Vượt qua Việt
Nước Việt và thế giới
Hội nhập được thì cần gì Thoát Trung !
  ||   A   A   A   A  

Bầu cử Mỹ 2020 (2)

Bài mới hơn  Bài cũ hơn  Mục lục  Trang chính

Dec 1, 2020 - nguoi-viet.com

Luật sư của Trump đòi bắn bỏ cựu giám đốc của Bộ Nội An vì nói bầu cử an toàn

NV Breaking News 01/12/2020
Ông Joe diGenova, luật sư ban vận động của Tổng Thống Donald Trump, mới đây đòi bắn bỏ ông Christopher Krebs, cựu giám đốc Cơ Quan An Ninh Mạng và Hạ Tầng Cơ Sở, Bộ Nội An, vì ông này nói bầu cử tổng thống vừa rồi là an toàn nhất trong lịch sử

Đầu trang

Dec 1, 2020 - nguoi-viet.com

Barr: Không có chứng cớ gian lận có thể thay đổi kết quả bầu cử

WASHINGTON, DC (AP) – Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr hôm Thứ Ba, 1 Tháng Mười Hai, nói rằng Bộ Tư Pháp không thấy chứng cớ gì là có tình trạng gian lận bầu cử rộng lớn, có thể thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Ông Barr có lời phát biểu này dù rằng Tổng Thống Donald Trump liên tục đưa ra cáo buộc rằng chiến thắng của ông bị tước đoạt, và ông từ chối không nhận thua Tổng Thống đắc cử Joe Biden.

Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr và Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn AP, ông Barr nói rằng các biện lý liên bang Mỹ và các nhân viên FBI đã xem xét các tố cáo cùng là các tin tức nhận được, nhưng không tìm thấy chứng cớ nào có thể thay đổi kết quả bầu cử.

“Cho tới nay, chúng tôi không thấy có tình trạng gian lận rộng lớn có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử,” ông Barr nói với AP.

Lời nói này đáng chú ý vì do chính Bộ Trưởng Barr, một trong những người được coi là trung thành nhất với ông Trump, đưa ra.

Trước ngày bầu cử, ông Barr liên tiếp nêu lên lo ngại rằng việc có nhiều người bỏ phiếu bầu khiếm diện trong thời gian đại dịch COVID-19 có thể bị lợi dụng để gian lận bầu cử.

Hồi tháng qua, ông Barr ra lệnh cho các biện lý liên bang khắp nước phải điều tra các tố cáo về gian lận bầu cử. Lệnh này đi ngược lại quy luật đã có từ nhiều năm nay của Bộ Tư Pháp là không có hành động công khai điều tra trước khi kết quả cuộc bầu cử được chứng nhận.

Ngay sau khi lệnh này được đưa ra, người chịu trách nhiệm về điều tra tội phạm liên quan đến bầu cử ở Bộ Tư Pháp tuyên bố từ chức vì cho rằng ông Barr có hành động chính trị.

Mới đây, một luật sư của phía Tổng Thống Trump, bà Sidney Powell, đưa ra tố cáo hàm hồ, không bằng chứng, là cuộc bầu cử ở Mỹ bị gian lận do lệnh của Hugo Chavez, cố lãnh đạo Venezuela, người đã chết từ năm 2013; máy giữ dữ kiện bầu cử Mỹ được đặt ở Đức và do vậy dễ bị thay đổi kết quả. Bà Powell sau đó bị đưa ra khỏi toán luật sư của ủy ban Trump do đòi kiện tiểu bang Georgia, nơi có nhiều người ủng hộ Tổng Thống Trump.

Bộ Trưởng Barr không nêu tên bà Powell, nhưng nói rằng: “Có một cáo giác là gian lận có hệ thống và máy chủ được dùng để đảo lộn kết quả bầu cử. Bộ Nội An đã xem xét việc này, Bộ Tư Pháp đã xem xét việc này. Cho tới nay, chúng tôi chưa thấy có gì để chứng minh cho cáo giác đó.”

Ông Barr nói thêm rằng hiện có nhiều người lầm lẫn nhiệm vụ của cơ quan công lực liên bang về các cáo buộc phải đưa ra trước các tòa dân sự. Theo ông Barr, để giải quyết các cáo giác về bầu cử thì các giới chức tiểu bang hay địa phương phải có sự duyệt xét chứ không là Bộ Tư Pháp.

“Hiện có chiều hướng là có điều gì không hài lòng là người ta đòi Bộ Tư Pháp phải điều tra, cứ như là có thể giải quyết được mọi chuyện. Điều đầu tiên là phải có gì chứng tỏ được là có hành vi phạm pháp, để phải điều tra,” theo lời Bộ Trưởng Barr. (V.Giang)

Đầu trang

2 giờ trước (02-12-20) - bbc.com

Quan chức bầu cử tiểu bang Georgia: 'Ông Trump kích động bạo lực'

Một quan chức bầu cử tiểu bang Georgia nói Tổng thống Donald Trump phải chịu trách nhiệm về bất kỳ bạo lực nào phát sinh từ cáo buộc gian lận bầu cử không có căn cứ mà ông đã gây ra.

Trong một tuyên bố nảy lửa, Gabriel Sterling, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nói: "Tất cả đã đi quá xa! Tất cả đều phải dừng lại!"

Tiểu bang Georgia đang kiểm phiếu lại lần thứ hai theo yêu cầu của chiến dịch tranh cử Trump.

Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden đã được tuyên bố là người chiến thắng sít sao ở đó.

Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Trump, Tim Murtaugh nói họ đang cố gắng đảm bảo rằng "tất cả các phiếu bầu hợp pháp đều được kiểm và tất cả các phiếu bầu không hợp pháp thì không".

"Không ai nên tham gia vào các mối đe dọa hoặc bạo lực, và nếu điều đó đã xảy ra, chúng tôi hoàn toàn lên án."

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr nói bộ tư pháp cho đến nay không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố gian lận của ông Trump trong cuộc bầu cử.

Ai đã bị đe dọa?

Giọng nói run lên vì giận dữ tại một cuộc họp báo ở Atlanta, ông Sterling, người quản lý việc thực hiện hệ thống bỏ phiếu của tiểu bang, đã khiển trách các thành viên đảng Cộng hòa của mình, bao gồm cả tổng thống.

Ông nói một nhà thầu 20 tuổi cho Hệ thống bỏ phiếu Dominion ở Quận Gwinnett, đã trở thành chủ đề của các thuyết âm mưu cánh hữu vô căn cứ, và nhận được nhiều lời dọa giết. Gia đình của người này cũng bị quấy rối. Ông Sterling nói thêm.

Ông Sterling nói người đàn ông giấu tên đã bị dọa treo cổ bằng thòng lọng và bị buộc tội phản quốc sau khi chuyển báo cáo về các đợt bỏ phiếu đến một máy tính của quận để ông có thể đọc kết quả.

Ông Sterling nói bản thân ông cũng có một cảnh sát canh gác bên ngoài nhà, trong khi vợ của bộ trưởng nội vụ tiểu bang Georgia, Brad Raffensperger, "nhận được các mối đe dọa tình dục qua điện thoại di động".

"Thưa Tổng thống, ông không lên án những hành động này hay ngôn ngữ này." Ông Sterling nói thêm: ''Các Thượng nghị sĩ, quý vị đã không lên án những hành động này hay ngôn ngữ này.''

"Chúng tôi cần quý vị mạnh dạn tỏ thái độ, và nếu quý vị sắp nắm giữ vị trí lãnh đạo, hãy cho chúng tôi thấy một ít khả năng lãnh đạo!"

Ông nói thêm: "Đe dọa tánh mạng, đe dọa hành hung, những lời hăm dọa, đã đi quá xa, những điều đó không đúng, họ đã đánh mất nền tảng đạo đức cao để khẳng định điều đó."

Ông Sterling cũng trích dẫn những đe dọa hành hung gửi đến Chris Krebs, người bị sa thải tháng trước với tư cách là người đứng đầu Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ sau khi ông phản bác cáo buộc gian lận bầu cử của ông Trump.

Ông Sterling lên án luật sư Joe DiGenova của Trump, người nói hôm thứ Hai rằng ông Krebs nên "bị đưa ra ngoài vào lúc bình minh và bắn bỏ".

Nói thẳng với ông Trump, ông Sterling tiếp tục: "Ông có quyền ra tòa. Những gì ông không được làm, và ông cần phải bước lên và nói điều này, là ngừng truyền cảm hứng cho mọi người có những các hành vi bạo động.''

"Sẽ có người bị bị thương, sẽ có người bị bắn, sẽ có người bị giết, và điều đó không đúng."

Ông nói thêm: "Hãy là người đàn ông có bản lãnh, và dừng lại, rút lui, nói với những người ủng hộ của ông, đừng dùng bạo lực, đừng hăm dọa. Tất cả điều đó sai, nó không phải là tinh thần của người Mỹ."

Ông Trump phản ứng ra sao?

Tổng thống Trump phản ứng bằng cách đăng lại một đoạn video về bài phát biểu của ông Sterling, nhưng không đề cập đến những lo ngại về các mối đe dọa bạo lực.

Thay vào đó, ông lại nhân đôi cáo buộc gian lận bầu cử: "Cuộc bầu cử bị gian lận. Cần hiển thị chữ ký và phong bì. Vạch trần vụ gian lận cử tri lớn ở Georgia."

Donald J. Trump
@realDonaldTrump
Rigged Election. Show signatures and envelopes. Expose the massive voter fraud in Georgia. What is Secretary of State and @BrianKempGA afraid of. They know what we’ll find!!!
This claim about election fraud is disputed

Brendan Keefe @BrendanKeefe
"It. Has. All. Gone. Too. Far," says @GabrielSterling with Georgia Sec of State after a Dominion tech's life was threatened with a noose. "Mr. President, you have not condemned these actions or this language....all of you who have not said a damn word are complicit in this."

Thread

Trước đó và kể từ đó, ông Trump đã đăng nhiều tweet khác về cùng chủ đề, tất cả đều không có bằng chứng đáng tin cậy.

Ông chia sẻ thuyết âm mưu về máy bỏ phiếu ở Georgia, tuyên bố chiến thắng của ông Biden ở Arizona là "không thể", kết quả ở Nevada là "giả" và cũng tuyên bố không cần bằng chứng: "Chúng tôi đã thắng lớn ở Michigan!"

Thách thức pháp lý mới nhất của Trump là gì?

Hôm thứ Ba, chiến dịch tranh cử của tổng thống đệ đơn kiện lên tòa án tối cao của Wisconsin thách thức kết quả bỏ phiếu tổng thống của tiểu bang.

Đơn kiến ​​nghị được đưa ra một ngày sau khi ông Biden được chứng nhận là người chiến thắng ở tiểu bang này với khoảng 20.000 phiếu.

Động thái pháp lý của Trump thách thức hơn 220.000 phiếu bầu ở Wisconsin chủ yếu dựa trên kỹ thuật.

Đơn kiện cáo buộc các thư ký phòng phiếu điền thông tin còn thiếu trên các lá phiếu gửi qua bưu điện và phản đối việc các quan chức bầu cử thu thập và kiểm tra phiếu trong một công viên ở thành phố Madison, thay vì các địa điểm bỏ phiếu.

Ông Trump và các đồng minh đã không đạt được bước tiến đáng kể trong nỗ lực thách thức kết quả ở Arizona, Pennsylvania, Georgia, Michigan và Nevada.

Bộ trưởng Tư pháp của ông, William Barr, nói Bộ trưởng Tư pháp của ông, William Barr, nói hôm thứ Ba rằng bộ tư pháp cho đến nay "không thấy gian lận trên quy mô có thể dẫn đến một kết quả khác trong cuộc bầu cử".

Bình luận được coi là một cú giáng mạnh vào ông Trump, vì ông Barr là một đồng minh thân cận.

Người phát ngôn của DOJ sau đó nhấn mạnh rằng bộ vẫn chưa kết thúc cuộc điều tra.

Tin liên quan

Đầu trang

Hoàng Ngọc Tuấn chuyển ngữ - 2-12-2020 - baotiengdan.com

Gabriel Sterling nói với Trump: Tình trạng này phải chấm dứt!

Lời người dịch: Gabriel Sterling, đảng viên Cộng Hoà, người quản lý hệ thống bỏ phiếu của bang Georgia, đã nói về Trump như thế nào? Đây là một phần bài phát biểu ứng khẩu của Gabriel Sterling hôm thứ Ba, 01/12/2020:

“… Tôi sẽ cố gắng hết sức để diễn tả điều tôi muốn nói, vì tất cả đã đi quá trớn, tất cả. Hôm nay Joe diGenova [luật sư do Trump chọn vào nhóm của Giuliani] đã đòi Chris Krebs phải bị bắn chết. Chris Krebs là một người yêu nước giữ chức vụ giám đốc của CSA [Cơ quan An ninh mạng và hạ tầng cơ sở, thuộc Bộ Nội An].

Hôm nay một kỹ thuật viên tuổi khoảng 20 ở quận Gwinnett đã bị doạ giết, và có kẻ treo một dây thòng lọng lên nói rằng anh ta phải bị treo cổ vì tội phản quốc bởi anh ta đã chuyển một bản báo cáo các thùng phiếu từ một EMS sang một máy vi tính của quận để anh ta có thể đọc.

Tình trạng này phải chấm dứt!

Ông Tổng Thống, ông đã không chịu lên án những hành động này hay loại ngôn từ này. Các Nghị sĩ, quý ông đã không chịu lên án loại ngôn từ này hay những hành động này.

Tình trạng này phải chấm dứt!

Chúng tôi cần các ông chứng tỏ có trách nhiệm, và nếu các ông muốn giữ vị trí lãnh đạo, thì các ông hãy chứng tỏ đôi chút.

Thượng cấp của tôi, ông Raffensberger — Ngoại trưởng [bang Georgia] — mà địa chỉ nhà của ông thì ai cũng biết. Có những kẻ đến đậu các xe caravans ngay trước nhà của ông. Có những kẻ đã xông vào sân nhà ông. Bà Tricia, người vợ 40 năm của ông, đã nhận những lời đe doạ hiếp dâm do kẻ nào đó gửi vào điện thoại cầm tay của bà.

Tình trạng này phải chấm dứt!

Đây là công việc bầu cử. Đây là cái xương sống của nền dân chủ. Và tất cả những ai không chịu nói một lời lên án tình trạng này thì đều đồng loã với tình trạng này.

Thật là quá trớn lắm rồi!

Vâng, hãy tranh đấu cho từng lá phiếu hợp pháp. Hãy thực hiện theo trình tự đúng đắn. Chúng tôi khuyến khích các ông. Hãy dùng Tu chính án Thứ Nhất. Làm như vậy thì tốt.

Những lời đe doạ giết chóc, đe doạ hành hung, hiếp đáp, thì quá trớn, thì không đúng. Họ đã đánh mất cái nền tảng đạo đức để cho rằng họ là đúng.

