Vượt qua Việt
Nước Việt và thế giới
Hội nhập được thì cần gì Thoát Trung !
  ||   A   A   A   A  

Bầu cử Mỹ 2020 (1)

Bài mới hơn  Mục lục  Trang chính

Thứ sáu, 16/10/2020 - vnexpress.net

Trump nói chỉ nổi tiếng kém Chúa Jesus

Trong cuộc vận động tranh cử tại Bắc Carolina, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng chỉ có Chúa Jesus mới nổi tiếng hơn ông.

"Có người từng bảo tôi thế này: 'Ông là người nổi tiếng nhất thế giới'. Tôi trả lời: 'Không, tôi không phải'. Họ lại hỏi: 'Vậy ai nổi tiếng hơn?' Tôi bảo: 'Jesus Christ'", Tổng thống Mỹ nói trong cuộc vận động ở thành phố Greenville, Bắc Carolina hôm 15/10.

Trong tiếng reo hò thích thú của đám đông, Trump nói tiếp rằng việc Chúa Jesus nổi tiếng hơn ông là "không có gì bàn cãi".

"Tôi chẳng có cơ hội nào cả... Hãy để tôi nhìn lên trên xem nào. Khoảng cách giữa chúng tôi quá xa", ông vừa nói vừa nhìn lên trời, tay vỗ vào bục phát biểu.

Việc Tổng thống Mỹ so sánh sự nổi tiếng của mình với Chúa Jesus khiến người dùng mạng xã hội nhớ tới John Lenon, ca sĩ của ban nhạc Anh Beatles, người bị chỉ trích vì đã nói Beatles "bây giờ nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus" trong một cuộc phỏng vấn năm 1966.

Sau cuộc vận động tranh cử ở Greenville, Tổng thống Mỹ tiếp tục hành trình tới Miami và xuất hiện trong hội trường của đài truyền hình NBC. Trump đang nỗ lực tận dụng những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử để cố gắng lôi kéo cử tri tại các bang chiến trường quan trọng.

Các cuộc thăm dò cho thấy Trump đang tụt lại sau đối thủ Joe Biden trong các cuộc thăm dò trước bầu cử, nhưng ông tuyên bố những kết quả khảo sát này đều là giả, khẳng định ông sẽ giành chiến thắng một lần nữa.

Hồng Hạnh (Theo Sputnik)

Đầu trang

Long Phạm, biên dịch - 10-10-2020 - - baotiengdan.com

Tuyên bố của các học giả quan hệ quốc tế: Chúng ta cần có lãnh đạo mới

Medium

Lời người dịch: Những gì TT Trump nói và làm đã cho những người từng bầu cho ông ta năm 2016 biết rõ, ông ta là con người như thế nào và bốn năm qua, các bạn cũng biết rõ ông ta lãnh đạo nước Mỹ ra sao. Năm 2016, có thể nhiều người không tiên đoán được Chính sách đối ngoại của ông Trump, nhưng bây giờ, năm 2020, chúng ta có thể tham khảo đánh giá của 50 học giả uyên bác về lịch sử và chính trị của Hoa Kỳ, giúp các bạn có sự lựa chọn phiếu bầu của mình sáng suốt hơn.

Tuyên bố của các học giả quan hệ quốc tế về những thất bại trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump: Chúng ta cần có lãnh đạo mới.

Chúng tôi, ký tên dưới đây là các học giả về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, đã thẩm định hồ sơ chính sách đối ngoại của Trump, cho rằng, phần lớn là thất bại. Chính quyền này đã khiến các đối thủ của Mỹ thêm hung hãn và nhiều đồng minh quan trọng xa lánh Mỹ.

Các cuộc khủng hoảng ở mọi cấp độ đã được xử lý sai, từ đại dịch Covid-19 toàn cầu và biến đổi khí hậu, đến việc làm chậm hoặc ngăn cản các chương trình hạt nhân quốc gia ở Iran và Triều Tiên. Hoa Kỳ, từng lãnh đạo thế giới, nhưng hiện nay nhiều nhà lãnh đạo và nhiều nhóm dân cư trên thế giới coi là yếu kém và bỏ cuộc. Kết quả là, sự bất ổn, bất an và đau khổ của con người ngày càng lớn hơn. Chúng ta cần có lãnh đạo mới.

1) Cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã làm tăng thuế quan, các khoản thuế bổ sung mà người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả cho hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu. Trong khi đó, hiệp định thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã không đủ sức nâng cao xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc. Trung Quốc đã không thi hành các mục tiêu đã thỏa thuận với chính quyền Trump. Chiến tranh thương mại đã gây tổn hại nặng nề cho nông dân Mỹ, và chính quyền Trump sau đó đã phải chi hàng chục tỷ đô la để trợ cấp cho họ. Khi Hoa Kỳ thực sự cần PPE, thiết bị an toàn cá nhân để chống lại Covid19, các hạn chế thương mại của Trump đã cản trở việc nhập cảng nó.

2) Nước Nga độc tài tiếp tục can thiệp và làm suy yếu tính hợp pháp của các cuộc bầu cử dân chủ Hoa Kỳ, trong khi Tổng thống Donald J. Trump phủ nhận vấn đề này. Chính quyền Trump dường như cảm thấy gần gũi với nước Nga của Putin hơn là các đồng minh NATO của chúng ta.

3) Triều Tiên đã tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân của mình bất chấp việc trao đổi thư ngớ ngẩn giữa Trump và Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Triều Tiên.

4) Để đáp lại chính sách của Trump, Iran hiện tấn công Hoa Kỳ ở Iraq với tần suất lớn hơn và có một chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang nói về việc đóng cửa đại sứ quán của họ ở Baghdad. Việc đóng cửa đại sứ quán này – ở tất cả các nơi ở Iraq – sẽ là một minh họa thích hợp cho sự suy yếu của Bộ Ngoại giao dưới thời tổng thống này.

5) Chính sách của Hoa Kỳ đối với Venezuela quá mức và thiếu chính xác, khiến người dân Venezuela càng tuyệt vọng hơn, phe đối lập chia rẽ, chính phủ Maduro mạnh bạo hơn và uy tín của Hoa Kỳ suy yếu đi.

6) Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ đã hạn chế đến độ gây mối nguy cho việc chia sẻ thông tin tình báo lưỡng đảng. Ví dụ mới nhất về việc cơ quan này thường xuyên thao túng thông tin tình báo của đảng phái, khiến ít quan chức Mỹ đánh giá được các mối đe dọa và khủng hoảng tiềm ẩn, làm tổn hại quan hệ giữa các cơ quan của Chi nhánh Hành pháp và Quốc hội, đồng thời có thể tạo ra những lỗ hổng trọng yếu nguy hiểm cho các đối thủ của Mỹ khai thác.

7) Thay vì tập trung Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) vào việc đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ và chống lại chủ nghĩa khủng bố của những người da trắng đang gia tăng trong nước, chính quyền Trump đã sử dụng DHS như một vũ khí siêu đảng phái, chống lại người nhập cư và những người biểu tình chống chủ nghĩa kỳ thị sắc tộc. Sự chuyển hướng nguồn lực này có thể khiến Hoa Kỳ thiếu chuẩn bị nếu một kẻ thù nước ngoài tìm cách tấn công Hoa Kỳ và người Mỹ.

8) Khi các trận cháy rừng chết người và các trận cuồng phong nhắc nhở Hoa Kỳ về cuộc khủng hoảng khí hậu với số lượng và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, chính quyền Trump đã rút khỏi hiệp định khí hậu quốc tế (Hiệp định Paris), thường ngờ vực sự đồng thuận khoa học rằng, cuộc khủng hoảng là do con người gây ra và không đưa ra biện pháp thay thế thực chất nào.

9) Giữa một đại dịch toàn cầu, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, không tham gia việc lãnh đạo toàn cầu để đáp ứng Covid-19. Thất bại trong nước của Hoa Kỳ trong việc kiểm soát Covid-19 là một mô hình của những gì không nên làm nhưng đáng buồn là chọn một mô hình nhất quán với các nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán.

10) Chính quyền đã tách rời hàng ngàn trẻ em với cha mẹ của chúng, giam giữ hoặc trục xuất và thường không cho đoàn tụ chung với cha mẹ. Những người tỵ nạn đã bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo, thiếu sự chăm sóc y tế đầy đủ; sự lạm dụng và chấn thương này gây bất lợi cho sự phát triển của con trẻ.

Nhìn chung, chính quyền Trump đã ngăn chặn hàng trăm ngàn người xin tị nạn ở biên giới phía nam Hoa Kỳ là vi phạm luật pháp quốc tế. Chính quyền đã trục xuất những người dương tính Covid-19, khiến căn bệnh này càng lan rộng hơn. Trong khi đó, chính quyền đã gần như loại bỏ chương trình tái định cư cho người tị nạn của Hoa Kỳ, một biểu tượng của chủ nghĩa nhân đạo Hoa Kỳ và một con đường cho những người bị áp bức bắt đầu một cuộc sống mới và góp phần làm giàu cho xã hội Hoa Kỳ.

11) Các chính sách phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử ở trong nước, đàn áp, phản dân chủ đối với những người biểu tình Hoa Kỳ, và những lời lăng mạ trực tiếp các nước Mỹ Latin và châu Phi, phân biệt chủng tộc và làm suy yếu hơn nữa khả năng của Hoa Kỳ trong việc thuyết phục các nước khác tôn trọng dân chủ, chẳng hạn như sự tàn bạo của Trung Quốc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

12) Trong hai trận chiến then chốt, chính quyền Trump đã không làm tốt hơn những người tiền nhiệm. Các lực lượng của Nhà nước Hồi giáo đang xây dựng lại. Mười chín năm sau, bất chấp các cuộc đàm phán ngoại giao, Chiến tranh ở Afghanistan vẫn tiếp diễn.

13) Mặc dù chính quyền Trump có một số chính sách không thất bại, nhưng kết quả khiêm nhường của chúng đã bị phóng đại rất nhiều. Thỏa thuận thương mại mới với Canada và Mexico là một bản cập nhật của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, hơn là một chính sách hoàn toàn mới. Các thỏa thuận Bahrain-Israel-Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một thành tựu ngoại giao khiêm tốn nhưng hoàn toàn không đáp ứng được lời hứa của Trump về giải quyết xung đột Israel-Palestine và có thể làm tăng tốc cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald J. Trump đã gây ra tác hại lớn. Hoa Kỳ có thể tái thiết theo những cách tích cực, nhưng nhiệm kỳ thứ hai của Trump thậm chí sẽ gây thiệt hại sâu sắc hơn cho các thể chế, ngoại giao, sự lãnh đạo và các chuẩn mực quốc tế của Hoa Kỳ. Các quốc gia như Trung Quốc sẽ tiếp tục lấp đầy khoảng trống. Thay vào đó, để tăng cường an ninh của Hoa Kỳ và giảm bớt đau khổ cho con người, chúng ta cần sự lãnh đạo mới ngay bây giờ.

Ngày 9 tháng 10 năm 2020

Các tổ chức được đề cập dưới đây chỉ nhằm mục đích nhận dạng không nhân danh họ. Nếu bạn là một giáo sư về quan hệ quốc tế và / hoặc chính sách đối ngoại, là người muốn thêm công khai sự ủng hộ của bạn vào tuyên bố, hãy ký vào đây.

Tên của những người ký bổ sung sẽ được thêm vào bên dưới.

  1. Karen Ruth Adams (University of Montana)
  2. Karen J. Alter (Northwestern University)
  3. Mary Beth Altier (New York University)
  4. Anthony Clark Arend (Georgetown University)
  5. Ivan Michael Arreguín-Toft (Brown University)
  6. Robert J. Art (Brandeis University, Emeritus)
  7. Victor Asal (University at Albany, SUNY)
  8. Boaz Atzili (American University)
  9. Severine Autesserre (Barnard College, Columbia University)
  10. Deborah Avant (University of Denver)
  11. Alexander D. Barder (Florida International University)
  12. Naazneen H. Barma (University of Denver)
  13. Michael Barnett (George Washington University)
  14. Andrew Bennett (Georgetown University)
  15. Marie E. Berry (University of Denver)
  16. Mia Bloom (Georgia State University)
  17. Michael Boyle (Rutgers Camden)
  18. Joshua Busby (University of Texas-Austin)
  19. Michael Butler (Clark University)
  20. Chuck Call (American University)
  21. Charli Carpenter (University of Massachusetts-Amherst)
  22. Erica Chenoweth (Harvard University)
  23. Dan Chong (Rollins College)
  24. Anjali Dayal (Fordham University)
  25. Erica De Bruin (Hamilton College)
  26. Alexandre Debs (Yale University)
  27. Stephen Deets (Babson College)
  28. Marc DeVore (University of St. Andrews)
  29. Daniel Drezner (Fletcher School of Law and Diplomacy)
  30. Martin S. Edwards (Seton Hall University)
  31. Richard Eichenberg (Tufts University)
  32. Christopher Fariss (University of Michigan)
  33. Tanisha Fazal (University of Minnesota)
  34. James D. Fearon (Stanford University)
  35. Martha Finnemore (George Washington University)
  36. V. Page Fortna (Columbia University)
  37. M. Taylor Fravel (Massachusetts Institute of Technology)
  38. Paul Fritz (Hofstra University)
  39. Charles Glaser (George Washington University)
  40. Stacie Goddard (Wellesley College)
  41. James Goldgeier (American University)
  42. Louis Goodman (American University)
  43. Ryan Grauer (University of Pittsburgh)
  44. Kelly M. Greenhill
  45. Seva Gunitsky (University of Toronto)
  46. Mustafa Gurbuz (American University)
  47. Tamar Gutner (American University)
  48. Elizabeth Hanson (University of Connecticut)
  49. Kyle Haynes (Purdue University)
  50. Eric Heginbotham (MIT)
  51. Cullen Hendrix (University of Denver)
  52. Kai Holsti (University of British Columbia)
  53. Ted Hopf (National University of Singapore)
  54. Lise Howard (Georgetown University)
  55. Elizabeth Shakman Hurd (Northwestern University)
  56. Ian Hurd (Northwestern University)
  57. Patrick Thaddeus Jackson (School of International Service, American University)
  58. Bruce W. Jentleson (Duke University)
  59. Robert Jervis (Columbia University)
  60. Miles Kahler (American University)
  61. Morgan Kaplan (Harvard University)
  62. Oliver Kaplan (University of Denver)
  63. Sabrina Karim (Cornell University)
  64. Sean Kay (Ohio Wesleyan University)
  65. Jonathan Kirshner (Boston College)
  66. Jochen Kleinschmidt (Universidad del Rosario)
  67. Austin Knuppe (Utah State University)
  68. Gregory D. Koblentz (George Mason University)
  69. Raymond Kuo (Independent political scientist)
  70. Andrew Kydd (University of Wisconsin-Madison)
  71. David A. Lake (University of California, San Diego)
  72. James Lebovic (George Washington University)
  73. Brett Ashley Leeds (Rice University)
  74. A. Carl LeVan (American University)
  75. Nanette Levinson (American University)
  76. Jack S. Levy (Rutgers University)
  77. Keir Lieber (Georgetown University)
  78. Philip Y. Lipscy (University of Toronto)
  79. Sarah K. Lischer (Wake Forest University)
  80. Yonatan Lupu (George Washington University)
  81. Jason Lyall (Dartmouth College)
  82. Terrence Lyons (George Mason University)
  83. Renée Marlin-Bennett (Johns Hopkins University)
  84. Kimberly Marten (Barnard College, Columbia University)
  85. Kathleen McNamara (Georgetown University)
  86. Jeremy Menchik (Boston University)
  87. Barak Mendelsohn (Haverford College)
  88. Manjari Chatterjee Miller (Boston University)
  89. Nicholas Miller (Dartmouth College)
  90. Jennifer Mitzen (The Ohio State University)
  91. Mike Mochizuki (George Washington University)
  92. Sara Bjerg Moller (Seton Hall University)
  93. T. Clifton Morgan (Rice University)
  94. Craig N. Murphy (Wellesley College)
  95. Shoon Murray (American University)
  96. Vipin Narang (Massachusetts Institute of Technology)
  97. Abraham Newman (Georgetown University)
  98. Daniel Nexon (Georgetown University)
  99. Rodger Payne (University of Louisville)
  100. Evan Perkoski (University of Connecticut)
  101. MJ Peterson (University of Massachusetts Amherst)
  102. Lauren Prather (University of California, San Diego)
  103. Jeremy Pressman (University of Connecticut)
  104. Jeffrey Pugh (University of Massachusetts Amherst)
  105. Stephen Quackenbush (University of Missouri)
  106. Kal Raustiala (University of California Los Angeles (UCLA))
  107. Brian Rathbun (University of Southern California)
  108. David L. Richards (University of Connecticut)
  109. Andrew Ross (Ohio University)
  110. Andrew L. Ross (Texas A&M University)
  111. Barnett R. Rubin (New York University)
  112. Andrea Ruggeri (University of Oxford)
  113. Stephen M. Saideman (Carleton University)
  114. Brent Sasley (University of Texas at Arlington)
  115. Elizabeth N. Saunders (Georgetown University)
  116. Cathy Lisa Schneider (American University)
  117. Stephanie Schwartz (University of Southern California)
  118. Laura Seay (Colby College)
  119. Joshua Shifrinson (Boston University)
  120. Kathryn Sikkink (Harvard University)
  121. Etel Solingen (University of California, Irvine)
  122. Christopher Sprecher (Allan Hancock College)
  123. Paul Staniland (University of Chicago)
  124. Jonathan Strand (University of Nevada Las Vegas)
  125. Jelena Subotic (Georgia State University)
  126. Christine Sylvester (University of Connecticut)
  127. Caitlin Talmadge (Georgetown University)
  128. Stacy Bondanella Taninchev (Gonzaga University)
  129. Stephen Tankel (American University)
  130. Nina Tannenwald (Brown University)
  131. Zak Taylor (Georgia Institute of Technology)
  132. Michael Tierney (William & Mary)
  133. Monica Duffy Toft (Fletcher School, Tufts University)
  134. Kristin Vekasi (University of Maine)
  135. Stephen Walt (Harvard University)
  136. Michael Ward (Duke University)
  137. Steven Ward (Cornell University)
  138. Dov Waxman (University of California Los Angeles (UCLA))
  139. Sharon K. Weiner (American University)
  140. Michael Weintraub (Universidad de los Andes)
  141. Jon Western (Mt. Holyoke College)
  142. Kristen P. Williams (Clark University)
  143. Phil Williams (University of Pittsburgh)
  144. Joe Young (American University)
  145. Guy Ziv (American University)

Đầu trang

9 tháng 11 2020 - bbc.com

Bầu cử Mỹ 2020: Vì sao ông Trump thất cử?

