dù nhiều khi đó là một hoà âm bị chói và lạc điệu cho đến nốt cuối cùng. Nhiều nhà báo dễ dãi hoặc yếu tay nghề đã chọn giải pháp khen. Vâng, khen thì chẳng chết ai mà cái được thì rất nhiều.

Như cách đây nhiều năm, hiện tượng phim “mì ăn liền” ra đời dựa theo những tiểu thuyết ba xu mà những người có nhận thức một chút cầm nó trên tay cũng cảm thấy xấu hổ. Nhưng một số tờ báo đã “công kênh” đến mức những người thực hiện nó rơi vào sự hoang tưởng, rằng sẽ thống lĩnh thị trường phim trong nước bằng loại phim dễ dãi từ nội dung đến diễn xuất này. Cho đến khi một người viết lên tiếng: “ Tiểu thuyết lá cải lên phim, hãy cẩn thận” và được sự đồng tình của nhiều độc giả thì dòng phim này mới chựng lại và đến nay gần như biến mất…Rồi không chỉ có phim rẻ tiền mà một vài bộ phim của những đạo diễn tên tuổi, đầu tư kĩ lưỡng nhưng tư duy lạc điệu, xa lạ vì nó thể hiện một cách quá “Tây”, không đúng với tâm thức của người Việt lẫn tình hình xã hội. Trong một bộ phim nổi đình nổi đám, có một cảnh ái ân cực kì thô thiển cũng được khen là cảnh “làm tình đẹp nhất trong phim ảnh Việt Nam từ trước đến nay”. Khi người ta xem phim mới hỡi ôi, nó quái dị đến chừng nào, với cảnh một đôi nam nữ trần truồng, thân hình thô kệch ( vì diễn viên đóng thế), vừa hành lạc vừa la hét, lăn lông lốc từ trên đồi cát xuống !

Trong lĩnh vực ca nhạc cũng vậy. Đúng là một số ca sĩ trẻ khi được báo chí quan tâm, giới thiệu đã giúp họ có một định hướng tốt cho nghề nghiệp để không phụ lòng mong đợi của công chúng. Nhưng cũng không ít ca sĩ, từ sự lăng xê quá đáng này đã làm họ mắc căn bệnh hoang tưởng đến mức vĩ cuồng. Như có một ca sĩ trẻ ở Hà Nội xuất hiện với những thành công bước đầu, báo chí đã ca ngợi cô ngút trời như một thiên tài hay Diva của nền ca nhạc, nào là “Một cô bé 17 đã hiểu được nỗi buồn sâu sắc của một nhà thơ già” khi cô thể hiện những ca khúc phổ thơ khá nổi tiếng. Lúc vào thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn, không ít người thưởng ngoạn khó tính, cao cấp, đã lập tức mua vé đi xem cô hát vì đó là điều họ mong đợi lâu nay vẫn còn là một khoảng trống trên sân khấu ca nhạc lẫn trong băng đĩa. Và họ đã vô cùng thất vọng khi cô thể hiện những ca khúc mà ca từ mang đầy chất thơ, có tính triết lý sâu xa. Những ca khúc ấy lẽ ra chỉ cần diễn tả bằng giọng hát, với nét mặt là đủ thì cô lại cố gắng đung đưa thân mình cho thật sexy, hát như hét lên những đoạn chứa đầy những cảm xúc trầm lắng, và miệng cười toe toét đến tận mang tai ! Hoàn toàn ngược lại với những gì báo chí miêu tả, nó chứng tỏ cô không hiểu chút nào về bài hát. Và những “mũi tên vàng” ấy của báo giới không chỉ làm thiệt cho khán giả mà còn làm hại bản thân cô. Tuổi trẻ tưởng mình tài cao nên cô đâm ra kiêu ngạo cho nên đã làm mất lòng khán giả trong một thời gian dài. Và chính lúc này, cũng lại do báo chí đã “đưa cô xuống bùn”, như cô tự nhận định…Thực tế ở nước ta, lĩnh vực ca nhạc đang phát triển về bề rộng mà thiếu chiều cao, cũng chủ yếu rôm rả ở một vài thành phố lớn. Những ca sĩ đáng gọi “ngôi sao”, là “Diva” còn quá ít, không đủ đếm trên đầu ngón tay, nhưng cách “phong thánh” quá dễ dãi, lạm phát của báo chí, ai cũng có thể là “ngôi sao”, là “nữ thần” và họ đã làm không ít ca sĩ trẻ đánh mất chính mình như chúng ta đang thấy. Cho nên có một bậc phụ huynh ở tp. Hồ Chí Minh có một cậu con trai học rất giỏi, đoạt giải trong những kỳ thi quốc gia, quốc tế nhưng ông đã dấu biệt tất cả những tờ báo viết về con mình vì sợ những lời khen quá đáng của báo giới làm hỏng con ông. Qủa là một người cha minh triết.