Tôi không có tất cả những từ ngữ hay ho nhất để phát biểu vì tôi đang căm giận. Và cái cọng rơm đã làm gãy lưng con lạc đà hôm nay, tôi nhắc lại một lần nữa, là anh kỹ thuật viên 20 tuổi làm việc cho một công ty cung cấp hệ thống kiểm phiếu, anh ta chỉ cố gắng thực hiện công việc của mình, mà mới đây, mới hôm nay tôi đã nói chuyện với công ty Dominion, thì họ nói rằng anh ta là một trong những người giỏi nhất của họ.

Gia đình của anh ta đang bị đe doạ hành hung. Có kẻ đã treo một dây thòng lọng, ghi tên của anh ta lên đó. Và đây là hành động không đúng đắn.

Tôi đã được cảnh sát bảo vệ chung quanh nhà tôi. Tốt. Quý vị biết đấy, tôi là một công chức cao cấp. Tôi hiểu vị trí của mình. Ông Ngoại trưởng [bang Georgia] có trách vụ trong công quyền. Bà vợ của ông ấy cũng hiểu vị trí của ông ấy. Nhưng anh thanh niên trẻ này được giao cho một công việc để làm. Anh ta chỉ mới vừa làm một công việc, [mà họ đe doạ giết anh ta như vậy] thì hoàn toàn sai.

Tôi không thể tả nổi mức độ căm giận của tôi ngay trong lúc này về tình trạng này. Và mỗi người Mỹ, mỗi người dân của Georgia, cả Cộng Hoà cũng như Dân Chủ, nên có cùng mức độ căm giận như thế này.

Ông Tổng Thống, có vẻ như ông đã thua cuộc ở bang Georgia. Chúng tôi đang điều tra. Luôn luôn có khả năng rằng ông có quyền kiện lên các toà án, tôi biết. Nhưng điều mà ông không có là cái khả năng để… và ông cần phải xăn tay áo lên và nói ra điều này… đừng tiếp tục xúi giục người dân gây ra những hành vi bạo động. Sẽ có người bị đả thương. Sẽ có người bị bắn. Sẽ có người bị giết. Và điều này không đúng đắn…”

Đầu trang

30-11-2020 - baotiengdan.com

Cựu giám đốc an ninh mạng Chris Krebs đập tan luận điệu của ông Trump về can thiệp bầu cử

CBS News
Tác giả: Scott Pelley
Dịch giả: Tom Nguyen và Ren Dinh

Ông Chris Krebs. Nguồn: CBS

Chris Krebs, một đảng viên Đảng Cộng hòa lâu năm, được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan giám sát an ninh bầu cử cách đây hai năm. Khi ông Krebs phát biểu rằng, cuộc bầu cử vừa qua được bảo đảm an ninh tốt nhất từ trước đến nay, ông Trump sa thải ông Krebs. Trong bài phỏng vấn này, ông Krebs đang trò chuyện cùng Scott Pelley.

Mặc dù cuộc chuyển giao đã bắt đầu, Tổng thống Trump vẫn dành phần lớn thời gian cố thủ tại Nhà Trắng đằng sau vụ kiện cáo bất thành, đăng lên mạng những cáo buộc sai trái về một cuộc bầu cử bị dàn xếp. Những đòi hỏi về pháp lý, tái kiểm phiếu, hay tái kiểm định quy trình đều không thay đổi kết quả ở tiểu bang nào.

Tuyên bố của ông Trump rằng hàng triệu phiếu bầu đã bị xóa bỏ hoặc thay đổi, đã bị phản bác bởi chính vị cán bộ mà ông trao trọng trách bảo đảm an ninh cho hệ thống bầu cử. Ông Christopher Krebs phát biểu rằng, cuộc bầu cử năm 2020 được “bảo đảm an ninh tốt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ” và bị sa thải ít lâu sau đó.

Đêm nay, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ lúc bị thôi việc, ông Krebs sẽ cho chúng ta biết vì sao ông tin rằng đợt bầu cử này là chính xác và vì sao chối bỏ điều này sẽ đặt đất nước vào thế hiểm nghèo.

Chris Krebs: Tôi tự tin về mức độ an ninh của cuộc bầu cử vừa qua vì tôi hiểu rõ những việc chúng tôi đã làm trong suốt bốn năm nhằm hỗ trợ các đối tác tại các tiểu bang và địa phương. Tôi hiểu những việc mà cộng đồng tình báo, Bộ Quốc Phòng, FBI, và đội ngũ của tôi đã làm. Tôi hiểu rằng những hệ thống này là hết sức chặt chẽ. Tôi biết điều này dựa vào những gì thấy được qua các vụ tấn công bất thành vào cuộc bầu cử.

***

Hai năm trước, Tổng thống Trump bổ nhiệm ông Christopher Krebs làm chủ nhiệm Cơ Quan An ninh Mạng và Cơ sở hạ tầng. Ông Krebs, một đảng viên Đảng Cộng hoà lâu năm, nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của Thượng viện.

Cơ quan của ông, gọi tắt là CISA, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các hệ thống máy tính ở mọi điểm trọng yếu nơi hậu quả của sự sơ hở về an ninh có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như nhà máy điện hạt nhân hay phần cứng cho hệ thống bầu cử ở cả 50 tiểu bang.

Scott Pelley: Tại sao ông tìm đến chúng tôi?

Chris Krebs: Tôi không còn là công chức nữa, nhưng tôi cảm thấy như vẫn còn chút trách nhiệm trong mình. Và, anh biết đấy, một khi anh đã tuyên thệ sẽ tôn trọng và bảo vệ hiến pháp khỏi mọi đe doạ từ bên trong hay bên ngoài, sẽ rất khó để quay lưng mà rời đi. Và nếu tôi có thể khẳng định với một người rằng cuộc bỏ phiếu, cuộc bầu cử vừa qua hết sức chặt chẽ, tôi thấy mình đã làm tròn trách nhiệm.

***

Ông Krebs, 43 tuổi, từng làm công tác an ninh mạng cho chính quyền Bush, giám đốc chính sách an ninh mạng tại Microsoft, và gia nhập Bộ Nội An dưới thời ông Trump năm 2017. Ưu tiên của ông là ngăn chặn sự tái can thiệp của vụ Nga tấn công bầu cử và phát tán thông tin sai lệch vào năm 2016.

Chris Krebs: Chúng tôi dành ra khoảng ba năm rưỡi tính toán mọi viễn cảnh có thể xảy ra về sự can thiệp vào bầu cử từ nước ngoài. Vô số viễn cảnh.

Scott Pelley: Vậy là từ hồi 2017, khi lên kế hoạch cho cuộc bầu cử năm 2018 và cuối cùng là 2020, ông sẽ có một danh sách việc cần làm. Vậy danh sách này bao gồm những gì?

Chris Krebs: Phiếu bầu giấy. Phiếu bầu giấy cho phép ta tái kiểm định, lần ngược lại để giám sát xem việc kiểm phiếu có chính xác không. Và đó là một trong những điểm cốt lõi về mức độ an ninh của cuộc bầu cử năm 2020. Trong 95% số phiếu bầu năm 2020 có chứng từ bản cứng đi kèm. So với năm 2016, con số này là 82%.

Scott Pelley: Và với chứng từ bản cứng, anh có thể lần ngược lại và xác nhận kết quả từ máy móc bằng cách đếm phiếu bằng tay?

Chris Krebs: Điều này cho phép ta chứng minh rằng, không có thuật toán xấu xa hay phần mềm bị nào bị tấn công nhằm thay đổi tổng số phiếu bầu. Cứ nhìn vào những gì xảy ra ở Georgia sẽ thấy. Georgia sử dụng máy tổng hợp phiếu bầu. Sau đó họ lại tổ chức tái kiểm phiếu bằng tay và kết quả tương đồng như máy tính.

Scott Pelley: Và điều đó cho thấy gì?

Chris Krebs: Rằng không có sự thao túng nào đối với máy kiểm phiếu. Và tôi cho rằng điều này hoàn toàn đập tan những luận điệu giật gân – mà tôi vẫn gọi là nhảm nhí và lừa gạt – rằng có sự tấn công vào các phần mềm quản lý cuộc bầu cử và hệ thống trên toàn quốc. Điều này hoàn toàn nhảm nhí.

***

Trước cuộc bầu cử, khi ngài tổng thống gọi phiếu bầu qua thư là gian lận, đội ngũ của ông Krebs đã đưa ra báo cáo về những biện pháp phòng vệ áp dụng trong bỏ phiếu qua thư. Cơ quan của ông phá tan những tin đồn và vạch trần một âm mưu của Iran nhằm đe doạ cử tri. Vào Ngày Bầu cử, ông Krebs tập hợp đội hình dưới quyền nhằm bảo đảm cho những lá phiếu.

Chris Krebs: Chúng ta có Chỉ huy An ninh Mạng của Bộ Quốc phòng. Chúng ta có Cơ quan An Ninh Quốc gia. Chúng ta có FBI. Chúng ta có đội Mật vụ. Chúng ta còn có đại diện từ Cơ quan Hỗ trợ bầu cử, một cơ quan liên bang độc lập nhằm hỗ trợ hành chính cho bầu cử. Chúng ta có đại diện các nhà cung cấp thiết bị bầu cử. Họ đóng vai trò hết sức quan trọng vì họ nắm rõ chuyện gì xảy ra nếu có vấn đề với hệ thống của mình. Và chúng ta còn có đại diện từ chính quyền bang và địa phương.

Scott Pelley: Ngày hôm đó diễn ra như thế nào?

Chris Krebs: Rất im ắng. Và cũng không có dấu hiệu hay bằng chứng nào cho thấy có sự tấn công hay xâm nhập vào hệ thống bầu cử trong, trước, và sau ngày 3 tháng 11.

Tuy nhiên, đây là lời ngày tổng thống ngày 5 tháng 11.

Tổng thống Trump ngày 5 tháng Mười Một: Và đây là cảnh tượng họ đang cố đánh cắp và dàn xếp cuộc bầu cử.

***

Chín ngày sau Ngày Bầu cử, ông Trump đăng tin sai sự thật trên Twitter rằng thiết bị của Dominion Voting Systems đã xoá hàng triệu phiếu bầu. Ông Krebs không thể giữ im lặng. Cơ quan của ông và các đối tác an ninh trả lời bằng một tuyên bố công khai.

Scott Pelley: Tôi xin được trích từ một thông cáo của CISA và các đối tác công bố vào ngày 12 tháng 11: “Cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 vừa rồi là cuộc bầu cử bảo đảm an ninh tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Không có chứng cứ nào cho thấy hệ thống máy tính bầu cử ở bất cứ đâu đã loại trừ, làm mất phiếu bầu, thay đổi nội dung lá phiếu, hay bất cứ hành động bất minh nào khác”.

Chris Krebs: Đúng, tôi khẳng định điều đó.

Scott Pelley: Sau đó, tổng thống đã tweet như sau: “Thông cáo của Chris Krebs về an ninh cuộc bầu cử 2020 là vô cùng sai lệch, trong khi thực tế đầy rẫy gian lận và dối trá”. Ông có nhớ cuối dòng tweet này tổng thống đã nói gì không?

Chris Krebs: À, tôi bị cho nghỉ ấy hả? Có phải là— đúng rồi. Tôi có nhớ.

Scott Pelley: Ông có ngạc nhiên không?

Chris Krebs: Tôi cũng không biết mình có hẳn là ngạc nhiên không. Tôi không muốn nghỉ việc theo cách đó. Tôi nghĩ tôi — thứ khiến tôi bực mình nhất là tôi còn chẳng có c — cơ hội nào — để chia tay với đội ngũ của mình. Và tôi đã làm việc với họ ba năm rưỡi, từ hồi trung tâm này chỉ là những tờ giấy trắng. Chúng tôi xây dựng cơ quan này, mang CISA đến tầm cỡ quốc gia. Tôi yêu mến những người ở đó vô cùng. Và tôi còn chẳng có có hội nào để nói lời từ biệt, nên đó là thứ khiến tôi bực mình nhất.

Scott Pelley: Trong dòng tweet vừa rồi, tổng thống về cơ bản đang nói ông làm việc rất tệ hại, rằng ông và tổ của ông làm bung bét tất cả, đã vẽ đường cho gian lận hàng loạt toàn quốc.

Chris Krebs: Chúng tôi đã làm rất tốt. Mọi thứ được thực hiện đúng cách. Tôi sẽ làm lại như thế hàng ngàn lần nữa.

Thế nhưng, các luật sư của tổng thống đã đâm ít nhất cả chục đơn kiện và đưa ra phỏng đoán mà không có chứng cứ.

Rudy Giuliani, ngày 19 tháng 11: Và ngạc nhiên thay, phiếu bầu của chúng ta được kiểm kê ở Đức và Tây Ban Nha đấy…

Scott Pelley: Lúc xem cuộc họp báo của Rudy Giuliani tại trụ sở Uỷ ban Quốc gia Cộng hòa, ông đã nghĩ gì?

Chris Krebs: Khó chịu. Vì trước mắt tôi dường như là một mưu kế làm suy giảm sự tin tưởng của người dân vào cuộc bầu cử, làm người dân bối rối, lo sợ. Không phải chỉ có tôi hay CISA, mà ngoài kia còn hàng chục ngàn nhân viên phụ trách công tác bầu cử đang làm việc quần quật 18 tiếng mỗi ngày trong hàng tháng trời. Họ đang phải gánh chịu những lời dọa giết chỉ vì đang cố thực thi một trong những giá trị nòng cốt trong nền dân chủ của chúng ta — một cuộc bầu cử. Đó là một cuộc họp báo mà tôi — tôi không thể hiểu nổi. Mục đích của cuộc họp báo đó là làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta. Điều đó rất nguy hiểm.

Scott Pelley: Ông nghĩ như thế nào về những cáo buộc gian lận về việc các phiếu bầu được kiểm kê ở nước ngoài mà tổng thống và đội ngũ của tổng thống đã đưa ra?

Chris Krebs: Tất cả phiếu bầu ở Hoa Kỳ đều được kiểm kê tại Hoa Kỳ. Tôi không — tôi không hiểu cáo buộc này. Tôi nhắc lại, tất cả phiếu bầu ở Hoa Kỳ đều được kiểm kê tại Hoa Kỳ. Chấm hết.

Scott Pelley: Các máy bỏ phiếu bị các nhóm ẩn danh ở Venezuela thao túng.

Chris Krebs: Một lần nữa, tôi chưa thấy được một chứng cứ nào cho thấy có bất kỳ chiếc máy nào bị thế lực ngoại quốc thao túng. Chấm hết.

Scott Pelley: Tiền từ cộng sản Trung Quốc và Cuba đã tác động tới cuộc bầu cử.

