YOUTUBE/OTHER. Ông Tất Thành Cang từng là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2015 đến 12/2018 |
Đến tối ngày 16/12, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã thông tin chính thức về việc khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Tất Thành Cang.
Chiều cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt để tạm giam ông Tất Thành Cang (sinh năm 1971, ngụ tỉnh Long An, trú quận 6 - nguyên Phó Ban chỉ đạo công trình lịch sử TPHCM) của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM để điều tra về tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Thời hạn tạm giam ông Tất Thành Cang để điều tra tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" là theo quy định của pháp luật, theo phía công an nói.
Trước đó cùng ngày, truyền thông ban đầu đưa tin ông Cang bị bắt, rồi lại xóa đi chỉ nói là khởi tố bị can.
Ngày 16/12/2020, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin cho hay công an TP Hồ Chí Minh đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang, người đang giữ chức vụ Phó Ban chỉ đạo công trình lịch sử TPHCM về hành vi "Vi phạm về các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" điều 219 bộ luật hình sự 2015.
Tờ báo trực thuộc Đảng bộ đảng Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh cho hay quyết định khởi tố đã được Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM phê chuẩn, đồng thời ông Tất Thành Cang, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố này (từ 10/2015 đến 12/2018) cũng đã bị tạm đình chỉ tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.
"Chiều 16-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang (sinh năm 1971, ngụ tỉnh Long An, trú quận 6, nguyên Phó Ban chỉ đạo công trình lịch sử TPHCM) về hành vi "Vi phạm về các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" điều 219 bộ luật hình sự 2015.
"Tất cả các quyết định trên đều được Viện VKSND cùng cấp phê chuẩn... Chiều 16-12, nguồn tin của Báo SGGP cho biết, Thường trực HĐND TPHCM vừa ra quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TPHCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tất Thành Cang.
"Việc tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TPHCM của ông Tất Thành Cang được thực hiện theo khoản 2 điều 101 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương."
GETTY IMAGES. Các đại biểu trên lễ đài trong một lễ đánh dấu 40 năm sự kiện Mậu Thân tại TP Hồ Chí Minh |
Cũng ngày thứ Tư, báo Thanh Niên cho biết thêm quyết định được Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM phê duyệt cũng có nội dung khám xét nơi ở đối với cựu Phó Bí thư thành ủy:
Liên quan hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại IPC, ngày 16.12, nguồn tin của phóng viên Thanh Niên cho biết Viện Kiểm sát Nhân dân vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, khám xét nơi ở đối với ông Tất Thành Cang (49 tuổi, quê Long An, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình "Lịch sử TP.HCM").
"Theo đó, ông Tất Thành Cang bị Cơ quan Điều tra khởi tố để làm rõ hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017."
Báo Tuổi Trẻ cùng ngày cũng cho biết thêm chi tiết liên quan tới điều được cho là "sai phạm" dẫn đến việc ông Tất Thành Cang bị khởi tố:
"Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, ông Cang được cho có sai phạm liên quan đến việc phát hành, bán 9 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược - Công ty Nguyễn Kim tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn SADECO.
"Như vậy, liên quan đến sai phạm bán 9 triệu cổ phiếu Công ty SADECO cho Nguyễn Kim, cùng với ông Tất Thành Cang, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố tổng cộng 20 bị can để điều tra."
Trong một mục tin liên quan cũng trên báo này, Tuổi Trẻ nhắc lại ông Cang cũng từng có nhiều "sai phạm" khác khiến ông bị kỷ luật và cách chức Ủy viên Trung ương đảng từ trước:
"Ông Tất Thành Cang, với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM và giám đốc Sở Giao thông vận tải đã làm sai quy định trong nhiều vụ việc dẫn đến bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố," bài báo với tựa đề "Những vi phạm khiến ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên trung ương Đảng."
Các sai phạm này, mà Tuổi Trẻ trích đăng từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam công bố từ cuối tháng 12/2018 cho hay ông Tất Thành Cang có vi phạm "rất nghiêm trọng", đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Theo đó, trong thời gian nắm các chức vụ, ông bị kết luận là đã phê duyệt dự án 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm sai quy định, Quyết định sai thẩm quyền gây thất thoát tài sản nhà nước (liên quan vụ việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).
GETTY IMAGES. Nhiều quan chức và cựu quan chức cấp cao ở các địa phương, tỉnh, thành đã bị chiến dịch "đốt lò, củi lửa" do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xử lý, kỷ luật thời gian qua |
Hôm 16/12 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận về việc ông Tất Thành Cang bị khởi tố với BBC News Tiếng Việt, ông nói:
"Các sai phạm của ông Tất Thành Cang theo các kết luận và điều tra được cho là có hệ thống và nghiêm trọng, mà trong thời gian dài ông không bị xử lý, kỷ luật, cách chức đến nơi đến chốn, việc này đã tạo ra nhiều bức xúc trong công luận, nhiều người trong nhân dân, cán bộ tỏ ra không hài lòng.
"Nhưng tới bây giờ ông ấy mới bị khởi tố bị can, tôi cho rằng cũng hơi bị trễ, mặt khác, bây giờ chuẩn bị khai mạc Đại hội đảng lần thứ 13, thì việc đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, sai phạm mà đòi hỏi phải có những hành động, biện pháp làm dứt điểm luôn để đi vào đại hội mà không quá trễ, tôi cho là công việc không chỉ nên làm mà là phải làm.
"Qua theo dõi, tôi cho rằng không chỉ ông Tất Thành Cang mà cả những người liên quan mà quan trọng hơn nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, thì đó cũng là một cái thiếu triệt để.
"Lò đã thắp nóng mà củi lặt vặt, làm chưa đến nơi đến chốn, thì chưa đạt. Đó cũng là một sự chờ đợi của nhân dân. Có những cán bộ, đảng viên lão thành đang cho rằng đã làm thì phải làm triệt đễ."
Khi được hỏi, nếu thực sự ông Tất Thành Cang không hành xử "một mình" mà có thể phải có "cấp trên" phê duyệt ở cấp cao hơn không, và nếu các điều tra cho rằng có sai phạm liên quan mà nghiêm trọng ở cả cấp trên như vậy, thì cần phải được xử lý như thế nào, Luật sư Trần Quốc Thuận đáp:
"Ông Tất Thành Cang nắm nhiều chức vụ, trong đó ông từng có nhiệm vụ là Phó Bí thư thường trực từ tháng 2/2016, dù như thế ông không phải là người đứng đầu của đảng tại đảng bộ thành phố, mà ông còn phải chịu sự chỉ đạo, giám sát của người trực tiếp cấp trên của ông ở cơ quan này.
"Và người đứng trên này do đó cũng phải chịu những biện pháp xử lý thích đáng và việc xử lý đó là sự chờ đợi, mong mỏi của quần chúng, nhân dân thành phố và đặc biệt của những cán bộ, đảng viên, những người đã tham gia kháng chiến trong giai đoạn trước 1975 và ngay đến bây giờ.
"Và ở đây còn chưa nói tới những sai phạm lâu dài, kéo dài liên quan tới vụ Thủ Thiêm và rõ ràng là có rất nhiều vấn đề chứ không chỉ một, nhưng đã được xử lý không đến nơi đến chốn, nửa vời."
CỔNG THÔNG TIN CHÍNH PHỦ VN. Ông Nguyễn Văn Nên, tân Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng đảng, chính ở trung ương và địa phương |
Theo cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, có thể động thái mới xảy ra trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh có một tân bí thư thành ủy được "điều chuyển" từ trung ương về và do đó tạo ra bối cảnh mới, ông nói:
"Nhân đây tôi muốn nói là trước đây ông Nguyễn Thiện Nhân đã ngại ngùng, không muốn đẩy mạnh việc đó. Nhưng bây giờ tình hình đã khác, ông Nguyễn Văn Nên, tân Bí thư thành ủy mới về thành phố.
"Và trước sự đòi hỏi, trông chờ của quần chúng, đảng viên, thì đã có sai phạm thì dù là ai, cấp nào cũng phải xử lý, thì bây giờ ông Bảy Nên với cương vị từng là Bí thư Trung ương đảng, điều chuẩn và nay là Bí thư Thành ủy, có lẽ cũng đã nhận thức được trách nhiệm và do đó ông đã có động thái thúc đẩy để làm đến nơi đến chốn.
"Tất cả những cái này phải xử lý triệt để, nếu không xử lý triệt để, thì những gì tồn đọng đó sẽ mãi như những thứ ung nhọt, gây bệnh tật và hiểm họa cho cơ thể mà cơ thể ở đây chính là sinh mạng của đảng cầm quyền, sinh mạng của cả dân tộc và đất nước.
"Trong lúc này, để giữ vững được độc lập dân tộc trước nguy cơ bên ngoài đe dọa chủ quyền lãnh thổ, nhất là tình hình Biển Đông v.v..., thì ở bên trong phải trong sạch, vững mạnh, thì người dân mới tin và mới đồng lòng trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức đảng trong sạch và đồng lòng, đồng hành trong việc giữ nước, giữ Biển Đông.
"Thành ra, đối với ông Bảy Nên, khi ông về thành phố, thì đây là những thử thách, những bước ngoặt quan trọng trong con mắt và cái nhìn của đảng viên, quần chúng nhân dân trước ông, và đây là những thử thách quan trọng trước cương vị chính trị mà ông đảm nhiệm.
"Nếu làm nửa vời, thì niềm tin của quần chúng, cán bộ, đảng viên cũng sẽ nửa vời và sự nửa vời đó sẽ đem lại hậu quả là tai họa, người ta sẽ thờ ơ, thậm chí coi thường những hoạt động, sứ mạng của tổ chức chính trị, của nhà nước, do vậy đó là đòi hỏi rất lớn, cho nên phải làm triệt để thì mới củng cố được niềm tin, hay nói đúng hơn là mới lấy lại được niềm tin," Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 16/12 từ Sài Gòn.
baotiengdan.com - 16/12/2020
Nguyễn Thùy Dương
17-12-2020
Sau hai năm lấp lửng, cuối cùng, Tất Thành Cang chính thức bị khởi tố, bắt giam. Ông Cang bị khởi tố vụ SADECO chứ không phải vụ Thủ Thiêm. Theo nhận định cá nhân tôi, rất khó định tội Cang ở Thủ Thiêm với dân vì nếu định tội ông Cang với dân Thủ Thiêm, sẽ mặc định nỗi oan uất của dân là có thật.
Thẳng thắn nhìn nhận, tôi cho rằng “thượng tầng” chưa đủ can đảm để nhận định những lỗi chủ quan do quan chức sai phạm trực tiếp với dân. Ông Cang bị bắt, món nợ Thủ Thiêm vẫn còn đó. Tuy nhiên, một sự thật không thể phủ nhận đó là “nỗi đau Thủ Thiêm” đã mở đường cho công cuộc đốt lò phương Nam bởi nó phản ánh nỗi đau cùng phẫn của người dân Thủ Thiêm.
Ông Cang bị khởi tố đúng quy trình của cơ quan Cảnh sát điều tra, tuy nhiên, lại không đúng quy trình với nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Đơn giản vì ông Cang bị khởi tố khi chưa được bãi miễn chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM. Mà Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Chưa lột tấm áo nhân dân của ông Cang mà bắt ông Cang thì khác nào dân TP cũng bị bắt? Tôi không biết có thiếu sót gì trong lúc đưa tin hay không? Vì đáng ra, tin bãi miễn chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM phải đi trước tin bị bắt mới đúng. Đừng để kẻ vẫn đang mặc áo giáp bảo vệ nhân dân bị bắt, làm như thế khác nào bắt nhân dân?
Nếu ông Cang chưa bị bãi miễn chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM cần cho người dân Thành phố một lời xin lỗi. Tại sao kể từ bê bối Thủ Thiêm, bê bối Phước Kiểng Nhà Bè, bê bối SADECO… ông Cang vẫn yên vị chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM? Thường trực Hội đồng nhân dân TP làm gì?
Các đại biểu khác nghĩ sao khi có thể dung dưỡng một con người như thế vào đội ngũ bảo vệ và đại diện dân? Ông Cang có thể bảo vệ dân nào mà ngồi đó? Trong lần lấy ý kiến thành lập TP. Thủ Đức có cánh tay của ông Tất Thành Cang đồng thuận không? HĐND TP.HCM còn bao nhiêu “Tất Thành Cang” ngồi lẫn vào đó nữa?
Công cuộc đốt lò phương Nam đi vào giai đoạn rực lửa, trong khi thân phận những người dân được dùng mở đường Nam tiến đốt lò, khoáy đảo đồng cảm dư luận vẫn vật vờ lạnh lẽo bên rìa cuộc sống mong manh.
Rồi có gì để vui khi một người bị bắt, một dân tộc tổn thương?
_____
Một số báo đưa tin Tất Thành Cang bị bắt đã sửa lại ‘bị khởi tố’. Nên nhớ, tấm áo nhân dân có giá trị rất lớn.
Cập nhật thêm: Vào lúc 20h23 phút, cổng thông tin điện tử của Bộ Công An đưa tin khởi tố, bắt tạm giam Tất Thành Cang.
