Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

Chuyện Tây Nguyên Vẫn Chưa Yên
Tổng hợp

Chuyện Tây Nguyên Vẫn Chưa Yên
RA - Saturday, 29 May 2004 - Producer: Bảo Vũ

Hôm qua thứ Sáu, tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, tức Human Right Watch, cho hay sau các vụ biểu tình diễn ra hồi lễ Phục Sinh vừa qua, hàng trăm người Thượng theo đạo Tin Lành ở vùng Tây Nguyên đã bỏ trốn vì họ sợ bị nhà cầm quyền tra tấn và bắt bớ .

Để biết thêm chi tiết về tình hình vùng Tây Nguyên hiện nay và diễn tiến mới nhất liên quan tới chuyện người Thượng trốn sang Campuchia, chúng tôi mời quý vị theo dõi bài tường thuật của hãng thông tấn AFP:

Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho biết hôm 10 và 11 tháng trước tức tháng Tư, nhà nước đã cho triển khai hàng trăm nhân viên thuộc lực lượng an ninh với sự hỗ trợ của thiết vận xa để đàn áp các cuộc biểu tình do người Thượng tổ chức.

Ông Sam Zarifi, phó giám đốc phân bộ Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho hay: “Vùng Tây Nguyên hiện đã bị khóa chặt. Người Thượng không thể tự do rời khỏi buôn làng. Nhà cầm quyền đe dọa sẽ trừng phạt người Thượng nếu họ cố gắng đưa tin cho thế giới bên ngoài biết về những hành vi tàn bạo.”

Trong bản tường thuật dài 11 trang, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền, cơ quan có trụ sở đặt tại New York, đã trích thuật lời của các nhân chứng tại tỉnh Đắc Nông.

Ông Zarifi cho biết nhiều người chạy trốn khỏi buôn làng đã bị gẫy xương và nứt sọ trong các cuộc biểu tình và nay số thực phẩm họ mang theo nay đã cạn và những người này rất cần được chăm sóc y tế.

Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho biết, hàng trăm người Thượng bị thương và hàng chục người thiệt mạng tại các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Lâm Đồng trong các cuộc biểu tình đòi đất đai và tự do tôn giáo hồi lễ Phục Sinh.

Tuy nhiên chế độ cộng sản Việt Nam khẳng quyết là chỉ có hai người thiệt mạng mà thôi.

Thêm vào đó nhà nước cho rằng chính Tổ Chức Người Thượng, còn gọi là Quỹ Người Thượng, trụ sở đặt tại Hoa Kỳ, đã chủ mưu thực hiện các vụ biểu tình vừa nêu.

Ngoài ra nhà cầm quyền cho hay họ sẽ trừng trị nghiêm khắc bất cứ ai gây thêm rối loạn tại vùng Tây Nguyên.

Trước việc cộng đồng quốc tế quan ngại về tình hình ở Tây Nguyên, hồi tháng Tư và tháng này, tức tháng Năm, Hà Nội đã tổ chức các chuyến thăm viếng Tây Nguyên cho các nhà ngoại giao, cơ quan Liên Hiệp Quốc và ký giả.

Những chuyến thăm viếng vừa đề cập bị kiểm soát chặt chẽ.

Cần lưu ý là hãng thông tấn AFP không được phép thăm viếng Tây Nguyên.

Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cáo buộc chính thể cộng sản tại Việt Nam che dấu sự thật về Tây Nguyên rất kỹ.

Trong khi đó, hồi tháng trước, Hội Ân Xá Quốc Tế thừa nhận vai trò của các nhóm lưu vong hải ngoại trong những vụ biểu tình hồi năm 2001 và 2004, thế nhưng Hội cho hay khi đổ lỗi cho các lực lượng ở nước ngoài, Hà Nội đang cố tránh chuyện giải quyết vấn đề còn tồn đọng ở Tây Nguyên.

Tin mới nhất cho biết, tuần qua sáu người Thượng đã tới thủ đô Campuchia mặc dù trước đó chính phủ nước này đã lên tiếng cảnh báo rằng họ sẽ bị đối xử như các di dân bất hợp pháp.

Khoảng 91 người Thượng hiện đang được Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bảo vệ.

27 người trong số vừa đề cập đã chạy trốn khỏi vùng Tây Nguyên kể từ khi nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình của người Thượng hồi lễ Phục Sinh vừa qua.

Tuần trước Ngoại Trưởng Campuchia Hor Nam Hong cho biết 85 người Thượng đang xin tỵ nạn. Tuy nhiên ông cho biết những người này không thể được xem là người tỵ nạn vì họ không có lý do vững chắc để rời khỏi Việt Nam.

Cùng lúc đó bộ nội vụ Campuchia cho hay, ít nhất cũng có một số người Thượng được đưa lậu vào Xứ Chùa Tháp để những người này đoàn tụ với thân nhân, hiện đang sống ở nước thứ ba.

Cà phê và tình cảnh của những người Thượng tại Việt Nam.
VOA - 27 May 2004, 15:02 UTC

Sau những biến động trong tháng Tư, tình hình tại tây nguyên Việt Nam đã có vẻ lắng dịu và chính quyền Việt Nam đã cho phép một số người nước ngoài đến viếng thăm khu vực này. Tuy nhiên tình cảnh của đồng bào Thượng tại đây đã được nhắc đến khá nhiều trong dịp kỷ niệm năm thứ 10 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam 11 tháng 5 tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Trong bài sau đây Trần Nam xin trình bày cùng quí thính giả một vài nét về những sinh hoạt của các sắc dân thiểu số trong vùng Tây nguyên qua những thăng trầm của lịch sử, dựa trên các chi tiết được trích thuật từ báo chí ngoại quốc và những cuộc tiếp xúc với các cựu giới chức từng làm việc nhiều năm tại Tây nguyên.

Theo nhà báo Mark Pendergrast trong bài viết tựa đề “Cà phê Việt Nam và tình cảnh của những người Thượng” thì mọi người điều biết rằng hiện tượng tăng trưởng sản xuất cà phê của Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên ít ai biết đến hậu quả của việc phát triển cây cà phê đối với đời sống của nhiều sắc dân thiểu số trong vùng Tây nguyên Việt Nam, cũng như đối với môi trường sống trong khu vực vừa kể. Nhà báo này nói rằng ngoài vấn đề môi trường xuống cấp, những người Thượng mà cha ông của họ đã canh tác trên những mảnh đất phì nhiêu trong nhiều thế kỷ đã bị lâm vào tình trạng đói khát vì không đủ đất đai để trồng trọt hoặc phải làm việc như nô lệ trong những đồn điền cà phê mà chủ nhân ông là chính quyền hoặc các di dân từ vùng đồng bằng Việt Nam.

Theo lời ông Nguyễn Văn Nghiêm, một cựu giới chức của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, và cũng là người đã từng làm việc tại Tây nguyên trong gần 20 năm thì người Thượng là cộng đồng có nhiều sắc dân thiểu số khác nhau ở miền núi, sống hiền hòa với nương rẫy:

Người Thượng là cái tên chung để gọi tất cả các sắc tộc thiểu số ở trên vùng cao nguyên Việt Nam. Kể từ miền Bắc trở xuống thì có các sắc dân như là người Chế, người Sedan, người Ha Lai, Ha Lan, người Rơn Ngao, người Ba Na, Gia Rai, Rhade, Mơ Nong, Kaho, Mạ, rồi ở dưới Bình Long, Phước Long thì có người Setien, v.v..

Thưa ông, trong số đó thì sắc dân nào chiếm đa số nhất ?

Các sắc dân chiếm đa số nhất phải kể là người Gia Rai ở Pleiku, Phú Bổn củ đó, rồi đến người Rhade ở Ban Mê Thuột, tỉnh Dak Lak, rồi người Bana, và người Koho. Đó là 4 sắc dân có thễ nói là có dân số nhiều nhất trên cao nguyên.

Theo lời ông Nghiêm thì hầu hết các sắc dân thiểu số này đều sống một cách bình dị và hiền hòa. Thỉnh thoảng có xảy ra những va chạm với người Việt trong khu vực thì cũng chỉ là vì đất đai của họ từ nhiều đời đã bị lấn chiếm:

Cái va chạm chính không phải là vì cái sự sống chung mà là vì vấn đề đất đai của người Thượng, đất đai canh tác của người ta, thuộc quyền sở hữu của các gia đình Thượng từ lâu đời, từ ngàn đời rồi thì bị người Kinh chiếm đoạt mà người ta cũng không kêu vào đâu được thành ra người ta cũng chỉ uất ức mà thôi.

Thưa ông ngoài vấn đề làm ruộng làm rẫy, những người Thượng có còn làm những công việc nào khác để mưu sinh hay không ?

Người Thượng thì họ sống bằng đất đai canh tác của họ. Ngoài đất đai canh tác của họ thì ngày xưa họ còn nuôi trâu nuôi bò. Có những nhà giàu ngày xưa họ nuôi cả vài trăm con trâu. Thế nhưng bây giờ tình hình đất đai không còn như xưa thành ra đời sống của họ càng ngày càng nghèo đi.

Tuy đời sống của người Thượngï trông cậy rất nhiều vào đất đai nhưng hầu hết cách thức canh tác của họ lúc bấy giờ vẩn còn thô sơ, và họ phá rừng khá nhiều để đáp ứng nhu cầu trồng trọt theo lối du canh.

Một số nơi thì họ sống gần người Chàm với người Kinh thì họ có học được cách cày bừa, như người Chu Ru ở Đơn Dương, Đà Lạt, còn những nơi chưa học được cách cày bừa để làm ruộng thì họ dùng voi để dẩm đất, rồi họ cào đất cho bằng để gieo hạt, trồng lúa . Còn làm rẩy thì hồi xưa họ chưa biết dùng phân bón, cho nên họ chặt cây xuống để cho khô rồi họ đốt đi để lấy tro làm phân bón. Sau khi trồng độ 2 hoặc 3 năm cái màu đất bị hết đi thì họ lại chuyển sang một miếng đất khác. Miếng đất này họ để cho nó nghỉ, và họ cứ luân phiên đi như thế trong những miếng đất của gia đình họ. Và khi dùng xong những miếng đất kia thì họ quay trở lại những miếng đất này để đốt cây và canh tác trở lại. Thế nhưng tôi cũng xin nói rỏ là những miếng đất đó đều thuộc quyền sở hữu của những người chủ đất gọi là “Po Lang” tức là người chủ đất mà trong làng ai cũng biết đất nào là của ai.