Nick Bryant
BBC News, New York
9 tháng 11 2020

Hãy để cuộc bầu cử năm 2020 chôn vùi quan niệm sai lầm một lần và mãi mãi rằng cuộc bầu cử năm 2016 là một tai nạn lịch sử, một sự sai lầm của Mỹ.

Donald Trump đã thắng hơn 70 triệu phiếu phổ thông, cao nhứ nhì trong lịch sử nước Mỹ. Tính trên toàn quốc, ông có hơn 47% số phiếu bầu, ông dường như đã thắng ở 24 bang, tính luôn cả hai tiểu bang yêu dấu Florida và Texas của ông.

Ông ấy có khả năng giành được sự ủng hộ một cách phi thường tại nhiều vùng rộng lớn trong lòng đất nước, với một mối kết nối gan ruột giữa các ủng hộ viên đã mang đến sự ủng hộ gần như sùng bái cá nhân.

Sau 4 năm ở Nhà Trắng, những người ủng hộ ông cũng đã nghiền ngẫm được những điều kiện của nhiệm kỳ tổng thống này và vẫn còn đầy háo hức bấm nút chấp nhận những điều đó.

Bất kỳ sự phân tích nào về nhược điểm chính trị của Trump vào năm 2020 cũng phải công nhận sức mạnh chính trị của ông. Tuy nhiên, ông đã bị đánh bại, trở thành một trong bốn vị tổng thống đương nhiệm duy nhất trong kỷ nguyên hiện đại không được tái đắc cử. Ông cũng trở thành tổng thống đầu tiên thua số phiếu phiếu phổ thông trong hai cuộc tranh cử liên tiếp.

Donald Trump đắc cử tổng thống vào năm 2016, phần vì ông là một kẻ ngoại đạo của một chính trường chuẩn mực, ông là người sẵn sàng nói những điều trước đây không được phép mở miệng.

Nhưng Donald Trump cũng mất chức tổng thống vào năm 2020, phần vì ông là một kẻ ngoại đạo của chính trường chuẩn mực, ông là người sẵn sàng nói những điều trước đây không được phép mở miệng.

Mặc dù phần lớn những người ủng hộ Trump vẫn tiếp tục bầu cho ông dù rằng ông đã bắn chết người trên Đại lộ số 5, một sự khoe khoang tai tiếng của ông vào bốn năm trước, những người khác từng ủng hộ ông năm 2016 đã bất mãn vì thói hung hãn này.

Nhiều người nhận thấy cách mà ông Trump bất chấp những chuẩn mực gây phản cảm và khiến họ khó chịu.

Điều này đặc biệt đúng ở các vùng ngoại ô. Joe Biden đã đạt kết quả tốt hơn Hillary Clinton tại 373 ngoại ô, giúp ông giành lại các tiểu bang tại "Vành đai Rỉ sét" gồm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, đồng thời giúp ông giành được Georgia và Arizona. Donald Trump lại có vấn đề nhất định với phụ nữ ngoại ô.

Chúng ta lại một lần nữa chứng kiến ​​trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 điều đã từng thấy trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 - các đảng viên Cộng hòa có trình độ học vấn cao hơn, một số người trong đó bầu cho Trump bốn năm trước đã sẵn sàng cho ông một cơ hội, cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump không ra dáng một vị tổng thống lắm. Mặc dù họ hiểu ông sẽ trái với thông lệ, nhưng nhiều người nhận thấy việc ông bất chấp quá nhiều phong tục và chuẩn mực ứng xử khiến người khác bất bình và gây phản cảm.

Họ ngán ngẫm vì sự hiếu chiến của ông. Ông châm ngòi cho sự căng thẳng sắc tộc. Ông dùng ngôn ngữ đầy kỳ thị chủng tộc trong các tweet của mình khi nói những lời ác ý về người da màu. Ông không chịu lên án chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Ông coi thường các đồng minh lâu đời của Mỹ và ngưỡng mộ những hình mẫu độc tài quyền lực như Vladimir Putin.

Sự khoe khoang lạ đời về việc mình là "một thiên tài rất vững vàng" và những điều tương tự vậy. Ông cổ súy cho những thuyết âm mưu. Việc ông xài tiếng bồi đôi khi biến ông trông giống như một tên trùm tội phạm, như lúc ông mô tả cựu luật sư của mình Michael Cohen - người đã dàn xếp được một thỏa thuận với công tố viên liên bang, là "đồ chuột bọ".


Và rồi những gì mà các nhà phê bình ngạo báng như chủ nghĩa độc tài đáng sợ của ông thể hiện rõ trong việc ông từ chối chấp nhận kết quả cuộc tranh cử.

Có một khoảnh khắc đáng để chú ý là lần tôi tán gẫu với Chuck Howenstein trên bậc tam cấp nhà ông ở Pittsburgh. Một người ủng hộ Trump vào năm 2016, năm nay đã bỏ phiếu cho Joe Biden.

"Người dân đã thấm mệt," Ông nói với tôi. "Họ muốn thấy sự bình thường trở lại trên đất nước này. Họ muốn thấy sự đứng đắn. Họ muốn thù hận chấm dứt. Họ muốn thấy đất nước đoàn kết lại. Và tất cả điều đó cộng hưởng lại sẽ đưa Joe Biden lên làm tổng thống."

Một vấn đề chính trị của Trump là ông không thể mở rộng được sự ủng hộ ra khỏi bờ cõi của mình. Ông cũng chẳng buồn cố gắng làm điều đó.

Năm 2016, ông đã giành chiến thắng ở 30 tiểu bang và trị vì đất nước như thể ông là tổng thống của riêng những người bảo thủ, những người Mỹ theo phe 'đỏ'. Ông là vị tổng thống cố tình gây chia rẽ nhất trong 100 năm qua, ông ít cố gắng để giành được lòng của những tiểu bang xanh - 20 tiểu bang đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton.

Sau bốn năm cạn kiệt sức lực, nhiều cử tri chỉ đơn giản muốn có một vị tổng thống với những yêu cầu rất nền tảng - đó là một chủ nhân Nhà Trắng sẽ hành xử chuẩn mực hơn. Họ đã quá chán chường với việc đặt tên thóa mạ người khác, thứ ngôn ngữ tục tĩu xấu xa và những cuộc đối đầu vô tận. Họ muốn trở lại một cung cách bình thường.

Nhưng cuộc tranh cử năm 2020 không phải là sự tái diễn của năm 2016. Lần này ông là người đương nhiệm chứ không còn là kẻ khởi nghĩa. Ông phải bào chữa cho những điều ông làm, bao gồm việc xử lý yếu kém sự bùng phát đại dịch corona, hậu quả là có hơn 230.000 người Mỹ tử vong trước Ngày bầu cử. Trong thời đại tính đảng phái trở nên tiêu cực - khi mà người vì theo đảng này mà thù ghét đảng còn lại - Trump không còn đua tranh với một hình mẫu đáng ghét như Hillary Clinton.


Rất khó để ác quỷ hóa một Joe Biden, đó là một phần lý do tại sao đảng Dân chủ rất muốn Biden làm ứng cử viên tổng thống. Người đàn ông 77 tuổi theo chủ nghĩa trung dung này cũng đã làm tốt công việc ông được giao phó, đó là 'vồ lại được' các cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động tại 'Vành đai Rỉ sét'.

Câu hỏi tại sao Trump thất cử cũng trở thành một câu hỏi thú vị khác đáng tranh luận hơn - "Trump bắt đầu thất cử từ lúc nào?"

Khi ngày đầu tiên làm Tổng thống của ông kết thúc, ta càng thấy rõ rằng Donald Trump sẽ cố gắng thay đổi cương vị Tổng thống hơn là ngôi vị Tổng thống sẽ thay đổi ông.

Có phải ngay sau chiến thắng của ông vào năm 2016, khi những người bỏ phiếu cho Trump một phần là để chống lại các thiết chế dòng chính tại Washington ngay lập tức dấy lên hoài nghi? Chẳng phải nhiều cử tri trong số đó đã không nghĩ ông sẽ đắc cử.

Hay đó là khi ông Trump phát ngôn "Thảm trạng Mỹ" trong bài phát biểu nhậm chức trong 24 giờ đầu tiên của nhiệm kỳ - cụm từ đã miêu tả đất nước gần như suy vong với những nhà máy đóng cửa, những công nhân bị bỏ rơi và những gia đình trung lưu bị bóc lột - trước khi ông thao thao bất tuyệt về lượng người tham dự và thề sẽ tiếp tục sử dụng Twitter? Khi ngày đầu tiên làm Tổng thống của ông kết thúc, ta càng thấy rõ rằng Donald Trump sẽ cố gắng thay đổi cương vị Tổng thống hơn là ngôi vị Tổng thống sẽ thay đổi ông.

Liệu đó có phải là sự tích tụ, dồn nén, là hiệu ứng quả cầu tuyết của đầy rẫy những bê bối, quá nhiều sự sỉ vả, quá nhiều sự luân chuyển nhân sự và quá nhiều hỗn loạn?

Hay đó là kết quả của đại dịch virus corona, cuộc khủng hoảng lớn nhất đã làm tiêu tan nhiệm kỳ tổng thống của ông? Trước khi virus cập bến, các dấu hiệu sống còn trên chính trường của Trump vẫn rất mạnh mẽ. Ông đã sống sót qua phiên tòa luận tội. Tỉ lệ ủng hộ ông cao hơn bao giờ hết - 49%. Ông có thể lấy làm kiêu hãnh về một nền kinh tế mạnh mẽ và lợi thế khi đương nhiệm: hai yếu tố sóng đôi thường giúp giữ chắc chiếc ghế tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai. Thông thường, bầu cử tổng thống sẽ đặt ra một câu hỏi đơn giản: đất nước hiện tại có tốt hơn so với bốn năm trước hay không? Sau khi Covid ập đến, kéo theo khủng hoảng kinh tế sau đó, dường như đây là điều bất khả.

Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng nhiệm kỳ Tổng thống của Trump lụn bại bởi virus corona. Các đời tổng thống thường trở nên nổi bật hơn sau khi đất nước rung chuyển. Những điều vĩ đại cũng có thể hiển lộ từ trong khủng hoảng. Điều này đúng với Franklin Delano Roosevelt, người đã giải cứu nước Mỹ khỏi Đại suy thoái và khiến ông trở nên bất bại trên chính trường. Phản ứng ban đầu của George W Bush với các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 cũng đã tăng cường uy tín của ông, và giúp ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Vì vậy, không thể nói Covid đặt dấu chấm hết cho Donald Trump. Chính việc xử lý không thành công với cuộc khủng hoảng đã góp vào sự thất bại của ông.

Dẫu vậy, một lần nữa cần nhớ rằng Donald Trump vẫn trụ vững trên chính trường cho đến phút chót, bất chấp đất nước đang trải qua cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ thập niên 1930 cũng như làn sóng xung đột sắc tộc rộng rãi nhất kể từ cuối thập niên 1960.

Phần lớn nước Mỹ màu đỏ và hầu hết các phong trào bảo thủ mà ông Trump thống trị sẽ khao khát sự trở lại của ông. Ông sẽ tiếp tục là nhân vật chủ đạo của phong trào bảo thủ trong nhiều năm tới. Chủ nghĩa Trump có thể dẫn đến một hiệu ứng chuyển đổi trở thành chủ nghĩa bảo thủ của người Mỹ tương tự như chủ nghĩa Reagan.

Vị tổng thống sắp mãn nhiễm này sẽ tiếp tục là một nhân vật nổi bật được đông đảo công chúng biết đến và có thể sẽ tái tranh cử vào năm 2024. Những tiểu bang bị phân rẽ này không ngẫu nhiên sau một đêm mà đoàn kết trở lại, ít nhất là có rất nhiều người Mỹ sẵn sàng dung chứa những khác biệt tâm tư tình cảm đó với Trump, từ sùng bái cho đến thù ghét.

Nước Mỹ sẽ chưa hết nhìn thấy, hay nghe về, một tổng thống phi chính thống nhất trong lịch sử của mình.

Đầu trang

Jackhammer Nguyễn 25-11-2020 -

Trump, tấm gương xấu cho các nước “cộng hòa củ chuối”

Cộng hòa củ chuối (banana republic)

Chủ nhật, ngày 22/11/2020, thống đốc bang Maryland nói với đài CNN: “Chúng ta đã là một quốc gia đáng kính nhất trên thế giới về bầu cử, nay chúng ta trông giống như một quốc gia cộng hòa củ chuối (banana republic). Chuyện ông Trump mè nheo về gian lận bầu cử là quá đáng”.

Ông Chris Christie cựu thống đốc New Jersey, thì nói đội luật sư của ông Trump đi kiện tụng chuyện gian lận bầu cử là một nỗi xấu hổ của quốc gia, vì họ cứ tiếp tục nói bừa không có bằng chứng gì cả.

Cả hai vị nêu trên đều là đảng viên Cộng hòa, đảng của đương kim tổng thống Donald Trump.

Khái niệm “cộng hòa củ chuối” – “banana republic”, được sử dụng vào cuối thập niên 1960 để chỉ những quốc gia trên danh nghĩa có một hiến pháp dân chủ với các đảng chính trị tranh cử với nhau, nhưng trên thực tế những nước này bị biến động chính trị liên tục, với các phe phái sử dụng vũ lực để thanh toán nhau, chiếm quyền lực, người nước ngoài xen vào để trục lợi,… Những nước này có một nền tảng xã hội dân sự rất yếu kém. Hình ảnh banana (chuối) được gợi lên từ các quốc gia Trung Mỹ, thuộc loại này, chuyên trồng chuối để xuất khẩu.

Nước Mỹ trái lại, là một quốc gia dân chủ lâu đời, với nền tảng xã hội dân sự vững mạnh. Việc chuyển tiếp quyền lực ở Mỹ xảy ra luôn êm thắm, mặc dù lúc tranh nhau khi bầu cử rất căng thẳng bốp chát.

Mọi việc thay đổi với Donald Trump. Năm 2016, ông ta nhận được sự chấp nhận thua cuộc từ đối thủ Hilary Clinton nhanh chóng, chỉ độ một giờ sau khi các hãng tin loan dự báo. Ngược lại, năm 2020 ông ta lại liên tục phủ nhận chiến thắng của đối thủ Biden, bảo truyền thông không được dự báo là ông thua, dù họ làm một việc y hệt như năm 2016.

Cho đến gần ba tuần lễ sau ngày bầu cử, Trump vẫn nhất quyết không chịu thua, dù đã cho phép cơ quan liên bang phụ trách chuyển giao cho phép ông Biden thực hiện quyền của tổng thống tân cử. Hành động này diễn ra sau khi có những chỉ trích mạnh mẽ của hai ông Hogan và Christie, sau khi các bang quan trọng đã vất bỏ hầu như mọi đơn kiện của ông Trump.

Cả hai định chế của xã hội Mỹ, báo chí của xã hội dân sự, cùng các cơ quan quyền lực liên bang đều bị Trump phá nát. Báo chí không liên quan đến chính quyền bị ông ta tấn công đã đành, cơ quan bầu cử nằm dưới quyền kiểm soát của ông ta trong bốn năm trời cũng bị ông ta chỉ trích vì ông ta thua cuộc, các vị dân cử thuộc đảng Cộng hòa ở Georgia, cùng đảng với ông ta cũng bị mắng chửi liên tục vì ông ta thua cuộc…

Những lý lẽ mà nhóm luật sư của ông Trump đưa ra là: Máy chủ của phần mềm đếm phiếu bị kích động từ nước ngoài, có nhiều người chết đi bầu, phe ông Biden nhận tiền từ cộng sản, ông Hugo Chavez (đã chết hơn 7 năm trước), cố tổng thống Venezuela điều phối việc gian lận bầu cử…

Tất cả những điều vừa kể, nghe giống như những lời lẽ mắng nhiếc nhau ở các quốc gia kém phát triển khi có những cuộc bầu cử dỏm xảy ra, ở những nước cộng hòa củ chuối.

Whataboutism, ngụy biện hai cái sai thành một cái đúng

Nếu bạn đọc từng sống ở Việt Nam trong chế độ cộng sản khá lâu, ắt hẳn bạn đã từng nghe các cán bộ của đảng Cộng sản nói những câu đại loại như sau: Tham nhũng đâu mà chả có, Mỹ cũng thế. Con ông cháu cha ở đâu mà chả có, Mỹ cũng thế.

Đây là ngụy biện nổi tiếng hai cái sai thành một cái đúng. Khi bị chỉ trích rằng mình sai với những chứng cớ hiển nhiên, thì người bị sai không công nhận mà sẽ nói rằng người chỉ trích mình cũng sai. Từ đó đưa đến một hiệu ứng tâm lý rằng anh ta đúng.

