Mạng Ý Kiến - 5/5/2009.
Tôi có hơn 21 tuổi quân, 18 tuổi Đảng, hơn 10 năm làm việc tại Tổng cục II – Bộ quốc phòng, đã suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào nhiều cấp lãnh đạo, chỉ huy nhưng vẫn viết bài này vì hai lý do chính:
1/ Để thấy hết thực trạng Tổng cục II và căn nguyên của nó, cần cả một quá trình tìm hiểu khách quan, sâu rộng của nhiều cơ quan của quân đội, Đảng, Nhà nước song các cơ quan ấy không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không lấy dân làm gốc, không dựa vào đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là số đã và đang công tác ở Tổng cục II.
2/ Thực trạng Tổng cục II cho thấy quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên; là người đã nhiều lần tuyên thệ trước Quân kỳ, Đảng kỳ, Quốc kỳ thì phải ra sức góp phần giúp Quân đội, giúp Đảng, giúp Nhà nước chống lại hiểm họa “tự diễn biến” ấy chứ không được hèn nhát, buông xuôi.
“Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” . Mong sao ngoài các trang viết này, các ý kiến sẽ có thêm nhiều trang viết khác, nhiều ý kiến khác tới được với người có trách nhiệm và được sử dụng đứng đắn, có kết quả !
Thời gian gần đây, ngay trong Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng Tổng cục II đang ở vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng… Một số ý kiến khẳng định ở Tổng cục II, việc “lưu manh hóa”, “ngu hóa” Đội ngũ cán bộ khá triệt để, khiến Tổng cục II chẳng những không xứng là tai tỏ, mắt sáng của quân đội, của Đảng mà xét trên một số khía cạnh còn có vai trò như một khối u ác tính, trực tiếp đe dọa sự ổn định, đoàn kết, nhất trí trong quân đội, trong Đảng. Bằng trải nghiệm 10 năm ở vị trí công tác xác thực. Theo tôi thì Tổng cục II rơi vào tình trạng hiện nay là chủ yếu và trước hết là do trong 10-15 năm trở lại đây, những kẻ yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực đã cấu kết nhau, chui được vào, leo được lên nắm được hết vị trí chủ trì, chủ chốt của Tổng cục II và lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi ích riêng bất chính. Vì lợi ích riêng bất chính đó chúng sẵn sàng làm việc phi nghĩa, phi pháp, sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của dân tộc. Hiện chúng trở thành thù trong, còn nguy hiểm gấp mấy lần giặc ngoài. Với chúng, không thể phê bình mà phải quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ.
Từ cái “MẦM KẾT TINH”
Chỉ một kẻ xấu không thể làm tê liệt, lũng đoạn hầu hết tổ chức Đảng, hầu hết cơ quan chính quyền của một ngành lớn, có truyền thống lâu dài và khá vẻ vang. Một mạng lưới sâu rộng gồm nhiều kẻ xấu cấu kết chặt chẽ với nhau mới làm được việc ấy. Nhưng để có một mạng lưới như vậy thì lúc đầu phải có kẻ làm “MẦM KẾT TINH” . Ở Tổng cục II, kẻ đó là Nguyễn chí Vịnh. Nguyễn chí Vịnh có xuất thân rất tốt, có tư cách tốt nhưng khi đi học lại không phải là trò ngoan. Người Việt duy tình, có vuốt mặt cũng nể mũi vậy mà Nguyễn chí Vịnh – con một nhà lãnh đạo lừng danh của quân đội ta, Đảng ta – vẫn bị đuổi khỏi Trường đại học kỹ thuật quân sự vì vi phạm kỷ luật. Các vụ việc vi phạm kỷ luật của Nguyễn chí Vịnh có nhiều người biết rõ và còn được kể lại mãi song hình như chẳng có ảnh hưởng gì tới sự thăng tiến của Nguyễn chí Vịnh, khác hẳn trường hợp phó tổng cục trương Tổng cục du lịch Nguyễn quốc Kỳ.
Về chính trị cách mạng và nghiệp vụ tình báo cách mạng, Nguyễn chí Vịnh không giỏi song nhờ hoạt ngôn nên được nhiều người lầm tưởng là giỏi. Có rất nhiều cách để xác nhận điều này; cho Nguyễn chí Vịnh làm bài kiểm tra, đọc các nghị quyết, kế hoạch công tác, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn … mà Nguyễn chí Vịnh là tác giả, đồng tác giả, chủ biên, chủ nhiệm; đọc các bản ghi lại bài nói của Nguyễn chí Vịnh; đánh giá một cách khách quan, chặt chẽ kết quả và hiệu quả công tác của Tổng cục II trong những năm dưới quyền Nguyễn chí Vịnh… Nhiều năm qua, Nguyễn chí Vịnh duy trì được vị thế “chủ trò.” ở Tổng cục II vì có sự vượt trội về xuất thân, quan hệ, tư chất … và đặc biệt là vì rất giỏi khống chế cấp dưới, o bế, mua chuộc cấp trên, thâu tóm quyền lực.
Với cấp dưới, Nguyễn chí Vịnh khống chế bằng quyền lợi như cho chức quyền, bổng lộc, nhận người thân vào làm việc trong ngành kết hợp với đe dọa, truy bức (nếu cần)… Các phần sau sẽ trình bày rõ hơn, cụ thể hơn về điều này.
Với cấp trên (bao gồm cấp trên trực tiếp, cấp trên không trực tiếp và cơ quan chức năng của cấp trên), Nguyễn chí Vịnh thường dùng câc thủ đoạn bắc cầu từ quan hệ cũ sang quan hệ mới, thêm thắt, sử dụng tin tức, tài liệu để hù dọa những nguy cơ đối với nội bộ, nội địa và đối với bản thân cấp trên, dùng lợi ích (chủ yếu là lợi ích cá nhân, gia đình) để tiếp cận, mua chuộc, dùng tỳ vết để đe nẹt, khống chế … Ví dụ:
1- Tổng cục II chỉ là đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, Đảng ủy Tổng cục II chỉ là một đảng ủy trực thuộc Đảng ủy quân sự trung ương vậy mà đầu năm 2008, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II đã làm một việc chắc chưa hề có tiền lệ với các bộ, ngành,tỉnh, thành là sau Hội nghị trung ương, mời các ủy viên trung ương tới dự tiệc chiêu đãi;
2- Thời gian qua, Tổng cục II đã bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như Lê đức Anh, Lê văn Dũng, Phùng khắc Đăng, Nguyễn huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi văn Huấn, Nông đức Mạnh, Phạm hồng Lợi, Cao tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm văn Trà, Đỗ quang Trung …. Vào đào tạo ở Học viện khoa học quân sự, làm việc trong Tổng cục II (việc mà thời trước hầu như không có), biến Học viện khoa học thành tụ điểm xấu (năm 2004, một học viên là cháu ruột Bộ trưởng Bộ nội vụ Đỗ quang Trung đã tự tử vì vay nặng lãi của một học viên khác là con chính ủy Học viện kỹ thuật quân sự Hoàng khánh Hưng, không thể trả).
1/ Gần đây Nguyễn chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc tổng cục tưởng Tổng cục II nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục II trong khi Tổng cục II không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục II.
2/ Cuối tháng 10 – 2008, Nguyễn chí Vịnh lấy cớ ngày thành lập Tổng cục II để mời trung tướng, tư lệnh Quân khu II Đỗ bá Tỵ và các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy khác của Quân khu II tới dự tiệc tại trụ sở Tổng cục II; một số cán bộ Tổng cục II khẳng định việc làm này là để đón trước khả năng trung tướng Đỗ bá Tỵ lên làm Tổng tham mưu trưởng … Không phải ngẫu nhiên mà Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng những năm qua, Nguyễn chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa.” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của Quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi.” Được các vị Lê đức Anh, Nông đức Mạnh, Phạm văn Trà, Lê văn Dũng, Nguyễn huy Hiệu, Phạm văn Long … Một số người còn ở Tổng cục II, Nguyễn chí Vịnh đã một tay che lấp cả bầu trời, khiến người ta không còn nhìn thấy ánh sáng đạo đức, ánh sáng văn minh của Đảng, của Bác Hồ.
Nguyễn chí Vịnh đặc biệt thu tóm hết quyền lực về tay mình. Việc Nguyễn chí Vịnh cố giữ cả hai vị trí Tổng cục trưởng và Bí thư Đảng ủy tổng cục, khiến Tổng cục II trở thành đầu mối cuối cùng trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên gắn với chế độ một người chỉ huy theo quy định (tới tháng 9-2008 mới có chính ủy), việc 2006 Bộ tham mưu Tổng cục II được thành lập song tới nay tất cả các cơ quan tham mưu – chỉ đạo về nghiệp vụ tình báo ( gồm Cục 71 và các phòng 72,73 B,C,E) vẫn trực thuộc Nguyễn chí Vịnh, nằm ngoài Bộ tham mưu, việc Nguyễn chí Vịnh tự tiện sửa tên gọi “Ban chỉ đạo điệp báo tổng cục” (mà Nguyễn chí Vịnh là trưởng ban), việc Nguyễn chí Vịnh trực tiếp nắm tất cả các mặt hoạt động, công tác hoạt động quan trọng nhất của Tổng cục II mà không giao cho các cấp phó cho thấy rõ điều đó. Hệ quả mà lâu nay lãnh đạo tập thể ở Tổng cục II chỉ còn là hình thức, “ Ban chỉ đạo điệp báo tổng cục.” đã trở thành một nhóm siêu quyền lực, đứng trên Đảng ủy, Thường vụ đảng ủy tổng cục và trên thực tế, cả Tổng cục II lẫn các điệp báo của Tổng cục II đều không có tham mưu trưởng đúng như chức trách, nhiệm vụ của chức danh này.
Những mạng lưới của cái xấu đã hình thành và lây lan sâu rộng …
Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu. Ở Tổng cục II, từ cái “mầm kết tinh” là Nguyễn chí Vịnh, những mạng lưới của cái xấu đã hình thành và lây lan sâu rộng thành tầng tầng lớp lớp.
Lớp thứ nhất chủ yếu gồm những “chiến hữu”, “tiểu đệ” Thời đi học của Nguyễn chí Vịnh, nổi bật là: Phạm ngọc Hùng (thiếu tướng, ủy viên thường vụ đảng ủy, phó tổng cục trưởng), Nguyễn minh Tân (đại tá, phó tổng cục trưởng), Trần việt Thắng (đại tá, đảng ủy viên phó chính ủy Tổng cục), Phan anh Việt (đại tá, đảng ủy viên Tổng cục, cục trưởng cục 12), Nguyễn anh Dũng (đại tá, chủ nhiệm chính trị tổng cục), Trần quốc Minh (đại tá, chính ủy cục 16, có em ruột là em cột chèo của Nguyễn chí Vịnh), Vũ công Hoạch (đại tá, phó cục trưởng cục 16 có anh ruột là anh rể Nguyễn chí Vịnh), Đỗ anh Tuấn (đại tá, phó chánh văn phòng tổng cục) …
Lớp thứ hai gồm những kẻ Nguyễn chí Vịnh thu nạp khi bắt đầu có vị trí chủ trì, chủ chủ chốt trong Tổng cục II, nổi bật là: Trần nam Phi (trung tướng, nguyên phó bí thư Đảng ủy, phó Tổng cục trưởng về chính trị), Đặng trí Dũng (đại tá, phó giám đốc Học viên khoa học quân sự, em ruột vợ Nguyễn chí Vịnh), Phan sỹ Minh (đại tá, phó cục trưởng cục 16), Đặng văn Đồng (thượng tá, phó chỉ huy trương trung tâm 701), Nguyễn trọng Hải (đại tá, trưởng khoa Điệp báo chiến lược bất hợp pháp- Học viên khoa học quân sự), Nguyễn quang Hải (trung tá, phó cục trưởng cục 12, em họ vợ Nguyễn chí Vịnh), Nguyễn tiến Bắc (đại tá, trưởng phòng C), Phan hải Quân (thiếu tướng, viện trưởng Viện 70), Tô xuân Bang (đại tá, trưởng phòng B), Bùi xuân Khiển (đại tá, chỉ huy trưởng Trung tâm 701), Bùi xuân Khang (đại tá, cục trưởng Cục 71), Dương văn Tước (thượng tá, trưởng phòng Bảo vệ an ninh – Cục chính trị), Đỗ hồng Anh (đại tá, trưởng phòng Quân huấn – nhà trường thuộc Bộ tham mưu), Hà ngọc Quỳnh (đại tá, viện trưởng Viện 501), Phan văn Việt (đại tá, cục trưởng Cục 11), Nguyễn xuân Long (đại tá, phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục), Trần hồng Thanh (đại tá, cục trưởng Cục hậu cần), Đỗ đông Phú (đại tá, trưởng phòng Tài chính)…. Vì nhiều kẻ trong số trên vốn là thuộc cấp của Nguyễn chí Vịnh hồi ở Công ty TOSECO (một tổ chức bình phong kinh tế của Tổng cục II) nên nhiều người vẫn gọi Tổng cục II là “Tổng cục TOSECO.”.
Gặp môi trường thuận lợi, tế bào ung thư tự lây lan rất nhanh, khiến khối u ngày càng to và ác tính. Từ lớp thứ nhất, lớp thứ hai đã sản sinh ra nhiều lớp nữa, kết quả ở Tổng cục II tồn tại hàng loạt mạng lưới có quy mô, phạm vi, lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng khác nhau song đều theo chiều hướng xấu, chúng mặc sức phát tác, đã làm tê liệt, lũng đoạn hầu hết tổ chức Đảng, hầu hết cơ quan chính quyền trọng yếu của Tổng cục II. Bao trùm lên tất cả chúng vẫn là Nguyễn chí Vịnh.
Những kẻ trong lớp ấy, các mạng lưới ấy đặc biệt là những kẻ giữ vị trí trọng yếu có hai đặc điểm chung.
1- Thứ nhất về năng lực. Chúng vốn chỉ là học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, sỹ quan … bình thường, không thể hiện được sự nổi trội so với bạn bè, đồng nghiệp, không qua đào tạo chính quy, dài hạn, tập trung về chính trị cách mạng và nghiệp vụ tình báo cách mạng, không thật sự kinh qua hoạt động đấu tranh cách mạng, kể cả trên lĩnh vực tình báo song vào Tổng cục II, đầu quân dưới trướng Nguyễn chí Vịnh thì lập tức thăng tiến rất nhanh. Ví dụ: Phạm ngọc Hùng vốn là trợ lý dưới mức trung bình ở Viện công nghệ quân sự nhưng sang Tổng cục II thì từ thiếu tá lên trung tá, trung tá lên thượng tá, thượng tá lên đại tá, đại tá lên thiếu tướng đều chỉ mất 2 năm (trong khi niên hạn của mỗi cấp tá là 4 năm), chưa đầy 10 năm đã nhảy từ vị trí trợ lý lên phó tổng cục trưởng, ủy viên thường vụ Đảng ủy, thành viên “Ban chỉ đạo điệp báo.” Của Tổng cục.
2- Đặng trí Dũng vốn là học sinh chậm tiến, học kém, thi trượt đại học phải đi làm công nhân lao động xuất khẩu ở Đông Âu nhưng vào Tổng cục II đã liên tục được thăng quân hàm trước niên hạn, chưa dầy 10 năm đã từ vị trí trợ lý lên đến cục trưởng Cục 16, mới đây được bổ nhiệm phó giám đốc Học viện khoa học quân sự.
3 – Nguyễn minh Tân vốn là cán bộ kỹ thuật bình thường ở một nhà máy sửa chữa xe tăng – thiết giáp nhưng sang Tổng cục II đã thăng tiến nhanh, cuối năm 2007 được đề bạt từ trưởng phòng 73 lên phó tổng cục trưởng tuy không phải là đảng ủy viên của Tổng cục.
4 – Trần việt Thắng, Trần quốc Minh, Nguyễn tiến Bắc, Nguyễn quang Dũng, Nguyễn quang Hải, Vũ công Hoạch, Bùi xuân Khiển, Phan anh Việt, Dương văn Tước … cũng được thăng quân hàm trước niên hạn một vài lần.
Chắc chắn rằng trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam 50 năm trở lại đây chưa có ai lên cấp, lên chức nhanh như Nguyễn chí Vịnh, Phạm ngọc Hùng, Đặng trí Dũng, kể cả các anh hùng đánh đông dẹo bắc, lập nhiều chiến công lớn,các bộ trưởng, thứ trưởng, tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị … Vậy mà Nguyễn chí Vịnh, Phạm ngọc Hùng, Đặng trí Dũng, Nguyễn minh Tân, Trần việt Thắng, Trần quốc Minh, Nguyễn tiến Bắc, Nguyễn quang Dũng, Vũ công Hoạch, Bùi xuân Khiển, Nguyễn quang Hải, Nguyễn trọng Hải, Đặng văn Đồng … là những Phù Đổng Thiên Vương trong tình báo, những thiên tài tình báo bẩm sinh hay tình báo là lĩnh vực quá dễ dàng, không cần học tập, rèn luyện nhiều, không cần năng khiếu vẫn có thể làm tốt ?
Có nhiều kẻ từng bộc lộ lưu manh về kinh tế, chính trị, sinh hoạt, từng không hoàn thành nhiệm vụ thể hiện sự yếu kém về năng lực hoặc vi phạm tiêu chuẩn của đảng viên, cấp ủy viên song vẫn được bao che, trọng dụng. Ví dụ :
1 – Nguyễn trung Hòa từng bị kết án hình sự song vẫn được thu nhận vào Tổng cục II, Năm 2003 được bổ nhiệm phó trưởng phòng A khi mới là đại úy, chưa qua đào tạo đầy đủ về điệp báo (trong khi phòng A là phòng tham mưu điệp báo trọng yếu nhất của tổng cục, trực thuộc tổng cục trưởng và tổng cục còn rất nhiều cán bộ cấp thượng tá, đại tá chỉ là trợ lý)
2 – Nguyễn trọng Hải năm 2001 là phó trưởng phòng ở Cục 16, nghe tin ở Trường đại học ngoại thương Hà Nội xuất hiện tờ rơi liền ngông nghênh đi xe biển xanh vào trường, lấy tư cách cán bộ tình báo để dậm dọa hiệu trưởng Nguyễn thị Doan, gây xôn xao dư luận, lại có một cơ sở mật làm tình báo nội bộ bị lực lượng an ninh của ta bắt giữ song năm 2002 vẫn được được đề bạt trưởng phòng, năm 2003 lên phó cục trưởng, năm 2008 chuyển sang làm trưởng khoa điệp báo chiến lược bất hợp pháp – Học viện khoa học quân sự tuy trình độ mới chỉ là cử nhân điệp báo;
3 – Phan sĩ Minh là phó cục trưởng Cục 11, kiêm trưởng phòng 10 (đảm trách địa bàn Tây Nguyên) của Cục 11, không hoàn thành nhiệm vụ, để cấp trên hai lần bất ngờ trước các vụ động loạn quy mô lớn ở Tây Nguyên, bị kỷ luật song lại được điều ra Hà Nội làm phó chỉ huy trưởng Trung tâm 701 (tương đương phó phó cục trưởng), sau đó vào lại Cục 11 làm phó cục trưởng, mới đây quay ra Hà Nội làm phó cục trưởng Cục 16;
4 – Trần quốc Minh năm 2005 có vợ làm ở một doanh nghiệp Nhà nước phạm tội tham ô, đã bị công an ta bắt giữ song vẫn được đưa vào danh sách bầu cử Đảng ủy cục 16, sau đó trúng cử và trở thành ủy viên thường vụ, cuối năm 2008 được bổ nhiệm chính ủy …
Thứ hai là về phẩm chất. Chúng đã và đang bộc lộ rõ ràng, nhiều khi rất công nhiên, trắng trợn, tác phong tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, sự hám danh, hám lợi đến mức bệnh hoạn, lối sống hưởng lạc, xa hoa, lãng phí ghê gớm, không hề mang bản chất của giai cấp công nhân, hoàn toàn trái ngược các tiêu chuẩn của đạo đức cách mạng, không xứng đáng là người lao động, người công dân lương thiện chứ chưa nói gì đến người đảng viên cộng sản, người quân nhân cách mạng. Đặc điểm này có thể nhận ra ngay trong đời thường, bằng con mắt bình thường : chúng xây dựng công sở, mua sắm trang thiết bị làm việc, sinh hoạt, đi lại cho riêng chúng tiện nghi hơn, hiện đại hơn các cán bộ cấp tương đương và cả cấp cao hơn trong quân đội, chúng bôi nước hoa thơm phức, mặc thường phục sang trọng, dùng điện thoại di động, đeo đồng hồ, giây chuyền … rất đắt tiền, hút thuốc lá, uống rượu hảo hạng; chúng ở trong những ngôi nhà riêng trị giá nhiều chục tỷ đồng; gia đình chúng có mức sống cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần những người mà chúng vẫn gọi là đồng chí, đồng đội, đồng bào …
Chúng đều xuất thân từ gia đình sỹ quan, công chức, công nhân, nông dân, vậy những của cải ấy, chúng lấy ở đâu ra ? Chắc chắn rằng chúng chỉ có thể lấy từ công quỹ, tức là lấy tiền của dân của nước.
Tại sao Công ty TOSECO, Phòng 9 – Cục 12, Cục 15 … – những cơ quan, đơn vị từng là “cái nôi.” Đào tạo ra nhiều cán bộ chủ trì, chủ chốt, từng được biết đến như những điển hình tiên tiến xuất nhắc nhất của Tổng cục II đặc biệt là đơn vị có nhiều tiền ngân sách – lại sớm bị giải thể trong khi nhiều cơ quan, đơn vị khác vốn bị coi là èo uột, là yếu kém vẫn giữ được phiên hiệu ? Không còn nghi ngờ gì nữa, sau khi xây dựng, sử dụng các cơ quan, đơn vị này như là công cụ để bòn rút công quỹ, để ngụy tạo công lao, thành tích cho mình, chúng đã tìm cách xóa bỏ để thủ tiêu tang chứng. Nhiều người cho rằng tới đây Trung tâm 701 và Đoàn K3 cũng sẽ bị giải thể như vậy.
Tại sao Trần việt Thắng, Trần quốc Minh, Nguyễn quang Dũng … từng bỏ những vị trí công tác hoàn toàn phù hợp theo ngành nghề được đào tạo và là “mơ ước.” đối với hầu hết ạn bè cùng học để ra ngoài quân đội rồi sau đó lại nhảy vào quân đội nhưng là làm một chỗ khác, đó là Tổng cục II ? Tại sao ở tuổi 30 – 40, có công ăn việc làm ổn định ở bên ngoài mà Vũ công Hoạch, Nguyễn tiến Bắc … vẫn nhảy vào Tổng cục II ? Bởi vì với chúng, quân đội nói chung, Tổng cục II nói riêng chỉ là mảnh đất màu mỡ để thâm canh, thu hoạch những lợi ích riêng bất chính.
Hiện ở Tổng cục II, đặc biệt là ở Cục 16 có dư luận vừa qua vì chơi chứng khoán mà Đặng trí Dũng mất khoảng 100 tỷ đồng, Trần quốc Minh mất hơn 200 tỷ đồng và một phần lớn số tiền đó là tiền ngân sách, Dư luận này là không phải là không có cơ sở, cần được khẩn trương làm rõ.
Chúng là lãnh đạo, chỉ huy cấp cao của tình báo song lại phô trương hình thức, hám danh, hám lợi đến bệnh hoạn, bất chấp lẽ phải và dư luận, bất chấp nguyên tắc bí mật của tình báo. Ví dụ:
1/ Sau khi Chính phủ ra nghị định 162/2005 “Quy định thi hành pháp lệnh tình báo đối với lực lượng tình báo Việt Nam.” Trong đó nội dung cho những người làm tình báo chiến lược ở Tổng cục II – Bộ quốc phòng và Tổng cục V – Bộ công an hưởng phụ cấp đặc biệt từ 15 đến 20% lương chính, Tổng cục V đã mau chóng triển khai thực hiện theo hướng cấp chức càng thấp, mức phụ cấp càng cao, Tổng cục II thì bàn đi tính lại mãi mới triển khai theo hướng ngược lại.
2/ Trước đây, kỷ niệm chương của Tổng cục II chỉ có một loại, dành tặng người công tác trong ngành trên 10 năm, hoàn thành tốt nhiệm vụ song năm 2007, Tổng cục II lại đưa ra kỷ niệm chương mới gồm 2 loại – loại màu vàng để tặng chỉ huy Tổng cục, chỉ huy các đầu mối trực thuộc Tổng cục, cán bộ là tiến sỹ, thạc sỹ tình báo và chính trị, loại màu trắng để tặng chỉ huy các đầu mối dưới một cấp và các cử nhân tình báo; sau đó, do trong Tổng cục có nhiều dư luận phản đối, Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã đổi tên gọi “kỷ niệm chương.” Thành “phù hiệu.”, thay đổi chút tiêu chuẩn cấp phát và kết quả hiện nay có rất nhiều người mặc quân phục, đeo “ phù hiệu” có chữ “TBQP – GDDI ” (viết tắt chữ “tình báo quốc phòng.” Bằng tiếng Việt và tiếng Anh) tham gia giao thông, xuất hiện ở những nơi công cộng.
3/ Chúng đã vận động được Bộ giáo dục – đào tạo mà cụ thể là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nguyễn thiện Nhân chấp nhận đặc cách cho Tổng cục II trong việc xét phong học hàm, học vị, chúng đang ráo riết tổ chức xây dựng hồ sơ đề nghị xét phong (trong đó có nhiều yếu tố chắc chắn là giả mạo) và rất có thể tới đây sẽ có hàng loạt lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II và lãnh đạo, chỉ huy các đầu mối trực thuộc Tổng cục II được đặc cách phong học hàm, học vị, mặc dù từ trước tới nay không hê làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, không đáp ứng được tiêu chuẩn chung nhất của học hàm, học vị (ví dụ về trình độ ngoại ngữ, về số lượng công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã làm chủ nhiệm hoặc thành viên), học hàm, học vị đó thì hoàn toàn mang tính hình thức, không hề cần thiết cho công việc.
4/ Đầu năm 2008, chúng kéo một đoàn ra Trường Sa “làm việc.” và cắt của cán bộ, công nhân viên trong Tổng cục một ngày lương, nói là để ủng hộ Trường Sa; “làm việc.” về, các thành viên trong đoàn đều được khen thưởng đột xuất.
5/ Trên mặt tiền trụ sở Tổng cục II ở đường Phạm Hùng – huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội, Chúng gắn hàng chữ “Tổng cục tình báo.” Rất to, khiến nhiều người đi đường trông thấy phải tò mò, chỉ trỏ (trong khi bề ngoài Tổng cục II – Bộ công an ở đường Nguyễn văn Huyên – quận Cầu Giấy không hề có dấu hiệu nào cho thấy đó là cơ quan tình báo).
Trong mươi năm trở lại đây, Nguyễn chí Vịnh và phe lũ hô hào “giảm bộc lộ, tăng thực lực.”, thậm chí còn khẳng định bằng nghị quyết Đại hội đảng bộ tổng cục và nhiều văn bản quan trọng khác rằng đây là phương châm đầu tiên trong bốn phương châm của Tổng cục II, song trên thực tế sự phô trương, hình thức, hám danh, hám lợi của chúng khiến Tổng cụcII bộc lộ hơn bao giờ hết về tất cả các mặt. Sự bộc lộ ấy là một trong những nguyên nhân chính khiến thời gian qua đã có tới hàng trăm tổ chức và cá nhân giả danh, giả dạng là thuộc Tổng cục II để thực hiện các hành vi lừa đảo (trong khi với Tổng cục V – Bộ công an, tình trạng này rất hiếm gặp).
Nếu những năm qua Đảng ủy quân sự trung ương và bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo Tổng cục II nghiêm túc, chặt chẽ, trước hết là hai vấn đề chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả sử dụng lực lượng, phương tiện, tài chính thì chắc chắn những mạng lưới của cái xấu ở Tổng cục II không thể hình thành và lây lan sâu rộng đến như vậy.
Những cán bộ tốt mau chóng bị vô hiệu hóa, bị triệt tiêu, thậm chí bị nhuộm đen…
Tổng cục II vốn có không ít người tốt, được cán bộ, đảng viên, quần chúng tín nhiệm song họ đã bị Nguyễn chí Vịnh và phe lũ vô hiệu hóa, triệt tiêu, thậm chí “nhuộm đen.” Một cách mau chóng bằng nhiều thủ đoạn thâm độc. Ở đây chỉ nêu ra một vài thủ đoạn chính của chúng.
Một là tách khỏi công việc, tách khỏi các mối quan hệ, đẩy vào vị trí không phù hợp sở trường, đẩy về hưu, dùng lợi ích của cá nhân, gia đình để mua chuộc, khống chế, dùng khuyết điểm đã mắc phải để đe nẹt. Ví dụ :
1 – Với đại tá Đào văn Phê (nguyên trưởng phòng cán bộ) năm 1999 chúng đưa đi làm phó cục trưởng về chính trị của Cục 25, năm 2000 đẩy về là phó chỉ huy trưởng Trung tâm nghiên cứu khoa học tình báo thuộc học viện khoa học quân sự, tới năm 2004, khi trung tâm này nâng thành Viện 501 trực thuộc Tổng cục thì chúng đẩy xuống làm trợ lý nghiên cứu;
2 – Với đại tá Nguyễn ngọc Liên (nguyên trưởng phòng cán bộ); năm 2000 chúng đưa đi làm phó cục trưởng về chính trị ở Cục 16, năm 2003 rút lên làm phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục, vài tháng sau lại đẩy ra làm cán bộ biệt phái ở Ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương.
3 – Với đại tá Trần đình Lý (nguyên phó Viện trưởng Viện 70); năm 2000 chúng đẩy ra làm cán bộ biệt phái ở Cơ quan A47 trung ương, Nưm 2007,vì cơ quan này giải thể nên chúng phải rút về Viện 70 xếp làm trưởng phòng.
4 – Với thiếu tướng Đào quang Cát (nguyên phó bí thư Đang ủy, phó tổng cục trưởng về chính trị), thiếu tướng Trần tiến Cung (nguyên phó tổng cục trưởng), trung tướng Lê hải Anh (nguyên phó tổng cục trưởng) và một số cán bộ chủ trì, chủ chốt đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu khác; chúng dùng các thủ đoạn như tung tin xấu hoặc lật lại sai phạm về đất đai để hạ uy tín, bịt miệng…
Với những người giữ vị trí chủ trì, chủ chốt trong Tổng cục II nhưng không cùng phe cánh với chúng, chúng cũng áp dụng thủ đoạn tương tự.
Ví dụ :
1- Với thiếu tướng Nguyễn hồng Thanh (nguyên phó bí thư Đảng ủy, phó tổng cục trưởng về chính trị) chúng đẩy ra khỏi Ban thường vụ đảng ủy ngay giữa nhiệm kỳ, để làm phó tổng cục trưởng “ngồi chơi xơi nước.” rồi nghỉ hưu;
2 – Với thiếu tướng Lê hoài Thanh (nguyên đảng ủy viên, phó tổng cục trưởng) chúng ép về nghỉ trước tuổi,
3 – Với thiếu tướng Nguyễn phú Lợi (nay là trung tướng, nguyên giám đốc Học viện quân sự); chúng đẩy ra làm phó giám đốc Học viện quốc phòng
4 – Với thiếu tướng Phạm thanh Lân (nay là trung tướng, nguyên bí thư Đảng ủy, cục trưởng Cục 25); chúng đẩy ra làm cục trưởng Cục đối ngoại – Bộ quốc phòng.
5 – Với đại tá Vũ quang Miện (nguyên bí thư Đảng ủy, cục trưởng Cục 11), chúng điều đi làm cục trưởng Cục 71, làm tham mưu trưởng Tổng cục rồi ép về nghỉ hưu trước tuổi;
6 – Với đại tá Đặng thành Tiên (nguyên đảng ủy viên Tổng cục, bí thư Đảng ủy,cục trưởng cục 16); chúng điều đi làm giám đốc Học viện khoa học quân sự.
7 – Với đại tá Trần đình Chiến (nguyên ủy viên thường vụ Đảng ủy, phó cục trưởng Cục 16), chúng điều đi làm viện trưởng Viện 26thuộc Cục 25 rồi đẩy xuống làm trợ lý;
8 – Với đại tá Nguyễn văn Dương (nguyên phó bí thư Đảng ủy, phó cục trưởng về chính trị Cục 16); chúng điều đi làm chủ nhiệm chính trị rồi làm trưởng khoa ở Học viện khoa học quân sự.
