Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày 20/10 đến 22/10/2020. Có 350 đại biểu dự Đại hội trong tổng số 16 đoàn đại biểu. Phương án nhân sự đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản nhất trí gồm các ông bà sau:
Lẽ ra vị trí số 7 thuộc về Huỳnh Thị Tam Thanh, hiện là Uỷ viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Thành uỷ. Thế nhưng, oái ăm thay, khi gần đến ngày đại hội đảng bộ Đà Nẵng, lại nảy sinh lùm xùm. Cơ quan an ninh nội bộ phát hiện ra Huỳnh Thị Tam Thanh có con kết hôn với Việt kiều Nhật, nhưng không báo cáo với tổ chức Đảng. Trong khi Đảng cộng sản Việt Nam quy định việc này rất khắt khe.
Theo Quy định số 102-QĐ/TW, điều 25, về xử lý kỷ luật Đảng viên “vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài” như sau:
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dâu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.
2- Cảnh cáo hoặc cách chức, nếu như: Bản thân biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng và Nhà nước. Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi.
Bà Huỳnh Thị Tam Thanh bị loại khỏi danh sách ở phút 89. Ảnh trên mạng |
Vậy là danh sách Ban Thường vụ thành uỷ bị xáo trộn, phải làm lại từ đầu vào phút chót. Trách nhiệm lãnh đạo ở đâu, lẽ nào ngài Bí thư lại vô can?
Đại hội XXII bế mạc, cũng là lúc tiễn Trương Quang Nghĩa về với vợ con nơi xứ Bắc. Nhưng dư âm mà Trương Quang Nghĩa để lại ở thành phố biển này sẽ là chủ đề đàm tiếu còn lâu mới dứt.
Cũng như các anh trai mình, Trương Quang Nghĩa hầu như chẳng có tài cán gì. Anh cả Trương Quang Được là Uỷ viên Trung ương khoá VII, VIII, IX, vào Bộ chính trị khoá IX và giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội, nhưng hết sức mờ nhạt. Anh kế Trương Quang Khánh, Uỷ viên Trung ương khoá X, XI, là Thượng tướng, Thứ trưởng BQP, nhưng cũng không có gì nổi trội. Hình như không còn ai nhớ đến cái tên ông từng đeo lon Thượng tướng.
Hàng loạt chức vụ mà Trương Quang Nghĩa đã kinh qua trước khi về nắm chức Bí thư Đà Nẵng hồi tháng 10/2017 là: Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Uỷ viên Trung ương Đảng hai khoá XI, XII.
Trương Quang Nghĩa với Nguyễn Bá Thanh. Nguồn: Báo Đà Nẵng |
Trương Quang Nghĩa được cho nhân vật của “5 không 3 có”. Năm không gồm:
1.- Không cần động não, phát động chủ trương, hay phát kiến gì hay trong xây dựng “thành phố đáng sống”, suốt ngày chỉ thu mình trong phòng để nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê, để tìm con đường đi đến… thiên đường XHCN.
2.- Ông không bao giờ dám làm, dám thực hiện những điều mình phán ra, ông ngại va chạm và không đủ tự tin. Việc hô hào cưỡng chế Mường Thanh và đòi lấy lại sân Chi Lăng mà Nguyễn Bá Thanh đã bán 2700 tỷ là một ví dụ.
3.- Trong 3 cái Tết ở Đà thành, ông không bao giờ đi thăm hay chúc Tết cán bộ hưu trí, mẹ VNAH hoặc công nhân, dân nghèo Đà Nẵng, bởi vì ông bận đi thăm và chúc Tết các lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội.
4.- Ông không bao giờ đánh golf tại Đà Nẵng, mà chỉ thích chơi golf ở Hà Nội. Cứ cuối tuần là bay về thủ đô, thứ hai ông lại bay vào, có lẽ ở nơi đó mới đúng tầm của ông. Còn nữa, ông không bao giờ tham dự những cuộc họp có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, vì cho rằng khi ông là Tổng giám đốc Vinaconex, ông Phúc mới chỉ là quan đầu một tỉnh lẻ.
5.- Ông không bao giờ đồng ý với Ủy ban trong duyệt ngân sách cho các đồng chí của mình trong BCH Thành uỷ đi tham quan đây đó, nhưng sẵn sàng mở hầu bao cho những cô nàng xinh đẹp vây quanh mình.
Trương Quang Nghĩa với Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh trên mạng |
Ba có của Trương Quang Nghĩa là:
1.- Ông góp phần làm cho gần 1500 công nhân Đà Nẵng thất nghiệp và gia đình của họ rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, bữa đói bữa no, khi ông ra lệnh đóng cửa hai nhà máy sản xuất thép Dana Ý và Dana Úc, khiến hai công ty này lâm vào đường cùng và phá sản hoàn toàn khi họ vừa “chân ướt chân ráo” lên sàn chứng khoán, để rồi họ nộp đơn kiện UBND TP ra toà. Đó cũng chính là nguồn cơn gây sóng gió, tạo cuộc chiến giữa nhà Đỏ (Thành uỷ) và nhà Trắng (UBND) trở nên không khoan nhượng.
2.- Ông đem tư duy, kinh nghiệm miền núi từ hồi ở Sơn La, áp dụng cho Đà Nẵng như, không cho xây nhà cao tầng ở các quận ven biển, yêu cầu các ngân hàng không cho dân và doanh nghiệp vay tiền mua… xe.
Ông “phát minh” ra việc làm một đường bê tông đi bộ ngay sát mép bờ biển. May mà dự án điên rồ này không ai thực hiện.
Ông tạo điều kiện cho Vinaconex trúng thầu hầu hết các gói dự án công trình công ích lên đến hàng chục ngàn tỷ.
3.- Vì khi xưa, từng bị Nguyễn Bá Thanh phê bình kém cỏi, Trương Quang Nghĩa đem lòng thù hận trút lên Nguyễn Bá Cảnh. Nhân việc xét kỷ luật cậu ta vi phạm hôn nhân gia đình, ông thẳng tay loại Cảnh vĩnh viễn ra khỏi bộ máy công quyền.