Ngụy biện kiểu này cũng được các quốc gia cộng sản thời chiến tranh lạnh sử dụng triệt để, và thường được gọi là Whataboutism, thế còn cái này thì sao? Khi bị chỉ trích về những điều tệ hại trong hệ thống cộng sản, các cán bộ cộng sản sẽ cố gắng tìm ra một điều gì đó tương đồng trong các quốc gia tự do, và hỏi rằng: Thế chuyện này thì sao? Và họ sẽ trả lời là: Thấy chưa, ở đâu cũng thế mà.

Hệ thống cộng sản sụp đổ để không kịp chứng kiến những luận điểm Whataboutism của họ thành hiện thực với bốn năm cầm quyền của Donald Trump. Những mè nheo, than phiền về bầu cử của Trump sẽ làm cho họ tự tin hơn ở hệ thống ‘đảng cử dân bầu’ của họ. Chuyện con cái, con rể, người thân của Trump vào giữ chức vụ quan trọng trong tòa Bạch Ốc, sẽ biện hộ cho họ về những hoàng tử công chúa đỏ của hệ thống cộng sản.

Hệ thống cộng sản sụp đổ, nhưng hậu duệ nó vẫn còn ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba. Một tuần sau bầu cử ở Mỹ, một viên chức Hà Nội nói với tôi: “Có lẽ mô hình tập trung quyền lực đảng là đúng hơn anh ạ!

Ngoài các quốc gia hậu duệ trực tiếp của cộng sản ra, còn có rất nhiều quốc gia với nền dân chủ giả hiệu khác, các nước “cộng hòa củ chuối”. Tại những quốc gia này, mỗi khi có bầu cử và có tranh cãi, có bạo động, thì Mỹ là một trong những quốc gia lớn tiếng nhất lên tiếng chỉ trích.

Ngay chính ông Trump, cách đây không lâu đã lên tiếng chỉ trích ông Maduro ở Venezuela đánh cắp chiến thắng của ông Guido. Nay hóa ra nước Mỹ của ông Trump cũng thế, theo lời ông Trump?!

Khi nghe ông Hogan đề cập đến các nước “cộng hòa củ chuối”, tôi chợt nhớ đến tác phẩm “Trăm năm cô đơn” của văn hào Marquez, Colombia, một trong những nước “cộng hòa củ chuối”. Trong “Trăm năm cô đơn”, xã hội Colombia được thống trị bởi các vị đại tá, chứ không có bầu cử dân chủ chi cả.

Liệu sẽ có một đại tá Trump của nước Mỹ?

Tôi không nghĩ thế, ông Trump sẽ vẫn phải rời Nhà Trắng. Ông ta có thể vẫn là một trọc phú bất động sản, nếu ông vượt qua được các vụ án đang chờ ông, nhưng nước Mỹ không thể có “đại tá Trump” được.

Biếm họa: Đại tá Trump của nước cộng hòa củ chuối. Nguồn: Deviant Art

Đầu trang

Nhã Duy 11-11-2020 -

“Don’t be a chump for Trump!”

“If you’re voting for Trump,
You’re a chump, chump, chump!
Because Wall Street’s behind is Donald Trump,
They are crashing the country into a dump,
Don’t you BE another Chump for Trump!


Then supporting the Donald is proof you are
A fool who needs psychiatry!”

Nếu diễn nôm sang ca dao của ta là thế này:

“Nếu anh bỏ phiếu cho Trump,
Anh là một kẻ chẳng đần cũng “chump”
Sau lưng Wall Street là Trump,
Họ mang đất nước xuống cùng hố sâu
Mê Trump xin chớ đần lâu!
….

Anh mà ủng hộ Đỗ-Nam (Donald)
Tìm thầy chữa trị tâm thần bớt ngu”

Đó là lời bài hát “Don’t be a chump for Trump” được phổ biến rộng rãi vào năm 2016 từ Phong Trào LaRouche (LaRouche Movement), một phong trào chính trị đi theo đường lối và tư tưởng của dị nhân chính khách Lyndon H. LaRouche, Jr. trên chính trường Hoa Kỳ và lan rộng sang một số nước trên thế giới trong vài chục năm qua.

Lyndon LaRouche có vài nét gợi nhớ đến … “Trung niên thi sĩ” Bùi Giáng của ta. Trí thức, tài ba nhưng lập dị và có máu … điên. LaRouche từng bỏ đại học vì cho là các giáo sư không đủ khả năng dạy mình. Ông ta mê đường lối xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Marxism và Trotskyism, đặc biệt ủng hộ mối quan hệ với Trung Cộng.

LaRouche xem mình như người cánh tả, thuộc đảng Dân Chủ nhưng quan điểm lại cực hữu, thiên về Cộng Hòa, giới truyền thông khó phân định vị trí thực sự của LaRouche. Từng năm lần bảy lượt ra tranh cử tổng thống theo phương châm “Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Các môn đệ của LaRouche mô tả ông ta là một “triết gia, khoa học gia, nhà thơ và là chính khách”.

LaRouche có nhiều môn đệ sùng bái ông đến nỗi sau này có người ví Trump như là LaRouche, dù Trump không cách nào sánh được với LaRouche. Vì LaRouche thông tuệ hơn Trump gấp bội, có đưa ra tư tưởng, đường hướng, mô hình kinh tế, chính trị, Trump thì ăn nói lỗ mãng, ngu ngơ của gã trọc phú. Những “lý thuyết điên” của LaRouche mang tính triết lý cao siêu còn Trump thì chỉ có các mẩu tweet đơn giản với đầy lỗi chính tả.

Nhưng có lẽ người ta ví Trump với LaRouche vì ông ta là bậc thầy của các thuyết âm mưu. Đại loại như ông từng cho rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã tạo ra “vụ giết người hàng loạt” bằng cách phát tán bệnh AIDS thông qua các chính sách kinh tế của nó. Hay cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger là người của Liên Xô cài vào, Nữ Hoàng Anh điều hành đường dây buôn ma túy quốc tế. Hoặc cựu Tổng Thống Marcos của Phi Luật Tân bị lật đổ là vì chống đối ông ta. Hay TT Obama chính là hiện thân của Hitler. LaRouche có vô số thuyết âm mưu như vậy, đặc biệt là các thuyết “sửng sốt tháng Mười” (October Surprise) trước các cuộc bầu cử.

Nhưng phong trào LaRouche, có tên là Uỷ Ban Hành Động Chính Trị LaRouche (LaRouche PAC – Political Action Commitee) tại Mỹ có những ảnh hưởng thực sự vì một số thành viên của nó là các chính khách quyền lực, là các nhóm thế lực, được ủng hộ tài chính cho các hoạt động. LaRouchePAC có phương tiện phát hành tài liệu in ấn hay trên mạng rất mạnh, cũng như các cuộc vận động quy tụ thành viên khá hữu hiệu.

Đầu năm 2016, LaRouche cùng phong trào của ông ta cho rằng, Donald Trump là một tên tội phạm có tổ chức. Nhưng sau khi Trump thắng cử thì LaRouche cho rằng chiến thắng của Trump không kém gì một “chiến thắng cho vũ trụ” và tìm cách tiếp cận Trump. LaRouche qua đời năm trước, thọ 96 tuổi nhưng LaRouchePAC cùng các thành viên phong trào tiếp tục ủng hộ Trump cuồng nhiệt từ đó đến nay. Lý do sự đổi chiều này có lẽ một phần đến từ sự đồng điệu trong quan điểm cực hữu cùng tinh thần da trắng thượng đẳng và bài ngoại.

Nhắc lại Lyndon LaRouche cùng LaRouchePAC vì phong trào này đã xem mòi rằng, cộng đồng gốc Việt có thể bị lợi dụng như một nhóm bung xung cho các hoạt động của mình, cho dù nhiều phần là những người gốc Việt ủng hộ Trump không biết về gì LaRouche cùng phong trào này, mà chỉ thấy có “tổ chức Mỹ” ủng hộ Trump là ôm vào. Tấm hình những người gốc Việt chụp dưới chân tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ tại Houston, Texas có thêm cả tấm băng-rôn của LaRouchePAC được đưa lên mạng vài ngày qua là một ví dụ.

Ảnh minh họa. A chump for Trump!

Những cảm xúc cá nhân dẫn đến hành động quá khích của một nhóm người gốc Việt trên mạng cho đến ngoài đời đã thu hút sự chú ý của truyền thông dòng chính và bắt đầu nhận các chỉ trích nặng nề từ người dân bản xứ. Nay vì nếu vô tình mà đứng chung vào các liên đới chính trị với cả những nhóm cực hữu thì xem như họ đã đi quá xa, gây nguy hại khôn lường cho chính mình cùng cả cộng đồng. Mong hãy nghĩ đến tương lai của giới trẻ gốc Việt trên đất nước này.

Kết quả bầu cử chung cuộc xem như đã ngã ngũ, người dân Mỹ đã có quyết định cuối cùng. Nước Mỹ cần sự chung tay và hợp đoàn để tiến bước. “Don’t be a chump for Trump!”.

Đầu trang

Trần Ngọc Cư 23-11-2020 - baotiengdan.com

Vì sao chính trị gia Donald Trump có cơ sở hậu thuẫn đáng nể sợ ?

Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa rồi, có đến trên 73,8 triệu người ủng hộ Donald Trump, một khối cử tri đông đảo đứng thứ nhì trong lịch sử Mỹ, chỉ thua khối cử tri trên 79,8 triệu người của đối thủ Joe Biden.

(1) Phải chăng Donald Trump đã thừa hưởng được khối cử tri truyền thống rất lớn của đảng Cộng Hoà?

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ Tổng thống là quốc trưởng (head of state), đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Tổng thống điều khiển ngành hành pháp của chính phủ liên bang và là tổng tư lệnh của quân lực Hoa Kỳ. Nhưng theo truyền thống chính trị Mỹ, Tổng thống còn là nhà lãnh đạo chính đảng của mình, có thể đưa ra chương trình nghị sự cho các nhà lập pháp của đảng trong Quốc Hội.

Donald Trump đương nhiên thừa hưởng khối cử tri truyền thống của Đảng Cộng hoà, gồm phần lớn là thành phần bảo thủ, những người cố duy trì các giá trị Thiên chúa giáo, thân Israel, bảo vệ quyền giữ súng của dân chúng, được quy định trong Tu chính án thứ hai (the Second Amendment), chống phá thai, chống việc nới rộng quyền luyến ái LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender). Tóm tắt trong 3 chữ G (God, Gun, Gay).

Khối cử tri trung kiên của cánh Cộng hoà bảo thủ là những người Tin Lành (evangelicals). Theo học giả Walter Russell Mead, nhìn vào quá trình lập quốc và phát triển của Hoa Kỳ, những người Tin Lành thấy quá nhiều điểm tương đồng giũa Mỹ và Israel đến nỗi có người gọi Hoa Kỳ là “nước Israel mới“. Hơn một nửa số tiểu bang của Mỹ có thành phố hay thị xã mang tên Jerusalem hay Salem. Từ bờ Đông sang bờ Tây, nước Mỹ lốm đốm các thành phố lấy tên từ Kinh Thánh Cựu Ước. Những địa danh như Canaans, Zions, Jordans, Jerichos, Pisgahs, Mitzpahs and Gileads.

Tổng thống Trump chắc chắn đã đánh động tâm can của đa số cử tri Tin lành khi ông quyết định dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Avi về thủ đô Jerusalem, một quyết định táo bạo mà nhiều vị tiền nhiệm của ông không dám thực hiện.

(2) Nhưng vấn đề là làm thế nào mà Donald Trump lại vừa giữ được sự ủng hộ của các cử tri truyền thống Cộng Hoà, vừa thu hút được các nhóm cử tri khác, vốn thường có quan điểm khác hẳn (thậm chí xung khắc) với lực lượng cử tri truyền thống của đảng Cộng hoà? (Đẩy các giới hạn thông thường).

Donald Trump dấn thân vào sự nghiệp chính trị bằng cách cỡi lên làn sóng dân tuý đang tràn qua các nước công nghiệp tiên tiến của phương Tây, trong đó có Mỹ, như một phản ứng chống lại xu thế toàn cầu hoá, mà hậu quả là việc đưa công ăn việc làm từ các nước này sang Trung Quốc và các nước đang phát triển, đồng thời mở cửa biên giới quốc gia để tiếp nhận lao động nhập cư. Công nhân Mỹ cũng nhận hậu quả tương tự khi các hãng xưởng theo nhau đóng cửa và dời các cơ phận sản xuất sang Trung Quốc và Mexico, khiến cả triệu người thất nghiệp.

Nhiều nhà máy sản xuất xe hơi, lốp xe, đồ phụ tùng qua bao thế hệ nằm trong các thành phố công nghiệp ở miền Đông Bắc phải ngừng hoạt động, và người ta bắt đầu gọi vành đai từ New York, chạy về hướng Tây qua Pennsylvania, Ohio, India, Michigan, Illinois, và Wisconsin là Vành đai sét rỉ (the Rust Belt).

Lực lượng công nhân có công đoàn của các nhà máy này trước đây có truyền thống bỏ phiếu cho các ứng viên Dân chủ và vì thế, vành đai công nghiệp này còn được gọi là bức tường xanh (blue wall, màu xanh tượng trưng cho phe Dân chủ). Năm 2016, ứng cử viên Dân chủ đã mất cử tri đoàn của ba bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania trước sự cạnh tranh vượt biên giới đảng phái của đối thủ cộng hòa Donald Trump.

Tiến trình tự động hoá (automation) và sự phát triển công nghệ cao trong thời kỳ hậu công nghiệp không thu dụng những công nhân bị sa thải ở lứa tuổi không thể theo đuổi các kỹ năng mới, đưa họ vào tình trạng bất ổn kinh tế và tâm lý. Đây là chỗ những lời hứa hẹn đưa việc làm về lại Mỹ, từ chối tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, duyệt xét sửa đổi NAFTA (Thoả ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ) thành USMCA có sức hấp dẫn người lao động, không phân biệt chủng tộc và màu sắc chính trị.

Trong khi các bang miền Tây trên bờ Thái Bình Dương và các bang Miền Đông Bắc trên bờ Đại Tây Dương là nơi tập trung của cải trong nước, ngôi nhà của các công nghệ cao, có xu thế theo chủ nghĩa toàn cầu và là những bang màu xanh (DC) đa văn hóa, thì các bang vùng trái độn ở giữa (flyover country) chủ yếu sống về nông nghiệp và chăn nuôi là các bang màu đỏ (CH).

Thành phần lao động da trắng và người nghèo da trắng ở những vùng này trở nên giận dữ trước một xã hội đa văn hoá, đa chủng do hậu quả của toàn cầu hoá và chính sách nhập cư của các chính quyền trước. Họ tập hợp dưới ngọn cờ MAGA của Donald Trump với hy vọng phục hồi niềm tự hào của người da trắng qua chủ nghĩa dân tộc da trắng (white nationalism) hoặc da trắng thượng đẳng (white supremacism).

Họ có xu hướng kết nối nhau qua các nhóm bên lề (fringe groups), các toán dân quân võ trang (militia), sống trong các khu dân cư nhà tiền chế thưa thớt (mobile home neighborhoods) nằm xa khuất nhìn từ xa lộ chạy qua các bang nằm giữa nước Mỹ. Họ bị miệt thị là “red neck”(cổ đỏ vì lao động ngoài trời do thất học) hoặc “white trash” (rác rưởi trắng) v.v…

Họ là những “người bị bỏ quên” (the forgotten) được nhắc đến trong diễn văn nhậm chức của Donald Trump. Với đời sống ngày càng khó khăn, người da trắng nghèo ở vùng quê hiện nay đang giang số phận người da đen sống giữa lòng các đô thị (inner city) vào những năm 1980, tìm nguồn an ủi trong nghiện ngập ma tuý (opioids và methametamine).

Đa số người Mỹ lạc quan về tương lai của mình — nhưng những người da trắng nghèo và người da trắng thuộc giai cấp công nhân thì không cảm thấy như vậy. Theo một phân tích gần đây được Viện Nghiên cứu Brookings công bố, người Mỹ nghèo gốc châu Mỹ La tinh khi nghĩ về một tương lai tươi sáng hơn, mức độ lạc quan của họ cao hơn người da trắng nghèo khoảng 33 phần trăm. Và người Mỹ nghèo gốc châu Phi — mặc dù có tỉ lệ tù tội và thất nghiệp cao hơn hai nhóm kia rất nhiều và thường xuyên là nạn nhân của các tội phạm bạo động và sự tàn ác của cảnh sát — vẫn lạc quan hơn người da trắng nghèo gần ba lần.

Kinh tế gia Carol Graham, người giám sát bản phân tích này, kết luận rằng, người da trắng nghèo đau khổ trực tiếp vì thiếu thốn vật chất thì ít, mà đau khổ vì những vấn đề vô hình nhưng sâu sắc như “thiếu hạnh phúc, căng thẳng tinh thần, và vô vọng” thì nhiều. Điều này có thể giải thích tại sao khẩu hiệu của Donald Trump – “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” – nghe rất êm tai đối với nhiều người da trắng nghèo. Mỗi lần Trump có những phát biểu với nội hàm kỳ thị chủng tộc, họ sẽ là thính giả lắng nghe chăm chú nhất.

Sau khi Trump ra đi, chủ nghĩa Trump (Trumpism) vẫn còn tồn tại lâu dài trong tâm thức của người lao động da trắng và người da trắng nghèo như một nguồn tự hào trước sự lấn lướt của một xã hội đa chủng, đa văn hoá có thể đẩy người da trắng vào vị thế là một trong những nhóm đa số tại Hoa Kỳ vài chục năm tới.