18 tháng 6 2020 - bbc.com
TTXVN. Ông Tất Thành Cang, cựu phó Bí thư Thành ủy TP HCM. |
Công an TP HCM khởi tố 3 người và làm việc với ông Tất Thành Cang liên quan đến các sai phạm kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Công an TP HCM hôm 17/6 đã thi hành lệnh khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các ông Đỗ Công Hiệp, 47 tuổi, kế toán trưởng Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco); Trần Công Thiện, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (TACONVES).
Riêng bị can Huỳnh Phước Long, 53 tuổi, nguyên chuyên viên Văn phòng Thành ủy TP HCM, nguyên thành viên HĐQT Sadeco, được cho tại ngoại.
Trước đó, ông Thiện đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM bắt giữ vì có sai phạm trong việc chuyển nhượng 32 ha đất công đã đền bù cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, báo Thanh Niên đưa tin.
Cả 3 bị can đều bị khởi tố về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Liên quan đến vụ án, giữa tháng 5/2019, công an cũng đã khởi tố, bắt giam ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC) và bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Sadeco cùng về về tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí", theo báo Vietnamnet.
Sadeco là công ty liên kết, mỗi năm mang lại lợi nhuận lớn cho IPC. Tuy nhiên, "vào thời điểm đỉnh cao lợi nhuận, tài sản nhà nước tại Sadeco đã bị lũng đoạn, tư nhân thâu tóm với sự can dự trực tiếp của Tề Trí Dũng và Hồ Thị Thanh Phúc", báo Thanh Niên dẫn kết luận của cơ quan điều tra cho hay.
Cũng theo tờ báo này, ngày 18/5/2017, Văn phòng Thành ủy có Văn bản số 495 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang "chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco".
TTXVN. Ủy ban Kiểm tra Trung ương tóm tắt những sai phạm của ông Tất Thành Cang. |
Báo Vietnamnet còn cho biết trong quá trình điều tra, công an đã làm việc với ông Tất Thành Cang - nguyên phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - để làm rõ các thông tin liên quan.
Vụ việc liên quan tới công ty IPC là một trong những vụ án lớn trong đó nhiều cán bộ tại TP.HCM bị phát hiện có sai phạm.
Gần đây, nhiều cựu lãnh đạo thành phố này cũng đã đi tù hoặc bị phê bình, kỷ luật với nhiều mức độ khác nhau trong các vụ án và vụ việc khác.
Cựu phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài bị xét xử và đang bị đề nghị truy tố lần hai liên quan đến việc giao một khu đất vàng trên đường Lê Duẩn ở trung tâm thành phố.
Một cựu phó chủ tịch khác là ông Nguyễn Hữu Tín cũng bị xét xử và lãnh án bảy năm tù liên quan đến vụ án Vũ "nhôm", tức Phan Văn Anh Vũ.
Hồi tháng Ba, Bộ Chính trị cũng đã quyết định kỷ luật cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức Bí thư Thành uỷ TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015, tức xóa tư cách của ông này trong giai đoạn trên.
Ông Hải bị kỷ luật vì "đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của Thành uỷ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện dự án đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
gettyimages. Ông Đinh La Thăng thời còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải |
Tại phiên tòa sáng 16/12 xét xử vụ án liên quan đến dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, ông Đinh La Thăng phản bác cáo trạng và lời khai của các cấp dưới.
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 14-25/21, xử ông Thăng cùng 18 bị cáo khác trong vụ sai phạm gây thất thoát của nhà nước hơn 700 tỷ đồng.
Ông Đinh La Thăng nói rằng cáo trạng suy đoán, quy chụp không có căn cứ về trách nhiệm của ông trong vụ án mà ông 'không liên quan'.
Ông Thăng nói cáo trạng nêu 6 nội dung thì sai hơn 5 nội dung.
Các nội dung 'thiếu căn cứ' mà ông Thăng liệt kê gồm:
Quy cho ông trách nhiệm chỉ đạo xuyên suốt, trong khi dự án kéo dài nhiều năm mà ông chỉ ký trình Thủ tướng ký một quyết định thành lập và bút phê. Những thứ trưởng tham gia từng dự án cụ thể thì phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
Ông không phân công nhiệm vụ cho thứ trưởng nào về vụ này mà người nào phụ trách lĩnh vực gì thì tự làm phần việc của mình.
Mọi lời khai trong hồ sơ và tại tòa về việc ông tác động tới dự án là không đúng
Số tiền thiệt hại 725 tỉ là thuộc một dự án khác (ông Thăng không nêu cụ thể dự án nào)
Ông Thăng cũng phủ nhận việc cáo trạng nêu rằng ông từng gọi điện cho ông Dương Tuấn Minh - tổng giám đốc Công ty Cửu Long, để 'nhờ vả', là không đúng.
Ông Thăng khẳng định lời khai của các bị cáo khác trước đó có nhiều điểm không đúng.
Chẳng hạn, ông Thăng nói ông Nguyễn Hồng Trường (cựu thứ trưởng Bộ GTVT) khai mọi văn bản do ông này ký đều gửi ông Thăng 'là không đúng'.
Ông Thăng dẫn ra nhiều văn bản ông Trường ký mà không gửi cho mình, trong đó có văn bản trả lời của Thủ tướng việc đồng ý để Bộ GTVT tiếp nhận lại dự án.
Ông Thăng nói ông không biết có văn bản này. Ông cũng không nhận được quyết định về giá tài sản và quyết định đơn vị trúng đấu giá và hợp đồng hai bên ký.
Ông Thăng khẳng định trong dự án này, ông không trực tiếp chỉ đạo mà đã giao cho thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường.
Ông Thăng cũng khẳng định ông không có quan hệ họ hàng, kinh tế hay chính trị gì với với Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc"), phủ nhận lời khai của ông Dương Tuấn Minh - tổng giám đốc Công ty Cửu Long.
Trước đó, ông Minh khai rằng do ông Thăng gọi điện giới thiệu quen biết ông Hệ ở Công ty Thái Sơn của Bộ Quốc phòng. Vì lời giới thiệu này mà ông Minh 'bị tác động', do đó đã thực hiện các thủ tục pháp lý để bán đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương dù biết rõ các quy định về việc bán tài sản nhà nước.
Ông Thăng cho rằng ông Minh đã thay đổi lời khai vì trước đó cả ông Minh và ông Hệ đều nói rằng ông không giới thiệu dự án.
Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có vốn ngân sách nhà nước nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản của nhà nước và số tiền thu được từ việc này là tài sản nhà nước.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng chính phủ giao là đơn vị chủ trì xây dựng đề án bán quyền thu phíđể hoàn trả ngân sách đầu tư cho dự án.
Ông Thăng, khi đó là Bộ trưởng Bộ GTVT, 'xuất phát từ động cơ cá nhân', đã gọi điện cho ông Dương Tuấn Minh - tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long - để giới thiệu ông Đinh Ngọc Hệ và tạo điều kiện cho công ty của ông Hệ trúng thầu.
Ông Hệ đã làm hồ sơ gian dối, báo cáo tài chính hai công ty con liên quan từ thua lỗ thành lãi để trúng thầu.
Sau khi trúng thầu, ông Hệ bị cáo buộc gian dối về doanh thu, can thiệp trái phép vào phần mềm quản lý của Bộ GTVT để chiếm đoạt tài sản nhà nước.
Ông Thăng, ông Hệ, ông Trường, cùng một số cán bộ khác dưới quyền ông Thăng bị cáo buộc làm thiệt hại tài sản nhà nước 725 tỷ đồng trong dự án đường cao tốc Trung Lương.
baotiengdan.com - 16/12/2020
Đoàn Kiên Giang
16-12-2020
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Báo Tiền Phong |
Mấy nay, ông Đinh La Thăng bị di lý vào TP.HCM, nơi ông từng là “tư lệnh”, để xử vụ chuyển quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương của ngành giao thông – nơi ông cũng từng là “tư lệnh”.
Tại phiên xử, ông Thăng đã phản bác rằng cáo trạng truy tố ông nhiều tội danh là vô căn cứ… Nhưng người ta chú ý tới diễn tiến phiên tòa thì ít, mà bản thân ông thì nhiều. Hình ảnh ông bị áp giải ra khỏi xe bít bùng, tay bị còng,… gây nhói lòng những người từng mê ông, mến ông, chuyển động cùng ông.
Nhưng, đa số dân chúng không nắm bắt được những “vận hành” của các dự án dầu khí, giao thông ngàn tỷ đồng, trăm triệu đô, thậm chí hàng tỷ đô. Nó không lồ lộ như cách ông Tất Thành Cang đem quân đi cưỡng chế Thủ Thiêm năm nào…
Quay lại vụ thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Ông Thăng vì sao xin chủ trương bán quyền thu phí? Ông xin trong sáng hay có lợi? Ông giới thiệu, hỗ trợ cho ông “Út Hệ” trúng đấu giá quyền thu phí ấy thì lợi gì cho dân cho nước?…
Với Việt Nam, khi mà của cải vật chất sản xuất ra ít ỏi, sáng chế sáng tạo cũng vậy, thì đất đai hiện mang lại nguồn thu lớn, là nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển. Nhiều kẻ trước đó đã trục lợi từ các phi vụ giao đất, đổi đất lấy hạ tầng, cộng với chi phí nuôi bộ máy rất lớn…, khiến tiền của chẳng còn bao nhiêu. Thiếu thì lại đi vay. Thế hệ con cháu phải oằn vai gánh gốc, lãi.
Ấy vậy mà ngành dầu khí, điện, gang thép,… đốt tiền như lá. Ngành giao thông đầy rẫy vấn đề, những ung nhọt về chất lượng đường, thông thầu, lại quả, tham nhũng, đội vốn,…
Đau xót dễ thấy nhất là các dự án BOT tay không bắt giặc tràn lan trên các quốc lộ, bóp nghẹt mạch máu đất nước, liếm mồ hôi trên lưng người. Dân và Nước sao ngóc đầu lên nổi?
Ông Thăng được coi là cha đẻ của phí đường bộ, và ông từng nói rằng sẽ dẹp dần BOT giao thông, cho đất nước này thênh thang đường lớn. Vậy mà giờ, BOT thời ông và sau ông mọc như nấm sau mưa. Lời hứa giờ mịt mờ sau song sắt.
Về các cáo trạng, bản án đã, đang kết tội ông, tất nhiên, Chủ tịch PVN, Bộ trưởng GTVT vẫn là tiếng nói vừa phải trong các “cú đấm thép” tỷ đô. Nhưng tội lớn nhất của ông có lẽ là đã không đủ tỉnh táo, hoặc không có năng lực thoái thác, hoặc ngồi sai chỗ, hoặc thời thế thế thời…
Đất nước này, bi kịch là tiến hay lùi phụ thuộc không ít vào những vị trí “Tư lệnh” như ông Đinh La Thăng (đã từng), hay ông Phùng Xuân Nhạ (đương thời), vì nó liên quan tới hạ tầng, con người.
Sản phẩm lỗi về giao thông, giáo dục, hay công thương, tài môi hôm nay, có căn nguyên từ quá khứ. Các ông “tư lệnh” nếu mắc lỗi thì cũng có thể do “lịch sử để lại”. Hoặc có thể là do các ông không có năng lực thoái thác, hoặc ngồi sai chỗ, hoặc chết vì bả vinh hoa…
Nên, lo rằng ông Thăng càng giãy càng đau. Bản thân đau hay không, chỉ ông rõ. Nhưng, làm đau bao người từng, đang hay vẫn quan tâm, thương quý ông.
Nếu được, mong ông chỉ thẳng anh A, chị B, hay những mặt tối của ngành, của bộ máy, để tất cả cùng đau một lần, đau cho đáng đau.
Nhân vật mà nhiều người tưởng đã “miễn nhiễm” với “cái lò” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cuối cùng đã bị khởi tố. Chiều nay, Cơ quan Điều tra Công an TP HCM (PC03) đã chính thức khởi tố ông Tất Thành Cang, báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Cựu phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” ở Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), không phải vụ “ăn đất” ở Thủ Thiêm. Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can đối với ông Phạm Nhật Vinh và ông Nguyễn Hữu Thành, đều là cổ đông của SADECO. Cùng với Tất Thành Cang, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố tổng cộng 20 bị can.
Kèm theo quyết định khởi tố, VKSND TP HCM phê chuẩn lệnh bắt ông Tất Thành Cang, theo báo Người Lao Động. Tin cho biết VKSND TP HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Tất Thành Cang. Thời hạn tạm giam ông Cang để điều tra các hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.
Báo Thanh Niên có clip: Khởi tố ông Tất Thành Cang vì gây thiệt hại hàng trăm tỉ ở SADECO.
VOV đặt câu hỏi: Sai phạm gì khiến ông Tất Thành Cang bị khởi tố? Theo tin từ cơ quan điều tra, trong thời gian giữ chức GĐ Sở Giao thông vận tải TPHCM, ông Cang đã vi phạm quy định trong việc ký quyết định phê duyệt dự án, ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm. Ông Cang còn có dấu hiệu sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án, quyền sử dụng nhiều lô đất của doanh nghiệp thuộc Thành uỷ quản lý, gây thiệt hại lớn cho ngân sách.
