Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

Quen nhau trên net, 3 cậu bé tổ chức giết người cướp của
Theo Vietnamnet - Thứ Hai, 09/08/2004

Không hề biết nhà cửa, trường lớp của nhau, 3 cậu bé chạc 15, 16 tuổi chỉ quen nhau trên mạng chừng 1 tháng nay và đã nhanh chóng ''tâm đầu ý hợp'' trong việc đi cướp. Cái duy nhất chúng biết về nhau là nick name.

Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1989, trú tại số 2 ngõ 203 Tôn Đức Thắng, Hà Nội) có nick name để ''xuất đầu lộ diện'' mỗi khi chat trên mạng là thieu_gia_kieu1102. Nguyễn Nam Anh (cũng sinh năm 1989, trú tại 19 Giảng Võ, Hà Nội) là boy_xin_chet2001 và Lê Việt Thắng (sinh năm 1988, trú tại 113 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) là cau_be_ban_linh.

Sau khi bàn bạc, khoảng 23h đêm 1.8.2004, thieu_gia_kieu1102 đã bỏ ''tiền túi'' 5.000 đồng, cùng cau_be_ban_linh đến phố Ngô Sĩ Liên mua 1 con dao chọc tiết lợn. Sau đó, cả 3 đã đột nhập vào 1 nhà dân ở khu vực ga Trần Quý Cáp, khống chế anh Cao Xuân Mến (sinh năm 1986, quê Nghệ An).

Đầu tiên, thieu_gia_kieu1102 đại diện cả bọn ''xin'' Mến tiền. Mến trả lời: Không có! Tuy không ''xin'' được tiền nhưng thieu_gia_kieu1102 đã liếc thấy chiếc điện thoại di động của đối phương. Nhận được ám hiệu, nhanh như cắt, boy_xin_chet2001 lao vào cướp chiếc NOKIA của anh Mến, trong khi cau_be_ban_linh rút dao đâm không ngập ngừng. Anh Mến bỏ chạy, cau_be_ban_linh đuổi theo, tiếp tục đâm.

Rất may, anh Mến chỉ bị thương.

Cảnh sát đã bắt được thieu_gia_kieu1102 (tức Hà). thieu_gia_kieu1102 chẳng giấu gì: cùng tham gia còn 2 đồng bọn, nhưng tung tích ở đâu thì ... không biết! Thế là, thieu_gia_kieu1102 lập tức được yêu cầu ngồi vào trước máy tính. Chỉ sau vài thao tác ''gọi bầy'', boy_xin_chet2001 đã hiện ra và không mảy may nghi ngờ đi đến chỗ thieu_gia_kieu1102 hẹn. boy_xin_chet2001 (tức Nam Anh) đã sa lưới tại đây. Từ Nam Anh, các trinh sát tìm ra Thắng (cau_be_ban_linh).

Hiện, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Các ''boy'' bị truy tố tội dùng hung khí cướp tài sản có tổ chức.

Được biết, Nam Anh và Hà chưa tiền án tiền sự, song Việt Thắng mới 16 tuổi đã kịp có 3 tiền sự: trộm vào năm 2003, cưỡng đoạt tài sản 2 lần vào năm 2004. Những đận ấy, cau_be_ban_linh chỉ bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, với hành vi cấu thành tội rất nghiêm trọng lần này, các cậu đã bị giam giữ chờ xử lý dù ''chưa đến tuổi'' ...

VN nằm trong những nước tham nhũng cao nhất thế giới
Tổng hợp

VN nằm trong những nước tham nhũng cao nhất thế giới
Theo Vnexpress - Thứ Sáu, 06/08/2004

Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết hiện nay Việt Nam đang đứng trong top cao nhất những nước có tệ tham nhũng; thứ 100 trong số 133 nước được khảo sát.

Con số trên được lấy từ báo cáo mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về tình hình tham nhũng của các nước trên thế giới năm 2004. Theo ông Cung, đây là con số đáng báo động và điều này cũng cho thấy những thách thức trong việc phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

"Đây là khối doanh nghiệp đang có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi có Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên do những ảnh hưởng của tệ tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau mà khu vực kinh tế này vẫn còn những cản trở. Để hạn chế tệ tham nhũng thì các chính sách cần phải minh bạch, rõ ràng", ông Cung nói.

Theo GS Li Jidong, Giám đốc Viện nghiên cứu truyền hình phát thanh Bắc Kinh, để chống tham nhũng Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính toàn diện. Chẳng hạn, Luật về cấp phép hành chính (có hiêu lực từ tháng 7) đã hợp lý hóa và tạo sự minh bạch cho hệ thống giấy phép.

Theo đó, nhiều cơ quan của Chính phủ đã mất quyền phân bổ các nguồn lực và phải chuyển đổi chức năng của mình. Với việc mất dần sự kiểm soát đối với doanh nghiệp Nhà nước, nhiều cơ quan đã không can thiệp sâu vào công việc của doanh nghiệp.

Việt Nam đứng thứ 100 trên 133 nước
Transparency International

Xem: Transparency International - Corruption Perceptions Index 2003

Theo tổ chức Transparency, năm 2003, Việt Nam đứng thứ 100 trên 133 nước (Bangladesh đứng hạng chót) với 2.4 điểm so với năm 2002: Việt Nam đứng thứ 85 trên 102 nước cũng với 2.4 điểm(Bangladesh đứng hạng chót).

Hà Nội: lãnh đạo Tổng Cục 2 bỏ trốn, nhà riêng ông Lê Đức Anh được canh gác cẩn mật
RFA - 2004-07-30

Hà Nội hiện đang xôn xao vì tin hai sĩ quan lãnh đạo tổng cục 2 đã bỏ trốn, và nhà riêng của cựu đại tướng Lê Đức Anh đang được công an canh gác bên ngòai cẩn mật suốt ngày đêm.

Nguồn tin riêng của chúng tôi từ bộ quốc phòng Việt Nam, không muốn tiết lộ danh tính, cho biết hai nhân vật lãnh đạo tổng cục 2, ông Vũ Chính và con rể là ông Nguyễn Chí Vịnh, đã rời khỏi nhà riêng đi đâu không ai biết.

Nguồn tin tiết lộ thêm, giới lãnh đạo Hà Nội hịên rất bối rối vì đã không thể ngăn được vụ việc bị tiết lộ rộng rãi. Nhiều cán bộ đảng viên lão thành trong và ngòai quân đội muốn Bộ chính trị nhân bưc thư tố cáo của thượng tuớng Nguyễn Nam Khánh hãy lọai trừ ngay những tay chân của ông Lê Đức Anh và những nhân vật bảo thủ ủng hộ ông.

Tượng đài Điện Biên Phủ mới xây mà đã bị nứt và lún
RFA - 2004-08-04 - Gia Minh

Báo chí Việt Nam vừa nêu ra thêm một điển hình về căn bệnh hình thức,chạy theo thành tích của nhà cầm quyền Hà Nội. Đó là phát hiện tình trạng nứt, lún ở tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, công trình chào mừng 50 năm đánh thắng lực lượng Pháp chiếm đóng.

"Tượng đài to, đẹp lắm." Đó là ý kiến của người dân sống tại Điện Biên về tượng đài mới được dựng tại thành phố quê huơng họ nhân dịp lễ hội rất hoành tráng mừng 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hồi ngày 7 tháng năm vừa qua. Đây là một chiến thắng mà người dân Việt Nam rất tự hào vì nó chấm dứt ách đô hộ của người Pháp không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Duơng- Việt, Miên, Lào.

Thế nhưng, gần đây báo chí trong nuớc như báo Tuổi Trẻ, Lao Động cho đăng nhiều bài phóng sự nêu lên hiện tượng nứt, lún tại công trình đó. Một người dân sống ngay nơi có tượng đài xác nhận về việc báo chí nêu lên cũng như đưa ra nhận xét về nguyên nhân của tình trạng nứt, lún đó: "Đúng là thế và có thể tượng nặng quá."

Vào chiều ngày 14 tháng 7 vừa qua, các cơ quan chức năng gồm Sở Văn hóa- Thông tin Điện Biên, các đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, thi công họp tại văn phòng Ban quản lý dự án di tích Điện Biên.

Ông Luơng Phượng Các, phó giám đốc Sở Văn hóa Thông Tin Điện Biên với tư cách đại diện phía chủ đầu tư sau khi thừa nhận với Báo Lao Động là có hiện tượng nứt, lún, nghiêng tại công trình tượng đài, nói rằng công trình hiện vẫn còn trong giai đọan thi công, chưa được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng, cho nên đặt vấn đề công trình xuống cấp là chưa thỏa đáng.

Tiếp đó, Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn giám đốc Công ty Mỹ Thuật Trung uơng, đơn vị phụ trách thi công công trình, bà Võ Thị Hồng, thì được bà này cho biết là nền móng lún, phần kè nứt, lý do là do làm tạm. Bà nói truớc ngày khánh thành công trình chừng 15 ngày nhiều vị lãnh đạo Nhà Nuớc lên xem và cho rằng để kịp thời điểm khánh thành là ngày 30 tháng tư thì cố gắng làm tạm cho xong, và thế là đơn vị chọn phuơng án ốp gạch, ốp đá tạm và không đổ đất cho móng công trình. Bà Hồng nói là móng chưa đóng cọc và chưa rải đất rải cát nên lún. Theo lời bà Võ Thị Hồng thì lãnh đạo góp ý nên làm tạm, có văn bản hẳn hoi; và khi làm tạm thì xảy ra sự cố.

Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, một người có tiếng trong ngành kiến trúc tại Việt Nam, phát biểu về nguyên nhân của sự cố tại tượng đài Điện Biên Phủ: "Làm gấp thì hậu quả như đã thấy vậy thôi."

Kiến trúc sư Lê Hiệp, người chủ trì phần thiết kế của tượng đài Điện Biên Phủ, trong trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ cũng thừa nhận là đã chọn phuơng án thiết kế sai, tức là móng kè sân hành lễ theo phuơng thức lệch tâm. Theo ông thì ở địa thế bình thường thì phuơng thức này chấp nhận được nhưng ở địa hình đồi núi như Điện Biên thì rất nguy hiểm. Kiến trúc sư Lê Hiệp còn nói may là sạt lở sớm như vậy chứ nói dại lỡ mà có chuyện đổ tường chết người thì không biết hậu quả đến đâu.

Ông Lê Hiệp còn cho biết chuyện ông cũng từng bị thúc ép phải hoàn thành sớm một công trình lớn đó là đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn nhằm cho kịp chào mừng Đại hội đảng lần thứ 8. Thế nhưng lúc đó ông đủ can đảm để từ chối lời động viên của ông cựu bộ trưởng xây dựng Ngô Xuân Lộc lúc bấy giờ, đại ý là làm gì mà kỹ tính thế, thời cơ có một không hai, làm gì có ai có công trình được cả bộ chính trị đến cắt băng khánh thành. Tuy vậy đến lần này thì ông Lê Hiệp không từ chối được vì theo ông có rất nhiều người cần đến sự đồng ý của ông để công việc được tiến hành, trong đó có kỹ sư, công nhân cần việc làm; mà nếu ông không nhận làm thì cũng có người khác nhận thiết kế.

Kiến trúc sư Vuơng Thừa Bình, trong bài đăng trên mục Sự Kiện & Dư Luận của báo Tuổi Trẻ, viết rằng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành gấp gáp để kịp phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Thời gian thi công giai đọan một lẽ ra cần hai năm thì chỉ được chưa đầy sáu tháng nên tình trạng lún nứt nghiêm trọng quanh chân tượng đài nếu không xảy ra mới là chuyện lạ.