(3) Khi lấy tổng thống Andrew Jackson làm một hình mẫu, Donald Trump nhắm đến mục đích gì?

Andrew Jackson, Tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ (1829-1837). Trước khi trở thành Tổng thống, Jackson là một nhà quân sự, lập được nhiều chiến công lẫy lừng trong các trận đánh chống lại người Anh và các bộ lạc da đỏ liên minh với đế quốc Anh trong Chiến tranh 1812. Ông được coi là một vị anh hùng có công chống ngoại xâm và nới rộng biên cương của Mỹ. Jackson rất được lòng binh sĩ và giới bình dân.

Trong văn phòng của Donald Trump ở Nhà Trắng, chân dung của Andrew Jackson được treo ở vị trí thần tượng. Jackson có thể cho thấy những xu hướng sau đây mà Trump muốn theo đuổi trên thực tế hay trên một loại hình reality show:

— Cũng như Jackson nới rộng quyền bầu cử của đàn ông di dân từ châu Âu trong khi chống việc bãi bỏ chế độ nô lệ và mở ra những chiến dịch trừng trị người da đỏ từng hợp tác với người Anh, Trump tỏ ra có xu thế theo đuổi chủ nghĩa dân tộc da trắng (white nationalism) trong chính sách nhập cư. Như có lần ông buột miệng tự hỏi: “Sao những người nhập cư không đến từ Bắc Âu?” trong khi ông gọi người di dân Mexico là những “kẻ buôn ma tuý, trộm cươp, hiếp dâm”, gọi các nước châu Phi là “các nước hố xí”.

— Jackson chống lại sự can thiệp của Anh, Trump không muốn các tổ chức quốc tế, kể cả LHQ ảnh hưởng lên chính sách của mình, muốn rút khỏi NATO và các hiệp ước liên minh.

— Jackson tự coi mình là một tổng thống của người bình dân bình đẳng trước pháp luật chống đặc quyền, đặc lợi của giới quí tộc dựa vào tiền bạc. Trong mắt cử tri của mình,Trump muốn tát cạn đầm lầy (drain the swamp) để càn quét giới tinh hoa Washington, vì quyền lợi của người dân bị để lại đằng sau, bị lãng quên như Trump tuyên bố trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2017.

— Jackson không muốn đem quân viễn chinh, nhưng một khi đã lâm chiến, thì phải hành động dữ dội, quyết chiến, quyết thắng, ông kiếm được biệt danh “Indian killer” trong các chiến dịch bành trướng lãnh thổ vào các bộ lạc da đỏ thù địch. Trong mắt khối cử tri của mình, đây cũng là quyết tâm của Trump đối với ISIS.

— Một cuộc nội chiến lạnh trên tờ 20 USD: Chính quyền Obama đã cho in hình Harriet Tubbman, một phụ nữ trong phong trào đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, để thay thế hình của Andrew Jackson trên tờ giấy bạc. Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin của Chính quyền Trump đã đình hoãn việc phát hành giấy bạc. Chúng ta chờ xem quyết định của chính quyền Biden sẽ ra sao?

(4) Nhiều người nói Donald Trump kỳ thị chủng tộc, người phản bác nói hoàn toàn không. Chính sách với người da mầu của ông có thể phức tạp và tinh tế hơn nhiều. Thái độ của Donald Trump trong vấn đề người da mầu có thể cũng là một nhân tố làm nên sức mạnh ngoại biên thu hút cử tri của chính trị gia này chăng?

Dựa vào các sách vừa xuất bản của cháu gái của Trump là Mary Trump, của Michael Cohen, cựu luật sư riêng và cũng là người cộng sự trước đây của Trump, và các phát ngôn miệt thị người da đen (“shithole countries”, gọi Omarosa Newman là “that dog”, gọi Kamala Harris là “monster”), có thể nói Donald Trump có đầu óc kỳ thị chủng tộc.

Một ví dụ khác là trong khi nhắm vào cử tri phụ nữ ở ngoại ô (suburban women voters) tức phụ nữ trung lưu có học, Trump đe dọa nếu Biden đắc cử các hộ nghèo sẽ đến làm nhà trong xóm của các bà, đấy là cách nói bóng gió (dog whistle) rằng người da màu sẽ dọn vào đó làm mất giá nhà của họ.

Tuy nhiên dưới chính quyền Trump, khi nền kinh tế tăng trưởng người da đen và người da nâu cũng được hưởng lợi đồng đều, không bị phân biệt đối xử. Trong khi người da đen chiếm một tỉ lệ rất cao trong dân số phạm tội, việc Trump ký đạo luật the First Step Act tạo cơ hội cho phạm nhân da đen làm lại cuộc đời là một hành động đáng được người da đen ghi nhận. Ta cũng nên nhớ trong cuộc bầu cử 2016, rất nhiều người da đen đã không đi bầu cho Hillary Clinton chỉ vì họ nhớ lại những bản án nặng nề mà chính quyền Clinton đã dành cho người da đen trong chiến dịch bài trừ ma tuý.

Có thể nói, đối với người da đen, Trump có thể có thái độ kỳ thị chủng tộc nhưng không có chính sách kỳ thị rõ rệt.

Việc Trump hô hào chống chủ nghĩa xã hội và chủ trương trừng phạt Trung Quốc được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Mỹ gốc Việt, gốc Cuba, và gốc Venezuela. Mặc dù, trên thực tế, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” mà Trump nói đến chỉ là một cố tình bóp méo khái niệm dân chủ xã hội được thể hiện tại các nước Bắc Âu, chứ không phải loại hình chủ nghĩa xã hội tại các nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, và Cuba, hoặc Venezuela.

Bốn năm làm Tổng thống của Donald Trump là bốn năm liên tục vận động chính trị, có khi bằng các cuộc tập hợp cử tri (rallies) và thậm chí có khi xuyên qua các buổi thuyết trình hàng ngày về đại dịch coronavirus, để duy trì khối hậu thuẫn cuồng nhiệt và đáng sợ nói trên. Chủ yếu bằng hai chiến thuật sau đây:

Chia để trị: Tài trị nước của Donald Trump vận hành trên nguyên tắc ta-địch, có bên thắng bên thua (tổng số bằng không). Cộng hoà là ta trong khi Dân chủ là địch, thậm chí là bọn phạm tội phản quốc (treason). Chúng ta versus chúng nó: bang đỏ là ta bang xanh là địch, ngay cả giữa cao điểm của đại dịch Covid-19. Trump gọi các hãng truyền thông chính mạch là “fake news” hoặc “kẻ thù nhân dân”, và chọn một số ít làm “cơ quan ngôn luận” cho mình như đài Fox, hãng tin One America Network News (OAN), Newsmax. Cơ hồ ông chỉ làm Tổng thống cho nửa nước, nhưng nửa nước cuồng nhiệt có lập trường kiên định. Chỉ số chấp nhận (approval rating) của Trump cực kỳ hiếm khi ngoi lên khỏi mặt nước, thường dưới 50%.

Nói láo thường xuyên: Theo thống kê kiểm chứng sự thật (fact check) của Washington Post, trong 4 năm tại chức, Trump đã nói láo hoặc bóp méo sự thật khoảng 20 ngàn lần. Các đồng minh của Trump dùng mỹ từ “sự thật thay thế” (alternate truth) để diễn tả hiện tượng “Orwellian” này — sự thật không quan trọng, như trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell.

Nhiều người bênh vực gọi Trump là một Tổng thống phi truyền thống (untraditional). Nhưng trên thực tế, Trump đi theo truyền thống của các lãnh tụ độc tài, nói láo như cơm bữa. Hannah Arendt (1906-1975), Triết gia Mỹ gốc Do Thái-Đức lý giải: “Người dân lý tưởng của chế độ toàn trị không phải là đảng viên Quốc xã hay đảng viên Cộng sản kiên định lập trường, mà là những người đối với họ, sự phân biệt giữa sự thật và hư cấu (tức là thực tế trải nghiệm) và sự phân biệt giữa đúng và sai (tức là các chuẩn mực tư duy) không còn tồn tại”.

Khối cử tri nằm dưới sức thu hút đầy ma thuật của Trump là thế lực có tác động ghê gớm trên sinh mệnh chính trị của các nhà lập pháp hoặc những nhân vật Cộng hoà có tham vọng chính trị ở các cuộc tuyển cử tương lai. Khiến trong thời gian gần đây, mặc dù thấy rõ Trump đã bị Biden đánh bại qua lá phiếu của cử tri, nhưng họ vẫn không dám công khai kêu gọi Trump nhìn nhận thất bại theo truyền thống dân chủ và tạo điều kiện cho một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm và lịch sự.

Đầu trang

Vũ Ngọc Yên 23-11-2020 - baotiengdan.com

Ai bầu cho ai trong cuộc bầu cử 2020 ?

Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3.11.2020 đã kết thúc. Đa số cử tri Mỹ đã chọn sự thay đổi lãnh đạo. Nếu như cử tri trong cuộc bầu cử năm 2016 đã chọn Donald Trump, một ứng cử viên của đảng Cộng Hoà thiếu kinh nghiệm chính trị và bất xứng, thì trong cuộc bầu cử năm 2020, cử tri đã chọn ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân Chủ có phẩm chất lãnh đạo và kinh nghiệm vào cương vị Tổng thống thứ 46 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Trong cuộc bầu cử năm 2020, hiện tại Biden hơn Trump hơn 6 triệu phiếu, Biden nhận được 79.850.054 phiếu phổ thông, trong khi Trump có được 73.798.986 phiếu. Dựa trên kết quả này, Biden có được 306 phiếu Đại cử tri và Trump nhận được 232 phiếu.

Các đề tài tranh cử quan trọng

Tầm quan trọng theo thứ tự đối với cử tri ủng hộ Trump: Kinh tế, An ninh, Y tế, Coronavirus, Vấn đề sắc dân thiểu số.

Đối với cử tri ủng hộ Biden, các đề tài trên được đánh gia mức quan trọng hoàn toàn ngược lai: Vấn đề sắc dân thiểu số, Coronavirus, Y tế, An ninh, Kinh tế.

Giới trẻ

Từ thập niên 1990, giới trẻ dưới 30 tuổi đa số bầu cho ứng viên Dân chủ. Trong cuộc bầu năm 2008 Barack Obama đã nhận trên 30% phiếu từ giới trẻ, so với ứng viên Cộng hoà John McCain.

Bước qua thế kỷ 21, thái độ bầu cử giữa lớp trẻ có nhiều khác biệt. Lớp cao niên trên 60, 65 tuổi, đa số thường bầu cho Cộng hoà trong hai thập niên qua.

Trong cuộc bầu cử lần này, 61% giới trẻ ở tuổi 18 đến 29 đã bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ Biden. Và chỉ có 36% bầu cho Trump. Ở lớp tuổi 30 đến 44, Biden nhận được 54%, hơn Trump 11%. Trong khi cử tri ở lứa tuổi 45-64 chọn Trump. Ở lớp tuổi này, 51% bầu cho Trump và 48% bầu cho Biden.

Ảnh: Thành phần cử tri bầu cho Biden và Trump. Nguồn: AP VoteCast Survey

Giới tính

Trong thập niên 1970, nam cử tri thường bầu Cộng hoà và phụ nữ bỏ phiếu cho Dân chủ. Trong cuộc bầu 2020 vẫn đa số nam cử tri bỏ phiếu cho Trump với 52% và Biden 46%, theo AP VoteCast Survey, đài NPR.

Ngược lại, có 55% cử tri nữ ủng hộ Biden, trong khi 44% ủng hộ Trump. Năm nay, tính chung số cử tri, có khoảng 51,1% bỏ phiếu cho Biden và 47,2% bầu Trump.

Lập trường

Trump vẫn còn nhận được hậu thuẫn của tầng lớp dân da trắng ít học thức và theo đạo tin lành cực bảo thủ. Nhóm này chiếm khoảng 25% trên tổng số cử tri toàn quốc.

Cử tri vùng thôn quê chiếm khoảng 18% trên tổng số cử tri toàn quốc. Trong cuộc bầu cử 2016, có 62% đã bầu cho Trump, trong cuộc bầu lần này đã tăng lên 65%.

Lợi tức

Xét về mặt lợi tức, 51% cử tri có thu nhập thường niên trên 100.000 USD bầu cho Biden, 47% bầu cho Trump. Nhóm cử tri có lợi tức thấp hơn 50.000 USD thì có tới 53% bầu cho Biden, 45% bầu cho Trump.

Kết luận

Dựa trên các số liệu của kết quả phỏng vấn 15.000 cử tri sau khi bỏ phiếu do học viện Edison Research thực hiện, các chuyên gia chính trị nhận định, nước Mỹ đã bị phân hoá trầm trọng và sự tương quan chính trị không thay đổi nhiều.

Những cử tri đã một lần bầu Cộng Hoà /Dân chủ thì gần như mãi mãi bầu cho ứng cử viên Cộng hoà / Dân chủ bất chấp người đó có nhân cách và khả năng lãnh đạo quốc gia hay không.

Hơn nữa, người dân Mỹ không có nhiều chọn lưạ chính trị như trong một hệ thống đa đảng thực sự ở Âu châu, mặc dù ngoài hai chính đảng lớn Cộng hoà và Dân chủ cũng còn có hàng trăm chính đảng nhỏ sinh hoạt điạ phương. Tại Mỹ chỉ có hai chính đảng này là hai chính đảng duy nhất quyết định vận mệnh quốc gia và luân phiên nắm quyền lãnh đạo đất nước hàng trăm năm nay.

Đầu trang

Nguyễn Hoàng Văn 22-11-2020 - baotiengdan.com

Thủy Tinh Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa chịu chấp nhận thất bại, tuyên bố sẽ kiện, kiện nữa, kiện mãi. Ông ta thậm chí còn hăm he là nếu kiện không xong thì sẽ nằm kềnh ra đó cố thủ, nhất định không rời khỏi cái tòa nhà sơn toàn màu trắng đã gắn bó suốt bốn năm trời, muốn ông ta rời ra thì phải kéo, phải khiêng [1].

Lịch sử Mỹ mà rẽ theo lối này thì, có lẽ nhiều đời sau – không một trăm thì hai trăm, ba trăm hay một ngàn năm sau – người Mỹ sẽ ái ngại kể nhau nghe “truyền thuyết Donald Trump” y như là chúng ta đang kể nhau nghe chuyện của Thủy Tinh.

Thủy Tinh là vị thần thời tiền sử, cái thời mông muội, thời “chưa có sử” bởi con người chưa biết kể lại cho hậu thế những điều mắt thấy tai nghe bằng chữ. Còn Trump là người phàm, sống cùng thời với chúng ta, thời mà lịch sử không chỉ được ghi lại bằng chữ mà cả bằng bytes trên những mạch chip vi điện tử, lưu lại từng tiếng nói, từng bước chân hay từng cái nhíu mày, thế mà ông ta lại vừa có thể hành xử hoàn toàn bên ngoài khuôn khổ văn minh, lại vừa có thể hình thành nên một ‘Cult of Trump’, sức hút như thần. [2]

Mẫu số chung giữa hai ông “thần” này, ông thần tiền sử Thủy Tinh và ông thần hậu hiện đại Donald Trump, oái ăm thay, lại là tính ăn vạ. Đứa trẻ ăn vạ là để đòi cho bằng được cái mà nó muốn. Nạn nhân một vụ hành hung ăn vạ là để buộc thủ phạm phải bồi thường cho mình. Một bà vợ ghen tuông đến nhà tình địch ăn vạ là để buộc ông chồng phải quay trở lại mái nhà xưa. Mỗi người mỗi kiểu và, nói chung, người ta ăn vạ là để đòi cho bằng được cái mà họ tin là phải thuộc về mình.

Nếu Thủy Tinh “ăn vạ” theo thế của kẻ mạnh thì Trump, như tác giả của ‘The art of the deal’, giữa lúc đang bắt vạ trong thế mạnh của một đương kim tổng thống, lại đã lo xa, suy tính đến cả lúc sa cơ, phải nằm vạ trong tư thế kèo dưới khi cái tiếp đầu ngữ “đương kim” này đáo hạn. Thủy Tinh xin làm rể vua Hùng nên, từ đầu, đã chấp nhận quy ước đến trễ về không nhưng khi đến trễ thì lại đùng đùng bắt vạ theo kiểu của kẻ có thế, vận dụng toàn bộ sức mạnh của mình để đòi cho bằng được cô dâu đã không thuộc về mình.

Khi ra tranh cử, ngay từ đầu, Trump cũng đã chấp nhận những quy chế bầu cử ghi rõ trong Hiến pháp, thế nhưng, ngay khi nhận ra dấu hiệu của sự thua cuộc, Trump lại đành đạch ăn vạ. Trump đay nghiến cái quy chế mình đã chấp nhận từ đầu. Trump bới lông tìm vết để loại bỏ cho bằng được những lá phiếu không thuộc về mình bằng những kỹ thuật pháp lý lằng nhằng. Rồi Trump dọa sẽ ăn vạ, nằm lì ra đó nếu con đường pháp lý đó không xong.

Trong một chuỗi những hành vi chưa từng có trong lịch sử Mỹ, Trump không chỉ bắt vạ thiết chế chính trị Mỹ, mà còn phát động cả một cuộc chiến tranh tâm lý để phá hoại nó với những trò tuyên truyền xám, đen. “Xám” là tin thật độn tin giả. “Đen” là tin giả, là nói ngược hoàn toàn, là rỉ tai, là lan truyền những tin đồn vô căn cứ rồi sử dụng chính những tin đồn đó như một thứ “thông tin”. Và, luôn luôn, trong những tin đồn như thế, thể nào cũng ẩn hiện những “bàn tay vô hình” sặc mùi thuyết âm mưu – conspiracy theory.

