Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

Tỵ nạn Bắc Hàn đến và rời Việt Nam ?
Tổng hợp

Tỵ nạn Bắc Hàn đến và rời Việt Nam ?
BBC - 26.7.2004

Các hãng thông tấn quốc tế hôm nay đưa tin rằng hàng trăm người tỵ nạn Bắc Triều Tiên ở Việt Nam sắp được đưa sang Hàn Quốc.

Hãng Reuters nói con số này là khoảng 300 nhưng hãng AP cho là 460 người.

Hai hãng tin này nhắc đến Việt Nam trong khi một số báo quốc tế nói rằng đây là nhóm người tỵ nạn Bắc Hàn chạy khỏi nước này lớn nhất từ trước đến nay và chỉ nói họ sẽ rời ‘một nước Đông Nam Á’ để đến Nam Hàn.

Nhưng Reuters trích lời một người Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh nói rằng những người Đại Hàn ở đây đang tìm cách giúp đỡ các đồng hương miền Bắc của họ.

Hãng tin này cũng nói các quan chức Việt Nam không bình luận về tin này. Còn một nhân viên sứ quán Hàn Quốc ở Hà Nội thì ‘không phủ nhận, không xác nhận’ câu chuyện về người tỵ nạn Bắc Hàn.

Báo chí Việt Nam cho đến nay không nói gì về tin này. Cũng không rõ thời gian những người tỵ nạn đến Việt Nam từ bao giờ.

Người ta nói những người này đã chạy từ Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc, sau đó đến Việt Nam.

Còn sứ quán Bắc Triều Tiên thì nói họ không biết gì về những người này mà chỉ nói ‘Chúng tôi biết có một nhóm người Bắc Triều Tiên tỵ nạn ở một nước Đông Nam Á”.

Các hãng tin quốc tế nói một hãng hàng không châu Á đã chuẩn bị đường bay chuyến để đưa những người này từ Việt Nam đi Hàn Quốc vào đêm thứ Hai này, giờ địa phương, còn nguồn tin khác thì nói hãng Korean Air sẽ tiếp tục việc vận chuyển số còn lại vào thứ Ba.

Các bình luận của báo chí thế giới cho rằng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều muốn giữ kín việc này.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap thì nói rằng chi tiết về chuyến đến của những người này được giữ kín theo yêu cầu của nước mà những người Bắc Hàn này rời đi.

Năm ngoái con số người Bắc Hàn đến Nam Hàn là 1285 người, tăng từ 1140 trong năm 2002.

N.Korean Refugees Said to Be Gathering in Vietnam
Reuters - Mon Jul 26, 2004 06:34 AM ET

SINGAPORE (Reuters) - About 300 refugees from North Korea have taken refuge in Vietnam, apparently after fleeing through China, and could leave for South Korea as early as Monday, sources familiar with the issue said.

Officials declined to comment on the reports. South Korea and Vietnam appeared to be aiming for utmost secrecy to ensure nothing goes awry with the operation through a communist country that has friendly ties with the isolated Stalinist North.

The group would be the largest batch of arrivals from the North, which has been condemned by the United Nations for human rights violations and where at least a million people are believed to have died of starvation in the late 1990s.

"The North Koreans are being helped by some South Koreans here," said a Vietnamese business woman with links to the South Korean business community in southern Ho Chi Minh City, formerly Saigon. The refugees numbered about 300, she said.

"The South Koreans are providing for and taking care of them," she said, adding that they were expected to leave for South Korea soon but gave no date or details of their route.

An official at the South Korean embassy in Hanoi declined to confirm or deny reports that a group of refugees would leave within days for Seoul from Vietnam.

The North Korean Embassy in Hanoi said it had no knowledge of the presence of such refugees in Vietnam.

"We know there is a group of North Korean refugees somewhere in Southeast Asia but we do not know exactly where they are now," said an official from the embassy in Hanoi.

It was not clear from what country the refugees would fly to South Korea or when.

South Korean officials were tight-lipped about the expected arrival of the refugees, although multiple agencies, including the foreign and unification ministries and the intelligence agency, are believed to be involved.

One official said Seoul's key concerns were the security of the refugees and maintaining anonymity of the countries and people involved in the movement of North Koreans.

INTENSE SECRECY

"We have an arrangement with the third country involved," he said.

"It is not likely that we will be disclosing very much on the process even after the entire group has arrived," another official said.

The intense secrecy follows last week's confirmation by a senior government official of early reports on the refugees.

An Asiana Airlines chartered plane was expected to leave for the country on Monday night, followed by a Korean Air plane on Tuesday, sources familiar with the case said.

During decades of Cold War rivalry on the Korean peninsula, South Korea used to trumpet rare defectors from North Korea. But these days, Seoul gives the more numerous arrivals a low-key reception to avoid upsetting delicate diplomacy with Pyongyang.

South Korea has taken in more than 1,000 North Korean refugees a year in recent years.

Vietnam has seen a flurry of diplomatic visits involving officials from North and South Korea in the past few days.

South Korean officials said on Monday Seoul was close to signing a deal to buy 100,000 tons of Vietnamese rice as part of the 400,000 tons of food assistance the South will provide the North this year.

Activists say as many as 300,000 North Koreans have found refuge in China and neighboring countries since the peak of North Korea's famine in 1998.

Typically, they slip over the border from North Korea into China and then try to make their way south to escape into Southeast Asia. Some break into foreign missions and claim asylum.

China regards them as economic migrants, not refugees. Beijing has allowed a small number of North Koreans to travel to South Korea via a third country, but it is believed to have sent larger numbers home during periodic crackdowns. (Additional reporting by Jack Kim)

Kampuchea bắt giữ các nhà báo đưa tin về người Thượng Việt Nam
Tổng hợp

Việt Nam chỉ trích UNHCR
BBC - 25 Tháng 7 2004 - Cập nhật 20h19 GMT

Việt Nam mới đây đã lên tiếng chỉ trích cơ quan cao uỷ tị nạn của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UNHCR, là đã khích động và lôi kéo những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chạy sang Campuchia để được hưởng quy chế tị nạn chính trị.

Báo Nhân Dân tại Việt Nam có trích đăng trả lời phỏng vấn của ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói rằng: “.. trong những ngày gần đây, UNHCR tiếp tục có nhiều hoạt động sai trái nhằm lôi kéo những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, thậm chí còn xem xét trao quy chế “tị nạn chính trị” cho những người này .."

"Việc làm của UNHCR là sai trái, phục vụ cho mưu đồ của một số kẻ thù địch với Việt Nam, kích động người dân đang sinh sống yên ổn ở Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, gây mất ổn định ở biên giới giữa Việt Nam và Campuchia và vi phạm chủ quyền của Campuchia”, ông Lê Dũng tuyên bố như vậy.

Hãng tin AFP cho biết theo LHQ, cho tới nay có khoảng 181 người Thượng mệt mỏi và ốm yếu đã ra khỏi những nơi trú ẩn dọc theo biên giới với Campuchia, và họ sẽ được gửi tới Phnompenh để được đánh giá tình trạng tị nạn.

Trong khi đó, hãng tin Reuters cho hay riêng trong dịp cuối tuần trước, có 42 người Thượng xin tị nạn đã ra khỏi những khu rừng ở đông bắc Campuchia để đến Cao uỷ tị nạn của Liên Hiệp Quốc.

Theo đánh giá của các tổ chức nhân quyền, sẽ còn nhiều người ra khỏi các nơi trú ẩn trong thời gian tới.

Những người dân tộc thiểu số theo Thiên Chúa giáo đã lũ lượt chạy sang Campuchia sau khi các lực lượng an ninh Việt Nam dập tắt những đợt biểu tình chống chính phủ của họ tại vùng Cao nguyên Trung phần VN vào hồi đầu tháng Tư, để phản đối các vấn đề về tôn giáo và đất đai.

Chính phủ Campuchia ban đầu từ chối giúp đỡ, thế nhưng sau đó, chịu áp lực của cộng đồng quốc tế, đã phải cho phép Cao uỷ tị nạn LHQ và các tổ chức nhân quyền được tới tỉnh đông bắc là Ratanakiri.

Campuchia cũng nói rằng trong vòng một tháng, nếu không có nước thứ ba chấp nhận những người xin tị nạn thì họ sẽ bị buộc phải trả về Việt Nam.

Ông Lê Dũng tuyên bố rằng những người trở về sẽ không bị truy tố, trừng phạt hoặc phân biệt đối xử về những hành vi trong quá khứ của họ.

30 người Thượng được cứu ra khỏi những cánh rừng trong tỉnh Ratannakiri và đang trên đường tới Phnom Penh.
VOA - 26 Jul 2004, 15:14 UTC

Thông Tấn Xã AP hôm thứ Hai cho hay khoảng 30 người Thượng, tức là người sắc dân thiểu số trên vùng tây nguyên trung phần Việt Nam, đang trên đường tới Phnom Penh sau khi được nhân viên phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và các viên chức địa phương Kampuchia cứu ra khỏi những cánh rừng rậm và sẽ được đưa tới một nơi tạm trú của Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Kampuchia.

Thêm nhiều người Thượng khác nữa sẽ được đưa tới đây thứ Tư này. 30 người vừa kể nằm trong số 181 người Thượng tị nạn được nhà chức trách cứu ra khỏi những cánh rừng trong tỉnh Ratannakiri sát với biên giới Việt Nam sau khi trải qua nhiều ngày tháng dãi dầu mưa gió trong những vùng đồi núi xa xôi hẻo lánh.

Sau khi khám xét cho những người này tại một bệnh viện ở Ratannakiri, một bác sĩ cho hay có vài người đau yếu, còn nói chung, tình trạng sức khỏe khả quan. Nhiều người Thượng đã bỏ chạy khỏi Việt Nam hồi tháng Tư vừa rồi sau những vụ biểu tình lớn chống nạn đàn áp tôn giáo và nạn tịch thâu ruộng đất. Những vụ phản kháng này đã biến thành bạo động khi lực luợng cảnh sát và an ninh xung đột với người biểu tình.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói ít nhất 10 người thiệt mạng và nhiều chục người khác bị thương trong các vụ xung đột này, trong khi phía Việt Nam nói là chỉ có 2 người tử thương. Theo dự trù, giám đốc văn phòng Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vùng Á Châu Thái Bình Dương gặp các viên chức Kampuchia trong ngày thứ Hai để thảo luận việc mở cửa lại các văn phòng của Phủ Cao Ủy Tị Nạn tại Ratannakiri và tại Mondulkiri, một tỉnh khác ở sát biên giới với Việt Nam.

Trước đây, chính phủ Kampuchia coi những người Thượng này là những di dân vì lý do kinh tế và có tin nói là đã trục xuất hơn 100 người về lại Việt Nam từ tháng Tư tới nay.

Tuy nhiên, sau những chỉ trích dữ dội của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, tháng này Thủ Tướng Hun Sen tuyên bố là sẽ để Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc mở cửa lại các văn phòng ở hai tỉnh biên giới để trợ giúp những người Thượng tị nạn.

Kampuchea bắt giữ các nhà báo đưa tin về người Thượng Việt Nam
RFA - 2004-07-26

Chính phủ Kampuchea hôm chủ nhật đã bắt giữ hai nhà báo và một thành viên của một tổ chức nhân quyền, cáo buộc họ là buôn người xuyên biên giới. Tin này trứơc hết được phát ngôn viên bộ ngọai giao Long Visalo loan báo. Sau đó, được ông Khieu Sopheak, ngừơi phát ngôn của bộ nội vụ Kampuchia xác nhận.

Hai nhà báo là ông Sok Rathavisal của đài Á châu tự do, ông Kevin Doyle của nhật báo Anh ngữ Cambodia. Ông Pen Bunna thụôc tổ chức nhân quyền Adhoc.

