Cô Gái Đồ Long
Ngay sau 1975, khi thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) được kiến thiết và xây dựng lại với chính quyền mới; người ta đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Hồi nhỏ đi học ở đây, tui nhớ trong tài liệu từ phòng truyền thống của trường sơ lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ – ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đã dùng mưu cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ – ngụy và nhiều xe tăng địch; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
37 năm trôi qua, Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được hiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây giờ đã là Thị xã Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lãnh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời chính thức nào. Dân thị trấn xầm xì với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết vì bệnh!”. “Thì thiếu gì người chết bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những gì họ cống hiến là xứng đáng!”. “À…chắc còn chuyện gì khó nói.”. Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!). Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi. Mỹ – ngụy. Vậy đó. Thực hư thế nào hổng chịu trách nhiệm nha, ai hỏi là tui nhất định không khai thằng cha Vixi đang núp trong bụi chuối đâu à. Hahahha…Thay vì ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ – mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xã Long Khánh đã quyết định đổi tên cho chắc ăn. Thà quê còn hơn bị chê! Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh). Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đã từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa sáng tỏ, nơi này đã viết lại lý lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh! Dù gì đi nữa, tui cũng quýnh giá cao hành động dũng cảm của mấy bác Long Khánh. Chợt nhớ tới bữa rồi đi thăm chuồng cọp Côn Đảo, nghe cô hướng dẫn viên kể về một nữ tù đã can đảm mổ ruột ném vào mặt cai ngục, phản đối chế độ sinh hoạt hà khắc ở đây. Nữ tù này tên Nguyễn Thị Bé!
Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương. |
Thị xã Long Khánh nằm ngay trên trục quốc lộ 1A, chỉ cách Sài Gòn 80km về phía Đông Bắc; luôn được xem như cửa ngõ Sài Gòn. Cứ chạy qua khỏi cầu Sài Gòn phóng thẳng chừng 1 tiếng rưỡi là tới. Đây là quê hương thứ 2 của tui!
Vào lúc 5 giờ 40 sáng ngày 9.4.1975, cách đây đúng 37 năm đã mở đầu Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc – Long Khánh. Trận này là một mốc quan trọng quyết định tiến trình dẫn tới sự kiện 30.4.1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu) của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham chiến gồm có: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9) tăng cường Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), ngoài ra còn một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn pháo binh, sau còn được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000 do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm chính ủy. “Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn” nên Trận Xuân Lộc là nỗ lực cuối cùng của QLVNCH nhằm ngăn chặn bước tiến của QĐNDVN trên đường tiến vào Sài Gòn. Nhắc đến sự kiện này không thể không nhớ tới tướng Lê Minh Đảo chỉ huy sư đoàn 18 và 12 ngày đêm tử thủ cùng với các lực lượng dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, tăng thiết giáp và không quân còn lại.
Tại Xuân Lộc, một máy bay C-130 của KLVNCH đã thả một quả “bom cháy” CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư đoàn 341 QĐNDVN. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng lớn và giết chết hơn 2500 lính QĐNDVN. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh. Trận Xuân Lộc kéo dài đến ngày 20.4 làm QĐNDVN thương vong khoảng 2.000 người (trong đó 1.888 người chỉ tính riêng Quân đoàn 4 theo số liệu của Việt Nam sau 1975) và theo số liệu ước tính của Mỹ tổng cộng khoảng 5.000 người. Chiến thắng Trận Xuân Lộc đã quyết định sự sụp đổ của chính phủ Sài Gòn.
Những năm gần đây, dân Long Khánh thỉnh thoảng vẫn còn đào thấy xương cốt của cả hai phe…
Theo FB Cô Gái Đồ Long
Nguyên Anh (Danlambao) - Anh Nguyễn Văn Bé là một người nổi tiếng… Các danh hiệu anh đạt được trong chiến tranh chống Mỹ với các thành tích vô cùng oanh liệt được đám tuyên giáo từ xửa từ xưa ca tụng cho đến ngày nay, cá biệt còn có nhạc nô chế độ tên Huy Du sáng tác ca khúc Xin khắc tên anh trên vách đá chiến hào, tiếc thay bài hát trên không được ban tuyên láo phổ biến rộng rãi và cấm hát sau đó không lâu!
Trong quân sử của CSVN cũng đầy mâu thuẫn (vì xạo nguyên hệ thống nên mạnh ai nấy láo) cho nên có đến hai giả thuyết về nhân vật này!
Giả thuyết thứ 1: Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang
Về những chiến công và danh hiệu của dũng sỹ Nguyễn văn Bé đạt được:
- Huân chương chiến công Giải Phóng hạng nhì
- Chiến sỹ thi đua hai năm liền 1965-1966
- Dũng sỹ diệt Mỹ cấp ưu tú
- Huân chương Quân Công Giải Phóng hạng 3
- Anh Hùng lực lượng vũ trang Nhân dân
Sống sau chiến tranh và từ trần ngày 24/3/2002
Giả thuyết thứ 2:
“Theo tuyên truyền từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở Châu Thành, Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961, Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên dương Anh hùng khi làm đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một.
Về qua trình chiến đấu của Nguyễn Văn Bé có nhiều mâu thuẫn. Một nguồn cho rằng năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. [1]
Ở giả thuyết này anh Nguyễn Văn Bé chết ngắc và đã trở thành thương binh liệt sỹ!
Nguyễn Văn Bé cầm tờ báo Tiền Phong [3]. |
để nhớ ơn anh đảng, chính phủ, quân đội nước thiên đường đã ghi tên anh vào quân sử, ngoài ra tên anh còn được đặt cho một con đường tại thị xã Long Khánh nhưng tiếc thay có lẽ người dân họ biết hết sự thật về anh cho nên đã đổi tên khác, ngoài ra tên anh còn đặt cho một trường học tại Sài Gòn. (!/trường của người hùng chiến tranh/!). Lý lịch anh kể cũng hay, chỉ có những nhân vật hư cấu mới có thể có nhiều nguồn tin khác nhau nói về anh: Chết trong chiến tranh và tin thì nói anh còn sống vì chung quy anh… có thật đâu mà sống với chả chết!
Chúng ta cùng lật lại quân sử về thành tích trước lúc hy sinh của anh ra mổ xẻ xem nào:
Mìn Claymore là một loại mìn cấu tạo được thiết kế đặc biệt dùng để chống các cuộc xâm lấn biển người, được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng trong chiến tranh, thân mìn nhồi thuốc nổ C-4 trong có chứa nhiều viên bi dùng để gây sát thương cao cho quân địch thì ở đâu anh Bé lại có, và điều láo dã man nhất của ban tuyên láo khi cho rằng anh Bé đã dùng mìn Claymore đập xuống đất gây tử thương 69 binh sỹ!
Nguyễn Văn Bé và gia đình |
Tiếc cho ban tuyên láo, quả mìn Claymore chỉ phát nổ khi được kích bằng điện và cho dù có đập, rớt, quăng, liệng nó xuống thì vẫn… không phát nổ! Hãy nhìn cuộn dây điện đính kèm theo hình để xác tín cái láo của bộ máy tuyên truyền CS. Như vậy đã rõ, cái truyền thuyết Nguyễn văn Bé chỉ là một nhân vật hư cấu chủ yếu dùng để tuyên truyền lôi kéo, xách động các chiến sỹ đội mũ tai bèo say máu lập công diệt giặc.
Thế nhưng nói anh Bé là một nhân vật không thật thì lại càng… không khả thi khi nguồn tin từ phía đồi diện, quân đội VNCH cho biết anh đã bị bắt sau đó đầu hàng và không hề có cái chuyện anh đập quả mìn xuống đất tiêu diệt giặc thù (có đâu mà đập!). Sau đó anh tuyên bố trước cơ quan truyền thông miền Nam thời đó về sự đầu hàng của mình!
Như vậy nước Việt Nam chúng ta có bao nhiêu anh hùng Nguyễn Văn Bé nhỉ? Một anh chết già năm 2002 nhưng chôn ở đâu thì không ai biết, một anh hy sinh tại chỗ không tìm được xác vì anh đập mìn thì thịt thà cá mắm văng tung tóe… còn đâu mà tìm, còn một anh Bé tay ôm tờ báo Tiền Phong tại miền Nam xác tín đích thị là mình thì sao?
Với cái cách tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội thì ai cũng biết chuyện tào lao về anh chỉ là láo từ đầu đến cuối, những anh hùng của đảng nhiều lắm, lấy đấu mà đong còn không hết nói gì một anh hùng Nguyễn văn Bé (xạo).
Khả năng cho đến giờ nay anh Bé năm xưa chưa lên tiếng vì có lẽ anh vẫn còn ở trong nước, anh không thể nào cất tiếng nói lên sự thật vì điều đó đồng nghĩa với cái chết bất đắc kỳ tử do các cục, vụ an ninh VN gây ra khi họ cảm thấy anh nguy hiểm cho cái bộ mặt giả dối của mình! Và huyền thoại Nguyễn văn Bé vẫn tiếp tục sống trong một xã hội của sự dối trá lên ngôi, ngôi trường mang tên anh vẫn đông vui nhộn nhịp.
Vì có sao đâu, không tên Bé thì cũng đâu thiếu gì những anh hùng khác của đảng nhảy vào thế mạng, chung quy cũng nhờ cái ơn mưa móc của đảng cho nên người dân chúng ta mới có cái ban tuyên láo, một bộ phận cần thiết của các chế độ độc tài CS.
Tại đó tất cả chỉ chuyên nói Láo mà không hề biết nói Thật!
