Bùi Uyên
Sống tại Paris, Pháp
Getty Images Tượng Phật khổng lồ được dựng ở Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp 5/2019 (hình minh họa) |
Ra Tết là dịp nhiều người lũ lượt trẩy hội, lễ chùa, du lịch tâm linh, không chỉ tại các địa danh làng quê lâu đời, mà trên khắp nẻo đường xa xôi của đất nước.
Hiện tượng đó đặt ra một số câu hỏi, vấn đề và cả vấn nạn sau đây, từ nhiều năm qua, xét về nhiều mặt: từ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ môi trường và các di tích lịch sử, đến kiến trúc, quy hoạch và xây dựng, mà bài viết nhỏ này chỉ có thể tập trung vào được vài khía cạnh. Du lịch tâm linh: xây chùa để... giải trí?
Những năm gần đây, liên tục nhiều chùa chiền, tượng Phật, thiền viện được xây dựng trên những đỉnh núi phía Bắc. Bao chùa lớn nhỏ hoành tráng khắp nơi. Cái nào cũng tọa lạc trên những địa thế đẹp, nổi bật, san rừng bạt núi, với chọn bố cục và phong thủy như một tòa cung điện. Như xây Bảo An Thiền Tự với tượng phật khổng lồ tại Sapa rồi Trúc Lâm Bản Giốc, tiếp đến đến Lũng Cú, cùng bao tượng Phật rải dọc chiều dài đất nước.
Tỉnh Cao Bằng có hai dân tộc đông dân nhất là dân tộc Tày và Nùng, người Việt chỉ chiếm 5,8%. Hà Giang thì đông nhất là người H'Mong, rồi đến người Tày, riêng hai dân tộc này chiếm hơn 50% dân số.
Người ta nói xây thiền viện cho nhu cầu tâm linh, nhằm mục đích học hiểu Phật pháp cho người tu hành và cho Phật tử. Nhưng các thiền viện thường nằm trong nơi có lịch sử liên quan đến Phật giáo, chứ có phải bạ đâu cũng xây Trúc Lâm Thiền Viện?
Còn có lập luận rằng các vùng biên cương cần phải khẳng định văn hóa Việt, nhớ ơn Phật giáo. Thế thì văn hóa các dân tộc khác ở đâu?
Người dân tộc địa phương có đi lễ chùa không? Hay nhắm vào khách du lịch trong nước?
Getty Images |
Cách xây dựng hiện nay, thực chất giống như một sản phẩm kinh doanh. Đa số trên những quần thể mới tinh, thành một xu thế các tỉnh dựng tượng Phật, xây chùa chiền, kết hợp vui chơi giải trí!
Nhìn bản thống kê du lịch Lào Cai, 65% khách tham quan đến thăm các địa điểm du lịch tâm linh, nên đây được đánh giá là mũi nhọn thu hút du khách. Nhu cầu thờ cúng hay du lịch tâm linh phát triển trở thành nơi hốt bạc.
Trong khi đó, các di tích chùa chiền được xếp hạng lâu năm bị xuống cấp thì khó khăn tìm kinh phí tu bổ. Tự hỏi, dưới cái bề nổi nhao nhao xây chùa mới này, lại lộ rõ sự "mạt pháp"? Nhất là khi những bê bối như chùa Địa Ngục, Tam Đảo hay Ba Vàng, Quảng Ninh hé lộ làm người theo đạo hay không đều thấy phẫn nộ.
Tỉnh nào cũng muốn làm du lịch để thu lợi nhuận nhanh, doanh nghiệp nào cũng muốn lãi lớn.
Quan chức một mặt than nghèo để chờ xin từ thiện nuôi dân nghèo, xây trường lớp. Mặt khác quyết "văn hóa phải đi trước một bước" với những dự án quảng trường, tượng đài, chùa chiền, thường đắp vào "bộ mặt" mà ai cũng hiểu phần rất nhiều đi vào túi riêng.
Và nhất là 5-10 năm sau, những án tham nhũng, những thất thoát lộ ra. Còn mấy ai, ngoài các nạn nhân trực tiếp, còn nhớ đến những lời hứa hẹn, những "hy sinh vì lợi ích kinh tế chung" mà giới quan chức, các công ty du lịch, đầu tư rao giảng cho dân địa phương?
Còn ai nhớ để "giải oan" cho những cánh rừng bị bức tử, những nguồn nước ô nhiễm? Hay rộng hơn, ai chịu trách nhiệm những biến đổi ngày một rõ của khí hậu, thiên tai lũ lụt cuối nguồn?
Getty Images - Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, cư dân gồm nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số, có văn hóa, tín ngưỡng riêng |
Còn người dân địa phương, họ hưởng lợi đến đâu? Sự "thay da đổi thịt" mà người ta hay mô tả, có dành cho tất cả ? Nếu có, thì trường học được xây mới, bệnh viện được sửa sang, mạng lưới nước sạch lan rộng, đường xá khai thông, cầu cống kiên cố... không chỉ quanh những dự án, mà phải đến những bản làng xa xôi thiếu thốn nhất. Nếu có, thì các địa phương sao vẫn phải lấy xuất khẩu lao động là mục tiêu hàng đầu?
Chùa đằng nào cũng xây rồi, thì cứ vào lễ thôi? "Ngày xưa chùa chả trên núi đấy thôi, có gì mà làm ầm lên?". Chúng ta dễ nghe thấy những câu tự phản biện như thế.
Sự khác biệt ở đây là nhận thức và quy mô.
Xưa đất rộng dân cư ít, chùa xây ở nơi hẻo lánh hay thanh tịnh để xa rời nhân gian, tập trung tu tập. Nay chùa cũng xây trên đỉnh núi, nhưng kèm theo ùn ùn hàng triệu người kéo về, và đi cùng với nó hàng loạt cỗ máy dịch vụ, du lịch, quy mô tác động tăng lên gấp bội.
Nước ta một mặt "đi tắt đón đầu", phát triển dựa trên những thành tựu kỹ thuật, xã hội mà nhân loại đã trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh, sai lầm để chắt lọc. Mặt khác lại cho phép mình cũng tàn phá môi trường, so sánh việc mình làm ở thế kỷ 21 với những vết xe đổ hay sự hạn chế nhận thức, công nghệ của thế kỷ 18-19 trên thế giới? Có phải là "tiêu chuẩn kép" không?
Chúng ta hẳn chưa quên vài năm trước trong đợt nghỉ lễ cuối tháng Tư, khi người dân Sapa phải cắt giảm nước tưới tiêu, sinh hoạt, với lý do thiếu nước cho khối khách sạn, dịch vụ. Như vậy, điều kiện sống cơ bản, và nghề nông địa phương - vốn làm nên bản sắc của khu du lịch - cũng bị xếp hàng thứ yếu để dồn lực cho thu hút du lịch.
Đó là tác động nhìn thấy, thử hỏi còn bao thứ hậu quả mà chúng ta không biết đến, thậm chí dài hạn?
Không có những tiến bộ về điều kiện sống cho người dân, thì chúng ta không thể ngây thơ cho rằng việc bỏ tiền cho những địa danh du lịch đó, là đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
Getty Images - Ra Tết là thời điểm nhiều người đi trẩy hội, lễ chùa |
Khắt khe hơn, dù không phải chịu trách nhiệm, nhưng thậm chí chúng ta đang góp phần vào cỗ máy khai thác kiệt quệ những tài nguyên, thu lợi cho thiểu số, khắc sâu khoảng cách giàu nghèo với những người dân chịu thiệt hại, bị bỏ lại đằng sau.
Ngành du lịch ngày nay vẫn tập trung khai thác với mục tiêu vào số đông, với "du lịch tâm linh" kết hợp "du lịch cáp treo" chăng tơ nhện phủ kín núi rừng Việt Nam. Chủ yếu là xây mới, với hạ tầng đồ sộ, tác động mạnh vào địa điểm, thiên nhiên. Loại hình du lịch này thu hút chủ yếu khách du lịch nội địa.
Một hướng khác, dựa vào khám phá vẻ đẹp tự nhiên, trải nghiệm văn hóa, tín ngưỡng bản địa, du lịch cộng đồng, lấy đó là trung tâm của nội dung thăm quan, ít tác động nhất đến nơi chốn để vừa khai thác du lịch vừa phải, vừa gìn giữ cho đời sau.
Hướng này dù mới mẻ, vốn tập trung nhiều du khách quốc tế, nhưng ngày càng được lựa chọn bởi giới trẻ có nhận thức hơn về môi trường và nhu cầu trải nghiệm, tôn trọng văn hoá bản địa.
Nhìn tổng quan, trong đánh giá thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh của du lịch Việt Nam vài năm nay được tăng hạng đáng kể (hạng 63 năm 2019, tăng 12 bậc so với 2015), tuy vậy điểm cộng vẫn tập trung vào cạnh tranh về giá, về nguồn nhân công rẻ, về sức hấp dẫn của tài nguyên tự nhiên, văn hóa. Ít ai nhắc đến điểm "trừ" báo động vẫn luôn nằm trong các hạng mục "chất lượng" về sức khỏe, vệ sinh, về dịch vụ và hạ tầng du lịch, đặc biệt mức độ bền vững môi trường đứng hạng thấp nhất: 121/ 136 (xếp hạng năm 2019).
Có một thực tế là, lượng khách trong nước của nước ta chiếm tới hơn 80%, gấp gần 5 lần so lượng khách quốc tế, nhưng tổng thu du lịch từ khách trong nước chỉ chiếm gần 45% (14,5 tỷ USD, so với 18,3 tỷ USD từ khách quốc tế), theo số liệu của Tổng cục Du lịch năm 2019. Như vậy, những loại hình du lịch tiêu tốn tài nguyên, du lịch khai thác tâm linh, dành cho số lượng khách nội địa lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp hơn nhiều so với du lịch quốc tế.