Chris Krebs: Như thế này, tôi nghĩ những cái này — chúng ta có thể thuật lại hết cáo buộc dối trá này tới cáo buộc dối trá khác — cho rằng có sự can thiệp trong cuộc bầu cử 2020, nhưng bằng chứng đều nằm ở chỗ những lá phiếu bầu. Các cuộc tái đếm đều khớp với số phiếu đã được đếm ở lần đầu tiên, và đối với tôi, đó là chứng cứ khẳng định rằng hệ thống được sử dụng trong cuộc bầu cử 2020 hoàn toàn như mong đợi, và người dân Mỹ nên tin tưởng 100% vào phiếu bầu của mình.

Scott Pelley: Trong một cuộc họp báo, Sidney Powell, một luật sư đại diện cho tổng thống ngày hôm đó, chỉ ra cụ thể rằng những máy bỏ phiếu của Dominion Company, và tôi xin trích sau đây…

Sidney Powell, ngày 19 tháng 11: Cái máy này có khả năng xác lập và chạy một thuật toán mà tôi chắc rằng đã lan khắp cả nước để lấy một phần phiếu bầu từ Tổng thống Trump và lật lại sang Tổng thống Biden.

Chris Krebs: Lại ví dụ nhé, phiếu bầu ở Georgia là phiếu giấy. Sau đó phiếu này được máy đếm. Rồi được đếm thủ công một lần nữa. Kết quả của quy trình đếm này hoàn toàn trùng khớp. Nếu có thuật toán được chạy để lật hay thay đổi phiếu bầu, nó đã không có tác dụng. Nhưng, tôi nghĩ một lý giải hợp lý hơn là chẳng có thuật toán nào hết, và toàn bộ hệ thống đều chạy trơn tru theo kế hoạch. Và các chuỗi quản lý an ninh trước, sau, và xuyên suốt cuộc bầu cử đã bảo vệ hệ thống khỏi bất cứ hành vi xấu nào.

***

Hầu hết các cuộc bầu cử đều do đổng lý văn phòng của từng bang thực thi. Nhưng không một ai, từ đảng Dân chủ hay Cộng hòa, có báo cáo gian lận nào đủ nghiêm trọng để thay đổi cuộc bầu cử. Một số người đang phải trả giá cho sự cương trực của mình.

Chris Krebs: Và, tôi thấy, hiện tượng dọa giết những quan chức bầu cử rồi đổng lý văn phòng đang diễn ra bây giờ thật sự kỳ quặc. Chúng ta hãy nhìn Đổng lý Boockvar tại Pennsylvania, Đổng lý Benson tại Michigan, Đổng lý Cegavske tại Nevada, Đổng lý Hobbs tại Arizona mà xem. Đều là những người phụ nữ mạnh mẽ đang đứng lên đấu tranh và phải hứng đòn từ tứ phía, họ đang bảo vệ nền dân chủ của chúng ta. Họ đang thực thi nghĩa vụ của mình.

Hãy nhìn— hãy nhìn Đổng lý Raffensperger ở Georgia, một thành viên gạo cội của đảng Cộng hòa. Ông đã đặt đất nước trước đảng phái và thực thi một cuộc bầu cử tự do và công bằng ở bang của mình. Ngoài kia vẫn còn những vị anh hùng đích thực. Vẫn còn những người yêu nước đích thực.

***

Tại điện Capitol, sân khấu đang được dựng lên cho Ngày Nhậm chức, 20 tháng 1. Trước đó, ngày 14 tháng 12, các cử tri tổng thống sẽ bỏ phiếu— và thường cuộc bầu cử sẽ kết thúc tại đây. Christopher Krebs chia sẻ với chúng tôi rằng, thật hài hước làm sao khi sự gián đoạn và nhiễu loạn thông tin mà ông lo sợ các thế lực bên ngoài sẽ tiêm nhiễm vào nước Mỹ lại đến từ chính Đại lộ Pennsylvania.

Scott Pelley: Tổng thống nói ông đã sai trầm trọng về an ninh bầu cử. Phản hồi của ông là gì?

Chris Krebs: Không có thế lực ngoại quốc nào đang lật ngược phiếu bầu. Không có nhân tố trong nước đang lật ngược phiếu bầu. Tôi đã thực hiện đúng quy trình. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy trình. Đây là một cuộc bầu cử an toàn.

Người dịch: Tom Nguyen, Ren Dinh

Biên tập: Khanh Doan/ The Interpreter

Đầu trang

Dec 2, 2020 - nguoi-viet.com

Thống đốc Wisconsin: Đơn kiện đòi hủy kết quả bầu cử là ‘tấn công nền dân chủ’

MADISON, Wisconsin (AP) – Nỗ lực của Tổng Thống Donald Trump nhằm hủy kết quả bầu cử ở hai quận hạt đông đảo cử tri Dân Chủ tại tiểu bang Wisconsin là “cuộc tấn công vào nền dân chủ,” theo hồ sơ do luật sư của Thống Đốc Tony Evers nộp tại Tối Cao Pháp Viện tiểu bang.

Cử tri đi bầu ở Wisconsin. (Hình: Scott Olson/Getty Images)

Hồ sơ được nộp vào chiều tối Thứ Ba, 1 Tháng Mười Hai, trong lúc tòa tối cao ở tiểu bang này đang cứu xét đòi hỏi của phía Tổng Thống Donald Trump là phải loại bỏ hơn 221,000 phiếu bầu ở Milwaukee County và Dane County. Ứng cử viên phía đảng Dân Chủ, ông Joe Biden, đánh bại ông Trump với tỷ lệ gấp đôi ở hai nơi này và sau cùng giành chiến thắng ở Wisconsin với 20,682 phiếu khác biệt.

Tổng Thống Trump không đòi xem xét kết quả ở 70 quận hạt khác trong tiểu bang, nơi ông chiến thắng phần lớn. Các đơn kiện của ông Trump tại các tiểu bang khác để đòi hủy kết quả bầu cử đều đã thất bại.

Tại Wisconsin, phía ông Trump không muốn phải đi qua tòa dưới, theo như tiến trình tranh tụng, lấy lý do là không còn nhiều thời giờ trước hạn định 14 Tháng Mười Hai, là ngày các đại cử tri sẽ họp để bỏ phiếu.

Tái kiểm phiếu ở Dane County, Wisconsin. (Hình: Andy Manis/Getty Images)

Tối Cao Pháp Viện Wisconsin có thể không đồng ý xét xử, gửi xuống tòa dưới, nơi đơn kiện coi như chắc chắn sẽ bị bác. Hoặc tòa cũng có thể nhận xét xử và sẽ đưa ra phán quyết sau đó. Tòa cũng có thể có quyết định dựa trên văn kiện đã nộp.

Luật sư của Thống Đốc Evers kêu gọi Tối Cao Pháp Viện Wisconsin hãy không nhận đơn kiện và nên đưa xuống tòa dưới, theo đúng trình tự xét xử.

Trước đó, phía ông Trump cũng trả khoảng $3 triệu để đòi kiểm lại phiếu ở hai quận hạt nói trên. Tuy nhiên, kết quả sau cùng lại cho ông Biden thêm phiếu.

Các luật sư của Thống Đốc Evers nói: “Đơn kiện của Tổng Thống Trump đòi hủy bỏ ý muốn của gần 3.3 triệu cử tri Wisconsin. Đây là cuộc tấn công tồi tệ vào nền dân chủ của chúng ta… Ông ta chỉ muốn giành quyền kiểm soát số phiếu của đại cử tri Wisconsin, dù đã thua trong cuộc bỏ phiếu phổ thông.” (V.Giang) [qd]

Đầu trang

6 giờ trước - bbc.com

Jerrold Post: Người phân tích tâm trí các nhà lãnh đạo thế giới qua đời

Jerrold Post, một nhà nghiên cứu tâm lý cho CIA, qua đời ở tuổi 86 (PEGASUS BOOKS)

Ông là một nhà nghiên cứu tâm lý cho CIA, phân tích tâm trí của các nhà lãnh đạo thế giới như Saddam Hussein và Kim Jong-il.

Nhưng trong những năm cuối đời, ông chuyển sự chú ý của mình gần về quê nhà, viết một cuốn sách về tư duy của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Jerrold Post, nhà cựu tâm lý học chính trị cho CIA qua đời vì các biến chứng liên quan đến virus corona vào cuối tháng 11 ở tuổi 86.

Những người biết Jerrold Post đã tôn vinh công việc của ông.

Magnus Ranstorp, cố vấn đặc biệt của Mạng lưới Nhận thức Cấp tiến của Liên minh Châu Âu, mô tả Post là "rất hiền lành, tốt bụng và có đầu óc nhạy bén".

Bạn ông, nhà tâm lý học Kenneth Dekleva nói Jerrold Post là một "người khổng lồ trong lĩnh vực phân tích lãnh đạo và là người tiên phong cho CIA".

Jessica Case, một nhà xuất bản của Pegasus Book, người đã làm việc với cuốn sách cuối cùng của ông Jerrold Post về Tổng thống Trump, nói với BBC: "Kiến thức và cái nhìn sâu sắc về tâm lý học của ông vô song. Ông vô cùng tò mò."

Phân tích tư duy các lãnh đạo thế giới

Jerrold Post, sinh năm 1934 tại New Haven, theo học Đại học Yale, nơi ông lấy bằng đại học, trước khi theo học trường y.

Sau đó, ông theo học khóa đào tạo sau đại học về tâm thần học tại Trường Y Harvard và Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, theo Washington Post.

Post có hơn 20 năm làm việc tại CIA. Ông thành lập Trung tâm Phân tích Tính cách và Hành vi Chính trị của cơ quan này vào đầu thập niên 1970.

"Chúng tôi đã xem xét các nhà lãnh đạo nước ngoài trong bối cảnh văn hóa và chính trị của họ và đánh giá mức độ họ đang giải quyết những xung đột cá nhân trên trường quốc tế,'' ông nói với Đại học Yale.

Đơn vị này đã phân tích các nhà lãnh đạo nước ngoài như Fidel Castro của Cuba, Saddam Hussein của Iraq và Muammar al-Gaddafi của Libya. Những đánh giá của họ giúp các tổng thống và các quan chức cấp cao chuẩn bị cho các cuộc đàm phán và các tình huống khủng hoảng.

Post đã viết cuốn "Hồ sơ Trại David" về Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin, được cho là đã ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược của Tổng thống Jimmy Carter với các cuộc đàm phán tại Trại David - nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ ở Maryland - vào năm 1978. Các thỏa thuận sau đó, được ký kết bởi hai nhà lãnh đạo, trực tiếp dẫn đến Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel năm 1979.

Trong cuốn sách Giữ vững niềm tin, Post nói: "Sau Trại David, hiếm có hội nghị thượng đỉnh lớn nào mà chúng tôi không được yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và đánh giá của các nhà lãnh đạo nước ngoài."

Post đã được tặng thưởng Huân chương Tình báo năm 1979.

Sau đó, ông tiếp tục đảm nhận vị trí giám đốc chương trình tâm lý - chính trị tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott của Đại học George Washington.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Mỹ sau đó đã kêu gọi Post một lần nữa giúp hướng dẫn họ trong các quyết định xung quanh Iraq và Saddam Hussein.

Phát biểu với BBC năm 2002, Post nói Hussein đã trải qua một "quá trình được nuôi dạy đau thương". Hussein trốn khỏi nhà của cha mẹ, người không cho ông ta được giáo dục, và đến sống với người chú của mình, người "lấp đầy ông với những giấc mơ vinh quang".

Post cho biết việc nuôi dưỡng ảo tưởng hoành tráng này đã biến ông ta thành một "kẻ tự ái ác tính".

Phân tích tổng thống Mỹ

Post đã viết 14 cuốn sách về nhiều chủ đề, từ tâm trí của những kẻ khủng bố và sự gia tăng của các chính trị gia có tính tự mãn và yêu mình quá độ.

Ông đã phải đối mặt với một số chỉ trích trong sự nghiệp của mình vì không tuân theo Quy tắc Goldwater của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), cấm các bác sĩ tâm thần bình luận về sức khỏe tâm thần của các nhân vật của công chúng hoặc chẩn đoán họ mà không có sự kiểm tra và đồng ý.

Tuy nhiên, Post cho rằng đôi khi im lặng là trái đạo đức.

"Tôi nghĩ rằng có nhiệm vụ cảnh báo", Post nói với The New Yorker vào năm 2017. "Các câu hỏi nghiêm trọng đã được đặt ra về tính khí và sự phù hợp của Người-Không-Được-Nêu-Tên", ông nói về Tổng thống Trump.

Vào năm 2019, Jerrold Post đã thực hiện ý tưởng này xa hơn, đồng viết một cuốn sách với Stephanie Doucette có tựa đề: "Sức hút nguy hiểm: Tâm lý chính trị của Donald Trump và những người ủng hộ ông".

Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức Salon trước ngày phát hành cuốn sách, ông đã dự đoán những động thái của ông Trump sau cuộc bầu cử năm 2020.

"Nếu Trump giành chiến thắng, như đã làm vào năm 2016, ông ta sẽ giành chiến thắng lớn hơn nhiều và nói [sic] về sự ủng hộ bầu cử gian lận của phe Dân chủ. Nhưng nếu Trump thua sít sao, tôi nghĩ chúng ta có thể yên tâm rằng ông ấy sẽ không thừa nhận kết quả sớm.

"Trump thậm chí có thể không công nhận tính hợp pháp của cuộc bầu cử.'' Ông nói.

Sau khi cuốn sách được xuất bản, sức khỏe của Post bắt đầu giảm sút và ông bị đột quỵ vào tháng Bảy.

Ông đã dành những tuần cuối cùng ở nhà và qua đời vào ngày 22/11, một tuần sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona.

Former CIA profiler Jerrold Post on Donald Trump's "dangerous charisma"

Longtime CIA psychologist breaks down the damaged personality of our "dangerous, destructive charismatic leader"

By CHAUNCEY DEVEGA
DECEMBER 2, 2019 12:00PM (UTC)

Professor Jerrold Post (Getty Images)

It is obvious even to the untrained eye that Donald Trump is mentally, emotionally and psychologically unwell. Trump has shown himself to be detached from empirical reality, vengeful, a compulsive liar and a probable sexual predator. He lacks empathy, care or concern for others, and possesses utter contempt for the rule of law, the Constitution and other restrictions on his behavior. In total — as leading mental health professionals have repeatedly warned — Trump’s behavior appears to be sociopathic.

For those and many other reasons, Trump merits impeachment and removal from office. But this state of emergency is also an opportunity for hostile foreign countries (especially Russia, led by Vladimir Putin, a former KGB officer) — as well as America’s “friends” — to advance their own interests over those of the United States by manipulating a psychologically vulnerable president.

Dr. Jerrold Post is the founding director of the CIA’s Center for the Analysis of Personality and Political Behavior. As the CIA’s head psychological profiler, he served under five American presidents of both political parties. Following his 21 years of service with the CIA, Post became a professor of psychiatry, political psychology and international affairs at George Washington University.

