Vượt qua Việt
🌐    A  A  A  A 
Con người
Cảm tính, Vô cảm & Tha hóa

Người Việt nhỏ (1)

Dân hai nhăm triệu ai người lớn ? - Tản Đà

Đọc báo mạng

➡️  📂  🏠

5 tháng 2 2021 - bbc.com

VN: mộ phần của những sinh linh bị chối bỏ

Gần một nửa thai nhi ở Việt Nam bị phá bỏ trước khi được ra đời. Trong số đó, 70% các ca nạo phá bí mật là ở các em gái vị thành niên, theo truyền thông Việt Nam.

BBC tới gặp ông Tống Phước Phúc, người thầu xây dựng dành gần hai thập kỷ qua chôn cất những thai nhi bị ruồng bỏ, và chăm sóc trẻ em, phụ nữ không nơi nương tựa.

Phụ trách sản xuất và dựng phim: Ly Trương
Sản xuất tại hiện trường: Hoa Vũ
Quay phim: Phùng Đình Hơn

VN phá thai cao nhất châu Á trong xu hướng tìm thuốc phá thai tăng

6 tháng 6 2018 - bbc.com

Getty Images

Hoạt động tìm kiếm trực tuyến toàn cầu về thuốc phá thai đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, theo phân tích của BBC.

Kết quả tìm kiếm cũng chỉ ra rằng các quốc gia có luật cấm phá thai càng nghiêm ngặt thì nhu cầu tìm kiếm thuốc phá thai ở các nước đó càng lớn.

Bằng cách mua thuốc trực tuyến và chia sẻ những kinh nghiệm y khoa thông qua các nhóm WhatsApp, phụ nữ đang có xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ để né các rào cản pháp lý đối với việc phá thai.

Đây là hình thức mới được gọi là "DIY abortion" (tự phá thai).

Đối với các quốc gia nơi mà việc phá thai bị cấm hoàn toàn hoặc chỉ được cho phép trong trường hợp cứu mạng sống người mẹ, thì số lượng tìm kiếm thuốc phá thai Misoprostol cao hơn 10 lần so với các quốc gia không ban hành luật cấm.

Có hai biện pháp phá thai chính, đó là nạo phá thai và dùng thuốc phá thai.

Phá thai bằng thuốc là biện pháp sử dụng kết hợp thuốc Misoprostol (Cytotec) và Mifeprostone để làm sẩy thai.

Misoprostol cũng có thể được bán dưới nhãn thuốc Cytotec.

Ở một số nước như Anh Quốc, phụ nữ được bác sĩ kê đơn để sử dụng hai loại thuốc này khi cần phá thai.

Trong khi đó, ở các quốc gia nơi việc phá thai bị hạn chế thì phụ nữ thường tìm kiếm, mua thuốc trên mạng, và có nguy cơ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc nếu bị phát hiện.

Trong số 25 quốc gia có tỉ lệ tìm kiếm thuốc Misoprostol cao nhất thì có đến 11 nước thuộc Châu Phi và 14 nước Mỹ Latin.

Theo dữ liệu của Google, Philippines đứng thứ 30 mặc dù việc phá thai bị ngăn cấm hoàn toàn ở quốc gia này.

Tại Việt Nam, nhu cầu tìm kiếm thông tin phá thai bằng thuốc gia tăng đáng kể.

Phá thai trong 22 tuần đầu của thai kỳ là hợp pháp ở Việt Nam và có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế công, tư trên cả nước.

Hiện chưa có số liệu cụ thể về số phụ nữ tự phá thai, và việc nạo phá thai ngoài các cách nêu trên bị coi là bất hợp pháp

Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2013 có 38,5% số người tại Việt Nam tham gia truy cập internet. Năm 2016 con số này là 46,5%.

Trong năm năm qua, số lượng tìm kiếm thông tin "dùng thuốc tránh thai tại nhà" đã tăng lên gần 20 lần. Tính đến năm 2018, nội dung tìm kiếm "phá thai an toàn tại nhà" tăng 14 lần so với năm 2013.

Tỉ lệ phá thai ở Đông Á ước tính mỗi năm là 33% trong giai đoạn 2010 - 2014.

Việt Nam vì sao đứng đầu?

Theo báo cáo, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và thế giới, trong đó có nhiều phụ nữ đã phá thai nhiều hơn một lần trong đời.

Theo thống kê chính thức, tỉ lệ phá thai trung bình là 2,5 lần trên một phụ nữ vào những năm 1990. Tuy nhiên, đã có mấy nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này kể từ đó tới nay.

Báo cáo năm 2014 của Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội cho thấy có đến 40% các trường hợp mang thai được nạo phá thai mỗi năm.

Bà Phan Hương Giang, Quản lý Hợp tác, Chính sách và Tác động của tổ chức Marie Stopes Việt Nam cho biết:

"Việc thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này."

"Quan hệ trước hôn nhân vẫn còn là điều cấm kị trong văn hoá Việt Nam. Phụ nữ mang thai trước khi kết hôn thường phải đối mặt với sự kì thị từ xã hội. Kết quả là, những phụ nữ này phải đến các phòng khám tư để phá thai bí mật."

Một yếu tố khác góp phần làm tăng tỉ lệ phá thai đó là chính sách chỉ sinh hai con có từ những năm 1960.

Mặc dù chính sách này đã bị xoá bỏ vào năm 2003, nhà nước vẫn tiếp tục khuyến khích các cặp vợ chồng không nên sinh nhiều con. Một dự thảo luật dân số của Bộ Y tế có khả năng sẽ được phê duyệt trong năm nay đề xuất cho phép các gia đình sinh nhiều con nếu muốn, nhưng vẫn khuyến khích chỉ nên sinh từ một đến hai con.

Nội dung tìm kiếm "cần kiêng khem những gì sau khi uống thuốc phá thai" ở Việt Nam hiện tăng lên 30 lần so với năm 2013.

Chi phí phá thai cũng là một nội dung đáng chú ý khi số lượng tìm kiếm giá thuốc Misoprostol tăng gấp 5 lần.

Bà Phan Hương Giang cho biết thêm, hiện nhiều phụ nữ Việt Nam đã biết sử dụng tên thuốc Misoprostol trong tìm kiếm để cho kết quả chính xác hơn.

Theo trung tâm nghiên cứu Guttmacher ở Mỹ, ngoại trừ Philippines và Lào, hầu hết các nước Đông Nam Á khác đã hợp pháp hoá việc phá thai vì một số lý do bao gồm cứu mạng sống của người mẹ.

Indonesia chỉ cho phép phá thai khi bác sĩ xác nhận thai nhi đó đe doạ đến tính mạng người mẹ.

Malaysia và Thái Lan cho phép phá thai với lý do đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người mẹ trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc hư thai.

Ở Ai-len, uống thuốc phá thai sẽ bị phạt tù 14 năm. Tuy nhiên, trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Năm vừa qua đa số các cử tri đã bỏ phiếu bãi bỏ điều luật này.

Thủ tướng Leo Varadkar, người vận động ủng hộ tự do hoá nói rằng ông hy vọng điều luật mới sẽ được ban hành vào cuối năm nay.

BBC gần đây tường thuật rằng một nhóm người dùng WhatsApp ở Brazil chuyên giúp cung cấp thuốc phá thai và đưa ra lời khuyên cho phụ nữ trong quá trình này.

Juliana (không phải tên thật), 28 tuổi, là một trong những phụ nữ đã tìm đến sự trợ giúp từ nhóm WhatsApp này.

"Tôi đã tự phá thai ở nhà và báo với nhóm WhatsApp lúc tôi bắt đầu tiến hành phá thai," cô nói.

"Thật tuyệt vời khi phụ nữ trong nhóm có thể giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ thông tin và thảo luận về những điều chúng tôi lo lắng, sợ hãi. Điều này, theo một cách nào đó, đã giúp tôi vững tinh thần hơn."

"Thật vui khi biết rằng tôi không chỉ có một mình. Nhóm này rất quan trọng đối với tôi, họ giúp tôi cảm thấy an toàn."

Phân tích dữ liệu của Google không chỉ hiển thị các quốc gia có tỉ lệ tìm kiếm cao nhất mà còn chỉ ra chính xác các cụm từ thường xuyên được sử dụng để tìm kiếm về một chủ đề nào đó.

Theo BBC, "thuốc phá thai" là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến việc phá thai ở tất cả các quốc gia.

"Làm thế nào để phá thai" là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất ở hơn 2/3 số quốc gia tham gia nghiên cứu.

"Dùng thuốc Misoprostol như thế nào", "giá thuốc Misoprostol", "mua thuốc Misoprostol" và "liều thuốc Misoprostol" là những nội dung tìm kiếm phổ biến nhất về phá thai.

Ngoài "phá thai bằng thuốc", phụ nữ cũng tìm kiếm thêm các biện pháp tự phá thai khác.

Các loại thảo mộc như mùi tây, quế, vitamin C, aspirin và trà phá thai (hỗn hợp các loại thảo dược) được xem là những nội dung tìm kiếm hàng đầu.

Ở Việt Nam, "phá thai bằng nước dừa" là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.

Ở một nửa số quốc gia chúng tôi nghiên cứu thì "các biện pháp phá thai tại nhà" là nội dung tìm kiếm phổ biến nhất liên quan đến phá thai.

Một nghiên cứu về việc sử dụng trà phá thai ở vùng Hạ Sahara của Châu Phi cho thấy mặc dù một số loại cây có thể gây co bóp tử cung, phương pháp dân gian này vẫn còn nhiều hạn chế.

Cùng với việc thiếu an toàn, nghiên cứu này chỉ ra rằng rất khó để người dùng kiểm soát được liều lượng và tác dụng phụ của phương pháp phá thai bằng các thảo mộc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, không có "biện pháp phá thai tại nhà" bằng thảo mộc nào kể trên được xem là an toàn.

Getty Images - Abortion is high up the political agenda in Argentina at the moment, with people taking to the streets to campaign on both sides of the issue

Trên toàn cầu có khoảng 25 triệu ca phá thai không an toàn mỗi năm, chiếm 45% tổng số các ca phá thai.

Phá thai bằng thuốc Misoprostol được xem là biện pháp phá thai an toàn nếu được sử dụng với sự giám sát của người có chuyên môn y tế. Tuy nhiên nếu người sử dụng thuốc này chưa được đào tạo thì rủi ro vẫn có thể xảy ra.

Nếu việc dùng thuốc Misoprostol được thực hiện theo chỉ dẫn của người chưa qua đào tạo thì Tổ chức Y tế Thế giới vẫn xếp phương pháp này vào nhóm biện pháp phá thai "kém an toàn". Nhóm này chiếm khoảng 31% tổng số các ca phá thai, bao gồm cả an toàn và không an toàn.

"Ngay cả khi chất lượng thuốc được đảm bảo và bạn đã làm theo hướng dẫn thì tỉ lệ thất bại vẫn có," ông Pereda nói.

Nếu phụ nữ mua thuốc trực tuyến hoặc được cung cấp bởi một người chưa qua đào tạo thì tỉ lệ phá thai không thành công sẽ tăng lên, ông Pereda nói thêm.