Nói một cách khác, chúng ta đang chọn hướng không bền vững, khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến dạng văn hóa, để nhắm vào loại hình du lịch thu lợi nhuận chưa cao.
Sapa, Bản Giốc hôm qua, Lũng Cú Hà Giang hôm nay, vạt núi đốn cây để xây điểm du lịch tâm linh. Liệu ngày mai thêm bao cơn lũ ống, lũ quét bản làng? Và chúng ta, dễ dãi lễ bái bất kể ở những ngôi chùa, tượng Phật, chẳng thể mọc lên với lý do nào khác ngoài là một loại hình giải trí, kinh doanh, giữa vùng đất bao đời người dân tộc thiểu số sinh sống?
Hơn nữa, với việc xây dựng một công trình của tôn giáo này lên vùng đất vốn tập trung nhiều người tôn giáo khác mà không do nhu cầu của người dân, thì liệu có quá lời không khi gọi đây là một hình thức "xâm lăng văn hóa"? Và điều này còn tiếp diễn đến bao giờ nữa đây?
Năm 2020 là một năm kiệt quệ với ngành du lịch, cú hãm phanh đột ngột khi đang đà phát triển mạnh mẽ có là cơ hội để người làm du lịch tĩnh tâm nhìn lại hướng đi của mình?
Và mỗi chúng ta, một năm của giãn cách, có đặt lại những câu hỏi cho bản thân về lối sống tiêu dùng và lựa chọn cách "xê dịch"?
Bài thể hiện quan điểm riêng của bà Bùi Uyên, kiến trúc sư hiện sống tại Paris, Pháp.
Ý kiến: 'Xây chùa hoành tráng nhưng vô hồn'
Bàn về lễ hội nhân nhà sư phát lộc gây phản cảm ở chùa Hương
Chu Mộng Long
14-2-2021
Theo các tài liệu lịch sử về phong tục, tục đốt vàng mã có từ năm Khai Nguyên thứ 26 (năm 738) đời Đường. Vua Đường Huyền Tông (685-762) chính thức ra sắc dụ cho phép dùng tiền giả thay cho tiền thật để cúng tế, ma chay. Nghề làm hàng mã ra đời với ông tổ nghề là Vương Dũ. Ngoài vàng bạc giả còn có các loại hình nhân thế mạng như thê thiếp, người hầu, nhà cửa, gia súc, vật dụng…
Đến đời vua Đường Đại Tông (726-779), tục đốt vàng mã phát triển mạnh mẽ và lan sâu vào tận nhà chùa khi một nhà sư đặt vấn đề với vua cho dân đốt thật nhiều vàng mã để báo hiếu cha mẹ nhân lễ Vu Lan. Điều này đi ngược với chánh pháp nên bị nhiều nhà sư phản ứng. Kết quả, nhiều người giác ngộ đã bỏ hẳn tục đốt vàng mã. Nghề làm vàng mã có nguy cơ lụn tàn. Sau đó, con cháu của Vương Dũ đã phục hồi bằng kế bịp bợm dị đoan.
Sách Trực Ngôn Cảnh Giác của Trung Hoa kể lại rằng con cháu của Vương Dũ là Vương Luân tạo ra cái chết giả của bạn mình, bí mật cho thi hài vào quan tài rồi bày trò đốt nhiều vàng mã, hình nhân thế mạng gọi là để cứu sống bạn mình. Mọi người kinh ngạc khi thấy người chết sống lại và tin như thật rồi tuyên truyền ra nhân gian.
Sau này do sự cạnh tranh nghề nghiệp, nên người bạn ấy của Vương Luân đã tiết lộ mưu kế gian xảo của Vương Luân. Nhưng tục lệ thì vẫn cứ lưu truyền ra cả một khu vực rộng lớn, trong đó có Việt Nam.
Gốc của tục đốt vàng mã, hình nhân thế mạng là một hình thức thay thế dưới dạng biểu trưng. Với quan niệm nguyên thuỷ “sống sao chết vậy” (bây giờ vẫn còn ở thổ dân và dân tộc thiểu số), sống cần thê thiếp, người hầu, tiền bạc, nhà cửa thì khi chết đi, đúng ra là sang thế giới khác, người ta cũng cần những thứ ấy. Từ thời cổ sơ, kéo dài đến thời phong kiến, vua chúa, nhà giàu khi chết đi đã cho chôn theo thê thiếp, người hầu, gia súc, tiền bạc thật. Điều này cũng giống như tục tế gái đồng trinh cho Hà Bá ở vùng sông nước, kể cả tế con cho Thiên Chúa từng được ghi nhận trong Kinh Thánh qua chuyện Abraham. Sau thấy man rợ, người ta mới thay thành vật giả hay tượng trưng gọi là hàng mã.
Ngay cả khi đã dùng vật tượng trưng, các tổ sư của Nho giáo cũng cho rằng, đó là việc làm man rợ. Bởi vì, cho dù là cái giả hay tượng trưng gọi là hàng mã vẫn thể hiện sự tham lam vô độ của con người. Trong Kinh Lễ, đức Khổng Tử quở rằng: “Ai bày ra hình nhân thế mạng để chôn theo người chết đó là kẻ bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng nói: “Ai làm ra bù nhìn con gỗ bởi cái lệ chôn sống người, là kẻ tuyệt tự”.
Phật giáo chính tông càng tẩy chay việc đốt hàng mã, vì tục đốt hàng mã thể hiện rõ dục tính, trong khi Phật pháp luôn chủ trương diệt dục. Các chính giáo trên thế giới cũng đồng một quan điểm chống tham lam, dục tính nên bác bỏ quan niệm “sống sao chết vậy”.
Ở đây nên nói rõ thêm. Việc đốt hàng mã không chỉ thể hiện dục vọng vô biên của con người mà còn thể hiện tệ nạn buôn thần bán thánh, cầu quan, cầu tài, cầu lộc đầy tội lỗi. Trời Phật, Thần Thánh chân chính không thưởng không phạt, việc cúng tế bằng vàng bạc, của cải, hình nhân thế mạng, dù là thật hay giả đều là trò hối lộ đầy báng bổ hơn là cung kính. Tâm linh thuộc tiềm thức, thói quen hối lộ trần thế ăn sâu vào trí não của cả một cộng đồng, thành gene của một dân tộc, mới có chuyện ứng xử với thánh thần bằng trò hối lộ như vậy.
Đơn giản thế này. Quan ăn hối lộ là quan bẩn. Thánh thần mà ăn hối lộ thì chỉ có thể là ma quỷ đội lốt thánh thần. Nếu một người thanh liêm, tự trọng mà có kẻ hối lộ cho mình thì người ấy tự hào được tôn kính hay cảm thấy bị xúc phạm?
Tôi khẳng định, ở đâu còn trò đốt vàng mã, ở đó chỉ có thể là tà giáo! Cả dân tộc này xưa nay tôn thờ cái gì vậy? Đến lúc cần xem lại tín ngưỡng và các loại thần tượng trên đất nước này một cách nghiêm túc may ra mới có đời sống tinh thần lành mạnh và văn minh.
Photo: facebook Chùa Ba Vàng - Một buổi thuyết giảng tại chùa Ba Vàng. |
Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội lan truyền video clip của bà Phạm Thị Yến rao giảng vong báo oán, tức những ác nghiệp trong kiếp trước nên kiếp này phải trả, liên quan đến vụ nữ sinh giao gà bị giết chiều 30 Tết vừa qua ở tỉnh Điện Biên.
Bà Phạm Thị Yến, pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, là chủ nhiệm một câu lạc bộ tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Dù không nắm giữ chức vụ nào cụ thể tại chùa Ba Vàng nhưng bà thường xuyên xuất hiện tại các buổi tọa đàm và trong các tài liệu tuyên truyền của nhà chùa.
Từ clip của bà Yến, báo Lao Động làm một phóng sự điều tra, và chuyện chùa Ba Vàng tổ chức những buổi lễ oan gia trái chủ, trục vong, gọi hồn với số tiền thu được lên đến trăm triệu gây chú ý trên mạng xã hội cũng như báo chí chính thống.
Theo báo Lao Động thì với những xui xẻo, bệnh tật trong cuộc sống, người dân đến chùa được ‘vong’ phán rồi ‘chốt giá’. Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức buổi nói chuyện trước hàng trăm phật tử, phát trực tiếp trên Facebook hôm 21/3 rằng việc tổ chức lễ oan gia trái chủ ở chùa là có thật. Việc các phật tử tham gia là tự nguyện và việc cúng tiền không phải do nhà chùa yêu cầu mà do phật tử tự nguyện cúng dường Tam Bảo và theo yêu cầu của ‘vong’.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhận xét vụ chùa Ba Vàng báo hiệu một chương rất đen tối của lịch sử Phật Giáo Việt Nam:
“Qua hiện tượng chùa Ba Vàng và một số chùa khác thì tôi thấy là đạo Phật của Việt Nam đang đến hồi mạt pháp và làm rối loạn tâm linh, rối loạn lòng người và báo hiệu một chương rất đen tối của lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
Cho đến bây giờ thì càng ngày lòng tin của con người trong cuộc sống hiện tại không còn nữa. Chưa bao giờ các vấn đề về băng hoại giá trị truyền thống rạn nứt như bây giờ, cho nên người dân không tìm được sự an ủi, niềm tin nơi trần thế thì họ phải tìm kiếm trong tôn giáo.
Chính những người trong những ngôi chùa như vậy kết hợp với những quan chức cấp tỉnh và kết hợp với những đại gia lợi dụng sự yếu đuối, sự, mê lầm đó của dân chúng để họ trục lợi. Họ quyết liệt phải trục lợi bằng được. Vì vậy cho nên là nó mới xuất hiện những cái chùa như Bái Đính, Tam Chúc, Phúc Khánh hay Ba Vàng như vậy. Tôi cho rằng đây đã đến hồi mạt pháp của Phật giáo Việt Nam và khó có thể chấn hưng lại.”