Post is the author of 14 books. His latest (co-written with Stephanie Doucette) is “Dangerous Charisma: The Political Psychology of Donald Trump and His Followers.”

In our conversation, Post explored how Donald Trump’s “dangerous charisma” fuels his authoritarian movement and his control over his followers. He also discussed the way that Trump and his followers are tied together in a powerful pathological knot of collective need and desire, whether Trump will leave office peacefully and how Trump’s malignant narcissism informs his political decision-making and relationships with foreign leaders. Post also addressed one of the key questions of the Trump presidency: Why is he so obsessed with Barack Obama?

As is customary, this conversation has been edited for clarity and length.

You were the head psychological profiler for the CIA. How do you make sense of Donald Trump?

A famous Canadian psychoanalyst observed, "The leader is the creation of his followers." This is a very powerful relationship. Indeed, many people have been puzzled, given Donald Trump’s extremism, that the support and the dedication of his followers to him has been not hugely diminished. Trump’s rallies, in particular, show an almost frightening intensity of the power of Trump’s charisma and influence over his followers.

For a core of his base Donald Trump provides them with many things, including permission to hate. It is a striking phenomenon. In his behavior Trump is also demonstrating some of the principles which are codified in his book on leadership style. Of note, some of these themes are derived from an important mentor for him, the late Roy Cohn.

There is another important aspect to Trump’s influence over his supporters and that is the model of the “charismatic leader-follower relationship.” This is the “mirror-hungry personality,” which comes from a wounded self. The other dimension of the wounded self is an “ideal-hungry personality.” In practice this means that Trump’s core enthusiastic followers feel incomplete without a great inspirational leader to attach themselves to, someone to venerate. The mirror-hungry personality, which is Donald Trump, needs the ego-gratifying applause and roars of approval from crowds. There is a natural psychological fit between Trump and his followers.

Donald Trump has the intangible of “star power.” He attracts attention. How does Trump use that charisma to control his public?

It reflects Trump’s crying out to his crowd at his rallies and granting them permission when he says things like, "Hey, you want to smash this guy in the face, don't you? And I'll pay all legal costs." The Charlottesville hate riot was another interesting example of how Trump has positioned himself vis-à-vis the far right. Trump finds a resonance with them. He stimulates the crowd with chants such as "Lock her up!" and “Build the wall!”  These all become powerful incentives for his followers to move to the extremes. It's almost as if Donald Trump is inciting these feelings. Donald Trump is connecting to feelings in his crowd — feelings that he is stimulating.

As I perceive this, Donald Trump’s supporters are in love with him. It is a deeply libidinal relationship that is common to fascist and other types of authoritarian movements. Is that analysis correct?

I totally agree with you. The danger is that such feelings, which are usually beneath the surface, are now being stimulated by Donald Trump. That is one of the reasons that there is such an inability to have civil dialogue between the right and the left in this country right now.

To criticize Donald Trump means that his followers must then criticize themselves. It is a very dangerous and disturbing dynamic.

One of the problems in changing the opinions of Trump’s followers is that there is a deep psychological cost involved for someone who has seen, in Trump, the answer to their problems. Therefore, for them to turn against Trump is very difficult.

As someone who has profiled political leaders, how would you assess Donald Trump?

If one were to subtract from the ranks of political leaders all those with significant narcissistic personality features, the ranks would be perilously impoverished. I see Donald Trump as representing the quintessential narcissist. Using that phrase, though, is not to make a diagnosis, but to say he has a preponderance of these traits. Someone such as Donald Trump with that trait has no capacity to empathize with others, no constraints of conscience. Donald Trump also demonstrates a paranoid orientation. Whenever anything goes wrong, there is someone to blame.

There is also unconstrained aggression. This is very important. Never apologize, never admit you're wrong. That is part of Donald Trump’s political style. But negotiating foreign policy is different from negotiating how to buy a skyscraper. Donald Trump also shows through his behavior a deep underlying insecurity. His grandiosity aside, Donald Trump is extremely fragile, and that trait is associated with extreme sensitivity.

In terms of a narcissistic injury, Donald Trump projects strength because he is in fact so weak inside. Trump’s supporters also feel weak and therefore they want to project strength as well — and that is why they are so devoted to Trump.

That is part of the ideal-hungry personality of his followers. But we should also note that there are two types of charisma in terms of leaders. One is the destructive charismatic leader who gains followers by polarization and by identifying an enemy. The other type is a more idealizing charisma, which both Martin Luther King Jr. and Gandhi represented. They are pulling together big crowds of followers but are doing so for positive goals. Charisma is a very powerful force when it's for the good.

By comparison, the dangerous, destructive charismatic leader polarizes and identifies an outside enemy and pulls his followers together by manipulating their common feelings of victimization.

If you were preparing a presidential briefing for a foreign leader who had Donald Trump’s personality profile, what would you focus on?

Yes, I have briefed presidents. A briefing would involve emphasizing areas to be avoided as well as finding places in common. Look at the success of Putin for example — and we don't truly know what, if anything, Putin has on Trump. Donald Trump seems to have been drawn to Putin in many ways. One truly does wish that they could understand what happened in these private conversations between Putin and Trump.

The other part of the preparation involves avoiding the areas which will be taken as potential slights and promoting the areas of commonality which are to be focused on.

And you cannot discuss how Donald Trump would approach diplomacy and foreign relations without also examining the personality of the person he's contending with. In this regard I find Trump’s interactions with Kim Jong-un of North Korea to be worrisome. One worries about the two of them stumbling into a spiraling conflict. Such a scenario would not be difficult to imagine.

Why is Donald Trump so obsessed with Barack Obama?

Donald Trump has a long-standing competitive streak within him. On one level, I think there are people who Trump greatly admires and indeed envies. He knows that to be true. He recognizes those feelings, then feels a need to destroy those people. Trump’s obsession with “birtherism” and Obama's parentage also suggests a bigger question about Trump’s insecurities. In recognizing the charismatic attractiveness of Barack Obama, and then needing to downgrade him, that shows how Donald Trump is very insecure and hides it with a grandiose facade.

How does a leader like Donald Trump approach a major crisis?

A general rule I apply is that as a man becomes older, he becomes more like himself. That is true with crises. In a crisis a person will magnify his psychological traits. A somewhat suspicious person can become paranoid, for example. In a major crisis, be it military, international or domestic, it will not bring out the best in a person like Donald Trump. A narcissistic leader will instead focus on protecting his historic legacy and ego. Because Trump is so volatile, he can easily miscalculate and have something horrible happen.

There is a major danger of miscalculation by Donald Trump because of his need to focus on, "What does this do for me?" Some crises are personal opportunities for Donald Trump.

If Donald Trump is impeached but not convicted, or loses the election in 2020, how will he respond?

In the last chapter of my new book I quote one of my favorite poems, which is, "Do not go gentle into that good night, but rage, rage at the dying of the light." I do not believe that Donald Trump will go gentle into that good night. In a close election, there is a very real hazard in terms of both potential outcomes. Should Trump win, as he did in 2016, he will make it a much bigger win and talking about the fraudulent election support on the Democratic side. But should Trump lose narrowly, I think we can be assured that he will not concede early. Trump may not even recognize the legitimacy of the election.

As for impeachment, should the Senate not vote to convict, Trump will take that as the indication that it was all somehow a “witch hunt” by the Democrats against him. Whatever happens, Trump will not go gentle into that good night.

Chauncey DeVega

Chauncey DeVega is a politics staff writer for Salon. His essays can also be found at Chaunceydevega.com. He also hosts a weekly podcast, The Chauncey DeVega Show. Chauncey can be followed on Twitter and Facebook.

Đầu trang

6 tháng 12 2020, 11:17 +07 - bbc.com

Trump ép thống đốc Georgia lật ngược kết quả bầu cử

REUTERS

Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc ép Thống đốc bang Georgia của đảng Cộng hòa giúp lật đổ chiến thắng bầu cử của Joe Biden tại tiểu bang này.

Trong một loạt tweet, ông Trump kêu gọi thống đốc Brian Kemp triệu tập một phiên họp đặc biệt của cơ quan lập pháp tiểu bang.

Sự kiện này xảy ra vài giờ trước khi ông Trump tham dự một cuộc vận động tranh cử ở Georgia, để vận động cho cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới.

Tổng thống vẫn từ chối nhượng bộ và cáo buộc, không có bằng chứng, rằng chiến thắng của ông Biden là do gian lận.

Ông đã đưa ra các thách thức pháp lý ở một số tiểu bang nhưng cho đến nay hầu hết chúng đều thất bại.

Georgia là tiểu bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử và chiến thắng sít sao của Joe Biden - lần đầu tiên tiểu bang bầu cho đảng viên Dân chủ kể từ năm 1992 - đã giúp đánh dấu chiến thắng của ông.

Bây giờ Georgia là tâm điểm của một cuộc chiến chính trị căng thẳng để giành quyền kiểm soát Thượng viện. Nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử vào tháng Giêng ở tiểu bang, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát thượng viện.

Theo Washington Post, ông Trump đã gọi cho ông Kemp sáng thứ Bảy và yêu cầu ông đòi có cuộc kiểm tra chữ ký phiếu bầu của người vắng mặt. Ông Kemp - người không có quyền ra lệnh kiểm tra như vậy - từ chối, một nguồn tin nói với tờ báo.

Ông Trump đã cáo buộc trong suốt cuộc bầu cử rằng sự gia tăng phiếu bầu qua bưu điện đã dẫn đến gian lận trên diện rộng, nhưng không có bằng chứng về điều này.

Sau đó, trên Twitter, tổng thống đã gây áp lực lên thống đốc, nói: "Tôi sẽ dễ dàng và nhanh chóng giành chiến thắng Georgia nếu Thống đốc @BrianKempGA hoặc Bộ trưởng Ngoại giao đơn giản cho phép xác minh chữ ký... Tại sao hai 'đảng viên Cộng hòa' này lại nói không ? "

Ông Kemp đã tweet lại rằng ông đã "công khai kêu gọi kiểm tra chữ ký ba lần" và Trump trả lời: "Người của ông đang từ chối làm những gì bạn yêu cầu. Họ đang che giấu điều gì?"

Ông nói thêm: "Ít nhất ngay lập tức yêu cầu một Phiên họp Đặc biệt của Cơ quan Lập pháp. Điều đó ông có thể dễ dàng, và ngay lập tức, làm."

Sau đó, ông Trump lại nhắm vào ông Kemp khi phát biểu trước những người ủng hộ ở Valdosta, Georgia - cuộc vận động đầu tiên của chiến dịch tranh cử sau bầu cử 3/11 - nói rằng thống đốc phải "cứng rắn hơn rất nhiều".

Donald J. Trump
@realDonaldTrump
But you never got the signature verification! Your people are refusing to do what you ask. What are they hiding? At least immediately ask for a Special Session of the Legislature. That you can easily, and immediately, do. #Transparency

Brian Kemp
@BrianKempGA
As I told the President this morning, I’ve publicly called for a signature audit three times (11/20, 11/24, 12/3) to restore confidence in our election process and to ensure that only legal votes are counted in Georgia. #gapol https://twitter.com/realdonaldtrump/status/1335268230206722048

10:35 CH · 5 thg 12, 2020

Tổng thống Trump nói với đám đông đang cổ vũ rằng ông vẫn có thể đắc cử. Lặp lại những tuyên bố không có cơ sở của mình, ông nói: "Họ đã gian lận và gian lận cuộc bầu cử tổng thống của chúng ta nhưng chúng ta vẫn sẽ giành chiến thắng."

Đám đông - nhiều người vẫy áp phích "Make America Great Again" - hô vang "Hãy ngăn chặn hành vi trộm cắp" và "Bốn năm nữa".

Bộ trưởng Nội vụ Georgia Brad Raffensperger, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nói hôm thứ Tư rằng không tìm thấy bằng chứng về sự gian lận trên diện rộng để hỗ trợ tuyên bố của ông Trump.

Một quan chức bầu cử ở tiểu bang, Gabriel Sterling, cũng là một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã thúc giục tổng thống bỏ đi các cáo buộc gian lận của mình, nói rằng những lời đó đang kích động các mối đe dọa bạo lực.

Ông Biden đã thắng cuộc bầu cử với 306 phiếu đại cử tri - so với số 232 của ông Trump. Các cử tri đoàn sẽ nhóm họp vào ngày 14/12 để chính thức hóa kết quả.

Tại sao đảng Cộng hòa vận động ở tiểu bang Georgia?

Hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler và David Perdue lắng nghe khi Tổng thống Trump phát biểu trước đám đông

Georgia có hai cuộc đua vào Thượng viện riêng biệt vào ngày 5/1 và cả hai ghế đều có một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đương nhiệm đấu với một người mới của đảng Dân chủ.

Thượng nghị sĩ David Perdue, 70 tuổi, sẽ cạnh tranh với Jon Ossoff, 33 tuổi, một nhà làm phim tài liệu.

Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler, 50 tuổi, đang đối đầu với Mục sư Raphael Warnock, 51 tuổi, một mục sư cấp cao tại một Nhà thờ Baptist Atlanta.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Warnock đang vượt lên trước bà Loeffler và cuộc đua Perdue-Ossoff trong tình trạng nghiêng ngửa.

Đảng Cộng hòa của ông Trump hiện chiếm đa số mỏng trong thượng viện và chiến thắng trong các cuộc tranh cử sẽ cho phép đảng này chống lại chính quyền Dân chủ của Tổng thống đắc cử Biden.

Tuy nhiên, nếu đảng Dân chủ giành được hai ghế còn lại, họ sẽ kiểm soát một nửa số ghế tại Thượng viện - và phó tổng thống sẽ có thể đóng vai trò là người quyết định.

Đảng Dân chủ đã kiểm soát Hạ viện.

Đầu trang

Dec 5, 2020 - nguoi-viet.com

Chính quyền Trump chặn không cho toán chuyển tiếp Biden gặp quân báo

WASHINGTON, DC (NV) – Chính phủ của Tổng Thống Donald Trump hiện đang có hành động cản trở, không để cho thành viên toán chuyển tiếp của Tổng Thống đắc cử Joe Biden gặp giới chức thuộc các cơ quan quân báo do Ngũ Giác Đài kiểm soát, gây khó khăn cho sự chuyển giao quyền hành đáng lẽ phải diễn ra suông sẻ, theo các giới chức liên hệ.

Bản tin của tờ Washington Post hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Mười Hai, cho hay các giới chức phía ông Biden nói họ chưa thể tiếp xúc với cấp chỉ huy cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA), Quân Báo (DIA) và các cơ quan tình báo khác của quân đội, vốn có ngân sách được giữ kín và hoạt động ở khắp nơi trên thế giới.

