Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt
Tư liệu: Quốc kỳTrung Quốc, quốc kỳ Mỹ và đảng kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc bày bán tại Chợ Bán sỉ Yiwu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. REUTERS/Aly Song/File Photo CCP |
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa áp dụng biện pháp siết chặt du hành đối với các đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình của họ đến Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc xem động thái đó như là hành vi ‘áp bức chính trị’, báo New York Times đưa tin hôm thứ Năm 3/12.
Các quy định mới ban hành hôm 2/12, giới hạn hiệu lực của thị thực du lịch cho các đảng viên và gia đình họ trong một tháng, và chỉ nhập cảnh một lần, báo New York Times (NYT) trích dẫn những người hiểu biết vấn đề, cho biết. Trước đây, giống như mọi công dân Trung Quốc khác, các đảng viên Đảng Cộng sản có thể xin thị thực du lịch Hoa Kỳ với thời hạn lên đến 10 năm.
NYT dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết động thái này là một phần trong hành động đang diễn ra nhằm bảo vệ Hoa Kỳ chống lại “ảnh hưởng độc hại” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ không trả lời ngay lập tức cho một lời đề nghị bình luận của Reuters.
Từ phía Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này, bà Hoa Xuân Oánh, phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng: “Đây rõ ràng là một hình thức áp bức chính trị ngày một tăng đối với Trung Quốc bởi những thế lực chống Trung Quốc cực đoan ở Mỹ, những người hành động vì những định kiến ý thức hệ bắt rễ từ tâm lý Chiến tranh Lạnh”,
Chính quyền của Tổng thống Trump tìm cách củng cố lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc của vị tổng thống sắp mãn nhiệm; quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tuột dốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Washington và Bắc Kinh đối đầu nhau về một loạt vấn đề - bao gồm cách Trung Quốc xử lý vụ bộc phát virus corona chủng mới, hành động của Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát Hong Kong, các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, cũng như về thương mại và những cáo buộc về những tội ác vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Đăng ngày: 03/12/2020 - 12:27 - rfi.fr - Trọng Nghĩa
Ảnh minh họa. Toàn cảnh phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 22/05/2020. AFP - LEO RAMIREZ |
Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 02/12/2020 đã ban hành các quy định mới siết chặt thêm chế độ thị thực nhập cảnh Mỹ đối với đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc và gia đình của họ, theo tiết lộ của nhật báo Mỹ New York Times ngày 03/12.
Trích dẫn các nguồn tin nắm rõ hồ sơ này, New York Times cho biết là, theo quy định mới, thời hạn thị thực nhập cảnh đối với các đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc và gia đình của họ chỉ còn là một tháng, và chỉ có giá trị một lần duy nhất.
Cho đến nay, các đảng viên Cộng Sản, tương tự như mọi công dân Trung Quốc khác, đều có thể xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ với thời hạn có thể lên đến 10 năm.
Các hướng dẫn thị thực mới cho phép quan chức Mỹ xác định xem một người Trung Quốc xin visa vào Mỹ có phải là đảng viên hay không, dựa trên đơn xin thị thực và phần phỏng vấn lúc nộp đơn.
Nhật báo New York Times dẫn lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ xác định rằng việc siết chặt chế độ thị thực nhập cảnh kể trên nằm trong chủ trương bảo vệ nước Mỹ chống lại “ảnh hưởng tai hại” của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Mỹ chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề trên, nhưng trong những ngày gần đây, chính quyền Donald Trump đã tìm cách “củng cố di sản cứng rắn đối với Trung Quốc của tổng thống mãn nhiệm”, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đã xuống đến mức xấu nhất trong nhiều thập kỷ.
Quan hệ Washington và Bắc Kinh đã trở nên hết sức căng thẳng trên một loạt vấn đề, từ cách xử lý dịch Covid-19 của Trung Quốc, chính sách đàn áp tại Hồng Kông, cho đến các vụ vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn ở Tân Cương, hay các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của họ ở Biển Đông.
Nhiều quyết định trừng phạt Trung Quốc đã liên tiếp được tung ra, gần đây nhất là lệnh cấm nhập khẩu bông gòn từ một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bị cho là đã sử dụng lao động cưỡng bức áp dụng trên thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông cáo ngày 02/12, bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ cho biết là Hải Quan Mỹ kể từ nay có quyền tịch thu mặt hàng bông gòn nhập của Tập Đoàn Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương XPCC. Đây là một tổ chức kinh tế bán quân sự chiếm gần một phần năm GDP của vùng Tân Cương, đồng thời là một trong những nhà sản xuất bông gòn lớn nhất Trung Quốc.
Vào tuần trước, hãng tin Anh Reuters cũng tiết lộ việc Washington đã sẵn sàng đưa thêm bốn tập đoàn lớn của Trung Quốc vào “danh sách đen” của các doanh nghiệp do quân đội sở hữu hoặc kiểm soát.
Trong số này có nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu của Trung Quốc SMIC và Tổng Công ty Dầu Khí Hải Dương CNOOC, qua đó hạn chế khả năng tiếp cận của các thực thể này với giới đầu tư Mỹ.
Getty Images |
Hạ viện Mỹ đã thông qua luật loại các công ty Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Hoa Kỳ.
Đạo luật này cũng sẽ yêu cầu các công ty tiết lộ liệu họ có thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không.
Đạo luật có trách nhiệm giải trình các công ty nước ngoài hiện vẫn cần sự chấp thuận của Tổng thống Hoa Kỳ.
Động thái này diễn ra cùng lúc với một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Trump.
Ngoài hành động này, chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã ra lệnh cấm nhập khẩu bông gòn từ một công ty mà họ cho rằng sử dụng lao động cưỡng bức những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) bị giam giữ.
Mỹ cũng có hành động chống dây xoắn do Trung Quốc sản xuất tuần trước, thực hiện bước đi hiếm hoi là áp đặt thuế quan để chống lại tác động của những gì Mỹ tuyên bố là thao túng tiền tệ của nước này.
Trung Quốc cũng gia tăng áp lực, đưa ra luật kiểm soát xuất khẩu đầu tuần này.
Đây được coi là một phản ứng với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ cho các vi mạch mà nhiều công ty công nghệ Trung Quốc dựa vào.
Đạo luật này sẽ có ít tác dụng trong ngắn hạn, vì các công ty nước ngoài chỉ bị loại khỏi sàn chứng khoán nếu họ không tuân thủ các cuộc kiểm toán trong ba năm liên tiếp.
Hiệp hội Chứng khoán Hoa Kỳ hoan nghênh việc thông qua dự luật, nhưng kêu gọi chính phủ hành động nhanh chóng hơn, bằng cách hủy niêm yết các công ty không tuân thủ vào giữa năm sau.
Luật áp dụng cho các công ty niêm yết công khai từ bất kỳ quốc gia nào, nhưng các nhà tài trợ của nó nhằm vào các công ty Trung Quốc.
"Chính sách [hiện giờ] của Mỹ đang cho phép Trung Quốc áp đặt các quy tắc mà các công ty Mỹ phải tuân theo và điều đó thật nguy hiểm. Hôm nay, Hạ viện đã cùng với Thượng viện bác bỏ hiện trạng độc hại ", Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Kennedy, một trong những tác giả của dự luật, nói.
Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung - được Quốc hội thành lập để theo dõi các mối đe dọa an ninh có thể đến từ Trung Quốc - cho biết tính đến tháng 10, đã có 217 công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ.
Một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, gồm Alibaba và nhà điều hành KFC Trung Quốc, Yum China, gần đây đã niêm yết thứ cấp tại sàn chứng khoán Hong Kong.
Getty Images - Sản xuất bông gòn ở Trung Quốc |
Chính quyền Trump cũng cấm nhập khẩu bông gòn từ một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mà họ cho là đã sử dụng lao động cưỡng bức những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) bị giam giữ ở tỉnh Tân Cương.
Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) là một tổ chức bán quân sự được báo cáo chiếm gần một phần năm GDP của Tân Cương.
Đây cũng là một trong những nhà sản xuất bông gòn lớn nhất của Trung Quốc.
Nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã được lệnh bắt giữ các lô hàng có chứa bông gòn và các sản phẩm bông gòn có nguồn gốc từ XPCC.
"Sự lạm dụng lao động cưỡng bức có hệ thống của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương sẽ làm phiền mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ", Quyền Ủy viên CBP Mark A. Morgan tuyên bố trong một văn bản.
Bắc Kinh đã phải đối mặt với sự lên án của quốc tế vì mạng lưới các trung tâm giam giữ ở Tân Cương, nơi chủ yếu giam giữ các nhóm thiểu số Hồi giáo.
Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng mục đích của họ là giải quyết nạn đói nghèo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ở Tân Cương.
04/12/2020 - voatiengviet.com
Logo Công ty sản xuất chip hàng đầu Trung quốc |
Chính quyền Tổng thống Trump hôm thứ Năm 3/12 đã ghi tên SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) vào sổ đen ghi tên các công ty bị cáo buộc là của quân đội Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lên án vào giữa lúc Tổng thống đắc cử Joe Biden đang chuẩn bị nhậm chức.
Bộ Quốc phòng đã chỉ định tổng cộng 4 công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, gồm Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ Xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc.
Động thái này, được Reuters đưa tin lần đầu hôm Chủ nhật, nâng tổng số công ty có liên quan đến quân đội Trung Quốc lên 35 công ty trên sổ đen quốc phòng của Mỹ. Mặc dù bị ghi vào sổ đen ban đầu không đi kèm bất kỳ hình phạt nào, nhưng một sắc lệnh mới ban hành của Tổng thống Trump sẽ cấm các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty trong danh sách bắt đầu từ cuối năm tới.