Thưa ông, việc sở hữu đất đai như vậy có qua những luật lệ của chính quyền địa phương hay là chỉ theo những phong tục tập quán của họ ?

Họ có một cái phong tục được gọi là phong tục về quyền sở hửu của họ theo truyền thống. Phong tục đó có luật lệ truyền khẩu của họ, được công nhận đàng hoàng ở trong buôn, và trong buôn ai cũng biết cả. Hể khi nào họ bán những miếng đất đó thì họ có những cuộc mua bán với các chứng nhân của 3 thế hệ để làm chứng cho việc mua bán những miếng đất đó, thành ra những người già cũng biết, những người cùng đồng tuổi mua bán với nhau cũng biết, và những trẻ em trong làng cũng đến để làm chứng là miếng đất đó được trao quyền sở hữu cho ai.

Thưa ông những sinh hoạt, những phong tục tập quán đó có bị chi phối bởi các luật lệ của chính quyền Việt Nam thời đó hay không ?

Thời của tôi ở trên đó khi tôi làm việc thì tôi thấy dưới thời Vua Bảo Đại vào năm 1954 thì những cái quyền đó của người Thượng đã được một qui chế riêng biệt dành cho đồng bào Thượng của Vua Bảo Đại chứng nhận, và cái quyền đó của họ không có ai xâm phạm cả. Nhưng khi đến thời chính phủ Ngô Đình Diệm thì vào năm 1958 Tổng Thống Ngô Đình Diệm có ra một Nghị Định với nội dung vẻn vẹn có mấy câu như sau: “Người Thượng không có quyền sở hửu đất đai mà chỉ có quyền hưởng dụng hoa màu canh tác”.

Một người Thượng, nguyên là phụ tá Bộ Trưởng Sắc Tộc của chính phủ miền Nam trước đây, ông Y Jut Buonto, cũng công nhận những thiệt thòi của đồng bào ông trong thời gian này, tuy nhiên sau đó thì tình hình đã được cải thiện:

Thời kỳ ông Diệm đã có một điểm không vừa ý. Ông Diệm đã làm một cách hấp tấp là Việt Nam hóa đồng bào Thượng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đến thời đệ nhị cộng hòa thì đã được đổi lại, chúng tôi vẩn tranh đấu nhưng tranh đấu không phải như bây giờ mà là tranh đấu trong phạm vi cho phép và một cách yên ổn và chúng tôi đã thành công. Chúng tôi thấy đệ nhị cộng hòa có một chính sách rõ rệt, còn hơn các quốc gia khác, kể cả Mỹ, nhất là sắc luật 33 và 34 rất là quan trọng đối với chúng tôi . Sắc Luật 33 là công nhận sự hiện hửu của chúng tôi tại cao nguyên, còn Sắc Luật 34 là công nhận quyền sở hữu đất đai và phong tục tập quán của đồng bào sắc tộc.

Khi được hỏi là sau năm 1975 người Thượng tại Tây nguyên có được hưởng lợi lộc gì khi đất đai của họ được sử dụng vào việc sản xuất cà phê hay không thì Y Jut Buon To cho biết như sau:

Về đất đai đó thì hồi trước đồng bào Thượng có ruộïng có rẫy, nhưng khi Cộng Sản tới thì họ sử dụng. Đầu tiên là họ tịch thu hết để dùng làm khu kinh tế mới, sau này họ đổi là nông trường. Họ bắt đồng bào trồng cà phê, trồng cao su. Sau khi cà phê và cao su đã có hoa màu thì Cộng Sản họ tịch thu để bán. Trước kia Cộng Sản nói với đồng bào rằng họ đầu tư với chính phủ và khi có hoa màu thì được chia, nhưng sau đó họ không được chia mà là hoàn toàn của chính phủ, do đó khi mà người dân tộc bị đuổi ra khỏi chổ đó thì họ không còn đất đai để mà trồng trọt.

Khi chính phủ Việt Nam đưa rất đông người Kinh đến Tây nguyên để khai thác đất đai trong vùng của đồng bào Thượng thì cái đó có đụng chạm gì đến quyền lợi của người Thượng ở đó hay không, hay là đã có một sự giàn xếp.

Không có giàn xếp gì cả, họ đưa đến một cách bừa bãi. Tuy nhiên tôi đã nhiều lần kêu gọi Cộng sản Việt Nam phải coi lại, phải nghĩ lại cái chương trình mà chính phủ đệ nhị Cộng Hòa làm ngày xưa tức là chương trình tạo lập một khu vực sinh sống riêng cho đồng bào Thượng, giống như ở Hoa Kỳ này có những khu dành riêng cho người da đỏ Indian Reservations Ngày xưa dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi không có rắc rối gì hết, người Thượng có đầy đủ đất đai, họ đâu có cần mổi người 10 mẩu hay 20 chục mẩu đâu mà hết đất.

Theo lời ông Y Jut Buonto, hiện đang ở Hoa Kỳ và là cố vấn của các hội sắc tộc tại Mỹ và các nước khác trên thế giới thì hiện nay Bang North Carolina là nơi có số người Thượng đông nhất với khoảng 4000 người, còn một vài Bang khác, như Washington State, Texas và Oklahoma thì mỗi nơi có chừng một vài trăm người.

Cũng theo lời ông Buonto thì sau những biến động trong vùng Tây nguyên hồi tháng Tư, có khoảng 150 người Thượng đã chạy sang Kampuchia nhưng đã bị lính biên phòng Kampuchia đuổi trở lại. Và hiện nay ông và cộng đồng các sắc tộc thiểu số tại Hoa Kỳ đang có những nỗ lực nhằm vận động Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc can thiệp với chính phủ Kampuchia để giúp đở cho những người tị nạn chính trị từ Việt Nam.

Linh Mục Nguyễn Văn Lý Sẽ Được Trả Tự Do ?
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam (CRFV)

Washington DC, ngày 28 tháng 5, 2004

"Thái độ hợp tác từ phía chính phủ Việt Nam thật đáng khích lệ nhưng nếu tín hữu Công giáo vẫn chưa được tự do theo đạo vì lo sợ bị bỏ tù hay bị khủng bố và những nhà lãnh đạo tinh thần như cha Lý vẫn còn bị giam cầm, thì chúng tôi không thể ngưng nghỉ phút giây nào trong việc đấu tranh nhằm mang lại những tiến bộ trong vấn đề nhân quyền". Đó là lời tuyên bố của Thượng Nghị Viên David Alton (Liverpool, Anh quốc) nhân cuộc tiếp xúc với phái đoàn chính thức của chính phủ CSVN ngày 25-5-2004

Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên hứa hẹn chính quyền Việt Nam đang xem xét việc trao trả tự do cho linh mục Lý với thượng nghị viên David Alton (Liverpool) trong chuyến viếng thăm chính thức tại Anh quốc vừa qua.

Đó là bản tin từ một cơ quan tranh đấu bạn của CRFV từ Anh Quốc Jubilee Campaign, một tổ chức Thiên chúa giáo mang tầm vóc quốc tế tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Họ đã ráo riết vận động cho cha Lý, tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc Hội Anh trong thời gian qua.

Vào ngày 25 tháng 5 vừa qua, phái đoàn chính phủ cộng sản Việt Nam dẫn đầu bởi Chủ Tịch Trần Đức Lương và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã tiếp xúc gặp gỡ riêng với ngài Alton. Nhân dịp này, ngài Alton đã trao cho đại diện chính phủ Việt Nam một bức thư đã được dịch sẵn mong mỏi chính quyền Việt Nam trao trả tự do cho linh mục Lý, một tù nhân lương tâm bị giam cầm từ năm 2001 khi ông cất tiếng tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ngài Alton nhấn mạnh rằng việc nhỏ nhoi này sẽ tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước và chứng tỏ "lòng bao dung nhân từ" của chính quyền Việt Nam. Thêm vào đó, ngài Alton cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam sớm chấm dứt sự đàn áp và đối xử bất công đối với đồng bào sắc tộc sinh sống tại vùng Cao nguyên Trung phần.

Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã hứa hẹn rằng việc trao trả tự do cho cha Lý đang được chính phủ Việt Nam xem xét và có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần đây. Ông Nguyễn Dy Niên còn hứa thêm những chính sách đối xử ôn hòa đang được triển khai để được áp dụng làm dịu đi tình hình căng thẳng hiện nay; ông cho biết sẵn sàng cung cấp quyền tự do di chuyển cho các phái đoàn ngoại quốc muốn viếng thăm điều tra tìm hiểu về thực trạng vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền tại Tây nguyên. Tiếp theo đó, Đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc, Trịnh Đức Du cũng bày tỏ sự hợp tác chặc chẻ với ngài Alton.

Để đáp lại, Ngài Alton cho biết: "Những lời hứa hẹn phải dược chứng minh bằng hành động thiết thực, Tuy nhiên, tôi cũng rất vui khi được tiếp xúc trực tiếp với Chủ Tịch nhà nước và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam để trình bày một cách rõ ràng về mối quan tâm của Jubilee Campaign đối với vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam."

Ông mạnh mẽ tuyên bố tiếp: "Thái độ hợp tác từ phía chính phủ Việt Nam thật đáng khích lệ nhưng cho đên khi nào mà tín hữu Công giáo vẫn không được tự do theo đạo vì những sự khủng bố và lo sợ bị bỏ tù và những nhà lãnh đạo tinh thần như cha Lý vẫn bị giam cầm, chúng ta không thể ngưng nghỉ phút giây nào trong việc đấu tranh nhằm mang lại những sự tiến bộ trong vấn đề nhân quyền".

Wilfred Wong, thành viên tổ chức Jubilee Campaign chuyên về liên lạc vận động Quốc hội Anh, tuyên bố: "Nếu nhà cầm quyền Việt Nam chân thành muốn cải thiện tình hình xung đột tại vùng Cao nguyên Trung phần, họ nên hủy bỏ lệnh giới nghiêm vốn đã bị áp đặt từ năm 2001, thả tất cả các tù nhân lương tâm người Thượng, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo và quyền sở hữu đất đai của tổ tiên họ. Chúng tôi cũng hi vọng rằng nhà cầm quyền cho phép các phái đoàn nhân quyền quốc tế được tự do di chuyển và thực hiện những cuộc phỏng vấn với người Thượng về cuộc sống của họ mà không bị giám sát bởi chính quyền khi quí vị từ chối những yêu cầu chính đáng trên, chứng tỏ chính quyền Việt Nam chỉ muốn tìm cách dàn dựng và sắp đặt những cuộc điều tra nhằm che mắt và đánh lừa dư luận quốc tế về những gì đang thực sự diễn ra tại vùng Cao nguyên Trung phần."

