«Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc»
Ngày 26/10/2015, bên lề Quốc hội, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã đúc kết một câu khái quát cao, mà bà tưởng là chân lý muôn đời: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc”.
Nay, được tin bà Quyết Tâm là con lãnh đạo mà đi học Anh văn, thì chắc chắn dân tộc Hoa Kỳ sẽ hưởng được hồng phúc của bà!
Việt Nam có 54 dân tộc. Hoa Kỳ là hiệp chủng quốc, tức dân Hoa Kỳ đến từ 204 nước, mà mỗi nước có vài chục đến vài trăm sắc tộc. Suy ra, dân tộc Hoa Kỳ với hàng ngàn sắc tộc sẽ tận hưởng hồng phúc của bà.
Trên đây là nói giỡn, bây giờ nói thật lòng, tôi rất mừng nếu bà Quyết Tâm có lòng học tiếng Anh thật sự.
Bởi vì, tiếng Việt rất trong sáng, nhưng bà và Phan Nguyễn Như Khuê học văn phạm chưa rành, nên lẫn lộn cách dùng đại từ sở hữu, hiểu lầm giữa chủ từ số ít và chủ từ số nhiều.
Thí dụ, lẽ ra nói “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho LÃNH ĐẠO” thì bà Quyết Tâm nói là “hồng phúc cho DÂN TỘC”, mất dạy và hỗn láo.
Thí dụ, lẽ nói “ĐẢNG VIÊN không nên suy diễn từ đâu ĐB Phạm Phú Quốc có 2,5 TRIỆU USD để “mua quốc tịch CYPRUS”. CHÚNG TÔI tôn trọng lời của ông là do TÀI SẢN GIA ĐÌNH”, thì ông Như Khuê lại lộn lời: “MỌI NGƯỜI không nên suy diễn… CHÚNG TA tôn trọng lời ông…” là xâm phạm thô bạo quyền giám sát của cử tri.
Từ năm 1985, soạn giả Lưu Quang Vũ đã dạy mấy “ông bà tuyên giáo” về cách phân biệt chủ từ số ít và chủ từ số nhiều trong vở kịch lừng danh “TÔI VÀ CHÚNG TA”:
Nhân vật Hoàng Việt (quyền GĐ XN Thắng Lợi) là phe đổi mới, đòi ngưng xây công trình nhà khách, để mượn kinh phí trả 2 tháng lương cho công nhân, chi tiền mặt và séc mua nguyên liệu, máy móc, tuyển thêm thợ hơp đồng để tăng sản xuất.
Hoàng Việt tuyên bố “tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân nếu kế hoạch tăng sản xuất thất bại”. Nhưng nhân vật bảo thủ (PGĐ Nguyễn Chính và quản đốc Trương) nhân danh tập thể “chúng ta” kiên quyết sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch duy ý chí của trên giao.
Nhưng, Như Khuê và Quyết Tâm không học được cách phân biệt “tôi và chúng ta”, vì não trạng cố hữu “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta”.
TIẾNG VIỆT: NGƯỜI PHÁN Ở VỊ TRÍ THEN CHỐT;
TIẾNG ANH: NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM.
Tuy tiếng Việt trong sáng về đại từ sở hữu cùng chủ từ số ít và số nhiều, nhưng tiếng Việt tối tăm trong cách dùng giới từ, do bản chất CHỦ QUAN của NGƯỜI NÓI (chủ từ ngôi thứ nhất) tự coi mình ở vị trí trung tâm, là tọa độ gốc quy chiếu đến vị trí của NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP (túc từ ngôi thứ ba).
Thí dụ, người khách hỏi chủ nhà “con anh đâu?”. Chủ nhà nói: “Chúng đang chơi NGOÀI vườn” hoặc “Chúng đang bơi DƯỚI sông”. Nhưng tiếng Anh rất KHÁCH QUAN vì xem người được đề cập ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM: “They’re playing IN (TRONG) the garden” hoặc “They’re swimming IN (TRÊN) the river.
Vì vậy, nếu Quyết Tâm thật lòng muốn học Anh văn để hiểu biết thì tôi rất mừng, bà sẽ không DÁM CHỦ QUAN COI MÌNH Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM KHI PHÁT BIỂU, dùng giới từ, đại từ sở hữu, chủ từ số ít và số nhiều một cách chính xác.
Tiếng Anh không phân biệt đại từ CHÚNG TA và CHÚNG TÔI, nhưng tiếng Việt phân biệt rất rõ đối tượng của hai đại từ này!
Cử tri đã phẫn nộ, khi Như Khuê kêu gọi: “CHÚNG TA TÔN TRỌNG lời của Phạm Phú Quốc nói”. Ngược lại, đảng viên sẽ phẫn nộ nếu dân Thủ Thiêm kêu gọi: “CHÚNG TA TÔN TRỌNG chiếc dép của Nguyễn Thùy Dương ném”.
«Hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ "lon Việt Nam" có rất nhiều vấn đề»
Một cựu giáo viên dạy tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà nội nói bà 'vừa buồn cười vừa đau' về một số quan chức nữ ở Việt Nam bị dư luận chế nhạo trong thời gian qua.
Bên lề một hội thảo tư về Việt Nam học ở Porto, Bồ Đào Nha, hồi trung tuần tháng 7/2019, nhà giáo Phạm Chi Mai, người đã có thâm niên 55 năm trong nghề, bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về bốn nhân vật quan chức nữ bị người dân cười nhạo vì có những hành động và lời nói 'phản cảm' hay 'ngớ ngẩn'.
"Ngoài trên mạng ra, ngay cả khi tôi đi chợ, các bà bán rau cũng đọc cho nhau nghe. [Họ nói] Việt Nam bây giờ hơn nước Anh rồi. Nước Anh có một nữ hoàng, còn Việt Nam chúng mình có bốn nữ hoàng".
Bà Phạm Chi Mai kể thêm chi tiết vì sao bốn nữ lãnh đạo lại được người dân mệnh danh là nữ hoàng Mít, nữ hoàng Dép, nữ hoàng Lon và nữ hoàng Lu.
"Đấy là điều mà người ta cười và chế nhạo.
"Chế nhạo thứ nhất là óc đậu phụ của những người phụ nữ như vậy mà lại đi làm quan chức. Thứ hai, họ chế nhạo những người đưa những phụ nữ đó lên và để họ ở vị trí như vậy với những câu nói ngớ ngẩn đến như thế.
"Chúng tôi vừa buồn cười mà vừa đau cho người phụ nữ Việt Nam.
"Họ lại đưa cả mặt lên. Nói thật, tôi là phụ nữ mà trông thấy những gương mặt đó tôi cũng thấy phản cảm. Đó là điều rất bất lợi cho lãnh đạo của chính quyền."
Ảnh một biển quảng cáo với chiến dịch 'Mở lon Việt Nam' của hãng Coca ColaBốn 'nữ hoàng' là ai?
- Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy TP.HCM: Hồi đầu tháng 1/2019, rất nhiều người xem và chia sẻ một clip có hình ảnh bà Thân Thị Thư bóc mít ăn và chăm chú xem điện thoại trong lúc ngồi ghế chủ tọa buổi gặp mặt báo chí đầu năm. Đây là chủ đề cho nhiều facebooker bình luận về cách văn hóa ứng xử của một người nữ lãnh đạo.
- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM: trong một buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, một phụ nữ trong khán phòng do quá bức xúc đã rút chiếc giày đang đi và ném thẳng vào bà Tâm. Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người ném giày, sau đó cho BBC biết bà và người dân bức xúc vì Ủy ban Nhân dân quận 2 mập mờ trong việc đền bù cho người dân khi xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận. Bà Dương cho biết bà đã bị phạt 750.000 đồng về tội "ném vật dụng vào người khác" và "đã nộp phạt rồi."