Tại Bắc Kinh, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Trung Quốc phản đối động thái của Washington chèn ép các công ty của họ và đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh thị trường.
"Hoa Kỳ nên ngừng lạm dụng khái niệm quyền lực và an ninh quốc gia để trấn áp các công ty nước ngoài", bà Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày thứ Sáu 4/12.
SMIC nói họ phản đối mạnh mẽ quyết định này, vốn thể hiện sự hiểu nhầm căn bản của chính quyền Mỹ về các mục đích tối hậu của hoạt động kinh doanh và công nghệ của họ.
Công ty sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc cho biết việc công ty bị ghi vào sổ đen của Mỹ không có tác động lớn nào.
CNOOC nói họ "bị chấn động mạnh và lấy làm tiếc" về việc bị ghi vào sổ đen. Họ cho rằng động thái của Mỹ được dựa trên "thông tin sai lạc và không chính xác".
Công ty trách nhiệm hữu hạn CNOOC do nhà nước sở hữu cho biết họ đang đánh giá lại tác động của tình hình đối với công ty và sẽ theo sát các diễn biến.
Hồi tháng 9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo cho một số công ty rằng họ cần phải có giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC sau khi kết luận rằng có "rủi ro không thể chấp nhận " rằng thiết bị được cung cấp cho SMIC có thể được sử dụng vào các mục đích quân sự.
7 giờ trước - 7.12.2020 - bbc.com
GETTY IMAGES |
Mỹ đã cho thêm nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất Trung Quốc SMIC vào danh sách "các công ty quân đội Trung Quốc", gây thêm áp lực lên công ty này.
Động thái của Bộ Quốc phòng Mỹ đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước này hiện bị cấm nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu của SMIC.
Bộ Quốc phòng nói chính phủ Trung Quốc đang sử dụng sự tinh thông của các "thực thể dân sự", ví như các công ty và trường đại học, để hiện đại hóa khả năng quân sự của mình.
SMIC bác bỏ việc có bất kì mối liên hệ nào với quân đội Trung Quốc.
Công ty hiện bị liệt trong một lệnh hành pháp do Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 11, nhằm ngăn chặn nguồn vốn của Mỹ đổ vào việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
SMIC trước đây nói rằng một số nhà cung cấp tại Mỹ của SMIC đã nhận được thư thông báo rằng họ sẽ phải chịu các hạn chế xuất khẩu mới.
Điều này cho thấy có khả năng công ty này sẽ bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ liệt vào danh sách đen, dù hiện vẫn chưa có công bố gì về quyết định như vậy.
Nếu việc này xảy ra, việc sản xuất chip có thể bị ảnh hưởng đáng kể.
"Nhìn vào việc SMIC phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ các công ty Mỹ để có thể sản xuất chip silicon, điều này khiến hoạt động kinh doanh của SMIC rơi vào tay Bộ Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan có thể quyết định xem có cấp giấy phép theo từng trường hợp hay không, "Richard Windsor, người sáng lập công ty nghiên cứu Radio Free Mobile đánh giá.
Việc đánh giá SMIC thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc không làm thay đổi tình hình, ngoài khiến việc xin giấy phép trở nên khó khăn hơn, khiến công ty này khả năng cao bị đưa vào danh sách đen và dẫn đến giảm sức mua cổ phiếu của công ty vì các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ không thể mua chúng nữa. "
Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy chính quyền Trump dự định sử dụng những ngày cuối cùng tại vị để tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc và cố gắng "khoá tay" chính quyền tiền nhiệm của ông Biden qua chính sách cứng rắn này.
Định nghĩa về những gì cấu thành cho việc hỗ trợ quân đội có thể được diễn dịch khá rộng và dễ gây tranh cãi - nhưng Washington đang sử dụng nó như một đòn bẩy trong cuộc chiến về chip - một lĩnh vực cạnh tranh công nghệ chủ chốt.
Washington biết đây là lĩnh vực mà Trung Quốc tương đối theo sau và đang cố gắng dữ dội để bắt kịp.
Chính quyền Trump cũng tính toán rằng việc này sẽ gây khó dễ cho chính quyền Biden vì nếu đảo ngược hay giảm nhẹ các biện pháp thì sợ sẽ bị xem là "mềm mỏng" với Bắc Kinh.
SMIC được thành lập năm 2000, kể từ đó trở thành xưởng sản xuất chip danh tiếng nhất ở Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, ngay cả sản phẩm tiên tiến nhất của công ty này được xem là tụt hậu đến hai đời so với khả năng của các công ty đối thủ - gồm Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Samsung của Hàn Quốc.
SMIC hiện chưa sản xuất được bóng bán dẫn nhỏ như các đối thủ, do đó không thể sản xuất được các bộ vi xử lý đỉnh cao cho các điện thoại thông minh mới nhất và các thiết bị tân tiến khác.
Lý do của việc này, một phần là do những hạn chế hiện hành mà Mỹ đã áp đặt lên công ty.
Hiện tại, cách duy nhất để sản xuất chip logic là sử dụng thiết bị của công ty ASML của Hà Lan.
SMIC đã đặt hàng một máy in thạch bản trị giá 150 triệu đôla - sử dụng tia laser hội tụ qua gương khổng lồ để in các mẫu cực nhỏ trên silicon - từ ASML vào năm 2018. Nhưng Reuters đưa tin Nhà Trắng đã thuyết phục chính phủ Hà Lan ngăn chặn vụ xuất khẩu vì lý do an ninh.
Người phát ngôn của ASML từ chối bình luận khi được BBC hỏi liệu thỏa thuận vẫn còn trong trạng thái lấp lửng.
SMIC nói với BBC: "SMIC sản xuất chất bán dẫn và chỉ cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối và cho mục đích dân sự và thương mại. Công ty không có mối quan hệ gì với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất cứ khách hàng đầu cuối nào là quân đội hay phục vụ cho mục đích quân sự nào. "
Xem thêm về quan hệ Mỹ - Trung.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe |
Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và các nền dân chủ trên toàn thế giới kể từ sau thời Đức quốc xã, và các nhà hoạch định chính sách phải chuẩn bị cho một giai đoạn đối đầu lâu dài với Bắc Kinh, theo Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe.
Người đứng đầu ngành tình báo Mỹ nói ông đã chuyển các nguồn lực trong 85 tỉ đô la ngân sách để đặt thêm trọng tâm vào Trung Quốc và để đảm bảo là cộng đồng tình báo Mỹ “có nguồn lực cần thiết để cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rõ ràng về ý định và hoạt động của Trung Quốc.”
“Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là một mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ ngày hôm nay, và mối đe dọa lớn nhất của dân chủ và tự do trên tòan thế giới kể từ Thế chiến thứ Hai,” ông Ratcliffe viết trong một bài xã luận đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 3/12. “Tình báo rõ ràng: Bắc Kinh có ý định chế ngự Mỹ và phần còn lại của hành tinh này về mặt kinh tế, quân sự và công nghệ.”
Cảnh báo của ông Ratcliffe được đưa ra tiếp sau những bình luận tương tự của các giới chức chính quyền ông Trump trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Tư pháp William Barr.
Tuyên bố này cũng phản ánh vai trò nổi bật của Trung Quốc theo quan điểm chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền sắp mãn nhiệm, vượt cả Nga.
“Trung Quốc phải là trọng tâm chính của an ninh quốc gia Mỹ,” ông Ratcliffe nói.
Phản ánh một ưu tiên quan trọng khác của chính quyền, ông Ratcliffe cho biết ông đã nói với các đồng minh là sử dụng công nghệ Trung Quốc, như hệ thống viễn thông 5G, “sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của Mỹ chia sẻ thông tin quan trọng với họ.”
Ông Ratcliffe cũng nói Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động ảnh hưởng đến các nhà lập pháp và các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Ông cho hay đã thuyết trình cho các nhà lập pháp là Trung Quốc đang nhắm vào các thành viên Quốc hội “với 6 lần hơn tần số của Nga và 12 lần hơn tần số của Iran.”
Ông William Evania, người đứng đầu Trung tâm An ninh và Phản gián, nói hôm 2/12 là Mỹ có những bằng chứng của những chỉ thị nhắm ảnh hưởng nhiều hơn vào chính quyền sắp tới của ông Biden.
“Bắc Kinh đang chuẩn bị một thời gian đối đầu mở rộng với Mỹ,” ông Ratcliffe nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong tuần này thúc đẩy Mỹ giảm bớt những hành động đối với Bắc Kinh và nói rằng “Chúng tôi hy vọng người Mỹ sẽ chấp nhận một quan điểm hợp lý chung đối với Trung Quốc và từ bỏ ý tưởng thù hận và bất thường đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
(Nguồn Bloomberg/WSJ)
4 tháng 12 2020, 11:06 +07 - bbc.com
Quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ nói rằng Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do" kể từ Thế chiến thứ hai.
Viết trên Wall St Journal, John Ratcliffe cho rằng Trung Quốc đang bành trướng quyền lực của mình bằng cách đánh cắp các bí mật của Mỹ và sau đó thay thế các công ty Mỹ trên thị trường.
Chính quyền Trump đã có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, áp thuế lên các hàng hóa Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc vẫn chưa phản hồi gì.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã mạnh mẽ đáp trả đối với các động thái của Mỹ về việc áp thuế lẫn những nỗ lực giữ gã khổng lồ viễn thông Huawei ra khỏi thị trường Mỹ.