Những người phụ nữ này cũng ít có khả năng sẽ đi khám nếu có điều gì đó không may xảy ra sau khi uống thuốc phá thai.

"Sự kì thị, chi phí và đi lại là những nguyên nhân làm cho phụ nữ ngần ngại và đặt họ vào nhóm có nguy cơ gặp rủi ro," ông Pereda nói.

"Rõ ràng chúng ta đã có những tiến bộ về phá thai an toàn, nhưng những tiến bộ này vẫn còn diễn ra chậm."

"Thậm chí trên thế giới đã xảy ra những bước thụt lùi về phá thai an toàn, như ở Mỹ chẳng hạn, nhưng tôi vẫn hy vọng điều này sẽ thay đổi."


Gần đây BBC đã nghe được câu chuyện của Arezoo, một sinh viên luật sống ở Iran khi cô phát hiện ra mình có thai với người bạn trai 5 năm mặc dù họ đã sử dụng biện pháp tránh thai.

"Tôi đã đến tất cả các phòng khám phụ khoa," cô nói.

"Khi các bác sĩ kiểm tra và biết rằng tôi chưa kết hôn và cần phá thai thì họ đã từ chối tôi ngay lập tức."

Sau đó, Arezoo đã giả mạo giấy tờ cho thấy cô đã ly hôn và thuyết phục một bác sĩ giúp cô.

"Tôi đã phải mua tám viên thuốc với giá cắt cổ từ vị bác sĩ này", Arezoo nói. Nhưng thuốc không có tác dụng.

Arezoo sau đó đã lên mạng internet và tìm kiếm các tổ chức có thể gửi thuốc phá thai cho phụ nữ ở các quốc gia cấm phá thai. Thông qua các tổ chức này, Arezoo đã nhận được nhiều lời khuyên và sự giúp đỡ.

Những viên thuốc mà vị bác sĩ đưa làm cho Arezoo mất rất nhiều máu nhưng cô vẫn chưa phá thai được. Một tuần sau, cô được chị gái đưa đến một bệnh viện tư.

"Tôi đã nói dối. Tôi nói với họ rằng chồng tôi đang ở Pháp và tôi không mang theo giấy tờ bên mình. Tôi cần được phá thai an toàn."

Ban đầu, các nhân viên bệnh viện khá miễn cưỡng và không muốn tiếp nhận cô. Nhưng sau đó họ đã tin cô và điều đó thật là kì diệu, Arezoo nói.

"Sau khi dựng lên những câu chuyện không có thật, cuối cùng tôi đã được nhập viện và 30 phút sau ca hút thai được hoàn thành. Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi", cô nói thêm.


Khoảng 14% ca phá thai được cho vào nhóm "ít an toàn nhất". Đây là các ca phá thai được thực hiện bởi những người chưa qua đào tạo sử dụng các biện pháp nguy hiểm như là dùng các dụng cụ đưa vào để hút nạo thai, hoặc các hỗn hợp thảo dược.

Các biện pháp này có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng hoặc phá thai không triệt để. Khi một ca phá thai chưa được hoàn thành triệt để, các chuyên gia y tế thường khuyên sử dụng thêm thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật, tuỳ theo trường hợp.

Theo Viện nghiên cứu Guttmacher, có ít nhất 22.800 phụ nữ chết mỗi năm do sử dụng các biện pháp phá thai không an toàn.

Bài tường thuật thực hiện bởi Amelia Butterly, với các dữ liệu báo chí do Clara Guibourg thu thập. Tường thuật bổ sung bởi Dina Demrdash, Nathalia Passarinho, Ferenak Amidi và Lara Owen.

🔝

Feb 13, 2021 - nguoi-viet.com

Gần 2,000 ca cấp cứu ở Việt Nam do đánh nhau trong 3 ngày Tết Tân Sửu

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chỉ ba ngày Tết Nguyên Đán Tân Sửu, các cơ sở y tế khắp Việt Nam đã tiếp nhận hàng ngàn trường hợp cấp cứu do đánh nhau, pháo nổ, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm… làm hàng chục người thương vong.

Chiều 13 Tháng Hai, ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản Lý Khám, Chữa Bệnh thuộc Bộ Y Tế, cho biết trong ba ngày nghỉ Tết đầu tiên kể từ sáng 10 Tháng Hai (29 Tết) đến sáng cùng ngày (Mùng Hai Tết Nguyên Đán) tổng số bệnh nhân đang cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 125,371 người. Số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 52,700 lượt người.

Tết năm nào Việt Nam cũng có hàng ngàn vụ đánh nhau phải đi cấp cứu. (Hình: VOV)

Theo báo Người Lao Động, trong số các bệnh nhân có 30,507 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông; gần 2,000 ca cấp cứu do đánh nhau; gần 6,000 trường hợp đã được khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động… Các cơ sở y tế đã thực hiện 6,709 ca giải phẫu, trong đó 1,588 ca do tai nạn. Tuy con số khá cao, song theo giới hữu trách các ca cấp cứu từ những tai nạn kể trên đều giảm, chỉ có tai nạn pháo nổ tăng.

Cụ thể, đã có 321 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 34 ca so với cùng kỳ Tết Canh Tý, không có ca tử vong. Có 108 trường hợp cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ khác, có một ca tử vong do bị bắn. Số ca cấp cứu do chất nổ khác tăng cao so năm ngoái, với lý do năm nay Bộ Y Tế “thu thập cả số cấp cứu do vũ khí cùng vật liệu nổ khác.”

Cũng theo báo Người Lao Động, có gần 2.000 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 2.9% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, trong đó có 814 ca phải nhập viện điều trị và sáu người tử vong. So với cùng thời điểm năm ngoái (gần 3,600 ca) số ca cấp cứu do tai nạn đánh nhau giảm 44.6%.

Cùng đó, số cấp cứu do ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết Tân Sửu là gần 2,200 ca, trong đó 521 ca ngộ độc rượu, bia; 423 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến.

Trong khi đó, báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn tin từ Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia cho biết trong bốn ngày Tết vừa qua, có 30,500 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, trong đó có 95 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết 60 người, 51 người bị thương, giảm 17% so với Tết năm ngoái.

Riêng trong ngày 13 Tháng Hai, đã xảy ra 21 vụ tai nạn, làm chết 12 người, 14 người bị thương. So với cùng ngày hồi Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, giảm sáu vụ tai nạn giao thông, giảm chín người chết, và giảm bốn người bị thương.

Một vụ tai nạn giao thông ở cầu Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, sáng Mùng Hai Tết Tân Sửu. (Hình: Thông Tấn Xã Việt Nam)

Ngoài ra, cảnh sát giao thông các tỉnh đã xử phạt 1,981 trường hợp vi phạm an toàn giao thông, trong đó vi phạm say rượu lái xe 258 trường hợp, tạm giữ 15 xe hơi, 620 xe gắn máy, tước 287 bằng lái xe các loại, phạt tiền hơn 2.4 tỷ đồng ($104,389).

Tin cho biết, do người dân e ngại dịch bệnh COVID-19 nên phần lớn không đi các phương tiện công cộng, vì vậy xe đò, nhà ga xe lửa… đều vắng khách, các phi trường lớn cũng giảm 64% số lượng khách so với cùng kỳ năm 2020. (Tr.N) [qd]

🔝

11/02/2021 - baotiengdan.com

Những người Việt huyễn hoặc

Jackhammer Nguyễn
11-2-2021

Ngày 9/2/2021, đài RFI Việt ngữ, có bài: Mỹ – Covid-19: Quận Cam, mùa tang tóc, phỏng vấn bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ, một bác sĩ có tiếng tại vùng Little Saigon, nơi người Việt cư ngụ đông đúc nhất ở Mỹ về dịch bệnh Covid-19 tại vùng này.

Bác sĩ Cơ cho RFI biết, rằng số người Việt chết vì virus Covid-19 tăng lên kinh khủng, đến mức các nhà xác không đủ chỗ chứa, các lò thiêu xác không đủ công suất làm việc. Nguyên nhân chính của tình trạng cộng đồng người Việt chết nhiều như vậy, theo lời bác sĩ Cơ, là nghe theo lời Donald Trump, cho rằng bệnh Covid-19 là không có thật.

Và khi biết là mình bị Covid-19, họ lại giấu giếm không cho người khác, kể cả người thân, nên mọi người biết mà không cách ly, không phòng bị, không đeo khẩu trang, nên bệnh lây càng kinh hoàng.

Cộng đồng mạng tiếng Việt từng lưu truyền nhau một bức ảnh nổi tiếng một người phụ nữ gốc Việt, vùng Little Saigon, biểu tình chống đảng Dân chủ, trương tấm bảng nói rằng, bà ta thà bị Covid-19 chứ không bầu cho Biden.

Đây là một hiện tượng rất quái dị ở cộng đồng người Việt hải ngoại trong một năm qua. Đứng trước sự thất bại thảm hại của chính quyền Trump trong việc chống dịch, họ lại đi tin vào tin vịt, được các nhóm cực hữu và chính ông Trump tung ra về Covid-19. Theo lời của một bệnh nhân của bác sĩ Cơ, nói với ông: “Bác sĩ đừng lo, cái bệnh này do người ta đồn bậy bạ để chống ông Trump”.

Những người Việt này ủng hộ ông Trump rất cuồng nhiệt, họ chọn những tin vịt phù hợp với sự sùng tín của họ để tin. Họ áp dụng tiêu chuẩn kép về mọi thứ, miễn là tiêu chuẩn ấy phù hợp với lãnh tụ Trump của họ. Ví dụ như khi Trump nói virus Covid-19 là China virus, họ bèn lan truyền rằng, chính nước Tàu chủ động mang virus ra làm vũ khí sinh học chống lại Mỹ. Khi Trump nói Covid-19 chỉ là trò bịa đặt của đảng Dân chủ, cũng những con người ấy, hè nhau dẹp bỏ khẩu trang, đổ ra đường, đi chơi hàng đoàn, bất chấp lệnh phong tỏa. Cái vũ khí đáng sợ là virus Covid-19 của người Tàu, thoắt chốc biến mất.

Tin theo Trump, họ tin luôn cách đưa tin chọn lọc để giảm đi mức độ trầm trọng của Covid-19. Một người trong gia đình tôi đưa một bản tin của Fox hồi tháng 7/2020, nói rằng, xét nghiệm hơn 500 người tại sân bay Florida chỉ có hai người nhiễm virus, từ đó chứng minh rằng bệnh Covid-19 chỉ là chuyện đồn đoán giật gân (sic).

Trong năm vừa qua, chúng ta rất thường nghe những câu nói như: CDC (Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh của chính phủ Mỹ) cũng là “thổ tả”, ngụy tạo số người chết và nhiễm bệnh để chống ông Trump, có thấy ai chết đâu…

Điều quái dị nhất là khi đã bị bệnh, có nguy cơ chết, lây cho cha mẹ, ông bà trong gia đình họ, làm cho những người này có thể chết, họ vẫn tiếp tục từ chối sự thật là mối nguy hiểm của Covid-19.