Và bọn chúng vẫn nói ra rả hàng ngày về các mệnh đề láo trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng độc quyền nhằm ru ngủ và đầu độc đầu óc người dân về một thiên đàng không bao giờ tới…
Nguyên Anh
danlambaovn.blogspot.com
________________________________
Chú thích:
[1]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_B%C3%A9_%28tuy%C3%AAn_truy%E1%BB%81n%29
[2]. http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ACn_M18A1
[3]. http://www.psywarrior.com/BeNguyen.html
Nguyễn Văn Bé (1966) không chết.
Nhưng Hà nội tung tin Nguyễn Văn BÉ đã dũng cản hy sinh và phong làm liệt sĩ đăng lên báo Tiền Phong (Hà Nội) in ngày 7 tháng 12/ 1966 và in cả Tem bưu chính, cùng poster để tuyên truyền cổ động chiến tranh. Hồi chánh viên Nguyễn Văn Bé lúc đấy (1966) đang được sống đời tự do ở Sài Gòn. Sau khi đọc được tin của tờ báo Tiền Phong này, ( Hình anh chụp với tờ báo trong tay), anh đã lên tiếng tố cáo sự tuyên truyền lừa bịp của cộng sản Hà nội lúc bấy giờ....
Báo Tiền Phong (Hà Nội) ngày 7 tháng 12/ 1966. |
Nguyễn Văn Bé (sau khi hồi chánh với chính quyền miền Nam VNCH) đọc được tin mình đã anh dũng hy sinh trên báo Tiền Phong (Hà Nội) ngày 7 tháng 12/ 1966. |
Hanoi newspaper Tien-phong of 7 December 1966. |
Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967. Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860..., đơn vị vận tải miền trung nam bộ, bị bắt ngày 30 tháng 5, 1966 tại kinh Cả bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong. Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm Liệt sỹ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin Đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn. Nguyễn Văn Bé (Ký tên) |
Người anh em họ hàng của Nguyễn Văn Bé đã bị Mặt trận Giải Phóng: Tuyên án tử hình. |
Nguyễn Văn Ảnh là anh em họ hàng với Nguyễn Văn Bé. Vì sau khi Nguyễn Văn Bé hồi chánh với chính phủ VNCH, cộng sản miền Bắc lo ngại vì những nguồn tin đã bị lộ khi Nguyễn Văn Ảnh trả lời phỏng vấn với báo chí về sự thật Nguyễn Văn Bé, trái ngược với những gì mà Hà nội đã tuyên truyền, chúng đã ra lệnh Mặt trận Giải Phóng, tuyên án tử hình Nguyễn Văn Ảnh ...
Gia đình anh Nguyễn Văn Bé được phỏng vấn và chính quyền chuẩn bị di chuyển hô khẩu để tránh bị Việt cộng trả thù, khủng bố... (Cha của anh Nguyễn Văn Bé trong hình với ánh mắt lo ngại, quan sát bọn Việt cộng có thể đang lẩn núp trong đám đông hiếu kỳ...) |
Trung tá Huỳnh Cư hồi chánh viên ...viết về vụ việc Nguyễn Văn Bé . (Khi được chính phủ VNCH công bố Nguyễn Văn Bé còn sống. Thì Đảng và Mặt trận giải phóng càng nâng địa vị Bé lên cao, nhằm che dấu tội lỗi giả dối của họ. Bé là một nạn nhân chứ không phải là liệt sỹ bất diệt như Đảng và Mặt trận ca tụng. Sự ca tụng Nguyễn Văn Bé hiện nay là tiếp tục biến tất cả chúng ta thành nạn nhân như Nguyễn Văn Bé và thúc đẩy bao bạn trẻ vào cảnh chết vì mục đích thôn tính miền Nam, tiếp tục cuộc chiến tranh bẩn thỉu do cộng sản gây ra.) |
Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967. Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860..., đơn vị vận tải miền trung nam bộ, bị bắt ngày 30 tháng 5, 1966 tại kinh Cả bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong. Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm Liệt sỹ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin Đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn. Nguyễn Văn Bé (Ký tên) |
Bộ đội tù binh hồi chánh viên đoàn tụ cùng gia đình. |
Các bạn có ai biết không, vào những năm 1967, 1968... |
Trên đài tryền thanh Thủ Đô Sài Gòn, trong chương trình Chiêu Hồi thường cho phát thanh đoạn băng : "Nguyễn văn Bé, hãy còn sống đây..." với những thông tin về việc chiêu hồi của cán bộ này. Cả miền Nam VN ai cũng biết. Thế mà đài PT Hà Nội cũng cứ ngày đêm ra rả ca ngợi sự hy sinh dũng cảm và thành tích giết Mỹ Ngụy của cán bộ này. Thật là láo toét ! Những chiến sĩ miền Bắc chết như rạ trong suốt cuộc nội chiến sao đài HN chẳng xưng tụng ai ?
https://www.facebook.com/trinhngd
TIỂU SỬ ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ:
Theo tuyên truyền từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở Châu Thành, Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961, Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên dương Anh hùng khi làm đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một.
Vào năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Nguyễn Văn Bé đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua 2 năm liền (1965 - 1966), đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, anh đã được Uỷ Ban Trung Ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Hiện nay "anh hùng liệt sĩ" Nguyễn Văn Bé được đặt tên cho một số:
1/ Trường THCS Nguyễn Văn Bé, Đường Nguyễn Văn Đậu, 206 Phường 11, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Đường Nguyễn Văn Bé, xã Hưng Tây, Vinh, Nghệ An.
3/ Đường Nguyễn Văn Bé. Tỉnh/Tp: Bình Định. Quận/Huyện: Thành phố Quy Nhơn.
4/ Đường Nguyễn Văn Bé, tỉnh Vĩnh Long.
5/ Đường Nguyễn Văn bé, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột.
6/ Trường TH Nguyễn Văn Bé (Krongpak-Daklak).
7/ Trường Nguyễn Văn Bé gần chợ Cây thị, quận Bình Thạnh...
"Lộ Chuyện anh Hùng Chiêu Hồi, Xuân Lộc Phải Đổi Tên Đường
Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương |
Con đường daì nhất thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, từng được đặt tên là Nguyễn Văn Bé để vinh danh “anh hùng diệt Mỹ”, bất ngờ đã đổi tên là đường “Hồ Thị Hương” sau khi lộ ra sự thật rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé thực ra đã “về chiêu hồi với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.”
Sau 1975, thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) cầm quyền đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Trong tài liệu từ phòng truyền thống của trường sơ lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ – ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đã dùng mưu cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ – ngụy và nhiều xe tăng địch; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…
37 năm trôi qua, Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được nhiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây giờ đã là Thị xã Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lãnh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời chính thức nào.
Dân thị trấn xầm xì với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết vì bệnh!”.
“Thì thiếu gì người chết bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những gì họ cống hiến là xứng đáng!”.
“À…chắc còn chuyện gì khó nói.”.
Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ.
Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!).
Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi Mỹ – ngụy, tin đầu hàng của Nguyễn Văn Bé còn được in trong truyền đơn nữa.
Tóm lại là nhân vật Nguyễn Văn Bé có lý lịch không rõ ràng trong sáng.
Thay vì ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ – mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xã Long Khánh đã quyết định đổi tên cho chắc ăn.
Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh).
Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đã từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa sáng tỏ, nơi này đã viết lại lý lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh!…” |
Thế là câu chuyện Nguyễn Văn Bé đã lộ sáng. Hoặc anh ta là nhân vật anh hùng không có thực, anh hùng tuyên huấn như kiểu anh hùng Lê Văn Tám; hoặc đó là kẻ chiêu hồi, anh ta không hy sinh năm 1966 mà chết vì bệnh năm 2002 tại Mỹ. “Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi. Mỹ – ngụy.”
Nguyễn Văn Bé có phải là nhân vật anh hùng hay không? Câu trả lời ở tấm biển đường Hồ Thị Hương vừa mới thay thế biển đường Nguyễn Văn Bé. Sự thay thế lặng lẽ đó cho thấy người ta đã biết sai nhưng không dám công bố. Cũng như câu chuyện Lê Văn Tám là do ông Trần Huy Liệu dựng lên, chính gs Phan Huy Lê đã công bố điều này (tại đây!). Thế nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà gs Phan Huy Lê đã nói.
Để tránh phải đụng chạm đến sự thật, người ta hô hoán lên câu chuyện “lật đổ thần tượng”. Khốn thay, nào có thần tượng đâu mà lật đổ? Không lẽ lật đổ thần tượng giả mà sai, mà nguy hiểm? Vô lý! Giải thích cho việc công bố anh hùng Lê Văn Tám là không có thật, một thần tượng giả mà ta đã tôn thờ bấy lâu, gs Phan Huy Lê đã nói: “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực”.
Câu chuyện về "anh hùng" Nguyễn Văn Bé, thì mọi người đã biết, vì vào thời điểm ấy, nhất là người dân của miền Nam tự do, gần như ai cũng được biết; bởi trong lúc Hà Nội ca tụng "anh hùng-liệt sĩ diệt Mỹ ngụy" Nguyễn Văn Bé, thì tại Sài Gòn, Bộ Chiêu Hồi đã công bố những tin tức về Nguyễn Văn Bé, đồng thời còn đưa Nguyễn Văn Bé lên ngay đài truyền hình để cho mọi người được nhìn cho rõ một con người thật bằng xương, bằng thịt, để chứng minh Nguyễn Văn Bé vẫn còn sống.
