Các dân tộc bị đế quốc đỏ thống trị, hãy đoàn kết lại !
Vượt qua Việt
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
HOANG DINH NAM - Cờ Đảng CSVN trong một buổi lễ |
Đại hội Đảng Cộng sản lần 13 dự kiến tổ chức vào đầu năm sau, 2021, theo tôi, vẫn đặt trọng tâm vào những vấn đề nội bộ như củng cố chế độ và phát triển kinh tế.
Sự kiện mới xảy ra ngày 2/4/2020 tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và sau đó đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS và tám ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển Việt Nam.
Đây là một trong những động thái liên tục gây căng thẳng ở biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ ĐH 12.
Tôi ủng hộ việc Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy biện pháp pháp lý cao hơn là kiện Trung Quốc lên Toà án Quốc tế, mà tiền lệ tích cực là Philipines.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung và trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng cần đặt trong tình hình và bối cảnh rộng hơn, trong đó biển Đông là vấn đề an ninh khu vực, một thành tố trong 'giấc mộng Trung Hoa'.
Vậy, Việt Nam liệu sẽ tái định vị thế nào?
Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc 12, năm 2013, Tổng Bí thư Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước, đã phát biểu về cụm từ "giấc mộng Trung Quốc".
Ông cho rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc"và rằng những người trẻ tuổi nên "dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia".
Các nhà lý luận của đảng khái quát rằng, giấc mộng Trung Hoa là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.
Đặc trưng cốt lõi của giấc mộng Trung Hoa là đảng Cộng sản nắm quyền cai trị đất nước, xuất phát từ quá trình trỗi dậy kinh tế và gắn liền với quyền lực cá nhân Tập Cận Bình.
Trung Quốc với chính sách cải cách và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 30 năm, tỷ lệ tăng GDP trung bình năm trên 10% và đến năm 2010 bắt kịp và sau đó vượt Nhật Bản.
Giấc mộng Trung Hoa được mô tả gồm hai giai đoạn 100 năm.
Giai đoạn I kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng CS TQ vào năm 2020 với mục tiêu xây dựng xã hội khá giả, 'tiểu khang'.
Giai đoạn II kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 2049. Đây là một kế hoạch đầy tham vọng và được thiết kế để đảm bảo rằng người dân ủng hộ Đảng CS duy trì sự lãnh đạo.
Giấc mộng Trung Hoa hình thành gắn với các nhiệm kỳ quyền lực của Tập Cận Bình, coi mình là người thực hiện 'sứ mệnh thiên tử'.
GETTY IMAGES - Giấc mộng Trung Hoa hình thành gắn với các nhiệm kỳ quyền lực của ông Tập Cận Bình |
Ông nắm quyền tối cao tại Đại hội 18 năm 2013 và năm 2018 sửa Hiến pháp, kéo dài nhiệm kỳ chủ tịch nước, để có thể nắm quyền lực trọn đời.
Sáng kiến 'Một vành đai Một con đường', ý tưởng từ 'Con đường tơ lụa', của ông, gắn với kiểu 'suy nghĩ 100 năm', không giấu giếm tham vọng bá quyền của Trung Quốc, đã bắt đầu bằng việc thay đổi bản đồ thế giới, kiểu như tự vẽ danh giới 'đường lưỡi bò' trên biển Đông.
Nhiều nhà bình luận phương Tây cho rằng Đảng CS TQ tạo ra giấc mộng Trung Hoa dựa trên 'trăm năm quốc sỉ', nỗi hận bị đế quốc thực dân cai trị trăm năm, và chủ nghĩa chủ quyền quốc gia.
Lịch sử ghi lại rằng dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Cuốn sách của ông, 'Marco Polo du ký', đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên 'Con đường tơ lụa', khởi đầu cho giấc mơ của phương Tây về Trung Quốc.
Từ thế kỷ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của 'Con đường tơ lụa trên biển'. Các nước đế quốc châu Âu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan… lần lượt kéo đến buôn bán. Giao thương phát triển cho đến thế kỷ 19, khi nổ ra 'chiến tranh nha phiến' với đế quốc Anh.
Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến này và triều đình Mãn Thanh buộc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, chịu mở nhiều cảng cho các nước ngoài.
GETTY IMAGES |
Hong Kong trở thành nhượng địa cho đế quốc Anh. Nhiều nước đế quốc phương Tây khác, theo chân nước Anh, đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất chủ quyền.
Nỗi nhục này của triều đình Mãn Thanh trước các cường quốc phương Tây ghi dấu ấn lịch sử 100 năm 'quốc sỉ' trong giấc mộng Trung Hoa.
Một quốc sách dựa trên sự thù hận, một bản năng sâu thẳm của con người, có thể sẽ tạo nên những biện pháp trả thù mang đặc tính 'cách mạng' của chế độ độc tài, toàn trị.
Mặc dù được che đậy bằng cách tuyên truyền hay mị dân, thì đôi khi các hành vi bạo ngược, hung hăng vẫn không tránh khỏi.
Người Trung Hoa đã 'giấu mình chờ thời' trong việc xây dựng giấc mơ cho riêng mình và biết cách làm cho giấc mộng Trung Hoa đang chuyển động với những bước đi cụ thể trong chiến lược tổng thể.
Từ bài học lịch sử và sức mạnh kinh tế hiện có, một chiến lược là hướng ra Thái Bình Dương, trong đó biển Đông là một khu vực, được xác định là thành tố trong 'giấc mộng Trung Hoa'.
Sau Chiến tranh Lạnh, các nhà tư bản tham lam, vốn là đặc tính, đã nỗ lực tìm lao động giá rẻ, nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, liên tục làm phẳng thế giới. Đó là một nội dung cơ bản của toàn cầu hoá.
Các nước tư bản hưởng lợi và Trung Quốc trỗi dậy. Chuỗi sản xuất toàn cầu ngày càng gắn kết, mở rộng cho đến khi nhiều quốc gia, trước hết và hầu hết là các quốc gia châu Á, châu Đại dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Úc… và Việt Nam, xem Trung Quốc là 'ông lớn' kinh tế mới, và nhận ra rằng họ đã trở nên phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc.
Khi các nước trên thế giới nhận ra thì, dường như tất cả sự ứng phó đều đang bị động. Một chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ, được khởi động từ thời nguyên Tổng thống B. Obama và được tăng cường bằng quan hệ song phương trong chính sách 'Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại' của Tổng thống D. Trump, chưa định hình rõ nét để đối phó với 'giấc mộng Trung Hoa'.
GETTY IMAGES - Dư luận xã hội đã trở nên quan trọng trong thời đại của truyền thông mạng xã hội và mang internet phát triển, theo nhà nghiên cứu |
Cùng với việc 'vẽ đường chín đoạn' vi phạm hải quyền các quốc gia ở biển Đông và tăng cường tiềm lực quân sự, xây các đảo nhân tạo và quân sự hoá chúng, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng sức mạnh để bắt nạt các nước láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng đối với 'giấc mộng Trung Hoa'. Nhưng các nỗ lực 'trung lập hoá' bằng chính sách đa phương hoá quan hệ với các nước Việt Nam đang thiếu một chiến lược rõ ràng và bị động trong ứng xử trước các hành động hung hăng của Trung Quốc.
Nguyên nhân chủ yếu do hai yếu tố. Một là, chế độ chính trị với ý thức hệ cộng sản tương đồng, sự lệ thuộc sâu vào kinh tế. Tuy nhiên cải cách thể chế chính trị đang là ưu tiên của cả hai nước, chẳng hạn quản lý đất nước theo đảng luật hay pháp luật, hiện tại là tranh luận, như xu hướng đồng thuận là đảng phải tuân theo pháp luật.
Hai là, sự bất ổn luôn hiện hữu với nguy cơ gây chiến của Trung Quốc, nhưng gây chiến không phải là sự cam kết trỗi dậy hoà bình trong 'giấc mộng Trung Hoa'.
GETTY IMAGES - Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần 13 dự kiến tổ chức vào đầu năm sau, 2021 |
Hơn nữa, Trung Quốc cũng đang phải đối phó với nhiều thách thức nội bộ và đặt ưu tiên cho vấn đề 'chuyển đổi nội bộ'.
Từ góc nhìn như vậy về 'giấc mộng Trung Hoa' hy vọng có một chính sách đối ngoại tự chủ, đấu tranh hoà bình, nhưng với các lựa chọn quyết đoán hơn trong quan hệ quốc tê về biển Đông, đặc biệt là chiến lược 'Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương' đang hình thành và củng cố do Mỹ đề xướng, là một chuyên đề thảo luận tại đại hội đảng các cấp và trong Đại hội Toàn quốc lần thứ 13.
Giấc mơ của của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển gắn liền với thể chế, và càng ngày càng được nhìn nhận như một yếu tố trong sự phát triển bao trùm. Sự thay đổi thể chế có thể định hình cho giấc mơ dân tộc trong những giai đoạn, bối cảnh lịch sử.
Toàn cầu hóa đã có hiệu ứng kỳ lạ nhất. Giấc mộng Trung Hoa đang bước vào giai đoạn kế tiếp, họ đã chọn và đang đi con đường của họ. Liệu Việt Nam có xây dựng được giấc mơ riêng cho mình.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
Việc hãng dược phẩm AstraZeneca (liên doanh Thụy Điển-Anh Quốc) hợp tác với Shenzhen Kangtai Biological Products (Thâm Quyến Khang Thái Sinh Vật Chế Phẩm hữu hạn công ty) của tỉ phú Trung Quốc Đỗ Vĩ Dân (Du Weimin) đang làm dấy lên lo ngại về mức độ an toàn của chương trình sản xuất vaccine coronavirus.
Một nhân viên y tế làm việc trong một phòng thí nghiệm điều chế vaccine COVID-19 ở Trung Quốc. (Hình minh họa: Getty Images) |
Thâm Quyến Khang Thái có không ít tiền án sản xuất vaccine gây chết người và cá nhân tỉ phú Đỗ Vĩ Dân cũng không ít tai tiếng. Báo New York Times (7 Tháng Mười Hai, 2020) vừa tung ra một hồ sơ chi tiết về vụ này…
“Chiến binh của vương quốc vaccine”
Khi một giới chức chính phủ xuất hiện, nhà điều hành dược phẩm Trung Quốc trao một túi giấy chứa $44,000 tiền mặt. Giám Đốc Điều Hành Đỗ Vĩ Dân, rất muốn vaccine của công ty mình được duyệt. Vài tháng sau, Đỗ được bật đèn xanh để thử nghiệm lâm sàng hai loại vaccine. Cuối cùng chúng được chấp thuận, mang lại hàng chục triệu đô la cho Đỗ. Tay quan chức tham nhũng bị bỏ tù năm 2016 tội nhận hối lộ từ Đỗ và một số nhà sản xuất vaccine khác.
Trong khi đó, Đỗ chẳng hề hấn gì. Đương sự còn dựng nên một đế chế. Công ty của Đỗ, Shenzhen Kangtai Biological Products (Thâm Quyến Khang Thái Sinh Vật Chế Phẩm), hiện là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc. Đỗ, mệnh danh “vua vaccine,” là một trong những người giàu nhất Trung Quốc.
Bây giờ, Khang Thái là nhà sản xuất độc quyền ở Trung Quốc đại lục cho vaccine COVID-19 do tập đoàn dược AstraZeneca bào chế. AstraZeneca cho biết họ đã “tiến hành thẩm định kỹ lưỡng và phù hợp trước khi ký thỏa thuận với bất kỳ tổ chức nào,” rằng “an toàn, hiệu quả và chất lượng của vaccine là điều quan trọng hàng đầu và AstraZeneca đã hợp tác với các tổ chức có năng lực, được thành lập để giúp đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi và công bằng trên toàn cầu, phi lợi nhuận trong thời kỳ đại dịch.”