UBTDTG/VN xin hết lòng cảm ơn Ngài David Alton là Thượng nghị viên từ Liverpool của Anh quốc. Ông cũng là người đồng sáng lập tổ chức Jubilee Campaign và là một chính khách luôn đi đầu trong việc đấu tranh mang lại những tiến bộ về tự do và nhân quyền cho nhân dân toàn thế giới. Tháng 1 năm 2003, ông đã đi viếng thăm và khảo sát tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, tiếp xúc với các viên chức chính phủ Hà Nội về việc trao trả tự do cho cha Lý và tường trình sau đó tại quốc hội Anh.

SOS Truyền đạo Tin Lành
MTH

Kính gởi Quý Vị,

Như Quý Vị đã biết: 4 người thuộc Hội Thánh Mennonite đã bị CA quận 2 giam giữ từ ngày 02/3/2004 gồm truyền đạo Phạm Ngọc Thạch, truyền đạo Nguyễn Văn Phương, truyền đạo Nguyễn Thành Nhân, chấp sự Nguyễn Hiếu Nghĩa. Hiện nay tình hình sức khỏe của 4 người này rất đáng lo ngại.

Truyền đạo Thạch đã bị đánh trả thù dữ tợn vì đã dùng máy chụp và quay phim để ghi lại những cảnh đàn áp của Công An. Một vài nguồn tin từ những tù nhân cùng bị giam tại quận 2 được thả về cho biết truyền đạo Thạch bị đánh gần chết, có thể đã chết, và đã được đưa đi nơi khác.

Xin Quý Vị hãy tìm cách cứu nguy những tù nhân lương tâm này. Xin đừng để họ chết một cách oan uổng vì đã can đảm tranh đấu cho quyền tự do chính đáng của con người. Rất mong sự can thiệp kịp thời của Quý Vị.

MTH

Hàng trăm người Thượng đã bỏ trốn khỏi làng vì sợ bị bắt giữ và tra tấn.
Tổng hợp

Hàng trăm người Thượng đã bỏ trốn khỏi làng vì sợ bị bắt giữ và tra tấn.
VOA - 28 May 2004, 14:09 UTC

Tin của AFP đánh đi từ Hà Nội hôm thứ Sáu cho biết tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng sau những vụ biểu tình hôm Lễ Phục Sinh, hàng trăm người Thượng đã bỏ làng đi trốn vì sợ bị bắt giữ và tra tấn.

Hãng AFP trích lời ông Sam Zarifi, phó giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch nói rằng "vùng Tây Nguyên đang bị phong tỏa và những người Thượng ở đó không được tự do rời khỏi buôn làng của họ. Họ cũng bị đe dọa là sẽ gặp phải những vụ trả đũa tàn bạo nếu họ tìm cách chuyển ra thế giới bên ngoài các tin tức về những hành vi tàn ác của nhà chức trách Việt Nam."

Cũng theo lời ông Zarifi, "tình hình ở Tây Nguyên hiện nay rất bi đát. Nhiều người trốn khỏi buôn làng của họ đã bị gãy xương nứt sọ trong các cuộc biểu tình mà hiện giờ họ còn bị thiếu thức ăn và không được điều trị. Họ cũng không thể vượt biên sang Kampuchia vì họ biết là sẽ bị bắt và bị trả về Việt Nam ngay lập tức."

Phái viên của AFP cho biết thêm rằng trước sự quan tâm của quốc tế đối với tình hình ở Tây Nguyên, chính phủ ở Hà Nội đã tổ chức những chuyến viếng thăm được kiểm soát chặt chẽ đến vùng này vào tháng 4 và tháng 5 dành cho các nhà ngoại giao, đại diện các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và một số ký giả nước ngoài.

Tuy nhiên, hãng thông tấn AFP không được phép tham dự các chuyến viếng thăm đó.

6 người Thượng ở Việt Nam đến Kampuchia.
VOA - 28 May 2004, 13:57 UTC

Tin của hãng thông tấn Pháp đánh đi từ Phnom Penh hôm thứ Sáu cho hay 6 người Thượng ở Việt Nam đã đến thủ đô Kampuchia trong tuần qua mặc dù chính phủ ở đây đã cảnh cáo là họ sẽ bị đối xử như những người di dân bất hợp pháp.

Phái viên AFP trích lời ông Sok Phal, vụ trưởng vụ an ninh của Bộ Nội vụ Kăm Pu Chia, nói rằng có thêm 6 người Thượng đã đến văn phòng của Liên Hiệp Quốc hôm 25 tháng 5, nâng tổng số người Thượng được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Kampuchia bảo vệ lên tới 91 người; trong số này có 27 người đã trốn khỏi Việt Nam sau những vụ biểu tình hồi tháng 4 vừa qua nhân dịp Lễ Phục Sinh.

Tuần trước, ngoại trưởng Kampuchia, ông Hor Nam Hong cho biết có 85 người Thượng xin tị nạn, nhưng ông nhất mực nói rằng những người đó sẽ không được đối xử như người tị nạn vì họ không có lý do chính đáng để trốn khỏi Việt Nam.

Khi được hỏi về vấn đề 91 người Thượng, ông Sok Phal của bộ Nội vụ Kampuchia nói rằng giới hữu trách không thể làm gì được vào lúc này vì những người đó đang ở trong tay Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Các giới chức của Liên Hiệp Quốc chưa bình luận gì về những người Thượng mới đến hoặc về qui chế của những người khác, nhưng trước đây trong tháng này, các viên chức cao cấp của Cao ủy Tị nạn có nói rằng những người Thượng đến Kampuchia sẽ được xem là người xin tị nạn.

Mới đây, một tổ chức nhân quyền nổi tiếng thế giới là Hội Ân xá Quốc tế đã mạnh mẽ đả kích lập trường của chính phủ Kampuchia, nơi các lực lượng an ninh đang tăng cường công tác tuần tiểu dọc theo biên giới sau khi xảy ra những vụ rối loạn hồi tháng tư ở Việt Nam.

Rights group: Hundreds of Montagnards hiding from Vietnamese troops in Central Highlands
The Associated Press / heraldtribune.com - May 28. 2004
http://www.heraldtribune.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20040528/APN/405280610

HANOI, Vietnam -- Hundreds of Vietnamese security forces have driven ethnic minority villagers into hiding in the Central Highlands in a government crackdown following mass protests over land rights and religious freedom, a leading human rights group said Friday.

New York-based Human Rights Watch said in a statement that desperate ethnic minority villagers, known as Montagnards, have resorted to hiding in village graves or pits in the forest to escape arrest by Vietnamese troops.

Montagnards in the area are unable to freely leave their homes and authorities have threatened violent reprisals if residents try to relay news to the outside, Sam Zarifi, deputy director for the group's Asia division, said in the statement.

An estimated 10,000 Montagnards, who are mainly Protestant, participated in the April 10-11 rallies to demand religious freedoms and the return of ancestral lands. The demonstrations in the provinces of Daklak, Gia Lai, and Daknong ended in violent clashes with Vietnamese troops and police.

Human Rights Watch said hundreds of villagers were wounded and many killed, according to multiple eyewitness accounts. Earlier reports said at least 10 were killed during the protests, while the government has said only two people died.

Hanoi has repeatedly blamed a U.S.-based group, the Montagnard Foundation, for organizing the unrest. The group, whose founding member was part of a guerrilla force allied with America during the Vietnam War against Communist North Vietnam, has said it simply advocates on behalf of repressed ethnic minorities.

Following an international outcry over the protests, Vietnam has permitted small groups of diplomats, journalists and aid workers to tour the area on very tightly monitored trips. No independent access has been allowed.

The seven-page report notes that truckloads of soldiers have been sent to Gia Lai and Daklak to search rural villages, farms and jungles for Montagnards involved in the protests.

"In one area, people have resorted to hiding in graves by day. Others are hiding in pits dug in the forest," the report said. Montagnard graves can be 6 1/2 deep, with family coffins stacked in one grave.

The group also alleges that at least seven ethnic Jarai church leaders from Gia Lai have been arrested.

Human Rights Watch expressed concern over Cambodia's recent statement that any Montagnard refugees found inside its borders would be considered illegal immigrants and would be deported, despite the United Nations' contention that they are political refugees.

The group called for the Cambodian government to authorize the U.N. High Commissioner for Refugees to provide protection and assistance for refugees from Vietnam and urged it to reopen refugee camps in Ratanakiri and Mondolkiri provinces, adjacent to the Central Highlands.

On Friday, a U.N. representative in Cambodia also expressed alarm over the reported deportation of Montagnard asylum seekers, saying they would constitute serious breaches of Cambodia's international obligations.

"It is worrying" that Cambodia would deport Montagnards "without providing an asylum process within Cambodia or allowing the (UNHCR) the opportunity to assess claims," said Peter Leuprecht, the Special Representative of the United Nations Secretary-General for Human Rights in Cambodia, in a released statement

Ân Xá Quốc Tế: tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện
Tổng hợp

Ân Xá Quốc Tế: tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện
RFA - 2004-05-27 - Ðỗ Hiếu

Amnesty International tức tổ chức Ân Xá quốc tế trụ sở đặt tại Luân Đôn Anh Quốc hôm thứ tư vừa qua đã phổ biến bản phúc trình thường niên về tình trạng nhân quyền tòan thế giới trong năm 2003.

Tại cuộc họp báo tổ chức ở thủ đô Washington, phóng viên Richard Finney của đài chúng tôi đã tiếp xúc với ông Kumar giám đốc văn phòng Amnesty tại Hoa Kỳ để ghi nhận ý kiến của ông về tình trạng nhân quyền Việt Nam.

Theo tổ chức Ân Xá quốc tế thì quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam năm qua, chưa có sự cải tiến nào rõ rệt nào. Nhà nước Việt Nam vẫn gây khó khăn và giới hạn quyền tự do báo chí và quyền tự do bày tỏ quan điểm.

