Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu
Việt Nam và Trung Quốc phát động một chiến dịch chung nhằm ngăn chặn tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em.
VOA - 03 Jun 2004, 15:00 UTC |
Hôm thứ Năm, Việt Nam và Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chung với sự hợp tác của Quỹ Nhi Đồng Quốc Tế, tức UNICEF nhằm ngăn chặn tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em giữa hai lân bang cộng sản.
Chương trình một năm này được thực thi bởi các hội liên hiệp phụ nữ của hai nước với sự hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật của UNICEF.
Trong một thông cáo, đại diện UNICEF tại Việt Nam, ông Anthony Bloomberg, cho biết cần phải tiến hành mọi nỗ lực ngăn chặn việc lạm dụng dã man phụ nữ và trẻ em. Việc đưa lậu người giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng và chiến dịch mới này là bước đầu tiên hướng tới việc chận đứng tệ nạn không thể chấp nhận này.
Rất khó đưa ra con số chính xác các nạn nhân, nhưng theo tin của các cơ quan truyền thông nhà nước thì trong 10 năm qua, khoảng 60 ngàn phụ nữ và trẻ em đã bị mua bán, chủ yếu qua Trung Quốc, Kampuchea và Đài Loan.
Phần lớn các nạn nhân bị dụ dỗ sang Trung Quốc để kiếm được việc làm tốt và lấy chồng có tiền.
Theo UNICEF, các nạn nhân có nguy cơ cao bị bệnh AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thường báo cáo bị hãm hiếp và hành hạ.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý hợp tác tăng cường kiểm soát biên giới để giảm thiểu những vụ xâm nhập bất hợp pháp, và phối hợp các hoạt động cảnh báo việc đưa lậu người qua biên giới.
Trung Quốc - 15 Năm sau Biến Cố Thiên An Môn.
Tổng hợp |
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về vụ thảm sát Quảng Trường Thiên An Môn.
VOA - 03 Jun 2004, 16:25 UTC
Các tổ chức nhân quyền kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về vụ thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, một ngày sau khi các binh sĩ Trung Quốc sát hại hằng trăm người biểu tình trong tay không có một tấc sắt nào chung quanh thủ đô Bắc Kinh.
Vào ngày trước dịp kỷ niệm 15 năm vụ thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Hội ân Xá Quốc Tế đưa ra một tuyên bố đòi hỏi chính phủ Trung Quốc đem những người có trách nhiệm về cái chết của những người biểu tình đòi dân chủ ra trước ánh sáng công lý.
Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng cũng tố cáo các nhà lãnh đạo Trung Quốc là đã quy lỗi không đúng sự thật về những gì đã xảy ra tại Quảng Trường Thiên An Môn.
Tại Washington Quốc hội Hoa Kỳ cũng chuẩn bị thảo luận về một nghị quyết kêu gọi Trung Quốc mở cuộc điều tra vô tư về biến cố ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989. Phía Trung Quốc thì vẫn bênh vực cho hành động của họ.
Trung Quốc - 15 Năm sau Biến Cố Thiên An Môn.
VOA - 03 Jun 2004, 03:12 UTC
Lời Dẫn: Thưa quý thính giả, gần 15 năm đã trôi qua, kể từ khi thế giới chứng kiến những chiếc xe tăng của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, để đập tan các cuộc biểu tình đòi dân chủ của giới sinh viên Trung Quốc. Cảnh một thanh niên đơn độc, hiên ngang cản đường tiến của một chiếc xe tăng đang lăn bánh về phía anh, là một hình ảnh lịch sử khó quên về biến cố này. Trong tiết mục Nhìn Về Á Châu tuần này, mời quý thính giả nhìn lại biến cố Thiên An Môn, qua cái nhìn của giới truyền thông quốc tế.
Hàng năm, cứ vào đầu tháng Sáu là giới truyền thông quốc tế lại hướng nhìn về Trung Quốc để theo dõi những diễn biến tại nước này, xem Bắc Kinh đề ra những biện pháp nghiêm ngặt nào, để ngăn chận người dân tưởng niệm cuộc thảm sát đã diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 15 năm về trước, một biến cố đã góp một trang sử đẫm máu trong lịch sử cận đại Trung Quốc.
Năm nay, giới truyền thông đặc biệt chú ý đến lời kêu gọi của một bác sĩ đã từng chữa trị cho những người bị thương trong cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn, yêu cầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc hãy thú nhận lỗi lầm trong đường lối giải quyết các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989.
Trong một bức thư ngỏ gửi đến Quốc Hội Trung Quốc, bác sĩ Jiang Yan-yong nói rằng lỗi lầm mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phạm, phải do đảng tự giải quyết. Cách đây 15 năm, ông Jiang là một bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện 301 ở Bắc Kinh. Trong bức thư, bác sĩ Jiang tả lại những cảnh tượng đầy thương tâm của các bệnh nhân, người đầy những vết đạn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng cực kỳ nguy kịch, và ông cùng các đồng nghiệp đã chạy đua với thời gian như thế nào để cố cứu sống được ngươì nào, hay người ấy.
Hành động của Bác sĩ Jiang được coi là can đảm, bởi vì biến cố Thiên An Môn vẫn còn là một đề tài hết sức tế nhị và nguy hiểm tại Trung Quốc. Người ta tin rằng sự kiện lịch sử này cũng là nguyên nhân đưa đến những bất đồng nghiêm trọng trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nhưng giới phân tích tin rằng, Bắc Kinh sẽ lại làm ngơ trước lời kêu gọi của bác sĩ Jiang.
Nhưng dù vậy, bức thư, được phổ biến trên nhiều cơ quan truyền thông, cũng khiến Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải bối rối, đặc biệt vào lúc này, khi Quốc Hội Trung Quốc đang triệu tập tại Bắc Kinh để tham dự đại hội thường niên.
Trong bức thư của bác sĩ Jiang có đoạn viết:
“Giới lãnh đạo mới của Đảng và nhà nước nên xét lại biến cố ngày 4 tháng Sáu. Đảng Cộng Sản phải tự mình giải quyết lấy những lỗi lầm mà đảng đã phạm. Và nên làm càng sớm và càng triệt để chừng nào, tốt chừng ấy.”
Bác sĩ Jiang cũng trích lời của cựu Chủ Tịch Yang Shangkun với ông, nói rằng “ biến cố ngày 4 tháng Sáu là lỗi lầm nghiêm trọng nhất mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phạm phải trong lịch sử đất nước.”
Hồi năm ngoái, tên tuổi của Bác sĩ Jiang đã được cả nước biết đến, sau khi ông lên tiếng phản bác những số liệu do chính phủ Trung Quốc đưa ra về tình trạng lây lan bệnh Sars trong nước, và cáo buộc nhà nước đã cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của cơn bộc phát bệnh Sars.
Một nhân vật khác mà tên tuổi và số phận gắn liền với biến cố Thiên An Môn là ông Triệu Tử Dương, từng nắm chức Thủ Tướng và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ông Triệu Tử Dương được xem là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách đã từng thực hiện một số thí nghiệm dân chủ và cởi trói kinh tế, đồng thời cổ vũ cho một đường lối chủ nghĩa xã hội ít giáo điều hơn. Trong những giờ phút gây cấn nhất dẫn đến biến cố Thiên An Môn, ông Triệu Tử Dương đã đích thân kêu gọi giới sinh viên tham gia biểu tình hãy giải tán, trước khi mọi sự trở nên quá muộn màng. Hình ảnh ông Triệu Tử Dương ứa nước mắt khi đưa ra lời kêu gọi đó vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng, đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về ông. Sự kiện ông Triệu Tử Dương bị tước hết mọi chức vụ trong Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc, và bị quản thúc tại gia từ sau biến cố Thiên An Môn, lại càng củng cố chỗ đứng hết sức đặc biệt của ông trong lòng người dân, như một biểu tượng của nguyên tắc dân chủ và pháp trị ở Trung Quốc, một điều khiến cho giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lo lắng.
Năm nay 84 tuổi, ông Triệu Tử Dương vẫn bị giam, tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, nhà nước Trung Quốc e ngại rằng cái chết của ông có thể khơi dậy những cuộc biểu tình của những thành phần không hài lòng với về cái hố cách biệt giàu nghèo ngày càng sâu rộng hơn trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Hãng thông tấn Reuters nói rằng mãi tới hồi gần đây, những chi tiết quanh vụ ông Triệu Tử Dương bị thanh trừng mới được tiết lộ. Tin nói rằng sau khi bị lật đổ, ông Triệu Tử Dương bị cáo buộc đã nhận tiền của CIA, qua trung gian nhà tài phiệt Mỹ gốc Hungary, George Soros. Các nhân viên điều tra không phát hiện được bất cứ bằng cớ nào và vì vậy nhiều người cho rằng cáo buộc này chỉ nhằm mục đích vu khống ông Triệu mà thôi. Mặc dù vậy, ông Triệu Tử Dương vẫn bị cáo buộc đã hậu thuẫn tình trạng hỗn loạn, và gây chia rẽ trong Đảng. Chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau đó lọt vào tay ông Giang Trạch Dân, mãi đến khi ông từ chức vào năm 1997, để nhường chỗ cho ông Hồ Cẩm Đào, đương kim Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước.
Mặc dù ông Triệu Tử Dương đã nhiều lần viết thư phản đối chuyện ông bị quản thúc tại gia, và kêu gọi giới lãnh đạo không nên xem ông là một yếu tố gây bất ổn, nhưng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn tuyệt đối giữ im lặng, như thể ông không hề hiện hữu. Bắc Kinh còn tìm cách xóa sạch những thành tích đáng nể mà ông đã đạt được trong sự nghiệp phục vụ Đảng và nhà nước, những mong hình ảnh của ông trong tâm tưởng những người vẫn còn nhớ tới ông sẽ mờ nhạt với thời gian.
Sự nghiệp chính trị của ông đã kết thúc với biến cố Thiên An Môn. Và không biết đến bao giờ, sự kiện lịch sử này mới được tái xét để danh dự của ông Triệu Tử Dương được phục hồi.
Trong khi chờ đợi, công an Trung Quốc đã đặt nhiều nhân vật bất đồng chính kiến trong tình trạng bị quản thúc tại gia, để ngăn chận họ không được công khai làm lễ kỷ niệm 15 năm biến cố Thiên An Môn. Trong tuần qua, nhà cửa của những nhân vật này đã bị phong tỏa, họ bị cấm liên lạc với các ký giả. Anh Hu Jia, một người hoạt động tích cực tranh đấu bảo vệ môi sinh và những người mắc bệnh Aids, đã bị quản chế tại gia sau khi tìm cách đặt vòng hoa tại quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm hàng trăm người bị thảm sát nơi đây.
Gia đình nạn nhân vụ Thiên An Môn hoan nghênh nghị quyết của các dân biểu Mỹ
RFA - 2004-06-03 - Ðỗ Hiếu
Các gia đình bên Hoa Lục có con em ngã gục trước họng súng của bạo lực tại quảng trường Thiên An Môn, vào hôm mồng 4 tháng 6 năm 1989, nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết do một số dân cử Mỹ đệ nạp nhằm lên án hành động sát hại và quyết dập tắc phong trào dân chủ dù có phải dùng tới xe tăng và súng đạn.