Cả ba ngừơi gần đây theo dõi và đưa tin tức cập nhật về sự kiện hàng trăm người Thượng chạy khỏi cao nguyên trung phần Việt Nam sang xứ Chùa Tháp, lẩn trốn trong rừng sâu. Họ đang ở trong tình trạng đói khát bệnh tật cho đến tuần qua, khi khoảng 200 người ra trình diện với văn phòng Cao ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc để đựơc cứu giúp.

Ông Pen Bunna đã tích cực giúp đỡ các nhà báo và viên chức Liên Hiệp quốc tìm kiếm và liên lạc với những ngừơi Thượng lẩn trốn trong rừng.

Phía Vịêt Nam đã lên tíêng phản đối Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc về việc giúp đỡ ngừơi Thượng. Hôm chủ nhật, ngừơi phát ngôn bộ ngọai giao Việt Nam là ông Lê Dũng cáo buộc Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp quốc đã sai trái khi dụ dỗ người Thượng đào thóat bất hợp pháp sang xứ Chùa Tháp, lại còn xem xét cấp quy chế tỵ nạn chính trị cho họ nữa.

Cambodia police arrest 2 reporters over Montagnard refugees
Kyodo - Monday July 26, 7:36 PM

Cambodian police arrested reporters from the Cambodian Daily and the U.S.-sponsored Radio Free Asia on Monday for allegedly helping ethnic minority people from Vietnam enter Cambodia illegally, officials said.

Koy Khun Hour, deputy governor of Mondulkiri Province, told Kyodo News by telephone that the police detained Irish citizen Kevin Doyle, editor-in-chief of the English-language daily, and Sok Rathavisal, a reporter for Radio Free Asia, along with a staff member of ADHOC, a local human rights organization.

The three were suspected of human trafficking, he said.

The deputy governor said they were found on a boat some 20 kilometers from Vietnam border with 17 "Vietnamese asylum seekers," as Cambodia refers to the members of indigenous minorities from Vietnam's central highlands -- often collectively known as Montagnards -- who claim to be fleeing persecution.

"They were smuggling those 17 Vietnamese into Cambodia," he said.

The Cambodian government considers the Montagnards crossing its borders to be illegal Vietnamese immigrants, while a Vietnamese Foreign Ministry spokesman said Saturday that in Hanoi's view they are "in no way political refugees" but instead "only illegal border crossers."

"They should have come along with the UNHCR," Koy Khun Hour said, referring to the Office of the U.N. High Commissioner for Refugees, which has been assisting Montagnard refugees in Cambodia.

Thun Saray, president of ADHOC, said in Phnom Penh that he was surprised to hear that a member of his staff had been arrested, and that he has been unable to contact the staff member as provincial authorities have confiscated his cell phone.

Government spokesman Khieu Kanharith said that while he had no information on the arrests, "it would be a mistake" by local authorities if the two reporters were arrested while performing their journalistic duties.

The arrests were made on the same day as 31 of 181 new Montagnard arrivals were taken to Phnom Penh by the UNHCR, bringing the number in the capital to 121. They arrived from the northeastern province of Rattanakiri, where 150 remain.

More than 1,000 Montagnards have fled to Cambodia since 2001, and most of them have been granted refugee status and offered residency in the United States. Many Montagnards fought alongside U.S. troops during the Vietnam War.

Montagnards who have fled Vietnam say their people are prohibited from gathering in public and suffer restrictions on travel, economic discrimination and lowlander encroachment on their traditional tribal lands.

But Vietnam denies the charges and says it will not prosecute, punish or discriminate against those who voluntarily return to Vietnam for their past activities.

On Saturday, the Vietnamese Foreign Ministry accused the UNHCR of "continuing to carry out many wrongful activities to induce the ethnic minority people in the central highlands to illegally cross the border into Cambodia" to obtain political refugee status.

"The UNHCR's act is wrongful and it only serves the scheme of some hostile elements against Vietnam, inciting those who are leading a peaceful and stable life in the central highlands to illegally cross the border to Cambodia, causing instability in the border between Vietnam and Cambodia and violating Cambodia's sovereignty," it said.

Irish Editor Arrested in Cambodian Jungle
Scottish news - Mon 26 Jul 2004

An Irish journalists has been arrested while covering a story about ethnic minority asylum-seekers from Vietnam taking refuge in the jungles of north-eastern Cambodia.

Another journalist and a Cambodian human rights worker were also seized.

Kevin Doyle, editor of the English-language newspaper The Cambodia Daily, and Radio Free Asia reporter Sok Rathavisal were being held in a remote area near the border of Cambodia’s Ratannakiri and Mondulkiri provinces, the US funded RFA said.

More than 180 Vietnamese hill tribe people, commonly called Montagnards, have been rescued from the jungle over the past week by UN staff and local authorities.

Foreign Affairs Ministry Secretary of State Long Visalo denounced the three men for allegedly interfering in refugee affairs, saying the UN refugee agency was the only group allowed to deal with the Montagnards.

RFA and The Cambodian Daily, with the help of local human rights groups, have been reporting aggressively on the situation of the Montagnards, which the government has sought to play down.

The Cambodia Daily publisher Bernie Krisher said Doyle, an Irish citizen, had been “covering important developments surrounding the Montagnards’ appeal for asylum to the UN High Commissioner for Refugees.”

He said Doyle’s assignment was in the interests of a free press as guaranteed by Cambodia’s constitution, and called for “the police to release Mr Doyle on the spot along with his equipment and permit him to continue his work.”

Hanoi blames UN refugee agency for Montagnard exodus
The Straits Times / AFP - 26.7.04

HANOI - Vietnam launched a blistering attack on the United Nations refugee agency yesterday, accusing it of luring ethnic minorities in the Central Highlands to Cambodia with offers of asylum.

Foreign Ministry spokesman Le Dung told the state-controlled Vietnam News Agency that the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR) had ignored warnings about its 'wrong activities'.

He also criticised the agency for continuing to process asylum applications from the fleeing minority people, known as Montagnards, despite Vietnam's insistence that they were illegal immigrants and not political refugees.

'The UNHCR's action is therefore quite wrong and just serves the interest of Vietnam's hostile forces to incite ordinary people who are enjoying peaceful lives in the Central Highlands to illegally flee across the border to Cambodia, thus destabilising the security along the Vietnam-Cambodia border and violating Cambodia's sovereignty,' he said.

The UNHCR could not be reached for comment.

Some 181 exhausted and sick Montagnards have emerged from hiding along Cambodia's jungle-clad border, according to the UN agency.

They are due to be sent to Phnom Penh where their refugee status will be assessed.

The Christian Montagnards began fleeing to Cambodia after Vietnamese security forces put down anti-government protests against religious persecution and land confiscation in the Central Highlands in April.

The Cambodian government initially refused to offer help but bowed to international pressure earlier this month and allowed the UNHCR and human rights workers access to the north-eastern border province of Ratanakiri.

Phnom Penh, however, warned last week that if a third country cannot be found for the asylum-seekers within a month, they will be forcibly returned to Vietnam. It has not specified a deadline.

Vietnam has said it will allow those who have fled to Cambodia to resettle in a third country. The United States is considered the most likely destination.

The Foreign Ministry spokes man said those who decide to return home would be welcomed and 'will never face prosecution, punishment or discrimination for their past activities'.

'They will be granted favourable conditions to return to normal life and reintegrate into the community as soon as possible,' he said.

The New York-based Human Rights Watch says hundreds of Montagnards were wounded and at least 10 were killed in the Central Highlands by security forces and civilians acting on their behalf on April 10-11.

Vietnam, however, insists only two people died and has blamed the protests on the US-based Montagnard Foundation, which it says is instigating efforts to establish an independent state in the impoverished region.

Hanoi has vowed to severely punish anyone inciting further unrest.

The clashes were the first large-scale demonstrations in the Central Highlands since February 2001, when security forces forcibly broke up protests by about 20,000 Montagnards, triggering a mass exodus into Cambodia. -- AFP

Việt Nam tố cáo cơ quan tị nạn LHQ lôi kéo những người Thượng ở Việt Nam trốn sang Kampuchia.
Tổng hợp

Việt Nam tố cáo cơ quan tị nạn LHQ lôi kéo những người Thượng ở Việt Nam trốn sang Kampuchia.
VOA - 25 Jul 2004, 16:59 UTC

Việt Nam tố cáo rằng cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc lôi kéo những người Thượng ở Việt Nam trốn sang Kampuchia bằng cách hứa hẹn cho họ hưởng qui chế tị nạn.

Phát ngôn viên Lê Dũng của bộ ngoại giao ở Hà nội nói rằng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đang phục vụ cho mưu đồ của những người mà ông cho là một số kẻ thù địch với Việt Nam.

Theo lời ông Lê Dũng, những người Thượng đó không phải là những người xin tị nạn và Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã gây bất ổn trong vùng biên giới giữa Việt Nam và Kampuchia.

Những người Thượng, trước đây về phe Hoa kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, cho biết họ trốn chạy để tránh bị đàn áp sau khi thực hiện những cuộc biểu tình hồi tháng tư vừa qua để phản đối nạn đàn áp tôn giáo và tịch thu đất đai bừa bãi.

Trước đây, chính phủ Việt Nam có nói rằng họ sẽ để cho những người đã trốn sang Kampuchia được tái định cư ở một nước thứ ba.

Ambassador: U.S. ready to discuss resettlement of Montagnards
AP - Saturday July 24, 5:05 PM

U.S. Ambassador Raymond Burghardt said Saturday that he is open to discussing with Vietnam a plan to resettle ethnic Montagnard tribespeople directly from the restive Central Highlands to America.

Vietnam has said it would let Montagnards who fled to neighboring Cambodia following unrest in their homeland to resettle in a third country _ most likely the United States. But it wasn't immediately clear whether the government would allow them to go directly to America from the Central Highlands.

Burghardt said direct emigration programs in the past have been plagued with problems due to "hostile and uncooperative attitudes from local officials."

"If we could overcome the kinds of problems that have been endemic to those programs in the past, then we'd be glad to talk about it," he said.

Government officials weren't available for comment Saturday.

Burghardt also said the U.S. would consider accepting Montagnards currently seeking asylum in Cambodia.

A total of 176 Montagnard refugees have emerged from the jungles of eastern Cambodia in the past week, seeking asylum from the United Nations.

On Thursday, Vietnamese Foreign Ministry spokesman Le Dung said any Montagnard in Cambodia "who volunteers to go to a third country and is accepted, we're willing to discuss the matter with the Cambodian government and UNHCR (U.N. High Commissioner for Refugees) to settle the matter."

However, if no country accepts the refugees after one month, Cambodia will return them to Vietnam, he said. Dung did not address the issue of resettling Montagnards directly from Vietnam to the United States.

The ethnic hill tribespeople began fleeing Vietnam's Central Highlands in April following a government crackdown on mass protests against religious repression and land confiscation. Montagnards are mainly Christians who follow an unsanctioned form of Protestantism.

Vietnam has accused the U.S.-based Montagnard Foundation, led by a former guerrilla leader allied with America during the Vietnam War, with organizing what it called an "uprising" to call for a separatist state.

In 2001, a similar exodus from the Central Highlands occurred after mass demonstrations over land and religion. More than 1,000 Montagnards ended up in refugee camps on Cambodia's eastern border.

After a voluntary repatriation program broke down over Vietnam's refusal to allow U.N. monitoring of returnees, the United States agreed to accept more than 900 Montagnards for resettlement there in 2002.

Burghardt said Montagnards in Vietnam who have tried to join family members in the United States "have had a terrible time getting cooperation" from local officials.