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ ném giày vào bà Quyết Tâm vì 'bức xúc lâu năm'- Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch: Cuối tháng 6/2019, Bộ Văn hóa có công văn chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca - Cola. Bà Ninh Thị Thu Hương giải thích đó là vì chiến dịch "Mở lon Việt Nam" của hãng này thể hiện sự không trang trọng, gây phản cảm. Trả lời báo Tuổi trẻ, bà Ninh Thị Thu Hương nói: "Hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ "lon Việt Nam" có rất nhiều vấn đề". Sau đó, có chuyên gia ngôn ngữ đã lên tiếng phản biện và cho rằng tên chiến dịch quảng cáo này không có gì là phản cảm. Cộng đồng mạng cũng dậy sóng với nhiều bài viết chế nhạo cách giải thích của bà Hương.
- Bà Phan Thị Hồng Xuân, Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa IX, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM: ngày 12/7, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 15, PGS Phan Thị Hồng Xuân đã đề xuất ý kiến các hộ gia đình nên trang bị một lu to để chứa nước nhằm chống ngập vào mùa mưa. Đề xuất này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, đa số là chế nhạo, trên mạng xã hội và truyền thông trong nước. Sau đó bà Hồng Xuân đã nộp đơn xin nghỉ phép dài ngày vì 'cần nghỉ ngơi sau biến cố quá lớn với bản thân', theo các báo Việt Nam.
'Cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục'
Bình luận về tình hình nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhà giáo Phạm Chi Mai chia sẻ với BBC:
"Đây cũng là một điều làm chúng tôi buồn quá đi. Vì ngay cả người đứng đầu cao nhất của Bộ Giáo dục cũng làm cho dân chúng tôi trong ngành không thấy phục - không thấy phục về cách ứng xử, về thái độ đối với công việc chung, về cái cảnh mà trong khi họp quốc hội ông ngồi ngủ gật…chưa kể việc ông dung túng những sai trái cực kỳ nhiều".
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới 2019Bà nói thêm về những vụ việc như cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng hay cô giáo bắt học sinh tát bạn.
"Chúng tôi bản thân là giáo viên, bản thân là người mẹ, và đặt mình vào tâm trạng một đứa bé 12 tuổi đứng giơ mặt cho các bạn tát, mỗi bạn tát 10 cái. Rồi cô giáo tát một cái cuối cùng là 231 cái. Và chúng tôi nói rằng cái tát cuối cùng là dành cho Bộ trưởng Bộ giáo dục.
"Bộ trưởng Bộ giáo dục mà không nghiêm khắc, không biết dạy những người làm công tác giáo dục thì sẽ tạo ra những chuyện như thế này thôi."
"Tất nhiên đây là số nhỏ vì đây chỉ là một trong số hàng triệu giáo viên nhưng nó là tha hóa đến mức cùng cực về đạo đức nghề nghiệp. Đó là cái tôi thấy không thể nào chấp nhận được với tư cách một người làm giáo dục."
Tin liên quan
Trân Văn
Bà Thân Thị Thư ăn mít. (Hình: Từ video trên YouTube của Việt Tự Do)
Tuần này, phong thái, cách hành xử của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục hâm nóng mạng xã hội.
Hàng triệu người Việt đã chuyển cho nhau xem một video clip ghi lại cảnh bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy TP.HCM, ăn… mít.
Ăn, uống vốn là chuyện bình thường nhưng ăn mít khi đang ngồi ở vị trí dành cho những cá nhân giữ vai trò chủ tọa một cuộc họp báo nhằm chuyển thông điệp đầu năm 2019 của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở TP.HCM đến dân chúng thì lại là… đại sự!
Dường như chẳng có ai tiêu hóa nổi hình ảnh một phụ nữ đẫy đà, ăn mặc sang trọng, điềm nhiên bốc từng múi mít, xé nhỏ, bỏ vào miệng, nhai chóp chép, không thèm nhìn ai, chỉ chú mục vào… mít và điện thoại, thỉnh thoảng lượm cây bút lên ghi vài chữ vào sổ tay, bất kể cử tọa là báo giới, đặc biệt là bất kể thượng cấp của bà đang hứa hẹn sẽ nhắc nhở các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở TP.HCM chú tâm đến tương quan giữa hành vi, hành xử với sự… nhạy cảm về chính trị!
Đó là lý do rất nhiều facebooker như Hoang van Nguyen xin phép thân hữu để… Đ.M vì đành… chịu thua bà Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy TP.HCM (1). Cũng đã có những facebooker như Chanh Tam nêu hàng loạt thắc mắc như một tiếng than: Hẳn bà ấy cũng “học ăn học nói học mở” từ tấm bé như bao người khác. Bà ấy có mắc cỡ với cha mẹ bà ấy không? Bà ấy có mắc cỡ với con bà ấy không? Bà ấy có phải là phụ nữ không? Tư tưởng gì toát ra từ điệu bộ, dáng vẻ của bà ấy? Trời ơi! Sài Gòn! thiệt vậy sao (2)?
Trên facebook của Hien Chi Vo – một trong những facebooker chia sẻ video clip bà Thư, người giữ vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyên truyền và giáo dục về tư tưởng, văn hóa ở TP.HCM, ăn… mít - Nguyễn Hữu Thành bình luận đó là bằng chứng về văn minh kiểu chợ búa. Vu Quan thì xem đó là điển hình của vô giáo dục, vô ý thức, vô kỷ luật, coi thường người khác mà như vậy thì tuyên truyền cái gì, giáo dục ai? Tuy có thể bị xem là… phản động nhưng Quan nhấn mạnh, có rất nhiều cán bộ, đảng viên không xứng đáng là một người… bình thường, nói gì đến lãnh đạo dân! Bon Ha Van nhắc Vu Quan: Chúng nó do đảng cử, làm gì có giáo dục, biết đ… gì về lễ giáo (3).
Cũng với mạch nhận xét đó, Hoàng Nguyên Vũ bảo rằng, cách hành xử của bà Thư… hồn nhiên tới mức làm người ta… vãi cả linh hồn! Facebooker này khen cách bà Thư ăn mít… duyên quá! Nhìn cách bà Thư ăn mít, Hoàng Nguyên Vũ đoán hẳn bà phải giấu cả nửa trái mít trong… quần. Đó cũng là lý do Hoàng Nguyên Vũ thắc mắc, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở TP.HCM chăm sóc cán bộ thế nào mà họ ăn uống theo kiểu sắp chết vì đó như thế (?). Nguyễn Hữu Lý – một thân hữu của Hoàng Nguyên Vũ – kêu gọi mọi người thông cảm cho cán bộ vì “trình độ văn hóa và nhân cách của họ chỉ có vậy” và “hình như các trường đảng cao cấp mà bà Thư từng theo học chưa hướng dẫn nên ăn mít chỗ nào” (4)!
***
Chẳng riêng bà Thư. Tuần này dân chúng Việt Nam còn được một số viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam giúp… rửa mắt, khai tâm theo kiểu như vậy.
Tuần trước, dân chúng Việt Nam được nghe, ngày 4 tháng 1, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, Bộ trưởng Công Thương, điều động công xa đến tận chân thang máy bay đón vợ con, buộc hàng trăm người đi cùng chuyến bay phải chờ “quý bà, quý cậu” ra trước. Tuần này, dân chúng Việt Nam được thấy, cũng vào ngày ấy, khi tiếp ông Khammany Inthirath, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Anh – từng là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Mỹ - vừa chơi điện thoại, vừa gỡ đồng hồ đeo tay ra chỉnh giờ.
Cũng tuần này, dân chúng Việt Nam được nghe ca sĩ Đinh Hiền Anh răn đe, cô không bận tâm tới dư luận, nếu mạng xã hội quá đáng thì pháp luật sẽ “chế tài” (5). Cô ca sĩ đã tứ tuần này vốn chuyên hát ở các phòng trà, từng tham dự vài cuộc thi người đẹp vốn chẳng có bao nhiêu người bận tâm và chỉ thật sự nổi tiếng sau khi trở thành vợ ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Tài chính (6), lập tức có ngay 50 vé xem trận chung kết lượt về của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018, giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Malaysia, tại sân Mỹ Đình hồi giữa tháng trước, trên facebook. Sau trận bão dư luận vì được “ưu ái” tặng 50 vé xem bóng đá vốn rất khó kiếm, mới đây, Đinh Hiền Anh lại tạo ra một trận bão dư luận nữa khi khoe sang, khoe giàu trên facebook. Tuy chỉ mới trở thành phu nhân một viên chức trong vài tháng, song giọng điệu của Đinh Hiền Anh y hệt như một viên chức, cô trực tiếp yêu cầu báo giới không được… “bôi nhọ”, nhắn nhủ báo giới “không được làm phiền chồng chị”!