Nghị quyết nhằm lên án việc Bắc Kinh cho huy động quân đội sử dụng xe tăng và súng máy, đã được một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đệ nạp quốc hội tại Washington hôm qua.
Nội dung văn bản này nhằm yêu cầu nhà nước Trung Quốc sớm thành lập một cuộc điều tra đặc biệt liên quan đến vụ đàn áp, bắn giết, bắt bớ, tra tấn, giam cầm những nhân vật đấu tranh từng tham gia vào phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Thiên An Môn cách đây 15 năm.
Dự thảo nghị quyết khuyến cáo chánh phủ Trung Quốc trả tự do tức khắc cho những ai tham gia vào cuộc biểu tình quy mô tại Thiên An Môn và hiện còn bị cầm tù, đồng thời phải đền bù xứng đáng cho gia đình những nạn nhân bị giết hại bởi các binh lính tinh nhuệ của quân đội Bắc Kinh.
Mặt khác, nghị quyết cũng đề cập tới những công dân Trung Quốc vì sợ bị bắt bớ, trả thù sau biến cố Thiên An Môn nên đã bỏ trốn ra hải ngoại, đồng thời yêu cầu nhà nước Hoa Lục cho phép những người thuộc diện này được quay về sinh sống tự do nơi quê hương của họ.
Bà Đinh Chí Linh cư trú ở Bắc Kinh, giáo sư đại học hồi hưu, là người có một đứa con trai tuổi chưa tới đôi mươi bị bắn chết tại Thiên An Môn vào năm 1989 đã nói với các nhà báo Tây Phương rằng bà bày tỏ nổi xúc động sâu xa khi hay tin các vị dân cử Mỹ đã đệ nạp một nghị quyết nhằm làm sáng tỏ những oan ức và cáo buộc hành động đàn áp thường dân vô tội do quân đội Trung Quốc thi hành theo chỉ thị của lãnh đạo Bắc Kinh. (audio clip)
Bà nói nhà nước Trung Quốc thường đỗ lổi cho các thế lực bên ngoài can thiệp và xen lấn vào chuyện nội bộ của Hoa Lục, nhưng sự thật thì công luận quốc tế chỉ lên tiếng bênh vực cho quyền làm người và yêu cầu công lý xét xữ những người có trách nhiệm trong vụ tàn sát đó.
Theo bà thì các đại biểu quốc hội Hoa Kỳ đã gởi một thông điệp rõ ràng đến cấp lãnh đạo Bắc Kinh. Bà hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của thế hệ trẻ hiện giờ, những hành động tàn bạo tương tự sẽ không bao giờ tái diễn trong lịch sử của Hoa Lục nửa.
Nhiều gia đình có con em bị giết hại tại Thiên An Môn cũng hoang nghênh nghị quyết do các dân biểu Hoa Kỳ đệ nạp và phấn khởi khi thấy có những người nước ngoài ủng hộ nguyện vọng chính đáng của họ, đòi đưa những người có nhúng tay vào máu trong biến cố Thiên An Môn ra tòa án xét xử công khai.
Bộ ngoại giao Bắc Kinh chưa lên tiếng nói gì về bản nghị quyết vừa nói, trong khi đó tại Hồng Kông các nhân vật đấu tranh cho dân chủ đều hoan nghênh nghị quyết do các dân cử Mỹ đệ nạp. Ông Lee Cheuk Yan, một người trong ban tổ chức đêm thấp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn nhấn mạnh rằng, Hoa Lục cần phải theo kịp trào lưu thế giới trong thiên niên kỷ thứ ba này, tức là bảo đảm những quyền căn bản của người dân, trong đó có nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Szeto Wah, một nhà hoạt động khác yêu cầu lãnh đạo Hoa Lục phải lên tiếng xin lỗi gia đình có thân nhân bị giết hại, tù đày vì đã tham gia phong trào Thiên An Môn, vì đó chính là một cử chỉ cho thấy thiện chí xây dựng dân chủ từ chánh quyền Bắc Kinh. Ông cũng mong mõi nhiều quốc gia khác cùng lên tiếng tương tự như Hoa Kỳ để đánh động dư luận thế giới về hành động tàn bạo của Bắc Kinh khi dẹp tan cuộc tập họp quy mô tại Thiên An Môn.
Ông Lưu Kiến Siêu người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc hôm thứ ba tuyên bố tại Bắc Kinh rằng, biến cố Thiên An Môn là một cuộc xáo trộn chính trị, mà nhà nước cần phải giải quyết ngay, nhằm mang lại sự ổn định và phồn thịnh cho Hoa Lục, đồng thời góp phần vào việc duy trì nền hòa bình và thế phát triển của thế giới.
Giới truyền thông Tây Phương thì cho hay gần đến ngày kỷ niệm 15 năm biến cố Thiên An Môn, nhà nước Hoa Lục đã ra lệnh bắt giam một số nhân vật đấu tranh vì dân chủ và thân nhân những người chết trong đợt đàn áp đó, nhằm ngăn cản những cuộc tập họp tưởng niệm người quá cố có thể diễn ra khắp nơi.
Ngày mồng 4 tháng sáu năm 1989, Trung Quốc cho huy động nhiều sư đoàn bộ đội võ tranh hùng hậu, có xe tăng yểm trợ hướng về quảng trường Thiên An Môn trong trung tâm thủ đô Bắc Kinh để trấn áp và giải tán đợt biểu tình chưa từng thấy, kéo dài suốt sáu tuần lễ và đã có trên một triệu người tham gia.
Cuộc đàn áp đẫm máu đó đã làm thiệt mạng hàng trăm và cũng có thể là hàng ngàn người mà đa số là giới thanh niên, sinh viên.
Ngăn chặn trước ngày lễ Thiên An Môn
BBC 03 Tháng 6 2004 - Cập nhật 11h06 GMT - Louisa Lim - Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh
Nhiều nhà hoạt động xã hội tại Trung Quốc bị chính quyền ép rời nhà trước kỳ lễ tưởng niệm vụ giết người ở quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh.
Người ta thêm lo ngại trước vụ mất tích của một bác sĩ nổi tiếng vì lột trần sự thật vụ Trung Quốc che dấu dịch bệnh SARS.
Trong vụ quân đội Trung Quốc nổ súng vào đoàn biểu tình ở Bắc Kinh hồi 4 tháng Sáu năm 1989, người ta ước đoán là hàng trăm người đã bị thiệt mạng.
Càng gần đến ngày tưởng niệm 15 năm xảy ra vụ đàn áp nặng tay đoàn biểu tình, chính quyền ở Bắc Kinh càng thêm mất bình tĩnh thấy rõ.
Những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng bị giam lỏng tại nhà, và bây giờ thì một vài nhà hoạt động xã hội bị đưa đi nơi khác.
Trong danh sách những người phải rời nhà có tên một vị bác sĩ từng trở thành anh hùng dân tộc sau khi lột bỏ bức màn che giấu dịch bệnh SARS.
Hồi tháng Hai, bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh lại đi thêm một bước nữa, kêu gọi chính quyền xét lại vụ biểu tình năm 1989.
Bây giờ thì con gái của ông nói bố mẹ bị mất tích từ ngày 1 tháng Sáu.
Cô kêu gọi chính quyền điều tra vụ ông bác sĩ mất tích.
Các hành động này cho thấy chính phủ đang lo lắng đến mức nào trong chuyện muốn ngăn chặn dư luận tưởng nhớ vụ giết người hồi 15 năm trước.
Bắc Kinh cũng phản ứng giận dữ trước kế hoạch của Quốc Hội Hoa Kỳ muốn lên án chuyện đàn áp biểu tình.
Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Lưu Kiến Siêu lên án một nhóm người trong Quốc Hội Hoa Kỳ dùng mọi phương tiện để nói xấu Trung Quốc.
Thể theo nội dung này và quan sát thấy các bước bịt miệng giới đối lập thì có thể suy ra là Trung Quốc sẽ không có dấu hiệu nào muốn thay đổi quan điểm chính thức trong ngày 4 tháng Sáu.
Sự Thay Đổi Trong Chương Trình Viện Trợ Của Nhật Bản Đối Với Việt Nam
Tổng hợp |
Nhật Bản sẽ liên kết viện trợ trong tương lai cho Việt Nam.
VOA - 03 Jun 2004, 14:35 UTC
Nhật Bản, nước cấp viện nhiều nhất cho Việt Nam, sẽ liên kết viện trợ trong tương lai cho quốc gia cộng sản này với nhiều tiêu chuẩn trong đó có tôn trọng nhân quyền và môi trường đầu tư.
Một viên chức tại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, ông Mitsuru Kitano, cho biết theo một hiến chương mới về viện trợ phát triển chính thức, tức ODA, của chính phủ Nhật, mức viện trợ hàng năm cho Việt Nam sẽ tuỳ thuộc vào 5 yếu tố.
Một trong các yếu tố đó là các nguyên tắc về tôn trọng nhân quyền và môi trường, cũng như tiến bộ của chính phủ Việt Nam hướng tới dân chủ và một nền kinh tế thị trường.
Các yếu tố khác sẽ được cứu xét trong quyết định về viện trợ cho Việt Nam là nhu cầu phát triển và khả năng thẩm nhập viện trợ phát triển.
Ông Kitano nói rằng mặc dù Nhật Bản cũng đã xét tới các vấn đề đó trong quá khứ, nhưng đây là lần đầu tiên Tokyo trực tiếp liên kết viện trợ hàng năm cho Việt Nam với 5 yếu tố ODA này.
Các nhận định của ông Kitano được đưa ra đúng vào lúc thủ tướng Việt Nam Phan văn Khải đang đi thăm Nhật Bản và đưa ra kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực để giúp các nước nghèo phát triển nhằm tiến tới hòa nhập kinh tế trong vùng.
Theo tin của hãng AFP đánh đi từ Tokyo, ông Khải cũng đề nghị lập một trung tâm huấn luyện quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về tài nguyên nhân sự trong khi tạo thêm công ăn việc làm trong khu vực.
Tại hội nghị thường niên về tương lai Châu Á do nhật báo Nihon Keizai Shimbun chủ trì, ông Khải cho rằng tiến trình hòa nhập kinh tế khu vực phải diễn ra với việc các nước phát triển giúp đỡ các nước kém phát triển. Ông nhấn mạnh rằng thế mạnh chủ yếu của Châu Á là con người.
Ông Khải cho biết Việt Nam có các vấn đề nghiêm trọng về nạn thất nghiệp của các công nhân thiếu kỹ năng. Cần phải dậy nghề cho những người này để họ trở thành các công nhân có ích.
Sự Thay Đổi Trong Chương Trình Viện Trợ Của Nhật Bản Đối Với Việt Nam
RA - Thursday, 3 June 2004 - Producer: Ngọc Duy
Quỳnh Liên xin kính chào quý vị thính giả. Trong chương trình Thời Sự hôm nay, mời quý vị theo dõi bài tường trình của thông tấn xã Reuters về sự thay đổi trong chương trình viện trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam.
Thưa quý vị,
Theo như sự tiết lộ của một số viên chức hôm thứ Tư, Nhật Bản sẽ dùng tiến trình cải thiện nhân quyền cũng như việc bảo vệ quyền lợi đầu tư nước ngoài về mặt pháp lý của Hà Nội như là những nhân tố quan trọng trong việc xem xét những khoản viện trợ trong tương lai cho Việt Nam.
Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã cắt đứt những khoản viện trợ mới cho Miến Điện sau khi giới lãnh đạo quân phiệt giam giữ nhà lãnh đạo phong trào dân chủ là bà Aung San Suu Kyi. Năm nay, tuy các khoản viện trợ đã được tái lập nhưng chỉ trong khuôn khổ giới hạn và chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố là họ sẽ tạm ngưng những khoản viện trợ lớn cho Miến Điện.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, các viên chức Đại sứ quán Nhật Bản đã đưa ra chi tiết của chương trình viện trợ mới và nói rằng nhân khoản viện trợ dành cho Việt Nam sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có việc cải thiện tình hình nhân quyền, dân chủ và nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng sẽ được quan tâm. Đó là nhu cầu phát triển, chính sách, môi trường cứu tế và khả năng xử dụng ngân khoản viện trợ của Việt Nam.
Theo ông Mitsuru Kitano, một viên chức tại Đại sứ quán Nhật Bản thì những lãnh vực này hiện đang được đem ra thảo luận. Ông Kitano còn nói rằng đây là lần đầu tiên Nhật Bản chính thức liệt kê những vấn đề này một cách có hệ thống, bao gồm cả vấn đề nhân quyền vào trong chính sách viện trợ dành cho Việt Nam.
Xin được nói thêm Việt Nam thường bị lên án về việc vi phạm nhân quyền, bao gồm việc đàn áp các nhóm tôn giáo không được chính thức công nhận và các nhóm đối kháng chính trị. Tuy nhiên Việt Nam luôn luôn bác bỏ những lời cáo buộc này.
Mối quan hệ đầu tư giữa hai nước Nhật-Việt đã gặp phải trở ngại vào hồi năm ngoái khi Hà Nội bất thần đưa ra một số sắc thuế mới đánh vào các công ty sản xuất xe hơi nước ngoài, và giới hạn việc nhập cảng đồ phụ tùng xe gắn máy. Chính sách mới của Việt Nam đã gây ảnh hưởng đến việc buôn bán của các công ty liên doanh có Nhật Bản tham gia.
Trong năm 2003, Nhật Bản đã cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam $840 triệu đô la, chiếm 29,5% tổng số ngân khoản viện trợ của 40 nước trên thế giới dành cho Việt Nam.
Cuộc họp báo vừa nói có sự tham dự của các nước viện trợ cho Việt Nam, trong đó có Úc và Hoa Kỳ. Một đại diện của chính phủ Việt Nam đã gọi chương trình viện trợ mới này là một sự hợp tác toàn diện và đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ đối với chương trình này.
Ông Dương Đức Ưng, một viên chức thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, trong lúc cho rằng Việt Nam vẫn còn là một quốc gia kém mở mang cần được giúp đỡ để phát triển, đã tỏ ra hơi nóng giận khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với điều kiện nhân quyền mà Nhật bản đưa ra.
Ông nói: “Ở Việt Nam, chúng tôi rất cởi mở trong việc thảo luận, đàm thoại với các đối tác. Tuy nhiên có một điều chúng tôi không thích. Đó là đừng lên mặt dạy dỗ chúng tôi về vấn đề dân chủ và nhân quyền!”.
Japan links Vietnam aid to human rights progress / Nhật Bản: viện trợ và nhân quyền
Reuters - 02 Jun 2004 10:39:10 GMT |
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/HAN285743.htm
HANOI, June 2 (Reuters) - Japan will link future aid to Vietnam with progress Hanoi makes in improving its human rights record and protecting the legal rights of foreign investors, officials said on Wednesday.
Last year Tokyo cut off new aid to Myanmar after the military government detained democracy icon Aung San Suu Kyi. Limited aid resumed this year but Japan has said it will refrain from large-scale assistance to Myanmar.
Detailing a new aid programme on Wednesday, Japan said the amount Vietnam receives each year will depend on factors that include improving human rights, democracy and the needs of ethnic minorities, Japanese embassy officials told a briefing.
Other factors to be considered are Vietnam's development needs, policy and institutional environment and the country's capacity to use the aid, officials said.
"We have been having discussions in these areas," said Mitsuru Kitano, minister at the embassy. However, he said that for the first time, Japan was formally listing these issues including human rights in a "very systematic" way with Vietnam.
Vietnam has often been accused of human rights failings, including suppression of non-official religious groups and political dissent. It routinely denies the charges.
Japan-Vietnam investment ties hit snags last year over surprise new taxes levied on foreign car makers and limits on the import of motorcycle parts that hit sales at Japanese joint venture companies.
Japan's Toyota Motor Corp and Honda hold dominant market share positions in Vietnam among the foreign auto makers.
Out of Vietnam's 40 donors, Japan alone provides the most aid, pledging about $840 million in 2003, or some 29.5 percent of Vietnam's total.
A total of $2.8 billion was promised to Vietnam by donors last year.
At the briefing attended by other donors to Vietnam including Australia and the United States, a Vietnamese government representative expressed support for the new programme, calling it a "comprehensive cooperation".
Emphasising that Vietnam remains a poor country that needs development aid, Duong Duc Ung, of the Ministry of Planning and Investment's Foreign Economic relations department, bristled slightly when asked to react to the human rights criteria.
"In Vietnam we are open for discussion, for dialogue with our partners," he said, adding, "Vietnam doesn't like one thing: to teach us about human rights and democracy."
5 người Thượng tham gia một buổi tự kiểm điểm công khai ở Tây Nguyên.
Tổng hợp |
5 người Thượng tham gia một buổi tự kiểm điểm công khai ở Tây Nguyên.
VOA - 02 Jun 2004, 14:32 UTC
Tin của hãng thông tấn Pháp đánh đi từ Hà Nội cho biết 5 thân nhân của người cầm đầu một tổ chức ở Mỹ tranh đấu cho quyền lợi của người Thượng ở Việt Nam, bị giới hữu trách Hà Nội gán cho nhãn hiệu "phần tử khủng bố", đã tham gia một buổi tự kiểm điểm công khai hôm thứ Tư ở vùng Tây Nguyên.
Theo lời các giới chức thuộc Bộ Công an Việt Nam, mẹ của ông Kok Ksor, Chủ tịch Quĩ Người Thượng, chị dâu của ông, và 2 người cháu cùng với vợ của một trong 2 người vừa kể đã thú nhận là có những hành vi sai trái. Năm người đó đã thú nhận hôm 26 tháng 5 rằng Kok Ksor đã bảo họ dụ dỗ những người Thượng tham gia các vụ biểu tình vào dịp lễ Phục Sinh hồi tháng tư vừa qua để phản đối chính quyền đàn áp tôn giáo và tịch thu đất đai do tổ tiên họ để lại.
Hãng AFP trích thuật một bài viết đăng trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam, nói rằng những thân nhân của ông Kok Ksor hiện đang cư ngụ ở tỉnh Gia Lai đã xin nhà chức trách khoan hồng và tha lỗi cho họ. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Kok Ksor nói rằng những gì mà chính phủ Việt Nam đang làm đối với người Thượng ở Tây Nguyên là không đúng; họ không nên đối xử tàn tệ như vậy với đồng bào Thượng.
Ông kêu gọi giới hữu trách Việt Nam đối xử với người Thượng như người Kinh và phải tôn trọng luật pháp quốc tế và các công ước nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tuần trước, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho hay hàng trăm người Thượng bị thương và mấy mươi người bị thiệt mạng dưới tay của các lực lượng công an và những thường dân làm việc theo chỉ thị của chính quyền ở các tỉnh Dak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng.
Tuy nhiên, chính phủ ở Hà Nội nói rằng chỉ có 2 người thiệt mạng trong vụ rối loạn hồi tháng Tư và qui trách vụ này cho Quĩ Người Thượng của ông Kok Ksor.
Relatives of U.S.-based Montagnard exile forced to confess 'wrongdoings' in Vietnam
Wednesday, June 2, 2004
http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/news/archive/2004/06/02/state0534EDT0040.DTL
(06-02) 02:34 PDT HANOI, Vietnam (AP) --
Family members of a U.S.-based exile -- accused by Vietnam of being a terrorist -- were required to participate in public "self-criticism" sessions in the communist country's restive Central Highlands region, an official said Wednesday.
Five relatives of Kok Ksor, including his mother, publicly admitted to "wrongdoings" during a May 26 session before their village of Bon Roai in Gia Lai province, said Nay Hem, a local official.
Ksor, who heads the South Carolina-based Montagnard Foundation, has been accused by Hanoi of organizing several mass uprisings in the Central Highlands, including recent Easter weekend protests that drew an estimated 10,000 ethnic minority villagers.
The village official said the five family members confessed they were directed by Ksor to attend demonstrations and incite other villagers to protest. None of them were detained or arrested, he said.
The protests by the largely Christian ethnic minorities, known as Montagnards, called for religious freedom and the return of ancestral lands confiscated by the government.
Last week, New York-based Human Rights Watch said hundreds of villagers were wounded and many killed during a crackdown on the April 10-11 protests, according to eyewitness accounts. Vietnam has said only two people died.
In Wednesday's state media, Foreign Ministry spokesman Le Dung repeated Vietnam's contention that Ksor and his group "were guilty of terrorist actions in inciting ethnic minorities in (the Central Highlands) to threaten Vietnam's security."
Dung said Ksor had worked with local extremists "to instigate gullible people" to mount large-scale demonstrations to demand an independent state. He called for severe punishment against him.
The Human Rights Watch report detailed a massive government crackdown in the Central Highlands area, with hundreds of Vietnamese security troops on a manhunt for villagers involved in the protests. Montagnards have been forced to hide in village graves or pits in the forest to escape capture, the group said.
No independent observers have been allowed into the area, although Vietnam has escorted journalists and diplomats on tightly monitored trips to the highlands.
Montagnards: Independent Investigation of Easter Week Atrocities Needed Now
UNPO (Unrepresented Nations and Peoples Organisation)
http://www.unpo.org/news_detail.php?arg=40&par=716
In a government crackdown following widespread Easter week demonstrations by Montagnards in April, hundreds of Vietnamese security forces, accompanied by armored vehicles, have been deployed to the Central Highlands.
An 11-page briefing paper by Human Rights Watch released on May 28th contains new eye-witness testimony from Montagnards in Vietnam and translations of handwritten reports by Montagnard church leaders in the Central Highlands province of Dak Nong.
“The Central Highlands are in a lockdown. Montagnards are unable to freely leave their villages, and they are threatened with violent reprisals if they try to relay news of the atrocities to the outside world,” said Sam Zarifi, deputy director of Human Rights Watch’s Asia Division.
Hundreds of demonstrators were wounded and many were killed on April 10 and 11 on key bridges and roadways leading into Buon Ma Thuot, the provincial capital of Dak Lak, and in commune centers in Gia Lai and Lam Dong provinces.
Vietnamese government forces, and civilians acting on their behalf, beat and killed dozens of Montagnards during the demonstrations. Thousands of people had gathered to protest confiscation of ancestral lands and religious repression, according to numerous interviews with inhabitants of the Central Highlands.