VTC có bài: Những sai phạm của ông Tất Thành Cang trước khi bị khởi tố. Ngoài việc giúp Công ty Nguyễn Kim thu tóm SADECO, cùng với vụ ký tắt hợp đồng 4 tuyến đường Thủ Thiêm, Tất Thành Cang còn có sai phạm liên quan đến Dự án khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai, đã bị Thành ủy thành Hồ phát hiện từ tháng 6/2018.
Trong vụ bán rẻ “đất vàng” ở khu Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai, quy trình chuyển nhượng đất không qua đấu thầu mà dựa trên chỉ định hợp tác, dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận đã không họp bàn để thống nhất chủ trương chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án khu dân cư Phước Kiển, khiến giá bán thấp hơn giá thị trường và giá do Hội đồng thẩm định giá thành phố đưa ra.
Ngay sau khi có thông tin khởi tố Sáu Cang, Thường trực HĐND TP HCM đã tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND đối với ông Tất Thành Cang, theo báo Pháp Luật TP HCM. Ông Cang bị tạm đình chỉ tư cách đại biểu theo khoản 2, Điều 101, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Luật này quy định, nếu đại biểu HĐND bị khởi tố, thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó. Trường hợp bị kết tội bằng bản án, thì mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngày bản án có hiệu lực.
Facebooker Nguyễn Thùy Dương, một dân oan Thủ Thiêm, viết: Đừng bắt nhân dân. Cô Dương bình luận: “Chưa lột tấm áo Nhân Dân của ông Cang mà bắt ông Cang thì khác nào Dân Tp cũng bị bắt? Tôi không biết có thiếu sót gì trong lúc đưa tin hay không? Vì đáng ra, tin bãi miễn chức danh Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân TP.HCM phải đi trước tin bị bắt mới đúng. Đừng để kẻ vẫn đang mặc áo giáp bảo vệ Nhân Dân bị bắt, làm như thế khác nào bắt Nhân Dân?”
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu cho rằng, vụ ông Nguyễn Thiện Nhân mất ghế Bí thư thành Hồ vào tay ông Nguyễn Văn Nên, dẫn tới diễn biến “đốt lò” đột ngột trong chiều nay: “TP.HCM có Bí thư mới, tiến trình củi lò liên quan đến Tất Thành Cang được đẩy nhanh hơn. Bí thư Nguyễn Văn Nên hẳn nhiên đã nắm đầy đủ nội tình của thành phố, và có rất nhiều cơ hội để Bí thư Nên ghi điểm, chứng minh cho thị dân thấy giữa nói và làm song hành. Giải quyết dứt điểm Thủ Thiêm với những bằng chứng đã được kết luận, Bí thư Nguyễn Văn Nên sẽ làm được điều mà không chỉ nhân dân thành phố mong chờ”.
***
Ông Diệp Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op. Ảnh: VOV |
Công an TP HCM cũng vừa khởi tố, bắt tạm giam nguyên chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, VOV đưa tin. Trưa nay, lãnh đạo Công an TP HCM xác nhận Cơ quan an ninh điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can Diệp Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Co.op) để điều tra về tội “Lạm quyền trong thi hành công vụ”.
Công an TP HCM cũng đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Diệp Dũng và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam. Các Quyết định, Lệnh nói trên của Cơ quan điều tra đều đã được VKSND TP HCM phê chuẩn. Sau khi khám xét, Cơ quan ANĐT đã thu giữ một số tài liệu phục vụ điều tra.
Báo Pháp Luật TP HCM có clip: Công an bắt ông Diệp Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co-op.
Báo Tiền Phong có bài: Tiết lộ lí do khiến nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op bị bắt. Thanh tra TP HCM cho biết, có 6 HTX thành viên của Saigon Co.op kinh doanh không hiệu quả trong năm 2018 và 2019. Một số HTX có lợi nhuận sau thuế dưới 6 tỷ đồng nhưng không tham gia góp vốn, trong khi phần lớn các HTX lợi nhuận đạt được sau thuế chỉ từ 24 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng lại tham gia góp với số vốn lên tới hàng trăm tỉ đồng, rõ ràng đó là điều bất thường.
Sai phạm ở Saigon Co.op còn có dấu hiệu thu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của liên doanh này từ khi thành lập đến nay, như “xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, việc làm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự”.
Báo Dân Việt có bài: Những sai phạm nghiêm trọng khiến ông Diệp Dũng vướng lao lý. Bên cạnh các sai phạm nói trên, còn có sai phạm này: Ngày 24/7, Thanh tra thành Hồ đã có văn bản đề nghị Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op tạm đình chỉ việc tiến hành đại hội thành viên cho đến khi có kết luận chính thức và ý kiến chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền. Nhưng “Saigon Co.op không chấp hành, vẫn tiến hành đại hội, biểu quyết các vấn đề liên quan”.
Ngoài ra, TGĐ Saigon Co.op là ông Nguyễn Anh Đức đã không thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên về việc huy động vốn, khiến đại hội thành viên phải bãi nhiệm chức vụ Ủy viên HĐQT và đề nghị cách chức TGĐ của ông Đức. Theo nhận định của Ban Thường vụ Thành ủy thành Hồ, công tác cán bộ như trên là trái quy định của đảng.
Trước đó, báo Tiếng Dân có bài viết độc quyền về ông Diệp Dũng, một trùm “tư bản đỏ” ở thành Hồ và mối liên hệ đã giúp ông này tạm thời thoát nạn. Theo đó, sai phạm ở Saigon Co.op đã bị để ý từ cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020 và bị “khui” ra từ cuối tháng 7/2020. Diệp Dũng đã lên phương án “thoát thân” từ lúc đó, nhưng nhờ mối quan hệ với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, nên Dũng tạm thoát nạn. Nay cái ghế của ông Nhân đã qua đít ông Nguyễn Văn Nên, nên không ai che chở Dũng nữa.
Mời đọc thêm: Khởi tố, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang – nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh (KTĐT). – Phê chuẩn khởi tố ông Tất Thành Cang (BVPL). – Tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND đối với ông Tất Thành Cang (VNN). – Ông Tất Thành Cang liên quan đến sai phạm gì trước khi bị bắt? (TP). – Sai phạm nào khiến ông Tất Thành Cang bị khởi tố? (KT). – Loạt sai phạm nghiêm trọng của ông Tất Thành Cang (Zing). – Quá trình công tác của ông Tất Thành Cang cho tới khi bị khởi tố (VTC). – Ông Tất Thành Cang bị bắt, Thủ Thiêm về…Thủ Đức. Còn số phận dân oan sẽ ra sao? (FB Hoàng Nguyên Vũ).
– Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op (TTXVN). – Khởi tố, bắt giam ông Diệp Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op (VTC). – Khởi tố, bắt giam ông Diệp Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op (GT). – Vì sao ông Diệp Dũng – cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op – bị bắt? (KT). Mời đọc lại: Đại gia người Hoa – Diệp Dũng: Từ Tổng giám đốc ‘SCIC’ Tp.HCM đến ông trùm bán lẻ (Nhà Đầu Tư). – Kiến nghị công an điều tra sai phạm của Saigon Co.op (VNE).
Ông Nguyễn Đức Chung thời còn là Chủ Tịch Hà Nội. |
Báo chí Việt Nam đang tận tình khai thác Kết luận Điều tra (KLĐT) vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” mà theo đó, ông Nguyễn Đức Chung (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội) được xác định là chủ mưu, cầm đầu, do vậy sẽ gọi tắt là vụ án Nguyễn Đức Chung.
Theo KLĐT, sau khi công an Việt Nam khởi tố - tiến hành điều tra ba vụ án: “Buôn lậu -Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến Công ty Nhật Cường (sẽ gọi tắt là vụ án Nhật Cường), ông Chung đã móc nối với ông Phạm Quang Dũng - sĩ quan thuộc Cục Cảnh sát kinh tế của Bộ Công an - để thu thập thông tin liên quan đến tiến trình điều tra. Không những bí mật cung cấp thông tin điều tra, ông Dũng còn chụp trộm các văn bản liên quan đến vụ án Nhật Cường gửi cho ông Chung. Những văn bản này được xác định là tài liệu bí mật nhà nước…
KLĐT cho biết, ông Chung tiếp cận rồi cậy nhờ ông Dũng thông qua sự giới thiệu và sắp xếp của ông Phan Huy Lệ. Sau khi thu thập, cung cấp tài liệu bí mật nhà nước cho ông Chung, ông Dũng tự thú với các… đồng nghiệp, nộp lại cả tiền đã nhận từ ông Chung (10.000 Mỹ kim) lẫn các file ghi âm cuộc trò chuyện giữa cả hai…
Vụ án có bốn bị can, cả bốn đều đã nhận tội và trong KLĐT, cơ quan điều tra đề nghị các cơ quan thực thi những công đoạn còn lại cùa tiến trình tố tụng (Viện Kiểm sát, Tòa án) xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cả bốn bị can: Ông Chung vì có nhiều công trạng và mang bạo bệnh, ba bị can còn lại vì hợp tác tích cực và khai báo thành khẩn (1)…
Khi khai thác KLĐT, trừ Nhà Đầu tư (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài -VAFIE), đa số cơ quan truyền thong chính thức tại Việt Nam bỏ qua tình tiết liên quan đến ông Phan Huy Lệ - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Hà Thành Group – nhân vật môi giới cho ông Chung và ông Dũng…
***
Nhà Đầu tư cho biết, trên danh nghĩa, Hà Thành Group là một công ty nhưng có dáng dấp một tập đoàn tư nhân, với nhiều doanh nghiệp thành viên có phạm vi hoạt động rất rộng: Từ sản xuất xi măng, khai thác thủy điện, đến xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, khách sạn thiết bị ngân hàng, vận tải hành khách.
Từ thị xã Bỉm Sơn ở Thanh Hoá, Hà Thành Group mở rộng sự nghiệp bán sỉ máy móc, thiết bị và phụ tùng sang khai thác thủy điện Thành Sơn (Quan Hóa, Thanh Hóa), rồi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu lao động, sau đó trở thành chủ đầu tư Khu Đô thị - Thương mại - Dịch vụ tổng hợp ở Diễn Châu (Nghệ An) – dở sống, dở chết suốt từ 2011 đến nay (2)… Tuy nhiên đáng chú ý nhất là Hà Thành Group chuyên thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hoá.
Tại Hà Nội là Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng, Công ty Cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và xây dựng Thikeko, Công ty Cổ phần Xây dựng - Dịch vụ và Hợp tác lao động. Ở Nghệ An là Công ty Cổ phần Thuỷ điện TLT, Công ty Cổ phần Xi măng và Vật liệu Xây dựng Cầu Đước…
Nhà Đầu tư ví thâu tóm các DNNN được cổ phần hóa là… “khẩu vị chính” của ông Phan Huy Lệ và theo mô tả, dường như ông Lệ mặn mà với món… cổ phần hóa là vì có đất đính kèm. Chẳng hạn giá trị của Thikeco chỉ mười tỉ nhưng sở hữu Thikeko đồng nghĩa với sở hữu 7.000 m2 đất ở đường Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (3).
Trong quá khứ, Hà Thành Group từng là đối tác của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trong Dự án Khách sạn Thương mại Sài Gòn ở Hà Nội. Đầu năm 2013, VNR đem công thự và công thổ có diện tích khoảng 1.000 m2 tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội liên doanh với Hà Thành Group để thực hiện dự án vừa kể…
Chuyện chẳng có gì để nói nếu VNR không ráo riết chuyển quyền thuê đất, rút vốn nhượng toàn bộ dự án cho… Hà Thành Group khiến Bộ GTVT phải gửi công văn hỏa tốc, yêu cầu VNR dừng ngay việc rút vốn (4). Năm 2016, Thanh tra Chính phủ chính thức xác định: VNR đã xem thường lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, lợi dụng thủ tục góp vốn và thực hiện việc góp vốn trái chủ trương, quy định để hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản, cơ sở kinh doanh có giá trị lớn không qua đấu giá, đấu thầu (5)...
***
Từ khi Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận Thanh tra đến nay đã bốn năm nhưng VNR vẫn chưa xử lý xong Dự án Khách sạn Thương mại Sài Gòn ở Hà Nội. Cách nay khoảng bốn tháng, Bộ GTVT tiếp tục hối thúc VNR xử lý dứt điểm dự án này theo chỉ đạo của chính phủ. Tuy nhiên, phạm vi trách nhiệm đối với những khuất tất, cũng như thiệt hại đã được khoanh lại, chỉ còn trong giới hạn giữa VNR với Bộ GTVT, giữa Bộ GTVT với Bộ Tài chính và chính phủ (6). Hà Thành Group hoàn toàn… không liên quan.
Điều đó dường như cũng chẳng khác gì chuyện Bộ Công an vừa xác định trong Kết luận Điều tra vụ án Nguyễn Đức Chung: Tuy ông Phan Huy Lệ là cầu nối giữa ông Chung với ông Dũng nhưng ông Lệ… không liên quan đến việc khai mào cho họat động “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” được đánh giá là… hết sức tinh vi!
Trước khi trở thành bị can, ông Chung cũng… không liên quan đến chuyện Công ty Nhật Cường đột nhiên được chọn làm nhà thầu cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho việc thực hiện kế hoạch quản trị - điều hành ở Hà Nội bằng mạng máy tính, hay chuyện Công ty Arktic của gia đình ông Chung trở thành doanh nghiệp độc quyền cung cấp RedOxy-3C (sản phẩm xử lý ô nhiễm nguồn nước) cho Hà Nội… Đó là lý do ông Chung thăng tiến như… diều gặp gió.