Ông Ratcliffe cảnh báo, Bắc Kinh đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Mỹ và có ý định thống trị thế giới về mặt "kinh tế, quân sự và công nghệ".
Một số bình luận của ông Ratcliffe tương tự những can thiệp trước đây của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Giám đốc FBI Christopher Wray nêu lên.
Tuy nhiên, những điều này cũng xảy ra vào thời điểm Trung Quốc tăng cường áp lực lên đồng minh của Mỹ là Úc, khi Trung Quốc công bố danh sách những điều họ muốn Canberra thay đổi trong hành vi và áp thuế đối với rượu vang nhập khẩu từ Úc cũng như khiêu khích chính phủ Úc về hồ sơ về quyền của nước này ở Afghanistan.
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia nói rằng, Trung Quốc đã thay thế Nga và chống khủng bố là trọng tâm chính trong các hoạt động tình báo của Mỹ.
Trung Quốc đã nhúng tay vào một dạng gián điệp kinh tế mà ông mô tả là "cướp, sao chép và thay thế" - lấy ví dụ về một công ty sản xuất tuabin gió của Trung Quốc bị kết tội ăn cắp từ một đối thủ cạnh tranh của Mỹ trước khi bán ra thị trường trong khi công ty Mỹ mất giá trị cổ phiếu và sa thải nhân viên.
Ông nói, tài sản trí tuệ của Mỹ trị giá 500 tỷ đôla (370 tỷ bảng Anh) đã bị đánh cắp hàng năm. Việc FBI bắt giữ các công dân Trung Quốc vì tội ăn cắp nghiên cứu đã trở nên thường xuyên và Trung Quốc cũng đã trả cho trưởng khoa hóa học của Đại học Harvard 50.000 đôla một tháng cho đến khi ông bị bắt vào đầu năm nay.
Ông Ratcliffe cũng cáo buộc các dịch vụ tình báo Trung Quốc đã đưa các lỗ hổng vào công nghệ của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Huawei và nói các đồng minh đang sử dụng công nghệ Trung Quốc sẽ không được Mỹ chia sẻ thông tin tình báo.
Ông nói rằng tình báo Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc đã tiến hành "thử nghiệm trên người" đối với quân đội với mục đích phát triển những binh lính có "khả năng tăng cường về mặt sinh học".
Và ông cho biết Trung Quốc đã tham gia vào một "chiến dịch gây ảnh hưởng diện rộng" nhắm vào các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ và nhân viên của họ bằng cách khuyến khích các công đoàn tại các công ty lớn nói với các chính trị gia địa phương nên có đường lối mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc nếu không sẽ mất phiếu bầu của các thành viên công đoàn.
Ông Ratcliffe cho biết, Bắc Kinh đã nhắm vào các thành viên Quốc hội với tần suất "gấp 6 lần Nga và gấp 12 lần tần suất của Iran".
Ông nói các quốc gia khác phải đối mặt với thách thức tương tự từ Trung Quốc như Mỹ: "Trung Quốc tin rằng một trật tự toàn cầu mà Trung Quốc không đứng đầu là một sai lầm lịch sử. "Mục đích của Trung Quốc là nhằm thay đổi điều đó và lật ngược sự lan rộng của quyền tự do trên toàn thế giới."
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã gia tăng đối đầu với Trung Quốc trong một số lĩnh vực.
Hai nước đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đôla của nhau và áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm thuộc các lĩnh vực nhạy cảm.
Hôm thứ Năm, Nhà Trắng nói họ đã thêm bốn công ty Trung Quốc - nhà sản xuất chip SMIC, công ty dầu khí quốc gia CNOOC, Công ty Xây dựng Công nghệ Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc - vào danh sách đen các công ty được cho là có liên quan đến quân đội Trung Quốc.
Đầu năm nay, Mỹ đã ra lệnh cho một lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đóng cửa vì lo ngại gián điệp kinh tế - Bắc Kinh đáp trả bằng việc ra lệnh cho Mỹ đóng cửa lãnh sự quán của họ ở thành phố Thành Đô. Hai nước cũng đã trục xuất các nhà báo của nhau.
Mối quan hệ giữa hai siêu cường cũng trở nên tồi tệ vì đại dịch virus corona - ông Trump đã nhiều lần ám chỉ là "virus Trung Quốc" - và các động thái của Trung Quốc ở Hong Kong.
Ông Trump đã ký lệnh chấm dứt đối xử ưu đãi của Mỹ dành cho Hong Kong sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới gây tranh cãi ở đặc khu này, mà Mỹ cho rằng đã đặt dấu chấm hết cho quyền tự trị của Hong Kong.
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền "khủng khiếp và có hệ thống" trong cách đối xử với thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương và đã trừng phạt một số chính trị gia Trung Quốc.
Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giáo và ép buộc triệt sản đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người khác, nhưng Bắc Kinh bác bỏ mọi hành vi ngược đãi.
Tổng thống đắc cử Joe Biden, người nhậm chức vào tháng Một, được kỳ vọng sẽ tiếp tục chính sách chống lại Trung Quốc của Tổng thống Trump, nhưng bắt tay với các đồng minh, trái ngược với việc ông Trump thích các thỏa thuận thương mại đơn phương.
Phóng viên Nhà Trắng Tara McKelvey của BBC nói rằng hiếm có thỏa thuận giữa các bên trong việc cứng rắn với Trung Quốc về thương mại và các vấn đề khác.
Chính quyền Trump đã thành công trong việc giành được sự ủng hộ của trên toàn cầu đối với việc tẩy chay công nghệ viễn thông của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Biden có thể sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác với một Trung Quốc đang trỗi dậy, đặc biệt là trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu.
Ông William Evanina, trưởng ngành phản gián của văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ. |
Hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc rời Mỹ giữa chiến dịch truy quét của Mỹ liên quan tới cáo buộc đánh cắp công nghệ, các giới chức an ninh hàng đầu của Mỹ cho biết ngày 2/12 và cho biết thêm rằng các hoạt vụ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào chính quyền sắp tới của ông Biden.
Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này là “lố bịch.”
Ông John Demers, trưởng Ban An ninh Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, nói trước một cuộc thảo luận do Viện nghiên cứu Aspen tổ chức rằng các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rời khỏi Mỹ trong khi Bộ Tư pháp mở nhiều vụ án hình sự chống lại các hoạt vụ Trung Quốc do thám về công nghiệp và công nghệ.
Một viên chức Bộ Tư pháp cho hay những người này thuộc một nhóm khác với nhóm được Bộ Ngoại giao đề cập đến vào tháng 9, khi Bộ nói đã rút visa của hơn 1.000 người Trung Quốc theo một biện pháp của Tổng thống không cho phép nhập cảnh các sinh viên và nghiên cứu gia bị xem là nguy cơ an ninh cho nước Mỹ.
Nguồn tin này cho hay nhóm nghiên cứu gia mà ông Demer đề cập đến, những người mà nhà cầm quyền Mỹ tin là có liên hệ đến Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã rời khỏi Hoa Kỳ sau khi FBI tiến hành các cuộc phỏng vấn tại hơn 20 thành phố và Bộ Ngoại giao đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston vào tháng 7.
“Chỉ có người Trung Quốc là có nguồn lực và khả năng và ý chí” đi vào các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài mà các cơ quan Mỹ chứng kiến trong những năm gần đây, ông Demers nói.
Ông William Evanina, trưởng ngành phản gián của văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nói tại cùng sự kiện rằng những hoạt vụ Trung Quốc đã nhắm vào nhân sự của chính quyền Joe Biden sắp tới, cũng như những người thân cận với đội ngũ của ông Biden.
Toán chuyển tiếp của ông Biden từ chối bình luận nhung hồi mùa hè, ban vận động tranh cử của ông Biden nói họ dự trù sẽ có tấn công mạng và đã chuẩn bị đối phó.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố những cáo buộc của Mỹ là “lố bịch” và nói thêm rằng “Trong con mắt của một số người Mỹ, chỉ có thù hận, chia rẽ và đối đầu.”
Ông Evanina nói các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ bị các cơ quan Mỹ theo dõi “đều đến đây theo chỉ thị của chính phủ Trung Quốc.”
Trung Quốc nói chiến dịch truy quét visa của Mỹ trước đây trong năm là đàn áp chính trị “một cách lộ liễu” và kỳ thị chủng tộc, vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Quan hệ Mỹ-Trung suy sụp tồi tệ nhất trong nhiều thập niên trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump với những tranh chấp kéo dài về các vấn đề từ thương mại và công nghệ đến Hong Kong và virus corona.
Ảnh minh họa : Tướng Mark Milley, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ. Ảnh 11/09/2020. REUTERS - ERIN SCOTT |
Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ khẳng định Hoa Kỳ cần gia tăng gấp bội lực lượng Hải Quân tại Tây Thái Bình Dương, từ đây đến năm 2045, để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc kiểm soát vùng biển này. Quân đội Mỹ cũng cần triển khai một số lực lượng « trên bộ » tại Philippines, Việt Nam và Úc.
Trên một diễn đàn về quân sự hôm qua, 03/12/2020, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Mark Milley cho biết, Lầu Năm Góc sẽ phải nâng số tàu chiến hiện nay, từ 300 lên 500, trước năm 2045, và một phần tư trong số đó sẽ được tự động hóa. Quân đội Mỹ cũng phải được trang bị thêm 90 tàu ngầm. Danh sách các phương tiện cần bổ sung sẽ không bao gồm các hàng không mẫu hạm, mục tiêu dễ tấn công của các tên lửa tầm xa Trung Quốc.
