Trần Mộng Tú dịch
BELLEVUE, Washington (NV) – Bài thơ “The Hill We Climb” được chính tác giả Amanda Gorman (22 tuổi) đọc trong lễ nhậm chức của Tổng Thống Mỹ thứ 46 – Joe Biden – ngày 20 Tháng Giêng, 2021. Nhà thơ Trần Mộng Tú đã dịch qua tiếng Việt bằng trái tim của một người Mỹ gốc Việt.
Nhà thơ trẻ Amanda Gorman đọc thơ trong lễ nhậm chức của Tổng Thống Mỹ thứ 46 – Joe Biden – ngày 20 Tháng Giêng, 2021. (Hình: Rob Carr/Getty Images) |
Amanda Gorman phải trèo lên ngọn đồi của hoàn cảnh, và đã leo được gần đến đỉnh đồi. Cô đã truyền cảm hứng đến hơn 300 triệu người Mỹ. Hy vọng họ sẽ leo qua được ngọn đồi phân cách (trong tâm tưởng) để đất nước Hoa Kỳ luôn có dân chủ, và bình minh. Bài thơ cũng đã khơi dậy một cảm hứng thi ca trên toàn nước Mỹ và khắp thế giới.
Ngày đã bắt đầu rồi
Sao vẫn đầy bóng tối
Mất mát nào cưu mang
Đại dương nào ta lộiTừ bụng con quái thú
Ta bước đi can trường
Yên lặng ở quanh ta
Chẳng phải là êm ảTrong tín điều đưa ra
Công bằng hay công lý
Chưa định phân rõ ràng
Thì bình minh đã đếnTa đã có kết quả
Không biết bằng cách nào
Ta đã được chứng kiến
Một cường quốc còn nguyên
Dẫu chưa được hoàn thiệnTa chính là hậu duệ
Của thời điểm xa xưa
Nơi đứa bé da đen
gầy gò, sống với mẹ
một bà mẹ độc thân
đứa bé được đọc thơ
ngày đăng quang Tổng Thống
nó mơ làm Tổng ThốngMặc dù rất xa vời
Những lịch lãm uyên nguyên
Không thể nào dựng được
Một đế chế hoàn toàn
Chúng ta chỉ ao ước
Một liên minh an hòa
Một chính quyền tôn trọng
Văn hóa và màu daChúng ta cùng ngước nhìn
Không vì ai bên cạnh
Mà hãy nhìn những gì
Sừng sững giữa chúng taSan bằng hố chia rẽ
Kéo chia biệt ra xa
Đặt tương lai trên hết
Chỉ còn Ta với TaHãy bỏ khẩu súng xuống
Để cánh tay nối dài
Không ai tổn thương cả
Mọi người đều an hòaĐể thế giới công nhận
một sự thật hiển nhiên
trong nước mắt trưởng thành
đớn đau ta hy vọngTa gắn liền với nhau
Không phải vì thất trận
Mà cho chính chia rẽ
Không có dịp nẩy mầmTrong Kinh Thư đã nói
Chúng ta được nghỉ ngơi
Dưới giàn nho xanh tươi
Dưới cây vả an bìnhHãy sống cương vị mình
Không làm ai sợ hãi
Thanh kiếm không mang lại
Vinh quang bằng nhịp cầuNgọn đồi ta trèo lên
Khi là dân tộc Mỹ
Không bởi vì kế thừa
Mà chúng ta bước vàoCùng chung nhau hàn gắn
Cùng chung nhau chia sẻ
Chúng ta đã nhìn thấy
Quốc gia gần nát tanThay vì chia sẻ nhau
Lại đang tâm chia rẽ
Dân Chủ bị trì hoãn
Nhưng không mất bao giờHãy trông vào sự thật
Lịch sử đã chứng minh
Dân Chủ đôi khi trễ
Nhưng không mất bao giờĐã đến thời cứu độ
Phút kinh hoàng đã qua
Sức mạnh và lòng dân
Ta lật trang sử mớiTa tặng nhau tiếng cười
Niềm tin và hy vọng
Trong khoảnh khắc sinh tử
Sức mạnh ta vô cùngNếu có ai muốn biết
Làm sao vượt thảm bại
Hãy kiên cường đáp lại
Tai ương không đánh bại
Đè bẹp được chúng taKhông quay về chốn cũ
Ta đi về tương lai
Một xứ sở bầm dập
Nhưng nguyên vẹn hình hàiMột đất nước oai hùng
Nhưng tràn đầy đức hạnh
Một dân tộc tự do
Cầm trong tay sức mạnhTa không quay đầu lại
Không ngập ngừng đắn đo
Không để ai đe dọa
Ta quay đầu trở luiMỗi hành động của ta
Phải vô cùng thận trọng
Những lầm lẫn của ta
Thế hệ sau mang vácTa kết hợp tình thương
nhân từ và sức mạnh
tình yêu thành di sản
cho con cháu chúng taĐể lại một quốc gia
đẹp hơn nơi ta qua
nơi mỗi hơi ta thở
cho con cháu chúng taTừ bộ ngực bằng đồng
Bàn tay ta cùng vỗ
nâng thế giới bi thương
thành thế giới tình thươngTừ viễn Tây núi vàng
Từ Đông Bắc lộng gió
Nơi cha ông ta đã
Làm cách mạng khơi nguồnTừ Trung Tây đại hồ
Từ miền Nam nắng lửa
Ta gọi nhau trỗi dậy
Ta xây lại hoang tànTa đi vào ngõ ngách
Góc khuất của quê hương
Sẽ tìm thấy nhiều người
Mang rất nhiều vết thương
Những vết thương rất đẹpKhi ngày mới sẽ tới
bước ra khỏi bóng tối
hân hoan không sợ hãi
hực lửa không khiếp sợBình minh được nở rộ
Khi ta giải phóng nó
Vì chính ánh sáng đó
Hắt ra từ bình minhChỉ cần ta can đảm
nhìn cho rõ Bình Minh
Và ta đủ can đảm
trở thành một Bình Minh.
Nhà thơ trẻ Amanda Gorman tại lễ nhậm chức của tổng thống Biden. |
Như một truyện cổ tích đang còn tiếp diễn tại Hoa Kỳ, cựu tổng thống bị luận tội, tân tổng thống dọn vào Toà Bạch Ốc với người phó là phụ nữ da màu. Nó cho thấy khi đa số người dân trong một xã hội nói không với cái xấu, xã hội sẽ đẹp hơn.
Một nhân vật được chọn tham gia lễ đăng quang của tân tổng thống hôm 20/1 đã có lời nhắn gửi tới hàng triệu người Mỹ và hàng tỷ người trên thế giới khi cô đọc những dòng thơ lúc bi tráng, lúc hào hùng và mãnh liệt.
Cô gái da đen 22 tuổi Amanda Gordon, nhà thơ trẻ nhất từng thể hiện tại lễ nhậm chức tổng thống, nhắn cho tất cả, không loại trừ những tâm hồn già cỗi chuẩn bị bước vào Đại hội 13:
“Rời màn đêm vào một sớm mai
Thân rực lửa và chẳng hề sợ hãi
Ta trả tự do cho tân bình minh thêm chói lọi.
Vì ánh sáng luôn mãi lung linh
Nếu ta đủ dũng cảm để thấy bóng hình
Của ánh sáng và ta sẵn sàng là ánh sáng.”
Nhiều người sống như bóng đêm trong cuộc đời nhiều, thậm chí cả triệu, người khác cho dù họ có đủ thông minh để nhận ra điều đó hay không. Có lẽ họ hiểu nhưng ma lực của quyền hành đã làm họ nhắm mắt.
Chỉ một ngày sau khi đọc bài thơ Ngọn đồi chúng ta leo, cô Amanda đã có thêm một triệu người theo dõi trên Twitter và thêm hai triệu trên Instagram. Những lời có cánh, chân thực và kêu gọi đoàn kết của cô khác hẳn với những lời lố lăng, vô căn cứ và gây chia rẽ khác.
Amanda cũng cảnh báo mọi người đừng nhầm tưởng về hoà bình và công lý trong những lời thơ cô đọc hôm 20/1:
“Chúng ta hiểu sự yên tĩnh chẳng phải hoà bình
Những tập tục và cách hiểu [linh tinh]
Về thực tại chẳng phải là công lý.
Mặc dù vậy ta lại có bình minh
Còn sớm hơn lòng chúng ta mong đợi.”
Đó là điều thực tế đã diễn ra ở Hoa Kỳ khi tân tổng thống thề trung thành với Hiến pháp chứ chẳng phải đảng phái nào. Quân đội cũng thề sẽ bảo vệ Hiến pháp chứ không phải tổng thống hay đảng phái.
Có một đoạn trong bài Ngọn đồi chúng ta leo, Amanda nói về điều đã qua ở Hoa Kỳ nhưng dường như vẫn tiếp diễn ở Việt Nam:
“Chúng ta thấy thế lực sẵn sàng phá đất nước tan hoang
Chứ không hề cùng nhau chia sẻ.
Thế lực sẵn sàng huỷ hoại quốc gia
Bằng cái giá trì hoãn nền dân chủ.”
Amanda nói cô mong sẽ trở thành tổng thống vào năm 2036 khi cô chưa tới tuổi 40. Trong bài thơ của mình cô cũng nói về thân phận cô gái da đen có xuất thân từ gia đình có thời là nô lệ và bản thân cô được mẹ đơn thân nuôi dạy ở Santa Monica, Los Angeles. Cô nói trong bài thơ đọc tại lễ đăng quang rằng cô mong trở thành tổng thống nhưng cuối cùng lại đọc thơ trong lễ của một người như vậy.
Amanda mới 22 tuổi và trong các trả lời phỏng vấn cô thừa nhận rất thích khi sẽ được gọi là ‘Bà Tổng thống Gordon’. Hoa Kỳ từng có chín tổng thống tuổi ngoài 40 trong đó có Theodore Roosevelt (42), John F. Kennedy (43), Bill Clinton (46) và Barack Obama (47), nhưng chưa có tổng thống nào nhậm chức khi chưa tới 40.
Mong sao điều ước của Amanda Gordon thành hiện thực và cũng mong khi đó nếu còn có Đại hội 16 của người cộng sản thì đó sẽ chỉ là đại hội của họ thôi chứ không phải của mọi người, kể cả những người chẳng ưa gì cộng sản.
Thi sĩ Amanda Gorman ngâm thơ tại lễ nhậm chức của ông Biden. |
Nếu kết hợp lòng thương xót với sức mạnh, và sức mạnh với lẽ phải
Thì tình thương trở thành di sản
Và thay đổi quyền bẩm sinh
Trích từ bài thơ “Ngọn đồi chúng ta leo lên” (The hill we climb) do nhà thơ trẻ Amanda Gorman sáng tác và ngâm tại lễ nhậm chức 20 tháng Giêng 2021 của tổng thống Joe Biden.
Lễ nhậm chức tân Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kalama Harris là một biến cố lịch sử về nhiều phương diện. Thay vì hàng trăm ngàn đến cả triệu người tham dự trực tiếp, thì kỳ này con số thật là khiêm nhường. Nó trở thành một sự kiện của truyền hình và truyền thông mạng hơn là trực tiếp. Mối lo ngại an ninh và dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân chính đáng để lễ nhậm chức cho tổng thống thứ 46 của Mỹ không diễn ra như thông lệ trước nay.
Thử thách đối diện của tân chính phủ là vô số, nhưng lớn nhất là: một, đại dịch Covid-19; hai, suy thoái kinh tế; ba, dân tình Mỹ phân hóa; bốn, những thách thức đối diện với dân chủ từ các chế độ chuyên chế bên ngoài Mỹ, và từ các phần tử cực đoan và nổi loạn bên trong Mỹ.
Bài diễn văn của Tân Thổng thống Biden có vài thông điệp quan trọng: dân chủ; thử thách và đoàn kết; niềm tin và hy vọng. Tất cả các thông điệp này liền mạch với nhau.