9 – Với đại tá Đinh văn Tiếp (nguyên phó giám đốc Học viện khoa học quân sự), chúng đẩy xuống làm hiệu trưởng Trường phổ thông bán công Trần quốc Tuấn rồi đẩy tiếp xuống làm trợ lý;
10 – Với đại tá Chu ngọc Nho (nguyên đảng ủy viên,phó giám đốc Học viện khoa học quân sự) chúng đẩy đi làm tùy viên quân sự ở Trung quốc…
Chúng áp dụng được thủ đoạn trên vì tình báo có những tính chất chuyên biệt (ví dụ: đòi hỏi cao về sự bí mật, cự ly, đơn tuyến; công việc rất chuyên sâu; điệp viên, tình báo viên cũng có thể phong hàm thiếu tướng), vì đa số cán bộ trung cấp, cao cấp của Tổng cục II, có người thân, thậm chí có nhiều người thân làm việc trong tổng cục vì nhiều vị lãng đạo cấp cao của quân đội, Đảng,Nhà nước đã bị chúng tiếp cận, lừa mị, tranh thủ, lợi dụng, bản thân chúng thì nắm trong tay rất nhiều “bổng lộc.” để đem ra ban phát, mặc cả (đất đai, nhà cửa, công ăn việc làm cho người thân của cán bộ, cấp bậc chức vụ, vị trí công tác ở nước ngoài, khả năng kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ cho cán bộ) …
Hai là mượn danh cấp trên để hù dọa. Chúng xuyên tạc văn bản, phát ngôn của cấp trên để khiến mọi người hiểu rằng Tổng cục II được làm tình báo nội bộ, nội địa, được cấp trên tin tưởng tuyệt đối, bản thân chúng thì rất được cấp trên tin cậy, trọng dụng, coi là chỗ dựa. Những nội dung bất lợi cho chúng trong các văn bản, phát ngôn của cấp trên thì chúng lờ đi, không phổ biến, quán triệt. Chúng mời bằng được tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ quốc phòng … tới thăm Tổng cục II, và sau mỗi chuyến thăm ấy,chúng lại tuyên truyền rầm rộ, trên diện rộng về sự “tin tưởng.”, “ưu ái.”, “đánh giá cao” mà lãnh cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước (đặc biệt là hai vị Nông đức Mạnh, Phạm văn Trà) tới thăm ngành, tới làm việc với lãnh đạo, chỉ huy của ngành tăng một cách bất thường. Những năm gần đây, ở Tổng cục II có một nghịch lý là cứ mỗi lần lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước tới thăm và làm việc với Tổng cục thì nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng lại càng thêm buồn bã, chán nản.
Gần đây, có bốn sự việc khiến nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng ở Tổng cục II:
1/ Năm 2006, Đại hội đại biểu đảng bộ quân đội đã ra nghị quyết trong đó có chỉ rõ cả yếu kém, khuyết điểm đầu tiên lẫn bài học kinh nghiệm đầu tiên của Đảng bộ quân đội nhiệm kỳ 2001-2006 là công tác nắm và đánh giá tình hình;
2/ Cuối tháng 4-2008, chủ tịch nước Nguyễn minh Triết và thủ tướng Chính phủ Nguyễn tấn Dũng không tới dự lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Tổng cục II;
3/ Cuối tháng 5-2008, chủ tịch nước Nguyễn minh Triết và bộ trưởng quốc phòng Phùng quang Thanh tới làm việc trong diện hẹp với lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II nhưng trước, trong và sau chuyến thăm, Nguyễn chí Vịnh và phe lũ không hề có hoạt động tuyên truyền, cổ động nào (điều này trái hẳn với thông lệ);
4/ Tháng 9-2008, hàng chục cán bộ quân đội có chức vụ thấp hơn hoặc tương đương được thăng quân hàm thiếu tướng, trung tướng, cục trưởng Cục 25-Tổng cục II Đỗ văn Nghị cũng được thăng quân hàm thiếu tướng vậy mà ở Tổng cục II, phó chính ủy Trần việt Thắng, phó tổng cục trưởng Nguyễn minh Tân đều không được thăng quân hàm thiếu tướng, phó tổng cục trưởng Lưu đức Huy thì chỉ được bổ nhiệm chính ủy Tổng cục mà không được thăng quân hàm trung tướng. Người ta tự hỏi phải chăng lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước đã phần nào nhận ra bản chất, thủ đoạn xấu xa của Nguyễn chí Vịnh và phe lũ, phần nào thấy được tình trạng yếu kém, khủng hoảng của Tổng cục II. Sau đó người ta lại băn khoăn là nếu đúng như thế thì sao lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước không khẩn trương làm rõ bản chất thủ đoạn xấu xa ấy và có biện pháp xử lý phù hợp.
Ba là “ngu hóa”. Ngu hóa cán bộ một cách có hệ thống.
Tình báo là một trong những hoạt động mang tính xã hội xuất hiện sớm nhất, hiện nay đã đạt tới trình độ rất cao. Tài liệu nghiên cứu, tham khảo về tổ chức và hoạt động tình báo Việt Nam (đặc biệt tình báo cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản) và tình báo các nước rất phong phú, thậm chí còn có thể nói rằng không có nghề nào mà việc làm nghề được sách báo, phim ảnh mô tả nhiều như nghề tình báo song Nguyễn chí Vịnh và phe lũ không nghiêm túc nghiên cứu để kế thừa, phát huy, phát triển, vận dụng mà tự “sáng tạo.” ra thêm một số phương châm, phương thức, hình thức tổ chức sử dụng lực lượng, cách làm … không phù hợp, thậm chí còn cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tình báo và bắt mọi người phải thừa nhận, phải chạy theo để rồi bị mắc kẹt giữa một mớ bòng bong cả về lý luận lẫn về thực tiễn. Ví dụ: Chức năng “tham mưu chiến lược” của tình báo, phương châm “dựa vào dân mà tìm địch”, quan niệm “địa bàn trong nước là chủ yếu”, “địa bàn trong nước là quan trọng, sống còn”, các khái niệm “tình báo hành động”, “cán bộ mật”, “cán bộ hoạt động”, “tổ trưởng điệp báo địa bàn”, “cứ điểm” và “cứ điểm trưởng” của điệp báo chiến lược bất hợp pháp, “quan hệ liên minh đặc biệt” của điệp báo chiến lược bất hợp pháp hướng X …
Chúng bố trí những người chưa thật sự kinh qua thực tế tổ chức và hoạt động hoặc vốn không làm được việc, vi phạm khuyết điểm ở đơn vị làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tình báo, đặc biệt trên lĩnh vực điệp báo chiến lược bất hợp pháp. Chúng tổ chức hoạt động tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận rất rầm rộ, tốn kém, huy động sự tham gia của hàng ngàn người song về cơ bản là mang tính hình thức. Vì vậy, sản phẩm của quá trình nghiên cứu, giảng dạy tình báo ngày càng suy giảm chất lượng. Hồ chí Minh đã dạy từ tháng 8-1949: “tình báo là một khoa học.” song đến nay, chỉ cần xem qua tên gọi, mục lục các luận án tiến sĩ, thạc sĩ tình báo, các giáo trình đào tạo cử nhân tình báo, các công trình, đề tài tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học của Tổng cục II cũng có thể thấy trình độ tri thức khoa học của Tổng cục II chẳng những ở trình độ rất thấp mà còn sai lầm, chệch hướng rất nghiêm trọng.
Có lẽ vì thế mà thời gian vừa qua lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II quy chụp chuyên đề “Xác định rõ đối tượng tình báo, nhận thức đầy đủ bản chất chủ yếu của đối tượng tình báo, tập trung nhằm vào các đối tượng tình báo chủ yếu, các mục tiêu tình báo quan trọng”, (phục vụ đề tài “Tổng kết điệp báo chiến lược bất hợp pháp của tình báo quốc phòng Việt Nam” Của Tổng cục II do chính Nguyễn chí Vịnh làm chủ Nhiệm) là chệch hướng, sai trái, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, chống Đảng, chống quân đội, chống Tổng cục II song lại giấu biệt chuyên đề này đi, không đưa toàn văn ra để các hội đồng khoa học, các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, tổ chức quần chúng … nghiên cứu, làm rõ phải trái, đúng sai.
Việc Nguyễn chí Vịnh và phe lũ tác oai, tác quái hàng chục năm qua mà không hề bị vạch mặt, chỉ tên, đấu tranh, ngăn chặn một cách thật sự từ nội bộ Tổng cục II cho phép khẳng định tất cả cán bộ, công nhân viên của Tổng cục II hiện nay không đủ năng lực và phẩm chất, thậm chí còn cho phép khẳng định cán bộ của Tổng cục II càng có cấp chức cao thì càng không đáng tin cậy, trước hết là về chính trị. Nếu có đủ năng lực, họ đã phát hiện ra bản chất và thủ đoạn xấu xa của Nguyễn chí Vịnh và phe lũ. Nếu có đủ cả phẩm chất, họ sẽ đứng ra đấu tranh, ngăn chặn chúng ngay ở nội bộ, sẽ tố cáo chúng với cấp trên mà không nề hà nguy hiểm. Đáng buồn là động cơ cá nhân đã làm mờ đi, thậm chí làm thui chột tính chiến đấu, tính nguyên tắc của người cộng sản, đã khiến mấy ngàn cán bộ, công nhân viên của Tổng cục II co lại để tư lợi. Một vài người có đơn thư gửi cấp trên thì nội dung cũng chỉ xuất phát từ, chỉ liên quan đến quyền loqị cá nhân, những sự vụ vụn vặt nên không thu hút được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong tổng cục, không thuyết phục, giúp đỡ được cấp trên.
CUỒNG VỌNG NGUY HIỂM VÀ HỆ LỤY NGHIÊM TRỌNG
Từ bấy dến nay, đặc biệt là trước các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, trong Tổng cục II thường rộ lên dư luận về sự “phát triển” của Nguyễn chí Vịnh, nào là tạm đi Quân khu 4, Quân khu 7 làm tư lệnh, phó tư lệnh về chính trị, nào là sang Tổng cục chính trị làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, nào là lên bộ làm thứ trưởng, nào là ra Bộ công an làm bộ trưởng, thứ trưởng, nào là vào trung ương, vào Bộ chính trị, là nguồn tổng bí thư… Nguyễn chí Vịnh và phe lũ mong ngóng điều đó vì như vậy, tất cả chúng càng có cơ “phát triển”. Rất may là tớ nay điều đó chưa xảy ra!
Ở Tổng cục II, một số người ít hiểu biết về thuật phong thủy cho rằng việc tại trụ sở mới của Tổng cục ở đường Phạm Hùng – huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội, án ngữ ngay cổng chính là một trụ đá chống trời còn tượng đài Hồ chí Minh với chiến sĩ tình báo thì bị đẩy sang trái, ở trước nhà nghỉ, ở bên hông nhà ăn cho thấy một cách đầy đủ, rõ ràng cuồng vọng của Nguyễn chí Vịnh và phe lũ. Nếu để ý rằng ở các công sở như Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ chí Minh, Học viện chính trị và hành chính quốc gia Hồ chí Minh, Học viện quốc phòng, Học viện hậu cần, tượng đài Bác đều được đặt ngay trước mặt tòa nhà chính, tại vị trí trang trọng nhất, thoáng đãng nhất thì sẽ thấy ý kiến trên không phả là không có cơ sở.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã lèo lái hầu hết lực lượng, phương tiện của Tổng cục II làm sai chức năng, nhiệm vụ tập trung vào làm tình báo nội bộ, nội địa, thực chất là làm an ninh, phản gián.
Muốn lập “công” lớn, muốn lưu danh sử sách nhưng biết mình không đủ sức nhằm vào các mục tiêu tình báo quan trọng của các đố tượng tình báo chủ yếu như Mỹ, Trung quốc, Thái Lan, chúng lại quay ra nhằm cắn vào các thành tố trong hệ thống chính trị ở nước ta, trực tiếp gây nên tình trạng nghi lỵ, chia rẽ, rối ren. Chúng đã hù dọa cấp trên là “các phần tử cơ hội, hữu khuynh rất đa dạng: trẻ – già, đương chức, nghỉ hưu, sơ, trung-cấp cao, lộ mặt-giấu mặt … Chúng có hầu hết khắp các địa bàn, các cấp, các ngành, các giới… Mối quan hệ giữa chúng rất chằng chịt, tinh vi, khó nhận biết. Có dấu hiệu nhiều kẻ còn chìm rất sâu, không ít kẻ hiện đang nắm cương vị rất cao trong hệ thống chính trị, có kẻ bị tình báo nước ngoài (chủ yếu là CIA) câu móc mua chuộc, khống chế. Tìm ra đủ yếu tố để vạch mặt, chỉ tên từng đối tượng là nhiệm vụ cực kỳ cấp thiết nhưng cũng rất khó khăn của tình báo”, đã thu nhập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên như Nguyễn văn An, Nguyễn mạnh Cầm, Lê văn Châu, Võ văn Cường, Phan Diễn, Phạm thế Duyệt, Lê văn Dỹ, Huỳnh Đảm, Trần đinh Đằng, Trần bạch Đằng, Nguyễn khoa Điềm, Lê tự Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ hoàng Hà, Lê thanh Hải, Hoàng trung Hải, Trần Hòa, Vũ quốc Hùng, Võ đức Huy, Trần quốc Hương, Nguyễn văn Hưởng, Phan văn Khải, Phạm gia Khiêm, Vũ Khoan, Võ văn Kiệt, Phan như Lâm, Nguyễn đình Lộc, Hồ xuân Mãn, Vũ Mão, Chu huy Mân, Nguyễn ánh Minh, Mai văn Năm, Nguyễn thị kim Ngân, Hồ Nghinh, Trần minh Ngọc, Lê khả Phiêu, Ksor Phước, Nguyễn phong Quang, Nguyễn Quyết, Trương tấn Sang, Lê hoàng Quân, Trần trọng Tân, Nguyễn bá Thanh Nguyễn phúc Thanh, Võ viết Thanh, Đoàn duy Thành, Nguyễn văn Thuận, Ngô yên Thy, Nguyễn khánh Toàn, Ma thanh Toàn, Phan văn Trang, Nguyễn ngọc Trừu, Trần văn Truyền, Nguyễn văn Tự, Nguyễn Ty, Lê danh Xương, song thử hỏi hàng mấy chục năm qua chúng đã vạch trần được bao nhiêu tên cơ hội, hữu khuynh ? Chúng dựng lên hồ sơ về nhóm T4 (Trần bạch Đằng, Trần văn Giàu, Trần trọng Tân, Trần văn Tạo) có âm mưu đưa miền Nam ly khai thành một nước với lá cờ nền vàng sao đỏ, chúng đi đầu trong việc quy kết Sơn Tùng và nhóm Chiếu ngõ văn, Ngô Thức và nhóm Dịch học … là cơ hội, cấp tiến hữu khuynh, phản động, là người của địch khiến nhiều điểm chưa đồng thuận ở nội bộ, nội địa đáng ra có thể trao đổi để đi tới đồng thuận, nhất trí trên cơ sở lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng càng trở nên bất đồng hơn, thậm chí còn đi tới đối kháng. Chúng thu thập, báo cáo nhiều tin xấu về hàng loạt trí thức có tên tuổi như Nguyễn đình Đầu, Tương Lai, Trần du Lịch, Nguyễn ngọc Trân song về cơ bản những tin đó đều không xác thực. Cả Việt kiều về nước làm ăn như Charles Đức, Đinh hữu Đức, Nguyễn ngọc Mỹ, Hà tôn Vinh, công dân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn như Nguyễn chí Dũng, Nguyễn cảnh Sơn, Nguyễn nhật Tiến, Võ nguyên Tuệ, Phạm nhật Vượng lẫn công dân Việt Nam làn ở trong nước như Trương gia Bình, Huỳnh phi Dũng, Mai kiều Liên đều bị chúng nghi ngờ, theo dõi quy chụp thử hỏi chúng đã chứng minh được ai trong số đó là phản bội, phản động, là người của tình báo Mỹ ? Đi vào nội bộ bạn Lào, bạn Campuchia thì chúng cũng nghi ngờ theo dõi quy chụp hàng loạt các vị lãnh đạo cấp cao như Nu-hắc Phum-xa-vẳn, Ô-sa-Căn Thăm-mạ-thê-va, Xổm-xà-vạt Lềnh-xạ-vắt, Thoong-xing Thăm mạ vông(của Lào), Hun Sen, Chia Sim Sô Khênh (của Campuchia)là thân Mỹ, thân Trung Quốc, thân Thái Lan, chống Việt Nam song thử hỏi điều đó có bao nhiêu phần trăm là sự thật ?
Dường như ai không ủng hộ Nguyễn chí Vịnh và phe lũ thì đều bị bọn chúng quy chụp là địch, là người của tình báo Mỹ, đều bị chúng vu cáo,bôi nhọ, lật đổ. Chúng vừa hô hào “bảo vệ tổng bí thư là bảo vệ Đảng.” vừa tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn – kể cả những cách, những thủ đoạn xấu xa nhất, bỉ ổi nhất – để đánh thẳng vào tổng bí thư Lê khả Phiêu, chống lại việc tổng bí thư Lê khả Phiêu tái cử. Chúng bảo “lật án.” Là đòn nham hiểm bậc nhát mà thế lực thù địch do Mỹ đứng đầu nhằm vào cách mạng nước ta song với các hành động nhằm vào Nguyễn mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần bạch Đằng, Võ nguyên Giáp, Lê khả Phiêu, Trương tấn Sang, Trần trọng Tân, Võ viết Thanh, Võ thị Thắng… thì chúng xứng đáng là bậc thầy về “lật án.”. Chúng chính là kẻ phất cao cờ đỏ để chống lại cờ đỏ.
Nhiều người ở Tổng cục II rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động.” là K3,74,94 cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đề do tay chân thân tín nhất của Nguyễn chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.
Họ tự hỏi: “Tình báo hành động.” thực chất là gì ? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã tìm mọi cách tiếp cận, tranh thủ, lợi dụng lãnh đạo cao nhất của quân đội, Đảng, Nhà nước. Chúng hiểu rõ đó là cách có hiệu quả cao nhất để nhảy vọt, đi tắt, đón đầu, đốt cháy giai đoạn trong việc thăng quan – phát tài của chúng. Hiện trong Tổng cục II có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã rất thành ccông đối với tổng bí thư Nông đức Mạnh, nguyên cố vấn ban chấp hành trung ương đảng Lê đức Anh, nguyên bộ trửng Bộ quốc phòng Phạm văn Trà, chủ nhiệm Tổng cục chính trị Lê văn Dũng, thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn huy Hiệu, đã sử dụng được năm vị này làm chỗ dựa, làm cái ô che chủ yếu cho các việc làm phi nghĩa, phi pháp của chúng. Người ta suy giảm niềm tin vào lãnh đạo cấp cao của Quân đội, Đảng, Nhà nước và nêu ra nhiều nghi vấn, thắc mắc. Ví dụ:
1 – Để làm công tác tham mưu tác chiến cần nắm được ba nội dung là tình hình địch, tình hình ta và điều kiện chiến trường, trong đó tình hình địch luôn được nói tới đầu tiên trong các kế hoạch tác chiến, quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy quân sự các cấp, vậy thì tại sao lại đưa Cục tình báo ra khỏi Bộ tổng tham mưu, nâg nó lên thành Tổng cục tình báo và duy trì mãi hình thức tổ chức này bất chấp sự phản đối từ nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, cả đương chức lẫn đã nghỉ hưu ? Không có tình báo, không trực tiếp chỉ huy tình báo liệu Bộ tổng tham mưu và tổng tham mưu trưởng. có còn bao hàm đầy đủ ý nghĩa như tên gọi ? (lưu ý rằng dự thảo tổng kết 50 năm công tác tham mưu chiến lược của Bộ tổng tham mưu cũng ghi rõ rằng Bộ tổng tham mưu đã sai lầm khi đồng ý cho Cục tình báo tách ra khỏi Bộ tổng tham mưu);
2 – Công tác cán bộ trong quân đội vốn rất chặt chẽ vì yêu cầu về phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghiệp vụ … đối với cán bộ là cao, chức vụ và cấp bậc luôn gắn liền với nhau, cấp bậc thì có niên hạn và tất cả đã được luật hóa, vậy nhờ ai mà những kẻ có nhiều tỳ vết, yếu kém cả về phẩm chất lẫn về năng lực như Nguyễn chí Vịnh, Phạm ngọc Hùng, Đặng trí Dũng, Nguyễn minh Tân, Trần việt Thắng, Trần quốc Minh, Nguyễn quang Dũng, Nguyễn trọng Hải, Nguyễn quang Hải, Đặng văn Đồng, Nguyễn tiến Bắc lại thăng quan tiến chức nhanh như thế ?
3 – Tại sao năm 2001 Phạm văn Trà lại ký nghị quyết 182 của Thường vụ đảng ủy quân sự trung ương, cho phép Tổng cục II một cơ quan trực thuộc Đảng ủy quân sự trung ương và bộ trưởng Bộ quốc phòng – trực tiếp báo cáo tin tức với tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ thay vì để Đảng ủy quân sự trung ương hoặc bộ trưởng Bộ quốc phòng báo cáo ? Trong số các cơ quan cấp tương đương Tổng cục II của Bộ quốc phòng và Bộ công an có cơ quan nào được phép báo cáo như vậy không ?
4 – Tại sao năm 2006 Phạm văn Trà lại ký văn bản cho phép tổng cục trưởng Tổng cục II – một người không phải là ủy viên trung ương, ủy viên Đảng ủy quân sự trung ương ký quyết định thăng quân hàm cho cán bộ tới cấp trung tá trong khi tư lệnh các quân khu, quân chủng (đa phần là ủy viên trung ương, ủy viên Đảng ủy quân sự trung ương) lúc đó chỉ được ký quyết định thăng quân hàm cho cán bộ tới cấp thiếu tá ?
5 – Tại sao 10 -15 năm qua đã để xẩy ra các vụ việc rất nghiêm trọng như vụ T4, vụ A10, vụ Sáu Sứ đã để cấp trên hai lần bất ngờ trước các hành động gây rối quy mô lớn ở Tây Nguyên, bất ngờ trước vụ Lý Tống, bất ngờ trước nhiều sự kiện quan trọng ở các nước, đã có nhiều cán bộ chủ trì, chủ chốt bị kỷ luật thậm chí bị đưa ra xét sử đã không lám tốt nhiệm vụ lắm âm mưu thủ đoạn các đối tượng tình báo, mục tiêu tình báo đối với dân tộc ta, cách mạng nước ta hầu như đã không có thêm cá nhân nào lập chiến công mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà tháng 4-2008 Tổng cục II vẫn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ? Suy cho cùng thì danh hiệu ấy cần cho ai ? Lưu ý rằng với tình báo đặc biệt là với điệp báo do sự chi phối của yêu cầu cự li, đơn tuyến trong tổ chức hoạt động mà số cá nhân Anh hùng luôn nhiều hơn hẳn số tập thể Anh hùng và cả thời chống Pháp, thời chống Mỹ lẫn thới chiến tranh hai đầu biên giới ngành tình báo quân sự đều chưa được phong tặng danh hiệu Anh hùng tuy đã có hàng chục đơn vị Anh hùng, hàng trăm cá nhân Anh hùng. Cũng cần nói thêm là trong tổng cục II đang có dư luận rằng vừa qua Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ đã bỏ rất nhiều tiền để “chạy Anh hùng”
Trong thời gian qua tác giả của bài viết này đã gửi 5 lá đơn tới Đảng ủy quân sự trung ương, thủ trưởng bộ Quốc Phòng thậm chí với cả Uỷ ban kiểm tra trung ương, kiến nghị những vấn đề không chỉ trực tiếp liên quan danh dự, sinh mệnh chính trị và sự an toàn của mình – một cán bộ trung cấp của Quân đội, của Đảng – mà còn trực tiếp liên quan chất lượng chính trị, chất lượng nghiệp vụ khả năng hoàn thành chức năng, nhệm vụ của tổng cục II – một cơ quan cơ mật trọng yếu của Quân đội, của Đảng, của Nhà nước, liên quan viêc chấp hành nguyên tắc tổ chức, hoạt động của quân đội, của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng ủy quân sự trung ương, thủ trưởng Bộ quốc phòng và Ủy ban kiểm tra trung ương, thủ trưởng Bộ quốc phòng và Ủy ban kiểm tra tra trung ương đã chậm trễ, hời hợt trong việc xem xét, giải quyết, ủy viên thường vụ Đảng ủy quân sự trung ương Lê văn Dũng còn ký, một văn bản gửi Ủy ban kiểm tra trung ương – Đảng ủy quân sự trung ương thì không trực tiếp gặp gỡ, lấy ý kiến của các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền cấp cơ sở nơi tác giả bài viết này công tác và ý kiến của cán bộ có nhiều năm công tác trong ngành tình báo quân sự, đặc biệt là các cán bộ do tác giả bài viết này giới thiệu theo đề nghị của chính Tổ công tác mà còn gợi ý lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II và tác giả bài viết này cùng kết thúc vụ việc … Việc này cùng với những việc đã nêu ở trên cho thấy rất rõ rằng Nguyễn chí Vịnh và phe lũ thật sự là những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm, chẳng những làm hư hỏng hết cơ quan tình báo chiến lược về quân sự – tai mắt của quân đọi, của Đảng, của Nhà nước, nếu không mau chóng quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ thì hậu quả thật khôn lường.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã phớt lờ, bẻ cong nhiều nguyên tắc, yêu cầu, quy chế, quy định … của quân đội, Đảng, Nhà mước và bản thân tình báo.
Các văn bản có tính pháp quy của quân đội, Đảng, Nhà nước đều xác định Cục tình báo – Bộ tổng tham mưu trước kia, Tổng cục II – Bộ quốc phòng hiện nay là “cơ quan tình báo quân sự.”, “Lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng.”, ấy vậy chúng lại công khai gọi Tổng cục II là Tổng cục tình báo quốc phòng, lại mổ xẻ khái niệm “quốc phòng.”. Theo ý chúng để xây dựng tổ chức, triển khai hoạt động trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nội địa, nội bộ và các lĩnh vực có thể nói là không gắn gì với công tác quân sự, quốc phòng. Chúng lừa dối cấp trên, gửi lên nhiều “tin tình báo.” Không rõ nguồn tin, trường hợp thu tin, không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng gây tác hại nhất là tin về nội bộ. Tin có nội dung xấu về người này thì chúng gửi cho người khác, gây nên sự nghi kỵ, chia rẽ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do chúng thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ. Thậm chí chúng còn trực tiếp hoặc gián tiếp (sử đụng những “cộng tác viên” kiểu như Đặng đình Loan) phát tán ra diện rộng một số thông tin loại này, chẳng hạn thông tin về Võ nguyên Giap, về Nguyễn nam Khánh. Năm 2001, trước Đại hội IX của Đảng, bị tố cáo là làm tình báo nội bộ sai nguyên tắc, chúng liền tổ chức chụp lại dưới dạng file máy tính rồi tiêu hủy các văn bản tin tức, tài liệu có liên quan để xóa dấu vết, đề phòng tình hình diễn biến theo hướng bất lợi cho chúng. Sau đó chúng vẫn duy trì tổ chức và hoạt động thu thập, xử lý, báo cáo tin tức về nội bộ. Loại tin này được gọi là tin riêng, được chuyển lên Nguyễn chí Vịnh qua ban A của cục điệp báo, qua Phòng 73 của Tổng cục mà không qua phòng nghiên cứu tổng hợp của cục điệp báo, không qua cả Viện 70 của Tổng cục là các cơ quan có chức năng xử lý tin tức. Ở các phòng điệp báo, cục điệp báo còn có tâm lý coi trọng tin riêng hơn các tin khác. chúng quả là “đánh chết, nết không chừa”.
Cần nói thêm rằng chức năng, nhiệm vụ vủa cơ quan tình báo chiến lược về quân sự đã được quân đội, Đảng, Nhà nước xác định rất rõ ràng. Nếu hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ ấy và là cán bộ, đảng viên, quần chúng tốt thì người ta sẽ không bao giờ cung cấp tin tức tình báo nội bộ cho Tổng cục II. Về cơ bản, chỉ có hai loại người thu thập, cung cấp tin tức tình báo nội bộ cho Tổng cục II :
1 – Những người có trình độ nhận thức yếu kém, hiểu sai chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục II.
2 – Những người hiểu đúng chức năng của Tổng cục II nhưng muốn thông qua, muốn dựa vào Tổng cục II để thực hiện riêng. Rõ ràng là với nguồn tin như vậy thì nội dung thông tin rất khó mà chuẩn xác.
Chúng núp bóng nguyên tắc nghiệp vụ, yêu cầu nghề nghiệp để bẻ cong các mặt công tác tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thi đua – khen thưởng, chính sách … theo bảo đảm nguyên tắc bí mật, bảo đảm yêu cầu cự ly, đơn tuyến, tinh gọn vậy mà chúng liên tục xáo trộn đội ngũ cán bộ theo chiều ngang, tới tận cấp thấp nhất là cán bộ hoạt động (có cán bộ mật chỉ trong dăm ba năm mà đã ‘qua tay.” Cả chục cán bộ hoạt động). Hiện ở Tổng cục II có nhiều cán bộ từng giữ vị trí chủ trì, chủ chốt ở 2/4, thậm chí ¾, 4/4, cục điệp báo chiến lược bất hợp pháp (và tương đương) của tổng cục, ví dụ: Phan sỹ Minh (trưởng phòng ở Cục 12, phó cục trưởng Cục 11, phó chỉ huy trưởng Trung tâm 701 rồi phó cục trưởng Cục 16), Nguyễn quang Hải (phó phòng ở Cục 11, trưởng phòng ở Cục 16 rồi phó Cục 12), Trần bá Dũng (trưởng phòng ở Cục 12, phó cục trưởng Cục 11chỉ huy trưởng Trung tâm 701, cục trưởng Cục 11 rồi cục trưởng Cục 16), Phan văn Việt (phó cục trưởng Cục 12 rồi cục trưởng Cục 11), Trần tiến Phương (phó phòng ở các Cục 15, 16, 12, trưởng phòng ở Trung tâm 701)… Trong hơn 8 năm Nguyễn chí Vịnh làm tổng cục trưởng, rất nhiều vị trí chủ trì, chủ chốt ở Tổng cục II liên tục bị thay đổi người nắm giữ; ở đây chỉ nêu ví dụ với vị trí chủ trì tổng cục và chủ trì các đầu mối trực thuộc tổng cục; phó tổng cục trưởng về chính trị (nay là chính ủy) – 3 người, chủ nhiệm chính trị Tổng cục – 4 người, chánh văn phòng Tổng cục, – 3 người cục trưởng Cục 16 – 5 người, cục trưởng Cục 11 – 3 người, cục trưởng Cục 25 – 3 người, Chỉ huy trưởng Trung tâm 701 – 4 người, cục trưởng Cục 71 – 3 người, phó giám đốc về chính trị (nay là chính ủy) Học viện khoa học quân sự – 5 người, phó cục trưởng về chính trị (nay là chính ủy) Cục 16 – 4 người, phó cục trưởng về chính trị (nay là chính ủy) Cục 25 – 4 người, trưởng phòng 73 – 5 người, trưởng phòng C – 4 người, phó chủ nhiệm chính trị Tổng cục – 9 người (biên chế thường xuyên là 2), phó chánh văn phòng Tổng cục – 5 người (biên chế thường xuyên là 1), đoàn trưởng Đoàn K3 – 3 người, đoàn trưởng Đoàn 74 -3 người, đoàn trưởng Đoàn 94 – 4 người … Có nhiều cấp ủy bị chúng điều chuyển công tác quá nửa, thậm chí là toàn bộ cấp ủy viên, có nhiều cán bộ bị chúng điều chuyển không theo quy hoạch. Ví dụ :
1 – Đại hội đại biểu đảng bộ khoa học quân sự tháng 10 – 2005 bầu Đảng ủy gồm 13 người, Đảng ủy bầu Ban thường vụ gồm 4 người, đến nay, mới qua nửa nhiệm kỳ mà số thay mới với Đảng ủy là 9/13, với Ban thường vụ đã là 3/4 (trong đó có bí thư);
2 – Đại hội đại biểu đảng bộ cục 16 cuối năm 2005 bầu Đảng ủy gồm 13 người, Đảng ủy bầu Ban thường vụ gồm 4 người, đến nay cũng mới qua nửa nhiệm kỳ mà số thay mới với Đảng ủy là 9/13, với Ban thường vụ đã là 3/4 (trong đó có bí thư, phó bí thư), vị trí bí thư và một vài vị trí khác đã thay tới lần thứ ba. Chúng còn bẻ cong cả quyết định của trên. Được biết năm 2004 trên có quyết định giải thể Cục 15 cả về tổ chức Đảng lẫn tổ chức chính quyền để sát nhập vào Cục 16, song chúng lại phổ biến là trên có quyết định giải thể cả hai cục 15, 16 để thành lập Cục 16 mới; trên cơ sở đó, chúng giải thể luôn các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền của Cục 16 rồi thành lập các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền mới, trong đó có số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Cục 15 cũ (là người của chúng) chiếm phần lớn vị trí chủ trì, chủ chốt. Khi ấy nhiều ý kiến cho rằng Cục 15 đã “đảo chính thành công.” Đối với Cục 16.
