Dân hai nhăm triệu ai người lớn ? - Tản Đà
GETTY IMAGES. Người dân nhận quà cứu trợ hôm 16/10 ở Quảng Trị (ảnh minh họa) |
Theo thông tin ban đầu, tại thôn Ngoạ Cương, xã Cảnh Hóa, Quảng Trạch, Quảng Bình có 69 hộ nhận tổng cộng 414 triệu đồng. Sau đó, ban cán sự thôn này đã thu lại toàn bộ gây bức xúc dư luận.
Sáng 29/10, Facebook tên Nguyen Thi Hang Nguyen đăng bài viết: "Nhà mình ngập lụt được Thuỷ Tiên về ủng hộ tiền nhưng đã bị thôn thu lại. Thật sự mình không đồng ý. Chuyện này mình sẽ đi hỏi tận nơi". Tuy nhiên tài khoản này sau đó không còn truy cập được.
CHỤP MÀN HÌNH |
Thông tin này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận. Nhiều người bình luận, chia sẻ và thể hiện thái độ bất bình, không đồng tình với cách làm của chính quyền địa phương và cho rằng đây là hành vi "lá lành giành lá rách", làm nên tiền lệ xấu và gây mất lòng dân.
Về tính xác thực của thông tin trên, báo Quảng Bình Online được xem là Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có bài viết xác nhận có việc thu tiền của người dân.
Cụ thể, bài viết có tựa đề Cần hiểu rõ bản chất hoạt động thu tiền cứu trợ ở thôn Ngoạ Cương đăng tối 29/10 do tác giả Kỳ Sơn viết có ghi:
"Ngày 28-10-2020, ca sĩ Thuỷ Tiên đã về xã Cảnh Hoá (Quảng Trạch) trao quà ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do đợt lũ lụt xảy ra vào tháng 10-2020 cho 703 hộ, mỗi hộ 6 triệu đồng; riêng thôn Ngoạ Cương có 69 hộ được hỗ trợ. Sau khi các hộ dân được trao số nói trên, Ban cán sự thôn Ngoạ Cương đã thu lại toàn bộ".
Tuy nhiên, bài viết lý giải việc thu tiền là "để đảm bảo sự công bằng, hài hoà và giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm". Cụ thể, chủ trương của ban cán sự và người dân thôn Ngọa Cương là khi có các hoạt động cứu trợ bão lụt, đối với hàng hoá thì người dân được hưởng, còn tiền mặt thì thôn sẽ thu lại. Theo đó, số tiền ủng hộ của ca sĩ Thủy Tiên cũng áp dụng như trước đây.
"Cuối đợt, Ban cán sự thôn sẽ họp bàn với người dân bình xét, cân đối và phân chia lại cho từng hộ, trong đó ưu tiên cho những hộ gia đình bị thiệt hại nặng", người này viết.
Về việc người dân lên mạng bức xúc, tác giả Kỳ Sơn nói: "do chưa nắm bắt, tìm hiểu kỹ thông tin, chủ tài khoản Facebook Nguyen Thi Hang Nguyen đã vội vàng đăng tải thông tin nên gây hiểu nhầm, phản ứng trong dư luận và cộng đồng mạng. Sau khi được ban cán sự thôn giải thích cặn kẽ vào lúc 14h30 cùng ngày, chủ tài khoản Facebook "Nguyen Thi Hang Nguyen" đã gỡ bỏ thông tin đăng tải và đăng thông tin đính chính".
Tuy nhiên, sự việc vẫn gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Cụ thể, trên Facebook cá nhân, nhà báo Dương Minh Phong (Cu Làng Cát) ở Quảng Trạch, Quảng Bình, người liên tục tường thuật về tình hình bão lũ chất vấn:
"Cần hiểu rõ rằng việc trao tiền hỗ trợ cho toàn thôn Ngọa Cương của Thủy Tiên là sự sẻ chia rõ ràng tới từng hộ dân trong thôn...Ban cán sự thôn thống nhất bàn bạc bằng tình đồng ý của dân hay là tự trong cái ban cán bọ Ngọa Cương chủ đích?..."
CHỤP MÀN HÌNH. Nhà báo Dương Phong nêu những vấn đề bất cập của chủ trương của thôn Ngọa Cương |
Ông Minh Phong cho rằng cách giải thích về việc "công bằng" là lỏng lẻo vì việc chia lại tiền của ban sự thôn có thể gây phức tạp lòng dân, chưa kể tới trường hợp "thân hữu" của ban cán sự sẽ dẫn đến việc chia tiền thiếu công bằng. Đồng thời, nhà báo cũng cho rằng đây là chủ trương "không thuận lòng dân cả người cho và người nhận".
Ông lý giải: "vì thôn đã lập danh sách từ trước để đoàn Thủy Tiên có căn cứ phát tiền, giờ thôn thu lại nghĩa là danh sách ấy là danh sách làm láo nhằm nhận tiền, vậy thì càng tai hại. Thôn Ngọa Cương cần nhanh chóng trả lại tiền cho dân để giữ tình làng nghĩa xóm".
CHỤP MÀN HÌNH. Dư luận phản ứng gay gắt về chủ trương thu lại tiền của dân của thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình |
Nhiều người cũng ý kiến việc cán bộ thu lại tiền của người dân, đặc biệt là người đã quyên góp tiền cho Thủy Tiên. Facebook Nguyễn Ngọc Minh viết: "Chính quyền đã không coi trọng sức mạnh quyên góp của người dân, công lao của Thủy Tiên và xem thường dư luận. Chúng tôi quyên góp cho Thủy Tiên vì cô ấy đến tận nơi, trao tận tay và giờ cán bộ lại lấy cớ chủ trương lạc hậu mà thu lại. Chính vì thế từ đầu, chúng tôi không chọn quyên tiền cho Mặt trận Tổ quốc".
Có người còn đặt vấn đề về pháp luật, cho rằng Thủy Tiên tặng tiền cho dân thì đó là tài sản hợp pháp của người dân. Vì vậy, việc cán bộ chỉ vịn vào chủ trương để thu lại tiền của dân là hành vi xâm phạm tài sản.
Năm 2016, người dân của thôn Trung Thôn, xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình cũng bị thôn thu lại 400 nghìn đồng sau khi được nhận 500 nghìn đồng của đoàn cứu trợ từ TP HCM với lý do chia lại cho những hộ dân khác cũng bị thiệt hại trong thôn.
Tuy nhiên, sau khi vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận, chính quyền thị xã Ba Đồn đã chỉ đạo trả lại cho các hộ số tiền trên.
Dù nhiều người phản đối gay gắt cách làm, chủ trương của cán bộ xã thôn Ngọa Cương nhưng vấn đề trao tiền mặt có giá trị từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng của Thủy Tiên cũng gây phản ứng trái chiều, cho rằng việc này sẽ dễ dẫn đến chuyện "dân vòi tiền".
Một người làm thiện nguyện lâu năm nói với BBC: "Việc Thủy Tiên quyên góp được hơn 150 tỷ thể hiện được sức mạnh xã hội dân sự, tình người trong nguy khốn. Tôi cũng rất quý tấm lòng của cô ca sĩ khi có mặt trong lúc mưa lũ ở nhiều tỉnh thành và bây giờ quay lại miền Trung ngay bão số 9. Tuy nhiên, làm từ thiện kiểu rải tiền như Thủy Tiên cơ bản là giải tỏa tâm lý lúc đó chứ hiệu quả lâu dài thì không có. Dù Thủy Tiên có nói sẽ hướng đến việc xây lại nhà bị sập do lũ và xây nhà chống lũ cho người dân nhưng cô cũng khẳng định 150 tỷ, số hộ cần giúp tới hàng nghìn thì cũng như 'muối bỏ bể' nên càng cần cân nhắc kỹ".
Trước đó, việc nữ ca sĩ trao trực tiếp số tiền 200 triệu cho một ông cụ để trả nợ ngân hàng vì mất trắng sau lũ cũng gây tranh cãi trong dư luận.
CHỤP MÀN HÌNH. Bình luận về việc Thủy Tiên trao 200 triệu cho ông cụ trả nợ ngân hàng. |
Cụ thể, một số người cho rằng Thủy Tiên làm như vậy là không công bằng với những hộ dân khác và cho rằng Thủy Tiên quá tin người. Có tài khoản cho rằng: "Thủy Tiên nên có bước xác minh hoặc cho người đưa ông cụ đến ngân hàng để trả nợ. Hơn nữa, việc trao trực tiếp 200 triệu tiền mặt cho ông cụ nhà cửa đã không còn thì càng nguy hiểm cho ông".