"They are treated with great hostility by local authorities, who consider their family members in the States bad people," he said.

Hà Nội thất bại trong đề nghị đình chỉ quy chế tham vấn tại LHQ của đáng Cấp Tiến Liên Quốc
Tổng hợp

TRP vượt qua vòng bỏ phiếu ở LHQ
BBC - 24 Tháng 7 2004 - Cập nhật 11h09 GMT

Hôm thứ sáu, Hội đồng kinh tế xã hội LHQ (ECOSOC) đã bỏ phiếu quanh đề nghị đình chỉ quy chế tham vấn của đảng TRP - vốn bị Việt Nam chỉ trích là dung túng hành động chống Việt Nam.

Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng 54 thành viên cho thấy 22 phiếu bác bỏ đề nghị, 20 phiếu ủng hộ, 11 phiếu trắng và một vắng mặt.

Điều này có nghĩa Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (TRP) vẫn được duy trì tư cách tham vấn tại ECOSOC.

Khoảng 2000 tổ chức phi chính phủ (NGO) có quy chế tham vấn với ECOSOC - một điều cho phép họ đưa ra ý kiến tham khảo cho các cơ quan LHQ và hội nghị quốc tế.

Chính phủ Việt Nam đã cáo buộc TRP cho phép ông Kok Ksor, chủ tịch quỹ người Thượng "lợi dụng danh nghĩa TRP tham dự các cuộc họp và hội nghị của LHQ".

Ông Kok Ksor bị Việt Nam cáo buộc là khủng bố, với mục tiêu "thành lập một 'nhà nước Đề Ga độc lập' ở vùng Tây nguyên của Việt Nam, vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam."

Ngày 21-5, theo sau yêu cầu của Việt Nam, ủy ban các tổ chức phi chính phủ (NGO) thuộc Hội đồng kinh tế xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) đã bỏ phiếu đề nghị ECOSOC đình chỉ quy chế tham vấn của Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (TRP).

Đơn yêu cầu của Việt Nam khi đó được Trung Quốc chính thức đưa ra ủy ban và nhận sự ủng hộ của chín nước: Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Cuba, Nga, Ấn Độ, Iran, Pakistan, Sudan và Zimbabwe.

Tám nước khi đó bỏ phiếu chống là: Pháp, Đức, Cameroon, Chile, Peru, Romania, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ. Colombia và Senegal bỏ phiếu trắng.

Điều này dẫn đến việc bỏ phiếu của ECOSOC về đề nghị này vào ngày 23-7.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 24.7.2004
Hà Nội đại bại tại Liên Hiệp Quốc trong âm mưu bóp nghẹt tiếng nói Nhân quyền của các Tổ chức Phi chính phủ
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam & Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam chào đón và hoan nghênh quyết định chính đáng của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ (Ecosoc) trong cuộc họp khoáng đại tại trụ sở New York, vào chiều thứ sáu 23.7.2004. Quyết định này bác bỏ lời đề nghị của nhà cầm quyền Hà Nội đình chỉ quy chế tham vấn tại LHQ của tổ chức Phi chính phủ có tên Ðảng Cấp tiến Liên quốc (Transnational Radical Party) trong thời hạn 3 năm, là thời hạn treo chén tối đa.

Cuộc tranh chấp giữa Hà Nội và Ðảng Cấp tiến Liên quốc kéo dài trên hai năm qua. Tháng tư năm 2002 Hà Nội đâm đơn kiện Ðảng Cấp tiến Liên quốc đã để cho ông Kok Ksor, Chủ tịch Sáng hội Người Thượng, tham dự phát biểu tại Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève về tình trạng đàn áp ở Tây nguyên. Hà Nội tố cáo ông Kok Ksor là "phần tử khủng bố có những hành động ly khai" nhằm thành lập "nhà nước Ðềga". Ðặc biệt từ sau cuộc nổi dậy của người Thượng Tây nguyên hồi đầu tháng 4 vừa qua, báo chí, truyền thông của Hà Nội rầm rộ tung chiến dịch trong và ngoài nước vu khống và bôi nhọ phong trào của ông Kok Ksor, nhằm che đậy cuộc đàn áp quy mô người dân tộc.

Với sự hỗ trợ của các quốc gia độc tài có chung mục tiêu bóp nghẹt tiếng nói nhân quyền của các tổ chức Phi chính phủ tại LHQ, như Trung quốc, Cuba, Nga, Iran, Sudan, Pakistan, Côte d'Ivoire, Zimbabwe, v.v... Hà Nội đã thành công, hôm 21.5.2004, trong cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Phi chính phủ LHQ (gồm 19 thành viên) đình chỉ quy chế tham vấn của Ðảng Cấp tiến Liên quốc trong vòng 3 năm, với 9 phiếu thuận, 8 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Tuy nhiên quyết định này chỉ có hiệu lực sau khi được Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ (gồm 54 thành viên) phê chuẩn.

Trải qua một cuộc vận động ráo riết hai tháng qua, từ hai phía Hà Nội và Ðảng Cấp tiến Liên quốc, Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ đã họp trong hai ngày thứ năm và thứ sáu (22 - 23.7.2004) nhằm phê chuẩn đề nghị của Hà Nội. Các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền đã lên tiếng và vận động với các quốc gia thành viên LHQ nhằm ngăn chận âm mưu của Hà Nội và các quốc gia độc tài bóp nghẹt tiếng nói nhân quyền của các tổ chức Phi chính phủ tại LHQ. Dù quyền lợi làm ăn kinh tế lấn át lý tưởng nhân quyền, nhưng đa số các thành viên Âu Mỹ Á Phi trong Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ cũng đã bỏ phiếu chống âm mưu phản dân chủ và phi nhân quyền của Hà Nội, bằng cách bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trắng trong cuộc họp kết thúc vào chiều thứ sáu 23.7.2004. Tiêu biểu cho lập trường của các quốc gia thành viên bênh vực cho Ðảng Cấp tiến Liên quốc và sự tự do tố cáo các vi phạm nhân quyền tại LHQ qua hai ngày thảo luận, là lời phát biểu của Ðại sứ Hòa Lan, đại diện cho 25 nước Liên Âu, khi ông nói rằng : "Không một tổ chức nào có thể bị đình chỉ quy chế tham vấn chỉ vì các tổ chức này cảnh báo Cao ủy Nhân quyền LHQ về tình trạng vi phạm nhân quyền, đặc biệt đối với các dân tộc ít người và tự do tôn giáo". Kết quả cuộc đầu phiếu nhằm phê chuẩn đề nghị của Hà Nội là : 22 phiếu chống việc đình chỉ quy chế tham vấn tại LHQ của Ðảng Cấp tiến Liên quốc, 20 phiếu thuận, 11 phiếu trắng và 1 quốc gia thành viên vắng mặt.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, bình luận thắng lợi nhân quyền này như sau : "Ðây là lần thứ hai trong vòng một tuần lễ, công luận quốc tế cảnh cáo Hà Nội chớ tưởng rằng họ có thể thoát ly các trừng phạt nếu không chịu chấm dứt tức khắc các vi phạm nhân quyền và bóp nghẹt những lời phê phán xây dựng. Hôm thứ ba, 20.7.20004, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền 1587 nhằm chận đứng các nguồn viện trợ tài chánh trên các địa hạt không liên quan đến nhân đạo như một biện pháp chế tài đối với Hà Nội, khi các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tiếp diễn tại Việt Nam. Và hôm nay đây, Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ bác bỏ âm mưu của Hà Nội nhằm khóa miệng các tiếng nói cho nhân quyền của các tổ chức Phi chính phủ". Ông nói tiếp : "Hà Nội phải chấm dứt tức khắc các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo, khởi sự với việc trả tự do ngay cho nhà ly khai Nguyễn Ðan Quế mà Hà Nội dự tính đưa ra xét xử vào ngày 29.7 sắp tới, cũng như trả tự do tức khắc cho Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, hai nhà lãnh đạo cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện bị giam giữ khắc khe và không lý do tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Ðịnh, và tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon, kể từ biến cố đàn áp quy mô tháng 10 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo nổi danh này đã trải qua trên 20 năm tù tội chỉ vì nói lên ngưỡng vọng ôn hòa của nhị vị đối với nhân quyền và dân chủ".

Trong mấy năm qua, Ðảng Cấp tiến Liên quốc không ngừng lên tiếng đòi hỏi trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam. Vào tháng 6 năm 2001, Dân biểu Quốc hội Liên Âu, Olivier Dupuis, Tổng Thư ký Ðảng Cấp tiến Liên quốc, đã đến Saigon mong tiếp kiến Hòa thượng Thích Quảng Ðộ. Nhưng công an ngăn cấm, nên ông đã tọa kháng trước Thanh Minh Thiền viện với tấm biểu ngữ đòi tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam cũng như yêu sách trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ.

Rights Group Evades Vietnam Drive to Bar It at UN
Reuters - Fri Jul 23, 2004 09:38 PM ET - By Irwin Arieff

UNITED NATIONS (Reuters) - A human rights group on Friday beat back a campaign by Vietnam to bar it from taking part in the work of United Nations bodies for three years on grounds it had links to terrorism.

The 54-member U.N. Economic and Social Council rejected 20-22, with 11 abstentions, a resolution that would have suspended the Rome-based Transnational Radical Party from consultative status with the world body for three years.

The vote was a setback for a growing number of U.N. members -- such as China, Cuba, Libya and Zimbabwe, themselves targets of human rights groups -- that have banded together to exclude Western human rights groups from accreditation.

Some 2,000 grass roots or advocacy groups, known as nongovernmental organizations (NGOs), have consultative status with the Economic and Social Council that enables them to give expert advice to various United Nations bodies and international conferences.

In recent years, the NGOs have been increasingly active in fields as diverse as international law, the environment, arms control and women's rights.

But the council and its committee charged with monitoring NGO participation are known for using politics to decide memberships. A recent report by a special U.N. panel, led by former Brazilian President Fernando Cardoso, recommended an accreditation process that depended less on politics than on skills and expertise.

'TERRORIST' OR RIGHTS CHAMPION ?

In the case of the Transnational Radical Party, Vietnam accused it of repeatedly including Kok Ksor, president of the Montagnard Foundation, in its delegation to annual meetings of the U.N. Human Rights Commission in Geneva.

Ksor, who lives in Spartanburg, South Carolina, and his Montagnard Foundation champion the rights of the Montagnard people of Vietnam's Central Highlands, who accuse the Vietnamese authorities of political persecution.

"Kok Ksor is a terrorist, pursuing a subversive agenda toward Vietnam," Le Long Minh, Vietnam's U.N. ambassador, told the council, accusing him of campaigning for decades for an independent Montagnard state in the Central Highlands.

But Dutch Ambassador Dirk van den Berg, representing the European Union, said there was "no reliable evidence" to uphold the allegations.

"Neither Mr. Ksor nor the Montagnard Foundation appears in any U.N. or European Union list of terrorist individuals and associations," he said.

"If they suspend the Transnational Radical Party, that means their accusations that I am a terrorist will be true with the government, and it will give them a license to kill those in Vietnam who support my cause," Ksor said before the vote.

The Transnational Radical Party is a former Italian political party that is now an umbrella organization for rights groups. It is headed by Italian Emma Bonino, a former European commissioner and a current member of the European Parliament.

"What we are seeing here is countries from the nonaligned movement getting stronger and stronger and able to block a range of human rights issues," said Matteo Mecacci, the group's representative at the United Nations.

"If they can convince the United Nations that someone is a terrorist and should not be allowed to participate, you will soon see many human rights experts excluded," he said.