In response to an international outcry, in late April and early May the Vietnamese government organized highly controlled visits to the highlands by international media, diplomats, and U.N. agencies. Montagnards interviewed by Human Rights Watch reported that Vietnamese officials prevented them from providing an accurate picture of events.
“No visiting delegation has been allowed to stray from a strictly controlled government itinerary. How then can they determine what happened?” Zarifi said. “Independent investigators must be immediately allowed unfettered access to the region so that those responsible for the casualties can be held accountable.”
Fearful of arrest and torture, many Montagnards have fled their villages and gone into hiding. In one area, people have resorted to hiding in graves by day. Montagnard graves can be two meters deep, with coffins of different family members stacked in one grave, leaving room for future generations’ coffins or—in this case—for people to hide.
Others are hiding in pits dug in the forest. Many of the villagers who had provided food and supplies to those in hiding have either been arrested or are confined to their homes, leaving many people without food or medical care.
Fleeing Montagnards are unable to seek refuge in Cambodia, which continues to deport all those who cross the border on the grounds that they are “illegal economic migrants.”
“It’s truly a desperate situation,” Zarifi said. “Many of the people who have fled the villages suffered broken bones and cracked skulls during the demonstrations, but they are out of food and in need of medical care. And they can’t cross the border to Cambodia, because they know they would be immediately arrested and sent back to Vietnam.”
Human Rights Watch called on the Vietnamese government to immediately allow full and unhindered access to independent human rights organizations and U.N. special rapporteurs to investigate the reports of extrajudicial killings, human rights abuses and other violations of international humanitarian law in the Central Highlands.
The Cambodian government should immediately authorize the U.N. High Commissioner for Refugees to provide protection and assistance to refugees from Vietnam and it should reopen refugee camps in Ratanakiri and Mondolkiri provinces, adjacent to the Central Highlands.
Tham Nhũng ở Việt Nam
RA - Wednesday, 2 June 2004 - Producer: Trường Giang |
Kính thưa quý vị, trong khi vụ án tham nhũng Lã Thị Kim Oanh còn gây xôn xao dư luận quần chúng, các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam mấy hôm nay lại đưa tin, quốc hội Việt Nam vừa thông qua quyết định của Thủ Tướng Phan Văn Khải về việc miễn nhiệm bộ trưởng nông nghiệp Lê Huy Ngọ, tức viên chức cao cấp nhất liên can đến vụ án Lã Thị Kim Oanh, người phụ nữ từng là giám đốc công ty đầu tư tiếp thị trực thuộc bộ nông nghiệp Việt Nam.
Theo lời một viên chức quốc hội, trong cuộc bỏ phiếu kín vào hôm qua, gần 90% đại biểu quốc hội, gồm phần lớn là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã chấp thuận đề nghị bãi nhiệm ông Lê Huy Ngọ.
Về chuyện này, phóng viên Ben Rowse của thông tấn xã AFP cho biết, thực ra vào tháng Tư năm nay, ông Ngọ đã nộp đơn xin từ chức, sau khi nhận công văn cảnh cáo của đảng và nhà nước về thái độ bị cho là sao lãng nhiệm vụ và quản lý kém. Thời gian đó, báo chí Việt Nam cho hay, nhân vật đứng hàng thứ hai trong ba lãnh tụ cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam là Thủ Tướng Phan Văn Khải đã thúc giục ông Ngọ từ chức.
Như tin cho hay, tuy quyết định bãi nhiệm đã được Quốc Hội thông qua; thế nhưng, nhà nước Việt Nam vẫn chưa loan báo ai có thể thay thế ông Lê Huy Ngọ, hiện là một trong số 150 ủy viên Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nói trở lại vụ án tham nhũng Lã Thị Kim Oanh, người phụ nữ 48 tuổi này đã bị tòa án nhà nước Việt Nam phạt tử hình vào tháng Mười Hai cuối năm ngoái về tội biển thủ 4 triệu 700 nghìn đô-la, đồng thời gây thất thoát 2 triệu 200 nghìn đô-la công quỹ nhà nước trong thời gian từ năm 1995 đến tháng Sáu, năm 2001, khi bà bị bắt.
Trong phiên xử phúc thẩm tháng Tư năm nay, tòa đã quyết định giữ nguyên hình phạt tử hình; ngoại trừ án tù của hai cựu thứ trưởng nông nghiệp được đổi thành án tù treo.
Vụ án Lã Thị Kim Oanh là vụ tai tiếng tham nhũng lớn nhất liên can đến Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau khi 3 cán bộ đảng bị tống giam hồi tháng Sáu năm ngoái về tội có quan hệ với trùm băng đảng Thành Phố Hồ Chí Minh, tức Năm Cam hiện đang chờ ngày ra pháp trường.
Nhìn chung, vì nhận thức được tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính gây bất mãn trong quần chúng và cũng là vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài thường kêu ca, nhà nước cộng sản Việt Nam đang ra sức bài trừ tệ nạn tham nhũng tràn lan trong các cấp chính quyền hầu phục hồi vị thế và tinh thần trong đảng.
Tuy nhiên, nhiều người hiện chỉ trích Đảng Cộng Sản Việt Nam là chỉ nhắm vào một thành phần nào đó để chống tham nhũng mà thôi, trong khi một số cán bộ cao cấp lại được quyền miễn tố, ngay cho dù những người này bị tố là làm giầu bất chính.
Theo báo chí nhà nước Việt Nam, một số đại biểu quốc hội gần đây yêu cầu nhà nước cho phép bỏ phiếu bất tín nhiệm 4 vị bộ trưởng khác trong chính phủ vì những nhân vật này bị cho là tham nhũng và bất tài. Thế nhưng, tin tức từ guồng máy chính quyền Việt Nam cho hay, hàng ngũ lãnh đạo nhà nước cách đây mấy ngày, đã quyết định không cho các đại biểu bỏ phiếu bãi nhiệm để tránh các cuộc tranh luận trước quốc hội, có thể khiến nhà nước càng thêm bẽ mặt vì những chuyện mờ ám liên quan đến các đảng viên sẽ bị phơi bầy trước ánh sáng.
Điều vừa nói có lẽ được thể hiện rõ nhất qua việc tạm hoãn thi hành lệnh khiển trách ông Đỗ Trung Tá, bộ trưởng bưu điện và viễn thông Việt Nam. Ông này có liên can đến một vụ tai tiếng tham nhũng khác, làm tê liệt cả ngành viễn thông Việt Nam.
Dự án Phát triển mang nạn mại dâm lên vùng sơn cước
RFA - 2004-06-02 - Lê Dân |
Những dự án phát triển vùng sông Mê Kông đã mở ra những trục lộ giao thông thuận lợi, nhưng cũng kèm thêm một số tai họa, mà những nhà chuyên môn cho là có thể xóa sạch một vài dân tộc ít người.
Thị trấn Muang Xai ở mạn Bắc Lào từ bao năm qua vẫn là nơi thị tứ hẻo lánh duy nhất mà những người thiểu số Kamu xuống bán vỏ cây, măng hoặc bất cứ thứ gì họ tìm thấy trên rừng núi.
Những năm gần đây, nhờ các dự án phát triển toàn khu vực, Muang Xai đã trở thành giao lộ lớn với những đường xa lộ sắp nối liền Côn Minh của Trung Quốc với Bangkok của Thái Lan và Phnom Penh của Kampuchia, từ Hà Nội của Việt Nam đến Rangoon của Miến Điện. Do vị trí đặc thù, vùng Udomxai có thị trấn Muang Xai đã trở thành giao lộ, với hàng đoàn người đến từ những vùng đang bị dịch bệnh HIV/AIDS hoành hành.
Cùng với những kho hàng lớn, các đoàn xe tải đem theo những quán Karaôkê, quán nhậu, và trông lúc nghỉ chân, cánh lái xe bắt đầu tìm chỗ giải trí.
Tại các quán Karaôkê ở thị trấn Udomxai với hàng đoàn xe tải đậu bên ngoài, những cô gái người dân tộc không biết chữ, tuổi chưa tới 15 đã bắt đầu bán "vốn trời cho" của mình, và chưa một cô nào nghe nói về siêu vi HIV và bệnh AIDS.
Những nhà chuyên môn lo ngại rằng những cô gái trẻ đó sẽ bị nhiễm virút HIV và sẽ có một trận dịch AIDS bùng phát dữ dội, xóa sạch những bộ tộc ít người, vốn chiếm đến 90% dân số vùng Bắc Lào.
Giám đốc Lee-Nah Hsu, của sở Nghiên cứu Dự án Phát triển và Virút HIV thuộc Cơ quan Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Đông Nam Á, so sánh hiểm họa về một trận dịch như thế với vùng sa mạc Sahara bên châu Phi lúc vùng này chưa bị dịch bệnh AIDS tàn phá.
Cùng với sự phát triển về giao thương trong vùng lưu vực sông Mê Kông, sự lan truyền của virút HIV có thể sẽ kéo dài xuống đến tận Singapore, nhưng bị tác hại nhiều nhất vẫn là các sắc dân sơn cước. Lý do là họ kém kiến thức, mà lại bị sự nghèo đói giới hạn mọi khả năng chữa trị.
Các dự án phát triển đã đem xa lộ về đến chân núi rừng của họ và đời sống hoang sơ của những người đó đã được "thị trường hóa", mà họ lại không có khả năng kiếm sống trong môi trường mới. Kết quả là nạn mại dâm và buôn lậu thiếu nữ sắc tộc gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Các cơ quan chức năng đã khám phá và giải thoát cho hàng trăm cô gái dân tộc ít người trong những ổ mại dâm bên Thái Lan và Trung Quốc.
Mà ngay tại địa phương Udomxai, nạn bán phấn buôn hương cũng bùng phát mãnh liệt theo hàng chục ngàn nam công nhân Trung Quốc sang làm việc tại các công trình xây đập thủy điện và xa lộ. Con số tài xế xe tải người Lào và người Trung Quốc chuyên chở hàng hóa qua biên giới cũng gia tăng gấp bội.
Trong khi đó thì sự hiểu biết về virút HIV và bệnh AIDS tại những người sinh sống trong vùng Udomxai đã kém, mà vài bệnh viện trong khu vực cũng chẳng được trang bị đầy đủ. Một số người nhiễm HIV đến khi phát bệnh AIDS chỉ được bệnh viện khuyên về nhà để chờ chết mà thôi.
Nhà nhân chủng học David Feingold của Cơ quan Phát triển UNDP cảnh báo rằng những dân tộc ít người ở Bắc Lào đang đứng trước hiểm họa bị tiêu diệt về văn hóa và nhân mạng. Những bộ tộc chỉ gồm vài trăm nóc gia, khi bị dịch bệnh AIDS tàn phá thì hầu như sẽ biến mất hẳn trong vòng một thế hệ.
Các cơ quan, tổ chức thiện nguyện đang nỗ lực phòng chống HIV/AIDS cho vùng Bắc Lào, nhưng trở ngại lớn nhất là thiếu phương tiện truyền thông đại chúng. Hầu hết không có làng mạc nào có điện và phần lớn người dân đều mù chữ.
Hiện nay nơi mà các chuyên gia lo lắng là hành lang dọc theo xa lộ số 3, chạy dài từ Luang Namtha gần tỉnh Vân Nam Trung Quốc xuôi nam về bản Huay Xai, đối diện tỉnh Chiang Rai của Thái Lan.