Mặc dù vậy, nhưng Hà Nội vẫn tin những "tin tức tình báo - quân báo của ta" là Nguyễn Văn Bé trên đài truyền hình Sài Gòn là "người giả". Có lẽ vì thế, nên bây giờ mới xảy ra "sự cố". |
Trở lại với chuyện "anh hùng" Nguyễn Văn Bé, người viết vẫn còn nhớ, lúc ấy, Bộ Chiêu Hồi cũng phát hành rất nhiều những tấm truyền đơn, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, do những chiếc máy bay loại L.19, thường đem rãi xuống những vùng đất đã bị mất an ninh, cùng lúc là những lời nói của chính Nguyễn Văn Bé vọng từ chiếc máy bay xuống đất, kêu gọi:" Các anh cán binh cộng sản hãy mau mau trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia theo Chính Sách Chiêu Hồi...". tôi còn nhớ nguyên văn một đoạn mở đầu như sau đây:
"Tôi, Nguyễn... Nguyễn.... Nguyễn.... Văn... Văn... Văn... Bé ... Bé... Bé... vẫn còn sống đây... "
Và để tuyên truyền cho một "anh hùng-liệt sĩ diệt Mỹ ngụy" Nguyễn Văn Bé, thì nhạc sĩ Huy Du, đã viết một bài hát, để ca tụng một "anh hùng liệt sĩ ôm mìn diệt Mỹ ngụy" còn sống tại miền Nam lúc ấy như sau:
"Ai về Cửu Long, qua Đồng Tháp Mười, gặp hoa ô môi, biết mùa xuân đã tới.
Nơi đây sinh ra anh Bé hiền hoà. Cuộc đời sớm xông pha nên lòng thêm sắt đá.
Anh như bông hoa rực sáng bầu trời. Hương toả ngát nơi nơi. Tiếng mìn anh vang dội....
Bầu trời ngàn ngôi sao lấp lánh...nhớ mãi tên anh Nguyễn Văn Bé...
Đường dài hành quân xa, xin khắc tên anh trên vách chiến hào...."
Nhưng chưa hết, vì đảng Cộng sản Hà Nội còn in cả hình ảnh của Nguyễn văn Bé trên những con "Tem Quân Đội", với những dòng chữ: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Nguyễn Văn Bé - Trung kiên Bất khuất Anh dũng Tuyệt vời" kèm theo là hình ảnh của một Nguyễn Văn Bé "ôm bom diệt Mỹ-Ngụy" !
Giáo sư Phan Huy Lê nói những địa danh mang tên Lê Văn Tám nên để nguyên |
Cuộc tranh luận về nhân vật anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám có thật hay hư cấu đã lại nóng lên trong thời gian gần đây với các bài viết chỉ trích giáo sư Phan Huy Lê, người nói rằng đây là nhân vật hư cấu và bài phản bác lại của chính vị giáo sư này.
Tranh luận xoay quanh câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi chạy mấy chục mét tới đốt kho xăng của đối phương hồi năm 1945.
Trong bài viết mới nhất đăng trên tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10, giáo sư sử học Phan Huy Lê nhắc lại chuyện ông đã được Giáo sư Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 40 kể cho nghe nhân vật Lê Văn Tám là do ông Liệu ''dựng'' lên để ''cổ vũ tinh thần chiến đấu'' của người Việt.
Ông Phan Huy Lê cũng nói giáo sư Liệu kể lại rằng sau khi Việt Nam đưa tin này thì đài BBC cũng đưa tin và sau đó bình luận một cậu bé tẩm xăng vào người đốt thì không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng và ông ''đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý''.
Ông Lê viết rằng chuyện cháy kho xăng là có thật nhưng ai đốt cháy thì còn chưa rõ và nhân vật Lê Văn Tám chỉ là một hình tượng được dựng lên.
Vị giáo sư sử học cũng trích lời ông Trần Huy Liệu nói với ông và hai người khác trong một cuộc gặp: ''Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.''
Tư liệu
Trên thực tế, giáo sư Phan Huy Lê đã khẳng định nhân vật Lê Văn Tám là hư cấu từ cách đây vài năm nhưng trong vài tuần gần đây một cựu bác sỹ quân y và nay là nhà văn đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Thịnh đã có bài phản bác kịch liệt.
Nói chuyện với BBC hôm 16/10, ông Thịnh nói bài viết mới của giáo sư Lê cũng không thuyết phục được ông.
''Cái giải thích của anh Phan Huy Lê là một cái phủi tay. Năm năm, sáu năm trời rồi anh ấy không có một lời đính chính (cho phát biểu về chuyện nhân vật Lê Văn Tám không có thật) bây giờ bài của tôi đăng lên anh ấy mới có bài này.''
Nói về tuyên bố của giáo sư Lê hồi năm 2005 và cuộc trả lời phỏng vấn khi đó với báo Người Việt ở California, ông Thịnh nói:
Lê Văn Tám không phải là hư danh đâu mà chúng tôi cũng sẽ chứng minh là có thật. |
---|
Nguyễn Văn Thịnh |
''Bản tin lần trước nói rất chung chung, chỉ nói một cái là chuyện đó là chuyện hoàn toàn không có thực, phủ nhận cả sự nghiệp, công trạng và con người."
''Đấy là cái xúc phạm rất lớn mà những vị chiến sĩ từng chiến đấu ở Sài Gòn, tôi đã gặp những anh năm nay 80-85 rồi, anh ấy rất là công phẫn và cung cấp tư liệu cho tôi viết."
''Lê Văn Tám không phải là hư danh đâu mà chúng tôi cũng sẽ chứng minh là có thật,'' ông Thịnh nói.
Nhưng khi được BBC hỏi liệu ông đã có đầy đủ tư liệu để chứng minh rằng nhân vật Lê Văn Tám có thật hay không, ông nói:
''Dĩ nhiên bây giờ một người chết đã rất lâu rồi bây giờ gọi là tư liệu hoàn toàn chính xác thì không ai dám nói nhưng mà có những cơ sở, những tư liệu, những người nói rằng Lê Văn Tám là có thật."
''Chúng tôi đã từng đi qua chiến tranh thì ngay những người bạn mình đã chết mình cũng không hiểu nổi cơ mà.''
Đuốc sống
Trong khi đó, giáo sư Phan Huy Lê viết trong bài mới nhất:
''Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.''
Ông cũng trích dẫn các nhân chứng và báo chí hồi những năm 1945 đưa tin về vụ cháy kho xăng, có báo đưa tin kho đạn với những thông tin khác nhau về người gây ra các vụ cháy/nổ.
Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám. |
---|
Giáo sư Phan Huy Lê |
Giáo sư Lê viết: ''Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng 'ngọn đuốc sống' gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.''
Giáo sư Lê cũng nói ông không đồng tình với quan điểm cho rằng ''ngọn đuốc sống Lê Văn Tám'' đã đi vào lòng dân rồi và các nhà sử học ''không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới 'biểu tượng', một 'tượng đài' yêu nước.''
''Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.''
Ông Lê nói cho dù Lê Văn Tám không phải là một tên thật nhưng ''phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật."
''Đó là biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám,'' giáo sư Lê viết.
''Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật.''
30 tháng 11 2017 - .bbc.com
Một tấm pano có hình ảnh Lê Văn Tám |
Giai đoạn quân Anh vào Nam Việt Nam giải giáp quân Nhật sau Thế Chiến 2 đã xảy ra nhiều giao tranh ở Sài Gòn, và cũng là thời điểm báo chí Việt Nam nói là xảy ra sự kiện Lê Văn Tám.
Một số nguồn ở Việt Nam nói sự kiện này được xảy ra vào khoảng 17-18/10/1945 khi Việt Minh tấn công quân Anh - Pháp.
Các nguồn nước ngoài và Việt Nam vẫn không đồng nhất được về sự kiện này, rằng đó là vụ cháy, nổ ở kho xăng hoặc kho đạn.
Nhà báo Nguyễn Giang của BBC tìm hiểu rằng sử gia David Marr trong cuốn 'Vietnam: State, War, and Revolution (1945-1946)', viết rằng đúng là có vụ phá được "các bể chứa dầu trong nhà máy xi măng Simon Pietri của Pháp".
Nhưng ông David Marr cũng ghi thêm về chuyện 'đuốc sống' qua nguyên văn tiếng Anh rằng "A boy was said to have soaked himself in petrol and become a human torch in order to burn down the oil tanks at the Simon Piétri cement plant", và nói đây là chuyện là do sử gia Việt Nam Trần Huy Liệu tạo ra.
Một số lời kể báo chí cách mạng Việt Nam về giai đoạn này thì nói đến "kho đạn của Pháp", một số khác nói về "trạm xăng của công ty Shell".
Nhưng theo sử liệu của Anh thì trận đánh sân bay Tân Sơn Nhứt xảy ra trong đợt tấn công đầu tiên của Việt Minh vào cuối tháng 9, chứ không phải 17-18 tháng 10.
Điều chắc chắn là giao tranh giảm đi trong tháng 11 và 12 và các nhóm kháng chiến đã bị đẩy ra ngoài Sài Gòn trong năm 1945.
Sang ngày 3/01/1946, 1000 du kích Việt Minh đã tấn công vào quân Anh ở Biên Hòa và ít nhất 100 người bị đạn súng máy bắn chết.
Trong toàn bộ chiến dịch Masterdom của 20 nghìn quân Anh -Ấn tại Nam Bộ, họ chỉ bị chết 40 người, nhưng phe kháng chiến người Việt chết 2500 người.
Ngày nay nhìn lại cuộc chiến không cân sức này, nhà báo Nguyễn Giang nói rằng việc tìm ra một Lê Văn Tám cụ thể chắc là khó nhưng số người trẻ ở Sài Gòn - Gia Định hy sinh chống Pháp với tinh thần quyết tử thì phải lên tới hàng trăm và đây là câu chuyện 'rất thật', không phải huyền thoại.