Trong số các đề xuất của tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, có dự kiến bố trí nhiều đơn vị tại các quốc gia đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, như Philippines, Việt Nam và Úc. Các đơn vị trên bộ tại các quốc gia này sẽ được trang bị các bệ phóng hỏa tiễn tầm xa, để đối phó với tàu chiến Trung Quốc.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ khẳng định : việc gia tăng lực lượng Mỹ ở Tây Thái Bình Dương không nhằm gây chiến tranh với Trung Quốc, mà là để bảo đảm Bắc Kinh không dám phát động chiến tranh. Theo tướng Mark Milley, một hạm đội hiện đại như trên là « phương tiện răn đe hiệu quả nhất ».
Nhìn chung, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, tổng tham mưu trưởng Mỹ nhấn mạnh đến cuộc cạnh tranh về công nghệ đỉnh cao để giữ ưu thế. Vũ khí tự động hóa sẽ trở thànhphổ biến trong từ10 đến 15 năm tới và Trung Quốc hiện đang nhanh chóng phát triển lĩnh vực này. Theo ông Mark Milley, với các công nghệ cao, quân đội Mỹ có thể triển khai ở nước ngoài, với số lượng ít hơn, nhưng được trang bị tốt hơn. Trí tuệ nhân tạo, người máy, các vũ khí chính sách, vũ khí siêu thanh… sẽ là những nhân tố tạo ra « thay đổi triệt để » trên chiến trường.
Theo AFP, tướng Mark Milley được coi là người sẽ tiếp tục tại vị, cho dù ông Donald Trump rời Nhà Trắng. Quan điểm của tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ là cần giảm số lượng quân nhân Mỹ đồn trú thường trực tại một số quốc gia. Tướng Mark Milley khẳng định « các đơn vị nhỏ hơn, cơ động hơn, rất khó định vị sẽ là yếu tố quyết định trong lĩnh vực quân sự tương lai ».
Tướng Mark Milley (phải) trong một lần điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Hình minh họa. |
Quốc hội Mỹ vừa thông qua Đạo luật liên quan đến Quốc phòng 2021 (2021 National Defense Authorization Act – NDAA 2021). Có 2,2 tỉ Mỹ kim trong số 740,5 tỉ Mỹ kim dành cho việc thực hiện các mục tiêu cũng như chính sách quốc phòng của Mỹ trong năm tới sẽ được dùng để thực thi Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương (Pacific Deterrence Initiative).
Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương nhằm cảnh cáo – kiềm chế nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, chi phối khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Trung Quốc. Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương không mới. Năm 2014, Mỹ đã từng thực hiện chính sách tương tự tại châu Âu (European Deterrence Initiative) sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina vào lãnh thổ Nga.
Lần này, với NDAA 2021, Quốc hội Mỹ quyết định dành một phần ngân sách quốc phòng của năm tới để gia tăng quân số tại khu vực Thái Bình Dương, tiến hành nhiều hơn và thường xuyên hơn các cuộc tập trận, huấn luyện nâng cao kỹ năng, khả năng phối hợp với quân đội của các quốc gia là đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực, kể cả thiết lập hệ thống hậu cần ở Thái Bình Dương (1)…
***
Việc Hải quân Mỹ tái lập Hạm đội 1 đã trở thành một phần trong chiến lược răn đe – kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Hạm đội 1 được thành lập hồi đầu năm 1947 và bị giải thể vào đầu năm 1973. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 1 (khu vực Tây Thái Bình Dương) được giao cho Hạm đội 3 đảm nhận. Tuy nhiên vào lúc này, đảm trách khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chỉ có Hạm đội 7, trú đóng ở Yokosuta (Nhật).
Thỉnh thoảng, Hạm đội 7 nhận thêm sự hỗ trợ của Hạm đội 3 (đóng ở San Diego , California, Mỹ) nhưng con số từ 50 đến 70 chiến hạm (bao gồm cả tàu ngầm), 150 phi cơ quân sự các loại, cộng vói hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, không tương xứng cả với bối cảnh khu vực lẫn phạm vi trách nhiệm (diện tích khoảng 48 triệu dặm vuông, trải rộng từ ranh của hải phận quốc tế ở giữa Thái Bình Dương đến hải phận của Ấn Độ, Pakistan và quần đảo Kurin ở phía Bắc Đại Tây Dương).
Không chỉ Mỹ, rất nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang quan tâm đến việc Hạm đội 1 sẽ trú đóng ở đâu: Indonesia? Malaysia? Philippines? Singapore?... Indonesia, Malaysia thiếu hệ thống hạ tầng phù hợp cho hoạt động của một đơn vị như Hạm đội 1 nên sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng, Philippnes có vị trí lý tưởng (vịnh Subic) nhưng bối cảnh, đặc điểm chính trị ở Philippines đe dọa sự ổn định. Singapore được xem như ứng viên sáng giá nhất từ vị trị địa lý đến hạ tầng…
Đó là chưa kể từ 2013 đến nay, Singapore còn là nơi trú đóng của hàng ngàn quân nhân và nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ để hỗ trợ cho hoạt động của Hạm đội 7 cũng như những hoạt động khác của hải quân Mỹ… Tuy nhiên Úc đang tìm nhiều cách để kéo Hạm đội 1 đến trú đóng ở Úc với lý do hải lộ ở Singapre hẹp, mật độ tàu thuyền cao, dễ tấc nghẽn, lại quá gần Trung Quốc – không thật sự an toàn cho phòng thủ nếu xảy ra xung đột.
Các chuyên gia Úc đang giới thiệu cho các chuyên gia Mỹ hai nơi: Perth (bang Tây Úc) và Darwin (bang Bắc Úc). Cả hai đều thuận lợi cho việc tới lui cả ở khu vực Đông Nam Á lẫn qua lại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngoài ra chính phủ Úc vừa quyết định sẽ chi tiền để nâng cấp nhiều căn cứ hải quân của Úc, lắp đặt hệ thống giám sát thuộc loại hiện đại nhất cả trên lẫn dưới mặt nước, cũng như mở rộng - xây dựng thêm những cơ sở hỗ trợ hoạt động của các căn cứ này.
Các chuyên gia Úc còn nhấn mạnh đến yếu tố, Úc có nhiều ưu thế hơn hẳn Singapore trong việc tiếp nhận – tổ chức sinh hoạt cho gia đình các quân nhân và nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ được chỉ định phục vụ Hạm đội 1. Vài năm gần đây, Úc đã cũng như đang là nơi một số đơn vị cấp trung đoàn của Thủy quân lục chiến Mỹ luân phiên trú đóng (mỗi sáu tháng) (2)…
***
Cuối tuần vừa qua, khi thảo luận với các cố vấn cao cấp và các viên chức lãnh đạo quốc phòng của chính phủ Mỹ về việc phối trí quân đội Mỹ trên thế giới cả ở hiện tại lẫn tương lai, Đại tướng Mark Milley – Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, đề nghị xem xét, thay đổi phương thức điều động quân nhân Mỹ đến trú đóng ở khu vực châu Á: Chuyển từ dài hạn (lựa chọn – gửi từng cá nhân đến phục vụ tại các đơn vị hiện hữu khoảng ba năm nên được mang theo gia đình) sang ngắn hạn (khoảng chín tháng, không mang theo gia đình).
Theo tướng Milley, việc điều động từng đơn vị dưới hình thức luân phiên dẫu khác với thông lệ nhưng cần thiết đối với mục tiêu chiến lược – kiềm chế Trung Quốc. Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ tin rằng đó là cách tốt nhất để mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ, không chỉ ở Nhật, Nam Hàn (những quốc gia mà quân đội Mỹ vốn đã có nhiều căn cứ thường trực) mà còn gia tăng cơ hội huấn luyện tại những quốc gia nhỏ hơn như: Palau, Vietnam, Bangladesh, Papua New Guinea, (3)…
Đây có lẽ là lần đầu tiên, một Tổng Tham mưu trưởng của quân đội Mỹ đề cập tới Vietnam như một điểm đến để các đơn vị thuộc quân đội Mỹ tham gia tập luyện, phối hợp. Tháng trước, Chuẩn tướng Curtis Taylor, Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 5 thuộc SFAC, tiết lộ, đơn vị của ông đang chuẩn bị để tham gia hỗ trợ quân đội của một số quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương gia tăng khả năng tương tác giữa viễn thám, phòng không, pháo binh, công binh của các bên.
SFAC (Security Force Assistance Command – Bộ Chỉ huy Hỗ trợ an ninh) có bảy lữ đoàn chuyên đảm nhận vai trò hỗ trợ huấn luyện các lực lượng ngoại quốc về quốc phòng (Security Force Assistance Brigade – SFAB). Các SFAB chuyên tuyển lựa những quân nhân giàu kinh nghiệm, giỏi kỹ năng trong lục quân Mỹ để huấn luyện thêm rồi gửi họ đến huấn luyện, nâng cao khả năng phối hợp, kể cả hỏa yểm (yểm trợ bằng pháo binh), không yểm cho quân đội các quốc gia đồng minh và đối tác trên toàn thế giới.
SFAC không đề cập đến việc gửi Lữ đoàn 5 đến những quốc gia nào trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, song tướng Taylor nói thêm, trong thực tế, quân đội của một số quốc gia ở Đông Nam Á muốn… thắt chặt quan hệ với cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
Cho dù đã có những lo ngại rằng việc hỗ trợ những quốc gia như thế có thể giúp Trung Quốc dễ dàng thu thập thông tin về kỹ thuật, chiến thuật của Mỹ nhưng tướng Taylor trấn an: Vào lúc này, ưu tiên hàng đầu là nâng cao năng lực cho quân đội của các quốc gia đồng minh và đối tác. Các thành viên SFAB chỉ hướng dẫn, hỗ trợ phối hợp chứ không bận tâm và cũng không được phép ép đồng minh hay đối tác thực hiện những tiêu chuẩn của Mỹ, theo kiểu của Mỹ (4).