Một số người khác ý kiến rằng cô đã sử dụng tiền sai mục đích: "Tiền người dân quyên góp cho Thủy Tiên là để giúp người dân khỏi cái đói, cái rét và có chút vốn thiết lập lại cuộc sống sau lũ chứ không phải cho người khác trả nợ".
Tuy nhiên, phần đông người vẫn ủng hộ nữ ca sĩ và cho rằng cô hành động đúng đắn.
CHỤP MÀN HÌNH. Thủy Tiên và Công Vinh trao 200 triệu cho bác nông dân mất trắng tài sản sau lũ để trả nợ. |
Đáp lại dư luận, hôm 29/10, nữ ca sĩ đã đăng bài viết xác nhận ông cụ đã đến ngân hàng trả nợ số tiền 200 triệu và nói: "Mình nghĩ là khi con người ta đã vào đường cùng thì một là cứu, hai là không… Một quyết định có thể thay đổi cuộc đời con người ta. Mà ông phải như nào thì cả làng cả xóm ai cũng nói vào cho ông, lúc ông cầm 200 triệu cả làng xóm ai cũng mừng cho ông cả".
Trước đó, nhà báo Hoàng Hường viết trên Facebook cá nhân về việc làm từ thiện của Thủy Tiên:
"Trong bối cảnh đầy hoang mang, thật giả lẫn lộn này, thì có thể coi Thủy Tiên (nói hơi to tát) như "tài sản quốc gia" vì cô đang giữ giá trị niềm tin. Nếu giá trị ấy sụp đổ, thì nạn nhân bão lụt không chỉ mất đi một "cô Tiên", mà cộng đồng lại một lần tổn thương và "tài nguyên thiện nguyện" sẽ không được bảo vệ và khai thác hiệu quả. Thiệt hại cuối cùng sẽ là những người cần được hỗ trợ như các nạn nhân thiên tai và những người yếu thế".
GETTY IMAGES. Một người phụ nữ ở Hải Lăng, Quảng Trị ôm thùng mì được quyên tặng hôm 16/10 (ảnh minh họa) |
Vì lẽ đó, bà Hoàng Hường gợi ý Thủy Tiên nên lập một đội ngũ, bao gồm luật sư, người làm truyền thông, kế toán… hỗ trợ mình và kết nối với những chuyên gia và lan tỏa mạng lưới cộng đồng thành cánh tay nối dài để việc giúp đỡ người dân được công bằng, minh bạch: "như qua nhiều năm, vẫn có hiện tượng những gia đình gần trục giao thông, hoặc bỗng nổi lên trên truyền thông với câu chuyện xúc động nào đó, lập tức hút hầu hết nguồn tài trợ, trong khi những nơi khác không có".
Bà Hường cũng đề xuất Thủy Tiên có thể áp dụng công nghệ, lập thành bản đồ có số liệu, hộ dân, các vùng ngập nặng để việc từ thiện triệt để hơn: "Các đoàn thiện nguyện sẽ đánh dấu những làng, thậm chí những hộ đã cứu trợ; các đoàn sau sẽ tìm địa điểm khác, tránh chồng chéo. Công việc sẽ được phân bổ hợp lý, và minh bạch hơn. Phần mềm này sẽ được lưu lại để dùng cho các đợt sau nữa".
Trả lời BBC News Tiếng Việt trước đó, PGS. TS Phạm Hùng Cường, giảng viên Bộ môn Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội và kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, nguyên Viện trưởng Viện Kiến trúc Việt Nam cũng đưa ra mô hình nhà chống lũ đơn giản, giá rẻ và hy vọng hợp tác với Thủy Tiên để xây cho bà con miền Trung.
25/10/2016 11:22 GMT+7 - tuoitre
TTO - Khi đoàn từ thiện vừa đi khỏi, cán bộ thôn Trung Thôn đã đến từng hộ vừa được nhận tiền cứu trợ bão lũ 500 ngàn đồng/hộ yêu cầu nộp lại 400 ngàn đồng.
Hai cụ Phạm Thị Quyên và Nguyễn Thị Duyền, trú thôn Trung Thôn cùng được nhận 500 ngàn đồng của đoàn cứu trợ nhưng sau đó bị thôn thu lại 400 ngàn - Ảnh: Đ.T |
Trưa 25-10, ông Phạm Quang Long - chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình cho biết đã chỉ đạo chính quyền xã Quảng Trung buộc cán bộ thôn Trung Thôn (thuộc xã này) phải trả lại toàn bộ số tiền cứu trợ đã thu của dân.
Trước đó, theo phản ánh từ nhiều người dân thôn Trung Thôn, vào ngày 22-10, có một đoàn từ thiện tại TP.HCM đã đến thăm và tặng 40 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và bị ngập nặng trong đợt lũ vừa qua tại thôn này mỗi hộ 500 ngàn đồng.
Danh sách 40 hộ này được cán bộ thôn lập trên cơ sở đề nghị của đoàn từ thiện trước đó. Đó là các hộ nghèo, neo đơn và người khuyết tật.
Tuy nhiên, khi đoàn cứu trợ vừa trao quà xong và rời khỏi địa phương, cán bộ thôn đã đến tận nhà những hộ dân vừa được nhận tiền cứu trợ yêu cầu các hộ này bớt lại mỗi hộ 400 ngàn đồng. Một số hộ thấy vô lý không đồng ý thì cán bộ thôn dọa sẽ “cắt phần” trong những đợt hàng cứu trợ sắp tới.
Ông Lê Văn Luận - phó thôn Trung Thôn xác nhận việc thu lại của dân mỗi hộ 400 ngàn là có thật. Ông Luận nói lý do làm vậy là để chia lại cho những hộ dân khác cũng bị thiệt hại trong thôn.
“Việc chúng tôi thu lại 400 mỗi hộ là để lấy mặt bằng toàn bộ, sau đó cân bằng mặt hàng rồi lập danh sách chia đều cho dân”, ông Luận nói.
Ông Phạm Quang Long cho biết, đây là việc làm hoàn toàn sai nên khi nghe thông tin chính quyền thị xã Ba Đồn đã chỉ đạo trả lại cho các hộ đã được cứu trợ ngay.
Theo báo cáo của Đảng ủy xã Quảng Trung thì trong sáng nay thôn Thung Thôn đã đến từng nhà để trả lại tiền đã thu của họ.
QUỐC NAM
4 tháng trước - webtretho
Vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh vẫn đang tích cực phát tiền cho bà con tại các tỉnh miền Trung, hỗ trợ bà con vùng lũ tái thiết cuộc sống. Ngày hôm qua trên MXH có xôn xao một dòng trạng thái của một người dân cho rằng ngay sau khi nhận tiền từ ca sĩ Thủy Tiên phát đã bị cán bộ thôn thu lại, đã gây ra làn sóng tranh cãi và thông tin trên trang báo Quảng Bình đưa tin, cán bộ thôn đã lên tiếng về vụ việc lùm xùm này.
Ảnh chụp màn hình báo Quảng Bình. |
Sáng 29-10-2020, tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” đăng dòng trạng thái “Nhà mình ngập lụt được Thuỷ Tiên về ủng hộ tiền nhưng đã bị thôn thu lại. Thật sự mình không đồng ý. Chuyện này mình sẽ đi hỏi tận nơi”. Thông tin sau khi đăng tải đã thu hút rất nhiều người bình luận, chia sẻ và thể hiện thái độ bất bình, không đồng tình với cách làm của chính quyền địa phương.
Trước đó, ngày 28-10-2020, ca sĩ Thuỷ Tiên đã về xã Cảnh Hoá (Quảng Trạch) trao quà ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do đợt lũ lụt xảy ra vào tháng 10-2020 cho 703 hộ, mỗi hộ 6 triệu đồng; riêng thôn Ngoạ Cương có 69 hộ được hỗ trợ. Sau khi các hộ dân được trao số nói trên, Ban cán sự thôn Ngoạ Cương đã thu lại toàn bộ.
Thông tin đăng tải trên tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” sáng ngày 29-10-2020 |
Là một trong những thôn có địa thế trũng thấp của xã Cảnh Hoá, khi có lũ lụt, thôn Ngoạ Cương thường bị ngập úng và thiệt hại khá nặng. Hàng năm, khi có thiên tai xảy ra, nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đến cứu trợ.
Để đảm bảo sự công bằng, hài hoà và giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, những năm trước đây, ban cán sự và người dân thôn Ngoạ Cương đã bàn bạc, đi đến thống nhất chủ trương, khi có các hoạt động cứu trợ bão lụt, đối với hàng hoá thì người dân được hưởng, còn tiền mặt thì thôn sẽ thu lại. Cuối đợt, Ban cán sự thôn sẽ họp bàn với người dân bình xét, cân đối và phân chia lại cho từng hộ, trong đó ưu tiên cho những hộ gia đình bị thiệt hại nặng.