Cái tủ để yên thì vẫn là cái tủ, vẫn đựng được đồ. Nếu tháo lắp, di chuyển nhiều lần thì gỗ có tốt đến đâu, cái tủ vẫn không tránh khỏi lung lay, xộc sệch rồi biến thành đống củi. Qua sự “luân chuyển.”của Nguyễn chí Vịnh và phe lũ, những “cái tủ cán bộ.” ở Tổng cục II đã thật sự hư hỏng, không dùng được nữa.
Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B.” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng. Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên. Hiện ở các cơ quan tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm, các nhà trường, viện nghiên cứu của Tổng cục II có hàng trăm “cán bộ mật.”, “cán bộ diện B” như vậy trong khi hàng trăm sỹ quan trung, cao cấp đã tốt nghiệp các học viện, nhà trường quân sự, đã kinh qua thực tiễn hoạt động quân sự, vốn thuộc “diện A”, vốn làm công tác tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm, nghiên cứu, giảng dạy tình báo, nhiều người còn được đào tạo thêm về ngoại ngữ, kinh tế, khoa học – công nghệ, đã có một số năm công tác ở nước ngoài … lại bị chúng đẩy ra “diện B.” để ngồi chơi xơi nước. Có thể nói dự lãng phí nhân lực ở Tổng cục II là hết sức to lớn.
Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục II đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính. Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một chác chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Trên thực tế Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã biến Tổng cục II thành cái ao nhà ở đó điều lệnh, chế độ của quân đội, điều lệ, quy chế, quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều bị chúng biến báo theo hướng có lợi cho chúng. Chúng đã xô đổ nguyên tắc – chỗ dựa, chỗ bấu víu cuối cùng của cấn bộ, đảng viên, quần chúng, đã vô hiệu hóa khá triệt để các cấp ủy Đảng và các cơ quan chính trị trong công tác lãnh đạo, công tác Đảng – công tác chnhs trị liên quan việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, đã làm tê liệt, lũng đoạn phần lớn tổ chức Đảng, phần lớn cơ quan chính quyền ở Tổng cục II.
Vì cuồng vọng ấy mà Nguyễn chí Vịnh và phe lũ đã đẩy Tổng cục II vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, hữu danh vô thực khiến quân đội và Đảng có như lãng, có mắt như mờ.
Trong lịch sử của mình, đây là lúc cơ quan tình báo chiến lược về quân sự có tổ chức với quy mô lớn nhất (gấp hàng chục lần thời chống Mỹ), có lực lượng đông đảo bậc nhất, có cơ sở vật chất – kỹ thật và cơ sở pháp lý đầy đủ nhất, thuận lợi nhất, có mấy chục phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân tình báo (điều mà mấy chục năm trước không hề có và có lẽ Việt Nam là nước mà tỉ lệ thạc sỹ, cử nhân tình báo quân sự trên tổng số dân cao nhất thế giới), mấy trăm trợ lý nghiệp vụ giỏi (được công nhận ở các kỳ thi ở cấp cục và cấp tổng cục), có cả ngàn sỹ quan cấp cao (với gần một chục sỹ quan cấp tướng), có những tài liệu mang những cái tên rất kêu như “Những vấn đề cơ bản về lý luận và nghệ thuật tình báo Việt Nam” (tháng 4-1997), “Lý luận và nghệ thuật điệp báo chiến lược bất hợp pháp của ngành tình báo quân sự Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, (tháng 4-1007), “Những bài học kinh nghiệm của 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của điệp báo chiến lược bất hợp pháp trong ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.”, (tháng 10-1999), “Giáo trình lý luận nghệ thuật điệp báo bất hợp pháp”, (gồm 4 tập, năm 2002), “ Tổng kết 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Tình báo quốc phòng Việt Nam (năm 2005)”, “Chiến lược tình báo quốc phòng những năm đầu thế kỷ 21 (tới năm 2020)” (tháng 1-2006), có hàng chục đề tài, công trình “nghiên cứu khoa học.” đủ để xét đặc cách phong học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sỹ cho vài chục cán bộ chủ tri, chủ chốt, lại đang ở trong môi trường hoạt động có thể nói là rất thuận lợi – nước ta có quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước – song công tác chẳng những không phát triển mà còn có nhiều bước thụt lùi. Tổng cục II đã lộ liễu dính chùm hơn bao giờ hết, đã trở nên rệu rã, hủ hóa cả về chính trị lẫn nghiệp vụ, thật sự trở thành một cái bong bóng xà phòng và đang chực vỡ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Việc Nguyễn chí Vịnh và phe lũ liên tục đưa ra và thường xuyên nhấn mạnh các “nguy cơ.” Đe dọa Tổng cục II cả từ bên ngoài lẫn ở nội bộ, nội địa càng cho thấy Tổng cục II đang rất yếu kém. Nếu thật sự mạnh về chính trị và nghiệp vụ, thật sự làm tốt chức năng, nhiệm vụ, Tổng cục II đã chẳng phải sợ hãi điều gì, đã chẳng cần dẫn ra các “nguy cơ” để biện minh, lấp liếm cho mình.
Nguyễn chí Vịnh và phe lũ luôn la lối rằng Tổng cục II là trọng điểm phát hiện, đánh phá của các thế lực thù địch đối với dân tộc ta, cách mạng nước ta song thử hỏi 10-15 năm qua đã có bao nhiêu người của Tổng cục II bị các thế lực thù địch bắt bớ, giết hại? Chắc chắn là ít hơn số bị lực lượng cảnh sát, an ninh ta bắt giữ. Trên thực tế, chính Nguyễn chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại tổng cục II toàn toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục II hiện nay, có người nêu câu hỏi: Phải chăng chugs là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch?
Đánh giá như vậy về Nguyễn chí Vịnh và phe lũ có quá mức không ? Hoàn toàn không nếu nhớ rằng tháng 6-1951, trong thư gửi Hội nghị tình báo Hồ chí Minh đã viết: “ Tất cả mọi công tác, nhất là công tác tình báo phải kiên quyết tránh những bệnh chủ quan, khinh địch, hiếu danh, cá nhân chủ nghĩa. Đó là những kẻ địch “vô ảnh, vô hình.” Có nép trong tâm lý của cán bộ và nguy hiểm hơn mấy Phòng Nhì Pháp cộng lại”. Hoàn toàn không nếu nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục II nhận định Nguyễn mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần bạch Đằng, Võ nguyên Giáp, Nguyễn nam Khánh, Trương tấn Sang, Võ viết Thanh, Phan văn Trang, Nguyễn ngọc Trừu … là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục II hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ, theo đúng phương pháp tư duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Hồ chí Minh dạy : “Cán bộ là gốc của công việc.”. Trong lịch sử hơn 53 năm của mình, tình báo chiến lược về quân sự đã nhiều lần được tiếp máu, thay máu, cụ thể là được điều hàng loạt cán bộ từ bên ngoài vào nắm các vị trí, chủ chốt và rất nhiều người trong số này đã mau chóng trở thành điệp viên, tình báo viên giỏi, trở thành cán bộ tham mưu, chỉ đạo, bảo đảm, nghiên cứu chủ trì, chủ chốt trong một thời gian dài.
Ví dụ : Mai Bảo, Phan Bình, Vương thúc Châu, Phan Dĩnh, Nguyễn hữu Đà, Phan chí Hiếu, Trần Hiệu, Vũ đình Hòe, Trần văn Hội, Trần quốc Hương, Nguyễn mạnh Koát, Nguyễn văn Kỷ, Phùng hồng Lâm, Nguyễn xuân Mạnh, Nguyễn văn Mính, Lê trọng Nghĩa, Vũ ngọc Nhạ, Bạch ngọc Phách, Lê hồng Phú, Vũ hữu Ruật, Trần Sinh, Lê Chinh, Nguyễn trọng Tề, Vũ Thắng, Nguyễn đắc Thân, Phan sỹ Thị, Tống trần Thuật, Lê hữu Thúy, Nguyễn thúc Tịnh, Nguyễn như Văn, Đinh thị Vân …
Nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, đang bị chuyển hóa thành khối u ác trong lòng quân đội, trong lòng Đảng, ít nhiều phát tác tới bộ óc của quân đội, của Đảng thì rõ ràng tình báo chiến lược về quân sự cần được mau chóng quét sạch, cắt bỏ, diệt trừ tận gốc những mạng lưới xấu xa, cần được mau chóng thay máu triệt để để trước hết là trong sạch về chính trị, sau đó là khỏe mạnh về nghiệp vụ chứ không phải thay màu da trên xác chết, duy trì một Tổng cục II của Nguyễn chí Vịnh mà không có Nguyễn chí Vịnh. Đó là kết luận của bài viết này.
Hà Nội ngày 16-12-2008
Vũ minh Trí
Địa chỉ: Phòng 1302- nhà HH1 – Khu đô thị Yên Hòa
Phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – TP Hà Nội
ĐT: 0422.121.073 – ĐTDĐ :090.216.3633
Kính gửi: Bộ chính trị & Ban chấp hành tw đảng cộng sản Việt Nam khoá IX.
(v/v lá đơn thư của thượng tướng nguyễn Nam Khánh)
Tôi là cán bộ quân đội lâu năm, công tác ở Bộ Tổng tham mưu suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, quân hàm đại tá, đã nghỉ hưu. Những việc hậu trường trong quân đội cũng như ngoài quân đội, tôi được biết nhiều, được nghe nhiều, cũng như nhiều sĩ quan cùng lứa tuổi tôi. Nhiều lúc tức khí tôi cũng muốn phát biểu, nhưng rồi kìm nén lại. Gần đây đọc đơn thư của thượng tưóng Nam Khánh, máu nghĩa hiệp lại nổi lên, cảm thấy mình sống quá hèn, nhắm mắt bịt tai trước những bất công, nỗi bất công giáng xuống những con người tôi yêu mến và kính trọng coi như thần tượng như đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều người khác. Lương tâm tôi cắn dứt. Tôi thấy cần phải nói lên nỗi lòng của mình để lãnh đạo biết, để lương tâm tôi thanh thản, và hy vọng sẽ giảm bớt phần nào những bất công đi.
Nỗi oan khuất của đại tướng Võ Nguyên Giáp, phải kể từ thời ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Hai ông này khi nắm được quyền lực cao nhất Đảng, đã khống chế đại tướng, định hạ bệ đại tướng. Nhưng hồi ấy cụ Hồ còn. Họ không làm gì được. Nghe kể, họ định xử ông Giáp vi phạm nguyên tắc Đảng, nhận thư Khơrúpsốp không báo cáo Bộ Chính trị. Họ định đưa ra kiểm điểm việc này và ký luật ông Giáp. Nhưng cụ Hồ bảo: chú Văn có đưa thư cho tôi xem. Chuyện không có gì. Không nên làm ầm ĩ lên, không có lợi. Ông Giáp bấy giờ đang đảm nhận rất nhiều chức vụ, lại nắm quân đội, nếu ông cũng đối đầu lại, thì không biết sự thể sẽ ra thế nào. Nghe cụ Hồ khuyên: "Đoàn kết trên hết. Phải đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết." Ông Giáp đã nín nhịn.
Sau khi cụ Hồ mất, ông Giáp bị tước dần các chức vụ. Đến Đại hội 6 chuẩn bị cho Đại hội 7, họ dàn dựng vụ Sáu Sứ đẩy ông Giáp bật khỏi Bộ Chính trị. Phe đối phương còn sỉ nhục ông, giao ông phụ trách sinh đẻ có kế hoạch. Một đại tướng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu mà bây giờ đi phụ trách sinh đẻ có kế hoạch. (!) Thật nghịch lý hết chỗ nói! Họ đã chuẩn bị đảo Tuần Châu để giam lỏng ông, nếu ông tỏ ra một điều gì bất phục tùng.
Những cán bộ thân cận của ông đều bị bắt, hoặc về hưu, hoặc chuyển công việc (nằm trong mưu sách chặt hết tay chân ông Giáp). Hai cái chết đột ngột của đại tướng Hoàng Văn Thái và đại tướng Lê Trọng Tấn là hai dấu hỏi lớn " Ông Thọ là người giảo quyệt, ông ta nắm tổ chức và an ninh, ông ta có thể làm bất cứ điều gì. Cái chết đột tử của ông Dương Bạch Mai trước đây đang họp Quốc hội, cũng là một dấu hỏi lớn " Vụ án xét lại chống đảng Hoàng Minh Chính cũng là một dấu hỏi lớn, nó trở thành một vết đen trong lịch sử Đảng CSVN, lần đầu tiên có một tổ chức chống Đảng ngay trong lòng Đảng. Mà thực ra nó chỉ là một vụ dàn dựng, vu khống, nhằm đe nẹt và tạo vây cánh của mình.
Ông Lê Đức Thọ đặc trách Campuchia, người chịu trách nhiệm chính vụ Xiêm Riệp (1983), giết oan nhiều cán bộ cao cấp Đảng bạn. Trung ương kiểm điểm ông Thọ, thì Lê Đức Anh nhận hết khuyết điểm về mình (Lê Lai cứu chúa). Lê Đức Thọ không việc gì (và nhờ thế lại che chở nâng đỡ được cho Lê Đức Anh).
Lý lịch mờ ám của Lê Đức Anh (là cai phu đồn điền (surveillant) chứ không phải công nhân, với biệt hiệu thày sú chột ác khét tiếng; ngày vào Đảng cũng mờ ám, không có ai giới thiệu, chi bộ gốc không công nhận. Lại có tin Lê Đức Anh trước làm cho Phòng Nhì của Pháp (2e Bureau) quan hệ với tên tây mộ phu Bazin...) Những điều này có người đã tố cáo với Lê Đức Thọ, nhưng vì ơn Lê Lai cứu chúa, ông Thọ đã lờ đi. Lại càng nâng đỡ Lê Đức Anh lên những chức vụ cao hơn.
Rồi Lê Đức Anh làm chủ tịch Nước, nắm cả an ninh. Ông ta lũng đoạn Cục 2, nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 với quyền hạn vô cùng lớn vượt qua cả Bộ Quốc phòng. Ông ta tạo dựng vụ Sáu Sứ, tung hoả mù về ông Giáp, vu khống ông Giáp và phe cánh vận động sắp xếp nhân sự Đại hội 7. Rồi liên tiếp các năm từ 1996 đến 1999 tạo dựng vụ T4 ma (đặc tình của ta chui vào CIA, và lấy được tin tức từ CIA đưa về) để khống chế nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Thời Lê Đức Anh làm chủ tịch Nước cùng tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã phong cấp một loạt tướng lĩnh mới đưa về nắm các quân khu (thực chất là tạo vây cánh).
Lê Đức Anh, Đỗ Mười, rồi Lê Khả Phiêu ký Hiệp định biên giới với Trung Quốc để mất đất đai, không đưa ra Quốc hội thảo luận, bị dư luận trong nước và ngoài nước phản đối mạnh mẽ. Sau này Lê Đức Anh lại đổ lỗi tất cả cho Lê Khả Phiêu.
Thời Lê Đức Anh, Đỗ Mười đã có chuyện vụ án Năm Cam, nhưng bị lờ đi.
Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư phát động chống tham nhũng và kê khai tài sản các cán bộ cao cấp. Thấy động chạm đến quyền lợi của phe cánh, và thấy ông Phiêu như muốn thoát khỏi vòng tay của mình, hai ông cố vấn đã cùng nhau (Lê Đức Anh và Đỗ Mười) vi phạm nguyên tắc Đảng vận động lật đổ Lê Khả Phiêu. Lê Khả Phiêu đổ, nhưng cũng đã bãi bỏ được chế độ cố vấn. Lê Đức Anh và Đỗ Mười cũng hết thời.
Đơn thư của ông Nguyễn Đức Tâm nguyên trưởng ban tổ chức TW Đảng và đơn thư của ba ông tướng (thượng tướng Hoàng Minh Thảo, thượng tướng Phùng Thế Tài và trung tướng Lê Tự Đồng) đã tố cáo Lê Đức Anh và Đỗ Mười vi phạm nguyên tắc Đảng, vận động lật đổ Lê Khả Phiêu và sắp xếp nhân sự Đại hội 9, cùng với việc lý lịch mờ ám của Lê Đức Anh. Nhưng đã bị lờ đi.
Sở dĩ vụ T4 không được giải quyết, lý lịch mờ ám và ngày vào Đảng của ông Lê Đức Anh không được làm rõ, vì phe cánh của Lê Đức Anh trong Bộ chính trị khá nhiều. Có thể kể ra được 5 tên tuổi sau mà nhiều người đều biết:
Những nhân vật toàn nắm những bộ phận quan trọng của Đảng và Nhà nước như vậy thì ai làm gì được LĐA. LĐA đã có lần nói: "Dù có mất ổn định đến đâu, ta chỉ cần nắm vững tứ trụ là không sợ gì hết" (Tứ trụ là: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Chính trị và Ban Tổ chức TW Đảng. Phát biểu tháng 12-1992).
Lá thư của một số tướng lĩnh quân đội do ông thượng tướng Nam Khánh đứng tên gửi Bộ Chính trị sau dịp kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên, thật là một quả bom nổ giữa đồi A1 của một trận Điện Biên Phủ trong lòng các tướng lĩnh kiên trung và bọn bè phái, tranh quyền, lũng đoạn. Nó báo hiệu trận đánh đã kéo dài sẽ phải kết thúc nay mai. Bộ Chính trị không thể lờ đi được nữa. Lờ đi thì BCT cũng thành tội bao che.
Tin đồn Vũ Chính và Nguyễn Chí Vịnh (bố vợ và con rể, thay nhau làm tổng cục trưởng Tổng cục 2) hiện nay đã trốn đi đâu mất, và nhà ở của ông LĐA đang bị bao vây. Thực hư chưa rõ, nhưng chắc chắn các nhà lãnh đạo phải có biện pháp không thể để đương sự bỏ trốn lúc này. Vụ án phải được xét xử. Thiếu bên bị thì xét xử ai " Không khéo lại mắc mưu Tổng cục 2 đánh lừa một lần nữa cũng nên.
Phần cuối lá thư của nhóm tướng lĩnh mà thượng tướng Nam Khánh đứng tên viết:
"Vấn đề này là vấn đề của chế độ, của Tổ quốc, của dân tộc, của Nhà nước. Phải xử lý đúng pháp luật của Nhà nước, đúng theo tinh thần mà các hội nghị Trung ương đã xác định: Đối với pháp luật thì không trừ một ai, dù người đó ở cương vị gì. Không được xử lý nội bộ những việc liên quan đến pháp luật. Nói đi đôi với làm."
Chúng tôi chỉ là những sĩ quan cấp tá trong quân đội, thấy rằng Bộ Chính trị không nên trù trừ gì nữa, cần giải quyết ngay vụ án chính trị siêu nghiêm trọng này. Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm nay đã 94 tuổi rồi, còn sống từng ngày thôi. Không thể chờ đợi được nữa.
Nếu không giải quyết trong dịp này thì chẳng những BCT mắc tội bao che, còn mắc tội với đại tướng Võ Nguyên Giáp và mắc tội với lịch sử dân tộc. Nhân dân Việt Nam sẽ không tha thứ cho các đồng chí được.
Chúng tôi mong BCT biết nghe lẽ phải mà giải quyết sớm lá thư của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh. Nếu các đồng chí làm, chúng tôi sẽ đứng đàng sau các đồng chí, hậu thuẫn cho các đồng chí.
Thay mặt một số sĩ quan quân đội cấp tá đã nghỉ hưu ở khu Tập thể Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đại tá Hùng Cường (biệt danh Cường Sứt)
Nơi gửi:
+ Các đ/c lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội
+ Bộ Quốc phòng Quân đội NDVN
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Các đồng đội quen biết cũ.
+ Các cơ quan báo chí, thông tấn.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2004
Kính gửi Đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Kính gửi Ban Bí Thư Trung ương Đảng
Kính gửi Bộ Chính Trị Trung ương Đảng
Tôi Vũ Minh Ngọc một CCB có 40 năm tuổi quân, một đảng viên có 50 năm tuổi Đảng, một cán bộ có 60 năm phục vụ nhân dân, nhân dịp Quốc Hội phiên họp thứ 5 Khoá XI, tôi có lá thư đề ngày 19/5/2004 gửi cho đ/c Vũ Đức Khiển, Chủ nhiệm Uỷ Ban Pháp Luật của Quốc Hội (đại diện cho DÂN) và đ/c Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư (đại diện cho Đảng) - nội dung phát hiện 7 vị lãnh đạo cao cấp trong Quốc Hội-Đảng-và Nhà Nước để đề nghị các đồng chí xem xét có biện pháp giáo dục để những vị này trở về với Dân, với Đảng khỏi phí công Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã dày công giáo dục đào tạo. Bức thư này được mọi người gọi là Bản THẤT TRẢM SỚ lần thứ hai của ông Vũ Minh Ngọc.
Lá thư tâm huyết nói trên gửi vị đại diện cho DÂN và vị đại diện cho Đảng - còn được gửi ngày 01 tháng 6 năm 2004 cho Chủ tịch Đoàn Quốc Hội phiên họp thứ 5, Khoá XI để đề nghị công khai đọc tại cuộc họp Quốc Hội. Trong thư gửi đ/c Khiển và đ/c TBT Nông Đức Mạnh tôi có nói rõ : Tôi sẵn sàng gặp các đồng chí để trình bày trực tiếp và cung cấp cho các đồng chí những tư liệu mà tôi có đầy đủ về 7 nhân vật này. Đến nay tôi chưa được hai đồng chí hồi âm cho tôi biết qua đề nghị trên. Nhưng tôi tin rằng trước hoặc sau nếu các đồng chí thực sự là người nô bộc của Dân, người đầy tớ trung thành của Dân như Bác Hồ đã dạy bảo, nếu các đồng chí luôn lo cho Dân, vì Dân thì tôi tin rằng : người cán bộ, đảng viên hết lòng trung với Nước, hiếu với Dân như chúng tôi sẽ không bị coi thường, vì tấm lòng của chúng tôi là xây dựng Đảng, bảo vệ chế độ.
Nhưng gần đây có một nhân vật trong 7 vị cần xử lý giáo dục nổi lên thành một nhân vật đang làm nhức nhối cho tất thảy những ai quan tâm đến tiền đồ của dân tộc, đến sinh mạng của Đảng, đến sự vươn lên một chế độ tươi đẹp. Đó là ông Lê Đức Anh vừa qua đã bị Thượng tướng Nam Khánh tố cáo những hành vi sai phạm cực kỳ nghiêm trọng của Lê Đức Anh với Trung Ương. Ngoài ra, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong lá thư thứ nhất gửi Hội nghị Trung ương lần thứ IX và lá thư thứ hai gửi Hội nghị Trung ương lần thứ X - Từ xưa tới nay chưa bao giờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp liên tiếp gửi cho Trung Ương qua hai hội nghị TW đủ nói lên tầm xiêu quan trọng của việc xem xét tội trạng của Lê Đức Anh đã phá hoại Đảng ta như thế nào, vì ông ta xuất thân từ một tên Cai đồn điền, từ một nhân vật cơ hội chui luồn vào Đảng để phá hoại bằng hành động VU KHỐNG, Sỉ nhục , tàn diệt, phá hoại sự đoàn kết trong nội bộ Đảng ta, làm các đảng viên trong Bộ Chính Trị nghi ngờ nhau, thanh trừng nhau qua việc Lê Đức Anh dùng Tổng Cục 2 chỉ đạo Vũ Chính là Tổng Cục Trưởng cũ ( bố vợ của Nguyễn Chí Vịnh ), và chỉ đạo tiếp Nguyễn Chí Vịnh là Tổng Cục Trưởng mới do Lê Đức Anh là bố nuôi và Vũ Chính là bố vợ dựng lên. Thành công nhất của Lê Đức Anh là dùng Tổng Cục 2 để lũng loạn vấn đề nhân sự của Đại Hội IX, đưa tay chân vào nắm lấy chức quyền để trở thành một Nhà Nước đầy quyền lực nhằm đàn áp Dân, gây bao nhiêu hiện tượng tiêu cực ở xã hội, đặc biệt là nạn tham nhũng càng ngày càng tràn lan, làm Dân đói nghèo vì những vụ tham ô hàng Tỷ Tỷ trên hầu hết các cơ quan, ban ngành từ Trung ương cho đến địa phương. Tôi có tới 5 bản tội danh của Lê Đức Anh sẽ dùng để trình bày trực tiếp với các vị đại diện cho Dân cho Đảng. Nhưng vì vấn đề của ông Lê Đức Anh trở thành một trong những vấn đề nổi cộm và bức xúc hiện nay đang diễn ra mãnh liệt ở Quân đội và các cơ quan bên ngoài nên tôi với tư cách là một cán bộ, một CCB, một đảng viên và đồng thời là tác giả của Bản THẤT TRẢM SỚ lần thứ hai, tôi xin đề nghị với đồng chí Tổng Bí thư, với Ban Bí thư và với Bộ Chính trị phải đi ngay vào cuộc để xem xét vụ Lê Đức Anh chống Đảng, phá hoại tình đoàn kết trong nội bộ Đảng ta ra sao, nguy hiểm hơn nữa Lê Đức Anh còn chỉ đạo việc phá hoại tình đoàn kết với Đảng CS Campuchia, đã bức tử hàng mấy chục cán bộ của Đảng Nhân Dân Campuchia, và còn bức tử cả đ/c Bí Thư Đảng Campuchia trong vụ Xiêm Riệp, dùng các biện pháp nghiệp vụ hiện đại của Tổng Cục 2 để bịa đặt, vu khống cho đ/c Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều đồng chí cán bộ cao cấp trong quân đội là đã bắt tay với CIA. Lê Đức Anh còn phỉ báng đ/c Phạm Văn Đồng, đ/c Nguyễn Văn Linh, đ/c Phan Văn Khải, thậm chí cả Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và rất nhiều cán bộ cao cấp khác mà các đồng chí đã được đọc trong thư tố cáo của Thượng Tướng Nam Khánh và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nên một lần nữa tôi đề nghị Bộ Chính Trị và riêng đ/c Tổng Bí Thư phải xử lý vụ Lê Đức Anh phá hoại Đảng ta ra sao, cần làm rõ ràng rành mạch và xử lý công khai như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị.
Đây là những nỗi bức xúc của người Dân luôn lo lắng đến vân mệnh của dân tộc, của Đảng, của Nhà nước XHCN, mong các đồng chí không thể xem nhẹ được. Sứ mệnh của đất nước, của Đảng, của Dân nằm trong tay các đồng chí, phải thẳng tay trừng trị một tên phản Nước, phản Đảng Lê Đức Anh đang được nhiều cán bộ lên tiếng và toàn dân quan tâm phẫn nộ.
Rất mong các đồng chí vì Dân vì Nước mà xử lý kịp thời để loài trừ những bọn cố tình phá hoại đất nước.
Nay kính thư
Vũ Minh Ngọc
Tác giả của Bản THẤT TRẢM SỚ lần thứ hai.
ĐC : Phòng 49
Nhà A1, Khu tập thể
Nam Đông, Hà Nội.
ĐT : 8.572497
TB - Nếu các đồng chí coi thường ý Dân mà không trao đổi lại, thì buộc tôi phải công bố lá thư này qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Một tên lưu manh, tham nhũng, tội phạm, trong 10 năm, từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội. Từ một thượng uý chủ quán cháo lòng, sống rách nát, sau 5 năm đã trở thành một triệu phú đô-la và bây giờ thực chất là một ông chủ kinh doanh cả kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà nước với nhiều tham vọng và nhiều thủ đoạn mới để tiến thân hòng làm nguyên thủ quốc gia. |
Từ lưu manh trộm cắp đến lưu manh kinh tế-chính trị làm đường tiến thân. Từ một học viên đang học tại Học viện kỹ thuật quân sự, nhiều lần trộm cắp trong Học viện, rồi một lần bị bắt quả tang phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện, mặc dù biết là con của ông Nguyễn Chí Thanh nhưng Học viện vẫn phải đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường sĩ quan Thông tin, học không được, rồi xin vào Bộ tư lệnh Thông tin làm việc một vài tháng rồi về Cục 2 công tác.
Sau 4 năm làm trợ lý, loay hoay mở quán cháo lòng không thu hút được khách, cuối năm 1989 nhờ sự giúp đỡ tích cực của người anh rể là Lê Việt Bắc (thư ký ông Đào Đình Luyện) và hội G7 (1) cho ra đời Công ty du lịch, dịch vụ và thương mại (TOSECO) do Vịnh làm Giám đốc. Cương lĩnh đầu tiên của Vịnh với cấp dưới thuộc quyền và thân bằng cố hữu là: “Phải bằng mọi cách kiếm được nhiều tiền, bỏ túi được nhiều cán bộ cấp cao để dễ bề thao túng”. Cương lĩnh này đã thực hiện được bằng cách:
Lấy danh nghĩa công ty TOSECO gấp rút xin đất, xin nhà với danh nghĩa làm bình phong cho hoạt động nghiệp vụ, làm nhà ở cho cán bộ. Sau khi xin đất, nhà... Vịnh chia ra các lĩnh vực sau đây:
a) Mở Công ty liên doanh như khu biệt thự quận 10, khu cao ốc Hồ Tây, nhà hàng bia ôm trong khu triển lãm Giảng Võ mang tên "Quê Hương", đồng thời cho thành lập Công ty xây dựng và thương mại Hồng Bàng ở phía Bắc và Công ty HB ở miền Nam. Hai Công ty xây dựng và thương mại do con trai và con rể của ông Vũ Chính (bố vợ Vịnh, Tổng cục trưởng TC 2) làm giám đốc. Vốn của 2 Công ty này đều huy động trong nội, ngoại vợ chồng Vịnh và nhóm G7 như ông Ngọc, ông Kháng, ông Trung, ông Nhu, ông Bắc, ông Hoàng Dũng, ông Phùng Hưng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và một số quan chức thân tín khác đứng ra để góp vốn liên doanh hoặc trực tiếp nhận xây dựng các công trình đặc biệt của Bộ quốc phòng không phải đấu thầu thiết kế dự toán, tất cả đều được thông qua phạm vi hẹp thanh toán quyết toán bằng cách dùng mọi sức ép từ những vụ đặc biệt của cơ quan Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu để chấp nhận giá mà Hồng Bàng và HB đề nghị. Riêng việc này và gia đình đã thu được:
- Các khoản tiền đền bù đối tác liên doanh, tiền lời xây dựng công trình.
- Các khoản lời từ liên doanh rút ra làm nghiệp vụ.