Vài năm gần đây, hàng trăm quan chức Trung Quốc đã bị cáo buộc nhận hối lộ trong các vụ việc liên quan công nghiệp vaccine. Vấn đề ở chỗ những công ty và giám đốc điều hành dính dáng hiếm khi đối mặt hình phạt.
Năm 2013, 17 trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B của Khang Thái. Tuy nhiên, “cơ quan chức năng” vẫn khẳng định Khang Thái chẳng có gì sai. Những năm 2000, Khang Thái còn là một công ty nhỏ. Tuy nhiên, Đỗ có tham vọng lớn. Ông đến thăm các công ty dược phẩm và viện nghiên cứu công nghệ sinh học ở phương Tây, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp. Về nước, Đỗ cảnh báo rằng Trung Quốc không thể tiếp tục dựa vào vaccine nước ngoài. Không chỉ giá đắt mà còn là “những nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia.” Một trong những cách thức “đi tắt đón đầu” là kết hợp sản xuất và phân phối với nước ngoài. Những thương vụ như vậy đã đưa Đỗ, xuất thân từ một gia đình nông dân vùng núi nghèo ở Giang Tây, trở thành tỉ phú sau này.
Sau khi giúp thành lập công ty Công Nghệ Sinh Học Beijing Minhai (Bắc Kinh Dân Hải sinh vật khoa kỹ hữu hạn công ty) năm 2004, Đỗ hợp tác với tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Pháp Sanofi Pasteur để sản xuất vaccine phòng bệnh dại. Thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực hạn chế lây lan của căn bệnh đã giết chết hơn 2,600 người ở Trung Quốc vào năm đó. Năm 2008, Đỗ mở rộng kinh doanh bằng cách đầu tư vào Khang Thái. Công ty được thành lập năm 1992 với sự giúp đỡ của hãng dược Mỹ Merck. Họ cùng sản xuất vaccine viêm gan B. Thương vụ này đã tạo ra một hãng dược khổng lồ tại Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc gọi Đỗ là “chiến binh của vương quốc vaccine.” Giá trị tài sản ròng của Đỗ ước tính $7.4 tỉ tính đến Tháng Năm, 2020, khi Đỗ chuyển $3.5 tỉ cổ phiếu cho vợ cũ, Viên Lị Bình (Yuan Liping), trong vụ ly hôn đắt giá nhất Trung Quốc từ trước đến nay.
Vaccine giết người và báo chí bị bịt miệng
Năm 2010, tờ Trung Quốc Thanh Niên báo cho biết các cơ quan quản lý đã trì hoãn thông báo cho công chúng rằng khoảng 180,000 liều vaccine bệnh dại không có hiệu quả. Thuốc chủng này được chế tạo bởi Jiangsu Yanshen (Giang Tô Diên Thân), sau đó thuộc sở hữu của Đỗ. Trong thời gian trì hoãn kéo dài chín tháng, Đỗ đã bán khoảng 51% cổ phần công ty cho Simcere Pharmaceutical Group (Tiên Thanh Dược ước nghiệp tập đoàn), một nhà sản xuất thuốc khác. Nhà báo điều tra Đỗ Đào Hân (Du Taoxin) bắt đầu đào bới và biết được rằng giới quản lý đã trì hoãn thông báo để Đỗ Vĩ Dân có thể bán cổ phần và không phải chịu trách nhiệm, đồng thời đẩy hết tội cho Tiên Thanh Dược.
Tháng Tám, 2014, nhà báo Đỗ Đào Hân tung ra bài điều tra, cho thấy nhiều vấn đề trong ngành dược đã phát sinh từ mối quan hệ “cộng sinh” với chính phủ. Vaccine được quản lý thông qua các trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm địa phương. Các trung tâm này lại ngoặm lợi nhuận trong việc phân phối.
Theo ghi nhận của The New York Times, từ năm 2018 đến năm 2020, đã có 59 vụ kiện tham nhũng liên quan các công ty vaccine. Năm mươi bốn người trong số đó liên quan hối lộ giới chức địa phương.
Phần mình, Khang Thái kiện nhà báo Đỗ Đào Hân và tờ Dân Chủ và Pháp Quyền của ông vì tội “phỉ báng.” Tháng Mười Một, 2016, Đỗ Đào Hân bị kết tội “làm tổn hại danh tiếng” Đỗ Vĩ Dân, phải bồi thường $300; đồng thời phải xóa bài báo. Đỗ Đào Hân bỏ nghề báo một năm sau đó.
Không chỉ bài báo của Đỗ Đào Hân, Tháng Chín, 2014, đài truyền hình vệ tinh Quảng Đông cũng phải lên tiếng xin lỗi vì đã “làm tổn thương tình cảm” của Đỗ Vĩ Dân. Cùng lúc, tờ 21 thế kỷ kinh tế báo, tờ báo kinh doanh có ảnh hưởng, cũng xóa bảy bài báo liên quan công ty của Đỗ cũng như cái chết những trẻ sơ sinh được tiêm vaccine viêm gan B của Khang Thái vào năm 2013.
Những năm gần đây, một số gia đình Trung Quốc đã phối hợp thực hiện các chiến dịch kêu gọi giám sát ngành công nghiệp vaccine. Tuy nhiên, chính quyền xem họ là mối đe dọa đối với Đảng Cộng Sản, đã bịt miệng một cách triệt để. Chính quyền sách nhiễu và giam giữ những người mẹ, người cha và người bà, buộc tội họ “gây rối trật tự công cộng” hoặc “gây gổ và kích động.”
Tháng Mười, 2020, chính quyền Hà Nam đã bắt Hà Phương Mỹ (He Fangmei), một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với các công ty vaccine Trung Quốc. Luật sư đại diện cho giới hoạt động xã hội dân sự liên quan vaccine cũng đối mặt nhiều trừng phạt gay gắt. Nhiều nhóm trực tuyến mà các gia đình sử dụng để chia sẻ bất bình và phối hợp phản đối trên ứng dụng tin nhắn WeChat đã bị đóng cửa.
Những trường hợp kêu oan bất thành
Liêu Phương Sinh (Liao Fangsheng) đã cố kiến nghị chính quyền trung ương sau khi con trai ông, Bành Dũng (Pengyong), bị phát hiện viêm não do virus. Liêu cho biết con trai ông là một đứa trẻ 18 tháng tuổi vui vẻ và khỏe mạnh trước khi uống vaccine do Khang Thái sản xuất. Hai hoặc ba ngày sau khi tiêm, Bành Dũng bị sốt nhẹ và sau đó hôn mê 17 ngày. Tháng Mười Hai, 2019, ủy ban y tế địa phương cho biết đây là một “trùng hợp ngẫu nhiên” khi cậu bé bị ốm sau khi uống vaccine. Ông Liêu đến Bắc Kinh, gõ cửa Ủy Ban Y Tế Quốc Gia và Văn Phòng Kiến Nghị Trung Ương. Họ hướng dẫn ông đến các “cơ quan chức năng” khác. Sau khi lảng vảng bên ngoài khu ở của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Liêu bị giam một tuần, tội “Gây rối trật tự nơi làm việc.” Liêu nói, tất cả họ đều bảo vệ nhau, cấp trên bảo vệ cấp dưới. “Không ai thèm ghé mắt đến bất kỳ tài liệu nào tôi đưa. Chẳng ai thèm nói chuyện với tôi. Luật ở đâu? Chính phủ ở đâu?,” ông Liêu kể.
Năm 2010, hàng chục học sinh tiểu học tỉnh Quảng Đông bị đau đầu, nôn mửa và suy nhược sau khi được tiêm vaccine viêm gan B của Khang Thái.
Theo tờ China News Service (Trung Quốc Tân Văn Xã), một quan chức y tế cấp tỉnh cho rằng vấn đề là do “phản ứng tâm thần hàng loạt.” Viên chức Bành Quốc Văn (Peng Guowen), giám đốc Viện Tiêm Chủng thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh tỉnh Quảng Đông, cho biết hầu hết triệu chứng như chóng mặt hoặc đau bụng là do “chủ quan” và không có học sinh nào bị sốt. Ông đổ lỗi cho những tin đồn lan truyền trên các phương tiện truyền thông báo chí và xã hội về sự an toàn của vaccine.
Trong một cuộc họp báo, khi được hỏi làm cách nào mà chính quyền có thể kết luận phản ứng của học sinh không liên quan vaccine trước khi kết quả xét nghiệm được công bố, chẳng quan chức “có trách nhiệm” nào trả lời.
Tỉ phú Đỗ Vĩ Dân và “cái ô” khổng lồ
Năm 2013, sau khi có tin 17 trẻ sơ sinh tử vong sau khi uống cùng một loại vaccine, giới truyền thông và công chúng Trung Quốc đã gọi Đỗ Vĩ Dân là “kẻ giết trẻ em.” Chính phủ ngừng bán vaccine Khang Thái vào Tháng Mười Hai. Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau, lệnh cấm được bỏ, sau khi có kết luận rằng công ty Khang Thái không có lỗi. Thông cáo về cuộc điều tra chính thức được cung cấp sau đó chẳng mang lại chi tiết nào cả, chủ yếu ghi lại những ca tử vong và liệt kê nguyên nhân, gồm viêm phổi, bệnh tim và tiêu chảy.
Phải nói là Trung Quốc rất ít quan tâm mức độ an toàn vaccine cũng như dược phẩm nói chung. Tại Mỹ, chính phủ liên bang thường thực hiện các đánh giá chuyên sâu sau khi giới sản xuất báo cáo những vấn đề liên quan vaccine. Tại Nam Hàn, nơi có hàng loạt ca tử vong gần đây liên quan vaccine cúm, chính phủ đã công bố dữ liệu chi tiết về những ca tử vong nhằm khôi phục lòng tin công chúng.
Về Khang Thái, chính quyền địa phương đã duyệt cấp khu đất to 20,000 mét vuông làm nơi đặt nhà máy sản xuất vaccine COVID-19.
AstraZeneca và Đại Học Oxford thông báo vào cuối Tháng Mười Một, 2020, rằng vaccine của họ có hiệu quả, mặc dù mức độ hiệu quả còn gây tranh cãi.
Theo thỏa thuận với AstraZeneca, Khang Thái sẽ sản xuất 200 triệu liều cho Trung Quốc đại lục. Cuối Tháng Chín 2020, Khang Thái thông báo họ bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 do chính họ bào chế sau khi có kết quả thử nghiệm khả quan trên chuột và khỉ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc, Trịnh Hải (Zheng Haifa), nhà khoa học hàng đầu tại Khang Thái, cho biết công ty đang nỗ lực đạt bước đột phá trong việc phát triển vaccine “càng sớm càng tốt” để đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc. Vấn đề là chúng có an toàn hay không mà thôi.
LAN CHÂU, Trung Quốc (NV) – Có hơn 10,000 người ở Trung Quốc đã bị nhiễm một chứng bệnh rất dễ lây, có thể để lại các di căn lâu năm, sau khi một nhà máy sản xuất vaccine dùng thuốc khử trùng đã quá hạn, khiến vi khuẩn lan ra khắp nhà máy.
Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Mười Hai, chính quyền thành phố Lan Châu (Lanzhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc (Gansu), hôm Thứ Năm cho biết trong cuộc họp báo rằng họ tìm thấy khoảng 10,528 ca bệnh Brucellosis sau khi thử nghiệm 68,571 người, tính tới ngày 30 Tháng Mười Một.