PHAN HUY LÊ1
“Lời dặn của GS. TRẦN HUY LIỆU2 là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện LÊ VĂN TÁM”
“Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” – GS. PHAN HUY LÊ nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật LÊ VĂN TÁM.
Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS. TRẦN HUY LIỆU trong công trình khoa học do giáo sư chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS. TRẦN HUY LIỆU là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với giáo sư tại nhà riêng.
Ngoài công việc biên soạn công trình, giáo sư thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 – 1956, khi tôi đang học ở Trường Đại học Sư phạm–Văn khoa Hà Nội, GS. TRẦN HUY LIỆU có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.
Về câu chuyện LÊ VĂN TÁM, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS. TRẦN HUY LIỆU mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10/1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS. Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên LÊ VĂN TÁM tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.
TRẦN HUY LIỆU còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. Giaó sư đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS. TRẦN HUY LIỆU mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.
Tôi nhấn mạnh là GS. TRẦN HUY LIỆU không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của giáo sư, chuyện thiếu niên LÊ VĂN TÁM tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.
Giáo sư giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên LÊ VĂN TÁM là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên LÊ VĂN TÁM là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.
Lúc bấy giờ, GS. TRẦN HUY LIỆU đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên giáo sư nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
Cũng xin lưu ý là GS. TRẦN HUY LIỆU giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28/8/1945 đến ngày 1/1/1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1/1/1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2/3/1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946–1948?” sau sự kiện trên.
Điều căn dặn của GS. TRẦN HUY LIỆU là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, giáo sư còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật LÊ VĂN TÁM hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS. TRẦN HUY LIỆU đã quá cố và đối với lịch sử.
TRẦN HUY LIỆU là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của giáo sư như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.
Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.
– Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10/1945.
– Thái độ ứng xử đối với biểu tượng LÊ VĂN TÁM.
Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10/1945 :
Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.
Tôi đã có dịp hỏi GS. TRẦN VĂN GIÀU – lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì giáo sư khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.
Nhà cách mạng lão thành DƯƠNG QUANG ĐÔNG trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1/1/1946 không phải là LÊ VĂN TÁM mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (Tạp chí Xưa & Nay số 154).
… còn tiếp ở Phần 2 …
MỜI XEM :
◊ Trả lại SỰ THẬT hình tượng LÊ VĂN TÁM – Phần 2.
MỜI XEM :
◊ Trả lại SỰ THẬT hình tượng LÊ VĂN TÁM – Phần 1.
CHÚ THÍCH :
1: PHAN HUY LÊ, …
2: … đang cập nhật …
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay, số ra tháng 10 năm 2009.
◊ Những chữ nghiêng, chữ in, chữ màu và hình ảnh sê-pia do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.
BAN TU THƯ
09 /2020
PHAN HUY LÊ1
… tiếp theo cho Phần 1 :
Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong Báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; Báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và Báo Thời mới do NGUYỄN VĂN LUẬN làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ.
Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ?/10/1945 đưa tin dưới tít lớn Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.
Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17/10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
Ngày phát hành số báo, in ngày “thứ sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10/45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19/10/1945.
Báo Thời mới số 6 ngày 28/10/1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21/10/1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.
Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.
Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.
Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.
Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.
Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25/10/1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.
Báo Cờ giải phóng ngày 5/11/1945, trong mục Mặc niệm: “trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa.
Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.
Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”.
Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8/10/1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của Báo Kèn gọi lính ngày 8/10/1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8/10/1945, ít ra là ngày 7-10-1945.
Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện LÊ VĂN TÁM. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.
Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8/4/1946 mà Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP nói đến trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện LÊ VĂN TÁM.
Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là “Kèn gọi lính” do Báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5/11/1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy Báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.”
Báo Quyết Chiến ngày 19?/10/1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17/10/1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17/10/1945.
Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.
Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.
Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.
Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên LÊ VĂN TÁM hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.
Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS. TRẦN HUY LIỆU tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên LÊ VĂN TÁM.
Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác.
Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.
Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.
Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm…, kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.
Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm…
Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên LÊ VĂN TÁM. Lời dặn của GS. TRẦN HUY LIỆU là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện LÊ VĂN TÁM.
Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng LÊ VĂN TÁM.
Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên… mang tên LÊ VĂN TÁM vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch LÊ VĂN TÁM như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.
Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS. TRẦN HUY LIỆU, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện LÊ VĂN TÁM. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS. TRẦN HUY LIỆU và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.
MỜI XEM :
◊ Trả lại SỰ THẬT hình tượng LÊ VĂN TÁM – Phần 1.
CHÚ THÍCH :
1: PHAN HUY LÊ, …
2: … đang cập nhật …
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay, số ra tháng 10 năm 2009.
◊ Những chữ nghiêng, chữ in, chữ màu và hình ảnh sê-pia do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.
MỜI XEM :
◊ Trả lại SỰ THẬT hình tượng LÊ VĂN TÁM – Phần 1.
CHÚ THÍCH :
1: PHAN HUY LÊ, …
2: … đang cập nhật …
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay, số ra tháng 10 năm 2009.
◊ Những chữ nghiêng, chữ in, chữ màu và hình ảnh sê-pia do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.
BAN TU THƯ
09 /2020
Hình vẽ tuyên truyền câu chuyện Lê Văn Tám trong sách giáo khoa và báo chí Việt Nam. |
Ngày 22/7/2018, tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin một số nhà văn đã thực hiện một ngày giỗ cho nhân vật Lê Văn Tám, một nhân vật được cho là tham gia cách mạng vào tuổi thiếu niên, dùng xăng tẩm vào người để đốt chay kho xăng của thực dân Pháp tại Sài Gòn vào những năm 1940 bắt đầu của cuộc kháng chiến.
Nhưng câu chuyện này đã từng bị phản bác cách đây khá lâu.
Câu chuyện về một thiếu niên tên là Lê Văn Tám tham gia vào lực lượng kháng chiến chống Pháp do những người cộng sản chỉ huy, có hành động hy sinh anh dũng, là một câu chuyện được loan truyền chính thức trong báo chí, sách giáo khoa, và cái tên này cũng được dùng để đặt tên đường, trường học, công viên….từ khi đảng cộng sản bắt đầu cầm quyền.
Nếu không phải 90% thì cũng là 80 mấy phần trăm người ta tin ông Phan Huy Lê hơn là các ông cảnh sát tư tưởng. |
---|
Ông Nguyễn Quang A. |
Không có một sự nghi ngờ gì trong xã hội Việt Nam suốt những năm đó về câu chuyện này cũng như bao nhiêu câu chuyện anh hùng cách mạng khác, cho đến năm 2008.
Năm 2008, Giáo sư sử học Phan Huy Lê lần đầu tiên nói rằng câu chuyện Lê Văn Tám là một câu chuyện không có thật, được nhà cách mạng Trần Huy Liệu dựng lên để làm công việc tuyên truyền mà thôi.
Sau khi xuất hiện ý kiến của Giáo sư Phan Huy Lê, trên tờ Sài Gòn giải phóng tại Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết của ông Trần Trọng Tân, từng giữ chức vụ Trưởng Ban văn hóa tư tưởng trung ương đảng, viết rằng nhân vật Lê Văn Tám là có thật.
Nhận định về bài viết về buổi lễ giỗ Lê Văn Tám do tờ báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh tường thuật, cũng như những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám là có thật, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói rằng đừng xem sự việc đó là quá lớn:
“Có một cái nhóm xung quanh cái tờ Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đấy là một nhóm thực sự là cực đoan. Mình không nên đánh giá quá cao cái việc ấy, nó cũng giống như là dư luận viên. Nếu không phải 90% thì cũng là 80 mấy phần trăm người ta tin ông Phan Huy Lê hơn là các ông cảnh sát tư tưởng.”
Dư luận viên được cho là những người được nhà nước cộng sản trả tiền để tham gia vào cuộc chiến tuyên truyền trên không gian mạng. Chính báo chí của nhà nước cũng đã công nhận rằng lực lượng này thực sự tồn tại.
Người từng nằm trong bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản là ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu của Ban dân vận trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói về buổi lễ giỗ sáng ngày 22/7:
“Nếu mà ông (Phan Huy) Lê đã công bố tư liệu của cụ Trần Huy Liệu rằng ông hư cấu để tuyên truyền, thì đấy là sự thật. Thế còn cái chuyện tổ chức lễ giỗ này kia thì đấy là cái chuyện thờ phụng một nhân vật ảo trong văn học thôi.”
Từ khi xuất hiện tuyên bố của Giáo sư Phan Huy Lê cho đến nay, những con đường, trường học được đặt tên Lê Văn Tám trước kia vẫn được duy trì tên này. Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng nếu lấy một nhân vật văn học để đặt tên đường phố, trường học thì cũng là điều bình thường, nhưng nếu lên đến mức làm lễ giỗ thì theo ông đó là một điều không lành mạnh.
Nâng tầm các thứ lên thì nhiều lắm trong lịch sử mấy chục năm gần đây. Nhân vật, rồi trận đánh, rồi tập thể…. |
---|
Ông Nguyễn Khắc Mai. |
Ông so sánh việc này với những câu chuyện kể về những người anh hùng cách mạng như những người phi thường, thường được ghi trong sách báo của Đảng Cộng sản:
“Nâng tầm các thứ lên thì nhiều lắm trong lịch sử mấy chục năm gần đây. Nhân vật, rồi trận đánh, rồi tập thể…. Người ta bôi bác thêm vào thôi, để tuyên truyền. Và nó không có thật, thành ra nó chả có giá trị gì, người ta nghe như thế rồi trong lòng chả ai xúc động.”