Ông làm nên một scandal “nổi tiếng” chấn động không những ở Đà Nẵng, mà lan đến các vùng phụ cận miền Trung và Tây Nguyên, khi cùng một lúc ông “xơi” cả hai cô gái lễ tân xinh đẹp, tuổi đôi mươi ở Nhà khách Thành uỷ. Đến nỗi tiếng gầm của Sư tử Hà Đông chấn động cả sông Hàn và người ta phải lên tiếng về đạo đức và lối sống của một Uỷ viên Trung ương, Bí thư thành uỷ.
Hai “bóng hồng” Kim Ngân và Phương Trâm trong scandal với Trương Quang Nghĩa |
Trong đề án nhân sự Đà Nẵng, Trương Quang Nghĩa quy hoạch kiểu “tuỳ hứng lý qua cầu”…
Điển hình là trường hợp Nguyễn Nho Trung, sinh 5/1963, Uỷ viên BTV, đương kim Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, vốn là sĩ quan An ninh biệt phái, nay đã hết tuổi cơ cấu theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, nhưng Trương Quang Nghĩa lại cơ cấu cấp uỷ nhiệm kỳ mới, Trung ương buộc phải yêu cầu gạch tên. Được biết, Nguyễn Nho Trung tuy về hưu, nhưng tiền thì tiêu đến ba đời cũng chưa cạn…
Một cái tên nữa cũng được Trương Quang Nghĩa ưu ái quy hoạch vào Ban thường vụ Thành uỷ, đó là Đoàn Ngọc Hùng Anh, hiện là Chánh văn phòng ĐBQH, HĐND và UBND. Mà Đoàn Ngọc Hùng Anh lại là anh vợ của Hồ Kỳ Minh, đương kim Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Một trường hợp quy hoạch cán bộ gây phẫn nộ, nhức nhối dư luận xã hội dưới thời Trương Quang Nghĩa nữa, đó là nhân vật Phùng Văn Cưng, tên đại du côn, thất phu vô học. Phùng Văn Cưng, một kẻ học chưa học hết cấp hai, ba trợn ngông cuồng, quan hệ bất chính, có con với hàng loạt phụ nữ, lại có Cao cấp Chính trị, ngồi ghế Phó Bí thư thường trực Quận uỷ hai nhiệm kỳ (2015-2020 và 2020-2025).
Để một kẻ lưu manh, đê tiện và thối tha ấy, hàng ngày đi rao giảng đạo đức ông Hồ và chủ nghĩa Mác Lê, là sự sỉ nhục của những người cộng sản. Quan chức cấp ủy như Phùng Văn Cưng, thuộc diện cán bộ được Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, vì thế ông Trương Quang Nghĩa phải chịu trách nhiệm chính.
Chân dung Phùng Văn Cưng (trái) với ứng viên Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh (phải) |
Lãnh đạo Trung ương, lẫn cán bộ và nhân dân Đà Nẵng từng đặt niềm tin vào Trương Quang Nghĩa, nhưng kỳ vọng càng nhiều thì họ thất vọng càng cao. Trương Quang Nghĩa “đầu đất” vô tướng, bất tài và tụt dốc không phanh, trở thành “cản mũi kỳ đà” cho tiến trình xây dựng và phát triển ở thành phố biển này.
Đã có nhiều cây bút viết về Trương Quang Nghĩa, xấu tốt đủ cả. Lẽ ra chúng tôi sẽ không viết gì thêm về một nhân vật được người dân đặt cho biệt danh mai mỉa “Năm Đất” này, nhưng nếu không viết, sẽ có lỗi với cán bộ và nhân dân Đà Nẵng. Thôi thì, để tiễn ông về vườn “làm người tử tế, bài này xem như nét vẽ chân dung lần cuối, dành cho một chính trị gia, mà suýt chút nữa cụ Tổng đã cho bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khoá XII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Trương Quang Nghĩa sinh ở Hải Phòng, trong một gia đình đông anh chị em. Trương Quang Nghĩa là con thứ 5, còn gọi là Năm Nghĩa.
Bố Trương Quang Nghĩa tập kết ra Bắc năm 1954. Anh trai cả là Trương Quang Được (1940-2016), từng là Ủy viên Bộ Chính trị khoá IX, Phó Chủ tịch Quốc hội, khoá XI. Anh trai kế là Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Khoá XI; Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đã nghỉ hưu năm 2016.
Tiểu sử tóm tắt của Trương Quang Nghĩa trên Cổng TTĐT Chính phủ như sau:
– Ngày sinh: 19/8/1958
– Quê quán: Xã Kim Bồng, thị xã Hội an, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).
– Ngày vào Đảng: 04/02/1983. Ngày chính thức: 04/02/1984.
– Học vị: Thạc sĩ quản trị kinh doanh
– Lý luận chính trị: Cao cấp
– Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII
– Đại biểu Quốc hội khóa XIV
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
– Từ tháng 10/1976 – 9/1979: Nhập ngũ tại E34, F473.
– Từ tháng 10/1979 – 9/1980: Học văn hóa tại Binh đoàn 12.
– Từ tháng 10/1980 – 9/1985: Học viên ngành xây dựng tại Học viện kỹ thuật Quân sự.
– Từ tháng 10/1985 – 12/1991: Công tác tại D25, Cục Tham mưu, Bộ tư lệnh Quốc phòng, cấp bậc Đại úy.
– Từ tháng 01/1992 – 7/1994: Công tác tại Phòng Xuất nhập khẩu, Tổng công ty Vinaconex.
– Từ tháng 8/1994 – 10/1996: Giám đốc Chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng.
– Từ tháng 11/1996 – 9/2006: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Cơ giới lắp máy và xây dựng thuộc Tổng công ty Vinaconex.
– Từ tháng 10/2006 – 4/2008: Tổng Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Vinaconex.