Một nhà máy sản xuất vaccine ở Trung Quốc. (Hình minh họa: Wang Zhao/AFP via Getty Images) |
Theo cơ quan truyền thông Caixin ở Trung Quốc thì con số này cho thấy mức độ lây nhiễm đã tăng gấp 50 lần ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, kể từ Tháng Mười Hai, 2019 tới nay.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc trước đó nói rằng chỉ có 200 người bị lây nhiễm hồi năm ngoái, cùng tháng xảy ra các trường hợp dịch bệnh COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán.
Theo giới hữu trách Trung Quốc, nhà máy sản xuất vaccine ở Cam Túc dùng thuốc khử trùng đã hết hạn khiến vi khuẩn tồn tại và phát triển trong nhà máy, phần lớn trong thời gian từ Tháng Bảy cho tới Tháng Chín, 2019. Khí thải từ nhà máy không được khử trùng cẩn thận trước khi xả ra ngoài không khí và phát tán khắp nơi. Có khoảng 3,000 cư dân địa phương đã nhiễm bệnh ngay lúc đầu, theo Caixin.
Nhà máy che giấu vụ này cho tới khi các trường hợp bệnh tăng cao và các bệnh viện địa phương không còn đủ khả năng chăm sóc bệnh nhân. Hôm Thứ Tư, công ty chủ nhà máy sản xuất vaccine nói sẽ bồi thường cho 3,244 người số tiền khoảng $1,100 mỗi người.
Bệnh Brucellosis có thể lây từ súc vật nuôi trong các trang trại sang người. Việc lây lan từ người sang người xảy ra khi truyền máu, truyền tủy và có mối quan hệ tình dục. Các chỉ dấu bệnh gồm chảy mồ hôi đầm đìa, cùng là bị đau khớp và bắp thịt, có thể thành mãn tính. Vi khuẩn có thể qua không khí vào đường hô hấp cùng là xâm nhập qua da. Theo tờ Deutsche Welle, đây là chứng bệnh truyền nhiễm thường thấy nhất ở các phòng thí nghiệm.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo hồi tháng trước nói rằng có tám người đã bị coi là có trách nhiệm trong vụ lây lan này. (V.Giang) [qd]
Foreign Affairs
Tác giả: Julian Gewirtz
Dịch giả: Trần Ngọc Cư
Số tháng 11-12/ 2020
Washington phải chứng tỏ Bắc Kinh sai lầm
Hậu quả của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump sẽ còn được tranh luận trong nhiều thập niên tới, nhưng đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, ý nghĩa của nó đã rõ ràng. Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, bốn năm qua cho thấy Hoa Kỳ đang xuống dốc nhanh chóng và sự suy thoái này đã khiến Washington điên cuồng cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại, lệnh cấm công nghệ của Trump và quyết tâm đổ lỗi cho Trung Quốc về việc ông ta đã xử lý sai đại dịch COVID-19, tất cả đã khẳng định nhận thức của giới chóp bu về chính sách của Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ đang cố gắng kiềm chế đất nước của họ.
Chắc chắn, ý tưởng cho rằng Hoa Kỳ tìm cách ngăn cản và kiềm chế Trung Quốc phổ biến trong các quan chức Trung Quốc từ rất lâu, trước khi Trump lên nắm quyền. Những gì mà nhiều người Mỹ coi là các tác động gây rối loạn được gán riêng cho nhiệm kỳ của tổng thống Trump, đối với những người cầm quyền hiện ở của Trung Quốc, là một minh chứng sâu sắc cho những đánh giá đen tối nhất của họ trước đó về chính sách của Hoa Kỳ.
Nhưng Trump đã biến điều mà Bắc Kinh coi là rủi ro lâu dài thành một cuộc khủng hoảng ngay lập tức, đòi hỏi phải huy động khẩn cấp toàn bộ hệ thống của Trung Quốc. Chính quyền Trump đã tìm cách làm suy yếu sự kìm kẹp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với xã hội, buộc phải tự do hóa hệ thống kinh tế do nhà nước thống trị ở Trung Quốc và chặn đường hướng Trung Quốc lên vị trí tối cao về công nghệ. Tuy nhiên, gần 4 năm kể từ khi bắt đầu trò chơi này, các chính sách của Trump dường như đã tạo ra kết quả ngược lại trong từng lĩnh vực.
Washington cần một chiến lược đối với Trung Quốc, một chiến lược không chỉ đánh giá các khả năng và mục tiêu của Trung Quốc, mà còn triệt để xét đến cung cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu biết về Hoa Kỳ và đã phản ứng với nhiệm kỳ của tổng thống Trump như thế nào. Chiến lược này cũng phải bác bỏ quan điểm thời thượng nhưng không chính xác, rằng Trung Quốc bằng cách nào đó là một thế lực không thể thay đổi, tiến theo một lộ trình bất biến và không đáp ứng lại các áp lực và khuyến khích từ bên ngoài.
Hoa Kỳ có thể đưa ra một chiến lược ngăn chặn hiệu quả hơn nhiều trước hành vi gây rắc rối nhất của Trung Quốc. Nhưng để làm được như vậy, Washington phải cố gắng đảo ngược giả định của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cho rằng Hoa Kỳ đang xuống dốc không thể ngừng lại được.
“Con sói đang đến”
Các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách của Trung Quốc trong nhiều thập niên tin rằng, sức mạnh của Hoa Kỳ đang suy yếu và Hoa Kỳ tìm cách cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mao Trạch Đông thích dự đoán sự suy tàn của thế giới tư bản do Hoa Kỳ lãnh đạo, so sánh nó với “một người sắp chết đuối đang chìm nhanh”. Ông thường xuyên công kích những nỗ lực của phương Tây nhằm lật đổ cuộc cách mạng cộng sản của Trung Quốc, tố cáo “bọn phản động đang cố gắng kìm hãm bánh xe lịch sử”. Những ý tưởng này tồn tại lâu hơn Mao, mặc dù chúng đã bị lung lay khi ĐCSTQ chấp nhận cải cách thị trường và khi Hoa Kỳ nổi lên như một siêu cường duy nhất sau khi Liên Xô sụp đổ.
Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với Trung Quốc tương đối bình yên, khiến các nhà lãnh đạo nước này tự hỏi liệu sự suy tàn tàn khốc của chủ nghĩa tư bản mà Mao dự đoán có thật sự đến hay không. Và với cách nhìn thấu đáo của chủ nghĩa Mác về các lực tác động lịch sử, họ kỳ vọng rằng viễn cảnh này sẽ, như ngày tiếp theo đêm, dẫn đến sự sụp đổ của “bọn phản động” vô vọng mà Mao nghĩ đến – những nhà lãnh đạo Mỹ, những người sẽ cố gắng kìm hãm Trung Quốc một cách vô ích.
Những ý tưởng này đã định hình thế giới quan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã nói về các mô hình xung đột trong lịch sử giữa các cường quốc bá quyền đang trỗi dậy và tàn lụi, cảnh báo về vai trò của Hoa Kỳ trong việc đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô, và đề bạt những nhân vật như Wang Huning [Vương Hổ Ninh], một cựu giáo sư luật và lâu năm, cố vấn chính phủ, có cuốn sách nổi tiếng nhất, “Nước Mỹ Chống lại Nước Mỹ”, đã nêu bật nước Mỹ đã thiếu lý tưởng của mình đến mức nào. Nhưng ông Tập và các phụ tá của ông ban đầu tập trung hơn vào việc giải quyết sự mong manh về chính trị và ý thức hệ của hệ thống mà họ kế thừa; họ tin chắc sự suy tàn của Hoa Kỳ sẽ diễn ra từ từ.
Nhiều giới chóp bu Trung Quốc hiện nay nghĩ rằng, nhiệm kỳ tổng thống của Trump đã đẩy quá trình chậm chạp đó sang một giai đoạn tồi tệ mới và không thể đảo ngược. Họ đã đo lường việc tổng thống rút khỏi các hiệp định và thể chế quốc tế cũng như thái độ coi thường các liên minh truyền thống của ông. Họ đã thấy các chính sách đối nội của Hoa Kỳ đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và phân cực, ngăn cản người nhập cư và cắt giảm tài trợ liên bang cho nghiên cứu và phát triển.
Wu Xinbo [Ngô Tâm Bách], viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Phúc Đán, đã lập luận hồi năm 2018 rằng, “các chính sách thiếu khôn ngoan” của chính quyền Trump đã “đẩy nhanh và tăng cường sự xuống dốc của [Hoa Kỳ]” và “đã làm suy yếu rất nhiều vị thế quốc tế và ảnh hưởng của [Hoa Kỳ].” Một bài bình luận trên tờ Ta Kung Pao [Đại Công Báo] do Bắc Kinh hậu thuẫn, hồi đầu năm nay cho rằng “Mỹ đang chuyển từ ‘suy giảm’ sang ‘suy giảm nhanh hơn’.” Niềm tin này đã trở thành tiền đề trung tâm trong chiến lược đang triển khai của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ liên kết sự xuống dốc nhanh chóng này của Mỹ với những nỗ lực tăng cường của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc; Hoa Kỳ dưới thời Trump đã đi từ một mối đe dọa tiềm ẩn, lâu dài thành nguồn gốc của những nỗ lực phối hợp, trong cụm từ ưa thích của chính quyền Trung Quốc, “đàn áp toàn diện” Trung Quốc.
Năm 2018, Trump đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng chục tỷ đô la của Trung Quốc và ban hành lệnh cấm đối với các công ty viễn thông Trung Quốc Huawei [Hoa vi] và ZTE. (Mặc dù Trump cuối cùng đã đảo ngược quyết định ZTE của mình như một sự ủng hộ đối với ông Tập, nhưng mối đe dọa đối với công ty – vốn phụ thuộc vào Hoa Kỳ với khoảng 1/4 linh kiện trong thiết bị của mình – có tính cách sống chết; các nhà phân tích đã mô tả các biện pháp gần đây hơn chống lại Huawei, tương tự, như một “bản án tử hình”.) Luận điệu của các cố vấn Trump trong quá khứ và hiện tại, chẳng hạn như Peter Navarro (trong các cuốn “Cuộc chiến sắp tới” và “Chết dưới tay Trung Quốc) và Steve Bannon (người kêu gọi “thay đổi chế độ ở Bắc Kinh”), giúp minh oan cho những quan niệm đen tối nhất, âm mưu nhất trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
Các hành động và luận điệu của Trump đã củng cố việc đánh giá của Bắc Kinh khi họ cho rằng, hiện có một nỗ lực lâu dài của Mỹ nhằm nhanh chóng trấn áp Trung Quốc. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng coi nỗ lực đó mang tính lưỡng đảng, với số phiếu quốc hội gần như nhất trí về các đạo luật liên quan đến Trung Quốc và những lời chỉ trích Trung Quốc đến từ các đảng viên Đảng Dân chủ nổi bật, chẳng hạn như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Một bài xã luận từ tháng 7 vừa qua trên tờ Hoàn cầu Thời báo [Global Times] của nhà nước Trung Quốc nêu rõ: “Trung Quốc phải chấp nhận thực tế là thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc về cơ bản đã thay đổi”. Sự thay đổi trong quan điểm của giới chóp bu ở Trung Quốc là rõ ràng.
Theo Wei Jianguo [Nguỵ Kiến Quốc], một cựu quan chức thương mại hàng đầu của Trung Quốc, quan điểm phổ biến ở Bắc Kinh là “bản chất của cuộc chiến thương mại là Hoa Kỳ muốn tiêu diệt Trung Quốc”.