Nhận định của ông Bùi Tín về việc một số lãnh đạo VN bị tố giác cộng tác với CIA
RFA - 2004-07-22 - Việt-Long

Lời Giới Thiệu: Sau khi hay tin nhiều cựu tướng lãnh Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa gửi một bức thư lên Bộ Chính Trị [*], liên quan đến một vụ tố giác rằng trong quá khứ cũng như hiện tại, có rất nhiều cấp lãnh đạo Ðảng và Nhà Nước đã bị mua chuộc, cộng tác hay bị chi phối bởi Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA; Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với ông Bùi Tín, cựu Đại tá trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và hiện đang định cư tại Paris, để tìm hiểu thêm về thực hư của những lời tố cáo này. Sau đây là cuộc trao đổi giữa Việt-Long với ông Bùi Tín.

Việt-Long: Thưa ông Bùi Tín, chúng tôi hay tin ở Hà Nội vừa mới phổ biến một lá thư do nhiều cựu tướng lãnh Quân Đội Nhân Dân gửi Bộ Chính Trị, liên quan đến một vụ tố giác rằng nhiều cấp lãnh đạo đảng CS và Nhà nứơc Việt Nam có làm việc hay từng làm việc với Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA. Ông biết được những gì về điều này thưa ông ?

Bùi Tín: Tôi cũng vừa nhận được tin đặc biệt từ Hà Nội báo tin rằng là có một sự kiện hết sức là lạ lùng, tức là tối ngày mồng 10-7 vừa rồi công an thành phố Hà Nội do Đại tá Đào Trọng Sỹ là Phó giám đốc Công an Hà Nội đã trực tiếp đến nhà ông Lê Hồng Hà ờ 62 Ngô Quyền Hà Nội (ông Lê Hồng Hà trước kia là cán bộ gộc của công an đấy, chánh văn phòng của Bộ Công An đấy, làm việc trong Bộ Công An từ năm 1946). Nhóm của Đại tá Sỹ đến để khám nhà ông Lê Hồng Hà, và khám suốt từ 8:30 tối đến tận 1 giờ khuya mà chỉ để truy tìm một lá thư được gọi là một văn kiện đặc biệt quan trọng tố cáo Tổng Cục 2 và tố cáo trực tiếp ông Lê Đức Anh.

Tốp của ông Đào Trọng Sỹ này đến khám nhà ông Lê Hồng Hà hôm 10-7 thì lại không tìm thấy được cái văn kiện đặc biệt ấy mà chỉ mang đi một số tài liệu của cụ Trần Độ và của ông Nguyễn Thanh Giang.

Việt-Long: Thế nội dung của văn kiện mà Bộ Công An họ muốn tìm thì có điều gì quan trọng, thưa ông ?

Bùi Tín: Đó là một cái bức thư đề ngày 17-6-2004 của một số tướng lĩnh Quân Đội Nhân Dân, và người đứng đầu thảo bức thư này để gửi cho Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị là Thượng tướng Nam Khánh. Ông Nam Khánh đã nhân danh một số tướng lãnh viết một bức thư dài tố cáo rất là nhiều chứng cứ về những cái việc làm hàm hồ của Tổng Cục 2, những việc làm có thể nói là chống lại bộ máy tổ chức và đảng và cũng nói rõ là do cái sự chỉ đạo của ông Lê Đức Anh, mà Lê Đức Anh thì hiện nay không còn có chức vụ gì nữa, đã mất chức Cố vấn Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng từ sau Đại Hội 9.

Việt-Long: Thế thì nội dung bức thư đã tố cáo Tổng Cục 2 đã làm những việc gì ?

Bùi Tín: Họ tố cáo là Tổng Cục 2 đã làm những cái việc như thế này: Đã dựng lên những chứng cớ giả và nói rằng là đã có những tài liệu lấy được từ CIA từ Washington, trong đó có bằng chứng về một lọat các nhân vật của đảng cá nhà nứơc hiện nay hoặc là cộng tác với CIA hoặc là chịu sự chi phối của CIA, chịu làm việc với CIA. Trong đó có cả ông Nông Đức Mạnh đương kim Tổng bí thư đảng CSVN, có cả ông Nguyễn Văn An chủ tịch quốc hội. Thế rồi trước đây nữa thì bảo là CIA đã mua chuộc được cả ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp rồi cho đến cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt rồi Thủ tướng hiện tại là Phan Văn Khải. Thế rồi nói cả một số Ủy viên bộ chính trị hiện nay cũng là những nhân vật mà bị CIA nắm được, mua chuộc chi phối như các ông Trương Tấn Sang, Phan Diễn, đến Phó thủ tướng Ủy viên trung ương đảng Phạm Gia Khiêm, v.v... Rồi họ nói đến cả những ông mà trước đây làm Bộ trưởng công an như Bùi Thiện Ngộ, Mai Chí Thọ ... Rồi đến cả ông Lê Văn Dũng hiện nay là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, và bà Võ Thị Thắng là Ủy viên trung ương đảng và Tổng cục trưởng tổng cục du lịch... và tất cả những người mà không ít thì nhiều cũng dính đến CIA.

Việt-Long: Ông vui lòng cho biết một số chi tiết về người đứng đơn tố cáo là Thượng tướng Nam Khánh, người đã nhân danh một số các tướng lãnh khác nữa mà đứng ra tố cáo Tổng Cục 2 ?

Bùi Tín: Vì trước kia làm việc ở Tổng Cục Chính Trị nên tôi có quen biết Thượng tướng Nam KHánh. Ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị và là Ủy viên trung ương đảng của những khóa 5, 6 và 7.

Việt-Long: Nhưng ông có biết nhờ đâu mà nhóm của tướng Nam Khánh nói là biết được những việc làm như thế của Tổng Cục 2 để mà tố cáo? Họ có bằng chứng gì chắn chắn không ?

Bùi Tín: Thì họ có nói là họ lấy được bằng chứng từ nội bộ của Tổng cục 2, tức là của những người Tổng Cục 2, và yêu cầu Trung Ương Đảng phải có ban giám sát thanh tra. Và kêu gọi đặc biệt ông Bộ trửong công an hiện nay là ông Lê Hồng Anh đã gần như muốn bịt vụ này lại bởi vì có lẽ là ngã theo những vụ của ông Lê Đức Anh trước đây. Thế là, ông Nam Khánh nhân danh một số vị tướng lĩnh kêu gọi ông Lê Hồng Anh thức tỉnh lại, và phải bảo vệ cho công lý và đưa những vụ này ra ánh sáng để trình bày trứoc Trung Ương và Bộ chính trị. Và cũng yêu cầu Trung ưong Đảng và Bộ chính trị có một thái độ nghiêm khắc, công bằng, nắm vững pháp luật, và xử trí một cách công khai và đầy đủ tất cả các nhân vật liên quan đến vụ này. Không thể để cho Bộ máy cao nhất của đảng và nhà nứoc bị lũng đoạn và phá rối và có thể nói là bị phá hoại và để Tổng 2 lộng hành đến mức như thế.

Việt Long: Chúng tôi muốn hỏi ông là một ngừơi khá am tường về những chuyện nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam và còn giữ đựoc những mối liên lạc đáng tin cậy với những nguời trong nứoc, thì nhận định của riêng ông về mức độ chính xác cũng như mức độ khả tín trong sự tố giác của Thựong tứong Nam Khánh và một số các vị tướng khác ?

Bùi Tín: Theo tôi, ông Nam Khánh cùng với những ông Thựong tứong Hoàng Minh Thảo, Trung tứong Lê Tử Đồng và cả Trung tứong Đặng Vũ Hiệp v.v.. là những nguời binh vực công lý và có ngã về phía "lẽ phải" của ông Võ Nguyên Giáp. Do đó, họ đã tập họp đựoc những tài liệu mà tôi nghĩ là họ đã rất thận trọng. Tôi biết tính tình của từng nguời một như ông Hoàng Minh Thảo, Lê Tử Đồng, Nam Khánh, Đặng Vũ Hiệp, v.v... Tài liệu này có liên quan đến một nhân vật rất là trung kiên, theo tôi nghĩ, và ngay thẳng mà hiện nay tôi cần đựoc giấu tên, chưa thể tiện nói ra, nhưng trong thời gian ngắn nữa tôi có thể báo tin nhân vật đó là nguời đã đưa ra công khai vụ "án siêu nghiêm trọng" này.

Việt-Long: Xin ông vui lòng nói thêm về mức độ khả tín của lá thư tố giác do các vị tứong lãnh gửi lên bộ chính trị.

Bùi Tín: Họ làm việc rất thận trọng. Và họ có chỗ dựa, chỗ dựa vững chắc thì họ mới đưa ra cái này. Bởi vì họ đưa ra để mà đầu tranh, vì rõ ràng là trong BCT hiện nay chia ra làm hai phái trong vụ xử lý ... Một bên là muốn bịt đi, không muốn đưa ra công khai, nhân danh sự ổn định. nhưng một bên thì muốn giải quyết được, cho thật tốt về nội bộ của đảng ....

Việt-Long: Ông có nói đến chỗ dựa của các tướng lãnh cùng với ông Nam Khánh, thì chỗ dựa đó là ai ?

Bùi Tín: Tôi nghĩ chỗ dựa đó là cựu chiến binh. Chỗ dựa không những là các vị tướng lĩnh, mà các sĩ quan cao cấp từ đại tá, thượng tá, cho đến tất cả các cấp sĩ quan mà từ trước đến nay, nhất là từ dịp kỷ nịêm Điện Biên Pbủ, thì họ nhắc lại tất cả quá trình oanh lịêt của Quân Đội Nhân Dân cũ. Bởi vậy không thể để cho một quân đội anh hùng đến như thế, có thành tích đến như thế mà bị lũng đọan bởi một cái kẻ chui vào đảng một cách phi pháp, để phá họai đảng đến như thế ....

Việt-Long: Vâng. Xin cám ơn ông Bùi Tín đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Chúng tôi xin được phép nhắc lại là truớc đây tướng Võ Nguyên Giáp đã từng có đơn nộp lên Bộ chính trị Trung ương Đảng, yêu cầu điều tra vụ Tổng cục 2, tức là cơ quan tình báo được gọi là cơ quan siêu tình báo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có những hành động lộng hành nhắm mưu hại sự nghiệp và thanh danh của ông. Gần đây đã có hai sĩ quan cao cấp thuộc tổng cục 2 bị đưa ra tòa và kết án tù, tuy rằng không liên quan đến việc mà tứơng Võ Nguyên Giáp tố cáo [*]. Rồi đến bây giờ như chúng ta vừa được biệt, lại có vụ mà như ông Bùi Tín vừa nói, Tổng cục 2 tố cáo hầu hết những người lãnh đạo cao nhất của đảng và Nhà Nước Việt Nam là có liên hệ hay có làm việc với cơ quan trung ương tình báo Hoa Kỳ là CIA.


[*]: mạng Ý Kiến: xem:

200 người Thượng đã rời khỏi nơi ẩn núp trong vùng rừng núi đông bắc Kampuchia.
Tổng hợp

200 người Thượng đã rời khỏi nơi ẩn núp trong vùng rừng núi đông bắc Kampuchia.
VOA - 23 Jul 2004, 15:32 UTC

Theo tin của hãng thông tấn Pháp và đài phát thanh Australia hôm thứ sáu, Liên Hiệp Quốc cho biết gần 200 người Thượng từ vùng Tây Nguyên của Việt Nam đã rời khỏi nơi ẩn núp trong vùng rừng núi đông bắc Kampuchia.

Một phát ngôn viên của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc, bà Cathy Shin, nói rằng 181 người Thượng, trong đó có 19 phụ nữ và 17 trẻ em, sẽ được đưa tới Phnom Penh và ở đó họ sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn để quyết định là có nên dành cho qui chế tị nạn cho những người này hay không.