– Từ tháng 5/2008 – 9/2010: Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
– Từ tháng 10/2010 – 11/2010: Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
– Từ tháng 11/2010 – 12/2010: Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
– Từ tháng 01/2011 – 6/2012: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
– Từ tháng 7/2012 – 01/2015: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
– Từ tháng 02/2015 – 4/2016: Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XI, XII), Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
– Từ tháng 4/2016 – 10/2017: Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Những tưởng Trương Quang Nghĩa sẽ yên vị trên ghế Bộ trưởng cho đến lúc nghỉ hưu, nhưng đùng một phát, những sai phạm nghiêm trọng của Bí thư trẻ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, nhất là độc đoán, chuyên quyền, kiêu ngạo ngông cuồng và câu kết với Vũ “nhôm” đã làm Xuân Anh phải trả giá đắt cho sự nghiệp chính trị đang lên phơi phới của mình.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao QĐ cho Trương Quang Nghĩa. Ảnh: VGP |
Ngày 6/10/2017 tại Hội nghi Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) và Trương Quang Nghĩa. Photo Courtesy |
Vậy là Bộ Chính trị phải họp mấy phiên, cân nhắc tìm người điền vào chỗ trống. Cuối cùng, BCT nhất trí chấm Trương Quang Nghĩa. Lúc đầu Trương Quang Nghĩa chần chừ, không chấp nhận, lấy lý do vừa chân ướt chân ráo làm tư lệnh ngành GTVT, rằng đã từng luân chuyển về đó rồi ra đi…
Thực ra, Trương Quang Nghĩa không muốn về Đà Nẵng là vì đất đai, công sản, tài nguyên bờ biển và bán đảo Sơn Trà đã bị Nguyễn Bá Thanh bán sạch cả rồi. Lại nữa, cái “ghế” Đinh La Thăng để lại là quá “thơm”, là ao ước của nhiều người.
Đích thân Tổng Trọng hai lần gặp và thuyết phục Trương Quang Nghĩa quay trở lại Đà Nẵng. Có thông tin, ông Trọng hứa, nếu làm tốt, ông sẽ ủng hộ Trương Quang Nghĩa làm ứng viên sáng giá trong kỳ bầu bổ sung Uỷ viên Bộ Chính trị trong tương lai gần.
Ngày 7/10/2017 Trương Quang Nghĩa chính thức được phân công là Bí thư Thành uỷ Đà nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.
Lãnh đạo Trung ương, lẫn cán bộ và nhân dân địa phương Đà Nẵng kỳ vọng, vị tân bí thư sẽ thổi luồng gió mới, xốc lại đội hình cán bộ chủ chốt (một tập thể Ban thường vụ Thành uỷ vừa bị kỷ luật cảnh cáo) để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.
Thế nhưng, họ kỳ vọng càng nhiều thì họ thất vọng càng cao. Trương Quang Nghĩa thay đổi 360 độ, tụt dốc không phanh và trở thành một con người khác, bất ngờ đến không tưởng.
(Còn tiếp)
Tiếp theo kỳ 1
Hơn 20 tháng nắm vị trí lãnh đạo cao nhất, quyền lực nhất của thành phố biển Đà Nẵng, Trương Quang Nghĩa đã bộc lộ hết con người thật của mình. Năng lực Trương Quang Nghĩa hạn chế, không đủ tầm kết nối cán bộ để thúc đẩy phát triển thành phố. Tư duy ông ta hạn hẹp, không đủ sáng tạo và đầu óc chiến lược để chỉ đạo ở tầm vĩ mô… Ngược lại, Trương Quang Nghĩa còn can thiệp rất sâu vào hoạt động của UBND thành phố.
Lúng túng trong cách nghĩ, bế tắc trong phương hướng, Trương Quang Nghĩa lại nghĩ ra trò “Tổ cố vấn kinh tế” cho Bí thư. Vô hình chung, Trương Quang Nghĩa đã cậy nhờ vào một số phần tử “nhóm lợi ích”, cơ hội chính trị, chuyên quậy phá, chống đối đội ngũ lãnh đạo không “vâng lời” chúng.
Những người này “núp” dưới các tên Hội này, Hội kia… lấy mác “phản biện xã hội” để gây chia rẽ đội hình, nhằm phục vụ ý đồ của “phe nhóm chính trị” và “nhóm lợi ích” khác trong kinh tế. Họ tuyên truyền nghi kị và gây bức xúc phẫn nộ trong quần chúng, nhân dân, để rồi dự án của phe kia phải bị đình chỉ, tạo cơ hội cho phe mình.
Họ phản biện nhưng không hề có thiện chí, không đứng về phía quyền lợi của người dân. Cuối cùng nhân dân Đà Nẵng là những người bị thiệt thòi nhất.
Trương Quang Nghĩa lập “Tổ cố vấn” cho mình. Hãy xem các thành viên tổ tư vấn này là những ai?
1. Hồ Duy Diệm:
Ông Diệm sinh 24/12/1938, là cựu phó Ban quy hoạch TP Đà Nẵng. Dưới thời Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến; TP Đà Nẵng bị phân lô để bán cho Sungroup, Vingroup, Vinacapital…, bán đảo Sơn Trà bị “xẻ thịt” và băm nát. “Du thuyền” bê tông của Sungroup và Vũ “nhôm” lấn dòng sông để mọc lên thì chẳng thấy ông Diệm lên tiếng, thậm chí ông còn ủng hộ nữa là đằng khác. Ông run sợ trước thế lực của Vũ “nhôm”, Nguyễn Bá Thanh, hay đã nhận vài suất đất “tái định cư”? Cứ lục lại hồ sơ cấp đất sẽ rõ.
Hồ Duy Diệm, cựu phó Ban quy hoạch TP Đà Nẵng. Nguồn: Nguyễn Đông/ VNE |
Vài năm trở lại đây, ông Diệm xuất hiện dày đặc trên truyền thông. Cứ cái gì không vừa ý mình, không đem lại lợi ích cho phe nhóm mình, ông ta phản bác tất tật. Từ quy hoạch bán đảo Sơn Trà, đến các khu đô thị sinh thái; từ dự án đôi bờ sông Hàn đến các nhà đầu tư A, B,C… Từ công trình công ích đến nhà máy khu công nghiệp… ông Diệm đều gieo dư luận trái chiều, “tuyên bố” ý kiến phản biện, phản đối trên trang facebook cá nhân và bình luận công kích trên các trang mạng xã hội.
Chưa dừng lại ở đó, ông Diệm “năng” trả lời trên báo chí và tham gia hầu hết các diễn đàn đối thoại của thành phố. Nhiều trí thức tâm huyết với thành phố không muốn đôi co, cán bộ trẻ người ta cũng không chấp ông vì ông lớn tuổi và dẫu gì ông cũng là cán bộ lão thành. Trái với thiện chí đó, ông cứ hoang tưởng họ sợ ông. Càng ngày ông càng lấy đà, lấn tới đến cực đoan. Ông kết thân với “nhóm lợi ích” thời hậu Bá Thanh, Nguyễn Xuân Anh và bị họ giật dây.