Tác giả Bút Bi của Báo Tuổi Trẻ thì viết ‘cái kiểu làm tàm tạm để kịp chào mừng ngày lễ đâu phải bây giờ mới có. Lại nữa công trình bạc tỉ nhưng là tỉ của chung, có gì thì nhân dân cùng chịu. Căn phòng nhà anh, tiền túi bỏ ra, sức mấy mà dám làm tạm.

Xin phép được nhắc lại, tổng kinh phí cho giai đọan một công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên phủ là 37 tỉ đồng. Tổng chi phí giai đọan hai là phần làm vườn hoa, đường đi dạo, đường lên tượng đài dự kiến từ 20 đến vài chục tỉ.

Tượng đài này được đánh giá là tượng bằng đồng lớn nhất nuớc Việt Nam. Tượng có chiều cao 12,6 mét, bệ cao 3,6 mét, nặng 220 tấn. Tượng được đặt trên đồi D1 ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Tác giả tượng là nhà điêu khắc Nguyễn Hải thuộc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Việc đúc thực hiện tại xưởng của ông Nguyễn Trọng Hạnh ở Ý Yên Nam Định.

Việt Nam sẽ thành lập một đơn vị đặc nhiệm để phòng chống tội phạm trên mạng Internet.
VOA - 03 Aug 2004, 15:55 UTC

Theo tin của AFP đánh đi từ Hà nội hôm thứ ba, một đơn vị đặc nhiệm sẽ được giới hữu trách Việt Nam thành lập vào tháng tới để phòng chống tội phạm trên mạng Internet.

Phái viên AFP trích lời các giới chức thuộc Bộ Công an nói rằng: đơn vị mới này được thành lập để kiểm soát và ngăn chận sự bùng nổ số lượng và hoạt động của các hackers, tức là những phần tử chuyên xâm nhập và phá hoại các hệ thống máy vi tính, và để ngăn chận những tổ chức tôi phạm dùng Internet để lừa đảo, kinh doanh tình dục trẻ em, lưu trữ và phát tán các ấn phẩm khiêu dâm.

Một viên chức thuộc cục cảnh sát kinh tế của Bộ Công an cho biết: giới hữu trách sẽ trừng phạt những người chế ra hoặc chuyển đi các loại virus điện toán để phá hoại các hệ thống máy vi tính, và những kẻ phạm tội này sẽ có thể lãnh án tù 7 năm.

Cũng theo lời viên chức vừa kể, nhiệm vụ của đơn vị mới này tập trung vào các vụ việc và đối tượng hình sự và không bao gồm việc theo dõi những hoạt động của những người bất đồng ý kiến với chính quyền về các vấn đề chính trị và tôn giáo, tuy nhiên, họ sẽ thông báo cho các đơn vị khác để xử lý khi phát hiện những hành vi sai trái trên mạng.

Theo ghi nhận của phái viên AFP, giới hữu trách Hà nội đang ra sức ngăn chận tình trạng những người bất đồng chính kiến xử dụng Internet để thông tin liên lạc, bày tỏ sự chống đối, và phổ biến những bài vở cổ xúy cho dân chủ.

Năm nay, chính phủ Việt Nam đã loan báo một loạt các biện pháp nhằm ngăn chận điều mà họ gọi là "những thông tin độc hại" được phổ biến trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Tuần trước, một nhân vật tranh đấu cho dân chủ nổi tiếng ở Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã bị tuyên án 18 tháng tù sau khi ông đăng bài trên Internet để chỉ trích tình trạng thiếu tự do thông tin.

Bình Nhưỡng chỉ trích Việt Nam toa rập với Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên để bắt cóc công dân Bắc Triều Tiên.
Tổng hợp

Bình Nhưỡng chỉ trích Việt Nam toa rập với Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên để bắt cóc công dân Bắc Triều Tiên.
VOA - 03 Aug 2004, 16:18 UTC

Tường thuật của tờ Chosun Ilbo ở Nam Triều Tiên, số ra ngày thứ ba, cho biết chính phủ Bắc Triều Tiên đã lên tiếng đả kích chính phủ Hà Nội và nói rằng Việt Nam toa rập với giới hữu trách Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên để bắt cóc công dân Bắc Triều Tiên.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho hãng thông tấn Trung ương Bắc Triều tiên, một phát ngôn viên bộ ngoại giao ở Bình Nhưỡng nói rằng chính phủ Bắc Triều tiên có đủ bằng chứng cho thấy là Việt Nam đã cấu kết với Hoa kỳ và Nam Triều Tiên để bắt cóc công dân Bắc Triều Tiên, và chính phủ Bắc Triều Tiên không thể bỏ qua hành động đó của Việt Nam trong vụ này.

Cũng theo lời phát ngôn viên vừa kể, phần lớn những người Bắc Triều Tiên bị làm cho ra vẻ những người đào tị trên thực tế là những người đi thăm thân nhân trong vùng đông bắc Trung quốc.

Những người đó đã bị các cơ quan của kẻ địch xử dụng những thủ thuật dụ dỗ và bị bắt. Và qua vụ này, chính phủ đã mọi người thấy rằng vì những lợi ích riêng của mình, Việt Nam đã có những hành động bất trung và đi ngược với những nguyên tắc đạo đức cơ bản.

Tưởng cũng nên nhắc lại là mới đây, có hàng trăm người Bắc Triều Tiên tị nạn ở Trung quốc đã thông qua một nước thứ ba, mà nhiều người nói là Việt Nam, để sang định cư ở Nam Triều Tiên.

Bắc Hàn tẩy chay hội nghị cấp cao
BBC - 03 Tháng 8 2004 - Cập nhật 09h08 GMT

Cuộc họp cấp cao liên Triều lẽ ra diễn ra vào hôm nay, thứ Ba, nhưng phái đoàn Bắc Hàn đã không có mặt.

Bình Nhưỡng mô tả vụ đào tẩu hàng loạt là hành động "bắt cóc và khủng bố gây ra công khai bởi nhà chức trách Nam Hàn."

Bộ thống nhất của Nam Hàn nói trong một thông cáo là họ rất tiếc trước quyết định không phó hội của Bình Nhưỡng. Chưa rõ liệu cuộc tranh cãi có ảnh hưởng đàm phán sáu nước về tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn hay không.

Bắc Han chưa đưa ra lý do chính thức cho quyết định không dự họp, nhưng tuần trước họ cáo buộc Nam Hàn về "sự bắt cóc có dự liệu" sasu khi hai máy bay chở người tị nạn Bắc Hàn hạ cánh xuống Nam Hàn.

Bình Nhưỡng cũng giận dữ vì Seoul từ chối cho phép công dân nước họ bay đến miền Bắc để đánh dấu lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất chủ tịch Kim Nhật Thành.

Các nhà phân tích chưa rõ Bắc Hàn sẽ sử dụng vấn đề người tị nạn trong bao lâu để bày tỏ sự bất mãn của họ.

Bắc Hàn chỉ trích Việt Nam

Trả lời câu hỏi của hãng tin chính thức Bắc Hàn KCNA trong buổi họp báo hôm nay, thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Bắc Hàn đã lên án Hoa Kỳ đóng vai trò "xúi giục" Nam Hàn trong vụ việc người tị nạn:

"Gần đây nhà chức trách Nam Hàn, dưới sự xúi giục và chỉ đạo của Mỹ, đã bịa ra cái gọi là "sự đào tẩu và chuyển giao hàng loạt của người miền Bắc". Họ đã đưa đi hàng trăm người miền Bắc, đa số là phụ nữ và trẻ em, đến Nam Hàn theo các nhóm sau khi dụ dỗ họ sang Việt Nam theo từng giai đoạn qua ngả gần Bắc Hàn."

"Thực tế, đa số những người miền Bắc mà họ mô tả là "kẻ đào tẩu từ miền Bắc" là những nạn nhân của chiến thuật dụ dỗ của cơ quan gián điệp của kẻ thù sau chuyến thăm thân đến miền đông bắc Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vụ này được bịa đặt chưa đầy một tuần sau khi Hạ viện Mỹ thông qua "dự luật nhân quyền về Bắc Hàn" hứa hẹn "trợ giúp tài chính" cho những "kẻ đào tẩu từ miền Bắc".

Trong cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ ngoại giao Bắc Hàn cũng chỉ trích Việt Nam là đã "thông đồng" với Nam Hàn trong vấn đề đưa người tị nạn sang Nam Hàn:

"Điều không nên bỏ qua là Việt Nam đã cấu kết với các nước trong vụ việc này. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) có đủ thông tin chứng minh rằng Việt Nam liên quan đến âm mưu của nhà chức trách Mỹ và Nam Hàn trong việc dụ dỗ và bắt cóc các công dân Bắc Triều Tiên. Qua việc dính líu vụ việc này, Việt Nam tự bộc lộ là họ có thể uốn mình trước mọi hành động bội phản, từ bỏ ý thức căn bản về trách nhiệm và đạo đức giữa các quốc gia để đáp ứng quyền lợi của mình."

Đây là một lời cảnh báo nghiêm túc vì chính quyền Bình Nhưỡng tin rằng vụ việc có thể đe dọa thật sự đến sự tồn tại của họ trên trường quốc tế.
GS. Park Tae-Gyun, ĐH quốc gia Seoul
Bình luận về tuyên bố này, giáo sư Park Tae-Gyun, khoa Quan hệ quốc tế của đại học quốc gia Seoul, nói Bắc Hàn đang thật sự phẫn nộ vì vụ đào thoát qua ngả Đông Nam Á lần này:

"Gần như mọi cuộc gặp với người và cơ quan Nam Hàn đã bị tạm ngưng vào lúc này. Bắc Hàn có cảm giác về một cuộc khủng hoảng từ vụ việc."

"Dĩ nhiên Bắc Hàn sẽ không ngừng quan hệ ngoại giao với Việt nam, một trong vài đồng minh của họ trên thế giới. Tuy nhiên, đây là một lời cảnh báo nghiêm túc vì chính quyền Bình Nhưỡng tin rằng vụ việc có thể đe dọa thật sự đến sự tồn tại của họ trên trường quốc tế."

Vòng kế tiếp của đàm phán sáu nước về căng thẳng hạt nhân dự kiến sẽ diễn ra trong tháng Chín, mặc dù người ta không mong có nhiều tiến triển trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ.

Số Phận Thê Thảm Của Người Tỵ Nạn Bắc Hàn
RA - Sunday, 1 August 2004 - Producer: Bảo Vũ

Trong tuần vừa qua, vấn đề người tỵ nạn Bắc Hàn đã khiến nhiều người chú ý khi hơn 400 người tỵ nạn được chở tới Hán Thành.

Sở dĩ dư luận chú ý không phải chỉ vì đây là lần đầu tiên Hàn Quốc nhận một lúc số người tỵ nạn đông đảo nhất từ trước tới giờ; mà là vì trước khi được máy bay đưa tới Hán Thành, những người này đã ở tại “một nước trong vùng Đông Nam Á” không được nêu danh tính.

Theo tin Ban Á Châu Thái Bình Dương chúng tôi nhận được hồi đầu tuần thì “nước trong vùng Đông Nam Á “ vừa đề cập, lên tiếng đe dọa sẽ ngay lập tức trao số người này cho Trung Quốc để Bắc Kinh bắt họ trả về Bắc Hàn.