Ngũ Giác Đài nhìn từ trên không. (Hình: Daniel Slim/AFP via Getty Images)

Nguồn tin này nói rằng Bộ Quốc Phòng bác bỏ hoặc lơ không trả lời các yêu cầu có các cuộc họp từ phía ông Biden trong tuần này, dù rằng đã có các cuộc họp với Văn Phòng Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia và CIA, hai cơ quan độc lập với Bộ Quốc Phòng.

Tuy nhiên, các giới chức Ngũ Giác Đài nói họ đang tiến hành các thủ tục cần thiết để các giới chức bên ngoài có thể tiếp xúc chính thức với người bên trong.

Một nữ phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, bà Sue Gough, hôm Thứ Sáu nói rằng toán chuyển tiếp của ông Biden “không hề bị từ chối tiếp xúc” và các cuộc họp có thể sẽ diễn ra trong tuần tới.

Ngũ Giác Đài đang gặp nhiều xáo trộn kể từ sau cuộc bầu cử. Tổng Thống Donald Trump giải nhiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper hồi tháng qua, thay bằng ông Christopher Miller.

Ông Miller tiến hành cuộc thanh trừng rộng lớn nhắm vào những người bị coi là không trung thành với Tổng Thống Trump, thay bằng những người được coi là thân tín vào giữ các chức vụ quan trọng, như Kash Patel vào chức chánh văn phòng và Ezra Cohen-Watnick vào chức quyền thứ trưởng đặc trách tình báo.

Cuộc đối đầu hiện nay đã đưa đến những tình huống trong đó các cựu giới chức đã bị chính những cơ quan họ từng chỉ huy tìm cách ngăn cản. Trong số những người này có cựu Trung Tướng Thủy Quân Lục Chiến Vincent Stewart, từng là giám đốc Quân Báo (DIA), và nay là một thành viên cao cấp trong ủy ban chuyển tiếp đặc trách tình báo của Tổng Thống đắc cử Joe Biden. (V.Giang)

Xem thêm:

Đầu trang

Nov 30, 2020 - Mạnh Kim - nguoi-viet.com

Cuồng tin giả !

Tình trạng bùng nổ tin giả mỗi lúc mỗi nghiêm trọng. Từng nở rộ suốt bốn năm qua nhưng tin giả ngày càng lan rộng với đủ biến thái méo mó bệnh hoạn từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Nhiều người trên mạng xã hội gọi chiến thắng của ứng cử viên Joe Biden là “fake news.” (Hình minh họa: Chandan Khanna/AFP via Getty Images)

“Barack Obama bị bắt,” “George Soros bị thộp,” “Joe Biden sa lưới pháp luật,”… Những tin tức như thế tràn lan như nước lũ vỡ bờ. Mức độ phát tán tin giả dữ dội hơn khi tin giả được háo hức chia sẻ từ những facebooker có lượng người theo dõi đông. Mặt trái của mạng xã hội mỗi lúc mỗi thấy rõ khi Twitter lẫn Facebook bất lực để tin giả thao túng và tàn phá niềm tin vào sự thật.

Dưới đây là vài tin giả phổ biến những ngày qua…

Facebook không gỡ “chức danh” “Tổng Thống Đắc Cử” của Joe Biden

Những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump đã háo hức và khoái trá chia sẻ nguồn tin rằng Facebook gỡ cụm từ “Tổng Thống Đắc Cử” khỏi trang Facebook của ông Joe Biden; và thay bằng “thượng nghị sĩ, phó tổng thống, ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ 2020, chồng của Jill.” “Bản tin” này đến từ đâu? Nó bắt nguồn từ một tweet của Chuck Callesto, người tranh cử thất bại ghế Hạ Viện ở Florida. “Tin nóng hổi: Facebook đã gỡ danh xưng Tổng Thống Đắc Cử khỏi trang Facebook của Joe Biden và chỉ xem Biden là chính trị gia,” Chuck Callesto tweet.

Tuy nhiên, bộ phận kiểm tin của tờ USA Today cùng một số hãng tin lớn như Reuters, AP, AFP đã kiểm tra và khẳng định việc này chưa từng xảy ra. Thư viện kỹ thuật số Internet Archives Wayback Machine cho thấy, ngày 7 Tháng Năm, 2020, không lâu sau khi Joe Biden tuyên bố tranh cử, trang Facebook của ông ghi ông là “chính trị gia.” Và danh xưng này vẫn giữ như vậy cho đến ngày 7 Tháng Mười Một, 2020, khi các hãng tin dự phóng Biden là Tổng Thống Đắc Cử. Đến ngày 27 Tháng Mười Một, 2020, trang Facebook của Joe Biden vẫn ghi ông là “chính trị gia” (thời điểm hiện tại không ghi bất kỳ danh xưng gì). Phát ngôn viên Facebook trả lời USA Today rằng việc ghi danh xưng thuộc về người quản trị trang chứ không phải Facebook.

Cùng thời điểm “Facebook gỡ danh xưng Tổng Thống Đắc Cử của Joe Biden,” còn xuất hiện một trang của “Nhóm Pháp Lý,” loan rằng (ngày 15 Tháng Mười Một, 2020): “Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra thông báo chính thức rằng không có tổng thống đắc cử nào tính đến thời điểm này. Điều này có nghĩa rằng, Joe Biden đã sai khi xưng là Tổng Thống Đắc Cử…”. Chẳng có “Quốc Hội Mỹ” nào tuyên bố như thế. Không chỉ Joe Biden. Ngay cả ông Trump cũng bị “chơi.” Có tin rằng Facebook đã gỡ danh xưng “Tổng Thống” của ông Trump và thay bằng “ứng cử viên chính trị” (“Political Candidate”). Dĩ nhiên tin này cũng thuộc loại “tin vịt cồ.”

Trát bắt Joe Biden

Giữa Tháng Mười Một, 2020, nhiều tài khoản Facebook và Instagram đã post ảnh chụp màn hình một “chứng cứ pháp lý” được tin là trát bắt Tổng Thống Tân Cử Joe Biden. “Trát truy nã” cho thấy, một “tòa án” Mỹ đã quyết định vào ngày 25 Tháng Tám, 2014, truy bắt Joe Biden và giam ở nhà tù Guantanamo để thẩm vấn việc ông liên quan đến cái chết của John F. Kennedy Jr., cùng hàng loạt tội danh khác như “phản quốc, gian lận, buôn người, ấu dâm và các tội ác chống nhân loại.” “Tài liệu” này xuất hiện đầu tiên trên YouTube ngày 13 Tháng Mười Một trong một video mà người trong clip, Cindy K. Currier, nói rằng mình có trong tay trát của tòa “Court of Ages.” USA Today và Reuters đã phải bỏ công đi “tìm” cái tòa “Court of Ages” và kết luận rằng nước Mỹ lẫn thế giới chẳng có cái tòa nào như thế.

Cùng với tin trên, còn có tin ông Joe Biden bị truy nã ở Ukraine. Video này xuất hiện trên Facebook ngày 18 Tháng Mười Một, 2020. Clip trên đã xuất hiện trên kênh YouTube của hãng truyền thông cực hữu OAN (One America News Network) vào ngày 21 Tháng Năm, 2020, với tựa “Joe Biden nằm trong danh sách nghi phạm hình sự tại tòa án Ukraine.”

Barack Obama bị bắt; George Soros bị “tóm”…

Tin tỉ phú George Soros bị bắt thoạt đầu được đăng ngày 23 Tháng Mười Một, 2020, trên website Conservative Beaver, nơi tự xưng với slogan nghe rất kêu, rằng “đăng tải những câu chuyện vì lợi ích của những người Canada kiêu hãnh.”

“Bài báo” viết rằng tỉ phú George Soros đã bị bắt ở Philadelphia với tội dính dáng gian lận bầu cử Mỹ. Cùng thời gian, nhiều “hành vi mờ ám” của George Soros cũng bị “lôi ra ánh sáng sự thật,” chẳng hạn chuyện ông có quan hệ với Moderna (hãng dược bào chế vaccine coronavirus) hoặc chuyện ông “tài trợ và hỗ trợ phương tiện giao thông” cho các cuộc biểu tình Black Lives Matter. Bản tin Soros bị bắt đã được nhiều facebooker Việt Nam chia sẻ. Thật ra “bằng chứng” kết tội Soros là cáo trạng dành cho sáu tin tặc Nga mà Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ công bố ngày 19 Tháng Mười, 2020. Tên của sáu bị cáo đã được photoshop và thay bằng “Schwartz Gyorgy aka George Soros.”

Cũng chính trang Conservative Beaver đã đăng tin cựu Tổng Thống Barack Obama bị bắt ngày 28 Tháng Mười Một, 2020, bởi tội làm gián điệp! Đính kèm một thông cáo báo chí của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, “bài báo” viết: “Barack Obama, cựu tổng thống Mỹ, đã bị bắt ngày 28 Tháng Mười Một, 2020, với cáo buộc âm mưu với một đối tác làm ăn vốn là cựu viên chức CIA nhằm chia sẻ thông tin mật ở cấp Tối Mật cho giới chức tình báo Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.” Vụ bắt Obama được tuyên bố bởi giới chức Mỹ, trong đó có trợ lý Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ John C. Demers! Hóa ra cái thông cáo báo chí trên là thông cáo báo chí về vụ cựu viên chức CIA Alexander Yuk Ching Ma, bị bắt ngày 14 Tháng Tám, 2020.

Thống Đốc New York Andrew Cuomo tự tăng lương giữa mùa đại dịch

Ngay ở thời điểm căng thẳng, thất nghiệp tràn lan, dân đói đầy đường, Thống Đốc New York Andrew Cuomo lại tự tăng lương cho mình. Thử hỏi thiên hạ nào không “bức xúc.” Cái status này, post ngày 20 Tháng Mười Một, 2020 trên trang của một tài khoản có tên Elizabeth Johnston, đã nhận được hơn 7,100 phản ứng, 770 comment và khoảng 1,800 lượt chia sẻ. Thông tin này, trước đó, ngày 18 Tháng Mười Một, 2020, được đăng trên tweet của nhà truyền thông cực hữu Charlie Kirk (sau khi USA Today liên lạc, Charlie Kirk đã gỡ mẩu tweet trên). Trong thực tế, việc tăng lương Andrew Cuomo nằm trong kế hoạch tăng lương thường niên (annual pay increase) mà Quốc Hội tiểu bang đã chuẩn y từ năm 2019, chứ không phải cá nhân ông thống đốc tự tăng. Hơn nữa, Cuomo đã tuyên bố không nhận mức tăng $25,000 và vẫn giữ nguyên lương cũ là $225,000.’

Những người ủng hộ Tổng Thống Trump đòi bỏ phiếu lại. (Hình: Olivier Douliery/AFP via Getty Images)

Donald Trump khóc vì thất cử

Một nhà báo nổi tiếng ở Việt Nam viết trên Facebook cá nhân rằng mình đã rơi nước mắt khi thấy ảnh ông Trump khóc vì thất cử. Ông nhà báo này viết (ngày 15 Tháng Mười Một): “Sáng nay gã hai lần bật khóc. Lần một, khi coi clip cả triệu dân Mỹ hừng hực xuống đường ủng hộ Trump… Lần hai, nhìn hình ảnh người đàn ông ấy mắt hoen đỏ khi chứng kiến người dân xuống đường từ muôn nơi ủng hộ mình… Nước Mỹ sẽ chỉ vĩ đại khi hiểu ra không phải tự dưng hơn 72 triệu đồng bào mình đứng đằng sau con người đang lau nước mắt ấy.”

Theo ban kiểm tin AFP, bức ảnh “Trump khóc” được đăng trên một tài khoản Twitter ngày 14 Tháng Mười Một, với chú thích tiếng Hoa, có nghĩa: “Hẳn phải rất khó khăn đối với ông ấy khi ông ấy khóc nơi thanh thiên bạch nhật. Tôi hy vọng tất cả chúng ta không để ông ấy thất vọng. Chúa ở cùng chúng ta. Amen!” Trong số ý kiến bình luận dưới tweet trên, có người viết: “Trump là người cứng rắn. Ông ấy không khóc vì bị cáo buộc sai trái. Những giọt nước mắt của ông ấy thể hiện con tim của ông ấy đối với người dân. Ông ấy cuối cùng cũng đã được hiểu và nhận được sự ủng hộ từ người dân của mình.”

Một lần nữa, “giọt nước mắt” của ông Trump là “giọt photoshop.” Bức ảnh gốc được phóng viên ảnh AFP Nicholas Kamm chụp ngày 15 Tháng Bảy, 2020, với chú thích: “Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu với giới báo chí tại Phòng Bầu Dục ở Tòa Bạch Ốc sau khi nhận được báo cáo từ các viên chức thuộc cơ quan pháp luật về hoạt động chống lại nhóm MS-13 ở Washington DC, ngày 15 Tháng Bảy, 2020 (MS-13, còn gọi là Mara Salvatrucha, là băng đảng tội phạm quốc tế).

Cuộc biểu tình ủng hộ Trump treo cờ phát xít

Xuất hiện trên Twitter với chú thích được chụp ngày 14 Tháng Mười Một, 2020, trong cuộc biểu tình ủng hộ ông Trump, bức ảnh cho thấy một người đàn ông đứng cạnh chiếc xe có treo lá cờ phát xít Đức. Thật ra bức ảnh, như ban kiểm tin AFP kiểm chứng, được chụp từ nhiều tháng trước tại một chợ trời ở Pennsylvania.

Lần đầu tiên nó xuất hiện trên mạng là từ một tweet của tài khoản Sam Vinograd ngày 5 Tháng Chín, 2020, với chú thích: “Những bức ảnh này làm tôi phát bệnh. Tại một chợ trời do Braddock Inn tổ chức ở Farmington, PA, một người bán hàng đang bán những con tem Nazi và có cả một biểu tượng swastika to trưng bày.” Sam Vinograd là nhà phân tích an ninh quốc gia của CNN.

***

Có rất nhiều trang kiểm tin của những cơ quan truyền thông lớn, chẳng hạn usatoday.com/news/factcheck/; apnews.com/hub/ap-fact-check; factcheck.afp.com/; washingtonpost.com/news/fact-checker/; nytimes.com/spotlight/fact-checks…, giúp cung cấp đâu là sự thật, đâu là tin nhảm. Vấn đề ở chỗ cơn sốt tin giả bây giờ xuất phát chủ yếu từ hiện tượng rằng người ta ngày càng không tin vào sự thật khi mà sự thật đã bị dán nhãn “fake news” bởi chính những người dùng lối chụp mũ fake news để lảng tránh sự thật hoặc bôi nhọ sự thật. Tin giả đang tạo ra hiện trạng “cuồng tin giả” một cách điên loạn. Người ta chia sẻ tin giả một cách vô tội vạ. Người ta thích thú với những tin mang lại cho họ… “niềm tin.” Người ta thưởng thức tin giả như những người “liêm chính” bày tỏ thái độ với cái gọi là “fake news” (khi ám chỉ tin tức từ hệ thống truyền thông dòng chính).