Gia thế ‘khủng’ ít biết của nữ Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thanh Hà Ít ai biết bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet Air là con gái của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và là chị gái của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Nhắc đến hãng hàng không VietJet Air, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến “nữ tướng” Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng Giám đốc VietJet Air. Ít ai biết rằng, trong dàn lãnh đạo của hãng bay này, còn có một “nữ tướng” đóng vai trò quan trọng nhất, đó là Chủ tịch HĐQT VietJet Air Nguyễn Thanh Hà. Bà Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng quản trị – Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Air) là một trong “nữ tướng” đứng đầu hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam. Bà Hà sinh ngày 13/08/1950 tại Hà Nội, là Cử nhân Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Quốc gia; Thạc sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Nguyễn Thanh Hà sinh ra trong một gia đình có danh tiếng và có nhiều đóng góp cho đất nước. Cụ thể, bà Hà là con gái thứ 2 của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) – người đã đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm “Nắm thắt lưng địch mà đánh” – và bà Nguyễn Thị Cúc (mất năm 1979) – Thiếu tá quân đội, từng làm việc ở bệnh viện 108. Bà Nguyễn Thanh Hà đồng thời cũng là chị gái của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (SN 1957), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Từ năm 2007 đến nay bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị – Công ty Cổ phần Hàng không VietJet. Trước đó, bà từng nắm giữ các chức vụ: Từ năm 2001 đến năm 2005 bà Hà giữ chức vụ Cục phó – Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Từ năm 1999 đến năm 2000, bà là Trưởng ban Kế hoạch đầu tư – Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Từ năm 1995 đến năm 1998, bà Hà là Trưởng ban Kế hoạch Đầu tư – Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Từ năm 1975 đến năm 1978, bà Nguyễn Thanh Hà là Trưởng phòng Tổ chức Lao động Tiền lương – Nhà máy sản xuất bán dẫn – Bộ Quốc phòng. CTCP Hàng không VietJet dưới sự dẫn dắt của bà Nguyễn Thanh Hà, có chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/2011. Sau hơn 5 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, thị phần hàng không nội địa từ mức 0% năm 2011, lên đến 23% vào cuối năm 2013 đã vươn lên nắm 41,5% vào cuối quý II/2016 theo số liệu của CAPA. (Theo kienthuc.vn) |
Một điểm đáng chú ý là sau khi chiếm đoạt tiền hoa hồng và đền bù từ liên doanh biệt thự quận 10, phó Giám đốc TOSECO là Đào Quang Thép bị loại vì thắc mắc trong ăn chia.
b) Bằng nhiều lần thủ đoạn chiếm đoạt các khu nhà của các đơn vị và lấy cớ để kinh doanh nghiệp vụ.
Đầu tiên là lừa ông Hoàng Hữu Thái, Tư lệnh hải quân khu nhà 1A công trường Mê Linh Sài Gòn để liên doanh. Sau khi hải quân đồng ý thì Vịnh và G7 lập luận hải quân không cần kinh doanh và đề nghị Bộ quyết định chuyển cho TC2 (Tổng cục 2) làm nghiệp vụ. Thế là hải quân cay đắng mất đất. Đến giờ này trung tướng Hoàng Hữu Thái, nguyên tư lệnh hải quân vẫn phàn nàn lỗi lầm của mình là đầu hai thứ tóc mà bị Vịnh lừa. Được đất rồi, Vịnh xin ngân sách quốc phòng giao công ty HB xây dựng làm trung tâm thương mại quốc tế rồi cho thuê lấy tiền. Lại một lần nữa gia đình Vịnh thu được khoản tiền khổng lồ từ việc này. Quân khu 7 mất luôn nhà 51 Trương Quốc Dung và một số khu vực khác ở Biên Hoà, Vũng Tàu. Cục đối ngoại mất khu 45 đường Trường Chinh và nhà khách Liễu Giai, Tổng cục chính trị mất nhà khách 14A Lý Nam Đế, nhà nghỉ Đồ Sơn, Quân chủng phòng quân mất bãi pháo hồ Trúc Bạch, quân khu 5, quân khu 3 đều mất những khu vực quan trọng. Hà Nội mất hàng ngàn m2 trong triển lãm Giảng Võ, sàn nhẩy Queen Bee Láng Hạ. Đáng chú ý là điểm ăn chơi đó rất lãi mà nhà nước không thu được bao nhiêu, biến thành những điểm tiêu cực của xã hội. Các vũ nữ đẹp đều được hiến cho Bắc (anh rể Vịnh) và G7. Sau đó còn có cô được lấy về làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Đế hiện nay. Không một ngày cống hiến cho cách mạng mà cô ta nghiễm nhiên có xe con mang biển số 80B (biển của Trung ương) phục vụ riêng, có quân hàm thiếu tá, nhà nghỉ của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tại Đồ Sơn, nhà khách TOSECO ở Vũng Tàu đều trở thành nhà chứa cho người thân của Vịnh đến lúc không có khách thì kinh doanh vì đó là TC2 thì có sai phạm gì đều lấy lý do nghiệp vụ để giải quyết. Các khu nhà đẹp đó, Vịnh và G7 đều xin được ngân sách quốc phòng cấp để cải tạo, xây mới và đều giao Hồng Bàng và HB xây dựng. như vậy, Vịnh và gia đình lại một lần nữa thu tiền qua xây dựng công trình và kinh doanh nghiệp vụ với các hình thức mở các tụ điểm chơi bời cho các quan chức nhà nước, tiền lãi cổ phần. Các phương tiện, nội thất trang bị rất hiện đại
c) Đối với đất xin nhà ở cán bộ, Vịnh cấp cho cán bộ khá chu toàn nhưng những khu đẹp như đường Trường Sơn, đường Sư Vạn Hạnh đều chia cho những G7 đã có công như ông Nhu (thư ký ông Khuê) ông Bắc (thư ký ông Luyện, anh rể), ông Kháng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng... Ở đây Vịnh không thu tiền nhưng dùng chính sách thưởng cho G7 để làm mối ràng buộc để ép những việc khác đặc biệt là Kháng. Nhu và Hồ Sỹ Hậu đã trình Bộ trưởng ký cấp cho Vịnh tất cả trên 40 xe con xịn các loại để hoạt động đi lại và kinh doanh. Thực tế đội xe con chở khách của Vịnh đóng ở Thụy Khuê hoạt động rất mạnh.
Như vậy, xem từ các mục a, b, c nêu trên chỉ có ban kiểm tra đặc biệt của TW mới có thể kiểm kê được trong 10 năm qua Vịnh đã bày trò chiếm nhà đất được bao nhiêu chỗ. Hiệu quả cho nhà nước và nghiệp vụ, cho Đảng được những gì ?
Với lý do TOSECO có chức năng thương mại nên từ khi có ngân sách đặc biệt, Vịnh đã ký nhiều hợp đồng mua máy bay, tàu thuỷ, phụ tùng cho phòng không, không quân, thiết giáp, đóng tàu trên 300 triệu đô-la với cơ chế G7 thao túng. Thủ trưởng Bộ buộc cho phép TOSECO được hưởng hai chữ "bí mật" nên không cần đấu thầu. Mỗi chuyến hàng chở từ Nga về đến sân bay, Vịnh đều cho xe bọc kín ra lấy hàng và đi cửa sau, không qua bất kỳ một cửa kiểm soát nào. Với số tiền này, chúng khôn khéo bỏ túi tất cả các cấp lãnh đạo và bịt kín tất cả những chuyện chúng làm hại quốc phòng và gây thiệt hại nhiều trăm triệu đô-la của nhà nước như thế nào.
Không có hợp đồng thẩm định các hợp đồng cho nên mua thì rất đắt (người môi giới ở SNG đều là chân tay của Vịnh), chất lượng kém. Ví dụ như mua SU27 thì báo công với Bộ là rẻ hơn Trung Quốc mua, nhưng thực tế lừa Bộ ở chỗ phía Trung Quốc mua là mua SU27 đánh biển, giá TOSECO mua là SU27 đánh không. Tai hại hơn khi diễn tập ở biển đưa loại SU27 này ra biểu diễn thì mới rơi ngay xuống biển gây mất của, chết người. Một thí dụ khác là mua tàu, thiết bị vật tư đóng tàu, thiết bị sửa chữa máy tàu đều mua đắt, thiết bị cũ mà không phải chịu trách nhiệm trước cảnh sau gần 10 năm mà tàu chiến vẫn chưa ra tàu, nhà máy vẫn chưa ra nhà máy. Trung ương cứ đến nhà máy X50, X51 Ba Son của Hải quân Tổng cục kỹ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế, các quân binh chủng để tìm hiểu về vấn đề này thì rõ. Đặc biệt dây chuyền X50, tư lệnh hải quân Mai Xuân Vinh kiên quyết không cho nghiệm thu, nhưng sau nhiều lần Vịnh dùng Bộ ép nên vẫn phải nghiệm thu.
Như vậy, Vịnh và cộng sự đã kiếm được hàng chục triệu đô là tiền môi giới, hoa hồng lại quả (qua cộng sự), tiền chi phí vênh khi thực hiện hợp đồng theo cơ chế nghiệp vụ mà không ai sờ đến.
Sau khi cơ chế của Bộ chặt hơn thì Vịnh chuyển ngay ra kiếm tiền "Chinh tắc" hơn là việc thành lập hệ thống tình báo công nghệ: Cục tình báo công nghệ, Trung tâm B5, Công ty SECOTEX (với danh nghĩa của Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế), Công ty HITACO (với danh nghĩa là Tổng cục kỹ thuật) và xin được hàng ngàn m2 đất và đang xúc tiến xây dựng dự án xin nhà nước đầu tư khu công nghệ cao thông qua Vụ Khoa giáo Văn phòng chính phủ (theo sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Mạnh Giao). Các Công ty trung tâm nói trên đều được nhà nước bao cấp toàn bộ, nhưng hầu như giành tư cách ký kết các hợp đồng nhập ngoại để đầu tư cho khối bảo đảm kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng.
Ngoài các Công ty nói trên, Vịnh đã chỉ đạo bố vợ là Vũ Chính cho phép mỗi Cục trong TC 2 thành lập ít nhất một Công ty bình phong làm công việc dân sự để lấy người, phương tiện của quân đội kinh doanh thương mại, tập hợp một số thành phần lao động xuất khẩu ở nước ngoài để làm đại diện cho Vịnh, hoặc thành lập Công ty bình phong ở nước ngoài lấy ngân sách nhà nước trang bị cho quốc phòng nhằm phục vụ tìm kiếm đối tác phục vụ cho những hợp đồng thương mại nói trên. Thử hỏi trong 6 năm qua ngân sách Nhà nước đã chi cho chương trình tình báo công nghệ hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa thu lại kết quả gì về công nghệ cho quân đội để áp dụng vào sửa chữa và sản xuất trang bị. Người đứng đầu ngành tình báo công nghệ hiện nay là Hùng, một cộng sự tin cẩn nhất của Vịnh từ lúc còn cùng ở Công ty TOSECO. Ở TC 2 hiện nay có hai người giàu nhất, triệu phú đô-la, là Vịnh và Hùng, nhờ kiếm được nhiều tiền trên những hợp đồng mua sắm của Bộ Quốc phòng.
Ngay khi thành lập TOSECO, người được Vịnh cử làm Phó Giám đốc thường trực phía Bắc là Tấn (em của Đặng Kháng - Trưởng phòng tổng hợp của Văn phòng Bộ Quốc phòng, Kháng là một trong những nhân vật trụ cột của G7) thuê có văn phát triển cho Công ty là Bắc (anh vợ Vịnh -thư ký ông Đào Đình Luyện) với mức lương 500 USD/tháng dưới danh nghĩa thuê 1 phòng nhà ở của Bắc làm đại diện, cử cháu ông Đào Đình Luyện là Đào Quang Dũng làm Tổng đại diện ở Moscow cặp bồ với Thị Phương (vợ của một cán bộ cao cấp của TC2) tại Sanh Pê-tec-bua để làm hậu thuẫn dung nạp thêm các cộng sự đang là lao động xuất khẩu để kiếm hàng. Sau đó lần lượt đưa con ông cháu cha về Công ty như con của Văn Phác, Hà Thị Quế, Đỗ Đức, Cao Tiến Phiêm...
Sau khi có tiền, có phương tiện và tư cách đầy đủ về nghiệp vụ, Vịnh đã bỏ túi bằng gái, bằng tiền, bằng nhậu, bằng những đêm nhất dạ đế vương mà điển hình là các tướng lĩnh ở những vị trí quan trọng có thể giúp Vịnh được nhiều việc như Lê Khả Phiêu, Lê Văn Hân (Cục trưởng Cục cán bộ), Đoàn Mạnh Giao (Văn phòng Chính phủ), Dương Đàm (Cục trưởng Cục quân lực), Hoàng Dũng (Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu), Nguyễn Hữu Cảng (Cục trưởng Cục Tài chính)... cộng với sự chiều chuộng vô biên cho hội G7 như Sáu Ngọc, Hồ Sỹ Hậu, Đặng Kháng, Quang Trung, Việt Bắc, Nhu, Phùng Hưng và một số chuyên viên quan trọng khác. Chúng ta thử đánh dấu hỏi tại sao chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Khả Phiêu đã dễ dàng nhường cho các khu nhà khách quan trọng cho Vịnh kinh doanh ? Tại sao lại đưa một cô ca ve về làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Đế, cho đeo lon thiếu tá và lại thân thiết Lê Khả Phiêu và Lê Văn Hân hơn mọi người bình thường khác.
Bằng mê hồn trận, tuyển con cháu họ hàng của những nhân vật quan trọng, dùng tiền, dùng gái, Vịnh đã bỏ túi được nhiều cán bộ cao cấp, đã thành công mỹ mãn về kinh tế và công danh chính trị. Vừa là triệu phú đô-la, vừa được môĩ năm thăng một cấp quân hàm. Mỗi năm lên mỗi chức vụ. Xây dựng được một hệ thống đàn em với các tụ điểm nhảy đầm, bia ôm, gái điếm "bình phong", được các Công ty trong và ngoài nước cống nạp đều đặn. Tính ra Vịnh đã có 7 cơ ngơi riêng ở khắp đất nước đứng tên khác nhau với đơn giá xây dựng bình quân 4 triệu đồng/m2. Vợ của Vịnh ngày ngày tự lái xe con xịn đi làm, lúc nào cũng ăn mặc đeo kính đen trông như một minh tinh màn bạc cỡ thế giới mà bên Hồng Kông ai cũng biết và phải gờm. Khi Vịnh lên Tổng Cục phó đã mua ngay trên 2000 m2 đất Thụy Phương (phía nam cầu Thăng Long) để làm dinh thự. Trong khi đó có biết bao nhiêu chiến sĩ anh hùng hoạt động cống hiến suốt đời cho ngành tình báo dù có còn sống có công cũng chưa bao giờ được đặc cách đề bạt vượt cấp, vượt chức và có một cuộc sống để vươn như Vịnh.
Sau khi có chức có quyền Vịnh muốn thoả mãn giấc mộng làm nguyên thủ quốc gia, ngoài việc tổ chức ghi âm quay phim khi chiêu đãi các Xếp, Vịnh nghĩ ra trò nghe trộm điện thoại của tất cả các quan chức quan trọng thuộc các tỉnh thành, quận đội từ trung ương để thực hiện thủ đoạn cao nhất của lưu mạnh chính trị. Khi Phạm Thanh Ngân và Lê Khả Phiêu đã bị Vịnh đút túi dễ dàng nghe theo và quyết định việc này, mọi công tác tổ chức thực hiện đều do Vịnh trực tiếp tiến hành. Nếu không sớm chấm dứt được việc này thì tương lai của các nguyên thủ quốc gia cũng bị bỏ túi, kết cục của Việt Nam là Đảng, chính quyền đều bị Vịnh thao túng lũng đoạn thông qua hệ thống tình báo quân đội do Vịnh đứng đầu.
1- Nhờ bản chất lưu manh và nhiều thủ đoạn
2- Nhờ có G7 và khi G7 bị Bộ Quốc phòng phân hoá thì Vịnh đã tụ tập dàn xếp động viên G7 (kể cả anh rể Vịnh là Bắc bị rời khỏi Bộ Quốc phòng) là hãy biết chấp nhận và chơi bời. Nếu Vịnh can thiệp giúp đỡ thì cả thuyền sẽ bị chìm và chết tất cả. Vịnh hứa sẽ đảm đương việc khôi phục lại G7 mạnh hơn, ví dụ: thay cho tướng Hoàng Dũng thì phải biết xây dựng và sử dụng tướng Cao Tiến Phiêm thay Đặng Kháng thì xây dựng Võ Mai Nhẫn... Kết quả là Phiêm đã vì triển vọng của một đứa con mà ra sức giúp Vịnh được nhiều việc hơn trước mà đặc biệt là thành công trong lĩnh vực ma-phia về chính trị. Khi Vịnh lên Tổng cục trưởng TC 2 thì đã bàn với Cao Tiến Phiêm đưa Trung, Kháng, trở về những vị trí quan trọng ở cơ quan Bộ Quốc phòng để vừa thể hiện ân nghĩa của mình với các đàn anh, vừa có những đệ tử trung thành trong chương trình lưu manh chính trị của Vịnh.
3- Nhờ có bố vợ là Tổng cục trưởng TC2 ở TC2. Hiện nay người ta đều có bình luận chung rằng: Không có Vũ Chính thì không có Chí Vịnh (Vịnh không có thể lên nhanh được như thế mà không có Chí Vịnh thì cũng không có Vũ Chính (vì Vũ Chính lên được Tổng cục trưởng một phần quan trọng nhờ vào sự dàn dựng vận động bằng tiền, bằng gái và lừa lọc của Chí Vịnh và G7)
4- Tất cả sự tham gia của Vịnh vào các chương trình mua sắm trang bị của Bộ Quốc phòng đều được coi là công của Vịnh nên cơ quan TC 2 cũng nghĩ Vịnh là người có công (mặc dù toàn bộ các công trình này đều không đạt chất lượng và giá lại cao gấp nhiều lần nếu mua chính thức). Đây là một trò lừa đảo mang tính lưu manh chính trị, đồng thời củng cố vững chắc thêm chính sách gia đình của bố con Vũ Chính - Chí Vịnh tại TC 2.
5- Với vai trò vị trí của TC 2, Vịnh có điều kiện tiếp cận và đút túi các cán bộ cao cấp của quân đội và nhà nước.
6- Trong số con ông cháu cha và bạn bè thân hữu của Vịnh được tuyển vào TC 2 là không một ngày làm lính, không được học tập bản chất truyền thống của quân đội, được tuyển vào 93, 94, 95 và 96 này đều đã được đeo quân hàm thiếu tá, trung tá là phổ biến cá biệt có trường hợp là thượng tá. Làm như vậy, Vịnh vừa có công với gia đình họ đồng thời thiết chặt sự chân thành của những người đó với mình. Nếu không thao túng được Cục cán bộ và Tổng cục chính trị thì vẫn không thể giải quyết được.
Võ Đồng Đội
Năm 1995, lợi dụng sự quen biết ở mặt trận 719 với một số cán bộ cao cấp của Ðảng và Quân đội ta, ông Vũ Chính đã luồn lọt để nhận ngay quyết định Tổng cục trưởng Tổng Cục II thay ông Nguyễn Như Văn về hưu (thế mới đau). Kể từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội ta, Tổng Cục II được đặt dưới sự thống trị của gia đình ông Vũ Chính, cũng kể từ đây mọi mưu mô sảo quyệt được ông Vũ Chính đưa ra thi thố nhằm thiết lập hệ thống lãnh đạo kiểu phong kiến ở TC II.
Nhìn lại trên 6 năm làm Tổng cục trưởng, ông Chính làm được gì?
Ðầu tiên, ông ta thâu tóm quyền lực một cách tinh vi, xảo quyệt. Tại đại hội Ðảng bộ lần thứ 13 của Tổng Cục II, lấy quyền là Tổng cục trưởng, ông vận động một số đồng chí là Ðảng ủy viên Tổng cục còn trẻ có năng lực (như: Tư Phi, Thanh Lân... ) tự nguyện xin rút khỏi Ðảng ủy viên Tổng cục để đưa một số ông già như: Ba Quốc, Anh Lân, Tiến Cung vào Ðảng ủy. Với mục đích già hoá Ðảng ủy để có thời gian sắp xếp nhân sự sau này (về số này chỉ làm được 1,2 năm sau đó nghỉ hưu). Cũng tại Ðại hội này, ông vận động cho phò mã Nguyễn Chí Vịnh vào Ðảng ủy. Nhưng Ðại hội đã rất sáng suốt nên chỉ có 2 phiếu đề nghị là của ông Chính và con rể tự bỏ cho mình.
Sau đó, trong suốt thời gian lãnh đạo TC II, ông lần lượt vu oan gây hoạ cho một số đồng chí cán bộ cao cấp có thể cản đường tiến của con rể, mà đầu tiên là chiếm chức Cục trưởng cục 12, ông ta cho một loạt cán bộ của Cục 12 (số này đã có bề dày kinh nghiệm và thành tích) về hưu. Sau khi đưa con rể lên Cục trưởng, bước tiếp theo là tinh lọc các Cục trưởng, Tổng cục phó có thể cản đường như ông: Tiến Cung, Quang Cát..., để nhanh chóng đưa con rể lên. Có lẽ đau nhất cho TC II trong suốt quá trình đánh Mỹ không có cán bộ cao cấp nào phạm sai lầm khuyết điểm, thì đến đời ông Chính, một đại tá (Ðồng chí Chấp, Cục phó cục 11) bị ông ta vu cho là làm việc cho địch, để đày đoạ đồng chí này, rồi từ vụ này bôi nhọ uy tín đồng chí Như Văn, Trần Tiến Cung, Tống Trần Thuật, Vũ Thắng... Những bậc lão thành của ngành Tình báo quân sự Việt Nam, mà trước đây ông ta là cấp dưới bị họ vạch mặt những thủ đoạn sảo quyệt, ma giáo của mình.
Tiếp tục đưa hoàng tử Ðặng Vũ Dũng từ lao động nước ngoài về phong quân hàm thượng uý để rồi đưa lên trưởng phòng, đưa công chúa Ðặng Thị Mai vào làm cán bộ mật hưởng quân hàm đại úy, Hoàng hậu Nguyễn Thị Nhẫn thì thật kinh khủng, đạo diễn cho chồng đưa toàn cán bộ ở Thái Bình lên lãnh đạo Tổng Cục.
Ðể có thể kéo dài thời gian lãnh đạo Tổng Cục II, ông ta cho tay chân làm giả giấy khai sinh, rút tuổi khai sinh từ 74 xuống 64 (tự trẻ hoá mình, già hoá cán bộ xung quanh).
Trong chỉ đạo nghiệp vụ thì thường xuyên ca tụng mình là người lãnh đạo sáng suốt, nhưng toàn dùng thủ đoạn để vu khống một số cán bộ cao cấp của Ðảng, Nhà nước, Quân đội ta, nhất là số cán bộ không chịu thần phục ông Chính là cố vấn, để rồi những thành tích, chiến công là của Tổng Cục II còn những thất bại là của lực lượng an ninh.
Ðến nay ông ta đã có quyết định thôi Tổng cục trưởng (mà ông ta chỉ thôi với điều kiện là phò mã của ông là Nguyễn Chí Vịnh nối ngôi) nhưng vẫn chưa chịu bàn giao để còn nấn ná vơ vét thêm cũng như tìm diệt nốt một số cán bộ trung kiên của Ðảng ở TC II. Sắp xếp tới đây lại một tình huống nữa là ông ta tuy thôi Tổng cục trưởng, nhưng sẽ là thái thượng hoàng như ông thường nói: Tôi nghỉ nhưng vẫn tham gia lãnh đạo, chỉ đạo TC.
Một con người mệnh danh là ''Gooc Ba Chốp'' của ngành Tình báo Quân sự Việt Nam, rồi ông ta sẽ tiếp tục ''cải tổ TC II như thế nào?'', đây là một đại hoạ cho TC II và đất nước ta. Ðồng thời cũng là sự ''vĩ đại' của Vương Triều họ Ðặng.
Lại nói về Vương triều Vũ Chính, sau khi thâu tóm toàn bộ quyền về tay mình thì Hoàng tộc họ Ðặng bắt đầu lộng hành, đầu tiên phải kể đến Mẹ Nguyễn Thị Nhẫn hoàng hậu của Vương triều, bà Nhẫn trước đây chỉ một con buôn bình thường như bao nhiêu con buôn khác. Nay thấy chồng và con rễ đang phất nhảy sang buôn chính trị, buôn tước, bán danh. Trước tiên là phải trả thù các bà vợ của những người chỉ huy trước của bà như vợ ông Như Văn, vợ ông Tiến Cung. Bà ta súi bẩy chồng cho vợ ông Như Văn thôi chức giám đốc khách sạn Hoàng đế, vợ ông Cung thôi chức giám đốc chi nhánh miền trung của Tổng công ti Ðetéctua, rồi súi chồng cho Hiếu, vụ trưởng tài chánh, nghỉ hưu . Sau đó lại giật dây chồng tổ chức thanh tra liên tục, bới lông tìm vết các đơn vị này . Một tháng bốn lần bay ra, bay vào Thành Phố Hồ Chí Minh - Hà Nội với chức danh là cán bộ TC II, rồi được ông Chính cho thanh toán toàn bộ tiền máy bay . Thông qua chồng và con rễ, gợi ý cục tình báo Hoa Nam Trung Quốc mời sang Trung Quốc chữa bệnh (nhưng ai biết bà ta trao đổi với cục tình báo Hoa Nam những gì để khỏi bệnh).
Khi về Việt Nam tiếp tục mua danh bán tước, sau khi gợi ý với một số cán bộ cùng quê Thái Bình ở TC là muốn thăng quan tiến chức thì làm việc với bà ta, bằng cách bà ta sẽ nói với chồng chia cho các chức Cục trưởng, cục phó, với điều kiện đưa tiền hoặc vàng thanh toán (100 cây một chức) thì viết giấy giao tại nhà Thành phố Hồ Chí Minh cho người bà ta giữ hộ. Còn nhiều chuyện kinh khủng nữa...
Hoàng tử Ðặng Vũ Dũng, ngay từ bé là một thiếu niên hư hỏng học không đậu lớp 12 được bố tổ chức mua bằng lớp 12 rồi cho đi xuất khẩu lao động. Trong thời gian xuất khẩu lao động không chịu tu chí làm ăn bị đưa về nước sớm. Ông Chính lệnh cho con rễ (khi đó phụ trách kinh tế của cục 12) làm hồ sơ chuyển cán bộ mật rồi ông đề nghị phong luôn quân hàm thượng uý mà chưa qua một ngày làm lính hay đi học sỹ quan. Sau đó lại giao cho làm giám đốc công ti xây dựng Hồng Bàng. Công ti này đẻ ra không xây dựng được gì ở ngoài khu vực TC II mà chủ yếu là nhận các công trình xây dựng sửa chữa nhà cho cục 12 và các đơn vị phía nam. Ðặc biệt là khi cần sửa chữa nhà riêng ông Chính, ông Vịnh thì công ti lại tổ chức đập nhà các ông này để sửa chữa, kinh phí sửa chữa được quyết toán qua TC. Thế là lãi thì cha con ông Chính hưởng, lỗ thì quân đội chịu . Do đó trong trong một thời gian ngắn công ti Hồng Bàng đã thua lỗ lớn, thấy vậy ông Chính lại điều Hoàng tử đi về làm nghiệp vụ cũng theo cách tiến cử phò mã. Dũng hoàng tử thăng quan tiến chức rất nhanh. Năm 1998 được đề nghị phó phòng thì tháng 5 năm 2000 được đề nghị cục phó cục 12. Tháng ngày ba bố con mỗi người ngự trên một chiếc Craow (xe mà thủ tướng quy định chỉ có bộ trưởng mới được đi) để đi vi vu đây đó. Khốn nạn nữa là ông Chính và phò mã tuyên bố ''Dũng hoàng tử'' là nguồn lãnh đạo TC II năm 2002. Những người này chắc sẽ lãnh đạo ''phá'' TC II tốt hơn thế hệ cha anh.
Còn Công chúa Ðặng Thị Tuyết thì sao ? Xin thưa cũng rứa . Công chúa chỉ hơn anh trai là học hết đại học tại chức (mua bằng) ngoại ngữ. Với uy quyền của mình ông Chính phong chức đại uý, cán bộ B rồi đưa vào hội liên hiệp hữu nghị Việt Nam với nước ngoài được hưởng hai lương (Một lương ông Chính trả, một lương hội hữu nghị trả). Như vậy thu nhập nghiễm nhiên bằng một ông trung tá phục vụ quân đội 25 năm. Nhưng đây là lý do để sau này rút về thì phong luôn trung tá cho ''hợp lý''. Ði đâu? Làm gì? Công chúa chỉ cần gọi điện là Huy cục trưởng cho xe, hàng tháng còn được chi 200 ngàn xăng xe và hoạt động phí để đi chơi. Ðấy ngẫm mà xem!
Hoàng tộc họ Ðặng có vĩ đại không?
Ðể củng cố thế lực dòng họ Ðặng cần phải tìm một người có thể để thiên hạ chấp nhận, họ Ðặng đứng đầu là ông Chính sau khi họp gia đình quyết định con gái trưởng Ðặng Thị Ngọc phải gả vào một dòng họ trâm anh thế phiệt.
Phò mã Chí Vịnh được gả đưa đẩy nếu đồng ý lấy con gái tao sẽ được nhường ngôi . Thế là Vịnh cắn câu, vì xét cho cùng thì cũng hết xác, vì vậy, câu ca dao vận vào đây hoàn toàn chính xác với Vịnh là: "cha làm thầy con đốt sách".
Với ông bố đẻ là một gương sáng bao nhiêu, thì Vịnh ta lại là một kẻ dốt nát, lừa thầy phản bạn bấy nhiêu . Ngay từ khi còn đi học đã thường xuyên lưu ban, do vậy, năm 1976 được đưa lên trường văn hoá Lạng Sơn để học tập, rồi nhờ các đồng đội cũ của bố được vào trường đại học Kỹ thuật quân sự. Tại đây lại không chịu học tập rèn luyện, đi ăn cắp trấn lột bị đuổi học, lại được các bạn của bố đỡ cho vào học sĩ quan thông tin. Ra trường không nơi nào dám nhận, cuối cùng rất khó khăn ông Như Văn mới nhận vào cục II . Tại đây thời gian đầu (chưa làm phò mã) cũng như bao sĩ quan khác đến hẹn thì lên quân hàm, nhưng từ ngày lọt vào dòng họ Ðặng thì được ông Chính "bồi dưỡng" lên như diều, trình độ thì có hạn, nghiệp vụ thì chưa biết làm, ấy mà ông Chính bèn lấy thành tích của người khác tô son trát phấn cho con rễ. Từ khi làm phò mã chưa làm việc gì ra hồn, được phân làm giám đốc Tôserco (mua bán vũ khí) thì toàn mua hàng đều cho quân đội, trong đó phải kể đến hai chiếc Mi-8, 6 chiếc Su-27, 2 chiếc tàu chiến, về Việt Nam toàn bộ phải đại tu lại, không có lý lịch bay . Làm chủ tịch hội đồng quản trị liên doanh khách sạn 128 Thuỵ Khuê Hà Nội thì không làm ăn được gì, vỡ hợp đồng, ấy vậy mà từ khi làm phò mã thì thường xuyên được thăng quân hàm trước niên hạn. Ðại uý lên thiếu tá sớm 1 năm, thiếu tá lên trung tá sớm 1 năm, trung tá lên thượng tá sớm 1 năm, thượng tá lên đại tá sớm 2 năm. Bên cạnh việc thăng cấp là thăng chức, phó phòng năm 95, trưởng phòng năm 96, cục phó năm 97, cục trưởng năm 98, tổng cục phó tháng 7-99, nay đã có quyết định tổng cục trưởng (tháng 6-2000) thật đúng là lên như diều . Ðể lên nhanh như vậy ông Chính đã không từ một thủ đoạn nào tranh công đổ tội cho người khác (đón xem các số sau). Học hành đào tạo thì không đến nơi đến chốn, ông Chính lệnh cho phòng cán bộ cho Vịnh theo học một số lớp ngắn hạn 3-6 tháng, nhưng Vịnh cũng học cũng không ra hồn, dùng quyền dùng tiền để mua bằng.
Ðể rộng đường công luận soi xét, khoan hãy tính những việc làm trước đây mà chỉ tính từ khi phò mã ra Hà Nội nhận Tổng cục phó làm được những gì? Xin thưa: Toà nhà 3 tầng ở 34A Trần Phú, Hà Nội, vừa mới đầu năm 99 xin kinh phí sửa chữa hết 700 triệu đồng chưa kịp khô vôi thì cuối năm lại quyết định chi vào 4 tiû để đập đi xây lại . Tiền ở đâu ra ? Tiền thuế của bà con nông dân. Sau đó để dễ bề tổ chức ăn chơi, Vịnh ta cho xây một số nhà gọi là mật như ở Cổ nhuế, Gia lâm, Thanh Xuân... mỗi nhà trị giá khoảng 800 triệu để chiều thứ bảy, chủ nhật Vịnh ta tổ chức ăn chơi đàn đúm. Chưa kể khi vào nhà hàng đập phá như tối 10-8-2000, Vịnh kéo gần 30 chiến hữu đến quán Thái Ba (10 Hồ Xuân hương), khi đứng dậy ra về mới hết có gần 20 chai rượu ngoại khoảng 8 triệu đồng chưa kể đồ ăn. Từ ngày được giao tổng cục phó nghiệp vụ thì chỗ nào thân quen như cục 15 và 12 mới có nhiều kinh phí. Ngoài ra những chỗ này hàng tuần phải luôn tổ chức cho phò mã ăn chơi . Thế còn chưa đủ, 2 tháng một lần phò mã lên Vĩnh Yên (nơi học trước đây) để thăm người yêu cũ, mỗi lần người yêu lại được nhận 5 triệu . Mặt khác, thông qua chị gái làm ở hàng không để cặp bồ với nhiều em tiếp viên, số này được đưa vào nhà mật để phò mã giao nhiệm vụ...