Một tập thể được nâng tầm lên như ông Nguyễn Khắc Mai đề cập là một đội nữ thanh niên xung phong bị chết vì bom trong chiến tranh, được dựng tượng đài trên đường mòn Hồ Chí Minh, và vừa qua đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự lễ kỷ niệm 50 năm sự kiện này xảy ra, với sự dàn dựng sân khấu rất to lớn.
Khi được hỏi rằng tại sao những chuyện thần tượng không có thật, hay thần thoại hóa những nhân vật lịch sử vẫn tiếp tục được thực hiện trong thời đại tin học toàn cầu hóa này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Cái đấy là cái điểm mà họ phải làm, chừng nào họ còn tồn tại thì họ còn làm, vì cái đấy là những biểu tượng (của họ). Nhưng sức mạnh của biểu tượng thì chế độ nào đi nữa, mà người ta có hiểu biết, thì người ta đều không chú ý. Những biểu tượng như thế đối với một quốc gia thì có thể rất là cần, nhưng làm thế nào cho đúng ý nghĩa của nó, chứ còn làm giống nhu kiểu 10 con ma ấy thì hoàn toàn là phản tác dụng.”
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, việc sử dụng những hình tượng, hay những anh hùng huyền thoại để tuyên truyền vẫn không giảm đi trong những năm gần đây.
Chúng tôi không liên lạc được với tờ Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như những nhân vật dự buổi lễ giỗ Lê Văn Tám tại Sài Gòn. Nhưng chúng tôi có liên lạc được với ông Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản. Chúng tôi đặt câu hỏi là tại sao đã có những ý kiến trái ngược nhau về nhân vật Lê Văn Tám, và về mặt chính thức thì nhà nước Việt Nam không lên tiếng gì về chuyện này?
Ông Nhị Lê nói rằng đây là một vấn đề rất lớn, nhưng viện cớ đang bận, ông hẹn chúng tôi một dịp khác để bàn luận.
Nhà thơ Nguyễn Duy kể chuyện. (Hình: Cắt từ clip) |
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Trang Facebook của Đoàn Dũng mới phổ biến một video clip dài năm phút, cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản dựng lên.
Nhà thơ cười lớn tiếng đến nỗi phải đứng dậy khi nhắc đến những điều bịa đặt trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu.” Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ.
Cuộc gặp mặt này có những nhà văn tên tuổi khác như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A (quay phim), nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại) – cựu đại tá công an với chùm tóc bạc ngồi đối diện nhà thơ Nguyễn Duy. Đặc biệt, nữ diễn viên Mỹ Khanh, người đã đóng trong cuốn phim về Võ Thị Sáu cũng có mặt.
Điều đáng kể nhất là hai nhà văn trong cuộc gặp gỡ đã khẳng định bệnh tâm thần của Võ Thị Sáu, một người gọi là “bị chập” và người kia nói thẳng là “điên.” Đây là một sự thật đã được tiết lộ từ nửa thế kỷ nay, khi những “đoàn quân” phóng viên, nhiếp ảnh, và quay phim đi tới vùng Đất Đỏ nghiên cứu về “thần tượng” Võ Thị Sáu. Khi phỏng vấn dân địa phương, họ thường nghe các người già cả cùng thời bà Sáu hỏi: “Con Sáu Khùng phải không?”
Riêng nhà thơ Nguyễn Duy, ông thuật lại lời gia đình, thân nhân của Võ Thị Sáu cho biết cô bé này được giao nhiệm vụ ném lựu đạn giết một tên Tây lai đi mua thực phẩm cho đồn Tây, nhưng giết hụt vì hắn bữa đó không đi chợ. Cô Sáu vẫn ném lựa đạn vào chợ, rồi bị bắt, đưa ra Côn Đảo và xử tử hình.
Nhà văn Nguyên Ngọc (trái) trong buổi nói chuyện. (Hình: Cắt từ clip) |
Người thân của cô cho Nguyễn Duy biết, sau năm 1975, người Tây lai này trở lại Đất Đỏ đón bà mẹ người Việt gốc Hoa, và anh ta giúp đỡ cho vùng này rất nhiều (có thể hiểu là một cách hối lộ để đưa mẹ qua Pháp dễ dàng hơn). Sau năm 1975, tên đường Hiền Vương ở Sài Gòn đã bị đổi thành Võ Thị Sáu.
Bạn đọc có thể xem video tại đây: Clip “Sự thật về Võ Thị Sáu”
Sau khi video trên được phổ biến, rất nhiều lời bình phẩm đã xuất hiện. Một độc giả Em Ba Sàm viết: “Một thần tượng bị sụp đổ!” Cô Maria Lê Thị Châu viết: “Mình đã bị lừa mấy chục năm rồi huhu!”
Ông Bùi Văn Thái viết: “May quá dù sao chị Sáu còn có thật, không như Lê Văn Tám!” Lê Văn Tám là một nhân vật “anh hùng” hoàn toàn tưởng tượng được bộ trưởng tuyên truyền Trần Huy Liệu bịa đặt ra, cuối đời ông Liệu đã thú nhận điều đó với Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Huy Lê.
Cũng có một hai người phản đối hành động phơi bày sự thật về Võ Thị Sáu, như Việt Hùng kết án rằng “Không thể bôi nhọ lịch sử như thế được.” Đối với nhiều người khác thì che giấu sự thật và bịa đặt thành tích mới là hành động bôi nhọ lịch sử.
Sau đoạn phim video, nhiều người bình luận chỉ vắn tắt: Chuyện này ai mà không biết (Nguyễn Ngọc Trai). Chuyện này cũng nhiều người biết (Van Thanh Trác). Vụ bà Sáu khùng này em cũng nghe đồn lâu lâu rồi mà nửa thực nửa tin. Bây giờ mới nghe chính thức (Man Minh).
Nhưng cũng có người, ký tên Đông Tà, đã cho in lại cả một bản văn minh xác viết trước đây nửa thế kỷ của một cán binh hồi chánh như sau:
Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967.
Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê Thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860…, đơn vị vận tải miền Trung Nam Bộ, bị bắt ngày 30 Tháng Năm, 1966 tại kinh Cả Bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong.
Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm liệt sĩ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn. (TNV)
Ðiển phạm: Một trung tâm của lịch sử và phê bình văn học (1) |
Tranh cãi về Võ Thị Sáu vừa tạm lắng trên facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung nhưng vì thực – hư là một mớ bòng bong nên bất đồng vẫn còn nguyên và chắc chắn sẽ còn dây dưa rất lâu….
“Chị Sáu” điên hay tỉnh?
“Chị Sáu” là cách mà nhiều thế hệ ở Việt Nam được giáo dục để gọi “anh hùng Võ Thị Sáu.”
Theo sách giáo khoa và các tài liệu chính thống do nhà nước phát hành thì “chị Sáu” không phải họ “Võ” tên Thị Sáu. Tên đúng của “chị Sáu” là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, cư trú tại Phước Thọ, Đất Đỏ, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sách giáo khoa và các tài liệu chính thống cho biết, vì căm thù thực dân Pháp và Việt gian, “chị Sáu” tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi. Sau hai năm hoạt động bí mật, “chị Sáu” vào chiến khu, tham gia Công an xung phong. Kể từ đó, ngoài việc liên lạc, tiếp tế cho chiến khu “chị Sáu” còn điều tra, thu thập thông tin về hoạt động của “thực dân Pháp và tay sai” tại khu vực Đất Đỏ.
Cũng theo sách giáo khoa và các tài liệu chính thống, “chị Sáu” đã hai lần ném lựu đạn vào kẻ thù. Một lần giết một sĩ quan và 23 lính Pháp. Một lần giết hai Việt gian. Đó cũng là lý do khiến “chị Sáu” bị bắt vào năm 1950. Bị kết án tử hình năm 1951 và bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo.
Câu chuyện về “chị Sáu” không chỉ được kể trong sách giáo khoa và các tài liệu chính thống. “Chị Sáu” còn được nhắc đến qua các bài hát, phim truyện. Tên “chị Sáu” được đặt cho nhiều con đường, nhiều ngôi trường trên khắp Việt Nam.
Sau tháng 4 năm 1975, tên tuổi, hành động của “chị Sáu” chính thức được quảng bá rộng rãi ở miền Nam Việt Nam - nơi bao gồm cả Phước Thọ, Đất Đỏ, quê hương của “chị Sáu”. Kể từ đó bắt đầu có tin đồn rằng, chị Sáu là một người ngây ngây, dại dại. Chuyện ném lựu đạn tại Đất Đỏ tuy có nhưng là do chị bị… xúi bậy. Không có sĩ quan, binh sĩ nào của Pháp hay Việt gian thiệt mạng mà chỉ có thường dân mất mạng khi lựu đạn được liệng vào giữa chợ…
Tin đồn ấy như những đợt sóng ngầm trong một thời gian dài. Gần đây, nhà thơ Nguyễn Duy tiết lộ, ông từng đến Đất Đỏ thẩm định tin đồn. Không may cho cách mạng là tin đồn lại đúng. Thậm chí sĩ quan Pháp (thực chất chỉ là hạ sĩ quan) mà sách giáo khoa và các tài liệu chính thống bêu danh và khẳng định đã “đền tội”, nay vẫn … còn sống. Vì là con lai, sau tháng 4 năm 1975, ông hạ sĩ quan này quay lại Việt Nam thăm mẹ, làm các thủ tục đón bà sang Pháp định cư. Suốt quá trình đó ông tới lui Đất Đỏ nhiều lần, giúp tiền xây dựng một số công trình phúc lợi rồi trở thành khách quý của chính quyền địa phương.