Tin giả, trong thực tế, với nhiều trường hợp, đã trở thành một “liệu pháp tâm lý” tự trấn an.

Trong số những người miệt mài và háo hức chia sẻ tin giả, có không ít nhà báo và những người làm truyền thông nói chung. Họ vừa chia sẻ tin giả, vừa “khinh bỉ” những người chống lại tin giả. Sau mỗi lần bị hố khi loan tin giả, họ tiếp tục chia sẻ những thông tin không kiểm chứng khác, như thể tin giả nhất thiết phải tồn tại cùng với “niềm tin” của họ, bất luận diễn biến sự việc cho thấy “niềm tin” mà họ cố áp vào tư duy mình lẫn người khác chỉ là mớ bọt xà phòng.

Vấn đề ở chỗ tin giả không biến mất như bọt xà phòng. Nó gieo rắc những mầm độc cho nhận thức và nó thậm chí đang trở thành những đám rừng dày đặc ngăn cản những tia sáng phát triển xã hội.

Đầu trang

Nov 24, 2020 - Hiếu Chân/Người Việt - nguoi-viet.com

Nước Mỹ và bóng ma ‘chủ nghĩa xã hội’

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” (socialism), “xã hội chủ nghĩa” (socialist) xuất hiện thường xuyên trong các mẩu quảng cáo truyền hình, trong các cuộc vận động tranh cử và cả trong các cuộc tranh luận công khai giữa các ứng cử viên. Đúng ra, cái nhãn “xã hội chủ nghĩa” được Tổng Thống Donald Trump và một số chính trị gia Cộng Hòa cố ý gán cho ông Joe Biden, bà Kamala Harris, ông Bernie Sanders và đảng Dân Chủ nói chung nhằm làm cho cử tri Mỹ lo sợ mà không bỏ phiếu cho họ.

Năm 2010, Tổng Thống Barack Obama cũng bị người biểu tình gán cái nhãn “xã hội chủ nghĩa” chỉ vì ông là người thuộc đảng Dân Chủ. (Hình minh họa: Astrid Riecken/Getty Images)

Cái mũ “chủ nghĩa xã hội”

“Joe Biden chỉ là con ngựa thành Troy của chủ nghĩa xã hội,” ông Trump nói trong cuộc vận động tại Wisconsin hôm 17 Tháng Tám. “Ông ta [ông Biden] đã trao quyền kiểm soát cho những người xã hội chủ nghĩa, những người Marxist và những kẻ hữu khuynh cực đoan như ứng cử viên phó tổng thống của ông ta [chỉ bà Harris],” ông Trump nói tại cuộc vận động tối 13 Tháng Mười… Trong diễn văn với các câu lạc bộ kinh tế tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc hôm 14 Tháng Mười, ông Trump nói cuộc bầu cử là “sự lựa chọn giữa ác mộng xã hội chủ nghĩa và giấc mơ Mỹ.”

Trước đó, trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 23 Tháng Chín, 2020, ông Trump gọi chủ nghĩa xã hội là “một trong những thách thức trầm trọng nhất mà thế giới phải đương đầu.”“Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản không phải là về công bằng… mà về quyền lực cho giai cấp thống trị… Nước Mỹ sẽ không bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa,” CBS News tường thuật.

Trang web tranh cử của ông Trump miêu tả sự chọn lựa của cử tri Mỹ giữa ông Trump và ông Biden là chọn lựa giữa “Người Mỹ và người Xã Hội Chủ Nghĩa” (American vs. Socialist). Phó Tổng Thống Mike Pence nói bầu cho ông Biden “sẽ đưa nước Mỹ vào con đường chủ nghĩa xã hội và suy thoái.”

Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida), chủ tịch Ủy Ban Thương Mại Nhỏ và Doanh Nhân Thượng Viện, cũng có nhận xét tương tự: “Không phải tất cả những người Dân Chủ là xã hội chủ nghĩa, nhưng tất cả những người xã hội chủ nghĩa là người Dân Chủ,” ông nói với đám đông ủng hộ viên tụ tập chờ ông Trump phát biểu tại phi trường Miami-Opa Locka hôm 1 Tháng Mười Một, chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử.

Có thật các ông bà Joe Biden, Bernie Sanders, Kamala Harris và đảng Dân Chủ Mỹ nói chung là những người xã hội chủ nghĩa? Có phải họ có ý đồ đưa nước Mỹ “tiến lên” chủ nghĩa xã hội (và chủ nghĩa Cộng Sản) thay cho chế độ dân chủ tự do hiện hành, như những cáo buộc nói trên?

Chủ nghĩa xã hội là gì?

Trước tiên nên tìm hiểu chủ nghĩa xã hội là gì, có đặc điểm gì phân biệt với chủ nghĩa tư bản đang tồn tại ở Mỹ và nhiều nước khác; sau đó mới có thể xem xét có phải đảng Dân Chủ đang đi theo chủ nghĩa xã hội hay không.

Theo sách vở, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu, là thời kỳ chuyển tiếp tới một hình thái kinh tế xã hội cao hơn là chủ nghĩa Cộng Sản. Học thuyết Cộng Sản chia xã hội thành hai giai cấp chính: tư sản và vô sản; tư sản là những người có của cải, có phương tiện sản xuất, là những ông chủ, ngược lại vô sản là những người tay trắng, không có phương tiện sản xuất và phải làm công cho các ông chủ. Cộng Sản cho rằng đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản là động lực phát triển của lịch sử và cuối cùng giai cấp vô sản sẽ lật đổ ách cai trị của giai cấp tư sản để thiết lập xã hội Cộng Sản.

Theo chủ nghĩa Cộng Sản, giai cấp có nguồn gốc từ quyền sở hữu tài sản, công bằng hay bất công của xã hội, đau khổ hay sung sướng của kiếp người đều do cái quyền tư hữu này gây ra. Xã hội Cộng Sản sẽ là xã hội không có giai cấp bởi vì quyền sở hữu tài sản bị thủ tiêu, toàn bộ của cải, phương tiện sản xuất và tiêu dùng đều là “của công,” mọi người “làm việc theo năng lực, hưởng thụ theo nhu cầu,” muốn gì có nấy (???).

Tuy nhiên, đường đến “thiên đường Cộng Sản” rất dài, nên trước đó xã hội phải qua “thời kỳ quá độ” hay giai đoạn chuyển tiếp là chủ nghĩa xã hội, ở đó quyền tư hữu bị xóa bỏ và thay bằng “sở hữu tập thể”: ruộng đất thuộc về hợp tác xã, nhà máy thuộc về nhà nước và tổ hợp tác… Trong chủ nghĩa xã hội, tài sản tư nhân không được thừa nhận mà sẽ bị nhà nước chiếm dụng, bằng biện pháp “quốc hữu hóa,” “cải cách ruộng đất,” “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” hoặc chỉ đơn giản là tịch thu tùy tiện bằng họng súng…

Quyền sở hữu tài sản chuyển vào tay nhà nước là nền tảng để các đảng Cộng Sản thiết lập chế độ độc tài toàn trị: nhờ nắm được cái bao tử của người dân, chính quyền Cộng Sản thực hiện kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh doanh tới ngôn luận,“đem bục công an đặt giữa trái tim người/ bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước” như nhà thơ Trần Dần đã viết thời Nhân Văn Giai Phẩm 1956-58.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước là “ông chủ” duy nhất, mọi quyết định sản xuất và phân phối hàng hóa dịch vụ, ấn định giá cả… đều do các viên chức hành chính của chế độ đưa ra một cách tùy tiện mà không chịu sự chi phối của quy luật cung cầu hoặc vận hành của thị trường. Về mặt chính trị, mất quyền tư hữu thì người dân không còn là công dân, một “nhân vị” độc đáo, mà chỉ là một đơn vị sức lao động trong guồng máy “kinh tế kế hoạch hóa tập trung,” các quyền tự do căn bản của một con người như bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại diện mình để quản lý xã hội, quyền tự do biểu đạt, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng… đều bị tước bỏ hoặc hạn chế.

Tài sản xã hội tập trung vào tay nhà nước là nguồn gốc của tham nhũng, chế độ toàn trị đặt toàn dân dưới ách cai trị của công an, rình rập, theo dõi, đấu tố, bắt bớ, tra tấn là chuyện thường ngày và không loại trừ ai trong xã hội toàn trị mang tên chủ nghĩa xã hội. Hoàn toàn có thể kiểm chứng hiện tượng này ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay, hoặc ở các nước xã hội chủ nghĩa tương tự như Bắc Hàn, Cuba, Trung Quốc…

Xóa bỏ quyền sở hữu tài sản, kiểm soát mọi mặt đời sống xã hội dưới guồng máy công an trị chính là điểm cốt lõi phân biệt chủ nghĩa xã hội với các hình thái tổ chức xã hội khác từ xưa tới nay. Chủ nghĩa xã hội đã từng phát triển ở Liên Xô, các nước Đông Âu trước năm 1990, và hiện còn tồn tại với một số biến tướng ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba, Cambodia và Lào. Một số quốc gia Nam Mỹ như Venezuela tuy không do đảng Cộng Sản lãnh đạo nhưng cựu Tổng Thống Hugo Chavez và người kế nhiệm ông là Tổng Thống Nicolas Maduro đi theo sự dẫn dắt của Cuba, đã quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế và truất quyền tư hữu của dân chúng nên thực chất Venezuela là một nước xã hội chủ nghĩa.

Vì sao đảng Dân Chủ Mỹ bị gọi là xã hội chủ nghĩa?

Chưa có bằng chứng khả tín nào khẳng định đảng Dân Chủ Mỹ và các chính trị gia hàng đầu của đảng này có chủ trương thủ tiêu quyền tư hữu tài sản của người dân Mỹ hoặc thiết lập chế độ độc tài toàn trị tước bỏ quyền tự do dân chủ của công dân để đi theo chủ nghĩa xã hội như những cáo buộc nêu trên. Trong các cuộc vận động tranh cử, những phát biểu tại diễn đàn Quốc Hội và nhiều nơi khác, không một chính trị gia Dân Chủ nào dám đụng vào quyền tư hữu thiêng liêng của người dân Mỹ, nói gì tới ý định tước đoạt hoặc hủy bỏ nó. Có thể khẳng định, bây giờ và mãi về sau, sẽ không bao giờ có một chính đảng của Mỹ đặt vấn đề thủ tiêu quyền tư hữu và thiết lập chế độ toàn trị theo mô hình Cộng Sản.

Vậy có dấu hiệu nào cho biết đảng Dân Chủ có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa? Những nhà quan sát chính trị thường chú ý vào một số chương trình hành động gây tranh cãi của đảng này như là dấu hiệu đảng Dân Chủ đang đi gần với chủ nghĩa xã hội. Đảng Dân Chủ chủ trương thực hiện bảo hiểm y tế cho toàn dân do nhà nước chi trả (Medicare for All), tăng thuế lợi tức lên những thành phần có thu nhập cao, miễn học phí cho sinh viên các trường đại học công lập, tăng mức lương căn bản, bảo vệ môi sinh bằng cách tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (New Green Deal)…

Các chương trình này không hoàn toàn mới mà nằm trong đường lối căn bản của đảng Dân Chủ là kiến tạo xã hội công bằng hơn bằng phân phối lại thu nhập, đề cao vai trò điều phối của nhà nước. Nhưng chúng trái ngược với đường lối xưa nay của đảng Cộng Hòa vốn chủ trương giảm thuế, đề cao thị trường tự do. Sự khác biệt, thậm chí đối lập, giữa đường lối của Cộng Hòa và Dân Chủ đã có từ xa xưa, là chuyện tất nhiên và lành mạnh trong một thể chế đa nguyên, đa đảng; cử tri có toàn quyền tìm hiểu, ủng hộ hay phản đối các đường lối đó thông qua lá phiếu của mình.

Nền dân chủ Mỹ hùng mạnh và bền vững là nhờ một phần ở sự đa dạng của đường lối chính trị giữa Cộng Hòa và Dân Chủ, giữa bảo thủ và cấp tiến, nhưng luôn bảo đảm quyền chọn lựa công bằng và minh bạch của cử tri. Sự khác biệt đó không phải là căn cứ để cáo buộc đảng Dân Chủ là “xã hội chủ nghĩa” hay “Cộng Sản.”

Nhìn rộng ra, các chương trình mà đảng Dân Chủ muốn thực thi tại Mỹ đã và đang được thực hiện với những mức độ thành công khác nhau ở Tây Âu và nhiều nước tư bản phát triển khác như Úc, Nhật Bản, đặc biệt thành công ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch. Ở các nước này, cuộc sống của người dân được bảo đảm, giáo dục và chăm sóc y tế được miễn phí (thực ra đã được tính vào phần thuế mà người dân phải đóng) mà không ai gọi những quốc gia này là Cộng Sản hay xã hội chủ nghĩa, bởi vì ở đó quyền tư hữu được bảo đảm, tự do của công dân được tôn trọng không kém ở Mỹ hay Anh.

Vì thế, sẽ không hợp lý nếu dựa vào các chương trình nâng cao phúc lợi xã hội của đảng Dân Chủ để nói rằng đảng này chủ trương “xã hội chủ nghĩa,” “sẽ đưa nước Mỹ vào con đường chủ nghĩa xã hội và suy thoái” như nhận định của Phó Tổng Thống Mike Pence.

Trong cuộc vận động ở Florida, chính ông Biden cũng đã khẳng định: “Tôi chưa từng nói một từ nào có thể khiến các bạn tin rằng tôi là một người xã hội chủ nghĩa hoặc Cộng Sản.” Giới phân tích chính trị nói chung đều cho rằng trong đảng Dân Chủ, ông Joe Biden được coi là một chính trị gia “trung dung” và “ôn hòa,” không giống bà Elizabeth Warren và ông Bernie Sanders (ứng cử viên độc lập) chủ trương tả khuynh và càng khác với nhóm các chính trị gia trẻ tuổi và cấp tiến như Dân Biểu Alexandria Ocasio-Cortez (New York) và Rashida Tlaib (Michigan).