Trước đó, chính phủ Kampuchia cảnh cáo rằng nếu trong vòng một tháng mà không tìm ra một nước thứ ba thu nhận những người tị nạn thì những người đó sẽ bị cưỡng bách hồi hương.

Mặt khác, chính phủ Việt Nam cũng nói rằng những người Thượng đó đã rời Việt Nam một cách bất hợp pháp và sẽ bị buộc phải về nước nếu họ không được một quốc gia đệ tam cho tái định cư trong vòng một tháng.

Tuần trước giới hữu trách Kampuchia đã cho phép Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền được đến hoạt động trong tỉnh Ratanakiri.

Đây là vùng đất thuộc miền đông bắc Kampuchia và là nơi mà nhiều người Thượng theo đạo Tin lành đã từ Việt Nam trốn sang sau khi các cuộc biểu tình của họ hồi tháng tư bị quân đội và cảnh sát Việt Nam trấn áp.

Vài Hình Ảnh Về Người Thượng Chạy Qua Kampuchia Xin Tỵ Nạn
Tổng hợp

Xem: Vài Hình Ảnh Về Người Thượng Chạy Qua Kampuchia Xin Tỵ Nạn

Người Thượng sẽ bị cưỡng chế về VN nếu không được đi tị nạn ở quốc gia thứ 3
RFA - 2004-07-22

Những người Thượng Tây Nguyên lánh nạn sang Kampuchea sẽ bị cưỡng chế trở về Việt Nam, nếu trong vòng một tháng họ không được quốc gia thứ 3 chấp nhận cho tị nạn. Đó là lời tuyên bố của phía chính phủ Việt Nam đưa ra hôm nay.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, cho biết hôm qua, thủ tướng 3 nước Campuchea, Lào, và Việt Nam đã họp mặt tại Phnom Penh và thống nhất rằng Việt Nam sẽ chấp nhận những người Thượng muốn hồi hương.

Cũng theo ông Dũng, Campuchea tuyên bố trong vòng 1 tháng tới, số người này sẽ bị trả về Việt Nam nếu không được nước thứ 3 nào tiếp nhận.

Được biết, ban đầu, chính quyền Campuchea từ chối không giúp đỡ những người tị nạn này. Nhưng cuối Campuchea đã phải nhượng bộ áp lực của quốc tế, cho phép cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc và các nhà hoạt động nhân quyền đặt chân tới tỉnh Ratanakiri, nơi có những người Thượng trú ẩn.

Người Thượng Tây Nguyên: thà chết đói ở Kampuchia còn hơn trở về Việt Nam
RFA - 2004-07-22 - Lê Dân

Chính quyền Việt Nam lẫn Kampuchia đã nhiều lần mạnh mẽ bác bỏ việc người Thượng Tây nguyên Việt Nam trốn sang Kampuchia xin tỵ nạn. Mấy ngày qua, đã có trên trăm người Thượng từ rừng rậm ra trình diện với nhà cầm quyền địa phương tỉnh Ratanakiri để mong được Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.

Chiều hôm qua, có 73 người Thượng thuộc đủ hạng tuổi, nhưng ai cũng nhếch nhác, hãi sợ và đói khổ, đã nghe theo lời kêu gọi của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và thận trọng ra trình diện chính quyền địa phương tỉnh Ratanakiri của Kampuchia.

Anh Ralanpee, 30 tuổi, đã cùng vợ và ba đứa con trốn khỏi Tây nguyên từ hôm 28 tháng Sáu, cho biết thà là gia đình anh chết trong rừng núi, còn hơn là bị gởi trả về cho nhà cầm quyền Việt Nam để bị giết trong tù.

Từ hôm thứ Sáu tuần trước cho tới nay, tổng cộng đã có 128 người Thượng từ rừng rậm ra trình diện chính quyền Kampuchia. Ngoài ra còn có khoảng 100 người khác đã tìm cách đến được thủ đô Phnom Penh, trực tiếp xin văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nơi đây cho hưởng quy chế tạm dung. Các tổ chức từ thiện quốc tế ước lượng còn ít nhất là 200 người Thượng khác đang lẩn trốn trong rừng để tránh sự lùng bắt của lính biên phòng Việt Nam và cảnh sát Kampuchia.

Chỉ mới tuần trước, Thủ tướng Hun Sen còn chối bỏ sự hiện diện của những người Thượng tỵ nạn trên xứ Chùa Tháp. Ông cho biết rằng các cơ quan an ninh Kampuchia không tìm thấy người nào, nếu có thì họ đào hầm trốn dưới đất nên không ai thấy.

Chỉ sau khi nhà cầm quyền Phnom Penh bị nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế chỉ trích nên mới cho phép Cao ủy Tỵ nạn mở lại văn phòng tại Banlung thì số người Thượng Tây nguyên mới dần dần xuất hiện. Một ông cụ nói với phái viên đài Á châu Tự do về nguyện vọng mong được quốc tế can thiệp cho người Thượng được quyền có một đời sống bình thường: "SB VD0721C....tôi muốn xin quốc tế giúp con dân của tôi được bình an, được vui vẻ. Bây giờ khó lắm, không chịu nổi, chỉ xin được giúp đỡ cho vui vẻ ....."

Cuộc di cư của số đồng bào miền núi Tây nguyên Việt Nam khởi đầu từ năm 2001, khi cả ngàn người kéo nhau trốn sang Kampuchia sau khi bị nhà cầm quyền trấn áp vì họ tự phát biểu tình phản đối việc lấn chiếm đất đai canh tác. Ngoài ra, họ còn phản đối việc Hà Nội không công nhận các hội thánh Tin lành và cấm đoán mọi sinh hoạt tôn giáo của họ.

Tuần báo Time Asia hôm qua cho biết đã tiếp xúc được với khoảng 160 người Thượng Việt Nam đang trốn trong rừng rậm thuộc tỉnh Ratanakiri đầy muỗi vắt. Một người trong bọn nói với nhà báo rằng thà chết ở đây còn hơn là bị trả về Việt Nam.

Nguyên do nỗi sợ hãi đó được phản ảnh qua các lời phát biểu của một số quan chức Việt Nam được tuần san Time Asia thuật lại. Trưởng công an huyện Ayun Oa thuộc tỉnh Gia Lai, ông Vũ Quang Khuyến, nói rằng người Thượng do thất học, lại lười biếng, nên dễ bị lừa gạt. Ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch tỉnh Gia Lai, còn so sánh những người Thượng đi biểu tình với các nhóm nổi dậy ở Iraq. Ông nói khủng bố không có nghĩa là họ chỉ sử dụng chất nổ, mà chúng còn có thể dùng võ nghệ nữa.

Tin tức mới nhất phát xuất từ Việt Nam hôm qua cho biết sau nhiều cuộc lùng sục, nhà cầm quyền đã bắt được 6 người bị nghi là góp phần kêu gọi người Thượng tham dự biểu tình hồi đầu năm nay. Trong số đó nhà nước chỉ nêu tên một người Êđê tên Ama Chuong, 5 người còn lại không rõ danh tánh.

Nhà cầm quyền Kampuchia từ chối bình luận gì về số người Thượng Tây nguyên mới ra trình diện Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Ngoại trưởng Hor Namhong cho biết tại cuộc gặp gỡ Thủ tướng Thaksin Shinawatra của Thái Lan và Phan văn Khải của Việt Nam tại Siem Reap, ông Hun Sen loan báo trong vòng một tháng mà không có nước nào nhận cho số người Thượng định cư thì Kampuchia sẽ trao trả họ về Việt Nam.

Chính quyền Kampuchia sẽ thẩm vấn những người Thượng từ Việt Nam chạy qua để xác định có phải họ là những người tỵ nạn chính trị thật hay không. Nếu đúng thì chúng tôi sẽ đưa họ sang Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Nhưng cơ quan này trong vòng một tháng phải tìm được một nước thứ ba nào nhận cho họ tỵ nạn. Nếu không thì Kampuchia sẽ đưa họ trở lại Việt Nam.

Thêm hàng chục người Thượng VN gặp được nhân viên Cao Ủy Tị Nạn LHQ
Tổng hợp

Thêm hàng chục người Thượng VN gặp được nhân viên Cao Ủy Tị Nạn LHQ
RFA - 2004-07-22

Hôm qua đã có thêm 79 người Thượng Tây nguyên Việt Nam ra trình diện nhà cầm quyền địa phương Ratanakiri của Kampuchia, và gặp gỡ với nhân viên Cao Ủy Tị Nạn LHQ.

Từ hôm thứ Sáu tuần qua, hơn 120 người Thượng khác đã thận trọng ra trình diện nhà chức trách xứ Chùa Tháp, vốn e ngại làm Hà Nội mất lòng nên thời gian gần đây đã không có thiện cảm với những người Thượng tỵ nạn.

Trước đó, đã có khoảng 100 người tìm cách đến được thủ đô Phnom Penh để trực tiếp xin văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nơi đây cấp quyền tạm dung.

Ngoài ra, tin tức trong nước cho hay nhà cầm quyền sau nhiều ngày lùng sục đã bắt được 6 người Thượng bị tình nghi là tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ hồi tháng Hai tại ba tỉnh Tây nguyên. Một người trong số này được nêu tên là ông Ama Chuong, thuộc sắc tộc Êđê.

44 người Thượng lẫn trốn trong rừng Kampuchea đã được tiếp xúc với LHQ
RFA - 2004-07-21 - Nguyễn Khanh

Trong những ngày qua, 44 người Thượng từng lẫn trốn trong rừng ở mạn Ðông Bắc Kampuchea đã tiếp xúc được với nhân viên Cao Ủy Liên Hiệp Quốc. Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng những người Thượng từng phải lẩn trốn trong rừng ở tỉnh Ratanakiri của Kampuchea đã liên hệ được với nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để xin giúp đỡ. Ngay tức khắc, những người này đã được Cao Ủy bảo vệ theo luật quốc tế trong thời gian chờ đợi làm thủ tục xin tỵ nạn chính trị.

Giới thạo tin ở Phnom Penh cho hay số người Thượng mới ra trình diện chia làm 2 toán, toán đầu chỉ có 2 người tiếp xúc với Cao Ủy hôm Thứ Bảy, đến ngày Chủ Nhật có thêm 42 người nữa đưa nhau ra trình diện. Trong số này có 2 người tức khắc được đưa vào viện điều trị, nhưng cho đến khuya hôm qua vẫn chưa rõ họ bị bệnh gì. Ông Pen Bunna, điều hợp viên của Tổ Chức Nhân Quyền Ad Hoc cho biết vì phải trốn trong rừng trong một thời gian khá dài, nên đoàn người không chỉ thiếu dinh dưỡng mà còn mắc nhiều chứng bệnh khác nhau. Trước đó đã từng có tin nói rằng nhiều người trong nhóm đang trốn trong rừng bị kiệt sức và bị bệnh sốt rét.

Những nguồn tin đáng tin cậy phát xuất từ giới truyền thông Kampuchea cũng như từ các tổ chức ngoài chính phủ ở Phnom Penh cho hay có cả trăm người Thượng từ Tây Nguyên băng rừng trốn sang Ðất Chùa Tháp để xin tỵ nạn, sau khi họ hoặc tham dự, hoặc nằm trong thành phần tổ chức các cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo và đòi đất diễn ra hồi đầu tháng 4 vừa qua. Một số may mắn đi lọt đến tận thủ đô Phnom Penh và được Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bảo vệ, trong lúc phần đông phải trốn trong rừng vì sợ binh sĩ hay cảnh sát Kampuchea bắt trả lại cho Việt Nam để lấy thưởng.