Trong video clip ghi lại buổi chuyện trò giữa Nguyễn Duy và nhiều văn nghệ sĩ về “chị Sáu”, không chỉ Nguyễn Duy mà còn ít nhất ba người nữa khẳng định họ đã biết chuyện “chị Sáu” nửa điên, nửa tỉnh từ lâu. Trong ba có một phụ nữ từng tham gia làm bộ phim “Người con gái Đất Đỏ” – ca ngợi “chị Sáu”. Bà bảo, chính em “chị Sáu” khẳng định “chị Sáu” không... bình thường.
Sách giáo khoa và các tài liệu chính thống không giải thích tại sao họ của “chị Sáu” – một anh hùng – lại bị đổi từ Nguyễn thành Võ. Cũng chẳng rõ tại sao gia tộc của “chị Sáu” không thắc mắc, khiếu nại yếu tố rất quan trọng này? Tại sao họ thản nhiên bỏ qua vinh dự lớn đến như vậy?
Sau khi video clip ghi lại buổi trò chuyện giữa Nguyễn Duy và bạn bè được đưa lên facebook, trên facebook xuất hiện bài “Nhân sỹ trí thức hay những kẻ phản quốc hèn hạ?” của một nhân vật tên Cậu Ấm – chỉ trích cả Nguyễn Duy lẫn những văn nghệ sĩ có mặt trong video clip: Nguyên Ngọc (cựu Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, cựu Tổng Biên tập báo Văn Nghệ), Phạm Xuân Nguyên (Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội), Nguyễn Thanh Giang (Tiến sĩ Địa – Vật lý), Nguyễn Quang A (cựu Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển), các nhà văn, nhà báo: Hoàng Hưng, Hoàng Dũng...
Dẫu cáo buộc những nhân vật vừa kể “xuyên tạc lịch sử” một cách “khốn nạn và bất lương” nhưng tác giả “Nhân sỹ trí thức hay những kẻ phản quốc hèn hạ?” không trưng dẫn bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh lịch sử đã bị xuyên tạc.
Theo Cậu Ấm, một trong những lý do khiến tác giả “Nhân sỹ trí thức hay những kẻ phản quốc hèn hạ?” phẫn nộ “một cách đặc biệt” là vì “chị Sáu” được “cán bộ, chiến sĩ công an Việt Nam xem là biểu tượng tinh thần xả thân vì nước”.
“Anh hùng” và sự lẫn lộn thật - giả
“Chị Sáu” không phải là anh hùng đầu tiên gây hoang mang cho công chúng – những người đã từng phải học, phải nghe về vô số những “tấm gương” trong các cuộc cách mạng nhằm “giành chính quyền về tay nhân dân”.
Một trong những “anh hùng” gây hoang mang như thế là Lê Văn Tám - nhân vật từng được khẳng định là đã tẩm xăng vào người rồi tự đốt mình trước khi lao vào phá một kho đạn của Pháp tại Thị Nghè, Sài Gòn.
Giống như “chị Sáu”, “anh Tám” cũng được dựng tượng, tên được đặt cho nhiều con đường, nhiều ngôi trường trên khắp Việt Nam. Cũng giống như “chị Sáu”, từng có rất nhiều đồn đãi về “anh Tám”.
Tháng 2 năm 2005, ông Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, chính thức tuyên bố, “anh Tám” là một nhân vật hư cấu. Ông Lê giải thích, ông phải làm như thế vì đã hứa giúp ông Trần Huy Liệu – người từng là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động giai đoạn kháng chiến chống Pháp – trả món nợ với lịch sử. Thập niên 1940, sáng tác xong câu chuyện Lê Văn Tám, ông Liệu có nói với ông Lê rằng, đó là vì “nhiệm vụ tuyên truyền”, sau này khi đất nước yên ổn, nếu ông Liệu không còn, giới sử học nên giúp ông bạch hóa sự thật.
Cho dù giới sử học đã bạch hóa chuyện “anh hùng” Lê Văn Tám, tượng “anh Tám”, tên “anh Tám” vẫn còn trên nhiều công viên, nhiều con đường, nhiều ngôi trường.
Có vẻ như giới đảm trách “nhiệm vụ tuyên truyền” đã tích cực một cách thái quá nên bộ máy tuyên truyền hiện tại liên tục bị động. Hết “anh Tám”, “chị Sáu”, công chúng bàn luận thêm về “anh hùng” Nguyễn Văn Bé. “Anh hùng” Nguyễn Văn Bé mất tích trong một chuyến vận chuyển vũ khí và bị phục kích năm 1966.
Tin rằng anh đã “hy sinh”, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cấp tốc truy tặng anh danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang” và Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba. Lý do: Khi bị kẻ thù bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, tận dụng cơ hội được kẻ thù nhờ “hướng dẫn kỹ thuật sử dụng”, “anh hùng” Nguyễn Văn Bé đã dùng một trái mìn claymore đập vào xe tăng, tạo thành một vụ nổ lớn, giết 69 quân nhân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, phá hủy nhiều xe tăng.
Tuy nhiên một lần nữa, cách mạng lại không gặp may: “Anh hùng” Nguyễn Văn Bé không chết. Anh chỉ bị thương và được kẻ thù cứu chữa. Cả báo chí miền Nam Việt Nam lẫn báo chí Mỹ (tờ Time số ra ngày 17 tháng 3 năm 1967) đều trưng dẫn hàng loạt bằng chứng cho thấy “anh hùng” Nguyễn Văn Bé đang sống và đã hồi chánh (trở về với chính nghĩa quốc gia). Báo chí cách mạng phản bác kịch liệt, cho đó là thủ đoạn đê tiện – phản tuyên truyền của kẻ thù.
Giống như “chị Sáu”, “anh Tám”, tấm gương của “anh hùng” Nguyễn Văn Bé được đưa vào sách giáo khoa, tên “anh Bé” cũng được đặt cho nhiều con đường, nhiều ngôi trường trên khắp Việt Nam.
Người ta đồn rằng, khoảng giữa thập niên 1990, một số cựu chiến binh là đồng đội của anh Bé đã gửi thư cho Bộ Tư lệnh Quân khu 7, nhấn mạnh, trong chuyện “anh hùng” Nguyễn Văn Bé, “địch” đúng còn ta… sai. Không nên làm ngơ, tiếp tục tôn vinh một người đã đầu hàng nữa.
Thiên hạ cũng đã chỉ ra nhiều điểm phi lý trong câu chuyện về “anh hùng” Nguyễn Văn Bé. Ví dụ claymore là mìn của Mỹ, lẽ nào quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lại cần anh Bé “hướng dẫn sử dụng”? Hoặc claymore chỉ nổ khi được kích bằng điện, lẽ nào cơ thể anh Bé có thể tự phát ra điện khi xách trái mìn đập vào xe tăng? Rồi claymore là loại mìn chống cá nhân, làm sao có thể phá hủy xe tăng?.. Sang thập niên 2000, tiểu sử anh Bé đột nhiên khác hẳn so với trước đó. Dù không có claymore, cũng không còn đập mìn, anh Bé vẫn là… “anh hùng”.
Trong bài “Về qua Long Khánh”, blogger Phạm Hoài Nhân có nhắc đến những thông tin trái chiều liên quan đến “anh hùng” Nguyễn Văn Bé. Blogger này kể rằng, hồi trước, ở thị xã Long Khánh có một con đường mang tên Nguyễn Văn Bé. Sau khi trên Internet xuất hiện nhiều thông tin, hình ảnh về chuyện “anh hùng” Nguyễn Văn Bé không giống như sách giáo khoa và các tài liệu chính thống do nhà nước phát hành, chính quyền thị xã Long Khánh đã lẳng lặng đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương.
Theo các nguồn chính thống, “anh hùng” Hồ Thị Hương, sinh năm 1954 tại Bình Định, hoạt động cách mạng tại Long Khánh, hi sinh vào tháng 1 năm 1975. “Chiến công” vang dội nhất của Hồ Thị Hương là “gài chất nổ” tại quán Ngọc Hương, thị xã Long Khánh ngày 1 tháng 11 năm 1974, khiến 15 kẻ thù mất mạng.
Blogger Phạm Hoài Nhân kể rằng, thuở còn sống, cha của ông thường tỏ ra bực bội vì… “Việt Cộng nói dóc”. Ông cụ - một công chức làm việc tại thị xã Long Khánh, vẫn cùng bạn bè thường xuyên lui tới quán Ngọc Hương - biết rõ về vụ nổ đó và cụ bảo rằng, vụ nổ đó chẳng làm ai chết!
Cách mạng Việt Nam có rất nhiều cá nhân trở thành “anh hùng” do liệng lựu đạn, gài chất nổ, xả súng vào nơi công cộng. Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế giai đoạn từ 2000 đến 2010 đã khai báo những thành tích giống y như vậy. Đầu thập niên 2010, ông Mãn được trao tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang”.
Bất hạnh cho ông Mãn và không may cho cách mạng là nhiều đồng đội của ông Mãn vẫn còn sống. Họ chứng minh, những thành tích mà ông Mãn khai báo và được báo chí quảng bá trong một thời gian dài là bịa đặt.
Suốt cuộc “kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, ông Mãn chỉ tham gia hai chứ không phải 17 trận. Trận đầu tiên, ông Mãn giết được một Trưởng ấp nhưng không được đồng đội đồng tình vì để giết Trưởng ấp có tên là Hoàng Sớm, ông Mãn đã xả súng vào một đám giỗ nơi có cả ông nội của ông. Ngoài ông Sớm còn có chín thường dân, trong đó có ba đứa trẻ uổng mạng. Trận thứ hai thì ông Mãn không phải là chỉ huy.