Hễ lúc nào có biến thì chúng ta lại thấy giới lập thuyết âm mưu xuất hiện, như rươi. Đây có thể là nỗ lực lèo lái dư luận với mục đích bảo vệ cái gì đó hay chống lại cái gì đó, có thể là một cá nhân, có thể là một thế lực kinh tài – chính trị. Đây có thể chỉ đơn thuần là muốn chứng tỏ ta đây thông minh, có cái nhìn thấu thị. Và đây, cũng có thể, nói như Johann Hari trong bài “Diana, Osama and the rise of conspiracy theories” đăng trên báo The Independent ngày 11/6/2006, là những “ẩn ức về đức tin”: Khi người ta tin vào sự chi phối, vào sự kiểm soát toàn vẹn của đấng toàn năng thì bất cứ biến cố có dấu hiệu đi chệch ra ngoài sự kiểm soát toàn diện phải được giải thích như là hậu quả từ những âm mưu nghịch phá tày trời. [3]

Ngày 20/7/1969, khi hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, đó cũng là lúc những nhà “lý thuyết âm mưu” động não. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng, tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp đâu đó trong một sa mạc ở Nevada.

Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn khán giả và hàng trăm triệu khán giản khác qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v… là những dữ kiện mà những người tạo ra thuyết âm mưu khó có thể bác bỏ.

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại New York cũng vậy. Trong thế giới Ả Rập thì đó là màn kịch nhằm bôi nhọ và tạo cớ tấn công của bọn tà đạo Mỹ. Ở Tây phương thì đó là trò dàn dựng của thế lực siêu bảo thủ nhằm vỗ béo kỹ nghệ chiến tranh, mà trong đó, đặc biệt nhất là thuyết của David Shayler, thành viên nòng cốt của “The 9/11 Truth Movement”. Với Shayler thì làm gì có chuyện hai máy bay hành khách đâm vào tháp đôi ở New York? Đó chỉ là hai phi đạn gắn các máy phóng ảnh ba chiều để tạo nên ảo ảnh về một chiếc máy bay.

Những bằng chứng thì nặng như núi, nhưng khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra “âm mưu” phía sau thì chỉ cần nêu ra mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng. Nếu chấp nhận giả thuyết “máy bay ảo” trên thì chúng ta biết đặt linh hồn của những nạn nhân trên hai chiếc máy bay cùng nỗi đau của thân nhân và bạn bè đi đâu? Những người tạo ra lý thuyết âm mưu trên, như thế đã vứt bỏ những núi bằng chứng cụ thể như chính cái cuộc đời này, để thay vào đó mấy lời biện giải nhẹ tênh, chập chờn như một ảo ảnh.

Khi đã lăm lăm “vạch lá tìm âm mưu” như những kẻ mắc chứng cuồng, thì có cái gì mà người ta không phủ nhận được? Trại tập trung Auschwitz vẫn được chính phủ Ba Lan gìn giữ như một chứng tích về tội diệt chủng của Adolf Hitler, thế nhưng đến bây giờ những “Holocaust doubters” vẫn khư khư rằng, đó chỉ là trò bịp bợm của những kẻ ủng hộ “Chủ nghĩa Zion”. Và đó cũng chính là bản chất của những thuyết âm mưu về những lá phiếu bị tước đoạt của Trump. Cuộc bầu cử chỉ hợp lệ khi nào Trump thắng. Trump thua thì đó là “âm mưu”. Việc kiểm phiếu phải ngưng ngay nếu Trump đang dẫn đầu. Cứ tiếp tục để Trump tụt lại phía sau thì đó là một trò dàn xếp, một vụ gian lận, một âm mưu cướp phiếu.

Sinh thời Abraham Lincoln – một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ – đã nói rằng: “Bạn có thể lừa phỉnh một số người trong mọi lúc, lừa phỉnh tất cả mọi người trong một vài lúc nào đó, tuy nhiên bạn không thể nào lừa phỉnh tất cả mọi người trong tất cả mọi lúc”. Nguyên văn: “You can fool some of the people all of the time, and all of the people some of the time, but you cannot fool all of the people all of the time”.

Và Trump, dĩ nhiên ngay lúc này cũng như trong bốn năm qua, đã không thể lừa phỉnh tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi Trump có thể thu hút đến hơn 73 triệu lá phiếu của người Mỹ, ông ta đã thật sự nắm trong tay một sức hút phi phàm. Ai cũng biết, lực lượng cử tri “cốt cán” của Trump là những người Mỹ da trắng chưa qua đại học, những người bị thiệt thòi khi nước Mỹ bị phân hóa sâu sắc với hố sâu cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn hơn theo tiến trình toàn cầu hóa, và việc giới này ủng hộ ông Trump là điều có thể hiểu được. Nhưng còn người Việt chúng ta? Tại sao chúng ta có thể phí phạm niềm tin cho một kẻ phân biệt chủng tộc, phản trí thức và thích sa cạ với những nhà độc tài đáng lên án ở Nga hay ở Triều Tiên như vậy?

Trên hết, ngoài những lý do mang tính kỹ thuật, Trump là một nhà chính trị dân túy, do đó, đa số những kẻ thần tượng hóa Trump thường là những “nhà chính trị” bình dân. Người bình dân có tâm lý mong chờ “minh chúa” và dễ dàng phung phí niềm tin với những kẻ mà họ tưởng là minh chúa. Mà Trump với những phát ngôn ngang tàng, sướng tai, bất kể những “lễ nghĩa” phải đạo chính trị để gãi đúng chỗ ngứa của công chúng bình dân, đã xuất hiện như một minh chúa và, thế là với họ, ông ta mất hẳn khả năng làm những việc bỉ ổi, vô liêm.

Căn cơ của vấn đề “chính trị bình dân” nằm ngay trong cơ cấu xã hội của chúng ta khi thành phần thật sự gọi là trung lưu chỉ là một thiểu số khiêm tốn, trong khi sự phát triển và ổn định của bất cứ đất nước nào – nước Mỹ hay nước Việt – luôn luôn gắn liền với sự trưởng thành của giai cấp trung lưu. [4]

Trump là hiện tượng chính trị nảy sinh từ đống đổ nát của giai tầng trung lưu nước Mỹ theo những lá phiếu trả thù khi một bộ phận lớn thành phần này bị phá sản, lùi xuống làm người bình dân như là cái giá của tiến trình toàn cầu hóa. Tiến trình rầm rộ kể từ thời cựu Tổng thống Bill Clinton đã đẩy phần lớn công ăn việc làm tại Mỹ sang Á châu và sự đổ vỡ ở Mỹ lại là cơ hội cho một tầng lớp trung lưu về kinh tế tại Việt Nam, như là một phần của Á châu.

Nhưng Việt Nam, dẫu có thịnh vượng hơn xưa, cũng không hề “giàu” lên về văn hóa, bởi sự vươn cao về mặt xã hội của bất cứ cá nhân nào cũng luôn đòi hỏi ba tiến trình tích lũy song song, tích lũy về kinh tế, về quan hệ xã hội và về văn hóa. Chỉ có sự tích lũy về kinh tế mà không hề tích lũy về văn hóa thì chúng ta, tất nhiên về mặt nhận thức, dễ dàng trở thành một thứ “tài nguyên” của những nhà chính trị mỵ dân.

Chúng ta căm phẫn, chúng ta uất ức trước những quan chức bất tài, tham nhũng và quan liêu. Và chúng ta dễ dàng trở thành con mồi trước những trò mỵ dân rẻ tiền của những tên tham nhũng chẳng tài cán gì ngoài tài diễn kịch như Nguyễn Bá Thanh hay Đinh La Thăng. Chúng ta căm phẫn trước sự ngang ngược của ngoại bang, chúng ta bị thương tổn khi niềm tự hào về dân tộc bị sa sút. Và chúng ta lại một lần nữa phung phí niềm tin trước những Thăng – Thanh với tầm cỡ lớn hơn.

Hơn ba năm trước, tối 30/5/2017, trong buổi nói chuyện do Trung tâm nghiên cứu Mỹ (United States Studies Centre) thuộc Đại học Sydney tổ chức, cố Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã kêu gọi chính giới nước Úc hãy bình tĩnh, hãy kiên nhẫn trước tình trạng bất an do “kẻ ngồi trong Tòa Bạch ốc” gây ra bởi nước Mỹ – với Quốc hội Mỹ bao gồm cả đảng Dân Chủ và Cộng Hòa – còn “lớn hơn kẻ ngồi trong Tòa Bạch ốc” [5]. Khi kêu gọi như thế, ông McCain đã thật sự hiểu rằng, cái ấn tượng mà chính giới Úc đang ghi nhận là một ông Trump lớn hơn tất cả. Nhưng đó là chuyện đã qua, còn cách hành xử hiện tại của Trump cho thấy ông ta không lớn hơn hay nhỏ hơn mà là một sản phẩm trớ trêu, không khác hòn đá vô lý một cách trớ trêu của Max Shulman trong “Love is a fallacy”, cái hòn đá mà cả đấng toàn năng cũng không thể nào tạo thành [6].

“Nếu Thượng Đế toàn năng, vậy thì liệu Ngài có thể tạo ra một hòn đá nặng đến độ Ngài không thể nhấc lên nổi hay không?” – If God can do anything, can He make a stone so heavy that He won’t be able to lift it? Cách đặt vấn đề hoàn toàn vô lý theo lối ngụy biện Contradictory Premises này, được một anh sinh viên luật, nhân vật của Shulman, nêu ra để khai trí về logic cho cô gái mình muốn chinh phục.

Hòn đá đó, dĩ nhiên không bao giờ hiện hữu, vì nếu thế, nó sẽ đẩy Thượng Đế vào một hoàn cảnh trớ trêu: là đấng toàn năng nhưng lại tạo ra một thứ khiến ông ta đánh mất sự toàn năng. Nhưng đó lại là sự trớ trêu của thiết chế chính trị Mỹ. Bằng những bài bản tiêu chuẩn, nó đã tạo ra một ông tổng thống Trump để rồi, đến bây giờ, nó đang có dấu hiệu bất lực, không thể đưa ông ta ra khỏi vị trí ấy theo những bài bản tiêu chuẩn bởi ông ta dọa là sẽ ăn vạ, nằm lì.

Với một hòn đá nặng quá, không nhấc lên nổi, chúng ta chỉ có mỗi một cách là dùng đòn bẩy để xeo. Nếu ông Trump lì lợm đến mức độ ấy thì những kẻ có trách nhiệm cũng chỉ có thể “xeo” ông ta ra ngoài, không hơn, không kém.

Trump là một nhà lãnh đạo hoàn toàn “phi quy ước”, biện pháp áp dụng cho ông ta cũng phải phi quy ước. Nhưng chính điều này sẽ khiến ông ta nhỏ hơn và tệ hơn ông Trump mà chúng ta đã biết trong bốn năm qua, rất nhiều.

Phẩm chất của một cá nhân hay một tổ chức thể hiện chân thật nhất trong những thời khắc khủng hoảng đen tối nhất. Có nhiều chuyện để chúng ta chỉ trích ông Lý Quang Diệu nhưng, không thể chối cãi, ông ta là một nhà lãnh đạo cực kỳ giỏi, đã thành công trong quyết tâm xây dựng đảo quốc nhỏ bé của mình theo mô hình của nước Anh. Cái quyết tâm, theo hồi ức của chính ông ta, nảy sinh khi chứng kiến cảnh những đội quân Anh thất trận, từ Singapore xuống tàu để lùi về Maylaysia trước sức tấn công áp đảo của quân Nhật. Cái “tinh thần Anh” làm ông Lý Quang Diệu khâm phục và quyết học hỏi là tư thế đĩnh đạc, đàng hoàng, luôn ngẩng cao đầu của những chiến binh trong những đội hình tăm tắp, dù đó là một đoàn quân thất trận.

Ông John McCain là một chính khách chính trực, đáng ngưỡng mộ. Nhưng ông McCain tỏ ra đáng ngưỡng mộ nhất ngay sau khi bị đối thủ Barrack Obama đánh bại trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008: Không chỉ chúc mừng đối thủ mình theo truyền thống, ông ta còn ca ngợi đối thủ của mình, kêu gọi những ủng hộ viên của mình hãy ủng hộ đối thủ vì đó là chọn lựa, là con đường mà nước Mỹ sẽ phải đi trong bốn năm sắp tới. [6]

Nhưng ông Trump thì khác. Trump đang tự làm cho con người của mình bé lại trên cả hai khía cạnh đức – tài với những thuyết âm mưu chỉ dựa trên những suy diễn vu vơ và những tin đồn. Chỉ là những suy diễn và những tin đồn nhưng cứ cho là vậy, cứ chấp nhận những âm mưu ấy là có thật thì Trump đã làm được gì dù đã có bốn năm trời sắp đặt?

Nắm quyền hành pháp, lại nắm cả Thượng Viện trong tay, Trump đã xới tung hệ thống chính quyền Mỹ. Ông ta thay trùm tình báo CIA, thay trùm phản gián FBI, thay Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và An ninh Quốc gia như thay áo. Rồi ông ta củng cố thế đa số của cánh bảo thủ trong Tối cao Pháp viện theo cung cách cưới chạy tang trước sự tức tối tột độ của đảng đối lập. Vậy mà ông ta vẫn không thể ngăn nổi bàn tay cướp phiếu của cái “thế lực thù địch phản động” mang tên Dân Chủ kia, quá dở!

Nếu đó là chuyện của nước Mỹ và người Mỹ, thì bây giờ với chúng ta, cái chính không còn là Trump hay không Trump, cũng không phải là “xeo” thần tượng Trump ra khỏi cái đầu hay cái bàn thờ của mình. Cái chính là tự “xeo” cái não trạng đã khiến chúng ta phí phạm niềm tin cho một thần tượng như thế, cái não trạng ăn bám, nô lệ, hầu như chẳng chịu làm gì cho mình để bảo vệ phẩm giá của dân tộc mình, mà thay vào đó, phung phí toàn bộ năng lượng vào việc mong chờ và tung hô một “minh chúa” như Trump, hay một “minh quốc” như Mỹ với niềm tin rằng họ sẽ bảo vệ thay.

_____

Tham khảo:

[1] Theo Vanity Fair, Trump đã tỏ dấu hiệu với những người thân tín là Mật Vụ phải lôi ông ta ra khỏi Tòa Bạch ốc.

“Will Trump physically refuse to leave White House if Biden wins?” November 7, 2020: https://www.news.com.au/news/will-trump-physically-refuse-to-leave-white-house-if-biden-wins/news-story/e8177b1fe5e78557e35e2f32015e8b0c

[2] “He’s the Chosen One to Run America”: Inside the Cult of Trump, His Rallies Are Church and He Is the Gospel: https://www.vanityfair.com/news/2020/06/inside-the-cult-of-trump-his-rallies-are-church-and-he-is-the-gospel

[3] https://www.independent.co.uk/voices/commentators/johann-hari/johann-hari-diana-osama-and-the-rise-of-conspiracy-theories-415508.html

[4] Với Việt Nam, chú ý rằng những thành tựu rực rỡ nhất hay những thay đổi sâu đậm nhất đều là thành quả của giới trung lưu: Phong trào Truyền bá Quốc ngữ”, “Thơ Mới” hay “Tự Lực Văn Đoàn”, những thành tựu văn hóa của miền Nam sau 1954 cũng của thành phần trung lưu. Những nhà cách mạng trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính v.v… cũng là người trung lưu. Thậm chí, giới lãnh đạo của cái gọi là “cách mạng vô sản” như Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Đồng, Lê Hồng Phong, Trần Phú … đều là thành phần trung lưu.

[5] Bài phát biểu chấp nhận thua cuộc của ông John McCain: https://www.theguardian.com/world/2008/nov/05/john-mccain-concession-speech

Trích dịch: “Các bạn thân mến của tôi, chúng ta đã đi tới đoạn cuối của một hành trình dài. Người dân Mỹ đã lên tiếng, và họ đã lên tiếng một cách rõ ràng. Mới đây thôi, tôi đã vinh hạnh gọi điện cho Thượng nghị sĩ Barack Obama để chúc mừng ông ấy được bầu làm tổng thống tiếp theo của đất nước mà cả hai chúng tôi đều yêu quý.

Trong cuộc đua dài và khó khăn này, chỉ riêng sự thành công của Thượng nghị sĩ Obama đã khiến tôi cảm thấy kính trọng năng lực và sự bền bĩ của ông ấy. Việc ông ấy truyền cảm hứng và niềm hy vọng cho hàng triệu người Mỹ, những người đã từng tưởng là mình không có mấy vai trò trong việc bầu chọn tổng thống Mỹ, càng khiến tôi ngưỡng mộ và trân trọng ông ấy.

[..] Thượng nghị sĩ Obama đã làm được một điều vĩ đại cho bản thân và cho đất nước. Tôi xin ca ngợi ông về kỳ tích này. Tôi cũng xin chân thành chia sẻ niềm tiếc nuối khi mà người bà thân yêu của ông Obama đã không được tận mắt chứng kiến niềm vui ngày hôm nay, dẫu biết rằng linh hồn bà đang được yên nghỉ thanh thản và bà hẳn rất hãnh diện về người cháu tài giỏi mà bà đã nuôi dạy.

Tôi và Thượng nghị sĩ Obama đã có những khác biệt, chúng tôi từng tranh luận với nhau và ông ấy vượt trội hơn. Chắc chắn chúng tôi vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Đây là những thời khắc khó khăn của đất nước, và tối hôm nay, tôi cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể, để ủng hộ ông Obama dẫn dắt đất nước vượt qua những thách thức trước mắt.