Lần này, với số tiền ủng hộ của ca sĩ Thuỷ Tiên, ban cán sự thôn cũng thực hiện như những năm trước đây. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt, tìm hiểu kỹ thông tin, chủ tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” đã vội vàng đăng tải thông tin nên gây hiểu nhầm, phản ứng trong dư luận và cộng đồng mạng.
Sau khi được ban cán sự thôn giải thích cặn kẽ vào lúc 14h30 cùng ngày, chủ tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” đã gỡ bỏ thông tin đăng tải và đăng thông tin đính chính.
Thông tin đính chính trên tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” chiều ngày 29-10-2020 |
Hiện nay, để sớm khắc phục hậu quả thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra, ổn định cuộc sống, sinh hoạt, người dân Quảng Bình rất cần sự chung tay giúp đỡ, sẻ chia của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm.
Việc đăng tải thông tin về hoạt động cứu trợ rất cần sự cẩn trọng, chính xác, tránh hiểu nhầm, gây phản ứng, bức xúc trong người dân, tránh bị sơ hở, thiếu sót, không để các đối tượng xấu lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá, làm ảnh hưởng đến hoạt động thiện nguyện và uy tín của cấp uỷ, chính quyền các cấp.
Hiện ca sĩ Thủy Tiên cũng đã lên tiếng về vụ việc, cho biết sẽ đi xác minh thông tin.
Ảnh tổng hợp |
Dẫn tin từ báo Quảng Bình
Vụ cán bộ thôn ăn chặn tiền cứu trợ lũ lụt: không thể cứ trả lại tiền là coi như xong chuyện!
Sáng nay em vừa đọc được cái tin làm em thấy phẫn nộ vô cùng: Cán bộ thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình ngang nhiên ăn chặn tiền cứu trợ bão lũ của bà con trong thôn. Đoàn từ thiện vừa rời khỏi thôn này là mấy ông cán bộ từ trong xó chui ra mò đến nhà của từng người dân bắt họ nộp lại 80% tiền cứu trợ nhận được. Mỗi hộ gia đình nhận được 500k từ đoàn từ thiện thì phải nộp cho thôn hết 400k rồi.
Thôn Trung Thôn (Quảng Bình) là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất vì bão lũ. Nguồn: Internet
Đến các cụ già cũng phải nộp "tô". Nguồn: Internet
Đến chiều em lại đọc thấy một cái tin khác còn khiến em ứa gan hơn: “Theo báo cáo của Đảng ủy xã Quảng Trung thì trong sáng nay thôn Thung Thôn đã đến từng nhà để trả lại tiền đã thu của họ”. Ăn chặn đồng tiền cứu nguy cho bà con đang khốn khổ vì thiên tai đã đời rồi nói trả lại là coi như xong chuyện, như thể chưa có việc gì từng xảy ra? Đây là hành vi của quân ăn cướp, phải điều tra và truy cứu cho đến cùng!
May mà ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa cho biết: "Chúng tôi đang cho kiểm tra. Nếu sự việc xảy ra đúng như vậy thì cách chức ngay những cán bộ này chứ không nói gì nữa". Phải như thế để tránh cho mấy con sâu làm rầu nồi canh!
Đúng thật là đã nghèo còn mắc cái eo, người dân mình khi nào thì mới hết khổ, đã bị thiên tai quần rồi lại bị “nhân tai” quần, hết cái khổ này rồi đến cái khổ khác, hết cái “tròng” này lại đến cái “tròng” khác. Không hiểu sao vụ việc này lại khiến em nhớ đến cái câu ca dao: “Con ơi nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” các chị ạ!
Người dân thôn Trung Thôn cứ như sống trong xã hội phong kiến làng xã hồi hai ba thế kỷ trước với cái nguyên tắc vận hành là “phép vua thua lệ làng”. Có gì cũng phải nộp cho làng, từ con gà đến nắm thóc, làm trái lệ làng là sẽ bị phạt vạ và hiển nhiên là những “miếng” ngon nhất trong làng phải về phần bọn hương hào tiên chỉ.
Em không hề nói quá lên chút nào đâu các chị ạ. Những người dân thôn Trung Thôn phản ứng trước yêu cầu nộp tiền cứu trợ vô lý của cán bộ thôn đều bị “dọa” cắt phần cứu trợ lần sau. Làm cán bộ, không giúp gì được cho dân thì đừng có sách nhiễu, bòn rút của người dân như thế. Ở thời điểm người dân đang lao đao khốn đốn vì thiên tai bão lũ, hành động này hèn hạ, vô lương lắm!
Giả sử nếu cộng đồng mạng và các phương tiện truyền thông không phản ánh những điều sai trái của cán bộ thôn Trung Thôn, tỉnh Quảng Bình thì chắc người dân có kêu rát cổ họng cũng chẳng ai nghe, vì những kẻ bòn rút, ăn chặn của họ lại là những người có chức trách gần gũi với họ nhất: cán bộ thôn!
Thứ Ba, 25/10/2016, 16:50 [GMT+7] - baoquangbinh
(QBĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch UBND xã Quảng Trung (thị xã Ba Đồn) cho biết: trong sáng nay (25-10), UBND xã Quảng Trung đã chỉ đạo Ban công tác Mặt trận thôn Trung Thôn trả lại toàn bộ số tiền cứu trợ đã truy thu của các hộ dân.
Trước đó, ngày 22-10, có một đoàn từ thiện ở TP. Hồ Chí Minh đến trao 40 suất quà cho các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Trung Thôn, mỗi suất quà gồm 500.000 đồng tiền mặt. Tuy nhiên, khi đoàn cứu trợ vừa rời khỏi địa phương thì lãnh đạo thôn Trung Thôn đã tự ý cử cán bộ đến tận các gia đình và thu lại mỗi hộ 400.000 đồng từ số tiền hỗ trợ trên với lý do là để "chia đều" cho toàn bộ người dân. Đây là việc làm tự phát và gây bất bình đến các hộ dân và dư luận trong những ngày qua.
Nắm bắt được thông tin trên, ông Phạm Quang Long, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn đã có chỉ đạo khẩn đến lãnh đạo xã Quảng Trung và yêu cầu phải chấn chỉnh, buộc cán bộ thôn trả lại toàn bộ số tiền cứu trợ đã truy thu này.
P.V
GU1008 - 4 tháng trước - webtretho
Thủy Tiên thẳng thắn nói về chuyện người dân bị thôn thu lại tiền cứu trợ khiến nhiều người bức xúc.
Thủy Tiên cật lực phát tiền cứu trợ cho người dân vùng lũ |
Sau nhiều ngày có mặt miền Trung để hỗ trợ và phát tiền cho người dân bị thiệt hại nặng nề sau bão lũ, Thủy Tiên đã chia sẻ dòng trạng thái rất dài trên trang cá nhân để nói về những luồng thông tin thật hư trái chiều trong thời gian vừa qua. Một phần trong dòng trạng thái Thủy Tiên thẳng thắn nói về chuyện người dân bị thôn thu lại tiền cứu trợ.
Thủy Tiên thẳng thắn nói về chuyện người dân bị thôn thu lại tiền cứu trợ |
Nói về việc thôn Ngọa Cương thu lại tiền sau khi đoàn từ thiện trao tặng, Thủy Tiên chia sẻ: “Sau khi nghe thông tin và báo chí nhắn gọi liên tục, mình có nhờ anh Vinh gọi nhờ Bí thư tỉnh giúp đỡ. Đang bận họp nhưng anh cũng hỗ trợ cho công an xác minh lại thông tin gây hoang mang dư luận. Sau đó xã huyện có báo đó là lệ làng bao năm nay, họ tự thỏa thuận với nhau. Phép vua thua lệ làng, ai có gì cũng phải chia đều.
Nhưng mình cũng lo lắng nên nhờ người check lại thông tin 1 vài nhà đã nhận tiền xem có thật sự họ đồng ý hay có ẩn khuất gì không. Sau khi xác minh kín vài người, team có ghi âm lại, do họ sợ tẩy chay nên không ai dám cho ghi hình chỉ cho ghi âm. Họ bảo từ trước nay trong thôn luật ai cũng phải chia đều như thế, 50 nghìn - 100 nghìn họ cũng phải chia. Nhưng do lần này lũ lụt nhiều mất mát nhiều, 6 triệu đối với họ là quá lớn để chia ra cho những hộ khác không bị ngập hay không ảnh hưởng nhiều.