Đầu tiên là thông điệp về dân chủ. Dân chủ là cả một quá trình, một quá khứ, và luôn đi kèm với phấn đấu và hy vọng. Dân chủ là hiến pháp và pháp luật, mà mọi người, nhất là lãnh đạo hàng đầu của quốc gia, không chỉ đọc lời thề thiêng liêng khi tuyên thệ, mà cần phải cam kết và quyết tâm tuân thủ hiến pháp đến cùng. Dân chủ không phụ thuộc vào một cá nhân, dù cá nhân đó có tài đức vẹn toàn đi nữa. Nó phải là công sức và nỗ lực của mọi người, nhất là những người lãnh đạo phải làm gương và đi đầu.
Thông điệp tiếp theo là thử thách và đoàn kết. Thử thách của nước Mỹ hiện nay được so sánh với thập niên 1930s khi cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đối diện. Công ăn việc làm, doanh nghiệp, đại dịch, chủ nghĩa cực đoan, v.v… là những thử thách lớn lao. Muốn vượt qua những thử thách này đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm cao độ. Biden cam kết dốc “toàn bộ tâm hồn”, như Abraham Lincoln từng làm trong nội chiến, để giúp cho nước Mỹ đoàn kết. Biden ghi nhận thực tế phân hóa của nước Mỹ, các thế lực gây chia rẽ, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc, v.v… Tất cả đều không có gì mới. Nó kéo dài từ 400 năm qua trước khi hình thành Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Biden ghi nhận “Chưa bao giờ có thể bảo đảm được chiến thắng”. Nhưng Biden tin rằng, khi nước Mỹ cùng dân Mỹ đoàn kết, thì chưa bao giờ và sẽ không bao giờ thất bại.
Thông điệp sau cùng là niềm tin và hy vọng. Biden cảm tạ những người đã bầu chọn ông, và kêu gọi những người không bầu chọn cho ông cơ hội, bằng cách lắng nghe, đánh giá ông và tấm lòng của ông. Ông vẫn chấp nhận nếu họ không tán đồng ông. Bởi vì nói cho cùng, đó là thực tế của dân chủ: bất đồng chính kiến trong hòa bình. Bất đồng nhưng không dẫn đễn bất hòa, đến mất đoàn kết. Bởi vì, theo Biden, người Mỹ có nhiều điểm chung: cơ hội; an ninh; tự do; nhân phẩm; tôn trọng; danh dự. Biden đề cao hy vọng thay vì nỗi sợ; đoàn kết thay vì chia rẽ; ánh sáng không phải bóng tối. Biden nhấn mạnh đến sự tử tế và phẩm giá; tình yêu và chữa lành; sự vĩ đại và lòng tốt. Biden cũng hy vọng rằng “nền dân chủ và hy vọng, sự thật và công lý, đã không chết trong thời gian chúng ta nắm trách nhiệm, mà trái lại, còn phát triển mạnh mẽ.” Biden đặt kỳ vọng vào phần thiện trong con người, nó sẽ thắng thế phần ác.
Vừa đến Nhà Trắng, tân Tổng thống Biden đã ký 17 Sắc lệnh Tổng thống (Executive Order) khác nhau trong cùng ngày, một kỷ lục chưa từng có, từ biến đổi khí hậu đến Covid-19, bình đẳng chủng tộc, di dân v.v… Những điều mà ông đã hứa hẹn sẽ tiến hành trước đây.
Trong buổi lễ nhậm chức này, ấn tượng nhất là bài thơ “Ngọn đồi chúng ta leo lên” do thi sĩ trẻ Amanda Gorman sáng tác và ngâm vang. Thật hay. Thật ý nghĩa. Toàn bài thơ nói lên được sự xung khắc trong con người, trong lịch sử, trong xã hội Mỹ, và sự chiến đấu không ngừng nghỉ vì không lúc nào con người hay quốc gia vẹn toàn.
Chúng ta đã thấy một thế lực có thể làm tan vỡ đất nước của chúng ta thay vì chia sẻ nó,
Có thể hủy diệt đất nước của chúng ta nếu nó có nghĩa là trì hoãn nền dân chủ.
Và nỗ lực này gần như đã thành công.
Nhưng mặc dù dân chủ có thể bị trì hoãn theo định kỳ,
Nó không bao giờ có thể bị đánh bại vĩnh viễn.(We’ve seen a force that would shatter our nation rather than share it,
Would destroy our country if it meant delaying democracy.
And this effort very nearly succeeded.
But while democracy can be periodically delayed,
It can never be permanently defeated.)Chúng ta sẽ không quay lưng hoặc bị gián đoạn bởi sự đe dọa
Bởi vì chúng ta biết việc không hành động và sức ù lì của chúng ta sẽ là di sản của thế hệ sau.
Sự trộn lẫn của chúng ta trở thành gánh nặng của họ.
Nhưng có một điều chắc chắn:
Nếu chúng ta kết hợp lòng thương xót với sức mạnh, và sức mạnh với lẽ phải,
Thì tình yêu sẽ trở thành di sản của chúng ta
Và thay đổi quyền bẩm sinh của con cái chúng ta.(We will not be turned around or interrupted by intimidation,
Because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation.
Our blenders become their burdens.
But one thing is certain:
If we merge mercy with might, and might with right,
Then love becomes our legacy
And change our children's birthright.)
Bài thơ kết thúc đầy ý nghĩa:
Khi ngày đến, chúng ta bước ra khỏi bóng tối
Ngọn lửa và không sợ hãi.
Bình minh mới nở như chúng ta giải phóng nó.
Bởi luôn có ánh sáng nếu chúng ta đủ dũng cảm để nhìn thấy nó.
Nếu chúng ta đủ dũng cảm để là nó.(When day comes, we step out of the shade
Aflame and unafraid.
The new dawn blooms as we free it
For there is always light if only we're brave enough to see it.
If only we're brave enough to be it.)
Nhìn nước Mỹ ngẫm nghĩ về đất nước Việt Nam. Nước Mỹ có nền dân chủ lâu đời nhất, và có lãnh đạo và tự do ngôn luận tối đa có thể, nên dù sao vẫn có khả năng hàn gắn với nhau một khi tìm cách đối phó với nạn tin giả, thuyết âm mưu, sự bất bình đẳng trong xã hội v.v…
Còn Việt Nam? Quả thật là bi quan hơn nhiều. Đất nước và con người Việt Nam bị phân hóa tột cùng trong suốt 400 năm qua. Những nguyên tắc và giá trị của con người và xã hội bị phá sản toàn diện. Không có lãnh đạo tài đức, Việt Nam lại bị chi phối bởi ý thức hệ lỗi thời và độc hại. Chế độ cộng sản hiện nay phải chịu trách nhiệm phần lớn các thảm họa của Việt Nam dưới bàn tay cai trị hà khắc và thô bạo của họ trong nhiều thập niên qua.
Việt Nam vừa thiếu lòng thương xót, vừa thiếu sức mạnh và lắm khi không phân biệt đâu là lẽ phải. Nên hành trình sẽ còn dài và lắm cam go.
REUTERS - Steve Bannon bị cáo buộc gian lận trong một chiến dịch gây quỹ. Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái |
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ Donald Trump đã ân xá cho cựu cố vấn của mình, Steve Bannon, người đang đối mặt với cáo buộc gian lận.
Thông báo được đưa ra chỉ vài giờ trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Ông Trump cũng đã ban cho hơn 140 người khác sự khoan hồng trong những giờ phút cuối cùng tại vị.
Một lệnh ân xá được công bố là dành cho rapper Lil Wayne và ân giảm cho rapper Kodak Black và cựu Thị trưởng Detroit Kwame Kilpatrick.
Theo một tuyên bố từ Nhà Trắng, tổng cộng, 73 người đã được ân xá và 70 người khác đã được giảm án.
Ông Bannon, người từng là cố vấn chủ chốt của Tổng thống Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016, hồi tháng 8 năm ngoái đã bị buộc tội lừa đảo trong chiến dịch gây quỹ khi xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ-Mexico.
Các công tố viên nói ông Bannon và ba người khác đã lừa tiền hàng trăm nghìn nhà tài trợ liên quan đến chiến dịch "Chúng tôi xây dựng bức tường" vốn gây quỹ được 25 triệu đôla.
Ông Bannon bị cáo buộc đã nhận được hơn 1 triệu đôla, ít nhất một phần trong số đó ông dùng để trang trải các chi phí cá nhân. Ông ta phủ nhận các cáo buộc và vẫn chưa phải hầu tòa.
Tuyên bố của Nhà Trắng nói ông Bannon từng là "một thủ lĩnh quan trọng trong phong trào bảo thủ và được biết đến với sự nhạy bén về chính trị". Đồng thời nói các công tố viên đã "đeo bám" ông ấy với cáo buộc "liên quan đến gian lận xuất phát từ việc ông ấy tham gia vào một dự án chính trị".
Lil Wayne và Kodak Black đều bị truy tố về tội danh tàng trữ vũ khí và đạn dược trái phép trong khi Kwame Kilpatrick đang thụ án 28 năm tù về tội tham nhũng.
Các tổng thống sắp mãn nhiệm thường ban hành lệnh ân xá trước khi họ rời Nhà Trắng.
Một ân xá xóa án tích, trong khi ân giảm rút ngắn hoặc kết thúc án tù. Khi nói đến tội phạm liên bang, tổng thống Mỹ có quyền ân xá hầu như vô hạn.
Tờ The New York Times dẫn nguồn tin cho biết mức giá mà người thân của luật sư của Tổng thống Trump đưa ra để được nhà lãnh đạo ân xá là 2 triệu USD.
Theo The New York Times, cựu quan chức Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Kiriakou đã từng trao đổi với người thân tín của ông Rudy Giuliani, luật sư của Tổng thống Trump, về mức phí 2 triệu USD để được nhà lãnh đạo ân xá.
Ông Kiriakou bị kết án 30 tháng tù vào năm 2012 vì tội tiết lộ thông tin mật của đặc vụ tình báo. Ông này cho rằng bị xử oan và muốn được ân xá để có thể khôi phục lại quyền mang súng cùng mức lương hưu.
Năm 2018, trong cuộc gặp với bà Karen Giorno, cựu cố vấn cho nhóm thực hiện chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, ông Kiriakou đã ký thỏa thuận với mức phí 50.000 USD để được Tổng thống Trump ân xá. Nếu phi vụ thành công, bà Giorno được thưởng thêm 50.000 USD, theo The New York Times.
Bà Giorno phủ nhận việc trao đổi trực tiếp với Tổng thống Trump về việc ân xá và nói không vận động ai trong chính quyền để xin ân xá.
Ông Kiriakou cũng đề cập đến việc xin ân xá trong cuộc gặp với ông Giuliani và người thân tín tại khách sạn Trump ở Washington D.C hồi năm 2020.
Khi đó, một trong những người thân tín với ông Giuliani đã nói với ông Kiriakou rằng ông Giuliani có thể giúp, “nhưng ông ấy muốn 2 triệu USD”.
Ông Kiriakou đáp: “Hai triệu USD, ông mất trí rồi sao? Ngay cả khi có 2 triệu USD, tôi cũng không dùng nó để đòi lại 700.000 USD tiền lương hưu”.
Trong khi đó, ông Giuliani bác bỏ câu chuyện của ông Kiriakou và nói không có người thân cận nào của ông tham gia chuyện môi giới ân xá. “Việc đó xung đột lợi ích. Tôi có đủ tiền, tôi không túng thiếu”, ông Giuliani nói.
Joe!
Cuối cùng rồi ông cũng thay chỗ tôi, điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến và không muốn chút nào. Ông biết tôi đã thắng ông. Thắng đậm. Đám luật sư chó đẻ vô dụng của tôi đã bảo vậy, chúng không thể sai. Con gái tôi và thằng chồng gà mờ của nó cũng đều bảo vậy. Và tôi cũng tin như vậy, chắc chắn tôi đã thắng nếu mấy thằng chết nhát ở các tiểu bang kia chịu nghe lời, thêm phiếu cho tôi. Đồ tồi.