Ông Chính thường xuyên leo lẻo: Cháu nó là con cán bộ cao cấp (hỏi rằng ở tổng cục II có bao nhiêu cán bộ cao cấp) phải nâng đỡ cháu... Tôi sẽ đưa cháu làm tổng cục trưởng, đại hội 9 đưa cháu vào BCH TW, đến giữa nhiệm kỳ vào Bộ Chính trị, phải để cho cháu nên tướng.
Hỏi rằng: những người này sẽ đưa TC II về đâu, nếu vào BCH TW thì nó sẽ đưa đất nước đến đâu. Thưa rằng bàn tay sao che lấp mặt trời. Ðấy Vương triều Vũ Chính vĩ đại thay.
Sau khi đã củng cố được quyền lực, thì nay ông Chính và con rể bắt đầu thi thố. Ðầu tiên là phò mã tiến cử với vua cha một số đệ tử (bạn đàn đúm) trước đây. Ðầu bản phải kể đến "Hùng Tút", không phải ngẫu nhiên được gọi là "Hùng Tút" vì đã được phò mã "tút" lại toàn bộ để đưa lên.
Cùng học với phò mã ở Ðại học Kỹ thuật quân sự nhưng do lười học, trộm cắp nên Hùng bị đuổi học (hết năm thứ nhất), sau đó Hùng "tút" xin đi xuất khẩu lao động ở Nga, lao động được ba năm nhưng không chịu làm ăn chân chính nên bị trục xuất về nước. Theo luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì những người đã lao động nước ngoài 2 tới 3 năm trở lên thì không được tuyển làm sỹ quan. Dưới sự chỉ đạo của ông Chính, Hùng tút được phò mã nhận vào làm lái xe cho mình (ở Toseco cũ) phong quân hàm thượng uý. Hùng tút đi mua bằng tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân thành phố Hố Chí Minh đem vào nộp (cứ cho kiểm tra lại bằng nhân dịp Bộ đại học đang kiểm tra lại bằng mà xem có phải giả không?). Chưa một ngày chỉ huy từ cấp tiểu đội, chưa biết tập hợp đội ngũ thế mà phò mã đưa Hùng tút lên như diều. Nay đã là cục trưởng cái gọi là Cục Khoa học Công nghệ Tình báo, và đang được đề nghị Tổng cục phó. Thực chất là để phò mã dễ sai bảo và cùng nhau chia kinh phí hoạt động của TC II . Ngoài ra còn những ai nữa, đó là "Thắng con", Cục phó cục 15, "Tân xoan", Cục phó cục 12, "Minh con" Cục phó cục 15... Toàn loại vô học chưa một ngày chỉ huy bộ đội, không có một thành tích gì trong hoạt động nghiệp vụ, chỉ có tài uống rượu đàn đúm gái gú với phò mã.
Loại cán bộ thứ hai là những ai? Là những người cùng quê Thái Bình, đồng hương với Hoàng hậu Nguyễn Thị Nhẫn. Do đâu họ có phúc như vậy? Vì những người này với danh nghĩa đồng hương, biết rõ gia cảnh của bà Nhẫn ở Thái Bình, họ muốn được phúc thì phải có tiền. Vì mẹ Nguyễn Thị Nhẫn là con buôn chính trị. Ðiểm lại các Cục hoạt động như 12, 11, 15, 16, chính trị, hậu cần... (đây là chưa kể đến các trưởng phòng ở các cục) đều là dân Thái Bình quê bà Nhẫn. Vừa qua lại tiếp tục điều chỉnh một số chức danh, tất cả số được đề bạt đều là những người của phò mã hoặc người thân của Vương triều Vũ Chính. Thực chất những việc này để làm gì? Ðây nằm trong ý đồ chiến lược bẩn thỉu của ông Chính nhằm tạo ra một lớp che chắn cho phò mã và gia đình ông ta, trước mắt là để với đại hội Ðảng bộ TC vào tháng 10, nhằm bảo đảm cho phò mã kiếm đủ phiếu vào Ðảng ủy TC và đi dự Ðại hội đảng bộ toàn quân, và xa hơn nữa là vào BCH TW khoá 9 này (chiến lược cao chưa?).
Ông Chính cũng không từ một thủ đoạn nào để sơn tút cho con rể và bộ sậu. Ông tìm mọi cách để đề nghị cho phò mã làm anh hùng, bên cạnh ấy là lấy thành tích của số cán bộ tập kích sân bay Utapao làm thành tích cho Cục 15 của Hùng tút, nhưng rất may không phải muốn là được. Một cái vả vào giữa mồm ông Chính sau khi Nhà nước công bố danh hiệu các đơn vị và cá nhân anh hùng (15-8-2000) vừa qua.
Còn đối với con em cán bộ cao cấp trong TC thì sao? Con trai đồng chí Nguyễn Như Văn bị kiểm không cho tham gia các hoạt động của TC, con trai đồng chí Trần Tiến Cung thì đưa đi sứ quán Úc, con trai đồng chí Trí Anh cho ngồi chơi xơi nước, con trai đồng chí Tống Trần Thuật cũng không thoát khỏi số phận như vậy, con trai đồng chí Cát được gợi ý lên làm cán bộ B. Nghe nói con trai một đồng chí cán bộ cao cấp quân đội, có thành tích, có năng lực được ông Chính "lưu ý" cho đi học tập, đào tạo dài hạn, rồi ông Chính làm công văn không nhận về, vậy thì nay mai không ai dám đi học nữa. Thế mà ông Chính suốt ngày nói cháu Vịnh là con cán bộ cao cấp phải lưu ý xây dựng, thế thì giữa lời nói và việc làm của ông Chính như vậy có đúng là người lãnh đạo chưa ? Sắp tới đây ông Chính lại chuẩn bị một cuộc thanh lọc nữa để giúp vợ thu hoạch đợt vét trước khi nghỉ hưu . Ông ta luôn gợi ý hoặc doạ dẫm cán bộ cấp dưới sẽ cho về nghỉ. Vì vậy hiện nay cán bộ các cấp ở TC II luôn lo lắng không dám làm việc, vì không biết ông Chính sẽ sử dụng mình như thế nào.
Thử ngẫm mà xem chiến lược cán bộ của Vương triều Vũ Chính Vĩ đại không?
Chúng tôi những người thảo dân (nạn nhân) của Vương triều Vũ Chính lên tiếng đòi hỏi sự công lý tại TC II - BQP. Xin nêu ra một số vụ việc chính để các cơ quan công lý, dư luận xã hội rõ thêm về những vụ việc làm sai trái, vô học của Vương triều Vũ Chính.
1- Tham ô, tham nhũng: Tuy Vương triều Vũ Chính là vô học, dốt nát nhưng sự tham ô, tham nhũng vô cùng tinh vi, xảo quyệt và có hệ thống, nhất là những ai có quan hệ với vương triều họ Ðặng. Ðầu tiên phải kể đến hoàng tộc họ Ðặng, đứng đầu là ông Vũ Chính. Sau khi cho về hưu, nghỉ việc đi học, với một số cán bộ dám mạnh dạn đấu tranh, mà ông ta gọi là thành tích này như Ðinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thì việc tham nhũng được triển khai mạnh mẽ. Căn nhà ông Vũ Chính đang ở trước đây được bán đi, bán lại nhiều lần cho TC dưới danh nghĩa là nhà mật, khi ông ta là cục trưởng cục 12 đã quyết toán một lần. Ðến đời ông Ba Quốc lại được bán lại lần nữa, và đến đời phò mã lại được thanh lí một lần nữa . Tổng số quyết toán 3 lần khoảng 500 nghìn USD.
Sau đó mượn cớ xây dựng nhà hoạt động ông ta làm công văn xin thành phố Hồ Chí Minh hàng chục căn nhà rồi đem bán cho dân, việc vỡ lở khi thanh tra BQP vào thanh tra (sau này một đồng chí thanh tra của TC II về không tán thành cách làm việc này bị ông Chính cho chuyển công tác khác). Những căn nhà còn lại được đứng tên gia đình ông Chính, con rể, sau đó được công ty Hồng Bàng (do con trai làm giám đốc) lấy kinh phí nghiệp vụ sửa chữa rồi cho người nước ngoài thuê, tiền cho thuê nhà thu được đều do bà Nhẫn (vợ ông Chính) quản lí, việc này vi phạm nghiêm trọng quy định của Cục bảo vệ - An ninh Quân đội.
Với lý do địch hoạt động ngày càng mạnh để xin kinh phí hoạt động, do đó năm nào TC II cũng được rất nhiều kinh phí hoạt động hơn các TC khác của BQP. Kinh phí này được chi vào đâu? Xin thưa rằng: Chi vào các khoản sau:
- Ðoàn tàu đánh cá, một cảng cá tại Vũng Tàu hết 5 triệu USD, sau BQP phát hiện ra lại được thanh lí một lần nữa.
- Mua sắm bất động sản tại một số thành phố lớn như: nhà cửa, xe cộ... số này mỗi năm hết khoảng 2 triệu USD. Nhưng thực chất không phát huy hiệu quả gì.
- Mua sắm trang thiết bị (toàn đồ cũ) ô tô, xe máy; chi tiếp khách, chi nghiệp vụ (giả), chi cho các chuyến đi du lịch nước ngoài ... mỗi năm khoảng 2 triệu USD.
Chỉ đơn cử một cuộc hội thảo, một nhân vật quay video để đưa lên thông tin đại chúng, thời gian một ngày được tặng 200USD, còn những người khác thì sao? Chủ tịch đoàn gồm ông Chính, con rể... mỗi người 500 USD.
Công ty Hồng Bàng (của con trai), công ty Toseco (của con rể) trước đây nợ không giải thích được khoảng 500 tỉ, được ông Chính lấy tiền nghiệp vụ quyết toán hết. Do đó tổng công ty Dectectua hiện đang treo sổ 200 tỉ (do ông Hiếu làm trưởng phòng tài chính) mà không ai làm gì được. Chỉ riêng tiền quảng cáo 2 năm 1998 - 1999 là 11 tỉ, ông Chính và con rể phải bó tay, vì khi ông Chính và con rể chi tiêu đã được ông Hiếu quyết toán. Trưởng ban tài chính cục 12 khi ông Chính làm cục trưởng rồi bàn giao cho con rể, khi về hưu cho đi du lịch 9 nước trên thế giới vì có công phục vụ gia đình ông Chính, nên khi về được quyết toán bằng tiền nghiệp vụ hết 78 nghìn USD.
2- Sử dụng cán bộ, điều động cán bộ một cách vô nguyên tắc: Công tác cán bộ là công tác của Ðảng ủy và chỉ huy nhưng thực chất thường vụ và đảng ủy chỉ là bù nhìn, vì tất cả đều do ông Chính và con rể quyết định tại gia đình mình. Thường vụ và đảng ủy chỉ được thông báo khi việc đã rồi. Sự điều động sai nguyên tắc ấy được BQP nhắc nhiều lần nhưng ông Chính không nghe mà còn cho rằng họ hoạt động cho địch. Vì thế lẽ ra ông Chính phải bàn giao ngay khi có quyết định thôi chức nhưng ông ta chưa chịu, nguy hiểm hơn ông ta vẫn giữ riêng cho mình 2 con dấu (dấu tổng cục trưởng và dấu bí thư đảng ủy) để hình sự... Nguyên tắc nào cho phép Tổng cục trưởng điều động cán bộ cấp cục, nguyên tắc nào cho phép bí thư đảng ủy chỉ định bí thư đảng ủy cấp dưới mà anh ta chỉ là một đảng viên thường (trường hợp ông Hà Khắc Thái không phải Ðảng ủy tổng cục được chỉ định là bí thư đảng ủy T500), mà đúng ra chỉ được quyền chỉ định bổ sung vào đảng ủy viên rồi tuỳ tình hình mà đảng ủy bộ phận ấy bầu làm bí thư. Rồi một số cán bộ cục phó chính trị bị điều động vô nguyên tắc (vì cán bộ cấp cục trưởng đã bị tiêu diệt trước rồi, một số cán bộ dám mạnh dạn đấu tranh với ông Chính và không ủng hộ con rễ được như ý) như: ông Phê nguyên trưởng phòng cán bộ, ông Toàn cục phó chính trị cục 16, ông Giao cục trưởng 25, được đề bạt ''giữ chức vụ cao hơn'', ông Phê cục phó chính trị cục 25 được đề bạt làm trưởng ban chính trị trung tâm nghiên cứu, ông Toàn cục phó chính trị cục 16 được vinh thăng làm trưởng phòng chính trị T500, ông Giao cục trưởng 25 nâng trần làm tuỳ viên quân sự nước ngoài, ông Hoài Thanh cục trưởng cục 16 đang được ve vãn nâng lên chuyên viên...
Thực chất những việc tham ô, tham nhũng, gia đình trị, sử dụng cán bộ vô nguyên tắc của Vương triều Vũ Chính - Vương triều vô học này là gì? Trước hết là để hợp hoá số tài sản, tiền bạc không ai có thể quyết toán được nếu trao vào tay ngườI khác làm tổng cục trưởng. Do đó phải chọn ngườI trong gia tộc, nó theo một chu trình (được gọi là quy hoạch cán bộ đến năm 2010) là: Vũ Chính trao cho Chí Vịnh, Vịnh trao cho Hùng tút, Hùng tút trao cho Chí Dũng, phải tìm người đệm ''Vũ'' hoặc ''Chí'' để tiêu hoá. Hiện nay dòng họ này rất mong có biến động để ra về yên thân. Nếu không tiêu hoá được thì tiền đó để mua chức bán danh. Ðó là sự anh minh của Vương triều Vũ Chính.
Thảo dân chúng tôi mới dám chọn một vài ''bông hoá' trong rừng hoa tài năng của Vương triều Vũ Chính để các bạn xem xét, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2004
Kính gửi:
- Đ/c Tổng Bí thư
- Đ/c Chủ Tịch nước
- Đ/c Thủ tướng Chính phủ
- Đ/c Chủ tịch Quốc hội
- Đ/c Bộ trưởng Bộ Công an
Tôi là: Trần Đại Sơn - 75 tuổi - 57 năm tuổi Đảng, Cựu chiến binh, Thương binh sọ não, cán bộ Tiền khởi nghĩa - Hộ khẩu thường trú tại: 51 phố Hàng Bài, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Xin có mấy lời chất vấn các đồng chí.
1) Hôm qua, tôi vừa được nghe 1 tin giật gân: Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh đã điều động một Đội Công an điều tra của Bộ tối ngày 10/7/2004 tiến hành bất ngờ khám xét nhà ông Lê Hồng Hà ở 62 Ngô Quyền, suốt từ 21 giờ 30 - ngày 10/7 đến 1 giờ 30 - ngày 11/7 với lý do duy nhất là: “Có tin ông Hồng Hà đang có ở trong nhà 1 bản tài liệu vô cùng quan trọng đề ngày 17/6/2004 mà nếu để lọt ra ngoài dân chúng thì có thể gây tác hại vô cùng lớn lao cho Đảng ta” (?). Đây là nguyên văn lời tuyên bố của ông Đại tá Đào Trọng Sỹ - Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội giải thích cho ông Lê Hồng Hà và gia đình ông Hà - ông Sỹtrịnh trọng nói mục tiêu duy nhất là tìm tài liệu ngày 17/6/2004, ngoài ra không có bất cứ một mục tiêu nào khác. Cuối cùng sẽ chỉ làm biên bản có hay không có tài liệu ngày 17/6/2004 tại nhà ông Hồng Hà mà thôi.
Ông Hồng Hà tuy bị bất ngờ và vì chưa được biết “tài liệu ngày 17/6/2004” là tài liệu gì, nên sẵn sàng để Đội điều tra tiến hành khám xét vì tin tưởng ở lời tuyên bố của Đại tá Công an Đào Trọng Sỹ.
Nhưng sau hơn 3 tiếng đồng hồ khám xét, Đội An ninh điều tra không tìm thấy cái “tài liệu ngày 17/6/2004” đâu cả. Đáng lẽ họ phải xin lỗi ông Hồng Hà (theo lời hứa của ông Đại tá Đào Trọng Sỹ) và điều lạ lùng là họ tùy tiện ngang nhiên tuyên bố tịch thu một số tài liệu mà họ tuyên bố là trái với quan điểm của Đảng, ví như các bài viết của đồng chí Trung tướng Trần Độ, của Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thanh Giang v.v...
Trong biên bản khám xét mang về Bộ, ông Hồng Hà đã ghi rõ ý kiến của mình:
2) Tôi bèn cố đi mượn tìm “tài liệu ngày 17/6/2004” là cái gì ? Tuy tôi chưa được xem toàn văn tài liệu này, nhưng qua các bạn bè cho biết, tôi có thể hiểu được nội dung chính của “tài liệu ngày 17/6/2004” này:
a) Đây là bức thư của nhiều vị tướng lĩnh trong Quân đội, nhưng lại đứng tên Thượng tướng Nam Khánh, Nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, nguyên ủy viên Trung ương Đảng các khóa 5, 6, 7 gửi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Bức thư tố cáo các hành vi phạm tội nghiêm trọng của một số cán bộ biến chất trong Tổng cục II, đứng đầu là Đặng Vũ Chính (Trung tướng) và Nguyễn Chí Vinh (Thiếu tướng).
Họ đã bịa đặt ra có cơ sở bí mật nằm trong Tổ chức CIA của Hoa Kỳ đưa các tin báo.
Họ bàn nhau bịa chuyện: CIA đã, đang liên lạc, dụ dỗ, chỉ đạo một số đông cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta có những hoạt động chống lại Tổ quốc, trong đó có các đồng chí: Nông Đức Mạnh - Nguyễn Văn An - Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp - Võ Văn Kiệt - Phan Văn Khải - Trương Tấn Sang - Phan Diễn - Phạm Gia Khiêm - Bùi Thiện Ngộ - Mai Chí Thọ - Lê Văn Dũng - Võ Thị Thắng và hàng chục cán bộ cấp Tướng trong Quân đội v.v...
Những đồng chí trên vốn là những cán bộ trung kiên, mà ai cũng biết, thế mà đã bị bọn xấu trong Tổng cục II bày đặt, vu cáo, bôi đen.
Nếu như sự bịa đặt ấy là do Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ CIA gây ra thì quá dễ hiểu, nhưng đây lại do những cán bộ lâu nay được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta tín nhiệm, tin dùng gây ra.
c) Ông Nam Khánh kiên quyết đòi Lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử trí, không được bao che.
Ông Nam Khánh đòi phải nghiêm trị bọn tội phạm và phải xử trí nghiêm với bọn bao che ở trong Đảng, bất kể họ giữ chức vụ nào !
Ông Nam Khánh đòi truy cứu trách nhiệm của ông Lê Đức Anh đối với các hoạt động phạm tội của Tổng cục II.
d) Ông Nam Khánh đòi Bộ Chính trị phải báo cáo toàn bộ vụ án ra trước Ban chấp hành Trung ương Đảng chứ không được tự coi mình cao hơn Trung ương Đảng, và tùy tiện bao che, bỏ qua.
e) Sau khi được biết nội dung “tài liệu ngày 17/6/2004” của ông Nam Khánh, tôi thật sự bàng hoàng về tính nghiêm trọng của hoạt động tội phạm nói trên (mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói là sai lầm siêu nghiêm trọng).
Tôi cũng hiểu trước kia và hiện nay trong Đảng có các thế lực vẫn đang tìm mọi cách bao che với các lý do:
- Giữ gìn sự ổn định chính trị - (1)
- Bảo vệ uy tín của Tổng cục II - (2)
Việc Bộ Công an bất ngờ khám xét nhà ông Lê Hồng Hà đêm ngày 10/7/2004 vừa qua. Chứng tỏ ông Lê Hồng Anh thuộc về phe muốn bưng bít, bao che sự việc.
3) Tôi nghĩ nếu thư ngày 17/6/2004 của ông Nam Khánh được nhiều người đọc thì không có ảnh hưởng gì xấu đối với Đảng, đối với Nhà nước ta cả.
Qua thư ông Nam Khánh gửi Trung ương Đảng, mọi người càng thêm tin tưởng là Đảng ta vẫn mạnh vì đã vạch mặt, chiến thắng được bọn phá hoại, biến chất, dù nó đã đi sâu, leo cao !
Đây là bài học đắt giá, giúp chúng ta phát hiện và nhận rõ những phần tử xấu xa đủ loại, khác với bọn Trần Mai Hạnh, Bùi Quốc Huy, Lương Quốc Dũng, Lã Thị Kim Oanh, Vũ Xuân Trường v.v...
Việc nghiêm trị bọn tội phạm trong Tổng cục II và việc xử trí bọn bao che sẽ giúp cho Đảng ta có nhiều bài học quý giá để xây dựng Đảng ta - Quân đội ta vững mạnh.
4) Riêng đối với đ/c Lê Hồng Anh - Bộ trưởng Bộ Công an, tôi có mấy kiến nghị và cũng là mấy lời khuyên tâm tình:
a) Đồng chí nên chuyển sang lập trường kiên quyết điều tra để nghiêm trị bọn tội phạm trong Tổng cục II và xử lý nghiêm đối với các phần tử bao che vụ này.
b) Với đ/c Lê Hồng Hà, vốn là chỗ quen biết thân tình và công tác với nhau qua những năm tháng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, tôi được biết đó là một cán bộ Lão thành trong Ngành Công an (đã tham gia công tác Công an từ 20/8/1945) đã từng được Trung ương Đảng cử đi học lý luận tại Viện Mác - Lênin ở Bắc Kinh cùng với các đ/c Nguyễn Đức Tâm, Hoàng Tùng v.v... đã từng phụ trách Trường Công an Trung ương (1953 - 1956), là Chánh Văn phòng và Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Bộ Công an, đã từng là Trưởng ban Tổng kết Lịch sử Ngành Công an, là Trưởng ban Nghiên cứu Chi viện An ninh Miền Nam suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, đã từng là ủy viên Thường trực Đảng, Đoàn Bộ Công an (1956 - 1974), được phong quân hàm Đại tá từ năm 1957.
Đồng chí Bộ trưởng nên có thái độ trân trọng đến xin lỗi về hành vi khám xét nhà đ/c Hồng Hà đêm ngày 10/7/2004 vừa qua.
c) Với các cán bộ của Bộ đã vi phạm Pháp luật trong vụ khám xét đêm ngày 10/7/2004 cần có sự kiểm tra và xử lý cụ thể với từng cán bộ có trách nhiệm.
d) Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc đ/c cho kiểm tra và sửa chữa những sai lầm trong việc bịa đặt vu cáo những người vô tội là “Gián điệp” như các vụ Nguyễn Khắc Toàn - Phạm Hồng Sơn - Nguyễn Vũ Bình vừa qua.
Nếu đ/c nghiêm túc sửa chữa những sai lầm trên thì tôi nghĩ đ/c có thể xứng đáng ở lại chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
Hà Nội, ngày 17/6/2004
Kính gửi:
Ban Chấp hành Trung ương đảng
Đồng chí Tổng bí thư và các đồng chí uỷ viên
Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thư
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá 9
Đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá 7, khoá 8
Thưa các đồng chí,
Vụ T4 và các vấn đề của Tổng cục 2 vừa qua đã diễn ra rất nghiêm trọng từ vụ Sáu Sứ (Khoá 6) tiếp đến các vụ khác rất nghiêm trọng trong Khoá 7, Khoá 8 và Khoá 9 hiện nay Nhưng chưa được làm rõ những sai phạm đó và xử lý nghiêm khắc một số lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục 2. Tình hình ấy đang làm cho nhiều đảng viên lo lắng về sự trong sạch vững mạnh của Đảng ta.
Đầu tháng 7/2004, Trung ương sẽ họp lần thứ 10. Tôi thấy cần thiết viết thư gửi Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Bí thư về vấn đề T4 và các vấn đề của Tổng cục 2 vừa qua.
Vụ án T4 là một vụ án chính trị đặc biệt nghiêm trọng. Trước đây, trong kháng chiến chống Mỹ, Cục 2 đã đóng góp nhiều thành tích và có truyền thống tốt đẹp. Nhưng hai chục năm nay, có thể nói, từ khi bị khống chế và tự nguyện thực hiện những âm mưu vu khống, Cục 12 (Tổng cục 2) và các lãnh đạo Tổng cục 2, kể từ vụ Xiêm Riệp (năm 1983) và liên tiếp các vụ sau này, đã phạm những sai lầm rất nghiêm trọng và có hệ thống.
Tôi được các Đại hội Đảng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khoá 5, khoá 6, khoá 7, được Bộ Chính trị chỉ định làm phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị và sau đó được phân công theo dõi một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ. Với trách nhiệm của mình, tôi được hiểu biết tình hình nói chung và tình hình Đảng bộ Quân đội nói riêng, đã tham gia sự lãnh đạo chung của Đảng và sự lãnh đạo tư tưởng, tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ Đảng Quân đội. Trước hết tôi xin trình bày những đièu tôi đã biết với các đồng chí về Tổng cục 2, vụ T4 và các vụ án khác quan hệ đến Tổng cục 2 để góp phần làm sáng tỏ thêm sự thật và tính chất nguy hại có hệ thống và rất nghiêm trọng của các đồng chí lãnh đạo Tổng cục 2, kể từ khi đồng chí Tư Văn và Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh nắm cương vị lãnh đạo Tổng cục.
Nguyên nhân dẫn đến vụ Xiêm Riệp (năm 1983) là do cục 12 trước thuộc Cục 2 đã dựng tài liệu, chứng cứ không có thật, dựa theo tin địch, vu oan cho nhiều cán bộ bạn, dùng nhục hình, tra tấn, mớm cung, bức cung, gây ra những đau đớn oan ức cả tinh thần và thể xác cho cán bộ bạn, có đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng bạn phải tự sát, gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Vụ này, không phải là do một cán bộ (Mạc Lam) mà là từ lãnh đạo của cục 12 (Tư Văn, Vũ Chính). Hồi đó, đồng chí Lê Đức Anh làm trưởng đoàn chuyên gia tại CamPuChia. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có ý kiến của đồng chí Lê Đức Anh, nên số cán bộ lãnh đạo của Cục 2 không bị xử lý mà chỉ thi hành kỉ luật đồng chí Mạc Lam, một trợ lý, và tập trung khuyết điểm vào đồng chí Hoá ⬇️
, Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng 719 và đồng chí Thanh, Tư lệnh mặt trận 419.
Đến nay, nhiều đồng chí cán bộ cấp cao, các cán bộ tham gia công tác ở CamPuChia vẫn tiếp tục có ý kiến về vụ Xiêm Riệp, cả đối với các đồng chí lãnh đạo cục 2 và đồng chí Lê Đức Anh.
Trước Đại hội 7, tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khoá 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Uỷ viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh. Đặc biệt thắc mắc đồng chí Lê Đức Anh mấy điểm :
- Về lý lịch, đồng chí Anh khai xuất thân là công nhân là không đúng
- Về ngày vào Đảng đồng chí Lê Đức Anh khai không đúng.
- Có một trận phục kích quân Pháp, trong đó có tên chủ đồn điền Pháp (đồn điền mà đồng chí Lê Đức Anh làm công chức) đồng chí Lê Đức Anh là người chỉ huy đại đội phục kích, không cho nổ súng. Nhờ đó bọn quân Pháp và cả tên chủ đồn diền (chủ cũ của đồng chí Lê Đức Anh) thoát chết
- Thái độ đối với bà vợ trước, đồng chí Lê Đức Anh có thái độ xử sự không đúng tình nghĩa.
Như đồng chí Trường Chinh (được bầu làm Tổng bí thư sau khi đồng chí Lê Duẩn mất) nói : việc cán bộ trung cao cấp và cả nhân dân quan tâm đến nhân sự cao cấp của Đảng là điều bình thường, nhưng trước tình hình đó, Cục 2 được một sự chỉ đạo nào đó, đã tổ chức, dàn dựng ra vụ Sáu Sứ một cách bài bản, công phu, cấp xe, cấp tiền cho Sáu Sứ ra Hà Nội và trực tiếp chỉ đạo Sáu Sứ gặp một số lãnh đạo, cựu chiến binh, tìm cách khêu gợi và bí mật ghi âm, tất cả 16 cuốn.
Bộ Chính trị khoá 6 tổ chức cho chúng tôi nghe các băng ghi âm đó. Tôi nghe phần nhiều là lời Sáu Sứ và nhiều đoạn ồm ồm không nghe rõ.
Vụ này Cục 2 đã nguỵ tạo tài liệu, dựng chứng cứ giả, nặn thêm tình tiết, làm cho dư luận ngộ nhận là có thật, đánh lừa Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung Ương, thực chất là vu khống đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trần Văn Trà, để thanh trừng nội bộ, hãm hại đồng chí. Nhiều đồng chí trung thực như đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, Nguyễn Thanh Bình …và nhiều đồng chí Uỷ viên Trung ương cũng bị những tin tức đó đánh lừa.
Sự vu khống ấy đã dẫn đến sự phân tâm trong Đảng, trong cán bộ Quân đội, ảnh hưởng rất xấu cho đến ngaỳ nay, gây đau khổ, phẫn uất cho nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài Quân đội.
1) Tổng cục 2 đã làm một việc hết sức nghiêm trọng là bịa đặt ra một tên có bí danh là T4, đặc tình của Tổng cục 2 nằm trong CIA để đưa tin vu khống chính trị nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao và nhiều cán bộ khác của Đảng và Nhà nước với hàng trăm bản tin (không kể báo cáo miệng)
2) Nội dung vu khống chính trị là đưa tin CIA đã nắm được hoặc CIA đã tiếp cận được, đã cho người liên hệ, đã chỉ đạo các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Lê Khả Phiêu, Mai Chi Thọ, Trương Tân Sang, Võ Trần Chí, Bùi Thiện Ngộ, Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm, Võ Thị Thắng, Vũ Quốc Hùng, Nguyễn Khánh Toàn (Thứ trưởng Bộ Công An), Phan Diễn, Lê Văn Dũng, Phan Trung Kiên, Võ Viết Thanh, Đoàn Mạnh Giao.
Vu khống cả một số tướng lĩnh trung thành và kiên cường chiến đấu trong kháng chiến, vu khống cả bản thân tôi.
Các đồng chí đã có các bản tin của Tổng cục 2. Đề nghị các đồng chí đọc kỹ. Đối với tôi (Nguyễn Nam Khánh) và đồng chí Nguyễn Huy Chương, Uỷ viên Trung ương Đảng, đồng chí anh hùng Thượng tướng Nguyễn Chơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, bản tin Tổng cục 2 đưa tin lên lãnh đạo cấp cao :
"Từ trung tâm CIA cho hay: Trong mười ngày gần đây vợ chồng Trần Quốc Thuận, Võ thị Thắng đã tạo ra những liên kết trong bộ máy bảo vệ nền chuyên chính vô sản, đã gặp gỡ thân tình với một số cựu chiến binh thủ cựu trong Đảng, đó là Trung tướng Nguyễn Huy Chương, Thượng tướng Nam Khánh, Thượng tướng Nguyễn Chơn. Qua lại ăn cơm vói tướng Khánh, tướng Chơn. Hai người này úy lạo mặt tư tưởng cho tướng Khánh, tướng Chơn, phát động một số phong trào kêu gọi cựu chiến binh Mặt trận cấp tiến. Đồng thời gây sức ép với ông Lê Khả Phiêu về một số đòi hỏi của cựu chiến binh. Nhân dịp kỉ niệm 210 năm ngày Quang Trung đại phá quân Thanh họp bàn bên lề kỉ niệm Quang Trung thành một buổi chất vấn về những yêu sách của cựu chiến binh khu vực miền Trung. Cặp vợ chồng Thuận- Thắng đang đà thuận tiện con đường đi sâu vào nội bộ Quân đội và Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua hai vị tướng này"
(Bản tin ngày 7/2/1999)
Về đồng chí Võ Nguyên Giáp
Tổng cục 2 đưa tin : (chỉ trích một số).