Trên facebook của mình, Nguyễn Quang Cương gọi đó là sự trơ tráo. Cương nhấn mạnh, những “trò khốn” ấy giống như “thuộc tính của quan chức Việt” nên có thể thấy ở bất kỳ đâu, bất kể đó là sự sỉ nhục quốc gia, dân tộc. Theo Cương, “quan chức Việt” đang “thực thi chức phận như một lũ ô trọc, lưu manh, khốn nạn đến mức khó tin rằng có loại quan chức như thế trên cõi đời này!” (7).
Có một điều mà Cương và nhiều triệu người Việt khác nhìn không ra, đó là cho dù lối hành xử “ô trọc, lưu manh, khốn nạn đến mức khó tin” ấy của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, có thể thấy ở bất kỳ đâu và thật sự bôi nhọ thể diện quốc gia, khiến cả dân tộc bứt rứt vì liên tục bị sỉ nhục thì chúng cũng sẽ còn tồn tại rất lâu.
Cứ đọc kỹ tường thuật về cuộc họp báo đầu năm 2019 do hệ thống chính trị, hệ thống công ở TP.HCM tổ chức, ắt sẽ thấy, bà Thư thản nhiên ăn mít đúng vào lúc ông Nguyễn Thiện, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, tâm tình: “Việc phải kỷ luật cán bộ dù là nghỉ hưu hay đương chức cũng đều tổn thương đến uy tín của Đảng bộ TP.HCM” - và cam kết sẽ… rút kinh nghiệm để bảo đảm các viên chức nhớ ba bài học: Cái gì đúng thì làm, không đúng không làm. Nếu thấy phức tạp thì tổ chức thảo luận dân chủ để hành xử an toàn. Phải chú trọng đến nhạy cảm chính trị (8).
Chuyện bà Thư ăn mít không thuần túy là bốc hốt, xé nhỏ, nhai, nuốt - thỏa mãn vị giác, chơi điện thoại – thỏa mãn xúc giác, thị giác, tri giác! Đó chính là minh họa hết sức sống động cho những tâm tình của ông Nhân. Phải gộp tất cả vào làm một mới thấy thực chất của những tâm tình ấy. Trên facebook của Tiến Sĩ Phổ Cập, một facebooker tên là Minh Khôi, tự sự thế này: Thấy thương dân Việt mình quá. Vì ngu dại mà để tụi sâu bọ, chuột dơi lên nắm quyền (9)!
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/hoang.vannguyen.94/videos/10214292854300665/
(2) https://www.facebook.com/chanh.tam.33/posts/1762226823883577
(3) https://www.facebook.com/vo.chi.hien.2018/posts/289310901943768
(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10205259380320338&id=1721755473
(5) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/khoe-ve-xem-bong-da-tren-mang-vo-thu-truong-noi-gi-1365164.tpo
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=628622184224230&set=a.124199371333183&type=3&theater
(9) https://www.facebook.com/Tiensiphocap/posts/814540228887898
Vượt qua Việt: Ơ hay ! Ông làm phó thủ tướng, vậy ông ngồi đó làm gì ? Đùn đẩy trách nhiệm cho thế hệ sau là điều ai làm chẳng được, dân đen cần quái gì ông !
“Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định như vậy tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam vào sáng 17.5.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc đối thoại - Ảnh: Ngọc ThắngMặc dù là buổi đối thoại về khoa học công nghệ, song các nhà khoa học lại dành khá nhiều thời gian đặt câu hỏi cho vấn đề thời sự nóng bỏng: biển Đông. Là nhà khoa học, nhưng đồng thời cũng là chiến sĩ, giảng viên Nguyễn Quốc Định, Học viện Kỹ thuật quân sự, bày tỏ các nhà khoa học có tri thức không thể khoanh tay trước vấn đề của đất nước hiện nay, đặc biệt là vấn đề phức tạp tại biển Đông. “Giới khoa học và trí thức nên làm gì vào lúc này?”, anh Định đặt câu hỏi.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng giới khoa học có thể làm nhiều việc. Cụ thể đối với việc Trung Quốc đem giàn khoan vào Việt Nam, các nhà khoa học là người có tri thức, có thể tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề chia sẻ với người thân, người xung quanh mình, bạn bè nghiên cứu, các tổ chức khoa học quốc tế hiểu về luật pháp quốc tế.
Trước tình hình phức tạp ở biển Đông, một nhà khoa học trẻ đến từ Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) băn khoăn: “Thực lực của Việt Nam thế nào? Chúng ta có đủ khả năng đương đầu giải quyết tình hình thực tế?”. Phó thủ tướng nói: “Sự kiện lần này không phải là sự kiện duy nhất trong quá khứ mà ngay cả tương lai, đất nước chúng ta luôn phải đương đầu với những thách thức như vậy. Chúng ta đã đứng vững như bây giờ, nhất định chúng ta sẽ giữ vững và bảo vệ được độc lập, chủ quyền trong tương lai. Tiềm lực còn rất yếu, trách nhiệm của chúng ta, nhà khoa Việt Nam có nên xem xét thay đổi mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc?”. Không ngần ngại, Phó thủ tướng bày tỏ: Phía Việt Nam luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức để phấn đấu xây dựng mối quan hệ dựa trên phương châm “16 chữ vàng”. Và Việt Nam mong phía Trung Quốc cũng như vậy. “Các bạn là nhà khoa học chắc biết hơn tôi, mà chẳng cần phải là nhà khoa học đâu, người dân cũng biết, vàng chưa phải là quý nhất, kim cương còn quý hơn vàng. Nhưng có thứ còn quý hơn cả kim cương nữa. Bác Hồ đã dạy 4 chữ độc lập, tự do. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Vàng có kim cương quý hơn và có thể có nhiều thứ quý hơn kim cương. Nhưng trên hết, không có thứ gì quý bằng độc lập, tự do”.
Thu Hằng
(GDVN) - Chuyện con một số vị lãnh đạo du học xong không “quay về hướng nhà nước” có nên xem là một trào lưu bình thường trong nền kinh tế thị trường?
Một vị từng là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có câu nói “bất hủ” được nhiều báo điện tử trích dẫn:
“Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc”.
Để góp phần vun đắp “hạnh phúc của dân tộc”, tỉnh Quảng Ngãi có “Đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” với kinh phí là 150 tỷ đồng.
Riêng tiền chi cho bộ phận triển khai dự án là 1,5 tỷ đồng!
Trong số những người được Quảng Ngãi đưa đi bồi dưỡng có con một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, cụ thể là:
Sau thời gian đào tạo, cả bốn “hạt giống” này không quay về thực hiện nghĩa vụ đã cam kết và tỉnh Quảng Ngãi đã phải ra văn bản thu hồi gấp hai lần số tiền ngân sách đã chi ra cho 4 người du học, cụ thể là gần 10 tỷ đồng.
10 tỷ là gấp 2 lần số tiền ngân sách bỏ ra, vậy chính xác thì tỉnh Quảng Ngãi đã chi gần 5 tỷ đồng cho 04 con của các lãnh đạo chủ chốt nêu trên du học, bình quân mỗi học viên thuộc diện con “các đồng chí” này được chi khoảng 1,2 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.
Nếu tình nguyện quay về, khả năng một vị trí việc làm trong cơ quan công quyền Quảng Ngãi đối với 04 người này khó ra khỏi tầm tay.
Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc? (Ảnh minh hoạ: VOV2) |
Không nói ai cũng biết, ngân sách không phải tiền trúng sổ số, đó là tiền thuế người dân, doanh nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật.
Để cho công bằng, để cho minh bạch, để cho cả mọi phía đều tâm phục, khẩu phục, người viết hy vọng cộng đồng mạng có thể tìm vài dẫn chứng con một bác nông dân, con một cô giáo tiểu học, con một anh thợ xây dựng,… (không liên quan gì đến “4C” hay “Ngũ ệ”) được ngân sách chi cho 1,2 tỷ đồng du học nước ngoài trong 2 năm.