Vào hôm thứ Năm vừa qua, sau khi hơn 400 người tỵ nạn vừa đặt chân an toàn tới thủ đô Hàn Quốc, theo tin tức báo chí, “nước trong vùng Đông Nam Á” đó chính là Việt Nam.

Tuy nhiên, trước khi đề cập tới chuyện Việt Nam liên quan trong vụ này, chúng tôi mời quý vị nghe biên tập viên Claudette Werden thuộc Ban Á Châu Thái Bình Dương của Đài Phát Thanh Úc Châu chúng tôi nói qua về bối cảnh người tỵ nạn Bắc Hàn.

CLAUDETTE WERDEN: Kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc hồi năm 1953, hơn 5.000 người Bắc Hàn đã trốn sang Nam Hàn, tức Hàn Quốc.

Trong những năm gần đây số người đào thoát đã tăng đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm nay, 760 người đã tới được Hàn Quốc.

Nhiều người trong số này rời bỏ Bắc Hàn vì lý do kinh tế; để tránh khỏi nạn nghèo khổ và đói khát vẫn hoành hành ở miền Bắc Triều Tiên từ nhiều năm qua.

Thế nhưng nay người ta biết rằng nhiều người trong số vừa đề cập là các phụ nữ hoặc thiếu nữ trẻ. Và họ là nạn nhân của bọn buôn người tại Trung Quốc.

Về vấn đề này, Gíáo Sư Jae Thun Won, thuộc Trường Luật Quốc Tế Hundang ở Hàn Quốc, đồng thời cũng là cố vấn cho tổ chức nhân quyền mang tên Liên Minh Công Dân Đấu Tranh Cho Nhân Quyền Của Người Bắc Hàn cho biết:

G.S. JAE THUN WON: Một số người Bắc Hàn tại Trung Quốc bị bán cho các nhà chứa hoặc lâm vào hoàn cảnh bị bắt buộc phải chấp nhận sống đời sống hôn nhân cưỡng ép.

Vấn đề này còn lớn lao hơn vấn đề từng xảy ra hồi thời Đệ Nhị Thế Chiến; trong đó phụ nữ Á Châu bị buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân Nhật.

Quý vị khó lòng hình dung ra được hoàn cảnh mà phụ nữ Bắc Hàn tại Trung Quốc đang phải chịu đựng đâu.

Theo như tôi ước lượng, hoàn cảnh của những phụ nữ Bắc Hàn tại Trung Quốc hiện nay cũng thê thảm bằng hoặc thậm chí còn tệ hơn hoàn cảnh của các phụ nữ Á Châu trước đây mà tôi vừa mô tả.

CLAUDETTE WERDEN: Giáo Sư Jae Thun Won cho hay, các người tỵ nạn Bắc Hàn vượt biên sang Trung Quốc thường được giúp để tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ, có khi mất hàng nhiều tháng trời, để đến Việt Nam, Campuchia, Miến Điện hay Thái Lan.

Mặc dù phải đi xa hơn mới tới được những quốc gia vừa đề cập, thế nhưng những nước này nay lại được nhiều người tỵ nạn Bắc Hàn chọn lựa.

Lý do là vì Trung Quốc đã xiết chặt các biện pháp an ninh, đồng thời bắt giam các người tỵ nạn, đoạn buộc những người này trở về lại Bắc Hàn, nơi họ bị trừng phạt nặng nề, thậm chí có thể bị tử hình nữa.

Một nữ phát ngôn viên thuộc Bộ Thống Nhất của chính phủ Hàn Quốc không muốn nêu danh tính cho hay, Hán Thành không muốn nêu tên quốc gia, vốn nằm trong vùng Đông Nam Á . Chính từ quốc gia này mà một nhóm đông đảo người tỵ nạn được đưa bằng phi cơ tới Hàn Quốc. Nữ phát ngôn viên này cho biết:

VIÊN CHỨC CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC: Quốc gia này đặc biệt yêu cầu chúng tôi không tiết lộ tên của họ cho tới khi toàn bộ hơn 400 tỵ nạn đã tới Hàn Quốc bình yên.

CLAUDETTE WERDEN: Ngay sau khi hơn 400 người Bắc Hàn đến được Hán Thành, ông Song Boo Geun, một nhà hoạt động từng giúp những người tỵ nạn vừa đề cập cho hay, tất cả những người này đều được phi cơ chở từ Việt Nam tới thủ đô Hán Thành.

Ông cũng cho biết những người này đều đã cư ngụ tại Thành Phố Hồ Chí Minh trước khi rời Việt Nam.

Tuy nhiên, các viên chức tại Hàn Quốc từ chối cho biết tin tức về các vụ đào thoát của những người tỵ nạn Bắc Hàn vừa nêu.

Trong khi đó, chuyên gia về quan hệ quốc tế, Giáo Sư Jung Hoon Lee thuộc trường đại học Yonsei ở Hàn Quốc cho rằng, sở dĩ Việt Nam không muốn tên tuổi của mình bị nêu ra trong vụ này là vì Hà Nội không muốn mối quan hệ giữa mình với Bình Nhưỡng bị phương hại. Giáo Sư Jung Hoon Lee phát biểu như sau:

G.S. JUNG HOON LEE: Việt Nam là một quốc gia cộng sản và Bắc Hàn cũng là một nước cộng sản. Hai nước cộng sản này có mối quan hệ với nhau.

Bắc Hàn vô cùng nhạy cảm về vấn đề người tỵ nạn.

Việt Nam cố gắng giữ vấn đề người tỵ nạn Bắc Hàn sống tại Việt Nam càng ít người biết đến càng tốt.

Việt Nam không muốn gởi trả những người tỵ nạn này về lại Bắc Hàn để họ gục chết tại đấy. Thế nhưng cùng lúc đó Việt Nam cũng không muốn gánh lấy gánh nặng về mặt kinh tế và xã hội khi những người tỵ nạn Bắc Hàn này lưu lại Việt Nam.

CLAUDETTE WERDEN: Khi tới Hàn Quốc, những người tỵ nạn Bắc Hàn sẽ được đưa đến khu đặc biệt trong 8 tuần lễ ; sau đó họ sẽ được chính phủ Hàn Quốc trợ giúp tài chính, được học hành miễn phí và được tài trợ trong vấn đề định cư, vấn đề nhà cửa.

VIÊN CHỨC CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC: Ngay khi tới Hàn Quốc, những người này được đưa đến khu đặc biệt để học hỏi về đời sống mới, để được học hành.

Trong khu này chúng tôi sẽ cố giúp họ hội nhập, giúp họ thích nghi và điều chỉnh để hòa nhập vào xã hội miền Nam.

Họ sẽ được huấn luyện để có thể sống một cách tươm tất và an toàn tại Hàn Quốc.

Chúng tôi sẽ giúp họ học hành, đồng thời cho họ biết các thông tin căn bản về chủ nghĩa tư bản và về chế độ dân chủ tại Hàn Quốc.

CLAUDETTE WERDEN: Đợt người tỵ nạn Bắc Hàn mới nhất vừa đề cập tới Hàn Quốc diễn ra trong thời điểm khá tế nhị, trong lúc miền Nam đang cố gắng đẩy mạnh mối quan hệ với miền Bắc.

Theo lời Gíáo Sư Jae Thun Won:

G.S. JAE THUN WON: Theo tôi, chính phủ Hàn Quốc hiện lâm vào tình huống khó xử.

Một mặt, họ muốn tiếp tục hòa đàm với Bình Nhưỡng; thế nhưng cùng lúc đó họ vẫn phải đón nhận người tỵ nạn Bắc Hàn.

Lý do là vì theo hiến pháp Hàn Quốc, khi người nào rời bỏ Bắc Hàn thì người đó tự động trở thành công dân Hàn Quốc.

Vì vậy chính phủ Hàn Quốc có nghĩa vụ chăm sóc người tỵ nạn Bắc Hàn.

Thế nhưng, trong tình huống hiện nay, điều trớ trêu là chính phủ lại không thể thực hiện việc chăm sóc người tỵ nạn Bắc Hàn một cách công khai hơn nữa, và triệt để hơn nữa.

KẾT: Với lời phát biểu của Gíáo Sư Jae Thun Won quý vị vừa nghe, chúng tôi xin kết thúc mục Thời Sự Chủ Nhật tuần này ở đây.

Bảo Vũ, Minh Nguyệt, Quỳnh Liên và Nguyên Nam xin kính chào và hẹn gặp quý vị vào lần tới.

North assails Vietnam over defector issue
Joongang Ilbo, South Korea - August 4, 2004 KST 04:54 (GMT+9)
http://joongangdaily.joins.com/200408/03/200408032338479879900090409041.html

North Korea's Foreign Ministry assailed Vietnam for providing a route for over 460 North Korean defectors to travel to South Korea. "Vietnam's collusion in this incident will not be overlooked," it said.

This is the first time the North publicly acknowledged Vietnam as the Southeast Asian nation that permitted hundreds of defectors who fled to China to reach the South last week.

The South Korean government has kept tight-lipped about which Southeast Asian nation made it possible for the defectors to come from China.

The ministry's spokesman said yesterday, "We have sufficient proof Vietnam participated in the abduction of our citizens by the United States and South Korean officials." He added, "Vietnam has shown it can easily act in a faithless manner and forsake basic integrity and morality when it involves their own interests."

The North again denounced nongovernmental organizations that help its defectors come here.

Balan kỷ niệm 60 năm ngày nổi dậy
BBC - 02 Tháng 8 2004 - Cập nhật 10h50 GMT

Vào lúc 17 giờ ngày 02.08.2004 toàn thủ đô Balan sẽ làm lễ kỷ niệm 60 năm giờ nổ súng trong cuộc khởi nghĩa Warszawa.

Các còi hụ sẽ cất tiếng trên toàn thành phố. Cùng lúc, thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ đặt vòng hoa trước đài Liệt sỹ Vô danh ở Warszawa.

Cùng ông Schroeder có ngoại trưởng Mỹ, phó thủ tướng Anh và nhiều khách quốc tế dự các buổi lễ khác nhau bắt đầu từ cuối tuần qua.

Sự kiện này đánh dấu quá trình hòa giải vì tương lai của lục địa châu Âu, một ví dụ mà nhiều quốc gia và châu lục khác có thể học tập.

Lý do là 60 năm về trước, quân Đức đã đàn áp cuộc khởi nghĩa Warszawa với sự tàn bạo chưa từng có.

Hàng nghìn phụ nữ và trẻ em Balan bị quân Đức đẩy ra trước xe tăng làm 'lá chắn sống' để tiến vào các vị trí của quân khởi nghĩa. Quân Đức dùng đại pháo san bằng nhiều khu phố, giết chết chừng 200 nghìn thường dân.

Chiều nay theo giờ địa phương, thủ tướng Đức sẽ cùng tổng thống Balan Alexander Kwasniewski đi dọc con đường mà các vị trí của quân khởi nghĩa bị phát-xít Đức lần lượt tiêu diệt. Hai vị lãnh đạo sẽ dừng lại ở tượng 'Người lính tí hon'.

Đây là tượng một chú bé Balan đội chiếc mũ sắt cướp được của Đức, tay cầm hoa, tượng trưng cho cái chết anh dũng của hàng nghìn trẻ em Balan nhưng cũng là dấu hiệu của hy vọng.

Trước đó, thủ tướng Schroeder đã nói 'ông cúi đầu trong sự xấu hổ của người Đức trước tội ác khủng khiếp quân Hitler gây ra với người dân Warszawa chiến đấu vì tự do'.