Đỉnh điểm là năm 2017, ông viết thư gởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để “báo cáo” nhiều vấn đề về Sơn Trà.
Năm nay 2019, ông lại viết “tâm thư” gởi Tổng Bí thư… cứu sông Hàn. Trong khi các dự án triển khai là do Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Hồ Kỳ Minh… cấp cho các nhà đâu tư. Nếu như họ khởi kiện ra toà, thành phố sẽ phải đền bù với kinh phí khổng lồ, từ tiền thuế của dân.
Không thấy ông Diệm nói đến những dự án của tập đoan Sungroup chình ình trên bán đảo Sơn Trà; dự án Euro Village chặn dòng và lấn hàng chục hecta ra lòng sông Hàn.
Nhập nhằng là vậy, nhưng hình như ông muốn người ta nghĩ ông như “khai quốc công thần”, là “chính khách” hay ĐBQH vì dân vì nước (!)
Huỳnh Tấn Vinh. Photo Courtesy |
2. Huỳnh Tấn Vinh:
Huỳnh Tấn Vinh sinh ngày 1/1/1954 tại Duy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Huỳnh Tấn Vinh học tại chức quản trị kinh doanh tại ĐHKT Đà nẵng. Vinh phụ trách điều hành Văn phòng Sovico Holdings tại khu vực miền Trung, là thành viên khối Đầu tư Bất động sản, Khách sạn – Du lịch, là Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khu Du Lịch Bắc Mỹ An, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thiên Thai.
Vinh cũng là Phó Chủ tịch Hiệp hội Các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư Nước ngoài của Việt Nam (VAFIE); Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng (DATA); Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các Nhà đầu tư Đà Nẵng (DADI) và là Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA). Vinh hiện là Tổng Giám đốc Furama Resort.
Furama Resort Danang là khu nghỉ dưỡng 5 sao được cấp phép năm 1994 cho Công ty liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An – một liên doanh giữa Tập đoàn Lai Sun Development đến từ Hong Kong và Công ty Du lịch Đà Nẵng. Lai Sun Development, chiếm tới 75% cổ phần trong liên doanh.
Huỳnh Tấn Vinh lúc này đang công tác tại Ban Tổ chức chính quyền Quảng Nam – Đà Nẵng, được lãnh đạo tỉnh QNĐN điều chuyển nhận công tác tại Công ty CP Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Resort) với cương vị Phó Tổng Giám đốc.
Đến cuối năm 2005, Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo cổ phần hoá, bán hết tài sản Công ty Du lịch Đà Nẵng, Sovico Corporation do bà Nguyễn Thị Phương Thảo sáng lập, đã mua lại toàn bộ vốn góp Lai Sun và trở thành chủ sở hữu Furama Resort Đàn Nẵng và Huỳnh Tấn Vinh được bổ nhiệm TGĐ.
Chạy theo kinh doanh bất động sản, lấy “số má” với các nhà đầu tư, nên bỏ sinh hoạt đảng, Huỳnh Tấn Vinh bị Thành uỷ Đà Nẵng khai trừ khỏi đảng CSVN từ tháng 11/2018.
Dựa vào sự quen biết trước đây, từ thời Sở Du lịch Quảng Nam- Đà Nẵng với ông Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng), cũng như núp dưới chiêu bài “bảo vệ Sơn Trà”, nhưng thật ra muốn bảo vệ thế độc tôn về du lịch, khách sạn và bất động sản của “nhóm lợi ích” Huỳnh Tấn Vinh, của tập đoàn mà Vinh phụng sự và tham gia đầu tư cổ phần.
Vinh không muốn đối thủ chia phần trong kinh doanh lưu trú khách sạn tại Đà Nẵng. Vì vậy, Huỳnh Tấn Vinh liên tục gây sức ép với chính quyền TP Đà Nẵng, nhằm thoã mãn các đòi hỏi của mình. Đó là mưu đồ, toan tính và hiểm độc. Thế nhưng, ngày bị khai trừ Đảng, Huỳnh Tấn Vinh tráo trở trả lời báo chí hải ngoại và viết trên facebook cá nhân: “không muốn ở trong hàng ngũ ĐCS vì khác biệt lý tưởng” (!)
Ô hay, lý tưởng nào thế Huỳnh Tấn Vinh? Vinh từng mấy chục năm tuổi đảng, từng “tiền hô hậu ủng” ngợi ca Nguyễn Bá Thanh, đạp trên đầu và ăn trên xương máu nhân dân qua các mác đảng viên, chứ lý tưởng gì ở đây? Rõ ràng Huỳnh Tấn Vinh đã lộ bản chất chính là một tên cơ hội chính trị.
Trần Song Bình Dương. Ảnh: Công Thành/ VNS |
3. Trần Song Bình Dương:
Trần Song Bình Dương là phụ nữ gốc Huế, sinh ngày 17/7/1976 tại Đà Nẵng, học tiếng Nhật tại Huế.
Trần Song Bình Dương được Nguyễn Bá Thanh ưu ái, đến thời Nguyễn Xuân Anh thì được bố trí cho chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Nhật TP Đà Nẵng. Vì thế, trong mắt Dương, cả hai ân nhân này đều là “thần tượng” của mình. Dương là em kết nghĩa của Lê Thị Thu Hạnh, Bí thư Đảng uỷ, Phó GĐ Sở Ngoại vụ Đà Nẵng.
Dương cũng là GĐ Công ty TNHH Ươm mầm nhân lực Selfwing Việt Nam tại Đà Nẵng. Công ty này được thành lập ngày 01/02/2016, với giấy phép số 6566635575 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Đà Nẵng cấp.
Trần Song Bình Dương tự cho mình là Chuyên gia tư vấn bộ máy doanh nghiệp, giảng viên các khóa kỹ năng Quản trị, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng tư duy Logic… Và bà ta là Lãnh đạo Nữ xuất sắc châu Á (?)