Thế rồi gió chuyển thành… bão, ông Chung trở thành bị can của ba vụ án. Ngoài việc trở thành chủ mưu, cầm đầu trong vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, ông còn… liên quan đến vụ án Nhật Cường và vụ án “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND TP Hà Nội
Chẳng riêng ông Chung, ông Nguyễn Văn Bình cũng… không liên quan đến những vấn nạn của hệ thống tín dụng – ngân hàng trong thời gian ông làm Thống đốc NHNN, nên được qui hoạch làm Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế của BCH TƯ đảng CSVN. Mãi đến gần đây, đảng mới phát hiện ông… có liên quan, phải kỷ luật!
Trước ông Bình một chút là bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Công Thương… Nhìn chung, khó mà đếm xuể, kể hết những trường hợp rõ ràng là không ra gì nhưng vẫn… không liên quan nên không ngừng thăng tiến, rồi đột nhiên lại trở thành… có liên quan vào thời điểm mà nhân sự cần… sắp đặt lại!
Không liên quan hay có liên quan rõ ràng không phải là có phạm pháp hay không. Vụ án Nguyễn Đức Chung thêm một lần nữa cho thấy, không liên quan hay có liên quan đều liên quan mật thiết đến những yếu tố nằm ngoài phạm vi luật pháp. Xác định có/không chỉ dựa trên thứ mà công an vẫn gọi nôm na là… biện pháp nghiệp vụ!
Chú thích
(3) https://nhadautu.vn/doanh-nhan-phan-huy-le-lien-quan-gi-trong-vu-an-ong-nguyen-duc-chung-d45392.html
(5) https://nhadautu.vn/ha-thanh-group--chan-dung-dai-gia-thau-tom-dat-vang-nganh-duong-sat-d24113.html
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi phiên xử ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, khép lại với bản án 5 năm tù, hôm 12 Tháng Mười Hai, giới luật sư bàn tán về tấm ảnh “lạ” bị rò rỉ trên mạng.
Tấm ảnh không rõ nét, được cho là chụp qua màn hình tường thuật dành cho phóng viên ở Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội, do đây là “phiên xử kín.” Trong ảnh, người ta thấy ông Trương Việt Toàn, thẩm phán và là chủ tọa phiên tòa, xuống tận ghế dành cho bị cáo để bắt tay, vỗ vai thân mật với ông Chung.
Khoảnh khắc “thân mật” giữa ông Nguyễn Đức Chung (thứ hai, trái) và ông Trương Việt Toàn sau khi có phán quyết. (Hình: Facebook Nguyễn Hà Luân) |
Khoảnh khắc này được cho là diễn ra ngay sau khi ông Toàn công bố phán quyết, khép lại phiên tòa chóng vánh chỉ sau nửa ngày xét xử.
Luật Sư Nguyễn Hà Luân bình luận trên trang cá nhân: “Một lần nữa, cho thấy bọn đánh máy, bọn phụ trách hình ảnh, loa đài tại các cơ quan công lực tại Việt Nam gây hại cho các đồng chí lãnh đạo như thế nào? Không biết ông quan tòa đã nói gì với ngài bị cáo này. Càng khó hiểu nữa, đây là phiên xử kín thì hẳn là tòa sẽ không có đường truyền hình ra ngoài như vụ án khác. Vậy hình ảnh này từ đâu mà ra?”
Luật Sư Luân nêu suy đoán “người phụ trách loa đài chủ quan, quên tắt camera sau khi tuyên án” và rằng Thẩm Phán Toàn “theo thói quen cố hữu là người phụ trách loa đài đã tắt máy, lúc này việc diễn án đã xong, phòng xử khác gì phòng VIP karaoke nên mất gì mà không tỏ chút tình thân hữu với bị cáo.”
Cùng thời điểm, Luật Sư Trịnh Vĩnh Phúc nhận định trên trang cá nhân đây là bức ảnh “ngoài luồng đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam.”
“Hình ảnh có một không hai, vượt tầm kiểm soát của nhiều người và ngoài mong muốn của nhân vật,” theo Facebook Trịnh Vĩnh Phúc.
Ông Nguyễn Đức Chung (giữa), cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, tại phiên xử hôm 11 Tháng Mười Hai. (Hình: Zing) |
Bên dưới bài đăng của ông Phúc, Luật Sư Đặng Đình Mạnh để lại bình luận: “Trong phiên tòa, họ [ông Trương Việt Toàn và ông Nguyễn Đức Chung] có quan hệ là thẩm phán xét xử và tội phạm. Khi còn trong phạm vi đấy và mặc chiếc áo ấy, họ phải hành xử cho đúng với tư cách của mình. Họ không có quyền khoác vai, bá cổ như vậy. Vì là đây là chốn công đường, quan hệ công, cho nên, công chúng có quyền phán xét nếu hành xử không đúng đắn.”
Trước vụ ồn ào này, trong một bài đăng trên báo An Ninh Thủ Đô hồi Tháng Giêng, 2019, ông Trương Việt Toàn chia sẻ quan điểm về xử án tham nhũng: “Tất cả [các vụ án] đều được đưa ra xét xử kịp thời, đúng pháp luật; việc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm. Và hình phạt được áp dụng theo đúng nguyên tắc pháp luật. Đó là nghiêm khắc đối với những bị cáo chủ mưu, cầm đầu và khoan hồng đối với những bị cáo có vai trò thứ yếu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và tích cực khắc phục hậu quả… Các bản án đưa ra đều được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.” (N.H.K) [qd]
15/12/2020 - voatiengviet.com
(Hình: Trích xuất từ Soha.vn) |
Hoàng Hoành Sơn
Ngày 13/12/2020, nhiều báo đài trong và ngoài nước đăng tải hình ảnh thẩm phán Trương Việt Toàn sau khi xử ông Nguyễn Đức Chung, đã đi xuống bắt tay và vỗ vai thân mật với bị cáo (1). Ông thẩm phán này còn cho biết: Chúng tôi (hội đồng xét xử) thấy rất xót xa (2)!
Các báo đài của đảng và cá nhân ông Trương Việt Toàn đã cho rằng hành động của ông này thể hiện tính nhân văn, tình người, xót xa trước cảnh bị cáo Nguyễn Đức Chung là người từng đứng đầu cơ quan điều tra, nhưng vì động cơ cá nhân dẫn đến phạm tội.
Thế nghĩa là ông thẩm phán biết đau thương, xúc động trước hoàn cảnh của một thiếu tướng công an, một chủ tịch thủ đô Hà Nội, ủy viên trung ương đảng, và cũng là một đại gia có công ty gia đình riêng, có con du học ở Mỹ, từng là đảng viên ưu tú, là cán bộ “nguồn”, là Anh hùng lực lượng vũ trang. Việc xúc động này là dễ hiểu và dễ đồng cảm.
Tuy nhiên, cái điều khúc mắc khiến cho người dân Việt Nam (VN) nói riêng và dư luận thế giới nói chung, phải lên tiếng nghi vấn: Tại sao ông thẩm phán biết rung động trước tình cảnh của Nguyễn Đức Chung nhưng chả hề thấy rung động trước cái chết đầy uẩn khúc, đau thương làm kinh động đến cả thế giới của cụ Lê Đình Kình, cũng là một đảng viên lão thành bậc cha chú của cả ông Toàn và ông Chung?
Tại sao cái ngành tòa án, mà ông Toàn đang là cán bộ cao cấp ở đấy, lại không hề có chút tình người hoặc sự đồng cảm nào với cái chết của cụ Kình, mà vẫn tiếp tục tuyên 2 án tử hình cho hai người con cụ Kình là anh Lê Đình Công và Lê Đình Chức, cả cụ già đảng viên lão thành Bùi Viết Hiểu. Họ bị bắn gần chết cũng phải hầu toà lãnh án mười mấy năm tù, cộng thêm mười mấy người dân Đồng Tâm khác. Tất cả đều lãnh những bản án nặng nề… chỉ để bảo vệ 59ha đất ruộng nuôi sống gia đình. Chả thấy ông thẩm phán nào bộc lộ cái tính người và cái tình đồng cảm gì sất?
Đang khi đó cả nước đều biết Cụ Lê Đình Kình, cụ Bùi Viết Hiểu và các con cái cháu chắt cụ Kình vô tội. Riêng ông Chung tội danh quá rõ ràng: chiếm đoạt bí mật Nhà nước, ăn tàn phá hại của nhân dân, tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa như thế. Vậy mà chỉ lãnh 5 năm tù nhẹ hều. Lại còn được cảm tình từ thẩm phán và sự đồng thuận của hơn 5 triệu đảng viên đảng cộng sản (đcs) thật thắm thiết nghĩa tình môi hở răng lạnh?
Phải chăng dưới triều đại “đất nước có bao giờ được như thế này”, do đcs cầm quyền, chỉ xem quan chức lãnh đạo làm trọng, còn dân đen dù có mấy chục năm tuổi đảng, có è lưng nộp thuế nuôi quan chức cộng sản, cống hiến cho đất nước, thì vẫn chỉ là mạng kiến cỏ, chịu mọi dẫm đạp, cướp đất dân cày, xử tội dân thế nào tùy ý đảng? Dân hiển nhiên là vịt, quan chức đảng viên là chim ưng. Lấy vịt mà nuôi chim ưng có gì là lạ chăng? (nguyên văn lời của tướng thời Trần, Trần Khánh Dư)
Rõ ràng là ông thẩm phán Toàn đã nói láo và chống chế khi ông ta kể: “Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi về phòng làm việc của mình. Lúc đó, đương nhiên phải đi qua hàng bị cáo.” Lời nói này chân hay giả dưới đây tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng thêm. Việc chủ tọa phiên tòa và bị cáo có những tiếp xúc thân mật kiểu bắt tay vỗ vai ngay sau phiên tòa, cho thấy những gì?
Trước nhất đây là phiên tòa xử kín, nên trong phiên tòa này sẽ có những khoảnh khắc “rất là xót xa”, “rất là đồng cảm”, tràn đầy tính người đến mức chuyện bắt tay, vỗ vai chỉ là đoạn cuối của buổi xử thân mật, thắm đượm tình đồng chí.
Thứ đến, để có phiên tòa nghiêm minh, các nhà làm luật đã tránh sự tiếp xúc gần gũi từ mọi phía đến với phạm nhân. Hẳn chúng ta cũng nghe được ở phiên tòa xử vụ Đồng Tâm, các luật sư của bị cáo phải đi lòng vòng mới vào được trong tòa và không thể tiếp xúc thân mật với các bị cáo, nói gì đến ông chủ tọa phiên tòa. Mới xử xong đã bước xuống an ủi bị cáo Nguyễn Đức Chung, như thể bầu khí ở tòa giờ đấy, chỉ là lúc trà dư tửu hậu.
Sự thật việc ngài thẩm phán đến hồ hởi bắt tay, thân mật vỗ vai bị cáo trong trường hợp này còn nhiều vấn đề chưa đúng pháp luật như sau:
- "Phòng xử án" là nơi được luật pháp quy định cụ thể, trong đó sơ đồ chỗ ngồi, vị trí của chủ tọa, thành viên HĐXX, đại diện viện kiểm sát, bị cáo, luật sư, người tham dự… cụ thể rõ ràng. “Phòng xử án” được quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC của Tòa án Nhân dân Tối cao: "Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của tòa án" (3).
Vì thế, thẩm phán hoàn toàn không được phép tiếp xúc bị cáo như bắt tay, động viên… tại nơi xử án. Thậm chí, điều 77 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định những việc thẩm phán không được làm, có việc cấm: "Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định" (4).
Như thế, là người học hiểu, am tường pháp luật VN, nhưng ông Toàn đã vi phạm pháp luật, đồng thời khi ông thẩm phán nói rằng: “đương nhiên phải đi qua hàng bị cáo” là hoàn toàn lấp liếm, gian dối. Ông đã xử án bao nhiêu năm lại không biết điều 77 kể trên hay sao? Hoặc là ông đinh ninh vì tòa xử kín nên không cần che giấu nỗi niềm công – chính – liêm – minh đối với bị cáo? Một thẩm phán gian xảo như thế có thể làm đại diện lương tâm của cả quốc gia chăng?
- Điều đáng nói nữa chính là sau phiên tòa xử kín của thẩm phán Trương Việt Toàn lần này, thì giai đoạn xét xử vẫn chưa chấm dứt. Theo điều 332, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm phán xét xử sơ thẩm còn phải tiến hành tố tụng trong việc nhận đơn kháng cáo và các hành vi tố tụng khác trong ký, cấp, tống đạt bản án. Cho nên thẩm phán xét xử sơ thẩm hình sự chỉ hoàn tất hoạt động tố tụng khi nào xong thủ tục kháng cáo và đã chuyển hồ sơ vụ án lên tòa phúc thẩm; hoặc khi án sơ thẩm có hiệu lực do bị cáo, người tham gia tố tụng khác không kháng cáo và Viện kiểm sát không kháng nghị. Tức là, khi mới tuyên đọc xong bản án tại phiên tòa, thẩm phán xét xử sơ thẩm chưa kết thúc công việc tiến hành tố tụng.