Bi kịch của tự do

Khởi nghĩa Warszawa còn đánh dấu một bi kịch của tự do và nghịch lý báo hiệu cuộc đối đầu giữa Liên Xô và các đồng minh Phương Tây.

Cuộc khởi nghĩa do Quân đội Quốc gia Balan thân Anh-Mỹ khởi xướng đã không được Stalin ủng hộ.

Quân Liên Xô khi đó đóng ở phần Đông Warszawa, ngay bên kia sông Wisla mà không can thiệp để cứu dân Balan bị Đức tàn sát.

Thậm chí, phòng không của Liên Xô còn bắn rơi các phi cơ của Anh ném viện trợ và vũ khí xuống cho quân khởi nghĩa Balan.

Cùng đánh vào Balan từ phía Đông với Hồng Quân Liên Xô có các binh đoàn người Balan do phe cộng sản chỉ huy nhưng họ cũng không được lệnh sang sông để cứu Warszawa.

Nhiều đơn vị đã tìm cách bơi qua sông sang giúp quân khởi nghĩa vì tình đồng bào. Họ bị quân cộng sản Nga bắn từ phía sau và súng máy của phát xít Đức đón bắn ở bờ sông bên này.

Trong suốt mấy chục năm thời cộng sản, người Balan không được phép nói đến sự thật khủng khiếp về 'tình đồng chí' kiểu này của Mátxcơva.

Theo tính toán của Stalin thì cần để quân Đức tiêu diệt hết những nhân vật ưu tú của nước Balan dân chủ tư sản mà đa số đã tham gia khởi nghĩa Warszawa. Như thế sẽ dễ hơn cho Liên Xô điều khiển một chính quyền 'công nông' sau chiến tranh ở Balan.

Đồng minh bỏ cuộc

Nhưng nhân lễ kỷ niệm khởi nghĩa Warszawa, thủ tướng Balan Marek Belka cũng kêu gọi các cựu đồng minh Phương Tây hãy xin lỗi Balan.

Trong thời gian 63 ngày đẫm máu của khởi nghĩa Warszawa, các đồng minh Anh và Mỹ đã không làm gì để cứu thủ đô Balan.

Ngày nay sử sách mới nói đến một phi công người Anh là John Ward đã sống và chiến đấu với quân khởi nghĩa.

John Ward đã liên tục gửi các báo cáo về cho thủ tướng Anh Winston Churchill kêu gọi hãy yêu cầu người Mỹ gây sức ép với Stalin để quân Nga có hành động cứu người Balan.

Nhưng các báo cáo đó đã bị bác bỏ. Tổng thống Mỹ Roosevelt chỉ tin muốn vào các điện thư của Stalin rằng quân Đức đang tiêu diệt một số băng đảng tội phạm ở Warszawa.

Thủ tướng Churchill thì biết sự thực và đã cho một số đơn vị phi công Hoàng gia Anh (RAF) ném đồ cứu trợ xuống Warszawa.

Nhưng mọi sự giúp đỡ đó đã không đủ và không được công khai dù Anh ký hiệp ước quân sự với Balan trước thế chiến.

Những sự thật về khởi nghĩa Warszawa được mô tả đầy đủ trong cuốn sách của sử gia người Anh Norman Davies. Ngày 2.08 này cũng là ngày bản tiếng Balan của cuốn sách (Powstanie '44) ra mắt ở Warszawa.

Ở tầm vóc châu Âu, khởi nghĩa Warszawa là cuộc nổi dậy lớn nhất tại vùng bị phát xít Đức chiếm đóng trong Thế chiến Hai.

Tưởng niệm cuộc diệt chủng người Di Gan
BBC - 02 Tháng 8 2004 - Cập nhật 13h51 GMT

Tại Balan hôm nay cũng là ngày kỷ niệm cuộc diệt chủng người Di Gan, còn gọi là Gypsie hay Roma thời Thế Chiến Thứ Hai.

Đúng 60 năm trước, phát-xít Đức, trong những ngày cuối của Thế Chiến II, đã phá trại tập trung Auschwitz-Birkenau, vùng miền Nam Balan và giết hết các tù nhân người Di Gan bị giam trong đó.

Tại một góc bên trong nơi từng là trại tập trung Auschwitz-Birkenau rộng 175 héc-ta, sau hàng rào thép gai vẫn còn nguyên từ xưa, các lãnh tụ cộng đồng Di Gan và hàng trăm người Di Gan bình thường đã nói về nhu cầu phải quên đi quá khứ.

Bên cạnh một bức tường đổ nát họ làm lễ tưởng nhớ một 90 nghìn người Di Gan, có khi là cả gia đình, bị thiêu chết trong các lò hơi ngạt sáu thập niên về trước.

Cũng có các nghệ sỹ Di Gan đánh đàn và múa hát để tưởng nhớ những người đã khuất.

Còn trên toàn châu Âu, ước tính có một phần tư triệu người Di Gan bị quân Đức giết trong Thế Chiến II.

Đúng ngày này năm 1944, quân Đức đẩy những người Di Gan cuối cùng, đa số là phụ nữ và trẻ em vào lò thiêu trước khi phá hủy trại tập trung.

Cũng như người Do Thái, dân Di Gan ở châu Âu bị phát xít Đức coi là giống người cần phải bị tiêu diệt.

Thế nhưng vụ thảm sát người Di Gan thường bị quên lãng và không được nói đến nhiều như vụ thảm sát Do Thái hay các giống dân khác.

Đó là lời của chủ tịch hội người Di Gan ở Balan, Roman Kwiatkowski khi ông khai mạc buổi lễ.

Ông nói rằng thậm chí ngày hôm nay, người Di Gan vẫn còn bị phân biệt đối xử ở châu Âu.

Báo chí châu Âu hôm nay cũng nói về hiện tượng những nỗi đau của người Di Gan thường không được nói đến trong suốt mấy chục năm qua mà giới học giả gọi là ‘hiện tượng bị đẩy ra ngoài lề lịch sử’.

Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng số phận của người Di Gan, một nhóm thiểu số gốc từ Ấn Độ đến châu Âu đã hàng thế kỷ qua, là 'chỉ số' về sự tôn trọng hay không tôn trọng quyền con người tại lục địa.

Buổi lễ ở Balan hôm nay được coi là lớn nhất từ trước đến nay ở châu Âu để kỷ niệm cuộc diệt chủng người Di Gan.

42 người Thượng vẫn còn trốn trong rừng ở Kampuchia.
VOA - 03 Aug 2004, 15:52 UTC

Trong một bản tin khác đánh đi từ Phnom Penh hôm thứ ba, hãng thông tấn Pháp cho hay có 42 người Thượng còn đang trốn tránh trong rừng ở vùng đông bắc vương quốc Kampuchia sau khi trốn khỏi Việt Nam để tránh nạn đàn áp chính trị và tôn giáo.

Phái viên AFP trích lời người cầm đầu một tổ chức nhân quyền nổi tiếng của Kăm Pu Chia nói rằng dân chúng địa phương báo cáo là có hai nhóm người Thượng, mỗi nhóm 21 người, còn đang lẩn trốn trong rừng sâu. Ông Thun Saray, giám đốc tổ chức Adhoc, nói thêm rằng tổ chức của ông đã thông báo cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc về việc này.

Trước đó, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã đưa 198 người Thượng theo đạo Tin Lành từ tỉnh Ratanakiri đến thủ đô Phnom Penh để làm thủ tục tái định cư. Tuy nhiên, cơ quan này chưa bình luận gì về nguồn tin vừa kể của tổ chức Adhoc.

Những người Thượng này nằm trong số hàng trăm người đã bỏ trốn khỏi vùng Tây Nguyên sau các cuộc biểu tình chống chính phủ hồi tháng tư. Thoạt đầu, chính phủ ở Phnom Penh không nhìn nhận là có người Thượng trốn sang, rồi sau đó, họ lại nói rằng những người này sẽ được xem là di dân bất hợp pháp.

Tuy nhiên, dưới áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, chính phủ Kăm Pu Chia đã đồng ý cho phép những người tị nạn được tái định cư ở một nước thứ ba. Tháng trước, giới hữu trách Phnom Penh đã cho phép Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc và tổ chức Adhoc đến hoạt động trong tỉnh Ratanakiri để giúp người Thượng tị nạn.

Việt Nam sẽ đưa 33 người Thượng ra tòa về tội tham gia biểu tình
Tổng hợp

Việt Nam sẽ đưa 33 người Thượng ra tòa về tội tham gia biểu tình
RFA - 2004-07-29

33 người Thượng Tây Nguyên sẽ bị đưa ra xét xử vào tháng tới vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống đối nhà nước xảy ra hồi đầu năm nay tại khu vực Cao Nguyên Trung Phần.

Tin từ báo Tiền Phong cho biết những đồng bào này sẽ bị Toà Án nhân dân ở tỉnh Daklak cáo buộc tội danh "gây rối trật tự công cộng ".

Vào ngày 10 và 11 tháng 4 vừa qua, đã có khoảng 10 ngàn đồng bào Thượng tham gia biểu tình phản đối đàn áp tôn giáo và đòi các quyền lợi về đất đai. Tin từ các tổ chức hoạt động nhân quyền cho biết có ít nhất 10 người chết và hàng chục người khác bị thương trong các trận xô xát giữa nhóm biểu tình và lực lượng an ninh.

33 Montagnards to face trial for anti-government protests in Central Highlands
AP - Thursday July 29, 2:23 PM

Thirty-three Montagnards will face trial next month for participating in massive anti-government demonstrations in the Central Highlands earlier this year, state-controlled media reported Thursday.

The defendants will go before the district People's Courts in Daklak province on charges of "disturbing public order," the Tien Phong (Pioneer) newspaper said. Local officials in Daklak refused to confirm the details Thursday.

On April 10-11, an estimated 10,000 ethnic hill tribespeople, collectively known as Montagnards, poured into the streets of Daklak and Gia Lai provinces to protest against religious repression and land confiscation. Many Montagnards are Christians who follow an unsanctioned form of Protestantism.

Some protesters clashed with Vietnamese security officials, and human rights groups have claimed that at least 10 people were killed and dozens others injured. Vietnam maintains that only two people were killed, but has not allowed independent monitors into the area.

Hanoi has accused the U.S.-based Montagnard Foundation of instigating the unrest. The group's leader is a former guerrilla chief who joined U.S. forces in their fight against Communist troops during the Vietnam War.

Nine other defendants, who were arrested in the run-up to the anti-government protest in April, will also go on trial next month on charges of inciting opposition to Vietnam's communist regime, an official said Wednesday.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sẽ bị đưa ra tòa xét xử vào ngày mai
Tổng hợp

Quyền Nhà Nước
RA - 26/07/2004 11:41:00 AM

Trước hết, về tin liên quan đến Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người lâu nay được xem là nhà tranh đấu nhân quyền lão thành trong nước, sẽ bị chính quyền Việt Nam đưa ra tòa xét xử vào thứ Năm tới về tội chống phá nhà nước.

Cần nên biết, ông là nhân vật thứ ba bị ra tòa vì từng đưa lên mạng Internet các bài viết phê phán nhà nước Việt Nam.

Nguồn tin về phiên tòa xét xử bác sĩ Nguyễn Đan Quế được loan đi vào lúc quốc tế ngày càng lên án Hà Nội là dùng tòa án làm công cụ bịt miệng thành phần bất đồng chính kiến trong nước.