***
Quân đội Mỹ sẽ sớm gửi các đơn vị đến tập luyện với quân đội Việt Nam? Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến của Lữ đoàn 5 thuộc SFAC? Rất khó dự đoán vì chỉ có một vài thông tin từ phía Mỹ.
Trong sáu năm vừa qua, Viet Nam vẫn đứng bên lề các Pacific Pathways (5). Hồi 2016, một số tướng Mỹ như Tư lệnh lực lượng lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, rồi Tư lệnh Quân đoàn 1 của lục quân Mỹ (phạm vi trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương) từng cho biết, Việt Nam là một trong số những nơi quân đội Hoa Kỳ nhắm tới khi tìm kiếm những địa điểm mới cho các Pacific Pathways, từng đề cập đến khả năng sẵn sàng luyện tập chung với bộ binh Việt Nam bất kỳ lúc nào...
Vào thời điểm đó, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy các chiến dịch đặc biệt tại Thái Bình Dương (SOCPAC) của quân đội Mỹ từng đề cập đến khả năng hợp tác giữa lực lượng đặc biệt Mỹ với đặc công Việt Nam,… Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tiếp vận của lục quân Mỹ thì ngỏ ý muốn xây dựng hệ thống kho tiếp liệu, dự trữ quân cụ, quân nhu tại Việt Nam để quân đội Mỹ có thể triển khai nhanh các chiến dịch nhân đạo, giúp giải quyết hậu quả thiên tai vì các nguồn tiếp liệu đã sẵn sàng...
Song Việt Nam vẫn chủ động kềm giữ quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ ở mức: Nhận viện trợ. Nhờ đào tạo… Đỉnh của quan hệ hợp tác vẫn chỉ là… duy trì giao lưu thường niên giữa lực lượng hải quân hai bên… Đồng thời liên tục khẳng định, muốn “làm bạn với tất cả các nước”, cương quyết duy trì “chính sách ba không”: Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác...
“Chính sách ba không” có đem lại gì không, phụ thuộc vào quan điểm của từng người nhưng chắc chắn “ba không” sẽ khiến lợi ích mà Việt Nam nhận được từ Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương mà Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm tới thông qua những NDAA… không đáng kể. Không phải tự nhiên mà nhiều quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bận tâm đến việc Mỹ sẽ chọn nơi nào làm chỗ trú đóng cho Hạm đội 1 của Hải quân Mỹ.
Theo sau những căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ nào đó bên ngoài biên giới Mỹ thường là các hiệp định tương trợ về quốc phòng – cam kết của Mỹ bảo vệ đồng minh trước họa ngoại xâm từ bên thứ ba. Đó là chưa kể đến điều mà các chuyên gia Úc không ngần ngại khi phân tích thiệt – hơn với các chuyên gia Mỹ về việc nên chọn Darwin: Sự hiện diện của Hạm đội 1 đồng nghĩa với thêm vốn đầu tư, tạo thêm việc làm, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nên chắc chắn sẽ được dân chúng địa phương hoan nghênh...
Chú thích
(5) https://www.voatiengviet.com/a/quan-he-viet-my-quoc-phong-trung-quoc/4190736.html
Ảnh chụp bìa báo Le Point tuần lễ từ 10-17/12/2020. © capture d'écran |
Đại dịch corona với tầm vóc toàn cầu, sự dữ dội và phức tạp của nó đang định hình thế kỷ 21. Trung Quốc, nơi xuất phát đại dịch Covid đang là kẻ thắng lớn trong lúc phương Tây chao đảo, nhưng chế độ toàn trị Bắc Kinh không thể là mô hình bền vững.
Courrier International tuần này dành chủ đề cho người Armenia : Cuộc chiến tranh thứ hai ở Thượng Karabakh gợi lên những kỷ niệm đau thương trong cộng đồng. Hồ sơ của tuần báo L’Obs đề cập đến nhiều khía cạnh của tập đoàn bán lẻ trên mạng Amazon, từ việc làm, thuế má đến ô nhiễm. L’Express nói về « Thế hệ Covid, sự phẫn nộ trước cuộc sống », còn Le Point đặt vấn đề « Mỹ, Á, Âu : Ai sẽ thống trị thế giới ? »
Đại dịch corona định hình thế kỷ 21
Trang bìa tuần báo cánh hữu đăng hình vẽ các « vận động viên » trên đường chạy : Macron, Merkel, Biden, trong đó Tập Cận Bình vượt lên trước đôi chút và ngạc nhiên thay, có cả bà Thái Anh Văn phía sau. Theo Le Point, tương quan lực lượng trong thời đại mới là ở lãnh vực kinh tế và công nghệ.
Đại dịch corona với tầm vóc toàn cầu, sự dữ dội và phức tạp của nó đang trở thành khuôn mẫu cho thế kỷ 21, như Đệ nhất Thế chiến từng định hình thế kỷ 20. Covid đẩy nhanh và bộc lộ một thế trận mới, sau mô hình thế giới lưỡng cực kết thúc năm 1989 với sự sụp đổ của Liên Xô và tiếp đến là hậu chiến tranh lạnh. Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và trật tự từ năm 1945 được Mỹ bảo đảm đã bị lung lay với các vụ tấn công năm 2001, những cuộc chiến ở Afghanistan, Irak, Syria đã làm Washington tiêu tốn hơn 6.000 tỉ đô la. Bên cạnh đó là bong bóng kinh tế bị vỡ năm 2008, rồi đến trận Trân Châu Cảng dịch tễ vì con virus từ Vũ Hán.
Dịch Covid gây dấu ấn lịch sử, khi chứng tỏ sự lệ thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc giữa những con người, doanh nghiệp và các quốc gia. Nó bộc lộ thực tế về những nguy cơ toàn cầu từ y tế, tài chính, công nghệ, đến khí hậu, chiến lược. Covid là con đẻ của toàn cầu hóa - vẫn chưa bị cáo chung mà đang được cấu trúc lại. Ngoài ra, chiến tranh lạnh Mỹ-Trung dẫn đến việc hình thành hai khối thế giới mạng, một bên là GAFA và bên kia là nhánh vũ trang kỹ thuật số của Big Brother Trung Quốc.
Lợi dụng đại dịch, Trung Quốc bành trướng quân sự và o ép về thương mại
Trung Quốc là kẻ thắng lớn : chế ngự được con virus, là cường quốc duy nhất tăng trưởng được 1,8% trong năm 2020. Nay Bắc Kinh không còn giấu diếm ý định đảo lộn trật tự mà phương Tây thống trị để trở thành bá chủ thế giới, kể cả dùng đến vũ lực. Lợi dụng việc Mỹ co cụm lại, các nền dân chủ đang phải đối phó với đại dịch, Trung Quốc bành trướng cả về quân sự và kinh tế.
Một mặt, Bắc Kinh dành ngân sách quốc phòng lên đến 260 tỉ đô la, kiểm soát Biển Đông, nắm quyền điều khiển Hồng Kông, hăm dọa Đài Loan, gây hấn với Ấn Độ tại vùng núi Ladakh. Mặt khác, Trung Quốc xúc tiến Con đường tơ lụa mới để đô hộ Cam Bốt, Lào Sri Lanka ; thành lập khu vực tự do mậu dịch châu Á với hiệp định RCEP.
Việc trả thù quy mô đối với than đá, bông vải, ngũ cốc, thịt bò và rượu vang Úc là ví dụ cụ thể, nhằm « làm gương » cho mọi quốc gia lệ thuộc thương mại vào Bắc Kinh : không được chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc và phải biết điều trong chính sách đối ngoại. Mục đích là cô lập và đẩy dần Hoa Kỳ ra khỏi châu Á, rồi cắt đứt hẳn với các nước mới trỗi dậy.
Phần còn lại của thế giới chao đảo
Hoa Kỳ, châu Âu và các quốc gia mới nổi hiện nay là người thất bại. Hoa Kỳ bị thiệt hại nhiều nhất do đại dịch, tuy đã dành 17% GDP cho y tế và dù tránh được suy thoái nhưng sẽ không bao giờ tìm lại được mức tăng trưởng của năm 2019. Nước Mỹ cũng chia rẽ hơn bao giờ hết. Tình hình Châu Âu còn tệ hại hơn : suy thoái 7,5%, thất nghiệp 8,5%, nợ công tăng vọt từ 85 đến 105% GDP, Trung Quốc nhân đó tiếp tục mua rẻ các tích sản, doanh nghiệp và công nghệ mang tầm chiến lược.
Châu Âu còn là mục tiêu hàng đầu của thánh chiến vì lý do lịch sử và vì có các cộng đồng Hồi giáo đông đảo sinh sống. Bên cạnh đó, Nga đe dọa và can thiệp ở các nước lân cận, từ Baltic đến Libya, Ukraina. Thổ Nhĩ Kỳ liên tục mở các mặt trận mới, công khai vi phạm chủ quyền Chypre và Hy Lạp, can thiệp vào Syria và Libya, Hồi giáo hóa vùng Balkan, sách động thông qua cộng đồng người Thổ ở nước ngoài.