Chuyện người Thượng từ Tây Nguyên trốn sang Kampuchea luôn luôn là vấn đề vừa tế nhị vừa gây tranh cãi, vì ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ với Việt Nam, với cộng đồng quốc tế và với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Tháng 5 mới đây, sau khi có tin có người Thượng trốn sang xin tỵ nạn, Bộ Trưởng Ngoại Giao Kampuchea là ông Har Nam Hong từng lên tiếng nói Phnom Penh coi tập thể này là những người nhập cư bất hợp pháp và sẽ trục xuất họ theo đúng luật định.

Khoảng 1 tháng sau đó, Phnom Penh thay đổi thái độ, đồng ý cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc mở văn phòng hoạt động ở những tỉnh nằm sát biên giới với Việt Nam, và tuần trước còn chấp thuận cho Cao Ủy cử nhân viên đến hai tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri, là nơi báo chí Khmer nói có nhiều người Thượng đang lẫn trốn. Giới thạo tin ở Phnom Penh cho Ban Việt Ngữ chúng tôi biết Kampuchea thay đổi thái độ sau cuộc gặp gỡ với phái đoàn ngoại giao gồm đại diện của Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản, và sau lời kêu gọi phải giúp đỡ cho những người không may mà Quốc Vương Sihanouk và Hoàng Hậu Môniniệt công khai đưa ra.

Theo những tin khác nhau thì còn số người vẫn trốn trong rừng có thể lên đến khoảng từ 150 đến 200 người … Ông Thamrongsak Meechubot, đại diện Cao Ủy nói các tổ chức nhân quyền đang hoạt động ở địa phương thông báo là sẽ còn nhiều người khác tìm cách liên hệ với Cao Ủy xin giúp đỡ, nhưng không đưa ra con số cụ thể.

Theo một số nhà báo tiếp xúc được với họ thì họ ăn tất cả những gì có thể ăn, uống tất cả những gì có thể uống. Một số rất nhỏ may mắn được dân chúng địa phương giúp đỡ, nhưng phải nói rõ ở đây là số này rất hiếm vì mỗi lần bắt được một người Thượng trao lại cho phái Việt Nam, người dân địa phương được thưởng số tiền và tặng vật tương đương với khoảng 2 triệu đồng tiền Việt. Ðây là một số tiền lớn, so với đời sống khá cơ cực của phần đông dân chúng cũng như binh sĩ, cảnh sát ở Mondulkiri và ở Ratanakiri.

Theo những nguồn tin chưa thể kiểm chứng được thì chuyện dựng trại tỵ nạn không được nói đến, ít nhất là trong lúc này, vì mục tiêu mà Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đang chú tâm đến là làm sao có thể tiếp xúc và cứu được tất cả những người đang trốn trong rừng. Ngay tại Washington cũng có tin nói là Hoa Kỳ không tin Cao Ủy sẽ lập trại tỵ nạn.

Các viên chức Mỹ ở Washington cũng như đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh chưa nói gì về chuyện nhận định cư những người này. Nhưng trước đây, tất cả những ai may mắn trình diện với Cao Ủy đều được Chính Phủ Mỹ nhận.

Liệu chuyện một làn sóng tỵ nạn mới tương tự như làn sóng hồi 2001 có thể xảy ra không? Đây là vấn đề đang được nói đến và không ai có được câu trả lời. Có lẽ ngay chính các giới chức của Việt Nam, Kampuchea hay của Cao Ủy cũng không thể đoán biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Theo dự đoán của một số người thì chuyện làn sóng tỵ nạn từ Tây Nguyên đổ sang Kampuchea khó có thể xảy ra, vì trước hết, phía Việt Nam đưa binh sĩ, công an đến bao chặt mọi hoạt động của người thiểu số ở Tây Nguyên, kế đến là binh sĩ, công an Kampuchea cũng được chỉ thị hợp tác thật chặt chẽ với lực lượng canh gác biên phòng để chận bắt những người từ Việt Nam tìm đường trốn sang. Ðừng quên là không ai biết được có bao nhiêu người đã bị phía Kampuchea bắt trả lại cho Hà Nội, và có bao nhiêu người không may chết trên đường vượt biên giới.

Cho đến tối hôm qua, không chỉ Việt Nam mà ngay cả Kampuchea cũng chưa nói gì về tin 44 người Thượng tiếp xúc được với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, cho hay là chưa được thông tin chính thức về chuyện này. Riêng phía Việt Nam thì trong 2 ngày qua, Ðài Tiếng Nói Việt Nam cho phát nhiều lần lời của một bà cụ nói tiếng J’rai, kêu gọi hai người con trai của Bà đang trốn trong rừng nên quay về sống với gia đình.

Sự Bất Công Đối Với Sắc Dân Thiểu Số Tại Việt Nam
Phil Zabriskie / Tỉnh Gia Lai - (Time)
Văn Hiền dịch (VNN)

mạng Ý Kiến: Nguyên bản tiếng Anh: Xem «Cao Ủy Tị Nạn LHQ tiếp xúc được với nhiều người Thượng Việt Nam», phần Vietnam's Tribal Injustice - TIME Asia Magazine

THE GAUNTLET: In this photo smuggled out of Vietnam, Montagnard protesters in Gia Lai march past truckloads of police on Easter weekend, 2004
Việt Nam thường không chấp nhận cho báo chí viếng thăm vùng Tây nguyên "lộn xộn", nhà cầm quyền không muốn cho họ đến tiếp xúc với những sắc tộc thiểu số bất bình với nhà cầm quyền như sắc dân Thượng. Khi một số báo chí được cho phép đến vùng nầy trong đó có báo TIME được phép đến đây trong tháng nầy, những nhà báo bị theo dõi rất nghiêm ngặt rất khó lòng mà tiếp xúc riêng với người dân địa phương. Người Thượng biết quá rõ vấn đề bị theo dõi, trong xã Cu Mgar thuộc thị xã Dak Lak, một phụ nữ đứng tuổi vẫy chào khi những phóng viên đi ngang qua làm thành dấu Chéo bằng hai ngón tay trỏ chéo qua miệng, rồi nắm tay lại và chập hai cổ tay lại với nhau ra dấu như bị còng tay lại. Một người Thượng khác chấp nhận nói chuyện với báo chí nhưng quá sợ hãi nên không dám cho biết tên tuổi. Một người trong số họ nói rằng: "Xin đừng nói cho họ biết là chúng tôi nói chuyện với các ông." Một người khác vừa nói vừa khóc: "Công an cho chúng tôi biết là các ông đến và chúng tôi không được nói chuyện với các ông. Họ sẽ trở lại tìm chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ vì chúng tôi cần giúp đỡ."

Vùng cao nguyên trồng rất nhiều cà phê, hạt tiêu và đồn điền cao su, những tài nguyên phồn thịnh đó đã không đến tay người dân Thượng, họ không được hưởng gì cả. Họ sống trong nghèo đói thảm thương trong những căn nhà vách tôn hay những nhà sàn siêu vẹo. Họ than trách rằng đất đai của họ đã bị những người Việt di dân từ miền dưới đến chiếm đóng, mặt khác họ còn bị bắt bớ sách nhiễu vì tôn giáo, đa số theo đạo Tin lành, trên nguyên tắc không bị ngăn cấm. Những phẫn uất nầy đôi khi bùng nổ thành những cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền. Hàng nhiều ngàn người đã tập trung tại tỉnh lỵ Dak Lak, Gia Lai, Komtum vào ngày cuối tuần trong dịp lễ Phục Sinh năm nay, đụng độ với lực lượng công an mai phục sẵn sàng. Đây là cuộc biểu dương lớn nhất từ sau năm 2001 cũng có những cuộc biểu tình tương tự cũng tại những vùng đất nầy. Trong biến cố này, đảng cộng sản Việt Nam chỉ nói là có hai người bị thiệt mạng trong trận đụng độ hôm Phục Sinh. Các tổ chức phi chính phủ như Human Right Watch có văn phòng chính thức đặt tại New York ghi nhận có 8 người chết, trong khi Tổ chức Amnesty International đếm được 8 và cho biết rằng con số thực sự về số người chết còn lên cao rất nhiều.

Trong những năm gần đây, hàng ngàn người Thượng đã trốn thoát ra khỏi Việt Nam chạy sang Cam Bốt và sau đó nhiều người trong số họ đã được định cư tại Hoa Kỳ. (khoảng 1000 người đã tản về vùng hẻo lánh ẩn trốn sau biến cố năm 2001.) Một cuộc vượt biên giới sang Cam Bốt đang xảy ra. Phóng viên báo TIME đã gặp khoảng 160 người đang trốn tại Ratanakiri của Cam Bốt vùng đất thấp trũng nước trong rừng đầy muỗi, vì họ sợ bị công an Cam Bốt bao vây bắt lại và giải về Việt Nam. Họ đang đối diện với những đói khổ bệnh tật. Một người gốc Gia Lai nói rằng: "Chúng tôi gặp quí báo để mong được cộng đồng thế giới giúp đỡ chúng tôi." Nhưng cho đến nay chưa có sự giúp đỡ nào cả. Một người khác nói: "Thà chết ở đây còn hơn là chết tại Việt Nam." Nhà cầm quyền Việt Nam bác bỏ sự vượt trốn khỏi Việt Nam, và cho đó là chuyện bịa đặt. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Dũng: "Không có lý do nào mà những người sắc tộc thiểu số Tây nguyên phải rời khỏi nơi quê quán của mình tại đây." Một trong những nhân vật trong chuyện "biạ đặt" đó là một người gốc Gia Lai 40 tuổi đã tham dự vào cuộc biểu tình hôm Phục Sinh vừa qua. Được hỏi tại sao ông trốn khỏi vùng Cao nguyên, ông kể lại rằng: "Công an, Bộ đội và dân Việt Nam đến làng chúng tôi đá vào cửa nhà và tấn công hành hung chúng tôi." Bây giờ sau khi băng rừng nhiều ngày, ông đang trốn tại Ratanakiri, cách Nam Vang khoảng 600 cây số, nơi ở gần văn phòng cao ủy tỵ nạn. Ông sống dưới một tấm lều nylon nhỏ cùng với 5 người khác trong rừng rậm, với những cơn mưa nhiệt đới trút nước hàng ngày. Trong một nhóm khác trong tỉnh nầy, một em bé 8 tuổi đang làm một nhà chòi bằng những cành cây cạnh một cánh rừng đã được khai hoang bên cạnh một tấm nylon mà em gia đình em đã đóng trại tại đây. Em nói rằng em thích ở đây vì không có những bộ đội, nhưng cha của em thú nhận rằng không biết họ có thể kéo dài cảnh sống như thế này bao lâu nữa.

Sự hiện diện của người Thượng tại Cam Bốt gây ra những tranh luận, Thủ tướng Hun Sen cho rằng họ không phải là người tỵ nạn, nhưng là di dân bất hợp pháp, và có thể là lực lượng phản nghịch muốn tạo dựng một vùng tự trị tại Tây nguyên. Ngược lại, quốc vương Sihanouk nói rằng ông ủng hộ mạnh mẽ những người xin quy chế tỵ nạn. Ông viết trong một thư ngỏ ủng hộ rằng: "Người Thượng đã bị tước đọat đất đai của ông cha để lại, những khu rừng của họ, nhà cửa cũng như những gia súc của họ."