Toàn cảnh chùa Ba Vàng - photo: facebook Chùa Ba Vàng |
Hòa Thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, nhận định bây giờ đời sống xã hội Việt Nam về mọi mặt đều suy yếu, xuống cấp:
“Theo tôi thì bây giờ đời sống xã hội Việt Nam về mọi mặt đều suy yếu, xuống cấp. Người dân bây giờ quá nhiều khổ đau, cuộc sống bấp bênh nên họ không có niềm tin vào xã hội mà họ chỉ biết tin vào Thần Thánh.”
Chùa Ba Vàng có tên gọi từ xa xưa là Bảo Quang Tự, nghĩa là “ánh sáng quý”, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Căn cứ vào những dấu tích di chỉ từ các nhà khảo cổ thì ngôi chùa có thể được xây dựng vào thời Trần thế kỷ thứ 13.
Năm 2007, khi đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam với diện tích 4.500 mét vuông.
Hòa Thượng Thích Không Tánh cho rằng đây là ngôi chùa của nhà nước lập ra để kinh doanh, trục lợi, đồng thời ru ngủ người dân rằng có tự do tín ngưỡng:
“Chùa đó là chùa của nhà nước nên họ thường lấy việc buôn Thần bán Thánh để kinh doanh. Nhà nước họ biết Việt Nam rất đông Phật tử nhưng nhiều người trong số họ không được hướng dẫn đúng theo chánh pháp nên họ chỉ tin vào Thần Thánh. Chính vì vậy Nhà nước phối hợp với các nhà đầu tư lập ra nhiều chùa lớn để kinh doanh, như chùa Bái Đính, Ba Chúc, Ba Vàng…
Chùa dựa hơi nhà nước tổ chức như vậy vừa để kinh doanh vừa để người dân họ thấy tự do tín ngưỡng. Còn người dân họ không phân biệt được tự do tín ngưỡng. Nó có sự lợi dụng trong đó.”
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng những ngôi chùa như thế không còn gọi là chùa mà phải gọi là nơi buôn bán Phật Thánh và đánh vào lòng tin của con người để trục lợi. Trục lợi nhiều thứ chứ không chỉ là tiền cúng.
Trước những ồn ào liên quan đến chùa Ba Vàng, vào tối 21/3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì ngôi chùa này đã tổ chức buổi pháp thoại về thế giới tâm linh, oan hồn, luật nhân quả với sự tham dự của gần một ngàn phật tử.
Bên trong chùa Ba Vàng - Photo: facebook Chùa Ba Vàng |
Tại buổi pháp thoại, vị trụ trì chùa Ba Vàng nói rằng: “Chùa chúng ta là ngôi chùa lớn trong nước cũng như thế giới, vì vậy có những đối tượng ghen ghét đố kỵ, tà đạo ngoại đạo cũng muốn bôi nhọ mình, ác hại mình. Cho nên các phật tử phải xác định chúng ta phải chấp nhận chông gai đầy đủ lòng tin, chông gai nào cũng vượt qua.”
Cư sĩ Như Huyễn ở Đà Nẵng, người không có liên quan gì đến chùa Ba Vàng nhận định về việc này:
“Chùa này họ muốn quảng cáo là tài giỏi nhất, linh thiêng nhất để đè bẹp tất cả những ngôi chùa đi ngược lại hay nói thẳng về cái sai phạm của họ. Vấn đề chùa Ba Vàng là vấn đề trục lợi chứ không liên quan tự do tôn giáo.
Thực sự với quan niệm giải oán kết, giải oan gia thì theo Phật giáo đại thừa vẫn có, nhưng không theo kiểu vong nhập về, đưa bao nhiêu tiền thì trả hết nghiệp thì hoàn toàn không đúng. Tiền chỉ là vật chất của người còn sống chứ với người đã chết thì họ đâu có hưởng được gì. Chỉ có con người lợi dụng điều đó để trục lợi mà thôi.”
Báo Lao Động hôm 22/3 trích chia sẻ của ông N.K.V (60 tuổi, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết cách đây 3 tháng đã đi thỉnh "vong" tại chùa Ba Vàng:
"Lúc mới vào, ‘vong’ phán 80 kiếp trước, tôi có nghiệp sát sinh, muốn ‘vong’ giải oán thì phải cúng dường 2 tỉ. Khi tôi bảo quá cao, ‘vong’ nói sẽ giảm xuống 1 tỉ rồi tiếp tục giảm xuống còn 500 triệu. Khi tôi bảo không đủ khả năng, ‘vong’ nói thôi thì 60 triệu và làm công quả một tháng cũng được".
Theo các video của chùa Ba Vàng được truyền trực tiếp trên tài khoản facebook của chùa hay trên youtube thì rõ ràng là những buổi thuyết pháp, giảng đạo của chùa thu hút khá nhiều người đến nghe.
Cư sĩ Như Huyễn cho rằng những việc làm tại chùa Ba Vàng đã xảy ra từ lâu, và để quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của chùa thì ngoài Phật tử ra, có thể có những tín đồ bị mua chuộc để đến chùa. Cư sĩ giải thích:
“Những người được vào chùa đó có phải là Phật Tử hay không hay chỉ là tín đồ?. Tín đồ họ là những người có thể bị mua chuộc để đến chùa, có nghĩa là qua những lời tuyên truyền trực tiếp từ những vị tăng sĩ, hay thông qua những vị được đào tạo theo cách của chùa Ba Vàng đề ra mà không thông qua bài bản Phật học hay hệ thống giáo dục chính thống. Tín đồ đến chùa để quảng cáo cho ngôi chùa.”
Theo truyền thông trong nước thì chiều 20/3, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu Cục Di sản văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở và Thanh tra Bộ làm rõ việc chùa Ba Vàng bị phản ánh tổ chức "tuyên truyền vong báo oán", mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 25/3.
Ban Tôn giáo chính phủ hôm 22/3 đã lên tiếng về những hoạt động trục vong, gọi hồn ở chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh là vi phạm luật tín ngưỡng, tôn giáo, không phù hợp với truyền thống và phải loại bỏ khỏi các cơ sở Phật giáo.
RFA PHOTO - Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, ảnh chụp hôm 12/02/2011. |
Sau việc Công ty cổ phần Đại Nam vừa ra thông báo về việc tạm đóng cửa hoạt động của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, vấn đề các khu du lịch tâm linh ở Việt Nam được giới chuyên gia và những người làm công tác văn hóa cho rằng không có gì phải phàn nàn vì những khu du lịch gọi là tâm linh như Đại Nam, Bái Đính… lâu nay không tồn tại theo đúng nghĩa mà nó đã gieo rắc thẩm mỹ và văn hóa tâm linh lệch lạc. Thực trạng vấn đề này ra sao?
Mê tín di đoan?
Tâm linh và văn hóa tâm linh luôn đồng hành với đời sống thực tại của con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, khi đời sống tinh thần càng phong phú thì đời sống tâm linh cũng nở rộ.
Tâm linh trước hết là niềm tin linh thiêng của con người vào thế giới vũ trụ đầy bí ẩn và đời sống xã hội mang nhiều màu sắc huyền bí. Nhưng mặt trái của tâm linh là vấn đề mê tín di đoan, nếu không được quản lý tốt sẽ mang lại nhiều hệ lụy khó lường.
Các khu du lịch tâm linh đó là những cái rất đáng báo động về sự tồi tệ, thể hiện ở mấy điểm. Đó là hệ thống thần thánh đưa vào điện thờ ở các khu đó lộn xộn, tùy tiện. |
---|
TS Nguyễn Xuân Diện |
Nhu cầu về văn hóa tâm linh của người Việt Nam là rất lớn, hàng năm vào những dịp lễ hội các khu du lịch Văn hóa Tâm linh ở Việt Nam đã có hàng chục triệu người đến thăm.
Đánh giá về các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam hiện nay, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh thấy rằng trong tâm thức của người Việt vấn đề tâm linh đã thành nếp nghĩ, nếp sống, nếp sinh hoạt, góp phần làm nên bản sắc, diện mạo văn hóa của dân tộc. Tuy vậy hiện tại, vấn đề này đã xuống cấp ở mức đáng báo động.
Từ Sài Gòn, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh nhận định:
“Về mặt văn hóa, người ta kêu, than phiền rất nhiều về vấn đề xuống cấp văn hóa và hiện nay không chỉ ở các khu du lịch văn hóa Tâm linh như vậy, mà còn ở các chùa chiền. Rất nhiều người có đạo Phật, những Phật tử ngoan đạo rất là thuần thành họ nói rằng họ rất chán nản không muốn đi chùa nữa. Điều đó cho thấy là sự xuống cấp của đạo đức cũng do đến những nơi linh thiêng như vậy mà vẫn xô bồ, chen chúc và giành giật.”
Nói về các nhược điểm và tồn tại của các khu du lịch Văn hóa Tâm linh như Đại Nam ở Bình Dương và Bái Đính ở Ninh Bình, TS. Nguyễn Xuân Diện Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết:
Thờ Phật chung với thờ Hồ Chí Minh bên trong Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, ảnh chụp hôm 12/02/2011. RFA PHOTO. |
“Các khu du lịch tâm linh đó là những cái rất đáng báo động về sự tồi tệ, thể hiện ở mấy điểm. Đó là hệ thống thần thánh đưa vào điện thờ ở các khu đó lộn xộn, tùy tiện, người ta đề thơ nhăng nhố, người ta dựng ra các tượng pháp này nọ ở đấy, không theo một quy chuẩn nào đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai là các hình tượng được khắc họa lên để làm cái việc thờ cúng đó lại mang đặc màu sắc của Trung Quốc. Từ các dáng nét của các công trình kiến trúc cho đến hệ thống tượng pháp, đồ thờ cúng cho đến những điện thờ… Đặc biệt là khu Bái Đính, nếu ta đứng ở khu Bái Đính ta không thể nhận ra là ta đang ở Việt Nam, mà ta có cảm giác đang đứng ở Trung Quốc, Đài Loan. Hơn nữa các khu đó không có vai trò gì trong việc định hướng về mặt tâm linh để cho đúng tính chất của thờ cúng tín ngưỡng, mà họ chỉ chiều theo cái thị hiếu vốn còn rất khiêm tốn và còn có nhiều hoang mang của người dân.”
TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh tiếp lời:
“Có nhiều nơi hiện nay núp bóng cái gọi là văn hóa tâm linh để làm chuyện buôn thần bán thánh. Hai cái nơi tôi đã từng đến theo tôi tiêu biểu nhất cho vấn đề buôn thần bán thánh đó là khu du lịch Đại Nam và Bái Đính. Ở đây có sự lẫn lộn giữa các tôn giáo, giữa đạo Phật và đạo Lão, kể cả vấn đề đồng bóng, mê tín dị đoan, theo tôi những nơi đó là quá tệ”
Thương mại hóa?
Nói về nguyên nhân của sự xuống cấp, TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng vấn đề văn hóa tâm linh đã bị các nhóm lợi ích thương mại hóa, trở thành một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ. Từ Hà nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:
Những nơi mà nó quá tệ, thậm chí thực sự lầm lẫn giữa các tôn giáo và niềm tin như vậy thì tôi nghĩ đóng cửa là đúng. Mà tôi còn thấy ở khu du lịch Đại Nam vừa thờ Phật lại vừa thờ Hồ Chủ tịch thì tôi thấy rất là không hay. |
---|
TS Vũ Thị Phương Anh |
“Cách đây 10-15 năm, một số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu hoặc nâng cấp mở ra các chùa chiền đấy là cách làm ăn của họ. Điều này có thể thấy ở tất cả các nơi, các tỉnh đều mở ra các khu du lịch tâm linh như thế, mà thực chất đằng sau nó là việc kinh doanh. Họ chỉ mượn các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức sắc tôn giáo, các doanh nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa phương. Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình và Đại Nam lạc cảnh ở Bình Dương”
Khi được hỏi ý kiến về giải pháp xử lý đối với các khu du lịch văn hóa Tâm linh, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh thấy rằng du lịch Văn hóa Tâm linh không phải là điều không tốt, tuy vậy sự quản lý chặt chẽ của nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng không thể xem nhẹ.
TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh khẳng định:
“Những nơi mà nó quá tệ, thậm chí thực sự lầm lẫn giữa các tôn giáo và niềm tin như vậy thì tôi nghĩ đóng cửa là đúng. Mà tôi còn thấy ở khu du lịch Đại Nam vừa thờ Phật lại vừa thờ Hồ Chủ tịch thì tôi thấy rất là không hay. Và tôi nghĩ như thế đóng cửa là cũng đúng.”
TS. Nguyễn Xuân Diện cho biết giải pháp đóng cửa các khu du lịch Văn hóa Tâm linh hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản, muốn mà làm được. TS. Nguyễn Xuân Diện nói:
“Nếu như nhà nước hoặc Bộ Văn hóa định đóng cửa các khu đó thì không ổn, vì các khu đó là của các doanh nghiệp tư nhân và họ mở ra thì dân thích thì dân đến, còn dân không thích thì họ không đến. Thế còn sửa chữa và điều chỉnh nó thì là vấn đề rất khó, vì các công trình đó được xây dựng nên rất là to lớn, lắm tiền, nhiều của và kiên cố rồi. Có thể nói nó là vấn đề thiên nan, vạn nan.”
Các khu du lịch Văn hóa Tâm linh như Đại Nam ở Bình Dương và Bái Đính ở Ninh Bình có quy mô xây dựng rất lớn, tiến hành trong nhiều năm được nhiều ngành nhiều cấp tham gia quản lý. Tuy vậy việc để xảy ra các sai sót lớn và đáng kể đó không được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời là do lỗi của các nhà quản lý xem nhẹ và buông lỏng.
AFP - Các bạn trẻ cầu khấn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 2 năm 2019 tức mùng Một Tết Kỷ Hợi. |
Trước đây thành phần cúng bái, cầu khấn, đi chùa, xem bói thường là những người già và phụ nữ… Bây giờ nhiều người trẻ cũng tham gia vào việc cầu xin, cầu may. Một trong những nơi thu hút giới trẻ đến để cầu xin những điều may mắn trong việc học hành, thi cử là Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Thống kê của Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Hà Nội cho biết chỉ trong mấy ngày Tết năm 2018, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón hơn 100.000 lượt khách đến tham quan và “xin chữ” đầu năm.
Ngoài ra, các chùa chiền hay những nơi tổ chức lễ hội để người tham gia xin ấn, xin lộc cũng rất đông các bạn trẻ tham gia.
Truyền thông trong nước trích dẫn lời giáo sư Ngô Đức Thịnh rằng khi số lượng người trẻ, người có học thức đặt niềm tin vào tâm linh quá nhiều là điều đáng lo:
“Tất nhiên thời nào cũng có tình trạng mê tín dị đoan. Nhưng hiện điều đáng lo lại là số lượng người trẻ, người có học thức đặt niềm tin vào tâm linh khá nhiều. Không khó để thấy các sĩ tử trước ngày thi vào Văn Miếu thi nhau sờ đầu rùa, dùng tiền quết lên bia tiến sĩ để mong làm bài được trúng tủ.”
Nhà nghiên cứu xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng một khi xã hội không an toàn thì người ta tìm chỗ bấu víu khác, bất kể là người già hay người trẻ. Bà nói:
“Cái này thuộc về tâm linh tín ngưỡng nên cũng tùy thuộc vào từng người. Có người tin nhiều, có người tin ít, người già hay người trẻ cũng thế thôi. Ở Việt Nam bây giờ người ta cầu khấn, cúng bái không hẳn chỉ do tín ngưỡng, mà họ muốn cầu cho một sự an toàn nào đó. Nếu một xã hội không bảo đảm an sinh, cuộc sống nhiều bấp bênh thì mức độ người dân phải cầu, cúng, bấu víu vào một cái gì đó để có chút niềm tin sẽ càng tăng. Còn nếu một xã hội an toàn hơn thì mức độ cầu cúng của người dân chắc sẽ giảm xuống.”
Bà nói thêm rằng tâm lý của người Việt Nam là có kiêng có lành cho nên người ta cầu khấn bất cứ đâu, bất cứ tôn giáo nào, miễn sao họ thấy an lành là được.
Cứ vào những ngày rằm, mùng một thì các ngôi chùa ở Việt Nam luôn có đông người đến lễ bái. Còn những ngày đặc biệt trong năm như rằm tháng giêng, đêm giao thừa hay sáng mùng một Tết thì không chỗ chen chân. Người ta đến xin lộc, hái lộc, xem quẻ đầu năm…
Bà Minh, một người dân thường xuyên đi lễ chùa nói với RFA:
"Xã hội bây giờ bệnh tật thì nhiều, ra đường thì người dân không có ý thức đi ẩu gây ra tai nạn giao thông, ăn uống thì thực phẩm bẩn, môi trường thì ô nhiễm… đâm ra cũng chẳng biết trông chờ gì. Thôi tốt nhất là cứ theo mặt tâm linh đi lễ cầu mong sức khoẻ, bình an cho gia đình mà thôi."
Nhà báo Võ Văn Tạo thì cho rằng chuyện cúng bái, cầu khấn, xin lộc thì rõ ràng là mê tín dị đoan chứ không phải đức tin về đạo đức, tôn giáo.
Trong cuốn ‘Believing in Magic’, tác giả Stuart Vyse viết rằng “gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu kiểm soát. Con người luôn muốn được kiểm soát tốt hơn trong các hoàn cảnh bất an. Khi gặp điều gì đó quan trọng nhưng không chắc chắn, mê tín dị đoan sẽ được dùng để lấp vào khoảng trống sợ hãi và làm con người cảm thấy tốt hơn”.
Ở Việt Nam những năm sau này, người ta dường như cúng bái nhiều hơn. Báo chí trong nước thường xuyên đưa những bài viết, hình ảnh những quan chức cao cấp hay vợ con của họ, trước đây theo chủ thuyết cộng sản là vô thần, bây giờ cũng đi chùa, dâng mâm cúng chùa. Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng có ba nguyên nhân dẫn đến chuyện này:
“Thứ nhất là những năm chiến tranh trước đây, nhà nước cộng sản miền Bắc chủ trương diệt những gì mà gây phân tán tư tưởng xã hội. Họ chỉ muốn người dân tập trung căm thù Mỹ, đánh Mỹ giải phóng miền Nam. Với học thuyết Mac – Lenin thì họ rất ghét các niềm tin khác, họ chỉ muốn người dân tuyệt đối vào ĐCSVN thôi.
So với trước đây thì bây giờ có khác, tất nhiên ĐCSVN vẫn muốn độc quyền cai trị đất nước, nhưng khách quan mà nói thì họ cũng có nới lỏng khi người dân đặt niềm tin chỗ khác.
Nguyên nhân thứ hai là khi cuộc sống đỡ thiếu thốn về vật chất thì ‘phú quý sinh lễ nghĩa’, hay đi chùa, đi đền, cúng sao giải hạn…đặc biệt ở ngoài bắc phát triển mạnh trong vài thập niên trở lại đây.
Nguyên nhân thứ ba là đạo đức xã hội xuống cấp, người dân đã mất hết niềm tin vào ban lãnh đạo đất nước. Không chỉ với giới chóp bu mà ngay cả cán bộ phường khóm, thôn, xã tiếp xúc hàng ngày với dân cũng ăn hối lộ, gây khó dễ cho dân, nói một đằng làm một nẻo. Nhu cầu cuộc sống luôn phải có chỗ để gửi gấm niềm tin. Bây giờ họ phải đặt niềm tin chỗ khác. Đó cũng là nhu cầu tự nhiên thôi.”