Các quốc gia mới nổi cũng vất vả chống chọi với cú sốc đại dịch và suy thoái. Các nước độc tài nhưng khoác áo dân chủ như Nga cũng bị đình trệ kinh tế : suy thoái hơn 6% và dân số giảm, còn Thổ Nhĩ Kỳ thất nghiệp 17,4%, lạm phát khiến đồng lira mất 1/3 giá trị, dự trữ ngoại hối thâm thủng 5 tỉ đô la…
Theo Le Point, vấn đề của thế kỷ 21 là tự do về chính trị, không còn là dân chủ đối mặt với toàn trị như trong thế kỷ 20, mà với các chế độ dân chủ giả hiệu và thánh chiến.
Trung Quốc thắng thế, nhưng còn lâu mới thống trị được thế giới
Thập niên 2020 mang tính quyết định, tùy theo phương Tây có vực dậy được hay không. Với dân số đông đảo và trọng lượng kinh tế, vai trò to lớn của Trung Quốc là không thể tránh khỏi, nhưng không phải vì thế mà có thể chấp nhận sự thống trị của mô hình tư bản toàn trị Bắc Kinh.
Trung Quốc đang có lợi thế nhưng còn lâu mới chiến thắng. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa tư bản hoang dã và chế độ độc tài của một nhà nước độc đảng, chừng như khó thể bền vững. Chế độ này tiếp tục là ác mộng cho hầu hết nhân loại, như các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và nỗ lực phòng thủ của Đài Loan đã cho thấy.
Bắc Kinh cũng đóng cửa thị trường Hoa lục và khống chế các tập đoàn công nghệ - mà biểu tượng là việc sỉ nhục Mã Vân (Jack Ma) qua việc buộc rút tập đoàn Ant khỏi thị trường chứng khoán vào phút chót. Cuối cùng, việc tập trung quyền lực trong tay một nhà lãnh đạo suốt đời như Tập Cận Bình có thể trở thành thảm họa, vì khủng bố và độc đoán không thể tạo được ổn định và thịnh vượng lâu dài.
Không một quốc gia nào kể cả Hoa Kỳ có thể một mình đối đầu với các thách thức toàn cầu này. Nước Mỹ cần tìm lại sức sống tuyệt vời của mình qua sự đoàn kết nội bộ và hợp sức với các đồng minh, về phía châu Âu phải xem xét lại vấn đề chủ quyền và an ninh. Cần khẩn cấp thiết lập một liên minh dân chủ rộng lớn, không tập trung quanh Hoa Kỳ, và bao gồm cả Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand.
Công nghệ : Cuộc đấu tranh này là trận cuối cùng !
Bên cạnh các vấn đề chính trị, nắm được những công nghệ tương lai là thế mạnh then chốt. Ông Jean-Dominique Séval, cố vấn sáng tạo ở Trung Quốc cho biết kế hoạch của Bắc Kinh là đào tạo 200 triệu cử nhân từ nay đến năm 2023, trong đó 2/3 về khoa học và công nghệ. Tập Cận Bình ấn định đến năm 2035 Trung Quốc phải dẫn đầu về công nghệ, chú trọng đến việc sản xuất chất bán dẫn, thẻ nhớ, tạo ra hệ sinh thái phần mềm, những lãnh vực mà Hoa Kỳ đang thống trị.
Tuần báo Pháp kể ra một loạt những tiến bộ quan trọng trong năm 2020 : xe hơi bay không còn là viễn tưởng, máy tính lượng tử nhanh gấp nhiều lần, con đường đến các hành tinh rộng mở, vaccin ARN thông tin chống Covid, protéin 3D, đối thoại với robot… Riêng Trung Quốc gây ấn tượng khi tung ra phi đội 3.051 máy bay không người lái biểu diễn hôm 20/09, máy tính lượng tử được cho là làm được một số phép tính nhanh gấp 100 tỉ lần, gởi tàu thăm dò lên Mặt Trăng… Le Point nhấn mạnh, sáng tạo chính là trận chiến mang tính quyết định.
Trung Quốc tài trợ việc đào tạo lãnh đạo cho các nước đang phát triển
Cũng liên quan đến Trung Quốc, The Economist có bài « Đảng Cộng Sản Trung Quốc gây ảnh hưởng lên các chính khách tương lai của thế giới như thế nào ? »
Tuy huy động các « chiến binh sói » trong « ngoại giao chiến lang », hết sức hung hăng đối với các nước phương Tây, nhưng Trung Quốc có giọng điệu dịu dàng hơn nhiều với các nước khác. Các quan chức Bắc Kinh khuếch trương cách quản lý mà theo họ đã giúp Trung Quốc giàu lên và có thể giúp đỡ « bạn hữu ». Một số nước dân chủ đa đảng như Kenya cũng cho rằng Trung Quốc là mô hình để noi theo.
Ban Quốc tế của đảng Cộng Sản tài trợ cho thành viên các đảng cầm quyền ở Ghana, Kenya, Nam Phi đến Trung Quốc học tập về xây dựng đảng. Ban này cũng quan hệ với trên 600 tổ chức chính trị của hơn 160 nước, số lượng tiếp xúc cấp cao với quan chức đảng các nước hàng năm lên đến khoảng 230 cuộc. Chuyên gia Martin Hala của Sinopsis gọi đây là một Quốc tế cộng sản mới. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn với thời Liên Xô, là Bắc Kinh không xúc tiến chủ nghĩa Cộng Sản, chỉ muốn chứng tỏ rằng một quốc gia có thể giàu lên mà không cần dân chủ hóa.
Cái nhìn bi quan của một số tờ báo Mỹ
Xã luận của tác giả Franz-Oliver Giesbert trên Le Point đặt câu hỏi phải chăng năm 2020 là năm tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại, chủ yếu do con virus corona, như tạp chí Time của Mỹ đã nhấn mạnh trên trang bìa ?
Tuần báo Pháp cho rằng đây là một bằng chứng mới cho thấy báo chí Mỹ đã trở nên cực đoan như thế nào. Không lẽ thời kỳ trước đây tốt đẹp hơn, như 1939-1940 hay 1914-1918, trên 20 triệu người đã chết trong chiến tranh, chủ yếu là người trẻ ? Cần nhắc cho những người hoài cổ là trận dịch hạch đen thế kỷ 14 đã giết chết 1/3 dân số Pháp (7 triệu trên tổng số chưa đến 20 triệu), dịch cúm Tây Ban Nha đã làm 400.000 người thiệt mạng chỉ trong mùa đông 1918-1919. Liệu có nên tiếc nuối những trận đói, lao động trẻ em, tử vong khi sinh nở… ?
Tờ New York Times vốn uy tín trước đây, nay đầy màu sắc bi quan, lại còn sáng chế ra cách viết white (người da trắng) bằng chữ thường, còn Black (da đen) bằng chữ in hoa - một kiểu kỳ thị đảo ngược. Báo chí Mỹ từ lâu là hình mẫu cho thế giới vì là phản nghĩa của Pravda (báo Sự Thật của Liên Xô), nay đã bị « Pravda hóa ».
Lớp nhà báo trẻ thiên tả không tôn trọng tính khách quan
Trong bài « Những ‘woke’ đã bôi bác nước Pháp », nhóm tác giả viết về một thế hệ nhà báo đấu tranh mới được mệnh danh là « woke » (thức tỉnh trước bất công), luôn tấn công vào mô hình hội nhập của Pháp.
Cụ thể là New York Times gần đây đã đăng liên tiếp bốn bài, đả kích từ việc câu lưu một học sinh đã bênh vực cho vụ sát hại man rợ thầy giáo Samuel Paty, đến việc giải tán một cuộc biểu tình của những người không giấy tờ ở Paris. Washington Post còn dám nói rằng Pháp dự định « đánh số » các học sinh theo đạo Hồi, The Atlantic, Newsweek cho rằng Pháp đàn áp các thiểu số. Nhà văn Mỹ Thomas Chatterton Williams giải thích, một số báo chí Mỹ thực sự nghĩ như vậy. Vì sao ?
Theo Pew Research Center, có đến 3/4 nhà báo Mỹ hiện nay là người da trắng, có nghĩa là thuộc giới ưu tiên. Năm 2018, Psychology Today cho biết hầu hết trong số 2.000 người làm việc cho New York Times và Wall Street Journal tốt nghiệp các trường danh tiếng như Havard, Yale, MIT, Princeton, Stanford.
Một nhà báo ở New York phân tích, trong 20 năm gần đây, với tình hình tài chính sụt giảm, các phóng viên giàu kinh nghiệm đã bị thay thế bằng những người trẻ cấp tiến xuất thân từ các trường đại học tên tuổi, có cha mẹ đủ giàu để bổ sung cho tiền lương thấp. Những người này « quan tâm đến chính trị hơn là đi làm phóng sự. Cứ mỗi lần xảy ra một vụ bạo lực có liên quan đến cảnh sát, họ đều cho là một vụ George Floyd ! ». Nhiều bài viết dễ lầm lẫn với những bài « Ý kiến ». Kể cả các thông tín viên của báo Mỹ tại Pháp, dù có thông tin đa chiều hơn, vẫn ngả theo phe cực tả Pháp.
Armenia : Lòng ái quốc bền vững sau hàng thể kỷ của những người xa xứ
Nhìn sang một nước nhỏ bé ở châu Âu là Armenia, Courrier International trích dịch nhiều tờ báo, ca ngợi lòng ái quốc của các kiều dân nước này, nhất là trong cuộc chiến ở Thượng Karabakh gần đây.