Xin nhắc lại tuần qua, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật cấm viện trợ cho Việt Nam, nếu Hà Nội không phóng thích những người bị tù đầy vì lý do chính trị hay tôn giáo và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện. Hiện thời, dự luật này còn phải được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua.

Tương tự như các phiên tòa xét xử thành phần bất đồng chính kiến trước đây cũng như để tránh ảnh hưởng bất lợi về mặt chính trị, nhà cầm quyền Việt Nam đã cấm giới ngoại giao và phóng viên nước ngoài dự phiên tòa vào thứ Năm tới đây tại Tòa Án Thành Phố Hồ Chí Minh.

Viet Nam: Another elderly dissident to be brought to trial
Amnesty International - 15 July 2004

Yet another elderly dissident, an Amnesty International member, is to be brought to trial next week in Ho Chi Minh City. Dr Nguyen Dan Que, 62, a distinguished doctor, former hospital director and long-standing human rights activist, will be tried on Monday 19 July having spent 16 months in detention in Ho Chi Minh City.

"Why do the Vietnamese authorities lock up, for years at a time, distinguished old men for nothing more than speaking their minds?" Amnesty International asked today. "Dr Nguyen Dan Que should never have been arrested and must be released immediately and without conditions."

Dr Que was arrested on 17 March 2003 outside his home in Ho Chi Minh City while on the way to an Internet café. It is believed that his arrest was prompted by a statement he issued on 13 March asserting that there was no freedom of information in Viet Nam. The statement was circulated via the Internet and published outside Viet Nam.

Dr Que was initially held incommunicado and only in recent months has his wife been allowed to meet him in prison. He is in bad health and is known to be suffering from kidney stones, a bleeding ulcer and high blood pressure that requires medication.

"Dr Nguyen Dan Que -- a winner of numerous international human rights awards -- has worked tirelessly to defend the fundamental human rights of his fellow Vietnamese. His repeated imprisonment is both a personal and national tragedy," Amnesty International added.

Amnesty International understands that he is to be charged with "abusing democratic rights to jeopardize the interests of the State" -- the same charge levelled against two other elderly dissidents, who were brought to trial in the last two weeks. Dr Nguyen Dan Que has not been permitted to meet with a lawyer and his family have not been given a formal charge sheet detailing the accusations against him. It is likely, therefore, that he will have no legal defence at his trial.

Amnesty International is calling on the Vietnamese authorities to ensure that Dr Que's trial meets with international fair trial standards and is open to outside observers.

Background

Dr Que has previously been imprisoned twice, for a total of 18 years. In February 1978, he was arrested and accused of "rebelling against the regime" and forming a "reactionary organization named the National Front of Progress". He was released in 1988 after 10 years of imprisonment without trial.

He was arrested again in June 1990 after he founded the Cao Trao Nhan Ban (High Tide of Humanism Movement) that called for democratic change. He also became a member of Amnesty International, which was used as an accusation against him. In November 1991, he was sentenced to 20 years imprisonment for "activities aimed at overthrowing the People's Government." He was released under a special amnesty in September 1998. On both occasions, Dr Que was adopted as a prisoner of conscience by Amnesty International.

Báo chí Balan nói về đối lập Việt Nam
BBC - 28 Tháng 7 2004 - Cập nhật 13h58 GMT

Báo chí Balan quan tâm đến hoạt động của một số nhà hoạt động đối lập Việt nam ở châu Âu, kể cả chuyện ba người bị ngăn tại biên giới trên đường đến dự một hội nghị ở Warszawa.

Họ chỉ được cơ quan biên phòng cho vào Balan sau khi có can thiệp của các nhóm hoạt động nhân quyền Balan.

Các ông Bùi Tín, Lê Văn Hảo và Nguyễn Duy Hòa bị tạm không cho qua biên giới Đức-Balan với lý do không có visa nhập cảnh.

Ba người không mang hộ chiếu của bất cứ nước nào thuộc Liên Hiệp Châu Âu mà có giấy thông hành do Liên Hiệp Quốc cấp cho các nhân vật tỵ nạn chính trị.

Trên cơ sở luật Balan và quốc tế, những người mang 'hộ chiếu Liên Hiệp Quốc" không cần thị thực nhập cảnh vào nước này.

BBC Tiếng Balan được ông Boguslaw Majewski, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Balan cho biết sự việc xảy ra vì lý do các cửa khẩu quá cẩn thận trong việc tăng cường an ninh.

Ông nói: "Nước nào cũng có quyền bảo vệ biên giới mình và vì thế việc kiểm soát biên giới Balan được tăng cường nhất là trong giai đoạn tình hình thế giới như hiện nay. Nhưng trong trường hợp này tôi xin bày tỏ sự đáng tiếc sâu sắc nếu cá nhân nào bị đụng chạm".

Trước sự nghi ngờ của một số giới hoạt động nhân quyền Balan, ông Majewski khẳng định không hề có một chính sách nào của nhà nước Balan ngăn cho những người đối lập Việt Nam vào nước này.

Hội nghị đối lập

Hội nghị của các nhân vật đối lập Việt Nam tại Warszawa trong tuần này được sự quan tâm đặc biệt của báo chí nước này. Chính vụ tạm ngăn không cho ba người Việt Nam vào Balan hóa ra lại gây tiếng vang cho hội nghị.

Một loạt cơ quan truyền thông, từ nhật báo lớn nhất Balan là Gazeta Wyborcza đến báo Zycie và kênh truyền hình TVN24 đều đưa tin về hội nghị.

Báo Gazeta Wyborcza có trích lời ông Nguyễn Gia Kiểng từ Tập hợp Dân chủ Đa nguyên tại Pháp, một trong những người đến dự hội nghị ở Warszawa, về việc một nhân vật đối lập là bác sỹ Nguyễn Đan Quế sắp bị đưa ra xử ở Việt Nam.

Ngoài ra, báo chí Balan quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam và sự có mặt ngày một nhiều của người Việt tại Balan.

Đây là lần đầu tiên truyền thông Balan đề cập về một hội nghị của những người đối lập Việt Nam hoặc gốc Việt tổ chức tại nước này. Trước đó, sự quan tâm của họ phần nhiều tập trung vào chuyện làm ăn buôn bán của người Việt ở Balan, ước tính nay lên tới gần 30 nghìn.

Trong số khách mời đến dự hội nghị có nhiều nhân vật nổi tiếng trong chính giới Balan thuộc phe Công đoàn Đoàn kết trước đây, từ nghị sỹ Maciej Plazynski, cựu chủ tịch Hạ viện đến thượng nghị sỹ Zbigniew Romaszewski, chủ tịch ủy ban nhân quyền Thượng viện.

Được biết cựu tổng thống Balan Lech Walesa có gửi thư đến hội nghị và hẹn gặp các nhân vật đối lập Việt Nam.

Ca sĩ Thu Phương muốn ở lại Hoa Kỳ
BBC - 24 Tháng 7 2004 - Cập nhật 10h25 GMT

Ngày 22-7, ca sĩ Thu Phương đã có cuộc họp báo ở tòa soạn báo Người Việt, California nói về ý định xin ở lại Hoa Kỳ.

Đây là lần thứ ba ca sĩ Thu Phương đến Mỹ. Dự tính ban đầu chuyến đi thứ ba kéo dài ba tháng, nhưng vì nhiều lý do, đến nay thời hạn ca sĩ Thu Phương ở lại Mỹ đã là 17 tháng.

Cuộc họp báo diễn ra lúc 10h sáng giờ địa phương, với sự có mặt của nhiều đại diện các cơ quan truyền thông người Việt tại California.

Theo bản tin của báo Người Việt, ca sĩ Thu Phương bày tỏ tại cuộc họp báo rằng cô thấy đời sống và sinh hoạt nghệ thuật tại Mỹ cởi mở, được nhận sự mến mộ của khán thính giả hải ngoại. Ngoài ra, những rắc rối vừa qua - được báo chí trong nước đăng tải - khiến cô cảm thấy nếu trở về sẽ gặp nhiều trở ngại.

Giữa tháng Hai năm nay, các tờ báo tại Việt Nam loan tin Cục nghệ thuật - biểu diễn gửi công văn kiến nghị Bộ Văn hóa - thông tin có hình thức xử lý các ca sĩ Thu Phương, Huy MC và Bằng Kiều.

Nhà báo Lê Thụy, thuộc báo Người Việt, xác nhận với đài BBC thông tin về cuộc họp báo.

Ông nói dự kiến trong tháng Tám, ca sĩ Thu Phương sẽ phát hành album mới thực hiện tại nước ngoài. Album lấy tựa đề 'Đêm Nằm Mơ Phố', lấy từ tựa đề một bài hát của nhạc sĩ Việt Anh.

Kampuchea trả tự do cho 2 nhà báo và 1 nhân viên tổ chức ADHOC
Tổng hợp

Kampuchea trả tự do cho các nhà báo và nhân viên tổ chức nhân quyền Adhoc
RFA - 2004-07-27

Bốn người trong đó có hai nhà báo, một của đài Á châu tự do và một của nhật báo Anh ngữ Cambodia đã được nhà cầm quyền Kampuchea trả tự do sáng hôm nay. Họ cũng không bị truy tố tội buôn người xuyên biên giới.

Tin này được bộ nội vụ Kampuchea loan báo sáng hôm nay, xác nhân tên 4 người được phóng thích là phái viên Sok Rathavisal của đài Á Châu Tự Do, ký giả người Ái Nhĩ Lan Kevin Doyle, trưởng biên tập báo Cambodia Daily phát hành bằng Anh ngữ ở Kampuchea, ông Pen Bunna, thuộc tổ chức nhân quyền Adhoc của Kampuchea cùng một thông dịch.

Phát ngôn nhân bộ ngọai giao Kampuchea, ông Khieu Sopheak, cho báo chí biết tất cả bị bắt vì can dự vào những việc không nằm trong phạm vị trách nhiệm của họ, hơn nữa sự hiện diện của họ trong khu vực biên giới không phù hợp.

Trong mấy tuần qua, 181 người Thượng từ Tây Nguyên chạy sang và ẩn náu trong những khu rừng giáp Việt Nam đã lần lượt xuất hiện và được Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đưa về một nơi an tòan. Tuy nhiên hãy còn 17 người được coi là mất tích và toán 4 người nói trên cố gắng đi tìm họ thì bị nhà chức trách bản xứ bắt giữ. Hiện không ai rõ số phận của 17 người Thượng kia ra sao.

Cảnh sát Kampuchia phóng thích 2 ký giả và một nhân viên làm việc cho cơ quan nhân quyền.
VOA - 27 Jul 2004, 14:51 UTC

Cảnh sát tại Kampuchea đã phóng thích 2 ký giả và một nhân viên làm việc cho cơ quan nhân quyền bị bắt hôm chủ nhật trong khi đi điều tra về vấn đề người Thượng tại Kampuchea.

Một phát ngôn viên của bộ nội vụ Kampuchea cho hay 3 người vừa kể đã được phóng thích hôm thứ ba mà không bị truy tố. Phát ngôn viên này không cho biết rõ chi tiết, nhưng các cơ quan chủ quản của 3 người này nói rằng thoạt đầu họ đã bị cáo buộc về tội mua bán người.

Trong số những người bị bắt có một ký giả người Kampuchea làm việc cho đài Á châu Tự Do, một đài phát thanh do Hoa Kỳ tài trợ, và một viên chủ biên người Ireland của nhật báo Anh ngữ Cambodia Daily.

Các cơ quan chủ quản nói rằng ba người này đến vùng đông bắc Kampuchea để tường thuật về người Thượng đã chạy trốn khỏi vùng tây nguyên ở Việt Nam để tránh nạn bị đàn áp chính trị và tôn giáo.