Nền dân chủ Mỹ đã bị đánh cắp vì đã không bảo vệ cho cá nhân tôi. Những thẩm phán tôi bổ nhiệm đã không bảo vệ cho tôi. Lẽ ra tôi đã cách chức hết cả đám nhưng lũ nhân viên ăn hại cho tôi biết là không thể làm được nên tôi đã bỏ qua cho họ. Đồ phản bội!
Tôi là tổng thống thì tôi cũng chính là nước Mỹ, yêu tôi là yêu nước Mỹ. Đến đám Việt Nam mù chữ còn bảo là vậy huống hồ đám Proud Boys Mỹ rặt. Ngay cả Trung Cộng, Bắc Hàn còn biết yêu lãnh tụ là yêu nước thì chẳng lẽ nước Mỹ lại thua kém họ. Nước Mỹ phải trên hết. Đồ tệ.
Hãy nhìn lại bốn năm qua, tôi đã làm được biết bao nhiêu điều. Bất kể người dân ủng hộ hay chống đối tôi, tôi đều cho họ cơ hội bình đẳng và đối xử họ giống nhau. Họ bị chết vì Covid như nhau, thất nghiệp giống nhau, bị đuổi cổ khỏi nhà như nhau, trả tiền hàng hóa, dịch vụ tăng cao như nhau. Cái gì cũng như nhau tại sao họ lại bảo tôi kỳ thị. Đồ vô ơn!
Joe, ông có thấy tôi đã giúp kinh tế nước Mỹ như thế nào không? Chưa có tổng thống nào giúp cho nước Mỹ thâm thủng nhiều hơn, mắc nợ nhiều hơn tôi. Chỉ có tôi làm được. Nếu đắc cử tôi còn sẽ tiết kiệm cho nước Mỹ hàng ngàn tỉ đô la trong các năm tới.
Ông có biết là chi phí cho người già hiện nay là bao nhiêu không? Hàng ngàn tỉ đô la là cho an sinh xã hội, Medicare và các phúc lợi khác. 400 ngàn người chết, hầu hết là người già, Covid đã giúp tiết kiệm ngân sách quốc gia bao nhiêu? Joe, ông nhân thử đi. Tôi giỏi toán hơn bất cứ ai hết. Nếu đắc cử tôi sẽ giúp tăng lên bốn triệu người chứ không phải 400 ngàn.
Vậy mà tôi thua ông Joe. Dù tôi hơn phiếu ông, hơn xa. Chưa có ai nhiều phiếu bằng tôi. Kể cả phiếu đám dân biểu Cộng Hòa chống lại tôi.
Đó là vì đám truyền thông thổ tả. Toàn lũ truyền thông láo toét, chúng không thể nào láo hơn tôi. Chúng đã bày chuyện để người dân không bỏ phiếu cho tôi. Dù tôi cũng đã thắng lớn, ít nhất ba chục triệu phiếu. Mà cũng có thể đến năm chục triệu phiếu. Thắng áp đảo. Có trời mà biết.
Năm 2016 tôi không nghĩ mình thắng, ngay thằng tài xế cù lần của tôi cũng không nghĩ tôi thắng mà tôi lại thắng. Vậy thì tại sao tôi lại thua lần này khi tôi và đám ngu ủng hộ tôi cũng tin chắc là tôi sẽ thắng. Hàng chục triệu đứa, chúng không thể ngu hơn tôi. Mà chúng cũng chẳng thể thông minh hơn tôi. Tôi là người thông minh nhất trên đời, thông minh hơn ai hết.
Joe, tôi để lại lá thư này cho ông vì đám nhân viên vô tích sự khuyên tôi rằng nên viết cho ông vài hàng theo thông lệ. Lẽ ra tôi đã không viết nhưng vì tôi là một tổng thống có danh dự, có danh dự hơn bất cứ ai, nên tôi viết lá thư này. Nếu có lỗi chính tả thì cũng hãy biết chưa có tổng thống nào nhiều lỗi chính tả hơn tôi.
Chào Joe. Tôi chưa thua. Ông sẽ không bao giờ bằng được tôi, đừng hòng mơ chuyện bị luận tội hai lần. Chưa ai làm được và sẽ chẳng bao giờ có người nào khác làm được ngoại trừ chính tôi. Có thể tôi sẽ quay lại sau khi mãn hạn tù. Hãy đợi đó.
Donald J. Trump (Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 45+2)
Mà Trump im re.
Kể tiếp chuyện đã bắt đầu kể cách đây 2 tháng. Mexico có anh tướng tên là Salvador Cienfuegos Zepeda, một thời là bộ trưởng quốc phòng. Lúc còn làm bộ trưởng, ảnh đóng vai trò quan trọng hợp tác với Mỹ để quân đội hai bên săn lùng bọn buôn ma tuý.
Tuy nhiên, giới chức điều tra của Mỹ nghi ảnh đi đêm với băng nhóm H2 của Juan Francisco Patrón Sánchez, một đệ tử của băng đảng Beltrán Leyva – họ hàng nhà này có được dựng thành nhân vật trong phim bộ Narcos Mexico của Netflix.
Phía Mỹ bèn ngồi rình bắt ảnh. Năm 2018, Mexico bầu tổng thống mới, đảng đối lập nắm quyền, Cienfuegos mất chức bộ trưởng. Tháng 10, ảnh có chuyện bay qua Los Angeles, vừa đáp xuống máy bay thì cảnh sát tóm ảnh vô tù, truy tố.
Đừng nói Mỹ quá mạnh tay nha. Thời TT Bush (cha), nghi ngờ TT Noriega của Panama dính dáng ma tuý, Mỹ đem quân tới chiếm cả nước người ta bắt tổng thống đem về Miami bỏ tù. Tổng thống đương nhiệm còn bắt được, xá gì tay bộ trưởng mất chức.
Nhưng lần này thì khác. Bắt được Cienfuegos trên đất Mỹ chưa được 1 tháng, chả biết Mexico mắng chửi thế nào, mà tới ngày 18 tháng 11 Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr bẽn lẽn kêu công tố viên ra toà xin cho hủy đơn truy tố Cienfuegos “vì lý do ngoại giao” rồi thả ảnh về nước.
Thông cáo chung của Mỹ và Mexico thì nói nhẹ nhàng là thôi để chuyện này cho Mexico điều tra. Cảnh sát liên bang Mỹ thuê máy bay riêng hộ tống Cienfuegos về.
Chưa đầy hai tháng sau, cuối tuần rồi, 15 tháng 1, công tố liên bang Mexico tuyên bố không đủ bằng chứng truy tố Cienfuegos, hủy toàn bộ vụ án. Ờ thì có thể bằng chứng của DEA (Drug Enforcement Administration) yếu thiệt, để đó tính sau. Nhưng chuyện là vầy.
Không chỉ bỏ ngang vụ án, Mexico còn công bố toàn bộ hồ sơ chứng cứ do DEA cung cấp riêng cho công tố liên bang Mexico.
Bộ hồ sơ dài hơn 700 trang có cả hình chụp màn hình text message giữa nhóm băng đảng với nhau và với Bố Già (Padrino) mà DEA cho là Cienfuegos. Nhiều trang có đánh dấu “chuyển theo lệnh của tòa, không đưa ra công chúng”. Dấu kệ dấu, Mexico đăng tải hết luôn.
Tất nhiên Cienfuegos chối, nhưng vấn đề là ở chỗ bộ hồ sơ này được cung cấp riêng cho chính phủ Mexico chứ không phải để công bố tùm lum. Bí mật nghiệp vụ đầy trong đấy, bọn ma túy mà biết DEA biết chuyện gì và không biết chuyện gì chúng nó rất dễ dàng đối phó.
Bộ Tư Pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ phản đối. Tổng thống Mexico López Obrador (tên thường được viết tắt là AMLO) nhún vai, cho rằng chẳng ảnh hưởng gì tới quan hệ song phương. Bộ Tư Pháp Mỹ hiện chỉ có quyền bộ trưởng thì không nói làm gì, nhưng Pompeo với Trump im re không phản ứng.
Thực ra, chả ai tin rằng Mexico sẽ truy tố Cienfuegos. Nếu tin Mexico sẽ làm cho ra nhẽ thì DEA đã báo cho Mexico ngay từ đầu rồi, chả cần rình ảnh qua L.A để bắt. Nhưng vấn đề là phía Mexico cũng chả buồn giả vờ điều tra nữa. Một vụ án lớn như vậy mà làm gì có 2 tháng đã tuyên bố mệt nghỉ?
Chắc hẳn là AMLO – xưa nay vốn có quan hệ tốt với Trump – đã biết là lợi nhất nếu chơi cú này trong lúc Trump bỏ bê công việc không làm gì cả, và Biden thì chưa nhậm chức.
Vụ này làm nhớ lại vụ con tin Iran thập niên 1970. Giáo chủ Ayatollah Khomeini không ưa TT Carter, nên mặc dù hai bên đàm phán xong xuôi nhưng ù lỳ không thả con tin cho tới đúng ngày TT Reagan nhậm chức mới thả ra, để cho Reagan được loan báo tin mừng này thay vì Carter.
AMLO, cũng một tay dân túy mị dân cỡ Trump nhưng cánh tả và khôn hơn, chắn hẳn tính ra rồi là nếu có bựa thì nên bựa lúc một anh lười và dễ nịnh còn đang tại chức. Đã đá thì đá đứa nhát tay và dễ dụ, đừng đá người bình thường.
(CNN) – Dân biểu Dân chủ Steve Cohen (Tennessee) tuyên bố, cá nhân ông và một đồng nghiệp nhìn thấy Dân biểu Cộng hoà Lauren Boebert (Colorado) hướng dẫn một nhóm người đi qua đường hầm toà nhà Cannon House Office vào những ngày trước khi cuộc bạo động vào ngày 6 tháng 1.
Tố cáo của Cohen có ý nghĩa vì đây là lần đầu tiên một thành viên Quốc hội cụ thể tố cáo đồng nghiệp đã hướng dẫn tham quan trong Điện Capitol trước vụ bạo động. Dân biểu đưa ra lời tố cáo sau khi một vài nhà lập pháp Dân chủ cho rằng các đồng nghiệp Cộng hoà có thể đã thực hiện những chuyến tham quan cho người bên ngoài, xem đây là cơ hội để những kẻ phản loạn kiểm tra điều kiện, tình hình thực tế trước vụ bạo động đã được lên kế hoạch.
“Dân biểu Yarmuth vào hôm qua làm tôi nhớ lại, chúng tôi trông thấy Dân biểu Boebert dẫn một nhóm người vào tham quan vào khoảng đâu đó sau ngày 3 và trước ngày 6 tháng 1. Tôi không nhớ ngày chúng tôi đang rảo bước trong đường hầm, và chúng tôi trông thấy cô ta, và nhận xét không biết cô ta là ai, và cô ta có một nhóm đông đi cùng. Còn bây giờ, câu hỏi đặt ra liệu những người đó có liên can đến bạo loạn hay không, tôi không rõ,” Cohen chia sẻ trên chương trình “Newsroom” của CNN. “Cô ta là thành viên mới, cô ta có thể có nhiều người đi cùng trong những dịp lịch sử này, và chỉ muốn cho họ cơ hội được tham quan. Nhưng có điều này khá rõ ràng, toán của cô ta là toán, … cô ta không đi cùng với toán quê nhà, mà với những khách bên ngoài.”
Boebert gởi thư cho Cohen, tranh chấp những cáo buộc này, cho rằng, những ý kiến của ông “lặp lại những lời dối trá vô trách nhiệm để thúc đẩy sự liên quan chính trị cá nhân và tiếp tục chia rẽ quốc gia.”