Trương Quang Nghĩa trong “cơn say” chiến thắng. Photo Courtesy |
Thực ra thì Dương là một nhân vật lừa đảo có hạng và kinh doanh trốn thuế. Lừa bạn bè, đồng nghiệp, đối tác Nhật Bản và lừa luôn đến… ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Dương thành lập Cty để lừa đảo lấy tiền các cổ đông Nhật. Chưa hết, Dương lân la rồi tiếp cận Trương Quang Nghĩa chủ yếu dựa hơi để kinh doanh. Bà ta từng lập 5 cty TNHH, dùng chiêu thức mở trường học liên kết với Nhật Bản, để xin thành phố cấp đất. Thậm chí, giờ đây bà ta đang là “cố vấn kinh tế” cho Trương Quang Nghĩa và muốn lấn sân để làm chính trị!
Chúng tôi sẽ trở lại vụ Trần Song Bình Dương trong một dịp khác.
Cả ba Diệm, Vinh và Dương đều giống nhau ở một điểm, đó là phục tùng Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Xuân Anh và Vũ Nhôm.
Họ nhởn nhơ và im lặng trong suốt thời kỳ Nguyễn Bá Thanh, Vũ Nhôm thâu tóm bán hết công sản, tài nguyên Đà Nẵng, làm giàu cho bản thân, các tướng tá khốn nạn và gia tộc của mình. Họ giơ mắt nhìn Bá Thanh giở bài “Đô thị sinh thái” để cướp hàng trăm hecta đất Cồn Dầu giao cho Sungroup, đàn áp giáo dân và nhộm máu thánh đường.
Cả ba đều là đảng viên cộng sản, tham gia chính quyền và có “nhóm lợi ích” riêng, theo phò Trương Quang Nghĩa để chia chác bổng lộc.
Mô hình nhà nước Cộng sản Việt Nam copy của Xô-viết ban cho bí thư các tỉnh, thành quyền lực vô đối. Theo các văn bản quy định của đảng, Bí thư Trương Quang Nghĩa sẽ có các quyền lực sau:
– Làm Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và tham gia Đảng ủy Quân khu; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng.
– Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh ủy, các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp tỉnh và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; chỉ đạo chuẩn bị nhân sự trước khi trình ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy.
– Chịu trách nhiệm toàn bộ với Trung ương và khi cần thiết, báo cáo trực tiếp với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình của tỉnh và chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.
– Chỉ đạo phó bí thư thường trực giải quyết công việc hàng ngày của đảng bộ; chỉ đạo bí thư đảng đoàn – chủ tịch HĐND, bí thư ban cán sự đảng – chủ tịch UBND tỉnh lãnh đạo đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh tổ, chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng, của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy.
Theo Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Trương Quang Nghĩa còn có thêm quyền lực trong vai trò Thường trực Thành uỷ (gồm Nghĩa và 2 phó Bí thư):
• Về tổ chức, cán bộ:
+ Quyết định thẩm tra cán bộ về lịch sử chính trị, bằng cấp, học hàm, học vị, độ tuổi, tài sản, thu nhập…
+ Cho chủ trương thực hiện quy trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức các chức danh chủ chốt.
+ Cho ý kiến về bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, nghỉ hưu, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ thuộc quyền quản lý của đảng đoàn, ban cán sự đảng các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức quần chúng.
+ Chỉ đạo cán bộ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước.
+ Quyết định việc thực hiện chế độ và chính sách tiền lương; việc đi học tập, công tác ở trong nước và nước ngoài đối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý.
+ Cho ý kiến về đề nghị xét tặng các loại huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự Nhà nước và các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác…trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Gợi ý kiểm điểm đối với tập thể cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và cá nhân cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý khi thấy cần thiết.
• Về công tác nội chính, an ninh, quốc phòng, đối ngoại:
+ Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính.
+ Cho ý kiến về chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc và an ninh biên giới. Phối hợp chặt chẽ với thường vụ đảng ủy quân khu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
+ Cho ý kiến về chủ trương xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp có liên quan đến an ninh chính trị, đối ngoại hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp… theo quy định của Bộ Chính trị; chỉ đạo xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý và những đơn, thư nhiều người ký tên có biểu hiện phức tạp.
+ Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
• Về kinh tế – xã hội:
+ Cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng theo quy định của ban thường vụ để ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định (theo mức vốn đầu tư hoặc quy mô sử dụng đất, có ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của nhiều đối tượng xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
+ Cho ý kiến về chủ trương sử dụng các khoản chi từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, thành phố bạn, các tổ chức trong và ngoài nước cho các nhu cầu phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp…
Năm Nghĩa và Bảy Phúc dặn dò. Photo Courtesy |
***
Như vậy với vai trò ĐBQH, Uỷ viên Trung ương, Bí thư Thành uỷ, Năm Nghĩa được xem là “lãnh chúa” nắm cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Mặc dù Trương Quang Nghĩa được giao quyền hạn rất nhiều và trách nhiệm vô cùng lớn, nhưng chưa được thể chế rõ ràng. Chưa có cơ chế giám sát quyền lực, phân định rạch ròi, cụ thể giữa quyền hạn và trách nhiệm, chế định trách nhiệm của người đứng đầu chưa được xác lập; dẫn đến nguyên tắc tập thể lãnh đạo bị phá vỡ. Từ đó Trương Quang Nghĩa vấp nhiều sai phạm:
Năm Nghĩa tặng hoa cho “cố vấn” Trần Song Bình Dương. Photo Courtesy |
1. Do yếu kém về năng lực và uy tín luôn bị động trong công việc, không nắm bắt được tình hình, không làm chủ được các phương án công tác, đành dựa vào những “cố vấn” trời ơi như đã nói. Hệ quả, bị kẻ xấu lợi dụng, “nhóm lợi ích” thao túng vì nhiều lý do khác nhau.
2. Năng lực yếu kém, thoái hoá về đạo đức; bản lĩnh chính trị, độc đoán, chuyên quyền, cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa thân hữu,… Chỉ biết dùng quyền uy của mình thao túng, áp đặt, gây tác hại, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động và phong trào chung của địa phương, ra các quyết định ảnh hưởng tới quyền lợi của dân.
3. Không đánh giá đúng năng lực cán bộ, dẫn đến sai lệch công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; trong chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội; trong quản lý kinh tế, tài chính… Cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám làm, dám chịu trách nhiệm không được cân nhắc, sử dụng; cán bộ yếu kém chuyên môn, nghiệp vụ, độc đoán, chuyên quyền vì lợi ích cá nhân chưa được thay thế cho dù đã bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng.