Tiến trình tòa vẫn đang trong khung pháp lý như thế, mà ông thẩm phán vẫn thản nhiên xuống bắt tay bị cáo như thể ủy lạo cải tạo cho tốt. Ông ta còn nói: “tuyên án xong là xong” (5), khiến công luận chưng hửng. Thế là thế nào? Một phiên tòa xử kín như thế đã nói lên bao điều khuất tất, che giấu và cả vú lấp miệng nhân dân; nay lại còn diễn tuồng bắt tay, vỗ vai chú chú, anh anh và những lời chống chế cưỡng từ đoạt lý quá lộ liễu từ một thẩm phán chủ tọa phiên tòa vậy đấy. Đủ để người nghe trong và ngoài nước hiểu thêm một trong 3 cái tam quyền phân lập do đcsVN dựng nên, vận hành ngông nghênh như vậy đấy.
- Rồi hình ảnh một thẩm phán khoác trên người chiếc áo công vụ (chứ không phải thường phục nhé) mà tiếp xúc tình riêng với bị cáo. Thẩm phán khi xét xử phải mặc áo công vụ có tính lễ nghi, luật pháp muốn tạo ra tính nghiêm minh trong tòa án, chứ không phải là buổi trình diễn cho có hoặc múa may quay cuồng theo kiểu tuồng hài. Nó thuộc về nguyên tắc "Công lý hình thức". Mang chiếc áo công vụ là để xử án, không được phép mang nó trong ứng xử khác, kể cả trong buổi làm việc khác thuộc phạm vi giải quyết vụ án như lấy lời khai, chủ trì đối chất…
Người thi hành luật, ban hành án lệnh, xét xử trong tòa án... mà nhận thức về luật kém cỏi như vậy, toàn sai những lỗi cơ bản như kể trên, thì thử hỏi những vụ án ở VN hiện nay có được bao nhiêu vụ án được kể là công, chính, liêm, minh, chí công vô tư? Hay chỉ rặt mỗi kiểu rừng rú, luật pháp chỉ là hình thức cho có, tòa xử sao tùy theo ý đảng?
Dân đen chỉ có ăn cắp vặt, vi phạm mấy điều luật nho nhỏ lại bị thổi phồng lên để áp đặt những mức án trên trời. Chẳng hạn, người dân trộm con vịt về nhậu lãnh 7 năm tù giam (6). Quan chức đảng viên như em Lê Thanh Hải, Lê Tấn Hùng tham ô hơn 13 tỷ đồng chỉ bị kỷ luật từ khiển trách lên cảnh cáo (7).
Hai thiếu niên đói quá lấy trộm mấy ổ bánh mì, trị giá 45 ngàn đồng VN, lãnh mức án 8 - 10 tháng tù (8); Tất Thành Cang, ủy viên ban chấp hành trung ương đcsVN khóa XII, đã phù phép bán 32,4 ha đất công ở Phước Kiển (Nhà Bè) có giá thị trường hơn 2 ngàn 4 trăm tỷ đồng VN. Ông này đã nhón nhẹ sang tay “mẩu đất” này cho đàn em với giá chỉ vỏn vẹn 419 tỷ đồng VN, cùng hàng loạt sai phạm ngàn tỷ khác. Hình phạt cho quan tham này là “phê bình” vì “hết thời hiệu” (9).
Đấy hẳn là tính chất cả bi lẫn hài. Không có chánh chỉ có tà. Thể hiện sự nhất quán trong hệ thống độc tài dưới sự giám sát, chi phối của đcs ở ngay tòa án VN hiện nay. Lúc ngồi xử các tù nhân lương tâm, các vụ án dân bị cướp đất oan ức, những anh chị em đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ, hoặc chống sự bành trướng của Trung cộng… Các thẩm phán chủ tọa phiên tòa đều xem họ như kẻ thù, tuyên cáo những bản án khắc nghiệt nhất có thể. Chả có chuyện thể hiện tình người nồng ấm. Cho dù tội danh của những con người anh hùng đó chỉ là đom đóm so với ánh lửa tham tàn của cả đám cháy rừng cắn nuốt, xà xẻo tài sản công từ các đảng viên.
Chắc chắn rằng trong hệ thống độc tài của đcs, mọi đảng viên đều quá biết nhau, đã từng ngồi ủng hộ nhau chia chác ghế này chức nọ, cài cắm phe ta phe mình vào những chiếc ghế có thể tương hỗ nhau khi cần. Lẽ dĩ nhiên, sẽ có những chia chác, đi cửa hậu, san sẻ các món lợi khổng lồ từ tài sản quốc gia. Nó diễn tả tội danh chiếm đoạt bí mật Nhà nước mà ông Chung bị cáo buộc. Nhưng đây chỉ là cái cớ để lấp liếm và giảm nhẹ hình phạt hơn các tội khác. Ở nhiều nước trên thế giới, tội chiếm đoạt và làm lộ bí mật Nhà nước đều bị khép vào thứ tội phản bội tổ quốc, không dễ bị bỏ qua.
Trong các chế độ độc tài, do việc sát nhập giữa đảng với nhà nước, đảng cầm quyền loại trừ mọi giá trị dân chủ, để trở thành một tổ chức độc quyền quân sự và công an trị, giải quyết mọi mâu thuẫn bằng sức mạnh đàn áp. Vì là độc đảng nên trong đảng không hề có tranh luận, bàn bạc chính trị, nguyện vọng công khai, mà chỉ có sự thống nhất mù quáng, sự phục tùng đồng loạt câm lặng. Đảng viên ở bất cứ chức vụ nào đều làm theo chỉ đạo nhất quán từ trung ương, chỉ có cúi đầu vâng lệnh, cấm cãi.
Nó lý giải cho việc đảng cầm quyền trở thành một thứ hội gồm những kẻ cùng chung ý nghĩ từ đảng trưởng, vâng nghe cùng một tư duy; các đảng viên không dám có suy nghĩ nghịch lại ý đảng, vì sẽ bị liệt vào các nhóm chống đối, xét lại, đòi đổi mới, vốn là kẻ thù của đảng độc tài. Trong đảng là thế. Riêng người dân, nếu khó bảo, đảng sẽ trừng trị, sẽ xử lý dân bằng những ngược đãi, nhà tù và án tử hình.
Nó cũng lý giải cho lý do vì sao dân đen phạm tội bị xử án cực kỳ nghiêm khắc, trong lúc đảng viên xộ khám lại được xử tội hết sức nhẹ nhàng. Nó vừa thể hiện uy quyền của đảng; vừa thành động lực cho những kẻ cơ hội vào đảng để có đường thăng tiến và được bao bọc trong vòng tay đcs; vừa dành cho đảng viên cơ hội tham gia hệ thống đảng trị lũng đoạn, hút kiệt sức dân và tài nguyên đất nước.
Và người dân có quyền nghi ngờ hành động “đồng cảm” của ông thẩm phán Trương Việt Toàn với bị cáo Nguyễn Đức Chung. Đàng sau hành vi này phải có điều khả nghi nào đấy, chứ không hề có chuyện xử kín mà vẫn khách quan, minh bạch, nhân văn như báo đảng quảng cáo. Tòa án VN luôn nhẹ tay với đảng viên và cực kỳ nặng tay đối với người dân. “Đốt lò không có vùng cấm” xem ra chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền.
Tư liệu tham khảo:
(1) https://vtc.vn/bat-tay-bi-cao-nguyen-duc-chung-tham-phan-truong-viet-toan-noi-gi-ar585192.html
(2) https://vtc.vn/chu-toa-phien-toa-xet-xu-ong-nguyen-duc-chung-chung-toi-thay-rat-xot-xa-ar585095.html
(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-to-chuc-Toa-an-nhan-dan-2014-259724.aspx
(7) https://tuoitre.vn/ong-le-tan-hung-bi-ky-luat-canh-cao-ve-mat-dang-20190111191330928.htm
(8) https://kenh14.vn/toa-tuyen-phat-hai-thanh-nien-cuop-banh-mi-8-10-thang-tu-20160719235355685.chn
(9) https://dantri.com.vn/xa-hoi/sai-pham-vu-thu-thiem-het-thoi-hieu-ong-tat-thanh-cang-chi-bi-phe-binh-20200807181318916.htm
PHẠM DỰ/VNEXPRESS.NET - Thẩm phán Toàn đứng rất gần bị cáo Nguyễn Đức Chung sau phiên xử. |
Truyền thông tại Việt Nam hôm Chủ nhật 13/12 dẫn lời Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội, giải thích về việc ông đã “xuống khu vực các bị cáo, vỗ vai động viên và bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm trong vụ án”.
Báo VietnamNet của Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời ông Toàn, người chủ tọa nhiều phiên xử đại án, giải thích về việc mà báo này mô tả là "gây tranh cãi trong dư luận" như sau:
"Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi về phòng làm việc của mình. Lúc đó, đương nhiên phải đi qua hàng bị cáo. Khi đi qua bị cáo Chung, ông Chung đưa tay ra bắt.
"Thực ra, trong giây phút đó tôi cũng suy nghĩ rất nhanh. Sau khi chững lại một chút, cuối cùng, tôi quyết định bắt tay, vỗ vào vai bị cáo một cái và có lời động viên:
"Cố gắng cải tạo cho tốt. 5 năm mà anh cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi."
Báo này mô tả rằng Thẩm phán Toàn, chủ tọa phiên xử kín này, đã "bắt tay tất cả các bị cáo khác" trong phiên xử này và rằng trong khi có ý kiến cho rằng việc làm của thẩm phán làm "mất tính trang nghiêm, công bằng" thì cũng có ý kiến coi, đây là "hành động nhân văn".
BO CONG AN. Các bị cáo Nguyễn Anh Ngọc (thư ký, bên trái), Nguyễn Hoàng Trung (lái xe, ở giữa) và Phạm Quang Dũng (C03, phải). |
VietnamNet mô tả đây không phải "lần đầu tiên" Thẩm phán Toàn bắt tay, động viên bị cáo sau khi xét xử.
"Trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm tôi cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt. Thực ra điều đó đơn giản là thể hiện tình người với nhau thôi," ông Toàn được báo này dẫn lời.
Thẩm phán Toàn cũng được báo Dân trí ngày 13/12 dẫn lời trả lời phóng viên báo này xác nhận việc ông đã bắt tay và động viên các bị cáo.
"Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi có xuống bắt tay động viên các bị cáo là yên tâm cải tạo để sớm được về.
"Tôi xuống bắt tay các bị cáo khi phiên tòa đã kết thúc, HĐXX đã xong việc rồi, chứ có làm thế lúc đang xử đâu nên việc này có tính chất khác nhau, tùy thời điểm.
"Tuyên án xong là xong, ở góc độ nào đó, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, không lẽ người ta giơ tay ra mình không bắt.
"Tôi nghĩ chuyện này diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi," Thẩm phán Toàn giải thích.
Hình ảnh Thẩm phán Toàn ''vỗ vai'' bị cáo Chung đã và đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội tại trong và ngoài nước, với khá nhiều bình luận, từ "lố bịch", đến "vỗ vai thân hữu", tới "nghiêm minh ở đâu?", và "còn bị cáo các vụ khác thì sao?"...
Một người viết trên Facebook của BBC News Tiếng Việt: "Ông Toàn bắt tay ai là quyền của ông Toàn nhưng không phải trong phỏng xử án và khi ông không khoác lên người áo choàng của thẩm phán".
Một người khác cũng chia sẻ quan điểm này và viết: "Vâng tình người thì không sai nhưng sự trang nghiêm của phiên tòa dù trước hay sau cái bắt tay dễ gây hiểu lầm. Nhất là khi còn khoác áo công vụ mũ đội trên đầu".
Và có người viết: "Xạo, thẩm phán có lối ra riêng, làm gì có vụ đi ngang qua tù nhân. Cố ý xuống bắt tay cố nhân thì nói toạc ra cho rồi''.
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt 5 năm tù trong phiên xử kín vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước".
Ba bị cáo còn lại, trong đó có lái xe và thư ký của ông Chung, và một cán bộ công an, bị tòa tuyên án từ 18 tháng tới 4 năm 6 tháng tù giam.
Ông Nguyễn Đức Chung khi còn là Giám đốc Công an Hà Nội, ngày 20/05/2013. |
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, người vừa bị tuyên án 5 năm tù về tội “chiếm đoạt bí mật nhà nước”, vừa bị khai trừ ra khỏi Đảng, “vì đã vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng.”
Tại Hội nghị Trung ương 14 do Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hôm 17/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.
Trong thông báo bế mạc Hội nghị lần thứ 14 hôm 18/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII cho biết ông Nguyễn Đức Chung bị khai trừ ra khỏi Đảng “vì đã vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng.”
Trung ương Đảng cho rằng ông Chung “đã vi phạm rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông Chung,” theo trang Lao Động.
Trước đó, vào ngày 11/12, ông Nguyễn Đức Chung, 53 tuổi, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, bị tuyên phạt 5 năm tù với cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.
Nhận định về bản án 5 năm tù đối với ông Nguyễn Đức Chung, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và là cựu thiếu tướng Bộ Công an, Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội nói với VOA:
“Mức án 5 năm là rất nhẹ so với hành vi và với (nội dung) truy tố của Viện Kiểm sát.