Fu Ying [Phó Oánh], một nhà ngoại giao cấp cao, đã tuyên bố hồi tháng 6 rằngm mục tiêu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc hiện nay rõ ràng là “giảm tốc độ thông qua đàn áp”, một cuộc chiến mà siêu cường đang xuống dốc “không thể để thua”.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Zhao Lijian [Triệu Lập Kiên], Tuyên bố hồi tháng 8 rằng, Hoa Kỳ “khác xa so với cường quốc quan trọng mà họ từng là trước đây”, trong khi các nhà lãnh đạo hiện nay của họ cố gắng “làm việc để đàn áp Trung Quốc vì họ sợ sự phát triển của Trung Quốc”. Những ý tưởng này được phổ biến rộng rãi trong các tuyên bố của các quan chức và chuyên gia Trung Quốc, trên các trang báo và tạp chí của ĐCSTQ, và trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã nghĩ rằng, cuộc đối đầu này có thể đến vào một ngày nào đó, nhưng nó diễn ra nhanh hơn nhiều so với những gì họ mong đợi. Shi Yinhong [Thi Ân Hoằng], một học giả hàng đầu về quan hệ quốc tế, nói với báo New York Times: “Mọi người ở Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nói rằng, con sói đang đến, con sói đang đến, nhưng con sói đã không đến. Lần này, con sói đang đến”.
Hoa Kỳ dưới mắt Trung Quốc
Với những nhận thức đã ăn sâu như vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc phản ứng theo những cung cách có thể dẫn đến thêm nhiều xung đột giữa các chế độ chính trị vốn đã khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kể từ khi Tập lên ngôi, việc Trung Quốc trở nên độc đoán và khống chế hơn bao giờ hết, khiến các chính phủ trên khắp thế giới lo ngại.
Năm 2018, Tập đã xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ của mình. Dưới sự giám sát của ông, ĐCSTQ đã công khai chấp nhận danh tính phi tự do của mình, kết hợp đàn áp trong nước – một cách tàn bạo nhất là ở Tân Cương, nơi các trại tập trung giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số khác – với những lời chỉ trích gay gắt đối với các nền dân chủ ở nước ngoài. Bất chấp lời kêu gọi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo là “vận động và trao quyền cho người dân Trung Quốc” chống lại ĐCSTQ — một lời kêu gọi được hiểu rộng rãi ở Trung Quốc là một nỗ lực thay đổi chế độ — quyền lực của đảng đối với xã hội vẫn rất mạnh mẽ. Đảng đã tung ra các chiến dịch tư tưởng và chính trị mới trong mùa hè vừa qua. Cuộc đàn áp đi kèm với phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19 đã củng cố thêm các hệ thống giám sát và kiểm soát xã hội của Bắc Kinh.
Một số quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ khẳng định rằng, mục tiêu trong chính sách của Trump là buộc tự do hóa hệ thống kinh tế do nhà nước thống trị của Trung Quốc, nhưng ngay từ đầu cuộc chiến thương mại năm 2018, chính phủ Trung Quốc đánh giá rằng, mục tiêu của Trump là tăng cường sức mạnh thương mại [mercantilist] – ông chỉ quan tâm đến nhận được một hợp đồng được gọi là béo bổ cho Hoa Kỳ.
Đáp lại, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tăng gấp đôi sự lệ thuộc khu vực nhà nước để đối phó với sự bất ổn do xung đột với Hoa Kỳ. Kể từ những năm đầu nhiệm kỳ của Tập, các doanh nghiệp nhà nước đã được hưởng lợi từ các chính sách nhà nước ngày càng thuận lợi và vốn cho vay ưu đãi của ngân hàng, thường gây thiệt thòi cho các công ty tư nhân.
Một nhà kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với giới chóp bu trong ĐCSTQ nói với tôi rằng, ban đầu ông và nhiều đồng nghiệp tin rằng cuộc chiến thương mại của Trump là một diễn biến tích cực vì họ nghĩ rằng nó sẽ đảo ngược xu hướng này và hồi sinh cải cách thị trường. Nhưng cuộc chiến thương mại đã có tác động ngược lại: Tập đã tăng gấp đôi việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước “mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn” và từ chối tự do hóa kinh tế sâu hơn mà các quan chức trên khắp thế giới tìm kiếm ở Trung Quốc từ lâu.
Trong các cuộc đàm phán thương mại đạt được thỏa thuận hạn chế “Giai đoạn 1” vào tháng Giêng năm nay, Bắc Kinh đã đồng ý với một loạt cam kết mua hàng hóa của Hoa Kỳ, thay vì bất kỳ cam kết cải cách mới quan trọng nào. Các báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí còn thả nổi việc nâng cấp mô hình kinh tế do nhà nước chi phối lên vị thế của một trong những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc — một phạm trù bất khả xâm phạm thường được dành cho các tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ.
Thật vậy, đại dịch COVID-19 đã cho nhiều người ở Trung Quốc thấy được những ưu điểm của mô hình này, với việc Tân Hoa Xã tuyên bố rằng, các doanh nghiệp nhà nước “là lực lượng quan trọng và chủ lực” trong việc ứng phó với đại dịch.
Gần như không thể kiềm chế nổi nỗ lực của Trung Quốc giành lấy ưu thế tối cao về công nghệ, các hành động của Trump đã khuyến khích các nhà lãnh đạo TQ tăng tốc nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc của đất nước họ vào Hoa Kỳ. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã cố gắng cân bằng giữa việc gặt hái những lợi ích của sự phụ thuộc lẫn nhau và cách ly mình khỏi nguy cơ trở thành đối tác yếu hơn trong mối quan hệ với quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Sau khi Tập lên nắm quyền, ông ưu tiên giải quyết các nguy cơ của sự phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm thông qua sáng kiến “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”, nhằm mục đích khiến Trung Quốc tự cung cấp 70% trong mười công nghệ cốt lõi vào năm 2025. Tập đã tỏ ra sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế, nhân danh quyền tự chủ quốc gia, và một loạt các quan chức có tinh thần quốc tế và các chuyên gia có liên hệ với chính phủ, những người từng ủng hộ hội nhập lớn hơn đã đồng ý với ông.
Li Qingsi [Lý Khánh Tứ], giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã viết rằng, trường hợp ZTE năm 2018 “làm vỡ mộng những người ủng hộ việc dựa vào Hoa Kỳ để phát triển nền kinh tế của chính chúng ta” và rút ra bài học rằng “Trung Quốc phải tiếp tục truyền thống tự cường và giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài”.
Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc tăng tốc động lực tự cung tự cấp của mình, nhưng hướng đi đã rõ ràng. Một thế giới mà Trung Quốc thật sự trở nên tự chủ là một thế giới mà Hoa Kỳ có ít lợi thế đòn bẫy hơn so với Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài về nhiều công nghệ nền tảng, bao gồm các chất bán dẫn tiên tiến cần thiết cho mọi thứ, từ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh đến hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Vào năm 2019, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ngừng nói chuyện công khai về Sản xuất tại Trung Quốc 2025 để giảm căng thẳng trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, nhưng chính sách này vẫn tồn tại về thực chất, và một quan chức cấp cao giấu tên nói với một nhà báo Mỹ rằng, ĐCSTQ “sẽ không bao giờ nhượng bộ dù chỉ một phân” các mục tiêu rộng lớn hơn của chương trình. Đầu năm nay, Tập đã cam kết đầu tư thêm 1,4 ngàn tỷ USD vào việc phát triển và triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến như mạng vô tuyến 5G, máy cảm biến và camera được nâng cấp cũng như tự động hóa.
Hoa Kỳ cũng mở rộng phạm vi ảnh hưởng lớn hơn. Căng thẳng gần đây đã trở nên đặc biệt tăng cao xung quanh sự thống trị của Hoa Kỳ đối với tài chính quốc tế, từ việc sử dụng đồng đô la cho các hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Ngay cả các quan chức theo chủ nghĩa quốc tế, chẳng hạn như cựu bộ trưởng tài chính Lou Jiwei [Lâu Kế Vỹ] đã bắt đầu cảnh báo về nguy cơ “chiến tranh tài chính” và về việc Hoa Kỳ đang làm “mọi thứ trong khả năng của mình để sử dụng các biện pháp bắt nạt [và] quyền tài phán sâu rộng” chống lại Trung Quốc.
Giới chóp bu Trung Quốc mô tả đại dịch COVID-19 là bằng chứng cho thấy Washington sẽ đả kích Bắc Kinh gay gắt khi Hoa Kỳ trở nên sa sút. Sự thất bại của Trump trong việc kiểm soát căn bệnh này, với khoảng sáu triệu ca nhiễm và gần 200.000 ca tử vong ở Hoa Kỳ hồi cuối tháng 8, phản ánh những gì các nhà bình luận Trung Quốc coi là tình trạng bấp bênh của nước Mỹ. Họ gọi đại dịch là “Waterloo của lãnh đạo Mỹ” và “sự cáo chung của thế kỷ Mỹ”. Họ tin rằng Trump đã khởi động mùa bầu cử của mình bằng sự thúc đẩy chống lại Trung Quốc – ông đã gọi COVID-19 là “bệnh dịch từ Trung Quốc” và ban hành các lệnh trừng phạt mới và các biện pháp khác nhắm vào các thực thể của Trung Quốc – để đánh lạc hướng các thất bại của chính quyền ông.
Nhưng nhiều tiếng nói hàng đầu của Trung Quốc tin chắc rằng, bất luận kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là gì đi nữa, thì quỹ đạo của quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đã được thiết lập bởi các lực tác động không ngừng nghỉ do sự xuống dốc và thái độ thù địch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. “Ngay cả khi Biden thắng cử,” Yuan Peng [Viên Bằng], chủ tịch có ảnh hưởng của các Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc của Bộ An ninh Nhà nước, gần đây đã viết, “… Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn để khẳng định lại vai trò lãnh đạo thế giới của mình … và chính sách Trung Quốc của Mỹ sẽ ngày càng trở nên siêu nhạy cảm, không khoan nhượng và kiêu ngạo khi Mỹ tăng gấp đôi nỗ lực ngăn chặn và đè bẹp TQ”.
Tập đang đưa ra các chính sách mới dựa trên những kỳ vọng này. Bắt đầu từ mùa xuân vừa qua, ông đã tiết lộ một chương trình nghị sự cho nền kinh tế nhằm định hướng lại sự phát triển kinh tế của Trung Quốc nhắm vào bên trong, dựa nhiều hơn vào thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc và ít phụ thuộc vào “thế giới bất ổn và bấp bênh hơn”. Thúc đẩy nhu cầu trong nước từ lâu đã là chủ đề bàn tán của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng Tập đã cam kết biến mức tiêu thụ nội địa lớn hơn thành trọng tâm của kế hoạch 5 năm sắp tới cho giai đoạn 2021–25.
Sự thay đổi này rõ ràng là do giả định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chống lại Trung Quốc. Như một cơ quan truyền thông nhà nước đã tuyên bố một cách dứt khoát vào cuối tháng Bảy, “Không quốc gia và cá nhân nào có thể ngăn chặn tốc độ lịch sử của quá trình trẻ trung hóa vĩ đại của đất nước Trung Hoa”.
Tuy vậy, Tập muốn giảm leo thang xung đột thương mại và công nghệ với Hoa Kỳ để mua thời gian. Ông cũng muốn Trung Quốc củng cố và đa dạng hóa mối quan hệ của mình với các nền kinh tế khác trên thế giới, bao gồm cả thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, một mạng lưới dự án cơ sở hạ tầng quốc tế nhằm tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc không phi toàn cầu hóa [deglobalizing] nhiều như phi Mỹ hóa [de-Americanizing].