Đó có phải chăng là cái tính xấu huyễn hoặc lấy chính mình, sống trong ảo ảnh, cộng với cái thói hợm hĩnh sợ mất mặt, của xã hội làng quê nghèo xa xưa?

Tôi cũng không biết nữa, nhưng nhân đây xin ghi vội vài sự chối bỏ thực tế của người Việt, mà tôi chứng kiến trong mấy chục năm qua.

Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội chối bỏ mô hình kinh tế của họ thất bại thảm hại sau năm 1975, từ “kinh tế tập trung quan liêu bao cấp” cho đến “cải tạo tư sản”, từ đổi tiền cho đến làm lúa ba vụ ở Đồng bằng Cửu Long… tất cả đều thất bại. Sự chối bỏ này làm kinh tế Việt Nam đổ vỡ tan nát sau năm 1975.

Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới giờ này vẫn chối bỏ rằng học thuyết cộng sản đã lỗi thời. Họ vẫn bắt thanh thiếu niên Việt Nam tụng niệm học thuyết này trong nhà trường. Sự chối bỏ này làm cho tinh thần, đạo đức xã hội Việt Nam ngày càng suy đồi, đi vào con đường bệnh hoạn, vì triết lý không dính dáng gì đến thực tế xã hội.

Các nhóm chống cộng trong nước và hải ngoại chối bỏ thực tế rằng, họ rất yếu so với bộ máy công an trị của người cộng sản. Sự chối bỏ này làm cho họ đi từ thất bại này đến thất bại khác.

Người Việt ủng hộ Trump chối bỏ thực tế rằng Trump đã thất bại, nhiều người sa đà vô các thuyết âm mưu đậm màu mê tín của QAnon, cho rằng Trump vẫn là tổng thống.

Mà dị hợm nhất là chối bỏ bệnh Covid-19 khi chính bản thân họ mắc phải. Điều họ làm là gây ra tội ác cho cộng đồng xung quanh họ. Tội ác đó chỉ có thể được châm chước nếu ta nói họ là những người bị bệnh thần kinh.

🔝

Feb 4, 2021 - nguoi-viet.com

Từ ‘mọi có đuôi’ đến ‘Tây đen’

Võ Ngọc Ánh

Một doanh nhân ở Sài Gòn nói với tôi, anh từ chối mức lương $80,000/năm ở Mỹ để về Việt Nam làm việc. Nhưng điều làm anh cảm thấy buồn, nhiều công ty nước ngoài có văn phòng, nhà máy ở Việt Nam đưa Tây đen sang để làm sếp, trong khi người Việt đâu có tệ.

Tân Tổng Thống Joe Biden (trái) chúc mừng tân Phó Tổng Thống Kamala Harris, phụ nữ đầu tiên, da màu, nắm chức vụ cao nhất từ trước tới nay. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster)

Suy nghĩ của doanh nhân kia tôi đọc được, Tây trắng thông minh, giỏi hơn, làm sếp dễ được người Việt chấp nhận.

Đây là câu chuyện của hăm năm về trước, nhưng sự phân biệt chủng tộc dường như chưa bao giờ kết thúc với người Việt.

Trong hơn một năm qua tôi đã chứng kiến sự phân biệt chủng tộc đầy cay cú.

Một số người Việt ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump, gọi cựu Tổng Thống Barack Obama là “mọi đen.” Một vị mục sư ủng hộ tổng thống thứ 45 của Mỹ gọi ông Barack Obama một cách đầy phân biệt bởi vì màu da của ông là “tổng thống nhọ nồi.”

Khi bà Kamala Harris được chọn làm phó cho ông Joe Biden, người Ấn Độ vui mừng với việc một người gốc Ấn ở vị trí phó tổng thống Mỹ. Qua mạng xã hội Facebook tôi đã thấy có nhiều người Việt đưa ra cái gốc Ấn Độ-Phi Châu để như cách hạ nhục bà Harris dù chưa từng có người gốc Việt nào đảm nhận chức ở vị trí tương tự.

Khi đến Mỹ tôi nghe vô số những chuyện không tốt về người Mỹ gốc Phi Châu, từ chuyện cho tiền tip thấp, ít chịu học, bạo lực nhiều…

Mùa Hè năm ngoái, khi phong trào “Black Lives Matter” xuất hiện, đa số người Việt tôi có dịp tiếp xúc cố chứng minh người da đen lười biếng, thích ăn vạ, thiếu cầu tiến.

Vẫn còn đó những đồng hương dường như thiếu sự thông hiểu cho lịch sử đầy nước mắt của người da đen phải chịu trên đất Mỹ từ trước khi lập quốc đến nay. Không ít người thiếu sự biết ơn những thành quả để nước Mỹ có được nền dân chủ hàng đầu thế giới mà chính họ đang thụ hưởng nhờ máu, nước mắt của không ít nhà tranh đấu người Mỹ gốc Phi Châu như Rosa Park, Martin Luther King…

Người Việt không nhìn thấy cộng đồng da đen ở Mỹ bị đối xử bất công bởi vì lòng người, định kiến xã hội, sự phân biệt mà nhân văn, luật pháp, văn minh tình thương đang cố gắng để chữa lành.

Dòng giống Lạc Hồng cứ tiêm vào đầu nhau những “mũi thuốc” người da đen xấu xa, bị đối xử bất công như thế là xứng đáng, dù việc khinh miệt này chẳng làm đẳng cấp của người Việt cao hơn.

Chuyện người Việt tự tôn mình thuộc đẳng cấp cao hơn so với các dân tộc khác không phải quá lạ. Khi còn nhỏ, tôi hay nghe người lớn tuổi kể: Người thiểu số trên miền núi có đuôi. Mỗi lần họ xuống phố là giấu đuôi. Vì họ ăn bốc nên không thể văn mình bằng người Việt.

Lớn hơn một chút, tôi chứng kiến không ít người trong xã đi buôn trên miền núi. Những câu chuyện tôi nghe chính họ kể, thay vì cân đúng 1 kg, họ cân tám lạng, thêm một ít để lấy lòng. Cái đồng hồ đeo tay bị vô nước làm mờ mặt kính lại giải thích, sắp mưa nên mặt đồng hồ dự báo thời tiết để bán cho người dân tộc… Các việc này hiểu đúng phải là việc đi lừa người thiểu số để lấy tiền.

Sự văn minh của một số người ở đây chỉ là dùng sự khôn lỏi để lấy lòng tin trong sự thật thà của người miền núi.

Người Việt chúng ta chưa thật sự có gì nổi bật cho thế giới, nhân loại nhưng một số người vẫn khinh miệt các sắc dân khác, tiếp tay khoét thêm đau thương. [đ.d.]

🔝

Dec 13, 2020 - nguoi-viet.com

Hoa hậu về làng

Tạp Ghi Huy Phương

Ngày xưa người có học đỗ đạt trạng nguyên, bảng nhãn, vinh quy bái tổ, áo gấm về làng. “Vinh quy bái tổ” là một nghi thức trang trọng, vinh danh những người học giỏi đỗ đạt. Các tiến sĩ tân khoa được Vua ban yến tiệc, mũ, áo, cân, đai và lính hầu đưa về làng với cờ lọng chiêng trống rầm rộ.

Hoa Hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà về quê Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hôm 1 Tháng Mười Hai. (Hình: VOV)

Ngày nay ở Việt Nam người ta không còn chuộng học vấn, văn bằng. Tiến sĩ, trạng nguyên cũng chỉ cần bỏ tiền ra là mua được. Có bằng giả rồi cũng chỉ cần bỏ tiền ra là có chức, không cờ quạt, võng lọng như thời xưa thì cũng lên xe xuống ngựa, uy thế đằng đằng. Nhưng quả thời này còn có nhiều thứ được xếp cao hơn học vị, học vấn.

Việt Nam lâu nay vẫn thường hãnh diện cho rằng đất nước này có con gái đẹp, thế giới nên du lịch đến đây và nên đem tiền đầu tư vào. Bây giờ không cần đến tiến sĩ, trạng nguyên hay “anh hùng diệt Mỹ” mới được bản làng đón tiếp long trọng. Bây giờ chỉ cần có một chút chân dài với ba số đo 80-60-90 cm như Đỗ Thị Hà, sinh viên Đại học Kinh Tế Quốc dân, mới “đỗ” hoa hậu về làng cũng ăn đứt Phạm Tuân, hay là Võ Thị Sáu sống lại.

Báo chí Việt Nam tâng bốc “đây là niềm tự hào của địa phương. Ngày trở về sau đăng quang của tân Hoa Hậu thực sự là ngày hội của người dân quê Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc.” Thật thế sao?

Lễ đón tiếp long trọng được nhà chức trách địa phương cử công an “tiền hô hậu ủng,” có nhiều bậc cao niên khăn đóng, đứng xếp hàng đón chào.

Theo truyền thông Việt Nam, hàng nghìn dân làng đã đổ xô đi đón hoa hậu, từ em nhỏ đến các cô, các chị túa ra đường chào đón tân Hoa Hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà chẳng khác gì một người hùng. Bà con ai nấy đều rạng rỡ, hớn hở, nô nức cầm hoa vẫy cờ vui như đi trẩy hội và tự hào khi nhắc về cô gái này.

Ngày xưa, trạng nguyên vinh quy bái tổ, được mô tả là “chồng tôi cỡi ngựa vinh quy, hai bên có lính hầu đi dẹp đường, tôi ra đón tận góc làng, chồng tôi xuống ngựa cả làng ra xem!” Bây giờ không có lính lệ thì đã có công an hộ tống, và giới chức địa phương y phục chỉnh tề, có bọn trẻ ùa ra đầu ngõ xem mặt hoa hậu.

Cái mà hoa hậu khuyên dân làng “hãy tự tin và theo đuổi ước mơ,” mơ ước này phải chăng, ngày sau trau dồi nhan sắc, không trở thành hoa hậu được thì cũng cố gắng có cơ hội lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan.

Báo chí Việt Nam quả có hơi quá lời về chuyện “tài sắc vẹn toàn.” Sắc thì chỉ trong phạm vi cái nước Việt nhỏ bé, mà tài thì chưa thấy là tài gì, chứ thông thường trả lời câu hỏi chung kết, thì hoa hậu trả lời ngu không chịu nỗi. Và ở Việt Nam, chuyện công an bắt quả tang nhiều hoa hậu, á hậu, diễn viên nổi tiếng đang bán dâm thì cũng là chuyện “thường ngày…ở Huyện!”

Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, chuyên về nghề rèn cha truyền con nối, hãnh diện đón tiếp con em mang danh hiệu Hoa Hậu Việt Nam 2020, “vinh quy bái tổ” thì còn hiểu được. Đằng này hình ảnh cô Đỗ Thị Hà, tân Hoa Hậu Việt Nam 2020, ngồi trịnh trọng trên ghế trong chuyến về trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong khi thầy Hiệu Trưởng Phạm Hồng Chương đứng chắp tay “khúm núm” báo cáo trước một cựu sinh viên của mình, theo dư luận là không chấp nhận được.