“Hãy để tôi nói rõ, tất cả những tuyên bố và ám chỉ của ông đều sai,” Boebert ghi. “Tôi chưa bao giờ hướng dẫn tham quan Điện Capitol cho bất cứ nhóm bên ngoài nào. Như tôi đã nói trước đây, tôi dẫn theo gia đình đến Capitol tham quan vào ngày 2 và 3 tháng 1 để chụp hình kỷ niệm và ngày tôi tuyên thệ làm thành viên Quốc hội Mỹ. Một lần nữa, những người đi cùng tôi ở Điện Capitol trong Quốc hội khoá 117 là chồng con, mẹ, dì và cậu của tôi.”
Cohen chưa tường trình quan sát của mình cho FBI hay Cảnh sát điện Capitol. Phát ngôn nhân cho Yarmuth xác nhận, Dân biểu nhớ có nhìn thấy một nhóm người đi cùng Boebert hồi đầu tháng nhưng không đưa ra ý kiến những người này là ai.
Trong khi Cohen là người đầu tiên nêu danh cụ thể Boebert có thể đã hướng dẫn tham quan, thì những lời đồn đại chung quanh vai trò của tân Dân biểu vào những ngày trước bạo động nóng đến nỗi bà phải chủ động phủ nhận việc làm sai trái. Boebert gửi thư cho Dân biểu Dân chủ Patrick Maloney (New York), bác bỏ việc hướng dẫn tham quan cho những kẻ bạo loạn, sau khi Dân biểu Maloney trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC đã tố cáo các đồng nghiệp Cộng hoà đã làm như vậy. Tuy nhiên, Maloney không nhắc hề nhắc đến Boebert.
Trước đại dịch, công chúng có thể đi lại trong khu vực Toà nhà Quốc hội khá thoải mái, kể cả trong những đường hầm nối các toà nhà văn phòng của giới lập pháp với Điện Capitol. Kể từ khi đại dịch, Cảnh vệ cấm tham quan khu vực chung quanh Toà nhà Quốc hội, nhưng thành viên Quốc hội có thể phớt lờ quy định này. Các nhà lập pháp hoặc nhân viên hướng dẫn tham quan chưa bao giờ phải ghi danh khách của mình với Cảnh sát Điện Capitol, một viên chức thông thạo những quy định này chia sẻ với CNN.
Tuy vậy, hoạt động của các nhà lập pháp Cộng hoà diễn ra trong tuần đó đủ để Dân chủ nêu mối quan ngại với Cảnh sát Điện Capitol và Cảnh vệ. Quan ngại của họ lớn đủ để Cảnh sát gởi ra văn bản vào ngày 4 tháng 1, nhắc lại chính sách của Capitol Hill là cấm tham quan từ mùa xuân, và hoàn toàn đóng cửa Toà nhà Quốc hội vào ngày 6 tháng 1, chỉ cho thành viên Quốc hội và những người có văn phòng ở đó.
Cảnh sát Capitol và FBI sẽ không cho biết họ có đang điều tra bất cứ thành viên nào của Quốc hội về vai trò trong việc lên kế hoạch dẫn đến bạo động.
Hương Giang (Theo CNN)
Cựu Tổng trưởng lý Hoa Kỳ Bill Barr cho biết hôm thứ Ba rằng những tuyên bố sai lầm của Tổng thống Trump về cuộc bầu cử đã bị đánh cắp “dẫn đến bạo loạn” tại Điện Capitol.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên kể từ khi từ chức khỏi chính quyền Trump, Barr đổ lỗi cho các cuộc bạo động kéo dài nhiều tuần nhằm gây nghi ngờ về chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Barr nói với mạng ITV của Anh: “Đó là điều đã gây ra bạo loạn trên Điện Capitol”
Barr không ngừng cáo buộc ông chủ cũ của mình kích động đám đông những người ủng hộ.
Mặc dù Barr đã phản đối những lời nói dối của phe cánh hữu trong nhiều năm, nhưng ông tuyên bố rằng mình “không khoan nhượng” đối với chủ nghĩa cực đoan của bất kỳ đường lối chính trị nào.
“Loại bạo lực mà chúng tôi đã thấy trên Điện Capitol, tôi coi đó là điều đáng khinh bỉ … bất kể phe nào có liên quan,” ông nói.
Ông cũng gợi ý rằng những người cánh tả cũng phải chịu trách nhiệm như những phần tử cực đoan cánh hữu trong việc thúc đẩy bầu không khí hận thù trong nước
Barr đã từng là một người đồng minh thân cận và bảo vệ Trump nhưng thời gian sau này Barr đã đoạn tuyệt với Trump khi công khai nói rằng không có bằng chứng về gian lận phổ biến trong cuộc bầu cử mà Trump đã thua.
Ông cũng khiến Trump tức giận khi không tiết lộ một cuộc điều tra thuế liên bang đối với con trai của Biden, Hunter, cho đến sau cuộc bầu cử, phù hợp với chính sách của Bộ Tư pháp.
Tổng thống Donald Trump và những người khác đã kích động đám đông những người ủng hộ ông đã xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết hôm thứ Ba.
McConnell nói trên sàn Thượng viện, nơi hai tuần trước đó đã được di tản sau khi đám đông bạo loạn xâm nhập vào Điện Capitol, “Đám đông bị khiêu khích bởi tổng thống và những người quyền lực khác”.
Những bình luận từ McConnell, R-Ky., Được đưa ra khi ông và Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer, DN.Y., làm việc để tìm hiểu chi tiết về phiên tòa luận tội sắp diễn ra của Trump. Trump đã bị luận tội tại Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo vào tuần trước trong một cuộc bỏ phiếu 232-197 , với 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội.
Trump là tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội hai lần.
Lãnh đạo GOP đã đưa ra mối liên hệ trực tiếp giữa lời kêu gọi của tổng thống Trump và cuộc bạo động ngày 6/1 khiến 5 người thiệt mạng, một ngày trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 46.
McConnell đã bác bỏ áp lực từ đảng Dân chủ để tổ chức phiên tòa đó trước khi Trump rời nhiệm sở, nhưng ông nói với các đồng nghiệp rằng ông chưa quyết định liệu Trump có nên bị kết án tại Thượng viện vì đã kích động bạo loạn hay không.
Bình luận của McConnell cũng gợi ý rằng các nhà lãnh đạo khác phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Ngày càng có nhiều nhà phê bình kêu gọi một số nhà lập pháp, đặc biệt là TNS Ted Cruz và Josh Hawley, từ chức sau khi họ phản đối kết quả bầu cử quan trọng của các bang.
McConnell đã chúc mừng chiến thắng của Biden vào giữa tháng 12, hơn một tháng sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.
Tòa Bạch Ốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNBC về nhận xét mới nhất của McConnell.
Trump, người đã hô hào đám đông tại một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc “hãy chiến đấu như địa ngục” và tiến đến Điện Capitol để lật ngược cuộc bầu cử năm 2020, đã khẳng định rằng những lời kêu gọi của ông ngay trước cuộc bạo động là “hoàn toàn phù hợp.”
Trong bài phát biểu đó, Trump đã lặp lại tuyên bố mang tính kích động và sai lầm rằng ông đã bị đánh cắp bởi gian lận bầu cử phổ biến. Ông một lần nữa tuyên bố rằng ông sẽ không bao giờ nhượng bộ Biden, và ông kêu gọi những người ủng hộ ông đến Điện Capitol để “cổ vũ” các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, những người đã thề sẽ phản đối kết quả.
Nhiều người ủng hộ ông tham dự cuộc biểu tình đó đã đi bộ trực tiếp qua National Mall đến Điện Capitol, nơi một phiên họp chung của Quốc hội đã được triệu tập để xác nhận chiến thắng của Đại cử tri đoàn Biden. Những kẻ nổi loạn đã vượt qua hàng rào và các nhân viên thực thi pháp luật và tiến vào Điện Capitol, buộc Quốc hội phải ẩn náu. Trong số đó có Phó Tổng thống Mike Pence, người đang chủ trì sự kiện.
Sau phát biểu của McConnell, Schumer nói trên sàn Thượng viện rằng “Donald Trump không nên đủ điều kiện để tranh cử một lần nữa.”
Schumer nói: “Sự hàn gắn và sự thống nhất sẽ chỉ đến nếu có sự thật và trách nhiệm giải trình.”
“Sẽ có một phiên tòa luận tội tại Thượng viện Hoa Kỳ, sẽ có một cuộc bỏ phiếu về việc kết tội tổng thống vì các tội danh nặng và tội nhẹ, và nếu tổng thống bị kết tội, sẽ có một cuộc bỏ phiếu để cấm ông ta tái tranh cử”, Schumer nói .
Trump, người đã thừa nhận sắp kết thúc một nhiệm kỳ của mình mà không nhượng bộ Biden cũng như không mời ông đến Tòa Bạch Ốc trước lễ nhậm chức.
Tuần trước, Pence đã gọi điện cho Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris để chúc mừng cô và đề nghị sự trợ giúp của ông trước khi cô tuyên thệ nhậm chức.
TH
Riley June Williams, 22 tuổi, bị buộc tội xâm nhập trái phép tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1/2021 và có hành vi gây rối. |
Một phụ nữ Pennsylvania bị cáo buộc là một trong những kẻ bạo loạn ở Điện Capitol từng nói với người tình cũ rằng cô định bán máy tính xách tay đánh cắp từ văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho tình báo Nga, truyền thông Mỹ trích dẫn tài liệu của tòa án tiết lộ hôm 18/1.
Riley June Williams, người bị buộc tội xâm nhập trái phép tòa nhà Quốc hội Mỹ và có hành vi gây rối, đã bị bắt hôm 18/1, hãng tin AP dẫn lời một quan chức Bộ Tư pháp cho biết.
FBI cho biết trong một hồ sơ tòa án rằng Williams bị nhìn thấy trong video khi lấy “máy tính xách tay hoặc ổ cứng” tại văn phòng của bà Pelosi. Cơ quan này đang điều tra xem liệu Williams có cố bán thiết bị đó cho tình báo Nga hay không.
Tờ New York Times đưa tin Williams đã tự thú với cảnh sát địa phương vào hôm 18/1.
Theo bản khai được nộp cho Tòa án Quận Columbia của Hoa Kỳ, FBI đã nhận được chỉ điểm từ một người nói đã từng là bạn tình cũ của Williams. Người này cho biết Williams “dự định gửi máy tính cho một người bạn ở Nga, và người bạn đó dự định sẽ bán máy tính cho SVR-cơ quan tình báo nước ngoài của Nga”, hồ sơ nêu rõ.
“Không rõ lý do vì sao việc chuyển giao máy tính cho Nga bất thành và Williams vẫn còn giữ thiết bị máy tính hoặc đã phá hủy nó”, vẫn theo bản khai.
Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục và chưa rõ khi nào Williams sẽ ra hầu toà.
FBI trước đó cho biết có vẻ như Williams đã hủy bỏ số điện thoại, gỡ các tài khoản mạng xã hội và bỏ trốn khỏi một địa chỉ gần Harrisburg, bang Pennsylvania, nơi cô sống với mẹ.
Việc các thiết bị điện tử của văn phòng Quốc hội Mỹ bị đánh cắp, theo Reuters, là một nỗi lo dai dẳng sau vụ náo loạn Điện Capitol vào ngày 6/1 bởi những người ủng hộ Tổng thống Trump, người sẽ rời nhiệm sở vào ngày 20/1. Hàng chục nghi phạm đã bị bắt giữ. Tuần trước, ông Trump bị Hạ viện quyết định luận tội vì kích động nổi dậy và hiện đang phải đối mặt với việc bị luận tội tại Thượng viện.
Quả bóng Donald Trump được sử dụng trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Trump tới London, Anh, vào ngày 13/7/2018. |
Bong bóng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong bộ dạng một đứa bé màu cam với khuôn mặt cáu kỉnh, mặc tã lót vừa được chuyển về một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất ở London, theo tin Reuters.