Niềm tin của Trung Quốc rằng Hoa Kỳ là một cường quốc thù địch và đang xuống dốc đã khuyến khích các nhà lãnh đạo của họ theo đuổi các mục tiêu lâu dài với sức mạnh mới. Quan điểm của họ về sự suy giảm của Hoa Kỳ khiến họ thấy ít rủi ro hơn khi thực hiện các lập trường có tính hiếu chiến cao, và cảm giác về sự thù địch của Hoa Kỳ, một trong số các yếu tố khác, làm tăng quyết tâm của họ trước sự phản đối của quốc tế: áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông; thực hiện hành vi tàn bạo ở Tân Cương; bắt nạt Úc, Ấn Độ và Philippines; đe dọa Đài Loan; xây dựng quan hệ đối tác mới với Iran và Nga; và để các nhà ngoại giao Trung Quốc truyền bá thuyết âm mưu về nguồn gốc của COVID-19.
Với việc Hoa Kỳ rút khỏi chủ nghĩa đa phương và các định chế quốc tế, Trung Quốc đã cố gắng định hình lại các cơ quan toàn cầu, chẳng hạn như Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, theo hướng có lợi cho họ. Hành vi của Trung Quốc ở những khu vực này thường trái ngược với lợi ích của Hoa Kỳ và một trật tự dựa trên luật lệ, với việc Bắc Kinh coi thường các quy tắc mà họ không thích và phá hoại các chuẩn mực và giá trị tự do.
Một chiến lược đối phó Trung Quốc hữu hiệu hơn
Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc phải đối mặt với những thay đổi này như thế nào? Với thành tích ảm đạm trong nhiều năm qua, một số người có thể bị cám dỗ là phải cố gắng tháo gỡ những thay đổi này bằng cách trấn an Bắc Kinh rằng, Hoa Kỳ thực tế không có ý định kìm hãm Trung Quốc.
Con đường này rất khó thành công. Tham vọng của Trung Quốc xung đột với lợi ích của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực — và với việc Trump củng cố rất nhiều quan điểm của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ, không có biện pháp trấn an ngoại giao nào có thể thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ bỏ nhiệm vụ bảo vệ an ninh bằng cách tăng cường kiểm soát xã hội, đẩy mạnh hệ thống kinh tế ổn định, và giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Nỗ lực thuyết phục họ hành động khác đi vào thời điểm này dường như chỉ là lời nói rẻ tiền, trái ngược với nhận thức của họ về “bánh xe lịch sử” đang quay nhanh hơn tiến tới sự suy tàn của Mỹ. Chiến lược của Hoa Kỳ là phải tìm cách tiến lên chứ không phải lùi lại để ra khỏi tình trạng nan giải hiện nay.
Nhưng điều đó không có nghĩa là toàn bộ chương trình nghị sự của Bắc Kinh là bất biến. Quan điểm này ngày nay rất phổ biến, coi Trung Quốc không phải là một quốc gia có thể đáp ứng các áp lực và khuyến khích mà là một thế lực cứng ngắt không còn phản ứng đối với các kích thích từ bên ngoài.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu kết luận rằng các chính sách không thành công trong vài năm qua có nghĩa là Hoa Kỳ bằng cách nào đó đã bất lực trước một Trung Quốc hùng mạnh hơn, nên chỉ có thể chặt ván tháo cầu, chuẩn bị cho một cuộc xung đột và hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ sụp đổ. Hoa Kỳ cần đến một cách tiếp cận khác — không phải bằng cách “bấm nút xoá sạch” để trở lại một thời vang bóng [a nostalgic reset] hay với một viễn kiến tiền định tất yếu đầy sợ hãi như thế.
Con đường tốt nhất về phía trước là xây dựng một chiến lược dựa trên đánh giá thực tế hơn về lợi ích của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bắc Kinh nhìn thế giới trong những điều kiện cạnh tranh và ý thức hệ khắc nghiệt, nhưng Washington vẫn có thể thúc đẩy lợi ích của mình đối với Trung Quốc. Khía cạnh tham vọng nhất – và quan trọng nhất – của chiến lược này phải là cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới thấy rằng Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ và có thể hồi sinh một cách đáng tin cậy các nguồn sức mạnh và sự lãnh đạo của mình.
Các nhà cầm quyền của Trung Quốc đã xây dựng chiến lược của họ dựa trên việc đánh giá thấp Hoa Kỳ. Bằng cách đảo ngược những báo cáo phóng đại về sự sụp đổ của mình, Hoa Kỳ có thể thay đổi tính toán của Trung Quốc và tìm ra cách hướng tới sự chung sống bền vững trên những điều kiện có lợi.
Không gì quan trọng trong việc cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc bằng những gì Hoa Kỳ làm trên sân nhà của mình, là hồi sinh nền tảng kinh tế, lợi thế công nghệ và chế độ dân chủ. Tất cả những sáng kiến này sẽ rất quan trọng ngay cả khi không có cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng sự cạnh tranh với Bắc Kinh càng làm tăng thêm tính cấp bách của chúng. Các nhà hoạch định chính sách phải kiểm soát được cuộc khủng hoảng COVID-19, thực hiện các chính sách kinh tế có lợi cho tất cả người Mỹ, chào đón những người nhập cư làm giàu cho xã hội Hoa Kỳ, theo đuổi công bằng chủng tộc để cho thế giới thấy rằng nền dân chủ Hoa Kỳ có thể vẫn là ngọn hải đăng của tự do và bình đẳng, đầu tư một cách thông minh vào khả năng quốc phòng của Hoa Kỳ và mở rộng quy mô tài trợ liên bang cho việc nghiên cứu và phát triển.
Chương trình nghị sự đầy tham vọng này nhằm đổi mới và tạo sức bật quốc gia sẽ làm lung lay sâu sắc nền tảng chiến lược của ĐCSTQ. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng không nên né tránh việc công khai vạch ra nhiều điểm yếu của chế độ độc tài Trung Quốc, bao gồm dân số già nua của đất nước, các cuộc khủng hoảng sinh thái, nhiều tranh chấp biên giới và ngày càng làm mất lòng quốc tế.
Hoa Kỳ cũng phải hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Á và châu Âu để đẩy lùi các hành vi có vấn đề của Trung Quốc. Nỗ lực đó cần phải bao gồm việc sử dụng đòn bẩy kinh tế chung để trừng phạt các công ty và nhóm ăn cắp tài sản trí tuệ và tham gia vào các hành vi không công bằng và bất hợp pháp khác; tăng cường khả năng quân sự và thể hiện quyết tâm cao hơn trước hành vi xâm lược của Trung Quốc; và xử phạt các tổ chức và quan chức đang hỗ trợ đàn áp ở Hồng Kông, Tây Tạng và Tân Cương.
Hoa Kỳ và đồng minh cũng nên hoạt động để phục hồi các định chế quốc tế và các yếu tố của trật tự dựa trên luật lệ có thể hạn chế sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Đóng vai trò phòng thủ, Hoa Kỳ và các đối tác cần thực hiện các bước để duy trì thế đòn bẫy của họ trong các lĩnh vực chính của thương mại quốc tế trong khi tách mình hoàn toàn khỏi các chuỗi cung ứng mà Trung Quốc có thể gây những thương tổn không thể chấp nhận được (chẳng hạn như việc sản xuất các vật tư y tế quan trọng) và đa dạng hóa khỏi những chuỗi cung ứng mà sự nguy hiểm ít nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều đáng kể như nhau, Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ là những xã hội cởi mở vẫn có thể thu được lợi ích từ các hoạt động giao lưu kinh tế, khoa học và giao lưu nhân dân với các nước trên thế giới, kể cả Trung Quốc, ngay cả khi họ nỗ lực hơn nữa để đề phòng sự ép buộc và gián điệp từ các đối thủ nước ngoài.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có những lợi ích chung quan trọng và cần phải cố gắng ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất trong cuộc cạnh tranh của họ. Cả hai nước đều phải đương đầu với những thách thức sâu sắc như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và phổ biến vũ khí hạt nhân, những vấn đề không thể đối phó được nếu không có sự phối hợp và hành động chung.
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng nên làm việc để đối phó với những thảm họa có thể thấy trước, chẳng hạn như nguy cơ chiến tranh mạng ngày càng đe dọa và viễn cảnh xung đột ở Biển Đông đang có tranh chấp. Ở những khu vực dễ biến động và nguy hiểm nhất này, hai nước nên đàm phán về các đường lối và cơ chế hiệu quả để quản lý và giảm leo thang khủng hoảng.
Bằng cách làm việc với Trung Quốc về những vấn đề này khi cần thiết, ngay cả trong bối cảnh mối quan hệ cạnh tranh gay gắt, Hoa Kỳ sẽ cho Bắc Kinh thấy rằng, họ không sợ hãi hoặc tìm cách kiềm chế một Trung Quốc thịnh vượng, có vai trò lớn trên toàn cầu và chơi theo luật. Theo thời gian, những bước như vậy cuối cùng cũng có thể tạo ra không gian để các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận chắc nịch rằng giải quyết những vấn đề chung cấp bách này quan trọng hơn là tin vào tầm nhìn đa nghi và hoang tưởng của họ về Hoa Kỳ.
Nhưng tất cả những nỗ lực này sẽ chỉ được đền đáp đầy đủ nếu Hoa Kỳ có thể chứng minh rằng, ĐCSTQ đã sai lầm như thế nào về khái niệm Hoa Kỳ đang xuống dốc không ngừng. Đạt được sự rõ ràng về nhiệm vụ phía trước tự nó sẽ là lý do để bạn lạc quan.
Quan điểm đen tối của giới lãnh đạo Trung Quốc về các triển vọng của Hoa Kỳ là sai lầm. Hoa Kỳ không bị mắc kẹt trong những cung cách cũ rích về việc giải quyết các vấn đề hoặc bị ảnh hưởng bởi các lực tác động lịch sử vượt quá khả năng định hình của mình. Phần lớn những gì Hoa Kỳ phải làm để cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc nằm trong tầm kiểm soát của nó — và vẫn còn thời gian để hành động.
Tác giả: Julian Gewirtz là Nghiên cứu viên Cao cấp về Nghiên cứu Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Thành viên của Chương trình Trung Quốc và Thế giới Columbia-Harvard, và Giảng viên Lịch sử tại Đại học Columbia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại kỳ họp thường niên lần thứ 75 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters |
Những tưởng chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump sẽ khiến Trung Quốc thuận lợi trong việc lấp đầy khoảng trống Washington để lại, nhưng đến nay, Bắc Kinh vẫn chật vật thực hiện mục tiêu này.
Khoảng trống khó lấp đầy
Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, UNESCO và thỏa thuận hạt nhân Iran. Washington cũng thông báo sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và làm tê liệt hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bằng cách ngăn việc bổ nhiệm thành viên mới vào Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc, quốc gia cáo buộc Mỹ "nghiện từ bỏ", đã tiến hành nhiều động thái nhằm thể hiện việc ủng hộ toàn cầu hóa. Các quan chức Trung Quốc đứng đầu 4 trong số 15 cơ quan của Liên Hợp Quốc, đồng thời nước này cũng cam kết sẽ đóng góp cho WHO 2 tỷ USD.
Bắc Kinh còn thúc đẩy hoạt động các thể chế đa phương của mình, trong đó có Sáng kiến Vành đai và Con đường cùng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB).
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Paul Haenle, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Toàn cầu Carnegie–Tsinghua tại Bắc Kinh: "Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để tận dụng việc Mỹ rút khỏi các tổ chức nhằm thúc đẩy các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gặp khó khăn để chuyển từ sự gia tăng ảnh hưởng sang thành công về chính sách đối ngoại".
Mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát được dịch Covid-19, là một trong những quốc gia đi đầu về quá trình phát triển vaccine nhưng việc không thể xử lý hiệu quả khi dịch bệnh bùng phát giai đoạn đầu ở Vũ Hán đã khiến nước này vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, các động thái ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh ở Hong Kong (Trung Quốc), Tân Cương và Biển Đông, cùng với chính sách ngoại giao "chiến lang" quyết liệt đã làm suy giảm thiện cảm của các nước với Trung Quốc, ngay cả khi các chính sách của Tổng thống Trump được cho là đã làm suy yếu vị thế của Mỹ.
Chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới 5 nước châu Âu nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các đồng minh của Washington, vốn không hài lòng với chính sách "Nước Mỹ trên hết" của chính quyền Tổng thống Trump, đã không thu được kết quả như mong đợi.
Theo quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ phụ trách khu vực châu Á Susan Thornton: "Nhiều người cho rằng việc Mỹ rút khỏi các tổ chức toàn cầu dưới thời chính quyền Tổng thống Trump đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc ở khu vực, nhưng điều đáng nói là chính sách ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc đã làm suy giảm khả năng tận dụng lợi thế trên của quốc gia này".
Thiện cảm với Trung Quốc ngày càng suy giảm
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành cho thấy quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế ở các quốc gia khác, trong đó bao gồm cả Mỹ, đã gia tăng trong năm qua.
Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho hay, hồi tháng 4, một báo cáo nội bộ ở Trung Quốc đã cảnh báo, Bắc Kinh đang đối mặt với làn sóng thù địch gia tăng sau đại dịch Covid-19 khi thái độ chống Trung Quốc trên toàn cầu ở mức cao nhất kể từ năm 1989.
Nếu ông Biden giành chiến thắng, cựu Phó Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc, song cũng sẽ hợp tác với các đồng minh và các tổ chức quốc tế theo cách truyền thống hơn. Ứng viên đảng Dân chủ cho biết ông Biden sẽ tiếp tục duy trì sự tham gia của Mỹ trong WHO và tái gia nhập Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Trung Quốc đang “nói nhiều hơn làm”?
Mặc dù gia tăng cả về ảnh hưởng kinh tế và quân sự nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định nước này là một quốc gia đang phát triển và không muốn thay thế Mỹ.
Các quan hệ ngoại giao của nước này có xu hướng mang tính giao dịch nhiều hơn, với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và yêu cầu nhận được cách hành xử tương tự.
Dù vậy, sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vấp phải những ý kiến trái chiều và thành công của Trung Quốc khi có một ứng viên trở thành người đứng đầu Interpol đã kết thúc sau khi Chủ tịch cơ quan này - Mạnh Hoành Vĩ bị bắt giữ vì tình nghi nhận hối lộ.
"Những tham vọng cụ thể của Trung Quốc để "lãnh đạo cuộc cải cách hệ thống quản trị toàn cầu" vẫn chưa được xác định rõ ràng. Những tuyên bố này thường được che đậy bằng những nhận định sáo rỗng và điều đó tức là, phần còn lại của thế giới sẽ phán xét Trung Quốc qua việc theo dõi các động thái của nước này thay vì tin vào những lời hứa hẹn", Julian Gewirtz, học giả cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế cho hay./.
Các đại biểu chào đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc Hội), Bắc Kinh, ngày 28/05/2020. AP - Mark Schiefelbein |
Danh sách gần hai triệu đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc và tuyên thệ của họ bị rò rỉ từ một máy chủ ở Thượng Hải. Các dữ kiện bị tiết lộ này cho thấy có nhiều đảng viên Cộng Sản Trung Quốc hiện diện trong các công ty và định chế nước ngoài.
Báo chí Anh cho biết nhiều cơ quan ngoại giao ở Thượng hải bị xâm nhập. Trong số các nạn nhân có đại xí nghiệp dược phẩm AstraZeneca, ngân hàng HSBC…Đây chỉ là phần nổi của tảng băng sơn. Nhiều xí nghiệp châu Âu khác có thể sẽ lên tiếng trong những ngày tới.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde tường thuật :
"Theo báo Úc The Australian, ít nhất mười tòa lãnh sự tại Thượng Hải có nhân viên là đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc, một số làm việc từ hơn một thập niên và đôi khi ở những chức vụ chiến lược như là chuyên gia chính trị và kinh tế.
Nhật báo Daily Mail ở Luân Đông cũng ghi nhận tương tự : Vụ rò rỉ hàng loạt các dữ kiện này cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc đã lan ra gần như khắp mọi lĩnh vực, kể cả trong các xí nghiệp quốc phòng, ngân hàng và đại công ty dược phẩm.
Tổng cộng có 1,95 triệu danh tính đảng viên Cộng Sản Trung Quốc bị một nhà đối lập sao chép từ một máy chủ ở Thượng Hải vào năm 2016. Danh sách được cung cấp cho Liên minh các nghị sĩ về tình hình Trung Quốc (IPAC) vào tháng 09/2019 trước khi được giao cho ba cơ quan truyền thông quốc tế gồm The Australian của Úc, De Standaard của Bĩ, The Sunday Mail của Anh và một nhà xuất bản Thụy Điển.
Tiết lộ này xác nhận mối lo âu của các đại công ty nước ngoài hoạt động tại Hoa lục là từ nhiều năm gần đây, thế lực của đảng Cộng Sản ngày càng tăng trong các cơ sở doanh nghiệp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi nắm quyền thúc đẩy nỗ lực tăng cường phát triển các chi bộ đảng ở khắp mọi tầng lớp xã hội.
Bên cạnh sự hiện hữu thấy rõ này chắc chắn còn có những trường hợp kín đáo hơn. Như trong các truyện tiểu thuyết của nhà văn John Carrée (vừa từ trần), điệp viên Trung Quốc không bao giờ đeo thẻ đảng trước ngực."
Thủ tướng Angela Merkel (P) cùng chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (T) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Berlin, Đức, ngày 14/09/2020. AFP - MICHELE TANTUSSI |
Bắc Kinh dồn dập thông báo « cận kề triển vọng » đạt thỏa thuận bảo hộ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu trước cuối năm 2020. Phía Bruxelles hoan nghênh những « tiến bộ đáng kể » sau gần 8 năm đàm phán. Đức trong cương vị chủ tịch luân phiên châu Âu coi đây là « thỏa thuận tốt nhất có thể mong đợi » đối với Trung Quốc. Phải chăng Liên Âu vẫn cả tin vào những lời đường mật của Bắc Kinh ?
Được khởi động từ năm 2013, Bruxelles và Bắc Kinh đã trải qua hơn 30 hiệp đàm phán về một hiệp định « bảo hộ đầu tư hai chiều ». Phái đoàn Trung Quốc và châu Âu đã trao đổi với nhau trên 20 lần trong năm nay. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy đôi bên cùng nóng lòng đạt đến đích trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tàn phá kinh tế toàn cầu và thế giới vẫn chưa trông thấy ánh sáng cuối đường hầm. Có thông tin rò rỉ là thỏa thuận này có thể được ký kết Thứ Ba, 22/12/2020.
Tại sao cả phía Trung Quốc lẫn Liên Âu đều muốn bằng mọi giá hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm ?
Trước hết về phía Bắc Kinh, theo nhiều nhà quan sát, Trung Quốc muốn bằng mọi giá đúc kết đàm phán để « cầm dao đằng chuôi » trước khi Nhà Trắng đổi chủ. Bắc Kinh muốn « phá vỡ mặt trận xuyên Đại Tây Dương », Âu-Mỹ thành lập liên minh chống Trung Quốc.
Về phía Bruxelles, liệu rằng Liên Âu sẽ lại nhường cho Bắc Kinh một bàn thắng quan trọng hay không khi quả quyết rằng Trung Quốc đã « chấp nhận mở cửa nhiều lĩnh vực » cho các doanh nhân châu Âu, kể các những thị trường mà tới nay Trung Quốc vẫn xem là thuộc nhạy cảm như dịch vụ tài chính, tin học, công nghệ sinh học … ? Không thấy Bruxelles đề cập nhiều đến những điều khoản mà Liên Âu đồng ý nhượng bộ đối tác như là châu Âu bảo đảm mở cửa thị trường « công nghệ xanh và năng lượng tái tạo » cho các hãng của Trung Quốc.
Không chỉ ở Bruxelles, mà cả tại Berlin chính phủ Đức cũng đặt biệt tỏ ra nôn nóng hoàn tất hiệp định với Bắc Kinh vì đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao lớn của thủ tướng Angela Merkel trước ngày bà kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên Âu. Hơn thế nữa khác hẳn với nhiều thành viên châu Âu khác, Đức là một trong những ngoại lệ có cán cân thương mại thặng dư với Trung Quốc. Berlin hài lòng khi thấy Paris bắn tín hiệu ủng hộ quan điểm của Đức.
Để thuyết phục Liên Âu về những cái « lợi to lớn » có được, một nhà ngoại giao châu Âu tại Bắc Kinh đã khẳng định với báo kinh tế Les Echos rằng Bắc Kinh đã nhượng bộ châu Âu « nhiều hơn mong đợi ». Trái lại cũng trên tờ báo này một số khác cho rằng sẽ có những quốc gia « run tay khi phải đặt bút ký vào văn bản với Trung Quốc ».
Một nhóm nhà nghiên cứu về châu Á trong tập hợp mang tên Euobserver, trong đó có chuyên gia về châu Á, François Godement, Viện Nghiên Cứu Montaigne, Paris giải thích : thứ nhất, những nhượng bộ của Bắc Kinh chỉ là mang tính tượng trưng. Trung Quốc đồng ý mở cửa cho Pháp vào hoạt động trong lĩnh vực quản lý các nhà dưỡng lão, và cho phép Đức tham gia vào thị trường sản xuất bình điện xe ô tô chạy bằng điện để dụ dỗ hai đầu tầu quan trọng này của Liên Âu. Nhưng về mặt cốt lõi thì các doanh nghiệp nước ngoài không nên ảo tưởng sẽ được đối xử bình đẳng, được quyền tham gia đấu thầu các dự án công. Thứ nhì là Bruxelles thừa biết Bắc Kinh không nhượng bộ về các chuẩn mực như quyền của người lao động và cũng không có chuyện Trung Quốc phê chuẩn công ước lao động quốc tế của Liên Hiệp Quốc, chống cưỡng bức lao động …
Vẫn theo giới chuyên gia trong Euobserver, như thường lệ Bắc Kinh chỉ đưa ra những cam kết « mơ hồ » và câu hỏi đặt ra là vậy thì tại sao châu Âu lại phải vội vã chạy theo những hứa hẹn viển vông đó nhất là khi biết rằng, hiệp định « bảo hộ đầu tư hai chiều có nhiều lỗ hổng ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợi, những giá trị cốt lõi của Liên Âu ».
Cũng chuyên gia François Godment trả lời báo Les Echos ngày 18/12/2020 cho rằng Liên Hiệp Châu Âu dù mạnh mẽ tuyên bố « không còn ngây thơ » với Trung Quốc nhưng hiệp định đầu tư song phương lần này là dấu hiệu mới cho thấy Bruxelles không biết phải sử xự như thế nào với Trung Quốc và cũng không đạt được bất kỳ một nhượng bộ đáng kể nào từ phía đối tác thương mại nặng ký châu Á này. Bắc Kinh tuyệt đối im lặng trước những đòi hỏi « bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngừng chuyển giao công nghệ và ngừng chính sách trợ giá » tạo cạnh tranh bất bình đẳng với phần thiệt thòi cho các doanh nghiệp châu Âu. Tệ hơn nữa, chuyên gia Godment kết luận : trong trường hợp có tranh chấp, Liên Âu không có một phương tiện nào để trừng phạt Bắc Kinh.