“Sau Đại hội 8, CIA chỉ đạo nhóm Z (tức là nhóm Giáp) chủ trương xúc tiến vận động cả quan điểm, tư tưởng và tổ chức nhân sự, lợi dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để loại bỏ chủ nghĩa Mác- LêNin, tách tư tưởng Hồ Chí Minh với tư tưởng Mác – LeNin, tạo ra phong trào "dân tộc dân chủ"
(bản tin số 49/96TR ngày 7/7 /1996)
"Ngày 12/7/1997, tại một địa điểm phía Bắc, đại diện CIA Mỹ đã phổ biến chủ trương của Mỹ và Pháp lôi kéo ông Võ Nguyên Giáp
"Hiện nay theo yêu cầu của CIA thì ông Giáp vẫn đang ngấm ngầm hoạt động, nhất là sau khi có thông tin về cuộc gặp riêng giữa ông và Mac Namara trong cuộc hội thảo "Những cơ hội bị bỏ lỡ", Tại cuộc gặp riêng này, mặc dù có phiên dịch tiếng Anh, nhưng hai bên đã không dùng tiếng Anh mà dùng tiếng Pháp (vì Mac Namara cũng biết tiếng Pháp). Mac Namara mời ông Giáp sang Mỹ dự hội thảo về "Sự kiên Vịnh Bắc Bộ " để phân biệt ai đúng ai sai. Ông Giáp đã trả lời: "Thời cơ chưa chín muồi".
CIA phân tích: " ông Giáp còn phải chuẩn bị dư luận dọn đường ở trong nước rồi mới đi Mỹ”
(Bản tin số 167/TR ngày 17 /7/1977)
"Ông Giáp chuẩn bị công bố cho học thuyết của mình (chỉ đạo ông Giàu viết cuốn sách Chủ nghĩa Hồ Chí Minh). Thông qua việc trả lời phóng viên Nhật Bản, ông Giáp đã đưa ra "Chủ nghĩa Xã hội Nhân văn”, kích động tư tưởng về một đợt sóng ngầm, bí mật thành lập "Mặt trận cứu nguy dân tộc"
(Bản tin số 212/97/ TR ngày 10/9/97)
Tổng cục 2 đưa tin về đồng chí Phạm Văn Đồng
“Sáng 05/9/97, Phạm Văn Đồng đã mời một số Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương khoá 4, khoá 5, yêu cầu những người này đứng ra vận động các Uỷ viên Bộ Chính trị, cán bộ đã về hưu chủ yếu là tướng lĩnh Quân đội yêu cầu thay đổi các đồng chí chủ chốt hiện nay.
(Bản tin số 212/97/TR ngày 10/9/97)
Tin về đồng chí Phan Văn Khải
“Thời kỳ Phan Văn Khải làm Chủ Tịch Thành Phố, Charles Đức (là người được tên CIA Nguyễn Ngọc Huy, bí thư Đảng Tân Đại Việt đánh về miền Nam năm 1973 và phong cho làm Trung ương uỷ viên Phong trào Quốc gia Cấp tiến), đã dùng chuyên cơ đưa Phan Văn Khải đi tham quan các nước Đông Nam Á. Khi biết Phan Văn Khải được đề bạt ra Trung Ương, Charles Đức ⬇️ hết lòng cung phụng cho Phan Văn Khải”.
(Bản tin ngày 10/5/1999)
Tin về đồng chí Trương Tấn Sang
"CIA có nguồn tin từ quốc nội cho hay Bộ Chính trị sẽ loại trừ Trương Tấn Sang sau khi ông ta tổ chức thành công lễ kỷ niệm Sài Gòn 300 năm theo chủ nghĩa dân tộc. Hồ sơ của Tư Sang đã được CIA chuẩn bị cho một vị trí lãnh đạo của phe đối lập trong trường hợp ông ta ra khỏi Bộ Chính trị … CIA hy vọng về sự thành công của Tư Sang trong vai trò lãnh đạo phe đối lập …
(Bản tin ngày 25/12/98)
“Nhóm Trương Tấn Sang đang có kế hoạch tác động, móc nối lôi kéo để liên kết ông Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Khánh Toàn và một số tướng lĩnh Quân đội và Công an, giao chúng nắm giữ các vị trí quan trọng trong Chính phủ Việt Nam từ địa phương đến Trung ương.
(Bản tin số 497 ngày 24/3/99)
"Các chuyên gia CIA nhận định một cuộc đảo chính có thể xảy ra vào tháng 7, tháng 8/1999 ở Việt Nam. Vai trò chủ chốt là Trương Tấn Sang và Trần Văn Tạo.
"Tư Sang, Tư Tạo tập trung thu phục phái tù Côn Đảo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phái này có khả năng trở thành phe phái hợp pháp đối lập trong Đảng Cộng sản, lấy địa bàn Sài Gòn làm căn cứ".
“Đã có sự liên kết mới giữa Ngô Xuân Lộc, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Khánh Toàn, Đoàn Mạnh Giao, Lê Vân Dũng, Phan Trung Kiên, Nguyễn Văn Rop. Việc đảo chính của phe nhóm này sẽ tập trung vào kỳ họp 2 Quốc hội".
(Bản tin ngày 2/8/1999)
"Tối 06/1/99 có một cuộc họp do Tư Sang tổ chức, tham dự có Võ Trần Chí, ông Đặng (giám đốc sở công nghiệp). Ba Ngộ và một nhân vật bí hiểm … Nội dung cuộc họp: Bàn mọi cách bảo vệ vị trí Bí thư thành uỷ cho ông Sang, bằng mọi cách lôi kéo vây cánh để cô lập ông Lê Khả Phiêu và tiến tới thay ông Lê Khả Phiêu bằng một hội nghị bất thường vì ông Phiêu không ủng hộ Thành uỷ và ông Tư Sang.
“Có một sự mưu tính từ một số phe phái chính trị. Trong Đảng Việt Nam đang mưu tính một cuộc cải cách chính trị, đảo chính chính trị. Có những kế hoạch tuyệt mật trên cơ sỏ báo cáo của Quốc nội do CIA gửi Văn phòng An ninh, Tổng thống. Phe phái chính trị này dự tính sẽ lôi kéo cả ông Lê Khả Phiêu và Phan Văn Khải đứng về phía họ …Lúc bấy giờ Phan Văn Khải và Lê Khả Phiêu cũng phải theo họ vì không còn con đường nào khác. CIA đã chỉ đạo sẽ thực hiện kế hoạch.
(Bản tin số 223 ngày 19/1/98)
Tin về đồng chí Võ Viết Thanh
“Nguồn tin từ trong đội ngũ cấp cao cho hay ông Võ Viết Thanh đang thông qua một số nhân vật trung gian thân Mỹ để móc nối xin tị nạn chính trị trong sứ quán Mỹ hoặc đi ra nước ngoài".
(Bản tin ngày 7/2/1999)
Tin về đồng chí Năm Xuân (Mai Chí Thọ)
"Charles Rey, Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Phố Hồ Chí Minh đến nhà riêng gặp anh Năm Xuân.
Đây cũng là một hiện tượng không bình thường, ta chưa rõ nội dung cuộc gặp này. Những vụ án ta gọi là kinh tế, đàng sau đều có dính đến chính trị”.
(Bản tin ngày 5/10/1999)
Từ vụ Sáu Sứ, Cục 2 (hồi đó cục 2 chưa được mang tên là Tổng cục 2) đã có báo cáo "Cảnh báo nhóm Mai Chí Thọ sẽ tiến hành đảo chính"
Tin về đồng chí Võ Thị Thắng
“Nhằm áp đảo những người tố cáo mình, bà Võ Thị Thắng đã tìm cách kết thân với nhiều cán bộ chủ chốt ngành Công An, Nội Chính, Kiểm tra Đảng, Bảo vệ Chính trị Nội bộ.
Bà Thắng là người tình của Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng Bộ Công An.
(Bản tin số 218 ngày 21/1/1999)
"T4 tiết lộ Võ Thị Thắng trước đây đã được Phủ Đặc uỷ tháo răng hàm trên (răng cửa) để thay vào đó răng giả đặc biệt được sử dụng khi cảm thấy hiểm nguy, có thể cắn vỡ răng này sau khi dùng lưỡi đẩy rơi ra, là một liều thuốc độc cực mạnh có thể giúp các điệp viên tự sát. "
(Bản tin ngày 21/3/1999)
Tin về đồng chí Vũ Quốc Hùng
“CIA đã cho ngươi móc nối Vũ Quốc Hùng vì thấy Vũ Quốc Hùng là Uỷ viên Trung ương Đảng, có thể được Nguyễn Văn An và một số lão thành giới thiệu vào Bộ Chính trị".
"Hùng đã cho người có quan hệ với CIA biết tin : Phương án định đồng chí Lê Khả Phieu làm Tổng bí thư là không còn, thay vào đó chắc chắn là Nguyễn Văn An (CIA đã nắm được tin này)"
(Bản tin số 351/97/TR ngày 17/12/1997)
Tin về đồng chí Phan Diễn
"Phan Diễn có quan hệ phức tạp với một số người Hoa trong nhóm tình báo Trung Quốc. Đề nghị lãnh đạo thận trọng".
(Bản tin số 351/97/TR ngày 17/12/1997)
Tin về đồng chí Nông Đức Mạnh
“Có tin đồn đồng chí Nông Đức Mạnh kết nghĩa với Minh Phụng. Tăng Minh phụng đã từng phục vụ cho đồng chí Mạnh và khi y bị bắt, đồng chí Mạnh tỏ ra không đồng tình. "
(Bản tin số 352/97/TR ngày 17/12/1997)
Tin về đồng chí Nguyễn Minh Triết
“Đồng chí Triét vẫn tỏ ra tin tưởng Trần Bạch Dằng. Đồng chí Triét nói : anh Trần Bạch Đằng là Thủ trưởng của tôi mà còn bị nghi ngờ. "
(Bản tin số 351/97/TR ngày 17/12/97)
Tin về đông chí Trần Tiến Cung (Thiếu tướng Tổng cục phó Tổng cục 2)
"Trần Tiến Cung cũng là người quan hệ chặt chẽ với nhóm cơ hội chính trị xét lại"
(Báo cáo số 1500/20/CB của Tổng cục 2)
Bản tin riêng về địch móc nối vào Viện 108
“Ý đồ của CIA chống phá ta qua ngành y tế rất thâm độc và nguy hiểm. Chúng đã sớm móc nối vào viện 108, CIA đã móc nối được một số giáo sư, và giao cho “ Mặt trận dân chủ cấp tiến” chỉ đạo nhóm này. Đặc biệt là khi chủ tịch Lê Đức Anh bị ốm, CIA đã chỉ đạo Mặt trận dân chủ cấp tiến ráo riết hoạt động chỉ đạo chặt chẽ lực lượng của chúng tại viện 108 trong quá trình điều trị cho chủ tịch Lê Đức Anh. Đáng chú ý gần đây, phát hiện được Phạm Song (nguyên Bộ trưởng Y Tế) có quan hệ với lực lượng cấp tiến. Tuần qua, hai lần Phạm Song gặp một tên trong ban lãnh đạo Mặt trận cấp tiến, tên này là bác sỹ lâu năm và là người của Giáp, y đang trực tiếp chỉ đạo lực lượng của Mặt trận dân chủ cấp tiến tại viện 108 trong việc điều trị cho chủ tịch Lê Đức Anh. Gần đây phát hiện chúng đã đặt thiết bị nghe trộm. Ngay trong xe của chủ tịch Lê Đức Anh đã có dấu hiệu đặt thiết bị nghe trộm.
(Bản tin số 185/96/TR ngày 30/12/96)
* * *
Các vấn đề của Tổng cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí, trước đây hoạt động cách mạng, là đã làm tay sai cho địch. Nguyễn Quang Vịnh (người của Tổng cục 2) đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Kế (người của Tổng cục 2) làm parabol để thu tiền bất hợp pháp; gian lận trong thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng v. v… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động, và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam (báo chí đã đưa tin nhưng bị ém).
Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà lại bịa ra một cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cấp cao từ Tổng bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng … là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng. Qua những vụ việc nêu trên, những người lãnh đạo Tổng cục 2 như Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh, đã phản bội truyền thống tốt đẹp của tình báo quân đội trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Không thể viện lý do trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Tổng cục 2 có đóng góp và truyền thông tốt đẹp mà giảm tội cho Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh, những người đã bịa ra cơ sở đặc tình "ma" T4 và các vụ sai phạm khác.
Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin đó mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.
Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng, và nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.
Còn nói rằng CIA đang tập trung đánh vào Tổng cục 2, cho nên cần giảm tội là một luận điệu nhằm bao che cho Tổng cục 2. Không thể đồng tình với luận điểm đó, và đó cũng là thủ đoạn của Tổng cục 2 đã làm trước đây khi bắt đầu phát hiện ra vụ T4. Luận điệu nói rằng công an đánh vào Tổng cục 2 cũng là luận điệu giả dối. Rõ ràng, tính chất của vụ T4 là thuộc là thuộc về động cơ và quan điểm chính trị sai lầm, chứ không phải chỉ có thiếu xót trong công tác quản lý giáo dục cán bộ, nhân viên. Do đó, nếu chỉ thi hành kỷ luật ở mức cảnh cáo là không đúng.
* * *
Trước đây Cục 2 là một cục tình báo quân sự. Sau cuộc " lập công" đầy tội ác với vụ Sáu Sứ và sau những tin giật gân, bịa đặt do cục 2 đưa ra để tự đề cao và để bày tỏ Cục 2 là "người trung thành bảo vệ lãnh đạo nhất”. Một đồng chí lãnh đạo cấp cao khoá 7 nói: ”Công an chả nắm được gì, chỉ có Cục 2 là nắm được tình hình". Lãnh đạo Cục 2 kiến nghị nâng Cục 2 thành Tổng cục 2., Do nhiều thủ thuật khôn khéo, pháp lệnh tình báo của thường vụ quốc hội ra đời. Tiếp đó là nghị định 96/CP của chính phủ. Trong khoá 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả An ninh, Quốc phòng và Đối ngoại. Về lãnh đạo quân đội, lúc đầu có ý kiến đề xuất đồng chí Lê Đức Anh làm bí thư Đảng uỷ quân sự Trung ương. Nhưng Tổng cục Chính trị không đồng ý, vì không đúng với cơ chế Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành. Do đó, đồng chí Lê Đức Anh lãnh chức Phó bí thư thứ nhất Đảng uỷ quân sự trung ương. Đồng chí Đoàn Khuê, Bộ trưởng quốc phòng làm phó bí thư. Đồng chí Đỗ Mười, theo cơ chế, làm bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương, nhưng trên thực tế, mọi việc chỉ đạo chung và cả điều hành cụ thể công tác quân sự, quốc phòng là đồng chí Lê Đức Anh. Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, chủ tịch nước, phó bí thư thứ nhất Đảng uỷ quân sự trung ương, Pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua quốc hội và chính phủ. Pháp lệnh tình báo do đồng chí Nông Đức Mạnh, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ngày 14/12/96. Nghị định 96/ CP do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 11/9/1997. Đồng chí Võ Văn Kiệt sau này có nói: "Tôi suy nghĩ mãi hơn 6 tháng mới ký nghị định 96/ CP ".
Khoá 7, tôi là uỷ viên trung ương, uỷ viên Đảng uỷ quân sự trung ương, mà hoàn toàn không được biết về nghị định 96/ CP. Tôi và nhiều đồng chí thông cảm với đồng chí Võ Văn Kiệt. Có lẽ đồng chí Võ Văn Kiệt cũng cảm nhận một số điều không đúng của nghị định 96/ CP, nghị định về tình báo Quốc Phòng, cho nên đồng chí Võ Văn Kiệt thật sự có đắn đo. Tôi cũng thông cảm với đồng chí Nông Đức Mạnh, lúc đó là Chủ tịch quốc hội. Dưới đây, tôi trình bày một số ý kiến về pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP về tình báo quốc phòng, chủ yếu là về nghị định 96/CP :
Điều 2, chương 1 của pháp lệnh tình báo xác định:
"Lực lượng tình báo Việt nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)
Điều 14, chương III quy định:
"Thủ trưởng tình báo thuộc quốc phòng trực tiếp điều hành công tác của lực lượng Tình báo Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Bộ quốc phòng và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về mọi mặt trong lĩnh vực công tác của lực lượng tình báo trực thuộc"
Còn nghị định 96/CP của Thủ tướng chính phủ ở điều I chương I ghi rõ:
"Lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, An ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội, thu thập và xử lý tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của CHXHCNVN, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược …”
Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP xác định:
“Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến Nước CHXHCNVN. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà Nước CHXHCNVN"
Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP lại giao nhiệm vụ và các quyền hạn:
"Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trình lên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm vụ và kế hoạch trọng yếu dài hạn và hàng năm của công tác tình báo chiến lược"
Điều 15, chương 2:
"Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng được biệt phái cán bộ đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật ở trong nước, và ngoài nước có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tình báo"
Điều 18, chương 2:
"Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng được thiết lập kênh thông tin liên lạc đặc biệt với lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước"
Điều 20, chương 2:
"Tổng cục tình báo được sử dụng các biện pháp tình báo, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí và công cụ phục vụ cho nhiệm vụ đặc biệt của tình báo"
Điều 21, chương 2:
"Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu hoặc các giấy tờ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, …"
Trong việc quy định các mối quan hệ, tuy có nói về mối quan hệ chỉ huy của Bộ Quốc phòng với Tổng cục tình báo, nhưng điều 30 chương 4 lại nói:
"Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng"
Điều 30, chương 4:
"Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước về mọi lĩnh vực công tác của lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng"
Còn về tài chính, ngân sách thì như thế nào ?
Điều 8, chương I quy định:
"Kinh phí đặc biệt ngoài ngân sách Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ tài chính cấp trực tiếp cho Tổng cục tình báo thuộc Bộ Quốc phòng"
Qua nội dung của nghị định 96/CP có thể nhận ra điều gì ?
Trong cơ chế nước ta, ai cũng hiểu pháp lệnh thường không phải do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội soạn thảo. Nghị định cũng thường không phải do Văn phòng Thủ tướng soạn thảo mà do "cơ quan chủ quản" đề tài ấy soạn ra.
Nhưng kẻ soạn ra pháp lệnh Tình báo và Nghị định 96/CP đã khéo léo, bắt đầu từ chỗ xác định "Lực lượng tình báo Việt nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)
Xác định như vậy nghe ra thì rất lập trường, đề cao sự lãnh đạo tuyệt đối, tập trung, thống nhất về mọi mặt của Đảng. Nhưng giả định nếu ta đưa ra một khái niệm tương tự : “Lực lượng hậu cần kỹ thuật (hoặc lực lượng pháo binh, lực lượng phòng không khong quân…) đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ” thì nghe có được không ?
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói chung đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ là hoàn toàn đúng. Thế nhưng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và từng bộ phận của lực lượng ấy là hai chủ thể khác nhau trước luật pháp. Tổng cục 2 là một bộ phận của Quân đội nhân dân, nhưng nó không phải là toàn thể Quân đội nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, nhưng khi xác định cơ chế và các mối quan hệ lãnh đạo chỉ huy, của từng bộ phận của Quân đội nhân dân, thì xác định như vậy là không đúng, không chuẩn, không rõ ràng. Những kẻ soạn thảo đã cố tình đưa ra một khái niệm lẫn lộn, đánh đồng Bộ Quốc phòng và Tổng cục tình báo, đánh đồng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ quốc phòng và Tông cục tình báo. Sự pháp quy đó đã bị lợi dụng dẫn đến một sự hiểu lầm: “Tổng cục tình báo cũng đứng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của lãnh đạo cấp cao, ngang hàng với Bộ quốc phòng". Đó là một kẽ hở rất lớn dẫn đến sự lộng quyền.
Để cụ thể hoá pháp lệnh tình báo, những người soạn thảo đã đưa vào nghị định của Thủ tướng Chính phủ những quyền hạn rất rộng cho Tổng cục tình báo Bộ quốc phòng, đặc biệt là ở điều I chương 1.
An ninh Quốc gia là một lĩnh vực rộng lớn và tổng hợp, cho nên công tác tình báo để đảm bảo an ninh quốc gia ở bất kỳ nước nào cũng có nội dung rộng lớn bao gồm toàn diện các lĩnh vực: tình báo chính trị, tình báo tài chính, tình báo thương mại, tình báo khoa học công nghệ, tình báo thông tin, tình báo văn hoá, tình báo ngoại giao, tình báo bảo đảm an ninh nội bộ, công tác phản gián và sử dụng các hình thức tình báo để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
Để thực hiện nhiệm vụ tình báo chiến lược tổng hợp đó, mỗi cơ quan, mỗi ngành có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng cụ thể, và riêng của mình. Nhưng điều 1 Chương I xác định:
"Lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, An ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội …" là không đúng. Tình báo Bộ quốc phòng làm nhiệm vụ tình báo quân sự, thực hiện các công tác tình báo để đảm bảo các nhiệm vụ của Bộ quốc phòng. Đương nhiên nhiệm vụ Bộ quốc phòng có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực, nhưng tình báo Bộ quốc phòng không phải là toàn bộ các công tác An ninh Quốc gia.
Tình báo quân sự cần có sự kết hợp chặt chẽ với tình báo các lĩnh vực khác, nhưng nó không được bao trùm, nằm lên trên, ôm đồm, mở rộng ra toàn diện các lĩnh vực. Nó chỉ là và phải là một lực lượng Tình báo chiến lược chuyên trách về quân sự và các nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng. Xin nhấn mạnh chữ một. Phải xác định đúng khung phạm vi chức năng nhiệm vụ của nó.
Từ nhiệm vụ quá rộng bao trùm lên toàn diện các lĩnh vực, cho nên điều 11, chương 2 xác định đối tượng của Tình báo quân sự không chặt chẽ:
"Đối tượng và mục tiêu của lực lượng Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng là những nơi có tin tức, có tài liệu liên quan đến nước CHXHCNVN, trong đó đặc biệt chú ý đén các Quốc gia, tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt đông đe doạ, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà Nước CHXHCNVN". Với điều 11, chương 2 đó thì những nơi mà Tổng cục 2 cho rằng có tin tức, tài liệu liên quan đến nước CHXHCNVN và "đặc biệt chú ý đến các tổ chức và cá nhân trong nước hoạt động đe doạ chống lại Đảng, Nhà Nước" là Tổng cục có quyền sục vào, có quyền đưa tin, có quyền gài người vào tất cả các địa phương (không trừ huyện nào, tỉnh nào, không trừ một cơ quan nào của Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, v. v., như Tổng cục 2 đã làm lâu nay.
Cũng từ đó Nghị định 96/CP quy định "Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trình lên Thường vụ Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng nhiệm vụ và các kế hoạch trọng yếu dài hạn và hàng năm của công tác Tình báo chiến lược".
Xin lưu ý: cụm từ "của công tác tình báo chiến lược" nghĩa là công tác Tình báo chiến lược nói chung bao trùm. Thế Bộ Công An làm gì ? Thế Đảng uỷ quân sự Trung ương làm gì? Đề ra như thế là cho Tổng cục 2 qua mặt cả Đảng uỷ quân sự Trung ương, lên trên cả bộ Công An.
Hơn nữa, Nghị định 96/CP xác định: "Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng dược thiết lập kênh thông tin liên lạc với lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà Nước. " "Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu các giấy tờ giao dịch của cơ quan Nhà Nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội …"
Ngân sách Quốc phòng được Nhà Nước giao cho Bộ Quốc phòng mà Tổng cục 2 là một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng. VậyTổng cục 2 có nhiệm vụ gì đặc biệt ngoài Quốc phòng mà Bộ trưởng Quốc phòng phải đề nghị Thủ tướng phê duyệt và Bộ Tài chính trực tiếp cấp? Điều 20, chương 14 và nhiều điều khác đã để lộ ý định của người soạn thảo đưa ra pháp l?nh này là : Biến Tổng cục 2 thành một cơ quan Tình báo (như kiểu CIA của Mỹ), trùm lên cả cơ quan Tình báo của Bộ Công An, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Cục bảo vệ, Tổng cục chính trị, làm cả đối ngoại và nội bộ.
Công tác bảo vệ nội bộ là do Ban bảo vệ chính trị phụ trách. Công tác An ninh bao gồm cả công tác phản gián phải tập trung vào Bộ Công An, tất nhiên có sự kết hợp giữa thế trận An ninh nhân dân và thế trận Quốc phòng toàn dân. Nhưng không thể tập trung quyền hạn vào Tổng cục 2, để Tổng cục 2 bao trùm lên trên.
Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quỳên nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết nôi bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là Tình báo để tiêu tiền, thậm chí tạo ra " cơ sở đặc tình" không có thật để tiêu tiền ("tiền cho T4 mà", ít nhất là 81. 000 đô la, đó là mới phát hiện, còn chưa kể kiểm tra hết được).
Qua việc nắm tình hình khi tôi làm nhiệm vụ, tôi thấy mấy điểm:
Vì vậy tôi đề nghị :
- Phải kiểm tra toàn diện Tổng cục 2 cả về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, nề nếp làm việc, hệ lực lượng bao gồm lực lượng cài cắm ở các cơ quan và tài chính.
- Chấm dứt việc cài người của Tổng cục 2 vào các cơ quan Đảng, Nhà Nước.
- Phải thật sự chấn chỉnh Tổng cục 2 cả tổ chức, cán bộ, lực lượng, nguyên tắc làm việc, cả chính quyền và Đảng, tài chính, cơ sở vật chất. Không thể để lại ở Tổng cục 2 những cán bộ lãnh đạo vu khống chính trị đã thoái hoá biến chất.
- Quốc hội và Chính phủ phải xem xét lại pháp lệnh Tình báo và nghị định 96/CP, sửa đổi hoặc huỷ Nghị định 96/CP.
Cuối cùng, tôi xin nhắc lại: Đây là một vụ án chính trị cực kỳ nghiêm trọng, còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần vụ Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, liên quan đến mất còn của chế độ XHCN và Tổ Quốc, đến sinh mệnh chính trị, uy tín, hạnh phúc của rất nhiều đồng chí, cả những đồng chí lão thành.
Là một đồng chí được tham gia sự lãnh đạo của Đảng 15 năm, tham gia lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội hơn 20 năm, tôi yêu cầu:
Xin cảm ơn. Xin chúc các đồng chí Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra sức khỏe.
Xin chúc Trung ương và các đồng chí làm đúng pháp luật, điều lệ và các nghị quyết của Đảng, thực sự lắng nghe ý kiến của đảng viên nói chung và các cán bộ hiểu biết có liên quan.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
Ngày 15 tháng 7 năm 2004
Kính gửi:
Ban chấp hành trung ương
Đồng chí tổng bí thư và các uỷ viên bộ chính trị, uỷ viên ban bí thư
Uỷ ban kiểm tra trung ương,
Ban nội chính
Ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương
Đ/c chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra khoá 7, khoá 8.
Hồi 16 giờ 30’ ngày 8/7/2004, đồng chí Phan Diễn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên thường trực Ban Bí thư có mời tôi đến gặp, tại phòng làm việc của đồng chí Phan Diễn (số 4 Nguyễn Cảnh Chân). Dự họp có đồng chí Thọ, Uỷ viên Trung ương, Trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ.
Do tính chất quan trọng của cuộc gặp và theo đúng Điều lệ Đảng về quyền hạn của đảng viên, tôi viết thư này kính gửi các đồng chí. Trước hết tôi nêu lại các ý kiến của đồng chí Phan Diễn và ý kiến của tôi về những việc liên quan đến vụ T4 đã phát biểu trong cuộc họp đó.
Tôi (đồng chí Phan Diễn) và đồng chí Tổng Bí thư đã nhận được văn bản của các đồng chí về vụ T4.
Tôi (đồng chí Phan Diễn) đồng ý một số nội dung trong văn bản của đồng chí.
- Vụ T4 là một vụ án chính trị nghiêm trọng. Bộ Chính trị đã tổ chức Ban kiểm tra liên ngành để xem xét. Ban kiểm tra liên ngành đã đề nghị Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã xác định là vụ án chính trị nghiêm trọng. Bộ Chính trị đã giao cho cơ quan Pháp luật truy tố, đưa ra xử 4 người: Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà từ 5 năm tù trở lên, đã giao cho Đảng uỷ Quân sự Trung ương xem xét các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II. Đảng uỷ Quân sự Trung ương đã báo cáo lên Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đang xem xét.
- Tôi (đồng chí Phan Diễn) đồng ý với đồng chí (Nguyễn Nam Khánh) trong Pháp lệnh Tình báo và Nghị định 96/ CP về Tình báo quân sự có nhiều nội dung sai phạm, Bộ Chính trị đã giao cho Thường vụ Quốc hội xem lại Pháp lệnh Tình báo và giao cho Văn phòng Chính phủ xem lại Nghị định 96/CP. Đồng thời đã chỉ thị cho Bộ quốc phòng hướng dẫn cho Tổng cục II xác định một số quy định và chỉ thị cho Tổng cục II không được theo dõi nội bộ.
- Sẽ cho kiểm tra, xem xét Tổng cục II từ tổ chức, nguyên tắc, thủ tục hoạt động. Việc này phải mất một thời gian.
- T4 là một vụ án nghiêm trọng nhưng Bộ Chính trị phải chọn vấn đề gì trực tiếp ảnh hưởng đến nội bộ Đảng, Nhà nước, Quân đội mới làm, báo cáo cho Bộ Chính trị rõ chứ không báo cáo cho Trung ương, có việc không nói cụ thể cho Trung ương và không thảo luận.
Trong văn bản của đồng chí có đề cập đến sự liên quan của một số đồng chí lãnh đạo trước đây. Vì đã lâu rồi và không ảnh hưởng trực tiếp đến nội bộ Đảng hiện nay nên không làm. Vì đưa ra vấn đề này, sẽ tranh cãi rồi không kết luận được, sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm.
Trong vụ T4, có ý kiến anh Giáp, anh Mân, anh và một vài đồng chí nữa, nhưng Bộ Chính trị không báo cáo ý kiến của các anh với Ban Chấp hành Trung ương, ngay cả ý kiến anh Phiêu cũng không báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương. ý kiến đề nghị có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu đã đưa là đưa hết thì Ban Chấp hành Trung ương khó khăn trong việc xem xét, và không thể kết luận được, làm cho nội bộ phức tạp thêm.
- Các vấn đề mà đồng chí nêu trong bản tài liệu gửi Bộ Chính trị thì nhiều, có cái thuộc số người nói trên (ý nói là của Nguyên, Chấp, Vinh, Đặng Diệu Hà), không chính thức của Tổng cục II, có cái của chỉ huy Tổng cục II. Tôi biết, trong số bản tin này, Tổng cục II có đoạn đưa ra 10 bản tin có ký tên, một số không ký tên. Như vậy là thuộc về tài liệu mật và tài liệu không phổ biến. Nếu tài liệu này lộ ra ngoài, kẻ địch sẽ lợi dụng phá hoại Đảng. Nên tôi phê bình đồng chí là không tuân thủ nguyên tắc giữ bí mật tài liệu.
Trước hết tôi (Nguyễn Nam Khánh), cám ơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho tôi biết ý kiến của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về văn bản của tôi gửi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra và các cơ quan chức năng.
Sau đây tôi xin nói rõ ý kiến của tôi về các ý kiến của Bộ Chính trị và Ban Bí thư mà đồng chí vừa nêu lên.
1- Tôi đồng ý ý kiến nói rằng các nội dung trong văn bản của tôi nêu ra mà địch biết, địch có thể lợi dụng. Nên tôi đề nghị gặp đồng chí Tổng Bí thư để trực tiếp nói rõ vụ T4 với đồng chí Tổng Bí thư, tôi chờ hơn 1 tháng nhưng không thấy đồng chí Tổng Bí thư trả lời lúc nào gặp được. Những sự thật mà tôi nêu ra chỉ gửi Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan chức năng. Tôi biết tại Hội nghị trung ương lần thứ 10 (khoá 9), Bộ Chính trị sẽ báo cáo với Trung ương vấn đề T4. Như tôi đã viết trong văn bản: - Với tầm quan trọng của vấn đề và theo đúng Điều lệ Đảng, tôi đã viết thư gửi cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra Trung ương và cơ quan chức năng. Tôi trực tiếp niêm phong mang đến văn phòng Trung ương nhờ văn phòng Trung ương chuyển và ngoài bì tôi ghi rõ: - Chỉ người có tên mới được bóc. Như vậy là hết sức cẩn thận về bảo mật. Tôi gửi cho Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan chức năng, chứ không gửi cho địch. Nếu làm lộ tài liệu là do về các đồng chí nhận tài liệu, chứ tôi không làm lộ.