Những gì đã xảy ra hôm Phục Sinh tại Tây nguyên ? Theo Hà Nội: đây là những băng đảng khủng bố có tổ chức trang bị gậy gộc, dao đá và cung tên cố gắng tập trung về tỉnh lỵ bằng nhiều ngả khác nhau để tấn công lực lượng an ninh. Khoảng một chục người đã bị thương vì những cục đá do chính họ ném nhau, trong đó có hai người đã chết. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đổ thừa rằng cuộc nổi dậy nầy được ông Kok Ksor tổ chức, người đang sống tại miền nam Carolina và điều hành tổ chức Montagnard Foundation, với phương thức công bố với dư luận về sự thống khổ của người Thượng. Mục đích của ông theo Hà Nội là muốn thành lập vùng tự trị. Họ còn nói rằng ông Kok Ksor đang tái thành lập lực lương F.U.L.R.O, một lực lượng du kích đã bị tan rã vào năm 1992. Ông Kok Ksor bị tố cáo là đã sách động những nông dân nghèo tham gia. Theo viên chỉ huy công an quận Ayun Pa tỉnh Gia Lai lên án: "Họ là những người lười lao động, không được giáo dục và nhẹ dạ nghe theo người khác."

Như để có chứng minh, nhà cầm quyền đã dùng những lời tự thú, những tấm băng vải căng lên trong ngày biểu tình và Kok Ksor đã tuyên bố trước lễ Phụ sinh là sẽ có biểu tình diễn ra. Nhiều người Thượng trong đó có cả mẹ và cậu của Kok Ksor tuyên bố trên báo đảng là không nhìn nhận Kok Ksor. Các cán bộ tỉnh Dak Lak đã trình chiếu đoạn phim đã được sửa chữa về những biến động, lúc đó những người biểu tình thắng thế hơn lực lượng công an và du kích địa phương. Nhưng không thể nào khẳng định bên nào đã châm ngòi cho cuộc xung đột trước và toàn bộ cuốn phim không được công bố. Thị trưởng thành phố Phạm Thế Dũng còn đi xa hơn nữa bằng cách so sánh những người biểu tình nầy với những thành phần nổi loạn tại Iraq. Ông ta nói: "Khủng bố không có nghĩa là họ phải dùng đến chất nổ, họ có thể sử dụng võ nghệ." Nhà cầm quyền cho biết có hàng loạt những người đã bị bắt tại Cao nguyên. Những người chịu nhận lỗi công khai thì được thả về, những ai không chịu làm như thế thì chờ bị xét xử. Những cuộc phỏng vấn với những người do cán bộ nhà nước sắp xếp đã nói đúng như những gì các viên chức cầm quyền địa phương tuyên bố. Nhưng khi phỏng vấn những người không có sự hiện diện của cán bộ nhà nước thì không ai chấp nhận những điều cán bộ đã đưa ra. Những biểu ngữ chụp hình được của những người biểu tình tại Gia Lai hiện đang ở tại Cam Bốt chỉ cho thấy những khẩu hiệu đòi tự do tôn giáo, lấy lại đất, đòi bộ đội phải rời khỏi làng, không đòi hỏi gì đến vấn để độc lập tự trị. Human Right và Amnesty International quả quyết là chính công an đã châm ngòi xung đột và xúi dục dân Việt Nam tấn công những người biểu tình, gây thương tích cho hàng trăm người. Một bác sĩ trực bệnh viện cuối tuần đó nói với phóng viên báo TIME rằng, nhìều người được đưa vào bệnh viện với vết thương trên đầu, trong khi có những người khác bị thương nhưng không vào bệnh viện vì sợ bị bắt. Một nhóm 17 nông dân và hai người khác được phỏng vấn riêng khai rằng một người biểu tình trong làng của họ đã chết vì bị bắn vào đầu, không phải bị một cục đá to ném vào đầu như lời Thị trưởng Dũng đã nói. Một người thuộc bộ tộc Jarai cho biết ông đã nhìn thấy xác chết của người thứ hai như sự công bố của nhà nước. Ông nói rằng hình như nạn nhân bị đánh chết. Một người khác vì công việc làm ăn phải đi qua nhiều làng cho rằng có thể có đến 10 người chết riêng tại Gia Lai không kể các nơi khác.

Tử lễ Phục Sinh đến nay, vấn đề an ninh đã được xiết chặt tại cao nguyên, thân nhân của những người đã trốn thoát đến Cam Bốt hay còn lẩn trốn thường xuyên bị công an thẩm vấn. Một số bị bắt phải thề tuân phục nhà nước. Những nông dân bị theo dõi khi đi làm ngoài đồng, những người đi mua sắm thì bị theo dõi xem có mua thực phẩm tiếp tế cho những người còn lẩn trốn hay không. Những công an chìm thì bám sát nhà cửa của những người có thân nhân đã sang Mỹ. Phía nhà cầm quyền thì nói rằng những cán bộ nhà nước sống chung nhà với dân để giúp đỡ họ trong những công việc đồng án. Một phụ nữ Jarai cho biết trong làng của bà đã có hơn 20 người bị bắt vì lý do tham gia biểu tình ngày lễ Phục Sinh. Hble Ksor, mẹ của ông Kok Ksor sống trong căn nhà sàn tồi tàn tại huyện Ayun Pa. Giọng nói chứa đựng những nhục nhằn, đau khổ, bà không muốn nói vì đứa con đã đi sang Mỹ từ năm 1974, người bị nhà cầm quyền đổ lỗi và lên án mọi mặt. Bà nói: "Tôi không còn nhớ rõ mặt Kok Ksor, tôi rất lo ngại cho sự an nguy của hai đúa con tôi đã mất tích từ hôm Phục Sinh. Ông có biết chúng nó đang ở đâu không ?"

Đối với Kok Ksor, người bị lên án là cầm đầu khủng bố, ông ta vẫn sống bình thản tại South Carolina, ông không tỏ vẻ gì là lo lắng, chính quyền Mỹ không lo ngại gì với ông. Phát ngôn viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết: "Tổ chức Thượng Foundation hay ông Kok Ksor đều không bị liệt vào danh sách tổ chức và cá nhân khủng bố." Kok Ksor, người từng chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ thời chiến tranh Việt Nam biết về những tố cáo của Việt Nam và biết rằng họ hàng đang từ bỏ ông. Ông nhìn nhận rằng có liên lạc về cao nguyên nhưng nói rằng những người tổ chức biểu tình cho ông biết rằng họ chỉ biểu tình bất bạo động. Ksor cũng có đề nghị họ gọi là "Buổi cầu nguyện" chứ không gọi là biểu tình phản đối. Ông Ksor cho biết thêm mục đích là để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế chứ không phải đòi tự trị. Tuy nhiên ông đã không đạt được mục đích, khi sau nầy đã tuyên bố là đã có 400 người bị sát hại tập thể vào dịp lễ Phục Sinh. Sự phỏng đoán quá phóng đại nầy theo ông cho biết là một chiến thuật buộc Hà Nội phải mở cửa vùng nầy cho quốc tế đến quan sát.

Sau cuộc biểu tình năm 2001, khoảng 1000 người Thượng đã được định cư tại North Carolina, đa số tại thành phố Greenboro (Lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ chiến đấu chung với lực lượng Thượng trong chiến cuộc Việt Nam đóng quân tại đây). Bằng một lối nhìn nào đó những người nầy có thể gọi là may mắn. Nhưng trong số 8 người sống tại chung cư Greenboro còn gia đình tại Cao nguyên và 5 người có thân nhân đang ở tù hoặc còn lẩn trốn trong rừng sâu, tất cả đều có mang hồ sơ ghi rõ chi tiết những người được coi là bị thương hay mất tích. H, người tỵ nạn 37 tuổi vừa bỏ điện thoại sau khi nói chuyện với bên nhà tại Tây nguyên thì đôi mắt đỏ hoe. Anh biết rằng mình được may mắn ở đây với việc làm trong xưởng và chung cư 2 phòng, nhưng những vật chất đó không làm cho anh quên được những thân nhân mà anh đã bỏ lại sau lưng. Anh kể: "Đôi khi trong giờ giải lao trong hãng, người quản lý hỏi anh có làm sao không ?, tôi trả lời ông ta rằng tôi đang nghĩ về gia đình tôi bên nhà, bạn bè tại Tây nguyên đang sống trong lo sợ hay đang bị giam cầm. Làm sao tôi có thể vui sống một mình ?"

Sự thật về một căn nhà tình nghĩa
Tuổi Trẻ - Thứ Tư, 21/07/2004, 21:50 (GMT+7)

Căn nhà của chị Túy ở xóm 6 được xã mượn quay phim - Ảnh: Sĩ Minh
TT - Sáng 13-7-2004 một người phụ nữ gầy nhỏ, dáng tiều tụy bế đứa con trai 14 tuổi bị tê liệt toàn thân do nhiễm chất độc màu da cam cùng người chồng thương binh đến kêu cứu tại phiên họp khai mạc HĐND tỉnh Nghệ An.

Cảnh sát bảo vệ phiên họp vận động nhưng họ kiên quyết không chịu rời bước.

Khi chúng tôi hỏi chuyện, hai vợ chồng nói: “Nếu các nhà báo về tận nhà tôi để thấy những hành động vô lương tâm của một số cán bộ xã thì vợ chồng tôi về ngay”.

Liền đó người chồng rút trong túi áo ngực một lá đơn kêu cứu ...

Cảnh đời nước mắt

Chúng tôi về xóm 6, xã Trung Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) tìm đến nhà anh chị. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một căn nhà tồi tàn.

Đó là nơi những viên ngói cong queo đã nhạt màu xếp thành hai mái gập ghềnh trên bốn bức tường nứt nẻ, xiêu vẹo cao chưa đầy 1,6m.

Trong xó nhà tối tăm và nóng bức ấy, tôi thấy chị Nguyễn Thị Mùi (vợ anh Vũ Ngọc Lý) đang xoay trở với đứa con trai 14 tuổi nhưng trông như đứa trẻ mới lên năm trên hai bàn tay gầy yếu vã mồ hôi.

Chị nói: “Cháu là Phúc, được sinh ra sau ba người chị đều bị dị dạng. Ai cũng nói do chất độc da cam mà cha cháu bị nhiễm từ hồi ở chiến trường Quảng Trị. Cả ba chị em học đi học lại mãi mà không lên nổi lớp 4. Sau bốn lần bị sẩy thai, cháu Phúc là đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi ...”. Nói đến đó mấy mẹ con chị bỗng sụt sùi rồi òa khóc.

Anh Lý vốn là người lính trận nhưng cũng đưa bàn tay chai sạn gạt những giọt nước mắt rồi giãi bày thêm: “Năm 1969 tôi thuộc trung đoàn 246 bổ sung khẩn cấp vào chiến trường Quảng Trị. Trong một trận chiến đấu khốc liệt trên cao điểm 554 tôi bị thương nặng ...”.

Năm 1973 về lại xã Trung Thành, anh Lý làm xã đội phó mãi đến năm 1983 thì nghỉ. Chị Mùi vợ anh là em ruột của ba thương binh chống Mỹ và là con gái duy nhất của một liệt sĩ chống Pháp.

Sau những năm tháng chịu đựng, âm thầm nuôi con và dạy học, cuối cùng chị cũng đành phải viết một lá đơn xin từ bỏ nghề giáo viên mẫu giáo vì “mỗi hôm đi dạy thấy con người ta khỏe mạnh, nô đùa hớn hở rồi lại nghĩ đến những đứa con của mình, không tài chi dạy nổi”.

Về nhà chị cày cấy 5 sào ruộng khoán. Anh Lý mang vết thương 4/4 trong người và cái chứng “đôi khi đang bưng bát cơm ăn mà bát cơm rơi lúc nào không biết” vào các nông trường phía Nam đi làm thuê.