THẾ GIỚI - 24/12/2020 - voatiengviet.com
Tư liệu: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, trái, đàm phán trực tuyến với Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, trong một cuộc họp thượng đinh Trung-Âu ngày 22/6/2020. (Yves Herman, Pool Photo via AP) |
Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc về một thỏa thuận đầu tư đã bị đình trệ ở giai đoạn cuối vì Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi phụ trội về năng lượng hạt nhân, tạp chí Đức WirtschaftsWoche đưa tin hôm 23/12.
Vấn đề năng lượng hạt nhân đang gây tranh cãi giữa các nước EU bởi vì các khoản đầu tư này có thể đặt cấu trúc hạ tầng trong lĩnh vực nhạy cảm này dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Tạp chí WirtschaftsWoche (WW) trích dẫn các nguồn tin của EU cho biết:
“Trung Quốc muốn đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu và sử dụng công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực này”,
Trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc đã ra dấu hiệu với các đối tác châu Âu rằng họ coi công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực này là tiên tiến hơn, bản tin của WW cho biết.
Một số nước thành viên EU không muốn sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc quyết định rút ra khỏi công nghệ này trong vòng vài năm tới.
Theo các quan chức Đức và EU, EU và Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được một thỏa thuận đầu tư vào cuối năm nay để các công ty châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng rãi hơn.
Thỏa thuận toàn diện EU- Trung Quốc về đầu tư, đặt hầu hết các công ty EU ở vị trí bình đẳng tại Trung Quốc, có khả năng là một bước tiến lớn trong việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Âu sau vụ bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc và chiến dịch đàn áp của Bắc Kinh đối với giới bất đồng chính kiến ở Hong Kong.
Thỏa thuận này, nếu có, có thể phức tạp hóa mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương với tân chính phủ Mỹ của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden.
Ông Jake Sullivan, người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia trong ê-kíp của ông Biden, đăng dòng tweet vào đầu tuần này, nói rằng Washington hoan nghênh các cuộc tham vấn sớm với các đối tác châu Âu về “mối quan tâm chung của chúng ta về cách hành xử của Trung Quốc liên quan tới kinh tế”.
Trung Quốc lo ngại bị phương Tây cô lập sau khi Hoa Kỳ đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, trong khi Brussels thực hiện các bước để giám sát chặt chẽ hơn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược tại châu Âu.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây, các điểm bất đồng lớn khác cản trở việc ký kết hiệp định đầu tư liên quan đến phát triển bền vững và các vấn đề nhân quyền, chẳng hạn như vấn đề lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Cảnh sát đứng gác trước một nơi mà chính quyền Trung Quốc gọi là một trung tâm huấn nghệ ở Y Ninh thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 2018. REUTERS - THOMAS PETER |
Phản ứng có dấu hiệu hoảng loạn của châu Âu trước một biến thể mới của con virus gây dịch Covid-19 tiếp tục là chủ đề chính trên các báo Pháp ra ngày 22/12/2020. Bên cạnh đó, vấn đề Trung Quốc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng được quan tâm rộng rãi, với hai hồ sơ dài trên Le Monde và Libération.
Le Monde giới thiệu ngay trên trang nhất trong một hàng tựa: “Cuộc điều tra về tình trạng cưỡng bức lao động nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ”.
Theo Le Monde, nhiều yếu tố mới cho thấy là Trung Quốc đã tổ chức việc cưỡng bức lao động những người Hồi Giáo tại vùng Tân Cương.
Những người Duy Ngô Nhĩ là nạn nhân của cả một chiến dịch giam cầm hàng loạt và bị bắt buộc phải làm việc cho ngành công nghiệp trong vùng. Nhân công Duy Ngô Nhĩ được sử dụng trong việc trồng bông vải, cần thiết cho ngành vải sợi Trung Quốc.
Báo Libération cũng rất chú ý đến hồ sơ Duy Ngô Nhĩ và thấy rằng vấn đề này có thể tác động đến một thỏa thuận kinh tế giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc, đẩy Bruxelles và một tình thế khó xử.
Tờ báo nêu nguyên nhân qua hàng tựa: “Duy Ngô Nhĩ: Cuộc đọ sức giữa EU và Trung Quốc” và nêu câu hỏi : Liệu vấn đề người Duy Ngô Nhĩ có gây nguy hiểm cho một thỏa thuận kinh tế đã gần kề hay không ? Libération nhìn thấy “Cái bóng của 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bao phủ Bruxelles”.
Sau bảy năm thương lượng, thỏa thuận bảo hộ đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu Trung Quốc sẽ được ký kết vào thứ Ba, trước khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của thủ tướng Đức Angela Merkel. Nhưng trong giai đoạn chạy nước rút, cuộc đọ sức lại gay gắt thêm.
Chiều thứ Hai, Josep Borrell, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, đã yêu cầu Trung Quốc "thả ngay lập tức" một số nhà bảo vệ nhân quyền, trong đó có nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti, bị kết án tù chung thân vì "ly khai". Ông là người đoạt Giải Thưởng Nhân Quyền Sakharov của châu Âu vào năm 2019.
Đối với Libération, một tuần sau những tiết lộ mới về lao động cưỡng bức ở Tân Cương, miền tây Trung Quốc, việc ký kết một thỏa thuận kinh tế với Bắc Kinh có nguy cơ làm sứt mẻ hình ảnh của Liên Hiệp Châu Âu.
Theo một cuộc khảo sát của nhà nghiên cứu Adrian Zenz, được Libération và BBC công bố vào ngày 14/12, nửa triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị ép buộc làm việc trên các cánh đồng bông của khu vực, nơi sản xuất 85% bông của Trung Quốc.
Vụ việc này đã bị Nghị Viện Châu Âu lên án trong một nghị quyết khẩn cấp được thông qua vào thứ Năm với đa số áp đảo (604 ủng hộ, 20 phản đối). Một khi thỏa thuận kinh tế được 27 thành viên ký kết thì còn phải được Nghị Viện Châu Âu xác nhận và các nghị sĩ đã cảnh báo rằng họ sẽ không “ngồi lên trên” các nguyên tắc của mình.
Theo Libération, điểm quan trọng của thỏa thuận song phương này, mà các điều khoản chưa được công khai, là tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Elvire Fabry, nhà nghiên cứu tại Viện Jacques Delors, một tổ chức tư vấn châu Âu, phân tích: “Với Trung Quốc, vấn đề chính là những lệch lạc bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp không giới hạn. Mục đích là để thống nhất các nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng. Và để đặt những viên gạch đầu tiên này trước sự thay đổi tổng thống ở Mỹ”.
Nhưng sự đàn áp ở Tân Cương và Hồng Kông đã làm xáo trộn trò chơi ảnh hưởng cấp toàn cầu này. Đối với Elvire Fabry, “tôn trọng nhân quyền là một điểm mấu chốt quan trọng, nhưng không nên đơn giản hóa cuộc tranh luận. Chính sách thương mại của châu Âu được củng cố với mong muốn áp đặt các tiêu chuẩn ràng buộc về môi trường và xã hội trong các hiệp định thương mại. Nhưng chúng ta cũng cần đảm bảo sức mạnh kinh tế của mình để bảo vệ các giá trị của mình trước mô hình xã hội mà Trung Quốc muốn áp đặt. Việc ký kết không nhất thiết có nghĩa là đánh mất cơ hội để bảo vệ nhân quyền tốt hơn ".
Bắc Kinh, vốn cũng nôn nóng được hô hào chiến thắng, đã gia tăng nhượng bộ trong những ngày gần đây, mở ra các lĩnh vực mới cho sự cạnh tranh của châu Âu.
Nhưng việc ký kết, dự kiến vào thứ Ba tới, có thể bị hoãn lại. Người phát ngôn của Ủy Ban Châu Âu cho biết: “EU vẫn cam kết đáp ứng thời hạn cuối năm với điều kiện là chúng tôi có một thỏa thuận xứng đáng. Vẫn còn những câu hỏi quan trọng cần được trả lời và chúng tôi sẽ không ưu tiên tốc độ hơn nội dung. "
Diễu binh tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ảnh tư liệu ngày 01/10/2019. © AP Photo/Mark Schiefelbein, File |
Trong khi Hoa Kỳ và châu Âu đang lao đao trước đợt dịch thứ hai và thứ ba, Trung Quốc - nơi phát xuất đại dịch Covid - là cường quốc duy nhất có tăng trưởng dương trong năm 2020. Tuy nhiên mô hình tư bản toàn trị và thái độ hiếu chiến của Trung Quốc khiến thế giới ngày càng lo ngại.
Le Point tuần này giới thiệu bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire với cuốn sách « Bí mật của quyền lực », nói về nội tình một năm khủng hoảng. L’Obs chọn đề tài xã hội « Loạn luân : Hồi kết của một sự cấm kỵ ». L’Express đăng hình vẽ ba người đang cố gắng chống đỡ không cho con virus corona lăn xuống, với tựa đề « Vaccin, chậm trễ và rối loạn : Còn có thể tin tưởng được không ? ».
Courrier International dành hồ sơ cho Brexit, với hình vẽ một người mặc chiếc quần bơi mang màu cờ Anh, đầu trùm kín bằng một cái bao, đứng trên đầu một tấm ván nhảy đang chuẩn bị nhảy xuống, với dòng tựa bằng cả hai thứ tiếng Pháp và Anh « Au revoir et good luck » (Chào tạm biệt và chúc may mắn).
Kẻ gây ra đại dịch chiếm thế thượng phong, gia tăng đàn áp
Liên quan đến châu Á, trong bài « Khi Trung Quốc đóng kín cửa » trên Le Point, nhà bình luận Nicolas Baverez nhận định nếu Trung Quốc là mối đe dọa cho tự do, các nền dân chủ phải tính đến những khó khăn khi muốn tái thúc đẩy kinh tế.
Năm 2020 dường như đánh dấu một sự chuyển hướng trên thế giới có lợi cho Trung Quốc, trong khi chính Bắc Kinh đã gây ra đại dịch Covid. Nhưng việc Trung Quốc đóng cửa thị trường, cứng rắn hơn về chính trị và có thái độ hiếu chiến có thể là những trở ngại cho mưu đồ bá chủ toàn cầu.
Trong khi Hoa Kỳ và châu Âu đang lao đao trước đợt dịch thứ hai và thứ ba, Trung Quốc ca khúc khải hoàn với chiến thắng trước con virus và mối đe dọa suy thoái. Trung Quốc là cường quốc duy nhất có tăng trưởng dương trong năm 2020 (2%), chứng tỏ được khả năng công nghệ với tàu thăm dò vũ trụ Thường Nga (Chang’e) 5 mang về được mẫu đá Mặt Trăng, siêu máy tính lượng tử Cửu Chương (Jiuzhang).
Năm 2020 còn chứng kiến sự bành trướng đầy ấn tượng của Trung Quốc. Một mặt, Bắc Kinh đàn áp mạnh mẽ Hồng Kông, chiếm dần Biển Đông, hăm dọa Đài Loan, xung đột vũ trang với Ấn Độ tại Ladakh và o ép nước Úc – cho thấy tất cả các quốc gia nào lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thì không nên chỉ trích chế độ. Mặt khác, Bắc Kinh thúc đẩy lập ra một vùng tự do mậu dịch ở châu Á (RCEP) chiếm 30% dân số thế giới, và gút được thỏa thuận đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu. Trong lúc đó vẫn xúc tiến Con đường tơ lụa mới và « ngoại giao vac-xin », tiếp tục bao vây phương Tây.
Trong cuộc đối đầu nảy lửa với Mỹ, Tập Cận Bình muốn chứng tỏ chủ nghĩa tư bản-toàn trị Trung Quốc hiệu quả hơn chế độ dân chủ. Mục tiêu là chiếm vị trí đầu bảng trong hai lãnh vực chủ chốt của thế kỷ 21 : số hóa nền kinh tế và chuyển đổi sinh thái.