Con đường dài 160 cây số sắp được thành hình với hàng đoàn công nhân đổ tới mỗi ngày. Một tộc trưởng người Kamu cho biết là mọi người mong cho con đường sớm hoàn thành để đi lại cho dễ và rẻ. Không một ai biết là cùng với con đường, thần chết sẽ đến với họ cũng dễ và sớm hơn.
Tại sao biến cố Thiên An Môn không bao giờ bị quên lãng ?
RFA - 2004-06-02 - Gia Minh |
Vào những ngày đầu tháng sáu, không chỉ người dân Trung Quốc mà tòan thế giới đều tưởng nhớ biến cố tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989. Mời quí vị điểm lại một số diễn tiến xoay quanh sự kiện đàn áp dân chủ đó của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Hoạt động tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn năm nay cũng như những năm trước không được công khai ngay tại Hoa Lục. Tuy vậy những người đấu tranh cho nền dân chủ ở Trung Quốc cũng phần nào nguôi đi khát vọng đó, vì nhiều ngàn đồng bào của họ tại đặc khu hành chánh Hong Kong, dù nay thuộc Bắc Kinh, cũng đã xuống đường, để biểu dương những người đã dám đứng lên đấu tranh cho quyền tự do dân chủ tại một đất nước cộng sản lớn hàng đầu thế giới.
Những người tham gia cuộc tuần hành tại Hong Kong hôm thứ bảy ngày 30 tháng năm vừa qua phát biểu rằng người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ quên biến cố Thiên An Môn. Đối với những người được hưởng không khí tự do như tại Hong Kong dưới thời Anh Quốc thì việc nhà cầm quyền dùng súng và xe tăng để đàn áp những sinh viên, trí thức và công nhân không tất sắt trong tay là chuyện khó tưởng tượng nổi. Thế mà vào ngày 4 tháng sáu năm 1989 điều đó xảy ra ngay tại Quảng trường lớn nhất Hoa Lục và cũng lớn nhất trên thế giới. (audio clip)
Vì sao lại có chuyện đàn áp đẫm máu đến thế? Theo những nhân chứng sống, thì dịp đó sinh viên tập trung để tưởng niệm cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang. Và có nhiều người hô vang khẩu hiệu chống tham nhũng và cổ xúy cho dân chủ. Dần dần nhiều người trong giới trí thức cũng tham gia.
Phong trào âm ỉ từ mấy tháng trước kể từ mùa xuân 1989. Dù hay tin nhưng ban đầu nhà cầm quyền Bắc Kinh chưa có phản ứng gì lớn mà chỉ có lệnh ngăn cản sinh viên tiến về trung tâm thành phố để tụ tập thôi. Tuy nhiên, khí thế của sinh viên càng lúc càng lên cao, họ vượt qua được mọi cản trở của nhà cầm quyền, trở thành một đợt sóng dâng tràn vào ngày ba tháng tư năm 1989. Nhiều vị trí thức lớn tuổi đi theo sinh viên cho rằng họ phải quỳ gối quá lâu nay phải duỗi chân cho thẳng.
Thế là Đặng Tiểu Bình, người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh lúc đó, ra lệnh phải đàn áp, tiêu diệt phong trào đấu tranh cho bằng được.
Hình ảnh người sinh viên đơn độc đứng trước mũi tăng của giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, vào ngày hôm đó trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất muốn được hưởng tự do dân chủ của người dân Hoa Lục. Tuy nhiên đến nay danh tánh của người đó vẫn chưa được Bắc Kinh công bố.
Mười lăm năm sau biến cố Thiên An Môn, người dân Hoa Lục tiếp tục bị cấm không được nhắc đến biến cố ngày 4 tháng sáu. Chính quyền cấm mọi hình thức bàn bạc về vụ Thiên An Môn. Ngay cả nhửng người mẹ mất con trong cuộc thảm sát đó cũng không được công khai khóc thương con họ. Những yêu cầu đề nghị nhà cầm quyền hiện nay cho tiến hành điều tra lại vụ việc đều bị bác bỏ.
Giới quan sát cho rằng việc nhắc lại vụ Thiên An Môn đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc chẳng khác gì tháo băng một vết thương chưa lành. Và đối với giới lãnh đạo T rung Quốc hiện nay đó vẫn còn là một ám ảnh, một bóng ma.
Và không chỉ là bóng ma mà đó là một trào lưu khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh lo sợ. Những người sinh viên năm nào tham gia vào vụ biểu tình tại Thiên An Môn, may mắn thóat hiểm rồi đến được những nước khác, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do.
Trong số đó có thể kể đến Trần Đồng, Lý Lộc, Sài Linh. Họ may mắn thóat chết vào cái ngày mà hơn 2500 bạn hữu của họ phải nằm xuống, như thống kê của Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc công bố. Nay họ là những người điều hành những công ty ở Hoa Kỳ và tiếp tục hoạt động cho phong trào dân chủ Hoa Lục.
Kinh tế Trung Quốc trong những năm qua, có nhiều chuyển biến đáng kể. Thế nhưng theo các tổ chức nhân quyền, thì nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp tục chính sách cũ là cấm mọi đảng đối lập, mọi tôn giáo và mọi nhóm hoạt động cho nhân quyền độc lập không chịu sự quản lý của chính quyền trung ương.
Cảnh sát Singapore khám phá một âm mưu gian lận về hôn nhân.
Tổng hợp |
Cảnh sát Singapore khám phá một âm mưu gian lận về hôn nhân.
VOA - 31 May 2004, 15:08 UTC
Tin từ Singapore hôm thứ Bảy vừa rồi cho hay cảnh sát đã khám phá ra một âm mưu gian lận về hôn nhân, trong đó phụ nữ Việt thuê đàn ông Singapore làm chồng để có thể ở lại thành phố quốc gia giàu có này.
Những cuộc hôn nhân vì lý do thuận tiện này đã khiến các phụ nữ Việt muốn ở lại SIngapore phải trả khoảng 2000 đôla Singapore, tức là khoảng gần 1200 đôla Mỹ, cho những người đàn ông Singapore nào chịu giả làm chồng họ trên giấy tờ để họ có thể ở lại làm tiếp viên tại các quán karaoke.
Những người đàn ông này cũng còn phải ưng thuận không được đòi hỏi chuyện chăn gối với những người vợ giả của họ. Hai người đàn ông Singapore và 7 phụ nữ Việt bị bắt giữ hôm thứ Sáu vì những vụ này.
Tin nói rằng một trong 7 phụ nữ này đã bị gửi trả về nước, trong khi 6 người kia còn đang giúp cảnh sát điều tra thêm về vụ này.
Viet marriage scam: Wedding yes, sex no...
The Straits Times - http://straitstimes.asia1.com.sg/singapore/story/0,4386,253386,00.html
A PROBE by the police and the Corrupt Practices Investigation Bureau (CPIB) has uncovered a marriage scam, which helped Vietnamese women marry local men so that they could continue to live in Singapore.
JAILED, FINED |
Mak Wye Horng, 37: Jailed for a year and fined $500. He was supposed to get $2,000 but received only $500 before he was arrested. Koh Lai Seng, 43: Jailed for six months and fined $200. He got $200 out of $1,500. |
There was, however, one condition - the men were not allowed to have sex with them.
Yesterday, two men were convicted for their roles in the scam, while another will be dealt with by a district court on Monday.
Mak Wye Horng, 37, was jailed for a year and fined $500, while Koh Lai Seng, 43, was jailed for six months and fined $200. Both had pleaded for leniency and a light sentence in their mitigation.
Yesterday, the court heard that Mak and Koh were to have been paid between $1,500 and $2,000 to register their marriages with two Vietnamese women. But they were arrested before they received all the money. Mak received only $500 of the promised $2,000 while Koh got $200 of the $1,500 promised.
Investigations against the two began last August after the Criminal Investigation Department's anti-vice branch arrested seven Vietnamese women and a local businessman in an apartment at Guillemard View in Geylang.
Four of the women had paid the man, Mr Low Soo Kai, to help them marry local men here. Mr Low arranged for Mak to marry Ms Tran Thi Trang and Koh to wed Ms Nguyen Thi Thuy Linh.
They registered their marriages in July last year.
Chang Sui Weng, 43, a delivery driver, who is accused of receiving $1,400 to marry Ms Tranh Thi Linh, will be dealt with by the court on Monday.
Mr Low, who has yet to be charged, is helping the CPIB with its investigations, as are six of the Vietnamese women. The seventh was repatriated after her arrest. Both Koh and Mak could have been jailed for up to five years and fined a maximum of $100,000.
Now women pay to get hitched
The Times of India - AP [ SATURDAY, MAY 29, 2004 12:17:08 PM ]
http://timesofindia.indiatimes.com/cms.dll/html/uncomp/articleshow/707413.cms
SINGAPORE: Vietnamese women are now paying Singapore men to get hitched but with one condition - they can't have sex with them, the Straits Times reported.
These women work as karaoke hostesses and want to get married so they could remain in the wealthy city-state, the report said.
The unions of convenience were worth up to S$2,000 (US$1,176) for the men who agreed.
Singapore police have busted this marriage scam. Two men were convicted on Friday of agreeing to the bogus unions, while seven Vietnamese women were arrested during the investigation, which started in August 2003, the paper said.
Police also arrested local businessman Low Soo Kai, who allegedly masterminded the cash-for-marriage scheme, the paper said. Low has yet to be charged and is helping police with their investigations, it said.
Rich Singapore attracts migrants from across Asia, including thousands of women who work as hostesses in karaoke lounges and for escort agencies. Despite its squeaky-clean reputation, prostitution is legal in designated areas of the rule-bound country of four million.
Mak Wye Horng, 37, was fined S$500 and jailed for a year for his marriage to Tran Thi Trang, the paper said. Mak had received S$500 (US$294) of the promised fee of S$2,000. Loh Lai Seng, 43, was fined S$200 (US$117) and jailed for six months for his arranged union to Nguyen Thi Thuy Linh. Loh was promised S$1,500 (US$882) for the scam, but had received just S$200 when he was arrested.
It was unclear when the arrests were made, but both marriages were registered in July 2003, the paper said.
One unnamed Vietnamese woman has been repatriated for her part in the scheme, while the other six are helping police with further investigations, the report said.
Report: Singapore police bust Vietnamese marriage scam
AP - Saturday May 29, 12:01 PM
http://asia.news.yahoo.com/040529/ap/d82s0m980.html
Singapore police have busted a marriage scam in which Vietnamese women paid Singapore men to get hitched so that they could remain in the wealthy city-state, a report said Saturday.
The unions of convenience were worth up to 2,000 Singapore dollars (US$1,176) for the men who agreed _ but they were not allowed to have sex with their new wives, who worked as karaoke hostesses, the Straits Times reported.
Two men were convicted Friday of agreeing to the bogus unions, while seven Vietnamese women were arrested during the investigation, which started last August, the paper said.
Police also arrested local businessman Low Soo Kai, who allegedly masterminded the cash-for-marriage scheme, the paper said. Low has yet to be charged and is helping police with their investigations, it said.
Rich Singapore attracts migrants from across Asia, including thousands of women who work as hostesses in karaoke lounges and for escort agencies. Despite its squeaky-clean reputation, prostitution is legal in designated areas of the rule-bound country of four million.