Để xem, với quyền lực “khủng” trong tay, sai phạm trong điều hành công việc, cũng như “đạo đức và lối sống” của Uỷ viên Trung ương, ĐBQH, Bí thư Năm Nghĩa thế nào?
(Còn nữa)
Ảnh Năm Nghĩa và “cố vấn” Huỳnh Tấn Vinh. Ảnh tác giả gửi tới |
Trở lại câu chuyện ồn ào mới đây về hai dự án: Bến du thuyền Marina và nhà máy thép Úc – Ý.
Dự án Bất động sản và Bến du thuyền Marina Complex được Trần Văn Minh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê duyệt sơ tại Quyết định số 8644/QĐ-UBND ngày 20/10/2008, QĐ số 6652/QĐ-UBND ngày 28/8/2009, QĐ số 906/QĐ-UBND ngày 26/01/2011, Văn Hữu Chiến Quyết định số 5559/QĐ-UBND ngày 03/8/2015, giao cho Vina Capital thực hiện. Sau đó VinaCapital chuyển nhượng cho cty Quốc Cường Gia Lai của bà Loan (mẹ Cường “đô la”) đầu tư dự án.
Nghe lời của đội quân “cố vấn” ô hợp, hùa theo “nhóm lợi ích”, Năm Nghĩa quyết tâm chỉ đạo dừng dự án. Cách điều hành kinh tế chính trị vĩ mô kiểu “sáng nắng chiều mưa” ấy, đã làm nản lòng các nhà đầu tư.
Người ta bất bình là phải, vì cùng trên dòng sông Hàn, du thuyền bê tông DHG của Sungroup án ngữ sừng sững; phía trước Đài truyền hình Đà Nẵng DRT một Euro Village lấn sông Hàn với tổng diện tích 23,7 hecta, trải dài gần 1 km đường sông, đang phân lô bán nền biệt thự. Nhân dân phường An Hải Tây, quận Sơn Trà kêu trời không thấu, vì Euro Village đã bịt hoàn toàn lối ra bờ sông.
Một đại nhà hàng Draft Beer cũng “bóp cổ” dòng sông và che mất tầm nhìn của DRT ra sông, của Sun đang chễm chệ thách thức. Nhưng hình như Năm Nghĩa cố tình không thấy.
Nhà hàng Draft Beer & Euro Village |
Năm 2006, chính quyền Đà Nẵng kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Thành Vinh, hai Cty thép Dana Ý, Cty thép Dana Úc xin đầu tư và được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký quyết định quy hoạch số 138/2000/QĐ-UB, ngày 27/12/2000, bố trí nhà máy lên cụm công nghiệp theo giấy chứng nhận đầu tư số 32121000074 ngày 19/09/2008.
Khi vấn đề ô nhiễm được nêu ra. Thành phố và các hộ dân Thành Vinh đã thống nhất phương án sẽ đền bù, di dời dân, bảo đảm nhà máy hoạt động, ổn định cuộc sống cho mấy ngàn công nhân, thành phố cũng hạn chế thấp nhất tổn thất ngân sách.
Năm Nghĩa không chịu, buộc phải di dời hai nhà máy. Chủ doanh nghiệp đã khởi kiện UBND TP Đà Nẵng, đòi bồi thường 400 tỷ. Cơ hội thắng kiện của họ rất rõ. Rồi đây ngân sách nhà nước (tức tiền thuế của dân) sẽ đền cho họ, ngân sách TP dành cho phát triển giao thông, đầu tư y tế, văn hoá, giáo dục… sẽ bị cắt giảm.
Các quyết sách của Trương Quang Nghĩa đã để lại hệ quả: kinh tế thành phố tuộc dốc, tâm lý nghi kỵ trong chính quyền, bức xúc đến phẫn nộ trong nhân dân. Các Tập đoàn, các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang, nản lòng và lần lượt tháo chạy khỏi Đà Nẵng.
Trong khi đó, “nhóm lợi ích” của Trương Quang Nghĩa phát triển rầm rộ. Dự án codotel Mariot- 58 Bạch Đằng của Tập đoàn Alphanam, với toà tháp 35 tầng nổi, 5 tầng ngầm, phá vỡ không gian đô thị, vẫn sừng sững thách thức giữa lòng Đà Nẵng. Dự án Aparment – Hotel Luxury của tập đoàn này, trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, cũng được Trương Quang Nghĩa “bật đèn xanh”, liên tục điều chỉnh độ cao và tăng phòng ốc.
Trương Quang Nghĩa đưa Công ty Vinaconex, nơi mình làm việc và lãnh đạo 16 năm, vào tham gia các dự án công ích lớn của TP. Chỉ đạo cho một công ty ở tận Sơn La, nơi Trương Quang Nghĩa có 4 năm làm Bí thư tỉnh uỷ, về thi công các công trình trọng điểm của TP, giao thông, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…
Về công tác tổ chức cán bộ, Trương Quang Nghĩa không có tầm nhìn, bị động trong hoạch định. Hãy xem các trường hợp sau:
1. Đào Tấn Bằng, một kẻ du côn ngồi ghế Chánh văn phòng Thành uỷ, sai phạm đến mức cảnh cáo; vẫn được Trương Quang Nghĩa điều động làm Bí thư đảng uỷ Khối các khu công nghiệp vào 22/11/2017. Để rồi chưa đầy một năm sau, Đào Tấn Bằng bị Bộ Công an khởi tố bắt giam.
2. Nguyễn Viết Vĩnh, Phó CVP UBND TP, sai phạm và tai tiếng, vẫn được bổ nhiệm làm Giám đốc Cảng đường thuỷ nội địa vào tháng 7/2018. Hai tháng sau, ngày 18/9/2018 Nguyễn Viết Vĩnh bị BCA khởi tố bắt giam.
3. Trần Thanh Vân, Uỷ viên BTV Thành uỷ, Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ, cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát ĐN, bị kỷ luật cảnh cáo về mặt đảng, vẫn được Trương Quanh Nghĩa bảo bọc và trọng dụng. Cả hai cặp kè với nhau, thân nhau như ruột thịt.