Facebooker Đỗ Ngà trong một bài viết vào ngày 7 tháng 2 cho rằng đa số người Việt khi bị bế tắc thì cầu thánh thần ban riêng cho họ sự giàu sang mà quên mất một điều là nếu đất nước thịnh vượng thì tất cả mọi người, trong đó có họ và cả con cháu họ sau này cũng được hưởng sự thịnh vượng đó.
Tục đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian nên việc người dân tôn trọng là dễ hiểu, nhưng cái gì thái quá cũng bất cập. Bây giờ thì việc đốt vàng mã giảm nhiều, kể cả vào dịp lễ tết.
RFA 2018-02-23
Courtesy: thuvienhoasen.org - Đốt vàng mã tại đền chùa ở Việt Nam. |
Vào ngày 22 tháng 2 vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra công văn số 31, đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhằm loại bỏ mê tín dị đoan. Dư luận trong và ngoài nước đón nhận thông tin này thế nào? Nên giữ hay nên bỏ tục lệ này?
Đốt vàng mã: Tục lệ hay điều lệ?
Trong bài viết được đăng trên tờ Đuốc Tuệ vào năm 1952, Hòa thượng Tố Liên đã viết rất rõ rằng tục vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn với tục hiến sinh và được truyền vào Việt Nam.
Những điều Hòa thượng Tố Liên dẫn chứng trong bài viết được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với sử sách cũng như trong các khảo thí của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Để tìm hiểu thêm về thông tin này, chúng tôi có liên lạc với Thầy Viên Ngộ tại bang Virginia, nước Mỹ và được thầy cho biết:
Khi người thân mình mất, mình muốn cầu vãng sanh về thế giới nào đó, thiên đàng hay cực lạc, nhưng mình lại đốt xuống âm phủ để người đó nhận. Vậy thì nó mâu thuẫn lẫn nhau. |
---|
Thầy Viên Ngộ, Virginia, Hoa Kỳ |
“Đốt giấy tiền vàng mã là phong tục của người dân, mà người dân mình bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc lâu đời, thành ra cứ vậy mà làm. Còn trong Phật giáo thì không dạy đốt cái này cái khác xuống dưới để người chết nhận.”
Ngoài ra, Thầy Viên Ngộ chỉ ra hành động đốt vàng mã là một sự mâu thuẫn:
“Khi người thân mình mất, mình muốn cầu vãng sanh về thế giới nào đó, thiên đàng hay cực lạc, nhưng mình lại đốt xuống âm phủ để người đó nhận. Vậy thì nó mâu thuẫn lẫn nhau.”
Giải thích vì sao người Việt lại đốt nhiều giấy tiền vàng bạc, bạn trẻ Bùi Quang Vinh ở Sài Gòn cho rằng:
“Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng đốt nhiều xuống dưới âm phủ thì người nhà họ sẽ nhận được nhiều. Nhưng thật ra họ nên nghĩ khi người ta mất rồi thì nên nghĩ đến chuyện để họ siêu thoát hơn là việc có cuộc sống đầy đủ ở dưới.”
Theo Tiến sĩ Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện, hiện nay mỗi năm tại Việt Nam người dân “hóa vàng” gần cả trăm tấn giấy, bao gồm các loại tiền đôla âm phủ, xe hơi, nhà lầu, quần áo, giày dép… nhằm thể hiện quan niệm “trần sao âm vậy”. Bên cạnh đó, vàng mã còn được làm theo mùa, như trong dịp đưa ông Táo về trời, người ta còn đốt cả lồng đèn cá chép, quần áo, giày mũ Táo quân...
Ngày nay không chỉ riêng trong những dịp giỗ chạp, Tết nhất, cô hồn mà người ta còn đốt trong ngày lễ Vu Lan, mùng 1 và rằm mỗi tháng…
Nên giữ hay bỏ?
Hiện tại công văn 31 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ kiến nghị nên bỏ việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo như chùa, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, phật đường.
Tiền mua vàng mã nên tích góp lại cho người vô gia cư một bữa ăn vẫn tốt hơn việc mua vàng mã để đốt. |
---|
Cô Tuyết Hoa,Virginia, Hoa Kỳ |
Khi được hỏi ý kiến về công văn này, bà Nguyễn Thị Ly, một Phật tử ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) cho biết:
“Bà vẫn đốt từ mùng 3 tới giờ vì đốt ở nhà đâu có bao nhiêu. Cái này là phong tục, chưa cấm hẳn, khi mà các chùa cấm triệt để, không cho đốt thì các ông, bà không dám đốt.”
Cô Tuyết Hoa hiện đang sống ở Virginia, Hoa Kỳ cho rằng nên bỏ hẳn tục lệ này, cô giải thích:
“Khi mình tưởng niệm thì mình tưởng niệm trong tâm mình bằng cách làm việc thiện. Tiền mua vàng mã nên tích góp lại cho người vô gia cư một bữa ăn vẫn tốt hơn việc mua vàng mã để đốt. Khi đốt vàng mã, khí lên ảnh hưởng đến bản thân đầu tiên rồi tới những người xung quanh.”
Còn bạn Tâm ở Cần Thơ thì lại cho rằng:
“Giáo Hội Phật giáo Việt Nam có lý do của họ, nhưng theo Tâm, phong tục tập quán thì nên giữ nhưng hạn chế tối đa ví dụ chỉ nên đốt ở dịp quan trọng nhất của gia đình như đám giỗ, hoặc những ngày lễ lớn.
Nhiều khi đốt giấy tiền vàng mã nhiều quá gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong một năm nếu đốt theo phong tục tập quán thì tốn rất nhiều tiền.”
Khó khăn
Trên thực tế, việc đốt vàng mã nhiều hay ít tùy theo quy định của các cơ sở Phật giáo tại địa phương.
Bạn trẻ Minh Hiền, một người làm thiện nguyện cho chùa chuyên chăm lo trẻ mồ côi nói với chúng tôi:
Nếu việc cấm đốt vàng mã này dừng lại hoàn toàn thì nhà nước và bộ văn hóa cần làm thế nào để những làng xã và hộ dân sống bằng nghề vàng mã có cách mưu sinh như thế nào? |
---|
TS. Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội |
“Bây giờ người ta cúng thì cũng không xài vàng mã nữa, ít lắm. Thậm chí đi chùa người ta cũng chỉ nói chỉ được cắm tối đa 3 cây nhang thôi. Đương nhiên vàng mã người ta vẫn còn bán, nhưng không rầm rộ như trước nữa.”
Trái lại, ở những ngôi chùa lớn, việc đốt vàng mã được phổ biến rộng rãi hơn, như lời bà Ly kể lại:
“Đốt ở chùa mới nhiều, từ đây xuống Châu Đốc, ở các chùa lớn có thùng phuy lớn, có chỗ xây bằng xi măng cho đốt.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết những khó khăn sẽ vấp phải nếu thực hiện lệnh cấm đốt vàng mã trong chùa:
“Trong mỗi ngôi chùa ở phía sau đều có một ngôi nhà gọi là Điện thờ Mẫu Tam tòa Tứ phủ. Thực hiện nghi lễ Tam tòa Tứ phủ thì phải có nghi lễ lên đồng hầu bóng. Trong nghi lễ hầu bóng thì luôn luôn phải có vàng mã. Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nói rõ về vấn đề đó hay không.”
Tại Hà Nội, có những ngôi làng mà hầu hết người dân trong làng chuyên sản xuất hàng mã như Làng Cót, hay còn gọi là làng ngân hàng âm phủ, hay làng Đông Hồ, làng Duyên Trường…
Sản phẩm làm ra không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu sang cả Lào, Đài Loan…
Theo báo mạng VNexpress, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái chuyên kinh doanh vàng mã và giấy đế, loại giấy để làm vàng mã, thì vàng mã đã mang về cho công ty này 168 tỷ đồng doanh thu. Do vậy, việc cấm bỏ đốt giấy tờ vàng mã sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của nhiều người.
Trước tình hình này, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đặt ra câu hỏi:
“Nếu việc cấm đốt vàng mã này dừng lại hoàn toàn thì nhà nước và bộ văn hóa cần làm thế nào để những làng xã và hộ dân sống bằng nghề vàng mã có cách mưu sinh như thế nào? Đó cũng là một vấn đề tôi thấy băn khoăn và dự cảm rằng sẽ khó thực hiện được.”
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-01-14
RFA PHOTO - Áo giấy được treo bán để người dương gửi về cõi âm. |
Đồng tiền Việt Nam hạ thêm 1% so với đồng đô la, đó là tin sốc đối với người Việt. Nhưng điều ấy cũng chưa thật sự sốc nếu so sánh mệnh giá đồng Việt Nam với đồng âm phủ, thật đáng sợ khi mệnh giá đồng âm phủ cao hơn nhiều so với đồng Việt Nam hiện tại, đương nhiên là không thể cao hơn gấp hai mươi mốt ngàn lần như đồng đô la Mỹ nhưng so ra, những tờ giấy mà ai cũng có thể in ra để bán và không hề có sự bảo chứng giá trị của nhà nước kia lại có giá trị cao hơn đồng bạc của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hay nói cách khác, đồng âm phủ cao hơn đồng chính phủ.