Mak Wye Horng, 37, was fined 500 Singapore dollars and jailed for a year for his marriage to Tran Thi Trang, the paper said. Mak had received S$500 (US$294) of the promised fee of S$2,000.
Loh Lai Seng, 43, was fined S$200 (US$117) and jailed for six months for his arranged union to Nguyen Thi Thuy Linh. Loh was promised S$1,500 (US$882) for the scam, but had received just S$200 when he was arrested.
It was unclear when the arrests were made, but both marriages were registered last July, the paper said.
One unnamed Vietnamese woman has been repatriated for her part in the scheme, while the other six are helping police with further investigations, the report said.
Hồng Kông biểu tình kỷ niệm vụ Thiên An Môn
Tổng hợp |
Hàng ngàn người Hongkong biểu tình tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn
RFA - 2004-06-01
Hôm qua, hàng ngàn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình để tưởng niệm hàng trăm hay có đến hàng ngàn sinh viên đã bị quân đội Bắc Kinh giết chết trong vụ đàn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Quảng Trường Thiên An Môn cách nay 15 năm.
Ngày 4 tháng 6 năm 1989, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ra lệnh cho quân đội và chiến xa tiến vào càn quét các đám biểu tình không võ trang, làm chấn động Hồng Kông, thời đó vẫn còn là thuộc địa của Anh.
Hồng Kông sau đó đã được Anh giao trả về cho Bắc Kinh năm 1997.
Năm nào vào dịp này, người dân Hồng Kông cũng biểu tình tưởng niệm nhưng năm nay số người tham dự lớn hơn vì tháng rồi Bắc Kinh quyết định sẽ không cho cử tri Hồng Kông trực tiếp bỏ phiếu chọn lãnh đạo.
Trong một lãnh vực khác, các cuộc nghiên cứu thị trường nhân lực ở Hồng Kông năm nay sáng sủa hơn 2 năm liên tiếp trước đó.
Trên phương diện kinh tế Hồng Kông, Ma Cau và 9 thị trấn ở Hoa Lục đang tìm cách nâng cao sự hợp tác kinh tế, nhưng các nhà phân tích cho hay còn quá sớm để ước lượng triển vọng thành công.
Hồng Kông biểu tình kỷ niệm vụ Thiên An Môn
BBC
Nhiều ngàn người ở Hồng Kông đã tham gia buổi tuần hành kỷ niệm 15 năm ngày Bắc Kinh đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ ở Thiên An Môn.
Những người tổ chức biểu tình cho biết hơn 5 ngàn người đã tham gia, nhiều người mặc áo màu đen và khiêng một quan tài giả. Những người biểu tình thúc dục Bắc Kinh hãy vinh danh phong trào.
Đoàn người biểu tình di chuyển chậm qua những phố chính của Hồng Kông trong quận Wan Chai, vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu.
Người ta đọc được những hàng chữ trên biểu ngữ: "Hãy cho biết sự thật," "Phải chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát 4 tháng 6," "Trả quyền lại cho nhân dân."
Vết nhơ trong lịch sử
"Đây là một vết nhơ trong lịch sử cận đại của Trung Quốc và không thể che dấu," một người trong đoàn diễu hành nói với đài BBC.
"Chúng tôi vẫn còn nhớ ngày 4 tháng 6 và chúng tôi muốn họ biết rằng gia đình của các nạn nhân vẫn đang chờ một lời xin lỗi từ chính quyền," một người khác nói.
Chính quyền huy động vài trăm cảnh sát để giữ gìn trật tự trong khi khách bộ hành dừng lại nhìn đoàn người diễu hành đi qua.
Những người biểu tình nói họ muốn gởi đến Bắc Kinh một thông điệp đó là họ muốn mở cuộc điều tra những gì xảy ra năm 1989 khi phong trào đòi dân chủ bị dẹp tắt một cách dã man.
Cuộc diễu hành do Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước ở Trung Quốc tổ chức.
Nhiều người trong liên minh này là dân biểu chuộng dân chủ ở Hồng Kông vốn bị Bắc Kinh cấm vào lục địa kể từ khi liên minh được thành lập.
Đòi hỏi dân chủ hóa
Ban tổ chức cho biết cuộc diễu hành năm nay còn đòi hỏi dân chủ nói chung cho Trung Quốc và Hồng Kông, đặc biệt sau khi Bắc Kinh bác bỏ việc để cho Hồng Kông đầu phiếu phổ thông.
Thứ Sáu tới sẽ có buổi đốt nến tại Hồng Kông và Macao để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đàn áp phong trào dân chủ ở Thiên An Môn.
Có tin nói phải đến hàng trăm người chết hôm 4/6/1989 và những ngày sau đó mặc dù chính phủ không bao giờ công nhận con số ấy.
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ thêm 3 người Việt vào Hồng Kông bất hợp pháp.
Tổng hợp |
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ thêm 3 người Việt vào Hồng Kông bất hợp pháp.
VOA - 31 May 2004, 14:55 UTC
Thông Tấn Xã AP cho hay một ngày sau khi bắt giữ 36 người Việt võ trang bằng dao và đạn dược, hôm thứ Hai cảnh sát tại Hồng Kông đã bắt giữ thêm 3 người Việt khác bị nghi là đã ở lại Hồng Kông bất hợp pháp.
Phát ngôn viên Edwin Hung của cảnh sát cho hay 3 người này cũng bị bắt trong cùng một vùng ngoại ô với những vụ bắt giữ trước đó, thế nhưng cảnh sát không tìm được thêm một thứ vũ khí nào.
Trong những vụ bố ráp hôm Chủ Nhật, cảnh sát đã tịch thâu được những ống sắt, 13 con dao và 38 viên đạn, nhưng không tìm thấy một khẩu súng nào. Một số người trong số 36 người bị bắt giữ, phần lớn là đàn ông, đã dùng thuyền đi từ Việt Nam tới Hồng Kông và tiến vào lãnh thổ này bất hợp pháp, trong khi những người kia đã ở lại Hồng Kông với những thị thực quá hạn.
Theo phát ngôn viên Hung, tất cả những người này đều đang bị giam giữ, nhưng chưa có ai bị buộc tội. Hôm thứ Sáu, một người Việt Nam có trong tay 3 viên đạn, nhưng không có một khẩu súng nào, đã bị bắt giữ khi đang ẩn trốn trên một chiếc xe hơi chạy vào Hồng Kông.
Phát ngôn viên Hung nói rằng người này bị buộc tội sở hữu đạn dược bất hợp pháp, có thể bị án tù tối đa 14 năm và bị phạt vạ 100 ngàn đôla Hồng Kông, tương đương với 12 ngàn 800 đôla Mỹ. Chưa có tin tức về nguyên do khiến những người VIệt vừa kể có mặt tại Hồng Kông.
Hôm Chủ Nhật, cảnh sát trưởng Dick Lee tuyên bố rằng các điều tra viên không tìm ra được một bằng chứng nào là có một băng đảng tội ác có tổ chức của Việt Nam tại Hồng Kông.
Hong Kong police arrest 26 suspected illegal Vietnamese immigrants
AP - Sunday May 30, 7:41 PM
Hong Kong police on Sunday arrested 26 suspected illegal Vietnamese immigrants armed with bullets and knives.
Police spokesman T.K. Ng said officers found nine knives, a hammer and 22 bullets on the 25 men and one woman, aged 23-53, but it wasn't immediately clear what they were to be used for. None of the suspects was carrying a gun.
Ng said the suspects are from the Vietnamese city of Haiphong and they are suspected to have traveled to Hong Kong in a boat which was found at a nearby beach.
Police spokeswoman Seiko Ho said 19 of the 26 suspects entered illegally, and the remaining seven overstayed their visas. She said none have been charged.
The arrests come after another illegal Vietnamese immigrant with three bullets but no gun was caught hiding in a vehicle crossing into Hong Kong from China on Friday. Ng said the man arrested Friday isn't linked to the group arrested Sunday.
Police Commissioner Dick Lee told reporters Sunday there's no evidence of a Vietnamese organized crime ring.
Chế Độ Tự Do Báo Chí Tại Việt Nam
Tổng hợp |
Các cơ quan truyền thông tại Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ.
VOA - 31 May 2004, 14:52 UTC
Dù mới đây đã được nới lỏng phần nào với những bài tường thuật về tình dục và tội ác kiểu báo lá cải, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam vẫn còn bị đảng Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ.
Theo Thông Tấn Xã AFP, chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên nhận định rằng vai trò của các cơ quan truyền thông là duy trì sự đoàn kết toàn dân và giúp phát triển nền kinh tế trong nước, một lập trường được phản ánh bằng đường lối tường thuật tin tức đầy luận điệu tuyên truyền thường xuất hiện trên báo chí.
Hãng thông tấn này nhìn nhận rằng trong vài năm qua, báo chí do nhà nước kiểm soát ngày càng được đăng tải những loại bài giật gân để lôi kéo độc giả. Đáng kể nhất là hồi năm ngoái khi báo chí đã dành rất nhiều bài để tường thuật vụ án Năm Cam và những liên hệ mờ ám giữa tên trùm băng đảng tội ác này với 3 viên chức trong đảng Cộng Sản. Cả 3 viên chức này sau đó đã bị lãnh án tù.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin của giới nhà báo Việt Nam, báo chí đã nhận được chỉ thị giảm thiểu những bài tường thuật liên quan tới vụ tai tiếng vừa kể để ngăn ngừa việc phanh phui những tin tức dính dáng tới những hoạt động tội ác của các viên chức cao cấp khác.
Một nhà ngoại giao tây phương nhận định rằng hiện nay tại Việt Nam có khuynh hướng nới lỏng dần sự kiểm soát, miễn là báo chí đừng vượt ra ngoài đường lối của chính phủ.
Cũng nhà ngoại giao này nói rằng chính phủ giờ đây không còn kiểm soát từng chữ như trước kia nữa. Bản tin vừa kể cho biết chính phủ Việt Nam đã chộp lấy những bài tường thuật của báo chí trong nước về những vụ tham nhũng bên trong các cơ quan của nhà nước làm bằng cớ để chứng minh rằng quyền tự do báo chí, được đề cập tới trong hiến pháp của Việt Nam, đã được tôn trọng.
Chế Độ Tự Do Báo Chí Tại Việt Nam
RA - Monday, 31 May 2004 - Producer: Bảo Vũ
Mới đây, khi được hỏi về phản ứng của Hà Nội trước việc Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế lên án Việt Nam vi phạm các quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp, bắt và bỏ tù những người bất đồng chính kiến và bất đồng tôn giáo.
Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Dũng tuyên bố: “Xin khẳng định ở Việt Nam các quyền tự do cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tôn giáo được quy định rõ trong Hiến Pháp và được tôn trọng trên thực tế.”
Để biết thêm chi tiết về vấn đề tự do, trên giấy tờ cũng như trên thực tế tại Việt Nam, chúng tôi mời quý vị theo dõi bài bài tường thuật của ký giả Ben Rowse thuộc thông tấn xã AFP:
Mặc dù ngày càng đưa tin hoặc tường thuật về những chuyện phạm pháp hoặc những chuyện tình dục theo kiểu thường được mệnh danh là loại “lá cải”, tức chạy theo thị hiếu tương đối nhất thời của đa số giới độc giả bình dân, giới truyền thông tại Việt Nam hiện vẫn nằm trong gọng kìm kiểm soát của Đảng Cộng Sản.