Người dân vui mừng khi nhận được sự giúp đỡ của Thủy Tiên từ tiền quyên góp của nhà hảo tâm |
Họ không muốn chia, nhưng họ không dám nói ra vì sợ tẩy chay. Nếu ai quay hình, họ vẫn phải nói ủng hộ chia tiền theo luật thôn dù trong lòng không mong muốn. Nên đoàn từ thiện của Thủy Tiên có xin lại danh sách của thôn để có hướng xử lý, vì trước khi đưa tiền Tiên đã dặn mọi người trước mặt ủy ban xã nếu đưa lại cho ai thì Tiên sẽ thu lại toàn bộ tiền.
Để đảm bảo tính công bằng minh bạch, Tiên xin danh sách để xử lý đúng những gì mình đã thống nhất từ đầu. Nhưng sáng hôm sau may mắn là các lãnh đạo huyện đã rất kịp thời hỗ trợ, tiền đã trả về cho người dân bị thiệt hại thật sự. Lãnh đạo huyện họ cũng trân trọng tấm lòng của người dân cả nước gửi về nên không vì việc nhỏ này mà làm dư luận buồn.
Thủy Tiên quyết liệt làm theo quy chuẩn của chính mình |
Ở trong việc này thật ra thì thôn trưởng hay là tất cả mọi người dân làng ai cũng có cái lý đúng của họ, không ai sai cả, nhưng thôn có luật của thôn, thì người hỗ trợ cũng có luật của người hỗ trợ. Chẳng ai sai, mà ở đây cái gì là quan trọng hơn vào lúc này mà thôi”, Thủy Tiên thẳng thắn nói về chuyện người dân bị thôn thu lại tiền cứu trợ.
Thủy Tiên chia sẻ quan điểm trên trang cá nhân |
Sau sự việc của Ngọa Cương, Thủy Tiên cho biết, cô bị chửi nhiều nhất dù không phải là người sai. Cô tâm sự: “Tiền bị chia đều ra con cháu người bị thiệt hại kêu oan trên Facebook thì những người ủng hộ tiền quỹ hỏi “Sao Tiên lại đi cho sai đối tượng mà không xử lý? sao không làm gì đi?”. Còn khi tiền được xử lý trả về chính chủ thì Tiên bị con cháu dân trong làng lẽ ra được chia tiền chửi “không có tình người, không có chị thì dân làng có chết đâu mà” trong khi mình chỉ ngồi im thở và làm việc muốn chết đi sống lại luôn không dám ho he tiếng nào luôn”.
Thông tin này được nhiều đơn vị truyền thông chia sẻ |
Nguồn tin & ảnh: Tổng hợp
Thông báo của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam. FB.UK in Vietnam/ RFA Edited |
Đại sứ quán Anh ở Việt Nam ngày 17/2 đưa ra cảnh báo đến các công dân của họ đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội rằng tình trạng tấn công người nước ngoài gia tăng đáng kể ở thủ đô Việt Nam.
Cảnh báo vừa nêu được đăng trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Anh. Cụ thể, thông báo nêu rõ gần đây có sự gia tăng mạnh số lượng trình báo về các vụ tấn công: gồm các vụ hiếp dâm hay tấn công tình dục xảy ra đối với người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Cảnh báo của Đại sư quán Anh có đoạn “Chúng tôi nghiêm túc tiếp nhận bất cứ trình báo nào về các vụ hiếp dâm hoặc tấn công tình dục và xử lý chúng một cách đáng tin cậy. Công dân Anh quốc có thể gọi điện để nhận sự trợ giúp của chúng tôi bất cứ lúc nào, dù là ngày hay đêm”.
Cơ quan đại diện ngoại giao này còn bảo đảm bất cứ điều gì trình với họ đều được giữ bí mật tối đa, và sẽ giúp liên lạc với gia đình, bạn bè nếu có yêu cầu. Ngoài ra, họ sẽ cung cấp thông tin về cảnh sát địa phương và các thủ tục y tế.
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài cảnh báo về tình trạng trên tại Việt nam. Hồi tháng 9/2020 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng phát cảnh báo dành cho công dân Hoa Kỳ về khả năng họ có thể bị tấn công tình dục khi sử dụng các dịch vụ vận chuyển hành khách không chính thức tại Việt Nam.
24/02/2021 - voatiengviet.com
Vừa thấy mục tiêu, tên trộm đã dùng cây gậy dài ra tay tàn độc.
Đoạn clip do camera an ninh trong khu phố ghi lại. Vào khoảng 2h46, hai tên trộm phát hiện mục tiêu và nhanh chóng ra tay. Một tên ngồi trên xe máy canh chừng để đồng bọn dùng cây chích điện lộng hành.
Tên này nhắm và chích nhiều lần trúng vào con vật đến khi nó bất động. Hai tên quay xe bỏ trốn trong vỏn vẹn vài giây.
Cảnh trộm chó dã man giữa đêm, cây gậy chích điện khiến tất cả "lạnh gáy"
Thủ đoạn tàn ác của hai tên trộm khiến người xem không khỏi bức xúc. Số đông cho rằng phải có biện pháp cứng rắn để hạn chế tình trạng trộm chó nhức nhối này.
"Nhìn cái cây chích điện dài mà tôi phát sợ. Người dân chẳng dám đuổi theo, e rằng chúng sẽ làm liều", tài khoản Hùng Phạm bình luận.
"Hai tên trộm nhìn khá trẻ, có trang bị đèn pin và hung khí bắt chó, chứng tỏ có nghề rồi. Ra tay rất lẹ và chạy trốn cũng rất nhanh. Các chủ chó cũng nên thận trọng, để vật nuôi chạy rông thế kia thì chẳng trách bị trộm", một dân mạng khác nhận xét.
Không rõ động cơ là gì, nhưng hành động của nam sinh đã khiến nhiều người phẫn nộ và chỉ trích dữ dội.
Mới đây, cư dân mạng xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh nam học sinh thẳng tay tát cô giáo ngay tại lớp học. Không rõ mâu thuẫn hay động cơ của nam học sinh trước đó là gì, nhưng hành động tát cô giáo đã khiến nhiều người phẫn nỗ và bày tỏ sự chỉ trích dữ đội.
Đoạn video dài 16 phút ghi lại cảnh học sinh này đi từ cuối lớp lên bục giảng và tát cô giáo, dù cô đã đưa tay đỡ. Sau khi tát cô giáo xong, học sinh này thản nhiên bỏ về chỗ ngồi. Hành động của nam sinh đã khiến cư dân mạng lên án dữ dội. Ngay khi vừa xuất hiện, đoạn video đã thu hút gần hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ. Đa phần đều thể hiện sự bàng hoàng trước động thái ấy của nam sinh.
– Không thể chấp nhận được, nhất là trong môi trường giáo dục, đề nghị xử lí nghiêm nam sinh này.
– Bất kể lí do là gì, động tay động chân trong trường học là không chấp nhận được.
– Quá sức tưởng tượng. Cần kỉ luật những học sinh có thái độ như thế này.
– Nhiều người nói là đùa giỡn nhưng mình nghĩ không phải, nhìn hành động đỡ của cô giáo mà biết ngay.
Tôn sự trọng đạo là truyền thống giáo dục của Việt Nam. Hành động thẳng tay của nam sinh này quả thật khó chấp nhận được. Nhiều cư dân mạng cũng đã bày tỏ ý kiến cho rằng video trên là dàn dựng. Chưa rõ thực hư ra sao, hiện đoạn clip trên đã thu hút hàng nghìn lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Nguồn SAOSTAR.VN
Feb 18, 2021 - nguoi-viet.com
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo CSVN đang ráo riết phối hợp với các cơ quan hữu trách xác minh tính xác thực của một video clip một nam sinh tát cô giáo đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội, gây chấn động xã hội.
Liên quan đến clip “Học sinh tát cô giáo” ngay trên bục giảng, tối 18 Tháng Hai, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho biết đã chỉ đạo các Sở Giáo Dục “rà soát, kiểm tra các đơn vị trường học ở địa phương.” Đồng thời, đề nghị các cơ quan hữu trách giúp “xác minh tính xác thực” về nội dung của clip này.
Nam sinh tát giáo viên trước sự chứng kiến của nhiều bạn học. (Hình: Pháp Luật Việt Nam) |
“Nếu nội dung clip trên được xác minh là có thật, Bộ Giáo Dục sẽ chỉ đạo Sở Giáo Dục, nhà trường liên quan tiến hành xử lý nghiêm khắc học sinh theo quy định hiện hành của ngành giáo dục và quy chế của cơ sở giáo dục,” báo Dân Trí dẫn lời vị đại diện Bộ Giáo Dục cho biết.