4. Đặng Việt Dũng, Uỷ viên BTV Thành uỷ, PCT UBND TP. Dũng là đệ tử ruột của Nguyễn Bá Thanh, cháu ngoại rể của cố Bí thư tỉnh uỷ QNĐN, bị Hội đồng nhân dân TP miễn nhiệm chức danh PCT UBND TP vào ngày 7/7/2017 với 100% phiếu thuận và đã phân công nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ.
Khi về làm Bí thư Đà Nẵng, để tranh thủ và lôi kéo Đặng Việt Dũng, Trương Quang Nghĩa chỉ đạo HĐND họp lại, phê chuẩn Đặng Việt Dũng về ngồi lại ghế Phó Chủ tịch TP. Đây là điều chưa từng có trong chính trường VN. Đặng Việt Dũng là nhân tố tham gia “nhóm lợi ích” của Trương Quang Nghĩa, Dũng tuồn hồ sơ nội bộ ra ngoài, tạo phe cánh chính trị.
Năm Nghĩa và Đặng Việt Dũng |
5. Hồ Kỳ Minh, Uỷ viên BTV Thành uỷ, PCT UBND TP. Hồ Kỳ Minh là con nuôi bà Trần Thị Thuỷ (mẹ Nguyễn Xuân Anh) được Xuân Anh nâng đỡ, đưa vào BTV Thành uỷ. Nguyễn Xuân Anh cũng ép BTV Thành uỷ bỏ phiếu cho Hồ Kỳ Minh vào ghế Phó chủ tịch. Khi Trương Quang Nghĩa về ĐN, Hồ Kỳ Minh xáp vô o bế, hầu xoá đi tì vết “người nhà” Nguyễn Xuân Anh, có dính líu Vũ “nhôm”; cũng như mong muốn tiến lên vị trí cao hơn nữa. Có dư luận xầm xì, Hồ Kỳ Minh tặng cho Năm Nghĩa một xe ô tô Nissan X-Trail.
6. Lê Thanh Hải, đại tá CA sinh 21/3/1963, quê xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Thành uỷ viên, Phó GĐ sở Công an ĐN. Trương Quang Nghĩa muốn có vây cánh đủ mạnh, đủ răn đe đối thủ, sẵn sàng đàn áp bất kỳ ai có ý đồ chống đối mình. Vì thế, Trương Quang Nghĩa đang chỉ đạo các cơ quan tham mưu, làm quy trình để bầu Lê Thanh Hải, một PGĐ phụ trách An ninh – Tình báo, vào vị trí Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, thay cho Võ Công Trí nghỉ hưu vào tháng 11/2019.
(Còn nữa)
Nhà máy thép Dana - Ý đã dừng hoạt động - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG |
Phía TAND TP Đà Nẵng đã tiếp nhận đơn khởi kiện của Công ty CP thép Dana - Ý và đang xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Theo đơn, người bị kiện là UBND TP Đà Nẵng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; trong đó, Dana - Ý khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính gồm: Công văn 1446 ngày 2-3-2018 của Chủ tịch UBNDTP; Thông báo số 30 ngày 23-3-2018 của UBND TP; Hành vi không giải quyết việc người dân bao vây nhà máy thép từ ngày 26-9-2018; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 5585.
Trong đơn, Dana - Ý nêu rằng các quyết định của chính quyền Đà Nẵng như buộc công ty ngừng hoạt động sản xuất, đã xâm phạm quyền tự do kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động của công ty.
Do bất cập về quy hoạch đã đưa Nhà máy thép Dana - Úc nằm sát với nhà dân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG |
Theo đơn kiện, các quyết định, hành vi hành chính này gây thiệt hại cho doanh nghiệp nên yêu cầu bồi thường gần 400 tỉ đồng.
Tại cuộc họp báo quý I-2019 của UBND TP Đà Nẵng, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nếu 2 nhà máy thép khởi kiện ra tòa thì phương án xử lý như thế nào, ông Tô Văn Hùng - giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng - nói rằng chính quyền thành phố đã giao cho các sở ngành xây dựng các kịch bản, trong đó có tình huống bị kiện.
Suốt mấy năm qua, câu chuyện xử lý 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc đã rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Theo 2 nhà máy này, trong quá trình hoạt động, ngoài các vi phạm do thiếu sót của công ty, còn có một phần do yếu tố khách quan từ công tác quản lý của địa phương, chẳng hạn như quy hoạch không đúng khoảng cách của cụm công nghiệp.
Cụ thể là, dù đây là cụm CN cho các ngành công nghiệp nhẹ nhưng năm 2008, 2009, UBND TP Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt ĐTM cho dự án Nhà máy thép Dana - Ý, Dana - Úc hoạt động tại đây.
Ngay UBND TP Đà Nẵng cũng nhìn nhận cái sai của chính quyền là bố trí nhà máy bên cạnh khu dân cư. Khu dân cư đó đã có cam kết giải tỏa nhưng không giải tỏa, để người dân làm nhà cửa tiến sát đến nhà máy.
Chính quyền Đà Nẵng cũng đã nhiều lần thay đổi chính sách với 2 nhà máy này, khi thì giải tỏa dân xung quanh, lúc lại di dời nhà máy.
Đà Nẵng phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động 2 nhà máy thépTTO - Chiều 23-11, UBND TP Đà Nẵng cho biết Phó chủ tịch UBND TP Hồ Kỳ Minh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai công ty thép Dana - Ý và Dana - Úc do vi pham các quy định về bảo vệ môi trường.
Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 — kỳ 3 và kỳ 4
Chỉ có thủ thướng, chủ tịch UBND các tỉnh thành, có quyền hạn thành lập tổ tư vấn kinh tế. Chưa có văn bản quy định nào, kể cả Điều lệ đảng Cộng sản cho phép bí thư tỉnh thành có tổ tư vấn, mà những thành viên tư vấn là những kẻ bị khai trừ đảng, tham gia “nhóm lợi ích” và hoạt động lừa đảo cả. Trương Quang Nghĩa đã “xé rào” chơi ngông, hay là muốn mình là “ngôi sao sáng” trên chính trường VN ở tuổi… 61?
Ngày 3/1/2018, nói chuyện với cán bộ hưu trí trung, cao cấp tại CLB Thái Phiên, Trương Qang Nghĩa trải lòng: “Thực sự tôi rất lo lắng vì thời gian công tác ở đây của tôi cũng chỉ còn 3 năm nữa là thôi, ai sẽ là người thay mình?”