Tỉ giá 1%
Một người chuyên sản xuất tiền âm phủ ở thành phố Sài Gòn, tên Cảnh, chia sẻ:
“Ví dụ như vàng mã, tiền bạc, áo giấy thì khi cúng ngoài sân, người ta thường hay đốt, còn ở trong nhà thì không. Vì thường trong nhà thì người trong nhà mong người mất sẽ sớm siêu thoát, họ không cần những thứ này. Chỉ có ngoài sân như cúng rằm... mới cúng vàng bạc, áo giấy…”
Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ. |
---|
Anh Mạnh |
Ông Cảnh vốn là người sản xuất tiền âm phủ và vàng mã bỏ mối mấy chục năm nay nhưng ông cũng quên bẵng đi, không hề để ý mệnh giá của nó và cũng không ngờ đến chuyện này. Nhưng một lần tình cờ, khách hàng mua 100 tờ tiền âm phủ với giá tám ngàn đồng, ông này lắc đầu nhận xét là tám ngàn đồng Việt Nam bây giờ vẫn còn may mắn mua nổi 100 tiền âm phủ, ông Cảnh mới giật mình.
Tiền âm phủ gồm nhiều loại, trong đó có cả đô la âm phủ, euro âm phủ nhưng có ba loại tiền truyền thống, đó là tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa in hình đồng xu tròn. Giấy bạch đinh tượng trưng cho dương khí, hoàng đinh tượng trưng cho âm khí và đồng in hình xu tròn tượng trưng cho sự phối ngẫu cả hai loại tiền này, âm dươn gắn kết, hài hòa. Một khi đốt cúng cho ông bà, người Việt Nam thường đốt kết hợp ba loại bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa để ông bà tùy nghi sử dụng.
Thường thì người nghèo đốt mỗi loại tiền một trăm tờ, vị chi một lần cúng hết ba trăm tờ, gọi là ba trăm bạc âm phủ. Muốn có ba trăm bạc âm phủ, người ta phải bỏ ra hai mươi bốn ngàn đồng tiền chính phủ phát hành để mua. Nhưng đó là giá gốc, nếu như mua ở các cửa hàng bán lẻ, phải mất ba chục ngàn đồng. Nếu tính theo tỉ giá thì một đồng âm phủ ăn được một trăm đồng chính phủ, tỉ giá là 1%.
Những gian hàng đồ thờ ở phố Hàng Quạt - Hà Nội. RFA PHOTO. |
Chuyện tưởng như đùa, khôi hài nhưng nếu xét về lâu về dài thì có vẻ như đồng âm phủ ổn định hơn rất nhiều so với đồng chính phủ. Vì những năm đầu đổi tiền ở thập niên 1980, một trăm tiền âm phủ, chỉ cần bỏ ra vài xu tiền chính phủ đã mua được. Hiện tại thì đồng chính phủ trượt giá quá sức thấp so với đồng âm phủ. Và điều đó cho thấy rằng vấn đề chống mê tín dị đoan tại Việt Nam sẽ mang tính hình thức, khó mà thoát khỏi chuyện mê tín dị đoan một khi nền kinh tế bất ổn đã cài đặt cho người dân một loại tâm lý bất ổn.
Sở dĩ nói rằng việc chống hay xóa mê tín dị đoan ở Việt Nam sẽ thất bại là vì ngay trong nền kinh tế Việt Nam, nếu những người nào có trí nhớ tốt, từng gởi tiền vào ngân hàng gọi là đầu tư lấy lãi, họ sẽ nhận chung một số phận là thất bại thảm hại, sự đầu tư của họ còn tệ hơn cả việc mua một con heo nái về nuôi của người nông dân. Và điều này gây hoang mang cho không ít những người có tiền, họ sẽ xem đó là sự không may mắn, không được ơn trên chiếu cố mặc dù họ đã nỗ lực và đầu tư bằng cả trí não lẫn tiền bạc.
Điều đó sẽ dẫn đến tâm lý cầu an và nhờ vào thế lực siêu hình nào đó. Đương nhiên không đơn giản chỉ việc đầu tư thất bại mà người ta nghĩ đến người khuất mặt mà có cả nhiều yếu tố bất minh trong quá trình sống, trải nghiệm khiến cho con người ít dám tin vào con người mà lại tin vào thế giới thần linh, siêu hình, bởi thế giới đó, dù sao đi nữa vẫn chưa bao giờ lừa gạt họ điều gì.
Rải tiền chính phủ thay cho tiền âm phủ
Một cư dân Gò Vấp, Sài Gòn khác tên Mạnh, chia sẻ:
“Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.”
Tiền lẻ Việt Nam đồng được bày bán để cầu lộc. RFA PHOTO. |
Ông Mạnh cho rằng việc đốt giấy tiền, vàng mã mỗi khi cúng ông bà một cách vô tội vạ là điều hoàn toàn không tốt, mang tính mê tín dị đoan và quá phung phí bởi tỉ giá của đồng âm phủ đã cao gấp một trăm lần đồng chính phủ. Nhiều gia đình giàu có đã đốt cả vài ngàn tiền âm phủ mỗi khi cúng và làm tốn đến vài trăm ngàn đồng tiền chính phủ. Nếu để vài trăm ngàn đồng đó chia sẻ cho người nghèo thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Vì hiện tại Việt Nam có quá nhiều người nghèo.
Thậm chí có người mỗi ngày chỉ kiếm được từ mười đến hai mươi ngàn đồng để sống thoi thóp qua ngày giữa thành phố rộng lớn này. Điều này cũng đồng nghĩa cả một ngày lao động mệt mỏi của họ chỉ có thể mua được một trăm bạc âm phủ và nếu muốn mua cho đủ bộ ba tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa thì họ phải mất ba ngày lao động. Ông Mạnh kêu gọi mọi người hãy giảm bớt việc đốt giấy bạc âm phủ, để dành tiền chính phủ mà chia sẻ cho người nghèo khó.
Cũng theo nhận xét của ông Mạnh thì những gia đình quan chức, những người giàu có ở Chợ Lớn và các doanh nghiệp, kể cả cơ quan nhà nước thường đốt rất nhiều tiền âm phủ trong dịp cúng tất niên hằng năm. Có khi số tiền thưởng cho một nhân viên không bằng số tiền mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt trong dịp cuối năm. Nhưng vẫn không đáng ngại bằng các đám tang, ở những nơi linh thiêng, hiện tại người ta đổi tiền 200 đồng, 500 đồng của chính phủ để rải cúng thay vì dùng tiền âm phủ. Bởi rải tiền chính phủ ít tốn kém cho người sống mà lại có con số lớn hơn nhiều cho người âm.
Và ông Mạnh lấy làm lạ một điều là không hiểu sao bây giờ người ta lại sính chuyện đốt tiền âm phủ và vàng mã quá nặng. Hay nói cách khác là mên tín quá nặng, hễ nền kinh tế càng bất ổn bao nhiêu thì người ta càng mê tín bấy nhiêu. Có hai hướng để người ta sẵn sàng bỏ tiền ra mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt: Hoặc là đồng tiền trượt giá, thất nghiệp và khó khăn, người ta cúng kính xin được bình an, may mắn; Hoặc là tham nhũng phát triển quá cao, người ta cúng để giải bớt nghiệp, ví dụ như tham nhũng một tỉ đồng thì người ta sẽ mua một trăm tiền âm phủ để giải nợ. Điều đó mới nghe thật buồn cười nhưng là sự thật!
Và dù hiểu theo cách gì thì hiện tại, tiền âm phủ vẫn được bảo chứng mệnh giá tốt hơn tiền chính phủ gấp một trăm lần. Đó là sự thật đáng buồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Ảo Hải
Gửi tới BBC từ Hải Phòng
Người dân tranh giành lộc do nhà sư ném ra tại chùa Hương. Ảnh: Tiến Tuấn/Zing.vn |
"Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt
Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong"
Hai câu thơ trên của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất nổi tiếng, câu thứ hai có nghĩa là: Người coi trọng tiền bạc thì không có phúc, tài sản rồi cũng sẽ mất.
Nhưng mấy người nghĩ rằng tiền bạc có liên quan đến lòng tốt?
Người Việt nghĩ rằng phải "keo", phải tàn nhẫn thì mới giàu được. Nhiều người giàu có bậc nhất Việt Nam nhưng sau một thời gian đã xuống dốc vì gian lận, đó chẳng phải là bài học đó sao? Nhìn thấy việc đó, người ta nói đến "phúc", "đức", nhưng liệu có cố làm việc tốt để cuộc sống sau này tốt lên?
Nếu nói đến nhân quả thì nhiều người sẽ cười ngay, nhưng nhìn thấy một bức ảnh có sư sãi, chùa chiền hay cầu siêu gì đó thì phải "Like" ngay lập tức, chắc là sợ bị Phật trừng phạt.
Rằm tháng 7 chuẩn bị đồ lễ cúng bái rất kỹ lưỡng, nhưng nghe nói chuyện về khả năng một người bị tiểu đường là do tính tham lam thì lại cười, không tin. Có nghĩa là lên chùa cầu sức khỏe, nhưng lại không tin rằng làm việc ác thì hại đến sức khỏe.
Người Việt đi qua bất cứ chùa chiền gì đều vào cúng bái, xin xỏ, nếu có điều kiện thì làm một mâm lễ thật to. Những ngày quan trọng như cưới xin, thi cử đều phải xem ngày giờ cẩn thận. Không biết đến cuối năm có tổng kết thử xem sức khỏe của bản thân có tốt lên không, gia đình có hạnh phúc hòa hợp hơn không, cưới vào giữa hè đúng ngày nắng chang chang thì có sống được với nhau lâu không, thi cử có đỗ đạt không để mà rút kinh nghiệm lần sau đừng phí tiền nữa?
Nhân quả đối với người Việt chỉ dành cho người khác, nghĩa là người khác làm việc gì không tốt với mình thì nói rằng: "Rồi sẽ có nhân quả", nhưng nếu mình làm điều gì không tốt thì lờ tịt đi không còn nghĩ gì tới nhân quả nữa.
Có người mở ra một trang web thì lo sợ người khác vi phạm bản quyền, nhưng đồng thời tìm cách copy nội dung của trang khác.