Động thái trên được đưa ra khi chiều 17 Tháng Hai, cộng đồng mạng bất bình và liên tục lan truyền một video clip ghi lại cảnh một nam sinh hỗn xược, buông lời thô tục chửi rủa và vung tay tát vào mặt cô giáo do bị tịch thu điện thoại trước sự chứng kiến của bạn học cùng lớp.
Theo nội dung clip, trước đó không rõ chuyện gì đã xảy ra mà một nam sinh ngồi cuối lớp học đã liên tục nói bậy, sử dụng nhiều từ ngữ khó nghe. Các bạn học ngồi xung quanh không can ngăn mà bàng quan nhìn, thậm chí một số học sinh còn cười đùa, cổ vũ, trong khi thời điểm này cô giáo vẫn đang đứng trên bục giảng.
Mọi việc lên tới đỉnh điểm khi nam sinh này hô lớn “cô phải trả lại,” rồi chửi tục. Sau đó, đứng dậy bước lên bục giảng mặc bạn bè can ngăn “thôi, thôi.” Khi đến bục giảng, nam sinh chồm lấy điện thoại đang để trên bàn, đồng thời quay sang tát vào mặt cô giáo rồi quay lưng đi thẳng về chỗ ngồi trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
Nhiều người dự đoán sự việc xảy ra ở phía Bắc và đã lâu chứ không phải mới đây. Mặc dù chưa xác thực được tính chân thực của video này có thật hay không, song nhiều người bày tỏ thái độ phản đối quyết liệt.
Phản ánh với báo Người Lao Động, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, giáo viên trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh (quận 1, Sài Gòn), cho rằng đây là hành động không thể chấp nhận được, đi ngược lại truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Học sinh đang thể hiện “cái tôi” bằng cách sai lệch đạo đức, cần chấn chỉnh nghiêm khắc.
Còn thầy Võ Kim Bảo, giáo viên trường trung học cơ sở Nguyễn Du (quận 1, Sài Gòn), cho biết ông không nói nên lời khi xem xong clip, bởi hành động của nam sinh này đã vi phạm quy định trường học và gây ảnh hưởng rất lớn đến bản thân cô giáo. Bên cạnh đó, hành vi quay clip và phát tán lên mạng cũng cần xem xét xử lý.
“Uy tín của ngành giáo dục Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi tốc độ lan truyền của mạng xã hội là cực kỳ nhanh, nhiều học sinh xem được sẽ học theo. Tinh thần của cô giáo cũng sẽ bị ảnh hưởng, áp lực tâm lý khi tiếp tục giảng dạy ở lớp này,” thầy Bảo nhận định.
Ông Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc Hội CSVN, cho biết hành vi hỗn hào này khó có thể điều chỉnh được bằng giáo dục đạo đức thông thường, mà phải để pháp luật trừng trị.
“Hành vi ấy xâm phạm nghiêm trọng đến khách thể mà nhà nước cần bảo vệ, đó là mục tiêu giáo dục nhân cách con người có ích cho xã hội và bảo đảm duy trì trật tự xã hội,” ông Vân nói.
Tuy nhiên bà Lê Thị Thu, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy Ban Dân Số, Gia Đình và Trẻ Em, cho rằng “cần dùng tình thương để cảm hóa nam sinh tát cô giáo” nếu là sự thật.
“Tất nhiên vấn đề gì cũng có hai mặt, cần xem lại vì sao một học sinh lại dám đánh cô giáo. Người thầy, người cô cũng cần coi lại mình có đối xử, có vấn đề nào đó để học sinh bộc phát hành vi không thể chấp nhận được? Trong vấn đề giảng dạy giáo viên có vấn đề gì không?,” bà Thu đặt vấn đề.
Cận cảnh nam sinh tát cô giáo ngay trên bục giảng. (Hình: Người Lao Động) |
Trong khi đó, ông Đỗ Tất Thiên, phó trưởng Khoa Tâm Lý Học Trường Đại Học Sư Phạm ở Sài Gòn, lại cho rằng hành động quay phim mà chưa thể bảo vệ cô giáo cũng là điều đáng trách.
“Việc tổn thương trong cái tát tay có lẽ là 10, thì nỗi đau vì sự ứng xử trước những hành vi và ứng xử trước cái clip quay hình lại lên đến vài chục lần…,” ông Thiên nhận xét.
“Thời mình đi học, học sinh luôn sợ thầy cô một phép, đến cười đùa trong lớp cũng không dám chứ đừng nói tát thẳng mặt cô như thế này. Thật không thể tin nổi,” một độc giả chia sẻ với báo Pháp Luật Việt Nam. (Tr.N) [qd]
RFA 2021-02-18
Ảnh chụp màn hình video clip nam học sinh tát cô giáo. RFA |
Học sinh tát cô giáo
Mạng báo soha.vn, vào ngày 17/2, cho phát đi video clip với nội dung một nam sinh trung học phản ứng mang tính bạo lực khi bị cô giáo thu điện thoại trong giờ học.
Cậu học sinh đã lớn tiếng yêu cầu cô giáo trả lại điện thoại, chửi bậy trong lớp học. Đồng thời, cậu đi thẳng lên bàn của cô giáo để lấy lại điện thoại và tát vào mặt cô giáo trong sự sửng sốt của các bạn học cùng lớp.
Đoạn video clip dài 16 giây, thu lại hình ảnh phản ứng của nam học sinh có hành động tát vào mặt cô giáo cũng khiến nhiều người xem phẫn nộ.
Tôi là phụ huynh cũng giống như nhiều phụ huynh khác, từng chứng kiến những phụ huynh rất đau khổ nhiều trường hợp về phản ứng của con mình trong môi trường học tập. Có những đứa trẻ mà cha mẹ của chúng nghĩ rằng rất ngoan, rất giỏi ở nhà, nhưng trong trường thì thầy-cô giáo phàn nàn rằng con em của quý vị không được giỏi, không được tốt… |
---|
Ông Hùng, một phụ huynh |
Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng nam học sinh có hành động không thể chấp nhận được và qua hành động đó cho thấy đạo đức bị suy đồi, mà phụ huynh phải xấu hổ vì việc làm của con trai mình.
Ông Hùng, ở Sài Gòn, xem qua video clip và lên tiếng phân trần với RFA liên quan hành động vô đạo đức của nam học sinh trong video clip:
“Tôi là phụ huynh cũng giống như nhiều phụ huynh khác, từng chứng kiến những phụ huynh rất đau khổ nhiều trường hợp về phản ứng của con mình trong môi trường học tập. Có những đứa trẻ mà cha mẹ của chúng nghĩ rằng rất ngoan, rất giỏi ở nhà, nhưng trong trường thì thầy-cô giáo phàn nàn rằng con em của quý vị không được giỏi, không được tốt…Thứ hai nữa thì cũng phải xét lại yếu tố về thầy-cô giáo, chẳng hạn đối xử không tôn trọng qua cách nói năng nên dẫn đến các cháu có phản ứng. Theo tôi thấy thì đạo đức trong môi trường giáo dục hơi bị đi xuống. Điều đó làm cho thế hệ người lớn tuổi nhìn những cảnh đó mà đau lòng.”
Ảnh minh họa. AFP. |
Đạo đức bị suy đồi và trách nhiệm thuộc về ai?
Facebooker Hong Thai Hoang chia sẻ ý kiến cá nhân trên tài khoản Facebook rằng giáo dục như thế nào thì học sinh mới có những hành động phản kháng như thế, nếu xét theo một góc độ nào đó.
Facebooker Hong Thai Hoang kêu gọi ngành giáo dục tại Việt Nam hãy dừng lại cách giáo dục học sinh phải phục tùng, mà hãy nên để cho học sinh có quyền phản biện và bảo vệ mình và các em học sinh sẽ có cách để bày tỏ suy nghĩ của mình.
Một số ý kiến bày tỏ sự đồng thuận với ý kiến của Facebooker Hong Thai Hoang và cho rằng trẻ con và học sinh ở trong một môi trường bạo lực thì cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự bạo lực đó.