Trung Quốc kém vững chắc hơn người ta tưởng
Theo Le Point, không nên đánh giá thấp chiến lược dài hạn của Bắc Kinh, mối đe dọa chết người cho các quyền tự do chính trị. Tuy nhiên Trung Quốc chưa thể giành chiến thắng. Ngoài khả năng của các nền dân chủ - nếu biết cải cách và đoàn kết xung quanh các giá trị - mô hình kinh tế và chính trị Trung Quốc kém vững chắc hơn người ta tưởng.
Tiêu thụ chỉ tăng 3%, do người dân lo tiết kiệm vì sợ tái phong tỏa và nạn thất nghiệp đang gia tăng. Bất bình đẳng xã hội bùng nổ : Trung Quốc nay là quốc gia có nhiều tỉ phú nhất thế giới (878), trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ có 900 đô la. Với vụ ngăn chận Ant Technology lên sàn chứng khoán và mở điều tra tập đoàn Alibaba của tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), Bắc Kinh muốn nhắc nhở quyền năng tối thượng của đảng Cộng Sản, đồng thời buộc các tập đoàn kỹ thuật số phải giảm lãi để giúp tăng sức mua.
Sự chậm chạp của việc tái định hướng vào tiêu thụ nội địa do bị Mỹ trừng phạt, cùng với những căng thẳng về xã hội và chính trị đã khiến chế độ trở nên thô bạo trong việc kiểm soát người dân, cổ vũ sùng bái lãnh tụ Tập Cận Bình. Bắc Kinh từ chối mọi điều tra độc lập về nguồn gốc con virus ở Vũ Hán, đàn áp mãnh liệt các dân tộc thiểu số, tống giam các nhà đấu tranh nhân quyền và nhiều đại gia.
Mô hình tư bản toàn trị đi về đâu ?
Nhưng mô hình tư bản toàn trị của Trung Quốc ngày càng gây lo sợ và tạo tâm lý chống đối, nên ảnh hưởng chỉ hạn chế. Việc hung hăng gây hấn khắp nơi cũng đã tạo điều kiện cho một liên minh thù nghịch với Bắc Kinh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, còn sự thô bạo đối với Úc thì chỉ thúc đẩy các nước phát triển giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tình hình Trung Quốc khiến các nước dân chủ rút ra được nhiều bài học. Mong đợi quay lại một thế giới như trước kia chỉ là ảo tưởng, công cuộc vực dậy nền kinh tế sẽ rất chậm chạp và không đồng nhất. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đóng vai trò trung tâm trong thế kỷ 21, nhưng có nguy cơ đào sâu cách biệt xã hội.
Việc Trung Quốc đóng cửa thị trường và ngày càng độc tài là đi ngược lại với sáng tạo và tôn trọng nhân phẩm, về lâu về dài sẽ giúp các nước phương Tây bảo vệ được tự do chính trị của mình. Các nước dân chủ cần phải đoàn kết để chống lại tư bản toàn trị Trung Quốc, và tác giả hy vọng 2021 sẽ đặt được viên đá đầu tiên.
Đối đầu Trung Quốc: Phương Tây cần sát cánh bên nhau
Tương tự, The Economist trong bài « Làm thế nào thương lượng với Trung Quốc » cũng nhắc đến vệc Bắc Kinh ký RCEP và tiếp tục đe dọa Úc với chính sách « ngoại giao côn đồ » và một kiểu cấm vận thương mại từng phần.
Theo tuần báo Anh, trước hết phải nhận ra sức mạnh của Trung Quốc. Khác với Liên Xô trước đây, Trung Quốc quá lớn, chiếm đến 18% GDP thế giới và có nhiều liên kết chằng chịt. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của 64 nước trong đó có Đức, còn Mỹ chỉ có 38. Cũng không nên tin vào những hứa hẹn của Bắc Kinh, từ việc tài trợ cho kỹ nghệ cho đến Nhà nước pháp quyền ở Hồng Kông.
Phương Tây phải kết hợp lại mới tạo được ảnh hưởng : Hoa Kỳ, châu Âu và các nước dân chủ khác chiếm 50% GDP toàn cầu. Cần xác định các lãnh vực nhạy cảm như công nghệ và quốc phòng, trong đó sự tham gia của Trung Quốc phải được kiểm soát rất chặt chẽ. Bên cạnh đó là thiết lập một khuôn khổ chung về nhân quyền, nhất là kiểm tra chuỗi cung ứng có phù hợp với đạo đức hay không và trừng phạt các cá nhân doanh nghiệp bóc lột. Trong bối cảnh dư luận thế giới đầy ngờ vực Trung Quốc, tờ báo gợi ý lập ra một nhóm nước như G7 mở rộng để đương đầu với Bắc Kinh.
Thị trường đấu thầu công bị bỏ quên trong thỏa thuận EU-Trung Quốc
L’Express nhắc nhở « Thị trường đấu thầu công, một quên lãng quan trọng trong thỏa thuận giữa châu Âu và Trung Quốc ». Tuy thỏa thuận này được cho là tái cân bằng trong đầu tư giữa hai bên, nhưng các công ty châu Âu vẫn không được tham gia các cuộc gọi thầu cung cấp cho các đơn vị nhà nước tại nội địa Trung Quốc.
Bất công quá lớn : một bên là châu Âu mở cửa tứ bề gió lộng, cấm mọi hình thức phân biệt đối xử với một nước thứ ba. Xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, mua đội xe mới, mua máy tính mới, tư vấn… mỗi năm các chính quyền trung ương và địa phương của 27 nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) đặt hàng khoảng 2.400 tỉ euro. Còn bên kia là Trung Quốc dựng kín tường bao, không có bất kỳ công ty ngoại quốc nào được đấu thầu tại thị trường công 1.400 tỉ euro của Hoa Lục.
Thổ Nhĩ Kỳ « bán đứng người Duy Ngô Nhĩ » cho Bắc Kinh
Trên lãnh vực nhân quyền, Le Point có bài phóng sự mô tả « Erdogan đã hy sinh (quyền lợi) của người Duy Ngô Nhĩ ra sao ». Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ quên tình liên đới giữa những người Hồi Giáo với nhau, ông ta cần Trung Quốc để cứu vãn nền kinh tế.
Số phận của cộng đồng 50.000 người Duy Ngô Nhĩ, kể cả những người đã nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ không là gì cả so với sức nặng kinh tế của Trung Quốc. Khoảng hơn một chục hiệp định song phương đã được ký kể từ 2016, Bắc Kinh đầu tư trên 5 tỉ đô la vào Thổ Nhĩ Kỳ và năm 2021 hy vọng sẽ được rót thêm 6 tỉ đô la. Hàng nhập từ Trung Quốc chiếm đến 90% trao đổi thương mại : Bắc Kinh lợi dụng việc Thổ Nhĩ Kỳ bị phương Tây bỏ rơi để dấn lên.
Khi đồng lira của Thổ bị mất giá 40% năm 2018, Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã cho vay 3,6 tỉ euro, còn Ngân hàng Quốc gia rót vốn khi Ankara thiếu tiền mặt. Alibaba mua lại tập đoàn thương mại điện tử Trendyol của Thổ, Hoa Vi (Huawei) chiếm thị phần lớn nhất và sẽ triển khai 5G trên toàn quốc trong năm 2021. Nhưng trên hết, Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngay ngã tư chiến lược của Con đường tơ lụa mới. Tập đoàn Cosco Trung Quốc đã bỏ ra 1 tỉ đô la để mua 65% hải cảng Kumport, nay đang ngắm nghía thêm ba cảng khác.
Thế nên Thổ Nhĩ Kỳ không còn là bến đỗ an toàn cho người tị nạn Duy Ngô Nhĩ, với những vụ đe dọa, thanh toán, trấn áp…của tay chân Bắc Kinh và gần đây nhất là hiệp định dẫn độ. Hiện có khoảng 60 người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong các trại cải tạo Tân Cương. Một dân biểu của đảng HDP ủng hộ người Kurdistan, là một trong những người hiếm hoi tố cáo tại Quốc Hội đảng cầm quyền AKP và đồng minh MHP « đã bán đứng người Duy Ngô Nhĩ với giá 50 tỉ đô la ».
Brexit : « Au revoir et good luck ! »
Về châu Âu, hồ sơ của Courrier International dành cho Brexit mở đầu bằng trang báo với hình vẽ mặt biển xanh mênh mông, ông Boris Johnson một mình một con thuyền với đôi mái chèo đang ra khơi. Kể từ ngày 01/01/2021 Anh thực sự rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu sau 47 năm sống chung và bốn năm rưỡi thương lượng việc ly dị.
Nếu sự chia tay này là dịp để làm mới lại mối quan hệ, một số người Anh đã hoài nhớ thời kỳ mặn nồng cũ. Còn báo chí châu Âu vừa thở phào nhẹ nhõm vừa có chút đắng cay. Tuần báo Pháp cũng lướt qua một số bài viết trên đất nước sương mù.
Sunday Times khích lệ « Người Anh hãy tiến lên phía trước ! », nhắc nhở rằng người dân Anh luôn biết đứng dậy sau nghịch cảnh. Những tờ báo bình dân như The Sun hay Daily Mirror trước đây hô hào Brexit, nay giọng điệu các bài xã luận đã nhẹ nhàng hơn. Vấn đề độc lập của Scotland, mà người dân đã đông đảo dồn phiếu cho việc ở lại với EU, hứa hẹn là một chủ đề lớn trong những năm tới. Nhưng tờ These Islands vẫn nhấn mạnh đến vận mệnh tương đồng « Là người Scotland, vâng, nhưng yêu mến nước Anh ».
Mùa Xuân Ả Rập chưa kết thúc
Nhìn sang Trung Đông và Bắc Phi nhân kỷ niệm 10 năm Cách mạng hoa lài, L’Obs cho rằng « Các cuộc nổi dậy Ả Rập vẫn chưa kết thúc ».
Mười năm trôi qua, những ngôi mộ mọc đầy trên đất Syria, Yemen trở nên hoang tàn. Tại Ai Cập, nhà độc tài Al Sissi thay chân Hosni Mubarak. Ở Libya, cuộc nội chiến và các lực lượng dân quân khiến người ta nuối tiếc Kadhafi. Tại Irak, Iran là ông chủ ; Liban suy sụp trong khi các lãnh đạo phe nhóm bám chặt lấy quyền lực. Mùa Xuân Ả Rập đã biến thành mùa đông. Chỉ có Tunisie phôi thai nền dân chủ, nhưng vẫn trong nghèo đói, tham nhũng.
Vào lúc phong trào mới nổi lên, phương Tây và đặc biệt là Pháp đã hết sức phấn khởi. Chỉ có một nhà lãnh đạo duy nhất lên tiếng cảnh báo : « Những cảnh tượng tuyệt vời tại Tunis và Cairo gợi lại Berlin và Praha năm 1989. Tuy chia sẻ hy vọng, nhưng cũng cần nhớ rằng cách mạng có thể bị dập tắt như ở Teheran năm 1979. Mùa xuân dân chủ ngắn ngủi của Iran bị giết chết từ trong trứng bởi một chế độ độc tài tàn khốc ». Tác giả lời tiên tri đó là thủ tướng Israel, Benyamin Netanyahu, trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Mỹ có sự hiện diện của Joe Biden, tháng 5/2011 !
Tỏ ra lạc quan, L’Obs nhận định dù sao các phong trào nổi dậy cũng khiến thế giới Ả Rập đang dần thay đổi. Mùa Xuân Ả Rập không thất bại, vì vẫn chưa kết thúc.