Với kinh phí từ việc quyên tiền từ cộng đồng, quả bóng khí heli khổng lồ lần đầu tiên được thả bay lên bầu trời London trong các cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Trump vào năm 2018 và ở các địa điểm khác bao gồm Pháp, Argentina, Ireland và Đan Mạch.
Vui mừng chấp nhận quả bóng, Bảo tàng London cho biết nó sẽ tham gia vào bộ sưu tập “biểu tình phản đối” ở bảo tàng này, bao gồm các vật phẩm tạo tác từ phong trào Suffragette cũng như các cuộc biểu tình vì hòa bình và biến đổi khí hậu.
Sharon Ament, Giám đốc bảo tàng, cho biết: “Với việc nhận quả bóng về bảo tàng, chúng tôi có thể đánh dấu làn sóng cảm xúc tràn ngập khắp thành phố vào ngày hôm đó và ghi lại khoảnh khắc phản kháng cụ thể”.
“Từ những phụ nữ đòi quyền bầu cử ở đầu thế kỷ 20 cho đến các cuộc tuần hành chống thắt lưng buộc bụng, tự do ngôn luận và gần đây nhất là Black Lives Matter - thủ đô luôn là nơi có tiếng nói của bạn”. Những người tạo ra quả bóng nói họ hy vọng nó là một lời nhắc nhở về cuộc chiến chống lại “chính trị của sự căm thù”.
Ông Trump sẽ rời chức tổng thống trong tuần này, trong tình trạng nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc sau 4 năm đầy biến động.
Theo tổng kết của Reuters, trong nhiệm kỳ 4 năm, ông Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định biến đổi khí hậu toàn cầu, áp đặt các chính sách nhập cư hà khắc, phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc và chủ quan đối với mức độ tàn khốc của đại dịch COVID-19.
WASHINGTON, DC (NV) – Giới chức Bộ Quốc Phòng cho biết đang có mối quan ngại về nguy cơ nội gián tạo phản từ những quân nhân lực lượng Vệ Binh Quốc Gia bảo vệ an ninh ngày đăng quang của Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden.
Ông Ryan McCarthy, bộ trưởng Lục Quân Mỹ. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images) |
Trước tình trạng trên, FBI tiến hành điều tra khoảng 25,000 quân nhân được đưa vào Washington DC kể từ sau biến cố bạo loạn tại Quốc Hội, theo AP.
Ông Ryan McCarthy, bộ trưởng Lục Quân Mỹ, trong ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Giêng, cho biết giới chức tại Bộ Quốc Phòng quan ngại mối đe dọa tạo phản của những cá nhân trong quân đội ủng hộ cho Tổng Thống Donald Trump.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các lãnh đạo quân đội không thấy những bằng chứng nào đưa đến đe dọa và kết quả cuộc điều tra không đưa ra những lo ngại nào.
25,000 binh lính được đưa vào thủ đô để bảo vệ an ninh thủ đô là con số gấp hai lần rưỡi so với những lễ đăng quang trước đó.
Số lượng lớn binh lính kể trên phản ánh lo âu về tình trạng an ninh tại thủ đô gây ra bởi những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump, liên tục đưa ra những cáo buộc “gian lận bầu cử” phi lý, mặc dù, có tuyên bố chuyển giao quyền lực êm thắm sau khi nổi loạn xảy ra.
Lực lượng Vệ Binh Quốc Gia được triển khai bảo vệ Quốc Hội sau vụ bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng. (Hình: Eric Thayer/Getty Images) |
Các quân nhân thường xuyên được Bộ Quốc Phòng kiểm soát về những mối liên hệ với những tổ chức mang tư tưởng cực đoan, việc điều tra của FBI là biện pháp bổ sung để bảo đảm tránh rủi ro sơ sót.
Nhiều giới chức Ngũ Giác Đài cho biết việc điều tra đã được thực hiện ngay khi lực lượng Vệ Binh Quốc Gia được đưa về thủ đô sau vụ nổi loạn hôm 6 Tháng Giêng.
Mối e ngại về tình trạng tạo phản trong hàng ngũ quân nhân chỉ là một trong những vấn đề được đưa ra trong cuộc họp chuẩn bị kế hoạch bảo vệ an ninh trong ngày đăng quang.
Các giới chức cao cấp có mặt trong cuộc họp gồm Bộ Quốc Phòng, Vệ Binh Quốc Gia, các cơ qua an ninh liên bang, và cảnh sát DC.
Các ngã đường tại thủ đô Washington DC được canh gác nghiêm ngặt. (Hình: DANIEL SLIM/AFP via Getty Images) |
Điều lo lắng nhất là một cuộc nổi loạn có vũ trang của những nhóm thượng tôn da trắng, dân quân cực hữu, hoặc những cá nhân có tư tưởng cực đoan.
Đặt bom ở nhiều nơi là một trong những lưu ý chính trong cuộc họp.
Đại Tướng Daniel R. Hokanson, tư lệnh Vệ Binh Quốc Gia, cho biết đã gặp gỡ những quân nhân được điều động đến Washington DC và tiến trình điều tra diễn ra tốt đẹp.
Tướng Hokanson khẳng định các quân nhân Vệ Binh Quốc Gia đã được chuẩn bị chu đáo và kỹ càng để đối phó bất kỳ tình huống nào xảy ra.
“Đây là an ninh quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ gửi thông điệp rõ ràng và chắc chắn đến tất cả quốc dân và cả thế giới rằng chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách thành công và trong ổn định,” Bộ Trưởng McCarthy tuyên bố.(MPL)
Dân biểu Cộng hòa nhiệm kỳ đầu tiên Peter Meijer (Mich.) Cho biết hôm Chủ nhật rằng anh có thể đã kết thúc sự nghiệp chính trị của mình khi cùng 9 đồng nghiệp GOP trong Hạ viện bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump.
Trong chương trình của ABC, người dẫn chương trình George Stephanopoulos đã hỏi Meijer liệu anh có lo ngại rằng đã kết thúc sự nghiệp của mình bằng cách bỏ phiếu để luận tội Trump hay không.
“Rất có thể có,” Meijer trả lời. “Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta đã bầu ra những nhà lãnh đạo không chỉ nghĩ đến những gì thuộc về lợi ích cá nhân của họ, không phải những gì sẽ có lợi về mặt chính trị, mà là những gì chúng tôi thực sự cần cho đất nước.”
Stephanopoulos cũng hỏi Meijer rằng liệu anh có nghĩ rằng đã đến lúc Đảng Cộng hòa phải vượt qua Trump hay không.
“Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta thừa nhận rằng những gì đã xảy ra vào ngày 6 tháng 1 là sự phản bội hơn những gì đã đạt được trong bốn năm qua”
Meijer tuần trước cho biết anh đang mua áo giáp và thay đổi thói quen do lo ngại sẽ có nhiều bạo lực hơn ở Điện Capitol.
10 thành viên đảng Cộng hòa đã cùng với đảng Dân chủ bỏ phiếu vào tuần trước để luận tội Trump về vai trò của ông trong vụ bạo loạn chết người tại Điện Capitol Hoa Kỳ, khiến ông trở thành tổng thống duy nhất bị luận tội hai lần. Trump đã nói chuyện với những người ủng hộ của mình tại một cuộc biểu tình trước khi họ xông vào khu phức hợp, nơi một phiên họp chung của Quốc hội đang họp để chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Biden.
TH
Toby Luckhurst
BBC News
GETTY IMAGES - Đám đông đứng bên ngoài văn phòng bị đốt cháy của tờ Wilmington Daily Record |
Một đám đông bạo động, bị các chính trị gia khích động đến điên cuồng, đã phá nát một thị trấn để lật đổ chính phủ được bầu.
Sau cuộc bầu cử tiểu bang năm 1898, những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng kéo nhau đến cảng Wilmington, North Carolina của Hoa Kỳ, khi đó là thành phố lớn nhất trong tiểu bang. Họ phá hủy các cơ sở kinh doanh do người da đen làm chủ, sát hại cư dân da đen và buộc chính quyền địa phương được bầu - liên minh các chính trị gia da trắng và da đen - phải từ chức hàng loạt.
Các nhà sử học mô tả đây là cuộc đảo chánh duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Những kẻ cầm đầu cuộc đảo chánh đã lên nắm quyền cùng ngày với cuộc nổi dậy và nhanh chóng đưa ra luật tước bỏ quyền bầu cử và quyền công dân của người da đen trong tiểu bang. Họ đã không phải đối mặt với hậu quả nào.
Câu chuyện của Wilmington đã được nhắc lại và chú ý sau khi một đám đông bạo lực tấn công Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 6/1, tìm cách ngăn chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống tháng 11. Hơn 120 năm sau cuộc nổi dậy, thành phố vẫn đang vật lộn với quá khứ đầy bạo động của mình.
Sau khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc năm 1865 - cuộc đọ sức giữa các tiểu bang theo chủ nghĩa Liên hiệp miền Bắc chống lại Liên minh miền Nam - chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ trên khắp đất nước mới thống nhất. Các chính trị gia ở Washington DC đã thông qua một số sửa đổi hiến pháp trao tự do và một số quyền cho các cựu nô lệ, đồng thời cử quân đội thực thi các chính sách của họ.
Nhưng nhiều người miền Nam phẫn nộ với những thay đổi này. Trong những thập niên sau cuộc nội chiến, ngày càng có nhiều nỗ lực nhằm đảo ngược nhiều nỗ lực hòa nhập những người da đen được tự do vào xã hội.
Wilmington năm 1898 là một cảng lớn và thịnh vượng, với tầng lớp trung lưu da đen ngày càng phát triển và thành đạt.
Đương nhiên, người Mỹ gốc Phi vẫn phải đối mặt với định kiến và phân biệt đối xử hàng ngày - ví dụ như ngân hàng từ chối cho người da đen vay nợ hoặc sẽ áp dụng lãi suất cao ở mức trừng phạt. Nhưng trong 30 năm sau cuộc nội chiến, người Mỹ gốc Phi ở các tiểu bang thuộc Liên minh miền Nam cũ như North Carolina đang dần thành lập doanh nghiệp, mua nhà và thực hiện quyền tự do của họ. Wilmington thậm chí còn là quê hương của tờ nhật báo của người đen duy nhất ở nước này vào thời điểm đó, Wilmington Daily Record.
"Người Mỹ gốc Phi đã trở nên khá thành công", giáo sư lịch sử Đại học Yale Glenda Gilmore nói với BBC. "Họ đã vào đại học, tỷ lệ biết chữ tăng và sở hữu tài sản ngày càng tăng."
Thành công ngày càng tăng này thật sự đã xảy ra trên toàn bang North Carolina, không chỉ về mặt xã hội mà còn về mặt chính trị.
Vào thập niên 1890, một liên minh chính trị da trắng và da đen được gọi là Fusionists - tổ chức đấu tranh cho giáo dục miễn phí, xóa nợ và quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi - đã giành được mọi chức vụ trên toàn tiểu bang năm 1896, gồm cả chức thống đốc. Đến năm 1898, một số chính trị gia theo chủ nghĩa Fusionist da trắng và da đen đã được bầu để lãnh đạo chính quyền thành phố địa phương ở Wilmington.
Nhưng điều này đã gây ra phản ứng dữ dội, gồm cả từ Đảng Dân chủ.
Vào thập niên 1890, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa rất khác so với ngày nay. Đảng Cộng hòa - đảng của Tổng thống Abraham Lincoln - ủng hộ hội nhập chủng tộc sau Nội chiến Hoa Kỳ, và chính phủ mạnh mẽ từ Washington DC để thống nhất các tiểu bang.
Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ đã phản đối những thay đổi với Hoa Kỳ. Họ công khai yêu cầu phân biệt chủng tộc và trao quyền mạnh hơn cho các tiểu bang. "Hãy coi đảng Dân chủ năm 1898 là đảng của chủ nghĩa da trắng tối thượng", LeRae Umfleet, nhà đấu tranh tiểu bang và là tác giả của A Day of Blood, cuốn sách về cuộc khởi nghĩa Wilmington, nói với BBC.