Nhà Nước vẫn thường xuyên nhấn mạnh và nhắc nhở cho báo chí biết là vai trò của báo chí nhằm “duy trì tính đoàn kết dân tộc” và giúp vào công cuộc phát triển kinh tế.
Quan điểm này được phản ánh trong các bản tin được giới truyền thông Việt Nam loan tải, vốn vẫn được viết theo kiểu những bản tuyên truyền để phục vụ cho chính sách và đường lối của Đảng và Nhà Nước.
Tuy nhiên, kể từ ít năm trở lại đây, hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát cũng ngày càng loan tải những câu chuyện có tính cách gây xúc động và tạo cảm giác nhằm đi sát gần hơn với độc giả tại Việt Nam, một trong những thành trì cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản.
Ví dụ gây ấn tượng nhất là vụ báo chí liên tục tường thuật về vụ xử ông Trùm Năm Cam và những “phi vụ” mờ ám của ông Trùm với 3 đảng viên cao cấp. Những đảng viên này sau đó cũng đã bị tòa tuyên án tù.
Tuy vậy, theo các nguồn tin phát xuất từ giới ký giả Việt Nam, báo chí vẫn được lệnh phải cắt bỏ những bài tường thuật về các vụ tai tiếng lớn khác.
Mục đích của chuyện cắt bỏ nhằm ngăn không cho các tin tức có tính “nhạy cảm” về những hành vi bị cho là phạm pháp của các viên chức cao cấp khác bị phô bày ra trước công luận.
Nhà nước thường nêu các bài tường thuật của báo chí về những vụ tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ nhà nước như là bằng chứng để nói rằng nền tự do báo chí, vốn được hiến pháp bảo đảm, vẫn được tôn trọng trên thực tế.
Thêm vào đó, nhà nước cũng vẫn thường nhắc đi nhắc lại rằng Việt Nam có gần 600 nhật báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ.
Thế nhưng, trên thực tế, nền tự do báo chí vẫn bị giới hạn hết sức đáng kể.
Nên biết, trong bản phúc trình thường niên về tình trạng nhân quyền, được công bố hồi tháng Hai vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay tại Việt Nam, những hướng dẫn có tính cách bao trùm của Đảng và các luật lệ về an ninh quốc gia đã rộng đủ để buộc giới truyền thông phải tự kiểm duyệt lấy mình đồng thời cũng đủ để buộc giới truyền thông tại Việt Nam phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng và nhà nước.
Thêm vào đó, phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ còn cho hay, những điều khoản chống phỉ báng được liệt kê trong hiến pháp và bộ luật hình sự tại Việt Nam cũng đã đủ để chính phủ “giới hạn một cách nghiêm ngặt” quyền tự do phát biểu và tự do báo chí.
Tại Việt Nam, hệ thống truyền thông tư nhân bị cấm hoạt động; và kể từ hai năm qua, một số ký giả và các nhà trí thức từng xử dụng internet, tức mạng lưới thông tin toàn cầu để bày tỏ quan điểm bất đồng đều đã bị bắt và bị kết án tù.
Hồi đầu tháng này, tức chỉ vài tháng sau khi những luật lệ mới có tính nghiêm ngặt quy định việc sử dụng internet trở nên có hiệu lực, chính phủ đã ra lệnh xử lý và hạn chế nghiêm ngặt “những tin tức xấu và có hại” lưu hành trên mạng internet.
Nên biết mặc dù cộng đồng quốc tế vẫn chỉ trích chuyện chế độ giới hạn quyền tự do phát biểu, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng chừng nào Đảng Cộng Sản còn nắm quyền, Đảng sẽ không bao giờ chịu từ bỏ việc kiểm soát giới truyền thông nội địa.
Đã vậy, nhà nước không chỉ giới hạn việc kiểm soát giới truyền thông nội địa mà thôi.
Theo các quy định chính thức, tại Việt Nam, số ký giả ngoại quốc, vốn chẳng nhiều nhặn gì, phải làm việc trong phạm vi Hà Nội; đồng thời phải xin phép nếu muốn đi ra ngoài khu vực Hà Nội để tường thuật.
Cần lưu ý là đôi khi phép này bị nhà cầm quyền từ khước.
Những giới hạn có tính cách bí ẩn hơn cũng đang dần dà được nới lỏng; thế nhưng hầu hết các ký giả Tây Phương làm việc tại Việt Nam đều hoạt động trên giả thiết là mọi cuộc điện đàm qua điện thoại và mọi thư điện tử, tức Email cùng các hoạt động của họ đều bị chính phủ Việt Nam theo dõi.
Sự thực đằng sau vụ án ông Nguyễn Thái Nguyên ?
RFA |
Cựu phụ tá Thủ tướng Phan Văn Khải bị án tù vì tội tham nhũng
RFA - 2004-05-28 - Phạm Ðiền
Cựu phụ tá Nguyễn Thái Nguyên của Thủ Tướng Việt Nam Phan Văn Khải cùng một số tòng phạm đã bị án tù vì tội tham nhũng hôm Thứ Hai. Trong một chế độ minh bạch về tư pháp, người dân sẽ được biết rõ nội vụ. Tuy nhiên dưới chế độ bưng bít hiện thời ở Việt Nam, vụ án trở nên khó hiểu vì Nguyễn Thái Nguyên trước đây bị kết tội khủng bố, mới mãn hạn tù 4 năm. Sự thực ra sao ?
Khủng bố, tham nhũng, đe dọa cán bộ nhà nước, là những tội trạng được quy cho Nguyễn Thái Nguyên, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng phủ Thủ Tướng Phan Văn Khải, một người mà thông tấn quốc tế gọi là phụ tá thân cận của ông Khải. Vấn đề là các tội danh đó có thực hay chỉ là một trò phe phái đụng độ, triệt hạ nhau.
Năm 1999, ông Nguyễn Thái Nguyên, chuyên viên hạng 7, cấp hạng như Thủ trưởng một cơ quan, làm phó chủ nhiệm văn phòng phủ Thủ Tướng bị đưa ra tòa xử vì bị cáo giác vu cáo và tống tiền cấp lãnh đạo một cơ quan khác. Nạn nhân cũng không phải là một viên chức thường, bà Võ Thị Thắng, ủy viên trung ương đảng, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch. Với chức vụ đó, bà Võ Thị Thắng là người có vai vế lớn, gốc to.
Thời gian đó Nguyễn Thái Nguyên tung tin theo hồ sơ Miền Nam và của CIA thì vào năm 1970, bà Thắng bị bắt ở Sài Gòn đã khai báo lý lịch và nhận làm việc cho họ. Do việc vu cáo và tống tiền bà này, Nguyên bị bắt đưa ra xét xử trước tòa vào tháng 10 năm 2000 về tội khủng bố cán bộ nhà nước, bị án tù giam 4 năm.
Nội vụ xem như đã ngã ngũ và đương sự đã phải trả giá với 4 năm tù. Tuy nhiên điều khó hiểu là sau khi dứt án tù 4 năm, hôm Thứ Sáu tuần qua, Nguyễn Thái Nguyên và viên chức khác có móc ngoặc với nhau lại bị tòa án kết tội làm giả mạo tài liệu và lạm dụng quyền hành khi còn tại chức, nên bị kết án tù giam nữa. Theo cáo trạng, nhóm 4 can phạm này đã phạm tội biển thủ khỏang 50.000 đô la ngân quỹ nhà nước từ năm 1997 đến 1999.
Thông tấn xã Việt Nam tường thuật vụ án chỉ cho hay ông Nguyên sử dụng nguồn tin tình báo giả cung cấp bởi các đầu mối ở Hoa Kỳ để tống tiến các viên chức làm việc cho một công ty đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng.
Tuy nhiên, điều bí hiểm là thông tấn xã nhà nước không nêu rõ chi tiết tin tình báo đó là gì? Ông Nguyên tống tiền những ai ? Trong khi một nguồn tin thông thạo của phía tư pháp lãi nói rằng vụ án “hết sức nhậy cảm” và tin mà Thống tấn xã Việt Nam loan báo hôm Thứ Sáu khá mơ hổ để ngăn làm mất mặt Bộ Quốc Phòng. Nhưng mất mặt vì sao ? Ai bị mất mặt ? thì không thấy nói tới.
Ba người tòng phạm với ông Nguyễn Thái Nguyên là những nhân vật ra sao? Theo nguồn tin thông thạo, Đỗ Ngọc Chấp là đại tá của tổng cục 2 do Lê Đức Anh lập ra. Nguyễn Quang Vinh cũng là một đại tá, nhưng trẻ hơn phụ trách công ty TOSEKO, buôn bán võ khí chủ yếu với nước Nga, được ăn hoa hồng rất lớn. Tòa án Hà Nội kết án tù 5 năm tù ở Đỗ Ngọc Chấp, 62 tuổi, trong khi Nguyễn Quang Vinh, 39 tuổi, bị án tù tám năm rưỡi. Một phụ nữ, bà Đặng Diệu Hà, 45 tuổi, cựu nhân viên ban văn hoá thông tin thành phố Hồ Chí Minh, bị án tù 4 năm. Tuy nhiên theo một nguồn tin thông thạo không muốn nêu danh thì người phụ nữ có nhan sắc này được tổng cục 2 tin cậy, từng được sử dụng trong nhiều họat động. Cả 4 bị cáo giác tham nhũng.
Bản tin thông tấn nước ngòai cho rằng một số viên chức cao cấp bị kết án tù về tội tham nhũng vì chính phủ muốn sửa chữa hình ảnh nhà nước bị nhem nhuốc vì nạn tham nhũng, mất sự tín nhiêm với người dân cũng như với giới đầu tư nước ngòai.
Năm ngoái có ba chức sắc của đảng Cộng sản bị bỏ tù vì dính líu đến tổ chức tội ác ở thành phố Hồ Chí Minh qua vụ Năm Căn.
Tháng Tư, nhờ kháng án, hai thứ trưởng nông nghiệp được ngưng thi hành án tù nhưng kết quả là một giám đốc một công ty quốc doanh bị án tử hình. Xì căng đan này cũng buộc bộ trưởng tự mình phải đệ đơn từ chức.
Có thể nhận định đó của một số quan sát viên là đúng trong nỗ lực thanh toán tham nhũng, nhưng có thể không đúng trong trường hợp của Nguyễn Thái Nguyên và ba can phạm còn lại vì các chi tiết không rõ rệt quanh vụ này. Chính vì không minh bạch nên dư luận không rõ vụ án nhằm triệt hạ tham nhũng hay triệt hạ bè cánh đang nắm giữ quyền lực. Nếu là bè cánh thì là bè cánh nào ?
Sự thực đằng sau vụ án ông Nguyễn Thái Nguyên ?
RFA - 2004-05-28 - Việt Long
Cựu phụ tá của Thủ Tướng Việt Nam Phan Văn Khải, ông Nguyễn Thái Nguyên, cùng một số người khác vừa bị thêm án tù vì tội tham nhũng hôm Thứ Hai. Vụ án trở nên khó hiểu vì ông Nguyên trước đây bị kết tội khủng bố, mới mãn hạn tù 4 năm. Sự thực ra sao ?