Bất kể có những khác biệt lớn đến đâu thì chúng ta cũng đều là người dân Mỹ…”

[6] www.filozofia.bme.hu

Đầu trang

By Marianna Spring - 24 tháng 11 2020 - bbc.com

Nguồn gốc sâu xa của chiến lược 'gian lận cử tri' của Trump

Người ủng hộ tổng thống tổ chức cuộc biểu tình 'Stop The Steal' sau bầu cử ở Atlanta

Tổng thống Trump cáo buộc "gian lận" ngay cả khi phiếu bầu vẫn đang được kiểm - đỉnh cao của một chiến lược đã được thực hiện ít nhất vài tháng trước đó.

Vào một buổi sáng tinh mơ của tháng 11 lạnh giá ở Connecticut, Candy, 49 tuổi, chui vào giường sau một ca đêm làm việc dài.

Cô ngay lập tức mở khóa điện thoại của mình - và bắt đầu duyệt qua mạng xã hội, điều cô làm trong hầu hết các đêm.

Nhưng đêm nay rất khác - đó là đêm bầu cử. Kết quả vẫn bị treo trong cán cân. Candy liên tục theo dõi tin tức, trong khi chờ đợi ứng cử viên cô yêu thích lên tiếng. Và ngay sau khoảng 1 giờ đêm, ông đã phát biểu.

Candy đồng ý với ông. Cô đang thất vọng và muốn làm một điều gì đó - vì vậy khi một trong những người bạn thân nhất mời cô tham gia một nhóm Facebook có tên 'Stop the Steal', cô chớp ngay lấy cơ hội.

"Đảng Dân chủ đã nói ngay từ đầu trong thời gian hỗn loạn về Covid rằng họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để loại trừ Trump - và tôi nghĩ họ đã thành công", Candy sau đó nói.

Candy đã dự đoán điều này. Trong nhiều tháng, các cáo buộc về "cuộc bầu cử gian lận" và "gian lận cử tri" đã tràn ngập Facebook của cô.

Và Candy không phải là người Mỹ duy nhất tiếp xúc với thông tin sai lệch về bầu cử trong nhiều tháng dài trước ngày bỏ phiếu.

Tweets và nền dân chủ

Nghiên cứu của đơn vị Chống thông tin sai lệch của BBC cho thấy thông tin sai lệch về gian lận cử tri đã được các tài khoản có ảnh hưởng cài cắm trên mạng xã hội liên tục trong nhiều tháng.

Và nó đến từ cấp cao nhất. Tổng thống Trump đã bắt đầu tweet các cáo buộc gian lận lần đầu tiên từ hồi tháng Tư.

Rồi từ đó đến ngày bầu cử, ông đã đề cập đến các cuộc bầu cử gian lận hoặc gian lận cử tri hơn 70 lần.

Ví dụ: ông tweet điều này trong tháng Sáu:

Và tweet này trong tháng Tám:

Nó không phải là một chủ đề mới. Ông Trump từng tuyên bố về hành vi gian lận cử tri năm 2016 - sau một cuộc bầu cử mà ông giành chiến thắng.

Nhưng lần này, bằng chứng cho thấy nhiều người hơn đã nhìn thấy những tuyên bố không có cơ sở trên mạng xã hội của họ trong nhiều tuần. Candy chỉ là một trong số đó. Hàng trăm nghìn người đã tham gia các nhóm lớn trên Facebook dưới biểu ngữ "Stop the Steal".

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất

Cơ hội của TT Trump thu hẹp khi Michigan ủng hộ chiến thắng của Biden

Một trong những nhóm FB đã nổi lên sau bầu cử tống thống Mỹ

Nghiên cứu của BBC cho thấy các tài khoản cánh hữu có ảnh hưởng chính là công cụ khuếch đại những tuyên bố này - và những tuyên bố đó thường xuyên được Tổng thống Trump tweet lại. Một số nhân vật có lượng người theo dõi lớn đã tham gia vào phong trào phản đối, xoay quanh ý tưởng không có cơ sở về cuộc bầu cử "gian lận".

#StoptheSteal đến từ đâu?

Trong đêm bầu cử, thuật ngữ #StoptheSteal đã xuất hiện trên Twitter sau khi video đầu tiên trong nhiều video gây hiểu lầm về gian lận cử tri được lan truyền.

Đoạn video cho thấy một người theo dõi bỏ phiếu bị từ chối không cho vào một thùng phiếu ở Philadelphia. Video này được gần hai triệu lượt xem trên Twitter và được nhiều tài khoản ủng hộ Trump chia sẻ. Chúng tôi đã điều tra video này ngay sau khi nó được đăng.

Người đàn ông có mặt tại thùng phiếu đó đã được các quan chức yêu cầu đứng đợi bên ngoài - một phụ nữ nói với ông rằng chứng chỉ theo dõi bỏ phiếu của ông không hợp lệ tại điểm bỏ phiếu cụ thể đó.

Đoạn video này xác thực và hóa ra là người phụ nữ đã nhầm. Đã có sự nhầm lẫn về các quy tắc. Người theo dõi bỏ phiếu trước đây chỉ được phép vào một địa điểm bầu phiếu cụ thể ở Philadelphia, nhưng giờ đây họ có thể vào nhiều địa điểm trên khắp thành phố.

Sự việc sau đó được làm rõ và người đàn ông sau đó đã được phép vào quan sát bỏ phiếu và được xin lỗi. Tất nhiên, những diễn tiến sau này không được phản ánh trong video - và thẻ #StoptheSteal đã trở nên phổ biến.

Getty Images - Khẩu hiệu #StoptheSteal đã lan truyền trong đêm bầu cử

Khẩu hiệu 'Stop the Steal' sau đó được sử dụng bởi những người thành lập các nhóm Facebook lớn, kể từ đêm bầu cử, đã tích lũy được hơn một triệu thành viên.

Một số nhóm trong số này đã bị xóa sau khi người dùng đăng tải những lời đe dọa bạo lực và kêu gọi "nội chiến".

Những nhóm này đã trở thành điểm nóng cho nhiều video gây hiểu lầm và tuyên bố sai sự thật - tương tự như vụ việc ở Philadelphia - đã tràn ngập trang mạng xã hội của những người như Candy.

Đồng minh của Trump thúc giục ông chấp nhận thất bại

Thẩm phán Pennsylvania bác bỏ vụ kiện mới nhất của Trump

Bút Sharpies, phiếu bị đốt cháy và cử tri chết

"Họ nói rằng chúng tôi thành lập nhóm để tìm cách gây bạo loạn ở những nơi khác nhau trong nước, điều đó không đúng", Candy phân bua với tôi, càng nói càng tức giận về việc nhóm Stop The Steal Facebook bị đóng cửa.

Candy, cùng với hầu hết các thành viên của các nhóm này, không kêu gọi bạo động. Candy nói rằng cô chỉ đơn giản theo đuổi những gì cô ấy nghĩ là sự thật.

Cô nói: "Mọi người đều chỉ đưa ra những gian lận mà họ thấy trong cuộc bầu cử.''

Facebook - Candy chụp hình với hình bằng giấy carton của Donald Trump

Candy thừa nhận với tôi rằng cô dành quá nhiều thời gian trên Facebook - và mặc dù nói rằng không hoàn toàn tin tưởng vào những gì mình thấy trên mạng xã hội, nhưng đồng thời đó cũng là nguồn thông tin bầu cử chính của cô.

Candy đề cập đến một số tuyên bố bị đã bị lột trần hoặc không có bằng chứng: rằng các loại bút được đưa ra để làm mất giá trị của các lá phiếu, hoặc các lá phiếu đang bị vứt đi hoặc bị xé nát.

Chúng tôi đã điều tra hàng chục tuyên bố lan truyền trực tuyến, và đây hóa ra là những chuyện bịa đặt, không đúng sự thật hoặc không thể chứng minh.

Một ví dụ: Một người đàn ông nói đã vứt bỏ các lá phiếu của Trump ở Wisconsin trong một bài đăng lan truyền trên Facebook. Nhưng hóa ra ông này sống ở ngoại ô Detroit - một tiểu bang hoàn toàn khác, Michigan.

Người đàn ông bán thịt 32 tuổi này, đã tiết lộ danh tính thực của mình với BBC News, và khẳng định ông ta không liên quan gì đến việc đếm bất kỳ lá phiếu nào - ở Wisconsin hay bất kỳ nơi nào khác. Ông nói, bài đăng của ông chỉ đơn giản là một trò đùa.

Không có bằng chứng cụ thể nào về việc phiếu - bầu cho bất kỳ ứng cử viên nào - bị vứt bỏ hoặc xé toạc.

Người chết không đi bầu

Những cáo buộc tiếp tục được tung ra.

Candy nói: "Tôi đã xem một đoạn video mà ai đó đăng rằng một người đàn ông đã phát hiện ra rằng vợ ông bỏ phiếu trong năm nay, nhưng bà ây đã chết vào năm 2017"

Một lần nữa, BBC News đã xem xét những cáo buộc này. Nhiều tuyên bố về cử tri đã chết đã bị chính quyền tiết lộ là thông tin sai lệch hoặc danh tính nhầm lẫn. Chúng tôi đã tìm thấy một trường hợp một người sống tình cờ dùng một lá phiếu vắng mặt được gửi cho người mẹ đã chết.

Có những trường hợp khác mà các cử tri được đề cập đã chết trước cuộc bầu cử. Các nhà chức trách ở Michigan xác nhận rằng khi đúng như vậy, lá phiếu sẽ bị ném ra ngoài.

Thuyết âm mưu đổ dầu vào lửa

Trong bối cảnh - ngay cả trước ngày 3/11- một loạt các thuyết âm mưu về cuộc bầu cử ngày càng phổ biến đã khuyến khích cho ý tưởng rằng mọi thứ đều là gian lận, đáng ngờ và không như người ta tưởng.

Giáo sư Whitney Phillips thuộc Đại học Syracuse nói thuyết âm mưu của QAnon có thể giải thích một phần lý do tại sao những tin đồn về việc bỏ phiếu lại lan truyền như cháy rừng.

Đây là niềm tin vô căn cứ cho rằng Tổng thống Trump đang tiến hành một cuộc chiến bí mật chống lại những kẻ ấu dâm ở Satanic.

Getty Images - Cờ của nhóm QAnon được trưng bày tại các cuộc biểu tình Stop the Steal

Theo quan điểm của giáo sư Whitney, ngay cả trước khi cuộc bỏ phiếu đầu tiên được diễn ra, đã có "những bài đăng rải rác cũng như toàn bộ khuôn khổ tường thuật" rằng đảng Dân chủ sẽ đánh cắp cuộc bầu cử.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của bà không phải là bạo lực trên đường phố. Bà không nghĩ những người tham gia nhóm 'Stop the Steal' như Candy sẽ gây bạo động vì tin tức giả trên mạng.

Thay vào đó, Whitney Philips và các chuyên gia khác mà tôi nói chuyện, nói rằng họ lo lắng về sự xói mòn dần dần niềm tin của người dân vào nền dân chủ.

Phóng viên Olga Robinson đóng góp cho bài viết này.

Tin liên quan

Đầu trang

Nov 27, 2020 - nguoi-viet.com

Một ông ở North Carolina đòi lại $2.5 triệu đóng góp cho nhóm kiện bầu cử

HOUSTON, Texas (NV) – Một doanh gia ở tiểu bang North Carolina và cũng là một nhà tài trợ cho đảng Cộng Hòa, mới đây đã đưa đơn kiện trước tòa liên bang, nói rằng ông bị một nhóm ở Texas lừa đóng góp tiền để đi kiện, nói sẽ giúp Tổng Thống Donald Trump khám phá ra các vụ gian lận bầu cử.

Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Năm, 26 Tháng Mười Một, ông Frederic N. Eshelman, người sáng lập công ty đầu tư Eshelman Ventures LLC, nói ông đã đóng góp $2.5 triệu cho tổ chức bất vụ lợi ở Houston, có tên “True the Vote Inc.” để hậu thuẫn các cuộc điều tra của nhóm này về “các hành động bất hợp pháp và gian lận” trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Các nhóm ủng hộ và chống Tổng Thống Donald Trump đối đầu nhau ở Raleigh, North Carolina. (Hình: Logan Cyrus/AFP via Getty Images)

Đơn kiện của ông Eshelman được nộp hôm Thứ Tư tại tòa liên bang ở Houston, cáo buộc bà Catherine Engelbrecht, tổng giám đốc True the Vote Inc., nói với ông rằng các đơn kiện sẽ cần số tiền hơn $7 triệu để có được các chứng từ, cũng như để phát triển “các mô hình dữ kiện phức tạp và phân tích số liệu thống kê nhằm nhận ra các hình thức gian lận hay bỏ phiếu bất hợp pháp.”

Sau mấy lần đóng góp lên tới $2.5 triệu, ông Eshelman yêu cầu được báo cáo chi tiết về bảy đơn kiện mà nhóm này nói đã nộp tại các tiểu bang có đối đầu gay go giữa các ứng cử viên phía Dân Chủ và Cộng Hòa.

Nhưng ông Eshelman nói chỉ được bà Engelbrecht và Luật Sư Jim Bopp, Jr. cho các câu “trả lời mù mờ, chung chung, và các lời hứa hẹn sẽ tiếp tục cho biết thêm mà không bao giờ thực hiện.”

Đơn kiện nêu ra rằng khi được yêu cầu phải cho biết rõ ràng các dữ kiện liên quan đến người tố cáo và các tố cáo đó có thực sự liên hệ tới gian lận bầu cử hay không, bà Engelbrecht chỉ có các câu trả lời như: “Chúng tôi đang xem xét” hay “Những điều này rõ ràng.”

Nhóm True the Vote đã đưa bốn đơn kiện tại Wisconsin, Michigan, Georgia và Pennsylvania, những nơi ông Joe Biden chiến thắng.

Tuy nhiên, nhóm này rút lại các đơn kiện kia hôm 16 Tháng Mười Một, theo ông Eshelman.

Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Michigan Dana Nessel nói với tờ báo địa phương The Detroit Free Press rằng đơn kiện của tổ chức True the Vote chỉ “nhằm mục đích tung tin sai lạc về an ninh và chính trực của các cuộc bầu cử tại tiểu bang Michigan.”

Sau khi không trả lời đòi hỏi trả lại $2.5 triệu của ông Eshelman, nhóm True the Vote đề nghị đưa lại ông này số tiền $1 triệu nếu ông bằng lòng rút đơn kiện họ. Ông Eshelman nay đòi phải được trả lại đầy đủ số tiền đóng góp cũng như chi phí tranh tụng. (V.Giang) [qd]

Xem Thêm:

Đầu trang

Tina Hà Giang 27 tháng 8 2020 - BBC News Tiếng Việt

Carl Thayer: 'TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ'

Là người có hai quốc tịch Úc và Hoa Kỳ, GS Carl Thayer cho BBC News Tiếng Việt biết ông chắc chắn sẽ tham gia bầu cử kỳ này và tin rằng Bắc Kinh sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai sẽ đắc cử.

Được hỏi ông là cử tri ghi danh đi bầu cho đảng nào, GS Carl Thayer trả lời là ''chưa bao giờ là thành viên đã ghi danh của bất kỳ đảng phái chính trị nào''.

GS Carl Thayer: Tôi dự định sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Ngoại trừ năm 2016, tôi đã bỏ phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ kể từ năm 1972. Theo luật, tôi đủ điều kiện bỏ phiếu ở tiểu bang cuối cùng mà tôi đã làm việc, đó là tiểu bang Ohio. Trước đây tôi đã bỏ phiếu ở Hawaii và trước đó là Massachusetts. Lá phiếu của tôi được gửi cho tôi qua đường bưu điện và tôi nộp nó tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Canberra, Úc.

BBC: Xin giáo sư cho biết việc bỏ phiếu kỳ này có nghĩa gì đối với ông?

GS Carl Thayer: Đây là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có hậu quả nhất mà tôi từng bỏ phiếu. Như Joe Biden nói, "linh hồn của nước Mỹ" đang bị đe dọa. Kể từ bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump vào tháng 1/2017, tôi đã cảm thấy bị gạt ra ngoài cộng đồng Mỹ bởi chủ nghĩa dân túy hẹp hòi của Trump. Trump đã làm trầm trọng thêm sự phân cực của Hoa Kỳ và cô lập Hoa Kỳ trên bình diện quốc tế. Đã đến lúc đòi lại Hoa Kỳ cho tất cả người Mỹ, giảm sự phân cực và khôi phục quyền lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn cầu.

BBC: Ông sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống nào, và tại sao?

GS Carl Thayer: Tôi sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden. Tôi đã xem tất cả các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên chạy đua để được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng. Joe Biden có vẻ là người có năng lực nhất trong nhóm và là người có nhiều khả năng đánh bại Trump nhất.

BBC: Giới chỉ trích cho rằng cử tri không nhiệt tình lắm với ông Joe Biden. Ông có hào hứng với việc bỏ phiếu cho ông Biden không, hay đây là quyết định bỏ phiếu cho một người đỡ tệ hơn người kia?

GS Carl Thayer: Joe Biden không phải là người đỡ tệ hơn trong hai ứng cử viên, mà là trường hợp đúng người, đúng lúc. Nước Mỹ cần 4 năm ổn định và thời gian để hàn gắn những chia rẽ hiện nay trong xã hội cũng như đại dịch COVID-19.

BBC: Giáo sư có nghĩ nước Mỹ đang đi đúng hướng, và ông mong gì ở cuộc bầu cử này?

GS Carl Thayer: Hoa Kỳ, theo tôi, đang không di chuyển theo bất kỳ hướng nào. Nó đang bị đình trệ giữa đại dịch virus corona do sự kém cỏi của Donald Trump và chìm đắm trong sự tự thương hại và cáo buộc lẫn nhau.