Phong cách của vị hiệu trưởng này cũng dễ hiểu, theo báo Tiền Phong thì hiệu trưởng Phạm Hồng Chương đã phát biểu “Nhà trường rất tự hào khi nữ sinh Đỗ Thị Hà thể hiện năng lực, phong cách và truyền thống sinh viên nhà trường trong quá trình dự thi và trở thành Hoa Hậu Việt Nam. Đây là dấu ấn vượt bậc của phong trào, hoạt động sinh viên nhà trường.”

Câu phát biểu rất tối nghĩa vì “năng lực, phong cách trong quá trình dự thi và trở thành Hoa Hậu Việt Nam” thì có liên quan gì đến truyền thống của sinh viên nhà trường, và với khả năng và tư cách gì, ông Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân lại có khả năng “trợ giúp để cô Hà hoàn thành sứ mệnh của Hoa Hậu Việt Nam!”

Xin mượn lời nhà văn Nguyễn Đình Bổn ở trong nước, bình luận trên trang cá nhân: “Hạ cấp! Mọi giá trị giáo dục đã bị đảo lộn. Nếu trước đây một ông giáo làng, một thầy cô dạy tiểu học đã được mọi người cung kính, thì ngày nay một hiệu trưởng đại học cũng dễ dàng tự biến thành một tên hề rẻ tiền trước mắt thiên hạ. Không phải vì dân Việt không còn coi trọng giáo dục mà vì giáo dục tự hạ thấp mình, như bức ảnh này, một bức ảnh mô tả rõ ràng sự hạ cấp của nó. Thầy, không chỉ thằng đứng mà cả đứa ngồi, vừa ngu vừa bần, trò vừa ngu vừa láo!”

Giáo dục ngày nay ở trong nước, cứ theo những phát biểu của các chức sắc giáo dục, thì chẳng cần chủ trương đào tạo con người có học vấn, đạo đức mà muốn đào tạo thành những con người mang nhan sắc, để làm giàu cho quốc gia. Vì như phát biểu của Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Thuần, Viện Trưởng Viện Khoa Học Đại Học Bình Dương trước đây không lâu, là “sắc đẹp của phụ nữ là tài sản quốc gia!”

Có lẽ rồi đây các Đại Học đang đào tạo cho nữ sinh viên trong nước, nên đổi thành các trại thẩm mỹ, làm đẹp cho sinh viên bằng cách bơm, cắt, vá, độn, để đạt được chỉ tiêu của “ba số,” để làm được như hoa hậu Việt Nam: “muốn cống hiến tốt đẹp đến quê hương Thanh Hóa nói chung và xã Cầu Lộc nói riêng.”

Việc đi thi hoa hậu đâu phải là một nhiệm vụ đáng khuyến khích của một sinh viên, như những điều mà Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tâng bốc, và hạ minh trước cái vương miện, và để ở Hậu Lộc, “cả làng ra xem!”

“Rừng vàng biển bạc” ở đâu, lâu nay để cho ai khai thác? Không lẽ giờ đây, cha con nhà nó chỉ còn một cái “An Nam nhất thốn thổ” đem ra khoe! [kn]

🔝

Dec 9, 2020 - nguoi-viet.com

Hiệu trưởng ‘đính chính’ về bức hình hoa hậu về trường được ông ‘khúm núm’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bức hình chụp cô Đỗ Thị Hà, tân hoa hậu Việt Nam 2020, ngồi trịnh trọng trên ghế trong chuyến về trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong khi thầy hiệu trưởng đứng chắp tay “khúm núm” đang lan truyền trên mạng xã hội với những lời chê trách.

Tân hoa hậu được ghi nhận đang theo học ngành Luật Kinh Doanh tại trường này, nơi cựu sinh viên là Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, từng theo học thời thập niên 1970 khi trường còn mang tên Đại Học Kinh Tế Kế Hoạch.

Bức hình đang nhận nhiều chê trách khi hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà ngồi, trong khi ông Phạm Hồng Chương, hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đứng chắp tay “khúm núm.” (Hình: Tiền Phong)

Tấm hình chụp hôm 8 Tháng Mười Hai khiến dư luận xôn xao cho thấy cô Hà mặc áo dài vàng, đội vương miện hoa hậu, ngồi ghế trang trọng tại vị trí gần huy hiệu Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong lúc ông Phạm Hồng Chương, hiệu trưởng, đứng gần đó chắp tay với vẻ tôn kính như đang đứng trước bề trên.

Báo Tiền Phong dẫn phát ngôn của ông Chương: “Nhà trường tự hào khi nữ sinh Đỗ Thị Hà thể hiện năng lực, phong cách và truyền thống sinh viên nhà trường trong quá trình dự thi và trở thành Hoa Hậu Việt Nam. Đây là dấu ấn vượt bậc của phong trào, hoạt động sinh viên nhà trường.”

Ông Chương cũng hứa hẹn trợ giúp để cô Hà “hoàn thành sứ mệnh của hoa hậu Việt Nam và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện của một sinh viên.”

Tuy nhiên, một ngày sau khi dư luận tranh cãi về hình ảnh này, báo Tiền Phong hôm 9 Tháng Mười Hai đã gỡ bỏ hình này trong bản tin “Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà về trường.”

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn bình luận trên trang cá nhân: “Hạ cấp! Mọi giá trị giáo dục đã bị đảo lộn. Nếu trước đây một ông giáo làng, một thầy cô dạy tiểu học đã được mọi người cung kính, thì ngày nay một hiệu trưởng đại học cũng dễ dàng tự biến thành một tên hề rẻ tiền trước mắt thiên hạ. Không phải vì dân Việt không còn coi trọng giáo dục mà vì giáo dục tự hạ thấp mình, như bức ảnh này, một bức ảnh mô tả rõ ràng sự hạ cấp của nó. Thầy, không chỉ thằng đứng mà cả đứa ngồi, vừa ngu vừa bần, trò vừa ngu vừa láo!”

Một số Facebooker khác chỉ trích việc đón tiếp trọng thị quá mức đối với hoa hậu có thể khiến giới sinh viên nhận định rằng việc đi thi sắc đẹp quan trọng và được đánh giá cao hơn việc học tập.

Vài ngày trước đó, tân hoa hậu cũng gây tranh cãi khi về thăm quê nhà Thanh Hóa sau khi đăng quang và được nhà chức trách cử công an “tiền hô hậu ủng” tổ chức lễ đón tiếp có nhiều bậc cao niên mặc áo dài, đứng xếp hàng đón chào. Trong một đoạn clip về sự kiện này đăng tải trên báo Thanh Hóa, cô Hà bày tỏ “biết ơn về sự đón tiếp của chính quyền.”

Trả lời báo Tuổi Trẻ hôm 9 Tháng Mười Hai, Hiệu Trưởng Phạm Hồng Chương “đính chính” về chuyện đứng chắp tay “khúm núm” báo cáo trước sinh viên của mình.

Ông Chương nói không phải ông đang “báo cáo” với tân hoa hậu mà là ông đang đáp từ với nhà báo Lê Xuân Sơn, tổng biên tập báo Tiền Phong, trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam.

Thông tin này cũng được ông Lê Xuân Sơn xác nhận với báo Tuổi Trẻ. Ông Sơn cho biết cuộc gặp với lãnh đạo nhà trường thì chỉ có trao đổi giữa ban tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam và thầy hiệu trưởng chứ “hoa hậu có được nói gì đâu” mà thầy “báo cáo” trước trò.

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà (thứ hai, phải) và các bạn học cùng trường. (Hình: Trọng Tài/Tiền Phong)

“Cuộc trao đổi đấy ban tổ chức và nhà trường trao đổi với nhau để hỗ trợ hoa hậu Đỗ Thị Hà hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đó thầy đang trao đổi với tôi là trưởng ban tổ chức chứ không phải là thầy báo cáo trước sinh viên hoa hậu,” ông Lê Xuân Sơn nói.

Về vị trí ngồi ở ghế “chủ tọa” của Đỗ Thị Hà, ông Phạm Hồng Chương nói nhà trường quan niệm danh hiệu hoa hậu của Đỗ Thị Hà là một thành tích rất vui với nhà trường.

“Chúng tôi trân trọng bạn Hà là đúng vì bạn là một sinh viên có thành tích học tập tốt và phong cách sống chan hòa được bạn bè yêu mến… Một nữ sinh xuất phát từ nông thôn, con nông dân mà trở thành hoa hậu thì phải nói là chúng tôi rất trân trọng những người vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt như thế,” báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Chương. (N.H.K) [qd]

🔝

29 tháng 2 2020 - bbc.com

Giáo dục ‘chiến thắng’ tạo thói dữ dằn trong xã hội VN ?

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh - Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội

Ngắm thử súng trường bắn tỉa do Nga sản xuất trong một Hội chợ triển lãm quốc phòng và an ninh Việt Nam 2019 tại Hà Nội (Hình có tính chất minh họa)

Chẳng phải đến khi báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2020 đăng bài "Người Việt kém văn minh trên mạng?", cùng chỉ số thật đáng xấu hổ, rằng "Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet", nhu cầu cần bàn bạc thẳng thắn về những cái xấu của người Việt mình mới được đặt ra.

Hiện tượng "kém văn minh" đó có phải chỉ trên mạng, có phải chỉ tới nay mới bộc lộ?
Theo tôi, không phải bây giờ mới có và ta thử tìm vài lý do.

Niềm tự hào "thắng mấy đế quốc to"

Chiến tranh, với thắng lợi luôn có những hậu quả tàn khốc dễ thấy rõ lẫn những thứ khó thấy, có khi ghê gớm, dài lâu hơn nhiều.

Say sưa thắng lợi, mãi tự ngợi ca để khích lệ tinh thần dân chúng không thể không có hậu quả là quá coi trọng sức mạnh bạo lực, coi thường những ai không có được "chiến thắng" như mình. Đến độ người ta "đá" thắng mình, mình cũng không chịu nổi, vì ngày xưa họ "đánh" kém mình cơ mà.

Chẳng khó để tìm ra được bằng chứng cho luận điểm trên, chỉ bằng cách so sánh ngay trong dân ta: giữa các vùng miền, giữa người "chiến thắng" và kẻ "bại trận".

Ví như người Bắc, rõ là "ghê gớm" hơn người Nam; đương nhiên có nhiều lý do, nhưng cái "thế mạnh" để có đặc tính đó là bởi một thời được giáo dục mạnh mẽ rằng phải chiến thắng trong cuộc chiến bằng mọi giá, coi ngày ra trận như ngày hội, giết "giặc" (cùng người Việt với mình) như trò tiêu khiển. Tâm lý đó ngấm vào máu mấy thế hệ, từ tấm bé…

Và đương nhiên, một khi đã tự vỗ ngực mình là nhất thiên hạ kiểu đó, thì những cái xấu của mình ắt phải cố mà che đậy, không chỉ xấu của chính quyền, mà cả cái tật xấu của dân cũng bị hạn chế bàn tới.