Gần 100.000 người đã phải di tản, những hình ảnh đau thương gợi nhớ đến vụ diệt chủng 1,5 triệu người Armenia năm 1915 mà Thổ Nhĩ Kỳ luôn chối bỏ. Trong bài phóng sự về người Armenia ở Liban, L’Orient-Le Jour khen ngợi « một cộng đồng hoàn toàn hội nhập về kinh tế, xã hội và chính trị, nhưng từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn duy trì được di sản văn hóa và gìn giữ ký ức ». Điểm chung của các kiều dân này là họ luôn ý thức mình là một dân tộc bị đàn áp. Los Angeles Times kể lại câu chuyện của bà cụ Clara Margossian, 102 tuổi, cha mẹ bà sống sót sau trận diệt chủng 1915 và di cư sang Mỹ. Bà đã tặng 1 triệu đô la để giúp đỡ vùng đất của tổ tiên, nơi mình chưa hề đặt chân đến.
Rượu vang Úc trưng bày tại hội chợ nhập khẩu nông sản Thượng Hải ngày 05/11/2020. Mặt hàng này bị Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu đến 220% để trả đũa việc Úc đòi điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona. AP - Mark Schiefelbein |
Trong bài « Mưu đồ toàn trị của Trung Quốc » đăng trên Les Echos hôm nay 07/12/2020, tác giả Dominique Moïsi nhận định trong suốt một thời kỳ dài, châu Âu sống với sự đe dọa của Liên Xô và dưới sự bảo vệ của Mỹ. Ngày nay, mối đe dọa đến từ Trung Quốc, nghiêm trọng hơn, đáng lo hơn rất nhiều.
Trung Quốc : Bậc thầy về ỷ mạnh hiếp yếu
Từ Hồng Kông cho đến Úc, Bắc Kinh tỏ ra là bậc thầy trong nghệ thuật đe dọa. « Nếu các vị coi Trung Quốc là kẻ thù, thì chúng tôi sẽ là kẻ thù » : Trước những cáo buộc, Bắc Kinh thường lật ngược lại như thế. Sự trả đũa thô bạo vì Úc « dám » đòi hỏi làm rõ nguồn gốc của virus gây dịch Covid-19, là một cảnh báo không chỉ đối với Úc mà còn cho cả thế giới.
Bắc Kinh tấn công vào tự do ngôn luận của người Úc, đối với tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc ; bằng những thủ đoạn từ áp lực kinh tế trắng trợn nhất cho đến chỉnh sửa ảnh để bôi nhọ quân đội Úc. Không đùa được với Bắc Kinh, nhất là đối với một nước phương Tây, dân số ít và gần gũi địa lý với đế quốc Trung Hoa.
Năm 1947, tướng De Gaulle ví von những chiếc xe tăng Xô-viết đã tiến gần nước Pháp, liệu công thức này có thể áp dụng cho Con đường tơ lụa ngày nay ? Đã hẳn thách thức từ Liên Xô và Trung Quốc có tính chất khác nhau, Trung Quốc ở xa hơn, và xe tăng Trung Quốc cũng không có ý định thay thế chiến xa Liên Xô. Tuy vậy, mối đe dọa từ Bắc Kinh là có thực, và nguy hiểm hơn rất nhiều so với Matxcơva.
Đế quốc Liên Xô cũ không có đủ phương tiện cho tham vọng của mình, và không nuôi ý định « phục hận » như Bắc Kinh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc diễn ra theo ba giai đoạn. Trước hết, ngay từ đầu thập niên 80, nhằm không để cho Nhật Bản độc chiếm phép lạ châu Á. Thứ hai, từ cuối thập niên 90, đòi hỏi tư cách « đại huynh » ở Á châu. Và phải chăng họ đang bước vào giai đoạn thứ ba : tham vọng Trung Quốc không dừng lại ở châu lục này, mà bao trùm lên toàn cầu, trong đó khẳng định ưu thế của chế độ toàn trị so với mô hình dân chủ ?
Nếu chỉ nói đơn thuần về mặt kinh tế, do gần gũi về địa lý, nên lâu nay nước Úc đã hưởng lợi với sự tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng về mặt địa chính trị, Úc lâm vào thế bất lợi.
Canberra cần có được sự ủng hộ của tất cả các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, và hơn nữa, của cả thế giới phương Tây. Úc kêu gọi « địa lý của các giá trị », tất nhiên không phải là việc mở rộng NATO sang Thái Bình Dương, nhưng xung đột Úc-Trung Quốc cho thấy cần phải mở mắt trước thách thức từ Bắc Kinh. Đối với thế giới dân chủ, tham vọng ngày càng lớn và thái độ ngang ngược của Trung Quốc cần phải được coi là mối đe dọa hàng đầu.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, động cơ cho mối quan hệ giữa châu Âu và Hoa Kỳ nay đã được tìm thấy. Đó là phải đối mặt với Trung Quốc về kinh tế và công nghệ, ngoại giao và chiến lược, cuối cùng là ý thức hệ - một nhiệm vụ phức tạp. Và như vậy, trước hết không thể coi việc né tránh xung đột Mỹ-Trung là ưu tiên hàng đầu.
Vào thời buổi của Joe Biden và Tập Cận Bình, coi Washington và Bắc Kinh như nhau là diễn giải vô cùng sai lệch, hơn nữa sẽ là ngõ cụt chiến lược cho châu Âu. Ai có thể thuyết phục được Berlin rằng xu hướng của châu Âu là không chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Rõ ràng ưu tiên phải dành cho việc bảo vệ mô hình dân chủ trước thể chế độc tài mà Trung Quốc đứng hàng đầu.
Đối với những ai đã từng biết đến bức tường Berlin, các dấu hiệu toàn trị ngày càng thấy rõ trong thái độ Bắc Kinh. Khi nước Mỹ không còn như thời chiến tranh lạnh, và Trung Quốc nguy hiểm hơn nhiều so với Liên Xô, không nên đánh đồng Hoa Kỳ với Trung Quốc. Khi ra khỏi NATO, tướng De Gaulle đồng thời cam kết với nước Mỹ là Pháp luôn sẵn sàng hỗ trợ khi nào cần đến, và theo tác giả Moïsi, nay cũng cần khẳng định điều này.
Những người ủng hộ Trump vẫn tin vào chiến thắng
Về nội tình nước Mỹ, thông tín viên Les Echos cho biết tổng thống Donald Trump đã có cuộc mít-tinh đầu tiên sau bầu cử tổng thống tại Georgia. Ông tiếp tục tố cáo cuộc bầu cử ngày 03/11 là gian lận, đồng thời kêu gọi cử tri dồn phiếu cho hai ứng cử viên của đảng Cộng Hòa vào tháng Giêng.
Với cùng một khung cảnh : tại một đường băng sân bay, và những người ủng hộ nhiệt thành, Donald Trump khẳng định tiếp tục chiến đấu. Những người hâm mộ nhiều lần hô vang « Chấm dứt gian lận ». Hai ứng viên Cộng Hòa David Perdue và Kelly Loeffler không giành được đủ số phiếu trong vòng đầu, nhưng chỉ cần một trong hai người chiến thắng lần này là đủ để đảng Cộng Hòa chiếm được đa số ở Thượng Viện. Ngược lại, cả hai ứng cử viên Dân Chủ đều phải thắng để đạt tỉ số 50-50.
Nhiều người trong cử tọa vẫn tin vào chiến thắng của tổng thống Trump, trong khi ngày mai là hạn chót các bang phải xác nhận kết quả và các đại cử tri sẽ bỏ phiếu ngày 14/12. Một người cho biết có thể vụ việc sẽ phải lên tới Tối cao Pháp viện. Hai thanh niên đến từ Florida nói với nhà báo Pháp, có thể đây là cuộc mít-tinh cuối cùng của chiến dịch và của ông Trump với tư cách tổng thống, nên họ nhất quyết phải tham dự. Một người ủng hộ từ Minnesota lặn lội tới thổ lộ đã rao bán nhà để chuyển đến « một bang đỏ » (thuộc Cộng Hòa). Cần ghi nhận là ê-kíp của tổng thống Donald Trump và đảng Cộng Hòa đã huy động được đến 250 triệu đô la cho chiến dịch pháp lý.
Dân Mỹ nên đợi đến sang năm mới ăn Noël 2020 ?
Riêng về tình hình đại dịch Covid, Le Monde tỏ ra lo ngại khi « Nước Mỹ đã mất kiểm soát », còn Les Echos ghi nhận « Hoa Kỳ chuẩn bị tái phong tỏa ».
Người dân Nam California và 5 hạt của San Francisco cùng với thành phố Berkeley được yêu cầu không ra khỏi nhà trong ba tuần. Trước đó, bất chấp khuyến cáo của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC), nhiều người Mỹ đã đi xa để mừng lễ Tạ Ơn với người thân, và một đợt dịch mới có thể xảy ra trong dịp lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch.
Les Echos trích dẫn đề nghị trên tạp chí Newsweek : dời việc mừng lễ Noël sang năm 2021 để tránh hậu quả của thảm họa, trong lúc sắp có vaccin.
Tuần báo Mỹ tỏ ra lo ngại, vì sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), số nạn nhân Covid đã tăng rất cao, thậm chí còn đưa ra so sánh : thứ Năm tuần trước số tử vong là 2.918 người, gần bằng số nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001 là 2.977 người. Giáo sư Jennifer Dowd, trường đại học Oxford (Anh) nhấn mạnh, việc mất đi một người thân trong gia đình vì con virus từ Vũ Hán sau lễ Noël sẽ là một bi kịch, càng đau xót hơn khi vaccin sắp được phân phối. « Không ai có thể chấp nhận bị hy sinh trong chiến hào vào ngày ký kết hiệp ước hòa bình ! ».