Việt Nam bác bỏ những lời cáo buộc vừa kể, và đã lên án cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc là tìm cách dụ dỗ người Thượng rời bỏ nước.

13 người Thượng trốn qua Kampuchia muốn được trở về đoàn tụ với gia đình tại Việt Nam.
VOA - 27 Jul 2004, 14:58 UTC

Trong khi đó, tin của hãng AP ghi nhận lời một viên chức Liên Hiệp Quốc nói rằng một nhóm 13 người Việt Nam tỵ nạn đã chạy trốn qua Kampuchea cách đây nhiều tháng cho biết họ muốn được trở về đoàn tụ với gia đình tại Việt Nam.

Trong một cuộc họp báo khuya thứ hai, ông Jean-Marie Fakhouri, giám đốc văn phòng cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Á châu Thái Bình Dương, cho biết những người này nằm trong số 89 người Thượng đã đến các nhà tạm trú của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Kampuchea hồi đầu tháng này.

Ông nói rằng những người này đ‘ã được phỏng vấn để đi tái định cư tại một nước thứ ba, nhưng không nói rõ là nước nào.

Vẫn theo ông Fakhouri, trong nhóm 89 người Thượng, có 13 người đã bầy tỏ nguyện vọng muốn trở về Việt Nam. Ông cũng cho biết thêm rằng các viên chức Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu họ xác nhận đó là điều họ thực sự mong muốn.

13 người này nói rằng họ nhớ gia đình còn ở lại. Họ đã ký những giấy tờ tự nguyện hồi hương.

Còn những người đã được chấp nhận cho đi một nước thứ ba thì sẽ rời Kampuchea trong vòng vài tuần tới.

Ông Fakhouri cũng bác bỏ lời cáo buộc mới đây của Việt Nam nói rằng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã dụ dỗ người Thượng bỏ vùng Tây nguyên bằng cách đề nghị cho họ tỵ nạn tại Kampuchea.

Tỵ nạn Bắc Hàn bay sang Seoul
BBC - 27.7.04

Hơn 200 người tị nạn từ Bắc Hàn đã sang đến Nam Hàn qua chuyến bay từ một nước thứ ba.

Đây là nhóm người tị nạn đông nhất bỏ trốn từ miền Bắc đang trong nạn đói, mà người ta đồn đoán là còn có thêm 200 người nữa trong những ngày sắp tới.

Chuyến bay đặc biệt do chính phủ Nam Hàn bảo trợ cũng đánh dấu lần đầu tiên Seoul thuê hẳn một chuyến bay để đưa người tị nạn về Nam Hàn.

Những người này trốn qua ngả Trung Quốc rồi đến một nơi mà hiện chính thức được gọi là "một nước Đông Nam Á".

Chính phủ Seoul đã can thiệp khi nước này - người ta tin là Việt Nam - dọa trục xuất họ về Bắc Hàn.

Một nhóm khác theo dự tính sẽ đến nơi vào thứ Tư, nhập vào con số tổng cộng 460 người, theo như tin tức của hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn.

Bắt đầu hội nhập

Đoàn người bỏ trốn mới nhất này sẽ được giới chức an ninh của chính phủ Nam Hàn hỏi chuyện, trong số các biện pháp đảm bảo không cho gián điệp đột nhập.

Số người Bắc Hàn sang Nam Hàn
  • 2000 - 312
  • 2001 - 583
  • 2002 - 1140
  • 2003 - 1285
  • 2004 - 760 (6 tháng đầu)
  • Sau đó họ sẽ được học để làm quen với cuộc sống ở thủ đô Nam Hàn.

    Chính phủ Nam Hàn đưa họ vào sống trong khu trung chuyển trong vòng hai tháng để làm quen dần với Nam Hàn trước khi ra ngoài sinh sống.

    Phóng viên BBC Andrew Harding cho biết nhiều người tị nạn quan ngại về hậu quả mà gia đình của họ vẫn còn ở Bắc Hàn có thể phải gánh chịu.

    Ông Tim Peter, Giám đốc Tổ chức Helping Hands Korea, một tổ chức giúp đỡ người tị nạn Bắc Hàn nói rằng chính phủ ở Seoul đã không chuẩn bị tốt cho điều mà sớm muộn gì cũng xảy ra.

    Ông nói với Ban Việt ngữ, trung tâm tạm trú Hanawon ở Seoul chỉ có thể tiếp nhận được tối đa là 300 người tị nạn và như vậy sẽ hoàn toàn qúa tải khi tổng số 460 người tới Seoul đợt này.

    Ông Peter cũng nói rằng những người Bắc Hàn sẽ gặp khó khăn lớn và có rất nhiều yếu tố khiến họ sẽ thất bại trong qúa trình hòa nhập cuộc sống.

    Theo ông, đó là những yếu tố như chiều cao của người Bắc Hàn thường thấp hơn người Nam Hàn chừng 10 cm cho tới thói quen làm việc nhàn tản hoặc trẻ em nhiều năm không tới trường.

    Vấn đề tế nhị

    Giới chức Seoul từng lo thu xếp vụ chuyển người từ tháng Năm, sau khi nhận được những lời than phiền từ các nước lưu dung người tị nạn, theo như báo chí Nam Hàn mô tả.

    Trên lý thuyết, Nam Hàn vẫn đang khuyến khích những người bỏ chạy tiếp tục rời xứ cộng sản miền Bắc, nhưng họ cũng đang trong quá trình cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng và cố không làm cho giới lãnh đạo ở đó tức giận.

    Mỗi năm Nam Hàn nhận hơn 1.000 người từ Bắc Hàn, đa số bỏ trốn thành nhóm nhỏ 3-4 người một.

    Chủ yếu họ rời Bắc Hàn qua ngả Trung Quốc, là nước từ chối cấp cho họ quyền tị nạn và gọi họ là di dân kinh tế bất hợp pháp.

    Con đường chính xác mà nhóm người mới nhất dùng để bỏ trốn được giữ bí mật, chủ yếu là vì các nước láng giềng của Bắc Hàn đang cố gắng ngăn chặn tình hình bộc phát từ bên trong đất nước được xem là cách ly, ức chế và độc tài nhất thế giới, theo như phóng viên cho biết.

    Theo đó, Trung Quốc đặc biệt không muốn khuyến khích có thêm người bỏ trốn để rồi từ tia nước nhỏ biến thành dòng lũ lớn.

    Ông Hiroshi Kato, người thành lập tổ chức cứu trợ mang tên Life Funds for North Korean Refugees có trụ sở tại Tokyo nói rằng để tới được Việt Nam, nước mà người ta ngờ rằng nhóm 460 đã trú ngụ trước khi tới Nam Hàn, những người tị nạn phải đi con đường gian nan hơn 4000 kilômét.

    Ông cũng nói rằng những người tị nạn cũng đi đường vòng từ Bắc Hàn sang Trung Quốc rồi qua ngả Lào hay Miến Điện để tới Thái Lan hoặc từ Trung Quốc qua Việt Nam để đi tiếp sang Cam Pu Chia.

    Người tị nạn Bắc Hàn tại các nước
  • Trung Quốc - 100.000
  • Việt Nam - 600
  • Thái Lan - 600
  • Campuchia - 300
  • Lào - 200
    Ước tính của Life Funds for North Korean Refugees
  • Chính ông Kato cách đây hai năm đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ trong một tuần vì tham gia giúp những người tị nạn Bắc Hàn ở Trung Quốc tìm tới một nước thứ ba.

    Con số người tị nạn tăng rõ trong những năm qua, với hiện 760 người Bắc Hàn sang đến nơi trong 6 tháng đầu năm 2004, theo các con số chính thức.

    Về mặt giấy tờ thì hai miền Nam - Bắ¯c trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến ác liệt giai đoạn 1950-1953 kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn chứ không phải là hiệp ước hòa bình.

    Biên giới giữa hai miền nằm dọc theo vùng phi quân sự, với khoảng 2 triệu lính gác từ cả hai phía.

    Vài ý nghĩ nhân có Dự luật mới của Hoa Kỳ về Nhân quyền ở Việt Nam
    Trần Anh - RFA 2004-07-27

    Hôm 19-7-2004, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật H.R. 1587 nhằm "Cổ vũ Tự do và Dân chủ tại Việt Nam" với 323 phiếu thuận, 45 phiếu chống và 65 dân biểu không bỏ phiếu. Trong Dự luật đó có nói rõ Hoa Kỳ sẽ không cấp viện trợ ngoài mục đích nhân đạo cho Việt Nam, trừ khi Tổng thống Hoa Kỳ chứng nhận là Hà Nội đã thả hết tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và có những bước tiến rõ rệt để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

    Ông Trần Anh, một cựu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm vịêc tại Liên bang Nga có bài phân tích sau đây, do Thanh Quang và Thy Nga đọc. Xin được lưu ý quý thính giả rằng những ý kiến trình bày trong bài là của ông Trần Anh.

    Lại một lần nữa, các nhà cầm quyền của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nêu đích danh là vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đàn áp phong trào dân chủ, bóp nghẹt các tôn giáo, và giam cầm phi pháp những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm.

    Chính vì thế, ngay sau khi được tin Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật H.R. 1587 này, các nhà cầm quyền Việt Nam đã mạnh mẽ phản ứng. Cũng như mọi khi, phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Việt Nam tuyên bố rằng, dự luật đã, xin trích nguyên văn như sau, "xuyên tạc và bóp méo tình hình ở Việt Nam", "là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, làm tổn thương tình cảm và lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Việc làm này đi ngược lại xu hướng cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ, hoàn toàn trái với lợi ích của nhân dân hai nước."

    Ban Đối ngọai của Đảng CSVN thì cho đây là "sản phẩm của những đầu óc kỳ thị hẹp hòi, phớt lờ sự thật đang diễn ra ở Việt Nam". Thông tấn xã Việt Nam cũng lên án Dự luật H.R. 1587 đã "xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo chính phủ Việt Nam đàn áp tôn giáo; yêu cầu Chính phủ Mỹ ngừng viện trợ không thuộc lĩnh vực nhân đạo đối với Việt Nam nhưng lại tăng các khỏan tiền dành cho những tổ chức, cá nhân hoạt động trái pháp luật Việt Nam, cho bộ máy tuyên truyền vu cáo chống phá Việt Nam." Các báo trong nước có những bài viết trình bày quan điểm tương tự.

    Chúng ta hãy khách quan xem Dự luật Nhân quyền vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua có thật là đã "xuyên tạc và bóp méo tình hình ở Việt Nam", "xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo chính phủ Việt Nam đàn áp tôn giáo ..." như lời phản đối của phía Việt Nam hay không ? Theo các hãng thông tấn cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế, thì vừa qua Đảng và nhà nứơc Việt Nam đã trấn áp khốc liệt đồng bào các sắc dân thiểu số, nhất là những người theo đạo Tin lành và Công giáo ở Tây Nguyên, đập phá các nhà nguyện của tín đồ Tin Lành tại Kon Tum và vài nơi khác, đặc biệt là đã đàn áp dã man những người dân Tây Nguyên đưa thỉnh nguyện đòi được tự do tôn giáo, đòi được bảo vệ đất đai, rừng rú của họ bị xâm chiếm phi pháp.