Các chính trị gia Dân chủ lo sợ rằng phe Phát xít - gồm đảng Cộng hòa da đen cũng như nông dân nghèo da trắng - sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử năm 1898. Các nhà lãnh đạo đảng quyết định phát động một chiến dịch bầu cử rõ ràng dựa trên quyền của người 'da trắng thượng đẳng', và sử dụng mọi thứ trong khả năng của họ để đánh bại những người theo chủ nghĩa Phát xít.
Bà Umfleet nói: "Đó là một nỗ lực phối hợp, có sự phối hợp việc sử dụng các tờ báo, nhà phát biểu và các thủ đoạn đe dọa để đảm bảo rằng nền tảng da trắng thượng đẳng thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 1898.
Lực lượng dân quân da trắng - gồm một nhóm được gọi là Áo sơ mi đỏ, được đặt tên theo đồng phục của họ - cưỡi ngựa đi quanh tấn công người da đen và đe dọa những cử tri sẽ đi bầu. Khi những người da đen ở Wilmington mua súng để bảo vệ tài sản của họ, họ đã bị các chủ cửa hàng da trắng từ chối không bán, những người sau đó giữ danh sách những người tìm mua vũ khí và đạn dược.
COURTESY OF THE STATE ARCHIVES OF NORTH CAROLINA - Lực lượng dân quân Áo đỏ đe dọa và tấn công cử tri da đen |
Trong khi đó, báo chí lan truyền những tuyên bố rằng người Mỹ gốc Phi muốn có quyền lực chính trị để họ có thể ngủ với phụ nữ da trắng, và bịa đặt về nạn hiếp dâm.
Khi Alexander Manly, chủ sở hữu và biên tập viên của Wilmington Daily Record, xuất bản một bài xã luận đặt câu hỏi về cáo buộc hiếp dâm và cho rằng phụ nữ da trắng ngủ với đàn ông da đen theo ý muốn của họ, điều đó đã khiến đảng Dân chủ phẫn nộ và khiến ông trở thành mục tiêu của một chiến dịch căm thù.
Một ngày trước cuộc bầu cử toàn tiểu bang năm 1898, chính trị gia đảng Dân chủ Alfred Moore Waddell có một bài phát biểu yêu cầu những người đàn ông da trắng "làm nhiệm vụ của bạn".
"Ngày mai hãy đi đến các địa điểm bỏ phiếu, và nếu bạn thấy người da đen bỏ phiếu, hãy bảo anh ta rời khỏi phòng phiếu và nếu anh ta từ chối, giết ngay, hãy bắn anh ta ngay tại chỗ. Ngày mai chúng ta sẽ thắng dù chúng ta phải làm điều đó bằng súng."
Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang. Nhiều cử tri đã buộc phải rời khỏi các điểm bỏ phiếu trước họng súng hoặc thậm chí từ chối đi bầu vì sợ bạo lực.
Nhưng các chính trị gia theo chủ nghĩa Fusionist vẫn nắm quyền ở Wilmington, với cuộc bầu cử thành phố sẽ không diễn ra cho đến năm sau.
Hai ngày sau cuộc bầu cử tiểu bang, Waddell và hàng trăm người đàn ông da trắng, được trang bị súng trường và súng Gatling, đi vào thị trấn và đốt cháy tòa soạn của Wilmington Daily Record. Sau đó, họ lan khắp thị trấn giết người da đen và phá hủy cơ sở kinh doanh của người da đen. Đám đông ngày càng đông với nhiều người da trắng nhập cuộc hơn.
Khi những người dân da đen chạy trốn vào rừng bên ngoài thị trấn, Waddell và băng của ông ta đã diễu hành đến tòa thị chính và buộc chính quyền địa phương phải từ chức trước họng súng. Waddell được tuyên bố là thị trưởng vào buổi chiều cùng ngày.
"Đó [là] một cuộc nổi dậy toàn diện, một cuộc nổi dậy toàn diện chống lại chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương," Giáo sư Gilmore nói.
GETTY IMAGES - Wilmington hiện đứng hạng tám trong các thành phố đông dân nhất trong tiểu bang |
Trong vòng hai năm, những người theo chủ nghĩa thượng đẳng của người da trắng ở North Carolina đã áp đặt luật phân biệt mới và tước bỏ quyền bỏ phiếu của người da đen một cách có hiệu quả, thông qua kết hợp các bài kiểm tra biết đọc biết viết và thuế thăm dò. Theo báo cáo, số lượng cử tri người Mỹ gốc Phi đăng ký đi bầu đã giảm từ 125.000 người năm 1896 xuống còn khoảng 6.000 người vào năm 1902.
"Những người da đen ở Wilmington không nghĩ rằng điều gì đó như thế này sẽ xảy ra", Giáo sư Gilmore nói.
"Có một thống đốc đảng Cộng hòa ở tiểu bang, dân biểu của họ là một người da đen. Họ nghĩ rằng mọi thứ thực sự đang tốt hơn. Nhưng một phần của bài học về điều đó là khi mọi thứ trở nên tốt hơn, người da trắng đã chiến đấu mạnh mẽ hơn."
Deborah Dicks Maxwell là chủ tịch chi nhánh địa phương của Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người Da màu [NAACP] ở Wilmington. Sinh ra và lớn lên ở thị trấn, bà không biết về vụ tấn công cho đến khi ba mươi tuổi.
"Đó là điều mà những người ở đây [ở Wilmington] biết nhưng nó không được nói đến rộng rãi," bà nói với BBC. "Nó không nằm trong chương trình giảng dạy ở trường như lẽ ra phải là - không ai muốn thừa nhận điều này đã xảy ra."
Mãi đến thập niên 1990, thành phố mới bắt đầu thảo luận về quá khứ của mình. Năm 1998, chính quyền địa phương tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm vụ tấn công, và hai năm sau đó, thành lập một ủy ban xác minh sự thật. Kể từ đó, thành phố đã dựng các tấm biển ở những điểm quan trọng để tưởng nhớ các sự kiện, và đã tạo ra Đài tưởng niệm và Công viên Tưởng niệm năm 1898 - điều mà bà Dicks Maxwell mô tả là "nhỏ nhưng có ý nghĩa".
Với những gì thành phố đã trải qua, không có gì ngạc nhiên khi cư dân và các nhà sử học từng kể về quá khứ của thành phố đã vẽ ra những điểm tương đồng giữa cuộc nổi dậy năm 1898 và cuộc tấn công vào Điện Capitol của Mỹ vào tháng này.
Bà Dicks Maxwell và chi nhánh NAACP của bà trong nhiều tháng sau cuộc bầu cử Mỹ đã nêu bật những gì họ cho là điểm tương đồng giữa những gì đã xảy ra ở Wilmington và cách các chính trị gia đang cố gắng phá hoại kết quả bầu cử ngày nay ở Mỹ.
"Đầu ngày hôm đó, chúng tôi đã họp báo tố cáo dân biểu địa phương của chúng tôi ủng hộ Trump, [nói] rằng sẽ có thể có một cuộc đảo chính và chúng tôi không muốn một cuộc đảo chính khác xảy ra ở đất nước này", bà nói. Chỉ vài giờ sau đám đông đã diễu hành trên Điện Capitol của Hoa Kỳ.
Người Mỹ gốc Việt nghĩ gì về cờ VNCH và bạo loạn Điện Capitol?
Christopher Everett là một nhà làm phim tài liệu đã làm một bộ phim về cuộc nổi dậy năm 1898, Wilmington on Fire. Khi ông Everett nhìn thấy cuộc tấn công vào Điện Capitol, ông đã nghĩ đến Wilmington.
Ông nói với BBC:
"Không ai phải chịu trách nhiệm về cuộc nổi dậy năm 1898. Do đó, nó đã mở ra các cửa lũ lụt, đặc biệt là ở miền nam, để họ ... tước bỏ quyền công dân của người Mỹ gốc Phi", ông nói với BBC.
"Đó là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi sau cuộc nổi dậy của DC - bạn đang mở cửa cho một điều gì đó khác xảy ra, hoặc thậm chí tệ hơn."
Cuộc tấn công năm 1898 không được che đậy. Các tòa nhà đại học, trường học và các tòa nhà công cộng trên toàn bang đều được đặt theo tên của những kẻ chủ mưu cuộc khởi nghĩa. Những người đàn ông sau đó tuyên bố đã tham gia cuộc tấn công để nâng cao tầm vóc của họ trong Đảng Dân chủ. Nhiều thập niên trôi qua, sử sách bắt đầu khẳng định cuộc tấn công thực chất là một cuộc bạo động chủng tộc do người da đen khởi sự và do người da trắng hạ gục.
Ông Everett nói: "Ngay cả sau vụ thảm sát, rất nhiều người tham gia và dàn dựng cuộc nổi dậy đã trở thành bất tử - những bức tượng, tòa nhà mang tên họ, trên khắp đất nước, đặc biệt là ở North Carolina.
Charles Aycock - một trong những người tổ chức chiến dịch bầu cử cho người da trắng thượng đẳng - trở thành thống đốc bang tiểu North Carolina vào năm 1901. Bức tượng của ông hiện đặt tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, nơi những kẻ bạo loạn tiến vào ngày 6 tháng Giêng.
Everett hiện đang quay phần tiếp theo của bộ phim tài liệu của mình để kiểm tra xem Wilmington đang vật lộn với quá khứ như thế nào.
Ông nói nhiều nhà lãnh đạo địa phương đang làm việc để "đưa thành phố Wilmington trở lại tinh thần của năm 1897, khi bạn có phong trào Kết hợp này của người da trắng và người da đen làm việc cùng nhau và biến Wilmington trở thành một ví dụ về những gì miền nam mới có thể là sau Nội chiến."
Ông nói: "Wilmington là hình mẫu cho phong trào dành quyền của người da trắng thượng đẳng với cuộc nổi dậy. "Nhưng bây giờ Wilmington cũng có thể là một hình mẫu để cho thấy chúng ta có thể làm việc cùng nhau và vượt qua vết nhơ của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng như thế nào."
SPELLER STREET FILMS - Christopher Everett, trái, đang quay phim tài liệu về cách Wilmington vật lộn với quá khứ |
WASHINGTON, DC (NV) – Những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump mang theo lượng vũ khí “đáng báo động” và cả danh sách các dân cử, nhà báo được phân hạng “tốt” và “xấu,” khi tấn công vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng trong lúc các nhà lập pháp xác nhận ông Joe Biden thắng cuộc bầu cử tổng thống, theo báo mạng The Hill loan tin hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Giêng.
Hồ sơ nộp tại Tòa Liên Bang Địa Hạt DC cho biết nhiều phần tử nổi loạn tại Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng dường như đã chuẩn bị những phương án bạo lực khi cảnh sát sát tịch thu một số lượng vũ khí đạn dược và những phương tiện khác báo hiệu tình trạng tệ hại hơn những gì đã diễn ra.
Cảnh sát bảo vệ Quốc Hội bắt giữ một nghi can bên ngoài điện Capitol. (Hình: Joe Raedle/Getty Images) |
Trong khi điều tra về vụ đặt bom ống tại trụ sở hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ gần trụ sở Quốc Hội, cảnh sát khám phá một chiếc xe chứa nhiều vũ khí cùng đạn dược.
Trên chiếc xe vận tải thuộc quyền sở hữu của ông Lonnie Longman, đậu gần nơi phát hiện ra bom ống, cảnh sát tìm thấy năm khẩu súng, một cái nỏ, bom khói, và súng điện cùng với hàng trăm viên đạn.
Chưa hết, trong xe có cả một danh sách các vị dân cử và nhà báo được phân hạng “tốt” và “xấu.”
Khi bị cảnh sát bắt giữ, ông Longman còn có thêm hai khẩu súng trong người.