Việc tôi làm vừa qua là đúng nguyên tắc, đúng Điều lệ: “Đảng viên được phê bình, chất vấn về hoạt động của Tổ chức Đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức, báo cáo kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời".
Tôi không đồng ý ý kiến đồng chí phê bình tôi là sai nguyên tắc giữ bí mật tài liệu nội bộ.
Đảng viên có quyền kiến nghị, đề nghị tới lãnh đạo các cấp, đến Bộ Chính trị, đến Ban Chấp hành Trung ương, đến Đại hội toàn quốc.
2- Tôi đồng ý là Bộ Chính trị, Ban Bí thư có quyền lựa chọn vấn đề để giải quyết. Nhưng lựa chọn vấn đề gì để giải quyết là trên nguyên tắc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Chế độ. Không phải trên nguyên tắc cơ hội, hữu khuynh.
Trong văn bản của tôi gửi Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan chức năng, tôi nêu cả vấn đề T4 và chấn chỉnh Tổng cục II, một ít đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng vừa qua có liên quan đến Tổng cục II và T4, mục đích là để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Chế độ. Vì nếu không làm rõ vụ T4, những người chỉ huy Tổng cục II hiện nay và người lãnh đạo cấp cao liên quan đến T4 và Tổng cục II thì sẽ ảnh hưởng đến Đại hội 10, ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn nhân sự cho Đại hội 10 và về sau nữa.
3- Vụ T4 với những bản tin vu khống của nó không chỉ do một nhóm người: Chấp, Nguyên, Vinh, Đặng Diệu Hà làm mà có sự chỉ đạo của chỉ huy Tổng cục II. Như vụ vu khống đồng chí Phạm Chánh Trực, Nguyễn Văn Thắng (thường vụ quận uỷ quận 6 – TPHCM), những đề nghị lập chuyên án người này, người kia là CIA đâu phải do Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà đưa ra mà do lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II hiện nay (Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh), 255 bản tin dù có ký hay không đều do chỉ huy Tổng cục II gửi lên lãnh đạo cấp cao. Không phải do Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà gửi. Cho nên không chỉ đưa ra 4 người: Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà xử trước pháp luật, còn số chỉ huy, lãnh đạo Tổng cục II hiện nay (Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh) xử lý nội bộ là không đúng.
4- Trong vấn đề dân chủ nội bộ, phải xuất phát từ động cơ quan điểm đúng, là vì lợi ích xây dựng và bảo vệ Đảng thì mới đi đến nhất trí; nếu vì động cơ cá nhân: "Phê bình đả kích cấp trên hoặc răn đe khống chế Đảng viên" thì không giải quyết được. Theo tôi, lãnh đạo cùng với Đảng viên bàn bạc dân chủ thì công việc mới kết quả.
Tôi cảm ơn đồng chí đã nghe tôi phát biểu.
Cũng cho tôi cảm ơn đồng chí đã có ý kiến trở lại về các ý kiến của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Đến đây kết thúc cuộc gặp giữa tôi và đồng chí Phan Diễn.
Đồng chí Thọ ra trước. Tôi ra sau, bắt tay đồng chí Phan Diễn và nói thêm: Nếu các đồng chí không gửi tài liệu của tôi đến Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 thì tôi có quyền và tôi có cách đến Hội nghị Trung ương lần 10/khoá 9 hoặc Hội nghị Trung ương sau đó để trao văn bản rồi ra về.
Đồng chí Phan Diễn nói lại: - Làm thế thì phức tạp quá.
Thưa các đồng chí
Tôi ghi lại những ý kiến chính liên quan đến vụ T4 trong cuộc gặp với đồng chí Phan Diễn, thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư gặp tôi và tôi đề nghị mấy ý kiến :
1- Theo Điều lệ Đảng và quyền hạn của đảng viên, tôi có quyền gửi kiến nghị, chất vấn đến Trung ương và Đại hội Đại biểu Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất Đảng. Tôi làm việc này trong tổ chức. Tôi làm đúng nguyên tắc. Tôi có nghe nói: - Khi báo cáo với Trung ương có đồng chí nói đã phân tích với tôi là tôi vi phạm nguyên tắc. Tôi đã trả lời đồng chí Phan Diễn: - Tôi không vi phạm nguyên tắc. Tôi làm theo đúng Điều lệ Đảng. Tôi khẳng định một lần nữa như vậy.
2- Như tôi đã phát biểu khi tôi còn làm nhiệm vụ Uỷ viên Trung ương rằng: Ban Chấp hành trung ương bầu ra Bộ Chính trị, Bộ Chính trị không được đặt mình cao hon Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, kiểm tra và giám sát Bộ Chính trị. Bộ Chính trị phải báo cáo với Trung ương các công việc xây dựng, củng cố Đảng, những vấn đề nội bộ Đảng, liên quan đến sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước, Chế độ. Cho nên một lần nữa, yêu cầu Bộ Chính trị gửi toàn văn bản của tôi đến Trung ương. Vấn đề T4, các vấn đề của lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II rất nghiêm trọng, có hệ thống, rất nguy hiểm, liên quan đến sự trong sạch vững mạnh của Đảng, hạnh phúc của dân tộc nói chung và của các đảng viên là nạn nhân của sự vu khống chính trị của lãnh đạo Tổng cục II hiện nay. Không phải chỉ là của nhóm 4 người: Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà.
Kể từ vụ Sáu Sứ (1991), các vụ án dựng lên có bài bản, công phu đã gây hậu quả rất nghiêm trọng. Vụ Sáu Sứ, khoá 6 bàn giao cho khoá 7. Khoá 7 không làm. Khoá 8 bị ngăn cản, nên các người lãnh đạo Tổng cục II hiện nay lại tiếp tục gây ra các vụ án chính trị nghiêm trọng tiếp theo cho đến Đại hội 9.
Những tài liệu về vụ Sáu Sứ, các vụ liên quan đến Tổng cục II: vụ Ngọc sọ não, vụ người của Tổng cục II đưa lên mạng nói xấu lãnh đạo cấp cao của Đảng, vụ tên Vinh bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho địch, tên Kê làm pa-ra-bol để ăn cắp tiền, vụ đưa ảnh và tài liệu vu khống đồng chí Lê Khả Phiêu trước Đại hội 9, vv... là những tài liệu về những kẻ phạm tội. Đó không có gì là bí mật với Trung ương, với Uỷ ban kiểm tra các khoá liên quan, với các đồng chí Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Ban Bí thư các khoá. Dấu diếm, ngăn cản, không làm rõ sự thật của tội phạm là phạm pháp, vi phạm đường lối, bản chất, truyền thống, và Điều lệ Đảng. Phát hiện kẻ tội phạm là có công. Vì có hiện tượng bao che, bịt kín sự thật về những tội phạm nghiêm trọng cho nên tôi phải làm rõ với Trung ương, Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan chức năng và rồi đây báo cáo với các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Ban Bí thư các khoá. Vũ Chính và Nguyễn Chí Vịnh là những kẻ đồng chủ mưu các vụ vu khống của lãnh đạo hiện nay của Tổng cục II. Phải đưa ra Pháp luật. Vũ Chính và Nguyễn Chí Vịnh không phải là người có công trong vụ "khủng bố Võ Thị Thắng".
Quan điểm của Đảng là: - Thi hành Pháp luật, không trừ một ai dù người đó ở cương vị gì, dù tuổi tác bao nhiêu, dù trước đây đã giữ những chức vụ nào. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, dưới sự chỉ đạo của các đồng chí thế hệ trước, Cục II đã có một đóng góp. Nhưng từ ngày Tư Văn, Vũ Chính nắm Cục 12 và Tổng cục II thì một bộ phận quan trọng Tổng cục II đã trở thành một công cụ vu khống chính trị. Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh đã phản bội lại truyền thống Tổng cục II.
3- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là do Trung ương bầu ra, Uỷ ban kiểm tra Trung ương có trách nhiệm độc lập của mình, phải kiên quyết, trung thực, dũng cảm vạch ra sự thật, vạch ra tội phạm. Nếu có điều gì Uỷ ban Kiểm tra không thống nhất với Bộ Chính trị thì có quyền báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương.
4- Trong các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Ban Bí thư, nguyên Phó Thủ tướng có thể có ý kiến khác nhau về một số vấn đề. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Trong các đồng chí ấy có 3 loại ý kiến: - Một số thấy rõ sâu sắc sự nghiêm trọng và thật nguy hiểm có hệ thống của các người lãnh đạo Tổng cục II hiện nay, - Có người bao che muốn dấu sự thật, - Một số người chưa rõ. Cho nên phải có thảo luận, tranh luận, sòng phẳng, thật sự dân chủ phân biệt đúng sai trong các đồng chí ấy. Bộ Chính trị cần lắng nghe tất cả, phân biệt đúng sai trên quan điểm của Đảng, chứ không vì lý do có những ý kiến khác nhau mà xếp lại những vụ việc nghiêm trọng. Trung thực mà nói, ngay trong số đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Ban Bí thư, cũng có người, cá biệt dính líu đến các vụ của lãnh đạo Tổng cục II hiện nay.
Xếp lại những vụ nghiêm trọng liên quan đến việc xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh là thiếu trách nhiệm chính trị đối với Đảng, nhân dân, Tổ quốc, thiếu trách nhiệm với những đồng chí bị vu khống chính trị. Lịch sử của dân tộc và của Đảng đã chứng minh rằng: Không ai có thể che dấu và bịt kín được sự thật. Sự thật sẽ tự mở đường mà đi.
Xin chúc các đồng chí sức khoẻ, làm đúng tinh thần của Đảng: Kiên quyết làm đúng Pháp luật, không trừ một ai. Xin chân thành cảm ơn.
Thượng tướng, Nguyễn Nam Khánh
Nguyên Uỷ viên Trung ương khoá 5, khoá 6, khoá 7
Nguyên phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Theo Đối Thoại
Trần Bá - Theo Đối Thoại
Theo Đối Thoại
Đối Thoại: 38 tướng lãnh, sĩ quan cao cấp, đảng viên CS lão thành đã lên tiếng về việc đảng CSVN quyết định kỷ luật và tước quân hàm Trung tá Vũ Minh Trí vì tố cáo kẻ nội thù Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh được xem như kẻ đã chui sâu và leo cao để yểm trợ cho “Bắc thuộc lần thứ 5” của người Tàu. Hoan hô Trung tá Vũ Minh Trí. Hoan hô qúy vị tướng lãnh, sĩ quan cao cấp, cựu đảng viên cộng sản lão thành
38 tướng lĩnh và lão thành lên án Nguyễn Chí Vịnh
Theo Diễn Đàn
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và 37 tướng tá, cán bộ lão thành phản đối việc khai trừ trung tá Vũ Minh Trí và đòi nghiêm khắc xử lý Nguyễn Chí Vịnh. Cập nhật 08.10.2013 : Thêm bản đánh máy thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phụ lục.
Vừa qua, 38 sĩ quan cao cấp và cán bộ lão thành đã ký chung một lá thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội, phản đối việc tước quân hàm sĩ quan của trung tá Vũ Minh Trí và khai trừ ông khỏi hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam. Trung tá Vũ Minh Trí, thuộc Tổng cục II (cơ quan tình báo của Quân đội), là người đã tố cáo những sai phạm của Nguyễn Chí Vịnh, hiện nay là trung tướng, thứ trưởng Bộ quốc phòng, trong nhiều năm trước đó đã đứng đầu Tổng cục II. Những việc làm sai trái của Nguyễn Chí Vịnh và Tổng cục II đã bị đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh tố cáo từ lâu. Trong lá thư đề ngày 22.4.2010, 18 vị tướng lãnh (xem đây) đã nhấn mạnh trách nhiệm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh như sau : “ Nguyễn Chí Vịnh phẩm chất xấu xa, làm nhiều sai trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho Tổng bí thư không nên đề bạt Trung tướng, đ/c Nông Đức Mạnh trả lời Đại tướng là “ không thăng Trung tướng, còn chưa biết đưa đi đâu để rèn… luyện ”, nhưng rồi vẫn đề bạt Trung tướng và Thứ trưởng quốc phòng, còn tặng huân chương cao nữa (mà đ/c lại là Bí thư Đảng uỷ quân sự), để một số nơi cấp uỷ can thiệp sâu vào việc truy tố xét xử ”.
Về việc tước quân hàm và khai trừ trung tá Vũ Minh Trí, bạn đọc có thể tham khảo bài viết trên mạng boxitvietnam
Các tướng lĩnh và cán bộ lão thành ký tên vào lá thư này yêu cầu phải nhanh chóng xem xét và giải quyết các vụ scandale của Tổng cục II và trước mắt, đình chỉ ngay công tác của Nguyễn Chí Vịnh, không "cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11".
Cùng ký tên với thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (nguyên ủy viên trung ương, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị), có 4 trung tướng, 12 thiếu tướng, 12 đại tá, và những cán bộ lão thành như Mai Vy, nguyên bộ trưởng Bộ văn hóa.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày … tháng …… năm 2010
Kính gửi:
- ĐỒNG CHÍ NÔNG ĐỨC MẠNH TỔNG BÍ THƯ KIÊM BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN MINH TRIẾT CHỦ TỊCH NƯỚC
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TẤN DŨNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG PHÓ THỦ TƯỚNG, PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN CHI CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ PHÙNG QUANG THANH PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
- ĐỒNG CHÍ LÊ VĂN DŨNG CHỦ NHIỆM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
Cùng với dư luận rộng rãi, chính đáng của cán bộ, đảng viên nhân dân, cựu chiến binh trong cả nước, chúng tôi những tướng lĩnh sĩ quan cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam hết sức bất bình trước việc Bộ quốc phòng kỷ luật tước quân hàm sĩ quan trung tá Vũ Minh Trí, Đảng ủy Tổng cục II khai trừ Đảng tịch Vũ Minh Trí về tội tố cáo Tổng cục II và cá nhân Nguyễn Chí Vịnh.
Đây là một việc làm khuất tất, lẫn lộn công tội. Người có công đem ra trị tội, ngược lại kẻ có tội lại được tâng công: Tặng thưởng huân chương, thăng hàm trung tướng, đề bạt lên Thứ trưởng quốc phòng.
Vì công lý, vì danh dự và sự trong sạch của Quân đội Việt Nam anh hùng và của hàng ngũ tướng lĩnh quân đội, chúng tôi khẩn thiết trình lên các đồng chí, những người có trách nhiệm cao nhất 2 kiến nghị dưới đây :
1. Trên cơ sở những hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nam Khánh cùng một số tướng lĩnh đã phát hiện những sai lầm, tiêu cực của Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh cùng với những phát hiện gần đây của Trung tá Vũ Minh Trí (người trong cuộc) những ý kiến đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lão thành cách mạng, nhiều tướng lĩnh.
Đề nghị các đồng chí nghiêm túc xem xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt để các vụ tiêu cực đã và đang xẩy ra ở Tổng cục II, không để kéo dài sang nhiệm kỳ đại hội lần thứ 11.
2. Đối với cá nhân Nguyễn Chí Vịnh, người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của Tổng Cục II. Ngoài ra Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền chèn ép người này, ban ơn người khác trong đề bạt sử dụng cán bộ nhân viên lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách. Một mình chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5 : Biệt thự Cống Chèm ; nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch ; Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The Garden Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chăn Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu) ; 3000m2 đất Viên Chăn (Mua 500.000 USD bán 1,5 triệu). Hai vợ chồng sử dụng 2 chiếc xe đắt tiền BMW – X5, mỗi chiếc trị giá 175.000 USD tương đương 3,5 tỷ đồng Việt Nam.
Những sai phạm nói trên cùng với Bản lý lịch bất hảo những năm đi đào tạo sĩ quan tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và trường Sĩ quan Thông tin, Nguyễn Chí Vịnh đã cầm đầu một nhóm sinh viên xấu phá kho Học viện Kỹ thuật lấy cắp quân trang đưa ra ngoài bán tiêu sài, nhậu nhẹt trai gái, bị nhà trường đuổi học.
Rõ ràng Nguyễn Chí Vịnh không đủ tư cách là một đảng viên, không xứng đáng là một sĩ quan cấp úy huống hồ lại vùn vụt leo lên đến trung tướng và biết đâu lại sắp lên thượng tướng và đang ngồi nhầm vào một trong ba chiếc ghế cao nhất của Bộ quốc phòng.
Không thể để một con người xấu xa, thâm hiểm như vậy ngồi trên đầu trên cổ hàng ngày hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Việt Nam anh hùng và làm ô nhục danh dự đội ngũ tướng lĩnh Quân đội.
Với Nguyễn Chí Vịnh trước mắt đề nghị đình chỉ công tác.
- Không được cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11.
- Không để làm thứ trưởng quốc phòng, bố trí một chức danh khác không dính đến chỉ huy lãnh đạo.
Xin chân thành cám ơn và chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí.
Mong sao đừng để ung nhọt nói trên tiếp tục là một thách thức lớn đối với dư luận rộng rãi và chính đáng trong Đảng trong nhân dân, trong cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
Các tướng lĩnh sĩ quan cao cấp, lão thành cách mạng đồng ký tên.
DANH SÁCH TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CAO CẤP THAM GIA KIẾN NGHỊ
Bản chụp chữ ký của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và những lời ghi thêm vào bản kiến nghị.
Phụ Lục
Kính gửi: Các đồng chí trong Bộ Chính Trị và Ban Bí thư,
Tôi đã nhận được thư của đồng chí Trung tá Vũ Minh Trí một cán bộ, đảng viên hiện đang công tác ở Tổng Cục II tố cáo Nguyễn Chí Vịnh đã lũng đoạn “phá hoại Tổng Cục II toàn diện”. Đồng chí ấy cho rằng: “Thực trạng Tổng Cục II cho thấy Quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải một hiểm hoạ vô cùng to lớn, ngay từ bên trong, ngay ở bên trên.”
Qua thư của đồng chí Vũ Minh Trí, tôi thấy đây là sự tố cáo của một cán bộ, một đảng viên có trình độ và có trách nhiệm cao, dũng cảm, dám tố cáo những hành động mà mình cho là sai trái đang gây nguy hại đến Đảng, đến Quân đội. Đây là sự tố cáo những hành động mà mình cho là sai trái đang gây nguy hại đến Đảng, đến Quân đội. Đây là sự tố cáo theo đúng điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước của một Cán bộ, đảng viên đương chức, của người trong cuộc, không phải là một thư nặc danh, thư của người ngoài cuộc. Nếu đúng như đơn tố cáo thì đây là một tình hình cực kỳ nghiêm trọng.
Tôi không hiểu vì sao Nguyễn Chí Vịnh trước có những khuyết điểm, khi đó đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói với tôi là không thể lên Trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện, nhưng thực tế lại không làm như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng Cục trưởng, hiện nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm cho ai
Như thư tố cáo thì Tổng Cục II tiếp tục hoạt động sai chức năng, nhiệm vụ và đang bị biến chất, tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng. Vì vậy, tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần thấy cho hết sự nghiêm trọng của vấn đề, không thể giao cho cấp dưới kiểm tra rồi báo cáo mà cần tổ chức một bộ phận gồm những cán bộ có phẩm chất và năng lực, có đủ quyền hạn của các ngành liên quan do đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì tiến hành một cuộc kiểm tra, thanh tra đặc biệt, thật nghiêm túc theo đúng điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước, để làm rõ những vấn đề tố cáo và có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng, bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước. Cần chú ý bảo về người tố cáo.
Tôi có trao đổi với một số đồng chí nguyên là Tổng Bí thư, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị và đề nghị các đồng chí ấy hãy góp sức cùng các đồng chí đương chức giải quyết bằng được vấn đề này, để tránh cho Đảng một hiểm hoạ. Tôi cho đây là hệ quả của vụ T4 không được giải quyết nghiêm minh. Tôi hết sức lo lắng cho Đảng, cho Quân đội, cho đất nước trước tình hình này nên gửi thư đến các đồng chí, mong các đồng chí góp phần lãnh đạo giải quyết cho được vấn đề này.
Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.
Chào thân ái,
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2009
(chữ ký)
Võ Nguyên Giáp
Thư ngày 10.6.2009 của đại tướng Võ Nguyên Giáp
gửi Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương.
Theo VOA
Từ Hà Nội đang được phổ biến rộng rãi một kiến nghị gửi các nhân vật cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, đến Phó thủ tướng, Trưởng Ban tổ chức trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ nhiệm tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân.
Nội dung bức thư - kiến nghị trước hết bày tỏ sự bất bình cao độ của đông đảo đảng viên, cựu chiến binh và nhân dân trong cả nước trước việc Bộ Quốc phòng kỷ luật tước quân hàm sỹ quan Trung tá Vũ Minh Trí và đảng uỷ Tổng cục II khai trừ đảng tịch Vũ Minh Trí về “tội” tố cáo Tổng cục II và cá nhân Nguyễn Chí Vịnh.
Bức thư đưa ra 2 kiến nghị khẩn cấp yêu cầu:
Bức thư kết luận: “rõ ràng Nguyễn Chí Vịnh không đủ tư cách một đảng viên, không xứng đáng là một sỹ quan cấp úy, huống hồ lại vùn vụt leo lên đến trung tướng và biết đâu lại sắp lên thượng tướng và đang ngồi nhầm vào một trong 3 chiếc ghế cao nhất của Bộ Quốc phòng” và nhấn mạnh không thể để một con người xấu xa, thâm hiểm như vậy ngồi trên đầu trên cổ hàng ngàn, hàng vạn tứơng lĩnh, sỹ quan, làm ô nhục danh dự đội ngũ tướng lĩnh quân đội.
Bức thư đưa ra đề nghị: “đình chỉ công tác đối với Nguyễn Chí Vịnh, không được cơ cấu Vịnh vào số đại biểu đi dự đại hội đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành trung ương khóa XI, không để làm thứ trưởng quốc phòng, bố trí một chức danh khác không dính đến chỉ huy lãnh đạo”.
Bức thư quan trọng này mang sức nặng lớn, đang được truyền rộng và nhanh trong và ngoài nước, được ký tên bởi 38 tướng lĩnh, sỹ quan cấp đại tá, đảng viên cộng sản lão thành có trên dưới 60 tuổi đảng. Trong số này có thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, 4 trung tướng, 11 thiếu tướng, 12 đại tá và 10 đảng viên lão thành, từng là uỷ viên trung ương đảng, từng làm việc tại Bộ quốc phòng - Tổng tư lệnh, ở Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, ở binh chủng phòng không – Không quân, Pháo binh, Công binh, Tư lệnh Quân khu, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh trung ương…
Bức thư tâm huyết khẩn thiết này gửi đúng vào lúc các đại hội đảng cấp quận - huyện, tiếp sau là đại hội đảng các tỉnh – thành phố đang được chuẩn bị, còn trong quân đội các đại hội đảng cấp trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn sắp sửa mở.
Còn nhớ năm 2006, tổng bí thư ông Đức Mạnh đã cố nài ép ban chấp hành trung ương đảng cho con trai ông ta là Nông Quốc Tuấn và cho Nguyễn Chí Vịnh vào danh sách ban chấp hành trung ương khóa X, nhưng đã bị can ngăn, bác bỏ. Sau đó do sức ép từ bên ngoài, bộ chính trị vẫn lặng lẽ đưa Vịnh lên cấp trung tướng, còn phong chức thứ trưởng Quốc phòng, thấy yên ổn, đầu năm nay liền ướm thử cử Vịnh thay mặt Bộ Quốc phòng họp báo công bố Sách trắng về nền Quốc phòng Việt nam, còn bố trí cho Vịnh dẫn đầu đoàn đại biểu bộ Quốc phòng Việt nam đi Bắc Kinh và Canberra gặp bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc và Úc, một hành động qua mặt đại tướng bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Lãnh đạo chắc mẩm rằng vấn đề Tổng cục II và vấn đề cá nhân Nguyễn Chí Vịnh thế là tạm ổn, mọi sự có thể trôi chảy để tính chuyện đưa Vịnh lên cao hơn vào dịp Đại hội XI, theo ý muốn của bọn trùm bành trướng.
Nhưng ai học hết được chữ ngờ. Có ai ngờ Quốc hội do đảng tuyển chọn kỹ là vậy bỗng trở nên cứng đầu, bác bỏ thẳng cánh Đại dự án Đường sắt Cao tốc đã được bộ chính trị xét duyệt và quảng cáo công phu, với số tán thành chỉ có 185, số phản đối lên đến 208, sau 2 tuần tranh luận sôi nổi. Làn gió dân chủ đã bắt đầu lọt vào phòng họp xưa nay đảng đưa ra điều gì các đại biểu cũng gật tuốt, thường đạt trên 90%.
Vấn đề Tổng cục 2, vấn đề Nguyễn Chí Vịnh đang được một số đảng viên có uy tín xã hội, có tầm cỡ quốc gia và quân đội hâm nóng, có thể thành một chủ đề đòi công khai minh bạch tại các đại hội đảng, trong và ngoài quân đội.
Và bản báo cáo tuyệt mật của Ban kiểm tra Đặc biệt Liên ngành về hoạt động của Tổng cục II hoàn thành năm 2006 vẫn còn bị dấu kín một cách khuất tất, - coi thường cả Ban chấp hành trung ương và Đại hội đảng toàn quốc - có thể bị các đại biểu đại hội đảng đòi đưa ra ánh sáng.
Một khi các vấn đề chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc trọn vẹn, chống tham nhũng thật sự.. được công luận xã hội coi là những đề tài nóng bóng nhất, được một bộ phận giới truyền thông dũng cảm trong nước kiên trì nêu lên, mở rộng cuộc tranh luận công khai, rất có thể những vấn đề lãnh đạo muốn bưng bít, ém nhẹm – như vấn đề biên giới, biển đảo, vấn đề khai thác bôxít, các vụ tham nhũng cực lớn ở Nhật (vụ PCI – Pacific Consultant Institute - PMU18- Huỳnh Ngọc Sỹ), ở Úc (Vụ Securency), ở Mỹ (vụ Nexus Technologies), vấn đề Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh …là những vấn đề quốc gia cực lớn, đụng chạm đến vận mệnh, tương lai của dân tộc sẽ được khui ra và đòi phải được giải quyết công khai minh bạch như họ đã hứa. Không bàn đến những chuyện hệ trọng như thế thì đảng còn có lý do gì để tồn tại, để tự nhận là lực lượng chính danh lãnh đạo đất nước.
Tôi có 4 ý kiến ngắn:
Ý kiến thứ nhất: Tôi tiếp nhận quyết định khai trừ Đảng và giáng quân hàm với tâm trạng hoàn toàn nhẹ nhõm, thanh thản bởi hai lý do chính: Một là tôi đã dự kiến và chuẩn bị kỹ về mọi mặt, kể cả về mặt pháp lý và công luận cho nhiều tình huống, trong đó có những tình huống gay go và nguy hiểm hơn thế này. Hai là các quyết định trên giúp tôi khẳng định rõ hơn bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đối tượng đấu tranh, từ đó mà bổ sung, điều chỉnh phương hướng, biện pháp đấu tranh cho phù hợp.
Trong tâm trạng nhẹ nhõm và thanh thản ấy, tôi thấy có hai điểm nực cười.
Ý kiến thứ hai: Tôi gửi bản kiến nghị về Tổng cục II, kèm theo là bài viết "Tổng cục II - Vì ai nên nỗi?" tới lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Đến nay, lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước chưa kết luận về các tài liệu này, cũng chưa trả lời tôi. Vì vậy, tôi coi mọi kết luận, quyết định đối với tôi của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Thường vụ Đảng Ủy Tổng cục II, tổng cục trưởng Tổng cục II... đều là vô giá trị và bất hợp pháp. Tôi tin rằng sự vô giá trị và bất hợp pháp ấy sẽ sớm bị bác bỏ. Tôi cũng tin rằng những kẻ đã nhen nhóm ngọn lửa độc hại đối với nhân dân, đối với đất nước, đổ thêm dầu hôi vào ngọn lửa ấy sẽ bị chính ngọn lửa ấy thiêu hủy, sẽ sớm bị nhân dân và đất nước đào thải.
Ý kiến thứ ba: Từ hôm nay cho tới khi được ra quân, tôi sẽ chỉ có mặt ở Cục kỹ thuật mà không làm bất cứ việc gì các anh giao. Nhân đây tôi trả lại các anh thẻ đảng viên, giấy chứng minh sĩ quan, quân hàm, quân hiệu, biển tên và kỉ niệm chương của ngành.
Ý kiến thứ tư: Vừa qua, nhiều người nói với tôi rằng Tổng cục II đã có sự thay đổi một số nhân sự chủ trì, chủ chốt, nên tạm dừng hoặc giảm nhẹ đấu tranh để giúp các nhân sự mới có thêm điều kiện sửa chữa sai lầm, khắc phục hậu quả. Tôi đã chiều theo các đề nghị ấy, song tới nay, qua hai quyết định kỷ luật vừa công bố, có thể khẳng định các anh mới cũ đều cùng một giuộc. Vì vậy tôi sẽ tiếp tục đấu tranh, trước hết bằng hai việc chính:
Để các anh thấy tôi nói được là làm được, tôi gửi lại các anh chiếc đĩa có chứa video clip mà người của các anh đã quay trưa ngày 13/10/2009 tại nhà nghỉ Thanh Ngọc (số 4/72/124 - phố Hoàng Ngân - Quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội). Mọi việc định làm, tôi đều đã chuẩn bị kĩ càng. Sự ngăn cản của các anh chỉ khiến chúng càng thêm tiến triển.
Vũ Minh Trí
Theo Talawas Blog
Chiều 18-3-2010, chúng tôi gồm ba cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên lâu năm là Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Tuyến, Trần Đức Quế đã tới nhà thăm đồng chí Vũ Minh Trí, người vừa qua có gửi tới lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước văn bản kiến nghị, tố cáo về tình hình cực kì nghiêm trọng tại Tổng cục II – Bộ Quốc phòng. Trong không khí trò chuyện rất thân mật, cởi mở, chúng không gọi nhau là “đồng chí” song ai cũng phấn khởi vì thấy “Lớp cha trước, lớp con sau – Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Dưới đây là một số nội dung trò chuyện, trong đó chúng tôi hỏi, đồng chí Vũ Minh Trí trả lời.
Chúng tôi nghe tin cháu đã bị kỉ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng, tước quân hàm sĩ quan. Tin đó có đúng hay không?
Thưa các bác, tin đó là đúng. Ngày 10-2-2010 Bộ Quốc phòng có quyết định số 426/QĐ-BQP do thứ trưởng Nguyễn Văn Được kí, theo đó cháu bị thi hành kỉ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan. Cùng ngày, Đảng ủy Tổng cục II có quyết định số 27-QĐ-ĐUTCII do bí thư Dương Xuân Vinh kí, theo đó cháu bị thi hành kỉ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Hai quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí. Chiều 5-3-2010, đại diện lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II đã gặp, trao cháu hai quyết định này.
Khi nhận hai quyết định này, cháu có tâm trạng ra sao?
Thưa các bác, cháu thấy hoàn toàn nhẹ nhõm, thanh thản bới hai lí do chính: Một là cháu đã dự kiến và chuẩn bị kĩ về mọi mặt, kể cả về mặt pháp lí và công luận cho nhiều tình huống, trong đó có những tình huống gay go, nguy hiểm hơn thế này; Hai là các quyết định trên giúp cháu khẳng định rõ hơn về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đối tượng đấu tranh, từ đó mà bổ sung, điều chỉnh phương hướng, biện pháp đấu tranh cho phù hợp.
Trong tâm trạng nhẹ nhõm và thanh thản ấy, cháu thấy có một điểm nực cười, đó là ngày 13-11-2007 cháu có gởi các cấp lãnh đạo, chỉ huy một lá đơn đề nghị cháu xuất ngũ theo quy định, chế độ hiện hành với lí do đã suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào nhiều cấp lãnh đạo, chỉ huy. Sau đó, trong gần 2 năm rưỡi qua, cháu nhiều lần nhắc lại đề nghị này trong các bản kiểm điểm đảng viên, nhận xét cán bộ, các lần làm việc với lãnh đạo, chỉ huy… Lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội thì đã thống nhất quy kết cháu “sai trái, chệch hướng, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, chống Đảng, chống quân đội, chống Tổng cục II”, cần bị “xử lí theo quy định của pháp luật”. Ấy vậy mà tới nay, bằng quyết định tước quân hàm sĩ quan chứ không phải là tước quân tịch, loại ngũ, người ta vẫn cố giữ cháu ở lại quân đội, ở lại Tổng cục II.