Đã thành thông lệ, hình như ở nước ta khi ai đó được phong “hoàng đế” trong lĩnh vực ấy rồi thì báo chí chỉ trực bất cứ một cái gì họ làm ra để khen, từ văn chương cho đến điện ảnh, âm nhạc, thời trang,…Lâu nay, cứ có một cuộc trình diễn thời trang lớn nào của một vài nhà thiết kế thời trang tên tuổi là lập tức một số tờ báo ca tụng hết lời, bằng những ngôn ngữ khoa trương bí hiểm, gán cho nó những ý nghĩa, giá trị mà bản thân nó không bao giờ có nổi. Chính bản thân người viết chắc cũng không cảm nhận được như đa số công chúng. Sự ca ngợi ấy càng nuôi nấng bệnh vĩ cuồng ở những “nhà thiết kế” dù mới dạng “mầm non” hay đã thành “cổ thụ”. Cứ như rằng không ca ngợi những bộ trang phục trình diễn xa lạ, quái dị lẫn hở hang, của những nhà tạo mẫu nổi tiếng ấy, há chẳng phải thú nhận mình là kẻ không làm tròn phận sự và ngu độn hay sao? Giống như tâm trạng của đám quần thần xu nịnh, trong một truyện nổi tiếng của nhà văn Andersen, khi họ thấy ông vua cởi truồng nhưng vẫn phải khen là ông ta đang mặc chiếc áo đẹp nhất được dệt bởi hai tên đại bịp…Ngành thời trang non trẻ của chúng ta mới bước những bước đi chập chững và đã đi lạc đường thế nhưng luôn được báo giới ca ngợi không tiếc lời khiến cho họ càng rơi vào ảo tưởng cho đến khi có một độc giả lên tiếng trên một tờ báo ở tp.Hồ Chí Minh và được đông đảo công chúng ủng hộ với hơn 500 bài viết phản hồi. Hiếm hoi mới có một lời nhận định xác đáng và can đảm của một nhà báo chuyên viết về thời trang như sau: “Thời trang nước ta có mọi thứ, trừ cái đẹp!”

Không ít lần những hoạ sĩ nghiệp dư tự học vẽ, có được vài cuộc triển lãm thì lập tức họ được báo chí ca ngợi họ như thiên tài và khiến công chúng không hiểu như thế thì những trường Mỹ thuật ở ta lập ra để làm gì?

Khen ngợi lúc nào cũng là điều cần thiết, nhất là với những hiện tượng mới trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Nhưng nếu cứ a dua tán dương thiếu trách nhiệm, vô tội vạ là một thái độ xem thường độc giả và sẽ phản tác dụng, khiến cho những người dù có tài cũng có thể thành chủ quan, lệch lạc và kiêu ngạo…Không ít những người nổi tiếng đã chết vì những “mũi tên vàng”. Nhưng trên hết nhà báo đã làm hỏng chính vai trò định hướng lẫn việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của mình.

Nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật ở nứơc ta đang ì ạch tiến bước hoặc phát triển không theo một định hướng nào, liệu có phần “đóng góp” của các nhà báo phụ trách lãnh vực này chưa đủ tầm nhìn, sự công tâm lẫn dũng khí và lòng tự tin?

----- O -----

Thư Bạn Đọc

Trần Tâm Giao

Việt Nam 28/10/2005

Qua diễn đàn dân chủ VN, tôi xin có mấy lời tâm huyết, gửi đến những quí vị những người Việt Nam yêu nước hiện đang ở trong nước và hải ngoại sau đây. Từ nhiều tháng nay tôi đã đọc rất nhiều bài của các báo hải ngoại vì mục tiêu chính trị, đả phá chế độ độc tài của ÐCS Việt Nam, về tình trạng mất dân chủ, về vấn đề tham nhũng của chế độ cầm quyền hiện nay ở VN.

Các bài báo có dung lượng, nội dung và tính chất ở nhiều mức độ, tuy chưa khai thác, hay nói đúng hơn là chỉ nêu một phần tình trạng của xã hội VN hiện nay mà thôi, thực trạng của xã hội VN hiên nay còn khủng khiếp hơn nhiều những gì mọi người, hay báo chí nêu ra. Ví dụ như nạn ma tuý, HIV đang hoành hành ở mọi ngõ ngách của xã hội VN, đặc biệt là khu vực thành thị có tới…3/5 số thanh niên đang mắc phải và còn nhiều vấn nạn khác mà phải những người làm vườn thực sự mới vạch hết được sự thối nát của chế độ CS hiện nay ở VN. Tôi xin viện dẫn một câu của đại kịch gia SEFFES “dòi bọ sống trong cái xác chó chết” để nói lên toàn cảnh xã hội VN hiện nay.

Mọi người có biết bọn tham quan có câu châm ngôn để phỉ báng, giễu cợt, thách thức những chỉ trích phản đối tình trạng tham nhũng, thối nát của chúng như thế nào không? Dân nói dân kêu, báo viết chúng bảo nhau “chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến”, chúng còn trắng trợn hơn “ngoài kia chó sủa, trong này ta cứ xơi thịt chó”.

Phải đau xót làm sao, bất lực làm sao, khi mà mọi người nói vẫn cứ nói, dân kêu vẫn cứ kêu, báo viết vẫn cứ viết, chỉ để giải quyết một việc tức thời bức xúc, cho hả dạ, cho sướng ngôn. Tôi chưa thấy một tờ báo nào, một tố chức nào có hành động, tôn chỉ mục đích rõ ràng để đi tới tận cùng của chân lý, vạch ra được mục tiêu, mục đích nhằm lật đổ chế độ bạo tàn CSVN. Câu hỏi còn đó, trách nhiệm nặng nề còn đó. Phải làm gì, phải hành động để tạo lên thời cơ, đừng trông chờ vào tính tất yếu, mà phải có trách nhiệm thúc đẩy quá trình đó tiến nhanh, và nhất là nhìn nhận rõ bản chất của chúng “sói vẫn hoàn sói” đừng mong có ngày chúng biến thành thỏ.

Điều cốt tử là chúng ta nên nhớ phải tập hợp được mọi thành phần, mọi tổ chức và mọi người VN yêu nước, dưới ngọn cờ chính nghĩa của một chính đảng, đi tiên phong cho cuộc đấu tranh cách mạng dân chủ và nhân dân.

Xưa Mạnh Tử có nói “ dân là nước đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực thông tin đại chúng (thông tin mạng chỉ khoảng 3% số người có điều kiện truy cập)

Và chúng ta, những người Việt Nam chân chính, phải luôn luôn nhớ rằng trách nhiệm lịch sử đặt lên vai thế nào thế hệ đó phải gánh vác, đừng để mặc cho đàn sau gánh chịu.

Việt nam muôn năm!
Nền dân chủ Việt Nam muôn năm!
Ðả đảo chế độc tài !

Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam

Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân Chủ Việt Nam