“Nghi can đem một lượng vũ khí đến khu vực trụ sở Quốc Hội và di chuyển trong khu vực này với vũ khí trong người. Số lượng súng và hung khí có vẻ như để cung cấp cho những người khác,” hồ sơ truy tố viết.
Một nghi can khác tên Cleveland Meredith, cư dân Colorado, bị bắt tại một khách sạn trong khu vực DC nhờ có người thông báo với nhà chức trách việc người này lên tiếng đòi giết Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.
FBI tịch thu một cây súng lục, một khẩu súng trường thuộc loại tấn công và hàng trăm viên đạn trong xe của Meredith.
Chưa hết trên chiếc điện thoại di động mà nghi can Meredith dùng để nói việc giết bà Pelosi, có những tin nhắc nói về các vũ khí và đạn dược mà nghi can đem theo, “tiến về DC với cả tấn đạn 5.56 loại xuyên qua áo giáp.”
Những người nổi loạn ủng hộ Tổng Thống Trump trong trang phục “tác chiến” tràn vào bên trong điện Capitol. (Hình: Win McNamee/Getty Images) |
Đây mới chỉ là vài trường hợp trong tổng số hơn 70 cáo trạng được các biện lý nộp lên tòa sau hơn một tuần xảy ra nổi loạn.
Các viên chức cho biết những tang vật bị tịch thu cho thấy đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Vụ nổi loạn có vẻ được tổ chức từ trước và có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, không phải đơn thuần chỉ là một sự bùng phát.
“Cơ quan điều tra liên bang sẽ truy theo tất cả các dấu vết từ việc chuyển tiền, thông tin liên lạc, dữ liệu định vị nhằm nhận diện các tổ chức chủ mưu điều khiển và ra lệnh,” Biện Lý Michael Sherwin cho biết.
Ngoài việc điều tra các tổ chức cực đoan ủng hộ ông Trump, các lãnh đạo Quốc Hội được nghe những báo cáo nghi vấn có sự tiếp tay từ những dân cử Cộng Hòa và viên chức an ninh tại điện Capitol.
Nhiều đoạn video ghi lại sự kiện một số người trong nhóm nổi loạn biết rõ ràng chi tiết về vị trí văn phòng của các nhà lập pháp, để hướng dẫn những người khác tấn công, cũng tạo thêm sự nghi ngờ có nội gián.
Bộ Quốc Phòng triển khai 25,000 lính Vệ Binh Quốc Gia bảo vệ thủ đô chuẩn bị lễ đăng quang Tổng Thống đắc cử Joe Biden. (Hình: Eric Thayer/Getty Images) |
Bà Mikie Sherrill, dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, một cựu phi công trực thăng Hải Quân Mỹ, đã cáo buộc một số dân biểu phía Cộng Hòa là trợ giúp thành phần ủng hộ ông Trump.
Bà Sherrill báo cáo có thấy một số đồng viện hướng dẫn các nhóm người đi “thám sát” trụ sở Quốc Hội vào hôm 5 Tháng Giêng, một ngày trước vụ bạo loạn xảy ra.
Khi được hỏi liệu sẽ có hành động gì đối với các dân biểu có thể bị cáo buộc là đã đưa người vào xem xét địa thế trước ngày xảy ra cuộc tấn công, Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi tuyên bố: “Nếu quả thật có thành viên Quốc Hội bị xác nhận là đồng lõa với cuộc nổi loạn hoặc họ trợ giúp các hành vi phạm pháp, sẽ phải có các biện pháp vượt ra ngoài các biện pháp riêng của Quốc Hội, bao gồm cả việc truy tố.” (MPL) [qd]
Jan 16, 2021 - nguoi-viet.com
WASHINGTON, DC (NV) – FBI truy tố ông Eric Munchel, người cầm dây khóa nhựa (zip tie) trong vụ bạo loạn ở Quốc Hội, cùng mẹ ông tội đồng lõa sau khi video cho thấy hai mẹ con nằm trong đám đông tràn vào Quốc Hội tuần trước, theo Newsweek hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Giêng.
Ông Munchel và bà Lisa Eisenhart bị truy tố tội “cố ý đồng lõa với người khác,” theo đơn tố cáo của FBI nộp lên tòa liên bang ở Washington, DC.
Các giới chức xác nhận ông Munchel là nghi can cầm bó dây khóa nhựa trong Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng. (Hình: Win McNamee/Getty Images) |
FBI cho hay video quay cảnh bên trong Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng “cho thấy bà Eisenhart và ông Munchel ở gần đám nổi loạn đang đánh đập hai cảnh sát viên quốc hội gác lối vào Thượng Viện.”
Trong một đoạn video, các cảnh sát viên bị đám nổi loạn rượt đuổi chạy ngang hai mẹ con này, và lập tức hai mẹ con hùa theo nhóm đó, FBI giải thích.
Một đoạn video khác cho thấy ông Munchel và bà Eisenhart nằm trong đám nổi loạn “bên trong Thượng Viện mà trước đó vào đến đây qua chính khu vực mà các cảnh sát viên đang gác trước khi bị tấn công.”
Tài khoản (account) Twitter chính thức của Văn Phòng Công Tố Viên Hoa Kỳ khu vực miền Trung Tennessee loan báo bà Eisenhart bị FBI bắt ở Nashville hôm Thứ Bảy “với cáo buộc liên quan vụ bạo loạn ở Quốc Hội… bao gồm đồng lõa với con trai là Eric Munchel vi phạm luật liên bang.”
Ông Munchel bị bắt ở Tennessee hôm Chủ Nhật qua và bị truy tố “một tội cố ý xâm nhập hoặc ở lại bất hợp pháp tòa nhà hoặc khuôn viên bị cấm, và một tội xâm nhập bạo động và gây rối trong khuôn viên Quốc Hội,” theo thông báo từ Bộ Tư Pháp.
Hình ảnh của Getty Images về nghi can mặc đồ chống bạo động màu đen và cầm bó dây khóa nhựa lan tràn trên mạng xã hội sau ngày bạo loạn, khiến người ta lo ngại có lẽ đám nổi loạn âm mưu bắt các nhà lập pháp làm con tin.
Sau đó, các giới chức xác nhận nghi can này là ông Munchel. (Th.Long)
(Politico) – Dân chủ chuẩn bị nắm quyền kiểm soát đa số Thượng viện đang cân nhắc các hình phạt đối với Thượng nghị sĩ Cộng hoà Josh Hawley và Ted Cruz về việc phản đối kết quả bầu cử 2020.
Hawley (Missouri) và Cruz (Texas) dẫn đầu sự phản đối phiếu Cử tri đoàn tiểu bang Pennsylvania thậm chí ngay cả sau khi đám đông quá khích ủng hộ Trump xông vào Điện Capitol đòi đảo ngược kết quả bầu cử, khiến cho Dân chủ tố cáo họ đã kích động bạo lực vì mục đích chính trị – tuyên bố mà hai Thượng nghị sĩ này mạnh mẽ bác bỏ.
Hạ viện đầu tuần này luận tội Tổng thống Donald Trump vì đã kích động cuộc bạo loạn chết người tại Điện Capitol, và Dân chủ cho rằng, Hawley và Cruz nên phải đối mặt với hậu quả tương tự. Một số kêu gọi họ từ chức hoặc bị trục xuất khỏi Thượng viện – điều khó có thể xảy ra. Nhưng một số nhà lập pháp khác đang nhắm đến một khiển trách chính thức dưới hình thức giám sát.
Thượng nghị sĩ Chris Murphy (Dân chủ – Connecticut) trong tuần này tham gia những lời kêu gọi giám sát Hawley và Cruz đang ngày càng gia tăng. Nhưng Murphy đề nghị, những hình phạt đang được cân nhắc nên mở rộng đến 6 Thượng nghị sĩ Cộng hoà khác, những người cùng tham gia phản đối kết quả bầu cử, trong đó có Thượng nghị sĩ Rick Scott (Florida) và Tommy Tuberville (Alabama). Mặc dù những người khác lên tiếng phản đối kết quả bầu cử không mạnh mẽ bằng Hawley và Cruz, nhưng Murphy cho rằng, tất cả “hợp pháp hoá quan điểm này giữa đám đông bạo loạn rằng Quốc hội có quyền đảo ngược kết quả bầu cử.”
Một số nhà lập pháp Dân chủ thậm chí còn đi xa hơn. Thượng nghị sĩ Sherrod Brown (Dân chủ – Ohio) cho hay, Hawley và Cruz nên từ chức và nếu họ không từ chức thì Thượng viện nên tống khứ họ đi vì “đã phản bội lời tuyên thệ nhậm chức và tiếp tay cho bạo loạn bạo lực vào nền dân chủ của chúng ta.” Thậm chí Thượng nghị sĩ Chris Coons (Delaware) – nhà lập pháp Dân chủ trung dung hợp tác chặt chẽ với Cộng hoà – cũng gọi Hawley và Cruz từ chức.
Thượng nghị sĩ Ron Wyden (Dân chủ – Oregon) còn thẳng thắn hơn, tố cáo họ tìm cách “kích động một đám đông bạo lực vì lợi ích chính trị cá nhân.”
Thúc đẩy chế tài diễn ra khi Thượng viện chuẩn bị xét xử luận tội ông Trump lần thứ hai, và bắt đầu thủ tục chuẩn thuận những ứng cử viên nội các của Joe Biden cũng như gói cứu trợ COVID 19.
Phát ngôn nhân cho Lãnh tụ Đa số Thượng viện sắp tới là Chuck Schumer (Dân chủ – New York) từ chối bình luận về những gì Dân chủ có thể theo đuổi đối với hai Thượng nghị sĩ Cộng hoà một khi họ nắm quyền kiểm soát Thượng viện, mặc dù một số lựa chọn vẫn ở trên bàn.
Giữa những chỉ trích dữ dội, Hawley và Cruz tìm cách giảm nhẹ sự phản đối của họ cũng như giọng điệu dẫn đến bạo lực tại Điện Capitol.
Cho dù Dân chủ cuối cùng chống lại hình phạt chính thức đi chăng nữa, thì họ cũng có thể buộc Uỷ ban Đạo đức Thượng viện điều tra hai Thượng nghị sĩ này. Thêm vào đó, một số Thượng nghị sĩ Dân chủ cho biết, họ không có ý định làm việc với Hawley và Cruz trong các dự luật.
Ngoài ra, cả hai nhà lập phá Cộng hoà này đã dối mặt với những phản ứng đáng kể bên ngoài Quốc hội. Simon & Schuster huỷ xuất bản quốc sách sắp tới của Hawley, và Giám đốc Truyền thông của Cruz đã từ chức.
Hơn nữa, các cựu cố vấn của Thượng nghị sĩ Claire McCaskill (Dân chủ – Missouri) bị Hawley đánh bại vào năm 2018, đã khởi động một super PAC nhằm mục đích ngăn cản tham vọng chính trị của Hawley hay tái tranh cử vào ghế Thượng nghị sĩ liên bang.
Hương Giang (Theo Politico)
(Washington Examiner) – Giám đốc CIA Gina Haspel vào tháng trước xém từ chức khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đưa Kash Patel – một người trung thành và là cựu cố vấn của Dân biểu Devin Nunes – vào làm cấp phó cho bà.
Ông Trump chia sẻ với những người thân tín về ý tưởng này trước những quan ngại về lòng trung thành của Haspel trong những ngày sau bầu cử, theo Axios. Theo đó, Tổng thống sẽ sa thải Phó Giám đốc CIA Vaughn Bishop, và thay bằng Patel. Và nếu Haspel từ chức để phản đối, thì Patel sẽ trở thành tạm Quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương. Kế hoạch này thành hình khi những lời suy đoán chung quanh việc liệu Haspel có sớm bị sa thải, điều này càng được thúc đẩy bởi bà vắng mặt trong các buổi báo cáo tình báo thường nhật dành cho Tổng thống.