Những nhân vật đấu tranh cho dân chủ trong nước vẫn bị bắt bớ, xử lý nghiêm khắc bằng những bản án bất công, vô lý và nặng nề. Số tử tội bị kết án tử hình và bị hành quyết gia tăng một cách đáng ngại.

Hà Nội vẫn tiếp tục đưa ra tòa án xét xữ những thành phần bị cáo buộc can dự vào các đợt biểu tình, xuống đường chống đối quy mô tại Vùng Tây Nguyên diễn ra hồi đầu tháng 2 năm 2001.

Khu vực này luôn bị đặt dưới sự kiểm sóat gắt gao của công an và bộ đội, thậm chí lực luợng võ trang này còn chung sống ngay trong nhà của người Thượng để ngăn ngừa những cuộc chống đối có thể tái phát sau này.

Không một nhà báo nước ngoài hay quan sát viên quốc tế nào được phép đến thăm Tây Nguyên để đánh giá tình hình tại chỗ.

Những nhân vật bất đồng chính kiến, từng lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước, hiện còn trong vòng lao lý, được Amnesty International nhắc tới trong bản phúc trình gồm có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Các đương sự đều bị Hà Nội ghép tội liên hệ với các thế lực phản động bên ngoài hoặc làm gián điệp.

Trong câu chuyện với phóng viên đài chúng tôi ông Kumar, giám đốc văn phòng thường trực của Amnesty International tại Washington DC, Hoa Kỳ đã nói như sau: (audio clip)

Đại ý, ông nhấn mạnh rằng tổ chức Ân Xá quốc tế rất quan ngại cho sức khỏe của nhà báo Nguyễn Vũ Bình vừa chấm dứt tuyệt thực sau 14 ngày nhịn ăn. Amnesty yêu cầu Hà Nội phải cung cấp đầy đủ thuốc men và chăm sóc sức khỏe ông Bình đúng mức.

Ông Kumar cũng cảnh báo công luận rằng nhà Việt Nam luôn đối xử mạnh tay với các nhân vật bất đồng chính kiến. Ông yêu cầu Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho những tù nhân lương tâm, trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý.

Phúc trình thường niên của Amnesty International cũng nói tới tình trạng bách hại tôn giáo tại Việt Nam qua các hình thức giam cầm, quản chế các vị lãnh đạo tinh thần như hòa thượng Thích Huyền Quang, hòa thượng Thích Quảng Độ, thượng tọa Thích Trí Lực thuộc giáo hội Phật giáo VN thống nhất bị nhà nước cấm đoán.

Việc ép buộc tín đồ Tin Lành bỏ đạo, đốt phá kinh sách và triệt hạ nhà thờ tại vùng Tây Nguyên cũng đã được Amnesty International ghi nhận trong bản phúc trình năm nay.

Trong bản phúc trình thường niên dày 339 trang, Amnesty International đã phân tích tình trạng nhân quyền tại 157 quốc gia và lãnh thổ khắp năm châu.

Hôm nay chúng tôi chỉ xin đề cặp tới nhân quyền Việt Nam trong phần báo cáo liên quan đến quốc gia này, tình hình tại những quốc gia khác sẽ được phân tích gổi đến quý vị trong một buổi phát thanh khác.

Tình hình nhân quyền châu Á bị chỉ trích
BBC - 27 Tháng 5 2004 - Cập nhật 19h43 GMT

Trong bản báo cáo nhân quyền thường niên vừa công bố, tổ chức Amnesty International, hay Ân xá Quốc tế đã dành nhiều trang để lên án cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ.

Báo cáo nói cuộc chiến chống khủng bố của Washington thuộc hàng hành động tấn công liên tục nhất vào nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế trong 50 năm qua.

Báo cáo năm 2004 của tổ chức có trụ sở tại London này khảo sát tình hình tại 155 quốc gia trong năm vừa qua.

Liên quan châu Á, Ân xá quốc tế nói họ vẫn lo ngại về các vi phạm nhân quyền ở đây.

'Không có cơ chế'

Tổ chức theo dõi nhân quyền Amnesty International nói rằng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn ở khắp châu Á và tăng lên ở một số vùng do những cuộc xung đột vũ trang.

Ân xá quốc tế nói rằng Châu Á vẫn thiếu cam kết về bảo vệ nhân quyền và nhiều chính phủ không đưa ra những khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền con người.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế chỉ trích cái mà họ gọi là 'luật pháp chống khủng bố đi giật lùi', thiếu biện pháp bảo vệ người tị nạn và sự cấm đoán lập hội, cũng như giới hạn tự do ngôn luận ở Châu Á.

Báo cáo cũng nói rằng Châu Á là khu vực duy nhất không có một cơ chế bảo vệ nhân quyền ở cấp khu vực trong khi đó nhiều nước Châu Á lại không phê chuẩn những hiệp định nhân quyền quốc tế.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế chỉ trích Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan vì đã dùng cuộc chiến khống khủng bố để hạn chế quyền con người.

Tại Pakistan, báo cáo nói rằng hơn 500 người đã bị bắt và trao cho Hoa Kỳ vì nghi ngờ họ có liên quan tới khủng bố nhưng việc bắt người đã không được thực hiện theo quy trình rõ ràng.

Việt Nam

Liên quan tới Việt Nam, báo cáo nói rằng quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam không hề được cải thiện trong năm trước.

Việt Nam vẫn tiếp tục trấn áp tự do ngôn luận và tự do lập hội trong suốt năm.

Trong một số trường hợp, tòa phúc thẩm tại Việt Nam đã giảm án cho những người bị kết án và đây được xem là sự xuống thang trước dư luận quốc tế.

Theo báo cáo, các phiên tòa xét xử những người tham gia biểu tình hồi năm 2001 vẫn tiếp tục trong cả năm và cũng có tin tức về chuyện trấn áp có chọn lọc những người theo các tín ngưỡng không được chính phủ chấp nhận.

Trung Quốc bắt nhà hoạt động chống AIDS
BBC - 28 Tháng 5 2004 - Cập nhật 10h16 GMT

Một nhà hoạt động nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực chống bệnh AIDS cho biết đã bị nhà chức trách bắt quản thúc để không cho ông gặp gỡ đại sứ Hoa Kỳ tại nước này.

Đại sứ Clark Randt hiện đang thăm viếng một số làng của bệnh nhân AIDS ở miền Trung, chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Quốc kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hơn để ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS.

Thống kê chính thức cho hay gần một triệu người nhiễm HIV thế nhưng nhiều người tin rằng con số thực tế còn cao hơn.

Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc về khủng hoảng bệnh AIDS là che dấu các thông tin và bác bỏ tất cả.

Thế nhưng kể từ năm ngoái thì chính phủ nước này đã bắt đầu thừa nhận là quả thật có vấn đề. Tuy nhiên sự cởi mở cũng chỉ dừng lại ở mức độ này.

Các làng có nhiều bệnh nhân AIDS ở miền Trung Trung Quốc từ lâu đã là một vấn đề vô cùng tế nhị. Ở đó có hàng chục ngàn người bệnh, những người bị nhiễm AIDS sau khi bán máu cho các ngân hàng máu của nhà nước.

Hiện tại, đại sứ Hoa Kỳ Clark Randt đang tới thăm viếng các làng này và một nhà hoạt động có tên tuổi, ông Hồ Giai, nói ông đã bị chính quyền quản thúc tại gia để ngăn chặn ông tiếp xúc với ông Randt.

Ông Hồ cũng nói rằng người dân địa phương cho ông biết cảnh sát mặc thường phục đã chuẩn bị cho cuộc viếng thăm này bằng cách lựa chọn những người có vẻ mạnh khỏe nhất để nghênh tiếp ông đại sứ.

Những cáo buộc này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc ông Peter Piot, khuyến cáo Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ không thể đương đầu với các vấn đề liên quan tới AIDS nếu như không chịu cộng tác và hỗ trợ các nhà hoạt động chống căn bệnh này.

Tuy nhiên có vẻ thông điệp này vẫn chưa đến tai chính phủ.

Bắt giam quan chức vì sữa giả
BBC

Chính quyền Trung Quốc bắt giữ hai quan chức liên quan đến vụ bê bối ngành sữa cho trẻ em.

Báo chí trong nước nói sữa giả làm thiệt mạng ít nhất là 50 trẻ em ở miền đông Trung Quốc, so với con số chính thức của chính quyền là 13.

Theo bản tường trình mà phóng viên Louisa Lim gửi về từ Bắc Kinh, thì vụ bắt giữ này là một phần của chính sách mới của chính quyền Trung Quốc:

Vụ bê bối quanh chuyện sữa giả cho trẻ em đã gây ồn ào công luận Trung Quốc, cho người ta thấy có những người sẵn sàng làm mọi chuyện để làm giàu.

Và bây giờ đến lượt những lời xì xào quanh chuyện quan chức tham nhũng liên quan đến vụ này bắt đầu lan rộng.

Chính quyền bắt giam 2 quan chức với tội danh nghi là có hành vi xấu để kiếm lợi cá nhân.

Theo tin đăng trên báo chí nhà nước thì các quan chức này biết chuyện chất lượng sữa không đủ tiêu chuẩn sau khi nhận được các lời than phiền, kể cả lời than phiền từ một gia đình có trẻ sơ sinh thiệt mạng vì suy dinh dưỡng sau khi uống sữa.

Các xét nghiệm cho kết quả là sữa bột đó chỉ chứa có một phần 50 lượng đạm mà trẻ em cần.

Vậy mà theo tin các quan chức này không chịu thông báo vụ sữa làm chết người hay chuyển sự vụ lên cấp trên.

Trên thực tế chuyện duy nhất mà họ làm là phạt tiền chủ cửa hàng đã bán sữa bột.

Cuộc điều tra về hành vi của giới quan chức được xem là một phần của chương trình dài một năm của chính quyền toàn quốc muốn thăm dò tình trạng vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, cuộc điều tra này một phần cũng bị thúc đẩy do sự tức giận của dân chúng về chuyện quan chức tham nhũng mà theo như vụ này thì tham nhũng cũng có thể làm cho người ta mất mạng.