Hiện giờ, cháu có tâm trạng ra sao?
Thưa các bác, cháu càng lúc càng thấy nhẹ nhõm, thanh thản hơn vì nghĩ mấy năm qua, mình đã cố gắng làm những việc đáng làm, phải làm trên tinh thần “dĩ công vi thượng”. Đặc biệt, sau nhiều năm tồn tại ở một nơi mà phần lớn tổ chức Đảng và cơ quan chính quyền đã bị tê liệt, lũng đoạn, các điều lệnh, chế độ của quân đội, điều lệ, quy chế, quy định của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đã bị phớt lờ, bẻ cong một cách nghiêm trọng để phục vụ những lợi ích riêng bất chính, cháu lại có cảm giác mình là một con người ít nhiều tự do. Người ta có thể giữ cháu ở lại quân đội, ở lại Tổng cục II thêm một thời gian nữa song cháu tin mình có đủ sức mạnh để không bị người ta o ép, khống chế.
Ngày 18-3-2009, tại hội nghị biểu dương những cá nhân có thành tích và tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức tại Hà Nội, chị Phạm Thị Hồng Hoa, nguyên kế toán trưởng Tổng Công ty Mía Đường II, một trong 3 cá nhân được mời đọc tham luận có kể rằng đã có lúc chị định xin ra khỏi Đảng để tiếp tục đấu tranh, rằng khi làm việc với chị, một vị trong đoàn thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói: “Chị là đảng viên, không được phép đi tố cáo”. Đầu tháng 1-2010, trang mạng VietNamNet có đăng bài “Mũ ni che tai trước tham nhũng?” của tác giả Bùi Đức Lại, trong đó chỉ ra 4 “cửa ải” đối với người chống tham nhũng, tiêu cực. Với những gì đã thấy, đã trải, cháu muốn được chia sẻ với chị Hoa về suy nghĩ của chị và rất tâm đắc với các ý kiến của tác giả Bùi Đức Lại.
Cháu có thể nói rõ hơn về những gì cháu đã thấy, đã trải?
Dạ được. Cháu sẽ nêu một số việc làm cụ thể của những đối tượng cụ thể. Ở đây, cháu bỏ qua những việc làm trắng trợn, bỉ ổi của Tổng cục II, chỉ nhắc tới những tổ chức và cá nhân là cấp trên của Tổng cục II.
Ủy ban Kiểm tra – Đảng ủy Quân sự Trung ương đã có nhiều biểu hiện khuất tất, nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình kiểm tra, xác minh những nội dung cháu kiến nghị, tố cáo. Ví dụ:
Để thấy rõ hơn sự qua loa, đại khái, hời hợt của họ, cháu nêu ra thêm một ví dụ cụ thể: Ngày 21-2-2008, khi làm việc về 5 điểm trong bản kiến nghị ngày 16-1-2008 của cháu, tổ trưởng tổ công tác nói các điểm đó đều rất lớn, việc kiểm tra, xác minh mỗi điểm phải mất vài tháng, thậm chí vài năm. Ngày 1-8-2008, khi cháu gọi điện hỏi, tổ trưởng tổ công tác nói vẫn đang làm, chưa xong, chưa kết luận. Tới ngày 1-10-2008 tổ công tác mới gặp cháu nhưng không phải là để thông báo kết quả kiểm tra, xác minh hay kết luận mà chỉ để phổ biến một văn bản của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Vậy mà với 5 nội dung tố cáo Đảng ủy Tổng cục II (trong đó cả 5 điểm trong bản kiến nghị ngày 16-1-2008 được dồn vào một nội dung) và 4 nội dung tố cáo cá nhân trung tướng Vịnh, đoàn kiểm tra làm việc chưa tới một tháng đã xong (ngày 14-7-2009 có quyết định thành lập đoàn kiểm tra, ngày 13-8-2009 họ đã mời cháu gặp, phổ biến văn bản thông báo kết quả kiểm tra, xác minh).
Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, quản lí Tổng cục II, đã cố tình bao che, dung túng cho các sai phạm của Tổng cục II trong một thời gian dài, đã bỏ qua những kiến nghị, tố cáo của cháu, khiến cháu phải kiến nghị, tố cáo tới lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước; khi được lãnh đạo cấp cao giao nhiệm vụ xem xét, giải quyết thì đã tiến hành một cách hình thức rồi bằng kết luận 439 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự trung ương do phó bí thư Phùng Quang Thanh kí, quy chụp cháu là có nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận công lao, thành tích của ngành tình báo quân sự, chống Đảng, chống quân đội, chống Tổng cục II, kiến nghị, tố cáo với nội dung suy diễn, xuyên tạc, bịa đặt và thái độ hằn học. Quy chụp nặng nề như vậy song họ lại không đưa ra một bằng chứng nào trong khi về cơ bản các nhận thức, quan điểm của cháu đều đã được cháu thể hiện bằng văn bản.
Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước nhìn chung đã thể hiện sự “im lặng đáng sợ”. Với bản kiến nghị ngày 16-12-2008, sáng 16-2-2009 cháu mới nhận được văn bản 135/VPCTN-PL ngày 9-2-2009 của Văn phòng Phủ Chủ tịch nước gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đồng thời gửi cháu để thay trả lời, nội dung: “Chuyển đơn trên đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền”; sáng 4-4-2009 cháu mới nhận được văn bản 674/QPAN12 ngày 31-3-2009 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nội dung: “Đã chuyển đơn của ông đến Thanh tra – Bộ Quốc phòng là nơi giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết” song tới nay cả Ủy ban Kiểm tra Trung ương lẫn Thanh tra – Bộ Quốc phòng đều chưa có động thái nào trong việc xem xét, giải quyết; Từ Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thì tới giờ cháu vẫn chưa nhận được sự phản hồi trực tiếp nào. Với bản kiến nghị, tố cáo ngày 9-11-2009, cháu mới nhận được văn bản 916/QPAN12 ngày 30-12-2009 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nội dung: “Đã chuyển đơn của ông đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền”. Trong khi đó, cháu phải chịu nhiều sức ép, sự đe dọa từ phía quân đội và Tổng cục II, mà biểu hiện rõ nhất và gần nhất là hai quyết định thi hành kỉ luật. Nghiêm trọng hơn, bản gốc tài liệu cháu gửi chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (kèm cả phong bì) ngày 16-12-2008 đã được chuyển cho Tổng cục II và Tổng cục II đã sử dụng nó để đe dọa, truy bức cháu. Cháu cho rằng đây là một việc làm vi phạm pháp luật.
Những việc ấy khiến cháu suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào tất cả các cấp lãnh đạo, chỉ huy; thậm chí đối với một số cấp, một số người, cháu không còn một chút tin tưởng và tôn trọng nào.
Cháu có bất ngờ trước các sự việc ấy không?
Thưa các bác, vì hiểu rõ bản chất của các sự việc, các đối tượng có liên quan, thấy được nguy cơ “tự diễn biến” trong quân đội, trong Đảng, trong Nhà nước chúng ta là rất lớn nên cháu hoàn toàn không bất ngờ. Ngay trong bản kiến nghị ngày 16-12-2008 cháu đã dự kiến khả năng các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước cũng im lặng trước những đề nghị, kiến nghị của cháu, cũng không phải là nơi cháu có thể dựa vào.
Cháu khẳng định rằng thời gian qua, trên cương vị một cán bộ, đảng viên, cháu đã luôn thực hiện tốt các quy định của Đảng, Nhà nước về việc khiếu nại, tố cáo, không hề khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Tất cả các nội dung kiến nghị, tố cáo, cháu đều thể hiện bằng văn bản, gửi tới các cấp theo đúng trình tự thời gian và thẩm quyền giải quyết. Nếu các cấp đó không giải quyết hoặc giải quyết nhưng không thỏa đáng thì cháu mới kiến nghị, tố cáo tới cấp cao hơn.
Cháu có nhận xét gì về sự “im lặng đáng sợ” mà cháu vừa nói đến?
Thưa các bác, cháu cho rằng sự “im lặng đáng sợ” ấy xuất phát từ hai lí do chính: Một là thiếu trách nhiệm, thậm chí vô trách nhiệm đối với lợi ích của nhân dân, của dân tộc; Hai là vì dính dáng tới những sai phạm của Tổng cục II nên há miệng mắc quai.
Cháu có nghĩ tới khả năng cháu bị truy tố không?
Thưa các bác, cháu đã nghĩ tới.
Trong kết luận 439 ngày 19-10-2009, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương giao các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xem xét, đề xuất hướng xử lí cháu theo quy định của pháp luật. Trong chỉ thị 250 ngày 26-10-2009, Thường vụ Đảng ủy Tổng cục II giao nhiệm vụ tương tự cho các cơ quan chức năng của Tổng cục II. Trong hai quyết định thi hành kỉ luật đối với cháu cũng ghi rõ: “Đồng chí Vũ Minh Trí đã tố cáo sai đối với Đảng ủy Tổng cục II và đồng chí Nguyễn Chí Vịnh, gửi đơn tố cáo đến một số nơi không có chức năng xem xét, giải quyết và nội dung tố cáo đã đưa lên mạng Internet, làm lộ bí mật một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Tình báo Quốc phòng Việt Nam; vi phạm các điều 1, 2, 3, 4, 5 trong quy định số 115-QĐ/TW ngày 7-12-2007 của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm và chị thị số 48-CT/TW ngày 14-2-2007 của Bộ Chính trị về bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”.
Vì bị quy chụp, đe dọa như vậy nên cháu đã tự dành cho mình quyền nhờ tới sự bảo hộ của pháp luật, sự bảo vệ của luật sư, sự giúp đỡ của công luận cũng như quyền đưa ra công khai các tài liệu do cháu viết, bị Tổng cục II và Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương dùng để quy chụp, đe dọa cháu; nếu cần, cháu còn đưa ra công khai các chứng cứ khác. Những việc cần làm, cháu đều đã chuẩn bị kĩ càng, chu đáo. Qua theo dõi diễn biến một số vụ án gần đây, điển hình là vụ xét xử nữ Anh hùng Lao động Trần Ngọc Sương, cháu tin rằng trước pháp luật và dưới sự giám sát của công luận, sự bình đẳng giữa lãnh đạo, chỉ huy quân đội và Tổng cục II với cháu sẽ được bảo đảm. Cháu cũng luôn tin rằng trắng – đen sẽ sớm rõ ràng. Việc truy tố cháu, đưa cháu ra xét xử chắc chắn sẽ càng làm cho nhân dân biết nhiều hơn về những điều mà lâu nay người ta vẫn dùng yếu tố “bí mật”, “nhạy cảm” để che giấu.
Cháu căn cứ đâu mà tin như vậy?
Thưa các bác, cháu căn cứ lòng dân, sức dân. Trong thư gửi hội nghị tình báo tháng 8-1949, Hồ Chí Minh dạy: “Tai mắt của người tình báo có hạn. Nhân dân có hàng chục triệu tai mắt. Việc gì họ cũng có thể nghe, có thể thấy, có thể biết”. Đã không ngăn được dân biết thì càng không thể ngăn được dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Điều này, tiến sĩ Mai Liêm Trực đã đề cập rất trúng khi trả lời phỏng vấn của trang mạng Tuần Việt Nam: “Tình thế, thời cuộc cũng như tâm nguyện của nhân dân không cho phép anh né tránh được nữa rồi. Dân tộc đang đòi hỏi trách nhiệm ngày một cao hơn của Đảng… Bức xúc của cuộc sống đã đủ nhiều để những người phần nào nguội lạnh phải xem lại mình. Những cán bộ hôm nay đang được hưởng những thành quả mà nhiều thế hệ đã làm nên. Nhà cửa có rồi, lương bổng sống thế cũng tạm ổn. Lí do gì chúng ta phải lo thu vén cá nhân? Đến nồi nào mà còn phải lo mất ghế của mình, để hàng ngày phải nhìn xuống chân ghế? Tạo sao không có dũng khí như các thế hệ cha anh đã làm cho sự nghiệp này của Đảng và của dân tộc chúng ta”.
Sự quan tâm, chia sẻ, động viên của người thân, bạn bè và rất nhiều người vốn không hề quen biết khiến cháu thêm vững tin. Được các bác tới tận nhà hỏi thăm, cháu rất cảm động và phấn khởi.
Cháu có nhận xét gì về hai quyết định kỉ luật vừa nhận được?
Thưa các bác, cháu sơ bộ có hai nhận xét.
Một là hai quyết định đó càng chứng tỏ sự khác biệt căn bản, có tính nguyên tắc cả về mặt chính trị lẫn về mặt đạo đức giữa một bên là cháu với một bên là Chi ủy, Chi bộ 2, chỉ huy Phòng Tham mưu – Kế hoạch của Cục kĩ thuật – Tổng cục II, lãnh đạo, chỉ huy Cục Kĩ thuật, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II và lãnh đạo, chỉ huy Bộ Quốc phòng.
Hai là như các bác đã biết, cháu gửi bản kiến nghị về Tổng cục II, kèm theo là bài viết “Tổng cục II – Vì ai nên nỗi?” tới lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; đến này, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước chưa kết luận về các tài liệu này, cũng chưa trả lời cháu; vì vậy cháu coi mọi kết luận, quyết định đối với cháu của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy Tổng cục II, Tổng cục trưởng Tổng cục II… đều là vô giá trị và bất hợp pháp; cháu tin rằng sự vô giá trị và bất hợp pháp ấy sẽ sớm bị bác bỏ.
Cháu có định khiếu nại về hai quyết định kỉ luật đó không?
Thưa các bác, cháu hoàn toàn không có ý định ấy.
Tại sao vậy?
Thưa các bác, vì hiện cháu có những việc làm đáng làm hơn rất nhiều.
Xác nhận đây là nội dung trao đổi giữa tôi và ba cụ Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Tuyết và Trần Đức Quế
(kí tên)
Vũ Minh Trí
Tổng cục 2 của Bộ Quốc phòng Việt Nam là một cơ quan nổi tiếng không phải do năng lực hoặc thành tích trong lĩnh vực tình báo quân sự mà chỉ thuần túy là vì nhiều tai tiếng.
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-04-06
Các lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam (hàng trên từ trái) Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng-Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng-Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. RFA files |
Suốt thập niên vừa qua, tuy đã có khá nhiều cán bộ lão thành, sĩ quan cao cấp cũng như trung cấp đã nghỉ hưu, hoặc đang tại ngũ cùng lên tiếng, yêu cầu giải quyết dứt điểm những vụ tai tiếng ấy, song cả Đảng CSVN lẫn chính quyền và giới lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn bất động.
Mãi đến gần đây, giới hữu trách mới thực hiện hành động có thể xem là đầu tiên trước một chuỗi phản ứng đáng chú ý, về những vụ tai tiếng kéo dài liên quan đến Tổng cục 2. Hành động đầu tiên đó là gì? Mời qúy vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường thuật...
Cơ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam vốn là một bộ phận trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam và thường được gọi là Cục 2. Năm 1995, Cục 2 đột nhiên được nâng lên thành Tổng cục 2 và trở thành ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.
Năm 1996, với tư cách Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh, ban hành Pháp lệnh Tình báo và theo đó, vai trò của Tổng cục 2 đã vượt khỏi tầm quản lý của Bộ Quốc phòng. Tổng cục 2 được xác định là “lực lượng trọng yếu, tin cậy, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng CSVN, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ”.
Tổng cục 2 được xác định là “lực lượng trọng yếu, tin cậy, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng CSVN, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ”. |
Vậy Tổng cục 2 đã làm được những gì? Thành tích lớn nhất của Tổng cục 2, được nhiều công thần của Đảng, nhà nước và quân đội Việt Nam nhắc đi, nhắc lại, suốt từ cuối thập niên 1990 đến nay là hai vụ Sáu Sứ và T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ: Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó. Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng. Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười, để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Photocoutesy bauxite-website |
Còn vụ T4? Ông Bùi Tín kể tiếp: Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA và điệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA. Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,.. Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh. Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.
Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA và điệp viên đó có bí danh là T4. |
Trong nhiều thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN, tướng Võ Nguyên Giáp gọi Tổng cục 2 là một tổ chức “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống” và yêu cầu xử lý nghiêm minh. Ngoài tướng Giáp, còn có hàng loạt công thần của đảng, nhà nước và quân đội Việt Nam như các ông: Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại tướng Nguyễn Quyết, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Thượng tướng Phùng Thế Tài, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Lê Tự Đồng, Trung tướng Phạm Hồng Sơn, Trung tướng Nguyễn Hoà, Thiếu tướng Nguyễn Tài, ông Nguyễn Văn Thi... nêu quan điểm và yêu cầu tương tự
Trong nhiều thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN, tướng Võ Nguyên Giáp gọi Tổng cục 2 là một tổ chức “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống” và yêu cầu xử lý nghiêm minh. |
Tuy nhiên các sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2, như tướng Nguyễn Nam Khánh - một trong những người được Bộ Chính trị Đảng CSVN phân công theo dõi công việc bảo vệ chính trị nội bộ, nhận định: Tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam... vẫn không được xử lý.
Photo courtesy daidoanket - web |
Hai nhân vật chính trong những vụ tai tiếng này là tướng Đặng Vũ Chính – Tổng cục trưởng Tổng cục 2 được cho về hưu, con rể tướng Chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh được chọn để thay cha vợ đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2.
Cuộc đối đầu giữa các cán bộ lão thành cách mạng, các tướng lĩnh cao cấp, với giới lãnh đạo đương nhiệm trong việc xử lý những sai phạm của Tổng cục 2 đã lan sang giới sĩ quan trung cấp đang tại ngũ, kể cả những sĩ quan đang làm việc tại Tổng cục 2.
Tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài |
Cuối năm 2008, ông Vũ Minh Trí, một trung tá làm việc tại Cục Kỹ thuật của Tổng cục 2, lên tiếng tố cáo thêm hàng loạt sai phạm ở cơ quan tình báo quốc phòng.
Đơn tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí là lý do khiến sáu tháng sau, tướng Giáp viết hai lá thư, một gửi cho hai cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, một gửi các thành viên của Bộ Chính trị, để cùng cảnh báo: Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng!
Sau ba lá thư vừa kể, giới lãnh đạo đương nhiệm của đảng, của chính quyền và của quân đội bắt đầu hành động. Trong bài tới chúng tôi sẽ tường thuật thêm về những hành động này.
Trân văn, phóng viên RFA
2010-04-06
Người dân kéo lên Hà Nội giăng biểu ngữ tố cáo sai phạm của lãnh đạo thanh tra chính phủ. Photo courtesy of vietnamexodus |
Và họ đã đồng thanh lên tiếng suốt hàng chục năm, yêu cầu giới lãnh đạo đương nhiệm phải giải quyết triệt để, và gần đây, có những dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo đương nhiệm đã bắt đầu hành động.
Một số người theo dõi sát tình hình chính trị tại Việt Nam cho biết, từ cuối thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, hàng loạt cán bộ lão thành cách mạng, cũng như tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã gửi hàng trăm lá thư, yêu cầu giới lãnh đạo đương nhiệm xử lý dứt điểm các sai phạm ở Tổng cục 2, song giới này không hề hồi âm hoặc đáp ứng.
Hầu hết những người từng lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990, đến giữa thập niên 2000 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,... đều đã qua đời, phần lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật.
Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!... |
---|
Trích “Hồi ức và suy nghĩ” – Trần Quang Cơ |
Những sai phạm liên quan đến Tổng cục 2, cũng như các yêu cầu chấn chỉnh tổ chức này, tưởng chừng sẽ chìm sâu như nhiều vụ việc động trời khác thì lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, của Trung tá Vũ Minh Trí, làm việc tại Cục Kỹ thuật của Tổng cục 2, lại khiến dư luận bùng lên.
Trong thư, Trung tá Trí tố cáo, thay vì thực hiện công tác tình báo quân sự thì Tổng cục 2 tiếp tục tổ chức nghe lén, theo dõi, thu thập thông tin về nhiều cán bộ cao cấp của cả đảng, chính phủ lẫn quân đội, tung tin giả để lũng đoạn nội bộ. Chưa kể, Tổng cục 2 đang dùng các kế hoạch, hoạt động điệp báo để bòn rút công quỹ, nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Điểm đáng chú ý nhất là theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thành lập ba đoàn “Tình báo hành động” ở quy mô lữ đoàn, được trang bị vũ khí, thiết bị đặc chủng, kèm thiết giáp. Thay mặt nhiều đồng đội, Trung tá Trí nêu ra một số thắc mắc. Chẳng hạn: Thực chất của các đoàn “Tình báo hành động” là gì? Chúng nhắm vào đối tượng tác chiến nào?
Trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, khi lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý dứt điểm các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2, nhiều cán bộ lão thành cách mạng, cũng như tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhắc đến vai trò và trách nhiệm của ông Lê Đức Anh, cựu Đại tướng, cựu Tổng Tham mưu trưởng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2. Một số người cho rằng, cần đối chiếu các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2 với một số tài liệu khác và điều đó có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.
Trong những tài liệu được đề cập, chẳng hạn như “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Lê Đức Anh chính là người chỉ đạo toàn bộ quá trình “bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”. Quá trình “bình thường hoá” này bất thường tới mức, trong “Hồi ức và suy nghĩ”, ông Trần Quang Cơ phải than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!...
Quyết định thi hành kỷ luật Trung tá Vũ Minh Trí. Hình lấy từ freelecongdinh.wordpress.com |
Lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Trung tá Vũ Minh Trí không chỉ khiến dư luận xôn xao. Lá thư này còn là nguyên nhân khiến tháng 6 năm ngoái, tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục viết cùng lúc hai lá thư, gửi hai cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là các ông: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và các thành viên đương nhiệm trong Bộ Chính trị, bày tỏ sự bất bình về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Vịnh làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tướng Giáp yêu cầu giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc, nhằm bảo vệ quân đội, bảo vệ đảng, bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước. Đồng thời nhắc nhở “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.
Giới lãnh đạo đương nhiệm của cả đảng, chính quyền lẫn quân đội Việt Nam tiếp tục giữ sự im lặng và bất động cho đến tám tháng sau.
Theo báo chí Việt Nam, hồi đầu tháng 2 vừa qua, ông Phùng Quang Thanh, đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng đã đến Quân Y viện 108, thăm tướng Võ Nguyên Giáp. Báo chí Việt Nam tường thuật rằng: Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ mong muốn Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn mạnh khoẻ, trường thọ, tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và sự trưởng thành phát triển của QĐND Việt Nam.
Sáu ngày sau, hôm 10 tháng 2 năm 2009, Bộ Quốc phòng và Đảng ủy Tổng cục 2 ban hành cùng lúc hai quyết định, tước quân hàm sĩ quan và khai trừ Trung tá Vũ Minh Trí ra khỏi Đảng CSVN, vì: Đã tố cáo sai đối với Đảng ủy Tổng cục 2 và đồng chí Nguyễn Chí Vịnh, gửi đơn tố cáo đến một số nơi không có chức năng xem xét giải quyết và nội dung tố cáo đã đưa lên Internet làm lộ bí mật một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Tình báo Quốc phòng Việt Nam... Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Quân đội.
Sau hàng trăm lá thư của hàng loạt cán bộ lão thành cách mạng, cũng như tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu giới lãnh đạo đương nhiệm xử lý dứt điểm các sai phạm ở Tổng cục 2, đây là lần đầu tiên giới lãnh đạo đương nhiệm của đảng, chính quyền và quân đội Việt nam có hành động đáp ứng. Cho dù hành động đó đi ngược lại mong muốn của những người gửi đơn.
Chúng tôi đã phỏng vấn Trung tá Vũ Minh Trí, người từng lên tiếng tố cáo và mới bị xử lý:
Trân Văn: Thưa ông chúng tôi được biết là Bộ Quốc phòng và Đảng ủy Tổng cục 2 vừa có hai quyết định kỷ luật ông, ông có thể cho biết hai quyết định này có những nội dung gì không ạ?
Trung tá Vũ Minh Trí: Ông vừa nói rằng là các ông đã có văn bản ấy rồi cho nên tôi nghĩ cũng không cần phải nhắc lại.
Trân Văn: Và ý kiến của ông về các quyết định kỷ luật này như thế nào ạ?
Trung tá Vũ Minh Trí: Ông cũng vừa nói là ông đã có ý kiến của tôi, không biết là ý kiến ở chỗ nào, đúng không ạ (?). Thực ra thì nếu mà ý kiến đấy có chữ ký của tôi thì chắc là ý kiến chính thức vì cũng có người đã hỏi tôi và tôi đã trả lời. Thế cho nên nếu mà ông có văn bản thì tôi nghĩ cũng không cần phải trả lời. Ông có thể trích nguyên văn bản mà ông đã có trong tay.
Còn nếu mà nói đơn giản thì tôi cũng như rất nhiều người nữa muốn đấu tranh chống lại tham nhũng, tiêu cực. Đơn giản thế thôi ông ạ! |
---|
Trung tá Vũ Minh Trí |
Trân Văn: Thưa ông, trong văn bản ghi ý kiến của ông, ông có cho biết rằng còn rất nhiều tồn tại chưa được giải quyết và ông sẽ tiếp tục đấu tranh để làm rõ những sai phạm đã xảy ra ở Tổng cục 2. Với cách tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại, tố cáo của ông và với những gì xảy ra với ông trong thời gian vừa qua, vì sao mà ông quyết định vẫn phải tiếp tục đấu tranh?
Trung tá Vũ Minh Trí: Khi định làm việc gì thì người ta đều đặt ra mục đích cuối cùng. Tôi thì chưa đạt được mục đích cuối cùng của tôi nên rõ ràng là tôi phải tiếp tục công việc.
Trân Văn: Thưa ông, mục đích cuối cùng của ông là gì?
Trung tá Vũ Minh Trí: Như tôi đã phản ánh trong rất nhiều văn bản, mục đích cuối cùng của tôi là giúp cho quân đội, cho Đảng, cho Nhà nước, tránh khỏi hiểm họa tự diễn biến ông ạ!
Còn nếu mà nói đơn giản thì tôi cũng như rất nhiều người nữa muốn đấu tranh chống lại tham nhũng, tiêu cực. Đơn giản thế thôi ông ạ!
Trân Văn: Cám ơn ông.
Trung tá Vũ Minh Trí: Tôi nghĩ thế này ông ạ, tôi chỉ lưu ý ông một điều rằng, tất cả các văn bản của tôi thì các ông nên xác định rõ là có đúng của tôi không thì hẵng trích. Chứ sợ rằng trích một văn bản mà giả mạo hay không chính xác thì ảnh hưởng đến uy tín của chính người trích. Bởi vì thực ra tôi cũng có trả lời một vài vị có tính chất là rất gia đình. Nếu mà nó bị lạc ra ngoài thì cũng hơi khó đấy!
Thế nên tôi nghĩ rằng là ông nên xác minh lại cho nó chính xác. Thế thôi ông ạ!
Trân Văn: Dạ vâng. Cám ơn ông đã lưu ý.
Trung tá Vũ Minh Trí: Chào ông. Cám ơn ông.
Trên Internet hiện đang có một văn bản ghi bốn ý kiến mà Trung tá Vũ Minh Trí phát biểu sau khi nhận các quyết định kỷ luật. Trong đó, có ý kiến cho rằng, đến nay, các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước chưa có kết luận về thư Trung tá Trí đã gửi, nên ông xem mọi kết luận, quyết định đối với ông của Thưởng vụ Đảng ủy quân sự Trung ương và Bộ quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy Tổng cục 2, Tổng cục trưởng Tổng cục 2 đều là vô giá trị và bất hợp pháp. Trung tá Vũ Minh Trí hy vọng những quyết định vô giá trị và bất hợp pháp ấy sẽ sớm bị bác bỏ.
Liệu những sai phạm đã và đang xảy ra tại Tổng cục 2 sẽ được Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN xem xét trong kỳ đại hội sắp tới, như mong ước của nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có không ít người đã qua đời? Chưa ai có thể trả lời câu hỏi này song với lối xử lý như vừa qua, câu chuyện về Tổng cục 2 chắc chắn chưa thể kết thúc.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng CSVN, kể trên báo VietNamNet hôm 3 Tháng Mười rằng, ông từng mang sừng tê giác biếu nhà thơ “nịnh đảng” Tố Hữu để chữa bệnh ung thư.
Một đoạn trong bài của Tướng Vịnh viết: “… Sau đó mấy năm, ông [Tố Hữu] lại ốm nặng nằm Viện 108, căn bệnh ung thư khiến ông đau đớn từ thể xác tới tinh thần. Nghe nói sừng tê giác mài ra uống sẽ làm giảm cơn đau, tôi đi xin được một mẩu nhỏ đem vào viện. Đến cạnh giường chào ông, khoe với ông mẩu sừng nhỏ xíu, tôi nói đùa: ‘Ông già tệ lắm, có con gái đẹp thì không gả, đến lúc ốm thì lại bảo đi tìm sừng tê giác cho uống.’ Mọi người trong phòng lặng đi, vì ít ai dám đùa với ông như thế. nhưng ông lại cười, cũng cái cười không thể lẫn vào đâu được ấy…”
Một vụ thu giữ sừng tê giác tại phi trường Nội Bài. (Hình: Tạp chí Tài Chính) |
Thời điểm ông Vịnh tặng sừng tê giác cho ông Tố Hữu trong bệnh viện được ghi nhận là “mấy năm sau 1997.”
Tuy trên lý thuyết, Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam nghiêm cấm hành vi buôn bán trái phép và sử dụng sừng tê giác, nhưng theo ghi nhận của báo Nông Nghiệp Việt Nam hôm 25 Tháng Chín, Việt Nam “là nước tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới.”
Tờ báo trích lời bà Hoàng Thị Minh Hồng, giám đốc Trung Tâm Hành Động và Liên Kết Vì Môi Trường và Phát Triển (CHANGE) rằng Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Thái Lan là ba nước tiêu thụ động vật hoạt dã trái phép cao nhất thế giới. Thậm chí đứng đầu thế giới về việc buôn bán sừng tê giác, ngà voi, tê tê…
Bà Hồng dẫn chứng là từ năm 2003-2010, có 650 sản phẩm sừng tê giác có giấy phép từ Nam Phi về Việt Nam trị giá lên đến hơn $200 triệu.
Còn theo báo Tuổi Trẻ hồi Tháng Năm, 2019, một cuộc nghiên cứu của Đại Học Copenhagen, Đan Mạch, cho thấy những người dùng sừng tê giác ở Việt Nam “không quan tâm đến nạn săn trộm tê giác.”
Các tác giả nghiên cứu đã khảo sát 30 người thừa nhận sử dụng sừng tê giác và một người buôn bán sừng tê giác, thuộc khung thu nhập cao ở Hà Nội. Những người này nói rằng họ đã dùng sừng tê giác để điều trị say rượu, sốt, bệnh gút đến các bệnh nan y như ung thư hoặc đột quỵ. Một số người cũng cho những người thân bị bệnh nan y sử dụng để an ủi họ và thể hiện rằng mình đã làm hết sức để giúp đỡ.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy ý tưởng rằng sừng tê có thể chữa bách bệnh đã ăn sâu trong tâm trí nhiều người Việt Nam,” chuyên gia Vu Hoai Nam Dang và Martin Reinhardt Nielsen, tác giả cuộc nghiên cứu được tờ báo dẫn lời.
Bài của ông Nguyễn Chí Vịnh về vụ tặng sừng tê giác được đăng trên tờ báo của Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN trong dịp truyền thông nhà nước đăng loạt bài đánh dấu 100 năm ngày sinh ông Tố Hữu, người có nhiều bài thơ “nịnh đảng” được đưa vào nội dung sách giáo khoa.
Ông Tố Hữu, người qua đời năm 2002, mới đây được nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế cho xây dựng một công viên văn hóa và khu lưu niệm mang tên ông, bên bờ sông Bồ ở quê nhà huyện Quảng Điền.
Điều đáng nói là công trình vừa hoàn thành vào đầu Tháng Mười sau sáu tháng xây dựng, có kinh phí lên đến 25 tỷ đồng (hơn $1 triệu), nhưng nhìn qua các hình ảnh mà báo nhà nước đăng tải, người ta thấy lèo tèo một cái nhà lưu niệm rộng 250 mét vuông và nhà thờ rộng 70 mét vuông, cùng hai chòi nghỉ, cây cối, bồn hoa và tiểu cảnh. (N.H.K) [kn]