Tôi cho rằng sự việc này rất cá biệt vì ở Việt Nam hiếm khi nào thấy học sinh đánh lại giáo viên. Thế nhưng người ta đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nói chung, theo tôi thì cũng không hoàn toàn. Cụm từ ‘hệ thống giáo dục” mang ý nghĩa giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong gia đình, giáo dục trong xã hội mới dẫn đến hình thành đạo đức con người. Tôi cho rằng dù Việt Nam hay các quốc gia phát triển thì vẫn có những học sinh cá biệt và có thể phản ứng như vậy |
---|
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa |
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một giáo viên được biết nhiều về thái độ chống tiêu cực trong ngành giáo dục ở Việt Nam, vào tối ngày 18/2 nêu lên quan điểm của ông:
“Tôi cho rằng sự việc này rất cá biệt vì ở Việt Nam hiếm khi nào thấy học sinh đánh lại giáo viên. Thế nhưng người ta đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nói chung, theo tôi thì cũng không hoàn toàn. Cụm từ ‘hệ thống giáo dục” mang ý nghĩa giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong gia đình, giáo dục trong xã hội mới dẫn đến hình thành đạo đức con người. Tôi cho rằng dù Việt Nam hay các quốc gia phát triển thì vẫn có những học sinh cá biệt và có thể phản ứng như vậy.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng trường hợp nam học sinh tát cô giáo cần được xử lý nghiêm khắc cảnh cáo làm gương, nếu học sinh đủ tuổi theo quy định pháp luật. Nếu như học sinh nhận thức đó là lỗi của em thì cần thiết phải giáo dục cho em, chứ cũng không nhất thiết phải xử lý em đến tận cùng.
Ông Hùng nói với RFA rằng nếu như cậu học sinh trong video clip là con của ông thì ông sẽ dẫn con đến xin lỗi cô giáo và ông mong muốn có sự nối kết chặt chẽ hơn giữa nhà trường và phụ huynh.
“Nếu có được sự quan tâm, chia sẻ và kết hợp được với giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Thầy cô gặp trực tiếp với phụ huynh, dù việc này cũng hơi khó. Bây giờ thời đại công nghệ thì có thể trao đổi qua thư từ, email, điện thoại về tính cách của học sinh. Hai bên trao đổi được với nhau thì sẽ giúp cho học sinh tốt hơn, nhằm nâng cao ý thức của những đứa trẻ sau này.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ra quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học và góp ý với giáo việc trong việc xử lý liên quan.
“Đó là một bài học nghiêm trọng chưa từng có ở Việt Nam. Qua đây, tôi cũng mong muốn thầy-cô giáo khi thu giữ điện thoại của học sinh thì cũng cần căn cứ vào tình hình. Trước hết hãy mở điện thoại ra xem các em đang sử dụng vào việc gì. Nếu các em đang dùng điện thoại để tra cứu dữ liệu cho việc học thì không cần xử lý. Hoặc các em dùng điện thoại để chơi, nhắn tin hay sử dụng vào những việc không liên quan thì thu giữ điện thoại của học sinh trong trạng thái nhẹ nhàng và nhắc nhở học sinh, cho học sinh biết điện thoại sẽ bị giữ trong một thời gian nhất định.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh giáo viên cần tránh việc tịch thu điện thoại vì đó là tài sản cá nhân của học sinh và phụ huynh. Không một thầy, cô và nhà trường nào nào được phép tịch thu điện thoại của học sinh bởi đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng việc hướng dẫn và nhắc nhở học sinh cần hiểu biết sử dụng điện thoại một cách hữu ích trong lớp học là điều cần thiết hơn hết.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 18/2, dẫn lời đại diện của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Công an phối hợp trong việc xác minh tính xác thực của video clip nam học sinh tát vào mặt cô giáo trong lớp học.
Đại diện của Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết thêm rằng trong trường hợp nội dung của video clip là có thật thì Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ xử lý nghiêm khắc theo quy định của ngành và quy chế của sở giáo dục.
Tin, bài liên quan
8-02-2021 - nld.com.vn
(NLĐO) - Trong khi bà Lê Thị Thu, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cho rằng cần dùng tình thương để cảm hóa nam sinh tát cô giáo (nếu là sự thật) thì đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng hành vi hỗn hào này khó có thể điều chỉnh được bằng giáo dục đạo đức thông thường mà phải để pháp luật trừng trị.
Từ chiều 17-2, cộng đồng mạng xôn xao liên tục lan truyền clip ghi lại hình ảnh một nam sinh thẳng tay tát cô giáo giữa lớp học vì bị cô giáo tịch thu điện thoại.
Không nói nên lời khi xem xong clip!
Cụ thể, đoạn clip ghi lại hình ảnh nam sinh ngồi cuối lớp căng thẳng hô lớn "cô phải trả lại", chửi tục. Sau đó, nam thanh niên đứng dậy bước lên bục giảng mặc bạn bè can ngăn "thôi, thôi". Khi đến bục giảng, nam sinh cầm lấy chiếc điện thoại đang để trên bàn, quay sang tát cô giáo rồi quay lưng đi thẳng về chỗ ngồi. Vụ việc xảy ra chớp nhoáng, cô giáo không kịp phản ứng gì trong khi cả lớp ồ lên ngỡ ngàng.
Nhiều người dự đoán vụ việc xảy ra ở phía Bắc và đã lâu chứ không phải mới đây. Dù vậy, hầu hết các ý kiến lên án hành vi trên và đề nghị nhà trường có hình phạt thích đáng.
Tiến sĩ Đỗ Tất Thiên, Phó Trưởng Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Sư phạm TP HCM: "Cái đau của cái tát tay vẫn nhẹ hơn nhiều so với sự đau xót về các giá trị ứng xử và cách thức thể hiện trong cuộc sống"
Theo nội dung clip, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP HCM), cho rằng đây là hành động không thể chấp nhận được, đi ngược lại truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta. Học sinh đang thể hiện cái tôi bằng cách sai lệch đạo đức, cần chấn chỉnh nghiêm khắc.
Còn thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP HCM), cho biết ông không nói nên lời khi xem xong clip. Thầy Bảo cho biết sự thật nếu đúng như những gì trong clip thì cần xử lý nghiêm học sinh có hành vi xúc phạm thân thể, nhân cách giáo viên. Bởi hành động của học sinh này đã vi phạm quy định trường học và gây ảnh hưởng rất lớn đến bản thân cô giáo. Bên cạnh đó, hành vi quay clip và phát tán lên mạng cũng cần xem xét xử lý.
"Uy tín của ngành giáo dục Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi tốc độ lan truyền của mạng xã hội là cực kỳ nhanh, nhiều học sinh xem được sẽ học theo. Tinh thần của cô giáo cũng sẽ bị ảnh hưởng, áp lực tâm lý khi tiếp tục giảng dạy ở lớp này" - thầy Bảo nhận định.
Cô Loan, giáo viên tại quận Tân Phú, cho biết hành động của học sinh này cho thấy sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một số học sinh cá biệt.
Nam sinh tát cô giáo ngay trên bục giảng. Ảnh cắt từ clip |
Nên dùng tình thương để cảm hóa
Theo bà Lê Thị Thu, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, nếu nội dung trong clip là sự thật thì những người còn biết tôn sư trọng đạo thì không bao giờ chấp nhận. "Tất nhiên vấn đề gì cũng có hai mặt, cần xem lại vì sao một học sinh lại dám đánh cô giáo. Người thầy, người cô cũng cần coi lại mình có đối xử, có vấn đề nào đó để học sinh bộc phát hành vi không thể chấp nhận được? Trong vấn đề giảng dạy giáo viên có vấn đề gì không?" - bà Thu đặt vấn đề và nhấn mạnh: "Trẻ vị thành niên không phải là người lớn cũng không phải là trẻ em nên tâm sinh lý phát triển không được bình thường nên thầy cô cần quan tâm, hướng dẫn, dìu dắt để học sinh đi đúng hướng".
Bà Thu nhận định thời gian gần đây, đạo đức xã hội có phần xuống cấp khi ngày càng xuất hiện nhiều clip bạo hành nên việc giáo dục trong gia đình đóng vai trò cốt lõi, là nền tảng của xã hội. Tuy nhiên, việc giáo dục trong gia đình ở thời đại mới có phần bị xem nhẹ và đặt nặng trách nhiệm lên đôi vai người thầy, người cô. Về chế tài những học sinh vi phạm chuẩn mực, đạo đức và đánh thầy cô thì bà Lê Thị Thu cho rằng nhà trường cần phối hợp với gia đình có biện pháp giáo dục thích hợp để định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh, giúp học sinh nhận ra cái sai của mình.
"Tôi không bao giờ chấp nhận những hình thức kỷ luật nặng nề như buộc thôi học các cháu. Khi một sự việc xảy ra mà nhà trường buộc thôi học thì vô tình đã đẩy các cháu ra bên ngoài xã hội, là dấu ấn xấu trong cuộc đời của một đứa trẻ. Cô và thầy nên gần gũi hơn với học sinh để học trò có thể nói ra vì sao chúng lại hành động như vậy. Chỉ có tình thương, trách nhiệm mới cảm hóa được những trẻ chưa tốt, giúp chúng hoàn thiện nhân cách và phát triển thành người tốt sau này" - bà Lê Thị Thu chia sẻ.