HOANG DINH NAM - Cúng Rằm Tháng 7 ở Hà Nội - hình minh họa |
Làm toàn việc dối trá, nhưng mở miệng là "Trên đầu ba thước có thần linh", họ không tin rằng Thần Phật có thể nhìn thấu tâm can con người? Một số người có "trải nghiệm cận tử" kể lại rằng khi ở giữa danh giới giữa sống và chết, họ có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Như vậy suy nghĩ là một thứ hoàn toàn hiện hữu.
Nhiều người khi bố mẹ còn sống thì chẳng chăm lo, nhưng sau khi mất, đến hôm rằm, mùng một âm lịch hàng tháng thì thắp hương hoa quả không thiếu ngày nào. Họ không biết: "Bất hiếu với cha mẹ, thờ cúng vô ích" (Khổng Tử).
Người Việt đốt không biết bao nhiêu vàng mã, nhưng cho người khác một đồng cũng tiếc. Suốt ngày nói đến chuyện làm việc thiện, nhưng ngay những người xung quanh mình thì đối xử không tốt. Không tiếc tiền cúng chùa, xây chùa, nhưng tìm mọi cách để lấy những đồng tiền không phải mồ hôi công sức mình làm ra. Mời thầy phong thủy về để xem hướng nhà, hướng mộ, nhưng không việc gì xấu mà không làm. Họ không biết rằng: "Tâm không thiện, phong thủy vô ích" (Khổng Tử).
Nếu Thần Phật có thể mua chuộc thì người giàu sẽ chẳng bao giờ bị bệnh hay gặp hoạn nạn gì, họ cứ việc ăn cướp, lừa đảo, nhận hối lộ, vơ vét bóc lột cho thật nhiều, rồi đem một phần tiền đó cúng chùa để giải nghiệp là xong hết.
Nhưng họ vẫn bệnh, vẫn sạt nghiệp như thường. Con cái họ cho dù có mọi điều kiện tốt nhất, kể cả du học nước ngoài với môi trường tốt nhất cũng chẳng thể nên người.
Thế nào là "Mê tín dị đoan" và "Niềm tin tôn giáo tích cực"?
Other - Người dân đi lễ chùa ngày Tết âm lịch ở Long Sơn Tự ở Manka, thủ đô Đài Bắc, Đài Loan |
Người Việt suốt ngày "Trời", "Thần", "Phật" nhưng nghe người Công giáo nói có Chúa thật thì không tin. Có nghĩa là chỉ tin vào những cái mông lung, vô hình, không rõ ràng cụ thể.
Niềm tin mà chung chung, mà không giúp người ta sống tốt lên, thì đó gọi là mê tín dị đoan.
Mê tín dị đoan sản sinh ra nhiều thứ ác độc: "Chim sa, cá nhảy chớ nuôi". "Người chết đuối chớ cứu vì sẽ phải thế chỗ người đó dưới âm phủ"… Những quan niệm này đi ngược với chủ nghĩa nhân đạo, mà tôn giáo là để hướng tới chủ nghĩa nhân đạo. Ronald Reagan có niềm tin mạnh mẽ vào cái thiện, xuất phát từ niềm tin lạc quan của mẹ ông - một tín đồ Tin lành. Ronald Reagan từng thực hiện 77 vụ cứu người khi làm cứu hộ bờ sông lúc mới 16 tuổi, sau này ông làm diễn viên điện ảnh và Tổng thống Mỹ.
Giữa mê tín dị đoán và niềm tin tôn giáo tích cực là một danh giới mong manh nhỏ như sợi chỉ.
Niềm tin tôn giáo tích cực làm người ta sống tốt hơn, chân thật hơn, nhẫn nhịn hơn, biết hy sinh vì người khác hơn; mê tín dị đoan lại làm người ta ác hơn, chỉ biết nghĩ cho mình. Ở Việt Nam có vụ bà nội giết cháu gái 20 ngày tuổi vì thầy bói phán cháu bé ra đời "là nghiệp chướng của gia đình. Cháu mà sống thì bà phải chết".
Chùa chiền lập ra không phải là nơi để cúng bái xin xỏ, chùa xây lên để con người biết đến tôn giáo, biết tin vào Thần Phật để từ đó biết phân biệt phải trái đúng sai.
Trời Phật đánh giá con người bởi cái tâm - là thứ không nhìn thấy bằng mắt thường. Làm mọi việc dù có giấu giếm, có chứng tỏ rằng ta đây không sai, không ai bắt bẻ được, không có nghĩa là qua mắt được Trời Phật. Thế cho nên đừng thắc mắc vì sao có ai đó tưởng chừng là làm việc tốt, tưởng chừng là tôn kính Thần Phật mà cuộc sống cũng chẳng ưu ái cho hơn chút nào.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả
Người dân tranh giành lộc do nhà sư ném ra tại chùa Hương. Ảnh: Tiến Tuấn/Zing.vn |
Cảnh đi lễ chùa Hương với nhiều người lâu nay vẫn thường gắn liền với hình ảnh "hoa cỏ mờ hơi sương" và tâm tư của một cô gái mới lớn đầy mộng mơ trong bài thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Thế nhưng những năm gần đây hàng chục ngàn người đổ về di tích thắng cảnh Hương Sơn, Hà Nội, khiến các lối đi lên chùa Thiên Trù và vào động Hương Tích ùn tắc và đặc biệt lễ khai hội chùa Hương năm nay lại được nói tới nhiều vì là cảnh người đi lễ chen lấn tranh giành lộc từ tay một nhà sư tại chùa.
Được biết người tung lộc là sư thầy Thích Đạo Trụ, đang tu hành trong chùa Hương và Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2017, ông Nguyễn Văn Hậu, được báo chí trích thuật cho biết chương trình phát lộc cho phật tử và du khách về dự là không có trong kế hoạch khai hội.
Lộc được phát là một biểu tượng Phật Bà in chìm bằng nhựa trong, có dây đeo và các video lưu truyền trên mạng cho thấy hàng trăm người đã chen lấn xúm quanh nhà sư để cố tranh giành lộc. Có thể thấy lúc đầu nhà sư còn phát cho từng người đứng quanh, nhưng sau đó đám đông lớn quá, chen lấn và thậm chí có người còn thò tay giật lộc từ tay nhà sư và nhà sư này đã ném lộc ra cho những người ở xa khiến gây phản cảm.
'Mưu cầu hạnh phúc tầm thường'
Nói với BBC Tiếng Việt khi được hỏi nhân vụ việc này, giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ: "Tôi nghĩ ngày xưa những lễ hội như Chùa Hương, như Yên Tử, cũng đông người đi nhưng người ta đi tuần tự mà thực sự ra không phải để cầu cho được cái hạnh phúc vật chất tầm thường để muốn trở về là có ngay, hiện ngay trước mắt như bây giờ.
"Ngày nay người ta đi Bà Chúa Kho, đi Chùa Hương, tất cả những nơi được truyền nhau là linh ấy, chỉ để trở về ngày mai buôn bán, xin dự án, v.v. giành phần lợi về mình, vì thế mới chen chúc nhau. Và vì đua nhau nên đông một cách khủng khiếp.
"Cũng vì thế những người muốn đi đến nơi đó để thưởng thức thiên nhiên, thưởng thức sự thanh tịnh của cảnh vật, cái mà tôn giáo đem lại cho mình, thì người ta cũng không dám đi đến đó nữa vì đông nghẹt. Tôi thấy nhiều trí thức không đi đến đó nữa. Và tình trạng này hiện nay chưa giải quyết được.
"Tôi có nguyện vọng làm sao để người ta đỡ đốt hương, bớt vàng mã. Nói ví dụ các nhân vật trong các đền chùa ngày xưa làm gì có biết xem TV với đi ô tô mà người ta cũng đốt xuống.
FACEBOOK NGUYEN HUE CHI Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng lễ tục không thể dùng lệnh được mà phải làm sao để hiểu biết được nâng cao trong toàn xã hội |
"Rồi thậm chí những cái ấn vô nghĩa vì người ta không biết chữ Hán nên khắc lung tung, phải nói là lăng nhăng, thì cứ đóng ấn là người ta đến mua và tranh cướp nhau. Chỉ riêng chuyện đó cũng thấy tâm lý của dân tộc có nét gì đó thay đổi, mà lại là thay đổi không hay, cần phải dẹp.
"Riêng phần lễ tục này thì không thể dùng lệnh được mà phải làm thế nào để sự hiểu biết được nâng cao trong toàn xã hội thì tự nhiên cái đó sẽ được dẹp bỏ.
"Nếu không, với tình trạng này thì ở đâu cũng tắc nghẽn, không chỉ giao thông bị tắc nghẽn mà ngay đến chùa chiền an thanh cảnh vắng để thưởng thức cũng bị tắc nghẽn, không còn lối để cho sinh hoạt tâm linh đúng với ý nghĩa chân tịnh của nó nữa," giáo sư Huệ Chi nói.
'Nhìn bằng con mắt thị trường'
Một giáo sư dân tộc học không muốn được nêu tên nói với BBC Tiếng Việt rằng xưa nay không có chuyện chùa hay sư phát lộc theo kiểu như vậy và ông cho rằng nay các chùa chiền đang làm những việc mà ngày xưa không làm.
"Chuyện gây ra tranh cướp lộc như vậy là một điều không hay. Kỷ cương xã hội và văn hóa của ngày xưa nó đồng bộ trong một xã hội và văn hóa làng xã. Nhưng bây giờ xã hội đang bị giải thể về cấu trúc nên đã không còn mang nghĩa như ngày xưa. Nó đã bị pha trộn nhiều loại văn hóa khác nhau và những cái coi là truyền thống đã bị giảm sút.
"Đó là dấu hiệu của quá trình giải thể những gì quý giá của ngày xưa mà nay đang được nhìn nhận với con mắt thị trường. Mà như vậy thì không phải là tín ngưỡng", giáo sư dân tộc học nói.