“Đối với một ông cựu chủ tịch như thế, là anh hùng lượng lượng vũ trang, giữ một vai trò quan trọng trong Bộ Công an trước đây...tôi nghĩ họ cũng nương nhẹ.
“Ở Việt Nam, có thể nói Đảng Cộng sản đứng trên pháp luật...về nguyên tắc là Đảng chỉ đạo mức án, và quy định mức án này.”
Ông Chung bị bắt vào ngày 28/8 và đến ngày 9/9 thì bị đình chỉ sinh hoạt Đảng cơ sở và cả sinh hoạt cấp uỷ với tư cách là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Được biết ông Chung hiện đang đối mặt với hai vụ án khác đang trong quá trình điều tra.
Công an đọc lệnh bắt tạm giam ông Tất Thành Cang ngày 16/12/2020. Photo Thanh Niên |
Trong diễn biến liên quan, hôm 16/12, ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM, cựu Uỷ viên Trung ương, bị công an bắt tạm giam về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.”
Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Tất Thành Cang đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ Thành phố.”
Theo trang Saigon Times, hiện tại, tuy không còn là Ủy viên Trung ương, và không còn tham gia vào Ban Chấp hành Thành ủy, nhưng ông Cang vẫn còn là đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2020 và giữ chức vụ Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công trình Lịch sử TP. HCM.
VietNamNet có bài phỏng vấn một số đảng viên lão thành và cử tri thành Hồ: Khởi tố ông Tất Thành Cang cho thấy ‘không có vùng cấm’ trong chống tham nhũng. Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nhận định, “việc khởi tố, bắt giam ông Tất Thành Cang cho thấy việc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước không có vùng cấm, không trừ một ai. Đó là cách làm rất được lòng dân. Ai có tội thì phải xử, có công thì thưởng”.
Mặc dù cái tên Tất Thành Cang đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương điểm danh từ tháng 11/2018, sau khi nâng lên, đặt xuống nhiều lần, mất hơn 2 năm mới cho được vào lò. Một số báo “lề đảng” từng đưa tin Tất Thành Cang bị bắt, nhưng sau đó phải gỡ bỏ, trong đó có báo Dân Việt đã phải gỡ bài hai lần. Hay như BBC, từ tháng 5/2019 đã đặt câu hỏi: Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ của TBT Trọng? Và RFA cũng nói về Tất Thành Cang: phép thử cho người đốt lò. “Khúc củi” Tất Thành Cang hơi khó đốt, cho dù chẳng phải là gỗ quý.
Ông Nguyễn Lâm Sanh, một cử tri quận 5, nhắc lại lời ông Trần Quốc Vượng: “Không có thế lực thù địch nào lật đổ chúng ta, chỉ có cán bộ làm sai thì mới làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước”. Cách chọn người để “phỏng vấn” góp phần giải thích tại sao Sáu Cang bị bắt ngay thời điểm nhạy cảm là bước đệm tới Đại hội 13.
VOV có đồ họa: 4 sai phạm lớn của ông Tất Thành Cang.
Nhà báo Bạch Hoàn đặt câu hỏi: Khởi tố Tất Thành Cang rồi, bao giờ đến Hai Nhựt? Tác giả đặt nhiều câu hỏi, như: “Và dù có bắt tất cả những Thành Cang, những Hai Nhựt, thì sao nữa? Công lý có được trả lại cho người dân Thủ Thiêm? Máu và nước mắt người Thủ Thiêm giờ ở nơi nào? Đất của dân, nhà của dân, tổ ấm và hạnh phúc của dân bây giờ có được bù đắp? Bắt người rồi sao nữa? Có cách nào để ngăn chặn những Tất Thành Cang khác hay không? Có cách nào để không còn những người dân Thủ Thiêm khác hay không?”
Ngoài ra, còn nhiều ý kiến thắc mắc sau khi Tất Thành Cang “vào lò”, rằng liệu “lãnh chúa thành Hồ” Lê Thanh Hải có “đoàn tụ” với cựu thuộc cấp của mình trong trại giam hay không? Một số người cho rằng, khả năng Hai Nhựt “nhập kho” khó xảy ra, vì hiện Tất Thanh Cang bị “sờ gáy” chủ yếu vì sai phạm để Nguyễn Kim thu tóm SADECO và vụ bán rẻ “đất vàng” ở khu Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai.
Dù trong vụ bắt bớ này, báo chí có đề cập đến dự án Thủ Thiêm nhưng chỉ nhắc đến 4 tuyến đường “đắt nhất hành tinh”, chưa nói đến vụ hàng vạn dân Thủ Thiêm bị mất nhà, mất đất, dưới tay Hai Nhựt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, bắt Cang từ vụ SADECO, nhưng sau đó sẽ điều tra và lôi ra vụ Thủ Thiêm, sẽ đụng tới Hai Nhựt. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào cái ghế quyền lực nhất, ai sẽ ngồi ghế này trong Đại hội đảng 13 vào tháng 1/2021 sắp tới.
Nhà báo Lưu Trọng Văn lưu ý về thế lực ở thành Hồ đã che chở cho Sáu Cang suốt hơn 2 năm qua: “Tại sao với sự cương quyết của chính TBT Nguyễn Phú Trọng kỷ luật Cang rất nặng, cách chức phó bí thư, loại khỏi trung ương đảng ấy vậy mà thành uỷ TP.HCM – nơi nhiều năm Lê Thanh Hải là chúa tể đúng nghĩa đã biểu quyết đa số áp đảo chỉ khiển trách Cang và vẫn một mực giữ Cang là thành uỷ viên? Đó là tín hiệu khá rõ về thế lực nào đó còn chi phối rất mạnh chống lưng cho Cang”.
Tác giả điểm lại một loạt sự kiện diễn ra trước khi Sáu Cang bị bắt: Đầu tiên là vụ bí thư Tây Ninh Trần Lưu Quang, người được cho là “không dính lợi ích nhóm” được điều về làm phó bí thư trực thành uỷ TP HCM, sau đó, Bộ Công an bất ngờ công bố quyết định điều động đại tá Lê Hồng Nam, GĐ Công an tỉnh Long An về làm GĐ Công an TP HCM, mới đây nhất, ông Nguyễn Văn Nên, người từng là cấp trên của Trần Lưu Quang, Chánh văn phòng TƯ, là người của phe Tổng – Chủ Trọng được điều về làm Bí thư thành Hồ thay Nguyễn Thiện Nhân.
Theo ông Văn, 3 sự kiện trên chính là các bước “bày binh bố trận”, làm suy yếu thế lực ở thành Hồ đã chống lưng cho ông Tất Thành Cang, trước khi “đệ tử ruột” của Hai Nhựt chính thức vào “lò”. Tác giả viết: “Đặc biệt hàng ngàn Dân oan Thủ Thiêm trào nước mắt vì thỏa cái điều mong chờ qua bao năm dằng dặc có lúc chả còn chút hy vọng nào”.
Báo Lao Động có bài về chuyện bên lề vụ bắt Sáu Cang: Chiếc đồng hồ Rolex trên tay ông Tất Thành Cang. Tin cho biết, lúc bị bắt, trên tay ông Tất Thành Cang có đeo một chiếc đồng hồ, nhưng chỉ vài phút sau khi có nhà báo “lề đảng” chụp ảnh, lấy tin, chiếc đồng hồ đã được tháo ra: “Cái đồng hồ Rolex trên tay ông Cang, ngay sau đó đã được tháo ra. Có lẽ, ông cũng ý thức được điều gì đó. Nhưng giá như ông tháo sớm hơn. Vì người dân hơn. Thì giờ đây đâu đến nỗi những vật ngoại thân ấy giờ trở thành hại thân”.
Khi bị bắt, trên tay ông Tất Thành Cang có đeo một chiếc đồng hồ vàng hiệu Rolex, chỉ vài phút sau, nó đã được tháo ra. Ảnh: LĐ |
Về “công cuộc đốt lò” ở thành Hồ, báo Tiền Phong có đồ họa: 8 năm xoay chuyển công tác phòng, chống tham nhũng.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh có bài viết: Đội ngũ có khả năng tham nhũng đang rất… đông. Tác giả dẫn số liệu từ GS – TSKH Lê Du Phong để chỉ ra, lực lượng tham nhũng ở VN vẫn còn đông hơn nhiều so với con số đã vào “lò” của Tổng – Chủ Trọng: Theo thống kê hồi đầu năm 2018, số lượng công chức, viên chức nhà nước VN khoảng 2,8 triệu người, trong khi ở Mỹ chỉ có 2,1 triệu viên chức; trong khi dân số nước Mỹ cao gấp 3,5 so với Việt Nam.
Mời đọc thêm: Quá trình thăng tiến và sai phạm của ông Tất Thành Cang (NN). – Những chức vụ bị đình chỉ của nguyên phó bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM Tất Thành Cang (VNF). – Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, tạm giam vì liên quan đến nhiều vi phạm, gây thiệt hại lớn cho ngân sách (DS). – Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, bị bắt mang hy vọng gì cho dân Thủ Thiêm? (RFA). – Ngoài ông Tất Thành Cang, ai bị bắt vì sai phạm ở Công ty Tân Thuận? (Zing). – Lãnh đạo bị bắt, SADECO sa lầy tại dự án Khu định cư Phước Kiển (VNN). – “Mua rẻ” 9 triệu cp Sadeco, Nguyễn Kim mạnh cỡ nào? (VietTimes).
Việc khởi tố, bắt tạm giam Tất Thành Cang chiều hôm qua (16/12/2020) sẽ khiến con đường đi tìm công lý, quyền lợi của dân Thủ Thiêm gần như mịt mù, bít lối.
Sáu Cang bị khởi tố hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, vụ việc phát hành cổ phiếu tại Công ty phát triển Công nghiệp Tân Thuận và Công ty cổ phần SADECO.
Theo nguyên tắc làm án, Sáu Cang sẽ bị tạm giam 4-4-2. Tức là lần đầu tạm giam là 4 tháng, gia hạn được 2 lần một lần 4 tháng và một lần 2 tháng nữa. Nếu chưa có kết quả thì có thể gia hạn thêm 1 lần nữa. Mỗi bị can sẽ có 2 lần 4-4-2. Vị chi 6 Cang có tối đa 20 tháng để lấy cung. Trong thời gian 6 Cang bị khởi tố, tạm giam, Cang đang bị án ở một vụ án hình sự thì Cang không thể là bị án ở một vụ án hình sự khác, từ khi bị tạm giam cho đến khi thi hành án xong mức án Tòa tuyên. Có nghĩa là nếu Cang dính án ở Quận 7 thì mặc nhiên, Quận 2 (Thủ Thiêm, Nam Rạch Chiếc) phải chờ cho đến khi Cang qua quá trình điều tra, tòa tuyên, thi hành án (ở tù xong) ra mới tính tiếp việc Thủ Thiêm hoặc một vụ khác.
Cang chỉ có thể bị khởi tố liên tục khi phạm tội cùng một nhóm hành vi. Ở đây, Cang bị khởi tố ở nhóm hành vi Quản lý, còn vụ Phước Kiểng Nhà Bè là nhóm hành vi tham nhũng, Thủ Thiêm là tham nhũng và cố ý phá hoại tài sản công dân. Hành vi ở Thủ Thiêm là nặng nhất. Các hành vi này không thuộc cùng nhóm hành vi để có thể bị khởi tố liên tục.
Như vậy dân Thủ Thiêm muốn chờ Cang thì phải chờ ít nhất 5 năm nữa, nhiều nhất thì 20- 30 năm nữa.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao không khởi tố Cang với nhóm hành vi xảy ra tại Thủ Thiêm (nặng nhất), mà lại khởi tố nhóm hành vi xảy ra ở SADECO (nhẹ nhất)? Phải chăng đây là nước cờ giúp Cang giữ mạng cũng như đẩy Thủ Thiêm vào đường cụt để giải quyết mang tính cho êm rồi thôi?
Vui chưa? Vui đi nha! Tôi đang rầu lắm không vui nổi đâu.
***
Vui không? Đêm qua, tôi đọc thấy có anh nhà báo vui Cang bị bắt khoe mười mấy năm trước từng đụng đầu nhóm Hải, Đua, Tài ở Thủ Thiêm toét đầu… Anh đụng cho công danh sự nghiệp của anh chứ anh đụng cho ai? Anh đụng cho dân thì anh thấy khởi tố hành vi quản lý, anh buồn cho dân mới đúng.
Sớm không bắt Cang, muộn không bắt. Mới xong vụ nghệ sĩ, giờ bắt Cang, thời điểm này đang có sự kiện gì xảy ra? Tôi lờ mờ nhận thấy, hình như đang có một nước cờ về nhân sự sắp hoặc diễn ra cùng thời điểm Cang bị bắt?
Sẽ có người tắc mắc tại sao Đinh La Thăng bị khởi tố liên tục. Có hai yếu tố để khởi tố liên tục khi không cùng vụ là cùng một nhóm hành vi phạm tội. Và kịch khung của nhóm hành vi phạm tội ban đầu, ông Thăng kịch khung 30 năm.
Còn một khả năng cho việc khởi tố liên tục khi không cùng nhóm hành vi, không kịch khung là Ý CHÍ CHÍNH TRỊ. Cái đó thì mình miễn bàn.