Người Mỹ ủng hộ bình đẳng xã hội

Trở lại cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một. Sự kiện đảng Cộng Hòa sử dụng cái mũ “chủ nghĩa xã hội” để chụp lên những ứng cử viên Dân Chủ là một chiến thuật đã có từ lâu, được ông Donald Trump làm sống lại và phát triển, rồi được truyền thông cánh hữu như Fox News quảng bá sâu rộng. Chiến thuật này có chỗ thành công, nhưng phần lớn là thất bại; nó đã không thuyết phục được đa số cử tri Mỹ tin rằng nếu đảng Dân Chủ chiến thắng thì tương lai nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa, trong đó chính phủ sẽ kiểm soát chặt hoạt động kinh doanh và hạn chế quyền tự do cá nhân.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số cử tri ủng hộ các chương trình xã hội của đảng Dân Chủ. Thăm dò của hãng nghiên cứu trực tuyến SurveyMonkey được báo The New York Times tường thuật cho thấy ba phần năm số người được hỏi ý kiến ủng hộ “Medicare for All, một kế hoạch y tế quốc gia trong đó người dân Mỹ được bảo hiểm y tế từ chính phủ;” bảy trong mười người được hỏi ủng hộ chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí cho sinh viên các đại học hai năm và bốn năm…

Tỉ lệ ủng hộ các chương trình xã hội của đảng Dân Chủ tăng lên do ngày càng có nhiều cử tri mong muốn chính phủ Mỹ phải hành động tích cực hơn trong việc thu hẹp bất bình đẳng về kinh tế trong xã hội Mỹ thay vì để mặc cho thị trường tự điều tiết. Ba phần năm số người được hỏi muốn chính phủ rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, hơn một nửa số người được hỏi yêu cầu giảm cách biệt thu nhập giữa người Mỹ da trắng và người da màu. Đặc biệt hai phần ba số người được hỏi ý kiến, trong đó có nhiều người Cộng Hòa, ủng hộ đề nghị tăng thuế lợi tức thêm 2% lên những người có thu nhập trên $50 triệu hằng năm, tính cả thu nhập từ tiền lời cổ phiếu và bất động sản.

Nhưng thủ đoạn chụp mũ “xã hội chủ nghĩa” của ông Trump và đảng Cộng Hòa có những thành công. Trong số 72 triệu cử tri bỏ phiếu cho ông Trump có không ít người vì lo sợ bóng ma chủ nghĩa xã hội và tin vào quyết tâm chống Cộng Sản của ông. Ông Trump đặc biệt thành công ở các cộng đồng người Nam Mỹ (Hispanic) ở Florida – những người đã liều chết vượt thoát các chế độ độc tài Cộng Sản ở Cuba, Nicaragua hoặc Venezuela.

Ông Trump thắng ở tiểu bang Florida, giành hơn 370,000 phiếu phổ thông so với ông Biden, trong đó có nhiều phiếu của các cộng đồng Hispanic. “Tôi bỏ phiếu cho Trump để tránh cho Mỹ khỏi giống các nước Cuba, Nicaragua và Venezuela. Chúng tôi muốn nước Mỹ tiếp tục tự do và dân chủ thật sự. Chúng tôi ngạc nhiên thấy nhiều người Mỹ không hiểu những mối đe dọa mà chủ nghĩa xã hội đặt ra. Chúng tôi đã mất tự do ở nước mình và chuyện tương tự cũng có thể xảy ra ở đây,” ông Jose Edgardo Gomez, công dân Mỹ gốc Venezuela, nói với nhà báo sau khi bỏ phiếu cho ông Trump, theo báo Miami Herald.

Cũng theo báo này, tại Miami-Dade County có phần lớn dân cư là người gốc Nam Mỹ, tỉ lệ bỏ phiếu cho ông Biden năm nay chỉ còn 7% so với 30% bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton bốn năm trước, trong khi số phiếu bầu cho ông Trump lên tới 66%. Nỗi kinh hoàng mà chủ nghĩa xã hội để lại trong tâm trí người Cuba, Venezuela, Nicaragua là lý do dẫn tới thắng lợi của ông Trump ở Miami-Dade County, tờ báo nhận định.

Bóng ma “chủ nghĩa xã hội” cũng giúp ông Trump thu hút phiếu của cử tri người Mỹ gốc Việt, nhất là trong nhóm cử tri có độ tuổi trên 55, đến Mỹ tị nạn chính trị sau khi đã chứng kiến hoặc trải qua những nỗi đau đớn thống khổ tận cùng dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam sau ngày miền Nam thất thủ 30 Tháng Tư, 1975. Nhóm người Việt trẻ sinh ra, lớn lên và được giáo dục ở Mỹ nói chung có sự lựa chọn không giống với cha anh họ và đó là nguyên nhân nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột về quan điểm chính trị ở các gia đình Việt trong mùa bầu cử năm nay.

***

Ông Trump đã thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một; nước Mỹ sắp có một chính phủ do ông Joe Biden lãnh đạo và sắp tới có thể sẽ có nhiều sự thay đổi trong chính sách thuế khóa, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, môi trường… theo hướng gần gũi hơn với đường lối của đảng Dân Chủ. Nhưng có điều chắc chắn, “Nước Mỹ sẽ không bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa” như khẳng định của ông Trump và như những dữ kiện đã phân tích ở trên.

Có điều, với 72 triệu cử tri bỏ phiếu cho ông Trump, bóng ma của “chủ nghĩa xã hội” vẫn tiếp tục ám ảnh và có thể được khơi dậy như một chiến thuật chính trị nhằm phản bác những chính sách đụng chạm đến quyền lợi của tầng lớp tinh hoa giàu có nhân danh thị trường tự do và quyền của cá nhân.

Ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ đang có cuộc xung đột quan điểm giữa nhóm chính trị gia ôn hòa như ông Joe Biden và nhóm cấp tiến của các dân biểu trẻ trong Hạ Viện, mong muốn đi theo con đường xã hội phúc lợi của các nước Bắc Âu. Nếu chính phủ mới của ông Joe Biden không vượt qua được cuộc xung đột mà đi vào hướng cực đoan, cấp tiến thì bóng ma chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục chia rẽ nước Mỹ, cản trở con đường đi tới một xã hội thịnh vượng, công bằng, hàn gắn những đổ vỡ và nghi kỵ tích tụ suốt mấy năm qua. [qd]

Xem Thêm

Đầu trang

21/11/2020 By Jason Nguyen - luatkhoa.org

Ba chữ C biến chính trị thành “chính chị chính em”

Các thiên kiến luôn dễ bị lợi dụng để dẫn dắt dư luận, tác động đến các cuộc bầu cử.

Các thiên kiến trong đầu mỗi người ảnh hưởng lớn đến cách ta tiếp nhận và xử lý thông tin. Ảnh: LegacyCultures.com

Trong bối cảnh các cuộc tranh luận về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 dường như vẫn chưa có hồi kết, nhiều người thường theo dõi tin tức trên Facebook, hay các tờ báo để cập nhật những diễn biến chính trị.

Tuy nhiên, có một điều thường cản trở họ (đôi khi bao gồm cả chính người viết bài này) trong việc tìm kiếm các dữ liệu uy tín và đa chiều: những thiên kiến, hay thành kiến ​​nhận thức của chính mình.

Vậy thiên kiến nói chung, hay thiên kiến và thiên vị chính trị nói riêng là gì?

Và vì sao chúng ta lại có xu hướng dựa vào những thiên kiến cố hữu của bản thân trong việc tìm kiếm thông tin cho riêng mình?

Để định nghĩa một cách đơn giản, thiên kiến là khuynh hướng chủ quan của một người trong việc yêu, ghét một cá nhân, món ăn, đồ vật; hay rộng hơn là một chính trị gia hay đảng phái chính trị nào đó.

Bên cạnh đó, còn có sự thiên vị từ bên ngoài, chẳng hạn như truyền thông.

Ví dụ, truyền thông có thể tận dụng và khai thác những định kiến có sẵn của đa số chúng ta bằng cách chỉ cung cấp những dạng thông tin “câu khách” ở mức độ bề nổi. 

Những chiến thuật như vậy có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên dư luận nếu được áp dụng một cách nhất quán. Để tránh những cái bẫy nhận thức này, chúng ta có thể “tự đề phòng” bằng cách nhận ra và hiểu được một số loại thiên kiến thường gặp (tham khảo từ bài viết “11 Cognitive Biases That Influence Political Outcomes”).

Ở đây, ta sẽ nói về “ba chữ C” quan trọng nhất, góp phần biến vô số các cuộc thảo luận nghiêm túc về chính trị trở thành những chuyện bát nháo “chính chị chính em”.

Confirmation bias (Thiên kiến tự khẳng định)

Một người mang thiên kiến tự khẳng định là khi họ chỉ tìm kiếm những thông tin mang tính củng cố quan điểm đã có sẵn trước đó của mình.

Là một trong những thiên kiến phổ biến và thường gặp nhất, nhận thức này có thể khiến chúng ta trở nên quá cứng nhắc trong quan điểm chính trị của bản thân, ngay cả khi được tiếp xúc với những ý kiến ​​hoặc bằng chứng trái chiều.

Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã chọn ra một số tình nguyện viên với những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính trị xã hội nhất định. Sau đó, họ được tiếp nhận những thông tin hoặc mang tính trái chiều, hoặc khẳng định quan điểm có sẵn, hay kết hợp cả hai. Kết quả là, trong số những người được tiếp nhận bằng chứng trái chiều, chỉ có 1/5 thay đổi lập trường của mình.

Hơn thế nữa, những người chọn giữ quan điểm trước đó còn có xu hướng tự tin hơn vào quyết định của họ – một minh chứng cho thấy thiên kiến tự khẳng định có ảnh hưởng to lớn như thế nào.

Coverage bias (Thiên kiến truyền thông)

Bên cạnh những thiên kiến cá nhân từ bên trong còn có những thiên kiến từ bên ngoài, trong đó có sự thiên vị của truyền thông.

Thiên kiến truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, là sự thiên vị mà ​​truyền thông sử dụng để đưa tin không công bằng về một số chính trị gia hoặc chủ đề nhất định. Hay thậm chí trong một số trường hợp, các phương tiện truyền thông còn có thể biến tấu các dữ kiện nhằm lèo lái khán giả theo câu chuyện đã có sẵn của mình.

Ví dụ, một nghiên cứu từ Đại học South Florida đã phân tích tần suất đưa tin của truyền thông về lệnh cấm đi lại năm 2017 của Tổng thống Trump. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người dẫn chương trình vào khung giờ vàng trên nhiều kênh truyền hình đã đưa tin về lệnh cấm này qua những góc nhìn hoàn toàn khác nhau.

Trục hoành tương ứng cho thang điểm trong tư tưởng độc giả của các kênh tin tức. Người tham gia khảo sát sẽ trả lời 10 câu hỏi, được tính “-1” nếu câu trả lời thuộc quan điểm cấp tiến, “+1” nếu thuộc quan điểm bảo thủ, và “0” cho các câu trả lời khác. Ảnh: VisualCapitalist. Việt hóa: LK.

Concision bias (Thiên kiến đi tắt)

Thiên kiến ​​đi tắt là một kiểu thành kiến từ bên ngoài khác, khi chính trị gia hoặc giới truyền thông tập trung một cách có chọn lọc vào những khía cạnh của một thông tin mà có thể dễ dàng đánh vào tâm lý người xem. Bên cạnh đó, các thông tin chi tiết hơn thì bị lược bỏ khỏi bối cảnh chung.

Một cách thức thường được sử dụng là cắt trích đoạn âm thanh hay video ngắn (sound bites) từ bài phát biểu của một chính trị gia. Khi bị mang ra khỏi ngữ cảnh gốc, những đoạn clip này có thể gây hiểu lầm cho người xem.

Các vấn đề đa chiều cũng có thể dễ dàng trở nên phân cực hóa nếu không được đặt trong một bối cảnh phù hợp, và đây cũng có thể là lý do cho sự chia rẽ đảng phái ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. Hiện nay, sự đồng nhất về giá trị chính trị của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đang ở mức thấp hơn bao giờ hết.

Năm 1994, chỉ 64% người theo đảng Cộng hòa có xu hướng bảo thủ hơn người theo đảng Dân chủ. Đến năm 2017, con số này đã tăng lên tới 95%. 

Xu hướng tương tự cũng diễn ra ở chiều ngược lại. Có 70% người theo đảng Dân chủ có xu hướng cấp tiến hơn người theo đảng Cộng hòa vào năm 1994, tỷ lệ này đã tăng lên 97% vào năm 2017.

Ảnh: VisualCapitalist. Việt hóa: LK.

Ta có thể thấy chỉ với ba chữ C đơn giản, nhận thức của mỗi người về chính trị nói riêng và mọi thông tin nói chung đều có thể dễ dàng bị biến tấu lệch lạc.

Đầu trang

09/12/2020 - baotiengdan.com

Cựu giám đốc an ninh mạng kiện chiến dịch của Trump vì tấn công ông, sau khi ông nói cuộc bầu cử an toàn

CNN
Tác giả: Alex Marquardt và Katelyn Polantz
Dịch giả: Dương Lệ Chi
8-12-2020

Chris Krebs (trái) và Joseph DiGenova. Photo Courtesy

(CNN) Chris Krebs, cựu quan chức an ninh mạng hàng đầu trong chính quyền Trump, đã bị tổng thống Donald Trump sa thải sau cuộc bầu cử, hiện đang kiện chiến dịch tranh cử của ông Trump và một luật sư đang làm việc với chiến dịch này nhằm đảo ngược kết quả bầu cử, cáo buộc họ tội phỉ báng.

Ông Krebs đã bị Trump sa thải sau khi ông nói cuộc bầu cử diễn ra an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, chiến dịch của Trump tiếp tục thúc đẩy những âm mưu gian lận bầu cử vô căn cứ, tìm kiếm những lệnh của tòa án, nhằm ngăn chặn chiến thắng của tổng thống tân cử Joe Biden ở những tiểu bang quan trọng. Từng nỗ lực ở tòa án của họ hoặc ở các quan chức tiểu bang, kể từ ngày bầu cử, nhằm đảo ngược kết quả bầu cử, đều thất bại.

Tuần trước, Joseph diGenova, luật sư trong chiến dịch của Trump, nói trên Newsmax TV rằng, Krebs nên bị “rút ruột, phanh thây” và “mang ra bắn lúc bình minh”.

Đơn kiện của Krebs viết: “DiGenova đã hoàn toàn nhận thức được rằng, nguyên đơn đã không hề phạm bất kỳ tội nào, dưới bất kỳ hình thức nào, huống hồ chi tội phản quốc, vậy mà ông ta nói trước công chúng rằng ông ấy ‘nên bị rút ruột và phanh thây’. DiGenova biết rằng, những lời tuyên bố mang tính kích động của ông ta sẽ gây ra một sự điên cuồng trên truyền thông và hận thù tuôn ra” và rằng “‘lời kêu gọi hành động’ của ông ta sẽ tạo ra nguy cơ rõ ràng sự tổn hại về thể chất sắp xảy ra, nhắm vào nguyên đơn và gia đình của ông ấy”.

Đơn kiện được đệ trình ở tòa án tiểu bang của quận hạt Montgomery, bang Maryland. Krebs cáo buộc diGenova và chiến dịch của Trump, khiến ông khủng hoảng tinh thần. Krebs cũng kiện Newsmax, cáo buộc hệ thống mạng lưới truyền hình cực hữu này đã hỗ trợ và tiếp tay cho sự quấy rối này. Krebs đòi bồi thường tối thiểu 75.000 Mỹ kim và một án lệnh, buộc Newsmax phải gỡ bỏ video về những lời đe dọa của diGenova.