Giận nơi công quyền chém nhau ngoài phố

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Bạo lực trên mạng và thói dữ dằn trong xã hội Viêt Nam dường như đang ở mức độ hết sức đáng quan ngại, qua đề cập của tác giả

Cuộc sống ngày càng nhiều bức xúc không được giải quyết. Từ xung khắc hàng ngày với xóm giềng, nơi chợ búa, trên đường, tới công sở, doanh nghiệp…, quá khó để có tòa án nào phân xử, khách quan công minh cho.

Những "hội", "đoàn thanh niên", "Mặt trận" này nọ được lập ra từ phường xóm cho tới cả nước nhưng nào có thấy bóng dáng người của các tổ chức này hòa giải giúp, đỡ phải viện tới tòa.

Rồi báo chí, rặt những ngôn từ đẹp đẽ được ưu tiên hàng đầu, bảo vệ quyền lợi hàng ngày của dân không khéo bị treo bút, đình bản.

Tức quá, phải xả! "Con giun xéo lắm phải quằn", nó "quằn" với kẻ xéo nó không được, thì nó "quằn" với đồng loại.

Thế là nảy sinh nhiều vụ đánh nhau quá; giết nhau cũng ngày càng nhiều; đánh cả du khách ngoại quốc.

Chính báo của Đảng cũng không thể che đậy được, chỉ làm mềm câu chữ bằng tính từ như 'phẫn nộ', 'đau đớn' con chém mẹ, anh giết em… chẳng hạn, để khỏi bị cho là thiếu tính giáo dục, xây dựng và câu độc giả.

May quá, có cái Internet, "xả" lên đó cũng đỡ được phần nào, lại an toàn hơn, vì cũng ẩn danh được, cùng lắm chỉ vạ miệng.

Tùy tiện khen chê và tung hô


Vợ ông Lê Đình Kình, bà Dư Thị Thành kể lại vụ việc công an vào Thôn Hoàng sáng 9/1

Ở Việt Nam hiện nay, trên mạng có hàng ngàn dư luận viên, nhiều loạt bài "chống thế lực thù địch", "chống diễn biến hòa bình", trên các báo quyền uy của Đảng, Công an, Quân đội, Đài truyền hình quốc gia.

Dư luận viên thì luôn ẩn danh tuyệt đối, xông vào các blog, FB nào nói xấu chế độ để chửi bới tục tĩu. Các bài chống "thế lực thù địch" thì bất chấp những nguyên tắc tối thiểu của nghề báo và luật pháp, sẵn sàng bôi nhọ cá nhân của ai không ưa chế độ mà dám lên tiếng nói thẳng.

Oai hơn, còn chỉ trích đích danh cả các đài báo nước ngoài, chẳng hề sợ bị kiện gì cả. Điển hình mới đây và vẫn còn tiếp tục là đợt tấn công các nghi can vụ Đồng Tâm, với lối viết như thể bản án của tòa để buộc tội họ, cả với cụ ông 85 tuổi Lê Đình Kình bị sát hại dã man...

Đến lúc phải tìm mà trị vài kẻ "đầu têu" cho cái tình trạng kém văn hóa trên mạng, tuy là số ít, nhưng được trao và tự cho mình quyền lực quá lớn, phương tiện quá đầy đủ, hiện đại.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi có lối ngăn chặn kém văn minh trên mạng, như dựng "tường lửa", đe nẹt vô lối theo kiểu "hình sự hóa" từ với người sử dụng mạng cho tới các nhà mạng, và rủa xả kiểu như "mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay", mà không chịu thấy, đánh giá công bằng những đóng góp vô giá của các cư dân mạng.

Đến độ, mới đây thôi, đưa thông tin lên mạng, được báo quốc doanh 'bảo chứng' thế mà cũng bị tai vạ.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu VinhNhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, từng là Thiếu tá An ninh trong Công an Việt Nam

Cùng lúc, khi cần hâm nóng tinh thần, niềm tin tưởng vào chế độ thì báo chí đăng liên tiếp những tin vui từ các đội bóng đá nước nhà. Mọi phương tiện có trong tay được kích hoạt, quên luôn cả tỉnh táo, cả lẽ công bằng (giữa các bộ môn thể thao) và những bài vở về giáo dục ý thức "cộng sản chủ nghĩa" (coi thường tiền bạc vật chất, đề cao tinh thần phục vụ…).

Bao nhiêu hình ảnh hoành tránh về các cuộc đón rước, trao huân huy chương, tiền tỉ tỉ, rồi mua sắm siêu xe, đám cưới linh đình … được báo chí quốc doanh thả phanh tung hứng mà không sợ bị "thổi còi" gì.

Với cái không khí đó, cộng với tinh thần "bách chiến bách thắng" trong chiến tranh, đương nhiên khó tránh khỏi thái độ bực bội cao độ khi bị thua, nghi ngờ bị xử bất công, …, lại còn sẵn cả tâm lý "giận đảng chém nhau" nữa). Không chỉ với trọng tài như bài báo đề cập, mà với cả câu lạc bộ, cầu thủ đội bóng nước ngoài cũng bị "ném đá'.

Trị bệnh chỉ bằng môi trường dân chủ
Theo tôi chẳng có phương thuốc nào hiệu nghiệm bằng "tự do ngôn luận", "tự do báo chí" - thứ "thuốc" mà cha ông ta, trong đó có cả các bậc tiền bối cộng sản đã đòi thực dân Pháp từ trăm năm trước, và cũng đã được đáp ứng ít nhiều, để làm nền tảng cho báo chí cách mạng ngày nay.

Không có được thứ thuốc đó, thì vài bài viết kiểu như trên của báo quốc doanh chỉ như tiếng kêu rên vào thinh không, thậm chí chĩa mũi dùi vào dân chúng, mà không dám chỉ thẳng vào căn nguyên chính là bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức phải chịu trách nhiệm trên hết cho những thói hư tật xấu của xã hội.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, cựu Thiếu tá An ninhcông an Việt Nam, từng làm việc tại Cục bảo vệ chính trị 1, cựu tù nhân chính trị, ông hiện đang sinh sống tại Hà Nội như một blogger và nhà báo tự do.

🔝

24/02/2020 09:30 GMT+7 - tuoitre.vn

Người Việt kém văn minh trên mạng?

TTO - Thông tin Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet được không ít cư dân mạng Việt Nam phản ứng bằng những bình luận cũng rất kém văn minh.

Người Việt kém văn minh trên mạng? - Ảnh 1.
Huyền Chip bị tấn công vì bức ảnh làm mẫu body painting. Bức ảnh được chụp khi cô làm mẫu thử trong một lễ hội body painting ở Israel cách đây nhiều năm. Sau khi vẽ thử, Huyền đã quyết định không làm mẫu trong cuộc thi chính thức - Ảnh: FB nhân vật

Nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI) cung cấp thông tin trên vào ngày 11-2, Ngày quốc tế an toàn Internet. 

Theo Microsoft, năm nay chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu xuống thấp đến mức chạm đáy trong vòng 4 năm qua. Và 5 quốc gia kém văn minh nhất, theo thứ tự, là Nam Phi, Peru, Columbia, Nga và Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia văn minh hàng đầu trên Internet là Vương quốc Anh, Hà Lan, Đức, Malaysia và Mỹ.

Người Việt bây giờ… dữ thế?

"Người Việt bây giờ quá dữ. Khi bất đồng, họ tìm đủ mọi từ nặng nề nhất để nói ra", độc giả Lạc Liên nêu ý kiến trên một trang báo. Điều trớ trêu là ngay dưới bài đăng thông tin này trên fanpage một kênh truyền hình lớn, có đến 621 bình luận nhưng khi người đọc bấm vào thì chỉ xem được vài chục bình luận. Phần lớn còn lại đã bị bộ lọc ẩn đi vì thô tục, không phù hợp.

Một người lấy tên Facebook là Koba Yashi viết: "Thấp cái..., căn cứ vào đâu để đánh giá chứ?" (trong dấu "..." là từ tục tĩu). Bình luận này bị chụp lại, chia sẻ khắp nơi như một bằng chứng rõ ràng nhất cho chính thông tin đó. Nhưng "Koba Yashi" không phải là cá biệt. Có đến hàng triệu "Koba Yashi" trên không gian mạng Việt Nam, sẵn sàng văng tục nhưng lại được coi là thái độ vô tư, hài hước!

Bình luận thô tục chỉ là một trong những biểu hiện kém văn minh của người Việt trên Internet. Đây là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt. Các hành vi kém văn minh khác thuộc dạng "kín" như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%).

Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo nghiên cứu của Microsoft chỉ ra là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Và ngôn từ thô tục, dữ dằn là hình thức thể hiện của những vấn nạn nghiêm trọng hơn: kỳ thị phụ nữ, tấn công cá nhân, phân biệt đối xử, gây tổn hại uy tín...

"Giết người bằng lời nói"

Đầu tháng 2 năm nay, Huyền Chip (tác giả sách Xách ba lô lên và đi) đăng lại bức ảnh cô làm mẫu body painting lên mạng, cho biết những người căm ghét đã dùng bức ảnh làm vũ khí tấn công cô suốt nhiều năm. 

"Mỗi khi tôi đăng bài mà ai đó không ưa, họ lôi bức ảnh này ra như để đe dọa hay phủ nhận tôi", Huyền Chip viết. Với cô, hành vi đó truyền đến thông điệp: "Mày từng chụp khỏa thân nên mọi ý kiến của mày đều không có giá trị", hay "Mày càng nói thì tao càng chia sẻ bức ảnh này rộng rãi". Hành vi này có thể liệt vào dạng "xúc phạm nhân phẩm".

Nạn "miệt thị cơ thể", được ví như hành vi "giết người bằng lời nói", rất phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam. Lê Âu Ngân Anh, Hoa hậu Đại dương 2017, từng bị cư dân mạng so sánh các đặc điểm khuôn mặt với... loài cá. Chuyện xảy ra với Ngân Anh giống như phong trào "miệt thị cơ thể" quy mô quốc gia, xấu xí và hung hãn.

Hành vi tấn công cá nhân của người Việt không dừng lại ở trong nước mà gây ấn tượng xấu cả ở nước ngoài. Ahmed Al-Kaf hay Mohanad Qasim Sarray là những cái tên chẳng dễ nhớ, từ khóa "trọng tài bị dân mạng Việt tấn công" hẳn dễ nhớ hơn nhiều. Họ đều có trải nghiệm nhớ đời, phải khóa Facebook hay Instagram vì những cơn bão "thả phẫn nộ", bình luận tiêu cực đến từ người Việt sau các trận đấu bóng đá.

Người Việt kém văn minh trên mạng? - Ảnh 2.
Trọng tài người Oman Ahmed Al-Kaf từng bị dân mạng Việt Nam tấn công vào tháng 11-2019 - Ảnh: FoxSports

Phong trào "bầu 1 sao" cũng là một biểu hiện nghiêm trọng. Nhà cung cấp AirVisual từng bị bầu 1 sao và đánh giá tiêu cực khi ứng dụng này công bố "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong vài ngày".