Con cái du học bằng tiền thu được nhờ “bán chổi đót, chạy xe ôm”, từ “lao động đến thối cả móng tay” hay từ lương công chức của bố mẹ, mà dư luận nói đùa là lương “công và chức”, học xong không trở về quê hương “cống hiến” - như một vị Thứ trưởng tâm sự - thì dư luận cũng đành “ngậm hột thị” bởi cho đến nay, chưa cơ quan bảo vệ pháp luật nào công bố tiêu chí nhận diện nhóm lợi ích “chổi đót, xe ôm”!
Thế nên với các thành viên “chổi đót, xe ôm”, chuyện họ và con cái họ quan tâm hay không quan tâm đến “hạnh phúc của dân tộc” là điều động vào thì phải chuẩn bị sẵn khẩu trang giống như thời đại dịch Covid-19.
Các “Phó thường dân” thường nghĩ đơn giản thế này, cơ quan, địa phương lựa chọn người tài trong đó có con các đồng chí lãnh đạo cử đi học nước ngoài là nhằm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn, một trong những công việc hết sức quan trọng cho việc chuẩn bị thế hệ lãnh đạo kế cận.
Dựa trên “lý luận” của bà cựu Phó Bí thư nọ, việc đưa con lãnh đạo đi bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài chẳng phải là ví dụ nghe thấy, nhìn thấy về việc người ta đang vun trồng “hạnh phúc của dân tộc” đó sao?
Du học xong không trở về làm cán bộ theo hợp đồng đã ký (nghĩa là không muốn làm lãnh đạo tương lai) chưa hẳn là họ không quan tâm đến “hạnh phúc của dân tộc”.
Vấn đề nằm ở chỗ mấy đồng chí lãnh đạo chủ chốt bỏ bao tâm huyết lo cho con cái, rồi còn các đồng chí phê duyệt nhân sự, rồi cộng thêm các đồng chí ở bộ phận triển khai dự án (được chi 1,5 tỷ đồng) sau vụ này có nên “quyết tâm nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc”?
Còn nhớ ông cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh giải thích lý do đưa con trai đang làm ăn bên ngoài về với “nhà nước” như sau: “Tôi thấy xu hướng kinh tế khó khăn nên khuyên con thôi bây giờ quay về hướng nhà nước”!
Chẳng biết mấy đồng chí chủ chốt ở Quảng Ngãi có con “chạy làng” có quan tâm đến “hạnh phúc của dân tộc”, nếu có thì sao không kiên quyết yêu cầu con cái “quay về hướng nhà nước”?
Còn nếu mà các đồng chí ấy phụ họa với con, đồng ý cho con “chạy làng”, không muốn con lãnh đạo tiếp tục làm lãnh đạo thì có nên cho rằng họ chính là người không quan tâm đến “hạnh phúc của dân tộc”?
Hay là còn một khả năng khác, có phải họ đã nhận thấy “nghề lãnh đạo” bây giờ “gang không mật mỡ” nên lẳng lặng để con cái quay về hướng thị trường?
Sự quay ngoắt 180 độ của mấy vị chủ chốt hoặc từng là chủ chốt ở Quảng Ngãi so với cựu Bí thư Quảng Nam có phản ánh sự thay đổi tầm nhìn chiến lược của họ, rằng “nghề lãnh đạo” bây giờ nguy hiểm lắm, gần 100 “cựu đồng chí” diện trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật hoặc ngồi tù là tấm gương tày liếp, tội gì để con cái bị cuốn vào!
Nếu không phải là các vị phụ mẫu có tên nêu trên “tự diễn biến, tự chuyển hóa” (vì nghe nói họ luôn luôn kiên định lập trường, tuyệt đối trung thành kể cả khi đã cầm sổ hưu) thì phải chăng sức nóng từ chiếc lò Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhen lửa đã khiến cho các cậu ấm, cô chiêu nhà họ tự động biết sợ, chủ động tránh xa “nhà nước”, không muốn “Gần lửa rát mặt”?
Ở Quảng Ngãi, đâu phải chỉ mấy đồng chí có con nhận tiền du học rồi chào tạm biệt, cuối tháng 4/2020, Ủy ban Kiểm tra trung ương sau khi xem xét đã kết luận:
“Hai ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy và Trần Ngọc Căng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật”.
Nhà dột từ nóc là thảm họa, nếu dui, mè, đòn tay mục ruỗng và ở nước ngập lênh láng dưới nền thì phận con sên, cái kiến biết chạy đi đâu?
Chuyện “nhà dột từ nóc” báo hại “con sên, cái kiến” có thể tìm thấy vô số ví dụ được truyền thông chính thống tường thuật:
Tại tỉnh Khánh Hòa, vào tháng 12/2019, Thủ tướng quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của ông Lê Đức Vinh, xóa tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Chiến Thắng, cách chức Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Đào Công Thiên, cảnh cáo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Trần Sơn Hải,…
Thế nhưng chỉ hai tháng sau, dư luận không khỏi ngỡ ngàng vì câu chuyện cái lều vịt ở Thành phố Hồ Chí Minh được lặp lại ở Khánh Hòa.
Ông Phạm Văn Khoát và bà Nguyễn Thị Nhung là thương binh trú tại phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa bị thu hồi 5.000 m2 đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn Cầu Nha Trang làm dự án Khu du lịch và giải trí Sông Lô, giá đền bù là hơn 18 triệu đồng và hai vị thương binh này không chịu nhận.
Họ tiến hành dựng một chiếc chòi cột gỗ, vách mái tôn trên diện tích đất bị thu hồi và kết quả là ngày 10/02/2020, ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa - ký quyết định phạt gia đình ông Khoát 55 triệu đồng.
Cái chòi bị Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xử phạt 55 triệu đồng (Ảnh: Nhiệt Băng) |
Sau đó hơn một tháng, ngày 20/03/2020, Ủy ban Nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phạt Công ty cổ phần Hòn Tằm biển Nha Trang 40 triệu đồng vì công ty này “chiếm dụng đất với tổng diện tích hơn 2.890m2 để xây dựng trái phép nhiều hạng mục công trình” trên đảo Hòn Tằm!!!
Tại Thừa Thiên – Huế “Cha mẹ liệt sĩ bị thu hồi đất làm dự án”: Đền bù hơn 182 triệu đồng” (cho hơn 1.800 m2 đất). [1]
Tại Sóc Trăng, “Vụ gia đình liệt sĩ hơn 30 năm đi đòi đất: “Quả bóng” trách nhiệm chưa có điểm dừng!” [2]
Tại Bình Định, “Vụ cưỡng chế hủy hoại nhà ở, nơi thờ cúng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng lấy đất bán đấu giá”. [3]
...
Ai đang chơi “Ô ăn quan” ở Sài Gòn? |
Hạnh phúc của các gia đình liệt sĩ, người có công với nước, của các thương binh như ông Khoát, bà Nhung có phải là một phần “Hạnh phúc của dân tộc”?
Khi câu chuyện doanh nghiệp được ưu ái hơn gia đình liệt sĩ, thương binh, mẹ Việt Nam anh hùng diễn ra từ Bắc vào Nam, khi hàng loạt “diễn đàn” chỉ nói đến chuyện kiếm tiền thì tác động đến tâm lý và hành động của giới trẻ là khó tránh khỏi.
Hậu quả là chuyện du học bằng tiền ngân sách không trở về không phải chỉ xảy ra ở Quảng Ngãi.
Thành phố Đà Nẵng đã phải khởi kiện 07 “nhân tài”, buộc hoàn trả hơn 10 tỷ đồng cho ngân sách do vi phạm hợp đồng khi tham gia “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” nhưng quá hạn cam kết không trở về nước công tác.
Sẽ là vội vàng nếu kết luận lớp thanh niên ngày nay ít quan tâm đến lý tưởng song không thể phủ nhận một thực tế là một bộ phận khá đông, trong đó có nhiều người là con cái các vị lãnh đạo trung, cao cấp đã chọn cho mình con đường ra nước ngoài sinh sống hoặc chọn thương trường chứ không phải chính trường.
Vậy chuyện con một số vị lãnh đạo du học xong không “quay về hướng nhà nước” có nên xem là một trào lưu bình thường trong nền kinh tế thị trường?