DiGenova từ chối bình luận. Ban tranh cử của Trump cũng không trả lời ngay lập tức về những yêu cầu bình luận.

DiGenova nói trong một tuyên bố từ ban tranh cử, công bố hồi đầu tháng này: “Bất cứ ai đang lắng nghe chương trình Howie Carr Show, rõ ràng những lời phát biểu của tôi là châm biếm và đùa cợt. Dĩ nhiên, tôi mong ông Krebs không bị hãm hại. Đây chỉ là lời nói cường điệu trong một bài phát biểu chính trị”.

Newsmax đã đưa ra lời tuyên bố với CNN, nói rằng diGenova xuất hiện với tư cách một khách mời, trả lời qua điện thoại trong chương trình “The Howie Carr Show” và “đã đưa ra những lời nói không thích hợp”.

Lời tuyên bố này nói rằng, diGenova “không phải là một khách mời được trả tiền” khi xuất hiện trong chương trình của Newsmax và mạng lưới này không có quan hệ chính thức nào với ông ta.

Tuyên bố nói: “Ông diGenova xuất hiện trên Newsmax kể từ lần đó trong hai dịp, nói rằng ông ta có những lời nói ‘hài hước’ và đã xin lỗi. Ông ta tuyên bố rằng, ông ta không có ý định làm tổn hại ông Krebs. Newsmax tin rằng những tuyên bố do ông Krebs đưa ra trong vụ kiện ‘âm mưu’ và phỉ báng chống lại ông [diGenova] là mối đe dọa đối với tự do ngôn luận và hành động pháp lý của ông Krebs gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan truyền thông vốn tìm kiếm lời phát biểu cởi mở về ý tưởng và tin tức”.

Sau những lời bình luận [của ông diGenova] phát ra trong chương trình Newsmax, ông Krebs nói trong các cuộc phỏng vấn, rằng ông đã thuê một đội ngũ luật sư và rằng họ sẽ “rất bận rộn”. Vụ kiện của ông Krebs nhằm “tìm kiếm những biện pháp sửa chữa và sự đền bù … cho một âm mưu có tính toán và ác độc”, chống lại ông và các đảng viên Cộng Hòa khác “bởi vì đã nói lên sự thật … không xu nịnh khi đề cập đến ‘lòng trung thành với đảng’.”

Krebs nói, ông đã nhận được “hàng loạt lời đe dọa” qua email, tin nhắn, và trên mạng xã hội, từ những người lặp lại lời của diGenova và gọi Krebs là kẻ phản quốc, và rằng ông “đang đối mặt với nguy hiểm thật sự, có thể xảy ra”.

Mặc dù vụ kiện cho thấy nỗ lực lớn nhắm vào những âm mưu và những lời đe dọa xảy ra đối với ông Krebs, nhưng nó có thể đối mặt một số thách thức do những biện pháp bảo vệ tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ.

Đơn kiện viết: “Hoàn toàn có khả năng, một hay nhiều người mất trí sẽ nghe theo những lời đe dọa đê hèn của bị cáo diGenova như một lời thúc giục hành động”.

Krebs cho biết, gia đình ông đã phải rời khỏi nhà mình một thời gian, vì lo sợ rằng họ sẽ không an toàn. Đơn kiện cho biết, đứa con 10 tuổi của ông đã hỏi cha: “Bố, có phải bố sắp bị hành quyết?

Đầu trang

09/12/2020 - baotiengdan.com

Nước Mỹ của Joe Biden có thể tin được không?

Tác giả: Joseph S. Nye Jr.
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
4-12-2020

Các bạn bè và đồng minh đã mất lòng tin nơi nước Mỹ. Niềm tin liên quan mật thiết đến sự thật và Tổng thống Donald Trump nổi tiếng là lỏng lẻo với sự thật. Tất cả các tổng thống đều đã nói dối, nhưng chưa bao giờ quy mô đến mức làm mất giá trị cơ bản về lòng tin. Các cuộc thăm dò quốc tế cho thấy, sức mạnh mềm của nước Mỹ đã giảm mạnh trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Liệu Tổng thống tân cử Joe Biden có thể khôi phục niềm tin đó không? Trong ngắn hạn là có. Việc thay đổi phong cách và chính sách sẽ cải thiện vị thế của Mỹ ở hầu hết các quốc gia. Trump là một ngoại lệ trong số các tổng thống Mỹ. Nhiệm kỳ tổng thống là việc đầu tiên của Trump trong chính phủ, sau khi giành được sự nghiệp trong thế giới bất động sản ở New York và các chương trình truyền hình thực tế theo kiểu đánh bạc, được ăn cả, ngã về không, nơi mà những tuyên bố thái quá thu hút sự chú ý của giới truyền thông và giúp kiểm soát các chương trình nghị sự.

Ngược lại, Biden là một chính trị gia được thử thách, có kinh nghiệm lâu năm về chính sách đối ngoại với nhiều thập niên ở Thượng viện và tám năm làm phó tổng thống. Kể từ cuộc bầu cử, những tuyên bố và bổ nhiệm ban đầu của ông đã có tác dụng trấn an sâu xa cho các đồng minh.

Vấn đề của Trump với các đồng minh không phải là khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”. Như tôi đã lập luận trong sách của tôi là “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Nghĩa là: Đạo đức có quan trọng không? Tổng thống và chính sách đối ngoại từ Franklin D. Roosevelt đến Trump), các tổng thống được giao phó cho việc thúc đẩy lợi ích quốc gia. Vấn đề tinh thần quan trọng là phương cách mà một tổng thống xác định lợi ích quốc gia.

Trump đã chọn các định nghĩa theo kiểu giao dịch hẹp hòi, theo John Bolton, Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump, đôi khi Trump nhầm lẫn lợi ích quốc gia với lợi ích cá nhân, chính trị và tài chính riêng.

Ngược lại, nhiều tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman thường có cái nhìn bao quát về lợi ích quốc gia và không nhầm lẫn lợi ích đó với lợi ích của mình. Truman thấy rằng, việc giúp đỡ người khác là lợi ích quốc gia của Mỹ, và thậm chí còn từ bỏ việc ghi tên mình vào Kế hoạch Marshall để hỗ trợ tái thiết hậu chiến ở châu Âu.

Ngược lại, Trump có thái độ coi thường các liên minh và chủ nghĩa đa phương, điều mà ông thường xuyên thể hiện tại các cuộc họp của G7 hoặc NATO. Ngay cả khi ông đã có những hành động hữu ích để chống lại các lạm dụng thương mại của Trung Quốc, ông đã không thể phối hợp để gây áp lực với Trung Quốc; thay vào đó, ông đánh thuế đối với các đồng minh của Mỹ. Một điều ngạc nhiên nhỏ là nhiều người trong số họ tự hỏi liệu sự phản đối (đúng đắn) của Mỹ đối với Hoa Vi, doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Trung Quốc, có được thúc đẩy bởi các mối quan tâm thương mại hơn là an ninh hay không.

Việc Trump rút khỏi Hiệp ước Paris về Khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới đã gieo rắc ngờ vực về cam kết của Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa toàn cầu xuyên quốc gia như sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu và đại dịch. Kế hoạch của Biden để gia nhập lại cả hai và những cam đoan của ông về NATO, sẽ có tác dụng trước mắt đối với quyền lực mềm của Mỹ.

Nhưng Biden vẫn sẽ phải đối mặt với vấn đề về lòng tin sâu xa hơn. Nhiều đồng minh đang hỏi điều gì đang xảy ra với nền dân chủ Mỹ. Làm thế nào một quốc gia đã sản sinh ra một nhà lãnh đạo chính trị kỳ lạ như Trump vào năm 2016 lại có thể được tin tưởng để không sản xuất một người khác vào năm 2024 hoặc 2028? Có phải nền dân chủ của Mỹ đang suy tàn, khiến đất nước không còn đáng tin cậy?

Niềm tin suy giảm nơi chính phủ và các định chế khác thúc đẩy cho sự trỗi dậy của Trump không bắt đầu từ Trump. Sự tin tưởng xuống thấp nơi chính phủ đã là căn bệnh của Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua. Sau thành công trong Thế chiến thứ hai, 3/4 người Mỹ cho biết, là họ tin tưởng mãnh liệt nơi chính phủ. Tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 1/4 sau Chiến tranh Việt Nam và vụ bê bối Watergate vào thập niên 1960 và 1970. May mắn thay, hành vi của dân chúng trong các vấn đề như tuân thủ thuế vụ thường tốt hơn nhiều so với câu trả lời của họ cho những người thăm dò ý kiến có thể đề xuất.

Có lẽ minh chứng tốt nhất về sức mạnh tiềm ẩn và khả năng phục hồi của văn hóa dân chủ Mỹ là cuộc bầu cử năm 2020. Bất chấp đại dịch tồi tệ nhất trong thế kỷ và những dự đoán thảm khốc về điều kiện bỏ phiếu hỗn loạn, số lượng cử tri tham gia đã đạt kỷ lục, và hàng nghìn quan chức địa phương – Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ và những người độc lập – những người điều hành cuộc bầu cử coi việc thực hiện trung thực nhiệm vụ của họ là nghĩa vụ công dân.

Tại Georgia, nơi Trump suýt thua, bất chấp những lời chỉ trích vô căn cứ của Trump và các đảng viên Cộng hòa khác, Ngoại trưởng đảng Cộng hòa, người chịu trách nhiệm giám sát cuộc bầu cử, tuyên bố: “Tôi sống theo phương châm là những con số không nói dối“.

Các vụ kiện của Trump cáo buộc gian lận thiếu bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ chúng, đã bị loại từ tòa này đến tòa khác, bao gồm cả các thẩm phán Trump đã chỉ định. Các đảng viên Cộng hòa ở Michigan và Pennsylvania đã chống lại những nỗ lực của Trump để yêu cầu các nhà lập pháp tiểu bang lật ngược kết quả bầu cử. Trái với những dự đoán của cánh tả và những dự đoán của cánh hữu về gian lận, nền dân chủ Mỹ đã chứng tỏ sức mạnh và nguồn gốc sâu xa trong địa phương.

Nhưng người Mỹ, bao gồm cả Biden, sẽ vẫn phải đối mặt với những lo ngại của các đồng minh về việc liệu họ có thể tin tưởng để không bầu cho một Trump khác vào năm 2024 hay 2028. Họ lưu tâm đến sự phân hoá của các đảng chính trị, Trump phủ nhận sự thất bại của mình và cáo buộc các nhà lãnh đạo thuộc đảng Cộng hoà về hành vi của ông hoặc thậm chí công nhận công khai chiến thắng của Biden.

Trump đã sử dụng cơ sở trong những người ủng hộ nhiệt thành của mình để giành quyền kiểm soát Đảng Cộng hòa bằng cách đe dọa hỗ trợ những thách thức chính để dung hoà những người không theo đường lối của ông. Các nhà báo tường thuật rằng, khoảng một nửa số đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện coi thường Trump, nhưng họ cũng sợ ông. Nếu Trump cố gắng duy trì quyền kiểm soát đảng sau khi ông rời Nhà Trắng, Biden sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khi làm việc với Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

May mắn thay cho các đồng minh của Hoa Kỳ, trong khi các tài năng chính trị của Biden sẽ được thử thách, Hiến pháp Hoa Kỳ cung cấp cho một tổng thống nhiều quyền hạn trong đối ngoại hơn là trong chính sách đối nội, vì vậy những cải thiện ngắn hạn trong hợp tác sẽ là hiện thực. Hơn nữa, không giống như năm 2016, khi Trump đắc cử, một cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng Các Vấn đề toàn cầu ở Chicago cho thấy, 70% người Mỹ muốn có một chính sách đối ngoại hợp tác hướng ngoại – đó là một mức cao kỷ lục.

Nhưng vấn đề còn kéo dài là, liệu các đồng minh có thể tin tưởng Mỹ được không, tạo ra một Trump khác không, vẫn chưa thể trả lời được một cách chắc chắn. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát đại dịch, khôi phục nền kinh tế và tài năng chính trị của Biden trong việc điều hành sự phân hoá chính trị của đất nước.

***

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách mới nhất: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump

Giới thiệu trang nhà của dịch giả: https://kimthemdo.com

Đầu trang

Dec 9, 2020 - nguoi-viet.com

Hơn một tháng sau bầu cử, YouTube mới dẹp việc phát tán tin tức sai lạc

WASHINGTON, DC (NV) – Công ty YouTube hôm Thứ Tư, 9 Tháng Mười Hai, nói sẽ khởi sự dẹp những video phổ biến tin tức có nội dung sai lạc về cuộc bầu cử tổng thống 2020, hơn một tháng sau khi phòng phiếu đóng cửa và ông Joe Biden được dự đoán là người sẽ thắng cử.

Sau cuộc bầu cử, YouTube đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt, do đã để cho phổ biến rộng rãi các đoạn video có nội dung sai lạc, bịa đặt, nói rằng cuộc bầu cử vừa qua là gian lận. Công ty YouTube nói họ quyết định dẹp các nơi phát tán này vì nay đã đến hạn định chuyển giao kết quả bầu cử từ các tiểu bang và cũng vì một số tiểu bang đã chứng nhận kết quả của họ.

Các trang mạng xã hội đối thủ của YouTube, như Twitter và Facebook, đều đã có hành động quyết liệt nhằm theo dõi các phát biểu sai lạc, để đính kèm các kết quả chính xác và cũng giới hạn việc phổ biến những gì là bịa đặt.

Trong một bản post, YouTube giải thích rằng do hôm Thứ Ba, 8 Tháng Mười Hai, là ngày “Về Bến An Toàn” (safe harbor day) của cuộc bầu cử và có đủ các tiểu bang chứng nhận kết quả bầu cử của họ để quyết định được ai sẽ là tổng thống đắc cử. Do vậy YouTube sẽ khởi sự gỡ bỏ các video có nội dung đánh lừa dư luận qua việc cáo giác rằng có gian lận rộng lớn hay có lỗi lầm có thể thay đổi kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

Theo luật liên bang Mỹ, các kết quả chọn đại cử tri đoàn phải được các tiểu bang hoàn tất sáu ngày trước ngày bỏ phiếu chính thức của Đại Cử Tri Đoàn, năm nay là ngày 14 Tháng Mười Hai, để không bị thách thức tại tòa án hay Quốc Hội.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, chỉ có tiểu bang Wisconsin là “trễ hẹn” với ngày “Về Bến An Toàn” này, dù rằng các quan sát viên chính trị tin là cũng sẽ chẳng thay đổi kết quả chung cuộc.

Hành động của YouTube vẫn gặp các phản ứng bất bình vì sẽ chỉ gỡ các video loan tin thất thiệt từ ngày Thứ Tư trở đi, mà có thể vẫn để nguyên các video có cùng luận điệu được đưa lên trước đó. (V.Giang) [qd]

Đầu trang