Khủng bố, tham nhũng, đe dọa cán bộ nhà nước, là những tội trạng được quy cho ông Nguyễn Thái Nguyên, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng của Thủ Tướng Phan Văn Khải, một người mà giới truyền thông quốc tế gọi là phụ tá thân cận của ông Khải. Đem luật chống khủng bố để kết án người có hành vi tống tiền đã là một điều lạ, lại còn thêm bản án tham nhũng ngay khi bị can mãn án, kéo theo nhiều chức sắc cao cấp khác là tay chân của đại tướng Lê Đức Anh, khiến giới quan sát không khỏi đặt thêm câu hỏi.
Năm 1999, ông Nguyễn Thái Nguyên, chuyên viên hạng 7, cấp hạng như Thủ trưởng một cơ quan chính phủ, bị đưa ra toà xử về tội vu cáo và tống tiền cấp lãnh đạo một cơ quan khác. Thông tấn xã Việt Nam tường thuật vụ án chỉ cho hay ông Nguyên sử dụng nguồn tin tình báo giả cung cấp bởi các đầu mối ở Hoa Kỳ để tống tiền các viên chức làm việc cho một công ty đặt dưới sự kiểm sóat của Bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên, điều bí hiểm còn bị che dấu là thông tấn xã nhà nước không nêu rõ chi tiết tin tình báo đó là gì. Ông Nguyên tống tiền những ai? Trong khi một nguồn tin thông thạo của phía tư pháp lại nói rằng vụ án “hết sức nhậy cảm” và tin mà Thông tấn xã Việt Nam loan báo hôm Thứ Sáu khá mơ hổ để khỏi làm mất mặt Bộ Quốc Phòng. Nhưng mất mặt vì sao? Ai bị mất mặt? thì không thấy nói tới.
Thực ra người bị tống tiền không phải là một viên chức tầm thường, mà là bà Võ Thị Thắng, Ủy viên trung ương đảng, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch. Với chức vụ này trong chế độ Hà Nội hiển nhiên bà Thắng phải là người được nhiều thế lực chính trị trong đảng ủng hộ.
Chi tiết nội vụ, theo nguồn tin từ Hà Nội cho biết, là khi đó ông Nguyễn Thái Nguyên, nhờ ở vào một vị trí nào đó, mà tin chắc rằng theo hồ sơ tình báo của chính phủ Sài Gòn và của CIA thì vào năm 1970, khi bà Thắng bị bắt ở Sài Gòn bà đã khai báo lý lịch và nhận làm việc cho tình báo mìền Nam và Mỹ. Ông Nguyên bèn dựa vào đó gây áp lực để tống tiền. Nhưng chẳng may Bà Võ Thị Thắng lại không sợ hãi, đưa nội vụ ra ánh sáng. Cơ quan chuyên môn kết luận đó là tin tình báo giả, và ông Nguyên bị bắt đưa ra xét xử trước toà vào tháng 10 năm 2000 về tội khủng bố cán bộ nhà nước, bị án tù giam 4 năm.
Nội vụ tưởng chừng như đã khóa sổ sau ngày tuyên án đó, truyền thông trong và ngoài nước gần như không nói đến nữa.
Tuy nhiên điều khó hiểu là, ngoài chuyện bị kết án theo luật chống khủng bố, sau khi dứt án tù 4 năm, hôm Thứ Sáu tuần qua, ông Nguyễn Thái Nguyên và các viên chức khác có liên can lại bị toà án kết thêm tội làm giả mạo tài liệu và lạm dụng quyền hành để tham nhũng khi còn tại chức, và bị kết thêm án tù giam. Theo cáo trạng, nhóm 4 can phạm này đã phạm tội biển thủ khỏang 50.000 đô la ngân quỹ nhà nước từ năm 1997 đến 1999.
Vì khó hiểu nên người ta mới thắc mắc và tìm hiểu rõ về ba người bị coi là tòng phạm với ông Nguyễn Thái Nguyên, gồm các ông Đỗ ngọc Chấp, Nguyễn Quang Vinh và bà Đặng Diệu Hà. Nguồn gốc các nhân vật này ra sao? Theo nguồn tin thông thạo cho Đài Á Châu Tự Do biết, thì ông Đỗ Ngọc Chấp, 62 tuổi, là đại tá thuộc tổng cục 2 do Lê Đức Anh lập ra. Ông Nguyễn Quang Vinh cũng thuộc cơ quan đầy quyền lực này, là một đại tá trẻ hơn, 39 tuổi, phụ trách công ty TOSEKO, buôn bán vũ khí chủ yếu với nước Nga. Ông Vinh là tay chân tin cẩn của thiếu tướng Bùi Quang Trung trong vụ mua tàu chiến cũ của Nga, được hưởng hoa hồng rất lớn, tất nhiên không phải chỉ hưởng một mình. Bà Đặng Diệu Hà, 40 tuổi, là cựu nhân viên ban văn hóa thông tin thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn tin vừa kể, không muốn nêu danh, cho biết người phụ nữ có nhan sắc này được tổng cục 2 tin cậy, từng được sử dụng trong nhiều họat động tình báo, có lúc bị dư luận coi là làm người tình trong những chuyến đi nước ngoài của một vị cựu Tổng Bí thư hồi vị này còn tại chức , đễ lũng đọan và nắm gáy ông Tổng, theo lệnh Tổng Cục 2, tức là lệnh của Đại tướng Lê Đức Anh.
Toà án Hà Nội kết án ông Chấp 5 năm tù ở, trong khi ông Vinh bị án tù tám năm rưỡi, bà Hà bị tù 4 năm. Bản tin của hãng thông tấn AFP cho rằng vụ án này là do chính phủ Hà Nội muốn sửa chữa hình ảnh nhà nước đã bị nhem nhuốc vì nạn tham nhũng, hầu vớt vát lại tín nhiệm với người dân cũng như với giới đầu tư nước ngoài. AFP cũng dẫn giải những vụ án gần đây, từ vụ những cấp chức liên can đến Năm Cam tới vụ hai thứ trưởng nông nghiệp bị án treo và giám đốc công ty quốc doanh Lã Thị Kim Oanh bị tử hình. AFP coi đó là những hành vi của chính quyền để chống tham nhũng.
Tuy nhiên ở Hà Nội người dân nhìn thấy rõ hơn thế. Ba cấp chức gọi là liên can trong vụ này đều là người của Tổng Cục 2, là cơ quan tình báo siêu đảng siêu chính phủ từng bị nhiều tướng lãnh và đảng viên cao cấp lên án, đòi giải tán và trừng trị. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng có thư cho Trung Uơng Đảng yêu cầu điều tra làm sáng tỏ vụ Tổng Cục 2 lập kế họach vu cáo và bôi nhọ ông, đồng thời làm hại nhiều người có cảm tình và ủng hộ ông.
Vì thế trong bộ quốc phòng Việt Nam có vị khẳng định rằng ông Nguyễn Thái Nguyên chính là người của Tổng Cục 2 gài vào bên cạnh Thủ Tướng Phan Văn Khải để gọi là nắm gáy vị Thủ Tướng, nhưng dường như chưa nắm được. Lý do, theo nguồn tin này, là vì ông Khải là người được giới đầu tư nước ngoài tín nhiệm, được coi là có khả năng, lại không có điều gì sai phạm lớn lao ngoài chuyện con cái lộng hành mà các cấp ủy đảng đều đồng tình che chở và bỏ qua.
Nguồn tin riêng của chúng tôi kết luận về vụ này, là Tổng Cục 2 đã bắt đầu bị sờ gáy, và những tay chân cỡ nhỏ của ông Thái thượng Hoàng Lê Đức Anh đã bị tỉa dần, và còn nhiều người nhiều cấp trong cơ quan được gọi là phủ Thái Thượng Hoàng ấy sẽ bị tỉa đến nơi đến chốn. Tuy vậy, người dân trong nước còn chờ xem cuộc phản công do Đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy, chống lại những thế lực dám sờ gáy ông ta.
Chính phủ Nam Hàn gửi người theo dõi hoàn cảnh dân Bắc Hàn đào tị đang ở Việt Nam
Tổng hợp |
Chính phủ Nam Hàn gửi người theo dõi hoàn cảnh dân Bắc Hàn đào tị đang ở Việt Nam
Cali Today - May 30, 2004
Một tổ chức thiện nguyện giúp các người tị nạn Bắc Hàn dự trù sẽ gửi một phái đoàn đến Việt Nam tìm hiểu hoàn cảnh tại chỗ của những người Bắc Hàn đào tị trốn qua được nước này xuyên qua Trung Cộng. Nguồn tin được loan tải trên nhật báo Anh ngữ Korea Times cho hay Tổ Chức Giúp Người Tị Nạn Bắc Hàn sẽ đưa một toán gồm 5 người được gửi đến Việt Nam hầu tìm biết nhu cầu và hoàn cảnh tị nạn đối với những người đào tị từ Bắc Hàn mà lâu nay, người ta chỉ nghe thấy rất ít chi tiết cũng như số người nhiều ít ra sao.
Cộng Sản Việt Nam tuy buôn bán làm ăn chặt chẽ với Nam Hàn nhưng vẫn có mối quan hệ anh em với Cộng sản Bắc Hàn vì cả hai là một ít các nước cộng sản còn sót lại trên thế giới sau khi khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Bang Xô Viết tan rã. Tổ chức trên cho rằng hiện nay có khoảng 350 người Bắc Hàn đang tị nạn tại Việt Nam và cho biết thêm là những người này muốn được đi định cư ở Nam Hàn.
Lâu nay Hà Nội hoàn toàn nín thinh về chuyện những người Bắc Hàn đào tị đến Việt Nam vì không muốn gặp các rắc rối ngoại giao với Bình Nhưỡng. Tổ Chức Thiện Nguyện Nam Hàn cho rằng các người Bắc Hàn đào tị đã không được bảo vệ đúng nguyên tắc theo các qui ước quốc tế về quyền tị nạn dù họ đã từng bị chế độ Bình Nhưỡng đày đọa, tước đoạt quyền làm người khiến họ phải tìm đủ mọi cách để trốn chạy. Họ kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội cho những người Bắc Hàn đào tị được tới định cư ở Nam Hàn như thỉnh nguyện của họ.
Civic Group to Assess Rights Conditions of NK Defectors in Vietnam
Korea Times - http://times.hankooki.com 05-25-2004 16:15
A civic group helping North Korean refugees plans to send a four-day mission to Vietnam on Thursday to make a first-hand assessment on defectors from the North.
The Commission to Help North Korean Refugees said on Tuesday that the five-member team will take a close look at human rights conditions surrounding North Koreans who fled to Vietnam via China.
The team, headed by Soh Byung-yong, former South Korean ambassador to the United Nations, is scheduled to visit the Consulate General of South Korea in Ho Chi Minh City to discuss how to deal with North Korean refugees in Vietnam.
The commission claimed that about 350 North Korean defectors are staying in the Southeast Asian country, adding that they want to settle in South Korea.
A commission official said that the defectors are not properly protected in Vietnam after suffering from human rights violations while on the run from North Korea to China and to Vietnam.
He called on the government to allow the refugees to defect to South Korea as early as possible.
http://www.ykien.net
|