Bởi vụ phản đối này còn quá nhiều nhân chứng và bằng chứng, năm 2014, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu“Anh hùng các lực lượng vũ trang” đã trao cho ông Mãn.
***
Kể về con đường hết mang tên Nguyễn Văn Bé đến Hồ Thị Hương ở thị xã Long Khánh, blogger Phạm Hoài Nhân than rằng, cứ cho là cha của ông có định kiến với chính quyền cách mạng và thông tin cha của ông biết là không chính xác, cứ cho là Hồ Thị Hương có nhiều công trạng lớn mà cha của ông không chịu tìm hiểu... nhưng một chế độ có quá nhiều sự dối trá thì việc gì cũng khiến người ta bán tín, bán nghi. Không còn biết đâu là thật, đâu là giả.
Ông Nhân nêu thắc mắc, ngay cả trong trường hợp Hồ Thị Hương là anh hùng thật sự thì chẳng lẽ các minh quân, danh tướng, anh thư trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của Việt Nam không có ai xứng đáng hơn để đặt tên cho con đường lớn nhất nhì Long Khánh?
Tham gia luận về anh hùng sau khi trang Facebook Chính trị Việt Nam đăng bài “Nhân sỹ trí thức hay những kẻ phản quốc hèn hạ?”, facebooker Trung Duong Dinh cũng than, hễ nói đến sự thật thì trở thành “hèn hạ”. Giá như cha đẻ của “anh hùng Lê Văn Tám” không bảo rằng đó là nhân vật hư cấu thì bây giờ, ai bảo đấy là “hàng giả” cũng trở thành “phản quốc hèn hạ”. Trung Duong Dinh bảo rằng, phàm đã là “nhân vật lịch sử” thì “phải dùng đèn của lịch sử mà rọi”.Vàng thật sẽ không sợ lửa biến thành hàng mạ!
Facebooker Nguyễn Minh Tuấn không tán thành. Anh này nhấn mạnh, “đã làm chính trị thì phải vậy!”. Facebooker Nguyễn Minh Tuấn giải thích, ngày xưa, cách mạng cần những tấm gương để thúc giục mọi người lao lên và đấy là sự khôn khéo của người làm chính trị!
Kể từ lúc Facebooker Nguyễn Quang A đưa lên Internet video clip ghi lại cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Duy và bạn bè về “chị Sáu”, đã có ít nhất ba video clip khác lần lượt được đưa lên Internet để phản bác.
Giống như tác giả “Nhân sỹ trí thức hay những kẻ phản quốc hèn hạ?”, ba video clip này chưa cung cấp được những chứng cứ khả tín, chứng minh “chị Sáu” tỉnh chứ không điên. Có một điểm đáng chú ý là trong khi cố gắng bảo vệ những “giá trị truyền thống của dân tộc”, những người thực hiện ba video clip ấy không tiếc lời mạ lị các cụ ông - vốn đã ngoài thất thập - trong nhóm Nguyễn Duy là “lũ khốn”, “lũ già phản trắc”. Giọng điệu như thế chắc chắn không nằm trong chuỗi “giá trị truyền thống của dân tộc”. Xét về mặt chính trị, hình như nó không khôn mà cũng chẳng… khéo.
Đông Đô (Danlambao) - Võ Thị Sáu là một nữ du kích thuộc nhóm “công an xung phong” ở vùng đất đỏ, thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người mà Đảng cộng sản Việt Nam xem cô ta như là một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô ta danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm 1993.
Ngoài những cuộc cúng bái ban ngày của những cán bộ đảng viên và thường dân, còn có cả những cuộc dâng hương ban đêm trước bia mộ khang trang của Võ Thị Sáu.
Võ Thị Sáu (1933-1952) |
Trong những phiên bản viết về Võ Thị Sáu, cho thấy rõ những tình tiết nhập nhằng, ngay cả đôi khi còn mâu thuẫn nhau hoặc được ảo tưởng hóa để trở thành “huyền thoại”.
1. Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi. Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng (sic--theo vi.Wikipedia).
Như vậy, cô bé Võ Thị Sáu, khi còn trong lớp tuổi thiếu niên, lúc cô ta chỉ mới 13 tuổi (1946), mà đáng lý ra cô vừa đúng tuổi bước vào năm học thứ hai của bậc trung học phổ thông, lại bị chiêu dụ vào khu kháng chiến để học trận “tập kích bằng lựu đạn và ám sát”, có thể bằng dao găm, hay bất kỳ loại hung khí hoặc vũ khí nào khác. Và cuối cùng là cô ta bị bắt vào lúc 16 tuổi (1949). Một độ tuổi ô-mai, thích làm nũng, làm dáng của thời thiếu nữ ngây thơ nhưng với cô bé Võ Thị Sáu chỉ nhìn thấy màu máu đỏ nhuốm cả đôi tay mình và lòng hận thù được nung nấu, xúi giục như từ tiền kiếp nào. Vâng, có như thế mới gọi là cách mạng, mới gọi là thiếu niên dũng cảm theo cách nhìn của con người cộng sản.
2. Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi (sic--theo vi.Wikipedia).
Nếu giả như Võ Thị Sáu được sinh vào ngày 23 tháng 1, 1933, vậy lúc bị tử hình cô ta được 19 tuổi, chính xác. Cũng có nghĩa là giả như cô ta được sinh ra sau ngày 23 tháng 1, thì cô ta được hơn 18 tuổi.
Ở Việt Nam, lớp tuổi 18 là tuổi trưởng thành, không phải thuộc lớp tuổi vị thành niên (như những bài viết của báo đảng cho là cô ta bị xử bắn vào lứa tuổi nầy).
3. Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được. Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ (sic--theo vi.Wikipedia).
Chỉ mỗi sự kiện về lý do nào Võ Thị Sáu bị bắt cũng được diễn giải bằng 3 lý do (khiến cho bộ tuyên truyền của đảng cũng đành... “phóng đại” bừa theo kiểu “cái nào trật thi trật; xạo hoài rồi cũng trúng”. Ba lý do đó là:
1. Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được...
2. ...Trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được...
3. ...cô bị bắt..., sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay,...
Thậm chí vào ngày tháng nào cô ta bị bắt cũng khiến cho bộ tuyên truyền của đảng đành... chơi màn “đón mò”... sao cho “vừa khớp” lịch sử “kách mệnh” truyền thống gian xão, điêu ngoa, và bịp bợm.
Theo như lý do thứ ba của vi.Wikipedia, Võ Thị Sáu và đồng đội dùng lựu đạn thanh toán hai “kẻ thù của nhân dân” ngay tại phiên chợ Tết! Sự kiện nầy khiến cho người đọc liên tưởng đến một nhóm người tung ra không phải là một quả lựu đạn, mà là hai hoặc ba, bốn, vào ngay phiên chợ Tết, nơi không phải chỉ có hai “kẻ thù của nhân dân” mà là bốn, năm, sáu, v.v... thậm chí cả mấy chục “nhân dân” đang có mặt ở đó trong chợ Tết: già, trẻ, trai, gái. Họ đang đi đi qua lại, vui đùa trò chuyện, cùng những trẻ con tươi cười nắm tay mẹ, và những bà dì, cô con gái ngồi buôn bán quanh chợ Tết. Vâng, họ là những nạn nhân vô tội vạ nhưng phại chịu mang họa vào thân và “cách mạng” không bao giờ dám nhắc đến hay nói thẳng thừng là “cách mạng” phải giấu diếm đi những “nhân dân” hy sinh cho “cách mạng” (thậm chí họ không được “bằng khen” nào).
Bạn đọc có thể lướt qua dễ dàng những dòng chữ ngắn gọn (và lạnh lùng) đó trừ khi một trong số những nạn nhân qua sự kiện kể trên là thân nhân trong gia đình bạn, thì chắc chắn rằng một cảm giác đau đớn khôn tả sẽ dâng trào như bị tắt nghẽn từ bao năm qua trong lòng bạn. Thực tế mà nói rằng, số bạn đọc là những người của thế hệ sau là phần nhiều nên họ rất sẵn lòng lạnh lùng lướt qua những dòng chữ đó hơn là mường tượng ra một phiên chợ Tết Canh Dần, 1950, đẫm máu đỏ tanh tưởi và những phần thân người tung tóe khắp nơi tại một xã vốn thật mĩa mai, cũng được gọi là “vùng đất đỏ” thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Và một điều mĩa mai hơn nữa là biết đâu trong số những nạn nhân đó thuộc “gia đình cách mạng”. Tất cả được gộp chung xem như là chiến công của Võ Thị Sáu, một nữ khủng bố có tiếng tăm của cách mạng hoặc cho văn vẻ kiểu Việt cộng là một nữ đặc công, du kích quân,
4. Bộ phim Người con gái đất đỏ của đạo diễn Lê Dân vào năm 1994 được xây dựng “nguyên mẫu” từ cuộc đời nữ anh hùng Võ Thị Sáu, một người con vùng đất Bà Rịa “anh hùng”. Chị Sáu tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi với vai trò liên lạc, tiếp tế. Năm 17 tuổi, chị bị chính quyền Pháp bắt và kết án tử hình vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp.