Bình luận về vụ việc, Tiến sĩ Đỗ Tất Thiên, Phó Trưởng Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Sư phạm TP HCM cho rằng cần thiết phải nhìn nhiều mặt, tìm hiểu tận nguồn cơn và hơn hết là xem xét từ nhiều phía cũng như cả bối cảnh của tình huống. "Có thể cần tìm hiểu cái sai xuất phát từ đâu, vấn đề đang tồn đọng là gì trong mối quan hệ hai chiều nhưng chắc chắn nỗi niềm sẽ tồn đọng xâu xa trong tâm khảm chúng ta là xót xa cho nghề dạy học, xót đau cho nhân cách của một người trẻ…" - Tiến sĩ Thiên chua xót.
Về mặt ứng xử, theo ông Thiên, nếu đó là chuyện đã rồi, cô giáo vẫn phải bình tĩnh để người có nguy cơ bạo lực có cơ hội rời đi. Bởi phản ứng bạo lực tiếp theo dù là lời nói hay hành vi đều không thể hiệu quả. "Ngay sau đó, cần nhìn lại cả quá trình tương tác và giao tiếp, đối diện vấn đề một cách thật văn minh và khách quan, bao dung. Có thể sẽ có sự đánh giá nhiều chiều nhưng quan trọng nhất là chúng ta thấy mình đã hết lòng và hết sức…" - ông Thiên nhận định.
Đức trị không đủ sức răn đe
Trên trang cá nhân của mình, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cũng có những bình luận về vụ việc. Ông cho rằng việc học sinh ngang nhiên tát cô giáo chỉ vì bị thu giữ điện thoại trong lớp học là sự băng hoại đỉnh điểm về đạo đức xã hội. "Hành vi ấy xâm phạm nghiêm trọng đến khách thể mà Nhà nước cần bảo vệ, đó là mục tiêu giáo dục nhân cách con người có ích cho xã hội và bảo đảm duy trì trật tự xã hội".
Do đó, ông cho rằng không thể lấy quy phạm đạo đức để điều chỉnh sự xuống cấp, băng hoại trong các quan hệ đạo đức, mà phải sử dụng pháp luật để trừng trị mới đủ sức răn đe.
"Tất nhiên, sự hư hỏng của trẻ em không thể thoát ly vai trò, trách nhiệm của người lớn, đặc biệt, tấm gương của các nhóm chủ thể trụ cột, là các vị lãnh đạo, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Tương tự như vậy, cần rà soát lại các hành vi vi phạm khác trong quan hệ đạo đức giữa các thành viên trong gia đình với nhau, giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi trong xã hội, giữa thầy và trò trong nhà trường... đã đến mức báo động, phải trừng trị bằng pháp luật, thay vì các quy tắc xử sự bằng đạo đức không hiệu quả. Nếu lẫn lộn giữa đức trị và pháp trị, thì mục tiêu quản lý xã hội sẽ không đạt được, không thể tránh khỏi sự tha hoá, băng hoại về văn hoá, đạo đức như tình trạng đã và đang xảy ra" – ông Lê Thanh Vân viết.
Hành vi quay clip thật sự đáng trách Bà Lê Thị Thu cho rằng khi clip lan truyền trên mạng thì câu chuyện đã đi quá xa bởi vì đó không phải là phổ biến mà là cá biệt. Khi clip bị phát tán thì cả cô giáo và nam sinh đều cảm thấy bị tổn thương. "Cô giáo cũng cảm thấy rất tổn thương vì không biết tại sao lại như vậy và cảm thấy bị xúc phạm trên diện rộng, còn nam sinh cũng cảm thấy hối hận sau hành vi bộc phát đánh cô. Chắc chắn rằng sau khi hành động đường đột như vậy, nam sinh sẽ cắn rứt về chuyện đã xảy ra. Nếu clip trở thành dư luận lớn thì nó sẽ trở thành một lời phê phán rất nặng nề" - bà Thu nói. Cũng như vậy, ông Đỗ Tất Thiên cho rằng hành động quay phim mà chưa thể bảo vệ cô giáo cũng là điều đáng trách. "Việc tổn thương trong cái tát tay có lẽ là 10 thì nỗi đau vì sự ứng xử trước những hành vi và ứng xử trước cái clip quay hình lại lên đến vài chục lần…" - ông Thiên nhận xét. |
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Xin đừng lựa chọn sử dụng bạo lực cho những đứa trẻ
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra những sự việc đau lòng trong ngành giáo dục khi thầy cô sử dụng bạo lực đối với học sinh của mình. Mới đây nhất là hình ảnh cô giáo lớp 2/11 - trường tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh) có hành vi bạo lực với học sinh.
Xem hình ảnh được ghi lại, nhiều phụ huynh sững sờ, tức giận khi thấy giáo viên liên tục đánh, tát tai, mắng chửi học sinh. Mỗi khi học sinh làm sai, không hiểu bài, cô giáo lại gọi các em lên véo tai, tát và chỉ tay vào mặt mắng chửi.
Giáo viên liên tục véo tai học sinh (Ảnh cắt từ clip).
Câu chuyện một lần nữa lại gây bức xúc trong dư luận. Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên (Cố vấn giáo dục cấp cao của Tập đoàn Microsoft, Giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Một số người lớn kém cỏi, bực dọc trước những đứa trẻ thiếu tính tự giác, thiếu thông minh, chưa ngoan sẽ lựa chọn cách ứng xử dễ dàng đó là bộc lộ cảm xúc tiêu cực của mình, tước đi quyền làm người của đứa trẻ và sử dụng bạo lực với chúng.
Thầy cô giáo đánh học sinh lại biện minh rằng, đánh trẻ là có lý do, mục đích thì họ đã sai. Có lẽ, họ là những người thiếu phương pháp và chưa đủ tình yêu với học sinh. Nếu vậy, họ không nên lựa chọn nghề giáo mà hãy chọn những nghề không ảnh hưởng đến sự phát triển của người khác”.
Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên.
Theo chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên, những người lựa chọn ứng xử bằng bạo lực không hiểu rằng họ sẽ không bao giờ đạt được mục đích với bạo lực. Con người chúng ta luôn thực hiện hành vi bởi một trong ba lý do: Tạo ra sự sợ hãi, làm cho đối tượng hiểu ra vấn đề, làm cho đối tượng yêu thích vấn đề.
Là một người thầy, đứng trên mục giảng cần phải làm cho đối tượng - tức là học sinh của mình, thực hiện hành vi ở cấp độ hai và cấp độ ba của nguyên nhân hình thành hành vi. Có như vậy mới đạt được mục đích của giáo dục là làm cho con người có tính tự giác, tự chủ.
Vì vậy, xin đừng lựa chọn sử dụng bạo lực cho những đứa trẻ vì điều bạn mong muốn là đứa trẻ đó trở nên ngoan hơn và tự chủ hơn. Hãy cho ra một "sản phẩm" giáo dục tốt và đầy tình yêu thương chứ không phải một "sản phẩm" giáo dục chỉ biết dụng bạo lực để trấn áp người khác.
“Đừng lựa chọn sự dễ dàng, nếu không bạn có thể từ bỏ và bước ra khỏi nhà trường để lựa chọn một nghề nghiệp khác không làm hại đến con người.
Một bác sĩ không có nghề thì không nên đi chữa bệnh. Một kiến trúc sư không biết vẽ thì làm sao thiết kế những ngôi nhà? Một người thầy không có phương pháp giáo dục cũng không thể và không nên trở thành một người thầy.
Ranh giới của người thầy với một tội phạm rất mong manh, nó chỉ là cách mà bạn kiểm soát cảm xúc, hành vi, lời nói. Vì thế, mỗi người thầy hãy kiểm soát nó bằng trái tim ấm áp của mình...”, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên phân tích.
Cần giáo dục bằng tình thương
Cùng chia sẻ với PV báo điện tử Người Đưa Tin về vấn đề này, Ths. giáo dục Phạm Phúc Thịnh cho rằng: “Đã có rất nhiều vụ việc giáo viên bạo hành học sinh xảy ra nhưng đến nay nhiều giáo viên chưa coi đó là bài học vì dư luận luôn có hai luồng ý kiến. Nhiều người cho rằng giáo dục “mạnh” sẽ giúp học sinh ngoan hơn, nhưng cũng không ít người lên tiếng phản đối. Chính hai luồng ý kiến này đã một phần ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của giáo viên. Một số giáo viên vẫn dùng bạo lực để dạy học sinh của mình vì họ cho rằng họ không sai, vì có phụ huynh ủng hộ. Nhưng họ đâu biết, dùng bạo lực chính là phương pháp bế tắc nhất trong giáo dục".