Cũng xin nói thêm thì trước vụ này chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục người khác liên quan đến đường dây sản xuất và mua bán sữa giả.


mạng Ý Kiến: chuyện sữa giả ở xứ ta: Sữa bột dỏm, nỗi lo thật

Hoa Kỳ có còn đủ tư cách giữ lá cờ tranh đấu cho nhân quyền ?
RFA - 2004-05-25 - Việt Long

Hoa Kỳ xưa nay vẫn tự hào là quốc gia đi hàng đầu trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do trên thế giới. Nay vụ ngựơc đãi tù binh Iraq bị đưa ra ánh sáng, liệu Hoa Kỳ còn giữ được niềm tự hào và còn đủ uy tín để giành giữ lá cờ đầu của tự do nhân quyền nữa không ?

Vụ tai tiếng về ngược đãi tù binh Iraq đã đặt một dấu hỏi chính đáng về việc liệu Hoa Kỳ có còn đủ tư cách để phán xét thành tích đạo đức của các nước khác hay không. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công khai nhìn nhận điều này khi phổ biến bản báo cáo nhân quyền mang tên là Hỗ trợ nhân quyền và dân chủ trên thế giới tại Washington hôm thứ hai tuần qua.

Trong dịp này, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền, ông Lorne Craner, tuyên bố rằng trong lúc thế giới đang phẫn nộ về chuyện ngược đãi tù binh, câu hỏi hợp lý được đặt ra là phải chăng vụ nhà tù Abu Ghraib đã tước bỏ tư cách nói chuyện nhân quyền của Hoa Kỳ.

Nhưng ông Craner cũng nói lên quan điểm của bộ ngoại giao và chính phủ Mỹ. Ông phát biểu trong buổi họp báo: "Người ta hiểu rằng Hoa Kỳ không phải là hoàn toàn tốt. Nếu họ cho là Mỹ tốt hoàn toàn thì sau những vụ như vụ Mỹ Lai hay Watergate, hay Iran-Contra, người ta đã không còn muốn trông cậy gì ở Hoa Kỳ."

Những chuyện ông Craner vừa nhắc đến là những vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ ở Việt Nam năm 1968, và ở ngay tại Hoa Kỳ và châu Mỹ trong hai thập niên 1979 và 1980. Điều phát biểu của phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy những khó khăn mà Hoa Kỳ gặp phải khi vẫn còn muốn giữ vai trò bênh vực cho nhân quyền trên thế giới, sau khi xảy ra vụ tại tiếng về ngược đãi tù binh.

Ông Tom Malinowsky, Giám đốc tại Washington của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho rằng những hình thức ngược đãi ở trại tù Abu Ghraib do binh sĩ Mỹ gây ra, dù không gây thương tích nhỏ nào trên thân thể tù binh, cũng là những sự vi phạm luật quốc tế mà chính Hoa Kỳ lên án trong các bản báo cáo nhân quyền hằng năm. Nhà hoạt động nhân quyền này nói tiếp, uy tín của Hoa Kỳ đã bị giáng một đòn nặng, và đó là tấm gương cho thấy rằng có tư tuởng đạo đức trong sáng cũng chưa đủ mà còn phải thực hiện đạo đức trong hành động nữa.

Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage nhìn nhận, những lý tưởng và một số định chế của Hoa Kỳ bị đả kích và lung lay trong mấy tuần nay vì những tiết lộ động trời về chuyện lính Mỹ vi phạm nhân quyền ở Iraq.

Trước tình trạng đó Hoa Kỳ có phải lùi bước trên mặt trận nhân quyền hay không? Câu trả lời của Hoa Kỳ là "không". Thứ trưởng ngoại giao Armitage nói: "Không phải chỉ đơn giản trừng phạt những người không đạt được tiêu chuẩn cao do Hoa Kỳ đặt ra là đủ, mà còn phải làm hơn thế nữa. Hoa Kỳ phải xây dựng được một truyền thống hữu ích, một truyền thống cổ võ và bảo vệ nhân quyền, dân chủ trên khắp thế giới."

Năm nay bản báo cáo Hỗ trợ nhân quyền và dân chủ trên thế giới của bộ ngoại giao Mỹ lại được chú ý hơn sau khi Hoa Kỳ hõan ngày phổ biến từ mùng 5 tháng 5 sang ngày 17 tháng 5, vì khỏang mùng 5 là lúc vụ tù binh Iraq đang sôi nổi.

Phụ tá Ngoại trưởng Lorne Craner cho biết, nhiều người nước ngoài nói với các viên chức Hoa Kỳ rằng tuy họ không chấp nhận vụ tai tiếng đó, nhưng họ vẫn muốn được Hoa Kỳ giúp đỡ. Ngược lại cũng có những chính phủ phản đối khi bị chỉ trích là vi phạm nhân quyền, và tố ngược lại Hoa Kỳ về vụ ngược đãi tù binh Iraq.

Vì sự tế nhị ngoại giao, ông Craner không nói tới chính phủ nào, nhưng ai cũng biết đó là Trung Quốc. Khi bị chỉ trích về nhân quyền, Trung Quốc đã phản bác rằng cứ xét qua vụ tai tiếng ở nhà tù Abu Ghraib thì Hoa Kỳ không có quyền gì để lên lớp các nước khác về nhân quyền.

Dư luận thế giới phán định ra sao ? Một thính giả của Đài Á Châu Tự Do từ Trung Quốc, yêu cầu dấu tên, viết thư cho đài, trong thư có đoạn: "Truyền thông Trung Quốc tuờng thụât rất nhiều về chuyện lính Mỹ ngược đãi tù binh. Chính quyền Trung Quốc rõ rệt rất hài lòng về chuiyện ấy, và duờng như không cảm thấy tội lỗi gì về những vi phạm nhân quyền của chính họ. Có thể có người nghi ngờ về vai trò bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ. Nhưng bản thân tôi thì lại tin tuởng hơn vào hệ thống chính trị, dân chủ và nhân quyền ở Mỹ.

Khi hai nước có chiến tranh và cần tin tức tình báo thì chuyện ngược đãi tù binh không thể tránh khỏi. Vấn đề căn bản ở đây là lịêu hành vi sai trái có phải là phổ biến và được chính phủ Mỹ bỏ qua không. Chính truyền thông Hoa Kỳ tiết lộ đầu tiên về sự ngược đãi. Sau đó giới lãnh đạo ở cả Anh lẫn Mỹ đều phải xin lỗi. Các viên chức cao cấp cũng bị công chúng đòi hỏi phải từ chức. Nếu chuyện này xảy ra ở Trung Quốc, thì chẳng có cơ quan truyền thông nào nêu ra cả. Vậy thì Trung Quốc vui sướng nỗi gỉ ? Chính quyền của chúng tôi giết hại người dân, và chẳng bao giờ xin lỗi cả, cũng không bao giờ cho nạn nhân được tìm đến công lý."

Tổng thống Nam Hàn xin lỗi dân
BBC - 16 Tháng 5 2004 - Cập nhật 13h01 GMT

Tổng thống Nam Hàn xin lỗi quốc dân sau khi thoát các cáo trạng luận tội và không còn bị đình chỉ công tác.

Ông Roh Moo-hyun nói ông chịu trách nhiệm về mặt đạo đức và chính trị trước vụ tai tiếng về tiền bầu cử mặc dù tòa công nhận ông không trực tiếp can dự vào chuyện này.

Ông Roh nói hãy đổ hết lỗi cho ông và cam kết lấy việc hồi sinh kinh tế làm ưu tiên hàng đầu của ông.

Tổng thống cam kết hợp tác với các đối lập chính trị vốn đã biểu quyết luận tội ông hồi tháng Ba.

Phóng viên BBC tại Seoul, Charles Scanlon nói lời xin lỗi của ông Roh sẽ được làm hài lòng công chúng vốn đã quá chán ghét cảnh tranh dành nội bộ.

Nhưng dù xuất hiện rất khiêm nhường trước ống kính truyền hình để đọc lời tuyên bố, phóng viên chúng tôi nhận xét ông Roh đã quay ngược bàn cờ một cách đầy kịch tính.

Tòa Hiến pháp phán rằng, trong lúc ông Roh không vô tư khi ủng hộ đảng Uri nhưng điều đó không đủ để cách chức một tổng thống.

Việt Nam Vẫn Vi Phạm Nghiêm Trọng Quyền Tự Do Ngôn Luận Và Tự Do Hội Họp.
RA - Thursday, 27 May 2004 - Producer: Phạm Liêm

Hôm qua, Thứ Tư, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho biết Việt Nam vẫn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Để biết rõ chi tiết hơn mời quí vị theo dõi bà tường thuật sau đây của TTX AFP.

Trong bản báo cáo thường niên năm 2003, tổ chức nhân quyền đặt trụ sở tại London đã lên án nhà cầm quyền Hà Nội và Vientiane về những vụ bắt bớ và giam cầm những người bất đồng chính kiến và tôn giáo tại Việt Nam và Lào.

Trong phần nói về Việt Nam, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho biết “Những vụ xử án một nhóm người lên tiếng phê phán chính phủ bao gồm các cựu sĩ quan, đảng viên Đảng Cộng Sản, nhà trí thức hàng đầu cung gia đình vẫn tiếp tục.” Đồng thời tổ chức này đã đơn cử trường hợp ông Nguyễn Vũ Bình đã bị kết án 7 năm tù hôm 31 tháng Chạp năm 2003 về tội làm gián điệp, liên quan đến bài chỉ trích chính phủ phổ biến trên mạng Internet.

Sau khi mãn án tù, cựu ký giả Nguyễn Vũ Bình, 35 tuổi sẽ còn bị quản chế tại gia 3 năm. Đơn đơn kháng cáo bị tòa phúc thẩm bác bỏ hồi đầu tháng này đã khiến cho quốc tế lên án dữ dội.

Ngoài ra, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế còn bày tỏ quan ngại về “sự leo thang” án tử hình tại Việt Nam, cho dù những tội đại hình trong những năm gần đây có khuynh hướng giảm đi đôi chút. Theo số liệu do thông tấn xã AFP thu thập từ những tài liệu của tòa án và cơ quan ngôn luận nhà nước, trong năm 2003, có ít nhất 69 người tử hình và 111 lãnh án tử hình.

Trong phần nói về “sự đàn áp tự do tín ngưỡng” tổ chức nhân quyền ghi nhận vụ nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào tháng Mười đồng thời làm tiêu tan hy vọng xây dựng lập lại mối quan hệ hữu nghị sớm hơn giữa hai bên. Cũng nên biết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị cấm hoạt động vì không chịu đặt dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản VN.