Câu nói có hai nghĩa, một là Năm Nghĩa sẽ chuyển đi (lên cao hơn), hai là Đà Nẵng không có người tài, đủ tầm, đủ khả năng thay thế vị trí của Năm Nghĩa.
Hội nghị trung ương 7, 8, 9, 10 lần lượt đi qua. Bộ Chính trị không ai nhắc đến chuyện bầu thêm Uỷ viên Bộ Chính trị, nên cũng không ai xem Trương Quang Nghĩa là một ứng viên. Mà cơ hội thì làm gì đến với kẻ bất tài, giáo điều, có vấn đề về nhân cách, đạo đức và lối sống. Đỉnh cao quyền lực mà Nám Nghĩa muốn với đến, trở nên xa vời vợi. Phép màu có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra, để rồi Năm Nghĩa sẽ chính thức từ giã sự nghiệp chính trị sau khi kết thúc Đại hội 13 của ĐCS vào mùa xuân năm 2021.
Phương Trâm. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân |
Ngày 22/4/2019, Năm Nghĩa cùng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có cuộc tiếp xúc với các cử tri quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra. Tại đây, nhằm răn đe, thu phục và nhắc nhở “biết điều”, “chung chi” đối với các cán bộ từng là đám “đầu sai” của Nguyễn Bá Thanh và Vũ “nhôm”, Trương Quang Nghĩa “bắn tin” khéo: “Hôm nay khởi tố mấy người, mai lại tiếp tục. Việc này không thể khởi tố vội vàng vì quá trình làm hết sức phức tạp. Khi khởi tố người này lại lòi ra người khác“.
Ngày mới về nhậm chức Bí thư Đà Nẵng, nơi đầu tiên Trương Quang Nghĩa đến thăm không phải là trường học, bệnh viện, trại trẻ mồ côi…, lại càng không phải là trường chính trị hay tổ chức tôn giáo… mà là Nhà khách Thành uỷ. Để rồi nơi đây “ám” vào sinh mệnh chính trị của Năm Nghĩa sau này.
Một nữ lễ tân Nhà khách thành uỷ tên là Phương Trâm, sinh 1992, quê quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Trâm là tạp vụ, thuộc quản lý của Văn phòng Thành uỷ (VPTU). Trâm có sắc vóc, hoạt ngôn, nhanh nhẹn, nhưng Trâm có quan hệ phức tạp với nhiều người trong VPTU, trong đó có Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc nhà khách. Khi Năm Nghĩa về Đà Nẵng, Sỹ tiến cử Trâm đến dọn dẹp, lo việc trà nước tại văn phòng riêng của Bí thư thành uỷ.
Về quan hệ xã hội, Trâm còn có quan hệ đáng chú ý với ba người ngoài cơ quan. Đó là một người hành nghề bói toán ở Quảng Nam; một bán đồ phong thuỷ, thờ cúng tại Đà Nẵng và một người tên Huy, kinh doanh vàng sa khoáng và buôn máy móc ở Hoà Vang, Đà Nẵng.
Phương Trâm và GĐ Nhà khách Thành uỷ Nguyễn Văn Sỹ. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân |
Sau một thời gian phục vụ tại văn phòng của Bí thư Năm Nghĩa, có quá nhiều dị nghị, xầm xì không hay, lãnh đạo VPTU muốn chấm dứt công việc của Trâm tại văn phòng Năm Nghĩa. Người thay Trâm là một cô gái sinh 1995, quê ở quận Ngũ Hành Sơn, cũng khá xinh đẹp, trẻ trung, tên Huỳnh Trần Kim Ngân.
Sau khi bị buộc trở về lại tạp vụ Nhà khách, rồi điều chuyển sang Ban Dân vận Thành uỷ, hận thấy mình bị bỏ rơi, bị “vắt chanh bỏ vỏ”, Trâm bắt đầu công bố “thâm cung hậu trường”. Trâm cho rằng, có cán bộ đã “quan hệ” với Trâm, nhưng lại quay lưng, không bảo vệ Trâm. Trâm còn nhờ Huy, nhắn tin vào máy của vợ Bí thư Năm Nghĩa, nói rõ chi tiết Năm Nghĩa đã quan hệ bất chính với Kim Ngân. Riêng Trâm, Trâm cũng bắn tin mình có thai và không nói rõ cha của đứa bé sẽ là ai.
Huỳnh Trần Kim Ngân. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân |
Không thấy cơ quan nào xử lý vấn đề liên quan tới Trâm. Thật ra, Trâm đang nắm giữ những bí mật khủng khiếp gì?
Về phần Kim Ngân, khi còn là tạp vụ Nhà khách thành uỷ, Kim Ngân có mối tình thật đẹp với chàng trai trẻ tên Hải. Về phục vụ văn phòng Năm Nghĩa một thời gian, tình yêu đẹp của Ngân trở nên rạn nứt, cãi vã, mâu thuẫn và Ngân chủ động chia tay.
Bi kịch tình yêu đôi lứa đã lên đến đỉnh điểm, trong chán chường, tuyệt vọng đến nông nỗi, Hải nhảy cầu tự vẫn. Tại sao Hải lại phải chết?
Thật khó hiểu ở chỗ, mọi thông tin liên quan đến cái chết của Hải đều bị bịt kín, gây tò mò và rất nhiều đồn đoán. Dư luận cho rằng, Giám đốc Công an Đà Nẵng cần chỉ đạo cơ quan điều tra CA Đà Nẵng, điều tra, xác minh, làm rõ và báo cáo những sự việc liên quan, nhằm ổn định an ninh, chính trị TP.
Tạm kết thúc những đánh giá khách quan về chân dung Trương Quang Nghĩa, Uỷ viên Trung ương đảng, Đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng. Thiết nghĩ, Uỷ Ban kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương cần vào cuộc, điều tra làm rõ những sai phạm của Trương Quang Nghĩa, về chủ trương, hành động, về đạo đức và lối sống, về xác mối quan hệ phức tạp với các thành phần ngoài xã hội…
Có như thế, may ra mọi sự thật mới được phơi bày, lòng dân mới yên, không còn bàn tán về người đứng đầu cơ quan đảng ủy của thành phố “đáng sống”.