Kể từ khi rời Nunes và Uỷ ban Tình báo Hạ viện, Patel đã đảm nhiệm một số vai trò trong chính phủ Trump, trong đó có cố vấn hàng đầu cho cựu tạm Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grenell, và gần đây nhất là Đổng lý cho tạm quyền Bộ trưởng Christopher Miller.
Giấy tờ đã được soạn thảo để chính thức bổ nhiệm, nhưng dự tính này bắt đầu từ từ đổ bể khi Haspel tham dự báo cáo tình báo lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 12 trong nhiều tuần do tình trạng đại dịch COVID 19.
Trump tỏ ra có ấn tượng với Giám đốc CIA trong buổi báo cáo, và sau khi bà Haspel rời phòng họp, Tổng thống quay sang hỏi các cố vấn cao cấp về lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia. Phó Tổng thống Mike Pence và Cố vấn pháp lý Toà Bạch Ốc Pat Cipollone lên tiếng bênh vực Haspel.
Trong khi đó, Đổng lý Toà Bạch Ốc Mark Meadows lại thông báo cho Haspel hay, Tổng thống sẽ đưa Patel vào làm cấp phó cho bà, và Giám đốc CIA tuyên bố sẽ từ chức trước khi chuyện đó xảy ra. Theo Axios, ông Trump cuối cùng đổi ý, và Meadows “phải kiềm tự ái và đảo ngược chỉ thị.”
Hương Giang (Theo Washington Examiner)
(NY Daily News) – Tổng thống Donald Trump dự tính sẽ rời Tòa Bạch Ốc chỉ vài giờ trước lễ nhậm chức của ông Joe Biden diễn ra vào tuần sau, và sẽ tổ chức một số sự kiện chia tay với hy vọng sẽ làm lu mờ người kế nhiệm, theo một số nguồn tin.
Tổng thống mãn nhiệm ban đầu dự tính sẽ rời thủ phủ vào thứ Ba về cư gia lâu dài mới ở Florida, để lễ nhậm chức của Biden vào thứ Tư không bị gián đoạn bởi những người ủng hộ ông Trump.
Nhưng theo một nguồn tin thông thạo vấn đề chia sẻ với Daily News, Tổng thống thay đổi ý định, và hiện nay đang dự tính sẽ rời Washington vào sáng thứ Tư, chỉ vài giờ trước khi lễ Tuyên thệ nhậm chức của ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ bắt đầu diễn ra vào giờ trưa.
Và trước khi bay về dinh thự riêng Mar-a-Lago ở Palm Beach, Trump dự tính sẽ tổ chức “lễ ra đi” tại phi trường Căn cứ Quân sự Andrews ở Maryland, theo CNN.
Buổi lễ, từ tiền đóng thuế của người dân Mỹ, có thể có đội giữ quân kỳ sặc sỡ, thảm đỏ, ban nhạc quân đội và nghi thức 21 phát súng đại bác.
Các vị tổng thống trong lịch sử tham dự lễ nhậm chức của các vị kế nhiệm để thể hiện tầm quan trọng của việc chuyển giao quyền lực ôn hoà. Nhưng ông Donald Trump vào thứ Sáu tuần trước thông báo sẽ không theo truyền thống lâu năm này.
Thông báo không tham dự lễ nhậm chức của Biden được Tổng thống đưa ra hai ngày sau khi ông Trump kích động đám đông những người ủng hộ quá khích xông vào Điện Capitol Mỹ trong nỗ lực bạo lực nhằm ngăn cản thủ tục Quốc hội chứng nhận chiến thắng của Biden. Một cảnh sát Capitol và 4 người khác bị thiệt mạng trong vụ bạo loạn, khi những người ủng hộ Trump xông vào toà nhà Quốc hội nhân danh những tuyên bố sai sự thật của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 rằng bầu cử 2020 bị lũng đoạn chống lại ông ta.
Ông Trump bị luận tội vào thứ Tư vì đã kích động bạo loạn đổ máu, trở thành vị tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội hai lần.
Trái ngược với ông Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và tất cả cựu tổng thống còn sống, ngoại trừ Tổng thống Jimmy Carter 96 tuổi, sẽ tham dự lễ nhậm chức của Biden và Harris.
Nỗ lực cuối cùng của ông Trump nhằm thu hút sự chú ý trước khi Biden vào Toà Bạch Ốc là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ. Ngoài sự kiện chia tay, ông Trump không có bất cứ kế hoạch công khai nào cho những ngày cuối cùng tại nhiệm.
Có nhiều lời đồn và suy đoán rằng Trump đang cân nhắc ban hành một loạt ân xá cho thân nhân và thậm chí ân xá bản thân giữa quan ngại ông ta có thể đối diện với những cáo buộc hình sự một khi mất quyền được miễn tố dành cho tổng thống.
Hương Giang (Theo NY Daily News)
(Daily Mail) – Thậm chí sau khi thừa nhận chuyển giao quyền lực cho chính phủ kế nhiệm, Tổng thống Donald Trump vào thứ Sáu gặp gỡ Tổng Giám đốc MyPillow, Mike Lindell – người đem theo vào Toà Bạch Ốc tài liệu ghi chép về Thiết quân luật và thậm chí cả cuộc “thay máu cuối cùng” tại CIA.
Là cố vấn thúc đẩy nhiều thuyết âm mưu của ông Trump về gian lận bầu cử đại trà, Lindell vào chiều thứ Sáu bất ngờ xuất hiện tại Toà Bạch Ốc. Một quân nhân Thuỷ quân Lục chiến canh bên ngoài West Wing cho thấy có nhiều khả năng Tổng thống ở đó.
Trước sự hiện diện dày đặc của Vệ binh Quốc gia ở DC sau khi những kẻ bạo loạn cực đoan ủng hộ ông Trump xông vào đập phá Điện Capitol vào tuần trước, cận cảnh những ghi chú của Lindell tiết lộ một số đoạn bất thường về những gì có thể nằm trong đầu Chủ tịch công ty chăn ra nệm gối MyPillow. Cũng giống như ông Trump, Lindell phát biểu trước đám đông người biểu tình trước khi xông vào Điện Capitol.
Một ký giả hình ảnh của Washington Post chụp được cận cảnh tài liệu Lindell cầm trong tay.
Có một dòng đáng ngại, “thiết quân luật nếu cần thiết theo gợi ý đầu tiên của bất cứ điều gì.” Cụm từ này không phải lần đầu tiên được nhắc đến. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn công khai vấn đề này khi nhắc lại một cách máy móc những tuyên bố vô căn cứ của ông Trump về gian lận bầu cử, và tuyên bố này đã bảo đảm cho ông ta một cuộc họp ở Toà Bạch Ốc sau đó.
“…Đạo luật ngay bây giờ vì kết quả của cuộc tấn công vào …,” một dòng khác phần nào bị bàn tay của Lindell che khuất, có vẻ như liên quan đến “Đạo luật chống Nổi loạn” – chủ đề bàn luận trước đây sau bầu cử về việc sử dụng lực lượng quân sự trong quốc gia.
Những dòng khác gợi ý thay đổi nhân sự. Dòng “Colson NGAY BÂY GIỜ làm tạm Quyền An ninh Quốc gia” có thể đề nghị thay đổi nhân viên chóp bu tại Cơ quan An ninh Quốc gia. Một dòng khác nhắc đến Fort Mead và một luật sư an ninh mạng hàng đầu, có thể là Frank Colon – người theo trang LinkedIn là một luật sư với Lữ đoàn Tình báo Quân đội 780 – Lữ đoàn hoạt động không gian mạng tấn công duy nhất trong quân đội Hoa Kỳ.
Tài liệu ghi chú cũng nhắc đến luật sư Sidney Powell – người giám sát những thách thức bầu cử thất bại ở toà, và người cũng xuất hiện tại Toà Bạch Ốc sau bầu cử.
“Chuyển Kash Patel sang làm tạm Quyền CIA,” dòng này có thể chỉ ra đề nghị loại Giám đốc CIA Gina Haspel, và thay thế bằng một người trung thành với ông Trump mới được đưa vào Ngũ Giác Đài trong thời gian gần đây.
“Tôi chỉ thị Bộ Quốc phòng hợp tác đầy đủ với Tổng thống đắc cử Joe Biden,” Patel viết trong một bài xã luận được Fox News đăng vào thứ 5 – sau khi ban chuyển quyền của Biden trong nhiều tuần vẫn không nhận được báo cáo như yêu cầu.
Những dòng khác những trích đoạn ngắn, nhưng cho thấy nỗi ám ảnh với “bầu cử bị đánh cắp” – mặc dù Joe Biden đánh bại 7 triệu phiếu phổ thông, hoặc 306 – 232 phiếu Cử tri đoàn. “Đã thu thập TẤT CẢ chứng cứ … khi bầu cử và tất cả thông tin liên quan đến … trong số những người ông ấy biết đã có an ninh … đã thực hiện nghiên cứu lớn về những vấn đề này,” tài liệu ghi. “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Khởi động … quyền lực, làm rõ điều này là Trung Quốc/Iran … nhân tố nội địa. Hướng dẫn Frank.”
Hương Giang (Theo Daily Mail)
(Business Insider) – Viên chức Toà Bạch Ốc đổ lỗi cho Rudy Giuliani, không phải một, mà là hai vụ luận tội Tổng thống Donald Trump, New York Times loan tin vào tối thứ 5.
Ông Trump trở thành tổng thống đầu tiên bị luận tội 2 lần vào ngày thứ Tư. 10 Dân biểu Cộng hoà tại Hạ viện tham gia bỏ phiếu cùng Dân chủ đã khiến cho phiên luận tội lần này là luận tội được lưỡng đảng ủng hộ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ bị cáo buộc “kích động bạo động,” liên quan đến vai trò của ông trong cuộc bạo động diễn ra ở Điện Capitol vào tuần trước khiến cho 5 người bị thiệt mạng và toàn bộ giới lập pháp phải di tản.
Luật sư tư của Tổng thống, và là đồng minh trung thành của ông Trump, Giuliani mạnh mẽ ủng hộ những thách thức bầu cử và không ngừng thúc đẩy những tuyên bố gian lận bầu cử vô căn cứ đã giúp đổ thêm dầu vào ngọn lửa bạo loạn.
Nhưng thậm chí ngay cả khi những tường trình gần đây rằng Tổng thống có lúc chỉ thị cho các cố vấn không trả tiền cho Giuliani sau khi Thị trưởng thành phố New York yêu cầu lệ phí pháp lý $20.000 Mỹ kim một ngày cho công việc kiện tụng kết quả bầu cử, Trump ẫn tiếp tục ca ngợi ông ta.
Mặc dù Tổng thống bị Twitter cấm cửa, nhưng cố vấn của ông, nhưng cố vấn Jason Miller cho hay, “Vừa trao đổi với Tổng thống Trump, và ông ấy bảo tôi rằng, Rudy Giuliani là một người tuyệt vời và là người ái quốc đã cống hiến dịch vụ của mình cho quốc gia! Tất cả chúng tôi đều yêu quý Thị trưởng của Mỹ!”
Tuy nhiên, trong khi ông Trump có thể đang hàn gắn với Giuliani, thì giới chức Toà Bạch Ốc “đều bất bình” với luật sư tư của Tổng thống, theo New York Times, vì đã cổ võ ông Trump có những hành động dẫn đến hai cuộc luận tội.
Lần đầu tiên ông Trump bị luận tội vào tháng 12 năm 2019 về tội lạm quyền và cản trở công lý, liên quan đến việc Tổng thống Mỹ gây áp lực buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra Biden và con trai ông ta là Hunter Biden về những cáo buộc tham nhũng vô căn cứ, một nỗ lực do Giuliani dẫn đầu.
Giuliani cũng bị săm soi về vai trò kích động bạo lực diễn ra ở Điện Capitol sau khi kêu gọi người biểu tình: “Chúng ta sẽ có một phiên xét xử bằng chiến đấu!” Ông ta sau đó phân trần, lời kêu gọi đó chẳng qua từ “Game of Thrones.”
Hương Giang (Theo Business Insider)