Tài liệu tham khảo:
[1] congan.com.vn
[2] dantri.com.vn
[3] baophapluat.vn
(GDVN) - Và khi nghệ thuật “gãi” đã đạt đến trình độ thượng thừa thì biết đâu gãi chân lại khiến đầu tỉnh táo giống như nghệ thuật mát xa chân của mấy ông lang băm Tàu.
Ngày 17/5/2017, trong hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với doanh nghiệp, sau khi gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, ý kiến các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu:
“So với hội nghị trước, tính gay gắt của hội nghị đã giảm đi rất nhiều… Trong 1 năm qua, Chính phủ và địa phương đã gãi đúng chỗ, chứ không phải ngứa trên đầu mà gãi dưới chân”. [1]
Một tháng sau, ngày 19/6/2017 tại trụ sở Chính phủ diễn ra tại Hội thảo lấy ý kiến cơ quan, doanh nghiệp về dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Đi tìm nguyên nhân “chẳng quốc gia nào giống như chúng ta” |
Bản dự thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và đang trong giai đoạn lấy ý kiến để hoàn thiện.
Đánh giá chất lượng bản dự thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Có những quy định còn bất cập tạo ra cơ chế xin - cho, cơ chế xét duyệt và cấp phát, thậm chí tạo điều kiện lợi dụng chính sách.
Tôi cảm giác có những điều cứ như đưa ra cho vui chứ không thực hiện được”. [2]
Cũng tại Hội thảo, nhận xét về chủ trương mà Nghị định của Chính phủ hướng tới, ông Vương Đình Huệ cho rằng: “ngứa trên đầu mà lại gãi dưới chân thì không giải quyết được vấn đề gì”.
Phát biểu của hai vị lãnh đạo Chính phủ cho thấy trong khi doanh nghiệp, doanh nhân được tạo điều kiện thông thoáng hơn, được “gãi đúng chỗ” thì nông nghiệp và nông thôn hình như vẫn là mảnh đất hoang, ngứa đến mấy thì cũng chưa bao giờ được gãi đúng chỗ, thậm chí “ngứa” trên đầu nhưng lại được “gãi” tận dưới chân!
Nghịch lý nằm ở chỗ, nếu lấy dân làm gốc, vấn đề của nông dân và nông thôn phải được xem là gốc tức là “chân”, khi “ngứa” ở chân, đầu phải biết “gãi” ở chỗ nào.
Còn nếu “đầu” bị “ngứa” thì chẳng lẽ chân phải biết tự động “gãi” cho đầu?
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và doanh nhân làm ăn không hề sai bởi bất kỳ thời đại nào “phi thương” thì “bất phú”.
Vấn đề là khi được lắng nghe, khi được ưu đãi thì giới doanh nhân Việt Nam có thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế đất nước?
Trong số 10 người giàu nhất thế giới có Bill Gates (Microsoft); Mark Zuckerberg (Facebook), Larry Ellison (Oracle), họ đều là đại diện cho những ngành công nghệ cao, đòi hỏi trí tuệ chứ không phải cơ bắp.
Giáo dục và câu chuyện “gãi từ vai trở xuống” |
Việt Nam chưa có tỷ phú công nghiệp nặng, nông nghiệp hoặc lĩnh vực công nghệ cao được Forbes điểm danh, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến 60 triệu dân là nông nghiệp.
Do tâm lý "bóc ngắn cắn dài" khiến doanh nhân Việt ít hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ, nông nghiệp, các lĩnh vực đòi hỏi đầu tư dài hạn và cần chiến lược lâu dài hay do cơ chế, chính sách không khuyến khích, do đội ngũ cán bộ hoạch định chiến lược được lựa chọn theo con đường “ngũ ệ” (ngoại lệ, hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ) chưa đưa ra được “món ngon” hấp dẫn nhà đầu tư?
Rõ ràng không thể trách doanh nhân bởi với họ lợi nhuận là yếu tố quyết định, nói như C. Mác “lợi nhuận lên đến 300% thì treo cổ người ta vẫn sẵn sàng làm”.
Vậy chỉ còn xem lại chủ trương, chính sách.
Từ tháng 9 năm 1960, ta đã có định hướng:
•Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
•Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.
•Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…
•Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương. (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định…)
Hơn nửa thế kỷ sau Đại hội 3 của Đảng, nền công nghiệp và nông nghiệp chúng ta có gì?
Thành tựu đáng ghi nhận là ngành Điện đã đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng cho sản xuất nhưng bao nhiêu phần trăm thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, thủy điện được sản xuất trong nước?
Hệ thống giao thông đường bộ, hàng không được cải thiện rõ rệt nhưng bao nhiêu dự án BOT không có bóng dáng các “nhóm lợi ích”?
Không thể để trên 60 triệu nông dân nghèo thêm chỉ vì dùng phân bón giả |
Công nghiệp ô tô sau bao nhiêu năm nội địa hóa được mấy phần trăm?...
Trong nông nghiệp, mơ màng trên đỉnh vinh quang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, hồ tiêu, hạt điều,… kèm theo sự ngộ nhận về cơ chế thị trường sẽ tự điều chỉnh hướng sản xuất của nông dân khiến đất nước luôn trong tình trạng phải “giải cứu”, hết dưa hấu đến thanh long, chuối, thịt lợn và nghe nói sắp tới là gà công nghiệp.
Việc nông dân chặt cây nọ trồng cây kia, việc cá, tôm hùm, thủy sản… chết hàng loạt, phân bón giả khiến lúa không trổ đòng không hoàn toàn lỗi do nông dân mà có trách nhiệm của Nhà nước.
Báo Giaoduc.net.vn ngày 17/6/2017 đã có bài “Không thể để trên 60 triệu nông dân nghèo thêm chỉ vì dùng phân bón giả” có nên xem là lời kêu cứu hộ 60 triệu nông dân Việt?
Đội ngũ cán bộ chiến lược, những người được bồi dưỡng để trở thành chuyên gia hoạch định chính sách có thực là những người am hiểu lĩnh vực được phân công hay chủ yếu thuộc vào hàng “ngũ ệ”?
Câu chuyện “cấp phép hát quốc ca” hay việc ông Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải xin lỗi công dân vì “ký nhầm” công văn chỉ là một trong nhiều ví dụ về năng lực của đội ngũ (mà số lượng không hề nhỏ) mang danh là “chuyên gia” thuộc tất cả các lĩnh vực.
Trục lợi trên sinh mạng người dân là hành vi cần phải nghiêm trị |
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sao không do ngành Nông nghiệp đề xuất, phải chăng Bộ Kế hoạch và Đầu tư am hiểu nông nghiệp hơn Bộ Nông nghiệp?
Nếu am hiểu đến mức có thể soạn thảo chính sách nông nghiệp thì vì sao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lại đánh giá dự thảo: “có những điều cứ như đưa ra cho vui chứ không thực hiện được”?
Tương tự như vậy, chính sách “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhưng đội ngũ giáo viên phổ thông lại không do ngành Giáo dục quản lý có phải do khối Nội vụ, Tổ chức nắm chắc về giáo dục hơn Bộ Giáo dục?
Câu nói của cổ nhân “sợ đứt tay nên không dùng dao sắc” chẳng bao giờ sai. Làm người đứng đầu mà tâm và tầm chưa tới thì chắc chắn cấp dưới không có người giỏi.
Chẳng ai “khôn” lại chọn người hơn mình làm nhân viên để họ vạch ra cái dốt của mình.
Cũng còn một lẽ khác, người thực sự có tài, có lòng tự trọng chẳng ai chịu khom lưng cho kẻ khác dẫm lên.
Dư luận từng biết câu châm ngôn hài hước về phòng chống tham nhũng: “gãi từ vai trở xuống”, ý là khu vực đầu không cần gãi hay không được phép gãi?
Cũng có thể có người cho rằng vai rất gần đầu nên gãi vai biết đâu trên đầu cũng bớt ngứa!
Và khi nghệ thuật “gãi” đã đạt đến trình độ thượng thừa thì biết đâu gãi chân lại khiến đầu tỉnh táo giống như nghệ thuật mát xa chân của mấy ông lang băm bên Tàu?
Ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phản ánh tuyệt đối chính xác một thực tế đã được báo động từ khá lâu, đó là năng lực yếu kém của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, chuyên gia chịu trách nhiệm hoạch định chính sách không riêng tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà còn ở một số bộ, ngành khác.
Niềm tin như chồi xanh, tốt tươi khi mùa xuân đến |
Điều này diễn ra trong một thời gian quá dài, có lẽ cũng vài chục năm rồi.
Từ hiện tượng trái khoáy “ngứa đầu gãi chân” mà ông Vương Đình Huệ phê phán, người viết cho rằng theo chiều ngược lại, “ngứa chân” thì phải … “gãi đầu”.
Khi nông nghiệp và nông thôn xuất hiện những bất cập thì không thể không “gãi” các bộ, ngành liên quan.
Suy rộng ra, vấn nạn tham nhũng, lãng phí, kết bè kéo cánh xuất hiện lúc này, lúc khác trong cơ quan công quyền, trong các tổ chức, đoàn thể thì trách nhiệm thuộc về bộ phận đầu não, nơi ban hành chủ trương, chính sách.
Tương tự như thế, hiện tượng công dân bị oan sai, bị tù tội nhiều năm chưa được xét xử trách nhiệm thuộc về các quan tư pháp cấp cao nhất là Viện Kiểm sát và Tòa án Tối cao.
Trong khi Thủ tướng, các Phó Thủ tướng rất năng động, nói và làm nhiều việc thì cấp dưới làm gì?
HÌnh minh họa từ petrotimes.vn |
Chỉ cần nghe chất vấn của đại biểu Quốc hội với các Bộ trưởng, với tổng Thanh tra Chính phủ là có thể hình dung phần nào hiệu quả công việc mà họ nhận trước nhân dân.
Ngày 7/6/2017, đoàn giám sát Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành giám sát hoạt động 6 tháng đầu năm 2017 đối với Viện Kiểm sát Nhân dân và Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong nửa năm cơ quan điều tra thành phố này không khởi tố một vụ án nào liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Cũng tại thành phố này công dân bị tạm giam ba bốn năm chưa kết án được xem là bình thường, thậm chí có vụ việc cả nguyên đơn, bị đơn đều đã qua đời, vụ án kéo dài tới 23 năm chưa xử xong? [3]
Suy cho cùng, khi mà đội ngũ công bộc của dân còn làm việc theo kiểu “ngứa trên đầu gãi dưới chân” thì chuyện người dân đòi hỏi “ngứa chân phải gãi đầu” không phải là không có lý.
Tài liệu tham khảo:
[3] http://thanhnien.vn/thoi-su/khong-khoi-to-vu-an-san-xuat-buon-ban-hang-gia-nao-843164.html
Mai Bá Kiếm
5-3-2021
Sau đó, “thông ngôn” Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, phải dịch từ “bắt buộc” trong Quyết định ra nghĩa “không bắt buộc” khi thực hiện quyết định này. Bộ Dạy Học viết văn bản bằng tiếng mẹ đẻ rồi phải nhờ thông ngôn dịch chữ Quốc ngữ ra tiếng Việt thì dân mới hiểu! Xin lỗi chịu hết nổi!
Báo chí đăng rằng: “Ông Nguyễn Xuân Thành cho hay từ “bắt buộc” xuất hiện trong quyết định này không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”. Bởi theo quy định, “ngoại ngữ 1” là bắt buộc.
Nếu trường phổ thông nào có đủ điều kiện dạy tiếng Hàn là ngoại ngữ 1 và học sinh tự nguyện lựa chọn tiếng Hàn thay cho tiếng Anh để học, thì sẽ đăng ký về số lượng học sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng rồi mới bắt đầu dạy”.
Tôi không phải là thông ngôn tiếng Việt, nhưng tôi nói một cách dễ hiểu, đến nay Bộ giáo dục cho phép 7 thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Đức) vào cái rổ “ngoại ngữ 1”, giống như rổ tiền tệ quốc tế có 5 loại đồng: USD, Euro, Bảng, Yên, Tệ!
Thông ngôn Thành càng giải thích càng tối nghĩa: “Bởi theo quy định, “ngoại ngữ 1” là bắt buộc”. Nhưng, học sinh không phải học cùng lúc 7 ngoại ngữ này, mà có toàn quyền chọn 1/7 ngoại ngữ đó làm môn “bắt buộc”.
Rắc rối hơn, bảy ngoại ngữ cho học sinh tự chọn thì không được gọi chung là “các môn tự chọn”, mà chỉ có 1 ngoại ngữ đã chọn rồi mới là “môn bắt buộc”!
Bởi vì, trước đó Bộ đã lỡ tay quy định “ngoại ngữ 2” là môn tự chọn, nhưng “ngoại ngữ 2” không phải là mấy trăm thứ tiếng trên thế giới còn lại, trừ 7 thứ tiếng trong “ngoại ngữ 1”. Trớ trêu thay, “ngoại ngữ 2” còn ít thứ tiếng hơn “ngoại ngữ 1”. Nghĩa là, sau khi học sinh chọn 1 ngoại ngữ làm môn bắt buộc, học sinh sẽ chọn 1 trong 6 ngoại ngữ còn lại làm “ngoại ngữ 2” là môn tự chọn.
“Ngoại ngữ 2 là “đầu thừa, đuôi thẹo” của “ngoại ngữ 1”.
Tiếng Việt của Bộ Giáo dục viết ra phải được “thông ngôn tiếng Việt” dịch lại thì dân mới hiểu lơ mơ, thì không hy vọng gì các em giỏi tiếng Việt, nói chi đến giỏi 7 thứ tiếng “ngoại ngữ 1”.
BÀI VIẾT NÀY XIN THAY LỜI MUỐN… ÓI VỚI BỘ TRƯỞNG NHẠ!04/03/2021 06:00 GMT+7 vietnamnet
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn, hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.
Trong quyết định này, môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức được Bộ GD-ĐT xác định là ngoại ngữ 1.
Tuy nhiên, trong phần 'Đặc điểm môn học' viết: "Môn Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".
Quyết định của Bộ GD-ĐT từ ngày 9/2 |
Phần Đặc điểm môn học nêu rõ đây là môn học 'bắt buộc'. Liệu có sự nhầm lẫn? |
Liệu có sự nhầm lẫn khi xác định đây là môn học 'bắt buộc'? Xem giải thích của đại diện Bộ GD-ĐT TẠI ĐÂY.
Sáng nay (4/3), trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là quyết định về việc thí điểm Tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1. Còn chương trình Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đây.
Với từ “bắt buộc”, ông Thành cho hay không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”.
Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là Ngoại ngữ 1.
“Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn”, ông Thành nhấn mạnh.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục chia sẻ, có 3 khái niệm liên quan đến thuật ngữ môn học. Đó là: compulsory subjects (môn học bắt buộc), selective subjects (môn bắt buộc có lựa chọn), elective/optional subjects (môn tự chọn, học cũng được, không học cũng chẳng sao).
Môn 'bắt buộc có lựa chọn' là có nhiều sự lựa chọn nhưng bắt buộc phải chọn 1 để học.
Vì vậy, nếu văn bản ghi rõ là 'môn học bắt buộc có lựa chọn' thì sẽ chuẩn xác hơn.
Mục tiêu: Đạt bậc 3 sau khi hết THPT
Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, theo Bộ GD-ĐT, môn học này còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung; giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6 đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt Bậc 3.
Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.
Về nội dung, ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), việc dạy học Tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.
Ở cấp THCS, việc dạy học Tiếng Hàn tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.
Ở cấp THPT, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn là kết thúc chương trình phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Giúp học sinh có được hiểu biết khái quát về đất nước, con người và văn hóa Hàn Quốc cũng như các quốc gia và các nền văn hóa khác có liên quan. Qua đó hình thành ở học sinh những thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với ngôn ngữ, văn hóa và con người của các quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết mang tính hướng nghiệp như: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thanh Hùng
tác giả Tòng Văn Hân (thứ hai từ trái sang)- ảnh VTC News |
Dư luận Việt Nam trong những ngày qua tràn ngập những lời chê bai bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” và đả kích giải thưởng thơ ca 2019- 2020 do báo Văn Nghệ tổ chức…
Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân ở Điện Biên là một trong 2 bài thơ đoạt giải B (không có giải A) tại cuộc thi thơ 2019-2020 do báo Văn Nghệ tổ chức và đã được trao giải vào ngày 9/4/2021 vừa qua.