GETTY IMAGES. Công cuộc "đốt lò" chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành thu được nhiều thành tích, theo truyền thông của đảng và chính quyền |
Chiến dịch chống tham nhũng do đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành trở nên nóng hơn, nhất là trong dịp cuối năm 2021 và trước thềm đại hội đảng lần thứ 13, tuy nhiên câu hỏi được đặt ra từ giới bình luận và quan sát Việt Nam là còn vấn đề tham nhũng quyền lực, chính trị thì sao.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm, 18/12/2020 từ Hà Nội, vào thời điểm một ngày trước khi Hội nghị Trung ương 14 khóa XII của đảng Cộng sản bế mạc, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nhà nghiên cứu chính sách công từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam trước hết cho rằng đang có một "vòng luẩn quẩn" trong công cuộc "đốt lò":
"Trong tổng kết 7 năm chống tham nhũng và kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban phòng, chống tham nhũng trung ương, ông có nhấn mạnh 6 bài học để phòng chống tham nhũng thế nào cho tốt và hiệu quả.
"Việc ông đưa ra những bài học này là để làm sao tiếp tục chống tham nhũng trong những nhiệm kỳ tiếp theo, nhưng có lẽ đó chỉ là một cách làm thôi, trong khi từ đó chúng ta có thể suy ra một điều không tránh khỏi, đó là tập trung quyền lực để chống tham nhũng, nhưng lại trớ trêu thay, tham nhũng lại xuất phát từ sự tha hóa quyền lực."
VNA/GETTY. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng đã bị xét xử và kết án tù nhiều lần trong các phiên tòa khác nhau trong 2 năm qua |
Nhà phân tích chính sách công từ Hà Nội nhấn mạnh đang có một "mâu thuẫn" rất lớn và theo ông là rất khó xử lý ở Việt Nam:
"Việc đó đang là một mâu thuẫn rất lớn hiện nay với công cuộc cải cách thể chế nói chung và thể chế chính trị nói riêng và đó là điều rất khó, bởi vì như vậy chúng ta có thể hình dung ra là hội nghị Trung ương xong, sẽ có thể tới đây có lãnh đạo mới ở đại hội, nhiệm kỳ 13.
"Và chúng ta lại có thể thấy khi đó sẽ có sự tập trung quyền lực cao hơn nữa để chống tham nhũng cho nhiệm kỳ trước đó vừa xong hoặc là nhiệm kỳ trước nữa, như thế nó trở thành một cái vòng rất luẩn quẩn."
"Công cuộc "đốt lò" hiện chưa xử lý căn nguyên được vấn đề chống tham nhũng bởi vì tập trung quyền lực để chống tham nhũng, mà tham nhũng lại xuất phát từ sự tha hóa quyền lực, chính vì vậy có những giải pháp căn cơ hơn nữa để chống tham nhũng và đấy mới chính là những điều đáng bàn.
"Và hiện nay điều khó nhất là việc "nhốt quyền lực" vào trong một cái "lồng thể chế" như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói, thì chưa rõ hình hài của cái "lồng thể chế này", trong đó có nói tới kiểm soát tài sản của các quan chức, thì khá là mơ hồ và khá định lượng, chưa thể làm được điều này và điều đó là khó khăn."
GETTY IMAGES. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đứng đầu Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua |
"Tôi nghĩ rằng tham nhũng quyền lực cần phải kiểm soát bằng các cơ chế đối trọng mạnh hơn nữa, chẳng hạn như dựa vào người dân, chứ không phải là lại dùng quyền lực tập trung cao hơn như là nhà văn Võ Thị Hảo đã nói, thì đó lại là một cái vòng luẩn quẩn.
"Làm sao thoát khỏi vòng luẩn quẩn này là một câu hỏi lớn cho cải cách thể chế của nhiệm kỳ 13 sắp tới," PGS. Phạm Quý Thọ nói với hội luận Bàn tròn thứ Năm của BBC.
Cũng tại thảo luận này, nhà văn, nhà báo tự do Võ Thị Hảo, từ Berlin, CHLB Đức cho rằng tham nhũng quyền lực gây ra tai hại lớn nhất cho các quốc gia:
"Tôi nghĩ tham nhũng quyền lực là tham nhũng lớn nhất để lại những hậu quả tai hại nhất đối với tất cả mọi đất nước, cũng như mọi người dân ở trên thế giới này. Và cái đầu tiên quan trọng là phải chống tham nhũng quyền lực bằng thể chế, cũng như phải có những lực lượng đối lập, có những người phản biện và phải đưa ra trước công luận cũng như là công lý.
"Chính ông ấy một mặt thì "đốt lò", nhưng mặt khác lại tạo ra những việc cho sự độc tài ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và dẫn tới tham nhũng quyền lực cực kỳ lớn,
"Và mọi người có thể tìm được những dẫn chứng mà bây giờ trong thời đại Internet rất dễ để tìm kiếm và linh cảm của tôi là sắp tới, nếu ông Nguyễn Phú Trọng không bị đột quỵ, hay là chân tay run rẩy, đi lại quá khó khăn, thì ông còn có được những lực lượng để ông có thể sửa điều lệ đảng để cho một người như ông ấy có thể ở lại tiếp tục trong nhiệm kỳ nữa, cũng như ông Tập Cận Bình đã làm chẳng hạn, tôi nghĩ khuynh hướng có thể như vậy."
GETTY IMAGES. Đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương của đảng CSVN, ông Nguyễn Văn Bình, mới đây đã bị Ủy ban kiểm tra TƯ đảng công bố quyết định cảnh cáo do mắc sai phạm "nghiêm trọng" |
Từ California, Hoa Kỳ, Luật sư, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Liêm ngay trước đó phát biểu nêu quan điểm của mình với hội luận về tham nhũng quyền lực, đặc biệt liên hệ tới trường hợp Việt Nam hiện nay:
"Tham nhũng quyền lực là một biến thái về ý trí quyền lực mà thôi. Ý chí quyền lực có thể hướng thượng cho mục tiêu cao cả.
"Ví dụ các nhân vật lịch sử muốn thay đổi chiều hướng của lịch sử như sự suy đồi của một triều đại, một quốc gia, thì họ muốn làm lãnh đạo để thay đổi chiều hướng đó, để thay đổi hướng đi.
"Tuy nhiên, ở Việt Nam, tất cả những lý tưởng trở thành tham nhũng. Lý do vì sao? Vì ví dụ trong lớp lãnh đạo như ông Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn, tôi nghĩ rằng ông ta thành thật trong lý tưởng cộng sản của ông ta.
"Và tổ chức "Đảng ta" nói theo triết học là một căn nhà hữu thể (the House of being) cho những cá nhân đó, do đó ông nói mất đảng là mất tất cả, trong khi với những thế hệ mới của những đảng viên, họ không nhìn vấn đề "Đảng ta" như một căn nhà cho hữu thể của họ, mà họ coi đó như một cơ hội hay một cơ chế để giải quyết những nhu cầu mà bây giờ là kinh tế cá nhân.
"Cho nên những cái này sẽ còn kéo dài và tạo ra những mâu thuẫn rất lớn và ở Việt Nam không thể chống tham nhũng như thể loại hiện nay, nếu không có một sự độc lập tư pháp, nếu không có một sự độc lập về báo chí, không có một sự trưởng thành về xã hội dân sự.
"Và nhất là vấn đề về thực tế hơn là lương bổng, vấn đề quy chế về tuyển chọn nhân sự, thì tham nhũng về quyền lực này nó trở thành một tính thiết yếu cho tất cả những con người muốn làm kinh tế, là bởi vì phải có quyền lực chính trị thì mới có quyền lực kinh tế, hai cái đó ràng buộc lẫn nhau.
"Mà con người bây giờ là những "động vật về kinh tế" mà thôi, thì nhu cầu kinh tế đó ràng buộc với nhu cầu quyền lực chính trị, cho nên vấn đề tham nhũng chính trị là vấn đề không thể tránh khỏi," TS Nguyễn Hữu Liêm, người đồng thời là một nhà nghiên cứu triết học nói với BBC.
GETTY IMAGES. Nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Chung mới bị đưa ra xét xử và đã bị đảng khai trừ tư cách đảng viên tại Hội nghị TƯ14 nhóm họp tháng 12/2020 tại Hà Nội |
Hôm 12/12/2020, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã tổ chức một hội nghị toàn quốc tổng kết công tác này trong giai đoạn 2013-2020.
Đưa tin về hội nghị tổng kết này, trang mạng của Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng CSVN cho hay công tác qua 7 năm được ban lãnh đạo đảng chỉ đạo "quyết liệt" đã thu được nhiều thành quả, đạt nhiều thành tích khả quan, không có "vùng cấm, ngoại lệ":
"Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào"...
"Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...)."
OTHER. Ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vừa bị khởi tố bị can và bắt tạm giam hôm 16/12/2020 tại Sài Gòn |
Hôm thứ Năm, 17/12, bình luận về công cuộc "đốt lò" chống tham nhũng này và đề cập cả vấn đề tham nhũng quyền lực và biện pháp gì cần làm để cải thiện ở Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, một nhà phân tích chính trị từ Hà Nội nói với BBC:
"Thành tích bằng số lớn các vụ thì không nói lên hiệu quả và bản chất. Tham nhũng chính trị theo tôi chưa được chú ý xử lý và phòng chống, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp, nhân sự.
"Sờ đâu cũng ra tham nhũng, cho nên cần tiếp tục để cho người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
"Mặt khác, cần tiếp tục cải cách tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao trình độ và đạo đức của tất cả những người tham gia lĩnh vực tư pháp, từ điều tra viên, kiểm sát viên đến thẩm phán và thi hành án v.v...
"Mục tiêu lớn nhất, theo tôi, là dân có thực quyền giám sát mọi hoạt động của nhà nước và của đảng Cộng sản Việt Nam," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp trao đổi với BBC ngay trước hội luận Bàn tròn thứ Năm.
Công an đọc lệnh bắt tạm giam ông Tất Thành Cang ngày 16/12/2020. Photo Thanh Niên |
Cuối cùng, ông Tất Thành Cang, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cũng bị khởi tố và bị tống giam. Chẳng riêng công chúng mà ngay cả báo giới cũng tỏ ra “hởi lòng, hởi dạ” vì Tất Thành Cang – vẫn thường được gọi tắt là Sáu Cang – đã phải trả giá…
Tất Thành Cang nổi tiếng không chỉ vì tham gia tạo ra thảm nạn Thủ Thiêm – đẩy vài chục ngàn người vào cảnh “nhà tan, cửa nát”, không sinh kế, không tương lai đã hơn hai thập niên, ông nổi tiếng còn vì nói năng, hành xử ngông cuồng cả trong công việc lẫn đời sống, xem thiên hạ, kể cả bạn bè, thân hữu một thời như cỏ, rác. Chưa kể đó còn là một trong những cá nhân vừa răn dạy người khác về đạo đức cách mạng, vừa tham nhũng và chưa bao giờ ngần ngại trong việc thi thố khả năng hưởng lạc từ ăn, ở đến chơi bời…
***
Nhân sự kiện ông Cang bị bắt, Vinh Râu kể trên facebook: …Năm 2018, sau khi đọc cái tút của Nguyễn Tường Minh bên báo Người Tiêu Dùng về vụ Cang dính đến đất Phước Kiểng - Nhà Bè, tui tương lên facebook một bài về Thủ Thiêm, nhắc đến Cang và Hai Japan (Hai Nhật - Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM). Ngay sau đó Thành Đoàn yêu cầu báo Tuổi Trẻ xâu chuỗi nhiều bài tui viết trên facebook để kiểm điểm tui vì “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Không ai khác ngoài Cang – lúc ấy đang là Phó Bí thư Thường trực, chưa bị ai phê phán ngoại trừ báo Người Tiêu Dùng và tui - chỉ đạo Thành Đòan quất tui… Chuyện của tui sau đó ai cũng biết khi tui bực quá tương lên facebook làm xấu mặt các cán bộ lãnh đạo báo, đa số từ Thành Đoàn biệt phái về...
Chuyện sau này mới zui nè… Cang đang là Phó Bí thư Thường trực thì Đinh La Thăng về làm Bí thư Thành ủy TP HCM. Thăng đã gây hiệu ứng rất tốt về mặt cảm xúc cho người dân Sài Gòn, kể cả bộ máy cai trị thành Hồ. Báo chí suốt ngày đăng tin Thăng chỉ đạo cái này, cách chức người kia, đe nạt người nọ vì tắc trách với dân, chậm chạp với công việc. Các tờ báo phái phóng viên bám theo từng bước của Thăng, ghi từng lời Thăng nói để đăng báo... Đội ngũ này được giới làm báo Sài Gòn đặt cho biệt danh là “Phóng viên Đinh La Thăng”. Chỉ về Sài Gòn một thời gian ngắn, Thăng chiếm mọi diễn đàn chính trị và mạng xã hội. Ngay cả chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong từ Bến Tre về cũng bị cuốn theo Thăng, nắm tay Thăng, nói những lời có cánh cùng Thăng.