Trump đã ném vào thùng rác tất cả thiết chế, cơ quan của Hoa Kỳ - truyền thông, Quốc hội, Tòa án, các cơ quan chính phủ - và làm gián đoạn việc kiểm tra và cân bằng giữa chúng. Trump đã làm suy yếu các giá trị dân chủ, sự văn minh và lòng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau.

Trump đã thoái vị khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ đến mức nước Mỹ không còn là "ngọn hải đăng trên ngọn đồi" như trước.

Nếu Trump tái đắc cử, tình hình nước Mỹ sẽ y như vậy. Nếu Biden được bầu, tôi mong đợi sự trở lại bình thường khi ông ấy nhận trách nhiệm để 'Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.'

BBC: Ủng hộ Trump hay chống Trump, và dồn phiếu cho ai có là chủ đề nóng trong gia đình ông không? Và phản ứng của gia đình với quan điểm của ông là gì?

GS Carl Thayer: Tôi ít giao tiếp với những người Mỹ khác sống ở Úc. Vợ tôi không phải là người Úc nhưng cô ấy có cùng quan điểm với tôi. Những người bạn của tôi ở Canberra rất kinh ngạc về Trump nhưng chúng tôi không quan tâm đến các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Chúng tôi không có những cuộc tranh luận nảy lửa.

Nhưng có những chia rẽ chính trị rõ ràng giữa anh trai với chị và em gái tôi. Chúng tôi tránh xa đề tài chính trị trong email và các thư từ khác gửi cho nhau. Nếu chúng tôi gặp mặt trực tiếp và tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị, nó sẽ nhanh chóng suy thoái.

BBC: Đặc biệt trong cuộc bầu cử này, nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc giữa giới ủng hộ và chống đối Trump. Ông giải thích hiện tượng này như thế nào?

GS Carl Thayer: Sự phân cực của xã hội Mỹ không phải là một phát triển mới; nó tăng cường kể từ thời chính quyền Clinton và đặc biệt là sau khi xuất hiện Tea Party trong chính quyền Obama. Trump là kẻ thao túng chủ nghĩa dân túy và khiến nhóm này chống lại nhóm khác. Hành vi gây hấn của Trump đã ảnh hưởng đến Đảng Cộng hòa và dẫn đến tình trạng gia tăng những người bợ đỡ chính trị.

Bởi vì Trump đang thua Biden trong một loạt các cuộc thăm dò, bao gồm cả tại các tiểu bang chiến địa, đây sẽ là một cuộc bầu cử cực kỳ gây tranh cãi. Trump sẽ đưa ra tất cả các mánh khóe vi phạm sự đứng đắn chính trị để tái đắc cử. Lời chỉ trích của ông về việc bỏ phiếu qua thư đã tạo tiền đề cho các quyết định pháp lý sau ngày 3/11.

BBC: Mạng xã hội nêu những con số không nhỏ người Mỹ gốc Việt và người Việt ở Việt Nam ủng hộ ông Trump. Với kinh nghiệm làm việc của ông với người Việt , ông nghĩ gì về con số giả định và hiện tượng này?

GS Carl Thayer: Người Việt sống ở Mỹ rời Việt Nam sau năm 1975 đều chịu thiệt thòi trong cuộc chiến kéo dài. Họ bị mất tài sản và chỗ đứng trong xã hội. Họ đã bị người cộng sản chiến thắng đối xử tệ. Kinh nghiệm và tinh thần chống cộng của họ đã được truyền lại cho con cái. Con cái họ lớn lên trong một xã hội dân chủ, ít liên quan đến hệ thống độc đảng và đàn áp nhân quyền cũng như tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Những chính quyền Dân chủ liên tiếp (Carter, Clinton và Obama) đã chịu trách nhiệm giao tiếp với Việt Nam. Quan điểm ủng hộ Trump của người Mỹ gốc Việt có thể được giải thích bởi lập trường chống giới chính trị gạo cội của ông, đặc biệt là đối với Hillary Clinton (vợ của một tổng thống đảng Dân chủ và ngoại trưởng của một tổng thống khác), cũng như chiến tranh thuế quan của Trump với Trung Quốc. Nhiều người Mỹ gốc Việt coi chính phủ Hà Nội là yếu kém trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Các cuộc thăm dò được thực hiện giữa các nhà lãnh đạo dư luận Việt Nam tại Việt Nam cho thấy mức độ ủng hộ Trump cao chỉ đứng sau Philippines. Những người Việt Nam này ngưỡng mộ biểu tượng của Trump, khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

BBC: Là một người Mỹ, ông nghĩ gì khi thấy người Việt và người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump nhiều như vậy?

GS Carl Thayer: Tôi hiểu tình cảm của họ và tôn trọng quan điểm của họ. Bởi vì tư cách của tôi là Giáo sư, các cuộc trò chuyện của chúng tôi không được đánh dấu bởi sự tức giận, mà là những trao đổi quan điểm thực sự. Ví dụ, trong các cuộc trò chuyện, tôi dùng ví dụ về Úc là một quốc gia dân chủ có đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc. Tôi cố gắng khuyến khích thảo luận về cái giá phải trả và lợi ích của việc đưa ra lập trường chống Trung Quốc. Tôi cũng cố gắng giải thích Trump đã gây rối như thế nào đối với Úc, một đồng minh, bằng cách rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, rút khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu và làm suy yếu Tổ chức Y tế Thế giới. Tôi cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ rất muốn thắt chặt Việt Nam vào quan hệ đối tác chiến lược chống Trung Quốc.

BBC: Một số học giả Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn trước đây từng nói rằng Trung Quốc muốn ông Trump tái đắc cử, trong khi tình báo Mỹ gần đây có tin ngược lại. Ông nghĩ sao về sự kiện này?

GS Carl Thayer: Tôi bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các báo cáo trên phương tiện truyền thông về các cuộc họp giao ban của các quan chức tình báo Hoa Kỳ về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ. Bốn quốc gia được nêu tên - Nga, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc. Cho đến nay không có bằng chứng công khai nào cho thấy Trung Quốc đang thực hiện "các biện pháp tích cực" để can thiệp trực tiếp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ.

Giả định của tôi là khả năng dự đoán cao hơn là Trung Quốc muốn quan hệ với Hoa Kỳ ổn định hơn chứ không muốn có sự gián đoạn lớn trong quan hệ giữa hai nước, với do đó sẽ thích Joe Biden hơn Donald Trump. Trung Quốc đã không ngần ngại chỉ trích Chính quyền Trump trước công chúng và nhắm mục tiêu tuyên truyền của nhà nước vào cộng đồng nông dân Mỹ ở miền Trung-Tây Hoa Kỳ.

BBC: Ông còn điều gì muốn nói thêm về đề tài này?

GS Carl Thayer: Tập Cận Bình sẵn sàng để đối phó với bất kỳ ai được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 này. Ông Tập coi Trung Quốc có ưu thế hơn Hoa Kỳ vì nước này đang phục hồi kinh tế sau đại dịch virus corona và vì Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo trong các thể chế đa phương.

GS Carl Thayer là nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế. Ông đến Úc tháng 11/1971 để nghiên cứu Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Úc và quyết định định cư luôn ở đó. Ông cũng đã làm việc ở Hawaii từ năm 1999-2002 tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương với tư cách là nhân viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Đọc thêm:

Đầu trang

Nov 29, 2020 - nguoi-viet.com

Tới lượt FBI và Bộ Tư Pháp cũng bị Trump ‘tố’ liên can gian lận bầu cử

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump cáo buộc Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) và Bộ Tư Pháp cũng nằm trong âm mưu “gian lận bầu cử” trong buổi phỏng vấn qua điện thoại với đài Fox News vào hôm Chủ Nhật 29 Tháng Mười Một

“Hoàn toàn gian lận,” ông Trump nói với bà Maria Bartiromo, người dẫn chương trình trên đài truyền hình Fox.

Tổng Thống Donald Trump cáo buộc FBI và Bộ Tư Pháp cũng trong âm mưu “gian lận bầu cử.” (Hình: Alex Wong/Getty Images)

“Còn FBI và Bộ Tư Pháp đó hả… Sao mà biết được, có thể bọn họ cũng liên can, nhưng làm sao mà những người đó… không bị gì hết, không thể nào tin được.”

Tổng Thống Trump lại đưa ra một cáo buộc mới khác mà vẫn không trưng dẫn bằng chứng về hai cơ quan vô cùng quan trọng đối với nền an ninh quốc gia.

Dù vậy, tổng thống nói liên tục về hai cơ quan này hoàn toàn “mất tích” trong việc điều tra những cáo buộc gian lận bầu cử của ông.

Trong khi đó, hai lãnh đạo của các cơ quan trên đều được chính Tổng Thống Donald Trump chọn và đề cử.

Ông Christopher Wray được tổng thống chỉ định chức giám đốc FBI vào năm 2017 và đề cử ông William Barr vào chức bộ trưởng Tư Pháp năm 2018.

Ông Barr thường xuyên bị tố cáo là đã biến Bộ Tư Pháp thành nơi bào chữa cho tổng thống, chẳng hạn như gần đây ra lệnh cho các biện lý điều tra những bất thường trong bầu cử ngày cả trước khi kết quả được công nhận, đi ngược hoàn toàn đường lối của bộ là không để chính phủ liên bang can thiệp vào tiến trình bầu cử.

Một viên chức cao cấp của Bộ Tư Pháp đặc trách về an ninh bầu cử phải từ chức để phản đối.

Mặc dù, cho đến nay, gần 40 vụ kiện được đệ nạp ở những tiểu bang “chiến trường” mà hầu hết bị tòa bác vì không cung cấp bằng chứng và lý do kiện “vu vơ,” cũng trong cuộc phỏng vấn vào sáng Chủ Nhật, tổng thống Trump tiếp tục nói: “Chúng tôi cố gắng đưa bằng chứng vào nhưng các quan tòa không cho phép.”

Biên bản ở các phiên tòa cho thấy các luật sư đại diện cho phe Tổng Thống Trump đều lúng túng rồi thừa nhận không có bằng chứng và không có gian lận.

Ngay cả luật sư riêng của tổng thống, ông Rudy Giuliani, người đứng đầu các vụ kiện liên quan đến bầu cử, khi đứng trước Chánh Án Matthew Brann ngày 17 Tháng Mười Một phải thừa nhận “không có gian lận,” tuy nhiên, bước ra ngoài tòa ông vẫn tuyên bố vô căn cứ những điều ngược lại. (MPL) [kn]

Đầu trang

Nov 29, 2020 - nguoi-viet.com

Biden có thêm 87 phiếu sau khi Trump trả $3 triệu tái kiểm phiếu ở Wisconsin

MADISON, Wisconsin (NV) – Cuộc tái kiểm phiếu tại hai quận hạt ở Wisconsin đã hoàn tất hôm Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Một, và giúp tăng thêm tổng cộng 87 phiếu cho phía Tổng Thống đắc cử Joe Biden, trong khi Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump nói đang chuẩn bị đưa đơn kiện đòi hủy kết quả bầu cử.

Theo bản tin của tờ báo địa phương Milwaukee Journal thì cuộc tái kiểm phiếu ở Dane County hoàn tất hai ngày sau khi Milwaukee County loan báo kết quả tái kiểm ở nơi này.

Nhân viên tái kiểm phiếu và các quan sát viên ở Wisconsin. (Hình: AP Photo/Nam Y. Huh)

Tại Milwaukee County, ông Biden có thêm được tổng cộng 132 phiếu, trong khi ông Trump có thêm được tổng cộng là 45 phiếu tại Dane County. Như vậy, kết quả tái kiểm phiếu ở hai nơi làm tăng số phiếu ông Biden thắng hơn ông Trump trên toàn tiểu bang lên thành 21,695 phiếu.

Ủy ban vận động tranh cử của ông Trump trả $3 triệu chi phí cho cuộc tái kiểm phiếu ở hai quận hạt có đông đảo cử tri đảng Dân Chủ nhất ở Wisconsin, để tổng thống có thể đưa đơn kiện nhằm đòi 10 phiếu cử tri đoàn tiểu bang này.

Hôm Thứ Bảy, ông Trump gửi tweet ra nói sẽ đưa đơn kiện ở Wisconsin trước ngày Thứ Ba, khi ủy ban bầu cử tiểu bang dự trù sẽ xác nhận kết quả bầu cử.

Bản tweet của Tổng Thống Trump viết rằng: “Cuộc tái kiểm phiếu ở Wisconsin không để tìm ra sai lầm trong việc đếm phiếu, mà để tìm những người bỏ phiếu bất hợp pháp, và đơn kiện sẽ được nộp sau khi tái kiểm phiếu hoàn tất, hôm Thứ Hai hay Thứ Ba.”

Cuộc tái kiểm phiếu vừa qua không cho thấy có chứng cớ của gian lận bầu cử, do vậy Twitter đã để chú thích thông báo đây là “vấn đề tranh cãi.”

Ủy ban tranh cử của ông Trump nói phiếu bỏ tại phòng phiếu trong thời gian được đi bầu sớm (early in-person voting) là bất hợp pháp và phải bị loại bỏ. Phía cơ quan tổ chức bầu cử nói rằng đây là điều được thực hiện từ 10 năm qua và chẳng hề có ai cáo buộc là gian lận.

Phía Tổng Thống Trump trong thời gian qua đã liên tục gặp thất bại trong các vụ kiện ở các tiểu bang.

Hiện có hai đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Wisconsin đòi hủy kết quả bầu cử để quốc hội tiểu bang, hiện do phía Cộng Hòa kiểm soát, chọn ai là người thắng cử.

Hiện chưa rõ Tối Cao Pháp Viện Wisconsin có chấp nhận xét các đơn kiện này hay không. (V.Giang) [kn]

Đầu trang

Nov 27, 2020 - nguoi-viet.com

8 triệu lượt xem cảnh Trump phát cáu với phóng viên

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump phát cáu và mắng một phóng viên là hạng “nhãi nhép,” cần nói năng lễ độ trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm, 26 Tháng Mười Một.

“Đừng nói chuyện với tôi kiểu đó nhé, cậu chỉ là hạng ‘nhãi nhép.’ Tôi là tổng thống Hoa Kỳ. Chớ bao giờ nói chuyện kiểu đó với một vị tổng thống,” ông Trump nổi nóng với một phóng viên.

Tổng Thống Donald Trump phát cáu và mắng một phóng viên là hạng “nhãi nhép,” cần nói năng lễ độ. (Hình: Erin Schaff – Pool/Getty Images)

Đoạn video clip ghi hình lại mẫu đối thoại trên, sau đó, được hơn tám triệu lượt người xem, theo tạp chí Newsweek.

Sau khi nói chuyện với các binh sĩ nhân ngày lễ Tạ Ơn, Tổng Thống Trump trả lời các phóng viên trong cuộc họp báo sau đó, phóng viên thường trực của hãng Reuters tại Tòa Bạch Ốc, Jeff Mason, liên tục hỏi rằng liệu ông có chấp nhận kết quả cuộc bầu cử nếu Cử Tri Đoàn bỏ phiếu ủng hộ Biden.

Trong khi tổng thống lặp lại những lời tố cáo về cuộc bầu cử gian lận, người phóng viên cuối cùng có vẻ yêu cầu ông Trump trả lời vào câu hỏi, lúc đó câu chuyện bắt đầu nóng lên.

Thật ra, trước đây tổng thống và phóng viên này đã từng “đụng độ.”

Hồi Tháng Chín, ông Trump đã khiêu khích phóng viên Mason bằng cách chọc quê việc đeo khẩu trang và yêu cầu tháo khẩu trang khi đặt câu hỏi. Ông Mason từ chối, vẫn tiếp tục đeo khẩu trang.

Cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào Thứ Sáu kể trên là lần đầu tiên, ông Trump trả lời câu hỏi của giới báo chí kể từ khi ông Biden tuyên bố chiến thắng.

Cũng trong ngày này, Tổng Thống Donald Trump cho biết ông sẽ rời Tòa Bạch Ốc nếu Cử Tri Đoàn bỏ phiếu cho Tổng Thống đắc cử Joe Biden.

Tuyên bố trên cho thấy ông thừa nhận sự thật thất cử, một khi các đại cử tri xác nhận chiến thắng cho ông Biden là ông sẽ ra khỏi Tòa Bạch Ốc.

Khi các phóng viên hỏi liệu ông có tham dự lễ đăng quang của ông Biden hay không, tổng thống từ chối trả lời trực tiếp chỉ nói “Tôi có câu trả lời” nhưng không đưa chi tiết.

Các đại cử tri sẽ bỏ phiếu vào ngày 14 Tháng Mười Hai. (MPL) [qd]

Đầu trang

29/11/2020 - voatiengviet.com

Cựu lãnh đạo an ninh bầu cử Mỹ gọi cáo buộc gian lận bầu cử là ‘hoang đường’

Chris Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và An ninh Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, nói với chương trình 60 Minutes của đài CBS rằng những cáo buộc về việc máy bỏ phiếu của Mỹ bị nước ngoài thao túng là vô căn cứ.

Quan chức an ninh mạng hàng đầu của Mỹ bị Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump sa thải vì nói rằng cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 là an toàn nhất trong lịch sử Mỹ ngày thứ Sáu nói rằng các cáo buộc gian lận cử tri của ông Trump và các đồng minh của ông là "hoang đường."

Chris Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và An ninh Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, nói với chương trình 60 Minutes của đài CBS rằng những cáo buộc về việc máy bỏ phiếu của Mỹ bị nước ngoài thao túng là vô căn cứ.

Sidney Powell, một luật sư của ông Trump bị đội ngũ luật sư của ông Trump cho ra rìa trong tuần này, đã đề ra thuyết âm mưu rằng các hệ thống máy bỏ phiếu được tạo ra ở Venezuela theo lệnh của cố lãnh đạo Venezuela Hugo Chavez đã giúp ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden thắng cử.