Nội dung bài thơ như sau:
MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM
(Tòng Văn Hân)
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
– Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
– Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ.
Trao đổi với VTC News, nhà thơ Hữu Thỉnh- Trưởng Ban Giám khảo cho đây là bài thơ hay và độc đáo nhất cuộc thi. Điểm thú vị của bài thơ bởi yếu tố nhân văn, độ lượng của nó nên xứng đáng nhận giải thưởng đã được trao.
Ngược với lời nhận xét của Ban Giám khảo cuộc thi, về phía dư luận Việt Nam thì ngay sau bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” được trao giải thì mạng xã hội Việt Nam cũng như các trang báo mạng tràn ngập những lời lẽ chê bai, châm biếm bài thơ cho đây là “bài thơ dở nhất nước” mà được giải cao thì chẳng khác gì xem thường độc giả và thi ca Việt Nam.
Bài thơ chẳng khác gì bài “thơ con cóc” dông dài, đụng đâu phang đại đấy, chẳng vần chẳng luật, dăm ba chữ là xuống dòng thì thơ gì?.
Nhiều ý kiến của dư luận nhận xét bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” không phải là thơ mà nên xếp vào thể loại văn sẽ đúng hơn.
Ngoài việc chê bai bài thơ, dư luận Việt Nam cũng đã kích, châm biếm nặng nề Ban Giám khảo cuộc thi khi đã “rộng rãi” “dễ dãi” trao giải thưởng cao cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”. Đây là cuộc thi “vinh danh thơ dở” mà báo Văn Nghệ đã làm theo như chia sẻ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo.
Còn trện trang Facebook của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có chia sẻ bài thơ có ý tưởng “phúc đức tại mẫu” là rất được nhưng tác giả dùng từng quá vụng về, phơi bày sự ngô nghê nhưng lại đoạt giải cao lỗi không phải ở tác giả mà thuộc về Ban Giám Khảo, dư luận dùng bài thơ này để “chửi” giải thơ là hợp tình hợp lý.
Cuộc thi Thơ 2019- 2020 do báo Văn Nghệ tổ chức với kết quả công bố là có 12 tác giả đoạt giải, trong đó có 2 giải B, 4 giải C và 6 giải khuyến khích./.
THIÊN HÀ
13/04/2021 - baotiengdan
Chu Mộng Long
13-4-2021
Nhân bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” được Hội đồng thơ trao giải vì tính nhân văn xưa nay chưa từng có, tôi cũng ứng tác làm bài thơ này để dự giải. Trộm gà trộm lợn là chuyện nhỏ. Chuyện nhỏ ắt tính nhân văn nhỏ. Cướp nhà cướp đất mới là chuyện lớn. Chuyện lớn ắt tính nhân văn lớn.
Phàm là kẻ trộm nhỏ khi có quyền sẽ thành cướp lớn. Thương kẻ cướp lớn mới là đỉnh cao của tính nhân văn, anh Thiều, anh Thỉnh, anh Khoa, anh Inrasara nhỉ? Các anh khen bài của bạn Hân hay mà không thấy bài thơ của tôi hay là không công bằng, hoặc là các anh chẳng hiểu gì về thơ. Nói một cách khiêm tốn, bài thơ của tôi phải đoạt giải Nobel mới xứng tầm!
DÂN TÔI CHỬI KẺ CƯỚP
Mỗi lần nhà dân tôi bị cướp
Dân tôi chửi:
– Cái đứa cướp nhà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Có được thật nhiều nhà
Nhà này đến nhà khác
Có nhiều nhà nhất vùng
Có nhiều nhà nhất nước!
Những lần đất dân tôi bị cướp
Dân tôi chửi:
– Đứa nào cướp đất tôi
Thì hãy có nhiều đất
Đất phố đến đất rừng
Đất tiếp đất không ngừng
Xây nhà lầu biệt phủ
Ở không hết thì bán cho ngoại bang nhé!
Từ thuở bé đến giờ
Hễ dân tôi mất nhà mất đất
Tôi đều nghe dân tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ cướp kia sống mãi
Cướp sạch cho đến khi không còn gì để cướp nữa!
Tôi là đứa con dân dưới mức bình thường
Giàu không bằng quan
Sang không bằng vua
Thế mà có hẳn vua quan lẫn giặc ngoại bang
Muốn được tôi làm con dân yêu quý của họ!
Luật sư Vũ Đức Khanh - Canada
Lúc 9:53:09 sáng ngày 28/11/2013, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp mới 2013 với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu tại Hội trường Quốc hội.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết các vị đại biểu đồng loạt đứng lên vỗ tay mừng “giờ phút lịch sử” sau khi có kết quả như lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Cũng cần nói thêm rằng trên 90% đại biểu Quốc hội hiện nay là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Hiến pháp 2013 vừa được thông qua có tổng cộng 11 chương, 120 điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014, trong đó tiếp tục tái khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Theo lời phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với báo giới thì “Báo cáo của Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội sáng nay (28/11) đã khẳng định bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng,” “… Hiến pháp chúng ta sửa đổi lần này vẫn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ĐCSVN …”
Và ông còn cho biết thêm: “Đây là bản kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân … đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển đất nước.”
Vì thế cho nên điều 4 Hiến pháp 2013 là hết sức cần thiết để tái khẳng định ĐCSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Về kinh tế, ông Phó chủ tịch Quốc hội kết luận rằng “Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nền kinh tế, việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Cho nên mới có quy định tại điều 51 khoản 1 Hiến pháp 2013 rằng “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; (trong đó) kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Nhưng như vậy thì định hướng XHCN trong Hiến pháp đó là gì khi ngay chính ông Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng cách đây không lâu cũng đã thổ lộ rằng “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Đảng CSVN luôn đòi độc quyền lãnh đạo đất nước, dựng ra cái “thiên đường XHCN” đã hơn nửa thế kỷ nay và bắt nhân dân đi theo mà nay lại bảo rằng đi thêm một thế kỷ nữa có thể vẫn chưa tới? Và tại sao lại còn đưa định hướng quái gở đó vào Hiến pháp?
Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Vậy cái “Cương lĩnh của Đảng” mà ông Phó chủ tịch Quốc hội nói đó là gì? Nó có phải là một văn bản pháp luật không? Và nếu “không” thì nó thực sự có giá trị gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hoặc giả nếu “có” thì sao?
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết như sau: “Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”
Thật sự không ai hiểu nổi ông TBT muốn nói gì và càng ngạc nhiên hơn khi ông Phó chủ tịch Quốc hội cũng tuyên bố rằng “Bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng.”
Chẳng lẽ cần hiểu rằng “Nhà nước là Ta; Hiến pháp là Ta; Pháp luật cũng chính là Ta”. Và cái “Ta” đó là Đảng Cộng sản? Nếu thế thì đâu cần gọi là Hiến pháp; phải gọi là “Đảng pháp” mới đúng!
Đảng CSVN cuối cùng đã hất một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt nhân dân.
Nhưng Đảng thực sự đã lầm to! Nhân dân đưa quý vị lên được thì nhân dân cũng có thể hạ quý vị xuống được.
Đảng CSVN hôm nay có thể hân hoan vỗ tay trong “giờ phút lịch sử” trọng đại nhưng nên nhớ rằng việc biểu quyết Hiến pháp hôm nay đang đưa đất nước này và chính Đảng CSVN vào ngõ cụt, bế tắc.
Các đại biểu Quốc hội sẽ phải trả lời trước lịch sử, trước Tổ quốc, trước nhân dân cho hành động hôm nay khi ngày phán xét đến.
21/04/2021 - baotiengdan
Jackhammer Nguyễn
21-4-2021
Dù thích hay không, trong cả năm qua, người Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Mà không phải chỉ có báo chí của đảng, mà báo chí hải ngoại và những người ghét ông trên mạng xã hội, cũng liên tục nhắc tới ông.