Một số người phản biện rằng chỉ số DCI của Microsoft chỉ thực hiện với 500 người mỗi nước nên chưa thuyết phục. Nhưng thực trạng này hiển nhiên trước mắt chúng ta, rất nhiều năm rồi. Chỉ số của Microsoft chỉ là hồi chuông cảnh báo mới nhất mà thôi.

4 thử thách sống văn minh trên mạng

Ứng xử trên mạng có xu hướng trở nên tệ hơn trong năm 2019, Microsoft vẫn kiên định với mục tiêu làm sạch không gian mạng. Hãng phát động phong trào Thử thách văn minh trực tuyến với 4 hành động chính. 

Một là cư xử trên mạng theo quy tắc vàng: đồng cảm, trắc ẩn và tử tế. 

Hai là tôn trọng sự khác biệt. 

Ba là nghĩ trước khi bình luận về những thứ mình phản đối. 

Cuối cùng là đấu tranh cho người khác và bản thân khi thấy bất cứ ai hoặc chính mình trở thành đối tượng của tấn công mạng.

Thập niên 2020 đang chờ đợi sự tiến bộ của nhân loại trên Internet. Thế hệ Y và thế hệ Z phải trở thành lực lượng chủ chốt tạo nên thay đổi, thay vì sống thiếu lập trường, dễ dãi a dua theo những trào lưu mạng mà chính họ không lường trước được hậu quả.

Tầm nhìn của thập niên 2020, theo những người tham gia khảo sát của Microsoft, được cụ thể hóa bằng những từ ngữ mà họ cho là quan trọng. Đó là "tôn trọng" (66% đồng tình), "an toàn" (57%), "tự do" (33%), "văn minh" (32%) và "tử tế" (26%).

Nhưng những biện pháp này đang ở mức hô hào và lý thuyết, thay vì có tác động thực tiễn rõ rệt. Những hành vi kém văn minh trên mạng diễn ra vì mạng xã hội tạo cho người sử dụng một vỏ bọc tạm coi là an toàn, ít nhất là về mặt cảm giác.

Họ hầu như không phải trả giá tương xứng vì những hành động tấn công, bắt nạt tập thể do mình gây ra. Sẽ cần những biện pháp mạnh hơn, kết hợp với giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức mới giải quyết được vấn đề.

Điểm càng thấp, càng văn minh

Chỉ số văn minh trực tuyến (DCI) được Microsoft bắt đầu công bố từ năm 2017. Mục đích là phản ánh bức tranh toàn cảnh của vấn đề và hướng tới một môi trường trực tuyến an toàn, văn minh, nơi mọi người ứng xử bằng sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tử tế.

Năm 2020 ghi nhận chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong 4 năm qua khi khảo sát 25 quốc gia, mỗi nước 500 người. Ngay cả Vương quốc Anh, quốc gia đứng đầu, cũng chứng kiến chỉ số kém văn minh tăng từ 45% (năm 2017) lên 52% (năm 2020).

Do DCI đo mức độ "kém văn minh", quốc gia càng có số phần trăm thấp thì càng văn minh. Anh đứng đầu với 52%, Hà Lan về nhì với 56%. Con số của Việt Nam là 78% nên vẫn còn "văn minh hơn một chút" so với Nam Phi (83%), Peru (81%), Columbia (80%) và Nga (79%).

Có lẽ, chưa bao giờ người Việt lại mong mình có "điểm thấp" như lúc này.

🔝

Trọng Hưng - Thứ bảy, 22/2/2020 - zingnews.vn

Microsoft: Việt Nam trong top 5 thế giới kém văn minh trên Internet

Theo khảo sát của Microsoft, Việt Nam đang đứng top 5/25 những quốc gia có hành xử không văn minh trên môi trường Internet.

Theo khảo sát mới được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Kết quả này được Microsoft công bố nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và Nam Phi.

Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng đối với 21 rủi ro do các hành vi cư xử không đúng mực gây ra. Nhóm tham gia khảo sát là thanh thiếu niên, người trưởng thành tới từ 25 quốc gia. Tại Việt Nam, có 500 người tham gia khảo sát với tuổi từ 13-74.

Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và Nam Phi. Ảnh: Microsoft.

Năm 2019, Việt Nam tăng 7 điểm ứng xử kém văn minh so với năm 2018. Các rủi ro phổ biến trên không gian mạng tại Việt Nam gồm: Liên lạc không mong muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục không mong muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm gợi dục (29%).

Các chủ đề mà người Việt hành xử thiếu văn minh trên không gian mạng gồm: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Đáng chú ý, người tham gia khảo sát đều cho biết họ gặp những hành vi thiếu văn minh trên không gian mạng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

Cụ thể, 70% người được khảo sát cho biết họ đã gặp phải một trong 21 hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa.

Chỉ số kỳ thị phụ nữ trên Internet tại Việt Nam tăng 22 điểm so với năm 2018. Ảnh: Microsoft.

Hướng đến không gian mạng tốt hơn vào những năm tới, người tham gia khảo sát kỳ vọng các công ty công nghệ và mạng xã hội sẽ có những công cụ và chính sách để khuyến khích các hành động văn minh trên mạng. Đồng thời, chủ những nền tảng này các hình phạt thích đáng cho các hành vi sai phạm.

Bên cạnh đó, bảng khảo sát cũng chỉ ra người dùng kỳ vọng nhận thức và khả năng tự bảo mật dữ liệu của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, có 34% cho rằng số lượng phụ nữ bị xúc phạm trực tuyến sẽ giảm đi, các trẻ vị thành niên sẽ ít bị ngược đãi hơn với 33% người đồng tình và các thảo luận về chính trị trên Internet cũng sẽ mang tính xây dựng hơn với 33% người kỳ vọng.

Việt Nam góp mặt trong top 5 của 3 hạng mục rủi ro Internet. Ảnh: Microsoft.

Đi kèm với bảng kết quả khảo sát, Microsoft còn đưa ra các quy tắc áp dụng trong ứng xử trên không gian mạng để xây dựng cộng đồng văn mình hơn gồm:

Quy luật vàng: luôn cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng mọi cá nhân tham gia tương tác trực tuyến.

Tôn trọng sự khác biệt và các cách nhìn nhận đa dạng. Khi có sự bất đồng quan điểm, hãy thận trọng suy nghĩ, tránh các công kích cá nhân.

Suy nghĩ trước khi trả lời những bất đồng, tránh đăng tải gửi những gì có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.

Sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi ứng xử thiếu văn minh và chưa chuẩn mực.

🔝

7.12.2020 - danlambaovn

Nhục mạ người khác trên mạng xã hội đã trở thành hành vi bình thường với người Việt Nam?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Tháng 8/2010, cô Talvitie-Siple, giáo viên dạy toán và khoa học tại trường trung học ở Cohasset, Mass bị buộc phải từ chức sau khi phụ huynh phát hiện những bình luận trên Facebook mà cô viết để mô tả học sinh là "túi vi trùng" và phụ huynh là "hợm hĩnh" và "kiêu ngạo."

Cô giáo 54 tuổi cho biết cô nghĩ rằng bài đăng của mình sẽ chỉ hiển thị với bạn bè. Tuy nhiên chế độ cài đặt Facebook của cô đã làm cho những nhận xét đó hiển thị với những người khác trên Internet. "Tôi đã phạm một sai lầm ngu ngốc, nó có thể khiến tôi phải trả giá bằng cả sự nghiệp của mình”. Talvitie-Siple đã cài đặt lại Facebook của mình và hy vọng trải nghiệm của cô có thể là bài học cho những người khác. 

Năm 2017, cô Cammie Rone, giáo viên lớp 2 tại trường Batesville, tiểu bang Mississippi đã bị sa thải sau khi có bình luận phân biệt chủng tộc trên trang Facebook cá nhân. Status được đăng có nội dung: "Nếu người da đen ở đất nước này cảm thấy bị xúc phạm quá sức thì không ai bắt họ phải ở lại đây. Tại sao họ không thu dọn đồ đạc và chuyển về châu Phi, nơi họ sẽ phải làm việc để kiếm sống? Tôi chắc chắn chính phủ sẽ trả tiền cho họ! Chúng ta trả tiền cho mọi thứ khác." Sau khi một phụ huynh chụp màn hình và gửi cho học khu. Cô đã biện minh rằng tài khoản của cô đã bị tấn công. 

Keboni Anderson, phụ huynh đã phản ánh vụ việc này nói: “Tôi chưa bao giờ có vấn đề với cô Rone. "Tuần trước tôi có một cuộc họp với cô ấy và cô ấy rất tốt." Tuy nhiên cô cho biết mình cảm thấy khó xử vì con trai cô là người da đen. "Tôi nghĩ rằng nếu cô giáo có suy nghĩ ấy về người da đen, điều đó khiến tôi hoang mang không biết cô ấy sẽ đối xử với con trai tôi như thế nào”. Con trai của cô Keboni là người da đen. 

Đây chỉ là một câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện liên quan đến việc giáo viên tại Mỹ sử dụng mạng xã hội để bình luận, trút sự giận dữ của bản thân. 

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì tại sao chuyện này xảy ra khi Mỹ là nước có quyền tự do ngôn luận. Chuyện giáo viên tại Mỹ, nhất là trong các trường công lập bị thôi việc không còn là quyền "tự do ngôn luận" nữa. Nguyên nhân khiến các giáo viên này đã vi phạm vào quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Và họ phải nhận hình phạt tương thích với hành vi của mình.

Quay trở lại với Việt Nam, cô Huỳnh Thị Thu Huệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4 của nữ sinh lớp 10 vừa tự tử tại trường THPT Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) đã viết trên Zalo về vụ việc trên như sau: 

“Có một loài chim đã tìm cái chết rất vinh… để vu oan… trong một môi trường rất cao quý, chim chọn một nơi rất thanh sạch à nghen... Xin hãy trả lại sự thanh sạch cho cái chết của con chim hay sự thanh tao trong ca dao của con cò. Mong các bạn giải bài toán đố này nhé!”. 

Khi có học sinh bình luận. cô giáo này còn phản hồi như sau: “Tự tử chết có coi là vinh quang không con?”. “Cò bảo có xáo thì xáo nước trong có nghĩa là cho đến chết cũng phải trong sạch con à! Còn đằng này con chim chuyên nhả nước bọt kia mượn cái chết giả để vu oan giá họa cho người khác hèn uổng công xúc tép nuôi… chim”. Cô giáo Huệ hiện chưa bị xử lý vì những phát ngôn thiếu tình người, phản giáo dục của mình. 

Câu chuyện của cô Huệ chỉ là một ví dụ về nhận thức của một người làm giáo dục trong cách cư xử với học sinh. 

Lỗi nhận thức của ngành giáo dục là lỗi hệ thống của cả xã hội Việt Nam. 

Ngành giáo dục có quy tắc ứng xử trong môi trường học đường. Ngành y tế có bộ quy tắc đạo đức hành nghề y. 

Truyền thông có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

Đảng viên có tiêu chuẩn đạo đức Hồ Chí Minh....