Theo tờ báo Pháp, lẽ ra Newsweek nên kể ra thêm tên Augustin Trébuchon, được một số nhà sử học coi là chiến binh Pháp cuối cùng tử trận vào ngày 11/11/1918, ngày kết thúc Đệ nhất Thế chiến. Hay Henry Gunther, người lính Mỹ chết đúng 1 phút trước khi đình chiến. Với 283.000 người tử vong, nước Mỹ trả giá đắt cho đại dịch xuất phát từ Trung Quốc. Tại sao người Mỹ không thể chờ đến mùa xuân hay mùa hè tới, để tránh những cuộc di chuyển vào dịp lễ cuối năm ; một bữa tiệc thịt nướng (barbecue) thay vì gà tây ?
Venezuela : Đối lập bất lợi khi tẩy chay bầu cử Quốc Hội
Tại châu Mỹ la-tinh, Le Figaro nói về « Thách thức nguy hiểm của việc các đảng đối lập Venezuela tẩy chay bầu cử », khi ông Juan Guaido và các đảng ủng hộ ông quyết định không tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội vào Chủ nhật 06/12 tới.
Tổng thống lâm thời được 50 quốc gia công nhận, và « G4 » (tức bốn đảng lớn ủng hộ ông Guaido là Primera Justicia, Voluntad, Nuevo Tiempo, Accion Democratica) từ chối tranh cử, cho rằng các điều kiện không bảo đảm cho một cuộc bầu cử công bằng.
Theo MAS, một đảng nhỏ không tham gia tẩy chay, thì không nên tạo ra ảo tưởng là trừng phạt sẽ làm sụp đổ chế độ, hay can thiệp từ bên ngoài, đảo chánh. Còn với đảng Union et Progresso, « cách duy nhất để chống lại một chính phủ là bầu cho đối lập ». Nhưng nhiều người dân nghi ngờ sự khả tín của các máy kiểm phiếu được mua từ…Trung Quốc. Một vấn đề nữa là làm thế nào Juan Guaido có thể tồn tại vì đến ngày 06/01, khi Quốc Hội mới bắt đầu hoạt động, thì nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc.
Pháp : Xét xử vụ sát hại gà trống Marcel
Cuối cùng là một câu chuyện pháp đình : Vụ sát hại gà trống Marcel hôm nay được đưa ra xét xử tai Ardèche, Pháp. Bản kiến nghị đòi « Công lý cho gà trống Marcel » đến nay đã thu thập được trên 86.000 chữ ký.
Hồi tháng Năm, chú gà trống tên Marcel quản lý sáu cô gà mái màu nâu đỏ, mỗi ngày vẫn gáy lên vài tràng kiêu hãnh, đã bị « sát hại một cách thô bạo ». Và vườn rau của gia đình Verney bị rải một hóa chất nào đó khiến những quả phúc bồn tử, cà chua…đều biến thành màu nâu. Rốt cuộc một người láng giềng thú nhận là thủ phạm ám sát chú gà trống « bằng súng và gậy sắt ». Chủ của gà Marcel hy vọng sẽ có một bản án thích đáng đối với những cư dân mới ở vùng quê không chấp nhận tiếng kêu của những chiếc lục lạc, tiếng hí của những con lừa. Những nạn nhân gần đây nhất có thể kể : gà lùn Bali, gà tây Marcel…tổng cộng khoảng 50 vụ trên cả nước Pháp trong năm qua !
Noël, dịch bệnh : Tựa chính báo Pháp
Về thời sự nước Pháp, Le Figaro lo âu khi «Trợ giúp y tế của nhà nước cho người cư trú bất hợp pháp tăng vọt » : hàng năm chính phủ Pháp phải chi hơn 1 tỉ euro để bảo hiểm y tế cho trên 330.000 người không giấy tờ. Libération chỉ trích « Sinh thái : Macron, người phản bội» do tổng thống Pháp hủy bỏ đến 60% những điều ông đã cam kết về môi trường sáu tháng trước. La Croix đăng ảnh một em bé với cây thông Giáng Sinh, chạy tít « Một Noël tái sáng tạo ». Trong thời kỳ đại dịch, người dân Pháp mừng lễ trong điều kiện bị phong tỏa, và đây là dịp để suy ngẫm về ý nghĩa sâu sắc của lễ Chúa giáng sinh.
Còn về quốc tế, Les Echos chạy tựa « Trận chiến cuối cùng » : Vẫn chưa có được thỏa thuận Brexit giữa Liên hiệp châu Âu với Luân Đôn, rất nhiều điểm bất đồng chưa giải quyết được, và Pháp sẵn sàng phủ quyết để bảo vệ quyền đánh cá. Le Monde nhận xét « Hoa Kỳ phân tán trước đại dịch » : Covid hoành hành mạnh hơn nhiều so với đợt dịch trước, cơ quan y tế liên bang cảnh báo ba tháng tới sẽ là « thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử nước Mỹ về dịch tễ.»
Bà Đới Kỳ (Katherine Tai), người được đề cử làm Đại Diện Thương Mại Mỹ tương lai, phát biểu tại The Queen theater ở thành phố Wilmington (bang Delaware, Hoa Kỳ) ngày 11/12/2020. AP - Susan Walsh |
Thứ Hai 14/12/2020,tại Hoa Kỳ, đại cử tri đoàn chính thức hóa kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Trong số những nhân vật đã được tổng thống thứ 46 chọn vào chính quyền, có một phụ nữ được báo chí Mỹ nhiệt liệt khen ngợi: Bà Katherine Tai (Đới Kỳ), chuyên gia thương mại quốc tế, gốc Đài Loan, sẽ điều hành chính sách ngoại thương. Một tín hiệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh, theo nhận định của giới quan sát.
Một khi được Thượng Viện Mỹ chấp thuận, Katherine Tai ( Đới Kỳ), 45 tuổi, sẽ thay thế Robert Lighthizer ở chức vụ đại diện Thương Mại Mỹ, do Donald Trump bổ nhiệm từ năm 2017. Quyết định này mang ý nghĩa gì ? Katherine Tai bản lĩnh như thế nào ?
Đại diện Thương Mại tương lai của Mỹ tên thật là Katherine Đới Kỳ, bố mẹ là di dân từ Đài Loan. Khi bổ nhiệm một phụ nữ gốc Đài Loan vào chức vụ đại diện Thương Mại trong bối cảnh căng thắng với Trung Quốc, Joe Biden một mặt chứng tỏ ông tin cậy vào nữ giới xuất thân từ cộng đồng thiểu số để trao cho họ những trọng trách quốc gia và mặt khác ông có một nhà đàm phán kinh nghiệm và lợi hại.
Tốt nhiệp hai đại học danh tiếng Yale và Harvard, Katherine Tai bảo vệ quan điểm của Mỹ tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đối đầu với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ của Barack Obama, cũng như đã nắm nhiều vai trò khó khăn như luật sư trưởng của Ủy Ban Tài Chính Thuế Vụ của Hạ Viện và kiến trúc sư trong thỏa thuận mậu dịch Bắc Mỹ với đồng minh Canada và đối tác Mêhicô.
Sinh trưởng tại Hoa Kỳ, Katherine Đới Kỳ thuộc thế hệ hậu duệ thứ nhất, có kinh nghiệm sống tại Hoa lục, qua hai năm giảng dạy Anh Ngữ tại đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Đông. Thông thạo tiếng Trung Hoa, đại diện Thương Mại tương lai của Mỹ nắm trong tay lá chủ bài quan trọng trong cuộc thương chiến với Trung Quốc.
Theo những người thân cận, Katherine Đới Kỳ có tài năng chuyên môn có thể giúp nước Mỹ đương đầu với Bắc Kinh trên các vấn đề gai góc như cưỡng bách lao động, quyền sở hữu trí tuệ và cùng lúc duy trì được mối quan hệ thương mại cần thiết giữa hai đại cường kinh tế lớn nhất thế giới. (Politico).
Báo chí Mỹ đã không tiếc lời khen ngợi quyết định của Joe Biden và xem đây là tín hiệu tổng thống thứ 46 của Mỹ sẽ tiếp tục chính sách đối đầu với Trung Quốc nhưng cứng rắn hơn và có bài bản hơn Donald Trump. (Le Monde).
Katherine Đới Kỳ sẽ tấn công vào các hồ sơ gai góc vẫn còn treo lơ lửng trong thỏa hiệp đình chiến thương mại Mỹ-Trung vào đầu năm 2020: đó là chính sách cưỡng chế chuyển giao công nghệ và tài trợ cho xí nghiệp Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều chủ trương tẩy chay Hoa Vi và ZTE.
Joe Biden cho biết trước là ông sẽ sử dụng vũ khí nhân quyền, Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ và cả về khí hậu để chống lại chính sách trợ giá của Trung Quốc.
Chưa hết, đối tượng phục vụ của Joe Biden là người lao động Mỹ, với khẩu hiệu Tái Thiết Tốt Hơn (Build Back Better), không khác gì Make America Great Again của Donald Trump.
Trong chiều hướng này, và được cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa cũng như các nghiệp đoàn lao động kính trọng, Katherine Đới Kỳ sẽ tiến hành một chính sách thương mại theo nhãn quan của tổng thống tân cử hầu phục vụ quyền lợi người lao động Mỹ, theo thông cáo bổ nhiệm đại diện Thương Mại tương lai.
Châu Âu và Canada, tuy là đồng minh, cũng phải dè chừng.