Tác giả Phạm Vũ Hiệp, một lần nữa gọi tên ông Trọng, qua bài viết đăng ngày 20/4/2021 trên Tiếng Dân: Ông Nguyễn Phú Trọng chọn ai làm người kế vị? Và cũng như thường lệ, một số thông tin “không chính thống” về ông Trọng cũng được ông Hiệp đưa ra (Xin nhấn mạnh, những tin “không chính thống” này lâu nay, luôn được chứng minh là đúng).
Theo nhận định của tác giả Phạm Vũ Hiệp, ông Trọng là một người thâm trầm nhưng thù dai, theo kiểu quân tử Tàu “10 năm trả thù chưa muộn”, tuy được coi là giản dị, dễ gần, nhưng giáo điều và bảo thủ. Điều này trùng hợp với những thông tin mà tôi có được, xin trích nhận xét của ba người, ít nhiều biết ông Trọng, nói với tôi:
1- Một nhà báo ở Việt Nam: Ông ấy hiền lành nhưng quá bảo thủ, giáo điều.
2- Một nhà hoạt động dân sự bên trong Việt Nam: Ông ta chống tham nhũng cái gì, chỉ trả thù vặt thôi!
3- Một nhà quan sát từ Mỹ: Ai tham nhũng là ông ấy ghét lắm.
Tổng hợp sự mô tả và các nhận xét trên, cũng như những diễn biến từ Đại hội 13 của đảng CSVN vừa rồi, ta thấy ông Trọng đại diện cho tình thế lưỡng nan của Đảng hiện nay, mà nhiều người, cả trong lẫn ngoài nước, cho rằng, đảng trưởng của nó, ông Nguyễn Phú Trọng là người cộng sản cuối cùng.
Lưỡng nan ở chỗ, ông biết đánh tham nhũng là đánh đảng (ai mà chả biết chuyện này, bởi bản chất của đảng là tham nhũng), và muốn duy trì ĐCS nhưng không còn những người cộng sản nữa, khi mà có đến hơn 43% lãnh đạo đảng ở các tỉnh thành dưới 50 tuổi (thông tin của ông Nguyễn Khắc Giang), một thế hệ quen xài đô la hơn là đọc “Tư bản luận” của Karl Marx.
Thế ông Trọng có chống tham nhũng và có bảo thủ, giáo điều hay không?
Câu trả lời của tôi là Có lẫn Không. Xin nhắc lại nội dung hai câu nói công khai của ông Trọng, câu thứ nhất ông nói rằng, “ném chuột đừng để vỡ bình”, hàm ý rằng, dù chống tham nhũng nhưng không để di hại đến cái đảng của ông.
Câu thứ hai là: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, tức là ông rất giáo điều, bắt đầu hoài nghi rằng không biết khi nào đảng của ông xây xong Chủ nghĩa Xã hội.
Một điều chắc chắn là, ông rất trung thành với Đảng. Câu nói công khai cũng rất nổi tiếng của ông:“Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!” Qua câu nói này, ông xem cái đảng của ông quan trọng hơn luật pháp của đất nước, rằng “Đảng pháp” quan trọng hơn “Hiến pháp”.
Vì yêu quá Đảng, ông Trọng mong mỏi đưa các đàn em của mình nối nghiệp ông. Nhiều người cho rằng ông Trọng tham quyền cố vị, già cả bệnh tật mà vẫn cứ bám ghế. Tôi nghĩ điều đó cũng đúng, nhưng có lẽ đúng hơn là ông Trọng lo cho Đảng của ông, kiểu như tổng thống Charles De Gaulle xứ Pháp trước kia: “Apres moi c’est le deluge”, nghĩa là, “sau ta là hồng thủy”. Ông Trọng lo là không biết tương lai đảng ông sẽ như thế nào, mà đảng theo nghĩa ông hiểu, chứ không phải người khác hiểu.
Theo tác giả Phạm Vũ Hiệp, thì nhân vật “thuần đảng” Đinh Thế Huynh đã bị ông Trọng loại khỏi chính trường, cùng với Trần Đại Quang, cựu chủ tịch nước.
Ông Huynh biến mất khỏi chính trường từ sau Hội nghị Trung ương 5, khoảng tháng 5/2017, (có lời đồn ông bị tâm thần). Đến tháng 1/8/2017, ông Trần Quốc Vượng lên thay, nhưng ông Huynh vẫn còn là ủy viên Bộ Chính trị cho tới hết khóa 12, tức đến tháng 1/2021. Còn ông Quang thì đột nhiên ngã bệnh rồi chết không lâu sau đó.
Ngay sau khi hai ông Huynh, Quang rời chính trường, người ta thấy ông Trọng nắm tay ông Trần Quốc Vượng dung dăng dung dẻ gặp quan viên các cấp. Vượng, lẫn Huynh, Quang cũng đều là người Bắc Hà như ông Trọng, nhưng có lẽ là đàn em, nên dễ bảo hơn so với hai ông Quang và Huynh. Thế nhưng, Trọng tính, không bằng Trung ương tính, khi ông Vượng không được lòng đa số các ủy viên trung ương, đành phải về làm “người tử tế”.
Điều thú vị ở đây là, ông Trọng đã từng dùng các Ủy ban Trung ương để loại đối thủ sừng sỏ Nguyễn Tấn Dũng, hồi đại hội 12, năm 2016, nhưng nay do tự tin quá đáng, bị thất bại, không đưa được đệ tử Vượng nối nghiệp mình. Cũng có thể ông ta cố tình chọn một nhân vật không đủ uy tín, để ông có thể ngồi tiếp thêm cái ghế Bí thư, như một số lời đồn đoán chăng?
Thế là ông đành phải chọn kế hoạch “B” là thỏa thuận với trung ương cho hai nhân vật “nửa thuần đảng” là ông Vương Đình Huệ và ông Phạm Minh Chính đứng vào hàng thứ hai sau lưng ông, để sẵn sàng lèo lái con thuyền của Đảng, một khi ông không còn sức giữa nhiệm kỳ, hoặc kế tục ông ở nhiệm kỳ sau (chứ chẳng lẽ ông lại thêm trường hợp “vô cùng đặc biệt” lần nữa?!)
Tác giả Phạm Vũ Hiệp và một số người khác dự báo là, sẽ cuộc đấu chính trường khốc liệt giữa hai ông Chính và Huệ, nhất là khi cả hai cùng xuất thân từ vùng kiêu binh Thanh – Nghệ một thời.
Ông Trọng với mối lo “phận mỏng cánh chuồn”, rằng ông lo không cứu được Đảng của ông, nên ráng ở lại làm thêm nhiệm kỳ nữa. Xin nhắn với ông rằng, sau câu nói của tướng De Gaulle mấy mươi năm, nước Pháp vẫn là nước Pháp hào hoa phong nhã, chẳng để ai bắt nạt được Pháp.
Xem ra cựu thủ tướng Koizumi của Nhật Bản còn thông thái hơn tướng De Gaulle, khi ông Koizumi nói rằng, dù có phá tan đảng Dân chủ Tự do (của ông) thì ông cũng làm để cứu nước Nhật. Kết quả là nước Nhật vẫn là cường quốc, đảng Dân chủ Tự do vẫn tự tin, cạnh tranh cùng các đảng khác trên chính trường Nhật Bản.
Nếu đảng của ông Trọng dẫn dắt đất nước đi đúng đường, thì chẳng có gì ông phải lo mất đảng, như bao nhiêu đảng khác trên thế giới, đã và đang tồn tại hàng trăm năm. Còn nó đi sai đường thì ông khó mà giữ Đảng của ông tồn tại lâu dài được. Mà bây giờ ông có lo thì cũng chỉ lo được khi ông còn sống, một mai ông tắt thở, lấy ai mà lo Đảng sống hay chết?
Dù ông Trọng đã từng coi trọng cương lĩnh của đảng hơn hiến pháp, nhưng đời ai mà chẳng có lúc sai lầm? Ông đã từng hoài nghi về chủ nghĩa xã hội, vậy ông hãy hoài nghi về Đảng luôn đi ông ạ. Như thế mới đúng, mới là sĩ phu Bắc Hà có lý luận.