Tất cả các tiêu chuẩn đều được đưa ra nhưng những người liên quan có thực hiện hay không lại là chuyện khác. 

Tại Việt Nam, để xử lý vấn đề nhục mạ người khác trên mạng xã hội, công an sẵn sàng vào cuộc và khởi tố người dân vì có hành vi xúc phạm lãnh đạo. Tivi, báo chí sẵn sàng phơi bày bí mật đời tư, giấy khai sinh của những đứa trẻ bất chấp vi phạm luật pháp, công ước quốc tế. Bác sĩ sẵn sàng đem hình ảnh, bí mật của bệnh nhân để câu like, câu view.. Truyền thông sẵn sàng mở phiên tòa phán quyết trên mạng để kêu gọi công lý, để giành được phần thắng trên mạng xã hội.. Những cuộc lên đồng tập thể được khởi phát từ truyền thông như các chương trình Đối Diện, Sự Thật… Đài Truyền hình Quốc gia VTV miệt thị người dân mưu sinh bằng gánh hàng rong là "ký sinh trùng"...
 
Từ trước đến nay, báo chí chẳng cần có bằng chứng, lý lẽ.. cứ thoải mái nhục mạ người có quan điểm khác biệt theo các chiến dịch được phát động bởi Ban Tuyên giáo. Lãnh đạo sẵn sàng bắt nhốt người phản biện hay mở chiến dịch bôi đen cá nhân những người nói “không theo ý đảng”. Nhục mạ người khác dần trở thành hành vi bình thường trên mạng xã hội ở Việt Nam được Bộ Chính trị khởi xướng nhằm dập tắt ý thức phản kháng của công dân. 

Cô giáo Huỳnh Thị Thu Huệ cũng chỉ là một sản phẩm lỗi của hệ thống giáo dục. Có lẽ cô và những giáo viên khác tại trường THPT Vĩnh Xương chẳng nhận thức được rằng hành vi của mình đã làm chấn thương tâm lý học sinh ra sao. 

Hành vi phản kháng của nữ sinh lớp 10 có khiến cả xã hội nhận ra mình đã từng bị bạo hành tinh thần hay chỉ là một vụ việc khiến dư luận “nhanh sôi chóng nguội” như bao lần? 

Ngày nay, với mạng xã hội phát triển, nhiều người cho phép mình trở thành quan tòa, người phán xét các ý kiến bất đồng bằng cách chụp mũ vô căn cứ. Các ngôn từ miệt thị, rủa xả cứ thoải mái tuôn ra. Đó là ảnh hưởng từ nền giáo dục hiện tại hay là tính cách của người Việt vốn không chấp nhận được sự khác biệt?

🔝

04-2016 - thivien.net

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Avatar Trần Thị Lam

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Bài thơ này được viết vào tháng 4-2016 nhân vụ việc cá chết dọc bờ biển một số tỉnh miền Trung sau nhiều ngày chưa rõ nguyên nhân và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bài thơ nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên mạng chỉ sau vài ngày.

Avatar Chu Ngọc Thanh

Cô giáo làm ‘dậy sóng’ cộng đồng mạng với bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19

Nguyễn Loan - 18/02/2020 - thanhnien.vn

Bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 viết cho học trò, ca ngợi đất nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (Gia Lai), khiến cộng đồng mạng xúc động, yêu thích.

Bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 của cô Thanh được chia sẻ trên hàng loạt Fanpage của cộng đồng giáo viên, học sinh cùng nhiều trang cá nhân. Trong đó, nhiều người cho biết đã chảy nước mắt khi đọc bài thơ.

Trên các diễn đàn, bài thơ cũng nhận được hàng loạt bình luận. Trong đó, cô Hương Thủy, một giáo viên tại Đắk Lắk, bình luận: “Cảm ơn cô về những dòng thơ hay đầy ý nghĩa nhân văn nói về dân tộc Việt Nam ta. Mình tự hào và hạnh phúc nhất được sinh sống trên đất nước mình”.

Còn cô giáo Nhung Cao thì viết: “Đọc mà cảm động rơi cá nước mắt. Không biết nói sao chỉ biết cảm ơn đồng nghiệp đã thay lời muốn nói”.

Xin đăng lại bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 của cô Chu Ngọc Thanh:

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!


Bài thơ được chia sẻ trên Fanpage cộng đồng giáo viên, học sinh - Ảnh chụp màn hình

Chia sẻ về bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 của mình, cô Chu Ngọc Thanh cho biết bài thơ chỉ được viết trong vòng 30 phút, với cảm xúc dâng trào khi cô đang ngồi nghe tin tức về tình hình chống dịch bệnh của đất nước.

“Lúc đầu, mình chỉ nghĩ viết bài thơ với mong muốn nhắn nhủ các em học sinh trân quý những giá trị mà đất nước mình tạo ra. Mình muốn các em biết được mình có một đất nước tuyệt vời như thế nào. Mình cũng không ngờ bài thơ lan tỏa mạnh như vậy, mình mong mỗi chúng ta sẽ cùng chung tay để đẩy lùi dịch bệnh”, cô Thanh chia sẻ.

Cô Chu Ngọc Thanh chia sẻ với học trò: “Trước hết, cô muốn các em khắc sâu trong tim mình bóng hình đất nước. Và giờ thì cô sẽ nói rõ lý do vì sao cô lại muốn các em làm điều đó. Ít ngày nữa, các em sẽ đi học trở lại sau vài tuần nghỉ học để phòng chống dịch bệnh do virus corona".

Tác giả bài thơ nhắn nhủ: "Cô trò ta sẽ sắp gặp lại nhau sau một thời gian dài được nghỉ, và rồi, cô lại tiếp tục công việc của mình với những bài giảng mê say. Để chuẩn bị cho những bài giảng ấy, cô muốn bắt đầu bằng câu chuyện về đất nước mình trong những ngày vừa qua, những ngày mà báo đài và các cơ quan truyền thông nói rất nhiều về dịch bệnh".

"Dịch bệnh thật khủng khiếp phải không các em? Nhưng hôm nay, cô không muốn nói về sự khủng khiếp ấy, cô cũng không muốn nói nhiều về cách phòng chống dịch, bởi vì điều đó đã được Bộ Y tế nhắc nhở hằng ngày. Cô chỉ muốn nói với các em về hình ảnh của đất nước ta trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh với sự vào cuộc của cả nước, với sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, với sự thận trọng đầy trách nhiệm của tất cả mọi người… Bởi cô cho rằng, những bài học này, sách giáo khoa và chương trình học tập sẽ không cập nhật ngay được”, cô giáo có bài thơ đặc biệt về dịch Covid-19 nhắn gửi học sinh.

Virus corona: Hàng loạt báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ

Bùi Thư - BBC News Tiếng Việt - 21 tháng 2 2020

Getty Images - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 20/2, báo chí Việt Nam đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi bài thơ trong phong trào chống Covid-19 của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Nhưng chỉ sau vài tiếng, các bài viết trên đều đồng loạt bị gỡ bỏ.

Bài thơ của "Đất nước ở trong tim" của cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (Gia Lai) được mạng xã hội, các trang tin chia sẻ rộng rãi. Nội dung bài thơ khen ngợi công tác phòng chống dịch Covid-19 của đảng, nhà nước và cá nhân thủ tướng Việt Nam:

"Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!"

Sau đó, bài thơ được đăng trên báo Thanh Niên.

Ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng nước này ghi nhận, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh.

Tuy nhiên, các bài viết về việc khen thưởng trên trên báo chí trong nước sau đó bị rút.

Chụp màn hình - Công văn khen ngợi bài thơ

Bị tố là "đạo thơ"

Có ý kiến cho rằng, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh vần điệu có phần giống bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh?" của cô giáo Trần Thị Lam (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) sáng tác năm 2016 và đây chỉ là một bài vè nối chữ.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận định: "Bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh lẫn cô Trần Thị Lam về cách thức là một, chỉ dừng lại ở cấp độ ghép lại những câu có vần điệu. Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là dạng thức của thơ".

"Nên khen bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không em" của cô Trần Thị Lam, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Tĩnh trong bối cảnh xảy ra thảm họa môi trường Formosa 2016. Bài thơ của cô Lam đã góp phần truyền bá, lan rộng thông điệp về sự việc xã hội trong quần chúng. Còn bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh chỉ là sự tiếp nối, không có sự sáng tạo" - nhà thơ chia sẻ.

Nhưng báo Vietnamnet khi đó đưa tin cho biết, cô Trần Thị Lam sau đó còn đã bị an ninh văn hóa khuyên không nên phát tán bài thơ, tạo hiệu ứng xấu cho xã hội.

Nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ, nói với BBC News Tiếng Việt: "Bài thơ của cô Thanh mới đây thuộc thể loại tụng ca, ca ngợi chế độ nên được ngợi khen; còn bài thơ cô Lam là phê phán tình hình đất nước nên bị phê bình là đúng thôi".

Chụp màn hình - Báo chí trong nước đăng bài về việc thủ tướng khen ngợi

Bị tố là "viết sai sự thật"

Thời gian gần đây, báo chí trong nước đưa tin hàng loạt người dùng Facebook bị phạt tiền vì tung tin giả về dịch Covid-19.

Những nghệ sĩ nổi tiếng như Ngô Thanh Vân, Đàm Vĩnh Hưng hay Cát Phượng cũng chịu phạt về hành vi lan truyền tin tức giả. Trong bối cảnh đó, bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh có những chi tiết sai nhưng lại được khen tặng, theo các ý kiến trên mạng xã hội.

Ví dụ ông Dương Quốc Chính, một Facebooker viết cho rằng đoạn văn đi kèm bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh có nhiều chi tiết "bịa ra", như việc các nước từ chối đón du thuyền MS Westerdam còn chính phủ Việt Nam lại cho cập cảng - tàu này chưa hề qua Việt Nam.

Bên cạnh đó, với đoạn văn mà cô Thanh ghi: "Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình, không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì Chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản "sẵn sàng đón bà con về nước", ông Quốc Chính phân tích rằng, đây cũng là chi tiết sai sự thật.

Chụp màn hình - Bài viết trước khi bị gỡ khỏi các trang báo

Nhà thơ Hồng Minh thì bình luận với BBC News Tiếng Việt: "Bài thơ được thủ tướng khen tặng có hiệu ứng mạnh, thực hiện sứ mệnh quảng bá của thơ ca là điều tích cực. Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề thông tin sai sự thật:

"Với con tàu đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ."

Theo nhà thơ, chi tiết này sai nghiêm trọng: "Thực tế Thủ tướng Hun Sen của Campuchia là người đón du thuyền MS Westerdam chứ không phải Việt Nam. Vì vậy, quyết định khen tặng bài thơ này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc càng không chính xác, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia".

Giải thích thêm về vấn đề này, ông Hồng Minh cho hay: "Ở Việt Nam có những tư duy bị lỗi nhưng trở thành hệ thống. Soi chiếu việc các nghệ sĩ như Ngô Thanh Vân bị phạt vì đưa tin sai sự thật là đúng, thì bài thơ của cô giáo Thanh cũng nên có sự xử lý thích hợp".