Sau gần 3 năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Do chị Võ Thị Sáu chưa đủ 18 tuổi nên quân Pháp không dám công khai hành quyết mà lén lút đem chị đi thủ tiêu. Người con gái vùng đất đỏ đã ngã xuống vùng đất Côn Đảo khi vẫn chưa đủ tuổi thành niên, trở thành huyền thoại sống ngàn đời về lòng yêu nước, ý chí tiêu diệt quân thù (sic--theo afamily.vn)
Vai diễn người “anh hùng” Võ Thị Sáu được giao cho Thanh Thúy – một ca sĩ, diễn viên thuộc Đoàn nghệ thuật Quân khu 7. Khi ấy chị cũng mới 17 tuổi (sic--theo afamily.vn) |
Qua cuốn phim Người con gái đất đỏ của đạo diễn Lê Dân vào năm 1994 được cho là xây dựng “nguyên mẫu” từ cuộc đời nữ anh hùng Võ Thị Sáu, cho thấy rằng cô ta bị bắt vào lúc 17 tuổi (1950) và sau 3 năm tra tấn, giam cầm, cô ta sẽ đã là 20 tuổi. Nhưng không hiểu sao tác giả phẹt ra một đống chữ cho là “Do chị Võ Thị Sáu chưa đủ 18 tuổi nên quân Pháp không dám công khai hành quyết mà lén lút đem chị đi thủ tiêu” ở ngoài Côn Đảo.
Và qua cuốn phim nầy cho rằng cô ta ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ (không nghe nói gì đến chợ Tết Canh Dần), giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp, mà không phải là “giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp” (sic). Như thế, sự thật lịch sử nằm ở đâu giữa hai tư liệu rất khác biệt cho một sự kiện và tại sao đạo diễn Lê Dân lại dựng truyện phim đi xa tư liệu đến thế. Hai mươi tên lính Pháp bị thương cùng một lúc do một quả lựu đạn thì dường như xạo quá xa, trừ khi họ ngồi xoay quanh bàn nhậu hoặc họ đi lúc nhúc như một đám dòi bám sát nhau.
5. Võ Thị Sáu một huyền thoại sống mãi với thời gian. Cái chết trẻ ở tuổi 16, sự hi sinh, gan dạ, quả quyết vì lí tưởng cách mạng, vì sự hòa bình của nước nhà. Bộ phim đã tái hiện lại cuộc đời của nữ chiến sĩ một cách “rõ nét và chân thật” (sic-- theo tv.zing.vn)
Phim do đạo diễn Phan Vũ thực hiện trên kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Sáng vào năm 1995, với Lê Minh Thu trong vai Võ Thị Sáu |
Trên đó là lời giới thiệu của trang mạng tv.zing.vn về cuốn phim Như một huyền thoại do đạo diễn Phan Vũ thực hiện trên kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Sáng vào năm 1995, với Lê Minh Thu trong vai Võ Thị Sáu. Trong cuốn phim nầy thì cho là Võ Thị Sáu ném lựu đạn vào đám khách Pháp và Việt sau bữa tiệc, trước lúc lên xe ra về, đã giết chết tên Cai tổng cùng một nhân viên người Pháp và gây thương tích cho một số người khác. Đây lại là một phiên bản hư cấu hóa rất mới mẻ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng như những hư cấu hóa về ngôi sao điện ảnh kungfu Lý Tiểu Long mà những nhà viết truyện phim cùng đạo diễn Bắc Kinh mặc sức phóng ảo tưởng vào lịch sử. Họ cộng tác rất nhịp nhàng với nhau để nhào nặn ra thứ hình tượng thần thánh hóa với mục đích là nhồi sọ tận cân não những lớp thế hệ sau khiến chúng càng mù mờ về sự thật càng ngô nghê, ngốc nghếch hơn trong tư duy như những tên ngáo đá say lời.
Với phiên bản nầy thì Võ Thị Sáu không hát vang bài Tiến quân ca, cũng không hô to những lời vinh danh lãnh tụ nhưng thêm vào sự kiện về cái hồn ma được cho là linh thiêng của cô ta, không khác gì những phim kinh dị Thái Lan mặc dù niềm tin của những người cộng sản là vô thần. Nhưng tại sao họ phải làm như thế? Có lợi ích gì không? Vâng, rất có lợi trong việc tuyên truyền nhồi sọ bằng một cách rất khôn khéo trong việc mê hoặc người dân tin vào những chuyện hư huyễn mê tín dị đoan để cuối cùng những thứ mê tín đó tuôn vào cho đảng đến mức mê cuồng tâm thức mà họ khó thức tỉnh.
6. Trong phần lời nói đầu cho biết là cuốn sách Võ Thị Sáu, con người và huyền thoại đã từng được tái bản 9 lần (số trang tăng lên 120 vào năm xuất bản 2012) và tác giả đã tu chỉnh lại tình tiết, địa danh v.v... trên cơ sở mới được bổ sung sau khi tiếp xúc và thu thập “hàng vạn” trang tư liệu, mẩu truyện cùng những huyền thoại. Tác giả Nguyễn Đình Thống là tiến sĩ khoa học lịch sử và đã từng (từ năm 1983 -2008) công tác tại ban tuyên giáo Tỉnh ủy, tổng thư ký hội Khoa học lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với cương vị Trưởng phòng Lịch sử Đảng.
Tác giả: Nguyễn Đình Thống, Năm xuất bản: 2008 - Số trang: 96 |
Cuốn sách nầy lại là một phiên bản khác. Có thể nói là nó thu gom tất cả những sự kiện trong những phiên bản trên:
- Như sự kiện Võ thị Sáu ném lựu đạn giết chết một sĩ quan Pháp và làm 23 tên lính bị thương vào năm 1949 và cuối cùng bị bắt vào năm 1950, sau khi cũng màn ném lựu đạn giết chết 2 tên chỉ điểm Pháp là Cả Suốt, Cả Đay. Tuy nhiên, việc ném lựu đạn giết chết Cai Tổng thì không có.
- Như sự kiện Võ Thị Sáu cất cao tiếng hát bài “Tiến quân ca” trước khi bị hành hình, Tuy nhiên, tác giả phóng tác quá đà đến mức khó thể tưởng khi mô tả cảnh hành hình trong tiếng hát của cô ta: “chị hát không ngừng nghỉ, hát khi bọn giặc đã hành quyết, hát cả khi trên thân thể chị hứng trọn những viên đạn và bắt đầu loang lổ máu. Giọng hát của người con gái Đất đỏ lúc này thiết tha bay bổng, tiếng hát của chị trước khi chết đã trở thành một câu chuyện thần thoại làm rung động biết bao nhiêu con người”.
Làm sao con người ta có thể còn hơi sức ca hát khi trên thân thể tử tù đó phải hứng trọn những viên đạn từ đội hành quyết có thể từ 10 đến 20 tay súng, nói chi đến việc giọng hát càng thiết tha bay bổng trước khi chết trong khi những lỗ máu đang phun trào. Đây là một điều hoàn toàn hoang tưởng quá mức đến độ thần thánh hóa nhân vật.
- Như sự kiện huyền hoặc, thiêu dệt, mê tín dị đoan về sự việc hiện hồn của Võ Thị Sáu trừng trị những kẻ ác ôn, kẻ bất kính bia mộ của cô ta, kẻ không tin chuyện hồn ma, v.v... khiến cho nhiều người dân phải lập bàn thờ cho cô ta trong nhà vì “tin rằng, một người con gái chết trẻ và chết thiêng như vậy ắt sẽ hóa thần”.
Nhân vật Võ Thị Sáu, dĩ nhiên là có thật vì bị hành quyết theo bản án của chính phủ thuộc địa Pháp qua việc khủng bố ném lựu đạn vào đám đông. Qua những phân tích bên trên về những phiên bản khác nhau về nhân vật Võ Thị Sáu, cho thấy rằng chúng chỉ là những sản phẩm tưởng tượng để tuyên truyền nhồi sọ. Và đó là phương cách của Việt cộng tạo dựng hào quang cách mạng trên nửa sự thật hoặc một phần sự thật, ngay cả không cần sự thật qua những câu chuyện thường hay được lồng vào hai chữ “huyền thoại”. Mà đã là huyền thoại thì cũng chỉ là sản phẩm ảo tưởng nhằm lừa bịp, tráo trở, và bóp méo sự thật tùy cách phóng đại của tác giả.
Câu chuyện về Võ Thị Sáu được tóm gọn trong phần trích dẫn từ trang mạng nguoi-viet.com như sau: “Riêng nhà thơ Nguyễn Duy, ông thuật lại lời gia đình, thân nhân của Võ Thị Sáu cho biết cô bé này được giao nhiệm vụ ném lựu đạn giết một tên Tây lai đi mua thực phẩm cho đồn Tây, nhưng giết hụt vì hắn bữa đó không đi chợ. Cô Sáu vẫn ném lựa đạn vào chợ, rồi bị bắt, đưa ra Côn Đảo và xử tử hình” (“Nhà thơ Nguyễn Duy: Chuyện Võ Thị Sáu toàn bịa đặt”).
Và nhân vật Võ Thị Sáu được nhận xét như sau: “Điều đáng kể nhất là hai nhà văn trong cuộc gặp gỡ đã khẳng định bệnh tâm thần của Võ Thị Sáu, một người gọi là “bị chập” và người kia nói thẳng là “điên”.”
Ngoài ra Võ Thị Sáu còn có biệt danh là “Sáu Khùng” theo lời của những người dân địa phương.
Nhà lưu niệm và tượng đài anh hùng “Sáu Khùng” tại tỉnh Bà Rịa--Vũng Tàu |
Cuộc gặp gỡ của những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A (quay phim), nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại) và nhà thơ Nguyễn Duy, được ghi lại trên youtube “Sự Thật Chấn Động Về Võ Thị Sáu”.
March 2, 2018
Đông Đô