"Chính vì với cái nhìn thị trường như vậy nên với mỗi người được càng nhiều sẽ càng tốt, do vậy mới dẫn tới hiện tượng giành giật lộc Phật như người ta được chứng kiến ở Chùa Hương mới đây," ông nói.
Đạo lý và sự tôn trọng
Không chỉ ở Chùa Hương mà đã xảy ra tình trạng hàng nghìn người cướp hoa tre và trầu cau sau khi việc dâng lễ kết thúc tại hội Gióng, được tổ chức vào ngày 6-8 tháng Giêng âm lịch tại đền Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
So sánh việc người đi hội Gióng cướp lộc với việc người đi hội Chùa Hương chen lấn giành giật lộc, nhà dân tộc học này cho rằng có sự khác biệt: "Một bên là tục lệ của làng còn một bên là nhà chùa lại đứng ra làm những việc không phải của mình, tức là hiện đại hóa tôn giáo," ông nói.
Ngay cả là phong tục tập quán hay tục lệ của làng, xã, giáo sư Nguyễn Huệ Chi giải thích ngày xưa cũng có đạo lý và sự tôn trọng.
Ông cho biết có những phong tục đã đi nào nếp sống của người dân và đưa ra ví dụ như lễ hội phồn thực, khi vãn hội là người ta tắt đèn và nam thanh nữ tú được tự do buông thả, để thả lỏng tình cảm của mình "và cái đó được gọi là thiên nhân hợp nhất, nó rất trong sáng, lành mạnh", hay khi vãn lễ, oản được nhà chùa đem ra chia cho mỗi người một phần để hưởng lộc Phật, mỗi người được một ít mang về, nhưng người nào không được cũng không sao cả.
Giáo sư Huệ Chi nói: "Nó đã thành nền nếp. Ở đó có sự tôn trọng và có đạo lý, mình không được phép làm điều gì vi phạm tư cách con người. Hai nguyên tắc đó nó chi phối và nó tạo nên nét đẹp dân gian.
"Tôi ngày xưa lúc còn bé đi các lễ hội thì cũng có thấy tranh cướp nhưng sự tranh giành đó không gây nên sự tức giận, đến mức cào cấu nhau, ai không được thì cũng cười vui vẻ và nói là cố năm sau hy vọng sẽ được.
"Nhưng bây giờ lại khác, nếu tôi không giật được mà kẻ kia giật được thì có khi cái lộc đó nó thể hiện trong đời sống, nó sẽ không đến với tôi - người ta tin một cách thiển cận như vậy - vì thế nó trở thành tàn bạo, nó đẩy phong tục có giới hạn về đạo lý của ngày xưa thành ra mất giới hạn và thành tàn bạo với nhau.
"Nó đi cả vào trong đời sống tâm linh, gây nên sự bất bình thường khiến những người đứng ở cự ly xa hơn mà nhìn, hay những người còn giữ được chút thiện lương nhìn vào, thì người ta không thể chịu nổi."
Sống lương thiện
OTHER - Người dân đi lễ chùa ngày Tết âm lịch ở Long Sơn Tự ở Manka, thủ đô Đài Bắc, Đài Loan |
Sống lương thiện cũng là điều nhà văn Vũ Thư Hiên được con gái, bà Vũ My Lan, lãnh đạo một doanh nghiệp ở Hà Nội, nhắc tới khi nói về người Việt. Trong một đăng cải trên Facebook cá nhân của mình so sánh cảnh đi chùa ở Đài Loan và chuyện xảy ra ở Chùa Hương vừa rồi, bà Vũ My Lan viết:
"Ngày mồng một Tết, nhân chuyến du lịch tới Đài Loan, gia đình mình tới Chùa Long Sơn Tự - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Đài Bắc để cầu bình an cho năm mới.
"Đúng như dự đoán, số lượng người tới lễ Chùa ngày đầu năm mới rất đông.
"Điều làm mình hết sức ngạc nhiên là cho dù cổng Chùa mở rộng nhưng người dân nơi đây không hề chen lấn, xô đẩy mà tự giác xếp theo hàng một để vào Chủa.
"Cũng chẳng thấy bóng dáng một anh cảnh sát hay bảo vệ nào bắt mọi người phải xếp hàng cả - người ta cứ tự giác đứng vào hàng, trên khuôn mặt mỗi người có thể thấy rõ cái cảm giác bình an, thư thái trong ngày đầu xuân mới.
"Một phụ nữ xếp hàng gần gia đình mình thỉnh thoảng lại tỏ ý muốn giúp đỡ khi thấy mẹ mình phải di chuyển bằng xe lăn. Chốc chốc lại có người hỏi thăm bà.
"Hôm nay xem cái video về khai hội Chùa Hương mà thấy vừa buồn và thương cho người dân mình quá! Ôi đất nước tôi! Ngay ở những chốn linh thiêng mà còn có tâm lý tranh cướp! Sư thầy trong cái video này cũng chẳng ra sao!
"Chợt nhớ tới câu của bố mình khi mấy bố con nói chuyện về cái sự "loạn" ở Việt Nam - "người Việt mình bây giờ cần học nhiều thứ nhưng trước hết là phải học sống lương thiện con ạ".
"Lương thiện trong suy nghĩ và văn hoá trong hành xử - chỉ cần thế thôi mà sao khó có thế!"
'Nó là từ hai phía'
Theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi, ông cho là chính vị sư kia khi ném hình Phật có khi cũng không phải đã có ý thức là đang đưa một tín vật của nhà Phật tới cho đệ tử đâu và ông nói thêm: "Các nhà sư bây giờ được đào tạo cũng bị trần tục hóa, một số sư sãi chịu nhiều sự tác động nên không còn là một vị sư đúng tính cách của một nhà tu hành có phẩm hạnh như ngày xưa.
"Nó là từ cả hai phía - phía thiện nam tín nữ đến chùa và phía người tu hành - đều có sự thoái hóa và nó gặp nhau ở hiện tượng Chùa Hương vừa rồi và người ta thấy phản cảm."
"Chính một số nhà sư cũng đem lại cho người ta quan niệm rằng cái phúc do nhà Phật phát ra là cái phúc thực dụng, chính vì vậy bản thân các nhà sư về phương diện đạo lý, đạo đức tôi không đánh giá cao trong thực tế đời sống tu hành hiện nay. Đây tôi nói là ở nửa phía Bắc mà tôi quan sát chứ nửa phía Nam thì thực tình tôi chưa biết nên không dám nói," ông Huệ Chi nói.
Vẫn theo giáo sư Huệ Chi: "Đây là một biểu hiện của sự thoái hóa xuống cấp về phong tục và nó là điều không thể cưỡng lại được tại Việt Nam hiện nay.
"Vì chúng ta kiến tạo xã hội trên tinh thần đấu tranh giai cấp để xây dựng một xã hội bình đằng nhưng quên mất cái quan trọng là cái nhân văn, nhân bản, tức là cái tính người của con người, sự gắn bó với nhau trên tinh thần nhân ái của cả cộng đồng."
Tính thực dụng
Giáo sư Huệ Chi giải thích: "Nền kinh tế hiện nay thực sự là một nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa man dã, hoang sơ cho nên con người nhìn nhau là theo hướng tôi được, thì anh mất và tôi phải cố mà giành cho được, còn anh mất thì mặc anh.
"Vì vậy nó dần đi sâu vào quan hệ trong cộng đồng, và người ta mất dần đi cái gọi là sự nhường nhịn: mình có thể không được mà người được thì mình cũng vui lòng, hoặc là mình làm cho người hạnh phúc thì đó là hạnh phúc của mình."
Lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội. Cũng xảy ra tình trạng hàng trăm người xô vào tranh cướp hoa tre tại lễ hội Gióng (Ảnh: Lê Hiếu/Zing.vn) |
Theo giáo sư Huệ Chi do vậy trong bất kỳ hình thức sinh hoạt nào có chút dính đến tinh thần, tâm linh thì con người ta nay cũng mất đi sự hòa đồng, mất đi niềm vui nhường nhịn, mà chỉ cố gắng giành giật lấy phần được về mình.
"Đó là một nguy cơ hết sức lớn và nó thể hiện ra lễ hội cũng vậy thôi. Tôi cũng cho đây là một sự tha hóa thể hiện rõ ở tính thực dụng trong quan niệm về mục đích cuối cùng của việc tu hành: mình đi theo đời sống tâm linh để đạt được cái gì.
"Vì sự tha hóa đó nên cái thực dụng nó lấn át cái thanh tao. Thanh tao là để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn và con người hướng đến lẽ sống sâu sa là tìm sự bình yên về tinh thần.
"Cái đó chính là cái mà Phật giáo và nhiều tôn giáo khác nhắm tới. Nhưng con người Việt Nam trở thành thực dụng cho nên khi đến chùa chiền, lễ hội thì ồn ào và có thói tục mà theo tôi nên làm thế nào để gạt bỏ, đó là đem hết tất cả mọi thứ tài lộc đến để cầu thần cầu Phật, mà chỉ cầu cho mình làm ăn phát tài để mà sống, để mà giành giật hạnh phúc ở giữa cõi trần, vì thế ngày nay người ta đi ào ạt," ông Huệ Chi nói.
Nói về chuyện đi lễ cầu lộc đầu năm, một chủ doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ suy nghĩ của ông:
"Cái Tết của người Việt mình nặng nề & kéo dài. Cả nửa tháng trước tết & hàng tháng sau tết mới đi vào ổn định cuộc sống. Trước tết thì mua sắm, biếu xén, sau tết thì lễ hội, cúng bái, cầu tài lộc (đặc biệt là ở phía Bắc) đến hết tháng Giêng luôn.
"Chẳng chịu làm ăn thì cầu, xin cũng thế, nghèo vẫn hoàn nghèo. Trời phật cũng chẳng giúp cho người lười chỉ muốn cúng bái mà giàu có," ông nói.