'Lỗi là ở thủ tướng'?

Theo nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, làm thơ có sai sót là điều bình thường: "Điều bất thường là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đem bài thơ sai đi khen. Lỗi nằm Thủ tướng Chính phủ, không phải của người làm thơ".

"Tôi thấy việc khen tặng của Thủ tướng cho một bài thơ là mất bình tĩnh, thiếu suy xét và thiếu tỉnh táo. Việc khen tặng nên để cơ quan chức năng, cô giáo làm thơ hay thì để Bộ GD&ĐT khen. Thủ tướng nên tập trung vào việc điều hành đất nước hơn là chú tâm việc nhỏ nhặt" - ông Ngọc Vinh phân tích thêm.

Chụp màn hình - Những bài viết đã bị gỡ bỏ

Còn nhà thơ Hồng Minh thì bình luận rằng: "Đến lúc cần coi lại những quyết định khen tặng long trọng, để việc khen tặng tầm chính phủ, quốc gia có giá trị hơn, chứ không dễ dãi như vậy". Theo ông, việc các báo rút bài viết là điều tích cực, thể hiện việc đánh giá lại một tác phẩm chưa đúng tầm, đúng mức.

Bên cạnh đó, nhà báo Ngọc Vinh nói rằng, động thái rút bài thể hiện báo chí Việt Nam vẫn là công cụ:

"Các báo thấy công văn thủ tướng khen là đăng mà không thẩm định bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh có yếu tố đạo thơ hay không. Theo tôi biết, các báo tự đăng chứ không phải theo chỉ đạo. Vì thế, khi thấy bị hớ, bị dư luận phê bình và có sự chỉ đạo từ cấp trên thì đồng loạt rút bài"- ông Vinh nói.

Ông Ngọc Vinh cũng cho rằng, các báo đã thiếu sòng phẳng với độc giả trong việc rút bài: "Nếu rạch ròi và có văn hóa, báo chí cần rõ ràng với độc giả trước khi rút bài, như một kiểu đính chính" - ông nói với BBC News Tiếng Việt.

🔝

31 tháng 1 2015 - bbc.com

'Cấm lễ chém lợn là cái lý người đứng ngoài'

Theo Tổ chức Động vật châu Á, 5/2/2014, nghi lễ chém lợn vẫn được tổ chức tại làng Ném Thượng (Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á cung cấp)

Lễ hội chém lợn truyền thống của làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đang trở thành đề tài bàn luận gây tranh cãi tại Việt Nam trong vài ngày gần đây.

Việc Tổ chức Động vật Châu Á (AA) phát động chiến dịch "gây ảnh hưởng tới cộng đồng cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông chấm dứt Lễ hội Chém lợn" hôm 27/1, đã khiến có rất nhiều ý kiến trái ngược.

Lễ hội này thường diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch khi hàng ngàn người dân tụ hội về thôn Ném Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh để tham dự lễ hội chém lợn mà tại đó những con lợn khỏe mạnh được chọn ra làm vật hiến tế, sẽ bị chém ra làm đôi trước cả đám đông, trong đó có cả trẻ em.

Thông cáo báo chí của AA gửi các cơ quan truyền thông Việt Nam viết: "Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng."

Đây không phải lần đầu tiên AA lên tiếng về việc này với lập luận rằng hoạt động giết lợn như vậy là dã man và phản cảm và cũng nói thêm rằng" nhiều lễ hội và hoạt động trên thế giới liên quan tới tàn sát và lối đối xử ngược đãi động vật đều bị lên án và đã phải chấm dứt".

Trả lời BBC Việt Ngữ, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, cho biết lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết đã có hàng trăm năm nay và rằng ý kiến của Tổ chức Động vật châu Á cũng có cái lý của nó, nhưng là "cái lý của người đứng ngoài, không có cảm nhận văn hóa của người chủ thể văn hóa".

Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói thêm: "Có thể với những người không có niềm tin tín ngưỡng như người dân Ném Thượng thì đúng là họ thấy những cái đó là ghê rợn thật. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cái lý của chủ thể văn hóa đó, của người dân Ném Thượng."

Ông lập luận rằng "trên nguyên tắc của văn hóa và tín ngưỡng thì không ai có quyền phủ nhận niềm tin tín ngưỡng của người khác, chứ chưa nói đây là của một cộng đồng".

"Và nguyên tắc đó, chính UNESCO cũng nói, phải để chủ thể văn hóa đó quyết định. Họ quyết định là trong điều kiện xã hội ngày nay, cái đó còn phù hợp không, họ tiếp tục hay từ bỏ nó. Và đó là quyền của chủ thể văn hóa chứ không phải quyền của chúng ta".

Văn hóa 'tự điều chỉnh'?

Tổ chức Động vật châu Á cũng nhắc tới việc "văn hóa" và "truyền thống" thường được dùng để biện hộ cho những hoạt động tàn bạo đối với động vật này.

"Nhưng ngay cả văn hóa, truyền thống cũng thay đổi và chuyển hóa theo thời gian, những hủ tục không còn phù hợp nên được sửa đổi. Ngoài ra lễ hội nào cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương và văn hoá của dân tộc để truyền bá tính nhân văn cho thế hệ sau," Thông cáo báo chí của AA viết.

Trả lời các câu hỏi của báo chí về kiến nghị đối với lễ hội chém lợn, AA cho biết họ "kiến nghị xoá bỏ phần nghi lễ chém lợn, hoặc thay thế bằng nghi lễ khác nhân văn hơn ... có ý kiến thay thế bằng lễ cúng hoa quả hoặc làm lợn giả. Đó có thể là thay đổi tốt."

Khi được hỏi tại sao nhiều lễ hội dường như được phục hồi, như lễ hội chém lợn này những năm gần đây mới nổi lên và được nhiều người biết đến, một học giả hàng đầu về văn hóa dân gian không muốn nêu danh nói với BBC Việt Ngữ rằng hơn ba mươi năm trước đây, cái gì cũng chính trị cả và theo chủ nghĩa duy vật nên nhiều lễ hội bị cấm vì cho là mê tín, nhưng nói tránh là do chiến tranh nên không tổ chức được những cuộc vui như thế.

"Nay xã hội dân chủ hơn và đặc biệt sau khi UNESCO công nhận một số là di sản văn hóa thì nhân dân mới tỉnh ra rằng cái mà chúng ta coi thường lại là di sản tốt".

Một ví dụ được học giả về văn hóa dân gian nêu ra là loại hình âm nhạc Chầu văn, vốn từng bị cấm nhưng "mặc dù đánh nó như thế nhưng nó không chết".

Ông lập luận rằng nếu lên án tục chém lợn của Việt Nam thì các tổ chức nước ngoài đó có lẽ cũng nên xem lại môn đấu bò tót tại một số nước phương tây, mà "nó cũng tàn bạo chả kém gì chém con lợn cả", chưa kể môn đấm bốc là giữa con người với con người.

Có lẽ việc kêu gọi chính quyền can thiệp để chấm dứt một tập tục văn hóa, đã khiến một số nhà văn hóa và dân tộc học bất bình vì cho rằng thay đổi một tập tục gắn liền với tín ngưỡng địa phương phải đến từ nhận thức của chính người dân địa phương chứ không thể bằng văn bản hành chính.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh "nếu chính người dân cho rằng cái đó lỗi thời rồi thì họ sẽ từ bỏ, còn bây giờ họ vẫn tiếp tục mà chúng ta lại ra một cái lệnh là họ phải bỏ thì không được. Họ có thể bỏ nhưng đó phải từ nhận thức của chính họ."

Việt Nam: Lễ hội chém lợn Ném Thượng 'vắng vẻ hơn'

7 tháng 2 2017 - bbc.com

Lễ chém lợn Ném Thượng, Bắc Ninh
HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
'Ông Ỉn' được rước khắp làng trước khi bị chém (ảnh lễ hội năm 2016)

Tổ chức bảo vệ động vật Animals Asia cho rằng lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, Bắc Ninh năm nay đã 'vắng vẻ hơn' nhờ áp lực từ chính quyền và người dân.

Trong thông cáo bằng tiếng Anh, Animals Asia cho rằng số người tham dự lễ hội truyền thống này đã giảm xuống tới một phần ba, và đây là năm thứ hai lễ chém lợn được thực hiện trong nhà kín thay vì công khai như trước kia.

Animals Asia vẫn chỉ trích cách chém giết lợn, tuy nhà tổ chức lễ hội cho rằng cách làm này phù hợp với phong tục địa phương.

Năm nay người tham gia lễ hội đã không thể nhúng tiền vào máu lợn cầu may như những năm trước.

Hội chém lợn ở Bắc Ninh được cho là hội đình nhằm tôn vinh danh tướng thời Lý, ông Đoàn Thượng, nhưng lễ hội mới chỉ được khôi phục trong hai thập niên trở lại đây, theo truyền thông Việt Nam.

Lợn dùng trong lễ hội thường được gọi là các 'Ông Ỉn', được lựa chọn từ nhiều tháng trước và gửi vào gia đình hợp tuổi chăm sóc.

Hình ảnh lợn bị chém trước công chúng trong dịp lễ đầu năm 2015 làm dấy lên câu hỏi, đâu là hủ tục và đâu là điểm dừng đối với những gì được coi là truyền thống.

Đến cuối năm này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Thông tư 15 yêu cầu "không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo…".

'Tôn trọng di sản'

HOANG DINH NAM/AFP/GETTY - Animals Asia cho rằng vẫn có thể bảo tồn di sản song song với bảo vệ phúc lợi động vật (ảnh năm 2016)

Nhận xét về lễ hội năm nay, Thanh Nguyen, chuyên viên về phúc lợi động vật của Animals Asia cho rằng nhà tổ chức lễ hội đã "lắng nghe chỉ trích từ cả công chúng và chính quyền và đang thực hiện các bước nhằm thay đổi".

Tuy nhiên Animals Asia vẫn sẽ tiếp tục vận động cho tới khi lễ hội ở Ném Thượng hoàn toàn không còn chém lợn mà thay vào đó là các hoạt động lễ hội khác như thể thao, thi nấu ăn, hát quan họ và các trò chơi cho trẻ em, thông cáo viết thêm.

"Chúng tôi tin rằng làng vẫn có thể tiếp trân trọng di sản và truyền thống của mình trong lúc đồng hành cùng tiến trình phát triển của Việt Nam thành một quốc gia hiện đại, nơi động vật được đối đãi tử tế."

Năm 2014, Animals Asia vận động chiến dịch ngừng hành hạ động vật ở lễ hội của làng Ném Thượng, và hàng chục ngàn người đã ký thỉnh nguyện thư.

Bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch được báo Điện tử Chính phủ dẫn lời cho biết đã có "chỉ đạo các đơn vị chức năng đề xuất giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập tục" đặc biệt đối với các lễ hội, tập tục có yếu tố bạo lực.

Tin liên quan
Trang lấy ý kiến loa phường 'bị tấn công' 7 tháng 2 năm 2017

🔝