Chị Mùi kể: “Chồng tôi đi làm tích cóp được đồng nào là mua cho thằng Phúc vài “xê xê” mật gấu để xoa vào chân, tay mới duỗi thẳng người cháu ra được sau khi cháu lên cơn co giật hoặc tự nhiên đang nằm rồi ngã sấp xuống đất”.

Gia đình anh Lý trong căn nhà của mình

Mượn nhà quay phim ...

Sau cơn bão lũ số 2 năm 2004, căn nhà của vợ chồng anh Lý bị ngập hơn nửa mét, càng thêm xiêu vẹo, sắp sụp đổ. Vì thế chính quyền xã Trung Thành đưa căn nhà này vào danh sách dỡ bỏ để làm nhà “đại đoàn kết”.

Đến đầu tháng 7-2004 căn nhà của anh chị vẫn còn y nguyên như vậy, nhưng bất ngờ Đài truyền hình huyện Yên Thành lại phát tin về kết quả chiến dịch làm nhà “đại đoàn kết” của xã Trung Thành, trong đó có hình ảnh căn nhà mới của vợ chồng anh Lý.

Anh Lý phẫn nộ nói: “Cán bộ chính quyền và mặt trận xã mời truyền hình huyện về mượn nhà chị Túy (không phải hộ chính sách cũng không phải hộ nghèo đói) mới làm ở xóm 7 để phóng viên quay phim rồi nói là nhà “đại đoàn kết” xã làm cho vợ chồng tôi ở xóm 6.

Chị Túy được xã vận động ... đóng vai làm vợ tôi để trả lời phỏng vấn phóng viên truyền hình với nội dung: “Ngôi nhà này được xây dựng nhờ sự giúp đỡ 2,5 triệu đồng của xã đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ...”.

Sau truyền hình là một tờ báo địa phương ở Nghệ An ra ngày 6-7-2004 cũng đưa tin: “Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, từ năm 2002 đến nay xã Trung Thành, huyện Yên Thành đã sửa chữa 12 ngôi nhà, làm mới bốn nhà khác, trong đó có nhà của thương binh Vũ Ngọc Lý ở xóm 6”.

Chúng tôi tìm gặp, hỏi chuyện chị Túy - người có ngôi nhà cho mượn để quay phim. Chị Túy cho biết: “Hôm đó ông Hoàn (Trần Thượng Hoàn - bí thư đảng ủy), ông Tư (Nguyễn Đình Tư - chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã), ông Luyện (Mai Đình Luyện - phó chủ tịch mặt trận) đến đây nói với tôi cho mượn ngôi nhà để quay phim làm mẫu xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh liệt sĩ trong xã. Ai ngờ họ lại đang tâm làm chuyện này. Sau đó chồng tôi từ trong Huế về nghe chuyện tôi trả lời phỏng vấn cũng bực tức lắm và bắt tôi phải đến xin lỗi vợ chồng anh Lý”.

Khi chúng tôi đến UBND xã Trung Thành để tìm hiểu chuyện “thật như bịa” này thì ông Hoàn, ông Tư, ông Luyện không có ở địa phương.

Ông Cao Đình Lợi - chủ tịch xã - thì một mực cam đoan: “Tui có biết chuyện ni mô. Răng lại mần bậy rứa ?”.

Tại Mặt trận Tổ quốc huyện Yên Thành, ông Nguyễn Đình Bảng xác nhận: “Đúng là gia đình ông Lý có tiêu chuẩn hỗ trợ 2,5 triệu đồng để làm nhà “đại đoàn kết” nhưng không hiểu tại sao mặt trận và ủy ban xã lại làm trái khoáy như vậy. Sau khi có dư luận, chúng tôi đã có thông báo buộc xã phải hoàn trả gia đình ông Lý số tiền nói trên”.

Chuyện buồn không chỉ ...

Bất ngờ tôi bị vây chặt tại nhà ông Lý bởi rất nhiều người dân trong xã Trung Thành kéo đến.

Một cụ già chống gậy lần bước đến nói như muốn trút một cơn giận: “Truyền hình, chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn” giữa thanh thiên bạch nhật, rõ mồn một mà lại đổi trắng thay đen đến vậy, ai chịu thấu ?! Nhưng ở xã nghèo này không chỉ có một chuyện tày trời như thế đâu”.

Theo lời cụ già, tôi tìm đến ngôi nhà của chị Bát, 34 tuổi, hộ nghèo ở xóm 7 thuộc diện được hỗ trợ 1,5 triệu đồng để xây nhà “đại đoàn kết”.

Nghe hỏi chuyện, chị Bát liền đưa cho tôi xem một tờ giấy ghi mấy dòng của cán bộ xã viết sẵn.

Chị nói: “Xã bảo tôi đọc cho thuộc cái này để truyền hình có hỏi thì ... đọc (xin trích nguyên văn): “Được sự quan tâm của xóm, xã, mặt trận xã và huyện, nay gia đình tôi đã làm được ba gian nhà nhờ số tiền hỗ trợ của cấp trên với số tiền là 1,5 triệu đồng và tiền của gia đình đầu tư. Đến nay nhà đã hoàn thành. Gia đình tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương và các cấp, các ngành”.

Chị Bát nói: “Không hiểu sao họ lại bắt tôi làm như vậy vì tôi có được một xu hỗ trợ hộ nghèo nào đâu”.

VŨ TOÀN

Quan liêu và tham nhũng, cản trở các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam
RFA - 2004-07-21 - Gia Minh

Quan liêu và tham nhũng là hai tệ nạn mà Hà Nội từng tuyên bố sẽ giải quyết dứt điểm khi lên tiếng kêu gọi đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết và thực tiễn thi hành thế nào? Giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ tại Việt nam, ông Adam R. Sitkoff được tờ Người Lao Động trích dẫn trong số ra hôm đầu tuần nói rằng 70% thành viên của AmCham "rất , rất" không bằng lòng về mức độ tham nhũng và quan liêu của Việt Nam.

Khảo sát của AmCham cho thấy khi làm ăn tại Việt Nam, hằng ngày các doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt với tệ nạn tham nhũng và quan liêu, diễn ra khắp các cấp các ngành trong nhiều cơ quan công quyền của Việt Nam.

Nhắc lại điều này thì không có gì mới; tuy nhiên điểm mới là chính miệng những nhà kinh doanh từ phương xa đến Việt Nam. Sau bao nhiều kỳ vọng thì thực tế khá phũ phàng. Còn đối với người Việt thì nạn quan liêu tham nhũng là "chuyện thường ngày ở huyện", và mức độ thì không giảm mà còn tăng thêm như trong phát biểu của một người thạo tin trong nước: "Riết rồi không ai còn tin mấy ổng nữa, nói chống tham nhũng mà ngày càng có nhiều thêm lên."

Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam được phép loan tải những vụ tham nhũng lâu nay ở các tổng công ty lớn của Việt Nam như PetroVietnam rồi Seaprodex. Theo tiết lộ của báo giới thì những vụ việc này kéo dài suốt một thời gian dài, nay mới được phanh phui.

Báo Tuổi Trẻ, trong số ra ngày một tháng bảy có bài với tựa "Đường Dây Tham Nhũng lớn trong ngành dầu khí" trích đăng ý kiến của một số nhân viên từng làm trong ngành. Tờ báo phải thay đổi họ tên của những người được trích dẫn với ý do an toàn mà những đương sự yêu cầu. Một người được hỏi nói : Đối với tôi chuyện tham nhũng trong ngành dầu khí không có gì bất ngờ cả bỏi nó có từ lâu rồi nhưng bị ém nhẹm.

Một cán bộ ở PetroVietnam thì tâm sự bản thân rất hoang mang do thông tin báo chí phản ánh hằng ngày nhưng dường như việc xử lý, điều tra của các cơ quan chức năng thì rất chậm. Còn một người khác thì nói là bấy lâu nay biết ông Dương Quốc Hà, phó tổng giám đốc VietsoPetro sống trong một căn nhà cấp 4 cũ nát, người này cứ nghĩ ông ấy trong sạch, nay mới biết ông đang sở hữu ba căn nhà sang trọng và sáu lô đất, mới thấy họ giả dối cỡ nào.

Niềm tin nơi người dân thì đã mất như thế; tuy nhiên đối với giới đầu tư nước ngoài cũng như các nước và tổ chức cấp viện thì Hà Nội cố chứng minh cho họ thấy là đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình.

Mới hôm ngày 9 tháng 7 vừa qua, Hà Nội ký kết tham gia kế họach chống tham nhũng do Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, ADB, và Tổ chức Hợp tác và Phát Triển Kinh tế OECD khởi xướng. Việc ký kết đó được người đại diện của ADB tại Việt Nam cho rằng là một cam kết thêm nữa của Hà Nội, sau khi tham gia công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng hồi tháng 12 năm ngoái. Ông Bradford Phillips, trưởng đại diện của ADB tại Việt Nam, nói về điều đó.

Theo nội dung của Kế họach hành động trong kế họach của ADB và OECD thì các quốc gia khi tham gia phải thực hiện ba trụ cột. Thứ nhất là phát triển các hệ thống dịch vụ công minh bạch và hiệu quả. Trong trụ cột này điều quan trọng nhất là tín liêm chính trong dịch vụ công. Theo ông Bradford thì biện pháp hàng đầu là phải cải cách chế độ tiền lương; chứ không thì khó mà đạt được sự liêm chính trong dịch vụ công. Mọi người Việt hầu như đều hiểu rõ phải lót tay thế nào khi đến các cơ quan công quyền; ngay cả khi họ vi phạm luật giao thông trên đường phố … Một người Việt nói về thói quen phải hối lộ đó của người Việt: "Ai cũng nghĩ đi đâu cũng phải hối lộ."

Trở lại với trụ cột thứ hai trong kế họach hành động là tăng cường họat động chống hối lộ và khuyến khích tính liêm chính trong kinh doanh. Nhiều người cho rằng làm ăn lương thiện tại Việt Nam hiện nay cũng khó khăn lắm; lý do được người thanh niên vừa rồi cho biết: "Họ thấy mình làm ăn được là những người có thế thần sẽ nhảy vào hất mình đi."

Trụ cột thứ ba trong kế họach hành động của ADB là ủng hộ vai trò tích cực của công chúng. Báo chí có vào cuộc nhưng nhiều người dân, như trong trường hợp ba ý kiến tham gia cùng Báo Tuổi trẻ mà chúng tôi vừa nêu thì đa số còn e ngại vì nhiều người đều chưa tin vào tính công minh của luật pháp:

Một thanh niên tại Hà Nội nói: "Ở Việt Nam mà, vấn đề khó lắm."

Riêng một tu sĩ, người từng phải ứng phó với nhiều tình huống cùng các cơ quan công quyền thì phát biểu: "Luật VN bao giờ cũng có khe hở, và được giải thích theo phía người thi hành luật."

Đối với những người nước ngoài khi gặp phải những tình huống hằng ngày về quan liêu tham nhũng, họ đã nói thẳng nếu không cải thiện thì khó có thể thu hút thêm đầu tư, và chính bản thân những người đã đến sẽ ra đi.

Để kết thúc phần trình bày này, xin phép được trích lại phát biểu của ông Adam Sikkoff, giám đốc điều hành phòng Thương Mại Mỹ tại Việt Nam : nếu vấn đề được coi là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư Mỹ (quan liêu, tham nhũng) không được giải quyết nhanh chóng thì dù có rất kỳ vọng và có nhiều chiến lược vào thị trường Việt Nam, có lẽ các nhà đầu tư Mỹ vẫn phải tìm cách quay vòng vốn của mình cho chảy sang các nước khác.

Thời Sự | Mục Lục | Xem tiếp | Trở lại | Trang Đầu

http://www.ykien.net