Ths. giáo dục Phạm Phúc Thịnh.
Ông Phạm Phúc Thịnh còn chỉ ra, đôi lúc có những giáo viên lấy mục đích biện minh cho lý do, họ nói tôi làm như vậy là vì tôi thương học trò. Nhưng những giáo viên này đã quên mất một điều, trong giáo dục có hai con đường để rèn học sinh. Một con đường là sử dụng roi vọt, nhưng dường như nó đã quá cũ và không mấy ai áp dụng. Hai là người thầy ấy sẽ dùng yêu thương, sự chia sẻ, quan tâm để dạy dỗ học sinh của mình. Nhưng hiện nay, vẫn không ít giáo viên đi theo con đường đầy bạo lực, họ không dám thay đổi cả về tư duy lẫn hành động.
Cái sai này không chỉ ở giáo viên mà còn ở những người quản lý. Ngay từ đầu, những người quản lý khi đưa ra khẩu hiệu dạy học sinh bằng yêu thương thì cũng phải làm được. “Tôi nghĩ, những người làm quản lý phải hướng dẫn và giúp giáo viên đó làm quen với những cách giáo dục bằng tình thương. Quản lý là đừng nói lý thuyết mà không làm”, Ths. giáo dục Phạm Phúc Thịnh cho hay.
Tên cướp phi xe lại gần rồi giật phăng chiếc điện thoại khiến nam thanh niên đang ngồi uống cafe không kịp trở tay.
Sự việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 16/2 vừa qua lại một quán cafe trên đường số 10 (gần đường Tân Vinh, quận 4, TP. Hồ Chí Minh). Cụ thể vào thời điểm đó, một đối tượng mặc áo đỏ điều khiển xe máy tiến sát nam thanh niên đang vừa ngồi cafe vừa sử dụng điện thoại.
Thấy "con mồi" lơ là, tên này ra tay rất nhanh, giật phăng chiếc điện thoại rồi phóng xe biến mất trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh. Trong khi đó, nam thanh niên vội vàng chạy theo, hét thất thanh "cướp, cướp" trong sự vô vọng.
Được biết, thanh niên sau đó đã báo cho lực lượng chức năng.
Nam thanh niên bị giật phăng chiếc điện thoại khi đang ngồi uống cafe
Nam thanh niên đuổi theo tên cướp
Loạt ảnh cắt từ camera an ninh ghi lại phản xạ của nam thanh niên khi bị giật điện thoại khiến người ta không ngừng phấn khích, bình luận.
Camera an ninh khu vực đã ghi lại toàn bộ diễn biến của vụ giật điện thoại trong hẻm 91, đường Lê Văn Duyệt (Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh) và những hình ảnh cắt từ đoạn clip này sau khi chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành chủ đề "hot". Vụ giật điện thoại hy hữu và phản xạ cực nhanh của nam thanh niên liên tục được nhắc tới trên nhiều diễn đàn.
Theo đó, sự việc xảy ra vào khoảng 16h chiều ngày 13/2 (tức mùng 2 Tết). Lúc này, một nam thanh niên đang vừa ngồi uống cafe vừa sử dụng điện thoại. Phát hiện thấy "con mồi", 2 thanh niên đèo nhau trên xe máy từ từ tiến lại gần, đối tượng ngồi sau vươn tay ra với ý định giật điện thoại.
Thế nhưng pha giơ "bàn tay hư" không thể nhanh bằng phản xạ của thanh niên ngồi uống cafe. Cảm nhận được nguy hiểm, anh chàng đã vội thu tay lại, để điện thoại nép chặt vào lòng khiến đối tượng cướp giật không thể thành công.
Phát hiện thấy thanh niên vừa ngồi uống cafe vừa dùng điện thoại, 2 thanh niên chạy xe máy di chuyển tới gần với ý đồ cướp giật.
Đối tượng ngồi phía sau giơ "bàn tay hư" định giật điện thoại
Nhận thấy cô gái đang ngồi sử dụng điện thoại một mình trong ngõ, 2 đối tượng giả vờ lạc đường rồi lao tới cướp giật đồ.
Sự việc xảy ra trong một con ngõ nhỏ ở Thủ Đức (Tp. Hồ Chí Minh) vào khoảng 0h42' ngày 6/2 vừa qua và toàn bộ diễn biến đã được camera an ninh khu vực ghi lại.
Cụ thể vào thời điểm này, cô gái đang ngồi trước cửa nhà một mình và sử dụng điện thoại. 2 thanh niên đi xe máy vào trong ngõ, giả vờ lạc đường rồi từ từ tiến về phía "con mồi" đã ngắm sẵn. Một tên bất ngờ lao tới, cướp giật điện thoại trên tay cô gái.
Thế nhưng, cô gái cũng tỏ ra không hề hoảng sợ mà lao tới chống trả quyết liệt, giằng lại bằng được chiếc điện thoại rồi hô hoán "cướp, cướp!".
2 đối tượng liền nhảy lên xe rồi biến mất còn chiếc điện thoại vẫn ở lại với chủ của nó.
2 đối tượng giả vờ lạc đường rồi lao tới cướp điện thoại của cô gái
Sự manh động của nhóm cướp khiến nạn nhân không kịp trở tay.
Vụ cướp được camera hành trình của một ô tô ghi lại. Trưa ngày 13/2, trên cầu Nhị Thiên Đường, quận 8, TP HCM, 2 tên cướp đi xe máy tiếp cận mục tiêu và ra tay rất mau lẹ. Mặc đoạn đường khá đông đúc, chúng áp sát chiếc xe máy chở cặp đôi. Tên ngồi sau thò tay giật phăng chiếc dây chuyền trên cổ cô gái mặc áo dài. Quá kinh sợ, nạn nhân ôm chặt lấy người bạn trai để bảo vệ tài sản nhưng không kịp.
Cả hai ngã văng xuống đường, chưa rõ thương tích ra sao. Ngay sau pha cướp giật, chúng tăng tốc bỏ chạy khỏi hiện trường.
Hành động liều lĩnh và táo tợn của bọn cướp khiến người xem không khỏi kinh hãi.
"Đầu năm, các gia đình đi du xuân thường đeo trang sức làm đẹp, đây cũng là miếng mồi béo bở cho tụi cướp. Chúng chẳng từ thủ đoạn nào cả", thành viên Định Nguyễn bình luận.
"Sợ thật, vụ việc xảy ra chóng vánh chỉ trong vài giây, nạn nhân vừa mất của vừa bị ngã đau đớn. Hình như bọn cướp đi theo nhóm 2 xe máy. Chiếc xe đi sau cũng áp sát nạn nhân, định yểm trợ cho đồng bọn đấy!", một dân mạng khác nhận xét.
Nhiều người lưu thông trên đường thời điểm đó không khỏi hoảng sợ trước hành động của nam thanh niên.
Vào chiều ngày 14/2 (tức Mùng 3 Tết), một nam thanh niên cởi trần, đầu không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy chạy băng băng trên tuyến đường Tuyên Quang - Hà Giang. Chưa dừng lại, thanh niên thậm chí còn 2 tay cầm theo 2 dao "phóng lợn", có biểu hiện không được tỉnh táo khiến nhiều người lưu thông cùng thời điểm hoảng sợ, tìm cách tránh xa.
Đối tượng này chạy dọc tuyến đường QL2, đoạn từ Km23 - Km21. Một phần diễn biến của sự việc đã được camera hành trình ô tô ghi lại và sau khi chia sẻ lên mạng xã hội, đoạn clip nhanh chóng nhận nhiều sự chú ý.
Thanh niên điều khiển xe máy bằng chân, 2 tay cầm 2 dao "phóng lợn"
Vì chạy xe với tốc độ khá cao nên nam thanh niên không thể xử lý được tình huống, dẫn tới tai nạn.
Một phần diễn biến tình huống tai nạn đã được camera hành trình ô tô ghi lại và sau khi chia sẻ lên mạng xã hội, đoạn clip nhanh chón trở thành chủ đề tranh cãi khá rôm rả. Theo đó, một nam thanh niên điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao đã đâm trúng một ô tô đang rẽ phải.
Cú đâm khiến thanh niên bay văng qua nóc ô tô rồi ngã xuống đường. May mắn là anh chàng không gặp chấn thương gì nghiêm trọng.
Theo dõi đoạn clip, nhiều người cho rằng tình huống này vẫn chưa thể khẳng định xe máy hay ô tô có lỗi nhiều hơn. Tuy vậy, việc chạy xe tốc độ cao của thanh niên cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn.
Nam thanh niên chạy xe tốc độ cao, đam trúng ô tô rồi bay qua nóc