Tuy nhiên, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế tán thành mối quan hệ tốt hơn giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican, nhưng cho biết việc Linh Mục Thadeus Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ, là vết hoen ố. Linh Mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, 58 tuổi, bị kết án 15 năm tù hồi tháng Mười năm 2001 vì tội phá hoại sự đoàn kết quốc gia, nhưng vào tháng Bảy năm ngoái đã được tòa giảm án xuống còn 10 năm. Hà Nội làm việc này rõ ràng để tránh bị nước ngoài chỉ trích nặng nề.

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đồng thời nêu những cáo buộc về hành động đàn áp những người theo đạo Tin Lành, cụ thể là ở miền Trung, và những vụ bắt giữ và xử án người dân tộc thiểu số liên quan đến vụ nổi loạn năm 2001 vẫn còn tiếp diễn.

Trong chương nói về Lào, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế ghi nhận những cáo buộc về hành động đàn áp tôn giáo vẫn tiếp tục xảy ra với các cộng đồng Công Giáo, nhưng cũng cho biết rất khó có thể kiểm chứng thông tin vì các quan sát viên về nhân quyền không thể dễ dàng theo dõi tin tức.

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế thường xuyên bị cả nhà cầm quyền Hà Nội và Vientiane lên án. Theo tổ chức cho biết trong năm 2003, họ “vẫn tiếp tục nhận được báo cáo về những vụ tra tấn và ngược đãi lan tràn”, và tù nhân bị giam trong “tình trạng tồi tệ”. Ngoài ra nhà cầm quyền vẫn không tiết lộ tin tức về những tù nhân chính trị đồng thời gia tăng áp lực quân sự đối với những nhóm kháng chiến dân tộc thiểu số chống chính phủ còn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam.

Hội Ân Xá Quốc Tế chỉ trích Hà Nội và Vientian bắt giữ những người bất đồng quan điểm với chính quyền.
VOA - 26 May 2004, 14:46 UTC

Hôm thứ Tư, Hội Ân Xá Quốc tế cho hay những vụ vi phạm nghiêm trọng vào quyền tự do bày tỏ tư tưởng và quyền tự do hội họp tại hai nước Cộng Sản Việt Nam và Lào vẫn không giảm bớt chút nào trong năm ngoái.

Trong bản phúc trình thường niên cho năm 2003, tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này chỉ trích các chính phủ Hà Nội và Vientian về chuyện bắt bớ và giam giữ những người bất đồng quan điểm với chính quyền về chính trị và tôn giáo.

Trong phần nói về Việt Nam, Hội Ân Xá Quốc tế đã đề cập tới vụ xử những nhân vật, gồm từ cựu sĩ quan trong quân đội, cựu đảng viên đảng Cộng Sản, các nhà trí thức hàng đầu và gia đình của họ, thường lên tiếng chỉ trích chính phủ.

Hội đặc biệt đề cập tới trường hợp của ông Nguyễn Vũ Bình, người bị kết án tù 7 năm hôm 31 tháng Chạp năm 2003 về tội gián điệp chỉ vì đã cho đăng trên internet những bài chỉ trích các chính sách của chính phủ . Hội Ân Xá Quốc tế cũng bày tỏ sự lo ngại về sự kiện các bản án tử hình gia tăng tại Việt Nam, dù số tội có thể bị tử hình được cắt giảm đôi chút.

Theo những con số được Thông Tấn Xã AFP đúc kết từ các tin tức do giới truyền thông nhà nước loan tải và do tòa đưa ra thì trong năm 2003 đã có ít nhất 69 người bị hành quyết và 111 người bị kết án tử hình.

Về phần đàn áp tự do tín ngưỡng, Hội Ân Xá Quốc tế ghi nhận sự kiện chính phủ Việt Nam lại đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hồi tháng 10 năm 2003, làm tiêu tan hy vọng của một sự hòa giải giữa chính quyền và giáo hội mà trước đó người ta tưởng là có thể đạt được. Từ lâu nay, Giáo Hội đã bị chính phủ đặt ra ngoài vòng pháp luật chỉ vì không chịu đặt mình dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Sản.

Tuy nhiên, Hội Ân Xá Quốc tế đã hoan nghênh tình trạng cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican, nhưng nói rằng mối quan hệ này đã bị phương hại phần nào vì sự kiện chính phủ Việt Nam tiếp tục giam giữ linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, người thường lên tiếng chỉ trích thành tích nhân quyền của chính phủ.

Hội Ân Xá Quốc tế cũng đề cập tới những lời lẽ cho rằng chính phủ Việt Nam đã đàn áp thành viên của giáo hội Phúc Âm Tin Lành không được phép hoạt động, đặc biệt là trên vùng tây nguyên, nơi những vụ bắt giữ và xét xử những người Thượng dính dáng vào các vụ bất ổn hồi năm 2001 vẫn đang được tiếp tục.

Cựu bộ trưởng nội vụ Việt Nam qua đời
BBC - 25 Tháng 5 2004 - Cập nhật 16h58 GMT

Thượng tướng Lê Minh Hương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam vừa qua đời ngày 23/5 tại Hà Nội.

Ông Lê Minh Hương sinh năm 1936 tại tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau là Bộ công an từ năm 1996 tới năm 2002.

Đài BBC đã hỏi chuyện phân tích gia tình hình Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Australia, Carl Thayer, về cuộc đời và sự nghiệp của Thượng tướng Lê Minh Hương:

Carl Thayer: Ông Lê Minh Hương sinh năm 1936 tại tỉnh Hà Tĩnh. Ông vào tham gia hoạt động các mạng từ năm 1948 và sau đó đã nhanh chóng bước vào công tác tình báo. Ông cũng đã từng ở nước ngoài, có lẽ làm nhân viên tình báo, ở Nhật Bản và Ấn Độ.

Đến tận năm 1991 thì ông được vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng trong năm đó, ông nhận chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trong các kỳ đại hội đảng lần thứ 8 và thứ 9, ông giữ vị trí trong Ban Chấp hành, đồng thời được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996 ông được bầu làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Thế nhưng 5 năm và 8 tháng sau thì đơn tái đề cử ông đã bị Quốc hội bác bỏ và ông về hưu từ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

BBC: Như vậy có thể nói ông Lê Minh Hương từng là nhân vật quan trọng và có quyền lực trên trường chính trị ở trong nước ?

Carl Thayer: Đúng như vậy. Tiểu sử của ông có nhiều quãng thời gian và nhiều điểm khó xác định nhưng được biết là ông đã từng phụ trách Cục tình báo, một tổ chức mà các hoạt động không được công khai.

Trong thời gian biệt phái sang Bộ Ngoại giao, ông đã chịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin từ nước ngoài để giúp xây dựng chính sách ngoại giao của Việt Nam. Còn những chức vụ chính thức mà ai cũng biết như là Thứ trưởng, rồi Bộ trưởng Bộ Công an đều là những chức vụ quan trọng. Và tất nhiên vị trí trong Bộ Chính trị là một vị trí hết sức cao cấp trong bộ máy quyền lực của Việt Nam.

BBC: Có thể đánh giá ông là một nhân vật cấp tiến hay bảo thủ ?

Carl Thayer: Từ góc độ nội vụ, ông Lê Minh Hương dường như là một nhân vật mà người ta liệt vào hàng bảo thủ. Ông đã thường xuyên phát biểu chống lại việc diễn biến hòa bình và đe dọa của quá trình này đối với Việt Nam. Ông cũng chủ trương đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và nạn tham nhũng thế nhưng thực chất ông không có biện pháp xử lý hiệu quả các cán bộ tham nhũng. Những bài phát biểu, diễn văn của ông tuy vậy đầy những lời lẽ chống lại tham nhũng và chống diễn biến hòa bình.

BBC: Quan hệ của ông với các ủy biên Bộ chính trị khác là như thế nào ?

Carl Thayer: Trong đại hội đảng cuối cùng mà ông Lê Minh Hương tham dự, ông đã hình thành một nhóm khoảng 5 ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng có khuynh hướng bảo thủ, là những người xuất thân từ ngành an ninh. Ông Hương thế chỗ ông Bùi Thiện Ngộ, người rời chức vụ Bộ trưởng Công an vì lý do sức khỏe. Ông được phong chức Thượng tướng năm 1998 khi ông Lê Khả Phiêu còn giữ vị trí Tổng Bí thư, cho thấy quan hệ thân cận giữa hai ông.

BBC: Ông có nhận xét thế nào về quá trình hoạt động của ông Lê Minh Hương ?

Carl Thayer: Cũng giống như nhiều người xuất phát từ ngạch tình báo, có nhiều điểm còn chưa rõ trong cuộc đời hoạt động của ông Lê Minh Hương. Thế nhưng đối với những gì đã được công khai chính thức thì ông đã có một sự nghiệp kéo dài, nhất là thời gian gần 6 năm giữ chức Bộ trưởng Công an.

Thế nhưng cần chú ý tới một điểm là chỉ sau khi được bầu lại vào Bộ Chính trị trong đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam một thời gian ngắn, ông đã bị Quốc hội bất tín nhiệm. Điều đó đã làm nảy sinh những đồn đoán rằng lý do có lẽ là vì ông đã không làm đủ trách nhiệm trong vụ án Năm Cam. Trong những năm cuối 1990 ông cũng đã bị cáo buộc là làm ngơ trước những sai phạm có tính chất tham nhũng xung quanh một ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Phạm Thế Duyệt, lúc đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội.

BBC: Vậy có thể nói vụ Năm Cam là một trong những lý do chính khiến cho ông Lê Minh Hương bị mất chức ?

Carl Thayer: Vâng, đúng như vậy. Một số nguồn tin ngoại giao và nhà báo quốc tế vào thời điểm đó nhận xét rằng việc một người không phải là công an chuyên nghiệp được đưa vào thay thế ông Lê Minh Hương cho thấy điều gì đó đã xảy ra. Có thể Bộ này đã mang điều tiếng về tham nhũng, và vì thế ông Lê Minh Hương phải chịu trách nhiệm cá nhân.

BBC: Liệu việc ông Lê Minh Hương không được Quốc hội tín nhiệm cho giữ chức Bộ trưởng có phải là chỉ dấu cho thấy cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc chống tham nhũng ?