Bà và những người khác cũng cáo buộc rằng các máy bỏ phiếu đã chuyển phiếu bầu từ ông Trump sang ông Biden và một số thông tin về việc bỏ phiếu của Mỹ được lưu trữ trên các máy chủ ở Đức.

“Tất cả các phiếu bầu ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đều được đếm tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ,” ông Krebs nói, trong một trích đoạn phỏng vấn phát trên CBS Evening News. Cuộc phỏng vấn đầy đủ 60 Phút sẽ phát sóng vào Chủ nhật. Ông Krebs bị ông Trump sa thải vào ngày 17 tháng 11 sau khi gọi cuộc bầu cử là "an toàn nhất trong lịch sử Mỹ."

“Không có bằng chứng nào cho thấy bất cứ máy móc nào mà tôi biết đã bị thao túng bởi một thế lực nước ngoài,” ông Krebs nói và gọi những cáo buộc như vậy là “những tuyên bố hoang đường.” Ông nói thêm: "Người dân Mỹ nên tin tưởng 100% vào lá phiếu của họ."

Ông Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử với 306 phiếu Đại cử tri đoàn so với 232 phiếu của ông Trump. Ông dẫn trước ông Trump hơn sáu triệu phiếu bầu phổ thông.

Ông Trump và các luật sư của ông tiếp tục cáo buộc mà không có bằng chứng rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp thông qua gian lận tràn lan và ông Trump mới là người chiến thắng. Ông Trump ngày thứ Năm nói rằng ông sẽ rời Nhà Trắng nếu Cử tri đoàn bỏ phiếu cho ông Biden.

Các bài của Reuters

Đầu trang

Hoàng Việt 30-11-2020 - baotiengdan.com

Mục đích chiến dịch pháp lý “zombie” của Donald Trump

Ngày 23/11 dường như đã khép lại những nỗ lực không mệt mỏi của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump trong việc tung ra các vụ kiện pháp lý nhằm thách thức kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hôm 3/11, sau khi chính quyền liên bang thừa nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử và Trump đã chấp nhận hợp tác trong quá trình chuyển giao quyền lực.

Tuy nhiên, trong một bài viết, hãng tin AP nhận định rằng chiến lược pháp lý này của Trump là nhằm giúp ông duy trì được nền tảng ủng hộ của mình cho đến năm bầu cử 2024.

Mặc dù vậy, ông Trump vẫn tung ra những tuyên bố vô căn cứ, cho rằng tồn tại một sự gian lận quy mô lớn đằng sau sự thất bại của ông. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đang trở thành một cuộc bầu cử “zombie” mà Trump kiên quyết không muốn là “thây ma”. Bất chấp hàng chục thất bại pháp lý và bị tòa án bác đơn kiện, đội ngũ tranh cử của Trump vẫn tiếp tục đệ những đơn kiện mới với những cáo buộc gian lận vô căn cứ mà không đem lại hy vọng thành công.

Nhưng đó là điểm cần lưu ý. Các đồng minh của Trump đều kín đáo thừa nhận rằng chiến lược của Trump không nhằm thay đổi kết quả bầu cử, song dựng lên những tuyên bố mờ ám về cuộc bầu cử tổng thống này nhằm reo giắc sự hoài nghi trong lòng dân chúng, đồng thời duy trì được nền tảng ủng hộ của mình ngay cả khi chiến thắng rõ ràng thuộc về Biden và không có bằng chứng nào về gian lận bỏ phiếu quy mô lớn.

Franita Tolson, Giáo sư Trường Luật tại Đại học Southern California bình luận: “Zombie là những thây ma chuyển động quanh người sống và cuộc chiến pháp lý này của Trump cũng giống như vậy. Tất cả những vụ kiện này về cơ bản là những thây ma đang đi lại”.

Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa lại “vào hùa” với chiến lược kiện tụng nói trên của Trump, trong đó đáng chú ý nhất là lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell. Lý do họ nương theo Trump với những vụ kiện tụng này là vì họ sẽ đối mặt với một thử thách duy trì quyền lực của mình tai hai cuộc bỏ phiếu bổ sung tại bang Georgia vào tháng 1/2021.

Thomas Mann, học giả cao cấp tại Viện nghiên cứu quản trị chính phủ thuộc Đại học California, nhận định: “Những gì đang diễn ra chẳng khác nào một cuộc đảo chính lịch sự. Cuộc đảo chính này có thể kết thúc sớm nếu phe Cộng hòa thừa nhận kết quả bầu cử”.

Theo Reuters, hiện chỉ có một số ít nghị sĩ Cộng hòa thừa nhận chiến thắng của Biden và tỏ thiện chí hợp tác với chính quyền mới của Biden. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Roy Blunt nới với Reuters: “Chúng tôi sẽ hợp tác với chính quyền Biden, một chính quyền có khả năng xảy ra, trong cả quá trình chuyển giao và cho đến khi nhận chức vì chúng tôi sẽ tiếp tục hướng về phía trước”.

Một ngày sau khi Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ bắt đầu làm việc với đội ngũ của Biden, đội ngũ tranh cử của Trump vẫn đệ thêm 3 đơn kiện nhằm cản trở 2 bang chiến địa chứng thực chiến thắng của Biden. Theo hãng tin Reuters, Trump còn tận dụng cuộc phỏng vấn với Fox News nhằm lập lại những cáo buộc về gian lận bầu cử không có căn cứ. Cho đến nay, đội ngũ pháp lý và tranh cử của Trump đã thất bại với hàng chục đơn kiện về kết quả bầu cử mà họ cho là có nhiều sai phạm. Reuters nhận định rằng Trump giờ đây mất phương hướng cho hành động của mình.

Trả lời hãng tin AP, Lisa Marshall Manheim, Giáo sư Trường Luật thuộc Đại học Washington bình luận: “Tiến trình pháp lý dường như đang diễn ra theo đúng cách, song đội ngũ tranh cử của Trump tỏ rõ mong muốn hủy hoại hệ thống pháp lý này bất cứ khi nào có thể”.

Reuters cho biết Trump tuyên bố ông sẽ không thay đổi quyết định kiện tụng của mình trong vòng 6 tháng tới. Trong khi đó, đội ngũ cố vấn của Trump cho biết ông đã thảo luận về việc khởi động một kênh truyền hình hoặc một công ty truyền thông xã hội để duy trì việc “đánh bóng” tên tuổi của ông cho đến trước khi diễn ra chiến dịch tranh cử 2024. Tin tức cho hay luật sư của Trump là Rudy Giuliani đã phát biểu trên kênh One America News Network rằng đội ngũ pháp lý của Trump vẫn đang tính toán xem có thể đưa vụ kiện nào lên Tòa án Tối cao.

Tuy nhiên, Giáo sư Jessica Levinson, thuộc Trường Luật Loyola tại Los Angeles, cho rằng Tòa án Tối cao Mỹ khó có thể làm thay đổi kết quả bầu cử theo chiều hướng mong muốn của Trump và rốt cục ông ấy dường như sẽ chấp nhận thực tế đó.

Reuters lưu ý rằng Trump vẫn tiếp tục những nỗ lực bất chấp Joe Biden đã lên danh sách cho những vị trí hàng đầu trong chính quyền mới của mình. Theo tờ Wall Street Journal hôm 29/11, Biden đã chọn thêm hai nhân vật đứng đầu đội ngũ cố vấn kinh tế của mình cùng với những vị trí chủ chốt trong đội ngũ truyền thông.

AFP cho rằng cho dù Trump thừa nhận thất bại hay không thì cử tri đoàn chắc chắn sẽ thông qua những bản đề nghị chính thức về việc xác nhận Biden là người đắc cử trong cuộc họp cử tri đoàn vào ngày 14/12 tới và Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021.

Đầu trang

Nhã Duy 29-11-2020 - baotiengdan.com

Kiện, phương châm sống và kinh doanh của Donald Trump

Hơn ba tuần trôi qua, kể từ khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 đã rõ ràng, Donald Trump cùng nhóm luật sư của ông vẫn tiếp tục dùng luật pháp để đệ các đơn kiện một cách vô vọng, vội vàng, bất kể chứng cứ cùng các yếu tố pháp lý căn bản.

Nhìn vào hồ sơ kiện của nữ luật sư Sidney Powell đại diện tổng thống với những lỗi chính tả, cách lập đơn cùng các cáo buộc đầy tính hoang đường, khi cho rằng việc gian lận bầu cử có liên quan đến tổng thống Hugo Chavez của Venezuela, người đã chết hồi 2013, là minh chứng cho điều nói trên.

Kết quả tất nhiên là, vài chục vụ kiện của Trump đã liên tục bị các tòa án tiểu bang và liên bang bác đơn đến nay. Cuối tuần qua, nhóm thẩm phán liên bang tòa thượng thẩm số ba, những vị đều do các tổng thống đảng Cộng Hòa và Trump bổ nhiệm, đã tuyên bố một cách xác đáng về kết quả bầu cử rằng, “Cử tri chứ không phải các luật sư bầu chọn tổng thống. Lá phiếu chứ không phải các vụ kiện quyết định kết quả bầu cử”. Cũng vậy, tòa tối cao Pennsylvania cũng bác đơn nhóm luật sư của Trump trong cuối tuần, xem như chấm dứt các vụ kiện tụng tại tiểu bang này. Dù vậy Donald Trump cùng nhóm luật sư của ông tuyên bố vẫn tiếp tục “chiến đấu”, sẽ tiếp tục kiện.

Tại sao Donald Trump lại ám ảnh với kiện tụng đầy vô vọng như vậy?

Nó có một lý do sâu xa và đã đẫm sâu vào tiềm thức Trump khi dùng kiện tụng như phương châm sống và kinh doanh cho đến việc điều hành quốc gia sau này, nếu soi rọi lại cả cuộc đời Trump.

Người ảnh hưởng và mang đến cho Donald Trump triết lý và nhân sinh quan trọn đời này là luật sư huyền thoại Roy Cohn. Roy Cohn là ai?

Sinh năm 1927 tại New York và là con một trong một gia đình gốc Do Thái có cha là một thẩm phán, Roy Cohn được xem là một nhân vật xuất chúng. Cohn tốt nghiệp luật sư đại học Columbia lúc chỉ vừa 20 tuổi, trở thành công tố viên văn phòng biện lý liên bang và đến năm 26 tuổi đã là chánh luật sư cho Thượng Nghị Sĩ Joe McCarthy thuộc đảng Cộng Hòa.

Những ai đọc về về giai đoạn và chủ nghĩa McCarthyism của những năm 50s thế kỷ trước ắt sẽ nhớ cái tên Roy Cohn, cánh tay mặt tàn bạo và đắc lực của McCarthy, là người lạm quyền để thanh trừng đối thủ qua các cáo buộc là cộng sản vô chứng cứ. Chủ nghĩa McCarthyism được nhắc lại trong thời gian gần đây khi Trump và các đồng minh của mình sử dụng các vu cáo bừa bãi “cộng sản, phản quốc” để tấn công các đối thủ chính trị hay những người bị cho là phản bội lại Trump.

Ảnh: Roy Cohn và Trump thập niên 1970. Ảnh trên mạng

Roy Cohn khét tiếng là tàn nhẫn, ác độc và xảo quyệt không thua kém tài năng của mình, đưa không biết bao nhiêu người lâm vào tù tội, thậm chí có người buộc phải tự vẫn vì không chịu được áp lực Cohn đè lên. Các luật sư và đối thủ khiếp đảm khi nghe đến danh tiếng hay phải đối đầu cùng Cohn. Bị thất bại trong một vụ cáo buộc vài sĩ quan Bộ Quốc Phòng là cộng sản cùng với sự thất thế của McCarthy, Cohn quay về lại New York để hành nghề tư nhân.

Đầu thập niên 70, Donald Trump đã bắt đầu thay cha để điều hành tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản tại New York. Khi gặp Roy Cohn, Trump lập tức nhận ra đó là người luật sư mà bất cứ giá nào mình phải chiêu mộ. Đây cũng là thời điểm cha con Trump vừa bị Bộ Tư Pháp kiện vì tội kỳ thị, vi phạm đạo luật gia cư. Gặp Cohn tại một hộp đêm, Cohn nhếch mép bảo, “Kêu chúng đi chết đi và ra đấu tại tòa, cứ để chúng chứng minh là anh kỳ thị” (Tell them go to hell and fight in court, let them prove you discriminated – Marie Brenner-Vanity Fair). Cohn chính thức về đầu quân cho Trump và kiện ngược lại Bộ Tư Pháp kể từ vụ này (Chú: Xin đọc thêm về vụ kiện này qua bài viết “Đừng nạp đạn cho kẻ khác bắn vào mình” của cùng tác giả).

Hơn Trump gần 20 tuổi và là người trí tuệ sắc bén, tài ba trong nghề nghiệp mà Trump không cách nào sánh bằng, nhưng Cohn và Trump lại vô cùng hợp nhau và là một cặp cộng sinh khét tiếng tại New York. Bởi họ có chung một tính cách gian hùng, vô luân để đạt được mục đích với bất cứ giá nào. Điều này đã được ký giả Bob Woodward của cuốn sách Rage kể lại qua lời Trump rằng, “hạp với những kẻ xấu chứ không phải người tốt” (I get along with these bad guys not the good guys).

Roy Cohn thân cận và giúp Trump trong hàng chục năm trời qua vô số các vụ kiện tụng, tranh cãi thuế vụ, phá sản…, giúp Trump xây dựng nên một đế chế Trump có phần tàn nhẫn hơn cả cha mình. Cohn cũng được xem là người thầy của Trump, tạo ảnh hưởng rất lớn đến con người cùng cách thức kinh doanh thông qua kiện tụng hay tận dụng kẻ hở luật pháp, thiếu vắng bóng dáng chiếc la bàn đạo đức.

Sử dụng nhóm luật sư tín cẩn và hùng mạnh, Donald Trump áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật của Roy Cohn để làm giàu. Trong vài thập niên kinh doanh, Donald Trump cùng tập đoàn của mình đã liên quan đến khoảng 3,500 vụ kiện lớn nhỏ cấp tiểu bang và liên bang. Trong đó Trump kiện khoảng gần 2,000 vụ và số còn lại là bị kiện.

Từ những vụ nhỏ như muốn trấn áp những nhân công khiếu nại bị đối xử bất công, Trump cho luật sư gởi giấy hăm dọa. Muốn quịt tiền của những nhà thầu nhỏ, Trump kiện họ không làm đúng giao kèo. Khi các chuyên viên tài chính phân tích các rủi ro phá sản của các sòng bài của Trump, Trump kiện họ tội phỉ báng dù cuối cùng Trump cũng phá sản. Bị các tòa thành phố, tiểu bang hay liên bang kiện, Trump cho kiện ngược để cuối cùng dàn xếp, bãi nại đôi bên. Trump kiện luôn cả những nhà đầu tư chung, những thuộc cấp thân tín của mình. Trump kiện ngay cả Ivana Trump, người vợ đầu và là mẹ của ba người con đầu của mình.

Phương châm nghề nghiệp vô song của Roy Cohn truyền dạy và được Trump nhuần nhuyễn thực hành gói gọn trong ba bí quyết. Thứ nhất là không bao giờ dàn xếp, thoả thuận và đầu hàng. Thứ nhì là phản công, kiện ngược tức thời. Và cuối cùng là bất kể điều gì xảy ra, bất kể ngay cả trong tình trạng vô phương thì cũng xem như mình đang chiến thắng và không thừa nhận thất bại”. Hãy lưu ý rằng, đây là điều tác giả Sam Roberts nhắc về Roy Cohn trong cuốn sách The Brother: The Untold Story of Rosenberg case xuất bản năm 2014, trước khi Trump thành tổng thống. Nên không ngạc nhiên gì khi Trump vẫn tiếp tục các vụ kiện liên quan đến bầu cử hiện nay.

Sự trùng hợp là cả hai luật sư, cùng là thuộc hạ tín cẩn lâu năm của Donald Trump là Roy Cohn và Michael Cohen, tác giả cuốn hồi ký Disloyal đều có chung một kết cục bi thảm và bị Trump hắt hủi. Cả hai đều bị tước bằng luật sư vì sự gian dối, thiếu đạo đức, lương tâm chức nghiệp.

Huyền thoại Roy Cohn táng gia bại sản và vướng bịnh AIDS vì cuộc đời trác táng, cuối đời chỉ xin được ở trong một căn chung cư tại cao ốc của Trump nhưng đã bị Trump làm ngơ. Roy Cohn chết trong cô đơn ở tuổi 59, chấm dứt một huyền thoại New York. Còn Michael Cohen thì bị truất bằng, tù tội và bị Trump xem như kẻ thù vì đã dám bất trung như đã biết.

Hãy nghĩ xem những kẻ đắc lực, thân cận lâu năm với Trump còn bị đối xử như vậy thì liệu có nghĩa lý gì với những kẻ xa lạ, khác chủng tộc màu da mà lại hết lòng ôm chân, tôn sùng Donald Trump?

“Born to sue” – sinh ra để kiện, nếu sau này có tác giả nào đó viết về Donald Trump lần nữa thì đó là cuốn sách cần viết và đề tựa. Nó sẽ là cuốn sách phô bày chân dung một con người vô luân, táng tận lương tâm với đầy sự bất nghĩa, bất nhân, bất tín và bất trung đã vô tình trở thành một tổng thống quyền lực trong định mệnh lịch sử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chỉ một điều may mắn cho nước Mỹ là Donald Trump không tài ba như Roy Cohn thầy mình, bằng không hệ lụy sẽ còn vô lường hơn nữa.

Đầu trang