    Ngoài ra, nhà cầm quyền Việt Nam hiện đang giam cầm những người dân chủ dá¡m nói lên sự thật về tình trạng tham nhũng, dám phát biểu ý kiến của mình một cách ôn hoà và hợp pháp để đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo. Thực tế là giáo sư Nguyễn Đình Huy, ông Phạm Thái, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, v.v... đang phải ngồi trong tù với những lời buộc tội thiếu cơ sở. Thực tế là hai vị hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, thượng toạ Thích Tuệ Sỹ, Thích Không Tánh, Thích Trí Siêu, ba vị linh mục Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Chân Tín, nhà lãnh đạo Phật giáo Hoà Hảo Lê Quang Liêm, nhà lý luận Hà Sỹ Phu, nhà thơ Bùi Minh Quốc, cựu chiến binh Vũ Cao Quận, Trần Dũng Tiến, luật sư Lê Chí Quang, vẫn còn "quản chế", tức là giam giữ tại gia. Cụ Hoàng Minh Chính, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến và nhiều người khác đang bị bao vây, theo dõi nghiêm ngặt. Những vụ án vừa phi pháp vừa lố bịch gần đây đối với nhà báo Nguyễn Vũ Bình, cựu đại tá Phạm Quế Dương, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Khuê đã soi sáng thêm tính độc đóan của nhà cầm quyền Việt Nam.

    Vì thế luận điệu được nêu ra để phản đối Dự luật H.R. 1587 không ai còn tin nữa, mà những người không tin trước tiên có lẽ lại chính là những ngừơi phát biểu luận điệu đó. Sự thật là không ai "xuyên tạc và bóp méo tình hình ở Việt Nam", "xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo chính phủ Việt Nam đàn áp tôn giáo ...", mà người ta chỉ xác nhận một sự thật hai năm rõ mười mà thôi.

    Bây giờ chúng ta hãy bình tĩnh xem trong Dự luật Nhân quyền của Hoa Kỳ đã đặt ra những vấn đề gì ? Dư luật H.R. 1587 nêu ra điều quan trọng nhất là: nghiêm cấm Chính ph»§ Hoa Kỳ dùng tiền của nhân dân Mỹ đóng thuế viện trợ "không thuộc các chương trình nhân đạo" cho Chính phủ Việt Nam, chừng nào Chính phủ này chưa thả hết tù nhân chính trị và tôn giáo, đình chỉ lệnh giam tại gia hay bất kỳ hình thức bắt giam nào và phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, quyền tham dự các hoạt động tôn giáo mà không bị chính quyền ngăn cản.

    Như vậy, Dự luật này không đả động đến viện trợ nhân đạo mà Hoa Kỳ vẫn giúp cho Việt Nam, mà chỉ nghiêm cấm Chính phủ Hoa Kỳ đem tiền của người dân Mỹ đóng thuế viện trợ "không thuộc các chương trình nhân đạo" cho Chính phủ Việt Nam mà thôi. Hơn nữa, việc nghiêm cấm này không phải là vô thời hạn, mà chỉ đến lúc nào Tổng thống Hoa Kỳ xác nhận và chứng minh được là Chính phủ Việt Nam đã thả hết tù nhân chính trị và tôn giáo, đình chỉ lệnh giam tại gia hay bất kỳ hình thức bắt giam nào và đã thật sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, quyền tham dự các hoạt động tôn giáo của người dân, thì lúc đó viện trợ "không thuộc các chương trình nhân đạo" cho Chính phủ Việt Nam được tiếp tục lại.

    Như thế mà các vị đại diện của chính quyền Việt Nam cứ la lên rằng Dự luật H.R. 1587 "là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, làm tổn thương tình cảm và lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam", là "đi ngược lại xu hướng cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ, hoàn toàn trái với lợi ích của nhân dân hai nước" thì thật là quá vô lý. Viện trợ của Hoa Kỳ là do tiền thuế của dân Hoa Kỳ đóng, dân biểu là đại diện cho cử tri Hoa Kỳ thì người ta có quyền nghiêm cấm Chính phủ nước người ta không được đem tiền túi của dân đóng để cấp cho chính quyền một nước - như Việt Nam hiện nay - đang vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị và tôn giáo, đang bóp nghẹt và đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo ... Cái đó thực sự là quyền chính đáng của người ta, thế thì sao các vị đại diện của chính quyền Việt Nam lại có thể gọi đó "là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam" được ?

    La lối như vậy thì chính các vị đã "can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của" Hoa Kỳ rồi đó. Còn cái chuyện gọi là "đi ngược lại xu hướng cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ, hoàn toàn trái với lợi ích của nhân dân hai nước" chỉ là những lời lẽ đao to búa lớn vô bổ trong chính trị thực tiễn mà thôi. Người cầm quyền sáng suốt thì phải biết nghe những lời phê phán của công luận thế giới mà sửa đổi chính sách của mình, cụ thể là thả hết các tù nhân chính trị và tôn giáo, xoá bỏ nghị định 31/CP (14.4.1997), tức là nghị định vi hiến, cho phép công an và chính quyền địa phương tự ý quản chế các công dân, mà không đưa ra toà án xét xử, chấm dứt việc giam giữ công dân tại gia, đồng thời chấm dứt việc đàn áp, bóp nghẹt các tôn giáo. Làm những điều như thế thì chắc chắn cái điều khoản "nghiêm cấm" kia trong Dự luật H.R. 1587 sẽ mất tác dụng ngay, và lúc đó cả hai nước sẽ cùng đi xuôi theo "xu hướng cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ" và "hoàn toàn" hợp "với lợi ích của nhân dân hai nước".

    Tóm lại, mọi sự chỉ tuỳ thuộc ở các nhà cầm quyền Việt Nam. Vì thế, thay vì la lối rùm beng, mong rằng các vị hãy bắt tay làm những việc thực tế và cụ thể đã nói trên cho người dân được nhờ. Vì Hoa Kỳ mà cúp các khoản viện trợ "không thuộc các chương trình nhân đạo" cho Chính phủ Việt Nam, thì người bị thiệt trước nhất chính là người dân Việt Nam.

    Điều khoản khác làm cho các nhà cầm quyền Việt Nam lo ngại nữa là Dự luật H.R. 1587 giao cho Tổng thống Hoa Kỳ phải hàng năm xác nhận và chứng minh với Quốc hội việc Chính phủ Việt Nam thi hành các điều kiện đã nêu ra trên đây. Tục ngữ ta có câu "cây ngay không sợ chết đứng". Nếu Chính phủ Việt Nam thực sự tôn trong nhân quyền, không giam giữ một tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm nào, không quản chế công dân một cách vi hiến, không đàn áp tự do ngôn luận, tự do tôn giáo nữa thì chẳng việc gì phải lo ngại cả ? Chính cái sự lo ngại của các nhà cầm quyền Việt Nam làm cho người dân càng lo ngại thêm, vì như thế là nhà cầm quyền không tin là mình có thể, hay thực sự muốn thi hành những điều vừa nêu trên. Nói một cách khác, người dân Việt Nam lo ngại là vì sợ "cây" nhà nước ta không "ngay" mà thôi. Chứ "cây" nhà nước mà "ngay" thì tất cả những điều khoản trong Dự luật đều chẳng có gì đáng lo ngại cả.

    Cố nhiên, Dự luật H.R. 1587 còn phải được đem ra thảo luận và biểu quyết ở Thượng viện Hoa Kỳ mới có hiệu lực. Nhưng việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam với một đa số áp đảo như vậy đã là một sức động viên lớn cho những người dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước, và cho những ai ước mong dân chủ hoá đất nước tăng thêm lòng tin ở chính nghĩa của mình, đồng thời thúc đẩy các nhà lãnh đạo còn có lương tâm và sáng suốt thực hiện một bước chuyển mới, để đất nước cùng nhịp bước với trào lưu dân chủ của thời đại. Đây đúng là thời điểm để các vị này suy nghĩ theo cái hướng tích cực./.

    Ý nghĩa của một cuộc đối thoại gián tiếp (Dự Luật HR1587)
    Đông Văn - RFA 2004-07-27

    Ngày 19-7-2004, với 323 phiếu thuận 45 phiếu chống, Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam HR1587 đã đuợc thông qua tại Hạ Viện Mỹ. 66 dân biểu vắng mặt không bỏ phiếu. Qua Hạ Viện, Dự luật này còn phải được tiếp tục cứu xét tại Thượng Viện và nếu được thông qua, nó sẽ trở thành một đạo luật gây bất lợi cho Việt Nam, trừ phi bị Hành pháp phủ quyết. Nhà cầm quyền Việt Nam, qua người phát ngôn của bộ Ngoại giao đã lên tiếng phản kháng và bác bỏ bản văn này. Những hành động của hai phía Việt Mỹ cho thấy diễn tiến ra sao của tình hình đối thọai nhân quyền giữa hai nước ?

    Nếu cho rằng lịch sử là sự tái diễn không ngừng thì người ta cũng có thể nói lịch sử tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam đang tái diễn ở Hạ viện Mỹ. Hồi 7 giờ tối ngày 19-7-2004, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua Dự luật Nhân quyền HR-1587 do dân biểu Chris Smith cùng với một số đồng viện đệ trình.

    Nhớ lại, hơn ba năm về trước, một dự luật tương tự, dưới mã số HR 2833, cũng đã được dân biểu Chris Smith đệ trình và đã được thông qua với một tỷ số thuận áp đảo: 410 phiếu và 1 phiếu chống. Nhưng khi nó được chuyển qua Thượng Viện để tiếp tục cứu xét thì đã bị kìm giữ trong Uỷ ban Tư pháp của Thượng viện, không cho nó không được ghi vào chương trình thảo luận. Người đã chôn vùi Dự luật HR 2833 cho đến hết thời hạn cứu xét là người hiện nay trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân chủ Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John Kerry. Ông Kerry vận dụng thủ tục để dìm chết dự luật này trong uỷ ban, không ngòai mục đích thủ tiêu vĩnh viễn Dự luật HR 2833. Ông đã thành công.

    Nhưng không vì thế mà nhóm dân biểu chủ trương đòi và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam chịu đầu hàng. Năm nay, một dự luật mới lại được nhóm dân biểu Chris Smith tái đệ trình Hạ viện và cũng được thông qua như lần trước. Có điều khác với lần biểu quyết năm 2001, lần này những tiếng nói bênh vực chính quyền Hà Nội đã được phát biểu, trong hành lang cũng như ở ngoài hội trường. Các dân biểu Mỹ thân Hà Nội đã ba bốn lần yêu cầu hoãn bỏ phiếu để họ có thêm thời giờ biện minh cho lập trường bác bỏ dự luật mới của nhóm dân biểu C. Smith. Nhưng rốt cuộc những biện hộ viên cho Hà Nội đã thất bại.

    Nhà cầm quyền Việt Nam phản ứng mau lẹ. Được báo giới quốc tế yêu cầu bình luận về việc Hạ viện thông qua Dự luật Nhân quyền HR 1587, ông Lê Dzũng, người phát ngôn của bộ ngoại giao, đã không ngần ngại tố cáo bằng lời lẽ cân nhắc nhưng gay gắt, rằng cuộc đầu phiếu ngày 19-7-2004 là một hành động sai trái, dựa vào những nguồn thông tin bịa đặt và xuyên tạc, trắng trợn can thiệp vào nội bộ của Việt Nam, phá hoại sự giao hảo giữa hai chính quyền Việt Mỹ, xúc phạm phẩm giá của nhân dân Việt Nam. Ông Lê Dzũng kêu gọi chính quyền Mỹ, các thượng nghị sĩ, các tổ chức cũng như tư nhân Mỹ, hãy dùng những biện pháp ngăn giữ để không cho dự luật HR 1587 được Thượng viện thông qua.