Carl Thayer: Thực ra theo tôi đây là chỉ dấu rằng trong một vài trường hợp Quốc hội Việt Nam có thể đưa ra những quyết định độc lập, cho dù đại đa số đại biểu Quốc hội cũng là đảng viên. Chuyện Quốc hội bỏ phiếu chống quyết định của Ban Chấp hành ít khi xảy ra nhưng nó cũng chứng tỏ sức mạnh tiềm ẩn của một Quốc hội khi các đại biểu nhất trí về một việc gì đó.

Tham Nhũng Ở Việt Nam
RA - Tuesday, 25 May 2004 - Producer: Trường Giang

Kính thưa quý vị, như báo chí nhà nước Việt Nam loan báo vào hôm qua, một viên chức từng là phụ tá của Thủ Tướng Việt Nam, Phan Văn Khải, hiện đang thụ án 4 năm tù về tội bị cho là "khủng bố", ông Nguyễn Thái Nguyên, 57 tuổi, đã lại phải nhận thêm án tù về tội tham nhũng.

Tin cho hay, trong phiên tòa hôm thứ Sáu tuần qua, ông Nguyên cùng 3 viên chức nữa đã bị khép tội "giả mạo tài liệu và lạm quyền" trong thời gian tại chức. Tòa xét thấy cả 4 bị can còn phạm tội biển thủ một ngân khoản lên tới 50.000 đô-la trong công quỹ.

Về vụ án tham nhũng này, phóng viên thông tấn xã AFP có bài tường thuật sau ...

Theo lời một viên chức tòa án, bị can Nguyễn Thái Nguyên đã xử dụng tin tình báo sai lạc do các cơ sở ở Hoa Kỳ cung cấp, để hăm dọa với mục đích tống tiền các viên chức làm việc trong một công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Tuy nhiên, hãng tin nhà nước Việt Nam chỉ nói thế mà không cho biết chi tiết nội vụ.

Như viên chức tòa án còn nói, vụ án được xem là "rất quan trọng", và có lẽ vì tính cách "quan trọng" nên hôm thứ Sáu tuần qua, hãng tin nhà nước Việt Nam Thông Tấn Xã chỉ loan tin ngắn gọn về vụ án mà cố ý không thông báo nhiều khía cạnh khác, có thể làm bẽ mặt Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Xin nhắc lại tháng Mười, năm 2000, ông Nguyễn Thái Nguyên đã bị phạt 4 năm tù về tội cầm đầu âm mưu vu cáo và đe dọa giám đốc Sở Du Lịch Quốc Gia Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì hành động vừa nêu, ông Nguyên bị tống giam dựa theo đạo luật chống khủng bố, trong đó có quy định về tội danh gây áp lực và hăm dọa làm hại sinh mạng người khác.

Ngoài ra, hai bị can khác dính líu đến âm mưu này, cũng bị kết tội là Đỗ Ngọc Chấp, 62 tuổi, cựu phó giám đốc ban tình báo thuộc Bộ Quốc Phòng, và viên chức đồng sự, 39 tuổi, ông Nguyễn Quang Vinh. Hôm thứ Sáu vừa qua, cả hai người này cũng phải nhận thêm án tù trước vành móng ngựa tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội: trong đó ông Chấp bị tòa phạt thêm 5 năm tù, và ông Vinh nhận thêm 8 năm rưỡi tù.

Bên cạnh đó, một phụ nữ 45 tuổi, bà Đặng Diệu Hà, từng là nhân viên sở văn hóa thông tin Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng bị phạt 4 năm tù.

Qua vụ án tham nhũng này, nhà nước cộng sản Việt Nam một lần nữa, muốn chứng tỏ cho dân chúng và các nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng những phần tử sâu dân mọt nước làm ô uế thanh danh của đảng, sẽ bị nghiêm trị.

Điển hình như trong vụ án xét xử trùm băng đảng Năm Cam tại Thành Phố Hồ Chí Minh hồi năm ngoái, 3 cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã bị phạt tù vì có liên hệ với tổ chức xã hội đen do Năm Cam cầm đầu.

Gần đây nhất vào tháng Tư năm nay, tòa án nhà nước Việt Nam đã phạt tù hai vị thứ trưởng bộ nông nghiệp vì có liên can đến hành vi tham nhũng của bà Lã Thị Kim Oanh, giám đốc một công ty quốc doanh.

Trong khi người đàn bà này bị phạt tử hình; may mắn, án tù của hai vị thứ trưởng cuối cùng được tòa phúc thẩm cho đổi thành án treo. Ngoài ra, vụ tai tiếng còn khiến chính bản thân vị bộ trưởng nông nghiệp đương nhiệm phải từ chức.

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông v/v bảo đảm an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông và internet
Tài liệu

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông và internet
Nhân Dân - Cập nhật 17:04 ngày 24-05-2004

Ngày 7-5, Bộ trưởng Bưu chính, Viễn thông đã ra Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông và internet trong tình hình mới. Dưới đây là toàn bộ nội dung của Chỉ thị.

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông
số 06/2004/CT-BBCVT ngày 07-5-2004 về việc tăng cường
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông
và internet trong tình hình mới

Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 18-8-2003 của Ban Bí thư về việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (Khóa IX) và Chương trình hành động số 44A-CTHĐ/BCS ngày 15-10-2003 của Ban cán sự Đảng Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-TCBĐ-BCA ngày 7-6-2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông) và Bộ Công an; nhằm tăng cường đảm bảo an toàn an ninh thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet, sử dụng thiết bị phát, thu phát vô tuyến điện trên toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ thị các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và Internet thực hiện tốt những việc sau đây:

  1. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bưu chính, viễn thông và internet; có trách nhiệm bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông và internet; thực hiện các yêu cầu về đảm bảo an toàn mạng lưới, an ninh thông tin của Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các nội dung quy định tại Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-TCBĐ-BCA ngày 7-6-2001.
  2. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và internet phối hợp với công an địa phương xây dựng phương án hành động khi có tình huống bạo động, bạo loạn gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia:

    a, Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang khi xảy ra bạo động, bạo loạn theo quy định hiện hành của pháp luật.
    b, Tổ chức lực lượng bảo vệ, trang bị các thiết bị bảo vệ mạng lưới và các công trình bưu chính, viễn thông thuộc quyền quản lý; không được lợi dụng hoặc để người khác lợi dụng mạng lưới, thiết bị thuê bao, mật khẩu truy nhập gây nhiễu, gây rối loạn thiết bị, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
    c, Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tiến hành ngăn chặn khẩn cấp và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp gây bạo động, bạo loạn, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet xâm phạm an ninh quốc gia, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  3. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và internet tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các đại lý dịch vụ viễn thông và internet; tuyên truyền, hướng dẫn cho các chủ đại lý nắm vững các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và buộc phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet; phải cung cấp đầy đủ số liệu khi có yêu cầu để cơ quan công an tiến hành những biện pháp cần thiết góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  4. Vụ Kế hoạch – Tài chính nghiên cứu xây dựng cơ chế miễn, giảm giá cước hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an trong việc sử dụng mạng lưới, dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet khi xảy ra tình huống bạo động, bạo loạn, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.
  5. Các đơn vị trực thuộc Bộ, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và internet có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ có năng lực kỹ thuật phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan của Bộ Công an nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông và internet.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và internet chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị này và gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Bưu chính, Viễn thông (Vụ Viễn thông); Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông để xem xét giải quyết.

Vụ Viễn thông và Vụ Bưu chính có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo Bộ trưởng.

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
ĐỖ TRUNG TÁ

Quốc vương Sihanouk: Chính sách trục xuất người Thượng chạy trốn qua Kampuchia là độc ác.
VOA - 25 May 2004, 12:59 UTC

Hôm thứ Hai, quốc vương Kampuchia gọi chính sách của chính phủ trục xuất những người Thượng chạy trốn cuộc đàn áp ở Việt Nam là bất công và độc ác. Theo ông, họ là những người tỵ nạn chính trị cần được sự bảo bọc ở Kampuchia.

Phát biểu của quốc vương Norodom Sihanouk có phần chắc sẽ làm căng thẳng thêm các quan hệ vốn đã không được thoải mái giữa ông và thủ tướng Hun Sen. Chính phủ Hun Sen coi người Thượng ở Việt Nam là tỵ nạn kinh tế cần phải trục xuất.

Quốc vương Kampuchia nêu nghi vấn về danh xưng "tỵ nạn kinh tế." Trong phát biểu viết bằng tiếng Pháp phổ biến trên trang web của ông, ông nói rằng tình hình kinh tế của Việt Nam tốt đẹp hơn tình hình kinh tế hiện nay ở Kampuchia rất nhiều. Do đó, theo ông, những người Thượng chạy trốn khỏi Việt Nam là tỵ nạn chính trị chứ không phải là tỵ nạn kinh tế.

Theo một nhà làm luật Kampuchia và các bản tin địa phương thì hơn 160 người Thượng đã bị gửi trả về Việt Nam từ miền đông bắc Kampuchia trong tháng trước.

Bản tin của hãng AP nhắc lại rằng hôm thứ Sáu tuần trước, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã kêu gọi Kampuchia bảo vệ an toàn đi lại cho người Thượng và nêu ra các trường hợp nhiều người xin tỵ nạn bị công an Kampuchia trấn lột và cưỡng hiếp trước khi bị trục xuất.

Phát ngôn viên bộ nội vụ Kampuchia bác bỏ tin nói rằng Kampuchia đã không bảo vệ đúng mức những người xin tỵ nạn.

Cựu trợ lý của Thủ tướng Phan Văn Khải bị buộc tội khủng bố và tham nhũng
RFA - 2004-05-25

Giới truyền thông nhà nước Việt Nam hôm thứ Hai loan tin một cựu phụ tá thân cận của Thủ tướng Phan Văn Khải , ở tù 4 năm trước vì tội “khủng bố”, nay lại bị thêm án tù mới về tội tham nhũng.

Thông tấn xã Việt Nam loan báo ông Nguyễn Thái Nguyên, 57 tuổi, nguyên là phó trưởng văn phòng chính phủ, cùng 3 viên chức khác bị kết án hôm thứ Sáu vừa qua về tội làm giấy tờ giả mạo, lạm dụng quyền hành.

Tin cho hay nhóm 4 can phạm này can tội biển thủ một số tiền tương đương 50.000 đô la trong thời gian từ năm 1997 đến 1999.