Thế nhưng trong hậu trường chuyện không êm ả như vậy. Ai cũng biết, cánh quyền lực ở Sài Gòn không hề muốn Thăng về làm lãnh đạo. Hai Japan chỉ muốn các đệ tử như Thưởng, Cang lên thay ông ta để dễ bề thao túng. Sài Gòn đang yên ổn, bỗng nhiên đưa một tay “bake” về làm rối đội hình. Giới thạo tin cho rằng Thăng về TP HCM theo kế “điệu hổ ly sơn” (đưa con cọp ra khỏi cứ địa Hà Nội) để cánh chống Ba Dũng dễ bề bắn hạ. Thăng bị bắn hạ ra sao thì mọi người đã biết nhưng chuyện trước khi bị bắn hạ thì không phải ai cũng biết... Lúc đó, bởi Thăng quá nổi, nên cánh quyền lực Sài Gòn cảm thấy... nhột. Nhột nhất là Cang. Không biết Cang có nhận lệnh của đàn anh nào không nhưng tỏ thái độ bực tức Thăng rất rõ…
Nếu hôm nay Thăng đi thăm Bà mẹ anh hùng, thì ngày mai Cang cũng đi thăm. Nếu hôm nay Thăng thăm Củ Chi thì sau đó thế nào Cang cũng phải đến Củ Chi,… Thăng dẫn bầu đoàn báo chí ra Cần Giờ, viết bài chê bai huyện này quá mạng thì ngay sau đó Cang chỉ đạo báo chí viết bài ca ngợi Cần Giờ. Sở dĩ tui biết chuyện này vì có chân trong Hội đồng Biên tập báo Tuổi Trẻ, có tham gia bàn luận về nó. Sau khi báo đăng một bài to tướng, dẫn lời Thăng phê phán Cần Giờ hết mức thì ngay lập tức Cang điện thoại cho Tổng Biên tập Tăng Hữu Phong, yêu cầu điều ngay phóng viên ra Cần Giờ, viết lại một bài… khen Cần Giờ. Vậy là cũng một Cần Giờ, cũng Tuổi Trẻ nhưng hôm nay phê phán, hôm sau lại khen ngợi. Cầm bài báo “phản kèo” trên tay, anh em ai cũng bất bình...
Nay, khi Đinh La Thăng mới được di lý từ Bắc vào Nam để dự phiên tòa thứ ba, còn Tất Thành Cang thì vừa trở thành bị can của một vụ án hình sự, Vinh Râu cám cảnh, nhận định: Đúng là cuộc đời trớ trêu, số phận khó lường. Thăng và Cang chắc không bao giờ nghĩ rằng, có ngày họ cùng chui vô lò, mặc áo tù như nhau. Hai kẻ từng thét ra lửa trên cương vị của mình, coi tiền của dân như nước suối, giờ cùng đầu quân cho màu áo sọc của đội hình Juventus. Cho nên, Kim ki Duk, đạo diễn tài năng vừa khuất núi của Hàn Quốc, nói một câu rất hay: “Tôi ko biết đời là thực hay là mộng ảo?”. Giờ thì Thăng và Cang, hai người cùng hội cùng thuyền nhưng khác phe, đồng sàng nhưng dị mộng, nên suy ngẫm về câu nói này trong thời gian nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại (1).
***
Lê Ngọc Thịnh – một facebooker khác cũng đã từng làm báo, kể thêm những điều ít ai biết về Tất Thành Cang: Tầm sáu năm nay mình chủ động không liên hệ với Cang. Lý do đơn giản: Mình không thích. Còn Cang thì nghĩ mình là cái đinh gì nên hắn cũng chả thèm điện mình. Nhiều người anh em lúc còn chức nhỏ rất dễ thương, đến khi to to một tí thì thay đổi 180 độ. Cùng hệ thống Trung ương Đoàn, xưa mình cũng có qua lại với Cang. Cang là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đoàn, trước khi rời Thành Đoàn, anh em có ngồi với vài người nữa, cân nhắc xem nên về làm Bí thư quận 2 hay quận 9. Lúc đó Cang chọn (sau này mình biết là được anh Hai Japan biệt phái) về quận 2, kiêm luôn Chủ tịch để làm vụ Thủ Thiêm.
Cuối năm 2010, lúc đó mình công tác ở Hà Nội, một ngày, ngồi chung với vài vị tiền bối (giờ đã là Ủy viên Bộ Chính trị), mình nghe tin Cang được cơ cấu vào Trung ương dù họ không thích Cang vì: “Thằng Cang sao nó nịnh quá”. Tối, mình bay vào Sài Gòn, tầm 9 giờ, mình gọi điện cho Cang báo tin. Không thấy nghe máy, mình nghĩ chắc hắn xỉn sớm (Cang rất mê rượu) nên nhắn tin. Hôm sau, mới 5 giờ 30 sáng Cang dựng mình dậy, hỏi dồn dập về thông tin đó: “Anh ở đâu, xíu ăn sáng cafe”. Mình nói có hẹn ăn mì quảng ở Đồng Khởi. 7 giờ sáng, Cang và cậu con trai chạy bộ ra, bận quần short, mồ hôi nhễ nhại vì vừa tập thể dục, leo lên lầu một ngồi hóng chuyện mình. Đại hội 11 năm đó căng thẳng dữ dội. Bỏ phiếu nhân sự xong là 11 giờ đêm, Cang nhắn tin cảm ơn… Do nhà mình ở quận 2, thi thoảng Cang rủ đi nhậu với … nguyên Ban Thường vụ Quận uỷ.
Cho đến tầm năm 2014, lúc Cang đang là Phó Chủ tịch thành phố, mình có việc cần xác minh nên gọi điện cho Cang. Đầu dây bên kia là một giọng đầy lạ lẫm. Mình nghĩ: “Hổng lẽ thằng này mất số điện thoại của mình” - nên mới nói: “Ngọc Thịnh đây, Tất Thành Cang ơi”. Đáp lại là một giọng cộc lốc: “Biết rồi, anh nói lẹ đi!”. Mình nghe và bị sốc. Từ đó mình không bao giờ liên hệ với Cang nữa. Trước Đại hội 12, đọc bài của một vị Phó Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương (nếu không nhầm), trong đó có đoạn: “Nhiều đồng chí vừa có kết quả bỏ phiếu xong dáng đi đã khác, cái bắt tay đã khác”. Cang không ngoài tuýp người này. Một cán bộ đoàn trưởng thành từ bộ đội, bước vào chính quyền được chừng chục năm, giàu nứt vách, đến khi bị bắt thì cả đất nước hoan hỉ...
Điều Lê Ngọc Thịnh tự lự, dường như không phải về Tất Thanh Cang, cho riêng cho Tất Thành Cang bởi điều này là một hiện tượng xã hội càng ngày càng phổ biến trên diện rộng: Không hiểu Sáu Cang có bao giờ nghĩ là mình sống sao mà đến lúc bị bắt cả đất nước hoan hỉ không nhỉ! Đời, nghĩ cũng buồn thật chớ (2)!
***
Khác với rất nhiều người sử dụng mạng xã hội, Nguyễn Thùy Dương – facebooker mà phần lớn suy tư, trăn trở gắn chặt với thảm nạn Thủ Thiêm – không vui chút nào khi Tất Thành Cang bị khởi tố và bị bắt vì điều đó khiến con đường đi tìm công lý, quyền lợi của dân Thủ Thiêm gần như mịt mù, bít lối.
Dương lưu ý: Sáu Cang bị khởi tố vì “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” trong phát hành cổ phiếu tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận và Công ty cổ phần SADECO. Nghĩa là Cang chỉ có thể bị khởi tố liên tục khi phạm các tội cùng một nhóm hành vi. Ở đây, Cang bị khởi tố ở nhóm hành vi “quản lý”, còn vụ Phước Kiển - Nhà Bè là nhóm hành vi “tham nhũng”, Thủ Thiêm là “tham nhũng” và “hủy hoại tài sản”. Hành vi ở Thủ Thiêm là nặng nhất. Các hành vi này không cùng một nhóm để có thể bị khởi tố liên tục. Do vậy, dân Thủ Thiêm muốn thấy Cang trả giá thì phải chờ ít nhất năm năm nữa, nhiều nhất thì 20 hay 30 năm nữa. Tại sao không khởi tố Cang về nhóm hành vi xảy ra tại Thủ Thiêm (nặng nhất), mà lại khởi tố nhóm hành vi xảy ra ở SADECO (nhẹ nhất)?
Phải chăng đây là nước cờ giúp Cang giữ mạng cũng như đẩy Thủ Thiêm vào đường cụt để cho êm rồi thôi? Vui chưa? Vui đi nha! Tôi đang rầu lắm không vui nổi đâu… Dương thắc mắc: Sớm không bắt Cang, muộn không bắt… Giờ bắt Cang, thời điểm này đang có sự kiện gì xảy ra? Tôi lờ mờ nhận thấy, hình như đang có một nước cờ về nhân sự sắp hoặc diễn ra cùng thời điểm Cang bị bắt? Sẽ có người thắc mắc tại sao Đinh La Thăng bị khởi tố liên tục. Có hai yếu tố để khởi tố liên tục khi không cùng vụ là cùng một nhóm hành vi phạm tội và kịch khung của nhóm hành vi phạm tội ban đầu, ông Thăng kịch khung 30 năm. Còn một khả năng cho việc khởi tố liên tục khi không cùng nhóm hành vi, không kịch khung là Ý CHÍ CHÍNH TRỊ. Cái đó thì miễn bàn (3).
***
Tất Thành Cang là một trong những cá nhân mà tên tuổi, sự nghiệp gắn chặt với thảm nạn Thủ Thiêm. Chỉ có người sử dụng mạng xã hội nhắc đến điều đó còn hệ thống truyền thông chính thống dường như đã quên sau khi Thành ủy TP.HCM xác định chỉ phê bình vì đã hết thời hiệu để xử lý kỷ luật về mặt đảng (4).
Cho dù hệ thống truyền thông chính thức mới vừa điểm lại ít nhất ba sai phạm nghiêm trọng khác kể từ ông Cang còn là Giám đốc Sở GTVT và Phó Chủ tịch TP.HCM (5). Cho dù BCH TƯ đảng nhiệm kỳ này từng quyết định: Cách chức Ủy viên BCH TƯ đảng khoá 12, cách chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020 vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng, từ năm 2018 (6) nhưng đến ngày 16 tháng 12 vừa qua, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền mới quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM và Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình “Lịch sử TP.HCM” của ông Cang (7). Ông Cang có gì đặc biệt để đảng chọn và đắn đo lâu như vậy trước khi đem cất?
Bùi Chí Vinh – một nhà thơ – vừa làm và đưa lên facebook của ông bài: Cẩu đầu đao cho bọn Tất Thành Cang, nội dung thế này:
Thật không đáng để tao làm thơ về mày
Cái thằng Tất Thành Cang mà người đời rủa là Tan Thành C..
Mày thành c.. chắc chắn là thúi hoắc
Mùi thúi của đất đai Thủ Thiêm ăn không tiêu đọng lại ở ruột già
Tao nghe đồn tụi mày chơi gái như mafia
Một đêm mấy chục ngàn đô la hơn thu nhập của một nông dân suốt cả đời trồng lúa
Tao nghe đồn mày và băng “Hải Quân Đua Tài” ho lên là ra lửa
Lửa thiêu sạch nhà cửa bà con cách mạng Thủ Thiêm nuôi bây lớn thành người
Nhưng bây không thành người mà hóa kiếp đười ươi
Hóa kiếp chó nên mới Tan Thành C..
15 tuổi tao đã từng xuống đường đấu tranh lúc mày còn con nít cởi truồng vọc đất
Cái nắm đất trên tay sau 1975 được tụi bay hô biến thành vàng
Tụi tao đánh giặc không ngừng cho tụi mày áo mão xênh xang
Tụi tao hứng viên đạn của bọn Tàu, bọn Miên bắn về quê hương cho tụi bay huy chương đỏ ngực
Tất Thành Cang ơi, tao không muốn chỉ mình mày Tan Thành C..
Mà tất cả đám quan tham đàn áp biểu tình, cướp của nhân dân phải quỳ lạy trước đồng bào
Tất cả tụi bay đều phải bị trảm Cẩu Đầu Đao !
Cứ vào mạng xã hội dạo một vòng sẽ thấy, đó không phải là tâm trạng của riêng Bùi Chí Vinh. Tuy nhiên đảng vẫn không thấy thẹn mà tiếp tục lựa chọn – sắp đặt nhân sự lãnh đạo đảng để lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong bốn năm sắp tới như đã từng lựa chọn – sắp đặt những Tất Thành Cang… Hội nghị lần thứ 14 của BCH TƯ đảng nhiệm kỳ này vừa kết thúc với tuyên bố: Nhất trí cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 sau gần năm ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao (9) - giống hệt cách nay bốn năm, sau những ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, đã nhất trí cao trong việc lựa chọn, sắp đặt những Đinh La Thăng, Tất Thành Cang,…
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=204048801208381&id=100048097861219
(2) https://baotiengdan.com/2020/12/17/tu-cau-chuyen-sau-cang/
(3) https://www.facebook.com/thuyduong2890/posts/3779480062072527
(5) https://vnexpress.net/ong-tat-thanh-cang-lien-quan-3-sai-pham-khac-4207786.html
(8) https://www.facebook.com/buichi.vinh.3/posts/2331473096998559