    Tuy cuộc đầu phiếu ở Hạ viện Mỹ ngày 19-7-2004 và những phản ứng sau đó của người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam đã không diễn ra trong khuôn khổ một cuộc trao đổi ý kiến có tổ chức, người ta vẫn có thể gọi nó là một cuộc đối thoại gián tiếp. Tức là một bộ mặt khác của cuộc đối thoại trực tiếp đã và đang được tiến hành giữa hai chính quyền Việt Mỹ, ở đó thực trạng của nhân quyền dù sao cũng không được phát hiện đầy đủ, vì cái thật bị pha lẫn với cái giả, trong lúc không thể phế bỏ hòan tòan nhưng nghi lễ tối thiểu về ngoại giao. Nghĩa là trong đôi thọai trực tiếp một hình thức thoả hiệp nào đó vẫn phải được hai bên duy trì, nuôi dưỡng để không bên nào mang trách nhiêm chặt cầu. Cho nên phải có cuộc đối thoại gián tiếp, nhân đó mọi bên đều dễ dàng ra thoát khỏi những trói buộc ước lệ của ngoại giao để đẩy xa hơn nữa cuộc đối đầu.

    Nhìn vấn đề như thế thì việc Dự luật Nhân quyền HR 1587 được tái đệ trình Hạ viện, cuộc bỏ phiếu thông qua với tỷ số tuyệt đối nghiêng về thuận là một bước tấn công mới của phía Mỹ. Tưởng nên nhấn mạnh rằng nhóm dân biểu Chris Smith, nhóm bảo trợ dự luật, không phải đã nhập cuộc với một tác phong đại khái, tài tử, chỉ khẳng định vu vơ về tệ trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Họ đã thiết lập được một hồ sơ rất đầy đủ, với bằng chứng cụ thể về chính sách, hành vi đàn áp nhân quyền có hệ thống, có qui mô, của nhà cầm quyền Hà Nội. Đúng ra, họ đã cung cấp cho Quốc hội một bản cáo trạng về tất cả những hành vi đàn áp nhân quyền của chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hành động này nhằm mục đích yêu cầu Quốc hội tìm cách ngăn chặn những hành vi ấy, trong khuôn khổ việc tiết giảm những viện trợ không mang tính chất nhân đạo cho Việt Nam. Đi xa hơn nữa, nhóm dân biểu vì nhân quyền này còn yêu cầu Quốc hội trực tiếp giúp đỡ những tổ chức tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam.

    Tuy thế, khách quan mà nói, những lời tố cáo của ông Lê Dũng quả thật quá đáng. Nhưng điều này chỉ chứng tỏ Hà Nội đã lâm vào thế bị động của một bị cáo. Ông Lê Dzũng tỏ ra có tay nghề cao hơn bà Phan Thuý Thanh, biết phản bác một cách lịch sự, nhưng điều tuyên bố của ông cũng chẳng có gì mới mẻ, nên không mấy thuyết phục.

    Dự luật HR 1587 vẫn còn phải chờ đi suông sẻ hết đoạn đường Thượng viện mới có đủ hiệu lực pháp lý góp phần cải thiện tình trạng nhân quyền bị bóp nghẹt ở Việt Nam. Lúc này còn phải đợi xem sao. Cũng vậy, cuộc đối thoại gián tiếp giữa hai bên chưa mang lại cho tình trạng này một thay đổi nào. Nhưng ít ra nó cũng phản ánh được mức độ tranh chấp đích thực hiện nay về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, để từ đó tìm ra giải pháp.

    Thất bại của phái đoàn Hà Nội tại LHQ ở Nữu Ước
    Ỷ Lan tường trình từ Âu Châu - RFA 2004-07-26


    Ỷ Lan: Thưa ông Marco Perduca, là người đại diện thường trực của Đảng Cấp tiến Liên quốc tại LHQ ở Nữu Ước, xin ông cho thính giả Đài Á châu Tự do được biết quyết định của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ về việc Hà Nội yêu cầu cấm Đảng của ông hoạt động trong vòng 3 năm tới, và không khí cuộc họp vừa qua như thế nào ?

    Marco Perduca: Lời đề nghị của Hà Nội đình chỉ Đảng Cấp tiến Liên quốc hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm đã bị bác bỏ qua cuộc bỏ phiếu, mà thành quả là 22 phiếu chống Hà Nội, 20 phiếu thuận, 11 phiếu trắng và 1 thành viên vắng mặt. Thành quả này chấm dứt 2 năm tranh cãi, kể từ khi Việt Nam đâm đơn kiện Đảng Cấp tiến Liên quốc, tố cáo chúng tôi hậu thuẫn những hành động khủng bố trên Tây nguyên, nhưng thực tế là, Đảng Cấp tiến Liên quốc tận tâm hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi vừa trải qua một cuộc thảo luận dài, tuy gay go nhưng lý thú.

    Thay mặt 25 nước Liên Âu, Đại sứ Hòa Lan tham gia tích cực trong cuộc thảo luận. Đặc biệt ông chống lại lời đề nghị của Phái đoàn Hà Nội yêu cầu Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ phê chuẩn việc đình chỉ tức khắc quy chế tham vấn của Đảng chúng tôi, mà không cần phải thông qua một cuộc bỏ phiếu.

    Đại sứ Sierra Leone phát biểu rằng : "Hồi con trẻ tôi mơ ước đến Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho công lý và tự do. Nhưng buồn thay hôm nay, tôi lại thấy Việt Nam tạo tác ra những bất công và tìm cách bóp họng những ai phát biểu để bênh vực cho những kẻ bị đàn áp. Tôi thất vọng quá". Ông kêu gọi các thành viên trong Hội đồng, đặc biệt các quốc gia Châu Phi, đừng hậu thuẫn Hà Nội.

    Đến lượt ông Đại sứ Việt Nam lên tiếng. Ông lập lại các luận điệu nói đi nói lại suốt hai năm rưởi qua, rồi ông trịch thượng trách cứ Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ trong việc điều hành cuộc thảo luận, và than phiền rằng 2 bức thư mà Việt Nam gửi đến toàn thể các thành viên trong Hội đồng không được phân phát hôm nay. Nhưng ông Chủ tịch Hội đồng đã giải thích cho Đại sứ Lê Lương Minh hiểu rằng, các lời than phiền của Việt Nam không có cơ sở.

    Sau đó, sự lên tiếng của Đại sứ Ý đại lợi làm thay đổi không khí cuộc thảo luận. Bởi vì trước đó, cuộc thảo luận chỉ tập trung vào các quy chế thủ tục cũng như các quy tắc điều hành cuộc tham gia của những tổ chức Phi chính phủ. Trái lại, Đại sứ Ý thì chủ yếu nhấn mạnh đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, hơn là nói đến trường hợp của Đảng Cấp tiến Liên quốc. Ông chân nhận rằng Đảng Cấp tiến Liên quốc chỉ đơn giản là một tổ chức từng lên tiếng phê bình chính quyền Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, trước diễn đàn LHQ, mọi chính phủ đều phải biết lắng nghe các lời phê phán, chính quyền Việt Nam không thể đòi hỏi một ngoại lệ.

    Ỷ Lan: Cuộc thảo luận nghe thật sinh động. Nhưng ông định nghĩa thế nào về sự phân hóa trong cuộc bỏ phiếu (22 chống, 20 thuận, 11 phiếu trắng) ? Nguyên nhân phân hóa đến từ sự cách ly giữa các nước Giàu - Nghèo, hay từ cách suy nghĩ giữa hai nền văn hóa Đông Tây ?

    Marco Perduca: Không hẳn như thế. Nếu tôi phải phân định một lằn ranh, thì lằn ranh này rất mờ ảo. Nó cũng không là nguyên cớ các nước dân chủ chống các nước phi dân chủ. Vì tiếc thay, như trường hợp Ấn Độ bỏ phiếu chống Đảng chúng tôi, bắt phải đình chỉ hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm. Còn Nhật Bản và Nam Hàn thì bỏ phiếu trắng. Thật quá hiển nhiên, khi ba quốc gia dân chủ ở châu Á không ủng hộ chúng tôi - đâu đó đang hiện hữu một nan đề. Tôi thì nghĩ rằng, sự phân hóa đến từ những quốc gia không sợ đối đầu với những quốc gia khác trên những vấn đề cơ bản. Lời tuyên bố của Hoa Kỳ rất mạnh mẽ và có sức thuyết phục, không riêng trên phạm vi tổng quát chống lại sự tự do thái quá của các tổ chức Phi chính phủ, mà cũng còn chống cả chính sách vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Đó là những dấu hiệu rất khích lệ.

    Ỷ Lan: Hiển nhiên là ông cho đây là thắng lợi của Đảng Cấp tiến Liên quốc. Nhưng ông có nghĩ rằng đây cũng là dấu hiệu của một cuộc hậu thuẫn quốc tế ? Trong cuộc vận động phản công Hà Nội, ông có cảm được sự hỗ trợ này không ?

    Marco Perduca: Rất nhiều, đặc biệt ở Âu châu. 25 quốc gia trong Liên Âu đã hợp đoàn trong một tiếng nói. Vì họ rất am hiểu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, nên họ đã đứng bên cạnh Đảng Cấp tiến Liên quốc, cũng như luôn luôn đứng bên cạnh các tổ chức nhân quyền Phi chính phủ trong việc tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng trước Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève, và tìm cách lưu tâm thế giới về thảm trạng này. Chúng tôi biết rất rõ rằng, thông qua Sứ quán của Hội đồng Âu châu tại Hà Nội, nhiều nhà ngoại giao không ngừng hoạt động cho nhân quyền. Họ quá biết rõ về thảm trạng ấy và họ không ngừng ủng hộ chúng tôi. Cho nên tôi nghĩ rằng, quyết định vừa qua tại LHQ ở Nữu Ước mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc đối thoại có điều kiện với Việt Nam.

    Ỷ Lan: Hà Nội đã khẩn trương và ráo riết vận động trong 2 năm rưởi qua để cấm Đảng các ông hoạt động cho nhân quyền tại LHQ. Theo ông, vì sao Hà Nội lại hành động như thế ?

    Marco Perduca: Đây là một sự việc dài lâu giữa Đảng chúng tôi trong cuộc đối đầu với Việt Nam. Khởi sự từ năm 1965 ... Nhưng nếu nhìn từ thời điểm chúng tôi có quy chế tham vấn tại LHQ, vào năm 1995, thì cuộc tranh chấp bắt đầu năm 2001, khi vị Tổng thư ký Đảng chúng tôi, là Olivier Dupuis, cũng là Dân biểu Liên Âu, bị bắt và bị trục xuất khỏi Việt Nam, chỉ vì ông muốn đến tiếp kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

    Gần đây, chúng tôi đã nêu lên sự kiện này tại LHQ, để phản bác luận cứ của Phái đoàn Hà Nội rêu rao là Việt Nam không có tranh chấp gì với Đảng Cấp tiến Liên quốc, và chỉ chống đối chúng tôi kể từ khi chúng tôi hậu thuẫn ông Kok Ksor, Chủ tịch Sáng hội Người Thượng. Tôi nghĩ rằng, tất cả các hoạt động dài lâu ấy làm cho Việt Nam khăng khăng, hung hãn một cách trịch thượng trong việc tìm cách loại trừ chúng tôi ra khỏi diễn đàn LHQ.

    Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Marco Perduca.

    Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

    http://www.ykien.net