Thông tấn nhà nước không nêu rõ chi tiết về bản án nhưng một nguồn tin thông thạo của tòa án cho hay ông Nguyên đã sử dụng tin tức tình báo từ các đầu mối ở Hoa Kỳ chuyển cho để tống tiền các viên chức làm việc cho một công ty do quân đội điều hành dưới sự kiểm sóat của Bộ Quốc Phòng.

Tháng 10 năm 2000, Nguyễn Thái Nguyên bị kết án theo luật khủng bố, tòa tuyên phạt 4 năm tù ở vì âm mưu hạ uy tín và đe dọa tính mạng giám đốc Cơ Quan Du Lịch Việt Nam lúc đó.

Một cựu phụ tá thân cận của Thủ Tướng Phan Văn Khải lãnh thêm một án tù mới về tội tham nhũng.
VOA - 24 May 2004, 14:28 UTC

Thông Tấn Xã AFP cho hay một cựu phụ tá thân cận của Thủ Tướng Phan Văn Khải, 4 năm trước bị giam giữ về tội khủng bố, nay lại lãnh thêm một án tù mới về tội tham nhũng.

Ông Nguyễn Thái Nguyên, 57 tuổi, phó giám đốc Văn Phòng Chính Phủ bị bãi nhiệm và 3 viên chức khác hôm thứ Sáu đã bị buộc tội ngụy tạo hồ sơ và lợi dụng quyền hành trong lúc tại chức.

4 người này còn bị cho là có tội trong việc sử dụng sai trái 780 triệu đồng Việt Nam, tương đương với khoảng 50 ngàn đôla Mỹ, của công quĩ trong thời gian từ năm 1997 tới năm 1999.

Một nguồn tin thông thạo của tòa án cho hay ông Nguyên đã sử dụng những tin tình báo sai lầm có được nhờ những cuộc tiếp xúc với Hoa Kỳ để tống tiền những viên chức làm việc cho một công ty do quân đội điều hành dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, không một chi tiết nào về bản án này được tiết lộ. Nguồn tin vừa kể nói rằng vụ này rất tế nhị và bản tin về vụ này đã được viết rất ngắn ngủi và mơ hồ để tránh làm cho Bộ Quốc phòng bị bối rối.

Việt-Anh kinh tế và chính trị
BBC - 24 Tháng 5 2004 - Cập nhật 00h21 GMT

Theo kế hoạch chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương có cả các cuộc gặp mang tính nghi thức với Nữ Hoàng Anh và thủ tướng Tony Blair, lẫn các buổi gặp với giới chủ các tập đoàn Anh đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu chủ đề Miến Điện và ASEM được đem ra thảo luận như một số nhà bình luận dự đoán, thì Anh Quốc sẽ là chặng cuối đầy khó khăn cho nguyên thủ quốc gia Việt Nam cùng phái đoàn.

Việt Nam và Anh Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, và kể từ thập niên 1990, mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển tương đối nhanh.

Hai quốc gia đã ký nhiều hiệp định về thương mại và đầu tư để thúc đẩy giao thương như các hiệp định về hàng không, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, các chương trình hợp tác phòng chống HIV/AIDS, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên sau chuyến công du sang Việt Nam của Quốc Vụ Khanh Mike O'Brien một chủ đề tương đối gai góc nằm trong quan hệ Việt Anh đã xuất hiện trong thời gian gần đây.

Đó là vai trò hội viên ASEM của Miến Điện, liên quan đến việc việc thả bà Suu Kyi, nhân vật đối lập hàng đầu tại nước này, liên quan đến vai trò nước chủ nhà của Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh Á Âu ASEM 5 họp tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.

Khối EU đã ra tuyên bố yêu cầu ban lãnh đạo quân sự Miến Điện thả bà Aung San Suu Kyi, nếu muốn được xét tham dự hội nghị ASEM.

Anh Quốc muốn Việt Nam thuyết phục ASEAN và Miến Điện tôn trọng nhân quyền, giúp cho tiến trình hòa giải tại nước này tiến triển, thông qua chuyện thả bà Aung San Suu Kyi.

Tuy nhiên, tình hình chưa có dấu hiệu gì cải thiện.

Nhìn vào lịch trình năm ngày thăm Anh của ông Trần Đức Lương, các nhà thạo tin có thể nói rằng chuyến đi tập trung nhiều vào các chủ đề thúc đẩy đầu tư và thương mại.

Ngoài một số cuộc gặp tương đối ngắn với Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị, thủ tướng Tony Blair và phó thủ tướng John Prescott, hoạt động chủ yếu của ông Lương là đến thăm trụ sở, hay cơ sở làm ăn của các nhà đầu tư lớn của Anh Quốc tại Việt Nam như công ty dầu khí BP, tập đoàn bảo hiểm Prudential, ngân hàng HSBC.

Ngoài ra theo lịch, 4 giờ chiều ngày thứ Hai 24 tháng Năm, ông Lương sẽ có bài phát biểu trong khuôn khổ cuộc hội thảo do tổ chức Asia House chủ trì về chủ đề: Việt Nam - Điểm đầu tư nước ngoài đáng quan tâm.

Hà Nội đưa thêm nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ Internet trong nước
RFA - 2004-05-24 - Gia Minh

Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn mong muốn có thể kiểm soát tư tưởng của người dân; tuy nhiên vào lúc mà mạng Internet toàn cầu trở nên phương tiện thông tin phổ biến khắp thế giới thì mong muốn đó thật khó thực hiện. Dù vậy gần đây, Hà Nội cũng vẫn đưa ra thêm biện pháp nhằm kiểm soát Internet trong nước.

Văn phòng chính phủ Việt Nam hôm ngày 18 tháng năm vừa qua đưa ra thông báo số 99. Trong văn bản đó, Hà Nội nêu lên một số kết luận của ông Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng, về việc quản lý thông tin trên mạng Internet mà ông đưa ra trong cuộc họp hồi cuối tháng tư. Trên cơ sở những kết luận đó, Văn Phòng Thủ tướng đề ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sử dụng Internet.

Ba Cơ quan cấp nhà nước được Văn Phòng Chính phủ yêu cầu tăng cường việc quản lý thông tin phổ biến trên mạng toàn cầu Internet gồm có Bộ Văn hoá- Thông tin, Bộ Bưu Chính- Viễn Thông và Ban Tư Tưởng Văn hoá Trung Ương.

Thông báo 99 của chính phủ Hà Nội nói rõ Bộ Văn hoá- Thông tin phải phối hợp cùng Bộ Bưu Chính Viễn Thông và Bộ Công An thường xuyên kiểm tra việc đưa thông tin và khai thác thông tin mà theo cơ quan này nói là có nội dung xấu, không lành mạnh lên mạng Internet. Ngành Văn hoá Thông Tin cũng phải làm việc với Ban Tư tưởng Trung ương để qui định những chuẩn cho một tổng biên tập báo điện tử, ngoài ra còn phải làm việc với các cơ quan chủ quản để chấn chỉnh và củng cố đội ngũ tổng biên tập các báo điện tử.

Hà Nội yêu cầu Bộ Bưu Chính Viễn Thông là cơ quan đang quản lý đường trục quốc gia trong việc chuẩn bị xây dựng pháp lệnh về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet để đưa ra cho chính phủ phê duyệt vào năm tới.

Văn phòng chính phủ yêu cầu các ủy ban nhân dân tình và thành phố phải tham gia chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên các đỉêm dịch vụ Internet tại các địa phương.

Nói chung theo tinh thần của thông báo số 99 là phải chấn chính tình trạng các thông tin xấu trên mạng Internet hiện nay. Thế nhưng đây không phải là vấn đề mới mà lâu nay ở các điểm truy cập Internet người quản lý đều phải tuân thủ quy định của Nhà Nước về việc không để khách hàng truy cập vào các trang chủ mà theo Hà Nội là vi phạm chính trị hay độc hại như các trang web sex. Điều này được hai quản lý hai điểm dịch vụ tại Việt Nam cho biết như sau.

Người thứ nhất là điểm dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh: “Cơ sở nhắc nhở không để khách truy cập trang web xấu. Kinh doanh qua check mail và điện thọai thôi chứ làm mấy việc bậy bạ cũng không lợi gì.” (audio clip)

Và chủ cơ sở truy cập tại một tỉnh ở Bắc Trung Bộ: “Thường xuyên đi kỉểm tra. Còn các trang web xấu là do quảng cáo nhảy ra mà thôi.” (audio clip)

Gần đây nhất là qui định người đến truy cập phải trình chứng minh thư theo quyết định 71 của Bộ Công An, thế nhưng việc thực thi cũng khó như phát biểu của người quản lý tại điểm dịch vụ Internet Sài Gòn: “Có biết sắp tới sẽ thực hiện; những nếu đi check mail mà đem theo chứng minh thì cũng khó; và có người nếu mình hỏi chắc họ sẽ bỏ đi.” (audio clip)

Do những theo dõi rất chặt của nhà cầm quyền, những người muốn tìm hiểu những thông tin mà nhà nước luôn tìm cách che giấu như việc phát triển tư tưởng dân chủ, tự do, đa đảng, đều phải cố tìm cách vượt tường lửa và truy cập qua những máy đặt tại gia đình chứ không thể công khai làm điều đó tại các điểm dịch vụ Internet. Cơ quan chức năng trong ngành bưu chính – viễn thông thường xuyên đặt tường lửa để chặn các trang web của những đài quốc tế cổ xúy cho dân chủ, tự do; ngược lại những người muốn tìm hiểu cũng tìm cách vượt tường lửa không mấy khó khăn.

Hà Nội răn đe những trường hợp vi phạm bằng những bản án thật nghiêm khắc như trong trường hợp những người sử dụng Internet để phổ biến các tư tưởng và tài liệu về dân chủ tự do như các trường hợp của Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình.

Trong thực tế Hà Nội đang lúng túng trong việc kiểm soát tư tưởng của người dân trong khi các phương tiện truyền thông liên lạc phát triển nhanh chóng như hiện nay. Có thể nói không ai có thể cưỡng lại xu thế phát triển đó; tuy nhiên nhà cầm quyền Hà Nội cố được đến đâu hay đến đó trong việc ngăn không cho người dân được tự do tìm hiểu những phong trào, những tư tưởng tiến bộ về dân chủ, tự do được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin liên lạc, đặc biệt qua mạng Internet toàn cầu.

Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

http://www.ykien.net